““Ào ào như sôi”” plus 3 more |
- “Ào ào như sôi”
- ‘Sáp nhập tiền tệ’ để tiến tới ‘sáp nhập lãnh thổ’?
- Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng!
- Thông minh nhân tạo để kiểm soát toàn dân
Posted: 07 Sep 2018 04:37 PM PDT Lý Trần
Theo chân mấy người quen về Hưng Yên chơi, tình cờ chứng kiến cảnh đoàn xe biển xanh phóng ào ào trên đường làng xã Giai Phạm như bão cuốn. Hỏi ra mới biết đó là đoàn xe của ông Chủ tịch nước ghé vào thắp hương tại khu tưởng niệm cố TBT Nguyễn Văn Linh và ông trung tướng Nguyễn Bình.Đến tối, thấy VTV chiếu cảnh ông đang răn dạy mấy tay quan cấp dưới ở tỉnh Hưng Yên. Người đứng nói không biết là Bí thư hay CT tỉnh, nhưng không có tiếng. Chắc sợ nãnh đạo Hưng Yên lói thõi? Ông Chủ tich nước dạy cấp dưới nhiều điều, chỉ tiếc là ông Chủ tịch quên không dạy cấp dưới của ông hành xử cho có văn hóa khi chạy xe trong làng. Bảo cho chúng biết "bảo hoàng hơn vua" là cách hành xử của lũ người sống kiếp tôi tớ. Người dân kể rằng, lũ quan lại địa phương muốn nịnh quan trên nên thậm chí còn định ngăn cả đường làng khi ông Chủ tịch nước đến, nhưng cán bộ địa phương hiểu rằng mình còn phải sống với bà con làng xóm, sợ dân "chửi" nên thôi. Chỉ đến thắp hương mà cả đoàn ào ào như cơn lốc trên đường làng, khiến người dân rút hết vào nhà vì sợ tai nạn, trẻ con nép sát vào tường rào, còn chó gà chạy táo tác. Chứng kiến hàng trăm chiếc xe đắt tiền biển xanh nối đuôi nhau, mấy ông cựu chiến binh phải thốt lên: "Thế mới hiểu tại sao đất nước ngày càng nghèo, còn dân càng đóng không biết bao nhiêu loại thuế, và hiểu thêm bọn quan lại địa phương chẳng coi quy định của chính phủ về sử dụng xe công ra gì". Làng xóm ắt phải có nhiều ngõ, nếu chẳng may từ ngõ xóm có người hay súc vật đi ra, rồi tai nạn xảy ra thì sao? Bỏ mặc nạn nhân vì đây là đoàn xe TƯ đi "công tác" chắc? Công việc của cán bộ Trung ương có việc gì thiếu từng phút từng giây đâu mà phải ào ào như sôi đến vậy? Hay muốn ra oai với bà con nông dân? Một cụ già chống gậy vừa ló ra đầu ngõ thì giật mình rơi cả gậy. Cụ thốt lên: "Điên! Lại đua xe!" mà không biết đó là đoàn xe của lãnh đạo. Khi người khác cho biết thế, ông cụ bảo: "Cấp càng cao càng phải hiểu biết chứ. Bọn họ ngồi trong xe mà không biết dạy bảo cấp dưới hay sao? Cả năm cả tháng còn chẳng được tích sự gì, thiếu gì mấy phút mà vội thế! Lại cả xe công an hú còi dẫn đường. Phường giá áo túi cơm này 'để là hòn c…, cất thành ông bụt' chứ tài giỏi gì. Lại cả đoàn CSCĐ trông hung dữ nữa chứ. Ai thèm làm gì chúng nó mà vẽ chuyện!" Những người khác thì cười: "Bọn này phóng xe trên đường làng còn khiếp hơn bọn trẻ trâu khi có hơi men". Người dân ở Giai Phạm kể, mỗi lần có đoàn xe biển xanh vào khu Tưởng niệm như thế, dân làng dạt hết vào nhà, khác hẳn với những lần ông Nguyễn Văn Linh trước đây về quê. Không chỉ ông Linh, một số vị lãnh đạo CS cấp cao của chính phủ trước, cũng thầm lặng về thắp hương cho ông Linh rồi thả bộ trên đường làng, trò chuyện với người làng, chứ không ào ào như sôi của lũ quan mới. Sinh hoạt hàng ngày của dân làng nơi đây có lần bị đình trệ cả buổi khi CA cấm đường làng để một đoàn nào đó (hình như chỉ cấp tỉnh) đến thắp hương. Người ốm buộc phải cõng ra tít ngoài làng vì xe gia đình hay taxi không được vào, cả buổi người làng ngồi đợi. Hỡi phường giá áo túi cơm! Các người đừng quên con đường này trước hết là đường làng, hàng trăm năm nay người dân phải đi lại để kiếm ăn. Người làng nói: "Chính trị chính em thì tôi không biết, chỉ biết khi về thăm quê, ông bà Linh rất khiêm nhường, đôi khi đi bộ từ ngoài đầu làng. Người dân ra đường rất đông để đón ông. Nay người dân thấy lũ quan này về, người ta quay đít ra". "Chẳng lẽ đó không phải là cái đáng học cho lũ quan lại mới hay sao? Nếu đi bộ đoạn đường làng như ông Linh đã làm thì chỉ làm đẹp mặt thêm cho chúng mà chúng không hiểu. Quan lại thế hệ sau càng đồi bại hơn thế hệ trước", người làng nhận xét. Nếu cứ mỗi lần nhân dịp gì đó quan chức thừa xe thừa xăng lại về khu tưởng niệm này, lại cấm đường, cấm chợ, dân làng như thế thử hỏi một năm có hàng chục ngày "kỷ niệm" thì dân làng Giai Phạm sống ra sao đây? Đừng làm cho dân thêm khinh, thêm ghét. Chính các người đang biến người dân lành thành "thế lực thù địch". L.T. Nguồn: https://baotiengdan.com/2018/09/05/ao-ao-nhu-soi/ | |
‘Sáp nhập tiền tệ’ để tiến tới ‘sáp nhập lãnh thổ’? Posted: 07 Sep 2018 04:35 PM PDT Phạm Chí Dũng
Bảng hiệu đồng yuan. Rất có thể chẳng hề là một sự trùng khớp ngẫu nhiên, chỉ ít ngày sau chuyến công du hai nước Phi châu là Ai Cập và Ethiopia của Trần Đại Quang – Chủ tịch nước – vào tháng Tám năm 2018, Ngân hàng nhà nước Việt Nam do ông Lê Minh Hưng –- con trai của cựu Bộ trưởng công an Lê Minh Hương – đã bất thần ban bố một văn bản pháp quy với cấp độ Thông tư của cơ quan này về cho phép 7 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam được dùng đồng Nhân dân tệ (CNY) để thanh toán trong các hoạt động buôn bán làm ăn với Trung Quốc. Từ Zimbabwe, Ethiopia đến Việt NamEthiopia lại là 'biểu tượng đầu tư của Trung Quốc ở châu Phi'. Thị trường Ethiopia tràn ngập hàng Trung Quốc, từ quần áo đến đồ gia dụng bằng nhựa hoặc thiết bị điện tử và máy móc… Bắc Kinh được lợi rất nhiều trong chiến lược hợp tác thương mại quá mất cân đối này. Năm 2016, Ethiopia có kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 88,7 triệu USD, nhưng giá trị nhập khẩu lên đến 3,21 tỷ USD. Ba năm trước khi Trần Đại Quang 'chinh phục Phi châu' và khi Tổng thống Robert Mugabe của một quốc gia châu Phi khác là Zimbabwe còn chưa biến thành một thứ mồ ma còn sống - hậu quả khủng khiếp của chế độ độc tài gia đình trị, nạn tham nhũng không giới hạn và tỷ lệ lạm phát không tưởng hàng tỷ phần trăm, quốc gia Nam Phi Zimbabwe đã đi tiên phong trong toàn châu Phi khi chấp nhận dùng đổng CNY một cách chính thức trong hệ thống thanh toán nội địa để được tạm thoát khỏi một cái bẫy đã giăng sẵn: được Trung Quốc xóa cho 40 triệu USD tiền nợ đáo hạn năm 2015. Cũng vào năm 2015, một hiện tượng lạ lùng như thể quân hồi vô phèng đã xảy ra ở Lạng Sơn - một trong 7 tỉnh vùng biên giới phía Bắc Việt Nam và là nơi buôn bán làm ăn sầm uất nhất với Trung Quốc: có đến hàng trăm sạp đổi tiền CNY công khai tại chợ đổi tiền lớn nhất Lạng Sơn ở sân vận động Đông Kinh. Cũng công khai dòng chữ "Điểm thu đổi ngoại tệ CNY"… Nhưng không phải đến lúc đó những chủ sạp đổi CNY ở Lạng Sơn mới ăn nên làm ra, mà họ đã làm công việc này từ năm 2010, nghĩa là ngay vào thời gian Trung Quốc bắt đầu xây dựng chính sách "Biến CNY thành tiền tệ chính tại một nước khác sẽ thúc đẩy tiến trình quốc tế hóa nội tệ của Trung Quốc". Kết quả rất thành công dành cho Bắc Kinh là "đi chợ Lạng Sơn tiêu tiền Trung Quốc". Vào năm 2015, một ít tờ báo Việt Nam đã thuật lại rằng ở các chợ lớn của Lạng Sơn như chợ Đêm, chợ Kỳ Lừa; các chợ giáp biên như Tân Thanh, Đồng Đăng, Chi Ma… đều có thể dễ dàng giao dịch hàng hóa bằng đồng CNY. Các chủ hàng buôn bán với Trung Quốc sở hữu lượng CNY rất lớn. Họ thường sang nước bạn mua hàng hóa trước khi nhập vào các chợ ở Lạng Sơn và mang về dưới xuôi. Đến năm 2017, trùng với thời điểm dự luật Đặc khu được một nhóm quan chức cao cấp Việt Nam, trong đó có cựu Bí thư Quảng Ninh Phạm Minh Chính mà hiện là Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Trưởng ban Tổ chức trung ương, âm thầm hoàn chỉnh để đưa ra Quốc hội thông qua với thời hạn cho nước ngoài thuê đất đến 99 năm mà bị coi là một hình thức nhựợng địa và "bán nước" cho Trung Quốc, đến lượt thành phố Hạ Long ở tỉnh Quảng Ninh bị báo chí phát hiện trở thành điểm tiêu tiền CNY công khai cùng số lượng lớn bởi du khách Trung Quốc. Sau Hạ Long là Nha Trang và cả Đà Nẵng - những 'phố Tàu' nhan nhản mọc ra từ Bắc chí Nam trên rẻo đất hình chữ S… Về thực chất, 'đường lưỡi bò' của Trung Quốc không chỉ phát huy tác dụng của nó bằng hàng trăm ngàn bản đồ nước này được bày bán khắp thế giới, bằng hàng chục ngàn tàu cá và tàu hải giám liên tục quần thảo trên Biển Đông, mà còn trên đất liền bởi cuộc xâm lăng của đồng CNY khi đánh bạt đồng tiền Việt Nam ở khu vực biên giới - nơi mà vào năm 1979 quân đội Trung Quốc đã bị thất bại thê thảm trong một chiến dịch xâm lăng bằng quân sự. Ai chỉ đạo?Cũng rất có thể chẳng hề là một sự trùng khớp ngẫu nhiên, Thông tư 'Nhân dân tệ hóa biên giới phía Bắc' của Ngân hàng nhà nước phát sinh ngay sau chuyến công du của Trần Quốc Vượng - Thường trực Ban bí thư - sang Bắc Kinh vào cuối tháng Tám năm 2018, trong đó có cuộc gặp với Tập Cận Bình mà một bức ảnh về tư thế ngồi của hai nhân vật này đã phản chiếu rất rõ vị thế 'chủ - tớ'. "Nhân dân tệ hóa biên giới phía Bắc" là một chính sách lớn không chỉ liên quan đến an ninh tiền tệ mà cả về quốc phòng của Việt Nam, không thể chỉ được quyết định bởi một Ủy viên trung ương Đảng như Thống đốc Ngân hàng nhà nước Lê Minh Hưng, mà phải được chỉ đạo từ những cấp cao hơn hẳn ông Hưng. Vậy phải chăng việc dùng đồng CNY để thanh toán ở các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam là một trong những cam kết nằm trong các văn kiện mà Nguyễn Phú Trọng đã ký kết với Tập Cận Bình, và nhiều khả năng Tập Cận Bình đã vừa 'nhắc nhở' Trần Quốc Vượng vào tháng Tám năm 2018 để ông Vượng về truyền đạt lại cho ông Trọng phải thực hiện gấp cam kết trên? Hoàn toàn có thể xem chỉ đạo trên, nếu quả đúng là thế, là bước hợp thức hóa cho thực tế đồng CNY đã được lưu hành và thanh toán tràn lan ở các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam trong hàng chục năm qua, bất chấp Pháp lệnh Ngoại hối và các nghị định, thông tư hướng dẫn quy định rằng trên lãnh thổ Việt Nam, trừ các trường hợp được sử dụng ngoại hối quy định, còn lại mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác (bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận) của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối. Dù luôn bị các cơ quan 'có trách nhiệm' có Việt Nam giấu biến, nhưng con số về giá trị buôn bán tiểu ngạch hàng năm giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn được một vài chuyên gia phản biện độc lập nêu ra: từ 20 đến 30 tỷ USD. Cũng có nghĩa là mỗi năm Việt Nam bị chảy máu ngoại tệ từ 20 đến 30 tỷ USD sang Trung Quốc, để cộng với giá trị nhập siêu của Việt Nam từ 25 đến 30 tỷ USD theo đường chính thức song phương thương mại với Trung Quốc, tổng giá trị nhập siêu mỗi năm của Việt Nam từ Trung Quốc phải lên đến trên 50 tỷ USD. Riêng trong cơ chế xuất hàng tiểu ngạch, doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam đương nhiên phải nhận thanh toán bằng CNY. Nhưng khi Việt Nam nhập khẩu, liệu các doanh nghiệp và doanh nhân Trung Quốc có chịu nhận đồng tiền Việt Nam hay đòi phải thanh toán bằng USD - tức vẫn tái diễn tình trạng chảy máu USD? Dấu hỏi rất lớn trên đã chưa bao giờ được các bộ ngành chức năng của Việt Nam – từ Ngân hàng nhà nước đến Bộ Công thương và Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các chính quyền các tỉnh biên giới phía Bắc – làm rõ. Từ nhiều năm qua, tất cả vẫn bị giới quan chức Việt Nam giấu biến, trong khi dư luận xã hội luôn xì xầm câu chuyện các doanh nghiệp Trung Quốc luôn chi 'dưới gầm bàn' thoáng nhất cho giới lãnh đạo Việt Nam. "Sáp nhập tiền tệ' để tiến tới 'sáp nhập lãnh thổ"?Về mặt an ninh tiền tệ và chủ quyền kinh tế, "Nhân dân tệ hóa biên giới phía Bắc" chính là một thất bại lớn và càng khiến người dân Việt có cơ sở để mang nỗi tuyệt vọng rằng bản Hiệp ước Thành Đô – được cho là đã được lén lút ký kết giữa các lãnh đạo Việt Nam với lãnh đạo Trung Quốc vào thập kỷ 90 của thế kỷ XX để đưa Việt Nam trở thành một tỉnh của Trung Quốc vào năm 2020 – đang được giới lãnh đạo hậu bối của Việt Nam rắp tâm thi hành bằng thủ đoạn 'sáp nhập tiền tệ' trước khi tiến tới 'sáp nhập lãnh thổ'. P.C.D. Tác giả gửi BVN | |
Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng! Posted: 07 Sep 2018 04:33 PM PDT Bùi Minh Quốc Những tiếng ấy vang lên, cách đây hơn 232 năm, từ văn bản lập quốc công bố ngày 4/7 năm 1776 của một quốc gia trẻ nhất hành tinh vào thời đó – Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ – cũng là quốc gia thiết lập chế độ dân chủ đầu tiên, mở ra một kỷ nguyên mới của nhân loại – kỷ nguyên dân chủ, tự do. Sau Hoa Kỳ 13 năm – ngày 14/7 năm 1789, cuộc cách mạng Pháp chấm dứt chế độ quân chủ hằng ngự trị đất nước này tưởng đến muôn đời, lập nên chính thể cộng hòa với tiêu ngữ của chế độ mới: TỰ DO, BÌNH ĐẲNG, BÁC ÁI. Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng!
Ảnh minh họa. Mấy tiếng ngắn gọn ấy khẳng định chắc nịch rằng đây là một quyền tự nhiên, đương nhiên, một lẽ phải hiển nhiên không ai chối cãi được. Không một yếu tố khác biệt nào – dân tộc, quốc gia, chủng tộc, màu da, giai cấp, đẳng cấp, tôn giáo, tài sản, giới tính, tuổi tác, thể lực, thể hình, học vấn, nghề nghiệp… – có thể thay đổi, đảo lộn bản chất, vị thế bình đẳng giữa con người này với con người khác. Từ xưa, minh triết dân gian Việt Nam đã khẳng định một cách hình tượng điều tương tự : Hơn nhau tấm áo manh quần Cởi ra mình trần ai cũng như ai Theo suy nghĩ của riêng tôi thì kể từ khi tìm ra lửa và nhờ vậy thoát khỏi thời mông muội ăn lông ở lỗ, ăn sống nuốt tươi, đây là lần thứ hai con người tìm ra lửa, một ngọn lửa mới – ngọn lửa tinh thần – thắp lên soi đường đột phá để tự đưa mình thoát khỏi cái đêm trường dày đặc hằng tồn tại như một định mệnh truyền kiếp chồng chất vô vàn những tư tưởng, tâm lý, thái độ và hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử giữa con người với con người. Từ đây, mỗi con người cần phải ý thức được rằng nó bình đẳng với tất cả mọi con người khác. Với tư cách con người, nó đứng ngang hàng với tất cả mọi con người khác trên mặt đất này. Nó cần phải có lòng tự trọng và đồng thời phải biết tôn trọng người khác vì họ cũng là con người như mình và trước hết chỉ vì lẽ đó mà thôi. Mọi tư tưởng, thái độ và hành vi kỳ thị phân biệt đối xử với con người vì lý do dân tộc, quốc gia, chủng tộc, màu da, giai cấp, đẳng cấp, tôn giáo, tài sản, giới tính, tuổi tác, thể lực, thể hình, học vấn, nghề nghiệp… (thậm chí ở nhiều quốc gia đã trở thành chính sách của kẻ cầm quyền gây ra biết bao tội ác kéo dài bao năm) đều là phi nhân, dứt khoát không thể chấp nhận được, dứt khoát phải tìm mọi cách loại bỏ, thanh toán dần những trở lực hữu hình và vô hình ấy trên con đường tiến lên của từng con người, của toàn nhân loại. Hành trình loại bỏ, thanh toán ấy đương nhiên là dài, dài lắm. Lâu dài, bởi vì xét cho cùng thì trở lực nằm ngay trong chính bản thân con người. Hình như người ta chẳng mấy ai tránh được cái thói xấu – gần như một thứ bản năng – ỷ mạnh hiếp yếu, cậy giàu khinh nghèo. "Đồ khố rách áo ôm!" là câu đầu miệng của không ít những kẻ khá giả, giầu có khi nói về lớp người bần cùng trong xã hội. "Đồ ngu, đồ vô học!" là câu đầu miệng của không ít những kẻ có chút chữ nghĩa khi nói về những người thất học, ít học. Khó lường được chỉ nội mấy lời ấy thôi - phát ra một cách bình thường như sự hít thở – cũng đủ gieo vào lòng đối tượng bị xúc phạm một mối hận thù âm thầm dai dẳng và dẫn đến những xung đột xã hội ghê gớm đến thế nào. Trên phạm vi toàn cầu thì nước lớn, nước mạnh ăn hiếp, xâm lược nước nhỏ, nước yếu. Và trớ trêu thay, hành vi ăn hiếp, xâm lược lại xuất phát từ ngay cả những nước đi đầu giương cao ngọn cờ bình đẳng, tự do. Lâu dài, bởi vì trong con người, cùng với khát vọng tự do, bên cạnh cái bản năng ỷ mạnh hiếp yếu, cậy giàu khinh nghèo lại có một cố tật - cũng gần như một thứ bản năng - là tính nô lệ (đại văn hào Nga An-tôn Sê-khốp cuối thế kỷ 19 đã phát hiện ra trạng thái bi thảm đó và nói - đại ý - rằng con người cần phải nỗ lực từng ngày từng ngày một tự vắt ra khỏi bản thân nó từng giọt nô tính). Lâu dài, bởi vì con người phải làm sao tự chuyển hóa được cái chân lý "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng" từ một nhận thức lý trí trở nên nhuần nhuyễn trong bản thân nó thành một tâm lý, một tập quán mới, một bản năng mới. Chủ nghĩa nhân văn mới hẳn không thể thiếu cái nội dung quan trọng thậm chí rất cơ bản này là từng ngày từng giờ nhẫn nại ươm mầm, bồi dưỡng cho con người một bản năng mới – bản năng tôn trọng lẫn nhau. Một thực tế sờ sờ ai cũng thấy : sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì diễn ra với tốc độ vũ bão nhưng sự tiến triển của tố chất nhân văn biết tôn trọng lẫn nhau giữa con người với con người và giữa các quốc gia, nhất là giữa nước lớn nước mạnh đối với những nước nhỏ yếu thì hết sức chậm chạp, trồi lên trụt xuống, nhiều khi tiến được vài ba tấc thì lại thụt lùi dăm bảy mét. Quan trọng bậc nhất trong quyền bình đẳng là bình đẳng về quyền tự do suy nghĩ và tự do phát biểu trung thực điều mình nghĩ, nói cho gọn là QUYỀN MỞ MIỆNG. Đây là một quyền tự nhiên, con người sinh ra là có. Và là một quyền thiêng liêng. Khi lọt lòng mẹ, con người cất tiếng khóc chào đời là hành vi đầu tiên nó tự thực hiện quyền mở miệng, đồng thời cũng là quyền thông tin – con người thông báo về sự có mặt của cá nhân nó trên thế gian này. Hành vi bịt miệng con người không cho họ nói lên trung thực điều họ nghĩ, họ biết, họ thấy, là một tội ác, thậm chí là một tội ác bao trùm ("im lặng nuôi dưỡng tội ác!" ( François Mitterand, cố tổng thống Pháp). Mỗi con người tự bịt miệng mình để phải im lặng trước những sự thật không được phép im lặng thì mang tội với chính bản thân mình và với cộng đồng. Trong các chế độ độc tài, đặc biệt là chế độ độc tài toàn trị cộng sản - một kiểu chế độ quân chủ tân trang - thì bịt mồm bẻ bút là quyết sách chiến lược, đồng thời nó dùng mọi thủ đoạn trắng trợn và tinh vi, trấn áp đe dọa và mua chuộc để buộc các thần dân của nó phải tự bịt miệng và tự bẻ, tự uốn cong ngòi bút. Cần phải liệt cái quốc sách bịt mồm bẻ bút vào hàng tội ác chống nhân loại.
Ảnh minh họa. Gắn quyện mật thiết với quyền bình đẳng là quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Xưa nay, nói đến hạnh phúc, phần đông người ta thường chỉ nhăm nhăm trước hết mưu tính sự giầu có về vật chất. Dĩ nhiên nếu con người không được đảm bảo những nhu cầu vật chất thiết yếu thì không thể nói đến hạnh phúc, nhưng một cuộc sống thừa mứa về vật chất mà thiếu vắng tự do và sự tôn trọng lẫn nhau là một cuộc sống bất hạnh. Cái lòng tham vô đáy khiến con người mê muội không thấy được một lẽ phải đơn giản này : đời người là hữu hạn, sự hưởng thụ vật chất là hữu hạn, sự hưởng thụ về tinh thần là vô hạn. " Vua Ngô ba mươi sáu tàn vàng/ Chết xuống âm phủ chẳng mang được gì " – ca dao Việt Nam từ lâu đã khẳng định sự thật hiển nhiên đó. Thường chỉ đến khi sắp mãn đời, người ta mới ngộ ra sự giầu có về tâm hồn, trí tuệ, tình yêu thương của mình với mọi người và mọi người với mình mới là thứ hạnh phúc đích thực đáng để mưu cầu. Cái gốc sâu bền của một cuộc sống tinh thần hạnh phúc là tự do và sự tôn trọng lẫn nhau. Tôi cho rằng chuẩn mực hàng đầu của một thế giới hạnh phúc chưa hẳn là sự dồi dào về vật chất mà là sự tôn trọng lẫn nhau giữa những con người tự do tự chủ tự lập và giữa các quốc gia độc lập, còn về vật chất thì chỉ cần đảm bảo đủ dùng và dư dả một chút phòng khi cơ nhỡ cho tất cả mọi người - vâng, xin phép nhấn mạnh : cho tất cả mọi người. Trong sự tôn trọng lẫn nhau thì tôn trọng ý kiến riêng và quyền được nói lên ý kiến riêng của nhau là điều hệ trọng nhất, hệ trọng không kém gì tôn trọng mạng sống của nhau. Mỗi con người đều có cái đầu với những suy nghĩ riêng, với tư duy độc lập của mình. Tư duy độc lập chính là sinh mạng tinh thần của mỗi người. Nhân loại đã có những bài học đắt giá ghê gớm về giá trị của ý kiến riêng, của tư duy độc lập của cá nhân ngay cả trong trường hợp nó bị thiểu số tuyệt đối. Ga-li-lê bị thiểu số tuyệt đối với toàn bộ phần nhân loại còn lại khi khẳng định rằng trái đất quay quanh mặt trời, nhưng cái tiếng nói của con người bị thiểu số tuyệt đối và bị tòa án dị giáo buộc tội phải quản chế suốt đời ấy lại là chân lý khoa học. Cần phải tôn trọng ý kiến riêng ngay cả đối với một em bé. Tiếng reo hồn nhiên của em bé : " Ô hô! Kìa, nhà vua cởi truồng!" (trong truyện "Bộ quần áo mới của Hoàng đế" của Hans Christian Andersen) nói lên cái sự thật trần truồng về nhân vật quyền lực tối cao, một sự thật ai cũng thấy mà không ai dám nói. Tôi cho rằng tất cả mọi người, trước hết là những người có quyền, từ các bậc cha mẹ trong một gia đình đến những người cầm quyền trong một quốc gia cần phải khắc cốt ghi tâm lời này của nhà văn nữ nổi tiếng người Anh Evelyn Beatrice Hall : "Tôi có thể không đồng ý những điều anh nói, nhưng tôi có thể chết để bảo vệ quyền anh được nói những điều đó". Nhưng thế giới mà tôi đang sống, và nhất là đất nước tôi, sau một cuộc chiến tranh dài vẫn đang đầy rẫy áp bức bất công. Giai cấp thống trị - bọn to mồm hò hét xóa áp bức bất công nhưng thực chất chỉ là bọn lấy xương máu nhân dân đúc thành ngai ghế vua quan – hàng ngày hè nhau ra sức cướp đất dân, bịt miệng dân. Có thể nói, chúng tiến hành một cuộc chiến tranh (không tiếng súng) đơn phương chống lại nhân dân. Sau chiến tranh chúng lại chiến tranh cuộc chiến tranh một phía người sống sót trở về oằn lưng suu thuế bọn lấy máu đúc vàng độc quyền ngự trị nghênh ngang độc quyền nghĩ độc quyền nói độc quyền ráo trọi dân đen chỉ mỗi quyền được đói và thêm nữa là quyền sợ hãi triền miên…! Thời trẻ, tôi rất tâm đắc hai câu thơ này của nhà thơ Nguyễn Đình Thi – được coi là một trong những nhà thơ cách mạng vào hàng tiêu biểu: Còn một em bé rách Chúng ta còn phải đi Tôi đã mạn phép anh linh nhà thơ đàn anh, nương theo hai câu thơ trên mà thay lại mấy chữ để ký thác một tâm nguyện gan ruột của riêng mình: Còn ai bị bức Thì tôi còn phải đi Và đây là TUYÊN NIỆM THƠ của tôi: Thơ tôi tiếp lửa cho người bị áp bức Từng ngày từng ngày Cho sớm đến một ngày Không còn ai cần đọc thơ tôi. Đó là cái ngày mà đại đa số nhân loại, trên con đường dài tự hoàn thiện bản thân, đã mang trong mình một bản năng mới - bản năng tôn trọng lẫn nhau để tiến vào kỷ nguyên phi bạo lực, giải quyết mọi tranh chấp bằng đối thoại ôn hoà, bình đẳng, bình tĩnh lắng nghe lẫn nhau, hiểu biết lẫn nhau, tiếp nhận và làm phong phú lẫn nhau, cùng nhau hợp tác phát triển trong hoà bình. B.M.Q. VNTB gửi BVN | |
Thông minh nhân tạo để kiểm soát toàn dân Posted: 07 Sep 2018 04:30 PM PDT Kai Strittmatter Nguyễn Văn Vui dịch
Ai là ai? Camera hiện đại nhận diện một cách tự động dân chúng ở Trung Quốc. Cho đến năm 2020 nhà nước dự trù sẽ có 600 triệu camera giám sát trong toàn quốc. Ảnh: Strittmater Công ty Sensetime ở Bắc Kinh thu vào được cả thảy 600 triệu đô la Mỹ để phát triển công nghệ trí thông minh nhân tạo. Ngành này đóng một vai trò trung tâm trong chiến lược của nhà nước.Trí thông minh nhân tạo, nhận diện khuôn mặt: "Nóng, rất nóng", đó là lời quảng cáo của nữ phát ngôn viên Yuan Wei của công ty Sensetime về việc kinh doanh của công ty mình khi phóng viên của Süddeutsche Zeitung đến thăm trụ sở công ty ở Bắc Kinh vào cuối năm ngoái. "Nếu so sánh với Facebook và Google, thì công ty chúng tôi còn rất non trẻ, nhưng chúng tôi muốn leo lên đỉnh cao thế giới, đó là điều chắc chắn". Một bước quyết định trên con đường này đã được Sensetime thực hiện vừa qua: Trong một vòng đầu tư mới, công ty đã thu hút được 600 triệu USD. Hiện nay Sensetime có trị giá hơn ba tỷ USD. Thông tấn xã Bloomberg loan tin: "Trung Quốc hiện có công ty khởi nghiệp về trí thông minh nhân tạo có trị giá cao nhất thế giới". Trước đây ba năm, khi đứng ra sáng lập Công ty Sensetime, ông Tang Xiao'ou đã không giấu giếm mục đích của mình: leo lên đỉnh cao. Tên tiếng Trung của công ty là Thương Thang, tên ông vua sáng lập triều đại nhà Thương trong lịch sử Trung Quốc. Có một lần Tang Xiao'ou giải thích vì sao đã chọn tên này cho công ty mình: "Thời bấy giờ Trung Quốc đã lãnh đạo thế giới và trong tương lai tới đây TQ cũng lại đóng vai trò này một lần nữa qua các công nghệ tiên tiến của nó" Cơn sốt khởi nghiệp được nhà nước trợ cấpTrên thực tế, sự trỗi dậy của Sensetime – và nhiều công ty khởi nghiệp khác trong lĩnh vực trí thông minh nhân tạo – không thể có được nếu không có những tham vọng của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Lý thuyết gia chính của Bộ chính trị Wang Huning và cũng là một trong những cố vấn quan trọng của Tập Cận Bình đã tuyên bố trước hội nghị quốc tế về Internet mới đây ở Wuzhen (thuộc tỉnh Chiết Giang): "Chúng ta sẽ xây dựng một Trung Quốc mạnh mẽ với Big Data và trí thông minh nhân tạo". Trong bài nói chuyện truyền hình đầu năm nay, ông Tập ngồi trước một kệ sách, trong đó nổi bật có hai cuốn sách đang được bán chạy nhất về hứa hẹn của trí thông minh nhân tạo. Cơn sốt khởi nghiệp trong nước cũng được thúc đẩy bởi rất nhiều tiền của nhà nước. Đảng Cộng sản đã xác định công nghệ này là tối quan trọng để họ sinh tồn và để hoàn thiện nền cai trị của họ. Một ngày then chốt là ngày 15 tháng 3 năm 2016. Vào ngày thứ Ba đó, một cuộc đấu cờ Go đáng ghi nhớ đã diễn ra tại Seoul; cờ Go phức tạp hơn nhiều so với cờ vua. Trong cuộc đấu này, máy AlphaGo của hãng trí thông minh nhân tạo-Labors Google Deep Mind ở London đã thắng cao thủ bậc nhất về cờ Go của Hàn Quốc là Lee Sedol. Thế giới chuyên nghiệp đã bị sốc – và ở Bắc Kinh, Đảng Cộng sản đã cuống quýt ra tay. "Chiến thắng của Alpha Go đã thay đổi một cách cơ bản sự suy nghĩ của chúng tôi", Zhang Bo, một nhà toán học và chuyên gia trí thông minh nhân tạo của Học viện Khoa học Trung Quốc cho biết. Chỉ chưa tới một năm sau đó, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc liền công bố một kế hoạch phát triển trí thông minh nhân tạo cực kỳ tham vọng. Kế hoạch: đảo ngược mọi ngành công nghiệp lộn ngượcTheo kế hoạch này của nhà nước thì trí thông minh nhân tạo sẽ đảo ngược mọi ngành công nghiệp; trí thông minh nhân tạo sẽ trở thành động cơ của phát triển kinh tế. Đến năm 2020, Trung Quốc được thiết lập để bắt kịp với quốc gia nghiên cứu trí thông minh nhân tạo hàng đầu – đó là Hoa Kỳ. Đến năm 2025, chính Trung Quốc muốn đạt được "những đột phá lớn" trong nghiên cứu và ứng dụng trí thông minh nhân tạo, theo đó trí thông minh nhân tạo được cho là "động lực chính trong sự đổi mới công nghiệp và thay đổi kinh tế của Trung Quốc". Cuối cùng, đến năm 2030, Bắc Kinh muốn rằng Trung Quốc sẽ là lãnh đạo hàng đầu và là "trung tâm phát huy về công nghệ trí thông minh nhân tạo quan trọng nhất trên thế giới". Nhưng riêng đối với đảng Cộng sản TQ, thì công nghệ trí thông minh nhân tạo có một hứa hẹn vô cùng hấp dẫn: Đó là sự kiểm soát nhân dân một cách toàn diện. Theo kế hoạch của chính phủ, "an ninh công cộng có thể trở nên hoàn chỉnh hơn bao giờ hết nhờ một hệ thống giám sát thông minh, cảnh báo sớm và kiểm soát triệt để". Sensetime đang đi hàng đầu trong lãnh vực kinh doanh này. Phần mềm nhận dạng khuôn mặt của công ty đang chạy trên các điện thoại thông minh và trong các ứng dụng dành cho thiết bị di động, nhưng trên hết, chúng đang giúp công an khắp mọi nơi ở Trung Quốc. Thị trường này là khổng lồ. Năm 2016 Trung Quốc có 176 triệu camera, con số camera sẽ lên 600 triệu vào năm 2020. Ngày nay Sensetime cho hay đã có thể truy cập vào cơ sở dữ liệu trung ương của nhà nước với 500 triệu khuôn mặt. Cho tới cuối năm nay Sensetime muốn tăng số nhân viên lên 2.000 người và theo tin của Bloomberg họ sẽ đầu tư tiền triệu vào năm dàn máy Supercomputer và vào một dịch vụ mang tên là "Viper", có thể nối mạng với 100.000 camera và có khả năng tự động đánh giá các dữ liệu thu thập được. N.V.V. Dịch giả gửi BVN |
You are subscribed to email updates from Bauxite Việt Nam. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét