“TUYÊN BỐ - ĐỢT 5” plus 8 more |
- TUYÊN BỐ - ĐỢT 5
- Nhân quyền… đầu lỗ miệng
- Trao đổi với cựu Chủ tịch Trương Tấn Sang
- EVFTA: Cơ hội hành động (Phần 2)
- Công an chính là “thế lực thù địch”, kích động bạo lực khi dân biểu tình ôn hoà!
- Sinh viên và quyền chính trị được Hiến định
- Nhất đới Nhất lộ hay Thoát Trung
- EVFTA: cơ hội hành động (Phần1)
- Giăng Bẫy nợ: bản sắc của thực dân Trung Quốc
Posted: 06 Sep 2018 03:34 PM PDT TUYÊN BỐ VỀ QUY ĐỊNH CHO PHÉP SỬ DỤNG NHÂN DÂN TỆ Ngày 12-9-2016 tại Bắc Kinh, Hiệp định thương mại biên giới giữa Chính phủ VN và Chính phủ Trung Quốc, do các Bộ trưởng bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Thương Mại Cao Hồ Thành ký, trong đó Điều 8 quy định thanh toán bằng đồng Việt Nam (VND) hay Nhân dân tệ Trung Quốc (CNY) hay ngoại tệ chuyển đổi cho thương mại biên giới Việt-Trung. Ngày 28/8/2018, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cụ thể hoá Điều 8 của Hiệp định trên bằng Thông tư số 19/2018/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam-Trung Quốc (sau đây gọi tắt là Thông tư 19), theo đó kể từ ngày Thông tư 19 có hiệu lực thi hành (tức ngày 12/10/2018), thương nhân và cư dân Việt Nam có hoạt động thương mại ở hai bên biên giới Việt Nam-Trung Quốc (kéo dài trên 1450 km) được sử dụng ngoại tệ tự do chuyển đổi, đồng Việt Nam (VND) hoặc Nhân dân tệ (CNY), trong thanh toán bằng tiền mặt và qua ngân hàng. Khái niệm thương nhân không được định nghĩa trong Thông tư này. Thương nhân có thể là các pháp nhân (công ty, tổ chức thương mại có đăng ký) nhưng cũng có thể là dân cư thường đi chợ biên giới mua sắm đồ. Khái niệm khá tù mù về "thương nhân" và cư dân Việt Nam "có hoạt động thương mại" cũng như việc cho phép dùng tiền mặt sẽ có những hệ quả nhãn tiền và khôn lường đối với chủ quyền tiền tệ của Việt Nam. Trong những trường hợp cần thiết nhất thì cùng lắm chỉ có thể cho phép thanh toán qua ngân hàng bằng VND, CNY và ngoại tệ chuyển đổi cho các giao dịch xuất nhập khẩu qua biên giới Việt - Trung, nhưng hành văn mập mờ của Thông tư cho phép việc thanh toán bằng CNY cho hàng hoá và dịch vụ (có thể không phải hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu) trên lãnh thổ Việt Nam có thể dẫn đến việc Nhân dân tệ hoá nền kinh tế Việt Nam. Nền kinh tế VN một thời đã bị đô-la hoá, vàng hoá và chúng ta đã mất rất nhiều công sức và tiền bạc để xoá bỏ. Với Thông tư 19, Ngân hàng Nhà Nước đã mở đường cho việc Nhân dân tệ hoá nền kinh tế Việt Nam, một việc mà lẽ ra Ngân Hàng Nhà Nước phải CHỐNG như đã chống đô-la hoá và vàng hoá. Đấy là một hệ quả dễ thấy của Thông tư này. Nói cách khác sẽ đến ngày dân Việt ở các tỉnh biên giới, thí dụ Quảng Ninh, hoặc thậm chí khách du lịch từ mọi miền đất nước tới Quảng Ninh hay Điện Biên sẽ mua hàng và dịch vụ và thanh toán bằng Nhân dân tệ nếu không cấm nghiêm ngặt việc sử dụng ngoại tệ (CNY hay ngoại tệ khác) trong thanh toán bằng tiền mặt (và kể cả qua ngân hàng) cho các hàng hoá và dịch vụ được trao đổi trên lãnh thổ Việt Nam. Việc sử dụng Nhân dân tệ trong giao thương, dù giới hạn ở khu vực biên giới Việt-Trung, không chỉ vi phạm nguyên tắc chủ quyền tiền tệ (các giao dịch thương mại trên một lãnh thổ có chủ quyền chỉ được thanh toán bằng đồng tiền quốc gia, còn các giao dịch xuất nhập khẩu qua biên giới có thể được thanh toán bằng đồng tiền thoả thuận qua hệ thống ngân hàng), mà còn tạo tiền lệ nguy hiểm về sự tồn tại mặc nhiên hai đơn vị tiền tệ song hành trên lãnh thổ quốc gia. Đó còn là hành động xâm lấn và xâm phạm chủ quyền tiền tệ của Việt Nam do ngoại bang và những kẻ rắp tâm theo ngoại bang thực hiện từng bước, có thể dẫn đến sự Nhân dân tệ hoá cả nền kinh tế Việt Nam và vô cùng nguy hại cho an ninh quốc gia. Trước tình hình nghiêm trọng nêu trên, chúng tôi - các cá nhân và tổ chức xã hội dân sự - đồng lòng tuyên bố như sau: Thứ nhất, kịch liệt phản đối Thông tư số 19/2018/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam-Trung Quốc do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 28/8/2018, nhất là việc cho phép dùng đồng Nhân dân tệ trong mua bán hàng hoá và dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam dù chỉ ở các tỉnh dọc biên giới Việt-Trung. Thứ hai, yêu cầu Bộ Tư pháp, Chính phủ ngay lập tức hủy bỏ Thông tư 19 vì quyền lợi của đất nước và dân tộc. Thứ ba, truy xét trách nhiệm của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng và mọi quan chức có liên quan đến việc soạn thảo và ban hành Thông tư 19, một văn bản vi phạm chủ quyền tiền tệ quốc gia của Việt Nam và có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Lập ngày 31 tháng 8 năm 2018 CLB Lê Hiếu Đằng và nhóm Lão Mà Chưa An. Xin mời các tổ chức và cá nhân tham gia ký tên, gửi về địa chỉ: tuyenboviecsudungndt@gmail.com DANH SÁCH CÁC HỘI TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN KÝ TUYÊN BỐ
I – DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC: 1- Diễn đàn XHDS - TS khoa học Nguyễn Quang A đại diện 3- Ban vận động Văn đoàn độc lập - Nhà văn Nguyên Ngọc ký đại diện. 4- Diễn Đàn Bauxite Việt Nam - GS Phạm Xuân Yêm đại diện 5- Hội Bầu Bí Tương Thân - Ông Nguyễn Lê Hùng đại diện 6- Hội giáo chức Chu Văn An - Ông Vũ Mạnh Hùng đại diện II – DANH SÁCH CÁ NHÂN
Đợt 1 1- Lê Thân – Cựu tù nhân Côn Đáo, Chủ nhiệm CLB LHĐ – Nha Trang 2- Nguyễn Quang A – Tiến sĩ khoa học – Hà Nội 3- Võ Văn Thôn – nguyên Giám đốc sở Tư Pháp TP. HCM – Sài Gòn 4- Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh) – Nhà báo tự do, thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn. 5- Lại Thị Ánh Hồng – Nghệ sĩ, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng – Sài Gòn 6- Vũ Trọng Khải, PGSTS Kinh tế, nguyên Hiệu trưởng trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp 2,Sài Gòn 7- Hoàng Hưng, Nhà thơ-Dịch giả, Sài Gòn 8- Mai Thái Lĩnh – Nhà nghiên cứu, thành viên CLB Phan Tây Hồ - Đà Lạt 9- Trần Minh Thảo – Viết văn – Bảo Lộc, Lâm Đồng 10- Hồ Ngọc Nhuận – nguyên Phó CT. UBMT TQ TP.HCM – Sài Gòn 11- Nguyễn Thu Giang- Cử nhân Kinh tế, Luật sự, nguyên Phó GĐ sở Tư Pháp TP.HCM – Sài Gòn 12- Đào Công Tiến – nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế TP.HCM – Sài Gòn 13- Kha Lương Ngãi – Nguyên Phó TBT báo SGGP, thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn 14- Tô Lê Sơn- Kỹ sư, thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn 15- Phan Lữ - Nhà thơ, thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn 16- Nguyễn Thị Kim Chi – Nghệ sĩ Ưu Tú, thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn 17- Trần Minh Quốc – Giáo chức, thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn 18- Đinh Đức Long – TS Bác Sĩ – Sài Gòn 19- Lê Phú Khải - Nhà báo, thành viên CLB LH Đ - Sài Gòn 20- Lê Công Định- Luật sư, thành viên CLB LHĐ- Sài Gòn. 21- Huỳnh Ngoc Chênh - Nhà báo, thành viên CLB LHĐ - Hà Nội 22- Nguyễn Thúy Hạnh - thành viên CLB LHĐ - Hà Nội 23- Đặng Bích Phượng - Hưu trí - Hà Nội 24- Nguyễn Huệ Chi – GS Ngữ văn – Hà Nội 25- Đặng Thị Hảo – TS Văn học – Hà Nội 26- Nguyễn Đình Nguyên – TS Y khoa – Austalia 27- Hoàng Dũng – GSTS – Sài Gòn Đợt 2: 28- Nguyễn Đăng Hưng – Giáo sư đại học Liège vương quốc Bỉ - Sài Gòn 29- Nguyễn Thị Khánh Trâm – Hưu Trí – sài Gòn 30- Giáng Vân – Nhà thơ – Hà Nội 31- Như Quỳnh de Prelle – Vương Quốc Bỉ 32- Trịnh Đình Hòa – Hưu trí – Đống Đa, Hà Nội. 33- Nguyễn Thị Từ Huy- Ts Văn học Pháp và triết học chính trị - Sài Gòn 34- Phan Quốc Tuyên – Kỹ sư – Thụy Sĩ 35- Nguyễn Ngọc Sơn- Bác sĩ nghỉ việc - Long Điền, Bà Rịa Vũng Tàu. 36- Nguyễn Thị Bích Hoa- Nội trợ - Long Điền, Bà Rịa Vũng Tàu. 37- Võ Xuân Tòng – Nhà văn, hội viên HNV – Hà Nội 38- Phạm Toàn – Nhà nghiên cứu giáo dục – Hà Nội 39- Trần Bang – Kỹ sư, thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn 40- Đỗ Như Ly – Kỹ sư, hưu trí – Sài Gòn 41- Dương Thị Tân – Công dân – Sài Gòn 42- Ngô Thanh Ngân – Kinh doanh – Hà Nội 43- Nguyễn Lân Thắng – Nhà hoạt động XH – Hà Nội 44- Lại Nguyên Ân – Nghiên cứu văn học – Hà Nội 45- Trần Tiến Đức – Nhà báo đọc lập, đạo diễn phim truyền hình và tài liệu – Hà Nội 46- Tuấn Khanh – Nhạc sĩ – Sài Gòn 47- Hà Quang Vinh – Hưu trí – TP.HCM 48- Hoàng Thị Hà – Hưu Trí – Hà Nội 49- Trần Hữu Quang – PGS-TS xã hội học – Sài Gòn 50- Trần Thế Việt – Nguyên bí thư thành ủy TP. Đà Lạt 51- Nguyễn Xuân Thọ- Kỹ sư truyền thông – CHLB Đức 52- Nguyễn Tường Thụy – Nhà báo độc lập – Hà Nội 53- Hoàng Cường – Kỹ sư giao thông – Hà Nội 54- Phan Thị Hồng – Giáo viên hưu trí- Đà Nẵng 55- Đoàn Khắc Xuyên- Nhà báo – Sài Gòn 56- Đỗ Thành Nhân – MBA, tư vấn đầu tư – Quảng Ngãi 57- Nguyễn Trung Dân – Nhà báo, nguyên trưởng chi nhánh xuất bản Hội Nhà Văn Phía Nam. 58- Đỗ Thái Bình – Kỹ sư đóng tàu – 59- Nguyễn Thành Nga – Bác sĩ – Bà Rịa, Vũng Tàu 60- Nam Dao Nguyễn Mạnh Hùng- Nhà văn, nguyên GSTS Kinh Tế, ĐH Laval - Quebec, Canada. 61- Phan Thị Hoàng Oanh- TS Hóa Học – Sài Gòn. 62- Thùy Linh – Nhà Văn – Hà Nội. 63- Vũ Ngọc Tiến – Nhà văn – Hà Nội 64- Mai Văn Tuất - Định cư tại California, Mỹ 65-Lê Thị Thanh Bình- Doanh nhân – CHLB Đức 66- Lâm Quang Mỹ - TS, nhà thơ, dịch giả 67- Nguyễn Thế Hùng - Phó chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam 68- Trần Thanh Vân – Kiến trúc sư – Hà Nội 69- Lê Văn Tâm, - Nguyên chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản 70- Nguyễn Xuân Diện – Tiến sĩ – Hà Nội 71-Vũ Hồng Ánh – Nghệ sĩ Violoncelle – Sài Gòn 72- Hà Dương Tường – Nhà giáo về hưu – Pháp 73- Phạm Duy Hiển ( Phạm Nguyên Trường) – Dịch giả - Vũng Tàu 74- Cao Lập - Hưu Trí – Hoa Kỳ 75- Nguyễn Văn Đức – Lao động tự do – Sài Gòn 76- Nguyễn Đào Trường – Hưu trí – Hải Dương 77- Huỳnh Sơn Phước – Nhà báo, nguyên PTBT báo Tuổi Trẻ - Hội An 78- Hà Trọng Tấn – Thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn 79- Đặng Quốc Tuấn – Kỹ thuật viên – Hà Nội 80- Phạm Văn Hiền- Chuyên viên trường CT Tô Hiệu HP đã nghỉ hưu - Hải Phòng 81- Mai vệ - Nguyên GĐ quản lý đường bộ Đăk Lăk – Buôn Ma Thuột. 82- Nguyễn Đức – Giảng viên ĐH Tây Nguyên – Buôn Ma Thuột. 83- Nguyễn Hồng – Giáo viên cao đẳng sư phạm Đăk Lăk – Buôn Ma Thuột. 84- Nguyễn Thị Kim Ngân – Giáo viên trung học Sư Phạm Đăk Lăk – Buôn Ma Thuột 85- Nguyễn Trí – Nhà văn, cựu chiến binh – Đăk lăk, Buôn Ma Thuột. 86- Trần Hằng – Nhà báo Đăk Lăk – Buôn Ma Thuột 87- Uông Đinh Đức – Hưu trí – TP. HCM 88- Bùi Minh Quốc – Nhà báo – Đà Lạt. 89- Vũ Ngọc Lân – Kỹ sư luyện kim – Hà Nội 90- Vũ Thư Hiên – Nhà văn – Pháp 91- Hoàng Lê Thanh – Hưu Trí – Đà Nẵng 92- Hà Sĩ Phu – Tiến sĩ sinh học, CLB Phan tây Hồ - Đà Lạt 93- Trần Thị Kim Phụng – Nội trợ - Sài Gòn 94- Lê Văn Oanh – Kỹ sư xây dựng – Hà Nội 95- Mã Lam – Nhà Thơ – Sài Gòn 96- Lê khánh Luận- Tiến sĩ, nguyên GV ĐH Kinh Tế TP.HCM – Sài Gòn 97- Võ Văn Tạo – Nhà báo – Nha Trang 98- Nguyễn Văn Kết – Cán bộ hưu trí, thành viên CLB LHĐ - Sài Gòn 99- Nguyễn Sĩ Kiệt – TS KH KT, hưu trí – TP.HCM 100- Nguyễn Nguyên Bình – Nhà Văn – Hà Nội 101 – Trần Đức Quế - Chuyên viên hưu trí – Hà Nội. 102 – Trần Đình Sử - GS Ngữ văn – Hà Nội 103- Đào Văn Tùng – Cán bộ nghỉ hưu – Tiền Giang, Mỹ Tho 104- Nguyễn Văn Nghi – Tiến sĩ – Hà Nội 105- Tiêu Dao bảo Cự - Nhà văn tự do – Đà Lạt 106- Võ Thị Hảo – Nhà văn tự do – CHLB Đức 107- Phùng Thị Ly – Thạnh Hóa, Long An 108- Lư Văn Bảy – Cựu TNLT – Kiên Giang 109 – Trần Thị Ngọc Anh – Cựu TNLT – Bà Rịa, Vũng Tàu 110- Ca Dao – Nhà báo – Pháp 111- Vũ Phương Chiến – Lao động – CHLB Đức 112- Hà Dương Tuấn – Việt kiều – Pháp 113- Phạm Hồng Hà – Cán bộ nghỉ hưu – Nghệ An 114- Chu Anh Tuấn – Công dân VN – Vũng Tàu 115- Đinh Nguyện Yến – Công dân VN 116- Dương Quang Trung – Công dân VN – Phan Thiết 117- Tôn Quang Trí - Nguyên phó giám đốc sở Công Nghiệp tp. Hồ Chí Minh 118-Đào Tiến Thi- Nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ. Nguyên Uỷ viên Ban chấp hành Hôi ngôn ngữ học Việt Nam - Hà Nội 119- Vũ Công Minh – Cử nhân tài chính – Hải Dương 120- Nguyễn Khắc Mai – Hưu trí - Hà Nội 121- Trần Hoàng Minh – Công dân VN – Thanh Xuân, Hà Nội 122- Vũ Thái Ngọc Đinh – Tư vấn tài chính – Thanh Xuân, Hà Nội. 123-Thiều Thị Tân Daniele - Cựu tù Côn Đảo , thành viên CLB Lê Hiếu Đằng – Sài Gòn 124- Tống Văn Công – Nguyên TBT báo Lao Đông – Hoa Kỳ. Đợt 3: 125- Nguyễn Đăng Quang – Đại tá, nguyên cán bộ công an – Hà Nội 126- JB Nguyễn Hữu Vinh – Nhà báo tự do – Hà Nội 127- Lê Mai Đậu – Hưu trí – Hà Nội 128- Ngô Văn Hiền – Kỹ sư XD – Sài Gòn 129- Nguyễn Ngọc Thạch – Hưu trí – Sài Gòn 130- André Menras Hồ Cương Quyết – Nhà giáo Pháp - Việt 131- Triệu Sang – Thương phế binh VNCH – Sóc Trăng 132- Đỗ Thái Bình – Kỹ sư đóng tàu – TP.HCM 133- Nguyễn Quý Thắng – Bác sĩ – Hà Nội 134- Đáo Minh Châu – Tư vấn độc lập – Hà Nội 135- Ngô Thị Kim Cúc – Nhà văn, nhà báo – Sài Gòn 136- Nguyễn Thị Hạnh – Hưu trí – TP.HCM 137- Nguyễn Ngọc Sơn – Kỹ sư – Pháp 138- Nguyễn Thanh Hằng – Dược sĩ Pháp 139- Chu Văn Keng – Berlin, CHLB Đức 140- Vũ Thế Cường – TS cơ khí – CHLB Đức 141- Nguyễn Thị Hiền – CHLB Đức 142- Linh Hoàng – Hưu trí – Canada 143- Huỳnh Nhật Hải – Hưu trí – Đà Lạt 144- Huỳnh Nhật Tấn – Hưu trí – Đà Lạt 145- Vũ Thành Sơn – Nhà văn – Sài Gòn 146- Đoàn Công Nghị - Công dân VN – Nha Trang 147-Thiếu Khanh – Nhà thơ, dịch giả - Sài Gòn 148- Phạm Đình Trọng – Nhà văn, thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn 149- Trần Xuân Hoài – Công dân VN – Hà Nội 150- Trương Minh Sâm – Nội trợ - Đồng Nai 151- Nguyễn Đình Cống – Giáo sư – Hà Nội 152- Trần Kế Dũng – Austalia 153- Hà Văn Thùy – Nhà văn – Sài Gòn 154-Nguyễn Hồng Khoái – GĐ công ty TNHH Tư vấn phát triển doanh nghiệp KN – Hà Nội 155- Khổng Hy Thêm – Kỹ sư điện – Khánh Hòa 156- Nguyễn Thiết Thạch – Lao động tự do – Sài Gòn 157- Ngô Thị Thứ - Nhà giáo về hưu – Sài Gòn 158- Nguyễn Minh Toàn – Giáo viên – Hà Nội 159- Chu Sơn – Nhà thơ tự do – Thủ Đức , TP.HCM 160- Nguyễn Thị Kim Thoa – Thủ Đức, TP.HCM 161-Lê Phước Dạ Đăng – Làm thơ – Sài Gòn 162- Uông- Nguyễn Thị Xuân Hương – Thụy Sĩ. 163- Phạm Hải – Biên kịch , đạo diễn, nhà sản xuất phim – TP.HCM 164-Nguyễn Việt – Công dân VN – TP.HCM 165- Phan Loan – Công dân VN – TP.HCM 166- Nguyễn Vinh – Công dân VN- TP.HC<M 167- Nguyễn Ly – Công dân VN –TP.HCM 168- Nguyễn Tấn Lộc - Làm tự do- Khánh Hòa 169- Nguyễn Tâm- Kỹ sư cơ điện –TP.HCM 170- Hoàng Minh Tường – Nhà văn – Hà Nôi 171- Huỳnh Thu Nguyên – Kỹ sư, hưu trí – Austalia 172- Hồ Quang Huy – Kỹ sư đường sắt – Nha Trang 173- Nguyễn Trọng Hoàng – Bác sĩ – Paris, Pháp 174- Nguyễn Văn Tạc- Giáo học hưu trí – Hà Nội 175- Cao Thị Vũ Hương- Nguyên giáo viên trường đại học Tài Chính, nguyên cán bộ NH – Hà Nội 176- Phan Hồng Hiên- Chưa chấp nhận huy hiệu 50 tuổi đảng – Sài Gòn 177- Tô Oanh – Giáo viên THPT nghỉ hưu – Bắc Giang 178- Nguyễn Đắc Thắng - Kỹ sư hóa học – Gienève, Thụy Sĩ 179- Chí Thảo – Nhà báo – Sài Gòn 180- Trương Minh Nghiêm – Hưu trí – Sài Gòn 181- Đoàn Huy Chương - Cựu TNLT 182- Nguyễn Quang Minh - Kinh doanh – Sài Gòn 183- Trần Văn Tòa – Công nhân 184- Nguyễn Hữu Đổng - TS Kinh tế, PGS chính trị học, giáo viên – Hà Nội 185- Võ Văn Quyết – làm tại NH Vietinbank – Nghệ An
Đợt 4:
186- Nguyễn Đức Quỳ - Cựu giáo chức – Hà Nội 187- Trần Thập Nhất – Công dân VN 188- Phạm Xuân Hòa - Công dân VN – Hà Nội 189- Song Chi - Thạc sĩ điển ảnh và truyền hình, nhà báo tự do – Leeds, UK. 190- Nguyễn Anh Thư - Hưu trí – Hải Dương 191- Nguyễn Lệ Uyên - Nhà văn – Sài Gòn. 192- Đỗ Thịnh - Hưu trí - Hà Nội 193- Hinh Dinh - Kinh tế gia – Hoa Kỳ 194- Vũ Quý Khang - Công nhân – Hoa Ký 195- Hoàng Thị Như Hoa - Bộ đội xuất ngũ – Thanh trì, Hà Nội 196- Phan văn Hiến - Nhà giáo nghỉ hưu – Hà Nội 197- Nguyễn Quang Vinh - Sĩ quan QĐ nghỉ hưu – Hà Nội 198- Nguyễn Thị Thanh Xuân - PGS-TS ngữ văn, nghỉ hưu – Sài Gòn. 199- Hoàng Văn Hưng - Hội viên hội mỹ thuật và hội nhà văn SG – Nha Trang, Khánh hòa. 200- Đỗ Thị Minh Hạnh - Cựu TNLT – Lâm Đồng 201- Nguyễn Kim Môn - Công dân VN – Hà Nội 202- Hồ Sĩ Hải - Kỹ sư, cán bộ về hưu – Hà Nội 203- Nguyễn Văn Trợ - Công dân VN – TP.HCM 204- Đặng Trường Lưu - Họa sĩ, nhà phê bình nghệ thuật – Hà Nội 205- Nguyễn Trọng Việt - Kỹ sư Thủy Lợi, hưu trí – Hà Nội 206- Thái Quang Sa - Kỹ sư, hưu trí – Hà Nội 207- Lý Đăng Thạnh - Người chép sử - Sài Gòn 208- Hiền Phương - Nhà văn – TP.HCM 209- Hoang Van Tran - Toronto , Canada 210- Phạm Hoàng Phiệt - GS Y học, hưu trí – TP.HCM 211- Nguyễn Mai Chung - Công dân VN – Sài Gòn 212- Nguyễn Hồi Thủ - Cali, Mỹ 213- Hoàng Thanh Linh – Th. S, Giáo viên ĐH – TP.HCM 214- Nguyễn Ngọc Sẵng – Tiến Sĩ – Arizona – Mỹ 215- Truong The Ky – Hưu trí – CHLB Đức 216- Hoàng Minh Tuấn – Hưu trí – Sài Gòn 217- Đỗ Đăng Liêu - Adelaide, Austalia 218- Bửu Nam - PGS.TS – Huế 219- Hồng Minh Quang - Nhân viên kinh doanh cty liên doanh bột Quốc Tế - Sài Gòn 230- Dương Quốc Huy – Cựu chiến binh – Hà Nội 231- Nguyễn Hòa - Bác sĩ – Austalia 232- Quang Hà - Giảng viên – Austalia 233-Trần Viết Tuyên - Kiến trúc sư – CHLB Đức
Đợt 5:
234- Lê Thị Kiều Oanh - Nội trợ - Sài Gòn 235- Kiều Việt Hùng - Kiến trúc sư – Ninh Bình 236- Phan Thach Bich - Hưu trí – TP.HCM 237- Nguyễn Hoàng Hưng - Kỹ sư Xây dựng – Hà Nội 238- Trần Việt Thắng - Kỹ sư – Hà Nội 239- Vũ Tuấn - TS Điện tử và kỹ thuật thông tin, BCH Hội doanh nghiệp VN tại CHLB Đức. 240- Vũ Đức Trinh - Chuyên gia- Thụy Sĩ 241- Nguyễn Quang Nhàn - CB hưu trí – Đà Lạt 242- Bùi kế Nhãn - Cựu TNXP, Cựu chiến binh – Vũng Tàu 243- Nguyễn Công Thắng - Nhà giáo, nhà báo – Sài Gòn 244- Nguyễn hải Sơn - Công nhân – CHLB Đức 245- Vũ Tuấn - GS toán – Hà Nội. | |
Posted: 06 Sep 2018 01:51 PM PDT
RFA
Hình minh họa. Người biểu tình cầm biểu ngữ phản đối bên ngoài phiên tòa ở Hà Nội xử 5 nhà hoạt động xã hội hôm 5/4/2018 – AFP
Bản thảo báo cáo do Chính phủ Việt Nam chuẩn bị cho kỳ Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) tại Liên Hiệp Quốc (UN) đã che giấu những vi phạm về nhân quyền và cố tình làm sai lệch các thông tin trước cộng đồng quốc tế. Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) và Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam (VCHR) cho biết như vậy trong thông cáo báo chí công bố ngày 4/9. Theo dự kiến, phiên kiểm điểm định kỳ phổ quát lần thứ ba của Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 22/1/ 2019 tới tại trụ sở của UN ở Geneva, Thụy Sĩ. Thông cáo trích lời Tổng thư ký của FIDH, bà Debbie Stothard, cho biết: "Báo cáo hiện tại của Chính phủ Việt Nam tại Kiểm điểm định kỳ phổ quát cho thấy Hà Nội không có khả năng thừa nhận những thách thức về nhân quyền đang có và thiếu ý chí chính trị trong việc nhìn nhận những vấn đề này. Chính phủ (Việt Nam) nên xem xét tất cả những đóng góp ý kiến từ xã hội dân sự, đặc biệt là về tình hình tồi tệ liên quan đến các quyền chính trị và dân sự, đảm bảo rằng những quan ngại của các tổ chức này được phản ánh trong bản báo cáo trước kiểm điểm định kỳ". Theo FIDH, kể từ lần kiểm điểm định kỳ lần trước vào tháng 2/2014, chính quyền Việt Nam đã gia tăng đàn áp đối với xã hội dân sự, và những người dám lên tiếng chỉ trích chính quyền. Theo thống kê của FIDH và VCHR, từ năm 2014 đến tháng 7 năm 2018, đã có ít nhất 160 người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động xã hội đã bị bắt giữ tùy tiện hoặc bị bỏ tù. Trang web Bộ Ngoại Giao Việt nam viết rằng bản thảo báo cáo hiện tại đã phản ánh những tiến bộ về nhân quyền trong nước kể từ lần báo cáo trước đó. Báo cáo mới của chỉnh phủ Việt Nam đề cập đến các luật về tôn giáo, tố tụng hình sự và báo chí. Báo cáo nhận định những điều trong các luật này đã đặt nền móng cho việc đảm bảo tự do tín ngưỡng tốt hơn cho người dân, đảm bảo nguyên tắc không kiểm duyệt đối với việc xuất bản, phát thanh truyền hình. Luật Tố tụng hình sự được cho là đảm bảo các phiên tòa công bằng và quyền lợi cho những người bị tạm giữ, người bị giam giữ không bị ép cung. Chính phủ Việt Nam cũng nhấn mạnh việc nâng cao hiểu biết của người dân về nhân quyền và coi đây là một trong các ưu tiên hàng đầu. 2. Việt Nam bị tố che giấu vi phạm nhân quyền trong báo cáo định kỳ phổ quát VOA Tiếng Việt
Toàn cảnh một buổi họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại trụ sở chính ở Geneva, Thụy Sỹ. Phiên kiểm điểm định kỳ phổ quát lần thứ ba của Việt Nam tại LHQ sẽ diễn ra vào ngày 22/1/2019
Bản thảo báo cáo của Chính phủ Việt Nam chuẩn bị cho kỳ Kiểm điểm định kỳ phổ quát tại Liên Hiệp Quốc đã che giấu những vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền và cố tình đưa thông tin sai lệch tới cộng đồng quốc tế, theo Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế. Trong thông cáo ra ngày 4/9, Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế (FIDH) và tổ chức thành viên là Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam (VCHR) cho rằng Chính phủ Việt Nam đưa ra các thông tin sai lệch trong nhiều vấn đề gồm các quyền tự do cũng như việc hợp tác với các cơ chế của Liên Hiệp Quốc trong các vấn đề này. "Chúng tôi chứng kiến số lượng tăng cao những cá nhân bị bắt giam vì thực thi những quyền cơ bản của họ - như quyền tự do bày tỏ chính kiến, quyền tự do hội hộp, và quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng", Andrea Giorgetta, Giám đốc Ban châu Á của FIDH, nói với VOA. "Chính phủ Việt Nam không đạt được một tiến bộ nào trong việc thay đổi những luật lệ hà khắc theo các tiêu chuẩn quốc tế và họ cũng không cải tổ về luật pháp theo các nguyên tắc dân chủ được công nhận ở tầm quốc tế". Tuy nhiên, báo cáo mới của Chỉnh phủ Việt Nam cho rằng "Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về thúc đẩy quyền con người" so với lần báo cáo trước đây vào năm 2014. Dự thảo báo cáo, đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam nhận định những điều trong các luật về tôn giáo, tố tụng hình sự và báo chí đã đặt nền móng cho việc đảm bảo tự do tín ngưỡng tốt hơn cho người dân, đảm bảo nguyên tắc không kiểm duyệt đối với việc xuất bản, phát thanh truyền hình. Luật Tố tụng hình sự được cho là đảm bảo các phiên tòa công bằng và quyền lợi cho những người bị tạm giữ, người bị giam giữ không bị ép cung. Chính phủ Việt Nam cũng nhấn mạnh việc nâng cao hiểu biết của người dân về nhân quyền và coi đây là một trong các ưu tiên hàng đầu. Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao cho rằng Việt Nam "luôn coi trọng và thực hiện đầy đủ các cam kết và nghĩa vụ theo cơ chế UPR (kiểm điểm phổ quát định kỳ)". Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Văn Thảo khẳng định Việt Nam đã thực hiện được hầu hết các khuyến nghị mà LHQ đưa ra trong kỳ kiểm điểm nhân quyền lần trước cách đây 4 năm. Trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam trích lời ông Thảo nói Việt Nam "đạt được nhiều tiến bộ đáng ghi nhận, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng hệ thống pháp luật về quyền con người" và "thúc đẩy hợp tác, đối thoại ở cấp khu vực và quốc tế về vấn đề quyền con người". Mặc dù vậy theo FIDH, kể từ báo cáo Kiểm điểm định kỳ phổ quát năm 2014, giới chức Việt Nam đã tăng cường việc đàn áp lên xã hội dân sự và những người chỉ trích chính phủ. Chính quyền Việt Nam đã bắt giam hoặc bỏ tù ít nhất 160 người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động ôn hòa, theo ghi nhận của FIDH và VCHR từ tháng 2/2014 đến tháng 7/2018. Một báo cáo chung mà cả hai nhóm nhân quyền này đưa ra vào tháng 7 nêu ra nhiều trường hợp nhân quyền đáng quan ngại cũng như đưa ra những khuyến nghị để Việt Nam cải thiện tình hình nhân quyền. FIDH và VCHR đưa ra một ví dụ về việc đàn áp tự do báo chí của Chính phủ Hà Nội trong năm qua dù Luật Báo chí của Việt Nam quy định "tự do báo chí và tự do bày tỏ chính kiến" cũng như khẳng định quy tắc "không kiểm duyệt việc phát hành và phát thanh." Đó là trường hợp báo Tuổi trẻ Online bị đình bản ba tháng vào giữa năm nay vì đăng các bài viết liên quan đến luật đặc khu mà trong đó theo chính quyền Hà Nội có những thông tin "sai lệch". "Báo cáo của Chính phủ (Việt Nam) cho UPR đầy những tuyên bố trái với thực tại và che giấu việc đàn áp khốc liệt xã hội dân sự bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ", Chủ tịch VCHR Võ Văn Ái nói. "Trong một đất nước nơi dân chủ đồng nghĩa với phản động thì lời rêu rao trong bản báo cáo của nhà cầm quyền đảng Cộng sản Việt Nam đang đề cao dân chủ là không có thực". Theo dự kiến, phiên kiểm điểm định kỳ phổ quát lần thứ ba của Việt Nam với LHQ sẽ diễn ra vào ngày 22/1/2019 tại trụ sở của UN tại Geneve, Thụy Sỹ. Nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-bi-to-che-giau-vi-pham-nhan-quyen-trong-bao-cao-dinh-ky-pho-quat/4559074.html | |
Trao đổi với cựu Chủ tịch Trương Tấn Sang Posted: 06 Sep 2018 01:49 PM PDT Nguyễn Đình Cống 1-Giới thiệu Đầu năm 2018, cựu chủ tịch nước Trương Tấn Sang viết bài "Lịch sử giúp chúng ta hiểu về hiện tại, dự báo tương lai". Ông trình bày việc, sau khi về hưu, nhờ đọc sách Bão táp Triều Trần, chiêm nghiệm lịch sử và thực tế mà hiểu ra rằng đất nước hưng thịnh nhờ có vua sáng tôi hiền, còn đất nước suy vong cơ bản là do tài năng yếu kém và đạo đức suy đồi của những người cầm quyền. Rồi ông đặt câu hỏi "Đảng này, chế độ này, đất nước này sẽ đi về đâu". Ông kết thúc bằng niềm tin vào Đảng để bước vào năm mới Mậu Tuất. Ngày 2 tháng 9 ông Sang lại cho công bố bài "Quyền lực, trách nhiệm người lãnh đạo và niềm tin của nhân dân". Viết bài này nhờ việc ông đọc được 2 tập hồi ký của Lý Quang Diệu. Ông nêu ra sự thành công của Lý Quang Diệu ở Singapore, Pắc Chung Hy ở Nam Hàn, sự độc tài, tham nhũng của Suharto ở Indonesia và của Marcos ở Philippin. Ông liên hệ tình hình Việt Nam và cho rằng đất nước đang rơi vào tình trạng tụt hậu, thua kém là do "sự thao túng của một bộ phận cán bộ lãnh đạo suy thoái, hành động vì lợi ích cá nhân, không vì lợi ích Tổ quốc". Ông kết thúc bài viết như sau : "Ðiều đáng mừng là những gì Ðảng, Nhà nước đã làm được,… Thời gian và cơ hội không chờ đợi ai. Có được niềm tin của nhân dân thì không một trở lực nào có thể ngăn cản chúng ta xây dựng thành công đất nước giàu mạnh". Về bài " Lịch sử giúp chúng ta…", trước đây vào tháng 1/2018 tôi đã viết bài phê phán: "Nhận thức muộn và nhầm của cựu Chủ tich nước". Nay nhân bài "Quyền lực, trách nhiệm người lãnh đạo…" tôi xin bàn chút ít về các cán bộ lãnh đạo của cộng sản và phân tích thêm nhận thức sai lầm của ông Sang. 2- Về trình độ cán bộ lãnh đạo của cộng sản Trong quyển sách "Thất bại lớn", Brzezinski cho rằng phong trào cộng sản tất yếu sẽ sụp đổ vì kém trí tuệ. Có thể dễ dàng chứng minh được rằng các tổ sư như Mác, Engels, Lênin, Stalin, Mao Trạch Đông cũng đều kém trí tuệ. Họ thành công được một phần nào đó vì có lắm mưu mẹo, lắm thủ đoạn, họ sử dụng được bạo lực (ban đầu là của quần chúng, về sau là của chuyên chế) , họ giỏi dùng ngụy biện, tuyên truyền dối trá kết hợp tạo ra sùng bái cá nhân, họ đánh lừa được hàng trăm triệu người. Nhưng rồi đã có nhiều công trình chứng tỏ rằng Chủ nghĩa Mác Lênin đặt nền móng trên những sai lầm cơ bản và các tổ sư của phong trào cộng sản sau khi nắm chính quyền đã phạm nhiều tội ác đối với nhân loại. Riêng ở Việt Nam, những người lãnh đạo cấp cao, kém trí tuệ như Nông Đức Mạnh, Đỗ Mười v.v… có thể kể ra hàng hàng trăm, hàng ngàn. Có một số ít, được công nhận tương đối có trí tuệ trong một vài lĩnh vực như Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Võ Văn Kiệt v.v.., nhưng điều quan trọng nhất là con đường họ đã chọn để dẫn dắt dân tộc là sai lầm, chủ nghĩa họ tôn thờ là phản tiến bộ. Cũng đã có một số người đủ thông minh để nhận thức ra quy luật của phát triển như Trần Độ, Trần Xuân Bách, Nguyễn Kiến Giang v.v…, nhưng họ bị loại bỏ. Riêng Hồ Chí Minh, một con người đầy bí ẩn, tuy được suy tôn lãnh tụ vĩ đại, nhưng cũng chưa kết luận được là biết mệnh trời và hiểu lòng người, đã thoát khỏi tình trạng vô minh. Phong trào cộng sản trên thế giới cũng như ở VN, thời gian đầu có thu hút được một số ít người tài giỏi, nhưng càng về sau số người có trí tuệ càng giảm. Số thì bị loại trừ, số thì công khai hoặc lặng lẽ từ bỏ. Tại sao cộng sản vốn kém trí tuệ mà họ đã từng thành công một số nơi và đã từng là mối lo cho thế giới dân chủ. Cộng sản kém trí tuệ, nhưng để lôi kéo, lãnh đạo quần chúng đông đảo công nông binh thường chỉ cần đẩy mạnh tuyên truyền và hứa hẹn về quyền lợi trước mắt, chỉ cần tạo dựng được lãnh tụ đầy sức hấp dẫn, kết hợp sự khủng bố tàn độc đối với "kẻ thù giai cấp hoặc thế lực thù địch". Mà những việc này cộng sản khá thành thạo. Ông cựu Chủ tịch Sang kể rằng, sau khi về hưu mới có dịp đọc "Bão táp Triều Trần", "Hồi ký Lý Quang Diệu", còn khi tại chức ông chẳng có thời gian để đọc sách. Chắc rằng đại đa số các cán bộ lãnh đạo các cấp của cộng sản, kể cả các vị trong Hội đồng lý luận, trong trung ương và cả trong Bộ Chính trị cũng rất ít đọc sách. Trong các cán bộ cao cấp đã về hưu, ông Sang tỏ ra là người có đọc được vài quyển trong hàng trăm tác phẩm cần đọc. Mà các chính trị gia cần đọc từ lúc còn rất trẻ chứ không phải đợi đến lúc về hưu. Ông Sang thể hiện có đọc sách để có chút tự hào với nhiều người cùng trình độ và hoàn cảnh. Nhưng rồi việc làm đó phơi trần sự kém cỏi về kiến thức, sự thiếu hụt về trí tuệ của cán bộ lãnh đạo trước mắt toàn dân và đặc biệt là trước mắt tầng lớp trí thức. Cán bộ lãnh đạo của cộng sản tưởng nhầm rằng biết được vài luận thuyết của Chủ nghĩa Mác Lê là có thể lãnh đạo việc quản trị đất nước. Mà khốn thay các luận thuyết ấy đang chứng tỏ sai lầm, càng tiếp thu nhiều lý luận Mác Lê càng làm cho con người ta trở nên ngu dốt, xơ cứng, bảo thủ. 3- Nhận xét về bài của ông Sang Ông Nguyễn Khắc Mai đã có những nhận xét rất hay về bài viết vừa rồi của ông Sang (Bài: Chủ nhật buồn, trò chuyện với anh Trương). Tôi làm việc "tát nước theo mưa". Phải chăng những điều cơ bản ông Sang viết ra trong 2 bài trên là nhận thức mới có được sau khi đã về hưu, sau khi đọc được Bão táp Triều Trần và Nhật ký Lý Quang Diệu. Phải chăng trong lúc làm Chủ tịch nước ông chưa từng biết đến điều ông vừa viết. Nếu quả như thế thật thì ông Tư Sang quá kém về trí tuệ, vậy ông nhờ vào thủ đoạn nào, mẹo mực nào, dựa vào thế lực nào để làm đến Chủ tịch nước. Hay là hồi làm Chủ tịch ông cũng biết cả rồi nhưng không dám nói, không thể viết vì "há miệng mắc quai". Ông Sang đã có được cái nhìn thực tế vào xã hội Việt Nam, thấy được những bầy sâu đang đục khoét, thấy đất nước nợ nần và lệ thuộc, mắc kẹt trong "bẫy thu nhập trung bình". Ông cho rằng "nguyên nhân là sự thao túng của một bộ phận cán bộ lãnh đạo suy thoái" . Rồi ông đặt câu hỏi: Phải làm gì để Ðảng Cộng sản Việt Nam luôn được nhân dân tin tưởng, trường tồn cùng non sông đất nước? Nhiều ông bà cán bộ cao cấp khác về hưu chỉ lo cho cuộc sống gia đình, không quan tâm đến thế sự. Ông Sang có hơn bọn họ, có đọc sách, có viết bài. Tuy vậy ông Sang đã tỏ ra yếu về trí tuệ và thiếu gương mẫu. Về trí tuệ, ông Sang không thấy được nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân sâu xa của tham nhũng, của lợi ích nhóm nằm ở trong sự độc quyền đảng trị, ở việc đặt Đảng cao hơn tất cả. Những thứ đó do chủ thuyết Mác Lê sinh ra và nuôi dưỡng. Việc đổ lỗi cho một số cán bộ suy thoái là không sai, nhưng chưa đúng, chưa chỉ ra bản chất. Theo Nguyễn Khắc Mai, ông Sang tuy có biết Marcos và Suharto độc quyền, tham nhũng, đẩy đất nước vào khó khăn, đã bị lật đổ, nhưng không biết đến hoặc không dám nói đến động lực của sự lật đổ là nhân dân, là chế độ đa đảng với bầu cử tự do, với nền dân chủ tam quyền phân lập. Ở ta, ĐCS phản ứng với những thứ đó như đỉa phải vôi, thế thì làm sao họ chấp nhận để nhân dân lật đổ độc tài. Nhắc tới sự liêm khiết của Pắc Chung Hy và Lý Quang Diệu, ông Mai nhắn ông Sang liên hệ bản thân, xem có dám minh bạch về tài sản và nhóm lợi ích sân sau không. Tôi chỉ muốn nhắc ông Sang rằng ông đã mê muội, đã bị nhồi sọ quá sâu về chủ thuyết Mác Lê và sự độc quyền toàn trị của đảng cộng sản. Trong nhiệm kỳ Chủ tịch nước chưa thấy ông làm được việc gì, có được chủ trương gì để nâng cao dân chủ và nhân quyền, để làm giảm oan sai của dân. Về hưu rồi, có thấy được một vài sự thật mà khi còn tại chức ông bị bưng bít và tự bưng bít, nhưng ông vẫn một lòng trông đợi vào Đảng có thể lấy lại lòng tin của dân. Một thời dân đã vì lòng tốt mà bị mắc lừa, tin vào Đảng. Ngày nay, khi đã nắm chắc quyện lực, Đảng đã lộ rõ bản chất độc đoán, phần lớn nhân dân đã thấy rõ lòng tin của họ bị phản bội. Nhắc ông đừng hy vọng vào việc xui nhân dân tiếp tục tin vào Đảng nếu như đảng ấy vẫn kiên trì Mác Lê và độc quyền. Chắc rằng cộng sản đã đem lại cho ông quá nhiều quyền lợi, không dễ gì ông thấy được sự thối nát của nó. Nếu như ông chưa thấy được những sai lầm và tội ác của cộng sản để đứng về phía nhân dân đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền, để thoát cộng sản và Tàu khựa Đại Hán mà vẫn tiếp tục viết những bài nhằm lấy lại lòng tin của dân thì tôi e rằng ông đã nhầm. Gần cuối bài ông viết: "Phải đặt sang một bên những do dự và ngại ngần, quyết liệt và không chậm trễ trong việc loại trừ những nhân tố gây phương hại đến niềm tin của nhân dân, cản trở sự phát triển của đất nước". Nghe thì rất hay, rất đúng về nguyên lý, nhưng nó rất tù mù ở khái niệm " nhân tố gây phương hại…". Những người đấu tranh vì dân chủ cho rằng nhân tố đó chính là Chủ nghĩa Mác Lê, chính là sự độc quyền toàn trị của ĐCS. Còn theo ông, nhân tố đó là cái gì thì xin nói thẳng ra. Phải chăng như ông đã viết, đó là "sự thao túng của một bộ phận cán bộ lãnh đạo suy thoái". Đã bao giờ ông chịu khó suy nghĩ để biết cái bọn suy thoái âý sinh ra từ đâu và được nuôi dướng như thế nào để trở thành " cả bầy sâu". Như lời nhắc ở cuối bài của ông Nguyễn Khắc Mai, ông Tư Sang nên biết xấu hổ và sám hối. Khi ông chịu khó suy nghĩ để nhận ra sự thật, rồi đứng về phía nhân dân để đấu tranh cho nhân quyền , cho tự do và hạnh phúc của nhân dân thì mới là thức thời, còn nếu vẫn tiếp tục luận điệu như các bài vừa nêu thì may lắm ông có thể đánh lừa một số kẻ thân tín cùng phe nhóm, còn không có hy vọng gì vận động để nhân dân tăng lòng tin vào đảng của ông đang trên con đường rệu rã, sụp đổ. Tôi ngờ rằng ông Sang chưa đọc được những quyển sách như: Thất bại lớn (Brzezínki), Giai cấp mới (Milovan), Cách mạng 1989 ( Sebattian), Chủ nghĩa phát xít (Zeliu Zelev), Trần Đức Thảo - Những lời trăng trối ( Phan Ngọc Khuê), Đêm giữa ban ngày (Vũ Thư Hiên), Mặt thật (Thành Tín) và nhiều quyển quan trọng khác mô tả những phần sự thật của phong trào cộng sản, của Chủ nghĩa Mác Lê. Chắc rằng ông Sang cũng chưa được nghe, được đối thoại với những người vạch ra những sai lầm cơ bản của Mác Lê. Nếu ông muốn nghe, muốn biết và có lời mời chân thành, tôi vui lòng đến gặp và trao đổi với ông về những vấn đề trên với tinh thần giữa những người bạn hưu trí. Điện thoại của tôi : 01689 578 620. Email : ndcong37@gmail.com N.Đ.C. Tác giả gửi BVN | |
EVFTA: Cơ hội hành động (Phần 2) Posted: 06 Sep 2018 01:46 PM PDT Thục Quyên Những diễn tiến đáng chú ý 1/ Từ khi Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) được phê chuẩn năm 2012 tới nay, đã có 7 cuộc Đối thoại Nhân quyền thường niên giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam. Tình trạng nhân quyền ngày càng tồi tệ tại VN cho thấy những cuộc đối thoại này hoàn toàn không đạt được một kết quả khả quan nào và Việt Nam không tôn trọng những điều đã ký kết. Sau hoặc trước những cuộc Đối thoại, Phái đoàn Liên minh Châu Âu luôn có những buổi tiếp xúc với một số nhân vật VN thuộc khối Xã hội Dân sự tự do, nhưng cho tới nay chưa thấy Liên minh Châu Âu thực tình đặt điều kiện với nhà nước Việt Nam phải chấp nhận sự tham gia của các tổ chức độc lập vào công việc giám sát. Đại diện Phái đoàn EU đã tìm cách khỏa lấp bằng lập luận khó có thể biết tổ chức nào là chính quyền chỉ định, tổ chức nào thật sự độc lập ( theo tin một người tham dự cuộc tiếp xúc tháng 11/2017) (4) Trong khi trong bản thông cáo báo chí ngày 23/02/2017 sau cuộc viếng thăm Việt Nam, ông Panzeri, Chủ tịch Tiểu ban Nhân quyền Quốc hội Âu châu, đã có nhận định rõ ràng là (5) ......đòi hỏi đăng ký với Mặt trận Tổ quốc loại trừ khả năng độc lập... (của các tổ chức phi chính phủ: xã hội, tôn giáo...). Như vậy không hề có sự khó khăn để nhận định những tổ chức độc lập. 2/ Ngày 26/02/2016 sau khi thụ lý hồ sơ khiếu nại của Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) và Uỷ ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam (VCHR) vì lý do Ủy ban Châu Âu đã không tiến hành đánh giá tác động nhân quyền trong bối cảnh đàm phán để ký kết Hiệp định Thương mại Tự do với Việt Nam, bà O´Reilly, Thanh Tra Liên Âu, đã đưa ra phán quyết: Ủy ban Châu Âu đã không cắt nghĩa được một cách hợp lý việc từ chối thực hiện đánh giá tác động nhân quyền tiền hiệp định, trong khi các cuộc đàm phán về Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam đã đang tiếp diễn. Đây là một sai phạm quản lý nghiêm trọng (6). Điều này cho thấy, Ủy ban Châu Âu tuy đã có những buổi tham khảo các tổ chức phi chính phủ nhưng tiến trình đàm phán đã được kết thúc với những sơ suất mà Quốc hội Âu Châu cần được lưu ý phải xem xét, đòi hỏi sửa đổi và bổ xung trước khi phê chuẩn. ̣Đây là giai đoạn cần những hoạt động tích cực của các tổ chức phi chính phủ, Xã hội Dân sự độc lập. 3/ Trong 7 thông cáo báo chí sau 7 cuộc Đối thoại Nhân quyền thường niên, Liên minh Châu Âu luôn đề cập tới vấn đề Việt Nam cần phải tôn trọng và bảo vệ Nhân quyền. Quốc Hội Âu Châu cũng đã ra những nghị quyết gần như mỗi năm về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, mới đây là nghị quyết về quyền tự do bày tỏ ở Việt Nam (7) và đã bị ông Nguyễn Thanh Sơn – Chánh văn phòng – Văn phòng Thường trực Nhân quyền của Việt Nam, kết án là không khách quan, can thiệp vào công việc nội bộ của VN, sử dụng những thông tin sai lệch qua những kênh không chính thống xuất phát từ những cá nhân có tư tưởng chống đối VN, xuyên tạc tình hình nhân quyền VN (8). Những tổ chức phi chính phủ, xã hội dân sự, cần nghiên cứu kỹ và phản biện chi tiết những lập luận của nhà nước Việt Nam, với những bằng chứng cụ thể, để trình Quốc hội Âu Châu trước khi 750 nghị viên biểu quyết phê chuẩn EVFTA. 4/ Ngày 16/04/2018, 19 hiệp hội thương mại Việt Nam và quốc tế đã gửi một tuyên bố chung ủng hộ xúc tiến nhanh chóng EVFTA (9). Trong thư, họ đã chỉ trích Chúng tôi kêu gọi Hội Đồng Châu Âu, Hội Đồng Bộ Trưởng và Quốc Hội Âu Châu .....Đưa ra các mối quan ngại trên, chúng tôi muốn đảm bảo rằng chính sách thương mại của LM Châu Âu tiếp tục phục vụ lời hứa về tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và cam kết phát triển bền vững. 5/ Ngược lại, theo tài liệu của đảng Việt Tân (10), ngày 6/06/2018, một kiến nghị gửi theo dạng thư ngỏ, ký tên 90 tổ chức VN và quốc tế, trong đó có đảng Việt Tân, hội Bầu Bí Tương Thân, hội Anh Em Dân Chủ, hội Bảo Vệ Người Bảo Vệ Nhân Quyền, Reporters without Borders (Phóng Viên không Biên Giới), v.v... đã kêu gọi Liên minh Âu Châu bác bỏ Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) vì tình trạng quá tồi tệ về nhân quyền tại Việt Nam. Lời bàn Như đã viết trong phần 1 của bài, trong bối cảnh thương mại thế giới đầy bất ổn hiện nay, một cánh cửa đưa tới sự ổn định với thị trường Âu Châu là con đường sống cho doanh nghiệp Việt Nam. Giảm lệ thuộc kinh tế là ngõ thoát thiết yếu cho Việt Nam khỏi lệ thuộc chính trị vào Trung Quốc. Còn đối với Liên minh Châu Âu, trong tình trạng chiến tranh thương mại giữa các nền kinh tế lớn, con đường thông thương này với VN cũng là một miếng mồi rất hấp dẫn mà họ đang cố đạt được. LM Châu Âu cũng rất ý thức sự cạnh tranh với Trung Quốc tại VN là một vấn đề hóc búa, vì LM phải tôn trọng các giá trị nhân bản của Âu Châu. Cũng cần phải hiểu là hiện nay đường hướng của Âu Châu, để có thể ảnh hưởng tích cực nhất, là tham gia thay vì cắt đứt liên hệ. Chính vì những giá trị này mà LM Châu Âu là một đối tác quí báu của người dân Việt, một lý do chính đáng để mọi người, mọi tổ chức, cần thực tiễn hợp lực với Quốc hội Âu Châu đòi hỏi Việt Nam phải hoàn tất một số điều kiện về tôn trọng quyền con người, quyền công nhân, bảo vệ môi trường trước khi EVFTA được phê chuẩn. Đòi bác bỏ hoàn toàn Hiệp định Thương mại Tự do là một ý kiến không có lợi cho người dân Việt Nam và là một sự chống đối quá cực đoan, đẩy Liên minh Châu Âu vào thế kẹt trong bối cảnh thương mại hiện tại, có thể đi đến hiệu ứng Boomerang. ----------- (6) https://www.ombudsman.europa.eu/en/decision/en/64308 (7) https://eeas.europa.eu/sites/eeas/file/ep_resolution_2017_on_freedom_of_expression_vi.pdf (8) https://vov.vn/chinh-tri/nhan-quyen-o-viet-nam-dang-bi-nhin-nhan-sai-lech-258794.vov (9) https://www.amfori.org/sites/default/files/20180412%20-%20EVFTA%20Joint%20Statement.pdf https://www.amfori.org/news/leading-call-prompt-finalisation-eu-vietnam-trade-deal T.Q. Tác giả gửi BVN This posting includes an audio/video/photo media file: Download Now | |
Công an chính là “thế lực thù địch”, kích động bạo lực khi dân biểu tình ôn hoà! Posted: 06 Sep 2018 01:42 PM PDT Khoa Duy Rạng sáng ngày 3/9/2018, người dân ở huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi đã chặn Quốc lộ 1A yêu cầu chính quyền trả lời, có hay không việc nhà máy xử lý rác gây ô nhiễm đang hoạt động trở lại một cách lén lút. Nhưng chính quyền đã không đối thoại, mà cho lực lượng CA, CSCĐ đến đàn áp, bắt bớ nhiều người biểu tình ôn hoà. Một số người dân bị thương khi đối diện với lực lượng chức năng được điều động đến để "vãn hồi trật tự, giải tán đám đông" biểu tình. Phía "người của chính quyền" cũng có vài người bị thương tích nhẹ. Tổng số người biểu tình bị CA bắt giữ được cho là 31 người (CA và vài tờ báo đưa tin, nói rằng chỉ có 9 người bị bắt). Trong ngày 3/8/2018, người dân Đức Phổ liên tục kéo đến trụ sở xã Phổ Thạnh, nơi đang giam giữ trái phép những người biểu tình để yêu cầu chính quyền trả tự do cho họ. Thế nhưng, yêu cầu của người dân không được đáp ứng. Một số người dân cho biết, sáng ngày 4/9/2018, có khoảng hơn hai ngàn người dân huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi tập hợp lại rồi kéo đến bao vây UBND xã Phổ Thạnh để tiếp tục "đòi người", cũng như yêu cầu chính quyền phải có câu trả lời về vấn đề nhà máy xử lý rác thải đang tiếp tục lén lút hoạt động. Lâu nay, khi dân biểu tình phản đối một vấn đề sai trái nào đó của chính quyền, thời gian đầu, cuộc biểu tình rất ôn hoà, nhưng chẳng bao lâu sau lại xảy ra tình trạng người biểu tình "quá khích nên đập phá, chống trả lực lượng chức năng". Mức độ nặng hơn sẽ trở thành bạo động, bạo loạn như đã diễn ra ở Phan Rí, Phan Thiết ngày 10/6, khi lúc đầu người dân biểu tình ôn hoà, phản đối Luật An ninh mạng và dự luật Đặc Khu. Khi sự việc như thế xảy ra, chính quyền luôn quy lỗi thuộc về người dân, để rồi họ kết luận rằng: biểu tình là không nên, là sai, là ảnh hưởng đến sự phát triển đất nước, đe dọa an ninh trật tự … Rồi cơ quan an ninh điều tra vào cuộc, bố ráp, bắt bớ hàng loạt người dân được cho là "cầm đầu, quá khích, đập phá", hoặc cho là người của "thế lực thù địch". Tùy theo mức độ vi phạm, nếu chính quyền đánh giá "mức độ vi phạm nhẹ" thì họ sẽ được "khoan hồng", chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về tội gây rối trật tự công cộng. Ngược lại, khi chính quyền nâng quan điểm lên thành "mức độ nặng" cần phải có "án tù răn đe cho người khác" thì họ sẽ bị bắt, bị đưa ra tòa xét xử, kêu án tù những người biểu tình bị gán cho cái tội "quá khích, bạo động". Chưa hết, Ban Tuyên giáo cùng với hơn 700 cơ quan truyền thông dưới sự kiểm soát của chính quyền, sẽ được lệnh "thêu hoa, dệt gấm", "thêm mắm dặm muối" câu chuyện "biểu tình – bạo động" sao cho thật nhiều tình tiết ly kỳ, càng thật ly kỳ để đổ hết tội cho người dân càng tốt. Nào là có người của "thế lực thù địch" đã thuê con nghiện đi biểu tình. Nào là bị Việt Tân xúi giục, kích động, cho tiền để lôi kéo người dân xuống đường với mục đích "chống chính quyền nhân dân"!… Thực tế, vấn đề "quá khích, đập phá, bạo động, bạo loạn" xảy ra trong những cuộc biểu tình ôn hoà của người dân, xuất phát từ đâu? Thủ phạm châm ngòi nổ, kích động để biến cuộc biểu tình ôn hoà thành bạo động là từ dân hay từ chính quyền? Lâu nay, dư luận vẫn râm ran rằng: thủ phạm không ai khác chính là an ninh, mật vụ thường phục trà trộn vào đám đông biểu tình, rồi kích động, ra tay đập phá trước để người dân phản ứng dây chuyền theo tâm lí đám đông, đặc biệt, khi mà họ đang ở trạng thái ức chế cao độ. Không phải ngẫu nhiên có chuyện dư luận đồn đoán như thế, mà đó là thực tế đã diễn ra, chẳng qua người dân không có bằng chứng, "bắt tận tay, day tận trán" mà thôi. Trời bất dung gian, hôm qua 4/9/2018, người dân huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi đã bắt giữ được hai đối tượng giả danh công an khi cả hai đang cố gắng thực hiện nhiệm vụ hết sức khốn nạn: kích động, đập phá để biến cuộc biểu tình của người dân Đức Phổ, Quảng Ngãi đi đến bạo động, bạo loạn! Trên mạng xã hội nhanh chóng lan truyền rộng rãi clip bắt giữ hai đối tượng "lạ" này, cùng những dòng chia sẻ, cho rằng, lý do người dân có thể bắt giữ được 2 "đồng chí" này là nhờ người dân Đức Phổ đề cao cảnh giác. Điều này hoàn toàn không sai, tuy nhiên, có thể chưa đúng lắm. Lý do thật sự để người biểu tình ở Đức Phổ, Quảng Ngãi tăng cường đề cao cảnh giác, rồi bắt ngay những thành phần trà trộn kích động, đập phá vừa nêu, là do: – Huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi là cái "nôi cộng sản", nên tất yếu sẽ hiểu nhau về bản chất của nhau. – Lý do này mới tạo ra thành công nhất: Rất, rất nhiều con em ở Đức Phổ đang công tác trong ngành CA của tỉnh. Nên rất có thể, trong sâu thẳm những con em CA này không muốn "đặt bẫy" để gài chính người thân, đồng hương của mình vướng vòng lao lí. Nên "kế hoạch" cài cắm người trà trộn vẫn tiến hành, nhưng có một hoặc nhiều "đồng chí" lại âm thầm bắn tin cho người dân, giúp họ tháo cái "bẫy" từ "thế lực thù địch". Nhờ câu chuyện trên, có thêm bằng chứng giúp dân hiểu rõ hơn về bản chất của "thế lực thù địch" nào đã, đang và sẽ ngày đêm chống phá nhân dân, phá hoại đất nước này. K.D. Nguồn: https://baotiengdan.com/2018/09/05/cong-an-chinh-la-the-luc-thu-dich-kich-dong-bao-luc-khi-dan-bieu-tinh-on-hoa/ | |
Sinh viên và quyền chính trị được Hiến định Posted: 06 Sep 2018 01:40 PM PDT Trần Thành Chiều 4-9, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có buổi gặp gỡ và nói chuyện với sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM. Bà yêu cầu các trường đại học phải có các biện pháp giáo dục, giới thiệu cho các sinh viên ngay từ những ngày còn trên ghế nhà trường, để các sinh viên có thể nghiên cứu một cách nghiêm túc về mô hình và nhiệm vụ của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Sao lại giới hạn quyền công dân về chính trị?Lẽ ra, trong bài nói chuyện của mình, bà Nguyễn Thị Kim Ngân cần kêu gọi sinh viên hãy sử dụng "quyền công dân về chính trị" được nêu tại Điều 14, Hiến pháp 2013 để cùng tham gia vào xây dựng đất nước. Thế nhưng bà Chủ tịch Quốc hội lại giới hạn quyền công dân về chính trị, khi cho rằng: "Không chỉ là sinh viên các trường luật, kinh tế mới phải nắm khái niệm nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mà ngay cả trường khoa học, kỹ thuật hay sinh viên y khoa, quốc tế cũng cần phải nắm vững, vì ở vị trí nào, rồi thì các em đều tham gia vào hệ thống quản lý này, là người được tác động hoặc triển khai hoạt động của chính hệ thống nhà nước này". Bà Chủ tịch đưa ra yêu cầu các trường đại học phải tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, qua việc đẩy mạnh các nghiên cứu khoa học, thực tiễn và phát triển lý luận về nhà nước và pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Như vậy, "quyền công dân về chính trị" ở đây của sinh viên lẫn đội ngũ nhà giáo của Đại học Quốc gia TP.HCM, nằm trong khuôn khổ của một loại chính trị thuộc pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Sinh viên có quyền chính trị được Hiến định Dường như bà Chủ tịch Quốc hội quên mất chuyện Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, là một trong những điều ước quốc tế quan trọng nhất về quyền con người, có hiệu lực từ năm 1976. Việt Nam gia nhập Công ước quốc tế này năm 1982. Đơn cử, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, ở Điều 22 nói rằng "mọi người có quyền tự do lập hội với những người khác, kể cả quyền lập và gia nhập các công đoàn để bảo vệ lợi ích của mình. Việc thực hiện quyền này không bị hạn chế, trừ những hạn chế do pháp luật quy định và là cần thiết trong một xã hội dân chủ, vì lợi ích an ninh quốc gia, an toàn và trật tự công cộng, và để bảo vệ sức khoẻ hoặc đạo đức của công chúng hay các quyền và tự do của người khác. Điều này không ngăn cản việc đặt ra những hạn chế hợp pháp trong việc thực hiện quyền này đối với những người làm việc trong các lực lượng vũ trang và cảnh sát. Không một quy định nào của điều này cho phép các quốc gia thành viên đã tham gia Công ước về tự do lập hội và bảo vệ quyền lập hội năm 1948 của Tổ chức Lao động quốc tế được tiến hành những biện pháp lập pháp hoặc hành pháp làm phương hại đến những bảo đảm nêu trong Công ước đó" [tải về tại http://bit.ly/2CsX3Vp]. Có thực tâm muốn là cơ quan dân cử đúng nghĩa?Việc bà Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu sinh viên chỉ được thực hiện quyền công dân về chính trị trong sự giới hạn của pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là vi phạm về Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã ký kết. Bởi pháp quyền, và pháp quyền xã hội chủ nghĩa là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Hiểu một cách đơn giản nhất, trong mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, pháp luật không được đảm bảo là tối cao, vì nó không thể cao hơn sự lãnh đạo của đảng Cộng sản. Ngoài ra, luật pháp còn phải đồng hành cùng các mục tiêu chung trong các chính sách của đảng. Và kết quả là nó dẫn đến một mô hình xã hội toàn trị (authoritarian state). Nói một cách khác, với pháp chế xã hội chủ nghĩa, thì luật pháp bản thân nó là việc luật hóa và hệ thống hóa các chính sách của Đảng; luật là chính sách của Đảng dành cho nhà nước, và được giải thích bởi Quốc hội thông qua các thủ tục lập pháp; chính sách của Đảng là linh hồn và nền tảng của pháp luật. Tại buổi nói chuyện với đại diện thầy, trò của Đại học Quốc gia TP.HCM hôm chiều ngày 4-9, bà Chủ tịch có đề nghị: "Tôi xin đặt hàng với Đại học Quốc gia TP.HCM nghiên cứu về nội dung phát triển lý luận về nhà nước và pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về vai trò của Quốc hội với việc hoàn thiện thể chế, thực hiện tốt nhất tổ chức đại diện dân cử của người dân, là cơ quan quyền lực của nhà nước". Bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có chuyến thăm, làm việc tại Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh Như vậy, liệu với quyền công dân về chính trị, các thầy và trò của Đại học Quốc gia TP.HCM có thật sự được quyền phản biện về những đòi hỏi trong cạnh tranh ở mô hình quản lý xã hội? Theo đó, cần chấm dứt ngay chuyện "luật là chính sách của Đảng dành cho nhà nước và được giải thích bởi Quốc hội thông qua các thủ tục lập pháp". Có phải ở đây bà Chủ tịch Quốc hội muốn đặt hàng cho thầy, trò Đại học Quốc gia TP.HCM, là hãy giúp bà trả lời bằng được câu hỏi phải làm thế nào để đảm bảo pháp luật có được chỗ đứng tối cao trong xã hội, mà không một nhà nước hoặc đảng cầm quyền nào có thể ở trên nó? Tin rằng nếu quyền công dân về chính trị ở Việt Nam được tôn trọng, chắc chắn đề bài cần làm gì để "vai trò của Quốc hội với việc hoàn thiện thể chế, thực hiện tốt nhất tổ chức đại diện dân cử của người dân, là cơ quan quyền lực của nhà nước" mà bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã ra, sẽ có những đáp án đủ sức mạnh để thực thi. T.T.VNTB gửi BVN | |
Nhất đới Nhất lộ hay Thoát Trung Posted: 05 Sep 2018 08:19 PM PDT Nguyễn Quang Dy
"Trí khôn của con người rất mạnh, nhưng chúng ta không nên coi thường sự ngu xuẩn của con người" ("Human wisdom is very powerful, but we should never underestimate human stupidity" - Yuval Noah Harari, "It takes just one fool to start a war"). Ba cơn địa chấn Ngày 9/5/2018 đi vào lịch sử đương đại Malaysia, như một "cơn địa chấn chính trị" (New York Times, May 17, 2018). Sự kiện ông Mahathir Mohamad (93 tuổi) thắng cử còn là một "bước ngoặt chiến lược" trong quan hệ giữa Malaysia với Trung Quốc và sáng kiến "Nhất đới Nhất lộ", với những hệ quả "không định trước" (unintended consequences). Trước đây, sáng kiến "Nhất đới Nhất lộ" của Trung Quốc được triển khai thuận lợi tại Malaysia dưới thời ông Najib Razak, nay bỗng nhiên bị đảo lộn bởi ông Mahathir Mohamad. Hãy hình dung cái cầu khổng lồ "Nhất đới Nhất lộ" bắc ngang qua vùng Đông Nam Á, thì nay "nhịp cầu Malaysia" đang bị cơn địa chấn làm rung chuyển (tuy chưa sụp đổ). Ông Mahathir trở lại chính trường ở tuổi "xưa nay hiếm", liên minh với Anwar Brahim (là đối thủ chính trị) đánh bại Najib Razak để lên làm Thủ tướng. Nhưng ông không chỉ điều tra để luận tội tham nhũng của Najib Razak, mà còn đang xoay trục để "thoát Trung", đảo ngược nhiều chính sách của chính phủ cũ, trong đó có các dự án "Nhất đới Nhất lộ". Bước ngoặt này đang làm Bắc Kinh giật mình, đối phó lúng túng (vì bị bất ngờ). Tuy Bắc Kinh buộc phải xem xét lại để điều chỉnh chính sách, nhưng điều chỉnh như thế nào, và có kịp hay không lại là chuyện khác vì "thiệt hại đã xảy ra rồi" (damage is done). Làn sóng "thoát Trung" trước đây còn âm ỷ thì nay đang lan rộng nhanh sau cơn địa chấn Mahathir. Thực ra, trong năm 2018, Bắc Kinh đã giật mình và bị động đối phó với ba cơn địa chấn. Thứ nhất, Kim Jung-un tìm cách xoay trục để "thoát Trung", thông qua hòa hoãn Liên Triều và Mỹ-Triều nhằm "phi hạt nhân hóa" bán đảo Triều Tiên. Cuộc gặp cấp cao đầy kịch tính Moon-Kim (Panmunjion, 27/4) và Trump-Kim (Singapore, 12/6/2018) làm Bắc Kinh đau đầu vì để mất vai trò chủ đạo khi bị Mỹ và hai bên Triều Tiên gạt ra khỏi cuộc chơi mới. Cơn địa chấn thứ hai là Mahathir lên cầm quyền tại Kuala Lumpur (9/5/2018), đang xoay trục để "thoát Trung", và từng bước rút khỏi cuộc chơi "Nhất đới Nhất lộ". Cơn địa chấn thứ ba là Trump bất ngờ quyết định (6/7/2018) đánh thuế 25% hàng hóa Trung Quốc trị giá 34 tỷ USD, mở màn cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, sau khi Phó thủ tướng Lưu Hạc sang Mỹ đàm phán nhưng thất bại. Đó là ba bước ngoặt lớn có ý nghĩa chiến lược. Có thể nói, ba cơn địa chấn nói trên không chỉ làm Bắc Kinh đau đầu đối phó, mà còn làm nhiều nước khác (trong đó có Việt Nam) cũng giật mình, phải suy nghĩ lại để điều chỉnh chiến lược (trước khi quá muộn). Tuy Malaysia và Bắc Triều Tiên khác nhau, nhưng ý định "thoát Trung" không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên, mà là một xu hướng tất yếu. Trong một bài gần đây tôi có viết: "nếu một số nước ngả theo Trung Quốc là nhất thời do hoàn cảnh hay vì thực dụng nên có thể đảo ngược, thì xu hướng thoát Trung là không thể đảo ngược". Xu hướng thoát Trung Sau nhiều năm ngả theo Trung Quốc, nên bị mắc kẹt vào cái "bẫy nợ" (debt trap) của kế hoạch "Nhất đới Nhất lộ", ông Najib Razak đã đưa Malaysia đến bờ vực phá sản. Nay ông Mahathir Mohamad lên cầm quyền, phải dọn dẹp cái đống tham nhũng và nợ công (250 tỷ USD) do chính phủ cũ để lại. Malaysia là một nước ASEAN có quá trình phát triển đầy ấn tượng (trong thập niên 1980 và 1990), nhưng Malaysia nay đang suy thoái và có nguy cơ trở thành nạn nhân của "chủ nghĩa thực dân mới" (neo-colonialism) mang bản sắc Trung Quốc. Trong chuyến thăm Trung Quốc (17-21/8/2018), Mahathir đã tuyên bố hủy bỏ hai dự án lớn "bất công" mà chính phủ cũ đã ký với Trung Quốc (trị giá hơn 22 tỷ USD), trong đó dự án đường sắt cao tốc phía Đông ECRL (trị giá 20 tỷ USD) và dự án đường dẫn khí đốt (trị giá 2,3 tỷ USD). Ngoài ra, Mahathir còn đang cân nhắc một số dự án lớn khác như khu đô thị Forest City (trị giá 100 tỷ USD) và dự án cảng Melaka (trị giá 10,5 tỷ USD). Forest City là một khu đô thị mới được xây trên 4 hòn đảo nhân tạo, có đủ diện tích cho 700,000 người (chủ yếu nhắm vào người Trung Quốc di cư) làm người ta lo ngại về sự đảo lộn cân bằng sắc tộc. Tại cuộc họp báo cùng Thủ tướng Lý Khắc Cường tại Băc Kinh (20/8/2018), Mahathir đã phát biểu thẳng thừng: "Chúng ta phải luôn nhớ rằng trình độ phát triển của các nước không giống nhau. Chúng tôi không muốn rơi vào tình huống có một loại chủ nghĩa thực dân kiểu mới diễn ra vì các nước nghèo không thể cạnh tranh với các nước giàu, do đó chúng ta cần thương mại công bằng". Tuy đã 93 tuổi, nhưng ông Mahathir làm người ta phải kính nể. Thật là trớ trêu khi Mahathir chỉ trích Trung Quốc là chủ nghĩa thực dân mới, vì trước đây khi còn đang cầm quyền (trong thập niên 1980 và 1990) ông thường chỉ trích phương Tây đúng như vậy. Lúc đó, chính Trung Quốc cũng hay dùng lá bài "chống chủ nghĩa thực dân mới" để chỉ trích phương Tây, nhưng nay chính họ lại trở thành "thực dân mới". "Nhất đới Nhất lộ" chẳng khác gì các hiệp ước bất bình đẳng mà trước đây các nước phương Tây áp đặt cho Trung Quốc. Nó còn nhằm răn đe không cho ai chống đối hay chỉ trích Trung Quốc. Tuy Mahathir không sợ Trung Quốc, nhưng ông vẫn đủ khôn ngoan để không làm mất mặt Bắc Kinh, bằng cách đổ mọi chuyện tồi tệ tại Malaysia cho Najib Razack. Chắc Bắc Kinh không hài lòng với Mahathir, nhưng lúc này phải nhịn để cứu vãn tình thế, và điều chỉnh lại chính sách "Nhất đới Nhất lộ" cho phù hợp hơn với các đối tượng khác nhau. Sau hội nghị Bắc Đới Hà, Tập Cận Bình đã dự môt cuộc họp tại Bắc Kinh (cuối 8/2018) để xem lại chính sách. Tập nói, "Nhất đới Nhất lộ" là sáng kiến hợp tác kinh tế, chứ không phải một liên minh quân sự hay địa chính trị. Đó là một quá trình cởi mở và quy nạp, chứ không phải lập hội kín hay câu lạc bộ…". Việc đầu tư sẽ dựa trên "tham khảo rộng rãi, cùng nhau đóng góp, và chia sẻ lợi ích" (extensive consultation, joint contributions, and shared benefits). (Mahathir, China and neo-colonialism, Richard McGregor, Nikkei, August 30, 2018). Tuy nhiên, có nhiều khả năng Mahathir sẽ chơi lá bài Nhật để tránh dựa quá nhiều vào Trung Quốc. Mahathir tin rằng trong khu vực chỉ có Nhật là thực sự có khả năng đối trọng với Trung Quốc về đầu tư và xây dựng hạ tầng. Trước đây, Mahathir đã nổi tiếng bài ngoại và chống phương Tây, trong khi ngưỡng mộ và muốn hợp tác với Nhật. Nay chắc Mahathir sẽ trở lại chính sách "Hướng Đông" (Look East) như trước, và có thể tăng cường quan hệ với nhóm "tứ Cường" (Quad) gồm Mỹ-Nhật-Ấn-Úc (theo tầm nhìn Indo-Pacific). Nhất đới Nhất lộ và bẫy nợ Theo các nhà quan sát, sáng kiến "Nhất đới Nhất lộ" của Trung Quốc đang bị thụt lùi (setbacks), vì các nước Đông Nam Á bắt đầu chống lại kế hoạch đó (do Trung Quốc dẫn dắt) nhằm thay đổi trật tự khu vực. Bài học Sri Lanka làm nhiều nước tỉnh ngộ khi nước này nợ Trung Quốc quá nhiều, nên buộc phải cho thuê cảng Hambantota tới 99 năm. (Backlash builds against China as Belt and Road ties fray, Hiroyuki Akita, Nikkei, September 2, 2008). Ngoài trường hợp Malaysia, các nước khác trong khu vực ngả theo Trung Quốc nay đều đứng trước vấn đề tương tự về "bẫy nợ", chủ quyền quốc gia, và phản ứng của người dân, nên sớm muộn cũng sẽ đảo chiều. Philippines là một ví dụ. Gần đây Tổng thống Duterte đã thay đổi thái độ đối với Trung Quốc. Trong vòng 10 ngày tháng 8/2018, Duterte đã ba lần phát biểu khác trước về Biển Đông, chứng tỏ có sự rạn nứt giữa Manila và Bắc Kinh. Người Philippine ngày càng thất vọng vì Manila đã thỏa hiệp nhiều với Trung quốc về Biển Đông, nhưng không được đáp lại tương ứng. Vì bầu cử giữa kỳ sắp tới (5/2018) nên Duterte không thể bỏ qua dư luận. Điều chỉnh của Manila phản ánh hai thực tế: Một là Bắc Kinh dùng lợi ích kinh tế của các dự án "Nhất đới Nhất lộ" để lôi kéo các nước khu vực theo họ không hề dễ dàng. Hai là Trung Quốc tuy không có vấn đề lớn về huy động vốn để hỗ trợ các dự án này, nhưng triển khai kém, thiếu minh bạch, và làm nước chủ nhà bất bình. Điều này làm cho các nước vay tiền Trung Quốc sẽ phản ứng lại mỗi khi bị lôi cuốn vào vòng ảnh hưởng của Trung Quốc. Trong khu vực có một số nước láng giềng có vẻ thân Trung Quốc như Thailand, Myanmar, Lào và Campuchea. Lúc đầu, Bắc Kinh muốn dự án "đường sắt cao tốc" Thái-Trung (trị giá 5,5 tỷ USD) chia cho các nhà đầu tư, nhưng sau đó Bangkok quyết định làm chủ tất, vì không muốn Bắc Kinh nắm quyền kiểm soát. Chính phủ quân sự Thái còn đề nghị lập "ngân hàng phát triển khu vực Đông Nam Á" (Southeast Asian regional development bank) làm đối trọng với sáng kiến "Nhất đới Nhất lộ" của Bắc Kinh. Myanmar cũng đòi Trung Quốc giảm quy mô dự án cảng nước sâu Kyauk Pyu (trị giá 7,3 tỷ USD) vì giá quá cao và sợ sa vào bẫy nợ Trung Quốc, và chưa nhất trí triển khai dự án đường sắt cao tốc nối liền hai nước, vì lo ngại Bắc Kinh có thể sử dụng nó vào mục đích quân sự. Tại Lào, đặc khu kinh tế Boten và tuyến đường sắt Boten-Vientiane (trị giá 6 tỷ USD), và tại Campuchia, cảng Shihanoukville và Koh Kong, cũng đang gây tranh cãi. Theo ông Gareth Evans (cựu Ngoại trưởng Úc) "Lào và campuchia, mỗi nước đã vay hơn 5 tỷ USD, nên hiện nay là "chi nhánh của Trung Quốc" (wholely owned subsidiaries of China). Theo Joshua Kurlantzick (Council on Foreign Relations) kế hoạch "Nhất đới Nhất lộ" của Trung Quốc tuy làm các quan chức Mỹ ngạc nhiên và lo ngại, nhưng nó chứa đựng những mầm mống bất ổn, có thể làm cho các nước trong cuộc sẽ đảo chiều chống lại Bắc Kinh chứ không giúp họ có ảnh hưởng và uy tín như người ta vẫn tưởng. (Chinas Risky Play for Global Power, Joshua Kurlantzick, Washington Monthly, September/October 2018). Theo New York Times, kế hoạch "Nhất đới Nhất lộ" của Trung Quốc còn lớn hơn cả Kế hoạch Marshall. Nhưng Kế hoạch Marshall viện trợ chủ yếu là không hoàn lại (grants) trong khi Trung Quốc chủ yếu cho vay làm hạ tầng với lãi suất cao hơn các nhà tài trợ chính (như Nhật). Theo ADB, các nền kinh tế mới nổi tại châu Á cần khoảng 1.700 tỷ USD/năm để duy trì tăng trưởng, xóa đói giảm nghèo và đối phó với biến đổi khí hậu, nhưng Mỹ không thể đáp ứng nhu cầu của các nước đó như Trung Quốc với kế hoạch "Nhất đới Nhất lộ".. Cuộc chiến thương mại giai đoạn hai Theo các chuyên gia, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung có ba vấn đề chính: Thứ nhất là công nghệ, vì Trung Quốc vẫn lệ thuộc vào công nghệ Mỹ (ví dụ ZTE); Thứ hai là tài chính (ví dụ Broadcom muốn mua Qualcomm); Thứ ba là chiến lược, vì Bắc Kinh có thể dùng "bẫy nợ" để kiểm soát các cơ sở hạ tầng quan trọng, thậm chí kiểm soát cả một nước. Trong khi chiến tranh thương mại tiếp tục leo thang, thì kế hoạch "Nhất đới Nhất lộ" đang làm cho một số nước phải nghĩ lại (second thought) và dẫn tới một làn sóng đảo ngược (backlash). Về lâu dài, "bẫy nợ" có thể xô đẩy các nước khu vực chống lại làm Bắc Kinh khó đạt được các mục tiêu kinh tế và chiến lược tại Châu Á như muốn đẩy Mỹ ra khỏi khu vực này. Tuy Mỹ không có khả năng đáp ứng nhu cầu của các nước như Trung Quốc với "Nhất đới Nhất lộ", nhưng sáng kiến này ẩn chứa nhiều bất ổn lâu dài đối với Trung Quốc cũng như các nước vay vốn. Malaysia là một ví dụ về tâm lý dân chúng có thể gây bất ngờ, vì thái độ nghi ngại Trung Quốc có thể biến thành tâm lý bài ngoại và phân biệt sắc tộc nguy hiểm. Theo Bloomberg (30/8/2018), Trump đã nói với các trợ lý rằng ông sẵn sàng áp thuế 25% lên thêm 200 tỷ USD hàng Trung Quốc từ ngày 6/9 (sau khi lấy ý kiến dân chúng). Như vậy, giai đoạn hai sẽ chính thức bắt đầu vào tuần tới, và chắc sẽ không dừng lại cho đến bầu cử giữa kỳ (tháng 11/2018). Vừa qua, đàm phán (cấp Thứ trưởng) không có kết quả. Tuần trước, khi trả lời Reuters , Ông Trump đã nói rằng việc giải quyết chiến tranh thương mại với Trung Quốc sẽ "mất thời gian" và "chưa có khung thời gian" để kết thúc cuộc chiến này. Tuy dự trữ ngoại hối của Bắc Kinh lên đến 3.200 tỉ USD, nhưng nợ công đã vượt 250% GDP. Nay cuộc chiến thương mại đã làm thị trường chứng khoán Shanghai sụt 20%, làm vốn đầu tư đang chạy ra khỏi Trung Quốc, tăng trưởng không thể vượt mức 6%. Mới đấu hiệp một (trị giá 50 tỷ USD), Trung Quốc đã mất hơn 2.000 tỉ USD dự trữ ngoại hối. Nếu đấu hiệp hai (trị giá 200 tỉ USD) thì Trung Quốc sẽ mất bao nhiêu? Sẽ đến lúc Bắc Kinh không còn tiền để đầu tư vào các dự án "Nhất đới Nhất lộ" tại khu vực (trong đó có "ba đặc khu"). Trong khi chờ các chuyên gia kinh tế và chuyên gia luật pháp phân tích mổ xẻ kỹ hơn về hai quả bom "Đặc khu Kinh tế" và "Nhân dân tệ", tôi xin chia sẻ vài suy nghĩ trong bối cảnh quốc tế hiện nay để cùng tham khảo. Thực ra, quyết định cho đồng NDT được chính thức lưu thông trên toàn tuyến biên giới, hay dự luật "ba đặc khu kinh tế", hay ý tưởng lập các "khu hợp tác kinh tế qua biên giới" theo mô hình "hai nước một khu" là một chuỗi sự kiện có chung nguyên nhân và hệ quả như phương trình của một bài toán đã được cài đặt từ trước. Đặc khu kinh tế và nhân dân tệ Gần hai tháng qua, dự luật ba đặc khu kinh tế bị dư luận phản đối dữ dội nên đã hoãn lại (đến hết năm nay), như một quả bom nổ chậm được hẹn giờ lùi lại, nhưng chưa tháo ngòi nên vẫn còn nguy hiểm, trong tình thế "tiến thoái lưỡng nan". Đúng lúc đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lại đổ thêm dầu vào lửa bằng thông tư 19/2018/TT-NHNN (28/8/2018) hướng dẫn thực hiện điều 8 của Hiệp định Thương mại Biên giới do Bộ trưởng Công thương ký (12/9/2016). Thông tư 19 cho phép đồng Nhân dân tệ (Yuan) được lưu thông và thanh toán tại 7 tỉnh biên giới từ ngày 12/10/2018. Một tháng nữa quả bom này sẽ phát nổ. Thứ nhất, theo Hiến pháp Việt Nam, trên toàn quốc chỉ được lưu hành một đồng tiền duy nhất (là VND). Chủ quyền tiền tệ là chủ quyền quốc gia, được Hiến pháp quy định. Thông tư 19 của NHNN cho phép đồng NDT được lưu hành (cùng với VNĐ) là vi hiến và lạm quyền, cần phải thu hồi. Trên thế giới không có nước nào làm như vậy (trừ Zimbabwe). Thứ hai, trong khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang diễn ra (và sẽ kéo theo chiến tranh tiền tệ), việc NHNN cho phép đồng NDT được lưu hành hợp pháp, trong khi vẫn cấm đồng USD không được lưu hành, thì rõ ràng đó là một hành động ủng hộ bên này (Trung Quốc) chống lại bên kia (Mỹ), vi phạm nguyên tắc "ba không" của Đảng và Nhà nước. Thứ ba, trong khi Mỹ đang leo thang trừng phạt Trung Quốc (giai đoạn hai), thì NHNN lại công khai hậu thuẫn Trung Quốc bằng cách mở toang cửa ngõ cho đồng NDT được lưu thông hợp pháp như để "quốc tế hóa" NDT, và thay thế đồng USD. Hành động này chẳng khác gì cung cấp cho Mỹ lý do chính đáng để trừng phạt Việt Nam và không hợp tác với Việt Nam nữa. Đó chính là điều mà Trung Quốc mong muốn, để Việt Nam mãi phu thuộc vào họ. Thứ tư, khi NNHN cho đồng NDT được chính thức lưu hành và thanh toán (song song với VNĐ) trên 7 tỉnh biên giới thì cũng đồng nghĩa cho đồng NDT được tự do lưu hành trên khắp lãnh thổ Việt Nam, vì tiền tệ hầu như không có biên giới. Trong khi đồng NDT mạnh hơn thì đương nhiên VND sẽ bị NDT bóp chết ngay trên sân nhà, không còn an ninh tiền tệ. Đây là quá trình "Nhân dân tệ hóa" kinh tế Việt Nam, mà NHNN lẽ ra phải chống. Thứ năm, Sau khi Việt Nam đã mở toang cửa biên giới cho người Trung Quốc tự do ra vào Việt Nam mà không cần thủ tục XNC, nay NHNN lại mở toang cửa biên giới cho tiền và hàng Trung Quốc tràn vào Việt Nam như sân sau của họ. Để tránh thuế của Mỹ (đợt hai), chắc hàng hóa Trung Quốc sẽ được tuồn sang Việt Nam nhiều hơn, và chủ trương cho phép thanh toán bằng đồng NDT tại Việt Nam sẽ giúp Trung Quốc thúc đẩy quá trình này. Thứ sáu, đáng chú ý là Thông tư 19 được NHNN ban hành một tuần sau khi ông Trần Quốc Vượng (Thường trực Ban Bí thư) sang thăm Bắc Kinh và gặp Tập Cận Bình (20/8/2018), và ngay trước khi chính quyền Trump công bố sẽ đánh thuế 25% lên hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD, bắt đầu từ 6/9/2018 (giai đoạn hai). Đây là thời điểm rất nhạy cảm vì cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang leo thang, bước vào giai đoạn quyết liệt. Lời cuối Trong khi các nước khác trong khu vực (như Malaysia) đang tỉnh ngộ để tìm cách thoát Trung và tránh cái bẫy nợ của "Nhất đới Nhất lộ", thì Việt Nam vẫn đang làm ngược lại bằng dự luật "Ba Đặc khu Kinh tế" và "Thông tư 19" cho phép đồng NDT được lưu hành hợp pháp tại Việt Nam. Đây là hai quả bom nổ chậm đang đe dọa an ninh kinh tế, an ninh tiền tệ, và an ninh quốc gia mà hệ quả trước mắt cũng như lâu dài chưa thể lường hết được. Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang đặt ra những vấn đề mới, với những thách thức và cơ hội mới về đối nội và đối ngoại chưa từng có. Đây là một bước ngoặt Việt Nam phải lựa chọn lợi ích dân tộc trên hết (Việt Nam First), bằng tái cân bằng quan hệ quốc tế và điều chỉnh chiến lược, nhằm thoát khỏi cái vòng kim cô về ý thức hệ đã kìm hãm Việt Nam quá lâu. Nếu không cải cách thể chế toàn diện (cả kinh tế và chính trị) thì sẽ quá muộn. Tham khảo 1. China's debt traps around the world are a trademark of its imperialist ambitions, John Pomfret, Washington Post, August 27, 2018 2. Xi Jinping's aggressive pursuit of global power triggers a praiseworthy backlash, Editorial Board, Washington Post, August 30, 2018 3. Mahathir, China and neo-colonialism, Richard McGregor, Nikkei Asian Review, August 30, 2018 4. Backlash builds against China as Belt and Road ties fray, Hiroyuki Akita, Nikkei Asian Review, September 2, 2008 5. Chinas Risky Play for Global Power, Joshua Kurlantzick, Washington Monthly, September/October 2018 4/9/2018 N.Q.D. Tác giả gửi BVN | |
EVFTA: cơ hội hành động (Phần1) Posted: 05 Sep 2018 08:14 PM PDT Thục Quyên EVFTA là tên viết tắt tiếng Anh của Hiệp định Thương mại Tự do Âu châu-Việt Nam. Nếu chưa rõ EVFTA là gì, xin tạm đọc bài viết trong Facebook "Ai đang cản trở EVFTA" của Nguyễn Anh Tuấn để nắm được đại khái tình hình. Bài cũng đã được đăng lại trong một số báo mạng (1). Và đọc bài "EVFTA, mừng đấy mà vẫn lo đấy" (2) đăng trên tờ Thời báo kinh tế Sài Gòn. Tin tức liên quan đến diễn biến của EVFTA tương đối nhiều, nhưng cho tới nay trong gần hết tất cả những bài trên các báo lề trái cũng như lề phải, phần tin tức chính xác bị phần suy đoán phủ lấp: - nhà cầm quyền VN và các báo lề phải bóp méo tin tức hoặc chỉ đưa những tin có lợi cho điều mình muốn tuyên truyền với dân là nhà nước đang thành công và EVFTA sắp được thông qua. - các nhà hoạt động thì nhặt vài sự kiện rồi suy đoán theo mình và có vẻ chú tâm là nêu rõ tình trạng nhà cầm quyền VN vì đã phạm rất nhiều lỗi lầm, kể cả phạm pháp, nên gây ra cản trở, và có nhiều triển vọng EVFTA sẽ không được phía Liên Minh Châu Âu phê chuẩn. Trong khi cả hai bên đều có vẻ đồng ý đặt kỳ vọng cao vào cây cầu thông thương giữa VN và "siêu thị trường" 27 nền kinh tế Âu châu này, thì lại không bên nào cho thấy sẵn sàng có những hành động để EVFTA thành một thực trạng mang lợi ích cho nền kinh tế VN, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Việt. Tiếng chuông báo động Ngày 10/08/2018 ông Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế Quốc hội Âu Châu, xác nhận trong thư riêng với người viết, là chính ông đã gợi ý, Việt Nam không nhất thiết phải hoàn tất phê chuẩn 3 công ước cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) còn lại là ILO 87 (Tự do liên kết), ILO 98 (Quyền thương lượng tập thể) ILO 105 (Chống lao động cưỡng bức), và lồng vào luật pháp quốc gia, trước khi EVFTA được phê chuẩn. Chỉ cần VN "phải thể hiện được cam kết mang tính ràng buộc về lộ trình phê chuẩn, thực thi và giám sát thực hiện các công ước này". Trong những lần tuyên bố trước đó, ông Lange luôn luôn nhấn mạnh EVFTA là một hiệp định "dựa trên luật lệ". Chiều hướng mới mềm dẻo hơn của ông B.Lange hiện nay, hầu đạt tới việc phê chuẩn EVFTA trước cuộc bầu cử nhiệm kỳ mới của Quốc hội Âu Châu (23-26/05/2019), là một tiếng chuông báo động để tất cả những ai muốn hiệp định thương mại này thực sự mang lợi ích đến cho người dân Việt, phải nghiên cứu kỹ lưỡng hơn về vai trò của những bộ phận làm việc khác nhau của Chính phủ và Quốc hội Liên minh Châu Âu, cũng như những lực đẩy chống hay thuận sự ký kết EVFTA mạnh yếu ra sao, để có hành động cụ thể hợp thời điểm. Quá trình tiến hành EVFTA cho tới nay có bị chậm trễ không? Vì sao? Có, quá trình tiến hành đã có chậm trễ. Sự chậm trễ này cho tới nay hoàn toàn do một thay đổi về thủ tục pháp lý từ phía Âu châu, không hề có chút liên quan nào tới tình trạng đàn áp nhân quyền tại VN hay vụ bắt cóc Trịnh xuân Thanh tại Đức. Từ khi giai đọan đàm phán giữa VN và Âu châu kết thúc ngày 2/12/2015, hai bước tiếp là rà soát pháp lý hiệp ước để ký kết và nhất là phê chuẩn để có hiệu lực, đã bị trì trệ vì cần chờ ý kiến của Toà Công lý Âu Châu (the European Court of Justice) liên quan đến Hiệp ước Thương mại Tự do giữa Âu châu và Singapore, để theo đó, áp dụng cho Việt Nam. Trước đó Ủy ban Châu Âu (European Commission) đã hỏi ý kiến của tòa về một số nội dung trong hiệp định không thuộc thẩm quyền toàn bộ của EU, nhất là hai nội dung đầu tư gián tiếp (portfolio invesment) và giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư với chính quyền sở tại (investor-state dispute settlement). Ngày 16/05/2017 Tòa Công lý Âu Châu đã đưa ra ý kiến rõ ràng: để được thông qua toàn bộ nội dung, cần sự chuẩn y của cả 27 nước thành viên EU (27 vì không còn tính Vương quốc Anh). Để tránh khó khăn này (chỉ cần một trong 27 nước thành viên không phê chuẩn một phần nào của hiệp ước thì hiệp ước không có hiệu lực), một bước đi mới của EVFTA được thống nhất: theo đó, EVFTA được tách làm hai hiệp định, một về Thương mại và một về Bảo hộ đầu tư (IPA). Điều này có nghĩa là gì? Là Hiệp định Thương mại không cần sự phê chuẩn của từng nước thành viên, mà chỉ cần sự phê chuẩn của Liên minh Châu Âu là có triển vọng tạm thời có hiệu lực, mà không phải chờ Hiệp định bảo hộ đầu tư (Xin chú ý chữ có triển vọng, vì hiệp định thương mại giữa Liên minh Châu Âu và Nhật sau khi hoàn tất, đã được gửi trình Hội đồng Liên minh Châu Âu xin ký chính thức mà không chờ Hiệp định bảo hộ đầu tư, và điều này cho tới nay chưa bị chỉ trích). Tình trạng EVFTA hiện nay. Ngày 26/06/2018, Ủy ban Châu Âu và Việt Nam đã công bố chính thức hoàn tất việc rà soát pháp lý đối với Hiệp định Thương mại. Với Hiệp định bảo hộ đầu tư IPA, hai bên mới chỉ kết thúc những thảo luận ban đầu và bước vào giai đọan rà soát pháp lý. Theo quy trình, các hiệp định đã được Ủy ban châu Âu hoàn tất đàm phán, sau khi rà soát pháp lý phải qua 3 giai đoạn tiếp: - được dịch qua 22 ngôn ngữ của 27 nước thành viên. Sau đó chuyển cho: - Hội đồng Liên minh Châu Âu còn gọi là Hội đồng Bộ trưởng (Council of the European Union) bao gồm các Bộ trưởng đại diện các nền kinh tế 27 nước thành viên, xem xét, quyết định việc ký chính thức hiệp định. - rồi tiếp tục được chuyển tới Quốc hội Âu Châu (European Parliament), với thành viên là hơn 750 đại biểu cử tri toàn châu Âu, để phê chuẩn. Trong bối cảnh thương mại thế giới đầy bất ổn hiện nay, một cánh cửa đưa tới sự ổn định với thị trường Âu châu là con đường sống cho doanh nghiệp Việt Nam, nhất là một Việt Nam đang qụy ngã, thoi thóp bởi lệ thuộc chính trị vào Trung Quốc, thì giảm lệ thuộc kinh tế là ngõ thoát thiết yếu. Ngược lại, đối với Liên minh châu Âu, trong tình trạng chiến tranh thương mại giữa các nền kinh tế lớn, con đường thông thương này với VN cũng là một miếng mồi rất hấp dẫn mà họ đang cố đạt được. Hội đồng Bộ trưởng LM Châu Âu khó có thể quyết định ngược lại chiều hướng đó. Trong khi Trung Quốc không dễ gì nhả VN ra và chương trình "đặc khu" chỉ là một trong những âm mưu đang tiến hành với chủ đích nắm chắc VN của họ. Có lẽ vì tin tưởng LM Châu Âu rất muốn và đang tìm mọi cách để thực hiện EVFTA, và tình trạng người dân Việt không chú ý hay không có khả năng tham gia trực tiếp, nhà nước Việt Nam đã không tỏ vẻ e ngại phạm pháp (vụ bắt cóc Trịnh xuân Thanh với tất cả những hệ lụy quốc tế) và còn tăng sức đàn áp, bỏ tù những nhà hoạt động dân chủ, ra luật an ninh mạng để kiểm soát và ngăn chặn sự tự do trao đổi tin tức, hoạt động xã hội trên mạng..... Cơ hội hành động. EVFTA là một hiệp định sẽ được ký kết giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu. Dù nhà nước Việt Nam không chấp nhận sự đóng góp của những cá nhân và tổ chức xã hội dân sự tự do, những cá nhân và tổ chức này vẫn có thể đối tác trực tiếp với những cơ quan của LM Châu Âu để có ảnh hưởng trên hiệp định này. Quan trọng là phương thức làm việc. EVFTA cần phải được phê chuẩn bởi Quốc Hội Âu Châu để có hiệu lực. Ủy ban Thương mại Quốc tế thuộc Quốc hội Âu Châu (INTA/ European Parliament Committee on International Trade) với Chủ tịch đương nhiệm là dân biểu Bernd Lange có nhiệm vụ - nhận định tình hình qua thông tin của đôi bên đàm phán (Ủy ban Châu Âu và nhà nước Việt Nam), - nhắc nhở đôi bên phải hoàn tất những điều kiện đã được định rõ trong văn kiện sau đàm phán và đề nghị cách giải quyết khi có khó khăn - sau đó trình bày trước Quốc hội Châu Âu để xin phê chuẩn. Thời gian INTA đang làm việc cũng là thời gian những tổ chức phi chính phủ / tổ chức tình nguyện tư nhân, tổ chức xã hội dân sự, quốc tế và nhất là Việt Nam, cần nỗ lực tìm hiểu và chính thức liên lạc với các dân biểu của Quốc hội Châu Âu về những điều kiện phê chuẩn, để bảo đảm EVFTA sẽ mang lại lợi ích cho cuộc sống của người dân Việt. Cách lên tiếng chỉ qua những bài chung chung trên các mạng xã hội VN không thay thế được việc làm đứng đắn, nắm vững vấn đề dựa trên bằng chứng, phân tích có quy củ và trực tiếp đối tác với QH Châu Âu của những tổ chức kể trên. Một vài cái thư phản kháng, vài tiếp xúc ngắn ngủi trong những năm qua không đủ làm cơ sở cho QH Âu Châu nhận rõ những điều kiện cần thiết ̣để bảo đảm những đặc tính của EVFTA do chính Liên minh Châu Âu đề ra. Những cam kết của Liên minh Châu Âu Ông Mauro Petriccione, Phó trưởng phái đoàn đàm phán EVFTA, Phó tổng giám đốc Cơ quan Thương mại thuộc Ủy ban Châu Âu (EU Commission), đã viết trong lời mở đầu văn bản EVFTA (3) FTA sẽ giúp thúc đẩy đầu tư chất lượng cao giữa Việt Nam và EU... thúc đẩy bền vững phát triển cho đôi bên, bao gồm cam kết mạnh mẽ bảo vệ quyền cơ bản của mọi người tại nơi làm việc, quyền con người được bao quát hơn, và bảo vệ môi trường... triển khai nền kinh tế vì lợi ích của người dân Việt Nam. Trưởng Đại diện phái đoàn Liên minh Châu Âu tại VN, Đại sứ Bruno Angelet viết: ... (EV) FTA không chỉ có một mục tiêu riêng của nó mà đi cặp với Hiệp định Đối tác và Hợp tác Toàn diện PCA... Liên minh Châu Âu và Việt Nam có một chương trình chung để kích thích tăng trưởng và tạo việc làm, nâng cao khả năng cạnh tranh, và ngoài ra còn đấu tranh chống đói nghèo và củng cố sự canh tân. Liên minh Châu Âu sẽ không thi hành tốt hoặc chỉ thi hành lỏng lẻo những cam kết đó nếu không có sự ràng buộc bởi luật pháp và thường trực giám sát, và nhà nước VN hiện nay thì không phải là một đối tác chú trọng tới những khía cạnh như nhân quyền, quyền cơ bản của công nhân, bảo vệ môi trường, và không chứng tỏ có đủ chuyên viên để kiểm soát những khía cạnh khác trong Hiệp định. T.Q. (Còn tiếp) ____ (1)https://boxitvn.blogspot.com/2018/08/ai-ang-can-tro-evfta.html https://baotiengdan.com/2018/08/04/ai-dang-can-tro-evfta/ (2)https://www.thesaigontimes.vn/274691/EVFTA---mung-day-ma-van-lo-day.html (3)http://trade.ec.europa.eu/doclib/docs/2016/june/tradoc_154622.pdf Tác giả gửi BVN This posting includes an audio/video/photo media file: Download Now | |
Giăng Bẫy nợ: bản sắc của thực dân Trung Quốc Posted: 05 Sep 2018 08:11 PM PDT Phương Thảo Thứ ba tuần trước tại Bắc Kinh, Thủ tướng Malaysia, Mahathir Mohamad tuyên bố rằng Malaysia đã hủy bỏ hai dự án trị giá hàng tỷ đô la vì Malaysia không thể trả nợ. Tuy nhiên theo John Pomfret, nhà lãnh đạo người Malaysia 93 tuổi này đã nêu ra một điểm quan trọng đó là liệu Trung Quốc có trở thành một kiểu quyền lực đế quốc mới không. Sụp bẫy nợ Montenegro lấy tiền của Trung Quốc, lao động, vật liệu xây dựng và kỹ thuật để xây dựng một đường cao tốc từ cảng trên Biển Adriatic về phía Serbia. Nhưng bây giờ với đường cao tốc được xây dựng chưa được phân nửa, quốc gia Balkan nhỏ bé phải đối mặt với viễn cảnh nợ phát sinh hơn 80% tổng sản phẩm quốc nội. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF cho biết Montenegro không đủ tiền để hoàn thành dự án. Sri Lanka rất mắc nợ Trung Quốc sau khi phê chuẩn một chuỗi các dự án đầy tham vọng đến nỗi năm ngoái đã buộc phải cho một công ty Trung Quốc thuê một cảng ở Hambantota trong 99 năm. Mỹ và Nhật Bản quan ngại rằng Trung Quốc có kế hoạch sử dụng cảng này làm tiền đồn hải quân đã khiến họ tăng viện trợ quân sự cho quốc đảo này. Hôm thứ Tư, Bộ trưởng Quốc phòng Sri Lanka tuyên bố sẽ không cho phép Trung Quốc sử dụng cảng vì mục đích quân sự.
Tại Pakistan vẫn đang diễn ra một 'cuộc cách mạng Trung Quốc' Pakistan đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nợ toàn diện. Cho đến nay, một số dự án trị giá 27 tỷ đô la đang được xây dựng trong một phần của kế hoạch 62 tỷ đô la để hồi sinh nền kinh tế Pakistan. Nhưng, cũng như với Montenegro, IMF đã cảnh báo Pakistan rằng họ không đủ khả năng hoàn trả các khoản nợ Trung Quốc - ít nhất là 10 tỷ đô la Mỹ. Chính phủ mới của Pakistan hiện đang xem xét yêu cầu IMF cho một gói cứu trợ chỉ vài ngày sau khi Thủ tướng mới của Pakistan Imran Khan thắng cử và được người bạn Trung Quốc "thân thiết" của Pakistan bồi thêm 2 tỷ USD nợ vào tháng trước. Một tuyến đường sắt xuyên Lào do Trung Quốc xây dựng có giá trị bằng một nửa GDP của quốc gia này. Trong một báo cáo của hai nhà nghiên cứu từ Trường Kennedy của Harvard có dẫn lời cựu Ngoại trưởng Úc Gareth Evans rằng Lào và Campuchia, mỗi quốc gia đã vay hơn 5 tỷ USD, hiện nay "hoàn toàn là các công ty con của Trung Quốc." Hình thành "Chinatown" Ở cả Malaysia và Pakistan, các công ty Trung Quốc muốn xây dựng các cộng đồng chỉ dành riêng cho người Trung Quốc, một sự trở lại không lường trước được đối với những ngày xưa tồi tệ của các tô giới ở Thượng Hải, Quảng Châu và Thiên Tân khi người phương Tây làm bề trên người Trung Quốc. Ở đầu bán đảo Malaysia, Forest City là một đô thị được xây dựng trên bốn hòn đảo nhân tạo. Nơi có đủ chỗ cho 700.000 người. Được bán với giá quá cao đối với người Malaysia trung bình, dự án phát triển được nhắm vào người Trung Quốc đại lục. Dự án này thậm chí còn được một công ty Trung Quốc thiết kế. Nhưng điều đó cũng đe dọa một phản ứng dữ dội và đã gây ra những lo ngại ở Malaysia về việc làm xáo trộn sự cân bằng sắc tộc tinh tế giữa người Mã Lai, Ấn Độ và Trung Quốc.
Trung Quốc đang đầu tư mạnh hơn ở châu Phi so với phương Tây. Pakistan, cũng được cho là nơi có một cộng đồng Trung Quốc, một cộng đồng 500.000 người, gần cảng Gwadar, mà Trung Quốc đang xây dựng như một phần của dự án "chuỗi ngọc trai" để xây dựng các hải cảng, có thể để sử dụng cho hải quân trên đường vượt Ấn Độ Dương tới châu Phi. Ngoài ra, các công ty Trung Quốc ở Pakistan với lo lắng về khủng bố và bắt cóc đã sử dụng hàng ngàn người từ lực lượng an ninh Trung Quốc dường như hoạt động trái luật Pakistan. Pomfret cho rằng "Người Trung Quốc đã gọi hệ thống của họ là 'chủ nghĩa xã hội với đặc điểm Trung Quốc' nhưng có lẽ 'chủ nghĩa thực dân với bản sắc Trung Hoa' sẽ có ý nghĩa hơn". Viễn cảnh Khủng hoảng nợ Trung Quốc bùng nổ ở Việt nam? Ngoài Malaysia, một số quốc gia khác đã ngừng hoặc thu nhỏ các dự án của Trung Quốc. Myanmar đang cố gắng đàm phán lại một dự án cảng trị giá 10 tỷ đô la; Nepal muốn ngừng xây dựng hai đập thủy điện của Trung Quốc. Các quốc gia khác đang nợ Trung Quốc đầm đìa đến mức họ chẳng nói gì, nhưng mọi thứ đã đến gần một điểm mà các nhà phân tích tin rằng khủng hoảng nợ gần như không thể tránh khỏi một khi Trung Quốc tìm cách làm cho đối tác phá sản và rồi buộc con nợ phải cúi mình nhượng bộ. Các khu phố tàu ở Việt Nam dù chưa đến mức lộ liễu chỉ dành cho người Trung Quốc như ở Malaysia hay Pakistan, nhưng ở các dự án do Trung quốc đầu tư có sự ưu tiên cho công nhân người Trung quốc lên đến hàng ngàn người thì những khu phố tàu đã hình thành tự phát. Cùng với tốc độ người Trung Quốc núp bóng người Việt bỏ tiền ra mua nhà, đầu tư bất động sản, các công ty du lịch dành cho khách Trung quốc của người Việt dần bị người Trung Quốc thâu tóm thì sẽ tới lúc người Trung Quốc bung tiền ra để xây dựng các khu tô giới dành riêng cho người từ Trung Hoa Đại Lục.
Bảng hiệu tiếng Trung tràn ngập tại thành phố du lịch Nha Trang. Ảnh: Zing Việt Nam hiện nợ Trung Quốc bao nhiêu tiền vẫn là một con số bí ẩn. Có số liệu ước tính cho rằng Việt Nam vay nợ 6 tỷ đô la từ Trung Quốc. Vào thời điểm năm 2013, số tiền vay từ Trung Quốc để đầu tư vào phân bón, điện và nhiệt điện, tàu điện, đường sắt. Là 4,1 tỷ đô la. Chỉ lấy ví dụ từ dự án tàu điện Hà Đông – Cát Linh số tiền vay từ năm 2003 là 419 triệu đã đội lên thành 886 triệu đô la, tức tăng hơn 2 lần, thì có lẽ số tiền Việt Nam nợ Trung Quốc sẽ có thể lên đến gấp hai lần con số 4,1 tỷ đô la. Chưa hết, với số tiền vay đó, Việt Nam phải trả lãi cho đàn anh với giá cắt cổ là khoảng 3% năm, phí cam kết 0.5%, phí quản lý 0,5%. Gọi là cắt cổ vì lãi suất Việt Nam phải trả cho Đan Mạch 0%, 0,2% cho Tây Ban Nha, 0,6-1,2% cho Nhật, 1,04% cho Pháp, 0,75% cho Đức, 1,75% cho Ấn Độ... Còn với các tổ chức quốc tế khoảng 1,3-1,8%/năm và với thời hạn vay rất dài có thể tới 30 năm, thời gian ân hạn ít nhất là 5 năm. Với số nợ nước ngoài theo ước tính của Ngân hàng Thế giới vào năm 2016 là khoảng 86,9 tỷ đô la, Việt Nam đã không còn tiền để trả nợ mà phải đi vay để đảo nợ. Lãi suất cao, nợ chồng lên nợ như trong tình trạng hiện nay, thì Việt Nam sẽ không tránh khỏi cảnh nhượng địa cho phương Bắc như các con nợ khác của Trung Quốc ở châu Á. P.T. VNTB gửi BVN |
You are subscribed to email updates from Bauxite Việt Nam. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét