“Kim Jong Un đưa ra thời biểu phi hạt nhân hóa, TT Trump ‘cám ơn"” plus 4 more |
- Kim Jong Un đưa ra thời biểu phi hạt nhân hóa, TT Trump ‘cám ơn"
- ĐỀ NGHỊ CCB F 313 NÀO ĐÃ THAM GIA TRẬN 31/5/1985, HOẶC NẮM ĐƯỢC THÔNG TIN BỔ SUNG THÊM TƯ LIỆU VỀ TRẬN: TA TIÊU DIỆT 1 SƯ ĐOÀN CỦA QUÂN KHU BẮC KINH...
- Trung Quốc lo đỡ đòn cuộc chiến với Mỹ, FLC điêu đứng theo vì không còn nguồn tiền hỗ trợ?
- « Con đường tơ lụa » : Bẫy nợ rình rập « bạn bè » Trung Quốc
- Cán bộ công an vi phạm kinh khủng mà chỉ hạ hàm từ “tướng” xuống “tá”?
Kim Jong Un đưa ra thời biểu phi hạt nhân hóa, TT Trump ‘cám ơn" Posted: 06 Sep 2018 03:20 PM PDT Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vừa đưa ra khung thời gian cho việc giải trừ hạt nhân, đặt mục tiêu là cuối nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Donald Trump, Reuters dẫn lời các giới chức Seoul cho biết hôm 6/9, khiến Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cảm ơn và sẽ "cùng nhau hoàn tất". Ông Kim và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng sẽ họp tại Bình Nhưỡng từ ngày 18/9 - 20/9 để thảo luận về "biện pháp thực tiễn" đối với việc giải trừ hạt nhân, cố vấn an ninh quốc gia của ông Moon, Chung Eui-yong, cho biết một ngay sau khi gặp ông Kim. Hội nghị thượng đỉnh có thể sẽ tạo ra động lực mới cho các cuộc đàm phán giữa Triều Tiên và Hoa Kỳ về việc phi hạt nhân hóa, sau khi ông Trump hủy bỏ chuyến thăm Bình Nhưỡng của Ngoại trưởng Mike Pompeo hồi tháng trước vì lý do thiếu tiến bộ. Ông Kim nói với các giới chức Hàn Quốc rằng niềm tin của ông vào ông Trump "không thay đổi", và ông muốn giải trừ hạt nhân và chấm dứt quan hệ thù địch với Hoa Kỳ trước khi nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump kết thúc vào đầu năm 2021. "Ông đặc biệt nhấn mạnh rằng ông Kim chưa bao giờ nói bất cứ điều gì tiêu cực về Tổng thống Trump", Reuters dẫn lời ông Chung nói. Trên trang Twitter, Tổng thống Trump hoan nghênh phát biểu của ông Kim. Ông viết: "Ông Kim Jong Un của Triều Tiên tuyên bố 'có niềm tin vững chắc vào Tổng thống Trump'. Cảm ơn Chủ tịch Kim. Chúng ta sẽ cùng nhau hoàn thành việc đó". Trong các cuộc đàm phán thất bại trước đó, Triều Tiên nói họ có thể xem xét từ bỏ chương trình hạt nhân của mình nếu Hoa Kỳ bảo đảm an ninh bằng cách rút quân khỏi Hàn Quốc và bỏ chiếc "ô hạt nhân" phòng thủ cho miền Nam và Nhật Bản. Các giới chức Mỹ tham gia vào các cuộc đàm phán mới nhất cho biết Triều Tiên đã thậm chí từ chối bắt đầu thảo luận về quy trình phi hạt nhân hay về yêu cầu phải "kiểm chứng được" và "vĩnh viễn". Triều Tiên nhất quyết rằng trước tiên Hoa Kỳ phải đồng ý thực hiện các bước tương ứng để giảm áp lực kinh tế. Đang trong chuyến thăm New Delhi, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo từ chối thảo luận các bước tiếp theo, nhưng nói rằng có cả một đường dài phía trước trong quá trình khử hạt nhân. Ông Pompeo đến thăm Bình Nhưỡng vào tháng 7, sau đó Triều Tiên cáo buộc ông đã đưa ra yêu cầu "đơn phương và kiểu xã hội đen cho việc giải trừ hạt nhân" trong lúc tỏ ra ít quan tâm đến việc chấm dứt chiến tranh. "Vẫn còn một số lượng lớn công việc phải làm", ông Pompeo phát biểu tại một cuộc họp báo hôm 6/9. Khi được hỏi về nguồn tin nói rằng Triều Tiên vẫn đang tiến hành các chương trình vũ khí, ông Pompeo lưu lý là Bình Nhưỡng đã ngừng thử nghiệm hạt nhân và tên lửa, "chúng tôi coi đó là một điều tích cực". "Nhưng việc thuyết phục Chủ tịch Kim đưa ra bước ngoặt chiến lược mà chúng ta nói đến vì một tương lai tươi sáng hơn cho người dân Triều Tiên thì vẫn đang tiếp tục", ông Pompeo nói. Cố vấn an ninh quốc gia của ông Moon, ông Chung, cho biết ông Kim nhấn mạnh đến sự cần thiết của Hoa Kỳ trong việc hồi đáp những động thái ban đầu của Triều Tiên, bao gồm tháo dỡ một địa điểm thử nghiệm hạt nhân và một cơ sở chế tạo tên lửa. Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Seoul nói họ không có thông tin để chia sẻ về vấn đề này. Hãng thông tấn chính thức KCNA của Triều Tiên cho biết ông Kim đã nói với các đặc sứ miền Nam rằng "quan điểm kiên định" của ông là biến bán đảo Triều Tiên thành "cái nôi của hòa bình, không có vũ khí hạt nhân, không có mối đe dọa hạt nhân". Ông Chung cho biết ông Kim đã tỏ ra "thất vọng vì một phần cộng đồng quốc tế nghi ngờ về thái độ sẵn sàng giải trừ hạt nhân của ông, và yêu cầu chúng tôi truyền đạt thông điệp của ông đến Hoa Kỳ". Trước đó, các giới chức Hoa Kỳ nói rằng họ đã có những nhượng bộ, chẳng hạn như ngừng việc diễn tập quân sự chung với Hàn Quốc. Trong cuộc gặp với ông Kim, ông Chung cũng đã chuyển thông điệp của ông Trump đến lãnh đạo Triều Tiên, và ông sẽ chuyển các ý kiến của ông Kim đến Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ John Bolton, phát ngôn viên của ông Moon, Kim Eui-kyeom, nói với các nhà báo. |
Posted: 06 Sep 2018 03:13 PM PDT ( Rút từ trong tập bút ký-tiểu luận-điều tra: VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG)1/THIẾU TÁ HOÀNG CƯỜNG-TRỢ LÝ TÁC CHIẾN BỘ CHỈ HUY QUÂN SỰ HÀ TUYÊN KỂ VỀ TRẬN 31/5/1985Đăng ngày: 08:20 19-04-2011 P.V.Đ: Trong năm 1985, theo bác có trận nào chúng ta đã đánh trả Trung Quốc đáng chú ý không ? Trong năm 1985 vào giai đoạn đó, chúng tôi được cấp trên hoan hỷ báo tin là ta cũng đã lừa được Trung Quốc được một trận. Ta đã dùng mẹo để cuối cùng bằng hỏa lực pháo binh, bắn phá trong một ngày đêm liền. Kết quả theo thông tin chúng tôi được phổ biến, trong một ngày đêm liền bắn phá liên tục, pháo binh của ta đã tiêu diệt, xóa sổ được cả một sư đoàn quân chủ lực của Bắc Kinh? Sau trận này, quân dân Vị Xuyên được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang…Đánh trận đó theo thông tin mà tôi nắm được là do Sư 313 đánh. Sư 313 sau khi để mất 1509 và chịu nhiều thiệt hại, được củng cố trở lại và tăng cường lực lượng pháo binh và đây là trận ta đã lừa được Trung Quốc… ( Còn lừa như thế nào, tôi có gặng hỏi nhưng ông Hoàng Cường không kể… Đây là thông tin mà tình cờ Thiếu tá Hoàng Cường buột mồm kể ra, không biết có trùng với trận thảm bại của Trung Quốc trong ngày 31/5/1985 tại Cao điểm mà Trung Quốc gọi là 211? Đó là trận do Tướng Túc Nhung Sinh con trai của Đại tướng Túc Dụ cầm quân? Thông tin đã đăng trên blog trong kỳ 22…) 2/ ĐẠI TÁ ĐỖ THANH TRÌ, NGUYÊN SƯ TRƯỞNGF 313 KỂ VỀ NHỮNG TRẬN ĐÁNH GIÁP LÁ CÀ Ở VỊ XUYÊNGhi chép của Phạm Viết Đào. Clip ghi lại cuộc gặp gỡ của CCB Sư 313 tại Hà Nội ngày 10/3/2013 tại Nhà hàng Trúc Bạch 1... F 313 đã đánh trận nổi tiếng tiêu diệt 3000 quân Trung Quốc lán chiếm Đồi Đài ( Trận đánh xảy ra 1985 tại Cao điểm 400) ở khu vực Thanh Thủy-Vị Xuyên; Về trận này khi qua Thái Lan, báo chí Thái Lan hỏi, Triệu Tử Dương thừa nhận thất bại nhưng chỉ dám nói là chết 500 quân. Theo tài liệu của quân báo ta, Trung Quốc thiệt hại trên 3000 quân... Về trận đánh Đồi Đài ( Cao điểm 400 tại khu vực cử khẩu Thanh Thủy), trên đã điều về cho F 313 Trung đoàn 567 của Quân khu 1 sang Vị Xuyên, chiến đấu để lập thêm thành tích...Đây là một Trung đoàn anh hùng đã lập thành tích đánh Trung Quốc... Khi E 567 sang Hà Giang, đơn vị đã bố trí 1 tiều đoàn chọn một ngọn đồi đá có địa hình giống Đồi Đài để luyện tập trong 1 tháng; Khi luyện tập xong, chuẩn bị xuất quân thì tiểu đoàn này đào ngũ sạch; Sau đó Sư 313 lại chọn tiểu đoàn khác của E 567, tập lại... F 313 chọn Đồi Đài là chọn phương thức đánh bóc vỏ, ngay trong tối hôm đầu xuất quân, trinh sát đã gỡ 85 quả mình...Tôi đã xác định với anh em, đánh xong Đồi Đài, chúng ta còn phải đánh thêm 20 trận nữa... Nói lên điều này để nói lên sự ác liệt của chiến trường Vị Xuyên mà tôi và các đồng chí ngồi ở đây từng phải trải qua... LÃO SƠN THẢM BẠI, TÚC NHUNG SINH THĂNG QUANPosted by bvnpost trên 11/04/2011 La Gia Bình (TQ) Nguyễn Thị Anh Thư dịch Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy đã gửi cho blog Phamvietdaonv bài: "Lão Sơn thảm bại, Túc Nhung Sinh thăng quan" của tác giả Trung Quốc La Gia Bình. Đây là bài viết của tác giả Trung Quốc đã cung cấp các bí ẩn về việc quân [1] 67 dưới quyền tướng Túc Nhung Sinh (con của danh tướng Túc Dụ) thảm bại trước quân Việt Nam trong trận ngày 31 tháng 5 năm 1985… Blog Phamvietdaonv đã nhờ bạn Nguyễn Thị Anh Thư dịch giúp… Trước hết Blog Phamvietdaonv xin trân trọng cảm ơn bác Dương Danh Dy đã cung cấp và rất mong được bác tiếp tục mách bảo các tư liệu quý để hầu quý vị. Blog Phamvietdaonv cũng xin trân trọng cảm ơn bạn Nguyễn Thị Anh Thư đã dịch giúp tài liệu này… Blogger Phạm Viết Đào Sau thảm bại ngày 31 tháng 5, quân 67 còn xảy ra một chuyện trước sau chưa từng có trong chiến tranh với Việt Nam. Một người chiến sĩ, vốn người Táo Trang [18], từ trận đánh đồi 211 may mắn được sống quay về, vào giờ ăn cơm sáng, bước vào nhà ăn sở chỉ huy quân 67, nhằm Túc Nhung Sinh mà bắn, Túc Nhung Sinh nhanh nhẹn trốn xuống gầm bàn ăn, nên không bị thương. Nhưng người cảnh vệ của họ Túc thì bị giết chết, Quân trưởng Quân 67 Trương Chí Kiên bị thương xuyên bả vai, còn mười người gồm binh lính sĩ quan đang đứng tại hiện trường cũng trúng thương… Đồi 211 ở chiến khu cửa khẩu Na Lạp tại tiền tuyến Lão Sơn là trận địa Quân 1 đoạt đựợc từ 11/2/1985, đến 18/5/1985 thì chuyển sang cho Quân 67 giữ và tiếp tục cố thủ trận địa này. 13 ngày sau, tức 31/5/1985, vào 5 giờ 10 phút buổi sớm, Quân khu 2 của Việt Nam đột nhiên phát động (đợt công kích) "M-1" tấn công vào Quân 67 vốn còn chưa ổn định, pháo kích mãnh liệt toàn bộ chiến trường Lão Sơn. Hỏa lực đã được chuẩn bị để tập kích liên tục suốt 45 phút. 5 giờ 5 phút, lực lượng pháo binh của VN lại mở rộng hỏa kích, Doanh 4 Đoàn [2]982 của quân Việt Nam chia hai đường, công kích ba đồi 211, 156, 166. Đồng thời Doanh 5 Đoàn 982 thực thi dương công [3] vào các đồi 140, 142. Binh sĩ Việt Nam dưới sự yểm trợ rất chuẩn xác của hỏa lực pháo binh, cấp tốc chiếm lĩnh các cứ điểm [4]1, 2 trên đồi 211, các binh sĩ (của TQ) có mặt trên [các cứ diểm này] hầu hết tử vong. Lí Lâm Hải, đóng tại cứ điểm 1 bị quân Việt bắt. Đây là binh sĩ duy nhất của quân đội Trung Quốc bị bắt trong thời kí "Lưỡng Sơn Luân chiến"[5]. Ban [6] trưởng Bảo Hổ Dân bỏ trận địa, chạy ven núi nấp vào các bụi cỏ mất 7 ngày rồi sau đó quay về trận địa Hữu Lân. Quân Việt có pháo kích yểm hộ nhiều lần công kích vào các đồi 140, 155, 166, đến 9 giờ 30 phút tối mới dừng tấn công. Đồi 211 không lớn, tiếp giáp với đồi 227 có quân Việt đồn trú. Trước mặt đồi 211 có bố trí ba cứ điểm, có thể nói, quân Việt đã chiếm lĩnh thành công đồi 211. Ngày hôm đó, Quân 67 báo cho Quân khu Côn Minh và Bộ Tổng tham mưu (Tổng tham hối) là đồi 211 vẫn còn trong tầm kiểm soát, nhưng người đương nhiệm Bộ trưởng Bộ tác chiến của Tổng Tham hối là Trung tướng Ngôi Phúc Lâm đòi hỏi trực tiếp đến Lão Sơn kiểm tra tình hình, yêu cầu Quân 67 gửi chiến sĩ từ đồi 211 đến để hỏi chuyện. Quân 67 thấy không còn cách nào khác, đành phải bằng mọi giá quyết đoạt lại các cứ điểm 1, 2 trên đồi 211. Thiếu tướng Sư trưởng Trịnh Quảng Thần của Sư 199 (sau làm đến Phó tư lệnh Quân khu tỉnh Sơn Đông mới về hưu) phản đối mạo hiểm xuất kích, cho rằng nếu cứ cố tiếp thủ trận địa thì phía ta chưa thành thục tình huống, địa điểm và tình hình bên đối phương, nên giữ quân chờ đến lúc quân ta đã thành thục. Trịnh Quảng Thần nhận định, trận chiến đầu này rất quan trọng, không đánh thì thôi đánh thì nhất định phải thắng, phải có được cơ sở là đã nắm chắc mọi thứ thì mới nên tiến hành chiến đấu. Ý kiến của ông không được chấp nhận mà còn bị Tham mưu trưởng Túc Nhung Sinh cho là "sợ đánh", "tinh thần dao động". Túc Nhung Sinh đến gặp Quân trưởng báo cáo việc của Sư trưởng. Quân trưởng giận dữ cắt luôn quyền chỉ huy của Sư trưởng (tức ông Trịnh), cho phép Túc Nhung Sinh vượt thẩm quyền của Sư 199, trực tiếp nắm quân quyền tổ chức Đoàn 595 thuộc Sư 199 tiến hành phản kích. (Lại nói thêm rằng, Túc Nhung Sinh là người mới được đề bạt lên Sư trưởng của Sư 200 được một năm, trước chiến tranh, nhờ công dẹp được mâu thuẫn ở cấp cao nên được đề bạt lên làm Tham mưu trưởng Quân 67. Chỉ vì lần này ông ta chuộng hư danh ưa dối trá [7] mà khiến cho sĩ quan binh lính của Sư 199 đi đến cảnh ngộ bi đát. Sau khi Quân 67 thảm bại, Túc Nhung Sinh bị hãm ở cương vị Tham mưu trưởng suốt 5 năm. Đến năm 1990 , bị điều sang làm Phó bộ trưởng Bộ quân vụ. Sau khi "Dương gia tướng" [8] thôi chức, Sở Thanh [9] nhờ cấp dưới cũ của Đại tướng Túc Dụ là Phó chủ tịch Quân ủy họ Trương, đề bạt Túc Nhung Sinh lên làm Quân trưởng đơn vị cũ của cha ông ta là Quân 24. Tháng 11 năm 1997 được đề bạt lên làm Phó tư lệnh Quân khu Bắc Kinh (chủ quản hậu cần, cơ quan, nội vụ, hoạt động đối ngoại). Năm 1999, sau 11 năm là Thiếu tướng, được phong lên hàm Trung tướng. Nghe nói, "xét đồng chí Túc Nhung Sinh, trong thực tế quá trình công tác xây dựng bộ đội và huấn luyện tác chiến, tích cực khai triển nghiên cứu khoa học, được tặng giải thưởng (Vì) Sự tiến bộ của nền khoa học quốc gia bậc hai, giải thưởng (Vì) Sự tiến bộ của khoa học quân sự bậc nhất cùng các hạng mục khen thưởng khác. Cùng hơn mười hạng mục về kĩ thuật chuyên lợi quốc gia. Đồng chí Túc Nhung Sinh cũng kiêm chức Giáo sư Đại học Quốc phòng, thành viên Hội Úy viên chuyên gia kiến thiết tự động hóa chỉ huy toàn quân"). 1/6/1985, từ Quân 67, Túc Nhung Sinh tổ chức thành ra Doanh 1 Đoàn 595 nhằm đồi 255 tập kết rồi tìm cơ tiến hành phản kích đồi 211. Phó doanh trưởng Vương Triêu Lịch (Lao [10]) phụ trách chỉ huy toàn tuyến. Sáng sớm, gặp được trời mưa cực to, đội đột kích thứ nhất được chỉ đạo hướng về đồi 211 xuất kích. Cùng lúc, Bài trưởng Bài 2 Liên 1 Vương Trung Viễn [11] dẫn đội đột kích thứ nhì từ đồi 908 hướng về đồi 211 xuất kích. Để khỏi chịu thương vong quá lớn, bên ta dùng "chiến thuật thêm dầu [12]", đi trước tuần tự là Đảng viên Cộng sản, Ban trưởng, rồi đến Đoàn viên thanh niên, tổ chức thành các tổ chiến đấu nhỏ, lần lượt xuất kích. Hai đội đột kích thông qua một khoảng đất trũng, đánh thẳng vào các cứ điểm 1, 2 của đồi 211. Vào lúc đó, bọn quân Việt trên đồi phát hiện đội đột kích của bộ đội ta, ngay lập tức khai hỏa. Quân Việt ở trên cao hướng xuống, nhả đạn về phía quân ta. Đạn bay dày như mưa thoáng chốc đã tới, đồng thời chúng gọi pháo binh đến tiến hành dùng hỏa lực phong tỏa đoạn đường xung kích của quân ta, trong khi đó pháo binh ta cũng nhằm đồi 211 pháo kích gây áp lực. Trước mặt đồi 211, 255, pháo binh hai bên dồn thành một khối, đạn xả như mưa. Trên con đường xung kích bùn lầy, hai Phó ban trưởng bị bắn trúng chết tại trận. Dưới chân đồi 211 có khối đá cao 5m, ở đó chết hơn mười người của các đội đột kích, máu tươi hòa với mưa tạo thành một vũng lầy, còn những thây chết đang cứng lại thì mưa tẩy rửa hết (máu). Khối đá này cách cứ điểm 3 của đồi 211 do quân Trung Quốc cố thủ khoảng 15m. Những người còn sống chỉnh lại đội nghũ rồi từ cứ điểm 3 xuất kích hướng về cứ điểm 1, 2. Tại vùng tiếp nối trận địa 227 có quân Việt đóng với đồi 211, từ hai phía (quân đột kích) giáp công thành một khối. Sau một hồi chiến đấu thảm khốc kịch liệt, cứ điểm 1,2 đã được quân ta chiếm lại, quân Việt đóng trước mặt trận địa 227 lập tức tăng viện. Liền đó, đội đột kích vừa chiếm được cứ điểm 1 và 2 của đồi 211 liền bị bao vậy. Do hai bên lực lượng quá chênh lệch, đội đột kích bị ép vào thế hạ phong. May sao còn 8 người quay về cứ điểm 3, trong số đó có 5 người đã bị thương. Hỏa lực của quân Việt vẫn rượt theo rất rát, đường thông từ đồi 255 đến đồi 211 bị phong tỏa hoàn toàn, mà quân tăng viện vẫn chưa thấy kéo đến. 8 người của ta ở phía trên không kéo xuống dưới được, sau mấy ngày cầm cự ngoan cường tại cứ điểm 3 đồi 211, năm người bị thương lần lượt tử vong. Trong đợt đụng độ sau đó, ở khối đá lớn phía trước cứ điểm 1, quân Việt đã treo ngược xác một người lính Trung Quốc để thị uy. Sau đó quân ta tra xét biết được rằng người bị phơi thây ấy là Phó liên [13] trưởng Giả Kha của Liên 1 Đoàn 595. Hành động này của quân Việt đã kích động lửa giận của cấp chỉ huy. Vậy là, hết một lượt đầu đội đột kích đã ngã xuống, thì lại đến lượt đội đột kích khác tiếp tục, trước sau (cấp trên) liên tục chỉ đạo cho Quân 67 yêu cầu bộ đội không được tiếc bất kỳ giá nào, nhất định công kích đồi 211. Tại điện đài 861, không ngừng nghe tiếng bộ đội Trung Quốc xung phong để chiếm lĩnh lại các cứ điểm 1 và 2, nhưng sau mỗi đợt xung kích đó, đại bộ phận bộ đội không hy sinh thì cũng trọng thương. Trong khoảng thời gian đó, hỏa lực pháo kích của hai bên che trùm hai đồi 255, 211, cùng với âm thanh gầm xé của đạn pháo, đội xung kích hết lượt này đến lượt khác tràn lên. Hỏa lực thực quá ư mãnh liệt, mà quân Việt ở trên đồi 211 có lợi thế là từ cao đánh xuống thấp, thành thử phần nhiều quân đột kích phát động xung phong mà không sao tiếp cận được đồi 211, đành ngã xuống dưới trời mưa đạn. Tính ra, Liên 3 tổ chức 3 đội xuất kích xung phong lên phía trên, đến hôm sau, chỉ còn sống 2 người. Để bảo đảm trước khi Bộ trưởng Bộ tác chiến Ngôi Phúc Lâm đến nơi (sẽ có chứng cứ là) đã chiếm được đồi 211, đến thời khắc quyết định, ba vị Phó doanh trưởng được phái đi tăng viện của đoàn 595, dưới mệnh lệnh "không được tiếc bất cứ giá nào, phải thu lại đồi 211, có ba vị Phó tống lí [14] ở Trung Nam Hải đang đợi tin thắng trận của ta đó" của Tham mưu trưởng Quân 67, đã mang cả những người lính liên lạc [15] cuối cùng lên tận đỉnh núi. Từ mùng 2 thàng 6 đến ngày 11 tháng 6, sau 10 ngày hỏa lực pháo binh của 2 bên tập kích mãnh liệt, đội đột kích của bộ đội ta căn bản không có cách nào tiếp cận đồi 211. Nhưng vị chỉ huy vẫn phái bộ đội tiến lên. Trong tình cảnh không thể đoạt lại đồi 211, Quân 67 vẫn không tiếc bất cứ giá nào ném một lượng lớn binh sĩ đạn dược vào nhằm đoạt lại đồi cho bằng được. Trong trận này, do bị hỏa lực pháo binh cực kì mạnh mẽ của quân Việt phong tỏa, ta không có cách nào chở thi thể của những người tử vong tại trận về được, cảnh tượng thây chết đầy đồng cực kì thê thảm. Quân 67 lại ra mệnh lệnh tối hậu, bằng mọi giá phải lấy được xác binh sĩ trận vong về, do đó Sư 199 lại tiến hành vài đợt công kích với tính chất yểm hộ. Đến ngày chiến đấu thứ 11, Đoàn 595 Sư 199 Quân 67 tổn thất nghiêm trọng: 2 doanh bị quân Việt phá vỡ, các thiết chế đoàn-liên hoàn toàn bị phá, 3 Liên của Đoàn 597 vốn là đội dự bị đến tăng viện cho đoàn 595 đã bị tổn thất nghiêm trọng trong những đợt tiến công không có chút hy vọng thắng lợi. 120 tướng sĩ của đội đột kích vĩnh viễn nằm lại trên đồi 211, còn những người bị thương nặng và nhẹ thì không xiết kể. Trong khoảng trăm hang hốc phụ cận đồi 211, các chiến sĩ bị thương của các đội đột kích bên ta tạm trú lại, nhưng lúc dó bên ta không biết họ đang kiên trì chờ các Bác sĩ của ta đến cứu chữa. Sau đợt chiến đấu này, các chiến sĩ có thể tự mình quay về địa điểm xuất phát mười phần chẳng được lấy một…. Cả Đoàn 595 đã mất hết năng lực chiến đấu, không thể tiếp tục chấp hành nhiệm vụ tác chiến được nữa, bị điều khỏi tiền tuyến để chỉnh đốn. Để thay thế cho Đoàn 595, Quân khu Tế Nam ở Sơn Đông đã cấp tốc tổ chức lập Đoàn 598 (3 Doanh là từ Đoàn 598, Đoàn 599 và đoàn 600, còn liên pháo binh trực thuộc thì từ Sư 76). Xem xét địa hình mà nói, đồi 211 chả có giá trị quân sự gì, nhưng vì đồi 211 là do Quân 67 tiếp nhận từ tay Quân 1 giao lại, nên thủ trưởng Quân 67 cho rằng không thể để mất được, thế là hết lần này đến lần khác đem số lượng lớn binh sĩ đẩy vào trận địa pháo kích của quân Việt, đó là nguyên nhân chính dẫn đến thua trận mất người ngày 11 tháng 6 vậy. Khi tin tức Đoàn 595 Sư 199 Quân 67 đánh đồi 211 thất lợi truyền ra ngoài, quân đội cả nước náo loạn cả lên! Nhưng đối với những chiến sĩ của Đoàn 595 tử vong trong chiến đấu ngày đó, cái nỗi tiếc hận còn để lại không chỉ đến thế mà thôi, bởi vì đối với những tướng sĩ đã tận trung báo quốc đó, đại bộ phận sau đó lại không được hưởng những vinh dự thích đáng. Trong danh sách mà Quân khu Tế Nam phong tặng danh hiệu anh hùng [16] bậc 1, bậc 2 và liệt sĩ công lao bậc 1 cho khoảng 100 bộ đội "luân chiến" [17], ngoại trừ Giả Kha ra, cũng ít thấy tên những sĩ quan binh lính của Đoàn 595 hy sinh trong ngày 11 tháng 6. Toàn Sư 199, từ trên xuống dưới, đối với các thủ trưởng của Quân 67 cực kì phẫn nộ. Có một lần cán bộ chiến sĩ đã liên danh làm cáo trạng, báo lên Tổng bộ Quân ủy, chỉ trích Tham mưu trưởng quân 67 không nghe ý kiến của bộ đội, chỉ biết bàn việc binh trên giấy, gây nên tổn thất nghiêm trọng cho bộ đội trong chiến đấu. Tổng bộ trước sau lần lượt phái Bộ trưởng Bộ huấn luyện quân là Thạch Hiệp và một số người khác đến điều tra. Sau khi điều tra, khẳng định rằng tuyệt đối không phải lãnh đạo sư 199 sợ chiến đấu, mà do lúc đó thủ trưởng Quân 67 phán đoán không chính xác tình hình địch ta, chỉ huy vượt cấp, sau khi thất bại lại đổ trách nhiệm xuống cấp Sư, về lí không đúng, đối với Quân 67 cần phê bình nghiêm khắc. Túc Nhung Sinh lúc này cảm thấy mình rất là mất mặt, liền dẫn quan chức (cấp Quân) của quân 67 lui về quân Bộ. Sư trưởng Sư 199 Trịnh Quảng Thần được khôi phục quyền chỉ huy, những trận chiến sau này, đều do bộ phận (lãnh đạo cấp Sư) của Sư 199 tự tổ chức chỉ huy. Trịnh Quảng Thần tổ chức cho Sư 199 làm quen với chiến trường, làm quen với các đặc điểm về cách thức chiến đấu của quân Việt đối địch, chỉnh lí bộ đội, tủy thời triển khai phương pháp huấn luyện có mục tiêu cụ thể. Cứ thế ba tháng liền, đến mùng 8 tháng 9, Phó liên trưởng Liên trinh sát là Nguyên Minh, Phó chỉ huy là Hạ Quang Minh đã lấy17 người tổ chức thành đội đột kích, phát động tập kích ngay giữa ban ngày, vào mười giờ sáng men cứ điểm 3 bên trái sang trèo qua một đoạn vách núi lên cứ điểm 2 do quân Việt chiếm lĩnh, giết được 7 người lính Việt đóng trên đồi 211, đổi lại bên ta chỉ có hai người bị thương nhẹ. Sau đó quân Việt pháo kích trả thù, kết quả Phó liên trưởng Nguyên Minh mắt trái bị thương thành mù, hai vị Ban trưởng của đội đột kích bị thương, hy sinh trên đường đưa về trạm y tế cấp cứu. Sau thảm bại ngày 31 tháng 5, Quân 67 còn xảy ra một chuyện trước sau chưa từng có trong chiến tranh với Việt Nam. Một người chiến sĩ, vốn người Táo Trang[18], từ trận đánh đồi 211 may mắn được sống quay về, vào giờ ăn cơm sáng, bước vào nhà ăn sở chỉ huy Quân 67, nhằm Túc Nhung Sinh mà bắn, Túc Nhung Sinh nhanh nhẹn trốn xuống gầm bàn ăn, nên không bị thương. Nhưng người cảnh vệ của họ Túc thì bị giết chết, Quân trưởng Quân 67 Trương Chí Kiên bị thương xuyên bả vai, còn mười người gồm binh lính sĩ quan đang đứng tại hiện trường cũng trúng thương. Cả hiện trường náo loạn, tất cả đều cho rằng đây là đội đặc công mà bên Việt Nam phái sang thâm nhập đánh úp, mấy ngày sau mà chưa làm rõ được đầu đuôi là chuyện gì. Mà người chiến sĩ ấy cũng an toàn trở về từ hiện trường. Mấy ngày sau, mới phát hiện anh ấy đã tự sát tại hầm nước phía sau sở chỉ huy Quân 67. Trong lòng còn ôm ngọn súng, do đã qua một thời gian dài nên xác đã bốc mùi. Thế là (sự việc xảy ra ở) Quân 67 lại một lần nữa bị thông báo trong toàn quân. Sau khi sự việc phát sinh, Quân ủy trung ương, Bộ Công an, Bộ An ninh Quốc gia và Quân khu Tế Nam liên tiếp phái người đến Quân 67 điều tra nguyên nhân sự việc. Trương Chí Kiên đang nằm viện, phải chịu việc điều tra, khóc mà nói rằng: "Tôi chưa bao giờ nghĩ đến nông nỗi quân của mình lại cầm súng bắn vào Quân trưởng của họ như vậy!" N.T.A.T. * Nguồn: 名将粟裕之子粟戎生67军对越作战中5.31惨败之谜 发表时间: 2011-02-14 03:14 作者: 罗家坪 看中国15/2/2011 [1] Quân là đơn vị ở trên "sư" [2] "Doanh" tức Tiểu đoàn, "Đoàn" tức Trung đoàn [3] Nghĩa là triển khai mũi tấn công phụ để quân địch không biết chủ lực và phương hướng tiến công chính ở đâu mà tập trung quân lực [4] Nguyên văn: Tiêu vị [5] TQ goi giai đoạn chiến đấu với VN từ 84 đến 89 như vậy [6] Ban tương đương với tiểu đội [7] Nghuên văn "độ kim" tức "mạ vàng", ý chỉ viẹc ông này chạy theo thành tích bề ngoài [8] Là một dòng họ sinh ra nhiều danh tướng đời Tống, ở đây chỉ Dương Thượng Côn. Năm 1992-1993 ông thôi giữ các chức vụ Ủy viên Cục chính trị Trung ương, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, phó Chủ tịch thứ nhất quân ủy trung ương [9] Phu nhân Đại tướng Túc Dụ [10] Chữ có hai âm đọc [11] Chỗ này ghi "Nhất liên nhị bài trưởng Vương Trung Viễn". Bài là đơn vị ngay dưới Liên, Bài tương đương Trung đội. [12] Thiêm du chiến thuật [13] Liên, tức là tương đương với Đại đội [14] Tổng lí tương đương Thủ tướng [15] Nguyên văn: thông tấn viên [16] Nguyên văn: "Anh mô" [17] Tức viết tắt của "Lưỡng sơn luân chiến", xem ở trên [18] Thành phố Táo Trang, thuộc tỉnh Sơn Đông |
Trung Quốc lo đỡ đòn cuộc chiến với Mỹ, FLC điêu đứng theo vì không còn nguồn tiền hỗ trợ? Posted: 05 Sep 2018 11:50 PM PDT Dư luận từng râm ran về mối quan hệ mập mờ giữa Tập đoàn FLC với Trung Quốc khi nước này từng chi khá nhiều tiền cho FLC vay để đổ cho các dự án bất động sản trải dài khắp đất nước. Thế nhưng, hiện nay kinh tế Trung Quốc đang điêu đứng vì cuộc chiến thương mãi chưa có dấu hiệu ngưng lại với Mỹ. Trùng khớp, thời điểm này cũng là lúc FLC rộ lên hàng loạt thông tin xấu về vấn đề tiền bạc: nợ lương của công nhân, chây ì trả nợ cho đối tác, nhận tiền của khách hàng nhưng không giao nhà, nợ thuế hơn 70 tỷ, … Phải chăng nguồn cung ứng Nhân Dân tệ từ ông chủ đã bị cắt đứng do đó "tay sai" cũng khủng hoảng theo? FLC từng được ví như "Thánh Gióng" lớn nhanh như thổi chỉ sau vài năm xuất hiện trên thương trường: năm 2008, VĐL là 18 tỷ đồng đến 2015 đã tăng lên 8.400 tỷ,… (tăng gấp hơn 465 lần sau 7 năm). Đây được xem là điểm mấu chốt để dư luận đặt nghi vấn cho sự tiếp sức của một thế lực cực mạnh đứng sau Trịnh Văn Quyết. Không chỉ là vốn điều lệ, FLC còn lớn mạnh khi đang vươn chân rết ra khắp mọi vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng của đất nước với những dự án nghìn tỷ, triệu USD đình đám: FLC Quy Nhơn, FLC Halong Bay Golf Club & Luxury Resort, hay một số dự án bất động sản nhà ở và văn phòng thương mại tầm trung như FLC Complex Phạm Hùng; FLC Landmark Tower và một số dự án đang triển khai như FLC Star Tower; FLC Complex Thanh Hóa… Tiền ở đâu ra mà FLC chơi mạnh đến vậy? Chưa kể, mới đây FLC còn tuyên bố đã ký hợp đồng mua 20 máy bay Boeing có giá tới 5,6 tỷ USD. FLC lại đang nổ hay y thực sự có nguồn tài trợ khủng? Nổ hay không không rõ chỉ biết FLC hiện đang là con nợ siêu cấp không chỉ là nhà nước, mà tới cả dân nghèo cũng đang là chủ nợ của tập đoàn này. Tại Quảng Ninh, Quảng Bình, hàng trăm nhân công làm thuê cho FLC đang lâm vào cảnh không có cơm ăn áo mặc vì bị nợ lương. Cứ tưởng FLC về tỉnh sẽ tạo công ăn việc làm cho người dân, ai dè chính họ lại đang bị biến thành công cụ làm không công, nai lưng ra làm hoài mà không thấy tiền. Sau một thời gian bị lừa, rất nhiều người dân đã buộc phải nghỉ ngang, đi tìm việc khác, còn lỡ làm lâu thì gửi đơn cầu cứu khắp nơi mà chưa được hồi đáp. Chị Vy – một chủ doanh nghiệp từng là đối tác của FLC phân trần: Thấy FLC là công ty lớn, bà con hớn hở lắm. Gia đình chị cũng cầm cố tài sản vay mượn ngân hàng để mua xe làm đối tác vận tải, chở vật liệu xây dựng công trình cho FLC. FLC đã ký hợp đồng với gia đình chị thuê 5 chiếc xe từ tháng 12/2017, mỗi xe trị giá thuê 50 triệu/tháng, thời gian thuê là 2 tháng. Đến nay hơn 6 tháng, qua nhiều lần đòi nợ, nhiều lần hứa Công ty FLC mới tạm ứng trả được hơn 227 triệu đồng còn nợ lại hơn 320 triệu đồng. Không chỉ riêng chị Vy, hãy còn nhiều công ty khác đang trở thành "chủ nợ" của con nợ khó đòi FLC, mỗi công ty như vậy, FLC nợ ít nhất 300 tỷ đồng. Chưa kể còn nhiều lao động làm xây dựng cũng đã và đang bị FLC trốn lương tới 3 tháng chưa trả. Con số vài tỷ đồng đối với FLC có thể là rất nhỏ so với các dự án triệu USD, thế nhưng lại là cả gia tài đối với các nhà đầu tư, và chỉ vài triệu đồng cũng là tiền mồ hôi xương máu của người lao động. Tuy nhiên, nhưng con số lặt vặt như vậy mà FLC cũng không trả nổi thì quá lạ, hay FLC cố tình ăn chặn của doanh nghiệp, công nhân? Hay ở dự án FLC Hoàng Long, nơi bị FLC bê tông hóa từ những đồng lúa xinh đẹp thành một khu đất bị hoang hóa, cỏ mọc um tùm. Dự án này đã được FLC hứa hẹn triển khai cách đây 3 năm nhưng đến giờ vẫn đắp chiếu, nhiều hộ dân thì lâm vào cảnh khổ sở vì chưa nhận được tiền đền bù, bấp chấp sự can thiệp của chính quyền địa phương. Mới đây, FLC còn bị phanh phui khi quảng cáo, rao bán căn hộ thuộc dự án FLC Garden City Đại Mỗ cho người dân từ năm 2016, thế nhưng đến nay vẫn chưa giao nhà và liên tục thất hứa. Quá bất mãn mà không thể làm được gì với tập đoàn này, hàng trăm người dân buộc phải giăng băng rôn trước trụ sợ của tập đoàn này để đòi lại công bằng. Không chỉ nợ nhân dân, FLC còn là tay vay mượn có tiếng của chính quyền địa phương ở khắp các tỉnh thành. Chắc bạn đọc chưa quên, tại Bình Định FLC Quy Nhơn gắn liền với tai tiếng tự ý ngăn đường, bịt đường xuống biển của ngư dân. Không chỉ vậy, tại đây, có tới hai doanh nghiệp của đại gia Trịnh Văn Quyết được xác định là nợ hơn 70 tỷ đồng tiền thuế: FLC và FLC Faros. Hay ở Quảng Bình, nơi mà cả hệ thống chính trị phải vào cuộc hỗ trợ giải phóng mặt bằng "phục vụ cho dự án", tỉnh đã tạm ứng ngân sách gần 200 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng thay cho FLC. Tuy nhiên, nhiều năm trôi qua, tập đoàn này chỉ mới trả cho tỉnh vài chục tỷ đồng. Chưa hết, theo số liệu, tổng nợ phải trả của FLC tăng nhanh chóng gần 3.000 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2018. Theo báo cáo tài chính hợp nhất nửa đầu 2018, tính đến 30/6/2018, tổng nợ phải trả của FLC là 17.600 tỷ đồng, trong đó 14.364 tỷ đồng là vay ngắn hạn. Tổng nợ vay và thuê tài chính của FLC ở mức 4.080 tỷ đồng. Trong khi đó, Tập đoàn này lại ký tới 2 biên bản mua 20 máy bay Boeing 787-9 dreamliner và 24 máy bay Boeing 787-9 dreamliner với tổng giá trị lên tới 200.000 tỷ đồng. Với tình hình nợ như chúa chổm của FLC, liệu tập đoàn này có đang "đánh bóng" tên tuổi? Còn đối với nguồn cung ứng tiền dồi dào của FLC là Trung Quốc, quốc gia này đang trong giai đoạn "thập diện mai phục". Ông Donald Trump đã liên tiếp có những động thái mạnh mẽ, sau khi quyết định áp đặt thuế suất tăng 25% đối với 50 tỷ USD hàng hóa nhập của Trung Quốc từ ngày 6/7; ông lại tăng sức ép bằng cách áp mức thuế tăng 10% đối với 200 tỷ sản phẩm nữa. Kết quả là gì. Theo số liệu do Cục thống kê quốc gia Trung Quốc công bố hôm 31/7 cho thấy hoạt động mậu dịch tháng 7 đã bị giảm đi rõ rệt, giá cả tăng lên, phản ánh cục diện căng thẳng về thương mại với Mỹ đã bắt đầu ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Theo đó, ngân hàng TQ đã liên tục phải bơm tiền vào nên kinh tế để đối phó với lệnh áp thuế của Trump. Cộng thêm quy mô nợ công của Chính phủ TQ hiện đang là nối ám ảnh của chính phủ nước này, chiếm tới 272% GDP vào cuối năm 2017. Trong bối cảnh đó, liệu Chính phủ TQ có còn tâm còn trí, còn tiền để đổ cho các tay sai như Trịnh Văn Quyết tiếp tục làm càn trên khắp đất nước hay không? Đó là lý do các dự án của FLC rơi vào cảnh "chết yếu", đến tiền của nhân công còn ăn quỵt? Khi nguồn vốn từ "ông chủ" đã bị tắt lịm, Quyết sẽ phải làm gì để hà hơi thổi ngạt cho các dự án còn đang dang dở? Không còn tài sản để thế chấp, liệu FLC có sẵn sàng bán hết cho Trung Quốc để trả nợ? Khi đó chuyện gì sẽ xảy ra? Trung Quốc dù đang rất khó khăn cũng không thể nào bỏ qua miếng mồi quá ngon, bổ, rẻ như vậy mà không chớp lấy. Quyết mà tàn, thì ngày tàn của VN phải chăng cũng tới? Nguồn: 24h / Zing / Giáo dục VN |
« Con đường tơ lụa » : Bẫy nợ rình rập « bạn bè » Trung Quốc Posted: 05 Sep 2018 07:25 PM PDT Thụy MyThành phố cảng Colombo do Trung Quốc đầu tư đang được xây dựng tại Sri Lanka. Ảnh chụp ngày 23/08/2018.REUTERS/Dinuka Liyanawatte Ngập trong những món tín dụng Trung Quốc, các nước có dự án cơ sở hạ tầng thuộc kế hoạch « Con đường tơ lụa mới » của Bắc Kinh nay thấy nợ nần tăng vọt, cho đến nỗi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phải báo động, và một số Nhà nước nghĩ đến việc thối lui. Mùa hè năm 2013, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lăng-xê sáng kiến đại quy mô, nhằm xây dựng một loạt những hải cảng, xa lộ và đường xe lửa chạy xuyên qua châu Á, châu Phi và châu Âu, với vốn đầu tư vài chục tỉ đô la. Năm năm sau, « Con đường tơ lụa mới » trở thành trung tâm bị chỉ trích, nghi ngờ. Bắc Kinh bị cáo buộc sử dụng sức mạnh tài chính để mở rộng ảnh hưởng. Tuần trước ông Tập đã trấn an« không phải là một câu lạc bộ Trung Quốc », cho rằng đây là việc « hợp tác đôi bên cùng có lợi ». Chương trình này trên lý thuyết sẽ được khoảng 70 nước cùng đầu tư, nhưng trên thực tế nhiều dự án là do các định chế Trung Quốc tài trợ. Trong năm năm qua, các khoản đầu tư trực tiếp của người khổng lồ châu Á tại các nước liên quan đã vượt quá 60 tỉ đô la, và giá trị các dự án được các công ty Trung Quốc ký kết đã đạt 500 tỉ đô la, theo Bắc Kinh. Những quốc gia dễ thương tổn về tài chính có nguy cơ mất khả năng chi trả. Malaysia vừa hủy bỏ ba dự án, trong đó có một tuyến đường xe lửa 20 tỉ đô la ; với lý do với số nợ công hiện nay lên đến 250 tỉ đô la, không thể nào cõng thêm nợ nần. Thủ tướng Mahathir Mohamad tuyên bố : « Chúng tôi không thể trả nổi nợ ». Đó là số phận của Sri Lanka : sau khi vay 1,4 tỉ đô la từ Bắc Kinh để cải tạo một cảng nước sâu, đảo quốc này đến cuối năm 2017 đã phải nhượng lại toàn bộ quyền kiểm soát hải cảng quan trọng cho Trung Quốc trong…99 năm. Gánh nặng tài chính Quỹ Tiền tệ Quốc tế gióng lên tiếng chuông cảnh báo : các hoạt động đối tác này « có thể dẫn đến nợ nần tăng lên một cách đáng lo ngại, khiến phải hạn chế các món chi tiêu khác do các chi phí liên quan đến món nợ tăng lên (…). Đó không phải là một bữa ăn miễn phí » - theo tổng giám đốc Christine Lagarde. « Nhưng các nước này đã vay mượn nhiều trước đó từ các quốc gia khác » - Ninh Trữ Triết (Ning Jizhe), phó chủ tịch Ủy ban Kế hoạch Trung Quốc (NDRC) đầy quyền lực đáp trả, ca ngợi các tiêu chí đánh giá « nghiêm ngặt » của các dự án. Tuy nhiên hiện tượng này lan rộng như bệnh dịch : theo cơ quan tư vấn Center for Global Development, « Con đường tơ lụa mới » làm tăng đáng kế nguy cơ phá sản của tám nước đang mắc nợ rất nhiều. Đó là Mông Cổ, Lào, Maldives, Montenegro, Pakistan, Djibouti, Tadjikistan và Kyrzghystan. Pakistan, nước tiếp nhận một dự án khổng lồ 54 tỉ đô la của Trung Quốc đầu tư vào cảng Gwadar, đang có nguy cơ mất khả năng chi trả, nên rất có thể phải cầu viện đến sự hỗ trợ khẩn cấp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Tân thủ tướng Pakistan là ông Imran Khan, đòi hỏi sự « minh bạch » trên các hợp đồng tù mù đã ký kết trước đó. Những hợp đồng này thường buộc phải sử dụng nguyên vật liệu và nhân công Trung Quốc, với các điều kiện trả nợ hết sức bất lợi cho Pakistan. Hệ quả tệ hại hơn nữa là Trung Quốc quy số nợ ra đô la, buộc Pakistan phải tìm kiếm thặng dư thương mại cao hơn để có thể trả nợ, trong khi dự trữ ngoại hối cạn dần. Nhà nghiên cứu Anne Stevenson-Yang, thuộc J Research Capital giải thích với AFP : « Thường thì Trung Quốc cho vay bằng hiện vật như xe máy cày, than đá, dịch vụ cơ khí…nhưng đòi phải trả nợ bằng đô la ». Công cụ gây ảnh hưởng Nợ vay của Trung Quốc là gánh nặng đôi khi không thể chịu đựng nổi. Tại Lào, giá của một tuyến đường sắt 6,7 tỉ đô la tương đương với phân nửa tổng sản phẩm nội địa (GDP) của đất nước Đông Nam Á nhỏ bé. Ở Djibouti, nợ công tăng vọt từ 50 lên 85% GDP trong vòng hai năm – theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, do số nợ đối với Exim Bank. Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc cũng sở hữu phân nửa số nợ công của Tadjikistan và Kyrzgystan. Đã hẳn các nước kém phát triển cần rất nhiều đầu tư vào cơ sở hạ tầng, họ mừng rỡ tìm được nguồn vay. Nhưng đối với Bắc Kinh thì rất đáng giá : người khổng lồ châu Á tìm cách tống đi các sản phẩm sản xuất thừa, đồng thời cần đường sá, cảng biển, ống dẫn dầu khí để đưa nguyên liệu về Hoa lục. Lãnh tụ đối lập Maldives, ông Mohamed Nasheed coi đây là « chủ nghĩa thực dân », làm phương hại đến chủ quyền đảo quốc. Theo ông, có đến 80% nợ nước ngoài của đất nước là do Bắc Kinh kiểm soát. Áp lực của « đế quốc Trung Hoa » còn mạnh cho đến nỗi thường giành được quyền kiểm soát các cơ sở hạ tầng vừa được xây dựng, thông qua hợp đồng nhượng quyền khai thác 20 hay 30 năm, theo Standard & Poor. Các dự án khó có khả năng sinh lợi, và những dự án tốn kém sau đó trở thành gánh nặng, ngay trong cơ cấu đã bất ổn…có thể thấy được ở nhiều nơi. Điển hình là một khu nghỉ mát ven biển bị bỏ hoang ở Cam Bốt. Điều đó chẳng quan trọng gì với Bắc Kinh. Các tập đoàn nhà nước Trung Quốc chẳng hề quan tâm đến các tiêu chí về môi trường, xã hội thậm chí cả về tài chính. Bà Stevenson-Yang ghi nhận, « Con đường tơ lụa mới » là một công cụ gây ảnh hưởng chính trị, từ năm 2017 đã được ghi rõ như thế ngay trong Điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc. |
Cán bộ công an vi phạm kinh khủng mà chỉ hạ hàm từ “tướng” xuống “tá”? Posted: 05 Sep 2018 07:24 PM PDT Dân trí Những hành vi phạm tội nghiêm trọng phát hiện ngay trong nội bộ cơ quan phòng chống tội phạm của ngành công an tiếp tục là vấn đề được mổ xẻ trong phiên thảo luận của UB Tư pháp của Quốc hội về các báo cáo công tác năm 2018 của khối cơ quan tư pháp Trung ương… |
You are subscribed to email updates from NvPhamvietdao5.blogspot.com: Thế sự-Văn chương. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét