“BÁO ĐẢNG NÓI ĐẤY NHÉ” plus 24 more |
- BÁO ĐẢNG NÓI ĐẤY NHÉ
- LHQ kêu gọi Campuchia công bằng trong việc di dời các gia đình người Việt
- 100 năm kết thúc Thế Chiến I : Đại lễ quốc tế vì hòa bình tại Paris
- GIỌT LỆ ĐỜI
- NHỮNG TIẾNG CƯỜI KHẢ Ố TÁT VÀO LÒNG YÊU NƯỚC
- TẠI SAO CHU HẢO ??!!
- GỬI BÁC TRỌNG
- Luật sư Võ An Đôn: "Tôi không hối tiếc"
- Khoảng cách giàu nghèo: kiến thức
- “đường về nô lệ” đang ở rất gần!?
- HAI NGỘ NHẬN VỀ NHẬT BẢN.
- “Nội xâm” ở Đà Nẳng, “Ngoại xâm” ở Khánh Hòa?
- BẦU CỬ MỸ : AI THẮNG, AI BẠI ?
- Mỹ yêu cầu Trung Quốc dừng quân sự hóa Biển Đông
- Tập Cận Bình sẽ làm chủ tịch suốt đời và Putin trúng cử nhiệm kỳ thứ tư: CHIẾN THẮNG HAY CHIẾN BẠI?
- Đồng chí Chu Hảo có những vi phạm gì?
- Phát biểu của Bộ trưởng Thiện đúng cao, đúng hay đúng thấp?
- Vì sao tôi không vào đảng?
- Đền tưởng niệm TNXP Bến Cầu- Tây Ninh
- Kiên định lý tưởng, con đường cách mạng vô sản và Chủ nghĩa Mác - Lênin
- “Chống tự diển biến, tự chuyển hóa”, một tư tưởng phản động nhất mọi thời đại
- Trường hợp tù chính trị Nguyễn Văn Hóa được trình lên Liên Hiệp Quốc
- ĐÀO HIẾU – Gorbachov của Việt Nam
- Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng: Không có chuyện tôi bịa ra tất cả
- Thủ Thiêm: Bất chấp đang bị đề xuất kỷ luật, Ông Tất Thành Cang kiêm thêm chức Trưởng ban
Posted: 12 Nov 2018 09:00 AM PST Báo đảng nói đấy nhé: "Ta, xây dựng, khắp nơi, Bộ xây dựng ăn một. Các quan trên ăn mười. Vậy sao cầu không sập, Chung cư không vẹo xiêu? Đường hầm không bị lún, Không xói lở đê điều?" Tiên sư chúng, thế đấy. Trắng trợn và công khai, Ăn không thèm chùi mép, Các quan đảng độc tài. Tự nhiên cứ muốn hỏi, Vậy thì ta, người dân Có nên đóng thuế tiếp Để nuôi bọn này ăn? Thái Bá Tân | ||||
LHQ kêu gọi Campuchia công bằng trong việc di dời các gia đình người Việt Posted: 12 Nov 2018 09:00 AM PST
Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền ở Campuchia, Rhona Smith, kêu gọi chính phủ nước này công bằng và minh bạch khi xử lí vấn đề các gia đình người Việt Nam bị dời cư tại tỉnh Kampong Chhnang, báo The Phnom Penh Post đưa tin. Báo này cho biết bà Smith đưa ra phát biểu này trong một cuộc họp báo ngày thứ Năm tại Văn phòng Trưởng Cao ủy Nhân quyền vào ngày cuối cùng trong chuyến thăm 11 ngày ở Campuchia, nơi bà gặp gỡ các quan chức chính phủ cao cấp, các đại diện xã hội dân sự và các thành viên cộng đồng ngoại giao. Sau khi đi đến tỉnh Kampong Chhnang để điều tra kế hoạch di dời, bà kết luận "chắc chắn" cần phải bảo đảm có nước và hệ thống vệ sinh cũng như quản lí bền vững nước và hệ thống vệ sinh cho những người bị di dời, và bảo tồn Hồ Tonle Sap và các nguồn tài nguyên sông. "Chính quyền tỉnh cũng công nhận sự cần thiết phải bảo đảm rằng kế hoạch di dời sẽ không làm cho người dân khổ cực hơn, điều sẽ đi ngược lại nỗ lực giảm nghèo của chính phủ," bà được dẫn lời nói. Bà nói thêm rằng một số người bị ảnh hưởng thuộc diện nghèo nhất trong khu vực và đa số không có giấy tờ tùy thân cho phép họ tiếp cận được các dịch vụ và các quyền cơ bản. Bà Smith cũng lưu ý rằng chính quyền đã làm việc với một công ty tư nhân để xây dựng cơ sở hạ tầng như đường sá, và cung cấp các dịch vụ công ích như điện và nước sạch tại một trong các khu tái định cư được đề xuất. Tuy nhiên, bà kết luận rằng các địa điểm tái định cư khác vẫn còn thiếu cơ sở hạ tầng phù hợp. "Tôi kêu gọi chính phủ cải thiện các cách thức giải quyết các vấn đề phức tạp về quyền sử dụng đất, bằng sự minh bạch và công bằng hơn, và bằng cách bảo đảm áp dụng một phương thức tổng thể để giải quyết tranh chấp đất đai khi cân nhắc việc di dời. Chỉ có bằng cách này thì không ai bị bỏ lại phía sau," bà được dẫn lời nói. Báo Phnom Penh Post cho biết trong cuộc gặp với Bộ trưởng Nội vụ Sar Kheng hôm thứ Tư, bà Smith bày tỏ lo ngại về kế hoạch tái định cư, nói rằng việc này sẽ vi phạm nhân quyền. Nhưng ông Sar Kheng lập luận rằng chính quyền có trách nhiệm cải thiện vệ sinh và bảo vệ môi trường. Ông nói rằng nhà chức trách đã chú ý nhiều hơn đến các khía cạnh nhân quyền của bất cứ việc gì họ làm. Không có nhân quyền nào bị vi phạm hoặc tài sản nào bị tịch thu vì họ tuân thủ luật pháp trong khi duy trì trật tự. Một số cư dân người Việt từng sống trên Hồ Tonle Sap (Biển Hồ) trước đó nói với VOA rằng cuộc sống ở nơi tái định cư rất cơ cực và thiếu thốn đủ thứ. Một số người nói họ xin rời đi nhưng bị nhà chức trách cản trở, thậm chí bị phạt và bị tước giấy tờ. Hàng ngàn người Việt ở Campuchia đã trở về Việt Nam bằng thuyền và hiện đang tạm cư trong tình trạng nghèo khổ và vô tổ quốc tại hồ Dầu Tiếng ở Tây Ninh, cũng như các tỉnh Long An, An Giang, Đồng Tháp, Đồng Nai và Kiên Giang. Nguồn: Theo VOA | ||||
100 năm kết thúc Thế Chiến I : Đại lễ quốc tế vì hòa bình tại Paris Posted: 12 Nov 2018 09:00 AM PST
Gần 70 nguyên thủ quốc gia và thủ tướng chính phủ từ năm lục địa tề tựu về Paris tham gia đại lễ 100 năm đại chiến khốc liệt giết chết hơn 10 triệu người, kết thúc vào ngày 11/11/1918 với hòa ước đình chiến, nước Đức đầu hàng. Đại lễ hòa bình cũng là cơ hội để tổng thống Pháp Emmanuel Macron cổ vũ cho tinh thần đa phương trong quan hệ quốc tế. Paris trong ngày 11/11/2018 là một pháo đài đặt trong sự bảo vệ của một lực lượng khoảng 10.000 người trang bị vũ khí và các phương tiện an ninh đủ loại. Từ 8 giờ sáng, quan khách quốc tế, từ tổng thống Mỹ Donald Trump, thủ tướng Đức Angela Merkel, tổng thống Nga Vladimir Putin, thủ tướng Canada Justin Trudeau cho đến thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, từ tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan, quốc vương Maroc Mohammed đệ lục cho đến lẽnh đạo nhiều nước châu Phi lần lượt được tổng thống Emmanuel Macron nghênh đón tại Điện Élysée. Sau đó, tất cả quan khách, đại diện của những quốc gia trước đây từng tham chiến, dù thắng hay bại, đều cùng tổng thống nước chủ nhà ra địa điểm hành lễ tại Khải Hoàn Môn trên đại lộ Champs-Élysées, theo tường thuật của phóng viên Trọng Thành. « Paris một lần nữa lại ở trung tâm của thế giới. Toàn bộ đại lộ Champs-Élysée cấm người qua lại để nhường chỗ cho cuộc tưởng niệm. Hơn 60 lãnh đạo các nước có mặt tại Khải Hoàn Môn. Gần như tất cả lãnh đạo các nước châu Âu đều có mặt, trong đó có đại diện các quốc gia từng tham chiến trước đây, bên thắng trận, cũng như bên bại trận. Đúng 11 giờ sáng, ngoại trừ tổng thống Mỹ đi bằng đường khác và tổng thống Nga đến trễ, lãnh đạo các nước tham dự, với trang phục sẫm màu, đi bộ chậm rãi hướng về cổng Khải Hoàn, trong tiếng chuông nhà thờ đổ dồn liên tục trong 11 phút, đúng như cách nay một thế kỷ, vào thời điểm thỏa thuận đình chiến chính thức có hiệu lực. Hồi ức, tri ân và những bài học từ quá khứ Hoà giải và rút ra các bài học từ quá khứ đau thương, để tránh lặp lại một cuộc chiến huynh đệ tương tàn, tăng cường đoàn kết, hợp tác quốc tế nhằm hoá giải các thách thức ghê gớm mà nhân loại phải đối mặt hiện nay, là mục tiêu chính phủ Pháp đặt ra khi tổ chức cuộc tưởng niệm đặc biệt này. Trong buổi lễ tưởng niệm hôm nay, không có duyệt binh, không hề có chỗ cho niềm hân hoan kỷ niệm chiến thắng. Cuộc tưởng niệm mở đầu phần nhân chứng của những người chứng kiến thời khắc đình chiến năm xưa, cả hai bên chiến tuyến, người Pháp, người Đức, người Hoa, qua giọng đọc của các học sinh thuộc nhiều quốc tịch. Đồng hành với các nhân chứng là nhạc phẩm saraband số 5 chậm rãi, trầm mặc và long trọng của nhà soạn nhạc Đức Jean-Sebastian Bach, do nghệ sĩ violoncelle Yo-Yo Ma người Mỹ gốc Hoa thể hiện. Một giàn hợp xướng của châu Âu cử hành bản nhạc Boléro nổi tiếng của Ravel, vào lúc tổng thống Pháp thắp lửa tại ngôi mộ Người lính vô danh Hôm thứ Sáu 09/11 vừa qua, lần đầu tiên đóng góp của khoảng 400.000 người châu Á, chủ yếu là người Đông Dương (Việt Nam, Lào và Cam Bốt), người Ấn Độ, người Trung Quốc, trong Thế Chiến Thứ Nhất đã được vinh danh cũng tại địa điểm lịch sử này. Trong bài diễn văn, tổng thống Pháp nhắc lại những nỗi thống khổ không kể xiết của chiến tranh, trong chiến tranh và sau chiến tranh, « một trăm năm sau cuộc thảm sát mà dấu ấn vẫn còn hiện rõ ». Emmanuel Macron tri ân những người đã ngã xuống cho tự do, cho lý tưởng của một nước Pháp mang trong mình những giá trị phổ quát của nhân loại, đồng thời nghiêng mình trước vong linh những người lính từng ở bên kia chiến tuyến. Trách nhiệm chung tay hợp sức Trên hết là hòa bình, mà tổng thống Pháp coi là giá trị cao nhất. Ông nhắc với lãnh đạo các nước về « trách nhiệm vô cùng lớn » trước vận mệnh nhân loại, và kêu gọi tất cả không để « bị quyến rũ bởi thái độ co cụm, thích bạo lực và tham vọng thống trị », để chung tay hợp sức đối mặt các đe dọa lớn trong hiện tại, « khí hậu bị hâm nóng, thiên nhiên bị suy thoái, nghèo đói, bệnh tật, bất bình đẳng, thất học ». Sau lễ tưởng niệm tại Khải Hoàn Môn, đông đảo lãnh đạo các nước và nhiều định chế quốc tế sẽ tham dự Diễn Đàn Paris vì Hoà Bình, lần đầu tiên được tổ chức. Đây là một sáng kiến của Pháp nhằm cổ vũ cho cơ chế hợp tác đa phương, hiện đang bị thách thức bởi chính lãnh đạo nhiều quốc gia có truyền thống dân chủ. Tổng thống Mỹ Donald Trump không dự Diễn đàn Paris vì Hoà Bình. Lập trường đơn phương chủ nghĩa, đặt nước Mỹ lên trên hết của ông Donald Trump chắc chắn sẽ bị nhiều chỉ trích trong dịp này ». Diễn Đàn Paris vì Hòa Bình Sau buổi lễ tưởng niệm Chiến Sĩ Vô Danh dưới chân Khải Hoàn Môn, và hai giờ nghỉ trưa tại điện Élysée, tổng thống Pháp cùng các vị thượng khách đến La Villette khai mạc Diễn Đàn Hòa Bình. Đây là một sự kiện quan trọng khác đánh dấu lễ kỷ niệm 100 năm kết thúc Thế Chiến Thứ Nhất. Diễn Đàn Hòa Bình mở ra từ chiều 11/11 đến hết ngày 13/11/2018. Thủ tướng Đức Angela Merkel là vị khách mời đầu tiên, trước nhiều nhà lãnh đạo khác, như thủ tướng Canada, hay tổng thư ký Liên Hiệp Quốc lần lượt thuyết trình, bảo vệ một mô hình đa phương trong quan hệ quốc tế. Mô hình đó được coi là nền tảng trong bang giao thế giới từ sau Thế Chiến Thứ Hai. Riêng tổng thống Mỹ vắng mặt trong Diễn Đàn Hòa Bình. Ông Donald Trump vốn không mặn mà với các cuộc đối thoại đa chiều, chọn viếng thăm nghĩa trang nơi hơn 1.500 lính Mỹ trong Đệ Nhất Thế Chiến yên nghỉ tại thị trấn Suresnes. Diễn Đàn Hòa Bình không là một thượng đỉnh hay một hội nghị quốc tế. Đây là một hoạt động mới, dự trù tổ chức hàng năm nhằm mục đích đẩy mạnh hợp tác quốc tế vì hòa bình. Những tác nhân chính đóng góp cho hòa bình bao gồm từ các tổ chức chính phủ, các định chế quốc tế, đến các chính quyền địa phương, hội đoàn, tổ chức dân sự... | ||||
Posted: 12 Nov 2018 09:00 AM PST
. 1. Lời quan trên "xin lỗi" đâu xóa được niềm đau. . Hãy trả lại đồng bào quyền sống, quyền suy nghĩ. . Hãy ngừng đi lừa mị. nào giai cấp tiên phong, nào liên minh công nông, nào chuyên chính vô sản. . 2. Thực tế, cán bộ đảng đã bóc lột dân đen, sợ Tàu đến khiếp hèn. . * Thời "cải cách ruộng đất", cướp bờ xôi ruộng mật hành quyết mươi vạn người đồng quê đẫm máu tươi. . Khiến Cụ Hồ phải khóc vì lầm lỗi ác độc. . ** Khi "giải phóng Miền Nam", "bên thắng cuộc", quan tham chiếm phố phường bến cảng, đánh tư sản mại bản, người mất đất mất nhà, kẻ tù đày xót xa. . Dân rời quê di tản rơi lệ sầu ly tán. . *** Rồi giải tỏa Thủ Thiêm khiến sáu vạn dân hiền, bao cơ sở tôn giáo những xóm chùa xóm đạo, bị cưỡng bức di dời. . Dân khốn cùng tả tơi, rơi lệ buồn căm tức. .. Thiếu tá Trần Vĩnh Phúc "tự sát" vì cường quyền truy bức tội oan khiên. . Thiếu tướng Hoàng Minh Hải "tử thủ" giữ đất lại cho dân cư Bình An. . 3. Nay, Hội đồng Ủy ban thay mặt quan phạm tội họp dân oan "xin lỗi". Lấp liếm giọt lệ đời. .. Thủ Thiêm, 10/2018 Đoàn Thuận. | ||||
NHỮNG TIẾNG CƯỜI KHẢ Ố TÁT VÀO LÒNG YÊU NƯỚC Posted: 12 Nov 2018 09:00 AM PST
Ấn tượng đầu tiên của phiên tòa phúc thẩm là phát khai hỏa của chàng trai trẻ Đinh Mã Phong, anh xin thay đổi nội dung kháng cáo từ xin giảm nhẹ hình phạt thành không có tội. Anh nói: Có thể tòa giảm nhẹ hình phạt cho tôi một vài tháng nhưng đối với tôi không có ý nghĩa gì hết, vì lương tâm tôi thấy tôi không phạm tội. Lập tức 14 cánh tay giơ lên, lần lượt tiến lên bục khai báo xin thay đổi nội dung kháng cáo từ xin giảm nhẹ hình phạt hay xin hưởng án treo sang không có tội. Khi cô Phạm Ngọc Hạnh trả lời thẩm vấn của tòa, cô xuống đường biểu tình là thể hiện lòng yêu nước, nghe vậy những người tham dự phiên tòa "không mời mà đến" bỗng cười ồ một cách khả ố. Hai chị em ruột Nguyễn Thị Ngọc Phượng và Nguyễn Thị Trúc Anh chở nhau đi biểu tình, nói: Chúng tôi yêu bản thân, yêu gia đình; phải yêu nước mới giữ được gia đình. Cô Phạm Ngọc Huyền trả lời tòa, cô đi biểu tình là hành động theo lương tâm, xuất phát từ lòng yêu nước, nước mất thì nhà tan. Anh Đoàn Văn Thưởng chở vợ từ Sài Gòn về, hai vợ chồng đã hòa vào đoàn biểu tình, quên mất bố vợ đang hấp hối ở nhà. Vì việc nước, quên việc nhà. Cô Nguyễn Thị Ngọc Liễu trên đường đi đón con về, thấy đoàn biểu tình nên đã cùng với con gái nhập cuộc. Trước tòa cô tranh luận: Tang vật thu giữ là hơn 60 băng rôn, biểu ngữ, một người không thể vừa lái xe vừa cầm 4 cái biểu ngữ được. Đối với anh Đinh Mã Phong và cô Phạm Ngọc Hạnh, tại phiên tòa hôm nay xuất hiện hai tình tiết mới là gia đình anh Phong cung cấp cho tòa hình ảnh Phong đi bộ đội, Cô Hạnh có giấy chứng nhận công tác trong hội phụ nữ. Nhưng những tài liệu này cũng không làm thay đổi mức án của hai người. Điều lạ lùng là 3 lá cờ đỏ sao vàng đã trở thành tang vật của vụ án gây rối trật tự công cộng dẫn đến lúng túng trong vấn đề xử lý, án sơ thẩm tuyên chuyển giao cho Ủy ban mặt trận tổ quốc thành phố Biên Hòa quản lý, nhưng quy định của pháp luật phải là tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy (Điều 47 BLHS, Điều 106 BLTTHS). Thẩm phán chủ tọa phiên tòa hôm nay thân thiện, nhưng những kết quả mà các bị cáo mong đợi từ hội đồng xét xử các vụ án mang yếu tố chính trị đã không bao giờ có. Nhìn các bạn trẻ ngẩng cao đầu trong khi tòa tuyên án, tôi thấy sức sống của dân tộc Việt Nam vẫn còn cuồn cuộn chảy, nước ta vẫn còn đó. Kết thúc phiên tòa, tôi vẫn còn dư âm lời nói sau cùng của anh Đinh Mã Phong về vụ án: Đối với tôi nỗi đau tinh thần là rất lớn, lớn hơn cả nỗi đau thể xác. | ||||
Posted: 12 Nov 2018 09:00 AM PST Vừa ngồi xuống chiếc ghế đối diện với tôi trong một quán bia hơi gần trụ sở Hội nhà văn Việt Nam ở đường Nguyễn Đình Chiểu- Hà Nội, đạo diễn nghệ sỹ nhân dân Trần Văn Thủy liền đập tay xuống bàn quát lớn: - Tại sao (là) Chu Hảo? Tại sao Chu Hảo?!! Tôi và ông còn "phản động" hơn Chu Hảo nhiều chứ?!... Biết Trần Văn Thủy là người "ăn to nói lớn", tính cách ngang tàng...nên tôi chẳng nói gì cả. Nhưng trong đầu bỗng nhớ đến cuốn sách mà tôi đã in năm 2004 ( NXB Thanh Niên) có tên là "Tại sao Điện Biên Phủ?". Để trả lời cho câu hỏi của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước: Vì sao hai bên Việt Minh và Pháp lại chọn một nơi không hẹn trước, xa xôi hẻo lánh, tít mù cuối trời Tây Bắc, giáp ranh với nước Lào làm trận địa cho một cuộc chiến quyết định sống còn với mỗi bên?! Để trả lời câu hỏi này, tôi đã phải đọc cả ngàn trang hồi ký về Điện Biên Phủ, ba lần lên thăm Điện Biên Phủ và ba lần gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp để cho ra đời cuốn sách chưa đến 200 trang vào năm kỷ niệm 50 năm (2004) chiến thắng lịch sử này. Nhưng trả lời đạo diễn Trần Văn Thủy: "Tại sao Chu Hảo?" thì không khó. Vì: Chu Hảo là một trong những người trí thức căn cơ nhất của tầng lớp trí thức vốn còn rất "èo uột" hiện nay! Tôi dùng chữ căn cơ vì, một dân tộc muốn hùng mạnh phải có một đội ngũ tinh hoa dẫn đường. Đội ngũ tinh hoa ấy khai phóng cho dân chúng. Muốn có Cách mạng Pháp 1789 phải có một Thế kỷ Ánh sáng "Siècle des Lumières" với những Voltaire ( 1694-1778), Rousseau ( 1712-1778), Diderot ( 1713-1784) . Chu Hảo là một trí thức ý thức rõ về vai trò, trách nhiệm của tầng lớp tinh hoa với nhiệm vụ khai phóng dân trí của tầng lớp mình. Năm 2010, ông đã viết tiểu luận nổi tiếng "Thử tìm hiểu tầng lớp trí thức Việt Nam." Đây là lần đầu tiên một tác giả đã dám đụng bút vào một đề tài lớn, rất hóc búa và vô cùng "nhậy cảm" trong một xã hội toàn trị, nặng tư tưởng Maoist: "Trí thức là cục phân"!!! Trong tiểu luận đó ông đặt ra những câu hỏi...Có một giai tầng xã hội như là tầng lớp trí thức ở Việt Nam chưa, đặc điểm tính cách của trí thức trước vận mệnh của dân tộc trong thời đại mới- thời đại kinh tế tri thức, thời đại hòa nhập toàn cầu là thế nào? Và thật thú vị, lần đầu tiên có một tác giả đã điểm lại những gương mặt, những tên tuổi kẻ sỹ Việt Nam suốt chiều dài lịch sử dân tộc như: Trương Vĩnh Ký, Phan Khôi, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Tố...Và cũng rất bất ngờ, tác giả gọi thời kỳ 1945-1949 là của lịch sử Việt Nam hiện đại là thời kỳ "lãng mạn của trí thức yêu nước" Việt Nam! Tuy chỉ là những phác thảo và gợi mở nhưng tiểu luận "Thử tìm hiểu tầng lớp trí thức Việt Nam." đã được những người quan tâm đến vận mệnh của đất nước nồng nhiệt đón nhận và đánh giá rất cao công trình này. Bình tĩnh và ôn hòa, nhưng kết luận của bài viết này đanh thép và dứt khoát: Không có tự do ngôn luận, thì những người "có học" chỉ có thể là những người lao động trí óc (thậm chí rất giỏi" nhưng không thể trở thành một tầng lớp "trí thức" mà xã hội văn minh coi là tinh hoa! Ở thời điểm năm 2010, kết luận trên của Chu Hảo được xem là xã hội toàn trị đã có phần "cởi mở" (!) Nhưng chế độ Đảng trị với quốc sách ngu dân, bưng bít thông tin để dễ bề cai trị, lừa gạt và dễ bề cướp bóc đã không thể chấp nhận sự dấn thân khai phóng của nhà trí thức Chu Hảo với việc ông đứng đầu Nhà xuất bản Tri Thức để tổ chức dịch và xuất bản những sách giới thiệu một cách căn cơ những giá trị văn minh phổ quát của nhân loại mà bất cứ một dân tộc nào muốn "sánh vai cùng các cường quốc năm châu" cũng phải biết đến. Những cuốn sách đồ sộ của văn minh nhân loại đã ra đời từ Nhà xuất bản Tri Thức: Nền dân trị Mỹ ( phải "né" chữ "dân chủ" bằng chữ "dân trị") của Alexis de Tocqueville do Phạm Toàn dịch từ nguyên bản tiếng Pháp-805 trang, khổ 16x24 cm-2012; Đường về nô lệ của Hayek do dịch giả nổi tiếng Phạm Nguyên Trường dịch; Karl Marx của Peter Singer ; Sự ra đời trí khôn ở trẻ em của Jean Piaget do nhà thơ Hoàng Hưng dịch vv...vv...Khi dịch cuốn "Sự ra đời trí khôn ở trẻ em" tác giả Hoàng Hưng tâm sự với người viết bài này rằng, vô cùng khó dịch, vì nhiều khái niệm về tâm lý chúng ta không có, phải mầy mò, so sánh với các ngôn ngữ khác...Vẫn theo Hoàng Hưng thì giáo dục ở nước ta quá lạc hậu so với thế giới về cơ sở tâm lý giáo dục học...Vì thế, lời mở đầu cho cuốn sách này, nhà giáo Phạm Toàn đã viết: Thật khó mà hình dung lại có người táo gan chẳng hạn như thế này: lái con tàu đi biển mà thiếu hải đồ và hải trình, thám hiểm núi cao rừng sâu mà không cần la bàn, hoặc là...thêm trường hợp nữa cho đủ quá tam ba bận, như chúng tôi muốn nêu ra ở đây: tổ chức một nền giáo dục quốc dân, tổ chức đi tổ chức lại những cuộc thay sách thay chương trình và cải cách giáo dục song lại không quan tâm đến tâm lý học. Lại nữa, không những coi nhẹ tâm lý học nói chung, lại còn táo gan coi nhẹ tâm lý học giáo dục, nhất là tâm lý học Piaget! Nhà thơ Hoàng Hưng đã được giải thưởng về dịch thuật cuốn sách này sau đó. Tôi đã mất cả tháng trời để nghiên cứu cuốn sách khó đọc này và bàng hoàng khi biết rằng, chúng ta đã không hề biết đến Jean Piaget ( 1896-1980) với công trình cả đời nghiên cứu quá trình nhận thức của trẻ em, làm cơ sở cho quá trình giáo dục ở hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới ngày nay… Viết đến đây tôi bỗng nhớ đến các "định nghĩa" về người trí thức của Viện sỹ hàn lâm Nga N.Moseev: "Người trí thức luôn suy nghĩ đến số phận của dân tộc mình trong sự so sánh, đối chiếu với những giá trị toàn nhân loại. Vả lại, bất cứ một dân tộc nào bao giờ cũng có những nhà trí thức của dân tộc mình." Chu Hảo chính là một nhà trí thức của dân tộc Việt Nam. Ông có công với đất nước, với dân tộc nhưng lại "có tội" vì đã "tổ chức dịch và xuất bản những sách trái với cương lĩnh, đường lối của Đảng" như kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng! Là một người ngoài Đảng, người viết bài này cũng biết, đây là một việc làm trái với điều lệ Đảng. Vì, muốn kỷ luật một đảng viên thì phải xuất phát từ cơ sở chi bộ nơi đảng viên ấy sinh hoạt. Rõ ràng, một nhóm độc tài từ trên cao áp đặt một cách phi dân chủ ngay trong Đảng. Dấu hiệu của tập quyền trong quá trình phát xít hóa đã xuất hiện ngay sau khi Tổng bí thư Đảng kiêm giữ chức Chủ tịch nước (!) Kỷ luật Chu Hảo, Đảng độc tài muốn rằn mặt những đảng viên đang "tự diễn biến" đamg "suy thoái về chính trị"...Thật là bẽ bàng và nực cười khi Việt Nam đang hý hửng tham gia Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP! Muốn hòa nhập vào thế giới văn minh để hưởng lợi về kinh tế, nhưng lại quyết giữ nguyên tư duy man rợ thời Trung cổ về triết học, chính trị và xã hội, để tiếp tục cai trị, dìm đất nước và nhân dân trong tăm tối Trung cổ giữa thời đại toàn cầu hóa, Công nghiệp 4.0! Không làm gì có điều đó ở thế kỷ 21 thưa Ban kiểm tra Trung ương Đảng! Chính vì thế, khi tuyên bố kỷ luật những sai phạm của Chu Hảo, và ông đã tuyên bố rời Đảng ngay sau đó...Một cơn địa chấn đã xuất hiện trong xã hội Việt Nam. Một loạt những đảng viên, trong đó có những tên tuổi lớn như nhà văn Nguyên Ngọc, nghệ sỹ ưu tú Kim Chi, giáo sư Mạc Văn Trang và nhiều người khác...đã lập tức tuyên bố rời bỏ Đảng. Trong tuyên bố bỏ Đảng của nhà văn lão trượng, công thần của chế độ Nguyên Ngọc có đoạn viết: Đảng "kìm hãm nhân dân trong vòng tăm tối, để lừa dối và đàn áp...đang cướp quyền sống và phát triển của dân tộc...Đảng "tự diễn biến" thành một tổ chức chuyên quyền phản dân hại nước. Tôi không thể, còn có thể ở trong một tổ chức như thế! Kể từ khi thành lập, chính danh của Đảng cộng sản chưa bao giờ bị phủ định hoàn toàn như thế. Mặc dù chỉ kém Chu Hảo có hai tuổi, tôi luôn luôn xem ông là bậc đàn anh từ mọi phương diện. Ông uyên bác nhưng khiêm nhường, ôn hòa lịch lãm nhưng sắc sảo và quyết liệt trong tư duy. Chu Hảo chính là kẻ sỹ của thời đại @, một nhân cách viết hoa. Vậy mà ông bị gán cho những tội danh nghe thật buồn cười và ngớ ngẩn: "tự chuyển biến", "tự chuyển hóa", "thoái hóa về chính trị" vv...vv...Những khái niệm quái gở đó dùng để nói về Chu Hảo ở cái thời kỹ thuật số, công nghệ số này! Chỉ bấy nhiêu đã thấy bế tắc đến tột cùng! Có lần nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện đã nói với tôi rằng, trí thức không phải là bột mỳ, nhưng trí thức là viên bột nở, là chất xúc tác. Nhờ có viên bột nở mà bột mỳ nở thành cái bánh mỳ! Với Chu Hảo thì tự do báo chí, tự do xuất bản là công cụ cốt lõi để thực hiện dân chủ. Ông đã dấn thân suốt hơn một thập kỷ qua để làm điều đó. Làm bột nở cho đời! Cái chất "trí thức toàn thân" ấy của ông luôn là kẻ thù nguy hiểm nhất của mọi thứ độc tài! Chu Hảo là hạt bụi, là cái gai trong mắt chuyên quyền. Tôi đã mất gần 200 trang mới trả lời được câu hỏi "Tại sao Điện Biên Phủ?" Nhưng chỉ cần 4 trang A4 để trả lời: Tại sao Chu Hảo?... Lê Phú Khải Hà Nội- Sài Gòn Tháng 10 và tháng 11 năm 2018 | ||||
Posted: 11 Nov 2018 12:38 PM PST Không bị ai xúi dục, Không phản động, kẻ thù, Bản thân tôi nhận thấy Dự luật về Đặc Khu Là rất đáng lo ngại. Đặc biệt cho người Tàu Thuê đất lâu như vậy. Không hay ho gì đâu. Vì thế tôi lên tiếng Bày tỏ ý kiến mình Nhắc chính quyền, thậm chí Chống gậy đi biểu tình. Phần lớn những người khác Cũng lo lắng như tôi. Họ, những người yêu nước. Đơn giản chỉ thế thôi. Và rồi, qua hai vụ Bô-xít, Formosa, Cả tôi và cả họ Không còn tin đảng ta. Chủ trương lớn của đảng. Chủ trương sai thì sao? Thì tất cả hậu quả Trút lên vai đồng bào. Mong đảng và nhà nước Cảnh giác với thằng Tàu. Hãy cân nhắc thật kỹ Các hiểm họa về sau. Hãy xem gương tày liếp Các đặc khu Trung Hoa Ở châu Phi, châu Á, Đặc biệt Sri Lanka. Là đảng hay không đảng, Với tất cả chúng ta, Thì điều quan trọng nhất Là vận mệnh nước nhà. | ||||
Luật sư Võ An Đôn: "Tôi không hối tiếc" Posted: 11 Nov 2018 12:30 PM PST Trò chuyện với luật sư Võ An Đôn Đây không phải là một cuộc phỏng vấn. Bởi một cuộc phỏng vấn thì tôi sẽ phải chọn lựa cách nói, xoay trở cách trình bày cho chỉn chu. Nhưng nếu như vậy, thì sẽ không thể mô tả được một tính cách của Đôn. Tính cách đã đem lại cho anh sự thương mến từ rất nhiều người, cũng như sự ghét bỏ từ không ít người. Tôi giữ nguyên cách xưng hô của Đôn, như một người anh em. Nhưng đó không phải là riêng với mối quan hệ quen biết với tôi, mà hầu hết các cuộc phỏng vấn của VOA, BBC, RFA, SBS... Đôn vẫn luôn xưng hô như vậy: nhũn nhặn và gần gũi. Đôn có biệt hiệu là "luật sư chăn bò" - một cách gọi mà các đồng nghiệp một thời không kìm nổi sự tức giận đã thốt lên như vậy. Nhưng Đôn đón nhận hình ảnh đó một cách tự nhiên như một phần đời của mình. Trong cuộc nói chuyện với Đôn, tiếng gà kêu, tiếng trẻ con nghêu ngao... vẽ cho tôi một bức tranh về cuộc sống của Đôn. Anh bước ra từ bùn đất quê nhà, và khi phải quay lại, thì anh đón nhận mọi thứ thật an nhiên. Tôi chọn luật sư Võ An Đôn làm người trò chuyện để khép lại một năm đầy biến động. Một năm mà người làm nghề tìm công lý cho kẻ khác, đã không thể nhìn thấy ngay trên số phận của mình. Tuấn Khanh: Sau khi bị khai trừ khỏi danh sách luật sư đoàn tỉnh Phú Yên, hiện nay Đôn đã làm gì hồi đáp sự kiện đó? LS. Võ An Đôn: Dạ, sau khi Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên đã loại em ra khỏi danh sách luật sư đoàn, thì em đã có làm đơn khiếu nại gửi lên Liên đoàn luật sư Việt Nam. Nhưng đến nay thì chưa thấy phản hồi gì anh à. Tuấn Khanh: Khác với năm 2015, khi Đôn có dấu hiệu bị rút thẻ hành nghề, thì đã có sự can thiệp rất rõ ràng từ Liên đoàn luật sư Việt Nam. Nhưng nay, vì sao mọi thứ lại im lặng khó hiểu như vậy? LS. Võ An Đôn: Năm 2015, liên ngành tư pháp của Phú Yên gồm công an, Viện kiểm sát, tòa án có ra văn bản kiến nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề hành của em. Lúc đó thông tin được Luật sư đoàn tỉnh Phú Yên cho biết đã khiến báo chí và dư luận phản ứng rất mạnh. Rồi chủ tịch nước là ông Trương Tấn Sang đã chỉ đạo cho các cơ quan ở tỉnh Phú Yên phải rút lại quyết định đó. Có lẽ vì vậy mà Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã cử 3 người xuống để bảo vệ em. Nhưng lần này thì khác rồi anh. Theo Luật sư đoàn tỉnh Phú Yên cho biết thì việc khai trừ đã diễn ra rất gấp rút, ngay sau khi em cho biết tin tức liên quan đến Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ở trong tù. Và có tin là Liên đoàn Luật sư Việt Nam chỉ đạo việc khai trừ em, cũng như nhiều cơ quan khác nữa, nên phải làm nhanh gọn. Đó là vì sao lần này diễn biến không giống như lần trước. Tuấn Khanh: Ngay trước, và sau khi có tin Đôn bị rút thẻ hành nghề, đã có những tin rò rỉ, nhạo báng… từ những luật sư không đồng quan điểm với Đôn. Họ có thông tin trước về một vụ loại bỏ và sử dụng như kiểu tấn công tinh thần một cách hạ cấp. Không khí hả hê về một vụ trừng phạt một thành viên của đoàn luật sư như vậy, có vẻ như rất khác với hoạt động minh xét vì quy chuẩn nghề nghiệp? LS. Võ An Đôn: Em nghĩ rằng cũng có cơ sở để suy luận như vậy. Bởi việc tước thẻ hành nghề của em là từ sự chỉ đạo của bên trên. Do đó, em tin rằng dù làm đơn và các đồng nghiệp thông cảm cùng làm đơn kiến nghị cũng không ăn thua, vì đã có sự chỉ đạo từ trung ương. Người ta không muốn em làm luật sư nữa vì em tham gia nhiều vụ án nhạy cảm ở Việt Nam. Những vụ án oan. Những vụ công an dùng nhục hình đánh dân… Tính của em thì khi tham gia, không chịu được thì chỉ có thể nói hết, nói sự thật. Các cơ quan tố tụng thì không muốn vậy nên tìm cách ngăn lại thôi. Tuấn Khanh: Có hy vọng gì về việc lấy lại quyền hành nghề luật sư không? Lẽ nào có một sự thật khác, ngoài bộ mặt trơ trẽn của nghề luật sư Việt Nam qua câu chuyện này, là Đôn bị tước thẻ bởi vì "khó ưa"? LS. Võ An Đôn: Em nghĩ là không có hy vọng lấy lại được quyền hành nghề anh à. Mọi thứ như em nói, là đã được chỉ đạo có hệ thống nên chuyện lấy lại quyền hành nghề luật sư là rất mong manh. Mặc dù lý do để tước quyền luật sư của em là họ kết tội em nói xấu chế độ, nói xấu chính quyền… nhưng lại không có chứng minh gì về lời kết tội đó. Nên có cố gắng thì không được gì nữa. Em nghĩ vậy. Tuấn Khanh: Luật sư thì bị tước thẻ với lý do mơ hồ. Còn tất cả các vụ án về chính trị hay dân quyền, nhân quyền mà các luật sư tham gia trong năm 2017 thì lại hoàn toàn thất bại. Không có một sự bào chữa nào thành công, thậm chí luật sư còn bị khước từ quyền tranh tụng, hay đòi hỏi triệu tập nhân chứng, văn bản phân tích khoa học ngay tại tòa… vậy theo Đôn, 2017 có nên gọi là một năm thất bại của nghề luật sư Việt Nam không? LS. Võ An Đôn: Dạ, lâu nay các vụ án liên quan đến nhân quyền mà được các luật sư nhận lời tham gia cũng không nhiều, bởi phần lớn người ta sợ Nhà nước gây khó khăn cho công việc làm ăn, hay rồi bị rút thẻ như em. Nhưng thật lòng mà nói, cho đến lúc này thì hầu hết các vụ án liên quan đến nhân quyền thì luật sư chỉ còn đóng vai trò tham gia cho có vậy thôi anh. Bản án thì đã được ấn định trước. Luật sư đang dần trở thành người chỉ còn có vai trò đưa thông tin cho nạn nhân, bị cáo, rồi chuyển lời nhắn đến gia đình… Vai trò luật sư thiếu sức mạnh đúng của mình. Ngoài chuyện là người xuất hiện chuyện trò, an ủi, động viên những ai đang vướng vào vụ án trong lúc họ sợ hãi hay cô đơn, thì đôi khi luật sư phải nhờ đến dư luận bên ngoài, bằng cách phát đi thông tin cho mọi người quan tâm và ủng hộ. Còn để giảm được án hay bào chữa cho thoát án thì không thể, anh à. Tuấn Khanh: Nói như vậy, luật sư và tòa án ở Việt Nam hiện ra phần lớn như một loại nghệ thuật trình diễn, ít khi đạt được giá trị công lý? LS. Võ An Đôn: Dạ đúng vậy anh à. Ở tòa án, hầu hết các bản án đều đã định trước, thỉnh thoảng có chút thay đổi. Đặc biệt án chính trị hay nhân quyền thì vai trò luật sư để góp mặt vậy thôi chứ không ai quan tâm họ nói gì. Trong giới tụi em thì nói đùa là tới để đủ mâm đủ cỗ thôi. Làm nghề luật sư đôi khi chứng kiến những chuyện diễn ra mà không làm gì được nên cũng buồn lắm. Đó là lý do mà em nói rằng nghề luật sư ở Việt Nam chỉ còn sống bằng nghề chạy án thôi là vậy đó. Tuấn Khanh: "Đủ mâm, đủ cỗ" – tính hình thức tạm bợ đó, có phải đã khiến các phiên xử nhân quyền hay chính trị thường diễn ra rất nhanh, mặc dù còn rất nhiều chứng cứ, nhân chứng hay luận cứ cần phải được tranh tụng trước tòa. Thậm chí mới đây có vụ xét xử 9 người với tội chống chế độ ở Bình Định, rồi kế đến là 15 người mang tội khủng bố ở Sài Gòn, lại chỉ diễn ra chỉ trong 1,2 ngày, nhanh đến ngạc nhiên? LS. Võ An Đôn: Dạ, thì ai cũng biết án thì do chỉ đạo nên diễn ra nhanh chóng thôi anh. Các mức án thì mỗi lúc càng cao. Em nghĩ Nhà nước đang muốn dùng các mức án này để khiến cho những người muốn đấu tranh không dám hành động nữa. Án cao và xử nhanh, không có cơ hội thay đổi là nhằm cho mọi người khiếp sợ. Ở Việt Nam thì không có tam quyền phân lập, nên các vụ án sẽ luôn gặp trường hợp thiếu khách quan, thiếu minh bạch. Và nếu không có thay đổi thì mọi thứ sẽ mãi mãi như vậy thôi. Tuấn Khanh: Trở lại câu chuyện riêng của Đôn, có nhiều người nói lẽ ra Đôn đã có một tương lai tốt đẹp hơn, nếu không phát ngôn làm trái ý nhiều người. Mọi thứ có thể gọi là vạ miệng, Đôn có hối tiếc về những gì mình đã nói không? LS. Võ An Đôn: Em nghĩ mình không có hối tiếc đâu anh. Vì những gì em nói ra hay không thì dân chúng cũng đã biết từ lâu rồi. Em chỉ khẳng định với tư cách là người chứng kiến thôi. Khi em nói là luật sư Việt Nam chạy án, thì cũng nhiều đồng nghiệp bực bội, chính quyền thì không ưa. Em biết em nói thì cũng thiệt hại cho mình, nhưng nếu mình không nói thì cũng không ai nói. Em nói cũng chỉ mong cho nghề luật sư rồi sẽ có một lúc nào đó thay đổi và tốt đẹp hơn. Nói thật để dân chúng không quá hy vọng vào khả năng luật sư trong nền luật pháp hiện nay, rồi tin rằng công lý là có thật, để rồi thất vọng. Em nói là cũng mô tả hiện trạng và đòi hỏi sự thay đổi, chỉ mong tốt cho những đồng nghiệp cũng trong tâm trạng như mình mà không thể nói được thôi. Em không hối tiếc những gì đã nói ra đâu anh. Tuấn Khanh: Nhưng cũng có ý kiến nói rằng Đôn cũng cần phải thỏa hiệp để có thể sống dược với nghề. Rất nhiều luật sư đang phải như vậy mà? LS. Võ An Đôn: Dạ đó là quan điểm cá nhân, chọn lựa để sống yên. Nhưng quan điểm của em thì sống làm nghề luật sư, thì phải lựa chọn nói thật. Bởi luật pháp và công lý là sự thật, thì em cũng muốn được nói thật. Em biết nói thật thì khó nghe nhưng rồi nó sẽ tác động vào việc thay đổi xã hội. Nếu em không học cách nói thật, thì em cũng như mọi người, thỏa hiệp với sự bất công mà sống thì xã hội này sẽ ra sao? Dạ, em không muốn sống như vậy. Tuấn Khanh: Nhưng như vậy, Đôn có cảm thấy mình trở nên cô đơn không? Chẳng hạn như lúc nào? LS. Võ An Đôn: Dạ thiệt tình em thấy buồn lắm vì không còn được làm nghề luật sư nữa để giúp cho mọi người. Nhưng cũng an ủi khi thấy dư luận xã hội vẫn không quên em. Đi ngoài đường, người ta không coi em là người thất thời, mà cũng mời em café, nói chuyện chào hỏi… nên em cũng hạnh phúc lắm anh à. Tuấn Khanh: Để nói một lời kết thúc năm 2017, hướng về năm mới 2018, Đôn muốn gửi lời gì đến mọi người quan tâm đến câu chuyện của Đôn? LS. Võ An Đôn: Em cảm ơn lắm, việc mọi người quan tâm đến em, giúp em đi qua những giờ phút khó khăn của đời mình. Trong năm mới, em chỉ mong mọi người hãy dành thêm sự quan tâm, kêu gọi cho sự thay đổi cho luật pháp ngày càng làm đúng công việc phục vụ cho người dân, cho xã hội. Lúc đó thì em cũng như mọi người đều chung một niềm vui, anh à. | ||||
Khoảng cách giàu nghèo: kiến thức Posted: 11 Nov 2018 12:23 PM PST Vì sao có các nước giàu và nghèo và tại sao trong một quốc gia lại có người nghèo và người giàu? Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế làm tư vấn cho đài từ năm 1997 tới nay. Thưa ông, trong chương trình kỳ trước, ông nói đến sự kiện một giáo sư kinh tế thuộc Đại học Bắc Kinh đã nêu vấn đề về "mô thức Trung Quốc" khi giáo sư Chu Hảo tại Việt Nam lại bị đảng Cộng sản kỷ luật vì quảng bá những kiến thức mà chế độ không chấp nhận. Vì vậy, kỳ này, Nguyên Lam xin mở rộng đề tài và hỏi ông vì sao có quốc gia phát triển và trở thành thịnh vượng trong khi có nước vẫn còn nghèo, và tại sao trong một nước lại có một thiểu số giàu có mà đa số người dân vẫn lầm than? Nguồn gốc của nạn bất công Nạn bất công khởi đầu từ bất công về kiến thức và học thuật. -Nguyễn XuânNghĩa Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Câu hỏi đó thật ra cũng là vấn đề cơ bản của bộ môn kinh tế chính trị học và kỳ này, chúng ta sẽ cố gắng trình bày được vài ý chính là vì sao có khác biệt về trình độ thịnh vượng giữa các quốc gia hay các thành phần xã hội trong một quốc gia. - Trước hết, tôi kính trọng ông Chu Hảo khi là Giám đốc kiêm Tổng biên tập Nhà Xuất bản Tri thức vì đã cho phiên dịch sang Việt ngữ nhiều cuốn sách cơ bản của kiến thức nhân loại. Về chuyện này, tôi nhớ đến một công trình nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc từ đã lâu, theo đó, hơn hai chục nước Á Rập Hồi Giáo có mấy trăm triệu dân - xưa kia từng có nền văn hóa chói lọi trước Âu Châu rất xa – sau này lại dị ứng với kiến thức mới và tụt hậu. Cụ thể là họ cho dịch quá ít sách ngoại quốc, bình quân thì chỉ dịch một cuốn cho một triệu dân. Nếu so với dân số của Tây Ban Nha, không hẳn là giàu nhất Âu Châu, thì một năm xứ này dịch sách ngoại quốc bằng khối Á Rập dịch trong ngàn năm! Bên trong khối Á Rập đó, một thiểu số biết ngoại ngữ thì khỏi cần đọc bản dịch, chứ đại đa cố còn lại thì sao? Vì vậy, thiểu số am hiểu của họ mới ngự trị trên đa số còn lại, nạn bất công khởi đầu từ bất công về kiến thức và học thuật. Các yếu tố để một quốc gia thịnh vượng Nguyên Lam: Ông nêu một vấn đề có thể làm thính giả của chúng ta giật mình. Không biết thì phải học và học nước ngoài qua sách dịch thì dịch thuật cũng có đóng góp cho học thuật của quốc gia. Như vậy, phải chăng hạn chế dịch thuật cũng có thể là thu hẹp học thuật, thưa ông? Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Đấy là vấn đề mà không là duy nhất, chúng ta sẽ xét sau. - Về thời sự và nhìn qua Bắc Kinh thì ta thất kinh vì trường hợp của giáo sư Trương Duy Nghinh. Sinh năm 1959, ông ta học ở trong nước rồi được ra ngoài du học và hoàn tất bằng tiến sĩ kinh tế tại Đại học Oxford vào năm 1994 dưới sự hướng dẫn của một giáo sư được giải Nobel Kinh tế năm 1996. Về nước, giáo sư Trương Duy Nghinh này lập ra một Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế trong Đại học Bắc Kinh và có cả trăm công trình biên khảo bằng Hoa ngữ lẫn Anh ngữ có nội dung đề cao quy luật tự do kinh tế đến độ được coi là truyền nhân của Giáo sư Friedrich Hayek, người cổ xúy cho quyền tự do cá nhân, ngược với chế độ tập trung quản lý của nhà nước phát xít lẫn cộng sản. Thế mà Bắc Kinh không trừng phạt giáo sư đó nhưng ông Chu Hảo lại bị kỷ luật vì Nhà Xuất bản Tri thức đã dịch loại sách chế độ gọi là "sai trái", trong đó có cuốn cơ bản của Hayek xuất bản từ năm 1994, là "Đường Về Nô Lệ". Nói vắn tắt thì trong cuộc tranh luận về học thuật, Việt Nam lại thua Trung Quốc nữa, và đấy là chuyện đáng lo! Nguyên Lam: Ông vừa nói về học thuật và bảo đấy không là vấn đề duy nhất. Nguyên Lam xin đề nghị ông khai triển từng bước cho thính giả của chúng ta… Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi cho rằng sự thịnh vượng hay giàu có của một tập thể hay cộng đồng dân tộc tùy thuộc trước tiên vào địa dư hình thể, thí dụ như thổ ngơi hay sông ngòi tiêu tưới và lưu thông. Chẳng hạn như lưu vực sông Dương Tử của Trung Quốc và các bến cảng đã góp phần hình thành một nền văn hóa tiên tiến. Bên kia đại dương, Nhật Bản không có lợi thế thiên nhiên ấy vì là quần đảo bị chia cắt bởi vực sâu với những con sông rất ngắn đổ ngay ra biển. Vì vậy, so với Trung Quốc thì Nhật Bản nghèo nàn và lạc hậu hơn trong nhiều ngàn năm, tới giữa thế kỷ 19 thì nước Nhật lại học kiến thức mới từ Âu Châu và Hoa Kỳ và trở thành cường quốc đã khuất phục Trung Quốc. - Chính là vì không có ưu thế thiên nhiên nhưng có ý thức sinh tồn rất cao, Nhật Bản học văn hóa Trung Hoa một cách chọn lọc chứ không "tự Hán hóa", sau đó họ thuần thục kỹ thuật Tây phương để đuổi kịp Tây phương và vượt Trung Quốc. Nguyên Lam: Như vậy, phải chăng yếu tố thịnh vượng của các nước cũng tùy thuộc vào nền văn hóa, thưa ông? Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Một cách lãng mạn thì thời Trung Cổ, văn hóa Nhật với tinh thần "võ sĩ đạo" đầy dũng khí mà khắc khổ cũng hơi giống tinh thần "an bần lạc đạo" của văn hóa Trung Hoa. Nhưng Nhật Bản có thay đổi, Trung Quốc thì không. Khi dám thay đổi thì người ta tìm ra chân lý và kỹ thuật khác để khắc phục các nhược điểm của thiên nhiên. Canh nông của Nhật là một điển hình ban đầu, công nghiệp của họ là chuyện về sau. - Trung Quốc ngày nay cứ oán các nước đã xâm lăng và chinh phục họ mà không tự hỏi vì sao họ bị các dị tộc Liêu, Kim, Mông, Mãn mà họ khinh miệt khuất phục nhiều lần trong lịch sử, từ thời Đại Tống cho tới Đại Thanh? Sau đó, chính là sự lụn bại của họ vào thời Mãn Thanh mới khiến liệt cường sâu xé. Yếu tố văn hóa có chi phối cách họ nhìn về học thuật của thiên hạ. Mặc cảm tự tôn về văn hóa lại vừa tự ti về kỹ thuật là vấn đề của Trung Quốc trong ngàn năm qua là một tâm lý nghèo nàn. Người Nhật không bị mặc cảm đó nên trở thành giàu có hơn. Nguyên Lam: Bước qua thời hiện đại và ngày nay thì ông thấy là người ta nên tiếp thu những kinh nghiệm gì khác của các nước? Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Nửa thế kỷ trước, khi chúng tôi còn đi học tại Âu Châu thì học thuyết của kinh tế gia John Maynard Keynes được giới ưu tú coi là "chân lý kinh tế", chỉ có thể bị chế độ tập trung quản lý bằng kế hoạch của Liên Xô đào thải mà thôi! Nghĩ lại cũng thấy buồn cười về kiến thức lạc hậu. Nhưng chính là nhà kinh tế kiêm triết gia Friedrich Hayek đã chỉ ra hướng khác, rồi các học thuyết khoa học hơn sau đấy càng cho thấy là chúng ta phải thường xuyên cập nhật và phổ biến kiến thức về kinh tế, xã hội và văn hóa để người dân có quyền tự do chọn lựa. Kiến thức là yếu tố thăng tiến cho mọi quốc gia và nạn độc quyền chân lý của một chế độ độc tài là sự bần cùng về tư tưởng và nghèo nàn về kinh tế. -Nguyễn Xuân Nghĩa - Bây giờ khi thấy lý luận của Hayek từ hơn 70 năm trước, vốn đã được các trí thức của nước ta phiên dịch, mà lại bị cấm đoán thì tôi phải nghĩ đến sự tụt hậu về kiến thức và chính trị. Dưới bóng rợp của Bắc Kinh mà tụt hậu như vậy thì có lẽ chế độ muốn diệt trí thức để tự sát tập thể, chứ đừng nói gì đến thịnh vượng, trừ phi cho một thiểu số có quyền nên dễ có tiền! Khai thông dân trí Nguyên Lam: Ông vừa nói đến việc cập nhật và phổ biến kiến thức về nhiều mặt để người dân có quyền tự do chọn lựa. Ông có thấy rằng điều đó là khó chăng? Nguyên Lam nêu câu hỏi này vì nghĩ đến trình độ dân trí. Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thật ra chúng ta mới chỉ nói đến khác biệt về thịnh vượng giữa các nước chứ chưa nói đến giữa các thành phần xã hội trong cùng một nước. Khác biệt nội bộ ấy là một vấn đề mà dân trí có thể giải thích được phần nào, và việc phổ biến kiến thức cũng là một giải pháp. Nói vắn tắt thì ta hiểu được hai quy luật, thứ nhất về kinh tế thì xây dễ hơn xóa và về văn hóa thì chính sách ngu dân dễ tiến hành hơn việc khai thông dân trí, cho nên bất công xã hội càng dễ xảy ra trong một chế độ độc tài. - Nhìn trong dài hạn về thời gian và mở ra không gian cho mọi quốc gia, tôi trộm nghĩ rằng nền văn hóa nào mà phát huy pháp quyền bình đẳng cho mọi người dân hơn là những quyết định tiện thiện của giới cầm quyền thì sẽ dễ phát triển kinh tế và đem lại thịnh vượng. Thứ hai, cũng thuộc lĩnh vực văn hóa mà lại cực kỳ quan trọng cho kinh tế là khi sự lương thiện được đề cao như một giá trị tinh thần và được áp dụng trong thực tế của đời sống thì quốc gia và xã hội càng dễ phát triển. Các quốc gia bị nạn tham nhũng đục khoét thường không có sự thịnh vượng mà chỉ có nạn bất công xã hội. Khi pháp quyền được phát huy và sự lương thiện là chân lý phổ cập thì quốc gia dễ có phú cường và người dân dễ được hạnh phúc. Nguyên Lam: Nhìn trên tổng thể thì ông kết luận thế nào về sự thịnh vượng của các quốc gia và của người dân trong một quốc gia? Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Kiến thức là yếu tố thăng tiến cho mọi quốc gia và nạn độc quyền chân lý của một chế độ độc tài là sự bần cùng về tư tưởng và nghèo nàn về kinh tế. Địa dư hình thể hay điều kiện thiên nhiên có thể đưa tới hoàn cảnh bất lợi hay thuận tiện, nhưng kiến thức có thể khắc phục được những bất lợi và khuếch trương sự ưu đãi của thiên nhiên nếu chúng ta hiểu rằng kiến thức đó làm giàu cho một loại vốn liếng hay tư bản quan trọng nhất của xã hội, là con người. - Con người ta mới làm thay đổi thiên nhiên và tìm ra giải pháp sản xuất có lợi nhất. Con người ta mới hàn gắn nổi sự tàn phá của chiến tranh để tái thiết xứ sở. Mọi loại kỹ thuật đều có thể bị vượt qua, mọi thứ đất đai bị xoi mòn, và máy móc bị hư hao, chứ con người ta vẫn là loại tư bản có khả năng canh tân và cải tiến liên tục. Tất cả tùy thuộc vào một yếu tố, là con người đó có khả năng học hỏi và có quyền phát huy hay không mà thôi. Nguồn: Theo RFA | ||||
“đường về nô lệ” đang ở rất gần!? Posted: 11 Nov 2018 12:05 PM PST Quách Hạo Nhiên: "Có buồn cười không nếu ai đó có suy nghĩ khác về chủ nghĩa cộng sản đều bị xem là "suy thoái về tư tưởng và đạo đức lối sống"? Thế kỷ 21 rồi, thời đại "cờ mờ bốn chấm không" rồi sao lại còn cái "cương lĩnh" hay "tư tưởng" gì kỳ cục vậy? Nếu thế thì hàng tỉ người trên thế giới này đã và đang bị "suy thoái" hết, chỉ có số ít đảng viên cộng sản như ông Trọng và thuộc cấp trung thành của ông ta là tốt đẹp hay sao?" Vậy nên, tiếp lời GS Cao Huy Thuần, tôi xin được mạo muội bổ sung thêm: việc kỷ luật GS Chu Hảo vừa qua rõ ràng còn hơn cả một "nỗi đau". Nó là một nỗi nhục! Chân thành và khách quan mà nói, nhìn lại cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hoàn toàn có thể xem ông như một "trí thức dấn thân" giàu trí tuệ và đầy bản lĩnh. Ở khía cạnh này, dù sao Hồ Chí Minh vẫn rất xứng đáng là một tấm gương để những người Việt hôm nay nhìn vào đó và soi lại mình. Vì cách đây hơn một thế kỷ, trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành khi ấy vừa tròn 20 tuổi nhưng đã một mình bôn ba sang tận các nước phương Tây với một khát vọng và ý chí rất mãnh liệt: "tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác, sau khi xem xét họ làm như thế nào, sẽ trở về giúp đồng bào ta". Nhắc lại điều này để thấy, khi ấy, tuy còn rất trẻ nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có thái độ và nhận thức rất đúng đắn về những hạn chế và lạc hậu của chính bản thân ông cũng như của dân tộc Việt Nam. Nghĩa là, để có thể giải cứu dân tộc thoát khỏi áp bức và xiềng xích nô lệ thì nhất định phải"sang nước Pháp và các nước khác" để quan sát và học hỏi. Vì muốn chiến thắng kẻ đang cai trị mình thì nhất định phải tự nâng mình lên từ bằng hoặc hơn họ. Cho nên, ở giác độ văn hóa, có thể nói hành trình tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói cho cùng, đó là hành trình đi tìm tri thức, tìm đến ánh sáng văn minh và tiến bộ của nhân loại. Nói khác đi, đó hành trình khai minh, khai sáng cho bản thân và dân tộc. Chỉ riêng điều này thôi đã cho thấy Hồ Chí Minh là người rất thức thời chứ không bảo thủ, giáo điều. Trong cái nhìn như vậy, thật sự tôi không hiểu sao những kẻ luôn miệng bảo toàn dân ra sức "học tập và làm theo tấm gương Hồ Chí Minh" lại có thể kỷ luật và kết tội GS Chu Hảo? Nếu như trước đây Chủ tịch Hồ Chí Minh mất mấy mươi năm ra nước ngoài để học tập cái hay, cái tiến bộ của nhân loại sau đó trở về "giúp đồng bào giải phóng dân tộc" thì trong thời đại tri thức hôm nay, GS Chu Hảo và các cộng sự của mình đã tổ chức dịch và xuất bản những quyển sách (vốn cũng được xem như một kho tàng tri thức của nhân loại) nhằm khai sáng cho quần chúng nhân dân thì xét về bản chất cả hai sự việc này chẳng có gì khác nhau cả. "Ông vua" Nguyễn Phú Trọng hẵn là người đang ngày đêm học tập và làm theo tấm gương của Bác nhưng lẽ nào ông lại không hiểu những gì Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói, nhất là về vấn đề "tự chuyển hóa" trong hành trình nhận thức của con người như một lẽ tất yếu: "Tình hình khách quan thay đổi hàng giờ, hàng phút, một chủ trương của ta hôm nay đúng, hôm sau đã không hợp thời, nếu ta không tỉnh táo kiểm điểm những tư tưởng, hành vi của ta để bỏ đi những cái quá thời, sai hỏng, nhất định ta sẽ không theo kịp tình thế!" – ("Hồ Chí Minh toàn tập", NXB Chính trị quốc gia, H.2011, t.4, trang 28). Rõ ràng, nếu ông Trọng và các thuộc cấp của ông ta thật sự học, hiểu và làm theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì những việc làm của GS Chu Hảo lẽ ra phải được biểu dương và khen ngợi chứ không có lý do gì lại kết tội người ta. Trong thời đại tri thức mà lại kỷ luật "đồng chí" mình vì cái tội xuất bản những cuốn sách mang tầm tư tưởng của nhân loại thì những kẻ kết tội hoặc là đã thật sự bị đứt sợi dây thần kinh xấu hổ, đang tự đưa tay lột cái mặt nạ bảo thủ, giáo điều của mình xuống; hoặc là đang mắc chứng tự kỷ rất nặng nên lúc nào cũng lo sợ, nhìn đâu cũng thấy kẻ thù. Càng xấu hổ hơn nữa, khi đất nước có hàng trăm, hàng nghìn GS, TS tự nhận là "hậu duệ", hay học trò xuất sắc của Mác nhưng lại lo sợ trước lý lẽ của những học giả trên thế giới khi họ lên tiếng phản biện chủ nghĩa cộng sản cách đây gần một thế kỷ. Mà nếu cho rằng những người phản biện chủ nghĩa cộng sản là sai trái thì sao không đứng lên tranh luận, đối thoại lại một cách sòng phẳng trong tư cách của những trí thức chân chính mà lại hành xử như vậy? Than ôi, không biết sau khi biết tin GS Chu Hảo bị kết tội "suy thoái" vì đã xuất bản những cuốn sách (thuộc hàng kinh điển và tinh hoa của nhân loại) bạn bè quốc tế sẽ nghĩ gì về những người cộng sản Việt Nam hôm nay? Có buồn cười không nếu ai đó có suy nghĩ khác về chủ nghĩa cộng sản đều bị xem là "suy thoái về tư tưởng và đạo đức lối sống"? Thế kỷ 21 rồi, thời đại "cờ mờ bốn chấm không" rồi sao lại còn cái "cương lĩnh" hay "tư tưởng" gì kỳ cục vậy? Nếu thế thì hàng tỉ người trên thế giới này đã và đang bị "suy thoái" hết chỉ có số ít đảng viên cộng sản như ông Trọng và thuộc cấp trung thành của ông ta là tốt đẹp hay sao? Vậy nên, tiếp lời GS Cao Huy Thuần, tôi xin được mạo muội bổ sung thêm: việc kỷ luật GS Chu Hảo vừa qua rõ ràng còn hơn cả một "nỗi đau". Nó là một nỗi nhục! Có lẽ nào, "đường về nô lệ"của dân tộc này đang ở rất gần!? | ||||
Posted: 11 Nov 2018 11:50 AM PST Phạm Nguyên Trường Nhật Bản và Việt Nam tuy cùng ở châu Á, có thời cùng học và cùng dùng chữ Hán để ghi chép; nhưng đây là hai dân tộc khác hẳn nhau. Ngộ nhận 1: Cho rằng Nhật Bản và Việt Nam là những nước đồng văn. Đúng là trong một thời gian dài người Việt Nam và người Nhật Bản đều học Hán văn và dùng chữ Hán để ghi chép. NHƯNG: Fujiwara Masahico, trong tác phẩm Phẩm cách quốc gia, viết: "Chỉ cần nhìn vào văn học, nơi thể hiện mức độ trưởng thành của văn hóa cũng không đếm hết được các tác phẩm như Vạn diệp tập, Cổ kim tập, Makura no Soshi, Câu chuyện Genji, Tân cổ kim tập, Phương trượng kí, Tsurezuregua… Tôi nghĩ rằng nếu so sánh các tác phẩm văn học ra đời trong 10 thế kỉ này thì số lượng và chất lượng của các tác phẩm văn học do một nước Nhật sản sinh ra còn có ưu thế về số lượng và chất lượng hơn cả các tác phẩm do toàn bộ châu Âu cộng lại"( trang 16-17). Số tác phẩm do người Việt Nam làm ra ít đến nỗi chẳng muốn thống kê. Trong khi người người Việt và người Nhật đều theo đạo Khổng mạnh, nhưng, như Phan Khôi từng viết: người Nhật "không theo cái học khoa cử, không bắt chước làm những kinh nghĩa, thi, phú là thứ văn chương vô dụng. Sĩ phu của họ không bị cái bả vinh hoa của cử nhân tiến sĩ làm cho mê muội… Lại thêm, người Nhật theo văn hóa Tàu mà những cái dở cái mê muội của người Tàu họ không chịu theo. Tức là người Nhật không tin địa lý, cũng không tin quỷ thần, đốt vàng mã. Nhờ đó, trong tư tưởng của họ không vướng víu những cái tối tăm dơ bẩn cần phải mất thời giờ để gột sạch đi rồi mới hấp thụ được cái hay cái tốt" (Nhật Bản duy tân 30 năm, trang 9). CHO NÊN, trong tác phẩm Sự va chạm giữa các nền văn minh, Sumuel Huntington (1927-2008), một trong những nhà chính trị học hàng đầu trên thế giới, đã đưa Nhật Bản thành một trong 8 nền văn minh, bên cạnh nền văn minh Khổng giáo Trung Quốc.
Ngộ nhận 2: Nguyễn Trường Tộ có thể làm như Fukuzawa Yukichi. Nguyễn Trường Tộ (1830-1871). Tư tưởng canh tân của Nguyễn Trường Tộ bao quát trên mọi lĩnh vực, nó được chứng minh qua 58 bản điều trần mà ông gửi lên triều đình nhà Nguyễn trong vòng 8 năm, từ 1863 cho đến khi ông qua đời vào năm 1871. Trí tuệ của Nguyễn Trường Tộ đã vượt hẳn lên trên tầm thời đại giữa thế kỉ XIX ở Việt Nam. Vua Tự Đức tuy đã có lúc triệu ông "vào kinh để hỏi việc lớn" và phái ông sang Pháp thuê thẩy thợ, mua sách vở, máy móc, định du nhập kỹ thuật (năm 1866 – 1867), nhưng nói chung, triều đình nhà Nguyễn cũng như các nho sĩ, văn thân thời ấy chưa hiểu nổi luồng tư tưởng của ông, nên chưa coi trọng đúng mức những kiến nghị cách tân của ông. Fukuzawa Yukichi (1835-1901). Với kinh nghiệm học được từ người phương Tây qua sách vở và những chuyến thị sát, ông đã nhiệt huyết truyền bá những tư tưởng tiến bộ bằng mọi phương tiện: dịch sách, viết báo, giảng dạy. Ông đã tách mình ra khỏi biến động chính trị cuối thời Mạc phủ Edo, chú tâm vào việc giáo dục, phổ biến những giá trị Thái Tây. Tài năng văn chương trác việt khi diễn đạt tầm nhìn sâu rộng và nhận xét sắc bén của ông đã lôi cuốn sự chú ý của giới trí thức lẫn bình dân. Bản thân ông đã tiên phong nêu gương đề cao tinh thần độc lập, thực học, và bình đẳng. Ông đã để lại trước tác với số lượng lên tới hàng vạn trang, trong đó tiêu biểu phải kể đến là Gakumon no susume (Khuyến học), Bunmeiron no gairyaku (Bàn về văn minh), Seiyō jijō (Tây Dương sự tình), Fukuō Jiden (Phúc ông tự truyện) v.v. Như vậy là, Nguyễn Trường Tộ và Fukuzawa Yukichi là những người cùng thời với nhau. Nhưng trong khi Nguyễn Trường Tộ chỉ làm "công tác vận động triều đình", thì Fukuzawa Yukichi lại chuyên tâm vào "công tác vận động quần chúng". Có người cho rằng đấy là nguyên nhân thất bại của Nguyễn Trường Tộ. Nói thế chẳng những là sai, mà còn chứng tỏ người nói không hiểu hoàn cảnh của hai nước. NHẬT BẢN: Fujiwara Masahico, trong tác phẩm Phẩm cách quốc gia, viết: "Ngay cả khi suy nghĩ về thời Edo (1603-1868, PNT) thì cũng thấy tỉ lệ người biết chữ ở Nhật cũng đứng đầu thế giới. Người ta nói rằng tỉ lệ người biết chữ vào cuối thời Edo là khoảng 50%... Trong khi đó, ở London, hiện đại hơn, chỉ có 20% dân số biết chữ"( trang 232). Ở một chỗ khác ông còn viết: "Khi tới Nhật bản, cho dù là Anh hay Mĩ, nếu như thật sự muốn biến Nhật Bản thành thuộc địa thì chắc chắn họ sẽ làm được. Tuy nhiên khi người Anh tới Edo (khu vực, PNT) nhìn thấy thị dân đứng đọc sách chỗ này chỗ kia, họ đã từ bỏ ý định đó với ý nghĩ "không thể biến nước này thành thuộc địa" (trang 236). VIỆT NAM: Tài liệu chính thức thường nói: "Sau ngày 2/9/1945, chính quyền nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đối mặt với nhiều khó khăn, nạn đói, nạn dốt, nạn ngoại xâm bủa vây tứ phía. Đặc biệt, có đến 95% dân số không biết chữ" (chữ quốc ngữ - PNT). Có người cho rằng 95% dân không biết chữ là cố ý thổi phồng, nhằm làm mất uy tín chế độ thuộc địa. Có thể như thế. Nhưng cách đó 100 năm, tức là giai đoạn Nguyễn Trường Tộ dâng các bản điều trần lên vua Tự Đức, chữ quốc ngữ chưa phổ biến và có nhiều khả năng là hơn 95% người dân không thể đọc và không thể hiểu được những điều Nguyễn Trường Tộ trình bày, bằng chữ Hán. KẾT LUẬN: Nguyễn Trường Tộ không thể làm "công tác vận động quần chúng"như Fukuzawa Yukichi vì dân trí quá thấp. Người ta nói rằng tác phẩm Bàn về tự do của John Stuart Mill, xuất bản ở Anh năm 1859 thì chỉ 5 năm sau đã được dịch sang tiếng Nhật và chỉ mấy năm đã bán được tới 2 triệu bản. 2 triệu bản có thể là nói quá, nhưng 200 ngàn bản cũng là con số khủng khiếp rồi. Vì, 150 năm sau tác phẩm này mới được dịch sang tiếng Việt và với dân số hơn 90 triệu người, gần 20 ngàn nhà báo, hàng triệu người đang học và đã tốt nghiệp đại học mà trong hơn một chục năm qua có lẽ chưa bán được 20 ngàn bản. Đấy là con số rất đáng lo. Như vậy là, Nhật Bản và Việt Nam tuy cùng ở châu Á, có thời cùng học và cùng dùng chữ Hán để ghi chép; nhưng đây là hai dân tộc khác hẳn nhau. Chớ có ngộ nhận. | ||||
“Nội xâm” ở Đà Nẳng, “Ngoại xâm” ở Khánh Hòa? Posted: 10 Nov 2018 09:00 AM PST Thiện Tùng Mùa mưa mà Đà Nẳng thiếu nước tiêu dùng, dư luận cho rằng nguyên nhân do "giặc nội xâm" ghim nước để đầu cơ trục lợi. Còn ở Nha Trang (Khánh Hòa), "giặc ngoại xâm" đông như kiến cỏ, đang lộng hành. "Nội xâm" ở Đà Nẳng Ngày 8/11/2018, FB Nguyễn Anh Tuấntrình làng bài: "Đà Nẳng thiếu nước: Tam đoạn luận". Bài báo có đoạn viết: "Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ từng bị Cựu Phó Chủ tịch Quảng Nam Đà Nẵng (cũ) Nguyễn Đăng Lâm tố cáo có tài sản lớn bất thường, bao gồm cả cổ phần tại Công ty Cấp nước Đà Nẵng (DAWACO). Công ty này trước thuộc sở hữu nhà nước. Vài năm gần đây nó được cổ phần hoá, UBND thành phố giữ 60%, phần còn lại phân chia cho các cổ đông chiến lược". Theo báo Tuổi Trẻ, dư luận đang nghi ngờ có thế lực nào đó cố tình 'ghim nước' để ép chính quyền đẩy nhanh tiến độ dự án xây dựng nhà máy nước mới - với dụng ý: nên giao ngay cho DAWACO thầu xây dựng thay vì tổ chức đấu thầu thêm mất thời gian khiến dân càng thêm khốn khổ. Thàng 3/2017, ông Lâm đưa đơn tố cáo ông Thơ đúng trình tự thủ tục theo đường chính ngạch, sau đó được đưa lên mạng xã hội lan truyền khắp nơi. Việc điều tra gia sản ông Thơ đâu có gì khó khăn, tính đến nay đã 1 năm 10 tháng, mà cớ sao cứ "êm ru như mu bà bóng?". Vậy ông Thơ có tài sản lớn bất thường và bản thân hay vợ con có hùn cổ phần ở DAWACO như ông Lâm tố cáo không? Nếu ông Lâm tố cáo sai sự thật thì tại sao ông Thơ không phản ứng? Đây là hiện tượng lạ thường, khiến người đời ngầm hiểu ông Thơ theo "Nguyên tắc Viêt Minh, làm thinh là đồng ý". "Ngoại xâm" ở Khánh Hòa Báo Người Lao Động 1/10/2018 đưa tin: "Theo thống kê của Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa, 7 tháng đầu năm 2018, lượng khách du lịch quốc tế đến Nha Trang (Khánh Hòa) đạt trên 1,6 triệu lượt, tăng 44% so với cùng kỳ.Trong đó, lượng khách Trung Quốc (TQ) đạt trên 1 triệu lượt, chiếm đến 65% lượng khách quốc tế đến tỉnh này . Với lượng khách áp đảo như vậy, việc phục vụ du khách TQ đang tồn tại nhiều vấn đề. Ngày 30-9, tại các khu phố tập trung đông du khách như Nguyễn Thiện Thuật, Hùng Vương, Nguyễn Thị Minh Khai, Hoàng Hoa Thám, rất nhiều cửa hàng treo bảng chấp nhận thanh toán qua ví điện tử như: Alipay, Wechat pay hay sử dụng máy quẹt thẻ thanh toán ngân hàng trực tuyến (POS). Bên cạnh đó, tình trạng vô tư đổi đồng Nhân dân tệ được diễn ra công khai. Các điểm đổi tiền treo bảng bằng tiếng TQ, khách TQ dễ dàng sử dụng nhân dân tệ để đổi qua tiền Việt. Thậm chí, khi mua hàng, mua tour…, khách TQ sẽ được hướng dẫn viên đổi tiền để mua sắm. Nói đâu phải chính xác đó, người viết kiểm tra kỹ lại thấy: Ngày 18/8/2018, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN ra Thông tư 19 về việc cho đồng Nhân dân tệ lưu hành 7 tỉnh phía Bắc VN. Thông tư nầy có hiệu lực thi hành bắt đầu từ 12/10/2018. Cho đồng Nhân dân tệ lưu hành 7 tỉnh phía Bắc chỉ có chưa đầy một tháng sau, nó lan vào nửa nước VN (đến Nha trang). Đáng nói hơn, tại Nhà Trang, chính người Trung Quốc công khai mở cửa hàng giao dịch tiền tệ, coi luật pháp VN chẳng là cái thá gì ! . Phải chăng đây là bước TQ xâm lược tiền tệ vào VN? Qua 2 vụ việc vừa kể trên, người viết xin mạo muội hỏi: "Chính phủ 'Kiến tạo' như vậy sao hỡi ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc?". Và xin hỏi ông Tổng Bí thư+Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: "Ông chỉ đạo sao đây về 2 việc nghe qua tuy nhỏ mà lớn nầy?". Đau lòng trước việc Dân, việc Nước, lão già về hưu nầy chỉ "sủa" lên đôi ba tiếng để đánh thức những ông chủ mà thôi, không hề có ác ý. 10/11/2018 T.T | ||||
BẦU CỬ MỸ : AI THẮNG, AI BẠI ? Posted: 10 Nov 2018 09:00 AM PST Từ Thức Phòng phiếu đã đóng cửa ở Mỹ. Cả hai phe Cộng Hòa, Dân Chủ đều cho mình đã thắng. Sự thực, kết quả không phải là ''một thắng lợi ngoài sức tưởng tượng'' như Trump quả quyết, cũng không phải là ''làn sóng xanh'' ( mầu tượng trưng cho đảng Dân Chủ ) như phe đối lập mong đợi. Hạ viện rơi vào tay Dân Chủ. Thượng Viện vẫn ở trong tay Cộng Hòa. Mỗi phe có lý do để nói mình thắng, hay có lý do để thất vọng. 1 . PHE DÂN CHỦ Đảng Dân Chủ ( DC ) có thể mừng vì đã lấy lại được Hạ Viện, nhưng thất vọng vì những bất mãn về cá nhân và tư cách Trump không cuốn trôi phe Cộng Hòa ( CH ) như dự đoán, nhất là chuyện tranh cử của phe CH đều xoay quanh Trump, như một cuộc trưng cầu dân ý về Donald Trump, mặc dù đó là một cuộc bầu cử địa phương . Không có, hay chưa có chuyện xã hội Mỹ chối bỏ Trump như nhiều médias tiên đoán. Cái sợ di dân và ổn định kinh tế (nhờ Trump hay không là chuyện khác) khiến hậu thuẫn cử tri của Trump vẫn còn mạnh. Vai trò của Thượng Viện quan trọng hơn Hạ Viện, nhưng với Hạ Viện trong tay, phe DC sẽ có khả năng gây khó khăn cho Trump, thí dụ về chuyện biểu quyết ngân sách, chính sách di dân, thành lập những uỷ ban điều tra về chuyện kinh tài, thuế má của Donald Trump. Ứng cử viên DC nổi nhất của DC, Beto O'Rourke thua thượng nghị sĩ đương nhiệm CH Ted Cruz ở Texas, nhưng là ngôi sao mới nổi mà đảng DC đang tìm kiếm, để tranh cử Tổng thống hai năm tới, nếu không muốn lôi Hillary Clinton trở lại. Vấn đề của đảng DC là phải tìm ra lãnh đạo, và phải minh bạch hơn về chính sách, phải biết mình muốn gì, định làm gì. Chống Trump không phải là một chính sách. Đó cũng là những khó khăn các đảng phái cổ điển ở Âu Châu đang lúng túng, nhất là phe tả. Thế giới đã thay đổi, khó thuyết phục cử tri với những lý luận của thế kỷ trước. 2 . PHE CỘNG HÒA: Với Thượng Viện trong tay, Trump vẫn rảnh tay về ngoại giao, nhưng sẽ phải thương lượng, sống chung, thoả hiệp với Hạ Viện trên những địa hạt khác. Tới nay, Trump cai trị như chỗ không người. Hai năm tới, Trump sẽ phải chứng tỏ có khả năng lãnh đạo một quốc gia dân chủ bình thường, có đối lập, có những người nghĩ khác mình. Trong cuộc bầu cử Tổng thống 2020, chắc chắn Trump sẽ nói không thực hiện được những điều đã hứa vì bị Hạ Viện ngăn cản, chọc gậy bánh xe. Nhìn dưói lăng kính đó, mất Hạ Viện không chừng lại trở thành một lợi khí tranh cử cho Trump. Thí dụ về vụ xây tường, Trump sẽ nói không xây đưọc vì Hạ Viện của đảng DC , trong khi ngay cả khi đa số là Cộng Hoà, chuyện biểu quyết ngân sách đã gặp khó khăn. Và không một chuyên viên nào nghĩ rằng một bức tường có thể chận đứng được di dân. Những lý luận đó, cử tri có nghe không là tùy tình trạng kinh tế, xã hội của nước Mỹ trong 2 năm tới Trái với một nước độc tài, lãnh tụ leo lên ngai vàng là ngồi lỳ tới chết, ở một xứ dân chủ, hai năm là một thời gian đủ dài để xẩy ra nhiều chuyện, để cử tri ngả về phe này hay phe kia. 3. NỀN DÂN CHỦ VỮNG MẠNH Trong một cuộc tranh cử gay cấn nhất, gay go nhất và tốn kém nhất trong lịch sử, cử tri Mỹ đã đưa nhiều khuôn mặt trẻ, nữ giới, thuộc mọi chủng tộc, mọi giai cấp vào một quốc hội tới nay đa số là đàn ông, da trắng, thuộc giai cấp thượng lưu. Điển hình là Alexandria Ocasio-Cortez, dân biểu mới New York, 29 tuổi, mẹ người Portoricaine, xuất thân từ giới bình dân, hoạt động xã hội từ khi còn rất trẻ . Chưa bao giờ số cử tri tham dự đông như vậy, trẻ như vậy; số ứng cử viên phụ nữ cũng chiếm kỷ lục. Người có công mang những người vốn thờ ơ đến với chính trị, với sinh hoạt xã hội là …Donald Trump. Nếu không bất bình với những lời tuyên bố của Trump về đàn bà, về người da mầu, chắc chắn những người đó đã đi shopping, hay câu cá ngày bầu cử . Kết quả bầu cử cho thấy một nước Mỹ chia đôi, khó hàn gắn, nhưng quốc hội Hoa Kỳ phản ảnh đúng xã hội Mỹ. Điều đó xác nhận nhận xét của Alexis de Tocqueville: mặc dầu có nhiều khuyết điểm, Hoa kỳ có một thể chế dân chủ đủ mạnh, có khả năng quân bình hoá sinh hoạt chính trị, để vượt qua những giai đoạn sóng gió ( * ). Nước Mỹ chia làm hai, nước Mỹ của thành phố và nước Mỹ của vùng quê. Nước Mỹ của những người muốn đóng cửa, bên cạnh những người muốn mở rộng. Những người cùng một chính kiến sống với nhau trong một khu, đọc một tờ báo, coi một đài TV, phe kia coi như không có. Mỗi người có lý do của mình. Ngay cả giới di dân bầu bán cũng khác nhau. Đa số người Mễ bầu DC, nhưng có nhiều người Mễ bầu Trump vì sợ những người Mễ khác sang…ăn phần bánh mì của mình. Đa số người Nhật, Đại Hàn, Ấn Độ bầu DC, vì nghĩ Trump kỳ thị chủng tộc. Đa số người Việt ủng hộ Trump kịch liệt vì nghĩ Trump sẽ đánh tan hoang Trung Cộng để từ đó đánh sụp Cộng Sản VN. Cái vết rạn đó, sẽ rất khó hàn gắn Kết quả bầu cử khiến nhiều người thất vọng, vì ''phe ta'' không đại thắng. Một chính phủ có đối lập sẽ gặp nhiều khó khăn. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến phong trào dân túy ( mị dân ) lên cao khắp thế giới. Người ta bắt đầu hoài nghi dân chủ vì thấy nó không hữu hiệu, vì nhà nước không có toàn quyền. Quên rằng đó cũng chính là một ưu điểm của dân chủ, vẫn theo Tocqueville : nó ngăn chặn độc tài, tránh hỗn loạn. ( * ) Các bạn trẻ, nếu muốn hiểu về dân chủ Hoa Kỳ, hay dân chủ nói chung (đủ mọi góc cạnh của dân chủ ), những cuốn sách đầu tiên nên đọc là tác phẩm của Alexis de Tocqueville. Mặc dầu tác giả là người Pháp, viết từ đầu và giữa thế kỷ 19, tác phẩm của Tocqueville vẫn trẻ, mới như vừa viết hôm qua. | ||||
Mỹ yêu cầu Trung Quốc dừng quân sự hóa Biển Đông Posted: 10 Nov 2018 09:00 AM PST Hồng Thủy (GDVN) - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis lập tức bác bỏ yêu cầu của Dương Khiết Trì: Washington không quan tâm, Mỹ đang hành động theo luật pháp quốc tế. Channel News Asia ngày 10/11 đưa tin, trong khuôn khổ đối thoại an ninh và ngoại giao cấp cao Trung - Mỹ tại Washington, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói với ông Dương Khiết Trì, và Ngụy Phượng Hòa: "Chúng tôi vẫn tiếp tục lo ngại về các hoạt động của Trung Quốc và việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông. Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc phải tuân thủ các cam kết của chính mình trước đây trong vấn đề này."
Ông Dương Khiết Trì sau đó đáp rằng, Trung Quốc cam kết không đối đầu, nhưng Bắc Kinh có (cái gọi là) quyền xây dựng các cơ sở quốc phòng cần thiết trên (cái gọi là) "lãnh thổ của mình"; Bắc Kinh cũng kêu gọi Washington ngừng phái tàu chiến, máy bay quân sự tới gần các đảo nhân tạo Bắc Kinh bồi đắp (bất hợp pháp) trên Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis lập tức bác bỏ yêu cầu của Dương Khiết Trì: Washington không quan tâm, Mỹ đang hành động theo luật pháp quốc tế và bảo vệ quyền tự do hàng hải của mình cũng như các nước khác trên Biển Đông. Về vấn đề Đài Loan, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa tuyên bố Bắc Kinh sẽ bảo vệ yêu sách của mình với hòn đảo này "bằng mọi giá". Nhưng cả Ngụy Phượng Hòa lẫn James Mattis đều nhất trí rằng, hai bên cần phải giảm căng thẳng quân sự Trung - Mỹ để tránh những xung đột không chủ định; Trong khi Mike Pompeo nói rất ít về thương mại khi họp báo, Dương Khiết Trì bày tỏ hy vọng 2 bên sẽ tìm thấy một giải pháp có thể chấp nhận được, trước khi bàn tiếp các vấn đề đường dài. [1] Ông Ngụy Phượng Hòa được dẫn lời nói rằng: "Hợp tác là lựa chọn duy nhất cho chúng ta. Đối đầu hay xung đột giữa quân đội hai nước sẽ là thảm họa cho tất cả chúng ta." Tướng James Mattis đáp lời: "Cạnh tranh không có nghĩa là thù địch, cũng không phải nó dẫn đến xung đột." Yun Sun, một chuyên gia Trung Quốc tại Trung tâm Stimson bình luận, Trung Nam Hải không chắc chắn việc Donald Trump có thật sự muốn rút khỏi một thỏa thuận thương mại hay không, nhưng hy vọng hậu bầu cử giữa kỳ, Tổng thống Mỹ có cách tiếp cận thỏa hiệp. Ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc hiện nay là ổn định quan hệ Trung - Mỹ. [2] Nguồn: [1]https://www.channelnewsasia.com/news/world/us-presses-china-to-halt-militarization-of-south-china-sea-10915192 [2]https://www.voanews.com/a/china-warns-us-to-avoid-islands-it-claims-in-south-china-sea/4652203.html Hồng Thủy http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/My-yeu-cau-Trung-Quoc-dung-quan-su-hoa-Bien-Dong-post192650.gd | ||||
Tập Cận Bình sẽ làm chủ tịch suốt đời và Putin trúng cử nhiệm kỳ thứ tư: CHIẾN THẮNG HAY CHIẾN BẠI? Posted: 10 Nov 2018 09:00 AM PST Trọng Đông
Theo tờ "Le Figaro", việc quay lại với quyền lực tuyệt đối thời Mao sẽ mang lại những rủi ro không nhỏ. Một vấn đề khác khiến công luận thắc mắc, vì sao sau cơn bão kinh tế 2014-2016, Vladimir Putin vẫn dễ dàng tái đắc cử nhiệm kỳ thứ tư? Hôm 5/03/2018, Quốc Hội Trung Quốc họp nhằm hợp thức hóa việc ông Tập Cận Bình làm chủ tịch suốt đời, hầu hết các báo Paris đều bàn luận về vấn đề này. Trong bài « Cuộc đại nhảy vọt của Tập Cận Bình », tác giả Nicolas Baverez trên Le Figaro (Pháp) nhận xét, cánh cửa đã mở ra cho nhân vật mà tư tưởng được ghi vào Điều lệ Đảng, ngang hàng với Mao Trạch Đông. Năm 2023, ở tuổi 69, ông Tập không chỉ ở lại thêm một nhiệm kỳ, mà còn có thể tại vị vĩnh viễn. Việc định chế hóa tính chất độc tài của quyền lực Tập Cận Bình song hành với sự quay lại của hiện tượng tôn sùng cá nhân lãnh tụ, và việc bổ nhiệm một loạt chức trách Nhà nước, sau khi ông Tập đã đưa hàng loạt người của mình vào những chức vụ cao trong Đảng, dập tắt mọi lực lượng đối lập. Xóa bỏ nguyên tắc của Đặng Sự ngả sang chế độ kiểu này đánh dấu một bước ngoặt to lớn đối với các nguyên tắc mà Đặng Tiểu Bình đã vạch ra để tránh một cuộc Cách mạng Văn hóa thứ hai. Đảng Cộng Sản từng tái khẳng định độc quyền lãnh đạo, sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989. Nhuwg đổi lại là sự lãnh đạo tập thể và người giữ chức vụ cao nhất không được giữ ghế quá 10 năm; đồng thời giảm bớt sự kiểm soát ý thức hệ trong kinh tế xã hội, giáo dục và truyền thông. Tất cả nay ngày nay đã trở nên lỗi thời. Tập Cận Bình cũng chôn vùi ảo tưởng của phương Tây, là việc chuyển sang chủ nghĩa tư bản sẽ khiến Trung Quốc tiến đến một nền kinh tế thị trường, thiết lập Nhà nước pháp quyền và chấp nhận một số dạng thức dân chủ. Nhưng nay đã chứng tỏ chủ nghĩa tư bản và công nghệ không củng cố được dân chủ tại Trung Quốc. Sự tham gia của Trung Quốc vào hệ thống trao đổi và thanh toán tiền tệ thế giới, không phải là hội nhập, mà là đối đầu trực diện với các giá trị phương Tây. Quyền lực đang gia tăng mạnh mẽ của Trung Quốc không nhằm ổn định thế giới mà nhằm tranh giành vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ. Tập Cận Bình biện minh việc nắm quyền vô thời hạn của mình bằng sự cần thiết phải cải cách mô hình kinh tế Trung Quốc, với thuận lợi là Donald Trump đã tự làm suy giảm các công cụ tạo thành sức mạnh Mỹ. Sự chuyển đổi từ một nền kinh tế dựa vào xuất khẩu hàng giá rẻ sang tăng trưởng chất lượng hơn, hướng về tiêu dùng nội địa và dịch vụ, là điều bắt buộc. Nhưng trong nhiệm kỳ đầu tiên, ưu tiên của ông Tập lại là củng cố quyền lực. Nay ông phải cố gắng đấu tranh chống tình trạng nợ nần, tín dụng đen, ô nhiễm, nghèo đói; quốc tế hóa đồng nhân dân tệ và thực hiện tham vọng vượt qua Hoa Kỳ, đặc biệt trong lãnh vực trí thông minh nhân tạo. Chiến lược toàn cầu của Trung Quốc để trở thành đại cường số một thế giới vào năm 2030 đang được tăng tốc. Chiến lược này dựa trên bốn trụ cột: tái khẳng định sự độc tôn của đảng và ý thức hệ; ưu đãi doanh nghiệp Trung Quốc bất chấp sự thiệt hại của nhà đầu tư nước ngoài; bành trướng trên Biển Đông, nhất là quân sự hóa các đảo chiến lược; tăng áp lực lên Đài Loan, mua chuộc các đồng minh của Mỹ tại châu Á như Philippines, Malaysia. Cuối cùng là xuất khẩu mô hình Trung Quốc thông qua "Con Đường Tơ Lụa Mới", huy động 1.000 tỉ đô la liên quan đến khoảng 100 nước. Tuy nhiên theo "Le Figaro", việc quay lại với quyền lực tuyệt đối thời Mao mang lại những rủi ro không nhỏ. Hiện đại hóa nền kinh tế, hướng về dịch vụ có giá trị tăng thêm cao – đòi hỏi kiến thức và sáng tạo, khó thể song hành với việc tăng cường kiểm soát ý thức hệ và đàn áp. Chủ tịch muôn đời theo kiểu phong kiến và tôn sùng lãnh tụ gây phản ứng mạnh mẽ trong giới tinh hoa, giới trẻ và xã hội dân sự. Quyền lực vô hạn định có nguy cơ gây ra những cuộc phiêu lưu với bên ngoài một khi gặp khó khăn trong nước. Khi bỏ qua một bên sự thận trọng của họ Đặng và lao vào cạnh tranh công khai với Mỹ về công nghệ, quân sự và chiến lược, Trung Quốc của Tập Cận Bình gây lo sợ, làm bất ổn quá trình toàn cầu hóa vốn đã giúp cho Bắc Kinh cất cánh. Le Figaro nhấn mạnh, trong lịch sử, chưa có ví dụ nào cho thấy một cá nhân nắm quyền vô hạn định mà dẫn đến một kết cục có hậu. Bước "đại nhảy hụt" của Trung Quốc Nếu nhật báo cánh hữu mỉa mai gọi đây là bước "đại nhảy vọt" của ông Tập, nhà Trung Quốc học Jean-Pierre Cabestan trong bài "Tập Cận Bình, tân độc tài lạc hậu" trên tờ Le Monde lại nhận định, đây là một bước "đại nhảy hụt" của đời sống chính trị nước này. Chuyên gia Cabestan gọi đây là «quá trình Putin hóa» của ông Tập. Tuy nhiên khác với tổng thống Nga, Tập Cận Bình nay gom một lúc đến ba chức vụ, vì không có hạn chế nào đối với chiếc ghế tổng bí thư và chủ tịch Quân ủy Trung ương. Nhưng người ta có thể đặt câu hỏi về ý nghĩa của sự đi thụt lùi lại 100 năm, vào thời kỳ mà Viên Thế Khải (Yuan Shikai, 1859-1916) tìm cách xưng đế. Quyền lực ông Tập được củng cố, nhưng đến đâu, và ông có thể cải cách như đã hứa? Đã đành vừa loan báo, việc sửa đổi Hiến Pháp đã gây phản ứng rộng rãi trên mạng xã hội. Trong nội bộ đảng cũng bất đình, vì biện pháp này được loan báo lúc Trung ương Đảng chưa thông qua. Nhưng từ sau Đại hội 19, Tập Cận Bình đã mạnh lên, khống chế được đa số trong 25 ủy viên Bộ Chính trị. Và nếu có một vài tiếng nói phản kháng trong Quốc Hội kỳ này, ông Tập có thể trông cậy vào Lật Chiến Thư (Li Zhanshu), dự kiến sẽ là chủ tịch Quốc Hội. Theo tác giả, Tập Cận Bình có thể thành công, vì hiện không có lực lượng nào đủ mạnh để thách thức ông. Tăng trưởng kinh tế tiếp tục tuy chậm hơn, tiêu thụ và dịch vụ tăng tiến, quá trình hiện đại hóa Nhà nước tiếp diễn, xã hội ngày càng phó mặc cho Tập gia gia độc tài chính trị. Tuy ổn định trước mắt, nhưng chế độ Trung Quốc có thể duy trì tình trạng này lâu dài ? Chuyên gia Cabestan cho rằng việc sửa đổi Hiến Pháp đi ngược lại các quy định xưa nay, làm tăng thêm sự mập mờ, độc đoán thậm chí mafia trong đảng Cộng Sản Trung Quốc. Cũng như tất cả các hội kín, đảng có thể kéo dài nhiệm kỳ của « bố già » hiện nay, nhưng không thể bảo đảm sự chuyển giao quyền lực một cách minh bạch và êm ái. Kinh tế từng là điểm sáng của Putin Vladimir Putin dễ dàng vượt qua khủng hoảng kinh tế 2014/2016. Sau 18 năm cầm quyền, ông chuẩn bị bước vào một nhiệm kỳ tổng thống thứ tư sau cuộc bầu cử ngày 18/03/2018. Những thành tích về quân sự và ngoại giao của Matxcơva che khuất những yếu kém kinh tế. Thực trạng kinh tế tại nước Nga hiện nay ra sao? Thách thức nào đặt ra trong nhiệm kỳ tổng thống 6 năm sắp tới của Vladimir Putin? Trong báo cáo của Ngân Hàng Trung Ương Nga, được công bố vào tháng Giêng 2018, hơn 70% những người được hỏi cho biết đời sống không được cải thiện trong năm 2017 mặc dù thống kê chính thức nói tới một tỷ lệ tăng trưởng 1,6%, và chỉ có hơn 5% dân số thất nghiệp. Nhìn về tương lai, chưa đầy 50% hy vọng sẽ có được một cuộc sống "sáng sủa hơn trong một vài năm sắp tới". Viện thống kê Rosstat dự báo GDP năm nay tăng 2%. Vladimir Putin, 66 tuổi, liên tục điều hành đất nước từ năm 2000. Sau hai nhiệm kỳ tổng thống, năm 2008 ông nhờ thủ tướng Medvedev giữ hộ chìa khóa điện Kremlin trong một nhiệm kỳ 4 năm, để rồi ra tranh cử tổng thống trở lại vào năm 2012 và ông đã dễ dàng tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ thứ ba. Trong 2 nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, Putin đã vực dậy nền kinh tế bị kiệt quệ của một nước Nga sau nhiều năm đình đốn và sự sụp đổ của Liên Xô. 2000-2008 là giai đoạn Vladimir Putin đem lại nhiều hy vọng cho người dân Nga. Bình ổn kinh tế. Một tầng lớp trung lưu hình thành. Theo báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới, GDP của nước Nga tính bằng đồng đô la, đã được nhân lên gấp ba trong giai đoạn 2000-2006. Trên sàn chứng khoán, chỉ số của Moscou tăng như diều, đặc biệt là trong hai năm 2005 và 2006. Những thành tích đó làm sống lại niềm tự hào của người dân Nga. Năm 2008, khi mà giá dầu hỏa tăng cao đến mức chóng mặt, 100 rồi 120 đô la một thùng, là thời điểm nhiều người đã nghĩ rằng nước Nga thực sự hồi sinh. Tổng thống Putin mãn nhiệm, lui về làm thủ tướng. Mùa thu năm đó nổ ra khủng hoảng tài chính toàn cầu, bắt nguồn từ Mỹ. May mắn thay cho Matxcơva là dầu hỏa và khí đốt vấn có giá, bảo đảm cho nước Nga một nguồn ngoại tệ quan trọng. Nhưng rồi thành tựu bị lu mờ Từ giữa 2014 cho tới cuối 2016 nguyên và nhiên liệu mất giá. Dầu hỏa không là một ngoại lệ, mất giá 25% rồi có lúc rơi xuống còn 32 đô la một thùng vào tháng Giêng 2016 thay vì 115 đô la như hồi tháng 6/2014. Nước Nga của ông Putin thực sư lao đao. Đang từ nền kinh tế thứ 10 của thế giới, bị đẩy lui xuống hạng thứ 16 theo như nghiên cứu của trung tâm Center of Economics & Business Research tại Luân Đôn. Dân số Nga lớn gấp 3 lần so với Tây Ban Nha nhưng GDP của hai quốc gia kể trên lại ngang nhau. 2014 cũng là thời điểm Nga xâm chiếm bán đảo Crimée của Ukraina, can thiệp tại miền đông nước này. Matxcơva bắt đầu bị Âu - Mỹ trừng phạt. Thêm vào đó là đồng rúp mất giá. Trong hai tuần lễ từ cuối tháng 10 đến giữa tháng 11/2014 đồng tiền của Nga mất giá 19% so với đô la Mỹ. Hậu quả kèm theo là số người nghèo tăng mạnh, mãi lực của tầng lớp trung lưu giảm sụt. 2016 làm năm có tới hơn 20 triệu trên tổng số 150 triệu dân Nga sống dưới ngưỡng nghèo khó theo định nghĩa của Ngân hàng Thế Giới. Kinh tế sát bên bờ vực thẳm nhưng điều đó không ngăn cản điện Kremlin lao vào các cuộc can thiệp quân sự tốn kém, điển hình nhất là tại Syria từ tháng 9/2015. Dù vậy trong cuộc bầu cử lần này, vẫn có tới 63% cử tri tuyên bố ý định bỏ phiếu cho Vladimir Putin ; ¾ những người được hỏi "biết rõ là sẽ bỏ phiếu cho ai". Trả lời ban Việt Ngữ, nhà báo Anna Tikhomirova thuộc ban tiếng Nga RFI cho biết về đời sống của người dân Nga trong giai đoạn khó khăn vừa qua và điều đáng ghi nhận là những người từng sống trong chế độ Liên Xô, có khả năng rất cao khi cần phải thích nghi với tình huống: "Điều đáng chú ý trong thời gian gần đây là liên hệ trực tiếp giữa quan hệ quốc tế với kinh tế của nước Nga. Chủ yếu là các biện pháp trừng phạt này ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống hàng ngày của rất nhiều người dân, nhất là khi họ mua lương thực, thực phẩm. Lúc trước thì họ dùng hàng 'ngoại', khi mà bị cấm nhập hàng của Âu, Mỹ thì người Nga chuyển qua dùng hàng 'nội'. Có điều, chất lượng kém và cũng không dễ để có được các sản phẩm thay thế trong một sớm một chiều". Điều khiến người dân Nga trong một thời gian khốn khổ hơn cả là khi đồng rúp mất giá quá mạnh so với đô la và euro. Như vậy có nghĩa là vật giá leo thang đến chóng mặt. Căng nhất là hồi 2016. Trong cả năm qua, đồng rúp khá ổn định so với các đơn vị tiền tệ nước ngoài, mọi người "dễ thở" hơn. Trước thềm bầu cử tổng thống cho phép ông Putin tiếp tục thêm một nhiệm kỳ thứ tư, điều khiến công luận thắc mắc vì sao sau cơn bão kinh tế 2014-2016, Vladimir Putin vẫn dễ dàng giữ được chiếc ghế tổng thống. Trong bài tham luận trên báo mạng Atlantico.com giám đốc điều hành Trung Tâm nghiên Cứu Chiến Lược Châu Âu CEAS Philippe Migault đưa ra khái niệm Putinomics, mà ở đó nhờ ngành năng lượng và hàng triệu người lao động trong các nhà máy dầu mà kinh tế Nga đã đứng vững được trong giai đoạn 2014-2016. Thêm vào đó ngay cả trong thời kỳ khó khăn nhất, Putin vẫn dành ưu tiên cho ngành công nghiệp chế tạo vũ khí. Cùng với ngành dầu khí, đây sẽ là đầu tàu kéo kinh tế Nga đi lên. Sau cùng, trong cái rủi Putin đã gặp may: do bị Âu Mỹ trừng phạt, khu vực sản xuất của Nga phải chuyển đổi để cung cấp những mặt hàng gần giống như hàng nhập hầu đáp ứng với nhu cầu tiêu thụ nội địa. Có thể nói là nhờ đó mà nhiều sản phẩm của Nga được nâng cấp, được người tiêu dùng Nga chiếu cố hơn. Chuyên gia này còn đi xa hơn khi cho rằng, rồi đây sẽ đến lúc Nga không còn cần phải nhập thịt heo hay gà vịt, bơ sữa của châu Âu mà sẽ sản xuất mạnh những mặt hàng này để bán cho Liên hiệp châu Âu./. | ||||
Đồng chí Chu Hảo có những vi phạm gì? Posted: 10 Nov 2018 09:00 AM PST Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương (GDVN) - Tại sao một đảng viên tri thức, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước lại vi phạm rất nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật về đảng như vậy? Tại sao đề nghị kỷ luật của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đối với GS Chu Hảo lại gây phản ứng của xã hội đến thế? Khi những tướng tá Bộ công an bị bắt giam vì tham nhũng, và mới ngày hôm qua tên Bí thư Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng - Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Lê Bạch Hồng cùng đồng bọn là Nguyễn Huy Ban- nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng, nguyên Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam...bị bắt vì tội thụt két Bảo hiểm xã hội thì dư luận chỉ lắc đầu với bọn "cá mè một lứa". Nhưng trường hợp GS Chu Hảo lại hoàn toàn khác. Khi "một đảng viên tri thức, gia đình truyền thống cách mạng, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước" lại có những tư tưởng hòan toàn trái ngược với tập đoàn lãnh đạo tham nhũng, bán nước cho Tàu thì đó là một "hồng phúc cho dân tộc". Một con người quí giá như thế nhưng Đảng cộng sản tìm cách triệt hạ chỉ gây phẩn nộ trong dư luận. GS Chu Hảo đã tuyên bố từ bỏ đảng, đồng hành với 12 đảng viên khác cùng bỏ đảng đồng loạt. Hành động của các đảng viên này hôm nay thật sự là "một hồng phúc cho dân tộc" Dân Quyền Tại Kỳ họp thứ 30, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã có Thông báo kết luận về vi phạm của đồng chí Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ, Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Tri thức thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam với nhiều vi phạm. Vậy đồng chí Chu Hảo có những vi phạm gì? Tại sao một đảng viên tri thức, gia đình truyền thống cách mạng, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước lại vi phạm rất nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật về đảng như vậy? Vi phạm của đồng chí Chu Hảo bắt đầu từ năm 2005, khi đồng chí nghỉ hưu (không còn là Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ) và chuyển sang công tác ở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Với cương vị là Tổng Biên tập, Giám đốc Nhà xuất bản Tri thức, đồng chí đã lựa chọn, biên tập, xuất bản nhiều cuốn sách có nội dung sai phạm, trái quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng.
Cụ thể trong các năm (2005-2009), đồng chí đã cho xuất bản 5 cuốn sách có nội dung chính trị tư tưởng sai trái, bị cơ quan chức năng thẩm định, kết luận, xử lý cấm phát hành. Chẳng hạn, cuốn "Đường về nô lệ" của F.A. Hayek đã thổi phồng các mặt hạn chế của chủ nghĩa xã hội, đánh đồng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô với chủ nghĩa phát xít; đề cao các giá trị dân chủ của chủ nghĩa tư bản, phủ nhận hoàn toàn hệ thống triết học, chính trị, kinh tế, văn hóa của chủ nghĩa xã hội, phủ định chủ nghĩa Mác, gắn mô hình kinh tế của Liên Xô trước đây với mô hình của chủ nghĩa phát xít, cho rằng tất yếu mô hình đó sẽ dẫn đến nô lệ. Cuốn "Karl Marx" của Peter Singer, nội dung giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp cùng những tư tưởng triết học của Marx qua góc nhìn một số học giả phương Tây. Cuốn sách này đưa ra những nhận xét sai lầm về học thuật, phủ định những nội dung tư tưởng cốt lõi của chủ nghĩa Marx. Cuốn sách "Tranh luận để đồng thuận" của nhiều tác giả, có một số bài viết có những luận điểm đi ngược lại chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội. Cuốn sách "Việt Nam thay đổi và hạnh phúc" có những quan điểm, nhận định, đánh giá thiếu căn cứ khoa học, mơ hồ về chính trị, hết sức sai lầm, lệch lạc, trái với những quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng. Ngoài ra, cuốn sách "Ông Sáu Dân trong lòng dân" cho thấy Nhà Xuất bản có dấu hiệu khuynh hướng tập hợp những bài viết về những người có quan điểm khác với chủ trương, đường lối của Đảng, nhằm "gợi ý", "gợi mở" một hướng đi khác, cách nhìn khác không có lợi cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Việc xuất bản 5 cuốn sách trên, trách nhiệm chính thuộc về đồng chí Chu Hảo. Năm 2009, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương đã tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và kết luận vi phạm của đồng chí Chu Hảo đã đến mức phải kỷ luật khiển trách, nhưng miễn kỷ luật do xét các tình tiết giảm nhẹ như công lao, quá trình cống hiến, sự thành khẩn của đồng chí; yêu cầu đồng chí kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm sâu sắc về những thiếu sót, khuyết điểm và có biện pháp sửa chữa. Tuy nhiên, từ năm 2009 đến năm 2018, đồng chí vẫn tiếp tục xuất bản những cuốn sách có nội dung vi phạm, trong đó có 2 cuốn nội dung vi phạm về chính trị, tư tưởng bị cấm phát hành; 17 cuốn sách sai phạm ở mức độ ít nghiêm trọng và 5 cuốn không được phép tái bản. Như vậy, đồng chí đã cố tình vi phạm các vấn đề đã cấp có thẩm quyền kiểm tra, nhắc nhở. Trong việc nói, viết và làm theo Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, Nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đồng chí có những vi phạm được đánh giá là rất nghiêm trọng, cụ thể như: Đồng chí tham gia ký vào các thư kiến nghị, thư ngỏ và có nhiều bài viết trên báo chí trong và ngoài nước, mạng xã hội như: "Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992" nêu lên 7 kiến nghị tập trung vào ba vấn đề cốt lõi: (1) Đòi bỏ Điều 4, Hiến pháp; (2) Yêu cầu đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; (3) Đòi phi chính trị đối với lực lượng vũ trang; "Thư ngỏ gửi Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản", nội dung thư ngỏ cho rằng Đảng đã dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội cùng với bộ máy cầm quyền quan liêu, tha hóa đã đưa đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện... "Thư gửi Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, các đại biểu dự Đại hội lần thứ XII và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam" có nội dung phê phán đường lối lãnh đạo của Đảng trong 30 năm qua, khẳng định các văn kiện chuẩn bị trình Đại hội lần thứ XII còn nặng về nhận định và chủ trương sáo mòn, chưa nhìn đúng sự thật. Việc lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng, kiên định theo con đường chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc, xây dựng nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là không thực tế… "Thư kiến nghị về Luật An ninh mạng" trong đó kiến nghị bãi bỏ hoàn toàn một số điều của Luật, tự ý đưa tên đồng chí Nguyễn Khánh Toàn, nguyên thứ trưởng Thường trực Bộ Công an (không được sự đồng ý của đồng chí Nguyễn Khánh Toàn) vào danh sách những người đứng tên thư kiến nghị, đưa lên mạng xã hội gây xôn xao dư luận, ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình chính trị, tư tưởng của nhân dân. Đồng chí có các bài viết, bài phát biểu trên báo chí và mạng xã hội có nội dung sai trái. Trong bài "Vai trò của người tri thức hiện đại" (6/2010), đồng chí cho rằng "những nét đặc trưng của tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa" ngoài những nét đặc tính được Đảng, Nhà nước và phần nào xã hội thừa nhận thì có những hạn chế không thể phủ nhận là: Hời hợt trong tư duy và thiếu nghiêm túc trong nghiên cứu; tính cơ hội, thực dụng và vụ lợi trong hành xử; ưa thành tích và chấp nhận sự giả dối một cách dễ dàng; thiếu tinh thần hợp tác và ít lòng vị tha và sở dĩ có những đặc trưng trên là xuất phát từ một nguyên nhân chính là sự mất dân chủ trong sinh hoạt tư tưởng, trước hết trong nội bộ Đảng rối từ đó trong toàn xã hội. Bài viết "Không biết, không bầu" có những nội dung phê phán bầu cử Quốc hội khóa XIV, mặc dù khẳng định mình sẽ đi bầu cử nhưng đồng chí cho rằng: "Luật bầu cử hiện hành là một bộ Luật vi hiến" và: "Đau lòng và phẫn nộ chứng kiến hành vi "ngồi xổm" trên Hiến pháp và Luật bầu cử xảy ra trong kỳ họp cuối cùng của Quốc hội đương nhiệm và trong quá trình "hiệp thương" lựa chọn ứng cử đại biểu Quốc hội khóa tới" cùng nhiều bài trả lời phỏng vấn trên các đài, báo nước ngoài có các nội dung sai trái (BBC, RFA, RFI). Với những khuyết điểm, vi phạm trên, đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương (23/6/2016) đã mời đồng chí đến làm việc, trao đổi, phân tích, làm rõ và yêu cầu đồng chí chấm dứt vi phạm. Tuy nhiên, sau đó hai tháng (23/8/2016) đồng chí tiếp tục viết bài "Đã đến lúc cần đối thoại" trong đó, cho rằng: "Nguyên nhân gốc rễ của mọi bất đồng, mọi bức xúc và phẫn uất đều nằm trong những bất cập, phản khoa học, phản tiến bộ, phản dân chủ của Cương lĩnh Đảng Cộng sản Việt Nam và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" từ đó đòi hỏi Đảng phải đối thoại với nhân sĩ, trí thức. Như vậy, đồng chí lại cố tình vi phạm mặc dù vừa được nhắc nhở và đến đây có thể khẳng định rằng vi phạm của đồng chí Chu Hảo đã mang tính hệ thống. Những tài liệu, chứng cứ cho thấy đồng chí đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" theo đúng kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Đồng chí là người sáng lập, tham gia các hội, nhóm, diễn đàn, câu lạc bộ và các tổ chức khác và có các hoạt động để truyền bá, tư tưởng quan điểm sai trái của mình, như: Năm 2007, đồng chí cùng một số nhà khoa học lập Viện Nghiên cứu phát triển (IDS) (nay đã giải thể), là thành viên của "Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh" sau đó là "Quỹ Phan Chu Trinh", quỹ này trao giải cho cả cựu chiến binh Mỹ từng tham gia cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Năm 2013, đồng chí là một trong những thành viên đầu tiên của "Nhóm kiến nghị 72" và cũng là thành viên tích cực tham gia chắp bút trình bản Hiến pháp do các ông này dự thảo. Tháng 9/2013 là thành viên tích cực của "Diễn đàn xã hội dân sự" với mục đích trao đổi và tập hợp ý kiến nhằm góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta một cách ôn hòa. Năm 2014 là thành viên đầu tiên của "Nhóm Kiến nghị 61" đòi từ bỏ cương lĩnh và thay đổi đường lối trong phát triển đất nước. Năm 2014, tham gia và chủ xướng "Nhóm tinh thần khai minh" với mục đích tuyên truyền, tán phát, xuất bản tài liệu quảng bá cho tinh thần dân chủ tư sản phương Tây. Đồng chí còn sáng lập nhóm "Dự án Sách hay", tham gia diễn đàn "Cà phê thứ 7" và một số diễn đàn khác. Việc đồng chí Chu Hảo tham gia các hội, nhóm nhưng không báo cáo và không được sự đồng ý của chi bộ và tổ chức đảng quản lý là vi phạm quy định của Đảng; đồng chí có quan hệ với các phần tử có quan điểm lệch lạc, sai trái là gián tiếp tiếp tay cho các phần tử cơ hội, thù địch chống phá Đảng. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến một đảng viên tri thức, có trình độ cao, được Đảng và Nhà nước đào tạo bài bản ở trong và ngoài nước, được Đảng ta trọng dụng, đề bạt lại suy thoái nghiêm trọng như vậy? Phải chăng xuất phát từ những nguyên nhân sau: Thứ nhất, nguyên nhân cơ bản, chủ quan và lớn nhất là bản thân đồng chí thiếu tu dưỡng, rèn luyện, không giữ vai trò tiền phong, gương mẫu của người cách mạng chân chính. Việc thiếu tu dưỡng, rèn luyện dẫn đến đồng chí suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" và có các hành động nói, viết, làm trái quan điểm, đường lối của Đảng. Đứng trước nhiều vấn đề bức xúc của đời sống xã hội, đồng chí đã lựa chọn phương pháp sai lầm trong tư duy, hành động và kết cục là vi phạm như hiện nay. Các diễn biến của sự việc cho thấy, biểu hiện "cơ hội chính trị" của đồng chí được ấp ủ từ lâu. Trong thời gian công tác, lúc đương chức đồng chí không góp ý với Đảng trên cương vị công tác của mình trong phạm vi tổ chức, nhưng khi về hưu lại có những hành động sai trái. Khi bị kiểm điểm, nhắc nhở, đồng chí khôn khéo thừa nhận sai lầm, khuyết điểm của mình ở mức độ nhất định nhằm tránh bị kỷ luật và giữ vững vai trò "hợp pháp" để rồi vẫn giữ quan điểm, lập trường riêng, không chấp hành yêu cầu của các cơ quan chức năng và sau đó lại tiếp tục có vi phạm. Thứ hai, sự thiếu kiên quyết xử lý vi phạm của tổ chức đảng, chính quyền đối với đồng chí Chu Hảo là nguyên nhân để xảy ra vi phạm kéo dài. Việc kiểm điểm, nhắc nhở đối với đồng chí diễn ra nhiều lần nhưng có phần nể nang, né tránh; không được tổ chức đảng thực hiện bằng văn bản; không giám sát hay yêu cầu đồng chí báo cáo kết quả sửa chữa khuyết điểm và cũng không có biện pháp quản lý chặt chẽ hoạt động của đảng viên có vấn đề về "tư tưởng chính trị". Vi phạm của đồng chí ngày càng nghiêm trọng đến mức Ủy ban Kiểm tra Trung ương phải kiểm tra "cách nhiều cấp" đến cả đảng viên trong chi bộ. Qua sự việc vi phạm của ông Chu Hảo, vấn đề đặt ra đối với tổ chức đảng là phải làm tốt hơn công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên, để đảng viên thường xuyên được rèn luyện, giữ vững lập trường, quan điểm. Thứ ba, sự chống phá của các thế lực thù địch, cơ hội là môi trường "dung dưỡng" cho các quan điểm, hành vi sai trái của ông Chu Hảo. Các quan điểm sai trái đó được các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội về chính trị lôi kéo, cổ vũ, tiếp sức, các hội nhóm, diễn đàn cũng là "cầu nối" quan trọng cho hoạt động của đồng chí Chu Hảo cần phải được cơ quan pháp luật kiên quyết xử lý khi có vi phạm tránh để nơi đây trở thành môi trường cho các phần tử cơ hội, thù địch khác hoạt động. Đồng chí Chu Hảo là đảng viên trí thức nhưng đã đi ngược lại phẩm giá của người trí thức, đi ngược lại Cương lĩnh, Điều lệ của Đảng, đi ngược lại niềm tin, kỳ vọng của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, không còn xứng đáng với cái tâm, cái tầm của người tri thức và tư cách đảng viên. Sai phạm của đồng chí Chu Hảo đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương chỉ ra rất rõ và cần xử lý nghiêm minh theo quy định của Đảng thể hiện đúng phương châm, quan điểm của Đảng "công minh, chính xác, kịp thời", không có "vùng cấm", không có ngoại lệ, bất cứ người vi phạm là ai, kể cả đương chức hay đã nghỉ hưu. Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương http://giaoduc.net.vn/gdvn-post192609.gd | ||||
Phát biểu của Bộ trưởng Thiện đúng cao, đúng hay đúng thấp? Posted: 10 Nov 2018 09:00 AM PST Xuân Dương (GDVN) - Đạo đức xuống cấp không hẳn là do kinh tế hay giáo dục, nó bắt đầu từ sự suy giảm niềm tin, từ những dồn nén kéo dài mà người dân phải chịu đựng...
Phản hồi trước các ý kiến của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cho rằng: "Sự xuống cấp của đạo đức xã hội đến trước hết từ các ngành kinh tế. Vậy nên cứ giao cho Bộ Văn hoá loay hoay thì không giải quyết được". Thông thường, nói đến tham nhũng, lãng phí, những thói hư, tật xấu của cán bộ, công chức, bao giờ cũng phải kèm theo cụm từ "một bộ phận không nhỏ" để tránh cách nói gọi là "vơ đũa cả nắm" hay thông tin sai sự thật. Phát biểu của vị Bộ trưởng Thiện "Đạo đức xã hội xuống cấp" không kèm theo giới hạn "một bộ phận không nhỏ" có phải là toàn bộ "xã hội", không phân biệt sang hèn, thường dân hay quan chức? Nếu chỉ bằng vào ngôn từ, không có bất kỳ sự "suy diễn" nào, có thể thấy phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện dường như đã khẳng định đạo đức cả "xã hội" đều "xuống cấp"? Người dân có suy nghĩ khác Bộ trưởng Thiện, nghĩa là cần phải phân biệt "cấp" nào "xuống" nhiều hơn, "cấp thường dân" hay "cấp lãnh đạo"? Hơn nữa cũng cần phân biệt sự xuống "cấp đạo đức" của cấp nào nguy hiểm cho xã hội nhiều hơn: dân chúng, cấp phường xã hay cấp cao hơn? Bằng cách phân tích như thế, rõ ràng là phải đặt ra câu hỏi: "Phát biểu của Bộ trưởng Thiện đúng cao, đúng hay đúng thấp"? Đặt ra ba mức "đúng" trong câu hỏi này chẳng qua là theo mạch suy nghĩ đã từng được đề cập bốn năm trước về chuyện con người phải đi bằng "ba chân" trong bài "Con người ba chân và câu hỏi dành cho hậu thế". [1] Cổ nhân có câu: "Phú quý sinh lễ nghĩa", khi trở nên giàu có thì người ta mới chú ý đến những thứ thuộc về "lễ nghĩa", có lẽ vì thế mà phát sinh cụm từ "giàu sang" và "nghèo hèn". Tuy nhiên, trên đời cũng không thiếu những người được gọi là "trọc phú", giàu đấy nhưng "thiểu năng" đấy, thiểu năng đến mức "phú" nhưng "trọc". Từ "trọc" ở đây không nhằm mô tả cái mọc ở "trên đầu" mà là cái có ở "trong đầu". "Trọc phú" là loại trên đầu đầy tóc, được xịt "gôm" chải chuốt bóng lộn nhưng trong đầu lại nhẵn thín, một "sợi" văn hóa cũng không có. Bộ trưởng Thiện không nói rõ, không chỉ đích danh "ngành kinh tế nào" làm cho đạo đức xã hội xuống cấp có phải vì ông muốn tránh chuyện "Ông là Bộ trưởng, tôi cũng là Bộ trưởng, sao ông phê bình tôi?" hay cũng còn vì "Nói người phải nghĩ đến ta"? Đã gọi là ngành "kinh tế" tất phải liên quan đến tiền nong, đến sản xuất, kinh doanh, lỗ - lãi, mua đi bán lại,… Theo cách hiểu như vậy thì có thể tạm phân loại như sau (dù không hoàn toàn chính xác): "Kinh tế cao": gồm những ngành như Công thương, Tài chính, Giao thông, Xây dựng, Ngân hàng, Nông nghiệp,… "Kinh tế": gồm các ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Giáo dục, Y tế, Quốc phòng, Công an, Tài nguyên môi trường, Nội vụ,... "Kinh tế thấp": Một vài đơn vị, ngành còn lại. Việc đưa ngành Nội vụ vào nhóm "Kinh tế" thoạt nhìn có vẻ vô lý vì ngành này không kinh doanh, cũng không sản xuất, vậy lý do là gì? Thực ra, nhiều vị lãnh đạo cấp cao và nhiều văn bản cũng do cấp rất cao ban hành đã khẳng định có chuyện "mua quan, bán chức" trong bộ máy. Nếu đã dính đến mua và bán thì lẽ ra phải thuộc nhóm "Kinh tế cao", sao lại hạ bậc "kinh tế" của ngành này? Chả là theo dư luận đồn thổi thì chuyện "mua quan, bán chức" là lĩnh vực "kinh doanh có điều kiện", nghĩa là phải thỏa mãn nhiều đòi hỏi khắt khe trong "quy trình"! Về điều này ông Trần Trọng Dực - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội từng nói: "Tôi xin mách với các đồng chí lãnh đạo quận, huyện, trưởng phòng nội vụ các quận, huyện đang là đầu mối thu hút việc tiếp nhận hồ sơ, nhận tiền "chạy"của các thí sinh để đỗ công chức và không dưới 100 triệu đồng. Nói đến điều này là rất đau lòng, nhưng đây là thực trạng đang tồn tại". [2] Một vị chức sắc ngành Nội vụ đã khẳng định: "Đoàn kiểm tra của Bộ đã làm việc với Quảng Nam và nói rằng tỉnh này "bổ nhiệm đúng quy trình". Ông Lê Phước Hoài Bảo đủ điều kiện hoàn thành nhiệm vụ". [3] Sau khi vị "Giám đốc chơi chim" được bổ nhiệm lúc 30 tuổi này lại bị kỷ luật, không thấy nhắc đến chuyện "đúng quy trình" nữa và việc không đả động này cũng chỉ là tuân theo một "quy trình" khác nhưng ít người biết. Báo Công an nhân dân online viết: "Gần đây Tổng Bí thư có nêu một khái niệm là chạy luân chuyển. Điều đó có nghĩa có chính sách gì mới là chạy. Việc này dân biết, Đảng biết, Chính phủ và các ban, ngành biết. Nhưng chúng ta thiếu một cơ chế, cơ sở để gắn trách nhiệm cho người đứng đầu trong quá trình xử lý và chính vì thế câu hỏi "chạy ai?" "ai chạy?" chúng ta chưa trả lời được". [4] Nếu như vậy xếp Nội vụ vào nhóm "Kinh tế cao" không phải là thiếu cơ sở nhưng vì "chạy ai?" "ai chạy?" "chúng ta chưa trả lời được" nên dễ bị cho là tự suy diễn, đưa vào nhóm "thấp" thì lại sợ bị cho là "nói sai sự thật", thể nên chọn phướng án an toàn là đưa vào giữa. Ngoài ra có những ngành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn không thuộc nhóm ngành "kinh tế" nhưng qua các vụ án "Đánh bạc qua mạng", "Vũ nhôm", "Út trọc", "Đóng tàu vỏ sắt cho ngư dân",… nên không thể "hạ bậc kinh tế" của các ngành này xuống nhóm "Kinh tế thấp". Không ít người lạc quan cho rằng kinh tế Việt Nam vừa qua có nhiều khởi sắc, từ quốc gia nghèo đã trở thành nước thuộc nhóm có thu nhập trung bình. Một chuyên gia nước ngoài, ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam phát biểu: "Tăng trưởng kinh tế đầy ấn tượng trong năm 2017 và quý I-2018 đang tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam tiếp tục tiến lên". Khi kinh tế khấm khá, tức là trở nên "phú quý" thì "lễ nghĩa" phải phát triển tương ứng, nghĩa là đạo đức, văn hóa phải "tăng trưởng" theo chiều hướng tích cực, vì sao lại đi vào vết xe "phú" nhưng lại "trọc", vì sao lại là "phú quý giật lùi"? Liệu có phải sự phát triển kinh tế của chúng ta chưa đủ tầm để sinh ra "lễ nghĩa", nói cách khác, có phải nền kinh tế của chúng ta chưa đủ mạnh, chưa đến tuổi "kết hôn" nên chưa thể đẻ ra "lễ nghĩa"? Theo Báo cáo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tổng số công nhân Việt Nam đến năm 2016 là 14,5 triệu người. [5] Còn theo số liệu trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì "Năm 2017, các doanh nghiệp FDI chiếm 72,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Về lao động, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang tạo việc làm cho hơn 3,6 triệu lao động trực tiếp và khoảng 5-6 triệu lao động gián tiếp". [6] Gần 10 triệu lao động làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong khi tổng số công nhân khoảng 15 triệu, vậy là phần lớn lao động (công nghiệp) Việt Nam chỉ là người làm thuê cho tư bản nước ngoài trên chính quê hương mình. Gần 73% hàng xuất khẩu là do các doanh nghiệp nước ngoài chi phối vậy kinh tế Việt Nam mạnh ở điểm nào? Có người nói: "Nếu thắng trong sự nghiệp giáo dục, sẽ thắng trong phát triển kinh tế". Vậy có thể suy diễn theo chiều ngược lại: "Thua trong lĩnh vực kinh tế là do thua trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực", nói cách khác là thua trong chiến lược con người? Nếu "chiến lược làm thuê" được xem là động lực quan trọng phát triển xã hội thì điều gì sẽ xảy ra? Đội ngũ lao động ấy chẳng cần sáng tạo, ngày tám tiếng đứng trong dây chuyền đã kiệt sức còn đâu thời gian nghĩ đến chuyện vào nhà hát nghe giao hưởng. Ngược lại, với mức lương công chức cấp cao cỡ 15 triệu đồng một tháng nhưng con cái gửi hết ra nước ngoài học, dinh cơ, biệt phủ trị giá nhiều tỷ đồng thì liệu có phải do tiết kiệm từ lương hay nhờ vào nuôi heo, buôn chổi đót? Xem ra đạo đức xuống cấp không hẳn là do kinh tế hay giáo dục, nó bắt đầu từ sự suy giảm niềm tin, từ những dồn nén kéo dài mà người dân phải chịu đựng có khi tới mấy chục năm như vụ đất đai ở Thủ Thiêm hay vụ đổi 100 USD ở Cần Thơ. Trả lời câu hỏi: "Phát biểu của Bộ trưởng Thiện đúng cao, đúng hay đúng thấp?" sẽ là "Phát biểu của Bộ trưởng Thiện đúng nửa sau", nghĩa là "Bộ Văn hoá loay hoay thì không giải quyết được". Tài liệu tham khảo: [1]http://giaoduc.net.vn/Goc-nhin/Con-nguoi-ba-chan-va-cau-hoi-danh-cho-hau-the-post152700.gd [2] https://laodong.vn/xa-hoi/chay-cong-chuc-khong-duoi-100-trieu-dong-427619.bld [3] https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/bo-noi-vu-len-tieng-ve-viec-giam-doc-so-30-tuoi-duoc-bo-nhiem-dung-quy-trinh-3686572.html [4] http://cand.com.vn/Su-kien-Binh-luan-thoi-su/Quoc-hoi-de-nghi-lam-ro-can-nguyen-te-mua-quan-ban-chuc-387428/ [5]http://www.moit.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/cham-lo-%C4%91oi-song-nguoi-lao-%C4%91ong-109869-14.html [6] http://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=40169&idcm=188 Xuân Dương | ||||
Posted: 10 Nov 2018 02:26 AM PST
Thảo Vy (BauxitVN) "Đảng" ở đây được hiểu một cách mặc định là 'đảng cộng sản Việt Nam'. Nhân việc tuyên bố rời khỏi đảng của giáo sư Chu Hảo, nhà văn Nguyên Ngọc…, câu hỏi được xới lại với nhóm thân hữu của người viết, vốn từng là những nhà báo – hiểu theo nghĩa có Thẻ Nhà báo do Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Thông tin Truyền thông) cấp. Tôi đâu đến nỗi nào tệ, sao lại phải xin vào đảng? Đây là 'khẩu khí' nửa đùa, nửa thật của vị nguyên là Trưởng Văn phòng đại diện miền Nam của báo Đời sống và Pháp luật, trực thuộc Trung ương Hội Luật gia Việt Nam. Tờ Đời sống và Pháp luật ngay lúc chuẩn bị nhân sự để 'khai sinh' [trên nền tảng nhân sự của tòa soạn Kinh doanh và Pháp luật, ấn phẩm phát hành hàng tuần (đã đình bản, chuyển manchette cho Hội Marketing Việt Nam) trực thuộc tạp chí Pháp Lý, Hội Luật gia Việt Nam], ông nhà báo này được chọn vào vị trí Trưởng Văn phòng đại diện miền Nam. Trước đó, ông là Trưởng Văn phòng đại diện tạp chí Pháp Lý tại TP.HCM. Ngay lúc ban đầu lắm điều ra tiếng vào liên quan 'trình độ chính trị' của ông nhà báo có gia thế từng bị 'đánh tư sản', thân phụ 'đi học tập cải tạo'. Ông tổng biên tập (vốn là sĩ quan an ninh quân đội) nói rằng chẳng có quy định nào để làm trưởng văn phòng cơ quan báo chí, buộc người đó phải là đảng viên. Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam khi ấy là cựu chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Phạm Hưng (1927-2018) cùng quan điểm với vị tổng biên tập. Tư cách là cơ quan chủ quản, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam còn ký luôn một quyết định bổ nhiệm ông nhà báo không đảng viên đó vào chức vụ trưởng văn phòng đại diện, phụ trách khu vực từ Đà Nẵng đến Cà Mau. (Thường thì quyết định bổ nhiệm chỉ cần người ký là tổng biên tập). Thời gian ngắn sau, ông tổng biên tập gọi điện nói ông nhà báo ở miền Nam ấy, là thu xếp ra Hà Nội một tuần lễ để học lớp đối tượng đảng. Đã có 2 đảng viên giới thiệu ông cho các thủ tục liên quan. "Hồi mới chập chững vào nghề ở tờ báo thuộc Thành đoàn, các anh, chị nơi đó dặn rằng nếu mai này có cử đi học lớp báo chí hay gì đó ngoài Bắc, nhớ là kiếm cớ từ chối và cũng khéo léo đừng… làm đảng viên. Vì hễ học qua lớp đó, rồi nếu được kết nạp đảng thì sẽ phải viết báo theo lệnh của ông, bà bí thư chi bộ, chứ không phải… Vậy là…". Ông nhà báo này kể lưng chừng kiểu nhiều dấu chấm lửng. Vài năm sau, một sếp lớn đương chức ở Ban Nội chính Trung ương về thay ông Phạm Hưng. Ông tổng biên tập cũng rời tờ báo. Đương nhiên là ông trưởng văn phòng nói trên cũng giã từ tòa soạn sau đó. Toàn bộ phóng viên, nhân viên ở trụ sở tại TP.HCM nhanh chóng xin chuyển sang nơi khác. Cũng may là tay nghề không tệ, đặc biệt là 'không đảng viên' nên ông nhà báo kể trên được 'rủ rê' vào làm trưởng ban Kinh tế – Chính trị ở một tạp chí chuyên ngành có vốn đầu tư của tư nhân. Một tạp chí chuyên ngành khác thuộc Hiệp hội Cảng biển Việt Nam, tiếp tục giữ chân ông nhà báo này trong vai trò bếp núc của nghề thư ký. Phải vào đảng để không bị ức hiếp! Đây là ý kiến của vị nhạc sĩ, giảng viên khoa Nha của trường Đại học Y Dược TP.HCM. Thời gian ông còn giữ chức vụ tổng biên tập báo Sóng Nhạc (Hội Âm nhạc TP.HCM), ông nói rằng trong bệnh viện nơi ông làm việc rất bè phái, nên ông phải vào đảng để có thể 'tay đôi' nói chuyện sòng phẳng với các vị trong chi bộ đảng. Về sau, khi trà dư tửu hậu với đồng nghiệp báo chí ở trụ sở 81 Trần Quốc Thảo, Sài Gòn, ông nha sĩ – nhạc sĩ – tổng biên tập này chua chát nhận ra rằng dù đang có nhiều con én, nhưng vẫn chưa làm nỗi mùa xuân. Đó là những năm đầu 2000. Nói thêm, ông nhạc sĩ này nằm trong nhóm Những Người Bạn được thành lập vào ngày 8-3-1991 với 7 nhạc sĩ nổi tiếng: Trịnh Công Sơn, Tôn Thất Lập, Trần Long Ẩn, Từ Huy, Nguyễn Ngọc Thiện, Nguyễn Văn Hiên, Thanh Tùng. Cùng góp chuyện, một luật sư xuất thân là phóng viên ảnh, từng tu nghiệp ở Cộng hòa Dân chủ Đức về, nói rằng đúng là cần vào đảng để không bị ức hiếp. Thế nhưng có vào rồi mới thấy điều này dễ là một hoang tưởng. Nếu may mắn có ông, bà bí thư chi bộ thật sự giỏi dang, có trình độ chuyên môn và không ngại ngần phản biện, đấu tranh tới cùng cho sự tử tế, thì những đảng viên trong chi bộ đó sẽ giúp nơi đây thành mùa xuân. Còn ngược lại thì đó là hỏa ngục của đấu tố, của chụp mũ và của tranh giành quyền lực ở lắm kẻ bất tài, xu nịnh, cơ hội. Câu chuyện khi ông trưởng văn phòng đại diện của báo Đời sống và Pháp luật rời nhiệm sở đã nói ở trên là một ví dụ. "Đoàn Luật sư TP.HCM từng có một thủ lĩnh đúng chất anh Hai Sài Gòn. Là đảng viên từng đổ máu cho lá cờ lực lượng dân tộc giải phóng miền Nam của chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ, vị luật sư khả kính ấy đâu ngán ngại những đảng viên xu nịnh đang nhân danh Ban Nội chính Thành ủy để chụp mũ ông… Thế nhưng rồi khi mà đàn cừu vẫn còn quá đông đúc, nên vị luật sư ấy đành chịu 'chết' lãng nhách bởi những đồng chí 'kết bè kết phái' của mình. Chẳng đâu vào đâu khi đảng cộng sản thật sự không chính danh". Vị luật sư từng tu nghiệp nghề nhiếp ảnh ở Đông Đức thời Erich Honecker, chua chát nhận xét. Tính chính danh mà ông luật sư muốn nói đến ở đây tương tự với cách hiểu của ông Chu Hảo khi ra tuyên bố từ bỏ đảng. Theo đó, một trong những lý do khiến ông bỏ đảng là "đảng không có chính danh để lãnh đạo". Sao đảng lại không chính danh? "Chính danh" trong chính trị có thể có thể được hiểu như là sự "hợp pháp" hay "hợp hiến" của một sự việc, hay một hành vi liên quan đến việc sử dụng quyền lực chính trị. Mà ai cũng biết, tính từ năm 1930 đến nay mặc dù trải qua nhiều thăng trầm với các tên gọi khác nhau, song tới giờ này đảng cộng sản Việt Nam vẫn chưa có một luật 'danh chính ngôn thuận' cho các hoạt động; ngoại trừ vài dòng mơ hồ, thiếu minh định pháp lý ở "Lời nói đầu" và Điều 4 của Hiến pháp 2013. "Khi tuyên bố rằng "đảng không có chính danh để lãnh đạo", giáo sư Chu Hảo chính thức không nhìn nhận tính hợp pháp của mọi hành vi chính trị, mọi quyết định chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam. Việc này hàm ý ĐCSVN lãnh đạo "nhà nước và xã hội" hiện nay chỉ là sự "tiếm danh" và "lạm dụng". Bởi vậy nên ngẫm nghĩ lại hồi đó từ chối ra Bắc tuần lễ là sáng suốt đó chứ?. Mình đâu có tệ để mà phải quỵ lụy kiếm cái ghế từ chuyện xin xỏ vào đảng!". Ông nhà báo (nói ở phần đầu bài viết), tưng tửng kết luận. Ông nhà báo đã có phần quá đáng, và ít nhiều 'phản động'. Bàn tay có ngón dài, ngón ngắn. "Tuyệt đối không tham vọng quyền lực", Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành hẳn một quy định số 90-QĐ/TW, ngày 04-8-2017 với nội dung như vậy kia mà [tải văn bản này tại http://bit.ly/2JycFXy]. Đảng viên đâu phải ai cũng xấu xí, ai cũng tham quyền cố vị, ai cũng khoái 'vừa bồng em, vừa xay lúa', 'một chân đạp luôn hai xuồng', bất chấp việc đã quá tuổi về vườn từ lâu lắm rồi kia chứ (!?). | ||||
Đền tưởng niệm TNXP Bến Cầu- Tây Ninh Posted: 10 Nov 2018 02:24 AM PST Vì tham gia chống Tàu, bài thơ "NHỮNG BÔNG HOA TRÊN TUYẾN LỬA" của Đỗ Trung Quân đã bị bọn Nguyễn Phú Trọng đục bỏ! Hoài Tâm Kẻ nào đã ra lệnh đục bỏ Bài thơ Đỗ Trung Quân viết về sự hy sinh của các TNXP trên tường đá của Đền tưởng niệm TNXP Bến Cầu- Tây Ninh? Chắc chắn, chỉ có kẻ phản bội Tổ quốc chúng mới đủ dã tâm để dám làm điều ấy! Hãy vạch mặt chỉ tên chúng ra, để khắc tên chúng vào Lịch sử. Nhà thơ; hãy nói đi, đừng sợ! Những oan hồn trong ngôi Đền thiêng ấy sẽ dày nát thân xác chúng! NHỮNG BÔNG HOA TRÊN TUYẾN LỬA Ở trong rừng đâu có gương soi Làm sao em thấy được vết bầm trên má Chuyến tải thương về mấy lần trượt ngã Vì mùa mưa nào chưa dứt ở đây. Anh bộ đội thương binh vừa tỉnh lại sáng nay Đã hỏi thăm em người cáng thương hôm trước "Cô ấy ngã mấy lần tôi đếm được Mà sao không khóc mới lạ lùng!" Chắc anh hiểu rồi em ở tấm lòng Nước mắt chỉ dành cho người ngã xuống Nên dù té đau, gai rừng đâm chân buốt Đâu để vết thương anh rỉ máu hai lần Em là người thanh niên xung phong Không có súng, chỉ có đôi vai cáng thương, tải đạn Giữa tầm đạn thù, tấm lòng dũng cảm Em vượt đường dài tiếp thêm lửa tiến công Tôi thấy rồi em ơi giữa cuộc hành quân Niềm kiêu hãnh trong mắt em kỳ lạ Trong chiếc áo bạc màu đôi miếng vá Cô gái Việt Nam đẹp đến lạ thường Ôi! Những bông hoa nở giữa chiến trường Đỗ Trung Quân Đỗ Trung Quân: "Tôi thật sự không nhớ nổi đã 40 năm chiến tranh biên giới tây nam [ 1978 - 2018 ] nếu không có cú điện thoại của hội nhà văn thành phố hồ chí minh đại ý nhắc tôi gửi vài bài thơ để in trong tuyển tập thơ gì đấy kỷ niệm cuộc chiến tranh biên giới.cuộc chiến tranh mà tôi tham gia. Tôi cười và nhắn những bài thơ ấy muốn tìm cứ gõ google tên tôi , nó vẫn còn nguyên ở đấy, còn gửi thì tôi xin từ chối gửi.10 năm qua , tôi đã tự cho mình bước ra ngoài mọi thứ hội mà thời tuổi trẻ tôi từng có tên. Tham gia và từ bỏ hẳn ai cũng đều có một lý do , tuổi trẻ tôi qua rồi , tuổi theo ông bà ông vải kề cận , tôi không nhất thiết phải giải thích điều gì. nếu đấy là nghĩa vụ công dân khi đất nước có chiến tranh , tôi đã thanh thản làm xong nghĩa vụ và như những người may mắn còn sống ,tôi trở về và cố gắng quên đi. Nhưng tôi không thể không nhắc những kẻ một thời từng cầm nắm chính quyền của thành phố này , họ nợ những liệt sĩ thanh niên xung phong hy sinh ngoài mặt trận một lời xin lỗi , khi một trong những kẻ mà tôi biết tên đã ra lịnh đục bỏ bài thơ tôi viết về sự hy sinh ấy trên tường đá của đền tưởng niệm TNXP bến cầu – tây ninh , khi tôi chọn lựa đặt chân xuống mặt đường cùng nhiều người bày tỏ thái độ chống trung quốc . Họ nợ lời xin lỗi những anh linh tuổi đời chưa quá 30 ấy trong cuộc chiến khốc liệt để bảo vệ biên giới thiêng liêng. Hầu hết là những nam nữ thanh niên của sài gòn . Một bài thơ suy cho cùng không to tát , nhưng sự đê hèn vô ơn thì luôn đáng khinh bỉ. Đáng khinh bỉ đến nỗi tôi giờ đây không buồn phải nhắc đến tên họ nữa." | ||||
Kiên định lý tưởng, con đường cách mạng vô sản và Chủ nghĩa Mác - Lênin Posted: 10 Nov 2018 02:57 AM PST Mới đọc, tưởng bài báo viết năm 1917. Nhưng coi lại, bài báo viết hôm qua, 07/11/2018 . Ở các xứ Tây Phương, khi thay mùa, trời tối mau hơn, người ta lùi lại một giờ để tiết kiệm điện. Ở VN, để được tiếp tục chui rúc trong bóng đêm của lịch sử, người ta sống lùi lại 101 năm. Để kỷ niệm Cách Mạng Nga, mỗi năm các đồng chí tới cúi đầu, chắp tay để bày tỏ lòng tri ơn với Lenin, "và nguyện cùng nhau kiên cường thực hiện lý tưởng, con đường cách mạng vô sản và chủ nghĩa Mác Lê Nin, để xây dựng đất nước VN càng ngày càng giầu đẹp và góp phần vào sự nghiệp vô sản". Sự thực thì để thực hiện sự nghiệp vô sản cho dân hưởng, khỏi cần kiên cường cho mệt xác, chỉ cần vẽ lại bản đồ các thành phố, như ở Thủ Thiêm. Các đồng chí còn "quyết tâm xây dựng xã hội mới tốt đẹp, trở thành tấm gương cho các dân tộc noi theo". Cái vụ làm tấm gương cho cả thế giới thì quả là phải kiên cường, vì phải làm một mình. Cu Ba, Bắc Hàn nghỉ mệt, không quyết tâm nữa. Mẫu quốc Tàu thì lúi húi sản xuất hàng thực, hàng giả, buôn bán, lường gạt để làm giầu. Đọc bài báo, chỉ thấy lợm giọng hay buồn cười, nếu không nhớ là những người tiếp tục làm trò khỉ lố bịch này cũng là những người đang làm tan hoang đất nước. Nếu không nhớ rằng những anh đứng ngửng đầu, hãnh diện về cái ngu dốt, tối tăm của mình, cũng chính là những người đang lãnh đạo gần 100 triệu dân. Năm ngoái, ngày kỷ niệm 100 năm Cách mạng Nga, cả tập đoàn lãnh đạo VN tới nghiêng mình kính cẩn tri ơn Lenin. Không biết, hay giả vờ không biết rằng ngày nay, trên khắp thế giới , tượng Lenin bị kéo sập hay, nếu để lại, chỉ để dụ du khách tới coi, như coi một di tích tiền sử, hay một xác ướp Ai Cập. Những năm gần đây, các đỉnh cao VN không vật vã khóc Staline nữa, vì tội ác của tên đồ tể này không còn che giấu được nữa. Đã có anh biết ngượng, thấy tởm khi đọc lại thơ Tố Hữu (thương cha, thương mẹ, thương chồng/ thương người thương một, thương ông thương mười…Yêu biết mấy nghe con học nói/ tiếng đầu lòng con gọi Xít Ta Lin ). Bèn quay sang Lenin, dựng xác Lenin dậy để làm vốn buôn bán. Không biết rằng ngày nay, tất cả những nhà nghiên cứu đều chứng minh không phải chỉ là lý thuyết gia của cách mạng vô sản, Lenin cũng là một đồ tể, đã khai tử những người bất đồng chính kiến, đã gây nạn đói để kiểm soát dạ dầy của dân, khiến hàng triệu người chết. Lenin là cha đẻ của chủ nghĩa toàn trị, của chế độ độc đảng. Staline, Mao, Pol Pot chỉ là bọn đã áp dụng những sáng tạo của Lenin : kinh tế chỉ huy, công an chính trị, tẩy não, goulag, nông trường vv.., coi dối trá, lừa bịp, cướp của giết người là phương tiện để đạt tới cứu cánh là đi tới chế độ toàn trị Kiên định lý tưởng, con đường cách mạng vô sản và Chủ nghĩa Mác - Lênin Trước Tượng đài V.I. Lênin, các đồng chí lãnh đạo thành phố Hà Nội đã bày tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ công lao to lớn của V.I. Lênin, nguyện kiên định thực hiện lý tưởng, con đường cách mạng vô sản và Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng Thủ đô và đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp, văn minh... Nhân kỷ niệm 101 năm Cách mạng Tháng Mười Nga, sáng 7/11, tại Công viên Lênin (quận Ba Đình, Hà Nội), đoàn đại biểu Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ TP Hà Nội do đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy dẫn đầu đã đến đặt vòng hoa tại Tượng đài V.I.Lênin.
Tham gia đoàn có các đồng chí: Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đoàn thể TP Hà Nội. Trước Tượng đài V.I. Lênin, các đồng chí lãnh đạo thành phố Hà Nội đã bày tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ công lao to lớn của V.I. Lênin - vị lãnh tụ vĩ đại, nhà chính trị kiệt xuất, người thầy của giai cấp công nhân, nhân dân lao động toàn thế giới và Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, người sáng lập Nhà nước Xô Viết - Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới. Đây là hoạt động thường niên của thành phố Hà Nội vào mỗi dịp kỷ niệm để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với V.I.Lênin và nguyện cùng nhau kiên định thực hiện lý tưởng, con đường cách mạng vô sản và Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng Thủ đô và đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp, văn minh và góp phần vào sự nghiệp cách mạng vô sản. Cùng ngày, tuổi trẻ Thủ đô, các cơ quan, đoàn thể, các đơn vị của thành phố Hà Nội cũng đã đến đặt hoa tại tượng đài V.I. Lênin, nhân dịp kỷ niệm 101 năm Cách mạng Tháng Mười Nga. Cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại được mở đầu vào rạng sáng 7/11/1917, khi lực lượng khởi nghĩa, do V.I.Lênin và Đảng Bolshevik lãnh đạo, tấn công vào Cung điện Mùa Đông ở Petrograt (nay là Saint Petersburg). Hơn 100 năm đã trôi qua, Cách mạng Tháng Mười Nga vẫn là một trong những sự kiện lớn nhất trong lịch sử cận đại, một cuộc cách mạng xóa bỏ chế độ người bóc lột người, đem lại quyền làm chủ cho nhân dân lao động và hòa bình cho các dân tộc trên thế giới. Cách mạng Tháng Mười Nga là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, thủ tiêu mọi hình thức bóc lột giai cấp và áp bức dân tộc, mở đường thắng lợi cho cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng giai cấp với giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga có sức lôi cuốn, cổ vũ, giúp đỡ các dân tộc bị áp bức, chậm phát triển đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc và định hướng phát triển đất nước lên chủ nghĩa xã hội. Từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi, chủ nghĩa xã hội được biết đến không chỉ là một học thuyết mà còn là một chế độ xã hội mới tốt đẹp, trở thành tấm gương để các dân tộc bị áp bức noi theo./. Nam Khánh baomoi.com | ||||
“Chống tự diển biến, tự chuyển hóa”, một tư tưởng phản động nhất mọi thời đại Posted: 09 Nov 2018 02:20 AM PST Trần Trường Sa Tư tưởng này xuất hiện đã lâu, biểu hiện cụ thể được nêu trong "Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị" do TBT Nguyễn Phú Trọng ký. Chỉ thị nêu việc này trong nội dung số 1 với một câu dài đến 115 từ : "Đẩy mạnh việc học tập ….. nhiệm vụ; ngăn chặn, đẩy lùi ….. những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ, ….. quan liêu. Lúc đấy mình cho rằng đấy chỉ là một câu xàm xí, nói cho có, thường hay xuất hiện trong các nghị quyết. Cho nên mình không quan tâm lắm đến cái mâu thuẩn cực độ của nó. Nay xuất hiện trào lưu thoái Đảng, xuất phát từ việc UBKTTW đề xuất kỷ luật ông Chu Hảo do những biểu hiện vi pham Chỉ thị số 05-CT/TW, mình mới để ý đến tính hiện thực của tư tưởng này. Trước hết, tư tưởng này là tư tưởng chống lại Chủ nghĩa Mac-Lênin. Mặc dù Học thuyết Mac-Lênin chỉ là sự nhai lại một cách vụng về những kiến thức của loài người cả ngàn năm trước, nhưng do Đảng cộng sản đang vận dụng học thuyết này nên phải dẩn chứng đến nó. "Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất, - tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất,- thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy" (C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, t.20, tr.519.) Ph.Ăngghen viết: "Các hình thức và các dạng khác nhau của vật chất chỉ có thể nhận thức được thông qua vận động; thuộc tính của vật thể chỉ bộc lộ qua vận động; về một vật thể không vận động thì không có gì mà nói cả"(Sđd, t.20, tr.743) "Tự diễn biến", "tự chuyển hoá" là tự thân vận động. Nay Chỉ thị số 05-CT/TW không cho đảng viên tự thân vận động thì chỉ có 2 khả năng xảy ra: - hoặc là họ biến thành một công cụ, vận động theo sự điều khiển của một nhóm người nào đấy. Nhóm người này không phải là đảng viên ĐCSVN. Vì nếu nhóm người này là đảng viên ĐCSVN thì họ phải tuân theo Chỉ thị số 05-CT/TW là không được tự thân vận động! Nếu thế thì ĐCSVN sẽ không vận động được. Thiếu thuộc tính vận động thì ĐCSVN không phải là một dạng của vật chất, tất sẽ bị tiêu vong ngay lập tức! Nhưng đến nay ĐCSVN vẫn tồn tại! Thế thì nhóm người dẩn dắt ĐCSVN đang vận động để tồn tại là ai? - Có khá nhiều đảng viên ĐCSVN trong hơn 2 năm qua không tuân theo Chỉ thị số 05-CT/TW. Phải chăng số người này làm cho ĐCSVN "vận động chui" nên nó mới đủ điều kiện để tồn tại với đời chăng! Người đầu tiên bị đề xuất kỷ luật do công lao này (với Đảng) là đảng viên Chu Hảo. Ông Chu Hảo cùng nhiều người bèn tỉnh ngộ, họ không chịu làm công cụ, mà cũng thôi không dại làm người chui lén nữa. Họ ra đảng để được làm người, được tự thân vận động, được tự diển biến, tự chuyển hóa không ngừng, được tồn tại dưới một dạng của vật chất. Lập luận theo học thuyết Mac-Lênin như thế thì nếu như toàn bộ những đảng viên, ngầm làm trái lại với điều 1 của Chỉ thị số 05-CT/TW, đồng loạt ra khỏi ĐCSVN thì lập tức đảng chui vào "lổ đen"! Trừ Đảng dể nhỉ! | ||||
Trường hợp tù chính trị Nguyễn Văn Hóa được trình lên Liên Hiệp Quốc Posted: 09 Nov 2018 02:02 AM PST RFA
Kiến nghị về trường hợp tù chính trị trẻ Nguyễn Văn Hóa được tổ chức Freedom Now và Công ty luật toàn cầu Dechert LLP thay mặt gửi đến Nhóm Làm việc của Liên Hiệp Quốc về Bắt giữ tùy tiện và yêu cầu có hành động ngay lập tức về trường hợp này. Thông báo đề ngày 6 tháng 11 do Freedom Now phát đi với nội dung vừa nêu. Tổ chức này nêu rõ Việt Nam tiếp tục giam giữ anh Nguyễn Văn Hóa là vi phạm Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị cũng như Tuyên Ngôn Nhân quyền Quốc Tế Ông Kate Barth, Giám đốc pháp lý của Freedom Now nói rằng anh Nguyễn Văn Hóa không phải là tội phạm mà chỉ là một nhà báo công dân tường thuật về thảm họa môi trường, và việc tiếp tục giam giữ anh Hóa là một bằng chứng Việt Nam đang hình sự hóa hoạt động báo chí. "Chúng tôi kêu gọi Chính phủ Việt Nam thả anh Hóa ngay lập tức và vô điều kiện. Chúng tôi tin rằng Nhóm Làm việc của Liên Hiệp Quốc về Bắt giữ tùy tiện cũng sẽ có kết luận tương tự", ông Barth nói thêm. Vào tháng 4 năm 2016, bốn tỉnh miền Trung Việt Nam gánh chịu thảm họa môi trường do Nhà máy thép Fomosa Hà Tĩnh xả thải trực tiếp ra biển khiến cá chết hàng loạt, cuộc sống người dân bị ảnh hưởng nặng nề chưa từng có. Các cuộc biểu tình ôn hòa của người dân phản đối nhà máy thép Fomosa diễn ra khắp nơi dưới sự đàn áp của nhà cầm quyền. Anh Nguyễn Văn Hóa là nhà hoạt động tham gia tích cực vào các hoạt động phản đối Nhà máy thép Formosa gây ra thảm họa biển miền Trung và giúp đỡ các nạn nhân của thảm họa này. Cũng theo Freedom Now thì trước khi bị bắt, Nguyễn Văn Hóa quay phim cho ban Việt ngữ Đài Á Châu Tự Do. Hóa là người đầu tiên sử dụng flycam để thu lại hình ảnh hơn chục ngàn người biểu tình trước cổng công ty Formosa vào tháng 10/2016. Nguyễn Văn Hóa bị bắt vào ngày 11/1/2017 nhưng đến ngày 6/4/2017 chính phủ mới chính thức ra thông báo bắt giữ. Anh bị tuyên án 7 năm tù giam và 3 năm quản chế với cáo buộc 'tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam' theo điều 88 Bộ luật Hình sự trong phiên xử hôm 27/11/2017. Phiên xử không hề được thông báo trước, không có luật sư bào chữa và diễn ra chóng vánh chỉ trong hai tiếng rưỡi. Vào ngày 24/10 vừa qua, thân nhân anh Nguyễn Văn Hóa công khai bức thư anh gửi về cho gia đình, cho biết Phó giám thị Trại Tạm giam Công an tỉnh Nghệ An đã đánh đập anh tại phòng cách ly của Tòa án khi anh được đưa đến để làm chứng trong phiên xử ông Lê Đình Lượng vào ngày 16 tháng 8 năm 2018. | ||||
ĐÀO HIẾU – Gorbachov của Việt Nam Posted: 09 Nov 2018 01:57 AM PST CHIỀU QUA, TRONG MỘT CUỘC LAI RAI GIỮA CÁC BẠN HỌC CŨ, CÓ NGƯỜI NÓI: "BÁC CẢ TÓM THÂU QUYỀN LỰC RỒI, BÁC CÓ THỂ SẼ TRỞ THÀNH MỘT GORBACHOV CỦA VIỆT NAM". TÔI THẬT BẤT NGỜ CÓ NGƯỜI LẠI NGHĨ NHƯ VẬY, VÌ THẾ XIN ĐĂNG LẠI BÀI VIẾT NÀY * HỎI: Năm 1986 tình hình chính trị ở Liên Xô rối ren, xã hội nghèo đói, bất công, tham nhũng tràn lan, cũng giống như tình hình Việt Nam hiện nay, đúng không? ĐÁP: Đúng. Lúc đó các nhà lãnh đạo Liên Xô nhìn thấy nguy cơ sụp đổ của chính quyền, nên tìm cách cứu vãn. Người nổi tiếng nhất là Gorbachov. Ông thiết lập những mối quan hệ với nhiều nhà lãnh đạo phương Tây, như Thủ tướng Đức Helmut Kohl, Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan và Thủ tướng Anh Margaret Thatcher. Ngày 11/10/1986 Gorbachov và Reagan gặp nhau và đã ký Hiệp ước Giải trừ Vũkhí Tầm trung ở Châu Âu. HỎI: Vậy Việt Nam hiện nay có thể có một nhà lãnh đạo cỡ như Gorbachov không? ĐÁP: Không. Vì Gorbachov là nhà lãnh đạo của một siêu cường nguyên tử, độc lập và có chủ quyền. Ông ta có quyền quyết định sự thay đổi thể chế mà không bị ai đe doạ. Tập Cận Bình ngày nay cũng là lãnh tụ một siêu cường nguyên tử, có chủ quyền. Nếu Tập muốn thay đổi, thì Trung Quốc sẽ thay đổi. Nếu Tập muốn làm một Gorbachov của Trung Quốc thì điều đó không mấy khó khăn. Nhưng Việt Nam thì không. Vì Việt Nam chỉ là một nước nhỏ, yếu, lạc hậu, và quan trọng nhất là Việt Nam đã để mất chù quyền vào tay Trung cộng. Mà đã mất chủ quyền thì làm sao có thể quyết định vận mệnh quốc gia, chuyện nhỏ như muốn bổ nhiệm một bộ trưởng ngoại giao còn phải được sự đồng ý của Trung cộng, thử hỏi ai có thể đứng ra làm Gorbachov? HỎI: Tại sao Trung Cộng có quyền hành bao trùm Việt Nam như vậy? ĐÁP: Vì các nhà lãnh đạo Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Trung cộng ém quân trên lãnh thổ Việt Nam mà cụ thể là Tây Nguyên (Bauxite), Trung nguyên (Vũng Áng, Formosa), Bình Thuận (Vĩnh Tân) và biển Động (Hoàng Sa, Trường Sa). Trung cộng đã xây các căn cứ quân sự và sân bay trên hai hòn đảo này của Việt Nam. Trung cộng còn nắm các nền kinh tế mũi nhọn của Việt Nam như quặng mỏ, điện lực, xây dựng, giao thông, lương thực, thực phẩm, may mặc… HỎI: Tuy Trung cộng đã bao vây Việt Nam dày đặc, nhưng nếu có một nhà lãnh đạo VN đứng lên tuyên bố "thoát Trung" thì sao? ĐÁP: Thì sẽ bị quy là "chống Đảng", là tạo phản. Và bị Trung cộng loại ngay lập tức. HỎI: Vậy thì nếu vị lãnh đạo ấy làm đảo chánh, cướp chính quyền, xoá bỏ Đảng cộng sản, liên minh với Hoa Kỳ thì sao? ĐÁP: Ở Việt Nam hiện nay chỉ duy nhất một kẻ có thể làm đảo chánh: đó là Trung cộng, vì các thế lực chính trị, quân sự, kinh tế, tài chánh… của Việt Nam đều nằm trong tay Trung cộng, thì anh lấy lực lượng nào để đảo chánh? Vậy nếu có đảo chánh ở Việt Nam thì đó chính là Trung cộng đảo chánh, bất luận người đứng đầu đảo chánh là ai. HỎI: Nhưng nếu người đứng đầu đảo chánh là Gorbachov thì sao? ĐÁP: Ủa? Gorbachov là người Nga mà? HỎI: Ý tôi muốn nói tới một Gorbachov của Việt Nam? ĐÁP: Nếu ở Việt Nam có một vị lãnh đạo nào đó có trong túi vài chục trái bom nguyên tử, nếu Việt nam là một siêu cường có đầy đủ độc lập và chủ quyền, thì có thể có một Gorbachov. Một con cừu không thể biến thành Gorbachov được. HỎI: Thế một con cừu có thể biến thành Aung San Suu Kyi như Myanmar không? ĐÁP: Cũng không luôn. Sở dĩ Myanmar có Aung San Suu Kyi vì trên lãnh thổ của họ không có những lãnh địa của Trung cộng kiểu như Bauxite, Formosa hay các căn cứ quân sự ở Hoàng Sa, Trường Sa. Và nhất là Myanmar không hề có 16 chữ vàng. Do vậy đừng nói là Gorbachov, ngay cả Aung San Suu Kyi cũng không thể có ở Việt Nam. HỎI: Thế còn Cuba? Tại sao hai nước Mỹ – Cuba sau 50 năm thù nghịch bỗng đùng một phát, sau chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng, họ trở thành bạn bè? Tại sao Việt Nam không làm được điều đó? ĐÁP: Vì có bố già Trung Cộng cầm con dao phay đứng ngay trước mặt, còn Mỹ thì ở xa ngàn dặm. Vì trên lãnh thổ Cuba không có căn cứ quân sự của Trung Cộng. Vì nền kinh tế Cuba không lệ thuộc vào Trung Cộng. Vì Cuba và Trung Cộng không có 16 chữ vàng. Và quan trọng nhất là Mỹ và Cuba ở cạnh nhau, đánh nhau cũng đễ mà bắt tay nhau cũng dễ, thằng ba Tàu muốn xía vô cũng đếch được. HỎI: Vậy, tóm lại là chúng ta hết hy vọng về một Gorbachov của Việt Nam? ĐÁP: Gorbachov thì không, nhưng Gor-ba-xạo thì có đấy. Và cả khối người vẫn bị lừa. Đ.H (02/01/2016) https://daohieu.wordpress.com/ | ||||
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng: Không có chuyện tôi bịa ra tất cả Posted: 09 Nov 2018 01:45 AM PST TP - Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng cho biết, đánh giá của ông là về tỷ lệ vi phạm pháp luật của các cơ quan trong hoạt động tư pháp, được nêu trong một phụ lục báo cáo riêng LS Ngô Ngọc Trai: "Là một luật sư thì tôi thấy cách Thầy dùng từ "khủng khiếp" khi nói về các vi phạm tố tụng của ngành điều tra thì thấy cũng không xa thực tế bao nhiêu." Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng là thầy dạy ở trường Đại học luật Hà Nội mà tôi theo học từ 2001 - 2005, tức là Thầy của tôi. Nhớ mang máng thầy dạy môn luật lao động hay đất đai gì đó. Những điều thầy nói về sai phạm của ngành điều tra đang dậy sóng dư luận, thầy đã nói rõ những cách tính toán các con số của mình rồi, chỉ khác nhau về cách hiểu và thầy nói là mình ko sai. Là một luật sư thì tôi thấy cách Thầy dùng từ "khủng khiếp" khi nói về các vi phạm tố tụng của ngành điều tra thì thấy cũng không xa thực tế bao nhiêu. (Đối với cá nhân tôi thì một vụ sai phạm khi gây ra cho án oan Hàn Đức Long ở Bắc giang với 4 án tử hình mà tôi đã minh oan thành công thì đã là khủng khủng khiếp rồi ) Không chỉ thế, là người cổ súy cho quyền im lặng và chế định ghi âm ghi hình khi hỏi cung lâu nay, từ nghiên cứu và trải nghiệm của bản thân mình, tôi thấy ko một vụ án nào không xảy ra một sai phạm phổ biến đó là tình trạng bị can phải khai báo trái ý muốn (100% luôn ). Sự thật là chẳng bao giờ bị can muốn khai báo để cơ quan điều tra sử dụng biên bản ghi lời khai đó làm bằng chứng để kết tội mình, nhưng lâu nay ko một vụ án nào mà bị can ko phải khai và ko có một vụ án nào mà ko có những biên bản ghi lời khai, thực chất đó đều là khai trái ý muốn, hay nói cách khác đó là sản phẩm của bức cung - một hành vi bị nghiêm cấm. Cho nên với tôi khi thầy Nhưỡng dùng từ khủng khiếp khi phản ánh về các sai phạm trong điều tra thì thấy cũng chẳng ngạc nhiên lắm. Tuy rằng có những việc khác thì tôi chưa chắc đã đồng ý với thầy, nhưng trong trường hợp này điều Thầy nói như thế là sát với cảm nhận thực tế. Nhưng thầy đang bị đề nghị xử lý trách nhiệm, điều đó là ko được. Vì Đại biểu Quốc hội là đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, thầy Nhưỡng đang nói thay tiếng nói của nhân dân. Tất nhiên tôi thì chỉ là một người dân bình thường và chỉ nói lý thôi, còn thì các cơ quan có quyền lực họ vẫn có thể xử lý thầy. Nhưng nếu những tiếng nói của lương tâm và trách nhiệm mà cùng nhau cất lên thì đó cũng là cách để chia sẻ với Thầy LS Ngô Ngọc Trai
Sáng 6/11, bên lề kỳ họp Quốc hội, trao đổi với PV xoay quanh thông tin với những con số gây tranh cãi tại phiên chất vấn trước đó, đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng cho biết, đánh giá của ông là về tỷ lệ vi phạm pháp luật của các cơ quan trong hoạt động tư pháp, được nêu trong một phụ lục báo cáo riêng. "Hai cách nhìn nhận về hai vấn đề khác nhau, cho nên không thể lấy vấn đề của Bộ Công an để lý giải rằng, tôi nghĩ sai và có phát biểu sai về vấn đề này. Đây là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Ở đây tôi so sánh tỉ lệ vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp của cơ quan này với cơ quan khác", ông Nhưỡng nhấn mạnh, đồng thời cũng bày tỏ sự nhất trí với việc thông tin Bộ Công an đưa ra, đồng thời đánh giá "trong quá trình công tác, lực lượng công an đã có nhiều cố gắng". Trả lời câu hỏi, cách tính cơ học của đại biểu, dẫn đến thông tin có nhiều cách hiểu khác nhau và đại biểu có nghĩ đến việc đính chính không? Ông Lưu Bình Nhưỡng cho biết, hôm đó ông nêu ra 3 vấn đề đối với ba ngành. Chính vì "áp lực thời gian" nên ông không nói được đầy đủ, hết nghĩa. Nhưng buổi sáng hôm sau, khi có phát biểu của đại biểu Nguyễn Hữu Cầu, ông đã nói rõ lại. "Ở đây tôi chỉ nêu về tỷ lệ, so sánh tỷ lệ vi phạm giữa các cơ quan trong hoạt động tư pháp và điều này có tiêu đề, báo cáo đàng hoàng chứ không phải tự tôi nghĩ ra, tự tôi lấy số liệu này chia cho số liệu khác. Có thể tôi chưa nói được hết vấn đề thì ngày hôm sau tôi đã nói lại rồi. Không có chuyện tôi bịa ra tất cả những điều đó để làm gì", ông Nhưỡng nhấn mạnh. Như đã đưa tin, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 14 được cử tri và nhân dân cả nước đặc biệt quan tâm theo dõi qua phát thanh và truyền hình trực tiếp. Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng có chất vấn Bộ trưởng Bộ Công an với nội dung: "Đối với lĩnh vực Công an tôi rất ủng hộ cuộc cách mạng trong lĩnh vực Công an vừa qua nhưng mà qua báo cáo thì mới thấy rằng như thế này, vi phạm của cơ quan điều tra là rất khủng khiếp, không thụ lý tin tố giác 94%, chậm gửi quyết định cho Viện kiểm sát 86%, xử lý tin tố giác quá hạn 99,76%, vi phạm tống đạt 100% vân vân, tôi thấy đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng và tôi đề nghị đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an phải có thái độ hết sức nghiêm khắc đối với anh em trong cơ quan điều tra trong việc này". Nguồn:https://www.tienphong.vn/xa-hoi/dai-bieu-luu-binh-nhuong-khong-co-chuyen-toi-bia-ra-tat-ca-1343107.tpo | ||||
Thủ Thiêm: Bất chấp đang bị đề xuất kỷ luật, Ông Tất Thành Cang kiêm thêm chức Trưởng ban Posted: 09 Nov 2018 01:21 AM PST TPO - Ông Tất Thành Cang, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM vừa được Thành ủy quyết định làm Trưởng ban - Ban chỉ đạo TPHCM thực hiện thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại tòa án hai cấp (gọi tắt là Ban chỉ đạo).
Ngày 7/11, TPHCM tổ chức hội nghị Triển khai thí điểm tăng cường công tác hòa giải, đối thoại trong giải quyết án dân sự, hành chính tại TPHCM. TPHCM là một trong những địa phương được chọn để mở rộng thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết tranh chấp dân sự, hành chính 6 tháng, kể từ ngày 1/11/2018. TPHCM có Trung tâm Hòa giải, đối thoại tại TAND TPHCM và tòa án huyện Bình Chánh, Củ Chi, quận 1, 2, 9, Bình Tân, Gò Vấp, Tân Phú và Bình Thạnh, có nhiệm vụ hòa giải những tranh chấp dân sự, kinh doanh, thương mại, hôn nhân gia đình, lao động; đối thoại khiếu kiện hành chính. Tại hội nghị ngày 7/11, TPHCM ra mắt Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc Ban chỉ đạo TPHCM thực hiện thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại tòa án hai cấp (gọi tắt là Ban chỉ đạo). Ông Tất Thành Cang, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM được Ban thường vụ Thành ủy TP HCM quyết định (số 1994-QĐ/TU ngày 6/11) kiêm thêm chức Trưởng ban chỉ đạo. |
You are subscribed to email updates from Dân quyền. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét