“Phải phân biệt “thiệt - giả” để sinh tồn” plus 8 more |
- Phải phân biệt “thiệt - giả” để sinh tồn
- BA MƯƠI NĂM, HÀNH TRÌNH GIẤC MƠ VIỆT
- Aung San Suu Kyi bị Ân xá Quốc tế tước giải thưởng cao nhất
- TT Macron kêu gọi thế giới từ chối chủ nghĩa dân tộc
- Mỹ kêu gọi Trung Quốc gỡ bỏ tên lửa lắp đặt trái phép tại quần đảo Trường Sa
- Rút pháo hở sườn
- GS. CHU HẢO & QUỸ VĂN HÓA PHAN CHÂU TRINH
- “Đổi 100 USD ở tiệm vàng cũng nhìn thấy mà biệt phủ trái phép nhan nhản không ai thấy”
- Tranh luận về đề nghị không đưa bản án lên mạng của cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh
Phải phân biệt “thiệt - giả” để sinh tồn Posted: 13 Nov 2018 04:16 PM PST Thiện Tùng Hàng hóa cũng có hàng thật hàng giả: hàng thật có nhản hiệu, được cơ quan chức năng kiểm chứng về lượng và chất; hàng giả là hàng không có nhản hiệu hoặc mượn/nhái nhản hiệu lừa đời, dối thế để trục lợi. Chính quyền cũng có thứ thật thứ giả, thứ thật là chính danh, thứ giả là ngụy danh. Bài nầy người viết chỉ nói chính quyền thật và giả. Chính quyền thật Xuất hiện dưới thể chế Dân chủ theo hướng từ dưới lên: Những thành viên của nó là những người xuất chúng trong khu vực hay trong cộng đồng dân tộc, được dân chọn dân bầu, nó thật sự chính danh là chánh quyền Nhân dân, thay mặt nhân dân quản lý xã hội theo pháp luật. Chính quyền giả Xuất hiện dưới thể chế Độc tài toàn trị theo hướng từ trên xuống: Những thành viên của nó không nhứt thiết phải là người xuất chúng, do đảng phái chọn, buộc dân bầu, hễ "hẩu" thì "hảo" cử vào, bất hẩu/hảo thì thải ra. Chính từ đó, dầu có gắn cho nó cái mác (made) Nhân dân, cũng là thứ giả, gọi đúng thực chất là Ngụy quyền, thô hơn là Tà quyền. Đã là Ngụy thì thi nhau: ngụy trang, ngụy danh, ngụy biện… lừa đời, dối thế để vụ lợi cho bản thân và phe đảng. Thể chế Dân chủ hay Độc tài đều tiếp cận (tiếp xúc) nhân dân, nhưng thái độ và mục đích thì khác nhau: Dân chủ quản lý xã hội: Ngoài tìm đến hang cùng ngõ hẽm thăm nghèo cứu khổ, còn ân cần đón tiếp nhân dân khi họ biểu tình, khiếu kiện…, giải quyết kịp thời, đến nơi đến chốn những yêu sách chính đáng của họ..v.v… Độc tài cai trị xã hội: Mặc cho dân chúng khốn khổ, bị áp bức bất công, quan chức bám lấy quan trường, nhà cao cửa rộng đủ tiện nghi, có máy điều hòa nhiệt độ. Dân oan biểu tình hay khiếu kiện… cử "lâu la" ra tiếp đón bằng dùi cui, hơi cay, súng ống… Nếu nhân dân dùng áp lực số đông, "lâu la" bó tay, thì mới đến lượt quan chức xuất hiện, họ dùng đầu môi chót lưỡi xoa dịu, giục hoãn cầu mưu, để rồi sau đó, dùng mưu ma chước qủy đối phó với dân, kể cả cho bắt nguội những ai bị coi là cầm đầu. Dưới thể chế độc tài toàn trị, dường như giới cầm quyền không hề tôn trọng ý kiến và nguyện vọng của dân, họ chỉ biến những ý nghĩ chủ quan của mình thành những chủ trương, luật lệ… từ trên dội xuống, bất chấp những chủ trương, luật lệ đó có phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của dân hay không. Ai chỏi lại (phản biện) bị xem là "thế lực thù địch" chống đối gọi là chính quyền "Nhân dân", xử trị bằng mọi hình thức, biện pháp. Lẽ thường, hễ tướng thì phải có quân? Bộ máy Cai trị phải có lực lượng bị trị?. Cai trị gia tăng Độc tài toàn trị đến một giới hạn nào đó nó trở thành "Tà quyền" khiến cho dân chúng bất phục, bất tuân…. Theo người viết: cai trị và bị trị là đôi song sinh, bị trị đóng vai trò quyết định. Hãy xét xem: Nếu khuyết bộ máy cai trị thì dân sẽ lập ra bộ máy cai trị khác, còn nếu khuyết lực lượng bị trị (Dân) thì cai trị không còn đối tượng để cai trị (mất chỗ dựa), nó chỉ còn là cái xác không hồn – có khác chi tướng mà không quân. Một dẫn dụ thích ứng cho lập luận nầy, câu chúng ta thường nghe: "Đảng và Dân như cá với nước" – Đảng như cá, Dân như nước. Người viết xin giải mã câu nầy: Nước không Cá= nước sạch. Còn Cá không nước = Cá chết khô ?. Có lẽ do áp lực của dân ngày càng tăng, có nguy cơ mất chỗ dựa, những năm tháng gần đây, chế độ Độc tài Đảng trị ở nước ta bắt đầu "tĩnh ngộ", chỉ đạo cho cán bộ tăng cường tiếp xúc dân oan. Nhưng đã là thể chế "Độc tài toàn trị", như đã nói, việc tiếp xúc Dân không phải để "biết lòng dân, giải quyết nguyện vọng của họ, mà tiếp xúc dân để biết họ muốn gì, định làm gì nhằm kềm chế, câu giờ, dùng mưu ma chước quỷ đối phó, lừa phỉnh. "Bởi tin mà mắc, bởi nghe nên lầm"đã là một trải nghiệm, giờ đây người dân theo dõi giới cầm quyền như theo dõi kẻ gian, họ dùng mọi hình thức, biện pháp có thể để tự vệ - trường hợp Đồng Tâm (Hà Nội), Thủ Thiêm (TP HCM) là 2 ví dụ sống động: - Đồnng Tâm, nhà cầm quyền cưỡng chế lấy đất của dân, cho người đánh đập, bắt 4 người dân để răn đe. Không chịu bó tay, dân bắt 38 cán bộ và cảnh sát cơ động làm con tin để mặc cả với nhà cầm quyền. Nhà cầm quyền dùng Công an, Quân đội, Côn đồ bao vây làm áp lực; Dân lập xã Chiến đấu để đối phó lại. Cuối cùng, nhà cầm quyền phải thả 4 người dân bị bắt và cử Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung dẫn theo ba vị đại biểu Quốc hội đến Đồng Tâm để "hòa giải". Ông Chung phải làm giấy cam kết rồi cùng các vị đại biểu ký tên, lăn tay điểm chỉ. Thế rồi, chứng nào tật nấy, nhà cầm quyền Hà Nội bội tín, tìm mọi cách lật lộng khiến dư luận xã hội bất bình, nhân dân Đồng Tâm nói chung, đảng viên Đồng Tâm nói riêng gần như mất hết niềm tin tin đối với Đảng và Nhà nước. - Vụ Đồng Tâm và nhiều vụ ở những nơi khác còn đang cháy ngầm, thì vụ Thủ Thiêm bốc lửa, suốt những tháng ngày qua, "tướng lĩnh" TP HCM thay phiên nhau xuất trận: hết Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch UBND Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch HĐND Nguyễn thị Quyết Tâm đến nhiều thuộc hạ thay phiên nhau nói đường nói mật với dân oan Thủ Thiêm nhằm xoa dịu phong trào phản kháng. Nhưng dường như dân oan nơi đây mất hết niềm tin đối với lãnh đạo TP mang tên Bác. Những câu nói, kể cả lời xin lỗi của các vị như đổ thêm dầu vào lửa, một chiếc giày của cô Thùy Dung bay thẳng vào bà Quyết Tâm đang ngồi trên Chủ tịch Đoàn là biểu hiện sự bất bình tột độ của người dân nơi đây đối với nhà cầm quyền sở tại. Thủ Thiêm – truyện dài nhiều tập, hãy chờ xem. Khi bị dân oan trách cứ, ông Phong nói: Với tư cách UBND Thành phố, tôi không xuất phát từ lợi ích của người dân thì xuất phát từ cái gì? Tôi không quan tâm chuyện đó thì tôi không còn tư cách để lãnh đạo Thành phố. Trước khi có chính sách, tôi muốn lắng nghe ý kiến bà con, xem như vậy được chưa, thỏa đáng chưa… Chúng tôi rất cầu thị". Chưa chịu thôi, dân oan Nguyễn Thị Hà (khu phố 1, phường Bình An) nói: Nếu chính quyền thành phố muốn giải quyết khiếu nại thật lòng thì kiên nhẫn lắng nghe và làm rõ: Căn cứ vào bản đồ nào xác định ranh 4,3 ha, ranh khu đô thị Thủ Thiêm? Thông báo của TTCP xác định khu 4,3 ha ngoài ranh, trong khi toàn bộ khiếu nại của dân nêu rõ 5 khu phố thuộc 4 phường nằm ngoài ranh và chưa có quyết định giải quyết khiếu nại. Phải làm rõ việc này thì mới bàn đến chính sách. Đập phá nhà, cưỡng chiếm đất, ai chịu trách nhiệm? Ai cho phép dùng hơi cay, hóa chất phun vào nhà dân để cưỡng chế, đập phá nhà? Những hành vi sai phạm, những tổn thất tinh thần người dân chịu đựng 20 năm qua ai chịu trách nhiệm bồi hoàn? Và 160 ha đất tái định cư đã giao cho ai… Phải làm rõ sự thật các sai phạm thì mới tính đến việc ngồi lại bàn việc bồi thường với người dân". Không khí căng thẳng bao trùm, ông Phong xuống nước xả xăng để kết thúc cuộc họp: "Một lần nữa, thay mặt chính quyền TP HCM các thời kỳ, tận đáy lòng mình, tôi chân thành xin lỗi người dân Thủ Thiêm về sai sót hạn chế trong quá trình thực hiện quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm, về những khốn khó người dân Thủ Thiêm phải gánh chịu. Tôi cũng xin được chia sẻ về sự hy sinh của các gia đình vì sự phát triển của Thành phố mà phải rời khỏi nơi ở của mình. Tôi rất xin lỗi". Sai phạm tài đình khiến bao người tan nhà nát cửa như thế mà gọi là "sai sót hạn chế", đúng là ngụy biện. Vụ Thủ Thiêm nếu để cho lãnh đạo TP HCM tự giải quyết theo kiểu hứa hưu hứa nai, đú vời thế nầy thì không thể dàn xếp được đâu! - nhận xét của một phóng viên sau khi tan cuộc họp. Theo cảm nhận của người viết, nếu Tổng Chủ ( Tổng Bí thư + Chủ tịch nước) bận chuyện triều đình không trực tiếp xử lý vụ Thủ Thiêm nầy được thì Ngài nên trao "thượng phương báu kiếm" cho Bao Công Việt Nam nào đó trị tội số quan tham theo thứ bậc: "Long đầu trảm", "Hổ đầu trảm", "Cẩu đầu trảm". Và sau đó, phải giải quyết thỏa đáng quyền lợi cho dân oan ở Thủ Thiêm thì mọi việc ở đây mới yên ổn được. 13/11/2018 T.T | ||||||||||
BA MƯƠI NĂM, HÀNH TRÌNH GIẤC MƠ VIỆT Posted: 13 Nov 2018 03:36 PM PST Bùi Minh Quốc GIẤC MƠ VIỆT của tôi, và bạn tôi – nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự - gói gọn trong mấy từ này : THIẾT LẬP QUYỀN LÀM CHỦ THỰC SỰ CỦA NHÂN DÂN. Trong lời bài hát của Văn Cao mà tôi hát từ thời Cách mạng Tháng Tám 1945 khi tôi mới 5 tuổi, cô đúc ý trên chỉ trong 3 từ chắc nịch, đanh thép "LẬP QUYỀN DÂN !" (nguyên văn câu hát : "Lập quyền dân, tiến lên, Việt Nam !") Đã 30 năm, kể từ buổi lên đường đầy hào hứng ấy. Xin phép nhắc lại vắn tắt câu chuyện đã được kể 5 năm trước trong bài viết nhân dịp 25 năm: "Đoàn văn nghệ Langbian xuất phát xuống núi lúc 8 giờ sáng ngày 4.11.1988 : Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo Cự, Hoàng Như Thủy An, Lưu Hữu Nhi Dũ, chiến sĩ lái xe Bùi Thanh Thảo và con chiến mã Lada 49A-3842.Phải nhắc ngay đến Bùi Thanh Thảo và con chiến mã Lada, vì nếu không có những người bạn đường trung thành và tận tuỵ này thì chúng tôi không thể nào làm được cuộc hành trình gần 6.000 cây số từ Nam ra Bắc (và trở về) với thời gian đúng một tháng mười bốn ngày, không phải chỉ đi ban ngày mà cả ban đêm, không chỉ giờ hành chính mà cả đến 11, 12 giờ khuya, không chỉ trên đường lớn mà cả trong những ngõ nhỏ đến với bạn bè văn nghệ khắp dọc đường đất nước". Đấy là đoạn mở đầu cuốn HÀNH TRÌNH CUỐI ĐÔNG* của Tiêu Dao Bảo Cự, ở phần 1, có dòng ghi chú đặt trong ngoặc đơn bên dưới tên sách : Bút ký về một chuyến đi có thật. Giờ đây, sau 30 năm, tôi ngồi đọc lại lần nữa, vẫn không thể không tủm tỉm cười một mình. Bút ký thì đương nhiên phải ghi thật rồi, những việc thật, những người thật, những thời gian và địa điểm thật. Ấy thế mà ông bạn tôi, với quá nửa đời cầm bút, vẫn phải thêm hai chữ "có thật". Phải chăng Bảo Cự e ngại bạn đọc sẽ khó mà tin nổi có một việc như vậy đã xảy ra, dù ngay giữa hành trình, chúng tôi đã nghe bậc trưởng thượng yêu kính của mình, lão thi sĩ Hữu Loan, mấy lần thích thú nhắc đi nhắc lại: "Này, các cậu nghĩ mà xem, văn nghệ sĩ trong phe xã hội chủ nghĩa, một cuộc như thế này của chúng mình là chưa hề có đấy !".
Là dân làm thơ rất lười ghi chép, giờ đây một lần nữa tôi phải cám ơn Bảo Cự. HÀNH TRÌNH CUỐI ĐÔNG – Bút ký về một chuyến đi có thật giúp tôi nhớ lại nhiều chi tiết mà tôi đã quên. Chẳng hạn giờ đây tôi thấy hiện ra cái buổi sáng 4.11.1988 của 30 năm trước ấy, Hiền Thục vợ tôi bồng thằng cu Boong (Bùi Minh Quân) mới gần 5 tháng tuổi đứng giữa sân cơ quan nhìn theo chúng tôi bước lên xe bắt đầu chuyến đi mà sau này nhiều đồng nghiệp gọi là "chuyến đi xuyên Việt". Trong chuyến đi ấy, chúng tôi đã thực hiện 15 buổi gặp gỡ của Đoàn Văn Nghệ Lâm Đồng với văn nghệ sĩ và công chúng ở 7 tỉnh, chủ động thảo ra và bàn bạc rồi ký chung với lãnh đạo văn nghệ của 3 tỉnh Phú Khánh, Quảng Nam – Đà Nẵng, Bình Trị Thiên các kiến nghị gửi Trung ương yêu cầu sớm thể chế hoá nghị quyết 05 của Bộ chính trị – một nghị quyết làm nức lòng văn nghệ sĩ cả nước bởi tinh thần giải phóng sức sản xuất xã hội trên lãnh vực văn hoá văn nghệ. Đặc biệt tại Nha Trang, chúng tôi đã chủ động đề xuất, soạn dự thảo, bàn bạc thống nhất thông qua nội dung với các anh Đào Xuân Quý (đã qua đời năm 2007), Cao Duy Thảo cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Hội văn nghệ Phú Khánh ra một bản TUYÊN BỐ và tổ chức lấy chữ ký tập thể. Đó là bản "Tuyên bố của những người hoạt động, yêu thích văn nghệ và hưởng ứng đổi mới về một số vấn đề thời sự văn nghệ và chính trị hiện nay" (mấy chữ "hưởng ứng đổi mới" là gợi ý trước đó của anh Hồ Nghinh – nguyên bí thư đặc khu ủy Quảng Đà thời chiến tranh, đã qua đời năm 2007 - trong một cuộc trò chuyện riêng giữa tôi với anh; xin nêu rõ chi tiết này để tưởng nhớ và ghi ơn anh, một bậc thầy về chỉ đạo đấu tranh chính trị). "Kiến nghị" và "Tuyên bố" có những điểm vẫn luôn là thời sự ngày càng gay gắt trong suốt 30 năm qua cho đến tận giờ : -… "Cách chức những người có trách nhiệm trực tiếp ở các cơ quan Đảng và Nhà nước ở Trung ương, đặc biệt là ở Ban Tuyên huấn Trung ương, Bộ Thông tin, Ban tổ chức chính phủ đã làm trái với nghị quyết của Đảng, thay thế những người không tích cực trong việc thể chế hoá nghị quyết của Đảng…" – "Vụ tuần báo Văn Nghệ là một điểm nóng trong cuộc xung đột giữa xu thế đổi mới với bảo thủ trên lãnh vực văn nghệ nói riêng và trên toàn xã hội nói chung. Chúng tôi ủng hộ sự đổi mới trên tuần báo Văn Nghệ thời gian vừa qua và phản đối nghị quyết của Ban chấp hành Hội nhà văn cho rằng tuần báo Văn Nghệ có những lệch lạc nghiêm trọng" – "…một tình trạng nguy hiểm cho đất nước, cản trở sự phát triển, tạo ra một sự đổi mới nửa vời, lời nói không đi đôi với việc làm, làm cho người ta nghĩ rằng Trung ương không quyết tâm đổi mới". "Nguyên nhân của tình hình này là vấn đề tổ chức cán bộ. Những kẻ bảo thủ không thể thực hiện được đổi mới dù ngoài miệng nói đổi mới. Chỉ có thực sự đổi mới về tổ chức mới thực sự củng cố khối đoàn kết để thực hiện đổi mới. Đề nghị các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước thực sự thay đổi về tổ chức, cách chức hoặc thay thế ngay những người phụ trách các cơ quan của Trung ương trong ngành văn hoá văn nghệ cũng như các ngành khác đã tỏ ra chống đổi mới, thiếu tích cực hoặc thiếu năng lực để thực hiện đổi mới" (xin phép mở ngoặc đơn ghi chú ngay: Tuần báo Văn Nghệ được nêu ra trong Tuyên bố lúc ấy do nhà văn Nguyên Ngọc làm Tổng biên tập, người hôm 26/10/2018 vừa rồi đã tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam sau khi nghe tin Ủy ban kiểm tra trung ương đảng đề nghị kỷ luật giáo sư Chu Hảo, giám đốc tổng biên tập nhà xuất vản Tri thức vì đã cho xuất bản các cuốn sách giá trị góp phần quan trọng nâng cao dân trí và quan trí). Từ Nha Trang ra đến Hà Nội, chúng tôi lấy được 128 chữ ký vào"Tuyên bố" (lúc đầu chỉ công bố 118 do chưa kịp tổng hợp đầy đủ, và nếu tôi nhớ không lầm thì đây là lần đầu tiên dưới sự cầm quyền trên cả nước của đảng CSVN, các công dân ra một bản tuyên bố có nội dung chính trị mang chữ ký tập thể). Ngay khi sắp rời gót khỏi Huế thì nhận được điện của tỉnh ủy Lâm Đồng yêu cầu quay về, nhưng chúng tôi vẫn quyết định đi tiếp. Tới Hà Nội, việc đầu tiên của tôi là đến bưu điện thủ đô bên Hồ Gươm gửi điện khẩn về cho phó bí thư thường trực tỉnh ủy Nguyễn Duy Anh báo cáo vắn tắt và khẳng định : "…chúng tôi đang chờ gặp Ban bí thư, xong việc sẽ về ngay, các anh yên tâm, mọi việc chúng tôi làm đều đúng điều lệ Đảng, đúng Hiến pháp". Những ngày ở Hà Nội đầy sôi nổi, hào hứng xen lẫn lo lắng qua các cuộc tiếp xúc với các cán bộ lãnh đạo cao cấp Đào Duy Tùng (ủy viên Bộ Chính trị phụ trách văn hoá tư tưởng), Trần Độ, Nguyễn Văn Hạnh (trưởng, phó ban Văn hoá văn nghệ trung ương), Nguyễn Hữu Thọ (chủ tịch Đoàn chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam), Phan Hiền (thứ trưởng Bộ Thông tin). Đúng vào buổi sáng rời Hà Nội ảm đạm và rét căm căm thì báo Nhân dân có bài của trưởng Ban tuyên huấn trung ương Trần Trọng Tân kết "tội" chúng tôi với mấy chữ: "…hoạt động bè phái của một số người trong Hội Văn Nghệ Lâm Đồng". Ngồi trên xe, mở báo đọc xong, tôi và Bảo Cự cùng bàn việc ứng phó với cơn giông bão sắp kéo tới. Sau này, Nguyễn Trung Thu bạn tôi (tác giả bài thơ "Đêm Trường Sơn nhớ Bác" nổi tiếng qua giai điệu của nhạc sĩ Trần Chung) chuyên viên cao cấp ở Ban tuyên huấn trung ương kể với tôi : bộ trưởng Bộ Công an Mai Chí Thọ định cho bắt chúng tôi ở Thanh Hoá, nhưng sau lại đổi ý. Thông tin này khớp với điều mà Hiền Thục thốt lên ngay khi tôi về đến nhà : ôi trời, thế mà người ta nói anh và anh Cự bị bắt rồi, làm em lo thắt cả ruột ! Thường vụ tỉnh ủy ra chỉ thị (theo lệnh của Ban bí thư) yêu cầu tôi và Bảo Cự viết kiểm điểm. Như đã bàn trước từ hôm rời Hà Nội, chúng tôi "kiểm điểm" bằng một bản báo cáo cả hai cùng ký chung ngày 24 tháng 12.1988 về chuyến công tác. Xin dẫn trích đoạn kết của báo cáo: "Chúng tôi yêu cầu được công bố toàn bộ văn bản này trên báo Đảng và các báo khác để đồng chí Trần Trọng Tân chính thức viết bài nhận xét và chúng tôi sẽ cùng đồng chí đối thoại trên báo" "Chúng tôi đòi được đặt toàn bộ việc làm trong chuyến đi vừa qua của mình trước sự xem xét của công luận, với niềm tin sâu sắc rằng mình đã hành động đúng tinh thần nghị quyết Đại Hội Đảng lần thứ VI, đúng Hiến Pháp nước CHXHXN Việt Nam, với tấm lòng và lương tri của một người Cộng sản, một công dân lương thiện bình thường, và sẽ được ghi nhận như một dấu hiệu tích cực góp vào quá trình dân chủ hoá xã hội đang diễn ra không đơn giản". Chúng tôi họp hội nghị Ban chấp hành Hội Văn Nghệ Lâm Đồng. Sau khi nghe kỹ và thảo luận kỹ báo cáo, hội nghị biểu quyết 100% nhất trí đánh giá những việc làm trong chuyến công tác của chúng tôi là "bình thường, bổ ích, phù hợp với quá trình dân chủ hoá". Chúng tôi gửi báo cáo lên tỉnh ủy kèm biên bản nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Hội. Trong khi lãnh đạo tỉnh nghiên cứu báo cáo, chúng tôi tổ chức họp mặt hội viên, cộng tác viên tạp chí Lang Bian trình bày báo cáo và nghị quyết của Ban chấp hành Hội về chuyến đi đã gửi tỉnh ủy. Tuyệt đại đa số anh chị em đều nhất trí với đánh giá của Ban chấp hành Hội. Nghe tin tỉnh ủy dự tính sẽ khai trừ cách chức tôi và Bảo Cự, trí thức văn nghệ sĩ trong và ngoài Đảng ở Đà Lạt và các nơi đều gửi thư, kiến nghị bày tỏ ý kiến can ngăn đến lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng và Trung ương. Các anh chị Hà Sĩ Phu, Mai Thái Lĩnh, Đặng Việt Nga (ái nữ của cố tổng bí thư Trường Chinh) cùng 12 anh chị cán bộ đảng viên khác đã ký kiến nghị và cử đại diện đem trao trực tiếp cho phó bí thư thường trực tỉnh ủy. Mọi người đều thấy : rõ ràng lẽ phải thuộc về chúng tôi – Bùi Minh Quốc, Bảo Cự. Nhưng bí thư tỉnh ủy Nguyễn Xuân Du (Tám Cảnh) vẫn ký quyết định khai trừ, cách chức tôi và Bảo Cự. Nội dung cốt lõi để kết "tội" ghi trong quyết định kỷ luật là "hoạt động bè phái" . Tôi và Cự bảo nhau : án kỷ luật đã được định trước từ bài báo của Trần Trọng Tân, mà gốc là từ Ban bí thư. Ở Hội nhà văn Việt Nam, liên tục tại Đại hội lần thứ 4 họp tháng 10.1989 và Đại hội lần thứ 5 họp tháng 3.1995, vấn đề Bùi Minh Quốc, Bảo Cự và Hội Văn Nghệ Lâm Đồng luôn làm nóng diễn đàn với hàng loạt phát biểu tâm huyết, thẳng thắn của các nhà văn tiêu biểu ( Trần Mạnh Hảo, Trần Thùy Mai, Hoàng Minh Tường, Hoàng Bình Trọng…) ủng hộ bênh vực bảo vệ chúng tôi, bảo vệ lẽ phải. Hai tràng vỗ tay vang dội nhất, dài nhất của đại hội là dành cho phát biểu của trưởng Ban văn hoá văn nghệ trung ương Trần Độ (vắng mặt nên do phó ban Nguyễn Văn Hạnh đọc thay) và nhà văn Trần Thùy Mai. Trong bài diễn ca tường thuật Đại hội 4, nhà thơ Nguyễn Duy có câu "Thùy Mai nước mắt lưng tròng/Cõng Bùi Minh Quốc thoát vòng hiểm nguy". Quả thật, giọng chị Mai có lúc nghẹn lại như muốn khóc. Cái hình ảnh nhỏ nhắn mảnh mai với giọng Huế ngọt ngào của Trần Thùy Mai trên diễn đàn giữa hội trường Ba Đình đã hiện thành một biểu tượng sáng đẹp mãi mãi của tình đồng nghiệp cầm bút chiến đấu cho lẽ phải. Tại Đại hội lần thứ 5, nhà văn Xuân Cang – trưởng Ban kiểm tra Hội nhà văn Việt Nam, công bố bản báo cáo của Ban khẳng định "những hoạt động của hai nhà văn Bùi Minh Quốc, Bảo Cự trong chuyến đi tháng 11 – 12/1988 là bình thường, bổ ích, phù hợp với quá trình dân chủ hoá, không có biểu hiện bè phái".Kết luận của Ban kiểm tra Hội nhà văn Việt Nam đã hoàn toàn bác bỏ án kỷ luật "hoạt động bè phái" do bí thư tỉnh ủy Lâm Đồng kết cho Bùi Minh Quốc, Bảo Cự. Đây là điều đặc biệt tôi chưa thấy có tiền lệ : tiếng nói bênh vực chúng tôi được cất lên mạnh mẽ không phải chỉ từ những cá nhân mà từ một tổ chức, tại một diễn đàn chính thống trong hệ thống : Ban kiểm tra Hội nhà văn Việt Nam. Một điều đặc biệt nữa là trong đại hội 4, tôi bị chặn, thì tại đại hội này tôi giành được quyền lên diễn đàn.Trước khi đọc tham luận, tôi thông báo với đại hội : nhà khoa học Hà Sĩ Phu từ Đà Lạt nhờ tôi đem tặng đại hội bản in vi tính hai bài viết "Dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của trí tuệ" và "Suy nghĩ của một công dân" của ông, tôi giơ cao bản in khổ A4 cho toàn đại hội thấy sau đó quay lại trao cho người trong Đoàn chủ tịch đang điều hành phiên họp là nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.Ông Điềm miễn cưỡng đứng dậy đưa tay nhận tặng phẩm với gương mặt sa sầm và miệng thì lẩm bẩm gằn giọng khe khẽ : "ông thì thật…".Trong tham luận của mình, tôi thuật lại vắn tắt những việc mà tôi và Bảo Cự đã làm khiến cho bị khai trừ, cách chức, cắt lương, và nêu ra yêu cầu cần phải có luật tự do lập Hội của công dân mà Hiến pháp đã ghi; nhà nước muốn có hội nhà văn quốc doanh thì cứ bỏ tiền nuôi hội quốc doanh, các nhà văn nào không thích hội quốc doanh thì lập hội tự nuôi tự quản, như thế mới vui, mới có sức sống, vừa hợp Hiến vừa hợp qui luật, lại đỡ tốn kém cho ngân sách, thực chất là đỡ tốn tiền thuế của dân. Nếu tôi nhớ không lầm thì đây là lần đầu tiên tại một diễn đàn chính thống trong hệ thống có một nhà văn lên tiếng đòi quyền của công dân đã ghi trong Hiến pháp nhưng bao năm qua chỉ tồn tại trên giấy phải được hiện thực hóa. Có lẽ vì vậy mà cũng trong khuôn khổ Đại hội lần thứ 5 Hội nhà văn Việt Nam, Tổng bí thư Đỗ Mười (ông vừa qua đời ngày 1/10/2018 ) mời gặp tôi. Cuộc gặp diễn ra gần 2 tiếng đồng hồ vào buổi tối ngày 17.03.1995 tại trụ sở Ban bí thư số 4 Nguyễn Cảnh Chân. Tổng bí thư và hai ủy viên Bộ chính trị Đào Duy Tùng thường trực Ban bí thư, Nguyễn Đức Bình phụ trách văn hóa tư tưởng cùng dự đã nghe tôi trình bày toàn bộ sự thật về chuyến đi như đã báo cáo với tỉnh uỷ và Ban chấp hành cùng đông đảo hội viên Hội Văn Nghệ Lâm Đồng. Kết thúc buổi gặp, Tổng bí thư Đỗ Mười hứa với tôi: "Tôi sẽ cho Ban tổ chức trung ương và Ủy ban kiểm tra trung ương tìm hiểu nắm rõ lại vụ việc và có văn bản kết luận gửi đến anh". Nhưng Tổng bí thư Đỗ Mười đã không thực hiện lời hứa, không phải vì quên mà là cố ý, bởi trong vòng 2 tháng sau cuộc gặp ấy, tôi đã 2 lần gửi fax nhắc Tổng bí thư món nợ văn bản kết luận như đã hứa. Một món nợ chính trị và văn hoá. Món nợ Quyền Dân. Trong một số bài viết, tôi đã hơn một lần nhắc Tổng bí thư Đỗ Mười cùng các vị kế nhiệm Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, và hôm nay qua bài viết này nhắc vị đương nhiệm Nguyễn Phú Trọng ( từ 23/10/2018 đã nắm luôn cả chức chủ tịch nước) về món nợ chính trị và văn hoá ấy. Và không chỉ với riêng chúng tôi – Bùi Minh Quốc, Bảo Cự - , mà với tất cả các đảng viên và công dân thuộc tất cả các gia đình Việt Nam đã theo đảng CSVN lên đường chiến đấu cho Tổ Quốc và Quyền Dân từ Cách mạng Tháng Tám 1945. Bị khai trừ, tôi và Bảo Cự cùng xác quyết với nhau: Họ khai trừ chúng ta ra khỏi đảng nhưng dứt khoát không bao giờ có thể khai trừ nổi phẩm chất, bản lĩnh, khí phách người chiến sĩ cách mạng tiền phong gương mẫu gắn bó máu thịt với Nhân Dân (đã được ghi trong điều lệ) ra khỏi con người chúng ta. Nhân tiện xin kể một chi tiết khá thú vị.30 năm trước, trong cuộc họp do thường vụ tỉnh ủy triệu tập để lấy ý kiến thi hành kỷ luật chúng tôi, có một phó giám đốc sở văn hóa tỉnh ( nếu tôi nhớ không lầm thì ông ta tên là Hoàng Minh Khương) phát biểu một lời khi ấy phải coi là rất độc địa, theo kiểu đánh một đòn chết tươi : "Anh Bùi Minh Quốc thời chiến tranh luôn là người tiền phong gương mẫu thật đáng tự hào, nhưng nay thì thật đáng xấu hổ vì anh lại trở thành người tiền phong tấn công vào chuyên chính vô sản".
Một thực tế không thể chối cãi 30 năm qua cho thấy, cùng với việc khai trừ Bùi Minh Quốc, Bảo Cự thì hầu hết những người trong cơ quan lãnh đạo tối cao đã "tự diễn biến" theo chiều hướng xa rời đi đến phản bội lập trường Tổ Quốc trên hết, Quyền Dân trên hết ; phản bội một thời hăng say trong sáng của chính bản thân họ (nếu có), họ không ngừng tự khai trừ mình ra khỏi phẩm chất người chiến sĩ cách mạng tiền phong gương mẫu gắn bó máu thịt với Nhân Dân để rốt cuộc tự bộc lộ một cách ngang nhiên là những phần tử lấy xương máu đồng chí đồng bào dựng thành ngai ghế vua quan, kết thành một thế lực bám ghế đè dân, cướp lột đất nước, cướp lột nhân dân, áp bức nhân dân, áp bức ngay cả các lão đồng chí tiền bối, đẩy đất nước vào thảm trạng tụt hậu và lệ thuộc nặng nề vào sự lũng đoạn mọi mặt của thế lực bành trướng Bắc kinh. Xin phép nhắc lại lời cảnh báo rất quan trọng 30 năm trước trong TUYÊN BỐ với chữ ký của 128 công dân đã nêu trên về tình trạng giới cầm quyền"đổi mới nửa vời, lời nói không đi đôi với việc làm" . Không có sự đồng bộ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị là phản quy luật, lời nói không đi đôi với việc làm là tự tước bỏ tính chính danh, là tự sát về chính trị và văn hóa. Giới cầm quyền hiện nay nếu vẫn tiếp tục ngoan cố chống lại quy luật nhất định sẽ bị qui luật trừng phạt, nếu tiếp tục ngoan cố nói một đằng làm một nẻo sẽ chỉ càng kéo gần lại cái ngày mà họ hoàn tất cuộc tự sát về chính trị và văn hóa. Quyết định mới đây của UBKTTW về thi hành kỷ luật đối với GS Chu Hảo, một chiến sĩ cách mạng tiền phong gương mẫu gắn bó máu thịt với nhân dân, một trí thức đúng nghĩa, đã có đóng góp lớn cho sự nghiệp nâng cao dân trí, chính là một bước mới khá dài của những người đứng đầu chế độ độc tài toàn trị tiếp tục lao sâu vào con đường tự sát về chính trị và văn hóa đó vậy. Đà Lạt 11/11/2018 BMQ | ||||||||||
Aung San Suu Kyi bị Ân xá Quốc tế tước giải thưởng cao nhất Posted: 13 Nov 2018 03:25 PM PST
Tổ chức Ân xá Quốc tế sẽ tước giải thưởng cao nhất họ đã trao cho vị lãnh đạo Myanmar Aung San Suu Kyi - Giải thưởng Đại sứ Lương tâm. Chính trị gia và người nhận giải Nobel được trao giải này vào năm 2009, khi bà đang bị quản thúc tại gia. Tổ chức Ân xá Quốc tế nói họ thất vọng sâu sắc về chuyện bà không lên tiếng bảo vệ cho người thiểu số Rohingya theo đạo Hồi. Khoảng 700.000 người trong số họ đã chạy khỏi Myanmar sau khi bị quân đội tấn công. Đây là giải thưởng mới nhất trong một loạt giải thưởng của bà Suu Kyi, 73 tuổi, bị tước mất. "Chúng tôi thất vọng sâu sắc rằng bà không còn là đại diện cho một biểu tượng của hy vọng, lòng can đảm, và sự bảo vệ nhân quyền bất diệt," Tổng Thư ký của AI, ông Kumi Naidoo viết trong một bức thư gửi nhà lãnh đạo Myanmar. "Sự phủ nhận mức độ của thảm họa [chống lại người Rohingya] có nghĩa rất ít khả năng tình hình được cải thiện," ông Naidoo nói. Tổ chức này một thời từng ca ngợi bà như một ngọn hải đăng của dân chủ, tuyên bố quyết định của mình nhân dịp kỷ niệm tám năm ngày bà Suu Kyi được thả tự do. Bà Suu Kyi lên làm người đứng đầu chính quyền không chính thức của Myanmar, một đất nước của đại đa số Phật tử vào 2016. Kể từ đó, bà đã phải đối mặt với nhiều áp lực quốc tế, kể cả từ Tổ chức Ân xá Quốc tế, về việc buộc phải lên án các sự tấn công tàn bạo của quân đội Myanmar đối với người Rohingya. Tuy nhiên, bà đã từ chối làm như vậy. Bà cũng đồng tình với việc bắt giữ hai nhà báo Reuters, người điều tra các vụ giết hại người Hồi giáo Rohingya. Lần cuối cùng bà Suu Kyi nói chuyện với đài BBC là vào tháng 4/2017, bà nói: "Tôi nghĩ rằng thanh trừng sắc tộc là cụm từ quá mạnh để mô tả về những gì đang xảy ra". Chính phủ của bà tuyên bố sẽ bắt đầu chào đón các nhóm người tị nạn đầu tiên vào cuối tuần này trong một phần của thỏa thuận với Bangladesh, theo các báo cáo của LHQ và các cơ quan viện trợ. Cơ quan tị nạn LHQ muốn các gia đình Rohingya có thể trở lại các ngôi làng cũ của họ và tự quyết định nếu họ cảm thấy họ có thể sống ở đó một cách an toàn và được tôn trọng. | ||||||||||
TT Macron kêu gọi thế giới từ chối chủ nghĩa dân tộc Posted: 13 Nov 2018 03:15 PM PST
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới đánh dấu một trăm năm của Thế chiến Thứ nhất bằng cách loại bỏ chủ nghĩa dân tộc. Phát biểu trước các nhà lãnh đạo ở Paris - trong đó có Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin - ông Macron nói rằng chủ nghĩa dân tộc là một "sự phản bội lòng yêu nước". "Khi nói" lợi ích của chúng ta trên hết và không quan tâm đến người khác 'bạn loại bỏ điều quý giá nhất một quốc gia có - đó là giá trị đạo đức của nó," ông Macron nói. Nhiều buổi lễ kỷ niệm 100 năm Thế chiến Thứ nhất đang diễn ra trên toàn thế giới. Khoảng 9,7 triệu binh sĩ và 10 triệu thường dân thiệt mạng trong Thế chiến Thứ nhất từ 1914 đến 1918. Một số nhà lãnh đạo thế giới cũng tổ chức các cuộc họp song phương nhân dịp này. Ông Putin nói với báo giới rằng ông ó một cuộc trò chuyện ngắn với ông Trump và buổi nói chuyện diễn ra tốt đẹp. Tuy nhiên, những người tổ chức buổi ăn trưa của Pháp giờ chót đã sắp xếp chỗ ngồi lại để ông Trump và ông Putin không ngồi cạnh nhau, theo truyền thông Nga. Chuyện gì xảy ra ở Paris? Ông Macron và chức sắc các nước bước đến Lăng mộ của Chiến sĩ Vô danh, một đài kỷ niệm của nước Pháp dưới Khải Hoàn Môn. Họ đứng trong mưa dưới những chiếc ô màu đen khi chuông nhà thờ vang khắp thành phố. Trong một bài phát biểu dài gần 20 phút, nhà lãnh đạo Pháp kêu gọi các nhà lãnh đạo đồng nghiệp "đấu tranh cho hòa bình".
"Phá hoại niềm hy vọng này với một chính sách độc hành, bạo lực hoặc thống trị sẽ là một sai lầm mà các thế hệ tương lai sẽ bắt chúng ta chịu trách nhiệm," ông nói. Vào chiều Chủ nhật, ông Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel tham dự một hội nghị hòa bình - Diễn đàn Hòa bình Paris - với các nhà lãnh đạo bao gồm ông Putin và Recep Tayyip Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ. Bà Merkel cảnh báo rằng chủ nghĩa dân tộc đang tăng lên ở châu Âu và các nơi khác.
Hôm thứ Bảy, ông Macron và bà Merkel đã đến thăm thị trấn Compiègne, phía bắc Paris. Trump đã làm gì? Ông Trump không tham dự hội nghị hòa bình và rời Mỹ ngay sau khi hội nghị bắt đầu. Trước đó, ông viếng thăm một nghĩa trang ở Suresnes ở phía tây Paris, nói rằng ông đến đó "để vinh danh những người Mỹ dũng cảm" đã chết trong chiến tranh. Ông gây ra tranh cãi vào thứ bảy khi hủy bỏ một chuyến đến thăm một nghĩa trang quân đội khác vì thời tiết xấu. Trước đó vào ngày Chủ Nhật, ngay trước khi các nhà lãnh đạo tụ họp, một người nữ biểu tình trần truồng với dòng chữ "người tạo hòa bình giả" được viết trên ngực cô tiến đến trong gần đoàn xe vài mét trước khi bị bắt giữ. Một nhóm khoảng 50 người hoạt động dự định tổ chức một cuộc biểu tình tại Paris chống lại chuyến thăm của ông Trump sau đó.
Kỷ niệm đình chiến ở những nơi khác Tại Úc, một buổi lễ được tổ chức tại Đài Tưởng niệm Chiến tranh Quốc gia ở Canberra, trong khi đó ở Adelaide một chiếc máy bay đã thả hàng hoa ngàn anh túc đỏ bằng giấy. Trong bài phát biểu tại Canberra, Thủ tướng Úc Scott Morrison nói về tầm quan trọng của việc nhớ lại, nói rằng mọi người cần "học hỏi từ quá khứ để có thể điều hướng các dòng chảy thay đổi trong thời đại của chúng ta". Ở New Zealand, một buổi chào súng diễn ra tại thủ đô Wellington. Và ở Ấn Độ, nhiêu lễ tưởng niệm được tổ chức cho 74.000 binh sĩ đã qua đời vì chiến tranh. "Đây là cuộc chiến tranh mà Ấn Độ không trực tiếp tham gia, nhưng binh sĩ của chúng tôi đã chiến đấu trên toàn thế giới, vì chúng tôi muốn phục vụ hòa bình", Thủ tướng Narendra Modi tweet vào hôm Chủ Nhật.
| ||||||||||
Mỹ kêu gọi Trung Quốc gỡ bỏ tên lửa lắp đặt trái phép tại quần đảo Trường Sa Posted: 13 Nov 2018 02:59 PM PST Hồng Thủy (GDVN) - YJ-12B có thể giúp Trung Quốc tấn công các tàu chiến trong bán kính 550 km, tên lửa phòng không HQ-9 có thể bắn hạ máy bay quân sự trong bán kính 300 km. Philippines Daily Inquirer ngày 11/11 đưa tin, Hoa Kỳ đã kêu gọi Trung Quốc gỡ bỏ các tên lửa của mình khỏi 3 đảo nhân tạo mà họ xây dựng (bất hợp pháp) trên quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam). Kêu gọi này được Hoa Kỳ đưa ra sau cuộc đối thoại cấp cao về an ninh và ngoại giao Trung - Mỹ tại Washington hôm thứ Bảy 10/11. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết: "Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc rút hệ thống tên lửa khỏi các cấu trúc địa lý tranh chấp trong quần đảo Trường Sa, đồng thời tái khẳng định lập trường các nước nên tránh giải quyết tranh chấp bằng cưỡng chế hoặc đe dọa."
Đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ trực tiếp lên tiếng về tên lửa Trung Quốc ở Trường Sa kể từ khi xuất hiện thông tin đầu tiên về việc Bắc Kinh bố trí vũ khí trên 3 trong 7 đảo nhân tạo mà họ xây dựng (trái phép) ở Trường Sa. Tuyên bố trên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng ngụ ý rằng, người Mỹ tin vũ khí Trung Quốc vẫn đang hiện diện trên đảo nhân tạo. Bắc Kinh phản hồi yêu cầu này bằng cách yêu cầu Mỹ dừng điều tàu chiến và máy bay đến Biển Đông, Washington lập tức bác bỏ yêu cầu này bằng khẳng định tiếp tục cho chiến hạm, phi cơ quân sự hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép. Tháng Năm năm nay, đài CNBC đưa tin Trung Quốc đã triển khai tên lửa phòng không và tên lửa chống hạm lên 3 đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng (trái phép) ở Vành Khăn, Chữ Thập và Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa. Giám đốc tổ chức Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á Gregory Poling bình luận về tuyên bố trên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trên tài khoản Twitter của ông: Đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ tuyên bố, họ tin rằng các tên lửa YJ-12 và HQ-9 của Trung Quốc đã được triển khai ra Trường Sa từ tháng Năm vẫn còn hiện diện ở đó, chứ không phải là triển khai tạm thời để phục vụ cho một cuộc diễn tập quân sự. Tên lửa hành trình chống hạm YJ-12B có thể giúp Trung Quốc tấn công các tàu chiến trong bán kính 550 km, trong khi tên lửa phòng không HQ-9 có thể bắn hạ máy bay quân sự, máy bay không người lái hay tên lửa hành trình trong bán kính 300 km. Sự hiện diện của các tên lửa này đã không thể xác nhận được kể từ khi Trung Quốc cất chúng vào kho. Alexander Neill từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế nói với Philippines Daily Inquirer vào tháng Năm năm nay, rằng việc triển khai các tên lửa chống hạm YJ-12 hay tên lửa phòng không HQ-9 có nghĩa là, trên thực tế Trung Quốc đã có khả năng chống tiếp cận. Tuần trước Trung Quốc cũng tuyên bố nước này đã mở các trạm quan trắc thời tiết trên các đảo nhân tạo ở Vành Khăn, Chữ Thập và Xu Bi, các chuyên gia hàng hải tin rằng các thiết bị này có thể sử dụng cho mục đích quân sự. Nguồn: https://globalnation.inquirer.net/170952/us-calls-on-china-to-remove-missiles-from-spratly-islands Hồng Thủy | ||||||||||
Posted: 13 Nov 2018 02:53 PM PST Ngày 20/10/2018 TT Trump tuyên bố rút ra khỏi Hiệp Định Lực Lượng Hạt Nhân Tầm Trung (INF) mà TT Reagan của Mỹ đã ký với TBT Gorbachev của Liên Sô năm 1987 để loại bỏ tên lửa tầm ngắn và tầm trung trên đất (trên biển và trên không không bị ảnh hưởng) có độ bắn từ 500km đến 5,500km. Gần 2,700 tên lửa loại này bị bỏ. INF giải quyết được sự chỉa tên lửa vào nhau giữa HK (tên lửa Pershing và tên lửa hành trình) và Liên Sô (tên lửa SS-20) ở Âu Châu khi đó. INF được Thượng Viện HK phê chuẩn, cho nên việc TT Trump muốn rút cũng cần có Thượng Viện thông qua mới có hiệu lực. Tại sao TT Trump muốn rút? Lý do mặt nổi là tại vì Nga không tôn trọng INF, phát triển tên lửa 9M729 (http://bit.ly/2RRaIIC). Nhưng lý do thực sự là Mỹ muốn đặt các loại tên lửa này ở Guam và Nhựt, gây áp lực lên Bắc Hàn trong việc giải giới vũ khí hạt nhân. Nó cũng gây áp lực lên Trung Quốc để TQ cần làm việc với Bắc Hàn, nếu không chính TQ cũng bị nằm trong tầm ngắm (https://wapo.st/2DBxNvw). Một hiệp ước vũ khí hạt nhân quan trọng khác sắp mãn hạn vào năm 2021 là Hiệp Ước Tài Giảm Vũ Khí Chiến Lược (New START hay Strategic Arms Reduction Treaty) ký năm 2010 giữa TT Obama và TT Medvedev. New START giới hạn số đầu đạn hạt nhân sẵn sàng trên dàn phóng là 1,550. TT Trump và cố vấn an ninh Bolton không muốn gia hạn vì cho rằng nó là hiệp ước xấu (bad deal) và Nga không tôn trọng (http://bit.ly/2DCV2FV). Nếu Mỹ rút khỏi INF thì Âu Châu có cơ nguy dễ bị Nga tấn công cho nên các nước Âu Châu rất lo ngại. INF như là con pháo trong bàn cờ tướng thế giới để trấn giữ Âu Châu, nay rút đi thì Tây Phương bị hở sườn. Nếu Mỹ không gia hạn New START thì sẽ mở ngỏ cho sự leo thang vũ khí hạt nhân, trong khi Mỹ muốn hạn chế hay giải giáp vũ khí hạt nhân ở Iran và Bắc Hàn. Hai quốc gia sợ vũ khí hạt nhân nhất trên thế giới này là Mỹ và Nhật, một bên đánh bom hạt nhân và một bên lãnh bom hạt nhân, cho nên họ rất thấm về sự tàn phá của loại vũ khí giết người hàng loạt này. Nếu Mỹ đã không sợ thì Miền Nam VN đã không mất vào tay CS. Vì sợ nổ ra chiến tranh hạt nhân với TQ và Liên Sô mà Mỹ sử dụng chiến tranh hạn chế (limited war) ở VN, có nghĩa là đánh không phải để thắng mà chỉ là để ngăn chận và be bờ, trong khi CSVN đánh để thắng bằng mọi giá, họ sử dụng cả ba loại chiến tranh: du kích, khủng bố, quy ước. Việc rút khỏi INF và không gia hạn New START có đi đôi với việc Mỹ không sợ chiến tranh hạt nhân hay không? Nếu rút mà không sợ thì việc rút này "make sense" tức Mỹ sẵn sàng chơi tới bến, chén kiểu sẵn sàng đụng với miễng dừa, TQ hay Nga muốn chết thì chúng ta cùng chết. Nếu rút mà chỉ nhằm mục đích đe doạ sườn đông để hở sườn tây, nhưng trong thâm tâm thì rất sợ chiến tranh nguyên tử thì TQ và Bắc Hàn sẽ không sợ và nó sẽ mở ra một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân. Bắc Hàn đã và đang lừa dối Mỹ, tiếp tục chế tạo vũ khí hạt nhân. Vệ tinh thương mại cho thấy có 16 căn cứ tên lửa đạn đạo được che dấu đang hoạt động (https://nyti.ms/2DB0ngI). Giải giáp họ khi họ đã thụ đắc vũ khí hạt nhân là một việc không thể nào làm được. Nếu làm được thì Mỹ đã làm ở Pakistan rồi, đây là nơi đáng làm nhất, vì là hang ổ của các tổ chức khủng bố. Tập và Kim đang toa rập nhau để đẩy lùi ảnh hưởng của Mỹ ở vùng Đông Bắc Á, kéo Nam Hàn ra xa vòng tay Mỹ, xây dựng vùng kinh tế với Nhật. Hôm 9/11/2018 ở Washington trong cuộc nói chuyện cấp cao 2+2 (Ngoại Giao và Quốc Phòng) giữa Mỹ và TQ, ông NT Pompeo nói Mỹ không theo đuổi chiến tranh lạnh hoặc kềm chế TQ, và ông Dương Khiết Trì nói rằng TQ cam kết không đối đầu (http://bit.ly/2DASl7F). Vậy thì chiến lược của Mỹ là gì khi TQ bành trướng ảnh hưởng trong chiến lược "lăng ba vi bộ" và "cầm nã thủ" của Kim Dung? Lê Minh Nguyên 12/11/2018 | ||||||||||
GS. CHU HẢO & QUỸ VĂN HÓA PHAN CHÂU TRINH Posted: 13 Nov 2018 02:43 PM PST Nguyễn Trang Nhung GS. Chu Hảo được nhiều người biết đến là Giám đốc kiêm Tổng Biên tập của NXB Tri Thức – nhà xuất bản do ông sáng lập vào năm 2005 nhằm cung cấp những tri thức nền tảng quan trọng nhất trong kho tàng tri thức của nhân loại cho dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, có lẽ ít ai biết đến ông như một trong những người đồng sáng lập của Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh, một tổ chức phi chính phủ và vô vị lợi ra đời vào năm 2008, mà tiền thân là Quỹ Dịch thuật Phan Châu Trinh, ra đời vào năm 2006. GS. Chu Hảo từ đó đến nay là Phó Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh, bên cạnh 4 thành viên khác của hội đồng, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình – Chủ tịch, và nhà văn Nguyên Ngọc – Ủy viên.[1] Tôn chỉ, mục đích hoạt động của Quỹ là nâng cao dân trí, góp phần hiện đại hóa đất nước, đưa dân tộc Việt Nam hòa nhập vào dòng chảy văn minh và tiến bộ của nhân loại.[2] Các hoạt động chính của Quỹ bao gồm dự án "Tủ sách Tinh hoa Thế giới", dự án "Tôn vinh Danh nhân Văn hóa Việt Nam hiện đại", Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh thường niên, Giải thưởng Sách Hay thường niên, và các hoạt động đào tạo & nghiên cứu, hội thảo & tọa đàm.[3] Dự phần vào các hoạt động của Quỹ là NXB Tri Thức của GS. Chu Hảo, với dự án "Tủ sách Tinh hoa thế giới" và các hội thảo & tọa đàm được tổ chức hàng tháng tại trụ sở của NXB Tri Thức và một số địa điểm khác, như Salon Văn hóa Cà phê thứ Bảy và Trung tâm Văn hóa Pháp. Trong các hội thảo & tọa đàm của NXB Tri Thức, GS. Chu Hảo thường là người chủ trì và các diễn giả là các vị khách từ các trường đại học, viện nghiên cứu, nhóm học thuật, v.v... Đôi khi, ông cũng đóng vai trò diễn giả, chẳng hạn, trong các tọa đàm về triết lý Phan Châu Trinh – chủ đề mà ông tâm huyết. Các hội thảo & tọa đàm với các chủ đề đa dạng về triết học, khoa học, văn hóa, giáo dục, v.v... đã tạo ra một không gian học thuật tương đối cởi mở và sinh động cho mọi người, đồng thời giúp nảy nở và nuôi dưỡng những mầm xanh của trí thức tương lai. Những ai đã từng tham gia các hội thảo & tọa đàm của NXB Tri Thức hẳn ít nhiều biết đến các nhóm học thuật như Tinh thần Khai Minh, Book Hunter, Hope Lab do các bạn trẻ khởi xướng. Tôn chỉ, mục đích hoạt động nêu trên của Quỹ xuất phát từ sứ mệnh "phục hưng, du nhập, gìn giữ và lan tỏa những giá trị tinh hoa văn hóa nhằm phục vụ công cuộc canh tân văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 21."[4] Cội rễ của sứ mệnh này chính là con đường mà nhà yêu nước, nhà cách mạng Phan Châu Trinh đã đưa ra cách đây hơn một thế kỷ: "Khai Dân trí – Chấn Dân khí – Hậu Dân sinh". Những người sáng lập Quỹ, trong đó có GS. Chu Hảo, hẳn đã nhận thức sâu sắc rằng đây là con đường đúng đắn để phát triển đất nước, rằng không thể phát triển đất nước mà lại thiếu vắng nền tảng Dân trí và Dân khí. Mặc dù cả ba yếu tố có vai trò hỗ tương và không yếu tố nào nhất thiết có trước, song Dân trí và Dân khí đóng vai trò cốt yếu trong việc thúc đẩy Dân sinh. Đến nay, trải qua chặng đường 10 năm, Quỹ đã để lại những dấu ấn tốt đẹp. Nhiều cuốn sách đã được dịch, nhiều tên tuổi đã được vinh danh, nhiều hoạt động đào tạo, nghiên cứu, hội thảo, tọa đàm, v.v... đã được thực hiện – tất cả đều nhắm đến tôn chỉ, mục đích và sứ mệnh đầy ý nghĩa mà Quỹ đã đề ra. Những thành tựu này có một phần đóng góp quan trọng của GS. Chu Hảo. Tuy còn nhiều khó khăn về nhiều phương diện, như về nhân lực và tài chính, Quỹ sẽ tiếp tục thực hiện tôn chỉ, mục đích và sứ mệnh của mình, nhờ có "những người quan tâm và dấn thân vì sự nghiệp chấn hưng văn hóa – giáo dục nước nhà", theo cách nói của GS. Chu Hảo trong diễn văn mở đầu Lễ trao Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh năm trước.[5] Có thể thấy sự tham gia của GS. Chu Hảo vào Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh là một bước trong nhiều bước đồng hướng và nhất quán mà ông đã đi để thực hiện khát vọng của mình về một nền văn hóa – giáo dục tốt đẹp hơn cho Việt Nam. Với ông, chấn hưng văn hóa và giáo dục nước nhà đã trở thành sự nghiệp, và chắc chắn rằng điều khiến người đời ngày nay và cả về sau nhớ tới ông chính là sự nghiệp vinh dự và cao cả ấy. Chú thích: [1][2][3][4] Giới thiệu tổng quan về Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh http://quyphanchautrinh.org/gioi-thieu/22 [5] Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh và sứ mệnh canh tân văn hoá https://www.rfa.org/…/phan-chu-trinh-culture-award-n-missio… Nguồn: Theo RFA (11-11-2018) | ||||||||||
“Đổi 100 USD ở tiệm vàng cũng nhìn thấy mà biệt phủ trái phép nhan nhản không ai thấy” Posted: 13 Nov 2018 02:34 PM PST "Một bao cát bỏ trong hẻm, đổi 100 USD ở tiệm vàng cũng nhìn thấy mà nhà cao tầng, biệt phủ, biệt thự xây trái phép nhan nhản lại không ai thấy"- đại biểu Nguyễn Minh Sơn (Tiền Giang) ví von khi Quốc hội thảo luận về báo cáo của các cơ quan tư pháp.
Thảo luận tại hội trường về báo cáo của các cơ quan tư pháp sáng 13/11, đại biểu Nguyễn Minh Sơn (Tiền Giang) đánh giá: "Có lẽ đây là năm mà hoạt động phòng, chống tham nhũng gặt hái được nhiều kết quả tích cực nhất từ trước đến giờ. Nhân dân tin tưởng hơn, còn thuyên giảm hơn thì chưa hiện rõ. Vì dư luận, báo chí hàng ngày đều nêu nhiều việc sai trái. Như tại kỳ họp này có đại biểu Quốc hội bức xúc cho rằng, một bao cát bỏ trong hẻm, đổi 100 USD ở tiệm vàng cũng nhìn thấy mà nhà cao tầng, biệt phủ, biệt thự xây trái phép nhan nhản không ai thấy. Vậy cái đó là cái gì?". Theo ông Sơn, hãy lắng nghe lời ca thán của cử tri qua các buổi tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp Quốc hội: "Muốn xin vào làm việc chỗ này, chỗ kia, lên chức này, chức kia, được việc này, việc khác cho nhanh đều có "giá" cả. Giá đó không mặc cả, không cò kè thêm bớt. Không ưng thì có người khác sẵn sàng thay thế". Vị đại biểu tỉnh Tiền Giang khẳng định đây là thách thức lớn đối với Đảng, Nhà nước ta trong công tác phòng, chống tham nhũng hiện nay. Còn đại biểu Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) chia sẻ với ngành thi hành án dân sự về áp lực ngày một gia tăng do số việc thi hành án ngày càng cao. Trong đó, các vụ án tham nhũng với số tiền phải thi hành án rất lớn, có nguy cơ tồn đọng cao đang hiện hữu. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng số tiền thi hành án xong cũng mới chỉ đạt 38,35% trên tổng số tiền có điều kiện. Nếu so với tổng số tiền mà tổng số án phải thi hành thì rất thấp. Ông Xuyền dẫn chứng, trong 5 vụ án điển hình thi hành án trong năm qua gồm vụ Dương Chí Dũng, vụ Giang Kim Đạt, vụ Hà Văn Thắm, vụ Huỳnh Thị Huyền Như, vụ Phạm Công Danh, tổng số tiền thi hành án là 16.847 tỷ đồng, mới thi hành được 5.331 tỷ đồng, còn lại 11.515 tỷ đồng. Nếu trừ vụ Phạm Công Danh có số thi hành cao đạt trên 5.200 tỷ đồng, cho giải chấp 124 sổ tiết kiệm, còn lại 4 vụ án nói trên thì số tiền cũng mới chỉ đạt 2%. Ông Xuyền lý giải, việc kê biên, phong tỏa tài sản chưa nhiều so với tổng số tiền mà các vụ án này phải bồi thường. Tài sản kê biên chủ yếu là nhà đất có nhiều vướng mắc do không thống nhất được với số liệu của bản án và tài sản kê biên. Tài sản kê biên có tranh chấp lại phải nhờ, phải chờ tòa án giải quyết xong mới giải quyết được việc kê biên tài sản. Hơn nữa, Quốc hội đã sửa Luật Phòng, chống tham nhũng, trong đó có nội dung xử lý tài sản tăng thêm mà người kê khai không giải trình được nhưng đến nay Quốc hội cũng chưa có được đồng thuận cao một trong phương án của Chính phủ trình. Công tác quản lý tài sản của công dân chưa được chặt chẽ, đầy đủ, thiếu cơ chế quản lý, rất khó khăn trong việc xác minh, chứng minh nguồn gốc tài sản.
Tội phạm công nghệ cao thách thức cơ quan tố tụng Trong khi đó, Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) phân tích, các đối tượng phạm tội đã lợi dụng triệt để thành tựu của công nghệ cao vào hoạt động phạm tội. Ngân hàng tưởng chừng như là nơi gửi, giữ tiền một cách an toàn nhất, song theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước từ năm 2011 đến nay đã xảy ra 772 vụ trộm tiền tại các máy ATM và 1.967 vụ lừa đảo, chiếm đoạt tiền của khách hàng bằng thủ đoạn sử dụng công nghệ cao. "Với mạng internet chưa bao giờ tội phạm đánh bạc lại hoạt động một cách dễ dàng và thuận lợi như hiện nay. Các đối tượng có thể đánh bạc ở mọi nơi, mọi lúc, nhiều lần trong ngày và với số tiền không giới hạn"- bà Thuỷ nêu thực tế. Hậu quả của tội phạm này gây ra thường trên một diện rộng và rất nghiêm trọng. "Lập kỷ lục cả về số tiền chiếm đoạt cũng như số người bị thiệt hại có thể kể đến như vụ án đánh bạc trực tuyến nghìn tỷ xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh vừa mở phiên tòa hôm qua, đã thu hút hơn 42 triệu tài khoản của người chơi tham gia với tổng số tiền đưa vào đánh bạc trên 9.800 tỷ đồng, tổng số tiền phải trả thưởng cho những người tham gia đánh bạc chỉ hơn 2.600 tỷ đồng. Như vậy, có thể thấy số tiền các đối tượng trong đường dây này thu lợi bất chính rất lớn"- vị đại biểu tỉnh Bắc Kạn nhấn mạnh. Đối với các vụ tiền ảo, các đối tượng đã lập ra rất nhiều sàn giao dịch, hoạt động theo mô hình đa cấp, lấy tiền thu được của người tham gia trước để trả cho người tham gia sau. Khi đã thu được một lượng lớn tiền thì đánh sập mạng và biến mất khỏi Việt Nam. Điển hình như vụ Nguyễn Hữu Tiến và các đồng phạm vừa qua đã lập ra các trang web để kêu gọi đầu tư tiền ảo với mức lợi nhuận là 2,5%/ngày, đã chiếm đoạt tiền của hơn 6.000 người. "Hầu hết các đối tượng phạm tội này đều am hiểu công nghệ thông tin, các đối tượng không chỉ biết dùng công nghệ để thực hiện hành vi phạm tội mà còn biết dùng công nghệ để xóa dấu vết, chống phát hiện. Với tội phạm công nghệ cao chứng cứ không còn là các tài liệu, đồ vật, dấu vết, đường vân như đối với tội phạm truyền thống mà ở đây là các dữ liệu điện tử, chứng cứ điện tử nên rất khó khăn trong công tác thu thập, đánh giá. Đặc biệt, nhiều dữ liệu được lưu trữ ở máy chủ nước ngoài nên đặt ra rất nhiều thách thức đối với các cơ quan tố tụng"- bà Thuỷ lo lắng. Thế Kha | ||||||||||
Tranh luận về đề nghị không đưa bản án lên mạng của cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh Posted: 13 Nov 2018 02:18 PM PST Dân trí: Việc Hội đồng xét xử TAND tỉnh Phú Thọ chấp thuận với đề nghị của bị cáo Phan Văn Vĩnh- cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) không đăng bản án lên Cổng thông tin điện tử của TAND tỉnh Phú Thọ đang gây tranh luận trong giới luật. Sáng 12/11, TAND tỉnh Phú Thọ đưa 92 bị cáo trong vụ án "Tổ chức đánh bạc, đánh bạc, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, mua bán trái phép hóa đơn, rửa tiền, sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm dụng tài sản" xảy ra tại Phú Thọ và các tỉnh, thành khác ra xét xử theo cấp sơ thẩm. Đáng chú ý, tại phần công bố quyền và nghĩa vụ các bị cáo tại phiên tòa, bị cáo Phan Văn Vĩnh, cựu Trung tướng - Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát đã đề nghị HĐXX không công bố bản án đối với mình lên cổng thông tin điện tử của tòa án. Chủ tọa phiên tòa đã chấp nhận đề nghị này và ngay lập tức gây ra nhiều tranh luận trong giới luật.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu - Phó chủ tịch Hội Luật gia TPHCM cho rằng, đây là một vụ án được xét xử công khai nên bản án phải được công bố. Bên cạnh đó, toàn bộ hành vi phạm tội của các bị cáo liên quan đến "đường dây đánh bạc nghìn tỉ xuyên quốc gia" đã được người dân cả nước biết đến. "Khi bản án được công bố trên trang thông tin điện tử của tòa án sẽ tăng thêm tính răn đe, cảnh tỉnh cho những người khác. Nếu không công bố bản án thì chúng ta đưa vụ án ra xét xử để làm gì? Nguyên tắc xét xử là công khai, minh bạch và người nào có tội thì đưa ra xét xử đúng người đúng tội" - ông Hậu phân tích. Cũng theo ông Hậu, với sự bảo kê, tiếp tay của cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh, cựu Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa, trong 3 năm, đường dây đánh bạc qua mạng internet núp bóng "hệ thống phòng thủ quốc gia về tội phạm" đã phủ sóng nhiều tỉnh thành, lôi kéo hàng triệu người tham gia, thu lợi bất chính gần 10.000 tỉ đồng. Chính vì vậy, dù bị cáo Phan Văn Vĩnh từng giữ chức vụ Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, mang hàm Trung tướng nhưng khi đã phạm tội thì đều bình đẳng trước pháp luật. "Chúng ta xét xử những người phạm tội vi phạm các quy định của Bộ luật Hình sự 2015. Việc bị cáo Phan Văn Vĩnh cùng đồng phạm có tội hay không có tội sẽ được tòa án chứng minh theo trình tự thủ tục được quy định trong Bộ luật tố tụng Hình sự 2015" - luật sư Hậu cho biết. Trước quyết định chấp thuận đề nghị không công khai bản án của bị cáo Phan Văn Vĩnh, ông Hậu cho rằng nguyên tắc xét xử đã quy định, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Những hành vi vi phạm pháp luật sẽ được xét xử theo luật định cho dù người phạm tội là bất cứ ai. "HĐXX sẽ nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đưa vụ án ra xét xử và tuyên án đối với các bị cáo. Trong quá trình xét xử, khi các bị cáo có đề nghị, HĐXX sẽ căn cứ vào các quy định của pháp luật để ra quyết định. Đặc biệt, HĐXX sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật về phán quyết của mình" - luật sư Hậu nói. Trong khi đó, luật sư Trần Vũ Hải (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng, quy định hiện hành không có căn cứ nào để HĐXX chấp thuận đề nghị này. Lấy dẫn chứng theo quy định tại Nghị quyết số 03/2017/NQ-HĐTP về việc "Công bố bản án, quyết định trên cổng thông tin điện tử" của Tòa án được TAND Tối cao ban hành, luật sư Trần Vũ Hải nhấn mạnh: Điều 4 quy định về "Bản án, quyết định không công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án" không có quy định nào để ông Vĩnh căn cứ vào rồi đề nghị như vậy. "Thời điểm hiện tại, vụ án đưa ra xét xử 92 bị cáo. Nếu chấp thuận đề nghị của bị cáo Phan Văn Vĩnh thì bản án đối 91 bị cáo còn lại sẽ công bố như thế nào?" - ông Hải thắc mắc. Trao đổi với PV Dân trí chiều 12/11, Trung tướng Trần Văn Độ, nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao, Chánh án Toà án Quân sự Trung ương cho rằng bị cáo Phan Văn Vĩnh có quyền yêu cầu, đề nghị không công khai bản án, tuy nhiên có được chấp nhận hay không là do chủ toạ phiên toà quyết định. "Thông thường, sau khi bản án có hiệu lực pháp luật thì sẽ xem xét công khai lên mạng theo quy định. Trường hợp bị cáo yêu cầu không công khai thì cần làm rõ lý do vì sao không công khai bản án. Nếu đề nghị đó không phù hợp, không có lý do chính đáng theo hướng dẫn của TAND Tối cao thì không được chấp nhận. Tôi cho rằng cần phải chờ xem nội dung bản án như thế nào, bởi từ đó chủ toạ mới quyết định có công khai hay không công khai bản án theo quy định"- ông Độ nói. Đồng quan điểm, Thẩm phán Trương Việt Toàn - Phó chánh tòa hình sự TAND TP Hà Nội - cho biết, về mặt pháp lý, bị cáo Phan Văn Vĩnh có quyền đề nghị như vậy. Theo thẩm phán Trương Việt Toàn, đây là quyền nhân thân của ông Vĩnh mà Bộ Luật Hình sự đã quy định. Theo đó, kể cả khi bản án đã hình thành thì ông Vĩnh cũng chỉ mất đi một số quyền công dân, còn quyền nhân thân của ông vẫn còn. Trường hợp nào không công bố trên mạng? Theo Điều 4 Nghị quyết số 03/2017/NQ-HĐTP quy định về việc bản án, quyết định không công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (có hiệu lực từ ngày ngày 1/7/2017) gồm: 1. Bản án, quyết định về vụ việc được Tòa án xét xử kín. 2. Bản án, quyết định về vụ việc được Tòa án xét xử, giải quyết công khai nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Có chứa đựng nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước theo quy định của Chính phủ hoặc chứa đựng những nội dung mà Nhà nước chưa công bố và nếu bị tiết lộ thì gây nguy hại cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; b) Có chứa đựng thông tin về hoạt động đầu tư tài chính, bí quyết nghề nghiệp, công nghệ chưa được bộc lộ, có thể được sử dụng và tạo lợi thế trong kinh doanh mà trong quá trình Tòa án xét xử, giải quyết vụ việc, người tham gia tố tụng đã có yêu cầu được giữ bí mật; c) Có chứa đựng nội dung ảnh hưởng xấu đến truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư; d) Có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi; đ) Có chứa đựng nội dung liên quan đến bí mật cá nhân, bí mật gia đình mà chưa được mã hóa theo hướng dẫn tại Điều 7 của Nghị quyết này. Nguyễn Trường- Thế Kha - Nguyễn Dương |
You are subscribed to email updates from Dân quyền. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét