“Cuộc biểu tình rầm rộ của hàng triệu dân Hong Kong ” plus 24 more |
- Cuộc biểu tình rầm rộ của hàng triệu dân Hong Kong
- DẪN ĐỘ VỀ TRUNG QUỐC LÀ MẤT TÍCH!
- Hong Kong: cảnh sát bắn đạn cao su vào người biểu tình
- MỸ CẢNH BÁO HIỆN TƯỢNG: HÀNG TRUNG QUỐC ĐỘI LỐT VIỆT NAM ĐỂ LÁCH THUẾ
- Dân Trí thấp?
- 118 văn nghệ sĩ hàng đầu VN kiến nghị không để Trung Quốc đầu tư và thầu làm đường cao tốc Bắc Nam.
- Ai đang bảo kê cho Công ty Thuận Phong
- Formosa: Các nạn nhân kiện đòi 4 triệu đôla tại Đài Loan
- Việt Nam có đang xích lại gần Hoa Kỳ, xa Trung Quốc?
- Lật đổ Pol Pot: Tại sao Việt Nam khó thuyết phục quốc tế?
- Một câu nói không thể bỏ qua
- Trao đổi về Đại hội 13 ĐCSVN
- ĐOÀN NGỌC HẢI, ĐẢNG VIÊN NHƯNG MÀ NGON
- KỂ LẠI MỘT CUỘC ĐẤU TỐ
- Thái Bá Tân gửi BÁC PHÚC.
- Món khó nuốt nhứt hạng của nhà cầm quyền hiện nay!
- SAO DÁM TRẢ LỜI LIỀU QUÁ VẬY?
- Thăm Australia, thủy thủ tàu chiến Trung Quốc “tranh thủ” mua cả xe sữa bột về nước
- Vì sao người Hong Kong ồ ạt biểu tình? - Không đơn thuần vì dự luật dẫn độ
- KIẾN NGHỊ về ĐẠI HỘI ĐẢNG CSVN XIII
- Đoàn tầu Việt Nam và định vị quốc gia
- Những nghi vấn về 3 triệu tấn chất thải mỗi năm của Formosa
- Hiện tượng từ chức
- Suy nghĩ cùng ông Nhị Lê về hai chữ 'liêm sỉ'
- THƯƠNG THẰNG THƯỞNG
Cuộc biểu tình rầm rộ của hàng triệu dân Hong Kong Posted: 12 Jun 2019 03:02 PM PDT Sau cuộc biểu tình rầm rộ của hàng triệu dân Hong Kong cách đây vài ngày, chống dự luật cho phép dẫn độ những người bị coi là phạm pháp tới lục địa, những cuộc biểu tình ngày hôm nay, 12/06, đã bị cảnh sát đàn áp thẳng tay. Cảnh sát đã dùng lựu đạn cay tấn công đòan biểu tình khi dân chúng muốn đột nhập trụ sở quốc hội, khi hết hạn tối hậu thư đòi chính quyền địa phương phải rút bỏ dự luật đe dọa thỏa ước '' một quốc gia, hai chế độ '', nhìn nhận nền độc lập của Hong Kong, khi đảo này được Anh quốc trả lại cho Trung Cộng, năm 1997. Chủ tịch quốc hội và chính quyền địa phương, thân Bắc kinh, tuyên bố hoãn việc thảo luận về dự luật nói trên tới một thời gian vô hạn định, nhưng đoàn biểu tình tố cáo đó chỉ là kế hoãn binh, và đòi rút bỏ dự luật vô điều kiện. Các lãnh tụ đoàn biểu tình nói nếu Bắc Kinh tiếp tục đàn áp sẽ có đổ máu. Hàng ngàn xí nghiệp, thương gia đã đình công bãi thị để ủng hộ những người tranh đấu cho tự do. Các nghiệp đoàn sinh viên, nhiều giáo chức, y sĩ, y tá đã đóng cửa trường, nhà thương để phản đối việc cảnh sát đàn áp những người chống đối. Tình hình sẽ gay go trong những ngày tới, vì dân chúng hết tin tưởng vào các lời hứa của Bắc Kinh, trong khi nhà cầm quyền lục địa không chấp nhận những vụ nổi loạn có thể trở thành những vết dầu loang. Hiện nay, hàng triệu người Tàu lục địa trong vùng theo dõi tin tức trên các đài truyền hình Hong Kong. | ||||||||||
DẪN ĐỘ VỀ TRUNG QUỐC LÀ MẤT TÍCH! Posted: 12 Jun 2019 02:54 PM PDT Nguyễn Ngọc Chu Người Hoa Hong Kong còn sợ hãi mất tích trước người Hoa cộng sản Trung Quốc, thì còn cửa nào sống sót cho các "đồng chí Việt Nam"? 1. 100 năm nền dân chủ phương Tây đã ngấm vào trí não, ăn vào da thịt của người Hong Kong, không dễ để một vài thập kỷ cai trị của chế độ độc tài toàn trị Bắc kinh có thể hủy diệt, dẫu đó là gông cùm, súng đạn. 2. Tên cáo già Đặng Tiểu Bình đã biết lợi thế vô địch của nền dân chủ, mà từ nó đẻ ra một nền kinh tế thị trường lành mạnh, tất cả hai thứ đó cộng lại đã làm cho Hong Kong giàu có thịnh vượng mà trước khi trở về nền cai trị của Bắc Kinh, Singapore đã phải cạnh tranh vất vả. Vì thế, Đặng Tiểu Bình đã dựng lên con tì hưu Thâm Khuyến để hứng nguồn tài chính và công nghệ từ Hongkong, không cho chảy ra ngoài Trung Quốc cộng sản. 3. Tên cáo già Đặng Tiểu Bình cũng đủ lọc lõi để cho tồn tại chính sách "Một quốc gia hai chế độ" nhằm giữ lại tài chính, chất xám, và công nghệ Hong Kong không di tản ra nước ngoài. Cũng là mô hình để Bắc Kinh cộng sản học hỏi. Và còn nữa là giữ lại Macao cũng trở về với Bắc Kinh hai năm muộn hơn – vào năm 1999. Cho nên Đặng Tiểu Bình chưa thò bàn tay toàn trị vào Hong Kong mà giữ nguyên thể chế bán tự trị Hong Kong. 4. Thế nhưng các hậu duệ của Đặng Tiểu Bình, đại diện hiện thời là "Tần thủy hoàng đế" Tập cận Bình cho rằng đã học hết bài của Hong Kong, lại sợ nền dân chủ vốn là động lực khắc tinh của chế độ toàn trị, nên bắt đầu "vắt chanh bỏ vỏ" - từng bước xiết chặt nền toàn trị lên Hong Kong. 5. Hơn một triệu người Hong Kong, trong đó rất đông sinh viên và luật sư, sáng Chủ Nhật 09/6/2019 đã đổ ra đường để phản đối đạo luật "Dẫn độ" về Bắc Kinh của chế độ toàn trị. "Dẫn độ" về Bắc Kinh là xử ngoài luật pháp Hong Kong - là chiêu thức thủ tiêu mọi sự chống đối. 6. "Dẫn độ về Trung Quốc là mất tích"! Đó là câu khẩu hiệu người Hoa Hong Kong cảnh báo khi rơi vào tay người Hoa cộng sản Trung Quốc. Nó phản ánh sự ghê tởm vô pháp của chế độ cộng sản Trung Quốc. 7. Người Hoa Hong Kong còn sợ hãi mất tích trước người Hoa cộng sản Trung Quốc, thì còn cửa nào sống sót cho các "đồng chí Việt Nam"? 8. Tiến lên Hong Kong! Cả nhân loại tiến bộ bên cạnh các bạn. Các chế độc tài sớm muộn đều sẽ bị loài người đào thải. | ||||||||||
Hong Kong: cảnh sát bắn đạn cao su vào người biểu tình Posted: 12 Jun 2019 02:51 PM PDT
Cảnh sát Hong Kong đã bắn đạn cao su và xịt hơi cay vào người biểu tình ở Hong Kong, nơi sự tức giận về luật dẫn độ trong dân chúng đã chuyển thành bạo lực. Người biểu tình chặn những ngả đường chính xung quanh các tòa nhà chính phủ và ném gạch đá và các đồ vật vào cảnh sát. Họ lo ngại luật mới sẽ nhắm vào những người bất đồng chính kiến với Bắc Kinh, và lo sợ tình trạng lạm dụng nhân quyền trong hệ thống pháp lý Trung Quốc. Chủ tịch Hong Kong bà Carrie Lam lên án "các cuộc nổi loạn có tổ chức này". "Những hành động nổi loạn phá hoại xã hội yên bình, phớt lờ luật pháp và kỷ cương là không thể chấp nhận được trong bất kỳ xã hội văn minh nào," bà nói trong một thông cáo video. Các quan chức nói 72 người trong độ tuổi từ 15 đến 66 đã bị thương, trong đó có hai người đàn ông trong tình trạng nghiêm trọng. Chính phủ vẫn đang tiếp tục thúc đẩy đạo luật cho phép dẫn độ nghi phạm sang Trung Quốc. Dự luật này dự kiến sẽ được thông qua trong cuộc bỏ phiếu cuối cùng vào ngày 20/6. Nhưng Hội đồng Lập pháp (LegCo) đã trì hoãn lần thảo luận lần thứ hai về dự luật này. Hội đồng Lập pháp ủng hộ Bắc Kinh nói cuộc thảo luận đáng lẽ diễn ra hôm thứ Tư sẽ được tổ chức tại "một thời điểm sau". Đây là lần đầu tiên đạn cao su được sử dụng ở Hong Kong trong nhiều thập kỷ. 22 người bị thương nhưng không ai được cho là bị thương nặng. Chuyện gì đang xảy ra?
Các cuộc biểu tình phần lớn là hòa bình khi hàng trăm ngàn người biểu tình xuống đường và tìm cách chặn lối vào các tòa nhà chính phủ trước cuộc thảo luận luật dẫn độ. Nhưng hôm thứ Tư, cuộc biểu tình đã leo thang, với hơi cay, đạn cao su được bắn vào các nhà hoạt động khi họ tìm cách tràn vào các tòa nhà chính phủ. Cảnh sát đã dựng một hàng rào chắc chắn với các lá chắn và vẫy biểu ngữ mang dòng chữ "Cảnh báo, hơi cay" nhằm ngăn người biểu tình tới gần, theo bản tin trực tiếp được phát trên truyền hình địa phương.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc mô tả tin tức nói lực lượng an ninh từ lục địa sẽ được điều sang Hong Kong là "tin giả". Ông Cảnh Sảng nói những nguồn tin đó là "tin đồn nhảm để lừa gạt người dân gây hốt hoảng."
Tổng biên tập báo nhà nước Trung Quốc lên án bạo lực Vincent Ni, phóng viên BBC Tiếng Trung Cho tới giờ truyền thông Trung Quốc lục địa đưa rất ít tin về các sự việc đang diễn ra ở Hong Kong. Các kết quả tìm kiếm không cho thấy tin tức gì nhiều, hay chỉ có tin đưa theo quan điểm của Bắc Kinh. "Biểu tình bạo lực kiểu như thế này lẽ ra không được xảy ra ở Hong Kong, một xã hội phát triển," Tổng biên tập tờ Hoàn cầu Thời báo Hu Xijin viết trên Twitter, mạng xã hội bị chặn ở Trung Quốc. "Tôi không nghĩ những người phương Tây khuyến khích biểu tình ở Hong Kong muốn những điều tốt đẹp nhất cho thành phố. Họ muốn thấy náo loạn ở đó. " Tuy nhiên, người dân Trung Quốc không phải là không hay biết gì về chuyện đang diễn ra bên kia biên giới. Một số người dân từ lục địa đã tham gia biểu tình ở Hong Kong hồi cuối tuần, và những người khác bày tỏ tình đoàn kết trên mạng xã hội Wechat. "Mặc dù đây là cuộc đấu tranh của người Hong Kong, tình yêu tự do và nhân phẩm mang tình toàn cầu," một người viết trên Wechat. "Tôi cảm phục cuộc đấu tranh và nỗ lực của họ. Tôi chỉ mong chúng ta sẽ không phải chứng kiến một cuộc đàn áp đẫm máu".
Chính phủ đã hứa ràng buộc về mặt pháp lý các biện pháp bảo vệ nhân quyền và các biện pháp khác mà họ nói sẽ làm giảm bớt những lo ngại. Tuy nhiên, điều này đã dẫn đến các cuộc biểu tình lớn nhất từ trước tới nay tại Hong Kong kể từ khi lãnh thổ này được người Anh trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997. Cảnh sát cho biết đang điều tra các lời đe dọa giết lãnh đạo Hong Kong, bà Carrie Lam và các thành viên của bộ tư pháp. Trong một cuộc phỏng vấn với kênh TVB, bà Lam chối bỏ cáo buộc của người biểu tình nói bà đã "bán đứng" Hong Kong. "Tôi đã lớn lên ở đây cùng với tất cả người dân Hong Kong," bà nói. "Tình yêu của tôi đối với nơi này đã khiến tôi chịu nhiều hy sinh cá nhân". Những ai liên quan? Một loạt các nhóm đã lên tiếng chống lại dự luật dẫn độ sang Trung Quốc trong những ngày gần đây bao gồm các trường học, luật sư và doanh nghiệp, với hàng trăm kiến nghị được đưa ra. Hàng trăm doanh nghiệp bao gồm một tạp chí cho biết họ sẽ đóng cửa để cho phép nhân viên của họ biểu tình và gần 4.000 giáo viên cho biết họ sẽ đình công. Một số ngân hàng, bao gồm HSBC, đã sắp xếp công việc linh hoạt cho thứ Tư 12/7. Các tổ chức vận động hành lang lớn cho biết họ sợ các kế hoạch này sẽ làm hỏng khả năng cạnh tranh của Hong Kong như là một trung tâm kinh tế. Vào Chủ Nhật, các nhà tổ chức cho biết hơn một triệu người đã xuống đường với các khẩu hiệu yêu cầu chính phủ từ bỏ các sửa đổi Luật Dẫn độ, mặc dù cảnh sát đưa con số thấp hơn nhiều, khoảng 240.000 người. Sau cuộc biểu tình chủ yếu trong ôn hòa, một số người biểu tình đã đụng độ với cảnh sát bên ngoài tòa nhà LegCo, một số người bị thương và bị bắt giữ. Lãnh đạo Hong Kong, bà Carrie Lam, đã cảnh báo các cuộc biểu tình và đình công hàng loạt đi xa hơn, nói: "Tôi kêu gọi các trường học, phụ huynh, tổ chức, tập đoàn, đoàn thể xem xét nghiêm túc nếu họ ủng hộ những hành động cực đoan này". | ||||||||||
MỸ CẢNH BÁO HIỆN TƯỢNG: HÀNG TRUNG QUỐC ĐỘI LỐT VIỆT NAM ĐỂ LÁCH THUẾ Posted: 12 Jun 2019 02:23 PM PDT Tờ USA Today vừa có bài viết cảnh báo hiện tượng hàng Trung Quốc đội lốt Việt Nam để lách thuế. Không chỉ USA Today mà Reuters, Bloomberg, Daily Mail... ngày hôm qua cũng có các bài viết nói về vấn đề hàng Trung Quốc đội lốt Việt Nam tìm cách xâm nhập thị trường Mỹ, EU... Chỉ có điều USA Today là tờ đi sâu hơn cả. Theo USA Today, hải quan Việt Nam cho biết một số công ty Trung Quốc đang cố tình dán nhãn sai cho sản phẩm của mình là "made in Viet Nam" để tránh thuế quan của Mỹ và đã yêu cầu các văn phòng kiểm tra mạnh hơn giấy chứng nhận xuất xứ của sản phẩm. Đồng thời cho biết thủ đoạn của một số công ty Trung Quốc là đầu tiên, xuất khẩu sản phẩm sang Việt Nam, rồi sau đó thay đổi nhãn mác trên bao bì trước khi xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ, Nhật Bản hoặc châu Âu. USA Today viết bà Hoàng Thị Thủy, một quan chức của Cục Hải quan Việt Nam (chính xác là Trưởng phòng Giám sát quản lý C/O và sở hữu trí tuệ, Cục Giám sát quản lý, Tổng cục Hải quan), xác nhận trên truyền thông Việt Nam rằng "hàng chục" sản phẩm bị phát hiện và các hàng hóa như dệt may, thủy sản, nông sản, thép, nhôm, và các sản phẩm gỗ chế biến dễ bị lừa đảo nhất. Trên thực tế, bà Thủy có trả lời về hiện tượng hàng đội lốt này trên báo chí. Thời báo tài chính của Bộ Tài chính viết: "Theo bà Thủy, đến nay cơ quan hải quan đã phát hiện, xử lý hàng chục vụ gian lận C/O, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp. Trường hợp điển hình như: Năm 2017, Cục Hải quan TP. Hải Phòng phát hiện Công ty TNHH XNK INTERWYSE đã nhập khẩu mặt hàng theo khai báo là "củ loa, sạc điện thoại mới, C/O Trung Quốc" có xuất trình C/O mẫu E nhưng khi kiểm tra thực tế thì trên hộp đựng sản phẩm hàng hóa và trên hàng hóa thể hiện chữ đúc chìm "Made in Vietnam". Trong những năm gần đây, một số đoàn điều tra về gian lận xuất xứ hàng hóa như cơ quan phòng chống gian lận thương mại của châu Âu (OLAF) và một số quốc gia như Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Canada… đã thực hiện công tác điều tra, xác minh C/O hàng hóa tại một số DN Việt Nam và các cơ quan hữu quan. Đó là các mặt hàng thép, xe tay nâng, pin năng lượng mặt trời, tôm, đinh ốc vít, lốp xe, bật lửa, đồ gỗ… Sau quá trình điều tra, một số mặt hàng của Việt Nam đã bị áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp ở mức rất cao như thép cuộn cán nguội, thép cuộn không gỉ, thép mạ kẽm, nhôm ép, đồ gỗ… Điển hình, Hải quan Mỹ phát hiện, Công ty FINEWOOD Việt Nam có hành vi nhập khẩu mặt hàng gỗ dán từ Trung Quốc, sau đó đưa về nhà xưởng để thay đổi nhãn mác và xuất khẩu sang Mỹ với xuất xứ Việt Nam. DN có hành vi làm giả C/O do Việt Nam cấp nhưng thực tế hàng hóa không được nhập khẩu vào Việt Nam hoặc hàng hóa đã thực xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam (làm giả C/O từ bên ngoài lãnh thổ Việt Nam)". Cách trả lời trên cho thấy việc hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt Nam đã có từ khá lâu trước đây chứ không phải chỉ xuất hiện sau khi Mỹ - Trung thương chiến. Chỉ có điều, sau khi Mỹ đánh mạnh thuế lên hàng hóa Trung Quốc thì báo chí Mỹ bắt đầu để ý sát sao hơn việc hàng hóa Trung Quốc đội lốt. Trên Thời báo tài chính, bà Thủy cũng thừa nhận cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có tác động rất lớn đến tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam. Dự báo sẽ có khả năng hàng hóa từ các nước bị áp thuế suất cao sẽ tìm cách chuyển tải bất hợp pháp vào Việt Nam sau đó xuất khẩu vào thị trường Mỹ, châu Âu, Nhật Bản… Trang báo của Bộ Tài chính cũng khẳng định: "Trước thực tế này, Tổng cục Hải quan chỉ đạo các cục hải quan tỉnh, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, xác định C/O, nhãn mác hàng hóa. Đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, công chức hải quan thực hiện kiểm tra cụ thể tên hàng, mã số HS, xuất xứ hàng hóa, nhãn hàng hóa; đảm bảo phải phù hợp với tên hàng, mã số HS, xuất xứ hàng hóa trong bộ hồ sơ lô hàng nhập khẩu, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa". Trong phần chất vấn tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, nhiều đại biểu Quốc hội cũng đặt câu hỏi về vấn đề hàng hóa không rõ nguồn gốc, sản xuất bên ngoài nhưng lấy nhãn hiệu Việt Nam đang gây bức xúc. Theo VGP News, trả lời đại biểu về xử lý hàng hóa không rõ nguồn gốc, có một số loai hàng hóa sản xuất ở nước ngoài lấy nhãn hiệu Việt Nam, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, vừa qua, báo chí phản ánh nhiều và lực lượng chức năng cũng phát hiện, bắt giữ nhiều loại hàng hóa có xuất xứ từ nước ngoài. Các đối tượng nhập giả mạo nhãn hiệu của Việt Nam, của nước ngoài, dán sẵn tem, nhãn mác ở nước ngoài, sau đó thông qua nhiều hình thức khác nhau để thẩm lậu vào trong nước. Cơ quan chức năng đã bắt giữ nhiều vụ việc. Cho đến nay, các hiện tượng, hành vi này đã ảnh hưởng đến thương hiệu, doanh nghiệp Việt Nam, quyền lợi người tiêu dùng, thậm chí có nguy cơ khiến hàng hóa trong nước bị xem xét khi xuất khẩu vào một số thị trường nước ngoài vì không rõ nguồn gốc, xuất xứ, ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, nền kinh tế nước ta. Nguyên nhân, theo Phó Thủ tướng, do hàng hóa Việt Nam ngày càng nâng cao chất lượng, tạo sự tin dùng của các thị trường bên ngoài, nên một số đối tượng lợi dụng nhãn hiệu hàng hóa Việt Nam để xuất khẩu hàng kém chất lượng. A.T Nguồn: theo Báo Một Thế giới | ||||||||||
Posted: 12 Jun 2019 02:17 PM PDT | ||||||||||
118 văn nghệ sĩ hàng đầu VN kiến nghị không để Trung Quốc đầu tư và thầu làm đường cao tốc Bắc Nam. Posted: 12 Jun 2019 02:13 PM PDT Chưa bao giờ làn sóng phản ứng trước nguy cơ các nhà đầu tư và thầu Trung Quốc sẽ tham gia hai đại dự án mang tính chiến lược quốc gia là Cao tốc đường bộ và Cao tốc đường sắt Bắc - Nam lại mạnh mẽ đến như vậy trong toàn Dân. Ngày 5.6.2019 một bản kiến nghị đanh thép đã được gửi đến Chủ tịch nước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân, Thủ tướng CP Nguyễn Xuân Phúc cùng 15 quan chức hàng đầu QG với hai kiến nghị chính: - Ưu tiên huy động nguồn lực trong nước và kêu gọi lòng yêu nước của Nhân Dân để làm hai đại dự án chiến lược an ninh, kinh tế, xã hội này. - Không được để cho Trung Quốc - đất nước duy nhất hiện nay đang xâm chiếm biển đảo, lãnh thổ của VN tham gia hai đại dự án chiến lược QG này! Bản kiến nghị được ký bởi nhiều văn nghệ sĩ hàng đầu của QG đoạt giải thưởng HCM, giải thưởng nhà nước, đoạt danh hiệu NSND, NSUT... bao gồm: Các nhạc sĩ: Phạm Tuyên, Phó Đức Phương, Văn Ký, Nguyễn Tài Tuệ, Doãn Nho, Trần Tiến, Nguyễn Cường, Dương Thụ, Đức Trí, Jimmii Nguyễn, Lê Minh Sơn, Giáng Son... Các nhà văn: Vũ Tú Nam (nguyên chủ tịch HNVVN),Trần Đăng Khoa, Nguyễn Duy, Bằng Việt (nguyên CT Hội VHNT Hà Nội), Phạm Xuân Nguyên (nguyên CT Hội NV Hà Nội), Bùi Minh Quốc, Trần Ninh Hồ, Phạm Lưu Vũ... Các nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc, sân khấu, điện ảnh: Trà Giang, Thế Anh, Minh Châu, Thuỵ Vân, Thanh Quý, Lê Khanh, Thanh Hoa, Tạ Bôn, Đỗ Lộc, Chu Thuý Quỳnh, Kim Chi, Trần Lực, Tiến Hợi, Đào Anh Khánh, Hà Thế Dũng... Các đạo diễn điện ảnh, sân khấu: Lưu Trọng Ninh, Nguyễn Thanh Vân, Lê Hoàng, Trần Văn Thuỷ, Trần Quốc Trọng, Xuân Phượng, Doãn Hoàng Giang... -Chủ tịch Hội Điện ảnh VN Đặng Xuân Hải - Phó chủ tịch Hội Điện ảnh VN Nguyễn Thị Hồng Ngát. - Phó chủ tịch Hội Nhà văn VN Trần Đăng Khoa - Phó chủ tịch Hội Âm nhạc VN Nguyễn Thị Minh Châu. - Chủ tịch Hội VNDG VN Tô Ngọc Thanh - Chủ tịch HộI VH các DT Nông Quốc Bình - Chủ tịch Hội NS Múa VN Chu Thuý Quỳnh... - Phó CT Hội NS Múa VN Ứng Duy Thịnh - Nguyên Phó CT Hội SKVN Ngô Thảo - Nguyên viện trưởng SKVN Trần Đình Ngôn -Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội Trương Ngọc Ninh - Chủ tịch Liên hiệp Doanh nghiệp Cơ khí VN Đào Phan Long. - Chủ tịch Hội Khảo cổ VN Lân Cường Các GSTS khoa học: Trần Ngọc Vương, Phạm Gia Minh, Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Thị Trâm,Nguyễn Lân Dũng, Lê Kiên Thành (con trai TBT Lê Duẩn)... Và nhiều nhà báo tên tuổi khác... | ||||||||||
Ai đang bảo kê cho Công ty Thuận Phong Posted: 12 Jun 2019 02:07 PM PDT Xin hỏi bà chủ tịch quốc hội Kim Ngân: Ai đang bảo kê cho Công ty Thuận Phong đẩy hơn 60 triệu nông dân vào cảnh túng quẫn? Việc bà ngăn bộ trưởng Tô Lâm giải trình trước quốc hội có phải là hành động bao che cho tội ác của Thuận Phong Sai phạm của công ty Thuận Phong đã quá rõ ràng, thậm chí 6 Bộ ngành cũng khẳng định là công ty này kinh doanh hàng giả. Rồi lại đích thân Thủ tướng, Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý, thậm chí vụ việc này đã được mổ xẻ thông qua 2 kỳ họp Quốc hội. Thế nhưng đến tận hôm nay, Thuận Phong vẫn bình an vô sự. Câu hỏi đặt ra ở đây là vì sao Thuận Phong không bị khởi tố? Thế lực nào bảo kê cho tội các của Thuận Phong? Trong khi Công ty Thuận Phong đã sử dụng thủ đoạn sản xuất phân bón, làm giả nguồn gốc, xuất xứ "Made in USA" rồi tiêu thụ ra thị trường, khiến hàng triệu nông dân điêu đứng. Nước ta có khoảng 70% dân số đang sống bằng nghề nông. Trong khi những người nông dân ấy bán mặt cho đất bán lưng cho trời để tạo ra hạt gạo nuôi hơn 90 triệu dân, và góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Thì Thuận Phong vì lợi nhuận đã đẩy họ vào cảnh túng quẫn, bởi khi người nông dân sử dụng phân bón giả của c.ô.ng ty này, ảnh hưởng đến cây trồng nhẹ thì giảm năng suất, nặng thì C cây, và lâu dài thì đất đai cằn cỗi, tạo ra sản phẩm kém chất lượng, khiến mùa màng thất thu. Hành động của Thuận Phong gián tiếp cướp mất bữa cơm có thịt của người nông dân, cướp mất cơ hội được ở một mái nhà đủ che mưa tránh nắng, cướp mất cơ hội cho những đứa trẻ được đến trường, được vào đại học… Ở tầm vĩ mô, hành vi gian trá của Thuận Phong còn xảy ra biết bao nhiêu hệ lụy: Mỗi năm, ngân sách hao hụt gần 60.000 tỷ đồng vì nạn sản xuất phân bón giả. Làm bất ổn nền an ninh lương thực nước nhà do năng suất giảm, gây thất thu. Làm mất uy tín VN trên trường quốc tế vì nông sản xuất khẩu bị trả về (do kém chất lượng)…. Sản xuất phân bón giả cướp đi kế sinh nhai của người nông dân đây là tội ác không thể tha thứ. Mặc dù, hành vi của Thuận Phong đã được sáu Bộ, ngành thống nhất khẳng định là sản xuất phân bón giả, nhưng từ tháng 4/2015 đến nay vẫn chỉ dừng ở mức xử lý hành chính, chưa k.hởi t.ố v.ụ a'n. Câu hỏi đặt ra ở đây là, Thuận Phong là ai, có thế lực nào chống lưng mà dù có bão cấp mấy đi nữa vẫn không bị bứng gốc? Sai phạm Thuận Phong được bảo kê Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình kiêm trưởng ban chỉ đạo Quốc gia 389 đã nhiều lần ra mặt, chỉ đạo xử lý nghiêm vụ việc, song đến nay không hiểu sao các ban ngành cấp dưới vẫn cố tình phớt lờ, bằng cách nào đó bao che, tiếp tay cho nhau để bỏ qua các sai phạm của Thuận Phong. Câu hỏi vì sao vụ việc đích thân Thủ tướng và Phó Thủ tướng yêu cầu xử lý nhưng rốt cuộc đến nay vẫn chưa ngã ngũ? Vì sao lại có chuyện phép vua thua lệ làng? Không dừng lại ở đó, vấn đề Thuận Phong còn được mang ra bàn họp Quốc hội để mổ xẻ. Nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ bức xúc. Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng lo ngại: "Vụ phân bón giả Thuận Phong bị chìm xuồng". Còn ĐB Nguyễn Sĩ Cương thì: "đề nghị đồng chí Viện trưởng Viện Kiểm s.á.t Nhân dân ghiên cứu và có những chỉ đạo cho phù hợp". ĐB Lê Thanh Vân: "Tôi mong rằng vụ này sớm bị khởi tố để trả lời cho công luận". Vụ việc này đã được chất vấn xuyên qua 2 nhiệm kỳ của Quốc hội. Đến kỳ họp Quốc hội tháng 5-6 năm 2019, Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân lại một lần nữa đặt câu hỏi về Thuận Phong nhưng lại bị "chặn họng". Vì sao vụ Thuận Phong lại không được mang ra bàn luận? Đây là vấn đề ảnh hưởng đến sự sống còn của người dân và sự an nguy an ninh lương thực của nước nhà cơ mà? Sao không bàn bạc xử lý vấn đề nóng, gây bức xúc xã hội mà lại mất thời gian cho ngành rượu bia? Sao lại ngứa một đằng gãi một nẻo như thế? Thế lực nào chống lưng cho Thuận Phong? Lẽ ra người dân cần biết, những thế lực nào "mạnh" đến mức phủ định cả những ý kiến của những lãnh đạo Chính Phủ và kết luận của 6 bộ ngành về vụ phân bón giả này? Nhưng lại bị bưng bít thông tin. Vì sao người ta lại bao che cho tội ác của Thuận Phong? Liệu lợi ích của hơn 60 triệu nông dân thua cả lợi ích của Thuận Phong và thế lực chống lưng? Dư luận từng đồn thổi chủ của Thuận Phong là "con cháu của quan chức" nào đó, nên mới thuê được đất quân đội và sản xuất phân bón giả, khiến hàng triệu nông dân điêu đứng. Phải chăng đây cũng là lý do khiến Thuận Phong dễ dàng lọt lưới pháp luật? Qua vụ việc của Thuận Phong cho ta thấy, hậu quả "nhóm lợi ích" gây ra, đưa đất lợi ích của người dân và đất nước đứng trước những nguy cơ khôn lường. Từ Thuận Phong cho thấy sức mạnh của nạn bảo kê của nhóm lợi ích là không thể xử lý. Nếu không quyê't liệt bài trừ vấn nạn này sẽ lây lan và trở thành dịch bệnh bùng pha't khắp cả nước. Thì e là đến lúc đó, có dập cũng không tắt nổi. | ||||||||||
Formosa: Các nạn nhân kiện đòi 4 triệu đôla tại Đài Loan Posted: 12 Jun 2019 02:00 PM PDT
Đơn kiện là của nhóm Công lý cho Nạn nhân Formosa nộp cho văn phòng công tố quận Đài Bắc. Họ muốn có bồi thường 4 triệu đôla Mỹ cho 51 nạn nhân đã hoàn tất hồ sơ nộp tòa hôm 11/6. Tuy nhiên tổng số nạn nhân ghi danh để tham dự vào vụ kiện chờ bổ túc hồ sơ cho đến giờ là 7.875 người. Tổng cộng 24 đối tượng bị kiện được ghi trong đơn, gồm Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, công ty mẹ là tập đoàn Formosa Plastics Group, các công ty khác có đầu tư vào Hà Tĩnh, cùng các thành viên ủy ban quản trị và cổ đông của các công ty này. Các nguyên đơn chủ yếu là ngư dân, chủ tàu đánh cá, và các nhà điều hành kinh doanh ngành công nghiệp liên quan đến đánh cá hoặc công nhân. Vụ kiện cáo buộc các quan chức của công ty Đài Loan không bồi thường thỏa đáng cho nạn nhân, khôi phục lại khu vực ven biển và trả lại sinh kế cho người dân địa phương. Làm hỏng hệ sinh thái
Trong một trong những thảm họa môi trường tồi tệ nhất mà Việt Nam đã thấy, nước thải từ nhà máy thép do Đài Loan đầu tư được chính phủ Việt Nam xác định thải ra biển bắt đầu từ tháng 4/2016, làm hỏng hệ sinh thái và gây ra một lượng lớn hải sản chết dọc theo bờ biển trải dài khoảng 200 km tại các tỉnh miền trung Việt Nam là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế, ảnh hưởng đến sinh kế của nhiều ngư dân và những người khác. Công ty đã trả 500 triệu đô la cho chính phủ Việt Nam để giải quyết vấn đề này, nhưng các nhóm vận động cho các quyền, giới hoạt động và nạn nhân nói rằng nhiều nạn nhân đã không nhận được bất kỳ khoản tiền nào, những người đã nhận thì nhận được quá ít để phục hồi từ những mất mát của họ và môi trường vẫn còn chưa được dọn dẹp sạch sẽ, khiến người dân trong vùng không thể kiếm sống. Ngay cả khi dân làng có thể đánh cá và đề nghị bán với giá rẻ, không ai dám mua (Nạn nhân họ Nguyễn) Phát biểu sau cuộc họp báo diễn ra dưới mưa ngoài khách sạn nơi FPG đang tổ chức đại hội cổ đông ở Đài Bắc, một nạn nhân 32 tuổi, người đề nghị chỉ nêu danh tính là họ Nguyễn để tránh bị trả thù từ chính phủ Việt Nam, cho biết ông phải rời khỏi làng vào tháng 7/2016 để lại vợ và ba con, để làm công nhân nhập cư ở Đài Loan vì ô nhiễm đã phá hủy sinh kế của ông. "Vụ ô nhiễm gây ra một tác động lớn đến tôi và gia đình tôi," ông Nguyễn nói với BBC. "Trước đây, tôi có một chiếc thuyền và đánh cá kiếm sống, nhưng nước bị nhiễm độc và cá chết hết. Ngay cả sau một thời gian dài trôi qua, nước vẫn không an toàn, vẫn có ít cá và ngay cả khi dân làng có thể đánh cá và đề nghị bán với giá rẻ, không ai dám mua." Ông là một trong những nguyên đơn có tên trong vụ kiện; hầu hết các nguyên đơn đều ở Việt Nam nhưng một số hiện đang là công nhân nhập cư ở Đài Loan và các nơi khác. 'Họ toàn khất lần'
Ông Nguyễn nói rằng nhiều người trong làng của ông đã bỏ lại gia đình để ra đi kiếm sống và chỉ một nửa số người mà ông biết nhận được bồi thường từ chính phủ. Ông nói rằng ông chưa nhận được bất kỳ khoản bồi thường nào. "Gia đình tôi đã hỏi nhiều lần, nhưng họ toàn khất lần," ông Nguyễn nói. Nhóm đệ đơn kiện, Công lý cho Nạn nhân Formosa (JFFV), được thành lập tại Mỹ sau khi Giám mục Nguyễn Thái Hợp, quản nhiệm Giáo phận Hà Tĩnh, tìm kiếm sự giúp đỡ từ người Việt Nam ở Mỹ. Một số nhóm bảo vệ môi trường và nhân quyền của Đài Loan đã hỗ trợ JFFV. Các nhóm nói rằng vấn đề là không có sự minh bạch - nó không rõ liệu Formosa Hà Tĩnh có trả 500 triệu đô la hay không và nếu có thì chính phủ Việt Nam đang sử dụng số tiền như thế nào. Những người được trả tiền, chỉ nhận được 80.000 Đài tệ (khoảng 2.500 USD), họ nói. Vụ việc này thực sự là một điều xấu hổ đối với Đài LoanYu Yi-chia, (một nhà vận động) "Hy vọng rằng ngoài việc trả đủ tiền bồi thường để bù đắp cho những tổn thất, Formosa Plastics của Đài Loan không nên hy sinh môi trường sống của các nạn nhân. Cần chấm dứt ngay hành vi gây ô nhiễm, công bố thông tin liên quan như dữ liệu giám sát môi trường và có một tổ chức thuộc bên thứ ba có tính chất công bằng để tham gia." "Cũng cần phải giải thích và thảo luận với người dân Việt Nam để xây dựng kế hoạch và lên lịch trình khôi phục môi trường biển," các nhóm cho biết trong một tuyên bố chung do Quỹ Quyền môi trường có trụ sở tại Đài Loan đưa ra. 'Không thể phủi tay' Trong khi đó, FPG đã đưa ra một tuyên bố thay mặt Formosa Hà Tĩnh nhấn mạnh rằng họ đã thực hiện nghĩa vụ của mình bằng cách làm theo hướng dẫn của chính phủ Việt Nam và trả số tiền một lần cho chính phủ vào tháng 8/2016 để bồi thường cho ngư dân ở bốn tỉnh miền trung, theo chỉ thị của chính phủ rằng chính phủ sẽ xử lí việc phân phối tiền.
"Trong hai năm kể từ khi Ha Tĩnh Steel Corp chính thức đầu tư và sản xuất, tất cả nước thải và khí thải thải đều đáp ứng luật pháp của chính phủ Việt Nam về tiêu chuẩn khí thải," tuyên bố viết. Nhưng các nhóm lập luận rằng Formosa Hà Tĩnh và FPG không thể đơn giản phủi tay trước vấn đề bằng cách trả tiền cho chính phủ. "Các nạn nhân Việt Nam đã không nhận được bồi thường mà lẽ ra họ phải được nhận. Và tại sao chính phủ Việt Nam có thể đứng ra yêu cầu bồi thường thay cho các nạn nhân? Nếu thảm họa xảy ra ở Đài Loan, thật khó có thể tưởng tượng rằng chính phủ có thể yêu cầu bồi thường thay mặt cho các nạn nhân theo ý muốn, và sau khi yêu cầu, nó không cung cấp đầy đủ (bồi thường) cho các nạn nhân," theo tuyên bố của các nhóm. Hạn chót để các nguyên đơn khác tham gia vụ kiện là ngày 30/6/2019, vì pháp luật Việt Nam đặt ra thời hạn ba năm kể từ thời điểm thừa nhận sai phạm (Cindy Sui) Họ cũng yêu cầu Formosa Hà Tĩnh tiết lộ thông tin giám sát ô nhiễm và không được để cho cư dân địa phương không biết gì về chủng loại và số lượng chất ô nhiễm mà nó thải ra môi trường. Các tổ chức phi chính phủ tại Đài Loan cũng thúc giục FPG, một hãng có lịch sử vi phạm ô nhiễm lâu dài ở Đài Loan và gần đây ở nước ngoài, kể cả ở bang Delwar, Hoa Kỳ, kiểm tra kỹ lưỡng các biện pháp kiểm soát ô nhiễm và xử lý nghiêm các vấn đề mà các nhà máy của họ gây ra. Họ cũng kêu gọi chính phủ Đài Loan buộc các công ty của Đài Loan như FPG đầu tư ra nước ngoài phải chịu trách nhiệm cho các vi phạm về an toàn môi trường và nhân quyền. "Vụ việc này thực sự là một điều xấu hổ đối với Đài Loan," Yu Yi-chia, một nhà vận động từ Hiệp hội Nhân quyền Đài Loan nói.
"Mỗi quốc gia đều có trách nhiệm giám sát các đầu tư của các công ty của mình ở nước ngoài," Chen Jing-jie, một nhà vận động cho Covenants Watch nói. Nạn nhân, ông Nguyễn, nói mặc dù ông có việc làm ở Đài Loan, nhưng ông gặp nhiều khó khăn vì phải rời khỏi Việt Nam để kiếm sống và ông cũng phải phụng dưỡng cha mẹ, những người không thể đánh cá như họ đã từng làm . "Chúng tôi muốn công lý. Tôi không biết chúng tôi sẽ thắng kiện vụ này hay không, nhưng tôi nghĩ nếu tất cả chúng tôi nỗ lực hết mình, chúng tôi sẽ đạt được kết quả, ông Nguyễn nói. Được biết, các tổ chức Phi chính phủ đã khẳng định khoản tiền đòi công lý trong vụ kiện là 4 triệu đôla Mỹ, nhưng số tiền này luôn có thể được tăng lên sau đó. Tuy nhiên, hạn chót để các nguyên đơn khác tham gia vụ kiện là ngày 30/6/2019, vì pháp luật Việt Nam đặt ra thời hạn ba năm kể từ thời điểm thừa nhận sai phạm, và ngày 30/6/2016 là ngày Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh của Đài Loan đưa ra lời xin lỗi công khai. | ||||||||||
Việt Nam có đang xích lại gần Hoa Kỳ, xa Trung Quốc? Posted: 12 Jun 2019 01:41 PM PDT Bài viết của TS Vũ Hồng Lâm từ Hoa Kỳ "Việt Nam 2018: Một nhà nước trục lợi đang tìm cách chuyển đổi" cho rằng trong tình hình hiện nay, Việt Nam đang nồng ấm hơn với Hoa Kỳ, trong khi đó mối quan hệ với Trung Quốc có vẻ tốt đẹp bên ngoài nhưng lạnh nhạt bên trong. Sau đây là phần hai cuộc phỏng vấn với TS Vũ Hồng Lâm do Joaquin Nguyễn Hòa từ Hoa Kỳ thực hiện cho BBC.BBC: Về mặt đối ngoại ông phân tích rằng việc hợp tác của Việt Nam với các quốc gia ở xa, Úc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga để "giữ nước từ xa" như lời ông Trọng. Trong các quốc gia đó có nước Nga là một đối tác rất quan trọng của Bắc Kinh, ông nghĩ rằng Việt Nam có thể chống lại sức ép của Bắc Kinh bằng lá bài Nga? Vũ Hồng Lâm: Yếu tố Nga có thể giúp Việt Nam chống lại sức ép của Trung Quốc phần nào nhưng không nhiều. Ví dụ Nga vẫn tiếp tục bán vũ khí cho Việt Nam, nhưng vũ khí mà Nga bán cho Trung Quốc còn hiện đại hơn và nhiều hơn. Nga có thể chống lưng liên doanh dầu khí với Việt Nam ngoài Biển Đông ở một vài nơi mà Trung Quốc tranh chấp, nhưng khả năng Nga chống lưng cũng mong manh vì một mặt Nga muốn thể hiện vai trò một cường quốc độc lập, mặt khác Nga lại đang chủ trương hợp tác chiến lược với Trung Quốc trong trò chơi nước lớn. Ở một vài khu vực nhất định, một sự thoả thuận ngầm giữa ba bên có thể giúp Việt Nam khai thác được dầu khí, nhưng chắc cũng chỉ là những khu vực không quá "tiền phương" thôi. Tuy nhiên, Nga chỉ là một trong nhiều đối tác mà Việt Nam nuôi dưỡng quan hệ để tạo thế "giữ nước từ xa", tạo dư địa chiến lược và không gian hành động trong ván cờ với hai nước lớn Mỹ và Trung Quốc. Để chống lại sức ép từ Trung Quốc, Việt Nam phải tăng cường quan hệ với một loạt cường quốc có lợi ích chiến lược trong khu vực, từ Mỹ, Nhật Bản, đến Ấn Độ, Nga, cả các nước như Úc, Hàn Quốc, Anh, Pháp, lẫn các nước có ảnh hưởng trực tiếp đến không gian khu vực của Việt Nam như Lào, Campuchia, các nước khác ở Đông Nam Á, Đài Loan. BBC: Ông có vẻ lạc quan trong phần cuối của bài viết khi nói trong bối cảnh hiện nay Việt Nam có thể gần hơn với Mỹ, xa hơn với Bắc Kinh? Vũ Hồng Lâm: Từ sau sự kiện giàn khoan HD-981 năm 2014, Việt Nam đã gỡ bỏ "vòng kim cô" không được lại gần Mỹ hơn Trung Quốc mà Việt Nam tự đeo vào từ hồi 1989-1990. Sau đó, với chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng năm 2015, niềm tin chiến lược của Việt Nam với Mỹ được nâng lên một nấc cao hơn. Từ đó đến nay, xu thế lớn là Việt Nam dịch chuyển gần Mỹ và xa Trung Quốc hơn xưa, nhưng với tốc độ nhỏ giọt để không gây ra chấn động. Tuy nhiên, lãnh đạo Việt Nam cũng không muốn quá gần hoặc quá xa một cường quốc nào trong hai nước này. Các nước "rồng hổ châu Á" kết hợp độc đảng với thị trường mà tạo ra được nhà nước kiến tạo phát triển là vì họ không bị ý thức hệ chống chủ nghĩa tư bản gò bó, họ dựa vào sự năng động và sáng tạo của tư nhân, họ có văn hoá trọng học, theo chế độ trọng hiền tài, họ mở cửa với phương Tây, du nhập tư tưởng, kiến thức, công nghệ tiên tiến từ phương Tây, họ được hưởng quy chế tối huệ quốc trong thương mại với Mỹ, và đặc biệt là họ có quyết tâm vượt khó rất cao. Nhật Bản và Hàn Quốc thì quyết tâm vươn lên từ hoang tàn đổ nát. Đài Loan và Singapore thì quyết tâm hùng mạnh để giữ độc lập chủ quyền trước sức nặng của láng giềng lớn bên cạnh. Trung Quốc kể từ khi bình thường hoá quan hệ với Mỹ năm 1979 cũng đi theo hướng này. Đặng Tiểu Bình chủ trương nới lỏng ý thức hệ về kinh tế ("mèo trắng mèo đen thế nào cũng được, miễn là bắt được chuột"). Vì mục tiêu tối hậu của Trung Quốc không đơn thuần chỉ là giữ chế độ mà hơn thế, còn là "chấn hưng dân tộc Trung Hoa", đưa Trung Quốc lên ngang hàng với Mỹ, nên một mặt họ lợi dụng triệt để ưu thế của một thị trường hơn 1 tỷ người để buộc các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ, công tác tình báo của họ coi trọng việc đánh cắp công nghệ phục vụ các công ty trong nước, mặt khác họ đầu tư cho khoa học và công nghệ, trọng dụng người tài, và để cho kinh tế tư nhân phát triển sớm và mạnh hơn ở Việt Nam. Mặc dù Việt Nam có nền văn hoá trọng học, có truyền thống trọng hiền tài, có dân số trẻ, năng động, có vị trí địa kinh tế thuận lợi, nhưng Việt Nam thiếu may mắn hơn các con rồng con hổ châu Á và Trung Quốc khác là vì vừa đổi mới được 2-3 năm, gặp biến động ở Đông Âu năm 1989, Việt Nam đã không giữ được bản lĩnh để đổi mới mà quay sang ưu tiên giữ ý thức hệ, kìm hãm kinh tế tư nhân, về đối ngoại thì lấy Trung Quốc làm chỗ dựa, quá trình du nhập tư tưởng, kiến thức, công nghệ tiên tiến từ bên ngoài, chủ yếu là phương Tây, bị kiềm chế, ngay cả việc ký Hiệp định Thương mại Song phương với Mỹ và việc gia nhập WTO cũng bị trì hoãn vì lý do ý thức hệ. Tinh thần "chấn hưng", "hùng mạnh" chưa bao giờ vượt qua được cửa ải "giữ ổn định". Những yếu tố này đã khiến "nhà nước thu tô" trở nên mạnh hơn hẳn "nhà nước kiến tạo phát triển" trong quá trình đổi mới ở Việt Nam. Sau này, khi ý thức hệ được nới lỏng phần nào, kinh tế tư nhân được ủng hộ phần nào, thì đó lại là sự phát triển bên trong mô hình "nhà nước thu tô", ở đó tư nhân mạnh nhất lại là "tư bản thân hữu". Tuy nhiên bây giờ khi lãnh đạo Việt Nam lo ngại Trung Quốc nhiều hơn (trước đây lo ngại Mỹ nhiều hơn), xu thế gần Mỹ hơi nhỉnh hơn so với gần Trung Quốc, thì các yếu tố như ý thức hệ và sự níu kéo của Trung Quốc, vốn là các yếu tố nuôi dưỡng tham nhũng và cản trở đổi mới, sẽ bớt tác dụng hơn. Điều này khiến cho có thể lạc quan phần nào về triển vọng cất cánh của Việt Nam trong tương lai. Tình hình mới, với cuộc tranh chấp trên Biển Đông và cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung, cũng tạo môi trường tốt hơn để Việt Nam điều chỉnh tâm thế. Tâm thế của Việt Nam trong suốt thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh là giữ ổn định. Nói là "giữ ổn định để phát triển" nhưng thực tế là giữ ổn định bằng mọi giá, kể cả không phát triển. Cho nên mới có câu "nước không chịu phát triển". Tâm thế này phản ảnh vào chính sách đối nội và đối ngoại lấy giảm thiểu rủi ro làm đầu. Khi anh co vào tròn vo để tránh rủi ro thì anh không thể làm nên kỳ tích gì hết. Việt Nam cứ nói mình là "quả mít", chỗ nào cũng mũi nhọn, nhưng thực ra là "tròn vo", chẳng có mũi nhọn nào hết. Việt Nam muốn vươn lên thì phải điều chỉnh tâm thế, phải chuyển sang tâm thế bứt phá, tâm thế bung ra. Nhà nước phải chuyển tâm thế lấy quản lý xã hội làm đầu sang giải phóng sức dân làm đầu. Phải nuôi dưỡng bản lĩnh dám đương đầu với khó khăn, đặc biệt là khó khăn trong cuộc chạy đua công nghệ và khó khăn trong cuộc chơi với nước lớn. Bây giờ thời kỳ mới có cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung, thách thức rất lớn nhưng cơ hội cũng không hề nhỏ. Nếu không quyết tâm nhảy vào những cuộc chơi này, không bồi dưỡng bản lĩnh để chơi những cuộc chơi này, thì không bao giờ cất cánh được. BBC: Trong sự xích lại gần nhau giữa Mỹ và Việt Nam thì các tập đoàn nhà nước mà ông gọi là Rent-Seekers sẽ bị hại gì, hay có lợi gì? Vũ Hồng Lâm: Điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào các thoả thuận cụ thể giữa hai nước. Ví dụ như khi thoả thuận lại Hiệp định khung về đầu tư và thương mại, hay Hiệp định thương mại song phương, hay vấn đề công nhận Việt Nam là nền kinh tế thi trường, vấn đề thao túng tỷ giá, vấn đề cán cân thương mại...phía Mỹ có thể đòi hỏi Việt Nam phải dỡ bỏ đặc quyền đặc lợi đang dành cho cho các doanh nghiệp nhà nước, dỡ bỏ các rào cản đối với doanh nghiệp tư nhân từ Mỹ. Tuy nhiên khi nào những câu chuyện này xảy ra và xảy ra như thế nào thì còn là những câu hỏi lớn. Hiện nay thì sức ép đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước đến chủ yếu từ hai nguồn. Thứ nhất là sự yếu kém về quản trị và hang ổ của tham nhũng đã lộ diện nhiều khiến ngay cả Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, vốn ủng hộ mạnh mẽ kinh tế nhà nước, cũng phải đặt lại vấn đề như tại Hội nghị Trung ương 10 vừa qua. Thứ hai là các hiệp định thương mại tự do như CPTPP và EVFTA (cả hai đều không có Mỹ) cũng sẽ thay đổi phần nào sân chơi, khiến các doanh nghiệp nhà nước bị cắt giảm nhiều ưu đãi. Về lâu về dài, Việt Nam dịch xa khỏi quỹ đạo Trung Quốc sẽ làm giảm môi trường nuôi dưỡng các doanh nghiệp "thu tô" và "trục lợi".
Vũ Hồng Lâm: Trong chiến lược mới của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Viêt Nam nổi lên là một đối tác quan trọng chỉ kém các cường quốc khu vực như Ấn Độ và Nhật Bản và các nước tầm trung đồng minh của Mỹ như Úc và Hàn Quốc. Tuy nhiên chiến lược của Mỹ đối với Việt Nam là gì thì chưa rõ. Bản thân chiến lược của Mỹ với khu vực và với Trung Quốc cũng còn đang trong quá trình hình thành. Vai trò các nhóm vận động xã hội dân sự, dân chủ ở Việt Nam trong chính trị Việt Nam trước mắt phụ thuộc chủ yếu vào tương tác giữa họ với chính quyền và người dân trong nước, chứ không phải vào chiến lược của Mỹ. Tuy nhiên về dài hạn, nếu Việt Nam dịch xa quỹ đạo Trung Quốc thì sẽ phải xích lại gần các nước Mỹ, Nhật, Ấn để tạo đối trọng. Vì các nước này có xã hội dân sự mạnh và quan trọng, bản thân Việt Nam sẽ có xu hướng "hội nhập" và sẽ coi trọng vai trò của xã hội dân sự hơn. Ngoài ra sự phát triển tự thân của xã hội Việt Nam trong tương lai cũng sẽ tạo ra không gian lớn hơn và nhu cầu lớn hơn đối với xã hội dân sự. Các nhóm hiện nay có thể còn có thể mất, nhưng xã hội dân sự sẽ có môi trường phát triển thuận lợi hơn trong tương lai. https://www.bbc.com/vietnamese/forum-48560839 | ||||||||||
Lật đổ Pol Pot: Tại sao Việt Nam khó thuyết phục quốc tế? Posted: 12 Jun 2019 01:14 PM PDT Liệu Việt Nam có thể làm gì khác để thuyết phục quốc tế không cô lập, sau khi lật đổ chính quyền Pol Pot năm 1979? Khi nhìn lại, một số học giả đã chỉ ra luận cứ yếu ớt của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) sau biến cố. Nhưng mặt khác, trong bối cảnh tranh đấu Chiến tranh Lạnh, phải chăng dù Việt Nam có làm gì, cũng không thể thay đổi phản ứng quốc tế? Việt Nam đưa quân đánh sang Campuchia vào dịp Giáng sinh 1978, nhanh chóng đánh bại quân của Pol Pot. Pol Pot bỏ chạy khỏi thủ đô Phnom Penh ngày 7/1/1979. Ngoại trưởng của Pol Pot, Ieng Sary, đòi Hội đồng Bảo an LHQ họp khẩn cấp để lên án Việt Nam. Trong sách Saving Strangers: Humanitarian Intervention in International Society (2000), Nicholas J. Wheeler cho hay Hội đồng Bảo an mở cuộc họp ngày 11/1/1979. Tại đây, Đại sứ Việt Nam Hà Văn Lâu tuyên bố Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia đã lật đổ Pol Pot. Ông này thừa nhận bộ đội Việt Nam có giao chiến với Khmer Đỏ nhưng nói đây chỉ là tự vệ. Theo ông, có hai cuộc chiến đang diễn ra, một là chiến tranh biên giới của Pol Pot chống Việt Nam, và hai là chiến tranh cách mạng của nhân dân Campuchia. Việt Nam khăng khăng chỉ có chiến tranh cách mạng của nhân dân mới lật đổ Pol Pot, còn Việt Nam chỉ tự vệ mà thôi. Bất chấp sự có mặt của 100.000 lính Việt Nam ở Campuchia, ông Hà Văn Lâu cố gắng thuyết phục Hội đồng Bảo an rằng nhà nước Campuchia Dân Chủ do Pol Pot dẫn dắt bị lật đổ vì quân du kích của Mặt trận và nhân dân Campuchia nổi dậy mà thôi. Tiến sĩ Nicholas J. Wheeler đặt câu hỏi: Luận điểm hai cuộc chiến dễ dàng bị vạch ra là sơ hở, vậy vì sao Việt Nam sử dụng? Có vẻ như ban đầu Việt Nam tưởng rằng thế giới sẽ nhanh chóng quên chuyện Việt Nam tiến vào Campuchia. Trong thập niên 1980, ngoại trưởng Singapore Kishore Mahbubani viết trên Foreign Affairs rằng Đại sứ Việt Nam ở LHQ đã nói với ông ta ngay từ tháng 1/1979 rằng "trong hai tuần, thế giới sẽ quên vấn đề Campuchia thôi". Suy nghĩ này hóa ra là sai lầm, và Việt Nam phải trả giá. Trong sách Vietnam's Intervention in Cambodia in International Law (1990), Gary Klintworth nói Việt Nam lẽ ra đã có thể giảm bớt sức ép quốc tế nếu biết nói lý lẽ tốt hơn. Theo Gary Klintworth, lẽ ra Việt Nam nên nói chúng tôi can thiệp vừa vì tự vệ vừa vì can thiệp nhân đạo. Gary Klintworth có cảm tình với Việt Nam, nói rằng lật đổ Pol Pot là "hành vi tự vệ có lý (reasonable)". Klintworth thậm chí cho rằng việc Việt Nam thay đổi chế độ ở Phnom Penh cũng chấp nhận được vì Việt Nam cần một chính quyền bớt thù địch. Klintworth thậm chí so sánh Việt Nam với việc đồng minh chiếm đóng Đức và Nhật năm 1945. Tiến sĩ Nicholas J. Wheeler không hoàn toàn tin vào luận cứ của Klintworth nhưng thừa nhận: "Luận điểm hai cuộc chiến bị chế giễu ở Hội đồng Bảo an, nên Việt Nam rõ là để lỡ cơ hội khi không sử dụng lý lẽ trên để mà biện hộ cho sử dụng vũ lực." Việt Nam không đề cập 'lý do nhân đạo' Sẽ thế nào nếu việc dùng vũ lực ở Campuchia được biện hộ thêm với lý do nhân đạo? Đây là một câu hỏi thú vị, nhưng Nicholas J. Wheeler chỉ ra rằng Việt Nam khi đó không hề nhắc tới lý do nhân đạo để biện hộ cho mình. Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch được dẫn lời nói Việt Nam chỉ quan tâm về an ninh, còn nhân quyền là quan ngại của nhân dân Campuchia. Nicholas J. Wheeler đặt ra ba khả năng vì sao Việt Nam không dùng lý do nhân đạo. Một, có thể Việt Nam âm thầm thừa nhận quy tắc quốc tế về chủ quyền, không can thiệp và không dùng vũ lực. Việc Đại sứ Hà Văn Lâu dùng luận điểm hai cuộc chiến là cách biện minh hành động dựa trên luật quốc tế. Hai, có thể Việt Nam nghĩ rằng đưa ra lý do nhân đạo nghe cũng kỳ khôi khi mà chính Việt Nam đã im lặng về vi phạm nhân quyền trong bốn năm Pol Pol cầm quyền từ 1975 đến 1979. Ba, có thể Hà Nội sợ rằng đặt ra lý do nhân đạo thì tạo thành cớ để quốc tế tấn công Việt Nam trong tương lai. Môi trường quốc tế khi đó là 'thù địch' Phản ứng thù địch của quốc tế lúc này xuất phát từ ba nhóm: • Mỹ và các đồng minh xem hành vi của Việt Nam là một phần trong Chiến tranh Lạnh. • Asean lo sợ Việt Nam can thiệp vào Campuchia báo hiệu tham vọng bá chủ khu vực. • Các nước trung lập lo ngại Việt Nam vi phạm luật quốc tế. Vấn đề đưa ra Đại hội đồng LHQ. Tại Đại hội đồng, Hoàng thân Sihanouk, đại diện chính quyền Campuchia Dân Chủ, nói hành vi của Việt Nam là "xâm lấn, chiếm lãnh thổ". Trung Quốc ủng hộ, nói rằng luận cứ hai cuộc chiến của Việt Nam là "dối trá". Mỹ thì thừa nhân vi phạm nhân quyền tại Campuchia, và còn thừa nhận Việt Nam có lo ngại an ninh chính đáng khi Campuchia tấn công vùng biên giới. Nhưng Mỹ nói "tranh chấp biên giới không cho phép một quốc gia quyền áp đặt một chính phủ thay chính phủ khác bằng vũ lực". Châu Âu và Nhật ngừng mọi viện trợ kinh tế cho Việt Nam. Anh Quốc nói "dù nhân quyền ở Campuchia có thế nào, không thể tha thứ cho Việt Nam, vốn có nhân quyền cũng đáng lên án, khi vi phạm lãnh thổ Campuchia Dân Chủ". Đại sứ Pháp thậm chí bác bỏ lý do nhân đạo: "Quan niệm rằng vì một chính quyền đáng xấu hổ, mà có thể biện minh cho can thiệp nước ngoài và lật đổ, thật là nguy hiểm." Đại sứ Na Uy nói Na Uy "mạnh mẽ phản đối" các vi phạm nhân quyền của Pol Pot, nhưng vi phạm nhân quyền này "không thể biện hộ cho hành động của Việt Nam". Bồ Đào Nha nói hành động của Việt Nam "vi phạm rõ rệt nguyên tắc không can thiệp" bất chấp hồ sơ nhân quyền "tệ hại" ở Campuchia. New Zealand cũng nói Campuchia Dân Chủ của Pol Pot có nhiều cái xấu, nhưng "việc xấu của một nước không biện minh cho sự xâm lăng lãnh thổ của một nước khác". Australia chỉ ra rằng nước này không hề có quan hệ ngoại giao với Pol Pot nhưng lại "hoàn toàn ủng hộ quyền của Campuchia Dân Chủ được độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ". Singapore phát biểu: "Không nước nào có quyền lật đổ chính phủ Campuchia Dân Chủ, dù chính phủ này có đối xử tàn tệ nhân dân thế nào. Đi ngược nguyên tắc này có nghĩa là thừa nhận chính phủ nước ngoài lại có quyền can thiệp và lật đổ chính phủ nước khác." Singapore nói thêm họ lo ngại Việt Nam đe dọa an ninh của Singapore và an ninh khu vực. Đến phiên các nước không liên kết như Bolivia, Gabon, Kuwait, Nigeria, Bangladesh. Các nước này tránh lên án trực tiếp Việt Nam nhưng cũng không ủng hộ Việt Nam, nhấn mạnh quy tắc không can thiệp. Nhưng tại Hội đồng Bảo an, phe xã hội chủ nghĩa, dẫn đầu là Liên Xô và Tiệp Khắc, lại ủng hộ luận cứ hai cuộc chiến của Việt Nam. Liên Xô bảo chính Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia đã lật đổ Pol Pot. Đại sứ Liên Xô Troyanovsky còn nhấn mạnh "tội ác ghê tởm" của chính phủ Pol Pot. Nhưng Anh phản bác lại, nói rằng khi Anh nộp dự thảo nghị quyết lên án vi phạm nhân quyền của Pol Pot, chính Liên Xô và Cuba đã phản đối. Vài ngày sau phiên họp ở LHQ, Trung Quốc kéo quân sang Việt Nam, mở đầu cuộc chiến biên giới ngắn ngày. Ngày 16/3, Hội đồng Bảo an bỏ phiếu về một nghị quyết do Asean bảo trợ, kêu gọi ngừng bắn trong toàn khu vực, rút quân đội nước ngoài, và giải quyết bằng hòa bình. Liên Xô buộc phải dùng quyền phủ quyết để bác bỏ nghị quyết này. Đến cuối năm 1979, Đại hội đồng họp bàn việc ai sẽ đại diện cho Campuchia tại LHQ. Tại đây, 71 nước bỏ phiếu bác bỏ chính phủ Cộng hòa Nhân dân Campuchia (được Việt Nam và Liên Xô ủng hộ). Tại phiên họp này, các nước như Singapore bác bỏ lý do nhân đạo. Singapore nói: "Nếu chúng ta thừa nhận học thuyết can thiệp nhân đạo, thế giới sẽ càng nguy hiểm hơn cho các nước nhỏ như chúng tôi." Nhiều nước trong Đại hội đồng cũng nói rằng việc họ phản đối Việt Nam không có nghĩa họ ủng hộ hành động vi phạm nhân quyền của Pol Pot. Asean tiếp tục gây sức ép với phiên thảo luận ba ngày trong tháng 11/1979 tại Đại hội đồng. Malaysia, đại diện cho Asean, nói can thiệp nội bộ vào Campuchia là nguyên nhân khiến an ninh suy sụp ở Đông Nam Á. Asean nói họ lo ngại xung đột sẽ lây lan sang Thái Lan. Đại sứ Malaysia lúc này nói họ thừa nhận Khmer Đỏ đã gây ra cái chết hàng trăm ngàn người, nhưng việc này không biện minh cho can thiệp của Việt Nam. Malaysia nói nguyên tắc không can thiệp bảo vệ kẻ yếu trước kẻ mạnh. 'Thuyết phục về nhân đạo' Tiến sĩ Nicholas J. Wheeler nêu quan điểm của ông rằng sự can thiệp của Việt Nam ban đầu rõ ràng được nhân dân Campuchia chào đón vì đã cứu rỗi họ. Trong cuốn Brother Enemy, Nayan Chanda mô tả: "Tại hàng trăm ngôi làng Campuchia, cuộc xâm lấn của Việt Nam được chào đón bằng niềm vui và cảm giác không thể ngờ được." Như vậy, Nicholas J. Wheeler khẳng định hành động của Việt Nam đã đáp ứng được tiêu chuẩn cần thiết cho can thiệp nhân đạo. Nhưng ông cũng nói, từ góc nhìn luật pháp, liệu việc dùng vũ lực của Việt Nam được nhìn ra sao? Yêu cầu luật quốc tế ở đây là không để nước khác bị mất đất, không thay đổi chế độ, và quân can thiệp phải rút ngay lập tức. Thế thì, Việt Nam lại chỉ đáp ứng được tiêu chí một (không làm mất đất), nhưng hai tiêu chí sau thì không. Trong phần kết luận, Nicholas J. Wheeler chỉ ra rằng: "Không có bằng chứng rằng vi phạm nhân quyền của Pol Pot đóng vai trò gì trong quyết định xâm lược Campuchia: Việt Nam chỉ trích vi phạm nhân quyền chỉ khi tiện lợi về chính trị." "Nếu giải pháp ngoại giao đạt được với Campuchia Dân Chủ ở biên giới, Việt Nam cũng sẽ sống chung với kẻ láng giềng giết người." Nicholas J. Wheeler cho rằng chính vì Việt Nam tin rằng các lợi ích an ninh quan trọng bị rủi ro nên mới tiến vào Campuchia. "Giống như Ấn Độ can thiệp Đông Pakistan, Việt Nam sẵn lòng đặt cược mạng sống của bộ đội và chi vật lực thiếu thốn chỉ vì thấy có đe dọa căn bản cho an ninh từ Trung Quốc ở Bắc và Campuchia ở Nam." Klintworth cũng nói: "Cứu người là kết quả dĩ nhiên nhờ Việt Nam can thiệp…nhưng đó luôn là quan tâm thứ hai theo sau lo ngại cho lợi ích an ninh quan trọng." Nhưng dẫu vậy, Klintworth cho rằng hành vi của Việt Nam cũng có thể chấp nhận được "vì kết quả của sự can thiệp là ngừng việc giết chóc" ở Campuchia. Nhưng Việt Nam đã không dùng lý do can thiệp nhân đạo để nói với quốc tế, có thể một phần vì lo ngại lý do này lại được dùng để đánh chính Việt Nam sau này. Ngoài ra, sau khi Việt Nam đã im lặng về Pol Pot suốt bốn năm, LHQ cũng có thể bác luận điểm Việt Nam. Nhưng dẫu sao, nếu Việt Nam đã sử dụng lý do can thiệp nhân đạo, nó sẽ thuyết phục hơn luận điểm hai cuộc chiến. Mặt khác, trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh, khi phương Tây xem Việt Nam là quân cờ của Liên Xô, có thể mọi tranh luận pháp luật thực ra chỉ là thứ yếu. Dù Việt Nam có nói gì đi nữa, hành động của Việt Nam khi ấy vẫn sẽ bị đặt trong bối cảnh tranh đấu của hai phe cộng sản và tư bản ở Đông Nam Á. Ngày 24/12/1979, Liên Xô kéo quân vào Afghanistan, lấy lý do thực thi Hiệp định hữu nghị song phương ký năm 1978. Ba ngày sau, Babrak Karmal được Liên Xô đưa lên làm lãnh đạo đất nước. Đến tháng 2/1980, Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết "lên án" sự can thiệp của Liên Xô, đòi rút quân khỏi Afghanistan. Tháng 10/1983, 2.000 thủy quân lục chiến Mỹ tiến đánh hòn đảo Grenada, lật đổ chính quyền theo chủ nghĩa Marx, thay bằng một chính phủ tạm quyền. Tháng 11 năm đó, Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết nói hành động của Mỹ "vi phạm trắng trợn luật quốc tế". Một ví dụ tương tự mà khác biệt cùng năm 1979. Tanzania kéo quân vào Uganda lật đổ chế độ độc tài, vi phạm nhân quyền của Idi Amin tháng 4/1979. Giống như trường hợp Việt Nam, biến cố này vi phạm nguyên tắc chủ quyền và phi can thiệp. Tuy vậy, các nước phương Tây hoan nghênh kết quả ở Uganda, và ngầm chấp nhận phương pháp vũ lực. Có thể vì ở Uganda khi đó, chả có lợi ích chiến lược nào. Nguồn: BBC | ||||||||||
Posted: 10 Jun 2019 04:03 PM PDT Thiện Tùng 10/06/2019
Ở Việt Nam ta có ông sinh ngày 12/06/1953 (66 tuổi), quê quán ơ tỉnh Trà Vinh, trưởng thành trên đất Bắc. Ông tốt nghiệp trường Đại học Kỹ thuật Magdebueg ở Cộng hòa Liên bang Đức, tốt nghiệp trường Đại học Oregon và Harvard ở Mỹ. Khi về nước, ông được cấp bằng Tiến sĩ, được phong học vị Giáo sư. Trong thời gian ngắn, ông kinh qua các chức vụ: Phó Chủ tịch trực UBND TP HCM / Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục / Chủ tịch TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam / Ủy viên Ban Chấp hành TW Đảng CSVN khóa X, XI / Ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN khóa XII kiêm Bí thư TP HCM. Ngoài ra, ông còn là đại biểu Quốc hội các khóa X, XII, XIII. Khi tiếp xúc với cử tri Thủ Thiệm, ông nói: "Tuy nói giọng Bắc nhưng tôi là dân Nam bộ, nói thì làm…" . Tên ông nghe rất thánh thiện "Nguyễn Thiện Nhân" – người lương thiện. Hơn nửa tháng qua, bức ảnh và câu nói đính kèm của ông Nhân trên đây "ngao du" khắp cùng trên mạng Internet . Một câu nói tưởng bình thường nhưng không bình thường chút nào. Dư luận xã hội đã và đang bàn tán xôn xao, ngoài chủi rủa không tiếc lời, còn biểu hiện căm thù đối với ông Nhân. Có người cho rằng câu nói ấy là "giết người không gươm giáo". Thật tình, lúc đầu tôi cứ cho là kẻ xấu nào đó "hốt rác" nhét vào miệng ông Nhân, chớ chẳng lẽ người có quyền thế, chực vụ, học vị tột đỉnh như vậy mà có ác ý, nói nhảm như thế sao?!. Tôi nán chờ, nhưng đã hơn nữa tháng rồi sao chẳng thấy ông Nhân, Bộ Chính trị Đảng CSVN, Quốc hội, Chính phủ và hệ thống truyền thông quốc doanh phản ứng, khiến tôi đâm ra phân vân, nghi ngờ: ông Nhân có dụng ý gì mà nói như thế? Chắc ông có nói như vậy nên đành phải áp dụng "nguyên tắc Việt Minh làm thinh là đồng ý". Quê nội tôi ở huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh – cùng quê với ông Nhân. Tuy không hề quen biết nhau, nhưng từ lâu tôi ngầm tự hào quê mình có người học giỏi, thành đạt, không hề có tỵ hiềm gì với ông Nhân. Nhưng giờ đây, tôi bắt đầu sợ và ghét ông. Sợ là vì, không như những quan chức khác, ông Nhân tự giới thiệu mình thuộc hạng người "nói thì làm", nếu ông làm như những gì ông nói được ghi trên bức ảnh thì đám gái trẻ chưa thành niên sớm muộn gì cũng tan nát cuộc đời !. Ghét vì câu nói phân biệt đối xử, bất lương của ông. Câu nói ấy nếu được áp dụng thì luân thường đạo lý của ông cha ta dày công vun đấp sẽ biến thành mây khói, xã hội sẽ rối loạn. Những năm tháng gần đây, nạn hiếp dâm trẻ em không còn là cá biệt, giờ đây ông Nhân bình thường hóa nạn ấu dâm là góp phần gây nên tội ác. Không hề cường điệu, hãy thử nghĩ: Phàm là con gái, nhứt là những em chưa đến tưổi thành niên, nếu bị hiếp dâm coi như tiêu tan cả cuộc đời, đó là chưa nói, phận làm ông bà, cha mẹ, khi cháu con mình bị hiếp dâm, họ đau khổ sở dường nào? Nếu ông Nhân không nói thế thì nên lên tiếng phản biện vẫn chưa muộn. Còn nếu ông có nói như thế thì nguy hiểm, tai hại không chỉ cho cộng đồng mà cho cả bản thân ông. Xét về cương vị, ông đang là 1 trong 16 vị trong Bộ Chính trị còn lại, thủ vai chủ chốt cai quản gần 100 triệu dân Việt Nam. Đáng nói hơn, riêng ông trực tiếp cai quản hơn 10 triệu dân thành phố lớn nhứt nước, bằng một phần mười (1/10) dân số cả nước. Câu nói của ông Nhân vi phạm pháp lý và đạo lý: "Tội hiếp dâm trẻ em không thể tha được nhưng cần xét tới nhân thân tốt, là đảng viên, cán bộ thì có thể cho tại ngoại để tu dưỡng đạo đức sẽ có kết quả tốt hơn". "Tội hiếp dâm trẻ em không thể tha được" - Đúng quá, phải cho chúng ngồi tù và buộc phải bồi thường giá trị quý nhứt của cuộc đời con gái – do phía bị hại định giá bồi thường. "Nhưng cần xét tới nhân thân tốt, là đảng viên, cán bộ thì có thể cho tại ngoại để tu dưỡng đạo đức sẽ có kết quả tốt hơn". Bậy quá, sao lại có phân biệt như thế?!. Thưa GS TS Nhân, tôi có đôi điều cần nói với ông đây: + Trên đời nầy ai lại không có nhân thân (người thân) chỉ có khác nhau tốt hay xấu – phần lớn là tốt. Tốt nhiều như thế thì diện "ân huệ" tội ấu dâm quá rộng, những bé gái ắt sẽ tiêu đời ?!. Tôi biết chắc chắn hai chữ "nhân thân" mà ông nói ở diện hẹp, chỉ trong phạm vi đảng viên, cán bộ?. + Thời Phong kiến áp dụng: Người cầm luật mà phạm luật tội một bằng mười, tội quá nặng có thể tru di tam tộc hoặc hơn thế / Thời hiện đại áp dụng: Người cầm quyền có tài, có đức, phải gương mẫu, công hay tội ai làm nấy hưởng, nấy chịu, không chấp nhận kiểu "giật gấu vá vai" / Thời Đảng Cộng sản trị ở Việt Nam cũng rao giảng được như vậy, nhưng chưa làm được như vậy, lại còn nói thêm "Đảng viên đi trước làng nước theo sau". Vậy luật lệ nào, kể cả điều lệ Đảng CSVN, chẳng hề có điều khoản nào ghi đảng viên, cán bộ được "ân huệ" khi vi phạm luật nói chung, ấu dâm nói riêng như ông nói?. + Nếu ông không nói câu nói ấy, thì tốt hơn hết, bằng mọi cách ông phản biện có hiệu quả để bảo vệ thanh danh và tính mạng của mình. Ngược lại, nếu ông là người nói ra câu nói ấy, thì lựa lời thành khẩn xin lỗi công khai với công chúng, để vớt vát uy tín, bảo toàn tính mạng. + Nếu thật sự ông là người nói ra câu nói ấy, ông nên tối kỵ 3 việc: 1/ Ông không được chủ quan mất cảnh giác, phải có biện pháp bảo toàn toàn tính mạng - tôi không "hù" ông đâu hỡi người đồng hương ! . 2/ Ông nên hạn chế về Trà Vinh, không như trước đâu, dân chúng sẽ phỉ nhổ ông, người thân sẽ ghẽ lạnh với ông vì câu nói độc mồm độc miệng của ông. 3/ Nếu ông có ý định đi công vụ hay làm việc gì đó bên Mỹ thì đừng đi. Bức ảnh và câu nói của ông có liên quan đến ấu dâm đã truyền đi khắp cùng. Ông biết hơn tôi, ở Mỹ người ta nghiêm cấm ấu dâm, giờ đây ông đến đó chắc gì họ đón tiếp nồng hậu như thời ông du học bên ấy, chuyện gì sẽ xảy ra làm sao định đoán trước được?. Nhắc để ông nhớ: Danh hài Minh Béo của ta sang Mỹ chỉ sờ sẫm, mò mẫm gì đó với thiếu nữ, bị kết án tù và phạt tiền "đúng mức ghi vôi", khi trở về nước không dám nhìn mặt ai, thân bại danh liệt. Mong rằng câu nói trên hình là ý riêng của ông Nhân chớ không phải là ý của Đảng cầm quyền. Những vụ xử nhẹ, bao che cho những đảng viên phạm tội ấu dâm vừa qua, khiên cho thiên hạ nghi ngờ câu nói của ông Nhân xuất phát từ một chủ trương nào đó. -/- | ||||||||||
Posted: 10 Jun 2019 04:02 PM PDT Nguyễn Đình Cống Còn gần 2 năm nữa ĐCSVN mới họp ĐH 13, thế mà bây giờ đã rầm rộ chuẩn bị. Bắt đầu thảo luận từ HN TƯ 9 (ngày 25/12/2018), bàn luận nhiều ở HN TƯ 10 (ngày 16/5/2019). Ngày 30/5 Bộ CT ra chỉ thị số 35 về ĐH Đảng các cấp. Tiếp đến TBT Nguyễn Phú Trọng công bố bài : Chuẩn bị và tổ chức thật tốt đại hội đảng bộ các cấp tiến tới đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của đảng. Rất nhiều ban bệ đã được lập và tích cực hoạt động. Để góp ý kiến cho ĐH, ông Nguyễn Trung viết thư gửi TBT, các UV Bộ CT ( ngày 25/4/2019), ngày 20/5/ 2019 lại công bố bài "Kiến nghị về ĐH XIII ". Ông Vũ Trọng Khải viết bài "Đại hội 13 của ĐCSVN: Đổi mới toàn diện để Việt Nam có thể trở thành một nước phát triển vào năm 2030". Tôi vốn định chờ đợi khi mọi việc tương đối rõ ràng mới góp ý, nhưng trước các sự kiện dồn dập không thể ngồi yên mà cũng động bút vài dòng. Ngày 12/1/2019 tôi công bố bài : " Góp ý chuẩn bị ĐH 13 ĐCSVN" và bây giờ viết vài ý trao đổi với ông Trung, ông Khải, ông Trọng và những lãnh đạo của Đảng. Tại HN 10, nghe ông Trọng nói vài điều về đổi mới chính trị, về sửa đổi điều lệ Đảng, một số người vội mừng và hy vọng. Biết đâu ông Trọng đang chuyển biến theo hướng dân chủ hóa. Bài của ông Trung và của ông Khải hình như dựa trên giả thuyết này. Chẳng thế mà ông Trung, trong mục kết luận viết : Đề nghị ông "Nguyễn Phú Trọng kêu gọi cả nước đoàn kết một lòng, khép lại quá khứ, cùng nhau đem hết tâm trí và nghị lực tiến hành cải cách chính trị thành công. Đề nghị Đồng chí nhân danh nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Đảng Cộng Sản Việt Nam long trọng tuyên bố trước toàn thế giới: Việt Nam quyết hoàn thành thắng lợi cuộc cải cách này để phát triển quốc gia mình". Ông Khải đề nghị những cải cách quan trọng về chính trị, kinh tế, giáo dục và đào tạo, mà ông gọi một cách khiêm tốn là " lạm bàn". Về chính trị ông đề nghị đổi mới ĐCS, đổi mới hệ thống tổ chức nhà nước, chuyển đổi từ toàn trị sang dân chủ, soạn lại hiến pháp v.v…Toàn những đề nghị rất hay, rất thiết thực, chỉ là ĐCS không thể chấp nhận. Thế còn chỉ thị 35 và bài của ông Trọng viết những gì ?. Vẫn là con đường cũ, lý thuyết cũ, vẫn kiên trì Mác Lê và toàn trị. Nghĩa là mọi thứ chỉ dựa vào một nguồn, không bao giờ chịu nghe lời phản biện. Vẫn kêu gọi tìm cho được sự thật, nhưng rồi người kêu gọi và kẻ đi tìm đã tự bưng tai bịt mắt để chỉ tìm thấy một phần của sự thật, mà đó chỉ là phần bên ngoài. Dù cho có kêu gọi rát họng mà cách làm như vậy sẽ không bao giờ tìm ra bản chất của sự vật. Những mừng rỡ, hy vọng của một số người về ông Trọng té ra bị nhầm to. Chỉ thị số 35 và bài viết của ông Trọng như những thùng nước lạnh và bẩn dội vào những hy vọng mỏng manh của họ. Không biết sau khi đọc được chỉ thị 35 và bài của ông Trọng, những người đặt niềm tin vào ông có tỉnh ngộ ra không. Để chuẩn bị cho ĐH có 2 việc quan trọng nhất : nhân sự và báo cáo. Về nhân sự, trước đây tôi đã có bài " Phản biện đường lối cán bộ cộng sản". Đảng dựa vào Quy hoạch cán bộ, một quy hoạch mà từ Bộ CT đến các đảng viên thường cho là rất đúng, rất hay, nhưng tôi lại thấy nó, ngoài vài điều chấp nhận được, phần lớn toát lên tính phản dân chủ, phản tiến bộ, phản khoa học. Tôi xin đem sinh mạng ra để bảo vệ điều vừa viết. Bài này tạm chưa bàn vấn đề cán bộ, chỉ mới bàn một ít về báo cáo. Báo cáo chính trị gồm 2 phần chính : Đành giá tình hình và vạch ra nhiệm vụ mới. Những thư ngỏ, góp ý, tuy có đề cập đến tình hình, nhưng chủ yếu bàn về nhiệm vụ. Tôi lại cho rằng quan trọng nhất là đánh giá tình hình và tìm ra nguyên nhân cơ bản của tai họa. Nếu đánh giá sai thì mọi đường lối, mọi nhiệm vụ được vạch ra, dựa trên sự đánh giá ấy sẽ khó có được mức độ tin cậy. Để đánh giá, trong CT 35 cũng như trong bài của ông Trọng đều nhận định rằng : " Đánh giá đúng bao giờ cũng là một việc khó". Vì thế phải nhìn vào sự thật, tôn trọng sự thật. Nói thì hay như vậy, nhưng liệu có làm được không. Tôi đã đọc kỹ các báo cáo của vài ĐH vừa qua và chưa thấy một báo cáo nào viết rõ sự thật . Mẫu văn bản được lặp đi lặp lại là : " Về vấn đề A, B này đã có những thành tích như sau…., nhưng cũng tồn tại một số thiếu sót… Nguyên nhân là do XYZ, từ đó rút ra bài học M N O P". Báo cáo ở ĐH XIII chắc cũng lặp lại như thế. Những báo cáo như vậy đã làm vừa lòng nhiều người, nhưng nó mang lại lợi ít, hại nhiều, rất lãng phí và đặc biệt là làm cho lãnh đạo và nhiều người hiểu không đúng thực tế. Nó được viết dựa vào sự thật, nhưng tiếc thay đó mới chỉ là một phần của sự thật, mà là phần bên ngoài, dễ thấy, còn thiếu mất phần bên trong, thuộc bản chất, rất khó thấy. Khi chỉ nhìn thấy một phần bên ngoài mà chưa thấy rõ bản chất rồi vạch đường lối thì có nhiều khả năng phạm sai lầm, vạch ra những thứ không cách gì thực hiện được như làm cho Đảng trong sạch vững mạnh, như tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên CNXH, như đến năm 2020 đưa VN thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Rồi còn phạm vào chuyện, đề ra những việc mang lại tai họa như hợp tác xã nông nghiệp, cải tạo kinh tế tư nhân, quốc hữu hóa ruộng đất, kinh tế nhà nước là chủ đạo v.v… Những người làm báo cáo có thể thấy phần nào bản chất, nhưng không dám viết ra, hoặc họ không thấy được. Vì sao vậy ? . Vì ý thức hệ như một cái màng che mắt, vì sự kiên trì Mác Lê như một cái chụp lên đầu, vì sợ mất thứ này, bị thứ kia. Một phần của bánh mì vẫn là bánh nì, một phần của sự thật lắm khi không phải là sự thật ( mà là dối trá). Phải chăng trong các báo cáo là loại sự thật này. Rất mong lãnh đạo Đảng có người còn thiện chí để nghe những góp ý. Tôi thấy cấp bách nhất, quan trọng nhất của ĐH XIII là đánh giá thật đúng tình hình, nghĩa là nhìn cho ra, biết cho đúng sự thật, tìm cho được nguyên nhân cơ bản của những tai họa đang vướng phải. Muốn thế Đảng không thể dựa vào những cán bộ và trí thức của mình. Phần lớn họ là người hữu danh vô thực, nhiều mưu mẹo nhưng kém thông minh, làm việc chủ yếu theo lối dựa dẫm chứ không có phương pháp khoa học, không có năng lực phân tích và phát hiện. Họ chỉ có thể tìm ra một phần sự thật. Vậy lãnh đạo Đảng muốn biết được sự thật trong khi chưa thực sự có tự do ngôn luận, chưa có tự do báo chí thì tốt nhất là tổ chức đối thoại giữa cán bộ của Đảng và những người phản biện. Không phải đấu tranh tư tưởng, không phải tranh luận mà là đối thoại. Đối thoại là hợp tác để cùng nhau tìm ra tiếng nói chung. Đối thoại giúp mỗi bên trình bày hết quan điểm của mình và nghe được những điều hay lẽ phải của bên kia, để điều chỉnh, để sửa đổi, để hợp tác. Đoán rằng phía Đảng ngại đối thoại công khai, vậy tổ chức đối thoại kín cũng được. Nhưng nó phải được thu âm toàn bộ, trung thực để Bộ CT và BCH TƯ nghe và thảo luận. Các UV Bộ CT và BCH TƯ nên đến trực tiếp nghe đối thoại. Đối thoại công khai để cho toàn dân theo dõi sẽ là tốt hơn nhiều. Hình như lãnh đạo Đảng sợ phải đối thoại. Sợ gì kia chứ. Trong tay Đảng có đầy đủ sức mạnh bạo lực, còn các nhà phản biện đến đối thoại với hai tay không. Xin đừng sợ những nhà phản biện như sợ ma quỷ. Nếu qua đối thoại mà phát hiện được thế lực thù địch thì cứ lập tòa án mà xử, chúng nó chạy đâu cho thoát. Không dám đối thoại để tìm chân lý thì Đảng bị mang tiếng là nói dzậy nhưng không phải dzậy, hoặc nặng lời là " Bề ngoài thơn thớt nói cười, Mà trong nham hiểm lừa người ngây ngô. Miệng luôn cầu khấn Nam mô. Bụng toàn chứa sẵn một bồ âm mưu". Xin hỏi Bộ Chính trị, hỏi Hội đồng lý luận và Ban tuyên giáoTƯ, các vị có dám đối thoại không. Đặc biệt là đối thoại để chuẩn bị cho ĐH XIII. Nếu các vị không dám thì nói nhiều cũng vô ích. Tôi đã có nhiều suy nghĩ về các cách tổ chức đối thoại. Khi các vị chấp nhận đối thoại, cần hỏi đến tôi sẽ xin trính bày sau. Ngại rằng " nói trước bước không qua". | ||||||||||
ĐOÀN NGỌC HẢI, ĐẢNG VIÊN NHƯNG MÀ NGON Posted: 10 Jun 2019 02:54 PM PDT
Ở đây tui không nói anh ta tốt hay không, vì làm đến phó chủ tịch quận thì khó sạch trong môi trường nhiễm bẩn nặng nề được, nhưng anh ta ngon, lại rất ngon vì không chỉ là đàng viên bình thường mà anh ta là quận ủy viên lại dám làm cái việc không đảng viên nào dám làm. Thời hòa bình làm ăn kinh tế, đang quần chúng nhân dân, mò vào đảng là hết ngon rồi. Vì để được vào đảng đương sự phải quỵ lụy thậm chí bán linh hồn cho bí thư chi bộ, cho thủ trưởng đơn vị, cho cấp ủy và cho cả các đảng viên vào trước nữa. Tui đi qua nhiều cơ quan nên chứng kiến quá nhiều quần chúng đối tượng đảng đến nhà thủ trưởng lăng xăng như người giúp việc nhà. Chẳng ai cho không anh vào đảng để anh phấn đấu lên cạnh tranh lợi quyền với họ. Cái gì cũng có cái giá của nó. Phụ nữ đẹp lại càng dễ vào đảng và dễ thăng tiến hơn, em chi đó ở Thanh Hóa hay ở Bến Tre là hai ví dụ điển hình. Rồi càng leo lên cao lại càng mất ngon hung. Phải giữ gìn từng lời ăn tiếng nói, muốn vào pê tê poc cũng phải nặc danh, có tiền muốn ăn chơi cho thỏa thích cũng phải giấu giấu giếm giếm như thằng ăn trộm. Rồi răm rắp chấp hành kỷ luật đảng như một con cừu... Càng lên cao, càng mất ngon dần, có khi lại ngu đều ra nữa. Phát biểu của các bộ trưởng, các đại biểu QH trong thời gian gần đây là minh chứng hùng hồn cho điều ấy. Bởi vậy tui thấy Đoàn Ngọc Hải rất ngon. Cái vụ dám ra chiến đấu dẹp vỉa hè là ngon rồi. Hồi Hải làm điều đó, phần lớn bạn face tui đều chống Hải, riêng tui khâm phục và ủng hộ. Bởi tui biết đụng vào vỉa hè không phải là đụng vào mấy bà hàng rong, hàng rong nào mà dám léng phéng buôn bán trên vỉa hè quận 1 thành Hồ, mà dù có để được cái xe, dựng được miếng bạt thì cũng phải chung chi cho tập đoàn bảo kê mới tồn tại được. Đụng đến vỉa hè quận 1 là đụng đến nhóm lợi ích khủng. Hồi Năm Cam mở mấy quán nhậu Cánh Buồm, Ra Khơi và một số quán bar vũ trường gì đó ở quận 1 thì bãi giữ xe cho các quán đó phải nhường cho bà vợ của năm Huy là thứ trưởng bộ công an thời đó bao thầu. Sau nầy Năm Cam bị xử thì trung tướng năm Huy cũng tiêu đời và lộ ra chuyện vợ y bao thầu giữ xe vỉa hè. Mạnh như năm Cam mà cũng phải chia sẻ lợi quyền giữ xe cho nhóm lợi ích, huống chi là các nhà hàng, cà phê, bar, vũ trường bình thường khác. Mà quận 1 thì có vài chục ngàn nhà hàng như vậy. Bọn lợi ích nhóm ăn ở đây khủng và khỏe hơn bọn lợi ích nhóm ăn BOT bẩn rất nhiều. Chính vì thế mà không lâu sau đó Hải bị đánh bật đi. Hải chơi ngon từ chức liền như đã hứa. Tuy nhiên sau đó, vì chấp hành kỷ luật đảng, Hải đành phải chịu thua và chịu nhục viết lại đơn thôi từ chức. Vụ nầy làm Hải mất ngon bớt đi nhưng chưa sao. Hải tiếp tục công việc, rồi lại lăm le ra vỉa hè dẹp lại. Điều đó làm ngứa mắt bọn lợi ích nhóm, mọi giá chúng phải đưa Hải ra khỏi quận 1. Thế là đảng lại điều động Hải qua làm phó công ty xây dựng bất chấp năng lực và chuyên môn của Hải. Hải chấp hành nhận quyết định, nhưng đến buổi chiều, tự điều nghiên thấy năng lực và chuyên môn không phù hợp với công việc nên viết đơn từ chức. Trong đơn Hải còn cả gan phê bình ngược lại cấp trên, cho rằng đảng điều động tùy tiện, và nhân tiện vạch ra bọn lợi ích nhóm ăn chia vỉa hè. Hải chơi rất ngon, quá ngon. Ngay cả như đại tướng công thần Võ Nguyên Giáp đánh thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng năm châu, đang bộ trưởng quốc phòng, mà đảng điều qua làm sinh đẻ kế hoạch cũng phải răm rắp tuân theo không dám phản ứng một lời, ông dám xin từ chức để ra về, dù biết chuyện đó là người ta hạ nhục mình. Trường hợp bị điều đi tùy tiện để loại trừ hay để hạ nhục như trên cũng không sao, không ảnh hưởng nhiều đến đại cục. Đáng sợ và nguy hại cho đất nước là chuyện phân công tùy tiện được xem là hoạt động bình thường của cái gọi công tác nhân sự của đảng. Những đảng viên được đảng tin tưởng đưa vào diện quy hoạch nhân sự đề bạt thăng tiến thì đảng tùy tiện ấn vào đâu cũng được, và đương sự sung sướng lắm, hí hững làm theo, làm theo nhiệt tình nữa, dù biết mình chằng có chút chuyên môn tương thích với nhiệm vụ được giao. Hàng chục ngàn tỉ nầy, đến hàng trăm ngàn tỉ khác hút vào các lỗ đen ở các ngành Than, dầu, điện, hóa chất... để chừ nợ ngập tới đầu phải kêu gọi nhân dân "đồng cam cộng khổ" trả nợ thay cho chính phủ, kèm theo hàng loạt cán bộ từ thấp lên cao biến thành củi là minh chứng hùng hồn cho sự túy tiện nầy. Những bộ trưởng tầm như Nhạ, Thể, Thiện, Anh, Tiếng... đang sờ sờ ra đó cũng là những minh chứng bổ sung khó chối cãi. Đơn cử một trường hợp dễ thấy nhất của sự tùy tiện là sếp bề trên của Hải, bí thư thành Hồ - người chịu trách nhiệm chính trong việc điều động Hải tùy tiện - đã được đảng điều động tùy tiện đi khắp nơi, anh ta đều nhắm mắt ok tuốt hết, theo kiểu ngậm miệng ăn tiền, bất kể năng lực của mình làm được hay không. Đường đường là một giáo sư đại học, bổng dưng bị đảng điều về chạy lon ton cho mấy đứa con nít ở thành đoàn sai vặt, anh ta chấp hành ngay. Nhưng cũng nhờ vậy và bắt đầu từ đó anh ta thăng tiến nhanh chóng trên con đường hoạn lộ để nhận bất cứ nhiệm vụ nào đàng phân công. Bản thân anh ta thăng tiến nên nơi anh ta đi qua chắc chắn thăng lùi. Giám đốc sở, phó chủ tịch tp, bộ trưởng giáo dục, phó thủ tướng, chủ tịch mặt trận, và nay là sếp cao nhất Hồ thành. Nơi đâu, anh ta cũng hăng hái nhận, hăng hái làm, và làm theo tinh thần hô khẩu hiệu của phong trào đoàn. Nghĩa là chẳng làm nên trò trống gì. Không làm được gì cũng có nghĩa là phá hoại. Những chuyện không thể nào tin nổi ở ngành giáo dục đang phơi bày ra hiện nay là có phần đóng góp lớn của anh ta trong thời gian về làm sếp ở đó. Thành tích để đời của anh ta từ khi làm sếp thành Hồ đến chừ là ăn cắp lư hương của Đức Thánh Trần nhằm chống biểu tình báo cáo lên BCT lập công. Và bây chừ là tùy tiện điều động Đoàn Ngọc Hải ra khỏi quận 1 để Hải mắng cho. Hải có tư cách để mắng anh ta vì Hải đàng hoàng hơn, không phải hể đảng ấn vào đâu là ngồi đó ngậm miệng ăn tiền. Bởi vậy, Đoàn Ngọc Hải, tuy là đảng viên lên đến cấp ủy nhưng mà ngon. Hãy học tập làm theo Hải, nếu là đảng viên. | ||||||||||
Posted: 10 Jun 2019 02:39 PM PDT Trưa nay có một người hỏi tôi đã từng bị làm nhục chỗ đông người bao giờ chưa, tôi bỗng nhớ lại mồn một câu chuyện ấy. Cuối tháng 1/2015, một hôm Lã Việt Dũng nhắn tin: - Em thấy chị đủ điều kiện, chị nên ứng cử đại biểu Quốc hội. - Điên à? Chị thà đi tù còn hơn! Tôi giãy nảy, vô cùng tức giận, nghĩ sao cậu ta lại xui dại mình như thế. Thú thật điểm yếu nhất của tôi là quá nhạy cảm nên rất dễ bị tổn thương, nhất là bị vu khống, bôi nhọ trước đông người mà lại toàn là những người dân nơi mình sinh sống, thì thà chết còn hơn. Mà nói đến những người bất đồng chính kiến như tôi tự ứng cử thì người ta nghĩ ngay đến cái gọi là hiệp thương mà thực chất là đấu tố, đánh hội đồng ở tổ dân phố. Nhưng rồi tôi nghĩ lại. Mình vẫn tố cáo trò dân chủ giả hiệu trong bầu cử ở Việt Nam, nhưng chỉ tố cáo suông hoặc nghe người khác kể. Nếu ở chính trong cuộc bầu cử đó mà vạch trần qua những sự việc mà chính mình gặp phải, thì sẽ thực tế hơn nhiều, "phải vào hang mới bắt được hổ". Thế là bỗng chốc tôi vụt quyết định: Ứng cử Quốc hội. Và cũng ngay lúc đó trong đầu tôi hình thành ý định sẽ một mình chiến đấu tại cái buổi đấu tố ấy chứ ko huy động bạn bè đến ủng hộ. Nhưng 5 ngày trước khi buổi đấu tố diễn ra thì tôi đến Mặt trận tổ quốc gửi văn bản tẩy chay buổi hiệp thương, bởi họ ko đáp ứng yêu cầu của tôi về buổi hiệp thương là: Phải có mặt báo chí; Mọi cử tri trong khu vực có quyền tự do tham gia buổi hiệp thương chứ ko chỉ những cử tri mà chính quyền chọn ra; Và tôi phải có quyền phát biểu hết ý của mình chứ ko chỉ hạn chế trong 5 phút ...vv.. Thế nhưng họ vẫn tổ chức. Tất nhiên tôi ko tham dự, bởi đã tuyên bố tẩy chay nó. Khoảng 30' sau khi bắt đầu cuộc hiệp thương, tôi đang lau nhà thì chuông cửa vang lên. Tôi ra mở cửa, thấy một đoàn, nào là tổ dân phố, CA khu vực, mặt trận tổ quốc, hội phụ nữ... Họ tươi cười mời tôi ra dự, rằng mọi người đã tập trung đông đủ và đang đợi tôi. Một ý nghĩ chạy nhanh trong đầu tôi, cứ ra xem họ làm trò gì. Thế là tôi thay nhanh quần áo và bước ra. Chồng tôi định đi cùng, còn họ thì sẵn sàng tư thế ngăn anh ấy lại. Và chắc hẳn họ đã rất ngạc nhiên khi tôi nói chắc nịch với chồng: "Anh cứ ở nhà!". Tôi theo họ xuống dưới thì thấy một chiếc ô tô đợi sẵn. Trời, từ R6 nhà tôi sang chỗ hiệp thương ở R1 chỉ một quãng ngắn mà đưa cả ô tô sang rước tôi, tôi biết sẽ có chuyện. Xe dừng lại ở sảnh R1. Một quang cảnh mà dẫu giàu trí tưởng tượng tôi cũng ko thể hình dung ra trước đó. Đèn điện sáng trưng, lực lượng an ninh chìm nổi, dân phòng, bảo vệ, thanh niên tự quản hay gì đó đứng tràn từ trong ra ngoài sảnh, dễ đến trăm tên. Chắc hẳn họ chưng hửng khi huy động một lực lượng hùng hậu như vậy chỉ để đối phó với một người phụ nữ bé nhỏ như tôi. Bởi những buổi hiệp thương của các bạn tôi đều có đông đảo anh em trong phong trào đến ủng hộ, nên có lẽ họ cho rằng hiệp thương của tôi còn đông hơn thế, ko nghĩ tôi sẵn sàng một mình đối mặt. Đoàn người kèm tôi từ trên xe, đi hai bên tôi, giữa lúc nhúc lực lượng búa liềm còn đảng còn mình mặt mũi phấn khích, hung tợn, tôi cảm giác như đang bước ra pháp trường. "Không được run", tôi tự nhủ và bước vào "phòng xử án", chắp tay mỉm cười thật tươi chào mọi người. Hội trường chật ních người, trăm con mắt đổ dồn vào tôi, nửa dò xét, nửa căm ghét. Buổi hiệp thương hôm đó lấy ý kiến cho 2 người, tôi và một ông ứng cử Hội đồng nhân dân, ông ta được lấy ý kiến trước. Chao ôi là lên đồng, người ta tranh nhau, say sưa ca tụng công đức của ông ta. Một cựu chiến binh còn hăng hái xin thêm 5 phút để ca ngợi nốt đạo đức của ông ấy. Và rồi phiếu bầu 100% đồng ý. Đến lượt tôi, không khí bỗng chùng xuống, ngột ngạt như sắp có bom nổ. Và để minh hoạ cho điều khủng khiếp ấy nhằm uy hiếp tinh thần của tôi và mọi người đang có mặt trong hội trường, cuộc đấu tố mở màn bằng 3 cái đơn TỐ CÁO có tên người và địa chỉ hẳn hoi, tuy nhiên tôi ko hề biết những người đó. Đơn thứ nhất tố cáo tôi cầm cái biểu ngữ: "TÔI GHÉT ĐỘC TÀI NÊN KHÔNG ƯA CỘNG SẢN". Và hai đơn kia tố cáo tôi thường xuyên tham gia biểu tình gây rối ở Bờ Hồ, tụ tập giương biểu ngữ trước cổng toà án đòi tự do cho anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh. Tiếp theo lại là màn lên đồng những xỉa xói, chỉ trích, đả kích. Một bà hưu trí (mà sau này tôi mới biết là tổ trưởng dân phố của toà R6 nhà tôi) rít răng xin thêm 5 phút để dạy bảo tôi, rằng là chống cộng sản thì anh linh các liệt sĩ sẽ đội mồ lên chửi cho. Ông tổ trưởng dân phố R1 thì tố cáo rằng ở tổ dân phố cũ người ta bảo là tôi ra đường không chịu chào hỏi ai, không đóng góp tiền mỗi đợt quyên góp. Rồi là chắc sống ở cơ quan không ra gì nên hôm nay công ty mới ko cử người đến dự. Rồi là hiệp thương mà đến muộn để mọi người chờ đợi, chứng tỏ con người sống ko có nguyên tắc..vv.. Suốt cuộc "đấu tố" tôi bình thản nhìn họ, mỉm cười. Thật kỳ lạ, trong lòng tôi trào lên một nỗi thích thú, như người đi câu được con cá to. Tôi như mê đi trong niềm hân hoan vui sướng vì được sống những giây phút ông bà, bố và cô tôi năm xưa bị đấu tố ở cải cách ruộng đất, những điều tôi chỉ được nghe kể lại, giờ đây chính tôi được sống ở trong đó. "Vậy là con không phải cố hình dung ra nữa rồi, ông bà ơi, bố ơi, con sẽ đáp lại họ, điều mà ngày ấy ông bà chưa làm được. Và con cũng đã có được cái (bằng chứng) mà con cần đây rồi"! Rồi cũng đến 5 phút dành cho tôi. Tôi đứng dậy, nhìn xuống hội trường... "Kính thưa Quý vị! Trước tiên tôi cám ơn quý vị đã vì tôi mà có mặt ở đây. Còn việc tôi đến muộn là do tôi đã tuyên bố tẩy chay buổi hiệp thương này, nhưng Mặt trận Tổ quốc đã cố tình ko giải thích nhằm để mọi người ngay từ đầu đã có ấn tượng xấu về tôi. Và cũng chính vì tôi tẩy chay buổi hiệp thương nên công ty tôi ko cử người đến dự. Công ty của tôi là một công ty lớn mạnh và uy tín hàng đầu trong ngành, có cả ngàn công nhân, và 100% đồng nghiệp đã bỏ phiếu cho tôi, tư cách của tôi như thế nào thì nó thể hiện ở chỗ đó đấy. Các vị có biết tôi xuống đường vì cái gì không? Vì phản đối Trung quốc cướp đảo của ta, bắn giết ngư dân ta trên chính vùng biển của ta. Tôi xuống đường phản đối chặt hạ cây xanh, thử hỏi không có những cuộc biểu tình đó thì cây xanh Hà Nội giờ có còn không, các vị giờ đây có còn được đi dưới bóng cây không? Thế mà người ta vu cho tôi là nhận tiền để đi biểu tình, là phản động, người ta bắt bớ cấm đoán tôi, rồi còn đem tôi ra đấu tố như hôm nay đây, thì thử hỏi tôi còn có thể yêu được độc tài không? Cái biểu ngữ "không ưa cộng sản" là vì thế đấy! Tôi ra đường ko chào hỏi ai ư, ko đóng góp tiền bạc ư? Mỗi khi có quyên góp tôi đều hỏi rằng người góp cao nhất hiện nay là bao nhiêu để tôi góp với mức đó. Hãy mời tổ trưởng dân phố cũ đến đây đối chất với tôi! Tôi ứng cử Quốc hội với mong muốn cống hiến được nhiều hơn cho nhân dân, nhưng qua đây tôi đã hiểu bầu cử chỉ là cái trò mèo, và Quốc hội gồm những thành phần nào. Thưa quý vị! Cải cách ruộng đất là một vết nhơ, một tội ác tày đình của đảng cộng sản. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, những tưởng họ đang cố lấp liếm nó đi, thì không ngờ giờ đây nó vẫn được tái lại qua những cuộc đấu tố như thế này, và vẫn có những kẻ như các vị tiếp tay cho cái trò ô nhục, tội lỗi đó. Tuy vậy tôi không trách giận, tôi chỉ thấy thương cho các vị! Giờ thì tôi đã phát biểu xong, và bởi tôi đã tẩy chay buổi hiệp thương nên tôi ko quan tâm màn bỏ phiếu. Chào các vị!". Tôi ngẩng đầu bước ra khỏi hội trường trong tiếng ơ ơ.. của những người ngồi lại. Một cậu bảo vệ của Vinhome rảo bước theo tôi, mắt như có lệ. Tôi bảo: - Em thấy không, cái gọi là bầu cử dân chủ nó thế đấy! - Em hiểu rồi ạ, nãy giờ em đứng ngoài xem, thật không ngờ. Khi được bố trí canh ở đây em tưởng chị là đối tượng xấu. Giờ thì em hiểu rồi, để em đưa chị về kẻo chị đi một mình trời tối thế này nhỡ có bọn nó hành hung chị. Cậu ta đưa tôi về đến tận lễ tân nhà R6 rồi mới quay ra. (Thú thật, tôi đã bản lĩnh hơn rất nhiều sau lần ứng cử đó. Cảm ơn em Pham Doan Trang, Lee Nguyen, và các bạn Green Trees ❤️) P/S(Link và tấm hình tôi tuyên bố ứng cử Quốc hội. Và hai tấm hình mà người ta đem ra để đấu tố tôi). https://www.facebook.com/100005694338574/posts/450975841768890?s=100005694338574&sfns=xmo | ||||||||||
Posted: 10 Jun 2019 02:30 PM PDT Bác lên tiếng kêu gọi. Tất cả người dân ta. Chung sức cùng chính phủ Trả nợ công Quốc gia. Có vay thì có trả. Luôn vẫn thế xưa nay. Ta cũng không ngoại lệ, Nhưng vấn đề thế này. Ta vay nợ nhiều lắm. Nợ công của Việt Nam Mà phần nhiều, thật tiếc Chui vào túi quan tham. Không nói bác cũng biết Chúng lấy tiền ở đâu. Để cho con du học. Mua xe hơi, nhà lầu. Nhiều đứa như thằng Cự Khi ních đầy túi tham, Bỏ lại cả núi nợ. Rồi chuồn khỏi Việt Nam. Nhiều đứa đã an vị. Mua nhà ở nước ngoài. Hễ có động là biến. Bác biết chúng là ai. Vậy thì cũng trái khoáy. Nợ công cho quan ăn. Giờ thì bác kêu gọi Cứ như bắt đền dân. * Đảng lãnh đạo tuyệt đối. Quan đảng ăn cướp tiền. Vậy đảng lo mà trả, Bằng tiền của đảng viên | ||||||||||
Món khó nuốt nhứt hạng của nhà cầm quyền hiện nay! Posted: 10 Jun 2019 02:06 PM PDT
Đó chính là cái của nợ đường sắt Cát Linh Hà Đông - đúng theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng từ này. Cái dễ thấy nhứt là nó quá xấu, quá thô kệch, nó làm người Hà Nội tức giận, tổn thương vì không thể tưởng tượng bọn mặt dày nào lại có thể ấn một cái xương sống bằng sắt và bê tông méo mó, dị dạng vắt ngang qua khuôn mặt thơ mộng với hồ, với liễu... của Hà thành! Cái tiếp theo là nó đội vốn kinh khủng, và dân giờ họ đâu có ngu nữa. Họ đã biết chẳng có tiền nào của nhà nước cả, mà là tiền thuế của họ, họ và con cái họ phải trả. Và cái giá đó quá kinh khủng, quá phi lý: gần 1 tỷ đô la cho tuyến đường dài 13 km! Tiếp theo nữa là nó... vẫn chưa chạy. Hahaha, và đây là lý do làm người dân e ngại. Hẹn tới hẹn lui bao nhiêu năm mà... không dám chạy thì chắc chắn có trục trặc đúng không? Nên một khi nó... chạy thì mấy ai dám đi? Mà tàu thì chưa biết khi nào chạy nhưng đã có chừng 800 nhân viên điều khiển tàu, trong đó hơn 200 người được cử sang Trung Quốc học. Nội trả lương để vận hành tuyến đường này là... "đã đời du côn" rồi. Cho nên tôi tin rằng đây chính là cái món khó nuốt nhưng cứ nằm chình ình trước mặt nhà cầm quyền. Mọi chuyện đã muộn, cắn răng chịu đựng thôi bởi giờ lôi trách nhiệm ra thì chết chùm. 1 tỷ đô la của dân để làm ra một cái đường tàu thô kệch, tốn kém chưa biết khi nào dừng nhưng dù sao nó cũng có một giá trị: hãy nhìn vào đó để thấy sự gian manh của Trung Quốc và sự khốn nạn của bọn vì tiền bán rẻ lợi ích quốc gia! | ||||||||||
Posted: 10 Jun 2019 02:01 PM PDT Trả lời chất vấn gay gắt của đại biểu Quốc hội về việc chùa thuộc sở hữu của ai, có hay không việc các quan chức góp vốn xây chùa và chùa có phải cơ sở kinh doanh hay không, cả Bộ trưởng Nội vụ lẫn Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo VN đều lớn tiếng khẳng định: chùa dứt khoát là sở hữu của Giáo hội, không có việc quan chức góp vốn xây chùa, và chùa không bao giờ kinh doanh. Hai vị này thật quá coi thường các đại biểu Quốc hội, công luận và nhân dân khi trả lời liều lĩnh, bất chấp sự thật như vậy! Trước hết, chỉ thử hỏi Bái Đính, Tam Chúc thuộc sở hữu của ai? Nếu nói là của Giáo hội thì ông chủ Xuân Trường là chủ của cái gì mà luôn có tiếng nói quyết định ở đây, ít nhất là về mặt tài chính và từng thường bù lỗ cho chùa Bái Đính cả trăm triệu mỗi năm. Rồi vốn xây Bái Đính và Tam Chúc là của ai, nếu của Giáo hội thì từ nguồn nào, có thông qua Hội đồng Chứng minh và Hội đồng Trị sự không? Nếu có sự liên doanh của ông Xuân Trường thì hợp đồng liên doanh liên kết thế nào? Nếu là liên doanh thì Giáo hội sẽ hoàn vốn cho bên liên doanh bằng phương thức nào, thời gian bao lâu? Thứ hai, việc các quan chức góp vốn xây chùa, Bộ Nội vụ đã thực hiện kiểm tra thanh tra ở đâu bao giờ mà dám khẳng định là không có. Ai cũng biết các quan chức ta thường đóng góp các loại vốn vô hình là các chữ ký, bút phê, quyết định cấp đất, cấp rừng, mở đường...hoặc đơn giản chỉ là lời nhắn gửi, bảo đảm với thuộc cấp. Bộ Nội vụ đã đề nghị cho thanh kiểm tra việc cấp hàng ngàn ha đất, rừng bị coi là thiếu cơ sở pháp lý và thực tế cho Ba Vàng, Bái Đinh, Tam Chúc chưa?. Vốn của các quan chức ở đây còn là việc ngậm miệng bỏ qua các sai trái của các chùa trong hoạt động kinh doanh phi tôn giáo như thỉnh vong, cúng sao, thu công đức trái phép mà dư luận phản ánh, bộ đã cho thanh kiểm tra chưa, kết quả thế nào? Chỉ riêng sự việc tày đình như ở Ba Vàng, cho đến nay chỉ có bà Yến bị phạt 5 triệu. Còn kẻ chủ mưu và người sử dụng bà Yến trong vụ thỉnh vong lừa đảo dân lành thu hàng trăm tỷ là Đại đứcThích Trúc Thái Minh chỉ bị Phật giáo "giơ cao đánh khẽ", phạt sám hối, còn chính quyền thì tệ hơn, đã bỏ lơ luôn, vẫn để trụ trì chùa, việc ấy nên đánh giá thế nào đây? Thứ ba, việc khẳng định các chùa không hề kinh doanh thì giải thích thế nào về các dịch vụ du lịch tâm linh thu trăm ngàn tỷ mỗi năm của Ba Vàng, Bái Đinh nhiều năm qua và Tam Chúc hôm nay. Việc kinh doanh này có phép không, thuế má thế nào, có đúng chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước không? Chưa làm rõ các vấn đề này mà dám đăng đàn Quốc hội có vẻ như để bịt miệng thiên hạ, bênh vực việc làm được cho là lợi dụng nhãn hiệu tôn giáo để kinh doanh tâm linh phi tôn giáo tha hóa con người của một số cơ sở Phật giáo lớn đang gây bão dư luận thì thật là liều lĩnh và chỉ càng gây thêm bất bình nặng nề của dư luận mà thôi.... | ||||||||||
Thăm Australia, thủy thủ tàu chiến Trung Quốc “tranh thủ” mua cả xe sữa bột về nước Posted: 10 Jun 2019 01:50 PM PDT Trong chuyến thăm Sydney, các thủy thủ tàu chiến Trung Quốc đã "tranh thủ" thời gian mua nhiều thùng sữa bột và các sản phẩm làm đẹp ở Australia về nước.
Daily Telegraph đưa tin, các bức ảnh chụp ngày 6/6 cho thấy các quân nhân Trung Quốc nhanh chóng vận chuyển nhiều thùng hàng hóa từ các xe ô tô lên tàu chiến của họ đang đậu ở cảng Sydney. Các sản phẩm gồm có: mặt nạ làm trắng da, sữa bột công thức cho trẻ sơ sinh và sữa tươi Devondale. Ngày 3/6, ba tàu chiến Trung Quốc với 700 thủy thủ đã tới thăm Sydney và khiến nhiều người dân tại đây bất ngờ. Tuy nhiên, chính phủ Australia nhanh chóng xoa dịu sự hoang mang của người dân, tuyên bố họ biết rõ về chuyến thăm này. Sữa bột công thức trẻ em Australia đã trở thành món hàng được ưa chuộng tại đất nước tỷ dân trong 10 năm qua sau hàng loạt các vụ ngộ độc sữa giả, sữa chứa chất độc làm nhiều trẻ em thiệt mạng tại Trung Quốc. Năm 2008, vụ bê bối sữa giả, sữa chứa chất cấm đã khiến 300.000 nạn nhân bị ảnh hưởng, trong đó 54.000 trẻ sơ sinh phải nhập viện và 6 em qua đời. Trong 10 năm qua, niềm tin của người tiêu dùng Trung Quốc với sữa nội địa đã gần như cạn kiệt và các bậc phụ huynh bắt đầu tìm đến thị trường "chợ đen" để mua sữa xách tay về từ nước ngoài. Các tiểu thương mua sữa từ Australia và các nước châu Âu về rồi bán với giá "cắt cổ" để kiếm lời. Nhu cầu tăng cao ở đất nước tỷ dân thậm chí đã khiến nghề buôn bán sữa công thức ra đời với lợi nhuận rất cao. Cảnh sát Australia cũng nhiều lần bắt các vụ trộm cắp sữa trong siêu thị, hoặc gian lận để trục lợi. Năm ngoái, họ đã đột kích 2 ngôi nhà ở Carlingford và phát hiện 4.000 hộp sữa bột công thức, vitamin và mật ong Manuka. Cảnh sát cho biết toàn bộ số hàng hóa trên đều là đồ ăn cắp. Các nhà bán lẻ Australia đã áp dụng chính sách bán sữa giới hạn theo đầu người, tuy nhiên, các tiểu thương Trung Quốc thường đi theo nhóm đông người để "lách luật" nhằm thu mua được nhiều sữa mang về nước. Chính sự "phát cuồng" sữa ngoại của người Trung Quốc đã khiến Australia xảy ra tình trạng trạng cạn kiệt sữa bột trẻ em cung cấp cho người dân địa phương và khiến dư luận nước này bất bình.
Đức Hoàng Theo Daily Telegraph https://dantri.com.vn/the-gioi/tham-australia-thuy-thu-tau-chien-trung-quoc-tranh-thu-mua-ca-xe-sua-bot-ve-nuoc-20190608154918658.htm?fbclid=IwAR3s3K8LKpd4ENSeRZPrNgcQULRAY3IMuWXHEX7HUbqS_qGU80BZjakWUSg | ||||||||||
Vì sao người Hong Kong ồ ạt biểu tình? - Không đơn thuần vì dự luật dẫn độ Posted: 10 Jun 2019 01:39 PM PDT Nhiều người Hong Kong nói rằng họ tham gia cuộc biểu tình quy mô lớn hôm qua không chỉ là nhằm phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc, mà là để bảo vệ quyền tự do, nói lên tiếng nói của mình và điều này như đã ăn vào máu của họ.
Theo Thời báo Hoa nam Buổi sáng, Anna Chan Wah, một thiếu niên, đã xuống đường hòa vào biển người biểu tình bất chấp cái nóng gay gắt, địa điểm chật hẹp và thậm chí là nỗi sợ hãi đấu tranh thất bại. "Chúng tôi biết cuộc biểu tình đường phố hôm nay sẽ không thay đổi được gì, nhưng chúng tôi ở đây để đấu tranh cho nền dân chủ tại Hong Kong và để chứng tỏ rằng chúng tôi vẫn có tiếng nói", Chan nói. Đó là vào năm 2003, khi Chan, khi đó là một học sinh lớp 6, trò chuyện với Thời báo Hoa nam Buổi sáng trong cuộc biểu tình phản đối dự luật an ninh quốc gia, vốn thu hút khoảng nửa triệu người xuống đường. Và hôm qua, tâm lý tương tự cũng diễn ra ở Hong Kong, khi hàng trăm người đổ ra đường trong một cuộc biểu tình quy mô lớn, được cho là lớn nhất trong vòng 20 năm qua. Lần này, cuộc biểu tình là nhằm phản đối một dự luật dẫn độ, có thể cho phép dẫn độ các nghi phạm tới những nơi có hệ thống luật pháp kém mạnh, trong đó có Trung Quốc đại lục. Nhiều người biểu tình hôm qua nói rằng họ không kỳ vọng dự luật sẽ bị hủy bỏ. Nhưng họ vẫn không từ bỏ các nỗ lực. Nhiều người muốn chứng tỏ điều đã ăn vào máu của người Hong Kong, khẳng định tự do và xuống đường để gửi đi một thông điệp. Aniken Pang Hoi-tin, một sinh viên 21 tuổi, có thái độ giống Chan vào năm 2003. "Tôi không quan tâm liệu hành động của mình sẽ ảnh hưởng gì tới quyết định của chính quyền. Tôi chỉ biết rằng tôi phải làm điều gì đó để bảo vệ nơi tôi đang sống", Pang nói. "Những người nắm quyền lực cần bảo vệ người dân". Hong Kong đã được Anh trao trả cho phía Trung Quốc quản lý vào năm 1997 trên mô hình "một quốc gia, hai chế độ". Đặc khu này được cam kết về quyền tự trị rộng rãi và các quyền tự do khác, trong đó có một hệ thống pháp lý riêng. Hong Kong và Trung Quốc đại lục cũng không có thỏa thuận dẫn độ. Janus Wong, 40 tuổi, một người làm công tác xã hội, thừa nhận khả năng chính quyền có thể phớt lờ các kêu gọi của những người biểu tình, dù các nhà tổ chức ước tính hơn 1 triệu người đã xuống đường để nói lên tiếng nói hôm qua. "Nhưng người Hong Kong vẫn phải đứng lên để thể hiện tiếng nói của họ và cho thế giới thấy rằng Hong Kong khác Trung Quốc đại lục". Janus nói. "Người đại lục có thể không dám đứng lên để thể hiện quan điểm liên quan tới những điều mà chính phủ của họ làm, còn người Hong Kong thì có". Người biểu tình đối đầu cảnh sát trong biểu tình ở Hong Kong Cuộc biểu tình hôm qua bắt đầu ôn hòa vào đầu giờ chiều và tiếp tục tới đêm. Đến giữa đêm qua, "biển" người biểu tình đã đi qua trung tâm thành phố và tập trung bên ngoài khu trụ sở chính quyền thành phố ở quận Admiralty. Làn sóng biểu tình đã làm gợi nhớ tới cuộc biểu tình lịch sử vào năm 2003. Nhưng sau nửa đêm, tình hình đã xấu đi. Các cảnh tượng bạo lực đã bùng phát bên ngoại trụ sở Hội đồng Lập pháp, khi những người biểu tình xô đổ các hàng rào cảnh sát. Cảnh sát đã phải đáp trả bằng dui cui và hơi cay. Các camera đã quay được cảnh các vụ xô xát, ẩu đả dữ dội trong đêm. 15 năm trước, những người biểu tình giận dữ xuống đường vì nhiều lý do, từ dự luật an ninh quốc gia tới dịch Sars bùng phát và nền kinh tế trì trệ. Nhưng những người tham gia cuộc biểu tình hôm qua chỉ có một lo ngại: dự luật dẫn độ có thể dẫn tới những phiên tòa không công bằng và các vụ vi phạm nhân quyền ở đại lục.
Matthew Ng Kwok-bun, 50 tuổi, người từng tham gia cuộc biểu tình vào năm 2003, nói ông hoàn toàn không có chút niềm tin nào vào nhà lãnh đạo đặc khu, người mà ông cho là nên đóng tốt vai trò gác cổng trong việc xử lý các yêu cầu dẫn độ từ đại lục. "Đó là một thời khắc đáng chú ý với Hong Kong và tôi không có lựa chọn nào khác dù không phải là người hay tham gia các cuộc biểu tình", ông nói. Có nhận định cho rằng phản ứng mạnh mẽ từ rất đông các thành phần tham gia cuộc biểu tình hôm qua là chưa từng có, và khác hẳn với làn sóng giận dữ vào năm 2003. Mọi người thể hiện lo ngại của họ bằng việc thành lập các nhóm riêng, thay vì sử dụng các nền tảng thể chế. Hàng trăm người đã ký vào các đơn thỉnh cầu trên mạng hồi tháng trước để phản đối dự luật, bao gồm các học, các cựu sinh viên đại học và các bà nội trợ. Dự luật dẫn độ mà chính quyền Hong Kong đang thúc đẩy đã làm dấy lên những lo ngại rằng dự luật sẽ cho phép bất kỳ người nào ở Hong Kong cũng dễ dàng bị giới chức Trung Quốc bắt giữ vì lý do chính trị hoặc những sai phạm kinh doanh và làm tổn hại đến hệ thống luật pháp độc lập của Hong Kong. Mặc dù sự so sánh với cuộc biểu tình năm 2003 là không thể tránh khỏi, nhưng làn sóng xuống đường hôm qua cũng là một cuộc hội ngộ buồn vui lẫn lộn của phe ủng hộ dân chủ, vốn tan vỡ sau khi phong trào "Dù vàng" thất bại vào năm 2014. Cuộc biểu tình kéo dài 79 ngày khi đó là nhằm phản đối kế hoạch của Bắc Kinh nhằm cải cách bầu cử đặc khu trưởng Hong Kong. Nhưng thay vì xuống thang căng thẳng, Bắc Kinh đã có quan điểm cứng rắn với phong trào "Dù vàng" và gia tăng kiểm soát đối với đặc khu hành chính này. Oscar Fung Chun-yu, một nghệ sĩ 38 tuổi, cho hay một số những người bạn của anh đã từ bỏ sau phong trào "Dù vàng". "Nhưng những gì xảy ra hôm nay đã cho thấy rằng người Hong Kong không thay đổi. Họ vẫn muốn bảo vệ ngôi nhà của mình và vẫn còn cơ hội để tất cả chúng tôi sát cánh cùng nhau". Edmund Cheng Wai, một nhà khoa học chính trị tại Đại Baptist, cho rằng cuộc biểu tình hôm qua là một chương đáng chú ý trong lịch sử Hong Kong. Ông cho rằng người Hong Kong, dù trẻ hay già và ở nhiều lĩnh vực khác nhau, đã cùng nhau xuống đường để đấu tranh cho chỉ một lý do, trái ngược so với cuộc tuần hành năm 2003. "Người biểu tình vẫn muốn đưa ra một tuyên bố dù Bắc Kinh đã kêu gọi ủng hộ dự luật. Họ lo ngại sẽ mất quyền lên tiếng sau khi dự luật được thông qua. Họ muốn thực thi và trân trọng quyền đó và đó là điều khiến Hong Kong trở nên khác biệt", Cheng nói. Cheng cho rằng một ai đó trong chính quyền trong chính quyền Hong Kong phải chịu trách nhiệm cho sự tranh cãi của dự luật, nói thêm rằng sự tranh cãi đã gây tổn hại cho chính sự lãnh đạo của Trưởng Đặc khu hành chính Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga. Trở lại năm 2003, nữ sinh Chan có thể đã không hi vọng về khả năng thay đổi dự luật an ninh quốc gia. Tuy nhiên, 4 ngày sau cuộc biểu tình, chính quyền đã nhượng bộ và hủy dự luật. Vào hôm qua, dù những người biểu tình tỏ ra không lạc quan, nhưng họ nói rằng họ xứng đáng nhận được sự phản hồi thích hợp từ chính quyền. Một phụ nữ nội trợ họ Wong, 70 tuổi, nói thay nhiều người, rằng chính quyền phải tôn trọng những người biểu tình. Bà thề sẽ tiếp tục biểu tình chừng nào chính quyền vẫn im lặng. "Đây là một luật hà khắc. Nó sẽ ảnh hưởng tới thế hệ tương lai của chúng ta", bà nói. An Bình https://dantri.com.vn/the-gioi/vi-sao-nguoi-hong-kong-o-at-bieu-tinh-khong-don-thuan-vi-du-luat-dan-do-20190610175308998.htm | ||||||||||
KIẾN NGHỊ về ĐẠI HỘI ĐẢNG CSVN XIII Posted: 10 Jun 2019 01:07 AM PDT Của NGUYỄN TRUNG, 86 tuổi, nguyên trợ lý Cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt, nguyên Đại Sứ Việt Nam tại Thái Lan, CHLB Đức. Bản Kiến nghị dài 50 trang, đề tháng 5/2019, ông gửi vào đây tất cả Trí tuệ, Tâm huyết, Trách nhiệm của một chuyên gia từng trải. Được sự đồng ý của ông, tôi xin trích giới thiệu từng phần, chia sẻ cùng Bạn đọc. Ông cũng mong nhận được những góp ý, chia sẻ, vì khát vọng chung: Bảo vệ và phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Xin nói thêm, tác giả nói đến 2 "kịch bản": 1. "Nếu ĐCSVN hôm nay không bằng mọi cách tự giải phóng mình ra khỏi 2 "lô-cốt" nói trên (Hòa giải, hòa hợp dân tộc và Dân chủ hóa), đất nước sớm muộn sẽ đứng lên tự mình đi tìm con đường khác – điều này là khẳng định"... 2. ĐCSVN tự giác ngộ, giải phóng khỏi "2 lô-cốt" trên, đặt Tổ quốc và Nhân dân trên hết để hòa cùng sức mạnh của dân tộc, bảo vệ và phát triển đất nước. Đó là kịch bản tối ưu, cứu dân tộc và cũng là cứu Đảng trong thời cơ quyết định này. Trong Bản kiến nghị này Nguyễn Trung tha thiết trình bày "kịch bản" 2. BẢN KIẾN NGHỊ gồm 3 phần: I. Về tình hình mới Tr. 2 II. Phải làm gì sớm tạo ra điều kiện tiên quyết để thích nghi với tình hình mới? Tr. 10 (II.1) Nỗi đau về hòa hợp dân tộc và về giác ngộ yếu kém yếu tố dân tộc và yếu tố dân chủ. Tr. 11 (II.2) Sự thật là 43 năm xây dựng CNXH và định hướng XHCN, ĐCSVN đã thất bại trong chiến lược phát huy sức mạnh số một của quốc gia: Yếu tố con người! Tr. 16 (II.3) Sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước của chúng ta sau 30 năm chỉ đạt được kết quả phát triển kinh tế đất nước theo chiều rộng, chính vì lẽ này xây dựng CNXH / định hướng XHCN ở nước ta đã bị trệch hướng thành CNTB thân hữu. Tr. 20 (II.4) Với tất cả sự thận trọng của mình, tôi vẫn cho rằng trong 43 năm độc lập thống nhất vừa qua nước ta vấp phải những thất bại rất nghiêm trọng trên mặt trận ngoại giao. Tr. 26 III. Đại hội XIII khởi xướng sự nghiệp cải cách, bắt đầu từ thay đổi ĐCSVN về đường lối và về tổ chức Tr. 27 (III.1) Bàn về đường lối Tr. 27 (III.2) ĐCSVN cần được tổ chức và hoạt động như thế nào trong một thể chế chính trị mới? Tr. 29 (III.3) Mọi việc của cải cách bắt đầu từ Đại hội XIII Tr. 39 Lời kết Tr. 46 I. MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ TÌNH HÌNH MỚI Đất nước ta đã hoàn tất từ nhiều năm nay thời kỳ phát triển theo chiều rộng – hiểu theo nghĩa mọi yếu tố cho xu thế phát triển này đã được khai thác tới mức cạn kiệt và chưa hoàn thành CNH-HĐH. Cuộc sống đất nước hôm nay đòi hỏi cấp thiết phải chuyển sang thời kỳ phát triển theo chiều sâu. Càng để chậm, đất nước sẽ càng lún sâu vào những ách tắc và bất cập mới, càng tụt hậu và lạc hậu. Thậm chí sự chậm trễ hiện nay đang tích tụ những vấn đề mới, đến lúc nào đó không xa có thể xô đẩy đất nước vào tình thế nguy hiểm vượt khả năng xử lý của thế chế chính trị - nhà nước hiện tại. Thực tế nêu trên của đất nước lại diễn ra trong bối cảnh đối đầu Mỹ - Trung chi phối quyết định sự vận động của thế giới đa cực đầy biến động phức tạp hôm nay. Thực ra chiến tranh lạnh II mang tính chất mở màn cho một giai đoạn phát triển mới của thế giới đã bắt đầu ngay từ khi Nga chiếm Ukraina (2014) và việc TQ kiểm soát trên thực tế và hoàn tất quân sự hóa Biển Đông từ đầu thập kỷ 2010s. Với đối đầu Mỹ - Trung, sự khai hỏa là chiến tranh thương mại giữa 2 nước (bắt đầu từ 2018), cục diện quốc tế đi vào một giai đoạn mới, kết thúc giai đoạn trước đó xuất hiện từ sau chiến tranh thế giới II (1945). Như đã trình bày trong thư ngày 25-04-2019 gửi Bộ Chính trị, trong cục diện mới của thế giới do đối đầu Mỹ - Trung chi phối, và trong tình hình Biển Đông đang bên miệng hố chiến tranh, hôm nay nước ta đứng trước thách thức: Làm sao đất nước ta không phải lặp lại một lần nữa con đường đau khổ đầy xương máu trở thành trận địa của 2 phe – như nước ta đã từng bị đẩy vào trong thời kỳ chiến tranh lạnh I (bắt đầu từ 1945 kể từ sau chiến tranh thế giới II)? Quan trọng hơn nữa, làm sao bảo toàn được những thành quả của 43 năm độc lập thống nhất đầu tiên để đất nước ta có thể phát triển tiếp? Trước khi bàn về những thách thức sẽ đến với nước ta trong 2 câu hỏi nêu trên, xin trình bầy đôi điều dưới đây về bối cảnh chung của quốc tế và khu vực liên quan trực tiếp với mọi quyết định và bước đi của nước ta trong thế giới hôm nay. Nói giản lược, về hình thái ý thức hệ, giai đoạn chiến tranh lạnh I (1945-1991) là giai đoạn đối đầu giữa phe XHCN và phe đế quốc chủ nghĩa sau chiến tranh thế giới II; song trên thực tế đó là giai đoạn đối đầu giữa 2 đế chế Xô – Mỹ, kết thúc với sự sụp đổ của các nước LXĐÂ cũ, phe XHCN tan rã 1989-1991. Sau đó sự vận động của thế giới chủ yếu là do xu thế toàn cầu hóa kinh tế thế giới dẫn dắt, các nước phương Tây giữ vai trò chủ đạo và do Mỹ dẫn đầu. CHNDTH ra đời 1949, với tư cách là hậu duệ của đế chế lớn nhất, đông dân nhất và lâu đời nhất trong lịch sử thế giới – đế chế Trung Hoa. Sau mấy thập kỷ liên tiếp trỗi dậy bằng mọi giá với mọi thử nghiệm đầy xương máu trong đối nội cho đến thời Đặng Tiểu Bình, cuối cùng TQ đã nắm bắt được xu thế vận động của thế giới, và đã tìm được con đường phục hưng đế chế Trung Hoa trong cao trào của quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới bắt đầu từ thập kỷ 1980s. Trong vòng 4 thập kỷ, khởi thủy từ vai trò "công xưởng của thế giới", hôm nay CHNDTH trở thành nền kinh tế có quy mô lớn thứ 2 sau Mỹ và sẽ sớm vượt Mỹ trên phương diện này. Nắm giữ một tiềm lực to lớn, lại vào lúc có khủng hoảng ở các nước phương Tây, cơ cấu kinh tế thế giới đang có những thay đổi sâu sắc trong quá trình toàn cầu hóa và trong sự phát triển vũ bão của KHKT và công nghệ, dẫn tới CMCN 4.0 hiện nay, TQ Tập Cận Bình tại đại hội 19 của ĐCSTQ (2017) cho là thời cơ đã đến, quyết định thách thức vai trò số một của Mỹ nhằm tạo ra một trật tự quốc tế mới không có Mỹ - với khát vọng thực hiện "giấc mộng Trung Hoa" – nghĩa là phục hưng đế chế Trung Hoa , dưới lá cờ "CNXH đặc sắc TQ kỷ nguyên mới"! Trên thực tế, kể từ đại hội 18 của ĐCSTQ năm 2012, với 3 công cụ chiến lược trong tay là (1)sức nặng kinh tế TQ đã mang lại cho TQ những lợi thế thâm nhập nguy hiểm, (2)đã hoàn tất việc chiếm trên thực tế và quân sự hóa Biển Đông làm bàn đạp, và (3)chiến lược "vành đai – con đường" (BRI) đã bủa lưới trên một diện rộng ở châu Á, châu Phi, châu Úc và đang lan sang châu Âu, TQ đã quyết định khởi sự cho "giấc mộng Trung Hoa. Những bước mở đầu quan trọng TQ đã giành được là: (1)lũng đoạn đáng kể nhiều quốc gia và nhiều thể chế quốc tế và khu vực, (2)giành được ở châu Phi và châu Á những thành công vượt xa chủ nghĩa thực dân mới của phương Tây thời thế kỷ 20, và (3)đã chia rẽ được ở mức đáng kể giữa Mỹ và một số nước EU quan trọng (vì những nước này coi TQ là khách hàng lớn không thể thiếu cho nền kinh tế của họ). Qua đó TQ ngày nay trở thành vấn đề của cả thế giới, vì bản chất của nó là xâm chiếm không ngừng không gian sinh tồn để tồn tại và phát triển, quan hệ với mọi quốc gia theo nguyên tắc mục tiêu biện minh cho biện pháp, muốn thiết lập một trật tự quốc tế thiên triều–chư hầu, đối kháng với phương thức "win – win", đi ngược lại trào lưu tự do dân chủ và quyền con người trên thế giới. Bản thân CHNDTH là một trại giam khổng lồ đối với các sắc tộc ở Tân Cương, Tây Tạng và Nội Mông, thực hiện đàn áp dã man những người bất đồng chính kiến, phong trào Pháp luân công… Những nội dung này hiển nhiên sẽ là những mầu sắc của một trật tự quốc tế mới do TQ muốn dựng lên và dẫn dắt, đi ngược hẳn với xu thế phát triển của thế giới. Các tổng thống Mỹ từ thời Nixon đến Obama đã mơ hồ và thất bại trong mọi nỗ lực mở cửa cho TQ cùng phát triển với cả thế giới. Mỹ mở cửa nhiều nhất và trở thành thị trường TQ khai thác có hiệu quả nhất, vì Mỹ nuôi hy vọng: Trở thành một cường quốc kinh tế, TQ sẽ cùng với Mỹ hình thành G2 để chia sẻ trách nhiệm dẫn dắt thế giới. Song kết quả lại là TQ trở thành kẻ đối kháng số 1 của Mỹ. TQ hôm nay chẳng những thách thức vai trò số 1 của Mỹ, đã lên kế hoạch đánh đổ hàng hóa công nghệ cao của Mỹ vào năm 2025, mà còn thách thức trực tiếp các giá trị làm nên nước Mỹ, phân hóa / chia rẽ nghiêm trọng các mối liên minh chiến lược của Mỹ, theo đuổi ý đồ hình thành một trục chống Mỹ bao gồm Nga – Thổ - Iran – TQ, tập hợp các lực lượng khác theo kiểu "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã" chống Mỹ, với mục đích cuối cùng hình thành một thế giới do TQ dẫn dắt. Mỹ nhận định: Thách thức của TQ hôm nay đối với Mỹ nguy hiểm hơn và vượt xa thách thức của thời LX trước kia… Chưa nói đến mối nguy nhiều thập kỷ nay Mỹ nhập siêu từ TQ hàng trăm tỷ USD/năm, nhiều sản phẩm công nghiệp Mỹ bị hàng TQ giá rẻ xóa sổ, từng mảng công nghiệp lớn của Mỹ bị hút vào thị trường TQ (hiện tượng outsourcings) gây ra nhiều xáo động trong kinh tế và trong xã hội Mỹ (đặc biệt là vấn đề việc làm và cơ cấu kinh tế). Trong những thập kỷ gần đây TQ thành công đáng kể trong việc hình thành những mạng lưới gián điệp khác nhau dưới mọi dạng (bao gồm một khối lượng hàng chục nghìn sinh viên và cán bộ TQ học tập, nghiên cứu và làm việc ở Mỹ, thiết lập các mối quan hệ với các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu, các tập đoàn kinh tế, thành lập hàng chục viện Khổng Tử, "mua" được một số tình báo và nhân vật Mỹ…). Điều tra năm 2018 của chính quyền Trump về thiệt hại do bị TQ ăn cắp công nghệ và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ước khoảng 600 tỷ USD , một số học giả Mỹ đã cho rằng TQ làm chiến tranh thương mại bẩn (ăn cắp…) đối với Mỹ từ hàng chục năm nay rồi, v… v… Khi lên cầm quyền 01-2017, việc đầu tiên Trump thực hiện trong quan hệ với TQ là quét mạng lưới gián điệp của TQ trên đất Mỹ và đồng thời coi TQ là kẻ thù số 1 của Mỹ vì những lý do nêu trên, đặt vấn đề nhất quyết phải làm thất bại khát vọng phục hưng đế chế Trung Hoa. Trump cho rằng trong quan hệ thương mại với TQ từ hàng chục năm nay Mỹ thiệt hàng trăm tỷ USD/năm, phải chấm dứt tình trạng này . (....) ...nghĩa là ngay hôm nay có thể khẳng định: Giấc mộng Trung Hoa trong tầm nhìn như vậy sẽ vỡ mộng, trước hết (1)vì những nguyên nhân xuất phát từ bản chất đế chế TQ như đã nói ở trên đi ngược với xu thế vận động của thế giới, (2)vì Mỹ tuy sẽ không làm vai trò "sen đầm thế giới" (world gendarme) nữa, song vẫn là quốc gia dẫn đầu và cùng với thế giới tiến bộ là những lực lượng tiếp tục dẫn dắt sự phát triển của thế giới. Trong đối đầu Mỹ - Trung, giới nghiên cứu nói nhiều đến nguy cơ cái bẫy Thucydides – nói ngắn gọn, đấy là nguy cơ đối đầu Mỹ - Trung có thể dẫn tới chiến tranh thế giới III do nghi ngờ nhau giữa 2 bên. Thực ra ngày nay khả năng hủy diệt lẫn nhau quá lớn, nên hầu như nguy cơ cái bẫy Thucydides khó xảy ra. Đối đầu Mỹ - Trung lúc căng thẳng, lúc thỏa hiệp, tạm thời hoặc dài hạn hơn, với Trump và sau Trump, hoàn toàn có thể với những phương thức khác nhau tùy theo mỗi đời tổng thống và xu thế lớn ở Mỹ, bối cảnh quốc tế… Giới nghiên cứu ở Mỹ cho rằng chính giới Mỹ hôm nay (cả Cộng Hòa và Dân chủ) nhìn chung có nhận thức rõ hơn và thống nhất hơn về sự thách thức mang tính đối kháng của TQ đối với Mỹ, song vẫn còn những khác biệt trong cách tiếp cận vấn đề - ví dụ giữa một bên là phe Cộng hòa và một bên là phe Dân chủ. Mới đây nhất Trump đã phê phán Biden (nguyên là phó của Obama) - ứng cử viên cho tranh cử tổng thống khóa tới - là vẫn còn ảo tưởng về TQ! Chưa nói đến đối đầu Mỹ - Trung còn phải chịu sự chi phối ngược trở lại và những tác động tổng hợp của cục diện thế giới đa cực đầy biến động hỗn loạn, bởi vì thế giới hôm nay đa dạng và đa cực – ví dụ bây giờ đang nóng bỏng mối quan hệ Mỹ - Iran, tới mức không một yếu tố riêng lẻ nào dù lớn đến đâu có thể đơn nhất chi phối sự vận động của thế giới. Tập đã phát động trong nước "cuộc vạn lý trường chinh chiến tranh thương mại" để trả đũa Mỹ. Đối đầu Mỹ - Trung chỉ có thể kết thúc một khi trên thế giới đã định hình ra được một khung khổ trật tự mới hiện chưa tiên đoán được. Chiến tranh thế giới III khó xẩy ra, song không có nghĩa tuyệt đối không thể xảy ra, vẫn có những ý kiến cho là chiến tranh Mỹ - Trung là không tránh khỏi – trong đó có Graham Allison / Harvard. Nguy cơ chiến tranh ở Biển Đông là thường trực, không loại trừ diễn biến đột xuất. Trong những biến động không lường trước được của cục diện thế giới đa cực hôm nay còn phải tính đến không ít nguy cơ xảy ra tình huống bất khả kháng (force majeure) có thể bất ngờ đảo ngược nhiều thứ. Tuy nhiên thực tiễn năm đầu tiên đối đầu Mỹ - Trung kể từ khi Trump tiến hành chiến tranh thương mại cho thấy: Kiềm chế hay đẩy lùi được khát vọng giấc mộng Trung Hoa đế chế, khả năng tranh thủ được hòa bình sẽ tăng theo . Đối kháng giữa 2 đế chế có nền kinh tế lớn nhất thế giới, một mặt sẽ dẫn tới sắp xếp lại trật tự quốc tế và mọi mối quan hệ kinh tế toàn cầu, mặt khác sẽ dỡ bỏ hoặc phải thiết kế lại hầu hết các thể chế quốc tế và khu vực đã có được như là kết quả chiến tranh thế giới II (trước hết do Mỹ thiết kế) nhưng nay đã bị TQ thao túng sâu sắc và trở nên lỗi thời, Trump muốn có khung khổ mới thay thế. Trong tình hình như vậy, cục diện thế giới đa cực với nhiều biến động hỗn loạn làm cho đối kháng Mỹ - Trung càng thêm quyết liệt và phức tạp. Thực tế này chi phối sâu sắc sự vận động của thế giới trong nhiều thập kỷ tới hoặc kéo dài hơn nữa, tác động quyết liệt vào mọi quốc gia – đặc biệt là những quốc gia vì những lý do địa lý tự nhiên, địa kinh tế và địa chính trị trở thành nước bên thứ ba với nguy cơ biến thành trận địa trực tiếp của đối đầu Mỹ - Trung, hoặc phải hứng chịu mọi hệ lụy "trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết", trong đó có Việt Nam tọa độ ngay trên điểm nóng nguy hiểm nhất của chiến tuyến đối đầu Mỹ - Trung: Biển Đông! Song khác với thời làm Cách Mạng Tháng Tám và phải sống trong chiến tranh lạnh I trong quá trình kháng chiến giành lại độc lập thống nhất đất nước, hôm nay VN là một nước độc lập có chủ quyền, có một nền kinh tế của gần 100 triệu dân, có quan hệ kinh tế - thương mại năng động với hầu hết mọi nước công nghiệp và nhiều quốc gia khác ở cả 5 châu lục, trong đó nhiều nước là đối tác chiến lược, đối tác toàn diện của nước ta. Nghĩa là Việt Nam hôm nay không phải là một nước nhỏ, giành được vị thế quốc tế và khu vực tương ứng với tầm vóc của đất nước. Với tính cách là một quốc gia như vậy trong cục diện thế giới sang trang hôm nay, VN hoàn toàn đủ tư cách và có đủ thế và lực tự quyết định lấy vị thế quốc gia mình trong tình hình mới này. Với cương vị là một quốc gia như vậy, VN hôm nay cần vứt bỏ lối tư duy tiểu nhược quốc « theo ai? chống ai? », những suy nghĩ của cảm xúc « bài Trung, thoát Trung – hoặc theo Mỹ / chống Mỹ… ». Trong tình hình thế giới sang trang hôm nay, đối với nước ta tiếp tục ngoại giao đu dây sẽ đồng nghĩa với tự sát, bởi vì mọi diễn biến trong đối đầu Mỹ - Trung đều có tính đối kháng quyết liệt, phức tạp, thậm chí có thể bất ngờ và không dự đoán được, các nước bên thứ ba hoặc sẽ không thể ứng phó kịp theo phương thức quả lắc, đu dây.., hoặc có thể bị rơi vào tình thế "việc đã rồi!" (fait accompli!) và thường là sẽ quá muộn để có thể cứu vãn mà VN đã phải nếm trải trong quá khứ... Là nước có chủ quyền và theo đuổi quan điểm chiến lược là hòa bình, hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển với mọi quốc gia trên thế giới, VN cũng không phải cần tới thứ ngoại giao tránh né rất thụ động « 3 không » , mà cần khẳng định dứt khoát trước toàn thế giới: Vì lợi ích của chính mình và của cộng đồng các quốc gia trên thế giới, VN cùng với cả cộng đồng thế giới quyết dấn thân cho hòa bình, hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển. Việt Nam tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mọi quốc gia, đồng thời quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia của mình bằng mọi giá! Trước tình hình thế giới và khu vực hôm nay như đã trình bầy trên, Việt Nam cũng cần khẳng định trước thế giới như một cam kết của mình quyết tâm cùng với cộng đồng ASEAN xây dựng nên một Đông Nam Á của hòa bình, hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển. Tôi nghĩ (1)với vị trí địa đầu của nước ta tại khu vực do địa lí tự nhiên, địa kinh tế và địa chính trị khách quan tạo ra cho nước ta, (2)dựa vào thế và lực của nước ta tích lũy được hôm nay, và (3)vị thế hiện nay nước ta đã giành được trên trường quốc tế - đấy là 3 yếu tố vừa cho phép, vừa đòi hỏi nước ta phải thực hiện một nền ngoại giao dấn thân như đã trình bầy trên, vì 3 lẽ cơ bản sau đây: (1) Nước ta dứt khoát phải vứt bỏ thân phận quân cờ trên bàn cờ thế giới và khu vực hôm nay để tự quyết định vận mệnh quốc gia của mình, nhất quyết không để cho đất nước mình lại trở thành trận địa cho sự giành giật lẫn nhau giữa các siêu cường. (2) Hòa bình, hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển phải tự mình dấn thân giành lấy, phải cùng với cả cộng đồng thế giới dấn thân cùng nhau giành lấy, không thể có chuyện ăn không (no free lunch!), cũng như không thể một mình đi xin mà có được, cũng không thể đơn độc một mình giành lấy được! (3) Xây dựng đất nước phát triển và thực hiện nền ngoại giao dấn thân là con đường sống và phát triển của đất nước trong mọi tình huống của một thế giới sang trang đầy xáo trộn và đầy biến động nguy hiểm hiện nay; thế và lực hiện đã tích lũy được hoàn toàn cho phép VN theo đuổi mục tiêu chiến lược này. Điều kiện tiên quyết cho hoàn thành mục tiêu chiến lược nêu trên là VN phải có một thể chế chính trị / nhà nước dân chủ, đoàn kết được toàn dân tộc phát huy mọi tiềm năng của mình, nhất trí cùng nhau đứng lên nắm lấy cơ hội đồi đời đất nước bây giờ mới có. Trước thực tế quyết liệt như trên, xin hỏi: ĐCSVN và đội ngũ lãnh đạo của mình, có dám nhận về mình trách nhiệm lịch sử trước đất nước là tiên phong đi cùng với toàn dân tộc, xả thân phấn đấu tạo ra điều kiện tiên quyết nói trên để mở ra con đường sống cho đất nước hay không? Đấy là con đường tự quyết định lấy vận mệnh của chính mình, chủ động chặn đứng nguy cơ "trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết" đang lăm le ập đến nước ta một lần nữa, – [lần trước đây là con đường nước ta đã bị đẩy vào kể từ sau Cách Mạng Tháng Tám, với 4 cuộc chiến tranh đẫm máu kéo dài 3 thế hệ đổ vào đất nước!] Hơn nữa, chủ động giành lấy cơ hội tự quyết định lấy vận mệnh quốc gia mình trong bối cảnh quốc tế và khu vực hôm nay là con đường chủ động bảo toàn mọi thành quả cách mạng đã giành được, có vị thế mạnh để giữ hòa bình và hợp tác, mở ra cho đất nước ta con đường phát triển mới. Xin nhắc lại một lần nữa để thấy rõ mối tương quan giữa 2 thời kỳ và so sánh: - Khi chiến tranh thế giới II kết thúc mở ra cục diện quốc tế mới thời đó, Đảng dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định làm Cách Mạng Tháng Tám, dựng lên nước VNDCCH, bắt đầu con đường giành lại thống nhất đất nước và xây dựng nên CHXHCNVN hôm nay. - Trong tình hình thế giới sang trang hôm nay đang hình thành dần một trật tự quốc tế mới, ĐCSVN và đội ngũ lãnh đạo của nó lựa chọn gì cho đất nước? Trả lời được câu hỏi này, sẽ nhận thức được tầm vóc nhiệm vụ lịch sử đặt ra cho Đảng ngay tại Đại hội XIII này, không thể trì hoãn được! Giai đoạn cách mạng mới đòi hỏi mục tiêu chiến lược mới, đường lối mới, và phương thức vận động mới! Xin đặc biệt nhấn mạnh: Phải thực hiện sớm nhất và trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể việc tạo ra cho nước ta điều kiện tiên quyết là xây dựng thể chế chính trị - nhà nước dân chủ! Đó là thách đố số một đối với toàn thể dân tộc ta lúc này – nhất là đối với ĐCSVN với tính cách là người duy nhất nắm mọi quyền lực trong tay và do đó phải chịu trách nhiệm ràng buộc trong nhiệm vụ kiến tạo ra điều kiện tiên quyết này. Chậm trễ, mọi chuyện sẽ trở nên vô nghĩa để nhường chỗ cho mọi hệ lụy tiêu cực và thảm họa. (Còn tiếp). | ||||||||||
Đoàn tầu Việt Nam và định vị quốc gia Posted: 10 Jun 2019 12:59 AM PDT Nguyễn Quang Dy: "Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung thực chất là một cuộc chiến tranh lạnh kiểu mới, như thế cờ vây của Mỹ với Trung Quốc. Đó là một cơ may lớn cho Việt Nam, vì nó đang làm Trung Quốc suy thoái. Chỉ khi nào Trung Quốc suy yếu thì Việt Nam mới có cơ hội thoát khỏi ảnh hưởng của họ, để đối mới và phục hưng quốc gia. Cơ hội đó đã từng bị tuột mất vào năm 1978 và năm 1990, nay hy vọng không để cơ hội đó bị tuột mất lần nữa." Trong bài này, tôi mượn hình tượng "đoàn tàu Việt Nam" để dễ hình dung và chia sẻ, với những ẩn ức và ám ảnh trong tâm thức người Việt. Đã lâu tôi không đi tầu, nhưng những kỷ niệm khó quên về tầu hỏa vẫn còn đọng lại từ thời niên thiếu và thời chiến tranh. Nay tôi ngại đi tầu không phải chỉ vì nó chạy quá chậm, mà còn vì những ám ảnh trong tâm thức. Đoàn tầu Việt Nam đang ở đâu Mỗi lần nghe bài hát "tầu anh qua núi" tôi lại thấy buồn, tuy bài hát đó có giai điệu vui. Tôi nhớ có lần (cuối thập niên 1980), đã theo một đoàn làm phim Úc đi từ Bắc vào Nam để quay phim tài liệu về tầu hỏa. Tôi vẫn nhớ hình ảnh tuyệt đẹp khi đầu tầu hơi nước hú còi và phun khói trắng hòa vào mây trời trước khi đoàn tàu trườn mình vượt đèo Hải Vân. Từ đó đến nay, "đoàn tàu Việt Nam" hầu như không có gì thay đổi. Vẫn là những đầu tàu cũ kỹ ỳ ạch kéo những chiếc toa cũ kỹ lầm lũi chạy trên tuyến đường sắt chật hẹp (1,100m). Vẫn là cái barrier chắn đường thời trước để chặn dòng chảy đường bộ cho "tầu anh qua phố", làm du khách nước ngoài ngỡ ngàng thích thú như xem bộ phim "Oriental Express". Hình tượng đó vẫn ám ảnh tâm thức về một đất nước giàu đẹp nhưng "không chịu phát triển", như hoài niệm về câu truyện cho trẻ em thời trước là "Mít Đặc và Biết Tuốt" (tại bến "lần sau tầu chạy"). Trong khi "chính phủ kiến tạo" nói nhiều về công nghệ 4.0, thì hệ tư duy (mindset) và hệ quy chiếu (paradigm) của người Việt vẫn dừng lại ở ngã ba đường. Từ cuối thập niên 1990, tuyến đường sắt Hà Nội-Lào Cai đã có mấy toa "tàu Victoria" chủ yếu để phục vụ khách nước ngoài của khách sạn Victoria ở Sapa. Tại sao họ làm được một đoàn tầu tử tế cho khách hàng của họ, mà nghành đường sắt Việt Nam sau mấy thập kỷ vẫn chưa làm được những toa tầu tử tế như vậy cho người Việt mình? Thật là vô lý! Hơn bốn thập kỷ sau chiến tranh, Việt Nam tuy nhiều tài nguyên, nhưng khai thác đến cạn kiệt mà vẫn chưa công nghiệp hóa và hiện đại hóa, vẫn tụt hậu so với nước láng giềng. Bộ GTVT thừa nhận Việt Nam chưa làm được cao tốc Bắc-Nam, mà "chỉ có Trung Quốc làm được", bất chấp bài học đau đớn về dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông. Ám ảnh về "đoàn tàu Việt Nam" là hệ quả của mấy thập kỷ cải cách kinh tế thị trường (nhưng què quặt) vì "định hướng XHCN" (đã lỗi thời). Đó là một thể chế bất cập được duy trì quá lâu làm triệt tiêu các nguồn lực tích cực dựa trên hệ giá trị cốt lõi của dân tộc, nhưng hậu thuẫn cho các nguồn lực tiêu cực dựa trên lợi ích nhóm "thân hữu" (cronyism). Thể chế đó đã sinh ra "một bầy sâu" (theo lời ông Trương Tấn Sang) đang đua nhau đục khoét và "ăn của dân không từ một cái gì" (theo lời bà Nguyễn Thị Doan). Chiến dịch chống tham nhũng của TBT-CTN Nguyễn Phú Trọng tuy đạt được những kết quả đáng khích lệ, được đa số người dân ủng hộ, nhưng khó thành công nếu không giải quyết tận gốc. Cái gốc đó là thể chế (như cái vỏ) đã lỗi thời, kìm hãm sự phát triển nguồn lực dân tộc (là cái lõi), cản trở dòng chảy của lịch sử. Các quốc gia hưng thịnh hay suy vong đều do các nguyên nhân nội tại. Sẽ là sai lầm và bi kịch nếu vẫn cố bám giữ "chủ nghĩa đặc thù" (exceptionalism) để bào chữa cho sự trì trệ bằng tư duy "tiệm tiến" (gradualism). Sau ba thập kỷ, động lực đổi mới (vòng một) đã hết đà, phải đổi mới (vòng hai) trước khi quá muộn. Tại sao phải định vị quốc gia Muốn phát triển, các doanh nghiệp thường phải "định vị" (positioning) trên thị trường. Các quốc gia cũng phải định vị (hoặc tái định vị) nước mình, nhất là khi bàn cờ quốc tế biến đổi. Mấy năm qua, trật tự thế giới đã bị đảo lộn đến chóng mặt và khó lường. Nếu không định vị lại và điều chỉnh chiến lược, Việt Nam dễ bị mắc kẹt vào thế "lưỡng nan" (ketch 22). Hãy thử so sánh Việt Nam với nước láng giềng Thailand (trong ASEAN). Năm 2012, Per Capita của Việt Nam là US$ 1.373, bằng Thailand năm 1981 (tụt hậu 30 năm). Theo dự đoán của IMF, đến năm 2019, Per Capita của Việt Nam sẽ là US$ 2.473, bằng Thailand năm 1985 (tụt hậu 34 năm). Việt Nam đã từng tuyên bố đến năm 2020 sẽ là một nước công nghiệp, nhưng đến nay vẫn chưa công nghiệp hóa, năng suất lao động vào loại thấp nhất khu vực. Hàn Quốc là một nước Đông Á, cũng bị thuộc địa, chiến tranh, và chia cắt Bắc-Nam, nhưng sau ba thập kỷ (1960-1990) đã vươn lên thành cường quốc. GDP Hàn quốc (năm 1960) là US$ 155, trong khi Việt Nam (năm 1981) là US$ 251. Nhưng sau 30 năm, GDP của Hàn Quốc tăng 34 lần, trong khi GDP của Việt Nam tăng có 4,25 lần (bằng 1/8 Hàn quốc). Hàn quốc là một nước độc tài, nhưng để trở thành cường quốc, họ phải chuyển sang thể chế dân chủ (theo quy luật tất yếu). Tuy cùng vạch xuất phát tương tự, nhưng Hàn Quốc nay đã giàu mạnh. Việt Nam tuy thống nhất, nhưng nay vẫn nghèo nàn, tụt hậu. Việt Nam phải trả giá quá đắt cho sự ngộ nhận và nhầm lẫn, dẫn đến thất bại trong thời hậu chiến. Trong bốn thập kỷ thực dân Pháp đô hộ Việt Nam, tuy 95% người dân mù chữ, nhưng họ đã xây dựng được đường sắt, đường bộ, cầu cống, cảng biển, sân bay, thành phố Hà Nội và Sài gòn (như "hòn ngọc Viễn Đông"). Nay với trình độ công nghệ cao hơn gấp nhiều lần, tuy 95% người dân biết chữ, nhưng hệ thống đường sắt vẫn kém hơn thời Pháp thuộc. Hệ thống đường bộ, cầu cống, cảng biển, tuy có mở rộng, nhưng cơi nới và chắp vá. Đường phố Hà Nội nay mấp mô, lồi lõm, đầy "ổ trâu", như đường nông thôn. Các nắp cống đủ kiểu lồi lên, tụt xuống thành những cái bẫy như "thập diện mai phục'. Vỉa hè năm nào cũng bị đào bới lát lại, để nhóm lợi ích kiếm chác như cái mỏ lộ thiên. Điều đó cứ hồn nhiên lặp đi lặp lại như chuyện tất nhiên (hay "new normal"). Lạ thay, chẳng thấy ai chịu trách nhiệm. Không phải do thiếu kinh phí hay thiếu công nghệ, mà thể chế độc quyền đã làm cho ngành giao thông công chính và điện/nước trở thành nhóm lợi ích "không chịu phát triển" và bị phân liệt (dysfunctional). Hình ảnh những cột điện với các búi dây điện nhằng nhịt như mạng nhện đã làm Bill Gates ngỡ ngàng, trong khi đường ống nước Sông Đà vỡ tới 21 lần. Khi đã ngoài 40 tuổi (giai đoạn trưởng thành) người ta thường không nhầm lẫn nữa. Theo khoa học tổ chức, bốn thập kỷ là quá đủ để mỗi công ty hay mỗi quốc gia trưởng thành, với ít nhất ba thế hệ kế tục, đủ thời gian cho các giá trị cốt lõi của dân tộc định hình. Nhưng ngành giáo dục Việt Nam vẫn đang bê bối với nạn chạy điểm, làm hỏng cả thế hệ trẻ. Đã hơn bốn thập kỷ sau chiến tranh, Việt Nam vẫn loay hoay tại ngã ba đường, vẫn chưa hòa giải dân tộc và chưa thoát khỏi cái bẫy ý thức hệ, nên quốc gia vẫn chưa trưởng thành (vẫn tiếp tục "nation building"). Theo quy luật tự nhiên (sinh-lão-bệnh-tử), đã đến lúc Việt Nam phải đổi mới thể chế toàn diện, như khuyến nghị của "Báo cáo Việt Nam 2035". Chiến tranh lồng ghép Hiện nay, Trung Quốc đang tiến hành một cuộc "chiến tranh lồng ghép" (Hybrid warfare) là khái niệm mới được Bộ Quốc phòng Mỹ đề cập đến từ năm 2008. Đó là một cuộc chiến tranh không dùng quân đội và vũ khí, mà sử dụng những biện pháp "phi vũ trang" để triệt hạ toàn diện các mục tiêu của đối phương. Theo Wikipedia, "Hybrid warfare" lồng ghép chiến tranh thông thường với những biện pháp không thông thường khác như chiến tranh mạng (cyberwarfare), pháp lý (lawfare), tin vịt (fake news), và can thiệp vào bầu cử, v.v… Nói cách khác, đó là binh pháp Tôn Tử (không đánh mà thắng) vận dụng linh hoạt nhiều biện pháp trong "vùng sám" (grey area), để phá hoại không gian sinh tồn, cơ sở hạ tầng, và làm biến đổi hệ giá trị cốt lõi của đối phương. Trung Quốc có thể cho vay dài hạn để lũng đoạn kinh tế. Việt Jet và Bamboo Airways lấy tiền đâu để mua 110 máy bay Boeing? Việt Nam phải nhập 60% nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc. Các nhà thầu Trung Quốc nắm hơn 90% các gói thầu EPC, chiếm 77/106 các dự án lớn trọng điểm của Việt Nam. Đến nay, Việt Nam đã cho Trung Quốc thuê 300.000 Ha rừng đầu nguồn (thời hạn 50 năm) và thuê cảng nước sâu Vũng Áng cùng Formosa (thời hạn 70 năm). Hai nhà máy bauxite Tân Rai và Nhân Cơ lỗ hàng trăm tỷ VNĐ/năm, và gây hiểm họa môi trường miền Trung. Theo Kiểm toán Nhà nước (2018), dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông, vốn đầu tư là 8.770 tỷ VNĐ, đã bị đội vốn lên 18.000 tỷ VNĐ (tăng 205%), dự kiến hoàn thành 6/2014 và chính thức khai thác thương mại 6/2015 (nay chậm tiến độ 4 năm). Nếu thu mỗi ngày 100 triệu VNĐ (theo bộ GTVT) thì phải mất 10.000 năm mới thu hồi được vốn. Theo NHK, đây là "tuyến đường tai tiếng nhất thế giới" (vừa chậm, vừa xấu, vừa không an toàn). Nhưng bộ GTVT vẫn muốn Trung Quốc làm đường Cao tốc Bắc-Nam, một dự án chiến lược quan trọng hơn cả ba đặc khu. Trung Quốc muốn dùng cái bẫy ý thức hệ để buộc chặt Việt Nam vào cộng đồng "cùng chung vận mệnh" (chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, xã hội, giáo dục). Việt Nam có thể bị xô đẩy vào vòng Bắc thuộc mới (như ông Nguyễn Cơ Thạch đã cảnh báo), vì vậy phải tỉnh ngộ để thoát khỏi cái vòng kim cô "16 chữ vàng". Theo Minxin Pei, trật tự thời "hậu Thiên An Môn" đã chấm dứt từ năm 2012 khi Tập Cận Bình lên cầm quyền, và từng bước thay đổi những nguyên tắc mà Đặng Tiểu Bình đã xác lập. Trung Quốc đã tăng cường "chế độ tư bản nhà nước" (state capitalism), và triển khai các tham vọng địa chính trị trên toàn cầu, xô đẩy Mỹ và phương Tây phải chống lại họ. (The Lasting Tragedy of Tiananmen Square, Minxin Pei, Project Syndicate, May 31, 2019). Henry Paulson (cựu bộ trưởng tài chính) kêu gọi Trung Quốc và Mỹ thỏa thuận về "các dự án hữu hình để xây dựng lòng tin", là điều quan trọng lúc này. (America and China must manage their rivalry or risk disaster, Economist, May 16, 2019). Nhưng David Dollar (Viện (Brookings) cho rằng cách đây không lâu Mỹ và Trung Quốc đã cố gắng làm giảm căng thằng bằng cách hứa hẹn mở rộng thương mại, "nhưng nay đã quá muộn để làm việc đó". Theo Hal Brands (Johns Hopkins), siêu cường nào muốn thắng trong cuộc chiến sắp tới phải hiểu đúng nguyên nhân của nó. (The Real Origins of the US-China Cold War, Charles Edel & Hal Brands, Foreign Policy, June 2, 2019). Stephen Walt (Harvard) lập luận rằng chủ nghĩa dân tộc là động lực mạnh mẽ và lâu dài trong chính trị quốc tế, để tăng cường năng lực quốc gia, nhưng phải hiểu được giá trị thực sự và hạn chế tác hại của nó. (You Can't Defeat Nationalism, So Stop Trying, Stephen Walt, Foreign Policy, June 4, 2019). Thay lời kết "Đoàn tầu Việt Nam" đã bị các nhóm lợi ích thân hữu thao túng (hijacked), chạy theo hướng có lợi cho họ (như câu chuyện AVG, BOT, Đặc khu Kinh tế, v.v.). Họ tìm cách lũng đoạn chính quyền để tham nhũng chính sách (là tham nhũng tệ hại nhất), nên đã bẻ ghi cho đoàn tầu Việt Nam đi chệch hướng khỏi các mục tiêu dân tộc và dân chủ. Về lâu dài, chống tham nhũng và kiểm soát quyền lực của các nhóm lợi ích thân hữu là mục tiêu hàng đầu. Muốn định vị quốc gia, phải "kiến tạo" và đổi mới "vòng hai", với khẩu hiệu "đổi mới hay là chết" (như lúc đổi mới "vòng một"). Để đổi mới "vòng hai", phải đổi mới thể chế toàn diện để thoát khỏi cái "vòng kim cô" về ý thức hệ đã kìm hãm và làm đất nước tụt hậu. Tại đối thoại Shangri-La (Singapore, 31/5/2019) thái độ cứng rắn của Mỹ và Trung Quốc làm mấy nước khu vực lo ngại vì 2 xu thế: (1) Mỹ-Trung vừa đánh vừa đàm, trước mắt rất khó thỏa thuận; (2) Biển Đông và Đài Loan đang trở thành tiêu điểm của đối đầu Mỹ-Trung. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung thực chất là một cuộc chiến tranh lạnh kiểu mới, như thế cờ vây của Mỹ với Trung Quốc. Đó là một cơ may lớn cho Việt Nam, vì nó đang làm Trung Quốc suy thoái. Chỉ khi nào Trung Quốc suy yếu thì Việt Nam mới có cơ hội thoát khỏi ảnh hưởng của họ, để đối mới và phục hưng quốc gia. Cơ hội đó đã từng bị tuột mất vào năm 1978 và năm 1990, nay hy vọng không để cơ hội đó bị tuột mất lần nữa. NQD. 6/6/2019 | ||||||||||
Những nghi vấn về 3 triệu tấn chất thải mỗi năm của Formosa Posted: 10 Jun 2019 12:43 AM PDT
Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) đã đi vào hoạt động được hai năm (từ tháng 5.2017). Đến gần đây, thông tin mỗi năm Formosa thải ra môi trường hơn 3,3 triệu tấn chất thải mới được tiết lộ. Con số khổng lồ này khiến cho dư luận ngỡ ngàng và lo âu về hậu quả môi trường mà đất nước phải gánh chịu. Nguy cơ cho môi trường, không chỉ đến từ đống chất thải của Formosa mà còn là những nghi vấn về công việc giám sát hoạt động xả thải của chính Bộ Tài nguyên-Môi trường (TN-MT) và các đơn vị thuộc cấp. Từ năm 2017, dù đã được Bộ TN-MT đưa vào diện giám sát đặc biệt, vậy mà giữa năm 2018, Formosa đã khởi công "núi nhân tạo", sử dụng gần một triệu tấn chất thải lại không được phát hiện và ngăn chặn. Dù sau đó, Bộ TN-MT lên tiếng, cho rằng đó là "chất thải hợp quy chuẩn". Đồng thời Tổng cục Môi trường ra quyết định đình chỉ công trình, yêu cầu Formosa "báo cáo đánh giá tác động môi trường" và hoàn tất thủ tục xây dựng. Vì sao? Và liệu ai có thể biết khối lượng chất thải đã thi công công trình này gồm những gì? Tiếp theo, là hàng chục ngàn tấn xỉ thải của Formosa, ngang nhiên ra khỏi nhà máy, bán cho một doanh nghiệp chuyển lên Thái Nguyên. Chỉ đến khi Sở TN- MT tỉnh Thái Nguyên phát hiện xỉ thải này có hàm lượng pH vượt ngưỡng nguy hại, thì Tổng cục Môi trường mới lên tiếng. Ông Hoàng Văn Thức, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ TN-MT nói với báo chí "đó là nguyên liệu sản xuất gang thép được coi là phế liệu làm nguyên liệu". Tương tự, Tổng cục Môi trường đồng thời cũng yêu cầu dừng chuyển giao xỉ gang của Formosa cho các đơn vị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Câu hỏi đặt ra: Ai chịu trách nhiệm kiểm soát việc Formosa bán xỉ thải, và cơ chế nào để xác định đó là phế liệu an toàn? Đầu tháng 4 năm nay, Công an Hà Tĩnh phát công văn kiến nghị Bộ TN-MT và các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát việc xử lý chất thải của Formosa. Nội dung của văn bản này cho biết: hàng năm Formosa thải ra hơn 3,3 triệu tấn với 14 nhóm và 64 danh mục với hàng nghìn tên chất thải. Không phải chất thải phức tạp mà cảnh sát môi trường Hà Tĩnh tuyên bố "bất lực". Có lẽ, điều mà cảnh sát môi trường Hà Tĩnh "kêu cứu" chính là việc phân loại các loại chất thải đều do Formosa thuê các đơn vị tư nhân (được Bộ TN-MT cấp phép) phân tích các chỉ tiêu về môi trường. Theo cảnh sát môi trường Hà Tĩnh, cơ quan chức năng không lấy mẫu đối chứng để kiểm tra tính chính xác trong kết quả phân tích. Các kết quả phân tích vượt ngưỡng, Formosa không cung cấp cho cơ quan chức năng để theo dõi quản lý. Công an tỉnh Hà Tĩnh còn chỉ rõ các loại bùn của Formosa là chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nên không thể dùng từ "bùn quặng", "bùn khoáng"... dẫn đến sai lệch bản chất của chất thải. Đến đây, thì không còn nghi ngờ gì về một lỗ hổng căn bản trong cơ chế kiểm soát xả thải của Formosa, cho dù Bộ TN-MT đã công bố ba biện pháp giám sát đặc biệt gồm: giám sát hàng ngày; giám sát liên tục bằng các thiết bị quan trắc tự động; Bộ TN-MT kiểm tra định kỳ, đột xuất... Để có câu trả lời xác đáng trước công luận, có lẽ đã đến lúc cần có một biện pháp toàn diện, mạnh mẽ hơn, với sự vào cuộc của nhiều cơ quan chức năng đủ thẩm quyền, và ở cấp cao hơn. Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh được cấp phép đầu tư vào năm 2008 với nhiều ưu đãi về thuế nói chung, cùng với hơn 3.300ha đất (gồm hơn 2.000ha mặt đất và hơn 1.293ha mặt nước), cho thuê tới 70 năm (dù quy định Việt Nam chỉ cho phép cho thuê tối đa 50 năm). Tổng tiền thuê mặt bằng trong 70 năm tương đương 96,22 tỷ đồng, và nhà đầu tư đã trả ngay một lần. Đặc biệt, trong một văn bản vào đầu tháng 4.2019 của Tổng cục Hải quan trả lời Formosa về vấn đề nộp thuế có nội dung: "Căn cứ vào công văn số 1602/TTg-QHQT ngày 31.8.2010 của Thủ tướng Chính phủ thì "cho phép miễn thuế nhập khẩu trong suốt thời gian thực hiện dự án quy định tại giấy chứng nhận đầu tư số 282023000001 ngày 12.6.2008 của Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng - tỉnh Hà Tĩnh đối với: than; quặng sắt và một số nguyên liệu, vật tư cần thiết khác trong nước chưa sản xuất, được nhập khẩu phục vụ Dự án khu liên hiệp gang thép". Đầu tháng 5, theo VTV, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng đã giao Bộ Tư pháp chủ trì phối hợp Bộ Tài chính làm rõ vị thế pháp lý một số văn bản của các chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu đối với dự án của Công ty Formosa Hà Tĩnh để xác định đây là các văn bản pháp luật hay văn bản chỉ đạo nội bộ của Chính phủ. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính rà soát, đánh giá tình hình thực hiện chính sách ưu đãi thuế đối với dự án của Formosa, trong đó làm rõ sự cần thiết, lợi ích của Nhà nước, cơ sở pháp lý, thẩm quyền quyết định việc tiếp tục áp dụng chính sách ưu đãi thuế đối với dự án... Yêu cầu của Phó thủ tướng, hẳn sẽ là một câu trả lời mà công luận đang rất quan tâm. Nguồn:Theo Người Đô Thị | ||||||||||
Posted: 10 Jun 2019 12:38 AM PDT
Qua vụ ông Đoàn Ngọc Hải từ chức gây xôn xao dư luận, nhiều người đặt câu hỏi khi bổ nhiệm, điều động quan chức ở xứ ta thì điều gì là ưu tiên, chuyên môn, năng lực, sở trường, hay là điều gì khác? Mấy ngày qua, sự kiện ông Đoàn Ngọc Hải nộp đơn xin từ chức ngay sau khi được bổ nhiệm là Phó tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn khiến nhiều coi đây là một "hiện tượng lạ" gây những tranh cãi. Có người cho rằng ông vô kỷ luật, có người lại cho rằng ông là người cương trực, dám từ bỏ một chức vụ lương cao lộc lớn... Rất thẳng thắn, ông Hải tự nhận là mình không đủ chuyên môn để đảm nhận chức vụ mới và nếu miễn cưỡng nhận nhiệm vụ "trái với sở trường, chuyên môn và tâm huyết thì có thể gây ra những hệ quả nghiêm trọng, sẽ làm tổn thương đến uy tín của Đảng, tiền bạc và tài sản của nhân dân". Ông còn cho rằng những lần dự định điều động như lần về công ty mới này "có thể nói là tùy tiện, đã làm tổn thương cá nhân tôi" và "phải chăng việc tôi đi chỉ huy dọn dẹp vỉa hè đã đụng chạm đến lợi ích của nhiều người có máu mặt và kết quả với tôi ngày hôm nay là như vậy?". Việc ông Hải từ chức vì nhận thấy mình không đủ chuyên môn khiến người ta nhớ đến vụ Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao, tướng Nguyễn Thanh Hóa, người nhận là không biết gì về mạng, thiết bị số, cả máy vi tính cũng không, nhưng vẫn nhận nhiệm vụ lãnh đạo một đơn vị phòng chống tội phạm trên lãnh vực công nghệ cao và đã để xảy ra vụ án đánh bạc nghìn tỉ. Nhiều người có thể tự hỏi là khi bổ nhiệm, "điều động" quan chức ở xứ ta thì điều gì là ưu tiên, chuyên môn, năng lực, sở trường hay là điều gì khác? Trở lại với trường hợp của ông Đoàn Ngọc Hải, chúng ta thử lý giải vì sao những "hiện tượng từ chức" như ông lại cực kỳ hiếm có ở xứ ta, trong khi ở xứ người đó lại là những hiện tượng rất bình thường? Ở xứ người, quan chức từ chức "thấy mà ham": một bộ trưởng như Bộ trưởng Tài nguyên và môi trường Mexico Gonzalez Blanco đã từ chức vì làm trễ một chuyến bay 30 phút, một thủ tướng như Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố từ chức do không thể đưa đất nước đến thỏa thuận Brexit, và còn rất nhiều lãnh đạo, quan chức khác lập tức từ chức khi xảy ra các cuộc khủng hoảng, có khi không phải do lỗi của họ. Còn nước ta? Khủng hoảng ít nhiều đã xảy ra trong các lĩnh vực như giao thông vận tải, giáo dục đào tạo, có người cũng đứng ra "nhận trách nhiệm", nhưng không thấy ai từ chức... Có thể thấy sự khác biệt của phần lớn các quan chức nước ta so với nhiều nước trên thế giới là quan trường là sự nghiệp chủ yếu của cả đời họ. Nhiều người khi rời khỏi chức vụ, quan trường thì không có khả năng tạo dựng một sự nghiệp mới. Có khá nhiều người có được tiền bạc, của cải, tài sản, dinh thự hoành tráng từ khi có quyền chức trong khi ở nhiều nước, các quan chức thường là những người đã có tiền, đã thành đạt rồi mới ra phục vụ cho sự nghiệp chung. Họ có thể dễ dàng từ bỏ chức vụ công cộng để quay về với sự nghiệp tư nhân của mình. Trường hợp như Tổng thống Mỹ Donald Trump là một điển hình, ông là một doanh nhân rất thành đạt, khi ra làm tổng thống ông chỉ nhận mức lương tương trưng là 1 đô la mỗi năm. Và như nhận định của một triết gia, một đất nước, một công sở được điều hành bởi những người có tiền rồi mới có quyền có thể sẽ tốt hơn là đất nước, công sở được điều hành bởi những người có quyền rồi mới có tiền... Lùi xa về quá khứ, ta thấy nhiều vị hiền quan rất sẵn sàng "nhẹ bước thanh vân" lui về ở ẩn khi điều kiện không cho phép họ thực hiện hoài bão phục vụ người dân. "Rằng xưa có gã từ quan, lên non tìm động hoa vàng... ngủ say" (thơ Phạm Thiên Thư). Đó thường là những vị quan liêm chính, có chí khí của những "kẻ sĩ", điều mà ngày nay có thể đã trở thành hiếm hoi. Một cơ chế "chiêu hiền đãi sĩ", thường xuyên thanh lọc, cạnh tranh đào thải ở những chốn "quan trường" sẽ khiến cho việc từ chức, cách chức trở nên bình thường, không trở thành "hiện tượng lạ" gây tranh cãi như trường hợp ông Đoàn Ngọc Hải. Và đó cũng chính là một trong những động lực đưa đất nước đi lên... Đoàn Đạt | ||||||||||
Suy nghĩ cùng ông Nhị Lê về hai chữ 'liêm sỉ' Posted: 10 Jun 2019 12:33 AM PDT
Liêm sỉ là hai trong bảy đức tính căn bản của con người. Liêm là đạo đức trong sạch, không tham; Sỉ là lòng biết xấu hổ. Người không có liêm sỉ là người tham lam, không biết xấu hổ. Trong thực tế khi nói một người vô liêm sỉ thì ý chính là nói người đó không biết xấu hổ khi thực hiện những hành vi vô đạo đức. Đọc những dòng ông Nhị Lê trả lời phỏng vấn về đề tài này, tôi hiểu ông muốn nói hiện trạng thiếu liêm sỉ trong các đảng viên đang ở mức đáng lo. Tôi nghĩ rằng rất nhiều người Việt chia sẻ trăn trở này của ông. Trước sự suy thoái của xã hội và đất nước hiện nay, sự suy thoái mà cho dù chưa định lượng được hết thì cũng dễ định tính vì rất dễ thấy, suy thoái nghiêm trọng và trên nhiều mặt hoạt động của xã hội, suy thoái đi sâu cả vào văn hóa, giáo dục... thì có người Việt nào quan tâm tới sự phát triển và vận mệnh tổ quốc không trăn trở? Xin được tiếp dòng suy nghĩ của ông trong ba điều sau: 1. Tầm vóc của vấn đề Ông Nhị Lê đặt vấn đề: "Vì sao... đây đó, thanh niên của chúng ta chưa có nguyện vọng, chưa khao khát đứng, thậm chí "ngại ngần" đứng trong hàng ngũ của Đảng?". Ông nghĩ vì "họ nhìn thấy những đảng viên hằng ngày hằng giờ sống quanh họ chưa thực sự nêu gương, ảnh hưởng đến niềm tin của họ về Đảng. Thậm chí có những đảng viên đi ngược đạo lý, ngược lại lợi ích của nhân dân". Thưa ông Nhị Lê, tôi đồng ý với vấn đề ông đặt ra, nhưng lại cho rằng vấn đề đặt ra chưa đúng với tầm vóc của nó. Nào phải "thậm chí có những đảng viên đi ngược đạo lý, ngược lại lợi ích của nhân dân", mà là đã có rất nhiều đảng viên thành "một bầy sâu lúc nhúc" lợi dụng chức quyền "ăn không từ một thứ gì", ăn rất hỗn tạp, ăn không cần chùi mép, ngang nhiên trước bàn dân thiên hạ! Có mấy huyện không có biệt phủ của quan chức? Có mấy quan chức không có "sân sau" trong lĩnh vực mình có ảnh hưởng hay có quyền thế trực tiếp? Vì không nắm số liệu cụ thể, tôi không dám nói bao nhiêu phần trăm đảng viên như thế, nhưng tôi cho rằng số vụ việc diễn ra trước mắt dân chúng đã là một tỷ lệ lớn, vượt quá mức cho phép với bất kỳ bộ máy công quyền nào! Liêm sỉ còn thể hiện ở chỗ không biết cũng nói, biết điều mình nói ra ai cũng biết là không đúng, không trung thực mà cũng nói. Bản thân biệt phủ nguy nga mà mở miệng giảng cần kiệm liêm chính. Gia đình, họ hàng, hàng chục người kéo nhau chiếm vị trí cao của tỉnh trong lúc mình là quan đầu tỉnh, có con ruột và cháu dính líu vào gian lận thi cử mà vẫn nhơn nhơn điều nhân nghĩa... Liêm sỉ cũng thể hiện ở việc không biết từ chức khi không hoàn thành trách nhiệm, gây nhiều sai sót khiến đất nước thiệt hại nặng nề, dân chúng bất mãn, khinh khi... Do đó, trong khi thông cảm với phát biểu dè dặt của ông Nhị Lê, tôi cho rằng vấn đề thiếu liêm sỉ trong các đảng viên đang là vấn đề trầm trọng! 2. Quốc pháp cao hơn đảng cương, hay ngược lại? Trong các lý do, lý do ông Nhị Lê nghĩ tới trước nhất là do kỷ luật lỏng lẻo. Ông nói: "gia có gia phong, nước có quốc pháp, đảng có đảng cương". Tôi nghĩ nếu ông sắp xếp "gia có gia phong, đảng có đảng cương, nước có quốc pháp", theo thứ tự từ thấp tới cao, thì hợp hơn vì nó nêu lên rằng quốc pháp là quan trọng nhất, quan trọng hơn đảng cương, đảng cương phải phục tùng quốc pháp. Nói quốc pháp quan trọng nhất thì phù hợp với tinh thần mọi công dân bình đẳng trước pháp luật, cũng phù hợp với quan điểm nhân dân là chủ đất nước, đảng chỉ là một thành phần trong nhân dân. Nếu không có tinh thần này, không thể huy động sức toàn dân, trái lại ngày càng khắc sâu chia rẽ xã hội với nguy cơ phân rã quốc gia! Trong thực tế, có chăng quốc pháp bị qua mặt bởi đảng cương, do đó phép nước không nghiêm, tội phạm bị bỏ qua, hay được dung dưỡng lâu dài tới mức trở thành tội rất lớn? Có phải điều đó khiến "Thực tiễn (tham nhũng) đã đi rất xa", tới mức "Đảng dù đã rất cố gắng xử lý tệ thoái hóa, biến chất nhưng vẫn chưa đạt mục tiêu" như ông Nhị Lê nói? Vậy thì, đảng cương phục tùng quốc pháp phải chăng là một trong những giải pháp cho vấn đề liêm sỉ? Câu hỏi này xin được trân trọng đặt với ông Nhị Lê. 3. Chữ liêm sỉ ở cấp độ tập thể và quốc gia Chữ LIÊM SỈ không chỉ nên đặt ra ở mức độ cá nhân, mà quan trọng hơn là ở mức độ tập thể: một cơ quan, một ngành, một chính quyền, một quốc gia. Trong Hịch tướng sĩ, Hưng Đạo đại vương đã nhắc tới quốc sỉ chính là để nói điều này. Chuỗi siêu thị Auchan tại Việt Nam đóng cửa, mở chương trình khuyến mãi để thanh lý. Khách hàng người Việt đã trình bày một bộ mặt xấu xí mà nhiều người Việt Nam từng được đào tạo trong nền giáo dục trước đây không thể tưởng tượng nổi (đại diện Auchan Việt Nam: "Chúng tôi quá xấu hổ"- trích trên cafef)! Người dân có liêm sỉ xấu hổ đã đành, ngành giáo dục, ngành văn hóa có biết xấu hổ không? Các vị bộ trưởng có thấy xấu hổ không? Có thấy trách nhiệm của mình đến mức cần từ chức không? Bằng cấp được rao bán, điểm thi được mua bán gần như cùng khắp, đến mức có người nhận định ngành giáo dục đã thành cái CHỢ ĐEN! Nạn "chạy chức" mà Bộ Chính trị phải lên tiếng và dân chúng gọi thẳng là "buôn quan bán tước", có phải là một cái chợ đen khác không? Có ai xấu hổ không? Vị trí Việt Nam ngày càng sút kém so với lân bang, thứ hạng Việt Nam trên các bảng xếp hạng nằm ở vị trí cuối bảng về nhiều mặt. Có ai xấu hổ không? Cho nên, không chỉ người dân cần biết xấu hổ, mà quốc gia cũng phải biết xấu hổ khi dân tộc thua kém, có như vậy vận nước mới có ngày trùng hưng. Làm sao để quốc gia có những tập thể chịu trách nhiệm biết xấu hổ? Và khi những tập thể đó trở nên không biết xấu hổ thì làm sao để người dân có thể chọn tập thể xứng đáng hơn? Đề tài này cần được thảo luận riêng, nhưng cũng đủ thấy đất nước thực còn quá nhiều việc phải làm cho hai chữ LIÊM SỈ cả ở tầm mức cá nhân lẫn ở tầm mức quốc gia. Có phải không, thưa ông Nhị Lê? Lê Học Lãnh Vân | ||||||||||
Posted: 10 Jun 2019 12:27 AM PDT Huỳnh Ngọc Chênh
Hắn là em tui, làm trưởng ban tuyên giáo. Thương vì hắn đang bị rối loạn cảm xúc định hướng. Nghề của nó là định hướng. Định hướng dư luận, định hướng tuyên truyền cho 1000 cơ quan báo đài của đảng, định hướng tư duy Mác Lê cho toàn đảng, định hướng đường lối cách mạng "đúng đắn" cho toàn dân, trên 90 triệu người, định hướng phát ngôn cho 500 đại biểu quốc hội, định hướng đối tượng sát phạt cho hàng vạn dư luận viên và lực lượng 47, rồi định hướng giáo dục, định hướng sân khấu, thời trang, ca nhạc điện ảnh, thơ văn... In một cuốn sách cũng phải định hướng, một bài hát ra đời cũng phải định hướng, mấy em chân dài mặc gì cũng phải định hướng... định hướng tất tần tật nên nguy hiểm vô cùng. Tội thằng em tui. Nghề nầy vào thời đóng cửa bao cấp dễ bao nhiêu thì thời nay phải mở cửa ra ngoài kiếm ăn trở nên khó bấy nhiêu. Ngày xưa quan tuyên huấn chỉ có một bài "nắm vững chuyên chính vô sản tiến nhanh tiến vững chắc lên CNXH" học nằm lòng, đi đâu cũng lấy ra đọc là xong, tất cả đều nghe răm rắp vì luôn có khẩu súng chuyên chính vô sản kè kè một bên, ai nhìn vào cũng xanh mặt, không nghe theo thì vào tù ngồi rục xương. Ngày nay khác rồi, vì cam kết với quốc tế, vì nước ngoài nhìn vào và vì các sếp lỡ ba hoa "VN chưa bao giờ dân chủ như thế này", nên phải giấu khẩu súng chuyên chính vô sản vào trong lưng quần. Mà không có súng giơ ra, người dân chẳng phải sợ hãi đến nhọc lòng nghe theo cái thứ định hướng xưa rích ấy nữa. Ngay cả đảng viên cũng không nghe nữa là dân. Lại thêm dư luận bây giờ đâu chỉ là mấy cơ quan báo đài của đảng luôn răm rắp tuân phục như chó tuân phục chủ, mà là mạng xã hội trên internet với hàng triệu người dân đều có thể làm báo tự do được. Vì vậy mà thằng em tui rối loạn cảm xúc, rối loạn nặng. Biểu hiện rối loạn của nó thể hiện ra ở chỗ không định hướng được ngay cho các cấp phó trong ban mình. Đầu tiên là thằng phó Trương Minh Tuấn, không nghe theo định hướng của tuyên giáo, lại nghe theo định hướng của bọn lợi ích nhóm, ký một phát cho Mobilefone mua AVG làm tổn thất hết 7.000 tỉ đồng nên phải biến thành củi. Mới đây nhất là thằng phó Thuận Hữu, không nghe theo định hướng của tuyên giáo là phải luôn miệng hô hào chống tham nhũng triệt để, lại lộ ý bao che cho bọn quan chức tham ô, chắc có cả nó trong đó, khi phát biểu "Chụp biệt phủ của các quan đăng lên rồi hỏi tiền mô là vi phạm pháp luật" làm cho dư luận dậy sóng phản ứng. Thằng phó nầy làm báo già đầu lên tới tổng biên tập, chủ tịch hội nhà báo, phó ban tuyên giáo mà không hiểu rằng việc bắt được tay day được cánh bọn quan tham nhận hối lộ và tham nhũng rất khó nên phải truy gián tiếp qua tài sản bất minh. Lương vài đồng mà xây cả một tòa lâu đài thì phải giải trình với nhà nước với thanh tra tiền đó đâu ra, giải trình không xuôi là a lê hấp bắt ngay. Thanh tra không đủ sức đi tìm hiểu hết biệt phủ các quan thì dân giúp phát hiện cho, đã không cám ơn còn lớn tiếng đe nẹt dân. Thằng em tui rối loạn định hướng nên không định hướng cho thằng phó Thuận Hữu biết rằng tài sản của quan chức phải được kê khai và công khai và không có điều luật nào cấm dân chụp hình những biệt phủ to lớn bất thường của quan chức và cũng không có điều luật nào cấm dân đặt câu hỏi nghi ngờ quan chức ấy lấy tiền đâu ra xây nhà to thế. Muốn xây nhà to, đi xe xịn thì đừng làm quan ba cọc ba đồng mà ra kinh doanh làm ăn. Ngay cả việc anh đang làm quan mà vợ con anh kinh doanh thì cũng phải xem xét việc kinh doanh ấy có dựa hơi anh kiếm lợi không. Chính mấy thằng phó như thế nên góp phần làm em tui khởi bệnh. Nhưng làm nó thành trầm trọng là do ngành giáo dục và ngành quốc hội. Cứ mỗi lần ngành quốc hội hội họp là một dịp để người dân cười no bụng. Cười nhưng mà đau lắm vì xem diễn hề với giá quá đắt, mỗi ngày các diễn viên hề không chuyên ấy ngốn hết vài tỷ đồng tiền thuế của dân chứ không phải ít. Mở màn cho trò hề là đại biểu điện phán toàn dân chỉ có 19 người phàn nàn về giá điện tăng. Rồi tiếp theo thằng thái tử đảng Tuấn Anh đòi trừng trị khách hàng xuyên tạc giá điện. Chưa hết, vị phó thủ tướng Huệ lại đế thêm vào trò vui bằng bài thơ hoa sữa tháng năm để mọi người vui cười mà quên đi vì sao điện tăng. Lại có bà nghị "rảnh háng"- từ của dư luận đang dùng- đòi có một ngày để tôn vinh đàn ông. Theo đà đó phải có thêm ngày tôn vinh mẹ đơn thân, tôn vinh người độc thân, tôn vinh chó mèo... nữa hay sao. Lại có ông nội nghị nào đó cứ lăm lăm đòi huy động vàng trong dân để trả nợ, trong khi vàng đầy các túi quan tham và hàng trăm ngàn tỷ qua các vụ án khủng không lo thu hồi. Lại có ông nghị Dương Trung Quốc nghe có học lắm cũng tranh lên làm hề khi lấy thơ của ông Hồ ra bênh vực bia rượu, lại còn lý luận cùn rằng, rượu làm từ gạo, tại sao chống tác hại của rượu mà không chống tác hại của gạo. Lại có ông nội nào đó đòi đưa việc cấm nịnh nọt cấp trên vào luật. Không biết quốc hội sẽ luật hóa các hành vi nịnh như thế nào nếu nghe lời ông hề đó. Lại có ông nghị có súng đấu với ông nghị Nhưỡng về đề tài quan chức có sống xa hoa trụy lạc như quan không. Dân chúng cười rần bảo nhìn vào lâu đài tình ái của cụ răng chắc và lâu đài biệt phủ của các quan chức phân bố đều trên khắp mọi miền đất nước là biết ngay chứ cãi cọ ỏm tỏi làm gì. À, có lẽ vì chính điều này mà anh phó giáo Thuận Hữu đi ngược lại định hướng đòi cấm dân chụp biệt phủ của quan đưa lên mạng. Hì hì. Ngành quốc hội mà biến thành ngành sân khấu hài thì làm sao thằng em tui định hướng phát ngôn cho các ngài diễn viên không chuyên ấy được. Rối loạn chết chắc. Ngành giáo dục trực tiếp trong vòng định hướng của thằng em tui còn kinh khủng hơn. Bất khả định hướng. Nghe đến giáo dục mà không nghe gì đến chương trình giảng dạy, không nghe gì đến đổi mới, cải cách và cải tiến đường lối và nội dung, mà chỉ nghe toàn những chuyện: Lấy điểm đổi tình, thầy giáo lạm dụng tình dục nữ sinh, hiệu trưởng nâng chim nam sinh, cô giáo được triệu tập đi tiếp khách nhậu, nam sinh học phụ đạo cô giáo trong nhà nghỉ, nữ sinh xúm đánh hội đồng bạn rồi lột truồng quay clip đưa lên mạng... và nhất là chỉ nghe toàn chuyện nâng điểm thi lấy tiền tỉ với chuyện 97,3% học sinh xếp loại giỏi. Rồi chưa hết, ông bộ dục Nhạ đăng đàn nói về giáo dục từ đầu đến cuối chỉ là thi, thi với thi rồi tiền, tiền với tiền và kết thúc bằng một đề án cải cách vô cùng to lớn là đổi tên gọi "Học Phí" thành "Học Giá" . Thằng em tội nghiệp của tui không rơi sâu vào bệnh lý rối loạn cảm xúc định hướng mới lạ. Nên tui thương nó. Tuy nhiên bệnh tình của nó chưa đến nỗi nào, chưa đi đến bất ngờ đột quỵ như sếp nó. Ông sếp nó lú quá và thấy Tàu cộng làm gì ông bắt chước theo. Thế là ông quyết tâm định hướng xã hội chủ nghĩa cho nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường đã tồn tại hàng ngàn năm, giúp loài người trở nên văn minh và phát triển, nay ông mới tập tễnh bước vào chưa hơn 20 năm đã đòi định hướng nó theo ý mình. Hoang tưởng! Vì đòi định hướng thị trường theo ý mình nên củi sinh ra ồ ạt như nước sông Hồng mùa lũ. Củi cả phe ta lẫn phe địch. Thế là ông lại đòi định hướng luôn dòng củi đút vào lò. Mà củi nhiều quá lại trộn lẫn vào nhau làm sao tách ra để đút vào lò đúng định hướng. Mới bị đột quỵ là may lắm rồi. Hy vọng thằng em tui tỉnh ngộ kịp thời. |
You are subscribed to email updates from Dân quyền. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét