Cháu bé chết ở trường con gái thủ tướng và công văn của thủ tướng. |
Cháu bé chết ở trường con gái thủ tướng và công văn của thủ tướng. Posted: 17 Aug 2019 12:29 AM PDT Vụ cháu bé bị chết ở trường Gateway đến nay đã đi vào quên lãng, mặc dù nguyên nhân dẫn đến cái chết của cháu bé chưa được cơ quan công an kết luận. Đáng nói là khi vụ việc mới xảy ra, văn phòng thủ tướng đã có thông báo chỉ đạo xử lý vụ việc này. Thủ tướng chỉ đạo hai nội dung. Thứ nhất là giao cho bộ công an làm rõ sự việc. Thứ hai là bộ giáo dục phải hướng dẫn cụ thể về việc đưa đón học sinh, đảm bảo an toàn cho các cháu, không để sự việc tái diễn. Trước tiên chúng ta thấy thủ tướng rất khẩn trương trong vụ việc này, nếu chúng ta tìm thông tin trên báo chí thì có hàng trăm vụ trẻ em chết do nhiều nguyên nhân tang thương, như đi học vượt sông bị lũ cuốn chết, học sinh nhà nghèo đói mà chết, học sinh không có tiền tự vẫn chết...nhưng không thấy thủ tướng chỉ đạo gì. Ở vụ này thủ tướng chỉ đạo khẩn trương vậy lý do là gì ? Lý do là trường có cổ phần của Nguyễn Thị Xuân Trang con gái thủ tướng và con gái, cháu gái của trung tướng Trần Văn Vệ, phó thủ trưởng điều tra bộ công an. Giao ngay cho bộ công an tức là giao cho nơi mà ông Vệ làm phó thủ trưởng điều tra. Gạt bỏ tất cả những mũi điều tra khác, tất cả những kết quả điều tra khác đều phải tập trung về cơ quan cảnh sát điều tra, nơi ông Vệ từng là chánh văn phòng cảnh sát điều tra , nay là phó thủ trướng thứ nhất cơ quan cảnh điều tra. Việc thứ hai là chỉ đạo bộ giáo dục hướng dẫn cụ thể việc đưa đón học sinh, bảo đảm an toàn, không để xảy ra sự việc tái diễn. Cái thứ hai này mới là thâm hiểm, như trên thì chỉ đạo công an làm rõ, nhưng ở dưới thì như là đã xác định nguyên nhân cháu bé chết trong quá trình đưa đón. Một kiểu định hướng điều tra, dư luận áp đặt rất tinh vi. Các báo chí hầu hết do phe thủ tướng thao túng, nên những tờ báo lớn , đặc biệt là báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Vnexpress..đều hướng dư luận vào việc cháu bé chết do bị bỏ quên trên xe, tiếp tới là việc bị học sinh bị bỏ quên như vậy thường xảy ra khắp nơi trên thế giới. Rõ ràng là cháu bé đã vào trường, người ta đã ký nhận bàn giao đủ 13 cháu, không thể có chuyện ký mà không đếm. Cũng như nhiều bằng chứng khác khẳng định cháu bé không thể bị bỏ quên trên xe và chết ngạt, trên mình đầy vết thương. Nhưng công văn của thủ tướng là hàm ý buộc sự việc phải theo hướng cháu bé bị bỏ quên. Đây là đặc trưng tiêu biểu cho thể chế cộng sản độc tài, khi mà ý muốn của lãnh đạo dù trái với sự thật đến đâu cũng được biến thành sự thật. Mấy nghìn năm trước thời Tần Nhị Thế bên Trung Quốc. Quan đại thần Triệu Cao, Lý Tư đã mang hươu đến giữa triều đình nói đó là con ngựa. Nay thủ tướng Việt Nam chỉ cần mấy câu chỉ đạo cũng làm được điều tương tự như vậy. Dù thế nào thì cũng phải khẳng định, không ai giết cháu bé cả. Nhưng chuyện cháu bé chết ở đâu , trách nhiệm ở đó mới chính là vấn đề khiến nguyên nhân cháu bé chết không được làm rõ sự thật. Cháu bé rõ ràng đã vào trường, cháu chết ở trong trường. Bất kể nguyên nhân gì , khi cháu bé chết trong trường, thì nhà trường sẽ phải có trách nhiệm. Vì chủ nhà trường là con thu tướng, con trung tướng công an. Nên người ta muốn tránh sự thật, đưa lý do cháu bé chết bên ngoài để không bị ảnh hưởng tới trách nhiệm nhà trường. Khi cháu bé chết ở trong trường thì rất nhiều ngõ ngách sẽ bị dư luận bàn tán, người ta bàn về thiết kế, tuyển dụng giáo viên, chất lượng quản lý...thậm chí là đến cả việc cấp giấy phép, việc đầu tư ngôi trường. Có thể hình dung cháu bé chết ở trong trường vì lý do nào đó, các cô giáo đã điện lên chủ nhà trường, chủ trường thông báo cho ông Phúc và ông Vệ. Ông Vệ đã bày cách mang cháu bé đặt lên xe, để bày hiện trường giả cháu bé chết trên xe, tránh liên quan sâu đến nhà trường. Sau đó thì đến phần thủ tướng ra chỉ đạo có hai nội dung trên. Cái đáng sợ ở đây là sự thật không được làm rõ hoặc được thay đổi từ một lãnh đạo cao cấp như thủ tướng. Chỉ vì sợ liên luỵ đến danh dự, uy tín của người thân mình mà từ ông thủ tướng đến ông trung tướng công an đã chỉ đạo các bộ ngành, công an, truyền thông, bộ giáo dục làm sai lệch sự thật đi. Chúng ta thử hình dung sự tàn nhẫn, lạnh lùng và độc đoán thế nào trước một cái chết của cháu bé, khi nghe người ta trao đổi ví dụ như sau. - Nó chết trong trường à. - Vâng - Thôi, bảo nó chết bên ngoài trường đi, cho đỡ phiền. Một ông thủ tướng dễ dàng ra chỉ đạo như vậy, thay đổi tình tiết pháp lý dễ như phẩy tay, dù liên quan đến cái chết của một mạng người, chỉ vì lý do ảnh hưởng đến việc uy tín làm ăn của con ông ta. Hỏi xã hội mà người lãnh đạo cao cấp hành xử như vậy có đáng sợ không, đáng sống không? Tất nhiên thì vẫn phải nói lại lần nữa, không ai giết cháu bé cả, vì thế đâu cần đến mức phải che dấu sự thật? Nhưng đó mới chính là vấn đề độc ác ở cái xã hội này, họ không nhận vì không muốn bị liên luỵ. Dù không ai kết luận được rằng con của thủ tướng, con của trung tướng công an có trách nhiệm chính hay trách nhiệm nhiều..nhưng họ cứ không muốn sự thật được làm rõ, vì cứ làm sao ảnh hưởng đến họ ít nhất là được, do đó họ biến đổi sự thật để họ bị ảnh hưởng thấp nhất. Đến gia đình thủ tướng, trung tướng công an còn muốn không dây dưa đến họ. Thử hỏi sao đi trên đường thấy tai nạn giao thông người ta đi qua cho nhanh. |
You are subscribed to email updates from Yêu quê hương Việt Nam, thích uống trà mạn. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét