“Dã tâm phổ cập 'đường lưỡi bò' của Trung Quốc ” plus 8 more |
- Dã tâm phổ cập 'đường lưỡi bò' của Trung Quốc
- VIỆT NAM NGẤT NGƯ Ở BIỂN ĐÔNG
- Bàn về ổn định xã hội
- Đấu tranh khôn khéo cái méo gì
- Dự án Cứu Nguy Đồng Bằng Sông Cửu Long
- Nguồn gốc hành vi của Trung Quốc (P1)
- Bàn về phát triển kinh tế
- Biển Đông : Ngoại giao Mỹ dùng lời cực nặng tố cáo Trung Quốc bắt nạt
- Đường sắt Cát Linh - Hà Đông biết lạc hậu vẫn làm?
Dã tâm phổ cập 'đường lưỡi bò' của Trung Quốc Posted: 23 Oct 2019 11:30 PM PDT Trung Quốc đang cố gắng tuyên truyền chủ quyền phi pháp trên nhiều sản phẩm, lĩnh vực.Mới đây, một đơn vị phân phối ô tô Trung Quốc tại Việt Nam đã có văn bản xin lỗi khách hàng và thông báo gỡ bỏ ứng dụng bản đồ có "đường lưỡi bò" sau khi báo chí phản ánh. Cụ thể, Công ty cổ phần thương mại Kylin-GX668 chính thức gỡ bỏ ứng dụng Natigation có sử dụng hình ảnh vi phạm chủ quyền Việt Nam trên tất cả các xe ô tô nhập khẩu nguyên chiếc từ Trung Quốc do công ty này phân phối. Kylin-GX668 lý giải, trước khi xe được bán ra thị trường, ứng dụng dẫn đường có xuất hiện đường lưỡi bò không thể sử dụng tại Việt Nam do khác hệ thống định vị vệ tinh và không có dữ liệu, và công ty "hết sức bất ngờ" khi nhận được thông tin phản ánh của báo chí. Trong văn bản, công ty cho biết nghiêm túc nhận khuyết điểm, gửi lời xin lỗi tới khách hàng và người tiêu dùng Việt Nam vì đã sơ suất trong quá trình kiểm tra xe. Bên cạnh việc cam kết gỡ bỏ ứng dụng Navigation có đường lưỡi bò trên các lô hàng sắp tới được phân phối tại Việt Nam, công ty cho biết sẽ liên lạc với các khách hàng đã mua xe để kiểm tra, gỡ bỏ ứng dụng này. Công ty Kylin-GX668 nhập khẩu và phân phối các mẫu xe Trung Quốc tại Việt Nam như Haima, Geely, Zotye và Baic. Theo công ty này, tất cả các mẫu xe được nhập khẩu đều đã được Cục Đăng kiểm Việt Nam kiểm định.
Đây không phải là lần đầu "đường lưỡi bò" được cài cắm trong các sản phẩm xuất hiện từ Trung Quốc. Gần đây, dư luận đã hết sức bức xúc khi "đường lưỡi bò" xuất hiện trong các sản phẩm lưu hành tại Việt Nam như phim hoạt hình "Everest: Người tuyết bé nhỏ" và ấn phẩm được Saigon Tourist chuyển tới khách hàng. Phim hoạt hình "Everest: Người tuyết bé nhỏ" đã bị dừng chiếu ngay lập tức và Saigon Tourist cũng bị xử phạt 50 triệu đồng. Rõ ràng, Trung Quốc đang cố gắng tuyên truyền chủ quyền phi pháp trên nhiều sản phẩm, lĩnh vực. Nếu cơ quan chức năng không có sự quản lý và giám sát kịp thời, hình ảnh "đường lưỡi bò" sẽ xuất hiện tràn lan ở Việt Nam.
"Đường lưỡi bò" được xem là một dã tâm bất tận của Trung Quốc ở Biển Đông. Tháng 5/2009, Trung Quốc tiếp tục lộ rõ tham vọng độc chiếm Biển Đông với việc đệ trình lên Liên Hiệp Quốc tấm bản đồ "đường 9 đoạn" (hay còn gọi là đường lưỡi bò). Theo đó, Trung Quốc đưa ra yêu sách chủ quyền đối với khoảng 2 triệu km2 diện tích biển và 13 km2 diện tích đất trên Biển Đông, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Giới nghiên cứu nhận định, yêu sách "đường lưỡi bò" trên biển Đông của Trung Quốc rất mơ hồ và thiếu chứng cứ. Cộng đồng quốc tế cũng có nhiều ý kiến phản đối mạnh mẽ, vạch ra những điểm vô lý của nó. Bộ Ngoại giao Việt Nam nhiều lần khẳng định, các yêu sách của Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông. Trường Sa | ||||||
Posted: 23 Oct 2019 07:21 PM PDT Phạm Trần Khi Trung Cộng ngang ngược nói đá-đảo ở Biển Đông là của Tổ tiên họ để lại thì đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam lại dao động, mất định hướng và cố ôm chân Bắc Kinh để cầu hòa. Bằng chứng mới nhất xẩy ra ở diễn đàn Hương Sơn lần thứ 9 khai mạc ngày 21/10 (2019) ở Bắc Kinh (9th Xiangshan forum) , qua lời tuyên bố trịch thượng của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Cộng, Thượng tướng Ngụy Phượng Hòa và trong diễn văn nhũn như giun dế của Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Việt Nam. Họ Ngụy nói:"Các đảo ở Biển Đông và quần đảo Điếu Ngư (ở biển Hoa Đông) là những phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc. Chúng tôi sẽ không cho phép dù chỉ một tấc lãnh thổ mà tổ tiên của chúng tôi đã để lại bị lấy đi". (The South China Sea islands and Diaoyu islands are inalienable parts of China's territory. We will not allow even an inch of territory that our ancestors have left to us to be taken away." (Reuters News Agency) Trong diễn văn dài 26 phút, tướng Ngụy Phượng Hòa còn khoe:"Trung Quốc đã cam kết theo đuổi con đường phát triển hòa bình, và không có tham vọng tìm kiếm bá quyền." (During his 26-minute speech, the Chinese defence chief also said China was committed to the path of peaceful development and would not seek hegemony. (theo The Straits Times. Singapore) Người cầm đầu Bộ Quốc phòng với quân số 2,693.000 người còn cam kết :"Bắc Kinh(Trung Quốc) là một nhà nước yêu chuộng hòa bình, sẽ chẳng bao giờ mở cuộc tấn công trước, và sẽ không đe dọa thế giới." (Beijing is a "peace-loving nation" that would never strike first and does not pose a threat to the rest of the world.(theo CNBC) Diễn đàn Hương Sơn do Trung Quốc tổ chức hàng năm để thảo luận về an ninh khu vực Á châu, Thái Bình Dương nhằm đối nghịch với diễn đàn Shangri-la được tổ chức vào tháng 6 hàng năm ở Singapore, quy tụ các lãnh đạo quốc phòng và chuyên gia từ nhiều nước. Chủ đề "Duy trì trật tự quốc tế và thúc đẩy hòa bình tại Châu Á – Thái Bình Dương" được thảo luận tại diễn đàn Hương Sơn lần này với sự có mặt của đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch cầm đầu. Nga, Mỹ và nhiều nước khác, tổng cộng lối 1.300 nhân viên và chuyên gia quốc phòng-an ninh đã tham dự Hội nghị. KHÔNG HỀ THAY ĐỔI Những lời nói của Ngụy Phượng Hòa không mới, nhưng thời điểm đưa ra thì mới vì đúng vào lúc tầu Hải Dương 8 của Trung Cộng vẫn tiếp tục công tác thăm dò dầu khí ở khu vực bãi Tư Chính, sâu bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, bắt đầu từ ngày 03/07 (2019). Những vị trí tầu HD-8 đi qua, đôi khi chỉ cách bờ biển Việt Nam dưới 100 cây số và chưa có dấu hiệu rút lui, theo đòi hỏi của Việt Nam. So với vụ Hải Dương 981 xâm nhập và tìm kiếm dầu trong vùng biển của Việt Nam năm 2014 thì HD-8 đã vượt qua thời gian 75 ngày của HD-981 (từ 2/5 đến 16/07/2014). Điều này cho thấy Trung Cộng đã sử dụng điểm tiếp tế ở đảo Chữ Thập, cách Tư Chính lối 230 hải lý ( lối 425 cây số) về phía bắc, cho HD-8 hoạt động lâu ngày. Các tầu quân sự, cảnh sát biển và quân dân biển đánh cá có võ trang của Trung Cộng đi theo HD-8, cũng có thể hoạt động lâu ngày để đe dọa các giàn khoan dầu của Việt Nam ở khu vực Tư Chính. Nếu Trung Cộng cố tình đem giàn khoan dầu đến vùng Tư Chính để "chủ quyền hóa" lời tuyên bố của Ngụy Phượng Hòa thì Việt Nam sẽ bị đặt trong tình trạng rất khó khăn. Nhưng Ngụy Phương Hòa không chỉ mới khẳng định quyền chủ quyền của Trung Cộng trên toàn cõi Biển Đông rộng trên 3 triệu cây số vuông, từ ngày 21/10 (2019) mà ông ta đã nói điều này từ ngày 02/06 (2019) tại Hội nghị Đối thoại an ninh Shangri-La ở Tân Gia Ba. Hồi đó, họ Ngụy nói trong diễn văn:" Việc Trung Quốc xây dựng trên các đảo, các rặng đá ở Biển Nam Trung Hoa có phải là hành vi quân sự hóa hay không? Việc xây dựng trên phần lãnh thổ của mình chính là thực thi quyền hợp pháp thuộc chủ quyền quốc gia." "Trung Quốc đã xây dựng các cơ sở quốc phòng hạn chế trên các đảo và các rặng đá là nhằm tự vệ. Ở đâu có đe dọa, ở đó có hành động tự vệ. Đối diện với các tàu chiến được trang bị vũ khí hạng nặng và các máy bay quân sự, làm sao chúng tôi có thể đứng yên chịu trận mà không xây dựng một số cơ sở phòng vệ?" Tuy không nói đích danh nước nào, nhưng ai cũng hiểu Ngụy Phượng Hòa đã ám chỉ sự hiện diện của Hải quân Mỹ và các hoạt động tuần tra của Hạm đội số 7 ở Thái Bình Dương từ một năm qua, trước sự bành trướng ảnh hưởng và đe dọa an ninh ở Biển Đông của Trung Cộng. Đáng chú ý là trước Hội nghị Shangri-La, Tướng Ngụy Phượng Hòa đã thăm Việt Nam và họp với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Ngô Xuân Lịch để duyệt xét hợp tác Quốc phòng giữa hai nước. Về tình hình Biển Đông, tin chính thức loan báo:"Về vấn đề tồn tại giữa hai nước, hai bên nhất trí cần kiên trì giải quyết vướng mắc bằng biện pháp hòa bình, tạo sự tin cậy vững chắc; quyết tâm cùng nhau xây dựng môi trường hòa bình trên Biển Đông; khẳng định môi trường hòa bình trên Biển Đông mà hai bên cùng nhau xây dựng không chỉ dành riêng cho Trung Quốc hay Việt Nam, mà còn cho các đối tác có thiện chí hợp tác với hai nước để cùng nhau phát triển." (báo Nhân Dân, ngày 27/05/2019) Nếu đem cam kết này của phía Trung Cộng áp dụng vào tình hình Tư Chính, xẩy ra từ ngày 03/071 (2019) thì thấy ngay tính xảo ngôn lật lọng nói một đàng làm một nẻo của Ngụy Phượng Hòa. Những điều gọi là "biện pháp hòa bình" và "môi trường hòa bình trên Biển Đông" đã bị Trung Cộng xóa bỏ để tự tung tự tác, trước thái độ cúi đầu chịu nhục của phía Việt Nam. PHẠM TRƯỜNG LONG-TẬP CẬN BÌNH Nên nhắc lại, vào tháng 06 năm 2017, trong chuyến thăm Hà Nội, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Cộng, Phạm Trường Long, cũng đã nói thẳng với tướng Ngô Xuân Lịch rằng: "Nam Hải [Biển Đông] là lãnh thổ Trung Quốc từ thời xa xưa". (theo tường thuật từ Hà Nội của Thống tín viên Tân Hoa Xã của Bắc Kinh) Vì lời tuyên bố như gáo nước lạnh tạt vào mặt lãnh đạo Việt Nam mà họ Phạm đã gặp vào thời điểm này gồm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nên tướng Phạm Trường Long đã lên đường về nước ngay chiều ngày 18/6/2017, không tham dự các hoạt động "giao lưu hữu nghị tại tỉnh Lai Châu và Vân Nam ngày 20/6". Có tin nói phía Việt Nam rất phẫn nộ và không muốn tướng Phạm Trường Long lưu lại Hà Nội. Sau đó Bộ Quốc phòng Trung Quốc phổ biến một Thông báo ngắn cho biết Bộ này đã hủy sự kiện dự kiến diễn ra trên biên giới "vì các lý do liên quan tới sắp xếp lịch làm việc". Cả hai trường hợp Ngụy Phượng Hòa và Phạm Trường Long đều không lạ, theo quan điểm của phía Trung Cộng, dựa theo diễn tiến dành quyền chủ quyền ở Biển Đông của Trung Cộng từ xưa tới nay, không hề thay đổi. Bởi vì ngay từ ngày 25/09/2015, trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Barack Obama, trong chuyến thăm Mỹ, Tổng Bí thư-Chủ tịch Tập Cận Bình đã không ngần ngại tuyên bố: "Trung Quốc cam kết theo đuổi chính sách phát triển hòa bình, láng giềng tốt và hợp tác với các quốc gia láng giềng của chúng tôi. Các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa, từ thời cổ đại, là lãnh thổ của Trung Quốc. Chúng tôi có tòan quyền bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hợp pháp của chúng tôi, cũng như các quyền lợi chính đáng về hàng hải. Chúng tôi cam kết duy trì hòa bình và ổn định ở vùng biển Nam Trung Hoa, dung hòa khác biệt và tranh chấp qua đối thọai, thương thuyết, tham khảo lẫn nhau trong hòa bình để mưu tìm giải pháp cùng có lợi thông qua hợp tác." (China is committed to the path of peaceful development and a neighboring foreign policy characterized by good neighborliness and partnership with our neighbors. Islands in the South China Sea since ancient times are China's territory. We have the right to uphold our own territorial sovereignty and lawful and legitimate maritime rights and interests. We are committed to maintaining peace and stability in the South China Sea, managing differences and disputes through dialogue, and addressing disputes through negotiation, consultation, and peaceful manner, and exploring ways to achieve mutual benefit through cooperation.) Khoảng 2 tháng sau, họ Tập lập lại quan điểm này trong diễn văn tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á, thuộc Viện Đại học Quốc gia Tân Gia Ba (NUS, National University of Singapore). Ông Tập nói vào sáng ngày 07/11/2015:" Những hòn đảo trên Biển Đông là thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ thời cổ đại. do đó Trung Quốc phải "giữ gìn chủ quyền và lợi ích biển của mình" Ngay sau đó, ông Tập nhấn mạnh:" Trung Quốc đang tìm cách giải quyết những vấn đề tồn tại giữa họ và các nước đang "chiếm một số đảo". (theo Straits Times. Singapore) CON GIUN-CON DẾ Cũng đáng quan tâm là Tập Cận Bình đã nói như thế ở Tân Gia Ba chỉ 1 ngày sau khi kết thúc chuyến thăm 2 ngày ở Việt Nam. Ngoài các cuộc gặp lãnh đạo đảng và nhà nước, họ Tập còn đọc diễn văn trước Quốc hội ở Hà Nội ngày 6/11/2015. Ông Tập nói: "Hai bên cần kiên trì, lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng…Chữ tín là nền tảng để làm bạn…Khi đại sự được coi trọng thì tiểu sự sẽ không khó giải quyết." Ông cũng khoe với Quốc hội Việt Nam: "Dân tộc Trung Hoa từ trước đến nay đều yêu hòa bình, cái gen " hòa" của dân tộc từ trước tới nay đều không thay đổi, " hòa" trong văn hóa được bảo lưu trường tồn, mãi mãi…." Họ Tập còn nhắc đi nhắc lại nhiều lần với Việt Nam phải: "Kiên trì phương châm láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai với tinh thần láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt" Về phần mình, ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (khi ấy chưa kiêm Chủ tịch nước) đã nói trong cuộc tiếp Tập Cận Bình ở Hà Nội:" Khẳng định, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng việc duy trì quan hệ láng giềng hữu nghị với Trung Quốc; sẵn sàng cùng Trung Quốc đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung đi vào chiều sâu" . Ông Trọng còn:"Đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ để kiểm soát hiệu quả tình hình trên biển; tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau; thực hiện nghiêm túc các nhận thức chung và thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước; duy trì nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, gây căng thẳng tình hình" . Trong khi đó, tại căn phòng huy hòang tiêu biểu cho tiếng nói toàn dân của Quốc hội sáng ngày 6/11/2015, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng còn hát theo: "Nhân dân Việt Nam không bao giờ quên sự giúp đỡ của Đảng, Chính phủ nhân dân Trung Quốc trong suốt 2 cuộc kháng chiến cứu nước cũng như công cuộc xây dựng bảo vệ đất nước. Tình hữu nghị đoàn kết chiến đấu, hợp tác vừa là đồng chí, vừa là anh em đó không những đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước của nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc mà còn góp phần vào sự nghiệp chung của nhân loại vì hoà bình, độc lập và tiến bộ xã hội. Quốc hội Việt Nam sẽ làm hết sức mình hợp tác cùng đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc, góp phần củng cố và thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị hai nước vì lợi ích của nhân dân hai dân tộc". VẪN TRƠ MẮT ẾCH Giờ đây, 4 năm sau, Đảng, Chính phủ và Quốc hội vẫn mang nặng tư duy sợ Trung Cộng nên không dám có phản ứng mạnh trong vụ Tư Chính. Trước hết, hãy nghe Đại tướng Bộ trưởng Quốc Phòng Ngô Xuân Lịch nói tại Diễn đàn Hương Sơn (Trung Cộng) Báo Quân đội Nhân dân (QĐND) tường thuật từ Bắc Kinh:"Liên quan đến Biển Đông, Đại tướng Ngô Xuân Lịch cho rằng, đây là khu vực chứa đựng nhiều rủi ro an ninh do tác động của nhiều yếu tố, như cạnh tranh giữa các nước lớn; tranh chấp chủ quyền; các vấn đề an ninh phi truyền thống. Theo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, tình hình Biển Đông vẫn diễn biến phức tạp, nếu không được xử lý tốt sẽ tác động đến hòa bình, ổn định tại khu vực, làm xói mòn lòng tin giữa các quốc gia, cản trở những nỗ lực hợp tác của khu vực. Lập trường của Việt Nam là ủng hộ và bảo vệ quyền tự do đi lại, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế. Việt Nam kiên trì chủ trương giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982)." Tướng Lịch nói:"Vấn đề Biển Đông phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực, trên cơ sở luật pháp quốc tế, tôn trọng lợi ích hợp pháp của mỗi nước với tinh thần đối tác, vì trách nhiệm cộng đồng. Việt Nam cam kết sẽ nỗ lực cùng các nước thúc đẩy hợp tác nhằm xây dựng Biển Đông thành một khu vực hòa bình, ổn định và phát triển, vì lợi ích chung của tất cả các nước trong và ngoài khu vực." QĐND viết tiếp:"Việt Nam ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp của Trung Quốc đối với hợp tác phát triển, giải quyết các vấn đề an ninh toàn cầu và khu vực, cũng như các cơ chế hợp tác do ASEAN giữ vai trò trung tâm và những đề xuất, sáng kiến hợp tác giữa hai bên nhằm duy trì môi trường hòa bình, ổn định vì lợi ích của mỗi nước và cả khu vực." Giữa Việt Nam và Trung Cộng, ông Lịch được trích lời nói rằng:"Trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và phát huy truyền thống đoàn kết, hữu nghị, những vấn đề còn tồn tại trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc phải được kiên trì xử lý theo tinh thần thỏa thuận cấp cao giữa lãnh đạo hai nước, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực." Tuyệt nhiên không thấy Tướng Lịch nói gì đến tình hình Tư Chính. Ông chỉ nói bâng quơ, hời hợt, không dám nói thẳng ra Trung Cộng là nước đang gây bất ổn ở Biển Đông, hay Trung Cộng —qua vụ Hải Dương 8—đang hành động hăm dọa cướp quyền chủ quyền và ăn hiếp Việt Nam. Ngược lại, ông đã nhắm mắt "ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp của Trung Quốc đối với hợp tác phát triển, giải quyết các vấn đề an ninh toàn cầu và khu vực." Thử hỏi ông Lịch: Ông có mơ hồ, viển vông không mà ăn nói quàng xiên như thế ? Trung Cộng đã đóng góp gì cho "an ninh khu vực", hay chính là kẻ phá hoại hòa bình và sự ổn định ở Á Châu-Thái Bình Dương ? Vê mặt Đảng, Hội nghị Trung ương 11/khóa đảng XII mới kết thúc ngày 12/10 (2019) cũng không dám ra một Nghị quyết về tình hình Tư Chính, sau khi chỉ "nghe" mà "không thảo luận" về tình hình Biển Đông. Trong toàn diễn văn, ông Trọng chỉ nói mấy chữ:"Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo quốc gia trên cơ sở luật pháp quốc tế." Trong khi Thông báo cuối cùng cũng chỉ nói rập khuôn :"Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc." Đến phiên Quốc Hội cũng ù ù cạc cạc. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, chỉ nói vỏn vẹn mấy chữ trong Diễn văn khai mạc ngày 21/10 (2019) rằng:" Tình hình Biển Đông thời gian gần đây có những diễn biến phức tạp, khó lường và những tác động không thuận khác... đã ảnh hưởng không nhỏ đến nước ta." Rồi bà loan báo như nói cho có chuyện để khỏi bị dân chửi rằng:"Bên cạnh đó, Quốc hội nghe báo cáo về công tác đối ngoại năm 2019, trong đó có tình hình Biển Đông." Tại sao lại chỉ "nghe" mà không nói rõ "và thảo luận", vì nếu chỉ nghe qua rồi xếp xó thì nghe làm gì cho tốn giờ và tốn tiền của dân ? Quốc hội,đại diện của dân mà không biết hành động khi Trung Cộng đe dọa nghiêm trọng an ninh và chủ quyền biển đảo của Quốc gia thì có Quốc hội để làm gì ? Nhưng như thế xem ra chưa đủ. Trong báo cáo tình hình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng chỉ biết "tát nước theo mưa", nói lại như con vẹt quan điểm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Ông nói:"Tình hình khu vực, biển Đông diễn biến rất phức tạp. Tình hình biển Đông gần đây diễn biến phức tạp, trong đó có việc vi phạm nghiêm trọng các vùng biển của Việt Nam được xác định theo luật pháp quốc tế, trái với Tuyên bố DOC và các thỏa thuận cấp cao. Đảng và Nhà nước ta đã nhất quán chủ trương những gì thuộc về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ chúng ta không bao giờ nhân nhượng; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước." Ông Phúc nói:" Chúng ta đã, đang và tiếp tục kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng nhiều biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và đấu tranh trên thực địa; đồng thời gìn giữ môi trường hòa bình và quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước. Chủ trương đúng đắn, lập trường chính nghĩa và các nỗ lực của Đảng, Nhà nước ta đã nhận được sự đồng tình, chung sức của nhân dân cả nước và sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế." Thêm lần nữa, người đứng đầu chính phủ cũng không dám sờ chân lông Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình. Không dám nói thẳng là Trung Cộng đang "vi phạm nghiêm trọng các vùng biển của Việt Nam", giống hệt như thái độ ỡm ờ, sợ hãi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Như vậy thì cả Thầy và Tớ có ngất ngư không, hay cả trên xuống dưới đều viển vông, mơ mộng sẽ được Tập Cận Bình tha cho tội chết, nếu không chỉ trích hành động xâm lăng của Trung Cộng ở Tư Chính. Chẳng lẽ, khi còn làm Thủ tướng, ông Nguyễn Tấn Dũng đã có nhiều hành động can đảm chống Trung Cộng hơn Tam đầu chế bây giờ gồm ông Nguyễn Phú Trọng, bà Nguyễn Thị Kim Ngân và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc? Hành động nổi tiếng nhất của ông Dũng là vào ngày 23/05/2014, khi trả lời phỏng vấn của 2 hãng tin AP và Reuters ở Phi Luật Tân, ông Dũng nói: "Tôi muốn nhấn mạnh rằng, Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó". Nên nhớ khi ông Dũng đưa ra lời tuyên bố này thì vụ Hải Dương 981 đang sôi động ở vùng biển Nam Hoàng Sa, bên ngoài vịnh Bắc Bộ. Ông Dũng, được đồn đại, đã bị phe ông Trọng, một người thích ăn nói nhỏ nhẹ với anh láng giềng tướng cướp Trung Cộng, bao vây đến phải "tự ý nghỉ hưu" tại Đại hội đảng XII năm 2016. -/- Phạm Trần (10/019) | ||||||
Posted: 23 Oct 2019 05:44 PM PDT Nguyễn Đình Cống Nhân kỳ họp Quốc hội cuối năm 2019 tôi muốn nêu vấn đề ổn định xã hội, mong các vị đại biểu quan tâm, đem ra thảo luận tại Quốc hội. Tôi đã nghe QH thảo luận nhiều vấn đề của đất nước, nhưng chưa bao giờ nghe thảo luận việc này. Ông Nguyễn Phú Trọng cho rằng xã hội nước ta ổn định, chưa bao giờ có được tình hình tốt đẹp như bây giờ. Ông Nguyễn Xuân Phúc cũng nói : Xã hội ổn định. Từ đó nhiều quan chức cũng nói theo như vậy. Tôi xin bàn về các ý kiến này. Khi các ý vừa nêu là đúng thì đó là may mắn cho đất nước, nhưng nếu chúng không đúng với thực tế, sai với sự thật thì sẽ gây tác hại lớn vì đó là một nhận định cơ bản, quan trọng để Đại hội ĐCS vạch đường lối, để Quốc hội và Chính phủ vạch kế hoạch phát triển đất nước. Cần phân biệt ổn định chính trị và ổn định xã hội. Để phát triển rất cần ổn định xã hội. Ổn định chính trị là một trong những điều kiện để tạo nên ổn định đó. Trong cơ học, ổn định thường được xét ở dạng tĩnh và có các mức khác nhau : phiếm định, bất biến và tạm thời. Ổn định tạm thời như ngôi nhà cao, kết cấu và nền móng yếu, bình thường vẫn đứng yên, nhưng khi gặp rung lắc mạnh (do động đất hoặc gió bão) sẽ đổ sập, như công trình bằng gỗ, bên ngoài sơn phết đẹp đẽ, nhưng bên trong bị mối, mục, mọt làm ruổng nát, chỉ cần một tác động hơi nặng từ ngoài là tan rã. Sự ổn định về chính trị và xã hội thường thuộc dạng động, tạm thời, có mức độ cao thấp khác nhau về bền vững. Ổn định trong dạng động nghĩa là nó không giữ nguyên một trạng thái lâu dài mà thường chịu sự tác động, tạo ra thay đổi để chuyển sang một trạng thái ổn định khác. Điều kiện để có ổn định chính trị bền vững cao là một chính quyền mạnh, trong sạch, thực thi công việc một cách QUANG MINH CHÍNH ĐẠI, được sự tin cậy và tự nguyện ủng hộ của dân. Những người cho rằng VN có chính trị rất ổn định vì không thấy những cuộc bạo loạn hoặc biểu tình lớn, không thấy các phe phái chính trị công khai đấu tranh tại nghị trường. Nhưng đó chỉ là bề ngoài. Chính quyền cố giữ sự ổn định không phải bằng thực chất, không bằng sự quang minh chính đại mà bằng các thủ đoạn, chủ yếu là bằng tuyên truyền dối trá để ngu dân và bằng công an trị để kìm kẹp dân. Sự ổn định như vậy là rất tạm thời, kém bền vững. Chính quyền của VN gồm 3 tầng (Đảng, Chính phủ, Mặt trận) chồng chéo, dẫm đạp lên nhau, đầy rẫy tham nhũng, mà nguy hiểm nhất là tham nhũng quyền lực từ trên cao và tham nhũng vặt từ mọi xó xỉnh, mọi ngõ ngách. Nhà nước gì mà lãnh đạo lo lắng tạo lồng nhốt quyền lực, ra hết nghị quyết này đến NQ khác làm trong sạch tổ chức, chống chạy chức chạy quyền, chính quyền gì mà được gán cho 6 chữ "hèn với giặc, ác với dân". Sự ổn định của một nền chính trị như vậy chỉ là rất tạm thời, nó đang bị xói mòn từ nền móng và mục ruổng từ bên trong. Khi nhìn các vị thuộc hàng nguyên thủ quốc gia nói về ổn định tôi phát hiện thấy thần sắc các vị không bình thường, một vầng u ám trên khuôn mặt, một giọng nói không tự tin. Phải chăng trong thâm tâm họ biết rõ sự chông chênh của chế độ, nhưng ngoài miệng cố lên giọng để tự trấn an và lừa dối. Về ổn định xã hội. Nói rằng VN có ổn định xã hội thì đó mới chỉ là một phần sự thật. Có thể tìm ra một số nơi mà nhân dân yên ổn làm ăn, lại có vài vùng là nơi đáng sống, có một số người thỏa mãn với tình hình hiện tại. Nhưng từ đó mà suy ra rằng toàn xã hội ổn định thì đã phạm sai lầm lớn về phương pháp và tư duy. Hỏi, có thể xem xã hội ổn định không khi mà : + Nó chịu sự thống trị của một đảng chuyên quyền, tự đặt mình cao hơn luật pháp, với các nhóm lợi ích thao túng xã hội bằng các thủ đoạn của tư bản dã man. Dưới sự thống trị như vậy sự áp bức, sự bất công là điều mà một số người dân phải chịu đựng. + Môi trường sống nhiều nơi bị ô nhiểm nghiêm trọng, bị phá nát do con người gây ra, ngay cả giữa thủ đô Hà Nội. + Vì ý thức hệ, vì hận thù mà dân tộc chưa có được hòa hợp thực sự. + Oan khuất của dân ít được giải quyết mà ngày càng chồng chất. + Tệ nạn gian dối, trộm cướp, lừa đảo, bạo lực xẩy ra thường xuyên ở nhiều nơi. + Sự lộng hành của các thế lực nổi và chìm thuộc công an, sự kết án bừa bãi và đối xử vô nhân đạo đối với các tù nhân lương tâm. + Sự tuyên truyền dối trá càng ngày càng làm dân mất lòng tin vào chính quyền. + Sự xuống cấp thảm hại của đạo đức, của giáo dục, sự lãnh đạm trước bất công và tai họa. Những bất ổn của xã hội được phản ảnh đầy trên báo hàng ngày. Thế nhưng tại sao các vị đứng đầu Nhà nước vẫn khăng khăng cho rằng xã hội rất ổn định. Phải chăng đó là sự tự lừa dối và cố tình lừa dối nhân dân. Tôi đề nghị các cơ quan khoa học tổ chức hội thảo, Quốc hội và Đại hội Đảng tổ chức thảo luận và đánh giá về ổn định xã hội. Khi sự ổn định này có vấn đề thì các kế hoạch của Nhà nước cần ưu tiên cho nó chứ đừng vì vội vã phát triển kinh tế mà làm cho tình hình ổn định xã hội ngày càng xấu đi.. | ||||||
Đấu tranh khôn khéo cái méo gì Posted: 23 Oct 2019 05:43 PM PDT Đấu tranh khôn khéo cái méo gì mà tàu thăm dò của chúng chạy lên chạy xuống, chạy ngang chạy dọc trên vùng biển đặc quyền kinh tế của ta như chỗ không người từ hai tháng qua và tiếp tục không biết đến bao giờ.Theo đà này, chúng chơi cha, chạy vào đậu ngay trước biển Vũng Tàu thì mấy ông cũng cứ tiếp tục đấu tranh khôn khéo để bảo vệ tình hữu nghị và bảo vệ chỗ ngồi họp chứ cũng chẳng dám làm gì khác.Chỉ giỏi đấu tranh bạo lực với dân lành | ||||||
Dự án Cứu Nguy Đồng Bằng Sông Cửu Long Posted: 23 Oct 2019 05:36 PM PDT Tổng quan Trong thời gian gần đây, càng ngày càng có nhiều thông tin và hình ảnh cho thấy cuộc sống khó khăn của nông dân và ngư dân ở các tỉnh ĐBSCL,vì giữa mùa lũ mà đồng ruộng khô cạn và nhiều nơi đã bị nước biển xâm nhập. Nguyên do một phần vì thời tiết nhưng tình trạng nguy hại khác thường này phần lớn là hậu quả của chuỗi đập thủy điện do Trung Quốc xây cất ở thượng lưu, và Lào ở trung lưu, sông Mekong (hầu hết do TQ tài trợ). Lãnh đạo Bắc Kinh đã dùng chuỗi đập này để kiểm soát nguồn nước, ngăn chặn nguồn cá và phù sa do thiên nhiên cung cấp cho năm quốc gia ở hạ lưu Mekong là Myanmar, Thái Lan, Lào, Cam-bốt và Việt Nam. Nền kinh tế nông nghiệp của những quốc gia này, đặc biệt là Việt Nam, bắt buộc phải tùy thuộc vào quyết đinh điều hành lượng nước được xả từ các đập thủy điện ở TQ. Đây là một phần trong chiến lược bành trướng của TQ tại Biển Đông, loại bỏ vai trò và ảnh hưởng của Hoa Kỳ và khống chế toàn vùng Đông Nam Á. Như nhận định mới đây của tác già David Hutt: "TC hiện có khả năng ngăn chặn hoàn toàn dòng nước chảy xuống các quốc gia hạ nguồn, một điểm áp lực có thể được sử dụng để phá hoại nền kinh tế nông nghiệp của các nước ở hạ nguồn và tạo sự khan hiếm lương thực trong trường hợp xảy ra xung đột. Các nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh cũng có thể sử dụng lợi thế này để đe dọa các nước ĐNA phải nể sợ hay dọa trừng phạt nước nào chống lại chính sách bành trướng của TC, gồm cả vấn đề Biển Đông hay các kế hoạch trong khu vực về Sáng kiến Vành đai và Con đường."[1] Đồng bằng sông Cửu Long gồm thành phố Cần Thơ (được coi là thủ đô miền Tây) và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Với tổng diện tích khoảng 41,000 km² và tổng số dân 20 triệu, ĐBSCL chiếm 13% diện tích nhưng hơn 19% dân số cả nước, tốc độ tăng trưởng cũng cao hơn cả nước (năm 2015 tăng 7,8% so với 6,8%). Chỉ riêng lúa đã chiếm 47% diện tích và 56% sản lượng lúa cả nước; xuất khẩu gạo từ toàn vùng chiếm tới 90% tổng sản lượng. Chưa kể thủy sản chiếm 70% diện tích, 40% sản lượng và 60% xuất khẩu cả nước.[2]Sông Mekong chảy vào Việt Nam chia thành 2 sông Tiền Giang, Hậu Giang rồi tỏa ra thành 9 nhánh đổ ra biển qua 9 cửa: Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Định An, Ba Thắc (Bassac) và Trần Đề. Chín nhánh sông của Mekong như 9 con rồng uốn lượn, nên ở Việt Nam sông Mekong được đặt tên là sông Cửu Long. Qua nhiều năm tháng, hai cửa sông Ba Lai và Ba Thắc (Bassac) bị bùn đất bồi lấp và biến mất. Do đó, sông Cửu Long hiện chỉ còn 7 cửa đổ ra biển. Việt Nam là nước ở cuối nguồn sông Mekong nên phải chịu ảnh hưởng tổng hợp nặng nề nhất trong số các quốc gia miền hạ lưu, vì khi hoạt động sản xuất ở ĐBSCL bị hủy hoại thì nguồn lợi kinh tế của cả nước phải lãnh hậu quả trầm trọng. Cứ xem những con số trên đây về nông sản và thủy sản cùng với số lượng xuất khẩu của ĐBSCL thì đủ thấy mức phá hoại của TQ đối với tương lai không xa của VN sẽ ghê gớm đến thế nào. Các chuyên gia kinh tế và môi trường trong và ngoài nước đã nhiều lần lên tiếng báo động về tương lai đen tối của ĐBSCL và kêu gọi giải quyết các nguy cơ trước mắt và lâu dài, không riêng cho Việt Nam mà cho cả bốn nước liên quan khác là Myanmar, Thái lan, Lào và Cam-bốt. Tại Hội nghị Bộ trưởng các nước Mekong ở Bangkok ngày 1 tháng Tám vừa qua, trong chiến lược ngăn chặn tham vọng bành trướng của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo đã khởi động lại dự án "Sáng kiến vùng Hạ lưu Mekong" (Lower Mekong Initiative – LMI) do cựu ngoại trưởng Hillary Clinton thiết lập năm 2009 chú trọng vào mục tiêu giúp các nước miền hạ lưu phát triển bền vững trước những hành động hiếp đáp và chia rẽ của Trung Quốc. Sở dĩ phải có thêm sáng kiến LMI vì Ủy hội sông Mekong (MRC) đã tỏ ra bất lực trước thái độ lấn át của TQ. Cho đến gần đây, các giám đốc điều hành của MRC thường phải chiều theo ý muốn của lãnh đạo Bắc Kinh và tham vọng của Lào là trở thành "bình điện của Đông Nam Á", như vậy rất có hại cho nhân dân các nước hội viên. Bộ trưởng Pompeo nhấn mạnh đến việc duy trì và phát triển quan hệ đối tác giữa Hoa Kỳ và các nước trong nhóm LMI và loan báo một số sáng kiến mới, như dự án Nhật-Mỹ về Quan hệ Đối tác Điện lực Mekong (Japan-U.S. Mekong Power Partnership – JUMP) và dự án tài trợ cho các nước LMI ngăn chặn các tội ác xuyên quốc gia như buôn lậu ma túy, hoạt động phi pháp vùng Tam giác Vàng, buôn bán phụ nữ và lao động. Quan trọng hơn hết là vào cuối năm nay, Hoa Kỳ sẽ tổ chức một hội nghị Ấn độ-Thái Bình Dương nhằm tăng cường quản lý minh bạch các dòng sông xuyên biên giới, chù yếu là sông Mekong. Mike Pompeo cũng cho hay là tại Diễn đàn Kinh doanh Ấn độ-Thái Bình Dương vào tháng Mười Một ở Bangkok, Hoa Kỳ sẽ trình bày những sáng kiến mới nhằm giúp các quốc gia LMI về phát triển cơ sở hạ tầng, năng lượng và kỹ thuật số. Hoa Kỳ cũng sẽ cùng với Cộng hòa Hàn quốc tài trợ cho một dự án chụp hình từ vệ tinh để thẩm định các mô hình lụt lội và hạn hán của dòng sông Mekong. Trong khi đó, các nước trong nhóm LMI cũng sẽ cùng nhau chia sẻ các dữ kiện về nguồn nước Mekong và một chương trình mới trong chiến lược hợp tác kinh tế ACMECS (Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong Economic Strategy) do Thái Lan đề nghị. Hoa Kỳ tuyên bố ủng hộ chiến lược này. Sau hết, ngoại trưởng Pompeo đánh giá việc Việt Nam giữ vai trò chủ tịch của ASEAN năm 2020 là một cơ may tối hảo để công cuộc hợp tác Mekong tiếp tục tiến xa hơn, trong đó đề tài họp thường niên cấp bộ trưởng các nước LMI sẽ được tâp trung, có tính chiến lược và hiệu quả hơn. Hoa Kỳ tuyên bố sẽ mãi mãi là người bạn của các nước trong nhóm LMI (không có gì bảo đảm nhưng đang rất có lợi cho VN, Thái, Lào, Cam-bốt cần được sử dụng tối đa). Một tín hiệu tốt mới đây là Cam-bốt đã quyết định hủy bỏ dự án xây cất hai con đập thủy điện Sambor và Stung Treng. Mặc dù có sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, khả năng các nước miền hạ lưu Mekong có thể thoát khỏi sự khống chế của TQ vẫn là một thách thức rất lớn, đặc biệt đối với Việt Nam, vừa là một nước nhỏ ở sát nách TQ vừa ở vào vị trí chiến lược quan trọng mà TQ cần phải chiếm đoạt để thực hiện quyền kiểm soát toàn khu vực. Vì những lý do trên, Việt Nam cần phải có một chiến lược khôn ngoan và một kế hoạch toàn diện, vừa vận dụng được nguồn nội lực mạnh mẽ của dân tộc vừa lôi cuốn được sự ủng hộ cần thiết của Hoa Kỳ và các nước quan tâm đến sự tồn tại và phát triển của VN, nhằm ngăn chặn Trung Quốc đang thực hiện chính sách bành trướng trong khu vực và tham vọng bá chủ toàn cầu. Cho đến nay, vì sợ Trung Quốc và vì lợi ích nhóm, chính phủ Việt Nam chưa làm được việc này. Dự Án Cứu Nguy Đồng Bằng Sông Cửu Long Các nước miền hạ lưu Mekong bắt đầu nếm đòn ức hiếp của Trung Quốc đúng vào dịp Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission – MRC) ra đời vào tháng Tư 1995 thay thế cho Ủy ban Mekong (Mekong Committee) bị tê liệt 20 năm vì sự thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam, Lào và Cam-bốt năm 1975. Khi đó, để ăn mừng sự hóa thân của Mekong Committee và sự ra đời bản Thỏa hiệp 1995, MRC tổ chức một chuyến du hành trên sông Mekong từ Thái Lan qua Việt Nam. Chẳng may giữa đường tàu bị mắc cạn vì Trung Quốc đang chuyển nước Mekong vào hồ chứa của đập thủy điện Mạn Loan (Manwan) thuộc tỉnh Vân Nam. MRC gồm sáu nước ở ven sông Mekong nhưng chỉ có 4 nước là hội viên chính thức gồm Thái, Lào, Cam-bốt và Việt Nam. Trung Quốc và Myanmar chỉ tham gia với tư cách đối tác đối thoại (dialogue partner) của MRC và tùy tiện ứng xử không có điều kiện ràng buộc. Hậu quả của hành động ngăn chặn nguồn nước Mekong của Trung Quốc là hai trận "hạn hán thế kỷ" xảy ra cho ba nước Thái Lan, Cam-bốt và Việt Nam vào tháng Tư 2016 và tháng Bảy 2019. Tác giả Ngô Thế Vinh cho thấy ở Bắc Thái, đồng ruộng khô cháy, khúc sông Mekong trơ đáy với cá chết. Biển Hồ ở Cam-pu-chia luôn luôn dư nước mà nay có nhiều ghe thuyền mắc cạn, và ĐBSCL ở Việt Nam "cũng đang chịu 'những cơn đau thắt ngực' do trái tim Biển Hồ bị thiếu nước trầm trọng."[3]Tin tức và hình ảnh trên báo chí trong nước cũng báo động về tinh trạng khô cạn hay ngập mặn của đồng ruộng và các nhánh sông Cửu Long, nạn đất lún hay sạt lở làm mất kế mưu sinh của hàng triệu nông, ngư dân ở nhiều tỉnh như Long An, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang.[4]Chắc chắn trong những năm sắp tới, các nước miền hạ lưu Mekong và ĐBSCL sẽ còn phải khốn đốn nhiều hơn nữa. Mới ít ngày trước đây, báo New York Times cho hay trong lúc Biển Hồ còn đang bị nguy cơ thiếu nước thì Trung Quốc lại cho xây thêm một đập thủy điện trên nhánh sông Mekong ở Lat Thahae thuộc Bắc Lào, phá hủy hàng chục ngôi làng gồm nhà ở, trường học, chùa chiền, đuổi dân chúng ở ven sông lui vào rừng dựng nhà lá sinh sống xa bờ.[5] Kỹ sư Phạm Phan Long, chuyên gia ngành môi trường, cho hay phát hiện mới nhất về tốc độ chìm của ĐBSCL được công bố trên Tạp chí khoa học Nature Communications ngày 28/8/2019 bởi nhóm nghiên cứu của Đại Học Utrecht, Hòa Lan, cho thấy rằng ĐBSCL chỉ còn cao hơn mực nước biển 0,8m (so với mức 2,6m theo những dữ liệu trước kia,) đồng nghĩa với nguy cơ 12 triệu dân vùng đồng bằng này sẽ phải di cư trong 50 năm tới. Như vậy, nhu cầu đối phó với ô nhiễm, sụt lún và xâm mặn vào an ninh nguồn nước ở ĐBSCL vào lúc này quả là khẩn cấp.[6] Ở trên có nêu vấn đề Việt Nam cần phải có một chiến lược khôn ngoan và một kế hoạch toàn diện về đối nội và đối ngoại để có thể tự bảo vệ và cùng với quốc tế ngăn chặn Trung Quốc thực hiện tham vọng làm chủ Biển Đông Nam Á và thống trị toàn cầu. Vấn đề là liệu chính phủ Việt Nam có đủ bản lãnh biến thử thách thành cơ hội để thực hiện sứ mệnh lịch sử trước nguy cơ bị Trung Quốc chiếm đoạt đất nước và Hán hóa dòng giống Việt hay không.Thực tế đau buồn là trong gần tròn ba mươi năm qua, kể từ sau hội nghị Thành Đô năm 1990, các tầng lớp lãnh đạo Việt Nam đã phục tùng Trung Quốc và ức hiếp chính dân mình đến độ đã bị nhân dân đưa lên bia miệng là "hèn với giặc, ác với dân". Chỉ đến gần đây, đầu tháng Bảy 2019, khi tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 của TQ được hộ tống bởi một đoàn tàu hải giám và dân quân xâm nhập vùng biển Bãi Tư Chính thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam và là nơi tập trung nhiều nhất các lô dầu khí của Việt Nam, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao mới lên tiếng mạnh mẽ phản đối Trung Quốc, yêu cầu "chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam; tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam theo đúng các quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên." Đây là lần đầu tiên Việt Nam nêu đích danh Trung Quốc để phản đối hành động xâm phạm chủ quyền lãnh hải của VN, trái với quy định của luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, trong khi tỏ rõ ý muốn dựa vào Hoa Kỳ để thoát khỏi vòng lệ thuộc TQ, chính phủ VN vẫn tiếp tục ngăn cấm và đàn áp nhân dân chống chính sách xâm lược của Bắc Kinh. Tình trạng oái oăm và nghịch lý đó không thể kéo dài. Giới lãnh đạo Đảng và chính phủ ở Việt Nam đang cực kỳ lúng túng trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới ảnh hưởng đến Việt Nam, cụ thể là: chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, chiến lược ngăn chặn TQ của liên minh "Bộ Tứ"(Mỹ-Úc-Nhật-Ấn) trong khu vực Ấn độ-Thái Bình Dương, nguy cơ Trung Quốc tấn công Đài Loan vì hòn đảo này có xu hướng độc lập, và những cuộc biểu tình lên tới hai triệu dân ở Hong Kong đòi quyền tự chủ sau ba tháng đã khiến chính quyền thân TQ bắt đầu phải nhượng bộ nhưng cuộc tranh đấu của tuổi trẻ vẫn còn tiếp tục. Chuyến đi Mỹ sắp tới, nếu có, của Tổng Bí thư/Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng, có thể nâng quan hệ Việt-Mỹ từ "đối tác toàn diện" sang "đối tác chiến lược" nhưng để đổi lấy quyết định gần Mỹ xa Trung, Tổng-Chủ Trọng sẽ yêu cầu Tổng Thống Trump xác nhận "tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau" như đã công bố trong bản Tuyên bố chung của hai nước sau hai cuộc gặp Obama-Sang năm 2013 và Obama-Trọng năm 2015. Nói cách khác, Nguyễn Phú Trọng sẽ dựa vào sự xác nhận của TT Trump để tiếp tục duy trì chế độ độc tài toàn trị theo mô hình TQ. Từ nay đến Đại hội Đảng toàn quốc thứ 13 vào đầu năm 2021, dù những thành phần yêu nước và cấp tiến, trong và ngoài Đảng, có khả năng và điều kiện thuận lợi để xoay chuyển tình thế sang hướng "thoát Trung" và lộ trình dân chủ hóa hay không, công cuộc cứu nguy ĐBSCL vẫn là một nhu cầu cấp bách không thể trì hoãn. Việt Nam không thể chờ đợi cho đến khi "nước đến chân mới nhảy", thậm chí tác giả Ngô Thế Vinh đã dùng ẩn dụ boiling frog syndrome để ví Việt Nam với trường hợp con ếch bị đem bỏ vào một nồi nước lạnh rồi đun nóng lên dần. Con ếch không có một phản ứng nào cho đến khi bị nấu chín. Đó là lý do cần phải có kế hoạch Cứu Nguy ĐBSCL thúc giục nhân dân thức tỉnh và hành động tự cứu thay vì thờ ơ, vô cảm, hay chỉ lên tiếng than phiền hay báo động. Hơn ba năm trước, tôi đã viết bài kêu gọi phát động chiến dịch cứu nguy ĐBSCL nhằm thúc đẩy nhân dân áp lực chính quyền phải quyết liệt chống lại những mưu toan ác độc của Trung Quốc.[7] Vì thiếu điều kiện khả thi ở trong nước, "chiến dịch" đã không thể trở thành hiện thực. Ngày nay, trước những diễn biến phức tạp của thời cuộc trong nước và quốc tế, trong khi chờ đợi tình thế biến chuyển thuận lợi, kế hoạch Cứu nguy ĐBSCL cần ưu tiên đáp ứng những nhu cầu cấp bách của người dân bằng những chương trình thực tế, khả thi, chú trọng vào những hoạt động cứu trợ xã hội, những giải pháp kỹ thuật và những cuộc vận độngquốc tế. Như vậy, Dự án CNĐBSCL sẽ gồm ba chương trình hoạt động chính: 1. Cứu trợ xã hội: giúp đỡ nông, ngư dân bằng việc hỗ trợ tài chính, vật liệu hay hướng dẫn nghề nghiệp để họ có thể vượt qua hay giảm bớt những khó khăn kinh tế do thiên tai vàcác đập thủy điện của Trung Quốc gây ra, huy động sự tham gia của mọi giới, nhất là sự đóng góp của giới doanh nghiệp giàu có và sự hướng dẫn kỹ thuật của các chuyên gia trí thức mọi ngành. 2. Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật: các chuyên gia trong và ngoài nước hợp tác nghiên cứu, tìm kiếm những kỹ thuật canh tác mới như nuôi tôm và thủy sản nước lợ, những sáng kiến làm giảm bớt hậu quả của hạn hán như ngăn nước biển xâm nhập ruộng và xây nhà máy lọc nước mặn thành nước ngọt, khai thác sử dụng năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời có lợi ích cả về kinh tế lẫn môi trường, khiến cho việc xây thêm đập thủy điện không còn cần thiết. 3. Vận động quốc tế: kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ và các nước có lợi ích trong khu vực, Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế, ngoài việc hỗ trợ các chương trình nhân đạo và phát triển cho các nước miền hạ lưu sông Mekong, đặc biệt chú trọng vào mục tiêu chung là mạnh mẽ yêu cầu và áp lực Trung Quốc từ bỏ độc quyền quản lý nguồn nước Mekong và đối xử công bằng với các nước ở hạ lưu phù hợp với luật lệ xuyên quốc gia và bang giao quốc tế. Thực hiện ba loại chương trinh trên đây, về mặt tinh thần, đều là trách nhiệm của chính phủ, nhưng cho đến nay, do lợi ích nhóm, chính phủ đã không mấy quan tâm đến các hoạt động khẩn cấp này. Đã đến lúc chính phủ phải thiết lập kế hoạch toàn diện, qui mô, kêu gọi sự ủng hộ và hợp tác của tư nhân, phối hợp với các chương trình của các tổ chức phi chính phủ, các ngành chuyên môn ở đại học, các chuyên gia quốc tế về sông nước và môi trường, đẩy mạnh các hoạt động điều hợp và đối thoại với Trung Quốc của Ủy hội sông Mekong (MRC) và hợp tác chặt chẽ với Sáng kiến vùng Hạ lưu Mekong (LMI) do Hoa Kỳ hỗ trợ. Đây là hình thức phối hợp đối tác công tư (public private partnertship, PPP) đã được áp dụng thành công ở nhiều quốc gia đang phát triển. Sự tham gia của các chương trình tư nhân vào Dự án Cứu nguy Đồng bằng Sông Cửu Long (CNĐBSCL), dù hạn chế và nhỏ bé hơn của chính phủ, cũng sẽ hỗ trợ đắc lực cho những hoạt động hiện hữu hay bổ túc cho những hoạt động còn thiếu sót của các cơ quan hữu trách để có thể đem lại kết quả mong đợi. Đặc biệt loại chương trình thứ hai (giải pháp kỹ thuật) và thứ ba (vận động quốc tế) cần phải có sự tham gia của trí thức, chuyên gia Việt Nam và ngoại quốc. Trong những năm gần đây, nhiều nhân tài trong và ngoài nước đã tìm đến nhau trao đổi thông tin và ý kiến về những vấn đề phát triển bền vữngnhưng chưa có cơ hội hợp tác trong những công trình nghiên cứu hay thực nghiệm cụ thể. Tính Khả thi của việc thực hiện Dự án Dự án CNĐBSCL, được quan niệm như một phần nhỏ nhưng rất quan trọng trong chiến lược quốc gia mà mục tiêu tối hậu là bảo vệ độc lập, toàn vẹn chủ quyền trên đất và trên biển, chống lại mưu toan của TQ chiếm đoạt VN làm căn cứ chiến lược để thống lĩnh Biển Đông và kiểm soát toàn khu vực. Tập trung vào ĐBSCL, Dự án có mục đích không chỉ cứu vãn nền kinh tế nông, ngư nghiệp ở 13 tỉnh miền Tây Nam phần mà luôn cả nguồn lợi xuất cảng quan trọng của cả nước. Nhưng ngay cả khi giới hạn trong một khu vực, Dự án cũng chỉ đóng góp chứ không thay thế cho một kế hoạch toàn diện cần phải có của chính phủ, nhất là dưới một chế độ độc tài toàn trị mà cái gì cũng "đã có Đảng và Nhà nước lo." Như vậy, trước khi nói chuyện thực hiện hãy bàn về tính khả thi của Dự án ở Việt Nam. Ai sẽ thiết lập và điều hành dự án ở ĐBSCL? Dự án có vượt quá khả năng và phương tiện thực hiện của khu vực tư hay không? Các hoạt động của dự án có thể bị chính quyền ngăn cấm hoặc sách nhiễu hay không? Dự án CNĐBSCL được trình bày như một kêu gọi đáp ứng nhu cầu khẩn cấp của đất nước mà bất cứ công dân hay tổ chức dân sự nào ở trong hay ngoài nước (tạm gọi chung là tổ chức phi chính phủ, hay NGO) cũng có thể thực hiện độc lập một phần hay nhiều chương trình của dự án, hoặc hợp tác với các chương trình của chính phủ trên bình diện địa phương, vùng miền hay toàn quốc, tùy theo khả năng chuyên môn và tài chính của mỗi tổ chức. Mỗi NGO hay mỗi nhóm NGO sẽ phụ trách một hay nhiều chương trình chọn lựa thích hợp. Theo cách phân công tự nhiên thì những NGO làm từ thiện sẽ phụ trách những chương trình hoạt động loại 1, những hội khoa học kỹ thuật sẽ nhận các chương trình loại 2, và các nhóm vận động về chính sách và giải pháp chính trị/ngoại giao sẽ chú trọng vào các hoạt động loại 3. Để giảm bớt chi phí và gia tăng hiệu quả của Dự án, các tổ chức dân sự nên kết hợp thành nhóm NGO thỏa thuận với nhau trong việc phân chia công tác và chi phí. Những nhóm NGO như vậy sẽ dễ gây qũy hoạt động từ các nhà hảo tâm và các nguồn tài trợ công hay tư ở trong hay ngoài nước. Sự hợp tác và chia sẻ thông tin giữa các nhóm hoạt động, nhất là giữa các nhóm nghiên cứu (loại 2) và vận động (loại 3), cũng rất cần thiết vì thành tích của Dự án sẽ được biết đến nhiều hơn và có ảnh hưởng lớn hơn. Cả ba loại chương trình đều quan trọng nhưng thực tế là các hoạt động loại 3 (Vận động các chính phủ, quốc hội, tổ chức quốc tế, dư luận công chúng, . . .) quan trọng nhất vì đây là tiếng nói của nhân dân, nếu được các nhà làm chính sách quốc gia và quốc tế lắng nghe thì sẽ dẫn đến những giải pháp có lợi ích thật sự cho sự tồn tại và phát triển của ĐBSCL, của Việt Nam và các nước miền hạ lưu sông Mekong. Vì cần có thông tin và dữ kiện từ tất cả các nhóm tham gia Dự án và nhờ những cách tiếp cận và quan hệ làm việc với nhiều đối tượng khác nhau, quốc nội và quốc tế, nhóm Vận động cũng đương nhiên thích hợp với nhiệm vụ cập nhật định kỳ các hoạt động của Dự án và làm các bản phúc trình tổng kết. Vì là tiếng nói chung của nhân dân và liên lạc với tất cả các chương trình của Dự án, các hoạt động loại 3 cần được tập trung và được đảm nhận bởi một tổ chức có khả năng và kinh nghiệm lâu năm về vận động và thông tin, liên lac. Từ trên 30 năm qua, chính phủ Việt Nam đã đón nhận hàng nghìn chương trình nhân đạo và phát triển của các NGO quốc tế kể cả những tổ chức của người Việt Nam ở nước ngoài. Chính phủ cũng đã chấp thuận sự hợp tác về chuyên môn giữa các nhà khoa học và chuyên gia trong và ngoài nước, do đó sẽ không có gì phải lo ngại về những đóng góp của các NGO, hỗ trợ và bổ sung cho những chương trình cứu trợ nông, ngư dân ĐBSCL mà chính phủ không thể cung cấp đầy đủ. Đối với những nỗ lực vận động quốc tế nhằm "thuyết phục" Trung Quốc phải tôn trọng luật lệ quốc tế trong việc xử lý nguồn nước Mekong đối với các quốc gia miền hạ lưu, chính phủ và nhân dân Việt Nam tất nhiên phải cùng chung quan điểm, vì vậy chính phủ không có lý do gây khó khăn cho những giải pháp bảo vệ sự sống còn của ĐBSCL và lợi ích của đất nước. Sự kiện gần đây chính phủ đã tỏ ra cứng rắn trước hành vi trái phép của TQ đưa tàu Hải Dương 8 xâm nhập khu vực Bãi Tư Chính trong vùng đặc quyền kinh tế của VN là một tín hiệu thuận lợi cho các hoạt động chuyên môn của Dự án. Chính phủ chỉ cần tiến thêm một bước cụ thể là kiện Trung Quốc trước Tòa án Quốc tế là hoàn toàn phù hợp với ý nguyện của toàn dân và sự mong đợi của quốc tế. Trước hành động ức hiếp quá đáng của TQ thậm chí ngăn cấm VN thi hành hợp đồng khai thác dầu khí với các công ty ngoại quốc trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của VN, đã đến lúc lãnh đạo VN phải dứt khoát không cho phép TQ tiếp tục chính sách "tầm ăn dâu" hay "salami slicing" (cắt lát salami) lần lần chiếm đoạt hết nguồn lợi sinh tử của VN. Trong khi đó, những cuộc vận động bảo vệ nguồn nước Mekong của các giới nhân dân VN sẽ hậu thuẫn mạnh mẽ cho những đòi hỏi chính đáng của chính phủ. Vai trò của người Việt Nam ở nước ngoài Cộng đồng người Việt hải ngoại, dù số đông đã lập nghiệp và mang quốc tịch nước ngoài, nhưng do những quan hệ về chủng tộc, vån hóa và lịch sử với quê hương nguồn cội, vẫn thấy có nghĩa vụ đóng góp cho những nỗ lực bảo vệ chủ quyền và phát triển đất nước. Nhiều chuyên gia ở các nước tiền tiến có thể hợp tác tích cực với các đồng nghiệp ở trong nước trong việc tìm kiếm các giải pháp cải thiện kỹ thuật canh tác giúp cho nông dân có thể tiếp tục sản xuất lúa gạo và thủy sản, hoặc sử dụng năng lượng gió hay năng lượng mặt trời thay cho thủy điện hay điện than để tránh ô nhiễm môi trường. Tin tức mới nhất cho biết ngày 18/10 vừa qua, Pháp đã khánh thành nhà máy năng lượng Mặt Trời Nổi đầu tiên lớn nhất châu Âu, không những cung cấp đủ năng lượng cho trên 4,000 hộ gia đình, mà còn giúp giảm hơn 1.000 tấn khí CO2 phát thải ra môi trường.[8]Từ nhiều tháng qua, Kỹ sư Phạm Phan Long, chủ tịch Hội Sinh Thái Việt (Viet Ecology Foundation -- VEF) tìm giải pháp thay thủy điện, đã bỏ công nghiên cứu việc thiết lập Hệ thống Năng lượng Mặt trời Nổi có Dự trữ (Floating Solar-with-Storage System, FSS) trên hồ Nam Ngum (một phụ lưu sông Mekong) với số lượng điện năng GWh ngang với sức sản xuất của ba con đập thủy điện Pak Lay, Pak Beng và Luang Prabang mà chính phủ Lào đang chuẩn bị tiến hành, với giá KWh thấp hơn. Hệ thống FSS này đang được hoàn chỉnh và sẽ được đệ nạp cho các cơ quan thẩm quyền Lào và quốc tế xem xét trong những ngày sắp tới. Tiếp theo đó sẽ là đề nghị áp dụng hệ thống FSS cho Cam-bốt và Việt Nam. Trí thức người Việt ở nước ngoài, nhất là ở Mỹ, có nhiều khả năng và cơ hội vận động với chính phủ, quốc hội và các cơ quan quốc tế có ảnh hưởng tới việc thiết lập các chính sách thuận lợi cho Việt Nam thoát khỏi sự khống chế của Bắc Kinh. Sự hợp tác giữa bên trong và bên ngoài như vậy rất hợp với chức phận tự nhiên của mỗi bên là trong nước chủ động, bên ngoài hỗ trợ. Riêng về mặt vận động quốc tế thì cộng đồng ở nước ngoài có nhiều điều kiện thuận lợi hơn người trong nước. Gần 10 năm trước đây, tôi đã trình bày khá đầy đủ khả năng này trong bài "Trước hiểm họa Trung Quốc: Kế hoạch hành động của người Việt hải ngoại" trên trang mạng Talawas (02/07/2010) và Boxitvn (05/07/2010). Môt số chi tiết trong bài có thể được điều chỉnh để phù hợp với tình hình thời cuộc hiện nay, nhưng nội dung cơ bản của kế hoạch không có gì thay đổi. Để khỏi lập lại dài dòng, dưới đây là đường link dẫn đến bài đó trên Boxitvn.net với lời giới thiệu của nhà báo Hoàng Hưng:http://www.boxitvn.net/bai/7041 Kết luận Dự án Cứu nguy Đồng Bằng sông Cửu Long cho thấy rõ đời sống của 20 triệu dân ở 13 tỉnh ven sông và nguồn lợi kinh tế của cả nước đang bị hãm hại trước mắt và có nguy cơ bị hủy diệt trong lâu dài bởi chuỗi đập thủy điện mà Trung Quốc đã và đang tiếp tục xây ở thượng nguồn và một số đập khác ở hạ nguồn, đặc biệt là những con đập của Lào rốt cuộc cũng do Trung Quốc giúp xây cất và kiểm soát. Đây là mối đe dọa quá lớn cho sự sống còn của đất nước nằm trong đại chiến lược của TQ là chiếm đọat VN làm bàn đạp thống lĩnh Biển Đông và toàn thể khu vực.Trong khi chờ đợi chính phủ xây dựng kế hoạch tổng thể cứu nguy ĐBSCL với sự đóng góp của chuyên gia nước ngoài và nguồn vốn quốc tế, những nỗ lực đáp ứng nhu cầu thực tế trước mắt và lâu dài cần phải được thực hiện gấp. Dựán CNĐBSCL không thuộc quyền sở hữu, điều hành hay kiểm soát của một cá nhân hay tổ chức nào. Dự án này chỉ là một ý kiến, một đề nghị trình bày công khai, mong được nhiều người tán thành, bổ sung và thực hiện tùy theo phạm vi khả năng của cá nhân hay nhóm để góp phần bảo vệ đất nước mà không làm cho chính quyền phải lo ngại. Tuy nhiên, vì chủ đích của Dự án là bảo vệ sự tồn tại của ĐBSCL và nguồn lợi kinh tế của đất nước, công tác vận động để có được tiếng nói chung của nhân dân và sự ủng hộ của quốc tế cần phải có sự phối hợp và hành động đồng bộ hơn là hành động đơn lẻ.Trong trường hợp này, phương thức phối hợp giữa các đối tác công và tư (PPP) như đã nói đến ở một đoạn trên lại càng có hiệu quả hơn. Vì phải liên lạc với các nhóm thực hiện chương trình của dự án để thâu thập thông tin và dữ kiện, đồng thời qua những cách tiếp cận và quan hệ làm việc với nhiều đối tượng khác nhau, nhóm Vận động cũng đương nhiên thích hợp với nhiệm vụ cập nhật định kỳ các hoạt động của Dự án và làm các bản phúc trình tổng kết. Nhiệm vụ này nên được một tổ chức có khả năng và kinh nghiệm về vận động đảm nhận. Đây không phải là công việc lãnh đạo hay điều hành dự án mà chỉ là công việc liên lạc với các chương trình, tổng hợp thông tin và cổ động cho dự án. Nhiệm vụ này chỉ cần giao cho một vài người phụ trách, cung cấp thông tin và dữ kiện cho các chuyên gia vận động, với một bản tin định kỳ hay một trang web, nếu cần. Điều này tránh được tình trạng lạm dụng quyền hành và tranh giành lãnh đạo có thể xảy ra giữa các tổ chức cộng đồng hay xã hội dân sự. Cách tổ chức, phân công và phối hợp theo hàng ngang như vậy cho thấy những cá nhân và tổ chức tham gia thực hiện chương trình cũng là chủ của một phần dự án, vừa thể hiện được tinh thần bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh (healthy competition) trong một "xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"(những mục tiêu mà chính phủ đã nêu lên từ nhiều năm qua), vừa thu hút được sự ủng hộ cần thiết của quốc tế. Điều đó sẽ tạo thành sức mạnh tổng hợp của dân tộc và sẽ khiến cho Trung Quốc phải chùn bước xâm lấn và chiếm đoạt phi pháp. Các chương trình có thể thực hiện bất cứ lúc nào và cần được chia sẻ thông tin bằng mọi phương tiện sẵn có. Mong rằng không lâu sẽ có một tổ chức được đề cử hay tình nguyện đảm nhận công việc thu thập thông tin từ các chương trình hoạt động của dự án được đúc kết trên một Bản Tin (Newsletter) để phổ biến rộng rãi trong và ngoài nước. Chỉ còn chưa đầy hai tháng nữa là tới phiên Việt Nam giữ vai trò chủ tịch ASEAN, tức là có thêm lợi thế quốc tế để đem lại lợi ích chung cho các nước trong khu vực. Việt Nam sẽ có thêm thẩm quyền trong những cuộc đàm phán với Trung Quốc về những vấn đề chủ quyền, an ninh, hợp tác và phát triển, không chỉ riêng các nước ASEAN mà bao gồm tất cả các nước liên quan đến Biển Nam Trung Hoa, tức Biển Đông của Việt Nam. Riêng về vấn đề lợi ích của các quốc gia miền hạ lưu sông Mekong, chủ tịch ASEAN cũng có trách nhiệm hỗ trợ cho Ủy hội MRC trong những cuộc đối thoại với Trung Quốc về quản lý nguồn nước Mekong trên cơ sở luật lệ xuyên quốc gia, đồng thời cũng hỗ trợ các sáng kiến của Hoa Kỳ và đồng minh giúp đỡ các nước hạ lưu sông Mekong bảo vệ kinh tế và môi trường trước những tác hại do chính sách kiểm soát nguồn nước từ các đập thượng nguồn của Trung Quốc. Tân Giám đốc Văn phòng MRC, Tiến sĩ An Pich Hatda, dù chưa làm việc được một năm đã tỏ ra sốt sắng thực hiện lợi ích của các quốc gia hội viên qua quyết định của chính phủ Cam-bốt đình chỉ dự án xây hai con đập Sambor và Stung Treng, tránh gây thêm nguy hại cho ĐBSCL của Việt Nam. Hi vọng TS Hatda có thể góp phần tích cực vào những nỗ lực của Hội đồng Chỉ đạo của MRC trong việc thuyết phục TQ xử lý nguồn nước Mekong một cách công bằng và thiện chí hơn đối với các nước ở hạ nguồn. Dự án Cứu nguy Ðồng Bằng sông Cửu Long là một thử thách và cũng là một cơ hội cho cả chính phủ và nhân dân trước trách nhiệm lịch sử. Tuy nhiên, vì chính phủ có đầy đủ quyền hành và phương tiện nên việc thực hiện toàn bộ kế hoạch là trách nhiệm chính của chính phủ với sự đóng góp của các tổ chức tư nhân. Nếu chính phủ thực tâm muốn bảo vệ sự tồn tại của Đồng Bằng Sông Cửu Long và nguồn lợi kinh tế nông ngư nghiệp quan trọng nhất của đất nước thì việc thực hiện Dự án Cứu nguy ĐBSCL như đã trình bày trên đây là một cơ hội không có lần thứ hai để lấy được hậu thuẫn của nhân dân và sự ủng hộ của quốc tế. Trước tiên, chính phủ cần rút Petro Vietnam Power Corporation ra khỏi vai trò chủ đầu tư dự án xây đập thủy điện Luang Prabang lớn nhất của Lào trên dòng chính sông Mekong vì hiển nhiên là con đập này sẽ phá hoại Đồng bằng sông Cửu Long nhiều hơn nữa. Đã đến lúc các lãnh đạo cần chứng tỏ quyết tâm từ bỏ lợi ích nhóm và đoạn tuyệt mọi quan hệ lệ thuộc Trung Quốc như những điều kiện tiên quyết (sine qua non) để thành công. Có lãnh đạo sáng suốt nào lại bỏ lỡ cơ hội cứu nước thuận lợi này để bị nhân dân và lịch sử kết án muôn đời về tội bán nước và hãm hại dân tộc? 20 tháng Mười 2019 Lê Xuân Khoa Một số bài và hình ảnh liên quan: 6. "Nguy cơ chiến tranh nước gia tăng trên sông Mê Kông," bản dịch của Đỗ Tùng, danlambaovn.blogspot.com [1]David Hutt, "Water war risk rising on the Mekong", Asia Times, Oct. 16, 2019.Xem bản dịch toàn bài của Dân Làm Báo trong mục Bài liên quan (số 6) ở trang cuối bài này. Theo Kỹ sư Phạm Phan Long, TQ chỉ góp có 40% lưu lượng sông vào mùa khô và trung bình 16% cho cả năm. Như vậy, họ chỉ dùng vũ khí này hiệu quả khi có hạn lụt vì khi đóhọ mới vận hành các hồ đóng hay xả để gây xáo trộn và làm hạn hán hay lũ lụt khốc liệt hơn và cũng chỉ ảnh hưởng Thái Lan và Lào là chính. Năm 2016, khi TQ xả nước cứu hạn, VN không cảm nhận được kết quả.Tuy nhiên, nếu TQ liên minh với các đập ở Lào (mà họ kiểm soát) để chặn nước Mekongvào mùa khô hoặc xả nước bừa bãi vào mùa lũthì cả Cam-bốt và Việt Namđều chết dưới chân họ. [2] Những con số về nông sản, thủy sản và số lượng xuất khẩu được dẫn từ Wikipedia. [3]Ngô Thế Vinh, "Việt Nam thất thủ chiến lược trên địa bàn sông Cửu Long," báo Tiếng Dân, 25.8.2019. [4]Xem mục Bản Tin trên báo Tiếng Dân, ngày 17.8 và 23.8.2019. [5] https://www.nytimes.com/2019/10/12/world/asia/mekong-river-dams-china.html [6] Cố Thủ tướng Võ văn Kiệt chuẩn bị chuyến đi Hòa Lan vào tháng Sáu 2008 để tìm hiểu lợi ích việc xây đê ngăn nước biển, nhưng chưa kịp đi thì mất. Khi đó, các chuyên gia của Hội Sinh Thái Việt (Viet Ecology Foundation -- VEF) ở California cũng đã soạn thảo xong một concept paper mấy chục trang về việc xây một "đê chiến lược"vừa bảo vệ vừa phát triển ĐBSCL sẵn sàng chuyển cho nhóm nghiên cứu của ông Kiệt. [7]Lê Xuân Khoa, "Cần phát động chiến dịch Cứu nguy Đồng bằng sông Cửu Long", Bauxite VN, 16/3/2016. [8]https://vietnambiz.vn/phap-khanh-thanh-nha-may-nang-luong-mat-troi-noi-lon-nhat-chau-au-20191019141501195.htm | ||||||
Nguồn gốc hành vi của Trung Quốc (P1) Posted: 23 Oct 2019 05:35 PM PDT Nguồn: Odd Arne Westad, "The Source of Chinese Conduct", Foreign Affairs, September/October 2019. Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp Tháng Hai năm 1946, khi Chiến tranh Lạnh còn đang phôi thai, George Kennan, quan chức hàng đầu của Sứ quán Mỹ ở Liên Xô, đã gửi một bức điện dài 5.000 từ trong đó ông lý giải các hành vi của Liên Xô và cách Mỹ nên đối phó. Một năm sau, bản ghi của "Bức điện dài" nổi tiếng của ông được biên tập thành một bài viết cũng đăng trên Foreign Affairs, "Nguồn gốc hành vi của Liên Xô". Dưới bút danh "X", Kennan lập luận rằng hệ tư tưởng Mác – Lê-nin của Liên Xô là có thật và chính thế giới quan này, cộng với một cảm thức bất an nặng nề, là động cơ thúc đẩy Liên Xô bành trướng. Song điều này không có nghĩa là không thể tránh khỏi đối đầu trực diện, ông chỉ ra, bởi lẽ "điện Kremlin không hề hối tiếc khi phải nhượng bộ trước thế lực mạnh hơn." Do đó, điều mà nước Mỹ phải làm nhằm đảm bảo an ninh lâu dài là ngăn chặn mối đe dọa từ Liên Xô. Nếu họ làm vậy, sức mạnh của Liên Xô cuối cùng sẽ suy sụp. Chiến lược ngăn chặn, nói cách khác, vừa là điều kiện cần vừa là điều kiện đủ. Bài viết của Kennan trở thành "sách gối đầu giường" của bất cứ ai mong muốn tìm hiểu về cuộc cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Liên Xô. Luôn gây tranh cãi và thường xuyên được chỉnh sửa lại (không chỉ bởi Kennan), chiến lược ngăn chặn mà Kennan đề ra đã định hình chính sách đối ngoại của Mỹ cho đến tận khi Chiến tranh Lạnh kết thúc năm 1991. Và đúng như ông dự đoán, kết cục của cuộc đấu tranh này xuất phát từ cả sức mạnh và sự kiên định của Hoa Kỳ cùng các đồng minh cũng như những điểm yếu và mâu thuẫn trong nội tại hệ thống Liên Xô. Giờ đây, hơn 70 năm sau, Mỹ và các đồng minh lại một lần nữa đối diện với một đối thủ cộng sản khác, kẻ xem nước Mỹ như một kình địch và đang thèm khát sự thống trị khu vực và ảnh hưởng toàn cầu. Đối với nhiều người, cả ở Washington và Bắc Kinh, sự so sánh là không thể cưỡng lại: có một cuộc chiến tranh lạnh Mỹ – Trung, và các nhà làm chính sách Mỹ cần một bản "nâng cấp" của chiến lược ngăn chặn đề ra bởi Kennan. Tháng Tư vừa qua, Kiron Skinner, giám đốc hoạch định chính sách ở Bộ Ngoại giao Mỹ (vị trí của Kennan khi "Nguồn gốc hành vi của Liên Xô" được xuất bản), đặc biệt kêu gọi một bài viết "X" mới, lần này về Trung Quốc. Nhưng nếu có một cuộc điều tra như vậy được khởi động dựa trên điểm xuất phát của Kennan – với mục tiêu hiểu được các động cơ của đối phương – thì sự khác biệt cũng sẽ lớn như hai đường thẳng song song. Chính những khác biệt này, sự tương phản giữa nguồn gốc hành vi của Liên Xô ngày ấy và nguồn gốc hành vi của Trung Quốc ngày nay, sẽ cứu chúng ta thoát khỏi một cuộc Chiến tranh Lạnh nữa. Từ của cải đến quyền lực Có hai sự thật chính về Trung Quốc ngày nay. Thứ nhất, quốc gia này vừa trải qua một giai đoạn phát triển kinh tế với tốc độ thế giới chưa từng chứng kiến. Thứ hai, nước này được cai trị ngày càng độc tài hóa bởi một đảng cầm quyền không qua bầu cử, một đảng cầm tù người dân chỉ bởi họ có chính kiến, trong khi hạn chế mọi quyền tự do ngôn luận và hội họp. Dưới thời Tập Cận Bình, có nhiều dấu hiệu cho thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) muốn rút bỏ cả những quyền tự do hạn chế mà người dân được hưởng trong giai đoạn cải cách của Đặng Tiểu Bình. Có những chỉ dấu cho thấy đảng muốn kiểm soát cả thành phần kinh tế tư nhân bằng cách can thiệp ngày càng trực tiếp vào quy trình kinh doanh. Đằng sau các chính sách này là sự nhấn mạnh ngày một tăng rằng mô hình phát triển của Trung Quốc ưu việt hơn mô hình của phương Tây. Trong một bài phát biểu năm 2017, ông Tập nói Bắc Kinh "vạch ra con đường mới cho các nước đang phát triển hướng tới hiện đại hóa" và "cung cấp một lựa chọn mới cho các quốc qua mong muốn tăng tốc phát triển trong khi vẫn giữ vững độc lập". Theo ĐCSTQ, luận điệu của phương Tây về dân chủ chỉ là cái cớ để cướp bóc chủ quyền và tiềm năng kinh tế của các nước nghèo hơn. Theo quan điểm này, cũng như Trung Quốc cần chế độ độc tài nhằm giữ vững tăng trưởng kinh tế, các quốc gia khác có thể cũng vậy. Mặc dù niềm tin này vẫn chưa được chấp nhận rộng rãi ở nước ngoài, song nhiều người Trung Quốc tin vào phiên bản chân lý của đảng, đồng ý với Tập rằng nhờ sự lãnh đạo của đảng mà "quốc gia Trung Quốc, với một vị thế hoàn toàn mới, giờ đây có thể đứng vững, hiên ngang ở phương Đông". Quan điểm ấy là nhờ sự cải thiện chất lượng sống chưa từng có ở Trung Quốc cũng như việc chủ nghĩa dân tộc ngày càng tăng cao. ĐCSTQ tuyên truyền không ngừng về sự vĩ đại và đúng đắn của Trung Quốc, trong khi người Trung Quốc, dễ hiểu là tự hào về những gì đã đạt được, ủng hộ nhiệt tình những lời kêu gọi này. Đảng cũng tuyên bố rằng thế giới bên ngoài, đặc biệt là Mỹ, đang muốn đảo ngược đà tiến lên của Trung Quốc, hay chí ít là ngăn trở nước này trỗi dậy thêm nữa – y như bộ máy tuyên truyền của Liên Xô từng làm. Một yếu tố làm cho thứ chủ nghĩa dân tộc này trở nên cay nghiệt hơn là quan điểm lịch sử được thúc đẩy bởi ban lãnh đạo Trung Quốc cho rằng lịch sử nước này giai đoạn từ giữa thế kỷ 19 cho đến khi ĐCSTQ lên cầm quyền vào năm 1949 là một chuỗi những sự sỉ nhục dưới tay các thế lực ngoại bang. Mặc dù đúng là có một phần sự thật trong phiên bản lịch sử này, nhưng ĐCSTQ lại đưa ra tuyên bố đáng sợ rằng đảng là lực lượng duy nhất ngăn người Trung Quốc không bị bóc lột hơn nữa. Do đảng không thể lập luận rằng đất nước cần chế độ độc tài vì người Trung Quốc không thể tự quản trị chính mình, nên đảng phải tuyên bố cần tập trung quyền lực vào tay đảng nhằm bảo vệ quốc gia trước những sự ngược đãi đến từ bên ngoài. Song tập trung quyền lực quá mức như vậy có thể dẫn đến những hậu quả lớn. Như Kennan từng chẩn đoán một cách chính xác về Liên Xô: "nếu…có bất kì một tác nhân nào có thể phá vỡ tính thống nhất và hiệu lực của đảng trong vai trò một tổ chức chính trị, nước Nga Xô Viết có thể sẽ biến đổi chỉ trong vòng một đêm từ một cường quốc trở thành một trong những nước yếu và đáng thương nhất trong cộng đồng các quốc gia." Một mặt rắc rối khác của chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc ngày nay là việc nước này không khác gì một đế quốc trên thực tế nhưng đang cố hành xử như một quốc gia-dân tộc. Hơn 40% lãnh thổ Trung Quốc – Nội Mông, Tây Tạng, Tân Cương – là vùng đất của các dân tộc không xem mình là người Hán. Mặc dù chính phủ dành những quyền đặc biệt cho "các dân tộc thiểu số", song các vùng đất quê hương của họ đã bị hòa vào một khái niệm mới về "dân tộc Trung Hoa" và dần dần bị "xâm thực" bởi hơn 98% dân số cả nước – người Hán. Những người chống đối đều nhận lấy kết cục tù tội, tương tự số phận của những người yêu cầu quyền tự trị trong lòng đế chế Xô-viết. Về đối ngoại, Trung Quốc giúp duy trì chế độ độc tài tệ hại nhất thế giới ở nước Triều Tiên láng giềng, trong khi thường xuyên đe dọa các hàng xóm của mình, bao gồm chính quyền dân chủ ở Đài Loan, hòn đảo Bắc Kinh tuyên bố là một tỉnh ly khai. Phần lớn những điều này không mang lại lợi thế chính trị hay ngoại giao cho Trung Quốc. Quá trình quân sự hóa các đảo xa xôi ở Biển Đông, cuộc tranh chấp với Nhật Bản về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, và nỗ lực trừng phạt việc Hàn Quốc cho phép Mỹ đặt các bệ phóng tên lửa hiện đại đều đang phản tác dụng: Đông Á ngày nay lo sợ người Trung Quốc nhiều hơn hẳn một thập niên trước. (Chẳng hạn, số người Hàn Quốc có cái nhìn tích cực về Trung Quốc giảm từ 66% năm 2002 xuống chỉ còn 34%, theo Trung tâm Nghiên cứu Pew). Bất chấp sụt giảm ủng hộ dành cho Trung Quốc, người dân trong khu vực đều cho rằng nước này sẽ trở thành cường quốc khu vực áp đảo trong tương lai và họ tốt nhất nên tự chuẩn bị cho chính mình. Quan điểm này chủ yếu dựa vào thành tựu tăng trưởng kinh tế ngoạn mục mà Trung Quốc đạt được. Ngày nay, sức mạnh kinh tế Trung Quốc trong tương quan với Mỹ gấp 2 đến 3 lần sức mạnh của Liên Xô so với Mỹ. Mặc dù tốc độ tăng trưởng chậm lại, nhưng những người cho rằng Trung Quốc sẽ đi theo con đường của Nhật Bản và rơi vào trì trệ kinh tế gần như đều đã sai. Kể cả khi thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc có cao đến đâu đi nữa thì nước này vẫn còn đó một thị trường nội địa chưa khai thác hết, đủ sức làm động lực tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm tới. Trong khi đó phần còn lại của châu Á, một khu vực rộng lớn và năng động kinh tế hơn hẳn Tây Âu tại buổi đầu của Chiến tranh Lạnh, đều sợ Trung Quốc đến nỗi không dám dùng hàng rào thuế quan để đối phó với nước này. Trên phương diện quân sự và chiến lược thì cuộc cạnh tranh Mỹ – Trung là khó đo lường nhất. Hoa Kỳ có lợi thế quân sự hơn hẳn Trung Quốc: gấp 20 lần số đầu đạn hạt nhân, lực lượng không quân vượt trội hơn hẳn, và ngân sách quốc phòng gấp gần 3 lần ngân sách của Bắc Kinh. Họ đồng thời cũng có các đồng minh (Nhật Bản, Hàn Quốc) cùng các đồng minh tiềm năng (Ấn Độ, Việt Nam) nằm ngay cạnh Trung Quốc, và các nước này đều đang củng cố sức mạnh quân sự của họ. Trái lại, Trung Quốc không có được những người bạn như thế ở Tây Bán Cầu. Tuy nhiên, trong một thập niên qua, cán cân quyền lực ở Đông Á đã thay đổi theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Ngày nay, nước này đã có đủ tên lửa mặt đất, máy bay, và tàu chiến để tuyên bố rằng họ vượt trội về quân sự ở sân sau của mình. Lực lượng tên lửa của Trung Quốc là một mối đe dọa đủ lớn đối với các căn cứ không quân và tàu sân bay Mỹ khiến Mỹ không còn lấn át tuyệt đối trong khu vực được nữa. Vấn đề sẽ càng tồi tệ khi lực lượng hải quân Trung Quốc còn phát triển nhanh hơn nữa trong những năm tới, và công nghệ quân sự của họ – đặc biệt là công nghệ laser, drone, tác chiến mạng, và khả năng tác chiến ngoài không gian – sẽ sớm bắt kịp Mỹ. Mặc dù hiện tại Mỹ vượt trội về quân sự so với Trung Quốc hơn là so với Liên Xô ngày trước, nhưng Bắc Kinh có thể đuổi kịp nhanh hơn và toàn diện hơn Moskva. Nhìn tổng thể, Trung Quốc trông có vẻ là một đối thủ xứng tầm với Mỹ hơn là Liên Xô vào thời điểm Kennan đặt bút viết các đề nghị của ông. Sự tương đồng giữa Trung Quốc và Liên Xô Trung Quốc ngày nay và Liên Xô trước kia có nhiều điểm tương đồng đến ngạc nhiên – mà tất nhiên là bắt đầu với nhà nước cộng sản. Trong gần 40 năm, ấn tượng trước thành tựu kinh tế thị trường của Trung Quốc, phương Tây đã vô tình "quên" đi rằng nước này vẫn được điều hành bởi chế độ độc tài cộng sản. Mặc dù thỉnh thoảng có các lời nhắc nhở về sự tàn bạo của lãnh đạo Trung Quốc, chẳng hạn như vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989, phương Tây vẫn cho rằng Trung Quốc đang tự do hóa và đa nguyên hơn. Ngày nay, những dự đoán như vậy trông thật ngớ ngẩn: ĐCSTQ đang củng cố quyền lực và khả năng nắm quyền vĩnh viễn của họ. "Dự án vĩ đại mới về xây dựng Đảng…..đang bước vào giai đoạn tăng tốc", ông Tập tuyên bố như vậy năm 2017. Ông nói thêm "Chúng ta phải nỗ lực hơn nữa nhằm củng cố quyền lực, cũng như sự lãnh đạo tập trung và thống nhất của Trung ương Đảng…..Đảng luôn là xương sống của quốc gia". Một nét giống nhau nữa đó là cũng như Liên Xô tìm cách thống trị ở châu Âu, Trung Quốc tìm kiếm vị thế áp đảo ở Đông Á, một khu vực cũng quan trọng đối với Mỹ ngày nay như châu Âu vào buổi đầu của Chiến tranh Lạnh. Cách Trung Quốc tiến hành dự án này cũng giống hệt Liên Xô – uy hiếp quân sự và chính trị bên cạnh chiến thuật chia để trị – thậm chí tiềm lực của họ còn hơn cả Liên Xô. Trừ khi nước Mỹ hành động để ngăn chặn Trung Quốc, Trung Quốc rồi sẽ trở thành kẻ thống trị tuyệt đối ở Đông Á, từ Nhật Bản đến Indonesia, vào cuối thập niên 2020. Cũng như các lãnh đạo Liên Xô, các lãnh đạo Trung Quốc xem nước Mỹ là kẻ thù. Họ cẩn trọng và nhã nhặn ở bên ngoài, thường nhấn mạnh việc họ tuân thủ các thông lệ quốc tế, nhưng trong nội bộ Đảng, luận điệu quen thuộc của họ là nước Mỹ đang tìm cách ngăn chặn Trung Quốc vươn lên thông qua công kích từ bên ngoài và phá hoại từ bên trong. "Chừng nào chúng ta còn kiên trì sự lãnh đạo của ĐCSTQ và chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc", một thông cáo của Đảng vào năm 2013 cho biết, "lập trường của các lực lượng chống Trung Quốc ở phương Tây nhằm gây áp lực cải cách sẽ không thay đổi, và chúng sẽ tiếp tục chĩa mũi giáo phương Tây hóa, chia rẽ, và "Cách mạng Màu" vào Trung Quốc". Một giọng điệu chống Mỹ như vậy nghe giống hệt thứ tuyên truyền mà Stalin tạo nên cuối những năm 1940, bao gồm cả sự thúc đẩy công khai chủ nghĩa dân tộc. Năm 1949, Cục Thông tin các Đảng Cộng sản và Công nhân (Cominform) do Liên Xô lãnh đạo tuyên bố phương Tây có "mục tiêu tối thượng là thiết lập sự thống trị thế giới mang tính cưỡng bức của Anh-Mỹ, nô lệ hóa các quốc gia và dân tộc nước ngoài, phá hoại dân chủ và khởi động một cuộc chiến tranh mới." Còn các lãnh đạo ĐCSTQ thì nói với người dân rằng người Mỹ ghét chúng ta chỉ bởi vì chúng ta là người Trung Quốc. Họ muốn thống trị thế giới, và chỉ có ĐCSTQ ngáng đường họ./. | ||||||
Posted: 23 Oct 2019 05:35 PM PDT Nguyễn Đình Cống Trước 1986, do ĐCS phạm sai lầm về đường lối mà kinh tế VN lâm vào cảnh kiệt quệ. Đại hội 6 của Đảng đã kịp thời nhận ra, tiến hành cởi trói cho dân, mở cửa cho kinh tế tư nhân và nước ngoài để cứu nguy. Chỉ trong vài năm, nhờ sức lao động được giải phóng mà nền kinh tế khởi sắc, có gạo và dầu xuất khẩu, các nước đưa FDI vào, làm cho GDP tăng. Đảng CS dựa vào đó để tự hào về tài năng , sự sáng suốt của mình, ra sức khai thác để cầu danh và kiếm lợi. Đầu thế kỷ 21 nhiều người tiên đoán VN đang hóa hổ và chẳng bao lâu sẽ thành rồng. Đảng còn đặt kế hoạch ảo tưởng đến năm 2020 đưa VN trở thành nước công nghiêp, hiện đại. Sự phát triển vội vàng về kinh tế làm cho một số người giàu lên, trở thành tư bản đỏ, một loại tư bản hoang dã, tàn bạo, làm cho đời sống vật chất của đại bộ phận nhân dân được cải thiện, xây dựng được nhiều công trình v.v… Nhưng rồi chính sự phát triển vội vàng ấy đã kéo theo, làm sản sinh ra không biết bao nhiêu tai họa. Vì sao vậy ?. Vì sự lãnh đạo và quản lý không theo kịp, để cho nó phát triển bừa bãi. Phải chăng đó là kết quả tất yếu của một sự độc quyền vừa tham, vừa ngu. Độc quyền và kiêu ngạo, không chịu lắng nghe những góp ý chân thành về cải cách thể chế chính trị cần tiến hành song song với phát triển kinh tế, để tạo ra nền dân chủ cần thiết, bảo đảm cho sự phát triển kinh tế đúng hướng, ngăn chặn sự tham nhũng quyền lực. Tham danh và tham lợi. Tham được ca ngợi là tài giỏi, sáng suốt, đã đánh thắng trong chiến tranh thì việc gì cũng làm được, để bắt nhân dân chịu ơn, để mong thế giới khâm phục. Tham lợi cho cá nhân và phe nhóm, phải nhanh chóng vơ vét khi còn quyền lực. Ngu là để cho cái lợi trước mắt làm mờ tâm trí, không thấy, không muốn nghe nói đến những cái hại kèm theo, hoặc có nghe, có nói tới nhưng không làm được gì có hiệu quả để ngăn ngừa. Rõ ráng nhất là việc "Phát triển bền vững". Chính phủ thỉnh thoảng nói đến nhưng làm được rất ít, rất kém. Sự chụp dựt, thu lợi trước mắt để hại về lâu dài, lợi cho số ít hại cho toàn dân, lợi một chút về kinh tế mà làm ô nhiểm nặng và phá nát môi trường, làm hủy hoại đạo đức, làm cho xã hội mất ổn định nhiều mặt. Hỏi những người quản lý và toàn dân có thấy không những điều trên. Tôi tin là mọi người đều thấy cả. Thấy, nhưng tại sao không ngăn ngừa được, không khắc phục được một cách cơ bản các tác hại ? Phải chăng cũng chỉ tại độc quyền của tham và ngu. Dự thảo báo cáo của đại hội Đảng 13, cũng như kế hoạch của Quốc hội, của Chính phủ đều đề cao việc phát triển kinh tế với tốc độ nhanh để tăng GDP, để theo kịp nước này nước nọ, được xếp ở vị trí cao. Người ta lập luận rằng phát triển nhanh nhưng phải bảo đảm bền vững, không đánh đổi mối trường lấy kinh tế. Thực tế của VN chứng tỏ rằng "phát triển nhanh và bền vững" chỉ là câu khẩu hiệu suông, không thể nào thực hiện được. Thử hỏi đại đa số dân Việt hiện nay đang cần gì nhất. Phải chăng họ cần Nhà nước được trở thành ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an LHQ, họ cần VN xếp thứ hạng cao của thế giới về lĩnh vực nọ kia. Không, điều đó lãnh dạo cần, nhưng dân không cần. Dân cần tự do, hạnh phúc, tránh tai họa, tránh oan khuất, dân cần môi trường sống trong lành ( môi trường vật chất cũng như môi trường đạo đức, tinh thần, văn hóa, chính trị xã hội) Vì vội vàng phát triển kinh tế mà đã phá nát môi trường sống của nhân dân từ thành thị đến thôn quê, từ biển đảo, đồng bằng đến vùng núi. Nếu cứ tiếp tục phát triển kinh tế theo cách của tư bản hoang dã thì không thể khôi phục và bảo vệ môi trường. Có hô hào khản cổ thì cũng chỉ hô hào suông mà thôi. Vậy phải chăng không cần phát triển kinh tế?. Không, tôi không nói như thế. Phải phát triển kinh tế, nhưng theo cách khác. Thứ nhất là bỏ chủ trương "kinh tế quốc doanh là chủ đạo", thứ nhì là bỏ "định hướng XHCN" trong kinh tế thị trường, thứ ba là để cho kinh tế tư nhân phát triển theo khả năng của họ , Nhà nước chỉ định hướng bằng thuế và điều luật chứ không phải bằng chỉ tiêu, Nhà nước không cần tốn nhiều sức lực và tiền của để làm các kế hoạch, lập các chỉ tiêu mà phần lớn chẳng có giá trị gì trong thức tế.. Kế hoạch của Nhà nước cần tập trung vào những việc mà dân không thể làm chứ không phải quan tâm đến mọi công việc, mọi nhu cầu của dân. Quan trọng và cấp thiết trước mắt đối với Nhà nước là tinh giản, làm trong sạch và nâng cao chất lượng bộ máy chính quyền, từ đó tập trung xử lý các vấn đề về xã hội, về môi trường, là ngăn chặn các hành động cửa quyền và tham nhũng, triệt bỏ thủ đoạn trốn thuế và gian lận thương mại, ngăn ngừa sự lũng đoạn của gian thương nước ngoài và trong nước. Vấn đề sản xuất, buôn bán như thế nào, chỉ tiêu cụ thể, hãy để cho Phòng Thương mại và Công nghiệp cùng với các tập đoàn kinh tế lo liệu. Quan trọng nhất của lãnh đạo kinh tế là hãy vì thực chất cuộc sống lâu dài của dân chứ đừng chạy theo danh tiếng hảo chỉ nhằm mang lại danh và lợi cho số ít trước mắt nhưng để lại hậu họa cho đất nước, cho tương lai. Xin hãy suy nghĩ thật kỹ về phương hướng ưu tiên phát triển kinh tế khi chưa làm trong sạch được các loại môi trường, khi chưa trả được một phần đáng kể nợ công, khi chưa có được sự ổn định bền vững của xã hội. Theo các ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, xã hội Việt Nam đang rất ổn định. Tôi không tán thành nhận định đó. Sẽ xin có bàn luận trong bài viết gần đây. | ||||||
Biển Đông : Ngoại giao Mỹ dùng lời cực nặng tố cáo Trung Quốc bắt nạt Posted: 23 Oct 2019 10:00 AM PDT
Từ ngày Trung Quốc cho tàu khảo sát vào hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, đồng thời tung tàu hải cảnh cản trở công việc thăm dò dầu khí của Việt Nam, Hoa Kỳ đã nhiều lần lên tiếng phản đối. Nhân buổi điều trần hôm 16/10/2019 trước Tiểu Ban Đông Á-Thái Bình Dương thuộc Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện Mỹ, một lần nữa, bộ Ngoại Giao Mỹ đã lên tiếng tố cáo Trung Quốc, nhưng lần này với những lời lẽ nặng nề hiếm thấy, không mang tính chất chung chung thường gặp trong ngôn từ ngoại giao. Phát biểu trước các thượng nghị sĩ Mỹ về chính sách của Hoa Kỳ tại châu Á, ông David Stilwell, trợ lý ngoại trưởng Mỹ về Đông Á - Thái Bình Dương, đã tập trung mũi dùi tố cáo một loạt những hành vi bị lên án là bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, và không ngần ngại khẳng định rằng Bắc Kinh là mối đe dọa đối với mọi nước, chứ không riêng gì đối với các quốc gia có yêu sách tại Biển Đông hoặc các quốc gia Đông Nam Á nói chung. Ông Stilwell trước hết cực lực đả kích các hành vi của Trung Quốc nhằm dọa nạt, bức hiếp các láng giềng. Trợ lý ngoại trưởng Mỹ không ngần ngại nhắc lại câu nói của ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Diễn Đàn An Ninh Khu Vực khối ASEAN (ARF) năm 2010 ở Hà Nội, khi trước việc Bắc Kinh bị tố cáo là kẻ gây hấn trên Biển Đông ông đã giận dữ và nói rằng "Trung Quốc là nước lớn, các nước khác là nước nhỏ, và thực tế là như vậy". Theo ông Stilwell, cách Bắc Kinh "bắt nạt" các láng giềng vào lúc này cũng nằm trong chiều hướng tuyên bố của ông Dương Khiết Trì vào năm 2010, và quan niệm lẽ phải thuộc về kẻ mạnh là một "mối đe dọa đối với chủ quyền, hòa bình, phẩm giá và thịnh vượng" của một khu vực năng động nhất thế giới. Đối tượng công kích thứ hai là đường chín đoạn mà Bắc Kinh dùng để đòi hỏi chủ quyền rộng khắp trên Biển Đông. Trợ lý ngoại trưởng Mỹ đã cho rằng đó là một yêu sách "phi lý", vừa phi pháp, vừa không chính đáng. Theo ông, những tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh không có giá trị pháp lý, lịch sử hoặc địa lý, đã gây tổn hại các nước khác, nhất là khi Bắc Kinh bằng những biện pháp khiêu khích liên tục nhằm áp đặt đường 9 đoạn, đã cản trở không cho các nước ASEAN tiếp cận 2,5 ngàn tỷ đô la trữ lượng dầu khí, đồng thời gây bất ổn định và tạo nguy cơ xung đột. Sau cùng, nhà ngoại giao Mỹ đã nêu bật ví dụ về vụ Trung Quốc đang đánh phá Việt Nam trên Biển Đông để tỏ ý hoài nghi về thực tâm của Bắc Kinh trong việc đàm phán Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông. Trợ lý ngoại trưởng nhấn mạnh : "Trong khi hô hào quyết tâm theo đuổi hòa bình, thực tế cho thấy là các lãnh đạo Trung Quốc - thông qua Hải Quân, các cơ quan chấp pháp và lực lượng dân quân biển - tiếp tục đe dọa và bắt nạt các nước khác. Việc họ liên tục quấy rối cơ sở của Việt Nam quanh Bãi Tư Chính là một trường hợp điển hình. Trong tình hình đó, ông Stilwell cho rằng Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông sẽ có hại cho khu vực và cho tất cả những ai yêu chuộng tự do hàng hải nếu Trung Quốc sử dụng bộ Quy Tắc đó để "hợp pháp hóa các hành vi thô bạo, các yêu sách trên biển phi pháp của họ, cũng như để nuốt các cam kết mà Bắc Kinh đã ký theo luật quốc tế". Phát biểu của trợ lý ngoại trưởng Mỹ đã được nhiều chuyên gia tán đồng. Trên mạng Twitter, ông Greg Poling, Giám đốc cơ quan Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải AMTI ngày 17/10 hoan nghênh "Trợ lý ngoại trưởng Stilwell đã có những phát biểu hay nhất về Biển Đông từ trước đến nay đến từ một người trong chính quyền." Chuyên gia này ghi nhận nhiều yếu tố tích cực trong đó có việc ông Stilwell đã chỉ trích hành vi xâm phạm quyền của nước khác trên vùng đặc quyền kinh tế của mình, nêu rõ trường hợp Bãi Tư Chính, vạch mặt lực lượng dân quân biển và nêu bật mối quan ngại của Mỹ hiện nay về bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông. http://vi.rfi.fr/chau-a/20191018-bien-dong-ngoai-giao-my-dung-loi-cuc-nang-to-cao-trung-quoc-bat-nat | ||||||
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông biết lạc hậu vẫn làm? Posted: 23 Oct 2019 10:00 AM PDT Chỉ vì 1% công việc chưa hoàn thành mà không thể đưa dự án vào khai thác là hiện tượng rất lạ...Trong thông tin mới cung cấp, Hội đồng Nghiệm thu nhà nước cho biết từ năm 2008 khi được giao nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác thi công dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, đơn vị này đã phát hiện việc thực hiện dự án trên cao là không phù hợp với điều kiện, khí hậu, gây tốn kém, không phát huy hết được hiệu quả của dự án.
Theo đó, Hội đồng nghiệm thu nhà nước đề xuất làm ngầm dự án theo Pháp và Nhật, tuy nhiên, đại diện chủ đầu tư khi đó chọn làm theo đường sắt đô thị trên cao như Đức, Ý đã xây dựng cả 100 năm, Trung Quốc mới nhưng cũng hàng chục năm, dẫn tới tình trạng dự án chưa đưa vào hoạt động đã không còn phù hợp với điều kiện hiện nay. Trước thông tin này, TS Nguyễn Xuân Thủy - cho biết ông chính là người đề xuất làm ngầm dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông ngay từ thời điểm đề xuất dự án. Theo ông Thủy, đoạn đường Nguyễn Trãi, Hà Đông có không gian mặt đường hẹp, mật độ phương tiện giao thông lớn, việc làm ngầm tuyến đường sẽ giúp giảm tải được áp lực về hạ tầng, tránh tình trạng tắc đường, kẹt xe, tránh được ô nhiễm khói bụi và tiếng ồn... cho cộng đồng dân cư dọc tuyến đường chạy qua. Với không gian cùng với tốc độ phát triển như hiện tại, làm ngầm tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ phù hợp hơn là làm trên cao. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, đại diện chủ đầu tư cũng đưa ra lập luận, làm đường trên cao rẻ hơn nên sẽ tiết kiệm hơn (chi phí làm trên cao được tính toán chỉ bằng 1/4 so với làm ngầm). "Đại diện chủ đầu lấy lý do chúng ta còn nghèo, ngân sách còn khó khăn vì thế họ đã lựa chọn phương án làm trên cao để tiết kiệm chi phí. Đây là lựa chọn có thể chấp nhận được vì phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, hạ tầng ở thời điểm đó. Dù sao dự án cũng thực hiện rồi, chúng ta không nên bàn lại nữa", ông Thủy nói. Vấn đề ông quan tâm nhiều hơn là vì sao tới nay dự án vẫn chậm trễ không được đưa vào hoạt động? Vị chuyên gia cho rằng, tư vấn Pháp chỉ ra vướng mắc nằm ở việc thiếu hồ sơ, hồ sơ chưa đầy đủ và xem đây là nguyên nhân để mất thêm nửa năm hoặc lâu hơn nữa mới đưa được tuyến đường vào vận hành thương mại là rất kỳ lạ. Ông Thủy nói rằng, việc bổ sung các hồ sơ rất đơn giản, không mất quá nhiều thời gian. Tất cả các văn bản, hồ sơ đều được thực hiện theo quy trình và được lưu trữ cẩn thận. Theo tính toán của ông Thủy, việc hoàn thiện này chỉ diễn ra trong khoảng từ nửa tháng tới một tháng, không thể kéo dài tới nửa năm hay vài năm như cảnh báo. Còn trong trường hợp không thể tìm được văn bản để hoàn thiện hồ sơ, ông Thủy cho rằng có thể làm lại và truy ngay trách nhiệm của những người có liên quan tới các văn bản đó. Việc làm lại văn bản cũng không mất quá nhiều thời gian do chúng ta đã có đầy đủ máy móc, thiết bị đo đạc rất hiện đại, không có gì phức tạp. "Giống như một cây cầu đã làm xong nếu muốn cho phương tiện đi qua họ sẽ phải chất tải lên các phương tiện và gắn kèm các máy đo ứng suất, đạt tiêu chuẩn xe sẽ được chạy. Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông cũng vậy, chúng ta đã làm đề-pô, đã có đường, dầm, cầu và tàu đã chạy thử rất lâu rồi, nếu bây giờ vẫn không thể cho tàu chạy được nghĩa là đang có vấn đề rất đặc biệt chứ không phải do hồ sơ. Cần đặt câu hỏi nguyên nhân thực sự là do đâu? Liệu có thể do yêu cầu đáp ứng an toàn của dầm và trụ cầu không đạt mà tàu không thể đưa vào hoạt động không?", ông Thủy đặt nghi vấn. Từ góc độ cá nhân, ông Thủy đề nghị thành lập hội đồng kiểm định dự án độc lập để làm cho rõ, trả lời cho rõ lý do vì sao dự án đã hoàn thiện tới 99%, chỉ còn 1% chưa hoàn thiện mà dự án mãi không thể đưa vào khai thác thương mại. "Nếu là do công nghệ, thiết bị lạc hậu, nguy cơ không bảo đảm an toàn, dễ gây cháy nổ, tai nạn, dầm trụ không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật hay còn vì lý do gì cũng phải được nói rất rõ ràng, trả lời rất rõ ràng để dư luận được biết. Bộ GTVT phải có trách nhiệm trong chuyện này, phải chịu trách nhiệm trước việc không đưa được dự án vào hoạt động", ông Thủy nói. Cũng vì lý do này, ông Thủy yêu cầu phải xem xét lại cả trách nhiệm cũng như năng lực của đơn vị tư vấn Pháp và phía nhà thầu. "Việc chần chừ, kéo dài thời gian chỉ vì vướng mắc các thủ tục giấy tờ để hoàn thiện hồ sơ cho thấy sự yếu kém của đơn vị tư vấn cũng như nhà thầu. Cần phải làm rõ mục đích thật sự, có hay không tình trạng thông đồng, cố tình kéo dài thời gian đưa dự án vào hoạt động hay còn vì lý do nào khác? Trên cơ sở đó sẽ có những biện pháp xử lý cho thích hợp", ông Thủy thẳng thắn. Lam Nguyễn https://baodatviet.vn/kinh-te/doanh-nghiep/duong-sat-cat-linh--ha-dong-biet-lac-hau-van-lam-3389676/ |
You are subscribed to email updates from Dân quyền. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét