“Ông Dương Trung Quốc nói về nhân tài, Giám đốc bệnh viện Tim sốc” plus 13 more |
- Ông Dương Trung Quốc nói về nhân tài, Giám đốc bệnh viện Tim sốc
- Vụ đánh lái xe nhập viện, Chánh văn phòng Huyện ủy nhậu '3 tăng'
- Bà Quyết Tâm, ông Vũ Tiến Lộc thử ăn cơm, làm công nhân một lần
- Cán bộ trẻ hay được hỏi là con đồng chí nào
- Tàu Hải Dương Địa chấn 8 rút khỏi vùng biển Việt Nam
- Đại gia xăng dầu ở Nghệ An bị phạt 229 triệu vì bán hàng kém chất lượng
- Khói lửa cuồn cuộn, bao trùm nhà xưởng ở vùng ven Sài Gòn
- Bị cảnh cáo, Chủ tịch quận ở Cần Thơ được điều về Sở Nội vụ
- Nông nghiệp hữu cơ đâu chỉ phục vụ riêng giới nhà giàu
- Chiến hạm tàng hình đa nhiệm Ấn Độ sắp thăm Đà Nẵng
- Đỡ thanh sắt, nam công nhân bị điện giật văng từ tầng 2 xuống đất
- Thích giảm giờ làm, nhưng day dứt thu nhập sao đủ sống
- Cá chết kín hồ điều hoà ở Quảng Ninh, dọn cá không dọn rác
- Đại tá Hoàng Đăng Vinh, người bắt sống tướng De Castries qua đời
Ông Dương Trung Quốc nói về nhân tài, Giám đốc bệnh viện Tim sốc Posted: 23 Oct 2019 10:45 PM PDT Cuộc tranh luận giữa Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn và ĐB kỳ cựu Dương Trung Quốc diễn ra tại phiên thảo luận của QH. Sáng nay, QH thảo luận về dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Cán bộ, công chức và luật Viên chức. Mở đầu, ĐB Lê Thanh Vân (Cà Mau) nêu 3 tiêu chí chọn người tài của Bác Hồ, trong đó có việc những người cạnh tranh cùng thừa nhận người đó là giỏi…
Theo ĐB Vân, dự thảo luật chưa định nghĩa được thế nào là người tài. Ông cho rằng, người tài phải phân loại ra ở từng lĩnh vực cụ thể. Như trong chính trị, đó là những người khởi xướng ra chính sách; trong điều hành phải tinh thông về luật pháp, vận hành bộ máy... Nhiều xe ôm Grab là thạc sĩ Ngay sau đó, Giám đốc BV Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn cho hay, nhiều tỉnh, thành trong cả nước có chính sách trải thảm đỏ trọng dụng nhân tài. "Nhưng có bao nhiêu % thạc sỹ, tiến sỹ phát triển, đóng góp được cho các tỉnh, thành phố đó?Chúng ta biết có rất nhiều thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài về đang thất nghiệp, có rất nhiều xe ôm Grab là thạc sĩ. Xin hỏi những người đó có phải là nhân tài hay không? Câu trả lời là không, họ là người giỏi, là người có tài năng", ông Tuấn nói. Ông cho rằng, nhân tài muốn phát triển phải có môi trường tốt, giống như hạt giống tốt phải được gieo trên đất tốt mới đơm hoa, kết trái, cho vụ mùa bội thu. Song, ông cũng băn khoăn nếu hạt giống tốt, đất tốt nhưng tâm không tốt thì sao? Thậm chí có những người có cả 3 yếu tố, vừa giỏi, vừa có môi trường, vừa có nhiệt huyết nhưng cái tâm của họ lại không hướng về đất nước mà cho cá nhân, cho quyền lợi nhóm thì có phải là người tài mà chúng ta công nhận hay không? "Câu trả lời là không", ông Tuấn khẳng định.
Theo ông, một nhân tài phải tổng hoà, vừa là người giỏi, có tâm, chí công vô tư, có đầy đủ nhiệt huyết, đóng góp cho tập thể, cho đất nước. ĐB Dương Trung Quốc (Đồng Nai) thì nêu quan điểm, chữ "nhân tài" nên hiểu là năng lực của mỗi con người. "Các cụ của chúng ta có câu rất đơn giản, dụng nhân như dụng mộc, tức là dùng đúng người đúng chỗ. Tôi cho là tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vậy thôi", ông Quốc nói. ĐB Đồng Nai cho rằng, một công chức khó có thể phát hiện ra cái gì kiệt xuất được, vì thực hiện theo luật pháp, theo quy trình đã định. "Đánh máy giỏi không có lỗi chỉ để khỏi ảnh hưởng đến thủ trưởng thôi. Những chuyện đó nằm trong quy trình. Chúng ta không nên nhắc lại câu chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh hơn 70 năm, thời đại thay đổi rồi. Có những giá trị vẫn còn nhưng chúng ta phải nhìn nhận khác, nhất là chúng ta đánh giá con người thể hiện chính sách đãi ngộ. Thời Bác Hồ là thời kỳ có những giá trị lớn hơn tiền bạc, đó là yêu nước. Cho nên, phần lớn những người Bác dùng được đào tạo ở chế độ cũ nhưng sẵn sàng hy sinh tất cả giá trị vật chất để thực hiện mục tiêu yêu nước. Bây giờ chúng ta nói, công chức yêu nước, thế những người tài làm ở nơi khác không yêu nước à? Cầu hiền là chế độ nào, thời đại nào cũng quan tâm cả", ĐB Quốc nêu quan điểm của mình. Tôi rất sốc và buồn Nghe thấy ĐB Quốc nói như vậy, Giám đốc BV Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn giơ biển tranh luận. "Không biết các ĐB cảm tưởng ra sao, riêng tôi rất sốc và buồn khi nghe ĐB Dương Trung Quốc phát biểu như vậy", ông bày tỏ. Theo ông, tư tưởng Hồ Chí Minh, cách dùng người của Người vẫn còn nguyên giá trị cho dù nhiều chục năm trôi qua. Chúng ta phải làm được như vậy. Tất cả chúng ta học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Hồ Chí Minh. "Cho dù thời cuộc có thay đổi, chúng ta đã có cơ chế thị trường, đồng tiền len lỏi vào từng người, từng nhà, từng cơ quan, nhưng chúng tôi, những nhân sĩ trí thức, nhà khoa học, cán bộ viên chức đang làm việc trong nhà nước không phải vì tiền mà vì lòng tự tôn dân tộc, vì lòng yêu nước giống hệt các nhân sĩ cách đây 70 năm. Nếu dùng tiền mua được đạo đức, mua khoa học thì không có rất nhiều nhà khoa học từ nước ngoài bỏ đồng lương cao về xây dựng đất nước; không có cán bộ khoa học, nhân tài đang ngồi nhận lương công chức, viên chức trong khi lương tư nhân rất cao", ông Tuấn giãi bày. ĐB Tuấn mong QH nhìn nhận lại phát biểu của ĐB Dương Trung Quốc, nếu không người dân sẽ hiểu sai. Và chúng ta đang làm việc nhưng không có lòng yêu nước là không đúng. Có giám đốc sở nào là người ngoài Đảng? Phiên thảo luận nóng lên khi ĐB Dương Trung Quốc tiếp tục tranh luận lại.
Ông nhấn mạnh, học tập tư tưởng của người xưa chúng ta phải biết vận dụng chứ không thể giáo điều. "Tôi xin hỏi ĐB Tuấn, bây giờ có thể bổ nhiệm giám đốc sở, chứ đừng nói là một Phó chủ tịch nước hay là Chủ tịch QH, là người ngoài Đảng không? Chắc chắn là không, vì cơ chế thay đổi rồi. Vì thế, tôi nghĩ cần phải vận dụng. Tôi muốn nhấn mạnh cái gì là cốt lõi, tinh thần của Bác Hồ cũng là học của người xưa thôi. Hơn nữa, chúng ta đang bàn luật Công chức, công chức là bộ phận quan trọng nhưng không phải tất cả. Chúng ta vận dụng nhưng đừng giáo điều, quan trọng nhất là đừng chụp mũ", ông Quốc trao đổi lại. Hương Quỳnh - Trần Thường - Thu Hằng Bị kỷ luật thì không gọi là nguyên bộ trưởng, truất lương hưu vĩnh viễnĐBQH đề nghị truất lương hưu vĩnh viễn, tước bỏ hoặc cắt giảm chế độ chính sách đang được hưởng đối với cán bộ bị kỷ luật. | ||||||||
Vụ đánh lái xe nhập viện, Chánh văn phòng Huyện ủy nhậu '3 tăng' Posted: 24 Oct 2019 02:06 AM PDT Xuống cơ sở làm việc, Chánh Văn phòng Huyện ủy Tuy Đức (Đắk Nông) cùng một lãnh đạo ăn nhậu '3 tăng', khi trở về thì đánh lái xe nhập viện. Chánh Văn phòng từng bị kỷ luật vì đánh nhau Một lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Nông trưa nay cho biết, huyện Tuy Đức chưa có báo cáo gì về việc ông Hoàng Tuấn Khang, Chánh Văn phòng Huyện ủy bị tố đánh lái xe nhập viện. "Qua điện thoại, Bí thư huyện cho biết đã họp Ban Thường vụ, chỉ đạo xử lý vụ việc" - vị này thông tin. Cũng theo vị này, ông Khang là cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của Ban Thường vụ Huyện ủy nên huyện sẽ xử lý rồi báo cáo lại kết quả.
Trả lời câu hỏi của VietNamNet, thời điểm xảy ra đánh nhau, có ông Vũ Minh Khôi là Phó bí thư Thường trực Huyện ủy đi chung xe, chứng kiến vụ việc, tỉnh có yêu cầu báo cáo làm rõ? - vị lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy cho biết, chỉ nghe thông tin Chánh Văn phòng Huyện ủy và lái xe đánh nhau và không nghe thông tin gì liên quan đến ông Khôi. Vị này nói, khi nào có cáo báo của huyện về sự việc sẽ thông tin thêm. Liên quan đến ông Hoàng Tuấn Khang, một lãnh đạo Huyện ủy Tuy Đức xác nhận, thời điểm ông Khang làm Phó trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy từng xảy ra đánh nhau. Ông Khang sau đó bị kỷ luật khiển trách. Đi làm việc, ăn nhậu "3 tăng" Trước đó, ông Huỳnh Tấn Thủy (lái xe Huyện ủy Tuy Đức) phản ánh với VietNamNet, chiều ngày 16/10, ông nhận nhiệm vụ chở ông Vũ Minh Khôi, Phó bí thư Thường trực và ông Hoàng Tuấn Khang, Chánh Văn phòng xuống xã Quảng Trực để làm việc. Tại đây, đoàn ở lại dùng cơm và có uống bia. Đến khoảng 23h cùng ngày, ông Khôi và ông Khang lên xe về lại cơ quan. Trên đường về, ông Khang có lời nói xúc phạm một Phó bí thư Huyện ủy khác, ông Thủy góp ý thì bị ông Khang dùng tay đấm thẳng vào mặt.
Bị đánh, ông Thủy vẫn lái xe, chở ông Khang và ông Khôi trở về. Đến địa bàn xã Đắk Búk So, ông Khang yêu cầu dừng xe để xuống, không chịu đi chung. Khi ông Thủy chở ông Khôi về đến trụ sở thì ông Khang cũng được một cán bộ công tác tại UBND huyện Tuy Đức chở về. Tại đây, giữa ông Thủy và ông Khang tiếp tục xảy ra mâu thuẫn. Lúc này, một bảo vệ và một cán bộ tên Phi đi cùng ông Khang đã ôm, khống chế ông Thủy để ông Khang đánh. Cũng theo ông Thủy, không chỉ đánh, ông Khang còn đe dọa giết ông và cả gia đình ông. Hậu quả, ông Thủy bị thương phải nhập viện điều trị. Sau khi xảy ra sự việc, ông Thủy đã làm đơn trình báo lãnh đạo Huyện ủy Tuy Đức. Thường trực Huyện ủy, Ban Tổ chức, UB Kiểm tra Huyện ủy đã đến gặp, làm việc với ông để nắm bắt sự việc. Về việc ông Vũ Minh Khôi và ông Hoàng Tuấn Khang xuống cơ sở làm việc, ăn nhậu say sưa, theo xác minh của PV VietNamNet, chiều ngày 16/10, hai ông Khôi, Khang xuống xã Quảng Trực làm việc với Ban quản lý rừng phòng hộ Thác Mơ. Sau khi làm việc, các ông Khôi, Khang ở lại ăn cơm, nhậu với đơn vị được làm việc. Trên đường về, ông Khôi, Khang tiếp tục liên hệ, giao lưu, ăn nhậu với cán bộ xã Quảng Trực. Một nguồn tin cho biết, sau khi ăn nhậu tại xã Quảng Trực, ông Khôi, Khang tiếp tục ghé Công ty lâm nghiệp Nam Tây Nguyên để nhậu tiếp. Phó bí thư chứng kiến Chánh văn phòng đánh lái xe nhập viện ở Đắk NôngChở lãnh đạo Huyện ủy Tuy Đức (Đắk Nông) đi công tác, đến khuya trở về, lái xe bị Chánh Văn phòng Huyện ủy đánh nhập viện. Trùng Dương | ||||||||
Bà Quyết Tâm, ông Vũ Tiến Lộc thử ăn cơm, làm công nhân một lần Posted: 23 Oct 2019 04:00 PM PDT Bàn về giờ làm thêm, nhiều ý kiến cho rằng bà Nguyễn Thị Quyết Tâm chưa ăn bữa cơm công nhân bao giờ, ông Vũ Tiến Lộc cũng cần đi làm công nhân 1 tháng. Có hàng trăm phản hồi của bạn đọc với các ý kiến khác nhau trước những tranh luận về giờ làm thêm của nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm với Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc trong phiên thảo luận dự thảo bộ luật Lao động (sửa đổi) sáng qua. Bạn Nguyễn Mạnh ủng hộ ý kiến của bà Quyết Tâm và cho rằng, những phát biểu này vừa có tình, có lý.
"Cũng từng đó giờ nhưng muốn hiệu quả tăng lên thì đó là trách nhiệm của nhà quản lý. Bắt công nhân bỏ hết thời giờ cho doanh nghiệp thật bất công. Ai cũng có gia đình nhỏ của mình", bạn Mạnh nêu ý kiến. Khẳng định phát biểu của bà Quyết Tâm là đúng, bạn đọc Dương Dương nói, không có công nhân nào muốn làm việc 12h/ngày cả, sức người có hạn. Mà chỉ vì lương 8 tiếng không đủ trang trải thì công nhân mới phải làm thêm, chứ đó không phải điều mong muốn của công nhân. Bạn Thieu Quang đặt vấn đề: "Chúng ta có cần đẩy mạnh tăng trưởng bằng việc vắt kiệt sức lao động không? Bài học của nước Nhật, đất nước giàu có nhưng số người tự vẫn vì áp lực công việc lại rất nhiều. Hãy để người lao động (NLĐ) có thời gian được nghỉ ngơi thích hợp". Còn với phát biểu của ông Vũ Tiến Lộc, bạn Lê Hằng đánh giá, ông Lộc phát biểu đứng trên quan điểm doanh nghiệp và không đứng về phía công nhân. Theo bạn, nếu vào các khu nhà ở cho công nhân, hiểu cuộc sống của NLĐ thì ông mới biết được sự vất vả mưu sinh, hy sinh của gia đình họ. Nói NLĐ năng suất thấp thì đó là sản phẩm của chủ doanh nghiệp và xã hội. Vì vậy nên đầu tư, phát triển cho giáo dục, khoa học công nghệ, hạ tầng nhiều hơn nữa chứ không phải là tăng năng suất, thâm canh trên người lao động. Bạn Mr Ly hỏi ông Vũ Tiến Lộc đã từng xuống các khu công nghiệp xem tình cảnh người công nhân như thế nào chưa. "Đầu tắt mặt tối tăng ca nhưng không đủ tiền trang trải cuộc sống. Lợi thế cạnh tranh là nguồn nhân lực, là nâng cao nguồn nhân lực chứ không phải vắt kiệt nguồn nhân lực mà không cho họ tái tạo sức lao động", Mr Ly nêu thực trạng. Bạn Hoàng Chuyên bảo ông Vũ Tiến Lộc nên trực tiếp đi làm công nhân lao động 1 tháng thì sẽ biết nên tăng lương hay tăng giờ làm đối với công nhân. Nói như bà Quyết Tâm thì quá tốt, nhưng tiền ở đâu ra Tuy nhiên, cũng có những bạn đọc không đồng tình với ý kiến của bà Tâm mà lại ủng hộ ông Lộc.
Bạn Hữu Nữu nói: "Nước thì nghèo, năng suất lao động thấp, tài nguyên cạn kiệt… mà không chăm chỉ thì làm sao mà sung túc được". Bạn Nguyen Bien nêu ý kiến, năng suất lao động của công nhân Việt Nam hiện nay mới chỉ tạm đủ trang trải cuộc sống, nếu tiết kiệm thì còn ít để tích cóp. Cho nên có giảm giờ làm mà vẫn giữ mức lương đó thì NLĐ cũng sẽ không nghỉ mà đi kiếm việc làm thêm để tăng thu nhập. Còn chuyện ông bà vẫn phải trông cháu như bà Quyết Tâm nói thì dù có giảm giờ làm các ông bà vẫn phải giúp con cái trông cháu vào các ngày đi làm. "Có lẽ bà Quyết Tâm không hiểu được tình cảnh của những người phải rời quê, bỏ con cái ở quê cho bố mẹ già để chính bản thân mình đi kiếm ăn nơi xứ người. Họ mong tranh thủ thời gian để có thể kiếm được nhiều tiền nhất để gửi về nuôi con, phụng dưỡng cha mẹ. Với họ, một tuần làm việc 7 ngày hay 5,5 ngày có thành vấn đề gì lớn đâu. Tôi nghĩ khuyến khích họ làm thêm giờ để có thêm thu nhập nhưng họ cần phải biết căn cứ vào thực tế tình hình sức khỏe của chính bản thân họ", bạn Đoàn Văn Phúc nêu quan điểm. "Bà Tâm có bao giờ ăn bữa cơm công nhân đâu. Chúng tôi cần việc làm để trang trải cuộc sống", bạn Khoi Lê Dinh chia sẻ. Bạn Lục thì "nói như bà Quyết Tâm thì quá tốt. Nhưng tiền ở đâu ra, ai cho nếu không làm?". Trước những ý kiến trái ngược, theo bạn Lê Tuấn Anh, ai nói cũng có cái đúng và sai, chứ không ai đúng hẳn. Việc này phải xét ở các yếu tố chính xác đầu vào như điều kiện - môi trường làm việc, tiền lương, sức khỏe, hoàn cảnh, chính sách ưu đãi của doanh nghiệp, lĩnh vực lao động,... của người lao động, được khảo sát và đánh giá trên cơ sở khách quan và khoa học. Bạn Lê Cải đề xuất có thể giảm giờ làm còn 40h/tuần, còn làm thêm là do nhu cầu của doanh nghiệp nhưng phải đáp ứng được tiền công làm thêm giờ và số giờ làm thêm trong 1 tuần, và được NLĐ đồng ý. Bạn Lục đề nghị nên để NLĐ và doanh nghiệp tự thỏa thuận thời gian làm thêm, tiền lương làm thêm. Người có nhu cầu thì làm thêm, người không thì nghỉ. Xã hội đa dạng, hãy để cơ chế mở. "Bà Quyết Tâm nói trên lập trường người lao động, còn ông Vũ Tiến Lộc là theo doanh nghiệp, nên mới mâu thuẫn nhau. Hai đại biểu nên ngồi lại với nhau để thống nhất góp ý cho luật", bạn Mai Thu đề xuất. Bà Quyết Tâm nghẹn ngào khóc tranh luận với Chủ tịch VCCI về giờ làm thêmĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm nghẹn ngào khóc khi tranh luận lại ý kiến của ĐB Vũ Tiến Lộc về "giờ làm việc và tăng giờ làm thêm lên 400 giờ/năm là hợp lý, nhân văn và tự nguyện". Hương Quỳnh (tổng hợp) | ||||||||
Cán bộ trẻ hay được hỏi là con đồng chí nào Posted: 24 Oct 2019 05:43 AM PDT Theo ĐB Tô Văn Tám, có tình trạng khi cán bộ trẻ được quy hoạch hoặc bổ nhiệm thì dư luận rất quan tâm và hay đặt câu hỏi "đồng chí này là con đồng chí nào". Thảo luận về dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Cán bộ, công chức và luật Viên chức hôm nay, ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cho rằng, quy định liên quan đến tuyển dụng trong dự thảo gần như không có gì mới, không giải quyết được những vướng mắc hiện nay. Theo ông, trước hết, phải thay đổi việc sử dụng cán bộ, công chức, người sử dụng cán bộ, công chức mới là người tuyển dụng. Tham khảo quy định của nước ngoài, ông Cương chia sẻ, việc tuyển dụng rất đơn giản, họ đăng báo để tuyển người vào một vị trí nào đó, sau khi nghiên cứu hồ sơ thì gọi đến phỏng vấn và tiếp nhận vào làm việc. Trong quá trình làm việc, người ta đánh giá rất rõ việc anh có thực hiện được nhiệm vụ đó không và cũng có thể ngay ngày mai cán bộ, công chức đó phải nghỉ việc vì không thực hiện được nhiệm vụ như vị trí đã tuyển dụng. "Còn ở nước ta việc tuyển dụng rất hoành tráng, tổ chức một kỳ thi, camera lắp khắp nơi, an ninh canh gác vòng trong vòng ngoài, ngân hàng đề thi cũng bảo vệ rất nghiêm ngặt. Nghe có vẻ rất nghiêm túc nhưng tiêu cực vẫn hoàn toàn tiêu cực. Tất cả các khâu có thể làm rất nghiêm nhưng chỉ một khâu là chấm thi có thể làm sai lệch tất cả", ông Cương nói. Theo ĐB Nguyễn Anh Trí (Hà Nội), công chức có ngạch chức vụ, chức danh; công chức, biên chế vẫn được hưởng lương nhà nước. "Như vậy, họ có quyền tự hào, có động lực và phải nói thật ai cũng muốn trở thành công chức".
Ông nhận định, công chức phải là những người có trách nhiệm, có đạo đức và tài giỏi. Tuy nhiên, bây giờ khó có thể tuyển dụng được người giỏi, người tài vì họ thường có cá tính, rất nhiều nơi mời chào. Vì vậy, ĐB cho rằng cần phải cân nhắc, nhiều khi quá chặt chẽ thì sẽ khó. Ông Trí cũng chỉ ra việc chế độ, quyền lợi cho công chức ở Việt Nam ngày càng ít ưu việt. "Lương, thu nhập, thưởng… đã chắc gì công chức nhà nước bây giờ cao hơn các tập đoàn ở ngoài…Những vấn đề đó nếu chúng ta không chú ý đến thì sự hấp dẫn để trở thành công chức nhà nước dần dần không còn nữa", ĐB Hà Nội lưu ý. Con cán bộ hay con dân có cơ hội thăng tiến như nhau ĐB Tô Văn Tám (Kon Tum) nêu thực tế thường xảy ra tình trạng khi cán bộ trẻ được quy hoạch hoặc bổ nhiệm thì dư luận rất quan tâm và hay đặt câu hỏi "đồng chí này là con đồng chí nào", nếu đó là con cán bộ, công chức thì lại quan tâm hơn.
Theo ông Tám, nguyên nhân chính do người dân, cử tri thiếu thông tin, vì thiếu thông tin nên họ đặt câu hỏi. "Về nguyên tắc, tất cả công chức đều có cơ hội và được tạo cơ hội như nhau trong quá trình thăng tiến, kể cả đó là thành phần xuất thân từ đâu, con cán bộ hay con người dân đều có cơ hội như nhau. Vấn đề ở đây là cần phải công khai, minh bạch trong quá trình quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ", ĐB nêu. Đồng quan điểm, ĐB Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn) đề nghị nên đưa cơ chế công khai, minh bạch và cạnh tranh, thi tuyển cạnh tranh vào. ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) thì đặt vấn đề, các quy định trong dự thảo luật đã đủ để xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đủ sức để hoàn thành nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước giao cho chưa, đồng thời có đủ sức để răn đe, kỷ luật các cán bộ, công chức, viên chức sai phạm hay không. "Chúng ta phải tạo ra một vườn ươm trồng cây cho đất nước, chứ không phải chúng ta bằng lòng tạo ra một đội ngũ toàn cỏ rác rồi đưa vào lò", ông Nhưỡng nói. Hương Quỳnh - Thu Hằng - Trần Thường Ông Dương Trung Quốc nói về nhân tài, Giám đốc bệnh viện Tim 'sốc'Cuộc tranh luận giữa Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn và ĐB kỳ cựu Dương Trung Quốc diễn ra tại phiên thảo luận của QH. | ||||||||
Tàu Hải Dương Địa chấn 8 rút khỏi vùng biển Việt Nam Posted: 24 Oct 2019 06:53 AM PDT Tàu Hải Dương địa chấn 8 của Trung Quốc đã rút khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và hướng về phía Trung Quốc. Tàu Hải Dương địa chấn 8 rút khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam với sự hộ tống của ít nhất 2 tàu khác - hãng Reuters dẫn dữ liệu từ trang theo dõi hàng hải Marine Traffic cho biết.
Hồi đầu tháng 7, Trung Quốc đã điều nhóm tàu khảo sát địa chấn Hải Dương 8 xâm phạm nghiêm trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở Nam Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhiều lần nêu rõ, Việt Nam kiên quyết phản đối việc nhóm tàu khảo sát địa chấn Hải Dương 8 của Trung Quốc tiếp tục các hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán Việt Nam trên vùng biển của mình được xác định phù hợp với các quy định của Công ước LQH về Luật Biển (UNCLOS) 1982. "Việt Nam đã nêu quan điểm về những ảnh hưởng tiêu cực do hoạt động vi phạm của nhóm tàu Hải Dương 8 đối với quan hệ giữa hai nước, hòa bình, an ninh, ổn định ở Biển Đông cũng như của khu vực. Vì những lý do đó, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay hành động vi phạm nghiêm trọng này và rút toàn bộ nhóm tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam", người phát ngôn cho biết. Về những phát ngôn của phía Trung Quốc liên quan đến hoạt động kinh tế của Việt Nam trên vùng biển của mình, bà Hằng nhấn mạnh, Việt Nam khẳng định quan điểm nhất quán là mọi hoạt động kinh tế biển của Việt Nam, trong đó có hoạt động dầu khí, đều được triển khai trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hoàn toàn của Việt Nam được xác định từ lãnh thổ đất liền theo đúng quy định của Công ước LHQ về luật Biển 1982 mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên. UNCLOS 1982 xác định rõ phạm vi và là cơ sở pháp lý duy nhất để các quốc gia xác định quyền hưởng các vùng biển của mình. Điều này được các quốc gia tuân thủ, thừa nhận bởi các thực tế xét xử cũng như sự đồng tình rộng rãi của các luật sư có uy tín quốc tế. Do đó, không có nước nào có thể đưa ra các yêu sách về các vùng biển ở khu vực Biển Đông vượt quá những giới hạn về mặt địa lý và nội dung được quy định trong UNCLOS 1982. Những yêu sách bất hợp pháp không phù hợp với UNCLOS 1982 không thể là cơ sở để khẳng định rằng, có tồn tại các vùng biển tranh chấp hay chồng lấn. Các hành vi cản trở hoạt động dầu khí của Việt Nam trên vùng biển của mình như nêu trên là sự vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước LHQ về luật Biển 1982. Thái An Tư lệnh Tuần duyên Mỹ: Trung Quốc nói một đằng làm một nẻo ở Biển ĐôngĐô đốc Karl L. Schultz - Tư lệnh Tuần duyên Mỹ nêu rõ, Trung Quốc tuyên bố phát triển hòa bình, nhưng hành xử sau đó lại khác hẳn. | ||||||||
Đại gia xăng dầu ở Nghệ An bị phạt 229 triệu vì bán hàng kém chất lượng Posted: 24 Oct 2019 03:27 AM PDT Cửa hàng xăng dầu DKC Đền Cuông (huyện Diễn Châu, Nghệ An) bị cơ quan chức năng phát hiện bán sản phẩm kém chất lượng. UBND tỉnh Nghệ An vừa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với công ty CP Tập đoàn Thiên Minh Đức (trụ sở số 2A, đường Lê Mao, TP Vinh, Nghệ An) số tiền hơn 229 triệu đồng. Với vi phạm bán sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với quy định của Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (quy định tại điểm a, khoản 7, điều 20, nghị định 119/2017/NĐ-CP của Chính phủ) công ty này bị phạt 189,667 triệu đồng.
Cụ thể, Thiên Minh Đức đã bán 3.224 lít xăng E5 Ron 92-II có chất không phù hợp, hàm lượng Etanol = 0,67% thể tích. Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 1:2015/BKHCN, hàm lượng Etanol phải đạt từ 4-5% thể tích. Giá trị hàng hóa vi phạm là hơn 63,222 triệu đồng. Với lỗi bán xăng dầu cho các đối tượng ngoài hệ thống phân phối của thương nhân, Thiên Minh Đức bị phạt 40 triệu đồng.
Ngoài ra, cửa hàng xăng dầu để xảy ra vi phạm là DKC Đền Cuông (xã Diễn An, huyện Diễn Châu) bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu 1 tháng. Công ty CP Tập đoàn Thiên Minh Đức được biết đến là doanh nghiệp đầu mối xuất nhập khẩu xăng dầu lớn, sở hữu hệ thống phân phối xăng dầu mang thương hiệu DKC Petro. Trinh sát kể chuyện bán cà phê, đánh cá, phá đường dây xăng giả của Trịnh SướngHàng chục trinh sát đã vào vai những người phụ việc tại các quán cà phê, quán nhậu, chạy xe ôm, đánh cá trên sông, thợ sửa điện nước suốt nhiều tháng ròng để lần theo đường dây sản xuất, mua bán xăng giả của đại gia Trịnh Sướng. Phạm Tâm | ||||||||
Khói lửa cuồn cuộn, bao trùm nhà xưởng ở vùng ven Sài Gòn Posted: 24 Oct 2019 09:04 AM PDT Tối nay, nhà xưởng ở quận Bình Tân (TP.HCM) bất ngờ cháy dữ dội, cột lửa đỏ rực bao trùm kèm khói đen bốc cao hàng trăm mét. Khoảng 20h, khói lửa bùng phát từ một nhà xưởng trong hẻm đường Hồ Ngọc Lãm, phường An Lạc. Người dân địa phương hô hoán tiếp cận dập lửa nhưng bất thành. Cột lửa đỏ rực bao trùm khu vực kèm khói đen cao hàng trăm mét khiến lực lượng tại chỗ phải rút lui. Cảnh sát PCCC quận Bình Tân điều 4 xe cứu hỏa cùng hàng chục cán bộ chiến sĩ tiếp cận hiện trường dập lửa.
Tại hiện trường, nhà xưởng bị hỏa hoạn do một công ty Đài Loan thuê lại để sản xuất đế giày với diện tích khoảng 1.000m2. Được biết, khu vực cháy là nơi chứa keo dán, hạt nhựa và các nguyên liệu khác. Đến hơn 21h, lực lượng chức năng mới khống chế được đám cháy. Hiện nguyên nhân vụ hỏa hoạn đang được làm rõ. Sau tiếng nổ lớn, tàu cá tiền tỷ cháy rụi trong đêmSau tiếng nổ lớn, tàu tàu cá của ông Lục bốc cháy dữ dội khi đang neo đậu ở Âu thuyền và cảng cá Thọ Quang. Thảo Nguyên | ||||||||
Bị cảnh cáo, Chủ tịch quận ở Cần Thơ được điều về Sở Nội vụ Posted: 23 Oct 2019 11:19 PM PDT Sau khi bị kỷ luật cảnh cáo do liên quan đến vụ sai phạm đất đai trên địa bàn, Chủ tịch UBND quận ở Cần Thơ được điều động về Sở Nội vụ. Thành ủy, UBND TP Cần Thơ vừa triển khai quyết định điều động ông Lê Tâm Niệm, Chủ tịch UBND quận Bình Thuỷ về Sở Nội vụ, chờ nhận nhiệm vụ mới. Ông Trần Thanh Bình, Phó hiệu trưởng Trường Chính trị TP Cần Thơ được điều động, tham gia Ban chấp hành, giữ chức Phó bí thư để giới thiệu HĐND bầu làm Chủ tịch UBND quận Bình Thủy. Trước đó, ông Niệm và ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó chủ tịch Thường trực UBND quận Bình Thủy bị kỷ luật cảnh cáo do liên quan đến sai phạm đất đai xảy ra trên địa bàn.
Như VietNamNet đưa tin, Thanh tra TP Cần Thơ kết luận về việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý, sử dụng đất; xây dựng công trình, nhà ở thuộc dự án đường nối CMT8 đến đường Tỉnh 918 và dự án Khu đô thị mới Võ Văn Kiệt (thuộc quận Bình Thuỷ). Kết luận của Thanh tra TP Cần Thơ đã chỉ ra hàng loạt sai phạm tại các dự án trên. Qua kết quả thanh tra cho thấy, công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn quận Bình Thủy trong thời gian qua có nhiều sơ hở, yếu kém: cho phép điều chỉnh loại đất, chuyển mục đích sử dụng đất sai quy định; tách thửa, chia lô, bán nền, xây dựng nhà không phép, sai phép, san lấp kênh rạch, lấn chiếm đất, hình thành nhiều khu dân cư tự phát có cơ sở hạ tầng thấp kém... Trong đó, nhiều nhất là tại phường Long Hòa làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, đô thị quận Bình Thuỷ và TP Cần Thơ; vi phạm quy định của pháp luật. Kiến nghị Chủ tịch UBND TP Cần Thơ xem xét, xử lý theo thẩm quyền trách nhiệm của Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND quận Bình Thủy (người trực tiếp ký văn bản) có liên quan đến các sai phạm xảy ra tại địa bàn phường Long Hòa. Thanh tra TP Cần Thơ kiến nghị Chủ tịch UBND TP chỉ đạo Chủ tịch UBND quận Bình Thủy tổ chức kiểm điểm và có hình thức xử lý kỷ luật nghiêm khắc đối với tập thể và cá nhân có liên quan đến các sai phạm thuộc thẩm quyền quản lý. Thanh tra TP cũng chuyển kết luận sang cơ quan công an để điều tra làm rõ các sai phạm. Hôm 1/10, Đại tá Bùi Trọng Thế, Phó giám đốc Công an TP Cần Thơ cho biết, cơ quan CSĐT đã khởi tố vụ sai phạm đất tại quận Bình Thuỷ. "Qua củng cố hồ sơ, cơ quan CSĐT công an TP Cần Thơ đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về "Vi phạm quy định về các quản lý đất đai", Đại tá Bùi Trọng Thế nói. Khởi tố vụ sai phạm đất đai nghiêm trọng tại Cần ThơCơ quan CSĐT đã khởi tố vụ án hình sự liên quan đến sai phạm đất đai nghiêm trọng tại quận Bình Thuỷ, Cần Thơ. Hoài Thanh | ||||||||
Nông nghiệp hữu cơ đâu chỉ phục vụ riêng giới nhà giàu Posted: 24 Oct 2019 04:32 AM PDT Theo ông Hà Sỹ Đồng, làm nông nghiệp hữu cơ không phải là viển vông, nó là con đường của sự sống mới. Bởi, nông nghiệp hữu cơ sẽ có lợi cho môi trường, làm cho hệ sinh thái được bền vững, con người được dùng thực phẩm an toàn. Trước thềm phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, VietNamNet có cuộc trao đổi với ông Hà Sỹ Đồng - Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị xung quanh vấn đề phát triển nông nghiệp hữu cơ của tỉnh nói riêng và Việt Nam nói chung. Không viển vông Trong bối cảnh hiện nay khi vấn đề an toàn thực phẩm được nhắc đến ngày càng nhiều, ông có đánh giá như thế nào về vai trò của nông nghiệp hữu cơ? Đứng trước những vấn đề khủng hoảng liên quan đến an toàn thực phẩm trong thời gian vừa qua, cùng với nhu cầu sử dụng các sản phẩm sạch, an toàn, hữu cơ ngày càng phát triển, Chính phủ đã đầu tư đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ trong những năm gần đây và đề ra chiến lược phát triển dài hạn trong tương lai. Có thể thấy, nông nghiệp hữu cơ đóng vai trò rất quan trọng. Song, theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, hiện nay, Việt Nam có khoảng 76.666 ha sản xuất nông nghiệp hữu cơ, đứng thứ 7 châu Á và thứ 3 trong các nước ASEAN. Diện tích, quy mô, phạm vi ứng dụng quy trình sản xuất hữu cơ, thân thiện với môi trường ngày càng được mở rộng. Nhưng xét trên tổng diện tích đất nông nghiệp là 26,8 triệu ha, diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ của cả nước còn khiêm tốn; đối tượng ứng dụng nông nghiệp hữu cơ mới chủ yếu trên lĩnh vực trồng trọt, các lĩnh vực khác như: chăn nuôi, thủy sản còn rất ít. Cả nước hiện nay cũng mới chỉ 50 doanh nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Ủy ban Hữu cơ Quốc gia (USDA). Các sản phẩm đạt chứng nhận hữu cơ của Việt Nam hiện còn rất ít, chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Nhiều người cho rằng, làm nông nghiệp hữu cơ là viển vông, sản phẩm làm ra chỉ rằng cho đối tượng nhà giàu. Theo ông, quan điểm này có đúng không? Tôi nghĩ, nông nghiệp hữu cơ là con đường của sự sống mới, không phải là viển vông. Bởi, nông nghiệp hữu cơ sẽ có lợi cho môi trường, làm cho hệ sinh thái được bền vững, con người được dùng thực phẩm an toàn. Đặc biệt, theo xu hướng phát triển thì nhu cầu tiêu dùng những sản phẩn chất lượng tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là nhu cầu chính đáng của tất cả người dân chứ không chỉ riêng gì giới nhà giàu. Nông sản hữu cơ đáp ứng được các tiêu chí này.
Chưa kể, một bộ phận người nông dân làm nông nghiệp hữu cơ cũng là những người đầu tiên được hưởng thành quả mà mình làm ra. Đó là những hạt gạo hữu cơ, những quả cam, quả bưởi hữu cơ… Họ cũng đâu thuộc giới nhà giàu như mọi người nghĩ. Chúng ta nên nghĩ, làm nông nghiệp hữu cơ, tạo ra những sản phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng, vì môi trường sống của chúng ta chứ đừng nghĩ làm ra chỉ để phục vụ một đối tượng người tiêu dùng nào đó. Quảng Trị có những mô nông nghiệp hữu cơ đang phát triển rất tốt, đặc biệt là chuỗi sản xuất lúa gạo hữu cơ, ông có thể chia sẻ nhiều hơn về mô hình này? Quảng Trị là một tỉnh nông nghiệp 70%. Trước năm 2017, tỉnh còn nghèo, thu nhập rất thấp. Trong khi đó, xu thế hiện nay, nông sản làm ra phải thân thiện với môi trường, phải đảm bảo quyền của người tiêu dùng, sức khỏe cho cộng đồng, thế nên, chuyển đổi sang làm nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch là bắt buộc, không còn lựa chọn nào khác. Cùng với những mô hình trồng rau, trái cây hữu cơ, 3 năm trở lại đây, Quảng Trị đang đẩy mạnh phát triển mô hình chuỗi sản xuất lúa gạo hữu cơ. Ở đó, bà con nông dân bắt tay liên kết với doanh nghiệp từ sản xuất tới tiêu thụ sản phẩm. Toàn tỉnh đã trồng được 158,224ha lúa hữu cơ ở 5 huyện và thành phố với sự tham gia của 11 HTX, tổ hợp tác. Ở mô hình này, các hộ nông dân sử dụng hoàn toàn phân bón hữu cơ vi sinh, không dùng phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới tiêu cũng có nguồn cung cấp riêng. Đặc biệt, nông dân phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình canh tác mà doanh nghiệp đưa ra trước đó. Đến nay đã được 6 vụ thu hoạch. Lúa vụ sau cao hơn vụ trước, giá bán cao hơn lúa thường cùng loại và người nông dân sau khi cân lúa bán cho doanh nghiệp được trả tiền tươi ngay tại bờ ruộng. Đến giờ có thể khẳng định mô hình sản xuất lúa gạo tại Quảng Trị rất thành công. Gạo bán ra thị trường cũng đã xây dựng được thương hiệu gắn với vùng miền, tạo dấu ấn mạnh. Dự kiến trong năm 2019, diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại Quảng Trị sẽ tăng lên 1.000ha và trong tương lai không xa, toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của tỉnh sẽ làm theo hướng nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp sạch. Chưa có Bộ quy trình kỹ thuật Từ những mô hình thực tế ở Quảng Trị, theo ông, những khó khăn đang gặp phải trong phát triển nông nghiệp hữu cơ hiện nay là gì? Có thể thấy khung pháp lý định hướng cho phát triển nông nghiệp hữu cơ đã cơ bản. Tuy nhiên, trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp để sản phẩm được chứng nhận hữu cơ còn nhiều khó khăn. Chúng ta chưa có Bộ quy trình kỹ thuật về sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đạt chứng nhận cho nông dân áp dụng. Đa số người sản xuất vẫn đang tự mò mẫm tìm kiến, thử nghiệm các giải pháp kỹ thuật khác nhau để giải quyết các vấn đề về năng suất, dịch bệnh do việc không sử dụng phân bón vô cơ và thuốc BVTV. Các loại vật tư nông nghiệp đầu vào cho sản xuất hữu cơ còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất. Thậm chí ngay cả giống rau, giống lúa hữu cơ cũng rất hiếm… Thêm nữa, chúng ta rất khó thu hút các DN vào đầu tư phát triển nông nghiệp hữu cơ. Hệ thống chứng nhận nguồn gốc sản phẩm, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu... có chi phí cao nhưng thị trường lại chưa có phân khúc rõ ràng cho dòng sản phẩm hữu cơ.
Nguồn nhân lực, nhận thức của người sản xuất, sự tin tưởng của người tiêu dùng đối với sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có thay đổi nhưng vẫn còn chậm, chưa trở thành động lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ quy mô lớn. 5 kiến nghị Ông có kiến nghị, đề xuất gì để ngành nông nghiệp nói chung và nông nghiệp hữu cơ nói riêng có thể phát triển hơn nữa? Trong thời gian tới, với những định hướng của Chính phủ phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam đứng trong top 15 của thế giới về phát triển nông nghiệp hữu cơ, tôi xin kiến nghị ngành nông nghiệp cần tập trung vào một số nội dung trọng tâm sau: Thứ nhất, tập trung quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ liên vùng gắn kết với hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Khuyến khích tiếp tục dồn điền, đổi thửa, tích tụ, tập trung ruộng đất, tạo ra vùng sản xuất quy mô lớn các sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm chủ lực vùng, sản phẩm đặc sản địa phương. Thứ hai, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, đặc biệt nghiên cứu các vật tư nông nghiệp đầu vào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ như: Phân hữu cơ vi sinh, thức ăn hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thảo mộc phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng... Ban hành quy trình sản xuất hữu cơ trên các loại cây trồng, con nuôi chủ lực để nông dân áp dụng sản xuất trên quy mô lớn, thuận tiện cho quá trình chứng nhận quy trình đạt chuẩn. Thứ ba, có cơ chế chính sách đặc thù khuyến khích DN liên doanh, liên kết với HTX, người dân sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên quy mô lớn. Hỗ trợ nông dân, HTX, DN trong việc tiếp cận các thông tin liên quan đến thị trường nông nghiệp hữu cơ, yêu cầu và cách thức đáp ứng của các tiêu chuẩn chứng nhận, đồng thời, hỗ trợ để nông dân sản xuất và chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Thứ tư, cần có sự quản lý chặt chẽ các Tổ chức chứng nhận, các đơn vị được giao nhiệm vụ chứng nhận sản phẩm đạt chuẩn hữu cơ để đảm bảo tính công khai, minh bạch trong chứng nhận sản phẩm. Thông qua đó tạo niềm tin cho người sản xuất, nhất là người tiêu dùng khi sử dụng các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đạt chuẩn. Thứ năm, tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người xuất, người tiêu dùng, gắn kết trách nhiệm giữa sản xuất, tiêu dùng với bảo vệ môi trường sinh thái, sức khỏe và tài nguyên thiên nhiên. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích phát triển hệ thống phân phối các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên toàn quốc, đồng thời, khai thác có hiệu quả các hiệp định Thương mại tự do Việt Nam đã ký kết để xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp đạt chuẩn hữu cơ của Việt Nam ra chợ thế giới. Tâm An Hạt ngọc trên cánh đồng chết, kỳ tích người Nhật cũng ngả mũ khâm phụcTrên thế giới hiện nay chưa có loại gạo nào đạt cả 545 chỉ tiêu về chất lượng như gạo hữu cơ Quảng Trị, hai hợp chất tìm thấy còn quý và đắt hơn vàng 30.000 lần. | ||||||||
Chiến hạm tàng hình đa nhiệm Ấn Độ sắp thăm Đà Nẵng Posted: 24 Oct 2019 10:01 AM PDT Tàu Hải quân Ấn Độ, INS Sahyadri dưới sự chỉ huy của Thuyền trưởng Ashwin Arvind, sẽ thăm cảng Tiên Sa, Đà Nẵng từ 29/10 - 1/11. Chuyến thăm của tàu nằm trong khuôn khổ triển khai hoạt động liên tục của Hải quân Ấn Độ tới khu vực Đông Nam Á. Chuyến thăm sẽ bao gồm hoạt động trao đổi chuyên môn giữa hải quân hai nước, chào xã giao và tiếp xúc với các lãnh đạo đại diện chính phủ Việt Nam, tour tham quan cho thuyền viên Ấn Độ và giao lưu thể thao. Sau thời gian đậu cảng, Hải quân Ấn Độ và Hải quân Việt Nam sẽ tổ chức luyện tập chung.
Từ cách đây hai thiên niên kỷ, quan hệ hai nước Việt Nam và Ấn Độ đã có những kết nối mạnh mẽ và hữu nghị trên các phương diện văn hóa, tôn giáo và kinh tế. Mối quan hệ song phương này đã và đang ngày càng được thắt chặt hơn nữa trong những năm vừa qua với giao lưu kinh tế sôi nổi và hợp tác ngày càng tăng về các vấn đề an ninh, chính trị. Năm 2016, trong chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đến Việt Nam, hai nước đã nâng cấp lên tầm Đối tác chiến lược toàn diện.
Tham mưu trưởng của cả ba quân chủng Ấn Độ cũng đã có các chuyến thăm tới Việt Nam trong hai năm vừa qua. Hợp tác quốc phòng là một thành phần quan trọng của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Hải quân Ấn Độ có nhiều tương tác với Hải quân Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo, sửa chữa, bảo trì và hỗ trợ hậu cần nhằm nâng cao năng lực. Tàu Cảnh sát biển Ấn Độ ICGS Vijit tới thăm cảng Đà Nẵng tháng 4 năm nay, hai tàu hải quân INS Kolkata và INS Shakti thăm cảng quốc tế Cam Ranh từ 13-16/4. Việt Nam và Ấn Độ có nhiều điểm tương đồng về các vấn đề khu vực và quốc tế. Cả hai quốc gia cùng cam kết xây dựng một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương hòa bình và thịnh vượng trên cơ sở tôn trọng chủ quyền quốc gia và luật pháp quốc tế. INS Sahyadri là tàu chiến thuộc lớp Shivalik tàng hình đa nhiệm vụ được đóng cho Hải quân Ấn Độ. Đây là lớp tàu có tính năng tăng cường khả năng tấn công tàng hình và tấn công trên đất liền hơn lớp Talwar được Hải quân Ấn Độ phát triển trước đó. Tàu được trang bị súng hải quân, tên lửa chống hạm siêu âm, tên lửa phòng không, tên lửa chống tàu ngầm và ngư lôi cũng như hệ thống vũ khí cận chiến, có sân đỗ cho hai trực thăng. INS Sahyadri có tải trọng tiêu chuẩn lên đến 5.300 tấn với biên chế thủy thủ đoàn khoảng 257 người. Thái An Hải quân đánh bộ - lực lượng tinh nhuệ bảo vệ chủ quyền biển, đảoHải quân đánh bộ có nhiệm vụ bảo vệ các đảo, đá hoặc tấn công, đổ bộ bằng đường biển lên đất liền hoặc lên các đảo bị nước ngoài chiếm đóng, bảo vệ chủ quyền. | ||||||||
Đỡ thanh sắt, nam công nhân bị điện giật văng từ tầng 2 xuống đất Posted: 24 Oct 2019 12:02 AM PDT Đỡ thanh sắt cho đồng nghiệp, anh Quang bị đường điện trung thế sát công trình phóng điện vào thanh sắt giật ngã từ tầng 2 xuống đống cát. XEM VIDEO: Thông tin ban đầu, khoảng 10h30 sáng nay, nhóm công nhân kéo sắt từ tầng 1 lên tầng 3 công trình số 239 Ngô Quyền (phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, Đà Nẵng).
Lúc này, anh Võ Văn Quang (khoảng 19 tuổi) đứng ở tầng 2 đỡ thanh sắt đưa lên cho đồng nghiệp thì đường điện trung thế sát với khu nhà xây dựng phóng điện vào thanh sắt. Anh Quang bị điện giật, ngã văng từ tầng 2 xuống trúng đống cát bị chấn thương cổ và ngực, cháy xém từ bụng xuống đùi được đưa đến viện cấp cứu. Ngay sau đó, công an có mặt phong tỏa hiện trường, điều tra vụ việc và yêu cầu công trình ngừng thi công. Được biết, anh Quang mới đi làm phụ hồ được 2 ngày thì gặp nạn. Sập giàn giáo Trung tâm văn hóa xứ Đông Hải Dương, 5 người bị nạnGiàn giáo công trường xây dựng Trung tâm văn hóa xứ Đông Hải Dương đổ sập khi công nhân đang thi công khiến 5 công nhân bị thương. Hồ Giáp | ||||||||
Thích giảm giờ làm, nhưng day dứt thu nhập sao đủ sống Posted: 23 Oct 2019 10:44 PM PDT Công nhân hiện nay thực sự có như cầu tăng ca để tăng thu nhập, vì nếu cứ làm 8 tiếng/ngày thì không đủ để trang trải cuộc sống. Tuy nhiên nhiều ý kiến khác ủng hộ việc giảm giờ làm để tái tạo sức lao động. Lao động chân tay không có lựa chọn, làm ít thu nhập cao Bàn về việc tăng giờ làm trong dự thảo Bộ luật lao động sửa đổi, anh Nguyễn Văn Sang (SN 1988), công nhân công ty TNHH Stellapharm tại KCN VSIP 1, thị xã Thuận An, Bình Dương cho hay, hiện nay anh đang làm việc theo ca 8 tiếng với thu nhập khoảng 6 triệu/tháng, có tháng tăng ca thì thu nhập gần 10 triệu. Theo anh Sang, công nhân hiện nay thực sự có như cầu tăng ca để tăng thu nhập, vì nếu cứ làm 8 tiếng/ngày thì không đủ để trang trải cuộc sống, trong khi còn phải nuôi con cái, tiền thuê trọ, chi phí sinh hoạt khác,…
"Ai mà không muốn làm ít thời gian để nghỉ ngơi, nhưng lại không có tiền, vì cuộc sống nên những người công nhân như chúng tôi phải cố gắng làm thêm giờ, chấp nhận xa gia đình con cái để làm việc" - anh Sang chia sẻ. Đồng quan điểm, anh Hồ Văn Hiền (SN 1993, công nhân công ty gỗ tại Bình Dương) cho biết, trước đây khi chuẩn bị vào làm việc anh hỏi trước công ty có tăng ca không, nếu có anh vào mới làm vì biết nếu 8 tiếng/ngày thì thu nhập rất thấp. Anh Hiền cho biết, 5 năm nay ngày nào anh cũng tăng ca thêm 2-3 tiếng/ngày. Đặc thù công việc khá nặng nhọc, nhưng anh chấp nhận làm để tăng thu nhập. Nếu luật lao động mới tăng giờ làm thì anh cũng đồng thuận, vì những người lao động chân tay không có nhiều lựa chọn những công việc làm ít thời gian mà có thu nhập cao. Góp ý về dự thảo này, ông Huỳnh Văn Chữ - Tổng giám đốc Công ty cổ phần bao bì và khoáng sản số 1 (trụ sở tại khu chế xuất Bình Chuẩn, Bình Dương) cho hay, bản thân các doanh nghiệp khi sử dụng lao động đều muốn họ tăng cường sản xuất để đảm bảo nguồn hàng. Tuy vậy, cũng phải quan tâm đến sức khỏe của người lao động, không thể bắt buộc công nhân làm quá sức, quá giờ. Ông Chữ cho rằng, qua nhiều năm phụ trách về mảng lao động việc làm nhận thấy nhu cầu làm thêm của công nhân là có thật. Rất nhiều công nhân khi đến làm việc câu hỏi trước tiên là công ty có cho tăng ca không, nếu không họ rút hồ sơ đi xin việc chỗ khác. Từ nhu cầu đó, ông Chữ đưa ra đề xuất, các doanh nghiệp nên cân đối thời gian làm việc cho công nhân. Cụ thể, có thể cho công nhân làm thêm giờ theo từng giai đoạn, từng thời điểm trong năm để họ có thêm thu nhập. Khoảng thời gian còn lại người lao động có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi sức lao động để tiếp tục sản xuất. "Tôi nghĩ không thể không cho công nhân làm thêm giờ vì đó là nhu cầu thực tế của họ, nhưng các cơ quan có thẩm quyền nên xem xét, nghiên cứu làm sao để hài hòa quyền lợi cho người lao động" - ông Chữ nói. Giảm giờ làm là xu hướng tất yếu Trong khi nhiều công nhân muốn tăng giờ làm để tăng thu nhập thì nhiều ý kiến bày tỏ ủng hộ việc giảm giờ làm để tái tạo sức lao động.
Ông Củ Phát Nghiệp Nghiệp, Chủ tịch Công đoàn công ty TNHH Pouyen Việt Nam nêu quan điểm, công ty đang sử dụng 62.000 lao động, đa số là lao động phổ thông, do đó, việc tăng và giảm giờ làm sẽ có nhiều ảnh hưởng tới sản xuất. Tuy nhiên, ảnh hưởng là rất tích cực nếu giảm giờ làm theo góp ý của bà Nguyễn Thị Quyết Tâm và Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân. Ông Nghiệp cho rằng, hiện công ty đang thực hiện 48 giờ/tuần nhưng sẽ ủng hộ xu hướng giảm còn 44 và tiến tới là 40 trong năm 2030. Giảm giờ làm có lợi cho cả doanh nghiệp và người lao động. Về phía doanh nghiệp, tiết giảm được chi phí, theo đó sẽ dùng đầu tư cải tiến công nghệ để theo kịp tiến độ. Về người lao động, giảm giờ làm sẽ giúp họ có thời gian nghỉ nghơi, du lịch vừa bảo đảm sức khỏe, vừa có thời gian chăm sóc đến hạnh phúc gia đình và bản thân. Với những người cầu tiến, họ còn có thời gian học hành để tích lũy thêm kiến thức. Giảm giờ làm giúp công nhân tái tạo sức lao động, từ đó kéo theo năng suất tăng vì có sức khỏe, đầu óc minh mẫn khi không bị áp lực tăng ca bào mòn. Anh Huỳnh Văn Trọng, công nhân của Pouyen cũng bày tỏ quan điểm, giảm giờ làm giúp công nhân có thời gian nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động, chăm sóc gia đình. Lại thêm, có thời gian vui chơi, mua sắm góp phần kích cầu tiêu dùng cho xã hội. Tăng năng suất là tác phong làm việc Theo nguyên Trưởng phòng nghiên cứu khoa học viện công nhân và công đoàn Đặng Quang Hợp, hiện một bộ phận không nhỏ muốn làm thêm vì thu nhập thấp, điều đó cho thấy họ cũng không muốn tăng giờ làm mà do yếu tố thu nhập buộc họ muốn vậy. "Quan điểm của tôi giữ nguyên giờ làm. Nếu có ý định tăng giờ làm thêm thì phải bớt giờ chính thức từ 48 xuống 44", lời ông Hợp. Theo ông Hợp, tính tích cực của giảm giờ làm, người lao động được nghỉ ngơi, có điều kiện chăm sóc gia đình, bản thân họ. Giảm giờ làm buộc người sử dụng lao động đổi mới công nghệ, quản lý, quản trị tốt hơn. "Giảm giờ làm năng suất tăng chứ không giảm, ví dụ trước đây anh cần 7 giờ hoàn thành 10 con dao, giả sử giảm xuống dưới 7 giờ anh vẫn tìm mọi cách để hoàn thành 10 con dao đó. Nói vậy để thấy, giảm giờ làm là xu hướng và không thể cưỡng lại", ông Hợp khẳng định. Với kinh nghiệm từng làm việc cho các công ty của Đài Loan, Nhật, anh Bùi Văn Quang, cán bộ cấp cao của Công ty Tanaka Nhật Bản tại Đồng Nai nhận thấy, giảm giờ làm là xu hướng tất yếu và có lợi cho 2 bên. Người Nhật, có xu hướng và tác phong làm việc rất công nghiệp, ngược lại người Việt Nam dù làm nhiều nhưng năng suất thấp là do tác phong lề mề, mang nặng tư tưởng "câu giờ". "Giảm giờ làm không ảnh hưởng đến năng suất làm việc, mà năng suất được quyết định theo tác phong và thái độ làm việc của người lao động", anh Quang chỉ rõ. Bà Quyết Tâm, ông Tiến Lộc thử ăn cơm, làm công nhân một lầnBàn về giờ làm thêm, nhiều ý kiến cho rằng bà Nguyễn Thị Quyết Tâm chưa ăn bữa cơm công nhân bao giờ, ông Vũ Tiến Lộc cũng cần đi làm công nhân 1 tháng. Minh Tâm - Hồ Văn | ||||||||
Cá chết kín hồ điều hoà ở Quảng Ninh, dọn cá không dọn rác Posted: 24 Oct 2019 09:21 AM PDT Chính quyền địa phương đã thu gom số cá chết nhưng rác thải quanh hồ Cao Xanh (giáp ranh phường Cao Xanh và Yết Kiêu, TP Hạ Long) vẫn không được dọn. Sau khi VietNamNet phản ánh tình trạng cá chết nổi kín hồ điều hoà Cao Xanh, phía UBND phường Cao Xanh đã phối hợp với UBND TP Hạ Long, Quảng Ninh) ra quân thu dọn số lượng cá chết để khắc phục ô nhiễm nước và mùi hôi thối. Tuy nhiên, số lượng túi nilon, phao xốp, bao bì, cành cây chết khô gần đó không được dọn dẹp, xung quanh hồ điều hoà vẫn tồn đọng nhiều rác thải.
Khi được hỏi vấn đề này, Chủ tịch UBND phường Cao Xanh Triệu Văn Nghĩa nói: "Nhận được phản ánh nên đã báo cáo lên UBND TP Hạ Long rồi phối hợp để dọn dẹp cá chết, chúng tôi thấy cá cũng không chết nhiều, hiện nay hồ đã sạch". "Hôm dọn dẹp (20/10), tôi đã ra góp ý với lực lượng dọn cá chết rằng tiện thể dọn luôn rác thải gần đó cho sạch luôn vì đây cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nhưng họ nói rằng chỉ được chỉ đạo dọn cá chứ không dọn rác", bà N.T.L (52 tuổi, người dân khu 1, phường Cao Xanh) nói.
Còn theo Phó chủ tịch UBND phường Yết Kiêu Nguyễn Trác Ninh, nguyên nhân cá chết là do hồ thông với vịnh Hạ Long, mực nước ảnh hưởng theo thuỷ triều, đồng thời rác và nước thải đổ trực tiếp ra đây gây ô nhiễm nguồn nước. "Khi rác và nước thải sinh hoạt đổ ra hồ rồi thuỷ triều xuống làm mực nước giảm kèm theo những ngày trước nắng nóng làm cá chết", lời ông Ninh.
Trước đó, hiện tượng cá chết hàng loạt tại hồ điều hoà Cao Xanh diễn ra từ ngày 17/10, nước hồ chuyển màu đen kịt nhưng không được xử lý, khi xác cá phân huỷ gây mùi hôi thối theo gió tạt thẳng vào khu dân cư, nhiều gia đình không dám mở cửa vào ban ngày. Phạm Công Cá chết phủ kín mặt hồ ở Quảng Ninh, 4 ngày vẫn chờ lệnh thu gomHiện tượng cá chết tại hồ điều hoà Cao Xanh diễn ra nhiều ngày nay nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa thu dọn khiến mùi hôi thối bốc nồng nặc. | ||||||||
Đại tá Hoàng Đăng Vinh, người bắt sống tướng De Castries qua đời Posted: 24 Oct 2019 03:54 AM PDT Đại tá, Anh hùng LLVTND Hoàng Đăng Vinh đã qua đời sau cơn đột quỵ, ông là một trong những người sống tướng De Castries trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Đại tá, Anh hùng LLVTND Hoàng Đăng Vinh đã từ trần lúc 7h30 ngày 22/10 tại nhà riêng. Lễ viếng đã tổ chức lúc 11h cùng ngày tại nhà riêng. Lễ truy điệu và đưa tang lúc 6h30 ngày 24/10; an táng tại Nghĩa trang TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Ông sinh năm 1935; nguyên quán: Xã Tiên Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên; trú quán: Khu Công binh, phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh; nguyên Phó hiệu trưởng về Chính trị, Trường Tập huấn cán bộ Công binh, Binh chủng Công binh; đã nghỉ hưu.
Tháng 9/1952, Đại tá Hoàng Đăng Vinh nhập ngũ thuộc Trung đoàn 209, Sư đoàn 312, Quân đoàn 1. Ông cùng đồng đội trong Đại đội 360 trực tiếp bắt sống tướng Pháp De Castries, chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ông tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chiến đấu tại các chiến trường Quảng Bình, Vĩnh Linh và trên nước bạn Lào. Ông đã vinh dự nhận nhiều huân, huy chương: Huân chương Chiến công hạng nhất, huy chương Chiến thắng hạng nhất, huy chương Chiến sĩ vẻ vang hạng nhất, nhì, ba; danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân; huy hiệu 65 năm tuổi Đảng. Người bắt sống tướng De Castries kể chuyện nửa đêm Bác Hồ tới thămNửa đêm, lúc 6 chiến sĩ Điện Biên đang ngủ say, một ông cụ đến bên giường giắt màn cho họ, ông hỏi thăm sức khỏe khiến ai nấy đều rưng rưng. T.Nam |
You are subscribed to email updates from Thời sự - Tin tức trong ngày, tin xã hội mới nhất hôm nay. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét