“Thư ngỏ gửi Quốc hội” plus 24 more |
- Thư ngỏ gửi Quốc hội
- Trao đổi tiếp về chuyện Biển Đông
- Chuyện Liêm tướng quân, chuyện Tổng Trọng
- BỆNH CÔNG THẦN CỘNG SẢN
- KỊCH BẢN TIẾP THEO VỚI TƯỚNG LƯƠNG LÀ GÌ?
- Luận xem ai giết thứ trưởng Lê Hải An.
- KHÔNG CHỈ LÀ MỘT TỔN THẤT ĐƠN THUẦN.
- NHỮNG LÝ DO LÊ HẢI AN PHẢI CHẾT!
- Xem lễ khai mạc kỳ họp Quốc hội
- XIN HỎI CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO VN
- TÀU NGẦM HẠT NHÂN TRUNG QUỐC MẮC LƯỚI ĐÁNH CÁ NGƯ DÂN VIỆT NAM ?
- ÁC MỘNG CỦA TÔI VÀ KHÔNG CHỈ CỦA RIÊNG TÔI
- Lại nhận định về ông NPT
- Chỉ cần mấy giây thôi
- Hạ viện Mỹ thông qua dự luật bảo vệ nhân quyền Hong Kong
- Trung Quốc đang bán gì nhiều nhất cho Mỹ?
- "HẠT GIỐNG ĐỎ" GIỮA DÒNG CHẢY THỊ PHI
- Lãnh đạo Hong Kong bị phản ứng tới mức không đọc nổi diễn văn
- NHẬN ĐỊNH ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG
- Cả dân tộc đồng lòng, đến chịu thua bà Hồng Ngát
- Biển Đông : Việt Nam lên án Trung Quốc vi phạm chủ quyền tại hội nghị ASEAN
- Không thể tin ấn phẩm có "đường lưỡi bò" xuất hiện tại hội chợ du lịch quốc tế
- ‘Vài giây lưỡi bò’: Lượng không thể biện minh cho Chất
- Bàn về “chúng ta”
Posted: 21 Oct 2019 10:44 PM PDT Nguyễn Đình Cống Kỳ họp thứ 8 của QH từ 21 tháng 10- 2019 sẽ bàn nhiều chuyện đại sự của Quốc gia, nhưng có chuyện bức xúc của đại đa số nhân dân không được thấy trong dự kiến, đó là tình hình căng thẳng ở Biển Đông. Hội nghị TƯ ĐCS lần thứ 11 đã không thảo luận, chứng tỏ sự vô trách nhiệm trước vận mệnh đất nước, lẽ nào Quốc hội cũng im lặng luôn. Vẫn biết rằng Quốc hội gồm phần lớn các nghị gật, nhưng dù sao cũng còn có một số đại biểu có trí tuệ, có lương tri, dù sao QH cũng có hình thức là Cơ quan quyền lực cao nhất. Thế mà tình hình dầu sôi lửa bỏng tại Bãi Tư Chính thuộc Biển Đông lại không lọt được vào chương trình nghị sự 27 ngày của QH, dù chỉ trong vài giờ. Tại sao lại như vậy?. Tôi thiết tha mong ước và kêu gọi các Đại biểu có lương tri, hãy dũng cảm, vượt qua được nỗi sợ vu vơ để đề xuất vấn đề Biển Đông ra trước Quốc hội, yêu cầu được thông báo rõ ràng, công khai, yêu cầu được thảo luận và đề xuất biện pháp bảo vệ chủ quyền. Thật là nhục nhã cho QH nếu mọi đại biểu vẫn ngậm miệng, cúi đầu tuân theo một mật lệnh nào đó, từ ai đó, rằng vì đại cục và 16 chữ mà không được đụng đến kẻ có đầy dã tâm xâm lược là Trung cộng. Cũng về Biển Đông tôi đề nghi chất vấn bà Kim Ngân và ông Phạm Bình Minh. Hỏi bà Ngân rằng, khi tươi cười, tỏ ra thân thiện và khúm núm trước Tập Cận Bình hôm 8 tháng 7, bà có biết chuyện Trung cộng cho tàu HD 8 xâm phạm Bãi Tư Chính từ ngày 3 tháng 7 hay không. Khi bà viện cớ không biết ( trong lúc cả nước đã biết) thì chứng tỏ điều gì. Khi bà biết mà không dám nói tới, vẫn tươi cười với Tập thì chứng tỏ điều gì. Hỏi ông Minh rằng, ngày 28 tháng 9, khi ông phát biểu tại Hội đồng Liên Hiệp quốc, hội trường rất thưa vắng, chỉ còn lơ thơ vài người, ông có dự đoán được tình hình đó không và nó nói lên chuyện gì. Phải chăng vì thấy quang cảnh trống vắng trong hội trường mà ông đã cắm cúi đọc một bài chuẩn bị sẵn với giọng điệu trầm lắng, gần như vô hồn và không dám đụng đến 2 từ Trung quốc. Nhân dân ghi nhận, trước đó ông Minh đã có thái độ đúng mực ở Hội nghị Băng Cốc. Trong nghị trình sẽ có khá nhiều ngày bàn về sửa đổi luật, trong đó có Luật tổ chức Quốc hội (theo thông tin từ kỳ họp 37 của Ban Thường trực QH ngày 14 tháng 9- 2019). Đây là một trong những luật quan trọng bậc nhất nhằm tạo lập Quyền Dân chủ của nhân dân. Về việc này tôi mong ước và kêu gọi các đại biểu có trí tuệ và lương tri tập trung suy nghĩ và đóng góp được các ý kiến bổ ích. Trong dự thảo sửa đổi có 2 điều quan trọng, nhưng đã bị Ban Thường trực bỏ qua, đó là : +Tăng số lượng đại biểu chuyên trách và +Hạn chế số đại biểu đồng thời là quan chức trong bộ máy hành pháp. Để bầu ra được một QH thực sự là đại diện cho nhân dân cần sửa đổi một số quy định vi phạm Hiến pháp về quyền tự do trong bầu cử. Trước hết cần xóa bỏ từ trong nhận thức của mọi người về "Đảng cử dân bầu". Muốn vậy, cần tuyên truyền, vận động cử tri thực hiện phương châm "không biết không bầu". Cử tri chỉ bầu cho người mình biết và tin cậy qua quá trình hoạt động và qua tranh cử. Tiếp đến cần tôn trọng quyền ứng cử của công dân, bãi bỏ cách dùng Mặt trận Tổ quốc hiệp thương để đấu tố và loại bỏ những ứng viên tự do không phải là con bài của Đảng. Một điều vô cùng thiết yếu rằng Quốc hội phải đại diện được cho trí tuệ của nhân dân, như vậy tiêu chuẩn quan trọng của Đại biểu phải là có trí tuệ cao chứ không phải là cơ cấu cho đủ thành phần mà để lọt những người kém trí tuệ vào chiếm chỗ trong cơ quan quyền lực cao nhất, trở thành nghị gật. Việc đưa nhiều quan chức của Đảng và cơ quan hành pháp vào Quốc hội là một hành động tiêu cực có tác dụng xấu vì trí tuệ của họ đã thể hiện ở nơi khác, đến Quốc hội họ không có đóng góp gì thêm, họ chiếm mất chỗ của những tinh hoa trong nhân dân. Đó là một sự lãng phí trí tuệ. Cũng còn nhiều điều tâm huyết cần viết cho Quốc hội, xin viết dần dần. | ||||||||||
Trao đổi tiếp về chuyện Biển Đông Posted: 21 Oct 2019 10:43 PM PDT Vũ Ngọc Hoàng Sau bài viết "Trao đổi nhanh về chuyện Biển Đông" đầu tháng 9 vừa qua, tôi đã nhận được nhiều ý kiến bình luận, phản biện. Trước hết, tôi rất cảm ơn quý anh chị và bạn đọc. Nhân đây, xin được trao đổi tiếp về chuyện Biển Đông xung quanh các ý kiến phản biện đó. 1. Có ý kiến cho rằng, hiện tại xét về tương quan lực lượng thì Trung Quốc mạnh hơn ta nhiều, ta không đủ sức chống lại họ, mà cũng không thể bài Hoa, kiện là có cớ để họ lấn tới, tấn công ta. Tôi xin thưa, ta đâu có định chống Trung Quốc. Đây chỉ là quyền tự vệ chính đáng bằng giải pháp hòa bình của một dân tộc văn hiến, có chủ quyền và biết tự trọng, chứ đi chống Trung Quốc để làm gì. Ta chỉ muốn sống hòa hiếu, hữu hảo thật lòng với láng giềng, trong đó có Trung Quốc, và bạn bè quốc tế năm châu. Bao đời nay Việt Nam vốn là một dân tộc yêu hòa bình và đường lối ngày nay là muốn làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới. Ta cũng không hề có ý định bài Hoa, mà bài làm sao được khi hai dân tộc sống gần cạnh nhau đã do thiên định, nhân dân hai bên biên giới sáng sớm nào cũng nghe tiếng gà gáy của nhau, và Việt Nam cũng rất cần có thị trường lớn bên cạnh để cùng nhau hợp tác phát triển trên tinh thần bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Còn việc ta phải kiện Trung Quốc như tôi đã nói là vì họ ép ta phải làm thế, ta càng nhân nhượng họ càng lấn tới, họ đã xúc phạm ta, nên không có cách khác, không thể để chân lý bị chà đạp, chủ quyền quốc gia và các quyền lợi chính đáng của dân tộc bị cường bạo cưỡng chiếm. Không kiện là hữu khuynh, coi chừng thỏa hiệp vô nguyên tắc. Kiện để mở đường, để làm cơ sở cho các đấu tranh tiếp theo. Nếu chỉ đấu tranh song phương thì lâu nay đã làm, và không có kết quả, dễ bề cho họ ép ta. Cần phải đa phương, phải quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, dựa vào luật pháp và cộng đồng quốc tế để đấu tranh. Có ý kiến bảo nên bắt đầu bằng việc đưa vấn đề Trung Quốc giành biển của Việt Nam ra Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, đồng thời tiếp tục kiện ra quốc tế. Kiện về chuyện Bãi Tư Chính và Hoàng Sa, Trường Sa nữa, từng vụ cho từng vấn đề. Tôi nghĩ thế là rất cần thiết, đáng lẽ phải làm sớm rồi, còn kiện cụ thể những gì và như thế nào thì chắc chắn các nhà nghiên cứu luật pháp sẽ thông thái hơn tôi. Việc khởi kiện cũng nên khẩn trương làm ngay, càng sớm càng tốt, vì họ đang ngày càng lấn tới, để càng lâu càng khó, và hành động thực tế của họ đã vượt qua ranh giới đỏ rồi. Gần đây, họ còn tuyên bố một cách ngạo mạn rằng khu vực bãi Tư Chính là của họ, rồi họ kêu gọi Việt Nam đối thoại hòa bình, mặt khác cùng lúc họ tiếp tục cho nhiều tàu lớn lấn sâu hơn vào phía bờ biển của Việt Nam, chỉ còn cách đất liền một đoạn ngắn. Cần phải rất cảnh giác với các chiêu bài của Trung Quốc. Đối thoại là đối thoại vấn đề gì phải cho rõ. Bãi Tư Chính đang yên ổn là của Việt Nam, luật pháp quốc tế cũng đã rành rành như vậy, nhưng họ đang chuyển sang vùng tranh chấp, coi chừng ta lại mắc mưu. Họ đi những "nước cờ" rất bài bản với âm mưu thâm sâu, ta không thể đối phó từng bước một trong thế bị động và lúng túng. Và cần phải chống "nhóm lợi ích" thân Tàu, coi chừng chúng nó bán rẽ Tổ Quốc ta cho Phương Bắc. Về chuyện tương quan lực lượng thì từ ngày xưa đã thế, Trung Quốc lúc nào cũng to lớn hơn Việt Nam. Mười mấy lần họ xâm lăng nước ta trước đây xét về tương quan lực lượng vật chất họ đều mạnh hơn ta. Trong các cuộc kháng chiến vệ quốc trước đây, Việt Nam thậm chí đã phải bắt đầu bằng gậy tầm vông. Tương quan lực lượng ngày ấy còn chênh lệch hơn nhiều so với bây giờ, thế mà cha ông ta đã dám hành động dũng cảm, rất đáng tự hào và kính trọng. Từ xưa đến nay Việt Nam chưa bao giờ gây chuyện với Trung Quốc, mà chỉ có việc Trung Quốc luôn ức hiếp và nhiều lần xâm lược Việt Nam. Họ luôn có âm mưu thâm hiểm muốn biến nước ta thành thuộc quốc chư hầu của họ. Chẳng lẽ vì tương quan lực lượng của ta yếu hơn mà đất nước và dân tộc này phải cúi đầu nhịn nhục, không có quyền ngẩng lên để đấu tranh tự vệ. Và ngày nay vấn đề tương quan lực lượng cần được hiểu theo tư duy mở, trong đó có yếu tố con người, truyền thống văn hóa, chân lý, bạn bè và luật pháp quốc tế nữa. Còn ý kiến nói rằng nếu ta chống lại họ thì tạo cớ cho Trung Quốc tấn công lấy biển của ta? Vì sao lại xem việc thực hiện quyền tự vệ chính đáng của Việt Nam là tạo cớ cho kẻ xâm lăng thực hiện âm mưu. Quả là một kiểu tư duy không thể hiểu nổi. Đó chỉ là kiểu ngụy biện cho một sự nhu nhược về tinh thần và bản lĩnh. Thực ra họ chẳng cần cái cớ ấy đâu. Chính họ đã tạo ra rồi cái cớ hết sức vô lý khi nói vùng biển của Việt Nam là của họ, còn Việt Nam từ chủ nhân họ vu cáo là kẻ xâm phạm đấy thôi. 2. Có ý kiến giải thích rằng Trung Quốc đã làm được gì ở đó đâu, còn VN ta đã đặt được dàn khoan ở Bãi Tư Chính rồi, đất nước vẫn hòa bình yên ổn, thế mới là sách hay và khôn khéo, có chuyện gì đâu mà phải la ầm lên. Nghe nói vậy càng thấy buồn lo. Ta đặt dàn khoan trên phần lãnh hải thuộc chủ quyền của đất nước ta, sao lại đi so sánh với việc Trung Quốc ngang nhiên tự do đi vào "vườn nhà" của ta. Họ còn nói đó là vùng chủ quyền của họ và yêu cầu ta phải rút đi. Thật là một sự xúc phạm! Thực tế họ đã xâm lăng ta mấy tháng nay rồi và đang biến một vùng biển rộng lớn của ta thành của họ, thế mà lại nói họ chưa làm được gì. Sao lại phải biện minh cho hành vi ngang ngược của kẻ xâm lăng? Tại sao lại phải ru ngũ nhân dân? Biện minh theo kiểu đó thì vô tình hoặc cố ý làm lợi cho kẻ xâm lăng. Lần này coi ra họ rất quyết liệt hành động. Việc chiếm được biển của Việt Nam có ý nghĩa lớn lao đối với họ, còn không chiếm được thì chiến lược về giấc mộng Trung Hoa có thể bị phá sản. Và họ nhận thấy lúc này về phía Việt Nam có những yếu tố thuận lợi cho việc thực hiện âm mưu của họ. Trung Quốc đang sử dụng kế sách "không cần đánh mà vẫn thắng", tức là không cần nổ súng vẫn lấy được biển, đó là thượng sách. Họ vừa muốn chiếm biển của ta, vừa không muốn "mất" Việt Nam, tức là vẫn giữ được một VN nằm trong tầm kiểm soát của họ. Vì vậy, tốt nhất là làm sao lấy được biển mà VN ít phản đối hoặc là chỉ phản đối chiếu lệ. Nhưng đồng thời họ cũng hăm dọa bằng tàu lớn súng nhiều và sẵn sàng động binh. Còn diễn biến thực tế trên chiến trường mấy tháng nay thì rõ ràng họ đang tiến và ta đang thua từng bước. Họ tiến vào ngày càng sâu hơn, gần đất liền hơn. Từ chỗ họ nói Tư Chính là vùng tranh chấp rồi sau đó họ nhanh chóng chuyển sang nói là vùng biển của họ và vu cáo cho Việt Nam cố tình lấn chiếm, yêu cầu Việt Nam phải rút đi, rồi bảo Việt Nam phải đối thoại để cùng khai thác... Tình hình thật nghiêm trọng nhưng nhiều người vẫn tỏ ra như chưa có gì nghiêm trọng. Mấy tháng nay họ đã vào ra vùng biển của ta nhiều lần, như đi chợ, như ao nhà của họ. Có đợt cả tháng sau ta mới lên tiếng. Đẩy đuổi thì xem ra không đủ sức làm lâu dài. Lên án cũng không ra lên án. Đẩy mạnh tuyên truyền cho nhân dân VN và thế giới biết bản chất của vấn đề cũng không làm. La làng lên cho mọi người biết là kẻ cướp đã đột nhập nhà tôi cũng không. Kiện cũng không chịu kiện. Tăng thêm đối tác chiến lược mới cũng không. Hợp tác quân sự mới cũng không thấy…. Nói chung dân chúng không hiểu thái độ và đối sách của lãnh đạo nước ta ra sao. Mà xem ra đây cũng không phải là sự bình tỉnh của một cao thủ có kế sâu nên nhiều người đã bảo "chẳng hiểu vì sao mà phải thế". 3. Có người phê bình rằng các ý kiến từ nhân dân không hiểu hết tình hình nên nhận định, đề xuất không phù hợp. Thậm chí có ý kiến còn phê phán chì chiết những tiếng nói từ những người yêu nước. Trong nhân dân, có người không đủ thông tin như lãnh đạo cũng là chuyện bình thường, nhưng có thể họ lại hiểu lòng dân hơn lãnh đạo. Ý kiến nào không hiểu tình hình mà nói không đúng thì nên chỉ ra, nói lại xem thử thế nào là đúng. Nhưng riêng việc mấy tháng nay Trung Quốc liên tục (gần như thường xuyên) xâm phạm biển của Việt Nam một cách trắng trợn, họ tuyên bố đó là biển của họ, Việt Nam thì không la, không kiện, không nói rõ cho nhân dân biết, đặc biệt lãnh đạo đất nước không lên tiếng mạnh mẽ rõ ràng quan điểm…, đó có phải là sự thật hay dân nói sai? Thực tế mấy tháng nay quốc dân đồng bào không được các cơ quan hữu trách hoặc báo chí chính thống thông tin kịp thời và đầy đủ cho biết tình hình Biển Đông của Việt Nam đang bị xâm phạm. Cứ làm như mọi việc vẫn bình thường, không có chuyện gì xảy ra, thậm chí kẻ xâm lăng vẫn còn được coi là "đối tác chiến lược toàn diện" quan trọng nhất của VN. Tại sao không thông báo kịp thời mọi việc cho nhân dân biết rõ tình hình? Phải chăng sự quan tâm của nhân dân đối với chủ quyền của đất nước là không cần thiết, đó không phải là việc của nhân dân? Tất nhiên gần đây báo chí chính thống ít nhiều cũng đã có nói đến, dù chỉ ở mức độ hết sức khiêm tốn. Hãy nhớ rằng, từ lâu Trung Quốc đã tác động nhiều thông tin ra thế giới và trong nước để chuẩn bị dư luận, và hiện nay họ vẫn đang ngày đêm tác động thông tin để nhiễu loạn phía Việt Nam. Còn phía ta, cần xem lại ta đang ứng xử ra sao đối với tình hình đất nước rất nghiêm trọng vì chủ quyền của quốc gia đang bị xâm phạm? Trong số những người dân yêu nước có thể người này người khác có lúc nóng nảy, nói sai điểm này điểm khác, đụng chạm…thì nói lại, uốn nắn. Nhưng phải biết quý trọng tấm lòng của họ, nuôi dưỡng, hun đúc và tích góp chí khí của dân tộc để mà giữ nước. Không nên, không được làm điều gì gây tổn thương cho lòng yêu nước của nhân dân. 4. Một số ý kiến phản biện rằng, nói đến liên minh quân sự là nguy hiểm, dễ gây ra chiến tranh. Mà họ cũng đã nổ súng đâu, đã có chiến tranh đâu mà nói đến liên minh chiến đấu. Lần trước tôi cũng đã nói không liên minh quân sự với ai để chống nước khác là quan điểm đúng đắn. Việc đó cũng là thể hiện tinh thần của một dân tộc yêu hòa bình, ghét hiếu chiến. Nhưng trong tình thế đất nước bị xâm lăng thì cần liên minh để bảo vệ chủ quyền. Chẳng lẽ thà chịu mất nước chứ nhất định không được liên minh chiến đấu để bảo vệ? Như ta đã biết và thường ca ngợi chiến thắng của phe Đồng Minh trong đại chiến thế giới II - đó chính là một liên minh chiến đấu vì hòa bình. Và khi ấy Việt Nam cũng đã đứng về phe Đồng Minh. Việt Nam và Lào đã nhiều lần cùng liên minh chiến đấu mà đến nay ta vẫn luôn ca ngợi liên minh ấy. Sau năm 1975 Việt Nam và Liên-xô cũng có lúc như vậy. Những lúc ấy, đó là sự cần thiết của tinh thần tự vệ chính đáng. Còn nói họ đã làm gì đâu mà ta lại tính đến việc liên minh chiến đấu? Sao lại biện minh là họ chưa làm gì? Họ đã chính thức xâm chiếm lãnh hải tức là một phần Tổ Quốc của chúng ta bị xâm lăng rồi, chứ sao lại nói "họ đã làm gì đâu". Chẳng lẽ đợi đến khi "chậm mất rồi", "thua mất rồi" thì mới bàn đến việc liên minh chiến đấu để tự vệ? Chủ động chuẩn bị tốt các biện pháp bảo vệ đất nước cũng là một cách phòng ngừa để chiến tranh không xảy ra. Còn nếu cuối cùng nó vẫn xảy ra thì đó là việc do đối phương muốn vậy, ngoài ý muốn của ta. Trong trường hợp ấy chúng ta sẽ chủ động hơn. Trước đây có lúc Việt Nam đã ủng hộ và tham gia phong trào không liên kết. Gần đây cũng có ý kiến bảo chỉ cần nói Việt Nam không liên kết với bất cứ nước nào, bên nào là đủ rồi. Tôi cũng nhất trí với ý kiến ấy, nhưng đó là nói về đường lối đối ngoại đối với các vấn đề khác không liên quan đến chủ quyền của Việt Nam trong quan hệ quốc tế (ví dụ trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung hoặc các cuộc xung đột trên thế giới và khu vực). Riêng đối với việc bảo vệ chủ quyền quốc gia của Việt Nam thì tôi giữ ý kiến sẳn sàng liên minh với bất kỳ nước nào ủng hộ chủ quyền của ta để tự vệ chính đáng. Tất nhiên là không ỷ lại dựa dẫm ai và hành động liên minh đó trên thực tế chỉ thực hiện khi có xung đột. Nhưng về nhận thức, quan điểm thì phải xác định trước, chứ đợi đến lúc xảy ra xung đột rồi mới triệu tập họp lại để bàn thì quá trễ. Trong thời đại công nghệ ngày nay, những nước như Việt Nam ta chưa đủ điều kiện về công nghệ thì càng phải có liên minh mới sử dụng được hệ điều hành từ vệ tinh của nước này hay nước khác. 5. Có người hỏi lại "nếu liên minh chiến đấu thì liên minh với ai và như thế nào?". Đó là công việc của các nhà quân sự, họ sẽ thông thái hơn chúng ta, và tôi tin rằng họ sẽ không bó tay để đưa lưng cho người ta bắn và ngồi nhìn chủ quyền quốc gia thiêng liêng bị người khác cưỡng chiếm và xúc phạm. Ngày nay, các vấn đề chính trị, quân sự trong đối ngoại nhìn chung thường có gắn với lợi ích kinh tế. Phần biển đông thuộc nước ta đang chứa rất nhiều khoáng sản có giá trị lớn. Cần đẩy mạnh khai thác để có nguồn tài chính cho hiện đại hóa đất nước, không cần phải "để dành" mà kẻ tham dòm ngó và âm mưu cướp bóc. Tất nhiên chuyện Biển Đông không chỉ là tài nguyên mà còn vị thế chiến lược về địa kinh tế và địa chính trị mới quan trọng hơn nhiều. Ta có thể mở cửa rộng hơn với chính sách thuế phù hợp và thủ tục pháp lý thuận tiện để khuyến khích các đối tác từ các nước tôn trọng chủ quyền của VN vào hợp tác đầu tư khai thác theo luật pháp của Việt Nam và đôi bên cùng có lợi (ví dụ như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Ấn Độ, Nga, Ôxtrailia…). Đồng thời ta đề xuất phương án cùng nhau liên minh bảo vệ vùng biển này để bảo đảm cho công việc đầu tư khai thác được an toàn và an ninh. Còn Trung Quốc, khi nào họ thay đổi quan điểm, tôn trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam thì ta hoan nghênh và cũng mời họ vào tham gia hợp tác khai thác như các đối tác nói trên. 6. Khi tôi nhấn mạnh mục tiêu "dân tộc và dân chủ" thì có ý kiến nói "còn mục tiêu Xã Hội Chủ Nghĩa nữa chứ". Tôi hiểu ý kiến này muốn nói đến mục tiêu XHCN gắn với ý thức hệ trong mối quan hệ với Trung Quốc. Tôi không bác bỏ mục tiêu XHCN, nhưng đó là CNXH theo cách hiểu mà tôi cho là khoa học, khác xa cái CNXH theo mô hình của Liên-xô, Trung Quốc. Theo tôi, cần tiếp cận CNXH theo hệ giá trị - đó là những giá trị tốt đẹp thật sự, đạt được trong đời sống xã hội, chứ không phải theo mô hình thế này và thế kia, càng không phải bằng từ ngữ và khẩu hiệu. CNXH theo nghĩa chân chính thì nhất thiết phải là kết quả của một trình độ phát triển rất cao của dân tộc và dân chủ xã hội, chứ không phải là những ý muốn chủ quan được vạch ra để bắt hiện thực phải khuôn theo. Giải quyết tốt vấn đề dân tộc độc lập và phát triển, xã hội thật sự dân chủ, con người thật sự tự do và hạnh phúc thì đó mới chính là con đường đúng đắn tiến tới CNXH, chứ không phải như mô hình của Liên-xô, Trung Quốc và phe XHCN trước đây. Để mất nước, mất độc lập, hoặc dân tộc bị kìm hảm không thể phát triển vượt lên, xã hội mất dân chủ thì CNXH chỉ là chuyện hão huyền, không bao giờ có thật. Chúng ta đã nêu rất nhiều khẩu hiệu về CNXH nhưng đến nay trên thực tế thì các nước tư bản phát triển (CNTB hiện đại) mới là những nước đã đến gần nhất với CNXH mặc dù họ không có khẩu hiệu nào và mặc dù họ vẫn còn rất nhiều khuyết điểm. Nói các nước tư bản phát triển, nhất là Bắc Âu và khu vực gần đó, đang gần nhất với CNXH là trên cơ sở nghiên cứu về năng suất lao động xã hội, thu nhập bình quân đầu người, vai trò của sở hữu xã hội, vấn đề phúc lợi xã hội, giáo dục và chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo vệ quyền con người, quyền tự do và dân chủ…. Còn Việt Nam ta thì nằm ở khoảng cách phía sau xa so với các nước đó, và càng xa hơn nữa đối với mục tiêu XHCN, thậm chí trong lòng xã hội VN hiện tại đang bao gồm rất nhiều yếu tố của CNTB hoang dã trộn lẫn các tàn dư phong kiến. Còn Trung Quốc thì thực chất đã biến tướng thành một đế chế phong kiến độc tài và bành trướng bá quyền cộng với CNTB hoang dã. Nếu đem Trung Quốc, hay Liên-xô trước đây, ra so sánh với các nước tư bản phát triển thì chính các nước tư bản phát triển ấy lại gần CNXH hơn. CNTB hiện đại ngày nay cũng đã khác rất xa, khác về chất so với CNTB hoang dã thời Marx đã sống và viết Tư Bản Luận. Chính họ (chứ không phải Liên-xô hay Trung Quốc) đang và sẽ tiếp tục chứng minh nhận định của Marx là đúng. Đó mới là tư duy khoa học chứ không phải kiểu lý luận giáo điều đã bị chính trị hóa về mô hình CNXH sai lầm của phe XHCN trước đây mà mãi đến nay vẫn chưa khắc phục xong. Còn cái tư duy về hai hệ tư tưởng chia thành hai phe đối lập nhau là TBCN và XHCN thì đã lạc hậu lắm rồi. Đó là sự sai lầm hơn một thế kỷ của nhiều nước, bắt đầu từ những người đứng đầu mấy nước lớn ở hai phe, đã gây ra rất nhiều mâu thuẫn trong cộng đồng quốc tế và những cuộc chiến tranh gây chết chóc đau thương cho nhiều chục triệu người, để rồi cuối cùng sau gần một thế kỷ phải quay lại coi nhau là đối tác, cùng nhau giải quyết các vấn đề chung của thế giới và khu vực. Việc chuyển từ thù địch sang làm đối tác và bè bạn của nhau là xu hướng tiến bộ, đúng đắn, nhưng chính điều đó cũng đã chứng tỏ việc phân chia thành hai hệ tư tưởng thù địch như trước đây là sai lầm nghiêm trọng. Với cái kiểu của Trung Quốc như hiện nay mà cứ nhân danh CNXH và hệ tư tưởng để đi theo họ trong khi không đủ bản lĩnh và trí tuệ để ứng xử thì ta chẳng những sẽ mất độc lập chủ quyền mà còn có nguy cơ bị đồng hóa chứ không bao giờ đến được CNXH chân chính (tôi dùng chữ chân chính ở đây để phân biệt với cái biến tướng, lợi dụng, nhân danh, giả mạo, lừa phỉnh). Tất nhiên ta luôn thật lòng mong muốn quan hệ hữu hảo để hợp tác cùng phát triển và làm đối tác tốt của Trung Quốc cũng như các nước khác. Nhưng đó phải là đối tác bình đẳng và được tôn trọng chủ quyền, cũng như độc lập tự do về tư tưởng và tự quyết định mọi công việc. 7. Cũng có ý kiến nêu vấn đề có tính nguyên tắc trong giải quyết chuyện Biển Đông là, ngoài việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, phải giữ cho được hòa bình và quan hệ hữu nghị với Trung Quốc. Mới nghe qua dễ nghĩ rằng phương châm đó là đúng bởi vì ai cũng mong muốn hòa bình để xây dựng đất nước. Nhưng phải suy nghĩ sâu hơn đối với vấn đề này. Nếu cùng lúc đạt được cả ba mục tiêu (chủ quyền, hòa bình và hữu nghị) thì quá tốt rồi, không còn gì bằng. Ai mà chẳng muốn thế. Phương châm ứng xử ấy không riêng đối với Trung Quốc mà đối với tất cả các quốc gia khác cũng vậy thôi. Và tư duy đó đã có từ lâu rồi chứ không phải do ai mới nghĩ ra hôm nay. Có từ lâu rồi nhưng tình hình thực tế đến nay cho thấy ta không (hoặc chưa) thành công, chỉ vì Trung Quốc không muốn thế. Ta dại gì lại đi gây chiến hoặc bất hòa với một nước lớn ở bên cạnh mình. Nhưng yêu cầu hòa bình và hữu nghị ấy phải trên nguyên tắc cao nhất là đôi bên tôn trọng chủ quyền của nhau, họ không xâm lăng chiếm Biển, chiếm đất của ta. Hòa bình và hữu nghị phải do từ hai phía. Một mình ta có muốn bao nhiêu cũng không được nếu như Trung Quốc chẳng cần thứ ấy mà chỉ cần lấy cho được biển của nước ta. Thực tế đã cho thấy họ đâu có cần hữu nghị với VN. Ta không thể đem chủ quyền để đổi lấy hữu nghị và hòa bình một cách hình thức. Nếu làm như thế thì hữu nghị hòa bình ấy cũng chỉ là một kiểu nô lệ. Đó là "hòa bình, hữu nghị nô lệ". Không thể chấp nhận mất chủ quyền, đó là vấn đề có tính nguyên tắc. Vậy nên, điều cốt lõi chi phối mọi việc ở đây là phải bảo vệ cho được chủ quyền. Còn hòa bình hữu nghị cũng là yêu cầu cần thiết nhưng phải trên cơ sở của nguyên tắc cao nhất là bảo đảm chủ quyền. "Không có gì quý hơn độc lập tự do" như Hồ Chí Minh đã nói là chân lý thiêng liêng mà vì nó bao nhiêu con người yêu nước đã phải ngã xuống cho đất nước này. Với bản chất và âm mưu của Trung Quốc như vậy mà yêu cầu phải đạt được đồng thời cùng lúc cả ba mục tiêu như nhau (là chủ quyền, hòa bình và hữu nghị) thì giống như đánh đố, tự làm bí đường cho quân ta. 8. Có ý kiến phê phán chiều hướng muốn nghiêng về phía Mỹ và Phương Tây, muốn tăng cường quan hệ Việt-Mỹ lên đối tác chiến lược toàn diện và lưu ý phải đề phòng có ngày Mỹ và Trung Quốc thỏa hiệp với nhau, bán đứng ta hoặc bỏ ta giữa đường. Đúng là trong thực tế trước đây mấy nước lớn đã từng có lúc "bán" Việt Nam, trong đó phải kể nhiều nhất là Trung Quốc. Suy nghĩ cho chín chắn mọi điều là cần thiết, nhưng đồng thời cũng đừng để cho sự đa nghi hoặc chịu ảnh hưởng của chiến tranh tâm lý tung ra từ Phương Bắc làm cho ta không thấy được đường ra mà cứ nằm mãi trong vùng ảnh hưởng của họ. Sao lại đặt vấn đề phải nghiêng bên này hay bên kia? Việt Nam phải là một dân tộc trưởng thành, một dân tộc văn hiến, biết đứng vững trên đôi chân của chính mình bằng tinh thần độc lập và tự cường, không phụ thuộc, không thụ động hay dựa dẫm ỷ lại vào bất kỳ ai, kể cả đối với bạn tốt. Mà đã là bạn tốt thì không ai lại muốn ta thụ động và dựa dẫm. Chỉ có độc lập và tự lập mới giúp ta thật sự trưởng thành. Trước tiên phải biết dựa vào sức mạnh của một dân tộc có bản lĩnh, có truyền thống yêu nước, biết tự trọng, tự lực và anh hùng sáng tạo trong đấu tranh giữ nước. Người ta có thể chiến thắng một đạo quân, nhưng không ai có thể chiến thắng nổi một dân tộc kiên cường và thống nhất. Đồng thời tất nhiên cũng rất cần, luôn cần bạn bè tốt để gắn bó thủy chung, nhất là trong lúc khó khăn hoạn nạn có nhau. Như bài trước tôi đã nói, chỗ dựa vững chắc và đáng tin cậy nhất là nhân dân, là cộng đồng dân tộc. Xa rời nhân dân, không hành động theo ý chí và nguyện vọng của nhân dân thì sẽ đánh mất tính chính danh và không còn sức mạnh để chiến đấu. Sự thận trọng là cần thiết, nhưng nếu cứ luôn đặt câu hỏi rằng không biết sau này ai sẽ tốt mãi với ta và ai sẽ không thủy chung nữa, hay nước nào sẽ thỏa hiệp điều gì với nước nào trong cơ chế thị trường này thì chẳng thể nào có câu trả lời hoàn hảo được. Hiện tại thấy ai tốt thật lòng, trong đó có việc đầu tiên là tôn trọng chủ quyền và lợi ích chính đáng của ta thì kết bạn, nhất là khi xét thấy lợi ích chính đáng của đôi bên không mâu thuẫn nhau. Việt Nam là một dân tộc thủy chung với bạn bè, không bao giờ phản bạn. Còn ai không tốt với mình nữa thì không cần phải chơi thân đến mức mất cảnh giác như thời An Dương Vương. Một nước có thể hôm qua là đối tác chiến lược nhưng hôm nay lại chơi xấu - xâm phạm chủ quyền quốc gia của chúng ta thì có thể dừng (hoặc tạm dừng) đối tác chiến lược. Đó là chuyện rất bình thường. Thế giới vẫn sống với nhau như vậy đó thôi. Có ý kiến còn nói đi với Tàu thì mất nước, đi với Mỹ thì mất chế độ, cả hai ông này đều nguy hiểm, không thể chơi thân với ai được. Ý kiến này thuộc loại không tin ai cả, cảnh giác tất cả. Về thực chất thì đó cũng là một cách suy nghĩ theo lối thụ động, không tin vào chính mình. Sao lại nghĩ sẽ mất cái này hoặc cái kia nếu đi với ông này hoặc ông kia. Mất cái này hay cái kia thì chính là tại mình, do mình, chứ đừng đổ lỗi cho ai. Biết dựa vào dân, tôn trọng và phát huy dân chủ, không tham nhũng, được nhân dân tin tưởng thì nước không mất và chế độ cũng vậy. Không lắng nghe nhân dân, không theo ý chí và nguyện vọng của nhân dân, mất dân chủ, để cho lòng dân ly tán thì nước sẽ mất và chế độ cũng sẽ không còn. Mà việc gắn bó máu thịt hay không gắn bó với nhân dân là do ta chứ không phải do Tàu hay do Mỹ, đừng đổ lỗi cho bất kỳ ai. Giữa Tổ Quốc và chế độ thì Tổ Quốc đương nhiên phải là trên hết. Chế độ chân chính nào cũng phải phục vụ cho Tổ Quốc chứ không phải ngược lại. Đồng thời, chế độ chính trị lúc nào cũng là một vấn đề đại sự. Một chế độ tốt được nhân dân ủng hộ sẽ giữ nước được lâu bền, một chế độ không tốt làm cho nhân dân ly tán và oán giận sẽ dẫn đến mất nước. Cần phải xây dựng một chế độ tốt cũng là kế sách để giữ nước lâu bền. Thế giới đã có những thay đổi lớn. Tàu hay Mỹ bây giờ cũng đều khác xưa. Tàu ngày xưa đã có lúc giúp ta (dù với động cơ này hay động cơ khác). Tàu bây giờ đang quyết liệt chiếm biển của ta. Mỹ ngày trước coi Đảng Cộng Sản Việt Nam là đối thủ. Mỹ bây giờ coi Đảng Cộng Sản Việt Nam cầm quyền là đối tác, Tổng thống Mỹ đã mời Tổng Bí thư Việt Nam sang Nhà Trắng ở Waishington để bàn chương trình hợp tác lâu dài. Còn nói mất chế độ là chế độ gì? Nếu phong kiến thì mất càng tốt chứ sao. Nếu tư bản hoang dã thì cũng cần phải bỏ đi. Thế giới văn minh đã từ bỏ phong kiến và tư bản hoang dã. Còn chế độ XHCN thì chưa có (mà còn lâu lắm cũng không biết lúc nào mới có - như một vị lãnh đạo nước ta đã nói). CNTB hiện đại cũng chưa có. Vậy sợ mất chế độ nói ở đây thực chất là mất cái gì? Chắc người ta muốn nói đến chế độ xã hội do Đảng Cộng Sản Việt Nam đang lãnh đạo, nói cách khác là sợ mất vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN. Việc ấy thì chẳng ai có thể vào đây mà đánh mất được, chỉ trừ khi Đảng tự mình đánh mất. Mất còn ở đây phụ thuộc lòng tin của nhân dân. Mà lòng tin của nhân dân thì lại do sự trong sạch, chân chính và năng lực lãnh đạo của Đảng tạo nên, hoặc có hoặc không, hoặc còn hoặc mất. Muốn giữ thì cần phải giữ cái điều cốt lõi ấy chứ không phải đi giữ cái khác mà được đâu. Nếu không giữ được lòng tin của nhân dân thì không có Tàu, không có Mỹ cũng sẽ thất bại. 9. Nói tới việc lựa chọn Phương Bắc hay Phương Tây thì câu chuyện sẽ rộng hơn và liên quan đến con đường phát triển. Nhưng đã có ý kiến phản biện thì nhân đây tôi cũng xin nêu mấy ý kiến của mình. Gần hai thế kỷ trước đây Marx đã phân chia quá trình phát triển của nhân loại sẽ lần lượt đi qua 5 giai đoạn theo các hình thái kinh tế xã hội là: Nguyên Thủy, Nô Lệ, Phong Kiến, Tư Bản Chủ Nghĩa và Xã Hội Chủ Nghĩa. Ta tôn trọng cách phân chia đó của ông. Nhưng quan sát thực tế một thế kỷ vừa qua những gì đã xảy ra ở Liên-xô và Đông Âu cho thấy lịch sử đã không như thế mà nhiều nước từ phong kiến lên thẳng XHCN và sau đó 7-8 thập kỷ thì lại từ XHCN ấy chuyển tiếp sang TBCN. Marx đã sai ở đây chăng? Theo tôi, trong vấn đề này ông không sai, mặc dù không phải Marx nói cái gì cũng đúng. Vậy ở đây là cái gì, giải thích ra sao? Cái XHCN ở Liên-xô và Đông Âu trước đây không phải là XHCN như tư duy của Marx. Trung Quốc và Việt Nam ta cũng bắt đầu từ đó. Tôi không phản đối ý kiến cho rằng, lịch sử ở một nước nào đó cũng có thể đi tắt đón đầu, nhưng phải hành động đúng quy luật khách quan, chứ không thể bằng ý chí chủ quan áp đặt, càng không thể thay thế nền tảng vật chất chưa có bằng bất cứ thứ chuyên chính gì. Bên cạnh cách phân chia giai đoạn như Marx, theo tôi có thể có một cách phân chia nữa, không phải theo hình thái kinh tế xã hội mà theo trình độ phát triển. Đó là các giai đoạn: Chưa phát triển, phát triển thấp, phát triển trung bình, phát triển cao và phát triển rất cao. (Lâu nay người ta thường nói là các nước chưa phát triển, đang phát triển và phát triển). Sự phát triển nói ở đây bao gồm cả số lượng và chất lượng; cả kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị và nhất là con người. Tìm mối liên hệ giữa hai cách phân chia giai đoạn như trên ta có thể thấy, ứng với CNTB là giai đoạn phát triển cao và ứng với CNXH phải là giai đoạn tiếp theo-phát triển rất cao. Theo đó, chính sự phát triển mới quyết định có hay không có CNXH, còn mọi thứ khác đều không thể đem lại CNXH. Xin chớ lầm tưởng mà sai đường. Hiện tại, các nước tư bản phát triển đã vượt xa các nước gọi là XHCN. Dù nói rất nhiều về mục tiêu XHCN nhưng nếu không phát triển thì chẳng có CNXH nào đâu. Dù không nói CNXH nhưng nếu phát triển tốt thì tất yếu sẽ có CNXH. Vì vậy mà ở phần trên tôi đã nói chính các nước tư bản phát triển mới là những nước tiến đến gần nhất CNXH. Theo đó, trong tư duy của tôi, CNXH và CNTB khác nhau chủ yếu là ở trình độ phát triển, chứ không phải ở tính chất khác biệt hay đối lập. Quá trình phát triển ấy như một sự tiếp nối tự nhiên chứ không phải là sự "lật đổ" và "thay thế". Phương Tây nhìn chung đã phát triển hơn Phương Đông. Mỹ, Châu Âu, nhất là khu vực Bắc Âu và một số nước gần đó, đã phát triển hơn Trung Quốc, Việt Nam…Ngày xưa, có thời kỳ Châu Âu cũng chưa phát triển được, còn trong đêm dài của chế độ thần quyền, ai nói khác giáo hội có thể bị đưa lên dàn hỏa thiêu hoặc giá treo cổ. Sau đó, nhờ các phong trào Khai Sáng, Phục Hưng…đã thế tục hóa, giải phóng cho con người được tự do tư tưởng và tự do ngôn luận, từ đó mà có con đường để tiếp cận các chân lý khách quan. Châu Âu đã phát triển vượt lên. Trong khi đó Châu Á vẫn trong đêm dài của chế độ phong kiến kìm hảm con người nên đã nằm lại ở phía sau xa trong tiến trình phát triển. Vào cuối thế kỷ 18 sang thế kỷ 19 nhiều nước ở Châu Á đã bị các đối thủ từ Châu Âu phát triển hơn mình một nền văn minh đã đến chinh phục và đô hộ. Trong Châu Á ấy, có một số nước sớm nhận ra mặt ưu điểm của văn minh Phương Tây, họ đã biết tiếp thu và vận dụng phù hợp vào hoàn cảnh cụ thể của nước mình nên đã phát triển vượt lên, đa số nước còn lại nhìn chung vẫn chậm chạp và tụt hậu so với thế giới văn minh. Nước ta chịu ảnh hưởng khá nhiều của văn hóa Phương Bắc và thực tế cho thấy đến nay chúng ta vẫn còn tụt hậu khá xa ở rất nhiều mặt. Nền văn hóa Việt Nam của chúng ta có mặt mạnh nổi trội thuộc về văn hóa (trong) giữ nước và mặt yếu cũng nổi rõ thuộc về văn hóa (trong) phát triển. Nước ta nhiều lần bị mất nước không phải vì ta là nước nhỏ hoặc vì thiếu anh hùng, mà là vì sự lạc hậu. Khi mất nước rồi, bằng rất nhiều máu xương và sự anh hùng, cha ông ta đã lấy lại đất nước. Giành lại được nước rồi nhưng vẫn không phát triển, vẫn lạc hậu, và lại mất nước lần nữa. Cứ thế, lịch sử đã lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy. Cái nguyên nhân mất nước ấy chỉ có thể giải quyết bằng sự phát triển mạnh lên mới là cách căn bản và lâu dài. Nếu từ nay trở đi, đồng thời với việc tiếp tục chọn lọc và phát huy phần tinh hoa văn hóa của dân tộc nói riêng, của Phương Đông nói chung, chúng ta biết cầu thị và tích cực nghiên cứu tiếp thu có chọn lọc phần tinh hoa văn hóa của Phương Tây để phát triển dân tộc và quốc gia Việt Nam thì thiển nghĩ đó cũng là cách hợp lý và rất cần thiết. Muốn vậy, cần phải có một sự chuyển hướng, cải cách căn bản để phát triển. Không phát triển ta chẳng những không đạt được mục tiêu lý tưởng nào mà có thể còn mất độc lập dân tộc trong thời đại mới theo cách này hoặc cách khác. 10.Thực tế lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới cho thấy có nhiều con đường khác nhau để phát triển, nhưng trong đó nổi rõ có hai con đường chủ yếu. Thứ nhất, phát triển bằng thể chế dân chủ và tự do, dựa chính vào nhân tố con người. Người ta thường gọi đó là "con đường dân chủ". Thứ hai, phát triển bằng sự tập trung quyền lực, toàn trị, mệnh lệnh, mất dân chủ và thậm chí kể cả độc tài. Người ta còn gọi đó là "con đường chuyên chính". Cả hai con đường đó đều có thể phát triển. Một bên dựa chính vào nhân tố động lực con người, còn bên kia thì dựa chính vào khả năng tập trung nguồn lực và quyền lực. Và đương nhiên con đường nào cũng đều có những gian khổ, chông gai, đừng nghĩ con đường nào là bằng phẳng, dễ dàng và chỉ có ưu điểm. Phương Tây ngày nay rất nhiều nước phát triển theo con đường thứ nhất. Phương Đông trước kia nhiều nước đi theo con đường thứ hai, nhưng thời kỳ sau đó đã có một số nước chuyển đổi theo con đường thứ nhất và họ đã thành công. Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapor, Đài Loan là loại nước và vùng lãnh thổ kiểu đó. Liên-xô trước đây cũng như Trung Quốc ngày nay đã có những thành công nhất định theo con đường thứ hai. Cả hai nước này thì Liên-xô đã từng và Trung Quốc ngày nay đang trở thành nước có nền kinh tế thứ nhì thế giới nếu tính theo tổng sản phẩm quốc nội. Tuy nhiên, nếu phân tích sâu hơn, thì sẽ thấy sự phát triển theo con đường thứ nhất mới bền vững, nhân dân hạnh phúc hơn vì có tự do, dân chủ, vấn đề con người được đặt vào vị trí trung tâm. Con đường thứ hai tuy cũng có thể phát triển nhanh trong một giai đoạn nào đó, nhưng nhân dân không hạnh phúc vì thiếu tự do dân chủ, và chắc chắn sự phát triển đó sẽ không bền vững, sẽ có khủng hoảng lớn về xã hội sau chu kỳ phát triển mạnh. Liên-xô trước đây và ngay cả Việt Nam ta thời Lê Thánh Tông…cũng đã cho thấy như vậy. Con đường phát triển thứ nhất là con đường mà rất nhiều nước tiên tiến trên thế giới đang đi, trong đó có các nước Tư bản hiện đại (chứ không phải như CNTB hoang dã ngày trước). Dân chủ cũng (phải) là vấn đề có tính bản chất của CNXH, là con đường đúng nhất để đến với CNXH chân chính. Đó là xu thế tiến bộ, xu thế lịch sử-thời đại. Thiết nghĩ, nước ta nên lựa chọn con đường thứ nhất - phát triển bền vững, có tự do dân chủ và hạnh phúc của nhân dân. Con đường ấy phù hợp với mong muốn của nhân dân Việt Nam. Đừng bao giờ quên mục tiêu "Dân chủ-độc lập-tự do-hạnh phúc" là các thành tố và tiêu đề của tên nước đã được nêu ra từ ngày tuyên bố độc lập năm 1945. Khi có quyền lực trong tay, bị quyền lực cám dỗ, nhiều người dễ quên đi mục tiêu dân chủ, thậm chí có người còn cao ngạo coi nhân dân chẳng ra gì, cứ như thể chỉ có mình mới là sáng suốt. Đi con đường thứ nhất ta còn có được cả khối dân chủ của thế giới văn minh, không phải đơn độc mỗi khi bị người khác bắt nạt. Tôi biết cũng có ý kiến lo lắng rằng, nếu đi theo con đường dân chủ thì không biết Đảng Cộng Sản có giữ được vai trò lãnh đạo không, hay đất nước lại bất ổn chính trị kéo dài (thậm chí sẽ đổ máu) do sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái, các nhóm cơ hội chính trị? Đặt câu hỏi như vậy cũng là dễ hiểu và đó là một câu hỏi nghiêm túc. Nhưng nghĩ như vậy thì chẳng lẽ Đảng Cộng Sản chỉ có thể giữ quyền lãnh đạo bằng cách mất dân chủ hay sao? (Trong khi mất dân chủ là trái với mục tiêu phấn đấu mà Đảng đã nêu ra). Nghĩ như vậy cũng là không còn tin tưởng vào khả năng của Đảng? Tôi thì không nghĩ như thế. Tôi nghĩ khác. Trong môi trường dân chủ Đảng sẽ trưởng thành và tốt hơn. Trong môi trường không dân chủ mà tập trung quyền lực thì Đảng cầm quyền sẽ thoái hóa. Đi theo con đường dân chủ, Đảng không thoái hóa mà lại trưởng thành, tốt hơn, dương cao ngọn cờ dân chủ và xứng đáng với ngọn cờ ấy là con đường để Đảng trường tồn cùng với sự phát triển của dân tộc và đất nước. Khác đi, để Đảng bị thoái hóa quyền lực thì Đảng sẽ tự kết thúc sứ mệnh của mình. Lúc đó có muốn giữ cũng không giữ được. Đặc điểm của nước ta đến nay chỉ có một lực lượng chính trị duy nhất là Đảng Cộng Sản đang lãnh đạo. Nếu Đảng thoái hóa và mất hết lòng tin của nhân dân rồi, không còn lãnh đạo được nữa, thì lúc ấy lực lượng nào sẽ lãnh đạo? (Mà đất nước thì không thể không có lãnh đạo chính trị!) Một người bạn đã đặt cho tôi câu hỏi đó. Tôi nghĩ không phải lo như vậy đâu, cuộc sống sẽ tự mở đường. Trong Đảng dù có thoái hóa nữa vẫn còn nhiều người tốt, bộ phận tiên tiến đó cộng với các trí thức chân chính có tâm huyết với dân tộc và nhiều người yêu nước khác…họ sẽ tập họp nhau lại để thực hiện trách nhiệm với Tổ Quốc. Đó là nói trong trường hợp xấu nhất cho hết ý vậy thôi, chứ tôi tin một Đảng chính trị đã được rèn luyện như Đảng CSVN không dễ gì đầu hàng sự thoái hóa của chính mình để nhận lấy thất bại và tan rã. Khi Đảng CSVN giương cao ngọn cờ dân chủ, đại diện chân chính cho ngọn cờ đó, thúc đẩy thành công sự nghiệp ấy thì tôi tin nhất định nhân dân sẽ ủng hộ Đảng tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo đất nước. (Xin nói thêm, không đồng nhất con đường dân chủ với chế độ đa đảng, mặc dù hai vấn đề đó có mối quan hệ nhất định với nhau - việc này sẽ bàn sau trong một bài khác). 11. Về nước Mỹ và mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, tôi cũng xin bình luận ít lời. Họ tuyên bố độc lập cách đây 243 năm. Khoảng 100 năm trước đây họ đã là một quốc gia phát triển mạnh nhất thế giới. Vậy là chỉ khoảng 143 năm sau khi độc lập họ đã phát triển như vậy, trong khi nhiều nước khác tuyên bố độc lập trước họ rất lâu mà mãi đến nay vẫn còn ở phía sau xa. Thực tế đó cho thấy họ có nhiều kinh nghiệm phát triển bậc nhất thế giới. Theo một số học giả của Mỹ và thế giới, nguyên nhân thành công trước tiên thuộc về giáo dục. Một nền giáo dục khai mở và sáng tạo. Theo một số đánh giá của tổ chức quốc tế và các chuyên gia về giáo dục, trong 100 trường đại học được cho là top hàng đầu thế giới thì riêng nước Mỹ đã chiếm một nửa, còn lại tất cả các quốc gia khác trên khắp thế giới cộng lại chỉ bằng một nước Mỹ. Và, nếu tôi nhớ không nhầm thì cách đây gần 100 năm chính Lê-nin đã có lần nói phải đi học nền giáo dục của nước Mỹ để về xây dựng và phát triển Liên Bang Xô Viết. Rất tiếc là sau đó người ta đã không làm như thế. Mỹ cũng là nước có thị trường hàng hóa, thị trường công nghệ và thị trường vốn đứng đầu thế giới. Ngay cả Trung Quốc cách đây không lâu cũng đã tập trung đi học kinh nghiệm của Mỹ và nhờ họ giúp đở để thực hiện cải cách. Từ đó, Trung Quốc tiến vượt lên về kinh tế. Đặc biệt trong thời gian gần đây, Mỹ là quốc gia luôn lên tiếng đầu tiên và lên tiếng mạnh mẽ nhất để phê phán sự xâm lăng của Trung Quốc, ủng hộ việc bảo vệ chủ quyền biển của Việt Nam. Lợi ích của ta và họ trên Biển Đông hiện tại về cơ bản không mâu thuẫn mà phù hợp nhau. Trong quan hệ đa phương hiện nay, nếu tăng cường được mối quan hệ hữu nghị hợp tác với một quốc gia như nước Mỹ để trao đổi và tiếp thu kinh nghiệm phát triển của họ thì đó là việc cần thiết và nên làm đối với nước ta./. Tp. HCM ngày 20.10.2019 | ||||||||||
Chuyện Liêm tướng quân, chuyện Tổng Trọng Posted: 21 Oct 2019 10:42 PM PDT Võ Văn Tạo 1. Chuyện Liêm tướng quân Sử ký Tư Mã Thiên chép rằng: đại tướng Liêm Pha của nước Triệu xông pha trận mạc, lập nhiều võ công hiển hách, được coi là đại thần khai quốc, danh vọng hàng đầu. Lạn Tương Như, xuất thân chỉ là huyện quan, nhờ thông minh, cơ trí, dũng lược, đi Sứ, hoặc phò vua Triệu sang Tần, đều tỏ rõ khí phách, giữ vững thể diện và lợi ích quốc gia, Tần vương cũng nể trọng. Lạn Tương Như, nhờ đó, được vua Triệu sủng ái, danh vọng có phần vượt Liêm Pha. Bọn dưới trướng Liêm Pha thấy vậy thì lấy làm ganh ghét đố kỵ, bèn khích bác chủ tướng. Liêm Pha hứa, có dịp sẽ hạ nhục Lạn Tương Như. Biết chuyện, Lạn Tương Như đều né tránh giáp mặt, đối đầu Liêm tướng quân.Bọn dưới trướng chất vấn Lạn Tương Như: "Ngài uy danh đệ nhất công thần, sao phải ngại Liêm tướng quân?" Tương Như hỏi lại: "Liêm tướng quân với vua Tần, ai hơn?". Bộ hạ đáp: "Liêm tướng quân sao bì kịp vua Tần?". Lạn Tương Như nói: "Oai phong như vua Tần, mà Tương Như này còn dám gào thét, hạ nhục giữa triều đình nhà Tần, thì Liêm tướng quân đâu có là gì? Sở dĩ Tần chưa dám thôn tính Triệu, là do e ngại Triệu có ta và Liêm tướng quân. Nay nếu hai con hổ cắn nhau, con chết, con trọng thương, Tần tất sẽ thừa cơ thôn tính Triệu. Ta vì lẽ ấy mà nhường nhịn Liêm tướng quân".Chuyện đến tai Liêm Pha. Ông vô cùng hối hận, bèn tự trói, mang roi đến phủ Lạn Tương Như, xin bị đánh roi để tạ tội. Hai người từ đó kết thành tri kỷ, là chỗ dựa vững chắc cho nước Triệu. 2. Chuyện Tổng Trọng Trong một hội thảo mới đây (có đại diện Bộ Ngoại Giao) về thời sự chủ quyền biển đảo của VN trước động thái lấn hiếp càn rỡ của Tàu cộng vừa qua, tướng Lê Mã Lương đăng đàn, thẳng thắn bộc bạch tâm tư, bức xúc của đông đảo nhân dân: "- Tại sao không kiện TQ ra tòa án quốc tế? - Mất Tư Chính là sẽ mất hết biển đảo. Nếu để mất Tư Chính, tướng Lương sẽ cầm đầu các quân nhân đến "hỏi thăm" (không phải "hỏi tội" như có người đưa trên mạng) Bộ Ngoại Giao. - Lịch sử QĐNDVN, lần đầu tiên, có một Bộ trưởng QP như đại tướng Ngô Xuân Lịch, không biết đọc bản đồ quân sự, không cầm nổi bản đồ đi thực địa. Đại tướng Chủ nhiệm TC Chính trị Lương Cường không biết bắn súng. Chưa từng xông pha trận mạc, nhưng thế mạnh của các tướng lĩnh bây giờ là rất nhiều... tiền (!)..." Trung ngôn, nghịch nhĩ. Lời gan ruột của tướng Lương như chén thuốc đắng, khó uống nhưng dã tật, gợi nhớ Hịch Tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, chỉ trích gay gắt thói ích kỷ, vun vén cá nhân, thiển cận, đam mê săn bắn, chọi gà, cờ bạc của tướng sĩ mà lơ là vận nước đang nguy nan trước hiểm họa Nguyên Mông. Tướng Lương chỉ rõ bất cập trong công tác cán bộ quân đội: những chỉ huy cao nhất không rành kiến thức quân sự, không có kinh nghiệm trận mạc và chỉ huy chiến đấu (có được đại tướng Đỗ Bá Tỵ, có kiến thức quân sự, từng trải trận mạc, từng chỉ huy chiến đấu lại "nhét" chân PCT Quốc hội, "ngồi chơi xơi nước" - VVT). Tệ nạn chạy chức, mua lon trong sĩ quan, tướng tá rất phổ biến, trắng trợn, gần như công khai... hàng loạt tướng tá tham nhũng bị kỷ luật, vô lò... là thực tế minh chứng. Tướng Lương cảnh báo là vậy, thay vì cầu thị lắng nghe, khắc phục, sửa sai, bổ khuyết, thậm chí mời tướng Lương và các tướng lĩnh hưu trí đàm đạo, hiến kế, TBT - CTN Nguyễn Phú Trọng lại quay ra quy chụp, xúc xiểm: - "Hiện nay có một số phần tử cố tình kích động, to tiếng lên, lên gân lên, ra vẻ ta là anh hùng, ra vẻ ta là yêu nước, vậy còn Trung ương Đảng, Chính phủ, Tổng Bí thư không yêu nước à?". Xem ra, kẻ xuất thân cử nhân Tổng hợp Văn HN, suốt đời làm chính trị của Đảng hôm nay, lại ứng xử chẳng bén gót tướng quân võ biền Liêm Pha ngót 2.500 trước. Vận nước đang nguy nan, động thái ấy có làm quân, dân trên dưới đồng lòng vì một VN trường tồn như tinh thần Diên Hồng thuở trước? https://m.facebook.com/401392156576802/videos/372438620331155/ | ||||||||||
Posted: 21 Oct 2019 10:41 PM PDT Mới đúng ...một nửa! Tôi đọc rất kỹ những bài viết về thói công thần và bênh kiêu ngạo cộng sản đăng trên báo QĐND... Bài viết rất đúng, rất trúng và cảnh báo được sự nguy hại cho cán bộ, đảng viên nếu như " mắc " hai căn bệnh này.Nhưng tôi thấy, những điều mà các tác giả viết trong bài báo đó mới đúng...một nửa? Hoặc họ biết, nhưng không dám nói hết! Phải nhìn nhận ra một điều thế này : Những người cộng sản mắc căn bệnh Kiêu ngạo Cộng sản ngay khi đứng vào hàng ngũ Cộng sản. Vì kiêu ngạo công sản mà dẫn đến những việc làm, những chủ trương, quyết sách bất chấp quy luật... Và cho rằng : Người Cộng sản làm được hết, dám " thay trời đổi đất", dám " vắt đất ra nước"...dám thay đổi thiên nhiên, và bắt tất cả các tầng lớp nhân dân phải làm theo " ý của những người cộng sản"... Ai không đồng ý, hoặc có tiếng nói khác thì là " phản động" , là " thoái hóa, biến chất"... Tóm lại : Bệnh Kiêu ngạo Công sản là căn bệnh : Tự cho mình là duy nhất Đúng! Và không chấp nhận những sự khác biệt về tư tưởng? Và khi sai lầm thì tìm cách đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan, cho " thế lực thù địch"... Không bao giờ dám nhận : Sai lầm này là của Bộ Chính trị, là của Trung ương...Và chưa bao giờ thấy có Đảng nào dám xin lỗi nhân dân!Tôi không hiểu các cơ quan lý luận của Đảng đã khi nào ngồi nghiên cứu, đánh giá lại tất cả những gì chúng ta đã thất bại trong hàng chục năm qua về xây dựng , phát triển kinh tế hay chưa? Và phân tích kỹ, tìm ra câu hỏi : Tại sao lại có sai như vậy? Và bây giờ, để tránh lặp lại vết xe đổ, thì cần phải làm gì? Làm như thế nào?Đã bao giờ các cơ quan của Đảng ngồi phân tích cho thật khách quan, công bằng là : Tại sao hệ thống XHCN lại sụp đổ? Trong sự sụp đổ này, cái gì là do chính người công sản gây ra?Tôi không rõ các cơ quan lý luận của Đảng đã có khi nào tập trung phân tích : Bệnh kiêu ngạo Cộng sản đã khiến cho chúng ta mắc phải những sai lầm gì trong suốt quá trình lịch sử?Và nói không quá lời thì : Tất cả những gì chúng ta đã thất bại, đã làm cho đất nước chậm phát triển không tương xứng với tiềm năng của đất nước, của trí tuệ người Việt... Chính là từ căn bệnh " Kiêu ngạo Cộng sản".Cho nên, làm cái gì mà cũng cho rằng: Ta mới là Duy Nhất Đúng, thì thế nào cũng là nguyên nhân cho sự thất bại! | ||||||||||
KỊCH BẢN TIẾP THEO VỚI TƯỚNG LƯƠNG LÀ GÌ? Posted: 21 Oct 2019 10:40 PM PDT Đinh Đức Long Sau trận đánh mở màn bắt đầu từ đêm qua bằng tài cầm quân thao lược, hợp đồng binh chủng tuyệt vời trên mặt trận truyền thông bao gồm: Báo hình, báo viết và báo nói, kết hợp với bịt miệng đối thủ rất bài bản, đã khiến cho vị tướng từng xông pha trận mạc cũng như ngài giáo sư đẳng cấp quốc tế chưa kịp trở tay, im lặng chịu đòn đến bây giờ? Như vậy pháo lệnh đã nổ rồi, khâu đột phá cửa mở đã xong, xe tăng, bộ binh hay xe đò, xe ngựa, xe bò....cứ thế mà nhào vô nghiền nát đối thủ thôi. Gần như chắc chắn trận đánh tiếp theo sẽ diễn ra trong phòng kín, dưới danh nghĩa "họp chi bộ" có đại diện tổ chức Đảng cấp trên xuống tham dự, chỉ đạo trực tiếp. Tại cuộc "đấu tố" không cân sức này, tướng Lương sẽ phải đứng trước sự lựa chọn, hoặc là nhận mình "trót dại, lỡ miệng", rồi viết bản kiểm điểm thành khẩn nhận lỗi, xin Đảng tha cho cái "vạ miệng" này, vì "con hư thì mẹ đánh đòn, rồi con vẫn lại là con của mẹ thôi "...(cựu ủy viên trung ương Đảng, nguyên bộ trưởng tư pháp Nguyễn Đình Lộc đã phải ngậm ngùi giãi bày trên VTV1 của Đảng rồi đó sao). Tất nhiên trước đó Đảng sẽ cử "cò mồi" gặp riêng để vừa dụ dỗ, mua chuộc, vừa úp mở đe dọa, chẳng nhìn đâu xa, tấm gương tày liếp của tướng khai quốc công thần Trần Độ vẫn sờ sờ ra đấy, đến lúc chết còn bị Đảng kể tội ngay trong đám tang, trước toàn dân đó. Nếu tướng Lương không chịu khuất phục, thì chi bộ với đa số phiếu áp đảo, mà tỷ lệ nhất trí cao đã biết trước cuộc họp rồi, ngay lập tức bỏ phiếu "đúng quy trình " để kỷ luật tướng Lương theo nghị quyết của tổ chức Đảng. Rồi sau đó cái gì đến sẽ phải đến, tuỳ theo tình hình thực tế, nhất là phản ứng của dư luận, họ có thể tạm thời trì hoãn hoặc thừa thắng xông lên đạp người anh hùng xuống "bùn đen" cho hả dạ. Tướng Lương sẽ đứng trước sự lựa chọn một lần và mãi mãi, hoặc là đi vào lịch sử hào hùng của dân tộc, đất nước, hoặc là ... Sài Gòn, 12h48 ngày 21 tháng 10 năm 2019. | ||||||||||
Luận xem ai giết thứ trưởng Lê Hải An. Posted: 21 Oct 2019 10:40 PM PDT
Người bình thường đương nhiên thấy ông ấy không có lý do gì tự vẫn, cũng không có lý do gì ngã được qua cái ban công cao như thế. Người ta thiết kế toà nhà không thể nào họ làm cái lan can để mà chỉ vấp ngã vào cái ghế hoặc gì đó khiến người khác rơi ra ngoài ban công được. Còn nhiều yếu tố khác, nhưng chỉ cần suy luận như trên thôi là đủ, ông ấy bị giết chết. Ông thứ trưởng quê ở Hà Tĩnh, từ khi đất ấy được yểm bằng Formosa, phát vùn vụt. Ông thứ trưởng An chắc chỉ hơn năm nữa là uỷ viên trung ương, đảm bảo cho Hà Tĩnh là nơi có uỷ viên trung ương đảng đông nhất như khoá trước. Nói về đấu đá, triệt một ông Hà Tĩnh lúc này hơi khó, ngay đến Võ Kim Cự cũng chỉ bị kỷ luật sơ sơ rồi hạ cánh an toàn, hưởng thụ cuộc đời xa hoa. Hà Tĩnh, Hà Giang là những nơi có rất nhiều vụ việc tiêu cực trầm trọng, vi phạp pháp luật trắng trợn. Nhưng lạ cái là đều được ông Nguyễn Phú Trọng bao che. Trong khi đó nơi khác việc chỉ cần một phần ba như ở Hà Giang, Hà Tĩnh là ngay lập tức ông Trọng chỉ đạo xử lý để lấy niềm tin của nhân dân với đảng. Nực cười là riêng vụ thi cử, xây dựng, môi trường ở Hà Giang, Hà Tĩnh lại là những điểm gây mất lòng tin của dân với đảng nhiều nhất, vậy mà ông Trọng không đếm xỉa đến cán bộ nơi này. Hoặc chỉ có một cách chiếu lệ. Thứ trưởng An được thủ tướng Phúc mới cất nhắc lên thứ trưởng, chỉ thời gian ngắn vài tháng sau đó chiếm luôn chức bí thư đảng uỷ bộ Giáo Dục nhờ quyết định của đảng uỷ khối cơ quan trung ương. Ông Sơn Minh Thắng là bí thư khối này, nhưng uỷ viên trong khối có quyền lực nhất là ông Trần Cẩm Tú người Hà Tĩnh, ông Thắng chỉ là uỷ viên trung ương, so với ông Trần Cẩm Tú là ở ban bí thư, chủ nhiệm kiểm tra trung ương ( chức mà hàm của nó là uỷ viên bộ chính trị ). Trong khối này còn có một ông nữa đầy quyền lực hơn Sơn Minh Thắng là ông Nguyễn Thanh Bình, phó ban tổ chức trung ương. Nói gọn lại ông Sơn Minh Thắng chỉ là bù nhìn, vì thực chất quyền lực trong đảng ông là cấp dưới của hai ông Hà Tĩnh kia. Ông An ngoài việc leo lên chức còn có việc ông kỷ luật các đồng chí của mình rất thẳng tay, cả hai việc này dường như không chịu ảnh hưởng gì của Ban Bí Thư, Bộ Chính Trị, Uỷ Ban kiểm tra trung ương đảng, tóm lại việc ông lên chức và việc ông làm đều không hề chịu ảnh hưởng gì của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Vì thế mà ông Phùng Xuân Nhạ đã ký quyết định huỷ bỏ quyết định của ông An với lý do chưa có sự chỉ đạo của Đảng cấp trên. Một người Hà Tĩnh được một người Hà Tĩnh nâng đỡ, người đó khoét to vụ gian lận thi cử ở Hà Giang, góp phần đánh bật những quan chức ở đó , để rồi một người Hà Tĩnh khác trẻ là Đặng Quốc Khánh về cai quản Hà Giang với chức tổng bí thư. Nguyễn Xuân Phúc là người tích cực nhất thúc đẩy đưa vụ gian lận điểm thi ở các tỉnh miền núi phía Bắc ra ánh sáng. Những tỉnh miền núi này là những cứ điểm trung thành với ông Trọng, những nơi có lá phiếu ủng hộ của ông Trọng. Ông Phúc là người đưa ông Lê Hải An từ hiệu trưởng một trường đại học lên làm thứ trưởng bộ giáo dục, chờ sẵn vị trí thay thế bộ trưởng Nhạ vốn dĩ đầy tai tiếng. Trước đây đã có dự báo, nêú như ông Nguyễn Xuân Phúc cấu kết được với nhóm uỷ viên trung ương Hà Tĩnh, thì quả thực ông Phúc sẽ trở thành một thế lực đáng sợ ở nhiệm kỳ tới. Tình hình thì dường như có vẻ hiện nay, phe Hà Tĩnh đang được rất nhiều phe chú ý mua chuộc lôi kéo về phe mình, hòng âm mưu soán quyền ở đại hội tới. Khi trước đó vài tháng, thủ tướng Phúc cho đàn em phanh phui ra vụ tiêu cực thi cử ở Hà Giang, đầu tháng 11 năm 2019 ông Trọng đã tiếp bộ trưởng Nhạ ở phủ chủ tịch, tại đây ông Trọng phát biểu một câu mà ai cũng nhớ . Đó là '' Mặc dù còn có những hạn chế, nhưng chưa bao giờ chúng ta có sự nghiệp giáo dục như hôm nay '' Tổng bí thư, chủ tịch nước đã phát biểu như vậy, lời nói còn vang vang trong thiên hạ, gây nức lòng muôn dân. Thế mà ông thứ trưởng trẻ tuổi vừa mới được thủ tướng bổ nhiệm, đã lập tức ký ngay một quyết định kỷ luật đến 13 quan chức ngành giáo dục. Thử hỏi làm thế thì xấu mặt ai? Vậy giả thiết có thể thế này. Để cảnh cáo sự quá trớn của phe Hà Tĩnh, vì một số kẻ đã bộc lộ ý đồ muốn ngả theo Nguyễn Xuân Phúc, các tay chân của ông Trọng đã xử tử Lê Hải An, vừa ngăn chặn Bộ Giáo Dục rơi vào tay phe Hà Tĩnh, vừa cảnh cáo cho những kẻ khác muốn ngả theo Nguyễn Xuân Phúc, phụng sự Nguyễn Xuân Phúc phải dè chừng. Nếu sự việc diễn ra như vậy, những tay chân của ông Trọng đã sắp đặt làm chủ hết mọi khả năng điều tra của bất kỳ cơ quan nào. Cái chết của thứ trưởng Lê Hải An phải là tai nạn. Tất cả sẽ phải chấp nhận lý do như thế vì nếu muốn rõ hơn, khác nào phá tan đảng CSVN. Thanh Hieu Bui | ||||||||||
KHÔNG CHỈ LÀ MỘT TỔN THẤT ĐƠN THUẦN. Posted: 21 Oct 2019 10:38 PM PDT
Điều đó chứng tỏ ông Lê Hải An là một tài năng thực sự, là một công bộc thực sự trong biện tại và tương lai nếu ông không ra đi bằng một cái chết gây nhiều tranh cãi nhất khi nền giáo dục nước nhà đang lâm vào tình cảnh khốn đốn bởi những bàn tay nhơ nhớp đang điều hành và thao túng!Có lẽ chưa bao giờ nền giáo dục Việt Nam lại tồi tệ như bây giờ bởi một hệ thống vận hành tồi tệ bậc nhất trong lịch sử giáo dục khiến nó sinh ra hàng ngũ cán bộ và một lực lượng gọi là "thầy" lại có nhiều người thiếu đi phẩn giáo dục cơ bản đến vậy cùng với những cải cách, những phương thức dạy và học tốn kém nhưng lại thiếu phần nhân bản đến vậy. Nó là sự hành hạ học trò khiến cho chúng sau khi ra trường hầu như bị mất phương hướng trong kỹ năng sống với một mớ kiến thức khô khốc toàn con số và nguyên tắc trong khi ngoài đời sống thực thụ nó lại không theo một nguyên tắc nào ngoài nguyên tắc "đồng tiền chi phối tất cả" và "tao là luật, luật là tao"!Một nền giáo dục đang đứng trước bờ vực thẳm có thể chỉ một bước quá chân sẽ đưa cả thế hệ tương lai của dân tộc sa xuống đáy nền vong bản, nó cần một "tư lệnh" có cả tầm, tâm và bản lĩnh để giữ lại và đẩy lùi đà trượt nguy hiểm đó hòng cứu nguy cho những thế hệ tương lai. Đã có, đang có trong một ngày không xa thì hỡi ôi! Cái chết đầy bí hiểm những tưởng không thể chấp nhận được đã tới khiến cho nỗi đau không chỉ còn là thân nhân của ông mà nó thành nỗi đau chung của nhiều người!Nếu đúng đây là cái chết đã được sắp đặt của những nhóm người độc ác thì quả là một tội ác mà trời không thể dung, đất không thể tha bởi họ đang vì những lợi ích bẩn thỉu mà nuôi dã tâm còn khủng khiếp hơn cả loài ác thú trên hành tinh này bởi tội ác đó không chỉ dành cho một người mà còn thách thức cả nền tri thức cúa một giống nòi đang thổn thức cơn đau thế sự bởi những bất công và thách thức cả lương tri cùng sự tôn trọng phẩm giá!Cái chết đau thương cho một con người cũng là tiếng chuông cảnh báo cho một nền giáo dục đang hấp hối bởi nó là sự tồn tại cho một nhóm người thiếu đi phần nhân tính còn tiếp tục bôi nhọ lên nền tri thức dân tộc !Cái chết đã làm cho cả nước căm giận và uất nghẹn bởi họ biết đây không phải một cái chết bình thường như mọi cái chết, một cái chết kéo đi theo niềm hy vọng đang nhen nhóm trong mỗi con người, một cái chết đã phơi bày những sự thật đen đúa của một cơ chế vận hành đã gần mất đi sức mạnh công lý để đưa cả một dân tộc đển chân lý: "Một dân tộc ngu dốt là một dân tộc đớn hèn"! Hãy chờ đấy, luật nhân quả sẽ không chừa bất kỳ ai nếu như cái chết này không phải ngẫu nhiên! | ||||||||||
NHỮNG LÝ DO LÊ HẢI AN PHẢI CHẾT! Posted: 21 Oct 2019 10:37 PM PDT
Lê Hải An dám đòi kỷ luật 13 đồng chí cán bộ của đảng ta, cái ác là 13 đồng chí bị kỷ luật làm trong bộ giáo dục, một bộ đào tạo con người XHCN làm sao chấp nhận chuyện có 13 cán bộ làm gian dối? Nếu để An sống thì sẽ phanh phui cho dân chúng thấy cái bộ giáo dục vốn thối nát nay nát thêm thôi. Phải xử An là bộ giáo dục tự khắc trong sạch thôi, vì không ai chọc ngoáy cái xấu xa của bộ ta!
Một người khó sai bảo, khó mua chuộc như An, nếu để An tiếp tục sẽ làm bộ giáo dục thay đổi, sẽ đổi mới giáo dục thì dân tình sẽ khôn ra, sẽ giỏi giang hơn thì nguy lắm. Giống Dân Hồng Kong kìa, dân tình suốt ngày chỉ biểu tình tự đập bể nồi cơm của mình mà không chịu giống như học sinh Việt Nam. Thờ ơ, vô cảm như VN thì tốt không? Viết tới đây, tôi cảm thấy may mắn cho Giáo Sư Ngô Bảo Châu. Nếu ở lại, thì có khi GS. Châu rơi máy bay lúc đang đi công tác cũng nên? Rơi lầu thì chết có 1 người, chứ rơi máy bay thì chết oan uổng nhiều người lắm😑 | ||||||||||
Xem lễ khai mạc kỳ họp Quốc hội Posted: 21 Oct 2019 10:37 PM PDT Nguyễn Đình Cống Sáng 21/10 theo dõi hoạt động của Quốc hội, tôi tập trung chú ý vào 2 việc. Một là các đại biểu viếng lăng Cụ Hồ, hai là báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng Phúc trình bày. Xếp một đoàn người khá dài, cho đặt vòng hoa bên ngoài rồi vào lăng, đi quanh quan tài là một thủ tục có thể rất thiêng liêng, cung kính, nhưng cũng có thể rất nhàm chán. Nó phụ thuộc vào thành tâm và mong ước. Tôi đã nhiều lần quan sát ( trên ti vi) các đoàn đại biểu Đảng và Nhà nước viếng lăng. Xem cách đi đứng, nét mặt của từng người tôi không nhận ra sự cung kính mà phần lớn phát hiện thấy sự uể oải, thờ ơ, thể hiện tâm trạng nhàm chán. Lần này cũng vậy. Từ chị Kim Ngân và anh Xuân Phúc dãn đầu , nối tiếp các vị quyền cao chức trọng mà có người ra vào lăng có lẽ đến trên trăm lần. Không phải vì nhiều lần mà lòng họ trở nên thờ ơ đâu, vì những thứ khác. Viếng thi hài lãnh tụ là tùy tâm lòng mỗi người, xin đừng biến thành một thủ tục bắt buộc, làm khổ nhau và ảnh hưởng xấu đến quá trình siêu thoát của ông. Về báo cáo của Chính phủ (Thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội năm 2019 và dự thảo kế hoạch năm 2020), tôi vừa nghe vừa quan sát ông Phúc và những người trong hội trường. Kết quả không nhận được ý tưởng gì mới mà chỉ củng cố thêm nhận định đã có. Đó là : 1-Nội dung báo cáo là tập hợp hổ lốn của ngôn từ. 2-Người báo cáo đọc bài như một cái máy, vô hồn, sau khi đọc xong không thể nhớ nội dung. 3-Người viết báo cáo là một thư ký có trình độ quá kém. 4-Người ngồi trong hội trường chẳng có ai tập trung nghe . Về nội dung, tôi chăm chú theo dõi, cố phát hiện xem có gì mới. So với các báo cáo tương tự trước đây tôi nhận ra 2 chuyện mới, nhưng mọi người cũng đã biết, rằng VN sẽ làm chủ tịch luân phiên của Asean, sẽ là thành viên không trường trực của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc trong năm tới. Có 2 lần nhắc qua tình hình phức tạp ở Biển Đông. Còn lại, trên 95% là những câu, những lời, những khẩu hiệu chung chung và đủ mọi thứ. Kinh tế, xã hội, cái gì chẳng phải nhắc đến, từ chỗ đi đái của học trò cho đến biến đổi khí hậu. Để chuẩn bị hôm sau nghe báo cáo, hôm trước tôi đọc lại QĐ số 432/QĐ-TTg, Phê duyệt chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Trong QĐ này nêu ra những chỉ tiêu hay như GDP xanh, Chỉ số phát triển con người (HDI), Chỉ số bền vững môi trường (ESI), Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư(ICOR) v.v…Tôi không nghe thấy có cái gì liên quan đến các chỉ số đó trong báo cáo. Xin lưu ý tới 3 con số. Một là VN được xếp thứ 8 trong số các nền kinh tế tốt nhất thế giới để đầu tư năm 2019. Hai là nợ quốc gia từ 62% giảm còn 58% của GDP. Ba là mỗi năm giảm nghèo từ 1% đến 1,5%. Đưa ra việc xếp thứ 8 mà không giải thích cho rõ "để đầu tư năm 2019", dễ làm một số người bị mê hoặc vào cụm từ "trong số các nền kinh tế tốt nhất thế giới". Phải chăng đây là một thủ thuật tuyên truyền có tính lập lờ. Nợ từ 62% giảm còn 58%, tưởng đâu đã trả được 4%. Hình như không phải. Tổng số nợ tuyệt đối đã không giảm mà còn tăng lên do phải vay nợ mới để trả lãi nợ cũ. Giảm là giảm tý lệ phần trăm so với GDP vì GDP được tính lại theo cách khác, tăng lên đáng kể ( thí dụ nợ 124 tỷ, GDP 200 tỷ, nợ chiếm 62%. Bây giờ nợ 125 tỷ, GDP tính lại thành 216, nợ chiếm 58%). Phải chăng đây là một mẹo kép, vừa tính GDP theo cách khác để tăng lên, vừa dùng cách tính tương đối để giảm nợ. Cách đây trên 30 năm, con số dân nghèo khoảng dưới 20%. Khi mỗi năm giảm được 1% hộ nghèo ( trong khi GDP tăng trên 6%) thì tại sao bây giờ vẫn còn lắm người nghèo đến thế. Phải chăng chương trình xóa đói giảm nghèo đã bị thất thoát hoặc có gì đó không minh bạch. Về việc đọc báo cáo, mọi người đã thấy rõ, không bàn thêm' Về người viết báo cáo. Hình như chỉ cóp nhặt, xào xáo các báo cáo trước đây, thêm bớt, thay đổi một vài số liệu là thành báo cáo mới. Mà việc chép lại cũng rất lộn xộn, Phải chăng người viết chỉ làm cho qua chuyện và người nhận không có đủ trình độ để đánh giá. Những báo cáo như vậy từ trước đến nay vẫn được đọc, có ai phê phán gì đâu. Về người nghe. Thật đáng thương cho những người cố ngối nghiêm túc, tỏ thái độ chăm chú , nhưng có nghe được gì đâu, nghe tai này ra tai kia. Một số người khôn ngoan hơn, họ tập trung chú ý vào việc khác, họ suy nghĩ, họ mơ mộng mà không lắng nghe. Như vậy việc đọc báo cáo dài lê thê ở hội trường thường trở nên nhàm chán, lãng phí. Báo cáo nên in ra hoặc cóp vào máy để ai cần thì đọc. Ở hội trường nên tập trung cho những diễn thuyết, những phát biểu, những tham luận, tranh luận đầy sức sống. Nghe xong báo cáo của anh Phúc, tôi chán quá, tắt ti vi đi làm việc khác. Qua việc Đảng chuẩn bị họp Đại hội 13 và qua chương trình kỳ họp thứ 8 của Quốc hội, tôi nhận thấy Đảng vẫn đặt việc phát triển kinh tế lên hàng đầu, là trọng tâm, dồn sức lực cho nó. Tôi cho rằng đây là một chủ trương chứa đựng một số sai lầm . Về vấn đề này sẽ xin bàn đến trong một dịp gần đây. | ||||||||||
Posted: 21 Oct 2019 10:36 PM PDT Lâu nay nhất là hôm nay (21/10) khai mạc quốc hội, các ông bà Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân đều tuyên bố (Đại ý): "Kiên quyết bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ (Ông Nguyễn Phú Trọng)...Không bao giờ nhân nhượng về chủ quyền (ông Nguyễn Xuân Phúc)...Kiên quyết bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ ( Bà Nguyễn Thị Kim Ngân)...nhưng "giữ môi trường hòa bình để phát triển kinh tế". Vậy xin hỏi các ông, bà: 1- Bao giờ lãnh đạo đảng CS cũng khẳng định kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ nhưng sao Tàu cộng cứ từng bước chiếm được nhiều lãnh thổ VN ở biên giới phía bắc, ải Nam Quan, 1/2 thác Bản Giốc, toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, 7 đảo lớn ở Trường Sa, đang hoành hành ở bãi Tư Chính, ngoài khơi Quảng Ngãi, Bình Thuận chỉ cách đất liền hơn 100 km nhưng đảng CS vẫn duy nhất chỉ tuyên bố bằng miệng là "kiên quyết bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ" mà không có hành động nào ngăn chặn hành vi xâm lược của Tàu cộng, ngược lại vẫn quan hệ chặt chẽ với kẻ cướp nhà mình, đến nỗi không dám nói đến tên của nó? Vậy để Tàu cộng xâm lược đến phần lãnh thổ nào của VN thì các ông, bà mới có hành động "kiên quyết" ngăn chặn kẻ xâm lược? 2- Các ông, bà luôn đưa ra luận điểm "cần môi trường hòa bình ổn định để phát triển kinh tế" vậy tại sao sau năm 1956 miền nam, miền bắc đều yên ổn, miền nam phát triển, giàu có, văn minh hơn miền bắc, Mỹ chỉ giúp miền Nam ngăn chặn CNXH tràn xuống phía nam mà lãnh đạo không "giữ hòa bình, ổn định để phát triển mà lại "sẵn sàng đốt cháy cả dãy Trường Sơn" để đánh vào miền Nam? Ngày ấy cứ cho là Mỹ xâm lược VN thì chống lại bất chấp mọi hy sinh còn nay TQ cũng xâm lược VN thì cần "giữ gìn hòa bình, ổn định để phát triền kinh tế"? Phải chăng đảng CS chỉ cần "hòa bình" khi các ông, bà nắm toàn quyền lãnh đạo cả nước? 3- "Hòa bình, ổn định phát triển kinh tế" và mất nước, đằng nào đáng quan tâm hơn? | ||||||||||
TÀU NGẦM HẠT NHÂN TRUNG QUỐC MẮC LƯỚI ĐÁNH CÁ NGƯ DÂN VIỆT NAM ? Posted: 21 Oct 2019 10:35 PM PDT Gần đây, trên mạng xã hội lan truyền đoạn video và các bức ảnh được cho là của ngư dân ghi lại cảnh một chiếc tàu ngầm Trung Quốc nổi lên gần một tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam ở khu vực biển gần quần đảo Hoàng Sa. Bài báo dẫn lời H.I Sutton, một chuyên gia phân tích tàu ngầm quốc tế, nói rằng đây là một sự cố "vô cùng bất thường" vì mục đích duy nhất của tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược là ẩn mình dưới đáy biển trong một thời gian dài để ngăn chặn bất kỳ cuộc tấn công bất ngờ nào. Nếu bộc lộ mục tiêu, nó sẽ không còn tác dụng răn đe. Ông Sutton cho rằng, chiếc tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc nổi lên bên cạnh tàu của một quốc gia khác là rất không bình thường, cho thấy một vấn đề: có khả năng nó đã bị mắc vào lưới của các tàu đánh cá Việt Nam nên buộc phải nổi lên mặt nước để gỡ lưới. Ông Sutton nói, một tàu ngầm của Anh cũng đã bị mắc vào lưới đánh cá ngoài khơi Scotland vào năm 1990, kéo một chiếc thuyền đánh cá nhỏ chìm xuống nước, làm chết bốn ngư dân. Năm 1984, một tàu ngầm Liên Xô cũng mắc vào lưới của tàu đánh cá Na Uy. Chiếc tàu ngầm Nga đã mất mấy giờ để cố gắng thoát ra nhưng cuối cùng phải nổi lên mặt nước. Theo một nguồn tin, vào ngày 14 hoặc 15 tháng 9 năm 2019 vừa qua tại khu vực có tọa độ tương đối là 18 (?)vĩ độ bắc,114 kinh độ đông,ở phía bắc,đông bắc đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa(Đà Nẵng,Việt Nam) một nhóm tàu cá giã cào của ngư dân Quãng Ngãi đã bắt gặp cảnh tượng tàu ngầm hạt nhân type Jin 094 của Trung Quốc đi ngang "đội hình "tàu cá Quãng Ngãi,Ngư dân đã chụp ảnh,và quay clip lại. Theo thông tin có được, có nhiều hơn 2 người quay clip và chụp ảnh,Trong đó,Video clip được quay từ tàu cá xuất hiện ở trong bức ảnh. Ngoài ra,còn có sự xuất hiện của ít nhất là 2 tàu cá giã cào nữa. Xem ra những Yết Kiêu Việt Nam có thứ vũ khí lợi hại để khắc chế lũ cướp biển đây rồi! Theo FB Thuận Hóa Thứ hai ngày 21 tháng 10 năm 2019 8:49 AM | ||||||||||
ÁC MỘNG CỦA TÔI VÀ KHÔNG CHỈ CỦA RIÊNG TÔI Posted: 21 Oct 2019 10:35 PM PDT HOÀNG HƯNG Trước hết, tôi xin cảm ơn Santa Casa da Misericordia de Lisboa, là đơn vị tổ chức Tuần Văn hoá Việt Nam đầu tiên tại Bồ Đào Nha, đại diện là bà Margarida de Montenegro; bà Teresa Morna giám đốc bảo tàng Museu de Sao Rocque, nơi cho chúng ta gặp mặt; bà Thuy Tien de Oliveira, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt-Bồ người đã góp nhiều công sức cho sự kiện; hoạ sĩ Painter Manuella de Oliveira, tác giả một phụ bản mỹ thuật của cuốn sách thơ "Ác mộng-Nightmares"; các bạn tôi từ Canada và Pháp, GS – nhà văn Nguyễn Mạnh Hùng… tới đây để động viên tôi… Và xin cảm ơn tất cả quí vị có mặt tại đây để nghe tôi tâm sự. Trong hơn 1000 đêm ở các trại giam và trại cải tạo của Việt Cộng, ít có đêm nào tôi không ác mộng. Một mặt tường đậu kín những con chim đen. Bảy mặt trời vần vụ trên cánh đồng hoang mà tôi đi lạc. Một lưỡi rìu mài vào cái đầu mình. Một con cá vàng đồ sộ bị mắc vào tấm lưới mênh mông… Rồi rất nhiều đêm sau khi ra tù, ác mộng vẫn tiếp tục đi vào giấc ngủ: lúc này là bị săn đuổi, bị bắt lại, lại thấy mình trong trại tập trung… Tỉnh dậy, áo đẫm mồ hôi. Trong cái "mùa Địa ngục" – dùng chữ của Rimbaud - ấy, Thơ là Thiên thần cứu rỗi. Những ác mộngđã được ghi lại thành thơ. Đó là những phác thảo thơ, những đoạn thơ, có cả những bài thơ trọn vẹn đã "vụt hiện" trong óc trong 39 tháng tù, không được phép ghi lại bằng giấy bút nhưng đã khắc sâu trong lòng. Sau khi ra tù tôi chép ra và hoàn chỉnh, và bổ sung bằng những bài thơ "hậu chứng" của nhà tù, ác mộng của kẻ không dễ dàng trở về đời sống bình thường. Tôi quyết định phải tìm cách công bố những cơn ác mộng sản phẩm của nhà tù, để tự giải thoát khỏi chúng. Một vài bài thơ đã được công bố nhờ sự dũng cảm của nhà vài xuất bản, và đã gây tiếng vang trong dư luận, bản dịch cũng được hoan nghênh ở Pháp, Mỹ. Nhưng toàn bộ tập bản thảo "Ác mộng" gồm 30 bài thơ thì bị các NXB Việt Nam từ chối nhiều lần, chỉ có thể công bố trên mạng (website talawas của các nhà văn Việt Nam sống tại Đức). Cuối cùng, tập thơ song ngữ "Ác mộng- Nightmares" (bản tiếng Anh của các nhà thơ-dịch giả Trịnh Y Thư, Nguyễn Đức Tùng) gồm 33 bài cũng được xuất bản tại Hoa Kỳ năm 2018, với lời giới thiệu của Ellen Bass, đương kim Chancellor of the Academy of American Poets. Đó là một tập "nhật ký bằng thơ" ghi lại trung thực những cảnh sống như dưới địa ngục, những tâm trạng bức bách, hãi hùng, tuyệt vọng của một người tù không án không biết được ngày về. Nhưng cũng có những giây phút ấm lòng vì tình gia đình qua một giấc mơ xum họp, tình quê hương qua một cánh hoa mà gió đưa vào qua song sắt, tình người qua những bài hát của một bạn tù không thấy mặt… Và rồi, đến những ám ảnh dai dẳng của người cựu tù trong cuộc sống hậu nhà tù, luôn cảm thấy sau lưng có con mắt theo dõi, nghẹn ngào như con chó phát điên vì không thể cất lên tiếng nói. "Thơ tù" của tôi đã nhận được nhiều bình luận. Xin đơn cử ý kiến của ba nhà thơ Việt Nam, Mỹ, Pháp: Một tập thơ căng mọng sự thật. Mỗi chữ mỗi dòng đều từ sự thật mà ứa ra, bật ra, bung ra. Những con chữ vỡ, nổ… Đó là nỗi trằn trọc, băn khoăn, day dứt vào nửa cuối thế kỷ XX mà sau hai cuộc tổng chiến khủng khiếp, tưởng là sau những Postdam, những Nuremberg, Paris, những Genève… sẽ yên ổn cả, hoá ra… Chao ôi! … Nỗi quằn quại của đời anh, ngòi bút anh đang nói với chúng ta đôi điều mới lạ về số phận con người. HoàngCầm Nhà thơ trong nhóm cầm đầu phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm ở Việt Nam Đọc bản dịch các bài thơ của ông, tôi rất xúc động vì những xúc cảm về sự lạc lõng và mất mát trong đó. Chắc là cả thế giới chúng ta đã đi đến cùng một chỗ đắng cay như thế. – Robert Creeley Chancellor of the Academy of American Poets 1999 Điều mà tôi yêu trong các bài thơ của Hoàng Hưng, đó là ông đã phục dựng cái thực tại khách quan, bên ngoài thông qua lăng kính của tinh thần, của cái thực tại bên trong, chủ quan, mộng mị và nhạy cảm. Cho nên trong thơ ông có những ghi nhận chính xác về các sự vật, nơi chốn hay biến cố, nhưng những cái đó truyền đạt tới chúng ta đã được phóng đại, biến dạng, sửa đổi bởi những gì mà tác giả nhìn thấy và bởi những gì rung lên trong ông. – Marie Etienne French Poet, Editor of Aujourd'huiPoeme *** Tôi biết câu hỏi sẽ được quí vị đặt ra là: Chuyện gì đã dẫn tôi tới nhà tù trong khi tôi đang là một nhà báo của nhà nước? Muốn hiểu câu chuyện, cần hiểu sơ lược đường lối văn hoá của Đảng CSVN từ khi họ nắm quyền ở miền Bắc VN (1954) và trên cả nước VN thống nhất sau 1975. Sau khi đuổi được người Pháp và nắm quyềntrên miền Bắc VN, chính quyền VNCS có một thời gian ngắn theo gương Trung Hoa CS cho phép "trăm hoa đua nở", để cho trí thức văn nghệ sĩ lên tiếng tương đối tự do trên những tờ báo tư nhân. Đó là hậu quả của thời kỳ "giải Stalin" và đường lối "chung sống hoà bình" của ĐCS Liên Xô. Nhưng rất nhanh chóng, cũng theo đuôi Trung Cộng, đường lối ấy của ĐCS VN chấm dứt với cuộc đàn áp tập san "Giai Phẩm" (Belles Lettres) và báo "Nhân Văn" (Humanism), để sau đónhà nước áp đặt triệt để hệ tư tưởng Marxist-Leninist nhưng thực chất làStalinist, Maoist lên toàn xã hội, theo đúng mô hình của chủ nghĩa "toàn trị". Các nhà văn trong phong trào Nhân Văn-Giai Phẩmbị tước quyền công bố tác phẩm. Tuy nhiên, họ vẫn âm thầm sáng tác, và tác phẩm của họ - những bài thơ được kín đáo lưu truyền trong những người hâm mộ. Hoàng Cầm là một nhà thơ được yêu mến nhất trong số đó. Tập bản thảo chép tay của ông được truyền tay suốt hơn 20 năm (từ 1960 đến 1982). Sau khi có những người Việt ở nước ngoài đầu tiên được phép về thăm quê hương, một số bài thơ trong bản thảo của Hoàng Cầm được đưa ra công bố ở nước ngoài, khiến nhà cầm quyền Việt Nam giận dữ. Một tấm lưới bí mật được an ninh giăng ra xung quanh Hoàng Cầm. Tôi đã tình cờ sa vào đó khi đến xin ông một bản chép tay tập thơ. Họ bắt tôi với tội danh "lưu truyền văn hoá phẩm phản động". Chẳng may cho tôi là từ việc này, an ninh phát hiện trong nhà tôi những phác thảo thơ trong nhật ký mà họ thấy là "phản động gấp 100 lần" thơ Hoàng Cầm. Đó là những đoạn văn vần thể hiện sự hoài nghi về tương lai đất nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, đã nảy nở trong tôi ngay từ những năm 1970 với kết luận cay đắng: Vâng Chúng tôi cứ khoanh tay nhắm mắt ngồi nhìn Sự nặng nề ngu độn của các anh Cứ chầm chậm dìm con tàu xuống biển Đó là lý do thật sự khiến cho tôi, một nhà báo của "Nhà nước", bị "tập trung cải tạo" cùng với hằng vạn sĩ quan, công chức của chế độ Sài Gòn thất trận sau cuộc nội chiến Bắc-Nam 1954-1975. Đàn áp tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, luôn luôn là quốc sách của các chế độ CS. Lý do đơn giản là: Nhà cầm quyền CS thấu hiểu tác động lớn lao của việc truyền bá tư tưởng qua báo chí và văn học nghệ thuật. Bản thân các đảng CS khi chưa nắm quyềnđã tận dụng sự tự do báo chí trong xã hội tư bản, thậm chí ngay cả trong xã hội thuộc địa của các nước tư bản, để tuyên truyền cho cuộc cách mạng của mình. "Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ" đã là một tuyên ngôn của nhà lãnh đạo CSVN thời đó. Cho nên, khi nắm được chính quyền, việc đầu tiên của họ là nắm độc quyền tuyệt đối về báo chí, xuất bản, để ngăn chặn mọi suy nghĩ trái đường lối của Đảng dù là nhỏ nhất, xa xôi nhất. Ở Việt Nam, những vụ án về văn hoá văn nghệ gây chấn động dư luận đã được thi hành một cách hữu ý, nhằm cảnh cáo tất cả những ai có mầm mống phản kháng chớm nở trong đầu. Đó là những vụ án: báo Nhân văn-Giai phẩm, "Nhạc vàng" (kết án những người hát loại ca khúc tình yêu không mang tính cách mạng), tập thơ Hoàng Cầm… Từ khi Internet trở thành phương tiện lan truyền các ý tưởng tự do, VN đã thực hiện hằng trăm vụ bắt bớ, xử án nặng những người phát biểu chính kiến của mình trên mạng, và gần đây đã ban hành luật An ninh mạng với mục đích hợp pháp hoá việc đàn áp quyền tự do tư tưởng trên mạng. Việc này gây ra một tâm trạng tiêu cực trong xã hội: dường như ai cũng thấy mình là "tù nhân dự bị", như thể hiện trong một câu thơ của một nhà thơ vốn trung thành với Đảng: Tất cả chúng ta Đang chờ bị bắt… Nhưng chính trong hoàn cảnh ấy, suốt nửa thế kỷ qua, đã ra đời không ít tác phẩm viết về trải nghiệm nhà tù và hậu-nhà tù của các nhà văn, nhà thơ Việt Nam. Xin chỉ kể vài cái tên. Tập thơ "Hoa địa ngục" của Nguyễn Chí Thiện, việc ông mưu toan đưa nó vào Sứ quán Anh ở Hà Nội đã khiến ông bị tù lần thứ hai và sau đó lưu vong sang Mỹ. Tiểu thuyết "Chuyện kể năm 2000" của Bùi Ngọc Tấn đã bị thu hồi và nghiền thành bột giấy ngay sau khi phát hành. Cũng như "Ác mộng" của tôi, các tác phẩm trêncũng như những tác phẩm gần đây của các tù nhân lương tâm trẻ tuổi như Phạm Thanh Nghiên cùng với nhiều tác phẩm của các nhà văn Việt Nam lưu vong viết về nhà tù Việt Cộng chỉ có thể xuất bản ở nước ngoài (như Hồi ký "Đêm giữa ban ngày" của Vũ Thư Hiên ở Pháp, hồi ký "Đại học máu" của Hà Thúc Sinh ở Mỹ). Tuy nhiên, gần đây, việc "tự xuất bản" và lưu truyền không chính thống các tác phẩm loại này ngày càng phổ biến ở Việt Nam, mới nhất là tập thơ "Thương ơi là thương" của tù nhân chính trị nổi tiếng Trần Huỳnh Duy Thức. Hôm nay, được có cơ duyên giới thiệu với quí vị những bài thơ "Ác mộng" của bản thân, tôi xin thưa với quí vị rằng: những cơn ác mộng của tôi chỉ là một phần rất nhỏ trong cơn ác mộng lớn kéo dài đã hơn một thế kỷ của người dân Việt Nam, từ thân phận nô lệ dưới chế độ thực dân Phápđã trở thành tù nhân của một chế độ toàn trị của chính người bản địa, đúng như trong một ý thơ của một nhà thơ Ba Lan thế kỷ 19 mà tôi đã nhắc lại trong nhật ký từ năm 1970: Họ tháo cho ta cánh tay xiềng xích Rồi đem xiềng xiềng chặt óc tim ta Xin cầu cho mọi xiềng xích gãy nát, mọi ác mộng tan biến trong ánh sáng của Sự Thật và Tình Thương. Đó là ước mong và lời nguyện cầu của tôi hôm nay, dưới mái nhà của Thượng đế nhân từ. Museu Sao Roque, Lisbon 18/10/2019 | ||||||||||
Posted: 19 Oct 2019 06:23 PM PDT Nguyễn Trọng Vĩnh
Ngày 15/10 (2019) vừa qua, Đài truyền hình trung ương đưa lên buổi tiếp xúc cử tri của ông Phú Trọng ở Hà Nội. Trước tình hình nước sôi lửa bỏng do Trung Quốc lại xâm phạm vùng biển nước ta mấy tháng qua, thế mà ông Trọng và một số cử tri quen mặt vẫn nói một giọng lập lờ như bao nhiêu năm trước. Tôi thấy quá buồn. Gần đây tôi cũng đã xem một số hình ảnh của cuộc tọa đàm về bãi Tư Chính và Luật pháp quốc tế, ngày 6/10/2019. Tôi thấy anh chị em nói rất hay, nhiều phát biểu có nghiên cứu, có tính toán, đưa ra ý kiến xây dựng. Ý kiến của Anh hùng Lê Mã Lương, tuy có chút gây sốc, nhưng cũng là một ý kiến rõ ràng, mạnh mẽ về việc phải kiên quyết giữ được bãi Tư Chính. Trước hết phải kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Tôi cũng nghe ý kiến ông Phú Trọng nói về cuộc tọa đàm vừa qua. Ông có vẻ khó chịu, mỉa mai chì chiết tiếng nói yêu nước của nhiều người dân (mà đó là các công dân đã từng đóng góp công sức trong các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm và chưa hề bị tước quyền công dân). Ông Trọng nói họ là "một số phần tử cố tình kích động, to tiếng lên, lên gân lên, ra vẻ ta là anh hùng, ra vẻ ta là yêu nước" (!). Vậy là ông đã quên lời dạy của CT Hồ Chí Minh, rằng: "Trừ một bọn rất ít đại Việt gian, đồng bào ta ai cũng có lòng yêu nước"? Đã thế, ông cũng lên gân, vỗ ngực: "Vậy còn Trung ương Đảng, Chính phủ, Tổng bí thư không yêu nước à?" Cung cách của ông tôi thấy sao mà giống như đôi co giữa chợ, chả giống phong cách chính khách tí nào! Thiết nghĩ, là người đứng đầu bộ máy, chắc ông Trọng phải có đủ thông tin về âm mưu, thủ đoạn, mục tiêu, biện pháp của bọn Tàu từ xưa tới nay đối với nước Việt ta, đặc biệt là trong mấy tháng qua ở bãi Tư Chính. Tình hình đang rất nguy ngập và cấp bách, vậy mà khi khai mạc Hội nghị trung ương 11 vừa qua, ông vẫn nói phải "phân tích, dự báo tình hình"? Thật quá bức xúc trước thái độ như thế. Giống như bàng quan, thờ ơ vậy. Hội nghị trung ương đã không ra nổi một nghị quyết kịp thời, dứt khoát để đối phó với tình hình đang cấp bách ở Biển Đông, mà còn cứ nhai lại khái niệm "thời kỳ quá độ"? Để làm gì? Để đánh lạc hướng dư luận, để câu giờ, để ngụy biện cho sự trốn tránh trách nhiệm hay sao? Theo tôi, ông Trọng viện lý do phải "khôn khéo", thực chất có phải đang bế tắc khi tìm giải pháp? (Hay ông có tư tưởng đầu hàng?) Hiện nay đang có nhiều nước trên thế giới ủng hộ ta kiện Trung Quốc vì ta có chính nghĩa, và pháp lý đứng về phía Việt Nam. Hơn nữa, tại sao ông không tìm giải pháp ngay trong những ý tưởng, giải pháp đã nêu ra trong cuộc tọa đàm khoa học về vùng biển Tư Chính và Luật pháp quốc tế ngày 6/10 vừa qua? Vả lại, ngay các cơ quan chính thống của Đảng, Nhà nước cũng đã nhiều lần nhấn mạnh, Việt Nam có đầy đủ căn cứ, chứng lý về chủ quyền ở Biển Đông. Vậy còn trở ngại gì mà không đưa đơn kiện Trung Quốc ra các tòa án quốc tế? Hà Nội ngày 18/10/2019 NGUYỄN TRỌNG VĨNH | ||||||||||
Posted: 19 Oct 2019 04:31 PM PDT
Phạm Trần Cường độ sợ Tầu và miệt thị Trí thức đã gia tăng trong ngôn ngữ và hành động của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và của Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN.Bằng chứng khép nép với Bắc Kinh lần này của Lãnh đạo Việt Nam đã hiện nguyên hình tại kỳ họp Trung ương 11 và trong Diễn văn bế mạc, và tuyên bố sau đó của ông Trọng. Người đứng đầu bảo thủ, nghiện Chủ nghĩa Cộng sản hơn bất cứ ai ở Việt Nam và thân Trung Cộng, ông Nguyễn Phú Trọng còn không ngại bêu xấu những ai đòi nhà nước phải cấp thời hành động chống Trung Cộng, sau khi nước này đã cho Tầu thăm dò dầu khí Hải Dương 8 (HD-8), xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở bãi Tư Chính, Trường Sa, từ ngày 03/07 (2019), và tiếp tục hoạt động ở khu vực, cách Vũng Tầu lối 370 cây số hướng đông nam. Ông Trọng đã xếch mé bêu rêu họ : "Hiện nay có một số phần tử cố tình kích động, to tiếng lên, lên gân lên, ra vẻ ta là anh hùng, ra vẻ ta là yêu nước, vậy còn T.Ư Đảng, Chính phủ, Tổng bí thư không yêu nước à? Vô trách nhiệm à?...không phải cứ nói mạnh, làm liều mới là yêu nước… Do vậy, cần phải tỉnh táo để phản bác những luận điệu xuyên tạc của một số phần tử về vấn đề này" Ông rao giảng:"Làm sao giữ đất nước yên bình, tiến lên nhưng đồng thời giữ đất nước độc lập thế mới là giỏi. Cha ông ta cũng thế thôi, các cụ khôn khéo lắm. Cố gắng giữ quan hệ nhưng cái gì về độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ ta không bao giờ nhân nhượng." (theo các báo từ Việt Nam) Ông Trọng đã đưa ra những lời nói mất bình tĩnh và chỉ trích bất nhã các Trí thức trong cuộc tiếp xúc cử tri Đơn vị bầu cử số 1 gồm 3 quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ ngày 15/10 (2019), 3 ngày sau Hội nghị Trung ương 11 kết thúc ngày 12/10 (2019). ÔNG TRỌNG BỊ CHẠM NỌC ? Tuy ông Trọng không nói đích danh, nhưng ai cũng biết những người bị ông Trọng nhắm vào là số nhân sỹ, tướng lãnh và các nhà ngoại giao nổi tiếng đã bất ngờ được mời tham dự cuộc thảo luận về tình hình Tư Chính do Viện nghiên cứu Chính sách Pháp luật và Phát triển ( tên viết tắt là PLD, Institute Research on Policy, Law and Development) tổ chức tại Hà Nội ngày 06/10 (2019), một ngày trước buổi khai mạc của Trung ương 11 (07/10/2019). Viện PLD , do PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao đứng đầu, thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt nam (VUSTA), được phép đảng thành lập. Nhưng ai trong Bộ Chính trị đã bật đèn xanh cho ông Giao tổ chức Hội thảo và còn được mời những "cái gai" trước mắt ông Trọng tham gia thảo luận về tình hình "nhậy cảm" Tư Chính mà không bị phá vẫn còn là một thắc mắc trong dư luận. Từ trước tới nay, đã có một số cuộc thảo luận về tình hình Biển Đông và tình hình trong nước, do các nhân sỹ-trí thức tổ chức bị ngăn chận, hoặc phá đám phải bỏ cuộc. Lý do nhà nước chống vì Lãnh đạo không muốn nghe những tiếng nói trái chiều với lập trường "không dám đụng tới lỗ chân lông lãnh đạo Trung Cộng Tập Cận Bình". Lần này khác. Cuộc thảo luận ngày 06/10 (2019) đã diễn ra suôn sẻ, không khách mời nào bị chận đường hay bị bắt cóc như những lần trước. Nhiều người tham dự đã ra khỏi đảng, từng bị đảng bỏ tù, bị khai trừ vì chống đảng và công khai đốp lập với đảng. Cũng có những Trí thức từng bị đảng liệt kê trong danh sách "phản động" và "cơ hội chính trị" , hay bị các thế lực thù địch mua chuộc, xúi giục chống đảng như GS Chu Hảo và Nhà văn Phạm Viết Đào. (1) Theo tường thuật của Nhà nghiên cứu Ngôn ngữ, Đào Tiến Thi từ trong nước thì tại cuộc Hội thảo này:"Các chuyên gia hàng đầu đều nhận định sự kiện bãi Tư Chính là VÔ CÙNG NGHIÊM TRỌNG. Bởi vì đây là "nút thắt của nút thắt" (Tư Chính là nút thắt vấn đề Biển Đông hiện nay và vấn đề Biển Đông lại là nút thắt của quan hệ Việt – Trung). Mất Tư Chính có thể dẫn đến mất toàn bộ quần đảo Trường Sa, và mất Trường Sa có thể dẫn đến mất nước." Do đó, vẫn theo ông Thi thì:"Các chuyên gia về luật biển, về biển và về ngoại giao đều cho rằng, kiện Trung Quốc là biện pháp tốt nhất hiện nay.' Ông Thi viết:"Cái khó là Trung Quốc rất lì lợm, không chịu cùng nhau ra tòa, trong khi nhiều tòa án quốc tế chỉ thụ lý nếu cả hai bên cùng chấp nhận ra tòa. Theo một số chuyên gia, giới cầm quyền Trung Quốc đã nhiều lần "rỉ tai" giới lãnh đạo VN "đừng kiện để giữ đại cục". Thế thì VN đã gặp khó khăn ngay từ chủ trương rồi." HAI TƯỚNG CƯƠNG VÀ LƯƠNG
Ông nói:"Động thái lần này của Tập Cận Bình xuất phát từ 2 nguyên nhân. Một là ngăn chặn không cho bất kỳ nước nào vào đầu tư cho Việt Nam khai thác dầu khí. Lần này Tập Cận Bình đánh thẳng vào dạ dày Việt Nam rồi. Cho mày biết thế nào là lễ độ. Tao không đánh trên bộ như năm 1979. Lần này tao đánh thẳng vào. Mày phải phục, và khi mày phục, khi mà khó khăn chơi vơi thì buộc lòng phải ngả theo Trung Quốc thôi. Nên lần này so với lần HD 981 năm 2014 thì lần này nghiêm trọng gấp trăm triệu lần. Đây là cuộc đối đầu thực sự. Không biết lãnh đạo Việt Nam ta đánh giá việc này thế nào. Nếu không nhận ra đúng vấn đề này thì phản ứng của ta sẽ khác. Tướng Cương nói tiếp: "Nguyên nhân thứ hai là cho Việt Nam biết thế nào là lễ độ trước những phản ứng có vẻ hí hửng của Việt Nam trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Cho nên vấn đề thứ ba tôi muốn nói mục đích, ý đồ lần này của Trung Quốc cực kỳ nguy hiểm, nghiêm trọng gấp trăm lần so với sự kiện HD 981 năm 2014." Từ góc nhìn an ninh, Biển Đông là nút thắt, là cửa ngỏ của Trung Quốc. Bãi Tư Chính là nút thắt của nút thắt, vị trí đặc biệt như vậy. Xét trên phương diện quân sự, trên bản đồ, Bãi Tư Chính là nút thắt của nút thắt trên Biển Đông. Và Trung Quốc quyết tâm muốn biến thành chuyện đã rồi, biến cái không tranh chấp thành cái gọi là tranh chấp, làm cho thế giới nhìn nhận có tranh chấp tại đây, buộc Việt Nam phải nhân nhượng. Thật ra nó đã phá ta từ năm 2000 cũng xung quanh Bãi Tư Chính. BP của Anh, ConocoPhilipps của Mỹ phải rút là vì Trung Quốc doạ. Tháng 7/2017, tập đoàn của Tây Ban Nha cũng phải rút." (Theo Facebook Bùi Quang Minh) Cũng tại Hội thảo này, Tướng Cương còn tiết lộ: "Sau khi Tòa trọng tài quốc tế tuyên Trung Quốc thua kiện Philippines (phán quyết PCA năm 2016), Trung Quốc cử cán bộ sang làm việc với lãnh đạo cao cấp Việt Nam thực hiện "5 không". Thứ nhất, không được ủng hộ phán quyết tòa trọng tài Thứ 2, không được đưa ra Asean bàn thảo liên quan đến vấn đề Biển Đông Thứ 3, trong đa phương quốc tế Việt Nam không đưa phán quyết này ra Thứ 4, trong đàm phán Việt Trung- Trung Việt không được đưa vấn đề này. Thứ 5, các đồng chí không được kiện Trung Quốc. Như vậy thì lý do ông Nguyễn Phú trọng đã gay gắt với một số phát biểu trái chiều với đảng tại cuộc Hội thảo ngày 06/10 (2019) đã được bạch hóa vì ông Trọng sợ bị Tập Cận Bình cho là ông đã cho phép tổ chức cuộc Hội thảo để chống Trung Cộng. KIỆN TẦU HAY KHÔNG ? Người phát biểu thứ hai gây chú ý tại cuộc Hội thảo và trong dư luận sau đó là Thiếu tướng nghỉ hưu, anh hùng lực lượng võ trang nhân dân, Lê Mã Lương, người nổi tiếng trong cuộc chiến chống Trung Cộng xâm lược ở mặt trận biên giới 1979-1989. Tướng Lương nói với mọi người:"Câu chuyện thứ nhất là tôi muốn nói là ngày mùng 2 vừa rồi chúng tôi dự Hội nghị do Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương chủ trì, thời gian suốt một ngày. Bộ Ngoại Giao thông báo tình hình quốc tế… và nhiệm vụ đối ngoại 2020… Nhiều vấn đề nhưng mà tôi chỉ muốn thông tin câu chuyện, kết thúc phần lên lớp của các quan chức thì tôi đặt ra những câu hỏi: "Một. Chúng ta có kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế không? Hôm nay có lãnh đạo Bộ Ngoại giao, lãnh đạo Ban Đối ngoại Trung ương. Đây không phải là câu chuyện của một nhóm, một bộ phận mà nó là câu chuyện của toàn dân rồi. Tôi muốn các anh nghiêm túc trả lời cái này và trả lời rõ. Nếu chúng tôi đến đây, đến dự họp nghe xong rồi không có ai có ý kiến phản hồi hoặc là không có cái trình báo gì, ra về thì nó […nghe không rõ hai tiếng, đoán là "lãng phí"] vô cùng…. Thứ hai, nếu như chúng ta để mất Bãi Tư Chính thì vấn đề nó sẽ là như thế nào. Tôi đặt giả thuyết thứ nhất, vấn đề có chiến đấu đến cùng hay không để giữ cho được Bãi Tư Chính. Giữ được Bãi Tư Chính là giữ được toàn bộ những cái đảo còn lại của chúng ta. Mất Bãi Tư Chính là đảo của chúng ta mất hết, chứ các anh đừng có nói rằng là nếu hiện thực có cái đường lưỡi bò thì Việt Nam chỉ còn 50% đặc quyền trên biển, (Philippins nó mất 70, Malaixia mất 80, Brunei mất 30). Nếu chúng ta bị mất thì nó không còn là đảo nằm trong của chúng ta. Tôi nghĩ các anh trả lời rõ vấn đề này, vấn đề này cũng là vấn đề bức xúc của dân đấy. Và tôi cũng nói thêm với các anh rằng, nếu như để xảy ra chiến tranh thì lỗi lớn nhất là bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương và rồi đến Đối ngoại quốc phòng. Và thế hệ chúng tôi, những người trực tiếp tham gia chống Mỹ, bây giờ chúng tôi trên dưới 70 rồi, vào sinh ra tử, đổ xương đổ máu trên chiến trường, tôi sẽ cầm đầu, cầm đầu nhé, anh em đến hỏi thăm Bộ Ngoại giao. Quan điểm rất rõ ràng". (theo Nguyễn Ngọc Dương/Blogger Tễu, TS Nguyễn Xuân Diện) Tướng Lê Văn Cương còn được trích dẫn đã nói thêm với cử tọa: "Tuy nhiên theo tôi biết, không có đồng chí lãnh đạo Việt Nam nói không kiện! Hiện này vẫn chuẩn bị đầy đủ, nhưng theo tôi ngửi mùi cấp trên lúc này chưa thích hợp để kiện!" Tình hình Tư Chính khẩn trương như thế và giặc đã vào nhà mấy lần rồi mà vẫn ngu ngơ bảo "chưa thích hợp để kiện" thì đến bao giờ mới "thích hợp", hỡi ông Nguyễn Phú Trọng ? Trong khi đó, TS Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã nêu ý kiến tại Hội thảo:"Kiện Trung Quốc là giải pháp hòa bình, kiện là giải pháp ngăn chặn chiến tranh. Sử dụng luật pháp và dư luận quốc tế khi có mâu thuẫn giữa các bên là biện pháp cần thiết và đúng đắn trong thế giới văn minh và hội nhập." Ông Hoàng đặt câu hỏi:"Vì sao ta lại sợ kiện, trong khi chính nghĩa thuộc về ta. Sợ kiện hay sợ Trung Quốc? Đặt câu hỏi như vậy là vì tôi nghe có ý kiến cho rằng, nếu ta kiện Trung Quốc thì họ làm căng hơn nữa, trong khi ta phải sống bên cạnh họ lâu dài, nếu để họ thù vặt thì rất khó ở….Mà họ cũng dọa ta như thế. Dọa để ta đừng kiện." Có lẽ những lời cảnh giác của giới trí thức đã khiến ông Trọng và Bộ Chính trị lên ruột như bị chạm nọc đến tận xương tủy, vì sợ bị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình của Trung Cộng trả đũa chăng ? PHÂN BUA CÓ CHỦ Ý Ông Trọng cũng phân bua với cử tri Hà Nội rằng:"Hội nghị T.Ư lần thứ 11 vừa qua đã dành một buổi trong chương trình làm việc để nghe báo cáo về tình hình đối ngoại để có thông tin và tạo sự đoàn kết, thống nhất cao. Nhưng nội dung thảo luận không được tiết lộ nên điều được gọi là "thống nhất cao" cũng chỉ là lối "tự biên" và "tự diễn" của ông Trọng. Đáng chú ý là "vấn đề Biển Đông", dù được đông đảo nhân dân theo dõi và quan tâm, cũng chỉ được ghép chung vào "vấn đề quan hệ đối ngoại", và được trình bầy vào buổi sáng của phiên họp ngày sau cùng, thứ 6, ngày 12/10 (2019), trước giờ bế mạc của Trung ương 11. Việc sắp xếp vấn đề đáng lẽ phải "ưu tiên" vào "phấn chót" của chương trình dài 6 ngày họp chứng tỏ ông Nguyễn Phú Trọng và Ban chấp hành Trung ương đã có chủ tâm hạ thấp tầm quan trọng của biến cố Tư Chính để không làm phật lòng lãnh đạo Trung Cộng mà đảng CSVN Việt Nam vẫn cõng trên lưng để cao rao "vừa là đồng chí, vừa là anh em". Điều này còn được chứng minh trong Diễn văn bế mạc và trong Thông báo cuối cùng của Trung ương 11, khi cả ông Trọng và Ban Chấp hành Trung ương đã tránh nói đến 2 chữ Biển Đông. Trong toàn diễn văn, ông Trọng chỉ nói mấy chữ:"Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo quốc gia trên cơ sở luật pháp quốc tế." Trong khi Thông báo cuối cùng cũng chỉ nói rập khuôn :"Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc." Vậy mà, theo tường thuật của các báo Việt Nam thì ông Nguyễn Phú Trọng đã tự khoe với cử tri Hà Nội ngày 15/10/2019 rằng:"Quan hệ đối ngoại của chúng ta vừa qua tốt rồi, nhưng mỗi khu vực, địa bàn cũng có những vấn đề phức tạp riêng, đặc biệt là vấn đề biên giới, biển đảo. Nước nào cũng có và nước nào cũng phải xử lý. "Ta ký được biên giới với Trung Quốc bao nhiêu năm nay, phân định được vịnh Bắc Bộ, bây giờ đang đàm phán phân định cửa vịnh Bắc Bộ. Hay gì mà căng thẳng, cả đôi bên cùng thiệt". Ông Trọng còn cao giọng: "Phải đặt vấn đề trong tổng thể, vừa kiên quyết kiên trì bảo vệ đấu tranh bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, nhưng đồng thời cũng phải giữ được môi trường hòa bình, ổn định." Nhưng "tổng thế" hay "đại cục", theo cách nói của Trung Cộng, dựa theo phương châm mà Bắc Kinh đã giao cho Việt Nam thời hai Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh gồm: 16 chữ :"láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" , và tinh thần 4 tốt:"láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt" ? Ông Trọng còn bầy vẽ lên lớp với cử tri:"Việc xử lý mối quan hệ này không đơn giản chút nào, song như thế không có nghĩa là nhân nhượng bất cứ thứ gì vô nguyên tắc. "Nguyên tắc là độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ nhưng đồng thời phải giữ ổn định. Chưa có thời kỳ nào đất nước đang có không khí ổn định tốt như thế này. Phải giữ lấy nó". Ông Trọng còn khoe tiếp:" Trong vấn đề biển Đông, thái độ của Đảng và Nhà nước ta đã tuyên bố dứt khoát, đó là rất kiên quyết nhưng cũng phải rất khôn khéo." (báo An Ninh Thủ Đô, ngày 15/10/2019) Nếu Đảng và nhà nước CSVN đã "rất kiên quyết" và "rất khôn khéo" thì tại sao lại để cho HD-8 và các tầu hộ tống có võ trang Trung Cộng cứ tự do ra vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam như ao nhà mình, từ ngày 03/07 (2019) và chưa có dấu hiệu rút lui ? Phải chăng lập trường "cứ nhũn như con chi chi" để chờ sung rụng từ Bắc Kinh còn hơn gây hấn để họa vào thân là thượng sách của ông Trọng trước hành động xâm lấn biển đảo ngày càng rõ rệt của Bắc Kinh, qua vụ Tư Chính ? Người dân cũng muốn biết lực lượng chấp pháp của Việt Nam gồm một số tầu Cảnh sát biển có võ trang và tầu Hải quân đã và đang làm gì ở bãi Tư Chính, hay chẳng làm được gì trước sức ép của Trung Cộng ? Thêm vào đó, ai cũng thấy Ban Tuyên giáo đã bưng bít thông tin về Tư Chính và các hoạt động của các tầu võ trang hộ tống của Trung Cộng không ngoài mục đích muốn giảm thiểu mức độ căng thẳng để tránh làm mất lòng Bắc Kinh. Trung ương 11, khai mạc ngày 7/10 (2019) đã tập trung thảo luận chính về : Dự thảo Báo cáo chính trị và Báo cáo 10 năm thực hiện Cương lĩnh 2011 ; Về dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội trình Đại hội XIII của Đảng; Về dự thảo Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện công tác xây dựng Đảng; Về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2019 – 2020." Tình hình Biển Đông, quanh bãi Tư Chính dù rất khẩn trương đã không được Bộ Chính trị ghi vào chương trình họp trọn ngày của Trung ương 11. Một Nghị quyết riêng về tình hình Tư Chính, được chờ đợi trong dân cũng không có. Lý do dân mong vì họ muốn nhà nước nên một lần dứt khoát với chủ trương chèn ép phi pháp của Trung Cộng. Hơn nữa, trong diễn văn khai mạc ngày 07/10 (2019), ông Nguyễn Phú Trọng đã gây ảo tưởng cho mọi người khi ông yêu cầu Trung ương :"Phân tích, dự báo có căn cứ, cơ sở khoa học, tình hình thế giới và trong nước, nhất là tình hình Biển Đông; chỉ rõ các khả năng có thể xảy ra trong thời gian tới, lường trước những thời cơ, thuận lợi cần nắm bắt, những khó khăn, thách thức cần phải nỗ lực vượt qua. Từ đó, xác định sát hợp mục tiêu tổng quát, dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu, cơ bản, quan trọng nhất cho năm 2020…" Nhưng chuyện phân tích, có hay không đã được giữ kín để khỏi mất lòng phương Bắc, hay những điều ông Trọng phô trương, tưởng như nghiêm chỉnh, cũng chỉ là chiếc thùng rỗng để ông độc quyền yêu nước và tiếp tục được sống chung và hường bổng lộc của Trung Cộng. -/- Phạm Trần (10/019) ============= (1) Theo ông Đào Tiến Thi từ trong nước thì những người tham dự nổi tiếng gồm có: Cụ Nguyễn Khắc Mai, GS. Nguyễn Đình Cống, Nhà văn Hoàng Quốc Hải, Nhà ngoại giao Nguyễn Trung, Anh hùng LLVT Lê Mã Lương, PGS. Trần Thị Băng Thanh, Nhà thơ Trần Nhương, PGS. Nguyễn Vi Khải, KTS. Trần Thanh Vân, PGS. Chu Hảo, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, Nhà văn Nguyên Bình, Nhà văn – Cựu tù nhân lương tâm (vì chống Trung Cộng xâm lược) Phạm Viết Đào, GS. Trần Ngọc Vương, TS. Đinh Hoàng Thắng, TS. Công Nghĩa Tụ, TS. Nguyễn Đại, TS. Phạm Văn Chung, TS. Nguyễn Văn Vịnh, TS. Nguyễn Xuân Diện, Nhà báo tự do Lê Dũng. Ngoài ra còn có PGS.TS, Thiếu tướng Lê Văn Cương, Nhà ngoại giao Nguyễn Trường Giang, Cựu quan chức Chính phủ Nguyễn Nam Cường, ThS. Hoàng Việt (một chuyên gia về luật biển, hiện đang là Giảng viên Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh). | ||||||||||
Posted: 19 Oct 2019 10:00 AM PDT Dư luận đang tỏ ra bức xúc vì câu trả lời của một quan chức nhà nước có liên quan tới ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia trước sự hung hãn của Trung Quốc. Quan chức bị nêu tên là bà Nguyễn Thị Hồng Ngát, thành viên Hội đồng thẩm định quốc gia khi duyệt bộ phim hoạt hình "Everest: Người tuyết bé nhỏ" do Trung Quốc sản xuất trong đó có 4 lần xuất hiện tấm bản đồ có hình lưỡi bò nhưng bộ phim vẫn được cho qua và công chiếu liên tục trong nhiều ngày tại các rạp hát thành phố. Khi được báo chí phỏng vấn bà Hồng Ngát cho rằng "'Có mấy giây thôi, mọi người cứ làm quá lên'... Mấy giây mà bà Hồng Ngát nói cho thấy điều gì? Nó cho thấy đây là một sự thật đang diễn ra trong hệ thống chính quyền lẫn đảng viên các cấp bởi họ sống và làm việc quá lâu trong một môi trường bịt tai, nhắm mắt chỉ suy nghĩ những điều đảng nhối vào sọ về vấn đề Biển Đông nên lâu dần những lý do được gọi là "đại cục' là 4 tốt hay 16 chữ ăn sâu vào tiềm thức của một bộ phận rất lớn đang ăn cơm đảng để tồn tại. Có hàng triệu người như bà Hồng Ngát trong hệ thống không biết đường lưỡi bò là đường gì và tác hại của nó đối với chủ quyền biển đảo của Việt Nam ra sao. Trong thâm tâm của họ, đường lưỡi bò là một chủ đề lớn mà đảng và chính phủ đang cố gắng giải quyết. Cách giải quyết ấy nằm trong tinh thần hai nước anh em và truyền thống cách mạng của hai đảng không thể vì một vấn đề tranh chấp nhỏ bé mà làm hỏng đại cục. Vậy đại cục là gì mà Việt Nam tỏ ra trân trọng đến mức đáng ngạc nhiên như vậy? Đại cục là tinh thần chủ nghĩa xã hội mà hai nước đang theo đuổi mặc dù ai cũng biết nó mơ hồ và không thể nào hiện hữu trong thế giới thực. Tuy nhiên đối với những người mang trên vai hai chữ đảng viên thì ý thức về Chủ nghĩa xã hội phải được nhân rộng và bảo vệ hết lòng vì nhờ có nó mà đảng sống sót, mà đảng sống thì đảng viên không thể chết, vì vậy hiện tượng nhắm mắt nhận một chủ thuyết vô lý làm kim chỉ nam đang làm cho hệ thống không những khó hiểu đối với quần chúng mà còn gây phẫn nộ trong những nhóm trí thức sớm biết sự giả dối và lừa lọc của đảng. Đường lưỡi bò xuất hiện đã lâu trên hệ thống internet do ảo tưởng bá chủ Biển Đông của Trung Quốc. Cứ mỗi lần chúng xuất hiện tại Việt Nam đều do người dân phát hiện và hô hoán lên để gỡ bỏ nó xuống. Tại Cam Ranh khi du khách Trung Quốc mặc áo có in hình đường lưỡi bò cũng do hành khách Việt Nam phát hiện. Tại Đà Nẵng, Nha Trang rải rác những vụ tương tự được bày ra trên mạng xã hội và nhà nước im lặng giải quyết một cách "ổn thỏa" bất kể sự nóng giận của người dân. Chưa có một quan chức nào làm việc cho nhà nước phát hiện sự xuất hiện của đường lưỡi bò ngoại trừ một lần duy nhất Hải quan thành phố HCM từ chối đóng thị thực nhập cảnh trên hộ chiếu có đường lưỡi bò của du khách Trung Quốc. Trong tâm thế ấy bà Hồng Ngát không phát hiện ra đường lưỡi bò trong một bộ phim dành cho thiếu nhi là điều dễ hiểu. Có thể bà Ngát không bao giờ chú ý cái hình đường lưỡi bò nó như thế nào thì làm sao bà ta có phản ứng một cách tích cực cho được? Câu trả lời của bà cho VOV được nhiều tờ báo trích dẫn lại nói lên một điều duy nhất: Bà xem dân như một thành phần hèn mọn không đáng cho bà bận tâm, vì hèn mọn nên bà đánh đồng nhân dân như một đám đông ô hợp, như một tập họp bầy đàn, cố nói quá lên một vấn đề nhỏ bé và từ đó bà thản nhiên phán quyết "Có mấy giây thôi, mọi người cứ làm quá lên". "Làm quá lên" là trạng thái nông nổi, độc ác, có chủ đích gây chú ý vào một yếu tố nhỏ nào đó nhằm bôi xấu, hạ nhục hay chí ít là lên án một cách máy móc người vô tình có phát ngôn hay hành động ngoài chủ ý. Bà Hồng Ngát từng nổi tiếng là nhà thơ, đạo diễn nhưng lại không ý thức được sự xuất hiện của đường lưỡi bò trong một bộ phim được công chiếu cho khán giả Việt Nam có tác dụng xấu như thế nào đến nhận thức bảo vệ chủ quyền của dân tộc. Bà có vẻ đã chai lì ý thức khi cho rằng "Có mấy giây thôi" sẽ không có gì mà ầm ỉ, bà quên sự hệ trọng của chính sách tuyên truyền của cộng sản mà Trung Quốc là bậc thầy của Việt Nam. Người dân Việt Nam có vẻ không còn sống hồn nhiên trong vũng bùn ý thức hệ mà đảng cộng sản cố tình dìm cả dân tộc vào nó trong hơn một thế kỷ đã qua. Nhân dân phải "làm quá lên" để mang ra ánh sáng những con sâu đang gậm nhấm từng tấc đất của đất nước ngay cả bởi sự ngu muội và vô ý thức của những người trách nhiệm như bà Hồng Ngát. Chĩ cần mấy giây cũng đủ làm cho thanh thiếu niên Việt Nam tê liệt ý thức chống ngoại xâm khi quen thuộc với hình ảnh đường lưỡi bò trong tư duy của chúng. Chỉ cần mấy giây cán bộ sẽ yên tâm đếm tiền vì không ai nói với họ rằng đường lưỡi bò đã nằm trên từng đồng nhân dân tệ mà họ đang đếm. Chỉ cần mấy giây thôi giới chức trách nhiệm cao nhất sẽ tự đánh lừa mình rằng đường lưỡi bò chỉ là một thứ hình ảnh tuyên truyển vô hại vì nó không làm cho ai tin rằng nó hợp pháp và nó hiện hữu. Chỉ cần mấy giây thôi ngư dân Việt Nam sẽ yên tâm neo thuyền tại bến chờ nhà nước tiếp tục phát cờ ra khơi chống giặc… Bà Hồng Ngát chỉ có một cái lỗi duy nhất là nói lên sự thật đang diễn ra trong con người bà và đồng chí chung quanh bà: đường lưỡi bò là một hình ảnh bình thường như bao hình cảnh khác đang xuất hiện chung quanh bà, nó không có vẻ gì nguy hiểm hay "phản động" cả thì tại sao phải chống nó bằng cách làm quá lên? | ||||||||||
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật bảo vệ nhân quyền Hong Kong Posted: 19 Oct 2019 10:00 AM PDT
Dự luật này sẽ cần được Thượng viện phê chuẩn. Dự luật này yêu cầu hàng năm phải rà soát, để chứng thực về quyền tự trị của Hong Kong với đại lục; và từ đó, điều chỉnh các chính sách thương mại của Hoa Kỳ. Hạ viện cũng chấp thuận việc ngừng xuất khẩu các vũ khí kiểm soát đám đông không sát thương như hơi cay sang Hong Kong. Hôm thứ Hai, người biểu tình Hong Kong tiếp tục xuống đường để biểu thị sự ủng hộ với dự luật trên của Hoa Kỳ. Dự luật quy định những gì?Dự luật trên vừa được Hạ viện Hoa Kỳ thông qua được trình vào tháng 6, giữa khi các cuộc biểu tình ở Hong Kong diễn ra. Dự luật giải thích rằng, Hong Kong cần được "đối xử một cách riêng biệt trong luật pháp Hoa Kỳ." "Hong Kong là một phần của Trung Quốc nhưng phần lớn hệ thống kinh tế và pháp lý của thành phố này lại khá riêng biệt," dự luật viết. "[Chứng thực thường niên] sẽ đánh giá liệu Trung Quốc có làm xói mòn các quyền tự do dân sự và luật pháp của Hong Kong, vốn được bảo vệ bởi Luật cơ bản của Hong Kong hay không." Trong đó, tình trạng giao dịch đặc biệt của Hong Kong cũng nhằm bảo đảm là thành phố này sẽ không bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt hoặc thuế quan mà Mỹ áp lên đại lục. Dự luật cũng viết rằng, Hoa Kỳ nên chấp thuận thị thực cho cư dân Hong Kong sang Hoa Kỳ, ngay cả khi họ đã bị bắt vì tham gia các cuộc biểu tình phi bạo động. Dự luật cũng khẳng định, bất cứ ai "chịu trách nhiệm trong việc bắt cóc và tra tấn người dân, những người đang thực thi các quyền con người cơ bản, được quốc tế công nhận" cần bị cấm đến Hoa Kỳ, cũng như bị áp dụng các biện pháp trừng phạt. Lưỡng đảng ủng hộDự luật được ủng hộ bởi cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ của Hoa Kỳ và đã được thông qua bằng hình thức giơ tay tại Hạ viện, nghĩa là không cần bỏ phiếu kín. "Nếu chỉ vì lợi ích thương mại mà Hoa Kỳ không lên tiếng vì quyền con người ở Trung Quốc thì chúng ta sẽ mất đi tính chính đáng về mặt đạo đức để lên tiếng về quyền con người ở bất cứ đâu trên thế giới," Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nhấn mạnh. Ben Ray Lujan, một đảng viên của đảng Dân chủ, thì nói: "Hạ viện vừa gửi một thông điệp mạnh mẽ tới người dân Hong Kong: Chúng tôi sát cánh cùng các bạn trong cuộc đấu tranh vì dân chủ và công lý."
Hạ viện còn thông qua những gì?Dự luật Bảo vệ Hông Kong cũng được thông qua nhằm ngăn việc xuất khẩu các loại vũ khí kiểm soát đám đông không gây chết người, như hơi cay và đạn cao su, của Mỹ sang thành phố này. Dự luật nói rằng, những vũ khí như vậy đã được cảnh sát Hong Kong sử dụng một cách "không cần thiết và không tương xứng." Dự luật cũng sẽ cần được Thượng viện phê chuẩn. Các nhà lập pháp cũng phê chuẩn một nghị quyết không ràng buộc, công nhận mối quan hệ của Hong Kong với Hoa Kỳ, mà trong đó lên án "sự can thiệp" của Bắc Kinh. Trung Quốc phản ứng ra sao?Sau khi dự luật được thông qua tại Hạ viện, Bắc Kinh kêu gọi Washington "chấm dứt sự can thiệp." Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng (Geng Shuang) tuyên bố: "Chúng tôi bày tỏ sự phẫn nộ và phản đối mạnh mẽ đối với sự khăng khăng của Hạ viện Hoa Kỳ trong việc thông qua cái gọi là"Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong." Quan hệ của Trung Quốc với Hoa Kỳ sẽ bị tổn hại nếu dự luật chính thức trở thành luật - ông Cảnh Sảng nói thêm. Tình hình Hong Kong ra saoCác cuộc biểu tình của Hồng Kông bắt đầu vào tháng 6 chống lại một dự luật dẫn độ, nhưng sau đó đã chuyển thành một phong trào đòi dân chủ rộng lớn hơn. Đã xảy ra nhiều cuộc đụng độ, ngày càng gay gắt, giữa cảnh sát với người biểu tình. Người biểu tình cũng ném bom xăng và tấn công vào các doanh nghiệp được coi là thân Bắc Kinh. Trong khi đó, những người biểu tình cáo buộc cảnh sát hành xử một cách tàn bạo. | ||||||||||
Trung Quốc đang bán gì nhiều nhất cho Mỹ? Posted: 19 Oct 2019 10:00 AM PDT Hoàng Triết (TBKTSG Online) - Bất chấp những vòng áp thuế của Tổng thống Donal Trump, thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng cao. Điện thoại di động và các thiết bị không dây là những mặt hàng được Trung Quốc xuất sang Mỹ nhiều nhất, tiếp đó là các loại máy xử lý dữ liệu tự động. Trong khi đó, sản phẩm được Mỹ xuất sang Trung Quốc nhiều nhất là máy bay và đậu nành. https://www.thesaigontimes.vn/295274/trung-quoc-dang-ban-gi-nhieu-nhat-cho-my.html | ||||||||||
"HẠT GIỐNG ĐỎ" GIỮA DÒNG CHẢY THỊ PHI Posted: 18 Oct 2019 10:00 AM PDT Lê Thiếu Nhơn
Tư duy "con của lãnh đạo làm lãnh đạo là hồng phúc của dân tộc" (Phát biểu của Đại biểu Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Quyết Tâm, nguyên Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh) là thứ tư duy vớ vẩn và ngây ngô!" Làm sao để có được "hạt giống đỏ" thực sự có ích cho quá trình phát triển đất nước? Báo NNVN đã có cuộc trò chuyện với Tiến sĩ Khoa học Phan Hồng Giang - nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật, nguyên Ủy viên Hội đồng Chính sách khoa học và công nghệ quốc gia, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương.
· Quy định số 205-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền vừa ban hành đã tạo được nhiều ý kiến hưởng ứng và tranh luận trong xã hội. Chống chạy chức, chạy quyền không chỉ liên quan đến "lợi ích nhóm" mà còn tác động đến đội ngũ cán bộ nguồn - những "hạt giống đỏ" vẫn đang đối mặt không ít thị phi. Thưa Tiến sĩ Khoa học Phan Hồng Giang! Ông là một dịch giả vào hàng trưởng lão của giới cầm bút nước ta. Lẽ ra, chúng ta nên có một cuộc đối thoại về văn chương. Thế nhưng, khi thời cuộc đang đặt ra nhiều câu hỏi ngổn ngang, thì bàn chuyện thi phú e rằng không phù hợp lắm. Xin hẹn ông dịp khác. Hôm nay, tôi muốn nghe ý kiến của ông về "hạt giống đỏ", vì ông cũng là một nhân vật xuất thân trong gia đình thuộc hàng danh giá. Khái niệm "hạt giống đỏ" chỉ mới xuất hiện vài năm gần đây. Thời của chúng tôi, làm gì có "hạt giống đỏ". Ngay cả chế độ phong kiến, cha truyền con nối về vương quyền, nhưng cũng không tuyển chọn người tài theo kiểu "hạt giống đỏ". Người nào giỏi giang, cứ ra ứng cử khoa bảng mà giúp đời, giúp nước, giúp dân. Lịch sử Việt Nam đã có bao nhiêu đại quan được truyền tụng, cũng có xuất thân từ nông dân chân lấm tay bùn đấy chứ. Một cậu bé chăn trâu trở thành Trạng Nguyên, một anh thợ cày thi đậu Bảng Nhãn, hoặc một chú tiều phu đề danh Thám Hoa là biểu tượng của những điều tốt đẹp nhất mà ai cũng mơ ước. Thế nhưng, khi "hạt giống đỏ" đã có mặt, thì mọi thứ phải khác và sẽ khác. Dù bệ phóng từ truyền thống gia đình rất quan trọng, nhưng theo tôi, "hạt giống đỏ" không có nghĩa là bố cõng con vào quan trường… Cái tư duy "hạt giống đỏ" rất bất ổn. Một xã hội muốn phát triển lành mạnh thì mọi người phải bình đẳng trước pháp luật và bình đẳng trước cơ hội. Nước Mỹ có nhiều gia tộc chính khách nổi tiếng, nhưng cơ chế dân chủ đã tạo điều kiện cho một người da màu như ông Obama cũng có thể bước chân vào Nhà Trắng. Khi và chỉ khi khả năng sáng tạo của từng cá nhân được khuyến khích tuyệt đối, thì sẽ tạo ra sức mạnh to lớn cho dân tộc thịnh vượng. Ở nước ta, "hạt giống đỏ" vẫn chưa chứng minh được giá trị thực sự của họ. Ngay hàng bộ trưởng, thì mới có vài ba người được biết đến! Ở trung ương thì ít, nhưng ở các địa phương thì "hạt giống đỏ" nhiều lắm. Xã hội đã nói nhiều đến trường hợp ông Nguyễn Xuân Anh ở thành phố Đà Nẵng. Tôi cứ phân vân thế này, liệu họ có năng khiếu làm chính trị hoặc có đam mê làm chính trị? Bởi lẽ, sau khi cha anh họ không còn "một tay che trời" thì họ cũng xin rút khỏi vị trí mà họ đang nắm giữ. Ví dụ các trường hợp Nguyễn Bá Cảnh và Trần Văn Mẫn ở Đà Nẵng hoặc Lê Phước Hoài Bảo ở Quảng Nam… Ở trung ương luôn luôn đặt trong tình trạng "quan trên trông xuống, người ta trông vào" nên tình trạng "hạt giống đỏ" ít hơn. Còn ở địa phương ít bị sự giám sát của dư luận hơn. Vì vậy, cha mới tìm cho con cái ghế béo bở để ngồi. Đôi khi cũng không phải mưu cầu vai trò lãnh đạo mà cũng chỉ nhắm vào kinh tế. Những chỗ như Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch - Đầu tư… vẫn được nhiều lãnh đạo dòm ngó và sắp xếp cho con em mình. Rõ ràng, có nhiều con đường vun vén cho "hạt giống đỏ" khôn khéo và vững chắc hơn cách đi của ông Nguyễn Xuân Anh! Nói thẳng ra, cũng vì sức tác động của dư luận địa phương rất yếu, nên lãnh đạo tỉnh cũng chẳng khác gì "ông vua" được quyền lựa chức và ban chức cho con em mình! Thực tế có không ít chuyện cười ra nước mắt. Cha làm lãnh đạo đầu tỉnh thì trước khi về hưu cũng tranh thủ đẩy con mình vào dàn tỉnh ủy viên. Người dân ở địa phương có thể cam phận "bịt tai, nhắm mắt" nhưng Trung ương không thể không biết. Vì cỡ tỉnh ủy viên là cán bộ do Trung ương quản lý rồi. Nếu Trung ương quyết liệt ngăn chặn, thì vẫn khống chế được những biểu hiện tiêu cực. Phải chăng có sự nể nang nhau đúng chuẩn "quan trường tương hỗ"? Tôi cũng cho rằng ở cấp trung ương có bất cập về "quy hoạch" các "hạt giống đỏ". Theo tôi, có hai nguyên nhân quan trọng. Thứ nhất, vai trò của nhân dân đã bị đứng ngoài cuộc, mọi văn bản quy hoạch đều đóng dấu "mật" thì chẳng ai biết trắng đen sấp ngửa ra sao. Thứ hai, quyền đề bạt và bổ nhiệm nằm trong tay một số ít người nên họ tự tung tự tác. Ở tỉnh, chỉ cần ông Bí thư Tỉnh ủy, ông Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy và ông Chủ tịch UBND tỉnh đồng ý, thì chẳng tìm đâu ra một ý kiến dám phản biện. Người ta dựa vào thái độ của ba vị trên để gật đầu theo. Cho nên, hành trình của "hạt giống đỏ" chỉ là sự quyết định của một nhóm người có quyền lực không được kiểm soát. Phong trào "hạt giống đỏ" dường như không có sự cá biệt. Nếu ông Bí thư Tỉnh ủy muốn con mình vào vị trí nọ, thì cũng phải nhân nhượng để ông Chủ tịch UBND tỉnh đưa con mình vào vị trí kia. Sự thỏa hiệp có vẻ êm thắm ấy, thực ra chứa đựng rất nhiều mưu mẹo và không ít khuất tất. Chúng ta nỗ lực xây dựng chính quyền "của dân, do dân, vì dân" nhưng lại chưa hoàn thiện cơ chế song hành "ủy nhiệm quyền lực" và "giám sát quyền lực" từ phía dân. Quyền lực không được kiểm soát thì tự nhiên sẽ tha hóa, đó là điều không thể ngụy biện. Không thể có ai nhờ đọc đôi lần "nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân" mà thành lãnh đạo gương mẫu lập tức. Lãnh đạo gương mẫu hay không, phải dựa vào nỗ lực bản thân và thông qua sự đánh giá của nhân dân. Những người có quyền bố trí và bổ nhiệm có thể ban đầu cũng rất trong sáng, nhưng thoải mái ngụp lặn trong cái quyền vô biên của mình mà dần dần biến chất. Vì sao? Vì họ thừa khôn ngoan để nhận ra sự trong sáng của họ cũng chẳng có lợi ích gì. Ngược lại, họ mắt nhắm mắt mở thì bản thân họ được cung phụng, mà vợ con họ cũng được hưởng thụ những vật chất do những người xung quanh mang lại. Chỉ cần ưu ái cho ông A hoặc bà B thì họ sẽ nhận được quà, được tiền… Vì vậy, để chống chạy chức chạy quyền thì có thể hy vọng "lãnh đạo tự động từ chức khi cảm thấy mình không xứng đáng" ư? Theo tôi, đó là ảo tưởng. Chả ai dại gì tự cảm thấy mình hèn kém khi đang nắm quyền lực cả. Trước đây, ông từng nêu lên 4 biểu hiện của tình trạng suy thoái đạo đức xã hội ở nước ta. Thứ nhất: Kiếm tiền bất chính. Thứ hai: Bạo lực lên ngôi. Thứ ba: Giả dối thắng thế. Thứ tư: Con người vô cảm. Tôi không tin "hạt giống đỏ" có thể nảy mầm xanh tốt trong dòng chảy thời cuộc như vậy… Tôi cũng nghĩ vậy. Một đồng chí lãnh đạo cấp cao từng phải thốt lên: "Ngày nay người ta ăn của dân không chừa thứ gì!". Kiếm tiền như thế không chỉ là bất chính mà còn vô liêm sỉ, hết sức bẩn thỉu. Ngày nay, không ít người Việt Nam chúng ta trở nên hung hãn, gương mặt bặm trợn, lúc nào cũng sẵn sàng nói chuyện bằng dao gậy. Bạo lực đường phố, bạo lực học đường, bạo lực gia đình... bạo lực đẻ ra bạo lực, nguy hiểm nhất là bạo lực ngay cả trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, bảo vệ nhân dân... Và không ít lần súng đã nổ trong các cơ quan công quyền mà chung qui cũng vì tranh giành. Có lẽ đối với không ít người, giả dối là cách đỡ hao tâm tổn trí nhất để đạt được điều mình muốn. Bởi thế mà giả dối thường giành phần thắng vì nó thường hay làm mọi người thấy "dễ chịu thoải mái" dù biết là đang lừa nhau. Tinh thần "nhìn thẳng vào sự thật" của những năm đầu Đổi mới có vẻ đã mai một khá nhiều. Ông là con trai nhà văn - nhà phê bình Hoài Thanh, một gương mặt uy tín trên diễn đàn văn hóa Việt Nam. Không thể phủ nhận, ông cũng từng được xếp vào hàng ngũ "trâm anh thế phiệt". Xin được hỏi thẳng, cụ thân sinh có tác động gì trên quan lộ của ông không? Hoàn toàn không! Điều duy nhất cha tôi căn dặn là đừng ngộ nhận về chính mình. Cha tôi chủ trương để con phát triển tự nhiên theo năng lực và đam mê. Tôi thi điểm cao, đủ tiêu chuẩn đi du học và làm Tiến sĩ Khoa học vào năm 1986 ở Liên Xô. Theo quan sát của tôi, thế hệ được gọi là "con ông cháu cha" trước đây đều vào đời rất hồn nhiên. Các bậc lãnh đạo như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Võ Chí Công… đều không xem con em mình là "hạt giống đỏ". Vậy mà giờ đây, chỉ sau mấy chục năm, mọi chuyện đã nháo nhào chạy chức chạy quyền… Tôi đã học chung với không ít con em lãnh đạo cấp cao. Nếu có chút khác biệt thì chỉ là manh áo lành lặn hơn mà thôi. Các cụ ngày xưa không đẩy con em mình vào quan trường vì họ xem công việc làm lãnh đạo đòi hỏi sự hy sinh và sự cống hiến. Còn bây giờ, "quyền" lại đi liền với "lợi", lãnh đạo dùng "quyền" để kiếm "lợi" cho mình và cho cả con cháu mình. Nghĩa là chúng ta đang khủng hoảng thiếu văn hóa quan trường? Đúng! Tôi thấy nhiều lãnh đạo không có tư chất gì nổi trội hơn người khác. Cho nên, họ không thể làm gương cho người khác, mà hình thành tâm lý chụp giật lợi ích và thao túng chức vụ theo nhiệm kỳ. Một khi đã hụt hẫng văn hóa thì sẽ bị cuốn theo những cám dỗ vật chất, không còn biết tự trọng, không còn biết xấu hổ. Đôi khi tôi thấy rằng, người cha vì thấy được quy tắc "quyền sinh ra lợi" nên kéo đứa con ít tư chất của mình vào quan trường, cũng là một việc nhẫn tâm. Bởi lẽ, ông ta không thể thoát khỏi quy luật "sinh - thành - trụ- diệt" để bao bọc và che chở cho con mình, mà chốn quan trường thì lúc nào cũng đầy cạm bẫy. Động cơ ấy cũng xuất phát từ sự hụt hẫng văn hóa. Không nhận thức được giá trị làm người, thì làm sao nhận thức được giá trị làm quan. Mỗi người một tư chất, không phải cha lão luyện quan trường thì con cũng tường tận mánh khóe thăng tiến. Mỗi khi nghĩ đến người cha Nguyễn Bá Thanh đã khuất và sự non nớt của con trai Nguyễn Bá Cảnh lúc đối mặt nguy nan, thì tôi thấy tội nghiệp. Khi nền tảng văn hóa không được chú trọng, thì văn hóa quan trường càng ngày càng suy sụp! Bác Hồ từng nhắc nhở "văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi". Vai trò của văn hóa rất lớn. Chúng ta cũng có Nghị quyết nhấn mạnh "phát triển kinh tế làm nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng văn hóa làm nền tảng tinh thần", nhưng ai cũng lao theo vế đầu mà không đề cao vế sau. Tôi thấy kỳ lạ là tại sao không có ông Giám đốc Sở Văn hóa nào được vào Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo ngành văn hóa cũng không có nhiều nhân vật văn hóa tiêu biểu. Chúng ta có phải đang trong tình trạng khủng hoảng thiếu nhân lực văn hóa đâu! Người có khả năng, người có uy tín vẫn ở khắp nơi đấy chứ! Nói ra thì cay đắng, nhưng sự thật thì văn hóa đang bị rẻ rúng. Có những đô thị trung tâm cả nước mà có lúc người ta cũng đưa một vị chuyên làm tài vụ lên nắm vai trò lãnh đạo Sở Văn hóa. Những nhân vật văn hóa không có tiếng nói trong chính quyền, nên các chuẩn mực khác cũng lung lay. Phía sau mỹ từ "hạt giống đỏ" lại phơi bày thực trạng về công tác cán bộ, đó là dùng người thân thay vì dùng người tài... Cứ nhìn vào tỉnh Hà Giang thì sự thật mười mươi. Khi ông Triệu Tài Vinh làm Bí thư Tỉnh ủy thì hàng loạt người thân nắm giữ các vị trí quan trọng của tỉnh Hà Giang. Hiện tại, ông Triệu Tài Vinh đã được điều về làm Phó Ban Kinh tế trung ương thì xã hội đang chờ xem điều gì sẽ xảy ra ở Hà Giang.
Bây giờ về mặt chiến lược thì chúng ta vẫn kêu gọi trọng dụng người tài, nhưng tiêu chí về người tài thì vẫn loay hoay. Định nghĩa về người tài cũng được văn bản hành chính hóa thì tôi e rằng còn lâu mới huy động được sức sáng tạo và sự đóng góp của những người tài thực sự. Tôi cho rằng, quan trọng nhất là tầm nhìn của lãnh đạo. Chỉ khi lãnh đạo biết trân trọng người tài thì mới có thể sử dụng người tài. Ông Lê Duẩn khi nói chuyện với lớp du học sinh chúng tôi đã rất chân thành thổ lộ: "Người cơ cực đi theo cách mạng thì đáng quý một phần, còn người tri thức đi theo cách mạng thì đáng quý mười phần". Khi người ta dấn thân cho sự nghiệp chung, nếu chỉ vì muốn rổ khoai nhà mình to bằng rổ khoai hàng xóm thì đơn giản lắm, còn vì muốn dân tộc hùng cường thì mới cần lao tâm khổ tứ. Trong bối cảnh hội nhập, chọn lựa những cán bộ thèm khát "rổ khoai" thì tương lai mờ mịt. Cụ Lê Duẩn dù không được học hành qua nhiều trường lớp nhưng nhờ tư chất và rèn luyện thì cụ cũng thành một chính khách đáng kính nể. Cả đời cụ Lê Duẩn không tơ hào riêng tư, và cụ cũng không biến con em mình thành "hạt giống đỏ" để đưa vào hàng ngũ lãnh đạo cấp cao. Mới đây, con trai của cụ Lê Duẩn là Tiến sĩ Lê Kiên Thành có bộc bạch rằng: Đời ông và đời con của ông cũng thấy cuộc sống bình thường, nhưng khi bồng đứa cháu trên tay thì ông thấy sợ hãi. Đó là sự sợ hãi mơ hồ nhưng rúng động, vì ông liên hệ với môi trường xung quanh. Ông Lê Kiên Thành chột dạ vì không biết cháu mình sẽ phải lớn lên trong một xã hội lệch lạc như thế nào… Từ trường hợp Lê Duẩn - Lê Kiên Thành, chúng ta có thể nghĩ đến những gia đình khác. Những xáo trộn, những bất an, những day dứt, những hoang mang… Cốt lõi vẫn là dân chủ. Chỉ có dân chủ thực sự mới thay đổi được thực trạng đáng âu lo hiện nay. Nguồn lực quan trọng nhất của mỗi dân tộc vẫn là con người. Khi dân chủ hóa thì con người được phát huy mọi khả năng sáng tạo và tạo ra động lực thúc đẩy tiến bộ và văn minh. Dân chủ hóa sẽ xóa bỏ bất bình đẳng giữa các cá nhân, ai cũng ngang nhau về cơ hội cống hiến, chứ không phải một số ít người được hưởng lợi từ quy hoạch. Theo ông làm sao để có "hạt giống đỏ" đúng nghĩa? Hãy bỏ khái niệm và tư duy "hạt giống đỏ" đi. Đừng xem ai là "hạt giống đỏ" để gò ép quy hoạch khiên cưỡng nữa. Cứ nghĩ trong đầu anh ta là "hạt giống đỏ" để chăm bẵm và ưu ái cho anh ta, thì anh ta sẽ chẳng có điều kiện cọ xát thực tế mà trưởng thành. Để mọi cá nhân cạnh tranh với nhau, và nhân dân sẽ bình chọn "hạt giống đỏ" cần thiết cho đất nước đi lên. Công khai và minh bạch thì sẽ lộ diện "hạt giống đỏ" hay "hạt giống lép" ngay! Nghĩa là không thể trông cậy vào tư duy "con của lãnh đạo làm lãnh đạo là hồng phúc của dân tộc". Đó là thứ tư duy vớ vẩn và ngây ngô! Xin cảm ơn ông!
LÊ THIẾU NHƠN Thứ tư ngày 16 tháng 10 năm 2019 9:19 AM | ||||||||||
Lãnh đạo Hong Kong bị phản ứng tới mức không đọc nổi diễn văn Posted: 18 Oct 2019 10:00 AM PDT TTO - Bà trưởng đặc khu Hong Kong hôm nay (16-10) đã buộc phải bỏ không đọc bài diễn văn quan trọng, sau khi bị các nghị sĩ đối lập la ó phản đối ngay tại tòa nhà Hội đồng lập pháp. Theo Hãng tin AFP, bài diễn văn bà Carrie Lam dự định đọc trực tiếp hôm nay được cho là nỗ lực của nhà lãnh đạo đặc khu muốn giành lại thiện cảm và sự ủng hộ của người dân Hong Kong sau 4 tháng liên tiếp diễn ra những cuộc biểu tình đòi dân chủ căng thẳng tại nơi này. Tuy nhiên bài diễn văn nhanh chóng bị những người biểu tình phớt lờ, họ cũng đã kêu gọi một cuộc tuần hành mới trong ngày chủ nhật (20-10). Bà Carrie Lam đã cố gắng tới hai lần để có thể bắt đầu đọc bài diễn văn quan trọng bên trong tòa nhà của Hội đồng lập pháp, nơi mà 3 tháng trước đã bị những người biểu tình đeo mặt nạ và khẩu trang xông vào vấy bẩn. Tuy nhiên các nghị sĩ ủng hộ dân chủ, cũng là những người thuộc nhóm thiểu số trong hội đồng lập pháp Hong Kong, đã lớn tiếng cắt ngang lời bà và yêu cầu bà từ chức. Không thể đọc trực tiếp bài diễn văn, bà Carrie Lam cho phát băng video ghi sẵn trước bài phát biểu, trong đó nêu ra những kế hoạch tăng cường nguồn cung nhà ở và đất tại một trong những nơi có giá bất động sản đắt nhất thế giới cùng nhiều chương trình trợ giá đa dạng khác. "Tôi tin tưởng rằng Hong Kong sẽ vượt qua được cơn bão này và tiến về phía trước", bà Lam nói. Song có vẻ như những cam kết của nhà lãnh đạo đặc khu vẫn chưa thể xoa dịu những người đang giữ quan điểm phản đối bà. Nghị sĩ Tanya Chan, một người ủng hộ phong trào dân chủ, nói: "Quá nhiều điều đã xảy ra trên các con phố ở Hong Kong trong 4 tháng qua nhưng bà Lam hoặc đã ẩn náu trong cái vực sâu của bà ấy hoặc hành động như một bù nhìn". Trong khi đó tổ chức biểu tình không bạo lực Civil Human Right Front (CHRF), nhóm đứng sau một loạt các cuộc tuần hành quy mô lớn đầu mùa hè năm nay tại Hong Kong, cho biết đã nộp đơn xin cảnh sát cấp phép để tổ chức một cuộc tuần hành mới trong ngày chủ nhật tuần này, 20-10. Những yêu cầu tổ chức tuần hành của CHRF gần đây đã bị từ chối. D. KIM THOA https://tuoitre.vn/lanh-dao-hong-kong-bi-phan-ung-toi-muc-khong-doc-noi-dien-van-20191016213845027.htm | ||||||||||
NHẬN ĐỊNH ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG Posted: 17 Oct 2019 10:00 AM PDT Đào Tiến Thi
Cách đây gần 3 tháng, xuất hiện trở lại sau khi "nằm bệnh" một thời gian dài, ngày 20/7/2019, ông NPT nói trong cuộc gặp gỡ cán bộ ngành Công đoàn: "Cần chú trọng giáo dục bản lĩnh chính trị, tăng cường sức đề kháng trước những biểu hiện tiêu cực, mặt trái của xã hội và sự chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch, tuyệt đối không để các thế lực thù địch lợi dụng lòng yêu nước chân chính của công nhân, người lao động kích động, lôi kéo biểu tình, tụ tập gây rối, làm mất an ninh, trật tự..". Nên nhớ là lúc ấy tình hình bãi Tư Chính đã rất căng thẳng, nhưng ông không đề cập một chữ nào. Tuy nhiên phát biểu trên lại nhằm vào vụ Tư Chính, nhưng không phải vào Tàu mà vào ta. Cho đến nay, tình hình vụ Tư Chính tiếp tục căng thẳng và bế tắc, nhưng ông NPT vẫn im lặng. Hôm qua, ngày 15/10, gặp cử tri Ba Đình, ông NPT cũng không đề cập vụ bãi Tư Chính mà nói: "Hiện nay có một số phần tử cố tình kích động, to tiếng lên, lên gân lên, ra vẻ ta là anh hùng, ra vẻ ta là yêu nước, vậy còn Trung ương Đảng, Chính phủ, Tổng bí thư không yêu nước à? Vô trách nhiệm à?". Và "Xảy ra chiến tranh liệu chúng ta có thời gian để họp thế này không? Có thời gian lo chống tham nhũng hay không?" Ông ám chỉ ai? Suốt ba tháng Tàu Cộng hoạt động trong bãi Tư Chính nhưng các hoạt động chống Tàu xâm lược thì đếm chưa hết 5 đầu ngón tay. Đáng kể nhất có lẽ cũng chỉ là Tuyên bố Biển Đông (7/2019) của các trí thức khởi xướng và Tọa đàm về bãi Tư Chính của Viện Nghiên cứu Pháp luật và Phát triển (6/10/2019), một tọa đàm có nhiều nhân vật "lề giữa" và cả một số nhân vật "lề trái" tham gia. Để có cuộc này nhiều người cũng đồn đoán là phải có một phe hoặc ít nhất một nhân vật cao cấp bật đèn xanh. Nếu ông NPT bật đèn xanh chẳng hạn thì đâu ông còn dùng cái giọng miệt thị cay đắng và xỏ xiên những người chống Tàu Cộng như vậy? Hôm qua tiếp chuyện anh Lưu Trọng Văn ở tại nhà anh Lê Mã Lương một tiếng rưỡi đồng hồ, anh LTV chê tôi chỉ có "thông tin bề mặt", không nắm được các nguồn tin nội bộ nên nhận định ngây thơ, nông nổi, không chính xác. Tôi làm sao có các nguồn tin nội bộ? Nghe nói ngay cả CIA cũng rất ít nguồn tin nội bộ, mà chủ yếu họ phân tích các nguồn tin chính thống. Phân tích các nguồn tin chính thống suốt 10 năm nay, tôi thấy tư tưởng ông NPT rất nhất quán: 1. Cực kỳ căm ghét nền dân chủ phương Tây (có lần ông nói "Bạn khuyên ta không Tây hóa, không tha hóa"), vì vậy theo tôi không có chuyện xoay trục xoay trặc gì hết, dù tới đây ông có đi Mỹ thì cũng thế thôi. 2. Kiên quyết giữ thể chế XHCN (năm ngoái thôi, ông còn nói "phải giữ bằng được chế độ"). 3. Chưa bao giờ chỉ trích Trung Cộng. Điều này cộng 2 điều trên cho thấy ông bám Trung Cộng đến cùng. Đào Tiến Thi | ||||||||||
Cả dân tộc đồng lòng, đến chịu thua bà Hồng Ngát Posted: 17 Oct 2019 10:00 AM PDT (GDVN) - Để lọt thông tin độc hại vào môi trường văn hóa hay để lọt những những con sâu độc vào đội ngũ cán bộ đều nguy hiểm cho an ninh quốc gia.
Bộ phim hoạt hình Abominable là sản phẩm hợp tác giữa Mỹ (hãng DreamWorks Animation) và Trung Quốc (Công ty Pearl Studio) và vì vậy việc cài cắm "Đường lười bò" không bao giờ là sự "ngây thơ" của những người làm phim Trung Quốc. Xin thưa với các vị hội đồng duyệt phim là các vị không chỉ được giao trách nhiệm duyệt các phim chiếu rạp mà còn là trách nhiệm đối với chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của tổ quốc trên Biển Đông, nhất là khi Trung Quốc đang tăng cường xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ngoài Biển Đông. Ngồi duyệt phim các vị có biết chỉ cần mấy giây phát lửa là cả khu nhà xưởng Công ty Bóng đèn, phích nước Rạng Đông (Thanh Xuân, Hà Nội) biến thành tro bụi và thảm họa môi trường đã khiến Viện Hóa học môi trường quân sự phải tiến hành công tác tẩy độc? Các vị có biết chỉ một que diêm bé tí có thể đốt cháy cả cánh rừng?
Phát biểu của bà Hồng Ngát diễn ra trong bối cảnh Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vừa yêu cầu các vị Ủy viên trung ương "Phân tích, dự báo có căn cứ, cơ sở khoa học, tình hình thế giới và trong nước, nhất là tình hình Biển Đông; chỉ rõ các khả năng có thể xảy ra trong thời gian tới, lường trước những thời cơ, thuận lợi cần nắm bắt, những khó khăn, thách thức cần phải nỗ lực vượt qua". Vậy phải chăng "đừng làm quá lên chuyện đường lưỡi bò" chỉ là suy nghĩ "sâu sắc như cơi đựng trầu" của đàn bà mà các cụ ví von hay cũng cho thấy quan điểm của ai đó trước dã tâm "xâm lược mềm" của "ông bạn 16 chữ"?
Không ít trường hợp, sự tồn tại của những Hội đồng tầm cỡ "Quốc gia" hay "Nhà nước" trở thành nỗi nhức nhối của dân chúng. Từng có chuyện Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước để lọt khá nhiều người không đạt chuẩn, sau khi bị truyền thông phát hiện và bị dư luận phản đối dữ dội, hơn 40 người đã bị gạt tên khỏi danh sách công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư. Cuối năm 2018, trước khi dự án cao tốc Ðà Nẵng - Quảng Ngãi đưa vào sử dụng, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng đã kiểm tra, đánh giá và chấp thuận cho đưa công trình vào khai thác, nhưng chưa được một năm đã bị hỏng nhiều chỗ. Và nay là "Hội đồng duyệt phim Quốc gia", không biết cơ quan này làm việc không công hay ngân sách vẫn phải bao cấp? Nếu nhận tiền từ những đồng thuế chắt chiu của dân mà vô trách nhiệm như thế thì có nên để tồn tại? Điệp khúc "nhận trách nhiệm" đã trở thành tấm khiên che chắn cho những hành động dù chưa đến mức gọi là phản bội tổ quốc thì cũng là "Nối giáo cho giặc". Làm công tác trong lĩnh vực văn hóa chẳng lẽ họ không biết câu chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy? Không phải lần đầu tiên để lọt những thông tin mà các thế lực bành trướng mong muốn liệu chỉ là vô tình hay cố ý?
"Hình ảnh đường lưỡi bò xuất hiện rõ nét trong 2 đoạn và 4 cảnh phim khiến khán giả bức xúc. Không cần bàn cãi thêm, hình ảnh đường lưỡi bò đầy phản cảm là minh chứng cho việc kiểm duyệt yếu kém ở Việt Nam". [1] Nhận định trên có vẻ không chính xác cho lắm vì có trường hợp một bài báo bị bắt gỡ, bị buộc phải đính chính và phạt rất nhiều tiền chỉ vì một hai từ bị coi là vi phạm. Cục trưởng Cục Điện ảnh Nguyễn Thu Hà đã phát biểu với báo Thanh Niên rằng: "Chúng tôi sẽ nhắc nhau cảnh giác hết sức, để công việc của hội đồng được thận trọng hơn. Nhưng người nhận trách nhiệm sẽ là tôi, chứ không thể bắt chủ tịch hội đồng nhận trách nhiệm được. Thường thì Cục trưởng Cục Điện ảnh không có trách nhiệm xem toàn bộ phim cần duyệt. Nhưng tôi sẵn sàng nhận trách nhiệm của đơn vị quản lý nhà nước". [2] Cách nhận trách nhiệm duy nhất với vị Cục trưởng là viết đơn xin từ chức, còn với vị "chỉ có mấy giây" là xin xóa tên khỏi Hội đồng duyệt phim. Muốn giải quyết tận gốc vấn đề, kỷ luật hành chính những người sai phạm là chưa đủ. Khi "Thiếu trách nhiệm, để xảy ra hậu quả nghiêm trọng" thì phải xem xét dưới góc độ hình sự, điều này đã có trong luật. Liên quan đến vụ việc không chỉ các thành viên Hội đồng duyệt phim, lãnh đạo Cục Điện ảnh. Để lọt thông tin độc hại vào môi trường văn hóa hay để lọt những những con sâu độc vào đội ngũ cán bộ đều nguy hiểm cho an ninh quốc gia, điều này chẳng cần văn hóa cao siêu mà người nông dân chân đất cũng biết. Vì thế bài viết "Chỉ có những người vô trách nhiệm với đất nước mới phát hành phim cài cắm 'đường lưỡi bò' ở Việt Nam" [3] trên Vtc.vn vẫn còn là rất nhẹ./. Tài liệu tham khảo: [1] //www.nguoiduatin.vn/vai-giay-thoi-de-lot-phim-co-duong-luoi-bo-va-phat-ngon-phan-cam-cua-hoi-dong-kiem-duyet-a452686.html [2] //www.phunuonline.com.vn/van-hoa-giai-tri/hoi-dong-duyet-phim-quoc-gia-ngoai-tha-trong-chan-166971/ [3] //vtc.vn/chi-co-nhung-nguoi-vo-trach-nhiem-voi-dat-nuoc-moi-phat-hanh-phim-cai-cam-duong-luoi-bo-o-viet-nam-d504129.html Xuân Dương https://giaoduc.net.vn/goc-nhin/ca-dan-toc-dong-long-den-chiu-thua-ba-hong-ngat-post203424.gd | ||||||||||
Biển Đông : Việt Nam lên án Trung Quốc vi phạm chủ quyền tại hội nghị ASEAN Posted: 17 Oct 2019 10:00 AM PDT
Trong hội nghị cấp cao ASEAN – Trung Quốc về việc thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (SOM-DOC) lần thứ 18 tổ chức tại Đà Lạt hôm qua 15/10/2019, Việt Nam tố cáo Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, gây tác động tiêu cực cho an ninh khu vực. Tuổi Trẻ và VnExpress dẫn lời thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, nhấn mạnh « những diễn biến phức tạp »trên Biển Đông đã cho thấy sự cấp thiết cần có Bộ quy tắc ứng xử ASEAN-Trung Quốc (COC) để ngăn ngừa những hành động tương tự trong tương lai. Theo ông, các hành vi của Trung Quốc gây bất lợi cho cuộc đàm phán về COC. Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cũng khẳng định lập trường của Việt Nam về Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên. Tuyên bố trên được đưa ra trước các quan chức cấp cao của 9 nước ASEAN và Trung Quốc. Tuy không giữ vai trò chủ tọa (Trung Quốc và Philippines đồng chủ trì hội nghị), nhưng đoàn Việt Nam thẳng thừng tố cáo các hành vi đơn phương của Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Như vậy đã Hà Nội bắt đầu mạnh dạn hơn, sau khi phó thủ tướng Phạm Bình Minh trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 28/9 đã bày tỏ lo ngại về việc vi phạm chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông, nhưng không nêu đích danh Trung Quốc. Từ đầu tháng 7/2019, Bắc Kinh đã đưa tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8) cùng với các tàu hải cảnh xâm nhập bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam, hoàn toàn không phải là vùng tranh chấp. Nhóm tàu này vẫn liên tục hoạt động bất chấp các phản đối của Việt Nam. Trên thực địa hôm nay, theo trang Đại sự ký Biển Đông, tàu Hải Dương Địa Chất 8 đã vào cách đất liền Việt Nam chỉ có 70 hải lý, và khi một tàu cảnh sát biển Việt Nam ngăn chận, đã bị hai tàu hải cảnh Trung Quốc áp sát đe dọa. http://vi.rfi.fr/viet-nam/20191016-bien-dong-viet-nam-len-an-trung-quoc-vi-pham-chu-quyen-tai-hoi-nghi-asean | ||||||||||
Không thể tin ấn phẩm có "đường lưỡi bò" xuất hiện tại hội chợ du lịch quốc tế Posted: 17 Oct 2019 10:00 AM PDT (Dân trí) - Vừa qua, Sở Du lịch TPHCM đã báo cáo lên UBND TPHCM thông tin phát hiện ấn phẩm quảng bá du lịch Trung Quốc có hình "đường lưỡi bò" xuất hiện tại Hội chợ du lịch quốc tế TPHCM 2019 (ITE HCMC 2019) diễn ra tại TPHCM vào tháng 9/2019.
Cụ thể trong thời gian diễn ra hội chợ du lịch, ban tổ chức phát hiện ở gian hàng Thượng Hải (Trung Quốc) có doanh nghiệp mang theo ấn phẩm quảng bá du lịch Trung Quốc in bản đồ hình "đường lưỡi bò". "Công ty du lịch dùng tờ rơi này để phát cho khách hàng tham dự hội chợ. Tuy nhiên khi họ vừa phát thì bị cơ quan an ninh, Thanh tra Sở Du lịch có mặt ở hội chợ phát hiện, nhắc nhở và tịch thu", nguồn tin cho biết. Nếu như cho rằng các doanh nghiệp du lịch đến từ Trung Quốc "không biết" về thông tin đường lưỡi bò chưa được chính phủ Việt Nam và quốc tế công nhận thì cần đẩy mạnh công tác truyền thông vì đây là vấn đề nhạy cảm, liên quan đến chủ quyền biển đảo hợp pháp của Việt Nam, một nhiệm vụ chính trị thiêng liêng để quốc tế hiểu rằng Việt Nam luôn giải quyết vấn đề bằng phương pháp đối thoại hòa bình. Nếu như phía doanh nghiệp lữ hành Trung Quốc tự ý qua mặt bộ phận kiểm duyệt thiết kế gian hàng, nội dung ấn phẩm trưng bày thì đây là hành vi cố tình, không tôn trọng quốc gia tổ chức sự kiện. ITE HCMC 2019 diễn ra từ ngày 5 – 7/9 tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn (799 Nguyễn Văn Linh, Q.7). Đây là sự kiện du lịch thường niên của ngành du lịch TPHCM.
Trong các sự kiện, công tác kiểm duyệt nội dung quảng bá, trưng bày là điều hết quan trọng. Ngành du lịch cần rút kinh nghiệm và có những biện pháp xử lý mạnh tay với những hành vi cố tình. Trong diễn biến liên quan đến chủ quyền biển đảo, cụ thể, có một cuộc thi trưng bày các tác phẩm về trái cây (chúng tôi không tiện nêu tên) thì các bản đồ Việt Nam đều rất mờ chi tiết quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thậm chí có tác phẩm không có hai chi tiết này. Khi phát hiện, Phóng viên Dân trí đã thông báo ngay cho BTC và đã được xử lý, khắc phục tại chỗ. Có ý kiến cho rằng các tác phẩm bản đồ Việt Nam đứng độc lập thì khó có thể gắn thêm hai chi tiết Hoàng Sa và Trường Sa. Phóng viên đã chưng ra hình ảnh bản đồ Việt Nam đặt tại CVVH Đầm Sen đứng độc lập, không chung bố bục với tác phẩm khác có hai quần đảo được thể hiện rất rõ thì các quan điểm trên không còn "phản biện".
Và còn rất nhiều điểm đến khác thể hiện rõ quan điểm chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên khắp lãnh thổ Việt Nam một cách rất chỉn chu, chuẩn xác với nhiều chứng cứ lịch sử. Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc. Phạm Nguyễn https://dulich.dantri.com.vn/du-lich/khong-the-tin-an-pham-co-duong-luoi-bo-xuat-hien-tai-hoi-cho-du-lich-quoc-te-20191016140728182.htm | ||||||||||
‘Vài giây lưỡi bò’: Lượng không thể biện minh cho Chất Posted: 17 Oct 2019 10:00 AM PDT Lê Học Lãnh Vân:"Đúng ra, phim đó không được duyệt chiếu. Không thể biện minh là sơ sót. Nếu còn nghĩ tới đất nước, người ta không thể sơ sót như vậy. Vì, như một bản năng, tất cả những gì xuất phát từ Trung Quốc, lúc này, phải được soi rất kỹ. Nhất là khi trước đây đã có phim Điệp Vụ Biển Đỏ gây xôn xao. Sự việc đã xảy ra. Nếu còn nghĩ tới đất nước, người ta phải thấy mình có lỗi lớn, phải xin lỗi dân chúng, phải từ chức vì lỗi lầm đó. Không hề, người có trách nhiệm biện minh: "Đường Lưỡi Bò bị cái cắm trong phim có mấy giây thôi, và mọi người cứ làm quá lên"." Triết học có cặp phạm trù Lượng và Chất. Quy luật Lượng và Chất là một quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, cho rằng "Những thay đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ nhất định, sẽ chuyển hóa thành những sự khác nhau về chất" (Friedrich Engels). Trong khi không hề phủ nhận quy luật trên, các bài học trong lĩnh vực Quản Lý lại cho rằng Lượng và Chất, trong một số trường hợp, cần được tách bạch, và thậm chí, phải tách bạch Tuyệt Đối. Đó là những trường hợp liên quan tới Giá Trị Cốt Lõi, tới Đạo Đức Cốt Lõi. Thí dụ, nếu Giá Trị Cốt Lõi của một quốc gia là Liêm Chính thì người công chức tham nhũng hay ăn hối lộ, dù chỉ một con số nhỏ cũng phải được cho nghỉ việc. Tham nhũng vài ngàn tỉ với vài trăm triệu đều phải chịu kỷ luật nghiêm khắc, phải sa thải, bởi vì Bản Chất của vi phạm là như nhau, cho dù số lượng có khác nhau thì Bản Chất vẫn là ĂN CẮP của công. Trong những trường hợp như thế, không thể lấy Lượng để biện minh cho Chất! Một Giá Trị Cốt Lõi rất quan trọng của Dân Tộc Việt qua nghìn năm là Giữ Gìn Bờ Cõi, Chống Xâm Lăng. Người Việt quan tâm tới vận mệnh đất nước đều biết trong ngàn năm độc lập của Tổ Quốc, Trung Quốc đã trên 10 lần tiến công quân sự vào lãnh thổ Việt Nam. Nếu họ thắng, họ chiếm đất đai Việt Nam, hủy diệt văn hóa, đàn áp và áp dụng chính sách đồng hóa tàn độc như đã từng xảy ra trong thời gian Minh thuộc cách đây sáu trăm năm. Từ gần thế kỷ nay, Trung Quốc liên tục bộc lộ mưu đồ làm suy yếu Việt Nam, và từ cách nay trên 40 năm, khi thực lực Việt Nam đã hao mòn, Trung Quốc đem quân tiến đánh chiếm từng phần lãnh thổ, lại là những phần lãnh thổ rất trọng yếu. Càng gần đây, áp lực Trung Quốc càng nặng nề, và những ngày này họ đang ngang nhiên xâm phạm lãnh thổ. CÁI LƯỠI BÒ gian manh đang liếm vào cơ thể dân tộc. Lòng dân đau xót và uất hận! Trong hoàn cảnh đó, lẽ ra các hoạt động của quốc gia phải hết sức đề cao cảnh giác với những gì có tên Trung Quốc, xuất phát từ Trung Quốc… Không hề có sự cảnh giác đó: bộ phim Người Tuyết Bé Nhỏ, trong đó Đường Lưỡi Bò xâm phạm lãnh hải Việt Nam được công khai xuất hiện, đã được duyệt chiếu trên đất nước đang khốn khó vì chính đường lưỡi bò đó! Đúng ra, phim đó không được duyệt chiếu. Không thể biện minh là sơ sót. Nếu còn nghĩ tới đất nước, người ta không thể sơ sót như vậy. Vì, như một bản năng, tất cả những gì xuất phát từ Trung Quốc, lúc này, phải được soi rất kỹ. Nhất là khi trước đây đã có phim Điệp Vụ Biển Đỏ gây xôn xao. Sự việc đã xảy ra. Nếu còn nghĩ tới đất nước, người ta phải thấy mình có lỗi lớn, phải xin lỗi dân chúng, phải từ chức vì lỗi lầm đó. Không hề, người có trách nhiệm biện minh: "Đường Lưỡi Bò bị cái cắm trong phim có mấy giây thôi, và mọi người cứ làm quá lên". Rõ ràng, ở đây không phải là vấn đề mấy giây hay mấy phút. Vấn đề là "mấy giây" đó đã vi phạm thô bạo Giá Trị Cốt Lõi của Dân Tộc, đã phá vỡ truyền thống Giữ Gìn Bờ Cõi của Dân Tộc! Một Giá Trị Cốt Lõi của một Dân Tộc là giá trị tinh thần, truyền thống được Dân Tộc tôn trọng, hun đúc bền bỉ với thời gian và đã trở thành Bản Sắc Dân Tộc. Tư tưởng và hành vi đi ngược lại với Giá Trị Đạo Đức Cốt Lõi này thường được ông cha xem là "bội thiên nghịch đạo". Trở lại với hai Giá Trị Cốt Lõi của Dân Tộc là Liêm Chính và Chống Xâm Lăng, các bài học Quản Trị dạy rằng: 1) Hành vi đi ngược lại với đạo đức truyền thống đạo đức và bản sắc của Dân Tộc cần bị kỷ luật nghiêm khắc và nêu lên rộng rãi trong công chúng để làm gương. 2) Giá Trị Cốt Lõi không chỉ là trách nhiệm của người quyết định hành vi. Bảo vệ Giá Trị Cốt Lõi là từ cấp cao. Trong sự việc duyệt phim này trách nhiệm không chỉ nằm mức người duyệt, mà ở cả mức cao hơn. Duyệt chỉ là một hành động cụ thể, còn Giá Trị Cốt Lõi thì bao trùm cả tập thể! 3) Nếu tổ chức không loại bỏ những người có trách nhiệm và sửa đổi lại cung cách làm việc cùng nền tảng đạo đức của tổ chức, tổ chức đã dung dưỡng cho việc làm đi ngược đạo đức truyền thống. Lúc đó, suy thoái đạo đức và mất đi bản sắc không còn xa nữa. Bản sắc đã mất, dân tộc cũng không còn! Bài viết không suy đoán ý đồ của người chịu trách nhiệm, chỉ nói về hậu quả của hành vi. Với cách người có trách nhiệm cư xử với Giá Trị Cốt Lõi như thế này, chúng ta có nên sợ chăng một ngày kia có thể thấy xuất hiện trên màn ảnh đạo quân "nước lạ" từ Biển Đông đổ bộ lên đất liền chiếm đóng Việt Nam? Lê Học Lãnh Vân https://motthegioi.vn/chuyen-hom-nay-c-155/vai-giay-luoi-bo-luong-khong-the-bien-minh-cho-chat-123470.html | ||||||||||
Posted: 17 Oct 2019 02:36 AM PDT Nguyễn Đình Cống: "Trong tình hình đất nước đang bị Trung cộng uy hiếp, cả hai bên Quan và Dân đều kêu gọi " Chúng ta hãy đoàn kết", nhưng mỗi bên hiểu chúng ta theo một cách khác nhau. Bên Quan kêu gọi Dân đoàn kết với họ trên cơ sở tôn trọng đại cục và 16 chữ vàng, bên Dân kêu gọi đoàn kết để chống xâm lược. Như thế hai bên không thể đoàn kết với nhau, không thể kêu gọi chúng ta cùng đoàn kết một cách chung chung." Khi đề cập đến tình hình đất nước ( làm được gì, cần làm gi v.v…) thường gặp cụm từ "nhân dân ta", hoặc "chúng ta". Thí dụ 2 câu sau trong bài "Thời cơ vàng đã đến" của Vũ Duy Phú : "Tại sao Nhân dân ta đã giành bao thắng lợi trong công việc đấu tranh GIÀNH ĐỘC LẬP, TỰ DO cho Đất nước, nhưng lại bỏ lỡ bao cơ hội để xây dựng Đất nước tiến lên Văn minh, hiện đại ?....Chúng ta cần từ bỏ ĐỘC QUYỀN ĐẢNG TRỊ" Hoặc ;" Chúng ta hãy làm cho cả nước là một chiến tuyến thống nhất bảo vệ Tổ Quốc!" ("Hãy làm cho cả nước dốc lòng xây dựng đất nước sớm giầu mạnh", bài của Nguyễn Trung). " Hiện nay chúng ta đang thiếu 2 thứ , một là minh triết, hai là kế hoạch( Chúng ta có thể giữ được Biển Đông một cách hòa bình- bài của Nguyễn Trường Giang) |
You are subscribed to email updates from Dân quyền. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét