“15 ngày truy lùng và cuộc vây ráp nổ súng tiêu diệt Tuấn 'khỉ'” plus 14 more |
- 15 ngày truy lùng và cuộc vây ráp nổ súng tiêu diệt Tuấn 'khỉ'
- Covid-19: ‘Phải an toàn, an tâm mới đi học trở lại’
- Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ TƯ kiểm tra sức khoẻ nhân sự quy hoạch TƯ
- Cuộc sống ở tâm dịch Sơn Lôi qua lời kể những người trong cuộc
- Iran doạ tấn công Mỹ, Israel vì sơ suất nhỏ
- Ô tô nhập khẩu số lượng lớn sắp tràn vào, giá tiếp tục giảm
- WHO khuyến cáo 3 việc quan trọng khi đi chợ, nấu ăn để tránh COVID-19
- 'Đám cưới vàng' sau 50 năm kết hôn của người phụ nữ từng mắc ung thư
- Tiêu diệt Tuấn khỉ, thu súng AK có 9 viên đạn
- Những người thầy thầm lặng tại nơi tâm dịch Vĩnh Phúc
- Gà cứ phải ăn tươi, buôn bán thì bằng bu... dịch dễ bùng phát
- Mạo danh quyền Cục trưởng Bộ Công an trước mặt giám đốc công an tỉnh
- Căn bệnh lupus ban đỏ khiến diễn viên Phương Trang tử vong nguy hiểm như thế nào?
- Tin chứng khoán ngày 14/2: Tỷ phú Phạm Nhật Vượng mở kho hàng lớn, bán buôn thu tiền to tỷ USD
- Có 400 triệu, vợ chồng muốn sở hữu nhà đất Hà Nội
15 ngày truy lùng và cuộc vây ráp nổ súng tiêu diệt Tuấn 'khỉ' Posted: 13 Feb 2020 04:58 PM PST Vụ nổ súng tiêu diệt nghi phạm đặc biệt nguy hiểm Tuấn 'khỉ' vào khuya 13/2 là trong tình thế đối tượng chống trả đến cùng. 3 vụ cướp, 5 người chết và 15 ngày trốn chạy Đến nay, Công an đủ cơ sở kết luận nghi phạm Lê Quốc Tuấn (tự Tuấn "khỉ", SN 1987, ngụ huyện Củ Chi) đã gây ra 3 vụ cướp bằng súng khiến 5 người chết xảy ra trong khoảng thời gian 10 tiếng, tính từ chiều mùng 5 Tết (tức ngày 29/1) đến rạng sáng mùng 6 Tết (30/1). Cuộc truy lùng và tiêu diệt Tuấn "khỉ" được cho là mất khá nhiều thời gian, nhân lực của lực lượng Công an trong số các vụ án hình sự xảy gần đây trên địa bàn TP.HCM. Bộ Công an đã cử Thứ trưởng vào tận hiện trường chỉ đạo và huy động công an nhiều tỉnh Đông Nam bộ cùng tham gia.
Tại thời điểm gây án, Tuấn "khỉ" là Thượng úy Công an, công tác tại đội Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Công an Q.11. Công an xác định, 14h30 chiều mùng 5 Tết, từ mâu thuẫn khi chơi cờ bạc tại trường gà ở đường 121, ấp 5, xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, Tuấn "khỉ" đi cùng em họ, là Lê Quốc Minh đến hiện trường. Tuấn đã xả súng AK vào đám đông khiến 4 người chết và 1 người bị thương rồi cướp xe SH tẩu thoát. Đáng nói, trong cốp xe SH của Tuấn cướp được của nạn nhân Lê Tấn Long (SN 1974) có 1 tỷ đồng.
Sau 30 phút gây ra vụ xả súng ở sòng bạc, Tuấn "khỉ" thực hiện tiếp 1 vụ cướp khác tại đường Dương Thị Phua, ấp Thạnh, xã Trung An. Tuấn dí súng AK vào 2 người để cướp xe Nouvo của bà Võ Thị Bích V (SN 1983) rồi để lại hiện trường xe SH và 11 triệu đồng. Chưa dừng lại, 0h30 rạng sáng mùng 6 Tết, Tuấn "khỉ" lại chặn hàng loạt xe qua lại trên Tỉnh lộ 15, ấp Phú Thuận, xã Phú Hoà Đông để cướp. Lần này, Tuấn đã xả súng giết hại ông V.C.T (SN 1980, ngụ Q,Thủ Đức) để cướp xe gắn máy hiệu Wave.
Ngay sau khi vụ án xả súng xảy ra, Công an TP.HCM đã huy động lực lượng tham gia truy bắt và xác định lai lịch của kẻ gây án - Tuấn "khỉ", đang là Thượng úy Công an. Tối mùng 6 Tết, Công an TP phát lệnh truy nã đặc biệt với Tuấn "khỉ" về 3 tội danh giết người, cướp tài sản, tàng trữ và sử dụng trái phép vũ khí quân dụng. Tuấn "khỉ" bị tiêu diệt như thế nào? Đến nay không ai ngờ, khi lực lượng Công an tổ chức truy lùng trên diện rộng với nhiều lực lượng, vòng vây khép chặt nhưng Tuấn "khỉ" lại ẩn náu tinh vi ngay tại khu vực huyện Củ Chi, cách hiện trường gây án chỉ 10km.
Nhiều ngày sau đó, Công an lùng sục gắt gao nhưng không thấy dấu vết nghi phạm Lê Quốc Tuấn. Bộ Công an có lệnh, lực lượng truy bắt có thể tiêu diệt, nếu Tuấn "khỉ" manh động, chống đối. Công an các tỉnh như: Bình Dương, Tây Ninh, Long An 'vào cuộc' với tinh thần cảnh giác cao độ, thậm chí in tờ rơi có hình Tuấn "khỉ" để người dân dễ dàng nhận diện, tố giác... Chưa khoanh vùng được Tuấn "khỉ", lực lượng Công an rút dần ở Củ Chi, để lại một số ít lực lượng địa phương. Tuy nhiên, phương án truy bắt Tuấn "khỉ" lúc này được tổ chức quy mô, âm thầm hơn. Rất nhiều tổ công tác của Công an TP bí mật lên đường lần theo các mối quan hệ, dấu vết dù nhỏ nhất của Tuấn "khỉ".
Trọng điểm cuộc truy lùng vẫn là Củ Chi nhưng ém quân bí mật, vì gia đình, vợ con Tuấn vẫn sống ở đây. Tuấn "khỉ" lại là con trai duy nhất trong gia đình. Nhưng kể từ khi gây án và trốn chạy, đối tượng chưa 1 lần bắt liên lạc với người thân, như tâm lý thường thấy của các loại tội phạm. Sau 15 ngày truy lùng gắt gao, tưởng chừng Tuấn "khỉ" bốc hơi ngoạn mục. Khuya 13/2, một nguồn tin cho hay Tuấn "khỉ" xuất hiện tại 1 căn nhà ở xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, giáp ranh với huyện Hóc Môn. Lập tức hàng chục cảnh sát đặc nhiệm được điều động, bí mật áp sát ở cự ly gần.
Trong đêm, bất ngờ tiếng súng vang lên từ trong căn nhà. Tiếp sau đó 1 loạt đạn bắn trả. Tuấn 'khỉ' trúng đạn, tử vong tại chỗ lúc 22h50. Tại hiện trường, Công an thu giữ khẩu súng AK - vũ khí mà nghi can này dùng để chống trả đến cùng. Khám nghiệm ban đầu xác định, Tuấn "khỉ" có nổ một phát súng chống trả; ngoài ra khoảng cách mà cảnh sát bắn hạ Tuấn "khỉ" ở cự ly rất gần, chỉ vài mét. Ngay khi tiêu diệt Tuấn "khỉ", Công an đã tạm giữ một số người để làm rõ về việc có hay không hành vi che giấu tội phạm. Hiện Công an đang mở rộng điều tra, làm rõ vai trò của đối tượng Lê Quốc Minh, Phạm Thanh Tâm và một số người khác có liên quan đến hành vi phạm tội của Tuấn "khỉ". Tiêu diệt Tuấn 'khỉ' - kẻ bắn chết 5 người ở Củ ChiCảnh sát nổ súng tiêu diệt Lê Quốc Tuấn (tự Tuấn "khỉ") nghi can nổ súng bắt chết 5 người gây rúng động. Phước An | ||||||||||||||||||||
Covid-19: ‘Phải an toàn, an tâm mới đi học trở lại’ Posted: 13 Feb 2020 06:38 PM PST Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh điều này trại cuộc họp trực tuyến toàn quốc của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm phổi cấp do virus Covid-19 gây ra với các địa phương sáng nay.
Tại cuộc họp, cho ý kiến về việc học sinh đi học trở lại, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết: "Ngày 11/2, tôi đã yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương có hướng dẫn thật chi tiết, dễ hiểu để các cấp, nhà trường, giáo viên, học sinh, phụ huynh thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh khi đi học trở lại". Nhấn mạnh "tinh thần là phải an toàn, an tâm mới đi học trở lại", Phó Thủ tướng yêu cầu trước hết, nhất thiết chính quyền, nhà trường phải thực hiện đầy đủ các giải pháp để đảm bảo trường học, lớp học thật sự an toàn. Nhưng như vậy cũng chưa đủ mà còn phải hướng dẫn, tuyên truyền để phụ huynh, học sinh an tâm. Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, chưa làm được cho phụ huynh và học sinh an tâm thì chưa cho học sinh đi học trở lại ngay. Còn khi các em đã đi học trở lại thì trường, lớp phải thực sự an toàn. "An toàn cả dưới giác độ chuyên môn lẫn trong suy nghĩ của học sinh, của phụ huynh học sinh. An toàn và an tâm. Không nên cho đi học trở lại mà học sinh vẫn lo sợ bị lây nhiễm ở trường, vẫn phải đeo khẩu trang trong lớp học", Phó Thủ tướng nói. Phó Thủ tướng cho rằng việc cho học sinh nghỉ học tiếp chắc chắn có gây xáo trộn, trở ngại cho ngành giáo dục và cả công việc, sinh hoạt của phụ huynh, của xã hội. Tuy nhiên, những điều đó không thể so sánh được với sức khỏe, sự an tâm, tin tưởng của nhân dân. Bởi những việc liên quan tới đông đảo người dân thì ngoài những yếu tố mang tính chuyên môn cũng phải đặc biệt lưu ý tới sự đồng thuận của nhân dân. Vì thế, cần cân nhắc thật kỹ lưỡng. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: "Dù thế nào thì cũng phải tiếp tục thực hiện thật tốt công tác phòng chống dịch, công tác đảm bảo an toàn trong trường học và đặc biệt là phải tăng cường hướng dẫn, tuyên truyền để nhân dân hiểu đúng, đồng thuận và tích cực tham gia thực hiện các biện pháp chống dịch nói chung và việc trở lại trường của học sinh nói riêng. Cuộc sống ở điểm cách ly Sơn Lôi qua lời kể người trong cuộcPhải gác lại việc buôn bán, những khó khăn sẽ rất nhiều ở phía trước nhưng chúng tôi đồng hành cùng nhà nước để dập dịch càng sớm thì cuộc sống cũng sẽ sớm ổn định trở lại, anh Sơn lạc quan nói. Theo VGP | ||||||||||||||||||||
Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ TƯ kiểm tra sức khoẻ nhân sự quy hoạch TƯ Posted: 13 Feb 2020 03:00 PM PST Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ TƯ kiểm tra sức khoẻ cán bộ quy hoạch cấp chiến lược; thực hiện khám, kiểm tra sức khoẻ, kết luận, phân loại sức khoẻ nhân sự quy hoạch BCH TƯ. Trường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng vừa ký quyết định quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ TƯ. Kiểm tra sức khoẻ cán bộ quy hoạch cấp chiến lược Theo đó, Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ TƯ là cơ quan có chức năng tham mưu, giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư thường xuyên theo dõi, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cán bộ theo phân cấp. Đồng thời, là cơ quan chủ trì điều phối hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ cấp cao theo quy định của Ban Bí thư.
Ban được giao 9 nhiệm vụ cụ thể. Trong đó, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các cơ quan chức năng trong việc tổ chức thực hiện công tác tư vấn, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, phòng bệnh và nâng cao sức khoẻ cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản. Đồng thời lập và quản lý hồ sơ sức khoẻ, theo dõi, kiểm tra sức khoẻ định kỳ, phát hiện bệnh sớm; kiểm tra sức khoẻ cán bộ quy hoạch cấp chiến lược; tổ chức khám, điều trị bệnh, nhất là điều trị tích cực bệnh lý; phục hồi chức năng, điều dưỡng kết hợp với điều trị bệnh lý và thực hiện chính sách bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Ban cũng là đơn vị chủ trì tổ chức thực hiện khám, kiểm tra sức khoẻ, kết luận, phân loại sức khoẻ định kỳ; trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý và nhân sự quy hoạch BCH TƯ. Ngoài ra, Ban còn là đầu mối thống nhất quản lý công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ, thông tin sức khoẻ, hồ sơ sức khoẻ của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thực hiện việc khám và điều trị bệnh ở các cơ sở khám, chữa bệnh trong nước và ngoài nước. Trên cơ sở kết luận của Hội đồng chuyên môn về tình trạng sức khoẻ cán bộ, về chẩn đoán và phác đồ điều trị bệnh lý, Ban chỉ đạo tổ chức tập trung các nguồn lực kỹ thuật cao để điều trị bệnh đối với cán bộ thuộc diện quản lý tại các cơ sở trong nước; báo cáo, trình Ban Bí thư hoặc Thường trực Ban Bí thư quyết định gửi đi nước ngoài khám, chữa bệnh khi cần thiết. Ban chủ trì lập kế hoạch điều dưỡng kết hợp với điều trị bệnh lý để cán bộ cấp cao bị mắc các bệnh mãn tính, bệnh hiểm nghèo thực hiện. Ban còn có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan huy động mọi nguồn lực để thực hiện tình huống cấp cứu cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước; có phương án bảo đảm y tế đối với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch QH khi đi công tác trong và ngoài nước. Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ TƯ chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo các bệnh viện, các cơ quan, đơn vị có liên quan và huy động các chuyên gia đầu ngành khi cần thiết trong việc thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cán bộ cấp cao… 1 trưởng ban và 3 phó ban Về Tổ chức bộ máy, Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ TƯ có Trưởng ban và 3 phó trưởng ban. Trong đó 1 phó trưởng ban chuyên trách là bác sĩ giúp Trưởng ban trực tiếp điều hành công việc hằng ngày của Ban; 1 phó trưởng ban kiêm nhiệm là Phó Trưởng Ban Tổ chức TƯ phụ trách chính sách cán bộ; 1 phó trưởng ban kiêm nhiệm là lãnh đạo Bộ Y tế. Ngoài ra, Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ TƯ còn có các uỷ viên là đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành TƯ: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Văn phòng TƯ Đảng, Ban Đối ngoại TƯ, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng QH, BHXH Việt Nam. Ngoài ra còn có các ủy viên là Giám đốc các Bệnh viện TƯ Quân đội 108, Hữu Nghị, Thống Nhất; Cục trưởng Cục Quản trị A, Văn phòng TƯ Đảng; Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế; Cục trưởng Cục Quân y, Bộ Quốc phòng. Trong đó, ban sẽ có từ 2 đến 3 uỷ viên chuyên trách. Hiện nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến được Bộ Chính trị phân công giữ chức vụ Trưởng Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ TƯ từ ngày 5/7/2019 cho đến nay. Quyết định này thay thế quyết định số 242 ngày 15/4/2014 của Ban Bí thư khoá 11. Thu Hằng Quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhiệm kỳ mới trong năm 2020Trong năm 2020, tiếp tục hoàn thiện quy hoạch BCH TƯ, tiến hành quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cấp ủy các cấp nhiệm kỳ 2020-2025. | ||||||||||||||||||||
Cuộc sống ở tâm dịch Sơn Lôi qua lời kể những người trong cuộc Posted: 13 Feb 2020 02:30 PM PST Phải gác lại việc buôn bán, những khó khăn sẽ rất nhiều ở phía trước nhưng chúng tôi đồng hành cùng nhà nước để dập dịch càng sớm thì cuộc sống cũng sẽ sớm ổn định trở lại, anh Sơn lạc quan nói. Là xã có nhiều trường hợp dương tính với virus corona (covid-19), cuộc sống của người dân Sơn Lôi (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) không tránh khỏi những xáo trộn... Tìm về Sơn Lôi những ngày dịch bệnh do virus corona (covid -19) đang diễn biến khó lường, các con đường vào xã vắng lặng, hắt hiu trong cơn mưa rả rích. Nhiều băng rôn tuyên truyền người dân về dấu hiệu nhiễm virus covid-19 phải đến các cơ sở y tế thăm khám. Dọc con đường làng, những vệt vôi bột được chính quyền và người dân chủ động khử trùng xung quanh nơi ở. Chính quyền khuyến cáo người dân toàn xã hạn chế tiếp xúc trực tiếp trong thời gian dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.
Trưởng thôn Nhân Nghĩa (xã Sơn Lôi) Lê Văn Hiếu chia sẻ, xã là trọng điểm vùng dịch thế nên cuộc sống, sinh hoạt của nhân dân có xáo trộn từ việc đi lại, mua bán đều bị thay đổi để cùng chính quyền chung tay chống dịch. "Thú thật, vì địa phương có dịch nên người dân chúng tôi cũng thiệt thòi. Nhiều người ngần ngại khi biết chúng tôi sinh sống ở đây", Trưởng thôn Nhân Nghĩa trầm ngâm.
Bên sạp quán mới được yêu cầu đóng cửa trong thời gian dập dịch, chị Nguyễn Thị Thanh (xã Sơn Lôi) chia sẻ, biện pháp này ảnh hưởng tới việc mưu sinh của gia đình. Anh Lê Văn Sơn, chủ quán cơm ngồi trầm ngâm bên dãy hàng vắng tanh cho biết, quán cơm tuy nhỏ nhưng là nguồn thu giúp vợ chồng anh chăm lo cho 5 người trong nhà. "Giờ chúng tôi phải gác lại việc buôn bán cùng chính quyền dập dịch. Tất nhiên những khó khăn sẽ rất nhiều ở phía trước nhưng mình đồng hành cùng Nhà nước để dập dịch càng sớm thì cuộc sống cũng sẽ sớm ổn định trở lại", anh Sơn nói. Khó khăn là vậy, nhưng nhìn vào ánh mắt và những trải lòng của người dân Sơn Lôi không khó để nhận ra sự đồng lòng của người dân trong các nỗ lực của chính quyền trong việc triển khai các biện pháp chống dịch lây lan. "Có dịch thì ai mà vui cho được nhưng muốn thắng dịch tinh thần phải vững và tin tưởng vào chính quyền", anh Lê Văn Hà (người dân trong xã) lạc quan khi PV hỏi về tâm trạng của những người trong vùng dịch. Theo anh Hà, dịch bệnh xảy đến là điều không ai mong muốn nhưng thay vì buồn bã hay né tránh thì anh động viên người thân, xóm giềng phải lạc quan chống dịch. Còn với bà Nguyễn Thị Tâm, lời nhắn nhủ mà bà ấp ủ lâu nay là muốn cộng đồng sát cánh, chung tay với Sơn Lôi, với Vĩnh Phúc vượt qua những khó khăn này.
Chính quyền luôn sát cánh với người dân Chủ tịch UBND huyện Bình Xuyên Nguyễn Minh Trung chia sẻ với VietNamNet, thực hiện chỉ đạo của cấp trên trong công tác chống dịch, các cán bộ từng ngày, từng giờ đến gần với dân để động viên người dân cố gắng. "Bên cạnh những hỗ trợ về vật chất, chúng tôi chú trọng ổn định tinh thần người dân. Khi tâm lý nhân dân vững vàng thì công việc sẽ thuận lợi", ông Trung nói. Liên quan đến công tác chống dịch, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan cho biết, Vĩnh Phúc đang thực hiện áp dụng các biện pháp khẩn cấp về phòng chống dịch. Các cơ sở khám, chữa bệnh trên tỉnh thực hiện việc tiếp nhận, cách ly, theo dõi, điều trị theo hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Y tế. Ngoài ra, tỉnh đã thành lập Bệnh viện dã chiến, khu cách ly tập trung, khoanh vùng các khu vực có dịch bệnh để hạn chế tối đa sự lây lan của dịch bệnh. Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc mong muốn người dân có trách nhiệm trong thực hiện việc phòng chống để việc kiểm soát dịch bệnh đạt hiệu quả tốt nhất.
"Quan điểm của tỉnh, sức khỏe của người dân là quan trọng nhất. Vì sự an toàn của người dân, Vĩnh Phúc sẽ sử dụng những biện pháp đồng bộ để nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh", bà Lan khẳng định. Trong các nỗ lực của Vĩnh Phúc, hôm qua tỉnh đã khoanh vùng, cách ly khu vực có dịch bệnh tại xã Sơn Lôi. Trong thời gian khoanh vùng, tỉnh hỗ trợ 40 nghìn đồng/người/ngày; 60 nghìn đồng/người/ngày với các trường hợp đang được cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung. Bên cạnh đó, trong các nỗ lực dập dịch tỉnh phối hợp với Bộ Y tế tập huấn hơn 100 bác sỹ tăng cường xuống khu vực có dịch bệnh tại huyện Bình Xuyên.
Quảng Ninh từ chối cho tàu Aida Vita chở hơn 1.000 khách cập cảngTàu Aida Vita (quốc tịch Italy) chở hơn 1.000 khách dự kiến cập cảng tại TP Hạ Long hôm nay nhưng bị Quảng Ninh từ chối. Nhị Tiến - An Phương - Thành Nam | ||||||||||||||||||||
Iran doạ tấn công Mỹ, Israel vì sơ suất nhỏ Posted: 13 Feb 2020 06:57 PM PST Iran sẵn sàng tấn công Mỹ và Israel nếu hai nước này cho Iran bất kỳ một lý do nào để làm như vậy, người đứng đầu lực lượng Vệ binh cách mạng tinh nhuệ của nước này cho biết.
Theo Reuters, tuyên bố trên được đưa ra vào thời điểm tròn 40 ngày kể từ khi tướng Qassem Soleimani, chỉ huy lực lượng Quds (một nhánh của Vệ binh cách mạng, chịu trách nhiệm về các chiến dịch bên ngoài Iran) bị máy bay không người lái của Mỹ tiêu diệt tại Baghdad ngày 3/1 cùng với một chỉ huy dân quân Iraq là Abu Madhi al-Muhandis. Tuần trước, lãnh tụ tối cao Iran là Ayatollah Ali Khamenei tuyên bố, Iran sẽ hỗ trợ các nhóm vũ trang Palestine hết khả năng và thúc giục người Palestine chống lại kế hoạch hoà bình Israel-Palestine mà Mỹ đưa ra. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố một kế hoạch với các điều kiện chặt chẽ nhằm thiết lập nhà nước Palestine, song cho phép Israel kiểm soát các khu định cư Do Thái ở khu vực chiếm đóng Bờ Tây. Lãnh đạo Palestine đã từ chối kế hoạch này vì nó thiên vị Israel. Hoài Linh | ||||||||||||||||||||
Ô tô nhập khẩu số lượng lớn sắp tràn vào, giá tiếp tục giảm Posted: 13 Feb 2020 12:00 PM PST Bỏ kiểm tra theo lô, ô tô nhập khẩu sắp tràn vào Việt Nam, thị trường cạnh tranh mạnh mẽ giữa xe nhập và xe trong nước, giá xe dự báo tiếp tục giảm. Thông thoáng xe nhập Ngày 5/2, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 17/2020/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung một số điều tại các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh, thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương. Văn bản này sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 116/2017 NĐ-CP, quy định điều kiện sản xuất lắp ráp nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô. Cụ thể, ô tô nhập khẩu nguyên chiếc chưa qua sử dụng sẽ được quản lý chất lượng theo phương thức sau: Nếu là xe nhập khẩu từ nước áp dụng phương thức chứng nhận theo kiểu loại thì cơ quan quản lý chất lượng đánh giá kiểu loại trên cơ sở kết quả kiểm tra, thử nghiệm về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với mẫu đại diện và kết quả đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng tại cơ sở sản xuất.
Đối với ô tô nhập khẩu, được sản xuất từ nước áp dụng phương thức quản lý tự chứng nhận, thì cơ quan quản lý chất lượng đánh giá kiểu loại trên cơ sở kết quả kiểm tra thử nghiệm về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với mẫu đại diện và thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường. Tần suất đánh giá kiểu loại tối đa là 36 tháng. Ngoài ra, bãi bỏ khoản 11, điều 3 tại Nghị định116, quy địnhvề Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại nhập khẩu. Theo quy định tại Nghị định 116, ô tô nhập khẩu chưa qua sử dụng phải được cơ quan quản lý chất lượng kiểm tra theo quy định đối với từng lô xe. Ngoài ra, DN nhập khẩu phải cung cấp Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô nhập khẩu do nhà chức trách nước ngoài cấp. Với những thay đổi trên, từ năm 2020, việc nhập khẩu ô tô nguyên chiếc chưa qua sử dụng sẽ trở nên thông thoáng hơn nhiều. Mỗi kiểu loại xe chỉ cần lấy mẫu để kiểm tra chất lượng, kết quả được chấp nhận cho tất cả các lô hàng nhập khẩu tiếp theo, trong vòng 36 tháng, nếu không có sự thay đổi về thông số kỹ thuật. Theo các DN, quy định mới sẽ giúp cho xe nhập khẩu về Việt Nam được thông quan trong vòng khoảng 7 ngày, so với 45 ngày hiện nay, và chi phí giảm một nửa. Còn với giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại, đến nay một số quốc gia vẫn không cấp cho DN, khiến xe không thể nhập về Việt Nam, nay được bãi bỏ thì việc nhập khẩu lại diễn ra bình thường. Xe "nội" đi về đâu? Năm 2019, ô tô nhập khẩu dù phải thực hiện kiểm tra theo lô, nhưng kim ngạch đã tăng mạnh, đạt 142.000 chiếc các loại, với tổng trị giá đạt 3,1 tỷ USD, tăng 71% về lượng và tăng 69,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Với thay đổi này, các nhận định cho thấy, năm 2020 nhập khẩu ô tô nguyên chiếc sẽ tiếp tục tăng cao hơn, gây sức ép lên xe sản xuất lắp ráp trong nước. Đặc biệt là các dòng xe nhập khẩu giá rẻ từ ASEAN về Việt Nam. Các DN sản xuất lắp ráp ô tô trong nước rất lo lắng về điều này. Ông Lê Ngọc Đức, Tổng giám đốc Công ty TC Motor, cho rằng, xe nhập năm 2019 đã tràn về nhiều, vẫn còn số lượng lớn chưa bán hết, hàng tồn đầy kho bãi. Nay chính sách sửa đổi, xe nhập khẩu càng có cơ hội tràn vào nhiều hơn. Trong khi đó, các ưu đãi dành cho xe sản xuất lắp ráp trong nước vẫn chưa thấy đâu, chắc chắn sẽ khiến các DN thêm khó khăn.
Một số DN ô tô FDI lo lắng, quy định kiểm tra theo lô là để bảo vệ cho ô tô sản xuất lắp ráp trong nước, nay sửa đổi kiểm tra theo mẫu thì xe nhập sẽ tràn vào, đe dọa xe trong nước. "Cho dù chúng tôi có cả xe nhập khẩu nguyên chiếc và xe lắp ráp trong nước, nhưng như vậy phần sản xuất lắp ráp có nguy cơ giảm sút", giám đốc một DN FDI thừa nhận. Các DN cho rằng, nếu đã bỏ hàng rào thủ tục hành chính với xe nhập khẩu thì cần nhanh chóng có các giải pháp hỗ trợ sản xuất lắp ráp ô tô trong nước. Việc miễn thuế tiêu thụ đặc biệt cho phần gia tăng trong nước được các DN ô tô rất mong chờ. Tuy nhiên, hai năm qua giải pháp này vẫn trên bản thảo. Nếu cứ chần chừ, xe trong nước sẽ khó cạnh tranh với xe nhập khẩu, sản lượng tiếp tục giảm. Năm 2019 xe sản xuất lắp ráp đã giảm tới 12% so với 2018. Theo ông Đức, mức giảm giá bán lẻ cho các sản phẩm sản xuất lắp ráp, dựa trên những ưu đãi hiện nay, tối đa chỉ từ 12-15%, trong khi ôtô nhập khẩu nguyên chiếc có thể giảm 23-25%. Các DN sản xuất lắp ráp đang phải gánh rất nhiều chi phí liên quan đến đầu tư, vận hành nhà máy, chi phí kho bãi,... để đáp ứng được khối lượng linh kiện nhập khẩu rất lớn, cũng như các chi phí để truyền thông, quảng bá, phân phối sản phẩm. Làm thương mại dễ dàng và an toàn hơn so với sản xuất có nhiều rủi ro, ông Đức nhận xét. Ngành công nghiệp ô tô phụ thuộc rất nhiều vào quy mô và sản lượng. Nếu không có sản lượng lớn thì khó phát triển. Cạnh tranh với xe nhập khẩu giờ thật sự căng thẳng. Việt Nam có thị trường ô tô tiềm năng tại khu vực Đông Nam Á, dự kiến sẽ đạt quy mô 1 triệu xe/năm sau năm 2025, do đó luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các DN ô tô. Thái Lan và Indonesia đang tăng cường chiếm lĩnh thị trường ô tô Việt Nam. Năm 2019, kim ngạch ô tô nhập khẩu từ Thái Lan và Indonesia chiếm khoảng 2 tỷ USD, dự kiến năm nay tiếp tục tăng. Không những thế, Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại tự do CPTPP và sắp tới là EVFTA. Thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc theo cam kết sẽ giảm dần về 0% sau 7-10 năm nữa. Tới năm 2030, thị trường ô tô Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn cho các trung tâm sản ô tô lớn trên thế giới bao gồm ASEAN, Nhật Bản, Mexico và EU. Thị trường ô tô Việt Nam phân khúc 9 chỗ ngồi trở xuống có mức tăng trưởng cao hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, xe nhập ngày càng chiếm lĩnh thị trường. Theo chuyên gia Nguyễn Minh Đồng, trước bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng và mở cửa thị trường, nếu không đẩy mạnh phát triển và đứng vững, sau 2025. ngành công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ khó tồn tại và thị trường sẽ bị thôn tính. Trần Thủy | ||||||||||||||||||||
WHO khuyến cáo 3 việc quan trọng khi đi chợ, nấu ăn để tránh COVID-19 Posted: 13 Feb 2020 02:28 PM PST - WHO khuyến cáo người dân hạn chế chạm vào các động vật ở chợ, khi nấu ăn cần thường xuyên rửa tay với xà phòng, thay thớt, dao cho từng loại thực phẩm. Sau hơn 1 tháng bùng phát, đến nay dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) đã khiến 1.363 người tử vong và hơn 60.000 ca mắc. Tại Việt Nam cũng đã ghi nhận 15 ca dương tính và đang cách ly 80 trường hợp nghi ngờ. Do đến nay còn nhiều thông tin chưa rõ về nguồn gốc, đặc điểm dịch tễ học của virus corna mới, trong khi người dân Trung Quốc và các nước Đông Nam Á vẫn giữ thói quen mua sắm tại các khu chợ ẩm ướt, chợ động vật hoặc chợ sản phẩm động vật nên Tổ chức Y tế thế giới ban hành khuyến cáo với người dân tại những khu vực này. Rửa tay thường xuyên khi đi chợ - Đảm bảo rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sau khi chạm tay trực tiếp vào động vật tươi sống hoặc các các sản phẩm làm từ thịt động vật. - Tránh chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng. - Tránh tiếp xúc với động vật bị bệnh hoặc các loại thịt động vật đã hư hỏng. - Tuyệt đối tránh tiếp xúc với các loài động vật hoang như chó mèo đi lạc, động vật gặm nhấm, chim, dơi... và không tiếp xúc với khu vực chứa rác, chất thải động vật ở chợ. Dùng dao, thớt riêng khi chế biến WHO khuyến cáo, người dân cần tuân thủ vệ sinh khi chế biến thức ăn, tuyệt đối không dùng chung dao, thớt chung giữa thực phẩm sống và chín - Dùng dao và thớt riêng cho thịt sống và thịt chín. - Rửa tay sau mỗi lần chạm vào thực phẩm sống và thực phẩm chín. - Không ăn thịt của những động vật chết vì bệnh, tránh tiêu thụ các sản phẩm động vật sống hoặc chưa nấu chín. - Tại những vùng đang có dịch, toàn bộ thực phẩm có nguồn gốc động vật phải được nấu chín kỹ và sơ chế đúng cách, tránh lây nhiễm chéo giữa thực phẩm chín và sống. Bán hàng phải đeo khẩu trang, găng tay - Đeo khẩu trang, găng tay, tạp dề khi buôn bán các sản phẩm động vật. Tự giặt sạch những món đồ bảo hộ mỗi ngày. - Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sau mỗi lần chạm vào động vật sống hoặc các sản phẩm từ động vật. - Tránh chạm tay lên mắt, mũi, miệng và tránh để người thân trong gia đình chạm vào quần áo, đồ đã sử dụng khi bán hàng. - Vệ sinh dụng cụ lao động, khu vực buôn bán ít nhất 1 lần/ngày. Thúy Hạnh (theo WHO) Người dân tặng mỳ tôm, dưa hấu cho bác sĩ chống dịch Covid- 19- Những người dân bình thường khi biết bác sĩ, nhân viên y tế vất vả vì chống dịch, đã chở mỳ tôm, bánh chưng, dưa hấu… đến tặng. | ||||||||||||||||||||
'Đám cưới vàng' sau 50 năm kết hôn của người phụ nữ từng mắc ung thư Posted: 13 Feb 2020 01:58 PM PST Chuyện tình 50 năm của cặp vợ chồng khiến nhiều người trẻ xúc động. Không chỉ bên nhau lúc hạnh phúc, khỏe mạnh, họ đồng hành với nhau cả những phút khó khăn nhất của cuộc đời. Một ngày đầu tháng 2/2020, người đàn ông với mái tóc bạc trong bộ vest đen, lồng vào tay người phụ nữ - mái tóc cũng không còn xanh - một chiếc nhẫn cưới. Nước mắt rơm rớm trên gương mặt bị biến dạng sau những đợt chữa trị bệnh ung thư, bà xúc động chia sẻ với các con cháu: 'Từ bé đến giờ, chưa bao giờ bà được mặc áo dài đẹp thế này…'.
Đó là giây phút trong 'đám cưới vàng' của ông Hồ Văn Thắng (SN 1950) và bà Phạm Thị Thịnh (SN 1952) ở xã Tiền Phong, Thường Tín, Hà Nội. Như lời ông nói, cuộc hôn nhân của họ trải qua không ít vất vả, gập ghềnh và cả những hạnh phúc, ngọt ngào… Đám cưới thời chiến Nhà của ông Hồ Văn Thắng và bà Phạm Thị Thịnh chỉ cách nhau 300m. Sinh ra, lớn lên cạnh nhau, họ đem lòng yêu nhau. 'Đám cưới vào năm 1970 của chúng tôi đơn giản lắm. Rạp được làm bằng cót, các đồ dùng như bạt phủ, chăn con công… đều phải đi mượn. Gia đình làm mấy mâm cơm đơn giản để tôi đưa bà ấy về chung một nhà', ông Thắng nhớ lại.
Năm 1971, ông trở lại chiến trường miền Nam khi vợ mang thai con gái đầu lòng. Năm 1972, vợ sinh con nhưng ông không thể ở gần. Chồng đi chiến đấu, bà Thịnh ở nhà với bố mẹ chồng làm việc, chăm con. 'Bà ấy rất chịu khó. Ngày ấy vất vả và thiếu thốn nên tôi rất muốn sau này có điều kiện có thể bù đắp cho vợ', ông Thắng nói. Năm 1976, ông Thắng rời quân ngũ trở về nhà. Hai vợ chồng làm ruộng và tiếp quản nghề làm bông truyền thống của làng. Kinh tế ổn định hơn nhưng năm 1995, bà Thịnh bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư vòm họng. Anh Nguyên Khánh (SN 1992, Phó Bí thư Đoàn xã Tiền Phong), là cháu ngoại của ông Thắng, chia sẻ: 'Tôi nghe người lớn trong nhà kể lại, khi bà mắc bệnh, cả gia đình lúc đó gần như không còn hy vọng. Nhưng ông vẫn không bỏ cuộc, kiên trì tìm mọi cách chữa bệnh và trở thành nguồn động lực cho bà trong giai đoạn khó khăn nhất'.
Việc điều trị phóng xạ khiến bà Thịnh bị thủng hai góc hàm, xương quai hàm co cứng không cử động được. Bà không thể ăn cơm và nói chuyện không rõ tiếng, lâu dần dẫn tới khuôn mặt bị biến dạng. Thời gian đó, ông luôn là người ở cạnh, chăm cho bà từ bữa ăn tới giấc ngủ. Nghe ở đâu có phương thuốc hay thầy thuốc tốt, ông đều đưa bà đến với hi vọng 'còn nước còn tát'. 'Việc chữa trị vô cùng tốn kém. Trước đây, ông xây dựng được cơ ngơi khiến nhiều người phải nể. Năm 1990, ông mua được xe máy Cub 81 và nhiều đồ đạc đắt tiền. Khi bà bị bệnh, ông bán toàn bộ đồ đạc, bán cả xe máy và cây si cảnh quý hiếm mà ông rất thích, mục đích để chữa bệnh cho vợ', anh Khánh kể thêm. 'Đám cưới vàng' sau 50 năm Cuối cùng, may mắn cũng mỉm cười với họ khi sức khỏe của bà Thịnh trở nên tốt hơn. Năm 2006, ông đưa bà đến bệnh viện kiểm tra, bác sĩ thông báo kết quả tế bào ung thư đã không còn. Hiện, do di chứng, bà nói khó nghe và không ăn được cơm, chỉ ăn được thức ăn lỏng như cháo, sinh tố… Tuy nhiên bà khỏe mạnh, vui vẻ.
Hàng sáng, 2 vợ chồng đều dậy từ 5 giờ. Ông đi đánh bóng chuyền, bà tập thể dục. Sau khi ăn sáng, bà có thể làm việc nhà, chăm các cháu và mẹ chồng cao tuổi. Khi vợ khỏi bệnh, ông Thắng giao toàn bộ công việc làm ăn cho các con và tham gia các hoạt động xã hội. Ông tích cực hoạt động ở các hội Cựu chiến binh, hội Người cao tuổi… của xã. 'Ông bà tôi có 8 con dâu, rể và gần 20 cháu, chắt. Các con cái đều thành đạt, hạnh phúc. Ông bà là tấm gương về đối nhân xử thế cho chúng tôi học tập: Luôn tôn trọng nhau, ít khi lớn tiếng trước mặt con cháu… Đặc biệt, ông rất thương bà. Cách thể hiện tình cảm của ông không ồn ào như người trẻ mà thường bày tỏ qua các hành động. Đám cưới vừa rồi, ông cũng tự mua nhẫn để tặng bà', anh Khánh kể thêm. Tháng 2/2020 - kỷ niệm tròn 50 năm ngày cưới của ông Thắng và bà Thịnh. Biết đám cưới ngày xưa của bố mẹ thiếu thốn, vất vả nên các con, cháu quyết định tổ chức đám cưới cho ông bà. Ngày vui của họ có đầy đủ các thủ tục, nghi thức như trao nhẫn cưới, cắt bánh… Bà trong chiếc áo dài, đứng bên cạnh ông không giấu nổi xúc động. 'Tôi chỉ mong bà ấy khỏe mạnh, để chúng tôi có thêm những năm tháng cuối đời sống bình yên, hạnh phúc với nhau', ông Thắng nói. Yêu nhau lúc 'trắng tay': Thử thách không phải tình yêu nào cũng vượt quaNgười ta vẫn thường nói, tình yêu tuổi trẻ nồng nhiệt nhưng cũng thật mỏng manh, đi qua những giông gió, chưa chắc người năm ấy vẫn còn kề cạnh bên nhau… Ngọc Trang | ||||||||||||||||||||
Tiêu diệt Tuấn khỉ, thu súng AK có 9 viên đạn Posted: 13 Feb 2020 08:15 PM PST Tuấn "khỉ" ôm AK nã 1 phát từ trong nhà ra, khi bị tiêu diệt hộp tiếp đạn vẫn còn 9 viên. Liên quan đến vụ tiêu diệt nghi phạm Tuấn "khỉ", tức Lê Quốc Tuấn (SN 1987, ngụ huyện Củ Chi), diễn biến mới nhất, hiện trường ở Củ Chi vẫn đang được phong toả. Hiện trường này nằm giáp ranh với huyện Hóc Môn. Nguồn thông tin tiết lộ, khu vực ẩn náu của Tuấn "khỉ" đã được phát hiện từ chiều 13/2. Ngay sau đó lực lượng tinh nhuệ nhất của Công an TP.HCM và Bộ Công an đã bao vây thành nhiều lớp, nhằm xác định vị trí chính xác mà đối tượng ẩn nấp.
Sập tối, cảnh sát xác định và bao vây ngôi nhà mà Tuấn "khỉ" ẩn náu. Đây là ngôi nhà nằm trong khu đất rộng và nhiều cây cối. Địa hình tương đối phức tạp, dễ dàng cho đối tượng lẩn khuất, nếu bị động. Nguồn thông tin tiết lộ, Tuấn "khỉ" là một xạ thủ nên công tác bao vây phải hết sức thận trọng. Ngoài lực lượng đặc nhiệm với khí giới và áo giáp chống đạn tiếp cận gần ngôi nhà, chỉ huy tại hiện trường còn bố trí một lực lượng khác, tiếp cận từng hộ dân xung quanh một cách bí mật, đưa họ ra khu vực an toàn. Thông tin từ hiện trường cho hay, trong ngôi nhà chỉ một mình Tuấn "khỉ", nên khả năng nếu có cuộc đọ súng, thương vong cho thường dân là ít xảy ra. 22h30, lực lượng đặc nhiệm quyết định tiếp cận gần để đột kích nhanh gọn, mục tiêu ban đầu là khống chế, bắt sống nếu có thể.
Trong nhà lúc này Tuấn "khỉ" có dấu hiệu biết đã bị bao vây. Trong màn đêm bỗng 1 tiếng súng vang lên, hướng từ trong nhà ra ngoài. Lực lượng đặc nhiệm từ ngoài nã hàng loạt phát súng vào vị trí đối tượng. Khi xác định mục tiêu đã bị tiêu diệt và an toàn, lực lượng đột kích ập vào bên trong, mở đèn thì thấy Tuấn "khỉ" nằm gục chết trên nền nhà. Hiện trường cạnh thi thể Tuấn "khỉ" có 1 khẩu súng AK báng xếp. Nguồn thông tin nói rằng, trong hộp tiếp đạn còn 9 viên. Hiện Công an TP.HCM chưa thông tin chi tiết về quá trình vây bắt, tiêu diệt Tuấn "khỉ" vì vẫn đang mở rộng điều tra, làm rõ các tình tiết liên quan và vai trò của một số người có mối quan hệ với Tuấn "khỉ". Lãnh đạo Công an tại hiện trường nói rằng, sẽ thông tin chi tiết đến báo chí sau.
Đến nay Công an TP xác định, chiều mùng 5 Tết (tức 29/1) Tuấn "khỉ" xả AK tại sòng bạc đường 121, ấp 5, xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi khiến 4 người chết và 1 người bị thường. Tuấn cướp xe SH bên trong cốp xe có 1 tỷ đồng. Diễn biến sau đó từ chiều mùng 5 đến rạng sáng mùng 6 Tết, Tuấn "khỉ" thực hiện 2 vụ cướp khác trong hành trình trốn chạy. Trong đó có vụ bắn chết 1 người đi đường để cướp xe Wave tại Tỉnh lộ 15, xã Phú Hoà Đông, huyện Củ Chi. Trước khi nổ súng tiêu diệt Tuấn "khỉ", Công an đã bắt giữ 2 người có liên quan khác. Đó là Lê Quốc Minh (tự Minh Sida, SN 1993, em họ Tuấn) là người đi cùng nghi can trong chiều mùng 5 Tết xả súng vào sòng bạc và Phạm Minh Tâm (tự Tý Ba Dòm, SN 1987, bạn thân), là người mà Tuấn "khỉ" gửi 1 tỷ đồng sau khi cướp được từ sòng bạc. Tiêu diệt Tuấn 'khỉ' - kẻ bắn chết 5 người ở Củ ChiCảnh sát nổ súng tiêu diệt Lê Quốc Tuấn (tự Tuấn "khỉ") nghi can nổ súng bắt chết 5 người gây rúng động. Phước An | ||||||||||||||||||||
Những người thầy thầm lặng tại nơi tâm dịch Vĩnh Phúc Posted: 13 Feb 2020 05:00 PM PST Ngày đầu tiên cách ly phong toả, thầy Xoan vẫn đến trường tiểu học Sơn Lôi làm việc. "Thực hiện càng tốt, càng nhanh hết dịch" Là người dân sống tại xã Sơn Lôi, sáng 13/2 – ngày đầu tiên thực hiện cách ly, phong tỏa xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, theo quyết định của tỉnh Vĩnh Phúc, thầy giáo Nguyễn Cảnh Xoan – giáo viên Trường Tiểu học Sơn Lôi A vẫn đến trường làm việc. Với 30 năm đứng trên bục giảng, thầy Xoan đã coi ngôi trường này như là nhà. Từ những ngày học sinh được nghỉ học, địa bàn xã bị phong tỏa, "nội bất xuất, ngoại bất nhập", người dân được khuyến cáo hạn chế tụ tập, thầy Xoan cùng với thầy Trọng và bác bảo vệ vẫn đến chăm chút cho ngôi trường. "Chúng tôi cũng không chủ quan mà xác định phòng dịch là ưu tiên số một. Vì thế, bên cạnh việc phối hợp với các ban ngành, những ngày này, chúng tôi vẫn đến trường làm việc, bởi mình càng thực hiện phòng chống tốt thì càng nhanh hết dịch" – thầy Xoan chia sẻ. Công tác vệ sinh trường lớp được các thầy cô thực hiện thường xuyên tại các nhà trường xã Sơn Lôi - Ảnh: Nhà trường cung cấp Nhà ở xã Hương Canh, cách tâm điểm dịch Sơn Lôi chừng 5km nhưng từ khi học sinh được nghỉ học đến nay, thầy Nguyễn Văn Tình – Hiệu trưởng Trường THCS Sơn Lôi, ngày nào cũng đến trường để nắm bắt tình hình, kịp thời báo cáo, chỉ đạo, điều hành. Thầy cho biết, mặc dù phong tỏa toàn xã nhưng do là thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch của địa phương nên thầy vẫn được phép vào trường để hoàn tất một số công việc, sẵn sàng làm việc trực tuyến tại nhà. "Những ngày qua, người thân trong gia đình thấy mình vào tâm dịch đều đặn cũng rất e ngại nhưng mình luôn cập nhật thông tin, kiến thức, thực hiện đầy đủ khuyến cáo của ngành y tế, làm tốt công tác chuẩn bị, phòng dịch từ cá nhân đến trường lớp nên mọi thứ đến giờ vẫn yên tâm" – thầy Tình cho biết. Người "ở trong" động viên người "ở ngoài" Trường THCS Sơn Lôi của thầy Nguyễn Văn Tình có 563 học sinh đều là người địa phương, 31/32 cán bộ, nhà giáo, người lao động sống ở ngoài xã, ngoại trừ thầy giáo Ngữ văn Trần Quang Thành. Nhà trường vẫn thực hiện chế độ tổng hợp, báo cáo trong khung thời gian 7h30-8h30 hàng ngày về tình hình sức khỏe của giáo viên, học sinh. Tính đến sáng 13/2, 100% học sinh đều khỏe mạnh, an toàn. Ghi nhận ý kiến từ các phụ huynh và giáo viên cho thấy, mọi người đồng tình, ủng hộ việc cách ly, phong tỏa dịch bệnh. Thông qua internet, giáo viên chủ nhiệm tiếp tục phối hợp với giáo viên bộ môn lên lịch ôn tập các môn, hướng dẫn học sinh theo từng ngày. Theo thầy Tình, nhà trường hiện chỉ có một cô giáo bị ho thông thường nhưng lâu khỏi, đã được cách ly tại trung tâm y tế. Các chốt trạm kiểm soát dịch bệnh tại xã Sơn Lôi. Ảnh: Dương Hùng Những ngày này, thầy giáo Trần Quang Thành – người ở tâm dịch thường xuyên trực tại trường, cập nhật thông tin mọi việc đang được các bên đồng lòng, chung tay kiểm soát tốt; luôn động viên đồng nghiệp ở ngoài yên tâm, giữ gìn sức khỏe, không lo lắng, hoang mang thái quá. Nhà tại xã Sơn Lôi, nơi có bệnh nhân dương tính với Covid-19, cô Nguyễn Thị Hồng Loan – Hiệu trưởng trường Mầm non Sơn Lôi cũng chọn thái độ sống tích cực, khẩn trương phòng trừ dịch bệnh. Ngay khi có quyết định phong tỏa xã Sơn Lôi chiều tối 12/2, cô Loan cùng nhiều giáo viên đã thức khuya, phối hợp phụ huynh học sinh thông tin hai chiều về tình hình sức khỏe, ghi nhận tâm tư, chỉ đạo tiếp tục thực hiện tốt công tác vệ sinh trường học và khuyến cáo các phụ huynh yên tâm phòng dịch tại chỗ, lương thực, thực phẩm sẽ được chính quyền cung cấp kịp thời tại nhà văn hóa xã, thôn. Với 620 học sinh, hiện nhà trường ghi nhận được trường hợp mẹ một cháu bé có tiếp xúc với người dương tính với Covid-19. Ngành y tế đã thực hiện cách ly cả gia đình. Trong đó, qua 2 lần xét nghiệm máu gần đây, kết quả của 2 bố con đều âm tính. Nhà trường đã thực hiện phun khử khuẩn 2 lần, rắc vôi bột và lau chùi trường lớp hàng ngày; chuẩn bị nước rửa tay khô cho từng nhóm lớp, sẵn sàng cho việc đón trẻ trở lại lớp học. Cô Ngô Thị Như Lan – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sơn Lôi A – ngôi trường có 677 học sinh; 8/31 cán bộ, thầy cô và người lao động là người trong xã, cho biết, chưa ghi nhận được ý kiến, phản hồi lo lắng, e ngại của giáo viên và phụ huynh. Mọi người đều có ý thức tuân thủ vấn đề vệ sinh, sinh hoạt của các gia đình vẫn diễn ra bình thường, ngoại trừ việc tránh tụ tập ra ngoài nên đường phố cũng vắng vẻ hơn. Trong trường, cô Lan nêu cao thông điệp: Tuyệt đối không giáo viên nào bỏ quên kiến thức cho học sinh. Bằng mọi giá phải kết nối, giao bài tập, phối hợp với phụ huynh chỉ dạy trực tuyến cho học sinh, cùng quản lý, kèm cặp con em. "Bên trong, tất cả vẫn đồng tâm hiệp lực chống dịch. Thậm chí, chúng tôi luôn phải trấn an, làm yên lòng những người ở ngoài vùng dịch" – cô Lan nói. Thầy giáo Dương Khánh Toàn đi đến nhiều trường để chia sẻ, ủng hộ các vật dụng phòng hộ sát khuẩn cần thiết những ngày vừa qua - Ảnh: FBNV Trong khó khăn, những hành động nhỏ thể hiện sự nhường nhịn, san sẻ, chung tay của chính những thầy cô giáo đã làm nên những câu chuyện đẹp. Những ngày vừa qua, vợ chồng thầy giáo Dương Khánh Toàn (Tổ trưởng chuyên môn Trường THPT Quang Hà) và cô giáo Nguyễn Thị Đông (Trường THCS Thiện Kế - Bình Xuyên) không quản ngại đi vào tâm dịch để phát tận tay hàng nghìn khẩu trang y tế, nhiều thùng nước sát khuẩn khô, nước sát trùng tẩy rửa để vệ sinh đồ dùng lớp học cho các trường thuộc xã Gia Khánh, Thiện Kế, Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên. Song song với đó, thầy tích cực làm tốt công tác chuyên môn với việc ra đề, giảng bài online cho học sinh tự học. Tất cả thầy cô giáo ở nơi tâm điểm Covid-19 đều vào cuộc, chung tay với sự khẩn trương, tích cực nhất. Tất cả chỉ có một mong muốn nhanh chóng xua tan bệnh dịch, sớm được quay trở lại nhịp sống thường nhật. Nguyễn Nga Các trường sản xuất khẩu trang 5 lớp phát miễn phí cho sinh viên- Nhận thấy tình hình khan hiếm khẩu trang và khả năng dịch bệnh Covid-19 còn kéo dài, một số trường đã sản xuất khẩu trang và cấp phát miễn phí cho cán bộ, giảng viên và sinh viên. | ||||||||||||||||||||
Gà cứ phải ăn tươi, buôn bán thì bằng bu... dịch dễ bùng phát Posted: 13 Feb 2020 02:00 PM PST Thời tiết thuận lợi cho virus cúm gia cầm phát triển, chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ lệ cao, chưa kể người dân thích gà phải ăn tươi, buôn bán nhốt trong bu... nên không kiểm soát tốt, dịch cúm A/H5N6 rất dễ bùng phát. 10 ngày tiêu hủy 4 vạn gia cầm Báo cáo của Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) cho thấy, chỉ trong vòng 10 ngày đầu tháng 2, đã xuất hiện 9 ổ dịch cúm gia cầm trên cả nước do chủng virus A/H5N6 gây ra tại 5 tỉnh thành (Bắc Ninh, Hà Nội, Thanh Hóa và Nghệ An), buộc tiêu hủy khoảng 4 vạn con gia cầm. Trước đó, 1 ổ dịch cúm A/H5N6 được phát hiện tại Quảng Ninh nhưng đến nay đã qua 21 ngày. Tại Hội nghị triển khai các giải pháp phòng chống bệnh cúm gia cầm và các bệnh trên đàn gia súc diễn ra sáng 13/2, ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), cho biết, cúm gia cầm là bệnh địa phương, đã được kiểm soát tốt, không xảy ra ở diện rộng. Các ổ dịch xuất hiện rải rác, ở 1-2 hộ nuôi nhỏ lẻ mỗi địa phương có gia cầm chưa tiêm phòng vắc xin. Virus cúm H5N6 được phát hiện tại Việt Nam từ năm 2014. Hàng năm, chủng virus này vẫn gây ra các ổ dịch nhỏ lẻ trên gia cầm, được phát hiện và kiểm soát kịp thời. Dù có thể lây từ gia cầm sang người, nhưng đến nay tại Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp người mắc bệnh do chủng virus cúm A/H5N6.
Theo ông Đông, thời gian tới, dịch bệnh có thể tiếp tục xảy ra. Hiện tổng đàn gia cầm ở nước ta lên tới 467 triệu con; điều kiện thời tiết thay đổi bất lợi; nhu cầu vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ phục vụ các lễ hội đầu năm tăng cao; việc tổ chức tiêm vắc xin cúm gia cầm đạt tỷ lệ thấp... Do đó, nguy cơ dịch cúm gia cầm xuất hiện, lây lan rất cao và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Ông Nguyễn Huy Đăn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP. Hà Nội, cho biết, nhận thức của người dân còn hạn chế ảnh hưởng rất nhiều đến công tác phòng chống dịch bệnh, người dân không thực hiện tốt việc khai báo dịch bệnh. Trong khi đó, trên địa bàn thành phố còn quá nhiều cơ sở giết mổ nhỏ lẻ (988 cơ sở, điểm giết mổ) nên việc quản lý gặp quá nhiều khó khăn. Riêng chợ Hà Vĩ (Thường Tín) tiêu thụ khoảng 30-40 tấn/ngày gia cầm (gà, vịt sống) cũng nhập từ các nơi khác về nên khả năng dịch bệnh bùng phát lớn, ông Đăng cho hay. Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cũng nhận định, nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm rất cao nếu không có biện pháp tốt. Đó là bởi mật độ chăn nuôi gia cầm ở nước ta rất cao, cộng với thời tiết ngày càng cực đoan, rất bất lợi cho công tác ứng phó bệnh dịch. Việc lưu thông vận chuyển hàng hóa ở thời điểm này là rất lớn, trong đó có sản phẩm gia cầm, trứng, giống, gia cầm thương phẩm,... từ tất cả các vật dụng đều có nguy cơ lây lan dịch bệnh. Đáng ngại hơn là tập quán, thói quen buôn bán giết mổ gia cầm vẫn còn theo phương thức truyền thống, tỷ lệ này còn rất cao ở các vùng miền trên cả nước. "Gà cứ phải ăn tươi, buôn bán thì bằng bu. 40% đô thị hóa nhưng hoạt động mua bán giết mổ vẫn theo phương thức truyền thống". Tất cả các yếu tố trên khiến xác suất lây lan dịch bệnh cao, có khả năng bùng phát lớn. Giám sát chặt các ổ dịch Dù nguy cơ cao là vậy, song Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá ngành hàng này có nhiều điểm mạnh. Đơn cử, chăn nuôi quy mô lớn gắn với an toàn sinh học đang trở thành yếu tố căn bản, chiếm tỷ trọng 50%, kể cả chăn nuôi trực tiếp hay vệ tinh. Hệ thống quản trị trong chăn nuôi, trong đó có nhóm gia cầm, đến nay cơ bản đồng bộ, công tác phòng chống, hỗ trợ, tiêu hủy đều có chính sách rõ ràng. Để khống chế dịch bệnh cúm gia cầm H5N6, Bộ trưởng Cường đề nghị các địa phương hết sức chú ý phát hiện sớm các ổ dịch cúm gia cầm mới, tiêu hủy ngay gia cầm bị bệnh.
"Tất cả các tỉnh ra quân tổng vệ sinh môi trường bằng vôi bột, làm tập trung chỉ trong một tuần, không kéo dài thì mới ngăn chặn virus lây lan. Dùng vôi bột rắc hiệu quả phòng bệnh rất cao, giá thành rẻ. Chỉ sử dụng hóa chất tại những nơi phát hiện có dịch bệnh", ông Cường nhấn mạnh. Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cũng yêu cầu Cục Thú y và các ngành chức năng, các địa phương tập trung tổ chức triển khai, đồng thời kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh động vật theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; tổ chức các đoàn công tác đến các địa phương để kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc tổ chức phòng, chống dịch bệnh. Theo đó, các địa phương cần bố trí các nguồn lực, kinh phí để tổ chức giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh và sự lưu hành virus cúm gia cầm, phát hiện sớm và xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan diện rộng. Ngoài ra, tăng cường giám sát việc tập kết, buôn bán gia cầm và các sản phẩm gia cầm; xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới, không rõ nguồn gốc. Tăng cường kiểm tra việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là tại các cơ sở chế biến, tiêu thụ và vận chuyển gia cầm. Tổ chức vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường tại các vùng trọng điểm, vùng nguy cơ cao để tiêu diệt các loại mầm bệnh. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền sâu rộng về tình hình dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh trong chăn nuôi, giết mổ gia cầm, không sử dụng gia cầm không rõ nguồn gốc, gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa qua kiểm dịch; sử dụng thịt gia cầm phải nấu chín, không ăn tiết canh và các biện pháp phòng chống dịch, Thứ trưởng Tiến nhấn mạnh. Bảo Phương | ||||||||||||||||||||
Mạo danh quyền Cục trưởng Bộ Công an trước mặt giám đốc công an tỉnh Posted: 13 Feb 2020 03:00 PM PST Một phụ nữ gặp Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk xưng là quyền Cục trưởng ở Bộ Công an, nhưng qua xác minh thì người này mạo danh đi lừa đảo nên bị bắt ngay sau đó. Thông tin từ Công an tỉnh Đắk Lắk ngày 13/2 cho biết, cơ quan CSĐT Công an tỉnh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam Đào Thanh Tâm (SN 1976, trú quận 5, TP.HCM) để điều tra về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Theo điều tra ban đầu, ngày 2/2, Đại tá Lê Văn Tuyến, Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk cùng đoàn công tác đến làm việc tại Công an huyện Lắk.
Tình cờ có một người phụ nữ đi cùng Chủ tịch UBND huyện Lắk đến chào hỏi. Người phụ nữ này tự giới thiệu mình là Đại tá Hà Phương Tường Vân, quyền Cục trưởng Cục Tình báo của Bộ Công an. Qua vài câu truy vấn, Đại tá Lê Văn Tuyến nhận thấy người phụ nữ này có dấu hiệu giả mạo cấp bậc, chức vụ, nên đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát hình sự phối hợp với Công an huyện Lắk vào cuộc xác minh. Kết quả điều tra bước đầu, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đắk Lắk đã làm rõ, người phụ nữ này là Đào Thanh Tâm (SN 1976, trú quận 5, TP.HCM) làm nghề kinh doanh.
Đào Thanh Tâm khai nhận, qua các mối quan hệ giới thiệu, ngày 2/2 đã đến gặp Chủ tịch UBND huyện Lắk, tự giới thiệu mình là Đại tá Hà Phương Tường Vân, quyền Cục trưởng Cục Tình báo của Bộ Công an để xin được làm dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng tại huyện Lắk. Tâm còn khai nhận, khoảng tháng 2/2018, Tâm có quen biết với bà Trần Thị Cúc (trú TP Buôn Ma Thuột). Tâm tự giới thiệu mình là Cục trưởng Cục An ninh Tây Bắc của Bộ Công an và có quen biết nhiều lãnh đạo trong, ngoài ngành công an. Do tin tưởng, đến tháng 11/2018, bà Cúc đặt vấn đề nhờ Tâm đòi lại 5 tỷ đồng, là số tiền trước đó con trai bà bị lừa trong quá trình đi mua bán đất. Tâm đồng ý và yêu cầu bà Cúc chuyển vào tài khoản của mình 300 triệu để đi nhờ các mối quan hệ lo việc trên.
Sau khi đã chuyển 300 triệu đồng vào tài khoản cho Tâm, thấy Tâm không giúp được gì, bà Cúc đòi lại tiền thì đối tượng nhiều lần khất hẹn và không trả. Bà Cúc đã làm đơn tố cáo Tâm lên cơ quan công an. Tại cơ quan điều tra, Tâm khai, số tiền nhận của bà Cúc đã đem tiêu xài vào mục đích cá nhân. Vụ việc đang được Công an tỉnh Đắk Lắk điều tra, mở rộng. Công an tỉnh Đắk Lắk cũng ra thông báo, ai là bị hại của đối tượng Tâm thì liên hệ, trình báo với phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh, địa chỉ 58 Nguyễn Tất Thành, TP Buôn Ma Thuột để được hướng dẫn giải quyết. Đại tá giả đến thăm công an thật ở Hậu Giang bị khởi tốĐối tượng giả Phó cục trưởng Cục cơ yếu - Bộ Công an đến thăm công an thật ở Hậu Giang bị cơ quan CSĐT khởi tố về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Trùng Dương | ||||||||||||||||||||
Căn bệnh lupus ban đỏ khiến diễn viên Phương Trang tử vong nguy hiểm như thế nào? Posted: 13 Feb 2020 07:29 PM PST - Ngày 12/02, diễn viên Phương Trang qua đời ở tuổi 24 vì di chứng của căn bệnh lupus ban đỏ khiến không ít người bàng hoàng, đau xót. Đạo diễn Thanh Hiệp - người từng dạy nữ diễn viên tại lớp kịch của sân khấu Hồng Vân cho biết: Phương Trang mắc nhiều bệnh sau khi sinh con, trong đó có Lupus ban đỏ. Cô phải uống thuốc suốt 1 năm qua, sức khỏe cứ yếu dần. Tết 2020, Phương Trang được truyền máu, các bác sĩ Đại học Y dược đã chẩn đoán để tìm ra phương cách chữa bệnh hiệu quả hơn. Tuy nhiên, sau khi chụp chiếu, tiến hành xét nghiệm thì cô không qua khỏi. Những ngày cuối đời, nữ diễn viên lộ rõ sự mệt mỏi, đuối sức.
Theo Bệnh viện Da liễu Trung ương, bệnh Lupus ban đỏ có 2 thể chính: Lupus ban đỏ dạng đĩa (thể nhẹ) và Lupus ban đỏ hệ thống (thể nặng). Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống mà Phương Trang mắc phải một trong các bệnh tự miễn rất hay gặp ở phụ nữ trẻ tuổi. Bệnh gây thương tổn nhiều cơ quan nội tạng như: da, niêm mạc, gan, thận, khớp, tim, phổi, thần kinh… Nguyên nhân gây bệnh Lupus ban đỏ hệ tthống rất phức tạp, do nhiều yếu tố tham gia. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hai yếu tố chính, quan trọng nhất được cho là có liên quan trực tiếp đến bệnh là di truyền và rối loạn miễn dịch.
Khi mắc Lupus ban đỏ hệ thống, bệnh nhân luôn có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, gầy sút cân, sốt vừa phải trong giai đoạn bệnh tiến triển. Ngoài ra, các triệu chứng bệnh biểu hiện rõ rệt trên khắp các bộ phận của cơ thể. - Da: thương tổn da thường biểu hiện đầu tiên với các ban đỏ hình cánh bướm ở hai bên má. Các ban này rất nhạy cảm với ánh nắng. Sau một thời gian tiến triển, các thương tổn lan ra tay, chân, thân mình. Ngoài ra, các bọng nước, dát xuất huyết cũng có thể xuất hiện. - Niêm mạc: niêm mạc miệng, hầu, họng loét nhưng không đau. - Tóc: tóc vàng, dễ gẫy và rụng nhiều. Tuy nhiên, tóc có thể mọc lại khi khỏi bệnh. - Thương tổn nội tạng: rối loạn chức năng gan, thận, tiêu hoá. Bệnh nhân có thể mắc viêm cơ tim, màng tim gây suy tim. Viêm phổi, màng phổi cũng hay gặp và có thể suy hô hấp. - Viêm khớp: đây là một biểu hiện rất hay gặp, làm cho bệnh nhân khó vận động và đi lại. - Thiếu máu: Đa số người bệnh đều có thiếu máu, từ mức độ nhẹ đến nặng với biểu hiện da xanh, niêm nhạt, môi tái, hạn chế khả năng gắng sức. Xét nghiệm huyết đồ thấy có thể giảm cả ba dòng tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. - Tâm thần kinh: Một số bệnh nhân có biểu hiện rối loạn phương hướng, tri giác, trí nhớ. Đôi khi có đau đầu dữ dội. Các triệu chứng tâm thần kinh có thể nặng thêm trong trường hợp dùng Cocticoid liều cao kéo dài.
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống diễn biến phức tạp, tiến triển thành từng đợt, đợt sau nặng hơn đợt trước và gây tổn thương gần như toàn bộ các cơ quan trong cơ thể như thận, hệ tạo máu, tim mạch, thần kinh, tiêu hóa, hô hấp,... Trong trường hợp nặng, bệnh có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân. Nếu bệnh không được điều trị kiểm soát, bệnh có thể gây ra những tổn thương nặng nề ở hầu hết các cơ quan nội tạng theo các hệ cơ quan, tương xứng với các triệu chứng biểu hiện. - Tại phổi: Bệnh nhân có thể khó thở, suy hô hấp cấp do tràn dịch màng phổi, viêm phổi. - Tại tim: Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống có thể gây viêm cơ tim, tràn dịch màng tim. Tình trạng kéo dài có thể gây suy tim mạn. Ngược lại, một số trường hợp diễn tiến tối cấp, viêm cơ tim cấp, gây suy tim cấp, người bệnh đột ngột tử vong do trụy mạch. - Tại thận: Tổn thương lupus gây phá hủy cầu thận bằng các phản ứng viêm cầu thận, tiến triển đến suy thận. - Tại hệ thần kinh: Bệnh nhân có thể bị co giật, rối loạn tâm thần. - Tại hệ tạo máu: Bệnh có thể gây thiếu máu, xuất huyết. Thiếu máu diễn tiến kéo dài cũng gây ảnh hưởng hoạt động các hệ cơ quan. Đồng thời, tình trạng xuất huyết lại làm nặng thêm vấn đề thiếu máu và nguy hiểm đến tính mạng nếu gây xuất huyết trong não, chèn ép não. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể gặp các biến chứng do điều trị thuốc ức chế miễn dịch. Hệ thống miễn dịch không còn đảm bảo chức năng vốn dĩ của nó, cơ thể dễ mắc các tác nhân lây nhiễm mà không thể chống cự lại được. Tình trạng nhiễm trùng diễn tiến nhanh, dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, bệnh nhân dễ rơi vào sốc và tử vong. Nguyễn Liên WHO khuyến cáo 3 việc quan trọng khi đi chợ, nấu ăn để tránh COVID-19- WHO khuyến cáo người dân hạn chế chạm vào các động vật ở chợ, khi nấu ăn cần thường xuyên rửa tay với xà phòng, thay thớt, dao cho từng loại thực phẩm. | ||||||||||||||||||||
Tin chứng khoán ngày 14/2: Tỷ phú Phạm Nhật Vượng mở kho hàng lớn, bán buôn thu tiền to tỷ USD Posted: 13 Feb 2020 07:52 PM PST Doanh nghiệp của tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng tiếp tục ghi nhận lợi nhuận chủ yếu vẫn từ bất động sản, đặc biệt là hoạt động bán buôn dự án lớn trong năm qua. Trong 2019, Công ty Cổ phần Vinhomes (VHM) là một trong 2 doanh nghiệp ghi nhận lợi tỷ USD trên sàn chứng khoán. Lợi nhuận sau thuế theo báo cáo tài chính là 24.206 tỷ đồng (tương đương 1,04 tỷ USD), tăng 65% so với 2018 và đạt 118% kế hoạch. Theo báo cáo của doanh nghiệp này, trong năm 2019, doanh thu từ hoạt động tài chính tiếp tục đứng ở mức khá cao, đạt hơn 9 ngàn tỷ đồng, trong khi chi phí tài chính là hơn 2,5 ngàn tỷ đồng. Trong quý 4/2019, Vinhomes ghi nhận doanh thu từ chuyển nhượng bất động sản gần 13,2 ngàn tỷ đồng. Trong 2019, Vinhomes báo lãi trước thuế tăng trưởng 50% và đạt 29,7 ngàn tỷ đồng. Hoạt động tăng trưởng này nhờ vào sự tập trung hoạt động buôn bán tại các dự án lớn. Hiện, Vinhomes đang triển khai dự án Dự án Vinhomes Grand Park. Theo như kế hoạch đề ra thì dự án sẽ bắt đầu mở bán vào thời điểm nửa đầu năm 2020 và đưa ra bàn giao nhà vào thời điểm nửa đầu năm 2022. Và toàn bộ dự án Vinhomes Grand Park sẽ được hoàn thiện cũng như bàn giao cho khách hàng vào năm 2023. Vinhomes Grand Park thời điểm trước đây là dự án khu dân cư và công viên Phước Thiện được triển khai xây dựng bởi CTCP Phát triển Thành Phố Xanh. Vào thời điểm đầu tháng 7 năm 2019, Vinhomes đã công bố nhận chuyển nhượng một phần cổ phần của CTCP Phát triển Thành Phố Xanh, chính thức trở thành công ty mẹ của đơn vị này, với 90% cổ phần. Theo báo cáo của Vinhomes, trong năm 2019 doanh nghiệp này sở hữu số lượng cổ phiếu CTCP Phát triển Thành Phố Xanh trị giá hơn 13,7 ngàn tỷ đồng.
Trong một động thái mới nhất, Vingroup dự tính đầu tư 2 dự án tổng diện tích hơn 800ha ở Vũng Tàu. Dự án đầu tiên là trung tâm thương mại và cửa hàng kinh doanh cho thuê kết hợp ở (shophouse), diện tích 2,2 ha, hiện là Trung tâm y tế huyện Châu Đức, thị trấn Ngãi Giao. Thời gian hoàn thành và đưa vào khai thác dự án trong khoảng 10 tháng. Dự án thứ hai là Khu đô thị, công nghiệp chế tạo, sản xuất công nghệ cao tại khu đất khoảng 800 ha thuộc xã Bình Ba. Khu đất giáp đường Bình Ba - Đá Bạc và giáp Quốc lộ 56. Dự án do Công ty thành viên của Tập đoàn là Vinhomes, VinFast nghiên cứu, khảo sát, lập quy hoạch chi tiết. Nếu được chấp thuận, cả hai khu đất này sẽ được thuê trong 50 năm, trả tiền thuê đất hàng năm với đất thương mại dịch vụ, công nghiệp chế tạo, sản xuất công nghệ cao và trả tiền một lần với đất ở đô thị. Tỷ phú Phạm Nhật Vượng nổi lên trong lĩnh vực bất động sản và hiện đang đầu tư mạnh nhiều tỷ USD để chuyển trọng tâm sang công nghệ, công nghiệp trong vòng 10 năm tới với 2 dự án lớn là ô tô xe máy Vinfast và thiết bị thông minh Vsmart. Trên thị trường chứng khoán (TTCK), sáng 13/1 chỉ số VN-Index ở quanh mức tham chiếu. Nhóm cổ phiếu lớn phân hóa mạnh. Cổ phiếu Vingroup và Vinhomes giảm nhẹ. Nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng giá. Giới đầu tư tiếp tục thận trọng và đánh giá những thiệt hại mà các doanh nghiệp có thể gặp phải do bị gián đoạn với Trung Quốc. Một số công ty chứng khoán (CTCK) có những cái nhìn thận trọng. Theo Mirae Asset Việt Nam, VN-Index đang kiểm tra ngưỡng 943, là đỉnh cũ của chỉ số, kết hợp với tác động của thông tin từ dịch nCoV hiện nay đang diễn biến phức tạp, khả năng thị trường sẽ có nhịp rung lắc mạnh. Đánh giá dòng tiền vẫn tích cực, MASVN khuyến nghị nhà đầu tư nên giữ nguyên tỷ trọng danh mục mức trung bình, có thể cân nhắc việc cơ cấu sang những nhóm cổ phiếu mạnh như: ngân hàng, nhiệt điện, dệt may, thủy sản... Đóng cửa phiên giao dịch ngày 13/2, VN-Index tăng 0,56 điểm lên 938,24 điểm; HNX-Index giảm 0,32 điểm xuống 108,19 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt hơn 2 ngàn tỷ đồng. V. Hà | ||||||||||||||||||||
Có 400 triệu, vợ chồng muốn sở hữu nhà đất Hà Nội Posted: 13 Feb 2020 02:24 PM PST - Với số tiền ít ỏi trong tay, vợ chồng tôi vẫn mong ước được sở hữu một căn nhà mặt đất rộng rãi, thoáng mát. Hai vợ chồng tôi đều ở quê Hà Nam lên Hà Nội lập nghiệp. Tôi hiện nay 28 tuổi, làm nhân viên kinh doanh cho một công ty chế xuất ở quận Thanh Xuân, với mức lương 14 triệu đồng/tháng. Chồng tôi 30 tuổi, làm nhân viên kỹ thuật của một xưởng chế tạo ở quận Hoàng Mai, mức lương 16 triệu đồng/tháng. Vợ chồng tôi hiện đang thuê một phòng trọ cũ chỉ vỏn vẹn 22m2 ở quận Thanh Xuân, với giá 4 triệu đồng/tháng. Để chào đón đứa con đầu lòng trong năm nay và mong cuộc sống gia đình ngày càng thoải mái hơn, chúng tôi quyết định mua nhà. Thật ra, lúc này vợ chồng tôi chỉ có vỏn vẹn 400 triệu đồng tiết kiệm được từ tiền mừng cưới và sau 2 năm đi làm. Hai bên gia đình đều không có điều kiện, nếu vay mượn được thì chỉ có khoảng 100 triệu đồng. Tôi nghĩ, bằng số tiền đó cộng với việc vay ngân hàng thì vợ chồng tôi có thể mua một căn hộ chung cư giá tầm dưới 1 tỷ, cách chỗ làm khoảng 10 - 15km. Tôi cho rằng, phương án đó là tốt nhất. Tuy nhiên chồng tôi lại phản đối. Anh cho rằng mua chung cư sau này dễ bị xuống cấp, mất giá, hơn nữa người dân lại đông đúc, chật chội. Anh bảo mua nhà đất có giấy tờ cầm chắc trong tay, sau đến đời con, đời cháu thì vẫn là đất của mình. Nghe chồng nói tôi cũng thấy có lý, nhưng chỉ với khoản tiền tích lũy 400 triệu đồng và tổng thu nhập hàng tháng 30 triệu đồng, tôi vô cùng lo lắng và băn khoăn. Tôi không biết liệu chúng tôi có thể mua một căn nhà đất hay không?
Chuyên gia tư vấn Bất động sản Phạm Hải Quân cho hay, với 400 triệu đồng trong tay, vợ chồng bạn không thể mua một ngôi nhà to. Theo qui định của từng ngân hàng, bạn sẽ được vay tối đa 70% giá trị căn hộ, trong thời hạn trả góp tối đa 25 năm. Như vậy, bạn nên tìm mua căn nhà có mức giá 1 - 1,5 tỷ đồng ở khu vực ngoại thành, hoặc có thể tìm mua đất trong ngõ sâu, sau đó xây nhà cấp 4. Về khoản trả lãi hàng tháng, bạn cần tính toán số tiền sao cho không vượt quá 50% thu nhập hoặc không vượt quá khoản tiết kiệm hàng tháng hiện tại. Chẳng hạn, bạn dự định mua căn nhà 1,5 tỷ đồng, thì nên vay tối đa 50% giá trị căn nhà để giảm thiểu áp lực trả nợ, bởi trong trường hợp rơi vào cảnh không may mắn khiến thu nhập không ổn định, hoặc lãi suất vay tăng thêm… thì việc trả nợ ngân hàng dài hạn (10 năm) sẽ rất khó khăn, thậm chí rơi vào bế tắc, phải vay nợ mới để trả nợ cũ. Cũng theo chuyên gia Phạm Hải Quân, hiện nay, một số ngân hàng chào mời khách hàng vay tiền mua nhà với lãi suất ưu đãi chỉ 6-7%/năm, cùng nhiều phần quà tặng giá trị hay những hỗ trợ dịch vụ… Tuy nhiên, đó chỉ là mức lãi suất áp dụng trong thời gian ưu đãi (6-12 tháng) chứ không cố định trong toàn kỳ vay. Còn những năm tiếp theo, mức lãi suất sẽ quay trở về ban đầu như giá thị trường là khoảng 11-12%/năm hoặc theo lãi suất thả nổi theo thị trường. Vì vậy, khi vay vốn, người vay nên yêu cầu nhân viên ngân hàng tư vẫn rõ. "Nếu gia đình bạn không thể huy động thêm vốn từ các nguồn không trả lãi khác, thì lựa chọn mua chung cư vẫn là một giải pháp hợp lý nhất lúc này", chuyên gia Phạm Hải Quân khẳng định. Đồng quan điểm trên, chuyên gia bất động sản Ngô Anh Tuấn cho hay, với số tiền tích lũy trên, vợ chồng bạn nên chọn mua chung cư thay vì mua một căn nhà mặt đất. Chuyên gia này cho hay, hai vợ chồng làm việc ở quận Thanh Xuân và quận Hoàng Mai, vì vậy, không thể lựa chọn mua nhà đất ở các khu xa trung tâm như: Gia Lâm, Đông Anh… Xét theo vị trí, thông thường gia đình sẽ chọn trục đường Nguyễn Trãi - Hà Đông, hoặc khu vực Hoàng Mai. Tuy nhiên hiện nay, giá nhà đất ở các khu vực trên khá cao. Hơn nữa, những căn nhà nhỏ tầm 30m hiện nay cũng không có nhiều. Nếu gia đình may mắn tìm được nhà đất ở ngõ sâu, di chuyển khó thì tổng số tiền cần trả cũng đã lên đến 1,2 – 1,8 tỷ đồng. Do đó, với số tiền có được, nếu không mua chung cư, bạn sẽ rất khó có được căn nhà đất rộng rãi, thoáng đãng. Nhật Hạ Bỏ tiền tỷ mua chung cư nhưng sống như "ăn nhờ ở đậu"- Nhiều khách hàng bức xúc vì sau khi bỏ tiền tỷ mua căn hộ nhưng cuối cùng chủ đầu tư không thực hiện đúng như trong hợp đồng cam kết. |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất, hot nhất trong ngày. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét