“BLOGGER PHẠM VIẾT ĐÀO TRANH LUẬN VỚI GS KINH TẾ MỸ TRẦN HỮU DŨNG VỀ CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ-TRUNG TRÊN BBC” plus 2 more |
- BLOGGER PHẠM VIẾT ĐÀO TRANH LUẬN VỚI GS KINH TẾ MỸ TRẦN HỮU DŨNG VỀ CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ-TRUNG TRÊN BBC
- "GIẬN CÁ CHÉM THỚT", TRUNG QUỐC ÁP THUẾ 50 % GẠO NHẬP CỦA VIỆT NAM; DÂN HÀ GIANG, TỈNH BIÊN GIỚI TÌM ĐƯỜNG XUẤT LẬU...
- ĐÂY, TƯƠNG LẠI CỦA VÂN ĐỒN, VÂN PHONG, PHÚ QUỐC NẾU BIẾN THANH ĐẶC KHU
Posted: 30 Jul 2018 07:47 AM PDT Có nên quan ngại về thương chiến Mỹ - Trung?Hôm 13/7/2018, bên lề một Hội thảo tư tại Warsaw, Ba Lan, Giáo sư Trần Hữu Dũng nêu quan điểm với BBC trong bài viết có tựa đề 'Chiến tranh thương mại từng dẫn đến Thế chiến', cho rằng cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang diễn ra là 'khó lường', với vấn đề lớn là 'không ai biết được hết quy mô thiệt hại' cho nền kinh tế thế giới mà nó gây ra. Trong khi đó, vẫn theo nhà kinh tế học này, có dấu hiệu cho thấy nhà lãnh đạo của Mỹ dường như không có một 'kế hoạch' được điều nghiên rõ ràng, cùng lúc, dường như Ban cố vấn kinh tế và nội bộ Đảng Cộng hòa cũng có 'hạn chế' trong ảnh hưởng hoặc tác động, kiểm soát với các chính sách của Tổng thống Mỹ. Giáo sư Trần Hữu Dũng còn bày tỏ lo ngại vì cuộc chiến thương mại do Mỹ phát động không những gây 'thiệt hại cho kinh tế bây giờ' mà còn 'đem vào một sự không chắc chắn về tương lai', gây ảnh hưởng đến 'đầu tư ngoại quốc', đầu tư quốc tế. Bài viết này xin trao đổi và tranh luận với GS Trần Hữu Dũng về những "quan ngại" trên của ông. Theo tôi, lịch sử chính trị của nước Mỹ trong suốt nửa thế kỷ qua sau chiến tranh Việt Nam, dễ dàng nhận thấy hai cột mốc đối ngoại. Thứ nhất là với sự dẫn dắt theo đường lối diều hâu của các "nhạc trưởng" người của Đảng Cộng hòa đã làm cho Liên Xô sụp đổ và thứ hai bằng đường lối đối ngoại bồ câu, ôn hòa, chung sống hòa bình, dân chủ hóa nền chính trị thế giới được dẫn dắt bới các nhạc trưởng người của Đảng Dân chủ (Clinton-Obama), chính Mỹ không ai khác đã làm sổ lồng, đánh thức con hổ dữ phương đông đó là Trung Quốc? Nguyên nhân nào đã xô đẩy Liên Xô tới sự sụp đổ năm 1991? Theo người viết bài này, Liên Xô sụp đổ do bởi tác nhân của hai chính sách cân não của Đảng Cộng hòa "rủ rê" Liên Xô chạy đua vũ trang và tìm cách hạ giá dầu xuống đáy nhằm làm thủng túi ngân sách của Liên Xô, vì đây là hàng xuất khẩu thu ngoại tệ chủ yếu của Liên Xô. Với việc hạ giá dầu tới mức cận đáy, cuối những năm 1980 giá dầu thế giới có lúc xuống mức 36 USD/thùng đã làm cho Liên Xô kiệt quệ nguồn thu, thâm thủng cán cân thương mại… Hai đòn cân não này khiến cho Liên Xô, ông anh cả của phe XHCN và 15 nước cộng hòa, thực chất là thuộc địa kiểu XHCN không đánh mà tan bởi "hết cơm hết rượu hết ông tôi". 'Trỗi dậy, hệ lụy và diễn kịch' Khi Đảng Cộng hòa nhường sân khấu chính trị Hoa Kỳ cho phái bồ câu, phe dân chủ, kỷ nguyên của Bill Clinton-Obama ra đời. Với đường lối hòa dịu với thế giới, kết cục trật tự thế giới thay đổi theo hướng thách thức vị trí siêu cường của Hoa Kỳ, do bởi sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc, đẩy hai đồng minh của Mỹ là Nhật và Tây Đức xuống hạng 3-4. Nguyên nhân của sự trỗi dậy này là do Mỹ cho phép Trung Quốc gia nhập WTO và mở cửa thị trường Mỹ cho Trung Quốc thao túng. Được tạo điều kiện về thị trường, Trung Quốc tranh thủ vươn lên bằng những mánh khóe cạnh tranh không minh bạch, sòng phẳng... Một trong những mạnh khóe đó là hạ tỷ giá đồng nhân dân tệ thấp hơn giá trị thực để kích thích, làm lợi cho hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc để hàng Trung Quốc tràn ngập Mỹ và Tây Âu… Do tình thế đó, trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, nhiều cử tri Mỹ đã quyết định không bỏ phiếu cho Đảng dân chủ, ủng hộ ông Trump lên điều hành nước Mỹ từ 20/01/2017. Phe bồ câu Mỹ từng nuôi hy vọng và ảo tưởng: khi tạo sự đột biến về cơ cấu kinh tế của Trung Quốc, sẽ cảm hóa, làm diễn biến tư tưởng độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc, giải phóng quốc gia trại lính này khỏi ách chuyên chế. Thế nhưng khi Trung Quốc đã bắt đầu có của ăn của để, liền không chịu quay về "tề gia, trị quốc", cải thiện môi trường xã hội nội trị để tạo ra sự phát triển, cạnh tranh văn minh theo luật. Trung Quốc đã "tinh tướng" xô ra dùng tiền và "sức mạnh cơ bắp" (chạy đua vũ trang) "bình thiên hạ" nhằm tranh chấp, thách thức vị trí siêu cường của Mỹ, đe dọa an sinh một số đồng minh của Mỹ. Trung Quốc còn đe nét, bắt nạt cả những bạn từng được coi là "nối khố" của Trung Quốc như Việt Nam, Lào, Campuchia, Bắc Triều Tiên và một vài quốc gia Trung Á, Nam Á... Không chỉ thế, Đảng Cộng sản Trung Quốc lại chưng "vở kinh kịch như ta đây' phải xưng danh với thế giới rằng: do nhờ sự ưu việt của cái mô hình "XHCN mang màu sắc Trung Quốc"; nhờ tài kinh bang tế của Đảng Cộng sản Trung Quốc mà kinh tế Trung Quốc có bước đột phá… Sự đột phá này là thành quả của thể chế, mô hình, chứ không do tiếp nhận, học mót thiết chế văn minh của bất cứ phương nào, không do WTO, không do sự xởi lởi của thị trường Mỹ. Sự đột phá này càng không do cách buôn bán ăn gian, né trốn nghĩa vụ bản quyền, sở hữu trí tuệ trong sản xuất hàng hóa xuất khẩu? "Vở kinh kịch đại bá" trực tiếp đe dọa nguồn lợi, an ninh những sân sau, những đồng minh truyền thống của Mỹ và phương tây mà cả mô hình Mỹ.Trước hết là khu vực Đông-Bắc Á và Đông Nam Á, châu Phi, Trung Đông, Úc và Nam Mỹ... Trung Quốc triệt để sử dụng kế thứ 23 trong Binh pháp Tôn Tử là Viễn giao cận công. Trung Quốc không chỉ dùng đòn bẩy kinh tế, đồng tiền Trung Quốc làm khí cụ cho "con đường tơ lụa" mà còn công khai chạy đua vũ trang trên Biển Đông và Hoa Đông. Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng, mua sắm tàu chiến, tàu sân bay và xây tạo các hòn đảo trên Biển Đông nhằm đe dọa uy hiếp, khống chế con đường giao thương hàng hải huyết mạch nhộn nhịp bậc nhất thế giới. Đây còn là một vùng lãnh hải trầm tích nhiều tài nguyên gắn bó với quyền lợi sát sườn của nhiều quốc gia đồng minh của Mỹ. 'Thương chiến, lựa chọn và tính toán' Không thể để Trung Quốc trèo lên vai lên cổ để xưng hùng xưng bá với thế giới. Vừa qua có ý kiến cho rằng cuộc chiến tranh này do chính Trung Quốc không biết điều, khơi mào trước. Chọn chiến tranh thương mại là chọn đúng điểm rơi để Mỹ truy thu quyền uy của mình. Cuộc chiến này nhằm mục đích: đẩy cái mô hình "XHCN mang màu sắc Trung Quốc" vào góc chết, để nó hiện nguyên bản cái giá trị thực của nó, đừng để nó lên đồng như diễn kinh kịch. Cuộc chiến này còn mục đích: trả hàng Trung Quốc về cho dân Trung Quốc; trả "mô hình kinh tế-chính trị XHCN màu sắc Trung Quốc" về cho dân Trung Quốc xài. Chiến tranh cho dù là thương mại thì bao giờ cũng làm tổn thương cho cả đôi bên. Chúng ta hãy cùng nhau "kê tính" những chiêu trò mà hai bên sẽ tung ra liệu có gây nên những hệ lụy như quan ngại của GS. Trần Hữu Dũng? Theo thông tin đã công bố, những năm gần đây, hàng năm Mỹ xuất sang Trung Quốc trên 130 tỷ USD trong khi đó Trung Quốc xuất sang Mỹ trên 500 tỷ USD… Việc dùng chiêu đòn thuế quan đánh vào hàng hóa của nhau, căn cứ vào tương quan của đội bên, giá trị tuyệt đối cuối cùng Trung Quốc phải chịu chắc chắn thiệt hại lớn hơn phía Mỹ. GDP hàng năm của Mỹ là 20.000 tỷ USD trong khi đó Trung Quốc mới đặt mức 12.000 tỷ USD… Cứ cho là hai bên chơi sát ván, cạn tàu ráo máng với nhau thì tổng số hàng hóa của hai nước mới ở mức chưa tới 700 tỷ USD; tỷ suất này chưa thể ảnh hưởng tới trục xoay của cán cân thương mại thế giới, như quan ngại của GS Trần Hữu Dũng cảnh báo "Cuộc chiến thương mại này là khó lường, mà một trong các vấn đề lớn là không ai biết được hết quy mô thiệt hại cho nền kinh tế thế giới mà nó gây ra…" "Lo ngại vì nó không những thiệt hại cho kinh tế bây giờ mà nó còn đem vào một sự không chắc chắn về tương lai, cái đó ảnh hưởng đến vấn đề đầu tư ngoại quốc này kia…" Cứ cho Mỹ mất trắng các lô hàng trị giá 130 tỷ USD do gây chiến với Trung Quốc, cú sốc này cũng chỉ có thể gây sốt nhẹ cho cơ cấu kinh tế của nước Mỹ và chính phủ của TT Trump vẫn có khả năng vượt qua, hóa giải. Còn với Trung Quốc khả năng mất trắng các lô hàng trị giá 500 tỷ USD là thực tế, là trong tầm tay của chiến lược gia Trump. Ảnh hưởng của cuộc chiến này trong năm 2018 chưa hiện hình thật rõ nét vì nó được phát động vào cuối năm, nhưng chắc bước sang 2019, kinh tế Trung Quốc sẽ ngấm đòn. Báo chí Trung Quốc đã đưa tin chuẩn bị phá sản một loạt doanh nghiệp xuất khẩu. Các nhà kinh bang tế thế Trung Quốc đã đã lộ tiểu khí, nổi đóa do "giận cá chém thớt" với một số hàng hóa của Việt Nam: nâng thuế nhập khẩu gạo từ Việt Nam lên 50 %... Đối với Mỹ, nếu không bán được các lô hàng 130 tỷ kia cho Trung Quốc thì vẫn có khả năng xuất bán cho các thị trường khác nếu Mỹ tìm cách kích cầu, giảm giá. Vừa qua Mỹ đã thỏa hiệp với Tây Âu, chưa đánh thuế hàng nhập khẩu ôtô từ thị trường này để đổi lại: EU tăng nhập hàng nông sản của Mỹ, phòng việc hàng hóa này bị Trung Quốc chặn, tẩy chay… Mỹ còn có đồng minh, bạn hàng có khả năng "lá lành đùm lá rách" trong cơn cơ nhỡ đó là Tây Âu, Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ… Riêng Tây Âu có tổng GDP là 19.000 tỷ USD, trên cơ Trung Quốc. Còn Trung Quốc thì biết cậy nhờ ai mua hộ hàng bây giờ? Nhập khẩu hàng Mỹ là một nhu cầu thiết yếu của Trung Quốc. Nước này chỉ nhập những thứ không thể không nhập. Khả năng mất trắng các lô hàng truyền thống giá trị 130 tỷ USD của Mỹ dự định xuất sang Trung Quốc là ít mà có khả năng chịu tổn thất. 'Đòn đánh chắc, điểm huyệt và cân não'Trong khi đó, nếu hàng Trung Quốc bị hàng rào thuế quan Mỹ sờ gáy, khả năng mất trắng cá lô hàng này, không bán được cho Mỹ và các thị trường khác là chắc chắc. Khi hàng Trung Quốc bị áp thuế cao, hàng hóa của các quốc gia khác như Việt Nam, Đông Nam Á, Nam Á sẽ thế chân hàng Trung Quốc ngay lập tức. Còn bán cho nước khác thì chỗ nào đã bán được, hàng Trung Quốc đã tràn ngập bằng mọi cách. Còn hàng Mỹ nếu Trung Quốc áp thuế cao thì các nhà sản xuất Việt Nam, Đông Nam Á, Nam Á, Nga, các cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và thậm chí Tây Âu xũng không dễ gì thay hàng Mỹ… Đó chính là đòn đánh chắc, điểm huyệt và cân não mà Trump và Đảng Cộng hòa chủ trương. Tất nhiên cuộc chiến này sẽ tác động tới cả hai nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc nhưng nó không ngẫu hứng như GS. Trần Hữu Dũng nhận định. Khi chủ động phát động cuộc chiến tranh thương mại để trị Trung Quốc, chính giới Mỹ rất hiểu Trung Quốc, đã tính toán kỹ và lập trình chắc thắng rồi mới "xuống tấn", "xuất chiêu". Trump có thể đã viện dẫn kế sách thứ hai và của Binh pháp Tôn Tử: đó là kế thứ hai 'Vây Ngụy cứu Triệu', tức là tránh nơi địch mạnh nhất, đánh vào hiểm yếu khiến địch phải rút về. Chỉ khi nền kinh tế Trung Quốc bị cô lập, khốn khó thì kế thứ 19 'Rút củi đáy nồi' (Phủ để trừu tân), tức là đánh tiêu hao hậu cần để làm quân địch dần phải thua mới phát huy hiệu lực. Kế thứ 19 này sẽ làm giảm tham vọng bá quyền của Trung Quốc tại nhiều khu vực trên thế giới như Biển Đông, Hoa Đông, Nam Á, châu Phi, Trung Đông và Nam Mỹ giống như những gì đã xảy ra với Liên Xô cũ đầu những năm 1990 ở thế kỷ trước. Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả, một blogger và nhà văn từng làm việc tại Bộ Văn hóa và Hội Nhà văn Việt Nam, hiện sinh sống tại Hà Nội. |
Posted: 30 Jul 2018 08:00 AM PDT Phạm Viết Đào.Cay cú vì thấy có vẻ Việt Nam không chịu ngoan, bảo gì nghe nấy, không chịu thông qua Luật Đặc khu do áp lực của dân vốn rất ghét chính phủ TQ tợn. Trung Quốc lập tức nâng thuế nhập khẩu gạo lên 50% để chơi lại Việt Nam, mặc dù Việt Nam vẫn được coi là bạn vàng... Hàng năm, Việt Nam xuất sang Trung Quốc trên 1 tỷ USD về gạo. Cái đòn tăng thuế này kể cũng gây khó chịu cho nông dân Việt Nam...Nhưng dân Việt Nam và Trung Quốc cũng sẽ có đối sách. Không xuất được chính ngạch thì tìm cách xuất lậu qua đường tiểu ngạch vì 2 nước có đường biên giới dài, núi non hiểm trở. Trung Quốc kiểm soát hàng Việt Nam xuất sang không thể như kiểm soát hàng Mỹ. Xin đưa lại bài viết cách đây mấy năm về cảnh xuất khẩu gạo sang Trung Quốc qua con đường tiểu ngạch của tiểu thương Hà Giang. Phương thức xuất khẩu bất đăc dĩ này nhằm đối phó với sự giở chứng của chính phủ Trung Quốc! Đàm đạo chữ Nhân với ông Tập Cận Bình Thưa ông Tập Cận Bình-Chủ tịch Nhà nước, Đảng trưởng Đảng CS Trung Quốc Tuần vừa qua, tôi Phạm Viết Đào vừa có chuyến du xuân lên cửa khẩu Thanh Thuỷ Hà Giang; điều bất ngờ đập vào mắt tôi là cảnh mà mọi lần tôi không thấy: nhiều chiếc xe ôtô tải nhỏ vài ba tấn, những có cả phương tiện thô sơ cá nhân như xe máy của người dân Việt Nam kẽo kịt chở những bao tải gạo tìm đường xuất bán sang cho người dân Trung Quốc qua con đường tiểu ngạch và " vi tiểu ngạch ", tức bán chui, bán lủi qua các đường mòn…Những hạt gạo mà cả dân chúng tôi và cả nước ông đều gọi là "hạt ngọc trời" ấy… Tôi có hỏi một số thương lái của Việt Nam: gạo là hàng thiết yếu mà người dân cần để nuôi dưỡng bản thân, nó không phải là heroin, là hung khí khủng bố sao lại mua bán với nhau khổ sở thế khi mà 2 nước đã ký nhiều hiệp định giao thương bình thường, " hữu hảo" với nhau ? Trong chuyến thăm Trung Quốc vừa rồi của đoàn ông Nguyễn Phú Trọng, trong Tuyên bố chung có nội dung: Trung Quốc tạo điều kiện cho hàng hoá Việt Nam thâm nhập thị trường Trung Quốc vì hiện tại Trung Quốc đang xuất siêu sang Việt Nam, số liệu tôi không nhớ chi tiết… Người dân ở Hà Giang cho hay: sở dĩ thương lái phải tìm đường "bán chui" gạo là do phía cơ quan hải quan-biên phòng Trung Quốc chặn cửa khẩu không cho sang; Trước đây gạo xuất qua con đường tiểu ngạch qua cửa khẩu Lào Cai thuận lợi vì có đường sắt, đường cao tốc lên tới cửa khẩu; Hiện tại khu vực cửa khẩu Lào Cai đã bị Trung Quốc cấm chặn gắt gao nên thương lái Việt Nam tìm lên ngả Hà Giang; về phía Việt Nam, cơ quan chức năng không cấm thương lái bán gạo qua Trung Quốc qua bất cứ hình thức gì… Thưa ông Tập Cận Bình kính mến, Tôi với tư cách là 1 nhà văn, một người hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, muốn được đàm đạo với ông, người đứng đầu Trung Quốc về phương diện văn hoá của cái câu chuyện thương lái 2 nước Việt-Trung đang phải mua bán chui, lủi gạo với nhau ở Hà Giang mà tôi tận mục sở thị; Bởi tôi là người có ít nhiều am hiểu và quý trọng văn hoá Trung Hoa của các ông. Về lĩnh vực chính trị, ngoại giao và các lĩnh vực khác, các ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng đã và sẽ đàm thoại với ông… Ánh mắt bất an của đứa bé vừa lọt lòng ở vùng biên ải Hà Giang Sở dĩ tôi dám " đánh trống qua cửa nhà sấm" là bởi tôi đã từng được phía Trung Quốc trao " Giải đặc biệt " trong cuộc thi tìm hiểu lịch sử văn hoá Trung Quốc Cup Giai Lệ do Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc ( CRI ) tổ chức năm 1992. Cuộc thi đầu tiên này dành cho các thính giả quốc tế của Đài CRI, tôi còn nhớ có trên 100.000 thính giả của trên 100 nước đã gửi bài dự thi, Việt Nam có trên 1000 người gửi bài sang trong đó có tôi. Hiện nay Đài CRI hàng năm vẫn tổ chức thi, mỗi năm 1 chủ đề, tư liệu về cuộc thi đầu tiên này cùng với tên tuổi " khôi nguyên" của tôi vẫn đang còn trên trang Web của Đài CRI. Cuộc thi có 10 câu hỏi liên quan tới lịch sử văn hoá Trung Hoa, thính giả nào trả lời coi như đã nắm được những điều cơ bản nhất về lịch sử, đất nước, con người, văn hoá Trung Hoa từ cổ chí kim… Trong cuộc thi đó, có 6 thính giả của 6 quốc gia được Đài CRI trao "giải đặc biệt"; tôi đã thay mặt cho hơn 1000 thính giả Việt Nam được Đài CRI đài thọ sang thăm du lịch Bắc Kinh 1 tuần; Thời điểm tháng 11/1992 quan hệ Việt Nam đang căng thẳng, nhưng tôi là người sớm chìa tay ra với văn hoá Trung Hoa… Về 10 câu hỏi của Đài CRI, tôi biết có hàng trăm thính giả Việt Nam trả lời đúng; Có nhiều bài dự thi công phu dài hàng trăm trang, riêng bài dự thi của tôi có 8 trang; tôi đoán sở dĩ tôi được giải là bởi tôi có viết một cái thư cho Đài CRI kèm bài dự thi, trong thư tôi có nói về quá trình ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa với gia đình tôi và cá nhân tôi; mặc dù tôi không biết tiếng Hán, tiếng Trung. Xin được giới thiệu thêm: tôi là người được đào tạo chính quy về khoa học xã hội tại đất nước mà người Trung Quốc gọi là Lỗ Ma Ni; thời sinh viên chúng tôi vẫn nói đùa: được học đại học tại quê hương của Khổng Tử ( người nước Lỗ )…Ông Giang Trạch Dân cũng từng tu nghiệp tại thủ đô Lỗ Ma Ni là Bucarest đấy. Trong thư gửi Đài CRI, tôi có nói đến ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa đối với tôi qua bộ tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung; Thừa tướng nhà Thục Hán Gia Cát Lượng, được nhà văn La Quán Trung dày công xây dựng trong bộ tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa; Gia Cát Lượng là một trong những biểu tượng của kẻ sĩ Trung Hoa ám ảnh tôi khi còn nhỏ tuổi. Gia Cát Lượng được kính trọng như là một trí thức lớn, một nhà quân sự chính trị kiệt xuất, cúc cung tận tuỵ với sự nghiệp nhà Thục Hán; người Trung Quốc mệnh danh " Vạn đại quân sư Gia Cát Lượng " cùng với " Thừa tướng muôn đời Lưu Bá Ôn"… Trong thư, tôi đã phân tích, chứng minh đại ý: cuộc đời của Gia Cát Lượng được La Quán Trung có phần hơi thần thánh hoá, đã ám ảnh tuổi thơ tôi; thế nhưng khi đã ngoài 40 tuổi, giai đoạn năm 1992, tôi bắt đầu có những suy luận khác, mặc dù tôi không có điều kiện tiếp cận các nguồn tài liệu gốc Trung Quốc vì tôi không biết tiếng Trung; văn hoá- cổ sử Trung Hoa vào thời điểm đó, Việt Nam còn giới thiệu rất ít vì 2 nước vừa qua khỏi cuộc chiến tranh biên giới. Tôi có phân tích, chứng minh: Nhà Thục Hán sụp đổ đầu tiên trong 3 tập đoàn quân phiệt thời Tam Quốc là do lỗi, sai lầm về chiếc lược của Thừa tướng Gia Cát Lượng, nhà Thục Hán đổ không phải do mệnh trời, do khí số nhà Hán đã hết theo kiến giải của La Quán Trung. Tôi đã phân tích, chứng minh: Gia Cát Lượng đã phạm tới 5 sai lầm chiến lược qua các dữ liệu do La Quán Trung viết trong Tam Quốc diễn nghĩa theo suy luận của tôi. Một trong những sai lầm lớn nhất, chiến lược nhất đẩy nhà Thục Hán tới bờ vực sụp đổ: Gia Cát Lượng động binh gây hấn phương nam; chính cuộc động binh hao người tốn của, mất lòng dân này là nguyên nhận trực tiếp lâu dài làm suy yếu Thục Hán. Điều tôi phân tích, chứng minh hoàn toàn trái với những gì La Quán Trung mô tả trong Tam Quốc diễn nghĩa tại các chương hồi " 7 lần bắt, 7 lần tha Mạnh Hoạch"… Thứ trưởng Bộ Văn hoá TQ Lưu Đức Hữu chúc mừng P.V.Đ đoạt Giải đặc biệt cuộc thi Tìm hiểu lịch sử văn hoá TQ Cup Giai Lệ năm 1992; Ông Lưu Đức Hữu trân trọng chìa 2 tay bắt P.V.Đ…( Ảnh do Đài CRI cung cấp ). Về việc thương lái 2 nước Viêt-Trung phải bán gạo chui cho nhau Tôi xin được đàm đạo với ông nhân chuyện thương lái 2 nước Việt-Trung đang mua bán gạo chui lủi với nhau tại Hà Giang mà tôi đã chứng kiến trong tuần qua, xin được mở đầu bằng một đoạn trong Luận ngữ của Khổng Tử: " Khi Trọng Cung hỏi thế nào là nhân thì Khổng Tử nói: "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân – Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác". Nhân được coi là điều cao nhất của luân lý, đạo đức, Khổng Tử nói: "Người không có nhân thì lễ mà làm gì? Người không có nhân thì nhạc mà làm gì?" (sách Luận ngữ)… Chữ "Nhân" trong tiếng Hán ( dịch ra tiếng Việt gọi là Người ) có hình dáng tượng hình của 1 con người 2 chân đang dạng ra đứng trụ thế trên nền đất; Chữ Nhân còn có dáng hình cây lúa bắt rễ vào đất. Theo tôi hiểu: văn hoá Trung Hoa, ngôn ngữ Trung Hoa dạy con người Trung Hoa trọng chữ Nhân; đồng nghĩa với việc trọng con người, trọng cây cây lúa, hạt gạo; Vì chữ Nhân là hình bóng, xương cốt, hồn cốt của con người, của cây lúa, hạt gạo… Gạo rơi vãi tại một trong những kho tạm ở Hà Giang chuẩn bị bán cho thương lái TQ. ( Ảnh P.V.Đ chụp tháng 4/2015 ) Hạt gạo gắn với mồ hôi, nước mắt, một nắng hai sương, là linh hồn và cốt cách của người Á Đông trong đó có Trung Hoa và Việt Nam…Thưa ông, có hàng tỷ người ăn lúa gạo trên trái đất, nhưng chỉ có ai trực tiếp gieo trồng nó mới thấy hết giá trị chân thực của từng hạt gạo mà thôi ?! Một bộ máy nhà nước chính danh lại đi làm cái việc cấm cản, đày đoạ, việc giao thương của người dân về mặt hàng lúa gạo; liệu nhà nước đó có biết chữ Nhân trong tiếng Trung Quốc khi hành động đó tác động vào cái dạ dày của người dân? Tôi tin cả bản thân ông, dù là người chắc chắn hàng ngày được hưởng nhiều cao lương mỹ vị những vẫn không thể thiếu bát cơm, hạt gạo hàm chứa chữ Nhân trong từng bữa ăn… Tôi viết lên điều này không mong ông xởi lởi với người nông dân và thương lái Việt chúng tôi; tôi yêu cầu ông hãy sống tử tế với người dân Trung Hoa của các ông theo đúng nghĩa chữ Nhân mà Khổng Tử của các ông đã dạy bao thế hệ vủa chúa, quan, dân Trung Quốc các ông… Do sự ngăn chặn của bộ máy hải quan-biên phòng của các ông mà 10 hạt gạo người dân Việt chở lên bán chắc chắn sẽ bị rơi vãi mất dăm ba hạt, giá cả sẽ đăt lên dăm ba đồng; trong khi đó hàng triệu người dân Trung Quốc tôi tin cũng đang thiếu gạo ăn, đang cần được mua gạo Việt Nam giá hợp lý nhất… Chắc các ông cũng thừa biết nghề buôn bán gạo là loại dịch vụ lời lãi mạt nhất, trên anh nông dân đi cày một ít. Chính ông bố Lã Bất Vi, khi được hỏi đã từng khuyên con: Đi cày lãi không bằng buôn gạo; buôn gạo không lãi bằng buôn vải, buôn vải không lãi bằng buôn vàng; Buôn lãi vô kể đó là "Buôn Vua"… Tôi biết các ông đang nắm trong tay một bộ máy quyền lực lớn làm dịch vụ buôn vua; nghe nói các ông buôn, bán vua cho nhiều nước trong đó có Việt Nam… Thử hỏi ông là người đại lý, dịch vụ buôn vua, lãi vô kể như lời ông bố Lã Bất Vi lại đi tìm cách triệt cái anh buôn gạo thì thử hỏi chữ Nhân mà Khổng Tử của các ông có ý nghĩa gì? Các ông làm như vậy là các ông đang gây nên những ám ảnh xấu về chính quyền Trung Quốc đối với nhân dân Việt Nam và cả người dân Trung Quốc; không có một thế lực Tây Mỹ nào xía vào kích động tình cảm của người dân Việt ghét, nghĩ xấu về chính quyền và người dân Trung Hoa cả mà chính các việc làm nhãn tiền của các ông. Việc cấm cản thương lái Việt xuất bán gạo, nông sản sang Trung Quốc không thể không làm cho người dân Việt bình thường nhất khỏi ưu tư: Hoá ra các ông cho vay ODA để xây dựng các tuyến đường cao tốc lưu thông 2 nước như Hà Nội-Lào Cai, Hà Nội-Lạng Sơn, Hà Nội-Móng Cái cốt chỉ để phục vụ cho việc chuyên chở hàng của các ông thuận lợi tràn qua Việt Nam; hay những tuyến cao tốc này phục vụ cho các mục đích quân sự, bành trướng lãnh thổ như các ông tuyên bố việc mở rộng các hòn đảo trên Biển Đông. Còn những sản vật nông sản của Việt Nam như gạo, như dưa hấu được người dân Trung Quốc rất mong được tiếp cận thì bị cơ quan công quyền của các ông cản, hoặc xua đẩy bắt trèo đèo lội suối qua những con đường nhọn hoắt đá tai mèo ở Hà Giang; Những mặt hàng đó không được lai vãng trên những tuyến đường do Trung Quốc cho vay tiền xây…Mặc dù các ông vẫn lẻo lẻo là tạo điều kiện cho hàng Việt Nam xuất bán sang Trung Quốc ? Xin hỏi nhữ Nhân trong tiếng Trung như Khổng Tử viết có nên nhắc tới nữa không: "Người không có nhân thì lễ mà làm gì? Người không có nhân thì nhạc mà làm gì?" Phố núi Hà Giang tháng 4/2015 ( Ảnh: P.V.Đ chụp đầu tháng 4/2015 ). Một trong những kho gạo tại Tp Hà Giang chuẩn bị xuất bán sang Trung Quốc( Ảnh P.V.Đ chụp đầu tháng 4/2015 ) Kính thưa ông Tập Cận Bình, Chủ tịch Trung Quốc, Đảng trưởng đảng CS Trung Quốc Việc bộ máy biên phòng- hải quan Trung Quốc đang tìm cách cấm cản, đày đoạ chuyện buôn bán gạo, nông sản Việt Nam sang Trung Quốc tại Hà Giang, Tân Thanh ( Lạng Sơn) và các nơi tiếp giáp khác như vậy có thể coi là " bất Nhân " được không thưa ông ? Khi những việc làm cụ thể, nhãn tiền ai cũng thấy là "bất Nhân" thì các ông hè nhau giương " 16 chữ vàng " để làm gì; Xây Viện Khổng Tử để làm gì ? Hà Giang sơn thuỷ hữu tình ( Ảnh P.V.Đ chụp tháng 4/2015 ) P.V.Đ. |
ĐÂY, TƯƠNG LẠI CỦA VÂN ĐỒN, VÂN PHONG, PHÚ QUỐC NẾU BIẾN THANH ĐẶC KHU Posted: 29 Jul 2018 08:51 PM PDT "Chất" Trung Quốc làm điên đảo bãi biển bình yên của CampuchiaNLĐO) - Chỉ vài năm trước, Sihanoukville, một thành phố cảng nổi tiếng của Campuchia, vẫn còn tấp nập khách du lịch "bụi" đến từ phương Tây nhờ những bãi biển xinh đẹp và không khí trong lành.Thế nhưng giờ đây, thành phố này đã thay đổi đến mức không thể nhận ra. Giới xã hội đen hoành hành, đường sá dơ bẩn, sòng bạc mọc lên như nấm và tệ nạn nghiện ngập, say xỉn lẫn mại dâm trở nên mất kiểm soát, theo trang News.com.au (Úc). Tình trạng trên khiến khách du lịch "bụi" dần rút đi hết và được thay thế bằng một làn sóng du lịch mới. Vào năm 2017, có tới 120.000 người Trung Quốc tràn vào thành phố chỉ có dân số 90.000 người ở khu vực trung tâm, gấp 4 lần số khách vào năm 2016. Họ đến đây không phải để tận hưởng ánh nắng mặt trời, các bãi biển xinh đẹp hay nền văn hóa đặc sắc mà là để đánh bạc. Hơn 30 sòng bạc gần như chỉ phục vụ các tay chơi Trung Quốc đã được xây dựng ở TP Sihanoukaville và khoảng 70 sòng bạc khác đang trong quá trình hoàn thiện. Một sòng bạc của người Trung Quốc ở Campuchia. Ảnh: News.com.au Mặc dù làn sóng khách du lịch chịu chơi mang lại một số ảnh hưởng kinh tế tích cực đến thành phố một thời trầm lặng nhưng nó cũng đã biến đổi Sihanoukville thành một công trường xây dựng lớn đầy bụi bặm và mất kiểm soát, nơi những chiếc xe tải chở bê tông cày nát đường sá suốt ngày đêm. Hàng ngàn công nhân Trung Quốc đang hối hả chạy đua với thời gian để hoàn thiện những dự án mới, ví dụ như Blue Bay Casino Condos and Wisney World, một công viên giải trí kiêm sòng bạc trị giá 1 tỉ USD. Tuy nhiên, với vòng kinh tế khép kín, nơi khách du lịch Trung Quốc chỉ bảo trợ cho các doanh nghiệp và nhân công trong nước, người dân địa phương bị gạt ra ngoài rìa và thậm chí phải rời khỏi thành phố của chính họ. Hàng trăm doanh nghiệp gia đình của Campuchia đã phải đóng cửa trong 12 tháng qua trong khi hàng ngàn cư dân quyết định dọn đi nơi khác. "Người Trung Quốc đã lấy mất thành phố của tôi và giờ đây tất cả mọi thứ đều trở nên đắt đỏ. Trước đây chúng tôi chỉ mất 50 USD tiền thuê nhà nhưng năm nay đã tăng lên 150 USD. Tôi lo lắng cho tương lai của người dân Campuchia tại Sihanoukville. Chẳng bao lâu nữa chúng tôi sẽ không còn khả năng chi trả cho cuộc sống tại đây" - ông Sono, một tài xế tuktuk, lo lắng chia sẻ. Một viên đạn rơi tại hiện trường một vụ xả súng ở Sihanoukville. Ảnh: News.com.au Tình hình bất ổn cũng đang lan tràn tại TP Sihanoukviile khi hàng loạt những vụ phạm tội như giết người, bắt cóc, tống tiền, ẩu đả do khách du lịch Trung Quốc hoặc người Trung Quốc sống trong thành phố gây ra. "Làn sóng khách du lịch Trung Quốc đã tạo cơ hội cho giới xã hội đen Trung Quốc thâm nhập và gây ra nhiều tội ác, khiến cho nơi này trở nên mất an ninh. Một số người ngoại quốc say xỉn, xảy ra mâu thuẫn rồi ẩu đả bên trong các nhà hàng và cả nơi công cộng" - trích bức thư gửi Bộ Nội vụ Campuchia của Thống đốc Sihanoukville Yun Min. Vào thời điểm đó, phát ngôn viên bộ nội vụ Khieu Sopheak khẳng định với hãng tin Reuters rằng chỉ những khách du lịch tuân thủ luật pháp mới được chào đón ở Campuchia. "Chúng tôi vẫn giữ vững chủ quyền và người Trung Quốc không thể kiểm soát chúng tôi" - ông Sopheak nói. Bãi biển Ochheuteal xinh đẹp trong quá khứ của Sihanoukville. Ảnh: News.com.au Đống xà bần trên một bãi biển ở Sihanoukville. Ảnh: News.com.au Vậy nhưng người Campuchia lại không được phép bước chân vào các sòng bạc ở Sihanoukville nếu không phải là nhân viên và nơi này còn vắng bóng cả khách du lịch phương Tây. "Khách du lịch Trung Quốc là những người rất khắt khe và không hề thân thiện. Họ không thích không khí trong lành mà chỉ thích đánh bạc. Tại Sihanoukville, chúng tôi gặp rất nhiều rắc rối vì họ. Họ thường ẩu đả lẫn nhau và đôi lúc đánh cả người Campuchia nhưng không ai dám can thiệp vì sợ. Nếu gặp vấn đề với cảnh sát, họ chỉ việc đưa tiền là xong" - nhân viên bảo vệ giấu tên tại một sòng bạc tiết lộ. Ngay cả những bãi biển xinh đẹp của Sihanoukville cũng rơi vào tình cảnh thảm thương. Nước biển chuyển thành màu nâu caramel và không còn chút gì tương đồng với những hình ảnh được in trên các tấm thiệp của Sihanoukville trong khi bãi cát bị bao phủ bởi những đống xà bần. "Họ cứ vứt tất cả ra đó. Trước đây tôi có rất nhiều khách người Úc đến du lịch nhưng giờ họ nói rằng họ không thích ở Sihanoukville nữa vì quá nhiều công trường xây dựng và rác rưởi. Thành phố này đã rơi vào tay Trung Quốc" - một người đàn ông Campuchia tên Tiwi bất bình nói. Trước đây, ông Tiwi kiếm sống nhờ công việc đưa đón khách du lịch từ sân bay Sihanoukville. Giờ đây, khách Trung Quốc chỉ đi xe của tài xế nước họ và ông Tiwi phải bán chiếc minibus cho một doanh nhân Trung Quốc để trả tiền thuê nhà. Ông cho rằng vài tháng tới ông sẽ phải về quê và làm công việc đồng áng trước đây. Các tòa nhà được xây dựng quá nhanh và khiến cả thành phố đầy rác rưởi. Ảnh: News.com.au Dù vậy, theo Tiến sĩ Antonio Graceffo, một chuyên gia kinh tế sống ở Thượng Hải, sự đầu tư của Trung Quốc mang lại rất nhiều lợi ích cho Sihanoukville. "Họ có thể tranh cãi rằng sự phát triển đó không cân bằng và Trung Quốc được lợi nhiều hơn từ các khoản đầu tư của họ so với Campuchia. Đây là sự thật. Ngược lại, người khác cũng có thể lập luận rằng giới thượng lưu Campuchia mới là những người kiếm được nhiều nhất khi tham gia vào các dự án phát triển bất động sản lớn. Điều này cũng không sai" - trích lời ông Graceffo. "Thế nhưng tất cả những dự án đầu tư này đều có tác động nhỏ giọt. Các công việc không có trong quá khứ đang được tạo ra hàng ngày. Cơ hội xuất hiện mỗi ngày cho người Campuchia để cải thiện cuộc sống bằng cách buôn bán thức ăn và dịch vụ cho những dự án phát triển lớn. Vậy ảnh hưởng của Trung Quốc với Campuchia có phải là điều tốt? Sẽ tốt hơn nếu như Thụy Điển và Canada cũng đổ cùng một lượng tiền và ảnh hưởng chính trị vào Campuchia như Trung Quốc nhưng họ lại không làm thế. Vì vậy, trong thời gian này, Trung Quốc dường như là cuộc đánh cược tốt nhất của Campuchia" - ông Graceffo nói thêm. Bảo Hạnh (Theo News.com.au) |
You are subscribed to email updates from NvPhamvietdao5.blogspot.com: Thế sự-Văn chương. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét