“Thực hiện quyền tự do biểu tình ngày 2 tháng 9 năm 2018” plus 24 more |
- Thực hiện quyền tự do biểu tình ngày 2 tháng 9 năm 2018
- Thiện Tùng: Bàn tay sắt, bàn tay nhung
- Xuống đường cứu nước.(*)
- ĐÔI ĐIỀU về LỰC LƯỢNG VŨ TRANG.
- Lưu thông đồng Nhân Dân Tệ và bi kịch cuối cùng
- Sau Đặc Khu, tiền Tàu bước một chân qua biên giới trước khi lan tỏa: “Được sử dụng nhân dân tệ trong thanh toán ở biên giới”
- NHÂN CÁCH JOHN MCCAIN VÀ VIỆT NAM
- Suy nghĩ của trí thức Việt về tượng John McCain ‘quỳ gối’ ở Hà Nội
- Thực hiện quyền tự do biểu tình ngày 2 tháng 9 năm 2018
- MẢ CHA BỌN TUYÊN GIÁO!
- Chính phủ Nga ‘thận trọng’ với thiết bị viễn thông của Huawei và ZTE của Tàu
- Chân Dung BRI và Chiến Tranh Thương Mại
- ÔNG MAHATHIR MOHAMAD.
- THỜI GIAN NGÀY CÀNG PHÂN ĐỊNH RẠCH RÒI
- KHI NHÂN CÁCH Ở MỘT TẦM CAO...
- LỜI VĨNH BIỆT CỦA THƯỢNG NGHỊ SĨ JOHN McCAIN
- GIAN KẾ TRONG ỨNG NGOÀI HỢP
- Tại Sao Dân Úc Từ Chối Nền Cộng Hòa Đại Nghị?
- Nhiều Ban thế có phải là hồng phúc của dân tộc?
- Thầy Phạm Toàn mời cộng tác, để giúp học sinh hết lớp 12 biết cách tự học
- Ngày này năm xưa ơi là xưa
- MÂU THUẪN CỦA MỘT BÀI HÁT
- Thiếu Tướng Lê Mã Lương và một số người gửi thư cho lãnh đạo đảng và nhà nước
- Lời hứa ma mị của Nguyễn Thiện Nhân và nỗi đau Thủ Thiêm
- Các nước hưởng lợi gì từ ‘Sáng kiến Vành đai và Con đường’?
Thực hiện quyền tự do biểu tình ngày 2 tháng 9 năm 2018 Posted: 30 Aug 2018 03:06 PM PDT | ||
Thiện Tùng: Bàn tay sắt, bàn tay nhung Posted: 30 Aug 2018 02:59 PM PDT Thiện Tùng: "Qua sự việc Đặc khu nầy nữa, cho ta thấy, từ trước đến nay, những người Cộng sản Việt Nam coi trọng tình đồng chí hơn đồng bào. Từ lâu giới lãnh đạo ví Việt Nam và Trung Quốc như môi với răng – môi hở răng lạnh. Biết bao lần môi hở để răng lạnh, răng cắn dập môi. Thế mà chẳng biết tại sao, việc gì cũng "Vì Trung Quốc, với Trung Quốc"" Cuộc biểu tình của công chúng hôm 10/6/2018 với quy mô lớn chưa từng có, diện rông trên cả nước chống Luật Đặc khu và An ninh mạng. Để xả căng, giục hoãn cầu mưu, Bộ Chính trị Đảng CSVN cho phép Quốc hội của mình tạm hoãn thông qua luật Đặc khu vào ngày 12/6/2018 theo dự định. Vì "Đại cục" với quyết tâm "Chiến lược", Tổng Bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng quyết ra luật Đặc khu. Bằng chứng là, hôm 17/6/2018, ông Trọng nói với cử tri Hà Nội: "Hai luật nầy rất nhạy cảm. Luật An ninh mạng Quốc hội đã thông qua rồi. Luật Đặc khu sẽ nghiên cứu hoàn thiện rồi cũng phải thông qua". Chưa thông qua đuợc luật Đặc khu, dường như ông Trọng tức ấm ách, tại các diễn đàn, ông cứ lặp đi lặp lại: "Thời gian qua, các đối tượng xấu lợi dụng tâm lý "bài Trung Quốc" để từ đó kích động, chia rẽ tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc. Bên cạnh đó, các phần tử này cũng lợi dụng triệt để những vấn đề mà người dân đang bức xúc với chính quyền, từ đền bù đất đai, các vấn đề môi trường hay an ninh mạng để kích động…". "Kích động lòng yêu nước chân chính của người dân để mưu các việc khác, làm việc xấu và có bàn tay của những phần tử phá hoại, không loại trừ có yếu tố nước ngoài. Phải quyết tâm chấn chỉnh lại , xử lý nghiêm các phần tử chống đối phá hoại". Sau cuộc biểu tình 10/6/2018, chắc doTrọng chủ trương, Công an và Tòa án phô diễn bàn tay sắt truy lùng, bắt trừng phạt không nương tay đối với những người bị coi là "cầm đầu, kích động" biểu tình. Giờ đây, cũng chắc ông Trọng chớ không ai khác, chủ trương cho Ban Tuyên Giáo và Bộ Thông tin – Truyền thông phô diễn bàn tay nhung tuyên truyền chiêu dụ dân chúng đồng tình với Đảng làm Đặc khu. Ông giao cho Ban Tuyên giáo soạn tài liệu, mở chiến dịch tuyên truyền sâu rộng trên cả nước về Luật Đặc khu. Tài liệu tuyên truyền về Đặc khu xoay quanh 4 chủ đề: - Sự cần thiết phải xây dựng Luật Đặc khu; - Mục đích xây dựng Luật Đặc khu; - Quan điểm chỉ đạo xây dựng Luật Đặc khu; - Một số nội dung của Luật Đặc khu. Phần kết luận của tài liệu tuyên truyền nầy có đoạn "…Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thận trọng, cân nhắc nhiều mặt và thống nhất với Chính phủ chỉnh lý quy định của dự thảo Luật về thời hạn sử dụng đất để sản xuất kinh doanh, áp dụng theo quy định của Luật Đất đai hiện hành (cao nhứt là 70 năm), không quy định trường hợp đặc biệt kéo dài đến 99 năm…" như dự thảo ban đầu. "Với chủ trương trên, đề nghị cán bộ, hội viên, phụ nữ cả nước tuyên truyền, vận động người thân trong gia đình hiểu đúng quan điểm, chủ trương của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về dự án Luật Đặc khu". Vậy thì dự án Luật Đặc khu chỉ điều chỉnh thời hạn cho thuê đất – thay vì 99 năm hạ xuống 70 hoặc 50 năm theo luật đất đai hiện hành. Đến giờ nầy, tuy tỉnh không có Đặc khu, nhưng An Giang đang dẫn đầu chẳng những tứ Giang (Tiền Giang, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang) mà còn dẫn đầu cả nước tuyên truyền sự cần thiết và lợi ích về Đặc khu - giống như tuyên truyền lợi ich của việc khai thác Bauxite Tây Nguyên và nhà máy cán thép Formosa trước đây chẳng hạn.
Hãy chờ xem, Nhà cầm quyền hết dùng tay sắt trấn áp để răn đe đến dùng tay nhung ve vuốt để dụ khị mà dân chúng vẫn tiếp tục biểu tình chống 2 luật nầy thì chứng tỏ đã hết thuốc chữa. Qua sự việc Đặc khu nầy nữa, cho ta thấy, từ trước đến nay, những người Cộng sản Việt Nam coi trọng tình đồng chí hơn đồng bào. Từ lâu giới lãnh đạo ví Việt Nam và Trung Quốc như môi với răng – môi hở răng lạnh. Biết bao lần môi hở để răng lạnh, răng cắn dập môi. Thế mà chẳng biết tại sao, việc gì cũng "Vì Trung Quốc, với Trung Quốc": Năm 1958, Trung Quốc cần biển đảo, Hồ Chí Minh cho phép Thủ tướng Phạm văn Đồng ký Công hàm giao cho Trung Quốc 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mặc dầu 2 quần đảo nầy do Việt Nam Cộng hòa quản lý. Cũng theo yêu cầu của Trung Quốc, hai ông Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh lần lượt giao cho Trung Quốc hai phần ba (2/3) thác Bản Giốc; giao trọn phần đất thuộc Ải Nam Quan; giao 15% vùng biển Việt Nam ở Vịnh Bắc bộ. Vì sự nhu nhược ấy khiến cho Trung Quốc đối với Việt Nam hễ "được đàng chân lân đàng đầu". Ước gì Việt Nam ta có người lãnh đạo như ông Thủ tướng Mã-Lai Mahathir Mohamad, 95 tuổi mà đầy sĩ khí thì hạnh phúc biết mấy?. Cũng không hiểu tại sao, giới cầm quyền Trung Quốc chưa bao giờ đối xử tốt với Việt Nam (1) mà Hồ Chí Minh lại ngợi ca: Mối tình thắm thiết Việt – Hoa, Vừa là đồng chí vừa là anh em. Trăm ơn, ngàn nghĩa, vạn tình, Tinh thần hữu nghị quang vinh muôn đời. Thế rồi Hồ Chí Minh còn chấp nhận cho nhà thơ Chế Lan Viên trình làng 2 câu thơ sặc mùi sùng bái cá nhân do ông Viên sáng tác: Bác Mao không ở đau xa, Bác Hồ ta đó chính là bác Mao. Đảng CSVN cứ viện cớ vì "Đại cục", xem trọng "đồng chí" hơn "đồng bào" (2) thế nầy, biết bao giờ dân Việt Nam mới thoát khỏi khổ nạn Bắc phương?!. 30/08/2018 T.T Chú thích (1)Trong chiến tranh, phe XHCN nói chung, Trung Quốc nói riêng viện trợ cho Việt Nam để đẩy Việt Nam ra phía trước đỡ đòn họ chớ ân nghĩa gì ở đây. (2) "Cùng bộc" sinh ra sao không thương yêu nhau mà lại thân thương, chìu lòn với ngoại bang?!. | ||
Posted: 30 Aug 2018 02:49 PM PDT "Người giàu có cũng phải xuống đường, vì khi Trung Quốc vào thì cũng sẽ mất hết thôi. Tôi xin tự giới thiệu tôi là con nhà giàu, thậm chí rất giàu, có tiền mà mất nước thì cũng sẽ mất tất cả. Tôi sẽ xuống đường, người giàu có, toàn dân tộc phải xuống đường. Tôi là sinh viên, 19 tuổi, là một người trẻ như bao người khác, thay vì cầm sách, cầm bút hay chơi game những phút rảnh rỗi, nay thì tôi không cầm sách, cầm bút mà cầm loa, cầm đồ nghề để đi biểu tình. Cầm loa để tuyên truyền, cầm đồ nghề để chiến đấu. Thay vì vận dụng trí não cho việc học hành thì bây giờ tôi sẽ vận dụng trí não cho việc vận động đấu tranh dân chủ. Tại sao tôi phải làm vậy? Vì tôi không thể thờ ơ nhìn đất nước suy vong dưới bàn tay của Việt cộng và tình hình mất nước vào tay Trung cộng. Tôi khuyên đồng bào hãy cùng tôi xuống đường vào lần tới… Tôi quyết tử, tôi chỉ có 1 nguyện vọng: Nếu ngày biểu tình tới con có mất đi thì xin bác Tân Thái và mọi người cúi đầu tưởng niệm con 1 giây để ba mẹ con cảm thấy hãnh diện và linh hồn con được ấm áp trên thiên đàng cùng với Thiên Chúa. Nếu con hy sinh, xin bác hãy cầu nguyện cho con. Biết đâu 15 ngày nữa không biết con có còn được sống hay không? Nếu chết, con nguyện chết cho quê hương này… Con xin mượn diễn đàn của bác Tân Thái để gửi đến ba mẹ con, con không thể trở thành người con như ba mẹ hằng mong muốn, nhưng con không thể thờ ơ, con không thể làm ngơ trước hiện tình đất nước, con mong ba mẹ hãy hãnh diện vì có người con như con. Nếu có kiếp sau con xin được làm con của bố của mẹ, làm một người tốt biết yêu thương đồng bào, biết chảy nước mắt vì nhân dân. Xin mọi người đừng thờ ơ, đừng làm ngơ… Mong mọi người hãy đứng lên. Ngày biểu tình tới tôi sẽ làm tất cả những gì tôi có để tôi bảo vệ hết tất cả mọi người bằng những gì tôi có thể. Một vòng tay của tôi không thể bảo vệ hết tất cả mọi người nhưng triệu vòng tay của mọi người cùng bảo vệ cho nhau. Chúng ta có thể bảo vệ đùm bọc cho nhau. Chúng ta có thể bảo vệ được những gì chúng ta muốn bảo vệ, chúng ta có thể thay đổi những gì chúng ta muốn thay đổi: Đó chính là một nền hòa bình dân chủ. Tôi chỉ là một ánh đuốc đang cháy nhen nhúm nhỏ nhoi thôi nhưng khi toàn dân chúng ta cùng nhau đứng lên sẽ soi sáng thiêu rụi được màn đêm u tối và mê muội của đảng cộng sản …. Khi xưa Trần Quốc Toản bóp nát quả cam thì bây giờ tôi sẽ bóp nát tà quyền cộng sản này" (Hết trích). Vô cùng khâm phục một chàng trai nước Việt! Dã tâm bán nước và đường lối lãnh đạo hèn hạ của đảng cộng sản ngày nay dân Việt ai cũng thấy quá rõ, không cần phải phân tích dài dòng, mà đến lúc chúng ta phải hành động ngăn chặn và chấm dứt tội ác c ủa ch úng. Vâng, chính người dân mới thực sự là người chủ đất nước, dân ta đã nai lưng ra làm việc đóng thuế nuôi đảng cộng sản, cũng như các lực lượng công an và quân đội từ bao năm qua, để chúng ngang nhiên cướp của lẫn cướp đoạt mọi thứ quyền cơ bản của dân ta. Không thể tiếp tục im lặng để bọn lưu manh tự nhận là đầy tớ muốn đập đầu cắt cổ người chủ chân chính lúc nào cũng được. Hành động cấp thiết của dân ta hiện nay là cùng nắm tay xuống đường biểu tình, trước là đòi tự do dân chủ cho thế hệ chúng ta, và sau là bảo vệ chủ quyền độc lập cho các thế hệ sau này không bị Bắc thuộc lần nữa. … Đồ Hiếm. (*) chúng tôi trích đăng một đoạn của bài viết này. Nguồn: Đáp lời Sông núi | ||
ĐÔI ĐIỀU về LỰC LƯỢNG VŨ TRANG. Posted: 30 Aug 2018 02:42 PM PDT 1. Nhiệm vụ quân đội: bảo vệ tổ quốc. Trách nhiệm công an: bảo an nhân dân. Sao để Bắc phương lũng đoạn nước Việt ? Đàn áp đồng bào chống giặc ngoại xâm ? 2. Lực lương vũ trang theo lợi ích nhóm bỏ ngỏ cho Tàu đủ loại tràn sang, chiếm đảo Gạc Ma, lấn nửa Bản Giốc, tranh chấp Hoàng Sa, mất Ải Nam Quan. Cảnh sát công an chụp mũ đàn áp "phản động" "thân Tây", tội "chống chính quyền" vào đồn an ninh "tự sát", "tự tử", "tụ tập đông người", "đòi hỏi đa nguyên". Không phải tất cả nhưng nhiều tướng tá bảo kê sòng bạc, rửa tiền, mại dâm, cướp cạn đất đai, chiếm dụng ngân sách, bóc lột sức dân tàn mạt vô tâm. Lò thui tham nhũng lú ra nhiều củi củi La "đầu thú," củi Trọc, củi Nhôm, "củi dâm" Khắc Thủy nhưng đâu khắc hỏa, "củi dốt " Trọng Long mót điểm thi mồm. 3. Quân đội công an lo bảo vệ đảng, lo "còn chế độ", "còn đảng còn mình", cho dù nhân dân khốn cùng tăm tối ! cho dù tổ quốc ngày càng điêu linh ! Thủ Thiêm, 8/2018 Đoàn Thuận | ||
Lưu thông đồng Nhân Dân Tệ và bi kịch cuối cùng Posted: 30 Aug 2018 02:35 PM PDT Chấp nhận cho doanh nghiệp Trung Quốc thanh toán Nhân dân tệ tại Việt Nam chắc chắn sẽ là điều mà Trung Quốc khao khát nhất với một đất nước đang kiệt quệ về kinh tế như Việt Nam. Và nếu điều đó thành sự thật, thì việc xâm lược nước Việt Nam sau hơn 1000 năm bế tắc của người Tàu sẽ hoàn thành. Vì đơn giản, họ sẽ in đủ tiền để mua tất cả đất nước của chúng ta. Ngày 1/10/2016 đúng vào ngày quốc khánh TQ, đồng Nhân dân tệ của TQ được đưa vào nhóm giỏ các đồng tiền dự trữ của thế giới cùng với các đồng tiền Đôla Mỹ, Bảng Anh, Yên Nhật là 4 đồng tiền nằm trong nhóm đồng tiền sử dụng cho quyền rút vốn đặc biệt (SDR). Đã nhiều chuyên gia kinh tế thế giới ngăn cản điều này vì đồng Tệ của TQ không chiếm tỷ trọng lớn trong thanh toán quốc tế và chúng ta có thể coi đây là một thành công của TQ trong việc khẳng định vị thế của mình. Đối với đất nước ta thì đây là một quyết định nguy hiểm, vì với một đất nước đã lệ thuộc nhiều mặt thì chúng ta dễ dàng phu thuộc sâu hơn và đánh mất quyền kiểm soát TQ khi đồng tiền họ mạnh lên. Với tình trạng thiếu vốn trầm trọng cho các dự án trong nước và không có nguồn thu (do tham nhũng , trốn thuế) . Doanh nghiệp và các tổ chức nhà nước sẽ dễ dàng vay nợ, chấp nhận thanh toán bằng đồng Tệ của TQ và biến nước ta trở thành nền kinh tế phụ thuộc hoàn toàn với TQ. Những phân tích sau đây cho thấy sự nguy hiểm và kết cục của vấn đề này. 1. TƯƠNG QUAN GIỮA 2 NỀN KINH TẾ: CHUỘT VÀ VOI. GDP của Việt Nam trong năm 2015 theo thông báo là 198,8 tỷ USD. Năm 2016 chúng ta chưa có số liệu song chắc chắn sẽ suy sụp thảm hại do thảm họa Formosa đã hủy hoại các ngành thủy hải sản, du lịch và gây rối loạn trong xã hội, ước tính còn 180 tỷ USD. Trong khi đó GDP của TQ năm 2016 đạt 10.000 tỷ USD. Như vậy nền kinh tế chúng ta so với TQ là 1/56 lần. Một tương quan tệ hại. Song chưa dừng tại đó, chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế nước ta là khu vực đầu tư nước ngoài. Năm 2015, khu vực này xuất khẩu đạt 115,1 tỷ USD so với khu vực kinh tế trong nước chỉ xuất khẩu được 47,3 tỷ USD. Như vậy sức sản xuất của khu vực trong nước chiếm chưa đầy một nửa so với khu vực đầu tư nước ngoài. Nước ta thường xuyên nhập siêu với TQ với tốc độ tăng chóng mặt. Trong 15 năm qua, GDP chúng ta tăng 5,5 lần song nhập siêu từ TQ tăng 171 lần. Đây là biểu hiện cho một nền kinh tế lệ thuộc sâu. Và lệ thuộc kinh tế luôn kéo theo lệ thuộc chính trị và mọi mặt đời sống. Trong năm 2015, tốc độ nhập siêu từ TQ lần đầu giảm, do sự có mặt của các mặt hàng xuất khẩu điện tử của Samsung tuy nhiên điều này không thay đổi bản chất vấn đề. Theo con số thông báo là năm 2015, Việt Nam nhập siêu 32 tỷ USD từ TQ. Con số thực tế có thể gấp đôi vì sự hoạt động của hàng lậu với sự tiếp tay chính thức và không chính thức là không thể kiểm soát. 2. CHÚNG TA LẤY GÌ BÙ ĐẮP CHO SỰ THÂM HỤT THƯƠNG MẠI VỚI TQ. Lẽ dĩ nhiên, thâm hụt thương mại sẽ dẫn đến sự thiếu ngoại tệ để thanh toán quốc tế. Mỗi năm Việt Nam cần nhu cầu khoảng 15 – 20 tỷ USD để trả nợ là một gánh nặng khủng khiếp với một nền kinh tế chưa tới 200 tỷ USD. Phần lớn nền kinh tế đó dựa trên đầu tư, và vốn đầu tư là vay nợ nước ngoài. Trong những năm gần đây, các nguồn ODA từ Nhật Bản và nguồn vay từ WB đang giảm dần , các nguồn hỗ trợ không hoàn lại đã không còn do Việt Nam đã thoát chuẩn nước nghèo. Khiến chúng ta khốn đốn và nguồn vay hiện nay của Việt Nam là TQ. Sự lệ thuộc càng trở nên trầm trọng với hơn 90% dự án quan trọng rơi vào tay nhà thầu TQ với nhiều yêu cầu tai hại. 100% dự án do các nhà thầu này thi công vượt vốn chậm tiến độ và thua lỗ thảm hại. Nhiều dự án không thể đưa vào hoạt động. Cuộc tấn công bằng kinh tế đã tỏ ra hiệu quả gấp 100 lần các cuộc chiến tranh trước đây bởi vì chúng ta đã bán đất để bù váo sự thâm hụt đó. Có thể coi đất là một mặt hàng Việt Nam đã xuất cho TQ. TQ xuất khẩu sang Việt Nam phần lớn thiết bị, công nghệ cũ kỹ, rau quả , hóa chất độc hại. Hóa chất độc hại lan tràn trên khắp đất nước dẫn đến bệnh tật, hủy hoại nhân tính người Việt. Chúng ta xuất khẩu sang TQ, nguyên liệu thô như khoáng sản, than , rau quả sạch hơn với giả rẻ mạt. Sự thao túng của Trung quốc vào nền kinh tế đã khiến nền kinh tế chúng ta bị tê liệt. Chúng kiểm soát vận tải, kiểm soát các chợ đầu mối. Tiền lời bằng tiền Việt chúng dành cho các công ty sân sau mua đất Việt Nam. Đất nước có quá nhiều doanh nghiệp giàu đột xuất , mua đất chiến lược khắp nơi, xây chùa chiền to hoành tráng đều từ nguồn tiền này. Và quyền kiểm soát các khu đất chiến lược quan trọng trên khắp toàn quốc dần thuộc về người TQ. 3. CÁI CHẾT CUỐI CÙNG: SỬ DỤNG NHÂN DÂN TỆ Ngay từ đầu năm 2015, truyền thông Việt Nam đã dọn dường cho việc sử dụng Nhân Dân Tệ tại Việt Nam với bài báo Kiến nghị dùng nhân dân tệ trên vnexpress.net . Và sau sự ký kết 15 thỏa thuận của Việt Nam với TQ vừa rồi điều này sẽ diễn ra không xa. Trong 15 điều này đều là sự tính toán sâu xa quỷ quyệt của TQ với Việt Nam khi cố tình áp đặp mọi chiến lược Quốc phòng, Kinh tế, Nhân sự, Giáo Dục triệt để để đồng hóa Việt Nam. Song chúng ta chú ý tới 4 điều: 2.Bản ghi nhớ hợp tác giữa Ban Kinh tế Trung ương với Trung tâm Nghiên cứu phát triển Quốc vụ viện Trung Quốc; 5.Hiệp định khung hợp tác cửa khẩu biên giới đất liền giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc; 9.Kế hoạch hợp tác Du lịch Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2017-2019; 15.Biên bản ghi nhớ giữa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Trung Quốc về Hợp tác tài trợ dự án và cho vay song phương trung dài hạn giai đoạn 2017-2019. Đây là những điều sẽ dẫn tới việc ban hành quyết định chấp nhận thanh toán bằng Nhân Dân Tệ tại Việt Nam sắp tới. Và đó là cái chấm hết cho một dân tộc lệ thuộc. Đã không đứng trên đôi chân mình để sản xuất, tự cường. Mà dùng sức mạnh quyền lực để kìm hãm và tiêu diệt nhau. Để thủ lợi và tiêu diệt dần sức sản xuất trong nước. TQ không cần tiêu diệt Việt Nam bằng một cuộc chiến tranh đẫm máu và gây dự luận bất lợi với Thế giới như trong lích sử. Họ dùng tiền để mua đất nước chúng ta , và bằng muôn mưu ma chước quỷ lừa gạt bằng tâm linh, ý thức hệ. Sau một thời gian khó khăn, dân Việt sẽ đồng loạt bán đất để ăn dần. Trong vòng 2-3 năm, chúng ta có nhiều tiền Nhân Dân Tệ trong ngân hàng, song ra đường, tất cả mọi nơi đều là người Tàu. Hãy đau xót và nhìn nhận số phận đang chờ đợi. Khi đồng Nhân Dân Tệ được chấp nhận lưu thông tại Việt Nam. Cách bán nước nhanh nhất có trong đầu óc bạn, nếu bạn chấp nhấn sử dụng đồng tiền này. Trung Quốc chỉ cần chấp nhận lạm phát 3-5 % bằng cách in thêm tiền. Thì họ đã đủ sức MUA ĐỨT VIỆT NAM. Hãy góp tay Đăng lại bài viết này và góp không sử dụng Nhân Dân Tệ tại Việt Nam Nguồn: Facebook http://baolua.net/luu-thong-dong-nhan-dan-te-va-bi-kich-cuoi-cung.html | ||
Posted: 30 Aug 2018 02:14 PM PDT Nguyễn Phú Trọng thương Trung Quốc hơn thương dân!. T.XuânNgày 28.8, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký ban hành Thông tư 19/2018 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới VN - Trung Quốc.
Theo đó, các thương nhân, cư dân biên giới VN, Trung Quốc có hoạt động thương mại biên giới dùng ngoại tệ tự do chuyển đổi, VND hoặc nhân dân tệ (CNY) trong thanh toán hàng hóa, dịch vụ. Phương thức thanh toán bao gồm thanh toán qua ngân hàng, bằng VND hoặc CNY tiền mặt. Thông tư quy định cụ thể hoạt động sử dụng tài khoản CNY, VND, đồng thời quy định một số hoạt động ngoại hối khác như ủy thác thanh toán bằng CNY, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu CNY tiền mặt và VND tiền mặt; cũng như quy định cụ thể trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh biên giới, ngân hàng được phép cũng như của cá nhân, thương nhân và tổ chức khác. Thông tư có hiệu lực từ ngày 12.10. Bình luận của một chuyên gia kinh tế thân cận chính phủ: "Chính sách Hai hành lang một vành đai này đã được ông Nguyễn Phú Trọng ký với Tập Cận Bình và đang bị Tập thúc làm, tuy nhiên tôi chưa tìm ra nội dung bản ghị nhớ . Ba đặc khu chỉ là 1 phần của chính sách hai hành lang một vành đai" Đúng là TQ đang muốn thế giới dùng tiền Nhân dân tệ (NDT) làm dự trữ ngoại tệ, và IMF đã chấp nhận điều này. Nhưng dùng làm dự trữ khác hẳn việc dùng ngoại tệ với tư cách là đồng thanh toán trong nội bộ nền kinh tế. Vì vậy mà nhiều nước đã bị đô la hóa hay VN có thể bị nhân dân tệ hóa. Dù thế nào thì khi để chuyện này xảy ra nước sở tại sẽ mất khả năng điều hành chính sách tiền tệ. Điển hình là tình trạng của Greece, vì đã dùng đồng EU, họ không thể có chính sách nhằm giảm giá trị đồng nội tệ, để cân bằng cán cân xuất nhập khẩu. Khi giá đồng nội tệ giảm, giá hàng bằng ngoại tệ giảm nên dễ xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Nói chung, nó cũng tác dụng đến việc tăng giá nói chung và như thế giảm chi tiêu trong nước. Lương thực tế sẽ giảm. Còn như hiện nay họ muốn giảm chi tiêu, đặc biệt của nhà nước, họ phải thải người, hoặc giảm lương, rất khó làm. Ngoài ra, khi kinh tế bị khủng hoảng, ngân hàng trung ương có thể có tiền (kể cả in ra) để can thiệp cứu nguy nền kinh tế, kể cả đưa ra chính sách tín dụng như lãi suất để điều hành nền kinh tế. . Một nền kinh tế chỉ dùng đồng tiền nước ngoài, hay EU, đôla,. sẽ mất hoàn toàn quyền chủ động về chính sách tiền tệ và tín dụng. Nếu cho phép đồng ngoại tệ thì sẽ mất một phần tùy theo sức mạnh của đồng nước ngoài. Hiện nay đồng NDT mạnh hơn đồng VN thì tất nhiên đồng VN sẽ có vấn đề. Nói chung là không nước nào lại muốn để một nước khác xâm phạm như thế trừ khi nước đó rất nhỏ và lại có quan hệ lớn và mật thiết với nước lớn bên cạnh. Có thể định nghĩa cư dân biên giới là dân có hộ khẩu ở vùng biên giới. Nhưng làm sao kiểm soát? khi đọc tiếng tàu không được và khả năng làm giả thì rất lớn. Ngoài ra, làm sao các NDT không tràn vào các vùng khác của VN? Không lẽ xóa cửa khẩu hiện nay để mang cửa khẩu mới vào sâu nội địa Vn để kiểm soát. Chính sách Hai hành lang một vành đai này đã được ông Nguyễn Phú Trọng ký với Tập Cận Bình và đang bị Tập thúc làm, tuy nhiên tôi chưa tìm ra nội dung bản ghị nhớ. Ba đặc khu chỉ là 1 phần của chính sách hai hành lang một vành đai, ám chỉ đây là khu kinh tế tự do? Tuy nhiên tuyên bố chung năm 2017 có vài đoạn sau: 5.1. Tăng cường trao đổi kinh nghiệm về quản lý đất nước, tăng cường giao lưu kênh đảng, triển khai hiệu quả Kế hoạch hợp tác giữa hai đảng giai đoạn 2016 - 2020, tổ chức tốt Cuộc gặp Đại diện hai Bộ Chính trị, Hội thảo lý luận hai đảng, làm sâu sắc giao lưu trao đổi đoàn và hợp tác đào tạo cán bộ kênh đảng, tiếp tục tăng cường giao lưu hợp tác giữa các cơ quan trung ương hai đảng và các tổ chức đảng địa phương, đặc biệt là các tỉnh (khu) giáp biên. Tích cực thúc đẩy giao lưu, hợp tác hữu nghị giữa Quốc hội Việt Nam với Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc, giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân toàn quốc Trung Quốc. (i) Việt Nam hoan nghênh và ủng hộ việc triển khai sáng kiến "Vành đai và Con đường" nhằm thúc đẩy hợp tác cùng có lợi, liên kết kinh tế giữa các nước và kết nối khu vực, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng của khu vực và thế giới; sẵn sàng cùng Trung Quốc thực hiện tốt văn kiện hợp tác về kết nối "hai hành lang, một vành đai" và "Vành đai và Con đường" đã ký kết Trên cơ sở "Bản ghi nhớ về đẩy nhanh tiến độ đàm phán Thỏa thuận khung xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt - Trung" ký kết trong chuyến thăm lần này, tích cực bàn bạc Thỏa thuận khung về xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới, thúc đẩy phát triển khu vực biên giới hai nước, nâng cao mức độ kết nối giữa hai bên. Phía Trung Quốc tuyên bố hoàn thành thủ tục phê duyệt Văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam tại Hàng Châu, sẵn sàng tạo thuận lợi để các Văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam tại Trùng Khánh, Hàng Châu triển khai công việc. Tài liệu: | ||
NHÂN CÁCH JOHN MCCAIN VÀ VIỆT NAM Posted: 30 Aug 2018 01:41 PM PDT Phạm Trần Tổ tiên người Việt có câu :"Cọp chết để da, người ta chết để tiếng", có thể là tiếng "tốt" hay tiếng "xấu" tùy theo cách sống và hành động khi chưa lìa đời. Nhưng đối với Thượng nghị sỹ Cộng hòa John McCain của Tiểu bang Arizona, người qua đời ngày 25/08/2018 ở tuổi thọ 81, sau một năm điều trị bất thành chứng ung thư não, thì sự ra đi của ông đã để lại một di sản chính trị không thay thế được của nước Mỹ. Riêng đối với người Việt Nam, cả trong và ngoài nước, thì ông John McCain đã chiếm trọn trái tim yêu thương và kính phục của cả thù lẫn bạn ở cả hai bờ chiến tuyến. DÒNG DÕI BINH NGHIỆP Tiểu sử phổ biến cho thấy ông John Sidney McCain III sinh ngày 29/08/1936 tại căn cứ không vận Coco Solo, vùng kinh đào Panama khi còn thuộc quyền qủan trị của Mỹ. Cha ông khi ấy là Sỹ quan Hải quân John S. McCain Jr. Ông nội của ông, John S. McCain Sr cũng xuất thân từ Viện Hải quân (Naval Academy), Annapolis, Maryland. Cả hai vị, về sau đều là Tướng 4 sao, Tự lệnh Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương. Sự nghiệp chính trị của Nghị sỹ McCain có chiều dài 36 năm, bắt đầu với chức vụ Dân biểu 2 nhiệm kỳ từ 1983 đến 1987, và sau đó đắc cử Nghị sỹ liên tiếp 6 lần, từ năm 1987 cho đến ngày qua đời. Ông cũng 2 lần ra ứng cử Tổng thống. Lần đầu vào năm 2000 khi ông tranh cử, nhưng thất bại trước Thống đốc George W. Bush của Tiểu bang Texas để đại diện đảng Cộng hòa chống ứng cử viên Dân chủ Al Gore, khi ấy là Phó Tổng thống. Ông Bush sau đó đã đánh bại ông Gore để trở thành Tổng thống thứ 43 của Hiệp Chủng Quốc. Lần thứ nhì, năm 2008, ông chính thức được đảng Cộng hòa đề cử tranh chức Tổng thống với đối thủ của đảng Dân Chủ, Thượng nghị sỹ da mầu Barack Obama của tiểu bang Illinois. Tuy nhiên, ông McCain, người chọn Bà Sarah Palin, Thống đốc Tiểu bang Alaska, làm ứng viên Phó Tổng thống đã thất bại, chỉ thu được 173 phiếu Cử tri đoàn, trong khi liên danh Barack Obama-Joe Biden chiếm được 365 phiếu với gần 53% phiếu đại chúng. Sau cuộc bầu cử, Nghị sỹ John McCain thừa nhận ông đã có quyết định chính trị sai lầm khi chọn bà Palin, một người thiếu kinh nghiệm chính trị tầm cỡ quốc gia và ít kiến thức ngoại giao hơn đối thủ của bà, Nghị sỹ Joe Biden của tiểu bang Delaware, đương kim Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Thượng viện. Tuy nhiên, dù thất bại tranh cử Tổng thống đến hai lần nhưng ông McCain vẫn không rời chính trường Mỹ. Ông tiếp tục củng cố vị trí chính trị của một Nghị sỹ Cộng hòa cấp tiến nhưng không bảo thủ qúa khích như nhiều đồng viện khác. Vào năm 2014, sau khi phe Cộng hòa chiếm đa số ở Thượng viện, Nghị sỹ McCain được bầu giữ chức Chủ tịch Ủy ban quân sự có nhiều uy quyền (Chairman of the Senate Armed Services Committee), sau khi từng làm Chủ tịch các Ủy ban người Mỹ bản thổ (Senate Indian Affairs Committee, đặc trách những vấn đế liên quan đến các sắc dân Native American, Native Hawaiian, and Alaska Native) và Ủy ban Thương mại (Senate Commerce Committee) Tại nghị trường, ông nổi tiếng là Nghị sỹ cương nghị, thẳng thắn và luôn luôn giữ vững lập trường về những quyết định lập pháp mà ông cho là đúng và có lợi cho người dân và đất nước Hoa Kỳ. Nhà lập pháp McCain cũng không ngần ngại chỉ trích gay gắt những sai lầm của các viên chức cầm quyền Cộng hòa, kể cả Tổng thống. Ông cũng đã nhiều lần bỏ phiếu ngược lại với ý muốn của lãnh tụ đảng mình tại Quốc hội, nhưng lại sẵn sàng thỏa hiệp với phe Dân chủ đối lập khi thấy tương nhượng sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn cho đất nước. BẰNG CHỨNG Điển hình như vào năm 1983, thời Tổng thống Cộng hòa Ronald Reagan cầm quyền, ông đã yêu cầu rút Thủy quân lục chiến Mỹ khỏi chiến trường Li-Băng (Lebanon) vì thấy không có lý do gì lại để mạng sống của lính Mỹ bị đe dọa bởi các phe trong cuộc nội chiến ở Lebanon. Ông cũng chỉ trích chính quyền Reagan đã vi phạm luật cấm vận của Quốc hội khi bí mật bán vũ khí cho Ba Tư (Iran) để, thứ nhất nhờ Iran cứu 7 con tin Mỹ bị phe Hồi giáo qúa khích Hezbollah, đồng minh của Iran, bắt giữ ở Lebanon. Thứ hai, dùng tiền bán vũ khí để giúp phe đối lập ở Nicaragua (Nam Mỹ) chống Chính quyền theo Xã hội Chủ nghĩa khuynh hướng Cộng sản Cuba của Danieal Ortega. Sang thời Tổng thống Cộng hòa Gorge W. Bush, Nghị sỹ McCain công khai chỉ trích đường lối theo đuổi chiến tranh ở Iraq, bắt đầu tứ năm 2003, mà không tăng quân để chiến thắng. Ông gây ngạc nhiên cho dư luận và gây xáo trộn trong đảng Cộng hòa khi tuyên bố "bất tín nhiệm" Bộ trường Quốc phòng Donald Rumsfeld, người do chính Tổng thống Bush lựa chọn. Đến năm 2004, khi ông Bush ra tái tranh cử chống lại ứng viên Dân Chủ, Nghị sỹ John Kerry, tiểu bang Massachusetts, một cựu chiến binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam và là bạn của ông thì Nghị sỹ McCain đã bênh vực thành tích tham chiến và lập trường của ông Kerry khi ông ta bị tấn công trong cuộc vận động tranh cử. Nhưng quyết định lịch sử sẽ lưu truyền mãi tại Thượng viện, đồng thời phản chiếu tính cương quyết không thế lực nào có thể lay chuyển được ông McCain, đã xẩy ra vào sáng sớm ngày 28/07/2017. Đó là khi ông một mình rời ghế tiến lên trước mặt Phó Tổng thống Michael Pence, các lãnh tụ hai đảng và toàn thể Thượng viện để "thumb down", hay bỏ phiếu "không tán thành" Dự luật của phe Cộng hòa nhằm xóa bỏ Đạo luật bảo hiểm Y tế của Tổng thống Dân chủ Barack Obama, hay còn được gọi là Obama Care. Vì quyết định bỏ hàng ngũ của 3 Nghị sỹ Cộng hòa John McCain, Susan Collins và Lisa Murkowski mà dự luật đã bị bác với số phiếu 49-51. Lý do Nghị sỹ John McCain và hai đồng viện không đồng ý vì Dự luật chỉ bác bỏ Obama care mà không có luật mới thay thế để bảo đảm người dân được liên tục bảo vệ. MCCAIN-TRUMP Hành động cuối đời của Nghị sỹ McCain đã khiến Tổng thống Cộng Hòa Donal Trump tức giận vì ông đã hứa với cử tri trước cuộc bầu cử năm 2016 rằng việc làm đầu tiên của ông sau đắc cử là xóa bỏ Obama Care. Từ thất bại này, quan hệ giữa ông Trump và Nghị sỹ MacCain càng xa nhau hơn, nhất là khi ông Trump bị ông McCain chỉ trích có hành động thân thiện qúa mức với người đứng đầu chính quyền Nga, Tổng thống Vladimir Vladimirovich Putin, cựu Giám đốc cơ quan tình báo KGB của Nga. Tình báo Mỹ đã cáo buộc ông Putin ra lệnh và chỉ huy KGB phá hoại cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 với kế hoạch đánh bại ứng cử viên Dân chủ, bà Hilarry Clinton bằng chiến dịch tin giả và bịa đặt để giúp ông Trump đắc cử. Mặc dù ông Putin phủ nhận và Tổng thống Trump cũng bác bỏ tin nói ông và Ban tranh cử của ông đã toa rập với Nga để dành thắng lợi trong cuộc bầu cử năm 2016, nhưng cuộc điều tra của Ủy viên đặc nhiệm Robert Mueller vẫn tiếp tục để tìm ra manh mối. Khi còn sinh thời, Nghị sỹ McCain ủng hộ việc làm của ông Mueller và tuyên bố chống lại bất cứ quyết định nào nhằm ngăn cản, hay chấm dứt giữa đường cuộc điều tra. Ông cũng ủng hộ việc làm của các cơ quan tình báo Mỹ trong việc thẩm định hành động phá hoại của Nga nhằm vào sinh hoạt chính trị ở Hoa Kỳ. Nhưng không phải liên lạc giữa ông Trump và Nghị sỹ McCain chỉ rắc rối từ sau khi ông Trump bước vào Tòa Bạch Ốc mà đã có từ trước ngày bầu cử. Khi quan sát cuộc tranh cử của ông Trump, nghị sỹ McCain nói rằng ông Trump đã tạo ra những chuyện khùng điên trong đảng Cộng hòa (fired up the crazies). Ngay lập tức, ứng cử viên Donal Trump phản pháo chê bai danh hiệu "anh hùng" (hero) của ông McCain. Danh hiệu này đã được báo chí, người dân Mỹ và nhiều đời chính khách của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa trao tặng để ca tụng hành động can trường của ông khi máy bay oạnh tạc, do ông lái trong một phi vụ ném bom miền Bắc Việt Nam năm 1967, bị bắn rơi và ông bị bắt làm tù binh và bị tra tấn cực hình nhiều lần trong 5 năm rưỡi (từ 1967 đến 1973). Nghị sỹ McCain cũng đã nhiều lần từ chối được trả tự do sớm để hồi hương, sau khi phía Cộng sản Việt Nam ở Hà Nội biết cha ông, tướng 4 sao John S. McCain Jr được Tổng thống Dân chủ Lyndon Johnson bổ nhiệm làm Tư lệnh lực lượng Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương vào năm 1968. Tướng McCain Jr. cũng có nhiệm vụ chỉ huy các hoạt động của Hải quân trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Theo hồi ký của ông McCain viết về thời gian bị bắt làm tù binh, ít nhất là hơn 2 năm ông đã bị biệt giam, bị đánh đập dã man, bị ngược đãi và không được chăm sóc sức khỏe theo đúng quy ước quốc tế về tù binh chiến tranh. Lý do vì ông không chịu khai báo hay nhìn nhận tội của mình mỗi khi bị hỏi cung dài giờ và bị bỏ đói. Và cứ mỗi lần ông McCain nói với quản giáo trại tù rằng ông không muốn được thả trước những quân nhân vào tù trước ông thì ông lại bị biệt giam trong phòng tối oi bức, ẩm thấp, không có vệ sinh hay tắm rửa cá nhân mà còn bị đánh đập Nhưng đối với ông Trump thì khác. Ông ta chưa hề vào quân ngũ sau 4 lần được tạm hoãn để tiếp tục học vấn. Lần thứ 5 vào năm 1968, khi ông Trump 24 tuổi thì ông nhận được 1-Y medical deferment, sau khi Bác sỹ ông đi khám chứng minh không đủ sức khỏe để nhập ngũ. Bác sỹ chứng nhận cho ông bị "bone spurs in his heels", chứng đau xương ở gót chân. (theo Steve Eder and Dave Philipps, the New York Times, ngày 01/08/2016) Trong thời gian tranh cử Tổng thống, báo chí cũng đã thảo luận và nghi vấn nhiều về trường hợp ông Trump, một con nhà triệu phú trong ngành xây cất ở New York thời bấy giờ, không phải nhập ngũ để tham chiến ở Việt Nam. Vì vậy, nhiều người, kể cả báo chí và các viên chức đảng Cộng hòa đã bất bình và phản đối khi nghe ông Trump coi thường người anh hùng John McCain. Ông Trump nói với báo chí:"He was a war hero because he was captured…I like people who weren't captured." (Ông ta (McCain) là một anh hùng chiến tranh vì ông ta bị bắt…Tôi thích những người không bị bắt). Mặc dù bị xúc phạm nhưng Nghị sỹ John McCain vẫn trung thành với đảng Cộng hòa để lên tiếng ủng hộ ứng cử viên Donald Trump. Ông chỉ rút lại quyết định chính trị này sau khi cuốn băng ghi âm lời nói của ông Trump vào năm 2005 được phơi bầy trên báo Washington Post, trong đó ông Trump đã có những lời lẽ coi thường phụ nữ và mô tả những hành động hôn hít và sờ mó lộ liễu thiếu đạo lý và vô nhân phẩm của chính ông. MCCAIN-VIỆT NAM Đới với Việt Nam Cộng sản và người Việt Nam trong nước thì nhân vật John McCain đã có một chỗ đứng đặc biệt trong lịch sử hòa giải và bình thường quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam sau chiến tranh kết thúc ngày 30/04/1975. Đối với người Việt tị nạn ở nước ngoài, đặc biệt ở Hoa Kỳ thì ông McCain không những chỉ được kính trọng về nhân cách của một Chính trị gia, một Nhà lập pháp lỗi lạc của nước Mỹ mà ông còn là một ân nhân đã giúp cư dân Việt Nam rất nhiều. Trước hết hãy nói về máy bay ném bom của ông McCain bị bắn rơi ờ Hà Nội và tiến trình thiết lập bang giao giữa Hoa Thịnh Đồn và Hà Nội. Chuyện của ông ở tù bắt đầu từ ngày 26 Tháng 10 năm 1967 và kéo dài cho đến ngày 14/03/1973 thì ông được thả. Chuyện này diễn ra sau Hiệp định Paris kết thúc chiến tranh và trao trả tù binh được ký giữa 4 phe, một bên là Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa và bên kia là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (miền Bắc) và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, hay Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam. Chuyện tù ở Hỏa Lò, hay "Hanoi Hilton" của ông McCain thì dài, nhắc lại chỉ thấy hổ thẹn trong tư cách là một người Việt Nam. Chỉ xin vắn tắt vài đoạn. Sau khi cánh dù kéo ông rơi xuống hồ Trúc Bạch thì, theo lời ông kể trong Hồi ký:"Vài cán binh Bắc Việt đã bơi ra kéo tôi vào bờ và ngay lập tức họ bắt đầu lột đồ tôi ra, theo như thủ tục chung của họ. Tất nhiên vì đây là ngay trung tâm thành phố nên có đông người tụ tập, và tất cả bọn họ đã hò reo, gào hét, chửi rủa, phun nước miếng và đá tôi túi bụi. Khi họ đã cởi gần hết quần áo của tôi ra, tôi mới bắt đầu thấy đau nhói nơi đầu gối phải. Tôi gượng dậy và nhìn xuống nó. Bàn chân phải nằm xéo lên đầu gối trái của tôi, gần như vuông góc. Tôi thốt lên, "Chúa ơi! Chân tôi". Dường như điều này làm họ điên tiết dù tôi không biết lý do tại sao. Một kẻ trong số họ dộng báng súng trường xuống vai tôi một cú khá nặng. Một kẻ khác đâm lưỡi lê vào chân tôi. Đám đông này thực sự đang nổi cuồng…." "…Trong ba hay bốn ngày sau, tôi tỉnh lại vài lần giữa cơn mê man bất tỉnh. Dù vậy tôi cũng bị đưa ra khảo cung nhiều lần – điều mà chúng tôi gọi là một cuộc "kiểm tra vấn đáp". Đó là những lúc tôi bị đánh với đủ gán ghép về tội phạm chiến tranh. Bắt đầu bị đánh ngay ngày đầu tiên. Tôi không thèm khai bất cứ điều gì ngoại trừ họ tên, cấp bậc, số quân và ngày tháng năm sinh. Họ đánh tôi dập vùi, đánh tôi bất tỉnh. Họ liên tục hăm dọa, "Mày sẽ không nhận được bất kỳ chữa trị thuốc men gì cho đến khi mày mở miệng". Tôi không tin lắm. Tôi nghĩ rằng nếu ráng cầm cự, thế nào rồi họ cũng đưa tôi đến bệnh viện. Tôi được tên lính canh cho ăn một tí thức ăn và uống chút nước. Nước thì tôi còn nuốt được, nhưng đồ ăn vẫn tiếp tục bị ói ra. Lúc đó, bọn họ chỉ muốn khảo tin tức quân sự chứ không phải tin tức chính trị. Nhưng mỗi khi họ hỏi tôi một cái gì đó, thì tôi cũng chỉ khai tên họ, cấp bậc, số quân và ngày tháng năm sinh chừng đó. …Người canh tôi là thằng bé 16 tuổi, chắc vừa lên khỏi ruộng lúa. Trò tiêu khiển ưa thích của thằng bé là ngồi cạnh giường tôi và đọc một cuốn truyện có vẽ hình một ông già cầm khẩu súng trường trong tay, đang ngồi trên thân máy bay một chiếc F-105 bị bắn hạ. Thằng bé chỉ trỏ gì đó vào mình, rồi tát và đánh tôi. Nó làm điều đó một cách đầy khoái trá. Nó đút tôi ăn vì cả hai cánh tay của tôi đã bị gãy. Nó bưng vào chén mì gói có chút xương sụn, rồi đút tôi. Các xương sụn rất khó nhai. Tôi ngậm đầy miệng đâu ba bốn muỗng gì đó rồi nuốt trộng. Tôi chẳng ăn thêm được nữa, thế là thằng bé bưng ăn hết. Mỗi ngày hai lần tôi ăn khoảng ba hoặc bốn muỗng thức ăn như vậy. (Theo bản dịch cùa Đinh Yên Thảo -Văn Việt, Việt Nam) Ông John McCain đã nhiều lần được cai tù cho biết thượng cấp của anh ta muốn cho ông về nước sớm, sau khi họ biết cha ông, tướng 4 sao John S. McCain Jr, là Tư lệnh lực lượng Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương từ năm 1968. Nhưng ông McCain từ chối và muốn Bắc Việt thả những người bị bắt tù trước ông. Tất nhiên phía Chính quyền Việt Nam không đồng ý, nhưng cứ mỗi lần ông McCain từ khước yêu cầu thì liền bị hành hạ, bị bỏ vào phòng tối biệt giam khe khắt. Ông kể tiếp:"Tôi bị biệt giam từ thời điểm 1968 đó trong hơn hai năm trời. Tôi không được phép gặp mặt, nói chuyện hay giao tiếp với bất kỳ tù nhân đồng ngũ nào. Phòng giam của tôi tạm vừa phải- khoảng 10×10, có cửa ra vào chắc chắn mà không có cửa sổ. Hệ thống thông gió là hai lỗ nhỏ ở trên trần nhà, khoảng 6×4 inch. Mái nhà bằng thiếc nên phòng nóng như thiêu. Phòng mờ mờ đêm cũng như ngày, nhưng họ luôn bật một bóng đèn nhỏ để có thể quan sát tôi. Tôi bị nhốt trong đó suốt hai năm…." Về một đồng đội can đảm, ông McCain kế: "Bây giờ để tôi kể với bạn câu chuyện của đại úy Dick Stratton. Anh bị bắn rơi vào Tháng Năm 1967, lúc vài nhóm phản chiến Mỹ đã nhao nhao la làng rằng Hoa Kỳ ném bom Hà Nội dù chúng tôi chưa làm vào thời điểm đó. Dick bị bắn rơi phía ngoài Hà Nội, nhưng họ muốn có một lời thú tội nhân lúc một ký giả Mỹ đang có mặt. Đó là vào mùa Xuân và mùa Hè năm 67 – chắc mọi người còn nhớ những câu chuyện rất giật gân về những thiệt hại do bom Mỹ? "Thỏ" và những tên khác thẩm vấn Dick Stratton rất tàn bạo. Tay Dick đầy các vết hằn dây thừng đã bị nhiễm trùng. Chúng thực sự bóp dẹp anh để có được một lời thú nhận rằng, anh đã ném bom Hà Nội như một bằng chứng sống. Chúng rút móng tay và gí tàn thuốc lá vào người anh. Dick bị dồn đến mức không thể nói "không". Nhưng khi chúng đưa anh đến buổi họp báo, anh làm một hành động cúi chào – anh cúi chào 90 độ theo hướng này, anh cúi chào 90 độ theo hướng khác, đủ bốn góc. Với đám "gooks" thì không phải điều gì quá lạ lẫm vì chúng quen với việc cúi chào vậy. Nhưng bất kỳ người Mỹ nào nhìn thấy hình ảnh của một người Mỹ gập mình đến thắt lưng để cúi chào vậy cũng biết rằng có điều gì đó không ổn, có điều gì đó đã xảy ra với anh ta. Đó là lý do tại sao Dick làm những gì anh đã làm. Sau đó chúng tiếp tục tạo áp lực để anh ta nói rằng anh ta không bị tra tấn. Chúng tra tấn anh để buộc phải nói rằng anh không bị tra tấn. Dick vừa ra tuyên bố mạnh mẽ tại cuộc họp báo một vài tuần trước ở đây rằng anh muốn thấy Bắc Việt bị buộc tội là tội phạm chiến tranh. Anh ấy là một người cao quý…." (Đinh Yên Thảo, Văn Việt, Việt Nam) Người tù John McCain đã bị đưa đi chỗ này chỗ kia nhưng điều kiện ăn ở và bị hành hạ, hầu như mỗi ngày, cũng không thay đổi Sau dịp quay lại thăm nhà tù Hỏa Lò, hay còn được gọi là Hanoi Hilton năm 2000, cựu tù binh John McCain đã nói với báo New York Times rằng chính phủ Việt Nam đã cố tình xóa đi những gì đã xẩy ra cho tù bình Mỹ trong nhà tù, trong đó có việc tra tấn mỗi ngày và bị nhồi sọ tuyên truyền. Ông nói:"'I still bear them ill will," he said of the prison guards, "not because of what they did to me, but because of what they did to some of my friends — including killing some of them." (Tạm dịch: Tôi vẫn buộc những kẻ canh tù là vô nhân đạo, không phải vì những gì họ đối xử với tôi mà những gì họ đã làm đối với một số trong các bạn tôi, kể cả hành động giết một số tù binh." MCCAIN-NHÂN QUYỀN Với tình cảnh như thế, và với thời gian dài 5 năm rưỡi bị hành hạ trong hoàn cảnh thập tử nhất sinh thì chỉ một người có lòng vị tha cao thượng và ý chí muốn quên đi quá khứ đau buồn của chiến tranh như Nghị sỹ John McCain mới có thể tình nguyện đưa hai nước thù địch Mỹ-Việt xích lại gần nhau. Ông John McCain đã làm việc này từ chuyến thăm Hà Nội đầu tiên năm 1985, nhân dịp kỷ niệm 10 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam. Ông đã cùng với hai Nghị sỹ John Kerry và Bob Kerry, cũng là các cựu chiến binh Việt Nam, thực hiện nhiều chuyến đi Việt Nam sau đó để đặt nền tảng cho thiết lập bang giao Việt-Mỹ vào năm 1995, dưới thời Tổng thống Dân chủ Bill Clinton. Nhưng sau hành động ngoại giao là nỗ lực tìm kiếm những đồng đội của họ còn mất tích trong cuộc chiến, vì nếu chưa có bang giao thì công tác tìm kiếm còn nhiều khó khăn, nhất là khi Việt Nam không coi đó là nhiệm vụ của mình. Riêng cá nhân ông McCain đối với Việt Nam không dừng ở đây. Trong nhiều dịp đến Hà Nội hay gặp các viên chức Cộng sản Việt Nam ở Hoa Thịnh Đốn, ông đã thẳng thắn yêu cầu Việt Nam tôn trọng nhân quyền, dân chủ, tự do và thả hết tù nhân chính trị. Bằng chứng này đã được Thượng tướng Võ Tiến Trung, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Giám đốc Học viện Quốc phòng nói với báo Dân Việt ở Việt Nam ngày 27/08/2018 Ông Trung tiết lộ:" Khi tôi sang Hoa Kỳ, ông John McCain đã mời tôi tới Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ. Tại cuộc gặp gỡ này ông có nói mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cần được nâng lên tầm đối tác chiến lược nhưng ông cũng đưa ra bốn vấn đề mà ông cho rằng Việt Nam phải làm" Đó là, ông Trung nói với Dân Việt : "Yêu cầu đầu tiên họ nói chúng ta phải bỏ kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa để theo kinh tế tự do; Thứ hai là Việt Nam phải thả ngay tù nhân chính trị hay còn gọi là tù nhân lương tâm. Việc này tôi nói lại với họ, đây không phải là tù nhân chính trị mà là những người vi phạm pháp luật Việt Nam; Điều thứ ba họ nói Đảng CSVN bỏ vai trò lãnh đạo quân đội, quân đội phải phi chính trị, tôi nói chính trị Việt Nam là như vậy, không thể phi chính trị hóa quân đội được; Thứ tư họ nói Việt Nam phải tự do báo chí, việc này tôi đã nói với họ: Việt Nam rất tự do báo chí, không có gì ngăn cấm báo chí cả, còn báo chí kích động bạo lực, kích động lật đổ chính quyền, xâm phạm quyền bí mật cá nhân thì mới ngăn cấm… Báo chí Việt Nam kể cả phản ánh những vấn đề tiêu cực, tham nhũng kể cả đối với cán bộ trung, cao cấp thì Đảng và Nhà nước Việt Nam đều ủng hộ chứ không ngăn cản. Tôi nói thẳng với họ chúng tôi chẳng có gì là không tự do báo chí cả." Quan điểm và điều kiện thiết lập quan hệ "chiến lược" giữa Hoa Kỳ và Việt Nam của Nghị sỹ John McCain là bằng chứng lúc nào ông cũng muốn nhân dân Việt Nam được hưởng đầy đủ các quyền con người, điều mà Hà Nội vẫn từ chối để tiếp tục độc quyền lãnh đạo và cai trị dân theo điều kiện của đảng cầm quyền. Còn những điều biện bạch và bao biện của ông Võ Tiến Trung không xóa được những đòi hỏi của ông McCain mà chỉ lột ra rõ hơn dự dối trá về dân chủ, nhân quyền và thiếu các quyền tự do ở Việt Nam. Đối với người Việt ở hải ngọai, nhất là ở Mỹ, ông McCain đã có công rất lớn khi ông hoạt động không ngưng nghỉ để cứu các cựu tù nhân của Việt Nam Cộng hòa từng bị Cộng sản giam cầm và cưỡng bách lao động trong các trại được gọi là "Cải Tạo". Có khoảng 500,000 ngàn người tị nạn Việt Nam đã được đưa vào Mỹ qua chương trình Orderly Departure Program (ODP). Và qua tu chính án John McCain, hàng nghìn con cái của cựu tù nhân "lao động cải tạo" đã được đi theo cha mẹ sang Hoa Kỳ cho đến tháng 9/2009. Ngoài ra Nghị sỹ John McCain còn có công trong việc thông qua Luật the Amerasian Homecoming Act, cho phép từ 23 đến 25 ngàn con lai và từ 60 đến 70 ngàn thân nhân nhập cư vào Hoa Kỳ. Tóm lại, dù đứng bên này hay bên kia chiến tuyến, người Việt Nam nào cũng phải biết ơn Nhà lập pháp lỗi lạc đã có lòng thương người cao cả John McCain. Ông đã đóng góp cho Việt Nam có được cuộc sống hôm nay, và cũng nhờ ông mà hàng ngàn gia đình các chiến hữu người Việt đồng minh của ông ở miền Nam Việt Nam mới dược sống tự do và dân chủ ở Hoa Kỳ. Xin vĩnh biệt, tạ ơn và kính phục nhân cách lỗi lạc của Ngài John McCain. -/- Phạm Trần (08/018) | ||
Suy nghĩ của trí thức Việt về tượng John McCain ‘quỳ gối’ ở Hà Nội Posted: 30 Aug 2018 12:57 PM PDT 29/8/2018
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Những ngày này, nhiều người dân Hà Nội và người Mỹ ở Việt Nam đến đặt hoa tưởng niệm tại phù điêu và tượng Thượng Nghị Sĩ John McCain ở hồ Trúc Bạch, Hà Nội. Một tấm ảnh của Reuters cho thấy trong chuyến thăm Việt Nam hồi năm 2016, ông McCain đã chụp ảnh cạnh phù điêu tại hồ Trúc Bạch nhưng gương mặt của ông có vẻ khá gượng gạo. Bức phù điêu mô tả phi công quỳ gối giơ tay đầu hàng với dòng chữ cho biết vào ngày 26 Tháng Mười, 1967, tại hồ Trúc Bạch, "quân và dân thủ đô Hà Nội bắt sống phi công John Sydney McCain, thiếu tá không quân thuộc lực lượng Hải Quân Hoa Kỳ". Về bức phù điêu này, ông Hà Kim Ngọc, đại sứ Việt Nam tại Mỹ được báo điện tử VnExpress dẫn lời: "Ấn tượng lớn nhất của tôi với McCain là ông ấy là một người có tính cách rất mạnh mẽ, thẳng thắn và cũng rất hài hước. Ông ấy thỉnh thoảng vẫn nói đùa với John Kerry và các lãnh đạo Việt Nam rằng mình là người Mỹ duy nhất có tượng ở Việt Nam." Báo điện tử của Đài Tiếng nói Việt Nam hôm 26 Tháng Tám còn viết rằng ông John McCain "tự hào khi được Việt Nam dựng bia ở hồ Trúc Bạch". Bài báo còn dẫn lời cựu Đại Sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Cường: "Mỗi lần thăm Việt Nam, ông McCain thường dẫn các thượng nghị sỹ và bạn bè của ông tới để khoe về tấm bia." Tuy vậy, sau khi có tin ông McCain qua đời, một số trí thức người Việt đã tỏ ý bất bình về việc nhà cầm quyền CSVN đến nay vẫn duy trì một bức tượng mang tính "bêu xấu" hình tượng của một chính khách Hoa Kỳ đã góp phần đáng kể trong tiến trình cải thiện quan hệ Việt–Mỹ. Ông Trương Nhân Tuấn, nhà nghiên cứu ở Pháp chia sẻ trên trang Facebook cá nhân: "Bức tượng ông John McCain quỳ gối giơ hai tay đầu hàng vẫn 'trơ gan cùng tuế nguyệt' mặc dầu chiến tranh đã chấm dứt 43 năm và Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam là 45 năm. Trong khi những tấm bia ghi tội ác của quân Trung cộng trên vùng biên giới nhân cuộc chiến 1979 đã bị đục bỏ từ lâu, vào những năm đầu của thế kỷ 21." "Tư thế quỳ gối đầu hàng của một chiến binh là một sự sỉ nhục ở tầm quốc gia. Nhưng ông McCain không hề quỳ gối với tư thế ươn hèn như vậy. Đơn giản vì ông đã bị gãy hai chân, trong người bị nội thương nhiều nơi, khi chiếc máy bay của ông bị bắn hạ, rớt xuống hồ Trúc Bạch năm 1967," ông Trương viết. "Bức tượng giả tạo nói lên nhiều điều, mà ý chính cho thấy đến nay nhà cầm quyền CSVN vẫn còn thù hận sâu sắc, muốn sỉ nhục nước Mỹ. Báo chí trong nước không thể đăng tin khác hơn là nói lên sự thật, đó là ông McCain là 'người ơn' của chế độ CSVN hiện thời. Chính ông McCain đã tích cực vận động để Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình bang giao giữa hai quốc gia cựu thù địch. Không biết nhà cầm quyền CSVN có đủ thông minh để nhân việc ông John McCain đã ra người thiên cổ, đập bỏ tấm bia hận thù kia, dựng lên đó một bức tượng McCain khác đầy tình người, như thái độ của McCain khi đứng chụp hình bên bức tượng đầy dối trá và ô nhục này," theo Facebook Nhân Tuấn Trương. Ở một góc độ khác, ông Mạc Văn Trang, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam viết trên trang cá nhân: "Người Mỹ họ suy nghĩ thoáng lắm, nhất là một nhân cách lớn như John MacCain. Sinh thời ông đã đến thăm hồ Trúc Bạch, ngắm tấm phù điêu nhiều lần và chụp ảnh kỷ niệm. Việc ông bị bắn rơi, bị bắt sống, bị giam cầm ở Hòa Lò… đó là sự thật lịch sử. Chẳng có gì phải né tránh." "Việc người dân lập cái bia kỷ niệm chiến tích là việc của họ, người ta muốn làm thế nào để thỏa mãn niềm kiêu hãnh của họ là tùy họ, chả chấp làm gì! Ông đã vượt qua tất cả sự thù hận giữa hai bên, vượt qua những ám ảnh bị tù đầy ở Hỏa Lò, vượt lên tất cả để hàn gắn mối quan hệ Việt–Mỹ; với một tầm suy nghĩ lớn và lòng bao dung, cao thượng, ông khát khao làm nhiều việc để giúp cho Việt Nam phát triển lên. Khi nhân cách đã ở tầm cao rồi, người ta không còn vướng bận vào những điều nhỏ nhặt nữa," ông Trang bình luận. (T.K.) | ||
Thực hiện quyền tự do biểu tình ngày 2 tháng 9 năm 2018 Posted: 29 Aug 2018 12:46 AM PDT Chủ quyền Việt Nam - Gạc Ma bất tử - Tàu cộng cút đi! Quyền tự do biểu tình cuả công dân được qui định tại điều 25 Hiến pháp VN năm 2013. Tự do biểu tình là một quyền hiến định và trong khi chưa có luật biểu tình thì mọi công dân VN có quyền tự do tổ chức và tham gia biểu tình mà không cần xin phép nhà cầm quyền. Tại sao mọi người nên thực hiện quyền biểu tình? Ngày 2 tháng 9 năm 2018 là kỷ niệm 73 năm ngày Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam. Mở đầu bản Tuyên ngôn là những lời bất hủ được trích từ bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của Hoa Kỳ: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc." Tất cả chúng ta ai cũng hiểu ý nghĩa của câu này là: tất cả mọi người Việt Nam sinh ra đều có quyền bình đẳng và luôn luôn được tự do và bình đẳng. Không một tổ chức, đảng phái chính trị nào có thể xâm phạm hay tước đoạt các quyền tự do và bình đẳng đó. Thế mà 73 năm qua, đảng cộng sản Việt Nam đã lợi dụng lá cờ độc lập dân tộc, lợi dụng sự hy sinh xương máu của nhiều thế hệ người Việt Nam để cướp đoạt quyền tự do dân chủ của Nhân dân ta, áp đặt chế độ độc đảng toàn trị lên đồng bào ta. Đảng CSVN không cho Nhân dân quyền làm báo chí tư nhân, quyền tự do hoạt động, thành lập và tham gia các đảng phái, tổ chức chính trị. Họ tước đoạt quyền bình đẳng giữa các công dân Việt Nam với nhau.Họ đã biến người dân từ địa vị làm chủ đất nước thành những người bị cai trị, từ chế độ dân chủ thành chế độ đảng chủ. Sự cai trị của đảng cộng sản VN là vô nhân đạo và phi nghĩa. Để bảo vệ cho ngai vàng quyền lực của mình, đảng CSVN đã dùng tiền thuế của Nhân dân để thiết lập bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương gồm cơ quan chính quyền, cơ quan đảng, các tổ chức chính trị xã hội. Đảng CSVN sử dụng hệ thống pháp luật, các cơ quan công an, viện kiểm sát, toà án như công cụ để đàn áp những người bất đồng chính kiến và đối lập thay vì là công cụ bảo vệ Nhân dân và công lý, công bằng xã hội. "Quyền lực làm con người tha hóa. Quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn đến tha hóa tuyệt đối" – Lord Acton. Quả đúng như vậy, những người cộng sản có quyền lực từ thế hệ này qua thế hệ khác bị tha hoá một cách tuyệt đối từ tư tưởng, nhân cách, đạo đức. Họ đã phá hoại đất nước từ rừng, tài nguyên khoáng sản, môi trường,… cho đến nền tảng đạo đức là di sản quí báu của dân tộc. Trong khi đó, đảng cộng sản Việt Nam không thể kiểm soát được an toàn vệ sinh thực phẩm, hàng tiêu dùng, thuốc chữa bệnh,… Làm cho Nhân dân hàng ngày phải bất an, lo lắng khi sử dụng thực phẩm, hàng tiêu dùng, thuốc chữa bệnh. Đã có gần 200,000 người bị mắc bệnh ung thư mỗi năm, và có trên 100,000 người đã chết mỗi năm về bệnh này. Các quan chức cộng sản hàng ngày, hàng giờ chỉ tập trung suy nghĩ và tính toán xem họ có thể vơ vét, kiếm chác được bao nhiêu cho bản thân và gia đình. Họ lo ăn chơi, hưởng thụ cho bản thân và con cháu của họ. Họ dùng tiền tham nhũng, vơ vét được để mua quan, bán chức. Ngay như Nguyễn Thị Doan, nguyên phó Chủ tịch nước từng phát biểu trên truyền thông rằng "các quan chức ăn của dân không thiếu thứ gì". Đảng cộng sản VN còn gọi giặc Trung cộng là bạn bè tốt, anh em tốt, láng giềng tốt, đồng chí tốt. Họ nhu nhược với kẻ thù của Tổ quốc và Nhân dân, nhưng lại rất độc ác với đồng bào mình. Tóm lại, cho dù nước sông Hồng Hà, Cửu Long có nhiều đến mấy cũng thể nào rửa sạch được tội ác của đảng cộng sản VN. Bởi vậy mọi người Việt Nam cần phải xuống đường thực hiện quyền tự do biểu tình của mình vào ngày 2 tháng 9 năm 2018. Nhằm thể hiện lòng yêu nước chống giặc ngoại xâm, thể hiện khát vọng tự do dân chủ của mình. | ||
Posted: 29 Aug 2018 12:32 AM PDT TUYỂN GIÁO không dám công khai tranh luận về 3 Đặc khu, mà chơi trò gian manh, lừa bịp, bưng bô cho nhóm lợi ích... Đang ngồi uống nước chè, một ông cầm tờ giấy vỗ vai bảo: "Hôm trước tuyên giáo Hà Nội nó gửi cho mỗi đảng viên một tờ giấy" "Tài liệu thông tin tuyên truyền về..." giải thích về lợi của ba đặc khu và mạng miếc gì đấy và gọi những người đi biểu tình viết bung búc như các ông là bọn phản động, cơ hội chính trị, gây rối, và khuyên chúng tôi phải theo dõi cung cấp thông tin kịp thời để ngăn chặn, trừng trị phản động..." Không lạ gì giọng điệu nhà cầm quyền, tôi hỏi lại: -Thế ông bảo ai là phản động, cơ hội chính trị? Ông ta ngắc ngứ, tôi nói luôn: - Nhà tôi hai anh em đi bộ đội vào nam, anh nằm lại chiến trường giúp cho mấy ông bây giờ đang ngồi cai trị nước ta. Tôi không làm gì sai pháp luật chỉ phản đối bọn Tàu cộng xâm lược, tàn hại dân ta, phản đối bọn Formorsa đầu độc biển của ta, phản đối bọn định chặt 6.700 cây xanh lấy gỗ bán... Còn bọn chúng nó để Tàu chiếm 15.000 km2 biên giới, toàn bộ ải Nam Quan, 1/2 thác Bản Giốc, toàn bộ Hoàng Sa, quá nửa Trường Sa, ngày đêm TQ cướp bóc, giết hại ngư dân dân ta...nhưng lại coi kẻ xâm lược nước mình, đầu độc dân ta là đồng chí anh em, nhập toàn công nghệ lạc hậu rác rưởi về với giá trên trời, tham nhũng,"ăn của dân không từ cái gì"...Vậy ai là phản động, cơ hội chính trị? Đèo mẹ chúng nó tao hơn 70 tuổi, không đảng viên, cán bộ thì định làm chức gì mà "cơ hội chính trị"? Hàng triệu người xuống đường muốn làm quan chức cả à? Ông ta ngẩn người, đằng sau có tiếng:-Mả cha bọn tuyên giáo! | ||
Chính phủ Nga ‘thận trọng’ với thiết bị viễn thông của Huawei và ZTE của Tàu Posted: 29 Aug 2018 12:22 AM PDT Hoa Kỳ, Úc, Ấn Độ lần lượt thông báo cấm nhập khẩu hoặc sử dụng thiết bị viễn thông Huawei và ZTE của Trung Quốc, chính phủ Nga cũng đang theo sát chặt chẽ lời đề nghị nhập khẩu thiết bị Huawei và ZTE.
Tờ Kommersant của Nga dẫn lời các quan chức chính phủ vào ngày 20/8: Theo đề xuất, chính phủ Nga sẽ yêu cầu đánh dấu bắt buộc và không cho phép doanh nghiệp nào nhập khẩu trung gian các thiết bị viễn thông của Huawei và ZTE, BL Daily đưa tin. Các nhà sản xuất Nga cũng yêu cầu trong đề nghị rằng, phải đảm bảo các công ty địa phương ở Nga có thể kiểm duyệt và lấy dữ liệu nhập khẩu hải quan trên các thiết bị liên quan của Huawei, ZTE. Nếu như họ phát hiện điểm nghi vấn, Liên bang Nga cùng cảnh sát và cơ quan thuế có thể điều tra thiết bị của hai công ty Trung Quốc trên. Theo báo cáo, sau khi nhận được đề xuất, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã chuyển nó tới Bộ Công Thương và Bộ Thương mại, Bộ Truyền thông và Bộ Tài chính, yêu cầu họ nghiên cứu và báo cáo kết quả. Mặc dù Nga cũng có các công ty như Cisco, d-Link, NEC nhưng Trung Quốc vẫn là nhà cung cấp các thiết bị viễn thông chủ đạo ở nước này. Nếu các biện pháp trên được thông qua, chúng sẽ ảnh hưởng khá lớn đến Huawei và ZTE của Trung Quốc. Tờ Akket Nga đưa tin ngày 20/8, hội doanh nghiệp địa phương Nga cũng nói Xiaomi, Huawei và ZTE thường xuyên tránh thuế, đơn cử là thuế giá trị gia tăng, tạo thành môi trường cạnh tranh không công bằng với các doanh nghiệp viễn thông địa phương. Vào ngày 23/8, theo Twitter chính thức của Huawei ở Úc, chính phủ Úc đã công bố cấm chỉ Huawei và ZTE cung cấp thiết bị trong dự án xây dựng mạng 5G. Ngày 23/8, Chính phủ Úc tuyên bố không cho phép công ty viễn thông Trung Quốc Huawei và ZTE, tham gia xây dựng mạng 5G. (Ảnh: mwrf.com) Trước đó, Tổng thống Mỹ Trump đã ký một dự luật mới vào ngày 14/8, không cho phép chính phủ Hoa Kỳ hoặc bất kỳ ai muốn hợp tác với chính phủ Hoa Kỳ sử dụng các thiết bị và dịch vụ viễn thông của Huawei, ZTE hoặc các công ty truyền thông khác của Trung Quốc. Ấn Độ đã từng ban hành lệnh cấm tương tự này từ nhiều năm trước. Những thông tin chính phủ Nga công bố, cho thấy Nga có thể đi theo Hoa Kỳ, Úc, Ấn Độ và các nước khác, dần dần đóng cửa các trụ cột viễn thông của Huawei và ZTE. Khai Tâm | ||
Chân Dung BRI và Chiến Tranh Thương Mại Posted: 29 Aug 2018 12:11 AM PDT Lê Minh NguyênTheo ông Matt Schrader trên China Brief của The Jamestown Foundation ngày 10/8/2018, trong hai tuần lễ vừa qua, rõ ràng có những dấu hiệu bất ổn cho Đảng CSTQ do bởi chính sách đầy tham vọng của ông Tập Cận Bình. Dư luận tấn công ông trên nhiều mặt trận, từ bóp nghẹt tự do đến muốn ngồi ghế chủ tịch suốt đời.Một trong những chỉ trích là "ngoại viện" chi ra vung vãi cho các nước Phi Châu và những nơi khác, rõ ràng là dư luận muốn nhắm tới chương trình Vành Đai Con Đường (BRI) đầy tham vọng trên thế giới của ông Tập được ra đời năm 2013. Ở TQ, khi có sự phê bình công khai của dư luận như vậy có nghĩa là đã hiện hữu một sự đồng lòng mới, là nên hạn chế lại tham vọng BRI. Trong thực tế, cho vay BRI giảm xuống đáng kể từ năm 2015. Nếu nó tiếp tục giảm sẽ gây ra những hậu quả chiến luợc nghiêm trọng ở lục địa Á-Âu và Phi Châu. TQ đã chi $500 tỷ đôla ở 166 nước và gởi 600,000 công nhân đi thực hiện BRI và ngoại viện. TQ tái phát triển các hạ tầng cơ sở chủ yếu, xây các đường hàng hải và các đường rây mới để tăng tốc thương mại. Tuy nhiên, các nước trong BRI bị cột buộc với quá nhiều điều kiện, từ đấu thầu kín đến thuê đất bất công, đến quyền kiểm soát của TQ sau khi các dự án hoàn thành. Tập Cận Bình hồi đầu tháng 7/2018 thông báo sẽ chi $20 tỷ đôla cho Các Dự Án Tái Thiết Quan Trọng (Dedicated Reconstruction Projects) ở thế giới Á Rập và nghiên cứu cung cấp thêm $1 tỷ quan tệ để giúp đỡ các nổ lực ổn định xã hội ở vùng Vịnh Ba Tư. Dư luận ở TQ chống đối vì tại sao đi giúp các nước giàu dầu khí mà bỏ qua cả trăm triệu dân TQ đang sống dưới mức nghèo nàn. Dư luận cho rằng xu hướng xài tiền vung vãi này của Đảng CSTQ nhằm làm lợi cho các nhóm lợi ích của Đảng, bởi vì các dự án cố ý phô trương nhưng thường thua lỗ này thiếu vắng sự minh bạch và sự giám sát (transparency and oversight), chính yếu là nhằm gây tiếng vang, nịnh bợ cấp trên để được ân sủng. Dư luận đồng hoá BRI - có tính cách thương mại - với ngoại viện. Trong thực tế các món nợ mà BRI cho vay là phải hoàn trả và được coi là "bẫy nợ", nó có thể biến thành lãnh thổ 99 năm như cảng Hambantota ở Sri Lanka. Các nghiên cứu cho thấy chỉ có 14% các dự án của BRI là gặp trở ngại, nhưng chính quyền CSTQ không muốn cho dân chúng biết, vì các ngân hàng TQ bị kẹt nhiều chục tỷ đôla trong các dự án có vấn đề. Bây giờ họ hạn chế lại mức độ cho vay. Các ngân hàng quốc doanh (PRC banks) đã giảm 89% từ năm 2015, các ngân hàng tư (commercial banks) thì hầu như hoàn toàn chấm dứt (http://bit.ly/2NkQ7uo). Trong khi đó cánh diều hâu trong chính quyền Trump như đại diện thương mại Robert Lighthizer, cố vấn thương mại Peter Navarro... muốn cuộc chiến thương mại nên đi xa hơn, đòi những thay đổi phải có tính cách cơ chế và lâu dài trong chính sách của TQ - như chấm dứt tài trợ công nghệ, chấm dứt đánh cắp tài sản trí tuệ - tức hát qua giọng cao hay thay đổi tầng số (Spectrum Shift) và họ đang thắng thế trong chính quyền Trump, họ đã bắn vài phát cảnh cáo trong mùa hè, và đang chuẩn bị tấn công mạnh hơn vào mùa thu 2018 này. Trong những ngày qua TT Trump một mặt tập trung giải quyết các lấn cấn NAFTA với Mexico và Canada, đồng thời tung ra các giới hạn mới về đầu tư của TQ vào Mỹ. Hôm 24/8 các giới chức của chính quyền Trump làm việc với các đối tác ở Âu Châu và Nhật để ép TQ thay đổi đường lối, nên nó tạo thêm khí thế cho cánh diều hâu. Hồi đầu tháng 6/2018 khi bộ trưởng ngân khố Mnuchin và bộ trưởng thương mại Wilbur Ross đi Bắc Kinh thì ưu tiên là đòi hỏi TQ gia tăng số lượng mua đậu nành, khí hoá lỏng LNG, các mặt hàng tiêu dùng, và giảm khiếm hụt mậu dịch. Nay thì khác và mạnh hơn, qua những đòi hỏi thay đổi cơ chế. Đấu tranh nội bộ trong Toà Bạch Ốc đã chấm dứt với cánh diều hâu thắng thế, cánh này muốn tách bạch hai nền kinh tế ra, không cho quấn quyện như từ trước tới nay, và mang đường dây sản xuất (supply chains) trở về Mỹ. Tuy thế, nhưng cái nhìn về cuộc chiến nên kết thúc như thế nào thì đội hình Trump cũng vẫn còn chưa rõ. Mỹ muốn đè bẹp kinh tế TQ nhưng không làm được, trong khi đó thì tư bản Mỹ và người tiêu thụ Mỹ tỏ dấu bất bình, không muốn có chiến tranh thương mại. Kinh tế Mỹ đang tốt nên nó cho phép đội hình Trump leo thang chiến tranh. Những tác động của chiến tranh thương mại vào quần chúng có lẽ tới năm 2019 mới xảy ra (https://bloom.bg/2BRXdVP). Các nước trong quỹ đạo BRI như Mã Lai nay bắt đầu xét lại việc vay nợ và việc ráp nối vào bức tranh kinh tế TQ. Sau khi Liên Minh Hy Vọng (Pakatan Harapan) của ông Mahathir Mohamad thắng cử, Thủ tướng Mã Lai công du Trung Quốc đầu tiên trong chuyến đi kéo dài 5 ngày. Vào ngày 21/8/2018, ngày cuối cùng của chuyến đi, ông tuyên bố tại Bắc Kinh rằng Mã Lai hủy bỏ hai dự án do TQ tài trợ, trị giá $22.5 tỷ đôla, trong đó có $20 tỷ đôla đường sắt cao tốc chạy từ đông nam Thái Lan dọc theo bờ biển phía đông rồi nối Kuala Lumpur (ECRL hay East Coast Rail Link), và dự án về hai đường ống dẫn khí đốt tự nhiên trị giá $2.5 tỷ đôla, một ở bang Sabah trên đảo Borneo (Trans-Sabah Gas Pipeline hay TSGP) và một từ Malacca đến bang Kedah ở mạng bắc. Trong cuộc phỏng vấn giữa tháng 8/2018 với báo New York Times, ông Mahathir nói chứng cớ cho thấy ECRL có thể được xây bởi công ty Mã Lai chỉ bằng nửa giá so với công ty China Communications Construction của TQ (https://nyti.ms/2wgNlja). Ông cho biết Mã Lai hiện tại không cần các dự án này và Mã Lai không trả nợ nỗi. Nợ quốc gia của Mã Lai hiện nay là $250 tỷ đôla. Trước đó một ngày, ông Mahathir cho biết trong một cuộc họp báo chung với Thủ tướng TQ Lý Khắc Cường rằng ông "không muốn nhìn thấy sự xuất hiện của chủ nghĩa thực dân mới" và (Mã Lai) "trao đổi với các cường quốc phải là thương mại công bằng" v.v.. Ông nói "chủ nghĩa thực dân mới được hình thành là bởi vì những nước nghèo không thể cạnh tranh được với những nước giàu trong thương mại công bình, mở cửa và tự do." Bộ trưởng tài chánh Mã Lai hôm tháng 7/2018 nói rằng trị giá của hai ống dẫn khí đốt là $9.4 tỷ quan tệ thì Mã Lai đã trả 88% rồi, nhưng nhà thầu TQ chỉ mới làm có 13%.
Mã Lai là quốc gia đầu tiên tham gia vào sáng kiến "Vành Đai Con Đường" của TQ, và bây giờ cũng là quốc gia đầu tiên tuyên bố rút khỏi dự án lớn này. Việc Mã Lai rút sẽ làm suy yếu đến cái được gọi là "chiến lược thế kỷ" BRI của TQ. Chính quyền Mã Lai dưới thời thủ tướng Najib Razak trước đây có quan hệ nồng ấm với TQ và TQ đầu tư rất lớn, xem Mã Lai là một mãnh của BRI. Nhưng dư luận chỉ trích là thiếu minh bạch và các điều khoản của thoả thuận, như lãi suất, rất bất lợi cho Mã Lai. Qua vụ tham nhũng hàng nhiều tỷ đôla quỹ 1MDB mà nguồn tiền là từ TQ đi vòng vo qua Trung Đông (Saudi Arabia), người ta nghi ngờ động lực thực sự của ông Najib khi tham gia BRI (http://bit.ly/2NnMJPo). Tuy huỷ bỏ hai dự án có liên quan đến BRI, nhưng ông Mahathir vẫn tiếp nhận những đầu tư nước ngoài, ông không muốn đối đầu với TQ mà chỉ muốn những dự án kinh tế được công bằng hơn, và bất đồng về BRI không làm thiệt hại các quan hệ tích cực với TQ. Ông muốn Mã Lai tuy là nước nhỏ, bị lệ thuộc tài chánh với TQ, nhưng vẫn giữ được vị thế và khả năng quyết định cái gì tốt nhất cho Mã Lai, chứ không riu ríu chiều theo những gì TQ muốn (http://bit.ly/2BU7ot6). Quyết định của ông Mahathir là một cái tát mạnh vào mặt ông Tập Cận Bình, vì ông Tập coi BRI là Trung Quốc Mộng, mở ra một thời đại mới mà TQ sẽ lãnh đạo thế giới. Nó làm thất bại đường lối ngoại giao kinh tế của ông. Với BRI, TQ muốn vượt qua mặt phương tây (Mỹ) và cùng lúc quốc tế hóa các công ty TQ. Nhưng BRI gây tai hại cho các nước nhỏ trong những vấn đề như phải gánh nợ quá khả năng chi trả, các dự án hạ tầng to lớn nhưng không đủ người dùng, ô nhiễm môi trường, xáo trộn xã hội, tham nhũng..., và nó dễ đi với các chính quyền nhu nhược. Theo báo cáo của Bộ Quốc Phòng Mỹ giữa tháng 8/2018, TQ dùng BRI để tạo lợi thế chiến lược, kiểm soát các nước đang phát triển (https://wapo.st/2Nrxt3N). Về địa chính trị, Mã Lai là món quà của đế quốc vì nằm ở vị thế bản lề nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nhưng là nước nhỏ nên dễ chinh phục. Mã Lai có diện tích khoảng 330,00 km2, bằng y chang diện tích Việt Nam, nhưng dân số chỉ bằng 1/3 VN (31 triệu) và tổng sản lượng GDP $315 tỷ đôla năm 2017, trong khi VN chỉ có $220 tỷ đôla, nên lợi tức đầu người của Mã Lai là $29,000 đôla so với VN là $6,900 đôla. Trong quá khứ Bồ Đào Nha, Hoà Lan, Anh Quốc đã chen nhau đến đây, rồi đến Mỹ, và bây giờ là TQ. May mắn cho Mã Lai là khi nước Anh trả độc lập, trước đó họ dọn dẹp sạch sẽ phiến quân Cộng Sản rồi mới trao lại, không như nước Pháp tham lam ở lại Việt Nam và bắt tay thông đồng với Cộng Sản để tiêu diệt các đảng phái quốc gia. Và may mắn hơn nữa là ông Mahathir, từng làm thủ tướng Mã Lai từ 1981 đến 2003 đã cứng rắn giữ vững độc lập cho Mã Lai không để lệ thuộc Mỹ và các quốc gia phương tây, bây giờ ông coi TQ là bá quyền muốn khống chế kinh tế các nước nhỏ như Mã Lai (và VN?). Ông ta luôn lo ngại các cường quốc, truớc đây là Mỹ và bây giờ là TQ. Tiếc cho Việt Nam bị Đảng CSVN cai trị với chủ trương nắm quyền bằng mọi giá, để được vậy họ tựa lưng vào Đảng CSTQ, và cái giá phải trả là sự khiếp nhược yếu hèn trước BRI và sự xâm lăng mềm của TQ như hiện nay. Lê Minh Nguyên 27/8/2018 | ||
Posted: 29 Aug 2018 12:09 AM PDT
( Ma ha thia- Mo ha mét ) . Ông Mahathir Mohamad Là Thủ tướng Mã- Lai, Ông ấy là người tài Rất đáng để nể trọng. Người ta sẽ không trọng Những kẻ nói thì dai Mà không làm được gì Đi lên bằng...cái họng? Người ta cũng không trọng Những kẻ cố ôm ghì Những gì đã lỗi thời Cốt để ăn...và giọng? Những kẻ không đáng trọng Đáng...xách dép Mahathir, Ông vì dân, vì nước Chẳng màng chuyện "ăn chia" Ông phá cái đảng kia Dù do ông gầy dựng Nhưng khi nó...ác ôn Cho dân hết chịu đựng... Ông xin lỗi người dân Vì ông đã sơ suất Chọn thằng không tài đức* Và ông quyết sửa sai. ... Ông quyết tâm làm lại Giữa muôn người thân quen Ông sẽ không là dại Dùng lại lũ người hư.** Ông sẽ cho vào tù Cả một lũ gậm nhấm Ông sẽ cho vào tù Kể cả thằng đầu đảng * Cái thằng học trò ruột Con của người bạn xưa*, Vì nó đã thành "chuột " Lấy cắp của quốc gia. Nó là con chuột già Đã tạo ra bầy lũ Ăn và phá nước nhà Ông đã đào tận ổ... Ông biết người dân khổ Nên ông rất vội vàng Để nước không nát tan Là việc làm không dễ. Nhưng ông thật đáng nể Ở tuổi chín mươi ba Vẫn vì dân, vì nước Quyết phải cứu nước nhà. Ông cũng đáng ngợi ca Biết sai là phải sửa Không giống như người ta Những... đầu không thuốc chữa. C òn cómột điều nữa Cái thằng ông bỏ tù *** Giờ ông thấy nó tốt Chỉ tại lúc...ông mù ! Ai chẳng có lúc mù, Dù ta đang mắt sáng? Nhưng ông không quá đáng Cứ mãi làm người đui. Và ông đã rất vui Khi mình đã hết đui Ông bắt tay " thằng địch " *** Kẻ bị ông chôn vùi... Mong ước ông êm xuôi Đảng mới giành chiến thằng, Đảng cũ bị chôn vùi Ông mới... là vĩ đại? Biết mình đã lỡ dại Ông đã sửa lại ngay Ông, người của hiện tại Biết sửa liền cái sai. Đảng cũ là...họa tai Cả bè và cả lũ Không thể sửa hết sai Nên ông rũ bỏ hết... Ông không để dân chết, Không để mình cũng chết... Vì đảng cũ của ông Nên ông giết nó chết... Bởi vì ông... trước hết, Chỉ vì nước, vì dân Chứ ông không cần đến Những lợi lộc chúng dâng. Nếu ông cứ kệ đời Đời ông sẽ thanh thản Cứ để chúng vẽ vời, Chúng dâng...khối tài sản? Nhưng ông không cố chấp Những gì mình đã sai, Cho cái xấu tung hoành, Cho cái nhơ tràn ngập... Đời ông đã đầy ắp Biết bao là công lao Với dân và với nước, Nhưng ông không tự hào. Dù tuổi đã rất cao Vẫn nhận mình có lỗi Đã tin nhầm đứa ác Giao nó chức quyền cao. Ông đã đánh nó nhào... Bỏ cái đảng xấu xa Lập thành đảng tốt, mới, Ông rất đáng ngợi ca?? * Cựu Thủ tướng Mã Lai Najib Razak, người cầm đầu một chính quyền tham nhũng đã bị Ông Mahathir đánh đổ. ** Phe nhóm xấu trong đảng UMNO, đảng này trước đây cũng do ông Mahathir thành lập và xây dựng. Giờ ông lập đảng mới và đánh đổ nó. *** Ông Anwar Ibrahim, người một thời là phó thủ tướng, khi ông Mahathir làm thủ tưởng.. Ông Mahathir đã phế chức và bỏ tù ông Anwar, vì bất đồng quan điểm... Trần Kim | ||
THỜI GIAN NGÀY CÀNG PHÂN ĐỊNH RẠCH RÒI Posted: 28 Aug 2018 11:53 PM PDT NHỮNG NGƯỜI YÊU NƯỚC VÀ NHỮNG KẺ PHẢN QUỐC Thi Dao Tien
Tôi nhớ trong tiểu luận về Nguyễn Khuyến (Các nhà thơ cổ điển Việt Nam), Xuân Diệu nói đại ý: Thời gian là người vặt lông vịt cho thơ. Vịt ướt bết lông, tưởng là gầy; vịt khô xù lông, tưởng là béo; thời gian vặt hết lông, phơi ra vịt gầy vịt béo rõ ràng.VN hồi chiến tranh tưởng như muôn người như một, nhưng thời gian đã dần "vặt lông vịt", dần dần phân định người yêu nước và kẻ phản dân hại nước. Có những kẻ hiện nay không còn ngần ngại nói những lời "yêu chế độ XHCN", và kèm với lòng yêu đó là lòng yêu Tàu Cộng (vì Tàu Cộng cũng là XHCN). Cho nên hễ ai nói lên sự thật bụng dạ hiểm độc của Tàu Cộng, những tội ác của Tàu Cộng với nhân dân VN là chúng nhảy dựng lên, quy kết đủ tội, trong đó bao giờ cũng có tội "phá hoại quan hệ hữu nghị Việt - Trung". Xung quanh việc làm sách, có một câu chuyện rất đáng chú ý. Đó là việc đích thân Thiếu tướng Lê Mã Lương đã mang bản thảo đến NXB QĐND mà hơn nửa năm không nhận được bất cứ một phản hồi nào về chất lượng bản thảo hay nội dung "có vấn đề" gì không. Sau đó Tướng Lê Mã Lương lại đưa bản thảo đến văn phòng của Đại tướng Phùng Quang Thanh, nhưng ông Đại tướng cũng im lặng. Sau hơn nửa năm, NXB QĐND trả lại bản thảo mà không có bất cứ nhận xét, bút tích, văn bản gì về nội dung hay lý do không xuất bản được.Đây là một việc hoàn toàn sai nguyên tắc. Khi một tác giả đưa bản thảo đến một NXB với mục đích xuất bản cuốn sách đó thì NXB hoặc là tiếp nhận rồi làm các thủ tục XB - biên tập nội dung - thẩm định (nếu cần) - chế bản, đưa in,... hoặc là từ chối với những lý do cụ thể. Vì sao ông Phùng Quang Thanh và NXB QĐND im lặng? Sự "im lặng khó hiểu" ấy thực ra hoàn toàn hiểu được: họ chẳng có lý do gì bắt bẻ nhưng xuất bản nó thì lại đụng đến "bạn Vàng" của họ, thế thôi. | ||
KHI NHÂN CÁCH Ở MỘT TẦM CAO... Posted: 28 Aug 2018 11:46 PM PDT Mac Văn Trang Một bà bạn tôi, vốn là giáo viên, người Hà Nội gốc, rất tế nhị, hay ý tứ... Bà băn khoăn bảo tôi: Cái Phù điêu ở Hồ Trúc Bạch, nơi ông John MacCain bị bắt sống, là biểu tượng ta chiến thắng B52 của Mỹ; còn hình ảnh John Mac Cain quỳ gối, giơ hai tay đầu hàng là biểu thị sự thất bại nhục nhã của đế quốc Mỹ... Sao lại đem hoa đến viếng ông ấy ở đấy? Như vậy có làm nhục người ta không? Theo bà, nên phủ tấm vải đen lên phù điêu và lập Bàn thờ, có ảnh của ông thật đàng hoàng để viếng. Như vậy mới thể hiện sự kính trọng, chân thành tiếc thương một con người đáng kính, một người bạn lớn của nhân dân ta... Tôi bảo, chị băn khoăn, chị không đặt hoa ở phù điêu ấy, mà đặt hoa trước ảnh ông trang trọng là đúng, vì đó là văn hóa tinh tế của chị. Rất đáng quý. Nhưng người Mỹ họ suy nghĩ thoáng lắm, nhất là một nhân cách lớn như John MacCain. Sinh thời ông đã đến thăm Hồ Trúc Bach, ngắm tấm Phù điêu nhiều lần và chụp ảnh kỷ niệm. Việc ông bị bắn rơi, bị bắt sống, bị giam cầm ở Hòa Lò... đó là sự thật lịch sử. Chả có gì phải né tránh. Việc người dân lập cái bia kỷ niệm chiến tích là việc của họ, người ta muốn làm thế nào để thỏa mãn niềm kiêu hãnh của họ là tùy họ, chả chấp làm gì! Ông đã vượt qua tất cả sự thù hận giữa 2 bên, vượt qua những ám ảnh bị tù đầy ở Hỏa Lò, vượt lên tất cả để hàn gắn mối quan hệ Việt – Mỹ; với một tầm suy nghĩ lớn và lòng bao dung, cao thượng, ông khát khao làm nhiều việc để giups cho Việt Nam phát triển lên... Đến như ông Phạm Quang Nghị sang thăm nhà người ta, mà tặng ông ấy tấm hình "sỉ nhục" đó, ông vẫn cầm lấy tươi cười, thú vị, kia mà. Nay nhân dân đến tấm bia kỷ niệm bên Hồ Trúc Bạch đặt hoa tưởng nhớ, chắc ông cũng rất hài lòng. Khi nhân cách đã ở tầm cao rồi, người ta không còn vướng bận vào những điều nhỏ nhặt nữa. 28/8/2018MVT | ||
LỜI VĨNH BIỆT CỦA THƯỢNG NGHỊ SĨ JOHN McCAIN Posted: 28 Aug 2018 11:43 PM PDT VOA 28/08/2018 Ông Rick Davis, cựu quản lý Ban vận động tranh cử tổng thống của cố Thượng nghị sỹ John McCain, đã đọc lời vĩnh biệt của ông gửi đến người dân Mỹ tại Điện Capitol của tiểu bang Arizona ở Phoenix hôm thứ Hai ngày 27/8. "Gửi đến những đồng bào Mỹ, những người mà tôi đã phục vụ với tất cả lòng biết ơn trong 60 năm, và nhất là những đồng hương Arizona của tôi. Cám ơn đã cho tôi đặc ân được phụng sự mọi người và cám ơn vì cuộc đời viên mãn của những năm tháng phục vụ trong quân ngũ và trong cơ quan chính quyền. Tôi đã cố gắng phục vụ đất nước với danh dự. Tôi có phạm sai lầm, nhưng tôi hy vọng rằng tình yêu của tôi đối với nước Mỹ sẽ giúp khỏa lấp những sai lầm đó. Tôi vẫn thường suy ngẫm rằng tôi là người may mắn nhất trên Quả đất. Tôi cảm nhận rằng ngay cả lúc này khi tôi chuẩn bị từ giã cõi đời, tôi vẫn trân quý cuộc sống của mình – trân quý hết thảy cuộc đời đó. Tôi đã có những trải nghiệm, những cuộc phiêu lưu và tình bằng hữu đủ cho mười kiếp sống viên mãn, và tôi tràn đầy lòng biết ơn. Cũng như hết thảy mọi người, tôi cũng có những hối tiếc. Nhưng tôi sẽ không đánh đổi một ngày nào trong đời tôi, cho dù trong lúc vui hay lúc buồn, để lấy ngày hạnh phúc nhất của bất kỳ người nào khác. Chính tình yêu thương của gia đình đã cho tôi sự mãn nguyện đó. Không có người đàn ông nào có được người vợ và những đứa con yêu dấu mà ông thật sự tự hào như tôi. Và chính nước Mỹ đã cho tôi sự mãn nguyện đó. Được gắn kết với những chính nghĩa của nước Mỹ - tự do, công lý bình đẳng, tôn trọng phẩm giá của tất cả mọi người – là điều đem đến hạnh phúc tuyệt diệu hơn cả những thú vui phù du trong cuộc đời. Bản sắc và giá trị của chúng ta không hề bị giới hạn mà là được nâng tầm khi chúng ta cống hiến đời mình cho những chính nghĩa vượt khỏi bản thân mỗi chúng ta. 'Đồng bào' – mối liên hệ đó đối với tôi có ý nghĩa nhiều hơn đối với bất cứ ai. Tôi đã sống và chết trong cuộc đời của một người Mỹ kiêu hãnh. Chúng ta là những công dân của nền cộng hòa vĩ đại nhất thế giới, một quốc gia của lý tưởng chứ không phải huyết thống và lãnh thổ. Chúng ta có được ơn huệ đó và đem đến ơn huệ đó cho nhân loại khi chúng tôi giương cao và thúc đẩy những lý tưởng đó ở trong nước và trên thế giới. Chúng ta đã giúp giải phóng nhiều người ra khỏi những chế độ chuyên chế và đói nghèo hơn bất kỳ thời điểm nào trước đây trong lịch sử. Cũng nhờ đó chúng ta đã có được sự phồn vinh và quyền lực to lớn. Chúng ta sẽ làm tổn thương sự vĩ đại của mình nếu chúng ta nhầm lẫn giữa lòng yêu nước với sự thù nghịch sắc tộc mà vốn dĩ đã gieo rắc sự bất bình, lòng thù hận và bạo lực ở khắp nơi trên thế giới. Chúng ta sẽ không còn vĩ đại như trước nếu chúng ta nấp mình sau những bức tường thay vì phá bỏ chúng, khi chúng ta nghi ngờ về sức mạnh của những lý tưởng của chúng ta, thay vì tin tưởng rằng những lý tưởng đó là nguồn lực mạnh mẽ đem đến sự thay đổi như từ trước đến giờ. Chúng ta là ba-trăm-hai-mươi-lăm-triệu con người có ý kiến riêng và lúc nào cũng quyết liệt. Chúng ta tranh cãi, ganh đua và đôi khi phỉ báng lẫn nhau trong những cuộc tranh luận công khai đến khản cả cổ. Nhưng chúng ta luôn có nhiều điểm chung hơn là bất đồng. Phải chi chúng ta nhớ rằng và để cho đối phương cũng nghĩ rằng tất cả chúng ta đều yêu quý đất nước của mình, chúng ta sẽ vượt qua những thời khắc đầy thách thức. Chúng ta sẽ vượt qua và trở nên mạnh mẽ hơn lúc trước. Chúng ta luôn như vậy. Mười năm trước, tôi đã có đặc ân thừa nhận thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống. Tôi muốn kết thúc lời vĩnh biệt mọi người với niềm tin tận đáy lòng vào người Mỹ - một niềm tin mà tôi cảm thấy dâng trào vào buổi tối hôm đó khi tôi thừa nhận thất bại. Giờ đây tôi vẫn còn cảm thấy niềm tin mạnh mẽ như vậy. Đừng tuyệt vọng trước những khó khăn hiện tại của chúng ta nhưng hãy luôn tin vào những hứa hẹn và sự vĩ đại của nước Mỹ, bởi vì không có gì là tất yếu ở đây. Người Mỹ không bao giờ từ bỏ. Chúng ta không bao giờ đầu hàng. Chúng ta không bao giờ trốn tránh trước lịch sử. Chúng ta tạo nên lịch sử. | ||
Posted: 28 Aug 2018 11:39 PM PDT ĐỖ NGÀ Trên báo, ta thường gặp rất nhiều trường hợp cho người quen ở nhờ quá lâu và sau đó mất luôn mảnh đất nhà mình. Đó là dã tâm có toan tính của kẻ ở nhờ. Để thực hiện dã tâm, kẻ xấu đã lập ra các bước đi dài hạn có tính chiến lược. Ban đầu họ xin tá túc với một lý do rất đáng thương. Lý do ấy được dùng để che thật kín âm mưu. Tiếp theo, họ âm thầm làm giấy tờ sở hữu quyền sử dụng miếng đất mà người chủ không hề hay biết. Và sau đó là ra mặt chiếm dụng. Như vậy để thực hiện trót lọt âm mưu đó thì phải thực hiện 3 bước: thứ nhất tìm điểm tá túc trên mảnh đất, thứ nhì củng cố vững chắc thế và lực một cách âm thầm, và thứ 3 là ra mặt đuổi cổ chủ nhà. Cũng trò đó, Trung Cộng đã thực hiện các bước giống vậy để chiếm lấy chủ quyền của Việt Nam. Năm 1946, Tưởng Giới Thạch chiếm đảo Ba Bình thuộc Trường Sa, thế là một điểm tá túc giữa Biển Đông đã tìm xong. Từ sở hữu được đảo, năm 1948 Tưởng cho vẽ đường 11 đoạn để chiếm trọn biển. Nhưng ý đồ chưa hoàn thành thì 1949 Tưởng bị Mao đánh bỏ chạy ra Đài Loan mang theo quyền sở hữu đảo Ba Bình. Sau khi Mao lên nắm quyền, hắn cũng thực hiện âm mưu chiếm biển Đông bằng cách thức đó. Với bản đồ của Tưởng, năm 1953, Mao cho vẽ lại thành đường 9 đoạn. Nhưng đấy là đường vẽ khơi khơi không có cơ sở. Cũng tương tự thủ đoạn quen thuộc, năm 1958, Mao dụ CSVN cho Phạm Văn Đồng ký vào công hàm công nhận chủ quyền của Trung Cộng trên Hoàng Sa và Trường Sa. Tới đây vẫn chưa có cơ sở để chiếm Biển vì tất cả chỉ là trên giấy. Vậy là năm 1974 lúc Mỹ đã đã rút hết quân về nước, VNCH thì bị Bắc Việt đánh ác liệt, thời cơ quá thuận lợi nên Mao cho chiếm Hoàng Sa. Sau khi có Hoàng Sa, Trung Cộng chiếm luôn Trường Sa từ tay CSVN. Và khi đã sở hữu 2 quần đảo giữa biển, Trung Cộng xác lập chủ quyền 1 vùng rộng lớn chiếm 80% biển Đông. Khi chiếm hoàn toàn biển thì giờ đến lượt Trung Cộng tiến lên bờ. 3 điểm rải đều trên dọc dải đất hình chữ S gồm: Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc được nhắm đến. Trước kia Mao dụ Hồ và Đồng ký vào công hàm 1958 thì nay Tập chỉ thị Trọng chỉ đạo Quốc hội bù nhìn của ĐCS thông qua Luật Đặc Khu. Ngày trước Mao cho chiếm Hoàng Trường Sa bằng vũ lực, nay Tập vào 3 đặc khu bằng sự thừa nhận của luật pháp CS hẳn hoi. Và tất nhiên khi nó vào được và sinh con đẻ cái để xác định chủ quyền. Không những nó xác lập chủ quyền trên 3 đặc khu mà là xác lập chủ quyền trên một vùng rộng lớn – nước Việt Nam. Tàu thực hiện mưu đồ rất bài bản. Để đối phó với nhân dân Việt Nam thì có ĐCSVN. Để làm cho thế giới quen dần với những địa danh của Việt Nam mà Trung Cộng muốn chiếm dụng, thì nó cho in bản đồ bán trên thế giới theo rằng đó là vùng đất đó là của Trung Quốc. Dân Tàu mặc áo lưỡi bò đi du lịch nước ngoài cũng mang ý đồ tương tự. Nhìn vào toàn cảnh, ta thấy trong ứng ngoại hợp thấy rất rõ. ĐCSVN ứng trong, Trung Cộng ngoại hợp. Vân Đồn chỉ một điểm ở Quảng Ninh, thì lập tức Trung Cộng muốn xác lập chủ quyền lên toàn tỉnh. Bài này cũng tương tự bài chiếm biển Đông. Khi sở hữu Hoàng – Trường Sa thì Trung Cộng xác lập chủ quyền hết 80% biển Đông. Vậy nên, để cứu nước, thì trước hết phải biểu tình đòi hủy vĩnh viễn luật đặc khu. Tiếp theo, phải biểu tình lật CS. Vì sao? Vì chính CS là tay sai của Trung Cộng, ĐCS tiếp tay cho âm mưu chiếm trọn Việt Nam của Trung Cộng. Ủng hộ bà con xuống đường! Đỗ Ngà | ||
Tại Sao Dân Úc Từ Chối Nền Cộng Hòa Đại Nghị? Posted: 28 Aug 2018 11:33 PM PDT Nguyễn Quang Duy Chưa đầy 11 năm nước Úc đã có 6 lần thay đổi thủ tướng và chưa thủ tướng nào làm đủ nhiệm kỳ 3 năm. Nhân Thủ Tướng Malcolm Turnbull vừa bị áp lực của nội bộ đảng Tự Do phải từ chức chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu chính trị để rút ra những bài học cho tương lai Việt Nam. Hệ Thống Chính Trị Úc Ngày 1-1-1901, Úc trở thành một quốc gia quân chủ lập hiến trong Khối Thịnh Vượng Chung, Nữ hoàng Anh Elizabeth II là nguyên thủ quốc gia. Tổng Toàn Quyền đại diện cho Nữ Hoàng có quyền ký các đạo luật và quyền giải tán chính phủ. Quốc hội Liên bang bao gồm Thượng Viện và Hạ Viện. Luật Liên bang phải được cả hai Viện thông qua và phải có chữ ký của Tổng Toàn Quyền. Quốc Hội vừa làm luật (lập pháp) vừa lo việc hành pháp. Đảng nào chiếm được đa số ghế hay tạo được liên minh có đa số ghế tại Hạ Viện sẽ được đứng ra thành lập chính phủ. Chính phủ gồm toàn những dân biểu và nghị sỹ. Các dân biểu và nghị sỹ thuộc đảng cầm quyền bầu cho 1 dân biểu làm lãnh đạo đảng và vị này trở thành Thủ tướng. Đó là đầu mối của các cuộc khủng hoảng lãnh đạo gần đây. Diễn biến cuộc đảo chánh tuần qua Từ khi thắng cử 2/7/2016 mọi kết quả thăm dò Thủ Tướng Malcolm Turnbull đều được công chúng ủng hộ ở vị trí thủ tướng nhiều hơn so với thủ lãnh đạo đối lập Bill Shorten. Nhưng các cuộc thăm dò gần đây đảng đối lập lại được cử tri ủng hộ với tỉ lệ cao hơn ủng hộ chính phủ. Đồng thời chính phủ đã thua nặng trong các cuộc bầu cử Hạ Viện bổ sung vào tháng 7 vừa qua. Nhiều dân biểu đảng cầm quyền lo lắng bị mất ghế trong lần bầu cử sắp tới nên sáng 21/8/2018 Bộ trưởng Bộ Nội vụ Peter Dutton công khai thách thức quyền lãnh đạo của Thủ Tướng Turnball nhưng không thành. Mặc dù ông Turnbull hứa không trừng phạt những người bỏ phiếu chống lại ông nhưng 13 thành viên trong nội các đồng loạt xin từ chức. Ông Turnbull hứa nếu nhận được chữ ký bất tín nhiệm của 43 dân biểu và nghị sĩ đảng Tự do ông sẽ từ chức thủ tướng. Khi ông Dutton có trong tay 43 chữ ký ông Turnbull chính thức rút lui. Tổng trưởng Ngân khố Scott Morrison cùng Ngoại Trưởng Julie Bishop là hai người cùng cánh với ông Turnbull tuyên bố ra tranh cử với ông Peter Dutton. Vòng đầu bà Julie Bishop không đủ phiếu nên bị loại. Vòng bầu kế tiếp ông Scott Morrison thắng cử Thủ Tướng với số phiếu 45-40. Từ góc nhìn chính trị ông Turnbull thuộc cánh cấp tiến bị ông Dutton thuộc cánh bảo thủ thách thức quyền lực với ý định đảo chánh. Biết cánh ông Dutton quyết giành quyền bằng mọi giá dễ gây đổ vỡ cho đảng Tự Do nên ông Turnbull khôn khéo chuyển giao quyền lực cho người cùng cánh là ông Scott Morrison. Cánh đảo chánh nay hài lòng họ có một lãnh tụ mới với thêm hy vọng sẽ giữ được ghế của họ trong lần bầu cử tới. Nhưng kết quả thăm dò mới nhất cho thấy cử tri Úc vô cùng phẫn nộ vì cử tri đã bầu cho ông Turnbull và vẫn tiếp tục tín nhiệm ông trong vai trò thủ tướng lãnh đạo đất nước. Tỷ lệ công chúng ủng hộ Thủ Tướng Scott Morrison ở vị trí thủ tướng bây giờ ít hơn so với thủ lãnh đạo đối lập Bill Shorten rất nhiều 33-39. Đảng đối lập cũng được cử tri ủng hộ với tỉ lệ cao hơn ủng hộ chính phủ rất nhiều 56-44. Với tỷ lệ chênh lệch này đảng đối lập sẽ thắng lớn trong kỳ bầu cử sắp tới. Nếu chính phủ không làm dân hài lòng thì bằng lá phiếu người dân sẽ lật đổ chính phủ dành cơ hội quản trị đất nước cho một chính phủ mới. Luật chơi chính trị đã thế. Thay đổi luật chơi cần thay đổi hiến pháp, muốn thay đổi hiến pháp lại cần thay đổi thể chế từ quân chủ sang cộng hòa. Dẫn Đến Tranh Luận Thể Chế Cộng Hòa Ngày 11-11-1975 là ngày nặng nề nhất cho nền Quân Chủ Đại Nghị tại Úc khi Tổng Toàn quyền John Kerr sử dụng quyền Hiến Pháp truất phế cựu Thủ Tướng Lao Động Gough Whitlam (1972-75). Câu chuyện bắt đầu từ một thỏa thuận vay 4 tỷ Mỹ Kim từ các quốc gia Trung Đông mặc dù đã bị các giới chức chính phủ và Quốc Hội phản đối Tổng trưởng Ngân khố Jim Cairns và Bộ trưởng khoáng sản và năng lượng Rex Connor vẫn tiếp tục bí mật thương lượng. Việc đổ bể, Thủ Tướng Whitlam sa thải cả hai ông. Nhưng Thủ Lãnh đối lập Malcolm Fraser thừa cơ hội chặn ngân sách không cho Thượng viện thông qua, rồi làm áp lực buộc ông Whitlam tổ chức bầu cử, gây bế tắc chính trị. Bất ngờ Tổng Toàn quyền John Kerr cho triệu hồi hai ông Whitlam và Fraser, dùng quyền hiến pháp truất phế ông Whitlam, đưa ông Fraser lên thay. Quyết định của Tổng Toàn quyền John Kerr bị cho là không đúng vì sự việc nên được giải quyết thông qua đàm phán chính trị. Việc đã rồi ông Fraser cho tổ chức bầu cử với kết quả Liên đảng Tự do và Quốc Gia thắng và ông Fraser lên làm thủ tướng. Cộng Hòa Đại Nghị Chế Khi đảng Lao Động trở lại cầm quyền năm 1982 tranh luận về một nền cộng hòa cho nước Úc trở thành một đề tài chính trị luôn được quan tâm. Năm 1993, Thủ tướng Lao động Paul Keating tái đắc cử ông tuyên bố muốn có một cuộc trưng cầu dân ý vào năm 1999. Khi đảng Tự Do lên cầm quyền, Thủ Tướng John Howard theo phe bảo hoàng quyết định triệu tập Hội nghị Lập hiến vào năm 1998. Thủ Tướng Howard đưa ra ba mô hình cộng hòa để thảo luận: (1) Tổng Thống trực tiếp do dân bầu, (2) Tổng Thống bầu với ít nhất 2 phần 3 số phiếu tại cả Thượng viện lẫn Hạ viện, và (3) Tổng Thống được bổ nhiệm bởi một hội đồng do Thủ Tướng đề cử. Trong Hội Nghị, phái bảo hòang lập luận vị Tổng Tòan Quyền là trọng tài cho quá trình đàm phán chính trị vì thế chính thể quân chủ lập hiến là cơ sở vững chắc cho nền dân chủ tại Úc. Những người cổ vũ cộng hòa thì cho rằng đã đến lúc Úc phải hòan tòan độc lập với Nữ Hòang Anh và Anh Quốc. Phái cộng hòa cấp tiến cho rằng Hiến Pháp không còn hợp thời phải sửa đổi toàn diện hệ thống Westminster và thực hiện một chính thể Cộng Hòa với Tổng Thống trực tiếp do dân bầu. Sau nhiều tranh luận cuối cùng Hội Nghị Lập Hiến đã quyết định chọn mô hình Cộng Hòa Đại Nghị, tổng thống được bầu với ít nhất 2 phần 3 số phiếu tại cả Thượng viện lẫn Hạ viện, để đưa ra trưng cầu dân ý. Theo mô hình này Tổng Thống chỉ giữ vai trò nghi lễ tương tự như vai trò Tổng Toàn quyền hiện nay. Hệ thống chính trị không có gì thay đổi thực quyền vẫn nằm trong tay các dân biểu nghị sỹ thuộc đảng cầm quyền. Phái cộng hòa cấp tiến đã bỏ phiếu trắng trong Hội Nghị và trong trưng cầu dân ý đã vận động chống lại mô hình này. Chiến dịch vận động Chiến dịch YES (ủng hộ chính thể cộng hòa đại nghị) đưa ra những điểm cần thay đổi và chỉ có nền cộng hòa mới có thể đáp ứng được. Để vận động NO (giữ nguyên thể chế quân chủ) các nhóm bảo hòang tập trung đề cao thành quả nước Úc đã gặt hái được. Đồng thời tạo nỗi lo âu về sự bất ổn khi phải thay đổi thể chế chính trị. Khẩu hiệu của họ là "Nếu hệ thống hiện tại không vỡ, không cần phải sửa". Người Úc vốn không thích thay đổi. Cho đến nay chỉ có 8 trong số 44 đề xuất đưa vào một cuộc trưng cầu đã được đồng thuận thông qua. Nên chiến dịch vận động NO thành công ở chỗ giữ được các cử tri thuộc phái "bảo thủ". Thành phần cộng hòa cấp tiến đưa ra một số lập luận kêu gọi cử tri chọn NO vì: Thứ nhất, muốn thực sự cộng hòa mọi công dân phải được bình đẳng về chính trị và phải được bầu trực tiếp Tổng Thống. Thứ hai, mô hình trưng cầu dân ý là một mô hình phi dân chủ với một "nền cộng hòa của các chính trị gia" vì chỉ có họ mới có quyền bầu vị Tổng Thống và các cuộc khủng hoảng chính trị do tranh giành quyền lực sẽ tiếp tục thường xuyên xảy ra. Thứ ba, thay vì chỉ thay đổi chính thể cần viết lại một Hiến Pháp hòan mới cho nước Úc cộng hòa; và Thứ tư, chỉ có mô hình Cộng Hòa Tổng Thống chế mới lợi ích thực sự cho nước Úc vì thế cần từ chối mô hình lần này để sửa sọan trưng cầu dân ý vào lần tới. Với sự tích cực vận động của cánh bảo hòang và cánh cộng hòa cấp tiến, cuối cùng 55% dân Úc đã từ chối mô hình cộng hòa đại nghị. Nói tóm lại tại Úc thể chế đại nghị là nguyên nhân tạo ra dân chủ bè cánh dễ gây khủng hoảng chính trị và người Úc rất thất vọng với mô hình này. Tổng Thống Chế Mỗi Nước Mỗi Khác Ở Mỹ Tổng Thống có toàn quyền bổ nhiệm và quyền cách chức các thành viên trong nội các, nên Tổng Thống dễ dàng chọn người có chuyên môn, có khả năng và có thể làm việc chung. Quốc Hội và Nội Các cũng không có quyền để làm áp lực đến độ Tổng Thống phải từ chức như chuyện vừa xảy ra tại Úc. Hiến Pháp Mỹ đưa ra một mô hình tam quyền phần lập rõ ràng. Hành Pháp, Lập Pháp và Tư Pháp kiểm tra và giám sát lẫn nhau, tạo ra sự cân bằng giữa ba nhánh nhờ thế Tổng Thống không thể trở nên độc tài. Tổng Thống Mỹ không được phép phục vụ quá 2 nhiệm kỳ hay quá 8 năm vì cầm quyền càng lâu càng dễ trở nên độc tài. Ở Nga Tổng Thống chỉ không được làm quá 2 nhiệm kỳ liên tục, nên hai ông Vladimir Putin và ông Dmitry Medvedev thay nhau nắm hai chức vụ Tổng Thống và Thủ Tướng. Không khác gì độc quyền chính trị. Tổng Thống Putin bị nhiều người chỉ trích là độc tài. Gần đây nhất là chiều 25/8/2018 ông Putin ra lệnh bắt Lãnh đạo phe đối lập Alexei Navalny vì trước đây đã tổ chức cuộc biểu tình kêu gọi tẩy chay bầu cử tổng thống. Ở Pháp Tổng thống có quyền chọn Thủ tướng. Nhưng Quốc hội có quyền bãi nhiệm Thủ tướng, nên Tổng thống bị buộc phải chọn một Thủ tướng được đa số Quốc Hội tán thành. Mô hình này cũng đã từng dẫn đến khủng hoảng chính trị: Tổng thống François Mitterrand phải liên tiếp giải tán quốc hội nhưng cuối cùng phải làm việc với Thủ Tướng Jacques Chirac một người thuộc liên minh khác. Thủ Tướng Jacques Chirac quyết định hầu hết các chính sách trong nước. Tổng Thống Mitterrand chỉ còn giữ ngoại giao và quốc phòng. Trong trường hợp trên thực quyền lập pháp và hành pháp nằm trong tay Thủ tướng và Liên Minh nắm Quốc Hội Pháp. Tại miền Nam Việt Nam trước đây Tổng Thống do dân trực tiếp bầu, Tổng Thống bổ nhiệm Thủ Tướng làm phụ tá chia sẻ trách nhiệm về hành chánh. Tổng Thống có quyền thay Thủ Tướng mới, cải tổ toàn bộ hay một phần Chính Phủ. Hiến Pháp miền Nam phân biệt tam quyền rõ rệt và khuyến khích hệ thống chính trị tiến tới chế độ lưỡng đảng tranh quyền như tại Mỹ. Ưu điểm của chế độ lưỡng đảng là dễ hình thành và thông qua các chính sách mang tầm vóc chiến lược quốc gia. Tại Mỹ đảng viên gia nhập đảng chỉ để bầu chọn người đại diện cho quyền lợi và niềm tin của mình, đảng viên không có bất cứ quyền lợi, nghĩa vụ hay bó buộc nào liên quan đến đảng mình ghi danh. Nhờ phương cách sinh hoạt chính trị này dân Mỹ thường rất quan tâm đến sinh hoạt chính trị nhưng lại không bị ràng buộc bởi ý thức hệ, không cực đoan chính trị, dễ đồng thuận, dễ thỏa hiệp và rất thực dụng. Miền Nam trước đây có chương trình Công Dân Giáo Dục dạy từ bậc tiểu học đến trung học giúp học sinh hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của công dân trong đó có quyền bầu cử, tranh cử và tham gia chính trị. Các quốc gia Đông Âu và các quốc gia thuộc Liên Bang Xô Viết hiện nay đều theo chính thể cộng hòa. Kinh nghiệm thực tế từ các quốc gia này sẽ giúp ích rất nhiều cho một thể chế hậu cộng sản tại Việt Nam. Kết Trên diễn đàn BBC gần đây Luật sư Nguyễn văn Đài và Nhà báo Phạm Đoan Trang đều đồng ý xem chính trị như trò chơi. Tại Việt Nam trò chơi này vẫn nằm trong tay tầng lớp cầm quyền cộng sản. Tranh giành quyền lực là chuyện thâm cung bí sử, thứ dân đừng hòng biết đến, đừng nói đến chuyện xen vào nội bộ đảng cộng sản. Bởi thế các quốc gia cộng sản đều thúi từ trong ruột thúi ra và cuối cùng bị lịch sử đào thải. Nếu xem chính trị là trò chơi thì mọi người dân, ở mọi trình độ, mọi tầng lớp và ở mọi nơi đều phải có cơ hội bình đẳng tham gia thì mới thực sự là trò chơi dân chủ. Muốn xây dựng một thể chế thực sự dân chủ người dân phải có quyền ra luật chơi gọi là luật Hiến Pháp. Muốn thế Việt Nam cần theo đúng quy trình người dân, cả trong và ngoài nước, bầu một Quốc Hội Lập Hiến soạn ra một Hiến Pháp mới và nếu được mang ra trưng cầu dân ý trước khi ban hành. Nguyễn Quang Duy Melbourne, Úc Đại Lợi 27/8/2018 | ||
Nhiều Ban thế có phải là hồng phúc của dân tộc? Posted: 28 Aug 2018 02:02 AM PDT
Vietnamnet.vn tường thuật ý kiến của một đại biểu Quốc hội, rằng: "Con em cán bộ lãnh đạo có sự trưởng thành và được các đại hội Đảng tín nhiệm, được tổ chức tín nhiệm giao những trọng trách thì đó là điều hạnh phúc của dân tộc, của Đảng… Nếu con em cán bộ mà hư hỏng hết thì đó là điều bất hạnh". [1] Vị đại biểu ấy không đề cập chuyện "Con em nông dân, công nhân có năng lực, được tín nhiệm giao trọng trách cũng là hạnh phúc của dân tộc" hay "Con em dân thường mà hư hỏng cũng là bất hạnh" chỉ là do phóng viên không hỏi hay muốn "đề dành" nói vào thời điểm khác? Nhắc lại chuyện cũ bởi gần đây lại thấy ở đâu đó có con em lãnh đạo mới 28 tuổi đã được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Sở hoặc 26 tuổi đã là Vụ phó thuộc Ban Chỉ đạo,… Phía "cầm cân nảy mực" thì bảo việc bổ nhiệm là "đúng quy trình", còn phía báo chí thì hình như chẳng mấy ai tin vào lời giải thích rất "đúng quy trình" của "quy trình". Nói đến hệ thống tổ chức các cơ quan công quyền của Việt Nam chắc hẳn cụm từ "Bộ, Ban, Ngành" ai ai cũng biết. Chính phủ chỉ có 18 Bộ và 4 cơ quan ngang bộ, vị chi là 22, "Ban, Ngành" thì không đếm xuể, các tổ chức này trải khắp từ trung ương xuống địa phương, trong hệ thống lập pháp, hành pháp, tư pháp cũng như trong các tổ chức chính trị xã hội, đó là chưa kể đến các tổ chức "vô hình" có thời nở rộ như "Bộ tứ", "Liên ngành",… mà quyền lực thì lại rất "hữu hình". Nếu thống kê tiếp thì phải kể đến tổ chức mang tên "Ban chỉ đạo", tổ chức này có khi hoành tráng như một Bộ về trụ sở và nhân sự có khi lại vô hình khiến dân chúng không biết sự tồn tại của nó là thật hay ảo. Xin nêu một dẫn chứng, liên quan đến kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 04/2017/TT-BGDĐT, Thông tư quy định việc thành lập "Ban Chỉ đạo thi trung học phổ thông quốc gia" với thành phần: a) Trưởng ban: Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo; b) Phó Trưởng ban: Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; lãnh đạo Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (KTKĐCLGD), Vụ Giáo dục Đại học, Vụ Giáo dục Trung học, Vụ Giáo dục thường xuyên; trong đó, Phó Trưởng ban thường trực là Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; c) Uỷ viên: Lãnh đạo các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và lãnh đạo Cục An ninh Chính trị nội bộ, Bộ Công an; d) Thư ký: Cán bộ, công chức các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cùng với Ban Chỉ đạo cấp Bộ đã thành lập 63 Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, như vậy ít nhất cũng có 64 "Ban Chỉ đạo". Điều khiến dư luận ngạc nhiên là cho đến nay, trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Giáo dục và Đào tạo người dân không thể tìm được Quyết định số 1277/QĐ-BGDĐT về việc thành lập "Ban Chỉ đạo" cấp quốc gia cũng như không tìm thấy Quyết định số 1733/QĐ-BGDĐT ban hành ngày 7/5/2018 "Về việc điều chỉnh, bổ sung thành viên Ban chỉ đạo…"! Không thiếu chuyện các hợp đồng kinh tế được đóng dấu "Mật" hoặc có quy định "mật" như một số dự án BOT giao thông hoặc thương vụ mua bán một công ty truyền thông mà Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét. Báo chí viết: "Thảo luận tại tổ về dự án Luật Lưu trữ sáng nay (12/11), một số vị đại biểu Quốc hội cho rằng hiện nay nhiều tài liệu được đóng dấu "mật" chỉ để đối phó với báo chí". [2] Vậy lý do mà Bộ Giáo dục và Đào tạo không công bố Quyết định thành lập và danh sách Ban Chỉ đạo quốc gia kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2018 là gì, có phải "chỉ để đối phó với báo chí" hay thực sự đó là bí mật quốc gia? Với 64 Ban Chỉ đạo từ trung ương xuống tỉnh, lại thêm hàng trăm Ban chỉ đạo cấp huyện thế mà kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia năm 2018 vẫn xuất hiện hàng loạt sai phạm ở một số tỉnh đã bị Công an khởi tố vụ án và bị can. Sai phạm đến mức chính Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng của bộ phải than là "hết sức xấu xí" [3] nói lên điều gì? Cho đến giữa năm 2017, Việt Nam từng tồn tại ba "Ban Tây" là các Ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ. Lãnh đạo các ban này đều là cán bộ cao cấp, Phó ban và cán bộ chuyên trách tương đương cấp Thứ trưởng, Tổng Cục trưởng. Ngày 25/10/2017, tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa 12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW (Nghị quyết 18) "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả". Nghị quyết nêu rõ: "Kết thúc hoạt động của các Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Tổ chức lại Đảng bộ Ngoài nước và Đảng bộ Bộ Ngoại giao theo hướng vừa bảo đảm quy định chung, vừa bảo đảm tính đặc thù nhằm tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng ở ngoài nước. Chuyển Văn phòng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương về Ban Nội chính Trung ương và tổ chức lại cho phù hợp". Sau khi ngừng hoạt động, hàng loạt cán bộ ba ban này chưa biết đi đâu, về đâu và vì thế: "Ban Tổ chức Trung ương cũng thống nhất đề nghị 3 Ban Chỉ đạo có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ báo cáo Chính phủ tiếp tục cấp kinh phí chi trả lương, phụ cấp và kinh phí hoạt động thường xuyên đến khi giải quyết xong mọi công việc của các Ban Chỉ đạo (dự kiến hết tháng 6/2018)". [4] Tám tháng sau khi ban hành Nghị quyết 18, (từ tháng 10/2017 đến tháng 6/2018) Chính phủ vẫn phải "tiếp tục cấp kinh phí chi trả lương, phụ cấp và kinh phí hoạt động thường xuyên" cho số người đang "chưa biết sẽ làm gì" có cho thấy hiệu quả sử dụng tiền thuế của dân? Vẫn biết giải quyết bộ máy nhân sự cồng kềnh, kém hiệu quả của hệ thống chính trị từ trung ương xuống địa phương không thể một sớm một chiều. Việc giải thể ba Ban Chỉ đạo cấp trung ương nêu trên cho thấy quyết tâm rất cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong cải cách hệ thống chính trị và tinh giản bộ máy hành chính. Vấn đề là quyết tâm ấy được các "Bộ, Ban, Ngành" và địa phương thực hiện thế nào? Thành phố Cần Thơ, một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương có diện tích 1.407 km2, dân số khoảng 1,224 triệu người - xếp thứ 57/63 về diện tích và thứ 27/63 về dân số (Số liệu trong Báo cáo số 1809/BC-BTNMT ngày 15/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường). Một thành phố không lớn như Cần Thơ có thời kỳ có tới 109 "Ban Chỉ đạo". Từ năm 2007 - 2017, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã thành lập 302 Ban Chỉ đạo. Tính đến cuối tháng 7/2017, thành phố còn 108 Ban Chỉ đạo đang hoạt động (gồm 15 Ban Chỉ đạo lĩnh vực nội chính, quốc phòng an ninh, tư pháp; 19 Ban Chỉ đạo lĩnh vực đô thị; 41 Ban Chỉ đạo kinh tế và 33 Ban Chỉ đạo khoa giáo văn xã). Tại Đà Nẵng mới đây Ủy ban nhân dân thành phố đã thống nhất đề xuất của Sở Nội vụ tiến hành giải thể 69 Ban Chỉ đạo. [3] Tỉnh Đồng Nai từng thành lập "Ban chỉ đạo giải cứu chuối"; Tỉnh Bình Định từng có "Ban chỉ đạo giải cứu thịt heo cấp tỉnh và cấp huyện";… Sự tồn tại của các "Ban chỉ đạo" liệu có phải là nét "đặc sắc" của hệ thống cơ quan quyền lực Việt Nam thời hiện đại? Có "ban" thỉ tất yếu phải có "bệ", thế nên mới có chuyện từng xảy ra tại Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, có người không làm việc ngày nào vẫn được bổ nhiệm hàm Vụ phó. Cũng trong ngành Giáo dục, có một tổ chức không mang tên "Ban chỉ đạo" mà là "Hội đồng", đó là "Hội đồng chức danh giáo sư". Số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, tính đến hết năm học 2016-2017, cả nước có 235 trường đại học, học viện (170 trường công lập, 60 trường ngoài công lập, 5 trường có 100% vốn nước ngoài ). Ngoài ra còn có 37 viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ. Với ba loại "Hội đồng chức danh giáo sư" trải đều ba tuyến là cấp cơ sở (trường, học viện), liên ngành và quốc gia, số "Hội đồng" đông gần bằng "quân Nguyên" này hoạt động thế nào trong năm 2018? Nếu không bị dư luận phanh phui, hơn 40 người sẽ trở thành giáo sư, phó giáo sư trong kỳ xét duyệt năm 2018. Qua ba cấp bình chọn vẫn để lọt những giáo sư, phó giáo sư "không đủ tiêu chuẩn" mà dân gian gọi là "giáo sư rởm" ấy không chỉ do thói gian dối của đương sự mà chắc chắn còn là lỗi của các "Hội đồng". Vậy có nên "chấm dứt hoạt động" của các "Hội đồng" ấy, trả cho các trường tự phong giáo sư cho mình? Trong phạm vi quốc gia có nên chấm dứt truyền thống "sài hàng rởm, hàng kém chất lượng" là các giáo sư, phó giáo sư "lọt lưới" trong hàng chục năm qua, những người mang danh giáo sư, phó giáo sư nhưng hầu như chẳng bao giờ đứng trên bục giảng? Dựa vào số liệu thống kê số lượng "Ban chỉ đạo" của Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng, có ý kiến cho rằng cho đến năm 2017, mỗi tỉnh thành có ngót nghét 100 Ban chỉ đạo, [5] và như vậy cả nước có khoảng 6.300 Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, chưa kể các Ban chỉ đạo cấp trung ương. Giả sử bình quân mỗi "Ban Chỉ đạo" chỉ có 5 thành viên thì hơn ba vạn "chiến binh" chỉ biết "chỉ đạo" ấy ngốn mất bao nhiêu ngân sách và làm lợi cho đất nước bao nhiêu tiền? Trong khi đất nước phải gồng mình về lạm phát kinh tế, năm 2018 này có thể vượt 4%, bình quân mỗi người dân gánh trên vai 35 triệu đồng nợ công thì có vẻ những lạm phát khác như lạm phát giáo sư, tiến sĩ, lạm phát Ban chỉ đạo, lạm phát bằng rởm, lạm phát cấp phó,… lại chưa được quan tâm đúng mức. Tại Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Thanh Hóa và một số tỉnh thành phố khác, việc giới thiệu, bổ nhiệm chức danh lãnh đạo cấp sở, cấp huyện bao giờ cũng phải có ý kiến của các "Ban, Ngành" vậy mà vẫn xuất hiện hàng loạt cá nhân "tuổi trẻ tài cao" chỉ sau một thời gian ngắn là bị kỷ luật, cách chức hoặc hủy bỏ quyết định bổ nhiệm. Nhiều "Ban" thế có phải là "hồng phúc của dân tộc"? Tài liệu tham khảo: [1] http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/con-lanh-dao-lam-lanh-dao-la-hanh-phuc-cua-dan-toc-269501.html [2]http://vneconomy.vn/thoi-su/nhieu-tai-lieu-dong-dau-mat-chi-de-ne-bao-chi-2010111201221858.htm [3] http://congan.com.vn/tin-chinh/nhung-ca-nhan-tap-the-nao-bi-chi-dich-danh-sai-pham-diem-thi-tai-son-la_59178.html [4] http://dantri.com.vn/xa-hoi/hang-chuc-can-bo-ban-chi-dao-tay-nam-bo-chua-biet-di-dau-ve-dau-20180416153955104.htm [5] https://nld.com.vn/thoi-su/lam-phat-ban-chi-dao-20170826231515395.htm Xuân Dương http://giaoduc.net.vn/Goc-nhin/Nhieu-Ban-the-co-phai-la-hong-phuc-cua-dan-toc-post189207.gd | ||
Thầy Phạm Toàn mời cộng tác, để giúp học sinh hết lớp 12 biết cách tự học Posted: 28 Aug 2018 01:53 AM PDT (GDVN) - Nhà giáo Phạm Toàn và nhóm Cánh Buồm muốn mời một số cộng tác viên để hoàn thành cuốn sách về cách tự học của học sinh phổ thông sớm nhất có thể Bài viết dưới đây là lời nói đầu của bộ sách cần hoàn thiện: sách hướng dẫn học sinh Trung học phổ thông cách tự soạn bài học cho mình. Đọc lời gửi người dùng sách ngắn gọn dưới đây, bạn đọc sẽ nhận ra nội dung và ý nghĩa việc làm tiếp tục của nhóm Cánh Buồm. Đó là hoàn thiện cách tự học của học sinh khi hết 12 năm hưởng thụ và đồng hành cùng nền Giáo dục phổ thông nước nhà. Nhóm Cánh Buồm muốn mời một số cộng tác viên để hoàn thành sách sớm nhất có thể - dự kiến trước năm học mới 2019-2020. Bạn nào quan tâm và thấy mình có khả năng xin vui lòng gửi thư cho nhà giáo Phạm Toàn qua trợ lý của ông: cô giáo Nguyễn Thị Phương Trinh, email phuongtrinh.nguyenthi@canhbuom.edu.vn.
Cùng bạn dùng sách Tập sách này không có những bài học viết sẵn để giáo viên và học sinh dùng thẳng trước, trong và sau các tiết học. Sách này chỉ có những tài liệu tổ chức tiết học để giáo viên hướng dẫn học sinh tự soạn bài học cho mình. Tại sao lại làm như vậy? Tư duy Giáo dục hiện đại của nhóm Cánh Buồm tập trung vào việc tổ chức cách học cho học sinh, kể từ tiết học đầu tiên ở lớp Một. Tư duy đó thể hiện từ cuộc Hội thảo Hiểu Trẻ em – Dạy Trẻ em Tự học – Tự giáo dục, hoặc Em biết cách học… đã thể hiện trong 18 tập giáo khoa Tiếng Việt và Văn từ lớp 1 đến lớp 9, các bộ sách tiểu học môn Khoa học , môn Lối sống và môn Tiếng Anh (có đến tập 3) và bên cạnh đó là tủ sách Tâm lý học giáo dục với những bản dịch đầu tiên của Jean Piaget (3 tập), John Dewey và Howard Gardner. Đó là những phương tiện sư phạm cơ bản để triển khai mẫu một cuộc Cải cách Giáo dục có nội dung rất lâu dài hướng tới. Tổ chức một nền giáo dục theo hướng dạy cách học giúp các thanh thiếu niên biết học, biết tự học, muốn tự lập, giúp các em trở thành lớp người làm thay đổi và phát triển đất nước theo hướng tư duy hiện đại hóa. Việc thực hành sản phẩm sư phạm Cánh Buồm cho phép nhận diện mẫu tổ chức một nhà trường giáo dục phổ thông, ở đó: – Bậc Tiểu học giúp trẻ 11-12 tuổi nắm vững phương pháp học các môn khoa học, nghệ thuật và lối sống; – Bậc Trung học cơ sở giúp trẻ em 15-16 tuổi đủ kiến thức phổ thông để tự vào đời theo một trong ba chọn lựa, tự lao động kiếm sống, học nghề bậc dưới Đại học, chuẩn bị học nghề bậc Đại học. – Bậc Trung học phổ thông là bậc chuẩn bị học nghề bậc Đại học. Việc học ở bậc Trung học phổ thông sẽ phải khác hẳn, theo hướng tập nghiên cứu (để lên bậc Đại học là bậc tập độc lập nghiên cứu và sau đó sẽ là bậc độc lập nghiên cứu). Tập tài liệu Khoa học xã hội và nhân văn này tiếp tục triển khai tư tưởng giáo dục Cánh Buồm hiện đại hóa nền giáo dục phổ thông nước nhà. Nó tiếp tục tổ chức việc học theo tinh thần tự học và rèn luyện năng lực sống tự lập của học sinh. Tập Tài liệu này hướng dẫn học sinh tự viết tài liệu học của mình xoay quanh ba nội dung cơ bản: Một là, tự đi tìm những khái niệm cơ bản cần trang bị vào đời xoay quanh khái niệm gốc: Cách Mạng. Cách mạng là gì mà tác động được tới cả loài người, bằng bạo lực, bằng tư duy, bằng triết học, bằng văn hóa-nghệ thuật…? Hai là, học đọc sách, những cuốn sách không thể không đọc trên ghế nhà trường, sách như là những cuộc cách mạng đang nung ủ. Ba là, học nghiên cứu những vấn đề cần quan tâm trong cuộc sống từ nuôi dạy con em, sống thân thiện với môi trường… đến Cách mạng công nghệ 4.0. Bộ sách này không có những bài soạn sẵn cho giáo viên giảng giải, mà là những đề cương việc làm. Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận, sưu tầm, rồi cùng biên soạn để có bài học của mình do mình làm phục vụ cho chính mình. Tùy hứng thú và nhu cầu, mỗi trường, mỗi lớp (có thể cả mỗi giáo viên, mỗi gia đình riêng rẽ) theo mẫu làm việc mà thay đổi thêm bớt các chủ đề nghiên cứu. Sách này chủ động phân phối việc học theo từng lớp. Nhưng thời gian thực hiện không cần thiết phải tự gò lại trong ba năm học. Hy vọng là mọi người cảm thấy dễ chịu, dễ thực hiện, dễ huấn luyện lại cho người khác, và sau các năm học cả người dạy cũng như người học, ai ai cũng nhận thấy mình sẽ tiến bộ hoặc rất tiến bộ. Phạm Toàn và nhóm Cánh Buồm | ||
Posted: 28 Aug 2018 01:36 AM PDT Ngày 25 tháng 8 năm 1945 Hoàng đế Bảo Đại đang chờ phái đoàn của Chính phủ Lâm thời do ông Trần Huy Liệu ( bí danh Lê Văn Tám ) dẫn đầu vào điện Kiến Trung, chuẩn bị lễ trao ấn kiếm và công bố Chiếu thoái vị, trong đó đưa ra 3 yêu cầu: "- Thứ nhất: Trẫm yêu cầu tân chính phủ phải giữ gìn lăng tẩm và miếu mạo của hoàng gia. - Thứ hai: Trẫm yêu cầu tân chính phủ lấy tình huynh đệ đối xử với các đảng phái, các phe nhóm, các đoàn thể đã chiến đấu cho nền độc lập của đất nước, mặc dù không theo cùng đường hướng dân chủ của mặt trận, như vậy có thể giúp cho họ được tham gia vào sự kiến thiết đất nước, và chứng tỏ rằng tân chế độ đã được xây dựng trên tình đoàn kết dứt khoát của toàn thể nhân dân. - Thứ ba: Trẫm yêu cầu tất cả các đảng phái, các phe nhóm, tất cả các tầng lớp xã hội cũng như toàn thể hoàng gia phải đoàn kết chặt chẽ để hậu thuẫn vô điều kiện cho Chính phủ Dân chủ Cộng hòa, hầu củng cố nền độc lập quốc gia." Đại diện Việt Minh chấp nhận ba điểm của vua và đề nghị thêm: 1- Bảo Đại phải ra khỏi Hoàng cung và chỉ được mang theo những đồ dùng riêng. 2- Trừ của riêng, tài sản của triều đình là tài sản của chính quyền cách mạng. ... Yêu cầu của Bảo Đại là nghĩ tới mồ mả cha ông và lo cho dân tộc, nghĩ về các đảng phái chính trị. Còn yêu cầu của Việt Minh là nghĩ tới tài sản. Sau đó, như các bạn đã biết, hoàng cung bị đập phá, cựu thần bị giết hại, tài sản bị cướp bóc còn đảng phái thì bị dẹp bỏ bởi các lý do rất Ôn Như Hầu... ... Người Việt ngày nay, đô thị thiếu tính biểu tượng, quốc gia cũng thiếu tính biểu tượng ...bi kịch chỉ là sớm hay muộn. Nguồn: Thanh Mai | ||
Posted: 28 Aug 2018 01:29 AM PDT Nguyễn Đình Cống (Nhân dịp kỷ niệm ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh) Đó là bài hát LỜI BÁC DẶN TRƯỚC LÚC ĐI XA của nhạc sĩ Trần Hoàn. Theo tường thuật thì ông Vũ Kỳ đã kể cho nhạc sĩ nghe câu chuyện. Quá cảm động, Trần Hoàn đã sáng tác bài hát. Nhiều người thuộc bài này, tôi chỉ xin chép lại một số câu: "Chuyện kể rằng trước lúc Người ra đi, Bác muốn nghe một câu hò xứ Huế. Nhưng không gian vẫn bốn bề lặng lẽ. Bác đành nằm im…Bác muốn nghe một câu ví….mà xung quanh vẫn lặng ngắt như tờ…Lần thứ ba bác vẫy gọi… Ôi may sao, bỗng có em gái nhỏ, Bước vào gần Bác.Rồi căn phòng xao động trong nước mắt, Những lời ca nức nở tái tê. Rằng " người ơi người ở đừng về ".Bác nhìn em rơm rớm hàng mi.… Chuyện kể rằng trước lúc Người đi xa". Để chăm sóc bệnh nhân Hồ Chí Minh, thủ tướng Trung quốc Chu Ân Lai cử một đội gồm các bác sĩ và y tá giỏi từ Bắc Kinh sang Hà Nội vào ngày 25 tháng 8/ 1969 .Từ đó BS và y tá Trung quốc thay người Việt chăm sóc bệnh nhân. Về việc hát cho Bác nghe, trước đây đã có khá nhiều người dựa vào ngôn từ bài hát của Trần Hoàn để viết ra những bài báo, dựng nên những tiểu phẩm với khá nhiều tình tiết được thêm vào, làm xúc động lòng người. Tuy vậy có vài câu hỏi mà từ lâu không ai đụng đến. Đó là ai hát, hát vào lúc nào, có những ai đã chứng kiến. Hát vào trước lúc Người đi xa, nhưng vào lúc mấy giờ, ngày nào. Trước vài phút, vài giờ, vài ngày đều là trước. Riêng tên bài hát đã có nói tới là Người ơi người ở đừng về, nhưng có thông tin thêm các bài khác nữa. Mãi gần đây, từ 2010 mới có người đưa ra các câu trả lời. Theo dõi các tường thuật trên báo, thấy có hai nguồn thông tin khác nhau. Nguồn A - Xuất hiện trước. Người hát là Vương Tinh Minh y tá Trung quốc, hát chiều 31/8, bài hát tiếng Hoa. Tường thuật của Vương Tinh Minh như sau : "Chiều hôm đó sức khỏe của Bác đã có chuyển biến tốt lên một chút, Bác nói muốn nghe một câu hát Trung Quốc. Các đồng chí đề nghị tôi hát. Tôi nói thật là hát cũng không tốt lắm, nhưng để vui lòng Bác, vì tình hữu nghị Trung-Việt, tôi đã hát một bài mà nhiều người thuộc và hát được, bài hát có nội dung chính là ra khơi xa phải vững tay chèo. Bác nghe xong rất vui, Bác nở nụ cười hiền từ. Bác nắm nhẹ tay tôi, tặng tôi một bông hoa biểu thị cảm ơn " ( nguồn : Báo QĐND ngày 25/1/2010. Báo Chính luận ngày 22/9/2013. Đường dẫn : http://www.tiengnoicuadan.org/…/ba-lan-bac-cuoi-truoc-luc-d… ) Nguồn B- Xuất hiện sau. Người hát là y tá Ngô Thị Oanh, hát vào sáng ngày 2 tháng 9, có ông Vũ Kỳ chứng kiến. Xin chép lại đoạn tường thuật : Y tá Ngô Thị Oanh là người túc trực chăm sóc sức khỏe cho Bác kể lại: "Buổi sáng ( ngày 2/9) tôi vào mời Bác uống thuốc, cắt móng tay cho Người, cắt xong Bác hài lòng hỏi tôi: - Cháu tên gì? - Dạ thưa Bác, cháu tên Ngô Thị Oanh ạ! - Quê cháu ở đâu? - Thưa Bác! Quê cháu ở Liên Châu, huyện An Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc ạ! - Cháu có biết hát không? Tôi đang lúng túng chưa biết thưa Bác thế nào thì đồng chí Vũ Kỳ đứng cạnh đó trả lời giúp tôi. - Thưa Bác! Để cháu Oanh hát Bác nghe. Bất ngờ và hồi hộp, tôi trấn tĩnh và hát bài: "Chiến sĩ quân y làm theo lời Bác" và bài dân ca quan họ Bắc Ninh "Người ở đừng về" ( nguồn : Mai Lê Huyền-khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, công bố ngày 20/6/2017). Phải chăng có 2 lần Bác Hồ nghe hát khác nhau. Vậy Trần Hoàn dựa vào lần nào để sáng tác. Dựa vào lần nào cũng mắc đầy mâu thuẫn giữa các tường thuật và nội dung bài hát. Hay là nhạc sĩ chỉ nghe qua cốt chuyện rồi bịa ra các chi tiết cho thêm phần hấp dẫn. Nhưng tác giả Đức Thọ, báo Dân sinh ngày 30/6/2016 viện dẫn cuốn hồi ký của Vũ Kỳ để chứng tỏ mọi chi tiết Trần Hoàn đưa ra đều đúng với sự thật đã xẫy ra. Đức Thọ viết : "Lần thứ ba thức dậy, Người ngỏ ý muốn nghe một câu dân ca quan họ Bắc Ninh. Lần này, thật may mắn, cô y tá Viện Quân y 108, Ngô Thị Oanh tiến lại gần Bác thưa: "Thưa Bác, cháu xin hát cho Bác nghe ạ". Trong nỗi xúc động nghẹn ngào, cô cất lên lời hát: "Người ơi, người ở đừng về…". Ba đoạn kể về Ngô Thị Oanh khá khác nhau, vậy không thể cùng đúng. Có khả năng cả ba cùng được sáng tác dựa trên cái tên Ngô Thị Oanh. Tôi chỉ mới tìm thấy người ta viết về cô chứ chưa thấy tường thuật của bản thân cô. Nếu quả thật đã từng có cô Oanh thì hiện nay cô ấy đã thành Bà cụ Oanh. Không biết cụ Oanh làm gì, ở đâu... Nếu chỉ có một lần Bác muốn nghe hát thì đó là lần nào. Sự thật chỉ có một. Nhưng tại sao lại có các dị bản. Mà chuyện mới gần đây chứ đã lâu gì. Theo tôi có hai nguyên nhân. Thứ nhất là không có người nào theo dõi, ghi chép và công bố công khai, người ta xem đó là bí mật quốc gia. Thứ hai là sự sùng bái cá nhân quá lố. Nếu xem rằng một cụ già sắp chết muốn nghe một bài hát là chuyện bình thường thì người ta dễ thuật lại một cách ngắn gọn và tương đối chính xác. Nhưng vì muốn thần thánh hóa câu chuyện, muốn gán cho nó những ý nghĩa cao đẹp nên buộc phải tô vẽ thêm bằng những suy luận đầy mâu thuẫn. Ô hô, ai tai, âu đó cũng là mánh khóe tuyên truyền mà mọi người đã quen.. Một mâu thuẫn đáng nói nữa là đầu đề và nội dung bài hát. Đề là lời Bác dặn, nhưng nội dung chẳng thấy dặn gì, mà đó chỉ là nguyện vọng muốn nghe hát. Nên chăng đặt tên bài là : Bác muốn nghe hát trước lúc đi xa. Nguồn.https://www.facebook.com/ngdinhcong/posts/2024290117592233?__tn__=K-R | ||
Thiếu Tướng Lê Mã Lương và một số người gửi thư cho lãnh đạo đảng và nhà nước Posted: 28 Aug 2018 01:19 AM PDT
Thiếu Tướng Lê Mã Lương – Anh Hùng LLVT – Chủ Biên Tác phẩm "Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử", Chuẩn Đô Đốc Lê Kế Lâm – Nguyên Phó Tham Mưu Trưởng kiêm Trưởng Phòng Tác Chiến của Hải quân Nhân dân Việt Nam, anh Lê Hữu Thảo đại diện CCB Gạc Ma… đã vào TP. HCM đã trực tiếp cùng với nhóm tác giả soạn, đứng tên, ký tên văn bản chính thức và gửi đi sáng nay: Kính gửi: – Ban Tuyên Giáo Trung Ương – Bộ Thông Tin Truyền Thông – Thanh Tra Bộ Thông Tin và Truyền thông – Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam – Ban Tuyên Giáo Thành ủy TP. HCM – Sở Thông Tin Truyền Thông TP. HCM – Thanh tra Sở Thông tin Truyền thông TP. HCM – Liên hiệp các Hội Văn Học Nghệ Thuật TP. HCM – Cục An Ninh Truyền Thông – Bộ Công An Chúng tôi đứng tên dưới đây là Thiếu Tướng Lê Mã Lương – Anh hùng LLVT, Uỷ viên đoàn chủ tịch MTTQ Việt Nam – Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp của Thương binh và người Khuyết tật Việt Nam, chủ biên cuốn sách "Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử", Chuẩn Đô Đốc Lê Kế Lâm, Đào Văn Lừng, nguyên Vụ trưởng, Trưởng cơ quan Thường trực Ban Tuyên Giáo Trung Ương tại TP. Hồ Chí Minh, nhà sử học Dương Trung Quốc, Ban Biên Tập Công ty Văn hóa Sáng tạo Trí Việt – First News, Cựu chiến binh Gạc Ma Lê Hữu Thảo – trưởng ban liên lạc Cựu binh Gạc Ma cùng đại diện tập thể tác giả, nhà báo và First News – Trí Việt (đơn vị tổ chức thực hiện xuất bản – phát hành cuốn sách "Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử" liên kết với NXB Văn Học) trân trọng chính thức gửi đơn này đến quý Cơ quan để trình bày việc nghiêm trọng sau đây: Hơn bốn năm, hàng chục lần chỉnh lý – bổ sung bản thảo, hàng chục chuyến đi khắp đất nước để tìm kiếm, gặp gỡ các nhân chứng, sưu tầm tư liệu… tất nhiên vẫn chưa đủ. Khi quyết định xuất bản sách vì không thể chờ đợi lâu hơn, chúng tôi ghi ở lời nói đầu và ở trang đầu: "First News – Trí Việt rất mong nhận được sự góp ý của quý bạn đọc để chúng tôi tiếp tục bổ sung, chỉnh lý trong những lần tái bản sau…". Sách ra mắt, phản hồi của người đọc đổ về lập tức theo nhiều chiều. Có cảm kích, mong chờ, khen ngợi, xúc động, mừng vui… Có chê trách, phản bác… Chúng tôi trân trọng và tiếp thu tất cả. Một số sai sót mang tính kỹ thuật đã được khắc phục ngay bằng in bản đính chính, kèm xin lỗi bạn đọc. Bản thảo cũng đang được chỉnh lý kỹ và bổ sung thêm trước khi in ấn bản mới. Tuy nhiên, ngày 16-8-2018, Tuần báo Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 511 đã đăng bài viết "Hãy thu hồi và tiêu huỷ cuốn sách" của tác giả Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn (đính kèm). Chúng tôi hết sức ngỡ ngàng, bất bình và bức xúc trước những lời lẽ vu khống, cáo buộc nặng nề thiếu căn cứ, trái sự thật và những yêu cầu cực kỳ vô lý, trái pháp luật của tác giả và Ban biên tập báo Văn Nghệ TP.HCM. Sáng ngày 20-8-2018, chúng tôi đã chính thức gửi công văn số 17/CV-TV cho Tổng biên tập báo Văn Nghệ, yêu cầu cải chính và đăng lại văn bản của chúng tôi. Tuy nhiên, trong số báo kế tiếp 512, đề ngày 23-8-2018, tuần báo Văn Nghệ lại tiếp tục đăng 2 bài của Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn và Thiếu tướng Hoàng Kiền, từ trang 12 đến trang 14 với lời lẽ xuyên tạc, vu khống nặng nề. Rất nhiều bạn đọc đã bất bình về 2 bài báo này và phản ánh với chúng tôi. Vì vậy, chúng tôi chính thức đề nghị quý cơ quan xử lý việc đăng tải thông tin vi phạm các quy định pháp luật của Tuần báo Văn nghệ TP. HCM như sau: 1. Hành vi thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng 1.1. Chi tiết sai sự thật nghiêm trọng tại chapeau của bài viết: "Kể từ khi ra mắt, Cuốn sách này đã tạo nên nhiều ý kiến trái chiều mà đa số bạn đọc đều phản đối mạnh mẽ do nhiều chi tiết không đúng với sự thật". So với những phản hồi của bạn đọc mà chúng tôi và BBT Trí Việt – First News tiếp nhận – trực tiếp và qua thư, mạng xã hội – hầu hết các nhận xét đều đánh giá cao tính chân thực của tác phẩm (chỉ một số ít chưa thật hài lòng về một vài chi tiết chưa chính xác; Nhà xuất bản và nhóm tác giả cùng BBT Trí Việt – First News đã có đính chính). Vậy, Tuần báo Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh dựa vào căn cứ nào để khẳng định "đa số bạn đọc đều phản đối mạnh mẽ". Thông tin này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn, xuất bản cuốn sách. 1.2. Chi tiết sai sự thật nghiêm trọng trong bài báo: "Với tư cách là người theo dõi, chỉ đạo cơ quan thẩm định bản thảo cuốn sách này khi còn trên cương vị Cục trưởng Cục Tuyên huấn/ Tổng cục Chính trị/ QĐND VN, tôi đã yêu cầu NXB Quân đội nhân dân buộc tác giả phải biên tập lại, sửa đổi và cắt bỏ những nội dung chưa đủ cơ sở và sai sự thật mà nếu để nó thì hậu quả hết sức to lớn, ảnh hưởng xấu đến Quân đội, Đảng và Nhà nước ta, là cơ sở để các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước, Quân đội. Thế nhưng, tác giả đã không biên tập lại, không sửa chữa những tư liệu không có cơ sở kết luận, đặc biệt không cắt bỏ những nội dung sai sự thật…". Chúng tôi khẳng định: Sau khi gửi bản thảo ban đầu đến một số NXB mà không nhận được phản hồi cũng như góp ý, chúng tôi đã gửi bản thảo đến NXB QĐND vào tháng 8-2015. Đích thân Thiếu tướng Lê Mã Lương đã mang bản thảo đến NXB QĐND. Hơn nửa năm chờ đợi, chúng tôi không nhận được bất cứ một phản hồi nào về chất lượng bản thảo hay nội dung như bài báo viết. Thiếu tướng Lê Mã Lương tiếp tục đưa bản thảo đến văn phòng làm việc của Đại tướng Phùng Quang Thanh về cuốn sách, nhưng sau đó vẫn là im lặng. Sau hơn nửa năm, NXB QĐND trả lại bản thảo mà không có bất cứ nhận xét, bút tích, văn bản gì về nội dung hay lý do không xuất bản được. Chúng tôi khẳng định rằng, Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn khi viết bài viết này không có trong tay bản thảo chúng tôi gửi nhà xuất bản QĐND và bản thảo gửi trực tiếp cho Đại tướng Phùng Quang Thanh nên không thể đối chiếu được nội dung của bản thảo với nội dung của cuốn sách. Thực tế, so với bản thảo gửi Nhà xuất bản QĐND, ban biên soạn đã chỉnh sửa, bổ sung rất nhiều lần sau các cuộc hội thảo, thẩm định của Hội đồng thẩm định cấp Trung ương. Vì vậy, lời khẳng định "tác giả đã không biên tập lại, không sửa chữa những tư liệu không có cơ sở kết luận, đặc biệt không cắt bỏ những nội dung sai sự thật…" là hoàn toàn sai sự thật, không có căn cứ. 1.3. Chi tiết sai sự thật trong bài báo: "… Vậy vì sao tôi lại đề nghị những vấn đề trên: Trước hết vì đây là tâm tư, tình cảm của tất cả những người yêu nước, yêu chế độ XHCN, kiên quyết bảo vệ Đảng, bảo vệ cuộc sống hòa bình của nhân dân, bảo vệ sự thật lịch sử và bảo vệ sự thiêng liêng cao quý của những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng CNXH trên đất nước ta". Sau những đề nghị hết sức vô lý, thiếu căn cứ về việc đình chỉ phát hành, thu hồi, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân liên quan đến cuốn sách, Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn viết rằng "đây là tâm tư, tình cảm của tất cả những người yêu nước, yêu chế độ XHCN". Chúng tôi cho rằng, tâm tư, tình cảm, nhận thức của một cá nhân (ông Nguyễn Thanh Tuấn) không thể nào lại là "tâm tư, tình cảm của tất cả những người yêu nước, yêu chế độ XHCN" được. Đây là thông tin sai sự thật nghiêm trọng do những sai sót nghiêm trọng không chỉ trong công tác biên tập mà còn là sự cố tình tiếp tay sự vu khống đối với một tác phẩm được xuất bản chính thức của BBT Tuần báo Văn nghệ TP. HCM gây ra. Ở cuối bài báo còn có thông tin sai sự thật nghiêm trọng trong đoạn viết: "Những đề nghị của tôi cũng là mong muốn của tuyệt đại CCB VN, của tuyệt đại cán bộ chiến sĩ và đồng bào yêu nước". Chúng tôi, những người biên soạn cuốn sách cũng như bao độc giả cũng đều là những người yêu nước; nhiều người là cựu chiến binh vào sinh ra tử, cầm súng trực tiếp chiến đấu chống quân thù hàng chục năm trời trong chiến tranh giải phóng và chiến tranh vệ quốc. Thân nhân, gia đình các cựu binh và liệt sỹ Gạc Ma cùng hàng chục nghìn người tham gia lễ cầu siêu cho liệt sỹ và biết bao độc giả đều ủng hộ cuốn sách, không hề có đề nghị giống đề nghị của ông Nguyễn Thanh Tuấn. Vậy, Tuần báo Văn nghệ TP Hồ Chí Minh căn cứ vào đâu để cho phép ông Nguyễn Thanh Tuấn đứng ra làm đại diện để nói lên nguyện vọng của "tuyệt đại CCB VN, của tuyệt đại cán bộ chiến sĩ và đồng bào yêu nước" ? 2. Thông tin vu khống, xúc phạm danh dự, uy tín của tổ chức, cá nhân 2.1. Nội dung vu khống trong các đề nghị của ông Nguyễn Thanh Tuấn Ông Nguyễn Thanh Tuấn đề nghị "đình chỉ phát hành, thu hồi các sách đã bán", "đề nghị Ban Bí thư chỉ đạo Ban Cán sự Đảng – Hội Nhà văn tổ chức kiểm điểm nghiêm túc tổ chức Đảng NXB Văn học và những người liên quan, đã phạm sai lầm không thể chấp nhận này", "kiểm điểm Hội đồng thẩm định bản thảo cuốn sách này vì đã để những sai sót nghiêm trọng"… Nếu đây là những đề nghị mang tính cá nhân, đăng tải trên trang thông tin của cá nhân thì chúng tôi sẽ chỉ coi đó là ý kiến cá nhân, nhưng những đề nghị này đã được một cơ quan báo chí là Tuần báo Văn nghệ TP Hồ Chí Minh đăng tải thì bản chất sự việc hoàn toàn khác,tính chất hoàn toàn khác. Chúng tôi khẳng định: Cuốn sách Gạc Ma – Vòng tròn bất tử được xuất bản một cách hợp pháp, Ban Tuyên Giáo Trung Ương đã trực tiếp tổ chức Hội đồng Thẩm định cấp Nhà nước. Cuốn sách đã được nộp lưu chiểu để đọc kiểm tra tại cơ quan thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Đến nay, chưa có bất cứ cơ quan nào khẳng định cuốn sách có "những sai sót nghiêm trọng" để yêu cầu đình chỉ phát hành hay thu hồi. Tuần báo Văn nghệ TP Hồ Chí Minh đã không nắm rõ thực tế xuất bản, phát hành cuốn sách và không tham khảo ý kiến của Ban Tuyên Giáo TƯ cũng như Bộ Thông Tin và Truyền Thông, đơn phương khẳng định cuốn sách có những sai sót nghiêm trọng và đồng quan điểm với ông Nguyễn Thanh Tuấn về việc đề nghị thu hồi cuốn sách. Việc đăng tải thông tin như vậy đã khiến cho chúng tôi rất bất bình bởi bị xúc phạm nặng nề khi mà đã đổ bao công sức, tâm huyết nhằm mang lại cho độc giả một cuốn sách đáng đọc, đáng lưu giữ. 2.2. Thông tin quy chụp, vu khống trong bài báo: "Sai sót này là cực kỳ nghiêm trọng, lại có hệ thống, nằm trong âm mưu xét lại lịch sử nhằm làm suy yếu chế độ, làm phân hóa nội bộ Đảng, tiếp tay cho âm mưu "bài Trung, phò Mỹ, lật sử, dựng cờ vàng, thay chế độ" của các thế lực thù địch, tiến hành "DBHB" chống phá chế độ ta". Chúng tôi (những người tham gia biên soạn, xuất bản cuốn sách), trước hết là những người Việt Nam yêu quê hương đất nước, đã tham gia chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ tổ quốc (riêng Thiếu tướng Lê Mã Lương có 17 năm cầm súng chiến đấu và chỉ huy chiến đấu ở những chiến trường cực kỳ ác liệt), những trí thức, nhà báo quan tâm đến lịch sử dân tộc, đau đáu số phận những người lính hy sinh vì biển đảo quê hương, là những người làm sách tận sức tìm kiếm bản thảo ở First News – Trí Việt, đơn vị đã xuất bản trên 2.800 cuốn sách có giá trị nhân văn trong suốt 24 năm, mang những tri thức của nhân loại, sự thật và cảm hứng yêu nước – yêu đời – yêu đồng bào, cho người đọc Việt Nam. "Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử" là một cuốn sách mang ý nghĩa thiêng liêng, hoàn toàn bất vụ lợi, đã được đầu tư nhiều nhất về thời gian – tâm lực – nhân lực – vật lực của chúng tôi và First News – Trí Việt, với mong muốn đưa đến bạn đọc một sự thật lịch sử đã nhiều năm ít được nhắc đến một cách đầy đủ, qua đó khơi dậy lòng yêu nước và quyết tâm giữ nước. Hơn bốn năm gian nan tìm các nhà xuất bản có cùng quan điểm, hàng chục lần chỉnh lý – bổ sung bản thảo, hàng chục chuyến đi khắp đất nước để tìm kiếm, gặp gỡ các nhân chứng, sưu tầm tư liệu… là biết bao công sức của tập thể tác giả. Chúng tôi cảm thấy thực sự bị tổn thương và xúc phạm nghiêm trọng bởi những lời lẽ vu khống thô thiển là "thế lực thù địch, tiến hành "DBHB" chống phá chế độ ta", bị qui kết nặng nề, vô căn cứ trong bài báo: "… những kẻ đang thực hiện âm mưu xét lại lịch sử, hạ bệ thần tượng, bôi nhọ quân đội và xúc phạm vai trò lãnh đạo của Đảng…". 2.3. Thông tin vu khống: "Chỉ có một sự thật như anh Nguyễn Văn Lanh nói họ đến gặp thăm hỏi, động viên giúp đỡ gia đình và họ đặt vấn đề trong đó họ mớm cho tôi trả lời theo ý họ. Vậy vì sao lại mớm cho anh Lanh, một anh hùng nay đã không còn minh mẫn nói như vậy. Mục đích rõ ràng là để xuyên tạc sự thật lịch sử, vu cáo người chỉ huy cao nhất của Quân đội, hạ thấp vai trò, uy tín và lòng tin của nhân dân với Quân đội". Về nội dung này, khi làm sách, chúng tôi ghi chép và phản ánh trung thực lời nhân chứng, có ghi âm, ghi hình đầy đủ. Chúng tôi khẳng định không hề "mớm lời" cũng như không hề "xuyên tạc sự thật lịch sử, vu cáo người chỉ huy cao nhất của Quân đội, hạ thấp vai trò, uy tín và lòng tin của nhân dân với Quân đội". Đây là những lời quy chụp, bịa đặt của ông Nguyễn Thanh Tuấn và Tuần báo Văn nghệ TP Hồ Chí Minh. Không thể hình dung nổi một Cục trưởng Cục tuyên huấn Quân đội mà ăn nói hồ đồ như vậy. Sau đó, Thiếu tướng Hoàng Kiền tiếp tục xuyên tạc sự thật khi viết rằng: "Sự chỉ đạo của Đại tướng Lê Đức Anh: Về việc cuốn sách bôi nhọ Đại tướng là người ra lệnh "không được nổ súng". Đây là điều hoàn toàn bịa đặt, vì những chi tiết này không hề có trong cuốn sách Gạc Ma – Vòng tròn bất tử. 2.4. Thông tin vu khống: Về tên chương 4: "Sự thật không thể lãng quên" mà bài báo suy diễn rằng: "tên chương đã gợi lên một điều là từ trước đến nay những gì chúng ta tuyên truyền là chưa đúng sự thật, còn bây giờ cuốn sách này cho mình quyền bịa đặt để rồi nói rằng: lần đầu tiên chúng tôi nói ra sự thật…". Chúng tôi xin khẳng định rằng dù rất tự hào về tâm huyết của cả tập thể làm sách, chúng tôi không hề tuyên bố là người đầu tiên nói về Gạc Ma. Chúng tôi đã được đọc về Gạc Ma rải rác trên báo chí qua những bài viết mỗi dịp kỷ niệm trong vài năm gần đây. Và nỗi bức xúc thôi thúc lớn nhất để nảy ra ý tưởng làm sách là đoạn clip quay cảnh quân Trung Quốc xả súng vào vòng tròn bộ đội Việt Nam dầm mình giữa biển bảo vệ Gạc Ma do phía Trung Quốc công bố trước đó, và rầm rộ nhất vào năm 2014 khi kéo dàn khoan HD981 qua hải phận Việt Nam. Tuy nhiên cuốn sách này đúng là cuốn sách đầu tiên trình bày sự kiện Gạc Ma tập trung nhất. Ngoài Gạc Ma bi tráng, sách còn phản ánh chiến công quả cảm của Hải quân VN trong việc giữ vững đảo Cô Lin, Len Đao. Dẫu thế thì việc sự kiện Gạc Ma đã ít được nhắc đến một cách công khai, thấu hiểu sâu sắc và minh chứng điều này một cách thuyết phục bằng thân nhân các liệt sĩ Gạc Ma. Chúng tôi có các nhân chứng, câu chuyện, sự kiện minh chứng điều này. Nhiều năm sau đó và kể cả bây giờ, gần đến 14-3, đăng gì, viết gì về Gạc Ma vẫn là chuyện phải cân nhắc rất kỹ trong truyền thông, báo chí. Sự kiện lịch sử bi hùng tại Gạc Ma vẫn chưa được đưa vào SGK để các thế hệ sau biết cha anh đã phải đổ máu giữ đảo, và một phần của Tổ quốc đã bị cưỡng chiếm giữa thời bình như thế nào… Chúng tôi làm sách với lòng tri ân các anh hùng liệt sĩ và hy vọng góp phần minh định lịch sử, giúp bạn đọc biết rõ hơn, hiểu rõ hơn đất nước, dân tộc mình, để lịch sử không bị lãng quên. 3. Thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí Tuần báo Văn nghệ TP Hồ Chí Minh có tôn chỉ mục đích là đăng tải các sáng tác của thành viên thuộc Liên hiệp Hội văn học nghệ thuật TP Hồ Chí Minh. Việc Tuần báo Văn nghệ TP HCM đăng bài viết về ý kiến của ông Nguyễn Thanh Tuấn, nguyên Cục trưởng Cục Tuyên huấn, ông Hoàng Kiền, nguyên Tư lệnh công binh về sự kiện "Gạc Ma" hoàn toàn không thuộc tôn chỉ mục đích của tờ báo văn nghệ này. Chúng tôi đã gửi thư yêu cầu báo Văn Nghệ TP.HCM xin lỗi, cải chính và đăng bài phản biện đúng vị trí, diện tích, thời lượng, cỡ chữ theo qui định của Luật báo chí, nhưng đến nay thay vì tỏ rõ thiện chí, Ban biên tập tiếp tục cho đăng hai bài báo nữa, kéo dài trên các trang 12, 13, 14 với các thông tin sai sự thật. Với các lý do trên đây, chúng tôi đề nghị Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm Tuần báo Văn Nghệ TP.HCM theo "Nghị định 159/2013/NĐ-CP của Chính phủ về Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản" với các vi phạm sau: + điểm d khoản 3 Điều 5: Thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động báo chí + điểm b khoản 4 Điều 8: Đăng, phát thông tin xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự, uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân + điểm a khoản 5 Điều 8: Đăng, phát thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Chúng tôi chờ đợi cách xử lý công bằng, đúng pháp luật, đứng về phía lẽ phải của quí cơ quan. Trân trọng cảm ơn. TM Tập thể tác giả và đơn vị xuất bản đồng ký tên Chủ Biên Tác Phẩm "Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử" Thiếu Tướng Lê Mã Lương – Anh hùng LLVT | ||
Lời hứa ma mị của Nguyễn Thiện Nhân và nỗi đau Thủ Thiêm Posted: 26 Aug 2018 03:17 PM PDT Ở bài trước chúng ta đã quay ngược thời gian để nhớ lại những lời nói ngọt ngào lửng lơ và việc làm đau đớn của Nguyễn Thiện Nhân, ở bài này tôi sẽ đề cập đến những lời hứa ma mị và hành động bạc bẽo của diễn viên mới Nguyễn Thiện Nhân tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm và những dự án khác! Như chúng ta biết, báo chí "lề đảng" đồng loạt đăng tải thông tin ông Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân có cuộc tiếp xúc cử tri Quận 2 ngày 20/6 và chuyến vi hành trưa 16/7 đến thăm một số hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Sau khi tung ra những lời có cánh và hứa hẹn "sẽ cùng người dân giải quyết đến cùng sự việc", ông Nhân đã khuyên người dân vào ở khu tái định cư (với chất lượng tồi tệ) tiếp tục điệp khúc "chờ giải quyết" và khẳng định "không gạt bà con"! Thậm chí còn đề nghị: "Bà con ráng chờ đến ngày 15/7" - Thanh tra Chính phủ có kết luận về các vấn đề liên quan Khu đô thị Thủ Thiêm. Trưa 16/7, hình ảnh trên truyền thông ông Nhân được một đội liên ngành mặc thường phục, đi cùng nhóm phóng viên ảnh đông đảo theo sát từng bước chân khi đến chung cư tái định cư 17,3ha, phường Bình Khánh và khu tạm cư An Phú của phần lớn người dân Thủ Thiêm khiếu kiện từ hơn chục năm qua. Rất đông người dân mang theo giấy tờ, hồ sơ trên tay hy vọng được trình bày. Họ gào thét, chỉ tên những lãnh đạo Quận 2 và các sở ngành đã tháo dỡ, cưỡng chế nhà họ trái pháp luật. Trên mạng xã hội lan truyền nhiều clip cảnh giằng co, gào khóc khi cảnh vệ của ông Nhân ngăn cản và đẩy một số dân oan ra xa. Nhiều người lao theo ông Bí thư, gọi với: "Bác Nhân ơi, người dân Thủ Thiêm đã khổ suốt mười mấy năm rồi, hãy cứu chúng tôi", "Bác Nhân ơi giữ gìn sức khỏe đặng giải quyết cho bà con, bác Nhân ơi..." Hàng loạt tờ báo "lề phải" dẫn lời một số người dân Thủ Thiêm "bày tỏ lòng biết ơn" bác Nhân rất nhiều. Rằng chuyến thăm của ông nhằm "nắm tình hình" cuộc sống của người dân và truyền thông điệp về việc thành phố "rất quan tâm, lắng nghe", "sẽ giải quyết kiến nghị". Nhưng thực chất chuyến vi hành này chỉ là hành động nhằm "kéo dài thời gian" trong lúc các vụ khiếu kiện tại Thủ Thiêm vẫn chưa xử lý dứt điểm, đặc biệt là đã qua hạn chót 15/7. Thêm một lần nữa bị thất hứa về việc công bố kết luận chính thức về thanh tra dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm theo chỉ đạo của Thủ Tướng. Đúng hơn là nó đã trì hoãn đến hàng chục năm trời từ lúc người dân Thủ Thiêm rên siết trong thảm cảnh bị cướp đất, đến nay vẫn biệt tăm bản kết luận thanh tra được trông đợi ấy. Hiện giờ người dân Thủ Thiêm vẫn chỉ biết trông chờ vào lời hứa miệng "không gạt bà con" của ông Nhân hồi tháng trước. Sao mà người dân đáng thướng đến thế? Hai hình ảnh đối nghịch của ông Nguyễn Thiện Nhân, giữa những lời hứa ma mị có cánh và thực tế chưa có bất cứ hành động nào giúp đỡ dân oan khi đi 'thực tế' ở Thủ Thiêm. Nếu trong lần tiếp xúc ngày 20/6, ông Nhân tay bắt mặt mừng tung ra những lời có cánh, nghĩa tình và được các tờ báo nhà nước ví như vị 'cứu tinh' đối với những người dân đã mỏi mòn nước mắt, thì lần thăm Thủ Thiêm ngày 16/7, ông Nhân lại phải dạo bước trong vòng bảo vệ của hàng chục công an để né tránh làn sóng dân oan xô tới đòi hỏi ông Nhân phải thực hiện những hứa hẹn. Nguyễn Thiện Nhân "thiết tha" đề nghị họ rời khu tạm cư vào ở khu tái định cư, không phải trả tiền nhà, chỉ trả tiền dịch vụ điện, nước, trong thời gian chờ giải quyết. Ô hay, thích đưa dân đi đâu là đi sao? Chẳng có cái gì rõ ràng và đảm bảo cả về quyền lợi và pháp lý! Đúng là giải quyết trò trẻ con! Lời hứa có giá trị nhất của ông Nguyễn Thiện Nhân có lẽ là câu "những hộ ngoài ranh quy hoạch sẽ không phải di dời nữa" nhen nhóm lại hy vọng của người dân được lấy lại phần nào công lý tưởng đã chìm hẳn vào đống bùn đen Thủ Thiêm. Nhưng chẳng bao lâu sau, người dân lại ngớ người ra trước mê hồn trận làm thế nào để xác định 'ngoài ranh quy hoạch', trong khi toàn bộ bộ máy chính quyền đang cố tình lấp liếm vụ 'tấm bản đồ gốc biến mất' đã bị một bàn tay đen đúa nào đó cho biến mất suốt nhiều năm qua. Nếu thực hiện đúng như hứa hẹn của Nguyễn Thiện Nhân, sẽ có hy vọng cho hàng ngàn hộ dân Thủ Thiêm lấy lại công bằng, được định cư trên mảnh đất sinh nhai của họ, và cũng có hy vọng làm rõ về những cái chết oan khuất của người dân khi bị chính quyền cưỡng chế đẩy đuổi, dồn vào đường cùng. Nhưng cho đến giờ này và sẽ rất lâu nữa, không chỉ Bản đồ gốc quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm không thấy tăm hơi, mà cả kết luận thanh tra khu đô thị mới Thủ Thiêm của Thanh tra chính phủ cũng chẳng thấy đâu. Bi kịch 'dân ăn quả lừa' và 'Thủ Thiêm chìm xuồng' rất có thể lại một lần nữa tái hiện như rất nhiều lần cái bi kịch đó đã hành hạ người dân Thủ Thiêm trong suốt hai chục năm qua. Trước kỳ họp quốc hội tháng 5 - 6 năm 2018, với áp lực quá lớn của dư luận xã hội đã buộc đảng bộ và chính quyền TP.HCM không thể nhắm mắt làm ngơ. Thế nhưng, bản báo cáo của chính quyền TP.HCM với Chính phủ về Thủ Thiêm đã hoàn toàn 'xù' trách nhiệm, còn thòng một câu 'UBND TP đang xem xét, trao đổi với Thanh tra Chính phủ để thống nhất hướng xử lý báo cáo Thủ tướng Chính phủ' trong khi vụ Thủ Thiêm có quá nhiều dấu hiệu của hành vi 'cố ý làm trái' và tham nhũng. Đây có phải là câu trả lời vì sao đến giờ này, ông Nguyễn Thiện Nhân không thực hiện lời hứa và Thanh tra Chính phủ chưa thể công bố chính thức ngoài tài liệu bị rò rỉ có cố ý lên mạng xã hội? Trong suốt kỳ họp quốc hội tháng 5 - 6 năm 2018 ông Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch HĐND Nguyễn Thị Quyết Tâm và đoàn đại biểu quốc hội Tp.HCM đã tuyệt đối 'cấm khẩu' về vụ Thủ Thiêm, đối nghịch với những kiến nghị khẩn thiết của dân oan Thủ Thiêm và cử tri Sài Gòn thông qua đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM. Vai trò của Quốc hội và Hội đồng nhân dân TP.HCM giám sát thực hiện dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm như thế nào để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân?. Nhìn người dân Thủ Thiêm gào khóc xé ruột, chạy theo ông Nhân để bày tỏ mong muốn và hy vọng, tôi thấy xót xa! Đã có ý kiến cho rằng tại sao người dân nhận thức còn kém như thế! Tại sao họ lại tin và trông chờ vào một ông bù nhìn, không đủ bản lĩnh để lo cho quyền lợi của mình? Người dân không biết "hỏi tội" những kẻ đại diện tư cách công dân của mình khi bỏ tiền đóng thuế nuôi đám 'đại biểu Quốc Hội' bù nhìn, đám Hội đồng nhân dân vô tích sự tại địa phương. Ông Nguyễn Thiện Nhân là một quan chức của đảng tại địa phương, không có tư cách pháp lý giải quyết các vấn đề đất đai hay quyền lợi của người dân nơi đây, không có tư cách làm thay bộ máy chính quyền mà người ta bảo là "do dân bầu ra" kia. Chừng nào người dân còn chưa nắm chắc luật về tổ chức nhà nước và thực thi luật thì còn tồn tại nhiều nhóm lợi ích bất chấp pháp luật để cướp đất của dân. Tại sao có đầy đủ các cơ quan chức năng, cơ quan giám sát của Hội đồng nhân dân TP.HCM, nhưng vẫn xảy ra những chuyện khó hiểu ở Thủ Thiêm như vậy? Chỉ có thể trả lời là có những 'bàn tay lông lá' nào thò vào vấn đề ở Thủ Thiêm mà ông Nguyễn Thiện Nhân thừa biết khi nói ra những lời hứa ma mị ấy! Người dân không còn tin tưởng chính quyền Quận 2. Quốc hội cần đứng ra giám sát chứ không phải Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM nữa vì ở đây tồn tại những vấn đề cực kỳ nghiêm trọng. Bản chất của việc thu hồi đất là để bán cho nhà đầu tư xây dựng nhà. Không còn khu trung tâm, quảng trường, nhà hát, khu vui chơi giải trí như quy hoạch ban đầu, bây giờ thành những khu phân lô bán nền. Những đồng tiền đã làm biến dạng đô thị mới Thủ Thiêm. Việc phát triển Thủ Thiêm hiện đại là cần thiết. Nhưng những gì người dân được nhận là quá cay đắng và tàn nhẫn. Đất đai, nhà cửa được cha ông họ gầy dựng kiên cường từ hàng trăm năm trước mới có ngày hôm nay. Vậy mà, các Tập đoàn được chống lưng thực hiện dự án đã chiếm hết nhà cửa ruộng vườn. Các hộ dân ở đây thực sự rơi vào cảnh cùng quẫn, bấn loạn. Trái với nỗi khổ ì ạch trong các khu định cư và tạm cư của người dân, thì các dự án bất động sản thương mại xây dựng nhanh như ăn cướp! Đáng sợ nhất là người dân đã sống và làm chủ nhiều đời trên bán đảo Thủ Thiêm này bỗng chốc bị đẩy ra trở thành những người khách nghèo của bán đảo, bị chèn ép đủ điều. Với người dân Thủ Thiêm, họ vất vả, khổ sở quá lâu, bởi ròng rã bao năm ôm đơn đi khiếu nại, nhiều người đã quá già yếu, chỉ mong ngày cuối đời được sống an nhiên bên mảnh vườn của mình. Họ mong đợi buổi tiếp xúc với Bí thư Nguyễn Thiện Nhân như dịp để mở lòng, bày tỏ hết những ẩn ức lâu nay. Ấy thế mà những hy vọng ấy, niềm tin ấy của người dân nơi đây đều bị rơi tõm vào vô vọng! Lọt thỏm giữa nhịp sống ồn ào sôi động. Các tập đoàn kinh tế lớn đi đến đâu cũng được ưu đãi và xây dựng nhanh như xếp đồ nhựa, nhưng dân ở đó đều phải rên xiết, kêu than thiệt hại mất đất, mất nhà và bị đuổi dồn như những người dân hạng ba dưới đáy của xã hội. Lãnh đạo địa phương gần như chỉ đứng hết về phía các doanh nghiệp. Ngay cả chuyện 30ha đất nông nghiệp mà ông Tất Thành Cang cho chủ trương để Công ty Tân Thuận bán cho Công ty Quốc Cường không biết đến khi nào mới xử lý kỷ luật? Ông Nhân giao cho Ủy ban Kiểm tra Thành ủy kiểm tra dấu hiệu vi phạm của Công ty Tân Thuận như thế nào ? Chuyện ông Nguyễn Thiện Nhân nói rằng "Tôi nói giọng Bắc nhưng là người miền Nam, tôi sẽ không gạt bà con đâu" có phải là phân biệt vùng miền? điều này khiến tôi lại nhớ ông Nguyễn Đức Chung người Bắc, giọng Bắc qua vụ Đồng Tâm nuốt lời hứa như thế nào. Bởi vậy, chữ Tín của quan chức rất xa xỉ, bất kể người Nam hay người Bắc, người trước hay người sau. Thời nào cũng thế! Không chỉ là một con ma nhà họ hứa, Nguyễn Thiện Nhân còn ngấm ngầm kết giao với bố già mafia Đinh Trường Chinh! Cái tên mà khi nghe đến giới giang hồ đều biết. Đại gia nghìn tỷ này có quá khứ giang hồ khiếp đảm, đã từng ồn ào trong vụ đánh đập và ép vợ cũ sử dụng ma túy là Hoa hậu Diễm Hương! Và gần đây nhất là vụ tranh chấp nội bộ ồn ào liên quan dự án bất động sản The Mark có vị trí đắc địa tại Quận 7 do VK Housing (liên doanh giữa HDTC nắm 20% vốn với Daewoo Star Birdge của Hàn Quốc) làm chủ đầu tư. Sau khi HDTC cổ phần hóa, 70% vốn nhà nước từ Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn được chuyển bán cho Tập đoàn Việt Hân của Đinh Trường Chinh. Từ đó có những động thái hình sự hóa tranh chấp thương mại, khi ông Đinh Trường Chinh tung chiêu triệt hạ đối thủ khi tố cáo đối tác liên doanh VK Housing "giả mạo hồ sơ, tài liệu" tới Cơ quan CSĐT. Đồng thời đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư thu hồi giấy đăng ký doanh nghiệp và giấy chứng nhận đầu tư dự án khiến VK Housing phải kêu cứu đến Thủ tướng. Sau khi các cơ quan xem xét, giám định tài liệu thì kết quả lại không có dấu hiệu giả mạo. Chưa đạt được mục đích, Đinh Trường Chinh đã đi đêm với Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân, dùng bàn tay của người đứng đầu thành phố tiếp tục bóp chết nhà đầu tư Hàn Quốc nhằm thâu tóm dự án. Sau 2 năm kể từ khi thâu tóm HDTC, doanh nghiệp của vị đại gia xấu tính này chẳng triển khai bất kỳ dự án nào mà chỉ lo thưa kiện những doanh nghiệp đã từng hợp tác với HDTC trong quá khứ. Đinh Trường Chinh đang dần lộ rõ bản chất "vong ơn bội nghĩa" của mình với những đối tác. Đứng sau các phi vụ đó chính là chị gái của Đinh Trường Chinh, bà Đinh Ngọc Thu Hương, Chánh án tòa án cao cấp TP.HCM, là cầu nối cho Chinh và các quan chức từ trung ương đến địa phương và là người cầm chìa khóa mỗi khi Đinh Trường Chinh đứng ra thưa kiện các đối tác làm ăn của mình, hối lộ những quan chức bưng bít cho các dự án của Chinh. Năm 2016 thị trường bất động sản bắt đầu nóng lên vì rộ tin Đinh Trường Chinh bị bắt do cấu kết với ông Trần Anh Tuấn (Chủ tịch Ngân hàng Hàng Hải - Maritimes Bank, là chồng của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường bị bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội vì vi phạm đến quốc tịch và kê khai tài sản) để rút ruột hơn 30.000 tỷ của ngân hàng này. Trước đó, Đinh Trường Chinh đã đột ngột sa thải một số nhân viên vì họ hiểu rõ chuyện làm ăn phi pháp và con người tàn bạo của Đinh Trường Chinh. Hàng loạt dự án như Goldmark City (136 Hồ Tùng Mậu, Hà Nội), khu phức hợp Skymark tại Bà Rịa Vũng Tàu, khu đô thị Du lịch Sinh Thái và Thể thao Tam Nông hoàn toàn rơi vào cảnh bế tắc và đình trệ. Phải chăng ông Nguyễn Thiện Nhân đã có một âm mưu thông đồng tập thể giữa nhiều quan chức - những kẻ cướp lố 150 -160 ha đất ngoài quy hoạch và các đại gia nghìn tỷ trong nhiều dự án trên toàn thành phố, nên ông mới nuốt lời hứa ma mị như thế ? Và hàng chục ngàn người dân lại tiếp tục rên xiết vì bị 'ăn quả lừa', còn ông và các nhóm lợi ích lại tiếp tục các dự án chia phần? Nguyễn Văn Dũng | ||
Các nước hưởng lợi gì từ ‘Sáng kiến Vành đai và Con đường’? Posted: 26 Aug 2018 02:59 PM PDT Biên dịch: Lê Hồng Hiệp Trong những ngày khi Con đường Tơ lụa kết nối Trung Quốc với châu Âu, các thương gia di chuyển qua lại trên khắp lục địa Á-Âu, dừng lại ở các thương điếm mọc lên khắp Trung Á và phía nam Caucasus. Nhưng khi thương mại bắt đầu phụ thuộc vào vận chuyển đường biển, các tuyến đường đất liền không còn được yêu thích và nhiều trung tâm thương mại vùng Á-Âu suy tàn. Một loạt các dự án được đưa ra vào năm 2013 bởi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể thay đổi điều đó. Cái gọi là "Sáng kiến Vành đai và Con đường"(BRI) này nhằm cải thiện các liên kết thương mại và giao thông giữa Trung Quốc và thế giới, chủ yếu là thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng. Nó hứa hẹn sẽ làm sống lại vận may của các nước thuộc Liên Xô cũ. Nhưng những quốc gia này có thể hưởng lợi gì từ một dòng chảy của chủ yếu là hàng hóa Trung Quốc? Quy mô của sáng kiến là rất lớn. Cho đến nay Trung Quốc được cho là đã bảo lãnh cho hơn 900 tỷ đô la các khoản vay — một số là các khoản vay ưu đãi, còn lại là các khoản vay thương mại – ở 71 quốc gia, từ Ba Lan đến Pakistan. Nhiều dự án đang được tiến hành. Kazakhstan đã mở một cảng cạn lớn trên biên giới phía đông với Trung Quốc. Các cảng trên biển Caspian của nước này cũng đang được mở rộng, và các tuyến đường sắt và đường bộ đông-tây cũng đang được nâng cấp. Ở phía bờ bên kia biển Caspian, Azerbaijan và Gruzia hy vọng sẽ kéo về phía mình được một phần dòng chảy hàng hóa Trung Quốc đến châu Âu thông qua tuyến đường sắt Baku-Tbilisi-Kars, mở cửa vào năm ngoái, và Gruzia đã nhận được cam kết của Trung Quốc đầu tư 50 triệu đô la vào một cảng nước sâu được đề xuất trên Biển Đen. Các quốc gia khác đang tranh giành để thu hút sự chú ý của Trung Quốc cho các dự án BRI. Tháng 11 năm ngoái chính phủ Gruzia tổ chức Diễn đàn Vài đai và Con đường Tbilisi vốn diễn ra hai năm một lần, nơi các đại biểu đến từ châu Âu, Trung Đông và Trung Á trình bày các bản đồ các tuyến đường thương mại lịch sử trong một nỗ lực nhằm kiếm được một vị trí trên Con đường Tơ lụa thế kỷ 21 này, đi kèm với đó là tất cả các khoản đầu tư của Trung Quốc. Nằm dưới những kế hoạch như vậy là giả định rằng BRI sẽ cung cấp cho các nước trung chuyển một loạt các hiệu ứng lan tỏa hữu ích. Nhiều nước trong số đó có cơ sở hạ tầng kém phát triển hoặc được bảo trì kém. Lợi ích kinh tế của những tuyến đường cao tốc, đường sắt hoặc hải cảng mới cho ngành du lịch, công nghiệp hoặc bán lẻ dường như là quá rõ ràng. Những dự án như vậy sẽ làm cho giao thương giữa các nước láng giềng dễ dàng hơn – điều mà những nước như Kazakhstan và Uzbekistan đang được hưởng lợi. Và các chính phủ cũng muốn nhận công lao về mình đối với các dự án cơ sở hạ tầng mới bóng bẩy mà không cần phải phải tăng thuế để chi trả cho chúng hoặc phải chịu các điều kiện do các nhà đầu tư phương Tây hoặc các tổ chức cho vay đa phương áp đặt. Nhưng lo lắng vẫn tồn tại. Trung Quốc cung cấp người lao động để thực hiện các dự án này, hạn chế phạm vi can dự của người dân địa phương. Các nước nơi tuyến đường đi qua có khả năng sẽ giữ mức thuế quan thương mại ở mức tối thiểu để ngăn Trung Quốc chuyển sang sử dụng các tuyến đường khác rẻ hơn cho hàng hóa của mình, nhưng điều này hạn chế các cơ hội để tăng thu ngân sách. Hơn nữa, các quốc gia BRI nói rằng các ngành chế tạo non trẻ của họ có thể được tích hợp vào chuỗi giá trị của Trung Quốc. Ví dụ, các bộ phận máy móc được sản xuất tại Trung Quốc có thể được lắp ráp tại Kazakhstan. Nhưng lĩnh vực chế tạo trên toàn bộ các quốc gia Liên Xô cũ không có tính cạnh tranh và các doanh nghiệp phàn nàn về tình trạng thiếu hụt lao động có kỹ năng. Đáng lo ngại nhất có lẽ là việc các quốc gia dọc tuyến đường này đã mắc nợ rất nhiều. Nếu lợi nhuận từ các khoản đầu tư BRI thấp hoặc không có, họ có thể phải vật lộn để trả nợ cho Trung Quốc cũng như chi trả cho các khoản bảo trì, và quan hệ song phương giữa họ với Trung Quốc có thể xấu đi. Con đường Tơ lụa hiện đại này có thể sẽ không nổi tiếng bằng con đường xưa kia trong việc giúp lan tỏa sự thịnh vượng. By The ObserverAugust 26, 2018 Nguồn: "What's in it for the Beltand- Road countries?", The Economist, 19/04/2018 |
You are subscribed to email updates from Dân quyền. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét