“Cựu Thủ tướng Malaysia bị bắt và truy tố ” plus 24 more |
- Cựu Thủ tướng Malaysia bị bắt và truy tố
- HIẾN ĐẤT
- Tướng Lê Văn Cương: VIỆT NAM TỪNG 5 LẦN BỊ TRUNG QUỐC BÁN ĐỨNG
- CẨM NANG CỦA DƯ LUẬN VIÊN
- THƯƠNG TIẾC BÁC DƯƠNG DANH DY
- GIÁO DỤC VIỆT NAM ĐANG ĐI VỀ ĐÂU ?
- Suy nghĩ từ việc ủy lạo con nghiện của lãnh đạo Hà Nội
- Ông Trung Ngôn ở Ủy ban kiểm tra trung ương...gớm thật!
- CHUYỆN MUA, BÁN DƯỚI HUYỆN
- AI ?
- Tại sao ông Hồ Ngọc Đại bị ném đá
- Bạo động: Xu hướng nguy hiểm
- Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần, ai sẽ đảm nhiệm thay?
- CHẾT TRONG LÒNG DÂN
- KHAI RỒI GIẤU ĐI THÌ KHAI LÀM GÌ ?
- Hai nguy cơ khiến Trung Quốc dễ lãnh hậu quả trong 'Chiến tranh Lạnh' với Mỹ
- Công an A67 đang phá hoại EVFTA
- MỘT CHÍNH QUYỀN QUÁI GỞ
- Tổng Thống Trump chính thức đánh thuế thêm trên $200 tỷ hàng Trung Quốc
- Chính phủ kiến tạo – liều thuốc an thần
- MÃ LAI QUYẾT LIỆT THOÁT TÀU, VIỆT NAM RA SỨC ĐÂM ĐẦU CHUI VÔ!
- Đôi điều về giáo dục.
- THẾ GIỚI ĐẦU TIÊN CỦA TÔI
- Anh Trần Huỳnh Duy Thức đã ngưng tuyệt thực.
- NGHĨ VỀ ĐẤT
Cựu Thủ tướng Malaysia bị bắt và truy tố Posted: 22 Sep 2018 02:01 PM PDT Thụy Miên Ủy ban chống tham nhũng Malaysia (MACC) ngày 19.9 thông báo cựu Thủ tướng Najib Razak của nước này đã bị bắt giữ do liên quan bê bối tham nhũng gây thất thoát hàng tỉ USD tại Quỹ đầu tư nhà nước 1MDB.
AFP dẫn nguồn từ MACC cho hay cựu lãnh đạo 65 tuổi sẽ phải ra hầu tòa vào ngày 20.9 và đối diện "nhiều cáo buộc", trong đó có liên quan đến khoản tiền 2,6 tỉ ringgit (gần 15.000 tỉ đồng) được chuyển vào tài khoản của ông lúc đương chức. Ông Najib từng bị bắt vào tháng 7 song sau đó được thả nhờ đóng tiền để tại ngoại. Bê bối tham nhũng liên quan đến Quỹ 1MDB là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của chính quyền liên minh do ông Najib đứng đầu hồi tháng 5 và đưa cựu Thủ tướng Mahathir Mohamad quay lại nắm quyền. Sau khi nhậm chức, Thủ tướng Mahathir, 93 tuổi, quyết định mở lại cuộc điều tra về nghi án tham nhũng và tuyên bố sẽ đưa ông Najib ra xét xử. Nguồn: Theo Thanh Niên Online | ||||
Posted: 22 Sep 2018 01:53 PM PDT Từ ThứcMột người Pháp kể chuyện gặp một ông VN ở Thụy sĩ. Ông này quê mùa, ăn uống nhồm nhoàm, nói lớn như giữa chợ , trong một khách sạn sang trọng khiến mọi người khó chịu , nhưng khách sạn hết sức chiều chuộng. Vì là khách sộp, uống rượu đắt tiền như uống nước lã. Mua sắm loạn cào cào, thí dụ mua một cái đồng hồ Philippe Patek gần 200 ngàn dollars , như ta mua một ký khoai tây. Anh bạn hỏi : nghe nói VN là một xứ nghèo, tiền bạc đâu ra khủng khiếp như vậy ? Rất khó giải thích cho những người bình thường chuyện VN.Hồi Eltsine nắm quyền, tư hữu hoá nước Nga, bán đổ bán tháo các cơ sở quốc doanh cho bè đảng, ngưòi ta kể chuyện một ông mafia đỏ, mua được một khu thương mại, băng qua đường, bán lại cho người khác đang chờ sẵn, với giá gấp 100 lần giá mua. Và mua bằng tiền lèo, do ngân hàng...nhân dân, cũng là phe cánh ký giấy, hứa cho vay.Nghe chuyện , bán tín bán nghi, nghĩ chắc người ta cũng phóng đại đôi chút. Ngày nay, thấy VN còn bỏ xa chuyện làm ăn vặt ở Nga. Đúng là '' top '' thế giới, như các quan chức vẫn khoe khoang.Lấy thí dụ Thủ Thiêm. Chỉ cần quen thằng vẽ bản đồ, mua vài mảnh đất ( bà Ngân nói dân…hiến đất ), hôm trước hôm sau có thể mua vài cái Philippe Patek tặng bạn bè.Một thước vuông đất xây cất, gọi là đất đô thị, bồi thường 2 triệu đồng, bán giá thị trường 70 triệu, gấp 35 lần giá vốn. Một thước vuông đất nông nghiệp, mua 200 ngàn, bán 28 triệu, gần 150 lần giá vốn. Ngon nhất là được dân thương, '' hiến '' với giá nông nghiệp, bán với giá đô thị, 350 lần giá vốn.Để so sánh, bạn để tiền trong quỹ tiết kiệm, mỗi năm lời trên dưới 1%. Đầu tư có thể lời hơn, 5 hay 6,7 % nhưng cũng có thể mất cả chì lẫn chài.Một tờ báo tính chỉ cần vẽ lại bản đồ, các quan chức Thủ Thiêm đã chia nhau 12.000.000.000 ( 12 tỷ ) dollars. Bạn có tưởng tượng nổi 12 tỷ dollars mặt mũi nó như thế nào không? Chỉ tưởng tượng, chúng ta cũng không làm nổi, trong khi họ thực sự chia nhau. Có những người sống ở một thế giới khác với thế giới của người thường. Một xã hội thiên đường như vậy, quả thực rất đáng hy sinh hàng triệu sinh mạng để xây dựng và bảo vệ.Một cuộc thăm dò cho biết đa số người Pháp không hình dung nổi một triệu Euros nó như thế nào. Nếu thăm dò ở VN, chắc con số đó rút xuống, còn 100 ngàn hay 10 ngàn dollars. Mười hai tỷ.. Tôi loay hoay tính mãi chưa ra : 12 tỷ dollars mua được bao nhiêu cái đồng hồ Philippe Patek. Chưa nói tới sửa được bao nhiêu cái trường học chuồng bò, mua được bao nhiêu sợi dây cho các cháu lội qua sông đi học. ( tuthuc-paris-blog.com ) | ||||
Tướng Lê Văn Cương: VIỆT NAM TỪNG 5 LẦN BỊ TRUNG QUỐC BÁN ĐỨNG Posted: 22 Sep 2018 01:46 PM PDT
Tôi cho là Việt Nam từng năm lần bị bán đứng. Lần thứ nhất tại Hội nghị Genève năm 1954. Trung Quốc đã có sự mặc cả với Mỹ, Pháp chứ đúng ra ranh giới hai miền không phải vĩ tuyến 17 mà có thể là 13, nếu không thì là 15. Nhưng để lấy lòng Mỹ và phương Tây, Trung Quốc đã nhân nhượng Mỹ và Pháp kéo lên vĩ tuyến 17. Sau này chính Pháp nói với ta điều ấy. Lần thứ hai khi Việt Nam gần thắng Mỹ năm 1972, Henry Kissinger đã ký tắt với ông Lê Đức Thọ, hai bên báo cáo cấp cao để chuẩn bị ký Hiệp định Paris. Nhưng sau đó Mao Trạch Đông mời Tổng thống Mỹ Nixon sang ký Thông cáo chung Thượng Hải. Ngày 1-3-1972, Kissinger về Tokyo họp báo, nói một câu nổi tiếng: Bây giờ chúng tôi chỉ còn nhìn về Mạc Tư Khoa để nghiền nát Hà Nội! Sau khi ký xong, những việc tày trời trước đây các tổng thống Mỹ khác không làm được thì Nixon làm được, đó là phong tỏa cảng Hải Phòng, con đường biển duy nhất Việt Nam ra thế giới, cho máy bay đánh sát biên giới Trung Quốc, rồi sau đó là 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không. Thiệt hại về người và tài sản trong cuộc không chiến của Mỹ ở miền Bắc từ 1-3-1972 đến khi ký Hiệp định Paris bằng cả sáu năm trước cộng lại. Ở miền Nam, ta cũng phải đổ xương máu nữa. Nên thông cáo Thượng Hải thực chất đã được viết bằng máu của người Việt Nam. Lần thứ ba, họ đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974. Không có sự đồng ý của Mỹ thì Trung Quốc không bao giờ dám đánh. Lần thứ tư, chính Trung Quốc là kẻ chủ mưu gây nên vụ thảm sát hơn 2 triệu người Campuchia. Trung Quốc cung cấp từ A đến Z, lương thực thực phẩm, vũ khí, đạn dược, thuốc men cho Khmer Đỏ. Chiến tranh biên giới Tây Nam 1976-1978 là Trung Quốc mượn Khmer Đỏ để đánh Việt Nam. Sau đấy, khi ta giải phóng Campuchia, Trung Quốc là kẻ lu loa trên thế giới rằng Việt Nam có âm mưu lập "Liên bang Đông Dương". Kẻ gây ra họa diệt chủng lại vu cáo cho những người cứu người Campuchia khỏi họa diệt chủng. Lần thứ năm là chiến tranh biên giới năm 1979. Năm lần họ buôn bán trên lưng mình. | ||||
Posted: 22 Sep 2018 01:38 PM PDT Mac Văn Trang Thì ra làm nghề gì cũng có "Cẩm nang" riêng của nghề ấy. Một bạn vừa St, gửi cho mình "Cẩm nang của DLV", đọc cũng vui vui: Hiện nay, trong thời đại công nghệ thông tin trên từng trang facebook và blog có nhiều luận điệu nói xấu Đảng, chống phá chế độ. Ta tranh luận thẳng vào vấn đề sẽ bị thua họ. Để giúp các đồng chí đuối lý khi tranh luận, ta cần vận dụng những thủ pháp trong "cẩm nang bịt mồm phản động", vốn được đúc kết tinh túy của những kiểu chụp mũ vô cùng hiệu quả. Nào còn chờ gì nữa ta hãy vào đề ngay: - Nếu kẻ phê phán đã lớn tuổi thì ta bảo bọn họ thù hằn quá khứ, chỉ biết moi móc chứ làm được gì. - Nếu chúng còn trẻ thì ta bảo là lũ trẻ trâu chưa biết sự đời, phải đi làm rồi hãy lên tiếng. - Nếu đã đi làm thì ta bảo toàn kẻ bất mãn vì thất bại. - Nếu đã thành công có sự nghiệp như Lê Công Định và Cù Huy Hà Vũ ta bảo chúng ko có cái tâm, ko phải trí thức thật sự, được voi đòi tiên, sau khi đã no thân ấm cật bây giờ muốn mưu triều soán vị, tham danh tiếng. - Nếu là trí thức hẳn hoi ko thể cãi như Ngô Bảo Châu, Lê Đăng Doanh, Hoàng Tụy thì ta bảo họ chẳng có kinh nghiệm chính trị, dân khoa học biết gì chính trị mà bàn. - Nếu có kinh nghiệm chính trị ta sẽ bảo chúng có dã tâm chính trị, mưu đồ bất chính. - Nếu là dân thường ta thách chúng thử nhìn từ khía cạnh của người lãnh đạo để thấy cái khó. - Nếu là Đảng viên như Bùi Tín, Trần Độ ta bảo chúng là bọn phản bội, ăn cháo đá bát. - Nếu chưa đi ra nước ngoài ta bảo hãy ra ngoài để hiểu Việt Nam tốt thế nào, nước nào chẳng có vấn đề. - Nếu đã ra nước ngoài thì ta bảo là lũ vọng ngoại, lũ ham bơ thừa sữa cặn, cõng rắn cắn gà nhà. - Nếu ở hải ngoại ta bảo chúng là bọn đu càng, tàn dư Mỹ ngụy, bè lũ tư bản, giỏi về VN đấu tranh này. - Nếu ở trong nước ta bảo chúng bị kích động, nhận tiền của các thế lực thù địch, lũ bị giựt dây, cút ra nước ngoài mà sống. - Nếu viết bài trên mạng ta bảo bọn chỉ biết gõ bàn phím, ăn không ngồi rồi, sao ko hành động đi. - Nếu hành động xuống đường biểu tình đòi quyền lợi, ta nói toàn bọn bị kích động, được thuê tiền đi gây rối mất trật tự xã hội, lo ở nhà làm ăn đi. Đường nào nó cũng bị bịt miệng, kiểu nào ta cũng nói được, vì thế chỉ còn chúng ta là thành phần ưu tú nhất, có phẩm chất và trình độ đầy đủ nhất để luận bàn, đánh giá vấn đề chính trị ở Việt Nam ta". | ||||
Posted: 22 Sep 2018 01:27 PM PDT Đào Tiến Thi
Những năm ấy (2009 – 2013), tôi hay trò chuyện với một vị giáo sư nọ và tôi thường nhắc đến các bài viết của Dương Danh Dy, mỗi lần thế, vị giáo sư đều bảo: "Mấy cậu an ninh họ vẫn nhắc ông Dương Danh Dy rằng "bác đi đường cẩn thận" (ý rằng mật vụ Trung Cộng có thể làm hại ông vì ông hay viết bài chống Trung Cộng). Tôi rất ngạc nhiên, sao ngành công an không bảo vệ được an toàn cho công dân của mình ngay trên chính đất nước mình mà lại phải nhắc nhở công dân như thế. Tôi vẫn định bụng khi nào có dịp gặp bác Dương Danh Dy sẽ xác nhận điều này. Thế nhưng có một lần gặp thì tôi lại quên khuấy đi mất. Tôi nhớ khoảng đầu 2014 có một cuộc tưởng niệm và toạ đàm nhân dịp 40 năm mất Hoàng Sa (1974 – 2014) do Viện SENA và Minh triết tổ chức tại 35 Điện Biên Phủ. Nhà nước lúc đó có nới lỏng các hoạt động của các tổ chức dân sự. Cho nên cuộc tưởng niệm và toạ đàm hôm ấy có cả người của "lề giữa" và "lề phải" tham gia. Có nhà báo "lề phải" đến quay phim và đưa tin. Hôm ấy bác Nguyễn Khắc Mai, GĐ. Trung tâm Minh Triết Việt còn trao quà tặng cho chị Huỳnh Thị Sinh, quả phụ của Thiếu tá Ngụy Văn Thà, Hạm trưởng chiến hạm Nhật Tảo của Hải quân Việt Nam Cộng hoà, người đã hy sinh anh dũng trong trận hải chiến Hoàng Sa 19/1/1974. Sự có mặt của bác Dương Danh Dy khiến mọi người ngưỡng vọng, trông chờ vào phát biểu của bác, bởi bác vừa là nhà ngoại giao, vừa là nhà nghiên cứu sắc sảo, trung thực về Trung Quốc. Bác lại là thế hệ cao tuổi, đã mục kích không biết bao nhiêu sự kiện trong mối bang giao phức tạp này. Nhưng trái với sự trông đợi, bác nói khá chung chung. Tôi chỉ nhớ một câu "được" nhất: "Cái Công hàm ấy (Công hàm 1958), nếu không được Cụ Hồ đồng ý thì đến bố ông Phạm Văn Đồng cũng chả dám ký". Tôi đoán: chắc trước khi đến đây bác đã bị "quán triệt" rồi. Tôi giơ tay xin phát biểu. Tôi phản ứng lại bác, rằng thế hệ như các bác mà không nói hết ra các chuyện thì thế hệ sau biết làm sao mà gỡ? Ngay sau đó bác lại chỗ tôi, gọi tên tôi như đã thân quen từ trước: "Này Thi, ra đây tao bảo". Tôi theo bác ra ngoài. Bác nói một hồi. Đến bây giờ thực sự tôi cũng không nhớ vì nó không thật sự ấn tượng. Đại ý, có rất nhiều việc nó phức tạp lắm, không như mọi người nghĩ, nói ra rất dễ hiểu sai đi. Tôi đọc được nỗi khổ tâm của bác nên không nói, không hỏi gì thêm. Hôm nay tiễn đưa bác, đọc lại một số bài viết của bác, chỉ bấy nhiêu thôi, đã đủ thấy tầm vóc của bác lớn lao biết chừng nào. Cho nên dù bác chưa thể nói hết ra thì bác vẫn rất đáng được kính trọng và biết ơn. (Tối 19-9-2018) | ||||
GIÁO DỤC VIỆT NAM ĐANG ĐI VỀ ĐÂU ? Posted: 22 Sep 2018 01:17 PM PDT Nguyễn Quang Dy "Giáo dục không phải là đổ đầy bình, mà là thắp một ngọn lửa" (Education is not the filling of a pail, but the lighting of a fire). (William Butler Yeats) Hiện tượng bất thường Gần đây, cách đánh vần trong sách giáo khoa CNGD trở thành chủ đề tranh cãi "như mổ bò" trong dư luận, che khuất các mảng tối của khủng hoảng giáo dục (như "phần nổi của tảng băng chìm"). Có hai hiện tượng bất thường đáng chú ý. Thứ nhất, trong khi công chúng bị phân hóa làm hai phe tranh cãi gay gắt, thì Bộ Giáo dục hầu như im lặng quá lâu một cách khó hiểu, như không liên can trách nhiệm. Thứ hai, trong khi tranh cãi phản ánh tâm trạng bức xúc của công chúng, như đống rơm khô dễ bắt lửa, nó bộc lộ tình trạng dân trí thấp. Tuy vai trò sách giáo khoa rất quan trọng trong giáo dục truyền thống, nhưng nó không phải là yếu tố quyết định trong giáo dục khai phóng. Tại Việt Nam, sách giáo khoa trở thành vấn nạn đối với học sinh và phụ huynh, vì tình trạng độc quyền xuất bản và phát hành. Nói cách khác, sách giáo khoa đã bị thao túng bởi nhóm lợi ích vì lợi nhuận khổng lồ, nhưng chất lượng còn nghèo nàn vì chưa được coi trọng. Sách giáo khoa CNGD có lúc "bị dìm" vì dám cạnh tranh với sách truyền thống, nhưng có lúc "được nổi" vì sách CNGD có lợi. Chắc mọi người còn nhớ hình ảnh phụ huynh đạp đổ cổng trường Thực nghiệm, để xông vào trường nộp đơn xin cho con học. Hình ảnh độc đáo đó đáng lẽ phải được đưa vào Guinness Book of World Records. Có thể nói với Gs Hồ Ngọc Đại rằng đây là một sự cố hy hữu, có giá trị quảng cáo còn hiệu quả lớn hơn bất cứ một ý tưởng quảng cáo chuyên nghiệp nào khác (mà lại không mất tiền). Nhưng thật là nghịch lý vì sau khi "ba chìm bảy nổi", Gs Hồ Ngọc Đại nay lại đang bị dư luận "ném đá tơi bời" vì chính sự thành công của mình. Không biết đó là quá trình "ba chìm bảy nổi" hay là "ba nổi bảy chìm" của chương trình thực nghiệm CNGD (của Gs Hồ Ngọc Đại). Nhưng nếu người ta chỉ chúi mũi vào tranh cãi về sách giáo khoa hay cách "đánh vần" (như "đánh vật") dù vì lý do học thuật hay vì động cơ lợi nhuận, thì có thể bị lạc đường, vì "thấy cây mà không thấy rừng". Trong khu rừng rậm giáo dục Việt Nam từ thời dựng nước (sau 1945), đã có quá nhiều phong trào: từ "bình dân học vụ" đến "bổ túc công nông", đến "vừa hồng vừa chuyên", đến "tiên học lễ hậu học văn", đến "con ngoan trò giỏi", đến "kiên cố hóa trường lớp", đến "thực nghiệm CNGD", v.v. Trong lần tranh cãi này, không thấy dư luận bàn cãi về vai trò của giáo viên, tuy quan trọng không kém sách giáo khoa, cũng không thấy nói đến vai trò của Bộ Giáo dục (nhất là Bộ trưởng). Quan trọng hơn là không thấy nói đến vai trò của thể chế đã dẫn đến các vấn nạn đó, mà nay người ta hay gọi một cách văn hoa là "lỗi hệ thống". Xét cho cùng, nếu lỗi ở sách giáo khoa, thì có thể thay sách. Nếu lỗi ở giáo viên thì có thể thay giáo viên. Nếu lỗi ở Bộ Giáo dục (hay Bộ trưởng) thì cũng có thể thay Bộ trưởng, nếu "chính phủ kiến tạo" thấy cần. Nhưng nếu do "lỗi hệ thống", thì người ta có dám thay hệ thống và thể chế không? Với văn hóa chụp giật của các các nhóm lợi ích thân hữu, chính sách giáo dục "từ trên xuống" (top down) và tình trạng dân trí thấp "từ dưới lên" (bottom up) đã làm thui chột nguồn nhân lực chất lượng cao để hội nhập quốc tế. Trung Quốc đã cất cánh về kinh tế vì cách đây hơn hai thập kỷ, họ đã quyết tâm đầu tư lớn cho giáo dục đại học, đặc biệt là các trường đứng đầu (như Bắc Kinh và Thanh Hoa) để đạt "đẳng cấp quốc tế". Muốn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, là yếu tố sống còn để phát triển, phải đổi mới thể chế và đầu tư đúng chỗ. Chúng ta nói quá nhiều về khủng hoảng giáo dục (như cái ngọn) nhưng vẫn chưa đổi mới thể chế (là cái gốc). Nếu không thoát khỏi hệ tư tưởng giáo điều đã lỗi thời, coi thường trí thức, thì không thể nâng cao dân trí. Mọi cố gắng cải cách giáo dục chỉ luẩn quẩn và duy ý chí như tự cầm tóc nhấc mình lên. Nếu không từ bỏ tư duy độc quyền thì không thể bỏ được độc quyền giáo dục, và không thể kiểm soát được quyền lực. Độc quyền sách giáo khoa là một loại tham nhũng chính sách của các nhóm lợi ích được thể chế độc quyền bảo kê. Hệ quả khó lường Văn hóa-Giáo dục là hai lĩnh vực gắn liền với nhau như hình với bóng, và tương tác theo luật nhân quả. Giáo dục mà thiếu văn hóa làm nền cũng giống như làm nhà mà thiếu móng. Học gì và học thế nào thường liên quan đến giáo dục-đào tạo, nhưng học để làm gì thường liên quan đến văn hóa-tư tưởng. Thời trước, khi nói đến "khai dân trí và chấn dân khí", chắc cụ Phan Châu Trinh nghĩ đến cả giáo dục-đào tạo và văn hóa-tư tưởng. Nhưng ngày nay, vào thời "mạt pháp" (theo phật lịch) thì văn hóa-giáo dục đang bị suy đồi và khủng hoảng. Khủng hoảng giáo dục-đào tạo thường kéo theo khủng hoảng văn hóa-tư tưởng và khủng hoảng lòng tin. Khi mất lòng tin, môi trường sống bị ô nhiễm, môi trường giáo dục-đào tạo suy đồi và khủng hoảng, nhiều người (cả quan chức và trí thức) sẽ bỏ đất nước, tìm nơi khác cho gia đình cư trú như "tị nạn giáo dục" (thay vì "tị nạn chính trị"). Nhưng người ta không di cư sang Trung Quốc (vì đại cục "16 chữ vàng"), mà thường cho gia đình di cư sang Mỹ, Úc, Canada, và châu Âu, vì ai cũng muốn một môi trường sống và giáo dục an toàn. Vậy điều gì đã xảy ra tại Việt Nam làm chất lượng giáo dục xuống cấp như vậy? Sau giải phóng (1954 tại Miền Bắc và 1975 tại Miền Nam), cách mạng đã phá bỏ mọi thứ của "đế quốc thực dân" (kể cả hệ thống giáo dục). Tại nhiều nước khác (như Ấn Độ) người ta không làm như vậy, mà vẫn giữ nguyên hệ thống giáo dục của Anh (hay Pháp). Chính vì vậy, cho đến nay hệ thống giáo dục của họ (về cơ bản) vẫn còn nguyên, nên chất lượng vẫn tốt. Khi lập chính phủ thời VNDCCH, cụ Hồ cũng chú trọng đến giáo dục và văn hóa, nên chọn được các trí thức hàng đầu làm bộ trưởng, như ông Nguyễn Văn Huyên và Tạ Quang Bửu (Bộ Giáo dục) và ông Hoàng Minh Giám (Bộ Văn hóa). Tại Miền Nam, hệ thống giáo dục kiểu Pháp (về cơ bản) vẫn được duy trì đến 1975. Nếu so bộ trưởng giáo dục và văn hóa thời nay với thời trước thì hơi xấu hổ. Bằng cấp của họ tuy không thiếu (vì không giáo sư cũng tiến sỹ) nhưng chỉ thiếu văn hóa, nếu không ngọng tiếng Anh cũng ngọng tiếng Việt. Lẽ ra khi phá cái cũ thì phải thay bằng cái mới tốt hơn, nhưng càng cải cách giáo dục, tình trạng suy thoái và tụt hậu về giáo dục càng tệ hơn. Cũng như kinh tế thị trường "định hướng XHCN", Văn hóa-Giáo dục cũng phải "vừa hồng vừa chuyên". Cách đây đã lâu, một lãnh đạo (hình như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng) nhận xét: "chất lượng giáo dục nước ta rớt nhanh như nhảy dù". Khủng hoảng giáo dục nay đã trở thành vấn nạn quốc gia. Gần đây, cựu chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng nói: "cán bộ yếu thì cho đi học, bắt cán bộ giỏi làm thay; đến khi bổ nhiệm thì nhờ có bằng cấp nên cán bộ yếu được đề bạt". (Tuổi Trẻ, 18/7/2006). Nếu ngành xây dựng "ăn nhà đất" và ngành giao thông "ăn cầu đường", thì ngành giáo dục "ăn sách giáo khoa" và các đề án cải cách giáo dục. Tuy không biết ngành nào ăn to hơn và phá nhiều hơn, nhưng chỉ biết họ "ăn không chừa thứ gì" (lời bà Nguyễn Thị Doan). Nếu ngành y tế thiếu trách nhiệm, họ có thể làm nhiều người mất mạng hay tàn tật. Nếu ngành xây dựng làm hỏng vài tòa nhà và ngành giao thông làm hỏng vài con đường (là hạ tầng cứng), người ta có thể đập đi xây lại. Nhưng nếu ngành giáo dục làm hỏng một hai thế hệ (như hạ tầng mềm) thì không thể đập đi xây lại, và hệ quả của khủng hoảng giáo dục khó lường. Nếu vấn nạn giao thông hay vấn nạn y tế có thể gây ra "đột tử" cho hàng trăm sinh mạng, thì vấn nạn giáo dục có thể gây ra "đẳng tử" (chết từ từ) cho một hai thế hệ (vì dân trí thấp). Không biết cái chết nào nguy hiểm hơn. Câu chuyện tụt hậu về kinh tế (so với nhiều nước trong khu vực) chắc chắn có nguyên nhân từ sự tụt hậu về chất lượng giáo dục-đào tạo. Suy thoái và tụt hậu về kinh tế hay công nghệ (là hạ tầng cứng) có thể làm lại và phục hồi trong một hai thập kỷ, nhưng suy thoái và tụt hậu về văn hóa và giáo dục, đạo đức và dân trí, (là hạ tầng mềm) thì rất khó phục hồi, có lẽ phải mất một vài thế hệ (hoặc không bao giờ). Càng cải cách càng tụt hậu Năm 2008, Bộ Giáo dục đã tổ chức đối thoại trực tuyến với dân một cách "rất cầu thị", thừa nhận sai lầm trong chương trình dạy ngoại ngữ và "hứa sẽ cải tổ". Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân lúc đó đã ký quyết định số 1400/QĐ-TTg, ngày 30/9/2008, duyệt kinh phí 10,000 tỷ đồng (gần 500 triệu USD) cho "Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020" (gọi tắt là "Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020"). Theo chương trình đó, đến năm 2020 "đa số thanh niên Việt Nam sẽ có đủ năng lực ngoại ngữ, biến ngoại ngữ thành thế mạnh phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước". Trong khuôn khổ triển khai đề án ngoại ngữ quốc gia đó, các tỉnh tranh thủ "tát nước theo mưa". Long An duyệt chi 437 tỉ đồng, Kon Tum duyệt chi 135 tỉ đồng, Đà Nẵng duyệt chi 140 tỉ đồng. Không biết vì sao lại cần đến ngần ấy kinh phí, chẳng khác gì phong trào xây tượng đài. Sau 7 năm (kể từ khi ký duyệt) hay 5 năm kể từ khi bắt đầu triển khai giai đoạn hai (2011-2015), bức tranh toàn cảnh về đề án này đã dần lộ rõ chân tướng, làm dư luận bức xúc về tính hiệu quả. Nhiều người nghi vấn về động cơ tham nhũng, làm lãng phí ngân sách. Việc cải tổ cách dạy tiếng Anh là rất cần, nhưng có cần một kinh phí khủng đến thế không (gần 500 triệu USD) khi Việt Nam còn nghèo và ngân sách đang cạn kiệt? Số tiền đó đủ để lập ra 5 trường đại học đẳng cắp quốc tế (như đại học Fulbright). Ông Lý Quang Diệu chắc cũng không dám chi nhiều đến như vậy cho Singapore, tuy ông ấy thường kêu gọi "học tiếng Anh là vấn đề số một" để tiếp tục phát triển đất nước giàu mạnh. Nhưng vấn đề không phải là mất bao nhiêu tiền, mà là được cái gì. Tại sao đầu tư lớn đến như vậy nhưng năng suất lao động của người Việt vẫn thấp nhất khu vực, và không có đủ nhân lực để hội nhập quốc tế? Trong khi người dân còng lưng đóng thuế và trả nợ thay cho những đề án cải cách lãng phí khủng khiếp đó mà không được hưởng một nền giáo dục tử tế, thì các nhóm lợi ích thân hữu và các quan chức tham nhũng (là "đầy tớ nhân dân") tiếp tục làm giàu, để rồi tuồn tiền ra nước ngoài cho con cháu họ du học và chuẩn bị "hạ cánh an toàn". Đó là một nghịch lý đáng buồn. Không chỉ ngành giáo dục phải chịu trách nhiệm, mà các ngành khác (stakeholders) và các nhà tài trợ quốc tế (donors) cũng phải chịu một phần trách nhiệm liên đới. Sau nhiều chương trình cải cách ồn ào, và nhiều "đề án quốc gia" hoành tráng, được vẽ ra chủ yếu vì kinh phí, nhưng lại "đầu voi đuôi chuột", đâu lại hoàn đấy. Hàng năm, hơn 40% sinh viên tốt nghiệp đại học không có việc làm, hoặc không làm được việc, vì chất lượng đào tạo quá thấp và xa rời thực tế, không đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế. Kết cục là sinh viên tốt nghiệp vẫn thừa và thất nghiệp, trong khi các doanh nghiệp vẫn thiếu nhân lực. Người Việt "không thua kém ai" nhưng tại sao đất nước tiếp tục nghèo hèn và tụt hậu? Việt Nam có một cái mỏ người rất quý (hơn 90 triệu dân), nhưng đến nay vẫn không biết cách khai thác. Muốn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để hội nhập quốc tế và có năng suất lao động cao hơn, phải nâng cao chất lượng giáo dục bằng cách nâng cao dân trí và xây dựng một xã hội công dân. "Xã hội hóa" chỉ là khẩu hiệu suông, nếu không thực sự đổi mới tư duy cải cách giáo dục. "Kiên cố hóa trường học" là một khẩu hiệu ngược đời, vì gía trị cốt lõi của giáo dục không phải là phần cứng (hardware) mà là phần mềm (software). Melinda Gates nói, "Chỉ trang bị cơ sở vật chất đơn thuần không giải quyết được những vấn đề giảng dạy…". Nói như vậy để thấy sự bất cập và phân liệt (dysfunctional) trong cơ chế quản trị đất nước. Một chính phủ "kiến tạo" không thể "trên nóng dưới lạnh" hay "trên bảo dưới không nghe" và "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" hay "tay phải, tay trái" khác nhau. Hàng năm, tại các Diễn đàn Kinh tế, đại diện ngành giáo dục có tham gia không? Các nhà quản trị và các doanh nghiệp có "đặt hàng" với ngành giáo dục hay không? Tại sao 40% sinh viên tốt nghiệp không có việc làm, hoặc không làm được việc? Chẳng lẽ suy thoái và tụt hậu kinh tế không liên quan đến giáo dục-đào tạo? Chẳng lẽ khủng hoảng về đạo đức và nhân cách, tình trạng vô cảm và bạo lực đến mức báo động hiện nay trong xã hội không liên quan đến Văn hóa-Giáo dục? Đi tìm triết lý giáo dục Người ta hay nói đến cải cách giáo dục (như cái ngọn), nhưng vẫn ít đề cập đến triết lý giáo dục (như cái gốc). Trong khi tham khảo các triết lý giáo dục khác nhau, chúng ta thử đề cập đến một triết lý giáo dục (educational philosophy) được nhiều nước trên thế giới vận dụng (trong đó có Việt Nam). Đó là "lý thuyết kiến tạo" (Constructivism & Constructionism) do các nhà khoa học Jean Piaget (1896–1980) và Seymour Papert (1928-2016) đề xướng. Papert là học trò xuất sắc của Piaget, đã phát triển constructionism trên cơ sở constructivism. (*) Theo Jean Piaget, lý thuyết constructivism giúp học sinh phát triển nhận thức (cognitive), qua thực nghiệm và quan sát (experience and observation), trong khi lý thuyết constructionism của Seymour Papert chú trọng thực hành (physical) thông qua "cách học thế nào" (learning how to learn). "Lý thuyết kiến tạo" cho rằng học sinh làm việc hiệu quả khi họ chủ động và tự giác làm ra những thứ hữu hình trong thế giới thực (maker place) bằng thực nghiệm, chú trọng đến cấu trúc sinh học hữu hình và những quy luật phổ quát của sự phát triển tri thức. Tuy lý thuyết này phát huy hiệu quả tốt với các lớp học sinh giỏi (và các lớp luyện thi), nhưng nó lại có nhược điểm là khó nhân rộng và khó áp dụng cho những lớp đông học sinh. Các nguyên lý và tiêu chí cơ bản của "lý thuyết kiến tạo" là "học tích cực" (Active learning), "học bằng thực hành" (Learning by doing), "lấy học sinh làm trung tâm" (Student-centered), "học qua vấn đề" (Problem-based learning), "học qua dự án" (Project-based training), "học qua trải nghiệm" (Experiential learning), "học qua khám phá" (Discovery learning), "học bằng làm việc nhóm" (Group work in learning), "dạy trên cơ sở khảo cứu" (Inquiry-based teaching), "học qua kiến tạo và phối hợp" (Constructivism-based Blended learning)… Lý thuyết kiến tạo (constructivism & constructionism) chú trọng tạo cơ hội cho học sinh học một cách tích cực (active educational opportunities), để phát triển văn hóa thực nghiệm (maker culture) trong các lĩnh vực "STEAM" bao gồm khoa học (science), công nghệ (technology), chế tạo (engineering), nghệ thuật (arts), và toán học (mathematics). Tại MIT, Papert đã lập ra Nhóm Nghiên cứu mà sau này đã trở thành "MIT Media Lap" nổi tiếng. Cũng chính tại MIT mà ông đã nghiên cứu và phát triển "lý thuyết kiến tạo" (constructionism). Từ nghiên cứu trẻ em bắt đầu hiểu về thế giới thế nào (how children make sense of the world) Papert đã nghiên cứu phát triển trí tuệ nhân tạo để ứng dụng vào học, thông qua thiết kế và chia sẻ trong môi trường cộng tác (learning through designing and sharing within collaborative environments). Trong lý thuyết kiến tạo, học sinh sẽ học hiệu quả nhất nếu được tiếp cận tri thức cao hơn tại "vùng phát triển liền kề" (zone of proximal development). Theo các nhà nghiên cứu, ý tưởng về "kiến tạo" (constructs) thực ra đã xuất hiện từ thời xa xưa, từ thời Phật Tổ (Buddha) và Lão Tử (Lao Tzu). Sau đó, ý tưởng này được các triết gia và học giả khác tiếp tục phát triển (như Khổng Tử, Socrates, Immanuel Kant, Chu Văn An). Vì kiến tạo là quá trình phát triển tự nhiên, nên các mô hình học tập thuở ban đầu thường dựa trên phương pháp kiến tạo. Sau này, các nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục đã tìm cách kết hợp các lý thuyết khác nhau và gắn với thực tế cuộc sống. Trong cuốn sách "The Evolving Self" (Robert Kegan, Harvard University Press, 1982), Kegan đã tìm cách phát triển lý thuyết gắn kết đó vào lĩnh vực giáo dục (becoming embedded and emerging from embeddedness). Tại Việt Nam, trường PTCS Thực nghiệm đã vận dụng "lý thuyết kiến tạo" từ 1978 (qua con đường Nga). Theo thống kê, đến 2013 đã có 1.591 học sinh tham gia các lớp thực nghiệm cấp tiểu học và THCS. Chương trình thực nghiệm được triển khai tại 1.447 trường tiểu học trên 63 tỉnh/thành. Tuy chương trình này được triển khai trên diện rộng, trong bốn thập kỷ qua, nhưng vẫn chưa được chính thức đánh giá và tổng kết để xác nhận tính phù hợp (conformity) với các tiêu chí của "lý thuyết kiến tạo" (ở cấp quốc gia hay quốc tế) để trở thành chính thống (như tại Nga), nên vẫn còn là thực nghiệm (chưa hoàn chỉnh), dễ gây tranh cãi. Lời cuối Đó không phải là lỗi của chương trình thực nghiệm CNGD (vì đó chỉ là một sáng kiến trong quá trình cải cách và xã hội hóa giáo dục) hay của người đề xướng (vì Gs Hồ Ngọc Đại chỉ là một nhà khoa học chứ không phải là nhà quản trị). Nếu chương trình thực nghiệm CNGD (của Gs Hồ Ngọc Đại) hay các chương trình khác như "Nhóm cách Buồm" (của nhà giáo Phạm Toàn) chưa hoàn chỉnh hay chưa hoàn thiện, vì thiếu nguồn lực và thiếu hỗ trợ, thì đó không phải lỗi của họ, mà là "lỗi hệ thống" của Bộ Giáo dục và "chính phủ kiến tạo". Đó là bức tranh giáo dục màu xám, với những khoảng tối khó lý giải và thật đáng tiếc. Lẽ ra, một đất nước với hơn 90 triệu dân là một cái mỏ nhân lực rất quý, thì nay là một gánh nặng. Sắp tới, khi trí tuệ nhân tạo (AI) và người máy phát triển, vấn đề nhân lực chắc còn nan giải hơn. Trong khi đó, bức tranh về văn hóa cũng không khá hơn. Theo thống kê của bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch, hàng năm nước ta có tới 7.966 lễ hội (Lao Động, 5/3/2018). Hầu hết các lễ hội đó không những tốn kém kinh phí và lãng phí thời gian, mà còn thiếu văn hóa và thừa bạo lực. Bên cạnh "hội chứng lễ hội" (như "cờ đèn kèn trống"), Việt Nam còn nổi tiếng vì "hội chứng tượng đài". Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, Việt Nam có hơn 400 tượng đài có vốn đầu tư khoảng vài chục tỷ đến vài trăm tỷ VNĐ, thậm chí có dự án đến hàng ngàn tỷ VNĐ, không những làm cạn kiệt ngân sách quốc gia, mà còn làm méo mó hình ảnh đất nước. Ngoài ra, Việt Nam có quá nhiều cuộc thi hoa hậu đến mức phản cảm (với nhiều tai tiếng). Nói cách khác, tham nhũng và suy thoái về văn hóa-giáo dục đang làm xói mòn các giá trị cốt lõi. NQD. 17/9/2018 (*) Nhân đây, tôi xin nhắc lại một sự cố đáng tiếc đã xảy ra với Gs Seymour Papert khi ông đến Hà Nội dự một hội nghị toán học quốc tế (ICMI, Hanoi Dec. 2006). Có lẽ nhiều người Việt Nam đã quên mất sự cố bất hạnh đã xảy ra với nhà khoa học này (lúc đó đã 78 tuổi). Chắc họ quá mải mê tranh cãi về sách giáo khoa CNGD nên quên mất tác giả của "lý thuyết kiến tạo". Seymour Papert không chỉ quan tâm đến toán học và phát triển "trí tuệ nhân tạo", mà còn tìm cách ứng dụng công nghệ mới vào khoa học giáo dục, và muốn góp phần tháo gỡ vấn nạn ách tắc giao thông tại Hà Nội (mà bây giờ người ta sính gọi là 4.0). Trong khi Papert đang nghĩ cách ứng dụng "lý thuyết tổ ong" (beehive theory) vào giải pháp tháo gỡ ách tắc giao thông Hà Nội, ông đã bị một xe máy đâm khi qua đường, gây chấn thương sọ não, phải cấp cứu tại bệnh viện Việt-Pháp một tuần trước khi được đưa về Mỹ. Thật trớ trêu thay, Papert đã trở thành nạn nhân của chính vấn nạn mà ông tìm cách tháo gỡ. Sau khi được đưa về Mỹ điều trị, tuy ông đã may mắn thoát chết nhưng bị tàn tật và sống thêm gần 10 năm. Seymour Papert đã mất ngày 31/7/2016 (tại Blue Hill, Maine). | ||||
Suy nghĩ từ việc ủy lạo con nghiện của lãnh đạo Hà Nội Posted: 22 Sep 2018 01:10 PM PDT 7 người tử vong vì sốc thuốc tại một lễ hội âm nhạc, và một số trường hợp đang cấp cứu - qua kiểm tra đều dương tính với ma túy. Chắc hẳn họ là những con nghiện, bởi ma túy không thể tự dưng như mưa từ trên trời rơi xuống, khiến họ hít phải và ngộ độc… Riêng tại Bệnh viện E Trung ương, các bác sĩ cho biết, vào 22 giờ 40 phút ngày 16.9 đã tiếp nhận 8 trường hợp cấp cứu (gồm 3 nữ và 5 nam, độ tuổi từ 18 đến 27) do Trung tâm Cấp cứu 115 và Trung tâm Vận chuyển cấp cứu Bắc Việt chuyển tới, trong đó có 1 trường hợp tử vong trước khi nhập viện. Thực hiện test nhanh với 8 trường hợp này cho thấy kết quả dương tính với ma túy đá, cần sa và thuốc lắc. 7 người đã tử vong, số còn lại đang cấp cứu tại các bệnh viện. Đây là những người đến tham dự Lễ hội âm nhạc điện tử "Du hành tới mặt trăng" (Trip To The Moon) - được quảng bá là sự kiện nằm trong khuôn khổ Tuần lễ âm nhạc điện tử 2018 - Vietnam Electronic Weekend (VEW) năm thứ 3 liên tiếp. Thông tin rất sốc! Nhưng chuyện chưa dừng lại ở đó. Chiều 17.9, đích thân Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội - Ngô Văn Quý và lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội đã tới thăm các bệnh nhân được cấp cứu vì sốc ma túy này! Đó là những người đang được điều trị tại Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) và Bệnh viện E Trung ương. Người nghiện cũng là con người, chỉ vì lầm lỡ, bồng bột mà sa chân vào ma túy. Nhưng lãnh đạo mà đi thăm hỏi người nghiện đang điều trị vì sốc ma túy, thì dân càng sốc hơn! Nhất là với dân, những kẻ ấy đã phá nát sự kiện âm nhạc lẽ ra khá thành công. Nhân văn là điều đúng, thăm hỏi, động viên là việc nên làm, nhất là với những người lãnh đạo chính quyền. Nhưng mọi thứ phải đúng nơi đúng chỗ. Thăm hỏi những người đang nỗ lực cai nghiện, và "động viên" những người đang điều trị vì sốc thuốc là 2 chuyện hoàn toàn tương phản. Cần lắm những nơi cần lãnh đạo chính quyền có mặt. Đó là những nơi còn nhiều người nghèo, vô gia cư, những mảnh đời bất hạnh thậm chí không có tiền chạy chữa bệnh, lo cho con đi học. Hà Nội là thủ đô, nhưng bên ngoài vẻ sang trọng hào nhoáng, bên trong vẫn lắm những góc khuất, những mảnh đời bất hạnh. Và ngày 18.9, Cơ quan CSĐT Công an TP.Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với các tội danh: "Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy" và "Lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy", quy định tại các Điều 256 và 258 Bộ luật Hình sự để điều tra vụ án 7 người tử vong sau khi dự đêm nhạc tại Công viên nước Hồ Tây. Như vậy, những người mà lãnh đạo TP.Hà Nội đi thăm đều là nghi can trong vụ án này, hay họ chỉ là nạn nhân? Nếu là nghi can, việc đi "thăm hỏi" trước đó, càng khiến dư luận phản ứng dữ dội! Thậm chí một quan chức xã, cũng không dám thăm hỏi và… động viên với nghi can nào đó trong một vụ án! Trên mạng còn lan truyền bức ảnh lãnh đạo chính quyền trao phong bì cho người đang điều trị vì sốc thuốc. Trong phong bì là tiền, tiến ấy lấy từ ngân sách hay tiền túi? Nếu là tiền ngân sách, ai cho phép chi vào khoản này, khi đó là tiền thuế của dân? Dân sẽ không chấp nhận! Không ai lôi kéo, dụ dỗ những người bán hàng rong, anh phụ hồ nghèo chơi ma túy! Họ làm gì có tiền mà dụ dỗ. Phần lớn chỉ có những cậu ấm cô chiêu, con nhà giàu, mới sa chân vào ma túy. Vậy gia cảnh những người này có đến mức khổ sở mà thành phố phải hỗ trợ tiền, trong khi nhiều người nghèo cần lắm, mà chưa ai hỗ trợ một đồng? "Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi" - đây là câu tục ngữ nói về cách mà con người ta đối xử với nhau khi giáo dục, chỉ bảo người khác. Nếu thực lòng muốn cho người khác tốt lên, thì người dạy sẽ nghiêm khắc, thẳng thắn phê bình cái chưa tốt, để người kia nhận ra cái chưa được mà học hỏi, tiếp thu và tiến bộ. Còn khi người ta ghét, hoặc hời hợt, không quan tâm, không thực lòng chỉ bảo, thì họ bày tỏ thái độ với người kia lúc nào cũng ngọt nhẹ, nói lời tốt đẹp cho qua chuyện, thực chất chẳng đóng góp được gì tốt cho người khác. Vậy qua việc đi thăm hỏi, "động viên" các bệnh nhân đang điều trị vì sốc ma túy, lãnh đạo TP.Hà Nội muốn chứng tỏ sự "thương" hay "ghét"? Trước, có người hàng xóm gần nhà. Khi bắt được thằng bé hay ăn cắp vặt ở nhà mình, ông ta còn vỗ đầu khen, suýt soa vì thằng bé tài tình, nhiều lần vào nhà ông mà không ai phát hiện. Khi "tiễn" thằng bé về, ông còn cho kẹo. Vài tháng sau, thằng bé bị bắt vì tội ăn cắp tài sản có giá trị hàng chục cây vàng. Lúc này ông hàng xóm mới bật mí, chính vì ông căm thằng bé, nên mới hành động như khích lệ, động viên nó như vậy. Và cứ thế, nó sẽ từ ăn cắp vặt, chuyển sang "đánh lớn", và nhà tù là nơi đón nó. Ông biết, nếu mình giao công an khi bắt thằng bé tội ăn cắp vặt, cùng lắm nó chỉ bị cảnh cáo, vì tài sản bị mất không lớn. Ông đã cho nó ăn viên kẹo bọc đường, để hại nó! Tất nhiên, ông cũng không phải người tốt. Hồ Hùng https://motthegioi.vn/chuyen-hom-nay-c-155/suy-nghi-tu-viec-uy-lao-con-nghien-cua-lanh-dao-ha-noi-96967.html | ||||
Ông Trung Ngôn ở Ủy ban kiểm tra trung ương...gớm thật! Posted: 22 Sep 2018 01:02 PM PDT (GDVN) - Trung Ngôn thì còn chờ xem "Cái ông to tướng kia" bây giờ có còn "to tướng" hay đã biến thành "củi"? Ngày 12/1/2018, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng năm 2017. Thông tin cho hay: "Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cấp ủy các cấp sau khi kiểm tra đã thi hành kỷ luật 20 tổ chức đảng và 324 đảng viên. Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Ủy ban Kiểm tra các cấp kết luận có 2.398 tổ chức đảng và 8.453 đảng viên có vi phạm, phải thi hành kỷ luật 173 tổ chức và 3.761 đảng viên". [1] Như vậy tổng số đảng viên bị Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy các cấp và Ủy ban Kiểm tra từ Trung ương xuống cơ sở thi hành kỷ luật là 3.761 + 324 = 4.085 người. Năm 2017, Thanh tra Chính phủ phát hiện 5 người/1,1 triệu người thuộc diện phải kê khai tài sản có vi phạm khi kê khai. [2] Tìm thêm thông tin về sự "vênh" tới hơn 800 lần giữa số người bị Thanh tra Chính phủ phát hiện có vi phạm (5) và số người bị các cơ quan Đảng kỷ luật (4.085), người viết tình cờ đọc được một số bài viết trong Trang Thông tin điện tử Ủy ban Kiểm tra Trung ương [3]. Có ba bài viết khá thú vị của tác giả Trung Ngôn đăng trong mục Văn hóa - Văn nghệ trên trang thông tin của Ủy ban kiểm tra Trung ương (ubkttw.vn) mà người viết muốn giới thiệu tóm tắt cùng bạn đọc. Đó là các bài "Vui buồn chuyện nghề", "Nỗi buồn của Củng" và "Cái hay của điếc". Dù không biết bút danh Trung Ngôn là ai, cá nhân hay tập thể, nhưng vì cảm nhận được những tâm sự phía sau từng câu chữ của tác giả nên xin được thêm chút gia vị khi giới thiệu các bài viết này, nếu có gì khiếm khuyết xin được lượng thứ. Mô tả hình ảnh lãnh đạo cơ quan trong bài "Cái hay của điếc", Trung Ngôn viết: "Các ông biết đấy, bao chuyện nhiễu nhương ở cái cơ quan này, đều bắt đầu từ lão Háo (lãnh đạo cơ quan) hết! Lão tưởng hành vi ném đá giấu tay của lão không ai biết ư! Có mà người ta biết tỏng! Có điều không ai muốn dây với hủi! - Ấy, ông ăn nói cẩn thận nhé. Lão Háo là cán bộ vào hàng cao cấp đấy, hủi đâu mà hủi! Nghe có người phản đối, Lão Tẹo cười chữa: - Ừ thì lão Háo không phải là hủi, là cán bộ cao cấp! - Tôi thì lại coi lão còn tởm hơn cả hủi"… Bài viết trên được đăng vào ngày 25/5/2018, nghĩa là sau khi chiến dịch "Lò nóng củi tươi" được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động. Trung Ngôn rất khéo khi xây dựng hình tượng "Lão Háo", tức là một cá nhân (cụ thể) trong một cơ quan (vô hình) chứ không "vơ đũa cả nắm". Trong bài thứ hai "Vui buồn chuyện nghề", tác giả Trung Ngôn đề cập đến chuyện quản lý tin bài lĩnh vực truyền thông. Bài viết đề cập đến cơ quan là Ủy ban Kiểm tra và "độ cao" của cơ quan hành pháp lên đến "cấp bộ". Tuy không nêu đích danh bộ nào nhưng cơ quan đó cũng không còn vô hình như kiểu "Liên ngành" mà báo chí từng đề cập bởi lẽ nước Việt thời hiện đại chỉ có 22 bộ và cơ quan ngang bộ. Được giao nhiệm vụ "Sản xuất, phát sóng những chương trình, tác phẩm đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân" thế là Trung Ngôn về địa phương "Ghi hình, phỏng vấn người dân, phỏng vấn lãnh đạo huyện, tỉnh thế nào và họ đã nói những gì… Tất cả đều rất rõ ràng, minh bạch". Thế cái sự "rõ ràng, minh bạch" mà tác giả Trung Ngôn đề cập là gì? Là chuyện thu hồi đất đai, giải phóng mặt bằng ở địa phương nọ: "Họ (người dân) sẵn lòng tin vào Đảng và Chính phủ, sẵn sàng di dời và nhường lại diện tích mặt bằng - nơi họ và cha ông họ đã từng sinh sống hợp pháp nhiều đời! Vậy mà, khi gặp một số người, nhân danh Đảng, Chính quyền, "thu hồi đất" thực chất là cưỡng đoạt đất đai, mà biểu hiện cụ thể là "thu hồi" mà không có quyết định thu hồi; thu hồi nhiều mà ghi trong giấy tờ ít và đền bù cũng ít; khi người dân còn chưa di dời thì mang lực lượng đến đẩy người ta ra khỏi nhà để "giải phóng mặt bằng". Kết cục là: "Cái ông to tướng kia và cả cái con người đã tác động để Giám đốc Công an tỉnh nọ đánh công văn về Bộ bảo chúng tôi đang "tác động xấu đến an ninh trật tự" thì hàng ngày cứ ung dung ngồi trong phòng máy điều hòa, hưởng sự mát rượi tuôn ra từ cái máy, nghĩ thêm nhiều chiêu trò để móc ruột nhà nước và chờ ngày chúng tôi bị… kỷ luật!". Trung Ngôn thật may mắn vì: " Dĩ nhiên là tôi không bị kỷ luật gì. Nhưng đến bây giờ, cái lệnh "tạm dừng" không cho tiếp tục sản xuất, phát sóng phóng sự điều tra vẫn còn nguyên giá trị! Và bà con huyện miền núi kia vẫn mỏi mòn trong trông chờ và hy vọng". Nói Trung Ngôn may mắn là vì nhớ lại mấy năm trước, có một bài báo cũng đề cập đến "Cái ông to tướng kia" và "Cái ông ở tỉnh nọ" song tác giả không dùng "số ít" nên bị đánh giá là "Đưa thông tin sai sự thật", bị phạt hành chính ở mức cao nhất thời điểm đó. Ngày nay cấp lãnh đạo mà bài báo khi xưa đề cập bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét kỷ luật đã xuất hiện ở "không ít" tỉnh, thành phố, "một số" là lãnh đạo cơ quan trung ương, thậm chí "có người" từng là lãnh đạo cấp "rất cao" đã bị xử tù (chứ không chỉ là "cao cấp" như Lão Tẹo tiết lộ). Bài thứ ba "Nỗi buồn của Củng" nói về thói dối trá, đạo văn trong cơ quan chàng Củng (tên nhân vật) công tác. Thói xấu ấy ngày nay đã trở thành quốc nạn, đang thịnh hành khắp mọi hang cùng ngõ hẻm, đặc biệt là ở "không ít" lâu đài khoa học mang tên "Học viện, Đại học đầu ngành, Hội đồng chức danh,…" và "không ít" vị mang học hàm Tiến sĩ, học vị Giáo sư, Phó Giáo sư. "Công trình của Củng được khoác một cáo (cái?) áo mới có tên là SỬA CHỮA BỔ SUNG. Và tác giả chính không phải là Củng mà là Ông Ấy (!?). Ông Ấy đàng hoàng lên nhận giải Vàng với tư cách là tác giả của công trình tại buổi tổng kết cuộc thi!". Chuyện của Củng nghe có vẻ hư hư, thực thực, chẳng rõ nó thuộc lĩnh vực gì, nhưng mà thực tế thì chuyện của Củng nhiều vô kể. Báo điện tử Vtc.vn có mấy bài đề cập chuyện ở đại học nọ có vị lãnh đạo khoa Lý luận chính trị bị đồng nghiệp nghi "đạo văn" như sau: "2 đề tài T2005-57 và T2014-134 có sự trùng lặp khoảng trên 60%. Nội dung đơn tố cáo của các giảng viên có đi kèm các trích dẫn, dẫn chứng chỉ rõ nội dung trùng lặp trên từng dòng, từng trang của 2 đề tài này". Thế nhưng cuối cùng thì cũng như "Ông Ấy","Cả hai công trình (của người "trùng lặp khoảng trên 60%") đã được nghiệm thu và được Trường Đại học … ghi danh vào hồ sơ thi thăng hạng giảng viên cao cấp". Điều kỳ diệu là cho đến nay, hình như người ấy vẫn là Trưởng khoa Lý luận chính trị? Sau vụ lùm xùm thi cử ở Sơn La, Hà Giang trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia 2018, báo điện tử Dân trí tổ chức buổi giao lưu trực tuyến. Một trong những "diễn … giả" là Phó Hiệu trưởng một đại học danh tiếng tại Hà Nội. "Ông Ấy" là Phó giáo sư, Tiến sĩ và tuyên bố hùng hồn của "Ông Ấy" là: "Những vụ việc về gian lận thi cử ở các địa phương, nổi lên ở Hà Giang và Sơn La khiến dư luận xã hội hết sức bất bình và phẫn nộ và đặc biệt là sự vi phạm trắng trợn của các cá nhân công tác trong ngành Giáo dục. Đây chính là sự xuống cấp của đạo đức, sự tha hóa của cán bộ...". [4] Chợt nhớ ba năm trước, xuất hiện một bài trên báo Infonet.vn, cơ quan của Bộ thông tin và Truyền thông, bài báo đăng kết luận của Bộ Giáo dục và Đào tạo về "Ông Ấy" như sau: "Nội dung tố cáo "ông … đã sao chép nhiều nội dung tài liệu "Một số vấn đề kỹ thuật điện áp cao ở siêu cao áp và cực cao áp" năm 1993 của PGS.TS (Phó Giáo sư, Tiến sĩ) Võ Viết Đạn trong giáo trình "Kỹ thuật điện cao áp" xuất bản năm 2007 là đúng một phần". [5] Mời một ông bị kết luận "sao chép nhiều nội dung tài liệu … là đúng một phần" lên án chuyện "gian lận thi cử ở các địa phương",có lẽ là chuyện hy hữu trên thế giới, có lẽ người tổ chức giao lưu không biết hay biết nhưng coi đó chỉ là chuyện "nhỏ như con thỏ"? Thế nên câu chuyện của "Ông Ấy" mà tác giả Trung Ngôn đề cập cũng chỉ để đọc cho khuây khỏa chứ người ta vẫn là Trưởng khoa, vẫn là Hiệu phó và việc người ta lên án chuyện "vi phạm trắng trợn của các cá nhân công tác trong ngành Giáo dục" là của ai đó chứ họ đâu có vi phạm trắng trợn, họ đâu có thuộc diện "xuống cấp của đạo đức, sự tha hóa của cán bộ"? Có chăng thì họ chỉ "vi phạm một phần" và cái phần ấy chỉ "bé như cái móng tay", làm gì phải to chuyện. Dẫu sao cũng phải công nhận ông Trung Ngôn này "gớm" thật, người khác hay báo khác có thể "thẳng tưng ruột ngựa" như Trung Ngôn thì còn chờ xem "Cái ông to tướng kia" bây giờ có còn "to tướng" hay đã biến thành "củi"? Tài liệu tham khảo: [1]http://ubkttw.vn/hoat-ong-cua-ubkt-trung-uong/-/asset_publisher/bHGXXiPdpxRC/content/hoi-nghi-toan-quoc-tong-ket-cong-tac-kiem-tra-giam-sat-va-thi-hanh-ky-luat-cua-ang-nam-2017-trien-khai-nhiem-vu-nam-2018 [2]https://infonet.vn/thanh-tra-chinh-phu-phat-hien-5-nguoi11-trieu-nguoi-vi-pham-ke-khai-tai-san-post242355.info [3] http://ubkttw.vn/home [4] http://phunuvietnam.vn/xa-hoi/hieu-truong-dh-top-dau-noi-ve-viec-co-nen-duy-tri-ky-thi-2-trong-1-post46505.html [5] http://infonet.vn/ket-luan-vu-to-cao-pho-hieu-truong-truong-dh-bach-khoa-ha-noi-dao-van-post159191.info Xuân Dương | ||||
Posted: 22 Sep 2018 12:55 PM PDT Từ Thức ''Tôi ký giấy bán, bán cho ai, làm gì thì tôi không biết ''. Đọc, tưởng người ta nói chuyện bán một bó rau, con gà, một cái chủi cùn. Không , đó là chuyện bán một phần lãnh thổ, đẫm máu bao nhiêu thế hệ. Đó là lời tuyên bố của ông Nguyễn văn Thiện, nguyên bí thư tỉnh ủy Bình Định , về chuyện bán cảng Qui Nhơn . Chuyện bán cảng , mới đây vỡ lở . Theo phong tục XHCN- tất cả có quyền, có phần, nhưng không ai trách nhiệm- ,chính phủ sẽ rất '' quan ngại '', sẽ đưa ông Thiện ra ''xử lý '' ( dịch ra Việt ngữ : đem ra tế thần ). Ông này đổ tội cho chính phủ : nhà nước đã quyết định, tôi ký, vậy thôi. Mớí đầu, bán 51% cổ phần, là chuyện không ai làm, nghĩa là trao toàn quyền quyết định khai thác, xử dụng cho người mua ; sau đó, buồn buồn, hay cần tiền chia nhau, bán luôn 49% còn lại. Cả chính phủ, các ông bí thư, chủ tịch, tới người viết báo, không ai nói bán cho ai. Nhắc tới người Tàu là một tội phạm húy, ai cũng sợ bỏng lưỡi, ai cũng có lý do để né. Ông Tô Tử Thanh, bí thư tỉnh ủy trước ông Thiện, người phát giác ra vụ mua bán, đề nghị nhà nước nên thâu lại cảng bị bán bất hợp pháp - ở VN cũng có chuyện hợp pháp ?-, rồi bán một phần, nhưng khi bán, cũng nên nghiên cứu xem giá trị thực tế hiện nay của cảng Qui Nhơn là bao nhiêu. Nói chuyện lấy lại cho dân sướng, nhưng ngay cả khi còn đôi chút lương tâm, muốn hủy bỏ giao kèo, sẽ tốn kém ngập đầu, hơn cả tiền đã thâu được. Bóp cổ dân, dễ; nhưng đụng tới thế lực ngoại bang, hơi khó hơn một chút. Chắc chắn các đầy tớ dân, muôn người như một, sẽ thi nhau tình nguyện bán lều lấy tiền trang trải. Nhắm mắt bán, nhưng cũng không cần biết nó đáng giá bao nhiêu. Ẩu hơn bán một bó rau, vài trái hột vịt lộn. Chỉ cần biết chia nhau được bao nhiêu. Người dân không có được cái hãnh diện, có cơ hội '' tự sướng '' , thấy đất nước của ông cha để lại đã bán được giá. Qui Nhơn chỉ là một thí dụ, sau biết bao nhiêu hải cảng, thị trấn, đặc khu... Ngày nay, ai là người có khả năng biết diện tích thực sự của nước ta bao nhiêu cây số vuông, mảnh đất nào thực sự còn thuộc chủ quyền của Việt Nam ? PS : bài báo trên đây, mới đầu có cái tựa '' Cảng Quy Nhơn: bán cho ai thì bộ GTVT làm, thời điểm đó tỉnh không hay biết''. Vài phút sau, đọc lại, cái tựa trở thành : '' Tỉnh Bình Định gặp lúng túng khi bán cảng Qui Nhơn''. Chỉ có tỉnh gặp '' lúng túng '', nhà nước không liên hệ. Hy vọng bài báo sẽ không cánh mà bay mất. Dù sao, đã copy bài báo, để đọc trong trường hợp bài bị xoá, hay sửa đổi nội dung Vụ bán Cảng Quy Nhơn: Bán cho ai thì Bộ GTVT làm, thời điểm đó tỉnh không biết?Thứ Ba, ngày 18/09/2018, 14:24 Ngay sau khi có kết luận của Thanh tra Chính Phủ (TTCP) về quá trình cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn và kiến nghị thu hồi 75,01% cổ phần về sở hữu nhà nước, các nguyên Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định (người ký văn bản đề nghị thúc đẩy cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn) đều đồng ý với kết luận thanh tra và mong muốn nhà nước thu hồi, đầu tư cảng.Bí thư Tỉnh ủy ký văn bản do áp lực? Ngày 18.9, trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Nguyễn Văn Thiện – nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Định (nhiệm kỳ 2010-2015) cho biết, đã nắm được thông tin kết luận của Thanh tra Chính Phủ (TTCP) về việc thanh tra toàn diện cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn. Trong đó, TTCP chỉ rõ việc đề xuất, tham mưu cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại Cảng Quy Nhơn có nhiều vi phạm liên quan đến trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân. Về phía địa phương, UBND tỉnh Bình Định đề nghị Bộ GTVT, Thủ tướng Chính phủ cho phép CPH Cảng Quy Nhơn theo hướng nhà nước nắm giữ 49% vốn điều lệ (Văn bản 1115/UBND-KTN ngày 4.4.2013), sau đó tiếp tục đề nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho bán hết 49% vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn (Văn bản 628/UBND-TH ngày 25.2.2014) và việc Bí thư Tỉnh ủy Bình Định có Văn bản 1062-CV/TU ngày 13.7.2015 đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ bán toàn bộ 49% cổ phần của nhà nước tại Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn là "không đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, không đúng với Đề án tái cơ cấu Vinalines giai đoạn 2012 - 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt". Trách nhiệm này, thuộc về một số lãnh đạo tỉnh Bình Định nhiệm kỳ 2010-2015.
Lý giải sự việc trên, ông Nguyễn Văn Thiện cho biết: "Thời điểm đấy, tôi ký văn bản do bị áp lực bởi cảng quá tải, không ai giải quyết được nên tỉnh muốn nhà đầu tư phát triển. Còn cổ phần hóa như thế nào, bán cho ai, làm gì… thì Bộ GTVT làm chứ tỉnh làm sao biết được. Tôi ký văn bản đề nghị vào tháng 7.2015, thực tế trước đó Bộ GTVT đã định hướng thỏa thuận bán cảng cho doanh nghiệp rồi". Ông Thiện cho rằng, kết luận Thanh tra Chính phủ là rất tốt và khách quan. "Mong mỏi của tôi là nhà nước thu hồi lại Cảng Quy Nhơn và đầu tư hạ tầng cảng cho tốt để nhân dân Bình Định và cả miền Trung được nhờ. Vì khi Bộ GTVT định hướng cổ phần hóa thì tỉnh ủng hộ nhưng thực chất chúng tôi muốn đầu tư hạ tầng là chính. Thế nhưng, sau cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn đầu tư chưa tương ứng với tiềm lực phát triển. Vụ việc đã có kết luận, tới đây ai sai phải chịu trách nhiệm", ông Thiện cho hay. Trong khi đó, ông Lê Hữu Lộc – nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho rằng, ông hoàn toàn đồng ý và sẽ thực hiện theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, chứ không bình luận gì thêm.Đề nghị xử lý cán bộ sai phạm Ông Tô Tử Thanh – nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Định (nhiệm kỳ 1996-2001) là một trong những người đã phát hiện ra vụ mua bán Cảng Quy Nhơn bất thường và đã nhiều lần kiến nghị kiểm tra, thanh tra việc cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn. Ông Thanh cho biết: "Tôi đã đọc kỹ kết luận của TTCP và thấy các nội dung kết luận rất đúng và cơ bản đầy đủ. Xin hoan nghênh Nhà nước, TTCP đã sớm vào cuộc và đi đến kết luận công khai. Người dân tỉnh Bình Định rất phấn khởi trước kết luật thanh tra và tới đây TTCP sẽ chuyển kết luận đến UBKT TƯ để đề nghị Ban Bí thư, Bộ Chính trị xem xét xử lý các đơn vị, cá nhân thuộc thẩm quyền xử lý của Ban Bí thư, Bộ Chính trị nếu có".
Theo nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, sau khi có kết luận của TTCP, trước hết phải xử lý các cá nhân, tổ chức làm sai, không đúng quy định của Đảng và nhà nước về việc cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn. "Trước đây, Chính phủ có nghị định cổ phần hóa cảng là nhà nước nắm 75% cổ phần chi phối. Vì vậy, những cá nhân, tổ chức nào đã quyết định bán 100% cổ phần Cảng Quy Nhơn cho doanh nghiệp tư nhân thì phải bị xử lý", ông Thanh nói. Ông Thanh cho rằng, sắp tới phải định giá giá trị thực tế hiện nay của Cảng Quy Nhơn là bao nhiêu. Sau đó, tính toán để nhà nước nắm lại cổ phần chi phối 75%, còn lại ưu tiên cổ phần cho doanh nghiệp đã mua cảng. "Bên cạnh đó, xác định đúng số tiền doanh nghiệp đã bỏ ra mua cảng, vốn đầu tư và lãi suất ngân hàng. Nếu như doanh nghiệp tiếp tục tham gia cổ phần thì họ tham gia, còn không thì họ rút vốn. Tuy nhiên, mọi chuyện xử lý phải thỏa đáng và hài hòa lợi ích giữa nhà nước và doanh nghiệp. Đặc biệt, cần rút ra bài học lớn và cẩn trọng xem xét quy hoạch lại khu vực hệ thống Cảng Quy Nhơn để phát triển đúng tiềm năng vốn có", ông Thanh đề nghị. Dũ Tuấn | ||||
Posted: 22 Sep 2018 03:28 AM PDT Ai để giặc Bắc phương hiện diện khắp quê hương, Hán hóa ngành giáo dục, lũng đoạn cả chính trường ? Ai cho dùng tệ Mao, khiến ngân hàng lao đao, bảy tỉnh biên giới Bắc lệ thuộc lái buôn Tàu ? Ai chiếm đất dân oan gây bao cảnh ly tan, cướp cạn nguồn sinh kế, tước đoạt sự bình an ? Ai toàn trị độc tài theo cộng sản ngoại lai xóa cộng hòa dân chủ Nước Việt đâu ngày mai ? Đoàn Thuận | ||||
Tại sao ông Hồ Ngọc Đại bị ném đá Posted: 22 Sep 2018 03:19 AM PDT Ngô Nhân Dụng
Trong mục này đã có hai bài nhắc đến Giáo Sư Hồ Ngọc Đại với phương pháp mới của ông khi dạy viết tiếng Việt cho trẻ em lớp Một. Ký giả này chỉ được biết tên ông Hồ Ngọc Đại sau khi đọc những lời phê phán về phương pháp dạy đánh vần của ông; và đã góp ý kiến về vấn đề đó vì dư luận đang sôi nổi. Nhưng nếu chỉ nói đến ông Hồ Ngọc Đại qua các câu chuyện trên mạng gần đây thì rất "oan" cho ông. Cho nên ký giả đã tìm hiểu thêm, hy vọng biết rõ về con người độc đáo này. Xin trình bày thêm về nhân vật Hồ Ngọc Đại để làm bổn phận đối với quý vị độc giả vẫn theo dõi mục này.
Giáo Sư Tương Lai mới kể ông được nghe Hồ Ngọc Đại thuật chuyện một buổi hội thảo tại hội trường của Bộ Công An, người ta nói chuyện về "chống tiêu cực." Ông Hồ Ngọc Đại đã phát biểu ý kiến rất đáng chú ý: "Chuyện chống tiêu cực đương nhiên là phải làm rồi. Nhưng đừng nghĩ là có thể dẹp sạch được tiêu cực. Không có đâu. Bao giờ tiêu cực lên đến Bộ Chính Trị thì rồi mới thấy là tiêu cực nằm ngay trong quy luật vận động và phát triển." Câu nói này có thể diễn tả lại cho dễ hiểu hơn: Trong chế độ này (Cộng Sản) không thể nào làm hết tiêu cực được. Tiêu cực, theo nghĩa thường dùng trong nước, nghĩa là những hành vi xấu xa, như lạm quyền, tham ô, ăn cắp chẳng hạn. Ông Hồ Ngọc Đại báo trước rằng theo "quy luật vận động và phát triển" của xã hội chung quanh ông, thì hiện tượng "tiêu cực" sẽ lên đến Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản. Và lúc đó mọi người mới thấy "tiêu cực" nằm trong bản chất của chế độ. Ông Tương Lai công nhận: "Mà quả có thế!" Vì bây giờ ai cũng thấy "cái sự thật tiêu cực… biến hóa khủng khiếp đến cỡ nào." Không biết ông Hồ Ngọc Đại đã nói câu trên ở thời điểm nào, có lẽ phải mấy chục năm trước đây. Nhưng một người dám nêu lên ý kiến như thế, khi sống giữa hoàn cảnh xã hội một chế độ độc tài toàn trị, không phải một người tầm thường. Năm nay 84 tuổi, ông Hồ Ngọc Đại thiết tha với việc dạy trẻ em, có lẽ vì ông đã tốt nghiệp tiến sĩ Đại Học Lomonosov tại Moscow với đề tài luận án: "Những vấn đề tâm lý trong giảng dạy toán học hiện đại cho học sinh cấp 1" năm 1976. Ông kể kinh nghiệm "giác ngộ" của mình: "Năm 1968 khi sang Liên Xô chứng kiến cuộc nổi loạn của sinh viên, những đổi mới thất bại trong giáo dục, tôi cho rằng những cái cũ kỹ trong giáo dục chắn chắn thất bại." Năm 1978, ông sáng lập Trung Tâm Công Nghệ Giáo Dục ở Việt Nam và sách dạy lớp Một của ông bắt đầu được đem ra thừ. Năm 1986, các địa phương được khuyến khích dùng bộ sách này. Năm 2000, có đạo "Luật Giáo Dục" bắt cả nước phải dùng chung một bộ sách giáo khoa, cuộc thí nghiệm của ông bị ngưng; cho tới năm 2006 mới lại được đem ra thí nghiệm lại. Năm 2017, Viện Khoa Học Giáo Dục được lệnh nghiên cứu về phương pháp của Hồ Ngọc Đại, rồi lại cho phép sử dụng. Nhưng gần đây nổi lên một trận "ném đá" nhắm vào phương pháp Hồ Ngọc Đại. Chữ "ném đá" là do Giáo Sư Phạm Toàn dùng trong một lần nói chuyện gần đây về vụ này. Ông Phạm Toàn cũng là một người có chí hướng cải cách giáo dục, cụ thể là làm những sách giáo khoa mới, với nhà xuất bản Cánh Buồm, trong hàng chục năm nay. Phương pháp Hồ Ngọc Đại đi trước may mắn hơn nên đã có cơ hội được thử nghiệm, còn những bộ sách của nhóm ông Phạm Toàn vẫn bị gạt qua "lề bên trái!" Phong trào "ném đá" vào phương pháp dạy đánh vần mới của Hồ Ngọc Đại được tung ra nhằm những mục đích nào, chúng ta sẽ bàn sau. Nhưng vụ ném đá ồn ào này đã làm cho bao nhiêu người ngoại cuộc chỉ nhìn thấy những điều khác thường, có vẻ "ngớ ngẩn" của phương pháp dạy đánh vần; mà không chú ý đến những ý tưởng nền tảng của phương pháp mà ông Hồ Ngọc Đại đề nghị. Khi tìm hiểu rõ hơn, phải công bằng nhận định rằng Hồ Ngọc Đại có nghiên cứu và suy nghĩ trước khi đưa ra các phương pháp mới, dù chúng ta có đồng ý với việc áp dụng phương pháp đó hay không. Ông Hồ Ngọc Đại vốn chuyên về tâm lý giáo dục, với khuynh hướng triết học hơn khoa học thực nghiệm. Hồ Ngọc Đại kể rằng các nhà tư tưởng có ảnh hưởng tới ông nhất là Marx, Hegel, hai triết gia thời xưa, rồi tới Freud, Piaget là hai nhà tâm lý hơn 100 năm trước đây. Trong số này không thấy tên một nhà ngữ học thế kỷ 20 nào. Mà trong thế kỷ trước, môn ngữ học đã tiến những bước khổng lồ. Hồ Ngọc Đại dám đi bước đầu đòi thay đổi việc dạy trẻ em, một phần vì ông chịu ảnh hưởng của các vị thầy, là giáo sư tâm lý học nổi tiếng trong phong trào đòi cải cách giáo dục ở Nga. Để công bằng với ông, nên nghe ý kiến ông đã nói, "…nền giáo dục cũ thường dạy trẻ theo kiểu noi gương thánh hiền, phấn đấu theo gương hay trở thành người này, người khác… Còn một nền giáo dục hiện đại là làm sao mỗi người cần được trở thành và xứng đáng với chính 'nó,' không phải học theo ai cả." Vì, ông cho rằng đây là "thời đại của mỗi cá nhân,… nền giáo dục của chúng ta phải là nền giáo dục mà mỗi cá nhân được là chính mình." Ông giải thích, "Người lớn không thể lấy chuẩn của người khác để áp dụng cho trẻ – với tâm hồn trong sáng như cây cỏ… người lớn không thể dạy trẻ bằng ảo tưởng, mong muốn của chính mình." Nghe câu những ý này người ta có thể liên tưởng tới "Thuyết Nhân Vị" của mấy triết gia Pháp vào nửa đầu thế kỷ 20, mà có thời ở miền Nam Việt Nam đã được chính quyền cổ võ. Nhưng đối với Liên Xô thời 1970, đây là những ý kiến táo bạo. Các chế độ Cộng Sản đều hô hào trẻ em phải theo gương các ông trùm Lenin, Stalin, các anh hùng lao động. Bây giờ nói cần đào tạo trẻ em trở thành "chính nó," và "không phải học theo ai cả." Ông Hồ Ngọc Đại học được những điều này, và dám nói ở Việt Nam thời 1980, đó là điều đáng phục. Có thể coi đây là những tuyên ngôn "chống chủ nghĩa giáo điều" sớm nhất trong xã hội sống dưới chế độ Cộng Sản ở Việt Nam. Không bị buộc tội "chủ nghĩa cá nhân" là may lắm! Vụ "ném đá" vào phương pháp dạy đánh vần của Hồ Ngọc Đại quá ồn ào nên đã che lấp tất cả những ý kiến táo bạo kể trên, như đề cao cá nhân, đưa ra phương pháp phát triển tư duy độc lập trong đầu óc học sinh! Những ý kiến đó bị bỏ qua, quên lãng, là điều rất đáng tiếc. Những ý kiến "cách mạng" trên được thể hiện trong sách dạy cho trẻ em lớp Một hay không? Phương pháp đó có hiệu quả hơn những phương pháp khác hay không? Giáo Sư Phạm Toàn cho rằng "cách học theo đường lối ngữ âm học do Công Nghệ Giáo Dục và Giáo Sư Hồ Ngọc Đại khởi xướng chính là cách khác để học sinh luyện tư duy." Ký giả này vẫn nghĩ rằng cách thử thách tốt nhất là thí nghiệm các phương pháp song song với nhau, rồi so sánh kết quả. Trong một xã hội tự do dân chủ thì một vấn đề như "phương pháp dạy đánh vần cho trẻ em" sẽ được thảo luận và quyết định như thế nào? Câu trả lời là tự do. Những người làm việc giáo dục cung cấp một dịch vụ, thị trường tự do sẽ quyết định dịch vụ nào đáng mua! Khi mọi người được tự do phát biểu, tự do hội họp, thì tất cả các phương pháp đều có cơ hội được trình bày và đem ra thí nghiệm như nhau. Không chính quyền nào được phép cấm đoán các ý kiến khác biệt để giành độc quyền chỉ huy công việc giáo dục theo "chủ nghĩa' hay theo phương pháp của mình. Vậy tại sao lại xảy ra vụ "ném đá" ông Hồ Ngọc Đại? Giáo Sư Tương Lai nói một cách bóng bẩy: "Ào ào đổ lộc rung cây, ở trong dường có hơi đồng dẫn đưa." Nói "hơi đồng," là nói đến tiền! Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền! Một lý giải đã được nêu ra là cuộc ném đá ồn ào này do một nhóm "mafia sách giáo khoa" tung ra để triệt hạ sách của ông Hồ Ngọc Đại! Nếu những sách của ông bị gạt bỏ thì học sinh tất cả các trường phải mua một thứ sách giáo khoa duy nhất do Bộ Giáo Dục sản xuất! Trong bài trước, mục này đã nêu mấy con số lợi nhuận khổng lồ của "phi vụ" này. Không cần nói ai cũng biết, chế độ vẫn tự gọi là Cộng Sản, hay xã hội chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam chỉ tôn thờ đồng tiền. Đảng Cộng Sản cố bám lấy quyền lực vì chức vụ sinh ra tiền bạc. Chỉ khi nào chấm dứt chế độ "hơi đồng" này thì những cuộc thảo luận về phương pháp tập đánh vần, phương pháp giáo dục, hay bất cứ đề tài nào khác, mới có thể thực hiện một cách công bằng và khoa học. Cuối cùng, mọi không nên tiếp tục tham dự vào cuộc "ném đá Hồ Ngọc Đại" có thể chỉ do bàn tay mafia dàn dựng! Bổn phận quan trọng nhất bây giờ là đòi một nền giáo dục tự do trong một xã hội dân chủ tự do. (Ngô Nhân Dụng) Nguồn: Theo NV | ||||
Posted: 22 Sep 2018 03:10 AM PDT Đoan Trang Thời gian gần đây, Bộ Công an thỉnh thoảng lại tổ chức những buổi tiếp xúc với đại diện các cơ quan ngoại giao phương Tây tại Hà Nội, để trình ra hiện vật hoặc hình ảnh chụp lại những vũ khí, chất nổ mà (công an cáo buộc rằng) có những nhóm, những tổ chức đã sử dụng để tiến hành đấu tranh theo đường lối bạo động ở Việt Nam. Đặt sang một bên những cáo buộc vô căn cứ hoặc có tính chất thổi phồng của ngành an ninh, ta phải thấy rằng khuynh hướng đấu tranh bạo lực là có thật, và nỗi lo sợ của an ninh cũng rất thật. Khuynh hướng ấy là hệ quả tất yếu của cách hành xử tàn ác, vô pháp vô thiên của lực lượng bảo vệ đảng. Nhìn lại những sự kiện lớn ở đất nước trong vài năm qua, chúng ta đủ thấy: Đối với bất kỳ vấn đề nào, thay vì lắng nghe phản biện, đối thoại để cùng đánh giá chính sách và tìm kiếm giải pháp ôn hòa, thì nhà cầm quyền chỉ biết làm mỗi một việc là đàn áp, đàn áp và đàn áp. Từ vụ chặt cây ở Hà Nội, đến thảm họa Formosa, từ việc thông qua luật An ninh mạng đến chủ trương xây dựng đặc khu kinh tế. Từ giáo dục, y tế đến an ninh, quốc phòng. Nhà cầm quyền chỉ biết sử dụng bạo lực mà thôi. Cho nên, phải thừa nhận rằng xu hướng bạo lực, bạo động ở Việt Nam là không tránh khỏi, và nó khởi nguồn từ đảng Cộng sản và lực lượng phò đảng chứ không ai khác. Tuy vậy, cho dù như vậy, ta vẫn phải thấy đó là một xu hướng nguy hiểm và có hại cho tất cả các bên: 1. Nó khiến tính chính danh của phong trào đấu tranh vì dân chủ-tự do cho Việt Nam bị xói mòn trong mắt đông đảo dân chúng. (Tôi nói "đông đảo" chứ không phải tất cả, vì tất nhiên, kiểu gì cũng có một bộ phận người dân ủng hộ và mong muốn sử dụng bạo lực đối với nhà cầm quyền bạo ngược; xu hướng bạo lực thật sự đáp ứng nguyện vọng của họ). 2. Nó khiến phong trào đấu tranh vì dân chủ-tự do cho Việt Nam mất tính chính danh trước cộng đồng quốc tế. Ta có thể gọi cộng đồng quốc tế là bọn sến, cánh tả, cải lương, nhân ái rởm, đạo đức giả… nhưng nói chung thế giới văn minh không ủng hộ bạo lực. Cái thời sử dụng bạo lực để lật đổ chính quyền, kể cả chính quyền độc tài, qua rồi. 3. Nghiêm trọng nhất, nó đẩy hàng trăm người nhiệt huyết vào tình cảnh phải chịu những bản án dài dằng dặc (hầu hết là 10 năm tù trở lên) trong câm lặng, không hề nhận được sự ủng hộ, xót thương của dư luận. Đó là câu chuyện có thật, đã và đang xảy ra ở Việt Nam trong ít nhất hai năm qua (2017-2018). VỀ ĐÀO MINH QUÂN Một quan chức ở cơ quan ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam mới đây hỏi tôi: "Đào Minh Quân là ai?". Tôi cười và nói rằng tôi không biết. Quan chức đó nói: "Không hiểu sao tôi hỏi bất cứ ai về Đào Minh Quân, người ta cũng cười. Nhưng nghe nói lại có đến hàng chục người ở Việt Nam tự tạo vũ khí, chuẩn bị cờ hoặc làm nhiều điều khác để ủng hộ "chính phủ Đào Minh Quân". Tại sao vậy?". Tôi đáp, tôi cũng không biết, nhưng tôi từng nghe một người dân bình thường giải thích rằng có thể có rất nhiều người Việt Nam xem các livestream của Đào Minh Quân, Lisa Phạm hoặc các nhân vật tương tự, và tin theo. Sở dĩ tin vì họ thấy rõ ràng Đào Minh Quân, Lisa Phạm sống ở Mỹ, tư gia có vẻ sang trọng, có lễ tuyên thệ nhậm chức, có máy bay riêng, có chính phủ với ban bệ đàng hoàng, trong nội các hình như có cả mấy gương mặt trông rất Mỹ… Ngoài ra, Đào Minh Quân, Lisa Phạm hay các nhân vật tương tự lại có khả năng trình bày vấn đề một cách… thoải mái, chửi thẳng mặt lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam bằng ngôn từ dân dã, không tránh né, không nể nang, nghe rất đã tai. Khả năng hùng biện đó (cứ tạm cho là hùng biện) là cái chúng ta chưa và sẽ không bao giờ thấy ở bất kỳ quan chức, cán bộ nào của đảng Cộng sản Việt Nam. Đào Minh Quân cũng thuyết phục được nhiều người dân ở Việt Nam tin rằng "chính phủ" của ông ta có mối quan hệ với nhà nước Hoa Kỳ và đã được sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế. Vị quan chức Mỹ kia tỏ ra ngạc nhiên: "Mỹ và Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ vào khoảng…". "Năm 1995" – tôi nhắc. "Vâng, chính thức vào năm 1995. Và từ đó cho đến nay, chính quyền Hoa Kỳ chỉ biết có một thực thể đại diện cho Việt Nam là nhà nước CHXHCN Việt Nam. Chúng tôi không hề có chương trình hành động riêng (secret agenda) nào với bất kỳ chính quyền nào khác của Việt Nam cả". Đến đây thì tôi hiểu rằng câu chuyện đã trở nên nghiêm trọng, khi mà hàng chục người dân phải vào tù vì ủng hộ một "chính quyền" lưu vong trong khi thực tế nó không hề tồn tại, không được sự thừa nhận của nhà nước nào trên thế giới. "Nhưng nhiều người dân Việt Nam tin là chính phủ Đào Minh Quân được Mỹ yểm trợ. Nếu vậy, có lẽ Mỹ cần phải lên tiếng, phải làm rõ rằng thật sự Mỹ không có chương trình nghị sự kín nào với họ" – tôi nói. Và đây là câu trả lời của vị quan chức Mỹ kia: - Nhưng chúng tôi chẳng biết ông ta là ai cả. Và vì Mỹ là nước tôn trọng quyền tự do biểu đạt, tự do tụ tập, lập hội, chúng tôi không thể tự nhiên lại tiến hành điều tra một người đang livestream trên facebook, tuyên bố thành lập hội nhóm nào đó của ông ta trên facebook. Tất nhiên chúng tôi hiểu rằng, đối với Chính phủ Việt Nam, Đào Minh Quân thật sự là một vấn đề… Tôi hiểu hàm ý của câu nói ấy, nó có nghĩa là: "Đào Minh Quân là vấn đề đối với (Chính phủ) Việt Nam, chứ với Mỹ thì không. Mỹ chẳng quan tâm ông ta là ai và cũng không có ý định tìm hiểu". Nước Mỹ có quá nhiều việc lớn hơn phải lo. EU cũng vậy. Và suy cho cùng, cả thế giới đều vậy. Không quốc gia nào thừa hơi quan tâm đến một anh chàng nào đó làm livestream trên facebook, khoe rằng mình đã thành lập chính phủ lâm thời để chuẩn bị giải phóng một nước nào đó. Nhưng với nhà nước Việt Nam cộng sản, Đào Minh Quân, Lisa Phạm… thật sự là vấn đề, nhất là khi những livestream của họ thu hút được hàng chục nghìn người xem/nghe. Và họ cũng là vấn đề đối với hàng chục người đã bị tống giam hoặc đang đi tù dài hạn vì ủng hộ họ – với niềm tin là chỉ nay mai thôi, cộng sản sẽ sập. ĐỪNG ẢO TƯỞNG Tôi không có tư cách để khuyên bảo, dạy dỗ bất cứ ai điều gì. Tôi chỉ muốn xin, CẦU XIN những người đã, đang và sẽ xem các livestream của Đào Minh Quân, Lisa Phạm và những gương mặt tương tự, xin mọi người lưu ý rằng: - Đào Minh Quân, Lisa Phạm đang ở nước ngoài; họ có thể tự do biểu đạt bất kỳ điều gì họ muốn mà không phải chịu trách nhiệm gì, không lo bị công an đập cửa bắt đi. Nhưng người dân Việt Nam ở trong nước thì không thể tự do, thoải mái nói như họ nói, làm như họ kêu gọi được. Họ ở rất xa các bạn, họ rất ảo. Nhưng công an thì ở gần và việc các bạn đi tù vì những tội liên quan đến khủng bố, bạo lực sát thương, là rất thật. - Rất có thể đối tượng của bạo lực mà bạn gây ra lại là dân thường và/hoặc là chính bạn, chứ không phải đảng Cộng sản. - Chính phủ Đào Minh Quân hiện nay không được sự thừa nhận của bất kỳ nhà nước nào trên thế giới, không có sự ủng hộ của Liên Hợp Quốc hay cộng đồng quốc tế nào cả. Với bầu nhiệt huyết, một số người ở Việt Nam chỉ đơn giản xem/nghe Đào Minh Quân và Lisa Phạm nói, phấn khích quá, sốt ruột quá, bèn lên kế hoạch "đánh một trận gây tiếng vang". Họ nhanh chóng bị bại lộ, bị bắt giam mà chưa kịp làm nên trò trống gì. Rồi họ ra tòa và đi tù. Thế là kết thúc "vòng đời" của một nhà đấu tranh. Không ai nhắc đến họ với sự thương mến, cảm phục. Không Đào Minh Quân nào bay chuyên cơ về nước cứu họ. Không tổ chức quốc tế nào lên tiếng ủng hộ họ. Mà đảng Cộng sản thì vẫn tại vị, không sứt một cọng lông. Có thể sau khi tôi viết bài này, nhiều người sẽ bảo tôi hèn nhát, ngu si, không hiểu gì về cộng sản lại thích dạy đời. Sao cũng được, nhưng tôi muốn thực tế: Đấu tranh chống độc tài là chuyện không thể ảo, không được phép ảo tưởng. Không thể trông chờ vào một "minh quân" nào ở xa ta nửa vòng trái đất, không thể mặc định rằng chính quyền độc tài đã nát rữa lắm rồi, chỉ cần một vụ đánh bom là chúng nó sợ, chúng nó sập. Và tôi còn xót xa cho những người đang phải âm thầm ngồi tù vì những tội danh liên quan đến khủng bố nữa. Chúng ta có thể nói rằng "cộng sản chỉ hiểu được ngôn ngữ của bạo lực; không sử dụng bạo lực thì còn lâu mới lật đổ được cộng sản". Nhưng thực tế là ngay cả đường lối ôn hòa hay là phản kháng phi bạo lực, chúng ta cũng đã tận dụng được hết nó đâu! | ||||
Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần, ai sẽ đảm nhiệm thay? Posted: 22 Sep 2018 02:59 AM PDT Quy định về người giữ quyền Chủ tịch nước được quy định trong Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 2013.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang, sau một thời gian mắc bệnh hiểm nghèo, đã từ trần lúc 10h05 sáng 21.9 tại Hà Nội, nguồn tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương cho biết. Trước khi làm Chủ tịch nước, từ tháng 8.2011 đến tháng 3.2016, ông giữ chức Bộ trưởng Công an. Nhiều bạn đọc đặt câu hỏi: Sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần, ai sẽ đảm nhiệm (giữ quyền) vị trí của ông trước khi Quốc hội bầu Chủ tịch nước mới? Luật sư Trần Tuấn Anh – Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết quy định về Chủ tịch nước được nêu rõ trong Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 2013. Theo đó, Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội và chịu trách nhiệm, báo cáo công tác trước Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Chủ tịch nước. Một trong những quyền của Chủ tịch nước là tham dự phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, phiên họp của Chính phủ. Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước. Luật sư Trần Tuấn Anh cho biết: "Theo Điều 93 của Hiến pháp, khi Chủ tịch nước không làm việc được trong thời gian dài thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước. Trong trường hợp khuyết Chủ tịch nước thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới". Phó Chủ tịch nước hiện nay là bà Đặng Thị Ngọc Thịnh. Như đã thông tin ở trên, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã từ trần sáng nay (21.9) tại Hà Nội. Trước đó, ngày 2.4.2016, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội Khóa XIII ông Trần Đại Quang được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đến tháng 7.2016, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV ông được bầu lại làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. PV | ||||
Posted: 22 Sep 2018 02:48 AM PDT PHẠM ĐÌNH TRỌNG Đọc tin ông lớn Trần Đại Quang, Chủ tịch nước chết vì căn bệnh hiểm sáng 21.9.2018, tôi cứ nghĩ đến những cái chết tức tưởi, đau đớn của hàng trăm người Dân trên đường phố, trong trụ sở công an, trong trại tạm giam bởi những cú ra đòn tàn độc của công an thời ông Trần Đại Quang làm Bộ trưởng bộ Công an. Vài dẫn chứng về những người Dân bị công an đánh chết thời ông Trần Đại Quang đang đứng đầu bộ Công an, đang đứng đầu trách nhiệm về những họa phúc do công an mang lại cho Dân cho nước: Ông Nguyễn Mậu Thuận, 56 tuổi, bị đánh chết trong trụ sở công an xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội. Anh Ngô Thanh Kiều, 30 tuổi, bị công an đánh chết trong nhà tạm giam ở thành phố Tuy Hòa, Phú Yên. Em Tu Ngọc Thạch, 14 tuổi, bị công an xã Vạn Long, Vạn Ninh, Khánh Hòa đánh chết ngay trên đường cái quan số 1. Hàng trăm người Dân bị công an đánh chết vô cùng man rợ mà ông Bộ trưởng Công an vẫn dửng dưng rũ bỏ trách nhiệm, vẫn ham hố công danh, miệt mài leo lên tới chức Chủ tịch nước, tột đỉnh quyền lực. Hành xử đó là sự thách thức lương tâm con người của kẻ không còn liêm sỉ, không còn tính người. Đó là cái ác. Trước cái chết của một con người, ai cũng ngậm ngùi, xót thương. Bảy Dân thường bị chết vì sốc ma túy trong đêm hội nhạc ở công viên nước Hồ Tây, Hà Nội đêm 16.9.2018 cũng làm tôi lặng đi trong bùi ngùi xúc động. Nhưng tôi không chút xúc động khi hay tin về cái chết của ông lớn Chủ tịch nước Trần Đại Quang, nguyên là Bộ trưởng Công an, người đã trốn tránh trách nhiệm trước cái chết của hàng trăm người Dân lương thiện bị công an, quân của ông Quang tước đoạt mạng sống. Dù người yếu lòng cũng không ai dành sự xót thương cho cái ác mà chỉ có sự căm giận. Dù cái ác vẫn còn nhưng bớt đi một cái ác, cuộc sống cũng nhẹ nhõm, an lành hơn. Kế nhiệm ông Trần Đại Quang đứng đầu bộ Công an là ông Tô Lâm. Số người Dân bị công an đánh chết thời ông Bộ trưởng Tô Lâm còn dồn dập và man rợ hơn vì không có ai phải chịu trách nhiệm về cái ác của công cụ bạo lực nhà nước hoành hành mặc sức tước đoạt mạng sống của người Dân. Sự vô cảm của người Dân, có người còn thở phào nhẹ nhõm trước cái chết khi còn khá trẻ của ông lớn nguyên Bộ trưởng bộ Công an Trần Đại Quang là sự nhìn nhận của lòng Dân, là sự phán xét của cuộc đời, là sự cảnh tỉnh cho những người đang và sẽ kế nhiệm quyền lực và trách nhiệm của ông lớn Trần Đại Quang ở bộ Công an. Lòng Dân là ngôi đền thiêng với những người có công với Dân với nước nhưng cũng là pháp trường của cái ác, của những kẻ hại Dân, phản nước. Chết trong lòng Dân là cái chết đau đớn, nhục nhã nhất của một kiếp người. | ||||
KHAI RỒI GIẤU ĐI THÌ KHAI LÀM GÌ ? Posted: 20 Sep 2018 01:00 AM PDT
Phạm Trần Nhà nước Cộng sản Việt Nam bầy trò ra lệnh cho trên 1,000 cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị - Ban Bí thư quản lý và những người có chức có quyền kê khai tài sản, nhưng khai rồi giấu đi thì mị dân làm gì ? Bằng chứng chuyện khai báo này đã quy định trong Luật phòng, chống tham nhũng mang số: 55/2005/QH11 của Quốc hội khóa XI, ra ngày 29/11/2005. Đến nay, năm 2018, là 13 năm mà công tác này vẫn còn nhiễu nhương trăm mối tơ vò. Đến nỗi Chủ tịch Quốc hội, bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã phải than van "đây là vấn đề phức tạp". Bà nói :"Quyết tâm chính trị của chúng ta là phải minh bạch thu nhập tài sản, phòng, chống tham nhũng. Trong thực tiễn khi xử lý các trường hợp vi phạm nghĩa vụ kê khai tài sản và giải trình nguồn gốc tài sản thu nhập tăng thêm, rõ ràng có một số cán bộ, công viên chức có tài sản giá trị rất lớn nhưng không giải trình hợp lý nguồn gốc. Nhà nước cũng chưa có cơ sở nào để xử lý." (VietNamNet, ngày 10/09/2018) Như vậy là đầu hàng cả hai tay lẫn hai chân, hay đảng lại cố gắng chứng minh không bỏ cuộc ? Căn cứ vào những việc làm trong qúa khứ thì càng cố bao nhiêu, đảng càng thất bại bấy nhiêu. Bằng chứng tại phiên họp của Ủy ban Tư pháp Quốc hội ngày 05/09 (2018), Phó tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn đã báo cáo trong năm 2017 có tổng số 1.113.422 người thuộc diện kê khai tài sản, thu nhập, nhưng chỉ xử lý 5 trường hợp vi phạm, trong đó có cả cán bộ cao cấp. Vì vậy, tại kỳ họp 6 của Quốc hội, dự trù khai mạc ngày 22/10/2018 và bế mạc vào ngày 19/11/2018 sẽ thảo luận Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) có nhiều chi tiết mới về kê khai tài sản và biện pháp chế tài. Nhưng, trong các lần họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ chế xem xét các dự luật trước khi đưa ra toàn thể Quốc hội thảo luận, nhiều Đại biểu Quốc hội đòi phải nới rộng thành phần phải kê khai, thay vì chỉ giới hạn "vợ hoặc chồng và con chưa thành niên". Theo Đại biểu Đinh Duy Vượt, Phó trưởng đoàn chuyên trách đoàn Gia Lai thì:" Nếu chỉ quy định phạm vi người thân phải kê khai như dự thảo thì chưa xoáy vào "tảng băng chìm" là những đối tượng mà dân hoài nghi…Cử tri muốn mở rộng đối tượng kê khai". Ông nói:"Nhân dân đều biết nhiều ông bố, bà mẹ bỗng dưng sở hữu nhiều tài sản, đứng tên nhiều doanh nghiệp, biệt phủ, xe sang mà được coi là của cậu ấm cô chiêu dù tuổi còn ít nhưng có tài sản khủng, trơ trơ thách thức dư luận". Ông dẫn chứng :"Qua nhiều vụ án tham nhũng đã và đang được xét xử cho thấy nhiều tài sản được tẩu tán cho bố, mẹ, người thân đứng tên như vụ Huyền Như, Giang Kim Đạt, Trịnh Xuân Thanh." Đại biểu Vượt cũng lưu ý:"Riêng "tài sản cho chân dài" là chưa bị lộ". Tài sản tham nhũng không tự nhiên mất đi mà biến hoá như ma trận, lòng vòng, nhưng cuối cùng vẫn đổ về túi cán bộ." (ViệtNamNet, ngày 06/09/2018) Cụm từ "chân dài" hay "bồ nhí" là để chỉ các "phòng nhì, phòng ba" của các quan chức Cộng sản tham nhũng sử dụng để phân tán tài sản không chứng minh được. Với bức tranh khai báo bôi bác như thế nên Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng của tỉnh Bến Tre đã nói ngày 31/05/2018 rằng :" Việc kê khai tài sản ta làm lâu nay hầu hết là "kê chỉ để đó thôi'. Đọc hồ sơ kê khai của nhiều người, kể cả các cán bộ cấp cao, tôi nghĩ nếu đưa ra cho nhân dân đọc thì người ta sẽ nhất định không đồng tìnhvì vô lý lắm" Ông Nhưỡng lưu ý:"Hầu hết cán bộ "có vấn đề", "có dư luận" về vấn đề tài sản hiện nay đều viện dẫn là được cho, tặng, thừa kế." Theo tường thuật của báo Dân Trí thì :"Ông Nhưỡng tỏ ra thất vọng vì việc kê khai tài sản đang được thực hiện lâu nay hầu hết là hình thức, "kê chỉ để đó" vì không có quy định về việc xác minh tài sản." LUẬT CHO PHÉP GIẤU Đúng vậy, nhóm chữ "kê chỉ để đó" của Đại biểu Nhưỡng đã lột tả hết tính bịp bợm của Luật phòng, chống tham nhũng (PCTN) (sửa đổi). Trước hết nên biết những ai phải kê khai tài sản ? Điều 35 của PCTN quy định "Đối tượng kê khai tài sản, thu nhập" gồm: 1. Cán bộ, công chức. 2. Sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân. 3. Người giữ chức vụ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên tại các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. 4. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. Điều 36. Tài sản, thu nhập phải kê khai: 1. Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và các tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng. 2. Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và các loại động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên. 3. Tài sản, tài khoản ở nước ngoài. 4. Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai. Nhưng khai rồi trao cho ai, làm gì ? Theo quy định trong Điều 40 về "Công khai bản kê khai tài sản, thu nhập", dự Luật viết: 1. Bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai phải được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc. 2. Bản kê khai tài sản, thu nhập của người dự kiến được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm. 3. Bản kê khai tài sản, thu nhập của người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phải được công khai theo quy định của pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. 4. Bản kê khai tài sản, thu nhập của người dự kiến được bầu, phê chuẩn tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân phải được công khai với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trước khi bầu, phê chuẩn. Thời điểm, hình thức công khai được thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 5. Bản kê khai tài sản, thu nhập của người dự kiến bầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại doanh nghiệp nhà nước được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm khi tiến hành bổ nhiệm hoặc tại cuộc họp của Hội đồng thành viên khi tiến hành bầu các chức vụ lãnh đạo, quản lý. 6. Chính phủ quy định chi tiết về thời điểm, hình thức công khai bản kê khai tài sản, thu nhập tại các khoản 1, 2 và 5 Điều này. Như vậy thì dân được biết gì không ? Tại sao lại không minh bạch cho mọi người biết để dân thẩm định tính chân thật và sự ngay thẳng của cán bộ, đảng viên ? Nếu chỉ khai rồi trao cho Thủ trưởng hay cấp chỉ huy trực tiếp thì khai báo làm gì cho tốn tiền thuế của dân ? MINH BẠCH HAY BÍ MẬT ? Cũng nên biết, song song với Luật Phòng, chống tham nhũng, nhà nước CSVN còn vẽ ra Nghị định về "minh bạch tài sản, thu nhập", Số: 78/2013/NĐ-CP, ban hành tại Hà Nội, ngày 17 tháng 07 năm 2013. 1. Đại biểu Quốc hội chuyên trách, đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách, người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, người được dự kiến bầu, phê chuẩn tại Quốc hội, Hộiđồng nhân dân. 2. Cán bộ, công chức từ Phó trưởng phòng của Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên và người được hưởng phụ cấp chức vụ tương đương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. 3. Sĩ quan chỉ huy từ cấp Phó tiểu đoàn trưởng, người hưởng phụ cấp chức vụ tương đương phó tiểu đoàn trưởng trở lên trong Quân đội nhân dân; sĩ quan chỉ huy từ cấp Phó tiểu đoàn trưởng, Phó trưởng công an phường, thị trấn, Phó đội trưởng trở lên trong Công an nhân dân. 4. Người giữ chức vụ tương đương Phó trưởng phòng trở lên tại bệnh viện, viện nghiên cứu, cơ quan báo, tạp chí, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA, official development assistance). 5. Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường mầm non, tiểu học, trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, người giữ chức vụ tương đương Phó trưởng phòng trở lên trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề của Nhà nước. 6. Thành viên hội đồng quản trị, thành viên hội đồng thành viên, thành viên ban kiểm soát, kiểm soát viên, người giữ chức danh quản lý tương đương từ Phó trưởng phòng trở lên trong doanh nghiệp nhà nước, người là đại diện phần vốn của Nhà nước, phần vốn của doanh nghiệp nhà nước và giữ chức danh quản lý từ Phó trưởng phòng trở lên trong doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước, của doanh nghiệp nhà nước. 7. Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Trưởng công an, chỉ huy trưởng quân sự, cán bộ địa chính, xây dựng, tài chính, tư pháp - hộ tịch xã, phường, thị trấn. 8. Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm tra viên, thẩm phán, thư ký tòa án, kiểm toán viên nhà nước, thanh tra viên, chấp hành viên, công chứng viên nhà nước. 9. Người không giữ chức vụ quản lý trong các cơ quan nhà nước, cơ quan của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân làm công tác quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong các lĩnh vực quy định tại Danh mục ban hành kèm theo Nghị định này.( chú thích của người viết bài này: bao gồm những người làm việc có quan hệ đến tài chính và tài sản) Vậy tài sản, thu nhập phải kê khai gồm những gì ? Điều 8 quy định: 1. Các loại nhà, công trình xây dựng: a) Nhà, công trình xây dựng khác đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu; b) Nhà, công trình xây dựng khác chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu đứng tên người khác; c) Nhà, công trình xây dựng khác đang thuê hoặc đang sử dụng thuộc sở hữu của Nhà nước. 2. Các quyền sử dụng đất: a) Quyền sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng; b) Quyền sử dụng đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đứng tên người khác. 3. Tiền mặt, tiền cho vay, tiền gửi các cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài mà giá trị mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên. 4. Tài sản ở nước ngoài. 5. Ô tô, mô tô, xe máy, tầu, thuyền và những động sản khác mà Nhà nước quản lý (theo quy định của pháp luật phải đăng ký sử dụng và được cấp giấy đăng ký) có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên. 6. Kim loại quý, đá quý, cổ phiếu, các loại giấy tờ có giá trị chuyển nhượng khác có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên. 7. Các khoản nợ phải trả có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên. 8. Tổng thu nhập trong năm. NỘI BỘ BIẾT VỚI NHAU Giống y chang như Luật phòng, chống tham nhũng, tiến trình kê khai trong Nghị định về "minh bạch tài sản, thu nhập" cũng là loại "mèo giấu phân". TheoĐiều 13 duy định "Hình thức, thời điểm công khai Bản kê khai", viết như sau: 1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định công khai Bản kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức bằng một trong hai hình thức sau: Niêm yết tại trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc công bố tại cuộc họp với phạm vi như quy định tại Điều 14 Nghị định này vào thời điểm sau tổng kết hàng năm. 2. Vị trí niêm yết phải đảm bảo an toàn, đủ điều kiện để mọi người trong cơ quan, tổ chức, đơn vị có thể xem các Bản kê khai; thời gian niêm yết tối thiểu là 30 ngày liên tục. 3. Việc công khai Bản kê khai phải được thực hiện sau khi đơn vị, bộ phận phụ trách công tác tổ chức cán bộ hoàn thành việc kiểm tra Bản kê khai theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định này và phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 3 năm sau. 1. Ở Trung ương: a) Cán bộ, công chức giữ chức vụ từ Bộ trưởng và tương đương trở lên thì công khai trước đối tượng ghi phiếu tín nhiệm để lấy phiếu tín nhiệm hàng năm. b) Cán bộ, công chức giữ chức vụ Thứ trưởng, Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng và tương đương trở lên công khai trước lãnh đạo từ cấp cục, vụ và tương đương trở lên của cơ quan mình. c) Cán bộ, công chức giữ chức vụ Cục trưởng, Phó cục trưởng, Vụ trưởng, Phó vụ trưởng và tương đương công khai trước lãnh đạo cấp phòng và tương đương trở lên trong đơn vị mình; trường hợp không tổ chức cấp phòng thì công khai trước toàn thể công chức, viên chức trong đơn vị mình. d) Người có nghĩa vụ kê khai không thuộc diện quy định tại điểm a, b, c trên đây thì công khai trước toàn thể công chức, viên chức thuộc phòng, ban, đơn vị mình. Nếu biên chế của phòng, ban, đơn vị có từ 50 người trở lên và có tổ, đội, nhóm thì công khai trước tổ, đội, nhóm trực thuộc phòng, ban, đơn vị đó. 2. Ở địa phương: a) Bí thư, Phó bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy viên thường trực Hội đồng nhân dân, trưởng các ban của Hội đồng nhân dân, các thành viên khác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công khai trước đối tượng ghi phiếu tín nhiệm để lấy phiếu tín nhiệm hàng năm, gồm lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc sở, ngành, trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Hội đồng dân nhân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. b) Giám đốc, Phó giám đốc sở, ngành và tương đương, trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công khai trước lãnh đạo cán bộ cấp phòng và tương đương trở lên trực thuộc sở, ngành, cơ quan, đơn vị đó. c) Bí thư, Phó bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, Ủy viên thường trực Hội đồng nhân dân, trưởng các ban của Hội đồng nhân dân, các thành viên khác của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã công khai trước đối tượng ghi phiếu tín nhiệm hàng năm, gồm lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã, trưởng phòng, ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc Hội đồng dân nhân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã. d) Người có nghĩa vụ kê khai không thuộc diện quy định tại Điểm a, b, c trên đây thì công khai trước toàn thể công chức, viên chức thuộc phòng, ban, đơn vị. Nếu biên chế của phòng, ban, đơn vị có từ 50 người trở lên và có tổ, đội, nhóm thì công khai trước tổ, đội, nhóm trực thuộc phòng, ban, đơn vị đó. 3. Ở doanh nghiệp: a) Chủ tịch Hội đồng thành viên (quản trị), Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Trưởng ban kiểm soát, kiểm soát viên, Kế toán trưởng các Tập đoàn, Tổng công ty (công ty) nhà nước công khai trước Ủy viên Hội đồng thành viên (quản trị), Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Trưởng ban kiểm soát, kiểm soát viên, Kế toán trưởng, Trưởng các đơn vị trực thuộc Tập đoàn, Tổng công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên (quản trị), Tổng giám đốc (giám đốc), các Tổng công ty (công ty) trực thuộc Tập đoàn, Tổng công ty, Trưởng các đoàn thể trong Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước. b) Người đại diện phần vốn của Nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước và giữ chức danh từ Phó Trưởng phòng trở lên trong doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước thì công khai Bản kê khai tại Tập đoàn, Tổng công ty (công ty) nơi cử mình làm đại diện phần vốn trước Ủy viên hội đồng thành viên (quản trị), Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, ban kiểm soát (kiểm soát viên), Kế toán trưởng. Trường hợp người đại diện phần vốn của Nhà nước là cán bộ, công chức, viên chức thì công khai Bản kê khai theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này. · c) Người có nghĩa vụ kê khai không thuộc diện quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này thì công khai trước tập thể phòng, ban, đơn vị đó. Nếu biên chế của phòng, ban, đơn vị có từ 50 người trở lên và có tổ, đội, nhóm thì công khai ở tổ, đội, nhóm trực thuộc phòng, ban, đơn vị đó. Như thế thì chống cái gì và chọi với ai ? Toàn là chuyện nói cho nhau nghe trong phòng kín để ăn vụng. Nhưng để mị thêm dân, ngày 23/05/2017, Bộ Chính trị, cơ chế thống trị toàn hệ thống chính trị đã ra Quy định số 85/QĐ/TW "về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Bộ chính trị, Ban Bí thư qủan lý", tổng số chừng hơn 1,000 người. Mục đích của việc làm này là nhằm:"Kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản nhằm bảo đảm việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Đảng, Nhà nước về kê khai tài sản; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý các khuyết điểm, vi phạm trong việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; góp phần phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng." Minh thị thành phần phải kê khai tài sản, cũng giống như trong Dự luật PCTN và Nghị định "minh bạch tài sản thu nhập" (MBTSTN), thì:"Việc thực hiện các quy định về kê khai tài sản, biến động tài sản hằng năm thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của cán bộ thuộc đối tượng kiểm tra, giám sát, của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên." Nhưng khác với luật PCTN và MBTSTN, Quy định Bộ Chính trị không cho phép "công khai hồ sơ khai báo", dù chỉ giới hạn trong nội bộ để ăn chia với nhau. Vì vậy dù công tác này đã thi hành hơn 1 năm mà tứ phương vẫn yên lặng như tờ, chả ai dám hé răng thắc mắc. Riêng cá nhân Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng thì ông vẫn nhìn nhận:"Công tác phòng, chống tham nhũng vẫn còn những tồn tại, hạn chế … ở một số địa phương, bộ, ngành chưa có sự chuyển biến rõ rệt, vẫn còn tình trạng "trên nóng, dưới lạnh", nể nang, né tránh, ngại va chạm; việc phát hiện, xử lý tham nhũng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu; tự kiểm tra, tự phát hiện và xử lý tham nhũng trong nội bộ cơ quan, đơn vị vẫn là khâu yếu. Tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công vẫn gây bức xúc trong người dân, doanh nghiệp. Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế là do nhiều cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa nhận thức sâu sắc mức độ nghiêm trọng của tình hình tham nhũng ở địa phương, lĩnh vực mình quản lý; chưa thực sự gương mẫu, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trong đó có cả những người là lãnh đạo, quản lý thiếu tu dưỡng, rèn luyện, có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng." Ông Trọng đã nói như thế tại Hội nghị toàn quốc về phòng, chống tham nhũng ngày 25/06/2018 tại Hà Nội. Ông kêu gọi mọi người:"Tiếp tục làm tốt công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; đấu tranh mạnh mẽ chống chủ nghĩa cá nhân, thói ích kỷ vụ lợi, "lợi ích nhóm"…phải ngăn ngừa tận gốc những sai phạm, khuyết điểm một cách căn cơ, bài bản bằng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nói một cách hình ảnh là phải "nhốt quyền lực vào trong lồng cơ chế". Đáng chú ý là Tổng Bí thư đảng CSVN còn chỉ thị:"Phải tăng cường giám sát việc sử dụng quyền lực của cán bộ lãnh đạo, nhất là người đứng đầu, tăng cường giám sát trong nội bộ tập thể lãnh đạo; công khai quy trình sử dụng quyền lực theo pháp luật để cán bộ, nhân dân giám sát." Ông Trọng nói hăng như sợma đuổi, nhưng đảng lại giấu nhân dân hồ sơ kê khai tài sản và thu nhập của chính cá nhân ông và của cả hệ thống lãnh đạo thì có khác nào ông đã chửi vào mặt đảng và nhà nước vì làm gương mù rồi không ? -/- Phạm Trần (09/018) | ||||
Hai nguy cơ khiến Trung Quốc dễ lãnh hậu quả trong 'Chiến tranh Lạnh' với Mỹ Posted: 20 Sep 2018 12:46 AM PDT Trung Quốc đang trên đường thua Mỹ trong cuộc "Chiến tranh Lạnh" với Mỹ, vì không thừa nhận và không sửa sai từ hai bài học từng khiến Liên Xô sụp đổ: quản lý kinh tế kém và ôm mộng vươn tầm bá chủ. Đó là nội dung chính trong góc nhìn của ông Bùi Mẫn Hân, Giáo sư về quản trị chính quyền thuộc Đại học Claremont McKenna (Mỹ) đăng trên báo Bưu Điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 8.9. Một Thế Giới xin lược dịch: "Khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, Trung Quốc muốn tìm hiểu vì sao. Một tổ chức nghiên cứu thuộc chính phủ được giao nhiệm vụ, đã qui trách nhiệm cho Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev, người chủ trương đổi mới nhưng không đủ cứng rắn để duy trì Liên Xô. Nhưng lãnh đạo Trung Quốc cũng nêu rõ các yếu tố quan trọng khác, mà ngày nay xem ra lãnh đạo Trung Quốc không lưu ý. Bài học thứ nhất: quản lý kinh tế kém mà chạy đua vũ trang Thoạt nhìn, có vẻ Trung Quốc không thật sự lao vào chạy đua vũ trang với Mỹ. Mức chi quốc phòng chính thức năm 2018 của Trung Quốc khoảng 175 tỉ USD, chỉ bằng ¼ so với mức chi quốc phòng Mỹ là 700 tỉ USD đã được Quốc hội Mỹ thông qua. Nhưng khoản chi quân sự thực sự của Trung Quốc được ước tính cao hơn mức chi quốc phòng chính thức. Theo Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), Bắc Kinh chi 228 tỉ USD cho quân sự năm 2017, tức cao hơn mức chi chính thức khoảng 150% (150 tỉ USD). Vấn đề chính không phải khoản tiền chi mua súng, mà là việc Trung Quốc liên tiếp tăng chi quân sự, có nghĩa ngầm nước này đã chuẩn bị nhảy vào một cuộc chiến tranh tiêu hao với Mỹ. Nhưng kinh tế Trung Quốc chưa được trang bị đủ để tạo nguồn lực đủ ủng hộ mức chi cần có để thắng cuộc chiến này. Nếu Trung Quốc có mô hình tăng trưởng bền vững, đi kèm là một nền kinh tế hiệu quả, thì Trung Quốc có thể chịu đựng một cuộc chạy đua vũ trang khiêm tốn với Mỹ. Nhưng Trung Quốc không hề có gì cả. Ở tầm vĩ mô, sức tăng trưởng của Trung Quốc nhiều khả năng tiếp tục suy giảm, vì dân số lão hóa nhanh, mức nợ cao và cuộc chiến thương mại leo thang do Mỹ phát động. Tất cả những điều trên có nghĩa hút cạn nguồn lực bị hạn chế của Trung Quốc. Ví dụ tỉ lệ người già lệ thuộc tăng lên, chi phí y tế và trợ cấp tăng theo. Hơn nữa, kinh tế Trung Quốc chưa thể bì về hiệu quả so với kinh tế Liên Xô, thì không thể gần đạt hiệu quả như kinh tế Mỹ. Lý do chính của việc này, chính là tình trạng ăn bám kéo dài của các công ty, xí nghiệp nhà nước Trung Quốc. Họ "ngốn" một nửa tổng quỹ tín dụng của cả nước, nhưng chỉ đóng góp 20% vào giá trị kinh tế và việc làm. Nếu điều này không thay đổi thì sẽ rất nguy hiểm. Vì khi nào chúng vẫn không hoạt động hiệu quả thì chúng tiếp tục hút cạn nguồn lực của nền kinh tế, thì càng không thể duy trì cuộc chạy đua vũ trang với Mỹ, và càng thách thức nền tảng tạo trật tự xã hội thời gian qua. Bài học thứ hai: Trung Quốc phải tránh mục tiêu vươn tầm bá chủ Khoảng 10 năm trước, khi tình trạng thâm thủng thương mại khổng lồ đem đến sự dư thừa ngoại tệ, chính phủ Trung Quốc bắt đầu thực hiện những hoạt động tốn kém và trợ giúp các "đồng minh" ăn bám. Ví dụ điển hình là chương trình Vành đai và con đường (BRI) trị giá 1 ngàn tỉ USD, chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển. Bất chấp các dấu hiệu rắc rối ban đầu, Trung Quốc quyết tâm thúc đẩy BRI, khi lãnh đạo nước này xác lập đó là "cột trụ trong đại chiến lược" mới. Các sai lầm lớn của kế hoạch vươn tầm bá chủ, chính là việc Trung Quốc hào phóng giúp đỡ các nước-từ Campuchia, Venezuela đến Nga-mà không nhận lại được gì nhiều. Theo dữ liệu của Đại học William & Mary ở bang Virginia (Mỹ), từ năm 2000 đến 2014, các nước Bờ Biển Ngà, Campuchia, Cuba, Ethiopia và Zimbabwe đã nhận 24,4 tỉ USD, là tiền vay của Trung Quốc. Cùng giai đoạn trên, Angola, Lào, Pakistan, Nga, Turkmenistan và Venezuela nhận 98,2 tỉ USD vay của Trung Quốc. Mới đây, Bắc Kinh hứa cấp số tiền vay 62 tỉ USD cho "Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan". Chương trình này sẽ giúp Pakistan giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng cũng hút cạn tiền trong két sắt của Bắc Kinh, vào lúc chủ nghĩa bảo hộ thương mại đang đe dọa khả năng bơm đầy tiền trở lại vào két. Như Liên Xô trước đây, Trung Quốc vung tiền cho vài nước bạn, chỉ hưởng chút lợi trong khi càng dính sâu vào một cuộc chạy đua vũ trang không bền vững. Cuộc "Chiến tranh Lạnh" Mỹ-Trung chỉ mới bắt đầu, nhưng Trung Quốc đã trên đường thua". Vĩnh Thụy (lược dịch theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng) https://motthegioi.vn/the-gioi-c-79/goc-nhin-c-121/hai-nguy-co-khien-trung-quoc-de-lanh-hau-qua-trong-chien-tranh-lanh-voi-my-96245.html | ||||
Công an A67 đang phá hoại EVFTA Posted: 20 Sep 2018 12:40 AM PDT Sáng nay sau khi nói chuyện với một nhà nghiên cứu Úc tại Cà Phê Highland, hơn 10h tôi xách va ly ra để chuẩn bị bay từ Hà Nội vào Sài Gòn để bay tiếp đi ÚC. Đến Hoàng Diệu thì bị tống lên xe trực chỉ đồn Công An Nội Bài. Và tôi bị câu lưu cho đến 6 giờ tối (lần này là lần thứ 20 kể từ cuối 2014, hay lần thứ 18 kể từ 23-3-2016) Vẫn chỗ cũ, vẫn ông trung tá A67. Tôi cực lực phản đối sự vi phạm pháp luật của A67. Nhưng họ cứ giữ tôi ở đó cho đến 6 giờ tối. Hoá ra họ sợ tôi qua Úc rồi đi thẳng Brussells dự Điều trần của Quốc hội Châu Âu về Hiệp định tự do thương mại EU-Việt Nam (EVFTA) vào ngày 10-10 vì họ cứ hỏi tôi có đi thẳng châu Âu không? Tôi bào KHÔNG, tôi sẽ về Việt Nam 5-10 và chỉ đến 9-10 mới bay đi Brussells. Trời cực kỳ oi, phòng có 3 chiếc điều hoà đứng đều hỏng, không có quạt. Họ giữ tôi ở đó và tôi đã bảo họ EVFTA là tốt cho Việt Nam, bất cứ kẻ nào cản trở nó kẻ đó phản bội dân Việt Nam và việc cản trở tôi đi dự điều trần là một việc như vậy. Một sự việc vô cùng nghiêm trọng đã xảy ra, họ lục tung va ly của tôi tìm xem tôi có mang xách tài liệu gì đi không (sao nghiệp vụ họ kém thế). Tôi phản đối kịch liệt và nói họ vi phạm pháp luật trắng trợn. Hải quan cũng chỉ có quyền khám xét hành lý ở nơi quy định tại cửa khẩu, còn các vị không phải Hải quan. Họ lần hết quần áo, thậm chí cả bít tất,... cũng nắn xem trong đó có gì không. Trời rất ơi, họ chia nhau ra ngoài gốc cây hóng mát để tôi và luôn có 1 người kèm ở trong phòng dù đã mở cửa nhưng vẫn rất ngột ngạt vì trời oi. Uống hơi nhiều nước nên hay phải đi tè (trên tầng 2) lúc nào cũng 1 cậu kè kè canh cho mình đái. Thật quái đản. Họ mang hộ chiếu của tôi đi đâu không biết, rồi đến 6 giờ tối ông Trung tá bảo trong thời gian tới bác đừng đi đâu cả (ý nói đng đi Brussells). Tôi bảo trả tôi hộ chiếu nếu không tôi không về. Anh ta bảo bác cứ lên xe về đến nhà anh em đưa trả hộ chiếu cho bác. Tôi lên xe, họ chở tôi về nhà và như thế lỡ mất chuyến đi. Họ đưa lại hộ chiếu cho tôi. Lý do chính là họ sợ tôi sang EU. Vài ngày tới tôi sẽ mua vé đi Brussell và nếu họ lại chặn không cho tôi đi thì đó sẽ là điều chứng minh hùng hồn nhất rằng A67 là lực lượng phá hoại EVFTA (dù có mất vài chục triệu để vạch trần bộ mặt của những kẻ phá hoại cũng được). Nguyễn Quang A | ||||
Posted: 20 Sep 2018 12:31 AM PDT PHẠM ĐÌNH TRỌNG Người dân lương thiện nặng lòng với vận nước hưng vong, chỉ đơn độc, lặng thầm và ôn hòa bộc lộ chính kiến trên Facebook và tham gia biểu tình đòi giữ gìn môi trường trong lành của đất nước thì bị tòa án nhà nước cộng sản kết tội lật đổ chính quyền nhân dân và bị kết án 14 năm tù dù không có bất cứ bằng chứng nào về tội lật đổ. Cả một đám thanh niên hư hỏng xài ma túy bị ngất xỉu phải đưa vào bệnh viện cấp cứu thì lập tức phó chủ tịch Hà Nội kéo cả bộ sậu một đám giám đốc sở, giám đốc Y tế, giám đốc Lao động Thương binh Xã hội vội vã đến bệnh viện, vồ vập, ân cần, trìu mến thăm hỏi. Đứng trước tuổi trẻ bệnh hoạn ma túy, đám quan chức cộng sản khép nép cung kính như đứng trước những anh hùng thời đại Hồ Chí Minh rực rỡ rồi tay nâng phong bì, thân thiết kính tặng tiền, khuyến khích lớp trẻ cứ ném tuổi trẻ huy hoàng vào ma túy. Cứ ma túy đi, đừng đòi dân chủ, nhân quyền. Cứ ma túy đi, đừng quan tâm đến biển Đông của tổ tiên ta đang bị giặc Tầu chiếm đoạt, đang hàng ngày bắn giết dân ta đánh cá trên biển của ta. Cứ ma túy đi, đừng bận tậm đến tâm hồn Tàu, tư tưởng nô lệ Tàu đang sai khiến quan chức nhà nước cộng sản. Cứ ma túy đi, đừng lo ngại hàng hóa Tàu đang giết chết nền kinh tế Việt Nam, đang đầu độc con người Việt Nam. Cứ ma túy đi, đừng băn khoăn gì về lũ giặc Tàu đang ồ ạt đổ vào nước ta, đang làm chủ nhiểu vùng lãnh thổ đất nước ta, đang nghênh ngang mặc áo in hình lưỡi bò đi trên đường phố ta. Cứ ma túy đi hỡi tuổi trẻ anh hùng của thời đại Hồ Chí Minh rực rỡ. Tuổi trẻ cứ say ma túy đi để nhà nước cộng sản rảnh tay đưa cả giống nòi Việt Nam vào nô lệ Tàu Cộng. Một chính quyền quái gở của lịch sử Việt Nam. | ||||
Tổng Thống Trump chính thức đánh thuế thêm trên $200 tỷ hàng Trung Quốc Posted: 20 Sep 2018 12:24 AM PDT WASHINGTON DC (NV) –Từ Thứ Hai tuần tới, 24 Tháng Chín, chính phủ Mỹ sẽ đánh thuế 10% trên một số hàng hóa nhập cảng từ Trung Quốc, trị giá tổng cộng $200 tỷ Mỹ kim. Đến cuối năm, suất thuế sẽ tăng lên 25% nếu Bắc Kinh không nhượng bộ. Những món hàng này bao gồm hàng ngàn món, từ thực phẩm đồ biển đến va ly, sẽ ảnh hưởng đến giá cả mà người tiêu thụ ở Mỹ sẽ phải chịu tăng lên vì thuế. Ông Trump tuyên bố, trong ngày Thứ Hai, rằng chính sách mậu dịch của Trung Quốc làm hại cho sự thịnh vượng lâu dài của nước Mỹ. Với quyết định này, suất thuế nhập cảng sẽ đánh trên $250 tỷ hàng hóa, bằng một nửa trị giá hàng Mỹ mua từ Trung Quốc, năm ngoái là $505 tỷ Mỹ kim. Ông Trump đã dọa, nếu Trung Cộng trả đũa, ông sẽ đánh thuế thêm trên $267 tỷ đô la hàng hóa nữa, tức là trên tất cả các món mua từ nước Tầu. Đáp lại quyết định mới của chính phủ Mỹ, Bộ Ngoại Giao Trung Cộng tuyên bố sẽ đánh thuế trên các món hàng do Mỹ xuất cảng sang nước Tàu, giống như họ đã trả đũa trên $50 tỷ đô la hàng đầu tiên bị đánh thuế. Quyết định của Tổng Thống Trump được công bố ba ngày trước khi sứ giả của Bắc Kinh, Phó Thủ Tướng Lưu Hạc (Liu He) sang Mỹ để bắt đầu một cuộc đàm phán mới về các tranh chấp mậu dịch. Trong thời gian tham khảo ý kiến, hàng ngàn doanh nhân Mỹ đã yêu cầu chính phủ Trump miễn đánh thuế cho một số hàng cần thiết cho công việc sản xuất của họ. Họ đã nộp 6,000 bản điều trần với 300 người ra làm chứng; vì thế chính quyền đã bỏ bớt 300 món hàng không đánh thuế nữa. Trong số những món được miễn này có loại đồng hồ đeo tay "smartwatches" do công ty Apple lắp ráp ở Trung Quốc. Một số hàng khác như Bluetooth, mũ đội bảo vệ đầu khi đi xe đạp, ghế ngồi cao, ghế xe hơi cũng được tha. Hội các nhà bán lẻ ở Mỹ, trong đó có những công ty lớn như Walmart và Best Buy, phản đối chính phủ về quyết định đánh thuế này, họ nói vì "Đó là một cách đánh thuế trên người tiêu thụ ở Mỹ. Chính người tiêu thụ, không phải Trung Quốc, chịu ảnh hưởng của các suất thuế mới này." Một số doanh nghiệp đã trù tính sẽ thưa kiện chính phủ Mỹ để ngăn chặn việc đánh thuế này. (T.Đ) Nguồn: Theo Người Việt | ||||
Chính phủ kiến tạo – liều thuốc an thần Posted: 18 Sep 2018 11:51 PM PDT Thiện Tùng Có lẽ thấy có cái gì đó không ổn, mấy ngày qua, nhất là ở diễn đàn "Bàn tròn" BBC, nhiều học giả trong nước được mời tham kiến về Chính phủ "Kiến tạo" do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề xướng từ khi ông vừa nhậm chức (2016). Người viết lựa những chỗ người ta chưa nói hoặc nói chưa rõ bổ sung thêm.
Dưới thể chế nhứt nguyên, nhứt đảng nầy, dầu có muốn cũng không thể "kiến tạo" gì được đâu. Nếu Thủ tướng có ghiền nổ thì cũng vừa phải thôi để còn đường rút lui. "Xe trước gãy xe sau phải tránh", khi tiếp quản ngành Giáo dục – Đào tạo, ông Nguyễn Thiện Nhân cao hứng cũng nổ "không" đủ điều, để rồi trở thành bại tướng phải rời trận địa nầy. Thủ tướng Phúc hãy nhớ lại xem, khi ông còn làm phó cho ông Thủ tướng Dũng, trước sự đỗ vỡ về nhiều mặt, đầu năm 2014, các ông đã ra Thông điệp xây dựng Chính phủ "Kiến tạo". Kiến mãi mà không tạo được nhân tố gì mới, kinh tế tiếp tục lụn bại, tham nhũng lan tràn, xã hội rối rối như canh hẹ. Đại hội 12 của Đảng CSVN (Đảng), ông Dũng cáo quan về làng ráng làm người tử tế, còn ông, khi ngồi vào ghế Thủ tướng, tiếp tục nổ giòn về công trình xây dựng Chính phủ "Kiến tạo". Liệu có làm được không dưới thể chế chính trị nhứt nguyên, nhứt đảng nầy?. Khó lắm thưa ông! Bởi vì Chính trị và Kinh tế nước ta đang rối loạn do không đồng bộ giữa Tồn tại và Ý thức: Độc tài Cộng sản không thể đứng vững trên nền kinh tế không phải của nó (thị trường). Ngược lại kinh tế thị trường cũng không thể phát triển vì luôn bị trói buộc bởi ý thức hệ Cộng sản. Muốn có chính phủ Kiến tạo đủ mạnh để phát triển kinh tế- xã hội, không còn cách nào khác phải một là đa nguyên về chính trị; hai là cắt đuôi định hướng Xã hội Chủ nghĩa(XHCN). Cắt đuôi định hướng XHCN chủ yếu là phải "tư nhân hóa về ruộng đất" và xóa bỏ "kinh tế quốc doanh đóng vai trò chủ đạo". Là đảng viên cao cấp của Đảng, hẳn ông Phúc thừa biết, đảng trưởng của ông rất dị ứng với cụm từ "Đa nguyên Đa đảng; Nhà nước Dân chủ Pháp quyền" và sự từ chối "định hướng XHCN". Chỉ cần vi phạm một trong 3 điều cấm kỵ nầy, nếu là đảng viên sẽ bị Đảng quy kết "thoái hóa về tư tưởng đạo đức", "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", xử lý kỷ luật tương xứng; Nếu người ngoài Đảng vi phạm sẽ bị liệt vào "thế lực thù địch", xử lý theo pháp luật, tước quyền công dân, cho vào tù. Không cần nhơn/xưng danh, "Kiến tạo" là một chức năng của Chính phủ. Hoàn cảnh Việt Nam trong hiện tại, Thủ tướng Phúc nên sớm nhận ra, ông đang đứng trước 2 con đường: Muốn có Chính phủ Kiến tạo đúng nghĩa, không thể vẹn đôi đàng, hễ được lòng Dân thì mất lòng Đảng và ngược lại – ông chỉ chọn một trong hai là lòng Dân hay lòng Đảng?. Nếu ông chọn cả hai cho vẹn đôi đàng là "lên giả", Chính phủ "Kiến tạo" mà ông nêu ra chỉ là liều thuốc an thần. Ai mà chẳng biết, Thủ tướng Phúc là đảng viện cao cấp thuộc tứ trụ triều đình. Nhờ chức danh chức vụ ông mới giàu sang, danh vọng: Của chìm đố trời mà biết, còn của nồi trong ngoài nước còn giấu được ai. Hình thức là sự phản ảnh của bản chất: Ghế ông ngồi cao hơn một chút so với phó, bục ông đứng nói luôn tràn trề hoa, đoàn xe của ông "về làng như thần hoàng về miễu", trên đường đi có Cảnh sát mở đường, vượt đèn đỏ là chuyện nhỏ, đường cấm ở Hội An đoàn xe của ông vẫn thoải mái vào. Cách nay hơn tháng, ông đến làm việc với lãnh đạo quê tôi, nơi làm việc có nhiều giao lộ, tờ mờ sáng Cảnh sát triển khai trên diện rộng, cấm tất các ngả đường vào nơi ông làm việc, khiến cho con nít không vào nhà trẻ được chớ đừng nói… – "Nhiều năm phấn đấu không bằng một lần được cơ cấu" ( Lời của một quan to ở Sài thành).
Những gì người viết vừa kề không ngoài sự thật. Nói phải quấy để trao đổi nhận thức, chớ ai mà chẳng biết ông Phúc chọn lòng Đảng. Chính phủ "Kiến tạo" mà ông đưa ra chỉ là thuốc an thần hay thuốc giải nhiệt trong dân chúng mà thôi. Vốn không tử tế mới ráng làm người tử tế, vốn phá hại mới cố kiến tạo. Dẫu sao, biết tự hối như thế cũng nên khích lệ. 18/9/2018 T.T | ||||
MÃ LAI QUYẾT LIỆT THOÁT TÀU, VIỆT NAM RA SỨC ĐÂM ĐẦU CHUI VÔ! Posted: 18 Sep 2018 11:27 PM PDT Mai Hưng dịch (VNTB) | Tác giả: Stefania Palma – từ Singapore
Malaysia đã hủy bỏ ba dự án đường ống dẫn dầu do Trung Quốc hậu thuẫn, trong khi trước đó đã đình hoãn 23 tỷ đô la trong các chương trình liên quan đến Bắc Kinh và chỉ trích các hợp đồng này là các hợp đồng "đầy lắt léo" ("lopsided" contracts) cũng như các móc nối tiềm tàng liên quan đến một quỹ tài chính (có tên gọi là) 1Malaysia Development Berhad (1MDB) đầy tai tiếng. Lim Quan Eng, Bộ trưởng Tài chính Malaysia, cho biết các dự án bị hủy bỏ này bao gồm hai đường ống dẫn dầu và khí đốt trên đất liền Malaysia và trên đảo Borneo với chi phí hơn 1 tỷ đô la cho mỗi đường ống, và một đường ống dẫn dầu trị giá 795 triệu USD nối thành phố Malacca với nhà máy lọc dầu và hóa dầu của Petronas thuộc bang Johor. Tất cả đều đã bị đình chỉ từ hồi tháng Bảy. Quyết định chấm dứt việc xây dựng đường ống là dấu hiệu hiển lộ nhất về sự phản kháng chống lại Trung Quốc kể từ hồi tháng Năm khi ngài Mahathir Mohamad mới đắc cử Thủ tướng đã cam kết sẽ cắt giảm những khoản chi tiêu quá mức và duyệt xét lại tất cả các "hiệp ước bất bình đẳng" liên quan đến Bắc Kinh. Tuyến đường sắt chạy dọc bờ biển phía Đông – một kế hoạch hàng đầu chủ chốt của Sáng kiến một vành đai một con đường (một tên gọi khác: Nhất đới nhất lộ - người dịch) tại Malaysia – hiện chưa bị hủy bỏ, nhưng đang được duyệt xét lại. "Chúng tôi vẫn đang thảo luận và đàm phán [về tuyến đường này]", ông Lim, người đã nói từ hồi tháng Bảy rằng việc cắt giảm chi phí một cách "quyết liệt" (hay là "rốt ráo", như đồng chí 3X của ta vẫn thường nói – người dịch) sẽ được yêu cầu nếu việc xây dựng tuyến đường sắt vẫn muốn được tiếp tục triển khai. Vị bộ trưởng tài chính này đã xem xét lại tổng mức đầu tư của tuyến đường sắt ven bờ biển phía Đông trị giá 20 tỷ đô la – (đội giá tới) 3,5 tỷ đô la nhiều hơn so với ước tính của chính phủ trước đó. Dưới thời cầm quyền của ông Najib Razak, hàng tỷ đô la đã được Trung Quốc đổ vào Malaysia, khiến cho tuyến đường sắt này trở thành một câu chuyện thành công của sáng kiến Nhất Đới Nhất Lộ. Việc hủy bỏ này là một sự "bẽ bàng" / mất thể diện ("at odds" – hay như người Việt thường nói là "chó ỉa bàn cơ dơ mặt tướng" – người dịch) đối với chuyến viếng thăm của ông Mahathir tới Bắc Kinh hồi tháng trước, trong đó cả hai bên đều kêu gọi "tăng cường niềm tin lẫn nhau về chính trị" và Kuala Lumpur xác nhận rằng (Malaysia) vẫn là một phần của sáng kiến BRI của Trung Quốc. Nó cũng diễn ra tiếp theo sau một sự hòa giải giữa Singapore và Malaysia, mà theo đó cả hai bên cũng đã đồng ý tạm dừng / đình hoãn (to postpne) một tuyến đường sắt cao tốc mà ông Mahathir đã thề là sẽ hủy bỏ vì chi phí quá cao. Malaysia cũng đã đồng ý (bồi thường) trả cho Singapore 15 triệu đô-la Singapore (tương đương 11 triệu đô la Mỹ) để trang trải cho chi phí đình chỉ dự án. Ông Lim đã không tiết lộ chi phí hủy bỏ (hợp đồng) mà Malaysia sẽ phải gánh chịu để chấm dứt hợp đồng xây dựng đường ống. "Việc này đang được các luật sư xử lý", ông nói. Vị bộ trưởng tài chính này cáo buộc rằng một phần của nguồn tài chính tài trợ từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc cho dự án đường ống này đã bị chiếm đoạt để mua đất đai thuộc sở hữu của 1MDB - do ông Najib thiết lập và từ đó mà 4.5 tỷ đô-la đã bị cáo buộc là đã mất tích - để trợ giúp cho một quỹ dùng để tái trả nợ cho các món nợ của nó (của 1MDB). Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc đã không hồi đáp các yêu cầu bình luận của bản báo (tức là tờ Thời báo Kinh tế = FT này) khi lần đầu tiên bản báo đưa tin về sự vụ này. Chỉ có khoảng 13% (công việc) của hai tuyến đường ống đầu tiên là đã được hoàn tất, trong khi đó gần 90% giá trị tài chính của dự án đã được trả cho nhà thầu - Cục Đường ống Dầu khí Trung Quốc ("China Petroleum Pipelin Bureau"), theo Bộ Tài chính (của Malaysia). Nhà thầu của tuyến đường ống thứ ba mà sẽ được nối với một nhà máy lọc dầu của Petronas, vẫn chưa được ấn định và nguồn tài chính tài trợ vẫn chưa được bảo đảm - mặc dù vậy vào tháng 5 năm 2017, một cơ quan của bộ tài chính vốn (được giao nhiệm vụ) giám sát các dự án này vẫn đã ký một biên bản ghi nhớ với Công ty Kỹ thuật Xây dựng Đường ống Dầu khí Trung Quốc để xây dựng tuyến đường ống Johor, và ông Lim nói rằng Ngân hàng Xuất nhập khẩu của Trung Quốc dường như đã tài trợ cho nó. | ||||
Posted: 18 Sep 2018 11:21 PM PDT
1. Giáo dục cải cách cãi chưa xong. Phân ban thay sách cứ lòng vòng. Chuơng trinh thí nghiệm lên đầu trẻ. Giáo viên phụ huynh quay mòng mòng. 2. Phổ thông căn bản không đúng tầm. Lịch sử, khoa học ít quan tâm. Chuyên về chính trị ca ngợi đảng. Sắc thanh Tiếng Việt lai Hán âm. . Giáo khoa, pháp lệnh, Bộ độc quyền Ưu việt tăng giảm đổi liên miên Hàng năm chỉnh sửa bán sách mới "Con buôn giáo dục" thu thêm tiền. . Mấy chục năm qua cứ loay hoay. Năm bước lên lớp , cô và thầy sao đi chép lại một giáo án. Cả nước rập khuôn cách dạy này. , Thi cử cấp nào cũng đổ cao. Thí sinh dốt đặc đỗ nhờ phao. Nhờ quan các cấp chạy thành tích. Khảo thí buông theo lợi nhuận cao. . Bằng giả bằng mua ở đâu ra Quan đảng chạy chức chạy đô-la. Lớp ba lớp bảy thành tiến sỹ. Đạo đức làm người coi như pha. . Thời buổi thị trường theo định hướng, Giáo dục dường như cũng kịp mùa. Bằng cắp qui ra bằng ngọai tệ. Quan tham thả sức bán và mua. 3. Đào tạo vừa qua theo hư danh. Lắm quan ít thợ thiếu thực hành Sinh ra quản lý năng lực yếu. Phe" tư bản đỏ" giàu rất nhanh. . Đoàn Thuận | ||||
Posted: 18 Sep 2018 11:11 PM PDT (Chuyện Nhà của tôi linh tinh lắm. Thậm chí còn vô duyên nữa. Thôi thì nghe theo các bạn khuyến khích, tôi cứ liều cho nó lên từng mẩu một trong những gì tôi còn nhớ, rủ các bạn cùng ngoái nhìn với tôi vài quang cảnh của một thời đã mất). Ngôi nhà đầu tiên của gia đình tôi nằm ở hông trái Nhà Thờ Lớn thành phố. Trước khi cha mẹ tôi lấy nhau, hai ông bà không ở riêng mà ở với gia đình mình. Cha tôi ở nhà ông anh cả làm thông phán Tòa Sứ, mẹ tôi sống với bà ngoại và ông anh làm ở Sở dây thép[1]. Tôi không nhớ tên cái phố con con hay cái ngõ bé tí ấy, cũng chẳng nhớ ngôi nhà đầu tiên của chúng tôi số mấy. Các bậc cha chú tôi và mọi người trong họ hàng tôi mỗi khi nhắc tới nó đều nói: "Hồi nhà cháu còn ở phố Nhà Chung". Như mọi gia đình nghèo ở thành phố, gia đình tôi chuyển nhà nhiều lần, nhưng nơi tôi được đặt bàn chân bé nhỏ của mình lên mặt đất lần đầu để lại trong tôi một dấu vết không phai mờ. Dù gì nó vẫn là thế giới đầu tiên của tôi. Gọi ngôi nhà đầu tiên là nói phóng lên, chứ nó là một căn rất nhỏ, trần thấp, các phòng nối với nhau bằng một lỗ trống hẹp hình chữ nhật đứng. Những căn khác cũng thế, hình dạng và kích thước y hệt nhau, xếp thành một hàng đều tăm tắp. Không thể nở ra theo chiều ngang, những căn phòng hẹp nối tiếp nhau ra tới tận sân sau nơi có nhà xí với những bậc cao. Sau nhà xí là một lối đi hẹp dành cho phu đổ thùng. Trong nhà lúc nào cũng tối thui, bước ra khỏi cửa là chói mắt. Trước nhà, trên vỉa hè rất hẹp, có một cây bàng nhỏ lá xanh lá đỏ lưa thưa. Chỉ có thể nhìn rõ mọi vật trong nhà khi nào cả cửa ra vào lẫn cửa sổ được mở toang, hoặc mọi đèn đều được bật. Tiếng là phố Nhà Chung nhưng dân ở khu vực này lương đông hơn giáo. Vào sáng sớm chủ nhật có thể thấy những giáo dân ít ỏi ở những căn hàng xóm ra đường, lẫn vào dòng con chiên đông đúc tuôn chảy về phía trước cửa Nhà Thờ, nơi những cái chuông trên tháp không ngừng đổ hồi inh ỏi. Trong nhà không có ban thờ, không có tượng Chúa. Chỉ có chân dung ông nội bà nội tôi treo trên tường. Tôi không biết mặt các cụ. Khi tôi ra đời thì hai vị đã không còn. Tôi cũng không biết là mình đã được rửa tội, đã là con chiên Chúa, với tên thánh Giu-Se. Tôi được rửa tội là theo ý các vị bề trên trong gia đình bên nội, chứ cha mẹ tôi chẳng theo tôn giáo nào. Vô thần là một cái mốt ở những người cách mạng. Trong thời gian ở đây tôi không bước chân vào Nhà Thờ Lớn lần nào dù nó ở sát nách – chẳng ai dẫn tôi vào đấy. Tôi ghi lại kỷ niệm về ngôi nhà này vì muốn nhìn lại quãng đời đã qua để hiểu thêm sự hình thành cái tôi sau này. Nó giống như sự xem lại một cuốn phim để mốc trong kho ký ức lúc rảnh rỗi. Con phố nhỏ, nơi có căn nhà của chúng tôi vắng lắm, rất thưa người đi lại, nhất là trong những trưa hè. Tôi hay ngồi ở bậu cửa để nhìn ra đường khi người lớn bận việc của họ, không ngó ngàng gì đến tôi. Không khí nóng rung rinh nhè nhẹ trên mặt đường nhựa. Nó tan biến khi có một cái xe tay chạy ngang, người kéo xe lau mồ hôi trên mặt bằng cái khăn tay rách. Những ngày mưa thì khác. Hằn vào trí nhớ cảnh mấy người đàn bà mặc váy rộng đội nón quai thao đung đưa đôi thúng đầy ổi xanh ổi vàng bóng nhẫy cúi đầu đi trong màn nước xeo xéo từ trên bầu trời xám xịt ào ạt đổ xuống. Thỉnh thoảng các bà hàng ổi mới dừng chân rẽ vào một hàng hiên nhà nào đó vừa để trú mưa vừa để bán hàng. Người bán nhìn lên bầu trời xám, mặc cho người mua chọn những quả vừa ý. Người mua thẽ thọt mà cả, người bán chẳng kì kèo gật đầu. Cái nón quai thao được dựa vào tường tạo ra một vũng nước nhỏ. Thứ nón rộng bằng cái vành xe đạp ấy rồi mất tăm mất tích cùng với thời gian. Dấu vết của chúng chỉ còn lại trong những ký hoạ của những hoạ sĩ người Âu chuộng lạ lạc bước tới nước ta và trong tranh lụa của cố hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh. Tôi nhớ những tiếng rao hàng về đêm: xực tắc, tài lốc mì chê, chí mà phù. Nhớ nhất những gánh phở thơm lừng qua phố vào sáng sớm hoặc buổi tối với tiếng rao kéo dài "Phơ..ớ..ớ". Vào giữa trưa hè nắng chang chang thì trên phố gần như không có bóng người. Tôi thích những thành phố có tiếng rao hàng. Nó sống động, nó vui. Thành phố không có tiếng rao hàng là thành phố đứng đắn, hiển nhiên là thế, nhưng chúng thật tẻ nhạt. Ở Moskva hay thủ đô các nước xã hội chủ nghĩa vào cái thời đã xa người ta không rao hàng - những người bán kem, bán nước giải khát đều là cán bộ thương nghiệp, cán bộ mậu dịch, họ là người đứng đắn. Người mua nhìn thấy họ khắc chạy tới. Tôi đã đi qua nhiều thành phố châu Âu, ngoài khu trung tâm sầm uất, đâu đó ở ngoại thị ta vẫn nghe thấy những lời chào mời rộn ràng từ cửa những tiệm ăn, những quán hàng tạp hoá, đặc biệt trong những ngày có phiên chợ. Ở thành phố du lịch Aswan ồn ào, tấp nập cũng thế. Cứ ra ngoài trung tâm là đã gặp những chợ ngoại ô rộn rã tiếng rao của đủ mọi thứ hàng. Người Ai Cập rao to những con dê được dắt ra chợ, mà cả như quát. Những xe nước mía thì y như ở bên ta, người bán hàng vừa quay cái vô lăng ép mía, vừa cười đùa ầm ĩ mời gọi người qua lại. La cà trên phố đêm Tihuana của Mehico tôi cứ đờ đẫn nghe tiếng rao hoặc hiệu chuông từ những xe con do người kéo bên hè phố. mặc cho dòng xe hơi qua lại nườm nượp. Cái đó làm cho tôi như được sống lại những ngày thơ ấu. Bên những chiếc xe sáng đèn và toả hương ngào ngạt những thực khách đói bụng đứng túm tụm, ăn nhồm nhoàm, húp sì sụp đủ loại món ăn dân dã. Thì ra những tiếng rao hàng làm cho thành phố đáng yêu hơn. Và đáng nhớ hơn khi ta xa nó. Trong cái nhà nhỏ xíu của tôi chỉ có cha mẹ tôi và chị người ở trông tôi là "Cái Nhài Hiên". Tôi không biết tên thật của chị là gì, cả lúc nhỏ, cả sau này. Với mọi người trong nhà chị mãi mãi là "Cái Nhài Hiên". Chị đến với cái thúng trên đầu và ra đi cũng với cái thúng ấy. Với tôi, "cái Nhài Hiên"là người mẹ thứ hai. "Cái Nhài Hiên"là người bồng bế tôi, xốc nách tôi cho tôi tập đi những bước đầu tiên. Chị là người dắt tôi đi vào cái thế giới lần đầu tôi được thấy. Mọi cái trong thế giới tôi gặp đều lạ lẫm - từ bầu trời xanh ngắt với những đám mây bồng bềnh, con chó mực hàng xóm vươn cổ ngáp dài hay con mèo tam thể mắt nhắm nghiền nằm phưỡn bụng với những núm vú hồng xếp thành hai hàng dọc trong ánh nắng chói chang. Những sinh vật đặc biệt cuốn hút tôi, chúng bắt tôi phải dừng lại ngắm nghía chúng, cứ như thể tôi sợ sẽ không được thấy chúng lần nữa. "Cái Nhài Hiên" không giục tôi bước tiếp, chị kiên nhẫn chờ tôi, cho tôi được thoả thuê nhìn. "Cái Nhài Hiên" của tôi rất hiền, hiền lắm lắm í. Không bao giờ chị trừng phạt tôi, cho dù một cái phát nhẹ vào mông. Chị chiều tôi, bày mọi trò cho tôi chơi - đập ruồi cho kiến đen tha giống hệt cái đám ma có cặp ngựa có mão đen ngù đen đi chậm chậm qua phố. Chị không cho tôi chơi với kiến lửa, chúng biết đốt, hay kiến gió hôi rình. Với con dao bài và mấy que tăm trong tay chị biến cái lá bàng thành con trâu có đủ hai sừng để tôi dắt đi, hoặc một cái thuyền xinh xắn để tôi thả nó trôi theo dòng nước không ngừng chảy bên hè. Dòng nước chảy trong rãnh suốt ngày đêm làm cho con phố mát mẻ hơn trong những ngày hè nóng nực. Cách giảm nhiệt cho thành phố như thế hoá ra loài người đã làm tự xửa xưa. Ở thành phố Pompei bị núi lửa Vesuva vùi lấp dưới tầng tầng lớp lớp nham thạch và tro vào năm 50 của công nguyên tôi cũng thấy cách giảm nhiệt khôn ngoan này. Đi trên những con đường trải sỏi của cái thành phố được người ta mất không biết bao nhiêu lâu, mất bao nhiêu công sức mới moi lên được, từ cả núi tro bụi cao tới 40 m, tôi cứ ngẩn ngơ nhìn dòng nước chảy trong rãnh như nó từng chảy như thế từ hai chục thế kỷ trước. Nghe tôi kể về Pompei ông bạn vừa từ Hà Nội qua cười ruồi. Ông cho biết ở các rãnh bên hè Hà Nội từ lâu rồi không còn nước chảy như ngày xưa nữa, chúng khô rang. Giữa tính tự thị và tính ù lì dường như có mối liên kết không lỏng lẻo. Càng lớn lên tôi càng sợ cái tính tự thị. Người tự thị không cần biết đến cái gì khác ngoài định kiến cho rằng mình đúng, rằng chỉ có mình là phải, không ai được nghĩ khác, nói khác, không ai được cãi lại, nhất là khi họ có quyền và có đủ phương tiện dập tắt mọi ý kiến khác. Riết rồi họ ù lì trong sự tự thị ấy, coi nó là chân lý bất biến. Vào thời thơ ấu của tôi đàn bà đất kinh kỳ nhất nhất đều để răng đen, người để răng trắng bị gọi là cái giống tân thời, bằng giọng dè bỉu. Người ta tự thị rằng để răng đen mới đúng, xưa nay vẫn thế, ngày nay ắt phải thế, và họ ù lì trước trào lưu để răng trắng trong lớp trẻ Tây học. "Cái Nhài Hiên" cũng có hàm răng đen nhưng nhức, như bà ngoại tôi, như mọi người trong phố. Chị có nhiều bạn hàng xóm, những người để răng đen như chị. Mẹ tôi không có bạn cùng phố, có lẽ vì hàm răng của bà. Người cùng phố gặp bà không chào không hỏi, mặt dửng dưng như không trông không thấy. Có thể đấy là do lối sống thành phố, đèn nhà ai nhà ấy rạng, nhưng trong thực tế lại không phải thế – cái nhìn cố ý về phía trước để không nhìn cái không muốn thấy là sự bày tỏ thái độ. Đành rằng tục ăn trầu, để răng đen có nguồn gốc xa xưa như một cách bảo vệ răng rất có lý như sau này tôi được biết, nhưng cái đẹp đã lấn lướt nó, dần thay thế nó. Cái đẹp có sức mạnh của nó, đôi khi thắng thế cái có lý. Nhưng tính ù lì cũng tồn tại mạnh mẽ không kém. Nó chỉ mất dần còn với thời gian, nhiều khi rất dài. Học giả Nguyễn Văn Ngọc có nói về "tính hay bắt chước của người mình". Thế mà, như một nghịch lý, tính hay bắt chước lại đi kèm với cái đối lập với nó là tính dị ứng với bất cứ cái gì mới. Hồi ở Nhà Chung mẹ tôi chẳng mấy khi ở nhà - bà bận bán sách báo ở Nam Đồng Thư Xã[2]. Công việc này, mẹ tôi kể, không có lương, nó là nơi tuyên truyền lòng yêu nước của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Phần đông bạn Quốc Dân Đảng của cha mẹ tôi là từ cái thư xã này. Họ mãi mãi là bạn gia đình tôi kể cả khi Đảng Cộng sản coi mọi đảng viên Quốc Dân Đảng và những người dính dáng tới đảng này là kẻ thù, không phân biệt. Trong những năm 1945-1946 đầy biến động của lòng thù hận có căn cứ lẫn không có căn cứ, khi những đảng viên hoặc người bị nghi là đảng viên Quốc Dân Đảng bị truy lùng, gia đình tôi vẫn là địa chỉ tin cậy mà họ có thể tìm đến. Cha tôi cũng rất bận. Mỗi khi về nhà, ông bế bổng tôi lên, thơm vội vàng vào má tôi một cái rồi lại chúi vào công việc. Rất nhiều năm về sau này tôi mới biết hồi ấy ông làm báo, ra tờ nào bị đóng cửa tờ ấy. Tờ l'Avenir số 1 ra ngày 1/3/1936 chỉ sống được đến 15/8 cùng năm. Không nản chí, ông cho ra tờ Tân Xã Hội. Nó ra mắt ngày 29/9/1936 để bị đóng cửa chỉ sau hai số. Trong nhà tôi còn lại rất lâu con dấu của ban trị sự tờ Tân Xã Hội để lăn lóc trong ngăn kéo gầm tủ giữa đủ thứ đồ tập tàng. Tôi lấy nó ra nghịch, bôi mực vào, rồi đóng lung tung vào mọi chỗ có thể đóng. Trong căn nhà bé nhỏ ấy bao giờ cũng đông khách. Bạn của cha tôi, bạn của mẹ tôi, hết người này đến người kia, đến rồi đi. Khi khách đến, tôi ngồi vào một góc quan sát họ. Tôi thích ngắm người, thích nghe những giọng nói – một thói quen chẳng biết xấu hay tốt, nó theo tôi suốt đời. Nó chỉ tỏ ra có ích khi tôi bắt đầu cầm lấy cây bút để hí hoáy vẽ bằng chữ hình hài một người nào đó. Nghe mẹ tôi kể thì bà đã nhiều lần gặp người anh hùng Nguyễn Thái Học ở Nam Đồng Thư Xã. Khi lần giở những trang tạp chí Illustration cho tôi xem những thủ cấp của các anh hùng cuộc khởi nghĩa Yên Bái mắt bà đẫm lệ. Cha tôi cũng quen Nguyễn Thái Học. Nói đến Nguyễn Thái Học, giọng ông trầm xuống, như nói về một bậc đàn anh đáng kính, một tấm gương cho thế hệ ông. Nguyễn Thái Học thường ngủ đêm ở nhà bác Hồng Tế, bạn thân của cha tôi. Phố Huế (Route de Hué) có hai cửa hiệu có tên Hồng ở đầu – Hồng Khê và Hồng Tế. Nhà Hồng Khê bán thuốc lậu, thuốc giang mai, là cửa hiệu nổi tiếng, nhà Hồng Tế bán tạp hoá lèo tèo ít người biết, nhưng lại hay bị lẫn lộn – nhà Hồng Tế luôn phải chỉ cho những người mua thuốc lậu, thuốc tim la sang nhà Hồng Khê ở bên kia đường. Tôi không biết tên thật của bác Hồng Tế là gì, mọi người đều gọi ông theo tên cửa hiệu. Một lần, khi tôi đã lớn, đã biết Nguyễn Thái Học là ai, bác Hồng Tế nhân lúc vui chuyện mới chỉ cho tôi chỗ bác Nguyễn Thái Học hay nằm – một cái chiếu điều trải trên sàn xi măng. Bác Hồng Tế nói bác Nguyễn Thái Học không thích nằm giường, bảo nằm đất mát hơn, lại vững hơn. "Sao lại vững hơn, có động đất đâu mà rộn?", bác Hồng Tế nói. Bác Học cười khì khì: "Càng gần đất bao nhiêu thì càng chắc bấy nhiêu, các cậu ạ, xa đất thì chúng ta chẳng làm nên trò trống gì hết". Câu nói ý nhị của bác được cha tôi nhắc lại nhiều lần trong những cuộc trò chuyện với bạn bè. Cũng hôm ấy bác Hồng Tế còn tả cho tôi cách bác Học nằm ngủ như thế nào. Ông gần như nằm sấp, chân phải co lên tận ngực. Bác Hồng Tế bảo đấy là cách nằm của hổ. Nhà bác Hồng Tế là nơi qua lại của nhiều thế hệ cách mạng – cả Quốc Dân Đảng, Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh, cả các thứ Cộng Sản không phân biệt Thanh niên Cách mạng Đồng chí, Tân Việt, hay Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Những người bạn này ăn dầm nằm dề ở nhà bác, nhờ bác giúp đủ mọi việc: đi chắp liên lạc giữa những người lang bạt, lo tiếp tế cho người ở tù, lo chỗ trốn cho người vượt ngục. Như thế, bác Hồng Tế hiển nhiên là người cách mạng, tuy bác chẳng ở trong tổ chức nào. Nhưng khi cách mạng thành công, những người bạn cũ nay có chức quyền lại không thích bác ngồi cùng một mâm với mình. Thế hệ đi sau về trước ngày nay lại càng không chấp nhận những người từng đóng góp hoặc nhiều hoặc ít cho cách mạng là người cách mạng. Trong đời tôi gặp rất nhiều người tham gia cách mạng không được thừa nhận như bác Hồng Tế. Họ đông vô kể. Không có họ thì không có cách mạng nào thành công. Họ bị gạt ra lề. Sau năm 1954, có lẽ chán cảnh buôn bán theo những lề luật quá nhiêu khê, khai nhiều, họp nhiều, bác Hồng Tế bỏ cửa hàng phố Huế, dọn về một ngôi nhà nhỏ trong một phố mới lèo tèo vài ngôi nhà nằm trong khu đất thuộc làng Đồng Nhân, gần chùa Hai Bà. Từ chùa Hai Bà có thể thủng thẳng đi theo lối mòn ra chùa Vua qua một bãi hoang đầy cỏ may, cỏ xước. Chùa Vua hoá ra là ngôi chùa chẳng thờ vua nào mà thờ vua cờ Đế Thích trong thần thoại Ấn Độ. Đến thăm bác Hồng Tế sau chín năm kháng chiến tôi ngạc nhiên thấy trong nhà bác có Vũ Hoàng Địch, người từng ký tên dưới Tuyên ngôn Dạ Đài về thơ cách tân cùng với những thi sĩ ưa phá cách: Trần Dần, Trần Mai Châu, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng … Quen anh đã lâu mà tôi không biết anh là con rể bác Hồng Tế. Hà Nội của tôi tưởng to mà thật nhỏ. Mỗi khi được chị Nhài Hiên hay mẹ tôi dắt ra phố, ấy là khi tôi đã chập chững biết đi, thì cái hông Nhà Thờ Lớn nọ che hết tầm mắt. Trên cái mảng to lớn màu xám xịt của nó chỉ ở đôi chỗ mới loáng thoáng có màu xanh - vài dây leo với những lá bé tí xíu. Ra khỏi hông nhà thờ, tôi phải ngước lên hết mức mới thấy được phần chỏm hai gác chuông và cây Thánh Giá tụt xuống ở giữa. Trên sân nhà thờ sạch bong, chim sẻ ríu rít từng đàn bay lên bay xuống. Sát nhà tôi có mấy căn sáng nào cũng có hương thắp ngoài cửa. Mùi hương thoang thoảng bay vào tận mọi ngõ ngách. Căn hàng xóm bên phải nhà tôi là nhà một ông phú-lít[3]. Sáng sáng ông này mặc bộ đồ đen, dắt cái xe đạp đen ra khỏi nhà. Đứa con gái bằng tuổi tôi lũn cũn theo sau, mếu máo bám ống quần bố. Ông ta xoa đầu nó rồi leo lên xe đạp, không vội vã đạp đi. Ông phú-lít này chắc làm xa, suốt ngày không thấy về nhà. Ở khu Nhà Chung cả ngày không thấy một bóng phú-lít nào. Dân ở đây không có ai đái đường để mà phạt. Mà không chỉ ở khu Nhà Chung, ở mọi phố đều không thấy phú-lít. Thỉnh thoảng lắm mới thấy một người cũng vận đồ đen y hệt ông phú-lít hàng xóm, thong dong đạp xe, chẳng sục sạo , không soi mói, mặt đơ như tượng. Phú-lít thời xưa nhàn nhã lắm, không vất vả như công an thời ta. Có lẽ do có quá nhiều cấm đoán – riêng việc cấm tiệt hàng rong, tịch thu, biên phạt, dọn dẹp vỉa hè bị lấn chiếm… cũng đủ làm cho phú lít xã hội chủ nghĩa phải chạy ngược chạy xuôi hết ngày. Hình như người ta nghĩ càng cấm nhiều càng tốt, có thế dân mới biết sợ. Nhà nước không phải là cái để dân yêu. Nó là cái để cho dân sợ. Ấy đấy, đã tự nhủ chỉ kể lại chuyện xưa thôi, thế mà chuyện nay cứ nhảy bổ vào. Đành kệ, nó muốn nhảy vào thì mặc nó. Nó có cái quyền đương nhiên ấy. Ý nghĩ nó thế, không cản được. Các nhà trong ngõ thường đóng im ỉm. Chỉ có hai căn cửa ra vào để mở, trên cửa sổ màu nâu khép kín có một cái biển bằng gỗ mộc to bằng cái bảng đen học trò treo hững hờ – ấy là mấy cửa hiệu. Sự buôn bán đồ tạp hoá ở đây chỉ có thế, không phô trương, ai ngó thấy thì vào. Cửa hiệu nào cũng giống cửa hiệu nào - người ta bán dầu hỏa, nước mắm, bánh kẹo và các loại ô mai cho trẻ con. Tôi thích nhất thứ ô mai me hình vuông bọc trong giấy bóng mờ đủ mọi màu. "Cái Nhài Hiên" thỉnh thoảng lén mua cho tôi ăn. Mẹ tôi cấm không cho tôi ăn ô mai vì ăn ô mai tôi sẽ bị sún răng. Trong dãy nhà này có một căn tôi đặc biệt nhớ vì nó có một con ngựa gỗ sơn xanh đỏ, cao bằng một con chó to đặt xế cửa. Mẹ đã có lần dẫn tôi vào đấy. Một ông lang tóc bạc trắng, búi tó củ hành, đứng trước cái bàn hẹp và nứt nẻ, bên trên có dao cầu, thuyền tán, sau lưng là cái tủ quang dầu cao tới trần với vô số ngăn kéo nhỏ. Căn nhà sực nức mùi thuốc bắc. Không nhìn khách hàng, ông lang thận trọng nhón các vị thuốc từng chút một, khi bỏ vào, khi bớt ra khỏi cái đĩa cân, rồi trút tất cả vào một tờ giấy bản, gói lại thật vuông vắn và khéo léo buộc nó lại bằng một sợi cói. Dân thường ở thành phố hiếm khi tìm đến các "ông đốc", tức là các bác sĩ Tây học. Cả thành phố chỉ có mấy bác sĩ, lại là bạn hoặc người quen của cha mẹ tôi như các ông Đặng Vũ Hỷ, Đặng Vũ Lạc, Trần Duy Hưng, Hoàng Thuỵ Ba… Thành phố không có nhiều phòng khám của Tây. Có lần tôi được mẹ đưa tới phòng khám nha khoa của người Pháp. Tôi nhớ ông bác sĩ râu ria xồm xoàm ở đây đã cho tôi một cái bạt tai khá mạnh khi tôi thấy ông ta đưa vào miệng mình cái kìm kim loại sáng loáng và tôi bật khóc oà. Tôi nhớ trong nhà có một cái gương lớn đặt trên cái bàn chân quỳ. Để soi gương tôi phải kiễng chân mới thấy được mặt mình. Đứng bên tôi chỉ nhìn thấy mặt mẹ trong gương. Tôi ước gì mình được nhớn thật nhanh, được cao bằng mẹ, để có thể nhìn thấy tôi trong gương cùng với mẹ. Ngước mắt lên tôi chăm chú ngắm mẹ tôi. Mẹ chậm chạp chải mái tóc dài đến tận eo rồi mới vấn khăn. Bà không vấn vội, mà ngó nghiêng hồi lâu, cho tới khi hài lòng. Những người bạn mẹ tôi cũng vấn khăn y như mẹ tôi, dù tóc nhiều hay ít. Cái độn tóc để vấn khăn làm bằng vải, thả ra nó nằm đuồn đuỗn như con rắn. Tôi đã nhìn thấy xác rắn bị đánh chết trước cửa nhà. Rắn thời bấy giờ nhiều, chúng bò cả vào nhà. Xác rắn, xác chuột bị xe cán bẹp dí trên mặt nhựa. Nắng làm cho chúng khô cong như bánh đa. Trong tuổi thơ của tôi, thời gian ở ngôi nhà đầu tiên này là thời gian tôi được biết nhiều phố xá Hà Nội nhất. Tôi thường được mẹ cho đi theo đến nhà họ hàng, bè bạn của bà để khoe đứa con đầu lòng. Tôi nhớ Hà Nội như một thành phố thanh bình, với những con người không tất tả, nhớn nhác như Bùi Ngọc Tấn miêu tả thời sau này: "Mặt con người căng thẳng, cứ như thể họ hăm hở đi tìm tiền: nó ở đâu?" Ký ức về ngôi nhà đầu tiên gắn liền với "Cái Nhài Hiên". Tôi không biết chị chỉ là người ở, cha mẹ tôi thuê chị trông tôi, và em Phương kế tôi. Chị rất yêu tôi. Trẻ con tinh lắm. Nó nhận ra ngay lập tức tình cảm ở người lớn đối với mình. Người lớn không thể giả vờ trong sự đối xử với trẻ con. Tôi cũng quấn chị vô cùng. Chị ở nhà tôi suốt thời gian ấy, trong ngôi nhà đầu tiên của gia đình tôi. Chị rời nhà tôi ra đi khi nào tôi không nhớ. Hình như khi gia đình tôi chuyển đi tới ngôi nhà thứ hai ở phố Nhà Rượu. Rất nhiều năm sau, gia đình tôi trải qua mấy lần chuyển nhà, tôi mới gặp lại chị. Không hiểu bằng cách nào chị tìm được nhà tôi, chắc là khó khăn lắm. Tôi đi làm về thì thấy mẹ tôi đang vồn vã trò chuyện với một người đàn bà nhà quê về già. "Chị Nhài Hiên đấy", mẹ tôi nói. Tôi nhìn người đàn bà xa lạ, thân hình thấp bé, gương mặt thuần phác hằn những nếp nhăn khắc khổ. Không còn một nét nào của "Cái Nhài Hiên" mà tôi nhớ. Người đàn bà nọ đặt tay lên vai tôi, đôi mắt mờ đục rõi vào mặt tôi hồi lâu như cố hình dung ra đứa bé ngày xưa bà từng ẵm trên tay, rồi nói khẽ, như tự nhắc mình : "Ra cậu Hiên đây". Tôi không biết nói gì với chị, những kỷ niệm xưa không trở lại với tôi ngay lập tức, dù bàn tay đặt run run trên vai tôi nói với tôi rằng cuộc gặp lại thằng bé chị từng bồng trong tay làm chị xúc động. Tôi bối rối gỡ tay chị ra và đặt vào đấy một số tiền nhỏ thay cho một biểu hiện tình cảm lẽ ra phải có. "Cái Nhài Hiên" nhìn mấy đồng tiền trong bàn tay và từ mắt chị lăn ra một giọt lệ đục. Chẳng bao giờ tôi còn gặp lại "cái Nhài Hiên" nữa. Tôi ước được gặp lại chị lần nữa, nhưng vô vọng. Chị đến rồi đi, không để lại dấu vết. Tôi không có nhiều kỷ niệm với căn nhà ở phố Nhà Chung. Nhưng trong trí nhớ của tôi, nó để lại nhiều ấn tượng, cho dù khi ở đấy tôi còn quá bé bỏng. Rồi tôi có em gái đầu tiên. Tôi lẫm chẫm đến bên cái nôi từng là của tôi. Em tôi không hay khóc. "Cái Nhài Hiên" cho nó bú bình sữa. Cứ ăn xong là nó ngủ. Ngoan lắm. Tôi thích nhìn nó ngủ mắt he hé như vẫn nhìn thấy tôi. Tôi đút ngón trỏ vào miệng nó. Nó lập tức nún ngón tay tôi như bú. Rồi đờ ra, ngủ tiếp. [1] Tòa sứ là tên thường gọi Phủ Thống sứ, Sở dây thép là cơ quan bưu điện. [2] Nam Đồng Thư xã là một tiệm sách và cơ sở ấn loát thành lập năm 1925 chủ trương chống lại chế độ bảo hộ. Địa điểm của tiệm sách này là ở gần bờ hồ Trúc Bạch mang số 6, đường 96 đối diện chùa Châu Long Hà Nội. Bốn người đóng góp nòng cốt của Nam Đồng Thư xã là Phó Đức Chính, Phạm Tuấn Lâm, Phạm Tuấn Tài, và Hoàng Phạm Trân (Nhượng Tống), sau thêm Hồ Văn Mịch. Nam Đồng Thư xã đã xuất bản những cuốn như Gương thiếu niên và Trưng nữ Vương diễn nghĩa để kích động lòng yêu nước của dân Việt. Ngoài ra Nam Đồng Thư xã còn phổ biến những sách mang nội dung chính trị, nhất là tư tưởng quốc gia và thuyết "Tam Dân"của Tôn Dật Tiên. Các ấn phẩm này thường bị nhà chức trách tịch thu. [3] Phú lít là cách gọi dân dã chỉ cảnh sát, từ tiếng Pháp police. | ||||
Anh Trần Huỳnh Duy Thức đã ngưng tuyệt thực. Posted: 18 Sep 2018 12:22 AM PDT Tin mới: 9h sáng nay gia đình đã gặp lại anh Thức. Và anh đã ngưng tuyệt thực. Sáng nay gia đình anh Thức vào thăm và nói chuyện với anh trong 1 giờ. Ban giám thị trại giam số 6 tỏ thái độ nhẹ nhàng hơn, nhưng vẫn ngăn cản mỗi khi mọi người đề cập đến các thông tin bên ngoài. Sau khi gia đình chuyển lời của nhiều người yêu cầu anh Thức ngưng tuyệt thực, anh đã đồng ý dừng lại để giữ gìn sức khoẻ. Anh Thức thông báo sẽ tiếp tục khiếu nại đến các cơ quan tư pháp yêu cầu họ thượng tôn pháp luật không chỉ đối với trường hợp của anh, mà còn cả những vụ án chính trị khác. Theo gia đình, các quản giáo tỏ ý rất sợ hãi thông tin phong trào ủng hộ cuộc tuyệt thực vừa qua đến với anh Thức. Nên họ liên tục nhắc nhở và tắt điện thoại dùng để trao đổi giữa anh và người nhà. Dù sao chúng ta cũng thở phào nhẹ nhõm trước tin anh Thức ngưng tuyệt thực. Cầu chúc anh giữ gìn sức khoẻ cho cuộc chiến đấu phía trước. Theo Fb Lê Công Định. | ||||
Posted: 18 Sep 2018 12:08 AM PDT Vũ Thư Hiên1 Hồi tôi còn rất nhỏ, khi nắng chiều bắt đầu dịu thì bà chị cả của cha tôi mà tôi gọi bằng cô, liền gọi tôi ra giãy cỏ ở sân trước. Cỏ mọc nhanh lắm, vừa giãy xong chỗ này nó đã mọc lên chỗ khác, thành thử ngày nào cũng phải giãy. Giãy cỏ vào những ngày hanh dễ, đất khô, chép mai đưa tới đâu sạch tới đó. Nhưng vào đận mưa phùn liên miên, lúc đầu xuân hay trong mùa rươi, rễ cỏ gà đã dài lại bám sâu, vặt một túm cỏ thì lôi cả vầng đất lên theo. Những ngày như thế cô tôi phẩy tay, không giãy nữa. Không phải bà lười, không phải bà mệt, mà là bà tiếc đất. Bà lo còn mưa, đất sẽ bị nước mưa cuốn trôi. Ngay trong những ngày nắng ráo, khi giãy xong, bao giờ cô tôi cũng rũ từng nhúm cỏ cho tới khi không còn đất bám mới thôi. Cỏ khô được xếp thành đống nhỏ trong vườn rau sau nhà. Khi đốt, những đống cỏ ấy bốc lên một mùi ngai ngái. Những đống tro xám của chúng sau một trận mưa là thấm vào những luống rau. Cô tôi bảo: - Ðất là quý nhất, cháu ạ. Không có đất rồi lấy gì mà trồng, lấy gì mà ăn? Cho nên mới phải be bờ cho sân, cho vườn. Mưa nhiều, màu trôi đi hết, có mà ăn cám! Không phải chỉ riêng cô tôi quý đất. Không chỉ người làng tôi, người vùng tôi, mà người ở đâu trên đất nước ta cũng quý đất như vậy. Nhà nông ở đồng bằng sông Hồng là những người rất hiểu đất. Và yêu đất. Họ lo cho sức khoẻ của đất không khác gì lo cho người. Sau khi thu hoạch, người ta không hối hả làm ngay vụ sau, mà để cho đất được nghỉ ngơi rồi mới cày. Những tảng đất cày lộn được xếp chồng lên nhau thành những bức tường dài, cao khoảng một mét, gọi là xếp ải. Ðến lúc sắp cấy mới tháo nước vào, những bức tường nọ đổ sụp xuống làm thành đất mùn cho những giẻ mạ non. Giữa người và đất có tình có nghĩa. Đất không phải chỉ là những mét vuông, những sào, những mẫu. Đất là máu, là thịt của con người. Là con người, phải biết yêu đất, bảo vệ đất. 2 Rừng, nơi con người từ đó đi ra, mạch nguồn của sự sống, cũng không được tôn trọng, bị coi là thứ chỉ để khai phá. Rừng bắt đầu bị phá từ thời kháng chiến chống Pháp. Nhưng thôi, chuyện ấy không kể, nó là chuyện vạn bất đắc dĩ, khi bộ đội thiếu gạo ăn, chỉ trông vào sắn. Chiến tranh qua rồi, nạn phá rừng vẫn tồn tại. Anh bạn tôi được giao việc chỉ huy một đại đội đào binh làm nhiệm vụ vỡ hoang hai cánh rừng để trồng sắn. Rừng gỗ tếch xum xuê, gỗ đem bán, lại có đất trồng sắn, lợi lắm. Thu hoạch xong vụ sắn đầu tiên, anh toát mồ hôi: công lao của bấy nhiêu con người cả năm trời chỉ đủ mua ba cây tếch, nhiều nhất là ba cây rưỡi. Tôi hỏi anh đã báo cáo lên cấp trên cách anh tính toán chưa, anh lắc đầu, nói anh không dám. Cấp trên của anh đã báo cáo lên cấp trên nữa thành tích khai hoang rồi, nói thế có mà chết. Những cái đầu đất phá rừng để lấy thành tích khai hoang chưa kịp chết thì lũ con buôn đã thế chỗ. Chúng nhân danh phát triển kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu gỗ, đốn bất cứ cây nào bán được. Chúng không biết rằng những người sơn tràng xưa chỉ dám hạ những cây lưu niên không còn có thể lớn thêm. Tôi vốn không thích những con số thống kê. Chúng khô khan và chẳng bao giờ cho ta một hình dung lờ mờ nhất về cái mà những con số nói tới. Chẳng hạn, có con số cho biết diện tích rừng ngày nay ở nước ta so với 20 năm trước chỉ còn lối 25 phần trăm. Tôi đã nghĩ con số này được thổi phồng. Chỉ tới khi được nhìn tận mắt những bản đồ rừng bị tàn phá, được xem phim quay từ vệ tinh tại trạm khí tượng tỉnh Strassbourg (Pháp), tôi mới tin nó là thật. Hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp chỉ qua bến Trung Hà là đã tới rừng, vượt qua vùng bưởi Ðoan Hùng là đã gặp rừng nguyên sinh, vậy mà nay lên tới tận Tuyên Quang vẫn còn là trung du. Diện tích rừng so với bây giờ còn bị thu hẹp nhiều hơn nữa. Và tốc độ tàn sát rừng chưa có dấu hiệu giảm. Hết rồi rừng vàng, hết rồi biển bạc, hết luôn những trang tự sướng trong sách giáo khoa. Rừng ăn đời ở kiếp với người, nuôi sống con người, đã bị con người khai thác đến kiệt quệ. Giờ đây, nó hấp hối. 3 Đầu Công nguyên, dân số toàn thế giới ước tính có khoảng 170 triệu người. Đến năm 2016, dân số thế giới đã là 7,4 tỷ người. Người đông lên, nhưng diện tích đất thì vẫn nguyên đấy. Có nhiều cơ hội tiếp xúc những người cầm quyền ở thế hệ tôi, tôi hiểu cách nghĩ của họ. Trong quá khứ, họ là những chiến sĩ cách mạng, xuất thân từ những tầng lớp xã hội khác nhau. Cách mạng đặt họ vào những vị trí họ không bao giờ nghĩ tới là quản trị một xã hội. Ngồi bàn giấy bóng lộn, trên đầu quạt trần quay vù vù, được chỉ đạo bằng một lý thuyết mơ hồ học vội, họ không biết làm việc gì khác ngoài việc sản xuất các nghị quyết. Khi thì "ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, chiếu cố thích đáng công nghiệp nhẹ", khi thì ngược lại, "ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ, chú trọng xây dựng nền móng công nghiệp nặng"… Những nghị quyết được đúc trong cùng một lò, cái này na ná cái kia, trong đó những câu chữ sang trọng được các thư ký của các vị ấy cho thoải mái nhào lộn như làm xiếc. Cơn mê công nghiệp hoá chiếm lĩnh toàn bộ ý nghĩ của nhà cầm quyền. Thảng hoặc có nói tới nông nghiệp người ta thì cũng chỉ nói lớt phớt, chỉ quan tâm chuyện cải tạo quan hệ sản xuất. Cứ như thể quan hệ sản xuất là cái duy nhất làm ra của cải. Lê Duẩn, người được ca tụng có trí tuệ sáng như "ngọn đèn 200 bu-gi" đã phát biểu tại Đại hội Đảng III, tháng 9/1960 như sau: "Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa là nhằm cải tạo những quan hệ sản xuất không xã hội chủ nghĩa thành quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong đó mấu chốt là cải biến chế độ sở hữu cá thể và chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất thành các hình thức khác nhau của chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa, mở đường cho sức sản xuất phát triển"(nguyên văn). Người nông dân với mảnh ruộng của mình bị coi là "chế độ sở hữu tư liệu phi xã hội chủ nghĩa, cần được nhanh chóng cải tạo thành sở hữu xã hội chủ nghĩa". Chủ trương "Cải biến chế độ sở hữu cá thể và chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất thành các hình thức khác nhau của chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa" của Lê Duẩn đã đem lại kết quả thế nào thì người không cần sáng mắt cũng thấy. Để rồi sau những thất bại ê chề , chính những kẻ tự xưng "vô cùng sáng suốt' và "duy nhất đúng đắn" bắt thiên hạ phải làm theo lại vỗ ngực đồm độp cao giọng khoe rằng họ, chứ không phải ai khác, đã tài tình và sáng suốt "cởi trói" cho cái bị chính họ trói. Trong cải cách ruộng đất, Trường Chinh giảng giải: "Cải cách ruộng đất về cơ bản là một cuộc đấu tranh chính trị". Trên mọi diễn đàn, trong mọi cuộc họp thôn xã. Thì ra các "lãnh tụ" đâu có muốn sửa đổi tình trạng bất bình đẳng trong sở hữu đất đai . Họ muốn cái khác kia. Cho nên chưa chia lại ruộng thì phải đấu tố cái đã. Dưới khẩu hiệu "Đánh đổ giai cấp địa chủ" là cả một phong trào vu oan giá hoạ để tàn sát những người đã ủng hộ Cách mạng Tháng Tám trong chính quyền thôn xã, những người ngây thơ và cả tin rằng có cách mạng là có bình đẳng giữa những đồng chí thề hy sinh tất cả vì độc lập, vì tự do. Cần phải diệt cho bằng hết những kẻ bất mãn với tôn ti trật tự mới được du nhập từ Trung Quốc vĩ đại - đó mới là mục đích của cải cách ruộng đất. Nói trắng ra là như thế. Có bao nhiêu người đã mất mạng trong cuộc tàn sát lớn lao nhất trong lịch sử? 4 Khẩu hiệu: "Chính trị là thống soái" được đặt ở hàng đầu trong thời gian dài. Các nhà khoa học, các chuyên gia được đưa về nông thôn, vào các xưởng máy, không phải để nghiên cứu cái gì, mà để học tập tinh thần lao động. Mao Trạch Đông đã dạy: "Trí thức không bằng cục cứt". Những người nắm quyền lực trong tay không mơ thấy gì khác ngoài những nhà máy nhả khói lên trời và những ô tô chạy băng băng trên "đường ta rộng thênh thang tám thước" (thơ Tố Hữu). Chúng tôi được ăn no nê khoai sắn cùng với những nghị quyết không cho phép cãi lại về một phương thức sản xuất tiên tiến hứa hẹn một thiên đường mai sẽ có. Đó là chuyện đã xưa. Chỉ có thể tự an ủi rằng ít nhất thì cái "Chính trị là thống soái" được tuyên bố ra miệng cũng còn đỡ dơ dáy hơn cái "Tiền bỏ vào túi mình là thống soái" không được nói ra sau này. Những nghiên cứu khoa học cho biết: "Ở nước ta nhiệt độ trung bình trong năm từ 22ºC đến 27ºC (bây giờ cao hơn nhiều do hậu quả của nạn phá rừng, chặn sông, lấp hồ). Hàng năm, có khoảng 100 ngày mưa với lượng mưa trung bình từ 1.500 đến 2.000mm. Độ ẩm không khí trên dưới 80%. Số giờ nắng khoảng 1.500 - 2.000 giờ, nhiệt bức xạ trung bình năm 100kcal/cm². Nhìn chung, Việt Nam có một mùa nóng mưa nhiều và một mùa tương đối lạnh, mưa ít. Do ảnh hưởng gió mùa, địa hình phức tạp, khí hậu nước ta luôn thay đổi trong năm, giữa năm này với năm khác, giữa nơi này với nơi khác (từ Bắc xuống Nam và từ thấp lên cao). Vị trí địa lý và sự đa dạng về địa hình lại là điều kiện thuận lợi cho sự đa dạng về chủng loại thực vật". Nước ta là một nước nông nghiệp. Nó được thiên nhiên hào phóng ban cho những điều kiện tốt nhất để làm nông. Bẻ một cành cây cắm xuống đất là có cây con ra đời. Nắng nhiều, đô ẩm cao, nó lớn vùn vụt. Thay vì chú trọng công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu thì những thế hệ cầm quyền nối tiếp nhau ra sức làm cái khác: công nghiệp hoá theo cách những nước không được thiên nhiên ưu đãi làm nông nghiệp. Người ta hối hả mời tư bản nước ngoài vào để sản xuất ô tô, thực chất là bán sức lao động tại chỗ trong việc lắp ráp. Nền công nghiệp được tạo ra bằng nghị quyết và khẩu hiệu rốt cuộc không làm ra được cái đinh ốc cho ra hồn. Được chính quyền bảo kê, những băng cướp được tôn vinh là những tỷ phú xã hội chủ nghĩa trắng trợn đẩy hàng vạn người suốt đời làm nông nghiệp ra khỏi mảnh đất cha ông, bắt họ phải sống vật vã trong cảnh bần cùng. Có cần phải dẫn chứng không? Đất ruộng bị cướp, rừng bị phá tan hoang, chỉ để xây dựng những thứ không nhất thiết phải có ngay lập tức - những khu công nghiệp hoành tráng của nước ngoài, những ngôi nhà chọc trời, những khu nghỉ dưỡng sang trọng, những sân gôn mênh mông. Hậu quả nhỡn tiền là lũ lụt triền miên, ô nhiễm lan tràn từ Nam chí Bắc, khí hậu biến đổi. Việt Nam từ một nước bình thường, không hề thua kém các nước lân bang, trở thành một trong những nước nghèo nhất thế giới. Nông dân ngày xưa không biết đến các thứ phân bón hoá học. Cũng không có những giống lúa cao sản lùn tịt cho năng suất cao, nhưng không cho rạ như bây giờ. Rạ là nhiên liệu không thể thiếu của người nông dân, cho việc nấu ăn, chế tạo phân chuồng, làm đống rấm chống lạnh có sương muối vv… Cũng ngày xưa ấy có nhiều giống lúa, rất đa dạng và thích hợp với từng cánh đồng, từng chân ruộng. Gạo cho những bữa cơm cũng nhiều thứ. Cho dù năng suất không cao, gạo tám thơm mà thế hệ tôi được ăn là thứ gạo tuyệt ngon, con cháu bây giờ không biết mặt mũi nó thế nào. Thứ tám thơm hạt dài, nấu cơm ở cuối ngõ, đầu ngõ nghe thấy hương bay ngào ngạt. Cái cũng mang danh tám thơm mà các cửa hàng đặc sản ngày nay dọn cho khách sẵn tiền là cũng là thứ gạo hạt dài, đẹp mã, giỏi lắm cũng chỉ là bà con xa của thứ tám thơm đã tuyệt chủng. Cứ xem mặt hàng gạo ở các siêu thị nước ngoài thì thấy – toàn là gạo ngon, gạo thơm của các nước khác: Thái Lan, Ấn Độ, Nhật Bản. Mà nước Nhật là nước hiếm đất trồng lúa, đâu có được như nước ta. Bây giờ thì người Việt Nam mơ ước "bao giờ cho đến ngày xưa". Người rủng rỉnh tiền mới được ăn các thứ rau quả giá đắt từ các cửa hàng bio, chỉ ở đó mới có những thứ trời sinh người dưỡng. Người nghèo đành ra chợ nhắm mắt mua về những thứ được tẩm đẫm hoá chất độc hại nhập cảng từ đất nước "bạn vàng". Hậu quả của cuộc chạy đua theo lợi nhuận là sự huỷ hoại tâm hồn những người nông dân hiền lành, biến họ thành những sát thủ giấu mặt. Đường là do người đi lại nhiều mà thành. Đó là thuận theo tự nhiên. Những con đường được vẽ ra trong đầu những người tự xưng "lãnh đạo" không dẫn tới phồn vinh mà dẫn tới đói nghèo. May thay cho các dân tộc không có những nhà "lãnh đạo" tự xưng như ta có. Tôi có anh bạn Nga giám đốc một công ty du lịch. Công ty của anh khá phát đạt. Anh cho biết: "Du khách của tôi có hai loại. Một là loại thích xem di tích lịch sử. Một loại thích tìm đến thiên nhiên hoang dã. Loại thứ hai ngày một đông. Người ta không đến nước Nga để xem những nhà máy mới xây dựng, những thành phố tráng lệ nhiều khách sạn 5 sao. Những cái đó họ chẳng cần xem, họ có thừa. Cái mà họ muốn là được chiêm ngưỡng những gì còn lại của thiên nhiên chưa bị huỷ hoại". Nhiều quốc gia trở nên giàu có nhờ du lịch. Người ta không đến Tây Nguyên để ngắm những công trình bằng bê tông cao ngất, để ngủ trong những căn phòng sang trọng của những khách sạn đắt tiền. Người ta muốn được xem những nhà sàn, nhà rông, những tượng gỗ mốc meo ở những nhà mồ, được lang thang trong những cánh rừng nguyên sinh. Những thứ đó không còn nữa. Một câu hỏi bất giác nảy ra trong tôi: "Liệu tiền của kiếm được từ những nhà máy làm ô tô, những công xưởng người nước ngoài được mời gọi đặt ở nước ta so với cái thu được từ du lịch sinh thái cái nào sẽ lớn hơn"? 5 Bây giờ có người đã tỉnh ra, nói: "Lỗi ở chúng ta. Chúng ta đã không thuận theo thiên nhiên". Tôi không thể nói như thế. Từ "chúng ta" bị lạm phát vô tội vạ. Dân chúng, tức là chúng ta, từ lâu đã mất hết mọi quyền, kể cả quyền có lỗi. Người không làm thì sao có thể gây ra lỗi? Lỗi ở kẻ khác. Lỗi ở kẻ nắm quyền cai trị đất nước, kẻ tự tung tự tác, muốn làm gì thì làm, dân chỉ có việc nghe theo, vì chỉ có chúng mới xứng đáng dẫn dắt bá tính. Bây giờ, một lần nữa, chúng lại xưng đúng khi mang đất đai của tổ tiên ra bán từng phần. Trước khi chúng xắn tay áo bán tất! |
You are subscribed to email updates from Dân quyền. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét