“TUYÊN BỐ VỀ VIỆC LÀM ĐƯỜNG SẮT LÀO CAI – HÀ NỘI – HẢI PHÒNG” plus 20 more |
- TUYÊN BỐ VỀ VIỆC LÀM ĐƯỜNG SẮT LÀO CAI – HÀ NỘI – HẢI PHÒNG
- Nghịch lý đầu tư đường bộ ở Việt Nam
- Hội nghị Thành Đô: VN phải đồng hóa với TQ?
- Thành Đô - Đặc khu - Sách trắng quốc phòng.
- Chu Mộng Long - Sợ ta hay sợ Tàu ?
- MẤT NƯỚC - CHƯA BAO GIỜ DỄ DÀNG ĐẾN THẾ!
- THƯA BÀ, XIN GỬI TỚI BÀ TẤM LÒNG NGƯỠNG MỘ VÀ BIẾT ƠN!
- CHI 100.000 TỶ ĐỒNG CHO "NƯỚC NGOÀI" HƯỞNG LỢI
- VNTB - Từ vụ bà Chủ tịch Hội Phụ nữ ở Thành phố Hồ Chí Minh treo ấn từ quan
- VNTB - Nếu sống, Trâm cũng sẽ như Dũng
- Vụ đồng Tâm: Người dân vây xe quân sự
- 3.700 học giả quốc tế ký tên thỉnh nguyện, kêu gọi điều tra hành vi bạo lực của cảnh sát Hồng Kông
- Trung Quốc:Mỹ sẽ lãnh hậu quả khôn lường vì luật ủng hộ dân chủ Hong Kong
- Ba nhà hoạt động Việt Nam được trao giải nhân quyền 2019
- Tất cả 39 thi hài nạn nhân xe tải ở Anh đã được đưa về Việt Nam
- Bác sỹ Huỳnh Thị Tố Nga
- Vụ Đồng Tâm: Đại biểu "không phải đảng viên" Dương Trung Quốc gửi các cơ quan và cá nhân liên quan.
- Sách trắng 2019 vượt ra khỏi khuôn khổ “ 3 không”
- TS Nguyễn Quang A phân tích về cái gọi là luật "chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam" nhằm bắt giam những ai dám bất đồng chính kiến với dảng Cộng sản
- CÁI CÒN LẠI và CÁI CÒN THIẾU
- Bằng cách nào Trung cộng cài gián điệp vào Quốc hội Úc?
TUYÊN BỐ VỀ VIỆC LÀM ĐƯỜNG SẮT LÀO CAI – HÀ NỘI – HẢI PHÒNG Posted: 01 Dec 2019 09:00 AM PST Các tổ chức và cá nhân đồng ý ký tên xin ghi rõ: Tên tổ chức và tên người đại diện/ Tên cá nhân và chức danh/nghề nghiệp (nếu có), tỉnh/thành (và quốc gia nếu ở nước ngoài) đang cư trú. Gửi về địa chỉ email: tuyenboduongsatcaotoclaocai@gmail.com I. Tình hình Báo chí ngày 25/11/2019 cho biết Bộ GTVT thông tin: "Viện khảo sát thiết kế số 5 đường sắt Trung Quốc đã lập quy hoạch xây dựng tuyến đường sắt chạy qua 8 tỉnh thành của Việt Nam: Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ - Vĩnh Phúc - Hà Nội - Hưng Yên - Hải Dương - Hải Phòng. Tổng chiều dài 392km, với 38 ga, 73 cầu dài hơn 130km, 25 hầm dài 25km; dự kiến kinh phí xây dựng hết 100.000 tỷ đồng. Dự báo năng lực vận tải hàng hóa trên tuyến là 10 triệu tấn, với 15 đôi tàu. Kinh phí khảo sát, lập quy hoạch là 10 triệu nhân dân tệ (32 tỷ đồng Việt Nam) được Chính phủ Trung Quốc cấp viện trợ không hoàn lại". Tuyến đường sắt này sẽ nối với thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Tây Nam của Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai (Việt Nam) - Hà Khẩu (Trung Quốc) nằm trong Đại dự án chiến lược kinh tế-chính trị-quốc phòng mang tính toàn cầu của Tập Cận Bình 1. Về mặt an ninh quốc phòng Theo Sách trắng Quốc phòng 2019 Việt Nam công bố 25/11/2019, có thể suy ra rằng, Trung Quốc là "đối tượng" phải vừa "hợp tác vừa đấu tranh" của Việt Nam. Rõ ràng mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc hiện nay đang luôn luôn "vừa có hòa bình, vừa có chiến tranh", "vừa là bạn vừa là thù". Trong cuộc chiến tranh Trung Quốc xâm lược Việt Nam 1979-1989, Trung Quốc bất ngờ tiến nhanh và vào sâu Việt Nam (30km ở hướng Lào Cai; ở Cao Bằng, chỉ trong một ngày, quân Trung Quốc đã tiến đến 30-40km. Trong cuộc chiến này Trung Quốc tàn phá triệt để hạ tầng kinh tế trong đó có giao thông cầu đường, hệ thống điện nước…ở các thành phố, thị xã Việt Nam (Thị xã Lạng Sơn, Thị xã Cao Bằng, Thị xã Lào Cai, Thị xã Cam Đường, Thị xã Hà Giang…), chúng bắn giết chết hàng chục vạn bộ đội và người dân Việt Nam, trong đó có hàng ngàn người Việt Nam chết oan một phần do phía Trung Quốc nắm vững chi tiết địa hình sông núi, thung thổ của Việt Nam, và yếu tố bất ngờ do Trung Quốc đã chuẩn bị xây dựng sẵn những công trình quân sự (như đường, hầm bí mật…) hoặc trá hình là dân sự khi Trung Quốc giúp Việt Nam (dù là gián tiếp, và nguy hiểm nhất khi người Trung Quốc trực tiếp thực hiện) làm cầu đường, nhà máy, hầm mỏ, khảo sát đo vẽ bản đồ Việt Nam từ sau 1954 đến 1974. Với kinh nghiệm xương máu vụ thảm sát Gạc Ma 14/3/1988, chiến tranh Biên giới phía Bắc 1979-1989… và lịch sử hơn hai ngàn năm chống giặc ngoại xâm đến từ Phương Bắc, thì việc cho phép đơn vị tư vấn của Trung Quốc đo vẽ, khảo sát, lập quy hoạch đường sắt qua 8 tỉnh và đô thị trọng yếu của Việt Nam là vô cùng mất cảnh giác, nguy hiểm đến An ninh, Quốc phòng của Việt Nam. 2. Về mặt Kinh Tế Đường sắt Cát Linh- Hà Đông, dài chỉ 13km giữa lòng Thủ đô văn hiến của Việt Nam còn như một đống xương Trung Quốc mang tới, đã tăng vốn gần 200% để lại núi nợ công cho Dân, và nhà thầu Trung Quốc đã thi công chậm, vượt thời gian gần 200% chưa xong, vẫn nằm chình ình chưa vận hành, vẫn đang thách thức sự chịu đựng của người Việt Nam mà chưa được giải quyết. Tuyến đường sắt 392km Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng có công suất 10 triệu tấn hàng/năm, rõ ràng chỉ đáp ứng nhu cầu vận tải từ các tỉnh Tây Nam của Trung Quốc, với Việt Nam thì công suất vận tải hướng tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng về đường sắt, đường bộ hiện tại đã dư thừa. Nếu Trung Quốc nóng lạnh trong "hợp tác, đấu tranh", bất ngờ không dùng dịch vụ vận tải ở tuyến này vì Trung Quốc đã có tuyến Côn Minh - Phòng Thành và Côn Minh – Lào - Mê Kong -Thái Lan, thì 100.000 tỷ đồng xây dựng sẽ lãi mẹ đẻ lãi con, ai sẽ gánh cho Dân Việt Nam? Mặt khác mạng lưới giao thông đường sắt, đường bộ Nam Bộ - Tứ giác kinh tế (Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Vũng Tàu - Bình Dương), Tây Nguyên, Trung Bộ còn chưa có vốn đầu tư đúng tầm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa đang tăng, đang bị ùn ứ. Dự án đường sắt nói trên được trình ra Quốc hội Việt Nam ngay sau khi công luận dấy lên quan ngại về việc Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, trong đó qui định miễn thị thực với những người nước ngoài khi "vào khu kinh tế ven biển, càng khiến người dân bất bình và lo âu. Rõ ràng hai sự kiện kết hợp lại sẽ tạo ra nguy cơ rất lớn về an ninh chính trị, kinh tế và quốc phòng cho Việt Nam. II. Tuyên bố Vì các lý do trên, các tổ chức Xã hội dân sự, các cá nhân ký tên dưới đây tuyên bố: 1. Yêu cầu nhà nước không xây dựng đường sắt mới Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vào lúc này vì nó chủ yếu phục vụ mục đích chính trị-kinh tế-quân sự của Trung Quốc. Tập trung lo đường cao tốc Bắc Nam và giao thông đồng bằng sông Cửu Long. 2. Yêu cầu nhà nước xem xét lại toàn bộ chiến lược hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc, sớm loại bỏ những chương trình hợp tác ảnh hưởng đến an ninh kinh tế quốc phòng văn hóa giáo dục. 3. Yêu cầu nhà nước ngưng ngay việc nhận viện trợ, vốn vay từ Trung Quốc để khảo sát, quy hoạch, xây dựng hạ tầng ở Việt Nam, vì đó là thòng lọng, là bẫy nợ của Trung Quốc. 4. Không thuê nhà thầu Trung Quốc làm tư vấn khảo sát, lập quy hoạch, thiết kế, xây dựng các công trình cầu đường giao thông trên lãnh thổ Việt Nam (bao gồm cả đất liền và hải đảo). 5. Không đưa những nội dung bất lợi cho Việt Nam đã bị phản đối trong "Dự luật Đặc khu Kinh tế năm 2018" vào những dự luật mới có thể có. Lập ngày 1/12/2019 DANH SÁCH KÝ TÊN ĐỢT 1 TỔ CHỨC: 1. Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng. Đại diện: Lê Thân, nhà Hoạt động Xã hội 2. Diễn đàn Xã hội Dân sự. Đại diện: TS Tin học Nguyễn Quang A 3. Ban Vận động Văn đoàn Độc lập. Đại diện: Nhà văn Nguyên Ngọc 4. Nhóm Bauxite Việt Nam. Đại diện: GS Phạm Văn Yêm 5. Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam. Đại diện: Nhà báo Nguyễn Tường Thụy 6. Nhóm Tuổi trẻ Yêu Nước. Đại diện: Nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình. 7. Nhóm Vì Môi Trường. Đại diện: Nguyễn Thị Bích Ngà, Nhà báo tự do. 8. Hội Dân Oan Ba Miền. Đại diện: Nguyễn Trường Chinh, Phó Chủ tịch 9. Hội Giáo chức Chu Văn An. Đại diện: Vũ Mạnh Hùng, Nhà giáo hưu trí 10.Hội Bầu Bí Tương Thân. Đại diện: Nguyễn Lê Hùng 11..... CÁ NHÂN: 1. Đào Công Tiến, Nhà giáo ưu tú, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế, Sài Gòn 2. Nguyễn Quang A, Tiến sỹ Tin học, Hà Nội 3. Nguyên Ngọc, Nhà văn, Hội An 4. Phạm Xuân Yêm, GS Vật Lý, Pháp 5. Hoàng Hưng, Nhà thơ-Dịch giả, Sài Gòn 6. Hoàng Dũng, PGS TS, Tp HCM 7. Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc Sở Tư Pháp, Tp HCM 8. Nguyễn Thu Giang, nguyên Phó Giám đốc Sở Tư Pháp, Tp HCM 9. Trần Minh Quốc, Nhà giáo về hưu, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn 10.Lê Thân, Nhà hoạt động Xã hội, Sài Gòn 11.Nguyễn Thị Kim Chi, Nghệ sĩ Ưu tú, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn 12.Trần Bang, Kỹ sư, Cựu chiến binh, CLB LHĐ, Sài Gòn 13.Lê Phú Khải, Nhà báo, CLB LHĐ, Sài Gòn 14.Kha Lương Ngãi, Nhà báo hưu trí, Sài Gòn 15.Kha Lương Liệt, Sài Gòn. 16.Phan Đắc Lữ, Nhà thơ, Thành viên CLB LHĐ Sài Gòn 17.Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ văn, Hà Nội 18.Võ Văn Tạo, Nhà báo, Tp Nha Trang, Khánh Hoà 19.Nguyễn Đăng Hưng, Giáo sư Danh dự Bỉ quốc, Hưu trí, Sài Gòn 20.Trần Thế Việt, nguyên Bí thư Thành ủy, Tp Đà Lạt, Lâm Đồng 21.Huỳnh Sơn Phước, Nhà báo, nguyên PTBT Báo Tuổi trẻ, sống ở Hội An 22.Nguyễn Thị Bích Ngà, Nhà báo, Sài Gòn 23.Lê Bảo Nhi, Nhà báo tự do, Sài Gòn 24.Trần Vũ Anh Bình, Nhạc sĩ, Cựu Tù nhân lương tâm, Sài Gòn 25.Nguyễn Thanh Loan, Giáo viên tự do, Sài Gòn 26.Nguyễn Trường Chinh, Dân oan, Kim Thành, Hải Dương 27.Vũ Mạnh Hùng, Nhà giáo về hưu, Hà Nội 28.Võ Xuân Tòng, Nhà văn (hội viên HNV) Hà Nội. 29.Trần Đức Tiến, Nhà báo độc lập, Đạo diễn truyền hình và phim tài liệu, Hà Nội 30.Tô Lê Sơn, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn 31.Nguyễn Viện, Nhà văn, Sài Gòn 32.Đặng Bích Phượng, Hưu trí, Hà Nội 33.Nguyễn Quang Vinh, Sỹ quan Quân đội nghỉ hưu, Hà Nội 34.Đỗ Như Ly, Kỹ sư, hưu trí, Quận 10, HCMC 35.Đoàn Huy Chương, Phó CT Phong trào Lao động Việt 36.Trần Thanh Thuý, May mặc, Gò vấp, Sài Gòn 37.Lê Thị Tuý Linh, Thiết kế may mặc, Hóc Môn, Sài Gòn 38.Phùng Thị Xuân, Quận Phú nhuận, Tp HCM 39.Nguyễn Ngọc Ánh, Kỹ sư Thuỷ sản, TNLT, Bình Đại, Bến Tre 40.Nguyễn thị Châu, Buôn bán, Bình Đại, Bến Tre 41.Hồ Ngọc Yến, Hưu trí, Bình Thạnh, Sài Gòn 42.Nguyễn Đình Nguyên, TS Y khoa, Australia 43.Đặng Thị Hảo, TS Văn học, Hà Nội 44.Phan Hoàng Anh, TS Hoá học, Sài Gòn 45.Nguyễn Mai Oanh, ThS Kinh tế phát triển, Sài Gòn 46.Trần Đức Quế, Chuyên Viên, hưu trí, Hà Nội 47.Lại Thị Ánh Hồng, Nghệ sỹ, Sài Gòn 48.Nguyễn Tường Thụy, Nhà báo độc lập, Hà Nội 49.Nguyễn Lê Hùng, Hà Nội 50.Lê Minh Hiền, California, USA 51.Nguyễn Xuân Nghĩa, TS, Nhà giáo, Sài Gòn 52.Ngô Thị Kim Cúc, Nhà văn-Nhà báo, Sài Gòn 53.Trần Ngọc Sơn, Kỹ sư, Pháp 54.Nguyễn Thanh Hằng, Dược sỹ, Pháp 55.Ngô Lê Trung, Xây dựng, Nhà Bè, Tp HCM 56.Phan Văn Phong, Hoàn Kiếm, Hà Nội 57.Nguyễn Trọng Chức, Nhà báo độc lập, Sài Gòn 58.Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), Nhà báo tự do, Sài Gòn 59.Vũ Linh Huy, Bác sỹ Y khoa, Sarasota, Hoa Kỳ 60.Nguyễn Tuấn Khanh, Nhạc sỹ, Sài Gòn 61.Phạm Văn Luyện, Giảng viên, Đại học Ngoại ngữ ĐHQG, Hà Nội 62.Nguyễn Trung Dân, Nhà báo, Sài Gòn 63.Phạm Nguyên Trường, Dịch giả, Vũng Tàu 64.André Menras-Hồ Cương Quyết, Nhà giáo Pháp-Việt, sống ở Pháp. 65.Vinh Lê, Chuyên gia Công nghệ Thông tin, Alberta, Canada. 66.Nguyễn Văn Thọ, Nhà văn, Cựu Chuẩn uý QĐND Việt Nam, Hà Nội. 67.Nguyễn Thị Khánh Trâm, Nghiên cứu viên, hưu trí, Sài Gòn. 68.Nguyễn Thế Hùng, Giáo sư Đại học, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thuỷ Khí Việt Nam, Đà Nẵng. 69.Bo Nguyen, Kỹ sư Đường bộ, Canada. 70.Đoàn Công Nghị, Nha Trang. 71.Võ Quang Thái, Kỹ sư Cầu đường, hưu trí, Sài Gòn. 72.Huỳnh Quang Minh, Cử nhân Kinh tế, Quảng Nam. 73.Đặng Minh Tuấn, Kinh doanh, Vũng Tàu. 74.Nguyễn Khắc Bình, Kỹ sư, Tp HCM. 75.Phạm Công Nhiệm, Bác sỹ, nghỉ hưu, Đống Đa, Hà Nội. 76.Nguyễn Văn Lịch, Kỹ sư Cơ khí, Đống Đa, Hà Nội. 77.Nguyễn Khắc Mai, nhóm Lập Quyền Dân, Hà Nội. 78.PGS TS Trần thị Băng Thanh, Hà Nội 79.Trần Vân Thanh, Cử nhân Kinh tế, Cán bộ hưu trí, Vũng Tàu. 80.Nguyễn Đức Quỳ, cựu Giáo chức, Hà Nội. 81.Nguyễn Tuệ Hải, Canberra-Australia. 82.Nguyễn Đình Cống, cựu GS Đại học Xây dựng, Hà Nội. 83.Đỗ Trung Quân, Nhà thơ, Sài Gòn. 84.Mai Thái Lĩnh, Nhà nghiên cứu, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt. 85.Vũ Trọng Khải, Chuyên gia độc lập về Chính sách Nông nghiệp, Sài Gòn. 86.Hoàng Vũ, cư trú ở Columbia-USA. 87.Hà Quang Vinh, Hưu trí, Quận 11, Sài Gòn. 88.Nguyễn Kế Quang, KSXD, Quy Nhơn-Bình Định. 89.Nguyễn Đăng Quang, Đại tá, nguyên Cán bộ Bộ Công an, Hà Nội. 90.Trương Lê Khanh, Tiểu thương, Tân Phú, HCMC. 91.Hà Sĩ Phu, TS Sinh học, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt. 92.Nguyễn Văn Muôn, nguyên Phóng viên Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam 2 93.Đặng Đoan, Kinh doanh, Gia Nghĩa, Đak Nông 94.Thái Kế Toại, Đại tá, Nhà văn, Hà Nội 95.Vũ Thư Hiên, Nhà văn, Paris, Cộng hòa Pháp. 96.Nguyễn Quang Nhàn, CBHT, Đà Lạt. 97.Hồ Bích Đào, Hưu trí, Sài gòn. 98.Võ Thị Hảo, Nhà văn-Nhà báo, Germany. 99.Trần Ngọc Bình, Hưu trí, Sài Gòn. 100. Phạm Đình Trọng, Nhà văn, Sài Gòn. 101. Dạ Ngân, Nhà văn, Sài Gòn. 102. Dương Thuấn, Nhà thơ-Nhà nghiên cứu Văn hoá, Hà Nội. 103. Phạm Minh Hoàng, cựu Giảng viên Đại học, hưu trí, Pháp. 104. Nguyễn Mạnh Hùng, Mục sư, Sài Gòn. 105. Đàm Ngọc Tuyên, Người đưa tin độc lập, Quảng Ngãi. 106. Phạm Kỳ Đăng, Làm thơ-viết báo-dịch thuật, CHLB Đức. 107. Bùi Thị Diệu Huyền, cựu Giáo chức, Sài Gòn. 108. Tiết Hùng Thái, Dịch giả, Vũng Tàu. 109. Bùi Nghệ, hưu trí, Sài gòn. 110. Đào Tuấn Ảnh, Nghiên cứu Văn học, Hội viên HNV, Hà Nội. 111. Nguyễn Đắc Diên, BS Nha khoa, Tp HCM. 112. Vũ Ngọc Tiến, Viết văn, Hà Nội. 113. Từ Sâm, Nhà thơ, Nha Trang. 114. Nguyễn Viết Dũng, Hưu trí, Hà Nội. 115. Lê Vinh Quốc, TS Giáo dục, Sài Gòn. 116. Mai Thanh Sơn, Nhà nghiên cứu Khoa học Xã hội, Hà Nội. 117. Nam Dao Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên GS Kinh tế, Nhà văn, Quebec-Canada. 118. Trịnh Bá Khiêm, Hà Nội. 119. Chu Anh Tuấn, Vũng Tàu. Các tổ chức và cá nhân đồng ý ký tên xin ghi rõ: Tên tổ chức và tên người đại diện/ Tên cá nhân và chức danh/nghề nghiệp (nếu có), tỉnh/thành (và quốc gia nếu ở nước ngoài) đang cư trú. Gửi về địa chỉ email: tuyenboduongsatcaotoclaocai@gmail.com | ||||
Nghịch lý đầu tư đường bộ ở Việt Nam Posted: 01 Dec 2019 09:00 AM PST Huỳnh Thế Du Thứ Sáu, 29/11/2019, 08:59 (TBKTSG) - Với một quốc gia mà nguồn lực luôn giới hạn và khan hiếm thì việc đầu tư cần phải dựa trên hiệu quả để đảm bảo đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Việt Nam đã gặp trục trặc trong vấn đề này với điển hình là việc ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông trong mấy thập niên qua do các quyết định đầu tư được chi phối bởi các yếu tố không mang tính kinh tế.
Đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 1A Với địa hình trải dọc như Việt Nam, một trục đường cao tốc huyết mạch từ Bắc vào Nam song song với tuyến quốc lộ 1A ở phía Đông và các hạ tầng giao thông trọng yếu ở các trung tâm kinh tế có tác động rất lớn đối với sự phát triển của Việt Nam. Những nơi đã thành công trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và gần đây là Trung Quốc cho thấy điều này. Tuy nhiên, vào cuối thập niên 1990, Việt Nam đã lựa chọn xây dựng đường Hồ Chí Minh chạy dọc phía Tây. Một nguồn lực rất lớn đã được dùng để xây dựng tuyến đường này, nhưng việc sử dụng rất hạn chế và ý nghĩa an ninh quốc phòng cũng chỉ ở một chừng mực nào đó. Đối với quốc lộ 1A, việc nâng cấp và mở rộng dựa vào vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) trong thập niên 1990 là cần thiết. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, tập trung chủ yếu vẫn là cải tạo, nâng cấp, mở rộng mà hầu hết là theo phương thức đối tác công tư (PPP). Kết quả chỉ là một con đường chắp vá không đáp ứng được nhu cầu phát triển. Hệ thống đường cao tốc Việc đầu tư xây dựng hệ thống đường cao tốc Việt Nam đã được quyết định. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện trên thực tế cũng cho thấy sự bất cập khi việc lựa chọn đầu tư không được dựa vào kết quả tính toán về mặt kinh tế.
Theo các ước tính hiệu quả các tuyến đường cao tốc của Bộ Giao thông Vận tải trong Quy hoạch tổng thể Đường bộ cao tốc Bắc - Nam, hiệu quả nhất là các dự án ở vùng TPHCM và kế đến là vùng Hà Nội. Xét về nhu cầu và hiệu quả sử dụng thì vùng TPHCM nên được ưu tiên trước. Tuy nhiên, trên thực tế, trong khoảng 1.000 ki lô mét đường cao tốc đã được xây dựng, vùng TPHCM chỉ có 95 ki lô mét và miền Trung được 131 ki lô mét; còn lại chủ yếu là các dự án kết nối với Hà Nội. Bảng 1 là danh sách 44 dự án đường cao tốc trong quy hoạch. Trong 20 dự án có suất sinh lợi cao nhất thì 8 dự án thuộc vùng TPHCM với chiều dài 523 ki lô mét; và bảy dự án thuộc vùng Hà Nội với chiều dài 761 ki lô mét. Hiện tại có chín dự án đã được xây dựng (cộng một số tuyến khác không được thể hiện trong quy hoạch này và chủ yếu ở quanh Hà Nội) với chiều dài tổng cộng trên dưới 1.000 ki lô mét. Trong đó, vùng TPHCM được hai tuyến với chiều dài 95 ki lô mét, miền Trung được một tuyến với chiều dài 131 ki lô mét. Còn lại chủ yếu là kết nối với Hà Nội. Dự án hiệu quả nhất trong danh sách là đường Biên Hòa - Vũng Tàu vẫn chưa thấy đâu và các dự án nằm trong nhóm 5 ở vùng TPHCM cũng ở tình cảnh tương tự. Trái lại, Hà Nội đã có kế hoạch triển khai đường vành đai số 5 có chiều dài 320 ki lô mét và vừa có thông tin về kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai với tổng mức đầu tư 100.000 tỉ đồng. Lời kết Những phân tích nêu trên cho thấy sự bất hợp lý trong việc xây dựng hệ thống đường bộ huyết mạch ở Việt Nam. Có thể có những yếu tố tác động đến việc lựa chọn các dự án đầu tư. Tuy nhiên, để có thể hiện thực hóa mục tiêu dân giàu, nước mạnh của Việt Nam thì hiệu quả cần được xem là tiêu chí hàng đầu. Việc chậm trễ trong triển khai các dự án có một phần lỗi của các chính quyền địa phương, nhưng chủ đầu tư là Bộ Giao thông Vận tải hay nói cách khác là... Trung ương. Hơn thế, lựa chọn như thế nào là do Trung ương quyết định. https://www.thesaigontimes.vn/td/297406/nghich-ly-dau-tu-duong-bo-o-viet-nam-.html | ||||
Hội nghị Thành Đô: VN phải đồng hóa với TQ? Posted: 01 Dec 2019 09:00 AM PST | ||||
Thành Đô - Đặc khu - Sách trắng quốc phòng. Posted: 01 Dec 2019 09:00 AM PST Mới đây, một anh bạn của tôi tỏ ý không tin là có Thành Đô. Anh lập luận, chỉ còn một tháng rưỡi nữa là đến năm 2020, đâu thấy có dấu hiệu gì Việt Nam trở thành một tỉnh của Trung Quốc đâu ? Tôi không hẳn chỉ muốn phản bác lại anh, mà là cố gắng xâu chuỗi lại các sự kiện để cùng anh đi đến kết luận : nguy cơ mất nước đang hiển hiện 100% và đảng cộng sản Việt Nam phải chịu tội này trước dân tộc Việt Nam. Tôi đã nhắc lại với anh : - Cuộc gặp bí mật tại Thành Đô - Trung Quốc là có thật 100%. Họ đến đó để cầu xin, quy phục cộng sản Trung Quốc. (Tôi muốn anh tìm đọc Hồi ký của Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ). - Khi nhắc đến Hiệp ước Thành Đô thì ta không nên hiểu đó chỉ là một văn bản Hiệp ước được ký kết ngay cuộc gặp này, mà phải hiểu là tổng hợp tất cả những cam kết bằng miệng và bằng giấy tờ tại Thành Đô và tại những cuộc trao đổi giữa hai bên những năm sau đó trong quá trình đạt được bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. - Bức tường Berlin sụp đổ. Đảng cộng sản Việt Nam thấy rõ nguy cơ đe dọa. Họ đã chọn giải pháp quy hàng cộng sản Trung Quốc để có thể tiếp tục tồn tại. Trong ngoại giao chúng tôi gọi đó là giải pháp đỏ (hợp tác giữa những người cộng sản tại CPC và giữa TQ - VN). - Họ chả có gì đủ mạnh để hy vọng đổi được sự che chở của TQ ngoài việc hứa đưa Việt Nam về chung ngôi nhà với Trung Quốc, tiến tới một thế giới cộng sản đại đồng. (Tôi khẳng định 100% đây là suy tính của những người lãnh đạo chóp bu lúc bấy giờ). Tôi cũng chia sẻ thêm với anh: - Lãnh đạo Việt Nam là những kẻ tiểu nhân, hứa thật cao để đạt được mục đích, sau nuốt hoặc trì hoãn thực hiện lời hứa là chuyện bình thường. - Tuy nhiên, thâm nho như Tàu thì có mà chạy đằng giời, mọi món nợ đã trói chặt VN trong vòng kiểm soát của TQ. Những sự kiện cho thấy việc dần phải quy tụ lại với TQ, trong những năm qua, là rất rõ ràng: + Nhượng đất, nhượng biển đảo. + Cờ 6 sao (cố tình hay nhầm lẫn mà những ba bốn lần) + Chuyển đổi quân phục quân đội giống y TQ. + Bắt buộc học tiếng Trung. + Liên minh ngân hàng, tiêu tiền TQ trên lãnh thổ VN. + Hợp tác truyền hình, phát sóng tiếng Trung. + Hiệp định dẫn độ. + Người TQ tự do tràn ngập, có cả khu tự trị của người TQ, người VN không được vào. + Mọi dự án quan trọng đều lọt vào tay TQ. (Danh sách này vẫn còn chưa đủ, mời quý độc giả bổ sung) Bây giờ, tôi mới quay lại chủ đề chính của bài viết: Thành Đô - đặc khu - sách trắng quốc phòng. Như chúng ta đều biết, vào năm ngoái Luật đặc khu bị người dân phản đối kịch liệt. Người dân chả cần phải cao siêu gì người ta cũng đều nhận xét, ký luật đặc khu là bán nước. Và mọi người đều biết suy luận, đó là hậu quả của Thành Đô. Tưởng chừng trước sức ép của người dân như vậy lãnh đạo Việt Nam cũng phải dè chừng trong câu chuyện đặc khu. Nhưng không, với bản chất của những kẻ tiểu nhân, chẳng bao giờ biết thành thật, chỉ biết dối trá, lừa dối cả chính nhân dân mình, họ đã đánh tráo khái niệm, thay đổi câu chữ, thay đổi quy trình, giữa tháng 11/2019, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lấp liếm ký rất „nhanh lẹ", „kín đáo" câu chuyện đặc khu. Cùng với nó, quốc hội VN, ngày 25/11/2019, đã thông qua luật sửa đổi cho phép người nước ngoài được miễn thị thực khi họ đến các „khu kinh tế đặc biệt trên biển". Thật là một sự phối hợp „nhịp nhàng" và thông điệp cũng khá dễ để suy luận: những đặc khu này chỉ là dành cho Trung Quốc. Câu hỏi đặt ra là tại sao họ phải làm mọi cách để thông qua câu chuyện đặc khu một cách mau lẹ như vậy, câu trả lời chỉ có thể là đặc khu là thành tố rất quan trọng trong quy trình quy tụ VN về với TQ và với sức ép từ phía TQ, nó không thể chần chừ thêm được nữa. Như chúng ta đều biết, một hai tháng trước đây, câu chuyện TQ xâm phạm lãnh hải VN ở bãi Tư Chính đẩy quan hệ hai nước căng như dây đàn, tưởng chừng như sắp có chiến tranh đến nơi giữa VN và TQ. Nhưng rốt cuộc rồi mọi chuyện lại đâu vào đấy. Quan hệ hai nước lại quay về chỗ cũ như thể „chưa từng có một cuộc… ra tay". Tại sao lại như vậy? Rất khó hiểu và cũng rất dễ hiểu. Thông điệp dằn mặt, nắn gân của TQ với VN thì chỉ có người VN hiểu, hoặc phải cam chịu mà hiểu. Thông điệp phản đối, đáp trả của phía VN thì cũng rất „khôn khéo" chỉ đủ để cho người TQ hiểu là được. Tóm lại, VN đã rất hài lòng chấp nhận với chính sách „gác tranh chấp cùng khai thác" mà TQ từng đưa ra, có thể bỏ qua câu chuyện chủ quyền. Những phản ứng của ngoại trưởng Phạm Bình Minh tại LHQ thực chất cũng chỉ để nhằm đối phó với nhân dân mà thôi. Đại diện phía TQ vẫn ngồi nguyên trong diễn đàn để nghe phản ứng của ngoại trưởng Phạm Bình Minh cơ mà. Phải chăng thông điệp chính thức của phía VN muốn gửi cho phía TQ đã đi đêm qua kênh khác rồi. Kế tiếp, cũng trong ngày 25/11/2019, Bộ quốc phòng VN cho công bố sách trắng quốc phòng. Người quan sát tình hình, chả cần phải quá thông thái mới nhận ra rằng : công bố sách trắng khẳng định chính sách 4 không lúc này là không đúng lúc. Trong khi TQ ngang ngược phản đối VN xâm phạm chủ quyền của TQ tại bãi Tư Chính, trong khi TQ đang làm hết sức, khiêu khích công khai, để khẳng định đường lưỡi bò của mình, thì VN lại ra sách trắng công khai tuyên bố chính sách 4 không, khẳng định không liên minh quân sự. Tại sao từ chính sách ba không chuyển thành bốn không, chả có gì thật sự là mới mà VN lại phải ra sách trắng vào thời điểm này? Câu trả lời chỉ có thể là họ muốn chính thức chuyển một thông điệp làm yên lòng TQ: chúng tôi chấp nhận không liên minh với Mỹ để chống TQ. Hiểu một cách khác, chúng tôi sẽ không làm gì với những tranh chấp chủ quyền mà TQ mới tuyên bố tại biển Đông, chúng tôi gác vấn đề chủ quyền để cùng TQ khai thác hưởng lợi tại biển Đông. Cuối cùng, tại sao VN phải hối hả làm cùng một lúc một loạt những việc liên quan đến TQ như kiểu „cưới chạy tang" vào thời điểm cuối năm 2019 như vậy? Câu trả lời dễ chỉ có thể là năm 2020 đã quá gần, sức ép ông chủ TQ ngày càng lớn. Những gì thuộc quy trình Thành Đô như: đặc khu kinh tế trên biển, miễn thị thực, cam kết lời hứa năm xưa phải được thực hiện, để chứng minh sự trung thành với TQ. Tóm lại, tôi và anh bạn của tôi thống nhất khẳng định: nói về Thành Đô là nói đến việc, đảng cộng sản VN vì sự tồn tại của mình, đã lấy đất nước VN ra để ngã giá, đổi lại sự che trở của đảng cộng sản TQ. Tôi đoán biết, các bạn tôi tại Bộ Ngoại giao, trước sau cũng sẽ đọc được bài viết này của tôi. Tôi thiển nghĩ, các bạn nên đưa những gì tôi viết ở trên ra mổ xẻ, phân tích, tìm ra lối tránh vết xe đổ mù quáng của lớp lãnh đạo trước đây. Nếu để đất nước chìm sâu vào sự lệ thuộc TQ, chính các bạn là người có lỗi đầu tiên, như tướng Lê Mã Lương nhận định, vì các bạn là những người hiểu biết, tỉnh táo và sáng sủa nhất trong giới lãnh đạo hiện nay. Đặng Xương Hùng Genève, 27/11/2019 | ||||
Chu Mộng Long - Sợ ta hay sợ Tàu ? Posted: 01 Dec 2019 09:00 AM PST CHU MỘNG LONG Tôi nói ngay rằng, tôi không sợ Tàu mà sợ ta. "Ta" không phải ai khác, chính là "trí thức", đội ngũ có học hàm học vị, mỗi năm đẻ ra cả ngàn. Thành phần này nguy hiểm hơn giặc ! Sau năm 1945, cụ Hồ kêu gọi chống giặc dốt. Giặc dốt ấy chính là dân ngu cu đen, nên cùng với lời kêu gọi đó là phong trào bình dân học vụ, tức xóa nạn mù chữ. Sai lầm trong cải cách ruộng đất, nhiều người quy tội cho tầng lớp bần cố nông ngu dốt. Tôi nghĩ khác. Chính đám có học thời bấy giờ đã xỏ mũi bần cố nông, đẩy vào cuộc sinh tồn khốc liệt với cuộc đấu tố tương tàn và không biết bao nhiêu người đã chết oan. Hóa ra càng biết chữ càng nguy hiểm. Bởi biết chữ nhưng dốt thì vẫn dốt. Khi có học hàm học vị, thành phần này mới đúng là giặc dốt, vì nó sẽ tiếp tục nói càn, làm càn, bán nước hại dân. Gọi là giặc dốt vì sự hiểu biết của chúng là thứ hiểu biết nô dịch, chúng bị nô dịch và kéo cả dân tộc bị nô dịch theo. Sinh thời, ba tôi kể, vào cái thời phong kiến nửa thực dân vắt qua đến thời Việt Minh, cả làng tôi chỉ có một vài ông biết chữ. Mấy ông này mới là giặc. Cả làng cần làm giấy tờ gì đều phải thuê mấy ông này viết. Hậu quả là vườn đất của nhiều gia đình rơi hết vào tay mấy ông này, vì các ông viết gì trong các loại văn tự ấy không thể biết. Nhiều người bị xúi giục kiện tụng và bị đi tù, kể cả khuynh gia bại sản vì loại trí thức này. Đó là cái thời chỉ có vài ông biết chữ. Chứ bây giờ thì cả vạn. Các dự án giáo dục, các trò thay đổi chương trình, sách giáo khoa làm cho đất nước và nhân dân lao đao vì nợ nần chồng chất, vì phải đối phó với vô số thứ văn bằng, chứng chỉ do chúng nghĩ ra. Chữ quốc ngữ thay thế chữ Hán như một tất yếu, thậm chí là sinh mệnh lịch sử của dân tộc, vậy mà chúng còn nghĩ ra được cách phủ nhận chữ quốc ngữ để mưu toan phản Tây phục Hán thì thật kinh khủng. Ai cũng biết, mưu toan này đã xuất hiện từ những năm trước, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương đưa tiếng Trung vào trong trường học như là ngôn ngữ thứ hai. Không chừng êm xuôi, nó sẽ trở thành ngôn ngữ thứ nhất hay thành tiếng mẹ đẻ? Việc phủ nhận chữ quốc ngữ, quay lại đề cao thứ chữ Hán - Nôm một thời, phải chăng lót ổ đại bàng cho cuộc cải cách thân Trung đang diễn ra? Một vài trí thức nhắn tin cho tôi, hãy bỏ qua chuyện chữ quốc ngữ đi. Hãy quan tâm đến chuyện biển đảo, chuyện đặc khu, chuyện miễn thị thực cho người nước ngoài. Đó mới là chuyện lớn ! Nói thẳng thế này. Tôi thách thằng Tàu ăn kẹo cũng không dám gây chiến tranh chiếm đóng biển đảo lần nữa, trừ phi ta mắc bẫy sử dụng bạo lực trước. Còn chuyện đặc khu kinh tế hay miễn thị thực cho nước ngoài thì trước sau gì chính phủ cũng làm, có cản cũng không được. Điều đáng nói là ai thuê và cách làm thế nào để đảm bảo an ninh quốc gia và lợi ích dân tộc. Chuyện này phải quan sát hiện thực mới rõ. Toàn cầu hóa dẫn đến hiện tượng công dân toàn cầu, tự do đi lại và tự do cư trú là xu thế tất yếu. Người Việt đòi tự do đi lại và cư trú ở quốc gia khác, sao lại cấm dân nước khác đến nhà mình, dù đó là người Tàu? Vấn đề toàn cầu hóa tất nhiên gắn liền với sinh mệnh của nhiều dân tộc. Nó giảm thiểu xung đột vũ trang trong tranh chấp lãnh thổ, nhưng sẽ là cuộc cạnh tranh sinh tồn khốc liệt giữa các dân tộc. Dân tộc nào dân trí cao sẽ làm chủ, dân trí thấp ắt làm nô lệ. Trong quan hệ đó, người Việt dân trí thấp thì ở trong nước hay ra nước ngoài cũng đều chỉ là thân phận nô lệ. Cứ nhìn xem hàng triệu người Việt ta ra nước ngoài làm nghề gì ngoài cắt móng tay, làm đ*? Ở trong nước, những nơi đô thị và công nghiệp phát triển, dân ta làm gì ngoài làm công nhân bậc thấp hay dọn rác? Trong một bài viết trước đây, tôi từng cảnh báo: với trình độ dân trí như vậy, có ngày người Việt còn trở thành thiểu số trên đất nước mình, như các dân tộc thiểu số khác bị đẩy vào vùng sâu vùng xa vậy! Dân trí bắt đầu bằng cái chữ và từ cái chữ đi đến hiểu biết khoa học kỹ thuật như các dân tộc văn minh. Công cụ hiệu quả mà cha ông ta đã học tập, tiếp thu và góp phần đổ công sức ra làm nên là chữ quốc ngữ, vừa mang hồn cốt dân tộc ta, vừa dễ tiếp cận với thế giới văn minh hiện đại. Đừng tin vào mấy ông trí thức sùng Hán, bỏ chữ quốc ngữ để trở về thời Hán hóa ngu muội, cái thời 99% dân mù chữ và 1% trí thức biết chữ xỏ mũi dân ta theo người Hán. Một dân tộc muốn làm chủ, phải trí tuệ và văn minh ! Dân ngu thì không bị giặc xỏ mũi cũng bị "ta" xỏ mũi trong thứ ngôn ngữ bịp bợm của kẻ biết chữ. Có làm một trăm cuộc cách mạng thì cũng về điểm xuất phát. Kiếp nô lệ vẫn về nô lệ. Tôi sẽ còn viết tiếp vụ này. Đánh rốt ráo vào bọn Hán nô làm cho dân ta ngày một ngu muội đi để dễ thống trị. Đón đọc tiếp: Giải huyền thoại chữ Hán và vai trò của chữ quốc ngữ. CHU MỘNG LONG 30.11.2019 | ||||
MẤT NƯỚC - CHƯA BAO GIỜ DỄ DÀNG ĐẾN THẾ! Posted: 01 Dec 2019 09:00 AM PST Sau khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký cho phép thí điểm "Khu kinh tế đặc biệt" ở Vân Đồn hôm 15-11 vừa qua, chỉ cách nhau 10 ngày, hôm qua ngày 25-11 Quốc hội bấm nút thông qua việc miễn thị thực cho người "Nước Ngoài" đến các Khu kinh tế đặc biệt ấy. 404 vị đại biểu đồng ý, khu kinh tế biển ấy nói thẳng ra là Đặc khu của Trung quốc cho dễ hiểu, giờ này chẳng có gì lập lờ nữa rồi. Quá rõ ràng, rất đồng bộ, từ Chính phủ đến Quốc hội đã thực hiện chỉ thị của bộ chính trị một cách rất nhịp nhàng. Người dân vẫn say mê bóng đá hay còn bận lo nồi cơm nên không quan tâm, nhưng đây là điều đã bắt đầu một thời kỳ chẳng mấy sáng sủa với đất nước ta. Miễn thị thực với các Đặc khu ấy là đồng nghĩa với việc mở toang các cánh cửa đang bảo vệ quốc gia. Người Trung quốc sẽ đến các Đặc Khu Vân Đồn, Phú Quốc ở và sinh sống với người bản địa mà không cần thị thực, các đặc khu nằm gần đất liền thì khác gì là cho người Trung quốc tự do đi lại như ở nhà nó? Vì người TQ đâu chỉ dừng lại ở các Đặc khu này! Vì các dự án bất động sản ở Vân Đồn, Phú Quốc Và Vân Phong hơn 90% người Trung quốc đã mua các căn hộ đó rồi. Đến một thời điểm thuận lợi, TQ sẽ có chánh sách đòi tự trị thì đó là tai hoạ cho dân tộc VN. MẤT NƯỚC - CHƯA BAO GIỜ DỄ DÀNG ĐẾN THẾ! | ||||
THƯA BÀ, XIN GỬI TỚI BÀ TẤM LÒNG NGƯỠNG MỘ VÀ BIẾT ƠN! Posted: 01 Dec 2019 09:00 AM PST
Sau gần 12 năm bị tạm giam chờ thi hành án tử hình, hôm nay Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao ra Quyết định kháng nghị đối với vụ án Hồ Duy Hải. Quyết định này được coi là cực kỳ dũng cảm vì năm 2011, chính Viện này đã quyết định không kháng nghị. Hải, là tử tù có số phận lạ lùng. Năm năm trước, ngay trước ngày thi hành án tử, thì Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho tạm dừng. Năm ngoái, đến lượt Chủ tịch nước Trần Đại Quang yêu cầu xem xét lại. Và hôm nay, bản án bị kháng nghị theo hướng hủy án, điều tra lại. ... Tối nay, tôi đến nhà Hải. Suốt buổi tối, người thân của Hải kể về các luật sư đã giúp đỡ họ, rồi rất nhiều nhà báo, và những dân oan, rồi những người xa lạ... Có lẽ họ nhớ không sót người nào. Nhưng có một nhân vật, mà tôi hết sức ấn tượng. Đó là bà Lê Thị Nga - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội. Bà nghiên cứu hồ sơ, bà đến hiện trường. Bà vào trại giam gặp Hải... Bà Nga là người có báo cáo dài 10 trang, nêu rất rõ các sai phạm của vụ án. Có những sai phạm luật sư còn ngạc nhiên khi bà chỉ ra những chi tiết như "con số ghi trên cái ghế khác nhau". Phải công nhận, bà có trí lực tuyệt vời. "Cô Nga gọi cho gia đình nhiều lần. Gọi động viên tinh thần. Rồi dặn gia đình cứ ăn Tết. Có lần, cô gọi từ năm giờ rưỡi sáng, để hỏi thăm và dặn dò..." - mẹ Hồ Duy Hải xúc động kể về bà Nga. Làm báo hơn 10 năm, tôi vô cùng kính trọng bà Nga. Không chỉ có trí lực tuyệt vời, mà từ cuộc gọi lúc mờ sáng, mới thấy tâm lực của bà vô cùng to lớn. | ||||
CHI 100.000 TỶ ĐỒNG CHO "NƯỚC NGOÀI" HƯỞNG LỢI Posted: 01 Dec 2019 09:00 AM PST Bốn Việt TPO - Tư vấn Trung Quốc tính toán sơ bộ chi phí xây dựng Dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng cần 100.000 tỷ đồng, chưa tính tiền giải phóng mặt bằng.
Bộ GTVT lập luận, đây mới là quy hoạch, cụ thể còn phải nghiên cứu thêm, còn chuyên gia lo ngại lợi ích kinh tế từ dự án này cho Việt Nam không quá lớn so với chi phí bỏ ra; thay vào đó, nên dùng số tiền này đầu tư các dự án cần thiết hơn. Trung Quốc viện trợ 32 tỷ đồng Chiều 25/11, phản hồi về Dự án đường sắt mới khổ ray tiêu chuẩn (1.435mm) tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Bộ GTVT cho biết: Dự án này đã được đưa vào Chiến lược phát triển GTVT đường sắt giai đoạn 2020, tầm nhìn 2050 do Thủ tướng phê duyệt. Căn cứ theo đó, dự án được đưa vào danh mục nghiên cứu để dành quỹ đất, huy động vốn. Năm 2015, Chính phủ Trung Quốc đã cung cấp khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 10 triệu nhân dân tệ (tương đương hơn 32 tỷ đồng), để khảo sát, lập quy hoạch tuyến trên. Tới nay, tư vấn đã lập quy hoạch, Bộ GTVT đã làm việc với các địa phương dự kiến tuyến đường đi qua để xin ý kiến và dành quỹ đất. Sau khi tư vấn hoàn thành nghiên cứu quy hoạch, Bộ GTVT sẽ triển khai các thủ tục để tiếp nhận dự án hỗ trợ kỹ thuật theo quy định. Theo Bộ GTVT, kết quả nghiên cứu của tư vấn sẽ được Cục Đường sắt Việt Nam nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình lập quy hoạch đường sắt giai đoạn đến 2030, định hướng đến 2050 để trình Thủ tướng phê duyệt. Căn cứ quy hoạch được duyệt, thứ tự ưu tiên và khả năng cân đối nguồn lực, Bộ GTVT sẽ triển khai nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư dự án. Với quy mô đầu tư dự án này, Bộ GTVT cho hay, dự án sẽ được trình Quốc hội xem xét thông qua về chủ trương đầu tư. "Khi lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, sẽ tiếp tục nghiên cứu thận trọng, tham khảo ý kiến nhân dân, chuyên gia, các bộ ngành, địa phương liên quan; đặc biệt về quy mô, phân kỳ đầu tư, khả năng huy động vốn trước khi trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt", Bộ GTVT khẳng định. Lợi ích thấp hơn vốn đầu tư Nêu quan điểm về Dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, là một phần của tuyến đường sắt xuyên Á, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng: Một dự án chỉ kết nối Lao Cai với Hải Phòng qua Hà Nội tốn kém vậy rất không cần thiết. Nếu nói đường sắt xuyên Á, hay kết nối với Trung Quốc theo khổ ray 1.435mm đã có tuyến Gia Lâm (Hà Nội) – Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Nam Ninh (Trung Quốc), từ đây đi châu Âu cũng không khó khăn gì. Không phải làm tuyến mới chúng ta mới có đường sắt liên vận quốc tế. Ngay cả với tuyến Gia Lâm – Đồng Đăng giờ mỗi tuần cũng chỉ khai thác vài chuyến tàu, lấy đâu khách và hàng để chạy tới 15 đôi tàu/ngày như tư vấn tính toán để phải làm đường mới. Về lợi ích của dự án, Bộ GTVT khẳng định, tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng có vị trí rất quan trọng trong việc hình thành mạng lưới vận tải đường sắt phía Bắc sông Hồng. Tuyến đường chạy dọc hành lang Đông – Tây, nối vùng Tây Bắc với vùng đồng bằng sông Hồng. Góp phần quan trọng trong việc giao lưu quốc tế, khai thác có hiệu quả, phát huy thế mạnh của cảng biển khu vực Hải Phòng. Dù vậy, bà Chi Lan lại phân tích, nếu kết nối hành lang Tây Bắc – Sông Hồng – Hải Phòng bằng đường sắt, mạng đường sắt hiện nay đã có, thậm chí khai thác èo uột vì vắng khách, thiếu hàng. Trong khi đầu tư tuyến mới Việt Nam phải bỏ vốn lớn, lợi ích thu về không tương xứng. Vị chuyên gia này phân tích, kinh tế khu vực Lào Cai, Yên Bái không phải quá phát triển để có nhiều hàng, nhiều khách xuất khẩu qua đường sắt đi châu Âu, hay đưa xuống Hải Phòng đi đường biển. Nếu có, tuyến đường sắt hiện tại vẫn đáp ứng được. Còn nếu hàng hóa bằng đường sắt đi châu Âu qua Trung Quốc, hiện đã có tuyến Gia Lâm – Đồng Đăng khổ 1.435mm. "Có thể thấy, chung ta bỏ nhiều tiền nhưng thu lợi rất ít. Còn bên được lợi nhiều nhất là phía đối tác. Khi họ đưa được hàng ra cảng Hải Phòng để xuất khẩu thuận lợi với chi phí thấp hơn đi đường sắt qua nước họ. Chưa kể, liệu chúng ta có đủ sức, đủ trình độ để kiểm soát hàng hóa trên những đoàn tàu đó, nhằm ngăn chặn sự trà trộn để lấy xuất xứ hàng Việt Nam rồi chở thẳng ra cảng Lạch Huyện xuất khẩu? Xét về mặt lợi ích, chi phí, nợ công hiện nay, rõ ràng dự án này chưa nên làm, trừ khi chúng ta được cho không. Chưa nói tới các yếu tố an ninh, quốc phòng", bà Lan nhìn nhận. Theo bà Chi Lan, nếu có làm dự án trên và tư vấn có tâm, phải có phương án tận dụng các tuyến đường sắt hiện hữu, tận dụng dự án đường sắt khổ 1.435mm Yên Viên – Cái Lân đang "đắp chiếu" một số đoạn, cũng do chính Bộ GTVT làm chủ đầu tư. Thay vì đề xuất đầu tư tuyến mới rất tốn kém, và khả năng Việt Nam phải đi vay nước ngoài. Từ phân tích trên, bà Lan cảnh báo, cần cẩn trọng với các tư vấn được tài trợ, vì họ thường đưa ra phương án có lợi cho bên bỏ tiền, bài học tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) vẫn còn đó. "Điều quan trọng là người quyết định phải có cái nhìn toàn cục, vì cái chung, còn đề xuất của tư vấn chỉ mang tính tham khảo. Chẳng hạn, với dự án đừng sắt này, tiền đầu tư lớn, lợi ích không tương xừng thì cần cân nhắc, ưu tiên tiền đó cho các dự án giao thông cần kíp hơn, có lợi cho đất nước hơn, như giao thông kết nối khu vực Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long", bà Lan nói. BỐN VIỆT | ||||
VNTB - Từ vụ bà Chủ tịch Hội Phụ nữ ở Thành phố Hồ Chí Minh treo ấn từ quan Posted: 01 Dec 2019 09:00 AM PST Nguyễn Việt Nam
(VNTB) - Hôm 27/11 và 28/11, nhiều tờ báo ở Việt Nam đồng loạt đưa tin bà Nguyễn Thị Ngọc Bích, sinh 1975, quê Long An, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh tự nguyện có đơn xin thôi giữ chức vụ, đồng thời xin nghỉ việc với lý do cá nhân. Bà Bích thông báo với cơ quan đã nộp đơn xin thôi giữ chức vụ và nghỉ việc từ tháng 9/2019. Sau đó Thành ủy Hồ Chí Minh đã có quyết định cho cho nghỉ theo nguyện vọng, có hiệu lực từ 1/11.
Theo lý lịch mà báo chí đăng, bà Nguyễn Thị Ngọc Bích còn khá trẻ, 44 tuổi, thạc sĩ luật, cử nhân chính trị chuyên ngành tư tưởng văn hóa, nguyên Phó Ban tuyên giáo Quận ủy quận 8, nguyên Phó chủ tịch ủy ban nhân dân quận 8... Bà Bích là phu nhân của ông Tất Thành Cang, hiện là Thành ủy viên, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo công trình "Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh". Thắc mắc ở đây là với chuyên môn "cử nhân chính trị chuyên ngành tư tưởng văn hóa", vì sao bà Bích lại không nhận ra 'tư tưởng' của ông Cang có vấn đề với chính quyền thành phố Hồ Chí Minh, với đảng cộng sản nơi ông Cang từng ngồi ghế phó chủ tịch thành phố, phó bí thư thường trực của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh? Ngược dòng thời gian, ngày 15/11/2018, theo kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đảng cộng sản Việt Nam, ông Tất Thành Cang đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc, vi phạm thẩm quyền, nguyên tắc, quy trình xử lý công việc, vi phạm quy định của Thành ủy về quản lý, sử dụng tài sản tại các doanh nghiệp thuộc sở hữu Đảng bộ Thành phố. Ngoài ra, ông Cang cũng đã vi phạm "các quy định pháp luật trong việc quyết định chủ trương hợp tác kinh doanh, chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp thuộc Thành ủy, chấp thuận chủ trương để người đại diện phần vốn của Thành ủy biểu quyết phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược tại doanh nghiệp". Ông Cang còn thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để lĩnh vực được phân công phụ trách có nhiều vi phạm pháp luật, gây thiệt hại lớn cho ngân sách Đảng bộ Thành phố. Trong thời gian giữ cương vị Thành ủy viên, Ủy viên ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh, ông Cang đã vi phạm quy định pháp luật về đất đai và quản lý đầu tư xây dựng khi phê duyệt dự án và ký tắt hợp đồng dự án đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm… Sở dĩ cần kể dông dài như vậy để nhằm muốn nói rằng cần thiết xem lại cái gọi là "chuyên ngành tư tưởng văn hóa". Những cán bộ khoác chiếc áo 'chuyên ngành tư tưởng văn hóa' là một nỗi ám ảnh của các luật sư bào chữa trong những vụ án 'tù nhân lương tâm'. Trong vụ án Hội Anh em dân chủ, để buộc tội, cáo trạng cho biết theo kết luận của các giám định viên tư tưởng, thì các bài viết của các bị cáo mang tư tưởng "lật đổ chính quyền" nên cần phải bị xử trí pháp luật hình sự. Nhóm giám định viên tư tưởng ở vụ án này gồm có: Võ Thanh Lâm, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, tổ trưởng điều phối giám định tập thể, và các tổ viên giám định tập thể là Đặng Anh Tuấn, Chánh Thanh tra; Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Báo chí; Đinh Tiến Dũng, phó Chánh Thanh tra; Trần Thị Nhị Thủy, phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế. "Giám định tư tưởng" là một nghề không được đào tạo ở bất kỳ trường lớp nào. Những người được giao phần việc gọi là 'giám định viên tư tưởng', thường là có bằng cấp chuyên môn tương tự như bà Nguyễn Thị Ngọc Bích. Sắp tới đây trong vụ án nhà báo Phạm Chí Dũng, chắc chắn cũng có tổ giám định tập thể được thành lập để 'giám định tư tưởng' của vị nhà báo này qua các bài viết của ông. Từ vụ treo ấn từ quan của bà Bích, một thạc sĩ luật, cử nhân chính trị chuyên ngành tư tưởng văn hóa, cho thấy ngay cả người đồng chí cận kề của bà là ông Tất Thành Cang – cũng có hàm cử nhân chính trị, thạc sĩ luật, đã vấp sai phạm về 'tư tưởng' kéo dài, nhưng bà Bích không phát hiện ra; và nếu mai này pháp luật không quy kết bà Bích trong vai trò đồng phạm, thì phải chăng cần thiết coi lại nghề 'giám định tư tưởng' đối với những tiếng nói của quyền tự do ngôn luận, như với trường hợp nhà báo Phạm Chí Dũng mới đây chẳng hạn | ||||
VNTB - Nếu sống, Trâm cũng sẽ như Dũng Posted: 01 Dec 2019 09:00 AM PST Diễm Thi (VNTB) - Dũng bị bắt tạm giam vào ngày 21/11/2019, bị áp dụng tội danh "tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam". Khi bị bắt, Dũng vẫn mái tóc thưa, đôi mắt hốp sâu, áo sơ mi bạc phếch đóng thùng, bên trái áo luôn là mảnh giấy và thỉnh thoảng gắn kèm cây bút. Một hình thể giống như là cán bộ cộng sản đầy mẫn cán của cái thời còn chuyên chính vô sản. Hình tượng đó có thể khiến nhiều người liên tưởng, tháng 11/2019 có thể Dũng không trong vai bị can, mà là lãnh đạo hoặc ít nhất là một nhân viên an ninh trung thành của chế độ. Quả thật, Dũng từng xuất thân từ sĩ quan quân đội, và Dũng cũng từng là an ninh. Dũng với Lâm (Tô Lâm) hay Vinh (Nguyễn Hữu Vinh) đều giống nhau ở một điểm. Họ từng đắm mình tông mẻ "Thép đã tôi thế đấy!" Mẻ chỉ xuất hiện đúng một lần và 1 lần duy nhất vào thế kỷ XX. Lẽ vậy nên, họ đều là hạt giống đỏ của chế độ mà quy hoạch ngành an ninh luôn ưu ái dành cho con em lão thành cách mạng. Nhưng khác với Lâm, và giống với Vinh, Dũng nhận ra hiện thực cách mạng không còn như góc nhìn lý tưởng của Pavel Korchagin. "Anh trước hết là người của đảng" Sự sụp đổ của chế độ Liên Xô mới chỉ tạo ra bước ngoặt nhận thức cho những người chứng kiến nó. Nhưng Dũng nằm trong nhóm người đó, Dũng vẫn là một Pavel và vẫn thề trung kiên với đảng. Ngọn nguồn của sự thay đổi trong Dũng có thể bắt nguồn từ chiêm nghiệm thực tiễn của một nhà văn, suy tính của một nhà báo, và một trái tim đã biết yêu "em và người thân khác" trước yêu đảng. Dũng bước ra khỏi đảng, cái đảng mà Dũng từng tuyên thệ phụng sự với lý tưởng cao nhất của mình. Nhưng tuyên bố ra đi của Dũng lại là một quan điểm cách mạng nhân sinh nhất: đã từng tràn đầy nhiệt huyết đóng góp cho một đất nước xã hội chủ nghĩa công bằng và bác ái. Dũng, cũng như Vinh, và hàng trăm con người từng là đảng viên cộng sản vỡ mộng về con đường Pavel. Chết lặng trước sự trần trụi, nhầy nhụa đầy bội phản của cái lý tưởng ấy. Hiện thực cách mạng bị vỡ toang, nhưng ai là người đau nhất? Là Trọng (Nguyễn Phú Trọng), Phúc (Nguyễn Xuân Phúc), Ngân (Nguyễn Thị Kim Nhân),... Không! Điều kỳ lạ nhất của nỗi đau cách mạng lại chính là những người từng là hạt giống đỏ và nay đổi màu. Những người bị chỉ trích là "xa rời lý tưởng cách mạng". Nhưng lý tưởng cách mạng đó là gì? Tại sao lại phản bội? Dũng đã nhận ra, thoảng thốt và tuyên bố rời đảng vào năm 2013. "Đảng Cộng sản đã thất bại, thất bại một cách cố ý và quá cay đắng. Không những không hướng đến tinh thần công bằng và bác ái, làm tròn nghĩa vụ một nhà nước "của dân, do dân và vì dân", Đảng Cộng sản hiện thời chỉ còn mang bóng hình và hơi thở của các nhóm lợi ích. Lời thề trung thành với Đảng Cộng sản của tôi đã bị thực tế đau đớn thẳng thừng phủ nhận." Hoá ra, "lý tưởng cách mạng" giờ đây là những tuyên bố đầy tính đạo đức cách mạng là chính, trong khi giá trị cách mạng nhân văn được tuyên truyền thế kỷ trước đã bị bỏ rơi. Đảng thiết lập quyền lực rộng khắp và sợ hãi - ích kỷ tìm kiếm phương cách củng cố quyền lực thay vì kiểm soát quyền lực. Chính vì vậy, quan điểm của Dũng trở thành tuyên ngôn công khai lẫn thầm lặng của không ít đảng viên đảng cộng sản. Họ nhận ra lý tưởng cách mạng giờ đây đã trở thành phương tiện để dung dưỡng lợi ích nhóm. Nếu để ý một chút sẽ nhận ra một điều, Dũng là người sử dụng nhiều cụm từ "lợi ích nhóm" trước khi nó trở nên phổ biến trên mặt báo chí truyền thông nhà nước. Bởi Dũng nhận thức chính trị đúng đắn về thứ lực cản dân tộc và cơ chế nảy sinh ra điều đó. Dũng có tuyên truyền chống nhà nước không? Đừng cố diễn giải luật pháp của nhà nước Việt Nam hiện tại bằng phạm trù "đúng-sai". Thay vào đó, hãy nhìn cách Dũng đối diện với điều đó. Dũng không sợ hãi, ngòi bút của Dũng vẫn thẳng thắn, sắc lạnh chỉ trích thẳng, châm biếm thẳng những cá nhân và cơ chế mà Dũng cho rằng nó đang "phản bội lại lợi ích nhân dân, đất nước". Cái cách dùng ngữ từ mà blogger Nguyễn Lân Thắng cũng phải thừa nhận rằng, nó rất "căng". Dũng không sợ, khí chất "không sợ" tù đày từ người bố của Dũng trong thời chiến tranh đã truyền qua anh. Và dù giữa hai bố con vẫn còn nhiều khác biệt, nhưng điểm chung của cả hai vẫn là dám đối diện và dám đương đầu. Khác chăng, ông Ba Hùng là thời chiến và phục vụ cho cách mạng cộng sản, còn Dũng là thời bình và phục vụ cho chính ngòi bút với hơi thở tự do báo chí của mình. Dũng sinh ra là một hạt giống đỏ, nhưng khác với hạt giống đỏ khác, Dũng đứng về phía những thân phận người nheo nhóc bị tước bỏ quyền lợi và nguồn lực phát triển. Dũng chống lại "lợi ích nhóm", căm phẫn những thế lực tạo nên "lợi ích nhóm". Khi Dũng chấp nhận từ bỏ con đường "hạt giống đỏ", Dũng đã chọn cho mình một con đường mà tù đày là hệ quả đương nhiên, trong lúc quyền lực nhà nước vẫn phục tùng cho sự sợ hãi chia sẻ quyền lực. Thế nhưng, khi Dũng đặt ngòi bút tự do, thì Dũng cũng đồng thời cho thấy "lửa và chất thép đã được tôi luyện ngày nào". Dũng trở về với đúng nguyên mẫu của Pavel: Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người.... Đấu tranh chống lợi ích nhóm, đấu tranh cổ vũ nhân quyền, đấu tranh đòi bằng được cam kết nhân quyền qua lá thư riêng gửi EU,... Dũng đã đặt quyền vị con cháu của cha-ông cách-mạng sang một bên, nỗ lực cho sự nghiệp cao đẹp của đời mình, sự nghiệp thúc đẩy nhân quyền tại một nước mà tuyên ngôn "tự do báo chí, tự do ngôn luận và xã hội dân sự" nghĩa là tù đày. Dũng cũng có thể là Trâm (Đặng Thuỳ Trâm) ở tinh thần Pavel một thời. Và nếu còn sống, Trâm cũng sẽ như Dũng, vỡ mộng hiện thực hậu Pavel. | ||||
Vụ đồng Tâm: Người dân vây xe quân sự Posted: 01 Dec 2019 09:00 AM PST | ||||
Posted: 01 Dec 2019 09:00 AM PST
Ngày 26/11, tổ chức Giám sát Hồng Kông (Hong Kong Watch), một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Anh, đã trình một bức thư thỉnh nguyện được hơn 3.700 học giả trên khắp thế giới ký tên, lên án sự tàn bạo của cảnh sát Hồng Kông đối với người biểu tình. Nội dung thỉnh nguyện yêu cầu bảo vệ sinh viên và tự do học thuật, và điều tra hành vi bạo lực của cảnh sát Hồng Kông, theo NTDTV. Thư thỉnh nguyện kêu gọi những người đứng đầu nhà trường công khai tuyên bố không cho phép cảnh sát tiến vào khuôn viên trường, ủng hộ quyền tự do hội họp của giáo viên và học sinh, đồng thời tái khẳng định việc trường đại học có trách nhiệm bảo vệ quyền tự do học thuật và cung cấp một môi trường an toàn cho sinh viên bày tỏ quan điểm của mình. Các học giả cũng yêu cầu cảnh sát Hồng Kông chấm dứt bạo lực ngay lập tức, tạm thời đình chỉ công tác các sĩ quan cảnh sát sử dụng bạo lực không thích đáng và triển khai điều tra đối với các cảnh sát vi phạm pháp luật. Đồng thời, yêu cầu chính phủ Hồng Kông thiết lập một cuộc điều tra độc lập để xác định mức độ nghiêm trọng của vũ lực được cảnh sát sử dụng kể từ tháng 6 đến nay. Ngoài trường học ra, trong thư thỉnh nguyện còn đề cập vụ việc cảnh sát giao thông Hồng Kông bắn 3 phát súng liên tiếp vào người biểu tình Tây Loan Hà (Sai Wan Ho) ngày 11/11, vụ việc cảnh sát giao thông lái một chiếc xe máy lao vào nhóm người biểu tình ở Kwai Fong. Nội dung thư lên án hành động của họ vi phạm "Điều lệ cảnh sát", những ngôn luận kích động thù hận của cảnh sát Hồng Kông đã dẫn đến sự chia rẽ sâu sắc trong xã hội. Thư thỉnh nguyện sau cùng kết luân: "Chúng tôi sẽ đứng cùng người dân Hồng Kông. Chúng tôi tin rằng trách nhiệm bảo vệ tự do học thuật, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp và lập hội, cả việc bảo vệ an toàn cho những em học sinh, sinh viên là những giá trị chung mà mọi người đều theo đuổi". Những học giả tham gia ký tên gồm có nhà triết học Mỹ Judith Butler, nhà tâm lý học thực nghiệm người Mỹ gốc Canada Steven Pinker, nhà triết học người Anh AC Grayling, giáo sư luật người Mỹ Robert George cùng nhiều học giả nổi tiếng khác. "Giám sát Hồng Kông" là một tổ chức phi chính phủ của Anh có trụ sở tại London. Nó được thành lập năm 2017 với mục đích giám sát nhân quyền, tự do và luật pháp ở Hồng Kông, đồng thời kêu gọi chính phủ Trung Quốc và Anh thực hiện trách nhiệm của mình theo bản "Tuyên bố chung Trung-Anh". Giám sát Hồng Kông có ban lãnh đạo gồm Rogers, phó chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Đảng Bảo thủ Anh, cựu Ngoại trưởng Anh Malcolm Rifkind cùng nhiều chính trị gia khác. Vũ Dương | ||||
Trung Quốc:Mỹ sẽ lãnh hậu quả khôn lường vì luật ủng hộ dân chủ Hong Kong Posted: 01 Dec 2019 09:00 AM PST 28/11/2019
Trung Quốc hôm thứ Năm 28/11 cảnh báo Hoa Kỳ rằng họ sẽ áp dụng các "biện pháp cứng rắn đáp trả" các đạo luật của Mỹ ủng hộ người biểu tình chống chính phủ ở Hồng Kông. Bắc Kinh nói rằng các âm mưu can thiệp vào thành phố do Trung Quốc cai trị tất phải thất bại. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm thứ Tư đã ký thành luật hai dự luật được Quốc hội thông qua ủng hộ người biểu tình Hong Kong, bất chấp Bắc Kinh phẫn nộ phản đối. Trong khi đó người biểu tình ở Hong Kong phấn khởi đón nhận tin này bằng việc tuần hành "tạ ơn" với hàng trăm người đủ mọi lứa tuổi tham gia, một số người giương cao cờ Mỹ, tại trung tâm thành phố. Đạo luật Nhân quyền và dân chủ Hong Kong yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ đánh giá hàng năm mức độ tự chủ của Hong Kong để làm cơ sở điều chỉnh các chính sách ưu đãi thương mại đặc biệt của Mỹ dành cho Hong Kong. Luật cũng sẽ trừng phạt các cá nhân và tổ chức vi phạm nhân quyền liên quan đến Hong Kong. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh cáo Mỹ sẽ gánh chịu hậu quả khôn lường nếu cứ tiếp tục "hành động tùy tiện" can thiệp vào Hong Kong. Thứ trưởng Ngoại giao Le Yucheng của Trung Quốc hôm thứ Năm triệu tập Ðại sứ Terry Brandstad của Mỹ, lần thứ hai trong tuần này, để phản đối và yêu cầu Washington phải ngay lập tức chấm dứt can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc. Chính quyền Hong Kong được Bắc Kinh hậu thuẫn tuyên bố đạo luật của Mỹ gởi một tín hiệu sai lầm đến những người biểu tình, và "can thiệp thô bạo" vào chuyện nội bộ của Hong Kong. Kim ngạch thương mại giữa Hong Kong và Mỹ ước tính đạt khoảng 67,3 tỉ đôla trong năm 2018, với mức thặng dư khoảng 33,8 tỉ đôla nghiêng về phía Mỹ. Văn phòng Đại diện Thương Mại Mỹ nói rằng đây là mức thặng dư thương mại cao nhất mà Mỹ có được đối với bất cứ quốc gia hoặc lãnh thổ nào. https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-my-se-lanh-hau-qua-khon-luong-vi-ung-ho-hong-kong/5184844.html | ||||
Ba nhà hoạt động Việt Nam được trao giải nhân quyền 2019 Posted: 01 Dec 2019 09:00 AM PST
28/11/2019 Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam sẽ trao Giải Nhân quyền Việt Nam 2019 cho Mục sư Nguyễn Trung Tôn, nhà hoạt động Nguyễn Đặng Minh Mẫn, và Luật sư Lê Công Định. Theo một thông cáo của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, có trụ sở thành phố Westminster, bang California, ba nhà hoạt động cho nhân quyền Việt Nam nêu trên được tuyển chọn từ một danh sách đề cử gồm 12 cá nhân và 3 tổ chức. Buổi lễ trao giải năm nay sẽ được tổ chức tại trụ sở Thượng Viện Canada, Thủ đô Ottawa, Canada vào ngày 7/12/2019, nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Nhân quyền lần thứ 71, theo thông cáo hôm 21/11. Mục sư Nguyễn Trung Tôn, thuộc hệ phái Phúc Âm Toàn vẹn Việt Nam, hiện đang thụ án 12 năm tù giam tại tỉnh Gia Lai, với cáo buộc "âm mưu lật đổ chính quyền." Mục sư Tôn bị lực lượng an ninh Việt Nam bắt cùng với một số thành viên Hội Anh Em Dân Chủ khác gồm các cựu tù chính trị Phạm Văn Trội, Trương Minh Đức và Nguyễn Bắc Truyển vào ngày 30/7/2017. Nhà hoạt động Nguyễn Đặng Minh Mẫn vừa mãn hạn 8 năm tù giam vào ngày 2/8/2019 và đang chịu án phạt 5 năm quản chế. Bà bị chính quyền bắt vào ngày 31/7/2011 cùng với mẹ, anh trai và một số bạn trẻ khác trong nhóm 13 Thanh niên Công giáo với cáo buộc "hoạt động lật đổ chính quyền." Luật sư Lê Công Định từng bị phạt 5 năm tù giam và 3 năm quản chế vì "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền." Mãn hạn tù, "LS Lê Công Định vẫn tiếp tục con đường tranh đấu bất bạo động cho Tự do, Dân chủ, và Nhân quyền với ngòi bút sắc bén," theo thông cáo của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam. Được thành lập từ năm 2002, Giải Nhân quyền Việt Nam được trao hàng năm cho cho các cá nhân và tổ chức trong nước đã có những đóng góp xuất sắc và có nhiều ảnh hưởng đến các phong trào đấu tranh cho nhân quyền, tự do và dân chủ cho nhân dân Việt Nam. | ||||
Tất cả 39 thi hài nạn nhân xe tải ở Anh đã được đưa về Việt Nam Posted: 01 Dec 2019 09:00 AM PST 30/11/2019
Thi hài của 23 nạn nhân về đến sân bay Nội Bài ở Hà Nội vào sáng sớm ngày thứ Bảy, một quan chức chính quyền địa phương cho biết. Bảy thi thể được hỏa táng tại Anh trước khi được hồi hương, Thông tấn xã Việt Nam cho biết. 16 thi thể đầu tiên hôm thứ Tư đã được đưa về quê nhà của họ ở Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình, nơi họ được người thân và bạn bè ra đón với hoa hồng trắng. Việc phát hiện ra các thi thể đằng sau xe tải đông lạnh sau khi họ được tuồn vào Anh đã rọi ánh sáng vào hoạt động buôn bán phi pháp đưa người nghèo ở Châu Á, Châu Phi và Trung Đông vào những chuyến đi đầy nguy hiểm đến phương Tây. Công an ở Việt Nam đã bắt giữ 10 người liên quan đến những cái chết này. Hôm thứ Hai, tài xế xe tải người Anh thừa nhận âm mưu hỗ trợ nhập cư bất hợp pháp. Tại Việt Nam, triển vọng việc làm kém, thảm họa môi trường và hứa hẹn tài chính từ việc xuất khẩu lao động là những yếu tố thúc đẩy nhiều người ra đi. https://www.voatiengviet.com/a/tat-ca-39-thi-hai-nan-nhan-xe-tai-o-anh-da-duoc-dua-ve-vietnam/5187594.html | ||||
Posted: 01 Dec 2019 09:00 AM PST Trong phiên toà Xử kín chóng vánh sáng nay, Toà Án Tỉnh Đồng Nai đem 2 nhà hoạt động là Bác sỹ Huỳnh Thị Tố Nga và Anh trai Huỳnh Minh Tâm ra xét xử về tội "làm, tàng trữ, tán phát hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam". Kết thúc phiên toà Anh Tâm bị tuyên án 09 năm tù giam. Bác sỹ Tố Nga bị 05 năm tù giam. Bác Sỹ Tố Nga là Fber có tên Selena Zen hay Diệu Hằng, mới 36 tuổi. Chị là bác sĩ phòng xét nghiệm, khoa giải phẩu bệnh, tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Sài gòn. Chị bị bắt ngày 28-1 đầu năm nay, những bài viết của Chị mang đầy tính nhân văn của một xã hội dân chủ tiến bộ và sâu sắc. Chị Nga hay đưa ra các phản biện mang tính đóng góp xây dựng hướng tới một xã hội công bằng, bài viết đầy tính khoa học và Logic. Chị Nga hay lên tiếng bảo vệ chủ quyền, chống Trung cộng, Chị lo lắng hiểm họa trung cộng xâm lược VN một ngày không xa (điều này ngày càng rõ nét hơn), nhất là lên án các dự luật Đặc khu, luật An ninh mạng năm ngoái, phân tích thấu tình đạt lý. Một nhân sĩ trí thức như thế lại bắt bỏ tù thì một chế độ quá lưu manh, một người mẹ đơn thân có con nhỏ mà bị cầm tù cả 5 năm thì chế độ này quá bất nhân, vô đạo đức. | ||||
Vụ Đồng Tâm: Đại biểu "không phải đảng viên" Dương Trung Quốc gửi các cơ quan và cá nhân liên quan. Posted: 29 Nov 2019 02:27 PM PST Chúng tôi nhận được tài liệu của Đại biều Dương Trung Quốc đang được lưu truyền trên mạng xã hội, trong đó có việc "6 vị đảng viên xã Đồng Tâm" tố đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc về phát biểu của ông ngày 31-5-2019…". (6 vị đảng viên này bị cụ Lê Đình Kình tố cáo là những người trực tiếp tham nhũng đất đai, xây dựng nhà cửa, chuồng trại trái phép trên đất nông nghiệp, có con em trong gia đình chiếm đoạt để xây dựng trên đất nông nghiệp, và tham ô tham nhũng"). Lại có cả việc CTHN Nguyễn Đức Chung công khai nói trước mặt cử tọa rất đông tại trụ sở thành phố rằng có những người còn "định bắt giữ đại biểu Dương Trung Quốc" Nhận thấy có nhiều vấn đề rất quan trọng liên quan đến Đồng Tâm, cách cư xử của chính quyền, mà mọi người nên tìm biết, chúng tôi đăng nguyên văn bức thư để bạn đọc theo dõi. Dân Quyền Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Dương Trung Quốc Đoàn Đại biểu tỉnh Đồng Nai ------- v/v :về ý kiến của 6 vị đảng viên Đồng Tâm Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2019 Kính gửi ... Nơi gửi: 22 địa chỉ đã nhận đơn của "6 đảng viên ĐT" Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn đại biểu Quốc hội Đồng Nai Ban công tác đại biểu của Quốc hội 6 vị Đảng viên xã Đồng Tâm Ô. Lê Đình Kình và một số người dân ĐT Báo "Tuổi Trẻ" và báo "Hà Nội Mới"(để biết) Cách đây gần 6 tháng, quý vị đã nhận được "đơn kiến nghị" đề ngày 6-6-2019 của 6 vị đảng viên xã Đồng Tâm "về phát biểu của đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc ngày 31-5-2019…" (Tài liệu gửi kèm). Nhưng phải đến ngày 4-10-2019 tôi mới được biết đến thông tin này qua công văn của Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung gửi Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình báo cáo về việc xác minh nhân thân 6 vị đảng viên này. Tôi đã có văn bản yêu cầu được cung cấp và cho đến ngày 18-11-2019 tôi mới nhận được từ Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội. Điều đó cũng có nghĩa là từ nửa năm nay, nội dung lá "đơn kiến nghị" của 6 cử tri là đảng viên ở Đồng Tâm (từ nay gọi chung là "6 đảng viên ĐT") góp ý cho tôi đã không được chuyển tới tôi. Phải nói đó là điều khó hiểu (!?). Mối quan hệ giữa cử tri và đại biểu Quốc hội luôn phải là minh bạch và thẳng thắn. Những cử tri góp ý cho tôi, một đại biểu QH lẽ ra có thể gửi thẳng tới người được góp ý, hoặc những cơ quan nhận được sự góp ý ấy (nhất là cơ quan QH) phải chuyển cho tôi để tiếp thu hoặc trao đổi lại nếu thấy cần thiết. Đến ngày 18-11-2019, theo yêu cầu của tôi UBND Thành phố Hà Nội mới chuyển văn bản ấy cho tôi và qua đó được biết lá đơn đã được gửi tới 22 (cá nhân và các cơ quan lãnh đạo từ cao nhất tới Thành phố" ngoài ra còn gửi tới "các cơ quan trung ương" và "kính thưa toàn thể kỳ họp thứ 7, QH khóa XIV". Sự khuất tất ấy khiến tôi tự đặt câu hỏi rằng: Phải chăng vì tôi là "đại biểu Quốc hội không phải là đảng viên cộng sản" nên không được quyền biết đến những ý kiến đánh giá của đảng viên ?. Như vậy, đó không phải chỉ là "đơn kiến nghị" mà là thực chất là một lá đơn tố cáo và sự khuất tất trong việc không gửi lá đơn cho tôi cũng là tước bỏ quyền làm sáng tỏ sự thật của tôi (?!). Bởi lẽ những nội dung viết trong "đơn đề nghị này" cho thấy sự thiếu hiểu biết đầy ác ý của "6 đảng viên ĐT" ngay đối với những gì diễn ra trên quê hương của mình. Tôi xin làm rõ từng điểm được nêu trong " đơn đề nghị": Thứ nhất, đúng là tôi về Đồng Tâm với tư cách cá nhân nhưng là cá nhân của một đại biểu QH thực hiện đúng quyền hạn và trách nhiệm được luật định. Ngay từ trước đó, khi xẩy ra sự việc ông Lê Đình Kình bị đánh gẫy chân, sau khi Chủ tịch UBNDTP Hà Nội (CTHN), Nguyễn Đức Chung lo chạy chữa và đến thăm thì tôi cũng đã đến để tìm hiểu sự việc giữa lúc dư luận đang xôn xao vì những cách giải thích khác nhau đối với trách nhiệm của cơ quan công an. Vào thời điểm tình hình Đồng Tâm căng thẳng do việc một số sĩ quan và chiến sĩ CSCĐ bị dân giữ, với những mối quan hệ vốn có, tôi đã nhắn tin đề nghị CTHN nhớ tới sự kiện Thái Bình nên xuống gặp dân như ông Phạm Thế Duyệt năm xưa và nếu có khó khăn gì tôi sẵn sàng xuống trước; song, CTHN trả lời rằng sẽ tự làm. Nhưng sau đó, do thấy các phương tiện thông tin đưa tin CTHN chỉ xuống huyện (Mỹ Đức) mà không xuống xã, nên tôi quyết định xuống thẳng Đồng Tâm xem sự việc có gì mà nghiêm trọng. Và cùng ý nghĩ như tôi có đại biểu QH Lưu Bình Nhưỡng cùng đi với một nhà báo (tờ "Tuổi Trẻ" TPHCM). Tới nơi, thấy không khí có phần bình thường hơn những gì mình tưởng, tôi vào thăm sức khỏe ông Kình là lẽ bình thường vì cũng biết ông là một trong những người đang có một vai trò trong sự kiện, để tìm hiểu tình hình. Biết tôi đang có mặt ở Đồng Tâm, ông CTHN gọi điện khuyên tôi nên ra khỏi hiện trường nhưng tôi trả lời đang thực hiện việc giám sát của mình. Do vậy CTHN nhắn tôi lên trụ sở xã và tôi cùng đại biểu Nhưỡng đến gặp chính quyền, thực ra chỉ còn bà Lan (bí thư) có mặt tại nơi làm việc. Thời gian chờ đợi Đoàn Thành phố do CTHN dẫn đầu xuống Đồng Tâm, đã 3 lần tôi nghe CT Chung hỏi bà Lan về tình hình tại xã thì đều được trả lời rằng mọi sự bình yên và cho biết có 2 đại biểu QH đang có mặt tại xã. Trong lúc Chủ tịch Chung tiếp xúc và trao đổi với dân xã, tham gia chính thức trong đoàn còn có nguyên đại biểu QH Đỗ Văn Đương, nhưng khi dân hỏi CTHN rằng làm sao dân có thể tin được những điều CT hứa tại hội nghị, thì chính CTHN nói rằng, trong hội trường này có 2 đại biểu QH. Khi đoàn Thành phố đến địa điểm giữ người thì chỉ có tôi và đại biểu Nhưỡng được vào tiếp xúc trước với anh em CSCĐ, còn CTHN và đoàn Thành phố phải ở ngoài để làm biên bản bàn giao. Nhưng khi biên bản đã soạn xong thì gặp bế tắc vì phía dân đòi ngoài chữ ký của CTHN phải có con dấu thì chính tôi đứng ra nói với bà con Đồng Tâm và viết vào biên bản lời cam đoan rằng việc ký kết là công khai, bảo đảm giá trị pháp lý vì nó được ký trước mặt mọi người… Sự việc diễn ra là như vậy, tôi đã thực thi đúng trách nhiệm của mình góp phần vào việc giải cứu các chiến sĩ CSCĐ cũng như giải tỏa bước đầu những bức xúc tại Đồng Tâm sau cuộc tiếp xúc của lãnh đạo TP. Sự việc diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật, có sự chứng kiến của người dân, báo chí, đại biểu QH Lưu Bình Nhưỡng, nguyên đại biểu QH Đỗ Văn Đương và ông CTHN. Còn lúc đó không biết "6 đảng viên ĐT" viết đơn đề nghị đang ở đâu và làm gì với trách nhiệm của đảng viên cộng sản để góp phần làm ổn đinh tình hình? Vả lại, vào thời điểm ấy, chính quyền xã có còn hoạt động không và đang ở đâu để tôi có thể đến liên hệ, ngoài bà Lan mà sau đó lại bị kỷ luật (?). Tôi rất mong câu hỏi của tôi được các cơ quan có thẩm quyền giải đáp. Thứ hai: Việc xác định về đất đai không phải là trách nhiệm của tôi. Nó thuộc về các cơ quan có chuyên môn và có thẩm quyền. Tôi chưa bao giờ thể hiện quan điểm của mình về đất quốc phòng làm sân bay hay cánh đồng Sênh. Cũng vì thế mà tôi không cần đến gặp "6 đảng viên ĐT" làm gì. Tôi chỉ quan tâm đến việc quản lý đất đai của nhà nước. Một dự án với diện tích không nhỏ nhằm mục tiêu quan trọng là mở rộng sân bay. Vậy mà chỉ có một bằng chứng duy nhất sau văn bản cấp đất của người đứng đầu chính phủ vào năm 1980 là một tấm bản đồ (nói đúng là một sơ đồ) vẽ tay do cấp huyện lập với sự xác nhận của mấy vị lãnh đạo xã cam kết không có tranh chấp đất đai. Điều đáng nói là bản đồ này được lập vào thời gian 12 năm sau (tròn một giáp) kể từ thời điểm cấp đất (1980-1992). Nên lưu ý rằng khi cấp đất là thời kỳ căng thẳng của chiến tranh Việt-Trung cần mở rộng sân bay; còn khi vẽ bản đồ thì 2 nước đã bình thường hóa quan hệ, việc mở rộng sân bay đã không thực hiện. Điều đó chỉ cho thấy sự quản lý lỏng lẻo, tùy tiện, thiếu chuyên nghiệp, nhất là với đất quốc phòng và liên quan đến công trình quốc phòng. Nó cũng cho thấy cái hệ quả tất yếu là sự lãng phí, để đất hoang hóa, nẩy sinh tiêu cực… Thời gian lập và hình hài tấm bản đồ nói lên tất cả những gì mà một đại biểu QH phải giám sát và nêu vấn đề trước QH. Với một dự án quản lý như vậy mà năm 2014 Thành phố Hà Nội vẫn cấp sổ đỏ. Còn với quan điểm về Cánh Đồng Sênh của ông Lê Đình Kình và một số người dân Đồng Tâm, tôi chỉ yêu cầu các cơ quan có trách nhiệm, đặc biệt là các cơ quan thanh tra phải tiếp cận, bằng lý lẽ bằng chứng của mình để tiếp thu hay phản bác trước khi có kết luận cuối cùng. Bỏ ngoài tai ý kiến dù chỉ là một bộ phận của nhân dân, Thanh tra Chính phủ chỉ thẩm định kết luận của Thanh tra Thành phố, theo tôi là không đúng với quan điểm khách quan và dân chủ. Ngay quan điểm của ông Lê Đình Kình và một số người dân Đồng Tâm về 14 hộ dân có sự lẫn lộn giữa 2 khu đất khác nhau cũng cần được thẩm định trước khi bác bỏ. Nếu nhà nước đủ bằng chứng khi đối thoại với những người dân còn có ý kiến khác thì tôi cho rằng cái kết luận sẽ bền vững, lòng dân ổn định. Tại sao lại né tránh, tại sao tất cả những ý kiến của dân đề đạt không được quan tâm mà chỉ luẩn quẩn với việc xem xét dân có quyển được khiếu nại hay không ? Thứ ba: Tổ " đồng thuận" có bao nhiêu người tôi không rõ, nhưng những gì tôi chứng kiến trong cái ngày xuống Đồng Tâm thì tôi hiểu rằng "không chỉ một bộ phận rất nhỏ người dân xã Đồng Tâm" bức xúc. Lẽ ra lãnh đạo thành phố nên có một cuộc điều tra xã hội học xem lòng dân Đồng Tâm thế nào? Còn "6 đảng viên ĐT" có phải là tiếng nói đại diện cho dân xã hay không thì cũng nên tự hỏi. Điều đó hãy để các cơ quan có thẩm quyền kết luận. Thứ tư: Tôi đã trả lời ở phần thứ 2 và nhắc lại rằng: không thể coi tấm bản đồ dựng năm 1992 là văn bản gốc cho việc cấp đất năm 1980. Đề nghị Thủ tướng chỉ đạo tìm lại trong các hồ sơ lưu trữ những bản đồ do Chính phủ hay Quân đội lập cùng lúc hoặc ngay sau khi có văn bản cấp đất của người đứng đầu Chính phủ (ông Đô Mười). Trong trường hợp mất hay thất lạc thì cũng nên xem xét trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước. Bài học "bản đồ Thủ Thiêm", đến nay vẫn còn mang tính thời sự. Trong đơn, "6 đảng viên ĐT" đề nghị tôi "hãy về Đồng Tâm gặp chúng tôi…". Nếu lời mời này được gửi cho tôi ngay trong thời điểm 6-6-2019 chắc chắn tôi đã về ngay. Nhưng văn bản chỉ gửi cho lãnh đạo mà không gửi cho người mời thì đó không chỉ là sự bất lịch sự mà là thủ đoạn giả dối. Hơn nữa, chính trong thời gian tôi chưa được đọc "đơn đề nghị" của "6 đảng viên ĐT" thì ông Lê Đình Kình và một số người dân Đồng Tâm đã gửi tới tôi và nhiều cơ quan có trách nhiệm "Đơn kiến nghị" tố cáo "6 Đảng viên này là những người trực tiếp tham nhũng đất đai, xây dựng nhà cửa, chuồng trại trái phép trên đất nông nghiệp, có con em trong gia đình chiếm đoạt để xây dựng trên đất nông nghiệp, và tham ô tham nhũng" kèm theo những nội dung tố giác cụ thể (tải liệu gửi kèm). Về "đơn kiến nghị" này tôi xin chuyển tới các cơ quan có trách nhiệm điều tra, xem xét. Nếu sự tố cáo không đúng thì như trong đơn, ông Lê Đình Kình và một số người dân ở Đồng Tâm cam kết "nếu sai chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp luật" và tôi sẽ về Đồng Tâm lắng nghe "6 vị đảng viên ĐT" góp ý. Còn nếu sự tố giác ấy là đúng, thì đương nhiên tôi sẽ không khi nào đối thoại với hạng đảng viên dính tham nhũng. Kính mong các cơ quan có trách nhiệm của Hà Nội giám sát việc này và thông báo kết quả cho tôi. Cuối cùng, tôi cũng đề nghị các cơ quan có trách nhiệm xem xét sự việc: vì sao, cho đến thời điểm này, khi ông Lê Đình Kình vẫn là một công dân, cử tri, đảng viên thâm niên tuổi Đảng…; trong khi Thủ tướng Chính phủ còn yêu cầu Lãnh đạo Hà Nội và Thanh tra Chính phủ phải làm việc với tôi, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng để tiến tới đối thoại với người dân Đồng Tâm làm rõ vụ việc, thì báo "Hà Nội Mới" đã đăng loạt bài viết của một tác giả ký tên là "Trí Dũng" coi những kiến nghị của ông Lê Đình Kình là hành vi phạm pháp. Trên thực tế rất nhiều đơn ông Kình và một số người Đồng Tâm gửi tới các cơ quan có thẩm quyền Trung ương và Hà Nội chưa bao giờ được trả lời theo đúng quy định của pháp luật. Người dân tôn trọng kết luận của Thanh tra các cấp nhưng vẫn có quyền yêu cầu được xem xét những kết luận chưa thỏa đáng. Vụ Thủ Thiêm phải qua bao nhiêu lần thanh tra sự thật mới dần sáng tỏ. Dùng tờ báo của Đảng bộ Thành phố, qua bài viết của một cá nhân "Trí Dũng" nào đó mà lên án những công dân, đảng viên khác trong khi chưa có một kết luận nào của cơ quan có thẩm quyền thì đó cũng phải coi là một hình thức "khủng bố" bằng báo chí?! Cũng như trường hợp CTHN công khai nói trong buổi tiếp tôi trước mặt cử tọa rất đông tại trụ sở thành phố rằng vào thời điểm tôi xuống Đồng Tâm, có những người còn "định bắt giữ đại biểu Dương Trung Quốc" mà chẳng đưa ra một căn cứ nào và đến nay tôi đề nghị đưa ra bằng chứng thì vẫn chưa trả lời (?!). Nếu điều đó không phải là sự thật thì tôi coi đó là sự xúc phạm không chỉ với cá nhân tôi mà với cả QH, mong CTHN sớm làm rõ. Vụ việc xẩy ra ở Đồng Tâm không thuần túy chỉ là vấn đề đất đai mà trước hết và chủ yếu là "khủng hoảng lòng tin". Khi tiếp xúc với một số người dân Đồng Tâm tôi luôn yêu cầu sự cầu thị, hợp tác giữa người dân và chính quyền. Cần dẹp sang một bên tâm thế "thắng-thua" nhất là của một số người cầm quyền. Và nếu người cầm quyền nhận thức được rằng "trong mỗi cái sai của người dân có cái lỗi của mình" thì tôi tin rằng sẽ giải tỏa được bức xúc, chỉnh đốn được công việc. Là một đại biểu Quốc hội có thời gian nhiều năm thực thi trách nhiệm của mình, dù trình độ nhận thức có hạn, trong việc làm có thể sai sót nhưng điều tôi luôn gìn giữ và phát huy là sự ngay thẳng và thiện chí. Tôi tham gia vào việc này cũng vì những lẽ ấy. Tôi sẵn sàng tiếp thu những ý kiến đống góp đúng cũng như chấp nhận những hình thức kỷ luật nếu làm sai chức trách của mình, nhưng tôi cũng đòi hỏi phải được đối xử công bằng đúng như luật định. Bởi vậy tôi mong sẽ nhận được hồi âm của những người đã đọc "đơn kiến nghị" của "6 đảng viên ĐT" cũng như văn bản này của tôi. Trắng đen phải rõ ràng. Xin kính gửi lời chào trân trọng. Nơi gửi: 22 địa chỉ đã nhận đơn của "6 đảng viên ĐT" Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn đại biểu Quốc hội Đồng Nai Ban công tác đại biểu của Quốc hội 6 vị Đảng viên xã Đồng Tâm Ô. Lê Đình Kình và một số người dân ĐT Báo "Tuổi Trẻ" và báo "Hà Nội Mới"(để biết) Bổ sung : Khi tôi chưa kịp gửi văn bản này thì chiều 25-11-2019, diễn ra tại Mỹ Đức cuộc đối thoại của CTHN, Thanh tra Chính phủ về vụ việc Đồng Tâm. Thêm một lần nữa phải đặt câu hỏi vì sao cuộc đối thoại không được thực hiện tại ngay xã Đồng Tâm. Đã 1 lần CTHN định tiếp dân xã tại huyện không thành và sau đó xuống xã thì thành công. Vì sao lần này không rút kinh nghiệm mà dũng cảm đến với dân, đối thoại với những người có ý kiến khác mà chỉ triệu tập một số đại diện (mà chắc chắn thành phần nằm trong ý đồ của người tổ chức). Giấy mời thì ghi đến "nghe thông báo", tại cuộc họp thì trưng biển "đối thoại". Những người có ý kiến khác thì không dám tiếp cận, tôi và ĐB Nhưỡng không được mời dự, nhưng để cho một số người lên nói về các đại biểu QH…. Đó là những thủ thuật thấp hèn không xứng đáng với một nhà nước kiến tạo và dân chủ . Nó là bằng chứng về sự xa dân, sợ dân cũng là khinh dân của một số người đại diện cho Nhà nước "của dân, do dân và vì dân" mà chúng ta đang phấn đấu. Tôi đề nghị Thủ tướng cho tôi đối thoại với lãnh đạo Hà Nội và Tổng Thanh tra Chính phủ về vụ việc này. | ||||
Sách trắng 2019 vượt ra khỏi khuôn khổ “ 3 không” Posted: 29 Nov 2019 02:05 PM PST Thiện Tùng 28/11/2019 Hôm 25/11/2019, Việt Nam công bố "Sách trắng" về Quốc phòng mới, thay cho Sách trắng về Quốc phòng cũ ra đời hồi năm 2009. Sau khi Sách trắng về Quốc phòng được công bố, có một số ý kiến cho rằng: Sách trắng mới (2019) không có gì mới so với Sách trắng cũ (2009) / Có một số ý kiến phê phán ông Vịnh không phải chỗ, không đúng người, đúng việc / Nói Sách trắng và ông Vịnh còn ngán ngại khi lên án mà không dám nêu đích danh Trung Quốc. Cần phân minh: Đường lối, chủ trường, chính sách…nói chung , Sách trắng nói riêng bao giờ cũng nêu ra đường hướng sắp tới (thì tương lai), nên xem xét kỹ coi nó đúng sai thế nào, có gì mới so với cũ, có tính khả thi không… / Ông Nguyễn Chí Vịnh chỉ là người thay mặt Bộ Quốc phòng VN công bố Sách trắng, chỉ khi nào ông Vịnh nói sai Sách trắng mới là lỗi của ông ấy, chớ nội dung Sách trắng có chỗ nào đó sai sót, không hợp lý…không thể cho đó là sai sót riêng của ông Vịnh? / Sách trắng nói rõ quan điểm, lập trường sắp tới của VN đối với các nước nói chung chớ không chỉ riêng với TQ. Trong khi nêu quan điểm, lập trường đối với các nước nói chung mà chỉ tên Trung Quốc vào đây là không "hợp lý, vô duyên…". Ngưới viết cho rằng: - Sách trắng 2009 về Quốc phòng của VN biểu hiện hữu khuynh, ươn hèn, thể hiện qua chủ trương "3 không": không liên minh quân sự; không liên kết nước nầy chống nước kia; không cho đặt căn cứ quân sự - hình dung như con Nhím xếp lông co rúm nằm chờ chết. - Sách trắng 2019 của Bộ Quốc phòng năng động, có khí phách hơn – hình dung như con Nhím tìm lợi thế, xù bộ lông nhọn để tự vệ. Từ khi Việt Nam áp dụng chủ trương "3 không" theo Sách trắng về Quốc phòng hồi 2009, giới cầm quyền Trung Quốc cười híp mắt, xem lãnh đạo VN dưới trướng của mình, tha hồ làm mưa làm gió trên lãnh thổ, ngoài lãnh hải VN. Bực tức trước sự ngạo mạn của giới cầm quyền TQ, nhiều lần Tùng tôi viết bài gợi ý với lãnh đạo VN, nếu tiếp tục áp dụng "3 không" thì phải kèm thêm 1 điều kiện - Nguyên văn gợi ý : "Việt Nam tiếp tục thực hiện 3 không với điều kiện không ai hiếp đáp, xâm lấn… mình. Nếu bị bất kỳ nước nào đó hiếp đáp, xâm lấn… thì VN sẽ chuyển 3 không thành 3 có". Những lần gợi ý của tôi theo gió thoảng mây bay. Sách trắng mới của Bộ Quốc phòng do Nguyễn Chí Vịnh công bố hôm 25/11/2019, tuy nói dài dòng, nhưng không ngoài nội dung mà Tùng tôi đã từng gợi ý, thể hiện trên những khía cạnh: - Sách trắng 2019 về Quốc phòng, VN chẳng những giữ 3 không mà còn thêm không thứ 4: " không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế" – Hữu hảo với mọi quốc gia, không khiêu chiến, không gây chiến. - Trong Sách trắng 2019, Việt Nam khẳng định đường lối QP trước mắt theo hướng: " Kiên quyết, kiên trì đấu tranh giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng… bằng biện pháp hoà bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế / Thực hiện phương châm bảo vệ tổ quốc từ sớm, từ xa, sẵn sàng chống chiến tranh xâm lược". - Một trong những nôi dung quan trọng trong Sách trắng 2019, Ông Vịnh trình trình bày, được nhiều tờ báo đăng tải: "Tùy diễn biến tình hình và trong những điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết với mức độ thích hợp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau". Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, một nhà nghiên cứu thuộc viện ISEAS Yusof Ishak có trụ sở đặt ở Singapore, phân tích thêm về ý nghĩa đằng sau khái niệm "tùy" Sách trắng đã ghi mà ông Vịnh vừa đề cập: "Giới quân sự hôm nay người ta nói nôm na là 'bốn không, một tùy'. Họ nói khá là rõ rằng nếu tình hình xảy ra xấu thì họ phải tính toán như thế nào cho phù hợp. Trong hoàn cảnh đặc biệt, xảy ra chiến tranh hoặc bị xâm lược hoặc bị tấn công… thì người ta sẵn sàng xem xét lại tất cả các nguyên tắc đã trình bày ở trước. Ví dụ, người ta có thể xem xét lại 'bốn không'". Thượng tướng, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh: "Sách trắng Quốc phòng được công bố "nhằm minh bạch hóa" chính sách quốc phòng với nhân dân VN và xây dựng lòng tin đối với các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, dưới góc nhìn còn vẻ nghi ngờ của tiến sĩ Hà Hoàng Hợp: "Thông điệp của Bộ Quốc phòng nói riêng và trên bình diện lớn hơn là chính thể Việt Nam nói chung vẫn mập mờ, dường như họ sợ lộ gì đó và có thể sợ bị phiền". Cũng có ý kiến cho rằng Nguyễn Chí Vịnh là ông tướng "thân" Trung Quốc sau nguyễn Phú Trọng, Ngô Xuân Lịch, Hoàng Trung Hải. Và cũng có ý kiến cho rằng ông Vịnh nhát gan, luôn "sọc dưa", sợ Trung Quốc còn hơn sợ Cọp..v.v … Gì thì tôi không biết chớ nói ông Vịnh "nhát gan, sọc dưa" tôi e không đúng. Nhìn gương mặt đủ biết ông thuộc "gà chọi", con của Tướng quân Nguyễn Chí Thanh vang danh một thời chớ bộ?. Vì chưa thật sự đồng cảm với dư luận, muốn tìm chân lý (sự thật), Tùng tôi trích dẫn, luận bàn đôi điều về cuốn Sách trắng 2019 nhầm tham khảo với mọi người. Chớ:Chợ đời thật giả đâu chân lý?!Hàng hóa lương tâm vẫn thiếu-thừa?" (Tố Hữu )-/- | ||||
Posted: 29 Nov 2019 01:47 PM PST Hành vi "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam" là vô nghĩa vì: 1) KHÔNG AI CÓ THỂ CHỐNG NHÀ NƯỚC nếu các vị hiểu đúng nhà nước là gì? Nhà nước gồm 4 thành tố: a) lãnh thổ; b) dân cư; c) các định chế; và d) các dự án nhà nước. Hiểu theo nghĩa này KHÔNG MỘT AI CÓ THỂ CHỐNG NHÀ NƯỚC. Tuy nhiên ai cũng có quyền chống chính quyền (tức là những con người cụ thể nằm trong một định chế nhà nước: bộ máy nhà nước) điều này những người cộng sản Việt Nam phải hiểu hơn ai hết vì ông Hồ Chí Minh nói rất đúng rằng chính quyền làm bậy thì dân phải đuổi chính quyền đi. Như thế CHỐNG CHÍNH QUYỀN bằng các biện pháp ôn hoà là có nghĩa và là hợp pháp, hợp đạo lý. Phải sửa cái điều phi lý ấy đi của Luật Hình sự. Ông Dũng không thể phạm tội được định nghĩa sai lè như vậy; còn nếu các vị bảo "Nhà nước XHXHCN Việt Nam" được hiểu là chính quyền như tôi trình bày thì ai cũng có quyền chống một cách ôn hoà bằng lá phiếu của mình (các vị tước mất của dân cái quyền đó và đi ngược lời dạy của ông Hồ mà các vị hô hào học ra rả hàng ngày). 2) Quyền lập hội là quyền hiến định, các vị sống bằng tiền thuế của dân mà có cái luật ấy mãi không làm xong ĐỂ DÂN THỰC HIỆN QUYỀN LẬP HỘI của mình một cách văn minh. Thế là LỖI TO của quý vị chứ đâu phải của dân! Vì thế bắt ông Dũng vì ông lập hội nhà báo độc lập cùng những người khác, thì hỏi các vị có biết xấu hổ không? Hay các vị quên cả sự xấu hổ rồi? 3) Vì lý do ấy phải TRẢ TỰ DO NGAY CHO PHẠM CHÍ DŨNG! | ||||
Posted: 29 Nov 2019 01:34 PM PST Mạc Văn Trang Chuyện TP Đà Nẵng phải hoãn đặt tên đường phố mang tên hai giáo sĩ Francisco De Pena và Alexandre De Rhodes do có 12 người ký tên phản đối, đã có nhiều người bàn luận. Tôi đã định không viết gì về chuyện này nữa, nhưng hôm nay lại nhận được một bài viết, của một người, nêu thêm mấy lý do. Gộp cả lại, mấy người phản đối hoặc chưa đồng tình, vì cho rằng: - Các vị giáo sĩ này Latinh hóa tiếng Việt nhằm mục đích truyền giáo chứ không nhằm giúp dân Việt Nam có chữ Quốc ngữ (Món quà vô tình, nên không cần cám ơn); - Các vị giáo sĩ có liên quan đến chuyện Pháp xâm lược Việt Nam, vậy là có tội, sao lại có công (Dù các vị này đã chết hơn 200 năm, trước khi Pháp xâm lược Việt Nam); - Latinh hóa là xu thế quốc tế vào thế kỷ XVI – XVII, Nhật, Trung quốc, Ấn độ, các nước Ả Rập… cũng tiến hành Latinh hóa chữ viết của họ, chứ đâu chỉ có Việt Nam … (Nhưng xin thưa, họ không thành công, nên nay vẫn dùng chữ riêng của họ, hoặc dùng tiếng Anh); - Các giáo sĩ này không làm việc Latinh hóa Tiếng việt thì cũng sẽ có người khác làm (Nói vậy, cũng như nói, nếu ông không là bố tôi, mẹ tôi cũng lấy người đàn ông khác và cũng đẻ ra… tôi!); - Chữ Quốc ngữ là công của nhiều giáo sĩ, chứ đâu chỉ có hai ông này. (Nhưng, thưa, hai ông này có ghi rõ tên tuổi trong những công trình còn lưu giữ đến nay, các ông cũng ghi rõ đã tiếp thu cái gì, làm thêm cái gì, chứ không đạo văn); - Chữ Quốc ngữ được bảo tồn và phát triển là nhờ công của nhiều người truyền bá, nhất là công người Pháp mở trường dạy chữ quốc ngữ, rồi bao nhiêu phong trào, chữ Quốc ngữ mới phát triển rực rỡ như ngày nay…(Vâng, những người nổi danh từ chữ Quốc ngữ đã được vinh danh rồi: Trương Vĩnh Ký, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Văn Tố, Phan Khôi… Nhưng hai ông "Tổ nghề" thì lại chưa "đạt yêu cầu"! Nhân sự kiện này tôi nhớ tới câu nói nổi tiếng của nhà nghiên cứu văn hóa Pháp Edouard Herriot: "Văn hóa là cái còn lại khi ta quên đi tất cả, là cái còn thiếu khi ta đã học tất cả". "CÁI CÒN LẠI"… của Francisco De Pena và Alexandre De Rhodes đó chính là CHỮ QUỐC NGỮ toàn dân Việt Nam đang dùng; nó hay, nó đẹp, nó tiện ích ra sao, nên nó mới được bảo tồn và phát triển rực rỡ như ngày nay và chắc là Tiếng ta còn, thì Chữ Quốc ngữ sẽ trường tồn cùng dân Việt. Nào, bao nhiêu vị được đặt tên đường phố, quảng trường… hỏi mỗi vị ấy có cái gì "CÒN LẠI" có ích cho dân tộc hôm nay? Chắc không nhiều lắm đâu! Bới móc quá khứ, tội lỗi, cái "xấu" của nhau ra theo con mắt của thời nay thì kinh lắm đấy! Giá trị Văn hóa, Lịch sử của mỗi Con người – Nhân cách của người ấy, chính là sau khi đã quên đi tất cả, họ CÒN LẠI cái gì CÓ GIÁ TRỊ cho hôm nay và mai sau? "CÁI CÒN THIẾU" trong câu chuyện phản đối đặt tên đường phố mang tên Francisco De Pena và Alexandre De Rhodes là gì? Là SỰ HỌC HỎI! Không chỉ 12 vị ký tên phản đối đặt tên đường hai giáo sĩ đâu! Dân ta, nói chung là thế! "Yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng"; "Thù muôn đời muôn kiếp không tan"… Khi trong lòng chứa chất đầy thù hận, định kiến "không tan" thì chẳng nhìn ra đâu là chân lý. Hãy xem NGƯỜI NHẬT. Người Mỹ đã ném 2 quả bom nguyên tử xuống TP Hiroshima (6/8/1945) và TP Nagasaki (9/8/1945), rồi sau đó Thống tướng Douglas MacArthur Tư lệnh Tối cao Tổng lực lượng Đồng Minh Vùng Tây Nam Thái Bình Dương, lực lượng chủ yếu đánh tan đội quân hùng mạnh của Nhật tại Châu Á – Thái Bình Dương, đem quân vào chiếm đóng nước Nhật. Ông ta trực tiếp "bắt" Nhật Bản ký "đầu hàng nhục nhã" ngày 2/9/1945. Rồi ông ta đem 350 ngàn quân chiếm đóng Nhật bản suốt hơn 5 năm (1945 – 1951). Ông ta đã tha tội chết cho nhà vua Nhật, đáng lẽ là tội phạm chiến tranh đầu sỏ, nhằm "duy trì chế độ phong kiến thối nát"; ông ta xây dựng nên một "Chính phủ bù nhìn, làm tay sai cho Mỹ"; ông ta làm ra một bản Hiến pháp mới "cưỡng bức từ vua quan đến toàn dân nhật phải tuân theo"; ông ta "áp đặt" hàng loạt chính sách tái thiết, phát triển Nhật Bản thành mô hình Tư bản mới… Ông ta đại diện cho đế quốc Mỹ, trực tiếp gây "tội ác tầy trời với Nhật"… Ông ta còn "mắc nhiều khuyết điểm trầm trọng" nên bị Tổng thống Harry S. Truman triệu hồi về nước ngày 11 tháng 4 năm 1951. Nhưng điều kỳ lạ là, trong Hồi ký của Kiichi Miyazawa (Thủ tướng Nhật nhiệm kỳ 1991-1993) có đoạn viết: Ngày 11/4/1951, báo đài đưa tin MacArthur bị miễn chức. Tin này làm người Nhật vô cùng sửng sốt, họ không thể nghĩ tới chuyện Thống tướng MacArthur – người nghiễm nhiên tự cho mình là Thái Thượng Hoàng nước Nhật lại có thể bị bãi miễn dễ dàng bởi một mệnh lệnh của Tổng thống. MacArthur là người nắm quyền lực tối cao ở Nhật. Hàng ngày ông đi làm và về nhà bằng xe cắm quốc kỳ Mỹ. Khi ấy giao thông trên các đường phố xung quanh trụ sở Bộ Tư lệnh SCAP đều bị cấm, quân cảnh Mỹ đứng trên các ngã tư chỉ huy giao thông… Ngày 16/4, MacArthur rời Tokyo về Mỹ. Hôm ấy dân chúng Nhật đứng chật kín suốt hai bên đường từ trụ sở SCAP tới sân bay Haneda. Thủ tướng Nhật cùng toàn thể thành viên Chính phủ ra sân bay tiễn đưa. Tôi đứng sau Bộ trưởng Tài chính, đối diện với chiếc chuyên cơ. MacArthur cùng vợ và con trai lần lượt bắt tay từng quan chức. Khi MacArthur bước lên thang máy bay, một quan chức Nhật bỗng hô to "MacArthur muôn năm !" Thế là tất cả mọi người đều giơ tay hô theo "Muôn năm"…. (Dẫn theo Nguyễn Hải Hoành, http://nghiencuuquocte.org/…/macarthur-nguoi-mo-cua-nuoc-n…/). Người Nhật thế đó. Và nước Nhật đến 1968 đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và luôn là đồng minh tin cậy của nước Mỹ. Có phải "CÁI CÒN THIẾU" của người Việt Nam là vẫn chưa học được như người Nhật?
29/11/2019 Mạc Văn Trang | ||||
Bằng cách nào Trung cộng cài gián điệp vào Quốc hội Úc? Posted: 29 Nov 2019 01:20 PM PST Nguyễn Quang Duy
Chương trình 60 Minutes đài số 9 vào chủ nhật 24/11/2019 phát hình phóng sự điều tra việc gián điệp Trung cộng ngỏ lời tài trợ 1 triệu Úc kim cho Nick Zhao một đảng viên đảng Tự Do để đưa ông ra tranh cử Quốc hội Liên bang Úc. Khi ông Zhao báo cho Cơ Quan Tình báo An ninh Úc (ASIO) biết thì đột nhiên qua đời tại một phòng trọ ở Melbourne, vào tháng 3/2019 chỉ 2 tháng trước cuộc bầu cử quốc hội liên bang vừa qua. Sau phóng sự điều tra của 60 Minutes vào thứ ba 26/11, cảnh sát cho biết ông Zhao chết vì sử dụng ma túy quá liều nhưng chưa rõ vì vô tình hay bị ám hại. Hiện cảnh sát vẫn tiếp tục điều tra nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông Zhao. Ông Mike Burgess, Tổng giám đốc Tình báo ASIO, chính thức xác nhận nguồn tin và cho biết hiện cơ quan ông cũng đang điều tra việc ông Zhao khai báo: "Các hoạt động gián điệp ngoại quốc nhắm vào nước Úc là mối đe dọa lớn lao cho an ninh quốc gia. ASIO sẽ tiếp tục đối đầu chống lại can thiệp và gián điệp nước ngoài ở Úc." Gián điệp Trung cộng là ai? Theo Chương trình 60 Minutes, Nick Zhao có đại lý bán xe hơi nhưng từ năm 2016 đã gặp khó khăn về tài chính phải vay nợ một số nhà đầu tư Trung Quốc. Đầu năm 2019, ông Zhao nói với hai cộng sự viên ông đã cho ASIO biết ông Brian Chen đề nghị giúp hàng triệu Úc kim tiền vốn để ông thành lập một công ty mới, đổi lại ông Chen muốn ông tranh cử vào Quốc hội Liên Bang Úc đại diện khu vực Chisholm. Được báo chí phỏng vấn ông Chen phủ nhận đã biết ông Zhao và không liên hệ với các hoạt động tình báo. Nhưng theo nhiều nguồn tin ông Chen có liên lạc với ông Zhao. Báo The Age, Herald và chương trình 60 Minutes còn cho biết ông Chen bị tình báo Úc và Phương Tây nghi ngờ là quan chức tình báo cấp cao của Trung Quốc. Ông Chen phủ nhận thông tin đã bị giới chức Úc chận tại sân bay Melbourne vào tháng 3/2019, có thể để điều tra về cái chết của ông Zhao. Báo chí có ảnh ông Chen mặc đồ quân đội Trung cộng và giả làm ký giả để tham dự các hội nghị chính trị quốc tế, bao gồm G20 và APEC. Ông Chen chối là chỉ mượn đồng phục của bạn chụp một số ảnh để khoe với bạn bè ông không hề tham gia quân đội Trung Quốc. Ông cũng cho biết chỉ đi theo người bạn là chủ công ty truyền thông China Press Group Limited tham dự các hội nghị quốc tế. Ông Chen điều hành một số công ty liên quan đến quân sự, an ninh công cộng, năng lượng, bao gồm các công ty liên kết với nhà cầm quyền Trung cộng nên bị nghi ngờ sử dụng vỏ bọc doanh nhân để làm tình báo. Ông là giám đốc điều hành công ty Prospect Time, chuyên giúp đầu tư thúc đẩy sáng kiến xây dựng cơ sở hạ tầng Chiến lược "một vành đai, một con đường". Theo báo The Age công ty Prospect Time đề nghị trả hàng triệu Úc kim để kiểm soát công ty công nghệ sinh học Imunexus có trụ sở đặt tại tòa nhà của cơ quan nghiên cứu khoa học nổi tiếng thế giới CSIRO. Công ty Prospect Time được hỗ trợ bởi một số lãnh đạo chính trị trên khắp thế giới bao gồm Úc. Công ty của ông Chen có mối quan hệ mật thiết với ông Marty Mei cố vấn của thủ hiến Lao Động Victoria Daniel Andrew. Ông Martin Mei bị báo The Australian tố cáo là làm cố vấn cho tổ chức Shenzhen ở Úc, tổ chức này thuộc "Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc" tương tự "Mặt Trận Tổ Quốc" của nhà cầm quyền Hà Nội. Mặc dầu đã gặp rất nhiều phản đối, ngày 23/10/2019 vừa qua tại Bắc Kinh, Thủ hiến Daniel Andrew chính thức ký kết tham gia chiến lược "một vành đai, một con đường" của Trung cộng. Trong buổi chất vấn tại quốc hội hôm 25/11/2019 vừa qua, Thủ tướng Scott Morrison nói cáo buộc về âm mưu của điệp viên Trung cộng nêu trên "thật sự nghiêm trọng và rắc rối", chính phủ Úc rất quan tâm sẽ điều tra làm sáng tỏ sự việc. Dân biểu Gladys Liu là điệp viên? Ông Nick Zhao chết chưa rõ nguyên nhân tại một phòng trọ vào tháng 3/2019, đến cuối tháng 5 bà Gladys Liu một người Úc gốc Hoa thuộc đảng Tự Do thắng cử dân biểu khu vực Chisholm. Báo chí Úc tuần này khơi lại câu chuyện bà Gladys Liu được mệnh danh là "One Million Dollar Woman" vì bà đã khai trong đơn xin đại diện đảng ra tranh cử đơn vị Chisholm như sau: "Tôi đã tổ chức nhiều buổi gây quỹ lớn hay nhỏ quyên được hơn $1 triệu Úc kim cho các ứng cử viên đảng Tự Do, cả cấp liên bang lẫn cấp tiểu bang." Trong bữa tiệc gây quỹ tháng 10/2015, bà Gladys Liu bán được 5 bàn mang về cho đảng Tự Do $50,000 Úc kim. Đến tháng 4/2016 một cuộc gây quỹ khác bà bán được 10 bàn giá $100,000 Úc kim. Giá 1 vé tham dự gây quỹ là $1,000 Úc kim, chưa kể đến số tiền khách đóng góp riêng và tiền thu được từ bán đấu giá. Cho thấy đóng góp của bà cho đảng Tự Do quả không ít. Bà Gladys Liu còn bị chất vấn vì vào phút cuối của cuộc tranh cử đã "tự đóng góp" thêm hơn $100,000 Úc kim, bà không cho biết nguồn gốc của khoản tiền này. Khi ra tranh cử bà Gladys Liu báo cho đảng Tự Do đã tham gia tất cả 17 Hội, Đoàn và Câu Lạc Bộ. Đài ABC đưa ra bằng chứng bà không khai là thành viên trong ban chấp hành của ít nhất 3 tổ chức ngoại vi của đảng Cộng Sản Trung Hoa, nhưng bà Gladys Liu chối không còn sinh hoạt với các tổ chức này. Báo chí Úc đã công khai đặt câu hỏi có phải chính bà Gladys Liu là một điệp viên? (Is Gladys Liu a spy?). Câu trả lời từ đảng Tự Do là không phải. Theo Đài ABC bà Gladys Liu nằm trong danh sách những người bị Cơ quan Tình báo và An ninh Úc (ASIO) điều tra vì có liên hệ với đảng Cộng sản Trung Hoa. Vì thế, ASIO vào tháng 2/2018 đã khuyên cựu Thủ tướng Malcolm Turnbull không nên tham dự buổi gây quỹ "gặp gỡ và chào hỏi" do bà Gladys Liu tổ chức và đứng ra mời. Trong cuộc tranh cử ngày 18/5/2019, bà Gladys Liu bị tố cáo vi phạm luật bầu cử vì đã sử dụng các áp phích tiếng Hoa nhằm lừa dối cử tri bầu cho đảng Tự do, hiện bà đang bị thưa tại tòa tối cao pháp viện. Kẽ hở của chính trị Úc Đơn vị Chisholm có tới 30% dân số là công dân Úc gốc Hoa, lại là một đơn vị tranh chấp giữa hai đảng Tự Do và Lao Động, bà Gladys Liu thắng cử chỉ vài trăm phiếu được 50.6% tổng số phiếu trong cuộc bầu cử 2019. Bà Jennifer Yang, ứng cử viên đảng Lao động tại Chisholm có được 49.4% tổng số phiếu, lại cũng dính líu với các tổ chức ngoại vi của đảng Cộng sản Trung Hoa, nhưng vì thất cử nên ít được báo chí điều tra. Nhìn chung các doanh nhân và công ty có xuất xứ Trung cộng đã tung hằng triệu Úc kim vào các cuộc gây quỹ của cả 2 đảng Tự Do và Dân Chủ ở đơn vị Chisholm để nắm chắc đưa được người của họ vào Quốc Hội Liên Bang. Cái chết của ông Nick Zhao và bí mật của tân dân biểu gốc Hoa Gladys Liu đang được truyền thông Úc điều tra cho thấy chỉ cần 1 triệu Úc kim gián điệp Trung cộng có thể đưa người ra tranh cử và đưa người vào Quốc Hội Liên Bang Úc để ảnh hưởng đến chính sách Úc. Dân biểu Tự Do Andrew Hastie, Chủ tịch Hội đồng An ninh và Tình báo Quốc hội Liên bang, cho đài số 9 biết ông đã được thông báo về cái chết của ông Nick Zhao vài tháng trước: "Tôi biết rằng đó là một công dân Melbourne 32 tuổi được chính quyền Trung cộng cài vào đảng Tự Do để đưa vào Quốc hội Liên bang… …Đây không chỉ là vấn đề tiền, để tài trợ cho những chính trị gia triển vọng. Đây là nỗ lực của một quốc gia nước ngoài can thiệp vào quốc hội của nước ta, sử dụng một công dân Úc như một mật vụ nhằm gây ảnh hưởng đến hệ thống dân chủ Úc". Cần quan tâm đến chính trị Trung cộng tung tiền gây ảnh hưởng chính trị và chính sách Úc không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân Úc, mà còn ảnh hưởng đến tình hình thế giới, như chính sách về biển Đông của Úc. Đồng thời có thể ảnh hưởng đến nhiều thế hệ như chiến lược "một vành đai, một con đường" được coi là "bẫy nợ" chính phủ hiện nay vay mượn nhưng các thế hệ sau phải trả. Bởi thế mỗi người chúng ta cần quan tâm đúng mức để kịp thời ngăn cản những âm mưu đen tối của nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh. Nguyễn Quang Duy Melbourne, Úc Đại Lợi 28/11/2019 |
You are subscribed to email updates from Dân quyền. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét