“Người Hạ Long ra đường sau 22h không chính đáng sẽ đưa về khu tập trung” plus 14 more |
- Người Hạ Long ra đường sau 22h không chính đáng sẽ đưa về khu tập trung
- Nghỉ ngơi, rèn sức khỏe bên trong khu cách ly Đại học Quốc gia TP.HCM
- Thủ tướng chỉ đạo chống dịch Covid-19 tại 5 thành phố lớn
- Số ca nhiễm Covid-19 ngày 29/03 lên 179
- ‘Đồng nghiệp của tôi chưa một ai lo lắng bị lây nhiễm Covid-19’
- Nga điều quân tới giúp "tâm dịch" của Italia chống Covid-19
- Tiết kiệm hàng triệu đồng nhờ thanh toán không tiền mặt
- Tất cả nhân viên y tế phải khai báo y tế, khai không đúng có thể bị đuổi việc
- Hỏi đáp Covid-19: Những điều tuyệt đối không được làm trong khu cách ly
- Ai từng đến căng tin bệnh viện Bạch Mai tự cách ly ngay
- 40.000 tấn thịt lợn nhập về Việt Nam, từ 1/4 giá phải về 70 ngàn/kg
- CLB TPHCM đua Hà Nội FC, Công Phượng có giúp thầy Chung đổi vận?
- Bệnh viện Bạch Mai, ổ dịch virus corona được phun khử trùng tiêu độc
- Tin tức dịch Covid-19 ngày 29/3/2020: Hơn vạn người Italia chết vì Covid-19
- Bị từ chối tiếp tế, cố nhét đồ qua khe cổng bệnh viện Bạch Mai thời corona
Người Hạ Long ra đường sau 22h không chính đáng sẽ đưa về khu tập trung Posted: 28 Mar 2020 08:33 PM PDT Người dân TP Hạ Long (Quảng Ninh) từ hôm nay không nên ra đường sau 22h, nếu không có lý do chính đáng sẽ được lực lượng chức năng đưa về khu tập trung. Tại cuộc họp trực tuyến với các phường, xã, phòng, ban về thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid-19, Bí thư Thành ủy Hạ Long Vũ Văn Diện khuyến cáo người dân ở nhà sau 22h từ hôm nay. Những người ra đường sau giờ này nếu không có lý do chính đáng sẽ được lực lượng chức năng đưa về các khu tập trung tại nhà văn hóa, trường học.
Ông Diện khuyến khích mỗi gia đình tự trang bị nhiệt kế, đo thân nhiệt của các thành viên vào một giờ cố định trong ngày, tự khai báo qua hệ thống khai báo điện tử. Việc tiếp công dân vào ngày 1 và 15 hàng tháng cũng sẽ tạm dừng. Những người làm nghề lái taxi, xe ôm được vận động tạm nghỉ việc trong thời gian cao điểm, góp phần hạn chế việc đi lại. Các chợ, trung tâm thương mại, cửa hàng vẫn phục vụ nhu cầu thiết yếu về lương thực, thực phẩm, vật tư y tế nhưng không tập trung tại 1 điểm quá 20 người. Hạ Long quyết định cho dừng hoạt động chợ phiên, chợ cóc. Các phường, xã kiểm tra, nhắc nhở các cơ sở tín ngưỡng, thờ tự, trung tâm thể dục thể thao tạm thời đóng cửa. Hiện tại, tỉnh Quảng Ninh đã lập các chốt kiểm tra thân nhiệt người ra vào các khu dân cư. Chốt này kiểm soát mọi công dân ra vào khu phố, nhất là người ở nước ngoài, các tỉnh khác về tạm trú, thuê nhà, khách sạn. Lực lượng chức năng ghi danh sách, thông tin cá nhân những ai ra vào khu phố để tổng hợp báo cáo vào 15h chiều hàng ngày. Phạm Công Chỉ đạo khẩn nửa đêm, ai từng đến căng tin BV Bạch Mai tự cách ly ngayChủ tịch Hà Nội đề nghị những người từ ngày 10-25/3 đã sử dụng dịch vụ tại căng tin BV Bạch Mai, khẩn trương tự cách ly và liên hệ ngay với cơ sở y tế. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nghỉ ngơi, rèn sức khỏe bên trong khu cách ly Đại học Quốc gia TP.HCM Posted: 28 Mar 2020 03:05 PM PDT Người Việt 4 phương về đây trong tình huống đặc biệt và không ai ngờ những ngày cách ly lại cho họ những giây phút sống ý nghĩa. Những ngày qua, TP.HCM đón hàng chục ngàn người Việt từ nước ngoài về nước. Toàn bộ khu KTX Đại học Quốc gia TP.HCM lập tức trở thành địa điểm cách ly. Ngay trong đêm, hàng ngàn sinh viên và thanh niên đã dọn dẹp đồ đạc, phòng ốc để nhường lại không gian sinh hoạt cho người cách ly. Nhiếp ảnh gia tự do Lã Khắc Khuê học tập và làm việc tại Pháp đang được cách ly trong khu ký túc xá Đại học Quốc gia TP. HCM, cho biết, anh và nhiều người khá hài lòng với điều kiện ăn, ở tại khu này. 'Người Việt 4 phương về đây trong tình huống đặc biệt và không ai ngờ những ngày cách ly lại cho họ những giây phút sống ý nghĩa. Tìm lại những điều bị đánh mất, lãng quên trong cuộc sống thường nhật như tập thể thao, làm đẹp, thư giãn... bên đồng bào mình', Khắc Khuê chia sẻ. Sau đây là những hình ảnh Lã Khắc Khuê gửi từ trong khu cách ly Đại học Quốc gia TP. HCM:
Lã Khắc Khuê | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Thủ tướng chỉ đạo chống dịch Covid-19 tại 5 thành phố lớn Posted: 28 Mar 2020 08:32 PM PDT Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sáng nay chủ trì cuộc họp và thị sát qua hệ thống trực tuyến về công tác phòng chống dịch Covid-19 tại 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Cùng dự có các Phó Thủ tướng ở điểm cầu truyền hình trụ sở Chính phủ và lãnh đạo các địa phương tại các điểm cầu: Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và tại các cơ sở cách ly tập trung trên địa bàn.
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Thường trực Chính phủ tổ chức làm việc trực tuyến với 5 thành phố thuộc Trung ương là bởi các địa phương này, đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM có dân cư đông, mật độ lớn, nhu cầu tiếp xúc tập thể rất lớn. Thời qua qua, 5 thành phố đã làm nhiều việc chống dịch Covid, nhất là Hà Nội và TP.HCM đã triển khai kiên quyết Chỉ thị 15 của Thủ tướng có hiệu lực từ 0h ngày 28/3 và đạt kết quả bước đầu. Thủ tướng nêu rõ, 15 ngày tới là "giờ vàng" quan trọng quyết định chúng ta có ngăn chặn được dịch bệnh hay không. Tại cuộc họp hôm nay, Thủ tướng bày tỏ mong muốn nghe các địa phương báo cáo tình hình cụ thể trên địa bàn để kiểm tra tình hình cũng như quyết tâm chính trị trong chống dịch, nhất là các biện pháp mới, quyết liệt, cụ thể hơn. "Tôi nói ví dụ như ở Hà Nội, các đồng chí đã chủ động đề xuất Trung ương về ổ dịch ở BV Bạch Mai", Thủ tướng nói, "chúng tôi muốn nghe kiến nghị của các đồng chí về việc thực hiện Chỉ thị 15 trên địa bàn mình". Thủ tướng đề nghị các địa phương làm rõ hơn, góp ý cho Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về các biện pháp phòng chống dịch để làm sao giải quyết vấn đề sát hơn với thực tiễn, "chủ trương của Trung ương phải sát cơ sở, sát địa phương, nhất là các thành phố lớn". Thực tế thì các địa phương đóng vai trò chính trong triển khai chống dịch. Thủ tướng đánh giá cao ngành y tế, các địa phương đã tập trung điều trị cho người bệnh, nhất là các ca bệnh nặng, hiện chưa có người tử vong và yêu cầu xử lý việc thông tin thất thiệt về vấn đề này. Theo báo cáo của Bộ Y tế tính đến 8h sáng nay, 29/3, Việt Nam đã ghi nhận thêm 5 trường hợp mắc mới, nâng tổng số người mắc Covid-19 của Việt Nam lên 179. Thế giới có 662.402 ca nhiễm, gần 31.000 người tử vong. Tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp đặc biệt tại Hoa Kỳ các nước châu Âu. Tại Hoa Kỳ, từ ngày 23/3/2020 đến nay, số trường hợp mắc gia tăng liên tục với hơn 10.000 trường hợp mắc mỗi ngày, trong đó riêng ngày 27/3 đã ghi nhận gần 19.000 trường hợp mắc mới và Hoa Kỳ trở thành quốc gia có nhiều trước hợp mắc cao nhất thế giới với hơn 100.000 trường hợp mắc. Tại châu Âu, trong một tuần gần đây, số mắc mới dao động từ 5.000-7.000 ca mỗi ngày tại các quốc gia Italia, Đức và Tây Ban Nha. Tại châu Á, tiếp tục ghi nhận sự chững lại về gia tăng số trường hợp mắc mới tại Trung Quốc và Hàn Quốc với lần lượt khoảng 30-50 và khoảng 100 trường hợp mắc mới mỗi ngày trong một tuần gần đây. Báo cáo cho biết, tình hình dịch bệnh tại Việt Nam đã xuất hiện lây lan trong cộng đồng và sẽ có diễn biến phức tạp trong thời gian tới đây do các trường họp bệnh xâm nhập từ nước ngoài chưa được sàng lọc, phát hiện hoặc các trường hợp xâm nhập có mang virus nhưng không có triệu chứng lâm sàng. Báo cáo thống kê cho thấy có tới 60,1% không có triệu chứng khi phát hiện, điều này gây khó khăn cho việc phòng chống. Nếu tính hệ số lây nhiễm là 2,5 (1 người lây cho 2,5 người), ước tính số nhiễm Covid-19 ở cộng đồng sẽ khá cao. Tính đến nay đã tổ chức cách ly an toàn cho 34.776 người tại các khu cách ly tập trung, 943 người tại cơ sở y tế, 39.519 người tại nhà, nơi lưu trú chưa kể các ổ dịch mới phát sinh. Đối với ổ dịch tại Bệnh viện Bạch Mai, Bộ Y tế đã triển khai nhanh chóng nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh. Từ ngày 26/3 đến nay đã tiến hành lấy mẫu và xét nghiệm lần lượt cho toàn bộ các nhân viên y tế, người bệnh đang điều trị tại bệnh viện, số mẫu đã lấy sàng lọc SARS-CoV-2 tính đến 8 giờ ngày 27/3 là 5.419 mẫu. Hiện nay cả nước có 24 phòng xét nghiệm được phép công bố các trường hợp dương tính và các phòng xét nghiệm sàng lọc. Bộ Y tế đã ban hành tiêu chuẩn phòng xét nghiệm; công suất hiện đạt 8.250 mẫu/ngày, số sinh phẩm xét nghiệm hiện còn 10.600 test; đã mua thêm 100.000 test phân phối trong đầu tuần tới và đã mua 200.000 sinh phẩm chẩn đoán nhanh của Hàn Quốc vào đầu tháng 4. Đã tập huấn và phân bổ 20 máy xét nghiệm nhanh cho các đơn vị, tới đây sẽ về tiếp 20 máy xét nghiệm trong tổng số 100 máy xét nghiệm nhanh xin từ nguồn các đơn vị tài trợ. Các thành phố lớn đang tập trung đầu tư thêm hệ thống xét nghiệm và tăng công suất xét nghiệm như Hà Nội đạt 2.000 mẫu/ngày. Như vậy, Bộ Y tế khẳng định, về cơ bản hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu xét nghiệm trong thời gian tới. Theo VGP Chỉ đạo khẩn nửa đêm, ai từng đến căng tin BV Bạch Mai tự cách ly ngayChủ tịch Hà Nội đề nghị những người từ ngày 10-25/3 đã sử dụng dịch vụ tại căng tin BV Bạch Mai, khẩn trương tự cách ly và liên hệ ngay với cơ sở y tế. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Số ca nhiễm Covid-19 ngày 29/03 lên 179 Posted: 28 Mar 2020 04:12 PM PDT - Sáng 29/3, Bộ Y tế công bố thêm 5 ca Covid-19. Bốn ca trong số này liên quan tới Bệnh viện Bạch Mai, ca còn lại được cách ly ngay sau khi nhập cảnh. Bệnh nhân 175 là nam, 57 tuổi. Bệnh nhân 176 là nữ, 38 tuổi. Bệnh nhân 177 là nữ, 49 tuổi. Bệnh nhân 178 là nữ, 44 tuổi. Cả 4 bệnh nhân đều làm việc tại công ty Trường Sinh, đơn vị cung cấp dịch vụ cho Bệnh viện Bạch Mai và có tiếp xúc với nhiều người. Riêng bệnh nhân 178 hiện đang được cách ly, điều trị tại Đại Từ, Thái Nguyên. Bệnh nhân 179 ở quận Hà Đông, TP Hà Nội, 62 tuổi. Bệnh nhân từ nước ngoài về trên chuyến bay EK394, nhập cảnh ngày 18/03. Ngay sau khi nhập cảnh, bệnh nhân được đưa đến khu cách ly tập trung của tỉnh Thanh Hoá. Tại đây, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm và được Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương xác định dương tính với SARS-COV-2. Hiện tại, bệnh nhân và những người tiếp xúc gần đang được cách ly riêng tại khu cách ly, tình trạng sức khoẻ ổn định. Như vậy, đến 6h sáng ngày 29/3, Việt Nam đã ghi nhận 179 ca Covid-19. Chỉ tính riêng 3 tuần từ ngày 7/3 tới nay, nước ta đã ghi nhận thêm 163 ca mới. Trong đó, đã có tới 16 ca có liên quan tới bệnh viện Bạch Mai. Bộ Y tế khuyến cáo đề nghị tất cả bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và những ai đã đến Bệnh viện Bạch Mai trong khoảng thời gian từ 12 tới 27/3 thực hiện các biện pháp sau đây: - Gửi tin nhắn thông báo họ tên đầy đủ và địa chỉ nơi ở của mình vào số điện thoại 8889. - Liên lạc với Trung tâm kiểm soát bệnh tật tại địa phương để được tư vấn. - Thực hiện khai báo y tế trên ứng dụng NCOVI (ncovi.vn), hoặc khai trực tuyến tại tokhaiyte.vn, thường xuyên cập nhật tình trạng sức khỏe để được tư vấn và trợ giúp. Nguyễn Liên Cả nước có 174 ca Covid-19, thêm 3 người liên quan đến BV Bạch Mai- Bộ Y tế công bố thêm 5 ca nhiễm Covid-19 mới, trong đó có 3 người liên quan tới BV Bạch Mai. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
‘Đồng nghiệp của tôi chưa một ai lo lắng bị lây nhiễm Covid-19’ Posted: 28 Mar 2020 10:00 AM PDT - "Tôi thấy bạn bè của tôi, đồng nghiệp, nhân viên của tôi, chưa một ai tỏ ra lo sợ lây nhiễm Covid-19. Chúng tôi không chùn bước", TS Dương Đức Hùng, Phó giám đốc BV Bạch Mai chia sẻ. BV Bạch Mai hiện là ổ dịch Covid-19 nóng nhất cả nước, hiện đã có 12 trường hợp mắc Covid-19 được ghi nhận tại đây. Các chuyên gia dự báo con số mắc có thể sẽ còn tăng tiếp. TS. Dương Đức Hùng, Phó Giám đốc BV Bạch Mai đã có những chia sẻ thẳng thắn về tình hình hiện tại cũng như thâm thế chống dịch của nhân viên y tế tại bệnh viện. Bệnh viện đã chuẩn bị kịch bản xấu nhất Chỉ trong 1 tuần qua, đã có tới 12 ca mắc Covid-19 liên quan tới BV Bạch Mai, trong đó có 2 nhân viên y tế. Là cơ sở y tế lớn nhất nước, bệnh viện đã tính đến tình huống có nhiều nhân viên y tế cùng nhiễm bệnh? Chúng tôi xác định việc lây nhiễm là việc chỉ có thể dự phòng và chúng tôi dự phòng tối đa, nhưng mình không thể tránh khỏi. Mình phải chấp nhận. Vấn đề là thái độ xử trí như thế nào. Là bệnh viện tuyến cuối của cả nước nên ngay từ trước Tết Nguyên đán, chúng tôi đã phải xây dựng rất nhiều kịch bản từ mức độ thấp đến cao. Nên BV Bạch Mai không bỡ ngỡ, không bị động chút nào trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. TS Dương Đức Hùng, Phó giám đốc BV Bạch Mai. Ảnh: T.Hạnh Chúng tôi luôn biết rằng, khi dịch tễ đã lây từ cộng đồng thì y tế sẽ là đơn vị tổn thương đầu tiên. Nhưng vừa qua, khi xét nghiệm hơn 5.000 mẫu kể từ sau khi phát hiện bệnh nhân 133 nhiễm Covid-19 thì đến nay chưa ghi nhận thêm trường hợp nhân viên y tế nào nhiễm bệnh. 2 nhân viên y tế trước đó là bệnh nhân 86 và 87 cũng nhiễm từ ngoài vào.
Giai đoạn đầu khi có dịch, các tuyến dưới nếu phát hiện bệnh nhân ho, sốt đều chuyển lên BV Bạch Mai nên bệnh viện cũng có nguy cơ cao hơn những nơi khác. Sắp tới kịch bản này có thể xảy ra với tất cả các bệnh viện, khi dịch đã phơi nhiễm ngoài cộng đồng, người dân vẫn đến bệnh viện khám vì các bệnh khác nhưng có thể họ đã nhiễm bệnh mà không biết, là một nguồn lây lan. Chính vì thế y tế luôn tổn thương đầu tiên. Vậy là bệnh viện đã có những chuẩn bị ngay từ ban đầu, kịch bản xấu nhất bệnh viện tính đến là gì, thưa ông? Kịch bản xấu nhất chúng tôi tính đến là BV Bạch Mai phải thu gom điều trị rất nhiều người bệnh nhiễm Covid-19 giống như một bệnh viện truyền nhiễm tuyến cuối do số lượng bệnh nhân quá đông. Qua các đợt dịch lớn, đặc biệt là dịch SARS, chúng tôi có cán bộ đông đảo, thiện chiến và có năng lực cao nên hoàn toàn có thể tác chiến trong kịch bản này. Chúng tôi đã lên phương án chuẩn bị đầy đủ khu điều trị, khu cách ly, chỗ ăn ở cho cán bộ nhân viên, khu đệm để nhân viên tẩy trùng trước khi về nghỉ ngơi rồi phương án phân bổ lực lượng. Hiện tại, BV cũng đã phải sắp xếp chỗ ăn ở cho khoảng 2.000 người, bao gồm 850 bệnh nhân, 730 người nhà và trên 330 y bác sĩ. Các nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ túc trực tại cổng chính, những người ra vào đều phải đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn. Ảnh Trần Thường. Trong dịch dã, ngày nào cũng có thể là ngày cuối cùng Thế giới đã có nhiều y, bác sĩ tử vong vì Covid-19, là những chiến sĩ tuyến đầu chống dịch, không ai biết điều gì sẽ đợi mình ở phía trước, tâm thế các bác sĩ ở bệnh viện đối diện với sự thật này thế nào? Khi biết thông tin có nhiều nhân viên y tế nhiễm bệnh, nói không lo thì cũng không đúng. Lo là vì số người bị mắc nhiều lên và đồng nghĩa với số tử vong nhiều lên. Lo vì mình, nhân dân mình chưa làm tốt công tác phòng, lo vì truyền thông làm chưa tốt, lo vì nhận thức chưa tốt. Còn về cá nhân, không chỉ riêng tôi mà tất cả những người làm ngành y cũng có những cái lo. Nhưng cái lo đó là làm thế nào để làm tốt hơn nữa nhiệm vụ mình được giao trong việc chống dịch. Còn tôi chưa nhìn thấy bạn bè của tôi, đồng nghiệp của tôi, nhân viên của tôi, chưa một ai tỏ ra lo sợ bị lây nhiễm Covid-19. Trước khi lựa chọn nghề y tôi tin rằng, mỗi người đều có tình cảm, tình thương với cộng đồng và ngay khi bước chân vào nghề này, nhân viên y tế nào cũng xác định đó là cái nghiệp, là sự hy sinh cho cộng đồng. Và qua vụ dịch này, càng chứng minh được điều đó, là nghề chọn người. Đây không phải là đầu tiên chúng ta có dịch, trước đó có dịch SARS, cúm gà…chúng ta cũng đã mất mát rồi nhưng chưa có một lời kêu, chưa có một lo lắng thái quá. Ông đã cùng ban giám đốc bệnh viện lên các kịch bản ngay từ giai đoạn đầu, với bản thân mình, ông từng nghĩ đến điều gì phía trước? Mới đây tôi đọc được một người bạn gửi cho một bài thơ trên mạng. Cá nhân tôi cũng là một người đã tham gia rất nhiều vụ dịch, cũng nguy cơ lây nhiễm cao nên khi đọc bài thơ ấy, thấy sống mũi cay cay. Là vì có thể một ngày đi làm, mình được phát hiện dương tính, phải đi cách ly rồi có thể diễn biến nặng lên và có thể đó sẽ là ngày cuối cùng mình không còn được gặp lại người thân của mình nữa. Cho nên trong dịch dã, cứ mỗi lần chúng tôi đi làm đều coi đó có thể là ngày cuối cùng…, là kịch bản xấu nhất là như vậy đó nhưng chẳng ai bước chân ra đi làm lại nghĩ đến việc đó đâu. Chúng tôi làm tất cả những việc đó, thức đêm hôm không phải vì trợ cấp dịch mà đó là tình yêu nghề, là trách nhiệm với cộng đồng, trách nhiệm với bệnh nhân.
Đã chuẩn bị tâm thế rất kĩ như vậy nhưng từng có lúc nào đó, ông thấy cảm thấy chùn bước? Chùn bước thì chưa bao giờ nhưng nhiều lúc có những khoảnh khắc chạnh lòng. Khi dịch mới bắt đầu nóng lên, khi khẩu trang là một vấn đề vô cùng bức bối. Do lúc đầu chưa chuẩn bị đủ cơ số để đáp ứng nhu cầu tăng lên đột biến thì chúng tôi đã phải tính đến kịch bản để nhân viên y tế đeo khẩu trang vải. BV Bạch Mai kiểm soát chặt người ra vào từ sáng 28/3, chỉ cho nhân viên y tế vào làm việc. Ảnh Trần Thường Ban lãnh đạo bệnh viện phải đi liên hệ để cho người đi xếp hàng mua khẩu trang vải. Trong khi đi làm về vẫn thấy người đi đường đeo khẩu trang y tế, có nhiều người đeo khẩu trang N95. Lúc đó chạnh lòng chứ, chúng tôi đang là chiến sĩ mà chúng tôi không có vũ khí. Chạnh lòng cực kỳ luôn. Nhưng tất cả những thứ đó cũng nhanh chóng qua đi. Và bây giờ, cái đó không còn là vấn đề nóng nữa. Trong quá trình dịch nóng lên, ngành y tế cũng như cá nhân tôi cũng nhận được rất nhiều cú điện thoại, những lời thăm hỏi từ bạn bè đồng nghiệp, thậm chí những bệnh nhân cũ của mình hỏi han, căn dặn "anh giữ sức khỏe nhé". Những điều chân tình đó khiến chúng tôi biết mình không đơn độc. Với người dân bình thường, bệnh tật ai cũng lo, đại dịch lại càng lo, thậm chí có không ít người lo lắng thái quá đến sợ hãi. Từng tham gia nhiều trận dịch trước, ông có chia sẻ gì với người dân? Đây không phải là lần đầu tiên chúng ta có dịch lớn. Trong những lần đó, y tế chúng tôi bao giờ cũng vào cuộc rất sớm, đầy tích cực, tự nguyện và đầy tinh thần trách nhiệm. Do vậy xin người dân hãy yên tâm, tin tưởng ngành y tế. Chúng tôi sẽ cố gắng, cố gắng hơn nữa để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình: Đó là đảm bảo về sức khỏe của mọi người và cũng mong mọi người ủng hộ để chúng tôi làm tốt nhiệm vụ, đó là ủng hộ về vật chất và về tinh thần. Chống dịch là một công việc chung và cũng giống như chúng ta vẫn nói, toàn bộ hệ thống chính trị phải vào cuộc. Mỗi một tổ chức, mỗi một cá nhân đều phải cùng tham gia, phải chung tay, phải cùng nỗ lực thì sự nghiệp chung mới mong đến đích được và mỗi người ở trên vị trí của mình thì phải làm tốt, tốt hơn nhiệm vụ được giao. Với người dân, hãy làm theo khuyến cáo của Bộ Y tế, tạm thời hạn chế đi lại, thực hiện giãn cách xã hội để hạn chế lây lan. Thúy Hạnh – Đỗ Hằng BV Bạch Mai có hơn 3 nguồn lây nhiễm, cách ly tập trung tất cả người nhà- Bộ Y tế xác định, BV Bạch Mai đang là ổ dịch có nguy cơ cao nhất cả nước, số ca mắc Covid-19 sẽ còn tiếp tục tăng. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nga điều quân tới giúp "tâm dịch" của Italia chống Covid-19 Posted: 28 Mar 2020 08:35 PM PDT Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đã cử các chuyên gia thuộc quân đội nước này tới Bergamo, tâm chấn của dịch Covid-19 tại Italia để giúp ngăn chặn mầm bệnh lây lan. Bergamo thuộc tỉnh phía bắc Lombardy là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi dịch Covid-19 bùng phát tại Italia, với tổng số ca dương tính với virus corona chủng mới lên tới 8.000 người trong tổng số 122.000 cư dân của thành phố.
Theo Sputnik, các chuyên gia thuộc quân đội Nga đã bắt đầu tới Italia hồi cuối tuần trước để hỗ trợ nhà chức trách địa phương dập dịch ở Bergamo. Song, sự hỗ trợ của Moscow đã vấp phải sự hoài nghi của một vài cơ quan báo chí Italia. Hãng thông tấn La Stampa thậm chí trích dẫn các nguồn tin giấu tên quả quyết động thái "vô tác dụng" sau khi cáo buộc việc hỗ trợ nhân đạo này chỉ là "trò đánh bóng" của Điện Kremlin. Phía Nga đã thẳng thừng bác bỏ cáo buộc trên. Bộ Quốc phòng Nga tiết lộ đã trợ giúp Italia trang thiết bị khử trùng cả trong và ngoài không gian đóng kín như nơi công cộng, đường phố, các tòa nhà, bệnh viện, nhà thờ... khi Rome không đủ nguồn lực để đáp ứng công việc quan trọng trong bối cảnh 20 tỉnh khắp toàn quốc bị dịch Covid-19 tấn công. Các đơn vị phòng thủ hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân (CBRN) của quân đội Nga đã mang đến Bergamo nhiều trang thiết bị đủ để chống lại một cuộc tấn công bằng vũ khí sinh học chứ không chỉ là sự bùng phát của virus corona chủng mới. Họ đã phun khử trùng khắp thành phố với hơn 1.000 xe hơi, 14km đường và 15.000m2 diện tích bề mặt các tòa nhà mỗi giờ. Theo Bộ Quốc phòng Nga, ngoài các đơn vị CBRN, quân đội Nga cũng biệt phái nhiều chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, các nhà dịch tễ học và bác sĩ đa khoa có kinh nghiệm tham gia chống dịch ở nhiều nơi trên thế giới tới giúp cuộc chiến chống Covid-19 ở Italia. Động thái diễn ra khi Italia hiện là một trong những tâm chấn của đại dịch Covid-19 bùng phát khắp toàn cầu. Tính đến sáng 29/3 (theo giờ Việt Nam), nước này đã có 10.023 người tử vong về dịch, cao nhất thế giới với tổng số ca nhiễm Covid-19 xấp xỉ 93.000 người, xếp thứ hai thế giới sau Mỹ. Tuấn Anh | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tiết kiệm hàng triệu đồng nhờ thanh toán không tiền mặt Posted: 28 Mar 2020 03:00 PM PDT Mỗi lần thanh toán được giảm 10%, nhiều người dùng có thể tiết kiệm hàng triệu đồng mỗi tháng nhờ biết cách sử dụng các ví điện tử. Đi chợ không tiền mặt Vừa mua hết hơn 500.000 đồng nhiều sản phẩm tiêu dùng tại một cửa hàng đồ Nhật, chị Nguyễn Ngọc Mai (Thanh Xuân, Hà Nội) chọn ngay hình thức quét mã QR code trên điện thoại di động để thanh toán. Với mỗi hoá đơn, chị được giảm tối đa 10%, tương đương 50.000 đồng. Hơn 1 tháng nay, số tiền chị tiết kiệm cũng lên tới hàng trăm nghìn đồng nhờ cách thanh toán mới mẻ này. Theo chị Mai, từ khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thanh toán không tiền mặt được các cửa hàng, siêu thị khuyến khích người mua hàng sử dụng. Người tiêu dùng cũng bắt đầu quen với việc giơ điện thoại để quẹt thanh toán thông qua các ví điện tử bởi sự tiện lợi cũng như ưu đãi từ đơn vị bán hàng. "Từ ngày biết đến lợi ích của ví điện tử, mình luôn cài 3-4 ví trong điện thoại để tiện khi thanh toán. Vừa tiện lợi khi không phải mang tiền mặt, lại vừa được ưu đãi hấp dẫn. Việc không sử dụng tiền mặt sẽ hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh", chị cho hay.
Chị Nguyễn Thuý Ngân (KĐT Linh Đàm, Hà Nội) cho hay, từ khi cài ví điện tử, chị sử dụng các dịch vụ thanh toán qua ví ngày càng nhiều, như mua vé máy bay, đặt phòng khách sạn; nạp thẻ cào điện thoại, đóng tiền điện, điện thoại cà thẻ qua POS đóng học phí cho con,... Công nghệ này còn có ý nghĩa đặc biệt trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra. Thanh toán không tiếp xúc sẽ làm giảm tối đa nguy cơ lây nhiễm virus thông qua vật trung gian như tiền mặt, thậm chí thẻ ngân hàng. "Dịch bệnh như hiện nay ai cũng tránh xếp hàng để thanh toán hoá đơn, sử dụng ứng dụng là giải pháp hạn chế đi ra ngoài, vừa nhanh chóng vừa đảm bảo an toàn. Chỉ cần dùng điện thoại quét trong vài giây là có thể thanh toán thành công tại các nhà hàng, siêu thị, cửa hàng,... tôi không phải cầm tiền mặt nữa", chị chia sẻ. Một số bạn bè của chị Ngân cũng là nhân viên văn phòng lứa tuổi 25-35 đang dùng ví điện tử như Momo, VPPT pay, Airpay,... để chi tiêu tại các quán cà phê, nhà hàng, giao thông đi lại, xem phim, đặt phòng du lịch, mua hàng online,... "Họ khoe dùng ví điện tử có nhiều cơ hội mua được dịch vụ giá rẻ, ưu đãi hoặc khuyến mãi, nhiều khi giá chỉ còn 10% so với mua bằng tiền mặt", chị nói thêm. Thậm chí, nhiều người có thói quen chi tiêu tiết kiệm hơn bởi chỉ cần nạp một số tiền nhất định vào ví để chi tiêu khi cần thiết. Ngoài ra, ví điện tử còn có chức năng quản lý chi tiêu, giúp người dùng theo dõi mức chi tiêu từng tháng để điều chỉnh hợp lý. Cuộc đua chăm sóc người dùng Việc sử dụng ví điện tử giúp khách hàng hạn chế tiếp xúc trực tiếp với tiền mặt, hoá đơn,... giữa mùa dịch Covid-19. Để khuyến khích người dùng, các ví điện tử đã liên kết với siêu thị, nhà hàng, khách sạn, shop thời trang,... để tung ra hàng chục ưu đãi mỗi ngày. Khách hàng có thể nhận ưu đãi từ 30-50% khi mua sắm qua các ví điện tử. Chị Phạm Thu Hải, đại diện Bếp Ông ngoại cho hay, thời gian gần đây cửa hàng đẩy mạnh thanh toán trực tuyến và qua ứng dụng ví điện tử. "Tôi cho rằng thanh toán online khá văn minh và có nhiều lợi ích", chị cho hay. Đại diện VNPT Pay nhận xét, không chỉ giúp thanh toán các dịch vụ viễn thông, ứng dụng còn được sử dụng để trả hóa đơn điện, nước, cước viễn thông, mua vé tàu xe, vé xem phim, đặt phòng khách sạn, thanh toán học phí,... Khách hàng có thể đặt thanh toán tự động cho các hóa đơn cơ bản hàng tháng, không lo lỡ kỳ cước, quản lý chi tiêu đơn giản và tiện lợi.
Một năm trước, khi Samsung đưa ứng dụng Samsung Pay vào Việt Nam thông qua thế hệ điện thoại mới của hãng, người tiêu dùng Việt hết sức ngạc nhiên với hình thức thanh toán một chạm nên tò mò dùng thử. Đến nay, lĩnh vực này đang thực sự bùng nổ với hàng chục ứng dụng. Sự xuất hiện ngày càng nhiều của các đơn vị trung gian thanh toán điện tử, tạo nên sự cạnh tranh cao cho sân chơi này. Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước, đến nay, có khoảng 30 tổ chức không phải ngân hàng được cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tại Việt Nam như Napas, Momo, Airpay, Payoo, VNPT Pay, Mobi Vi, Bảo Kim, Vimo, Moca, Ngân lượng, Viettel Pay, Zalo Pay,... Người dùng nạp tiền vào ví hoặc kết nối ví với thẻ ngân hàng để thanh toán các sản phẩm, dịch vụ. Các công ty phát triển ví điện tử cho rằng, khi điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam đi lên, và các thành phần trong hệ sinh thái thanh toán dần hoàn chỉnh (ngân hàng, các công ty fintech,... ), thì thanh toán di động (mobile payment) cũng sẽ phát triển mạnh mẽ. Công nghệ Big data kết hợp AI nhằm phân tích, đánh giá và giúp ngăn chặn tự động, kịp thời các giao dich có dấu hiệu lừa đảo, gian lận tài chính (Fraud Detection). Từ đó giảm thiểu các gian lận, rủi ro trong thanh toán cho khách hàng. Bên cạnh đó, công nghệ thanh toán không tiếp xúc như QR Code, NFC, Sonic giúp cho thao tác thanh toán của khách hàng trở nên dễ dàng nhưng vẫn đảm bảo sự an toàn và bảo mật. Công nghệ này còn có ý nghĩa đặc biệt trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra. Thanh toán không tiếp xúc sẽ làm giảm tối đa nguy cơ bị lây nhiễm virus thông qua vật trung gian như tiền mặt hoặc thậm chí thẻ ngân hàng. Kết quả Khảo sát Tiêu dùng toàn cầu năm 2019, do PwC công bố gần đây, chỉ ra rằng tại các nền kinh tế mới nổi, thanh toán di động ở các cửa hàng đang tăng lên. Trong đó, Việt Nam chứng kiến mức tăng lớn nhất, đạt tới 61% trong một năm qua, tiếp theo là Trung Đông với 45%, trên mức tăng tổng thể toàn cầu là 24% năm qua. Mặc dù niềm tin đối với thanh toán không dùng tiền mặt chưa đạt tuyệt đối và nền tảng thương mại điện tử còn non trẻ ở Việt Nam, nhưng với mục tiêu giảm giao dịch bằng tiền mặt, đưa tỷ lệ 90% về 10% vào năm 2020, thị trường trong nước đã tạo ra một làn sóng mới về cuộc đua phát hành thẻ tín dụng, ví điện tử. Duy Anh | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tất cả nhân viên y tế phải khai báo y tế, khai không đúng có thể bị đuổi việc Posted: 28 Mar 2020 07:52 PM PDT - Tất cả các nhân viên y tế được yêu cầu phải khai báo y tế. Trường hợp khai báo không trung thực hoặc không đầy đủ sẽ bị xử lý kỷ luật, mức cao nhất có thể bị buộc thôi việc. Bộ Y tế vừa ban hành Chỉ thị số 6 về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dich Covid-19 tại các cơ sở y tế toàn quốc. Trong đó, có những yêu cầu cụ thể đối với các cơ sở khám chữa bệnh, các đơn vị y tế dự phòng và Sở Y tế các tỉnh, thành phố. Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Bộ Y tế giao trách nhiệm cho người đứng đầu các đơn vị này chỉ đạo thực hiện nghiêm việc sàng lọc, phân loại, phân luồng, kiểm soát triệt để người bệnh tới khám, chữa bệnh. Đồng thời, hạn chế số cổng ra, vào cơ sở khám, chữa bệnh và bố trí đo thân nhiệt cho tất cả những người vào cổng bệnh viện. Thực hiện các hình thức đặt hẹn khám bệnh qua phương tiện truyền thông, internet để giảm tối đa số lượng người bệnh tới khám, chờ khám cùng một thời điểm. Đảm bảo người bệnh ngồi chờ khám cách xa nhau từ 2 mét trở lên. Bộ Y tế cũng yêu cầu các đơn vị hạn chế số lượng người bệnh vào điều trị nội trú một cách hợp lý và tăng cường hiệu quả điều trị để rút ngắn thời gian điều trị nội trú cho người bệnh, giữ khoảng cách giữa các giường bệnh đảm bảo từ 2 mét trở lên. Hạn chế tối đa việc người nhà đến thăm, chăm sóc người bệnh. Người đến thăm, chăm sóc người bệnh phải đăng ký và ghi lại thông tin liên lạc.
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải hạn chế ăn tập trung tại khoa dinh dưỡng và đảm bảo khoảng cách tiếp xúc 2 mét giữa những người tiếp xúc; yêu cầu tất cả mọi người ra vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải đeo khẩu trang; đặt dung dịch sát khuẩn rửa tay nhanh tại các vị trí thuận lợi cho người bệnh và nhân viên y tế. Cần bố trí nhân lực làm việc theo ca và xây dựng phương án nhân sự làm việc trong thời gian tối thiểu 3 tháng, dự phòng có tình huống lây nhiễm phải cách ly y tế đối với một nhóm cán bộ. Không cử nhân viên đi công tác trừ trường hợp phục vụ phòng chống dịch hoặc công tác đặc biệt. Các bệnh viện cũng được yêu cầu chuẩn bị đầy đủ, trang thiết bị, thuốc, vật tư tiêu hao, chuẩn bị sẵn phương án cho tình huống dịch bệnh lan rộng trên địa bàn. Bên cạnh đó, bảo đảm đầy đủ trang thiết bị phòng hộ cho nhân viên y tế. Đồng thời, có phương án cách ly đối với nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh và kiểm soát các đơn vị, cá nhân thực hiện các dịch vụ từ bên ngoài như giặt là, bảo vệ, dọn vệ sinh…các quầy bán hàng trong bệnh viện. Khi phát hiện một trường hợp người bệnh, nhân viên y tế bị nhiễm mà không phải là người bệnh đến khám phát hiện hay nhân viên y tế tại các khoa cách ly điều trị Covid-19, các có sở khám, chữa bệnh phải báo cáo cơ quan quản lý có thẩm quyền. Lập tức cách ly tạm thời toàn bộ khoa, bao gồm cả người bệnh và người nhà người bệnh cùng nhân viên y tế; lập danh sách toàn bộ người tiếp xúc gần để thực hiện việc cách ly; tạm dừng việc tiếp nhận bệnh nhân. Nếu có xảy ra lây nhiễm chéo trong bệnh viện, lập tức dừng toàn bộ việc tiếp nhận người bệnh trừ trường hợp cấp cứu và thực hiện cách ly toàn bệnh viện. Các khoa có điều trị người bệnh nặng thực hiện cách ly tuyệt đối.
Tất cả các nhân viên y tế được yêu cầu phải khai báo y tế. Các trường hợp có tiếp xúc gần với ca bệnh xác định Covid-19 (F1) và tiếp xúc với người tiếp xúc gần (F2) phải khai báo trung thực và đầy đủ (mục đích khai bảo chỉ để phục vụ cho điều tra dịch tễ học). Trường hợp khai báo không trung thực hoặc không đầy đủ sẽ bị xử lý kỷ luật, mức cao nhất có thể bị buộc thôi việc. Đối với các đơn vị y tế dự phòng, các viện nghiên cứu, Bộ Y tế đề nghị tập trung xây dựng các cơ sở xét nghiệm; tăng cường tập huấn cán bộ; tăng cường trang thiết bị, kỹ năng trong khoanh vùng xử lý ổ dịch; tăng cường lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp bệnh viêm đường hô hấp, hội chứng cúm, các chùm ca bệnh để xác định tác nhân gây bệnh. Đồng thời, triển khai khai báo y tế; hỗ trợ người dân trong khai báo y tế; tập huấn cho cán bộ, cho sinh viên các năm cuối cấp để chuẩn bị nhân sự cho việc chăm sóc và điều trị. Sở Y tế các tỉnh thành có nhiệm vụ tham mưu chính quyền địa phương đầu tư, nâng cấp cơ sở thực hiện xét nghiệm Covid-19; tiếp tục rà soát hoàn thiện các phương án cách ly, điều trị; chuẩn bị đầy đủ thuốc, hóa chất, trang thiết bị, vật tư tiêu hao cho việc tiếp nhận điều trị người bệnh và thường xuyên cập nhật các phương án phòng chống. Các địa phương xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về phòng chống dịch bệnh như: Khai báo y tế không trung thực, không thực hiện nghiêm việc cách ly, đưa thông tin không đúng sự thật gây hoang mang dư luận, lợi dụng dịch bệnh găm hàng đẩy giá vật tư y tế, khẩu trang, trang thiết bị bảo hộ, trang thiết bị y tế. Nguyễn Liên Số ca Covid-19 lên 179, có 4 ca mới liên quan đến BV Bạch Mai- Sáng 29/3, Bộ Y tế công bố thêm 5 ca Covid-19. Bốn ca trong số này liên quan tới Bệnh viện Bạch Mai, ca còn lại được cách ly ngay sau khi nhập cảnh. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hỏi đáp Covid-19: Những điều tuyệt đối không được làm trong khu cách ly Posted: 28 Mar 2020 07:28 PM PDT Trung tá, PGS TS, Bác sỹ Phạm Ngọc Hùng, Phó trưởng phòng Đào tạo Học viện Quân Y giải đắp đáp thắc mắc của bạn đọc về những điều tuyệt đối không được làm khi ở trong khu cách ly để tránh nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Truyền hình VietNamNet | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Ai từng đến căng tin bệnh viện Bạch Mai tự cách ly ngay Posted: 28 Mar 2020 10:40 AM PDT Chủ tịch Hà Nội đề nghị những người từ ngày 10-25/3 đã sử dụng dịch vụ tại căng tin BV Bạch Mai, khẩn trương tự cách ly và liên hệ ngay với cơ sở y tế. Tối khuya 28/3, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung gửi công điện khẩn số 2 tới Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, xã phường, thị trấn và các đơn vị liên quan. Tiếp theo công điện lúc 19h cùng ngày, trước diễn biến phức tạp ổ dịch Covid-19 tại BV Bạch Mai, như trường hợp bệnh nhân số 170 từ ngày 20-22/3 đã đến mua và ăn cơm 5 lần tại căng tin BV Bạch Mai, qua xét nghiệm có kết quả dương tính. Để kịp thời ngăn chặn dịch bệnh lây lan trong cộng đồng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn tiếp tục rà soát toàn bộ các trường hợp đến, thăm, chăm sóc bệnh nhân điều trị tại BV Bạch Mai từ ngày 10-25/3.
Những ai đã sử dụng dịch vụ tại căng tin BV Bạch Mai, lập tức tự cách ly y tế tại nhà và liên hệ với Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP qua số điện thoại: 0969082115 hoặc 0949396115 để được tư vấn và lấy mẫu xét nghiệm. Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề nghị tất cả những người đã sử dụng dịch vụ tại căng tin BV Bạch Mai từ ngày 10-25/3, khẩn trương tự cách ly và liên hệ với 2 số điện thoại trên. Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn chỉ quyết định hết cách ly đối với các trường hợp kết quả xét nghiệm âm tính. Riêng tại BV Bạch Mai đã ghi nhận 11 bệnh nhân Covid-19 gồm 2 điều dưỡng, bệnh nhân 133, bệnh nhân 161, cùng 2 người thân số 162, 163, hai nhân viên giao nước sôi là bệnh nhân 168 và 169 và 3 bệnh nhân mới. Bạch Mai đang tiến hành các biện pháp kiểm soát, dừng đón bệnh nhân và thực hiện cách ly hoàn toàn, không cho phép người vào hay ra khỏi BV. Tối qua, quân đội đã phun thuốc khử khuẩn toàn bộ BV. Đoàn xe của Bộ Tư lệnh Thủ đô cũng tiếp nhận hơn 600 người nhà bệnh nhân, đưa lên khu công nghệ cao Hoà Lạc, cách ly tại đại học FPT. Bộ Y tế cũng nhận định tới đây một số BV tuyến cuối, một số BV tại thành phố lớn (Hà Nội, TP.HCM) có thể xuất hiện các ca bệnh nên đòi hỏi phải thực hiện triệt để các biện pháp phòng lây nhiễm và thực hiện việc xét nghiệm sàng lọc như BV Bạch Mai. Bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và những ai đã khám chữa bệnh, thăm bệnh nhân tại BV trong thời gian từ ngày 12/3 đến nay phải liên lạc với cơ sở y tế gần nhất, đồng thời khai báo y tế và tự cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà riêng hoặc nơi lưu trú trong 14 ngày. Chủ tịch Hà Nội ra công điện khẩn trước ổ dịch ở BV Bạch MaiÔng Nguyễn Đức Chung yêu cầu các đơn vị liên quan lấy mẫu bệnh phẩm với trường hợp cần thiết liên quan để xét nghiệm. Trần Thường | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
40.000 tấn thịt lợn nhập về Việt Nam, từ 1/4 giá phải về 70 ngàn/kg Posted: 28 Mar 2020 01:00 PM PDT Từ đầu năm đến nay Việt Nam đã nhập khẩu gần 40.000 tấn thịt lợn và sản phẩm thịt lợn các loại. Bên cạnh đó, đàn lợn trong nước cũng đang tăng mạnh nên ngày 1/4 các doanh nghiệp phải giảm giá lợn hơi xuống còn 70.000 đồng/kg. Thịt lợn nhập khẩu tăng trên 300% Theo báo cáo của Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thuộc Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), năm 2019, Việt Nam nhập khẩu hơn 67.000 tấn thịt lợn và sản phẩm thịt lợn, tăng 63% so với năm 2018. Trong đó, mặt hàng này được nhập khẩu chủ yếu từ các nước như Đức, Ba Lan, Brazil, Canada, Hoa Kỳ. Đáng chú ý, từ đầu năm 2020 đến ngày 27/3, hơn 39.191 tấn thịt lợn được nhập về, tăng mạnh tới 312% so với năm 2019. Theo đó, thịt nhập khẩu từ Canada, Đức, Ba Lan, Brazil, Hoa Kỳ vẫn là chủ yếu, lượng thịt nhập khẩu từ Nga chỉ chiếm 2,62%. Ghi nhận trên thị trường, sau khi nhập về Việt Nam, thịt lợn nhập khẩu đã được phân phối và bán lẻ với mức giá rẻ hơn thịt lợn trong nước khoảng 30.000-50.000 đồng/kg tuỳ loại.
Đơn cử, tại một cửa hàng chuyên bán thịt nhập khẩu ở Quận 2 (TP.HCM) giá bán chân giò lợn Canada là 79.000 đồng/kg, sườn lợn BBQ giá 109.000 đồng/kg, móng lợn 85.000 đồng/kg, thịt lợn xay giá 120.000 đồng/kg, tim lợn giá 109.000 đồng/kg, nạc vai giá 130.000 đồng/kg. Cao nhất là giá ba chỉ lợn xuất xứ Ba Lan 165.000 đồng/kg, sườn non 159.000 đồng/kg và thịt nạc dăm Tây Ban Nha giá 152.000 đồng/kg. Để tăng nguồn cung thịt lợn đồng thời giúp mặt hàng này hạ nhiệt, Bộ NN-PTNT đã đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao chỉ đạo các cơ quan trực thuộc khẩn trương hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm các nguồn hàng hợp lý tại các nước xuất khẩu; đặc biệt trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 lây lan diện rộng, các nước ngừng nhập cảnh có thể ảnh hưởng đến hoạt động thương mại; tổ chức nhập khẩu thịt lợn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, đề nghị Bộ Tài chính xem xét, sớm có chính sách giảm thuế nhập khẩu thịt lợn, trong đó có chính sách giảm, miễn thuế cho các doanh nghiệp nhập khẩu thịt lợn từ Hoa Kỳ. Ngày 1/4 giá lợn hơi phải về mức 70 ngàn/kg Cũng theo Bộ NN-PTNT, dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã được kiểm soát. Cả nước có 99% số xã có bệnh DTLCP đã qua 30 ngày; 41 tỉnh, thành phố đã hết bệnh này. Công tác tái đàn cũng được thúc mạnh. Từ tháng 1/2020, các địa phương đã có sản phẩm của lợn nuôi tái đàn, với tổng đàn lợn vào đầu tháng 3/2020 đạt gần 24 triệu con (tăng hơn 2 triệu con so với tháng 12/2019), tốc độ tăng đàn bình quân ba tháng đầu năm 2020 tăng 6,2%. Đặc biệt, theo thống kê từ 15 doanh nghiệp chăn nuôi lớn, các điểm liên kết vệ tinh và các doanh nghiệp vừa chiếm tỷ lệ hạt nhân trong cơ cấu ngành hàng cho thấy, sản xuất gần 100% đàn giống cụ kỵ ông bà; 35-40% đàn giống bố mẹ; 50% đàn lợn thương phẩm và 55-60% sản lượng thức ăn công nghiệp của cả nước. Tốc độ tái đàn lợn khu vực này đang rất nhanh, đạt trên 17%.
Theo đó, quý I/2020 sản lượng thịt đạt 810 nghìn tấn, quý II đạt 950 nghìn tấn quý III đạt 1,020 triệu tấn, quý IV đạt 1,090 triệu tấn. Với nhu cầu thịt lợn trung bình năm 2018 khoảng 920 nhìn tấn thì cuối quý II, đầu quý III có khả năng cân bằng được cung cầu thịt lợn. Thế nhưng có một ngịch lý dù thịt nhập khẩu tăng tới 312%, tốc độ tái đàn cũng tăng mạnh, song giá thịt lợn vẫn neo ở mức cao trong một thời gian dài. Ghi nhận của PV. VietNamNet, giá lợn hơi tại miền Bắc cố thủ ở mức cao, dao động từ 80.000-85.000 đồng/kg lợn hơi xuất chuồng. Cụ thể, tại Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên, Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định giá lợn hơi xuất buôn tại chuồng hôm nay ở mức 82.000 đồng/kg; tại Tuyên Quang đạt 81.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá lợn hơi xuất chuồng ở Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai vẫn neo mức 85.000 đồng/kg. Các tỉnh miền Trung, miền Nam giá lợn dao động quanh mốc 75.000-80.000 đồng/kg tuỳ địa phương. Còn tại các chợ trên địa bàn Hà Nội, giá thịt lợn các loại vẫn dao động ở mức 130.000-180.000 đồng/kg tuỳ loại, gần như không có dấu hiệu giảm khi giá lợn hơi vẫn ổn định ở mức cao như hiện nay. Đại diện Bộ NN-PTNT cho biết, đầu tuần tới Bộ này sẽ làm việc với các doanh nghiệp chăn nuôi lớn về tình hình tái đàn và giá thịt lợn. Trong đó, đề nghị những doanh nghiệp này tăng cường việc nhân giống cung cấp đủ cho người chăn nuôi; đồng thời đẩy mạnh việc tái đàn, tăng đàn. Đặc biệt, Bộ đề nghị doanh nghiệp sớm giảm giá thịt lợn. Trước mắt, từ 1/4 đồng loạt giảm giá lợn hơi xuống mức 70.000 đồng/kg theo đúng tin thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tiến tới giá thấp hơn ở mức phù hợp khi sản lượng lợn đạt mức cao như trước khi xảy ra dịch vào những quý cuối năm 2020. Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm, việc giảm giá lợn hơi giúp CPI kiểm soát tốt. Thịt lợn chiếm quyền 4,2% trong tổng số hơn 700 mặt hàng tính toán tiêu dùng cuối cùng. Cho nên, dập được dịch tả lợn châu Phi sau đó tái đàn là giải pháp quan trọng cung cấp thưc phẩm cho dân cư, kiểm soát lạm phát. Châu Giang | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
CLB TPHCM đua Hà Nội FC, Công Phượng có giúp thầy Chung đổi vận? Posted: 28 Mar 2020 04:03 PM PDT - Thầy Chung cùng CLB TPHCM đầy quyết tâm 'phục thù' Hà Nội FC ở mùa giải mới, và liệu những Công Phượng, Huy Toàn, Xuân Nam có giúp họ đổi vận? Thời thế cho thầy trò ông Chung... Thất bại đau đớn trong cuộc đua tới ngôi vô địch V-League 2019 trước đội bóng nhà bầu Hiển như tiếp thêm quyêt tâm cho CLB TPHCM hướng đến một cuộc "phục thù" mùa giải 2020. Đội bóng của HLV Chung Hae Seong đã mang về sân Thống Nhất cả chục tân binh để phục vụ mục tiêu xưng vương mùa giải 2020, trong đó có khá nhiều hảo thủ như Công Phượng, Bùi Tiến Dũng, Võ Huy Toàn, Đức Lương, Xuân Nam...
Được đầu tư lớn về lực lượng, cùng với nền tảng từ mùa giải 2019 CLB TPHCM đã có bật lên rất nhanh khi chơi tốt ở cả AFC Cup lẫn V-League để độc chiếm ngôi đầu bảng sau những lượt trận đầu tiên. Không chỉ có bước chạy đà hoàn hảo, việc đối thủ lớn nhất là CLB Hà Nội khởi đầu chậm, đồng thời mất tương đối nhiều cái tên quan trọng trong đội hình vì chấn thương phải nghỉ hết mùa, hoặc rất lâu... đang giúp đội bóng của Công Phượng có cả thời lẫn thế trong cuộc đua ở mùa giải năm nay. ... nhưng thành công đến đâu thì phải chờ Nhìn những gì mà CLB TPHCM khởi đầu ở mùa giải mới, rõ ràng người hâm mộ hoàn toàn có hi vọng Công Phượng hay HLV Chung Hae Seong sẽ xây được "cơ đồ" trong năm 2020. Nhưng, giới chuyên môn lại nghĩ khác và dù không có bất kỳ tác động từ ngoại cảnh cũng chẳng dễ cho thầy trò Công Phượng hạ bệ được CLB Hà Nội, dù đang khá thuận lợi giai đoạn đầu tiên. Thứ nhất, nhìn vào lực lượng của đội bóng đến từ thành phố mang tên Bác rõ ràng là chưa thể so với đoàn quân Thủ đô về độ nhuyễn, cũng như chơi cùng nhau một thời gian dài từ tuyến trẻ lên đội 1.
Nói rõ hơn, CLB Hà Nội không gặp quá nhiều khó khăn khi mất 2-3 vị trí, nhưng với đoàn quân của HLV Chung Hae Seong thì khác. Cứ nhìn cách mà CLB TPHCM vất vả để hạ Thanh Hoá ở vòng 2, khi Phi Sơn vắng mặt chẳng hạn. Đây sẽ là điều mà chiến lược gia người Hàn Quốc sẽ phải đối mặt trong mùa giải năm nay khi phải chơi cả nhiều mặt trận là AFC Cup lẫn V-League chưa kể Cúp Quốc gia... để thực sự không dễ xoay sở.
Cần phải hiểu rằng, CLB Hà Nội vài năm qua quen với việc phải đá rất nhiều mặt trận để tính toán, sắp xếp ổn thoả, ngược lại đội bóng của HLV Chung Hae Seong gần như là tân binh tại AFC Cup, chưa kể V-League năm nay rất khốc liệt hơn khi chắc chắn đá dồn lịch, sau thời gian nghỉ dài vì dịch cúm Covid-19. CLB TPHCM sẽ nguy hiểm và là đối trọng lớn cho CLB Hà Nội hay trong cuộc đua tới ngôi vương tại V-League, nhưng với điều kiện thầy Chung bỏ các mục tiêu ở sân chơi AFC Cup, hoặc Cúp Quốc gia. Còn nếu tham vọng vượt khả năng, sẽ rất khó làm nên chuyện lớn dù như đã nói đội bóng của Công Phượng đang khởi đầu như mơ ở mùa bóng này... Chờ mà xem. Mai Anh | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bệnh viện Bạch Mai, ổ dịch virus corona được phun khử trùng tiêu độc Posted: 28 Mar 2020 08:23 AM PDT Gần 70 cán bộ, chiến sĩ tối nay phun khử trùng, tiêu độc toàn bộ không gian BV Bạch Mai - ổ dịch liên quan 12 ca mắc Covid-19. Phương tiện được huy động gồm trạm tiêu độc đa năng, xe tẩy độc, diệt trùng… và nhiều trang thiết bị khác, cùng các loại hóa chất chuyên dùng. Nồng độ hóa chất phun tẩy trùng các bề mặt được thực hiện theo đúng quy định của Bộ Y tế. Lực lượng tham gia đến từ Trung tâm Ứng cứu sự cố hóa chất độc, phóng xạ hạt nhân miền Bắc, Trung tâm hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) và Tiểu đoàn 905 (Binh chủng Hóa học).
Đại tá Phạm Xuân Hưng, Phó tư lệnh Binh chủng Hoá học cho biết, đơn vị nhận được chỉ đạo phun khử trùng tiêu độc tại BV Bạch Mai vào trưa nay. Ngay trong buổi chiều, Binh chủng đã cử lực lượng vào trinh sát thực địa, lên kế hoạch phân công sử dụng lực lượng và xây dựng phương án khử khuẩn, khử trùng ở từng đường và các khu hành lang theo một sự thống nhất nhất định.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, các cán bộ, chiến sĩ tẩy trùng cho mỗi cá nhân, phương tiện kỹ càng trước khi trở về đơn vị. Trước đó, ngày 7/3, Binh chủng Hoá học đã phun tiêu độc, khử trùng tại phố Trúc Bạch (quận Ba Đình, Hà Nội). Một đoạn tuyến phố này đã bị phong tỏa từ ngày 6 - 20/3 do có ca dương tính với virus corona. Ngoài ra, Bộ đội Hóa học cũng đã phun tiêu độc, khử trùng tại khu vực Sở chỉ huy của Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ. Thái An Chủ tịch Hà Nội ra công điện khẩn trước ổ dịch ở BV Bạch MaiÔng Nguyễn Đức Chung yêu cầu các đơn vị liên quan lấy mẫu bệnh phẩm với trường hợp cần thiết liên quan để xét nghiệm. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tin tức dịch Covid-19 ngày 29/3/2020: Hơn vạn người Italia chết vì Covid-19 Posted: 28 Mar 2020 08:22 PM PDT Tính tới sáng 29/3, đại dịch Covid-19 đã càn quét hơn 199 quốc gia và vùng lãnh thổ, lây nhiễm cho hơn 660.000 người và cướp đi sinh mạng của 30.642 trường hợp trong số đó. Italia tiếp tục trải qua một ngày thảm họa với 889 người thiệt mạng vì Covid-19 trong 24 giờ qua. Số liệu CNN trích dẫn từ Tổ chức dân sự Italia Protezione tính tới hết ngày 28/3 cho thấy, hiện quốc gia nam Âu này có tổng cộng 92.472 ca nhiễm và 10.023 trường hợp tử vong do virus corona gây ra. Bác sĩ Massimo Galli làm việc tại bệnh viện Sacco ở thành phố Milan nhận định rằng, số liệu ca nhiễm hiện nay ở Italia "chưa phản ánh đúng và con số thực tế cao hơn rất nhiều". Riêng tại vùng Lombardy, mỗi ngày có khoảng 5.000 lượt xét nghiệm y tế được tiến hành. Theo ông, số lượt xét nghiệm như vậy là quá thấp, trong khi vẫn còn "hàng ngàn người đang chờ được xét nghiệm tại nhà".
Số liệu Worldmeters cho thấy, Mỹ đã phát hiện thêm gần 17.000 ca dương tính Covid-19 trong ngày 28/3, nâng tổng số người nhiễm ở nước này lên hơn 121.000 trường hợp. Số ca thiệt mạng vì dịch ở nước này hiện là 2.020 người, tăng 324 người so với một ngày trước đó. Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, ông đang xem xét việc áp lệnh cách ly trong hai tuần tại một số khu vực thuộc các bang New York, New Jersey và Connecticut. "Việc cách ly có thể sẽ được tiến hành. Tôi không muốn làm vậy, nhưng có lẽ chúng ta cần làm điều này", Aljazeera dẫn lời ông Trump nói. CNN trích thông báo của Bộ Y tế Philippines cho biết, nước này đã có thêm 272 ca nhiễm mới và 14 trường hợp tử vong do Covid-19 trong ngày 28/3, đưa tổng số người nhiễm tại quốc gia đông nam Á này lên 1.075 và số ca tử vong là 68 trường hợp. Strait Times dẫn nguồn tin từ Bộ Y tế Singapore hôm 28/3 tuyên bố, nước này đã phát hiện thêm 70 trường hợp dương tính với Covid-19, đưa tổng số ca nhiễm bệnh ở nước này lên 802. Trong số ca nhiễm mới được phát hiện, có 41 ca 'nhập khẩu' từng đi qua châu Âu, Bắc Mỹ, các quốc gia trong khối ASEAN. AP dẫn lời chính quyền thủ đô Jakarta, Indonesia hôm 28/3 nói rằng, thành phố này sẽ kéo dài tình trạng khẩn cấp thêm hai tuần nữa. Thống đốc Jakarta Anies Baswedan cho biết, quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh thành phố này đã ghi nhận thêm 603 ca nhiễm mới và 62 trường hợp tử vong trong tuần này. Ngoài ra, hiện có 61 cán bộ y tế tại nơi đây đã nhiễm Covid-19 khi tham gia chữa trị cho các bệnh nhân. Kyodo dẫn lời chính quyền thành phố Tokyo thông báo, ngày 28/3 đã ghi nhận số ca nhiễm mới kỷ lục tại thành phố này khi có thêm 63 trường hợp dương tính với Covid-19 được phát hiện, đưa tổng số người nhiễm bệnh tại Tokyo lên 362 trường hợp. Ngoài ra, chính quyền tỉnh Chiba nằm sát thành phố Tokyo cùng ngày cũng đã ghi nhận thêm 57 ca nhiễm Covid-19. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thông báo, chính phủ sẽ đưa ra gói hỗ trợ kinh tế nhằm giúp nền kinh tế nước này đương đầu với đại dịch Covid-19, và Nhật Bản đang dần tiến tới thời điểm công bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 đang tiếp tục tăng mạnh. "Nhật Bản đang trong thời điểm khó khăn. Chúng ta cần chuẩn bị cho một cuộc chiến lâu dài", Reuters trích lời phát biểu hôm 28/3 của ông Abe.
The Hill dẫn lời Chánh văn phòng Thủ tướng Đức Helge Braun nói rằng, nước này sẽ kéo dài lệnh đóng cửa các trường học, nhà hàng, quán bar, rạp chiếu phim và nhiều hoạt động giải trí khác cho tới ngày 20/4. "Chúng ta sẽ không bàn bạc về bất cứ điều gì liên quan tới việc nới lỏng các lệnh hạn chế cho tới ngày 20/4, và tới lúc đó tất cả các biện pháp sẽ được giữ nguyên", ông Braun nói. "Nếu chúng ta có thể kiềm chế được tốc độ lây lan của dịch bệnh, khiến số ca nhiễm sẽ mất từ 10, 12 hoặc nhiều ngày hơn nữa để tăng gấp đôi, thì lúc đó chúng ta biết chúng ta đã đi đúng hướng (trong việc ngăn Covid-19 tiếp tục lây lan)", ông nói thêm. Reuters trích dữ liệu bản báo cáo của Cơ quan Đầu tư Ấn Độ cho biết, nước này sẽ cần ít nhất 38 triệu khẩu trang, và 6,2 triệu dụng cụ y tế trong bối cảnh số ca nhiễm ở quốc gia nam Á này đang tăng lên, cũng như lực lượng y tế tại tuyến đầu chống Covid-19 của nước này luôn than phiền về tình trạng thiếu các trang thiết bị y tế. Tại cơ sở điều trị Covid-19 ở bang Bihar miền đông Ấn Độ, các bác sĩ ở đây không được trang bị các thiết bị bảo hộ y tế cần thiết nên họ rất e ngại khi đi vào khu vực điều trị bệnh nhân Covid-19. "Chúng tôi không chạy trốn cuộc khủng hoảng này, nghĩa vụ của chúng tôi là cứu người. Nhưng chúng tôi yêu cầu chính phủ cung cấp cho chúng tôi các trang thiết bị bảo hộ y tế", Reuters dẫn lời bác sĩ Ravi R.K Raman làm việc tại đây nói. Tuấn Trần | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bị từ chối tiếp tế, cố nhét đồ qua khe cổng bệnh viện Bạch Mai thời corona Posted: 28 Mar 2020 04:03 PM PDT Hàng chục lượt người chiều qua ngậm ngùi ra về khi BV Bạch Mai từ chối nhận đồ tiếp tế, tuy nhiên vẫn có người cố nhét vào trong qua các khe hở. XEM VIDEO: BV Bạch Mai từ hôm qua cho chặn toàn bộ các lối ở 2 cổng đường Giải Phóng và Phương Mai để thực hiện lệnh "nội bất xuất, ngoại bất nhập". Bên trong khuôn viên BV cũng thưa vắng người hơn ngày thường, các khoa Thần kinh, Trung tâm Bệnh nhiệt đới - nơi có bệnh nhân nhiễm Covid-19 đang được phong tỏa. Trước cổng luôn có bác sĩ và nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ màu xanh cùng với công an, bảo vệ BV làm nhiệm vụ đo thân nhiệt người ra vào và yêu cầu sát khuẩn tay trước khi vào viện. Trong ngày đầu tiên BV cách ly còn có một số người đến khám bệnh, những người này đều được giải thích về tình trạng hiện tại và được khuyến cáo trở về nhà hoặc khám ở nơi khác. Do chưa nắm được tình hình nên vẫn có nhiều người vận chuyển đồ dùng, thức ăn từ ngoài vào, lượng người đến tiếp tế đông hơn. Lực lượng chức năng phải vất vả để giải thích, ngăn cản, có thời điểm xảy ra tranh cãi giữa bảo vệ và người nhà bệnh nhân. Nhiều người lấy lý do là thiếu đồ ăn, đồ dùng nên cần phải tiếp tế nhưng theo cán bộ BV, bên trong khuôn viên có căng tin, cửa hàng tạp hóa có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu. Đối với các y bác sĩ, khi vào BV sẽ được cảnh báo vào là không được ra. Các bác sĩ đến ca trực vẫn được vào viện, nhưng ở lại cách ly luôn. Biết trước việc vào BV thời điểm này sẽ phải ở lại cách ly 14 ngày, các y bác sĩ sẵn sàng mang vali quần áo "trực chiến" chống Covid-19. Chỉ có các xe cung cấp nhu yếu phẩm được ra vào trong thời gian rất ngắn và đỗ ở sân trước.
Toàn bộ BV Bạch Mai được Binh chủng hóa học phun khử trùng tiêu độcGần 70 cán bộ, chiến sĩ tối nay phun khử trùng, tiêu độc toàn bộ không gian BV Bạch Mai - ổ dịch liên quan 12 ca mắc Covid-19. T.Nam - Video: Báo NLĐ |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất, hot nhất | Báo VietNamNet. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét