“Xác định nguồn lây 8 ca nhiễm Covid-19 ở BV Bạch Mai” plus 14 more |
- Xác định nguồn lây 8 ca nhiễm Covid-19 ở BV Bạch Mai
- Đại dịch Covid-19: Thời điểm vàng của hành động và tinh thần trách nhiệm
- Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Không có chuyện phong tỏa Hà Nội, TP.HCM
- Tiếp tế sau lệnh nội bất xuất, ngoại bất nhập bệnh viện Bạch Mai do corona
- Phố xá 3 miền thời tiền khẩn cấp vì Covid-19
- Nhạc sĩ 'Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng' qua đời ở tuổi 96
- Lãi suất dài hạn neo cao, dồn tiền tỷ gửi ngân hàng
- “Bảo bối” của người sử dụng tàu xe công cộng thời dịch Covid-19
- BV Bạch Mai chính thức nội bất xuất, ngoại bất nhập
- Chủ tịch Hà Nội tranh luận về nguồn lây nhiễm từ ổ dịch Bạch Mai
- Bắt 3 cán bộ hải quan và 1 nữ phó giám đốc thuộc Bộ TN-MT
- Ồ ạt về Việt Nam, giá thịt lợn nhập khẩu rẻ hơn ngoài chợ
- 12 việc cần làm ngay trong 14 ngày vàng chống dịch Covid-19 ở TP.HCM
- Tin tức dịch Covid-19 ngày 28/3/2020: Italia trải qua ngày thảm họa, Chính phủ Anh điêu đứng vì Covid-19
- Lao vào đuôi xe container bên đường, 2 thanh niên tử vong tại chỗ
Xác định nguồn lây 8 ca nhiễm Covid-19 ở BV Bạch Mai Posted: 27 Mar 2020 10:30 PM PDT - Bộ Y tế nhận định, nguồn lây ban đầu của các ca nhiễm Covid-19 tại BV Bạch Mai là do xâm nhập từ cộng đồng. Ổ dịch xâm nhập Hiện BV Bạch Mai được coi là một trong 4 ổ dịch lớn lây nhiễm Covid-19 của cả nước. Tại đây đã ghi nhận 8 ca nhiễm liên quan, bao gồm: Bệnh nhân 86, 87 (2 nữ điều dưỡng; bệnh nhân 107 (con gái bệnh nhân 86), bệnh nhân 133 và bệnh nhân 161 (điều trị tại khoa Thần kinh), bệnh nhân 162 (con dâu bệnh nhân 161); bệnh nhân 163 (cháu bệnh nhân 161), 2 bệnh nhân 168 và 169 là nhân viên đưa nước sôi. Bộ Y tế nhận định, nguồn lây tại BV Bạch Mai từ nhiều nguồn (từ người nhà bệnh nhân, người đến khám chữa bệnh viện). Hiện gần 4.000 nhân viên của BV Bạch Mai đã được xét nghiệm lần 1, chưa phát hiện trường hợp nào dương tính với SARS-CoV-2 (ngoại trừ 2 trường hợp 168 và 169). Từ sáng nay, BV Bạch Mai chỉ cho phép nhân viên y tế đến ca trực vào làm việc, tạm dừng tiếp nhận các bệnh nhân mới, kể cả bệnh nhân cấp cứu. Ảnh: Trần Thường Trước đó trong cuộc họp của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 ngày 27/3, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cũng nhận định, nguồn lây nhiễm tại BV Bạch Mai là do xâm nhập từ cộng đồng, không phải ổ dịch nội tại. Cụ thể, có hiện tượng lây nhiễm giữa bệnh nhân với bệnh nhân, giữa bệnh nhân với người nhà chăm sóc. Có hiện tượng lây nhiễm tại phòng bệnh. "Việc các nhân viên y tế đều âm tính cho thấy rất rõ sự lây nhiễm giữa bệnh nhân với bệnh nhân trong không gian phòng bệnh điều trị. Theo định nghĩa đây có thể là ổ dịch, nhưng không phải là lây nhiễm chéo trong các cơ sở y tế như chúng ta thường nghĩ", PGS Long cho hay. Trường hợp điều dưỡng (bệnh nhân 86) tại BV Bạch Mai mắc bệnh và lây sang một điều dưỡng khác được phát hiện trước đó đã được khoanh vùng, tất cả các nhân viên y tế và tất cả bệnh nhân ở khu vực điều trị đã được xét nghiệm và đều có kết quả âm tính. "Như vậy, chúng ta đã chặn lại đường lây nhiễm từ hai điều dưỡng với những người xung quanh", Thứ trưởng long nói. Bệnh nhân đã nhiễm bệnh từ rất lâu Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.Hà Nội chiều 27/3, TS Dương Đức Hùng, Phó giám đốc BV Bạch Mai cung cấp thêm nhiều thông tin bất ngờ liên quan đến bệnh nhân 161 và 162. Ông Hùng cho biết, kết quả xét nghiệm của 2 người này "không bình thường". Cụ thể, về dịch tễ, khi có thông tin bệnh nhân số 133 ở Lai Châu nhiễm Covid-19 sau khi điều trị từ BV Bạch Mai về, BV đã cho xét nghiệm ngay lập tức 2 ca bệnh trên. Trong khi người mẹ 88 tuổi (bệnh nhân 161) có kết quả dương tính ngay, rất rõ ràng thì người con dâu phải làm đi làm lại mới thấy dương tính, và dương tính "rất yếu ớt" do tải lượng virus thấp, chưa đủ cho kết quả dương tính nhanh. Theo ông Hùng, có 2 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: Thứ nhất, do bệnh nhân mới nhiễm; thứ hai là đã nhiễm lâu, giờ là giai đoạn thoái trào. "Chúng tôi tiếp tục cho làm định lượng về kháng thể thì dương tính với kháng thể rất rõ rệt, tức là người này nhiễm đã lâu", ông Hùng giải thích. Từ đó, ông Hùng cho rằng ca bệnh này nhiễm ngoài cộng đồng chứ không phải nhiễm trong BV Bạch Mai. Ông cũng phán đoán sơ đồ dịch tễ là người con dâu nhiễm Covid-19 ở ngoài rồi lây cho mẹ 88 tuổi, sau đó mẹ lại nằm cùng giường với bệnh nhân số 133 ở Lai Châu nên cả 3 người cùng nhiễm virus. Để kiểm soát dịch bệnh, ngoài đóng 4 trung tâm, nhà ăn nơi ghi nhận các bệnh nhân dương tính, từ sáng nay, BV Bạch Mai yêu cầu nội bất xuất, ngoại bất nhập. Theo đó, bệnh viện tạm dừng tiếp nhận các bệnh nhân cấp cứu, yêu cầu chuyển sang các bệnh viện cùng tuyến tương đương. Bệnh viện hiện chỉ duy trì lối vào ở đường Giải Phóng, cho những nhân viên y tế đến ca trực vào làm việc. Tuy nhiên sau khi vào bệnh viện, toàn bộ nhân viên y tế sẽ phải ở lại viện. Toàn bộ gần 1.000 bệnh nhân đang điều trị tại đây cùng người nhà cũng không được xuất viện về cộng đồng cho đến khi xét nghiệm âm tính. Do khu nhà ăn của bệnh viện đã bị phong toả để thực hiện khử khuẩn, nên tạm thời trong sáng và trưa nay, toàn bộ nhân viên, bệnh nhân, người nhà sẽ được cung cấp đồ ăn khô. Thúy Hạnh Thêm 6 ca Covid-19, 2 từ 'ổ' Bạch Mai, 1 bệnh nhân đi khắp 4 tỉnh- Việt Nam xác nhận thêm 6 ca Covid-19 mới, nâng tổng số lên 169. 2 ca nhiễm mới liên quan đến bệnh viện Bạch Mai | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Đại dịch Covid-19: Thời điểm vàng của hành động và tinh thần trách nhiệm Posted: 27 Mar 2020 08:22 PM PDT - Lịch sử rồi sẽ phán xét chúng ta, nhưng bây giờ là thời điểm của hành động và tinh thần trách nhiệm, của tất cả không trừ một ai. Chiều tối qua, tôi đi một vòng quanh những phố xá quen thuộc ở trung tâm Hà Nội trước 0h. Những tuyến phố dài vắng lặng, những cánh cửa đóng im ỉm, quán xá đã dừng bán, chỉ còn lác đác vài chiếc xe máy, vài bóng khách bộ hành bước vội. Về cơ bản, quang cảnh đó cho thấy người dân Hà Nội đã tự cách ly sau những khuyến nghị của Chính phủ và chính quyền Thành phố. Những bức ảnh, những bài viết của các đồng nghiệp cho thấy khung cảnh vắng lặng tương tự ở TP. Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất nước, và nhiều địa phương khác trên cả nước. Sự cảnh giác cao độ của người dân trước dịnh bệnh, những nỗ lực không mệt mỏi của cả hệ thống trong suốt thời gian dài vừa qua là một giá trị không thể phủ nhận để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Hà Nội là nơi phát hiện nhiều ca dương tính nhất cả nước với 58 trường hợp. Tất cả đều được xét nghiệm và phát hiện ra trong số những người đang bị cách ly sau khi họ đến/trở về từ nước ngoài. Tất cả những bệnh nhân dương tính đó đều đang được chữa trị ở các bệnh viện, có nghĩa họ đã được cách ly khỏi cộng đồng. Như vậy, nhiều người đặt câu hỏi, làm sao chúng ta phải đồng lòng đóng cửa, phải thực hiện dãn cách xã hội?
Để trả lời câu hỏi này, có thể đoạn hội thoại về bệnh viện Bạch Mai tại phiên họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.Hà Nội chiều qua 27/3 là phù hợp nhất (*). Bệnh viện Bạch Mai đang nổi lên là ổ dịch tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhất trên địa bàn Hà Nội khi phát hiện 2 lần riêng biệt 2 nhóm các ca dương tính. Lần trước đây liên quan đến 2 cô điều dưỡng; và lần này liên quan đến nhóm các bệnh nhân 161, 162, 163 và 133 (bệnh nhân Lai Châu). Ca số 161 là mẹ chồng của ca 162 và là bà nội của 163. Ca 161 được các ca 162, 163 chăm sóc và chung phòng với ca 133. Tại cuộc họp, Phó giám đốc, Trưởng ban phòng, chống dịch Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai Dương Đức Hùng cho biết: "Về phía dịch tễ, khi có thông tin bệnh nhân số 133, chúng tôi đã cho xét nghiệm ngay lập tức (các trường hợp liên quan). Hai bệnh nhân vừa nói thêm (bệnh nhân 161 và bệnh nhân 162) thì bà mẹ (ca 161 là bà cụ 88 tuổi ở huyện Văn Lâm, Hưng Yên) lên kết quả dương tính ngay, rất rõ ràng. Còn người con dâu (162, trú tại Thượng Thanh, quận Long Biên, Hà Nội) phải làm đi, làm lại mới thấy dương tính, mà dương tính rất yếu ớt". Khi được Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung hỏi lại về việc "dương tính yếu ớt", ông Hùng lý giải là "thời gian lên dương tính chậm". "Lúc đó, vi sinh báo xuống là từ từ để cho kiểm tra lại. Giả thiết ở đây là lượng virus thấp, nên chưa đủ để lên dương tính rất nhanh. Cái này một là do mới nhiễm, hai là đã nhiễm trong giai đoạn thoái triều. Chúng tôi cho làm định lượng về kháng thể thì dương tính với kháng thể rất rõ rệt, tức là nhiễm đã lâu. Chúng tôi rà lại lịch trình thời gian bệnh nhân ở Lai Châu, vào viện ngày 17.3, ra viện ngày 22.3, tức là tiếp xúc với nhau 5 ngày". "Rõ ràng Bệnh viện Bạch Mai có 2 ổ. Một ổ là 2 cô điều dưỡng, không liên quan gì đến nhóm này. Còn 3 bệnh nhân này nằm ở cùng phòng. Sơ đồ dịch tễ hình dung ra là cô con dâu nhiễm, sau đó bà mẹ nằm cùng giường với bệnh nhân Lai Châu, nên thành ra cả 3 người đều nhiễm virus", ông Hùng lý giải. Ông Hùng cho rằng, với thời gian nhiễm của bệnh nhân 162 này, "rõ ràng trong cộng đồng có ca bệnh, nhưng không sàng lọc được bằng xét nghiệm". "Cô này không có biểu hiện lâm sàng, vì mối liên quan (nên bệnh viện) mới cho làm xét nghiệm thôi, nhưng bệnh đang ở giai đoạn thoái triều. Như vậy, cô này đã nhiễm trong cộng đồng. Chắc là trong cộng đồng có nhiều người như vậy, không có triệu chứng lâm sàng. Tính toán thời gian thì không phải nhiễm ở Bệnh viện Bạch Mai", ông Hùng nêu quan điểm. Đến sáng nay thì Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona gây ra phát thông cáo nhận định "có khả năng lây trong nhóm người nhà chăm sóc bệnh nhân, nguồn lây nhiễm từ bên ngoài vào bệnh viện". Đây là thông tin chính thống lần đầu tiên được phát đi công khai mà tôi nghĩ nhiều người nên đọc để hiểu bản chất của vấn đề để cảnh giác hơn chứ không phải để lo sợ. Vấn đề là ở chỗ, chúng ta không biết có bao nhiêu trường hợp như vậy trong cộng đồng. Cách đây 5 ngày, ngày 23/3 tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, từ đầu tháng 3 đến nay đã có trên 350.000 người nhập cảnh vào Việt Nam, trong đó có gần 100.000 từ Hoa Kỳ và châu Âu. "Những người nhập cảnh này đã đi qua nhiều địa phương, tiếp xúc với hàng trăm nghìn người Việt Nam nên mỗi khi phát hiện được 1 ca nhiễm bệnh, việc truy vết để tìm ra những người có nguy cơ lây nhiễm hết sức khó khăn vất vả", ông nói. Còn trước đó, chỉ trong tháng Hai có 1,2 triệu khách du lịch nước ngoài đã đến Việt Nam, theo Tổng cục Thống kê. Đặt ra bối cảnh như vậy để thấy, Chính phủ ra Chỉ thị số 15/CT-TTg từ hôm nay 20/3 đến 15/4 là thể hiện nỗ lực rà soát tổng lực lại xem có những ca bệnh nào có thể còn trong cộng đồng. Với hệ số lây nhiễm RO từ 2-3, theo các nhà khóa học, nếu có các trường hợp mang mầm bệnh trong cộng đồng không được phát hiện, thì rủi ro bệnh dịch bùng phát tới đây là cao. Tôi nghĩ, đây chính là điều chúng ta cần biết để đề phòng, tự bảo vệ mình, người thân và cộng đồng. Chỉ thị số 15/CT-TTg yêu cầu quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19 là nhằm mục tiêu đó. Chúng ta cần đồng lòng thực hiện dãn cách xã hội để chung tay cùng Chính phủ. Trên những con phố thưa thớt ở Hà Nội, nơi nhiều nhà hàng, quán ăn, tiệm tạp hóa,… đã trả mặt bằng, tôi cứ nghĩ mãi về thân phận của những người làm công, những người chạy bàn, những người sống nhờ hè phố. Họ, những người đã lọt qua tấm lưới an sinh, tới đây sẽ sinh sống thế nào? Liệu làng quê họ, hay đúng hơn là nông thôn có phải là tấm lá chắn cuối cùng của họ, như cách đây hơn thập kỷ khi chúng ta gặp khủng hoảng? Liệu có chính sách nào đó giúp đỡ họ? Những suy tư đó cũng chỉ là suy tư, nhưng tôi muốn viết ra với mong muốn thân phận họ sẽ được quan tâm hơn, không bị bỏ lại phía sau. Trong một thế giới giờ đã phân mảnh, các quốc gia tự cô lập để chống đại dịch, Việt Nam chúng ta đang nỗ lực hết sức để 'chữa bệnh, cứu người' và chính sách đó, xét về rất nhiều góc độ như văn hóa, xã hội,… đang được lòng người dân. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị nhân dân bình tĩnh, yên tâm, tiếp tục tin tưởng, ủng hộ các biện pháp phòng, chống dịch. Mỗi người dân hãy là một chiến sỹ phòng, chống dịch; tiếp tục chung sức, đồng lòng đẩy lùi dịch bệnh. Tất cả chúng ta đang trong trạng thái cảnh giác cao độ để chống dịch, như hướng dẫn, chỉ đạo của Thủ tướng, của Chính phủ. Tôi chợt nhớ bài phát biểu rất hay của một nhà lãnh đạo nước ngoài với người dân, trong đó không ít người đang hoài nghi nỗ lực chống dịch của chính phủ, trong đó có ý: "Thời gian cho việc đánh giá rồi cũng sẽ đến, mọi người sẽ có cơ hội được thẩm định và phán xét tất cả". Lịch sử rồi sẽ phán xét chúng ta, nhưng bây giờ là thời điểm của hành động và tinh thần trách nhiệm, của tất cả không trừ một ai. Tư Giang (*) https://thanhnien.vn/thoi-su/benh-nhan-162-la-nguon-lay-covid-19-vao-khoa-than-kinh-benh-vien-bach-mai-1202289.html?io_utm_social=fanpage&fbclid=IwAR0P0G4PokXuY-6_0gvurUrstAJuxn5f3KJoy2NWR1uThbF0d1HbRJmQb4c | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Không có chuyện phong tỏa Hà Nội, TP.HCM Posted: 27 Mar 2020 03:00 PM PDT Thông tin phong tỏa một số thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM là không chính xác. Dù dịch diễn biến phức tạp nhưng vẫn đang trong tầm kiểm soát - Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP nói. Trả lời VietNamNet về Chỉ thị của Thủ tướng áp dụng từ 0h hôm nay, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh: "Chỉ đạo của Thủ tướng nhằm mục tiêu trong 2 tuần tới, phải làm sao ngăn bằng được việc lây nhiễm chéo và lây nhiễm trong cộng đồng; mỗi người dân phải tự có ý thức để góp phần trong việc này". Chính phủ đưa ra khuyến cáo người dân nên hạn chế ra ngoài, chỉ ra khỏi nhà trong trường hợp thực sự cần thiết, nếu bắt buộc thì phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách 2m khi tiếp xúc với người khác tại các địa điểm công cộng.
"Mức độ của dịch giờ đã khác, cao hơn rất nhiều rồi nên phải có các biện pháp mạnh mẽ hơn", Bộ trưởng nhấn mạnh. Ông Dũng cho biết, trong khi các nước trên thế giới đang tăng rất nhiều ca nhiễm mới, tình hình ở Việt Nam vẫn trong tầm kiểm soát. Lượng người ở các nước về hiện nay rất ít vì đã dừng hầu hết chuyến bay quốc tế. Trường hợp nào nhập cảnh đều được áp dụng cách ly tập trung triệt để. "Việt Nam đã có bước đi sớm và thận trọng trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. Chính phủ đã có những chỉ đạo rất mạnh mẽ với tinh thần không được chủ quan. Nếu Việt Nam chủ quan, lơ là, tình hình hiện nay đã xấu hơn rất nhiều", người phát ngôn của Chính phủ nói. Chỉ dừng hoạt động không cần thiết chứ không phải tất cả Thủ tướng yêu cầu "dừng các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người trong 1 phòng; không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện". Vậy những trường hợp tập trung đông người khác như: Phòng làm việc, các bếp ăn tập thể có trên 20 người, các chuyến xe khách, máy bay chở khách trên 20 người… thì được hiểu như thế nào, thưa Bộ trưởng? Chỉ đạo này áp dụng với các hoạt động không cần thiết như tụ tập đông người để hội họp, giải trí hay như tổ chức sự kiện, đi chơi đông người... Còn đối với các cơ quan đoàn thể, các đơn vị hành chính thì vẫn đi làm. Các cơ quan hành chính hay ví dụ như ngân hàng là những nơi thực hiện giao dịch thì vẫn làm việc. Tuy nhiên, khi đi làm trong bối cảnh dịch phức tạp, chính các cơ quan, đoàn thể phải tự điều chỉnh. Họp hành thì cắt bớt thành phần đại biểu, rồi chia người tham gia vào nhiều phòng họp trực tuyến khác nhau. Chính phủ khuyến cáo chia nhỏ các bộ phận, hạn chế tiếp xúc và mỗi cơ quan phải tự ý thức hơn trong việc này. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải tự sắp xếp sao cho phù hợp để tránh đông hơn 20 người tập trung trong 1 phòng. Các cơ quan, đơn vị nên tích cực chuyển đổi hình thức làm việc sang trực tuyến, ứng dụng công nghệ thông tin. Như VPCP hiện đã cắt giảm hết các hội nghị không cần thiết, nếu tổ chức thì hầu hết áp dụng hình thức họp trực tuyến, kết nối đến tận các phòng. Với những cuộc họp như Chính phủ, Thường trực Chính phủ thì chia nhỏ thành phần tham dự ra các phòng khác nhau và chỉ mời đại biểu cần thiết. Ngay cả cuộc họp G20 với sự tham dự của nguyên thủ các nước vào tối hôm 26/3 cũng áp dụng họp trực tuyến. Việc này nhằm nêu tiếng nói mạnh mẽ về giải pháp đoàn kết toàn cầu, chống đại dịch. Đây cũng chính là cơ hội tốt để sắp xếp và thay đổi lại cách việc làm truyền thống. Dịch ở Hà Nội, TP.HCM phức tạp nhưng vẫn trong tầm kiểm soát "Hạn chế việc di chuyển của người dân, nhất là từ các tỉnh, thành phố có dịch đến các địa phương khác; hạn chế các chuyến bay và các hoạt động vận chuyển hành khách từ Hà Nội, TP.HCM đến các nơi khác trên toàn quốc...". Đang có một số ý kiến hiểu là Hà Nội và TP.HCM gần như bị phong tỏa và người dân từ 2 TP này cũng như các địa phương có dịch di chuyển đến nơi khác sẽ bị cách ly 14 ngày? Thông tin phong tỏa một số TP lớn như Hà Nội, TP.HCM là không chính xác. Dù dịch diễn biến phức tạp nhưng vẫn đang trong tầm kiểm soát.
Việc cần thiết bây giờ là phải siết chặt việc quản lý các hoạt động, tất cả dịch vụ không cần thiết phải đóng cửa. Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu tạm đình chỉ các cơ sở kinh doanh dịch vụ trừ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu như lương thực, thực phẩm, dược phẩm, cơ sở khám chữa bệnh, cung cấp xăng dầu... Thủ tướng cũng yêu cầu áp dụng biện pháp hạn chế việc di chuyển, nhất là từ các tỉnh, thành phố có dịch đến các địa phương khác; tạm dừng hoặc tổ chức lại hoạt động giao thông công cộng để hạn chế đi lại, tập trung đông người, trừ các phương tiện vận chuyển hàng hóa. Hiện cũng có nhiều thông tin băn khoăn về việc dừng hoạt động của các chợ dân sinh. Thực hư việc này như thế nào, thưa Bộ trưởng? Thủ tướng yêu cầu tạm đình chỉ hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, trừ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Chợ dân sinh nếu kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thiết yếu thì không bị tạm dừng hoạt động. Chủ tịch UBND cấp tỉnh căn cứ vào tình hình diễn biến thực tế của dịch bệnh và yêu cầu phòng chống, kiểm soát dịch trên địa bàn để quy định cụ thể. Bộ trưởng có nhắn nhủ gì đến người dân trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay? Tôi mong người dân bình tĩnh, yên tâm, tiếp tục tin tưởng, ủng hộ các biện pháp phòng, chống dịch của Chính phủ. Mỗi cá nhân, tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị của Thủ tướng cũng như các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và hướng dẫn của các bộ ngành. Trong cuộc chiến chống dịch còn rất gian nan này, Chính phủ mong người dân, DN chung sức, đồng hành và chia sẻ cùng Chính phủ. Lãnh đạo Hà Nội phải mở điện thoại 24/24h, không được rời TPChủ tịch Hà Nội yêu cầu các thành viên Ban chỉ đạo, lãnh đạo quận huyện, phường xã không được rời TP, phải bật điện thoại 24/24h, sẵn sàng đi làm bất cứ lúc nào. Thu Hằng | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tiếp tế sau lệnh nội bất xuất, ngoại bất nhập bệnh viện Bạch Mai do corona Posted: 27 Mar 2020 09:00 PM PDT Bệnh viện Bạch Mai - "ổ dịch" Covid-19 chính thức tạm đóng cửa "nội bất xuất, ngoại bất nhập", các chốt chặn kiểm tra nghiêm ngặt ngay từ cổng vào. Sáng nay, ngay sau thông báo của Bộ Y tế về 2 ca bệnh tiếp theo liên quan đến BV Bạch Mai, đến 8h15 BV này chính thức tạm đóng cửa, "nội bất xuất, ngoại bất nhập". Bộ Y tế coi BV Bạch Mai như "ổ dịch" Covid-19 có nguy cơ lây nhiễm lớn ra cộng đồng, vì nội tại BV có nhiều bệnh nhân nặng, nếu xảy ra dịch tại đây tỷ lệ tử vong sẽ cao, nguy cơ lây lan ra cộng đồng cũng lớn. Ngay sau thời điểm thông báo tạm đóng cửa, nhiều người đến cổng BV để tiếp tế nhu yếu phẩm, đồ dùng cho người thân nằm viện. Chốt chặn cổng chính trên đường Giải Phóng luôn có khoảng 15 người gồm công an, nhân viên y tế, bảo vệ, CSGT... túc trực, đo nhiệt độ, khử khuẩn vệ sinh mỗi khi có người ra vào. Người nhà khi tiếp tế đồ sẽ đưa cho nhân viên BV, rồi liên lạc với người thân bên trong để nhận đồ. Bộ Y tế cho biết BV đã lấy mẫu xét nghiệm tất cả các nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Trong 5.000 mẫu đã phát hiện 2 ca dương tính là 2 nhân viên đưa nước sôi). Một số hình ảnh ngay sau thông báo tạm đóng cửa BV Bạch Mai:
Trần Thường Phố xá 3 miền thời 'tiền khẩn cấp'Các tổ công tác ở khắp nơi trên cả nước rà soát các cửa hàng, cơ sở kinh doanh... và lập chốt kiểm tra để ngăn chặn dịch. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Phố xá 3 miền thời tiền khẩn cấp vì Covid-19 Posted: 27 Mar 2020 06:00 PM PDT Các tổ công tác ở khắp nơi trên cả nước rà soát các cửa hàng, cơ sở kinh doanh... và lập chốt kiểm tra để ngăn chặn dịch. XEM CLIP: Chỉ thị số 15 của Thủ tướng về việc thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid-19 quy định: Từ 0h hôm nay đến 15/4, dừng các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người trong 1 phòng. Không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người tại các nơi công cộng. Ngoài ra, các cửa hàng, cơ sở kinh doanh trong danh mục phải tạm dừng hoạt động để đảm bảo việc chống dịch.
Tại Hà Nội tối qua, đa số cửa hàng, cơ sở kinh doanh đều đóng cửa, treo biển tạm dừng hoạt động. Hầu hết các tuyến phố đông đúc của Hà Nội đều im lìm, các cửa hàng ăn uống đóng cửa và chuyển sang bán online. Trưởng Công an quận Nam Từ Liêm, Thượng tá Nguyễn Thành Long thông tin, Công an quận yêu cầu các đơn vị tổ chức nắm tình hình, tuần tra, kiểm tra cả ngày lẫn đêm các cửa hàng, cơ sở kinh doanh trong danh mục phải tạm dừng hoạt động theo Chỉ thị. "Ngoài ra, chúng tôi tổ chức bảo vệ các khu, điểm cách ly, người bị cách ly tại nhà, không để di chuyển khỏi nơi cách ly", ông cho biết.
Tại quận Đống Đa, một tổ công tác do Công an phường Phương Mai đi tuyên tuyền nhắc nhở các hộ kinh doanh buôn bán còn mở cửa hàng. Phó chủ tịch UBND phường Phương Mai Phùng Anh Minh cho biết, phường đã tuyên truyền, nhắc nhở và hơn 300 hộ kinh doanh ký cam kết không bán hàng. "Với phương châm gõ cửa từng nhà, rà từng người để tuyên truyền, về cơ bản các hộ kinh doanh nhận thức đầy đủ và chấp hành tốt chủ trương", lời ông Minh.
Trên phố Đại Cồ Việt, tổ công tác của công an phường Lê Đại Hành phát hiện, nhắc nhở 1 hộ kinh doanh quán ăn xếp bàn ghế lấn chiếm vỉa hè, yêu cầu hộ này chấp hành chủ trương của TP Hà Nội.
TP.HCM: Sau lệnh đóng cửa hàng quán phục vụ 30 khách trở lên, cơ sở làm đẹp, phòng gym... Sài Gòn trở lên vắng lặng. Từ chiều qua, đường xá đã vắng bóng người đi lại, hàng quán đóng cửa.
Tại Đà Nẵng, Thành uỷ có công văn yêu cầu tạm dừng tất cả hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người; dừng triệt để các nghi lễ, hoạt động tôn giáo; đóng cửa toàn bộ các cơ sở dịch vụ, trừ dịch vụ cung cấp lương thực, thực phẩm, dược phẩm, các cơ sở khám chữa bệnh...
Tỉnh Quảng Nam tối qua yêu cầu tạm dừng tất cả các câu lạc bộ bóng bàn, cầu lông, tennis, bida; phòng tập thể hình, thể dục thẩm mỹ, yoga; các cơ sở kinh doanh dịch vụ trị liệu, thẩm mỹ làm đẹp, chăm sóc sức khỏe. Đồng thời, tạm dừng các hoạt động tụ tập đông người. Tỉnh cũng yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người tại các địa điểm công cộng; Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, hoạt động có tập trung từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh ký ban hành công văn tạm thời đóng cửa tất cả cửa khẩu chính và phụ trên tuyến biên giới Việt - Lào từ nay đến 20/4.
Quảng Ninh lập chốt kiểm tra vào khu dân cư từ 0h hôm nay để kiểm soát người ra vào và giám sát về sức khoẻ người dân, ngăn ngừa lây nhiễm dịch Covid-19. Các chốt kiểm tra luôn có tổ công tác túc trực 24/24h, chia làm 4 ca. Những người ra vào sẽ được đo thân nhiệt và phát khẩu trang trong trường hợp không đeo. Tổ có nhiệm vụ kiểm soát mọi công dân ra, vào thôn, khu phố, biến động nhân khẩu, nhất là người nước ngoài, ở các tỉnh, địa phương khác về địa bàn tạm trú, thuê nhà, thuê khách sạn. Những người ra vào khu phố sẽ được ghi lại cụ thể.
Tại Thanh Hóa, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng đã có công văn yêu cầu tạm dừng hoạt động tất cả các cơ sở cung cấp dịch vụ giải khát, dịch vụ tập trung đông người... Từ chiều tối qua, các nhà hàng, quán nhậu, quán cà phê, giải khát… đã đóng cửa rất nghiêm túc.
Đ.Bổng - P.Hải - Đ.Hiếu - L.Dương - T.Tùng - P.Công - C.Sáng - H.Giáp - L.Bằng Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Không có chuyện phong tỏa Hà Nội, TP.HCMThông tin phong tỏa một số TP lớn như Hà Nội, TP.HCM là không chính xác. Dù dịch diễn biến phức tạp nhưng vẫn đang trong tầm kiểm soát - Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP nói. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhạc sĩ 'Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng' qua đời ở tuổi 96 Posted: 27 Mar 2020 08:00 PM PDT Nhạc sĩ Phong Nhã - người sáng tác ca khúc "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng" đã qua đời vào 4 giờ 8 phút sáng sớm nay (28/3), hưởng thọ 96 tuổi. MC Bạch Dương vừa cho VietNamNet biết bác ruột chị là nhạc sĩ Phong Nhã đã qua đời vào sáng sớm nay. "Nhạc sĩ Phong Nhã - anh trai cả của mẹ tôi đã ra đi hồi 04h08 phút sáng sớm nay. Gia đình còn chưa biết sẽ tổ chức tang lễ cho ông như thế nào?", MC Bạch Dương chia sẻ. MC Bạch Dương cho biết do dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp nên gia đình cũng đang bàn bạc tổ chức tang lễ cho nhạc sĩ Phong Nhã nên chưa có thông tin cụ thể.
Nhạc sĩ Phong Nhã tên thật là Nguyễn Văn Tường, sinh ngày 04/04/1924 tại một làng quê ở Duy Tiên, Hà Nam. Ông là một trong những người đầu tiên có những sáng tác ca khúc mới có giá trị cho trẻ em ca hát. Sáng tác ca khúc cho thiếu nhi của nhạc sĩ Phong Nhã thuộc các thể loại như: Ca khúc hành khúc, ca khúc tập thể, ca khúc trữ tình. Đó là những ca khúc viết với giai điệu nhẹ nhàng, tiết tấu đều đặn tạo sự êm ái, thể hiện sắc thái mềm mại, thấm nhuần tình yêu nước, lòng nhớ ơn các anh hùng thiếu nhi dũng cảm và tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi được nhạc sĩ miêu tả lại bằng ngôn ngữ âm nhạc hết sức tài tình. Tiêu biểu là các ca khúc: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng (1946), Tình đồng đội (1950), Bác sống đời đời (1969), Cảm ơn bầu bạn bốn phương (1975), Vì đàn em thân yêu (1976), Thăm trường cũ (1978)... Trong đó, năm 1950, nhạc sĩ Phong Nhã đã sáng tác bài "Cùng nhau ta đi lên" và đã được chọn làm bài hát chính thức của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh với tên gọi quen thuộc "Đội ca".
Sinh thời, nhạc sĩ Phong Nhã từng kể về hoàn cảnh ra đời của ca khúc Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng rằng ngày ấy ông không phải là nhạc sĩ chuyên nghiệp mà chỉ là anh quản ca kiêm phụ trách nghi thức đội. Vì thế, Phong Nhã được giao nhiệm vụ dắt các em thiếu nhi tham gia cuộc mít tinh tại Quảng trường Ba Đình và nghe Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhạc sĩ Phong Nhã nhớ như in hình ảnh Bác nhoài người vẫy các em thiếu nhi bằng cả hai tay trong ngày lịch sử 2/9/1945 khiến ai nấy rưng rưng xúc động. Trong lòng ông lúc bấy giờ, vị lãnh tụ đất nước hệt như người cha kính yêu, rất gần gũi và ân cần. Chỉ sau đó 3 ngày, ngày 5/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho các em học sinh vào ngày khai giảng đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Rồi anh phụ trách nghi thức đội thỏa mãn vì được Bác gọi tới. "Phải quan tâm tới sức khỏe thiếu nhi, đặc biệt là các em nhỏ đánh giày, bán kẹo lạc, kẹo bột, trẻ em lang thang", lời dặn dò, quan tâm của Bác khiến Phong Nhã thấm thía. Ông đau đáu rằng phải sáng tác một ca khúc nào đó để ca ngợi Người. Và bài hát Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng được ông sáng tác ngay sau đó. Tình Lê | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Lãi suất dài hạn neo cao, dồn tiền tỷ gửi ngân hàng Posted: 27 Mar 2020 01:00 PM PDT Lãi suất dài hạn vẫn được neo cao, tiền nhàn rỗi đang chảy về ngân hàng, trong khi đó tín dụng tăng trưởng thấp nên các nhà băng đang dư tiền mặt. Tiền đổ về ngân hàng Anh Nguyễn Hùng ở Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội, kể rằng anh vừa bán nhà được hơn 5 tỷ đồng, chưa biết đầu tư vào đâu trong thời điểm này nên quyết định gửi tiết kiệm tại một ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) nhỏ. Lãi suất gửi kỳ hạn 12 tháng, lĩnh cuối kỳ là 8,1%/năm, tính ra anh được hưởng trên lãi 40 triệu đồng mỗi tháng. Do lãi suất tiết kiệm là cố định trong suốt kỳ hạn gửi nên anh Hùng rất yên tâm, cho dù thời gian tới có thể giảm. Theo anh Hùng, trong thời điểm dịch Covid-19 hoành hành, chưa biết khi nào mới kết thúc, đầu tư vào chứng khoán, ngoại tệ, vàng hay sản xuất kinh doanh có nhiều rủi ro, nên an toàn nhất vẫn là "trú ẩn" vào tiết kiệm. Nếu có tiền nhàn rỗi chưa biết làm gì, có thể chọn gửi tiết kiệm kỳ hạn từ 12-24 tháng tại các ngân hàng TMCP để hưởng lãi suất cao trong thời gian dài mà không cần phải lo lắng gì cả, anh Hùng nói. Nhiều người đồng quan điểm với anh Hùng. Họ cho rằng khi dịch bệnh, có tiền nhàn rỗi gửi tiết kiệm là yên tâm nhất, vừa có lãi để chi tiêu cho sinh hoạt hàng ngày, vừa không sợ rủi ro thua lỗ.
Anh Đào Quang Huyện, phố Doãn Kế Thiện, Cầu Giấy (Hà Nội), cho hay từ cuối năm 2019 đã chuyển tất cả tiền bán cổ phiếu sang gửi ngân hàng do thấy lãi suất tăng cao. Anh mua chứng chỉ tiền gửi của một ngân hàng TMCP với lãi suất kỳ hạn 24 tháng 9,5%/năm, ngoài ra còn gửi tiết kiệm kỳ hạn 16 tháng lãi suất 8,7%/năm và gửi kỳ hạn 7 tháng lãi suất 8,3%/năm. Với số tiền 4 tỷ đồng, giờ anh đang ngồi hưởng lãi và yên ổn sống qua những ngày biến động vì dịch bệnh. Anh Huyện nói rằng quyết định này rất đúng đắn, bởi hiện tại giá cổ phiếu sụt giảm mạnh còn lãi suất tiết kiệm được hưởng khá cao. Mặc dù từ ngày 17/3, quyết định giảm lãi suất điều hành, lãi suất ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực, nhưng lãi suất tiết kiệm kỳ hạn từ 6 tháng trở lên (do các tổ chức tín dụng tự quyết định) giảm không nhiều, chỉ từ 0,1-0,3 điểm phần trăm. Nhiều ngân hàng vẫn giữ nguyên lãi suất như đầu tháng 3/2020, chưa giảm. Khảo sát biểu lãi suất của nhiều ngân hàng TMCP cho thấy các nhà băng vẫn duy trì lãi suất ở mức cao. Với kỳ hạn 6 tháng, lãi suất từ 5,3%-7,6%, trong đó cao nhất thuộc về Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) ở mức 7,6%/năm. Lãi suất kỳ hạn 9 tháng dao động từ 5,3%-7,65%/năm và NCB vẫn có mức lãi suất huy động cao nhất. Với kỳ hạn 12 tháng, lãi suất từ 6,7%-8,1%/năm, cao nhất là ngân hàng NCB 8,1%/năm. Các kỳ hạn từ 13 tháng trở lên lãi suất từ 6,8%-8,6%/năm. Ngân hàng dồi dào đồng vốn Theo giới chuyên môn, dịch Covid-19 bùng phát, kinh tế khó khăn, chứng khoán sụt giảm, đầu tư vào sản xuất kinh doanh gặp nhiều rủi ro, người dân không đi du lịch được cùng với việc phải hạn chế nhiều hoạt động khác là lý do khiến tiền nhàn rỗi đang chảy vào ngân hàng ngày càng nhiều. Trong khi đó, lãi suất lại cao nên đây càng là kênh đầu tư hấp dẫn. Ngược lại, tăng trưởng tín dụng trong hai tháng đầu năm 2020 rất thấp, chỉ đạt 0,06%, tính ra, tương ứng với hơn 5.000 tỷ đồng. Dự báo quý 1/2020, tăng trưởng tín dụng chỉ khoảng 0,1%, tương ứng 8.500 tỷ đồng được đưa vào nền kinh tế. Đây là con số rất thấp. Nhiều ngân hàng dồi dào tiền đã quay ra mua các giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước phát hành để hưởng lãi suất. Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước thông qua nghiệp vụ mở đã phải hút ròng về khoảng 150.000 tỷ đồng, gấp tới hơn 15 lần tăng trưởng dư nợ tín dụng, đây là điều hiếm có. Như vậy, điều đó cũng có nghĩa là tiền không đưa được vào nền kinh tế mà đang nằm ở các ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước. Trong khi đó, theo số liệu của Công ty Chứng khoán SSI (SSI Research), trong hai tháng đầu năm, kênh trái phiếu DN đã huy động hơn 19.000 tỷ đồng với kỳ hạn bình quân 4,75 năm và lãi suất bình quân 10,07%/năm. Nhiều ngân hàng trong lúc thừa tiền, tăng trưởng tín dụng thấp đang đầu tư vào trái phiếu DN. Đặc biệt, riêng trái phiếu DN bất động sản huy động tới 11.639 tỷ đồng và không loại trừ hiện tượng huy động để đảo nợ. Các ngân hàng đang giảm lãi suất để kích cầu vốn vay với các DN. Nhưng tình hình khó khăn, các DN không có nhu cầu về vốn. Các dự báo cho biết tăng trưởng tín dụng năm 2020 khó đạt mục tiêu 13-14% theo kế hoạch của Ngân hàng Nhà nước. Nhiều ý kiến cho rằng dư vốn trong tình hình hiện nay và dư nợ tín dụng tăng trưởng thấp, bên cạnh đó việc chia sẻ khó khăn với các khách hàng khó khăn trong dịch bệnh có thể sẽ khiến lợi nhuận của các ngân hàng bị sụt giảm. Tuy nhiên, đó là điều phải chấp nhận để hướng tới phát triển bền vững trong dài hạn. Trần Thủy Tín dụng chững lại, dòng tiền đổ dồn về ngân hàngTăng trưởng tín dụng gần như đứng im trong 2 tháng đầu năm cho thấy sản xuất kinh doanh đang chậm lại. Trong khi đó, dòng tiền gửi tiết kiệm vẫn chọn ngân hàng để tích luỹ an toàn. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
“Bảo bối” của người sử dụng tàu xe công cộng thời dịch Covid-19 Posted: 27 Mar 2020 10:23 PM PDT Khẩu trang, chất khử trùng hiện là những món đồ không thể thiếu đối với những người đi lại bằng xe buýt, tàu điện….. Theo AP, ngay cả khi bình thường, phương tiện giao thông công cộng cũng là một nơi dễ nhiễm bệnh: Người đi lại xô đẩy nhau, cùng hít chung không khí trên tàu điện ngầm chật ních người, cầm nắm thanh chắn hay dây đai trên tàu xe, để tay lên tay vịn thang máy băng chuyền. Trong thời đại dịch Covid-19, dù hàng triệu người không phải tới chỗ làm hay trường học song có những người vẫn phải dùng tàu, xe buýt để di chuyển nên họ phải làm mọi cách có thể để giảm thiểu nguy cơ. Từ Mexico City, Mexico tới New York, Mỹ hay Barcelona, Tây Ban Nha, những người sử dụng phương tiện công cộng đều dựa vào khẩu trang, chất khử trùng để bảo vệ bản thân. Một số người sử dụng giấy ăn hoặc khăn tay để nắm các cột vịn trên tàu điện ngầm, thứ mà trước đó đã có vô số người cầm vào trước đó. Khi có thể, các hành khách cố ngồi cách xa nhau. Giới chức phụ trách giao thông đang cố đảm bảo an toàn cho các hành khách. Tại Rio de Janeiro, các binh sĩ mặc đồ bảo hộ vàng choé từ đầu tới chân đứng chờ sẵn ở sân ga rồi khi tàu đến, họ bắt đầu phun khử trùng các toa tầu. Tại Medan, Indonesia, một công nhân đi khắp các toa phun khử trùng. Hoài Linh | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
BV Bạch Mai chính thức nội bất xuất, ngoại bất nhập Posted: 27 Mar 2020 07:47 PM PDT - Sau ghi nhận 8 ca mắc, BV Bạch Mai quyết định dừng tiếp đón bệnh nhân, thực hiện nội bất xuất, ngoại bất nhập. Sau ghi nhận 8 ca mắc, BV Bạch Mai quyết định dừng tiếp đón bệnh nhân, thực hiện nội bất xuất, ngoại bất nhập. Sáng 28/3, Bộ Y tế công bố thêm 2 ca mắc Covid-19 liên quan đến BV Bạch Mai là 2 nhân viên đưa nước sôi của công ty TNHH Trường Sinh, làm việc tại nhà ăn của bệnh viện. Ngay lập tức BV Bạch Mai thông báo khẩn, bắt đầu áp dụng nội bất xuất, ngoại bất nhập chờ đến khi có thông báo mới nhất. Hiện BV Bạch Mai đã phong toả 4 khu vực gồm: TT Bệnh nhiệt đới, C4 Viện tim mạch, khoa Thần kinh và khu nhà ăn bệnh viện. Trao đổi thêm với VietNamNet, TS Dương Đức Hùng, Phó giám đốc BV Bạch Mai cho biết, BV tạm dừng tiếp nhận các bệnh nhân cấp cứu, yêu cầu chuyển sang các bệnh viện cùng tuyến tương đương. Bệnh viện hiện chỉ duy trì lối vào ở đường Giải Phóng, cho những nhân viên y tế đến ca trực vào làm việc. Tuy nhiên sau khi vào bệnh viện, toàn bộ nhân viên y tế sẽ phải ở lại viện. Toàn bộ gần 1.000 bệnh nhân đang điều trị tại đây cùng người nhà cũng không được xuất viện về cộng đồng cho đến khi xét nghiệm âm tính. Do khu nhà ăn của bệnh viện đã bị phong toả để thực hiện khử khuẩn, nên tạm thời trong sáng và trưa nay, toàn bộ nhân viên, bệnh nhân, người nhà sẽ được cung cấp đồ ăn khô. Hiện gần 500 nhân viên y tế, học viên có tiếp xúc gần với các bệnh nhân nhiễm Covid-19 đang được cách ly tập trung tại bệnh viện, toàn bộ nhân viên y tế khác có liên quan đang được yêu cầu cách ly tại nhà. BV cũng đã yêu cầu toàn bộ toàn bộ người nhà, người thân đã từng đến Bệnh viện Bạch Mai từ 13/3 tự cách ly tại nhà, có dấu hiệu bất thường phải báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất. Người dân có thể khai báo y tế qua ứng dụng NCOVI (tải về điện thoại di động từ ncovi.vn). Những người không có điện thoại di động có thể khai báo trực tuyến trên trang web tokhaiyte.vn. Thường xuyên cập nhật tình trạng sức khỏe của mình để được trợ giúp. 8 bệnh nhân mắc Covid-19 được ghi nhận tại BV Bạch Mai gồm: Bệnh nhân 86 là nữ, 54 tuổi, điều dưỡng của Phòng khám ngoại trú HIV, Trung tâm Bệnh nhiệt đới thuộc BV Bạch Mai từng điều trị nội trú tại C4 Viện Tim mạch từ ngày 11/3 đến 19/3. Bệnh nhân 87 là nữ điều dưỡng 34 tuổi làm việc tiếp đón tại khu cách ly Trung tâm Bệnh nhiệt đới thuộc Bệnh viện Bạch Mai, thường xuyên có tiếp xúc với ca bệnh 86. Bệnh nhân 107 là con gái của bệnh nhân 86, tiếp xúc với mẹ trong thời gian bệnh nhân 86 về nhà. Bệnh nhân133 là nữ, 66 tuổi, điều trị 3 tuần tại khoa Thần Kinh, BV Bạch Mai từ 29/2 đến 22/3. Bệnh nhân161 là nữ, 88 tuổi, nằm cùng phòng với bệnh nhân 133 tại Phòng điều trị tự nguyện, Khoa Thần kinh, từ ngày 17-22/3. Bệnh nhân 162 là nữ, 63 tuổi, con dâu bệnh nhân 161, có vào bệnh viện chăm sóc bệnh nhân 161. Bệnh nhân 163 là cháu gái bệnh nhân 161, có vào chăm có bệnh nhân 161 tại bệnh viện. Thúy Hạnh | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chủ tịch Hà Nội tranh luận về nguồn lây nhiễm từ ổ dịch Bạch Mai Posted: 27 Mar 2020 09:59 PM PDT BV Bạch Mai đã phát hiện 8 bệnh nhân nhiễm Covid-19, lãnh đạo BV cho rằng ca nhiễm mới có thể lây từ bên ngoài, song Chủ tịch Hà Nội lại thông tin khác. Thông tin tại cuộc họp BCĐ chống dịch Covid-19 TP Hà Nội chiều tối qua, Phó giám đốc BV Bạch Mai Dương Đức Hùng cho biết hiện BV có 2 "ổ dịch" khác nhau. Một "ổ dịch" liên quan đến 2 y tá của BV, còn "ổ dịch" thứ 2 liên quan đến 2 bệnh nhân (133, 161) và một người nhà vào khoa Thần kinh (bệnh nhân 162). 'Chưa thể khẳng định có lây chéo trong BV Bạch Mai' Khi xuất hiện bệnh nhân số 133, BV đã cho xét nghiệm ngay lập tức những người liên quan. Kết quả là bệnh nhân 161 (88 tuổi, Văn Lâm, Hưng Yên, nằm cùng giường với bệnh nhân 133) dương tính ngay. Trong khi đó, con dâu của bệnh nhân 161 (bệnh nhân 162, 63 tuổi, Thượng Thanh, Long Biên) phải "làm đi, làm lại mới thấy dương tính". TS Hùng cho biết, giả thiết với trường hợp bệnh nhân 162 là lượng virus thấp nên chưa đủ để kết quả dương tính lên nhanh.
"Một là do mới nhiễm, hai là đã nhiễm trong giai đoạn thoái triển. Chúng tôi cho làm định lượng về kháng thể thì dương tính với kháng thể rất rõ rệt, tức là nhiễm đã lâu", ông Hùng khẳng định. Ông cũng thông tin, đã rà lại lịch trình thời gian bệnh nhân vào viện ngày 17/3, ra viện ngày 22/3, tiếp xúc với nhau 5 ngày. "Với thời gian nhiễm khi chưa vào viện của cô con dâu này, rõ ràng trong cộng đồng có, nhưng chưa sàng lọc được bằng xét nghiệm. Cô này không có biểu hiện lâm sàng, vì có liên quan đến bệnh nhân dương tính thì mới làm xét nghiệm, kết quả cho thấy đang ở giai đoạn thoái triển. Như vậy cô này đã nhiễm trong cộng đồng. Trong cộng đồng có nhiều người như vậy, không có triệu chứng lâm sàng. Qua tính toán thời gian thì không phải nhiễm ở BV Bạch Mai", ông Hùng giải thích. Lãnh đạo Bạch Mai cho rằng, chưa thể khẳng định có nhiễm chéo trong BV. Chỉ khi nào có kết quả xét nghiệm khoảng 5.000 người lao động, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân mới khẳng định được có ai nhiễm bệnh nữa hay không. Chủ tịch Hà Nội: Có lây nhiễm chéo Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung yêu cầu quận Ba Đình báo cáo về kinh nghiệm khoanh vùng BV Hồng Ngọc và đề nghị lãnh đạo BV Bạch Mai cũng nghiên cứu cách làm. Theo ông Chung, những người đi từ vùng dịch về thì cấm. Vậy những người ở Bạch Mai đi ra có được coi là vùng dịch không, đề nghị trao đổi với TƯ để thông tin rõ hơn. Theo Chủ tịch Hà Nội cần làm rõ định nghĩa giữa ổ dịch và vùng dịch. "Về mặt cơ học tôi hiểu thế này, bệnh nhân 86 lây từ phía Nam về, lây sang cho bệnh nhân 87 và bệnh nhân 86 về nhà lây cho con. Tức là lây nhiễm chéo trong BV rồi. Và bệnh nhân đi từ khoa Thần kinh về Lai Châu. Lai Châu phát hiện dương tính, từ đó phát hiện thêm 2 trường hợp ở cùng phòng", ông Chung nói.
Về nhận định của lãnh đạo BV Bạch Mai rằng bệnh nhân ở Thượng Thanh đem bệnh ngoài xã hội vào BV, ông Chung nói, cá nhân ông thấy ở BV có một số cái chung. "Các anh bảo người con dâu (bệnh nhân 162) đem bệnh từ xã hội vào BV. Tôi thấy trong quá trình vận hành, Bạch Mai có nhiều khu chung như khoa Xét nghiệm, Chụp chiếu hình ảnh và chung cả số sinh viên thực tập… Đây có phải điểm kết nối không?", Chủ tịch TP đặt vấn đề và đề nghị BV làm rõ. Ông Chung cho biết ông đã trực tiếp gọi điện cho 2 điều dưỡng của BV, với trường hợp bệnh nhân 86 đi về ngày 8/3 và đi làm từ ngày 9-14/3, bệnh nhân 87 gặp bệnh nhân 86 vào trưa mùng 9/3, ngồi ăn bánh với nhau tại khoa của bệnh nhân 86. Đến ngày 16/3 nằm ở Khoa tim mạch thì bác sỹ, công đoàn đến thăm, nhưng tối vẫn về nhà nên mới lây sang con. "Liệu quá trình đi lại có lây sang ai nữa không, đề nghị làm rõ để có biện pháp phòng ngừa", ông Chung lo lắng. Hà Nội yêu cầu tất cả các trường hợp theo danh sách BV Bạch Mai cung cấp (1.592 người) phải yêu cầu cách ly tại nhà. BV cũng có trường hợp là học sinh đến học, đào tạo, đã được cho nghỉ từ ngày 20-21/3, đề nghị cần thông tin cho các tỉnh thành. "Như trên báo đăng là ở Hải Phòng cũng có các trường hợp như thế này. Có nghĩa là các tỉnh đều có y tá, bác sĩ được gửi đến đây học. Rồi bác sĩ của BV Bạch Mai đi các BV khác, rồi khám chữa bệnh ngoài giờ cũng cần phải báo cáo", ông Chung nêu. Chủ tịch Hà Nội cũng lưu ý những người ra người vào, trông xe, lái taxi ra vào viện, người cung ứng lương thực thực phẩm cho BV, cả những người cung ứng thuốc, vận chuyển thuốc, người dự các đám tang trong BV từ 10-25/3... Tiếp tế thực phẩm sau lệnh 'nội bất xuất, ngoại bất nhập' BV Bạch MaiBệnh viện Bạch Mai - "ổ dịch" Covid-19 chính thức tạm đóng cửa "nội bất xuất, ngoại bất nhập", các chốt chặn kiểm tra nghiêm ngặt ngay từ cổng vào. Trần Thường | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bắt 3 cán bộ hải quan và 1 nữ phó giám đốc thuộc Bộ TN-MT Posted: 27 Mar 2020 09:55 PM PDT Bộ Công an vừa ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 4 bị can về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Đây là vụ án buôn lậu mà cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đang thụ lý, xảy ra tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai, tỉnh Lào Cai, theo quyết định khởi tố vụ án hình sự số 11 và quyết định chuyển hồ sơ vụ án hình sự để điều tra theo thẩm quyền số 05 ngày 6/8/2019 của Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan. 4 bị can bị khởi tố về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" quy định tại điều 356 bộ luật Hình sự gồm: 1.Hoàng Duy Huân, sinh năm 1980; cán bộ Trung tâm Phân tích, Cục Kiểm định Hải quan, Tổng cục Hải quan.
2.Phùng Như Tùng, sinh năm 1979; Trưởng Trung tâm Phân tích, Cục Kiểm định Hải quan, Tổng cục Hải quan.
3.Lê Khánh Hương, sinh năm 1980; cán bộ Chi cục Kiểm định Hải quan 1, Cục Kiểm định Hải quan, Tổng cục Hải quan.
4.Lê Thị Thanh Hương, sinh năm 1968; Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ địa chất, khoáng sản – Viện Khoa học địa chất và khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Ngày 27/3/2020, sau khi Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã thực hiện các quyết định và lệnh nêu trên đối với 4 bị can. Hiện Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đang tiến hành điều tra, làm rõ sai phạm của các bị can và trách nhiệm của những người có liên quan theo quy định của pháp luật. Nguyên Phương Hà Nội xử lý hình sự 3 trường hợp lợi dụng dịch để trục lợiCông an Hà Nội đã lập hồ sơ xử lý hình sự 3 trường hợp có hành vi đầu cơ mua bán khẩu trang y tế, lợi dụng dịch bệnh để trục lợi ở Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Hoàng Mai. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Ồ ạt về Việt Nam, giá thịt lợn nhập khẩu rẻ hơn ngoài chợ Posted: 27 Mar 2020 03:00 PM PDT Từ đầu năm đến nay, lượng thịt lợn nhập khẩu về Việt Nam tăng 205%. Loại thịt lợn nhập từ các nước này hiện có giá bán rẻ hơn giá hàng nội bán ngoài chợ truyền thống. Thịt lợn ngoại rẻ hơn 30.000-50.000 đồng/kg Theo số liệu từ Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), tính đến ngày 15/3, Việt Nam đã nhập khẩu gần 25.300 tấn thịt lợn và sản phẩm thịt lợn, tăng 205% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, nguồn nhập khẩu từ Canada 29,35%, Đức 19,43%, Ba Lan 11,83%, Brazil 9,98%, Hoa Kỳ 5,53%... Đáng chú ý, mới đây khoảng 1.500 tấn thịt lợn Nga đã cập cảng Cát Lái, Phước Long (TP.HCM) và cảng Hải Phòng của Việt Nam, chuẩn bị đưa ra thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, phía doanh nghiệp sản xuất thịt lợn của Nga cũng đã chuyển gần 2.000 tấn thịt lợn các loại xuống tàu để đưa sang Việt Nam. Lượng thịt lợn nhập khẩu về Việt Nam đang tăng mạnh, song người tiêu dùng thắc mắc giá thịt lợn nhập có rẻ hơn giá thịt lợn nội địa không? Năm 2020, giá thịt lợn nhập khẩu năm 2020 vẫn chưa công bố. Còn trước đó, theo thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), tháng 11 năm 2019, lượng thịt lợn từ Ba Lan, Đức, Pháp, Mỹ, Hà Lan,... nhập về Việt Nam đạt hơn 111.000 tấn với kim ngạch 124 triệu USD. Tính ra, giá nhập bình quân mặt hàng này 1.117 USD/tấn, tương đương 25.950-26.000 đồng/kg. Tuy nhiên, thịt lợn nhập khẩu phải chịu các mức thuế quy định nên bán ra phổ biến 33.000-35.000 đồng/kg.
Từ tháng 12/2019, giá thịt lợn trên thế giới có xu hướng tăng so với các tháng trước đó do nhu cầu ngày càng tăng mạnh. Một công ty chuyên xuất buôn các mặt hàng thịt lợn nhập khẩu niêm yết giá thịt mông sấn ở mức 98.000 đồng/kg; sườn già 77.000 đồng/kg; sườn mềm 89.000 đồng/kg; thịt thăn lõi (lọc da, mỡ) giá 108.000 đồng/kg; thăn chuột giá 116.000 đồng/kg; bắp giò giá 69.000 đồng/kg; xương ống 47.000 đồng/kg... Đại diện công ty này cho biết, đây là mức giá cho các bạn hàng tham khảo, nếu mua với số lượng đầu tấn thì sẽ có mức giá ưu đãi hơn. Trong khi đó, ghi nhận của PV. VietNamNet, nhiều cửa hàng thực phẩm đang bán lẻ các mặt hàng thịt lợn có nguồn gốc từ Ba Lan, Bỉ, Canada,... chưa bán thịt lợn nhập khẩu từ Nga. Đơn cử, tại một cửa hàng chuyên bán thịt nhập khẩu ở Quận 2 (TP.HCM) hiện rao bán chân giò lợn Canada với giá 79.000 đồng/kg, sườn lợn BBQ giá 109.000 đồng/kg, móng lợn 85.000 đồng/kg, thịt lợn xay giá 120.000 đồng/kg, tim lợn giá 109.000 đồng/kg, nạc vai giá 130.000 đồng/kg. Cao nhất là giá ba chỉ lợn xuất xứ Ba Lan 165.000 đồng/kg, sườn non 159.000 đồng/kg và thịt nạc dăm Tây Ban Nha giá 152.000 đồng/kg. Nhân viên tư vấn cửa hàng này cho biết, đây là giá bán lẻ, các mặt hàng thịt lợn nhập khẩu đều được cắt thành các phần nhỏ có trọng lượng từ 300-500gram rồi đóng khay, riêng mặt hàng móng giò và chân giò lợn được bán theo cái. Với mức giá trên, thịt lợn nhập khẩu có giá rẻ hơn giá thịt lợn ở chợ truyền thống khoảng 30.000-50.000 đồng/kg tuỳ loại. Tại các khu chợ ở Hà Nội, thịt lợn dao động ở mức 130.000-180.000 đồng/kg, đáng chú ý mặt hàng sườn non, tim lợn giá giá từ 200.000-250.000 đồng/kg. Cuối quý 2, thịt lợn trong nước mới đủ cung Ông Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Thú y, cho biết, Việt Nam không giới hạn định mức nhập khẩu thịt lợn, nhưng muốn nhập thịt lợn đông lạnh bây giờ cũng không phải dễ bởi dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp, nhiều quốc gia đang tạm thời ngừng giao thương để phòng chống dịch bệnh. Để đảm bảo nguồn cung, ngoài đẩy mạnh nhập khẩu thịt lợn, công tác tái đàn, tăng đàn lợn ở các địa phương cũng được đẩy mạnh.
Theo Cục Thú y, việc tái đàn lợn cần ít nhất từ 5-7 tháng, do đó, từ tháng 1/2020 (sau khi dịch qua giai đoạn cao điểm tháng 7/2019, các địa phương bắt đầu tổ chức tái đàn) đã có sản phẩm của lợn nuôi tái đàn với tổng đàn lợn hiện gần 24 triệu con (tăng hơn 2 triệu con so với tháng 12/2019). Cụ thể, đầu năm 2020, tổng đàn lợn nái sinh sản có 2,62 triệu con, dự kiến tăng trưởng đàn nái là 0,5%/tháng (6%/năm). Đến cuối năm 2020 đạt khoảng 2,9 triệu con, trung bình tổng đàn nái cả năm 2020 là 2,76 triệu con. Với khả năng sản xuất bình quân 18 lợn con cai sữa/nái/năm, tỷ lệ lợn nuôi sống đến xuất chuồng là 90% và trọng lượng lợn hơi xuất chuồng bình quân 86 kg/con (theo số liệu của Tổng cục Thống kê) tổng sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng cả năm 2020 là 3,9 triệu tấn (tăng 18,4% so với năm 2019 và tăng 2,1% so với năm 2018). Trong đó, quý I/2020 đạt 810 tấn; quý II/2020 đạt 950 tấn; quý III/2020 đạt 1.016 tấn; quý IV/2020 đạt 1.083 tấn. Dựa theo số liệu của Tổng cục Thống kê, nhu cầu thịt lợn trung bình trong năm 2018 (trước khi có dịch tả lợn châu Phi) là khoảng 920.000 tấn. Như vậy cuối quý II, đầu quý III có khả năng cân bằng được cung cầu thịt lợn. Trước đó, tại hội nghị của ngành chăn nuôi, Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, tốc độ tái đàn ở các địa phương đang rất tốt. Với tốc độ này khoảng tháng 10 năm nay đàn lợn của nước ta sẽ hồi phục như thời điểm trước khi có dịch tả lợn châu Phi. C.Giang | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
12 việc cần làm ngay trong 14 ngày vàng chống dịch Covid-19 ở TP.HCM Posted: 27 Mar 2020 10:17 PM PDT Tận dụng 14 ngày vàng để phòng chống dịch Covid-19, UBND TP.HCM - Ban Chỉ đạo TP về phòng chống dịch Covid-19 khuyến cáo 12 việc cần làm. Sáng nay, Việt Nam xác nhận thêm 6 ca Covid-19 mới, nâng tổng số lên 169 ca. Riêng TP.HCM đã có 40 ca nhiễm, hơn 9.000 người đang cách ly y tế tập trung và hơn 1.000 người cách ly tại nhà. Đặc biệt, có 5 trường hợp được xác định lây lan trong cộng đồng có liên quan đến quán bar Buddha (quận 2, TP.HCM). Thông tin từ Sở TT&TT TP.HCM cho biết, nhằm huy động toàn TP chung tay tận dụng 14 ngày vàng để phòng chống dịch Covid-19, TP sẽ phát 5 triệu tờ rơi nêu rõ 12 việc cần làm ngay đến tận từng hộ gia đình.
Theo Sở TT&TT, tờ rơi đã được thiết kế hoàn chỉnh, đang tổ chức in ấn để kịp trao tận tay từng hộ dân trên địa bàn TP trong thời gian sớm nhất. Nội dung tờ rơi tập trung vào những chủ trương, chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng, Bí thư Thành ủy TP Nguyễn Thiện Nhân và Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong với những câu chữ cô đọng, súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ. Cụ thể, UBND TP.HCM - Ban Chỉ đạo TP về phòng chống dịch khuyến cáo 12 việc cần làm ngay như sau: 1. Dừng các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người trong 1 phòng; không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện. 2. Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, hoạt động có tập trung từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự; dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng. 3. Người dân không ra khỏi nhà nếu không có việc thực sự cần thiết. Người trên 60 tuổi cần phải ở nhà toàn bộ thời gian. 4. Bắt buộc mang khẩu trang nơi công cộng và nơi làm việc. Người dân không tiếp xúc, giao dịch và làm việc với người không mang khẩu trang. 5. Luôn luôn nâng cao ý thức phòng chống dịch Covid-19, cần đảm bảo cự ly an toàn tối thiểu 2m để tránh nguy cơ virus lây lan. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn, tăng cường bổ sung dinh dưỡng, tập luyện thể thao, nâng cao sức khỏe.
6. Nhà ở, chung cư, cao ốc, văn phòng đang sử dụng hệ thống máy lạnh nên chuyển sang sử dụng hệ thống quạt gió, mở tất cả các cửa sổ để sử dụng khí tự nhiên. Nếu phải sử dụng máy lạnh thì nhiệt độ tối thiểu là 27 độ C. Thường xuyên vệ sinh nơi ở, nơi làm việc, bàn ghế và vật dụng cá nhân bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. 7. Tất cả các cơ sở dịch vụ phải đóng cửa, trừ các cửa hàng: xăng dầu, thuốc tân dược, siêu thị, các cửa hàng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm và các cơ sở khám chữa bệnh. 8. Các cơ quan tổ chức doanh nghiệp có văn phòng trong cao ốc, chung cư cần ưu tiên lựa chọn hình thức làm việc trực tuyến và làm việc tại nhà. Trong phòng làm việc không quá 10 người/phòng, đảm bảo giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét và sử dụng các biện pháp phòng hộ cá nhân khi làm việc. 9. Không chia sẻ, phát tán các thông tin chưa kiểm chứng, sai sự thật. Người dân tìm hiểu và cập nhật thông tin tại các cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước và các cơ quan báo, đài của TP.HCM. Mọi hành vi chia sẻ, phát tán thông tin sai sự thật sẽ bị xử lý nghiêm theo qui định của pháp luật. 10. Tiếp tục các hoạt động sản xuất, kinh doanh mà Chính phủ không cấm. Người dân ưu tiên mua sắm trực tuyến. 11. Chấp hành nghiêm túc quy định cách ly y tế 14 ngày. Tạo điều kiện và không kỳ thị người được cách ly y yế. 12. Từ ngày 28/3/2020, TP sẽ tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi: không đeo khẩu trang nơi công cộng; không thực hiện cách ly theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền; kinh doanh khẩu trang y tế mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Ngoài ra, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân còn truyền tải thông điệp: "Trong 2 tuần tới đây, người dân TP phải sống khác: đơn giản hơn, tiết kiệm hơn. Hãy hạn chế ra đường khi không cần thiết và chia sẻ cùng TP vượt qua thách thức này. Nếu để lỡ "14 ngày vàng" sắp tới là chúng ta có lỗi với đất nước và không thể làm lại".
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Không có chuyện phong tỏa Hà Nội, TP.HCMThông tin phong tỏa một số thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM là không chính xác. Dù dịch diễn biến phức tạp nhưng vẫn đang trong tầm kiểm soát - Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP nói. Bảo Anh - Hoài Nhơn | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Posted: 27 Mar 2020 05:04 PM PDT Đại dịch Covid-19 tiếp tục càn quét khắp các châu lục, gây ra cơn ác mộng ở Mỹ và nhiều nước châu Âu khi tổng số ca nhiễm và tử vong vì virus corona chủng mới đều tăng vọt. Tính đến sáng sớm 28/3 (theo giờ Việt Nam), bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona đã xuất hiện ở 199 quốc gia và vùng lãnh thổ khắp toàn cầu, lây nhiễm cho gần 590.000 người và cướp đi sinh mạng của 26.935 trường hợp trong số đó. Tuy nhiên, thế giới cũng chứng kiến 130.440 bệnh nhân Covid-19 được chữa khỏi. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo đại dịch Covid-19 đang tăng tốc tấn công. Hơn 3 tỷ người tại gần 70 quốc gia và vùng lãnh thổ được yêu cầu ở nhà trong khi các chính phủ của họ triển khai những biện pháp quyết liệt nhằm dập dịch. Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO kêu gọi các nước tận dụng "cơ hội thứ hai" quan trọng này để chặn đứng đà lây lan của căn bệnh truyền nhiễm chết người. Số ca nhiễm Covid-19 ở Mỹ vượt mốc 100.000 Tính đến hết ngày 27/3, tổng số ca dương tính với virus corona chủng mới ở Mỹ đã vượt mốc 100.000, lên tới ít nhất 100.390 người sau một ngày tăng chóng mặt, thêm gần 15.000 ca nhiễm mới. Dữ liệu đánh dấu việc Mỹ đã vượt cả Italia và Trung Quốc trở thành ổ dịch Covid-19 lớn nhất thế giới. Tổng số trường hợp thiệt mạng vì dịch tại nước này hiện là 1.543 người, tăng 248 người so với một ngày trước đó. Tổng thống Donald Trump chiều 27/3 (theo giờ địa phương) đã ký phê chuẩn thành luật gói kích thích kinh tế lịch sử, trị giá tới 2.000 tỷ USD nhằm hỗ trợ người dân và các doanh nghiệp Mỹ trước những tác động của sự bùng phát dịch Covid-19. Bộ Lao động Mỹ cho biết, nước này trong tuần qua ghi nhận gần 3,3 triệu người thất nghiệp, mức cao nhất kể từ khi số liệu này được thông kê và gấp hơn 4 lần kỷ lục trước đó vào năm 1982. Thông tin này được coi là dấu hiệu chính thức đầu tiên về sự suy thoái nghiêm trọng của nền kinh tế lớn nhất thế giới, khi các công ty và doanh nghiệp dừng hoạt động trong khi chính quyền cố gắng hạn chế việc di chuyển của người dân để ngăn chặn sự lây lan của virus corona chủng mới. Italia ghi nhận số người chết kỷ lục Italia vừa trải qua một ngày thảm họa với 969 người thiệt mạng vì Covid-19 chỉ trong vòng 24 giờ qua. Đây là mức tăng số ca tử vong trong ngày cao nhất mà một nước trên thế giới cho đến nay từng phải hứng chịu kể từ khi dịch bùng tại Trung Quốc hồi cuối năm ngoái. Kỷ lục mới thiết lập đã nâng tổng số ca tử vong vì Covid-19 ở Italia lên 9.134 người, cao nhất thế giới và gần gấp đôi Tây Ban Nha, xấp xỉ gấp ba Trung Quốc. Tính đến hết ngày 27/3, Italia ghi nhận 86.498 trường hợp dương tính với virus corona chủng mới, xếp thứ hai thế giới sau Mỹ. Các chuyên gia cảnh báo, dịch Covid-19 ở Italia vẫn chưa lên đến đỉnh điểm. Số ca nhiễm mới và tử vong vì virus tại quốc gia này dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới khi hệ thống bệnh viện và các sở y tế bị quá tải, đội ngũ y, bác sĩ không đủ để chăm sóc, chữa trị cho quá nhiều bệnh nhân cùng lúc trong điều kiện thiếu đồ bảo hộ và trang thiết bị y tế chống dịch. Mặc dù tỉ lệ tử vong vì Covid-19 ở Italia hiện lên tới mức đáng báo động, gần 10% nhưng các nhà nghiên cứu trấn an rằng, phần lớn những trường hợp này đều mang trong người các bệnh lý nền khác như bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường, ... Khó khăn chồng chất buộc chính phủ Italia phải tìm kiếm sự hỗ trợ xa hơn, ngay cả khi các nước thành viên khác thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã đóng cửa biên giới để ngăn virus lây lan. Ngày chết chóc với Tây Ban Nha Chỉ trong vòng 24 giờ qua, Tây Ban Nha đã ghi nhận thêm 769 ca tử vong vì Covid-19, một mức tăng kỷ lục trong ngày khiến tổng số trường hợp chết vì dịch lên tới 4.934 người. Tổng số ca nhiễm virus corona chủng mới tại nước này cũng vọt lên 64.059 trường hợp, tăng 14% so với một ngày trước đó, khiến nước này trở thành ổ dịch lớn thứ hai ở châu Âu, sau Italia. Các bệnh viện Tây Ban Nha đặc biệt chịu nhiều áp lực vì tình trạng quá tải bệnh nhân và ít nhất 9.444 nhân viên y tế nhiễm mầm bệnh nguy hiểm. Nhiều y, bác sĩ than phiền về tình trạng thiếu trang thiết bị bảo hộ y tế ở tuyến đầu chống dịch. Trong khi đó, Bộ Y tế nước này xác nhận, khoảng 9.000 bộ kit xét nghiệm nhanh Covid-19 nhập khẩu từ Trung Quốc cho kết quả có độ chính xác rất thấp, buộc nhà chức trách phải tạm ngưng sử dụng chúng. Trước diễn biến dịch phức tạp, Madrid đã quyết định kéo dài tình trạng khẩn cấp quốc gia ít nhất tới ngày 12/4. Mọi hoạt động đi lại của người dân bị hạn chế, trong khi hầu hết các doanh nghiệp và cửa hàng phải đóng của để ngăn ngừa mầm bệnh lây lan. Quân đội Tây Ban Nha hiện đã điều động binh sĩ tới hỗ trợ công tác vệ sinh, khử trùng tại các bệnh viện, nhà dưỡng lão và những cơ sở khác khắp đất nước. Chính phủ Anh điêu đứng vì virus Chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ ngày 27/3, nước Anh liên tiếp phải đón nhận tin buồn khi lần lượt Thủ tướng Boris Johnson và Bộ trưởng Y tế Matt Hancock thông báo họ có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona chủng mới. Cả ông Johnson và ông Hancock đều khẳng định họ chỉ có các triệu chứng nhẹ, đang tự cách ly tại nhà và sẽ tiếp tục làm việc thông qua hội họp trực tuyến. Theo BBC, Giám đốc Y tế khu vực Anh, giáo sư Chris Whitty, người thường xuất hiện cạnh Thủ tướng tại các cuộc họp báo thường nhật về dịch Covid-19 ở Phố Downing, cũng đang phải tự cách ly tại nhà sau khi có triệu chứng nhiễm virus. Phát biểu tại một cuộc họp báo cuối ngày 27/3, Bộ trưởng Văn phòng Nội các Michael Gove nhấn mạnh, virus corona chủng mới "không chừa một ai" và mọi người đều có nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh nguy hiểm này. Ông Gove thừa nhận, dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh ở Anh với tổng số ca nhiễm cứ 3 - 4 ngày lại tăng lên gấp đôi. Nhà chức trách hiện đã cho triển khai các biện pháp "giãn cách xã hội" (giữ khoảng cách giữa mọi người trong cộng đồng) bên trong chính phủ, đồng thời kêu gọi người dân tuân thủ nghiệm các hướng dẫn phòng chống dịch của cơ quan y tế. Ông Gove cho biết, Anh hiện có thêm 33.000 giường bệnh trong các bệnh viện dã chiến mới thiết lập để tiếp nhận, điều trị cho các bệnh nhân Covid-19. Hệ thống y tế quốc gia phối hợp với các viện nghiên cứu và trường đại học sẽ cung cấp thêm các xét nghiệm virus cho đội ngũ nhân viên y tế làm việc ở tuyến đầu chống dịch từ cuối tuần này. Các diễn biến nóng khác về đại dịch Covid-19: - Theo số liệu thống kê của Đại học Johns Hopkins (Mỹ), hiện có hơn 10.000 ca nhiễm Covid-19 ở khu vực Mỹ Latinh và Caribbe, trong đó Brazil là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khu vực với 2.915 ca nhiễm và 77 trường hợp tử vong vì dịch tính đến ngày 27/3. Chính phủ Brazil cũng như các nước láng giềng Argentina, Ecuador và Peru đã công bố các kế hoạch nhằm giảm bớt ảnh hưởng của dịch đối với nền kinh tế đất nước, kể cả giới hạn đi lại của người dân. - Các tòa án Pakistan vừa ra lệnh thả hơn 1.200 tù nhân trong một nỗ lực nhằm giảm bớt sức ép lên các nhà tù đông đúc giữa lúc dịch Covid-19 bùng phát mạnh. Trước đó, nước láng giềng của Pakistan là Ấn Độ cũng thông báo ý định phóng thích 14.000 tù nhân để ngăn chặn nguy cơ virus lây lan. - Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ ngưng mọi chuyến bay quốc tế và áp lệnh cấm đi lại với mọi thành phố trong cả nước để dập dịch. - Theo báo Straits Times, do diễn biến dịch phức tạp, Hội nghị Đối thoại Shangri-La, diễn đàn an ninh cấp cao khu vực do Singapore đăng cai sẽ không diễn ra từ ngày 5 - 7/6 như kế hoạch ban đầu. Nếu thông tin này được xác nhận, đây sẽ là lần đầu tiên sự kiện thường niên này bị hủy kể từ khi diễn đàn bắt đầu được tổ chức vào năm 2002. Tuấn Anh | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Lao vào đuôi xe container bên đường, 2 thanh niên tử vong tại chỗ Posted: 27 Mar 2020 08:42 PM PDT Hai thanh niên đi xe máy tốc độ cao bất ngờ lao vào đuôi xe container đang dừng bên đường ở Bình Dương khiến cả hai tử vong. Công an TP Thuận An, tỉnh Bình Dương sáng nay đang điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn khiến 2 người tử vong.
Vụ tai nạn xảy ra vào khuya 27/3 trên đường Mỹ Phước - Tân Vạn, đoạn qua phường An Phú, TP Thuận An, tỉnh Bình Dương. Nạn nhân là Hoàng Văn Đồng (26 tuổi) và Lăng Văn Thắm (19 tuổi, cùng ngụ tỉnh Đắk Nông). Thông tin ban đầu, khoảng 23h30 tối qua, anh Đồng điều khiển xe máy biển số tỉnh Đắk Nông chở theo anh Thắm trên đường Mỹ Phước - Tân Vạn theo hướng từ Đồng Nai đi Bình Dương. Khi đến đoạn thuộc phường An Phú thì tông vào đuôi xe container đang dừng bên đường. Cú tông mạnh khiến cả hai tử vong tại chỗ, xe máy biến dạng dưới xe container. Lực lượng chức năng sau đó đã khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ tai nạn. Đang phỏng vấn về tai nạn, quay ngay được cảnh 2 ô tô đâm nhauĐang ghi hình thực tế tại nút giao thông nguy hiểm ở Vĩnh Phúc, phóng viên thành nhân chứng vụ tai nạn giao thông giữa ô tô tải và ô tô con. Xuân An |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất, hot nhất | Báo VietNamNet. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét