“Giám đốc bệnh viện Bạch Mai trải lòng về biến cố không ai mong muốn” plus 14 more |
- Giám đốc bệnh viện Bạch Mai trải lòng về biến cố không ai mong muốn
- Chật vật kiếm tiền giữa dịch, nữ tạp vụ xúc động trước món quà được trao
- Hạ Lôi sống ra sao những ngày phong toả?
- Bệnh viện Bạch Mai rộn ràng mở cửa, hết ngày cách ly
- Số ca bệnh Covid-19 tăng nhanh, hàng dài xe cứu thương ùn tắc ngoài bệnh viện
- Cấm nhập khẩu xăng dầu, phải nghĩ đến người tiêu dùng
- Tin tức corona ngày 12/4: Vượt Italia, Mỹ có số người chết vì Covid-19 cao nhất thế giới
- Sáng 12/4 không có ca mắc Covid-19 mới, 144 người khỏi bệnh
- VFF bơm "doping" cho tuyển Việt Nam: Tăng dễ, làm mới khó!
- Hình ảnh tàu tấn công đổ bộ TQ bốc cháy ngùn ngụt
- Ngày 13/4, giá xăng tiếp tục xuống thấp, về mức 11 nghìn đồng/lít
- Chàng rể băn khoăn có nên xây nhà trên đất của bố mẹ vợ cho nhưng chưa sang tên
- Hoa hậu Hải Dương lên tiếng khi bị Pha Lê tố 'quỵt' nợ 2 tỷ đồng
- Phụ huynh bất bình vì đóng cả trăm triệu giữa mùa dịch, trường không bớt cả tiền ăn
- Cần thủ cuồng chân, tấp nập đi câu dù cách ly xã hội ở Hà Nội
Giám đốc bệnh viện Bạch Mai trải lòng về biến cố không ai mong muốn Posted: 11 Apr 2020 04:52 PM PDT Sau thời khắc kết thúc cách ly y tế lúc 0h hôm nay, Giám đốc bệnh viện Bạch Mai chia sẻ cảm xúc vui mừng, những khó khăn cùng dự định sắp tới của bệnh viện. Giữa niềm vui vỡ òa của hàng trăm y bác sĩ, nhân viên y tế và bệnh nhân tại BV Bạch Mai, Giám đốc BV, GS.TS Nguyễn Quang Tuấn trao đổi với báo giới ngay sau khi lệnh gỡ phong tỏa được công bố. Ông nói: Chúng tôi vừa mừng vừa lo lẫn lộn. Mừng vì chúng tôi vượt qua 1 chặng đường khó khăn khi BV bị cách ly, trong khi đó vẫn phải duy trì hoạt động chuyên môn, khám chữa bệnh cho các bệnh nhân nội trú và sau đó có rất nhiều bệnh nhân nặng. Đồng thời BV tiếp tục duy trì chạy thận nhân tạo cho hơn 500 ngưới, đặc biệt phải lo hậu cần cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và y bác sỹ với hơn 3.000 người. Đây là công việc bình thường đơn giản nhưng khi cách ly hoàn toàn thì gặp nhiều khó khăn. Đầu tháng 5 mới khám chữa bệnh bình thường Từ hôm nay BV sẽ hoạt động như thế nào, thưa ông? 0h ngày 12/4 dỡ bỏ cách ly nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc BV Bạch Mai sẽ hoạt động bình thường trở lại. Chúng tôi tiếp tục duy trì hoạt động như hiện nay cho đến hết tháng.
Trong thời gian cách ly vừa qua "nội bất xuất, ngoại bất nhập", do vậy điều kiện hỗ trợ chúng tôi về phương tiện kĩ thuật, đặc biệt máy móc để rà soát, sàng lọc, loại trừ các bệnh nhân có khả năng nhiễm rất hạn chế. Đó là lý do tại sao chúng tôi cần 2 tuần sau cách ly để trang bị toàn bộ hệ thống đảm bảo cho người bệnh, người nhà bệnh nhân, y bác sỹ. Làm sao đầu tháng 5 sẽ cho BV triển khai khám chữa bệnh bình thường. Việc kiểm soát người ra vào, tình trạng BV sẽ diễn ra như thế nào? Mọi hoạt động sẽ vẫn diễn ra như thời điểm đang cách ly và chúng tôi không khám bệnh ngoại trú, không tổ chức tái khám. Chúng tôi chỉ điều trị nội trú và nhận cấp cứu các trường hợp vượt quá khả năng của tuyến dưới. Toàn bộ quá trình kiểm tra giám sát duy trì như hiện nay để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế. Ông đánh giá như thế nào về biến cố lần này của BV Bạch Mai? Đây là sự kiện không ai mong muốn, nhưng hoàn toàn có thể xảy ra, không chỉ ở Bạch Mai mà còn khá nhiều BV khác (BV Thận Hà Nội, BV Hồng Ngọc), vì BV là nơi người bệnh đến khám chữa bệnh, những người có sức đề kháng kém, nên nhiều nguy cơ mắc virus. Môi trường BV là nơi tập trung nhiều người đến thăm khám nên khả năng bị lây nhiễm từ cộng đồng vào là điều không tránh khỏi. Đơn phương chấm dứt hợp đồng với công ty Trường Sinh Ông đánh giá thế nào khi công ty Trường Sinh có số lượng người nhiễm nhiều nhất hiện nay? Đây là một bài toán hết sức khó khăn vì đơn vị cung cấp suất ăn cho BV lại chính là nơi tạo ra nguồn lây nhiễm. Chúng tôi đã đơn phương chấm dứt hợp đồng với công ty này và sẽ tổ chức đấu thầu tìm đối tác khác đảm bảo uy tín cũng như chất lượng cung cấp bữa ăn cho nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, đặc biệt đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Việc dỡ phong tỏa lúc 0h hôm nay có ý nghĩa như nào đối với BV? Có 2 ý nghĩa. Đầu tiên, trong 14 ngày vừa rồi, tất cả nhân viên y tế, người nhà bệnh nhân, bệnh nhân hơn 3.000 người đều đã an toàn, không ai bị dương tính với Covid-19. Đó là thành công, chúng ta đã chiến thắng dịch bệnh. Không chỉ chữa cho những người bị nhiễm Covid-19 mà chúng ta phòng để mình không bị nhiễm bệnh cũng là góp phần chiến thắng rồi. Thứ 2, việc dỡ bỏ cách ly là tiền đề quan trọng để BV quay lại hoạt động bình thường, khám chữa bệnh, chăm sóc cho bệnh nhân. Hôm nay dỡ bỏ phong tỏa, mọi người vui, tôi cũng rất vui, tuy nhiên đoạn đường phía trước còn rất nhiều khó khăn nên tập thể BV Bạch Mai sẽ cố gắng đoàn kết đưa ra những giải pháp tốt nhất bảo vệ nhân dân, bệnh nhân, đặc biệt là nhân viên y tế. Trần Thường Nửa đêm BV Bạch Mai rộn ràng mở cửa, hết ngày cách ly0h ngày 12/4, Giám đốc BV Bạch Mai cùng tất cả y bác sĩ vỡ òa cảm xúc khi hàng rào cách ly được dỡ bỏ. | ||||||||||||||||||||||
Chật vật kiếm tiền giữa dịch, nữ tạp vụ xúc động trước món quà được trao Posted: 11 Apr 2020 03:00 PM PDT Đi làm về qua điểm phát quà hỗ trợ người dân chống dịch Covid-19, cô Thanh đã được cán bộ xã gọi vào tặng cho 1 túi gồm 1kg gạo và 2 quả trứng. Cách đây 4 ngày, cô Lã Thị Thanh (57 tuổi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội) nhận 2 triệu đồng tiền lương tháng 3. Như vậy, thu nhập tháng này của cô Thanh đã bị giảm đi một nửa so với bình thường vì ảnh hưởng của dịch bệnh. Công ty mà cô Thanh đang làm tạp vụ chỉ yêu cầu cô đến làm việc 3-4 ngày/tuần thay vì cả 7 ngày như trước kia. Tiền bảo hiểm và các khoản phụ cấp khác cũng bị cắt toàn bộ. Tháng 4 này cô đang lo tiền lương nhận được thậm chí còn tệ hơn. Từ đầu tháng 4 đến nay, cô mới được công ty gọi đi làm đúng 2 ngày. 'Họ cho bên văn phòng làm việc ở nhà nhiều, nên tôi cũng không phải đến dọn dẹp nữa', cô Thanh cho biết.
Gia đình 3 người nhà cô Thanh hiện sống ở một căn phòng chưa đầy 10m2 trong con ngách nhỏ của phố Hạ Đình. Gọi là nhà nhưng căn phòng trông giống như một phòng trọ sinh viên. Bước ra khỏi cửa phòng là con đường dẫn vào khu tập thể phía trong. Căn phòng được xây trên khu đất lưu không mà trước kia bố mẹ chồng cô cơi nới bên cạnh căn tập thể được công ty phân cho các cụ. Vì khó khăn, căn nhà tập thể đã được bán đi, mẹ chồng cô hiện sống ở căn phòng bên cạnh rộng chừng 17m2, còn 3 mẹ con cô vẫn đang ở căn phòng chưa đầy 10m2 này. Căn phòng được làm thêm một gác xép - là nơi cô con gái đang học lớp 8 ngủ và ngồi học cho yên tĩnh. Phía dưới được kê một chiếc giường cho cô Thanh và cậu con trai 23 tuổi. Không gian còn lại là nơi sinh hoạt của cả gia đình, bao gồm cả nấu nướng, để 2 chiếc xe máy và 1 chiếc xe đạp. Chồng cô Thanh đã mất cách đây 13 năm vì căn bệnh ung thư khi con gái thứ 2 của cô mới được 1 tuổi. Cậu con trai lớn của cô vừa mới tốt nghiệp ĐH Giao thông Vận tải. 'Hồi còn là sinh viên, cháu có đi làm thêm ở nhà hàng. Sau khi ra trường, cháu vẫn tiếp tục làm ở đấy. Vừa rồi, cháu được người ta cho đi học thêm để làm quản lý ca. Mới được vài tháng thì có dịch, nhà hàng phải đóng cửa'. Thế Ngọc - con trai cô Thanh cho biết, sau khi nhà hàng đóng cửa, công ty chuyển cậu đến làm cho một tiệm bánh cùng hệ thống ở phố Huế. 'Thu nhập trước kia của em khoảng 6 triệu đồng/tháng. Bây giờ chuyển sang đây chắc được khoảng 4 triệu'. Dạo này, vì thời gian đi làm ở công ty rất ít nên cô Thanh nhận dọn dẹp tại nhà cho các gia đình theo giờ. 'Tuần 3-4 buổi, tôi đến nhà một cô ở cùng công ty dọn dẹp khoảng 2 tiếng, được trả công 150 nghìn/buổi. Cũng may là có chỗ này để bù đắp thêm'.
Cô Thanh cho biết, bình thường nếu không có dịch thì thu nhập của 2 mẹ con khoảng 10 triệu/tháng, nhưng cuộc sống ở thủ đô đắt đỏ, lại phải nuôi con gái đang học lớp 8 nên cũng không tiết kiệm được đồng nào. Nay dịch dã khiến công việc đảo lộn, thu nhập của 2 mẹ con sụt giảm hẳn, mọi chi tiêu đều phải tính toán và cắt giảm. 'Bình thường tiền đi học thêm các môn của cháu bé vào khoảng 2 triệu đồng/tháng. Trước kia gia đình còn là hộ nghèo, được giảm 50% học phí ở trường. Bây giờ gia đình không còn diện hộ nghèo nữa nên học phí không được giảm'. Mới ra khỏi diện hộ nghèo nên chế độ bảo hiểm y tế của cô Thanh cũng không còn nữa. Cô kể, cách đây mấy hôm, cô phải lên phường để mua bảo hiểm y tế tự nguyện mất hơn 800 nghìn đồng. 'Tôi bị bệnh khớp từ năm 13 tuổi. Bây giờ, chân tay vẫn đau suốt. Khi nào đau quá, tôi lại phải đi lấy thuốc uống. Không có bảo hiểm thì rất tốn kém nên tôi nghĩ mãi cũng phải mua, đề phòng ốm nặng lại khổ các con'. Sáng nay đi làm về qua điểm phát quà hỗ trợ người dân chống dịch Covid-19, cô Thanh đã được cán bộ xã gọi vào tặng cho 1 túi gồm 1kg gạo và 2 quả trứng. Cô bảo: 'Thực sự, từ hồi dịch bệnh đến nay, nhà tôi phải thắt chặt chi tiêu. Trước đây, còn mua sữa, quà bánh cho con gái nhưng bây giờ cắt hết những khoản đấy. Nếu ngày nào cũng được nhận một phần quà như thế này thì gia đình bớt đi được một khoản phải mua sắm'. Vừa dứt câu chuyện với chúng tôi cũng là lúc cô Thanh phải đứng dậy đi làm giúp việc theo giờ. Cậu con trai lớn của cô cũng đến giờ phải tới cửa hàng làm ca tối. Mong muốn lớn nhất của gia đình cô Thanh bây giờ là dịch bệnh tan nhanh để hai mẹ con tiếp tục được đi làm đều đặn như trước đây. Bị giật tiền giữa đêm, chị bán cá nghẹn ngào ôm 5kg gạo về nhàĐi chợ lấy cá về bán giữa đêm, chị Huệ bị cướp giật tiền, suýt bị gãy chân. Nhận được phần quà của đoàn từ thiện trao, chị ôm vào lòng trân trọng. Nguyễn Thảo - Ngọc Trang | ||||||||||||||||||||||
Hạ Lôi sống ra sao những ngày phong toả? Posted: 11 Apr 2020 07:36 PM PDT Cuộc sống gần 11.000 dân thôn Hạ Lôi những ngày phong toả không khác mọi ngày là mấy. Những vườn cây, vườn hoa nằm trong khu vực cách ly vẫn được canh tác với điều kiện người dân tuân thủ việc đeo khẩu trang và không tụ tập đông người. Đình Hiếu | ||||||||||||||||||||||
Bệnh viện Bạch Mai rộn ràng mở cửa, hết ngày cách ly Posted: 11 Apr 2020 09:28 AM PDT 0h ngày 12/4, Giám đốc BV Bạch Mai cùng tất cả y bác sĩ vỡ òa cảm xúc khi hàng rào cách ly được dỡ bỏ. XEM CLIP: | ||||||||||||||||||||||
Số ca bệnh Covid-19 tăng nhanh, hàng dài xe cứu thương ùn tắc ngoài bệnh viện Posted: 11 Apr 2020 08:17 PM PDT Mặc dù Moscow hiện tạm thời không còn ùn tắc giao thông do lệnh phong tỏa chống dịch Covid-19, nhưng thủ đô Nga vấp phải một vấn đề khác: các hàng dài xe cứu thương bất tận, ùn ứ bên ngoài các bệnh viện. Một đoạn ghi hình của kênh Ruptly cho thấy, các xe cứu thương đang xếp hàng dài bên ngoài Bệnh viện Cựu chiến binh, nơi gần đây được chỉ định chuyên tiếp nhận và điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 ở phía bắc thủ đô Moscow. Những xe cấp cứu này không chỉ choán chỗ trên đường dẫn vào bệnh viện mà cả tuyến phố lân cận. Theo báo RT, đây không phải là sự cố riêng rẽ. Một đoạn video khác cho thấy hàng chục xe cứu thương bị ùn ứ trên đường dẫn tới một bệnh viện ở ngoại ô thị trấn Khimki tiếp giáp với thủ đô Moscow. Các xe chở những người nghi nhiễm Covid-19 nhập viện này đã phải chờ đợi hàng tiếng đồng hồ. RT dẫn lời các quan chức thuộc Trung tâm xử lý khủng hoảng y tế, chịu trách nhiệm về cuộc chiến chống virus corona chủng mới ở Nga cho hay, các hàng dài xe cứu thương xuất hiện bên ngoài một số bệnh viện do "tình hình dịch bệnh hiện tại khiến số bệnh nhân gia tăng nhanh trong vài ngày gần đây".
Nhà chức trách nói, tình trạng trên "không thể chấp nhận được trong bối cảnh bình thường", nhưng các cơ sở y tế hiện đang đối mặt với áp lực ngày càng tăng. Họ cũng xin lỗi các bệnh nhân về sự bất tiện này và khẳng định đây "không phải là vấn đề hệ thống". Tính đến thời điểm hiện tại, Nga ghi nhận ít nhất 13.584 ca dương tính với virus corona chủng mới với 106 trường hợp đã tử vong. Moscow là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid-19 tại nước này với hơn một nửa số trường hợp mắc bệnh (8.852 người) và 58 ca tử vong. Tuấn Anh | ||||||||||||||||||||||
Cấm nhập khẩu xăng dầu, phải nghĩ đến người tiêu dùng Posted: 11 Apr 2020 01:00 PM PDT Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) muốn hạn chế/cấm nhập khẩu xăng dầu để "cứu" hai nhà máy lọc dầu trong nước đang ngập trong hàng tồn kho. Có ý kiến đồng tình, nhưng cũng có quan điểm ngược lại hoàn toàn. Hạn chế hoặc cấm nhập vì xăng dầu trong nước "ế" Tập đoàn Dầu khí Việt Nam mới đây gửi văn bản tới Bộ Công Thương, Bộ Tài chính kiến nghị xem xét hạn chế tối đa/cấm nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu trong giai đoạn chưa kiểm soát được dịch bệnh Covid-19. Theo PVN, do giá dầu thô hiện giảm sâu và dịch bệnh Covid-19 đã và đang diễn biến rất phức tạp, tác động trực tiếp, mạnh mẽ lên toàn bộ đời sống kinh tế đã khiến hoạt động sản xuất và kinh doanh xăng dầu của PVN tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn.
Trong quý I/2020, tổng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ước giảm khoảng 30% và dự kiến sẽ tiếp tục giảm khi toàn bộ thị trường du lịch, dịch vụ, vận tải đóng băng. Tồn kho các sản phẩm xăng dầu tại hai nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn luôn ở mức cao, đặc biệt là mặt hàng xăng. Tại một số thời điểm, tồn kho xăng ở mức trên 90%. "Các nhà máy lọc dầu Dung Quất của PVN đang chịu áp lực từ cả đầu vào (giảm giá hàng tồn kho) lẫn đầu ra (khách hàng hủy, giãn nhận hàng do nhu cầu xuống mức rất thấp)", PVN lo lắng. PVN cho rằng lượng nhập khẩu quá lớn thực sự đã gây khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm xăng dầu sản xuất trong nước. Vì thế, PVN khẩn thiết kiến nghị Bộ Công Thương, Bộ Tài chính xem xét ban hành các cơ chế chính sách hạn chế tối đa/cấm nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu trong giai đoạn chưa kiểm soát được dịch bệnh Covid-19 cũng như thị trường tiêu thụ xăng dầu nội địa đang rất khó khăn. Chia sẻ với PV. VietNamNet, lãnh đạo doanh nghiệp dầu mối xăng dầu cho hay: Cấm nhập khẩu xăng dầu 1 tháng là rất phù hợp vì các nhà máy lọc dầu trong nước đang dư thừa công suất. Xăng dầu muốn gửi không còn chỗ trữ nữa. Khi nào hết dịch, mọi việc trở lại bình thường thì cho nhập trở lại. Phải vì lợi ích người tiêu dùng PGS.TS Đỗ Đức Định, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, cho rằng: Trong giai đoạn này, một số mặt hàng cũng cần có điều chỉnh chính sách để nền kinh tế vẫn có đủ cơ sở phát triển. Nếu nhập khẩu xăng dầu mà kinh tế có lợi thì tại sao phải cấm? Còn nếu thiệt hại của các nhà máy lọc dầu trong nước lớn hơn lợi ích của việc nhập khẩu mang lại thì cần nghiên cứu tạm dừng nhập khẩu.
"Lúc này, tôi không thể nói ngay là có nên dừng nhập khẩu xăng dầu hay không. Nhưng cơ quan nhà nước cùng doanh nghiệp và người tiêu dùng phải ngồi bàn với nhau, đưa ra các số liệu, phân tích kỹ càng rồi ra quyết định, sao cho hài hòa nhất", PGS.TS Đỗ Đức Định chia sẻ. Một cán bộ của Bộ Công Thương cho hay đã nắm được đề xuất của PVN. Tuy nhiên, ông lưu ý việc này phải "hết sức thận trọng" và cần nghiên cứu kỹ lưỡng. Hiện Bộ Công Thương mới chỉ khuyến khích các doanh nghiệp xăng dầu tiêu thụ sản phẩm của hai nhà máy trong nước mà thôi. Trong khi đó, sau khi bản tin về đề xuất hạn chế/cấm nhập khẩu xăng dầu được đưa ra, hàng trăm bạn đọc gửi bình luận đến VietNamNet đều tỏ không đồng tình với kiến nghị của PVN. "Chỉ vì lợi ích của mấy công ty mà cấm nhập khẩu xăng dầu, lợi ích của người dân thì ở đâu", một bạn đọc bình luận. Chuyên gia năng lượng TS Nguyễn Thành Sơn, nguyên giám đốc Công ty năng lượng sông Hồng, thì phản đối gay gắt đề xuất của PVN. Trả lời phóng viên, TS Nguyễn Thành Sơn cho rằng: Giá dầu thế giới đang giảm rất mạnh nên cấm nhập khẩu là rất dại, thiệt cho người dân, cho nhà nước. Giá dầu thế giới giờ còn gần 30 USD/thùng, tại sao lại không tranh thủ nhập xăng dầu về. Đáng ra chúng ta phải khuyến khích nhập thật nhiều, để dùng dần chứ không nên đề xuất "đóng cửa" với xăng dầu nhập khẩu. Điều đó không đúng tinh thần mở cửa chút nào, không đúng tinh thần vì lợi ích chung mà có nhóm lợi ích ở chỗ này. Nói về việc PVN lo ngại tiếp tục cho nhập khẩu xăng dầu sẽ làm hai nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn gặp khó, thậm chí có nguy cơ đóng cửa, ông Sơn nói thẳng: Chuyện doanh nghiệp phá sản, nhà máy đóng cửa trên thị trường là bình thường. Có thể đóng cửa bây giờ, nhưng ngày mai lại mở cửa trở lại khi tình hình tốt lên. Đó là điều ai cũng phải chấp nhận. Sự vận hành của thị trường phải là như vậy chứ không thể vì lợi ích của một nhóm nhỏ được. Ngoài ra, theo TS Nguyễn Thành Sơn, ngành năng lượng Việt Nam, trong đó có xăng dầu, đã mở cửa với thế giới. Việc nhập khẩu là rất nên làm vì trữ lượng dầu mỏ trong nước rất thấp. Khi thị trường có cơ hội như vậy thì nên tranh thủ nhập để trang trải nhu cầu năng lượng trong nước. "Thế giới đang bán dầu giá 30 USD/thùng, còn trong nước khai thác có mỏ 50 USD/thùng. Cho nên hoàn toàn có thể nhập khẩu xăng dầu về, còn nguồn dầu mỏ trong nước có thể để dành", TS Nguyễn Thành Sơn nói và nhấn mạnh điều hành phải vì người tiêu dùng là trên hết. Hà Duy Trong nước ế ẩm, đề xuất cấm nhập khẩu xăng dầuTập đoàn Dầu khí Việt Nam kiến nghị Bộ Công Thương, Bộ Tài chính xem xét hạn chế tối đa/cấm nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu trong giai đoạn chưa kiểm soát được dịch bệnh Covid-19. | ||||||||||||||||||||||
Tin tức corona ngày 12/4: Vượt Italia, Mỹ có số người chết vì Covid-19 cao nhất thế giới Posted: 11 Apr 2020 05:50 PM PDT Đến sáng 12/4 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 1.771.514 ca nhiễm Covid-19, với 108.503 người tử vong - theo thống kê của Đại học Johns Hopkins. Trong đó, Mỹ đang dẫn đầu thế giới cả về số ca nhiễm lẫn số ca tử vong. Cụ thể, Mỹ đã có 20.389 trường hợp tử vong vì Covid-19, cao nhất trên toàn cầu, chính thức vượt qua Italia, nước hiện có 19.468 người chết. Tổng số ca nhiễm của Mỹ là 524.903 người.
Hôm 11/4, Thống đốc bang New York Andrew Cuomo cho biết các con số tại bang này đang có dấu hiệu ổn định và đường cong dịch bệnh đang dẹt xuống. Theo ông, bang New York nhiều khả năng đã trải qua giai đoạn đỉnh điểm của dịch bệnh. Tuy nhiên, số người chết được ghi nhận hàng ngày tại New York vẫn ở mức rất cao. Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng ngày đã thông qua yêu cầu tuyên bố tình trạng thảm họa tại bang Wyoming. Quyết định này đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, tất cả các bang đồng thời ở trong tình trạng thảm họa được tuyên bố ở cấp liên bang. Ngoài ra, hôm 11/4, Lầu Năm Góc đã thông báo về việc thực hiện dự án đầu tiên của bộ này với các quyền hạn được trao dưới Đạo luật sản xuất quốc phòng, nhằm đẩy nhanh việc sản xuất hơn 39 triệu khẩu trang N95 để đối phó với đại dịch Covid-19. Thủ tướng Anh tiếp tục tiến triển tốt Sức khỏe của ông Boris Johnson tiếp tục chuyển biến tích cực sau khi rời phòng chăm sóc đặc biệt. Hôm 11/4, ông đã có tuyên bố đầu tiên kể từ khi nhập viện hôm 4/4. "Tôi không biết cảm ơn thế nào cho đủ. Họ đã cứu sống tôi", ông Johnson nói về các nhân viên Hệ thống Y tế Quốc gia tại bệnh viện St Thomas, nơi ông được điều trị.
Anh hiện có 79.874 ca nhiễm Covid-19, với 9.892 người chết. Hôm 11/4, Nữ hoàng Anh đã gửi đến người dân một thông điệp nhân dịp lễ Phục Sinh, đề cao niềm hy vọng giữa cuộc khủng hoảng. Nữ hoàng cho biết, Phục Sinh là khoảng thời gian khi "ánh sáng bao trùm bóng tối". Gần 60.000 người khỏi bệnh tại Tây Ban Nha Tổng cộng 59.109 người đã chiến thắng virus corona chủng mới tại Tây Ban Nha, tăng hơn 11.000 người trong 3 ngày vừa qua – theo số liệu mới nhất của Bộ Y tế nước này hôm 11/4. Tuy nhiên, số người chết và ca nhiễm mới đều tăng thêm trong 24 giờ qua. Hiện, Tây Ban Nha có 163.027 người nhiễm, trong đó có 16.606 ca tử vong.
Trong tuần tới, Tây Ban Nha sẽ nới lỏng lệnh giới hạn đối với một số nơi làm việc như công trường xây dựng, trong khi lệnh phong tỏa toàn quốc sẽ kéo dài đến ít nhất ngày 26/4. Chính phủ nước này cam kết sẽ cung cấp 10 triệu khẩu trang cho các công nhân quay trở lại làm việc trong tuần tới. Nhật kêu gọi người dân tránh các điểm giải trí ban đêm Thủ tướng Nhật Abe Shinzo kêu gọi người dân hạn chế đến các địa điểm giải trí về đêm như hộp đêm và quán bar, đồng thời tuân thủ các quy tắc giãn cách xã hội.
Hôm 7/4, ông Abe cho biết Nhật Bản cần giảm ít nhất 70-80% tiếp xúc giữa người và người trong vòng 2 tuần tới để đảo ngược chiều hướng gia tăng trong số ca nhiễm Covid-19. Đối với các biện pháp phòng dịch, Chính phủ Nhật Bản chỉ áp dụng phương pháp khuyến cáo và kêu gọi, thay vì ban bố các lệnh áp đặt và chế tài xử phạt. Pháp tuyên bố qua đỉnh dịch Hôm 11/4, Pháp tuyên bố rằng đại dịch đã đạt đến giai đoạn ổn định, mặc dù số người chết vẫn ở mức rất cao.
Quan chức y tế hàng đầu nước này, ông Jerome Salomon cho biết đã có thêm 353 người chết tại các bệnh viện và 290 người chết tại các viện dưỡng lão, đưa tổng số người chết tại Pháp lên 13.832. "Đại dịch có vẻ như đã chạm đến một đỉnh điểm rất cao và bắt đầu bình ổn, song dịch bệnh vẫn đang hoạt động rất mạnh", ông Salomon phát biểu trước báo giới. "Chúng ta vẫn phải duy trì cảnh giác tuyệt đối". Anh Thư | ||||||||||||||||||||||
Sáng 12/4 không có ca mắc Covid-19 mới, 144 người khỏi bệnh Posted: 11 Apr 2020 04:41 PM PDT - Sáng 12/4, Việt Nam không ghi nhận ca Covid-19 mới. Số ca hiện tại vẫn là 258 trường hợp, trong đó 144 người đã khỏi bệnh. Tính đến 6h sáng 12/4, tổng số mắc Covid-19 tại Việt Nam là 258 ca, trong số này có 159 người từ nước ngoài, 99 trường hợp lây nhiễm thứ phát trong cộng đồng. Cả nước đã có 144 ca được công bố khỏi bệnh, 114 ca đang điều trị có 57 bệnh nhân từ nước ngoài về. Trong số những bệnh nhân chưa được công bố khỏi bệnh, 12 ca đã có 2 lần liên tiếp âm tính với SARS-CoV-2, 13 ca cũng đã âm tính lần đầu. Việt Nam hiện có 72.508 người đang phải cách ly, gồm 1.198 ca cách ly tại bệnh viện, 17.519 trường hợp cách ly tại các cơ sở tập trung khác và 53.791 người cách ly tại nhà, nơi cư trú. Cũng theo Bộ Y tế, tính đến nay, cả nước đã có 110 phòng xét nghiệm đủ năng lực xét nghiệm Covid-19, trong đó ngành y tế có 95 phòng, các ngành khác (Nông nghiệp, Quốc phòng) có 15 phòng. 36 phòng xét nghiệm trong số này đủ năng lực khẳng định. Để đảm bảo đầu tư cho công tác xét nghiệm đạt hiệu quả, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện mua sắm, đầu tư máy móc, trang thiết bị xét nghiệm. Các khoản chi này phải được cân nhắc kỹ để phù hợp với nhu cầu và hiệu quả sử dụng, tránh lãng phí vì trong bối cảnh diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới như hiện nay, các máy xét nghiệm, trang thiết bị và sinh phẩm có nguồn cung ứng hạn chế và giá thành cao. Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 nhấn mạnh, trong giai đoạn hiện nay, các phòng xét nghiệm thực hiện việc xét nghiệm sàng lọc và khẳng định SARS-CoV-2 theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo, không xét nghiệm dịch vụ theo yêu cầu. Phương pháp xét nghiệm phù hợp với điều kiện phòng chống dịch ở nước ta là sử dụng xét nghiệm RT- PCR với test kit do Học viện Quân Y sản xuất, đảm bảo khả năng cung cấp chủ động cho xét nghiệm phòng chống dịch, không phụ thuộc vào nguồn cung từ bên ngoài. Bộ Y tế đang thẩm định và cấp phép cho một số đơn vị đăng ký. Việt Nam là quốc gia đứng đầu có số lượng người được xét nghiệm trên một ca dương tính. Công suất xét nghiệm đạt 27.000 mẫu/ngày. Tính đến hết ngày 10/4, tổng số mẫu bệnh phẩm đã xét nghiệm cộng dồn là 118.807, trong đó số mẫu dương tính là 257; số mẫu âm tính là 118.550 Nguyễn Liên Việt Nam nằm trong 2 nước chưa có ca Covid-19 tử vong dù có bệnh nhân nặng- Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Việt Nam là một trong 2 nước trên thế giới chưa có bệnh nhân mắc Covid-19 tử vong nhưng không thể chủ quan. | ||||||||||||||||||||||
VFF bơm "doping" cho tuyển Việt Nam: Tăng dễ, làm mới khó! Posted: 11 Apr 2020 04:03 PM PDT - VFF vừa quy hoạch số lượng đội bóng dự V-League, hạng Nhất nhằm mục tiêu tăng thêm chất liệu giúp tuyển Việt Nam đi lên. Nhưng thực hiện mục tiêu ấy có dễ dàng? VFF tăng tốc... Dựa theo những tính toán, mới đây Chủ tịch VFF Lê Khánh Hải ký quyết định từ mùa bóng 2021, giải hạng Nhất nâng số đội từ 12 lên 14 đội. Quyết định này về cơ bản giải quyết xong việc "lệch pha" về số đội tham dự 3 hạng đấu cao nhất Việt Nam gồm V-League, giải hạng nhất, hạng nhì, thay vì có các đại diện tham dự lần lượt 14 -12 – 14 như trước đây.
Sự điều chỉnh này không nằm ngoài mục tiêu giúp bóng đá Việt Nam phát triển một cách bền vững. Điều mà nhiều năm qua VFF không làm được khi số đội tham dự ở giải đấu nền tảng cho V-League là giải hạng Nhất hiếm khi có sự ổn định. Theo tính toán, việc ổn định được số đội bóng tham dự các giải đấu kể từ mùa 2021 tăng được tính hấp dẫn, thay vì liên tục phải điều chỉnh suất xuống – thăng hạng mỗi mùa như trước đây. Có sự ổn định, tăng tính hấp dẫn rõ ràng giúp tuyển Việt Nam mạnh mẽ hơn, bởi ai cũng biết các giải đấu quốc nội là nền tảng cơ bản để nền bóng đá phát triển được chứng tỏ qua thành tích của đội tuyển. Có "thông quan" thật nhanh? Lộ trình mà VFF đặt ra là không sai, thậm chí cần thiết. Nhưng, xét theo nhiều yếu tố từ chủ quan đến khách quan thì rõ ràng, còn có nhiều lo ngại về tính khả thi ở thời điểm hiện tại. Điển hình như mùa giải 2020, hiện giải đấu vẫn chênh vênh khi phải tạm ngừng vì dịch cúm Covid-19. Cụ thể V-League mới đá được 2 lượt, trong khi giải hạng Nhất dự kiến đầu tháng 3 khai mạc, nhưng đến lúc này vẫn "án binh bất động".
Không chỉ không chủ động được các phương án, thời gian tổ chức... dịch cúm Covid-19 còn đặt nhiều đội bóng vào thế bị động về vấn đề tài chính sau khi trải qua đợt "đóng băng".Cứ nhìn việc các đội bóng phải giảm lương ở V-League là thấy. Nói rõ hơn, bóng đá chuyên nghiệp ở Việt Nam hay cứ bất cứ đâu cũng thế hầu như sống bằng hơi thở từ nhà tài trợ. Và với tình hình hiện tại, không có gì đảm bảo các doanh nghiệp "mặn nồng" với bóng đá khi có quá nhiều thách thức ở thì tương lai. Nỗi lo này càng lớn hơn, bởi vài năm trở lại đây giải đấu được coi kế tiếp cho V-League là hạng Nhất chưa khi nào ổn định số đội bóng tham dự. Từ năm 2012 đến nay, giải hạng Nhất liên tục xáo trộn và dao động từ 7-12 đại diện tham dự. Sở dĩ giải hạng Nhất liên tục xáo trộn có nhiều nguyên nhân, nhưng lớn nhất vẫn là chuyện thiếu kinh phí. Hoặc sự thiếu mặn mà từ các địa phương như cách XSKT Lâm Đồng hay BRVT từng lên rồi lại rút lui. VFF muốn chuyên nghiệp hoá hệ thống thi đấu nhưng nói dễ còn làm mới khó. Xuân Mơ | ||||||||||||||||||||||
Hình ảnh tàu tấn công đổ bộ TQ bốc cháy ngùn ngụt Posted: 11 Apr 2020 07:22 PM PDT Tàu tấn công đổ bộ loại 075 thứ hai của Hải quân Trung Quốc đã bốc cháy trong khi đang được hoàn thiện chế tạo tại xưởng đóng tàu ven biển. Theo Sputnik, sự cố xảy ra hôm 11/4 tại xưởng đóng tàu của công ty Hudong–Zhonghua ở Thượng Hải. Hiện chưa rõ nguyên nhân gây hỏa hoạn cũng như thiệt hại đối với con tàu.
Tuy nhiên, trang Drive nhận định, hỏa hoạn của thể bắt nguồn từ boong tàu, không gian trên các tàu tấn công dành cho việc cất trữ và triển khai các tàu vận tải từ chiến hạm sang bờ, thủy phi cơ và những phương tiện chiến đấu đổ bộ. Các bức ảnh lan truyền trên các mạng xã hội Trung Quốc cho thấy những vết đen lớn từ ở phần boong phía đuôi tàu, tương phản với lớp sơn xám.
Tạp chí Forbes dẫn lời một số nhân chứng kể đã nhìn thấy rõ đám khói khổng lồ bốc lên từ xưởng đóng tàu của Hudong–Zhonghua tại bến cảng từ khoảng cách vài km. Tàu tấn công đổ bộ lớp 075 nói trên mới được hạ thủy vào ngày 25/9 và đang được lắp đặt các trang thiết bị trước khi chạy thử nghiệm trên biển. Nếu mọi chuyện diễn ra suôn sẻ, tàu dự kiến sẽ chính thứ biên chế phục vụ Hải quân Trung Quốc kể từ năm 2021.
Trung Quốc đã cho đóng mới tàu tấn công đổ bộ nói trên sau khi hoàn thiện chế tạo chiến hạm đầu tiên kiểu này vào tháng 9/2019. Các nguồn tin quân sự tiết lộ, tàu có chiều dài 250m với lượng giãn nước đầy tải vào khoảng 40.000 tấn. Tàu được trang bị dàn radar hiện đại giống tàu hộ vệ tên lửa lớp 054A cùng nhiều vũ khí tân tiến khác. Bắc Kinh đã ra lệnh trang bị ít nhất 3 tàu lớp 075 được ví sánh ngang tàu đổ bộ tấn công lớp Wasp của Mỹ cho Hải quân Trung Quốc. Lực lượng này dự kiến cũng sẽ sở hữu ít nhất 6 tàu sân bay tương tự như thiết kế của hàng không mẫu hạm lớp America của Hải quân Mỹ vào năm 2030. Tuấn Anh | ||||||||||||||||||||||
Ngày 13/4, giá xăng tiếp tục xuống thấp, về mức 11 nghìn đồng/lít Posted: 11 Apr 2020 06:40 PM PDT Giá xăng dầu ngày 13/4 có cơ hội giảm mạnh lần thứ 7 liên tiếp kể từ đầu năm, đưa giá xăng xuống thấp hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ thuế trên mỗi lít xăng còn rất cao nên đã có nhiều đề xuất phải giảm thuế cho xăng dầu. Giảm mạnh lần thứ 7 liên tiếp Giá xăng RON 92 (xăng nền để pha chế xăng E5) trung bình 15 ngày qua là 20,4 USD/thùng, giảm khá mạnh với mức giảm 4,3 USD/thùng so với kỳ tính giá xăng dầu ngày 29/3. Do đó, giá xăng E5 trong nước ngày 13/4 có thể giảm khá mạnh, với mức giảm là hơn 1.000 đồng/lít. Còn giá xăng RON 95 trung bình 15 ngày qua ở mức 21 USD/thùng, giảm so với kỳ trước là 4,66 USD/thùng. Theo tính toán, nếu không có sự thay đổi nào về mức trích Quỹ bình ổn giá, giá xăng RON 95 có thể giảm 600 đồng/lít. Còn nếu liên Bộ giảm mức trích lập Quỹ bình ổn giá, giá RON 95 có thể giảm mạnh hơn. Bởi kỳ trước mức trích Quỹ bình ổn giá xăng RON 95 ở mức rất cao là 1.150 đồng/lít.
Tại kỳ điều hành gần nhất vào ngày 29/3, giá xăng dầu đã có mức giảm kỷ lục. xăng E5RON92 giảm 4.100 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 4.252 đồng/lít... Mức giảm này đưa giá xăng E5RON92 chỉ còn 11.950 đồng/lít; xăng RON95-III là 12.560 đồng/lít. Sau 11 năm, giá xăng dầu mới chứng kiến mức giá thấp như vậy, đưa giá xăng dầu về gần mức giá của đầu năm 2009. Với mức giảm giá xăng dầu vào ngày mai, 13/4, giá xăng trong nước tiếp tục thiết lập mức giảm sâu hơn, đưa giá xăng E5 về chỉ còn khoảng 11.000 đồng/lít, còn xăng RON 95 có mức giá ước tính khoảng 12.000 đồng/lít. Hiện nay, giá xăng dầu giảm mạnh nên tỷ lệ thuế phí trên một lít xăng là rất cao. Cụ thể, tổng các loại thuế, phí và khoản ngoài thuế phí trên mỗi lít xăng E5 (bao gồm cả lợi nhuận của doanh nghiệp) là khoảng 7.550 đồng/lít trên tổng số giá bán là 11.950 đồng/lít, chiếm khoảng 63% giá bán lẻ xăng E5. Nếu chỉ tính 4 loại thuế như Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng, thì tổng thuế trên mỗi lít xăng E5 là 5.700 đồng/lít, chiếm khoảng hơn 47% giá bán lẻ xăng E5. Còn tổng các loại thuế, phí và khoản ngoài thuế phí trên mỗi lít xăng RON 95 III (bao gồm cả lợi nhuận của doanh nghiệp) là khoảng 8.600 đồng/lít trên giá bán là 12.560 đồng/lít, chiếm khoảng 68% giá bán lẻ xăng RON 95 III. Nếu chỉ tính các loại thuế như Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng, thì tổng thuế trên mỗi lít xăng là khoảng 6.200 đồng/lít, chiếm khoảng 49% giá bán lẻ xăng RON 95.
Đồng loạt kiến nghị giảm thuế bảo vệ môi trường xăng dầu Do vậy, mới đây, Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ xem xét, chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu và trình phương án giảm thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu ở mức phù hợp. Bởi xăng E5 vẫn chịu 3.800 đồng thuế bảo vệ môi trường, còn xăng RON 95 là 4.000 đồng/lít. Bởi, theo Bộ Công Thương, hiện nay, tỷ trọng thuế, phí trong giá xăng dầu hiện ở mức cao (khoảng 55-60% đối với mặt hàng xăng, 35-40% đối với mặt hàng dầu). Trong đó thuế bảo vệ môi trường chiếm khoảng 32% đối với mặt hàng xăng và từ 11-20% đối với mặt hàng dầu. Đặc biệt Bộ Công Thương đề nghị xem xét điều chỉnh giảm thêm thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng sinh học E5RON92 cho phù hợp với thực tế để tạo mức chênh lệch giá và khuyến khích sử dụng xăng sinh học. Hiện tại, thuế bảo vệ môi trường đối với xăng sinh học E5 RON 92 đang ở mức 3.800 đồng/lít. Việc tính thuế bảo vệ môi trường đối với xăng sinh học E5 bằng 95% mức thuế bảo vệ môi trường của xăng khoáng RON92 như hiện nay được Bộ Công Thương đánh giá là chưa phù hợp. Bởi vì xăng E5 RON 92 có 95% là xăng RON 92 và 5% là ethanol. "Không nên một cách cơ học lấy 95%, chỉ khác nhau 5% mà phải đánh giá dựa vào mức độ khí phát thải khi sử dụng xăng E5", Bộ Công Thương nhấn mạnh. Theo kết quả các nghiên cứu đã được thực hiện, việc sử dụng xăng E5 RON 92 giảm đáng kể các khí thải gây ô nhiễm môi trường như khí CO (giảm 27,76%), HC (giảm 16,23%),... so với các loại xăng khoáng thông thường. Vì vậy, Bộ Công Thương cho rằng cần cân nhắc đưa ra mức thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng E5RON92 dựa theo mức độ phát thải (75-80%) mức thuế đối với xăng khoáng. Trong báo cáo gửi Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nêu một số giải pháp kiến nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét quyết định, trong đó có thuế xăng dầu. Bộ này đề nghị báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong tháng 4/2020 việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân; miễn, giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu đầu vào của các ngành vận tải, đặc biệt nghiên cứu giảm thêm đối với mặt hàng xăng sinh học E5RON92 cho phù hợp với thực tế để tạo mức chênh lệch giá và khuyến khích sử dụng xăng sinh học. Trao đổi với PV. VietNamNet, giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ở miền Trung cũng đồng tình với việc phải giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu vì mức thuế hiện nay là rất cao. Trong bối cảnh người tiêu dùng, doanh nghiệp đang gặp khó khăn thì đó là điều cần thiết để trợ lực cho nền kinh tế. Lương Bằng Đề xuất mới, xăng dầu có thể giảm mạnh hơn nữaBộ Công Thương đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh giảm thuế môi trường đối với mặt hàng xăng dầu. | ||||||||||||||||||||||
Chàng rể băn khoăn có nên xây nhà trên đất của bố mẹ vợ cho nhưng chưa sang tên Posted: 11 Apr 2020 03:32 AM PDT - Bản thân tôi rất muốn xây một căn nhà để vợ chồng hết cảnh ở trọ. Tuy nhiên tôi lại rất băn khoăn khi bố mẹ vợ không chịu sang tên mảnh đất kia cho chúng tôi... Tôi và vợ quen nhau khi cùng dự bữa tiệc sinh nhật của một người bạn tại Hà Nội. Tôi sinh ra và lớn lên ở Nam Đinh, sau khi tốt nghiệp đại học tôi ở lại Hà Nội lập nghiệp với tấm bằng kỹ sư xây dựng. Còn vợ tôi là người Hà Nội, cô ấy vừa mới ra trường chưa xin được việc nên chỉ ở nhà buôn bán online qua mạng. Yêu nhau được nửa năm thì tôi dẫn cô ấy về ra mắt gia đình. Tuy nhiên, kể từ sau buổi ra mắt ấy, chuyện tình cảm của chúng tôi gặp rất nhiều sóng gió, do bố mẹ tôi chỉ muốn con trai lấy vợ gần nhà, không đồng ý để tôi lấy vợ Hà Nội. Tôi đã định chia tay vì sự cấm cản của gia đình. Tuy nhiên, lý trí vẫn không thể thắng nổi sức mạnh tình yêu nên đám cưới của hai chúng tôi cuối cùng cũng diễn ra. Ngày cưới, tôi biết, bố mẹ hai bên đều bằng mặt nhưng không bằng lòng. Tuy nhiên, về hình thức, đám cưới của chúng tôi cũng đã diễn ra suôn sẻ, tốt đẹp. Riêng phần trao của hồi môn, bố mẹ vợ tôi tuyên bố trong đám cưới cho chúng tôi một mảnh đất 45m2 ở khu vực Xuân Phương, Hà Nội. Tuy nhiên, trong sổ đó, bố mẹ vợ tôi vẫn đứng tên. Sau khi cưới, vợ chồng tôi thuê một căn nhà trọ nho nhỏ để ở tạm. Song ở được một thời gian thì chúng tôi cảm thấy rất bí bách, chật chội nên quyết định hùn tiền xây nhà. Lúc đó, tôi nhẩm tính trong tay đã có khoảng 400 triệu đồng tiền tiết kiệm mà mấy năm qua tôi vất vả làm việc cực nhọc mới có được. Hơn nữa, bố mẹ tôi cũng mới bán mảnh đất mặt đường ở quê. Ông bà hứa cho vợ chồng tôi 500 triệu đồng để xây nhà. Tôi nhẩm tính với số tiền trên tôi có thể xây một ngôi nhà 3 tầng 1 tum là vợ chồng con cái có thể sống thoải mái. Vậy nhưng, kế hoạch xây nhà của vợ chồng tôi có nguy cơ đổ bể khi bố mẹ vợ khất lần khất lữa, không chịu sang tên mảnh đất kia cho chúng tôi. Họ nói mảnh đất kia họ đã cho chúng tôi rồi thì trước sau gì cũng là của vợ chồng tôi. Bố mẹ vợ còn bảo, nếu bây giờ có sang tên, ông bà chỉ muốn sang tên cho con gái. Nghe họ nói tôi cảm thấy rất bất bình. Tôi cho rằng, bố mẹ vợ tuyên bố cho đất nhưng không sang tên cho cả hai vợ chồng tôi thì tức là việc cho quà của ông bà chỉ là hình thức giả dối mà thôi.
Cũng vì việc trên mà mấy hôm nay vợ chồng tôi cứ tranh cãi, giận dỗi nhau. Rồi bố mẹ tôi nữa, họ nghe tin gia đình thông gia không chịu sang tên mảnh đất kia cho vợ chồng tôi thì rất tức giận. Bố mẹ tôi tuyên bố, nếu gia đình thông gia không sang tên mảnh đất kia thì họ cũng sẽ không cho chúng tôi số tiền 500 triệu để xây nhà nữa. Mang chuyện này kể với một người bạn thân, bạn tôi khuyên tôi chả dại gì mà dốc hết tiền xây nhà trên mảnh đất mà bố mẹ vợ đang đứng tên cả. Bởi vợ chồng sống với nhau hạnh phúc dài lâu thì không sao, nhỡ may vợ chồng không ở được với nhau nữa thì tôi sẽ trắng tay. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều, vốn liếng bao năm qua dành dụm để lấy vợ, làm nhà mà giờ đây tôi lại mang tâm trạng lo sợ một ngày nào đó sẽ bị "đá" đi không một xu dính túi. Mặc dù vợ tôi cũng an ủi cái sổ kia chỉ là thủ tục giấy tờ, sẽ chẳng bao giờ có chuyện ly hôn. Vợ chồng sống với nhau phải có niềm tin thì mới lâu bền được. Thế nhưng tôi nghĩ, việc hôn nhân đúng là ai biết đâu là ngày mai, nếu khi có người thay lòng đổi dạ thì mọi việc đều phải dựa trên pháp luật để phân xử. Hiện giờ tôi đang rất rối trí. Mong mọi người hãy cho tôi một lời khuyên, tôi có nên xây nhà trên đất của bố mẹ vợ cho khi chưa được sang tên hay không? Yêu cầu kỳ quặc của mẹ chồng trong căn nhà 65m2 khiến nàng dâu bật khóc- Tôi đã từng rất vui vẻ hạnh phúc khi mua được nhà Hà Nội, nhưng giờ đây tôi lại cảm thấy mệt mỏi, chán chường trong chính căn nhà này... | ||||||||||||||||||||||
Hoa hậu Hải Dương lên tiếng khi bị Pha Lê tố 'quỵt' nợ 2 tỷ đồng Posted: 11 Apr 2020 05:51 PM PDT Pha Lê chỉ đích danh hoa hậu Hải Dương "lừa đảo" mình 2 tỷ đồng. Ca sĩ Pha Lê vừa làm dậy sóng cư dân mạng khi chỉ đích danh Hoa hậu Hải Dương "lừa tiền" mình. Theo đó, 2 năm trước, Pha Lê cho Hải Dương vay 2 tỷ đồng. Thấy Hải Dương có biệt thự 5 tầng rộng 650 m2 ở trung tâm Q.1 TP.HCM cũng như tin vào quan hệ chị em thân thiết, Pha Lê đã dùng uy tín cá nhân để vay mượn bạn bè số tiền trên cho Hải Dương vay lại. Tuy nhiên, sau đó, Pha Lê cho rằng mục đích Hải Dương vay tiền có sự mập mờ nên nhiều lần hỏi về các khoản đầu tư nhưng đàn chị đều phớt lờ. 6 tháng gần đây, Pha Lê liên tục trao đổi, thúc giục chuyện trả khoản nợ 2 tỷ đồng nhưng vô vọng. Hải Dương nói vì kinh doanh thất bại nên không có tiền trả lại Pha Lê.
Pha Lê vừa bị ảnh hưởng uy tín, vừa chịu trách nhiệm trả nợ cho bạn bè mình. Cô cho biết, Hải Dương nhiều lần hứa hẹn trả 10 triệu đồng/tuần nhưng đến nay vẫn chưa trả nổi 1 triệu. Mặt khác, Pha Lê tin rằng Hải Dương đã vay tiền cô để chi tiêu cho mục đích cá nhân hoang phí, xa xỉ khiến ca sĩ rất bức xúc, quyết định công khai tất cả. Pha Lê khẳng định mình bị Hải Dương lừa đảo. "Tôi không hiểu tại sao có những người lừa tiền bạc, niềm tin khắp chốn của bạn bè như hoa hậu Hải Dương. Ngày ngày lên hình xinh đẹp, sang chảnh dạy người khác cách làm giàu, dạy đạo đức, dạy lẽ sống... còn những người bị lừa phải cam chịu để chị ta sống tiếp dưới vỏ bọc ấy để tiếp tục đi lừa những người khác hy vọng lấy về được số tiền của mình", Pha Lê nói. Ca sĩ cũng công khai tin nhắn với ông Kim Duck Ho - chồng Hải Dương. Theo đó, ông Kim cũng rất bất ngờ khi biết vợ mình đã vay khoản tiền lớn như vậy. Ông hứa sẽ tìm ra giải pháp và mong Pha Lê tiếp tục hỗ trợ cho Hải Dương. Pha Lê cũng thông tin rằng ông Kim đã chối bỏ nghĩa vụ trả nợ của vợ. Hiện tại, Pha Lê đã nộp đơn tố cáo đến cơ quan điều tra. VietNamNet liên hệ với Hoa hậu Hải Dương, cô cho biết không chia sẻ quá nhiều những thông tin trên mạng xã hội vì không muốn ảnh hưởng gia đình và việc kinh doanh. Hải Dương nói từ lâu đã không hoạt động showbiz. "Mọi việc thực tế như thế nào sẽ có pháp luật làm rõ", hoa hậu Hải Dương thông tin thêm. Trước đó, tháng 1/2020, Pha Lê từng úp mở chuyện một đàn chị "lừa đảo như dân chuyên nghiệp" nợ tiền mình mãi không trả. Dù không chỉ đích danh như bây giờ nhưng khán giả vẫn lờ mờ đoán được là Hoa hậu Hải Dương qua các chi tiết như "doanh nhân ở biệt thự to đùng", "đoạt hoa hậu quốc tế",... Gia Bảo Thủy Tiên nhờ công an tìm kẻ giả mạo lừa tiền quyên góp hạn mặn- Thủy Tiên bức xúc nhờ đến pháp luật khi bị người giả mạo tiếp tục lừa đảo tiền quyên góp từ thiện cho bà con miền Tây gặp hạn mặn. | ||||||||||||||||||||||
Phụ huynh bất bình vì đóng cả trăm triệu giữa mùa dịch, trường không bớt cả tiền ăn Posted: 11 Apr 2020 10:58 AM PDT - Nhiều phụ huynh Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc bất bình vì giữa mùa dịch Covid-19, học sinh không học tập trung nhưng trường không giảm bất kỳ khoản thu nào, từ học phí tới tiền ăn hay xe đưa đón. Phụ huynh phải đóng đúng hạn Chủ tịch Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc (VAS), ông Marcel van Miert, vừa gửi thư yêu cầu phụ huynh trường này đóng các khoản phí trong năm học theo đúng quy định. Trong thư viết: "Hiện tại, nhà trường đang chịu một số khoản phí phát sinh và chắc chắn sẽ có thêm nhiều phát sinh khác trong thời gian tới, đây là những chi phí để thực hiện cam kết của chúng tôi trong việc đảm bảo bù đắp thời gian học một cách tốt nhất có thể cho học sinh. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ không để việc này ảnh hưởng đến quý phụ huynh và các em học sinh. Nói cách khác, chúng tôi sẽ không thu thêm bất kỳ chi phí phát sinh nào trong khoảng thời gian nhà trường sẽ bắt buộc phải kéo dài năm học như chúng tôi đã thông báo".
Theo lịch chung của TP.HCM, từ sau Tết tới nay trường này nghỉ học tập trung. Việc học trực tuyến được triển khai từ đầu tháng 3. Dù học phần mới bắt đầu trễ hơn dự kiến, nhưng phía VAS yêu cầu phụ huynh thực hiện việc thanh toán học phí đúng hạn với lý do nhà trường đang giảng dạy trực tuyến và giao bài cho học sinh làm ở nhà. "Chúng tôi đã gia hạn thời gian thanh toán thêm 4 tuần và các chi phí chưa thanh toán cho học phần 4 của năm học 2019-2020 cần được thanh toán trước thời hạn cuối cùng là ngày 25/4" - chủ tịch VAS yêu cầu. Phía nhà trường cũng cho hay đã và đang đảm bảo tất cả nhân viên và giáo viên từ tài xế, bảo vệ, bảo mẫu đến giáo viên và các quản lý được hưởng lương như bình thường. Chủ tịch VAS cho biết, riêng các khoản chi phí ăn uống và xe đưa rước (tính luôn khi đóng học phí) chưa được sử dụng sẽ chuyển vào chi phí của năm học kế tiếp. Khi hoạt động trở lại, nhà trường đảm bảo chỉ tính chi phí cho những ngày thực tế học sinh có sử dụng xe đưa đón và ăn uống tại trường. Trường hỗ trợ phụ huynh học phí năm học 2020-2021 với mức ưu đãi 10% trên tổng học phí với yêu cầu phụ huynh phải đóng trước ngày 15/5/2020. Phụ huynh bất bình Sau khi nhận được thông báo, nhiều huynh có con học tại VAS cảm thấy bất bình vì giữa đại dịch Covid-19 vẫn phải đóng cùng lúc cả trăm triệu đồng và nhà trường không hề giảm bớt một phần chi phí cho họ, kể cả là tiền ăn và xe đưa rước dù học sinh không tới lớp. Có phụ huynh viết thư đề nghị trường dành một buổi gặp trực tuyến hoặc điện thoại để trình bày về học phí.
"Nhà trường nên trả lại tiền ăn học kỳ 3 và không được thu tiền ăn học kỳ 4 (một năm học ở đây có 4 học kỳ). Trong bối cảnh cả xã hội khó khăn, trường không được chuyển số tiền này sang năm sau. Trường cũng nên bớt các khoản tiền điện, nước, vệ sinh, văn phòng phẩm cho phụ huynh vì trường không chi trong dịp này" - một phụ huynh đề nghị. Chị T.D. có con học lớp 6 thì cho hay, từ Tết tới nay học sinh chưa tới trường và nhà trường mới chỉ chuyển qua dạy trực tuyến từ cuối tháng 2. Chị D. nhẩm tính hiện học kỳ 3 đã đóng đủ 57,6 triệu đồng bao gồm cả tiền ăn (thời gian học 2/1-13/3), bây giờ nếu đóng học kỳ 4 nữa là 59,2 triệu đồng (thời gian học 16/3 đến 22/5). "Tôi đã đóng học kỳ 3 nhưng con không ăn uống gì, bây giờ lại yêu cầu đóng học kỳ 4 dù học sinh nghỉ toàn bộ. Tôi nghĩ trong lúc này nhà trường nên ngưng thu những khoản không sử dụng chứ không phải thu rồi chuyển qua năm sau" - chị D nói. Một phụ huynh khác cũng nhìn nhận đúng là là trường tư thu theo thỏa thuận nhưng trong tình huống bất khả kháng là dịch bệnh như hiện nay thì "nên nhìn lại để chung tay với phụ huynh, hơn nữa có những khoản học sinh không học mà trường vẫn thu tạo nên gánh nặng". Tại VAS, học phí bậc THPT từ 305-445 triệu đồng/năm, Tiểu học từ 170-200 triệu đồng/năm, THCS từ 200-285 triệu đồng/năm. Phụ huynh có thể đóng cả năm hoặc chia 2 kỳ hoặc 4 kỳ. Ngoài học phí sẽ có các khoản phí khác như xe đưa rước, ăn uống… Phía trường Việt Úc lên tiếng Sau thư yêu cầu phụ huynh đóng tiền trước đó và bị phản ứng, ban điều hành Trường dân lập quốc tế Việt Úc đã chính thức lên tiếng về về vấn đề này. Ban điều hành VAS, giải thích thời điểm hiện tại, nhà trường vẫn đang duy trì các hoạt động giảng dạy và học tập trực tuyến cùng các hoạt động hỗ trợ như tuyển sinh, tăng cường đội ngũ nhân sự cho năm học sắp tới. "Ngoài chi phí về nhân sự, cơ sở vật chất và các chương trình giáo dục, chúng tôi đang chịu thêm một số khoản phí phát sinh và chắc chắn sẽ có thêm nhiều phát sinh khác trong thời gian tới. Đây là những chi phí để thực hiện cam kết của chúng tôi trong việc đảm bảo bù đắp thời gian học tập cho học sinh, khi năm học có thể kéo dài đến hết tháng 6 hoặc giữa tháng 7/2020". Ban điều hành VAS khẳng định, từ tháng 2 đã bắt đầu chuyển dạy học trực tuyến các cấp và trong bất cứ tình huống nào nhà trường cũng tiếp tục hoàn thành năm học. Về học phí, trường giữ nguyên vì chương trình học tập của học sinh vẫn được duy trì cùng với kết quả, bằng cấp chứng nhận sau khi hoàn thành năm học. Song song với việc tất cả đội ngũ giáo vẫn đang tiếp tục công tác giảng dạy, đánh giá và được hưởng lương như bình thường. Do vậy việc phụ huynh cần thực hiện thanh toán học phí đúng hạn là rất cần thiết để Nhà trường có thể tiếp tục duy trì học động giảng dạy này.
Cũng theo phía VAS, trường đã chia sẻ những khó khăn cùng phụ huynh, cụ thể là gia hạn thời gian thanh toán thêm 4 tuần và các chi phí chưa thanh toán cho học phần 4 của năm học 2019 - 2020 cần được hoàn thành trước thời hạn cuối cùng là ngày 25/4/2020. "Tất cả các trường khác đều không áp dụng các điều khoản thanh toán linh động, cởi mở như vậy và đã hoàn tất các khoản thu của cả năm học"- phía VAS so sánh. Điều phụ huynh quan tâm nhất là không đi học vẫn phải đóng tiền ăn uống và xe đưa rước, phía VAS cho rằng nhà trường sẽ trở lại hoạt động ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát và các cơ quan chức năng cho phép mở cửa. Khi đó, chi phí ăn uống và xe đưa rước của học sinh sẽ chỉ được tính cho những ngày thực tế học sinh có sử dụng xe đưa đón và ăn uống tại trường. "Vào cuối năm học, tất cả các chi phí ăn uống và xe đưa rước chưa được sử dụng sẽ được chuyển vào chi phí của năm học kế tiếp. Trong trường hợp học sinh không còn tiếp tục học tập tại VAS vào năm học tiếp theo nhà trường sẽ hoàn lại chi phí này"
Lê Huyền Có được thu phí hỗ trợ học online, hướng dẫn học trong thời gian nghỉ dịch?Thời gian qua, khi học sinh, sinh viên phải tạm nghỉ học để phòng chống dịch Covid-19, thì học phí và một số khoản thu khác nên được các nhà trường tính toán và thu thế nào cho hợp lý, nhất là ở các trường quốc tế, tư thục… | ||||||||||||||||||||||
Cần thủ cuồng chân, tấp nập đi câu dù cách ly xã hội ở Hà Nội Posted: 11 Apr 2020 04:04 PM PDT Bất chấp lệnh cách ly, những ngày này, khu vực hồ Trúc Bạch, Hoàng Cầu, Nam Đồng, Hố Mẻ... (Hà Nội) vẫn khá tấp nập bởi nhiều người tìm đến buông cần thả câu. XEM CLIP:
Phạm Trần Nắng ấm dân đổ ra đường, công an, bộ đội chật vật vận động về nhàChủ tịch quận Bắc Từ Liêm nêu thực tế trong việc cách ly xã hội, lực lượng dân quân, công an, quân đội vận động người dân trở về nhà nhưng vẫn rất khó khăn. |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất, hot nhất | Báo VietNamNet. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét