“Hàng nghìn doanh nghiệp chen lấn xin giấy ra vào Hải Phòng mùa Covid-19” plus 14 more |
- Hàng nghìn doanh nghiệp chen lấn xin giấy ra vào Hải Phòng mùa Covid-19
- Thư của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi cộng đồng người Việt ở nước ngoài
- Hạ Lôi xịt khử trùng từng mớ rau, con gà ngày cách ly do Covid-19
- Bí thư Hà Nội Vương Đình Huệ: Yêu thương thì phải xa nhau
- Gạo tuôn chảy từ cây ATM yêu thương ở Hà Nội giữa dịch Covid-19
- Đã đến lúc cần có luật tiếng Việt
- Tin tức Covid-19 ngày 11/4: Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, hơn 100.000 người tử vong trên toàn cầu
- Nhận cuộc gọi khẩn, Đại úy cảnh sát tức tốc đi hiến máu cực hiếm
- Vì sao nữ bệnh nhân Covid-19 dương tính trở lại sau 2 lần âm tính?
- Lý do Hải Phòng siết chặt xe chở hàng ra vào TP mùa dịch Covid-19
- Trường học tặng mì tôm, gạo, trứng tận nơi cho SV bám trụ lại HN mùa Covid-19
- Chỉ được xuất 400 nghìn tấn gạo trong tháng 4/2020
- Cân gạo, quả trứng cứu đói người nghèo trong mùa dịch
- Đối tượng được gia hạn tiền thuế và tiền thuê đất, điều cần đặc biệt lưu ý
- Bác sĩ đầu tiên ở Mỹ chết vì nhiễm Covid-19: Một chiếc khẩu trang đeo 4 ngày
Hàng nghìn doanh nghiệp chen lấn xin giấy ra vào Hải Phòng mùa Covid-19 Posted: 10 Apr 2020 09:16 PM PDT Từ 6h30 sáng nay, nhiều người chầu chực trước cổng UBND quận Hải An, quận Ngô Quyền... (Hải Phòng) chờ xin cấp giấy ra vào TP. Khi Văn phòng 1 cửa vừa mở, người dân ùa vào như vỡ trận. Hải Phòng vừa có công văn yêu cầu các DN vận tải phải xin giấy xác nhận mới được chở hàng ra vào TP để phòng chống dịch Covid-19. UBND TP chỉ đạo cấp giấy xác nhận cho từng phương tiện vận tải hàng hóa có nhu cầu ra vào TP đối với các DN, chủ phương tiện; có nơi ở tập trung cho lái xe và phụ xe đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch.
Trong khi đó, Công an Hải Phòng yêu cầu phương tiện vận tải phải có thêm xác nhận của quận, huyện bên cạnh hồ sơ của công ty. Trong mẫu văn bản để cấp giấy xác nhận cho phương tiện vận tải ra vào TP, UBND TP yêu cầu phải có xác nhận phường, xã nơi phương tiện đăng ký. Như vậy, để có giấy phép ra vào TP, DN phải chạy qua 3 nơi: UBND phường, xã; UBND quận; Phòng CSGT (Công an TP). Sáng nay, người dân chen nhau làm thủ tục giấy tờ tại UBND quận Hải An. Lượng người đông khiến các cán bộ không xử lý kịp. "Ở các nơi cấp giấy xác nhận đều có cảnh tượng chen lấn, xô đẩy bất chấp quy định giãn cách xã hội. Các DN không có giấy xác nhận thì những ngày tới hàng phải nằm nhà. Sáng nay, tôi tiếp tục lên đây để xin giấy nhưng người đang đông, chưa thể chen vào bên trong", anh Trần Việt Đức, chủ một DN vận tải tại phường Đông Hải 1 than.
Giám đốc công ty TNHH thương mại và dịch vụ Vận tải Hồng Trang Lương Văn Thịnh chia sẻ: "Hải Phòng đưa ra quy định phải xin 'giấy phép con' mới cho DN chở hàng ra vào TP, như vậy là quá cồng kềnh. Để có được giấy xác nhận, chúng tôi phải qua quá nhiều cấp. Nhiều người tụ tập như thế này, tôi rất ngại sẽ lây lan dịch bệnh". Phó chủ tịch UBND quận Hải An Nguyễn Công Hân cho biết: Việc cấp giấy ra vào TP cho các phương tiện thực sự quá tải. Hôm qua quận tiếp nhận cả nghìn hồ sơ và phải làm đến 8h tối mới được nghỉ. Sáng nay, tình hình cũng rất căng thẳng, đến thời điểm này đã có hơn 2.000 người đến xin phép cho phương tiện chở hàng ra vào TP". Bí thư Hà Nội: Yêu thương thì phải xa nhauYêu thương nhau, có trách nhiệm với nhau thì phải thực hiện giãn cách xã hội, để bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình, gia đình và cộng đồng. Hoài Anh | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Thư của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi cộng đồng người Việt ở nước ngoài Posted: 10 Apr 2020 07:46 PM PDT Thủ tướng đánh giá cao sự ủng hộ, chia sẻ quý báu, thiết thực cả về vật chất, tinh thần của bà con đối với công tác phòng chống dịch ở trong nước thời gian qua. Trân trọng giới thiệu toàn văn thư của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi bà con Việt Nam ở nước ngoài: Covid-19 là đại dịch nguy hiểm với tốc độ lây lan nhanh trên toàn cầu và diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường. Đảng, Nhà nước ta đã có những chỉ đạo quyết liệt, thực hiện đồng bộ, kiên quyết nhiều giải pháp phòng chống dịch ngay từ sớm và áp dụng mức độ cao hơn so với các khuyến cáo của WHO. Việt Nam đang kiểm soát được tình hình, đạt những kết quả tích cực bước đầu với 50% số lượng người nhiễm được chữa khỏi bệnh và đặc biệt là chưa có trường hợp nào tử vong, được Tổ chức Y tế thế giới và cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Đạt được những kết quả đó là nhờ sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, sự nỗ lực không mệt mỏi của đội ngũ cán bộ y tế, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, cán bộ ngoại giao, thông tin, tuyên truyền, các đoàn thể…, cũng như sự đoàn kết, đồng lòng chung tay hành động của toàn dân tộc, trong đó có những đóng góp, ủng hộ hết sức quan trọng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Thay mặt Đảng và Nhà nước, tôi đánh giá cao sự ủng hộ, chia sẻ quý báu, thiết thực cả về vật chất, tinh thần của bà con đối với công tác phòng chống dịch ở trong nước thời gian qua. Tôi trân trọng tinh thần đoàn kết, nhân ái, tương trợ, giúp đỡ quý báu đó, đồng thời biểu dương nỗ lực của kiều bào, người lao động, sinh viên, học sinh Việt Nam đang sinh sống, làm việc, học tập ở các quốc gia vượt qua khó khăn do dịch bệnh gây ra, tuân thủ quy định của nước sở tại để bảo vệ mình và cộng đồng. Những hành động đó thể hiện truyền thống đoàn kết, lòng yêu nước, nhân nghĩa và tinh thần vượt khó của dân tộc ta, nhân dân ta. Tôi hoan nghênh các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài triển khai nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả công tác bảo hộ công dân, hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ta ở nước ngoài yên tâm ổn định cuộc sống trong giai đoạn khó khăn này. Tôi đề nghị các Cơ quan đại diện tiếp tục nỗ lực, phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, hợp tác với các cơ quan hữu quan nước sở tại, bảo đảm quyền lợi, thực hiện các biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh cho cộng đồng người Việt Nam ở sở tại. Đồng thời, khẳng định tinh thần tích cực và trách nhiệm của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế, tiếp tục nỗ lực phối hợp hành động và chia sẻ khó khăn với tất cả các nước để sớm giành thắng lợi trong cuộc chiến với đại dịch Covid-19. Bà con thân mến, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có Lời kêu gọi: "Toàn thể dân tộc Việt Nam ta hãy cùng chung sức, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức để chiến thắng đại dịch Covid-19!". Thực hiện Lời kêu gọi này, với truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân ái, tôi kêu gọi đồng bào ta ở nước ngoài tiếp tục đồng lòng, chung sức, sát cánh cùng đất nước và nhân dân trong nước trong công tác phòng, chống dịch bệnh; nâng cao trách nhiệm, đề cao tinh thần tự bảo vệ mình chính là bảo vệ gia đình và xã hội; nghiêm túc tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch và các quy định của các nước sở tại, nhất là giãn cách xã hội, hạn chế đi lại, ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 còn nhiều vất vả, khó khăn phía trước, đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa của tất cả chúng ta, trong đó có cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Với những kết quả tích cực trong công tác phòng, chống dịch đến nay, cùng với sự đồng lòng của đồng bào, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài, chúng ta chắc chắn sẽ chiến thắng dịch bệnh. Chúc bà con đoàn kết, sức khoẻ và thành công. Thân ái, Nguyễn Xuân Phúc - Thủ tướng Chính phủ Bí thư Hà Nội: Yêu thương thì phải xa nhau, cùng lắm hát 'ở 2 đầu nỗi nhớ'Yêu thương nhau, có trách nhiệm với nhau thì phải thực hiện giãn cách xã hội, để bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình, gia đình và cộng đồng. Yêu thương thì phải xa nhau, cùng lắm thì hát bài 'Ở hai đầu nỗi nhớ' thôi. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hạ Lôi xịt khử trùng từng mớ rau, con gà ngày cách ly do Covid-19 Posted: 10 Apr 2020 04:00 PM PDT Đoàn kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Hà Nội hôm qua kiểm tra công tác thiết lập vùng cách ly y tế với thôn Hạ Lôi (xã Mê Linh, huyện Mê Linh). Huyện Mê Linh có thêm 1 ca nhiễm Covid-19, nâng tổng số ca bệnh tại thôn Hạ Lôi lên 5 trường hợp. Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 huyện khoanh vùng rà soát các trường hợp tiếp xúc.
Có 339 F1, trong đó, 119 trường hợp liên quan đến bệnh nhân thứ 243 và 220 trường hợp liên quan đến bệnh nhân 250 (294 người ở xã Mê Linh và 45 người ở xã khác). Hạ Lôi đã cách ly tập trung 320 trường hợp F1, 19 người cách ly tại nhà. Trong 314 mẫu gửi đi xét nghiệm, có 91 mẫu âm tính và 1 mẫu dương tính, số còn lại chưa có kết quả.
478 trường hợp F2 đang được cách ly tại nhà. Đến hết ngày 9/4, lực lượng chức năng đã lấy 1.675 mẫu tại xóm Bàng làm xét nghiệm. Một số hình ảnh tại khu cách ly Hạ Lôi:
Chủ tịch Hà Nội tha thiết mong dân nghiêm túc cách ly xã hội thêm 5 ngàyChúng ta cần thực hiện nghiêm túc cách ly xã hội 5 ngày nữa, khi đó toàn bộ công tác phòng chống dịch bệnh mới hiệu quả - ông Nguyễn Đức Chung nói. Minh Đạt | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bí thư Hà Nội Vương Đình Huệ: Yêu thương thì phải xa nhau Posted: 10 Apr 2020 04:00 PM PDT Yêu thương nhau, có trách nhiệm với nhau thì phải thực hiện giãn cách xã hội, để bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình, gia đình và cộng đồng. Phát biểu tại phiên họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của TP chiều qua, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ đánh giá, TP là địa phương chịu tác động nặng nề nhất của dịch bệnh này, nguy cơ rủi ro lớn nhất với nguồn bệnh bên ngoài, sau đó lây chéo từ bên trong. Thực tế Hà Nội có số ca bệnh cao nhất cả nước. Thủ đô cũng phải triển khai các biện pháp đưa đón, cách ly, chăm sóc, theo dõi sức khỏe với khoảng 55.000 lưu học sinh, công dân Việt Nam ở nước ngoài về.
Về 30 chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19 tại các cửa ngõ thủ đô, theo Bí thư Hà Nội, đây không phải là ngăn sông cấm chợ mà là để kiểm soát tình hình dịch, cũng vì sức khỏe của các công dân. Bí thư Hà Nội cho rằng, đến nay cơ bản kiểm soát được tình hình dịch bệnh, nhưng diễn biến dịch phức tạp. Hiện phải truy vết các bệnh nhân F0, rồi xuất hiện thêm tình huống phức tạp ở thôn Hạ Lôi (Mê Linh), BV Thận Hà Nội. Với BV Bạch Mai, cơ bản đã được kiểm soát nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro của một số người có liên quan đến bệnh viện. Theo ông, những kết quả đạt được hiện nay là có sự đồng tình hưởng ứng của người dân, nhất là sau khi có chỉ thị về cách ly xã hội. Bí thư Hà Nội cảm ơn, trân trọng công lao đóng góp của các cán bộ chuyên trách ở thôn, xóm, tổ dân phố đã thực hiện đúng phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà" truy vết nguồn gốc, thực hiện cách ly bằng nhiều hình thức. Bí thư Thành ủy nhấn mạnh, hiệu quả của công tác phòng, chống dịch không thể đạt được nếu thiếu sự ủng hộ của nhân dân. Chấp hành mệnh lệnh trong thời chiến Ông cho rằng, truyền thống của dân tộc ta khi hoạn nạn, khó khăn phải sát cánh bên nhau. Nhưng trong lúc này thương yêu nhau, có trách nhiệm với nhau thì phải thực hiện giãn cách xã hội, để bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình, cho gia đình và cho cộng đồng. "Yêu thương nhau thì phải xa nhau, Chúng ta phải thực hiện nghiêm. Đây là giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan", ông Huệ bày tỏ. Bí thư Thành ủy cho rằng, công tác phòng chống dịch mà cụ thể là thực hiện việc giãn cách xã hội cần: "Chấp hành như chấp hành mệnh lệnh trong thời chiến. Chúng ta không bàn luận, không có suy nghĩ, phân tích nhiều mà đây là vấn đề cấp bách để giảm thiểu thiệt hại". Hiện nay có một số ca giảm đi thì bắt đầu có hiện tượng chủ quan, số lượng người tập trung ra đường, tập trung ở các địa điểm công cộng tăng lên, đây là vấn đề đáng lo ngại. Nhưng cơ bản, từng người dân cho đến cán bộ đảng viên đã chấp hành các chỉ đạo…
Ông Huệ nhấn mạnh lại tinh thần của TƯ chỉ đạo là tuyệt đối không lơ là chủ quan. Sắp đến ngày thắng lợi thì còn nhiều gian nan, chúng ta tuyệt đối không được lơi lỏng, chủ quan. "Một số đã bắt đầu có tâm lý thỏa mãn, chủ quan, bắt đầu khinh địch, mà khinh địch thì phải trả giá. Bởi đây là kẻ địch vô hình, không biết chỗ nào, thậm chí gần đây là xuất hiện trường hợp âm tính, chuẩn bị ra viện rồi mà kiểm tra lại vẫn xét nghiệm dương tính. Có những ca sau 24 ngày mới phát bệnh, có rất nhiều bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng nào. Cho nên tuyệt đối ko được lơ là chủ quan", Bí thư Hà Nội lưu ý.
Có tâm lý chủ quan khi gần đến ngày thắng lợi Lãnh đạo Thành uỷ đề nghị ngoài việc ưu tiên cho chống dịch thì vẫn phải đảm bảo vận hành thông suốt của hệ thống chính trị để lãnh đạo, chỉ đạo, ứng trực nhiệm vụ quan trọng và đột xuất, làm tốt công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng các cấp… Về các gói kích thích kinh tế và hỗ trợ an sinh, ông Huệ yêu cầu ngay sau khi Chính phủ ban hành thì TP phải chủ động tính toán, rà soát các đối tượng thiệt hại, nhất là các người nghèo, yếu thế, khó khăn. Bên cạnh đó, phải đảm bảo rất nhanh, kịp thời, công khai, minh bạch và tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, "xà xẻo" trong việc này. "Tiêu cực xà xẻo trong việc này là có tội. Phải xử lý nghiêm. Đồng bào, doanh nghiệp đang khó khăn mà lại sách nhiễu, gây khó khăn, nếu cán bộ tiêu cực vào đây nữa thì phải tăng cường công tác kiểm tra. Tôi tin không có đồng chí nào nghĩ như thế đâu, nhưng cũng phải cảnh báo, cảnh tỉnh, phải thanh tra kiểm tra, nếu có vi phạm thì phải phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm theo những yêu cầu tăng nặng… Nhiều người ủng hộ không phải khá giả gì đâu. Chính phủ phải chắt chiu từng đồng, TP cũng phải chắt chiu từng đồng mà chúng ta xà xẻo là tội ác. Không ai chấp nhận chuyện này", lãnh đạo Thành uỷ nhấn mạnh. Chủ tịch Hà Nội tha thiết mong dân nghiêm túc cách ly xã hội thêm 5 ngàyChúng ta cần thực hiện nghiêm túc cách ly xã hội 5 ngày nữa, khi đó toàn bộ công tác phòng chống dịch bệnh mới hiệu quả - ông Nguyễn Đức Chung nói. Thành Nam - Hương Quỳnh | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Gạo tuôn chảy từ cây ATM yêu thương ở Hà Nội giữa dịch Covid-19 Posted: 10 Apr 2020 10:22 PM PDT Người dân chỉ cần đạp chân vào cảm biến là gạo tự động tuôn chảy ở máy "ATM gạo" miễn phí đặt tại Nhà văn hoá phường Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy). XEM CLIP: Từ sáng nay, điểm phát gạo miễn phí này hoạt động suốt ngày đêm. Đây là nơi chia sẻ khó khăn của người Hà Nội với người lao động nghèo giữa mùa dịch Covid-19.
Tác giả của cỗ máy tự động nhả gạo khi nhấn nút là anh Doãn Thanh Tùng, thành viên một câu lạc bộ cờ vua ở Hà Nội. Anh hưởng ứng lời kêu gọi của Giám đốc NXB sách Thái Hà Nguyễn Mạnh Hùng - người tổ chức chương trình phát gạo. Phạm Hải Hàng nghìn doanh nghiệp vận tải chen lấn xin giấy ra vào Hải PhòngTừ 6h30 sáng nay, nhiều người đã đứng ken kín trước cổng UBND quận Hải An, quận Ngô Quyền... (Hải Phòng) chờ xin cấp giấy ra vào TP. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Đã đến lúc cần có luật tiếng Việt Posted: 10 Apr 2020 08:53 PM PDT - Chuyện cần có luật tiếng Việt đã được một số người đề cập đến cả chục năm nay, nhưng dường như chưa ai bắt tay vào làm thực sự. Hiện nay, một số người nhân danh nghiên cứu khoa học, muốn cải tiến, thậm chí là muốn thay đổi cách viết tiếng Việt. Điều này rất nghiêm trọng. Đã đến lúc thực sự cần luật tiếng Việt. Cần hành động, không cần nói nhiều nữa! Tôi có tham dự và theo dõi một số hội thảo về "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt". Những hội thảo này rất nghiêm túc, đại biểu tham dự là những người có chức, có quyền, có học vị. Ở đó, người ta nói những điều cao quý, thánh thiện; lo cho tiếng Việt mất đi sự trong sáng, thậm chí bị ô nhiễm... Những điều được nêu ra đều đúng nhưng người ta nói rồi để đó. Trong mười năm trở lại đây, đã có hàng chục hội thảo về tiếng Việt ở cấp độ và quy mô khác nhau nhưng đều có chủ đề và thành phần tham dự khá giống nhau. Các đại biểu đều tỏ ra rất tâm huyết, nói rất hay nhưng hầu như không làm gì để thay đổi thực trạng cả. Theo tôi, điều ngăn cản chúng ta thực hiện những điều tốt đẹp mà các học giả nêu ra trong các hội thảo là các đại biểu muốn hoàn thiện tiếng Việt, muốn lời nói, câu viết của tất cả mọi người đều đúng mực. Điều này là duy ý chí, là ảo tưởng. Hơn nữa, nó trái với quy luật phát triển ngôn ngữ. Ngôn ngữ luôn luôn được làm giàu, làm đẹp, được nâng cao, được hiện đại trong sinh hoạt, trong giao tiếp, trong sự sáng tạo của những nhà thơ, nhà văn, nhà báo, nông dân, công nhân, tiểu thương, học sinh, sinh viên... chứ không phải trong các hội thảo. Tiếng Việt cũng như phần lớn các thứ tiếng trên thế giới không bao giờ hoàn hảo, chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện theo thời gian. Thực tế, ngôn ngữ phát triển theo quy luật của nó – gắn chặt với sinh hoạt hàng ngày của con người. Những từ mới, những kiểu diễn đạt mới sinh ra ở đây. Trong những cái mới có cái tốt đẹp và cái chưa tốt đẹp.
Nhiệm vụ của những người muốn bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt là tìm cách phát huy, phổ biến những cái tốt đẹp; kìm hãm, hạn chế những cái chưa tốt đẹp. Muốn vậy, các học giả không nên liên tiếp tổ chức các hội thảo, khen ngợi điều nọ, phê phán điều kia. Cái cần làm là theo sát cuộc sống, phổ biến những cái tốt đẹp. Trong quan sát của tôi, tiếng Việt hiện nay đang phát triển theo đúng quy luật của nó nên không có gì phải lo lắng. Chuyện giới trẻ dùng một số từ mới, cách viết mới trong giao tiếp của họ (chủ yếu là nhắn tin qua mạng Internet) là điều bình thường. Cái gì tốt đẹp sẽ được công nhận và được sử dụng rộng rãi, cái gì chưa tốt đẹp sẽ được hoàn thiện dần, hoặc rơi rụng. Ví dụ, giới trẻ dùng chữ "k" thay cho chữ "ngàn, nghìn"; ban đầu, ít người công nhận nhưng nay có vẻ phổ biến rồi vì đơn giản là nó ngắn gọn. Đừng lo tiếng Việt bị ô nhiễm, chỉ lo chữ viết bị thay đổi! Việt Nam đã thay đổi chữ viết ít nhất một lần. Thay đổi từ chữ tượng hình sang chữ La tinh, hay nói cách khác là thay chữ Hán Nôm bằng chữ Quốc ngữ (cách gọi phổ biến đã từ khá lâu). Nhiều người cho rằng, sự thay đổi đó là một bước tiến, một thành tựu to lớn về khoa học, về văn hóa trong lịch sử phát triển của dân tộc ta. Trong thời gian vừa qua, rất nhiều người ca ngợi điều này; kêu gọi tôn vinh những người có công trong trong thay đổi chữ viết. Dẫu vậy, tôi xin phép nói điều này. Về nguyên lý, mọi sự thay đổi đều có hai mặt tốt và xấu. Việt Nam thay đổi chữ viết cũng vậy, nhưng chúng ta chỉ nói về mặt tốt của nó, không nói tới mặt xấu. Theo tôi, việc Việt Nam thay đổi chữ viết đã có những tác động tiêu cực rất lớn và rất rõ ràng (cái tích cực tôi không nói tới nữa). Vì thay đổi chữ viết mà phần lớn người Việt hiện nay không đọc được nguyên bản những tác phẩm văn học có giá trị của ông cha ta trước đây. Chúng ta không được được "Hịch tướng sỹ" của Trần Hưng Đạo, "Bình cáo đại Ngô" của Nguyễn Trãi, thơ chữ Hán của Nguyễn Du và rất nhiều áng văn thơ của người xưa bằng nguyên bản. Đây chẳng phải là mất mát lớn?! Hoặc chỉ cần nêu những điều bất tiện thế này trong cuộc sống: Các dòng họ đang tìm lại cội nguồn của mình, mang các cuốn gia phả có tuổi đời hàng trăm năm ra xem; hầu như không có ai hiểu được trong gia phả viết những gì. Mọi người thường bỏ tiền ra thuê dịch nhưng các bản dịch thường là không chính xác vì người dịch cũng không giỏi Hán Nôm, lại chẳng phải còn cháu nên không biết được những uẩn khúc, những biến cố của dòng họ. Thế là nội dung gia phả mất đi sự liêng thiêng, sự tin cậy. Hay điều khó chịu mà rất nhiều người đang gặp phải: Khi vào các nhà thờ, đền, chùa,... chúng ta gặp những dòng chữ uy nghiêm tráng lệ nhưng hầu như ít người hiểu nội dung của chúng. Có nơi cẩn thận ghi chữ Quốc ngữ bên cạnh, đọc được đấy nhưng chắc gì đã hiểu. Đó là hậu quả của việc thay đổi chữ viết. Tôi xin nói thêm về hậu quả của việc nhỏ hơn, chỉ cải tiến chữ viết. Trung Quốc tuyên bố độc lập ngày 1/10/1949. Ngay sau đó, Mao Trạch Đông yêu cầu các nhà khoa học phải cải tiến chữ Hán; mục đích là làm cho chữ Hán đơn giản đi để công, nông, học cho dễ. Các nhà khoa học cũng nhanh chóng đưa ra cải cách là tạo ra chữ Hán giản thể; nghĩa là bớt đi một số nét trong những chữ Hán có nhiều nét. Tuy nhiên, chữ Hán giản thể chỉ được sử dụng chủ yếu ở Trung Quốc đại lục, còn Ma Cao, Hồng Kông, Đài Loan vẫn sử dụng chữ Hán cũ, được gọi là chữ phồn thể. Lúc đó báo chí ca ngợi đây là một sự sáng tạo đáng giá, một thành tựu khoa học xuất sắc. Nhưng nay, người ta không nói như thế nữa, bởi vì có đối chứng để so sánh. Những nơi không dùng tiếng giản thể là Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao, cộng đồng Hoa kiều không hề có tỷ lệ người mù chữ cao hơn Trung Quốc đại lục; sự phát triển kinh tế - xã hội của họ không hề kém. Hậu quả nhãn tiền là đại đa số người Trung Quốc đại lục không đọc được thơ Đường, hàng loạt tiểu thuyết nổi tiếng như Tam Quốc Diễn nghĩa, Thủy Hử, Tây Du Ký, Hồng Lưu Mộng... in trước 1950. Điều quan trọng nữa, việc tạo ra chữ Hán giản thể làm mất đi cái hay, cái đẹp của chữ Hán. Ví dụ, Chữ phồn thể ái là yêu, có bộ tâm (tim), chữ giản thể bỏ mất bộ tâm; yêu mà lại không có tim thì yêu kiểu gì?! Tôi chỉ nhắc lại như thế để nói rằng, hậu quả của việc thay đổi, cải tiến chữ viết là vô cùng lớn. Trên thế giới, rất ít quốc gia thay đổi chữ viết. Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia thay đổi chữ viết và chúng ta cũng không chứng tỏ được những cái lợi mà việc thay đổi chữ viết đem lại. Việt Nam không phát triển hơn những nước trong khu vực không thay đổi chữ viết của mình. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan,... vẫn giữ nguyên chữ viết của họ và họ đã đưa đất nước phát triển. Đó là bằng chứng phủ định thành quả to lớn mà việc thay đổi chữ viết đem lại. Từ những thực tế đó, tôi đề nghị cần phải có ngay luật tiếng Việt để bảo vệ thành quả (hàng vạn cuốn sách, hàng tỷ trang in) mà chữ Quốc ngữ đã tạo dựng được. Phải có luật tiếng Việt để xóa tan tham vọng của những người muốn thay đổi chữ viết của người Việt Nam một lần nữa. Làm thế nào để nhanh chóng có luật tiếng Việt? Những năm gần đây, Quốc hội thông qua được rất nhiều luật, nghĩa là việc xây dựng luật diễn ra khá tốt đẹp. Một điều dễ thấy là luật về vấn đề gì thì bộ, ngành liên quan đến vấn đề đó soạn dự thảo. Tiếng Việt liên quan đến hầu hết mọi bộ, ngành nhưng chính vì thế mà không bộ, ngành nào có trách nhiệm (hay là vinh dự) được đứng ra chuẩn bị dự thảo. Đây chính là một trong những nguyên nhân cho đến bây giờ Việt Nam chưa có luật tiếng Việt. Để nhanh chóng có luật tiếng Việt, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội nên đảm nhiệm việc này và thành lập tổ soạn thảo. Tổ này cũng không cần quá nhiều người (nên dưới 10 người), có đại diện của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Việt Nam (Viện Ngôn ngữ), Bộ Giáo dục và Đào Tạo, Hội Nhà văn, Hội Nhà báo Việt Nam và khoảng 3 chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực ngôn ngữ. Về mặt pháp lý, không cần tranh cãi nữa vì hiến phápViệt Nam năm 2013 đã công nhận tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia rồi. Vấn đề hiện nay là giải quyết một số vấn đề thuộc phạm trù lý luận và một số vấn đề thuộc về kỹ thuật. Trước hết, luật tiếng Việt phải khẳng định được là trải qua hàng trăm năm phát triển, tiếng Việt hiện nay đã hoàn thiện hơn rất nhiều so với khi mới được thiết lập. Tiếng Việt hiện nay đủ khả năng miêu tả, phản ánh, chuyển tải tất cả tri thức mà loài người sáng tạo nên. Thứ hai, tiếng Việt vẫn tiếp tục được hoàn thiện trong cuộc sống thông qua hoạt động của tất cả người dân, từ các giáo sư đến các em bé mới biết nói; từ các nhà văn, nhà báo, nhà giáo đến những người nội trợ, người bán hàng rong… Thứ ba, tiếng Việt Nam tiếp tục mở rộng, làm giàu thông qua việc lĩnh hội (không phải vay mượn) những cái mới, cái hay, cái đẹp của những ngôn ngữ khác trên thế giới thông qua hoạt động ngoại giao, trao đổi văn hóa, hợp tác kinh tế… Như vậy, cần có luật tiếng Việt để khẳng định sự không thay đổi chữ viết trong tiếng Việt hiện hành. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong thực tế cuộc sống. Thống nhất cách viết liên quan đến tên đất, tên người, tên tổ chức nước ngoài. Đây là những vẫn đề rất bức xúc liên quan đến tiếng Việt hiện nay. Hồ Bất Khuất | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Posted: 10 Apr 2020 05:39 PM PDT Đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên toàn cầu, lây lan cho gần 1,7 triệu người và cướp đi mạng sống của hơn 102.000 người. Kể từ khi bùng phát ở thành phố Vũ Hán của Trung Quốc hồi tháng 12/2019, virus corona chủng mới đã tấn công 210 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Nửa triệu người mắc bệnh ở Mỹ Theo thống kê của Worldometers, tính đến 6h30 sáng ngày 11/4, Mỹ hứng chịu tác động nặng nề nhất, với hơn nửa triệu người mắc bệnh (501.648 ca) và gần 18.700 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, số ca nhiễm mới ở nước này tăng thêm gần 33.000, còn số bệnh nhân không qua khỏi tăng hơn 2.000 người. Tây Ban Nha đứng thứ 2 về số người nhiễm với tổng số hơn 158.000 trường hợp, và hơn 16.000 ca tử vong. Italia đứng thứ 3 với khoảng 147.600 người nhiễm và hơn 18.800 bệnh nhân xấu số. Pháp cũng hứng chịu hậu quả nặng nề khi số ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ qua tăng thêm hơn 7.000 người lên gần 125.000 người, và số người chết tăng gần 1.000 lên hơn 13.000. Sau một thời gian điều trị Covid-19 tại bệnh viện St. Thomas ở London, Thủ tướng Anh Boris Johnson (55 tuổi) đã "có thể đi lại đoạn ngắn" sau khi rời khỏi phòng chăm sóc đặc biệt. CNN dẫn thông báo từ phát ngôn viên của Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết, ông Johnson đã có thể đi những bước ngắn và thỉnh thoảng nghỉ một chút. "Ông ấy đã trò chuyện với bác sĩ và cảm ơn toàn thể đội ngũ y tế về sự chăm sóc tuyệt vời mà ông nhận được. Tâm trí ông đang hướng về những người chịu ảnh hưởng vì căn bệnh khủng khiếp này", người phát ngôn nói. Phố Downing thông báo, Thủ tướng Anh "chỉ mới bắt đầu quá trình hồi phục" và "tiếp tục duy trì tinh thần rất tốt". Covid-19 hoành hành dữ dội ở New York và New Jersey Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), số ca tử vong tại hai bang New York và New Jersey chiếm khoảng một nửa tổng số bệnh nhân Covid-19 thiệt mạng tại Mỹ. New York đến nay đã vượt các nước châu Âu về số ca nhiễm virus corona chủng mới, theo thống kê của Đại học Johns Hopkins. Bang này ghi nhận 162.000 trường hợp dương tính, và hơn 7.800 người tử vong sau mức tăng 777 ca chỉ trong vòng một ngày. 91 bệnh nhân ở Hàn Quốc dương tính trở lại Hàn Quốc thông báo 91 bệnh nhân Covid-19 ở nước này được cho là đã khỏi bệnh lại cho kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona chủng mới. Các nhà chức trách hiện đang tiến hành điều tra dịch tễ để xác định nguyên nhân. Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) Jeong Eun-kyeong cho rằng, điều này có thể do virus "tái hoạt động" chứ không phải bệnh nhân tái nhiễm. Một số chuyên gia chỉ ra một giả thuyết khác là các kết quả xét nghiệm không chuẩn, hoặc các thành phần virus vẫn còn trong cơ thể của bệnh nhân. Đến nay, hơn 7.000 người Hàn Quốc được ghi nhận đã phục hồi sau khi chữa trị Covid-19. Thổ Nhĩ Kỳ phong tỏa 2 ngày ở 31 tỉnh Bộ Nội địa Thổ Nhĩ Kỳ thông báo các biện pháp phong tỏa đã được triển khai ở Istanbul, Ankara cùng nhiều thành phố khác, có hiệu lực từ nửa đêm thứ Sáu (10/4) và kết thúc vào cùng khoảng thời gian ngày Chủ nhật. Đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận hơn 47.000 người mắc Covid-19 và hơn 1.000 người đã thiệt mạng.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhận cuộc gọi khẩn, Đại úy cảnh sát tức tốc đi hiến máu cực hiếm Posted: 10 Apr 2020 04:00 PM PDT Đang làm nhiệm vụ chống dịch Covid-19, Đại uý CSGT ở Cần Thơ nhận được cuộc gọi từ bệnh viện, anh liền lên đường đi hiến máu cực hiếm của mình để cứu người. Đang bận cùng đồng đội tham gia phòng chống dịch Covid-19, nhưng nhận được cuộc gọi khẩn cần hiến máu từ BV Huyết học truyền máu TP Cần Thơ, Đại úy Nguyễn Việt Khởi, nhanh chóng sắp xếp công việc, báo cáo lãnh đạo đơn vị rồi vội vã đi ngay. Đại uý Khởi đang là Phó đội trưởng Đội đăng ký xe - Phòng CSGT đường bộ, đường sắt TP Cần Thơ.
Đại uý Khởi là 1 trong 2 cán bộ Công an Cần Thơ mang trong người nhóm máu cực hiếm - nhóm máu hiếm Rh-. Tại Việt Nam, cứ 10.000 người thì chỉ có 4-7 người mang nhóm máu này, chiếm tỉ lệ 0,04 - 0,07%. Đại úy Khởi cũng là thành viên câu lạc bộ máu hiếm Cần Thơ. "Là chiến sĩ CAND, tôi luôn nêu cao tinh thần vì nhân dân phục vụ, nhất là khi biết trong mình mang nhóm máu hiếm có thể cứu sống được nhiều trường hợp cấp cứu khẩn cấp. Tôi tự nguyện tham gia ngân hàng máu sống của BV Huyết học truyền máu. Khi ca cấp cứu cần máu, tôi liền có mặt", Đại uý Khởi chia sẻ.
Anh kể, hơn 10 năm trước, trong một lần tham gia hiến máu, được bác sĩ thông báo mình thuộc nhóm máu hiếm. Kể từ đó đến nay, Đại úy Khởi có gần 20 lần tham gia hiến máu, tất cả đều là những trường hợp cứu người khẩn cấp, như cứu các thai phụ, người bị tai nạn giao thông… thuộc nhóm máu hiếm. "Có lần đang trên đường công tác tôi nhận được điện thoại của bệnh viện, thông báo có 1 sản phụ đang cấp cứu cần máu gấp. Không nghĩ ngợi nhiều, tôi liền thu xếp công việc, nhanh chóng tới bệnh viện. Bác sĩ nói, nếu tôi đến trễ chút nữa thì sản phụ đó sẽ nguy hiểm tính mạng", Đại uý Khởi kể. Đại uý Khởi cho biết, bất kể ngày hay đêm, đang đi công tác xa hay gần, chỉ cần nhận được điện thoại từ bệnh viện cần máu là anh tức tốc đến. "Dù có những khó khăn, bất tiện, công việc đôi khi phải bỏ giữa chừng, nhưng mình luôn thấy vui vì đã góp phần vào việc cứu người", anh nói.
Đại úy có thâm niên hiến máu Đại úy Nguyễn Thái Dũng, Phó trung đội trưởng, đại đội Cảnh sát bảo vệ mục tiêu số 2, Phòng Cảnh sát cơ động - Công an TP Cần Thơ cũng có thâm niên 25 lần hiến máu, trong đó nhiều trường hợp khẩn cấp. Theo Đại úy Dũng, mỗi lần tham gia hiến máu anh đều cảm thấy tự hào bởi đã làm được một việc ý nghĩa, giúp cho những bệnh nhân nghèo qua cơn hoạn nạn, duy trì cuộc sống. "Lần đầu tham gia cũng thấy lo lo, nhưng khi hiến máu được rồi thì muốn tiếp tục, bởi "một giọt máu cho đi thì một cuộc đời ở lại". Một việc làm có nghĩa nhân văn như vậy nên tôi tham gia, và vận động các anh em trong đơn vị cùng hiến máu cứu người", anh Dũng chia sẻ. Bác sĩ Nguyễn Xuân Việt, Giám đốc BV Huyết học và truyền máu TP Cần Thơ cho biết, lượng máu và chế phẩm máu dự trữ tại bệnh viện từ sau Tết đã bắt đầu khan hiếm. Đặc biệt do tác động tình hình dịch Covid-19, nguồn máu dự trữ càng khan hiếm hơn và bắt đầu thiếu hụt trầm trọng. Để có đủ nguồn máu và chế phẩm máu phục vụ nhu cầu cấp cứu, điều trị cho người bệnh, bệnh viện có công văn khẩn kêu gọi mọi người tham gia hiến máu tình nguyện trong tình hình dịch bệnh này. Đại úy Công an Cần Thơ 40 lần hiến nhóm máu cực hiếm12 năm công tác tại Công an TP Cần Thơ, Đại úy Lê Hoàng Phong đã 40 lần hiến nhóm máu cực hiếm của mình để cứu người. Hoài Thanh | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Vì sao nữ bệnh nhân Covid-19 dương tính trở lại sau 2 lần âm tính? Posted: 10 Apr 2020 10:38 PM PDT - Cô gái trẻ ở Quảng Ninh đã có 2 lần âm tính liên tiếp với SARS-CoV-2 sau đó lại dương tính trở lại tới 3 lần. Ông Nguyễn Trọng Diện, Giám đốc Sở Y tế Quảng Ninh cho biết, trường hợp bệnh nhân thứ 52 nhiễm Covid-19 khá đặc biệt. Bệnh nhân N.T.T.T, 24 tuổi, trú tại phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, là du học sinh ở London (Anh), về nước ngày 9/3 vừa qua trên chuyến bay VN0054. Bệnh nhân được chuyển đến cách ly, điều trị tại BV Dã chiến số 2 Quảng Ninh từ ngày 14/3. Sau đó bệnh nhân đã 2 lần có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 vào ngày 26/3 và 28/3. Tuy nhiên trong 3 lần xét nghiệm tiếp sau đó vào các ngày 30/3, 2/4 và 5/4 lại cho kết quả dương tính. Đến 8/4, kết quả xét nghiệm lại âm tính. Nữ bệnh nhân 24 tuổi điều trị tại BV Dã chiến số 2 Quảng Ninh. Ảnh: VGP Ông Diện cho biết, trong một vài ngày tới, bệnh viện sẽ xét nghiệm lại để khẳng định. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân ổn định, không ho, không sốt. Lý giải về tình trạng âm tính rồi lại dương tính và ngược lại, ông Diện cho biết, trên thế giới cũng đã ghi nhận những trường hợp như vậy, ngay tại Hàn Quốc có khoảng 50 ca. Việc kết quả thay đổi liên tục có thể liên quan đến 2 giả thiết. Thứ nhất, hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu với virus SARS-CoV-2, các biện pháp hiện nay chủ yếu là nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch để diệt virus. Do đó, khi hệ miễn dịch yếu đi, virus có thể bùng trở lại nên xét nghiệm cho kết quả dương tính. Thứ hai, liên quan đến mẫu bệnh phẩm. Có thể tại thời điểm lấy mẫu, virus đã hết nhưng xác virus vẫn còn ở hầu họng nên lấy mẫu trúng vị trí này, cho kết quả xét nghiệm dương tính. Do đó ông Diện cho rằng, một số thông tin cho rằng bệnh nhân tái nhiễm trở lại là không đúng, vì cơ thể đã có kháng thể rồi, không thể nhiễm lại ngay. Theo quy định của Bộ Y tế, bệnh nhân Covid-19 có 2 lần xét nghiệm âm tính sẽ đủ điều kiện công bố khỏi bệnh. Tuy nhiên để tránh những trường hợp khi xét nghiệm tải lượng virus chưa đủ lớn, cho kết quả âm tính nên Bộ Y tế vẫn yêu cầu những bệnh nhân sau khi xuất viện tiếp tục thực hiện tự cách ly thêm 14 ngày. Đồng thời, mới đây Bộ Y tế cũng thay đổi quy định cách ly tập trung. Trước đây, chỉ cần cách ly đủ 14 ngày được về nhưng hiện nay tất cả người cách ly phải qua 2 lần xét nghiệm âm tính mới mới đủ điều kiện về nhà. Thúy Hạnh Bác sĩ đầu tiên ở Mỹ chết vì Covid-19: Một chiếc khẩu trang đeo 4 ngàyFrank Gabrin, bác sĩ cấp cứu ở Mỹ đã 2 lần vượt qua căn bệnh ung thư, vừa qua đời do nhiễm Covid-19. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Lý do Hải Phòng siết chặt xe chở hàng ra vào TP mùa dịch Covid-19 Posted: 10 Apr 2020 10:17 PM PDT Để thực hiện mục tiêu kép mà Đảng, Chính phủ đã đề ra trong việc phòng chống dịch Covid-19, cần có sự vào cuộc kịp thời và trách nhiệm của các ngành hữu quan, các DN vận tải và tài xế. Theo số liệu quản lý từ các cơ quan chức năng Hải Phòng, hiện tại TP có khoảng trên 17.000 xe đầu kéo (thường gọi là xe đầu kéo container) thuộc sự quản lý của 5.000 đơn vị vận tải, chủ phương tiện và hơn 60.000 xe ô tô vận tải khác. Các chủ phương tiện sử dụng tài xế là người Hải Phòng và người ngoại tỉnh.
Khi dịch bệnh Covid-19 phức tạp, hàng ngày vẫn có trung bình khoảng 10.000 - 12.000 lượt phương tiện từ các tỉnh, TP khác đến lấy hàng ở Hải Phòng và từ Hải Phòng toả đi các nơi. Những con số trên đây nói lên điều gì? Rõ ràng, những con số đó thấy rằng, Hải Phòng có vị trí đặc biệt quan trọng, là trung tâm cảng biển, logictis, cửa ngõ ra biển lớn nhất miền Bắc. Nhu cầu vận chuyển, kho bãi, vận tải hàng hóa từ Hải Phòng đi các địa và từ các địa phương về Hải Phòng là rất lớn. Ngay cả trong điều kiện dịch bệnh như hiện nay, nhu cầu giao thương hàng hóa qua cảng Hải Phòng vẫn rất cao. Nó cho thấy sức sống của nền kinh tế, là việc thực sự đáng mừng. Tuy nhiên, việc mỗi ngày có ít nhất hơn 10.000 lượt người điều khiển phương tiện từ Hải Phòng đi các địa phương khác và từ các địa phương khác về Hải Phòng lại là vấn đề rất đáng quan tâm trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp. Từ thực tế trên đây, trong những ngày qua, Hải Phòng đã chỉ đạo tăng cường các biện pháp quản lý về y tế đối với hoạt động vận tải, các phương tiện và người điều khiển phương tiện hàng hóa. Một số DN vận tải đã chủ động và có trách nhiệm trong việc quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện của đơn vị mình. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu kép là vừa ngăn chặn Covid-19 vừa tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế xã hội, chúng tôi cho rằng các bộ, ngành TƯ, đặc biệt là ngành y tế và ngành giao thông cần chủ động hướng dẫn và phối hợp với Hải Phòng để làm tốt việc này. Cụ thể, Bộ GTVT cần xem xét, chỉ đạo để có thể tăng lượng vận tải hàng hóa từ cảng Hải Phòng đến các địa phương khác bằng đường sắt và đường thủy nội địa để giảm thiểu việc vận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện đường bộ trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp. Bộ Y tế chủ động phối hợp, hướng dẫn áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ đối với người và phương tiện vận tải hàng hóa. Bảo đảm tuyệt đối an toàn đối với người và phương tiện vận tải, tránh lây lan dịch bệnh. Việc quan trọng không của riêng Hải Phòng Bởi lẽ, nếu có sự lây nhiễm trong cả chục ngàn lượt người điều khiển phương tiện đến và đi từ Hải Phòng thì thật tai hại. Vì, họ có thể là nguồn lây nhiễm từ nơi khác đến Hải Phòng, cũng có thể đem sự lây nhiễm từ Hải Phòng đến các địa phương khác. Khi đó, việc xử lý sẽ cực kỳ phức tạp, tốn kém, dẫn đến đình trệ việc lưu thông hàng hóa, ảnh hưởng đến sản xuất, nền kinh tế và người lao động ở quy mô không nhỏ. Do vậy, với vị trí đặc biệt quan trọng đối với việc giao lưu hàng hóa, đối với sự phát triển kinh tế của cả nước, đặc biệt của các địa phương phía Bắc để bảo đảm an toàn dịch bệnh và phát triển kinh tế theo mục tiêu kép mà Đảng, Chính phủ đã đề ra thì những việc trên đây rất cần có sự vào cuộc kịp thời và trách nhiệm của các ngành hữu quan, sự chia sẻ của các DN vận tải và của chính đội ngũ cả chục ngàn người điều khiển phương tiện. Việc quan trọng trên đây không chỉ là việc riêng của Hải Phòng. Lý do Hải Phòng không cho hàng trăm xe tỉnh khác vào thành phốÔ tô BKS Hà Nội về đến cửa ngõ Hải Phòng bị cơ quan chức năng kiểm tra chặt, nếu không có lý do quan trọng phải quay đầu. Nguyễn Hải Phong | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trường học tặng mì tôm, gạo, trứng tận nơi cho SV bám trụ lại HN mùa Covid-19 Posted: 10 Apr 2020 03:02 PM PDT - Kể từ đầu mùa dịch, thay vì ăn mì tôm ba bữa, Ly A Nhịa chỉ dám ăn hai. Công việc bảo vệ tại khu nhà xe ký túc xá phải tạm dừng do dịch bệnh khiến Nhịa lo lắng hơn về những ngày nghỉ dài sắp tới. Ly A Nhịa là chàng sinh viên năm 2 của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội. Những ngày này, khi các bạn cùng phòng về quê chống dịch, Nhịa không dám quay trở về nhà. Là con thứ 10 trong gia đình có 11 người con tại Sơn La, kể từ khi lên Hà Nội học, Nhịa không còn xin tiền bố mẹ nữa. Cậu xin vào làm bảo vệ tại khu ký túc xá của trường. Mỗi tháng, Nhịa nhận lương được gần 2 triệu. Số tiền này đủ để chàng trai 20 tuổi trang trải cuộc sống đại học và đều đặn gửi về 500 - 700 nghìn lo cho em trai. Nhưng kể từ khi dịch bùng phát, khu nhà xe ký túc xá phải đóng cửa. Không còn đi làm thêm, Nhịa loay hoay bám trụ lại Hà Nội. Không đi làm đồng nghĩa với không có tiền trang trải. Từ ba bữa, Nhịa chỉ dám ăn hai, nhưng cả hai cũng đều là mì tôm úp. "Em không thể về nhà vì chúng em vẫn học online theo chương trình của trường. Nơi em ở không có sóng điện thoại, do đó nếu về, em không thể bắt kịp chương trình học. Nhưng việc ở lại với em cũng thật sự khó khăn". Dịch bệnh bất ngờ khiến Nhịa không có tiền dự trữ. Cậu lo không biết sẽ phải bám trụ ra sao cho tới ngày hết dịch. Sinh viên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Cùng với Nhịa, vì nhiều lý do, vẫn còn khoảng 200 sinh viên bám trụ lại ký túc xá. GS.TS Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết, rất nhiều em trong số đó có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Với mong muốn "không để bất kỳ sinh viên nào bị bỏ lại phía sau", những người đứng đầu nhà trường đã quyết định cùng hành động để hỗ trợ cho sinh viên còn ở lại Hà Nội trong mùa dịch. "Dịch bệnh ập đến khiến không chỉ người lao động gặp khó khăn mà chính sinh viên cũng là đối tượng chịu nhiều ảnh hưởng. Có những em đến từ các tỉnh vùng sâu, vùng xa, đời sống còn rất nhiều vất vả. Nhà trường mong muốn với những hỗ trợ về lương thực, thực phẩm, vật dụng cá nhân, ít nhiều sẽ giúp các em không cảm thấy mình là người bị bỏ lại trong giai đoạn này", Hiệu trưởng Phạm Quang Minh cho biết. Để giúp đỡ cho những sinh viên này, kể từ ngày 8/4, tập thể giáo viên nhà trường đã cùng chung tay quyên góp tài chính nhằm trao tặng những món quà thiết thực tới sinh viên đang gặp khó khăn khi thực hiện giãn cách xã hội. Ngoài ra, nhiều thầy cô còn đứng ra kêu gọi các mạnh thường quân hỗ trợ thêm gạo, mì tôm và nhiều nhu yếu phẩm khác để tạo thành một kho lương thực lớn, sẵn sàng hỗ trợ khi sinh viên cần. TS Trần Bách Hiếu, Bí thư đoàn Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết, ngoài ký túc xá, hiện vẫn còn nhiều sinh viên của trường nằm rải rác ở các khu nhà trọ. Ngay sau khi có ý tưởng này, nhà trường nhất trí cao sẽ huy động xe ô tô để vận chuyển nhu yếu phẩm tới các điểm phát gần nơi sinh viên sống. "Chỉ cần các em điền vào phiếu đăng ký online, cung cấp thông tin nơi các em đang ở, nhà trường sẽ có mặt. Hiện tại việc di chuyển khá khó khăn nên nhà trường sẽ vận chuyển nhu yếu phẩm đến nơi gần sinh viên nhất để các em không phải đi chuyển nhiều". Dự kiến vào mỗi khung giờ cố định, xe chở lương thực của nhà trường sẽ đi tới một điểm phát ở gần khu vực sinh viên sinh sống. Ngoài gạo, mì tôm, xúc xích, trứng, khẩu trang, nước sát khuẩn, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng đang vận động mua thêm hoa quả cho sinh viên. "Điều này giúp các em không phải lo lắng về những ngày ở lại Hà Nội. Nhà trường mong muốn sẽ được sát cánh cùng các em trong giai đoạn này", thầy Bí thư đoàn trường nhắn nhủ. Những ngày này, Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn liên tục gửi thư động viên sinh viên Ngoài những hỗ trợ về mặt vật chất, lãnh đạo nhà trường cũng thường xuyên gửi thư cho sinh viên để động viên các em thích nghi và cùng nỗ lực vượt qua mùa dịch. Nhận được thư của thầy hiệu phó Hoàng Anh Tuấn, sinh viên Trương Ngọc Anh (khoa Trung Quốc học) xúc động cho biết, "sự quan tâm kịp thời, đúng lúc một cách đầy yêu thương như vậy sẽ tiếp thêm động lực cho chúng em cùng đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn này". Ngọc Anh cho biết, vì nhiều lí do mà mình cùng các bạn vẫn ở lại Hà Nội giữa tâm dịch. Nhiều sinh viên gặp khó khăn khi trước dịch vốn sống dựa vào việc đi làm thêm, nhưng nay phải nghỉ việc bất đắc dĩ. Do vậy, khi nhận được tin hỗ trợ từ nhà trường, Ngọc Anh và các bạn rất bất ngờ và xúc động. "Của cho không quan trọng bằng cách cho. Cách quan tâm của nhà trường đặc biệt rất nhân văn. Em biết hiện có nhiều tổ chức và các gói hỗ trợ hướng đến các đối tượng yếu thế trong xã hội, nhưng cách nhà trường hỗ trợ khiến em cảm thấy rất ấm áp. Chúng em luôn nhận được sự quan tâm, yêu thương một cách nhân văn như thế". Đại diện trường cho biết thêm, sau khi đăng tải thông tin hỗ trợ, nhà trường đã nhận được nhiều đơn đăng ký của sinh viên. Nhà trường sẽ tổng hợp danh sách và lên khung thời gian và địa điểm cụ thể để tới đây phát nhu yếu phẩm tới tận tay sinh viên. "Mặc dù món quà không nhiều về vật chất nhưng chúng tôi mong rằng, nó sẽ mang ý nghĩa tinh thần lớn nhằm động viên các em lúc xa nhà. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, thầy cô cũng không bao giờ bỏ rơi các em", thầy hiệu trưởng Phạm Quang Minh chia sẻ. Thúy Nga Cậu sinh viên dựng lán học online giữa núi rừng- Học xong lớp 9, bố mẹ Mí Xá giục cậu ở nhà lấy vợ. Nhưng cậu trai người Mông vẫn quyết phải đi học cho bằng được. Ước mơ duy nhất của Mí Xá từ thuở bé là trở thành cán bộ xã. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chỉ được xuất 400 nghìn tấn gạo trong tháng 4/2020 Posted: 10 Apr 2020 09:01 PM PDT Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho xuất 400 nghìn tấn gạo trong tháng 4. Trong khi số lượng doanh nghiệp muốn xuất đi lớn hơn nhiều. Vậy đối tượng nào sẽ được xuất khẩu trước? Ngay sau khi Thủ tướng đồng ý cho xuất khẩu 400 nghìn tấn gạo trong tháng 4, Bộ trưởng Bộ Công Thương ngày 10/4 đã ban hành Quyết định công bố hạn ngạch xuất khẩu đối với mặt hàng gạo trong tháng 4/2020. Theo đó, Bộ Công Thương đưa ra thứ tự được phép xuất khẩu gạo trước.
Nguyên tắc quản lý hạn ngạch là thương nhân đăng ký tờ khai hải quan trước sẽ được trừ vào hạn ngạch xuất khẩu trước. Số lượng khai trên tờ khai hải quan đã đăng ký sẽ được trừ lùi vào số lượng được phép xuất khẩu trong tháng 4. Trường hợp tờ khai hải quan không còn giá trị làm thủ tục hoặc số lượng thực xuất ít hơn số lượng đã khai hải quan thì số dư sẽ được cộng trở lại số lượng được phép xuất khẩu trong tháng 4. Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan cho tới khi tổng số lượng đăng ký xuất khẩu của các tờ khai chạm mốc 400 nghìn tấn. Tờ khai hải quan có số lượng vượt mốc 400 nghìn tấn sẽ không có giá trị làm thủ tục hải quan. Trường hợp tờ khai hải quan không còn giá trị làm thủ tục hoặc số lượng thực xuất ít hơn số lượng đã khai hải quan thì số dư sẽ được cộng trở lại số lượng được phép xuất khẩu trong tháng 4. Quyết định này chỉ cho phép xuất khẩu gạo qua cửa khẩu quốc tế đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy, đường hàng không. Quyết định này có hiệu lực từ 0h ngày 11/4/2020. Vào ngày 10/4, Văn phòng Chính phủ có văn bản gửi Bộ Công Thương, Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Tài chính truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh, hạn hán, xâm nhập mặn. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương về phương án, số lượng xuất khẩu gạo tháng 4/2020 như đề xuất của Bộ trưởng Công Thương (400 nghìn tấn - PV). Các Bộ Công Thương, Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan thanh tra, kiểm tra về các nội dung và số liệu báo cáo, đề xuất. Ngoài ra, Thủ tướng giao báo cáo tình hình xuất khẩu gạo tháng 4/2020 và đề xuất Thủ tướng Chính phủ phương án điều hành xuất khẩu gạo tháng 5/2020 trước ngày 25/4/2020. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Công Thương chịu trách nhiệm quản lý, kiểm soát số lượng gạo được phép xuất khẩu; bảo đảm chặt chẽ, công khai, minh bạch, dễ thực hiện, dễ giám sát, không để xảy ra tiêu cực, trục lợi chính sách; kịp thời cung cấp số liệu xuất khẩu gạo theo đề nghị của Bộ Công Thương để phục vụ công tác điều hãnh uất khẩu gạo. L.Bằng Mới nhất, Thủ tướng cho xuất 400 nghìn tấn gạo trong tháng 4Thủ tướng yêu cầu việc xuất khẩu gạo phải bảo đảm chặt chẽ, công khai, minh bạch, dễ thực hiện, dễ giám sát, không để xảy ra tiêu cực, trục lợi chính sách. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Cân gạo, quả trứng cứu đói người nghèo trong mùa dịch Posted: 10 Apr 2020 02:44 PM PDT Từ sau tết Nguyên đán, chị Trần Thị Ngọc, 42 tuổi (phường Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội) không có bất cứ nguồn thu nhập nào vì phải ở nhà trông cậu con trai 3 tuổi bị bệnh Down. 36 tuổi mới lập gia đình, chị Ngọc sinh được một bé trai nhưng bé không may mắc bệnh Down. Chồng chị - người đã có một đời vợ và 2 đứa con riêng - bỏ đi từ khi con trai mới được 3-4 tháng tuổi. 'Người ta đổ lỗi vì mình mà con sinh ra bị như thế. Chồng bỏ đi biệt tích, tôi cũng không biết bây giờ đang ở đâu, làm gì', chị kể. Trên miếng đất khoảng 25m2 chị được bố đẻ cho trước đây là căn nhà lụp xụp. Chính quyền xét thấy hoàn cảnh mẹ con chị khó khăn đã trích 60 triệu đồng trong quỹ xây nhà Đại đoàn kết để chị xây một căn nhà kiên cố hơn. 'Anh em, họ hàng góp thêm 30 triệu, rồi mỗi người cho một tí, người thì góp công, người thì cho ít nguyên vật liệu… tôi mới xây được căn nhà này để 2 mẹ con nương tựa'. Đồ đạc trong nhà chị - từ chiếc tivi, cái giường, tủ quần áo… đều là quà tặng của nhiều người, mỗi người cho một món.
Từ khi chồng bỏ đi, chị xác định bắt đầu một hành trình mới là nuôi đứa con khuyết tật một mình. Cậu con trai đã hơn 3 tuổi nhưng cân nặng có lẽ chỉ bằng một đứa trẻ chưa đầy 2 tuổi, đi lại nhanh nhẹn nhưng miệng ú ớ không nói được gì. Trước đó, bé chưa đủ tuổi để gửi ở trường mầm non công lập nên chị phải gửi con ở nhà người ta với mức phí 2,5 triệu đồng/tháng để có thời gian đi làm. Làng Trung Văn vốn có nghề nhặt rác nilon, nhựa nên chị đi phân loại nilon thuê cho người ta. 'Nếu làm đủ tháng 30 ngày thì được 3 triệu/tháng', chị kể. Lúc vẫn còn gửi con được, chị đi làm không thiếu ngày nào mặc dù tiền đi làm thuê sau khi trả tiền gửi con chỉ còn dư vài trăm nghìn. Bố đẻ chị năm nay đã 80 tuổi nhưng vì thương con gái nên vẫn gắng gượng đi làm để có tiền hỗ trợ thêm cho con cháu. Hằng ngày các anh chị em ruột của chị sống gần đó cũng đùm bọc thêm cho 2 mẹ con. Nhìn con trai đùa nghịch trên giường, chị kể: 'Trộm vía cháu ăn uống, tiêu hoá tốt. Sáng dậy ăn sáng xong, đến 10 giờ là lại đòi ăn cuống lên. Tôi cũng định sau đợt nghỉ Tết sẽ gửi con trai ở trường mầm non công cho đỡ tốn kém nhưng chưa kịp gửi thì tình hình dịch bệnh thế này, gửi ở nhà riêng người ta cũng không nhận nữa nên 2 mẹ con lại phải ở nhà ôm nhau'.
Từ khi phải nghỉ việc để ở nhà trông con, chị Ngọc không có bất cứ nguồn thu nào. Tất cả chi phí cho 2 mẹ con trông chờ vào sự giúp đỡ của anh em và người bố đã 80 tuổi. Hội Phụ nữ phường Trung Văn cũng giúp đỡ cho 2 mẹ con 10kg gạo/tháng. Chế độ người khuyết tật gần 600 nghìn đồng/tháng của con trai, chị mới nhận được một thời gian ngắn. Mấy hôm nay, chị rất phấn khởi khi mỗi ngày được nhận một suất quà của các nhà hảo tâm trong chương trình phát quà chia sẻ thực phẩm chống dịch Covid-19. Mỗi suất quà - ngày thì gạo trứng, ngày thì mỳ tôm, xúc xích - cũng giúp chị có thêm 1, 2 bữa ăn đủ no qua giai đoạn khó khăn này. Chị Nguyễn Thu Hà - Chủ tịch Hội Phụ nữ phường Trung Văn (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), cũng là hàng xóm của chị Ngọc cho biết, trên địa bàn phường có khá nhiều gia đình vẫn còn khó khăn như gia đình chị Ngọc. 'Ngay cả khi không có dịch bệnh thì những gia đình này cũng đã thuộc diện khó khăn, luôn được chính quyền phường và hội phụ nữ quan tâm trước tiên. Thời gian dịch bệnh khiến kế sinh nhai của họ mất đi, cuộc sống càng túng quẫn hơn'. Chị Hà cũng cho biết, từ khi được ban tổ chức chương trình từ thiện liên hệ, chị đã tham gia phát quà ở nhiều địa điểm nhưng thời gian đầu, các suất quà dường như không đến được đúng người cần. 'Khi phát quà ở những con đường lớn, nhiều người qua lại, chúng tôi không biết những người đến nhận quà là ai. Có nhiều người đi xe tay ga qua, trông không có vẻ gì là người nghèo khổ nhưng cũng vào lấy một suất. Chúng tôi cũng chỉ dám nhắc bà con đọc thông điệp của chương trình, nếu mình đúng là đối tượng nhận quà thì hẵng lấy'. Nhưng sau đó, ban tổ chức và phía chính quyền thay đổi cách thức phát quà. 'Chúng tôi thay đổi địa điểm về UBND phường để người dân trong khu vực ai cũng biết. Ngoài ra, chúng tôi thông báo trên loa phát thanh, thậm chí thông báo đến từng hộ gia đình thuộc diện khó khăn để người dân đến đúng địa điểm, thời gian nhận quà. Còn trước đó, chúng tôi âm thầm phát ở đường lớn, bà con chỉ đi lại quanh nhà lại không biết đến chương trình'.
Chia sẻ về việc này, anh Nguyễn Phan Huy Khôi - người khởi xướng chương trình 'Chia sẻ thực phẩm hằng ngày, cùng nhau vượt qua Covid-19' cho biết, để tránh tình trạng lương thực được trao không đúng đối tượng cần, ban điều phối chương trình đã phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền, ban chỉ đạo phòng chống dịch tại địa phương. Đồng thời, các cán bộ địa phương, tình nguyện viên tham gia chương trình cũng áp dụng đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn phòng dịch bệnh. Ở một số điểm phát quà, các cán bộ địa phương đã chia thời gian phát quà thành nhiều lần trong ngày để tránh tụ tập đông người cùng một lúc. Bị giật tiền giữa đêm, chị bán cá nghẹn ngào ôm 5kg gạo về nhàĐi chợ lấy cá về bán giữa đêm, chị Huệ bị cướp giật tiền, suýt bị gãy chân. Nhận được phần quà của đoàn từ thiện trao, chị ôm vào lòng trân trọng. Nguyễn Thảo - Ngọc Trang | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Đối tượng được gia hạn tiền thuế và tiền thuê đất, điều cần đặc biệt lưu ý Posted: 10 Apr 2020 01:00 PM PDT Một số điểm cần chú ý khi áp dụng gia hạn thuế và tiền thuê đất theo Nghị định 41 ngày 8/4/2020 của Chính phủ. Ngày 8/4, Chính phủ ban hành Nghị định 41/2020/NĐ-CP gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất. Theo đó, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh được gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, tiền thuê đất. Nghị định có hiệu lực từ ngày ký. Doanh nghiệp, người dân cần chú ý những điều sau để được gia hạn đúng đối tượng. Nghĩa vụ thuế nào được gia hạn? Không phải tất cả các khoản thuế hay nghĩa vụ ngân sách nào phát sinh do ảnh hưởng của dịch bệnh cũng đều được gia hạn nộp thuế, mà chỉ được gia hạn đối với các loại thuế sau: Thuế giá trị gia tăng; Thuế thu nhập doanh nghiệp; Thuế thu nhập cá nhân (nhưng không phải tất cả) và tiền thuê đất.
Đối tượng nào được áp dụng? Không phải tất cả doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh hoạt động kinh doanh trong các ngành kinh tế đều được gia hạn mà chỉ có các đối tượng cụ thể được quy định tại khoản 1, 2; doanh nghiệp, tổ chức sản xuất sản phẩm hỗ trợ ưu tiên phát triển, sản phẩm cơ khí trọng điểm, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ mới được phép gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất. Cho nên doanh nghiệp cần tra cứu kỹ trước khi áp dụng để tránh bị xử phạt chậm nộp về sau. Để biết doanh nghiệp mình có thuộc đối tượng được giãn tiền nộp thuế hay không, doanh nghiệp phải tra cứu các định nghĩa tại Nghị định 39/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trước khi áp dụng. Được gia hạn các kỳ tính thuế nào? Việc gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất chỉ áp dụng cho kỳ tính thuế bị ảnh hưởng của dịch bệnh, không áp dụng cho các nghĩa vụ thuế, tiền thuê đất phát sinh của các giai đoạn trước. Trong đó, người nộp thuế phải đặc biệt chú ý các quy định cụ thể sau: Đối với thuế Giá trị gia tăng: + Không gia hạn đối với thuế Giá trị gia tăng phát sinh ở khâu nhập khẩu; + Đối với doanh nghiệp kê khai tháng, việc gia hạn chỉ được áp dụng đối với nghĩa vụ thuế phát sinh từ tháng 3/2020 - tháng 6/2020; + Đối với doanh nghiệp kê khai Quý, việc gia hạn nộp thuế được tính cho cả 2 quý (Quý 1 và Quý 2 năm 2020); Sở dĩ có sự khác biệt giữa khai tháng và khai quý là vì các doanh nghiệp kê khai tháng đã hoàn thành nghĩa vụ thuế các tháng 1-2/2020 nên không gia hạn. Với doanh nghiệp kê khai theo Quý, Quý 1/2020 vẫn còn trong thời hạn nộp thuế nên được gia hạn thuế theo Nghị định. + Thời gian được gia hạn là 05 tháng kể từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ thuế phải nộp (xem chi tiết trong Nghị định); + Trường hợp điều chỉnh hồ sơ khai thuế đối với khoản thuế phát sinh trong thời điểm được gia hạn (nếu vẫn nằm trong thời hạn được gia hạn) làm phát sinh tăng số thuế phải nộp cũng được gia hạn như trường hợp phát sinh; + Các chi nhánh phụ thuộc khác địa phương nếu thuộc lĩnh vực được gia hạn cũng được gia tương tự như trên. - Đối với thuế Thu nhập doanh nghiệp: + Thời gian gia hạn cũng là 05 tháng; + Thuế Thu nhập doanh nghiệp được gia hạn bao gồm thuế Thu nhập doanh nghiệp phát sinh còn phải nộp theo báo cáo quyết toán năm 2019 (Tổng số thuế phải nộp của năm 2019 trừ Thuế Thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp trong năm 2019). + Doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ thuế theo quyết toán 2019 sẽ được bù trừ với các loại thuế khác phát sinh trong kỳ không được gia hạn (kể cả phần nợ thuế trước đó nếu có). - Đối với thuế Thu nhập cá nhân: + Chỉ áp dụng cho hộ gia đình và cá nhân kinh doanh, không áp dụng cho cá nhân có thu nhập từ tiền công, tiền lương hay các khoản thu nhập khác (nếu có). + Chỉ được gia hạn đối với các lĩnh vực kinh doanh được quy định tại khoản 1&2, điều 2, không phải tất cả. Do đó, khi áp dụng phải hết sức cẩn thận, tra cứu kỹ lưỡng lĩnh vực hoạt động, kinh doanh của mình để tránh phát sinh tiền chậm nộp (do áp dụng chưa đúng) về sau. + Số thuế được gia hạn là toàn bộ nghĩa vụ thuế phát sinh trong năm 2020 (bao gồm cả thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân). + Thời gian được gia hạn đến ngày 14/12/2020. - Đối với tiền thuê đất: Để áp dụng việc gia hạn này, DN, tổ chức, cá nhân phải hết sức chú ý thoả mãn các nội dung sau: + Phải thuê đất trực tiếp từ Nhà nước; + Tiền thuê đất phải trả hàng năm; + Có mục đích sản xuất, kinh doanh thuộc các ngành kinh tế quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 2; + Riêng DN nhỏ và siêu nhỏ được gia hạn toàn bộ; + Số tiền thuê đất được gia hạn là số phải nộp kỳ đầu năm 2020 của doanh nghiệp; + Thời gian là 05 tháng tính từ 31/5/2020. Điều cần chú ý: Doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh nhiều ngành kinh tế khác nhau trong đó có ngành kinh tế nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định này thì được gia hạn toàn bộ; Nếu có nhiều hợp đồng, Quyết định thuê đất khác nhau thì chỉ chỉ được gia hạn đối với hợp đồng, Quyết định thuê đất cho lĩnh vực kinh doanh quy định tại khoản 1 và 2, điều 2. Nghiên cứu kỹ Nghị định để không bị phạt Trước khi áp dụng, doanh nghiệp cần đọc và tra cứu kỹ các quy định liên quan để hạn chế rủi ro phát sinh (nếu có). Bởi vì theo quy định tại Nghị định 41, người nộp thuế phải tự xác định, tự chịu trách nhiệm về việc gia hạn này. Cơ quan thuế chỉ thông báo khi phát hiện trường hợp gia hạn không đúng quy định, khi đấy người nộp thuế phải chịu tiền chậm nộp nếu còn trong thời hạn gia hạn; Nộp thuế thiếu, phạt và chậm nộp nếu hết thời gian gia hạn mà cơ quan thuế phát hiện qua thanh tra, kiểm tra. Nghị định này có hiệu lực ngay khi ký, không giao cho Bộ Tài chính hướng dẫn thêm mà chỉ hướng dẫn khi triển khai có vướng mắc phát sinh. Hải Nam Từ 8/4, doanh nghiệp và người dân được giãn thuế, tiền thuê đấtChính phủ chính thức ban hành Nghị định giãn nộp thuế và tiền thuê đất với nhiều đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bác sĩ đầu tiên ở Mỹ chết vì nhiễm Covid-19: Một chiếc khẩu trang đeo 4 ngày Posted: 10 Apr 2020 02:13 PM PDT Frank Gabrin, bác sĩ cấp cứu ở Mỹ đã 2 lần vượt qua căn bệnh ung thư, vừa qua đời do nhiễm Covid-19. 5h ngày 19/3, Frank Gabrin, bác sĩ ở New York (Mỹ), gửi tin nhắn cho một người bạn, tiết lộ những lo ngại của ông về việc thiếu nguồn cung cấp y tế. Khi đó, Gablin đang rất bận rộn, tất cả mọi người đều muốn xét nghiệm nhưng không được nên họ rất tức giận. Nhưng điều tồi tệ hơn ở bệnh viện là sự thiếu hụt thiết bị bảo hộ như khẩu trang và găng tay. Trong tin nhắn với người thân, bạn bè, Gablin cho biết, ông phải sử dụng lại các đồ bảo vệ dù điều này vi phạm các hướng dẫn của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thuốc Mỹ (FDA). Ông đã tái sử dụng khẩu trang N95 nhiều lần và đôi găng tay duy nhất của ông bị rách vì quá nhỏ. Gabrin từng đăng bài viết về cách tự chế chất khử trùng làm bằng rượu vodka và lô hội lên mạng xã hội, khiến bạn bè thương cảm. Ngay sau đó, một người bạn đã gửi cho ông đôi găng tay đúng kích cỡ và bốn chai nước rửa tay. Ngày 25/3, sau khi trở về nhà, ông nói với người bạn đời của mình, Arnold Vargas: "Em ơi, hôm nay đã xảy ra một số việc không vui". Gabrin đã tiếp xúc gần với một bệnh nhân qua đời do bị viêm phổi do nhiễm Covid-19. Hôm sau, Gabrin và Vargas xuất hiện các dấu hiệu bệnh và bắt đầu tự cách ly. Gabrin cho rằng ông bị nhiễm Covid-19 do sử dụng một chiếc khẩu trang trong 4 ngày liên tiếp. Lúc đầu 2 người đều có những triệu chứng nhẹ, không có vấn đề nghiêm trọng về hô hấp. Tuy nhiên, tình hình chuyển biến xấu nhanh chóng, đến ngày 30/3, Gablin bị đau dữ dội và nằm trên giường cả ngày. Sáng 31/3, Gablin gọi Vargas và nói rằng bản thân không thể thở được. Khi xe cứu thương đến, mọi thứ đã muộn. Theo yêu cầu phòng chống dịch, chỉ có 10 người được tham dự đám tang của Gabrin - bác sĩ cấp cứu đầu tiên của Mỹ chết do nhiễm Covid-19. Khoảng một phần ba trong số các trường hợp bệnh nhân mắc Covid-19 ở Mỹ đến từ thành phố New York. Gabrin biết rằng công việc của mình là rất quan trọng. Trong cuốn sách "Trở về từ sự kiệt sức" năm 2013, ông đã viết: "Trong phòng cấp cứu, cái chết rất phổ biến. Áp lực quá lớn, nhưng lúc này có một sự bình tĩnh như đang ở giữa một cơn bão". Gabrin, 60 tuổi, là người kiên trì, hoạt bát, được mọi người xung quanh yêu mến. Các đồng nghiệp nhận xét rằng: "Ông ấy là tia nắng mặt trời, một bác sĩ xuất sắc với chỉ số EQ cao". Sự kiên trì trong nghề bắt nguồn từ căn bệnh của ông. Trong năm đầu tiên làm bác sĩ, ông bị chẩn đoán ung thư tinh hoàn và được chữa khỏi. Căn bệnh tái phát ở tuổi 38, ông phải cắt bỏ cả hai tinh hoàn. Mặc dù phải chịu những bất hạnh như vậy, nhưng 2 lần tái sinh khiến ông sẵn sàng chữa cho nhiều bệnh nhân hơn. Trong cuộc đời làm bác sĩ, ông đã bị một bệnh nhân bóp cổ trong phòng cấp cứu, điều này làm cho Gabrin hình thành triết lý nghề nghiệp. Ông cho rằng bác sĩ cần vượt qua được sự kiệt sức và biết cảm thông đối với bệnh nhân. Gabrin rất quan tâm đến văn hóa Do Thái và bạn đời của ông đã thêm tên đệm "Pinchas" trên bia mộ của ông. Từ này xuất phát từ một nhân vật trong Kinh thánh đã chấm dứt một loại bệnh dịch. Hà Vũ (Theo Sohu) |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất, hot nhất | Báo VietNamNet. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét