“Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 được tổ chức ra sao?” plus 14 more |
- Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 được tổ chức ra sao?
- "Phải thay đổi thói quen cũ để chuyển sang khám, chữa bệnh từ xa"
- Hà Nội thuộc nhóm nguy cơ cao, đề xuất cách ly xã hội thêm 1 tuần
- Giá dầu thế giới dưới 0 USD/thùng, không phản ánh giá xăng trong nước
- Hà Giang phong tỏa thị trấn Đồng Văn với hơn 7000 dân chống dịch Covid-19
- Buổi sáng cuối cùng của Chi cục trưởng bị đầu độc rượu ở Thanh Hóa
- Sáng 22/4 không ghi nhận thêm ca Covid-19 mới, 52 người đang điều trị
- Tin Covid-19 thế giới ngày 22/4/2020: Thế giới gần 180.000 người chết
- Thế giới hậu Covid-19 – Phần 3
- Một phụ nữ từng bị Đường Nhuệ dọa giết vì làm Bồ tát khóc
- Nhà 2 tầng phố Hàng Ngang bốc cháy dữ dội
- Bộ Công Thương lại xin ý kiến Bộ Tài chính về xuất khẩu gạo
- Phó chủ tịch phường nói con điên với chị bán rau muốn truy người phát clip
- Những con số lột tả sức tàn phá khủng khiếp của đại dịch Covid-19
- Giám đốc CDC Mỹ cảnh báo đợt dịch thứ hai tồi tệ hơn hiện nay
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 được tổ chức ra sao? Posted: 21 Apr 2020 09:14 PM PDT Thay vào đó, sẽ là kỳ thi tốt nghiệp THPT. Kỳ thi này diễn ra trong 1,5 ngày; kết quả được lấy để xét tốt nghiệp và có thể dùng cho tuyển sinh ĐH, CĐ. Trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ đã có những chia sẻ về phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Phóng viên: Thưa Thứ trưởng, theo phương án được đưa ra tại cuộc họp ngày 21/4, kỳ thi năm nay có được gọi là kỳ thi THPT quốc gia nữa hay không? Mục đích của kỳ thi năm nay là gì? - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ: Do bối cảnh của dịch bệnh Covid-19, kế hoạch năm học 2019-2020 đã phải điều chỉnh, Bộ GD-ĐT cũng đã công bố tinh giản chương trình học kỳ 2 và triển khai dạy học qua Internet và trên truyền hình. Cũng vì dịch bệnh Covid-19 mà kỳ thi THPT sẽ được tổ chức muộn hơn mọi năm, dự kiến vào tháng 8 năm 2020. Thời điểm này, cả Luật Giáo dục và Luật Giáo dục Đại học đã có hiệu lực thi hành (Luật Giáo dục Đại học có hiệu lực từ 01/7/2019 và Luật Giáo dục có hiệu lực từ 01/7/2020). Do vậy, sẽ không tổ chức kỳ thi THPT quốc gia như mọi năm mà tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT. Mục đích của kỳ thi tốt nghiệp THPT là tổ chức an toàn, nghiêm túc lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông từ đó điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học trong các nhà trường. Kết quả của kỳ thi cũng có thể được các trường ĐH, CĐ sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ. Số môn thi không đổi, bài thi tổng hợp chấm chung một đầu điểm Phóng viên: Các bài thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ như thế nào, thưa ông? - Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ: Kỳ thi tốt nghiệp THPT dự kiến sẽ gồm 3 bài thi độc lập (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và 2 bài thi tổng hợp Khoa học Tự nhiên và bài thi tổng hợp Khoa học Xã hội. Trong đó, bài thi KHTN gồm tổ hợp của 3 môn Vật lí, Hóa học và Sinh học. Bài thi KHXH đối với thí sinh THPT gồm tổ hợp của 3 môn Lịch sử, Địa lí và Giáo dục công dân và đối với thí sinh GDTX gồm tổ hợp của 2 môn Lịch sử, Địa lí. Thí sinh THPT phải thi 3 bài thi bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi tự chọn KHTN hoặc KHXH. Thí sinh GDTX phải thi 2 bài thi bắt buộc Toán, Ngữ văn và 1 bài thi tự chọn KHTN hoặc KHXH. Các bài thi Toán, Ngoại ngữ, KHTN và KHXH thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan; mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có một mã đề thi riêng; thí sinh làm bài thi trên Phiếu trả lời trắc nghiệm (Phiếu TLTN). Kết quả làm bài của thí sinh trên Phiếu TLTN được chấm bằng phần mềm máy tính do Bộ GD-ĐT cung cấp. Bài thi Ngữ văn thi theo hình thức tự luận. Mỗi bài thi tổng hợp được chấm chỉ với 1 đầu điểm (không có điểm các môn thành phần như đối với bài thi tổ hợp trong kỳ thi THPT quốc gia những năm trước đây). Vậy kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ được tổ chức ra sao? - Kỳ thi được tổ chức trong 1,5 ngày với 3 buổi thi. Kỳ thi sẽ do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là UBND tỉnh) chủ trì tổ chức. Bộ GDĐT chỉ đạo, UBND tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức kỳ thi của địa phương mình bảo đảm an toàn, nghiêm túc, công bằng và đúng quy chế.
Các tỉnh sẽ thành lập Hội đồng thi để tổ chức thi cho tất cả thí sinh. Hội đồng thi của tỉnh sẽ chịu trách nhiệm tổ chức tất cả các khâu của kỳ thi như: in sao đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo, công bố kết quả thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT. Mỗi Hội đồng thi có các điểm thi được bố trí đảm bảo tại thuận lợi tối đa cho thí sinh. Cán bộ coi thi là giáo viên của tỉnh và có sự đổi chéo giáo viên coi thi giữa các trường với nhau, bảo đảm giáo viên không coi thi học sinh của trường mình. Như vậy các địa phương sẽ chủ trì kỳ thi tốt nghiệp THPT. Để đảm bảo kỳ thi nghiêm túc, việc thanh tra sẽ được tổ chức như thế nào, thưa ông? - Công tác thanh tra, giám sát sẽ được tăng cường để hướng tới kỳ thi được tổ chức an toàn, nghiêm túc, trung thực, khách quan. Theo đó, dự kiến ngoài lực lượng thanh tra của Bộ, thanh tra của Sở GD-ĐT, sẽ có thêm lực lượng thanh tra của tỉnh giám sát tất cả các khâu của kỳ thi, nhất là các khâu in sao, vận chuyển, bảo mật đề thi, công tác coi thi và chấm thi. Thứ trưởng có thể cho biết rõ hơn về công tác đề thi năm nay? - Để đảm bảo tính khách quan, công bằng và mặt bằng chung trong đánh giá, xét công nhận tốt nghiệp, Bộ GD-ĐT xây dựng và cung cấp đề thi cho các địa phương để tổ chức thi tốt nghiệp cùng một thời điểm trong cả nước. Với bài thi trắc nghiệm, mỗi thí sinh trong mỗi phòng thi sẽ có một mã đề riêng. Đề thi sẽ dùng chung cho cả học sinh giáo dục THPT và học viên GDTX. Nội dung thi nằm trong chương trình giáo dục THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12, phù hợp với nội dung tinh giản chương trình học kỳ 2 đã được Bộ GD-ĐT công bố. Nội dung đề thi sẽ dễ hơn, độ phân hóa cũng sẽ giảm đi so với các năm trước để phù hợp với mục đích của kỳ thi cũng như điều kiện dạy học do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Kỳ thi sẽ được giao về cho các địa phương chủ trì tổ chức, vì sao Bộ vẫn ra đề thi? Tại sao Bộ không tính đến việc giảm số môn thi mà lại giảm độ khó của đề thi, thưa ông? - Kỳ thi sẽ sử dụng đề thi chung của Bộ để đảm bảo thống nhất trong cả nước cùng một mặt bằng đánh giá chất lượng giáo dục sau 12 năm học ở cấp phổ thông cũng như đảm bảo tính khách quan, công bằng trong đánh giá giữa các địa phương. Hơn nữa, chương trình giáo dục do Bộ ban hành vì vậy việc Bộ ra đề thi cũng phù hợp để đảm bảo đánh giá theo chuẩn đầu ra của chương trình.
Việc sử dụng các bài thi bắt buộc và các bài thi tổ hợp tự chọn KHTN và KHXH hướng đến đánh giá toàn diện học sinh, hạn chế học lệch, học tủ. Việc vẫn tổ chức thi 3 môn bắt buộc và 1 bài thi tổ hợp tự chọn cũng là cách để giúp thí sinh tập trung thi những môn học đã được dành thời gian ôn tập kỹ hơn, phù hợp với định hướng lựa chọn nghề nghiệp của các thí sinh. Mặt khác, sử dụng đề thi chung là phù hợp với việc sử dụng chung mẫu bằng tốt nghiệp THPT có tính quốc gia cho các thí sinh. Việc này tạo thuận lợi trong hội nhập quốc tế, nhất là trong việc học sinh đi du học ở nước ngoài. Các tỉnh phải công khai phổ điểm thi, báo cáo toàn bộ điểm học bạ Khi kết quả tốt nghiệp THPT nhiều năm đạt đến gần 100%, xét trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, ông có thể giải thích tại sao vẫn tổ chức thi chứ không xét công nhận tốt nghiệp THPT? - Như chúng ta đã biết, việc duy trì kỳ thi tốt nghiệp THPT là thực hiện đúng theo Luật Giáo dục sửa đổi. Đặc biệt, cần tổ chức kỳ thi để chúng ta đánh giá mặt bằng chung của giáo dục phổ thông toàn quốc. Việc đánh giá kết quả dạy và học qua kỳ thi tốt nghiệp THPT là kết quả đáng tin cậy để chúng ta điều chỉnh chương trình cho phù hợp, nhất là khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Kỳ thi tổ chức với phương thức như đã nói cũng là cơ sở để giảm bớt tính cục bộ giữa các địa phương; làm căn cứ để chúng ta phân loại, đánh giá chất lượng dạy, học giữa các trường trong từng địa phương và giữa các địa phương với nhau. Hơn nữa, kỳ thi tốt nghiệp THPT là kỳ thi cuối cùng ở bậc phổ thông. Việc tổ chức một kỳ thi để đánh giá chất lượng của giáo dục phổ thông là cần thiết, tạo động lực học tập tích cực cho học sinh (nếu không thi thì một bộ phận học sinh sẽ không học hoặc học không tích cực). Kỳ thi cũng sẽ góp phần duy trì được nền nếp dạy, học trong các cơ sở giáo dục. Bộ đã tính đến những giải pháp nào để đảm bảo an toàn, khách quan cho kỳ thi ra sao, khi mà việc giao cho địa phương chủ trì kỳ thi vẫn chưa khiến xã hội thật sự an tâm bởi những gian lận đã từng xảy ra? - Tổ chức kỳ thi an toàn, nghiêm túc, công bằng là yêu cầu đầu tiên, cao nhất đối với kỳ thi. Để đạt được cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp. Trước hết, việc giao quyền tổ chức kỳ thi về cho địa phương phải gắn liền với việc tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu địa phương cũng như trách nhiệm của người phụ trách các khâu trong quy trình tổ chức kỳ thi. Cùng với đó, Bộ tiếp tục chịu trách nhiệm ra đề thi, xây dựng những giải pháp kỹ thuật nhằm giám sát chất lượng, tính trung thực của kỳ thi như thực hiện mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có một mã đề thi riêng; áp dụng thiết bị giám sát và công nghệ thông tin để quản lý chặt chẽ đề thi, bài thi; tiếp tục tổ chức thi trắc nghiệm để hạn chế tối đa sự can thiệp của con người vào các khâu coi thi và chấm thi. Các bài thi trắc nghiệm sẽ được chấm bằng máy, bằng phần mềm chung của Bộ, có sự giám sát của hệ thống camera trên cơ sở phát huy hiệu quả của quy trình chấm thi năm 2019 sẽ đảm bảo quy trình chấm thi an toàn, nghiêm túc, đề phòng gian lận. Đặc biệt, năm nay, các tỉnh phải công khai phổ điểm thi, báo cáo toàn bộ điểm học bạ của các thí sinh qua hệ thống dữ liệu điện tử. Bộ GD-ĐT sẽ lấy đó làm căn cứ đối sánh kết quả thi. Cuối cùng, sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra các khâu của kỳ thi, cùng với đó là các chế tài nghiêm khắc để xử lý các gian lận nếu có. Xin cảm ơn ông. Thanh Hùng - Thúy Nga Dự kiến vẫn thi THPT, các địa phương tổ chức để xét tốt nghiệp- Sáng 21/4, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì buổi làm việc với Bộ GD-ĐT về phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2020. | ||||||||||||
"Phải thay đổi thói quen cũ để chuyển sang khám, chữa bệnh từ xa" Posted: 21 Apr 2020 05:30 PM PDT - Ông Nguyễn Mạnh Hổ, TGĐ Viettel Solutions cho rằng, khi triển khai hệ thống khám chữa bệnh từ xa, khó nhất không phải là công nghệ mà là việc thay đổi thói quen của người dân, các y bác sĩ từ cách khám cũ sang phương pháp online. Mới đây, Bệnh viện Đại học Y đã triển khai nền tảng Telehealth - khám chữa bệnh từ xa do Viettel cung cấp. Phát biểu tại sự kiện này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, khám chữa bệnh trực tuyến, khám bệnh từ xa thì hiệu quả nhân đôi, nhân ba, vừa giúp giãn cách xã hội, vừa minh bạch thủ tục hành chính, giảm giấy tờ, giảm tiền mặt, giảm chi phí cho người dân. Từ mô hình thí điểm khám bệnh từ xa tại BV Đại học Y, Thủ tướng đề nghị Bộ Y tế có đánh giá để rút kinh nghiệm, từ đó triển khai hoạt động này trên toàn quốc, huy động nhiều bác sĩ chuyên môn cao.
Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, chính nhờ hỗ trợ của công nghệ, nhờ hỗ trợ chuyên môn trực tuyến nên không còn khoảng cách trong Nam, ngoài Bắc, không phân biệt tuyến trên, tuyến dưới, ngay tuyến huyện cũng có thể được hội chẩn với các chuyên gia. Chia sẻ về việc triển khai giải pháp này tới các bệnh viện, ông Nguyễn Mạnh Hổ, Tổng giám đốc Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) cho rằng, Khi dự khai trương nền tảng khám chữa bệnh từ xa, Thủ tướng kỳ vọng nền tảng này có thể được triển khai khắp 14.000 cơ sở y tế trên cả nước.
Về mặt kỹ thuật, sau lễ khai trương, Viettel vẫn tiếp tục hoàn chỉnh, hoàn thiện các giải pháp để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của ngành y tế. Việc cải tiến và hoàn thiện là không ngừng. Nền tảng của Viettel có thể dễ dàng triển khai nhanh đến toàn bộ 14.000 cơ sở y tế trên cả nước là vì chạy trên môi trường cloud. Tuy nhiên, ông Nguyễn Mạnh Hổ cho rằng, thách thức lớn nhất cho việc triển khai này là phải thay đổi thói quen của người dân, của các y bác sĩ từ cách thức khám chữa bệnh cũ sang phương pháp khám chữa bệnh mới. "Để giải quyết bài toán này, Viettel sẽ phối hợp với các bệnh viện, cơ quan quản lý của Bộ Y tế để chuẩn hóa quy trình khám chữa bệnh từ xa. Trước mắt, Viettel sẽ mời cơ quan quản lý y tế tham gia đào tạo, tập huấn các cơ sở khám chữa bệnh với quy mô khác nhau để làm mẫu, từ đó xây dựng quy trình khám chữa bệnh, chuẩn hóa và đào tạo với quy mô lớn hơn" ông Nguyễn Mạnh Hổ nói. CEO Viettel Solutions cho rằng, để việc nhân rộng đạt hiệu quả thực sự, cần phải đảm bảo 3 yếu tố. Thứ nhất, chúng ta phải có cơ sở pháp lý cho khám chữa bệnh từ xa. Trước đây, các ý kiến chuyên gia thăm khám bệnh kiểu này chỉ đóng vai trò tư vấn. Do vậy, trong tương lai, Việt Nam sẽ cần chính thức hoá các ý kiến này giống như khám chữa bệnh trực tiếp. Thứ hai, khám chữa bệnh từ xa cũng phải có chính sách chi trả từ Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Y tế tương tự như khám trực tiếp. Thứ ba, các phần mềm, ứng dụng chỉ là một phần, chúng ta vẫn cần những thiết bị IoT, thiết bị y tế phục vụ thăm khám, đo chỉ số cá nhân tại gia đình với chất liệu và giá thành rẻ có thể chấp nhận được. Khi giải quyết được 3 vấn đề này thì người dân có thể ngồi tại nhà, thông qua các thiết bị trong khả năng chi trả để tương tác, chuyển thông tin sức khoẻ đến bệnh viện. Chia sẻ thêm về vấn đề này, Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã triển khai hoạt động khám chữa bệnh từ xa cho vùng sâu vùng xa từ 3 năm nay. Tuy nhiên, thách thức của các bệnh viện là hạ tầng cơ sở. Các bệnh viện hiện nay khả năng đầu tư về công nghệ thông tin còn hạn chế, vì nguồn lực không có nhiều. Khó khăn thứ hai là chưa có một thông tư rõ ràng nào để có thể triển khai rộng rãi được.
"Với sự hỗ trợ của Viettel về phần cứng, các công nghệ nâng cấp cho bệnh viện vệ tinh và đặc biệt là chính ở bệnh viện chúng tôi thì việc hội chẩn trực tuyến sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Nếu phần mềm của Viettel thực sự tốt – chúng tôi cũng chưa thể khẳng định có tốt hay không vì mới ở giai đoạn đầu – thì chúng tôi có thể triển khai trên diện rộng tất cả các bệnh nhân tái khám ở bệnh viện. Họ có thể cài đặt ứng dụng này trong điện thoại thông minh để sử dụng trong việc hẹn tái khám, theo dõi trong quá trình điều trị và đặc biệt sẽ có một hồ sơ bệnh án riêng cho mỗi bệnh nhân. Như vậy khi tái khám sẽ rất thuận lợi cho việc khám chữa bệnh của bác sĩ" ông Nguyễn Lân Hiếu nói. Vẫn theo ông Nguyễn Lân Hiếu, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ phải sẽ cập nhật thông tin qua các buổi huấn luyện, học tập cách sử dụng cũng như làm quen với việc không khám trực tiếp cho người bệnh mà phải sử dụng các công cụ hỗ trợ. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ xây dựng những quy trình chặt chẽ về chuyên môn, tránh trường hợp bỏ sót chẩn đoán khi chúng ta không trực tiếp thăm khám được. Thái Khang | ||||||||||||
Hà Nội thuộc nhóm nguy cơ cao, đề xuất cách ly xã hội thêm 1 tuần Posted: 21 Apr 2020 09:42 PM PDT Tại cuộc họp sáng nay, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19 nêu đề xuất và lấy ý kiến của các bộ ngành, địa phương về phân loại các tỉnh, thành theo 3 nhóm nguy cơ để tiếp tục triển khai các biện pháp chống dịch. Dựa trên đánh giá và theo dõi sát diễn biến dịch bệnh thời gian qua, đồng thời tham khảo dự báo, phân tích và đề xuất của các nhà khoa học, nhóm chuyên gia và thống nhất tiêu chí các ca bệnh phát hiện tại cộng đồng (F0) là yếu tố quan trọng quyết định phân loại địa phương theo nhóm nguy cơ. Cụ thể: Nhóm nguy cơ cao là các địa phương còn ca mắc tại cộng đồng trong vòng 14 ngày; Nhóm có nguy cơ là các địa phương có ca mắc tại cộng đồng trong khoảng thời gian từ 15 đến 28 ngày; Nhóm nguy cơ thấp là các địa phương trên 28 ngày không ghi nhận ca mắc tại cộng đồng.
Ngày 21/4, Thường trực Ban Chỉ đạo đã họp với các chuyên gia, các nhà khoa học; tổng hợp phân tích tất cả các biến số tác động vào vấn đề lây nhiễm để từ đó phân tích các yếu tố nguy cơ cho từng tỉnh. Cùng ngày, Ban Chỉ đạo đã có văn bản xin ý kiến 28 địa phương thuộc nhóm nguy cơ cao và nhóm có nguy cơ theo Kết luận của Thủ tướng tại phiên họp Thường trực Chính phủ ngày 15/4 và thống nhất đề xuất phân nhóm các địa phương như sau: Nhóm nguy cơ cao: Hà Nội; Nhóm nguy cơ: TP Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hà Giang; Nhóm nguy cơ thấp: các địa phương còn lại. Đối với nhóm nguy cơ cao, hiện chỉ còn Hà Nội, Ban chỉ đạo đề xuất tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 thêm 1 tuần nữa (đến hết 30/4). Tuy nhiên, xin Thủ tướng cho phép Chủ tịch UBND TP quyết định theo thẩm quyền việc mở các cửa hàng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu các loại hình kinh doanh đường phố và theo tình hình thực tiễn tại địa phương nhưng phải bảo đảm phòng, chống dịch. Đối với nhóm có nguy cơ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quyết định theo thẩm quyền việc mở các cửa hàng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu các loại hình kinh doanh đường phố và theo tình hình thực tiễn tại địa phương nhưng phải bảo đảm phòng, chống dịch. Đối với nhóm nguy cơ thấp, các cửa hàng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu được phép hoạt động, phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho người mua hàng; yêu cầu khách hàng phải thực hiện dãn cách đúng quy định. Chủ cửa hàng phải chịu trách nhiệm về các biện pháp phòng chống dịch của cơ sở do mình quản lý. Ngoài ra, với các địa phương có cửa khẩu, khu công nghiệp lớn, có nhiều lao động tự do ở các thành phố lớn… cần hết sức chú trọng công tác phòng chống dịch cho các nhóm đối tượng này. UBND tỉnh, thành phố tập trung công tác phòng chống dịch cho nhóm nguy cơ gồm công nhân ở các khu lao động đặc biệt ở các khu nhà trọ; người lao động tự do; người yếu thế; học sinh, sinh viên. Đồng thời, tăng cường chỉ đạo phòng lây nhiễm tại các cơ sở y tế; tăng cường lấy mẫu những bệnh nhân có các triệu chứng của cảm cúm; người lao động tự do; người yếu thế; công nhân ở các khu nhà trọ làm xét nghiệm và yêu cầu thực hiện các biện pháp phòng chống dịch ở khu vực này./. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo đã lấy ý kiến của 8 Bộ ngành và xin ý kiến của Bộ Tư pháp, tuy nhiên, qua diễn biến dịch bênh mấy ngày gần đây, Ban Chỉ đạo đề xuất sửa đổi một số nội dung so với dự thảo Chỉ thị đã trình liên quan tới việc tập trung đông người và yêu cầu khi tiếp xúc gần: Theo VOV Chủ tịch Hà Nội: Sau 22/4 chắc chắn không gỡ hết lệnh giãn cách xã hộiTheo Chủ tịch UBND TP Hà Nội, đến ngày 22/4, TP không có thêm ca nhiễm Covid-19 thì có thể hạ mức nguy cơ nhưng chắc chắn không gỡ hết lệnh giãn cách xã hội. | ||||||||||||
Giá dầu thế giới dưới 0 USD/thùng, không phản ánh giá xăng trong nước Posted: 21 Apr 2020 01:00 PM PDT Giá dầu WTI lao dốc, thậm chí có mức giá dưới 0 đồng vào đêm 20/4. Tuy nhiên, giá xăng dầu trong nước không chịu nhiều ảnh hưởng bởi yếu tố bất thường này. Bản chất của dầu WTI Giá dầu WTI là viết tắt của "West Texas Intermediate," là dầu thô được sản xuất tại Mỹ. Nó còn được gọi là "dầu thô ngọt, nhẹ của Texas". Giá dầu thô WTI giao tháng 5 trong phiên giao dịch đêm 20/4 (giờ Việt Nam) tụt giảm chưa từng có trong lịch sử, giảm hàng trăm phần trăm xuống mức âm. Có thời điểm, giá dầu thô WTI xuống mức âm 40 USD/thùng. Vào thời điểm đóng cửa thị trường ngày 20/4, giá dầu thô WTI giao tháng 5 đã được chốt giá âm 37,63 USD/thùng.
Hiện nay, giao dịch dầu thô trên thị trường gồm 3 loại: Thị trường tương lai, thị trường quyền chọn và thị trường giao ngay. Giá dầu âm hơn 37 USD như trên là thuộc thị trường tương lai, là giá hợp đồng kỳ hạn tháng 5 và từ đêm 20/4 là thời điểm đáo hạn. Đó là là mức giá phản ánh rằng nguồn cung đang vượt cầu nhiều. Các nhà đầu tư tính toán rằng, nếu nhận hàng vào tháng 5, trong khi khả năng Mỹ chưa tháo dỡ lệnh cách ly xã hội, vẫn hạn chế đi lại thì lượng tiêu thụ tiếp tục giảm mạnh, không có dấu hiệu hồi phục. Khi đó, cầu thấp hơn cung quá nhiều. Lượng hàng này không còn chỗ chứa, trong khi ngày 21/4 phải tất toán hợp đồng. Trao đổi với phóng viên, một chuyên gia xăng dầu giải thích: "Nếu không tất toán hợp đồng, bên mua phải thực hiện việc thanh toán thật, mua hàng thật. Như vậy, sẽ phải diễn ra hoạt động giao nhận hàng. Trong khi đó, việc giao nhận là rất khó khăn, tốn thêm chi phí. Cho nên người bán phải trả người mua tiền, để người mua tất toán, thanh lý hợp đồng này, để bên bán không phải làm việc giao nhận hàng ấy nữa".
Đại diện Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chia sẻ: 21/4 là ngày chốt hợp đồng kỳ hạn giao tháng 5/2020. Vào ngày này, người mua hợp đồng này phải đưa ra quyết định có nhận lô dầu này hay không. Nếu nhận thì họ phải đóng hợp đồng và sẽ nhận lô dầu vật chất. Tuy nhiên, với tình trạng nhu cầu dầu thô sụt giảm mạnh trên thế giới do dịch Covid-19 hiện nay, dầu thô vẫn được sản xuất trong khi các kho chưa đầy và thuê kho để chứa là không thể hoặc với chi phí rất cao. Do vậy, một số người sở hữu hợp đồng này đã quyết định "bán tháo" với mọi giá tại 2 giây cuối cùng của phiên giao dịch và giá khớp tại 2 giây cuối cùng này được coi là giá chốt phiên. Tương tự, ông Nguyễn Quang Dũng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, cho hay: Nguyên nhân giá dầu WTI giảm kỷ lục vào ngày thứ 2 do việc bán tháo các hợp đồng tương lai sẽ đến hạn vào ngày thứ 3 (21/4). Khi hợp đồng đến hạn, người mua sẽ phải nhận 1.000 thùng dầu cho mỗi hợp đồng họ đã ký và giao hàng đến Cushing, Oklahoma, Mỹ. Đây là kho chứa dầu lớn tại Mỹ. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Quang Dũng, tồn kho tại Cushing đang tăng nhanh hơn dự kiến của các công ty. Tuần trước kho này đã chứa đến 70% công suất và dự kiến trong vòng hai tuần nữa sẽ đầy, không còn sức chứa. Do không tìm được người mua lại và cũng không tìm được chỗ chứa dầu thô nên những người đã mua hợp đồng tương lai phải bán tháo bằng mọi giá khi hợp đồng đến hạn.
Không tác động đến giá xăng dầu trong nước Ngay khi giá dầu WTI thế giới đêm 20/4 giảm xuống dưới 0 đồng, đóng cửa ở mức giá âm 37,63 USD/thùng, nhiều người đã nghĩ viễn cảnh giá xăng dầu trong nước có thể giảm hơn nữa. Nhưng thực tế lại khác. Giá dầu WTI kể trên không phải là chỉ báo cho thấy sắp tới giá xăng dầu trong nước có cơ hội giảm mạnh. Hay nói cách khác, giá dầu, hay giá xăng dầu của Việt Nam không chịu tác động từ giá dầu WTI của Mỹ. Từ trước đến nay, giá dầu của Việt Nam vẫn căn cứ theo giá dầu Brent để xác định giá bán. Ngày 21/4, giá dầu Brent trên thị trường vẫn giao dịch ở mức trên 25 USD/thùng, mức giá khá thấp. Hiện nay, hai nhà máy lọc dầu trong nước là Dung Quất và Nghi Sơn chiếm 70-80% nhu cầu trong nước. Nhà máy lọc dầu Dung Quất chế biến dầu thô từ mỏ Bạch Hổ - có chất lượng tốt và các mỏ khác trong nước như Rồng, Chim Sáo, Đại Hùng cùng một lượng nhỏ dầu nhập khẩu. Còn lọc dầu Nghi Sơn chế biến dầu thô nhập khẩu từ Kuwait. Vì vậy, không thể lấy mức giá dầu Mỹ WTI giảm của ngày 21/4 để áp cho giá dầu trong nước, hay kỳ vọng giá xăng dầu thành phẩm trong nước giảm mạnh theo. Mặt khác, giá dầu WTI không ảnh hưởng trực tiếp đến giá sản phẩm tại Singapore, trong khi giá xăng dầu trong nước lại sử dụng giá tham chiếu từ thị trường Singapore. Cho nên mức biến động của giá dầu WTI kể trên không làm ảnh hưởng nhiều đến giá xăng dầu trong nước. Tuy nhiên, thời gian tới, nếu nhu cầu không cải thiện, dịch bệnh còn chưa được đẩy lùi thì giá xăng dầu vẫn sẽ duy trì ở mức thấp. Lương Bằng Lần đầu tiên trong lịch sử, giá dầu xuống dưới 0 USD/thùngGiá dầu đêm qua trên thị trường Mỹ có lúc xuống tới gần -38 USD. Nhà sản xuất phải trả thêm tiền cho người mua mang dầu đi. | ||||||||||||
Hà Giang phong tỏa thị trấn Đồng Văn với hơn 7000 dân chống dịch Covid-19 Posted: 21 Apr 2020 10:05 PM PDT Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn (Hà Giang) hôm nay ký quyết định phong tỏa thị trấn Đồng Văn để phòng, chống dịch Covid-19. Toàn bộ thị trấn Đồng Văn với hơn 1.600 hộ, khoảng 7.600 nhân khẩu được phong tỏa từ lúc 9h sáng nay đến khi có thông báo của ngành y tế. Trong thời gian cách ly, chính quyền bố trí 2 chốt chặn chính tại trục đường ra vào thị trấn: 1 chốt tại quốc lộ 4D theo hướng đi huyện Yên Minh, chốt còn lại hướng đi huyện Mèo Vạc (Hà Giang). Ngoài ra, các xã giáp ranh sẽ tự bố trí lực lượng canh gác gồm công an, quân sự và y tế tại các đường mòn, lối mở với phương án nội bất xuất, ngoại bất nhập.
Bộ Y tế sáng 16/4 công bố bệnh nhân số 268 mắc Covid-19. Nữ bệnh nhân 16 tuổi, trú tại Pín Tủng, xã Phố Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Ngày 8/4, bệnh nhân đến khám Phòng khám đa khoa xã Phố Bảng, sau đó được chuyển tiếp lên BV đa khoa huyện Đồng Văn với tình trạng khó thở, mỗi lúc một tăng. Tới chiều 15/3, kết quả xét nghiệm từ Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương cho thấy bệnh nhân dương tính với Covid-19. Sở Y tế tỉnh đã rà soát được tổng cộng 917 người có liên quan (69 người F1, 325 người F2 và 523 trường hợp F3); đưa cách ly tập trung 252 người và 665 người cách ly tại nhà. Trong số này có 15 chiến sĩ bộ đội Biên phòng là các F2 và F3. Các chiến sĩ này được cách ly tập trung tại đơn vị. Đoàn Bổng | ||||||||||||
Buổi sáng cuối cùng của Chi cục trưởng bị đầu độc rượu ở Thanh Hóa Posted: 21 Apr 2020 04:01 PM PDT Liên quan tới việc ông Đặng Phạm Viên (SN 1967), Chi cục trưởng Thi hành án dân sự TP Thanh Hóa bị ngộ độc rượu, Cục Thi hành án Thanh Hóa đã báo cáo Bộ Tư pháp. Ông Bùi Mạnh Khoa, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Thanh Hóa vừa có báo cáo sơ bộ về sự việc liên quan đến ông Đặng Phạm Viên chết bất thường. Theo đó, vào khoảng 7h10 sáng 20/4, ông Viên có mặt tại cơ quan và làm việc bình thường tại phòng làm việc. Đến 9h30, ông gọi điện cho ông Bốn (lái xe) chuẩn bị ô tô đi công tác tại thị xã Bỉm Sơn. Đến khoảng 10h, ông Viên ra khỏi cơ quan. 12h10, ông Viên về đến TP Thanh Hóa nhưng không về cơ quan mà đi ăn trưa (tại địa điểm nào chưa nắm rõ).
Khoảng 13h cùng ngày, có người gọi điện cho bảo vệ của cơ quan nói ông Viên đang được cấp cứu tại BV Đa khoa Thanh Hà và nhờ thông báo cho người nhà biết. Do bệnh tình nguy kịch, ông Viên được chuyển đến BV Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cấp cứu nhưng không qua khỏi. Nguyên nhân cái chết của ông Viên đang được cơ quan công an điều tra. Theo thông tin ban đầu từ Công an Thanh Hóa, khoảng 12h20 trưa 20/4, tại công ty bất động sản Á Âu (khu đô thị Bình Minh, TP Thanh Hóa) có 7 người tổ chức ăn uống. Họ dùng thử rượu của gia đình chị Lê Thị Phương (SN 1982), Giám đốc công ty. Ông Viên cùng anh Nguyễn Văn Thọ (SN 1981, Chủ tịch HĐQT công ty Á Âu) sau khi thử rượu thì có dấu hiệu nghi bị ngộ độc. Hai người được đưa đi cấp cứu nhưng ông Viên không qua khỏi. Được biết, ông Viên là bạn của anh Thọ. Thời điểm xảy ra sự việc, anh Thọ từ Hà Nội về và có gọi ông Viên đến công ty mời cơm thì xảy ra sự việc. Cơ quan công an đã khởi tố vụ án về tội "giết người". Lê Anh Chi cục trưởng tử vong sau khi nếm rượu: Khởi tố vụ án giết ngườiCông an Thanh Hóa sáng nay thông tin đã khởi tố vụ án "giết người" liên quan đến 2 người chết trong lúc uống rượu trưa qua. | ||||||||||||
Sáng 22/4 không ghi nhận thêm ca Covid-19 mới, 52 người đang điều trị Posted: 21 Apr 2020 04:21 PM PDT - 144 giờ liên tiếp, Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc Covid-19 mới. Số ca khỏi bệnh hiện đang là 216/268 trường hợp. Đến 6h sáng 22/4, tổng số ca mắc Covid-19 cả nước vẫn là 268 trường hợp, trong đó 160 người về từ nước ngoài, 108 người lây nhiễm bệnh trong cộng đồng, không có ca tử vong. Việt Nam đã công bố khỏi bệnh cho 216 trường hợp, chiếm 80,5% tổng số ca mắc. 52 trường hợp còn lại đang điều trị có 19 người về từ nước ngoài. Hầu hết các bệnh nhân đều có sức khoẻ ổn định, 3 bệnh nhân nặng diễn tiến cũng tốt dần lên. Trong số những bệnh nhân còn đang điều trị tại các cơ sở y tế trong cả nước, 8 ca đã có 2 lần liên tiếp âm tính nCoV và 12 ca cũng đã âm tính lần đầu. Dự kiến trong hôm nay, 6 người trong số các bệnh nhân này sẽ được công bố khỏi bệnh. Cả nước hiện còn cách ly, theo dõi sức khoẻ gần 67.022 người, trong đó 358 người đang cách ly tập trung tại bệnh viện; 18.263 người đang cách ly tập trung tại cơ sở khác; 48.401 người đang cách ly tại nhà, nơi lưu trú. Tiểu ban Giám sát, Bộ Y tế vẫn đang theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên cả nước, đặc biệt là ổ dịch tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh (huyện Mê Linh, TP. Hà Nội), thôn Đông Cứu, xã Dũng Tiến (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội), Bệnh viện Thận Hà Nội; quán bar Buddah (Thành phố Hồ Chí Minh); Bệnh viện Bạch Mai; xã Phố Là, huyện Đồng Văn (Hà Giang). Với 268 trường hợp mắc Covid-19, Việt Nam hiện đứng thứ 119 trong số 212 quốc gia và vùng lãnh thổ có dịch. Nguyễn Liên Toàn bộ y bác sĩ BV Phụ sản Hà Nội đều âm tính với nCoV- 17 nhân viên y tế BV Phụ Sản Hà Nội tiếp xúc với bệnh nhân 243 đều đã âm tính lần 2 với SARS-CoV-2. | ||||||||||||
Tin Covid-19 thế giới ngày 22/4/2020: Thế giới gần 180.000 người chết Posted: 21 Apr 2020 07:22 PM PDT Dịch Covid-19 đã tấn công 210 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, lây nhiễm cho hơn 2,5 triệu người và cướp đi sinh mạng của gần 180.000 nạn nhân khắp toàn cầu. Trang Worldometers thống kê, tính đến sáng sớm ngày 22/4 (theo giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận ít nhất 2.551.641 ca dương tính với virus corona chủng mới và 177.186 trường hợp trong số đó đã tử vong. Song, 688.412 bệnh nhân Covid-19, tương đương hơn 1/4 tổng số ca bệnh, đã hồi phục sau điều trị.
Nga phát hiện biến chứng nguy hiểm vì Covid-19 Sputnik dẫn lời ông Dmitry Morozov, lãnh đạo Ủy ban bảo vệ sức khỏe của Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga ngày 21/4 cho hay, một trong những biến chứng nguy hiểm của người bị nhiễm virus corona chủng mới là hiện tượng phát triển hội chứng DIC (đông máu nội mạch lan tỏa, rối loạn đông máu tiêu thụ, hội chứng huyết khối tắc mạch). Do đó, điều quan trọng là phải cấp tốc thay đổi các hướng dẫn lâm sàng trong điều trị bệnh. Khuyến nghị này sẽ được gửi đến Bộ Y tế Nga. Phát hiện được công bố trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục hoành hành ở Nga, khiến nước này lọt vào tốp 10 quốc gia có số ca nhiễm virus cao nhất thế giới. Chỉ trong vòng 24 giờ qua, nhà chức trách y tế địa phương ghi nhận thêm 5.642 ca nhiễm mới Covid-19, mức tăng kỷ lục trong ngày, nâng tổng số ca bệnh trên toàn quốc lên 52.763 người. Số trường hợp tử vong tính đến hết ngày 21/4 là 456 người, tăng 51 trường hợp so với một ngày trước đó. Moscow hiện là tâm chấn của dịch Covid-19 tại xứ sở bạch dương. Chính phủ liên bang vừa cho khánh thành một bệnh viện mới ở thủ đô chỉ sau 1 tháng xây dựng cấp tốc để phục vụ cuộc chiến chống Covid-19. Cơ sở với 800 giường bệnh này đã mở cửa tiếp nhận các bệnh nhân đầu tiên. Mỹ cảnh báo làn sóng Covid-19 thứ hai tồi tệ hơn Trong một cuộc phỏng vấn mới với tờ Washington Post, giám đốc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) Robert Redfield cảnh báo về nguy cơ bùng phát dịch Covid-19 lần thứ hai vào mùa đông năm nay, trùng vào thời điểm cúm mùa, khiến cho khủng hoảng y tế tại nước này càng thêm trầm trọng. Tính đến sáng sớm ngày 22/4, Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì sự bùng phát của virus corona chủng mới, với tổng số ca nhiễm (816.385 người) và tử vong (45.174 người) đều cao nhất thế giới. Phát biểu tại cuộc họp báo thường nhật tối 21/4 theo giờ địa phương (sáng 22/4 theo giờ Việt Nam), Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ ban hành lệnh đình chỉ nhập cư tạm thời vào Mỹ trong 60 ngày và sẽ đánh giá lại biện pháp này sau đó. Ông Trump giải thích, động thái nhằm giảm sự cạnh tranh về việc làm đối với người lao động Mỹ khi nền kinh tế tái mở cửa cũng như "bảo tồn các nguồn lực y tế" dành cho các công dân nước này. Cùng ngày, Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn gói cứu trợ kinh tế trị giá 483 tỷ USD sau khi Quốc hội và Nhà Trắng đạt được thỏa thuận bổ sung ngân sách trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ cũng như chu cấp thêm tiền cho các bệnh viện và công tác xét nghiệm Covid-19. Anh điều chỉnh số liệu, tăng 41% số ca tử vong vì Covid-19 Cục thống kê quốc gia Anh hôm 21/4 đã công bố dữ liệu điều chỉnh về tổng số ca tử vong vì virus corona chủng mới ở nước này tính tới ngày 10/4 lên 13.121 người, tăng hơn 41% so với các báo cáo trước đây (9.288 người). Nhà chức trách giải thích, sự chênh lệch là do cơ quan y tế ban đầu chỉ thống kê những trường hợp thiệt mạng tại các bệnh viện sau khi có kết quả dương tính với virus. Cách thống kê mới phản ánh mọi trường hợp thiệt mạng có giấy chứng tử vì mắc Covid-19, kể cả những ca nghi nhiễm, bất kể họ qua đời tại bệnh viện hay bên ngoài những cơ sở này. Anh hiện vẫn là "điểm nóng" về dịch Covid-19 trên thế giới. Tính đến sáng sớm ngày 22/4, đảo quốc sương mù đã có hơn 129.000 ca dương tính với virus corona chủng mới với 17.337 trường hợp tử vong. Quốc hội Anh ngày 21/4 đã nhóm họp trở lại sau kỳ nghỉ Lễ Phục sinh kéo dài do các biện pháp phòng chống dịch Covid-19. Các nghị sỹ được khuyến khích tham gia phiên họp bằng hình thức trực tuyến. Đây là lần đầu tiên cơ quan lập pháp 700 năm tuổi của Anh tổ chức họp bằng hình thức như vậy. Iran thừa nhận chưa kiểm soát được dịch Phát biểu trên truyền hình quốc gia hôm 21/4, Thứ trưởng Y tế Iran Iraj Harirchi thừa nhận, nước này vẫn chưa kiểm soát được dịch Covid-19 và cũng không hề dự đoán được thời điểm có thể làm được việc đó. Iran hiện là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì sự bùng phát của virus corona chủng mới ở Trung Đông. Theo hãng thông tấn quốc gia IRNA, tính đến hết ngày 21/4, quốc gia Hồi giáo đã có ít nhất 84.802 người nhiễm Covid-19 với 5.297 bệnh nhân đã tử vong. Tổng thống Mỹ Trump tuyên bố, Washington sẵn sàng viện trợ cho Iran trong cuộc chiến chống Covid-19, chẳng hạn như cung cấp máy thở, nếu Tehran yêu cầu. Song, Chính phủ Iran từ chối, đồng thời cho rằng nếu Washington muốn hỗ trợ thì trước hết phải gỡ bỏ các lệnh cấm vận nhằm vào Tehran. Các tin nóng khác về đại dịch Covid-19: - Tổng thống Mỹ Trump và Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm 21/4 đã điện đàm để thảo luận về hợp tác song phương trong phòng chống dịch Covid-19. Theo Văn phòng Thủ tướng Anh, hai nguyên thủ đã nhất trí về tầm quan trọng phải có một phản ứng phối hợp quốc tế, kể cả của G7 để dập dịch. - Nhà chức trách Hàn Quốc ngày 21/4 cho biết đã tiến hành truy tố 10 người vi phạm quy định tự cách ly nhằm ngăn ngừa sự lây lan của virus corona chủng mới. Để dập dịch Covid-19, Chính phủ Hàn Quốc đã siết chặt các quy định cách ly, kể cả áp dụng cách ly kiểm dịch bắt buộc đối với những người mới nhập cảnh và xử phạt tới 1 năm tù giam hoặc bắt nộp phạt tới 10 triệu won (hơn 190 triệu đồng) đối với bất kỳ ai vi phạm những quy định này. - Chương trình Lương thực thế giới của Liên Hợp Quốc (WFP) cảnh báo, số trường hợp chết đói trên toàn cầu có thể tăng gần gấp đôi, lên tới 265 triệu người do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 đối với các nền kinh tế khắp thế giới. WFP kêu gọi các nước phải "hành động nhanh chóng" nhằm ngăn chặn nguy cơ này thành hiện thực. - Khoảng 500 người bắt đầu tự cách ly trong dinh thự của Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind từ ngày 21/4 sau khi con dâu của một nhân viên vệ sinh tại đây dương tính với virus corona chủng mới. Cùng ngày, Hiệp hội Y khoa Ấn Độ (IMA) đã kêu gọi nhà chức trách ban hành luật bảo vệ các nhân viên y tế sau hàng loạt vụ tấn công bạo lực, mang tính kỳ thị nhằm vào các y, bác sĩ và bệnh viện đang tham gia cuộc chiến chống dịch Covid-19. Tính đến hết ngày 21/4, quốc gia này ghi nhận gần 19.000 ca nhiễm Covid-19 với 603 trường hợp đã tử vong. - Bác sĩ riêng tiết lộ, Thủ tướng Pakistan Imran Khan sẽ đi làm xét nghiệm Covid-19 vì tuần trước từng gặp một nhà hảo tâm mới được chẩn đoán nhiễm virus coron chủng mới. - Bộ trưởng Dân phòng New Zealand ngày 21/4 thông báo, nước này sẽ kéo dài sắc lệnh tình trạng khẩn cấp quốc gia vì dịch Covid-19 thêm một tuần. Nhà chức trách cũng có ý định nâng cảnh báo về dịch lên mức 3 vào ngày 28/4 tới. New Zealand hiện ghi nhận 1.445 ca mắc Covid-19 với 13 bệnh nhân đã thiệt mạng. - Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte thông báo, để ứng phó với dịch Covid-19, nước này sẽ kéo dài lệnh phong tỏa đối với hầu hết các doanh nghiệp tới ngày 20/5 và cấm các sự kiện lớn, quy tụ đông người tới tận ngày 1/9. Các trường học cũng dự kiến bắt đầu mở cửa trở lại từ ngày 11/5. Hà Lan đã có tới 34.134 ca nhiễm Covid-19 với 3.916 bệnh nhân tử vong. Tuấn Anh | ||||||||||||
Thế giới hậu Covid-19 – Phần 3 Posted: 21 Apr 2020 05:34 PM PDT - Vốn được xem như "cứu nhân", nhưng đại dịch Covid-19 đã làm nảy sinh hoài nghi mới, coi toàn cầu hóa là "tội đồ", reo rắc coronavirus ra khắp toàn cầu và gây ra đại họa như hiện nay. LTS: Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu mạch bài viết dự báo về những biến đổi địa chính trị trên thế giới sau đại dịch Covid-19 của Tiến sỹ Hoàng Anh Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Bộ Ngoại giao. Rõ ràng, nếu mức độ liên kết và toàn cầu hóa không cao và chặt chẽ như hiện nay, Coronavirus không thể có cơ hội phát tán nhanh và làm tê liệt toàn thế giới trong một thời gian ngắn như vậy. Do đó, không khó để đoán trước ngay sau khi đại dịch kết thúc, Mỹ, Nhật, EU và một loạt nước phương Tây trong G20 sẽ đưa ra và áp đặt hàng loạt quyết sách quyết liệt lên các đại công ty lớn, cách thức kiểm soát công dân và hành vi của họ, nhằm giảm thiểu tối đa sự lây lan của bệnh dịch tương tự, cũng như các tác động kinh tế, an ninh khôn lường trong tương lai. Điều đó sẽ tác động sâu sắc đến việc thay đổi nhận thức của chúng ta về "kịch bản toàn cầu hóa mới 2.0", trong đó xuất hiện làn sóng dịch chuyển, sắp xếp lại lớn nhất và với tốc độ nhanh nhất mà thế giới chưa từng chứng kiến về đầu tư, sản xuất, thương mại, cung ứng, hậu cần, dịch vụ...tức những nhân tố cấu thành "nền kinh tế chuỗi" của quá trình toàn cầu hóa 1.0 hiện nay. Theo đó, toàn cầu hóa 2.0 sẽ mang trong mình nội hàm mới, một sắc thái mới mà tất cả các nước dù muốn hay không cũng buộc phải tìm cách thích nghi.
Toàn cầu hóa, theo cách hiểu đơn giản nhất, là quá trình tiến ra và hội nhập với thế giới bên ngoài của con người và các quốc gia trên quy mô và phạm vi toàn cầu. Hiểu theo cách này, toàn cầu hóa không phải là điều gì mới mẻ, mà là tiến trình thể hiện ước muốn vươn ra và hội nhập với bên ngoài của con người, của các quốc gia từ ngàn đời nay. Sang thời kỳ tư bản chủ nghĩa, với nền tảng khoa học kỹ thuật trong tay, nguồn lực tài chính khổng lồ cộng với động lực tìm kiếm lợi nhuận tối đa... các công ty đa quốc gia tìm mọi thủ đoạn vươn vòi bạch tuộc ra bên ngoài để mở rộng thị trường và kiểm soát tài nguyên khắp thế giới nên toàn cầu hóa ở khía cạnh nào đó đã được gắn với cái tên là "Mỹ hóa" hay "tư bản hóa." Tuy nhiên, chỉ khoảng 3 thập kỷ gần đây toàn cầu hóa có một xung lực phát triển mạnh mẽ nhờ hai yếu tố chính. Một là, sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc sau quá trình cải cách và mở cửa thành công, và sự tham gia tích cực của nước này trong tiến trình hội nhập với thế giới, với vị thế là đại công xưởng và cường quốc thương mại hàng đầu thế giới. Nhiều người, nhiều quốc gia nhìn Trung Quốc lúc này với sự lo ngại, thiếu thiện cảm, thậm chí họ còn gán tên của toàn cầu hóa thành tiến trình "Trung Quốc hóa thế giới". Hai là, những tiến bộ như vũ bão về giao thông vận tải, khoa học công nghệ, đặc biệt là hàng không và công nghệ thông tin, trong khoảng hai, ba thập kỷ qua đã thúc đẩy sự gắn kết con người với nhau, sự lưu thông của hàng hóa và dịch vụ... ở mức độ chưa từng có và tạo ra một thế giới chúng ta đang sống phụ thuộc lẫn nhau và gắn kết với nhau hơn bao giờ hết. Không thể phủ nhận toàn cầu hóa đã đem lại nhiều giá trị nhiều thay đổi tích cực cho hầu hết các quốc gia tham gia vào tiến trình này như: (i) Hàng tỷ người trên khắp thế giới đã thoát khỏi cảnh đói nghèo khi tham gia và trở thành một mắt xích trong nền kinh tế chuỗi, sản xuất, cung ứng và dịch vụ toàn cầu. (ii) Một số quốc gia, điển hình là Trung Quốc và các quốc gia khu vực Đông Á, tạo được sự phát triển thần kỳ và nhanh chóng thu hẹp khoảng cách phát triển với các quốc gia công nghiệp hàng đầu trên thế giới. (iii) Nhờ cạnh tranh mang tính toàn cầu, các phát minh và cải tiến liên tục được đưa ra và áp dụng, còn cuộc sống của người dân trên khắp thế giới được cải thiện đáng kể do được hưởng lợi từ việc mua được các sản phẩm hữu ích, chất lượng tốt với giá phải chăng. (iv) Nhiều giá trị hữu ích mang tính toàn cầu như dân chủ, nhân quyền, bình đẳng giới, phát triển xanh và bền vững, chống biến đổi khí hậu... được phổ biến và trở thành một phần tất yếu của cuộc sống. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, toàn cầu hóa cũng được xem là gây ra không ít mặt trái như: (i) Tạo ra tình trạng nghèo đói và bần cùng hóa mới. Người dân ở nhiều quốc gia tuy không còn tình trạng thiếu ăn hoặc thiếu mặc như trước, nhưng ngày càng gặp khó khăn trong việc tiếp cận các cơ hội đồng đều về y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội, thu nhập. Khoảng cách giàu, nghèo ở phạm vi quốc gia và trên thế giới ngày một rõ nét khi chưa đến 1% số người giàu có nhất nhưng lại kiểm soát đến trên 90% của cải của toàn xã hội. (ii) Toàn cầu hóa cũng đưa đến việc phân công lao động bất bình đẳng trong phân công lao động quốc tế, trong đó các quốc gia đang phát triển và đi sau giờ đây ở vị thế là người cung cấp nguyên, nhiên liệu rẻ tiền, là thị trường tiêu thụ hàng hóa và là nơi hứng chịu sự ô nhiễm môi sinh và tàn phá của biến đổi khí hậu. (iii) Toàn cầu hóa không giúp tạo ra một cơ chế quản trị toàn cầu, giúp dự báo, hoặc giảm nhẹ tác động của thảm họa toàn cầu, như Covid-19 hiện nay chẳng hạn. Chẳng phải đợi cho đến khi khi đại dịch Covid-19 ra tay, mà chính quyền mới của Tổng thống Donald trump đã nhìn thấy sự "thua thiệt" của Mỹ trong cuộc đua toàn cầu hóa và đã "giáng" vào toàn cầu hóa những "đòn chí tử" ngay sau khi lên cầm quyền đầu năm 2017. Được thúc đẩy bởi Mỹ và phương Tây nhưng nay "toàn cầu hóa 1.0" lại bị Mỹ xem là "lỗi thời", đã hoàn thành "sứ mạng lịch sử" và không còn phục vụ hoặc phù hợp với lợi ích của Mỹ và phương Tây nữa. Mỹ cho rằng Trung Quốc hiện là quốc gia đang tận dụng tốt cũng như "lợi dụng" các lỗ hổng của toàn cầu hóa để tăng cường sức mạnh quốc gia và tìm cách vươn lên vượt Mỹ trở thành cường quốc số một thế giới.
Trump ngay sau đó đơn phương phát động cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc, đồng thời tìm cách đàm phán, ký kết lại hàng loạt các Hiệp định thương mại song phương, đa phương mới. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung dưới tác động của chính sách thương mại và kinh tế mới của Trump đã tạo ra các chuyển dịch ban đầu, nhưng hết sức mạnh mẽ trong việc định vị và sắp xếp lại "nền kinh tế chuỗi", khiến nhiều doanh nghiệp Mỹ và nước ngoài đã rục rịch rút ra khỏi thị trường Trung Quốc đa dạng hóa đầu tư để tránh bị đánh thuế, giảm thiểu rủi ro từ việc để hết trứng vào một giỏ. Nếu như không có sự "chuẩn bị" từ trước, nhiều khả năng nước Mỹ sẽ còn bị động và tổn thương hơn rất nhiều do tác động của đại dịch Covid-19 hiện nay. Dự báo một số thay đổi của toàn cầu hóa thời kỳ "hậu Covid-19" như sau: - Xu hướng chung là không từ bỏ, nhưng "liên kết" và "hội nhập" sẽ được các quốc gia tiến hành một cách thận trọng và có kiểm soát chứ không để phát triển tràn lan, vô tổ chức như hiện nay với những hệ quả khôn lường. - Xu hướng "phi Trung Quốc", tức "thoát", hoặc giảm tối đa sự lệ thuộc vào một thị trường hoặc một đối tác có tính chi phối như Trung Quốc nhiều khả năng sẽ được đẩy mạnh, với việc các nền kinh tế hàng đầu như Mỹ, Nhật, Đức... đi tiên phong trong xu hướng này. Một thị trường lớn thứ hai thế giới với 1,4 tỷ "khách hàng" như Trung Quốc là điều hấp dẫn khó cưỡng đối với bất kỳ công ty hay quốc gia nào. Do đó, việc bỏ trứng vào một giỏ là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, do sự lệ thuộc quá lớn nên khi Trung Quốc "hắt hơi" do Covid-19 thì cả thế giới trở nên "khó thở". Đơn cử như mặt hàng thuốc kháng sinh, Trung Quốc cung cấp tới 90% nguyên liệu. Thay cho "outsourcing", từ ngữ mới hiện nay Mỹ bắt đầu sử dụng là "expensing", tức chính quyền Mỹ sẵn sàng chi trả 100% chi phí của các công ty Mỹ rời khỏi Trung Quốc và chuyển sản xuất về Mỹ hoặc sang các nước khác. Chính quyền Mỹ đã chuẩn bị khoản tiền này và sẵn sàng "mở hầu bao", thực hiện ngay lập tức sau hậu Covid-19. Theo sau Mỹ, Nhật cũng dự trù khoản ngân sách khoảng 2 tỷ USD để hỗ trợ cho các công ty Nhật rút nhà máy khỏi Trung Quốc mang về nước hoặc chuyển sang các nước khác. Một khi cuộc hôn phối "Chimerica" (sự kết hợp của hai từ China và America") trị giá 2.000 tỷ USD (gồm tổng thương mại hai chiều Mỹ-Trung, trị giá trái phiếu chính phủ Mỹ mà Trung Quốc đang sở hữu trên 1.000 tỷ USD và đầu tư hai chiều của Mỹ vào Trung Quốc và ngược lại) còn đi đến hồi kết bằng cuộc "ly hôn" thì không có gì là không thể xảy ra. - Sự định hình của "nền kinh tế chuỗi" mới sẽ có một số đặc điểm sau: (i) Các nhà hoạch định chính sách giờ đây có nhiệm vụ mới là phải lập kế hoạch tự cung, tự cấp để quốc gia họ có khả năng sống sót trong trạng thái biệt lập hoàn toàn từ ba tháng đến ba năm. (ii) Các quốc gia sẽ chạy đua, tìm mọi cách để tự sản xuất hoặc lập các kho dự trữ các mặt hàng y tế thiết yếu (biệt dược, kháng sinh, chất khử trùng, máy thở, quần áo bảo hộ...), và các hàng hóa có tính chiến lược, không phụ thuộc vào nguồn cung của các nước khác. (iii) Cách tiếp cận là "không bỏ hết trứng vào một giỏ", mà phải đa dạng hóa tối đa các nguồn sản xuất, nguồn cung cấp nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ, trong đó thị trường nội địa được ưu tiên và khai thác tối đa. - Xu hướng đa dạng hóa và chuyển dịch đầu tư, sản xuất ra khỏi Trung Quốc cũng đồng nghĩa với việc sẽ hình thành một làn sóng chuyển dịch đầu tư sang các nền kinh tế mới nổi ở Đông Nam Á và một số khu vực khác. Các nước như Việt Nam cần sớm nhìn ra cơ hội, không chỉ lo việc trước mắt là chuẩn bị cho khả năng khôi phục sản xuất sau dịch, mà cần nắm được xu hướng chuyển dịch đầu tư mới này của thế giới, sớm xây dựng chiến lược phù hợp, chủ động đón các dòng vốn đầu tư lớn, đồng thời với việc chuẩn bị các cơ sở hạ tầng giao thông, hậu cần, hàng không, cảng biển, nguồn nhân lực và phương cách quản trị quốc gia mới. Hoàng Anh Tuấn Kỷ nguyên tiếp theo sẽ là gì sau đại dịch? – Phần 2- Lựa chọn mà chúng ta cùng thực hiện với nhau, trong nhiều tuần và tháng tới với tư cách cộng đồng sẽ định hình đặc điểm của thời đại tiếp theo. | ||||||||||||
Một phụ nữ từng bị Đường Nhuệ dọa giết vì làm Bồ tát khóc Posted: 21 Apr 2020 07:08 PM PDT Chị N.M.A (tên nạn nhân đã thay đổi) bị Nguyễn Xuân Đường dí súng vào mặt dọa giết vì "làm cho chị Dương khóc" sau khi chị này giúp xem vận hạn. Câu chuyện chị N.M.A bị Nguyễn Xuân Đường (tức Đường "Nhuệ") cùng hơn 40 đàn em "quây" tại 1 quán cà phê hồi tháng 3/2018 khiến dư luận Thái Bình xôn xao trong thời gian dài. Anh T.D (người dân TP Thái Bình) còn nhớ như in ngày anh cùng bạn bè ngồi trong 1 quán cà phê gần "ngã tư tử thần" (đường Quang Trung) thì một nhóm vài chục thanh niên xăm trổ kéo vào. Nhóm này đuổi hết khách đang uống nước ra ngoài. Mọi người khiếp sợ, biết có chuyện chẳng lành nên đều bỏ về. 2 phụ nữ và 1 đàn ông bị nhóm người này "quây" trong quán, không cho ra ngoài.
Người cầm đầu nhóm thanh niên bặm trợn, xăm trổ là Nguyễn Xuân Đường, chồng doanh nhân Nguyễn Thị Dương. Chị N.M.A là người phụ nữ bị Đường "Nhuệ" cùng đàn em uy hiếp trong quán cà phê hôm đó. Chị M.A cho hay, không chỉ bị chửi bới, xúc phạm, hăm dọa, chị còn bị Đường dí súng đã lên đạn vào mặt dọa giết. Sau khi đấm sưng mắt, Đường ngăn cản chị vào viện cấp cứu. Sở dĩ có chuyện này vì chị mắc tội "làm cho Bồ tát khóc" (Nguyễn Thị Dương được đàn em tung hô là "Bồ tát sống" do tự khoe đi làm việc thiện, cứu người). "Tội làm cho Bồ tát khóc" Chị M.A có điện thờ, ai đến nhờ vả thì xem tướng số giúp, không yêu cầu đặt lễ. Đầu tháng 3/2018, một người quen dẫn theo người phụ nữ lạ tới nhà chị M.A. Sau này, chị M.A mới biết đó là Nguyễn Thị Dương, vợ Đường. Trong cuộc trao đổi, chị M.A có khuyên vợ chồng này nên làm việc thiện do "nghiệp chướng rất nặng", việc này khiến Dương òa khóc tại chỗ... Vài ngày sau, chị M.A nhận được cuộc điện thoại từ một người nói tên Đường, chồng của Dương và mời chị M.A về Thái Bình chơi, giúp vợ chồng này sắp xếp đồ đạc, ban thờ cho phong thủy.
Sau đó, chị M.A có việc về Thái Bình nên đã tiện đường ghé qua. Gần đến địa chỉ nhà Nguyễn Xuân Đường (số nhà 366 đường Lê Quý Đôn), Đường lại hẹn chị ra quán cà phê. Tại đây, xảy ra sự việc như trên. "Đường cho khoảng 40 đàn em quây hai chị em tôi (chị M.A đi cùng em gái) sau khi đã đuổi hết khách ra khỏi quán. Anh lái xe thì bị một nhóm thanh niên xăm trổ khác khống chế ở một góc. Lúc này, anh Đường chửi tôi: "Gia đình bố mày đang làm ăn phát đạt, sổ đỏ bố mày chất cao hơn người, không cần làm bố mày cũng thừa tiền ăn cả đời không hết... Vợ bố mày chưa bao giờ phải khóc mà mày dám làm vợ bố mày khóc thì bố mày sẽ cho mày khóc cả đời", chị M.A thuật lại.
"Anh Đường lên đạn, dí súng vào mặt tôi đòi giết. Người đi cùng tôi (sống ở TP Thái Bình) biết Đường nên ra sức van xin, Đường mới không nổ súng. Anh ta đấm khiến mắt tôi sưng vù, không nhìn thấy gì. Anh ta còn cho đàn em nhảy vào xé áo tôi giữa chốn đông người… Chưa bao giờ tôi sợ hãi, bị làm nhục như thế", chị M.A nói. Phải nhờ rất nhiều sự can thiệp và người nhà đến "giải cứu", chị M.A mới tháo chạy được ra khỏi quán. Khi xe đưa chị đến cấp cứu tại BV, đàn em của Đường "Nhuệ" đuổi theo, chặn đầu xe ngay cổng BV không cho vào. "Sau đó, Đường đã cho người xác minh thông tin của gia đình tôi để tiếp tục đe dọa. Sợ bị trả thù nên tôi không dám tố cáo", chị M.A nói. Chị M.A cho biết, chị sẵn sàng hợp tác với cơ quan công an dưới góc độ là nạn nhân của Đường "Nhuệ" nếu như công an có yêu cầu.
Nhóm PV Khởi tố Nguyễn Xuân Đường về hành vi cố ý gây thương tích ở trụ sở công anCông an TP Thái Bình khởi tố thêm tội danh 'Cố ý gây thương tích' với Nguyễn Xuân Đường (tức Đường 'Nhuệ') liên quan đến việc đánh người tại trụ sở công an vào năm 2014. | ||||||||||||
Nhà 2 tầng phố Hàng Ngang bốc cháy dữ dội Posted: 21 Apr 2020 09:53 PM PDT Ngôi nhà kinh doanh quần áo ở phố Hàng Ngang sáng nay bốc cháy dữ dội ở tầng 2 khiến nhiều người hoảng sợ, PCCC đã ngay lập tức có mặt khống chế ngọn lửa sau 30 phút. Khoảng 10h sáng nay một căn nhà 2 tầng tại số 47 phố Hàng Ngang (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) bốc cháy dữ dội khiến người dân lân cận hoảng sợ. Người dân khu vực đã dùng bình chữa cháy xách tay dập lửa nhưng đám cháy nằm tại vị trí khó tiếp cận nên cháy càng lớn.
Cảnh sát PCCC và CHCN quận Hoàn Kiếm đã xuất 4 xe cùng hàng chục cán bộ chiến sĩ đến làm nhiệm vụ. Khói lửa cuộn khói bao trùm trên tầng 2 của ngôi nhà, lực lượng cứu hỏa tiếp cận hiện trường bằng thang nhôm leo từ ban công phía ngoài, ngăn chặn lửa lan sang nhà lân cận. Lối dẫn vào phố Hàng Ngang - Hàng Đào tạm thời bị phong tỏa. Khoảng 30 phút nỗ lực dập lửa, lực lượng cứu hỏa đã khống chế và dập tắt hoàn toàn đám cháy. Hỏa hoạn không có thương vong về người, thiệt hại về tài sản không đáng kể. Được biết đây là cửa hàng kinh doang quần áo, do dịch Covid-19 nên đã đóng cửa, chỉ có một người đàn ông ở lại trông nom. Cũng trong sáng nay, một vụ hỏa hoạn khác xảy ra vào khoảng 5h50, tại khu vực nhà nghỉ Hồng Nhung, ngõ 74 đường Cầu Diễn, phường Phú Diễn (Bắc Từ Liêm) khi có người mắc kẹt ở phía trong. Trong khoảng thời gian rất ngắn, lửa và khói bốc lên bao trùm toàn bộ ngôi nhà. Ngay sau khi tiếp cận, lực lượng Cảnh sát PCCC và CHCN quận Bắc Từ Liêm đã cứu người mắc kẹt và hướng dẫn một số người thoát nạn đến nơi an toàn, đồng thời khống chế ngọn lửa.
Khoảng 20 phút sau, đám cháy được khống chế. Lực lượng chức năng kịp thời cứu 14 người ra ngoài an toàn. Điều tra ban đầu cho thấy, đám cháy xuất phát từ khu vực bếp của nhà nghỉ tại tầng 1. Lý do trong nhà nghỉ có 14 người là có 8 người thuê trọ phòng theo tháng, còn lại là nhân viên, tạp vụ và gia đình chủ nhà. Trần Thường Hà Nội thuộc nhóm nguy cơ cao, đề xuất cách ly xã hội thêm 1 tuầnTại cuộc họp sáng nay, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19 nêu đề xuất và lấy ý kiến của các bộ ngành, địa phương về phân loại các tỉnh, thành theo 3 nhóm nguy cơ để tiếp tục triển khai các biện pháp chống dịch. | ||||||||||||
Bộ Công Thương lại xin ý kiến Bộ Tài chính về xuất khẩu gạo Posted: 21 Apr 2020 07:59 PM PDT Bộ Công Thương muốn biết số lượng gạo của các thương nhân hiện đang ở cảng/cửa khẩu nhưng chưa đăng ký được tờ khai hải quan xuất khẩu. Ngày 22/4, Bộ Công Thương có văn bản đề nghị Bộ Tài chính phối hợp chỉ đạo Tổng cục Hải quan yêu cầu cơ quan Hải quan tại các cửa khẩu quốc tế thống kê số lượng gạo của các thương nhân hiện đang ở cảng/cửa khẩu nhưng chưa đăng ký được tờ khai hải quan xuất khẩu gạo. Thống kê cụ thể theo tên thương nhân, lượng gạo tồn tại cảng, ngày đưa hàng vào cảng/bãi…
Ngoài ra, thống kê số lượng gạo của các thương nhân đã mở tờ khai hải quan xuất khẩu nhưng có dấu hiệu khai khống để giữ chỗ (thí dụ như không có số container và/hoặc số seal và/hoặc tên tàu và cho tới nay chưa thực hiện tờ khai hải quan xuất khẩu đã được đăng ký). Trên cơ sở thống kê số lượng gạo còn tồn đọng tại các cảng, số lượng tờ khai có biểu hiện khai khống mà Tổng cục Hải quan báo cáo, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính cho ý kiến gấp về phương án điều phối hạn ngạch và sử dụng 100.000 tấn gạo được tạm ứng trước. Đây là thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng để xử lý cho các thương nhân có gạo đưa vào cảng trước ngày 24/3 nhưng chưa đăng ký được tờ khai hải quan xuất khẩu được xác nhận bởi doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh cảng, cơ quan hải quan. Việc này để 2 Bộ cùng phối hợp xem xét, quyết định phương án xử lý trên cơ sở bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng, dễ thực hiện, dễ giám sát. Bộ Công Thương cung muốn Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan định kỳ cung cấp cho Bộ Công Thương số liệu xuất khẩu gạo như Bộ Công Thương như đã đề nghị trước đó. L.Bằng Bộ Tài chính tố 'không tiếp thu ý kiến', Bộ Công Thương hoả tốc phản bácNgày 20/4, Bộ Công Thương vừa có văn bản hỏa tốc gửi Thủ tướng Chính phủ "phản bác" lại những ý kiến của Bộ Tài chính cho rằng Bộ Công Thương "không tiếp thu ý kiến" và "chưa nghiêm túc". | ||||||||||||
Phó chủ tịch phường nói con điên với chị bán rau muốn truy người phát clip Posted: 21 Apr 2020 03:58 PM PDT Nữ Phó chủ tịch phường Bãi Cháy đề nghị chính quyền cho tổ chức họp báo để mình được giải trình, đồng thời, cơ quan chức năng làm rõ động cơ phát tán clip lên mạng xã hội. UBND TP Hạ Long cho biết đã nhận được đơn giải trình của bà Lê Thị Hiền, Phó chủ tịch UBND phường Bãi Cháy. Trong đơn, bà Hiền thừa nhận phát ngôn của mình với chị Vũ Thị Chinh (SN 1989, trú phường Minh Thành, TX Quảng Yên) là chưa phù hợp, tuy nhiên do chị Chinh chống đối nên không giữ được bình tĩnh. Ngoài ra, bà Hiền đề nghị chính quyền cho tổ chức họp báo để mình được giải trình, đồng thời, cơ quan chức năng làm rõ động cơ, nguyên nhân phát tán clip lên mạng xã hội vì bà Hiền chỉ gửi trong nhóm nội bộ theo hình thức báo cáo.
Về phía chị Chinh, 4 ngày sau khi bị bà Hiền gọi là "con điên này", chị muốn lấy lại phương tiện và hàng hoá để tiếp tục đi bán hàng. "Nếu để lâu, rau củ sẽ hư hỏng, tôi muốn lấy lại xe máy để giải quyết nhanh gọn việc này, nhưng vẫn chưa thấy phía phường gọi lên làm việc", lời chị Chinh. Tuy nhiên, trao đổi với VietNamNet, Chủ tịch UBND phường Bãi Cháy Đoàn Hồng Nam cho rằng, đã nhiều lần mời chị Chinh lên làm việc nhưng chị không chịu tới. Ông Nam thông tin thêm, trong tháng 4 chị Chinh đã vi phạm 4 lần vào các ngày 11,14,16 và 18. Cơ quan chức năng cũng đã nhắc nhở 2 lần. "Chiều 21/4, tôi và đồng chí Bí thư phường Bãi Cháy tới nhà chị Chinh xin lỗi về phát ngôn thiếu chuẩn mực của chị H, đồng thời mời chị lên trụ sở làm việc nhưng chị không đồng ý và yêu cầu phải mang xe cùng hàng hoá đến tận nhà trả lại", ông Nam nói. Cũng theo ông Nam, chính quyền sẽ tạo điều kiện cho chị Chinh bằng cách bố trí một chỗ ngồi bán rau trong chợ. "Phường Bãi Cháy có chợ Vườn Đào và chợ Cái Dăm. Nếu chị Chinh muốn bán rau trong chợ thì chúng tôi sẽ hướng dẫn rồi bố trí 1 chỗ ngồi, chị Chinh sẽ phải trả phí như những tiểu thương khác", ông Nam cho biết.
Trước đó, trên mạng xã hội xuất hiện một clip dài hơn 3 phút ghi lại hình ảnh lực lượng chức năng phường Bãi Cháy thu giữ xe chở rau. Người bán rau gào khóc xin bỏ qua thì nữ Phó chủ tịch UBND phường Bãi Cháy Lê Thị Hiền nói: "Con này, mày có bị điên không, thu giữ đưa hết về phường... không nói nhiều". Thành ủy Hạ Long đã có công văn gửi Đảng ủy phường Bãi Cháy, Ủy ban Kiểm tra - Thanh tra của TP yêu cầu xác minh làm rõ trách nhiệm của cá nhân có liên quan trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Đồng thời, đề xuất hình thức xử lý và báo cáo Thường trực Thành uỷ trước ngày 25/4. Phạm Công Chị bán rau kể việc bị nữ Phó chủ tịch phường nói 'con điên này'Chị Chinh thừa nhận việc đã bị nhắc nhở nhiều lần, nhưng cách ứng xử của nữ Phó chủ tịch phường Bãi Cháy khiến chị bị tổn thương. | ||||||||||||
Những con số lột tả sức tàn phá khủng khiếp của đại dịch Covid-19 Posted: 21 Apr 2020 03:42 PM PDT Đại dịch Covid-19 tiếp tục càn quét khắp thế giới và gây ra một loạt hệ lụy khủng khiếp. Các bệnh viện quá tải. Thất nghiệp tràn lan. Cuộc sống ở nhiều nước chưa biết khi nào trở lại bình thường. Hãng tin CNN ngày 21/4 liệt kê những số liệu phơi bày sức tàn phá của đại dịch ở mọi ngõ ngách trên thế giới:
211: Là con số quốc gia và vùng lãnh thổ mà Covid-19 đã hiện diện. Các ca nhiễm được ghi nhận ở tất cả các châu lục trừ Châu Nam Cực. 1: Là vị trí mà Mỹ đang nắm giữ về số người nhiễm bệnh và tử vong. Với gần 793.000 bệnh nhân và hơn 42.500 người thiệt mạng vì Covid-19 tính đến trưa 21/4, Mỹ đang dẫn đầu thế giới, bỏ xa các nước kế tiếp trong danh sách, theo trang thống kê toàn cầu Worldometers. 200.000: Là số người tử vong vì virus corona chủng mới được dự đoán ở Mỹ nếu như các nỗ lực đẩy lui dịch bệnh được thực hiện, theo Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia y tế cấp cao về đại dịch Covid-19. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), đại dịch gần đây nhất là H1N1 đã cướp đi mạng sống của khoảng 12.469 người ở nước này. 14/4: là ngày Mỹ ghi nhận số bệnh nhân Covid-19 tử vong cao kỷ lục, ở mức 2.405. Con số này tăng chóng mặt so với một tháng trước đó. Ngày 14/3, Mỹ có 58 trường hợp tử vong. 1,6 tỷ: Là số trẻ em trên toàn thế giới bị ảnh hưởng vì các trường học đóng cửa, theo UNESCO. Báo cáo của tổ chức này cho biết, gần như tất cả các nước đã cho học sinh nghỉ để ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Các lớp học thời dịch bệnh được chuyển lên không gian mạng. 97%: Là tỷ lệ người Mỹ bị ảnh hưởng bởi quy định ở nhà. Tất cả ngoại trừ 7 bang đã ban hành lệnh này. Thống đốc New York Andrew Cuomo đã kéo dài quy định ở nhà cho đến ít nhất 15/5. Mệnh lệnh tương tự của Thống đốc California Gavin Newsom chưa nêu ngày kết thúc. Trong khi đó, chính quyền nhiều bang khác thông báo kế hoạch cho phép các doanh nghiệp hoạt động trở lại trong tương lai gần. 2.000 tỷ USD: Là con số thiệt hại mà nền kinh tế toàn cầu hứng chịu trong đại dịch Covid-19, theo Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD). 22 triệu: Là số người Mỹ đâm đơn đăng ký thất nghiệp chỉ trong tháng 3 khi các doanh nghiệp buộc phải dừng hoạt động. Điều này có nghĩa là gần 13,5% lực lượng lao động hiện không có việc làm. Đây là mức tăng chưa từng có về số người đăng ký thất nghiệp kể từ khi Bộ Lao động Mỹ bắt đầu thống kê hồi những năm 1960. 0: Là tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận dự kiến của các công ty Mỹ trong năm 2020, theo tính toán của Goldman Sachs hồi tháng 2. Ngân hàng đầu tư này đã công bố báo cáo chưa đầy 1 tháng trước khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu. Sự tụt giảm thê thảm trong các hoạt động kinh tế Trung Quốc, mà kéo theo đó là các doanh nghiệp Mỹ phải ngừng hoạt động, có thể sẽ dẫn tới một cuộc suy thoái. 16/3: Là ngày chỉ số Dow Jones mất 2.997 điểm - sự tụt giảm tồi tệ nhất trong lịch sử. Điều này xảy ra một ngày sau khi Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ cắt giảm lãi suất xuống gần 0. Thị trường đã bắt đầu hồi phục trong tháng này. -37,63 USD: Là giá dầu lửa ngày 20/4, mức thấp nhất kể từ khi Sàn giao dịch hàng hóa New York mở các hợp đồng dầu lửa giao sau vào năm 1983. Thị trường dầu lửa đổ vỡ vì không có cầu. 225 tỷ USD: Là số doanh thu ngành công nghiệp nhà hàng bị thiệt hại vào mùa xuân này do phải đóng cửa vì dịch bệnh, theo Hiệp hội Nhà hàng quốc gia, một tổ chức thương mại gồm chủ các nhà hàng. Các hãng hàng không cũng không chịu chung số phận, với tổn thất lên tới 113 tỷ USD, theo cảnh báo hồi đầu tháng 3 của Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế. Kể cả nếu virus bị ngăn chặn thì các hãng cũng vẫn mất đi hơn 60 tỷ USD. 1 trong 3: Là số người thuê nhà ở Mỹ không trả được tiền thuê đúng hạn trong tuần kết thúc vào 5/4, theo Hiệp hội Nhà ở Nhiều gia đình nước này. Solomon Greene, một chuyên gia cấp cao về chính sách nhà ở thuộc Viện Urban, nói với hãng tin CNN rằng những người thuê nhà dễ tổn thương về kinh tế hơn so với các chủ sở hữu nhà. 150.000: Là con số xét nghiệm virus corona được thực hiện mỗi ngày, theo Tiến sĩ Tom Frieden. Ông cho biết, Mỹ sẽ cần cung cấp 450.000 xét nghiệm mỗi ngày để thực hiện cho những đối tượng ưu tiên cao nhất và 10-20 lần số đó cho xét nghiệm mở rộng. 16: Là số trang cáo phó mà tờ Boston Globe chạy ngày 19/4. Các tờ báo ở nhiều điểm nóng dịch bệnh khác cũng tăng mạnh số trang dành cho thông tin về người chết. Thanh Hảo | ||||||||||||
Giám đốc CDC Mỹ cảnh báo đợt dịch thứ hai tồi tệ hơn hiện nay Posted: 21 Apr 2020 09:30 PM PDT Lời cảnh báo trên được Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) Robert Redfield đưa ra trong trường hợp đợt bùng phát Covid-19 thứ hai tại Mỹ xảy ra vào mùa đông. 'Có nhiều khả năng đợt bùng phát Covid-19 tại Mỹ trong mùa đông tới sẽ nghiêm trọng hơn tình hình hiện nay, do chúng ta sẽ phải đối mặt với Covid-19 và cúm mùa xảy ra cùng lúc", CNN dẫn lời ông Redfield. Nhận định của ông Redfield được đưa ra trong bối cảnh thống đốc nhiều bang tại Mỹ đã bắt đầu nới lỏng các biện pháp 'giãn cách xã hội', và người dân nhiều nơi tụ tập phản đối lệnh phong tỏa.
Số liệu của CDC cho thấy, dịch cúm mùa năm 2019 đã cướp đi sinh mạng của khoảng 34.200 người dân Mỹ, đồng thời khiến hơn 35,5 triệu người tại nước này nhiễm bệnh. Trường hợp cúm mùa và Covid-19 diễn ra cùng lúc, hệ thống bệnh viện sẽ bị quá tải. Khi được hỏi về nhận định của ông Redfield, điều phối viên Deborah Birx thuộc thuộc nhóm chuyên trách ứng phó Covid-19 tại Nhà Trắng cho rằng tình huống trên sẽ rất tồi tệ. "Khi bạn nhìn thấy những gì đã xảy ra tại thành phố New York, thì tình hình dịch bệnh tại đó rất tồi tệ. Tôi tin rằng chúng ta đã nhận được những tín hiệu cảnh báo từ các nhóm quan sát về những khu vực dân cư dễ bị nhiễm bệnh. Chúng tôi sẽ tiếp tục dõi tình hình để sớm đưa ra những cảnh báo", CNN trích lời bà Birx nói. Tuấn Trần |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất, hot nhất | Báo VietNamNet. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét