Thị trường tiêu thụ khẩu trang tại Đức hiện nay. |
Thị trường tiêu thụ khẩu trang tại Đức hiện nay. Posted: 16 Apr 2020 03:27 AM PDT Hiện nay hầu hết nhu cầu của chính phủ, quân đội, công an, bộ y tế Đức đều đã tạm đủ yêu cầu. Các bên cấp hàng đa phần là từ Trung Quốc với tiêu chuẩn hàng hoá đã được chứng nhận. Những nguồn hàng từ TQ đi đều đặn sang các nước Đông Âu, nằm trữ ở các kho ở đấy , trong trạng thái sẵn sàng tràn qua Đức. Đặc biệt là ở Séc, nơi có rất nhiều người Việt Nam thường xuyên có mối làm ăn, lấy quần áo của Trung Quốc. Nhưng hiện nay bị hạn chế vì chính phủ Séc cấm đưa khẩu trang qua khỏi biên giới. Về phân cấp thị trường thì ở Đức, dưới những hợp đồng lớn nêu trên, còn nhiều thị phần ở mảng dưới. Chẳng hạn như các siêu thị Đức hiện nay chưa thấy bán khẩu trang y tế, khẩu trang kháng khuẩn 3,4 lớp hoặc khẩu trang N95, FFP2....mảng này hiện nay Trung Quốc đang mon men chào hàng. Họ có một lợi thế kém Việt Nam là cộng đồng người Trung Quốc ở Đức không nhiều. Việc hạn chế các chuyến bay đi lại khiến doanh nhân của Trung Quốc không có điều kiện giới thiệu hàng. Hơn nữa hiện nay tâm lý chung ở Châu Âu bất đắc dĩ họ mới nhập hàng từ Trung Quốc. Việt Nam đang có một lợi thế ở mặt này, đó là người Việt ở Đức rất đông. Trong đó có nhiều công ty, nhiều người am hiểu làm ăn buôn bán. Đây là những ưu điểm có sẵn nên tận dụng. Các nhà sản xuất ở Việt Nam phải tận dụng những điểm này để giới thiệu hàng ngay lập tức. Nhưng đến đây thì có nhiều điều cần phải nói, đó là việc trao đổi , liên hệ rất rắc rối. Thứ nhất là người Việt bên Đức đi chào hàng, tạm gọi họ là B1. Nếu B1 chào hàng và đối tác chấp nhận, việc giao dịch sẽ diễn tiếp theo sẽ thế nào? B1 không có tư cách pháp nhân, họ ở giữa và cứ trao đổi đi lại giữa hai bên, đến một lúc nào đó họ để cho hai bên giao dịch thẳng với nhau. Nếu bên bán là A, tức nhà sản xuất thì việc đơn giản hơn, nhưng nếu bên bán là A1 thì vấn đề sẽ nan giải. Trường hợp này A1 vốn là cò, nên họ sẵn sàng tước mất luôn công sức của B1( cũng là cò ) khi họ tiếp cận được trực tiếp bên mua là B. Hiểu đơn giản là nhà sản xuất ở Việt Nam là A, người mua bên Đức là B. Bên A có tiếp thị trong nước là A1, bên B có ông chạy kiếm nguồn hàng là B1. Hai ông này vì tính chất đều là cò mồi, nên sẵn sàng loại bỏ nhau nếu gặp được trực tiếp A, B. Lúc này mà nói, thì ông B1 cần thiết hơn, tức những ngừoi Việt ở Đức họ chạy đi tiếp thị, tìm đầu ra. Để tìm được một hợp đồng, họ phải đi lại, làm việc rất vất vả. Nhưng bảo đảm họ có lợi ích trong đó lại rất mơ hồ. Khi bên A và B trực tiếp đi vào thảo luận hợp đồng, họ đứng ngoài. Có khi bên A đã bán hàng được cho bên B, nhưng không trả công cho họ. Họ cũng đành chịu không biết đòi thế nào, bên A hoặc A1 nại đủ lý do là chưa thanh toán tiền, còn trục trặc này nọ....để thoát khỏi B1. Cái này gọi là qua cầu rút ván. Mình đã bị, nhưng vì tâm lý muốn hàng hoá Việt Nam bán được là mục đích đầu tiên của mình, nên dù hơi cay mình cũng bỏ qua. Nói thật lòng như vậy. Tuy nhiên những người B1 khác, họ không chắc có phần, hoặc không đảm bảo gì họ sẽ được trả công, họ sẽ không nhiệt tình làm. Vậy là lợi thế B1, tức những người Việt sống ở Đức làm đầu mối giới thiệu hàng, tìm hợp đồng sẽ bị hạn chế bởi họ không muốn bỏ công sức cho một việc mơ hồ. Về tâm lý bên A, họ bán được hàng mới chiết xuất công môi giới cho B1. Nhưng việc chiết xuất này chẳng được đảm bảo gì, bằng những lời hứa của A hoặc của A1. Những lời hứa của người Việt với nhau chả mấy khi có gía trị, đáng buồn là vậy. Nhiều khi bên B1 yêu cầu bên A1 đưa tên tuổi, địa chỉ nhà sản xuất, hình ảnh nhà máy. Bên A1 họ cũng ngại không đưa, vì lo sợ bên B1 sẽ làm trực tiếp với A1. Trong khi bên B , tức bên mua họ càng muốn nhiều thông tin về bên sản xuất càng tốt cho họ củng cố niềm tin. Điểm muốn nói nữa là các nhà sản xuất Việt Nam tầm trung không có uy tín, thương hiệu. Người Đức họ mua thẳng hàng của những công ty này, họ cũng ngại, nếu mở LC tại ngân hàng lại phải thêm bước nữa thủ tục, mà những nhà sản xuất Việt Nam tầm trung chưa có tiềm lực và kinh nghiệm giao dịch như vậy. Việc mua bán khẩu trang , vì tính chất sử dụng, nên không thể nói giao hàng là hết chuyện. Người Đức họ cần đảm bảo nếu hàng sai trái, gian dối, gây tác hại sức khoẻ cho người tiêu dùng, thì họ bắt đền, khởi kiện ở đâu. Kiện các ông sản xuất Việt Nam thì ở chỗ nào, chế tài nào để bắt các ông sản xuất phải chịu trách nhiệm? Theo mình thì nên làm theo những cách này. Nó cũng là cách lâu dài để hàng hoá Việt Nam có chỗ đứng tại Đức. 1- Một người Việt ở Đức mở một công ty. Công ty này có hợp đồng gia công khẩu trang ở Việt Nam với một nhà máy nào đó. Nhà máy kia chỉ cấp ruột sang Đức, công ty bên này mang đi kiểm định , chứng nhận sản phẩm, sau đó họ đóng gói bao bì, nhãn mác của họ , địa chỉ công ty ở Đức. Hoặc có thể đóng nhãn mác ngay ở Việt Nam, nhưng tên tuổi, địa chỉ...phải là công ty đang ở Đức. Như thế giải quyết được khâu cò mồi, giải quyết được khâu người Đức muốn kiện thì họ kiện luôn công ty đóng gói nhãn mác ở Đức này. Không cần quan tâm với ông sản xuất ở Việt Nam. Lúc này để triển khai như vậy chắc phải mất một tháng. Nếu tốc độ tất cả đều khẩn trương, bên xin giấy phép mở công ty, bên thiết kế bao bì nhãn mác. Nhưng về lâu dài nên cần làm như vậy, vì nó áp dụng cho các mặt hàng khác sản xuất ở Việt Nam. 2- Tận dụng những công ty người Việt tại Đức có chức năng xuất nhập khẩu làm trung gian.Tức bán qua cho công ty này để họ bán lại cho người Đức. 3- Cách nào đó... lách luật hoặc qua chính phủ, quan hệ cá nhân gì đó ...tuỳ khả năng. Tuy nhiên thì khâủ trang vào Đức vẫn phải cần qua những chứng nhận kiểm định sau. EN 149.2001-A1.2009 EN 14683.2005 EN 14683.2009 Tip II hoặc Tip II R Về nguyên tắc thì chứng nhận test theo phương pháp này do Canada, Mỹ, Úc, Nhật, Trung....đều có gía trị. Nhưng nếu chứng nhận test tại Đức thì đương nhiên thuận lợi hơn rất nhiều. Chính phủ Việt Nam có mạng lưới cơ sở, đặc tình, cộng tác viên ở Đức rất nhiều. Thiết nghĩ lúc này nên huy động họ thành lực lượng chào hàng, tiếp thị, môi giới cho những nhà sản xuất ở Việt Nam., đứng ta làm công ty trung gian. Sử dụng họ vào những mục đích như thế này, cũng là điều rất tốt, rèn luyện kỹ năng, bắt họ phải chủ động đem lại lợi ích cho đất nước, doanh nghiệp trong nước. Chứ không phải rình rập, soi mói , thu thập những thông tin ..... Bổ sung thêm là địa chỉ test khẩu trang FFP3, FFP2...và địa chỉ test khẩu trang ba, bốn lớp khác nhau. Các bạn có thể tìm vào link sau để test loại khẩu trang 3, 4 lớp. Còn những stt trước mình đã đưa link test hàng N95, M3. FFP... địa chỉ trong link đó cũng test khẩu trang 3,4 lớp. Nhưng không cần thiết, ở link dưới thì nhanh và thuận tiện hơn. Mình đang nhờ anh bạn dịch rõ hơn để các bạn tham khảo. Các bạn nào ở Đức , có hiểu biết, xin đóng góp ý kiến thêm để giúp các nhà sản xuất khẩu trang Việt Nam, những người chỉ thích kiếm tiền nhanh, chớp cơ hội nhưng không chịu tìm hiểu rộng. Họ thật đáng thương hơn là đáng giận. Có thể họ bán được hàng rồi quên béng chúng ta. Nhưng giúp họ cạnh tranh được với hàng Trung Quốc là điều người Việt ở bất cứ đâu nên làm. https://www.hohenstein.de/de/kompetenz/gesundheit/pruefung-von-medizinprodukten/medizinische-gesichtsmasken/?utm_source=hohenstein-de&utm_medium=slider&utm_campaign=medical-face-masks&fbclid=IwAR0zBWSDXvB6IKtsYU5siKxHnMXcbxEOW6j-HgrynXGqAtd_APniYdc7fK8 |
You are subscribed to email updates from Yêu quê hương Việt Nam, thích uống trà mạn. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét