“Trung Quốc ngang ngược tự ý đặt tên các đảo ở Biển Đông” plus 14 more |
- Trung Quốc ngang ngược tự ý đặt tên các đảo ở Biển Đông
- Món quà bất ngờ dành cho những giáo viên ngỡ phải "ra đường" giữa mùa dịch
- Hà Nội sẽ không gỡ hết lệnh cách ly xã hội sau 22/4
- Lần đầu tiên trong lịch sử, giá dầu giảm xuống dưới ngưỡng 0 USD/thùng
- Công ty bất động sản của Đường Nhuệ đóng thuế 0 đồng
- Rủi ro tiềm ẩn khi họp trực tuyến: Cơ hội của nền tảng nội?
- Tuyển Việt Nam: Thời của Bùi Tiến Dũng lại đến?
- Thế giới hậu đại dịch Coronavirus – Phần 2
- Sang ngày thứ 5 Việt Nam không có thêm ca mắc Covid-19, 80% khỏi bệnh
- Tự ý chiếm huỷ hoại hàng nghìn m2 đất ở khu du lịch đảo Hòn Tằm
- Cần tiền chi tiêu, đồng loạt rao bán ô tô giá rẻ
- Lí do ông Trump muốn điều tra Trung Quốc về dịch Covid-19
- Đầu độc rượu ở Thanh Hóa: Khởi tố vụ án giết người
- Tin chứng khoán ngày 21/4: Đại gia chứng khoán hàng đầu Việt Nam bị ngắt kết nối
- Mỹ đe trừng phạt Thổ vì cố tình mua "rồng lửa" Nga
Trung Quốc ngang ngược tự ý đặt tên các đảo ở Biển Đông Posted: 20 Apr 2020 09:19 PM PDT Bộ Dân chính Trung Quốc thể hiện sự ngang ngược khi tự tiện công bố cái gọi là 'danh xưng tiêu chuẩn' của hàng chục đảo, bãi cạn trên Biển Đông. Thời báo Hoàn cầu của nước này hôm qua đăng tải thông tin, cùng với việc "đặt tên" áp dụng cho "25 đảo, đá và 55 thực thể địa lý dưới biển ở Biển Đông". Bộ Nội vụ và Bộ Tài nguyên Trung Quốc còn công bố kinh độ và vĩ độ của các đảo, bãi cạn này.
Từ các kinh độ và vĩ độ mà Trung Quốc ngang ngược công bố có "danh xưng tiêu chuẩn" có các thực thể nằm trong quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, thậm chí cả những bãi cạn nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trước đó, ngày 18/4, Thời báo Hoàn cầu, Mạng lưới truyền hình toàn cầu Trung Quốc (CGTN) đăng tải thông tin, Bộ Dân chính Trung Quốc ra thông cáo Quốc vụ viện nước này đã phê chuẩn việc thành lập cái gọi là "quận Tây Sa" và "quận Nam Sa" trực thuộc "thành phố Tam Sa" (tỉnh Hải Nam). Cái gọi là "quận Tây Sa" sẽ đặt tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Cái gọi là "quận Nam Sa" đặt tại Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trước quyết định ngang ngược của Trung Quốc nói trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ, Việt Nam đã nhiều lần mạnh mẽ khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lập trường nhất quán của Việt Nam là phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" và các hành vi có liên quan vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không có giá trị và không được công nhận, không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và gây thêm phức tạp tình hình Biển Đông, khu vực và thế giới. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, huỷ bỏ các quyết định sai trái liên quan đến những việc làm đó và không có những việc làm tương tự trong tương lai. Thái An Trung Quốc ngang ngược lập huyện quản lý Trường Sa, Hoàng SaBất chấp luật pháp quốc tế, Trung Quốc vừa ngang nhiên phê chuẩn thành lập 2 huyện quản lý quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. | ||||||||
Món quà bất ngờ dành cho những giáo viên ngỡ phải "ra đường" giữa mùa dịch Posted: 20 Apr 2020 06:05 PM PDT - Cô Trang bật khóc khi nhận được khoản tiền hỗ trợ 8,4 triệu đồng. Hơn 2 tháng nghỉ việc không lương, cũng có lúc cô nghĩ mình sẽ phải "ra đường" vì không đủ tiền thuê phòng trọ. Hơn 2 tháng nay, cô giáo Phan Quỳnh Như Trang - giáo viên một trường mầm non tư thục tại Q.12, TP.HCM phải nghỉ việc không lương do trường học đóng cửa. Khoản tiền cuối cùng nhận được kể từ ngày 20/1 khiến cô không đủ để xoay sở cuộc sống. Từ ngày ly hôn chồng, một mình cô nuôi hai đứa con nhỏ. Dù không nỡ phiền đến bố mẹ già ở quê, nhưng không còn cách nào khác, cô Trang phải gửi con lại cho ông bà ngoại ở Nghệ An, vào TP.HCM xin làm giáo viên mầm non. Nhiều lần thấy con chắt bóp mà vẫn khó xoay sở cuộc sống ở thành phố, bố mẹ khuyên cô nên về nhà, "có gì rau cháo nuôi nhau". Nhưng cô Trang e dè vì "ở quê người ta hay dị nghị mình là mẹ đơn thân nên cũng khó sống, lên thành phố cũng có nhiều cơ hội hơn". Rồi cô khăn gói lên thành phố, xin vào một trường mầm non tư thục tại Q.12. Để tiết kiệm tiền trọ, cô thuê phòng cách trường 10 cây số. Mức lương 5,8 triệu/ tháng được cô chi tiêu chắt bóp cũng vừa đủ tiền sinh hoạt và gửi về quê, tháng nào hết tháng đó. Những ngày này không đi dạy, cũng không có tiền tiết kiệm, tìm việc làm thêm trong mùa dịch lại khó khăn, thế nên cô cũng chẳng thể cầm cự được lâu. Cũng có lúc, cô nghĩ mình sẽ phải "ra đường" vì không biết cầu cứu ai. "Kể từ khi trường học đóng cửa, toàn bộ giáo viên không nhận được đồng trợ cấp nào từ nhà trường. Không biết tình trạng này sẽ kéo dài đến bao lâu, trong khi giáo viên rất cần được sống". Nhiều đồng nghiệp của cô trước đó đã xin đi chạy bàn ăn, nhưng giờ hàng quán cũng đóng cửa, các cô lại tiếp tục mất việc. "Chưa bao giờ giáo viên mầm non lại rơi vào cảnh bi đát đến vậy. Kể cả khi trường học mở cửa trở lại, chúng tôi cũng không biết có bị chấm dứt hợp đồng hay không". Mất việc, nhiều giáo viên chuyển sang bán hàng online Cũng giống như cô Trang, cô giáo Hoàng Minh Tâm bần thần khi nhận được tin sẽ phải nghỉ dạy dài hạn. Là giáo viên trông giữ một nhóm trẻ ở Huế, cô Tâm không kỳ vọng nhiều về việc được chủ trường hỗ trợ tiền trợ cấp như nhiều giáo viên khác ở Hà Nội hay TP.HCM. "Mình hiểu các cơ sở nhỏ lẻ cũng đang phải xoay sở các chi phí vận hành, tiền thuê mặt bằng,... Họ cũng rất chật vật nên giáo viên cũng không thể đòi hỏi gì vào lúc này". Nơi cô Tâm làm việc có 9 giáo viên, mỗi lớp học trông giữ 17-18 trẻ. Mỗi tháng, cô nhận được 3,6 triệu đồng. Từ ngày đột ngột mất việc, hai mẹ con xoay sở bằng số tiền tiết kiệm hơn 2 triệu đồng. Đến cuối tháng 3, số tiền ấy cũng đã cạn hết. Cô Tâm muốn đi tìm một công việc nào đó để làm thêm vì "trông chờ trường mở lại không biết đến bao giờ", nhưng cậu con trai 4 tuổi mắc chứng tăng động nên người mẹ không thể gửi con cho ai để đi làm. Cô đành ở nhà trồng rau, vừa coi, vừa dạy con trong khoảng thời gian này. Đồng nghiệp của cô ở trường cũng không khá hơn là mấy, nhưng khi biết hoàn cảnh đã gửi cho bạn vay 500.000 đồng. Cô Tâm hẹn khi nào đi làm, có lương cô sẽ trả lại. Những tưởng sẽ không thể cầm cự được qua mùa dịch thì đầu tháng 4, cả hai cô cùng biết tới dự án H.A.T (Help A Teacher) do một nhóm những người làm trong lĩnh vực giáo dục và cùng chung mối quan tâm đến giáo dục mầm non tại TP.HCM thành lập. Mỗi giáo viên khi được H.A.T hỗ trợ sẽ nhận 8,4 triệu đồng (tương đương 2 tháng lương tối thiểu). Món quà đến bất ngờ khiến cô giáo Như Trang bật khóc. Còn với cô Minh Tâm, nó như "một chút ánh sáng mở ra ở phía cuối con đường". Sau 48 tiếng phát động, dự án H.A.T đã thu được 39.000 USD với gần 200 hồ sơ xin hỗ trợ từ giáo viên mầm non tư thục. Là một trong những người đứng ra phát động dự án, chị Nguyễn Đức Thùy Anh (Giám đốc Quỹ học bổng VietSeeds) mong muốn món quà này sẽ phần nào giúp giáo viên vơi bớt đi nỗi lo về những bữa ăn, tiếp thêm niềm tin vào những điều tốt đẹp. Đối tượng được H.A.T hướng tới là những giáo viên trong khối mầm non ngoài công lập, trong đó ưu tiên những hoàn cảnh khó khăn, người có con nhỏ, nhà có người bị bệnh hay bố mẹ già, có chồng hay vợ ở trong lực lượng chống dịch... Dự án này được chị Thùy Anh cùng nhóm bạn lên ý tưởng và thực hiện chỉ trong vòng một tháng. "Quả thực đây giống như một dự án cứu hỏa. Khi đại dịch xảy ra, chúng tôi nhìn xung quanh mình đều là những người gặp khó khăn. Điều đó đã thôi thúc chúng tôi cần làm gì đó ngay lập tức để giúp đỡ các cô giáo mầm non". Dự án nhanh chóng thành lập nhóm vận hành gồm 50 thành viên đã lên lịch trình công việc, xây dựng website, fanpage, kêu gọi tài trợ từ các cá nhân, tổ chức. Chỉ sau 5 ngày mở đơn đăng ký, nhóm đã nhận về 1.500 hồ sơ cùng số tiền gây quỹ hơn 1 tỷ đồng. Cũng trong giai đoạn từ ngày 1-17/4, cả nhóm liên tục phỏng vấn từ 8h sáng đến 9h tối để xét duyệt hồ sơ, tìm hiểu và lắng nghe câu chuyện của từng giáo viên. Tính đến ngày 20/4, H.A.T đã hoàn thành việc xét duyệt đợt 3 và trao món quà tới 177 giáo viên tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước. "Có nhiều cô giáo đã bật khóc khi nhận được số tiền này. Sau đó, họ chia sẻ lại với chính những người từng phỏng vấn mình về điều đầu tiên họ làm với số tiền ấy. Điều đó khiến chúng tôi vô cùng xúc động", chị Thùy Anh nói. Khi thực hiện ý tưởng, mong đợi của những người làm dự án không phải là "giải cứu giáo viên mầm non" mà còn kỳ vọng, chính từ sự hỗ trợ đó sẽ giúp giáo viên đi qua khó khăn và tiếp tục lan toả sự tử tế bằng cách đóng góp trở lại cho cộng đồng thông qua chương trình "Đáp đến tiếp nối" của dự án. "Các giáo viên có thể góp sức xây dựng thư viện H.A.T để dành cho trẻ mầm non bằng các clip kể chuyện, hướng dẫn làm đồ chơi đơn giản. Bất kỳ phụ huynh, trường mầm non nào cũng có thể truy cập và sử dụng miễn phí. Ngoài ra, các cô cũng có thể dạy online cho con em những gia đình có người thân tham gia lực lượng chống dịch". Món quà do chính các thầy cô làm để tặng cho con em gia đình có người tham gia phòng, chống dịch. Nhận được khoản tiền trợ giúp, cô giáo Như Trang nghĩ về những người mẹ đơn thân khác cũng rơi vào hoàn cảnh mất việc, không có đủ tiền mua gạo, mua bỉm cho con. Cô nhận ra mình vẫn còn may mắn khi nhận được sự giúp đỡ. Vì thế, cô Trang quyết định sẽ xây dựng một chương trình nhằm hỗ trợ các bà mẹ đơn thân đang gặp khó khăn trong cộng đồng. Kể từ ngày 10/4, cô Trang bắt đầu kêu gọi sự giúp đỡ từ mọi người. Có người góp 20.000, người nhiều hơn góp 100.000 đồng. Những khoản tiền này được cô cùng 3 bà mẹ đơn thân khác trong nhóm gom lại thành các suất hỗ trợ cho những bà mẹ đang gặp khó khăn. "Khi nhận được từ người khác, mình nghĩ bản thân cần phải trao lại cho cộng đồng", cô Trang chia sẻ. Đây cũng là điều được chị Thùy Anh kỳ vọng sau chương trình. "Chúng tôi cảm thấy thật hạnh phúc và xúc động khi những điều tốt đẹp vẫn còn tiếp tục lan toả và tiếp nối. Chúng tôi mong rằng, dù đến một ngày dự án H.A.T kết thúc, nhưng sự tử tế ấy vẫn được lan tỏa, vòng tròn tử tế sẽ tiếp tục nhân rộng lên trong cộng đồng". Thúy Nga Giáo viên mầm non làm đủ nghề "cầm cự" qua những ngày nghỉ dạyĐã gần 1 tháng học sinh nghỉ học để phòng, chống dịch bệnh. Nhiều trường tư thục đã thiệt hại vài trăm triệu đến cả tỷ đồng, kèm theo đó là đội ngũ giáo viên không có việc làm. | ||||||||
Hà Nội sẽ không gỡ hết lệnh cách ly xã hội sau 22/4 Posted: 20 Apr 2020 04:01 PM PDT Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội, đến ngày 22/4, TP không có thêm ca nhiễm Covid-19 thì có thể hạ mức nguy cơ nhưng chắc chắn không gỡ hết lệnh giãn cách xã hội. XEM CLIP: Phát biểu kết luận tại phiên họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Hà Nội chiều tối 20/4, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung nhắc tới bài học chống dịch ở các nước. Ở Hokkaido (Nhật Bản) cách ly giống Việt Nam vào tháng 1-2, sau đó ngừng giãn cách xã hội và cho sinh hoạt bình thường, cách đây 1 tuần thì phải phong tỏa chặt trở lại. Không bỏ hoàn toàn giãn cách xã hội Đánh giá tình hình tại Việt Nam, Chủ tịch UBND TP phân tích có ca nhiễm quốc tịch Anh, khi ra viện tại Đà Nẵng thì âm tính, vào TP.HCM dương tính, rồi về đến Anh lại âm tính. Hay bệnh nhân 188 điều trị ở Hà Nam khi ra viện thì âm tính, về nhà ở Chương Mỹ mấy ngày lại dương tính, vào lại viện 2 ngày thì âm tính.
Theo ông Chung, việc này không có gì lạ bởi trên thế giới cũng đã có. Ông cho hay, cho đến giờ phút này chưa có thuốc đặc trị chữa khỏi hoàn toàn. Từ những thông tin trên, Chủ tịch Hà Nội cho rằng phải rút ra một điều là tất cả các trường hợp âm tính ra viện về nhà phải cách ly tiếp 14 ngày, khuyến khích các trường hợp này cách ly đến 30 ngày cho an toàn. Ông Chung cho hay, sang ngày thứ 7 Hà Nội chưa phát hiện các ca dương tính mới. "Chúng ta làm chủ được tình hình dịch bệnh trên TP. Có những ổ dịch tiềm tàng lây nhiễm rất lớn nhưng chúng ta vượt qua được" - ông Chung bày tỏ. Hà Nội và TP.HCM là những địa bàn nóng bỏng nhất, có ổ dịch lớn nhất, nếu đến ngày 22/4 trên địa bàn TP không phát hiện ca nhiễm nào thì có thể sẽ hạ mức cảnh báo. Nhưng chắc chắn không có chuyện sẽ bỏ hoàn toàn giãn cách xã hội mà sẽ được tiến hành từ từ. Theo chỉ đạo của Thường trực Thành uỷ, Ban cán sự Đảng UBND TP đang giao Văn phòng và Sở Y tế soạn thảo, lấy ý kiến của Thường trực và Thường vụ Thành uỷ để ra chỉ thị hoặc kế hoạch thực hiện chỉ thị mới của Thủ tướng. Chủ tịch TP cho biết: Chúng ta không thể chủ quan mà vẫn phải làm tốt công tác phòng, chống dịch, bởi việc ủ bệnh, lây nhiễm có thể kéo dài hơn 30 ngày. Xử lý nghiêm cửa hàng không thiết yếu mở cửa Ở Hàn Quốc vừa qua có xây dựng bộ tiêu chí cho từng nhà hàng, quán cà phê tuyên truyền cho người dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. Chủ tịch Hà Nội cho rằng, việc đeo khẩu trang hay giữ khoảng cách là yếu tố bắt buộc, sinh hoạt tôn giáo, tụ tập đông người chắc chắn vẫn phải hạn chế một thời gian nữa chứ chưa thể quay lại bình thường như trước kia.
Ông Nguyễn Đức Chung yêu cầu các đơn vị làm tốt công tác tuyên truyền để mọi người dân thực hiện nghiêm túc chỉ thị của Thủ tướng và TP. "Dứt khoát các trường hợp bán hàng trở lại mà không thuộc nhóm hàng thiết yếu là phải phạt. Những người ra đường không đeo khẩu trang thì phải tiếp tục phạt để thực hiện nghiêm túc", ông lưu ý. Ông giao cho Sở Y tế và phòng y tế các quận huyện tiếp tục test nhanh tại chợ đầu mối Minh Khai và Phùng Khoang. Hà Nội đã làm tốt việc xét nghiệm ở 5 chợ đầu mối. Qua kết quả này, có thể đánh giá ở các chợ, với lượng giao dịch, đi lại nhiều nhưng vẫn chưa phát hiện ca nghi ngờ, phần nào giảm bớt nguy cơ. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo không có ca nào dương tính không có nghĩa là đã có miễn dịch cộng đồng, đây mới là con số phần nào cho biết về nguy cơ lây nhiễm ở cộng đồng. Chỉ khi có 60-70% dân số trở lên có kháng thể trong cơ thể thì miễn dịch cộng đồng mới tốt, mới phòng ngừa được dịch. Các đơn vị tiếp tục tăng cường kiểm tra các cửa hàng, karaoke, mát xa, các loại hình hàng cấm không thuộc nhóm thiết yếu thì phải cấm triệt để. Ông cũng cảnh báo người dân về nguy cơ lây nhiễm Covid -19 khi tập thể dục nơi công cộng và nhấn mạnh: "Chúng tôi hiểu, thực hiện giãn cách xã hội mọi người ở trong nhà cũng bí bách nhưng chúng ta cần khắc phục vì chính mình và xã hội". Hương Quỳnh - Trần Thường Hà Nội, TP.HCM kiến nghị giảm mức giãn cách xã hội sau 22/4Lãnh đạo Hà Nội đề xuất đến 22/4, nếu không có ca mắc mới, Hà Nội được điều chỉnh ra khỏi nhóm các tỉnh thành có nguy cơ cao, giảm mức độ giãn cách xã hội. | ||||||||
Lần đầu tiên trong lịch sử, giá dầu giảm xuống dưới ngưỡng 0 USD/thùng Posted: 20 Apr 2020 04:43 PM PDT Giá dầu đêm qua trên thị trường Mỹ có lúc xuống tới gần -38 USD. Nhà sản xuất phải trả thêm tiền cho người mua mang dầu đi. Giá dầu thô WTI giao tháng 5 trong phiên giao dịch đêm qua (giờ Việt Nam) tụt giảm chưa từng có trong lịch sử, giảm hàng trăm phần trăm xuống mức âm. Chốt phiên đầu tuần trên thị trường Nymex, giá dầu giảm 55,9 USD xuống còn -37,63 USD/thùng. Đây là phiên giảm mạnh kỷ lục kể từ khi các số liệu về biến động giá được ghi nhận vào năm 1983. Và theo theo dữ liệu từ Dow Jones Market, đây cũng là mức giá đóng cửa thấp kỷ lục mọi thời đại. Tuy nhiên, các hợp đồng giao tháng 5 sẽ hết hạn trong phiên giao dịch ngày 21/4 (tức hết đêm nay giờ Việt Nam).
Tới đầu giờ sáng 21/4 (giờ Việt Nam), giá dầu WTI giao tháng 5 hồi phục đôi chút nhưng vẫn ở vùng giá âm (khoảng -16 USD/thùng). Hợp đồng dầu WTI giao tháng 6 cũng giảm mạnh nhưng đang ở quanh mốc 20 USD/thùng. Giá dầu âm đồng nghĩa với việc các nhà sản xuất phải trả thêm tiền cho người mua để mang dầu đi. Chi phí để tích trữ dầu cao hơn giá thành sản xuất. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch dầu theo hợp đồng giao tháng 5 ở mức thấp do vậy, các hợp đồng với kỳ hạn dài hơn thường được xem là chỉ báo chính sách hơn về tương quan mua bán. Giá dầu giao tháng 6, tháng 7 và tháng 8 đều quanh ở mức 20 USD/thùng. Giá dầu Brent giao tháng 6 ở mức khoảng 25 USD/thùng.
Theo CNBC, giá dầu giảm mạnh và lần đầu tiên xuống dưới ngưỡng 0 USD/thùng cho thấy tình trạng dư cung dầu thô trầm trọng, sức cầu thấp và thế giới thiếu không gian dự trữ. Dầu tháng 5 tụt giảm xuống sâu dưới mức âm là do hợp đồng này gần như đã trở thành hợp đồng giao ngay và giới đầu tư bán tháo để tránh phải vận chuyển dầu thô trong bối cảnh các nước không có không gian lưu trữ. Các báo cáo của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) gần đây đều bi quan về triển vọng thị trường dầu, ngay cả sau khi OPEC chốt được thỏa thuận lịch sử giảm 9,7 triệu thùng dầu/ngày, đánh dấu sự chấm dứt cuộc chiến giữa Nga và Saudi Arabia. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đang nỗ lực hành động nhưng bị nhiều ràng buộc giới hạn. Chính quyền ông Trump dự tính chi tiền cho các nhà sản xuất để kìm hãm sản xuất dầu thô. Ủy ban Đường sắt (RRC) Texas cũng đang tìm cách hạn chế nguồn cung.
Thị trường chứng khoán (TTCK) Mỹ đêm qua giảm điểm mạnh vì giá dầu giảm kỷ lục và giới đầu tư lo ngại về sự chậm trễ trong việc tài trợ chương trình cho vay giải cứu doanh nghiệp nhỏ bị kiệt quệ vì đại dịch Covid-19. Chỉ số công nghiệp Dow Jones rớt 592 điểm xuống còn 23.650 điểm. Chỉ sô tầm rộng S&P 500 giảm 1,8%, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite giảm 1%. Các cổ phiếu dầu khí giảm mạnh, Chevron và Exxon Mobil đều giảm hơn 4%. Chứng khoán Mỹ giảm còn bởi Thượng viện Mỹ không đạt được thỏa thuận về những gói cứu trợ nhiều hơn trong mùa dịch bệnh. Cơ quan này dự kiến có một cuộc bỏ phiếu vào chiều ngày 21/04 (rạng sáng 22/4 giờ Việt Nam). M. Hà | ||||||||
Công ty bất động sản của Đường Nhuệ đóng thuế 0 đồng Posted: 20 Apr 2020 04:04 PM PDT Mặc dù luôn khoe hình ảnh giàu có trên mạng xã hội, sở hữu hàng trăm lô đất, nhưng công ty bất động sản do vợ chồng Nguyễn Xuân Đường, Nguyễn Thị Dương làm chủ luôn báo cáo thua lỗ. Chi cục trưởng Chi cục thuế TP Thái Bình Nguyễn Văn Duẩn cho biết, công ty Đường Dương, đại diện pháp lý là bà Nguyễn Thị Dương thực hiện nghĩa vụ khai báo thuế do đơn vị quản lý. Nhiều năm liền công ty này thường xuyên khai báo doanh số bằng "0" và không phát sinh thuế phải nộp. Theo công bố, công ty Đường Dương được thành lập ngày 6/2/2015, chuyên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, buôn bán tổng hợp, vận tải, nhà hàng, dịch vụ ăn uống, cho thuê xe có động cơ… Hiện DN vẫn hiển thị trạng thái "đang hoạt động".
"Nếu họ trốn thuế sẽ bị xử lý ngay. Họ còn khai không phát sinh số thuế phải nộp nên không có nợ đọng, tức có kê khai thuế nhưng doanh số bằng 0 nên không phải nộp thuế", lãnh đạo Chi cục Thuế nói. Trên thực tế, việc làm ăn chính của công ty này là tham gia các cuộc đấu giá đất ở trên địa bàn. Tuy nhiên, các lần tham gia đấu giá, vợ chồng Đường - Dương đều tham gia tư cách cá nhân hoặc thông quan "tay chân" của họ. Vì vậy, rất khó để kiểm soát và quản lý. Ngoài ra, vị này cho biết thêm, sau những lần khai báo thuế của công ty Đường Dương, đơn vị cũng đã mời lên làm việc nhưng DN vẫn giữ bài kinh doanh không có lợi nhuận. Ông Duẩn cho biết, sau khi vợ chồng Dương - Đường bị bắt, Công an tỉnh đã đến Cục Thuế tỉnh Thái Bình và Chi cục Thuế TP Thái Bình để làm việc về các nội dung liên quan. Theo tìm hiểu, Công an tỉnh đã thu thập nhiều hồ sơ tài liệu liên quan đấu giá đất đai tại Trung tâm đấu giá; Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Thái Bình và Trung tâm phát triển quỹ đất tại các huyện Đông Hưng, Kiến Xương... Nhiều cán bộ được triệu tập để làm việc và vụ án đang tiếp tục được điều tra mở rộng. Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình, Thượng tá Nguyễn Thanh Trường cho biết, cơ quan đã chỉ đạo cho công an cơ sở nơi những người tố giác, báo tin cư trú, làm việc thường xuyên nắm tình hình, kịp thời phát hiện ngăn chặn những hành vi xâm hại người tố giác. Đồng thời, chỉ đạo cơ quan điều tra hướng dẫn họ thông tin ngay những biểu hiện bị đe doạ, xâm hại để áp dụng các biện pháp bảo vệ họ khi cần thiết. Đang hoàn tất thủ tục đình chỉ Giám đốc Trung tâm đấu giá Chiều qua, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Thái Bình Trần Hữu Hiệp cho biết, cơ quan đang hoàn tất các thủ tục khai trừ Đảng, đình chỉ chức vụ đối với Giám đốc Trung tâm dịch vụ đấu giá Phạm Văn Hiệp - người bị bắt tạm giam chiều 16/4 về tội danh "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ". Theo Giám đốc Sở Tư pháp, ông Phạm Văn Hiệp do Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình bổ nhiệm chức danh, do đó, quy trình khai trừ Đảng, đình chỉ công tác phải thông qua các cuộc họp với Đảng ủy khối các doanh nghiệp tỉnh Thái Bình. "Anh này còn là Bí thư chi bộ của Trung tâm dịch vụ Đấu giá đất - đơn vị sự nghiệp có thu nên việc khai trừ Đảng phải thực hiện theo đúng quy trình" - Giám đốc Sở Tư pháp nói và cho biết, trong thời gian sớm nhất, sẽ họp các cơ quan liên quan để giao quyền phụ trách Trung tâm cho người khác. Nguyên GĐ Sở Tư pháp chia sẻ về 2 cán bộ bị bắt trong vụ Đường NhuệNguyên Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Thái Bình thông tin với VietNamNet về 2 thuộc cấp cũ bị bắt tạm giam liên quan tới vụ án Nguyễn Xuân Đường. Nhóm PV | ||||||||
Rủi ro tiềm ẩn khi họp trực tuyến: Cơ hội của nền tảng nội? Posted: 20 Apr 2020 08:23 PM PDT Số lượng người dùng Zoom đã tăng từ 10 triệu lên 200 triệu chỉ trong 3 tháng, nhưng tất cả đã thành công cốc bởi những sự cố không ngờ. Đó cũng là rủi ro của chính môi trường mạng. Việc giãn cách xã hội để đối phó với dịch bệnh khiến nhu cầu sử dụng các nền tảng họp trực tuyến lớn hơn bao giờ hết. Tuy vậy, môi trường mạng luôn tiềm ẩn trên đó rất nhiều rủi ro mà các tin tặc có thể khai thác để phục vụ cho mục đích của chúng. Vậy chúng ta đang phải đối mặt với những nguy cơ nào? Không bao giờ an toàn 100% trên Internet Hầu hết các sản phẩm họp trực tuyến, hội nghị truyền hình đều sử dụng mạng truyền dẫn dựa trên nền IP. Đối với các giải pháp đóng gói, được triển khai tại các cơ quan/tổ chức, hệ thống mạng này thường sử dụng đường truyền riêng (WAN/MAN/ mạng TSLCD), không kết nối vào mạng Internet nên giảm thiểu được các nguy cơ mất an toàn.
Tuy nhiên, các giải pháp họp trực tuyến thương mại trên nền tảng hạ tầng đám mây (cloud) chủ yếu truyền đưa qua mạng Internet công cộng. Do đó, nó tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về bảo mật. Các nguy cơ này có thể đến từ việc bị chặn bắt thông tin, dữ liệu, bị xâm nhập, chen ngang với hình ảnh và nội dung không phù hợp (như trường hợp "zoombooming" của ứng dụng Zoom), bị lén lút gửi thông tin cuộc họp đến một bên thứ ba khác… Nhìn chung, sẽ không thể không có rủi ro một khi đã tiếp xúc với môi trường mạng công cộng. Để hạn chế rủi ro này, đa số các sản phẩm họp trực tuyến đều sử dụng các giao thức mã hóa phổ biến như tiêu chuẩn an toàn TLS (Transport Layer Security), SRTP (Secure Realtime Transport Protocol)…. Mỗi hãng lại sở hữu cho mình những bí quyết công nghệ khác nhau. Việc chọn công nghệ mã hóa nào chắc chắn cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng của các cuộc họp trực tuyến. Máy chủ đặt tại "vùng không cấm": Cơ hội của các hacker Để tối ưu hiệu năng trong truy xuất, xử lý dữ liệu, các nền tảng họp trực tuyến ngoại thường xây dựng hạ tầng Cloud tại các trung tâm dữ liệu trên khắp thế giới. Điều này cũng mang tới những lo ngại khi mà ở tại một số quốc gia, các điều luật về bảo vệ dữ liệu không được thực hiện một cách nghiêm ngặt. Thực tế cho thấy, Zoom đã rất khó xử khi báo chí loan tin dữ liệu của nền tảng này được gửi về server đặt tại Trung Quốc. Sự cố khiến CEO Eric Yuan của Zoom sau đó đã phải "muối mặt" thừa nhận rằng, các kỹ sư của mình đã "định tuyến nhầm" .
Để hạn chế rủi ro, các nền tảng họp trực tuyến thường sử dụng mật mã hóa toàn trình (end-to-end encryption). Nghĩa là tất cả các dữ liệu chia sẻ, âm thanh, nội dung trao đổi, kể cả cuộc họp trực tuyến đều sẽ được mật mã hóa. Việc mã hóa này được thực hiện từ ứng dụng trên máy người dùng đến hệ thống lưu trữ đặt ở bất kỳ đâu trên thế giới. Với các thuật toán mật mã hóa tiêu chuẩn như AES-256, TLS_RSA…, được áp dụng rộng rãi, ngay chính bản thân nhà cung cấp giải pháp cũng không thể giải mã để khôi phục video, dữ liệu. Zoom từng khẳng định ứng dụng của mình hỗ trợ mã hóa toàn trình. Tuy vậy, theo báo cáo mà Intercept công bố, các cuộc gọi của Zoom hoàn toàn không được mã hóa toàn trình. Các giao thức truyền đưa dữ liệu chỉ đơn thuần qua HTTPS (Giao thức mã hóa cơ bản SSL/TLS). Chính thiết bị người dùng là "gián điệp ngầm" Ngay cả khi các nền tảng họp trực tuyến đều xử lý tốt công việc của mình, họ cũng sẽ phải "bó tay" nếu như "gián điệp" ở ngay chính chiếc điện thoại hay máy tính của bạn. Nhiều loại mã độc được cài đặt sẵn trên các thiết bị di động có khả năng thu thập, chia sẻ thông tin được người dùng gửi đi trong quá trình họp trực tuyến. Bên cạnh đó, những lỗ hổng bảo mật trên cả phần cứng và phần mềm cũng có thể là môi trường thuận lợi cho các hacker cài cắm "gián điệp ngầm".
Nhìn chung, các cuộc gọi trực tuyến luôn đi kèm với những nguy cơ về bảo mật. Rủi ro có thể đến từ bất cứ nơi đâu, từ nhà cung cấp dịch vụ, nhà cung cấp máy chủ, đường truyền Internet cho đến chính thiết bị của người dùng. Do vậy, dù là cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp, người dùng đều cần thận trọng khi lựa chọn nền tảng họp trực tuyến. Tuy vậy, với nhu cầu học và làm việc trực tuyến đang nhân rộng, bài toán này cũng chính là cơ hội của các doanh nghiệp Việt Nam. Hơn lúc nào hết, người dùng Việt đang cần tới những nền tảng họp trực tuyến nội có đủ sức cạnh tranh với các nền tảng nước ngoài. Nền tảng nội vốn có lợi thế về đường truyền, băng thông và khả năng bảo mật nhờ đặt máy chủ ở ngay trong nước. Do đó, các doanh nghiệp nội hoàn toàn có cơ sở để cạnh tranh sòng phẳng ở tập khách hàng có nhu cầu họp trực tuyến trong nội địa. Bài toán mà họ phải giải là làm sao để vừa bảo mật được dữ liệu, nhưng lại vẫn phải tối ưu hóa được đường truyền. Trọng Đạt | ||||||||
Tuyển Việt Nam: Thời của Bùi Tiến Dũng lại đến? Posted: 20 Apr 2020 04:03 PM PDT - Bùi Tiến Dũng nhen nhóm cơ hội giành được suất "gác đền" của tuyển Việt Nam khi Đặng Văn Lâm nhiều khả năng vắng mặt ở AFF Cup 2020. 1. Sau VCK U23 châu Á 2020, nhiều người tin rằng Bùi Tiến Dũng gần như "bít" cửa quay trở lại tuyển Việt Nam dưới thời HLV Park Hang Seo khi đánh rơi quá nhiều cơ hội mà chiến lược gia người Hàn Quốc trao cho thủ thành này. Thủ môn người Thanh Hoá mất vị trí vào tay Văn Toản ở SEA Games 30, đồng thời nhận chỉ trích sau thất bại của U23 Việt Nam trước U23 Triều Tiên. Tất cả đến từ những sai lầm thực khó tin, đáng trách từ Bùi Tiến Dũng. Sai lầm nối sai lầm như thế, cùng lúc trong tay HLV Park Hang Seo còn có khá nhiều thủ thành rất ổn khiến cơ hội cho Bùi Tiến Dũng trở lại tuyển Việt Nam gần như là bằng không.
2. Những diễn biến phức tạp của dịch cúm Covid-19 buộc Thai-League phải tạm hoãn tới tận tháng 9 mới quay trở lại. Điều này đồng nghĩa khả năng với việc Đặng Văn Lâm khó có thể tham dự AFF Cup 2020. Lý do thì như đã nói trước đây, Thai-League thi đấu xuyên qua thời gian mà AFF Cup tổ chức. Và nếu như không có gì thay đổi thủ môn đang chơi bóng trong màu áo Muangthong United là Đặng Văn Lâm rất khó tham dự giải đấu cao nhất khu vực vào cuối năm. Chưa nói tới chuyện, việc chỉ tập chay cho tới tận tháng 9 cũng khiến thủ môn đàn anh mang 2 dòng máu Việt – Nga không dễ đảm bảo được phong độ để HLV Park Hang Seo triệu tập cho AFF Cup 2020.
Chính vì vậy, cơ hội trở lại tuyển Việt Nam của Bùi Tiến Dũng lại được nhen nhóm sau khi tưởng chừng tắt ngấm với màn thể hiện thảm hoạ trong trận đấu cuối tại VCK U23 châu Á hồi đầu năm. 3. Cơ hội của Bùi Tiến Dũng cao bao nhiêu nếu như Đặng Văn Lâm không thể khoác áo tuyển Việt Nam tham dự AFF Cup 2020? Chắc chắn không cao, khi thủ thành này còn phải cạnh tranh với nhiều người chơi cùng vị trí được coi ổn hơn cả kinh nghiệm lẫn chuyên môn. Nhưng trong bối cảnh "bít" cửa lên tuyển Việt Nam, việc ít nhiều "le lói" cơ hội cũng đáng quý với Bùi Tiến Dũng vào lúc này. Nhất là khi thủ môn đang khoác áo CLB TPHCM cũng có những thuận lợi hơn so với phần còn lại.
Bùi Tiến Dũng thuận lợi hơn là vì tới đây khi V-League quay trở lại (dự kiến vào tháng 5), cùng lúc AFC Cup cũng có kế hoạch tiếp tục sau tháng 6, chưa nói cúp Quốc gia... sẽ làm CLB TPHCM thực sự bận rộn với hàng loạt trận đấu diễn ra trong thời gian ngắn. HLV Chung Hae Seong buộc phải luân phiên sử dụng cầu thủ, điều này đồng nghĩa cơ hội ra sân ở CLB TPHCM (vốn cũng khá hẹp vì sai lầm hồi đầu mùa) của Bùi Tiến Dũng quay trở lại. Chính vì thế, khoảng thời gian 3 tháng tới đây trở nên vô cùng quan trọng với "thủ môn quốc dân" trong việc hoàn thiện chuyên môn, cũng như tranh thủ cơ hội ra sân, ghi điểm với HLV Park Hang Seo. Mọi chuyện không đơn giản, nhưng ít ra Bùi Tiến Dũng cũng còn cơ hội chứng tỏ mình. Và giờ là lúc Bùi Tiến Dũng cần nỗ lực, đứng dậy sau những cú vấp vì chắc chắn không có cơ hội nào tốt hơn đâu! Video Bùi Tiến Dũng mắc sai lầm ở VCK U23 châu Á: Xuân Mơ | ||||||||
Thế giới hậu đại dịch Coronavirus – Phần 2 Posted: 20 Apr 2020 11:29 AM PDT - Một số câu hỏi sẽ được đào bới sâu để làm rõ như: Ở đâu và trong bối cảnh nào Covid-19 xuất hiện? Phát hiện và cảnh báo của tổ chức y tế thế giới WHO kịp thời trong việc ngăn chặn đại dịch lây lan không? LTS: Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu mạch bài viết dự báo về những biến đổi địa chính trị trên thế giới sau đại dịch Covid-19 của Tiến sỹ Hoàng Anh Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Bộ Ngoại giao. Trước hết, cần khẳng định xuất phát ban đầu là một cuộc khủng hoảng y tế cộng đồng, nhưng rất nhanh chóng cuộc khủng hoảng này đã vượt ra khỏi phạm vi của một cuộc khủng hoảng y tế thông thường, trở thành một cuộc khủng hoảng toàn diện lan sang các lĩnh vực kinh tế, tài chính, văn hoá, xã hội... Nếu Covid-19 không nhanh chóng được dập tắt, nguy cơ xuất hiện một cuộc đại suy thoái lần thứ hai (Great Depression) trong vòng một thế kỷ, tương đương hoặc lớn hơn cuộc đại suy thoái 1929-1933 và là cuộc đại suy thoái đầu tiên trong thế kỷ 21, đang trở nên hiện hữu và là nỗi ám ảnh kinh hoàng của tất cả các quốc gia, các đại công ty xuyên quốc gia và các tổ chức quốc tế lớn. Cần nhớ rằng, cuộc đại suy thoái thế giới lần thứ nhất đã "vẽ" lại một cách căn bản so sánh và cán cân quyền lực ở Châu Âu và thế giới, cùng với đó là sự xuất hiện của Chủ nghĩa phát xít và tiếp đó là cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2 cướp đi sinh mạng của hàng chục triệu người. Mới chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn, nhưng Coronavirus đã phơi bày một loạt các yếu kém, bất cập trong quản trị quốc gia và quản trị xã hội ở phạm vi quốc gia, khu vực và toàn cầu.
Đại dịch Covid-19 cũng là lời cảnh báo, nhắc nhở nghiêm khắc về cách hành xử thô bạo của con người đối với thiên nhiên và buộc con người phải trả giá cho cách hành xử này. Tuy đắt giá, nhưng đây cũng mới chỉ là những phí tổn ban đầu, và cái giá phải trả sau này sẽ lớn hơn gấp nhiều lần nếu các sai sót hệ thống không được khắc phục triệt để. Có thể tạm hình dung một thế giới hậu đại dịch Covid-19 như sau: 1. Khả năng cao sẽ sớm xuất hiện một chiến dịch dân sự lớn chưa từng có trên phạm vi toàn cầu, với hàng loạt các cuộc điều trần, các hành động pháp lý, các nỗ lực "tìm hiểu sự thật" (fact-finding missions) được mở ra nhằm truy tìm nguồn gốc virus, nguyên nhân đại dịch và xem xét, đánh giá lại toàn bộ các quy trình hiện đang thực hiện. Việc thực thi các khuyến nghị hay các kết luận từ những báo cáo, chiến dịch truy tìm này có thể sẽ làm bay chức nhiều chính trị gia, đưa đến các chuyển dịch địa chính trị, địa chiến lược quan trọng, cũng như việc hình thành các liên minh, tập hợp lực lượng mới ở phạm vi khu vực và toàn cầu. Mọi người hẳn đã rõ, các nước nói chung, đặc biệt là các nước phương Tây, vô cùng nhạy cảm với sinh mạng công dân của họ. Trong rất nhiều vụ việc, Thủ tướng hay Tổng thống các nước phương Tây phải đích thân ra tay trong nhiều sự việc "cỏn con" có khi chỉ liên quan đến một công dân của họ bị bắt cóc hoặc sát hại ở nước ngoài. Việc con virus corona chết chóc "xổng chuồng" nhanh chóng phát tán, khiến cả thế giới ngã ngửa, trở tay không kịp vì mức độ sát thương kinh hoàng, khiến hàng chục ngàn người thiệt mạng, hàng triệu người bị lây nhiễm, cộng với thiệt hại vật chất không kể xiết là chuyện động trời khó có thể bỏ qua. Sở dĩ câu chuyện này đang tạm thời được gác lại vì tất cả mọi người, mọi quốc gia lúc này đều phải lo chống dịch, lo câu chuyện sinh tồn. Tuy nhiên, khi virus dần biến mất thì cũng là lúc xuất hiện màn lục vấn, kể cả những màn "báo thù" khốc liệt và tàn bạo, khi nhiều lực lượng xã hội ở nhiều quốc gia tìm cách truy vấn đến gốc rễ, chỉ với mục đích duy nhất làm sao thảm kịch tương tự không lặp lại, nếu có xảy ra thì các tác hại sẽ giảm thiểu đáng kể. Một số câu hỏi sau chắc sẽ được đào bới sâu để làm rõ, chẳng hạn: Ở đâu và trong bối cảnh nào Covid-19 xuất hiện? Cơ chế phát tán virus thực sự diễn ra thế nào, đặc biệt là việc lây từ người sang người. Phát hiện và cảnh báo của tổ chức y tế thế giới WHO có kịp thời và hiệu quả trong việc ngăn chặn đại dịch lây lan hay không? Nếu không thì nguyên nhân là gì và WHO cần phải có các cải cách gì để làm tốt hơn công việc của mình? Nguyên nhân thất bại tồi tệ nhất của các cơ quan tình báo hàng đầu của Mỹ và phương Tây nằm ở đâu khi họ không đưa ra được cảnh báo sớm? Tại sao các nhà khoa học và chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu thế giới của Mỹ và thế giới lại bất lực, phản ứng quá chậm chạp để mất khoảng "thời gian vàng" quý báu ngăn chặn bệnh dịch, không khuyến nghị các nhà lãnh đạo, các chính trị gia trên thế giới đưa ra các biện pháp ngăn chặn quyết liệt hơn ngay từ đầu? Tại sao lại xảy ra tình trạng các trang thiết bị y tế thiết yếu thiếu trầm trọng đến như vậy? Nếu được làm lại từ đầu thì các chính quyền địa phương, các quốc gia hay các tổ chức quốc tế có thể làm được gì tốt hơn? Có ai, có quốc gia nào mắc lỗi trong chuyện này, tại sao họ lại để chuyện đó xảy ra? Và còn rất nhiều câu hỏi khác nữa. Đặt ra câu hỏi có nghĩa là đi tìm câu trả lời và các biện pháp khắc phục để ngăn thảm kịch không bao giờ lặp lại trong tương lai. Quan hệ tay đôi giữa hai siêu cường "Hậu đại dịch Coronavirus" sẽ chứng kiến sự tăng tốc, chứ không phải giảm đi, cạnh tranh địa chiến lược, cạnh tranh địa chính trị trên phạm vi toàn cầu và ở những khu vực địa lý quan trọng, giàu tài nguyên và nhiều tiềm năng như Đông Nam Á, Trung Á, Trung Đông, Châu Phi.
Chỉ mới khoảng 3 tháng trước khi xảy ra đại dịch, sự manh nha cạnh tranh chiến lược toàn diện, nhưng hết sức quyết liệt giữa Trung Quốc và Mỹ, đặc biệt trong vấn đề thương mại, là mối quan tâm cũng như lo ngại hàng đầu của các nước trên thế giới. Câu chuyện đang ồn ào bỗng dưng bị chìm xuống chính là do Covid-19. Lúc này, câu chuyện bao trùm, chi phối mối quan tâm khắp thế giới là phòng, chống Covid-19 chứ không phải bất kỳ vấn đề nào khác. Cuộc "Chiến tranh lạnh 2.0" mà mọi người từng "háo hức" chờ đợi đã tạm thời bị "trì hoãn". Còn sự "hòa hoãn" hay "hợp tác" Trung Quốc- Mỹ mà chúng ta đang chứng kiến hiện nay mang nhiều tính chất tạm thời bởi cuộc khủng hoảng y tế và virus corona đã và đang tác động trực tiếp đến cả hai siêu cường, buộc họ phải hợp tác với nhau vì sự sống còn của mình, không còn cách nào khác. Nhiều khả năng sự hợp tác này sẽ sớm "chết yểu" một khi bệnh dịch Covid-19 biến mất. Chuyện này cũng tương tự như sự "hợp tác", "quan hệ đồng minh" giữa Mỹ và Liên xô được thiết lập trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai chống lại "khối trục" do Đức Quốc Xã lãnh đạo. Chỉ một năm ngay sau khi phe phát xít thất bại và chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt vào năm 1945 thì quan hệ hệ Liên Xô - Mỹ lại quay trở lại trạng thái đối đầu tất yếu. Điều này cũng phù hợp với bản chất đối kháng của hai hình thái kinh tế, hai hệ thống ý thức hệ hoàn toàn đối lập nhau. Quay trở lại quan hệ Trung - Mỹ, có ít nhất 3 lý do do để thấy sự căng thẳng sẽ sớm trở lại: Thứ nhất, các vấn đề cơ bản dẫn đến nghi kỵ, mâu thuẫn Trung - Mỹ thời gian qua vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Thỏa thuận thương mại giai đoạn một mới ký cuối năm 2019 chỉ mới đụng đến "phần ngọn" và chưa đủ thời gian kiểm nghiệm về tác động tích cực của thỏa thuận này trong việc làm dịu căng thẳng quan hệ Trung - Mỹ. Thứ hai, Coronavirus khoét sâu thêm các nghi kỵ và giảm lòng tin chiến lược Trung - Mỹ vốn đã bị tổn thương nghiêm trọng trước đó. Chẳng hạn, bắt chấp phản đối gay gắt của Trung Quốc, bắt chấp việc WHO đã sử dụng tên mới, Tổng thống Trump, trong rất nhiều trường hợp, vẫn khăng khăng sử dụng từ "Virus Trung Quốc" hay "Virus Vũ Hán". Ngay cả khi đang ở thời điểm căng thẳng nhất đối phó với dịch bệnh, Mỹ vẫn "không quên" thông qua một số đạo luật hỗ trợ Đài Loan về ngoại giao và quân sự nhằm mục tiêu kiềm chế Trung Quốc sau này. Thứ ba, tuy không nói ra, nhưng giữa Trung Quốc và Mỹ hiện đang diễn ra một cuộc chạy đua hết sức quyết liệt xem bên nào "cán đích" trước trong việc chống Covid-19 và ra khỏi cuộc chiến với thương tích bớt nghiêm trọng hơn so với đối phương. Cả Trung Quốc và Mỹ đều hiểu rằng chống Covid-19 lúc này là cuộc chiến sinh tồn, không được phép mắc sai lầm. Chỉ một sai sót chiến lược, một tính toán sai lầm thì cái giá phải trả là đối phương sẽ băng lên dẫn trước, còn mình bị qua mặt và mãi mãi ở vị thế của kẻ bám đuôi. Nước nào thoát khỏi bệnh dịch sớm lúc này cũng đồng nghĩa với việc họ có thể sớm bắt tay vào việc khôi phục hạ tầng sản xuất, dịch vụ, cuộc sống bình thường của người dân, tăng năng lực quốc gia của bản thân đồng thời hỗ trợ cho các đồng minh, trong khi đối phương còn đang vật lộn trong cơn khốn khó. Hoàng Anh Tuấn Thế giới hậu Covid-19 - Phần 1- Coronavirus chưa qua, nhưng bệnh dịch đã, đang và sẽ để lại những di chứng nặng nề trên tất cả các mặt của đời sống con người, cũng như quan hệ quốc tế. | ||||||||
Sang ngày thứ 5 Việt Nam không có thêm ca mắc Covid-19, 80% khỏi bệnh Posted: 20 Apr 2020 04:29 PM PDT - Sáng 21/4, Bộ Y tế cho biết Việt Nam chưa ghi nhận thêm ca mắc mới Covid-19, đã có 214/268 bệnh nhân khỏi bệnh. 6h sáng nay là tròn 120 giờ Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc mới Covid-19. Tổng số ca mắc Covid-19 của cả nước vẫn là 268, trong đó 160 người về từ nước ngoài, 108 người lây nhiễm trong cộng đồng, không có ca tử vong. Đến sáng 21/4, đã có 215 bệnh nhân Covid-19 được công bố khỏi bệnh, chiếm hơn 80%. 53 bệnh nhân còn lại đang được cách ly, điều trị tại 9 cơ sở y tế có 20 người từ nước ngoài về, 7 trường hợp đã có kết quả âm tính từ 2 lần trở lên Việt Nam bước sang ngày thứ 5 liên tiếp không có ca mắc Covid-19 mới Việt Nam đang xếp vị trí 118/212 quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch Covid-19. Việt Nam cùng với Reunion là 2 nơi hiếm hoi trên thế giới có trên 200 ca mắc nhưng chưa có trường hợp nào tử vong dù có bệnh nhân nặng. Riêng bệnh nhân 188 sau khi dương tính trở lại, đã cho kết quả xét nghiệm âm tính nên Bộ Y tế coi bệnh nhân đang trong quá trình theo dõi 14 ngày sau khi khỏi bệnh. Hiện cả nước còn 402 trường hợp nghi nhiễm đang được theo dõi, cách ly chặt chẽ. Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe và cách ly là gần 76.000 người, trong đó cách ly tập trung tại bệnh viện 268 trường hợp; cách ly tập trung tại cơ sở khác hơn 15.000 người, hơn 60.000 người khác đang cách ly tại nhà, nơi lưu trú. Việc 5 ngày liên tiếp không có thêm ca bệnh mới cho thấy tình hình dịch Covid-19 tại nước ta đang được kiểm soát tốt nhờ thực hiện giãn cách xã hội. Tuy nhiên, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 lưu ý, các địa phương cần tiếp tục giám sát chặt chẽ các ổ dịch mới phát hiện như tại Hạ Lôi (Mê Linh, Hà Nội) và rà soát, theo dõi các trường hợp tiếp xúc gần với các ca nhiễm mới gần đây. Bên cạnh đó, do dịch đã lây lan ra cộng đồng nên vẫn tiềm ẩn các nguy cơ lây nhiễm và có thể bùng phát thành ổ dịch bất cứ lúc nào, đòi hỏi các cơ quan y tế, chính quyền địa phương và mỗi người dân cần tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch tích cực, nâng cao ý thức phòng bệnh của mỗi cá nhân, không được phép chủ quan, lơ là. Với những tín hiệu khả quan về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam, trong cuộc họp Thường trực Chính phủ chiều ngày 20/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng cần phải nới lỏng giãn cách xã hội từng bước nhưng phải có kiểm soát đúng mức để không có tình trạng chủ quan, coi thường khiến dịch bệnh có thể bùng phát trở lại. Ban Chỉ đạo sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ các địa phương thuộc nhóm nguy cơ thấp để công bố và Thủ tướng sẽ quyết định các chủ trương phù hợp trong ngày 22/4. Thúy Hạnh Một thuê bao điện thoại gọi 251 lần tới Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCMTrung tâm Cấp cứu 115 TP.HCM trình báo cơ quan chức năng điều tra người gọi 251 cuộc điện thoại từ ngày 15/4 tới nay. | ||||||||
Tự ý chiếm huỷ hoại hàng nghìn m2 đất ở khu du lịch đảo Hòn Tằm Posted: 20 Apr 2020 04:50 PM PDT - Sở TN-MT Khánh Hòa phát hiện chủ đầu tư dự án Khu du lịch đảo Hòn Tằm (phường Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang) đã tự ý san ủi mặt bằng, chiếm đất nông nghiệp tại khu vực đô thị, hủy hoại đất với tổng diện tích hàng nghìn m2... Chiếm, huỷ hoại hàng nghìn m2 đất Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Khánh Hòa vừa kết thúc kiểm tra thực tế việc xây dựng trái phép tại Khu du lịch (KDL) đảo Hòn Tằm (vịnh Nha Trang) do Công ty CP Hòn Tằm biển Nha Trang làm chủ đầu tư. Dự án đang ở giai đoạn xin ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về chủ trương điều chỉnh dự án theo quy định tuy nhiên quá trình tiểm tra Sở TN-MT Khánh Hòa đã phát hiện loạt sai phạm tại KDL Hòn Tằm.
Kết quả kiểm tra hồ sơ pháp lý, thực tế, theo Sở TN-MT Khánh Hoà, Công ty CP Hòn Tằm Biển Nha Trang đã tự ý san ủi mặt bằng hơn 2.721m2 tại khu vực Tây Nam đảo Hòn Tằm, trong đó có khoảng 2.321m2 đất nằm trong phần diện tích đất liền xin mở rộng; 228m2 đất nằm trong phần diện tích đất có mặt nước ven biển xin mở rộng và 172m2 đất nằm ngoài diện tích đất xin mở rộng dự án. Hành vi công ty này tự ý san ủi mặt bằng để thi công công trình trên phần đất xin mở rộng dự án và ngoài ranh giới khu đất xin mở rộng dự án theo quy hoạch 1/500 đã được phê duyệt, chưa được cơ quan thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất là vi phạm pháp Luật về đất đai. Cũng theo Sở TN-MT Khánh Hoà, việc vi phạm pháp luật đất đai của chủ đầu tư bị xử lý vi phạm hành chính đối với 2 hành vi. Một là, hành vi chiếm đất nông nghiệp tại khu vực đô thị với diện tích hơn 2.321 m2, mức xử phạt áp dụng bằng 2 lần mức xử phạt tương xứng theo quy định và do là tổ chức nên mức phạt tiền áp dụng xử phạt hành vi này là 110 triệu đồng, buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định. Hai là hành vi hủy hoại đất với diện tích hơn 400m2 (gồm 228,3m2 đất có mặt nước ven biển và 172m2 đất nằm ngoài ranh giới quy hoạch phê duyệt) theo quy định. Mức phạt tiền cho hành vi này là 7 triệu đồng và buộc khôi phục hiện trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
"Do mức phạt của hành vi chiếm đất thuộc thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh, nên Thanh tra Sở TNMT sẽ lập các thủ tục xử lý vi phạm hành chính trình Chủ tịch UBND tỉnh xử phạt đối với Công ty Hòn Tằm biển Nha Trang về các hành vi trên theo quy định" – báo cáo của Sở TN-MT Khánh Hoà nêu. Trước đó, ngày 20/3, UBND TP Nha Trang cũng đã xử phạt 40 triệu đồng đối với doanh nghiệp này vì tổ chức thi công công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng trên đảo Hòn Tằm. Lấp đất đá lấn biển ảnh hưởng nghiêm trọng hệ sinh thái Ngoài vi phạm về trật tự xây dựng, để đánh giá tác động môi trường, Ban Quản lý Vịnh Nha Trang đã tổ chức lặn kiểm tra đáy biển. Quá trình kiểm tra, ban quản lý phát hiện vùng mặt nước phía Tây Nam đảo (thuộc phân khu phục hồi sinh thái Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang) công ty CP Hòn Tằm biển Nha Trang đang triển khai hoạt động san lấp lấn biển cải tạo mặt bằng để xây dựng.
Báo cáo gửi UBND TP Nha Trang, ông Huỳnh Bình Thái – Trưởng Ban Quản lý Vịnh Nha Trang nêu rõ: "Qua lặn kiểm tra dưới đáy biển phát hiện đất, đá trong quá trình san lấp đã tràn xuống biển ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái khu vực này. Đặc biệt là hệ sinh thái rạn san hô bị hủy hoại, khó có khả năng phục hồi nguyên trạng ban đầu. Một lượng bùn đất không nhỏ theo dòng chảy tràn ra các khu vực xung quanh có nguy cơ ô nhiễm cục bộ tại khu vực vùng nước sát bờ phía Tây Nam đảo Hòn Tằm". Được biết, Hòn Tằm là một đảo rộng hơn 110ha nằm trong vịnh Nha Trang (1 trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới) và chỉ cách thành phố Nha Trang 7km về phía Đông Nam. Vịnh Nha Trang cũng là vịnh biển được bảo vệ và nghiêm cấm tất cả các hành vi lấn chiếm xây dựng.
Clip: Toàn cảnh công trình không phép lấp đất đá lấn biển tại KDL đảo Hòn Tằm Hồng Khanh Lộ công trình không phép lấp đất đá lấn biểnViệc xây dựng các công trình không phép tại KDL đảo Hòn Tằm khiến đất, đá trong quá trình san lấp đã tràn xuống biển ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, hệ sinh thái rạn san hô bị hủy hoại, khó có khả năng phục hồi nguyên trạng… | ||||||||
Cần tiền chi tiêu, đồng loạt rao bán ô tô giá rẻ Posted: 20 Apr 2020 03:00 PM PDT Do khó khăn bởi dịch Covid-19, nhiều giám đốc, chủ cơ sở kinh doanh,... cần tiền chi tiêu, trả nợ đã phải bán cả ô tô nên sắp tới, một lượng lớn ô tô cũ sẽ được bán tháo ra thị trường khiến giá xe giảm mạnh. Cần tiền gấp đành bán xe Anh Nguyễn Văn Cần, chủ một cơ sở kinh doanh nhỏ với gần 10 lao động tại Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội cho biết, do phải tạm ngừng kinh doanh vì dịch Covid-19, nguồn thu không có, trong khi vẫn phải trang trải các chi phí như tiền thuê mặt bằng, lương nhân viên,... nên không còn cách nào khác, anh đành phải đem bán chiếc xe dùng để đi công việc hàng ngày. Đó là chiếc Mazda CX 5, sử dụng được gần 3 năm, đi hơn 30.000 km, vẫn còn thời hạn bảo hành. "Tôi rao bán giá 750 triệu đồng, nhưng vừa rồi chỉ bán được 700 triệu đồng", anh Cần kể. Hoàn cảnh còn căng thẳng hơn là anh Lê Hồng Thịnh ở Nam Từ Liêm, Hà Nội. Thành lập công ty trong lĩnh vực xây dựng từ đầu năm 2019, đang làm thầu phụ cho một số công trình nhỏ, có bao nhiêu tài sản đã thế chấp hết cho ngân hàng để mua máy móc thiết bị. Vốn lưu động dùng để mua vật tư, ứng trước cho đối tác chủ yếu phải đi "vay nóng" bên ngoài với lãi suất 4.000 đồng/triệu /ngày. Các công trình đang thi công phải tạm ngừng, nguồn thu không có. Dù chủ nợ đã đồng ý giảm lãi xuống còn 2.500 đồng/triệu/ngày nhưng anh vẫn phải mang tiền trả cho họ 3 ngày một lần.
Không có nguồn nào, nếu càng kéo dài càng kiệt quệ, anh quyết định bán chiếc ô tô Mitsubishi Out Lander 2.4L vốn đang dùng cho công việc. Chiếc xe này mới mua đầu năm 2019, khi đó có giá hơn 1 tỷ đồng. "Xe đi hơn 10.000 km, tôi rao bán 950 triệu đồng, nhưng vừa phải bán với giá 890 triệu đồng. Bây giờ bán xe cũ với tầm tiền đó mà vẫn có người mua cho là may", anh Thịnh tự an ủi. Chủ cửa hàng kinh doanh ô tô cũ tại đường Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, từ đầu tháng 4/2020 đến nay, tuy đã ngừng kinh doanh, nhưng ngày nào cũng nhận được các cuộc gọi mời mua xe cũ. Khách mua chẳng có, nhưng khách bán xe thì nhiều, có ngày tôi nhận tới 5 cuộc điện thoại hỏi có mua xe không. Những người bán xe đều đang trong hoàn cảnh khó khăn, cần tiền mặt để trang trải chi phí. Do cần tiền gấp nên giá bán cũng giảm, nhiều người chấp nhận bán rẻ hơn để có tiền ngay. Dịch Covid-19 đang khiến cho nhiều DN, hộ kinh doanh nhỏ, phải tạm dừng hoạt động, nguồn thu không có, còn người lao động thu nhập giảm. Để vượt qua giai đoạn khó khăn, nhiều tài sản sẽ được mang bán lấy tiền mặt, thanh toán các khoản nợ và lo đời sống. Ô tô chính là tài sản đầu tiên được nhiều người mang bán khi cần tiền. "Khách chào bán xe cũ nhiều nhưng tôi không dám mua. Lý do là cửa hàng của tôi cũng đang tồn hơn chục chiếc xe cũ mua từ cuối năm 2019 đến nay chưa bán được. Vì vậy, không còn tiền để mua. Hơn nữa với xu hướng này, sắp tới còn nhiều người mang ô tô đi bán và giá xe cũ chắc chắn còn giảm nữa. Vì vậy, không nên mua vào thời điểm này", chủ cửa hàng xe cũ trên đường Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội khuyến cáo. Giá giảm mạnh Chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng cho rằng, không riêng gì Việt Nam mà tại nhiều nước khác cũng tương tự. Bao giờ cũng vậy, cứ kinh tế khó khăn thì tình trạng bán ô tô đang sử dụng đều tăng. Tại Mỹ và châu Âu, làn sóng bán ô tô đang sử dụng tăng nhanh là do ảnh hưởng bởi dịch Covid 19. Mới đây, Bloomberg trích dẫn lời của phó chủ tịch điều hành công ty chuyên kinh doanh xe cũ Cox Automotive tại Mỹ cho biết, 6 tháng nữa sẽ có một lượng cung khủng khiếp trên thị trường xe cũ. Số lượng xe bán ra sẽ dồn dập, tình hình những tháng qua cho thấy rõ xu thế này.
Với Việt Nam, thời gian qua kinh tế phát triển, thu nhập của người dân tăng nên nhu cầu tiêu dùng cũng tăng nhanh. Trong đó, không ít gia đình mua nhà, ô tô, đồ gia dụng,... dưới dạng trả góp. Tuy nhiên, khi đối mặt với dịch bệnh, cuộc sống gặp khó khăn, các nguồn thu bị cắt giảm, không còn khả năng trả nợ nữa, nhiều tài sản trong đó có ô tô sẽ bị bán đi, thậm chí do không có khả năng trả nợ nên các ngân hàng thu hồi để bán sẽ khiến nguồn cung xe cũ tăng mạnh. Dự báo của giới kinh doanh xe cũ cho thấy, số lượng xe bán ra nhiều thì giá sẽ giảm mạnh. Nếu dịch bệnh còn kéo dài và hạt động sản xuất kinh doanh không trở lại bình thường thì tới tháng 6/2020, số lượng xe cũ bán ra tăng và giá sẽ giảm. Không những thế, sức ép với xe cũ còn đến từ chính sách kích cầu của Chính phủ dành cho xe mới. Nếu lệ phí trước bạ cho ô tô mới sản xuất lắp ráp trong nước và thuế giá trị gia tăng giảm 50% sẽ giúp khách hàng mua xe hưởng lợi từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng, càng khiến xe cũ phải đại hạ giá mới bán được. Trong khi đó, thị trường xe cũ đang ế ẩm, giá xe giảm mạnh mà không có người mua bởi xe mới liên tục hạ giá. Phân khúc ô tô có tầm giá từ 500-700 triệu đồng hiện được nhiều khách hàng Việt Nam quan tâm và lựa chọn. Từ giữa năm 2019 đến nay, hàng loạt mẫu xe mới thi nhau giảm giá, khiến khách hàng không màng tới xe cũ. Còn những chiếc xe cũ chạy lướt, dưới 10.000 km, bán ra đều cao hơn so với giá xe mới chưa đăng ký, nên khách hàng càng không mặn mà. Trần Thủy | ||||||||
Lí do ông Trump muốn điều tra Trung Quốc về dịch Covid-19 Posted: 20 Apr 2020 04:08 PM PDT Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 19/4 tuyên bố muốn phái các nhà điều tra tới Trung Quốc để tìm hiểu về sự bùng phát của virus corona chủng mới. Động thái được tin bắt nguồn từ áp lực ngày càng tăng với ông. Nhiều nhà lập pháp cùng đảng Cộng hòa với Tổng thống Trump đang thúc ép ông phải có những biện pháp trừng phạt mạnh tay với Trung Quốc vì sự bùng phát dữ dội của đại dịch Covid-19 trên khắp toàn cầu. Trong khi đó, chính quyền của ông Trump gần đây vẫn tỏ ra thận trọng, tránh đưa ra các đe dọa về hậu quả đối với Bắc Kinh liên quan đến vấn đề này.
Từ giai đoạn đầu của đại dịch, ông Trump đã có những phát biểu ám chỉ Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc cũng như sự phát tán của mầm bệnh chết người. Suốt nhiều tuần, ông khăng khăng gọi virus corona chủng mới là "virus Trung Quốc", bất chấp những lời chỉ trích rằng cách gọi đó là "phân biệt chủng tộc" và "cố tình đổ tội" cho Bắc Kinh. Tổng thống Mỹ quả quyết, ông chỉ đang bảo vệ quân đội Mỹ khi đáp trả việc Bắc Kinh cáo buộc binh lính Mỹ đã mang virus chết người đến Trung Quốc. Song, ông cũng tiếp tục ca ngợi mối quan hệ cá nhân "rất tốt đẹp" và "nhiều tôn trọng" với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trong những ngày vừa qua, lãnh đạo Nhà Trắng trả lời hầu hết các câu hỏi về cách ứng phó dịch bệnh của Bắc Kinh bằng cách chuyển hướng đề cập tới cuộc chiến tranh thương mại "ăn miếng, trả miếng" Mỹ - Trung hồi năm ngoái. Hôm 17/4, trước câu hỏi trực tiếp của phóng viên về việc liệu ông có cân nhắc buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm tài chính cho sự càn quét của đại dịch Covid-19 khắp toàn cầu hay không, Tổng thống Trump chỉ đáp, bản thân "không vui với Trung Quốc" vì Bắc Kinh "không sớm cảnh báo thế giới" về virus corona chủng mới. Ông Trump cũng khẳng định, không ai từng đối xử với Trung Quốc "nghiêm khắc và mạnh mẽ" như ông. Người đứng đầu Nhà Trắng lưu ý, hàng tỉ USD đã chảy vào ngân khố Mỹ nhờ những hành động cứng rắn của ông đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Tuy nhiên, trên Đồi Capitol, nhiều chính khách và quan chức thuộc chính quyền Trump, kể Cố vấn an ninh quốc gia Robert O'Brien tin vào giả thuyết rằng virus corona chủng mới bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm của Trung Quốc ở Vũ Hán và phản ứng của Bắc Kinh ở giai đoạn đầu khủng hoảng đã góp phần khiến dịch Covid-19 bùng phát mạnh, rồi lây lan ra bên ngoài đại lục. Theo chuyên trang tin tức an ninh, quốc phòng Defense One, một số nhà lập pháp có ảnh hưởng lớn trong Quốc hội Mỹ như Thượng nghị sĩ Cộng hòa Lindsey Graham hay Thượng nghị sĩ Dân chủ Elizabeth Warren đã đề xuất ông Trump bắt Bắc Kinh phải "trả giá" bằng nhiều hình phạt, như loại bỏ các hãng sản xuất dược phẩm Trung Quốc ra khỏi chuỗi cung ứng của Mỹ, từ chối thanh toán nợ và xúc tiến điều tra quốc tế đối với chiến dịch truyền thông của Bắc Kinh... Song, cho đến hiện tại, ông Trump dường như vẫn tránh đối đầu trực tiếp với Trung Quốc vì những tranh cãi liên quan đến đại dịch Covid-19. Lãnh đạo Chính phủ Mỹ mới giáng đòn trừng phạt vào Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khi tuyên bố sẽ ngưng tài trợ cho WHO trong 60 - 90 ngày để thẩm tra cách xử lý khủng hoảng của cơ quan này. Lý giải về quyết định gây sốc hôm 14/4, ông Trump đổ lỗi cho WHO về những thất bại trong cách ứng phó với đại dịch, đồng thời cáo buộc tổ chức y tế lớn nhất hành tinh "dung túng, thiên vị" Trung Quốc dù nước này chỉ đóng góp cho cơ quan khoảng 40 triệu USD/năm, bằng 1/10 của Mỹ. Một nguồn thạo tin tiết lộ với tạp chí Politico, Washington thậm chí đang cân nhắc "xử phạt" WHO bằng cách tạo ra một cơ quan mới để thay thế. Động thái trên đã vấp phải sự phản đối cũng như chỉ trích của nhiều lãnh đạo thế giới và dư luận quốc tế, đúng vào lúc Tổng thống Trump đang nỗ lực đẩy lui búa rìu dư luận chĩa vào chính quyền của ông khi Mỹ trở thành tâm chấn của đại dịch Covid-19 toàn cầu. Một số nhà phân tích nhận định, trước sức ép ngày càng tăng vào năm tái tranh cử này, ông Trump rốt cuộc sẽ phải nhắm vào Trung Quốc trong "cuộc chiến đổ lỗi". Và tuyên bố muốn phái các nhà điều tra tới Trung Quốc để tìm hiểu về dịch của ông hôm 19/4 chỉ là "phát súng mở màn". Theo tờ Washington Times, ông Trump đã xác nhận việc chính phủ và các cơ quan tình báo Mỹ bắt tay điều tra các giả thuyết liên quan đến nguồn gốc virus corona chủng mới ở Vũ Hán. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nhấn mạnh: "Đây không phải là vấn đề chính trị. Đây là vấn đề thuộc khoa học và dịch tễ học. Chúng ta cần hiểu rõ điều gì đã xảy ra, để có thể giảm nguy cơ với người Mỹ trong nhiều ngày, tuần và tháng phía trước, đồng thời đưa kinh tế thế giới giới trở lại bình thường". Giới quan sát vẫn đang chờ xem ông Trump cuối cùng sẽ dẫn dắt nước Mỹ vượt qua cuộc khủng hoảng hiện tại như thế nào, cũng như cách ông xử lý vấn đề Trung Quốc ra sao. Lựa chọn của lãnh đạo Nhà Trắng cuối cùng có thể gây ra những tác động rất lớn, không chỉ đối với tương lai của đại dịch Covid-19 toàn cầu mà còn cả mối quan hệ quan trọng giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. Tuấn Anh | ||||||||
Đầu độc rượu ở Thanh Hóa: Khởi tố vụ án giết người Posted: 20 Apr 2020 08:23 PM PDT Công an Thanh Hóa sáng nay thông tin đã khởi tố vụ án "giết người" liên quan đến 2 người chết trong lúc uống rượu trưa qua. Công an Thanh Hóa cho biết, khoảng 12h20 hôm qua, tại công ty bất động sản Á Âu (khu đô thị Bình Minh, TP Thanh Hóa) có 7 người tổ chức ăn uống. Giám đốc công ty Á Âu là chị Lê Thị Phương (SN 1982) mang rượu của gia đình ra để dùng. Ông Đặng Phạm Viên (SN 1967), Chi cục trưởng Thi hành án dân sự TP Thanh Hóa cùng anh Nguyễn Văn Thọ (SN 1981, Chủ tịch HĐQT công ty Á Âu) thử rượu thì bị ngộ độc, được đưa đi cấp cứu nhưng ông Viên không qua khỏi.
Trong số 7 người trên, có 1 người tên Xuyến cũng thử loại rượu này, tuy nhiên chị Xuyến đã nhổ ra nên chỉ bị ngộ độc nhẹ. Cùng thời điểm, tại nhà chị Lê Thị Phương ở số nhà 50 đường Quang Trung, TP Thanh Hóa cũng có 6 người đang ăn uống, trong đó có chồng chị là anh Trần Xuân Minh (SN 1974) cũng uống loại rượu trên và đã chết. Vụ việc đang được cơ quan công an điều tra. Lê Dương Chi cục trưởng Thi hành án dân sự TP Thanh Hóa tử vong sau khi nếm rượuÔng Đặng Phạm Viên (SN 1967), Chi cục trưởng Thi hành án dân sự TP Thanh Hóa đã thử rượu trong bữa ăn trưa và tử vong do nghi bị ngộ độc. | ||||||||
Tin chứng khoán ngày 21/4: Đại gia chứng khoán hàng đầu Việt Nam bị ngắt kết nối Posted: 20 Apr 2020 07:47 PM PDT Sự cố hy hữu vừa xảy ra trên thị trường chứng khoán Việt Nam: một công ty chứng khoán hàng đầu bị ngắt kết nối giao dịch trực tuyến do liên tục mắc lỗi, vượt mức cho phép của HOSE. Sở GDCK TP.HCM (HoSE) vừa ra thông báo ngắt kết nối giao dịch trực tuyến đối với CTCP Chứng khoán VnDirect (VND) kể từ 14 giờ 17 phút 28 giây ngày 20/4 do đã có số lượng lỗi 2G vượt quy định (lỗi kỹ thuật vi phạm quy định giao dịch). Trước đó, VnDirect đã nhiều lần mắc lỗi khiến các nhà đầu tư bức xúc. Trong phiên giao dịch ngày 23/3 (khi TTCK tạo đáy), VnDirect bị lỗi hệ thống khiến các NĐT không thể bán ra ngay từ phiên ATO trên cả website lần nền tảng điện thoại di động trong bối cảnh hàng trăm mã chứng khoán giảm sàn. Giải thích về sự cố hôm 23/3, VnDirect cho biết là do đường truyền không ổn định, công ty đã xử lý và các NĐT có thể giao dịch trở lại sau đó. Còn theo quyết định hôm 20/4 của Sở GDCK TP.HCM (HOSE), nguyên nhân cơ quan này ngắt kết nối giao dịch trực tuyến với VnDirect là do HOSE ghi nhận lỗi 2G của VnDirect vượt mức quy định. Trong quy chế giao dịch chứng khoán và quy định giao dịch trực tuyến của HOSE, CTCK gửi lệnh không hợp lệ vào thời gian trước, trong giờ giao dịch hoặc tại thời gian nghỉ giữa hai phiên và bị hệ thống của Sở từ chối với số lượng 100 thông điệp 2G một ngày sẽ bị ngắt kết nối giao dịch trực tuyến đến khi khắc phục lỗi. Một trường hợp khác liên quan đến ngắt kết nối khi mắc lỗi 2G là vi phạm bốn lần trong vòng một tháng, nhưng số lượng từ 10-50 thông điệp một ngày.
Trong thông báo chiều 20/4, ông Nguyễn Vũ Quang Trung - Phó tổng giám đốc phụ trách HOSE, cho biết, cơ quan yêu cầu công ty nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về giao dịch trực tuyến và sẽ tiếp tục theo dõi đánh giá để áp dụng biện pháp kỷ luật theo quy định. Đây là lần đầu tiên một CTCK có quy mô lớn như VND bị cắt giao dịch nhưng không phải là lần đầu tiên một CTCK bị lỗi giao dịch. Trong quá khứ, có rất nhiều CTCK và chính VnDirect cũng đã nhiều lần ghi nhận lỗi. Hồi đầu năm, CTCK BSC đã bị Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) khiển trách do trong tháng 12/2019 đã có 14 lần sửa lỗi giao dịch chứng khoán thực hiện trên HOSE. Giữa tháng 9/2017, VnDirect cũng đã bị VSD khiển trách do trong tháng 8/2017 VnDirect đã có 8 lần sửa lỗi giao dịch chứng khoán thực hiện trên HOSE. CTCP Chứng khoán (HSC) có 6 lần sửa lỗi trên HOSE trong tháng 5/2017. VIS đã có 19 lần sửa lỗi giao dịch trên HNX. Chứng khoán Bản Việt bị khiển trách do trong tháng 8/2017 đã có một lần loại không thanh toán giao dịch trái phiếu Chính phủ với số lượng 500.000 trái phiếu thực hiện trên HNX. CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cũng đã bị khiển trách do có 4 lần sửa lỗi giao dịch chứng khoán trên Sở GDCK Hà Nội trong tháng 5/2017. ACBS có 6 lần sửa lỗi giao dịch trong tháng 3/2017. Chứng khoán Dầu Khí có 7 lần sửa lỗi trong 4/2016... Không chỉ các CTCK, các sàn giao dịch chứng khoán cũng có những lần mắc lỗi. Sáng 15/8/2017, bảng điện tử của HOSE đã bất ngờ bất động 6 phút, bảng điện tử của các CTCK kết nối với HOSE không hiển thị các giao dịch. Tuy nhiên, lệnh của các NĐT vẫn được chuyển đi, kết quả khớp vẫn trả về cho dù không cập nhật hiển thị trên màn hình. Ngày 27/3/2012, Sở GDCK Hà Nội (HNX) cũng bị lỗi kết nối với các CTCK trong ngày chứng khoán rớt thảm. Nguyên nhân là do HNX khi đó ở trong quá trình chuyển hệ thống giao dịch từ địa điểm số 81 Trần Hưng Đạo về trụ sở mới tại số 2 Phan Chu Trinh và hệ thống đang trong quá trình tối ưu hóa nên cổng kết nối với CTCK chưa hoạt động ổn định tại một số thời điểm. Những lỗi kết nối luôn khiến các NĐT bức xúc cho dù thị trường tăng hay giảm. Trong phiên ngày 23/3/2020 với những người không bán được có thể là may mắn do đây chính là phiên đáy khi VN-Index xuống 666,59 điểm. Thị trường đã tăng nhanh chóng và trong vòng chưa đầy 1 tháng đã lên gần ngưỡng 800 điểm. Cú tăng điểm trở lại của chỉ số VN-Index góp phần giúp các NĐT lạc quan hơn về triển vọng của TTCK. Giao dịch gần đây tăng mạnh, góp phần giúp các CTCK có thêm doanh thu. CTCK SSI vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1 với doanh thu công ty mẹ tăng 39% so với cùng kỳ năm trước. SSI tiếp tục dẫn đầu trên bảng xếp hạng thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ trên toàn thị trường, đạt 11,65%. Trên thị trường chứng khoán (TTCK), đầu giờ sáng 21/4, chỉ số VN-Index quay đầu giảm khoảng 10 điểm sau nhiều phiên âm thầm tăng liên tục. Chỉ số này hiện đang ở mức 785 điểm. Phần lớn các cổ phiếu blue-chips quay giảm giá, trừ Sabeco (SAB) tăng trần, còn Eximbank (EIB) đứng giá. Nhiều công ty chứng khoán có các dự báo thận trọng. Theo BSC, dòng tiền đổ mạnh vào thị trường cho thấy tâm lí lạc quan của nhà đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam đang có diễn biến khả quan. Tuy vậy, việc giá dầu sụt giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong vòng 20 năm và ngân hàng trung ương Trung Quốc tiếp tục hạ lãi suất cho vay kì hạn 1 và 5 năm hỗ trợ nền kinh tế cũng cho thấy rủi ro về mặt vĩ mô là vẫn còn tồn tại. Theo đó, nhà đầu tư nên thận trọng với vùng kháng cự mạnh của chỉ số quanh ngưỡng 800 điểm. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 20/4, VN-Index tăng 5,37 điểm lên 794,97 điểm; HNX-Index giảm 0,78 điểm xuống 109,68 điểm. Upcom-Index tăng 0,48 điểm lên 52,64 điểm. Thanh khoản đạt 6,1 ngàn tỷ đồng. V. Hà | ||||||||
Mỹ đe trừng phạt Thổ vì cố tình mua "rồng lửa" Nga Posted: 20 Apr 2020 07:56 PM PDT Đại diện Mỹ cảnh báo, nước này có thể giáng các đòn trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ nếu Ankara tiếp tục mua và cho triển hai các hệ thống phòng thủ tên lửa, biệt danh "rồng lửa" S-400 của Nga. Trong một tuyên bố gửi phóng viên ngày 20/4, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus cho hay: "Chúng tôi (Mỹ) tiếp tục nhấn mạnh ở mức cao nhất rằng, thương vụ S-400 vẫn là chủ đề thảo luận về việc áp trừng phạt theo Đạo luật đối phó với các kẻ thù của Mỹ thông qua cấm vận (CAATSA). Sự cố ý là rào cản lớn trong mối quan hệ song phương và tại NATO. Chúng tôi tin tưởng rằng, Tổng thống (Thổ Nhĩ Kỳ) Erdogan và các quan chức cấp cao của ông ấy hiểu rõ quan điểm của chúng tôi".
Theo Reuters, Washington đòi Thổ Nhĩ Kỳ phải hủy mọi kế hoạch thâu tóm "rồng lửa" S-400 của Nga và thay vào đó mua hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot do Mỹ sản xuất. Nhà chức trách Mỹ trích dẫn lí do rằng, S-400 không tương thích với các hệ thống phòng thủ của NATO và sẽ phá hỏng một thỏa thuận đã ký giữa Washington - Ankara về việc Thổ Nhĩ Kỳ mua siêu tiêm kích F-35, chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của Mỹ. Tuy nhiên, Ankara từ chối nhượng bộ trước yêu cầu trên. Sputnik đưa tin, Nga đã chuyển giao các lô hàng S-400 đầu tiên cho Thổ Nhĩ Kỳ từ tháng 7/2019. Quá trình lắp đặt và triển khai các hệ thống này vẫn đang tiếp diễn. Hồi đầu tháng 3, Tổng thống Erdogan thông báo, "rồng lửa" S-400 sẽ chính thức đi vào vận hành ở Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 4. Cận cảnh sức mạnh của "rồng lửa" S-400 Tuấn Anh |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất, hot nhất | Báo VietNamNet. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét