“Những con số lột tả sự thật khủng khiếp về đập Tam Hiệp” plus 14 more |
- Những con số lột tả sự thật khủng khiếp về đập Tam Hiệp
- Tình yêu người chồng Vĩnh Long dành cho vợ 3 lần nhận ‘án tử’ ung thư
- Cháy dữ dội kèm tiếng nổ từ kho hóa chất ở Hà Nội
- Nhân tài: Người là ai, đang ở đâu?
- Donald Trump gặp khó, nước Mỹ khởi đầu tuần mới thuận lợi
- Nhiều trường chuyên đã bị biến tướng?
- Trung Quốc phớt lờ lò lửa bán đảo Triều Tiên
- Thiếu đề kháng da, mùa hè của trẻ khó trọn vẹn
- EVN Ninh Bình yêu cầu khách hàng nghỉ việc đi kiểm định công tơ?
- Iran có bắt nổi ông Trump?
- Công an TP.HCM tìm ra nơi bé gái bị cha dượng bạo hành dã man
- Dân buôn tiết lộ sự thật về đào Sa Pa bán tràn ngập chợ
- Sinh tại nhà, trẻ sơ sinh rách mặt vì rơi vào dao cắt rốn
- Trừng phạt Trung Quốc, Mỹ huỷ vị thế đặc biệt của Hong Kong
- Phụ huynh tố bị ép không cho con thi lớp 10 công lập, trường nói gì?
Những con số lột tả sự thật khủng khiếp về đập Tam Hiệp Posted: 29 Jun 2020 04:07 PM PDT Đập Tam Hiệp của Trung Quốc là công trình gây nhiều tranh cãi không chỉ ở nước này mà cả trong khu vực và trên thế giới. Vì sao đập Tam Hiệp lại thu hút sự chú ý của dư luận khắp nơi như vậy? Tạp chí Interesting Engineering nêu một số thực tế về công trình siêu khủng này:
Quy mô khổng lồ Mặc dù một số người tuyên bố đập Tam Hiệp có thể quan sát từ vũ trụ nhưng thực tế không phải như vậy. Tuy nhiên, phải thừa nhận quy mô của công trình rất lớn, và hiện nó vẫn là con đập thủy điện lớn nhất thế giới. Được làm bằng thép và bê tông, đập Tam Hiệp dài hơn 2,3km và cao 183m. Các kỹ sư cần đến 510.000 tấn thép để xây đập. Để so sánh, với lượng thép khổng lồ này, người ta có thể xây được 60 tháp Eiffel (của Pháp). Ba mục đích chính Dù đập Tam Hiệp nhận được nhiều ý kiến tiêu cực nhưng phải thừa nhận công trình thủy điện này cũng có một số lợi ích nổi bật. Đập được thiết kế phục vụ 3 mục đích chính: kiểm soát lũ lụt, sản xuất điện và cải thiện giao thông. Một số người tin rằng, mục đích sau cùng là lợi ích lớn nhất mà con đập mang lại. Cơn khát điện Đập Tam Hiệp cung cấp năng lượng cho hàng triệu người, sử dụng 34 máy phát cực lớn. Nó tương đương với một nhà máy điện đốt 25 triệu tấn dầu thô hoặc 50 triệu tấn than. Trì hoãn ngay từ khi khởi công Kể từ khi được thông báo xây dựng năm 1994, con đập gây nhiều tranh cãi và nhiều lần bị trì hoãn. Ban đầu, đập được dự kiến hoàn thành vào năm 2008, nhưng tình trạng đội chi phí, quan ngại về môi trường, nạn tham nhũng và vấn đề tái định cư khiến dự án bị chậm, đôi lúc tạm dừng. Với nhiều người địa phương, công trình khổng lồ ngày gây hại nhiều hơn mang lại lợi ích.
Ô nhiễm nước Một trong những tranh cãi nóng bỏng nhất là mức độ thiệt hại mà đập Tam Hiệp gây ra cho môi trường. Theo nhiều ước tính, 70% lượng nước ngọt của Trung Quốc bị ô nhiễm và con đập càng làm cho vấn đề này trở nên tồi tệ hơn. Đập được xây trên đỉnh của các cơ sở xử lý chất thải cũ cùng hoạt động khai mỏ. Mỗi năm, khoảng 265 triệu gallon nước thải thô bị lắng xuống dòng Dương Tử. Cuộc di cư khổng lồ Khi dự án được xây dựng, 1,2 triệu người đã buộc phải tái định cư hoặc tìm nơi ở mới. Hiện nay, Chính phủ Trung Quốc vẫn đang di dời người dân ra khỏi khu vực, và dự kiến sẽ chuyển đi thêm hàng trăm nghìn người nữa những năm tới đây. Kiểm soát lũ Lũ lụt theo mùa lâu nay vẫn là nỗi sợ của nhiều người dân sinh sống dọc bờ Dương Tử. Đây là con sông dài thứ 3 trên thế giới, ngoằn ngoèo uốn lượn 6.357km khắp châu Á. Đập Tam Hiệp giúp điều tiết nước sông, góp phần bảo vệ hàng triệu ngôi nhà và sinh mạng ở hạ lưu cùng các thành phố trọng yếu sát cạnh như Vũ Hán, Nam Kinh và Thượng Hải. Hồ chứa mà đập tạo ra có diện tích bề mặt hơn 1000km2. Công trình thậm chí được cho là có khả năng làm chậm vòng quay của Trái đất, vì khối lượng nước dự trữ trong hồ vô cùng lớn. Sản xuất điện Đập Tam Hiệp sản xuất lượng điện nhiều gấp 11 lần so với đập thủy điện Hoover của Mỹ, với công suất lên đến 22.500MW.
Tác động môi trường Khu vực xung quanh đập Tam Hiệp là nơi cư trú và sinh sống của 6.400 loài thực vật, 300 loài cá và hơn 500 loài động vật có xương sống trên cạn. Công trình thủy điện này không chỉ ảnh hưởng đến những loài kể trên mà còn tác động tiêu cực đến môi sinh của chúng. Tình trạng xói mòn của hồ chứa đã gây ra nhiều trận lở đất. Đập lớn đến mức đã tạo ra một vi khí hậu đe dọa hệ sinh thái của khu vực. Chi phí khủng Ước tính, tổng chi phí xây dựng đập vào khoảng 25 tỷ USD nhưng một số ý kiến chỉ ra con số này phải lên đến 37 tỷ USD. Dự án đã gặp nhiều trở ngại vì vốn quá lớn, chưa kể hàng trăm thị trấn và làng mạc bị biến mất. Thanh Hảo Đập Tam Hiệp, công trình tham vọng đầy tai tiếng của Trung QuốcTrung Quốc đã tốn nhiều tiền của và công sức để xây dựng cũng như duy trì đập Tam Hiệp, công trình kiến trúc đồ sộ từng được ví như "Vạn Lý Trường Thành thứ 2". Chắn ngang dòng Dương Tử, đập Tam Hiệp có trụ vững trước lũ lớn?Tình hình mưa lũ đang khiến mực nước ở hồ thủy điện Tam Hiệp của Trung Quốc vượt mức báo động, khiến nhiều người lo ngại con đập lớn nhất thế giới bị vỡ ngay trong mùa mưa năm nay. | ||||||||||||||||||||||||
Tình yêu người chồng Vĩnh Long dành cho vợ 3 lần nhận ‘án tử’ ung thư Posted: 29 Jun 2020 04:22 PM PDT Tình yêu của anh giúp chị đứng dậy chiến đấu với số phận sau 3 lần nhận "án" ung thư. Chị hiểu rằng anh đã nén nỗi đau đến thế thì chị không thể yếu mềm.
Câu chuyện của chị Nguyễn Ánh Nguyệt (sinh năm 1974) - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ TP. Vĩnh Long khiến bất cứ ai cũng có thể bật khóc. Anh chị quen nhau khi cùng tham gia phong trào văn nghệ thời chị vẫn còn đang công tác trong Đoàn Thanh niên. Những lần đi diễn, chị thấy anh rất hay giúp đỡ mọi người. Chị đùa rằng, khi yêu thì thấy "người đâu mà dễ thương", còn khi đã lấy rồi, cái tính ấy khiến chị "dễ… điên". Vì hễ cứ ai cần là anh có mặt, quên cả vợ con. Cũng vì thế mà những năm đầu mới cưới, không biết bao nhiêu lần chị đã nghĩ đến việc dừng lại cuộc hôn nhân với anh. Tính chị khi ấy cầu toàn, làm gì cũng phải thật chỉn chu, nhất là việc nhà và chăm sóc con. Còn anh thỉnh thoảng lại "biến mất" vì bận đi giúp bạn bè, người quen, để mặc chị vật lộn với đống việc nhà. Anh vốn là con út, được cưng chiều. Đến khi lấy vợ, chị lại là người quán xuyến mọi việc nên những năm đầu hôn nhân, anh có phần vô tâm, vô tư. Những mâu thuẫn nhỏ nhặt trong gia đình khiến anh chị cãi nhau triền miên. Nhưng sau chị nhận ra rằng, chồng mình ai cũng thương, chỉ mỗi mình ghét. Thế là chị buộc phải nhìn anh theo hướng tích cực hơn và điều chỉnh lại mình, bớt cầu toàn đi một chút. Dần dà, tình cảm vợ chồng chị cải thiện mà theo chị nói "cứ như yêu lại từ đầu, nhìn đâu cũng thấy mùa xuân". Cuộc sống của chị sẽ hoàn hảo biết bao nếu như biến cố không ập đến vào một buổi tối tháng 7/2015. "Tự nhiên mình có cảm giác đau nhoi nhói một bên ngực. Vốn lo xa nên sáng hôm sau mình đi TP.HCM kiểm tra". Sau 1 ngày siêu âm, chụp chiếu, xét nghiệm, chị nhận tin sét đánh và ngã quỵ tại phòng khám. Nhìn chữ "ung thư" mà chị khóc lạc cả giọng, tự cấu véo mình với hy vọng đây chỉ là giấc mơ. Gọi điện về cho anh, chị chỉ dám nói chờ tới sáng mai mới có kết quả. Đêm về phòng trọ, chị đóng cửa lại và bắt đầu gào thét, khóc lóc thảm thiết và không ngừng hỏi tại sao lại là mình. Chị thiếp đi, rồi tỉnh dậy, chị lại khóc. Hai giờ sáng đêm ấy, chị ngồi dậy viết di chúc, dặn dò chồng nuôi dạy con, gửi gắm con cho 2 dì, lên danh mục những thứ cần mua cho 2 cha con dùng trong 3 năm sau khi chị mất… Nhưng chính lúc này, tình yêu và sự lạc quan của anh đã kéo chị đứng dậy. Ý nghĩ chấm dứt cuộc sống của mình dần không còn tồn tại trong suy nghĩ của chị nữa. Sáu tháng sau đó là những ngày chị vật vã, đau đớn lê lết trong bệnh viện. Bệnh viện đặc kín người, mỗi người một độ tuổi, hoàn cảnh khác nhau nhưng ai nấy đầu trọc lóc, đôi mắt trắng bệch, móng tay thâm tím.
Cũng từ đó, anh từ phiên bản "con út" thành "soái ca" của riêng chị. Anh vừa chăm con, vừa chạy đôn đáo chăm vợ, vừa đi làm, vừa đi học nghiệp vụ. Đau đớn, mệt mỏi, chị không ngủ được, anh thức thâu đêm cùng chị. Anh làm gối cho chị tựa vào để nôn trớ. Bệnh viện đông, anh tìm chỗ cho chị ngồi để một mình chen chân vào nghe gọi tên. Những ngày anh đi học cách nhà 70km, nghe mẹ nói chị không ăn được, anh chạy về ngay trong đêm. Mọi việc nhà, anh giành làm hết. Chỉ trong vòng 3 tháng, tóc anh bạc nửa đầu. Thương mình, thương anh và con, chị lấy đó làm động lực để cố gắng vượt qua. Chị bảo, chị biết ơn anh không chỉ vì những hi sinh đó, mà hơn hết là vì tinh thần lạc quan của anh truyền cho chị. "Lúc nào anh cũng pha trò cười. Anh vui vẻ để mình thấy 'cuộc đời vẫn đẹp sao'. Nhờ đó mà mình càng vững tâm và nhanh chóng tái hòa nhập với cộng đồng". Cuộc chiến với căn bệnh ung thư vú của chị cứ thế trôi đi đến đầu năm 2019. Chị bắt đầu có dấu hiệu đau xương. Dù đã chuẩn bị trước tinh thần cho trường hợp xấu nhất xảy ra, nhưng khi cầm kết quả "di căn xương", chị ngã quỵ lần thứ 2. Chị gọi cho em gái thông báo tin dữ trong nước mắt và không dám cho anh biết. Lúc này chị vẫn còn khỏe nên vào bệnh viện một mình, định bình tĩnh lại sẽ lựa lời nói cho anh đỡ "sốc". Mười phút sau, anh gọi cho chị, giọng oang oang: "Anh đang trên đường lên đón em về, cứ ở trong bệnh viện đừng đi đâu nhé!". Ba tiếng sau, anh xuất hiện, gương mặt vẫn rất bình thường, vui vẻ trò chuyện với các bạn chị đang ở đó để động viên chị. Nhìn thấy anh, chị òa khóc nức nở. Các chị em cùng cảnh ngộ đã quá quen cảnh này nên gọi ngay những chị em có "tuổi nghề di căn" còn sống khỏe, đến động viên chị. Anh ngồi nghe tất cả những câu nói của chị em, học thuộc vanh vách. Xe về đến nhà, nội ngoại 2 bên có mặt đầy đủ, ai nấy đều cố gắng che đi dòng nước mắt. Không kip cởi áo khoác, anh tường thuật lại tất cả những gì chị em đã nói và vui vẻ đi nấu nước pha trà, pha sữa... Mọi người thấy anh lạc quan, cũng cảm thấy nhẹ nhõm phần nào. Chị cũng nhờ thế mà bớt đi một phần ám ảnh. Sáng hôm sau, em gái chị qua nhà kể lại: "Lúc nhận tin, anh đã đứng ôm hàng rào vừa khóc vừa gọi mẹ ơi, làm em và mẹ khóc hết nước mắt". Nghe vậy, tim chị như có ai bóp nghẹt lại. Chị hiểu rằng anh đã cố gắng đến thế thì chị không thể yếu mềm. Chị lại nhập viện và lê lết chiến đấu tiếp. Chị dần tìm lại niềm vui trong công việc ở hội phụ nữ. Chị tổ chức rất nhiều buổi tuyên truyền chia sẻ cách tầm soát và chung sống với ung thư, trở thành người truyền cảm hứng và trợ giúp cho rất nhiều người cùng cảnh ngộ... Chị say mê với nấu nướng, tham gia các hội nhóm cùng sở thích. Chị vui khi nhận được lời động viên của những người chưa từng gặp mặt.
Đầu năm nay, chị lại nhận "án tử" lần 3 - tế bào ung thư di căn sang gan. Lần này, chị chỉ khóc đúng 1 ngày, rồi tự vực dậy tinh thần, quyết không để anh thấy chị tuyệt vọng.Trong khi đó, anh chiều chuộng tất cả sở thích của chị, từ trồng hoa trong vườn rau đến làm dàn mướp bên bờ sông, sửa lại chiếc xuồng cho chị đi hái trái bần chỉ để… chụp ảnh đăng Facebook. Còn anh thì cứ thấy ai chỉ nơi nào có thuốc hay, thầy giỏi là lại kéo chị đi. "Chùa nào anh cũng vào nguyện, ngày nào cũng đốt nhang, van vái, điều mà trước đây không bao giờ anh tin". Chị đã chuẩn bị xong mọi thứ cho chuyến đi xa. Bây giờ, chị chỉ ao ước được sống đến ngày con gái vào đại học, ao ước được làm thật nhiều việc có ích cho những ngày còn lại. Đầu tháng 6 mới đây, chị nhận tin vui "tế bào di căn đã tạm dừng phát triển". Chị lại có hi vọng được sống thêm những ngày tháng thật ý nghĩa bên gia đình. Cuộc sống của chị sau khi mang "bản án tử hình" đã bước sang một trang hoàn toàn mới. Chị yêu quý cuộc sống từng giây phút, trân quý tất cả những người bên cạnh mình. Chị tranh thủ mọi lúc, mọi nơi làm điều vui vẻ cho mình, cho mọi người, học cách tận hưởng cuộc sống. Nhìn đâu chị cũng thấy tình yêu... Chị hiểu rằng thời gian còn lại bên cạnh anh không còn nhiều, nên chị luôn cố gắng ăn tất cả những gì anh nấu, làm tất cả những gì có thể để anh yên lòng. Chị tâm sự: "Mình luôn dặn dò con gái, sau này mẹ không còn, con sẽ lớn và có gia đình riêng. Cha sẽ cô đơn nhiều lắm, con đừng ngăn cản cha có người bầu bạn... Sau này nếu có bạn trai, không cần giàu có hay giỏi giang nhưng nhất định phải là người có đạo đức, giống như cha".
Chồng dìu vợ qua khủng hoảng trầm cảm, tặng món quà quý trước khi qua đời'Thấy em khoẻ mạnh và bình an trở lại, anh mới thở phào nhẹ nhõm, vì nếu em không hạnh phúc thì chỉ có một lý do, đó là anh chưa đủ tốt'. Nguyễn Thảo | ||||||||||||||||||||||||
Cháy dữ dội kèm tiếng nổ từ kho hóa chất ở Hà Nội Posted: 29 Jun 2020 08:01 PM PDT Kho hóa chất gần cầu Đông Trù (phường Thượng Thanh, quận Long Biên, Hà Nội) bốc cháy dữ dội khoảng 8h sáng nay, 30/6. Lực lượng chức năng đang nỗ lực dập lửa. XEM CLIP: Phó chủ tịch UBND phường Thượng Thanh Bùi Văn Cự cho biết, vụ cháy lớn xảy ra ở kho xưởng nằm trong cảng Đức Giang, rìa khu vực sông Đuống. Cũng theo ông Cự, cột khói đen khổng lồ cuồn cuộn bốc cao hàng trăm mét. Lãnh đạo Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an Hà Nội cho biết, ngay sau khi tiếp nhận thông tin, nhiều lượt xe cứu hỏa cùng lực lượng cảnh sát nhanh chóng đến hiện trường dập lửa. Đến hơn 10h, lực lượng chức năng vẫn đang nỗ lực khống chế đám cháy từ nhiều hướng.
Xe container cháy ngùn ngụt, trơ khung trên xa lộ Hà NộiĐang chạy trên xa lộ Hà Nội, tài xế phải dừng khẩn cấp, bung cửa bỏ chạy vì đầu xe container bốc cháy. Đình Hiếu - Nhị Tiến | ||||||||||||||||||||||||
Nhân tài: Người là ai, đang ở đâu? Posted: 29 Jun 2020 04:00 PM PDT Phải chăng quan niệm của ta về người tài là quá cao nên loay hoay mãi vẫn không đưa ra được tiêu chí xác định người tài trong công vụ? Nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh Mấy chục năm trở lại đây, bàn về nhân tài luôn là chủ đề khó và hấp dẫn. Người bảo nhân tài phải thế này, người khác lại bảo nhân tài phải thế kia mới đúng. Tuy nhiên, bàn về người tài, không mấy ai không biết câu nói nổi tiếng của vị Tiến sỹ triều Lê, Phụng trực đại phu, Hàn lâm viện thừa chỉ, Đông các đại học sỹ Thân Nhân Trung cách đây hơn 500 năm: "Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh và càng lớn lao, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà càng xuống thấp. Bởi vậy các bậc vua tài giỏi đời xưa, chẳng có đời nào lại không chăm lo nuôi dưỡng và đào tạo nhân tài bồi đắp thêm nguyên khí ". Thời xưa quan niệm người làm quan thì có quan khí, quốc gia thì có quốc khí. Quốc khí gồm nhiều thứ khí tạo thành, nhưng trong đó nòng cốt chính là nguyên khí. Chỉ bằng một câu ngắn gọn như vậy, Thân Nhân Trung đã chỉ rõ vai trò của hiền tài và trách nhiệm thu hút, trọng dụng hiền tài của nhà nước.
Còn thời nay thì sao? Nhân tài là ai, đang ở đâu để nhà nước này thu hút và trọng dụng? Ông Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng là một trong số ít vị lãnh đạo bàn luận về người tài ở nước ta. Ẩn chứa trong những câu chuyện ông kể là triết lý sâu xa nơi ông về quan niệm người tài và làm thế nào để thu hút và trọng dụng họ. Căn cứ xác định người tài Ai là người tài? Đây quả là một vấn đề không đơn giản. Ông Vũ Khoan rất khiêm tốn khi nói mình không phải là người tài, nhưng được người tài sử dụng. Trong con mắt tôi, người tài theo tiêu chí của ông là quá cao. Đó là những vị lãnh đạo mà ông gọi là tiền bối, ít nhiều ghi lại dấu ấn lớn lao trong lịch sử đất nước. Còn riêng tôi, với những gì ông đã đóng góp trong quá trình công tác lúc đương chức, ông thừa tiêu chuẩn là người tài. Đấy là nói suy nghĩ cá nhân, còn nếu đưa ra hỏi thiên hạ thì chưa biết ra sao. Cho nên, nói công nhận ai là nhân tài ở nước ta là câu chuyện không đơn giản. Trước hết nói về thời điểm công nhận ai đó là người tài. Quan niệm tương đối phổ biến thiên về công nhận sau khi chết. Chết rồi thì dường như quan niệm, công nhận có thoáng hơn so với khi ai đó đang sống mà lại bảo họ là người tài. Nó hơi giống như đến dự lễ truy điệu ai đó mới ra đi. Người đã ra đi dường như cái gì cũng tốt, cũng quá tốt, làm được rất nhiều việc có ý nghĩa cho gia đình, cơ quan, tổ chức, địa phương, xã hội... Và do đó, người mất đi là một tổn thất lớn. Phương châm ở đây chính là người chết thì nói khuyết điểm làm chi, cứ vống lên chút thành tích cho người sống mát lòng, mát dạ. Mươi mười lăm năm trở lại đây rộ lên câu chuyện đặt tên đường phố mới. Rất nhiều người lúc còn sống có đóng góp quan trọng cho đất nước, thậm chí giờ đây được coi là người tài nên tên của họ rất xứng đáng được đặt cho các đường phố mới. Nhưng cũng có một số người liệu có xứng không khi mang tên của họ đặt cho phố này, đường kia. Ra đường phố ở thủ đô, thấy có những phố mang tên mới đặt gần như theo nguyên tắc cứ là lãnh đạo cao cao chút đã mất thì đều xứng đặt tên cho phố mới. Bấy lâu nay đã quen với chuyện chạy chức, chạy kỷ luật, chạy án..., có lẽ cũng có chuyện chạy đặt tên phố phường cũng nên? Chạy chức, chạy quyền, chạy tên phố, chạy người tài... Cho nên một trong những chuyện quan trọng phải rõ, đó là người tài thì phải như thế nào? Căn cứ vào đâu để nói người này là nhân tài thực sự, người kia thì không phải? Không phải cứ có bằng cấp cao là làm việc tốt trong công vụ Thời gian qua, rất nhiều tỉnh đã có khá nhiều chính sách để thu hút, trọng dụng những người có bằng cấp cao như thạc sỹ, tiến sỹ, bác sỹ chuyên khoa 1, 2, rồi cả sinh viên tốt nghiệp xuất sắc các trường đại học trong và ngoài nước vào làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương. Tiêu chuẩn quan trọng nhất ở đây là bằng cấp. Sự ngộ nhận cứ có bằng cấp cao chắc chắn sẽ làm việc tốt, sẽ đạt thành tích trong công vụ là khá rõ. Thực tiễn cho thấy không phải cứ có bằng cấp cao là ngon lành trong cơ quan, tổ chức. Đấy là còn chưa kể đến giá trị đích thực của những tấm bằng đó trong thời buổi kinh tế thị trường, lại đang cải cách giáo dục kiểu nước ta hiện nay. Cho nên mới có câu chuyện vào cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện lên đến trung ương thời nay đụng nhan nhản thạc sỹ, tiến sỹ. Càng lên cao lại càng thấy nhiều. Đây là một hiện tượng lạ so với các nước. Bàn về những người có bằng cấp cao đã khó như vậy nên bàn đến người có tài năng lại càng khó hơn. Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định nhà nước có chính sách để phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng. 12 năm trôi qua nhưng chưa có văn bản của Chính phủ cụ thể hóa điều này. Nguyên nhân chính vẫn là không định được người tài là ai. Năm 2019, Quốc hội sửa luật CBCC theo hướng Chính phủ quy định khung chính sách trọng dụng và đãi ngộ đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ. Thêm được mấy chữ người có tài năng trong công vụ. Cũng vẫn không có tiêu chuẩn để định danh người tài. Phải chăng quan niệm của ta về người tài là quá cao nên loay hoay mãi vẫn không đưa ra được tiêu chí xác định người tài trong công vụ? Đóng góp trong bộ máy Trước hết nên khoanh lại chỉ đề cập đến người tài trong công vụ. Ai không thừa nhận và kính phục những nhân tài lớn của đất nước như các vị Nguyễn Trãi, Nguyễn Du thời xa xưa hoặc Nguyễn Bính, Trịnh Công Sơn... thời nay. Nhưng chắc là không phù hợp nếu gọi các vị là người có tài năng trong công vụ. Những đóng góp, cống hiến của các vị không liên quan nhiều tới nhà nước, không liên quan gì tới quản trị đất nước, trong khi bàn về nhân tài trong công vụ là phải xem những đóng góp, kết quả công việc của họ cho bộ máy công quyền. Đây là một trong những điểm mấu chốt để đột phá tìm ra tiêu chí định danh người tài trong công vụ. Đi theo hướng này chắc sẽ ra tiêu chí. Tìm ra tiêu chí để xác định ai đó là nhân tài rồi theo thời gian thì sao? Nhân tài trong công vụ là bất biến, trường tồn hay đến một lúc nào đó không đáp ứng tiêu chí thì cũng phải ra khỏi danh sách người tài? Rồi chính sách, chế độ đãi ngộ người có tài năng trong công vụ nên như thế nào là phù hợp? Đây là những loại vấn đề cần được tiếp tục làm rõ sau khi đã rõ ai là người tài trong công vụ. Kỳ tới: Kinh nghiệm một số nước về nhân tài Tấm lòng người sử dụng nhân tài trong mắt nguyên Phó Thủ tướngCơ chế, chính sách đóng vai trò rất quan trọng song tấm gương và tấm lòng của những người sử dụng nhân tài vẫn là một nhân tố tạo nên sức hút mạnh mẽ nhất. | ||||||||||||||||||||||||
Donald Trump gặp khó, nước Mỹ khởi đầu tuần mới thuận lợi Posted: 29 Jun 2020 06:00 PM PDT Chứng khoán Mỹ nhiều tin tốt bất chấp nỗi lo ngại làn sóng lây nhiễm Covid-19 mới. Sức mạnh công nghệ của Mỹ tiếp tục bùng nổ, hãng Boeing có dấu hiệu thoát khỏi cuộc khủng hoảng tồi tệ. Chốt phiên giao dịch đêm qua (giờ Việt Nam), chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng vọt hơn 580 điểm, tương đương tăng 2,3% lên gần 25,6 nghìn điểm; chỉ số tầm rộng S&P 500 tăng 1,5% lên 3.053 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng 1,2% lên 9.874 điểm. Với xu hướng như hiện tại, chứng khoán Mỹ có thể tăng điểm trong tháng 6 cho dù nước Mỹ vẫn đối mặt với nhiều thách thức do đại dịch Covid-19 gây ra. Triển vọng nền kinh tế Mỹ không còn sáng sủa khi mà có bang đã phải dừng lộ trình nới lỏng các biện pháp phong tỏa. Một số bang buộc phải đóng cửa các quán bar để cố gắng kiềm chế số số người bị nhiễm. Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến xấu với gần 10,4 triệu người nhiễm, hơn nửa triệu ca tử vong. Nước Mỹ vẫn đứng đầu với khoảng 2,68 triệu ca mắc và gần 129 nghìn ca tử vong. Số người nhiễm thực tế tại Mỹ được một số tổ chức ước tính lên tới 25 triệu người, trong đó có nhiều người trẻ không có biểu hiện nhiễm bệnh nhưng có khả năng truyền nhiễm. Một số đánh giá cho rằng, Mỹ đang dần mất kiểm soát đối với dịch Covid-19. Và nhiều khả năng nền kinh tế Mỹ sẽ lại rơi vào suy thoái sau giai đoạn phục hồi ngắn. Điều này sẽ tác động lớn tới các thị trường.
Bất chấp Mỹ đang đối mặt với nguy cơ bùng phát đợt dịch thứ 2 và nội bộ nước Mỹ chia rẽ sâu sắc, thị trường chứng khoán (TTCK) lớn nhất thế giới vẫn bứt phá mạnh mẽ với thông tin tốt đến với nhà sản xuất máy bay Boeing. Cổ phiếu Boeing tăng hơn 14% đêm qua (giờ Việt Nam) sau khi những chuyến bay kiểm định cho dòng máy bay Boeing 737 Max được khởi động trở lại. Đây là một bước tiến mới trong nỗ lực xử lý cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất của nhà sản xuất máy bay này. Trước đó, 2 vụ tai nạn máy bay Boeing 737 đã khiến tập đoàn này rơi vào khó khăn chưa từng có. Các hãng công nghệ Mỹ cũng ghi nhận thêm những tín hiệu tích cực. Cổ phiếu Apple tăng 2,3%, trong khi Facebook tăng 2,1%... Apple được giới đầu tư săn đón sau khi ra hệ điều hành mới. Trong khi đó, Facebook dường như bớt áp lực sau khi bị hàng loạt các tập đoàn lớn như Starbucks, Coca-Cola, Unilever… tạm dừng quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội này. Sức mạnh thị trường tài chính Mỹ vẫn gia tăng cho dù triển vọng kinh tế Mỹ còn khá u ám và tổng thống Mỹ Donald Trump ngày càng chịu thêm nhiều áp lực. Gần đây, hàng loạt các mạng xã hội đã kiểm soát chặt chẽ các bài đăng của vị tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Trong một tuyên bố rạng sáng 30/6 (giờ Việt Nam), một nền tảng live stream Twitch, được sở hữu bởi Twitch Interactive, một công ty con của Amazon cho biết đã tạm thời ngừng tài khoản Twitch của tổng thống Donald Trump vì vi phạm các chính sách "hành vi đáng ghét". Twitch của Amazon đã trích dẫn 2 ví dụ trong các cuộc vận động tranh cử của ông Trump: 1 trong năm 2015 và 1 tại Tulsa Oklahoma gần đây. Ông Donald Trump cũng chịu áp lực từ những căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như giữa Mỹ và Iran… Iran vừa liệt kê 36 người liên quan tới vụ Mỹ giết tướng Qassem Soleimani và tìm cách bắt giữ họ thông qua các kênh của Interpol, trong đó ông Trump đứng đầu danh sách. M. Hà | ||||||||||||||||||||||||
Nhiều trường chuyên đã bị biến tướng? Posted: 29 Jun 2020 03:55 PM PDT Trường chuyên cần phải thay đổi chứ không thể mãi duy trì theo mô hình tổ chức lâu nay. Ông Nguyễn Minh Thuyết (nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội): Cần xem xét lại hệ thống trường chuyên Chúng ta hình thành các trường chuyên trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Khi đó, đất nước còn nhiều khó khăn, Nhà nước muốn có trường chuyên để tập trung cho một số học sinh triển vọng về một số môn học và tham gia các kỳ thi quốc tế để giới thiệu hình ảnh Việt Nam với thế giới. Do đó, vai trò của trường chuyên rất quan trọng. Tuy nhiên, giờ đây đất nước đã đến một giai đoạn phát triển khác. Vì vậy, theo tôi cần xem xét lại hệ thống trường chuyên. Bởi thực ra, từ trước tới nay hầu hết học sinh vào trường chuyên đều là những em rất giỏi và chăm. Nhưng vấn đề đặt ra là mục tiêu đào tạo chuyên của chúng ta thực sự có đạt được không? Nếu chỉ tập trung luyện cho học sinh các kỹ thuật thi cử, hay để đạt giải cao các cuộc thi thì không phải là cái đích thật sự của giáo dục. Tôi nghĩ, mục đích thực sự là cần đào tạo ra những con người có khả năng sáng tạo, phát triển được bản thân cũng như phục vụ cho đất nước, không nên tổ chức mô hình như hiện nay. Thay vào đó, cần tạo điều kiện để các trường đều có điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên được đồng đều. Những giáo viên được cho là giỏi, nòng cốt nên có sự điều động, luân chuyển để xây dựng mặt bằng chung các trường đều tốt. Chuyện tập trung đào tạo "thợ đi thi quốc tế" đã không còn hợp thời và các nước phát triển cũng không làm như vậy. Nếu vẫn giữ mô hình trường chuyên, cần thay đổi trong việc tuyển chọn học sinh. Tức là ngoài ưu tiên môn chuyên, cần có một tỉ trọng xứng đáng trong đánh giá khả năng ở các môn, lĩnh vực khác để đảm bảo giáo dục toàn diện. Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, TP.HCM: Nên tư nhân hóa trường chuyên. Thứ nhất, việc duy trì trường chuyên, lớp chọn khiến hàng năm chúng ta tốn kém thêm một kỳ thi nhưng chưa trả lời được về hiệu quả. Hiện nay, ở hệ đại học có những lớp tài năng, nhưng chưa có thống kê những em học trường chuyên, lớp chuyên có học tiếp ở đây không. Thứ hai, việc dồn học sinh giỏi vào một lớp, một trường làm cho giáo dục thiếu sự cộng sinh. Trong lớp cần có đủ cả học sinh giỏi, khá, trung bình và yếu mới có việc "học thầy không tày học bạn". Thứ ba, nhiều trường chuyên lớn hiện nay đã bị biến tướng khi có cả những lớp không chuyên. Trường chuyên không nên hưởng bao cấp khi chưa trả lời được câu hỏi "sản phẩm đầu ra" làm được gì cho đất nước? Do vậy, nên tư nhân hóa trường chuyên, để phụ huynh nào muốn thì đăng ký. Thậm chí, có thể thực hiện cổ phần hóa cả trường thường để giảm gánh nặng cho xã hội. TS Phạm Hiệp, Giám đốc nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Giáo dục Edlab Asia: Mô hình nuôi dưỡng năng khiếu sau khi hết bậc phổ thông còn có điểm phi khoa học. Cách thức phát hiện năng khiếu ở nước ta hiện nay chủ yếu dựa vào thi cử. Thường thì học sinh sẽ trải qua một kỳ thi với các môn cơ bản (Toán, Ngữ văn) và môn chuyên. Sau đó, các em đạt điểm cao sẽ được tuyển chọn. Như vậy, em nào trượt rồi thì sẽ rất khó chen ngang để trở thành học sinh chuyên trong các năm sau (trừ khi đợi đến đợt chuyển cấp và thi lại). Tất nhiên là thế giới cũng có nơi áp dụng mô hình này, nhưng họ cũng có mô hình khác nữa. Trong khi đó, thậm chí có thể nói, mô hình nuôi dưỡng năng khiếu đối với học sinh sau khi hết bậc phổ thông ở nước ta còn có những điểm phi khoa học, vô lý, tiềm ẩn nguy cơ tác động ngược. Cụ thể, công tác thông tin nghề nghiệp, học tập bậc cao hiện chưa được quan tâm đúng mức. Không có chính sách cấp vĩ mô đủ mạnh để giúp học sinh chuyên nói riêng và học sinh nói chung có cơ hội được trải nghiệm, tiếp xúc với các ngành, nghề phù hợp với năng khiếu cá nhân cũng như các trường đại học có ngành đào tạo tương ứng. Các nỗ lực hiện nay chủ yếu là tự phát và manh mún. Đồng thời, chính sách tuyển thẳng cho phép học sinh đạt giải quốc gia (chủ yếu là học sinh trường chuyên) có thể đăng ký nhập học bất kỳ chương trình nào ở bậc đại học. Đây là điều phi khoa học và dẫn đến việc nhiều học sinh chọn vào trường chuyên, thi học sinh giỏi không phải là để phát huy năng khiếu của mình mà chỉ để tuyển thẳng đại học. Điều đó thực sự nguy hiểm cho bản thân học sinh cũng như hệ thống đào tạo chuyên. Hệ thống chuyên ở nước ta hiện nay đang đứng trước bối cảnh rất mới. Từ ngoài vào thì đó là xu thế toàn cầu hóa, sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, cuộc chiến thu hút nhân tài giữa các nước. Từ trong ra thì đó là những yêu cầu mới của nền kinh tế - xã hội, sự xuất hiện ngày càng nhiều của hệ thống trường tư chất lượng cao/trường quốc tế, xu hướng gửi con đi du học ngay ở bậc phổ thông. Gần đây nhất là việc ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông mới và việc có nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau. Trong khi đó, cách làm đào chuyên ở nước ta hầu như không thay đổi lớn trong hàng chục năm. Do đó, đã đến lúc cách làm này cần có những điều chỉnh nhất định. PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Phó trưởng ban phụ trách Ban nghiên cứu đánh giá giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam: Có nhiều trường chuyên mà không thực là chuyên. Giáo dục luôn mong muốn bồi dưỡng được tài năng để họ trở thành nhân tài, đóng góp nhiều hơn cho xã hội, đất nước. Vì những lẽ đó, trường chuyên cần được tồn tại, cần được đầu tư đúng nghĩa. Nhưng làm thế nào để mô hình trường chuyên hoạt động hiệu quả đảm bảo mục đích, sứ mệnh của mình? Thực tế nhiều trường chuyên còn chưa nhận được sự đầu tư xứng đáng. Sự đầu tư ở đây bao gồm cả chương trình học tập, đội ngũ nhân sự và cơ sở vật chất để hoạt động. Một thực tế nữa cũng ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của trường chuyên, đó là "tâm lí" của phụ huynh. Chúng ta không thể phủ nhận "99% của tài năng là do sự lao động chăm chỉ, 1% là năng khiếu bẩm sinh", nhưng nhớ rằng, sự lao động đó phải được thực hiện trong bối cảnh phù hợp cho 1% kia phát triển. Công thức phát hiện, bồi dưỡng tài năng sai rất nguy hiểm. Điều đó không những ảnh hưởng đến đầu vào của mỗi trường chuyên mà còn ảnh hưởng trực tiếp, rất tiêu cực cho sự phát triển của học sinh. Do đó, để trường chuyên được phát triển đúng nghĩa thì cần thay đổi cách phát hiện, tuyển chọn đầu vào, đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực xứng tầm, phù hợp với chương trình giáo dục dành cho các học sinh có năng khiếu, có biểu hiện tài năng. Hãy làm thật tốt cho những trường hợp cụ thể hơn là đầu tư dàn trải, có nhiều trường chuyên mà không thực là chuyên. Thanh Hùng - Lê Huyền Đề án 2.300 tỷ phát triển trường chuyên có thể 'cán đích'?Đề án phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010 - 2020 với mức kinh phí được xác định hơn 2.312 tỷ đồng cùng nhiều kỳ vọng đặt ra đang dần đến giai đoạn cuối. Liệu những mục tiêu mà đề án đặt ra có thành hiện thực? | ||||||||||||||||||||||||
Trung Quốc phớt lờ lò lửa bán đảo Triều Tiên Posted: 29 Jun 2020 04:01 PM PDT Triều Tiên nối lại thử nghiệm tên lửa, duy trì nhà máy sản xuất vũ khí và né lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc. Có vẻ như Trung Quốc đã không hề có động thái gì để kiềm chế ông Kim. Gần đây, dường như ông Kim Jong-un, lãnh đạo tối cao của Triều Tiên cảm thấy bị Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in phớt lờ. Hãy cùng nhớ lại năm 2017, Mỹ và Triều Tiên tưởng đã tiến sát bờ vực chiến tranh bởi chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Bình Nhưỡng đã phóng tên lửa vào Nhật Bản và vùng biển xung quanh đảo Guam nơi có các căn cứ quân sự lớn chứa vũ khí hạt nhân của Mỹ. Sau nhiều lời tố cáo, buộc tội lẫn nhau, ông Trump và ông Kim đã gặp nhau tại Singapore vào tháng 6/2018 để xoa dịu tranh chấp. Sự kiện làm dấy lên nhiều hy vọng cho hòa bình khu vực. Điều ông Trump mang lại cho ông Kim là một nền tảng giúp củng cố vị thế toàn cầu của Triều Tiên. Cuộc gặp gỡ lịch sử đã kết thúc một cách thân thiện, nhưng không đạt được thỏa thuận nào. Tháng 2/2019, hai nhà lãnh đạo gặp lại nhau tại Hà Nội nhằm đi đến một thỏa thuận chung. Sau 1 ngày trao đổi, ông Trump đột ngột rời bàn đàm phán và trở về Mỹ. Hai bên đưa ra các tuyên bố khác nhau về lý do đàm phán không thành. Tuy nhiên, Triều Tiên đã nhất định không từ bỏ vũ khí hạt nhân kể cả việc đó sẽ mang lại cho nước này những chương trình viện trợ phát triển quy mô lớn, giải thoát Bình Nhưỡng khỏi các lệnh trừng phạt vốn đã làm tê liệt cả nền kinh tế, và đảm bảo rằng Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ không tấn công quốc gia này. Tiếp sau đó là một sự bế tắc hoàn toàn. Như tôi đã viết trong một bài báo tại thời điểm đó, Hội nghị thượng đỉnh Hà Nội chưa đạt được thỏa thuận Mỹ-Triều lịch sử nhưng đó là một thành công lớn đối với Việt Nam. Việt Nam được công nhận và tôn trọng ở vị thế của một "người chơi toàn cầu" trong các vấn đề quốc tế. Triều Tiên sau đó đã nối lại việc thử nghiệm tên lửa, tiếp tục duy trì các nhà máy sản xuất vũ khí và né lệnh trừng phạt do Liên hợp quốc áp đặt với sự giúp đỡ từ các nước thân cận. Có vẻ như Trung Quốc đã không hề có động thái gì để kiềm chế ông Kim. Gần đây, ông Kim, hoặc em gái là bà Kim Yo-Jong (dường như không ai biết chính xác là người nào trong số họ), đã thực hiện các hành động khiêu chiến. Văn phòng liên lạc liên Triều bị đánh sập một cách không thương tiếc. Triều Tiên chỉ trích Hàn Quốc đã cho phép những người bất đồng chính kiến đào tẩu sang nước này gửi truyền đơn chống Bình Nhưỡng bằng khinh khí cầu qua biên giới khiến ông Kim tức giận. Triều Tiên cũng cho rằng Hàn Quốc đã không giữ lời hứa thực hiện các khoản đầu tư đã cam kết. Lúc này, có lẽ ông Trump không còn tâm trí nào để quan tâm nhiều đến Triều Tiên. Ông đang phải đối mặt với thách thức tái tranh cử đầy gai góc từ đối thủ là cựu Phó Tổng thống Joe Biden trong khi nước Mỹ mới đang phục hồi từng bước giữa đại dịch Covid-19, cùng với nền kinh tế đang giậm chân tại chỗ. Cũng có thể là ông Kim đang cố gắng thu hút sự chú ý của ông Trump trước kỳ bầu cử tháng 11: nếu ông Trump không tái đắc cử thì ông Kim sẽ phải đàm phán lại từ đầu với ông Biden. Tuy nhiên, Mỹ đã triển khai 3 lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay trong khu vực với hỏa lực đáng gờm: 3 tàu sân bay, 18 tàu khu trục và 70 máy bay phản lực. Nhật Bản đang căng thẳng bởi tình trạng kinh tế yếu kém và đại dịch. Các địa điểm thi đấu thể thao mới cho Thế vận hội Olympic dự định tổ chức vào tháng 8 đã bị hủy bỏ. Nước này đang phải loay hoay với các vấn đề như tăng cường quân đội trong nước và có thể rút lực lượng Mỹ khỏi Okinawa. Nhật cũng đang chi ngân sách để giúp các công ty của nước này có trụ sở tại Trung Quốc di dời đi nơi khác, khiến gia tăng rạn nứt quan hệ với Bắc Kinh. Nhật Bản là quốc gia đi đầu trong việc thúc đẩy Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương. Trung Quốc và Australia đang sa chân vào cuộc chiến phát ngôn và hành động liên quan đến đại dịch Covid-19 và thương mại song phương. Australia dần hồi phục sau đại dịch nhưng lại phải đương đầu với những khó khăn về tài chính. Chính quyền của đảng Tự do đang liên minh với Mỹ nhưng lại phụ thuộc vào Trung Quốc với khoản thương mại xuất khẩu trị giá 125 tỷ đô la. Australia, một quốc gia chỉ có 25 triệu dân, bị cuốn vào giữa cuộc cạnh tranh siêu cường để giành quyền bá chủ trong khu vực. Ngay từ đầu dịch, Australia đã kêu gọi thực hiện một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc virus Covid-19 xuất phát từ Trung Quốc và những nỗ lực của Trung Quốc để che đậy và thông tin sai lệch. Liên minh châu Âu và Mỹ cũng kêu gọi tổ chức điều tra. Trung Quốc kịch liệt phủ nhận mọi cáo buộc. Trước đó, Australia đã cấm tập đoàn công nghệ viễn thông Huawei của Trung Quốc tham gia mạng 5G tại thị trường nước này. Trung Quốc đã phát động một cuộc tấn công toàn diện để trả đũa Australia. Chính phủ nước này đã cảnh báo du khách và học sinh, sinh viên không được đến Australia vì cho rằng đây là một quốc gia phân biệt chủng tộc nguy hiểm. Trung Quốc áp mức thuế cao lên lúa mạch và thịt đỏ, đồng thời đe dọa đánh thuế các mặt hàng khác. Giáo dục là một lĩnh vực xuất khẩu lớn của Australia sang Trung Quốc: 260.000 học sinh, sinh viên Trung Quốc đang học tập tại Australia, trong đó có khoảng 160.000 sinh viên theo học tại các trường đại học. Sinh viên quốc tế đóng góp đến 40% ngân sách cho nhiều trường đại học với tổng số tiền là 24 tỷ đô la. Học sinh, sinh viên Trung Quốc cũng đã bị cấm quay trở lại Australia vì đại dịch. Giáo dục Australia đang trong tình trạng rất khó khăn. Chính phủ Australia cho rằng tin tặc Trung Quốc đứng đằng sau các cuộc tấn công mạng quy mô lớn nhắm vào các bệnh viện, các công ty cung cấp dịch vụ công cộng, các trường đại học và chính phủ. Australia cũng cáo buộc Trung Quốc hoạt động gián điệp. Trung Quốc bác bỏ toàn bộ những cáo buộc này. Ngoài xung đột xoay quanh thương mại và đại dịch, Australia khiến Trung Quốc nổi giận khi tham gia cùng Mỹ và các nước khác trong nỗ lực đảm bảo tự do đi lại trên biển một cách hoà bình. Australia và Mỹ đã tổ chức các cuộc tập trận tự do chung vào tháng Tư. Mỹ đã khôi phục lại Đối thoại Tứ giác Kim cương, vốn nằm im lìm dưới thời Tổng thống Barack Obama. Bộ tứ này là một liên minh do Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe đề xuất - với ý tưởng về "Viên kim cương An ninh Dân chủ", bao gồm Mỹ, Ấn Độ, Australia và Nhật Bản. Liên minh này có thể trở thành một nhân tố chủ chốt ở Thái Bình Dương. Mối quan hệ "cơm chẳng lành canh chẳng ngọt" giữa Australia và Trung Quốc trong bối cảnh đại dịch có thể dẫn đến việc định hình lại các nền kinh tế khu vực. Cả hai quốc gia đều đang tìm kiếm thị trường thay thế và điều này sẽ gây ra sự gián đoạn trên thị trường toàn cầu. Tại Australia đang có một số ý kiến kêu gọi thảo luận về việc nước này tự phát triển vũ khí hạt nhân để đề phòng Trung Quốc có hành động mạnh mẽ hơn. Australia cũng đang gia tăng ngân sách quốc phòng. Tiến sỹ Terry F. Buss - Chuyển ngữ: Đào Thuý Thiết kế: Phạm Luyện - Ảnh: AP, Reuters Kỳ tới: Tham vọng Trung Quốc gây hiệu ứng ngược Trung Quốc: Trung tâm bất ổn tại Ấn Độ - Thái Bình DươngNhìn bao quát cả khu vực sẽ thấy điều nổi cộm: Trung Quốc là tâm điểm của nhiều vấn đề tiềm ẩn các mối lo ngại. Đây là khu vực đang tồn tại nhiều "đám cháy âm ỉ" có thể bùng phát bất kỳ lúc nào. | ||||||||||||||||||||||||
Thiếu đề kháng da, mùa hè của trẻ khó trọn vẹn Posted: 29 Jun 2020 09:00 PM PDT Mùa hè năm nay của trẻ đã ngắn hơn trước bởi lịch học kéo dài mà còn có nguy cơ chẳng thể trọn vẹn vì đại dịch chưa hoàn toàn chấm dứt, virus, vi khuẩn gây bệnh mùa hè tiểm ẩn xung quanh. Bệnh mùa hè "đến hẹn lại lên" Thời tiết mùa hè nắng nóng, cùng với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột trong ngày là môi trường lý tưởng cho các tác nhân gây bệnh hoạt động và lây lan. Bệnh mùa hè vốn là "cơn ác mộng" của mẹ mỗi khi hè về, giờ đây lại thêm dịch bệnh vẫn còn tiềm ẩn khiến mẹ thêm nặng gánh lo. Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên rất dễ mắc phải một số bệnh mùa hè nguy hiểm như: Sởi: Bệnh đặc biệt phổ biến vào mùa hè, khiến trẻ dễ bị suy giảm miễn dịch, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm não… Thủy đậu: Tuy nhiều người cho rằng đây là một căn bệnh lành tính thế nhưng nếu không chăm sóc và chữa trị đúng cách, trẻ vẫn có thể mắc các biến chứng nhiễm trùng, viêm thận, viêm não, viêm màng não dẫn đến tử vong.
Tay chân miệng: Vốn là "nỗi ám ảnh" của các bà mẹ thời gian giao mùa, bệnh dễ dàng lây lan giữa các trẻ với nhau khiến bùng phát dịch. Nếu xem thường các triệu chứng và phát hiện trễ, bệnh có thể tiến triển nặng gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ. Viêm đường hô hấp: Bệnh rất dễ bị nhầm lẫn với cảm cúm thông thường. Từ viêm mũi họng, viêm xoang, viêm thanh quản, bệnh có thể gây ra biến chứng viêm đường hô hấp với các triệu chứng như: khó thở, viêm phế quản, viêm phổi… Để phòng những căn bệnh nói trên, giúp trẻ không bỏ lỡ những trải nghiệm ý nghĩa mùa hè, bên cạnh các biện pháp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, mẹ cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề vệ sinh của con do virus, vi khuẩn thường lây lan qua đường hô hấp, khi tiếp xúc với dịch ho, hắt hơi của người bệnh. Lúc này, biện pháp vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch, vừa giữ gìn vệ sinh chính là chiếc "áo giáp sức khỏe" mà con cần nhất trong mùa hè. "Áo giáp sức khoẻ" cho mùa hè khắc nghiệt Hệ miễn dịch chính là "chìa khoá vàng" để giúp mẹ chủ động hơn trong việc phòng bệnh mùa hè cho trẻ. Nhiều mẹ đã tăng cường hệ miễn dịch bằng cách khuyến khích con vui chơi hợp lý, dinh dưỡng đầy đủ, cho bé hoạt động trng môi trường an toàn… Tuy nhiên, bên cạnh những biện pháp kể trên, hầu hết các mẹ vẫn chưa biết nhiều về đề kháng da, một thành phần quan trọng trong hệ miễn dịch sẵn có, giúp bảo vệ khỏi nhiều virus, vi khuẩn gây bệnh. Da là "cửa ngõ" đầu tiên tiếp xúc với môi trường, đồng thời có khả năng bảo vệ bé bền bỉ suốt 24/7 với cơ chế đề kháng tự nhiên hay còn gọi là đề kháng da. Chức năng bảo vệ mạnh mẽ của đề kháng da đến từ ba lớp phòng ngự: hàng rào vật lý có khả năng hạn chế thoát nước và dịch ra bên ngoài, ngăn chặn ảnh hưởng của các chất hóa học, tia UV, vi khuẩn gây bệnh; hàng rào hoá học hỗ trợ và kích thích hệ miễn dịch hoạt động, tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn, virus; hàng rào sinh học được tạo nên bởi hệ vi khuẩn sống cộng sinh ở da, hỗ trợ thúc đẩy quá trình tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Nếu đề kháng da suy yếu thì "chiến tuyến" đầu tiên sẽ bị lung lay, khiến các tiếp xúc qua da sẽ trở thành nguồn gốc lan truyền dịch bệnh. Ngược lại, đề kháng da được chăm sóc đúng cách sẽ tạo nên lá chắn vững vàng bảo vệ sức khỏe bé toàn diện hơn trong mùa hè.
Để không làm ảnh hưởng đến chức năng đề kháng của da, sữa tắm mẹ chọn cho bé cần có những thành phần lành tính, không gây tổn hại đến hàng rào đề kháng da. Hiện nay, trên thị trường, sữa tắm Lifebuoy mới với công thức ion bạc+ (ion bạc, Thymol và Terpineol) có khả năng làm sạch da an toàn, không phá vỡ kết cấu bảo vệ của ba hàng rào phòng ngự, mà còn "bắt tay" với đề kháng da để bảo vệ bé toàn diện hơn là lựa chọn của nhiều gia đình. Việc chăm sóc đúng cách cho đề kháng da bằng sữa tắm phù hợp không chỉ giúp giữ vệ sinh cơ thể mà còn góp phần củng cố hệ miễn dịch thêm mạnh mẽ. Đây chính là chiếc "áo giáp vô hình" hữu ích giúp mùa hè của bé trở nên trọn vẹn hơn với những hoạt động vui chơi khám phá cùng cả gia đình.
Kim Phượng | ||||||||||||||||||||||||
EVN Ninh Bình yêu cầu khách hàng nghỉ việc đi kiểm định công tơ? Posted: 29 Jun 2020 04:17 PM PDT Sau khi VietNamNet phản ánh chuyện 'Ba tháng hóa đơn điện giống hệt nhau, EVN Ninh Bình nói 'bình thường', đơn vị này yêu cầu khách hàng nghỉ việc đi kiểm định điện kế. Trao đổi với VietNamNet, chị Vũ T.H - đại diện hộ gia đình có ba tháng liền hóa đơn điện giống hệt nhau nói, sau khi báo phản ánh, EVN Ninh Bình cử người xuống làm việc. "Cách thức làm việc thì cũng bình thường nhưng họ không hài lòng với bài báo, họ nói là gây áp lực cho ngành".
Chị Vũ T.H cho biết thêm Giám đốc EVN thành phố Ninh Bình yêu cầu chị nghỉ việc, "mai đi Nam Định cùng EVN để kiểm định điện kế". "Tôi làm việc cho công ty nước ngoài, muốn nghỉ việc phải làm giấy xin phép và bị trừ lương nên tôi không muốn nghỉ"- chị Vũ T.H khẳng định. Mặc dù trước đó, trao đổi với VietNamNet, EVN Ninh Bình khẳng định, việc ba tháng liên tiếp hóa đơn tiền điện trùng nhau là hết sức bình thường, nhiều trường hợp khác còn trùng nhau nhiều tháng hơn. Vậy vì sao EVN Ninh Bình cứ muốn tìm người cung cấp thông tin cho báo chí? Chúng tôi liên lạc với ông Nguyễn Văn Lộc, Giám đốc EVN thành phố Ninh Bình. Ông Lộc khẳng định ông có xuống làm việc với gia đình chị Vũ T.H và có nói chị hay đại diện gia đình đi Nam Định để kiểm định điện kế vì gia đình chị nghi ngờ độ chính xác. Mới đây, tại thành phố Ninh Bình còn xảy ra việc tiền điện nhà nọ lại tính tiền sang nhà kia.
K.N Ba tháng hóa đơn điện giống hệt nhau, EVN Ninh Bình nói 'bình thường'Hóa đơn tiền điện của một khách hàng của điện lực TP Ninh Bình 3 tháng liên tiếp giống hệt nhau. Điện lực Ninh Bình phản hồi "hoàn toàn bình thường". | ||||||||||||||||||||||||
Posted: 29 Jun 2020 08:39 PM PDT Iran vừa yêu cầu tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) giúp bắt giữ Tổng thống Donald Trump vì vụ Mỹ giết tướng Qassem Soleimani. Qassem Soleimani, một nhân vật quân sự có ảnh hưởng và đứng đầu lực lượng tinh nhuệ Quds của Iran, đã thiệt mạng trong vụ không kích của Mỹ hồi tháng 1/2020 ở Iraq. Xe chở ông Soleimani cùng một vài người đã trúng tên lửa từ máy bay không người lái của Mỹ khi vừa ra khỏi sân bay Baghdad. Chính quyền Trump lý giải hành động như vậy là vì viên tướng người Iran đang lên kế hoạch tấn công nhằm vào binh lính Mỹ trong khu vực. Ngay sau cái chết của tướng Soleimani, Iran trả thù bằng cách nã tên lửa vào các mục tiêu Mỹ ở Iraq. Nước Cộng hòa Hồi giáo còn bắn rơi một máy bay của hãng Ukraine International Airlines ngày 8/1 bằng tên lửa đất - đối - không, khiến 176 người thiệt mạng. Tehran sau đó thừa nhận đã vô tình phạm "sai lầm tàn khốc". Tối 29/6, hãng tin Fars đưa tin, Iran ban lệnh bắt giữ Tổng thống Trump liên quan vụ việc trên, và đề nghị Interpol hỗ trợ. Danh sách nêu trong trát bắt còn có 35 người khác, gồm các nhân vật chính trị - quân sự của Mỹ và một số nước, với các tội "giết người và khủng bố". Interpol xác nhận tổ chức này đã nhận được yêu cầu của Iran nhưng thẳng thừng từ chối hành động, viện dẫn những quy định hiện hành không cho phép họ làm vậy. Khi công bố lệnh truy nã Tổng thống Mỹ, Công tố viên trưởng của Iran tuyên bố, Cộng hòa Hồi giáo sẽ theo đuổi việc này kể cả sau khi nhiệm kỳ của ông Trump kết thúc
Thù địch công khai giữa Mỹ và Iran từ đầu năm 2020 đã làm dấy lên quan ngại của cộng đồng quốc tế về nguy cơ một cuộc chiến tranh có thể bùng nổ giữa hai nước. Căng thẳng vốn dĩ âm ỉ từ trước đã leo thang trong thời gian gần đây, nhất là sau khi chính quyền Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân mà Iran ký với các cường quốc năm 2015 và tái áp đặt cấm vận lên Tehran năm 2018. Một lệnh bắt giữ được Interpol thực hiện sẽ được gửi tới cảnh sát khắp thế giới, để định vị và bắt giữ đối tượng bị một nước hoặc một tòa án quốc tế truy nã, chờ dẫn độ, hoặc hành động pháp lý tương tự. Tổ chức này tuân thủ các quy định, theo đó họ bị cấm "có sự can thiệp hoặc hành động mang tính chất chính trị, quân sự, tôn giáo hoặc chủng tộc". Do vậy, lệnh truy nã của Iran nhằm vào Tổng thống thứ 45 của Mỹ, theo hãng tin Anh The Independent, chỉ là một đòn gió mang tính chính trị mà không có hiệu quả trên thực tế. Còn theo báo The Express, động thái của Tehran nhằm mục đích chính là đổi hướng chú ý khỏi tình hình khó khăn nội tại mà nước này đang đối mặt vào thời điểm hiện nay. Dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành dữ dội ở Iran, khiến hàng nghìn người thiệt mạng và kinh tế suy giảm thê thảm. Theo các chuyên gia y tế, Iran mở cửa nền kinh tế quá sớm, dẫn đến nguy cơ phải hứng chịu làn sóng dịch bệnh thứ 2. Bên cạnh đó, quốc gia Hồi giáo còn đang oằn mình dưới các đòn cấm vận gắt gao của Mỹ, bị trói chặt trong giao thương với các nước khác. Iran ban lệnh bắt ông TrumpIran vừa liệt kê 36 người liên quan tới vụ Mỹ giết tướng Qassem Soleimani và tìm cách bắt giữ họ thông qua các kênh của Interpol. Nổ lớn ở Iran sau khi Mỹ công bố đòn trừng phạt mớiMột vụ nổ rung chuyển ngoại ô thủ đô Tehran của Iran ngay sau khi Mỹ công bố các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào quốc gia Hồi giáo, đã khiến dư luận dấy lên nhiều đồn đoán. | ||||||||||||||||||||||||
Công an TP.HCM tìm ra nơi bé gái bị cha dượng bạo hành dã man Posted: 29 Jun 2020 07:11 PM PDT Đoạn clip dài hơn 3 phút, được quay lén qua khe cửa ghi lại cảnh người đàn ông tát, nắm cổ bé gái xốc lên… Đoạn clip phát tán trên mạng xã hội mới đây gây bức xúc, phẫn nộ.
Nội dung mô tả cảnh 1 bé gái từng 6 - 7 tuổi bị hành hạ bởi 1 người đàn ông mà góc quay chưa thể hiện rõ khuôn mặt. Bé gái đứng sát tường, còn người đàn ông vung tay tát mạnh vào mặt khiến bé té xuống nền nhà. Có lúc người đàn ông dùng tay nắm cổ xốc bé lên chân rời mặt đất, và tiếp tục có thêm những lần đánh khiến bé té xuống… Ngay bên cạnh có người phụ nữ ngồi đó, dường như là người mẹ của bé. Đoạn clip khiến cộng đồng mạng phẫn nộ bởi sự bạo hành trẻ em được cho là dã man. Nhiều ý kiến kêu gọi truy tìm người đàn ông trong clip để dạy bài học. Qua tìm hiểu, vụ việc xảy ra tại 1 phòng trọ tại P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú, TP.HCM. Bước đầu Công an Q.Tân Phú đã vào cuộc để xác minh nội dung clip này. Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ (Chi hội trưởng Chi hội luật sư thuộc Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM) có xác nhận, sau khi nhận thông tin tố giác của người dân qua đường dây nóng, hội đã cử luật sư này vào cuộc phối hợp với chính quyền địa phương để xác minh, xử lý. Công an cũng tìm đến phòng trọ nơi xảy ra vụ việc. Qua đó đã xác định, người bạo hành bé gái như clip mô tả là cha dượng của bé. Người này đã hành hạ bé và cả người mẹ của bé. VietNamNet sẽ tiếp tục thông tin về việc. Cụ bà 88 tuổi ở miền Tây bị con dâu và con trai bạo hành dã manCặp vợ chồng bạo hành, đánh đập cụ bà 88 tuổi ở Tiền Giang đã bị cơ quan điều tra tạm giữ hành chính để điều tra. Phước An | ||||||||||||||||||||||||
Dân buôn tiết lộ sự thật về đào Sa Pa bán tràn ngập chợ Posted: 29 Jun 2020 03:45 PM PDT Đặc sản đào Sa Pa được bày bán ngập chợ với giá từ 15.000-40.000 đồng/kg. Song, dân buôn tiết lộ, đào Sa Pa bán tại các chợ đều là đào Trung Quốc, có giá đổ sỉ khoảng 5.000-6.000 đồng/kg tùy loại. Hơn nửa tháng nay, những xe chở đào xuất hiện khắp các tuyến phố, la liệt các khu chợ tại Hà Nội. Người đi đường chẳng khó khăn gì để thấy những xe thồ chở đầy ắp đào lòng vàng, đào lông đỏ hay đào mỏ quạ có gắn biển "đào Sa Pa". Giá của những loại đào này dao động từ 15.000-40.000 đồng tùy loại. Đây cũng là loại quả đặc biệt hút khách trong những ngày này. Bởi, ngoài mua về ăn, nhiều gia đình còn mua về làm trà đào uống giải nhiệt do có giá rẻ. Đỗ chiếc xe thồ chở đầy 2 sọt đào lông và đào lòng vàng có vỏ ngoài trơn bóng trên phố Đặng Xuân Bảng (Hoàng Mai, Hà Nội), chị Trịnh Thị Lan - chủ nhân của xe đào Sa Pa khoe, chỉ mới 10 giờ sáng mà chị đã bán hết 60kg đào. Ngày hôm qua, lượng đào chị bán ra lên tới 1,5 tạ.
"Đào Sa Pa đang vào mùa, giá lại rẻ nên nhiều người mua ăn", chị nói. Đào lòng vàng mọi người hay mua về làm trà đào, giá chỉ 15.000 đồng/kg, còn đào lông ăn giòn, ngọt giá 25.000 đồng/kg. Cách đây khoảng nửa tháng, đào chưa rộ mùa, giá đắt hơn thời điểm hiện tại 10.000 đồng/kg. Trên đường Giải Phóng, Nguyễn Xiển hay chợ Đại Từ,... những chiếc xe chở đào Sa Pa đứng nối đuôi nhau, xe thồ nào cũng tấp nập khách mua bán. Tiểu thương bán đào ở những khu vực này cho biết, lượng đào tiêu thụ mỗi ngày khá lớn, thường lên tới 1-1,5 tạ/ngày. Với dân buôn chở đào bằng xe ô tô tải loại nhỏ đứng bán ven đường, mỗi ngày họ bán được từ 3-5 tạ. Trao đổi với PV. VietNamNet, anh Trương Ngọc Nam - đầu mối đổ sỉ đào ở chợ Long Biên (Hà Nội) - cho biết, anh đổ sỉ trái cây Trung Quốc ở chợ này đã được 15 năm. Hiện vào mùa đào, nho nên mỗi ngày anh đánh 1 xe tải gần 3 tấn về chợ này đổ buôn cho các mối lấy sỉ.
Anh khẳng định, các loại đào lòng vàng, đào lông đỏ, đào mỏ quạ đang bán ở chợ có gắn mác "đào Sa Pa" đều là đào Trung Quốc. Như loại đào lông giá đổ sỉ là 85.000 đồng/sọt 15kg (khoảng 5.600 đồng/kg); đào lòng vàng giá rẻ hơn, khoảng 5.000 đồng/kg; riêng đào mỏ quạ mới vào mùa giá đổ sỉ 20.000-25.000 đồng/kg tùy loại to nhỏ. "Đào Sa Pa cực hiếm, mùa đào cũng rất ngắn, sản lượng chỉ đủ tiêu thụ ở trong tỉnh. Trong khi đào Trung Quốc nguồn cung dồi dào. Bây giờ đang vào giữa mùa thu hoạch bên Trung Quốc nên giá rất rẻ", anh chia sẻ.
Thời điểm đầu mùa, mỗi ngày anh Nam đổ buôn chỉ trên dưới 1 tấn đào các loại. Còn nửa tháng nay, lượng đào đổ buôn cho các mối sỉ khoảng gần 2 tấn. trong đó, đào lông và đào lòng vàng chiếm đa số. Đào Trung Quốc nhập về thường được đóng vào sọt nhựa đen. Trọng lượng mỗi sọt dao động từ 15-20kg. Dân buôn như các anh đổ buôn theo sọt chứ không tính theo cân. Giá cả cũng tùy thuộc vào từng ngày, chợ ít hay nhiều hàng. Các mối bán rong trên phố, bán ở chợ đều lấy hàng từ chợ đầu mối. Đến lúc bán lẻ thì treo biển "đào Sa Pa" cho dễ bán. Bởi, trước nay dân mình vẫn e ngại hoa quả Trung Quốc, anh Nam cho hay. Như Băng | ||||||||||||||||||||||||
Sinh tại nhà, trẻ sơ sinh rách mặt vì rơi vào dao cắt rốn Posted: 29 Jun 2020 08:17 PM PDT Mẹ sinh tại nhà, em bé ra quá nhanh đã rơi vào con dao được mài sắc để cắt rốn. Hậu quả trẻ sơ sinh bị rách vùng khoang miệng, vết thương chảy nhiều máu. Bé sơ sinh Thào Thị T. được chuyển cấp cứu từ trạm y tế xã tới Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn (Hà Giang) trưa 28/6 trong tình trạng vùng khoang miệng có vết thương rách tới góc hàm phải, dài 12cm, rộng 8cm, chảy máu nhiều. Bà nội cháu bé cho biết, bé được sinh tại nhà, gia đình tự đỡ đẻ. Do bé ra quá nhanh, người lớn chưa kịp đỡ đã bị rơi vào con dao được mài sắc để cắt rốn. Mẹ của cháu bé, chị Vừ Thị S. (20 tuổi) cũng phải nhập viện cấp cứu do tình trạng rách tầng sinh môn và cơ vòng phức tạp. Bác sĩ CKII Sấn Văn Cương, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn cho biết, ngay khi tiếp nhận và làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết, trẻ sơ sinh nhanh chóng được chuyển vào phòng mổ. Tại đây, các bác sĩ đã tiến hành cắt lọc, thắt buộc mạch máu bị đứt, khâu lại và băng ép vết thương. Cháu bé được bù thêm dịch trong quá trình phẫu thuật.
Bác sĩ Cương nhấn mạnh, bệnh nhi may mắn do đã được y tế tuyến xã sơ cứu kịp thời nên không mất nhiều máu. Hơn nữa, vết thương chưa đứt tuyến nước bọt mang tai nên không gây nguy hiểm cho bé. Tuy nhiên vì bệnh nhi chỉ vừa chào đời, toàn bộ quá trình phẫu thuật từ gây mê, gây tê tới cắt lọc khâu nối, các bác sĩ đều phải thực hiện rất cẩn trọng. Sau phẫu thuật, cháu bé được chuyển lên Đơn nguyên Sơ sinh – Khoa Nhi để chăm sóc. Mẹ cháu bé sau phẫu thuật khâu lại tầng sinh môn và cầm máu được chuyển về khoa Phụ sản điều trị, theo dõi. Đến sáng nay 30/6, cháu bé có sức khỏe ổn định phản xạ mút rất tốt. Bác sĩ Cương cho biết cháu đang được nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch, bơm sữa qua thông. Dự kiến cháu sẽ sớm được cho ăn sữa mẹ qua thìa và rút thông. Các bác sĩ khuyến cáo, sinh đẻ tại nhà là một "thói quen" của rất nhiều bà con dân tộc thiểu số, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ không thể lường trước, có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng của cả mẹ và con Bởi vậy, thai phụ cần đến bệnh viện thăm khám và sinh nở để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Nguyễn Liên BV Bạch Mai lên tiếng vụ điện não video 12 tiếng chỉ làm 30 phútLãnh đạo BV Bạch Mai khẳng định, không có trục lợi trong việc giảm bớt giờ điện não video từ 12 tiếng xuống còn 30 phút. | ||||||||||||||||||||||||
Trừng phạt Trung Quốc, Mỹ huỷ vị thế đặc biệt của Hong Kong Posted: 29 Jun 2020 07:46 PM PDT Mỹ bắt đầu huỷ vị thế đặc biệt của Hong Kong từ ngày 29/6, dừng xuất khẩu các mặt hàng quốc phòng, hạn chế tiếp cận các mặt hàng công nghệ cao.
Theo Reuters, Bộ Thương mại Mỹ cho biết đang dừng đối xử ưu tiên với Hong Kong so với Trung Quốc, gồm cả một số ngoại lệ về giấy phép xuất khẩu. Ngoài ra, cơ quan này cũng đang xem xét tiến hành các động thái mới nhằm huỷ vị thế đặc biệt của Hong Kong. Động thái trên của Mỹ diễn ra một ngày trước khi Quốc hội Trung Quốc thông qua luật an ninh quốc gia với Hong Kong, vốn đặt nền tảng cho sự thay đổi mạnh mẽ ở vùng đất này. Hong Kong được Anh trao trả Trung Quốc cách đây 23 năm. Cable TV đưa tin, luật an ninh quốc gia đã được Ủy ban Thường trực Quốc hội Trung Quốc thống nhất thông qua vào sáng nay (30/6). Theo giới phân tích, luật an ninh Hong Kong đã đẩy Bắc Kinh đi xa hơn trong cuộc đối đầu với Mỹ, Anh và nhiều chính phủ phương Tây khác. Các nước trên cho rằng luật an ninh này xói mòn sự tự trị của Hong Kong – một trung tâm tài chính toàn cầu. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho hay, quyết định huỷ vị thế đặc biệt với Hong Kong có hiệu lực ngay. Washington sẽ dừng xuất khẩu các công nghệ lưỡng dụng sang vùng đất này. "Mỹ buộc phải hành động để bảo vệ an ninh quốc gia. Chúng tôi không còn phân biệt được việc xuất khẩu những mặt hàng được kiểm soát là sang Hong Kong hay sang Trung Quốc đại lục". Tuần trước, ông Pompeo nói, Washington đã áp đặt hạn chế thị thực với một số quan chức đương nhiệm hoặc đã về hưu của Trung Quốc, những người được cho là chịu trách nhiệm về việc huỷ hoại quyền tự trị của Hong Kong. Hoài Linh Người Hong Kong biểu tình rầm rộ, phản đối dự luật an ninhCảnh sát Hong Kong đã bắn đạn hơi cay và dùng vòi rồng để giải tán hàng nghìn người biểu tình phản đối Bắc Kinh định áp đặt luật an ninh quốc gia lên thành phố này. Quốc hội TQ chính thức thông qua dự luật an ninh Hong KongQuốc hội Trung Quốc vừa đồng thuận thông qua việc áp dụng dự luật an ninh quốc gia mới đối với Hong Kong "nhằm giải quyết các vấn đề ly khai, lật đổ, khủng bố và can thiệp của nước ngoài" vào đặc khu hành chính này. | ||||||||||||||||||||||||
Phụ huynh tố bị ép không cho con thi lớp 10 công lập, trường nói gì? Posted: 29 Jun 2020 04:00 PM PDT Một số phụ huynh Trường THCS Thanh Trì "tố" nhà trường gây áp lực không cho học sinh kém thi vào lớp 10 công lập. Mới đây, một số phụ huynh có con em học lực yếu, kém đang học lớp 9 của Trường THCS Thanh Trì (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết trong buổi họp diễn ra vào giữa tháng 6, giáo viên chủ nhiệm đã yêu cầu họ phải viết đơn tự nguyện xin cho con không thi vào trường THPT công lập trên địa bàn. Điều này khiến nhiều người bức xúc, bởi cho rằng "có những em vẫn đang rất nỗ lực, quyết tâm thi đỗ vào trường công nhưng giáo viên lại cho rằng với sức học ấy, để thi đỗ là điều rất khó". "Chuyện trượt hay đỗ cũng đều là sự lựa chọn, và các con phải chịu trách nhiệm với quyết định ấy. Nhưng cách làm của trường dường như đang tước đi quyền lợi của học sinh, và khiến các con cảm thấy mình sớm bị loại khỏi cuộc đua chung", một phụ huynh bày tỏ. "Có những em vẫn đang nỗ lực hết sức, quyết tâm thi đỗ vào trường công nhưng giáo viên lại cho rằng với sức học ấy, để thi đỗ là điều rất khó". Thậm chí, theo phụ huynh này kể, có bố mẹ còn rưng rưng nước mắt xin cô giáo cho con được đi thi, "dù trượt gia đình cũng chấp nhận". Tuy nhiên, lại nhận được câu trả lời rằng: "Bây giờ nhà trường sẽ cho điểm học bạ đúng theo năng lực, đến lúc đó các con cũng không thể đi thi vì học bạ rất xấu". "Nghe vậy, phụ huynh nào cũng sợ, nhiều người đành thỏa thuận với nhà trường cho xong", một phụ huynh cho biết. Trường nói "không" Trao đổi với VietNamNet, bà Tạ Thị Tuyết, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Thanh Trì, khẳng định không có chuyện nhà trường ngăn cản học sinh yếu kém thi vào cấp 3 công lập. Theo bà Tuyết, nhà trường có chủ trương phân luồng, định hướng nghề nghiệp cho học sinh theo chỉ đạo từ Bộ GD-ĐT. Căn cứ vào học lực của từng em, giáo viên sẽ phối hợp với phụ huynh để tư vấn, giúp học sinh định hướng nghề nghiệp. "Hàng năm, nhà trường vẫn mời các trường trung cấp nghề đến để trao đổi với học sinh, giúp các con xác định được hướng đi phù hợp với năng lực. Nhà trường chỉ cung cấp thông tin, còn người quyết định vẫn là phụ huynh và học sinh chứ không hề ngăn cản hay ép buộc". Bà Tuyết cũng nhấn mạnh không có chuyện chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm khối lớp 9 vận động phụ huynh ký cam kết. "Có thể trong công tác phân luồng, thầy cô truyền tải không toát lên được quan điểm chung khiến phụ huynh hiểu sai theo ý ép buộc. Nhà trường hiện có 222 học sinh lớp 9, và chúng tôi cam kết không bắt ép bất cứ học sinh nào để nâng thành tích của nhà trường", bà Tuyết nói. Thúy Nga Xúc động lá thư hiệu trưởng gửi học trò trượt học sinh giỏi ở Tuyên Quang"Thầy cô và gia đình tin rằng em sinh ra để làm nhiều điều lớn lao hơn. Điểm số một bài thi HSG không nói lên được tất cả...". |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất, hot nhất | Báo VietNamNet. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét