“Khoa học chứng minh sự tồn tại của “thiện ác hữu báo” có tác động đến cơ thể” plus 15 more |
- Khoa học chứng minh sự tồn tại của “thiện ác hữu báo” có tác động đến cơ thể
- Lịch sử của KGB: Tổ chức gián điệp khét tiếng tàn bạo của Liên Xô
- ĐÃ HOÀN THÀNH BẢN THẢO:” VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG”
- Chủ tịch nước: Tôn trọng, phát huy tự do tư tưởng của các nhà khoa học
- Hiệp hội Giấy: DN Trung Quốc mang hàng sạch về nước, rác bẩn để lại Việt Nam
- NHNN nói gì về việc dùng Nhân dân tệ thanh toán ở biên giới Việt - Trung?
- THIẾU TƯỚNG NGUYỄN THANH HỒNG LO LẮNG VỀ HÀNG KHÔNG TRE VIỆT NAM-( CÓ VAY TIỀN TRUNG QUỐC KHÔNG?)
- Bí mật về những tuyệt chiêu phòng the của các mỹ nhân Trung Hoa xưa khiến đàn ông mê đắm bất chấp cả hiểm họa
- 24.000 đề tài tiến sỹ xuất sắc liên quan đến nông nghiệp, dùng được bao nhiêu?;Nông dân chưa học hết lớp 7 ở Nghệ An sản xuất máy cắ.t đá đầu tiên trên thế giới
- Lưu thông đồng Nhân Dân Tệ và bi kịch cuối cùng
- VIỆT NAM VÀO GUINNESS THẾ GIỚI BỞI CÁC KỶ LỤC: 9 NGƯỜI DÂN TRẺ GIÀ TRAI GÁI, CÕNG NUÔI 1 CÁN BỘ NHÀ NƯỚC...
- Ngân sách phải chi hơn 770 tỷ đồng/ngày để trả nợ cả gốc lẫn lãi
- Viên chức Trung Cộng giới thiệu các đặc khu xuyên biên giới với Việt Nam là giải pháp để tránh thuế của Hoa Kỳ
- Lào: Nạn nhân tiếp theo của ‘ngoại giao bẫy nợ’ của TQ?
- Lý giải tại sao người Hoa ở Việt Nam giàu đến “nứt vách” nhưng luôn ở nhà cũ, nhà tồi tàn
- Tiền Trung Quốc: May mắn hay gánh nặng đối với Campuchia?
Khoa học chứng minh sự tồn tại của “thiện ác hữu báo” có tác động đến cơ thể Posted: 30 Aug 2018 03:26 PM PDT Theo một tạp chí của Mỹ, "tâm trạng xấu làm sản sinh độc tố", "suy nghĩ xấu có thể gây ra thay đổi sinh lý và tạo ra độc tố trong máu". Một thí nghiệm cho thấy rằng khi một người trong trạng thái bình thường mà thổi vào cốc nước đá, sẽ tạo ra một chất không màu và trong suốt ngưng tụ. Tuy nhiên, đối với những người đầy oán giận và ghen tức, nó sẽ tạo ra một chất cô đặc có màu sắc khác nhau. Phân tích hóa học cho thấy suy nghĩ tiêu cực của con người có thể tạo ra độc tố trong cơ thể. Một nghiên cứu chung của Đại học Cardiff ở Anh và Đại học Texas ở Mỹ cho thấy điều người xưa vẫn thường nói làm việc xấu sẽ bị trừng phạt là có cơ sở khoa học. Các tội phạm trẻ tuổi khi đến giai đoạn trung niên, sức khỏe của họ giảm sút nhanh chóng và nguy cơ nhập viện và bị khuyết tật cao gấp nhiều lần so với những người bình thường. Giáo sư Williams, một chuyên gia tim mạch nổi tiếng của Mỹ, đã tiến hành một nghiên cứu với 500 sinh viên đại học y khoa vào năm 1958. 25 năm sau, ông thấy rằng những người hay thù hằn người khác có tỷ lệ tử vong đến 96% và tỷ lệ mắc bệnh tim cao gấp 5 lần người bình thường. Sự chuyển đổi năng lượng giữa cho và nhận Giáo sư Stephen Garrard Post, người giảng dạy tại Đại học Case Western Reserve cùng tiểu thuyết gia Jill Neimark đã nghiên cứu chi tiết mối quan hệ giữa cho và nhận dựa trên quan điểm của khoa học và y học hiện đại. Họ đã tạo ra một thang đo để theo dõi những người sẵn sàng cho đi, xác định những điều họ nhận được, thống kê vật lý và phân tích sinh lý để tìm ra hiệu quả y tế của việc cho đi và đưa ra"chỉ số hạnh phúc". Từ nghiên cứu của họ, người ta thấy rằng làm việc tốt ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và sức khỏe của con người. Khả năng phán đoán, cảm xúc và tinh thần đều được cải thiện. Về thể chất, một nụ cười tươi tắn, cũng như một biểu hiện thân thiện hay hài hước đều có thể gia tăng kháng thể trong nước bọt của người đó. Sau khi kết hợp hơn 100 kết quả nghiên cứu từ hơn 40 trường đại học lớn của Hoa Kỳ, cùng với dữ liệu theo dõi lâu dài, họ đã đưa ra kết luận đáng ngạc nhiên rằng, có một sự chuyển đổi năng lượng giữa cho đi và nhận lại. Khi một người đang cho đi, họ cũng nhận lại được năng lượng tích cực dưới nhiều hình thức, và trong hầu hết các trường hợp, họ không nhận thức được điều đó. Các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra một hiện tượng trong lĩnh vực thần kinh học. Khi một người có những suy nghĩ tốt và tích cực, cơ thể họ sẽ tiết ra các chất truyền thần kinh có thể giúp cho tế bào khỏe mạnh và kích hoạt hệ miễn dịch. Ngược lại, khi một người có ý định xấu xa và suy nghĩ tiêu cực, hệ thống tiêu cực được kích thích, hệ thống tích cực bị áp chế, và sự cân bằng trong các chức năng cơ thể bị phá hủy. Một tâm hồn thuần thiện có thể tránh khỏi những điều bất hạnh Nghiên cứu khoa học đã xác nhận việc người xưa tin rằng thiện ác hữu báo không phải là phi logic, mà là một đạo lý cơ bản của thời đó và là cách người xưa nhìn nhận cuộc sống của họ. Với tâm trí cởi mở, người ta sẽ tránh được những suy nghĩ tiêu cực. Suy nghĩ tích cực có thể giúp chúng ta cảm nhận được mối liên hệ giữa thiên thượng và nhân gian. Người xưa tin rằng những người có đạo đức cao thượng, tà ác không dám đến gần và một cuộc sống lành mạnh, thuận theo tự nhiên có thể kéo dài tuổi thọ. Hồng Liên, theo visiontimes | ||||||
Lịch sử của KGB: Tổ chức gián điệp khét tiếng tàn bạo của Liên Xô Posted: 30 Aug 2018 03:23 PM PDT Liên bang Xô Viết nổi tiếng có nhiều tổ chức tình báo khét tiếng hung tàn. Một trong số đó là KGB, tổ chức cảnh sát bí mật đã giúp nhà độc tài Stalin hành quyết hàng triệu người trong những cuộc thanh trừng của ông.KGB (Komitet Gosudarstvennoi Bezopasnosti – Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô) chính thức được cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Khrushchev thành lập vào năm 1954. Đây thực chất là một hệ thống cảnh sát chìm dùng để trấn áp những người đối lập và bảo vệ chế độ Xô Viết sau cuộc Cách mạng tháng 10 năm 1917. Qua nhiều năm, tổ chức này đã được đổi tên nhiều lần, với những cái tên như OGPU, NKVD, MVD, MGB, KGB, FSB. Dưới sự lãnh đạo của Lenin, KGB đã bắt bớ những người được cho là kẻ thù của Đảng Cộng sản. Chính sách bắt bớ này dẫn đến một xã hội Liên Xô tàn khốc chưa từng thấy dưới thời Stalin. Trong đó một lãnh đạo nổi tiếng tàn độc của KGB là Lavrenti Beria đã hành quyết hàng triệu kẻ thù có thật và do ông "tưởng tượng", ngoài ra tổ chức này còn tấn công các đối thủ của Stalin ở nước ngoài như thành viên bộ chính trị Leon Trotsky. Cảnh sát bí mật dưới thời Sa hoàng Ivan IV Vasilyevich hay Ivan Bạo Chúa – Nhà cầm quyền đầu tiên của nước Nga chính thức xưng Sa hoàng năm 1547 – đã thành lập lực lượng cảnh sát bí mật đầu tiên của Nga, còn được gọi là Oprichniki năm 1565 để tăng cường quyền lực của mình bằng cách khủng bố người dân. Nga hoàng Nicholas I (cai trị từ 1825-1855) cũng thành lập một lực lượng cảnh sát bí mật, gọi là Tiểu đội 3, điều hành một mạng lưới gián điệp và chỉ điểm khổng lồ. Alexander II (cai trị từ 1855-1881) đã thay thế Tiểu đội 3 tàn bạo bằng tổ chức Okhrna kém cỏi. Alexander III (sinh năm 1845, cai trị từ 1881-1894) tăng cường cảnh sát an ninh, tổ chức lại nó thành một cơ quan được gọi là Okhrana, trao cho nó quyền lực phi thường, và đặt dưới sự kiểm soát của Bộ Nội vụ. Sự đàn áp ở Nga cũng có một lịch sử lâu dài. Dưới ảnh hưởng của phương Tây và sự phản đối chế độ chuyên chế của Nga ngày càng tăng, chế độ này đã phản ứng lại bằng cách tạo ra lực lượng cảnh sát mật và tăng cường kiểm duyệt nhằm cắt giảm hoạt động của những người ủng hộ cải cách. Khi lên nắm quyền vào năm 1917, những người Bolshevik (Cộng sản Nga) đã ban hành một loạt nghị định cách mạng phê chuẩn việc chiếm ruộng đất của nông dân và kiểm soát công nghiệp sau đó thay thế toà án cũ bằng các tòa án cách mạng. Chính phủ mới cũng tạo ra một cơ quan cảnh sát bí mật tên là Cheka – tên gọi khác của KGB – để khủng bố kẻ thù của nhà nước, bao gồm cả những người tư bản tự do và các đảng viên xã hội chủ nghĩa ôn hòa. Cheka được Feliks Dzerzhinsky lãnh đạo đến khi ông qua đời vào năm 1926. Bức tượng của Dzerzhinsky vẫn còn được đặt bên ngoài trụ sở KGB ở Moscow và nhiều thành phố, thị trấn khác ở Nga. Nhà lãnh đạo Bolshevik Vladimir Lenin khuyến khích sử dụng khủng bố và bạo lực để giải quyết các vấn đề chính trị, xã hội và kinh tế. Năm 1918, ông đã đưa ra những chỉ dẫn như thế này cho các nhà lãnh đạo Bolshevik để đối phó với các lãnh đạo nông dân – những người không chấp nhận cuộc cách mạng: "Các đồng chí!… Treo cổ (nhất định phải treo cổ, để người ta trông thấy) để hơn một trăm kẻ phú nông giàu có, những kẻ hút máu sẽ trông thấy … Làm theo cách mà hàng trăm cây số xung quanh, mọi người sẽ thấy, run rẩy, đến khi chúng hét lên: 'Họ đang bóp cổ và sẽ bóp cổ đến chết những kẻ hút máu …' Lê Nin của các đồng chí". Năm 1918, Lenin phàn nàn rằng cảnh sát mật của ông "quá nhu nhược". Tháng 9 năm đó, ông lệnh cho các nhà chức trách ở Nizhni Novgorod "hãy gieo rắc nỗi kinh hoàng, hành quyết và trục xuất hàng trăm gái mại dâm, binh lính say rượu, cựu sĩ quan,…". Vào một dịp khác, ông giải thích việc giết các đối thủ chính trị: "Nếu chúng ta không bắn những kẻ lãnh đạo này, chúng ta có thể bị đặt vào tình huống cần phải bắn 10.000 công nhân ư?". Án tử được cho phép áp dụng đối với trẻ em dưới 12 tuổi. Để trả thù cho vụ ám sát đã làm Lenin bị thương ở cổ, ông ta ra lệnh hành quyết hơn 800 nhà cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trừng phạt Latvia và Estonia dám tuyên bố độc lập năm 1918, ông nói: "Nếu chúng băng qua biên giới ở đâu, ngay cả chỉ nửa dặm, hãy treo cổ hết bọn chúng". Stalin và tổ chức NKVD Joseph Stalin (cầm quyền từ năm 1924-1953) được xếp ngang hàng với Adolf Hitler, Mao Trạch Đông và Pol Pot, là một trong những nhân vật diệt chủng tàn ác nhất thế kỷ 20. Stalin phải chịu trách nhiệm về cái chết của hàng chục triệu người Nga, trong đó có phụ nữ, trẻ em và những người bạn thân nhất của ông ta. Stalin lên nắm quyền vào những năm 1920 cuối cùng đã chấm dứt sự tự do hóa xã hội và nền kinh tế diễn ra trong những năm cuối cùng Lenin cầm quyền, dẫn đến một giai đoạn chính phủ độc tài chưa từng thấy, tạo nên cuộc khủng bố chưa từng có ở Nga và các nước cộng hòa Xô Viết khác. Chế độ của Stalin ngày càng trở nên áp chế hơn vào những năm 1930. Nông nghiệp và công nghiệp trải qua quá trình tập trung cưỡng bức tàn bạo, các hoạt động văn hóa bị hạn chế. Dưới thời Stalin, hàng ngàn người được xem là nguy hiểm đối với nhà nước Liên Xô đã bị thanh trừng. Stalin cho ra đời Hiến pháp mới chính thức công nhận cảnh sát mật kiểm soát lực lượng dân quân, kiểm duyệt và xây dựng hệ thống trại cưỡng bức lao động rộng lớn. [Nguồn: Thư viện Quốc hội, tháng 7/1996] Trong giai đoạn thanh trừng của Stalin vào những năm 1930, Bộ Dân ủy Nội vụ, viết tắt là NKVD, một cơ quan cảnh sát bí mật thừa kế của Cheka đầu những năm 1920, đã tăng cường giám sát thông qua nhân viên và người chỉ điểm, sau đó tiết lộ những âm mưu chống Liên Xô giữa các đảng viên sáng giá lâu năm. Stalin đã thiết lập lực lượng an ninh NKVD man rợ để thực thi chương trình nghị sự chính trị trong nước. Ông cũng tạo ra lực lượng cảnh sát chính trị, gọi là GPU, tiến hành hoạt động gián điệp ở nước ngoài và có hàng ngàn nhân viên được cài trên toàn thế giới. Đây là tiền thân của lực lượng ở nước ngoài của KGB. NKVD đã thực hiện việc vây ráp và thẩm vấn; rất nhiều người bị hành quyết hoặc đưa đến các trại lao động cải tạo dưới thời Stalin. NKVD có trụ sở ở một tòa nhà tại Moskva mà sau này được KGB và người kế nhiệm là FSB sử dụng. NKVD lưu giữ những hồ sơ tỉ mỉ, nhiều cái cuối cùng đã được công bố vào đầu những năm 2000. Sự thanh trừng dưới thời Stalin Vào giữa thập niên 1930, Stalin tiến hành thanh trừng đảng. Ông đẩy mạnh chiến dịch khủng bố đi đến hành quyết, giam giữ hàng triệu người ở tất cả các giai tầng xã hội. Trong Đại khủng bố năm 1936 đến năm 1938, hơn một triệu người bị hành hình, hàng triệu người bị bắt, lưu đày, trục xuất khỏi nơi làm việc hoặc bị đưa đến các trại lao động cưỡng bức. Trong thập niên 1930, Stalin củng cố quyền lực của mình trong Đảng Cộng sản, chính phủ và quân đội bằng cách tung ra một loạt các cuộc thanh trừng chống lại những người mà ông cáo buộc là "âm mưu chống lại nhà nước". Những người trong nhóm phản đối Stalin hoặc bị xem là phản đối đã bị bắt, đôi khi bị xét xử tại tòa. Nikolia Yezhov, người tổ chức nhiều cuộc xét xử, được cho là đã phán hơn 20.000 án tử. Những cuộc thanh trừng phần nhiều do Stalin bị hoang tưởng. Ông ra lệnh cho hành quyết ngay cả đồng đội và bạn thân. Không còn tư sản nào sót lại để thanh trừng, ông đã "tạo ra" tư sản ngay trong đảng Cộng sản. Những năm 1940, Stalin hoang tưởng nặng hơn và căm ghét người Do Thái. Hàng trăm ngàn cai ngục và cảnh sát Liên Xô đóng vai trò tích cực trong cuộc thanh trừng, tra tấn và hành quyết bạn bè và người nhà các nạn nhân dù họ vô tội. Nhà thơ Osip Mandelshtamm từng viết: "Stalin không phải đi chém đầu/Chúng tự bay đi như bồ công anh". Người ta đều đặn phản bội bạn bè và người thân. Stalin thường bắt các bà vợ của những người làm việc dưới quyền ông ta và chờ họ xin nài nỉ để có được một số quyền lợi. Ông ta biến những người phụ nữ trong sạch thành người chỉ điểm của KGB. Lịch sử của thanh trừng Stalin Stalin hoàn toàn khuất phục được Đảng Cộng sản Liên Xô, cùng với sự phụ thuộc của ngành công nghiệp và nông nghiệp vào nhà nước. Stalin đã đảm bảo quyền lực độc tôn của mình qua việc trừng trị Bukharin (đồng minh của Stalin, chính trị gia Liên Xô) và "những nhà cánh hữu lệch lạc" vào năm 1929 và 1930. Để đảm bảo quyền kiểm soát tuyệt đối của Đảng Cộng sản, Stalin bắt đầu thanh trừng các lãnh đạo và thành viên cao cấp, trung thành mà ông nghi ngờ. [Nguồn: Thư viện Quốc hội, tháng 7/1996] Cuộc thanh trừng của Stalin bắt đầu vào tháng 12/1934, khi Sergey Kirov bị ám sát. Sergey là người đứng đầu đảng Leningrad nổi tiếng ủng hộ chính sách ôn hòa dành cho nông dân. Mặc dù chưa rõ chi tiết, nhưng nhiều nhà sử học phương Tây tin rằng Stalin xúi giục giết người để loại bỏ đối thủ tiềm năng này. Kết quả, hàng loạt cuộc thanh trừng thành viên đảng Leningrad diễn ra khắp nơi, hàng ngàn người bị trục xuất, đưa đến các trại lao động cưỡng bức ở Siberia. Có nhiều cuộc xét xử các nhà lãnh đạo đảng được công bố nhưng cũng có các cuộc thanh trừng không được công khai ở cả hàng ngũ lãnh đạo trẻ trong đảng, chính phủ, quản lý công nghiệp và văn hóa. Đảng đặc biệt nghiêm khắc trong cuộc thành trừng các nước cộng hòa không thuộc Nga. Cảnh sát mật cũng khủng bố dân chúng nói chung, với số lượng những người bình thường không kể xiết bị trừng phạt sau những cáo buộc giả tạo. Vào thời điểm các cuộc thanh trừng đã giảm xuống vào năm 1938, hàng triệu lãnh đạo Xô viết, các quan chức, và các công dân khác đã bị xử tử, bị cầm tù, hoặc bị lưu đày. Ngay cả người dân của các vùng mà bị Hồng quân chiếm đóng, cũng trở thành nạn nhân như người Baltic, Ba Lan, Hungary, Romania, Đức như vụ thảm sát Katyn với sự đồng ý của Stalin trên 20 ngàn tù binh người Ba Lan đã bị hành quyết Nạn nhân của thanh trừng Stalin Trong các cuộc thanh trừng của Stalin, việc hành quyết được thực hiện trên "quy mô công nghiệp". Có những gia đình nguyên cả nhà bị xóa sổ vì một người phạm tội nhỏ. Ở một nơi gần Moscow, có tới 500 người bị giết trong vòng một ngày. Nạn nhân có cả nhiều nông dân, công nhân nhà máy, quan chức chính phủ và thành viên quân đội. Hơn một triệu thành viên của Đảng Cộng sản bị thanh trừng. Nhiều người từng giúp Stalin giành quyền lực cũng bị giết. Trong số 1.961 người tham dự Đại hội Đảng lần thứ 17 vào năm 1934, đã có 1.108 người bị xử tử, người thuộc Đảng Leningrad đặc biệt bị nặng nhất. Quân đội Liên Xô cũng bị ảnh hưởng lớn. Hơn 1.000 tướng Liên Xô bị bắn từ năm 1938 – 1940 (ngược lại chỉ có 600 tướng lĩnh Đức Quốc xã chết trong Thế chiến II). Năm 1937-1938, 3 trong 5 thống chế, 13 trong 15 tổng tư lệnh, 110 trong 195 chỉ huy sư đoàn, 220 trong 406 lữ đoàn và vô số cán bộ khác bị xử tử theo lệnh của Stalin. Tàn sát như vậy làm quân đội Nga bị hao tổn nghiêm trọng ngay trước Thế chiến II. Những người bị bắt trong thời kỳ Đại khủng bố Nhiều người được đưa đến trại lao động bị xếp loại phản cách mạng hoặc kẻ thù của nhân dân theo luật hình sự của Stalin. Nhiều người bị bắt giam theo quy định "bắt giữ dự phòng" – lý do đơn giản là họ bị tình nghi. Cao điểm của cuộc thanh trừng năm 1938, hơn 12 triệu người bị bắt, đa số vì những cáo buộc vô căn cứ như bị xem là "Kẻ thù của nhân dân" hay "kẻ thù của nhà nước". Một học sinh trung học nói với Newsweek: "Họ đến gặp ông tôi vào ban đêm và bà tôi không bao giờ biết chuyện gì đã xảy ra với ông. Bà không muốn nói về chuyến đó". Con gái của nhà tư bản dầu mỏ ở Baku, nói với National Geographic: "Cha tôi không lanh cho lắm. Họ đã bắt ông vì trước kia ông là nhà tư bản. Rồi ông bắt đầu nguyền rủa Stalin. Cha tôi nói: 'Các ông muốn gì? Stalin là nhà độc tài". Lời chỉ trích này nhanh chóng khiến ông [bị đày] đến Kazakhstan và bị xử bắn ở đó. Alla B. Shister từng là một người ủng hộ Stalin nhiệt tình. Nhưng sau khi chồng bị giết trong Đại khủng bố, người chồng khác mất tích trong cơn điên và bản thân cô bị đưa đến các trại lao động, cô đã phải thay đổi giọng điệu. Những người lên tiếng vì dân chủ bị bỏ tù vì tội mưu đồ "lật đổ hệ thống Cộng sản, không tuân theo Hiệp ước Warsaw, phá hoại Liên bang Xô viết và có quan hệ với Hoa Kỳ". Khách khứa tại bữa tiệc chỉ cần đùa "không hay" về Stalin đều đã bị bắt và đưa đến trại Siberia. Có cả gia đình bị lôi ra khỏi nhà rồi tống đến Bắc Cực vì bị dán nhãn tư sản khi sở hữu 2 con ngựa. Sau những màn tra tấn và ép cung, ngay cả những người cộng sản trung thành nhất cũng "thú nhận" phản bội nhà nước và tham gia vào âm mưu khủng bố. Quá trình tư pháp hết sức sơ sài. Nếu có phiên tòa, tòa án cũng hành động theo lệnh của chính quyền Stalin và tuyên án theo ý nhà nước. KGB Sau thời của Stalin KGB được Nikita S. Khrushchev thành lập vào năm 1954 để thay thế NKVD. Lên nắm quyền, Khrushchev khiến các lãnh đạo cộng sản tại tại Đại hội Đảng bí mật lần thứ 20 tháng 2/1956 phải kinh ngạc. Ông đã dành 3 giờ lên án "sự tôn sùng chủ nghĩa cá nhân" của Stalin, "bạo lực và đồng bóng", "tàn ác và quá khích", lạm dụng quyền lực và xác nhận tội ác của Stalin đối với những người vô tội như bắt giữ hàng loạt, trục xuất và hành quyết. Leonid Brezhnev – lãnh đạo của Liên Xô từ năm 1964 đến 1982 – khôi phục những cải cách của Khrushchev và gợi lại Stalin là "người anh hùng và tấm gương sáng". Brezhnev mở rộng sức mạnh của KGB. Năm 1967, Yuri Andropov được bổ nhiệm làm Chủ tịch KGB, ông đã phát động chiến dịch đè bẹp những người bất đồng chính kiến. Phong trào bất đồng chính kiến phát triển dưới thời Brezhnev. Đáp trả các nhà bất đồng chính kiến, Brezhnev đưa họ đến các trại lao động, trại tâm thần hoặc khiến họ lưu vong. Nếu không ở tù thì họ cũng bị KGB quấy rối và theo dõi. Andropov đã từng nhận xét, những người bất đồng chính kiến là kết quả của "tư tưởng chính trị sai lầm, cuồng tín vào tôn giáo, giễu cợt chủ nghĩa dân tộc, thất bại cá nhân… và nhiều trường hợp có thể là bất ổn tâm lý cá nhân".Người tri thức bất đồng chính kiến nổi tiếng là thị trưởng Moscow Yuri Orlov, Gavril Popov, Vladimir Bukosky. Andropov, thành viên của Bộ Chính trị từ năm 1973, đã được Ủy ban Trung ương chọn làm người kế nhiệm Brezhnev và tiếp quản lãnh đạo Liên Xô tháng 11/1982 sau khi Brezhnev mất. Andropov nắm quyền chỉ trong 15 tháng ngắn ngủi đến khi ông qua đời ngày 9/2/1984. Được xem là"người cuối cùng trong những người tin vào sự thật",Andropov được giáo dục tốt, sống lành mạnh, tin tưởng vào an ninh và kỷ luật. Ông bảo vệ những hành động ít bạo lực như "thuyết phục chính trị" hơn là trục xuất tra nước ngoài, hành quyết và cưỡng bức lao động. Nhưng là người đứng đầu KGB, Andropov khuyến khích đàn áp cả trong và ngoài nước, dẫn đầu chiến dịch tàn ác chống lại những người bất đồng chính kiến, không tuân thủ luật lệ quốc gia. Trớ trêu thay Mikhail Gorbachev, đóng vai chính cho sự sụp đổ của Liên Xô, chính là người được Andropov bảo trợ. Năm 1991, sau khi Liên Xô sụp đổ, KGB bị chia thành nhiều cơ quan. Trong đó có Cơ quan An ninh Liên bang (FSB), cơ quan an ninh nội địa chính và tổng cục Tình báo Nước ngoài (SVR), tương đương với CIA. Người Nga thường vẫn gọi những tổ chức này là KGB, và tồn tại cho đến ngày nay. Bảo Long, theo FAD | ||||||
ĐÃ HOÀN THÀNH BẢN THẢO:” VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG” Posted: 30 Aug 2018 05:07 AM PDT Phạm Viết Đào. Sau một thời gian cân nhắc, lựa chọn, tôi đã hoàn thành việc tập hợp những bản thảo, tư liệu đã viết, đã thu thập gần chục năm nay về cuộc chiến tại mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang… Bản thảo đánh máy dày trên 400 trang khổ A 4, co chữ arial 12. Tôi đã nộp cho 1 nhà xuất bản cách đây 1 tháng để xin giấy phép và đang chờ hồi âm. Xin có vài thông tin và mượn tạm 1 bức ảnh của 1 fb, lâu ngày quên mất xuất xứ để làm bìa cho tập bản thảo; Mong tác giả của bức ảnh này cho phép và thông cảm cho sự mượn tạm này vì thích nó… Nếu không gì thay đổi, từ tuần sau, fb Phạm Viết Đào sẽ trích giới thiệu một vài chương, bài của tập " bút ký-tiểu luận-điều tra" :" VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG" … P.V.Đ. | ||||||
Chủ tịch nước: Tôn trọng, phát huy tự do tư tưởng của các nhà khoa học Posted: 30 Aug 2018 03:30 AM PDT 30/08/2018 13:40 GMT+7 - Chủ tịch nước đề nghị cần tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, tư vấn, phản biện của các nhà khoa học. Sáng nay, MTTQ Việt Nam phối hợp cùng với Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Bộ KH-CN tổ chức lễ ra mắt Sách vàng Sáng tạo Việt Nam. Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, phát triển và ứng dụng KHCN là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Ông ghi nhận, nền KHCN nước nhà đã có bước phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào trên các lĩnh vực. Việc ra mắt cuốn Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2018 với 73 công trình, giải pháp sáng tạo tiêu biểu là sự kiện có ý nghĩa quan trọng. Những công trình, giải pháp sáng tạo được công bố lần này là những công trình xuất sắc, tiêu biểu, được ứng dụng hiệu quả trong các lĩnh vực của các tác giả là những tập thể, cá nhân trên mọi miền Tổ quốc. "Qua đó cho thấy khả năng sáng tạo, đam mê nghiên cứu khoa học luôn có ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp nhân dân. Đây chính là nguồn lực quý báu cần được tiếp tục nhân rộng và phát huy", Chủ tịch nước biểu dương. Người đứng đầu Nhà nước chúc mừng 73 tác giả, nhóm tác giả có công trình, giải pháp sáng tạo KHCN tiêu biểu được tôn vinh tại buổi lễ hôm nay. Tạo môi trường để nhà khoa học phát triển bằng tài năng Theo Chủ tịch nước Trần Đại Quang, thế giới đang bước vào giai đoạn đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tác động to lớn đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đối với nước ta, cuộc cách mạng này sẽ mở ra nhiều cơ hội mới trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước tiên tiến nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức. Chủ tịch nước nhắn nhủ đội ngũ cán bộ KHCN cần tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu và nâng cao chất lượng, hiệu quả ứng dụng KHCN phục vụ thiết thực việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Việc vinh danh các tác giả hôm nay cũng là cổ vũ, động viên mạnh mẽ phong trào thi đua sáng tạo, ứng dụng tiến bộ KHCN trong mọi tầng lớp nhân dân. Qua đó góp phần đưa nền KHCN nước nhà vươn lên tiến kịp cùng các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
"Tôi đề nghị các ban, bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, DN tiếp tục quan tâm phát triển nguồn nhân lực KHCN. Thực hiện tốt chính sách đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ cán bộ KHCN, nhất là các tài năng trẻ, các chuyên gia giỏi có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển khoa học, công nghệ của nước nhà", ông nói. Ngoài ra, Chủ tịch nước cũng lưu ý đến việc chú trọng tạo môi trường làm việc, nghiên cứu khoa học thuận lợi để cán bộ KHCN phát triển bằng tài năng và hưởng lợi ích xứng đáng. Tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, tư vấn, phản biện của các nhà khoa học…
Cũng tại buổi lễ, Chủ tịch MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn phát động đợt thi đua đặc biệt chào mừng đại hội MTTQ Việt Nam các cấp từ ngày 1/9/2018 - 30/9/2019. "MTTQ Việt Nam kêu gọi các tầng lớp nhân dân hãy thi đua học tập, công tác, lao động, sản xuất phòng chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm, thực hiện vai trò làm chủ của mình, gắn liền dân chủ với kỷ cương, quyền lợi và trách nhiệm, làm cho khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng thêm đông, thêm mạnh, thêm vững chắc", Chủ tịch MTTQ Việt Nam nói. Chủ tịch Đà Nẵng: Nhân tài làm việc cầm chừng, đứng núi này trông núi nọ"Một số bạn vẫn đứng núi này trông núi nọ, đi làm rồi nhưng cứ thấp tha thấp thỏm liếc mắt nhìn những cơ hội khác", ông Huỳnh Đức Thơ nói. TP.HCM thưởng tiền tỷ, thu hút nhân tài vào cơ quan nhà nướcMức hỗ trợ khuyến khích cho tổ chuyên gia không thấp hơn 30 triệu/người và tổng số tiền phụ cấp cho tổ chuyên gia không quá 1,5 tỉ đồng. 40 nhân tài Đà Nẵng xin nghỉ: Sẽ có đề án để công chức yên tâm cống hiếnTrước việc 40 nhân tài ở Đà Nẵng xin thôi việc, ông Phạm Minh Chính cho biết, sẽ làm đề án để cán bộ, công chức yên tâm cống hiến. Kết nối trí tuệ Việt: GS Ngô Bảo Châu tiết lộ điều hạnh phúcTheo GS Ngô Bảo Châu, niềm hạnh phúc đơn giản của ông đến từ khi khoa học VN ngày càng lớn mạnh hơn và vẻ đẹp lạ thường của mỗi con người. Thu Hằng | ||||||
Hiệp hội Giấy: DN Trung Quốc mang hàng sạch về nước, rác bẩn để lại Việt Nam Posted: 30 Aug 2018 12:45 AM PDT Dân trí Hiện tượng doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam sản xuất bột giấy tái chế để mang sản phẩm sạch về nước còn rác thải vứt lại Việt Nam, tiếp tục được Hiệp hội Giấy và Bột giấy cảnh báo, trong văn bản mới đây gửi tới các đơn vị chức năng. | ||||||
NHNN nói gì về việc dùng Nhân dân tệ thanh toán ở biên giới Việt - Trung? Posted: 30 Aug 2018 12:44 AM PDT Dân trí "Chúng ta có 7 tỉnh có đường biên giới giáp với Trung Quốc gồm Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Điện Biên và chỉ có những khu vực biên giới tại các tỉnh này mới được phép dùng đồng VND, CNY để thanh toán đối với hoạt động thương mại biên giới", ông Nguyễn Ngọc Minh, Phó vụ trưởng Vụ quản lý ngoại hối cho hay. | ||||||
THIẾU TƯỚNG NGUYỄN THANH HỒNG LO LẮNG VỀ HÀNG KHÔNG TRE VIỆT NAM-( CÓ VAY TIỀN TRUNG QUỐC KHÔNG?) Posted: 29 Aug 2018 05:55 PM PDT Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng lo lắng về Hàng không Tre Việt(GDVN) - Ông Nguyễn Thanh Hồng - Thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội đã nêu vấn đề với Bộ Giao thông Vận tải và đang chờ câu trả lời. Hàng trăm người bức xúc đến trụ sở Tập đoàn FLC đòi nhàVừa được chấp thuận đầu tư, FLC bất ngờ trả dự án hơn 2,4 nghìn tỷ đồngFLC tuyên bố mua máy bay khi nợ như "chúa chổm", chây ì tiền đền bù của dânVì sao Hà Nội chưa thể hủy kết quả trúng đấu giá của FLC? Trong văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng - Thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội cho biết, việc một doanh nghiệp trong nước thành lập hãng hàng không là phù hợp với pháp luật Việt Nam và cần khuyến khích để tăng sự cạnh tranh, nâng cao chất lượng vận chuyển, bảo đảm hài hòa lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Tuy nhiên, thành lập các hãng hàng không phải bảo đảm các yêu cầu khắt khe và thận trọng trong việc cấp phép. Hiện cử tri có ý kiến băn khoăn, cho rằng với tình trạng quá tải tại các sân bay, tình trạng hủy chuyến, chậm chuyến chưa được giải quyết; an ninh, an toàn hàng không còn nhiều bất cập thì vào thời điểm hiện nay, liệu có nên cho phép thành lập hãng hàng không mới? Cử tri cũng cho rằng, cần phải minh bạch về tài chính trong việc mua máy bay của hãng Tre Việt (Bamboo Airways) để tránh nguy cơ rủi ro, tăng nợ quốc gia trong huy động vốn và cần chấn chỉnh việc đưa hình ảnh quảng cáo khi chưa được cấp phép.
Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam vào chiều 28/8, ông Nguyễn Thanh Hồng cho rằng, cử tri lo lắng và băn khoăn là có cơ sơ. Với tư cách là một Đại biểu Quốc hội, ông có trách nhiệm mang những băn khoăn, lo lắng của cử tri tới với cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể ở đây là Bộ Giao thông Vận tải.
Ông Hồng cho biết, đến chiều ngày 28/8 vẫn chưa nhận được trả lời của Bộ Giao thông Vận tải. "Nếu họ không có trả lời, tôi sẽ tiếp tục chuyển yêu cầu tới Tổng thư ký Quốc hội đề nghị đôn đốc. Ý kiến của Đại biểu Quốc hội thì các bộ, ngành phải trả lời chứ. Bây giờ họ huy động vốn mua máy bay thì không biết nguồn vốn ở đâu? Có liên quan gì đến an ninh tài chính tiền tệ quốc gia không?" ông Hồng đặt ra một loạt câu hỏi và cho biết sẽ có đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm đến việc này. Với tư cách là thành viên đoàn giám sát chuyên đề "Thực hiện chính sách pháp luật về đảm bảo an toàn, an ninh hàng không dân dụng" của Ủy ban Quốc phòng và an ninh, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng cho rằng, ngoài việc đáp ứng các điều kiện thành lập doanh nghiệp theo quy định, khi cấp phép thành lập hãng hàng không cần thận trọng xem xét, đánh giá các vấn đề liên quan đến quốc phòng, anh ninh; tính khả thi về phương án nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ phi công; khả năng đáp ứng của cảng hàng không, quản lý bay. Bộ Giao thông vận tải cần làm rõ những băn khoăn của cử tri; đánh giá tác động các vấn đề nêu trên; thận trọng xem xét các điều kiện thành lập hãng hàng không Tre Việt. Theo chia sẻ của Tướng Hồng: "Qua giám sát thì thấy công tác đảm bảo an ninh hàng không đang là vấn đề có nhiều tồn tại. Đảm bảo an ninh an toàn hàng không trong bối cảnh hiện nay cần phải đặc biệt quan tâm vì những thế lực xấu luôn rình rập khủng bố, làm mất an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Chúng tôi hình dung lực lượng an ninh hàng không hiện nay giống như lực lượng công an xã… tức là với công việc rất nặng nề nhưng chức năng nhiệm vụ quyền hạn tổ chức nó không đáp ứng được yêu cầu. Điều đấy cho thấy là phải xem xét vấn đề tăng số lượng máy bay, tăng hoạt động sân bay thì cũng có nghĩa là tăng nguy cơ mất an toàn hàng không. Rồi một số sự cố liên quan đến hạ cánh nhầm đường băng, chậm giờ, hủy chuyến… đây là những vấn đề rất đáng quan ngại". Kiến Văn | ||||||
Posted: 29 Aug 2018 05:48 PM PDT Bom |Không phải nghiễm nhiên mà các mỹ nhân Trung Hoa nổi tiếng lịch sử như Tây Thi, Dương Quý phi, Triệu Phi Yến hay Hạ Cơ được các vị đế vương sủng ái suốt cả mấy thập niên...Được Hoàng đế mê đắm dù đã đến tuổi tứ tuần Nhắc tới biểu tượng sắc đẹp của phụ nữ đời Đường không ai là không biết tên Dương Quý Phi - một trong tứ đại mỹ nhân lịch sử Trung Quốc. Dương Quý Phi tên thật là Dương Ngọc Hoàn, sinh ra ở Vĩnh Lạc, Châu Bồ, nay thuộc huyện Vĩnh Tế, tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc). Ngay từ tuổi trăng tròn, Ngọc Hoàn đã nổi tiếng khắp xa gần bởi vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành và tài đàn ca múa hát. Từ khi trở thành Quý phi, Ngọc Hoàn nhanh chóng chiếm được lòng yêu mến của quân vương. "Trẫm được Dương Quý Phi như được viên ngọc quý vậy", Đường Minh Hoàng từng nói với quần thần như vậy. Một số sử gia sau này cho rằng, lý do khiến Đường Minh Hoàng sủng ái Dương Quý Phi có lẽ không chỉ bởi nhan sắc. Dương Quý Phi muốn giữ sự sủng ái của vua Huyền Tôn nên luôn luôn chú trọng trau chuốt về ba mặt: sức khỏe, sắc đẹp và tính kỷ (kĩ thuật chăn gối nam nữ). Tương truyền rằng khi "cung cấm" có dấu hiệu của tuổi tác Dương Quý Phi đã dùng cách làm thu nhỏ âm đạo bằng cách rất riêng của người Trung Hoa xưa. Vì thế nên mười năm trôi qua, âm đạo của bà vẫn như những cô gái còn son, chưa hề có dấu hiệu "lỏng lẻo", khiến nhà vua luôn sủng ái bà hết mực. Dương Quý Phi đã dùng rất nhiều loại thuốc chiết xuất từ thiên nhiên như: tinh dầu hoa nhài, dầu cây trinh nữ, tinh dầu huân y thảo, dầu đương quy và xà sàng tử. Đặc biệt bà rất thích ăn trái vải vì thứ trái cây này có dược tính làm cho thể lực kiện khang. Vì thế, bà đã luôn giữ được khí sắc tuyệt vời và có tài chiều vị vua đáng kính của mình, không bao giờ mất đi sự sủng ái. Việc thích ăn một trái gì đó để tăng cường thể lực ở nhiều nơi cũng có. Ví như, bên Ai Cập xưa, các Nữ hoàng muốn da thịt mình bóng loáng, đẹp đẽ đã cho ngâm trân châu vào rượu để uống. Đồ uống này đã có tác dụng rất lớn đối với làn da và vẻ đẹp của người phụ nữ xưa. Thuật "hoàn tân" của người đàn bà qua tay bao đàn ông mà vẫn như "trinh nữ" Hạ Cơ vốn là con gái nước Trịnh sống vào thời Xuân Thu Trung Quốc vốn được nhắc đến hầu hết trong các cuốn sách về bí quyết phòng the nổi tiếng thời xưa. Theo giai thoại và một số ghi chép không chính thống thì ai đã từng ân ái với Hạ Cơ đều không thể dứt tình vì nàng có thuật "hoàn tân". Chuyện "trở lại thành trinh nữ" của Hạ Cơ có thể được tô vẽ nhiều qua các giai thoại, nhưng ít nhất thì sự thực vẫn là, nàng cho những người đàn ông ân ái với mình cảm giác như đang "quan hệ" với gái tân. Theo các chuyên gia y học ngày nay, có thể Hạ Cơ có cơ quan sinh dục cấu tạo rất đặc biệt, màng trinh mỏng và có độ đàn hồi lớn, vòng âm đạo có khả năng co thắt theo ý muốn và hưng phấn nên tạo cho người tình cảm giác "chặt chẽ, khát khao". Ngoài ra, để được các vương tôn, khanh tướng lao vào như thiêu thân ngay cả khi ở tuổi trung niên, Hạ Cơ có kỹ thuật phòng the vô cùng điêu luyện, khiến trang nam tử nào đã được "nếm" thì không dứt ra được. Cũng theo một số ghi chép xưa thì người đương thời kháo nhau rằng Hạ Cơ còn có thuật "hấp tinh đại pháp", hút hết khí lực của đàn ông để "bồi bổ" cho mình. Vì thế bao nhiêu đàn ông được nàng "ban ân huệ" phải trả giá cho khoái lạc cực điểm của mình bằng cái chết. Nạn nhân đầu tiên chính là công tử Man, anh trai và cũng là tình nhân thời niên thiếu của nàng, bị ốm dặt dẹo rồi chết sau ba năm thông dâm với em gái. Thấy con gái làm loạn cung cấm, vua nước Trịnh sợ quá không dám kén rể gần, phải vội vàng gả nàng sang nước Trần, làm vợ Hạ Ngư Thúc. Người chồng này cũng ốm yếu dần dần rồi chết khi con trai vừa tròn 12 tuổi. Hai tình nhân khác suýt bị con trai của nàng giết là Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ chạy thoát khi sống lưu vong ở nước ngoài cũng sinh bệnh mà chết do thường gặp ác mộng liên quan đến những ân oán xuất phát từ cuộc tình trụy lạc với Hạ Cơ. Người chồng thứ hai của Hạ Cơ là Tương Lão, mới cưới chưa đầy năm đã phải đi đánh trận, rồi bị bắn chết. Trong thời gian chồng đi vắng, không nén nổi lửa dục, Hạ Cơ tằng tịu với con trai của chồng là Hắc Sái, làm anh chàng này mê mẩn đến mức biết tin Tương Lão chết cũng không dứt nổi mà đi tìm xác cha. Sau này, Hắc Sái cũng bị chết. Tuy nhiên, rất nhiều khả năng đây là những câu chuyện mà người xưa đồn đoán do Hạ Cơ đã gây họa nhiều nơi vì sắc đẹp của nàng. Sở dĩ Hạ Cơ có được sự say đắm với bao người như vậy kể cả khi đã có chồng chính bởi thuật hoàn tân, quan hệ xong lại như mới. Lý giải cho điều này, trong cuốn Thế giới kỳ bí của NXB Thanh Hóa, bài viết của bác sĩ Hồ Đắc Duy cho rằng: Hạ Cơ được sự co thắt theo ý muốn như trường hợp một vài người có thể điều khiển vành tai, cho nên lúc nào giao hợp, dương vật cũng được âm đạo ôm sát và co bóp liên tục. Cảm giác đó làm cho người đàn ông tưởng "như mới". BS. Phạm Thị Vui, Nguyên bác sĩ sản khoa Bệnh viện 19.8 lại cho rằng: "Có thể Hạ Cơ có cấu tạo về thân thể và kỹ nghệ "yêu" mà phần lớn phụ nữ khác không có". Trúng nam nhân kế rồi biến mình trở thành vũ khí tiêu diệt kẻ địch Tây Thi, còn gọi là Tây Tử, là một đại mỹ nhân trứ danh thời kì Xuân Thu, đứng đầu trong Tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Quốc. Tương truyền, Tây Thi có nhan sắc làm cá phải ngừng bơi mà lặn xuống đáy nước, gọi là Trầm ngư. Theo BS Quế Hương (nguyên cán bộ phòng Tổng hợp BV Việt – Đức) chia sẻ, từ xa xưa các mỹ nhân giữ chồng ngoài vẻ đẹp chim sa cá lặn, đều có bí kíp riêng. Nàng Tây Thi đã quyến rũ Ngô Vương Phù Sai bằng bí kíp luyện tập yoni (âm đạo). Nhờ vậy từ con gái một người kiếm củi nàng đã khiến Ngô Vương Phù Sai mê mẩn tới mất nước. Theo Tây Thi truyện, thời điểm vào cung nước Việt, Tây Thi chỉ khoảng 14 tuổi, và cô đã lọt vào mắt xanh của quan đại phu Phạm Lãi. Phạm Lãi chính là người đề ra mưu mỹ nhân kế để phá hoại nước Ngô và ông có nhiệm vụ đào tạo Tây Thi trở thành một gián điệp thân cận Phù Sai. Phạm Lãi phải thường xuyên gặp gỡ riêng Tây Thi để đảm bảo yếu tố bí mật và dạy dỗ cho người đẹp Trầm ngư cách để tiếp cận, chiếm lấy sự tin yêu của Phù Sai một khi đã vào cung Ngô. Có giai thoại kể rằng trong các bài học dành riêng cho Tây Thi trong gần một năm được luyện ở cung có cả nghệ thuật phòng the nhằm phục vụ cho việc làm Phù Sai mê mẩn. Những bài tập như vậy do các cung nữ giàu kinh nghiệm và cả những người có nghề trong thanh lâu được mời vào trong cung luyện. Tương truyền rằng một nữ cao thủ ở thanh lâu còn dạy cho Tây Thi những bí thuật phòng the của Hạ Cơ từng làm khuynh đảo vua tôi nước Tần hơn 100 năm trước. Không hiểu Tây Thi đã học được của nữ cao thủ này những gì nhưng về sau nàng độc chiếm chốn hậu cung của Phù Sai. Phương pháp quyến rũ Ngô Vương Phù Sai của Tây Thi là ngồi thẳng, hít vào nhưng xẹp bụng, chú ý giữ bụng xẹp khi hít vào (bình thường hít vào bụng phình ra), nhíu hậu môn và giữ càng giữ lâu càng tốt. Như thế luyện cho các cơ khép của âm vật, phần phụ co bóp đàn hồi tốt, khi hành sự sẽ dẻo dai hơn vì máu đưa đến nhiều. Động tác này tập khi làm việc hoặc giải lao tranh thủ 5 – 10 phút, tập càng nhiều càng tốt. Tập nhiều lần sẽ thấy bụng có sự thay đổi. Bí thuật phòng trung độc đáo này giúp Tây Thi luôn quyến rũ trên giường. Tiếp xúc với những bài tập như vậy, Tây Thi không thể giữ được vẻ ngây thơ của cô gái dệt vải như khi mới vào cung. Tâm hồn nàng bắt đầu xáo động và có những giấc ngủ không yên vì ham muốn một vòng tay ấm áp hay một bờ vai mạnh mẽ. Không ngạc nhiên khi Tây Thi nảy sinh cảm tình với Phạm Lãi vì khoảng thời gian đó, chỉ duy nhất Phạm Lãi là nam nhân được tiếp xúc với các mỹ nữ trong đội cống Ngô. Phạm Lãi khi đó tuổi gần 30 mà lại nổi tiếng là người nho nhã, thông minh bậc nhất nước Việt. Tiếp xúc với một cô gái như Tây Thi đã làm Phạm Lãi nảy sinh tình cảm. Tuy nhiên, cả hai người đều hiểu sứ mệnh lịch sử nên họ dù hiểu tình cảm của nhau nhưng không thể làm điều gì quá giới hạn. Thậm chí, nếu không vì tình yêu đặc biệt dành cho quan đại phu nước Việt thì chưa chắc Tây Thi đã chấp thuận sang Ngô như vật cống với sứ mệnh muôn vàn khó khăn, nguy hiểm cận kề. Chính vì vậy, hậu thế cho rằng Tây Thi liều chết thi hành mỹ nhân kế vì nước Việt cũng do dính nam nhân kế của Phạm Lãi. Vì quá say đắm Phạm Lãi nên Tây Thi không ngại dầu sôi lửa bỏng nhảy vào nơi hang cọp, miệng hùm. Từ thân phận con hát, tiến cung khi không còn trong trắng nhưng lại trở thành mẫu nghi thiên hạ nhờ kĩ thuật giường chiếu Trong lịch sử, Triệu Phi Yến cùng em gái là Triệu Hợp Đức nổi tiếng vì đã làm khuynh đảo hậu cung của Hán Thành Đế, hai chị em bà được các sử gia ví là Hồng nhan họa thủy. Sử sách đối với nàng ghi lại rất ít, song dã sử ghi lại rất nhiều, do vậy nàng trở thành một trong những mỹ nhân phổ biến trong dân gian thần thoại từ rất sớm. Theo sách "Hậu Hán thư", khi được triệu vào cung để hầu hạ Hoàng đế, mỹ nhân họ Triệu đã không còn trinh nguyên. Nhưng trong đêm động phòng, Triệu Phi Yến lập tức hớp hồn hoàng đế bởi thân thể ngọc ngà, kỹ năng phòng the điêu luyện và dấu vết trinh nữ đọng trên khăn trải giường. Để qua mặt đấng quân vương, Triệu Phi Yến đã sử dụng đến "súc âm công" mà trước đó đã âm thầm luyện cùng với những "ngón nghề" có được đã mang đến cho hoàng đế cảm giác nồng nàn, "khít khao" như đang ân ái cùng trinh nữ. Chính vì thế mà Phi Yến tuy xuất thân là con hát nhưng Hán Thành đế vẫn bất chấp sự phản đối của quần thần để đưa nàng lên ngôi hoàng hậu. Sau đó, Hợp Đức (em gái Triệu Phi Yến) nhan sắc tuyệt mỹ cũng luyện được "súc âm công" rồi đưa vào cung để cùng với chị phục vụ hoàng đế và hưởng vinh hoa phú quý. Thời đó, Thánh đế có muôn vàn cung nữ xinh đẹp nhưng thấy quá nhàm chán với hàng trăm đóa hoa chỉ biết thoát y, thụ động phó mặc cho ngài hưởng thụ. Những người này, so với hai chị em họ Triệu thì một trời một vực. Tuy nhiên, sức người có hạn trong khi dục vọng vô biên, vị Hoàng đế này phải cầu viện các loại thuốc tráng dương. Những loại thuốc này giúp ông gom sức tàn để triền miên đốt trong các cuộc hành lạc. Ở tuổi tráng niên mà Hán Thành đế đã xác xơ, kiệt quệ. Dù đã thân tàn ma dại, Hán Thành đế vẫn muốn tận hưởng sắc đẹp và dục lạc. Sự quá tải này đã khiến vị hoàng đế tham dâm vô độ này đột tử ngay trong cuộc mây mưa với Triệu Hợp Đức khi mới qua tuổi 45. Cái chết đến bất ngờ là do nhà vua đã uống loại thuốc trợ dương có tên là "thận tức cao". Loại biệt dược phòng the này lẽ ra mỗi lần chỉ được dùng một viên nhưng hôm đó Hán thành đế nổi hứng uống một lúc đến 7 viên nên mới mất mạng. theo Helino | ||||||
Posted: 29 Aug 2018 05:38 PM PDT 24.000 đề tài tiến sỹ xuất sắc liên quan đến nông nghiệp, dùng được bao nhiêu?VdaiLy Poster | Bộ trưởng Nông nghiệp cho hay các đề tài nghiên cứu khoa học rất nhiều, nhưng muốn ứng dụng thì phải "tháo gỡ cơ chế". Sáng 13/6 trong phiên chất vấn tại Quốc hội, đại biểu Nguyễn Chiến – Phó chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam, đã nêu câu hỏi với Bộ trưởng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường về việc ứng dụng các luận án tiến sĩ nông nghiệp. Ông Chiến nói, ở Việt Nam hiện có 24.000 tiến sĩ, thư viện quốc gia lưu trữ 21.000 luận án, "tôi không hỏi 3.000 luận án tiến sĩ nữa đang ở đâu mà quan tâm đến việc các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến ngành nông nghiệp được chấm điểm xuất sắc, bao nhiêu luận án trong số đó đem ra ứng dụng trong thực tiễn?". "Chúng ta đang muốn có giải pháp đột phá trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Xin hỏi Bộ trưởng có ý định sử dụng các luận án tiến sĩ để giải quyết vấn đề này không?", ông Chiến chất vấn. Đại biểu Nguyễn Chiến chất vấn bộ trưởng Phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Cường khẳng định Việt Nam có rất nhiều đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học, "nhưng có cơ hội ứng dụng hay không thì phải tháo gỡ từ cơ chế". Cụ thể là phải để nhà khoa học gặp doanh nghiệp, gặp các thành phần khác trong đời sống kinh tế- xã hội. "Chúng ta đã và đang tháo gỡ để tổng huy động nguồn lực của xã hội cho phát triển nông nghiệp", Bộ trưởng nhấn mạnh. Ông kể, vừa qua có một chủ doanh nghiệp ở Thái Bình, người này tốt nghiệp Đại học Bách Khoa và đã mày mò nghiên cứu hệ thống xử lý nước phục vụ ngay trên quê hương mình. "Những chuyện đó rất tốt, chúng tôi mong các vị đại biểu cùng giới nghiên cứu khoa học cộng tác với Bộ để giúp nông nghiệp tốt hơn", ông Cường nói. https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/dai-bieu-quoc-hoi-hang-nghin-luan-an-tien-si-dung-duoc-bao-nhieu-3598826.html Nông dân chưa học hết lớp 7 ở Nghệ An sản xuất máy cắ.t đá đầu tiên trên thế giớiVdaiLy Poster | Nông dân lớp 7 sáng chế robot gieo hạt xuất sang Mỹ, Đức Nông dân Hải Dương được mọi người thán phục khi sáng chế nông nghiệp do ông tạo ra được Mỹ, Đức đặt hàng. Mới học hết lớp 7, nhưng ông Phạm Văn Hát (45 tuổi, thôn Kim Đôi, xã Ngọc Kỳ, Tứ Kỳ, Hải Dương) đã sáng chế thành công hàng chục máy nông nghiệp, như máy đánh luống, máy thu hoạch rau húng, máy rạch hàng, máy cày hai lưỡi. Trong đó, robot gieo hạt tự động là sản phẩm ông tâm huyết và được nhiều người không chỉ trong nước mà ngay cả Đức, Mỹ cũng quan tâm. Ông Hát cho biết, mỗi năm ông bán vài chục chiếc với giá 35 triệu đồng cho người Việt và 3.500 USD khi xuất sang Đức hoặc Mỹ. Robot gieo hạt đã được bán đi 14 nước. "Đạt thành quả như hôm nay, tôi và gia đình đã trải qua bao nhiêu gian truân, có lúc tưởng không thể gượng dậy", ông nói. Ông Phạm Văn Hát đang chỉnh sửa máy. Ảnh: GTVT. Sinh ra trong gia đình làm nông tám anh chị em, ông Hát phải nghỉ học sớm để phụ giúp gia đình. Học hết lớp 7, cậu bé Hát khi đó được gửi đến xưởng cơ khí trên thành phố vừa học vừa làm. Có chút kiến thức vững chắc, ông trở về quê hương mở xưởng cơ khí riêng. Để phát triển kinh tế gia đình, giai đoạn 2007-2010, ông Hát còn thuê ba hec-ta trồng rau sạch. Hồi đó khái niệm "rau hữu cơ", "rau an toàn" chưa được nhiều người biết đến, nên đầu ra cho sản phẩm không ổn định, khiến gia đình ông lâm cảnh nợ nần với số tiền lên ba tỷ đồng. Không nhụt chí, ông quyết định vay thêm 200 triệu đi xuất khẩu sang Israel vừa làm để trả nợ, vừa học tập kinh nghiệm trồng rau an toàn. Tại đây, dù có sự hỗ trợ của máy móc, nhưng nhiều công đoạn sản xuất rau vẫn làm thủ công với hiệu suất không cao, trong khi người làm mỗi ngày tới 10 tiếng. Với kiến thức về cơ khí, người nông dân Việt mạnh dạn đề xuất với chủ trang trại một số cải tiến kỹ thuật nông cụ để giảm sức lao động, tăng năng suất. Người chủ đồng ý và sau 6 tháng ông Hát đã tạo ra chiếc máy rải phân trên gốc cây. Bất ngờ hơn khi nó được nhiều trang trại khác đặt mua. "Ông chủ đã bán bản quyền với giá 4 tỷ đồng Việt Nam, rồi cho tôi 200 triệu đồng", ông Hát nhớ lại. Ông còn tạo ra các sản phẩm khác giúp ích trang trại như máy cắt rau và vệ sinh luống rau, nên người chủ Israel ngày càng tín nhiệm và muốn giữ ông ở lại với mức lương hơn 2.000 USD. Nhưng ông từ chối để quay về Việt Nam với mong muốn giúp ích cho gia đình và bà con. Năm 2012 ông về nước và dùng số tiền tích lũy mở xưởng cơ khí. Về quê, ông tiếp tục tạo thêm nhiều sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp. Một hôm ông nhận được đơn đặt hàng sáng chế chiếc máy gieo hạt tự động do không có nhân công làm từ người anh trai chuyên làm cây con giống. Ông Hát đồng ý và bắt tay thực hiện khoảng giữa năm 2012. Mày mò, kiên trì trong hai năm, chiếc máy ra đời trông thô kệch và các hạt rải trên luống không đều. "Thời kỳ này, gia đình tôi lục đục vì khoản nợ cũ chưa trả hết, còn tôi đang làm những thứ chẳng những không ra tiền mà số tiền ít ỏi trong nhà lại lần lượt không cánh mà bay. Thấy tôi quyết tâm, vợ và con mới hết ngăn cản", ông Hát nhớ lại. Kiên trì cải tiến, cuối cùng ông đã thành công. Robot nặng 20 kg có khả năng gieo các loạt hạt rau. Nó được thiết kế đi trên mọi địa hình, mỗi lần gieo 40 hạt/luống, khoảng cách 3-4 cm và chỉ vài phút là xong. Nông dân hết lớp 7 chế tạo robot gieo hạt cho nước ngoài Nguồn: Sáng tạo Việt. Với sáng chế này, ông Hát được giải nhất Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hải Dương 2012-2013, giải khuyến khích cuộc thi Sáng tạo kỹ thuật nhà nông toàn quốc năm 2013 và giải nhất cuộc thi Nhà sáng chế số 9 năm 2014. Sản phẩm không chỉ được nông dân các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Nam Bộ đặt mua mà còn nhận được sự quan tâm của nhiều nước như Mỹ, Thái Lan, Đức… Từ thành công với rau, ông còn cho ra đời các loại máy gieo hạt ngô, máy gieo hạt đậu đỗ, máy gieo hạt rau giống và rau ăn lá. Những năm gần đây, ông còn tạo ra các thiết bị khác như lò sấy điện nông sản kiểu mới, máy thu hoạch rau húng; máy thái cá; máy rửa thịt tự động. Những sáng chế giúp ông mỗi năm thu 2,8 tỷ đồng, lợi nhuận 900 triệu đồng. Với thành tích trên, ông được nhận danh hiệu Huân chương lao động hạng ba năm 2015; Bằng khen của Trung ương Hội nông dân năm 2014; Bằng khen của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2016. https://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/trong-nuoc/nong-dan-lop-7-sang-che-robot-gieo-hat-xuat-sang-my-duc-3634865.html | ||||||
Lưu thông đồng Nhân Dân Tệ và bi kịch cuối cùng Posted: 29 Aug 2018 05:35 PM PDT Chấp nhận cho doanh nghiệp Trung Quốc thanh toán Nhân dân tệ tại Việt Nam chắc chắn sẽ là điều mà Trung Quốc khao khát nhất với một đất nước đang kiệt quệ về kinh tế như Việt Nam. Và nếu điều đó thành sự thật, thì việc xâm lược nước Việt Nam sau hơn 1000 năm bế tắc của người Tàu sẽ hoàn thành. Vì đơn giản, họ sẽ in đủ tiền để mua tất cả đất nước của chúng ta. Ngày 1/10/2016 đúng vào ngày quốc khánh TQ, đồng Nhân dân tệ của TQ được đưa vào nhóm giỏ các đồng tiền dự trữ của thế giới cùng với các đồng tiền Đôla Mỹ, Bảng Anh, Yên Nhật là 4 đồng tiền nằm trong nhóm đồng tiền sử dụng cho quyền rút vốn đặc biệt (SDR). Đã nhiều chuyên gia kinh tế thế giới ngăn cản điều này vì đồng Tệ của TQ không chiếm tỷ trọng lớn trong thanh toán quốc tế và chúng ta có thể coi đây là một thành công của TQ trong việc khẳng định vị thế của mình. Đối với đất nước ta thì đây là một quyết định nguy hiểm, vì với một đất nước đã lệ thuộc nhiều mặt thì chúng ta dễ dàng phu thuộc sâu hơn và đánh mất quyền kiểm soát TQ khi đồng tiền họ mạnh lên. Với tình trạng thiếu vốn trầm trọng cho các dự án trong nước và không có nguồn thu (do tham nhũng , trốn thuế) . Doanh nghiệp và các tổ chức nhà nước sẽ dễ dàng vay nợ, chấp nhận thanh toán bằng đồng Tệ của TQ và biến nước ta trở thành nền kinh tế phụ thuộc hoàn toàn với TQ. Những phân tích sau đây cho thấy sự nguy hiểm và kết cục của vấn đề này. 1. TƯƠNG QUAN GIỮA 2 NỀN KINH TẾ: CHUỘT VÀ VOI. GDP của Việt Nam trong năm 2015 theo thông báo là 198,8 tỷ USD. Năm 2016 chúng ta chưa có số liệu song chắc chắn sẽ suy sụp thảm hại do thảm họa Formosa đã hủy hoại các ngành thủy hải sản, du lịch và gây rối loạn trong xã hội, ước tính còn 180 tỷ USD.Trong khi đó GDP của TQ năm 2016 đạt 10.000 tỷ USD. Như vậy nền kinh tế chúng ta so với TQ là 1/56 lần. Một tương quan tệ hại. Song chưa dừng tại đó chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế nước ta là khu vực đầu tư nước ngoài. Năm 2015, khu vực này xuất khẩu đạt 115,1 tỷ USD so với khu vực kinh tế trong nước chỉ xuất khẩu được 47,3 tỷ USD. Như vậy sức sản xuất của khu vực trong nước chiếm chưa đầy một nửa so với khu vực đầu tư nước ngoài. Nước ta thường xuyên nhập siêu với TQ với tốc độ tăng chóng mặt. Trong 15 năm qua, GDP chúng ta tăng 5,5 lần song nhập siêu từ TQ tăng 171 lần. Đây là biểu hiện cho một nền kinh tế lệ thuộc sâu. Và lệ thuộc kinh tế luôn kéo theo lệ thuộc chính trị và mọi mặt đời sống. Trong năm 2015, tốc độ nhập siêu từ TQ lần đầu giảm, do sự có mặt của các mặt hàng xuất khẩu điện tử của Samsung tuy nhiên điều này không thay đổi bản chất vấn đề. Theo con số thông báo là năm 2015, Việt Nam nhập siêu 32 tỷ USD từ TQ. Con số thực tế có thể gấp đôi vì sự hoạt động của hàng lậu với sự tiếp tay chính thức và không chính thức là không thể kiểm soát. 2. CHÚNG TA LẤY GÌ BÙ ĐẮP CHO SỰ THÂM HỤT THƯƠNG MẠI VỚI TQ. Lẽ dĩ nhiên, thâm hụt thương mại sẽ dẫn đến sự thiếu ngoại tệ để thanh toán quốc tế. Mỗi năm Việt Nam cần nhu cầu khoảng 15 – 20 tỷ USD để trả nợ là một gánh nặng khủng khiếp với một nền kinh tế chưa tới 200 tỷ USD. Phần lớn nền kinh tế đó dựa trên đầu tư, và vốn đầu tư là vay nợ nước ngoài. Trong những năm gần đây, các nguồn ODA từ Nhật Bản và nguồn vay từ WB đang giảm dần , các nguồn hỗ trợ không hoàn lại đã không còn do Việt Nam đã thoát chuẩn nước nghèo. Khiến chúng ta khốn đốn và nguồn vay hiện nay của Việt Nam là TQ. Sự lệ thuộc càng trở nên trầm trọng với hơn 90% dự án quan trọng rơi vào tay nhà thầu TQ với nhiều yêu cầu tai hại. 100% dự án do các nhà thầu này thi công vượt vốn chậm tiến độ và thua lỗ thảm hại. Nhiều dự án không thể đưa vào hoạt động. Cuộc tấn công bằng kinh tế đã tỏ ra hiệu quả gấp 100 lần các cuộc chiến tranh trước đây bởi vì chúng ta đã bán đất để bù váo sự thâm hụt đó. Có thể coi đất là một mặt hàng Việt Nam đã xuất cho TQ. TQ xuất khẩu sang Việt Nam phần lớn thiết bị, công nghệ cũ kỹ, rau quả , hóa chất độc hại. Hóa chất độc hại lan tràn trên khắp đất nước dẫn đến bệnh tật, hủy hoại nhân tính người Việt. Chúng ta xuất khẩu sang TQ, nguyên liệu thô như khoáng sản, than , rau quả sạch hơn với giả rẻ mạt. Sự thao túng của Trung quốc vào nền kinh tế đã khiến nền kinh tế chúng ta bị tê liệt.Chúng kiểm soát vận tải, kiểm soát các chợ đầu mối. Tiền lời bằng tiền Việt chúng dành cho các công ty sân sau mua đất Việt Nam. Đất nước có quá nhiều doanh nghiệp giàu đột xuất , mua đất chiến lược khắp nơi, xây chùa chiền to hoành tráng đều từ nguồn tiền này. Và quyền kiểm soát các khu đất chiến lược quan trọng trên khắp toàn quốc dần thuộc về người TQ. 3. CÁI CHẾT CUỐI CÙNG: SỬ DỤNG NHÂN DÂN TỆ Ngay từ đầu năm 2015, truyền thông Việt Nam đã dọn dường cho việc sử dụng Nhân Dân Tệ tại Việt Nam với bài báo Kiến nghị dùng nhân dân tệ trên vnexpress.net . Và sau sự ký kết 15 thỏa thuận của Việt Nam với TQ vừa rồi điều này sẽ diễn ra không xa. Trong 15 điều này đều là sự tính toán sâu xa quỷ quyệt của TQ với Việt Nam khi cố tình áp đặp mọi chiến lược Quốc phòng, Kinh tê, Nhân sự, Giáo Dục triệt để để đồng hóa Việt Nam. Song chúng ta chú ý tới 4 điều: 2. Bản ghi nhớ hợp tác giữa Ban Kinh tế Trung ương với Trung tâm Nghiên cứu phát triển Quốc vụ viện Trung Quốc; 5. Hiệp định khung hợp tác cửa khẩu biên giới đất liền giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc; 9. Kế hoạch hợp tác Du lịch Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2017-2019; 15. Biên bản ghi nhớ giữa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Trung Quốc về Hợp tác tài trợ dự án và cho vay song phương trung dài hạn giai đoạn 2017-2019. Đây là những điều sẽ dẫn tới việc ban hành quyết định chấp nhận thanh toán bằng Nhân Dân Tệ tại Việt Nam sắp tới. Và đó là cái chấm hết cho một dân tộc lệ thuộc. Đã không đứng trên đôi chân mình để sản xuất, tự cường. Mà dùng sức mạnh quyền lực để kìm hãm và tiêu diệt nhau. Để thủ lợi và tiêu diệt dần sức sản xuất trong nước. TQ không cần tiêu diệt Việt Nam bằng một cuộc chiến tranh đẫm máu và gây dự luận bất lợi với Thế giới như trong lích sử. Họ dùng tiền để mua đất nước chúng ta , và bằng muôn mưu ma chước quỷ lừa gạt bằng tâm linh, ý thức hệ. Sau một thời gian khó khăn, dân Việt sẽ đồng loạt bán đất để ăn dần. Trong vòng 2-3 năm, chúng ta có nhiều tiền Nhân Dân Tệ trong ngân hàng, song ra đường, tất cả mọi nơi đều là người Tàu. Hãy đau xót và nhìn nhận số phận đang chờ đợi. Khi đồng Nhân Dân Tệ được chấp nhận lưu thông tại Việt Nam. Cách bán nước nhanh nhất có trong đầu óc bạn, nếu bạn chấp nhấn sử dụng đồng tiền này. Trung Quốc chỉ cần chấp nhận lạm phát 3-5 % bằng cách in thêm tiền. Thì họ đã đủ sức MUA ĐỨT VIỆT NAM. Hãy góp tay Đăng lại bài viết này và góp không sử dụng Nhân Dân Tệ tại Việt Nam Nguồn: Facebook | ||||||
Posted: 29 Aug 2018 05:34 PM PDT
Trung bình cứ 9 người dân nuôi 1 cán bộ nhà nước27/08/2018 04:59 GMT+7 - Theo tính toán của PGS.TS Phạm Duy Nghĩa (Đại học Fulbright Việt Nam) dựa trên số liệu của Bộ Nội vụ, bình quân cứ 9 người Việt Nam phải nuôi 1 người làm việc, hưởng lương hoặc phụ cấp từ ngân sách nhà nước. Trong tham luận gửi đến hội thảo Chính phủ và Chính quyền địa phương do Bộ Nội vụ tổ chức tuần qua, PGS.TS Phạm Duy Nghĩa dẫn lại số liệu của Bộ Nội vụ cập nhật đến tháng 3/2018, nước ta có gần 137 nghìn khóm, xóm, tổ dân phố; 11.162 xã, phường; 713 đơn vị hành chính cấp huyện và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ. Không nền kinh tế nào nuôi nổi bộ máy như thế "Số lượng người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách ước tính là 11 triệu người, trong đó ở cấp khóm, xóm, tổ dân phố, xã, phường là 1,3 triệu người. Nếu số liệu đúng như vậy thì về đại thể, cứ bình quân 9 người Việt Nam phải nuôi 1 người làm việc, hưởng lương hoặc phụ cấp từ ngân sách", PGS.TS Phạm Duy nghĩa tính toán.
Theo ông Nghĩa, nước ta nghèo và yếu, một phần cũng bởi hiện trạng này. Dẫn con số biên chế năm 2019, chỉ riêng cho bộ máy công chức đã là gần 260 nghìn người, ông lưu ý, con số này chiếm phần nhỏ trong 11 triệu người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách. "Tỷ lệ riêng công chức và viên chức trên dân số ước tính là 4,8%, cao nhất so với các quốc gia châu Á", ông Nghĩa nhấn mạnh. GS.TS Hoàng Chí Bảo, nguyên ủy viên Hội đồng lý luận TƯ, chuyên gia cao cấp Học viện Chính trị quốc gia HCM cho rằng việc cải cách bộ máy là vấn đề cực kỳ quan trọng. Bởi chúng ta đang đứng trước bài toán vô cùng nan giải với căn bệnh trầm kha là phình bộ máy và tăng biên chế. Ông kể lại, khi Tổng thống Obama sang thăm Việt Nam, ông rất ngạc nhiên khi nghe thông tin dân số Việt Nam chỉ bằng 25% dân số nước Mỹ mà công chức Việt Nam đông hơn công chức Mỹ. "Không một nền kinh tế nào nuôi nổi bộ máy như thế này. Nên Bộ Nội vụ và đồng chí Bộ trưởng đang gánh trọng trách vô cùng nặng nề", ông nhấn mạnh. Chiến lược đúng đắn Để tinh gọn bộ máy, hiệu lực, hiệu quả, ông Phạm Duy Nghĩa bày tỏ, đề án sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã là một sự bắt đầu phù hợp, với hy vọng sẽ lan dần tới cấp tỉnh. Song song đó là việc tách dịch vụ công thuần túy theo địa giới hành chính tách ra khỏi các chức năng điều tiết từ TƯ (đất đai, tài nguyên, quy hoạch, bảo vệ môi trường, thuế, y tế công cộng). Đồng thời, tách công vụ, công chức dần ra khỏi các nhà chính trị TƯ và địa phương và viên chức làm việc theo hợp đồng trong khu vực công. Đồng thời từng bước tách dần các tổ chức xã hội và xã hội nghề nghiệp ra khỏi khu vực công. Đây cũng là những chiến lược đúng, đã và đang từng bước được thực hiện.
Đề cập đến việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, GS Hoàng Chí Bảo nêu thực tế, xã đông nhất như Bình Hưng Hòa (TP.HCM) 86.000 dân, mà sau này tách ra thành quận, huyện, xã vẫn đông. Cần Thơ có những xã 40.000 dân. Có xã đông nhất 40 thôn khi tách ra nhưng có những xã chỉ có 1 thôn, nhất xã, nhất thôn như Ninh Hiệp. "Đa dạng vô cùng, xã bé nhất là ở Bố Trạch, Quảng Bình, bộ tộc người Rục chỉ 136 người, nếu cứ bố trí bộ máy quan chức chỗ nào cũng có thì không đủ người làm cán bộ", GS Hoàng Chí Bảo lưu ý. Ông nêu thêm thực tế, có những xã miền núi bằng cả một tỉnh đồng bằng như Hưng Yên và Thái Bình nhưng chính sách đồng loạt như nhau thì làm sao có thể gọi là có hiệu quả. Theo phân tích của GS Bảo, quan trọng phải bắt đầu từ việc phân biệt và phân định. Phân biệt là tìm chỗ giống nhau và khác nhau; phân định là vạch ra ranh giới thẩm quyền và trách nhiệm. "Tổ chức có mạnh đến mấy, hợp lý đến mấy mà nguồn nhân lực yếu thì không ăn thua. Mấu chốt là con người, mà con người ở đây chính là công chức", GS Hoàng Chí Bảo cho rằng hiện nay đang có sự nhầm lẫn làm công chức hóa toàn bộ hệ thống chính trị, ai cũng là công chức, nên mới nhiều như vậy. Ông cho rằng, công chức chỉ là người của bộ máy công quyền, còn cán bộ mặt trận, đoàn thể… là người hoạt động xã hội, không phải công chức. Ấn tượng thật: Bỏ 6 Tổng cục Bộ Công anBộ máy Bộ Công an được sắp xếp, thay đổi lần này mang lại bước chuyển lớn, ấn tượng thật sự cho hệ thống hành chính nước ta. Bộ trưởng Nội vụ: Bộ Công an bỏ tổng cục, địa phương mạnh dạn sáp nhậpBộ trưởng Nội vụ nhận định việc Bộ Công an bỏ cấp tổng cục là một quyết định rất mạnh dạn, cho thấy thực tế việc dù khó cũng làm được. Bộ trưởng, chủ tịch tỉnh vào Quốc hội hết, lấy ai chất vấn?GS.TS Nguyễn Hữu Khiển, nguyên Phó giám đốc Học viện Hành chính quốc gia đề nghị nghiên cứu hạn chế việc bộ trưởng, chủ tịch tỉnh làm ĐBQH. Thứ trưởng Nội vụ: Cấp phó nhiều chứng tỏ cấp trưởng yếuTheo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn, cấp phó mà cần càng nhiều thì chứng tỏ cấp trưởng yếu và ngược lại. Chống 'chạy ghế' trước khi sáp nhập bằng cách nào?Câu chuyện sáp nhập huyện xã, sở ngành được báo chí đặt ra tại họp báo thường kỳ của Bộ Nội vụ. Thu Hằng | ||||||
Ngân sách phải chi hơn 770 tỷ đồng/ngày để trả nợ cả gốc lẫn lãi Posted: 29 Aug 2018 05:25 PM PDT Dân trí Tính đến ngày 15/8/2017, Ngân sách Nhà nước phải chi cho trả nợ gốc và trả nợ lãi vay là hơn 185.300 tỷ đồng, tính trung bình, mỗi tháng ngân sách phải trả nợ hơn 23.000 tỷ đồng, mỗi ngày là 770 tỷ đồng. | ||||||
Posted: 29 Aug 2018 05:23 PM PDT Trong lúc Bắc Kinh và Washington đang tấn công lẫn nhau bằng hàng loạt loại thuế nhập cảng, các viên chức tại tỉnh Quảng Tây, Trung Cộng, lại nhìn thấy cơ hội né thuế Hoa Kỳ, thông qua dự án thiết lập 7 đặc khu thương mại xuyên biên giới với Việt Nam. Các viên chức ở Quảng Tây hiện đang quảng bá cho ý tưởng về việc thành lập các đặc khu xuyên biên giới, nơi các nhà xuất cảng Trung Cộng có thể sản xuất hàng hóa và dán nhãn hàng là "Made in Vietnam." Các đặc khu này là một phần của kế hoạch hợp tác được ký kết giữa Bắc Kinh và Hà Nội vào năm ngoái, theo Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Nếu kế hoạch này được thực hiện, các đặc khu sẽ là vỏ bọc lý tưởng cho các nhà sản xuất bị ảnh hưởng bởi lệnh đánh thuế của Tổng Thống Donald Trump. Một trong các đặc khu dự kiến sẽ nằm tại thị trấn Pingxiang, được quản lý bởi thành phố Chongzuo. Phó thị trưởng thành phố, ông Lu Hui, nói rằng họ muốn thành lập một đặc khu hợp tác với Việt Nam, nơi dòng chảy nhân công, nguồn vốn, và nguyên liệu, được di chuyển tự do. Ông Lu nói rằng, các sản phẩm làm ra tại đặc khu này có thể được dán nhãn "Made in China" hoặc "Made in Vietnam." Ông Wang Fanghong, lãnh đạo đảng Cộng Sản tại Pingxiang, cũng nói rằng tranh chấp với Washington sẽ giúp thúc đẩy kế hoạch thành lập các đặc khu tại biên giới, tạo điều kiện để thị trấn phát triển. Các viên chức này cũng thêm rằng, các nhà máy nằm tại các đặc khu xuyên biên giới sẽ tránh được nguy cơ biểu tình và đình công của người Việt Nam. Nguồn: Mộc Miên | ||||||
Lào: Nạn nhân tiếp theo của ‘ngoại giao bẫy nợ’ của TQ? Posted: 29 Aug 2018 05:15 PM PDT 15/04/2018Nguồn: David Hutt, "Laos on a fast track to a China debt trap", Asia Times, 28/03/2018. Biên dịch: Anh Thư Lào là một trong 8 quốc gia trên thế giới bị liệt vào "mối quan ngại đặc biệt" vì khủng hoảng nợ. Đây là nhận định được đưa ra trong báo cáo gần đây của Trung tâm Phát triển Toàn cầu (CGD), một cơ quan nghiên cứu về kinh tế có trụ sở ở Washington. Căn nguyên chính của mối quan ngại là các kế hoạch đầy tham vọng của quốc gia nhỏ bé này cho dự án đường sắt tốc độ cao trị giá 6,7 tỷ USD mà Trung Quốc đang muốn biến thành một phần của sáng kiến "Vành đai và Con đường". Chi phí cho dự án này chiếm 1/4 giá trị GDP hiện nay của Lào. 1/3 trong số đó sẽ do công ty liên doanh Trung-Lào chi trả, trong đó, chính phủ Lào sẽ đóng góp khoảng 30%, tức khoảng 700 triệu USD. Thế nhưng, khoảng 480 triệu USD trong số đó lại là khoản vay từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc. Chỉ có khoảng 220 triệu USD còn lại là từ ngân sách Lào. Báo cáo của CGD lưu ý: "Các điều khoản tài chính đối với nhiều yếu tố của dự án đường sắt này vẫn là bí mật". Những điều khoản mập mờ về 6 tỷ USD còn lại đang gây ra mối quan ngại rằng Bắc Kinh có thể đòi hỏi những nhượng quyền sở hữu từ phía Lào trong trường hợp vỡ nợ. Trung Quốc lâu nay đã trói buộc nhiều nhượng quyền sở hữu đất đai trong dài hạn đối với các dự án canh tác nông nghiệp và các dự án thương mại khác nhằm thúc đẩy quá trình di cư nhanh chóng của người lao động và giới chủ Trung Quốc. Tuyến đường tàu cao tốc này, nhằm kết nối Trung Quốc với Lào sau đó đến khu vực Đông Nam Á lục địa thông qua Thái Lan, sẽ mở đường cho sự di cư nhanh chóng hơn của người Trung Quốc đến phía Nam. Trong khi đó, tình hình tài chính của Lào chẳng khác nào "ngọn lửa trước gió", với tổng mức nợ ước tính chiếm 67,8% GDP trong năm 2016 và theo CGD có thể tăng lên 70,3% vào cuối năm 2018. Trong khi đó, báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết gần 65% nợ nước ngoài của Lào đến từ các chủ nợ mang tên Trung Quốc. Đầu năm 2017, IMF cảnh báo nợ nước ngoài của Lào vốn ở tình trạng "báo động" đã tăng từ "trung bình lên mức cao". Bản thân Bắc Kinh cũng biết rõ về khả năng khó trả nợ của Lào khi Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc năm 2014 tuyên bố sẽ giảm nợ cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, ngoại trừ các dự án liên quan lĩnh vực kinh tế chiến lược như khai khoáng và thủy điện. Cũng trong năm 2014 chứng kiến sự ra đời của ngân hàng liên doanh Lào-Trung. Lúc đó, tin tức đồn thổi về sự ra đời của ngân hàng liên doanh này là do "động cơ" của một số doanh nghiệp Trung Quốc đang hoạt động ở Lào nhưng lại "khát vốn" từ các ngân hàng của Trung Quốc. Chính sự khát vốn này cũng đã khiến các nhà đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng Trung Quốc trì hoãn các kế hoạch xây dựng đập thủy điện trên các phụ lưu sông Mekong. Điều này đã làm nẩy sinh các câu hỏi tương tự về khả năng tồn tại và phát triển thương mại cũng như những cơ sở hợp lý cho dự án tàu cao tốc nói trên, nhất là khi Thái Lan ngừng thi công đoạn đường chạy qua lãnh thổ của mình mà ban đầu nhằm kết nối biên giới Lào-Thái. Theo giới phân tích tài chính giám sát dự án này, nếu không có đoạn đường kết nối với Thái Lan và rộng hơn với Đông Nam Á, tính khả dụng về mặt kinh tế của dự án này đặt ra mối nghi ngờ. Các khoản vay từ Trung Quốc thường được đảm bảo bằng doanh thu từ những dự án đầu tư, đồng nghĩa với việc sẽ phải mất hàng chục năm sau Lào mới có thể thực sự thu được lợi nhuận để "bỏ túi" mình. Điều Viêng Chăn cần làm lúc này là quan ngại về khả năng các đại dự án, nhất là trong lĩnh vực thủy điện, không tạo ra lợi nhuận được kỳ vọng trong tương lai. Bởi trên thực tế, những quan ngại này đang hiện diện ngày một rõ nét. Đơn cử, hồi tháng 2/2018, Thái Lan cho biết đang đánh giá lại khả năng có mua điện sản xuất từ dự án đập thủy điện của Lào nữa hay không. Con đập này do Trung Quốc tài trợ và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2019 hoặc 2020. Trước đó, Lào kỳ vọng sẽ bán đến 90% năng lượng điện sản xuất từ con đập này cho Thái Lan. Trong bối cảnh các đại dự án ở Lào đều thuộc diện "đầu tư kín", hiện không rõ chính phủ Lào đã "xoay" được chi phí xây dựng cho các đại dự án này hay chưa. Khi các ngân hàng lớn của Trung Quốc chỉ sẵn lòng cấp vốn phần lớn cho các dự án lớn về thủy điện và khai khoáng, Lào không có lựa chọn nào ngoài việc phải hút vốn mới cho các đại dự án này. Và vì vướng vào những khoản nợ hiện tại với Trung Quốc, Viêng Chăn không thể dễ dàng đi ngược lại những kỳ vọng và mong muốn của Bắc Kinh. Lào đã từng rơi vào cảnh "lấy đất nhà" để trả nợ Trung Quốc. Đó là khi Viêng Chăn không thể trả khoản nợ 80 triệu USD cho Trung Quốc để xây sân vận động trong thời gian Lào là nước chủ nhà tổ chức Thế vận hội Đông Nam Á 2009. Kết quả là Lào đã "trả" cho công ty nhà thầu của Trung Quốc một mảnh đất rộng 300 hecta. Đến cuối năm 2016, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith nói rằng ông không muốn những thỏa thuận nhượng đất kiểu này lặp lại một lần nữa vì không muốn ảnh hưởng cuộc sống của người dân địa phương. Thế nhưng, vẫn không rõ là chính quyền Viêng Chăn đã đưa ra bất kỳ luật lệ hoặc biện pháp nào để ngăn chặn vấn đề này hay chưa. Trong khi đó, nhiều ý kiến đồn thổi rằng dự án đường cao tốc đề cập ở trên với khoản vay 480 triệu USD từ ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc đã được đảm bảo thế chấp bằng 2 mỏ khoáng sản của Lào, ngoài lợi nhuận thu được sau khi dự án đi vào hoạt động. Nếu dự án đường sắt cao tốc này không đem lại lợi ích kinh tế, người dân Lào sẽ phải gồng mình gánh nợ Trung Quốc. Đó là lý do vì sao một số nhà phân tích cho rằng Lào sắp trở thành một nạn nhân tiếp theo của ngoại giao "bẫy nợ" của Trung Quốc, một hiện tượng đã xảy ra ở các nước khác vốn bị buộc phải trả nợ Trung Quốc bằng cách gán nợ gây hại chủ quyền. Jean-Christophe Carret, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Lào, khuyến nghị Lào cần "củng cố tài khóa" để tăng khả năng trả nợ. Thế nhưng, dự án đường cao tốc đã được triển khai và dường như không có đường lùi cho "con nợ Lào". Nguồn: Nghiên cứu Biển Đông 950 1 0 978 | ||||||
Lý giải tại sao người Hoa ở Việt Nam giàu đến “nứt vách” nhưng luôn ở nhà cũ, nhà tồi tàn Posted: 29 Aug 2018 05:12 PM PDT Người ta nói người Hoa ở khu Chợ Lớn giàu nứt vách là chuyện có thật, nhưng điều kỳ lạ mà bạn có thấy được ở khu người Hoa là nhà cửa của họ lại rất cũ kỹ, không được chăm chút như người Việt mình. Tại sao vậy? Đó là bí mật của họ và người Việt mình cũng nên học hỏi khá nhiều ở họ chứ nhỉ. Những người Hoa sang Việt Nam hầu như đều rất giàu có. Không chỉ riêng ở Việt Nam mà đi đâu trên thế giới người ta cũng thấy Chinatown (phố người Hoa) thì phải nói là họ tài giỏi tới cỡ nào. Kể 1 vài điển hình về người Hoa giàu nứt vách ở SG nè, mà giàu từ tay trắng đi lên nữa đó: Nước rửa chén Mỹ Hảo: ông chủ hiện thời – Lương Vạn Vinh – người từng bắt đầu bằng việc bán một mớ đồ cũ trên vỉa hè Giày dép Biti's:ông chủ Vưu Khải Thành – người từng chuyển từ nghề đông y sang làm giày dép Bánh kẹo Kinh Đô: ông Trần Kim Thành chỉ bắt đầu từ việc xoay xở với những bạn hàng nhỏ lẻ ở Campuchia Cửa hàng bánh ABC: ông Kao Siêu Lực -người đi làm thuê cho một hiệu bánh và sau đó tự khởi nghiệp … Còn đây là những lý do khiến cho họ giàu nhưng không bao giờ mua đất cất nhà lầu:
Người Trung Quốc bắt đầu di cư vào Việt Nam kể từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên thế kỷ 19. Sau đó, người Pháp tạo điều kiện cho người Hoa vào định cư ở Sài Gòn, Chợ Lớn. Thời kì này người Hoa sang Việt Nam theo các đợt tuyển mộ phu đồn điền của người Pháp. Rồi họ sang với hai bàn tay trắng và làm nên sự nghiệp nên họ rất quý những đồng tiền họ làm ra, họ tiết kiệm lắm. Không giống như người Việt mình thích hô hào phóng đại thêm tên tuổi để có gì vay mượn, xoay chuyển càn khôn,….mà người Hoa không giàu họ sẽ từ từ lặng im làm giàu. Người Hoa đã giàu họ cũng im lặng để duy trì tài sản của họ mà thôi.
Người Trung Quốc xưa rất coi trọng việc chọn đất làm nhà, cất mộ. Họ cho rằng gia chủ có ăn nên làm ra hay không, phần lớn đều liên quan đến việc chọn nhà, cất mộ, có chọn được đất lành, hướng tốt hay không. Người Hoa rất kỹ về phong thủy nên đã làm ăn được ở đâu thì không thay đổi. Quán xá dù nhỏ, nếu làm ăn phát đạt vẫn chỉ làm thêm cơ sở mới, không xây lên. Họ nghĩ rằng chính nơi họ bắt đầu ấy phong thủy tốt, giúp họ làm ăn khấm khá cho nên họ sẽ tiếp tục duy trì như trước. Họ sợ "sai 1 li sẽ đi 1 dặm", sợ "mất tất cả những gì đang có" nên thà họ sống ở chỗ cũ mà vẫn duy trì được suộc sống như trước thì vẫn hay hơn.
Họ sống kiểu "hệ sinh thái" mà. Hỗ trợ, tương trợ nhau mà sống cho nên không cần phải lo lắng gì cả. Người làm ăn tốt thì giúp đỡ người nghèo, người lớn giúp đỡ người trẻ,…. Người Hoa họ có cả một cộng đồng hỗ trợ: bạn hàng cho mua thiếu lâu hơn, các đàn anh trong nghề chỉ vẽ đôi đường và còn giới thiệu đối tác, người trong tộc luôn ủng hộ…sống như vậy quá tốt rồi nên đâu ai nghĩ tới chuyện phải đổi đi nơi khác. Họ dạy nhau phải biết "Kính nghiệp" . Điều đó có nghĩa là mình làm giàu chưa đủ mà còn phải biết chia sẻ cách làm giàu, chia sẻ nỗi khổ với người thất bại, kết nối cộng đồng lại với nhau.
Mỗi năm, khu hội quán Nghĩa An bên cạnh trường tiểu học Chính Nghĩa, quận 5 đều có tổ chức bán đấu giá những cái lồng đèn tuyệt đẹp để lấy tiền chăm lo đời sống và giáo dục cho con em gốc Hoa. Số tiền tự nguyện mà cứ tăng dần, chục triệu, trăm triệu, rồi một tỉ, hai tỉ đồng,… không ai tiếc tiền cho thế hệ trẻ, kể cả người chẳng phải ruột thịt. Nhiều khi tiền bạc họ để dành dụ còn giúp đỡ người trong họ phường chứ không hẳn là phải mua đất cất nhà rần rần đâu.
Bất kể người con trai thuộc ngôi thứ nào nếu tỏ ra uy tín cũng đều được người cha tin tưởng giao tay hòm chìa khóa. Người con nào là phá gia chi tử, bị liệt vào hạng thất dụng thì không được giao việc liên quan đến tiền bạc mặc dù vẫn được thương yêu. Người hoa quan niệm là họ cho con cái những thứ tinh túy, cho "cần câu" chứ không cho "con cá". Bởi vậy mua đất nhiều cất nhà nhiều cũng không nghĩa lý gì cả. Nếu con cái họ giỏi, tự ắt nó cũng làm ra được những thứ đó. Còn con cái họ không ra gì thì cho chỉ phí phạm thêm thôi
Đối với họ thì chất lượng và uy tín quan trọng nhất. Họ không tham của rẻ, không sống theo kiểu ăn nhín ăn bớt. Rất quan tâm đến đời sống con cháu nên bản thân ai nấy đều tự nhắc nhở mình phải tuân thủ quy tắc làm "điều răn" ấy. Cuối cùng họ chăm cái ăn hơn cái ở vì cái ăn ảnh hưởng tới đời sống và sức khỏe họ nhiều hơn. Tiền dồn vào ăn uống chứ không đầu tư vào nhà là vậy.
Một trong những triết lý của họ là cần–kiệm. Họ không có thói quen xài tiền như nhiều người dân khác ở Sài Gòn. Kiếm ít thì xài ít, kiếm nhiều cũng dùng tiền giúp đỡ người trong cùng bang. Họ luôn sẵn sàng hỗ trợ việc làm, giúp người khác tự mưu sinh. Đối với họ, giúp là phải giúp cho giàu, không phải chỉ để có ăn cho qua ngày đoạn tháng. Và nhờ vậy không có bất mà không bao giờ thấy "kẻ ăn mày" trong cộng đồng của họ. Theo thienluongvn | ||||||
Tiền Trung Quốc: May mắn hay gánh nặng đối với Campuchia? Posted: 29 Aug 2018 05:00 PM PDT 30/08/2018Nguồn: Pheakdey Heng, "Are China's gifts a blessing or a curse for Cambodia?", East Asia Forum, 29/08/2018. Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê Năm nay đánh dấu kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Campuchia – Trung Quốc, và mối quan hệ giữa hai nước chưa bao giờ gần gũi như hiện nay. Trung Quốc ngày càng trở thành đối tác kinh tế và ngoại giao quan trọng nhất của Campuchia. Chỉ riêng trong hai năm qua, Campuchia đã ký hơn 30 hiệp định song phương với Trung Quốc. Trung Quốc là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Campuchia trong 5 năm liên tiếp từ năm 2013 đến năm 2017, với tổng giá trị đầu tư đạt 5,3 tỷ đô la Mỹ trong giai đoạn đó. Trong năm 2017, Campuchia đã thu hút 1,4 tỷ USD đầu tư vào tài sản cố định từ Trung Quốc, tương đương 27% tổng giá trị đầu tư vào Campuchia. Thương mại song phương giữa Campuchia và Trung Quốc đạt hơn 5,1 tỷ đô la vào năm 2017. Xuất khẩu của Campuchia sang Trung Quốc chủ yếu bao gồm các sản phẩm nông nghiệp như gạo, sắn, hạt điều, dầu cọ và cao su, trong khi nhập khẩu từ Trung Quốc vào Campuchia chủ yếu là ô tô, xe máy, vật liệu xây dựng, vải, thuốc lá và phân bón. Đến năm 2017, Campuchia đã nhận được khoảng 4,2 tỷ đô la Mỹ dưới hình thức viện trợ không hoàn lại và các khoản vay ưu đãi từ Trung Quốc. Và đến cuối năm 2017, nợ công nước ngoài của chính phủ Campuchia đã lên tới 9,6 tỷ đô la Mỹ, trong đó khoảng 42 phần trăm là nợ Trung Quốc. Trung Quốc đã làm biến đổi Campuchia theo nhiều cách đáng kể. Tiền của Trung Quốc đã cho phép Campuchia cải thiện cơ sở hạ tầng, kết nối khu vực và khả năng cạnh tranh. Đến cuối năm 2017, hơn 2.000 km đường, bảy cây cầu lớn và một khu cảng container mới tại Phnom Penh đã được xây dựng với sự hỗ trợ của Trung Quốc. Đầu tư của Trung Quốc vào ngành công nghiệp dệt may cũng góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội của Campuchia bằng cách tạo việc làm cho hơn nửa triệu công nhân nước này. Trong lĩnh vực du lịch, Trung Quốc cho đến nay đã đầu tư vào một số dự án quy mô lớn, bao gồm một khu nghỉ mát quốc tế ở tỉnh Koh Kong và khu phức hợp nghỉ dưỡng và khách sạn năm sao ở tỉnh Preah Sihanouk. Khách du lịch Trung Quốc đến Campuchia đã vượt một triệu lượt trong năm 2017, mang lại khoảng 700 triệu đô la Mỹ cho nền kinh tế Campuchia. Trung Quốc cũng là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất trong lĩnh vực năng lượng của Campuchia, với tổng số vốn hơn 7,5 tỷ đô la Mỹ đầu tư vào bảy nhà máy thủy điện và khoảng 4 tỷ đô la Mỹ vào hai nhà máy điện than. Tuy nhiên, sự thống trị ngày càng tăng của Trung Quốc cũng tạo ra sự quan ngại ngày càng lớn ở Campuchia. Bất chấp các lợi ích kinh tế, sự phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc đi kèm với các cam kết và rủi ro đáng kể. Sự phụ thuộc vào viện trợ của Trung Quốc có thể khiến Campuchia rơi vào bẫy nợ, dẫn đến mất quyền tự chủ trong vai trò một quốc gia có chủ quyền và sự suy giảm quan hệ với các quốc gia thành viên ASEAN khác. Sự thiếu minh bạch và trách nhiệm giải trình trong các dự án của Trung Quốc cũng đang gây ra những thách thức xã hội và môi trường ở Campuchia. Các tổ chức xã hội dân sự thường chỉ trích rằng các công ty Trung Quốc đang chạy đua để khai thác tài nguyên của Campuchia trong khi lơ là việc thực thi các thực tiễn quốc tế tốt nhất về phát triển. Đập Kamchay, dự án đầu tư quy mô lớn đầu tiên của Trung Quốc tại Campuchia, là một ví dụ điển hình. Đập phá hủy 2.000 ha rừng năng suất cao, đe dọa các loài động vật, giảm chất lượng nước và ảnh hưởng tiêu cực đến sinh kế của các cộng đồng địa phương. Công ty Trung Quốc Union Development đã được nhượng quyền khai thác gần 40.000 ha đất – gấp bốn lần diện tích được cho phép theo luật pháp Campuchia – để phát triển một trung tâm du lịch trị giá hàng tỷ đô la ở tỉnh Koh Kong của Campuchia. Các nhóm nhân quyền cáo buộc rằng các ngư dân đã sinh sống trong khu vực này nhiều thế hệ qua đã bị trục xuất, đưa vào nội địa và phải chuyển sang làm nông dân. Đầu tư của Trung Quốc vào thị trường bất động sản của Campuchia hầu như chỉ nhắm vào tầng lớp thượng lưu Campuchia, cũng như khách du lịch và doanh nhân Trung Quốc. Điều này làm giá cả bất động sản tăng lên, khiến cho hầu hết người dân Campuchia không có khả năng chi trả. Đầu tư của Trung Quốc cũng đang biến Sihanoukville, từng là khu nghỉ mát ven biển hàng đầu của Campuchia, thành một thành phố sòng bạc nhộn nhịp. Sự gia tăng chưa từng thấy về số lượng khách du lịch và sòng bạc ở Sihanoukville chỉ đang mang lại lợi ích cho một nhóm nhỏ người giàu của Campuchia, nhưng nhiều người Campuchia khác đang bị đẩy ra khỏi khu vực do chi phí sinh hoạt tăng vọt. Mặc dù đầu tư của Trung Quốc mang lại sự giàu có cho Campuchia, sự giàu có này chủ yếu được lưu giữ lại trong cộng đồng người Hoa ở đây. Cư dân và du khách người Trung Quốc ở Campuchia mua hàng từ các doanh nghiệp Trung Quốc, ăn ở các nhà hàng Trung Quốc và ở tại các khách sạn của người Trung Quốc. Hiệu ứng lan tỏa đối với các doanh nghiệp địa phương là rất ít. Quyền lực và ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc có thể là một nguồn lực mang lại sự phát triển bền vững ở Campuchia, nhưng để điều này xảy ra đòi hỏi sự lãnh đạo mạnh mẽ từ cả hai nước. Cả hai bên phải nỗ lực phối hợp để thúc đẩy tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và tính bao trùm trong các dự án phát triển. Trách nhiệm chung và quan hệ đối tác nhiều bên phải là nguyên tắc định hướng cho đầu tư nước ngoài tại Campuchia nhằm đảm bảo đầu tư và viện trợ của Trung Quốc góp phần vào sự tiến bộ về kinh tế, xã hội và môi trường của Campuchia trong dài hạn. Pheakdey Heng là người sáng lập và là chủ tịch của Viện Enrich |
2. Tướng quân đội và công an nhiều nhất thế giới (quân đội, tính đến 2014 có 489 sĩ quan cấp tướng; Công an 350 tướng. Nguồn: Wikipreida) ;
3. Giáo sư, tiến sỹ đông nhất thế giới (ví dụ đến năm 2015 đã có gần 12.000 GS, PGS. 24.000 TS);
4. Trong bộ máy quyền lực quan chức là giáo sư, tiến sỹ đông nhất thế giới (ví dụ: TBT và Chủ tịch nước đều là GS, nhiều Bí thư Tỉnh ủy là GS, PGS);
5. Tốc độ phát triển chậm nhất thế giới nếu không muốn gọi là không chịu phát triển.
DTN
You are subscribed to email updates from NvPhamvietdao5.blogspot.com: Thế sự-Văn chương. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét