“NHẮC LẠI QUANG CẢNH ĐÁM TANG TƯỚNG TRẦN ĐỘ. KHÔNG CẦN BÌNH LUẬN” plus 1 more |
NHẮC LẠI QUANG CẢNH ĐÁM TANG TƯỚNG TRẦN ĐỘ. KHÔNG CẦN BÌNH LUẬN Posted: 28 Aug 2018 06:50 AM PDT
CÓ MỘT ĐÁM TANG… RẤT BUỒN
Trần Thắng
Hà Nội sắp vào thu, một mùa "vu lan báo hiếu" sắp đến. Tôi lại nhớ tới những ngày này của 15 năm trước. Sau Tết Nhâm Ngọ (2002), Cha tôi – Trần Độ trở bệnh nặng. Cha tôi lại vào bệnh viện Hữu Nghị với chẩn đoán ung thư bàng quang. Nằm ít lâu, sức khoẻ ông xuống rõ do suy hô hấp, tháng 5/2002 ông phải đưa ống xông vào để thở và nằm ở phòng cấp cứu. Mặc dù nằm một chỗ, không nói được, đi tiểu qua ống dẫn nhưng ông vẫn tỉnh táo. Ông rất vui khi có người thân, bạn bè tới thăm. Không nói được nhưng ông ra hiệu hoặc bút đàm với mọi người. Giữa tháng 7/2002, ông ra hiệu cho tôi về lấy di chúc của ông ra đọc và thực hiện các việc ông dặn. Trong di chúc ông viết: xin được hoả thiêu và hài cốt đưa về nằm bên mẹ ở nghĩa trang làng Thư Điền, xã Tây Giang, huyện Tiền Hải. Vào 14g 10p ngày 9/8/2002 (tức 1 tháng 7 năm Nhâm Ngọ) Cha tôi trút hơi thở cuối cùng tại phòng cấp cứu, bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội. Ngày hôm sau, Văn phòng Quốc hội họp với gia đình bàn về lễ tang cho ông. Các vấn đề lễ tang, hoả táng, đưa hài cốt về quê… được thống nhất. Lời điếu của Ban tổ chức lễ tang, và lời cảm ơn của gia đình sẽ được soạn trước và đưa hai bên thống nhất. Gia đình đề nghị có 4, 5 quyển sổ tang để mọi người chia buồn, Văn phòng Quốc hội đồng ý. Đám tang được lùi lại 5 ngày vì… Quốc hội đang họp. Ngày 11/8, anh Hùng phó Ban lễ tang mang tới nhà cho tôi xem lời điếu. Trong đó có một đoạn khoảng chục dòng tôi yêu cầu bỏ vì nó "không thích hợp" và trái đạo lý "nghĩa tử nghĩa tận" của ông bà ta. Tối đó anh Hùng đưa tôi bản sửa, chỉ còn lại hơn một dòng "không thích hợp" và tôi cương quyết đòi bỏ. Anh Hùng nói: Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư cho ý kiến là không bỏ, nhưng tại lễ tang sẽ đọc rất nhỏ hoặc tạm tắt tăng âm… Tôi nói: Tuỳ các ông, nhưng nếu xảy ra chuyện gì gia đình không chịu trách nhiệm. Còn lời cám ơn của gia đình tôi đã soạn và đánh máy. Anh Hùng xem và không có ý kiến gì. Sáng 14/8/2002, gia đình, họ hàng, thân bằng quyến thuộc của Cha tôi đã có mặt rất sớm ở nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông. Cảm nhận đầu tiên là vấn đề an ninh: không hiểu sao công an, bộ đội, người đứng chỉ trỏ… rất đông. Cảm nhận tiếp theo là: không khí rất căng thẳng như có gì đó chống đối nhau. Cảm nhận nữa là: tại sao việc kiểm soát vòng hoa tang, băng tang, các bức trướng… lại nghiêm ngặt đến vậy? Nhiều vòng hoa phải thay băng tang hoặc sửa câu chữ, nhiều bức trướng bị thu giữ…Tôi và mọi người tang phục chỉnh tề bước vào nhà tang lễ. Đập thẳng vào mắt tôi là dòng chữ "Lễ tang ông Trần Độ" trên một tấm bảng lớn phủ kín dòng chữ "Vô cùng thương tiếc…" lâu nay vẫn gắn trên tường. Đi tới bàn ghi sổ tang tôi thấy trên 5 bàn có 5 tập giấy trắng khổ A4. Tôi hỏi cán bộ Ban lễ tang: Sổ tang đâu? Anh ta nói: Sau đám tang sẽ đóng thành sổ. Tôi nói: Đã thống nhất sổ tang là sổ tang, ban tổ chức không có gia đình sẽ đưa tới. Một lúc sau, 5 quyển sổ tang đã đóng được đưa vào thay cho 5 tập giấy rời. Đám tang được cử hành, các đoàn, các nhóm, các cá nhân lần lượt vào viếng. Băng tang hầu hết không có chữ "vô cùng thương tiếc" hoặc "Trung tướng Trần Độ". Xen kẽ là các bức trướng: - "Nhân văn danh tướng. Trung dũng vẹn toàn"; - "Công thần không làm phách Danh toại chẳng cầu nhàn Bút thần vung mấy độ Ðáng mặt đại nghĩa quân" - "Vì đại nghĩa nhân chân, thân mấy độ trần thân Tướng dẫu không nguyên giáp, hồn vẫn vẹn tình dân". - "Vô tình vị tất chân hào kiệt Hữu độ phương vi đại trượng phu"… Theo sau là các cụ già, các cựu chiến binh, các nhân sĩ… Họ mang trướng theo hoặc giấu trong người. Khi tới gần quan tài họ giương lên hoặc phủ lên áo quan. Cả phòng tang lễ im phăng phắc, không khí căng thẳng dần. Khi các cụ đi khỏi, có vị nói với mấy cậu lính gì đó. Hai cậu lính chạy lên, thu mấy bức trướng, cuộn lại và ném vào góc phòng. Tôi gằn giọng: các cháu đâu? Lập tức cháu Đan, cháu Tuấn… lao lên góc phòng, mang tất cả các bức trướng sắp xếp lại như cũ. Không một tiếng động nào, không một hành động nào xảy ra trong lúc đó, nhưng ngột ngạt đến tức thở. Các đoàn viếng đã gần xong. Bỗng anh Nghiêm Hà đến bên tôi nói: Ban tổ chức định thu giữ mấy quyển sổ tang, anh ra xem sao? Tôi đi đến thì thấy một anh đang gom giữ mấy quyển sổ tang. Tôi nói: anh để tôi xem. Mở một quyển tôi thấy có những trang bị xé nham nhở. Tôi hiểu ngay họ muốn gì. Tôi lấy lại 5 quyển sổ tang và chợt nhìn thấy em Lãng (chồng em Hạnh), một Bác sĩ quân y đã qua các chiến trường. Tôi nói lớn: Lãng! Em giữ 5 quyển sổ này không cho ai lấy. Em có làm được không? Lãng cũng nói lớn như đang nhận lệnh: Rõ, em làm được. Tôi vội về vị trí để làm lễ truy điệu. Ông Vũ Mão đọc lời điếu. Ông đọc to, rõ toàn văn lời điếu kể cả câu mà theo anh Hùng nói hôm trước là sẽ đọc nhỏ nhất có thể. Hội trường im lặng, có tiếng ho, tiếng khóc ấm ức cứ lớn dần. Tôi lên đọc lời cảm ơn. Tôi đọc bản soạn sẵn đã đưa Ban lễ tang duyệt. Gần về cuối, hình ảnh tập giấy A4 thay sổ tang, hình ảnh người lính ném mấy bức trướng vào góc phòng, hình ảnh đòi thu giữ sổ tang và nhiều chi tiết đau lòng khác làm tôi nghẹn giọng. Vẫn cầm tờ giấy như đang đọc nội dung có sẵn, tôi nói to, chậm, rõ: "…gia đình và dòng họ chúng tôi không chấp nhận bài điếu văn này…". Lập tức tiếng tôi chìm trong tiếng vỗ tay, tiếng hô vang của mọi người dự tang lễ. Lúc đó tôi không cảm nhận hết không khí của buổi lễ, tôi cố gắng làm tròn bổn phận của mình, nhưng trong tôi mọi thứ như vỡ vụn. Thật không ngờ tôi phải tham gia một đám tang… rất buồn như vậy. Hà Nội, tháng 8/2017 T.T. Nguồn: FB Vũ Thư Hiên | |
Kháng thư – Cập nhật chữ ký đợt 3 (27-08-2018) và khóa sổ. 34 Tổ chức – 140 Cá nhân Posted: 28 Aug 2018 06:42 AM PDT
Kháng thư phản đối những phiên tòa phi pháp và những hành xử bất nhân của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam Kể từ đợt biểu tình chống Luật Đặc khu kinh tế và Luật An ninh mạng vào ngày 10-06-2018, hai giọt nước tràn ly phẫn nộ của nhân dân trước việc đảng Cộng sản điều hành đất nước cách ngu dốt, quản lý xã hội cách tàn bạo, canh giữ lãnh thổ cách sơ hở, thì sự đàn áp của nhà cầm quyền đã leo thang dữ dội. Cụ thể qua những sự kiện sau đây: I- Sự kiện phi pháp và bất nhân 1- Một loạt phiên tòa xử các công dân biểu tình ôn hòa với cáo buộc "gây rối trật tự công cộng" đã mở ra tại Thủ Thừa, Long An (09-07), Sài Gòn (20-07), Biên Hòa, Đồng Nai (30-07), đưa tới phán quyết: từ phạt hành chính hay trục xuất khỏi nước, đến án tù treo hay tù ở từ 8 tháng tới 1 năm rưỡi. Hai công dân ở Bình Dương phát truyền đơn kêu gọi biểu tình cũng đã bị bắt ngày 09-06 và bị khởi tố. Đặc biệt công dân Hứa Hoàng Anh, tỉnh Kiên Giang, chỉ vì tham gia nhiều cuộc biểu tình mà đã bị công an mời làm việc và bị tử thương cách ám muội ngay sau đó hôm 02-08-2018. Đang khi ấy thì bộ trưởng Công an Tô Lâm, trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 13-08, đã cho biết sẽ dẹp tan các cuộc biểu tình trong tương lai, vì cho đó là bất hợp pháp. 2- Sáng ngày 15-08-2918, tại tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An, phiên xử phúc thẩm nhà hoạt động Nguyễn Viết Dũng (bị cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước) đã kết thúc với việc giảm án 12 tháng, còn 6 năm tù giam và 5 năm quản chế. Tuy thế, phiên tòa diễn ra chưa đầy một tiếng rưỡi, người dân tham dự chỉ có thân phụ của bị án. Luật sư Nguyễn Khả Thành, người bào chữa duy nhất cho Nguyễn Viết Dũng và đang ở xa, chỉ được thông báo trước đó 12 tiếng nên đã không thể có mặt ở tòa án. Bị án yêu cầu hoãn phiên xử vì không có luật sư nhưng tòa vẫn ngang nhiên tiến hành. 3- Tối 15-8-2018, buổi trình diễn nhạc vàng của nhạc sĩ Nguyễn Tín tại phòng trà Canasova, quận 3, Sài Gòn, đã bị đàn áp một cách vô cớ và khốc liệt. Hàng trăm công an sắc phục và thường phục (nhiều kẻ bịt mặt), một số bao vây bên ngoài, một số xông vào bên trong, đã buộc rút ngắn buổi trình diễn, đòi kiểm soát giấy tờ và điện thoại của khán giả. Rồi lấy cớ không xin phép biểu diễn, vi phạm bản quyền, công an đã tấn công hai nhân vật tổ chức chủ chốt là các anh Nguyễn Tín, Nguyễn Đại và một khán giả đặc biệt là cô Phạm Đoan Trang. Họ đã bị thẩm vấn, đánh đập toàn thân nhiều lần, bị tước đoạt máy tính, điện thoại, tiền bạc, thẻ tín dụng, giấy tờ tùy thân, còn bị chở đi xa và tống xuống đường giữa đêm khuya khoắt và nơi xa lạ. Cô Đoan Trang sau đó phải vào bệnh viện. Hành vi bạo lực vô cớ này của công an thành Hồ tiếp nối những đòn tra tấn dã man các công dân bị nghi biểu tình rồi bị bắt về trại giam dã chiến ở Sân Tao Đàn ngày 17-06-2018. 4- Ngày 16-08-2018, tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An đã mở một phiên tòa chóng vánh, xét xử ông Lê Đình Lượng, với cáo buộc "hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân" rồi tuyên án với mức gần kịch trần: 20 năm tù giam. Lý cớ của tòa là ông Lê Đình Lượng (1) đã dùng trang Facebook của mình để cùng với nhiều người phê bình chế độ, bêu xấu nhà nước, chống đối sự lãnh đạo của đảng Cộng sản, (2) có liên hệ với Việt Tân, một chính đảng dân chủ ôn hòa tại hải ngoại nhưng luôn bị nhà cầm quyền cho là một tổ chức khủng bố. Phiên tòa có sự tham dự của hai "nhân chứng kết tội" đang ở tù là anh Nguyễn Văn Hóa và anh Nguyễn Viết Dũng. Hai nhân chứng này đã hoàn toàn phản cung trước tòa, nói rằng họ đã bị nhục hình và bức cung để gán tội cho ông Lượng. Hai người này đã lập tức bị đem đi để khỏi trả lời chất vấn của các luật sư biện hộ. Ông Lê Đình Lượng là một cựu chiến binh, từng chống đối nạn lạm quyền của cán bộ địa phương, nạn lạm thu học phí tại nhiều nhà trường, từng đồng hành cùng các nạn nhân khiếu kiện đòi bồi thường thỏa đáng trong thảm họa môi trường biển do Formosa gây ra ở 4 tỉnh miền Trung. 5- Sáng ngày 18-08, qua điện thoại từ trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai, tù nhân lương tâm Trần Thị Nga (án 9 năm vì "tuyên truyền chống nhà nước") cho chồng là Phan Văn Phong (ở Hà Nội) biết thời gian qua, bà liên tục bị đánh và dọa giết. Sau khi bị chuyển đi xa nhà hơn 1000km, nay bà bị giam chung với một nữ phạm nhân hình sự đầu gấu từng hành hạ nhiều nữ tù nhân lương tâm. Tháng 07 mới đây, tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (án 10 năm cũng vì "tuyên truyền chống nhà nước) đã kiên cường tuyệt thực trong thời gian hơn 16 ngày nhằm phản đối những hành vi khủng bố đối với bà của trại giam số 05, Yên Định, Thanh Hóa, nơi bà bị chuyển đi xa nhà hơn 1100 km). Bà đã liên tục bị tra tấn và ngược đãi bởi các tù nhân hình sự theo lệnh giám thị trại. Ngày 19-08, gia đình tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức (án 16 năm vì "hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân") đến Trại giam số 6 Nghệ An, nơi ông bị chuyển xa nhà hơn 1300km, để thăm viếng như thường lệ, thì biết ông đã tuyệt thực kể từ hôm 14-08, nhằm phản đối an ninh đang dùng nhiều biện pháp cưỡng bức ông nhận tội để được đặc xá. II- Nhận định và tuyên bố: Từ những sự kiện phi pháp và bất nhân nói trên, các tổ chức và cá nhân ký tên dưới đây đồng thanh tuyên bố: 1- Biểu tình bất bạo động là quyền con người và quyền công dân, được Hiến pháp quốc gia cũng như Công ước Quốc tế thừa nhận. Không thể lấy cớ chưa có Luật biểu tình để cho rằng xuống đường đòi nhân quyền và dân chủ là phạm pháp, cần phải trấn áp, giam giữ và xử tù. 2- Những phiên tòa xử tù nhân lương tâm cách chóng vánh, cấm cản hay giới hạn thân nhân tham dự, bất cần sự hiện diện hay sự biện luận của luật sư bào chữa, bỏ qua việc đối chất chứng từ và xem xét chứng vật, kết tội chống lại một thực thể không hề có là "chính quyền nhân dân", giáng những bản án ngày càng nặng cho các bị cáo… Đó là một cách thức giễu cợt luật pháp, coi thường nhân dân và thách thức quốc tế. 3- Chủ trương khủng bố bằng bạo lực vũ khí như cấm cản, hành hung, tước đoạt, giam giữ vì những lý do vu vơ, những nghi ngờ vô bằng cớ… hay bằng bạo lực hành chính như ra những luật lệ trói tay, bịt miệng quốc dân, tạo cơ hội thuận lợi cho quốc thù… chẳng những không làm cho nhân dân sợ hãi, còn khiến tích tụ sự phẫn uất của quần chúng, chẳng những không ổn định xã hội, mà còn làm yếu nhược Tổ quốc, chẳng những không làm tăng sức mạnh của luật pháp, mà còn làm giảm tính chính danh của nhà cầm quyền. 4- Đối xử khắc nghiệt với các tù nhân lương tâm nhằm bẻ gãy ý chí họ, buộc họ nhận tội, hay nhằm tàn hại thân xác họ, khiến họ tổn thọ… Đó là dấu chỉ của một nhà cầm quyền vừa bất công về mặt chính trị, vừa bất nhân về mặt đạo đức. 5- Không có chế độ nào xây trên bạo lực mà tồn tại dài lâu và không có hành vi nào làm do ác tâm mà chẳng tạo nghiệp quả. Đừng tưởng nắm quyền lực tuyệt đối sẽ ung dung hành xử bất cần lề luật, sẽ chẳng hề hấn gì khi cởi bỏ Hiến pháp. Cộng sản nên nhớ mình đang tự làm dài bản cáo trạng và làm dày hồ sơ tội ác của đảng. Làm tại Việt Nam ngày 21 tháng 08 năm 2018 Các Tổ chức đồng ký tên (đợt 1, 2 và 3) 01- Ban Bảo vệ Tự do Tín ngưỡng đạo Cao Đài, California, Hoa Kỳ. Đại diện: Hiền tài Nguyễn Thanh Liêm. 02- Ban Đại diện Khối Nhơn sanh đạo Cao Đài. Đại diện: Các Chánh Trị sự Hứa Phi, Nguyễn Kim Lân, Nguyễn Bạch Phụng. 03- Báo điện tử Tiếng Dân Việt Media. Đại diện: Nhà báo Trần Quang Thành 04- Diễn đàn Dân chủ Đuốc Việt. Đại diện: Ông Lưu Hoàn Phố, Bà Thái Hằng. 05- Diễn đàn Xã hội Dân sự. Đại diện: Tiến sĩ Nguyễn Quang A. 06- Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy (California, Hoa Kỳ). Đại diện: Giáo sư Trần Minh Xuân. 07- Đài Việt Nam Tự Do New Orleans, Hoa Kỳ. Đại diện: Giám đốc Vương Kỳ-Sơn. 08- Đảng Dân Chủ Việt (Hoa Kỳ). Đại diện: Ông Nguyễn Thế Quang. 09- Diễn đàn Bauxite Việt Nam. Đại diện: GS Phạm Xuân Yêm 10- Giáo hội Cộng đồng Lutheran Việt Nam - Hoa Kỳ. Đại diện: Mục sư Hội trưởng Nguyễn Hoàng Hoa. 11- Giáo hội Phật giáo Hoà Hảo Thuần úy. Đại diện: Các Ông Lê Quang Hiển, Lê Văn Sóc 12- Giáo xứ Mỹ Khánh, Nghệ An. Đại diện: Lm Đặng Hữu Nam. 13- Hội Bảo vệ Quyền Tự do tôn giáo. Đại diện: Cô Hà Thị Vân. 14- Hội Bầu bí Tương thân. Đại diện: Ông Nguyễn Lê Hùng. 15- Hội Cựu Tù nhân Lương tâm. Đại diện: BS Nguyễn Đan Quế, Lm Phan Văn Lợi. 16- Hội Dân oan ba miền. Đại diện: Ông Nguyễn Trường Chinh . 17- Hội đồng Liên kết Quốc nội Hải ngoại Việt Nam. Đại diện: Đồng chủ tịch: Hòa Thượng Thích Không Tánh - Linh Mục Phan Văn Lợi - Chánh Trị Sự Hứa Phi – Đạo Huynh Lê Văn Sóc - Mục Sư Nguyễn Hoàng Hoa – BS Võ Đình Hữu - BS Đỗ Văn Hội – Các Nhân sĩ Đồng Chủ Tịch Lưu Văn Tươi - Nguyễn Văn Tánh - Phạm Trần Anh – Cao Xuân Khải - Trần Văn Đông - Đoàn Hữu Định – Nguyễn Trung Châu – BS Hoàng Thị Mỹ Lâm (Đức) – TS Phan Văn Song (Pháp) – Bà Đặng Thị Danh (Canada) – BS Lê Thuần Kiên (Canada). Cố vấn: LM Nguyễn Văn Lý – HT Thích Minh Tuyên – Nhân sĩ Phan Kỳ Nhơn 18- Hội Pháp Việt Tương trợ AFVE. Đại diện: Ông Bùi Xuân Quang. 19- Hội thánh Tin lành Mennonite Cộng đồng. Đại diện: Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng. 20- Khối Tự do Dân chủ 8406 Quốc nội. Đại diện: Kỹ sư Đỗ Nam Hải, Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa. 21- Khối Tự do Dân chủ 8406 Úc Châu. Đại diện: Tiến sĩ Lê Kim Song 22- Lương tâm Công giáo (San Jose, Hoa Kỳ). Đại diện: Chủ tịch Cao Thị Tình 23- Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders- DTD. Đại diện: Thạc sỹ Vũ Quốc Ngữ. 24- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện: Lm Nguyễn Hữu Giải, Lm Nguyễn Công Bình 25- Nhóm Nghiên cứu Thể chế. Đại diện: Ông Nguyễn Vũ Bình. 26- Nhóm Yểm trợ bán nguyêt san Tự Do Ngôn Luận, Hoa Kỳ. Đại diện: Ông Nguyễn Văn Lợi. Ông Sony Nguyễn. 27- Phong trào Giáo dân Việt Nam Hải ngoại Nam California : Đại diện: Ông Cao Viết Lợi. 28- Phong trào Thăng Tiến Việt Nam. Đại diện: Các ông Hoàng Lê Hy Lai, Nguyễn Trung Kiên 29- Quỹ Việt Linh New Orleans, Hoa Kỳ. Đại diện: Thủ quỹ Nguyễn Ngọc Sương. 30- Radio VNHN Âu Châu, Đức Quốc. Đại diện: Ông Đinh Kim Tân. 31- Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo VNTN. Đại diện: HT Thích Không Tánh - TT Thích Vĩnh Phước. 32- Tập Hợp Quốc Dân Việt. Nối Kết viên : Lm Nguyễn Văn Lý 33- Trang mạng Tin Mừng Cho Người Nghèo. Đại diện: Lm Lê Xuân Lộc 34- Ủy ban Yểm trợ Khối 8406 New Orleans, Hoa Kỳ. Đại diện: Phó Chủ tịch: Nguyễn Vẻ.
Các Cá nhân đồng ký tên (đợt 1, 2, 3)
1. André Menras-Hồ Cương Quyết, Nhà giáo Pháp Việt. 2. Bùi Hiền, Hưu trí, Canada. 3. Bùi Minh Quốc, Nhà báo, Đà Lạt. 4. Bùi Quang Vơm, Kỹ sư, Paris, Pháp 5. Cao Xuân Lý, Nhà Văn, Australia. 6. Dương Kim Khải, Mục sư, Sài Gòn. 7. Đặng Hữu Nam, Linh mục Giáo phận Vinh. 8. Đặng Thị Hảo, TS Văn học, Hà Nội 9. Đặng Thị Kính, Dân oan, Bến Tre. 10. Đặng Thiên Nhiên, Nữ tu, New Orleans, Hoa Kỳ. 11. Đinh Hữu Thoại, Linh mục DCCT, Quảng Nam. 12. Đỗ Thành Nhân, Tư vấn đầu tư, Quảng Ngãi. 13. Đỗ Thị Giỏi, Dân oan, Bến Tre. 14. Đỗ Thị Ngọc Nguyên, Dân oan, Đồng Nai. 15. Đoàn Thị Nữ, Dân oan, Tiền Giang. 16. Hà Sĩ Phu, Tiến sĩ sinh học, Đà Lạt. 17. Hồ Đắc Tâm, Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế, Cần Giờ. 18. Hồ Thị Đậy, Dân oan, Bến Tre. 19. Hoàng Dũng, Phó Giáo sư Tiến sĩ, Sài Gòn. 20. Hoàng Hưng, Nhà thơ-dịch giả, Sài Gòn 21. Huỳnh Thị Hường, Dân oan, Bến Tre. 22. Lê Phạm Mai, Nghỉ hưu, Hoa Kỳ. 23. Lê Thị Công Nhân, Luật gia, Hà Nội. 24. Lê Thị Ghi, Dân oan, Bến Tre. 25. Lê Thị Kẽn, Dân oan, Bến Tre. 26. Lê Tinh Thông, Giáo chức nghỉ hưu, Hoa Kỳ. 27. Loan Wade, Y tá, Hoa Kỳ 28. Lư Văn Bảy, Cựu Tù nhân Lương tâm, Kiên Giang. 29. Lưu Thành, Cựu chiến binh, Bình Phước 30. Lý Thanh Liêm, Kỹ thuật viên, Texas, Hoa Kỳ. 31. Mai Thị Nguyệt, Dân oan, Long An. 32. Matt Wade, Nhân viên văn phòng, Hoa Kỳ. 33. Ngô Duy Quyền, Kinh doanh tự do, Hà Nội. 34. Ngô Thị Thứ, Cựu giáo viên hưu trí, Thủ Đức, Sài Gòn. 35. Nguyễn Đình Nguyên, Tiến sĩ Y khoa, Australia. 36. Nguyễn Đông Yên, GS Toán học, Hà Nội 37. Nguyễn Đức Quỳ, Cựu giáo chức, Hà Nội. 38. Nguyễn Hoài Sơn, Kỹ sư điện tử, Sài Gòn. 39. Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ văn, Hà Nội 40. Nguyễn Mạnh Hùng, Mục sư Tin lành, Sài Gòn. 41. Nguyễn Ngọc Tỉnh, Linh mục Dòng Phanxicô, Sài Gòn. 42. Nguyễn Ninh, Hưu trí, Hoa Kỳ. 43. Nguyễn Tâm, Kỹ sư cơ điện, Sài Gòn 44. Nguyễn Thanh Liêm, Hiền tài Cao Đài, San Jose, California, Hoa Kỳ. 45. Nguyễn Thế Hùng, Giáo sư TS, Phó chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí VN, Đà Nẵng. 46. Nguyễn Thị Bé Hai, Dân oan, Tây Ninh 47. Nguyễn Thị Cảnh, Dân oan, Bến Tre. 48. Nguyễn Thị Đuột, Dân oan, Bến Tre. 49. Nguyễn Thị Kim Hương, Công nhân, Bình Dương. 50. Nguyễn Thị Kim Thủy, Dân oan, Tiền Giang. 51. Nguyễn Thị Trí, Dân oan, Bình Dương. 52. Nguyễn Thị Xuân Tâm, Dân oan, Bến Tre. 53. Nguyễn Trường Chinh, Dân oan Kim Thành, Hải Dương 54. Nguyễn Trọng Hoàng, Bác sĩ, Paris, Pháp. 55. Nguyễn Tường Thụy, Nhà báo độc lập, Hà Nội. 56. Nguyễn Văn Lịch, Kỹ sư cơ khí nghỉ hưu, Hà Nội. 57. Nguyễn Văn Thái, Tiến sĩ, Nguyên Giáo sư Đại học, Pensylvania, Hoa Kỳ. 58. Phạm Anh Tuấn, Kỹ sư, thành viên Khối 8406, Australia. 59. Phạm Ngọc Hoa, Dân oan, Sài Gòn. 60. Phạm Thị Quẩn, Dân oan, Long An. 61. Phan Thị Đẹp, Dân oan, Bến Tre. 62. Tô Oanh, Giáo viên nghỉ hưu, Bắc Giang. 63. Trần Đức Lưu, Buôn bán, Bình Dương. 64. Trần Thị Hoàng, Dân oan, Tiền Giang. 65. Trần Thị Liễu, Dân oan, Tiền Giang. 66. Trần Thị Thật, Dân oan, Tiền Giang. 67. Trần Thiện, Cựu Tù nhân Chính trị, New Orleans, Hoa Kỳ. 68. Trần Văn Đức, Dân oan, Long An. 69. Trần Văn Huỳnh, Nhà giáo về hưu, Sài Gòn. 70. Trần Văn Tân, Kỹ sư, Berlin, CHLB Đức 71. Triệu Sang, Thương binh VNCH, Sóc Trăng. 72. Trương Minh Tâm, Dân oan, Long An. 73. Vinh Anh, Cựu chiến binh, Hà Nội. 74. Võ Thị Lệ, Dân oan, Bến Tre. 75. Vũ Hoàng Anh Bốn Phương, Blogger, Dallas, TX, Hoa Kỳ. 76. Bùi Thị Nhung, Dân oan, Bình Dương. 77. Đặng Xuân Diệu, Cựu TNLT, thành viên đảng Việt Tân, Paris - Pháp 78. Đoàn Nhật Hồng, Cán bộ hưu trí, Đà Lạt, Lâm Đồng. 79. Huỳnh Thu Nguyên, Kỹ sư, hưu trí, Australia. 80. Huỳnh Văn Nghiệp, Dân oan, Bình Dương. 81. Kha Lương Ngãi, Nhà báo, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn. 82. Lê Công Bằng, Lao động tự do, Sài Gòn 83. Lê Quang Uy, Linh Mục DCCT Sài Gòn. 84. Lê Thị Muôn, Dân oan, Bình Dương. 85. Lê Văn Việt, Dân oan, Bình Dương. 86. Lê Xuân Lộc, Linh Mục DCCT Sài Gòn. 87. Lý Đăng Thạnh, Người chép Sử, Sài Gòn. 88. Mai Thái Lĩnh, Nhà nghiên cứu, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt. 89. Ngô Thị Tẻo, Dân oan, Bình Dương. 90. Ngô Văn Hiền, Kỹ sư xây dựng, Sài Gòn. 91. Nguyễn Đức Duy, Dân oan, Bình Dương. 92. Nguyễn Hélène Mỹ Hạnh, Họa sĩ, đảng viên đảng Dân chủ, Vương quốc Bỉ 93. Nguyễn Hữu Son, Cựu tù nhân chính trị 91-96, Texas, Hoa Kỳ. 94. Nguyễn Khắc Mai, Cán bộ về hưu, Hà Nội. 95 Nguyễn Mạnh Thưởng, Công nhân, Norderstedt, CHLB Đức 96. Nguyễn Minh Nhựt, Lập trình viên, Sài Gòn. 97. Nguyễn Ngọc Thạch, Dân oan, Bình Dương. 98. Nguyễn Ngọc Trì, Dân oan, Bình Dương. 99. Nguyễn Quang Vinh, Sĩ quan QĐ nghỉ hưu, Hà Nội. 100. Nguyễn Thị Bân, Dân oan, Bình Dương. 101. Nguyễn Thị Bần, Dân oan, Bình Dương. 102. Nguyễn Thị Cưng, Dân oan, Bình Dương. 103. Nguyễn Thị Kim Chi, Nghệ sĩ, Sài Gòn. 104. Nguyễn Thị Rẽ, Dân oan, Bình Dương. 105. Nguyễn Thiện Nhân, Kế toán, Bình Dương. 106. Nguyễn Trọng Bách, Kĩ sư, Nam Định. 107. Nguyễn Văn Danh, Dân oan, Bình Dương. 108. Nguyễn Văn Giới, Dân oan, Bình Dương. 109. Nguyễn Văn Hùng, Linh mục, Đào Viên, Đài Loan. 110. Nguyễn Văn Tạc, Giáo học hưu trí, Hà Nội 111. Phạm Duy Hiển, Cựu chiến binh, Pleiku, Gia Lai. 112. Phạm Hạc Yên Thư, Ts Sinh học, Trưởng phòng Dược, Bệnh viện Orsay, Pháp 113. Phạm Minh Châu, GsTs Hóa, Đại học Paris Denis Diderot, Pháp. 114. Phạm Toàn, Nhà nghiên cứu giáo dục, Hà Nội 115. Phạm Xuân Huyên, GsTs Toán, Đại học Paris Sorbonne, Pháp 116. Phan Thị Lập, Dân oan, Bình Dương. 117. Thái Thị Hò, Dân oan, Bình Dương. 118. Thái Văn Bì, Dân oan, Bình Dương. 119. Thái Văn Dậu, Dân oan, Bình Dương. 120. Thái Văn Thiện, Dân oan, Bình Dương. 121. Thích Thiện Minh, Thượng tọa, Sài Gòn. 122. Trần Kim Thập, Giáo chức, Perth, Australia. 123. Trần Minh Thảo, Viết văn, Bảo Lộc. Lâm Đồng, CLB Phan Tây Hồ 124. Trần Thiện Kế, Dược sĩ, Hà Nội 125. Trần Văn Bang. Kỹ sư, Bình Thạnh, Sài Gòn. 126. Võ Hồng Ly, Nhà hoạt động, Sài Gòn 127. Võ Văn Tạo, Nhà báo, Nha Trang 128. Võ Văn Tân, Dân oan, Bình Dương. 129. Võ Thị Thu, Dân oan, Bình Dương. 130. Hoàng Đình Tạo, Cao học Công pháp, LKSG. Hoa Kỳ 131. Hoàng - Nguyên, hưu trí, San Diego, CA. Hoa Kỳ 132. Hoàng Thị Như Hoa, bộ đội xuất ngũ, Thanh Trì, Hà Nội. 133. Khổng Hy Thiêm, Kỹ sư điện, Cam Lâm, Khánh Hòa, 134. Lê Văn Ý, Sĩ quan hàng hải thương thuyền, San Jose, Hoa Kỳ. 135. Nguyễn Đình Thục, Linh mục Giáo phận Vinh, Nghệ An. 136. Nguyễn Quang Nhàn, Cán bộ hưu trí, Đà Lạt 137. Nguyễn Thị Thu Hà, Dân oan, Phước Long, Nha Trang. 138. Phan Lâm Khanh , Hành nghề tự do, Paris, Pháp. 139. Trần Hữu Đức, Tù nhân lương tâm (và cả bố mẹ cùng 2 em gái), Nghệ An 140. Trần Ngọc Anh, Hưu trí, Đức Quốc. |
You are subscribed to email updates from Bauxite Việt Nam. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét