“Trung Quốc có đủ tiềm lực để trở thành siêu cường?” plus 3 more |
- Trung Quốc có đủ tiềm lực để trở thành siêu cường?
- Giáo sư tự hào khoe lách luật, cả ngành phục vụ nhóm người bán sách đánh vần lạ
- Nhân dân tệ (CNY) hóa nền kinh tế Việt Nam?; Cho phép thanh toán bằng Nhân dân tệ: Việt Nam “chui đầu” vào chiến lược thôn tính của Trung Quốc
- Mahathir dám đối đầu Tập Cận Bình
Trung Quốc có đủ tiềm lực để trở thành siêu cường? Posted: 31 Aug 2018 12:58 AM PDT Thứ Sáu, 31/08/2018 13:09 PM GMT+7(VTC News) - Trung Quốc còn một chặng đường rất dài phải đi nếu muốn trở thành một siêu cường có thể gây ảnh hưởng lớn tới việc định hình thế kỷ 21, theo Bloomberg. Hơn ai hết, người Mỹ hiểu rõ nhất để trở thành một siêu cường tốn kém thế nào. Họ cần nguồn kinh phí khổng lồ để duy trì lực lượng quân sự hùng mạnh, các phái bộ ngoại giao có tầm ảnh hưởng và viện trợ các quốc gia khác. Khi khát vọng mở rộng ra toàn cầu của Trung Quốc càng lớn, các áp lực về ảnh hưởng chính trị và kinh tế càng nặng nề hơn. Kể cả khi quốc gia đông dân nhất thế giới có nguồn tài chính khổng lồ đủ để họ trang trải cho những dự án đang bao phủ khắp thế giới, thì vẫn tồn tại những thách thức kinh tế và tài chính trong nước. Và nếu họ thất bại, tham vọng của Chủ tịch Tập sẽ bị giáng một đòn nặng nề. Như Tôn Vũ đã viết trong cuốn "Binh pháp tôn tử": Điều đầu tiên phải tính đến là cái giá phải trả. Theo Bloomberg, câu hỏi quan trọng cần đặt ra với Trung Quốc là: Họ đang nhắm tới vị thế nào? Chắc chắn, Trung Quốc muốn thống trị châu Á, biến nơi đây thành sân sau của mình. Nhưng cường quốc trong khu vực khác xa với một siêu cường toàn cầu, khái niệm từng được dùng để mô tả đế quốc Anh, Liên Xô hay Mỹ ngày nay. Theo tiến sĩ Alice Lyman Miller, một nhà nghiên cứu tại Viện Hoover, Đại Học Stanford, định nghĩa siêu cường để chỉ "một quốc gia có có sức mạnh vượt bậc, có ảnh hưởng tới bất cứ nơi nào trên thế giới và đôi khi ở nhiều khu vực trên thế giới cùng lúc, do đó có thể vươn tới vị thể bá chủ toàn cầu một cách đáng kinh ngạc". Tiến sĩ Alice Lyman Miller là một nhà nghiên cứu nổi tiếng về lịch sử, phân tích chính trị và chính sách đối ngoại của Trung Quốc cho rằng để trở thành một siêu cường, một quốc gia phải vượt hẳn các quốc gia khác trên thế giới trên bốn phương diện là quân sự, kinh tế, chính trị và văn hoá. Sức mạnh kinh tế Trung Quốc hiện đã là một siêu cường kinh tế. Nếu tính về sức mua tương đương (PPP), tỷ giá dựa trên lượng tiền tệ mà một quốc gia cần phải đổi sang đơn vị tiền tệ khác để mua cùng một lượng hàng hay dịch vụ ở mỗi nước, nền kinh tế của Trung Quốc giờ đây còn lớn hơn cả Mỹ. Giới quan sát dự đoán Bắc Kinh thậm chí sẽ còn nới rộng khoảng cách này và có khả năng sẽ ngày càng giàu hơn trong tương lai. Tuy nhiên, Bloomberg cho rằng sẽ là sai lầm nếu chỉ đánh giá quy mô một nền kinh tế dựa vào sức mua trong nước. Siêu cường phải bỏ tiền ra để xây dựng các căn cứ quân sự, mua ảnh hưởng về ngoại giao và kinh tế từ nước ngoài. Đồng USD mà Trung Quốc đầu tư thông qua sáng kiến "Vành đai và Con đường" kết nối các thị trường trên khắp thế giới cũng chỉ là đồng USD với sức mưa tương tự với bất cứ quốc gia nào khác. Thêm vào đó, khi nhìn vào mức tăng sức mua của Trung Quốc trên thị trường toàn cầu mỗi năm thông qua tăng trưởng GDP theo đồng đô la hiện tại mà không tính tới lạm phát hay PPP, Trung Quốc đang thua kém so với Mỹ. Người dân Trung Quốc trong vòng 1 thập niên trở lại đây tiếp tục xu hướng thoát ly khỏi các vùng quê để tìm đến các đô thị. Đây luôn được xem là bí quyết đằng sau sự phát triển phi thường của quốc gia đông dân nhất thế giới cho đến bây giờ. Nhưng do chính sách một con trước đây, mức tăng trưởng đó có thể sắp biến mất. Theo dự đoán của Liên Hợp Quốc, dân số của Trung Quốc sẽ bắt đầu giảm mạnh từ năm 2023. Trung Quốc vẫn đang tìm cách thúc đẩy triển vọng dài hạn và mở rộng sức ảnh hưởng của nền kinh tế. Bắc Kinh đã bắt tay vào dự án được đánh giá là chiến dịch đầu tư nước ngoài tham vọng nhất trong lịch sử - sáng kiến Vành đai và Con đường. Dự án này của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kéo dài từ châu Á tới châu Âu và một số khu vực khác trên thế giới bằng đường bộ và đường biển. Với nguồn lực tài chính dồi dào, Trung Quốc sẽ không mấy khó khăn để tạo thêm các mối quan hệ và khiến các nước khác phụ thuộc vào mình. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng ngay cả khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc chưa kịp chuẩn bị để trở thành siêu cường, nhu cầu thúc đẩy và bảo vệ các khoản đầu tư trải rộng như vậy cũng chưa thể đưa họ chạm tới vị thế đó. Sức mạnh quân sự Quân đội trung Quốc đã có sự chuyển mình rõ rệt kể từ năm 1979. Các nhà làm quân sự nước này đã tăng cường trang bị các khí tài quân sự tiên tiến, tích cực sao chép, phát triển hoặc đẩy mạnh mua thêm nhiều tên lửa và công nghệ tàng hình, những thứ thiết yếu đối với quốc phòng của một cường quốc ở thế kỷ 21. Hiện nay, Trung Quốc đang chi vào quốc phòng nhiều gấp 3 lần Nga và đang dần thu hẹp khoảng cách với Mỹ. Dù vậy, Bắc Kinh vẫn thiếu một tàu sân bay với sức mạnh đáng gờm như hàng không mẫu hạm của Mỹ và chưa thể có trong tay những động cơ phản lực tiên tiến nhất đủ khả năng giúp Bắc Kinh thay đổi những toan tính của Mỹ ở Biển Đông. Chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đã tăng từ 19 tỷ USD năm 1989 lên 228 tỷ USD trong năm 2016, theo các số liệu thống kê mà nước này cung cấp. Nhưng nhiều chuyên gia cho rằng Trung Quốc có thể đang làm khống các con số khi mà dù đẩy mạnh ngân sách quốc phòng, GDP của họ lại gần như không thay đổi. Xét trên các phương diện khác, Trung Quốc đang cạnh tranh cực kỳ gay gắt với Mỹ. Đơn cử như với các thiết bị bay không người lái, nếu tính số lượng UAV đang sở hữu và xuất khẩu, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ. Giới quan sát nhận định Trung Quốc có thể xoay chuyển thế cân bằng lực lượng với Mỹ bằng cách tập trung vào tàu ngầm tấn công và công nghệ tên lửa với chi phí thấp. Tuy nhiên, nếu xét về các hạng mục lớn như tàu sân bay, Trung Quốc vẫn còn một chặng đường rất dài phải đi. Bắc Kinh biết được điểm yếu của họ, nên đã cố gắng đẩy mạnh phát phát triển lợi thế về công nghệ như tên lửa siêu thanh hay công nghệ nhân tạo. Họ cũng đang tìm cách mở rộng tầm ảnh hưởng bằng việc xây dựng các căn cứ nước ngoài với phát súng đầu tiên là căn cứ ở quốc gia Đông Phi Djibouti. Quyền lực mềm Một trong những khía cạnh quyết định vị trí siêu cường của Mỹ xuất phát từ các liên minh mà Mỹ làm thành viên kể từ thời chiến tranh Lạnh từ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, khối liên minh quân sự Anzus năm 1951 tới một số hiệp định quân sự song phương với các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc hay liên minh tình báo giữa 5 nước nói tiếng Anh. Trong khi đó, Trung Quốc hiện tại chỉ có vài đồng minh chính thức. Gìn giữ hòa bình cũng là một cách để tăng cường ảnh hưởng trên thế giới. Từ việc gần như không đóng góp vai trò gì cách đây 20 năm, Bắc Kinh giờ đây trở thành quốc gia đóng góp lực lượng quân đội đông đảo nhất. Họ cũng chi trả 10% tổng số ngân sách cho hoạt động này, nhiều hơn bất cứ quốc gia nào và chỉ chịu đứng sau Mỹ với 28,5%. Một khía cạnh khác cũng được lưu tâm là tiếng nói của các nhà ngoại giao đối với thế giới. Trung Quốc đang cực kỳ quan tâm tới vấn đề này. Ngân sách cho ngoại giao của nước này trong năm 2019 đã tăng tới 15,6%, gấp đôi tỷ lệ tăng ngân sách quốc phòng. Tuy vậy, mức này chỉ rơi vào khoảng 9,5 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với Mỹ dù Tổng thống Trump đã cắt giảm ngân sách dành cho Bộ Ngoại giao từ 55,6 tỷ USD trong năm 2017 xuống còn 37,8 tỷ USD vào năm 2019. Văn hóa Chính sách "nước Mỹ trên hết" của Tổng thống vô tình đã giúp Trung Quốc thể hiện mình như một nhà lãnh đạo mới về mở rộng biên giới và tự do thương mại. Nhưng thực tế thì Trung Quốc vẫn còn thua xa Mỹ về ảnh hưởng văn hóa trên toàn thế giới. Nói tới công nghệ, Bắc Kinh không hề giấu diếm ý định thông qua bản đại kế hoạch "Made in China 2025" đưa Trung Quốc vượt Mỹ trở thành cường quốc công nghệ thống trị thế giới. Tương tự, Bắc Kinh cũng đang muốn đi tắt đón đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo với tham vọng trở thành "người cai trị thế giới" như câu nói nổi tiếng của Tổng thống Putin năm 2017 rằng nước nào đi đầu công nghệ nhân tạo, nước này sẽ thống trị toàn cầu. Với những yếu tố trên, Bloomberg kết luận Trung Quốc chắc chắn sẽ vươn tới vị thế của một cường quốc lớn trên thế giới, có ảnh hưởng rất lớn tới việc định hình thế kỷ 21. Nhưng việc Trung Quốc có vượt qua được Mỹ hay không vẫn là một dấu hỏi lớn. Điều có thể chắc chắn duy nhất là Trung Quốc sẽ cần rất nhiều thời gian để trở thành một siêu cường trong bối cảnh quốc gia đông dân nhất thế giới đang phải đối mặt với thực trạng già hóa và suy giảm dân số. Khi Mỹ đang ở vị trí tương tự như Trung Quốc vào thời điểm lăm le soán ngôi thống trị thế giới của đế quốc Anh từ năm 1880 đến năm 1950, dân số của họ đã tăng gấp 3 lần. >>> Đọc thêm: Triều Tiên trở thành 'siêu cường tin tặc' thế nào? (Nguồn: Bloo | ||||||
Giáo sư tự hào khoe lách luật, cả ngành phục vụ nhóm người bán sách đánh vần lạ Posted: 31 Aug 2018 12:50 AM PDT HỒNG THỦY(GDVN) - Tại sao quyền hạn trong tay, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận không thể biến sách "đánh vần lạ" thành sách giáo khoa" mà phải "lách luật" với 50 triệu đồng? Dân phải bỏ hàng trăm tỷ đồng mỗi năm nuôi cách đánh vần lạ?Cách đánh vần lạ, bao giờ hàng trăm ngàn học sinh mới thoát kiếp thí điểm?Cơn sốt nhân tạo thiếu sách đầu năm học và kế bán lạc kèm bia Cuộc thí điểm triền miên Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục suốt 40 năm qua không chỉ tiêu tốn khá nhiều ngân sách nhà nước, mà còn khiến người dân bỏ ra hàng trăm tỷ đồng mỗi năm để con em họ "thí điểm" mà không hề hay biết. Đằng sau cuộc thí điểm này là cả một hệ thống bán "sách giáo khoa" thu về hàng trăm tỷ đồng mỗi năm hoàn toàn khép kín theo chỉ đạo chặt chẽ của ngành giáo dục. Trong bài viết này, chúng tôi xin tiếp tục phân tích lý do tại sao lại có cuộc trường kỳ thí điểm này. Giáo sư tự hào khoe lách luật Trong bài trả lời phỏng vấn Báo Nhân Dân điện tử có tiêu đề "Thực nghiệm là "lời thưa" của tôi với con trẻ" đăng ngày 19/8/2013, Giáo sư Hồ Ngọc Đại cho biết: "Cách đây hai năm, anh Luận đã bỏ tiền túi đi tàu hỏa lên Lào Cai, thuê xe ôm đi về năm trường tiểu học ở địa phương để tự tìm hiểu chương trình tiếng Việt thực nghiệm đang được giảng dạy ở đây. Sau khi tự mình mắt thấy tai nghe, Bộ trưởng đã biết rằng sách của tôi có thể triển khai đại trà được. Nhưng để chắc ăn, anh Luận đã bỏ ra 50 triệu đồng thuê luật sư tư vấn về mặt pháp lý cho mình, sau đó mới gọi tôi lên và hỏi: "Thầy ơi, em làm như thế có được không?". Tôi trả lời Bộ trưởng bằng một câu hỏi: "Anh làm như thế mà không sợ à?". Và Bộ trưởng trả lời tôi rằng: "Sợ thì em có sợ, nhưng Bác Hồ nói cái gì có lợi cho dân thì em làm". Tôi đã nói với Bộ trưởng rằng anh muốn tôi làm đến đâu tôi sẽ làm đến đấy, tôi đủ sức làm cả nước cũng được, nhưng hoàn cảnh của anh thì khác. Trước đây, quyển sách Tiếng Việt lớp 1 của tôi chỉ được áp dụng ở các tỉnh miền núi. Những đứa trẻ người dân tộc thiểu số không biết tiếng Kinh, cha mẹ chúng nói tiếng Kinh cũng không sõi, không học thêm ở đâu, chỉ sáu tuổi đi học, nhưng chỉ sau một năm học thì đã viết đúng chính tả và không thể tái mù. Năm ngoái, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép mở rộng cuốn sách về một số tỉnh đồng bằng và đạt kết quả tốt. Năm nay, Bộ trưởng đã ký quyết định chương trình sách giáo khoa lớp 1 do tôi soạn sẽ là một phương án sách giáo khoa của Bộ được áp dụng đại trà, nơi nào muốn dạy giáo trình nào cũng được. Hiện đã có 38 tỉnh dạy theo giáo trình của tôi. ...Nghị quyết 40 của Quốc hội khóa 10 năm 2000 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã quy định cả nước chỉ dùng chung một bộ sách giáo khoa. Nhưng Bộ trưởng Luận đã dám công nhận bộ sách của tôi làm bộ sách thứ hai, đó là một người dám làm." [1]
Việc Bộ trưởng Phạm Vũ Luận thuê luật sư tư vấn vụ triển khai đại trà Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục được thày Đại nhắc lại khi trả lời phỏng vấn Báo Giáo dục và Thời đại ngày 20/8/2013. [2] Nhưng tường thuật sự việc một cách rõ ràng, sinh động nhất phải kể đến chia sẻ của Giáo sư Hồ Ngọc Đại tại bàn tròn trực tuyến "Những vấn đề giáo dục sau sự kiện đạp đổ cổng trường", do Báo Điện tử VietnamNet tổ chức ngày 21/5/2012: "Năm vừa rồi, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận ra quyết định chính thức đưa phương án của công nghệ giáo dục về địa phương. Nhưng vì Quốc hội ra Nghị quyết số 40 chỉ có một bộ sách toàn quốc nên buộc phải dùng từ "thí điểm". Nhưng mà "thí điểm" hiện nay có 16 tỉnh và có 50.000 học sinh… Chỉ cần nếu làm thí điểm thì chỉ cần 1.000 là đáng tin cậy. Giải pháp đưa ra là giải pháp, khi Bộ trưởng Phạm Vũ Luận chỉ đạo thì xuống chủ tịch ủy ban nhân dân quận ra quyết định, ủy ban nhân dân huyện ra quyết định nên làm việc ngon hẳn. Rất ngon! Tôi chưa bao giờ làm việc thuận lợi như năm vừa rồi. Trước đây làm gì thì chỉ làm với anh Hiển thôi, anh Thành thôi. Anh Hiển là Thứ trưởng, anh Thành là Vụ trưởng, các anh ấy cho phép làm, cùng hỗ trợ. Trong 3-4 năm nay, khi chỉ có thứ trưởng và vụ trưởng làm, nói chung cũng vất vả, phải thuyết phục. Nhưng khi Bộ trưởng có quyết định thì tình hình khác hẳn. Tôi thấy khi thực sự chính quyền vào cuộc thì tình hình rất dễ. Mà cũng may, hai anh là anh Hiển và anh Luận phụ trách là hai người thực bụng muốn làm giáo dục, không sợ, không ngại thủ tục và chấp nhận danh từ "thí điểm" để lách luật.
Khi Bộ trưởng Phạm Vũ Luận dám ra quyết định chính thức bằng văn bản, tôi thấy tình hình khác rồi." [3] Quyền hạn trong tay, sao Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khi đó phải lách luật? Xin lưu ý rằng, "lách luật" là từ của Giáo sư Hồ Ngọc Đại, chúng tôi dẫn lại. Lách như thế nào thì Giáo sư Hồ Ngọc Đại đã kể rõ mồn một rồi. Nhưng tại sao khi đó thầy Đại được cả Vụ Giáo dục tiểu học giúp sức, được Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đồng hành, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận ủng hộ mà vẫn phải "lách luật"? Điều 29 Luật Giáo dục hiện hành quy định: "Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục phổ thông, duyệt sách giáo khoa để sử dụng chính thức, ổn định, thống nhất trong giảng dạy, học tập ở các cơ sở giáo dục phổ thông, trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa." Điều 11. Cơ quan tổ chức thẩm định, Quyết định số 37/2001/QĐ-BGDĐTcủa Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của hội đồng quốc gia thẩm định chương trình và thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông, ghi rõ: "Cơ quan tổ chức thẩm định là Vụ chuyên môn có chức năng chỉ đạo thực hiện chương trình hoặc sách giáo khoa được thẩm định." Với tài liệu Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục, thì cơ quan tổ chức thẩm định sẽ là Vụ Giáo dục tiểu học; Đơn vị này cho đến hiện nay vẫn chịu trách nhiệm chính trong việc triển khai tài liệu này vào trường học toàn quốc, tại sao lại không thẩm định cho đúng quy trình mà để Bộ trưởng phải "lách luật" bằng 50 triệu, theo lời Giáo sư Hồ Ngọc Đại? Theo thiển ý của chúng tôi, có lẽ có 2 khả năng có thể giải thích cho sự "lách luật" này. Thứ nhất là mâu thuẫn lợi ích giữa các nhóm viết sách giáo khoa. Bởi cho dù Vụ Giáo dục tiểu học có quyền lựa chọn thành viên, chủ tịch hội đồng thẩm định đi nữa, thì phải chăng hầu hết những người có thể chọn lại nằm trong nhóm biên soạn chương trình - sách giáo khoa 2000? Hãy nghe xem thầy Hồ Ngọc Đại nhận xét gì về đội ngũ này trong cuộc bàn tròn trực tuyến với Báo VietnamNet năm 2012:
"Chúng ta không nên nhận, kể cả anh Tiến, anh Thành, anh Luận… không phải là tác giả của "chương trình 2000". Chương trình này đã triển khai đã mười mấy năm nay. Những người đó là một bộ phận hoàn toàn khác. Còn các anh là những người chịu một việc đã rồi. Vấn đề này, phải bàn lại công việc trước đó nữa, cần nói đến nguồn gốc sâu xa nữa. Vụ Tiểu học thực bụng muốn làm. Anh Hiển, anh Luận thực bụng muốn làm. Nhưng cả một hệ thống từ xưa đến nay… Chuyện này, chuyện khác là hậu quả của "Chương trình năm 2000". Nên nếu nền giáo dục hiện này có vấn đề gì, cần truy cứu thì phải truy cứu bộ máy làm chương trình năm 2000, tốn hàng ngàn tỉ nhưng không ra gì. Cần phải nhìn sâu xa hơn nữa mới thấy gốc rễ vấn đề." [3] Trong một cuộc bàn tròn khác (về đề án đổi mới sách giáo khoa 70 nghìn tỷ đồng) với Bộ trưởng Phạm Vũ Luận và nhà báo Quang Minh trên VTV1 phát sóng cho nhân dân cả nước xem, Giáo sư Hồ Ngọc Đại bình luận về đội ngũ làm chương trình, sách giáo khoa 2000: "Sau 2015 Bộ lại có một đợt cải tổ chương trình sách giáo khoa. Vấn đề cải cách sách giáo khoa là buộc phải làm thôi. Vấn đề là ai làm? Tôi thì tôi không tin cái bộ phận hiện nay làm có thể thành công được. Những người mà từng làm dự án ấy, họ mà tiếp tục làm thì không thể thành công được. Vì mỗi một người cái trình độ tư duy chỉ có thế thôi. Một cái tổ chức, trình độ tư duy của nó chỉ có thế thôi. Anh không thể khác được. Không thể ra tư duy mới được. Nhất là những người đã định hình rồi. Nghe danh hiệu thì ghê gớm lắm, nhưng mà không biết gì đâu. Giáo sư gì, Phó giáo sư gì, Tiến sĩ, Phó tiến sĩ. Tư duy cũ lắm. Với cái lớp ấy mà nó hạn chế thì đất nước này nguy hiểm lắm. Cho nên tôi tin rằng Bộ trưởng mới (Phạm Vũ Luận) sẽ có cách xử lý mới. Tôi tin là như thế. Bởi vì không thể dựa vào cái lực lượng như thế được." Ông Phạm Vũ Luận khi đó đáp lời: "Điều ấy là khẳng định rồi!" [4]
Những người Giáo sư Hồ Ngọc Đại chê là "tư duy cũ lắm", "không biết gì đâu" mà ngồi hội đồng thẩm định, thì liệu sách của ông có thông qua nổi không? Phải chăng chính vì điều này, nên ngay cả khi Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ra quyết định thành lập hội đồng quốc gia thẩm định Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục, thì điều kiện tiên quyết của hội đồng này là không xem xét tính pháp lý để công nhận nó là sách giáo khoa? Và bây giờ, điều Giáo sư Hồ Ngọc Đại lo lắng, rằng những người tham gia biên soạn chương trình sách giáo khoa 2000 "tốn hàng nghìn tỷ (đồng) nhưng không ra gì" lại tham gia biên soạn chương trình, sách giáo khoa mới, đã thành sự thật. Phải chăng cũng chính vì "thái độ" ấy của Giáo sư Hồ Ngọc Đại, nên Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới đây đã khẳng định với báo giới: Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục không phải sách giáo khoa nằm trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; càng không phải sách viết theo chương trình giáo dục phổ thông mới. [5] Phó giáo sư Bùi Mạnh Hùng - Chủ tịch Hội đồng quốc gia thẩm định Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục, đồng thời là điều phối viên ban phát triển chương trình giáo dục phổ thông mới cũng cho biết: "Cũng cần phải nói rõ rằng là, tài liệu Tiếng Việt 1- Công nghệ giáo dục chưa phải là sách giáo khoa chính thức, Hội đồng thẩm định thẩm định tài liệu này như một tài liệu dạy học cho phép được tiếp tục thí điểm trong một phạm vi hạn chế chứ chưa công nhận nó như một cuốn sách giáo khoa chính thức. Chúng tôi có một đề nghị như vậy với Bộ Giáo dục và Đào tạo, vì căn cứ vào những đánh giá ưu điểm, hạn chế của tài liệu này đặc biệt là căn cứ vào bối cảnh. Tài liệu này đã được thí điểm trong gần 40 năm qua và thời gian mà chúng ta tiếp tục thí điểm không còn nhiều. Vì theo kế hoạch, năm 2019, Bộ Giáo dục sẽ đưa sách giáo khoa tiếng Việt 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới vào giảng dạy." Về chương trình sách giáo khoa 2000 "tốn hàng nghìn tỷ đồng nhưng không ra gì", Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã có nhiều bài phân tích. Có thể kể ra đây như: Những quy luật bất thường qua 3 lần thay sách giáo khoa; Kiến nghị Quốc hội giám sát việc phát hành, phân phối sách giáo khoa; Mong Quốc hội giám sát, làm rõ kinh phí cho chương trình, sách giáo khoa; Hàng tỉ đô la Mỹ đi vay đầu tư cho giáo dục thế nào, hiệu quả ra sao? Về chương trình sách giáo khoa mới đang triển khai với những con số nhảy múa, đội ngũ tham gia cũng có rất nhiều vấn đề; Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã phản ánh qua loạt bài 80% thành viên ban phát triển chương trình tổng thể viết sách giáo khoa cho 1 doanh nghiệp tư nhân do ông Ngô Trần Ái lãnh đạo, khi đang thực hiện nhiệm vụ. Rõ ràng, sách giáo khoa và các tài liệu sử dụng như sách giáo khoa cùng hàng loạt thứ ăn theo (sách tham khảo, sách nâng cao, đề thi và kiểm tra, vở bài tập dùng 1 lần...) là biểu hiện rõ ràng nhất của các nhóm lợi ích đang chi phối giáo dục phổ thông nước nhà. Nên giả sử có mâu thuẫn, thì đó cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu. Dù Bộ trưởng có thành lập hội đồng, nhưng khi đã không cùng "hội", không dễ để hội đồng thông qua. Khả năng thứ 2 là, những người triển khai Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục chỉ muốn "thí điểm" chứ không muốn thành sách giáo khoa chính thức. Bởi vì chỉ có "thí điểm" thì mới năm nào cũng được in lại, sách dùng một lần, thu về cả trăm tỷ đồng như chúng tôi đã phân tích. Nguồn: [1]http://www.nhandan.com.vn/hangthang/khoahoc-giaoduc/item/21018502-thuc-nghiem-la-%E2%80%9Cloi-thua%E2%80%9D-cua-toi-voi-con-tre.html [2]https://giaoducthoidai.vn/tieu-diem/gs-ho-ngoc-dai-toi-nhan-duoc-su-hau-thuan-lon-tu-bo-gdampdt-5547-u.html [3]http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/truong-thuc-nghiem-mot-bi-mat-khong-ai-biet-73075.html [4]https://www.youtube.com/watch?v=5x1vTk3L1Fs [5]https://news.zing.vn/cach-danh-van-la-khong-lien-quan-chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-moi-post872306.html Hồng Thủy This posting includes an audio/video/photo media file: Download Now | ||||||
Posted: 31 Aug 2018 01:06 AM PDT Trong khi thanh toán bằng USD – đồng tiền dự trữ quan trọng và là phương tiện thanh toán quốc tế phổ biến nhất, lại bị nghiêm cấm tại Việt Nam, mọi giao dịch liên quan đến USD đều bị cấm thì mới đây NHNN lại thông báo sắp tới đây, Việt Nam sẽ cho phép thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ (trước tiên là) ở khu vực biên giới. Phải chăng cùng với tiến trình xóa bỏ ngôn ngữ thuần khiết của dân tộc Việt, áp dụng tiếng Việt cải cách mới, ngôn ngữ Bùi Hiền hay như đưa tiếng Trung vào giáo trình giáo dục từ khi còn rất sớm, cho phép xe của Trung Quốc tự do chạy thẳng qua biên giới, tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam và mới đây là đồng ý lưu hành đồng nhân dân tệ (CNY) trên lãnh thổ, Việt Nam đang tự chui đầu vào chiến lược thôn tính của Trung Cộng, tự mình cô lập với phần còn lại của thế giới? Thôn tính nền kinh tế. Hãy nhớ "Kinh tế là Chính trị" Từ nhiều năm trước, Trung Cộng đã bắt đầu kiến nghị, đề xuất (thực chất là dụ dỗ, gây áp lực) để mở rộng phạm vi sử dụng đồng Nhân dân tệ tại Việt Nam cùng với đó là những viễn cảnh "đẹp như mơ" khi nâng cao giá trị thương mại, tăng cường giao thương giữa hai nước, mang về cho VN nhiều lợi ích kinh tế đột phá… Bài học chơi với Tàu còn nguyên đó, Cát Linh – Hà Đông chỉ mới thử nghiệm, thảm họa Formosa và hàng chục phố Tàu nhan nhản khắp Việt Nam liệu vẫn chưa khiến chúng ta tỉnh ngộ? Nay ta không chỉ cho phép Tàu Cộng tự do đi vào lãnh thổ, chạy xe hoành hành đất nước như chốn không người cai quản mà còn cho phép chúng đem đồng Nhân dân tệ vứt thẳng vào mặt ta, cười khẩy vì ta quá nhẹ dạ, tự chui đầu vào rọ, hoàn thành nốt dã tâm thôn tính Việt Nam mà không cần tốn một viên đạn, một giọt máu nào. Trung Quốc sắp tới đây sẽ triển khai kế hoạch biến Việt Nam thành một thị trường nội địa của Trung Quố , khi hiện tại việc áp thuế 0% đối với mặt hàng từ Trung Quốc, con số nhập siêu từ nước này vào Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cao, đặc biệt ở việc nhập khẩu các mặt hàng được miễn thuế sẽ đánh chết doanh nghiệp nội địa Việt Nam, cùng với con số nợ khổng lồ tăng cao theo cấp số thì chính việc cho phép sử dụng giao dịch thương mại bằng đồng Nhân dân tệ, Việt Nam đã chính thức trở thành một thị trường nội địa phụ thuộc vào Trung Quốc. Hình dung thế này, Trung Quốc chỉ cần cho các nhà đầu tư, tất nhiên có cả đội ngũ doanh nhân tay sai bán mình cho Tàu Cộng đến khắp các tỉnh thành để thành lập các Trung tâm thương mại, cùng với việc áp dụng thuế 0%, Trung Quốc sẽ bán các mặt hàng nội địa của nó theo hai phương thức thanh toán là "đồng Nhân dân tệ (CNY) hay đồng Việt Nam (VND)". Khi đó, một món hàng có giá trị 500.000 VND, nếu người dân mua với phương thức thanh toán bằng Việt Nam đồng (VNĐ) thì số tiền thanh toán sẽ là 500.000 VNĐ (tương đương 146.17 CNY), nhưng khi thanh toán bằng đồng nhân dân tệ (CNY) thì chỉ cần trả 100 CNY (khoảng 342.065 VND) cho món hàng đó. Quá hời! Rồi khi đi đến các khu nghỉ dưỡng sang trọng của các doanh nhân tay sai như Trịnh Văn Quyết với chuỗi nghĩ dưỡng siêu sang dọc theo các tỉnh ven biển từ Bắc Chí Nam, đến các sòng bài của dân Tàu mở ra tại các thành phố du lịch… người dân Việt Nam sẽ được khuyến khích dùng Nhân dân tệ với phương thức ưu đãi như trên. Vậy thì xin hỏi, liệu người dân Việt Nam có mấy người yêu nước mà quyết thanh toán bằng VND, hay sẽ vì cái lợi trước mắt mà thanh toán bằng CNY? Tương lai của đồng tiền Việt Nam sẽ ra sao? Đó là chưa kể làn sóng doanh nhân và người dân Trung Quốc sang Việt Nam "làm ăn" và "mở đất", khi đó tương lai đất nước và dân tộc sẽ đi về đâu nếu ngay cả đồng tiền của đất nước, chữ quốc ngữ của dân tộc cũng dần dà bị thay thế? Với việc Chính phủ Việt Nam áp thuế 0% đối với hàng hóa Trung Quốc thì việc Trung Quốc áp dụng phương thức thanh toán trên vẫn còn rất lợi cho quốc gia này. Thậm chí là nếu Trung Quốc chịu "chút thiệt thòi" cũng không sao, mục đích chính của Tàu Cộng là đưa bằng được đồng Nhân dân tệ (CNY) vào lưu hành tại Việt Nam, hoàn thành âm mưu từng bước khống chế nền kinh tế Việt Nam. Cô lập Việt Nam với các nước phương Tây Quyết định của NHNN là một động thái cực kỳ nguy hiểm cho nền kinh tế Việt Nam. Hiện nay các nước Nga, Trung Quốc, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ… đang câu kết với nhau thành một liên minh chống lại Mỹ và Châu Âu cùng các nước đồng minh. Họ giao dịch thương mại bằng tiền nội tệ như đồng NDT, Rúp Nga, dầu mỏ hoặc EURO nhằm giảm sự phụ thuộc vào đồng USD và tẩy chay đồng USD, mục đích làm suy yếu sự ảnh hưởng của đồng tiền này. Nhưng thực tế thì sức mạnh của đồng USD không hề bị lung lay mà ngược lại đồng NDT, Rúp Nga còn bị cô lập, yếu thế hơn trong thị trường tài chính thế giới và liên tục biến động rớt giá mạnh. Và nếu Việt Nam tham gia vào cuộc chơi khốc liệt này thì sẽ chịu chung hoàn cảnh như các nước trên. Hiện nay Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Tàu đang lao đao vì những đòn trừng phạt từ Mỹ và các nước đồng minh. Sắp tới đây khi liên minh tài chính Mỹ – khối EU – các nước đồng minh thân cận như Nhật, Úc… sẽ tung những đòn kinh tế mạnh mẽ cho khối này, đặc biệt là Nga và Trung Cộng. Nếu Việt Nam mà lao vào cuộc chơi, chấp nhận thanh toán sâu vào trong nước bằng NDT thì nguy cơ ăn đòn kinh tế là khó tránh khỏi. Khi đó, các doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn trong việc xuất nhập khẩu nếu bị áp thuế và khan hiếm ngoại tệ. Tiền tệ cũng như kinh tế sẽ bị cô lập. Tưởng là giảm phụ thuộc kinh tế vào USD, giảm giá trị của USD nhưng không ngờ lại tự mình cô lập, rời xa sân chơi chung của nền kinh tế thế giới. Có thể nói, quyết định của NHNN chính là mắc xích, là tiền lệ để đưa đồng Nhân dân tệ chính thức lưu hành rộng rãi trên toàn đất nước, tạo bàn đạp cho Trung Quốc thâu tóm nền kinh tế Việt Nam dễ dàng hơn. Điều gì sẽ xảy ra cho Việt Nam khi nền kinh tế phụ thuộc, thậm chí hòa tan vào kinh tế Trung Quốc? Và điều gì sẽ đến khi tiếng Việt của dân tộc Việt bị xóa bỏ, thay thế bằng thứ ngôn ngữ lai căng lai Tàu? Nền văn hóa sẽ được viết lại, lịch sử sẽ được thay đi và khi đó Tàu Cộng sẽ hoàn thành dã tâm thôn tính mà không cần tốn một viên đạn, một giọt máu nào. Nguồn: Tổng hợp FB Nhân dân tệ (CNY) hóa nền kinh tế Việt Nam?31-8-2018 – Điều 8 của Hiệp định thương mại biên giới giữa chính phủ VN và chính phủ TQ, do các bộ trưởng thương mại Trần Tuấn Anh và Cao Hồ Thành ký ngày 12-9-2016 tại Bắc Kinh, quy định thanh toán bằng VND hay CNY hay ngoại tệ chuyển đổi cho thương mại biên giới Việt-Trung. – Thông tư số 19/2018/TT-NHNN cụ thể hoá Điều 8 kể trên và cho phép thương nhân VN và TQ thanh toán bằng VND, CNY và ngoại tệ chuyển đổi (kể cả tiền mặt) cho các giao dịch thương mại biên giới (chắc sẽ gồm cả dịch vụ) trên 1.450km biên giới giữa hai nước. – Khái niệm thương nhân không được định nghĩa (một cách có chủ ý?) trong thông tư này. Thương nhân có thể là các pháp nhân (công ty, tổ chức thương mại có đăng ký) nhưng cũng có thể là dân cư thường đi chợ biên giới mua sắm đồ. Khái niệm tù mù về "thương nhân" và việc cho phép dùng tiền mặt sẽ có những hệ quả nhãn tiền, dễ thấy và khôn lường (tôi không tin những chuyên gia soạn Thông tư này không nhận ra) đối với chủ quyền của Việt Nam. – Nền kinh tế VN đã một thời bị USD hoá, vàng hoá và chúng ta đã mất rất nhiều công sức và tiền bạc để xoá bỏ các sự "USD và vàng-hoá" đó. Với Thông tư 19/2018, NHNN đã mở (hay buộc phải mở) đường cho sự Nhân dân tệ hoá nền kinh tế Việt Nam, một việc mà NHNN phải CHỐNG như đã chống sự dollar-hoá và vàng hoá. Đấy là một hệ quả dễ thấy của Thông tư này. Nói cách khác, sẽ đến ngày dân Việt ở các tỉnh biên giới, thí dụ Quảng Ninh (thí dụ đi thăm Yên Tử hay đi nghỉ ở Bãi Cháy, Vịnh Hạ Long) sẽ mua hàng và dịch vụ và thanh toán bằng Nhân dân tệ. Đó không phải là phỏng đoán viển vông mà là sự thực lúc nào không rõ. Chính sách tằm ăn dâu này mới THẬM NGUY LÀM SAO. Đấy có phải là các bước đi từ từ để bán nước? | ||||||
Mahathir dám đối đầu Tập Cận Bình Posted: 31 Aug 2018 01:18 AM PDT Ngô Nhân Dụng Năm ngày trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc, thủ tướng Malaysia cho thấy ông dám đương đầu với chiến thuật xâm lấn bằng tiền của Cộng Sản Trung Hoa trong kế hoạch Nhất Đới Nhất Lộ. Ngày Thứ Ba vừa rồi, Bác Sĩ Mahathir bin Mohamad đã chấm dứt hai vụ đầu tư lớn của các công ty Trung Hoa tại xứ ông, một dự án xây dựng đường xe lửa tốn $20 tỷ, và một dự án $2.5 tỷ làm đường ống dẫn dầu. Ông Mahathir nêu lý do thực tế: Chúng tôi không thể có tiền trả nợ, mà thật ra chúng tôi cũng không cần. Trong ngày hôm trước, tại đại sảnh đường Nhân Dân, Bắc Kinh, sau khi gặp Thủ Tướng Trung Quốc Lý Quốc Cường, ông Mahathir tuyên bố thẳng thừng: "Chúng tôi không muốn một tình trạng 'thuộc địa kiểu mới' diễn ra!" Ông thủ tướng Malaysia đã đánh trúng tim đen của ông Tập Cận Bình! Kế hoạch Nhất Đới Nhất Lộ là một bộ mặt giả để che đậy thủ đoạn "Viễn Giao, Cận Công" của giới lãnh đạo Cộng Sản Trung Quốc. Vào thế kỷ thứ ba Trước Công Nguyên, nước Tần đã dùng kế của Phạm Thư, "Giao thiệp với nước xa, tấn công nước ở gần" để thôn tính lục quốc, thống nhất thiên hạ. Thiên hạ là tất cả đất đai dưới bầu trời. Bây giờ đối với Cộng Sản Trung Quốc, thiên hạ là cả thế giới. Ông Tập Cận Bình áp dụng kế của Phạm Thư: Giao hảo với các nước ở xa – Mỹ, Châu Âu, cho đến Brazil, Nga, Ấn Độ và Nam Phi; trong khi xâm lấn các nước Đông Nam Á. Ngày nay, hoàng đế Trung Hoa có thể tấn công mà không cần dùng quân lính. Họ chỉ dùng tiền cũng đủ rồi, coi hiện lành lại đỡ tốn kém! Chỉ có ông Mahathir đã nói thẳng: Một hình thức chiếm thuộc địa kiểu mới. Dân Việt Nam đã tỉnh thức đúng lúc khi nổi lên chống dự luật "Đặc Khu Kinh Tế," cái tên hiền lành chứa đựng âm mưu thâm hiểm. Người Việt Nam có thể mường tượng cảnh nào sẽ xảy ra ở Bắc Vân Phong, Vân Đồn nếu Luật Đặc Khu thành hình, bằng cách nhìn vào hành động "thực dân mới" Trung Cộng tính làm tại thị xã ven biển Kuantan, Malaysia. Năm năm trước, ông thủ tướng cũ Najib Tun Razak đã thỏa thuận cho một công ty ở Quảng Tây lập một hải cảng nước sâu và một khu kỹ nghệ. Bên cạnh đó là một trạm ngừng cho con đường xe lửa do Ngân Hàng Xuất Nhập Cảng của Trung Cộng cho vay tiền. Trong thời gian đó, chính phủ Najib cũ đang bị khủng hoảng vì vụ tai tiếng thất thoát tiền bạc khổng lồ của ngân hàng 1MDB. Ông Najib đã chạy qua Tàu vay tiền và được thỏa mãn ngay. Một công ty Năng Lượng Nguyên Tử và một công ty Đường Xe Lửa của Trung Quốc đã đổ tiền vào giúp. Dự án đường xe lửa được tính với giá $20 tỷ; nhưng sau này thủ tướng Mahathir cho mọi người thấy một công ty của Malaysia đã tính chỉ tốn $13.4 tỷ cũng làm được! Bộ trưởng Tài Chánh tân nhiệm Lim Guan Eng, một người gốc Hoa trong chính phủ Mahathir, mới trình bày trước quốc hội, nói rằng nước Malaysia sẽ không đủ tiền để trả số tiền $20 tỷ. Nhưng điều khiến nước Malaysia lo lắng nhất không phải chỉ là mang nợ các công ty quốc doanh Trung Cộng. Trong kế hoạch xây dựng, các công ty Trung Cộng còn tính sẽ làm bốn hòn đảo nhân tạo ngoài khơi hải cảng. Bốn hòn đảo này diện tích tổng cộng hơn 10 triệu mét vuông, sẽ đủ cho hơn 700,000 người sinh sống. Trước khi thành hình, các đảo này đã được quảng cáo trong nước Tàu để mời mua các chúng cư, làm nhà nghỉ mát. Người nào có tiền để mua các căn phòng trong những chúng cư đó? Một viên chức địa phương cho biết giá các căn chúng cư đó được định giá cao vượt trên khả năng tài chánh của dân Malaysia. Ông đã trả lời: Chỉ có người từ Trung Quốc sẽ tới mua! Nhưng các công ty Trung Cộng còn đưa công nhân của họ qua làm việc trên các hòn đảo nhân tạo này. Những người đó sẽ trở thành dân cư sống tại đó khi hoàn thành! Cộng thêm các người Tàu đến mua nhà, họ sẽ sống hoàn toàn theo lối Tàu, sẽ biến mấy hòn đảo nhân tạo giầu nhất nước Malaysia thành một phần của nước Tàu. Thủ Tướng Mahathir, trong lúc tranh cử, đã nói thẳng: "Đây không phải là một khu đầu tư của người Tàu mà là một khu định cư (của những người khai thác thuộc địa)." Đó là chưa kể một công ty điện lực Trung Cộng tính xây dựng hải cảng nước sâu có khả năng cho các hàng không mẫu hạm cập bến trong khi Malaysia không có ý mua hàng không mẫu hạm nào cả. Nếu những dự án trên tiến hành, nước Malaysia sẽ thành một con nợ của các ngân hàng Trung Cộng. Bộ Trưởng Tài Chánh Lim Guan Eng đã đem so sánh với tình trạng diễn ra ở Sri Lanka. Một công ty Trung Cộng xây nên một hải cảng nước sâu, cuối cùng không có đủ tàu bè quốc tế ghé bến, chính phủ Sri Lanka thua lỗ, trong khi các món nợ không trả được. Sau đó, chính phủ Sri Lanka ăn hối lộ của Trung Cộng bị dân đuổi về vườn, nhưng chính phủ mới vẫn gánh nợ. Chính phủ mới muốn khất nợ phải chịu cho Trung Cộng làm chủ khai thác hải cảng, mở khu công nghiệp và du lịch, với thời hạn 99 năm – đúng con số đã làm dân Việt Nam phẫn nộ. Người Mã Lai lo rằng một dự án mở lại hải cảng ở thị xã Malacca, Malaysia, cũng có thể rơi vào dây thòng lọng của Trung Cộng như vậy, chỉ chờ ngày bị thắt cổ. Dự án này được tính tốn $10 tỷ, với một công ty điện lực và hai công ty xây cất của Trung Cộng tham dự. Nhưng sau khi khởi công có thể sẽ được các công ty trúng thầu và ngân hàng Trung Cộng tính lại, đưa tới những món nợ khổng lồ mới. Một dân biểu vùng Malacca nói: "Ai sẽ hưởng lợi nhờ các dự án này? Người Mã Lai hay người Tàu?" Và ông nói đến mối lo chủ quyền quốc gia bị đem bán. Thủ Tướng Mahathir đã tranh cử bằng cách vạch ra mối nguy "bán nước" của ông thủ tướng cũ. Trước đây ông Mahathir đã từng làm thủ tướng từ 1981 đến 2003, với chính sách độc đoán, đàn áp báo chí, ngăn cản các người có ý kiến độc lập, ngay cả các cộng sự viên của mình. Năm ngoái, 92 tuổi, ông trở lại chính trường, ra tranh cử chống lại người kế vị cùng đảng với mình. Ông đắc thắng, ngày 9 Tháng Năm, 2018, khi vạch ra nước Malaysia đang nghẹt thở vì nợ $250 tỷ các công ty và ngân hàng Trung Cộng. Ông tố cáo âm mưu xâm lăng bàng tiền bạc, gây ra nạn tham nhũng khắp chính quyền. Ông Mahathir đã can đảm chống lại âm mưu nô lệ hóa bằng "tiền đầu tư" của Cộng Sản Trung Quốc. Điều có thể khiến ông hối hận là trong hơn 20 năm cai trị Malaysia, ông chỉ lo củng cố quyền lực của đảng mình mà không thiết lập các định chế kiểm soát lẫn nhau trong guồng máy quốc gia. Chính bộ máy đảng trị do ông xây dựng đã đẻ ra Thủ Tướng Najib độc tài và tham nhũng. Nước Malaysia còn may mắn vì các cuộc bầu cử vẫn tự do, cho nên ông Mahathir có cơ hội trở lại quét những nhơ vẩn do chính ông để lại. Việc đầu tiên ông làm là ân xá cho một đối thủ chính trị cũ đã bị ông bỏ tù, mời tham gia nội các. Trong tuần qua, Bắc Kinh đã cố gắng vuốt ve phỉnh phờ, trải thảm đỏ tiếp ông Mahathir. Chính ông Tập Cận Bình mở quốc yến đãi ông, trong khi theo thường lệ việc tiếp đón một thủ tướng nước ngoài là việc của Thủ Tướng Lý Khắc Cường. Người dân các nước khác trên con đường bành trướng Nhất Đới Nhất Lộ, từ Sri Lanka tới Djibouti, Myanmar và Montenegro, đã bắt đầu thức tỉnh và "tẩy chay tiền Trung Cộng!" Khi một công ty Trung Cộng nắm đầu dự án, họ sẽ chỉ cho các công ty Trung Cộng khác trúng thầu xây dựng, với giá cao hơn thực tế, rồi họ đem công nhân của họ đến tràn ngập các công trường. Khi cả công trình thất bại vì không sinh lợi, họ sẽ thúc giục trả nợ rồi tìm cách chiếm quyền làm chủ dài hạn, tới 99 năm! Không chỉ có các nước nhỏ và yếu mới lo ngại trước các hành động xâm nhập của Trung Cộng. Tháng trước, chính phủ Đức cũng phủ quyết việc bán một công ty Đức cho công ty Trung Cộng. Quốc hội Mỹ cũng làm luật chặn bớt Trung Cộng mua các công ty kỹ thuật cao của Mỹ. Khắp thế giới đang lập thêm hàng rào ngăn cản Trung Cộng đầu tư trong đủ các lãnh vực, từ chất bán dẫn tới dịch vụ tài chánh. Các công ty Trung Cộng sẽ là đạo quân xâm lược trong chiến thuật "Viễn Giao Cận Công" của ông Tập Cận Bình. Bây giờ Trung Cộng đang vuốt ve ông Mahathir nhưng họ sẽ vòn tiếp tục chính sách xâm lăng bằng tiền, không bao giờ bỏ. Malaysia đã trở thành quốc gia Đông Nam Á mua bán nhiều nhất với nước Tàu. Sau khi ông Mahathir đứng dậy đối đầu, Malaysia sẽ chấm dứt vai trò. Nước giao thương nhiều thứ nhì ở vùng Đông Nam Á sẽ lên thay trong địa vị đứng hàng đầu. Đó là nước Việt Nam! Chín chục triệu dân Việt Nam phải lo lắng! (Ngô Nhân Dụng) Thân gừi bạn: Minh Chau Trinh Không rõ vì lý do gì mà trang của tôi không còn chức năng kiểm soát các phản hồi hay trả lời các phản hồi; Do đó tôi phải nhắn tin vào đây...Bạn muốn biết ý nghĩa của điển tích, bạn chỉ cần vào google gõ: "Mượn đường diệt Quắc", WikiPredia sẽ giải thích cặn kẽ cho bạn điển tích này của Trung Quốc...Chúc bạn thành công... |
You are subscribed to email updates from NvPhamvietdao5.blogspot.com: Thế sự-Văn chương. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét