“Kỹ thuật hít thở đơn giản giúp bạn giải tỏa căng thẳng tâm lý ngay tức thì” plus 2 more |
- Kỹ thuật hít thở đơn giản giúp bạn giải tỏa căng thẳng tâm lý ngay tức thì
- Tặng phẩm của ngôn ngữ: Thói “ăn” nếp “ở” của người Việt qua cách nói .
- Thơ vui: Bà nội mới
Kỹ thuật hít thở đơn giản giúp bạn giải tỏa căng thẳng tâm lý ngay tức thì Posted: 01 Sep 2018 10:49 PM PDT Căng thẳng (stress) dẫn đến các cơn đau đầu, làm bạn mất bình tĩnh. Chỉ bằng cách thực hành hít thở đơn giản, bạn có thể giải tỏa tâm trí, lấy sự cân bằng tinh thần nhanh chóng. Stress là cách mà cơ thể chúng ta dùng để phản ứng với bất kỳ mối đe dọa nào mà nó cho là sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân. Tuy nhiên, chính nó lại ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người bị stress. Có rất nhiều cách để quản lý và giảm tác động của stress nhưng trong bài viết này, chúng tôi muốn giới thiệu một cách mới, một kỹ thuật hít thở gọi là "thở hộp" (hay còn gọi là hơi thở "hình vuông"). "Thở hộp" là một kỹ thuật giúp quản lý căng thẳng theo nhịp điệu thở, giúp làm giảm căng thẳng , sáng tỏ tâm trí, thư giãn cơ thể và cải thiện sự tập trung. Vì sao kỹ thuật "thở hộp" lại tốt cho sức khỏe? "Thở hộp" còn giúp cải thiện sự nhanh nhạy và tinh thần tích cực, lạc quan. Bạn có biết stress dễ đến nhất khi bạn đang trong trạng thái nghỉ và tiêu hóa không? Khi này, cơ thể luôn cảm thấy bị đe dọa và nó hình thành cơ chế để phản ứng với nỗi lo đó. Bằng cách này, căng thẳng được kích hoạt và nếu kéo dài thường xuyên, nó sẽ tác động xấu đến cơ thể chúng ta. Stress làm tăng nguy cơ bị đau đầu, đau tim, cao huyết áp và đột quỵ. Vì thế, nếu áp dụng phương pháp "thở hộp" vào những lúc nghỉ ngơi hoặc đang ăn uống thì bạn sẽ cảm thấy tốt hơn rất nhiều. Những lợi ích mà kỹ thuật "thở hộp" mang đếnGiảm các triệu chứng căng thẳng về thể chấtMột nghiên cứu trên những người tham gia tập "thở hộp" cho thấy họ có mức cortisol (hormone dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi) thấp hơn và khả năng tập trung cao hơn so với người bình thường. Cải thiện sự tập trung và sự nhanh nhạy của trí nãoBên cạnh việc giúp tăng cường khả năng tập trung, "thở hộp" còn giúp cải thiện sự nhanh nhạy và tinh thần tích cực, lạc quan. Một trong số các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kỹ thuật thở sâu này hữu ích trong việc giảm căng thẳng và điều trị trầm cảm. Kiểm soát các nguy cơ stressKỹ thuật này cũng tỏ ra có ích trong việc kiểm soát và thay đổi một số phản ứng của cơ thể, mà rõ ràng nhất là cách đối phó với những mối nguy (nguyên nhân dẫn đến stress). Vậy làm thế nào để luyện tập "thở hộp"?Các bước thực hiện kỹ thuật thở gộp. (Ảnh: LIifehack). Kỹ thuật thở này thực ra rất đơn giản. Bạn có thể thực hiện theo những hướng dẫn dưới đây:
Chú ý khi luyện tập "thở hộp"Mặc dù đơn giản nhưng để đạt được những hiệu quả như đã được nghiên cứu, bạn cũng nên tuân thủ một số lưu ý này khi luyện tập kỹ thuật thở sâu:
Chuyên gia cũng khuyên bạn thời gian tốt nhất để luyện tập kỹ thuật thở này là sau khi thức dậy hoặc sau khi đi làm về. Bạn sẽ cảm thấy những thay đổi rất tích cực ngay sau 5 phút thực hành. |
Tặng phẩm của ngôn ngữ: Thói “ăn” nếp “ở” của người Việt qua cách nói . Posted: 01 Sep 2018 10:33 PM PDT Ở đâu lúc nào, một mình hay nhiều mình, cũng thấy ăn. Thui thủi, trơ trọi ở nhà, lục lọi trong bếp coi có cái gì ăn cho đỡ buồn. Ra đường, đi chơi hay lo việc, trước hay sau gì cũng phải kiếm thứ gì dằn bụng. Ăn sáng, ăn trưa, ăn chiều, ăn tối, ăn khuya. Vì vậy, trong kho tàng Việt ngữ có vô số động từ đôi đi chung với "ăn". Điểm này không thấy có trong ngôn ngữ của các dân tộc khác. "Cái thằng đó ưa tới nhà mình nhằm giờ cơm để ăn khín mà không biết mắc cỡ!" Nhưng "ăn chực" trong thành ngữ "ăn chực nằm chờ" lại ngụ ý: kiên nhẫn chờ được giải quyết một vấn đề gì đó. Nguyên nhân có lẽ bắt nguồn từ xưa: mỗi khi dân chúng từ những làng quê xa xôi có việc tới nhà quan ở chợ, ở tỉnh, ở kinh thành, thường đem theo đồ ăn thức uống để lót bụng, vì biết chắc thế nào cũng phải chờ đợi lâu lắc, lắm khi dăm ba ngày liên tiếp: Ăn để chực chờ tới lượt được vô hầu quan lớn. Chuyện lớn chỉ thực sự xảy ra, khi "ăn" lỡ chung chạ với "nằm". Thử nghe mẹ quát con gái: "Hả, cái gì? Bộ đui hay sao mà mày ăn nằm với cái thằng trời đánh thánh đâm, lưu manh láu cá đó? Trời ơi là trời, con ơi là con!" Nhất định là phải có "ăn" vô đây thì "nằm" mới trọn nghĩa "tằng tịu" của nó, và được dùng để ám chỉ những trường hợp chung chạ xác thịt không chính thức. Vợ chồng với nhau, không ai, hoặc không nên, nói "ăn nằm", mà nói "ăn ở". Khi người vợ rưng rưng nước mắt trách cứ: "Vợ chồng mình ăn ở với nhau bảy mặt con, không còn tình cũng còn nghĩa, mình nỡ lòng nào ăn nằm với con ở. Bây giờ, nó chang bang một bụng, em biết ăn nói sao đây với con cái?" Nghe thương xót biết mấy! Và, "ăn nói" trong tình huống này, có thêm nghĩa "giải thích, làm sáng tỏ", ở đây là lý do tại sao cái bụng chị ở không dưng càng ngày càng phình lớn một cách vô cùng khó hiểu. Ca dao có câu: Con ơi học lấy nghề cha, Một đêm ăn trộm bằng ba năm làm. Thì ra, không phải chỉ có nghề "ăn mày", có cả nghề "ăn trộm" nữa kia. Và, cái nghề này hứa hẹn một tương lai sáng sủa hơn nhiều. "Ăn trộm" trúng mẻ, trời ạ, "thu nhập" ngang ngửa ba năm làm. Nghe bắt ham! Dĩ nhiên, đã là nghề thì phải có trường ốc đào tạo, để học viên rành rẽ bài bản sáu câu mùi mẫn sau khi tốt nghiệp học đường "ăn mày", và có chiến thuật tiến thoái gọn gàng, êm thắm, không để lại dấu vết khi thành tài "cử nhân ăn trộm". Theo học trường ốc ở đây, học viên không cần ghi danh, đóng lệ phí, cũng không nên hy vọng sẽ có ngày được bảng vàng ghi tên. Tất cả tuyệt chiêu, mánh mung được "sư phụ" tận tình chỉ giáo cho "đệ tử", và hẳn là lén lút theo truyền thống dân gian truyền khẩu, cha truyền con nối. Vì vậy, không thấy lưu lại sách vở, tài liệu gì, để hậu bối đưa lên tin mạng cho người viết tiện việc tra cứu. Con ơi nhớ lấy câu này, Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan. Khổ cho dân mình quá! Nhưng không phải chỉ có khổ không đâu, cũng có trường hợp dân chúng nhờ cướp mà sướng. Thời xưa, ở Tây có anh hùng Robin Hood, ở Tàu có "108 anh hùng Lương Sơn Bạc" là những anh hùng thổ phỉ, cướp của người giàu, phân phát cho dân nghèo. Sướng không? Rủi thay, chỉ sướng… ảo, vì các vị anh hùng thảo khấu nêu trên toàn là những nhân vật huyền thoại. Thời nay, tin mạng loan tin, ở Mỹ có anh quản lý ngân hàng "vừa bị tuyên án 41 tháng tù giam vì tội đã lấy tiền ở một số tài khoản của 'người giàu' bù vào tài khoản của 'người nghèo' tại ngân hàng nơi anh ta làm việc." Khi bị phát giác, anh được các nhà tâm lý học chẩn bệnh, rằng anh mắc phải "hội chứng Robin Hood" (Robin Hood syndrome). Dù vậy luật sư vẫn không cứu vãn cho anh được trắng án. Thì ra, ngoài "hội chứng ăn cắp", danh từ khoa học là Kleptomania, còn có thêm "hội chứng ăn cướp"! Biết đâu chừng, dám có cả "hội chứng ăn chực, ăn khín" nữa, mà quý ông Sigmund Freud, Carl Gustav Jung chưa tìm ra! Con cò mày đi ăn đêm, đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao… "Thưa cô, trò A ăn hiếp con, mượn con cục gôm, con đòi không chịu trả, còn kí đầu con nữa!" "Cái thằng đó là hạng người 'theo đóm ăn tàn', không hiểu sao mầy ăn ở với nó tới sáu mặt con!" Nghe nhục nhã lắm! Còn "ăn mót" nghe lại thấy tội: "Vợ chồng nó chuyên môn ăn mót lúa của người ta mà sống", và chẳng có gì đáng hãnh diện. Ấy mà tục ngữ có câu: Muốn ăn cơm ngon, lấy con nhà đi mót. Muốn ăn canh ngọt, lấy con nhà bắt cua. Câu đầu, người viết không biết phải hiểu sao cho đúng. Có lẽ ở đây không hẳn chỉ nói chuyện đi mót lúa đem về nấu cơm? Và cả hai câu hàm ý bóng gió, khuyên người đời nên biết chọn ý trung nhân cho đúng… tâm nguyện "ăn uống" chăng? "Chị coi chừng cái thằng cha X, bản mặt nó bảnh bao vậy chớ chuyên môn mượn tiền rồi ăn quịt." Cũng là "ăn chận", nhưng hợp pháp, thường thấy trong thị trường mua bán bất động sản, gọi là "ăn huê hồng" theo phần trăm, ký kết giao kèo đàng hoàng. Những người hành nghề nầy, theo ngôn ngữ hậu hiện đại, được mang danh xưng "bác sĩ nhà đất". Ông bác sĩ nầy không có phòng mạch cũng chẳng chữa bệnh ai, mà chỉ lo kinh doanh chuyện nhà đất, hưởng tiền hoa hồng. Những khi trúng mối, bán được nhà cho Việt kiều mệnh danh "triệu phú chả giò" hay "tỷ phú bánh mì", kiếm bộn bạc chứ chẳng chơi. "Thằng út nhà tôi, mỗi lần đòi gì không được là lăn ra ăn vạ, khóc lóc thảm thiết, thấy ghê lắm!" Hoặc: "Cầu thủ Y cố tình ăn vạ, thay vì được quả phạt đền, lại bị trọng tài phạt vạ thẻ vàng." "Ăn" trong trường hợp này, có lẽ gián tiếp ngụ ý "cầu thắng, để đạt được mục đích" chăng? Cũng chuyện đỏ đen, bài bạc. Vợ chồng Năm Chuột là dân cờ gian bạc lận, sống bằng nghề "bài ba lá". Ngày nào đi làm về, anh Năm cũng bị vợ vặn hỏi: "Bữa nay ăn thua sao rồi?" Không thoát đi đâu được, "ăn" ở đây đồng nghĩa với "thắng". Giống như trong thành ngữ "ăn thua đủ", có nghĩa "so tài đọ sức cho tới lúc thắng thua minh bạch mới thôi": "Tư Lùn là tay anh chị thuộc hạng dế ốc tiêu, vậy mà gan cùng mình, dám ăn thua đủ với dế cơm Hai Búa, không sợ sứt càng gãy gọng sao ta!" "Cô hoa hậu ăn gian chiều cao, lùn xịt 1 thước 55 thôi mà dám nổ, nói cao 1 thước 70!" Chuyện nhỏ. Còn có người "ăn gian" trí thức nữa kia! Hãy nghe chị em bạn gái tâm sự với nhau: "Chị lấy nó về làm chồng, mới biết nó là đứa ăn gian bằng cấp, đi du học Liên-xô chỉ được bằng phó tiến sĩ thôi, mà dám khoe mình là tiến sĩ, nghe có tức không?" "Nói cho mầy biết, chớ có đụng vô con nhỏ đó, chồng nó cho mầy ăn dao tức thì!" Hoặc khi đi chung với những hành động không mấy nhẹ nhàng như "tát", "đấm", "đá", v.v… thì "ăn" có nghĩa "nhận lãnh, gánh lấy hậu quả" không mấy êm đẹp. "Con bé coi vậy mà dữ, tao chỉ mới khều mông một cái nhẹ hều, đã bị nó cho ăn tát." Đối với trẻ con, ăn gì cũng thích, chỉ không hảo mấy món "ăn đòn", "ăn roi", "ăn chổi lông gà", v.v… mà thôi. "Tại con nhỏ chụp hình không ăn ảnh, chớ ngoài đời cổ ngó coi đẹp gái lắm, chú à!" Hoặc có ai đó chặc lưỡi xuýt xoa: "Cô đào X lúc nhỏ té thùng đinh, mặt rỗ như tổ ong, vậy mà tô son dặm phấn lên sân khấu, ăn đèn dễ sợ!" Từ "ăn" trong những trưồng hợp này, bỗng dưng mất bén nghĩa gốc, mà có nghĩa "thích hợp, hoà hợp" với kỹ thuật chụp ảnh trong "ăn ảnh", hoặc với ánh đèn sân khấu trong "ăn đèn". Nghĩa cũng gần như vậy, người Việt nói "ăn nhịp", thường được sử dụng khi đàn ca hát xướng, và "ăn khớp" để chỉ trường hợp nói năng, hành động sao cho hợp lý, không mâu thuẫn nhau. Anh dẫn em đi quán bia ôm, trước khi về nhà, thằng anh thủ thỉ dặn dò thằng em: "Má hỏi, mày nhớ nói là mình đi ăn sinh nhật bạn cho ăn khớp, không thôi bả đánh nát đít!" "Lúc nào vợ chồng mình cũng ăn ở hiền lành, phước đức, mà sao nghèo hoài hổng biết!" Nhưng khi người mẹ xẳng giọng với anh con trai đã ngoài năm mươi vẫn còn độc thân: "Mầy cứ ăn ở keo kiết như vậy, có chó cái nó lấy mầy làm chồng." Hoặc khi cô con gái lắc đầu nguây nguẩy: "Con không ưng anh ấy đâu, người gì mà ăn ở dơ dáy như heo!" Nghĩ kỹ, thấy ra "ăn ở" đổi nghĩa hoá thành "thói ăn nếp ở" hoàn toàn có tính cách cá nhân, không đụng chạm gì tới người khác. "Từ khi anh ấy bị muỗi voi chích tới giờ, suốt ngày ảnh ăn không ngồi rồi, bí rị một chỗ, thấy chán lắm!" "Ăn xổi", với trạng từ "xổi" ("qua loa, tàm tạm", thí dụ: cà pháo muối xổi), thuần tiếng Bắc, đi chung với "ở thì" ("ở ngắn hạn, nhất thời, có giai đoạn"), thành "ăn xổi ở thì": nghĩa đen ý nói kẻ nào ăn ở với ai đó một thời gian ngắn để trục lợi, nghĩa bóng ám chỉ hạng người chỉ biết lợi dụng, bạc tình bạc nghĩa. Truyện Kiều có đoạn, khi chàng Kim lơi lả buông lời ong bướm, ngôn ngữ hiện đại nói là "thả dê", đòi… ăn nằm, nàng Kiều bèn thỏ thẻ xổ… Nho và thành ngữ cảnh giác: "Phải điều ăn xổi ở thì, Tiết trăm năm, nỡ bỏ đi một ngày! " Rõ là nàng Kiều được Vương ông Vương bà dạy cho "học ăn, học nói, học gói, học mở" khéo thì thôi! "Con nhỏ đó ở dưới quê lên Sài gòn ở đậu nhà bà con, chờ kiếm ra chỗ ở đợ." Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có sáng tác bài hát tựa đề "Ở trọ", nội dung không dính líu gì tới mấy chuyện cậy nhờ đợ đậu vừa nói ở trên, mà hoàn toàn khác. Thử nghe lại vài câu: "Con chim ở đậu cành tre Con cá ở trọ trong khe nước nguồn Tôi nay ở trọ trần gian Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời …" Hẳn là người nhạc sĩ muốn mượn triết lý Phật giáo, ví von trần gian, còn gọi là cõi ta-bà theo ngôn ngữ nhà Phật, là chỗ trọ của chúng sinh. Đời người ngắn ngủi như một sát-na, thoảng qua như chớp mắt, tựa hồ quãng thời gian ở tạm trong chuỗi luân hồi dằng dặc. Thời trước, thi sĩ trào phúng Tú Mỡ có làm bài thơ tựa đề: "Sư cô ở cữ". "… Nhưng rồi một sáng mùa thu, Người ta thấy vị ni cô sượng sùng. Bụng đeo cái trống cà rùng, Đến nhà thương để tìm phòng khai hoa …" Ăn có đũa, ở có đôi. Bậu ơi, khéo giữ trọn đời có nhau. |
Posted: 01 Sep 2018 09:48 PM PDT BÀ NỘI MỚI . Bà em tuổi mới... hăm ba Ông em vừa cưới .. về nhà vài hôm. Bà trông như ngọn cỏ non, Xanh tươi mơn mởn .. bên con trâu già. Ông em thì mới… bảy ba, Chỉ hơn năm bó thôi mà có sao ! Tiền ông rủng rỉnh hầu bao, Muốn gì có nấy .. bà nào chẳng ham Kim cương, tiền bạc, vòng vàng, Cả người lấp lánh .. hào quang sáng ngời. Bà luôn rạng rỡ xinh tươi, Mi-ni váy ngắn .. khoe đôi chân dài. Bà mê ăn diện tiêu xài, Ông em cà thẻ .. mặt dài héo queo. Ông buồn nhưng hỏng dám kêu, Cưới con vợ trẻ phải chiều vậy thôi ! Chỉ cần bà trẻ ỉ ôi, Vuốt ve nũng nịu: "Cưng ui ! Cưng à !" Là ông quên hết Ta Bà, Cỏ non trước mắt .. trâu già gặm mê. Sợ rằng già yếu bà chê, Linh đan thần dược mua về lia chia. Ông còn xịt tóc nhuộm ria, Đổi gu cho hợp .. nửa kia phỉnh đời. Ra đường thiên hạ hết lời, Khen ông bà xứng .. nhưng cười sau lưng Em mừng ông được hồi xuân, Nhờ ơn bà trẻ .. đã ưng ông già. Bà tuy không đảm việc nhà, Chỉ là chuyện nhỏ, tình già đủ vui. Nhớ ngày xưa cũ xa xôi, Bà cũ khéo léo nhưng thôi, chán phèo Bà mới ăn mặc hơi "nghèo" Ông em thương lắm .. bám theo suốt ngày. Ông hết than vãn la rầy, Suốt ngày chỉ biết loay hoay hầu bà. Cơm dâng, nước rót, mát-xa Bà em nghĩ bụng .. chắc là … biết tu. Lấy chồng già thật khỏe ru ! Kiếp sau em cũng .. sẽ tu như bà ! Sưu Tầm Trên Net ( fr, Mậu Trần) |
You are subscribed to email updates from Tin Tức Cao Niên Thế Kỷ XXI. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét