“Lợi ích sức khỏe tuyệt vời của rau sam” plus 3 more |
- Lợi ích sức khỏe tuyệt vời của rau sam
- Lời Khuyên Người Ốm Đau - ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA
- 10 loại trái cây nên ăn cả vỏ
- Nghiên cứu mới đây khuyến cáo những người trên 75 tuối còn khỏe mạnh không nên dùng thuốc hạ giảm cholesterol STATIN
Lợi ích sức khỏe tuyệt vời của rau sam Posted: 21 Sep 2018 10:29 PM PDT Rau sam không chỉ là loại thực phẩm gần gũi thân thuộc với mọi người, mà còn là vị thuốc quý trong y học cổ truyền và hiện đại. Nó có thể chữa được nhiều bệnh thông thường và mạn tính Rau sam (còn có tên gọi Mã Xỉ Hiện) vì có lá giống hình răng ngựa, ngoài ra còn có những tên gọi khác như rau trường thọ, rau hạt dưa, cỏ ngũ hành. Đây là loại rau mọc dại ở khắp nơi từ bắc đến nam, có tên khoa học là Portulaca Oleracea L thuộc họ rau sam Portulacea. Cây sam thân mập, mọng nước, màu đỏ tím nhạt. Lá mọc so le, dày, mép có viền đỏ, hoa vàng. Rau thích nghi với những nơi ẩm mát như: vườn nhà, bờ ruộng, bờ kênh mương, ven đường hoặc mọc xen kẽ trong những luống hoa, ruộng khoai lang, lạc… Theo Tây y, trong cây có glycosid saponin, chất nhựa, acid hữu cơ, các muối kali, các vitamin A, B1, B2, C, PP và men ure. Rau sam là loại rau giàu chất dinh dưỡng, chất lượng thay đổi tùy nơi mọc và mùa thu hái. Trong 100g rau sam có 1,4g đạm, 3g đường, 100mg chất béo, 700mg chất xơ, 85g canxi, 56mg photpho, 1,5mg sắt, 68mg magie, 494mg kali, 1.920 UI caroten… và một số vitamin B1, B2, PP, C, E. Các axit béo đặc biệt là omega 3 với tỷ lệ cao nhất so với các thực vật khác. Các axit hữu cơ như axit glutamic, axit nicotinic, axit malic… Còn chứa các chất noradrenalin, dopamin, flavonoid. Theo Đông y, rau sam có vị chua, tính hàn, vào 3 kinh tâm, tỳ, phế, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, lương huyết giải độc, cầm máu. Rau có thể giúp co mạch máu, nước sắc của rau sam có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn lị shiga-kruse, vi khuẩn lị hình chữ Y, trực khuẩn Coli, trực khuẩn thương hàn. Những tác dụng phổ biến của rau sam 1. Tác dụng chống viêm Sở dĩ rau sam có tác dụng chống viêm nhờ tác dụng của chất nhầy, omega 3 và các khoáng chất trong nó. Những chất này có tác dụng hỗ trợ giúp giảm đau và cảm giác khó chịu, đặc biệt trên đường tiết niệu và tiêu hóa. Đây là nguồn kháng sinh tự nhiên rất tốt trong hỗ trợ điều trị các chứng viêm nhiễm đường ruột và đường sinh dục, tiết niệu, viêm cầu thận, viêm bàng quang, đường niệu đạo chỉ với liều lượng khoảng 500g rau tươi một ngày. 2. Hạ huyết áp Hàm lượng kali và axit béo Omega-3 trong rau sam tương đối cao, giúp điều hòa cholesterol trong máu, đồng thời làm tăng sức bền của thành mạch, hỗ trợ điều hòa huyết áp ổn định. Rau sam rất giàu sắt và đồng, là 2 chất cần thiết cho một hệ thống tuần hoàn khỏe mạnh, đảm bảo lưu thông máu đi khắp cơ thể. 3. Điều trị các bệnh ngoài da Theo nghiên cứu được thực hiện tại khoa Dược, Đại học Jordan dùng lá tươi của cây giã nát và đắp ngoài da có thể hỗ trợ giúp nhanh làm lành vết thương. Trị mụn nhọt: Lấy 30g rau sam, rửa sạch, sau đó giã nát. Bọc toàn bộ thứ rau đã nát này vào một gạc sạch, sau đó đắp lên phần da bị mụn nhọt. Mỗi ngày thay 2 lần. Đắp chừng 3 ngày thì mụn nhọt chín và vỡ. Chữa chốc đầu của trẻ nhỏ: Lấy 30g rau sam, rửa sạch, sau đó giã nát. Bọc toàn bộ thứ rau đã nát này vào một gạc sạch, sau đó đắp lên phần da bị mụn nhọt. Mỗi ngày thay 2 lần. Đắp chừng 3 ngày thì mụn nhọt chín và vỡ. 4. Tác dụng chống lão hóa Theo nghiên cứu của Viện Đại học Wollongong (Úc) và Trung tâm Di truyền – Dinh dưỡng – Sức khỏe Washington (Hoa Kỳ), trong 100g lá sam tươi chứa 300-400mg alpha-linolenic acid, 12,2mg alpha-tocopherol, 26,6mg ascorbic acid (vitamin C), 1,9mg beta-caroten và 14,8mg glutathione. Qua kết quả này có thể thấy đây là loại rau giàu chất dinh dưỡng, các acid béo không no và chất chống oxy-hóa. 5. Hỗ trợ ức chế sự phát triển của tế bào ung thư Các bác sỹ y học cổ truyền Trung Quốc mới phát hiện rau sam có tác dụng hỗ trợ điều trị một số loại ung thư hiệu quả, nó có thể hỗ trợ giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Chữa u thực quản: Rau sam tươi 30g, nấu chín nhừ, thêm ít bột đậu nành để thành món cháo dưỡng sinh, có thể thêm chút mật ong trước khi ăn. Chữa u đại tràng: Rau sam 20g, phục linh 20g, bại tương thảo 20g, khổ sâm 20g, kê nội kim 20g, hoàng liên 8g, vàng đằng 12g, tam lăng 10g, huyền hồ 10g, xạ hương 4g, cam thảo 6g. Sắc uống 1 thang mỗi ngày. Chữa u trực tràng: Rau sam khô 10g, hoa mào gà 30g. Sắc uống 1 thang mỗi ngày. 6. Tác dụng diệt khuẩn Rau sam có tác dụng diệt được các loại vi khuẩn như Shigella (gây bệnh lỵ), Salmonella typhi (gây bệnh thương hàn), Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng thường gây mụn nhọt). Ngoài ra cũng diệt được một số nấm gây bệnh. 7. Khỏe xương Canxi, magie, sắt và mangan trong rau là những yếu tố cần thiết để bảo vệ và duy trì sức khỏe cho xương. Ăn "loài cỏ dại" này thường xuyên có thể hỗ trợ ngăn ngữa bệnh loãng xương. 8. Giảm cân Với hàm lượng calo thấp, nhưng lại giàu chất xơ, rau sam là thực phẩm hoàn hảo cho những ai muốn giảm cân. Không những thế, loài rau này còn giàu chất dinh dưỡng nên mọi người có thể ăn nhiều mà không sợ tăng cân và thiếu chất. Lưu ý khi ăn rau sam: Với những bệnh như ung thư, tiểu đường, viêm gan, viêm túi mật, viêm thận, cao huyết áp uống nước rau sam sẽ hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, đối với những người bị tỳ vị hư hàn, tiêu chảy, và phụ nữ có thai không nên dùng. Những bệnh nhân có thể tạng hư hàn, hay đi tiêu lỏng, khi sử dụng rau sam cần phối hợp với những vị thuốc cay, ấm để không làm trệ tỳ… Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, do rau có tính hàn nên trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nhất là những người đã từng phá thai, bà bầu cần tránh ăn. Rau sẽ khiến co cơ trơn tử cung, nên thai phụ cần hạn chế sử dụng. Tuy nhiên, nếu đang trong giai đoạn sắp sinh, bạn có thể ăn nhiều một chút để hỗ trợ giúp dễ sinh. Kiên Định- dkn.tv 20/9/218 |
Lời Khuyên Người Ốm Đau - ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA Posted: 21 Sep 2018 09:26 PM PDT Ngày nay y khoa đạt được những tiến bộ lớn lao. Tuy nhiên sức mạnh tinh thần vẫn giữ một vai trò then chốt trong việc phòng ngừa hay trong lúc điều trị. Ảnh hưởng của sức mạnh tinh thần đã được chứng minh rõ rệt. Thân xác và tâm thức liên hệ chặt chẽ với nhau. Vì thế dù cho bịnh tình nguy kịch đến mấy đi nữa cũng không bao giờ nên thất vọng. Phải tự nhủ là luôn luôn sẽ có một phương thuốc để chữa chạy thì ta sẽ có cơ may được lành bịnh. Dù sao đi nữa, phải hiểu rằng sự lo buồn cũng chẳng ích lợi gì cả vì đấy chỉ là một cách rước thêm khổ đau vào đau khổ mà thôi. Tôi xin lập lại một lời khuyên hết sức thiết thực của một nhà hiền triết Ấn độ là ngài Tịch Thiên (1) như sau : Nếu đã có một phương thuốc thì lo âu để làm gì, cứ an tâm mà dùng phương thuốc ấy. Nếu không có thuốc chữa thì lo âu lại càng vô ích. Nó chỉ làm cho đớn đau trở nên nặng nề thêm mà thôi ! Phương thuốc tốt nhất là phòng ngừa. Phương thuốc ấy liên quan mật thiết với việc ăn uống và cách sống thường ngày của ta. Nhiều người lạm dụng rượu chè và thuốc lá. Chỉ vì một chút lạc thú nhỏ nhoi và phù du phát sinh từ mùi vị và sự chi phối của những thứ ấy mà họ hủy hoại cả sức khoẻ của mình. Một số người khác chỉ vì ăn quá nhiều mà phải mang lấy đủ thứ bệnh tật. Tôi từng biết có nhiều nhà tu Phật giáo khi còn ẩn cư trong hang động hẻo lánh trên núi thì hết sức khoẻ mạnh. Thế nhưng mỗi lần xuống núi để thăm gia đình hay bạn hữu vào dịp lễ đầu năm hay là các lễ lạc khác, họ không còn kiểm soát được sự tham ăn nữa và đã ngã bịnh. (Ngài cười to). Đức Phật đã từng nói với các đồ đệ của Ngài rằng nếu ăn không đủ thì họ sẽ bạc nhược, nhưng Ngài cũng bảo rằng nếu sống một cuộc sống quá dư thừa thì ta sẽ phung phí hết những gì xứng đáng (2) của mình. Những lời trên đây nhắc nhở ta hãy giảm bớt những thèm khát, vui lòng với những gì đang có, cố gắng thăng tiến trên mặt tinh thần, và như thế sẽ giữ được sức khoẻ tốt. Ăn quá nhiều hay ăn không đủ đều đưa đến bệnh tật. Trong cuộc sống thường nhật hãy cố tránh đừng bị rơi vào một thái cực nào cả. Ghi chú : 1- Tịch Thiên (Shantideva) là một đại sư Ấn độ thuộc Trung quán tông, sinh vào khoảng cuối thế kỷ thứ VII, từng tu học ở Đại học Na-lan-đà, tác giả của một tập luận bằng thi phú có thể xem như là một kiệt tác, đó là tập Nhập Bồ đề hành luận (Bodhicaryavatara). 2- Chữ « xứng đáng » trong Phật giáo có nghĩa là những hành vi tốt lành. Năng lực tích cực phát sinh từ những hành vi ấy in sâu vào « dòng tiếp nối liên tục » của tri thức, và sau đó trong một thời gian lâu hay mau, tùy thuộc chúng có bị ảnh hưởng của năng lực tiêu cực từ những vết hằn của những hành vi thiếu đạo hạnh ngăn chận và hoá giải hay không, sẽ làm phát sinh những xu hướng tinh thần mang đến hạnh phúc cho ta. Đồng thời qua quy luật tương liên (lý duyên khởi), những xu hướng tích cực ấy cũng sẽ đem đến cho ta sức khoẻ, sự giàu sang,...chẳng hạn. Sưu tầm |
Posted: 21 Sep 2018 09:09 PM PDT |
Posted: 21 Sep 2018 06:04 PM PDT Theo một nghiên cứu mới đây thì các thuốc statin có thể không làm giảm rủi ro bị bệnh tim hoặc đột quỵ cho những người trên 75 tuổi. Thật vậy kết quả thâu lượm được qua nghiên cứu này trên một nhóm bệnh nhân tuổi trung bình là 77 cho thấy là các thuốc statin không có lợi ích gì cho những người ở tuổi này và nói chung hãy còn khỏe mạnh Báo cáo về nghiên cứu nói trên đăng trên tạp chí British Medical Journal đã đưa ra kết luận là " không nên sử dụng các thuốc statin một cách rộng rãi cho những người già và quá già" Tuy nhiên một số chuyên gia đã chỉ ra rằng những nghiên cứu thực hiện trước đây với những thiết kế khác đã cho thấy là các thuốc statin có phần nào lợi ích cho những người trên 75 tuổi và do đó khuyên các bệnh nhân nên tham khảo với bác sĩ của họ trước khi ngưng uống thuốc này Tưởng nên biết trong nghiên cứu nói trên các nhà nghiên cứu Tây ban Nha đã phân tích dữ liệu thâu lượm được từ một nhóm gồm 47,000 người có tuổi trung bình là 77 trong khoảng thời gian từ 2006 đến 2015. Những người này đã được theo dõi trong một thời gian trung bình là 5.6 năm để xem liệu họ có bị một bệnh tim mạch (CVD) nào hay không---gồm có bệnh động mạch vành (coronary disease), chứng đau thắt (angina), nhồi máu cơ tim (heart attack) và đột quỵ (stroke)—hoặc là đã chết Kết quả cho thấy là đối với những người tham gia, tuổi trên 75, không bị bệnh tiểu đường loại 2, thì việc trị liệu với statin không có liên kết gì với sự giảm bớt các ca bệnh động mach vành(CVD) hay tử vong. Thế nhưng đối với những người bị bênh tiểu đường thì việc sử dụng statin có liên kết đáng kể với tỉ lê xẩy ra CVD và tử vong Nghiên cứu mới này có khả năng " châm lửa thêm" vào cuộc tranh cãi liên quan tới việc sử dụng các thuốc statin Trong khi hầu hết các nhà khoa học đều thừa nhận là các thuốc statin an toàn và hiệu nghiệm, thì các tiêu chuẩn chính thức mà các bác sĩ thuộc NHS sử dụng để quyết đinh xem một bệnh nhân nào đó có cần thuốc này hay không đã bi chỉ trích là đã lỗi thời Viện National Institute for Health and Care Excellence đã từng khuyến cáo là nên kê toa statin cho bất cứ ai có 20 phần trăm rủi ro bi bệnh tim mạch trong vòng 10 năm. Tuy nhiên vào năm 2014 mức thềm này đã đươc giảm xuống cón 10 phần trăm. Các nghiên cứu trước đó đã cho thấy là có cả nhiều chục ngàn người vượt quá rủi ro thềm này hoàn toàn chỉ vì tuổi tác Trên bình diện quốc tế, hướng dẫn về các thuốc hạ giảm cholesterol không có nhất quán. Các giới chức Anh quốc khuyến cáo nên dùng statin với mục đích phòng ngừa cơ bản cho những người chưa hể bị biến cố tim mạch cho tới khi họ 84 tuổi. Thế nhưng Tổ chức Tim mạch Âu châu (European Society of Cardiology) lại khuyến cáo chỉ nên dùng statin tới tuổi 65 Bác sĩ June Raine thuộc Cơ quan Quản lý các Sản phẩm Y tế và Chăm sóc Sức khỏe (Medicine and Healthcare products Regulatory Agency) cho biết là " Các lợi ích cũa thuốc statin đã được xác minh rõ ràng và vượt trội hơn rủi ro bị ảnh hưởng cũa tác dụng phụ của thuốc đối với đa số các bệnh nhân" Statins not recommended for healthy pensioners over 75, new study finds-The Telegraph-09/05/2018 |
You are subscribed to email updates from Tin Tức Cao Niên Thế Kỷ XXI. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét