“NHIỀU QUAN THẾ, DÂN NÀO CHỊU NỔI” plus 11 more |
- NHIỀU QUAN THẾ, DÂN NÀO CHỊU NỔI
- Cựu Tư lệnh NATO kêu gọi đoàn kết chống Trung Quốc bành trướng Biển Đông
- GỬI BÁC TRỌNG
- THỦ ĐÔ HÀ NỘI NẰM TRONG TAY AI?
- 54% người dân phải hối lộ mới xin được việc trong cơ quan Nhà nước
- VÌ SAO PHỤ NỮ ĐẤU TRANH, BỊ ĐÀN ÁP ÁC LIỆT HƠN?
- Thực hiện quyền tự do biểu tình ngày 2 tháng 9 năm 2018
- TUYÊN BỐ VỀ QUY ĐỊNH CHO PHÉP SỬ DỤNG NHÂN DÂN TỆ
- Việt Nam sẽ chết không kịp ngáp về thông tư 19/2018
- XIN HỎI 2 ÔNG TƯ SANG và BA DŨNG
- Trung Quốc đang thu tóm Việt Nam qua chiến thuật “Tằm ăn dâu” và “Sự đã rồi”
- Thủ tướng Mahathir từng bước kéo Malaysia ra khỏi gọng kềm Trung Quốc
NHIỀU QUAN THẾ, DÂN NÀO CHỊU NỔI Posted: 02 Sep 2018 02:46 PM PDT Vũ Hữu Sự Sử ghi, một lần từ nơi tu hành là núi Yên Tử về kinh, khi xem sổ ghi danh sách các quan, Thượng Hoàng Trần Nhân tông đã quẳng cuốn sổ xuống đất, than rằng ": Một đất nước bé bằng bàn tay, mà nhiều quan đến thế, thì dân nào chịu nổi". Câu nói đó của nhà vua vẫn được các đời sau coi như một lời răn. Bởi thời nào cũng vậy, từ đồ ăn thức mặc cho đến nhà cửa, kiệu, xe...Của quan, đều là mồ hôi nước mắt của dân. Vì vậy, ít quan thì dân giầu, và ngược lại. Giảm bớt quan lại chính là một hình thức khoan thư sức dân. Thế nhưng sau gần 700 năm, lời răn của vị vua anh hùng đó đã không còn ý nghĩa nữa. Theo công bố mới nhất của Bộ nội vụ, thì đến tháng 3/2018, nước ta có 11 triệu người hưởng lương và phụ cấp từ Ngân sách. Với một số dân trên 90 triệu người, thì trung bình cứ 9 người dân phải nuôi một ông quan (?). Một con số khủng khiếp, hoàn toàn xứng đáng được ghi vào sách kỷ lục guiness thế giới. 9 người dân cõng một ông quan, mà trong 9 người đó, có phải ai cũng là người lao động đang làm ra của cải để đóng thuế đâu ? Mà bao gồm tất cả, nào người hưu, người già, trẻ con, người ốm đau không còn sức làm việc, người khuyết tật...Nghĩa là sau khi trừ đi số người đó, thì cùng lắm là còn lại bốn, năm, người khỏe mạnh, có khả năng làm việc để đóng thuế nuôi quan...Còn quan thì sao ? Trong số 11 triệu người đó, bao nhiêu phần trăm là người thực sự làm việc ? GDP nước ta năm 2017 là hơn 220 tỷ USD, năm 2018 này nếu có tăng, thì con số cũng không vượt quá 230 tỷ USD, tương đương với 5 triệu tỷ VND. Thu Ngân sách và các loại phí 32% (một tỷ lệ cao nhất khu vực), được khoảng 1,6 triệu tỷ đồng, thì nuôi đội ngũ quan nói trên đã gần hết. Đó là chưa kể số tiền mà đội ngũ quan đó khoét của dân để làm giầu , đến mức Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã phải kêu lên ": Họ ăn của dân không từ một thứ gì". Quan đông, đục khoét mạnh, thuế phí nặng. Hỏi người dân còn lại những gì, mà đất nước chả xơ xác? Hiện tại, nhìn đâu cũng thấy những chuyện đau lòng. Bệnh viện thì quá tải, người bệnh phải nằm cả dưới gầm giường, thiết bị, thuốc men thiếu thốn. Giao thông thì tắc nghẽn, đường vừa làm xong, thậm chí chưa làm xong, đã hỏng. Giáo dục thì lạc hậu, học sinh phải đu dây hay chui vào bao ni lông để qua sông đến trường, đến bữa phải bắt chuột để biết mùi thịt. Đại học thì đào tạo không sát với nhu cầu của xã hội, nên hàng trăm ngàn cử nhân, thạc sỹ ra trường thất nghiệp, phải dấu bằng để xin được làm việc chân tay...Tất cả những chuyện đó đều có nguồn gốc từ đội ngũ quan lại quá đông đảo, chồng chéo, rất giỏi đục khoét nhưng hiệu quả lại vô cùng kém, còn năng suất lao động thì thuộc hàng thấp nhất thế giới, mà ra. Đông quan thì tàn dân. Đó là quy luật. Nếu cứ để tình trạng thế này, thì đến bao giờ người dân mới ngẩng đầu lên được? Nguồn: http://trannhuong.net/tin-tuc-53657/nhièu-quan-thé-dan-nào-chịu-nỏi.vhtm | ||
Cựu Tư lệnh NATO kêu gọi đoàn kết chống Trung Quốc bành trướng Biển Đông Posted: 02 Sep 2018 02:38 PM PDT Hồng Thủy (GDVN) - Trung Quốc đảo hóa các cấu trúc địa lý ở Biển Đông rồi quân sự hóa chúng đang tạo ra những thách thức địa chính trị lớn nhất trong khu vực, nguy cơ xung đột.
South China Morning Post ngày 31/8 đưa tin, Đô đốc James Stavridis - cựu Tư lệnh NATO đã kêu gọi "hành động tập thể" chống lại sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông và quân sự hóa khu vực, khi ông phát biểu tại một diễn đàn ở Đài Bắc, Đài Loan. Ông cho rằng việc Trung Quốc đảo hóa các cấu trúc địa lý ở Biển Đông rồi quân sự hóa chúng đang tạo ra những thách thức địa chính trị lớn nhất trong khu vực, tạo ra nguy cơ xung đột rất cao. Cựu Tư lệnh NATO kêu gọi Nhật Bản, Australia, New Zealand, Pháp và Anh có hành động tập thể để kiên quyết đối phó với hành động bành trướng của Bắc Kinh. Đây là các quốc gia đã quan tâm, thực hiện các hoạt động bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông. Tuy nhiên, Đô đốc James Stavridis lưu ý, thay vì một cách tiếp cận đối đầu, các hành động cần được thực hiện một cách khôn ngoan theo con đường ngoại giao, chống bành trướng không có nghĩa là khiêu chiến. Theo ông, trong khi Washington nên giúp đỡ tìm giải pháp đối phó với thách thức hàng hải ở châu Á, Hoa Kỳ không nhất thiết phải tham gia và luôn luôn hiện diện tại tuyến đầu mặt trận đối phó với thách thức khu vực, như chương trình hạt nhân của Triều Tiên hay quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông. Lấy ví dụ về tranh chấp quần đảo Senkaku trên biển Hoa Đông giữa Trung Quốc với Nhật Bản, Đô đốc James Stavridis cho rằng, tranh chấp không leo thang vì Bắc Kinh ý thức được Hoa Kỳ và Nhật Bản kiên định trong vấn đề này. Ông tin rằng, nếu các nước có một lập trường kiên định, cứng rắn thì rồi Trung Quốc cũng sẽ sẵn sàng hơn trong đàm phán, tìm kiếm một giải pháp ngoại giao. Đối thoại, ngoại giao, kinh tế, hợp tác cá nhân và khu vực là các công cụ cần thiết để có thể trò chuyện với Trung Quốc, thúc đẩy khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và cởi mở, trong khi tránh được xung đột. Nguồn: https://www.scmp.com/news/china/diplomacy/article/2162081/indo-pacific-countries-should-take-collective-action-tackle Hồng Thủy | ||
Posted: 02 Sep 2018 02:31 PM PDT Nhờ ông Park dẫn dắt Mà bóng đá nước ta Lọt vào vòng tứ kết. Phải nói là thăng hoa. Cái này người ta gọi Là yếu tố nước ngoài. Tức thuê mướn lãnh đạo Có đức và có tài. Đảng của ta, thưa bác, Tài đức luôn tuyệt vời. Nhưng lãnh đạo lâu quá, Cũng cần được nghỉ ngơi. Vì vậy tôi đề nghị, Bắt chước ngành thể thao, Ta thuê bọn tư bản Làm lãnh đạo xem sao. Bác và bộ chính trị Chẳng còn gì phải lo. Không phải chống tham nhũng, Không cả việc đốt lò. Các bác sướng, thoải mái Xách va-li lên đường Chu du khắp thế giới Mà vẫn giữ nguyên lương. Tất tần tật mọi thứ Cứ giao hết cho Tây Lãnh đạo theo kiểu chúng. Chắc sẽ có đổi thay. Hy vọng, giống ông Park, Chúng sẽ đưa nước ta Lọt vào vòng chung kết. Còn hơn cả thăng hoa. | ||
THỦ ĐÔ HÀ NỘI NẰM TRONG TAY AI? Posted: 02 Sep 2018 02:27 PM PDT Nguyễn Ngọc Chu Nghe Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói Hà Nội sẽ như Hong Kong, Singapore thì giật mình tưởng đang ngủ mơ. Nhưng kiểm tra lại thì rõ ràng: "Hà Nội đặt ra một số tiêu chí trong môi trường kinh doanh đuổi sát Singapore, Hong Kong trong 4 năm tới, việc này có làm được không? Chủ tịch Hà Nội khẳng định làm được, tôi nghĩ Hà Nội hoàn toàn làm được", Thủ tướng nhấn mạnh"(Tuổi trẻ 17/6/2018, Thủ tướng: Hà Nội sẽ đuổi kịp Hong Kong, Singapore). Chưa hết, hôm nay (17/6/2018) lại thấy báo Dân Trí đưa tin, rằng "Chính phủ hoàn toàn đồng ý giao hoàn toàn hơn 2.000 hécta đất" khu vực trục Nhật Tân – Nội Bài cho chủ một công ty bất động sản, nhưng "chỉ nhận làm một phần thôi" để xây "thành phố thông minh" 4 tỷ USD, "phấn đấu đẹp hơn Singapore". Đến đây thì không chỉ choáng váng, mà tự hiểu mình đích thực đang bị ngộ độc. ĐỪNG VẼ RA NHIỀU TỶ Chẳng ai lạ gì về kế sách vẽ ra dự án ở Việt Nam. Có thể nêu tóm tắt mấy điểm chính sau đây. 1. Điều đầu tiên là vẽ ra nguồn đầu tư tài chính nhiều trăm triệu, thậm chí cả nhiều tỷ đô la cho dự án. 2. Theo sau là bản đồ quy hoạch tổng thể đẹp hơn mơ. 3. Tiếp đến là tấm bùa hộ mệnh "Liên doanh nước ngoài". 4. Với đích ngắm là hàng chục, hàng trăm và cả hàng ngàn hecta đất, cùng tầm nhìn giữ đất 20, 30 năm. 5. Bốn mục nêu trên sẽ trở nên vô nghĩa, nếu không thực thi tốt mục thứ 5 - điều quan trọng - trước cả đầu tiên, sau cả cuối cùng: Đó là hoạt động hậu trường ở tất cả các điểm chìa khoá, trong đó chìa khoá ở thượng tầng là quyết định. ĐỪNG ẢO TƯỞNG ĐẸP HƠN SINGAPORE Xây đựng một thành phố không chỉ là bản vẽ. Mà phụ thuộc vào ai là chủ đầu tư, ai thi công và ai quản lý. Ở cả ba khâu vừa nêu, "thành phố thông minh" còn lâu mới theo kịp Singapore. Để khỏi phản biện "bằng Singapore" hãy lấy nhà ga quốc tế Nội Bài vừa xây xong làm thí dụ. Thua cả nhà ga T2 của Singapore xây dựng năm 1990, đừng nói đến T3 năm 2008 và T4 năm 2017. Đó là chưa nói đến, một thành phố chỉ phồn hoa bằng nhà cửa mà không sở hữu công nghệ, không có sức sản xuất, thì phồn hoa đó cũng chỉ là giả tạo. "Thành phố thông minh" cũng là vay mượn mà thôi. Một thành phố mà lấy bất động sản làm tiêu chí đua tranh quốc tế thì đó là con đường xuống vực. Lại nghe nói "thành phố thông minh" sẽ có một Hồ Gươm không tháp rùa, thì đo ngay được tầm suy nghĩ và mục đích của chủ đầu tư. Chủ ý phía sau, muốn mượn hình bóng Hồ Gươm để nói rằng "thành phố thông minh là thủ đô mới" vì cũng có Hồ Gươm. Nhưng sao chép Hồ Gươm về vật lý, không có tháp rùa, không cầu thê húc và không toàn bộ cảnh quan xung quanh Hồ Gươm, thì đó chỉ là một cái ao lớn. Chưa nói đến, không ai nhân bản vật lý tháp Eiffel thứ hai tại Paris. Không ai xây điện Kremlin thứ hai ở Matxcova. Càng không ai đào Ngũ Hồ thứ hai ở Bắc Mỹ. Kiến trúc tiệt đường sáng tạo rồi hay sao mà phải nhân bản? Một Hồ Gươm giả ở tả ngạn sông Hồng, một Hồ gươm thật ở hữu ngạn sông Hồng có làm cho Hà Nội loạn Hồ Gươm và làm giảm ý nghĩa của Hồ Gươm? Và liệu Thần Linh của Hồ Gươm có nổi giận khị bị làm nhái? QUY HOẠCH HÀ NỘI ĐANG NẰM TRONG TAY AI? Hà nội không có quy hoạch. Quy hoạch Hà Nội không cần học. Cứ xẻo Hà Nội ra thành nhiều mảng giao cho các nhà đầu tư bất động sản để đấu thầu quy hoạch. Họ không cần học về quy hoạch thành phố. Họ có tiền và thuê thiết kế. Họ duyệt thiết kế. Các nhà thiết kế phải cắt xén theo ý của chủ đầu tư. Kết quả, Hà Nội là bức tranh tổng hợp bao gồm các tư tưởng thiết kế của các trùm bất động sản. Những người có tiền đứng trên mọi kiến trúc, cao hơn mọi kiến thức. Hãy nhìn các tiểu khu đô thị, các ngôi nhà nhiều tầng của các ông trùm bất động sản ở Hà Nội trong toàn cảnh thành phố nhìn từ trên cao, chúng ta sẽ nhận thấy một sự hổ lốn bao trùm. Quy hoạch thành phố không đơn giản là một ngôi nhà đẹp, một tiểu khu đẹp, mà phải hài hoà trong tổng thể kiến trúc toàn cảnh. Một ngôi nhà đẹp riêng rẽ có thể không phù hợp trong một tổ hợp kiến trúc. Hơn thế nữa, nếu đặt vào có thể phá hỏng kiến trúc tổng thể. Kiến trúc Hà Nội là những mảnh vá, hàng vạn mảnh vá. Buồn thay, hổ thẹn thay bao kẻ học hành, giữ quyền cao chức trọng, ăn bổng lộc của dân, khoác trên mình bao học hàm học vị, dự hết hội thảo khoa học này đến hội thảo khoa học khác, đến phần việc chủ quyền và trách nhiệm của mình, lại không đủ bản lĩnh trí tuệ để thực hành, mà phải a dua đồng thuận, nhường những ông trùm bất động sản không có kiến thức chuyên ngành mà chốc lát trở thành những tổng công trình sư kiến trúc. Với đà này, mỗi trùm bất động sản thiết kế một Hồ Gươm thì Hà Nội sẽ có cả chục Hồ Gươm! HÀ NỘI ĐANG BỊ XÉ NÁT Thủ đô Hà Nội đang bị xé nát trong tay các nhà đầu tư bất động sản. Hãy nhìn đến các khu đô thị đã xây dựng, như Trung Yên, Linh Đàm, hay bất cứ khu đô thị mới nào, đều vô cùng nhức mắt. Đã thế, những khoảng đất mới trong nội đô, vừa được giải phóng, chẳng hạn như khu triển lãm Giảng Võ, thì đều bị các nhà đầu tư bất động sản thâu tóm ngay. Thậm chí cả nhà ga Hàng Cỏ cùng khu vực bao quanh cũng bị đề xuất phá bỏ để các trùm bất động sản xây nhà 70 tầng kiếm lời. Kiến trúc Pháp đang bị đập phá dần, nhường chỗ cho kiến trúc chắp vá của các chúa đất. Hà Nội đang hối hả giao đất. Toàn bộ phía Bắc sông Hồng đang được giao cho các trùm bất động sản. Họ quyết định giao 2000 hécta đất (20 km2) cho một người, đơn giản là trao tờ giấy đầu tư, không mảy may dày vò trăn trở. Và rồi hàng ngàn hécta đất khác sẽ tiếp tục được giao chỉ bằng những chữ ký trên những tờ giấy mong manh, mà sau đó là hàng chục vạn số phận nhân quần chân lấm tay bùn không nơi cày cấy. Các nhà đầu tư bất động sản đang vội vã. Chưa bao giờ họ có cơ hội trở thành đại chúa đất như bây giờ. Những người có quyền đang triển khai chính sách đổi đất lấy hạ tầng một cách gấp rút, bởi phần nóng lòng muốn phát triển đột phá thì ít, mà sốt ruột do hạn chế nhiệm kỳ thì nhiều. Giá đất qua tay nhà đầu tư bất động sản tăng từ 20 đến cả trăm lần, là động cơ không khoan nhượng quyết vượt qua mọi trở lực để sở hữu đất. Cả hai phía, kẻ giao đất và kẻ nhận đất, đều đang rất vội vã trên đường đua. NẾU TIỀN NHÂN SỐNG LẠI Những bậc lão thành tham gia cách mạng 1945 vì mục đích người cày có ruộng sẽ nghĩ gì trước đại cuồng phòng thâu tóm đất đai hiện nay? Sau họ là thế hệ đã xông pha ở Điện Biên, sau nữa là thế hệ ở Khe Sanh Quảng Trị, tất cả họ đã hiến dâng trọn tuổi trẻ và cả máu xương cho mục đích công bằng, cuối cùng họ vỡ lẽ ngỡ ngàng bởi mục tiêu cao đẹp ban đầu mà họ hiến dâng đang đổ vỡ. Trước đây họ lấy ruộng của địa chủ để chia cho người cày thì bây giờ ngược lại, người ta lấy đất của người cày để đưa cho các đại chúa đất. Thay vì công bằng là sự ngự trị của bất công. Giai cấp chúa đất mới hình thành nhờ chế độ sở hữu toàn dân. Nếu tiền nhân sống lại thì họ sẽ nghĩ gì về sở hữu toàn dân? Sở hữu toàn dân đang biến đất đai của người dân thành những chiếc lá đa để chuyển qua tay những kẻ buôn đất, giúp họ trở thành những nhà tư bản cộng sản kếch sù sau một thương vụ cầm trong tay những tấm vàng lá. Nguy hại hơn, sở hữu toàn dân đang tạo ra cơ hội để ngoại bang có thể sở hữu đất đai Việt Nam trong một "tiểu quốc gia" qua nhiều thế hệ. Sống chỉ một đời mà dám cả gan cho thuê đất của không chỉ đời con, đời cháu mà đến đời chắt chút chít chịt. Chừng nào còn sở hữu toàn dân về đất đai, thì chừng đó người ta còn xem đất đai như sở hữu riêng để ban phát phung phí, chừng đó càng sinh sôi giai cấp chúa đất mới trên một phông nền bất công, không sòng phẳng. Chỉ lớn lên bằng lúa gạo, mới thấm thía nỗi đau của người nông dân không có đất. Chỉ lớn lên bằng mắm ruốc, mới xót xa khốn cảnh của ngư dân không nơi quăng lưới. Chỉ lớn lên bên sương khói Hồ Gươm, mới buốt xé những nhát cắt nát tan một kinh thành ngàn năm văn hiến./. | ||
54% người dân phải hối lộ mới xin được việc trong cơ quan Nhà nước Posted: 02 Sep 2018 02:21 PM PDT Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam năm 2016 (PAPI) vừa được công bố tại Hà Nội cho thấy, các tỉnh/thành phố đạt điểm số tổng hợp PAPI cao tập trung nhiều ở các tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ, duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long. Hà Nội đứng trong nhóm "bét" Trong số 16 địa phương đạt điểm đánh giá cao nhất của PAPI năm 2016 không có tên hai đầu tàu kinh tế Hà Nội, TP.HCM. Trong khi đó, PAPI là bộ chỉ số đánh giá hiệu quả công tác điều hành, quản lý nhà nước dưới góc nhìn của người dân. Trong số 16 tỉnh/thành phố đạt điểm cao nhất có 8 địa phương khu vực Đông Bắc bộ (gồm Phú Thọ, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên và Ninh Binh); 5 địa phương duyên hải miền Trung (gồm Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Trị và Bình Định), và 3 địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long (gồm Cần Thơ, Bến Tre và Đồng Tháp). Đáng lưu ý là các tỉnh/thành phố Nam Định, Hà Tĩnh, Quảng Trị và Đà Nẵng vẫn duy trì vị trí của mình trong nhóm đạt điểm cao nhất qua sáu năm liên tiếp, từ 2011 đến 2016. Trong đó, các tỉnh trong nhóm điểm thấp nhất tập trung phần lớn ở khu vực miền núi phía Bắc và cực Nam. Yên Bái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang và Lai Châu có tên trong nhóm đạt điểm thấp nhất cùng với Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh và Kiên Giang. Đặc biệt, Lai Châu vẫn đứng trong nhóm này từ 2011 đến 2016. Song không phải địa phương có điều kiện phát triển kinh tế-xã hội không thuận lợi nào cũng đứng trong nhóm điểm thấp nhất. Năm 2016, Hà Nội có tên trong nhóm có điểm số thấp cùng với Khánh Hòa, Quảng Ninh và Bình Dương, trong khi đây là những địa phương có điều kiện phát triển thuận lợi hơn. Đối với Bình Dương, 2016 là năm thứ hai liên tiếp người dân địa phương đánh giá chưa cao về hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước. Báo cáo PAPI 2016 phản ánh ý kiến đánh giá của 14.063 người dân về hiệu quả của quá trình tương tác với các cấp chính quyền nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân trong một năm qua, từ đó các cấp chính quyền có thể nắm bắt được phần nào kỳ vọng của người dân đối với nền quản trị và hành chính công của đất nước. Đây là báo cáo thường niên thứ sáu kể từ khi khảo sát PAPI được thực hiện trên phạm vi toàn quốc từ năm 2011. PAPI 2016 công bố sáng hôm nay cho thấy xu hướng tích cực trong cung ứng dịch vụ công, tỷ lệ người dân hài lòng hơn với dịch vụ y tế công lập và giáo dục tiểu học công lập cao hơn so với những năm khảo sát trước. Lót tay cho công chức vẫn cao Trong quản trị công hiện vẫn tồn đọng những điểm yếu trong việc huy động sự tham gia của người dân vào trong quá trình ra quyết định ở cấp cơ sở, trách nhiệm giải trình của chính quyền với người dân và kiểm soát tham nhũng trong khu vực công. Trong 6 chỉ số cụ thể, chỉ số cung ứng dịch vụ công tăng mạnh nhất ở 35 tỉnh thành so với năm 2011. Cụ thể, nhận thức của người dân về y tế công lập cải thiện rõ rệt do số lượng người có bảo hiểm y tế tăng từ 62% năm 2015 lên 73% năm 2016. Tuy nhiên, chỉ số kiểm soát tham nhũng khu vực công năm 2016 có xu hướng giảm điểm. Tỷ lệ người dân cho biết phải chi lót tay cho công chức để làm xong giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất, và cho giáo viên tiểu học công lập để con em được quan tâm hơn vẫn tiếp tục tăng lên trong năm 2016. Bên cạnh đó, khoảng 54% số người dân cho rằng cần phải đưa hối lộ mới xin được việc làm trong khu vực Nhà nước, cao hơn tỷ lệ 51% của năm 2015 và 46% của năm 2011. Tỷ lệ người dân cho rằng cán bộ chính quyền địa phương biển thủ công quỹ cũng tăng. Một xu hướng tích cực ghi nhận được trong năm 2016, đó là số người cho rằng cần phải đưa hối lộ để tiếp cận dịch vụ y tế công cộng cấp quận/huyện giảm từ 43% năm 2015 xuống 39% năm 2016. So với kết quả khảo sát năm 2015, năm 2016 tỷ lệ người dân cho rằng môi trường là mối quan ngại lớn nhất tăng 10%. Sự gia tăng đột biến này chắc chắn phản ánh mối quan tâm của dư luận sau sự kiện cá chết hàng loạt tại khu vực duyên hải miền Trung hồi tháng 4/2016. Báo cáo cho thấy người dân càng ngày càng quan ngại hơn về ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt. Hơn 67% số người sống gần sông ngòi cho biết chất lượng nước từ những nguồn này kém so với 3 năm trước và 36% số người trả lời cho rằng chất lượng không khí kém hơn so với 3 năm trước. (Theo dan tri) | ||
VÌ SAO PHỤ NỮ ĐẤU TRANH, BỊ ĐÀN ÁP ÁC LIỆT HƠN? Posted: 02 Sep 2018 02:13 PM PDT Mac Văn Trang Có bạn hỏi, tại sao chính quyền đàn áp những phụ nữ bất đồng chính kiến, đấu tranh bảo vệ môi trường, đòi nhân quyền, dân chủ... lại nặng hơn nam giới cùng "tội" tương tự? Chẳng hạn như chị Trần Thi Nga, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, 2 con thơ dại, mẹ già, phụ nữ chân yếu tay mềm, làm gì được đâu mà kết tội "Âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân" và kết án 10 năm tù giam? Chị Cấn Thị Thêu, dân oan giữ đất cũng bị tù đến 2 lần; Chị Minh Hằng "gây rối trật tự" cũng bị bắt tù 2 lần... Trước đó, những Lê Thị Công Nhân, Tạ Phong Tần... cũng bị những bản án rất hà khắc... Gần đây nhà báo nữ Đoan Trang, bị đánh rất dã man, hình như họ muốn đánh cho đến chết. Mà Đoan Trang là cô gái hiền lành, chỉ viết sách, báo nói lên những sự thật giản dị, chỉ dẫn những điều tử tế. Cuốn "Chính trị Bình dân" của cô, thì mỗi Đại biểu Quốc hội, mỗi Công an viên đều cần học... Thử cắt nghĩa, xem TẠI SAO CHÍNH QUYỀN LẠI ÁC HƠN VỚI PHỤ NỮ? 1. Họ ác hơn vì họ sợ phụ nữ hơn. Lịch sử đã chứng minh, Hai Bà Trưng là người nổi dậy đầu tiên, chống ách thống trị của ngoại bang. Truyền thống đó cứ ngầm chảy trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc và ngày càng xuất hiện nhiều phụ nữ đáng sợ, nhất là khi phụ nữ kết thành những tổ chức, những lực lượng chống cường quyền... Những người cộng sản đã rất thành công trong việc kích động, sử dụng lực lượng nữ dân quân, du kích, nữ biệt động, đội quân tóc dài, những "Bà Mẹ Việt Nam anh hùng" trong cuộc đấu tranh và thắng lợi... Ngày nay để giữ chính quyền, họ biết sợ các bà, các chị ghê lắm. Họ muốn các em gái trẻ trung, ăn chơi nhảy múa thật sành điệu, háo hức chờ các cuộc thi "Người đẹp"; muốn các bà các chị đi chùa thật nhiều, vì chưa bao giờ nhiều sư, nhiều chùa như hiện nay; Và họ phải tiêu diệt mọi mầm mống phản kháng từ "đám đàn bà con gái" khó chơi này. Giặc Tàu, từ thời Mã Viện đã hãi đội quân Hai Bà Trưng và tìm cách trấn yểm. Người Mỹ rất tinh tường, thấy sức mạnh của phụ nữ Việt Nam với truyền thống từ Hai Bà Trưng, nên TT Trump đến Việt Nam đã ca ngợi tấm gương anh hùng của Hai Bà Trưng; Đại tướng Robert Brown, tư lệnh Thái Bình Dương cũng đến thắp hương ở Đền Hai Bà Trưng... Họ muốn nhắc nhở dân tộc ta, chị em phụ nữ ta, đừng quên Lịch sử, đừng quên sức mạnh của phụ nữ... 2. Chiến lược đầu độc nam giới dễ hơn phụ nữ nhiều. Việt Nam đã là "cường quốc RƯỢU BIA", cứ nhìn các đám nhậu đông nghịt nam giới, mặt đỏ tưng bừng vẫn "Zô! Zô! Trăm phần trăm" là kẻ thống trị yên tâm rồi. Thứ hai là khuyến khích Sex, nhà nghỉ, vũ trường, mại dâm trá hình ở khắp nơi nơi, được bảo kê, chung chia... Gần đây thấy thanh niên đua nhau chơi những trò kích dục, dâm ô công khai đưa lên mạng xã hội... Người Việt thuộc nhóm truy cập các trang Sex nhiều nhất... Thứ ba là tình hình Nghiện ma túy vẫn "phát triển bền vững". Các Trại cai nghiên của Nhà nước không hiệu quả, hơn 95% trại viên ra, lại tái nghiện. Nước ngoài tuồn ma túy vào ngày càng nhiều, kiểm soát rất khó khăn, người sử dụng ma túy ngày càng trẻ hóa... Thứ tư, cá độ, cờ bạc chui rất phong phú, sinh động diễn ra ở khắp các hàng cùng ngõ hẻm. Nay mai các CASINO mọc lên như nấm ở các Đặc khu nữa thì tha hồ thu hút sức người, sức của nam giới... Bốn món trên, nhiều đàn ông các nước đều ham cả. Nhưng nước họ có nền giáo dục cơ bản vững chắc và pháp luật nghiêm minh nên, không thành tệ nạn. Còn nước ta, mọi thứ đều lộn từng phèo, lại được kích hoạt, dung túng, thì bản năng ham muốn mấy thứ đó lan tỏa ghê gớm lắm. Vậy đối với nam giới kẻ thống trị thâm độc, có nhiều cách xử lý hơn là chỉ cứng rắn... Nhưng với phụ nữ, bốn thứ trên không hấp dẫn được đa số chị em, mà càng làm họ phẫn nộ, vì nó làm hỏng chồng, con họ. Vậy là họ trở nên nguy hiểm hơn với kẻ thống trị. 3. Về mặt tâm lý. Phụ nữ sống nặng về tình cảm, bản năng sinh tồn rất nhạy cảm, nên mỗi việc làm, thái độ ứng xử sai trái của chính quyền, họ đều dễ phản ứng ngay. Phụ nữ tưởng yếu đuối, nhưng khi mất niềm tin và căm ghét, khinh bỉ kẻ nào đó thì họ dứt khoát không tha thứ; khi bị dồn vào chân tường thì bản năng tự vệ còn khủng khiếp hơn nam giới. Phụ nữ thường đấu tranh rất bền bỉ với nhiều phương thức phong phú hơn nam giới. Ngày nay nhiều phụ nữ biết sử dụng cac phương tiện truyền thông, mạng xã hội để đấu tranh rất hiệu quả. Hơn nữa, những tấm gương đấu tranh quả cảm của phụ nữ có tác động mạnh đến tâm lý xã hội, và sự đàn áp dã man phụ nữ, trẻ em sẽ càng phơi bầy sự thối nát của chính quyền. Phải chăng, vì những lý do đó mà lực lượng an ninh đã rắp tâm, mạnh tay đàn áp tàn bạo những phụ nữ đấu tranh, ngay từ khi mới hé lộ, để trừ hậu họa khôn lường với bộ máy cai trị. 31/8/2018 Mạc Văn Trang | ||
Thực hiện quyền tự do biểu tình ngày 2 tháng 9 năm 2018 Posted: 01 Sep 2018 01:09 PM PDT | ||
TUYÊN BỐ VỀ QUY ĐỊNH CHO PHÉP SỬ DỤNG NHÂN DÂN TỆ Posted: 01 Sep 2018 02:53 PM PDT TUYÊN BỐ có đoạn: " Thứ nhất, kịch liệt phản đối Thông tư số 19/2018/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam-Trung Quốc do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 28/8/2018, nhất là việc cho phép dùng đồng Nhân dân tệ trong mua bán hàng hoá và dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam dù chỉ ở các tỉnh dọc biên giới Việt-Trung. Thứ hai, yêu cầu Bộ Tư pháp, Chính phủ ngay lập tức hủy bỏ Thông tư 19 vì quyền lợi của đất nước và dân tộc. Thứ ba, truy xét trách nhiệm của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng và mọi quan chức có liên quan đến việc soạn thảo và ban hành Thông tư 19, một văn bản vi phạm chủ quyền tiền tệ quốc gia của Việt Nam và có thể gây ra những hậu quả khôn lường." Xin mời các tổ chức và cá nhân tham gia ký tên, gửi về địa chỉ: tuyenboviecsudungndt@gmail.com Ngày 12-9-2016 tại Bắc Kinh, Hiệp định thương mại biên giới giữa Chính phủ VN và Chính phủ Trung Quốc, do các Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Cao Hổ Thành ký, trong đó Điều 8 quy định thanh toán bằng đồng Việt Nam (VND) hay Nhân dân tệ Trung Quốc (CNY) hay ngoại tệ chuyển đổi cho thương mại biên giới Việt-Trung. Ngày 28/8/2018, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cụ thể hoá Điều 8 của Hiệp định trên bằng Thông tư số 19/2018/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam-Trung Quốc (sau đây gọi tắt là Thông tư 19), theo đó kể từ ngày Thông tư 19 có hiệu lực thi hành (tức ngày 12/10/2018), thương nhân và cư dân Việt Nam có hoạt động thương mại ở hai bên biên giới Việt Nam-Trung Quốc (kéo dài trên 1450 km) được sử dụng ngoại tệ tự do chuyển đổi, đồng Việt Nam (VND) hoặc Nhân dân tệ (CNY), trong thanh toán bằng tiền mặt và qua ngân hàng. Khái niệm thương nhân không được định nghĩa trong Thông tư này. Thương nhân có thể là các pháp nhân (công ty, tổ chức thương mại có đăng ký) nhưng cũng có thể là dân cư thường đi chợ biên giới mua sắm đồ. Khái niệm khá tù mù về "thương nhân" và cư dân Việt Nam "có hoạt động thương mại" cũng như việc cho phép dùng tiền mặt sẽ có những hệ quả nhãn tiền và khôn lường đối với chủ quyền tiền tệ của Việt Nam. Trong những trường hợp cần thiết nhất thì cùng lắm chỉ có thể cho phép thanh toán qua ngân hàng bằng VND, CNY và ngoại tệ chuyển đổi cho các giao dịch xuất nhập khẩu qua biên giới Việt - Trung, nhưng hành văn mập mờ của Thông tư cho phép việc thanh toán bằng CNY cho hàng hoá và dịch vụ (có thể không phải hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu) trên lãnh thổ Việt Nam có thể dẫn đến việc Nhân dân tệ hoá nền kinh tế Việt Nam. Nền kinh tế VN một thời đã bị đô-la hoá, vàng hoá và chúng ta đã mất rất nhiều công sức và tiền bạc để xoá bỏ. Với Thông tư 19, NHNN đã mở đường cho việc Nhân dân tệ hoá nền kinh tế Việt Nam, một việc mà lẽ ra NHNN phải CHỐNG như đã chống đô-la hoá và vàng hoá. Đấy là một hệ quả dễ thấy của Thông tư này. Nói cách khác sẽ đến ngày dân Việt ở các tỉnh biên giới, thí dụ Quảng Ninh, hoặc thậm chí khách du lịch từ mọi miền đất nước tới Quảng Ninh hay Điện Biên sẽ mua hàng và dịch vụ và thanh toán bằng Nhân dân tệ nếu không cấm nghiêm ngặt việc sử dụng ngoại tệ (CNY hay ngoại tệ khác) trong thanh toán bằng tiền mặt (và kể cả qua ngân hàng) cho các hàng hoá và dịch vụ được trao đổi trên lãnh thổ Việt Nam. Việc sử dụng Nhân dân tệ trong giao thương, dù giới hạn ở khu vực biên giới Việt-Trung, không chỉ vi phạm nguyên tắc chủ quyền tiền tệ (các giao dịch thương mại trên một lãnh thổ có chủ quyền chỉ được thanh toán bằng đồng tiền quốc gia, còn các giao dịch xuất nhập khẩu qua biên giới có thể được thanh toán bằng đồng tiền thoả thuận qua hệ thống ngân hàng), mà còn tạo tiền lệ nguy hiểm về sự tồn tại mặc nhiên hai đơn vị tiền tệ song hành trên lãnh thổ quốc gia. Đó còn là hành động xâm lấn và xâm phạm chủ quyền tiền tệ của Việt Nam do ngoại bang và những kẻ rắp tâm theo ngoại bang thực hiện từng bước, có thể dẫn đến sự Nhân dân tệ hoá cả nền kinh tế Việt Nam và vô cùng nguy hại cho an ninh quốc gia. Trước tình hình nghiêm trọng nêu trên, chúng tôi - các cá nhân và tổ chức xã hội dân sự - đồng lòng tuyên bố như sau: Thứ nhất, kịch liệt phản đối Thông tư số 19/2018/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam-Trung Quốc do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 28/8/2018, nhất là việc cho phép dùng đồng Nhân dân tệ trong mua bán hàng hoá và dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam dù chỉ ở các tỉnh dọc biên giới Việt-Trung. Thứ hai, yêu cầu Bộ Tư pháp, Chính phủ ngay lập tức hủy bỏ Thông tư 19 vì quyền lợi của đất nước và dân tộc. Thứ ba, truy xét trách nhiệm của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng và mọi quan chức có liên quan đến việc soạn thảo và ban hành Thông tư 19, một văn bản vi phạm chủ quyền tiền tệ quốc gia của Việt Nam và có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Lập ngày 31 tháng 8 năm 2018 Xin mời các tổ chức và cá nhân tham gia ký tên, gửi về địa chỉ: tuyenboviecsudungndt@gmail.com DANH SÁCH CÁC HỘI ĐOÀN VÀ CÁ NHÂN KÝ TUYÊN BỐ I – DANH SÁCH CÁC HỘI ĐOÀN : 1- Diễn đàn XHDS – TS khoa học Nguyễn Quang A đại diện 2- CLB Lê Hiếu Đằng – Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc sở Tư Pháp TP.HCM làm đại diện 3- Ban vận động Văn đoàn độc lập, đại diện Nguyên Ngọc ký tên. 4- Diễn đàn Bauxite Việt Nam. Đại diện: GS Phạm Xuân Yêm 5- Hội Bầu bí tương thân, đại diện Nguyễn Lê Hùng II – DANH SÁCH CÁ NHÂN 1- Lê Thân – Cựu tù nhân Côn Đáo, Chủ nhiệm CLB LHĐ – Nha Trang 2- Nguyễn Quang A – Tiến sĩ khoa học – Hà Nội 3- Võ Văn Thôn – nguyên Giám đốc sở Tư Pháp TP. HCM – Sài Gòn 4- Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh) – Nhà báo tự do, thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn. 5- Lại Thị Ánh Hồng – Nghệ sĩ, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng – Sài Gòn 6- Vũ Trọng Khải, PGSTS Kinh tế, nguyên Hiệu trưởng trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp 2,Sài Gòn 7- Hoàng Hưng, Nhà thơ-Dịch giả, Sài Gòn 8- Mai Thái Lĩnh – Nhà nghiên cứu, thành viên CLB Phan Tây Hồ - Đà Lạt 9- Trần Minh Thảo,Viết văn, Bảo Lộc, Lâm Đồng CLB Phan Tây Hồ 10- Hồ Ngọc Nhuận – nguyên Phó CT. UBMT TQ TP.HCM – Sài Gòn 11- Nguyễn Thu Giang- Cử nhân Kinh tế, Luật sự, nguyên Phó GĐ sở Tư Pháp TP.HCM – Sài Gòn 12- Đào Công Tiến – nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế TP.HCM – sài Gòn 13- Kha Lương Ngãi – nguyên Phó TBT báo SGGP, thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn 14- Tô Lê Sơn- Kỹ sư, thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn 15- Phan Lữ - Nhà thơ, thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn 16- Nguyễn Thị Kim Chi – Nghệ sĩ Ưu Tú, thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn 17- Trần Minh Quốc – Giáo chức, thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn 18- Đinh Đức Long – TS Bác Sĩ – Sài Gòn 19- Lê Phú Khải - Nhà báo, thành viên CLB LH Đ - Sài Gòn 20- Lê Công Định- Luật sư, thành viên CLB LHĐ- Sài Gòn. 21- Huỳnh Ngoc Chênh - Nhà báo, thành viên CLB LHĐ - Hà Nội 22- Nguyễn Thú Hạnh - thành viên CLB LHĐ - Hà Nội 23- Đặng Phương Bich - Hưu trí - Hà Nội 24- Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ văn, Hà Nội 25- Đặng Thị Hảo, TS Văn học, Hà Nội, 26- Nguyễn Đình Nguyên, TS Y khoa, Australia 27- Hoàng Dũng – PGS TS – Sài Gòn 28- Nguyễn Tường Thụy, Nhà báo độc lập, Hà Nội 29- Nguyễn Lân Thắng, nhà hoạt động xã hội tại Hà Nội 30- Nguyễn Thế Hùng,Phó chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam 31- Trần Thanh Vân,Kiến trúc sư Hà Nội 32- Lê Văn Tâm,Nguyên chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản 33- Trần Đức Quế, chuyên viên hưu trí, Hà Nội 34- Trần Ngọc Sơn, Kỹ sư, Pháp 35- Nguyễn Thanh Hằng, Dược sĩ, Pháp | ||
Việt Nam sẽ chết không kịp ngáp về thông tư 19/2018 Posted: 01 Sep 2018 12:59 PM PDT Thiện Tùng Có cường điệu quá không hỡi ông Thiện Tùng? – Không biết nữa, mình chỉ đọc toàn văn Thông tư 19/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và đọc những lời bình sắc sảo của những chuyên gia kinh tế trong ngoài nước, ngấm cỡ nào mình nói cỡ ấy mà thôi. Trích đoạn Thông tư 19: << Ngày 28/8,Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ký ban hành Thông tư 19/2018 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Cơ chế thanh toán biên mậu Việt Nam – Trung Quốc đã được triển khai thực hiện từ năm 2004. Ngân hàng Nhà nước giải thích văn bản này nhằm "khắc phục những vướng mắc, bất cập" của quyết định năm 2004 về nội dung này. Thông tư cũng nhằm thúc đẩy thanh toán biên mậu, tạo thuận lợi cho người dân hai nước trong việc giao thương, thực hiện tốt hơn việc quản lý nhà nước về ngoại hối áp dụng cho 7 tỉnh có chung đường biên giới với Việt Nam và tạo sự đồng bộ với các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối hiện nay Thông tư sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/10/2018 >> (hết trích).
Ví dụ: tôi là nhà vườn ở Nam bộ, người mua trái cây bán sang Trung Quốc, tính theo hối đoái hiện tại, họ trả tôi bằng Nhân Dân Tệ. Vì muốn bán được trái cây, tôi có thể nhận Nhân Dân Tệ. Tiền ấy tôi sẽ nhờ họ khi ra các tỉnh biên giới phía bắc đổi tiền Việt Nam hoặc mua những thứ hàng nào đó về. Nếu không xài, tôi sẽ bán lại cho người khác cũng được có sao đâu? – lợi đôi đàng. Câu hỏi đặt ra: Có phải đây là bước mở đầu cho việc thống nhứt tiền tệ giữa 2 nước Việt Nam và Trung Quốc? Những chuyên gia kinh tế đã nói nhiều về chuyện nầy (hãy tìm đọc), Tùng tôi chỉ có ý kiến gọn cho dễ nhớ:"Nếu lãnh đạo Việt Nam chấp nhận cho đồng Nhân Dân Tệ (tiền Trung Quốc) được phép lưu hành tại Việt Nam thì Trung Quốc sẽ in Nhân Dân Tệ mua tất cả những gì việt Nam có, kể cả con người và đất đai, lãnh thổ - chỉ cần thời gian ngắn nước Việt Nam sẽ về tay Trung Quốc". Nhà cầm quyền đã rấp tâm như thế, là công dân yêu nước biết làm gì hơn, nếu không biểu tình phản đối, chỉ còn cách tẩy chay: "không xài hàng Trung Quốc và không xài tiền Trung Quốc" mà thôi. 31/8/2018 T.T | ||
XIN HỎI 2 ÔNG TƯ SANG và BA DŨNG Posted: 01 Sep 2018 12:53 PM PDT -Nguyễn Đăng Quang- Nguyên Đại tá Bộ Công An Cách đây 4 năm, trước việc các LLVT (gồm quân đội và công an) bị huy động tùy tiện và trái pháp luật vào các cuộc cưỡng chế, giải tỏa đất đai bất hợp pháp, và nhất là vào việc ngăn chặn, cản trở các cuộc biểu tình yêu nước của toàn dân phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo Tổ quốc, ngày 2/9/2014, hai mươi (20) cựu sĩ quan Quân đội và Công an chúng tôi đã cùng nhau ký kiến nghị gửi tới Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (sau đây gọi tắt là "Kiến nghị 20"). Kiến nghị nêu 4 yêu cầu rất cụ thể. Tôi xin đề cập 2 trong 4 đòi hỏi của "Kiến nghị 20" này như sau: Kiến nghị 1 nêu rõ: "Không được huy động Quân đội và Công an vào bất cứ việc gì có hại cho nhân dân. Quân đội có nhiệm vụ Hiến định là "Bảo vệ Tổ quốc chống ngoại xâm", do vậy tuyệt đối không được huy động Quân đội vào những việc mang tính đối kháng với nhân dân, như giải tỏa đất đai, ngăn chặn các cuộc biểu tình yêu nước ôn hòa... Công an có nhiệm vụ Hiến định là "Bảo vệ An ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm", do vậy tuyệt đối không lạm dụng Lực lượng Công an vào việc đàn áp những người dân vô tội đấu tranh đòi giải quyết những quyền lợi hợp pháp của mình!" (hết trích 1) Kiến nghị 4 nêu cụ thể: "Là người chủ và người bảo vệ đất nước, Nhân dân và LLVT Việt Nam phải được biết chính xác hoàn cảnh thực tế của Quốc gia. Vì vậy, Nhà nước phải báo cáo rõ với nhân dân về thực trạng quan hệ Việt-Trung, và về những ký kết liên quan đến lãnh thổ trên biên giới, biển đảo... Về Hội nghị Thành Đô, có tin nói Tân Hoa xã và Hoàn cầu Thời báo đã công bố nội dung thỏa thuận giữa 2 bên, trong đó trích dẫn: "Việt Nam mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng và Quảng Tây... Phía Trung Quốc đồng ý và chấp nhận yêu cầu nói trên, và cho Việt Nam thời hạn 30 năm (1990-2020) để ĐCSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Hoa". Chúng tôi không rõ thật giả thế nào, yêu cầu Chủ tịch và Thủ tướng cho chúng tôi và nhân dân biết rõ thỏa thuận tại Thành Đô năm 1990" (hết trích 2) Kiến nghị trên được gửi ông Tư Sang và Ba Dũng đã tròn 4 năm. Đến nay cả 2 ông đều đã nghỉ hưu để "ráng làm người tử tế"! Song rất buồn và đáng trách, giống hệt như các Lãnh đạo cao cấp khác, 2 ông Tư và Ba này đã không trả lời "Kiến nghị 20" một câu! Phải chăng trong đầu và trái tim họ đã mất hết suy nghĩ về nghĩa vụ và trách nhiệm của người lãnh đạo đối với công dân, mà trong trường hợp này lại là đồng đội, đồng chí của mình? Đây quả là cách ứng xử lạ lùng và kỳ cục nếu không nói là thiếu chuẩn mực đạo đức và luật pháp, mà chỉ duy nhất thấy ở lãnh đạo các quốc gia theo thể chế độc tài, toàn trị! Trong số 20 cựu sỹ quan LLVT ký tên, người trẻ nhất nay cũng đã 77 tuổi, còn người cao tuổi nhất đã bước sang tuổi đại thượng thọ: 103 tuổi! Đó là lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền VN tại TQ. Tướng Vĩnh vào Đảng năm 1939, được phong hàm Thiếu tướng năm 1959! Trong tất cả sỹ quan cấp tướng do đích thân Chủ tịch HCM tấn phong, cụ là người duy nhất còn sống cho đến nay! Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh kể lại cho tôi chuyện sau: Lúc đương chức, cả 2 ông Tư Sang và Ba Dũng đều cử phái viên đến thăm cụ. Một lần ông Ba Dũng cử 1 vị tướng đến thăm với mục đích thẳng băng là yêu cầu cụ bớt phê phán và lên án ông ta! Ông tướng này (chỉ bằng tuổi con cụ) nói: "Bác nguyên là Trung ương Ủy viên, tôi cũng là nguyên Ủy viên Trung ương. Bác là sỹ quan cấp tướng, tôi cũng cấp tướng!" Nghe đến đây, cụ bèn ngắt lời khách: "Không dám! Tôi vào Đảng khi anh còn chưa sinh. Còn khi tôi được phong hàm tướng và tham gia BCHTW, có lẽ lúc đó anh mới chỉ học cấp 1. Anh so sánh như vậy là khập khiễng! Vả lại khi tôi được phong tướng và được bầu vào Trung ương, thời kỳ ấy Đảng ta còn rất trong sạch, chứ đâu như bây giờ! Nay tất cả là do đồng tiền chi phối và quyết định, khác hẳn trước đây"! Biết là thất thố và không thể đối đáp tiếp, ông tướng nọ vội vàng cáo lui, lẳng lặng ra về! Đến nay có 1/5 số ký "Kiến nghị 20" đã rời cõi tạm về nơi vĩnh hằng! Đó là Thiếu tướng Lê Duy Mật và 4 đại tá: Bùi Văn Bồng, Phạm Hiện, Nguyễn Thế Trường và Lê Hồng Hà! Xin mạn phép hỏi ông Tư Sang và Ba Dũng: Vì lý do gì mà các ông không phúc đáp và trả lời 4 vấn đề nêu trong "Kiến nghị 20" gửi các ông 4 năm trước? Thực sự là do đâu? Chắc ở dưới suối vàng, 5 sỹ quan quá cố và khả kính kia sẽ không tha thứ cho 2 ông về tội đã phớt lờ bổn phận và đạo lý của mình! Bốn yêu cầu trong "Kiến nghị 20" đâu phải là những đòi hỏi vô lý, ngược lại đấy là những vấn đề rất thiết thực, nằm trong khuôn khổ và phù hợp với Hiến pháp! Trong số ký "Kiến nghị 20" có nhiều người đáng tuổi cha chú hai ông, họ góp phần xương máu trong 3 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để các ông được cơ cấu "làm đày tớ của dân" (lời Chủ tịch HCM)! Đảng bố trí các ông ngồi vào 2 trong 4 ghế tứ trụ triều đình để phục vụ ai? Các ông đã coi khinh, không lên tiếng trả lời, vậy lương tâm các ông còn không? Các ông hành xử bất tín, bất nghĩa, vô chính trị như vậy là ý muốn cá nhân hay theo chỉ đạo của ai đó, thưa 2 ông? Mong rằng cách ứng xử thiếu văn hóa, khiếm nhã và vô đạo lý nói trên sẽ không bao giờ lặp lại trong sinh hoạt chính trị, nhất là trong tư duy của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta! Hà Nội, ngày 2/9/2018. N.Đ.Q. (P/s: Xin mời quý độc giả đọc toàn văn bản "Kiến nghị 20" dưới đây:) KIẾN NGHỊ của 20 cựu sĩ quan LLVT gửi Lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ CHXHCN Việt Nam. Ngày 2 tháng 9 năm 2014. KÍNH GỬI: - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thống lĩnh các Lực lượng Vũ trang nhân dân, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh. - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Chúng tôi là những người lính trọn đời "Trung với Nước, Hiếu với Dân", luôn trăn trở với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và Nhân dân. Đứng trước tình hình nghiêm trọng, đe dọa an ninh, chủ quyền và sự phát triển của Quốc gia, chúng tôi vô cùng lo lắng và thấy cần phải kiến nghị với Lãnh đạo Nhà nước một số điểm như sau. 1. Lực lượng vũ trang mang tên Nhân dân phải luôn luôn vì Nhân dân, nên không được huy động Quân đội và Công an vào bất cứ việc gì có hại cho Nhân dân. Sức mạnh của Lực lượng vũ trang chỉ có được khi dựa vào Nhân dân, nên không được đánh mất tín nhiệm đối với Nhân dân. Vì vậy, để bảo vệ uy tín của Quân đội là lực lượng có nhiệm vụ hiến định "quốc phòng", tức là bảo vệ Tổ quốc trước ngoại xâm, cần chấm dứt ngay việc huy động Quân đội vào những sự vụ mang tính đối kháng với Nhân dân, như giải tỏa đất đai, ngăn chặn các cuộc biểu tình yêu nước ôn hòa… Để khôi phục uy tín của Công an, nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ hiến định "bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm", tuyệt đối không lạm dụng lực lượng Công an vào việc đàn áp những người dân vô tội, chỉ yêu cầu giải quyết quyền lợi hợp pháp của mình. 2. Các chiến sĩ Lực lượng vũ trang chỉ có thể yên tâm rèn luyện và sẵn sàng hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc khi tin tưởng rằng cống hiến của họ luôn được Nhà nước ghi nhận thỏa đáng và gia đình của họ sẽ được Nhà nước chăm sóc chu đáo. Việc cố tình phớt lờ cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 và mấy trận chiến bảo vệ biển đảo không chỉ phủ nhận lịch sử, xúc phạm đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh xương máu vì Tổ quốc, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần và quyết tâm chiến đấu của Lực lượng vũ trang. Đó là sai lầm không được phép tái phạm. Để khắc phục hậu quả, phải nhanh chóng giải quyết những cách cư xử không đúng đối với với thương binh và gia đình liệt sĩ. Đặc biệt, phải sớm khôi phục danh dự và quyền lợi đã bị lãng quên của các liệt sĩ và thương binh đã hy sinh xương máu trong chiến tranh biên giới phía bắc và ngoài biển đảo, gấp rút tu bổ các nghĩa trang liệt sĩ dọc biên giới phía Bắc đã bị bỏ bê hơn hai chục năm qua. 3. Lực lượng vũ trang cần được xác định rõ ràng và chính xác đối thủ, không thể mơ hồ biến thù thành bạn hoặc coi bạn là thù. Đối tượng tác chiến của Quân đội phải là những thế lực có thể đe dọa chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong hiện tại và tương lai, chứ không thể là những đối thủ đã thuộc về quá khứ. Đối tượng khống chế của Công an phải là những kẻ tội phạm và các hành vi vi phạm hiến pháp, pháp luật, dù ở trong hay ngoài bộ máy cầm quyền, chứ không thể là những người dân vô tội. Lịch sử đã chỉ ra rằng Nhân dân ta phải thường xuyên đề cao cảnh giác trước nguy cơ ngoại xâm từ nước láng giềng phương Bắc. Việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 trên vùng đặc quyền kinh tế của của chúng ta, tuy nay đã tạm rút đi, nhưng vẫn cho thấy họ không hề từ bỏ quyết tâm bá chiếm Biển Đông. Lịch sử cũng cho thấy, sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nước cựu thù đã hợp tác với nhau rất hiệu quả và bền vững, ví dụ như mối quan hệ giữa CHLB Đức và ba nước Mỹ, Anh, Pháp, giữa Nhật Bản và Mỹ, giữa Việt Nam và hai nước Pháp, Nhật Bản. Do đó, không thể vì những quan niệm bảo thủ, giáo điều mà đánh mất các cơ hội hợp tác với các cường quốc tiên tiến văn minh, nhằm phát triển kinh tế, công nghệ, nâng cao sức mạnh quốc phòng và tăng cường sự ủng hộ quốc tế trong sự nghiệp bảo vệ đất nước. 4. Là người chủ và người bảo vệ đất nước, Nhân dân và lực lượng vũ trang phải được biết chính xác hoàn cảnh thực tế của Quốc gia. Vì vậy, Nhà nước phải báo cáo rõ ràng với Nhân dân về thực trạng quan hệ Việt-Trung và về những ký kết liên quan đến lãnh thổ trên biên giới, biển đảo và các hợp đồng kinh tế ảnh hưởng lớn đến an ninh và chủ quyền của Quốc gia. Về Hội nghị Thành Đô, có tin nói rằng Tân Hoa xã và Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc đã công bố nội dung thỏa thuận giữa hai bên, trong đó trích dẫn: "Việt Nam mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây... Phía Trung Quốc đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc". Chúng tôi không biết thật giả thế nào, yêu cầu Chủ tịch và Thủ tướng cho chúng tôi và nhân dân biết rõ thỏa thuận tại Hội nghị Thành Đô năm 1990. Chuyến đi thăm Trung Quốc gần đây của đặc phái viên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã thỏa thuận với phía Trung Quốc về ba nguyên tắc chỉ đạo phát triển quan hệ Việt-Trung mà nội dung chỉ nhắc lại những câu sáo ngữ, không nói gì tới thực trạng và các biện pháp chấm dứt các hành động ngang ngược của thế lực bành trướng Trung Quốc xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta trong mưu đồ bá chiếm Biển Đông. Chưa biết bên trong còn có những thỏa thuận cụ thể gì, nhưng toàn dân và toàn quân yêu cầu lãnh đạo Đảng và Nhà nước có đối sách đúng đắn trước mưu đồ và hành vi xâm lược của thế lực bành trướng Trong Quốc, không thể chấp nhận thái độ thể hiện sự thần phục họ, và càng đòi hỏi phải công khai, minh bạch thực trạng quan hệ giữa hai bên. Trên đây là mấy đòi hỏi cấp bách, nhằm khôi phục uy tín của Quân đội và Công an trong Nhân dân, đồng thời tăng cường sức chiến đấu của Lực lượng vũ trang, để có thể đáp ứng được những thách thức to lớn trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. DANH SÁCH KÝ TÊN: 1. Lê Hữu Đức, Trung tướng, nguyên Cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham mưu. 2. Trần Minh Đức, Thiếu tướng, nguyên Phó Tư lệnh hậu cần Mặt trận Trị Thiên - Huế. 3. Huỳnh Đắc Hương, Thiếu tướng, nguyên Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân tình nguyện Việt Nam tại Lào. 4. Lê Duy Mật, Thiếu tướng, nguyên Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu 2, cựu Chỉ huy trưởng Mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) 1979-1984. 5. Bùi Văn Quỳ, Thiếu tướng, nguyên Phó Tư lệnh chính trị Binh chủng Tăng-Thiết giáp. 6. Nguyễn Trọng Vĩnh, Thiếu tướng, nguyên Chính ủy Quân khu 4. 7. Bùi Văn Bồng, Đại tá, nguyên Trưởng Đại diện báo Quân đội Nhân dân tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. 8. Phạm Quế Dương, Đại tá, nguyên TBT tạp chí Lịch sử Quân sự. 9. Nguyễn Gia Định, Nghệ sĩ ưu tú Điện ảnh quân đội. 10. Lê Hồng Hà, nguyên Chánh Văn phòng Bộ Công an, Ủy viên Đảng đoàn Bộ Công an. 11. Phạm Hiện, Đại tá, nguyên Chánh Văn phòng B.68 Đoàn chuyên gia giúp Campuchia. 12. Phạm Xuân Phương, Đại tá, nguyên chuyên viên Cục Nghiên cứu Tổng cục Chính trị. 13. Nguyễn Đăng Quang, Đại tá, nguyên cán bộ Bộ Công an. 14. Đào Xuân Sâm, Cựu chiến binh Hà Nội, nguyên Chủ nhiệm khoa Quản lý kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 15. Tạ Cao Sơn, Đại tá, nguyên Phó Tham mưu trưởng Quân khu 2. 16. Đoàn Sự, Đại tá, nguyên Phó Cục trưởng Cục Xuất bản Tổng cục Chính trị. 17. Lê Văn Trọng, Đại tá, nguyên Trưởng Ban lịch sử Cục Nghiên cứu Bộ Tổng Tham mưu. 18. Nguyễn Thế Trường, Đại tá, nguyên TBT báo Quân giải phóng Trung Trung bộ. 19. Nguyễn Văn Tuyến, Đại tá, cán bộ tiền khởi nghĩa, nguyên cán bộ Viện Lịch sử Quân sự. 20. Nguyễn Huy Văn (tức Kim Sơn), Đại tá, cán bộ lão thành cách mạng, nguyên Phó Trưởng phòng Sở chỉ huy Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu ./. | ||
Trung Quốc đang thu tóm Việt Nam qua chiến thuật “Tằm ăn dâu” và “Sự đã rồi” Posted: 01 Sep 2018 12:41 PM PDT Châu Minh Dũng 1-9-2018 Chiến thuật "tằm ăn dâu" và "sự đã rồi" là hai thủ đoạn ưa dùng của lãnh đạo Bắc Kinh để thỏa mãn cơn khát mở rộng lãnh thổ. Biển Đông là khu vực nhiều lần chứng kiến Trung Quốc sử dụng hai thủ đoạn này. Tuy nhiên, thực tế là chính các vùng, miền trên khắp đất nước Việt Nam lại là các nơi Trung Quốc đã và đang ráo riết áp dụng "tằm ăn dâu" và "sự đã rồi", tạo nên nguy cơ rất lớn với chủ quyền Việt Nam. Chiến thuật "tằm ăn dâu", đúng như tên gọi của nó, là duy trì một loạt các hành động lấn tới ở biên độ nhỏ, giống như loài tằm ăn lá dâu, từ từ, chậm rãi nhưng liên tục. Đến lúc thích hợp, một loạt các tác động nhỏ lẻ được tập hợp, tích lũy sẽ tạo nên tác động, chuyển biến có tính chiến lược. Còn "sự đã rồi" là chiến thuật đi kèm để bảo đảm hiệu quả và duy trì đà tiến của "tằm ăn dâu", giúp cho "tằm ăn dâu" hầu như không thể bị hoàn tác. Đối với Biển Đông, "tằm ăn dâu" được áp dụng qua cách Trung Quốc liên tục huy động cảnh sát biển và "dân quân trên biển" để gây hấn và đe dọa các tàu dân sự của các nước khác. Bắc Kinh còn tạo "sự đã rồi" qua việc bồi đắp, củng cố, tăng cường vũ trang hệ thống căn cứ trên các đảo nhân tạo, để các nước có phản đối cũng không làm gì được, trừ khi chính thức tuyên chiến. Biển Đông là khu vực đứng giữa các tranh chấp quốc tế, nên các diễn biến "tằm ăn dâu" và "sự đã rồi" của Trung Quốc được các nước quan sát và tường thuật rất kỹ. Tuy nhiên, chuyện xảy ra trên đất liền Việt Nam lại là chuyện hầu như của nội bộ người Việt, nên ít được nhắc tới, dù thực tế diễn tiến "tằm ăn dâu" và "sự đã rồi" của Trung Quốc trong lãnh thổ Việt Nam còn dữ dội hơn ở ngoài Biển Đông. Các thủ đoạn này được Trung Quốc áp dụng ở cả các vùng biên giới, các khu vực hiểm yếu có ý nghĩa quân sự, thậm chí cả các khu dân cư dọc theo đất nước Việt Nam và được che giấu cẩn thận bởi chính sự tiếp tay của lãnh đạo và bộ máy tuyên truyền của chế độ cộng sản Việt Nam. Từ những bất thường ở vùng biên giới… Ngày 28/8/2018, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố thông tư cho phép người dân sống ở vùng biên giới Việt – Trung được giao dịch bằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 12/10/2018. Sự việc có vẻ như đơn giản nhằm "góp phần hoàn thiện chính sách thanh toán biên mậu, thúc đẩy hoạt động thương mại biên giới giữa hai nước Việt – Trung", nhưng thật ra chứa đựng những toan tính rất hiểm độc kiểu "tằm ăn dâu" và "sự đã rồi", và được tiếp tay bởi chính lãnh đạo cộng sản Việt Nam. Quá trình xâm lấn ở vùng biên giới được khởi động bằng làn sóng "phủ đầu" của quyền lực mềm là tiền tệ. Điều kỳ lạ là chưa đầy một tháng trước đây, ngay trong bộ máy tuyên truyền của chế độ cộng sản Việt Nam đã có tiếng nói cảnh báo rủi ro với chủ quyền bởi hoạt động "xâm lăng" tiền tệ. Trong bài: Phải xử lý nghiêm việc xâm phạm "chủ quyền tiền tệ" trên Thời báo Kinh Tế Sài Gòn ngày 4/8/2018, LS Trần Đình Dũng trích dẫn điều 3, Pháp lệnh ngoại hối năm 2005: "thực hiện mục tiêu trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam". Về mối liên hệ giữa tiền tệ và chủ quyền, tác giả còn nhấn mạnh: "Bảo đảm các nguyên tắc về 'chủ quyền tiền tệ' là nhằm bảo đảm ổn định nền kinh tế, không bị xâm lấn từ kinh tế bên ngoài, đặc biệt trong thời đại 'quyền lực mềm' của các quốc gia tiên tiến phát huy nhanh tác dụng như hiện nay". Bài viết lưu ý việc khách Trung Quốc mua hàng ở Việt Nam lại quẹt thẻ của ngân hàng Trung Quốc và đề nghị các cơ quan hữu trách xử lý việc vi phạm pháp luật này. Thì nay, các cơ quan hữu trách đã "xử lý" bằng cách… hợp pháp hóa chuyện giao dịch bằng đồng nhân dân tệ ngay trên lãnh thổ Việt Nam, bắt đầu từ các tỉnh biên giới! Với hướng xử lý này, rõ ràng một số người viết có tâm còn sót lại trong bộ máy tuyên truyền cộng sản cũng không thể lên tiếng cảnh báo về rủi ro xâm lăng tiền tệ nữa, và càng không thể đề nghị xử lý vì chính sự đề nghị của họ bây giờ trở thành vi phạm pháp luật, thứ pháp luật do chế độ cộng sản Việt Nam tùy tiện đặt ra và tùy tiện sửa đổi cho hợp với "bạn vàng". Người dân có quyền đặt câu hỏi, phải chăng sự tùy tiện sửa đổi này là dấu hiệu của sự lệ thuộc ngày càng nặng nề của Hà Nội vào Bắc Kinh, đến mức các lãnh đạo Việt Nam không dám (hoặc không thể) phản đối công khai nữa mà chỉ có thể đưa ra các quyết định vì quyền lợi của người Trung Quốc? Làn sóng xâm lăng khởi sự bởi những đồng nhân dân tệ, vốn đã được cảnh báo từ hơn ba năm trước, trên truyền thông cả "lề trái" lẫn "lề phải" (Ngày 5/1/2015, báo Thanh Niên có bài: Kiến nghị cho thanh toán trực tiếp tiền Trung Quốc tại Việt Nam: Rủi ro cho cả nền kinh tế; ngày 9/1/2015, RFA có bài: Cảnh giác Trung Quốc vi phạm chủ quyền tiền tệ), bây giờ đang dần ứng nghiệm theo kiểu "tằm ăn dâu". Lãnh đạo chế độ không thể lập tức hợp thức hóa giao dịch bằng nhân dân tệ trên cả nước, bởi nguy cơ tạo ra làn sóng phản ứng từ dân chúng còn dữ dội hơn đợt tổng biểu tình ngày 10/6/2018, nhưng có thể khởi sự từ vùng biên giới. Cần lưu ý, không phải chỉ đến sự kiện hợp thức hóa giao dịch bằng nhân dân tệ ở các tỉnh biên giới, người Việt mới dần mất chủ quyền ở khu vực này. Trước đó, Trung Quốc đã chiếm được toàn bộ thác Bản Giốc. Hơn sáu năm trước, trả lời phỏng vấn VOA, nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh cho biét: Bằng việc chiếm thác Bản Giốc, Trung Quốc sở hữu luôn một dải đất chạy dài từ cồn Pò Thoong cho đến chân thác, nghĩa là mở được đường xuống vùng thung lũng sông Quây Sơn ở phía trên thác, một lợi thế quân sự đáng lưu ý trong tình huống xảy ra chiến tranh. Theo ông Lĩnh, Trung Quốc dĩ nhiên không từ bỏ cơ hội và đã xây dựng các công sự, cơ sở hạ tầng ở phần đất cạnh thác Bản Giốc này. Trong khi các lãnh đạo cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục chọn thái độ im lặng và cúi đầu trước "bạn vàng". …đến hoạt động "nhượng địa" trên khắp đất nước Nhờ sự trợ giúp tận tình của các lãnh đạo cộng sản Việt Nam, Trung Quốc còn triển khai nhân lực ở không ít các khu vực hiểm yếu trên lãnh thổ Việt Nam. Cuối năm 1974, đầu năm 1975, trong quá trình bức tử chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, tướng lĩnh chế độ Bắc Việt nhận định rằng Tây Nguyên là mục tiêu chiến lược bởi vai trò "nóc nhà Đông Dương", thì đến năm 2009, Trung Quốc đưa được người vào Tây Nguyên mà không mất một viên đạn, dưới danh nghĩa công nhân của dự án khai thác bauxite. Trước đó, một "công thần" của chế độ cộng sản là tướng Võ Nguyên Giáp (cũng chính là người thường bàn về vai trò của Tây Nguyên đối với ba nước Đông Dương) đã ba lần viết thư đề nghị lãnh đạo chế độ dừng dự án bauxite, nhưng vẫn không thể lay chuyển được "đồng chí X" và các đồng sự. Đến nay, dự án bauxite Tây Nguyên hiện nguyên hình là "quả bom nợ", đồng thời tạo ra rủi ro môi trường rất lớn cho cả Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Các dự án có dấu tay "bạn vàng" như nhà máy thép Formosa ở cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh, cụm nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân ở huyện Tuy Phong, Bình Thuận, nhà máy Bột giấy Phương Nam ở Long An… đều là các chiến thuật "tằm ăn dâu" để người Trung Quốc từ từ gặm nhấm lãnh thổ Việt Nam, cũng như tạo ra gánh nặng kinh tế và rủi ro môi trường để làm suy yếu người Việt. Bên cạnh các nhà máy làm thì ít phá thì nhiều, Trung Quốc cũng chú ý đầu tư các dự án bất động sản dọc theo duyên hải. Một dự án mờ ám đã được nhà báo Lê Anh Hùng cảnh báo hai năm trước là dự án khu nghỉ dưỡng Hồ Tràm Strip, được đầu tư bởi một "công ty ma" có bàn tay Trung Quốc. Ông Hùng lưu ý, một "công ty ma" khác cũng liên quan đến Trung Nam Hải đã làm dự án khu nghỉ dưỡng Bãi Chuối ở đèo Hải Vân, một trong những vị trí hiểm yếu và nhạy cảm nhất trên lãnh thổ Việt Nam. Nếu chúng ta đánh giá quá trình xâm lăng bằng quyền lực mềm từ Bắc Kinh dựa trên tư duy quân sự từ Thế Chiến Thứ Hai trở về trước, thì có vẻ Trung Quốc chưa xâm phạm được nhiều đến Việt Nam. Tuy nhiên, nếu áp dụng kinh nghiệm của các vùng đất đã bị xâm lược theo cách không chính thức ở châu Phi, Trung Đông, Đông Âu từ sau Thế Chiến Thứ Hai đến nay, thì thực tế là lãnh thổ Việt Nam đang bị uy hiếp nghiêm trọng. Với số lượng nhân lực Trung Quốc vẫn đang tiếp tục triển khai trên các vùng trọng yếu ở lãnh thổ Việt Nam, cùng với sự phụ thuộc ngày càng nặng nề của nền kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc, thực tế lãnh đạo Bắc Kinh không cần phát động chiến tranh, mà chỉ cần các chính biến với yếu tố quân sự đóng vai trò thứ yếu, đã có thể tác động đến sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Vòng vây mà Trung Quốc thiết lập nhằm thu tóm lãnh thổ Việt Nam đã và đang hiện hữu trên cả nước và đang ngày càng khép chặt. Sau một thời gian người Trung Quốc tràn vào lãnh thổ Việt Nam, dưới danh nghĩa "công nhân" làm ở các nhà máy, dự án có bóng dáng Trung Quốc, hoặc "khách du lịch" qua các "tour 0 đồng", nay các lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã bắt đầu hợp thức hóa việc giao dịch bằng tiền Trung Quốc. Có vẻ như tất cả những gì đang diễn ra trên cả nước hiện nay đều phù hợp với quá trình đẩy Việt Nam phụ thuộc vào Trung Quốc, đến mức gần như không thể thoát ra. Viễn cảnh đất nước bị Bắc thuộc thêm một lần nữa tưởng chừng rất xa, nhưng hóa ra lại rất gần. | ||
Thủ tướng Mahathir từng bước kéo Malaysia ra khỏi gọng kềm Trung Quốc Posted: 01 Sep 2018 12:28 PM PDT Mai Vân (RFI)
Ngày 27/08/2018, thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad xác định rằng chính quyền của ông sẽ không cho phép người nước ngoài mua các căn hộ dân cư trong dự án Forest City của Trung Quốc, trị giá 100 tỷ đô la ở bang Johor. Đây là quyết định mới nhất của tân chính phủ Malaysia nhằm đưa đất nước thoát ra khỏi vòng kềm tỏa của Trung Quốc mà chính phủ tiền nhiệm bị cho là đã chui vào. Động thái này đã nối tiếp theo quyết định hủy bỏ hai dự án lớn của Trung Quốc tại Malaysia, bị đánh giá là quá tốn kém nhưng không mang lại ích lợi cho đất nước. Trong một bài phân tích ngày 20/08/2018 mang tựa đề : « "Chúng tôi không đủ sức gánh vác điều đó": Malaysia kháng lại tầm nhìn của Trung Quốc – "We Cannot Afford This": Malaysia Pushes Back Against China's Vision », nhật báo Mỹ The New York Times đã nêu bật quyết tâm của tân thủ tướng Malaysia trong việc tránh không cho nước ông bị rơi vào bẫy nợ mà Trung Quốc đang giăng ra. Malaysia, theo tờ báo Mỹ, là một ví dụ về « một đất nước từng ve vãn đầu tư Trung Quốc, giờ đây lo ngại mang nợ quá tải do những đề án to lớn vừa không sinh lợi, vừa không cần thiết – ngoại trừ đối với Trung Quốc ». Dự án vô ích đối với nước sở tại nhưng có lợi cho Trung Quốc Bài phân tích trước hết nêu bật một số dự án trọng điểm tại Malaysia đã được Trung Quốc đầu tư với mục tiêu không nói ra là phục vụ cho ý đồ bành trướng thế lực của Bắc Kinh. Tại khu vực yết hầu trên tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất của thế giới, nơi mà phần lớn thượng mại của châu Á trung chuyển, một tập đoàn năng lượngTrung Quốc đã đầu tư vào một cảng nước sâu lớn, có khả năng đón một hàng không mẫu hạm. Một tập đoàn Nhà nước khác của Trung Quốc cũng đang tân trang một hải cảng ngay bên bờ Biển Đông, nơi đang có tranh chấp gay gắt. Ở gần đó, một mạng lưới đường sắt, phần lớn do ngân hàng Nhà nước Trung Quốc tài trợ, cũng đang được xây dựng, hầu vận chuyển nhanh hàng hóa Trung Quốc dọc theo một Con Đường Tơ Lụa Mới. Một tập đoàn khác nữa của Trung Quốc đang tạo ra 4 hòn đảo nhân tạo có thể dùng cho hơn 750 000 người ở, và dự án này đang được quảng cáo rầm rộ cho công dân Trung Quốc. Tất cả các đề án nói trên đều được xây dựng ở Malaysia, một quốc gia dân chủ ở Đông Nam Á được Trung Quốc xem là một trọng tâm trong nỗ lực tăng cường ảnh hưởng trên toàn cầu. Tuy nhiên, theo New York Times, nếu trước đây Malaysia đi đầu trong việc ve vãn đầu tư Trung Quốc, thì hiện nay nước này lại đang ở tuyến đầu của một hiện tượng mới : Đó là phản kháng lại Bắc Kinh trong bối cảnh nhiều quốc gia đang lo ngại bị chìm trong công nợ, với các đề án không sinh lợi, và cũng không cần thiết cho nước đó, nhưng lại có giá trị đối với Trung Quốc hoặc là về mặt chiến lược, hoặc là để đưa những nhân vật mạnh thân Bắc Kinh lên nắm quyền. Đòn chống Trung Quốc của tân thủ tướng Malaysia Sau 5 ngày viếng thăm Trung Quốc, thủ tướng Malaysia, Mahathir Mohamad, hôm thứ 21/08 đã chính thức cho biết là ông đã ngưng 2 dự án của Trung Quốc, trị giá hơn 22 tỷ đô la. Chính phủ Malaysia tiền nhiệm bị cáo buộc là vẫn ký các thỏa thuận với Trung Quốc, dù biết rằng đó là các thỏa thuận tồi, chỉ vì muốn bù đắp cho một quỹ đầu tư Nhà nước bị tai tiếng tham nhũng, và có tiền để chi cho việc tiếp tục nắm quyền. Thông điệp của ông Mahathir trong các cuộc gặp với các quan chức Trung Quốc hay trong những nhận định trước công chúng rất rõ ràng và không một chút mơ hồ. Phát biểu hôm 20/08 tại Bắc Kinh sau khi gặp đồng nhiệm Trung Quốc Lý Khắc Cường, thủ tướng Malaysia cho biết : « Chúng tôi không muốn để xuất hiện một hình thức thực dân mới, vì các nước nghèo không thể cạnh tranh với nước giàu ». Ảnh hưởng Trung Quốc tại Malaysia gặp gió ngược Theo New York Times, trước đây, kịch bản dùng tiền để tăng cường ảnh hưởng mà Trung Quốc thường áp dụng đã từng phát sinh hiệu quả tại Malaysia. Giờ đây tình thế đã khác. Bắc Kinh đã thành công hoàn toàn trong việc chiêu dụ cựu thủ tướng Najib Razak với những khoản tín dụng dễ dãi và những đề án to lớn, qua đó ký kết được những thỏa thuận có tính chất chiến lược, phục vụ cho những tham vọng của Trung Quốc. Nhưng vào tháng 5 vừa qua, ông Najib đã bị thua trong cuộc bầu cử. Cử tri Malaysia đã quá mệt mỏi với các vụ tai tiếng tham nhũng vây quanh ông, trong đó có một số dính líu đến các thỏa thuận đầu tư quan trọng của Trung Quốc ở Malaysia. Còn ông Mahathir, 93 tuổi, được bầu vào chiếc ghế thủ tướng, với nhiệm vụ bao gồm việc đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nợ nần chồng chất, bị bóp nghẹt dưới khoản nợ kếch xù 250 tỷ đô la, mà một phần không nhỏ là nợ các công ty Trung Quốc. Từ Sri Lanka, Djibouti cho đến Miến Điện hay Montenegro, những nơi nhận tiền từ các đề án hạ tầng cơ sở do Trung Quốc tài trợ trong kế hoạch Con Đường Tơ Lụa Mới, đều đã khám phá ra rằng đầu tư Trung Quốc đi kèm theo những điều không mấy thuận lợi như không được đấu thầu công khai, dẫn đến các hợp đồng bị đội giá. Hiện nay, đã xuất hiện những mối lo ngại theo đó Trung Quốc tung tiền đầu tư ở nước ngoài để giành chỗ đứng ở một số nơi được xem là có giá trị chiến lược cao nhất thế giới, và có dấu hiệu là Bắc Kinh cố tình gài các nước gặp khó khăn vào bẫy nợ để gia tăng ảnh hưởng và uy thế thống trị trong lúc mà ảnh hưởng của Mỹ nhạt đi ở các nước đang phát triển. Theo đánh giá của nhà kinh tế chính trị người Malaysia, Khor Yu Leng, nghiên cứu về đầu tư Trung Quốc ở Đông Nam Á, thì « Trung Quốc chắc hẳn là đã nghĩ rằng "chúng ta có thể lấy được những hàng giá rẻ ở đấy"… Họ có đủ kiên nhẫn để chơi trò dài hạn, chờ cho những người tại chỗ lậm sâu vào nợ rồi đến lấy tất cả về cho Trung Quốc. » Theo lời của ông Mahathir, khi có mặt ở Bắc Kinh, ông đã hủy một hợp đồng với tập đoàn Xây Dựng Viễn Thông Trung Quốc – CCCC (China Communication Construction Company) nhằm xây dựng tuyến đường xe lửa ở bờ biển phía đông – East Coast Rail Link, được cho là tốn kém cho chính phủ Malaysia 20 tỷ đô la. Ông cũng hủy bỏ một thỏa thuận trị giá 2,5 tỷ đô la, xây đường ống dẫn khí đốt với công ty con của một tập đoàn năng lượng khổng lồ của Trung Quốc. Trước đó ông đã ra lệnh tạm dừng các dự án đó, điều đã khiến cho một số nhà phân tích cho rằng ông muốn đàm phán lại hợp đồng nhân chuyến thăm Trung Quốc. Thế nhưng rốt cuộc ông đã loan báo việc hủy các hợp đồng đó, giải thích rằng « toàn bộ vấn đề là phải vay quá nhiều tiền, điều mà Malaysia không cáng đáng nổi và không thể trả nổi vì đó là những dự án mà Malaysia không cần ». Một báo cáo ngày 16/08 của bộ Quốc Phòng Mỹ nói rằng « ý đồ của Sáng Kiến Một Vành Đai Một Con Đường BRI là nhằm phát triển quan hệ kinh tế chặt chẽ với các quốc gia khác, bẻ quyền lợi các nước này đi theo quyền lợi của Trung Quốc và răn đe những động thái tranh chấp hay chỉ trích Trung Quốc trên những vấn đề nhạy cảm ». Theo báo cáo này thì « kinh tế của những quốc gia tham gia vào Con Đường Tơ Lụa Mới có thể trở thành lệ thuộc vào vốn liếng Trung Quốc mà Trung Quốc có thể sử dụng để thu lợi cho chính mình ». Tân bộ trưởng Tài Chính Malaysia, Lim Guan Eng, đã nêu lên ví dụ của Sri Lanka mà cảng nước sâu do một tập đoàn Nhà nước Trung Quốc xây dựng đã không thu hút được khách hàng, và quốc gia Nam Á mang đầy nợ này đã bị buộc phải nhượng cảng và khu đất chung quanh cho Trung Quốc trong thời hạn 99 năm, và như thế là giao cho Trung Quốc một tiền đồn sát một trong những tuyến hàng hải nhộn nhịp nhất. Ông Lim khẳng định : « Chúng tôi không muốn lâm vào tình cảnh như Sri Lanka, không thể trả nợ và rốt cuộc phải để cho Trung Quốc lấy đi dự án ». Trả lời phỏng vấn gần đây của báo The New York Times, ông Mahathir đã nói rõ những gì ông nghĩ về chiến lược của Trung Quốc : « Họ biết là khi cho một nước nghèo vay những khoản tiền lớn, thì cuối cùng họ có thể lấy dự án về cho chính họ ». Thủ tướng Malaysia nói thêm : « Trung Quốc biết rất rõ là chính họ đã phải chấp nhận những thỏa thuận bất bình đẳng mà các cường quốc phương Tây đã áp đặt đối với Trung Hoa trong quá khứ ». Ông Mahathir ám chỉ các nhượng bộ của Trung Quốc sau thất bại trong cuộc chiến tranh nha phiến. « Do vậy, Trung Quốc nên thông cảm với chúng tôi. Họ biết là chúng tôi không gánh vác nổi các món nợ ». Đối với The New York Times, ông Mahathir là một nhân vật không hề ngần ngại đứng lên chống lại các siêu cường. Lúc làm thủ tướng từ năm 1981 đến năm 2003, ông đã chống lại Hoa Kỳ và các cường quốc phương Tây khác mà theo ông muốn kềm hãm những quốc gia đang phát triển như Malaysia. Edmund Terence Gomez, chuyên gia chính trị kinh tế Đại Học Malaya nhận định : « Mahathir hiện đang cho rằng Trung Quốc là một thế lực bá quyền. Ông luôn luôn dè chừng trước các thế lực hùng mạnh. Trước đây là Mỹ, bây giờ là Trung Quốc ». |
You are subscribed to email updates from Dân quyền. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét