“NXB Thế Giới in sách lớp 1 có hình lưỡi bò Trung Quốc” plus 16 more |
- NXB Thế Giới in sách lớp 1 có hình lưỡi bò Trung Quốc
- Ai là người chịu trách nhiệm chính?
- Việt - Nhật gia tăng hợp tác quốc phòng đối phó Trung Quốc ở Biển Đông
- Ba kịch bản cho tương lai thể chế của Trung Quốc
- TP HCM nhận sai vì điều chỉnh quy hoạch chưa xin phép Thủ tướng
- TÌM RA THỦ PHẠM GÂY NÊN CĂN BỆNH BÍ ẨN CỦA NHÂN VIÊN NGOẠI GIAO MỸ MẮC PHẢI TẠI CU BA VÀ TRUNG QUỐC
- Truyện xưa tích cũ: Trúc Mai có phải là cây trúc và hoa mai?
- 6 GIÁ TRỊ MỸ KHÔNG THỂ MUA BẰNG TIỀN
- Áp thuế chỉ là mở màn, đây mới là chuỗi đòn chính mà ông Trump sẽ thẳng tay giáng xuống Trung Quốc
- ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC ĐÃ HỦY DIỆT NỀN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG NHƯ THẾ NÀO?
- HỌC GIẢ NGUYỄN HỮU ĐANG SÁM HỐI: " CHƯA ĐỦ GIỎI NÊN TOÀN DANH MÀ KHÔNG GIỮ ĐƯỢC TOÀN THÂN..."
- PHÁI THÂN TRUNG " PHẢN PHÁO" ĐƠN TỐ CÁO CỦA TƯỚNG LÊ MÃ LƯƠNG VÀ NHÓM TÁC GIẢ SÁCH " VÒNG TRÒN BẤT TỬ"...
- Cựu TT Obama, Bush truy điệu TNS McCain, kín đáo quở trách TT Trump
- Tiền đâu làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam?
- Báo Mỹ: Trung Quốc bắt đầu dính đòn “hồi mã thương”
- Vị trí địa chính trị của Đà Nẵng năm 1858 và ngày nay
- TT MALAIXIA MAHATHIR:NGƯỜI MALAXIA SẼ KHÔNG ĐỦ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH VỚI NGƯỜI TRUNG QUỐC NẾU ĐỂ HỌ VÀO Ồ ẠT...
NXB Thế Giới in sách lớp 1 có hình lưỡi bò Trung Quốc Posted: 03 Sep 2018 01:39 PM PDT Quyển sách có nhan đề: "Wow! Những bí mật kỳ diệu dành cho học sinh lớp 1", do NXB Thế Giới phát hành, có in hình đường lưỡi bò chín đoạn của Trung Quốc. Phát hiện trên được Facebooker Huan Nguyen chia sẻ lên trang cá nhân của mình vào hôm 2/9. | ||||
Ai là người chịu trách nhiệm chính? Posted: 03 Sep 2018 01:34 PM PDT Hàn Vĩnh Diệp 3-9-2018 Anh bạn vong niên của tôi đến thăm và đưa cho mượn tác phẩm "Gặp Tố Hữu tại biệt thự 76 Phan Đình Phùng" (Những tâm sự của nhà thơ Tố Hữu). Anh bạn nguyên là cán bộ Tuyên giáo tỉnh, mới nghỉ hưu. Anh nói: Khi tác phẩm này ra đời, ở cơ quan anh cũng phổ biến một thông tri của Ban tư tưởng – văn hóa (Ban tuyên giáo) TW do trưởng ban Nguyễn Khoa Điềm ký, vạch rõ tính chất phản động của tác phẩm và yêu cầu ban Tuyên giáo các cấp hướng dẫn đảng viên, cán bộ, nhân dân không lưu hành. Trưởng ban có tóm tắt sơ lược nội dung tác phẩm, anh em cố tìm đọc nguyên bản để xem nó phản động bôi bác ông Tố Hữu và đảng ta như thế nào? Nhưng không tìm thấy. Trên lãnh đạo ban chắc có nhưng không chuyển cho cán bộ xem. Hồi ấy, quy định bảo quản, lưu hành văn bản, tư liệu "mật" nghiêm lắm. Từ Thường vụ, cấp ủy viên, trưởng ban, phó ban đến chuyên viên, cán bộ … rõ ràng, chặt chẽ lắm, không lơ mơ, lộn xộn như bây giờ. Ngay như, bản tin tham khảo "xanh" của Thông tấn xã Việt Nam cũng chỉ trưởng, phó phòng trong ban mới được đọc. Tôi hỏi: Không biết nội dung thì hướng dẫn thế nào? Đáp: Thì vậy, trên bảo thế nào mình nói lại thế ấy! Tập sách này, vừa rồi đến chơi với anh bạn trước là công an văn hóa. Nói chuyện, anh ta đưa cho mượn, cứ dặn đi dặn lại phải bảo quản kỹ, không được chuyền tay … Những năm đầu 2000, chúng tôi đã được biết chuyện ông Nguyễn Khoa Điềm – Ủy viên Bộ chính trị, Trưởng ban tư tưởng – văn hóa TW phản ứng, công kích tác phẩm "Tâm sự của Tố Hữu". Đây là một trong những cung cách quản lý, kiểm soát, trói buộc hoạt động văn hóa – nghệ thuật và văn nghệ sỹ, cung cách này cho đến nay không hề thay đổi. Vì thế, chuyện tuy cũ, nhưng nói lại chắc vẫn còn mang tính thời sự. Theo thông lệ của Đảng ta các tác phẩm văn học nghệ thuật muốn ra mắt đông đảo bạn đọc bằng con đường "chính thống" đều phải qua khâu kiểm duyệt khắt khe, nghiệt ngã của Ban biên tập – Nhà xuất bản (đằng sau là Ban tuyên giáo – trước còn gọi là Ban tư tưởng – văn hóa và công an văn hóa). Những tác phẩm có đôi ba trang, đoạn, chương … nội dung không phù hợp hay sai trái … với tư tưởng, đường lối, chính sách của Đảng phải cắt bỏ hoặc bị loại không được xuất bản. Một số tác phẩm bị xem là "có vấn đề" bằng cách nào đó ra đời, tất nhiên là có sự đồng thuận ngầm của Ban biên tập nhà xuất bản thì lập tức có lệnh thu hồi, tiêu hủy, cấm lưu hành. Các tác phẩm "ngoài luồng" bị công an truy bức, thu hồi; tác giả bị hạch sách, có người phải tù tội. Loại này, tuyên giáo – công an âm thầm làm việc, không "đao to búa lớn" ầm ĩ. Nhưng trường hợp với tác phẩm "Gặp Tố Hữu tại biệt thự 76 Phan Đình Phùng (Nhà thơ Tố Hữu tâm sự)" thì lại ngoại lệ, ông Nguyễn Khoa Điềm với tư cách là ủy viên Bộ chính trị BCH TW Đảng, trưởng Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương đảng (Ban tuyên giáo) đã đăng đàn hùng hổ tuyên cáo, chỉ trích tác phẩm ấy là "ngụy tạo, vu khống" đ/c Tố Hữu nói riêng và Đảng nói chung. Bà Vũ Thị Thanh – vợ và là thư ký (do Ban bí thư, Ban CTTW bổ nhiệm) của ông Tố Hữu cũng lên tiếng phản bác, công kích người viết tác phẩm trên. Có dư luận cho rằng bà Thanh bị ép dọa cắt các chế độ đãi ngộ, nhà cửa đang được hưởng nếu không nói theo lệnh trên? Bởi, trước khi phát hành tác giả đã gởi bản thảo đến cho bà. Tác phẩm "Tâm sự của Tố Hữu" – Ghi chép của nhà báo Nhật Hoa Khanh được phát hành dưới dạng chuyền tay trong bạn đọc. Phần viết về quan hệ của Tố Hữu với Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp được trích đăng nguyên văn trên các báo Tiền Phong, QĐND, Người Cao Tuổi … Nội dung chính của tác phẩm là ghi chép lời kể về suy nghĩ, tình cảm "chân thành" của Tố Hữu đối với Đại tướng TTL và các nhà văn hóa, văn nghệ sỹ, khoa học v.v… bị xử trí một cách nghiệt ngã, tàn bạo trong các vụ án văn: Nhân văn giai phẩm – Báo văn – xét lại chống đảng, và rải rác suốt từ năm 1960 đến nay. Dư luận đặt dấu hỏi (và tất nhiên là không nhân vật có trách nhiệm nào, không một tổ chức có quyền uy nào giải đáp công khai minh bạch trước công luận câu hỏi này). Nếu tác phẩm này là ngụy tạo, vu khống ông Tố Hữu thì tại sao các cơ quan ban Tuyên giáo Trung ương, công an, Bộ Văn hóa và bà Thanh không kiện ra tòa án nhà báo Nhật Hoa Khanh và các tổng biên tập báo Tiền Phong, QĐND …? Có lẽ các vị với quyền thế "nghiêng ngả trời đất" nhưng không thể khởi kiện hoặc truy bức, kỷ luật được vì ông Nhật Hoa Khanh có băng ghi âm lời nói hoặc bút tích của Tố Hữu! Về Tố Hữu, nhiều tư liệu đã viết về công – tội của ông. Ở đây chỉ xin nhắc lại những nét chính. Đại thể, sự nghiệp "lẫy lừng" của ông có thể phân ra hai thời kỳ. – Trước tháng 8 năm 1945: Ông là nhà thơ – hoạt động cách mạng. Thời kỳ này ông có một số bài thơ hay, khơi gợi lòng yêu nước, cổ súy tinh thần đấu tranh cách mạng, thu hút được sự chú ý của quần chúng, nhất là tầng lớp thanh niên giàu lòng yêu nước thương nòi. – Sau cách mạng tháng 8 đến những năm 80: Ông là nhà hoạt động chính trị và làm thơ. Thời kỳ này, ông cũng có một vài bài thơ hay nhưng phần nhiều là dạng thơ "diễn ca" minh họa đường lối chính sách, hô hào, tuyên truyền cổ động … giá trị nghệ thuật bình thường. Nhưng, trong lĩnh vực hoạt động chính trị, vai trò của ông khá nổi bật. Ông tham gia lãnh đạo khởi nghĩa cướp chính quyền ở Huế, Thuận Hóa, giữ cương vị Bí thư Thành ủy, Tỉnh ủy. Thời gian này đã xảy ra vụ án sát hại nhà văn hóa Phạm Quỳnh và ông Ngô Đình Khôi, cùng con trai Ngô Đình Huân. Nhiều nhân chứng lịch sử, lúc ấy đang giữ cương vị lãnh đạo chính quyền Huế, Thuận Hóa như các ông Tôn Quang Phiệt, Nguyễn Lân … đều xác định họ không biết việc bắt, giết những nhân vật này. Đó là do lệnh của trên tức là lệnh của Tỉnh ủy, xứ ủy, bấy giờ do Tố Hữu, bí thư Tỉnh ủy và Nguyễn Chí Thanh, bí thư xứ ủy Trung bộ. Cụ Hồ nói với các con cụ Phạm Quỳnh đại ý là: cụ rất tiếc, khi cụ biết thì việc đã rồi. Nếu Tỉnh ủy Thuận Hóa (Huế), xứ ủy Trung Kỳ báo cáo xin chỉ thị của chủ tịch Hồ Chí Minh, chắc chắn các ông Phạm Quỳnh, Ngô Đình Khôi sẽ được hưởng sự khoan hồng của chính phủ như các ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Vi Văn Định … Vì thế, theo công luận đến nay cho rằng: Vụ án sát hại nhà văn hóa Phạm Quỳnh, Ngô Đình Khôi năm 1945 không thể không có sự chỉ đạo của Tố Hữu và Nguyễn Chí Thanh. Từ năm 1947 trở đi, Tố Hữu được điều lên TW và giữ các cương vị trọng yếu: Phó ban, Trưởng ban tuyên huấn (tuyên giáo) TWĐ, Phó thủ tướng, những năm cuối năm 70 – đầu 80, là Phó thủ tướng thường trực. Ông là đồng tác giả và là người thực hiện hăng hái, tích cực nhất vụ án chính trị chống xét lại (thực chất là một thủ đoạn chính trị nham hiểm nhằm loại bỏ những nhân tài chân chính, thực sự trung với nước, hiếu với dân); những chủ trương "làm nghèo đất nước – làm khổ nhân dân" như: cải tạo tư sản công thương nghiệp ở miền Nam; xây dựng 400 pháo đài huyện; nhập xã, huyện, tỉnh thành; thiết kế xây dựng các mô hình công nông liên hợp XHCN, điển hình quái gở nhất là Quỳnh Lưu sắp xếp lại giang san của cái ông bí thư mà dân gọi là ông Mao Trạch Đợi; giá lương – tiền, v.v… Đặc biệt đối với lĩnh vực văn hóa – văn học nghệ thuật ông trực tiếp phụ trách từ năm 1947 đến nhiều năm sau này, ông đã có "công rất lớn" trong việc hủy hoại nền văn hóa, văn học nghệ thuật dân tộc. Trong kháng chiến chống pháp, Tố Hữu chủ trì việc thực hiện các chủ trương "phi văn hóa" gây sự bất bình trong giới văn nghệ sỹ, nhân dân như: bài xích, cấm đoán các loại hình văn nghệ dân tộc: tuồng, chèo, cải lương, vọng cổ, dân ca; phủ định các trào lưu văn học trước cách mạng tháng 8: Tự lực Văn Đoàn, hiện thực phê phán, xuân thu nhã tập … Tố Hữu là một "pháp sư cao tay ấn" trong việc "tẩy não" buộc các văn nghệ sỹ tự nguyện đi kháng chiến chống Pháp từ bỏ những đứa con tinh thần của mình đã sáng tạo trước năm 1945. Hòa bình lập lại 1954, Tố Hữu đã trực tiếp chỉ đạo liên tiếp các vụ án chính trị – tư tưởng trong giới văn hóa – văn học nghệ thuật được coi là "phi hiện thực XHCN" v.v… Dưới ngọn đòn chuyên chính vô sản tàn bạo, vô nhân tính của đảng mà Tố Hữu là người giữ vai trò chủ chốt, nhiều nhà văn hóa, văn nghệ sỹ nổi tiếng đã bị triệt tiêu, như: Nguyễn Mạnh Tường, Phan Khôi, Vũ Đình Hòe, Trần Đức Thảo, Trương Tửu, Đào Duy Anh, Minh Tranh, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Nguyễn Đỗ Cung, Văn Cao, Nguyễn Sáng, Nguyễn Hữu Đang v.v… Nhiều văn nghệ sỹ tài năng, cương trực, có tư duy độc lập như Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Nguyễn Bính, Hữu Loan, Quang Dũng, Đặng Đình Hưng, Sỹ Ngọc, Phùng Quán v.v… bị loại khỏi văn đàn và xã hội, có người bị hủy hoại tinh thần, chết một cách thảm thương, có người bị bắt cầm tù vô cớ, bị tra tấn dã man hàng chục năm trời; không ít văn nghệ sỹ có triển vọng mới xuất hiện trên văn đàn như Nguyễn Dậu, Hoàng Cát, Bùi Ngọc Tấn, Phù Thăng v.v… đã bị đánh gục "không thương tiếc". Chính Tố Hữu là đao phủ của các vụ khủng bố đen có một không hai trong lịch sử văn hóa nước nhà. Công luận còn cho biết một khía cạnh khác trong nhân cách của Tố Hữu là ông thực thi hành động chuyên chính thô bạo đối với các nhà văn hóa lỗi lạc, các văn nghệ sỹ tài danh không chỉ vì quan điểm, ý thức chính trị cực tà mà còn do đố kỵ, không muốn ai hơn mình và cả sự thù hằn cá nhân nữa. Tiêu biểu là việc hành xử của Tố Hữu: đóng cửa phòng triển lãm tranh và cấm ca khúc Tiến về Hà Nội đầu thời kỳ chống Pháp và ca khúc Mùa xuân đầu tiên sau năm 1975 của Văn Cao vì khoảng năm 1947, trong một lần trò chuyện thân tình, Văn Cao đã chê thơ Tố Hữu! Trong "Tâm sự của Tố Hữu"- Nhật Hoa Khanh ghi, Tố Hữu phủ nhận hoàn toàn tội ác của mình. Bằng một giọng điệu Huế "rất Tố Hữu", ông hết lời ca tụng tài năng, đức độ phẩm cách các nhà văn hóa, văn nghệ sỹ bị bức hại; đặc biệt ngưỡng mộ Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp – người mà ông đã vào hùa với Nguyễn Chí Thanh và phe lũ Lê Đức Thọ – Lê Duẩn vu vạ có âm mưu "đảo chính"; lệnh cho báo chí chính thống không được nhắc đến tên tuổi – công tích của Đại tướng TTL trong các dịp kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, Điện Biên Phủ trên không, giải phóng miền Nam – thống nhất đất nước…* Dư luận vừa ngạc nhiên vừa thú vị trước thái độ hoảng hốt của ông Nguyễn Khoa Điềm và Ban TTVH (ban tuyên giáo) TWĐ. Lẽ thường tình, khi tác phẩm này ra đời, Ban TTVH và ông Nguyễn Khoa Điềm phải "lập tức" chỉ đạo các nhà xuất bản lớn của Đảng – Nhà nước in – phát hành rộng rãi tác phẩm ấy để "minh oan" cho Tố Hữu – người "thủ lĩnh kiệt xuất" của mặt trận tư tưởng – văn hóa của Đảng trong mấy chục năm qua. Nhưng, các vụ án chính trị trong văn học nghệ thuật, sự đày đọa các nhà văn hóa, văn nghệ sỹ là một sự thật 100% không ai không biết, không một tổ chức nào, một lãnh đạo nào của Đảng, Nhà nước có thể chối bỏ. Tố Hữu với cương vị ủy viên Bộ chính trị, Phó thủ tướng chính phủ – đặc trách công tác tư tưởng – văn hóa – khoa giáo là người chỉ huy chính các vụ án ấy lại rất có cảm tình, tôn trọng, ngưỡng mộ các "nạn nhân" mà chỉ do thừa hành nhiệm vụ theolệnh; vậy lệnh ấy là của ai, ai mới thực sự là người chỉ đạo, người chịu trách nhiệm trước lịch sử và dân tộc? Phủ nhận nội dung tác phẩm "Tâm sự của Tố Hữu" thì mặc nhiên công nhận tội ác của ông Tố Hữu như công luận đã từng lên án. Nhưng chấp nhận tác phẩm ấy là công khai vạch trần đường lối chính sách của tập đoàn lãnh đạo; và phải chăng, đường lối, chính sách lãnh đạo ấy vẫn được thực thi cho đến ngày nay. Tác phẩm "Tâm sự của Tố Hữu" đã đẩy ông Nguyễn Khoa Điềm – Ban tư tưởng – văn hóa (Ban tuyên giáo) Bộ công an và TWĐ vào con đường lúng túng – luẩn quẩn! _____ * Nhà văn Sơn Tùng cho biết: Một lần ông Tố Hữu – ủy viên BCT, Phó thủ tướng thường trực đi công tác nước ngoài về. Nhiều quan chức đảng, chính phủ ra sân bay đón. Tố Hữu vui vẻ cám ơn và bắt tay từng người. Đến lượt Phó thủ tướng Võ Nguyên Giáp chào, đưa tay ra thì Tố Hữu ngoảnh đi bắt tay, nói chuyện với người khác! Bình | ||||
Việt - Nhật gia tăng hợp tác quốc phòng đối phó Trung Quốc ở Biển Đông Posted: 03 Sep 2018 01:21 PM PDT Việt Nam và Nhật Bản có chung một mối bận tâm : sức mạnh và mối đe dọa từ Trung Quốc ngày càng gia tăng tại các vùng biển trong khu vực. Hà Nội tiếp tục chính sách đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế, đặc biệt là tăng cường hợp tác quân sự với Nhật Bản, nhằm đối phó với Trung Quốc.
Từ năm 2017, lãnh đạo cao cấp của chính quyền và quân đội hai nước tăng cường các chuyến công du, đặc biệt là chuyến công du Tokyo của chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang từ 29/05 đến 02/06/2018, đánh dấu 45 năm quan hệ ngoại giao Việt-Nhật. Trong thông cáo chung, chủ tịch nước Việt Nam và thủ tướng Nhật Bản chia sẻ ý định tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng dựa trên Biên bản Hợp tác và Trao đổi Quốc phòng song phương giữa bộ Quốc Phòng Việt Nam và bộ Quốc Phòng Nhật Bản ký tháng 10/2011 và Tuyên bố Tầm nhìn chung về Hợp tác Quốc phòng Việt-Nhật hướng tới thập kỷ tiếp theo được ký tháng 04/2018 giữa bộ trưởng Quốc Phòng hai nước. Lãnh đạo hai nước chia sẻ quan điểm tăng cường giao lưu giữa các đơn vị, bao gồm việc thăm Việt Nam của tàu biển, máy bay của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản ; thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, trang thiết bị và công nghệ quốc phòng, tìm kiếm, cứu nạn hàng không, quân y, hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, an ninh mạng, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai. Trên quy mô khu vực, Nhật Bản tiếp tục cam kết gia tăng hiện diện và hợp tác phù hợp với chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương "tự do và rộng mở" do thủ tướng Shinzo Abe khởi xướng năm 2016. Từ ngày 26/08 đến cuối tháng 10/2018, ba tầu khu trục thuộc lực lượng Hải Quân Nhật Bản được điều đến Biển Đông và Ấn Độ Dương và có kế hoạch tập trận chung với Hải Quân của các nước Ấn Độ, Sri Lanka, Singapore, Indonesia và Philippines. Trả lời phỏng vấn RFI tiếng Việt, bà Guibourg Delamotte (*), giảng viên Khoa học Chính trị thuộc Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện Ngôn ngữ và Văn minh phương Đông - Inalco (Paris), phân tích về quá trình hợp tác Việt-Nhật cũng như triển vọng của mối quan hệ song phương. *** RFI : Hợp tác quốc phòng Việt-Nhật hình thành từ năm 2011 và được tăng cường thông qua các chuyến thăm của lãnh đạo và sĩ quan hai nước, đặc biệt là chuyến công du Nhật Bản của chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang. Vậy Việt Nam trông đợi gì ở Nhật Bản ? Nhật Bản tìm kiếm gì ở Việt Nam ? Guibourg Delamotte : Tôi nghĩ đúng là có sự đồng nhất về lợi ích giữa Nhật Bản và Việt Nam tại thời điểm này. Mỗi bên cùng tìm kiếm một điều, đó là làm đối trọng với Trung Quốc. Việt Nam vô cùng nghi ngờ cường quốc Trung Hoa. Nhật Bản ít nhiều cũng trong hoàn cảnh đó. Vì vậy, Nhật Bản và Việt Nam xích lại gần nhau, dù có vẻ ngược đời nếu nhìn lại lịch sử hai nước nhưng hoàn toàn không hẳn vậy trong bối cảnh bất cân bằng địa-chiến lược hiện nay. Nếu nhìn lại lịch sử Việt Nam thời trước, Việt Nam từng phụ thuộc vào Trung Quốc. Nhưng hiện nay, chúng ta nhận thấy rõ là chính phủ Việt Nam đang trong trong thế, được cho là "đối đầu" với Trung Quốc. Và Nhật Bản cũng đang trong tình cảnh tương tự vì họ bị không quân và hải quân Trung Quốc thường xuyên xâm nhập vào lãnh thổ, từ tầu hải cảnh đến tầu cá. Vì vậy, Tokyo cũng tìm cách cân bằng trước sự trỗi dậy quân sự và ưu thế của Trung Quốc thông qua một mạng lưới đồng minh từ Ấn Độ đến Úc, với nhiều nước châu Âu như Pháp, Anh, khối NATO và với các nước ASEAN. Chính bối cảnh này giải thích việc Nhật Bản và Việt Nam xích gần lại nhau. RFI : Nhật Bản cung cấp tầu tuần tra hàng hải cho Việt Nam, thắt chặt hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, quân y… Vậy Nhật Bản phải làm thế nào, trong khi điều 9 của Hiến Pháp Nhật Bản có từ năm 1945 nêu rõ không xuất khẩu vũ khí, không liên minh quân sự ? G. Delamotte : Cách diễn giải bản Hiến Pháp của Nhật Bản đã thay đổi rất nhiều theo thời gian. Và trong đó luôn có một điểm là Nhật Bản có thể hành động vì lợi ích quốc phòng. Nhưng những gì họ có thể làm chỉ là những hành động vô hại. Liên quan đến việc xuất khẩu các hệ thống vũ khí quốc phòng, Hiến Pháp Nhật Bản đã được thay đổi vào năm 2014. Đúng là từ những năm 1970, Hiến Pháp quy định Nhật không được xuất khẩu bất kỳ loại vũ khí nào hay bất kỳ hệ thống quân sự nào và không hợp tác dưới bất kỳ hình thức nào về quân sự, công nghệ và công nghiệp với bất kỳ quốc gia nào, ngoại trừ với Hoa Kỳ bắt đầu từ năm 1984. Ngoài Hoa Kỳ, Nhật Bản không được xuất khẩu vũ khí cho bất kỳ nước nào, nhưng quy định này đã được thay đổi vào năm 2014. Phù hợp với Hiến Pháp sửa đổi hiện nay, Nhật Bản có thể hợp tác công nghệ, trong đó có trao đổi thông tin và công nghệ, nếu thấy cần thiết, để đảm bảo an ninh quốc gia. Thực ra, những quy định về xuất khẩu vũ khí của Nhật Bản và hợp tác công nghiệp từ trước đến nay vẫn linh hoạt hơn so với một số nước như Pháp chẳng hạn, nhưng đến giờ thì được mở rộng. Về khả năng trao tặng tầu chiến, thực ra đó là những con tầu không còn được Lực lượng Phòng Vệ Nhật Bản sử dụng nữa, những con tầu mà Nhật Bản đã cấp cho Việt Nam là một ví dụ. Thực ra, cách thức này từng được áp dụng trước đó, vào năm 2008, khi Nhật Bản từng bước quyết định can thiệp nhiều hơn, có nghĩa là giúp đỡ các nước Đông Nam Á đối phó với Trung Quốc thông qua chương trình viện trợ công cho quá trình phát triển của các nước này bằng việc cấp tầu chiến mà Nhật Bản không sử dụng nữa. Cách làm này của Nhật ngày càng phổ biến, ví dụ đối với Việt Nam và Philippines, với mục đích là tăng cường cho các lực lượng hải quân, yếu hơn hẳn so với sức mạnh Trung Quốc. RFI :Làm thế nào Nhật Bản và Việt Nam có thể phát triển quan hệ quân sự ? Trong những lĩnh vực nào ? Và trong điều kiện nào ? G. Delamotte : Tôi nghĩ là hiện giờ khó có thể đi xa hơn. Hai nước đã có những trao đổi khá rõ nét và được chú trọng về mảng nhân viên quân sự, tùy viên quốc phòng, trao đổi chính trị trong khuôn khổ ASEAN. Liệu hai bên có tính đến các đợt thao dượt quân sự tỉ mỉ hơn không ? Điều này có lẽ không chắc. Vì ngoài diễn tập với Hoa Kỳ hoặc các cuộc tập trận đa phương, Nhật Bản không tiến hành thao dượt song phương với Hải Quân của các nước Đông Nam Á. RFI :Tháng 05/2017, tầu chở trực thăng Nhật Bản Izumo đã thực hiện hành trình dài ba tháng tại vùng Biển Đông. Từ ngày 26/08 đến cuối tháng 10/2018, ba tầu chiến, trong đó có tầu chở trực thăng lớn nhất của Nhật Bản là Kaga, cũng sẽ đi qua Biển Đông và đến Ấn Độ Dương, đồng thời thao dượt quân sự chung cùng với hải quân năm nước và Hoa Kỳ. Thông qua các hoạt động này, Nhật Bản muốn truyền tải thông điệp gì ? G. Delamotte : Đúng, các cuộc diễn tập đa phương rất quan trọng vì chúng có quy mô lớn. Đối với Lực Lượng Phòng Vệ Nhật Bản, thiếu kinh nghiệm chiến đấu, thì các cuộc thao dượt đa phương giúp họ tạo dựng được tình huống và như vậy, là cơ hội đáng quý cho họ. Đây cũng là cơ hội để duy trì hợp tác với các nước mà Nhật Bản chưa quen phối hợp sát cánh như vậy. Vì vậy, các hoạt động này gần như mang tính quân sự đối với Nhật Bản. Với Hoa Kỳ, Nhật Bản đã quen với các cuộc tập trận song phương. Nhưng những cuộc diễn tập đa phương sẽ cho phép Nhật Bản mở rộng mạng lưới đối tác, đối thoại. Thói quen được luyện tập trong một cuộc thao diễn có quy mô lớn sẽ là cách chuẩn bị cho cuộc xung đột, nếu xảy ra, với Trung Quốc. Dĩ nhiên đây chỉ là giả thuyết. Tuy nhiên, vai trò của các chính phủ và lực lượng quân sự tham gia tập trận là phải chuẩn bị, phòng trường hợp xảy ra một sự kiện ngoài mong muốn. RFI : Trên quy mô lớn hơn, thủ tướng Shinzo Abe triển khai chính sách tăng cường quan hệ quân sự với các nước ASEAN, thông qua bản Vientiane Vision. Phải chăng Nhật Bản muốn khống chế sự hiện diện và sức mạnh của Trung Quốc ở Biển Đông và trong khu vực Đông Nam Á ? G. Delamotte : Nhật Bản nhận thấy sự hiện diện của Trung Quốc ở Biển Đông là hoàn toàn bất cân xứng, phi pháp, trái với luật quốc tế. Tokyo lấy làm tiếc là các nước đang tham gia đàm phán bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông vẫn chưa tìm ra được tiếng nói chung. Các quy định đã không được tôn trọng. Tình hình từ giờ đã quá muộn đối với các nước Việt Nam, Philippines và Malaysia. Có nghĩa là với tình trạng "sự đã rồi" như hiện nay thì khó lòng đảo ngược được tình thế. Thực vậy, Trung Quốc đang giám sát Biển Đông và khó lòng lật lại được tình thế này vì Bắc Kinh đã kiểm soát nhiều đảo nhân tạo, quân sự hóa với hệ thống radar, đường băng… Trước thực trạng này, cần phải chuẩn bị tinh thần cho một cuộc xung đột và cần phải hình thành mạng lưới đồng minh quốc tế để thúc đẩy đối thoại, làm đối trọng với sức mạnh Trung Hoa. Các nước cần đồng thuận về một cách hành động nào đó nếu có cơ hội. Và cuối cùng là phải có được hệ thống vũ khí tương thích, có khả năng răn đe để Trung Quốc không gây hành động thù nghịch. Nhật Bản cố đảm nhiệm toàn bộ các hành động này, có nghĩa là họ cải thiện hệ thống vũ khí, khả năng phát giác, can thiệp và phản ứng. Đồng thời, Nhật Bản cũng cải thiện quan hệ đồng minh, trong đó có cả việc đối thoại với các nước ASEAN và hơn cả phạm vi đó. Thu Hằng ------------------ Một số tác phẩm của bà Guibourg Delamotte : - Japan's World Power. Assessment, Vision and Outlook, (tạm dịch : Sức mạnh thế giới của Nhật Bản. Đánh giá, tầm nhìn và triển vọng), Routledge, Luân Đôn, 2017. - La Politique de défense du Japon (Chính sách quốc phòng của Nhật Bản), Presses universitaires de France, tháng 10/2010, 330 trang. - Géopolitique de l'Asie (Địa chính trị châu Á, đồng chủ biên với F. Godement), Sedes-Armanad Colin, 2007. (RFI) | ||||
Ba kịch bản cho tương lai thể chế của Trung Quốc Posted: 03 Sep 2018 01:17 PM PDT By Posted on 03/09/2018 Không chỉ có người Việt Nam mới thấp thỏm về tương lai chính trị của Trung Quốc. Đất nước đông dân, rộng lớn và ngày càng giàu có này đang trở thành tâm điểm của cả thế giới khi ai cũng phải tính đến họ trong chiến lược phát triển của mình. Vậy điều gì sẽ xảy ra ở Trung Quốc trong những thập niên tới? Một số học giả trên thế giới đưa ra ba kịch bản. Kịch bản thứ nhất: Dân chủ hoá Cheng Li, Giám đốc Trung Tâm Trung Quốc John L. Thornton của Viện Chiến lược Brookings, nhấn mạnh rằng, dân chủ nghĩa là phải đảm bảo thể chế tam quyền phân lập, pháp quyền, quyền con người, trong đó tự do báo chí, tự do hội đoàn. Đây là những yếu tố cơ bản của một nền dân chủ. Liệu Trung Quốc có đang tiến đến con đường dân chủ hoá không? Về xã hội, Trung Quốc đang dần tập trung phát triển các ngành công nghệ cao và chuyển dịch các ngành công nghiệp nặng sang những nước nghèo hay đang phát triển với nguồn nhân công giá rẻ. Kể từ năm 2013, 250 triệu dân ở nông thôn được di dời vào các khu đô thị mới và trở thành người thành phố. Các khu đô thị mới được hình thành như một chiến dịch chuẩn bị cho việc trở thành một cường quốc và xóa bỏ phân biệt giàu nghèo. Kết quả là ngày càng nhiều người ở các khu đô thị mới này cố tìm việc ở các xí nghiệp hoặc ngành dịch vụ. Tỉ lệ đô thị hóa được dự báo sẽ tăng nhanh chóng từ 39% (2002) đến 60% (2025). Tờ Nhân Dân nhật báo nhấn mạnh, "việc tái định cư này sẽ là một trong những làn sóng di cư lớn nhất trong lịch sử nhân loại", kéo theo đó là số lượng sinh viên đại học sẽ ngày càng tăng mạnh (7,4 triệu năm 2015, gấp hai lần một thập kỷ trước đó, dự đoán sẽ tăng đến 300% vào năm 2030). Tỉ lệ sử dụng điện thoại và Internet hiện nay của Trung Quốc đã là cao nhất thế giới. Chính phủ Trung Quốc dự đoán đến năm 2020, Trung Quốc đại lục sẽ trở thành một xã hội giàu có và không phân chia giai cấp, dựa trên chỉ số GDP trên đầu người. Bảng báo cáo của công ty tư vấn McKinseydự đoán rằng vào năm 2025, tầng lớp trung lưu sẽ có khoảng 520 triệu người (một nửa dân số Trung Quốc). Tầng lớp trung lưu tăng cao sẽ thúc đẩy việc cải cách chính trị và dẫn đến dân chủ hoá. Về chính trị, sau thời Mao Trạch Đông nắm quyền, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã trở nên linh hoạt và có trách nhiệm hơn bao giờ hết. Các nhà lãnh đạo hiện nay cũng đã được đào tạo một cách bài bản và chuyên nghiệp hơn. Hơn thế, nhiều du học sinh Trung Quốc trở về và được tuyển dụng ngay vào bộ máy chính quyền với các chức vị cao và quan trọng. Điều này sẽ giúp thúc đẩy những giá trị dân chủ trong nội bộ của Đảng. Một thay đổi chính trị quan trọng nữa là cơ chế kiểm soát và cân bằng (checks and balances) ngày càng trở nên chặt chẽ trong chính thể độc tài của Trung Quốc. Lãnh đạo nhà nước không còn có vị thế độc tôn và quyết định tất cả như dưới thời Mao Trạch Đông hay Đặng Tiểu Bình mà tồn tại hai phe rõ ràng – dân túy và tinh hoa. Tất nhiên, hoàn cảnh chính trị hiện nay trong nội bộ đảng đang có thay đổi lớn khi Tập Cận Bình quyết tâm thâu tóm quyền lực và trở thành Chủ tịch nước suốt đời sau khi đã thay đổi Hiến pháp vào năm 2017. Dù sao đi nữa, Bộ Chính trị của đảng đã bắt đầu sử dụng và làm quen với các khái niệm như "dân chủ nội bộ" (inner-party democracy) nhằm nhấn mạnh rằng đảng hiện nay đã bắt đầu từ bỏ mô hình tập quyền, và cho phép kiểm soát và tạo thế cân bằng quyền lực giữa các bên. Vậy Trung Quốc sẽ dân chủ hóa bằng cách nào: từ trên xuống (top-down) như Đài Loan hay từ dưới lên (bottom-up) như Hàn Quốc? Nếu theo mô hình của Đài Loan thì dân chủ hóa có thể xảy ra khi lãnh đạo đảng chấp nhận nhường quyền hay thoái vị. Liệu điều này có khả năng xảy ra không khi tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc đã góp phần gia tăng quyền lực và vị thế độc tôn của ĐCSTQ? Tầng lớp trung lưu cũng e ngại những hệ quả của việc dân chủ hóa sẽ ảnh hưởng đến chén cơm của chính bản thân. Tuy vậy, mô hình dân chủ Đài Loan đã từng lan đến đại lục vào những năm 1980. Các giá trị dân chủ được tuyên truyền thông qua truyền thông và tự do thông thương dưới thời Đặng đã dẫn đến việc tầng lớp sinh viên và trung lưu đã tham gia đông đảo trong cuộc biểu tình Thiên An Môn năm 1989. Tất nhiên, phong trào này đã bị dập tắt một cách đẫm máu do không có một nhận thức chung cũng như những người tham gia không muốn lật đổ ĐCSTQ mà chỉ thể hiện chính kiến về tình trạng tham nhũng và bất công trong xã hội. Sự trỗi dậy của xã hội dân sự và các quan điểm đa nguyên trong tầng lớp trung lưu trí thức đang gây ra nhiều áp lực lên nhà nước Trung Quốc. Các tổ chức phi chính phủ và xã hội dân sự không còn bị cấm đoán ở đại lục, mặc dù còn bị kiểm soát chặt chẽ. Theo Bộ Nội vụ, có tổng cộng 604.300 tổ chức xã hội đã đăng ký tính đến năm 2014. Trong số đó, có 310 nghìn tổ chức xã hội, 295 nghìn doanh nghiệp xã hội và 4.364 quỹ từ thiện. Việc Quốc Dân Đảng ở Đài Loan tiến hành dân chủ hoá dẫn đến mất dần quyền lực khiến cho ĐCSTQ lo ngại. Họ sẽ cố gắng níu giữ những lợi ích chính trị và kinh tế nhằm tạo ra một tầng lớp trung lưu trung thành, khiến cho tiến trình dân chủ hoá chậm hơn. Vì vậy, hình thức dân chủ hoá từ trên xuống sẽ cho phép tầng lớp lãnh đạo và người dân (ở đây là tầng lớp trung lưu) từ từ thích nghi để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trước khi tiến hành dân chủ hóa, tránh trường hợp bạo lực và nội loạn xảy ra. Một yêu cầu cần thiết nữa là tầng lớp lãnh đạo phải cam kết rõ ràng với các giá trị dân chủ và nghiêm chỉnh thực thi nó. Mô hình Hàn Quốc hay một cuộc cách mạng sẽ bùng nổ khi tầng lớp trung lưu ngày càng trở nên đông đảo và yêu cầu cải cách trong các vấn đề xã hội và chính trị. Nếu Trung Quốc đạt được bước thứ ba của Hiện đại hóa khi tình hình chính trị không ổn định và nỗi ám ảnh về các khủng hoảng về kinh tế – xã hội đang gia tăng nhanh chóng thì tầng lớp trung lưu sẽ trỗi dậy để đòi lại những quyền lợi cơ bản như phong trào dân chủ ở Hàn Quốc. Larry Diamond, học giả chính trị học của Đại học Stanford, đồng ý rằng, ĐCSTQ cũng đang lâm vào thế lưỡng nan về chính trị, "từ chối cải cách hoặc đối mặt với biểu tình. Cải cách hay mất đảng." Điều kiện tiên quyết cho một cuộc chuyển đổi ôn hoà từ dưới lên là phải có sự hợp tác giữa ĐCSTQ và lực lượng đối lập (đại diện là tầng lớp trung lưu), tương tự như lúc Hàn Quốc tiến hành cải cách chính trị. Đây là điều không dễ mà có được ở một nơi chưa từng có kinh nghiệm dân chủ nào như Trung Quốc đại lục. Kịch bản thứ hai: Nội loạn kéo dài Việc chuyển tiếp thể chế có thể dẫn đến bạo lực và hỗn loạn. Cheng Li lưu ý rằng, "tình trạng hỗn loạn kéo dài có liên quan nhiều đến những thách thức nhân khẩu học mà Trung Quốc sẽ phải đối mặt trong những năm sắp tới." Sự phân cách giàu nghèo đang trở thành một vấn đề đau đầu. Tham nhũng, tranh chấp ruộng đất, môi trường xuống cấp, khủng hoảng y tế, bất ổn xã hội và tai nạn lao động xảy ra tràn lan. Thêm vào đó, nạn thất nghiệp ngày càng nghiêm trọng, tốc độ tăng trưởng kinh tế đang chậm lại (6,9% năm 2015 so với những năm trước). Khi dân số tăng thêm khoảng 955 triệu vào năm 2025 thì chính quyền trung ương sẽ không có khả năng tạo thêm việc làm cho tất cả mọi người. Trong lúc đó, tầng lớp trung lưu thành thị đang phải sống trong tình trạng ô nhiễm môi trường tồi tệ, bao gồm ô nhiễm không khí, tình trạng thiếu nước sạch và mưa acid. Các chuyên gia môi trường tin rằng Trung Quốc sẽ đối mặt với 20 đến 30 triệu người phải rời bỏ nhà cửa và khu vực sống mỗi năm vì hiểm họa môi trường mỗi năm từ năm 2025. Hơn thế, hệ thống y tế công cũng không đủ để đáp ứng nhu cầu cho tất cả người Trung Quốc. Khoảng 45% dân cư thành thị và 80% dân cư nông thôn không có bảo hiểm y tế. Thay vì tiến hành cải cách đều đặn, ĐCSTQ sẽ chỉ thực hiện một cách từ từ và thận trọng. Mặc dù Bắc Kinh cho phép doanh nhân tham gia vào nội bộ đảng và tư nhân hóa một số doanh nghiệp nhà nước nhưng lãnh đạo cũng tiếp tục đàn áp các nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ cũng như phong trào nông dân, đồng thời khuyến khích chủ nghĩa dân tộc trỗi dậy. Chủ nghĩa tân phát-xít (neo-fascism) sẽ dẫn đến khiến chính thể hiện nay tự huỷ hoại và và làm gia tăng tốc độ sụp đổ của ĐCSTQ. Từ đó, Trung Quốc đại lục sẽ rơi vào sự hỗn loạn và bế tắc trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội. Dù Tập Cận Bình đang ráo tiết chống tham nhũng nhưng nhiều ý kiến cho rằng chiến dịch này chỉ nhằm loại bỏ các đối thủ chính trị của Tập hơn là cải cách chính trị. Gordon Chang, một phóng viên người Mỹ gốc Hoa, cho rằng người dân đang dần trở nên mất kiên nhẫn với Tập khi có tới 280 nghìn cuộc biểu tình xảy ra vào năm 2014, kể cả đánh bom liều chết và tấn công vào các cơ quan nhà nước. Một cuộc đảo chính có thể là một kết quả không thể nào tránh khỏi khi các cải cách chống tham nhũng của Tập không thể giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội. Minxin Pei, chuyên gia chiến lược về Trung Quốc của trường Claremont McKenna, phân tích rằng, Đảng Cộng sản không có khả năng cải cách vì việc điều hành nhà nước được xây dựng nên từ các nhóm tư bản thân hữu (crony-capitalism) và di sản của Đặng Tiểu Bình còn khá lớn khi xây dựng một chính phủ độc đảng độc tài để kiến tạo những thành tựu vuợt bậc về kinh tế. Khi chính phủ hoạt động không hiệu quả thì quân đội sẽ bắt đầu chia rẽ vì lợi ích và một cuộc nội chiến sẽ xảy ra. Nạn cướp bóc sẽ bùng lên khắp cả nước. Rõ ràng, đảng không muốn bạo loạn xảy ra, vì vậy lãnh đạo sẽ giao thêm quyền lực cho công an và gia tăng việc giám sát và quản lý bằng cách xây dựng phần mềm theo dõi và lắp đạt camera giám sát (CCTV) mọi nơi để theo dõi và chấm điểm công dân. Đồng thời, họ sẽ tăng chi tiêu quốc phòng nhằm xoay chiều dư luận hướng vào vấn đề Biển Đông và Đài Loan nhằm khuyến khích chủ nghĩa dân tộc. Từ đó, đảng có thể tạo nên một phong trào yêu nước và yêu đảng trong xã hội, cải thiện mối quan hệ giữa nhà nước – người dân. Thêm vào đó, không như văn hóa phương Tây, dân chúng Trung Quốc cũng hi vọng có một cuộc cải cách toàn diện nhưng phải dựa trên nền chính trị độc tài cũ chứ không phải thay đổi hoàn toàn và hi sinh chén cơm để có một nền dân chủ tự do. Kịch bản thứ ba: Chính thể độc tài mới Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể chấp nhận một chính thể pháp quyền tham vấn (consultative rule of law), chấp nhận tư pháp độc lập, chấp nhận đa nguyên nhưng không có bầu cử cạnh tranh. Có thể lãnh đạo Bắc Kinh sẽ học hỏi mô hình của Singapore – bán dân chủ, nửa độc tài. Tuy nhiên, mô hình thể chế độc tài này có thể hiệu quả ở Singapore nhưng chưa chắc đối với Trung Quốc. Lý Quang Diệu, người sáng lập ra Singapore hiện đại, giải thích rằng dân chủ là rào cản cho sự phát triển, vì thế, chế độ độc tài là cần thiết cho sự thịnh vượng quốc gia. Khi ĐCSTQ chấp nhận chuyển tiếp sang mô hình Singapore, tầng lớp trung lưu và bất đồng chính kiến sẽ đòi hỏi một nền dân chủ hoàn toàn thay vì bán dân chủ. Tài liệu tham khảo:
| ||||
TP HCM nhận sai vì điều chỉnh quy hoạch chưa xin phép Thủ tướng Posted: 02 Sep 2018 09:30 PM PDT Tự điều chỉnh Khu đô thị mới Nam thành phố, UBND TP HCM thừa nhận thiếu sót nhưng cho là không thay đổi định hướng quy hoạch.Trong báo cáo giải trình Chính phủ về việc xử lý sau thanh tra đất đai tại TP HCM, UBND thành phố thừa nhận thiếu sót khi chưa xin ý kiến Thủ tướng nhưng đã ban hành Quyết định 5080/1999 - điều chỉnh 8 phân khu chức năng tại Khu đô thị mới Nam thành phố. Tuy nhiên, UBND thành phố cho là việc này không làm thay đổi định hướng phát triển quy hoạch chung đã được Thủ tướng phê duyệt. Việc điều chỉnh cũng được thành phố lấy ý kiến Bộ Xây dựng và Quyết định 5080 đã được thay thế bởi Quyết định 6555/2005. Nội dung quy hoạch tại Quyết định 6555 đã được cập nhật vào Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố đến năm 2025 và được Thủ tướng duyệt tại Quyết định 24/2010, cũng như đã cập nhật vào Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/5.000 (quy hoạch phân khu) Khu đô thị mới Nam thành phố do UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định 6692/2012. Để có cơ sở quản lý và tiếp tục triển khai các dự án, thành phố kiến nghị Thủ tướng chấp thuận việc chuyển đổi 8 khu chức năng tại Quyết định 5080 và cho phép thành phố tiếp tục thực hiện Quyết định 6555.
Hàng loạt dự án khác sai phạm Về việc Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển nhà Ngọc Đông Dương chậm tiến độ xây chung cư, UBND TP HCM cho biết, ban đầu dự án Chung cư A22 có diện tích hơn 13.700 m2 (tại Khu 13A - Khu chức năng số 13 - Đô thị mới Nam thành phố) do Công ty CP Xây dựng công trình và Đầu tư địa ốc Hồng Quang làm chủ đầu tư. Sau đó, công ty này chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho Công ty Ngọc Đông Dương để tiếp tục thực hiện dự án với cam kết khởi công tháng 12/2013. Nhưng vì gặp khó khăn về tài chính nên đơn vị này kiến nghị hỗ trợ. Đến năm 2016, Ngọc Đông Dương vẫn chưa khởi công dự án theo cam kết và cũng không thực hiện báo cáo giám sát đầu tư. Ban Quản lý Khu Nam đã kiến nghị UBND thành phố giao Sở Tài nguyên Môi trường thanh tra về tình hình sử dụng đất và xử lý theo quy định. Hồi tháng 6, Ban Quản lý Khu Nam yêu cầu chủ đầu tư cam kết tiến độ thực hiện và xây dựng hoàn thành công trình, nếu không sẽ xử lý theo quy định. Sau đó, Công ty Ngọc Đông Dương có văn bản cho biết trong tháng 8 sẽ lập thủ tục để thực hiện dự án. Về ba dự án: khu dân cư hơn 28 ha tại xã Bình Hưng - huyện Bình Chánh; khu dân cư 2 ha tại phường An Lạc (quận Bình Tân) và khu dân cư tại phường An Lạc, UBND thành phố cho biết Sở Tài nguyên Môi trường tham mưu giao đất theo quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị đã được duyệt và theo quy định của Luật Đất đai năm 2003, Nghị định 181/2004, Nghị định 69/2009 của Chính phủ. Sau đó, các dự án trên đều được UBND thành phố chấp thuận cập nhật vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt. Ngoài ra, UBND TP HCM cũng báo cáo Chính phủ việc giải quyết 17 dự án chồng lấn hành lang an toàn giao thông. Trong đó có dự án của Công ty CP Phát triển Nam Sài Gòn xây dựng hạ tầng kỹ thuật lấn đất giao thông và công trình công cộng để làm nhà ở, chuyển nhượng đất khi chưa được giao... Trước đó, từ năm 2011, Thanh tra Chính phủ đã có Kết luận 2889 chỉ ra hàng loạt dự án sai phạm trong quá trình triển khai các dự án đầu tư tại TP HCM. Do việc xử lý sau thanh tra kéo dài nên hồi tháng 7 Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã có chỉ đạo thành phố phải xử lý dứt điểm. Chính quyền thành phố đã có nhiều báo cáo về xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân vi phạm được nêu trong Kết luận thanh tra 2889. Theo đó, các cơ quan gồm Sở Quy hoạch - Kiến trúc; Tài nguyên - Môi trường; Xây dựng; Ban Quản lý Khu Nam; UBND các quận 2, 7, 9, Thủ Đức, Bình Tân và huyện Bình Chánh... đã bị phê bình, kiểm điểm rút kinh nghiệm. Khu đô thị mới Nam thành phố được quy hoạch trên diện tích gần 3.000 ha, gồm một tuyến đường xương sống dài 17,8 km; rộng 120 m và 10 làn xe. Khu đô thị này bắt đầu từ cửa ngõ Khu chế xuất Tân Thuận, xuyên qua các quận 7, 8, huyện Bình Chánh; dừng lại tại Quốc lộ 1 hướng về vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. 21 phân khu chức năng được xây dựng dọc hai bên đường thành một đô thị hiện đại, hỗn hợp đa chức năng gồm: trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ, công nghiệp sạch, khoa học, văn hóa, giáo dục, y tế, nghỉ ngơi, vui chơi , giải trí với quy mô dân số khoảng 500.000 người. Đây là một phần trong chuỗi các đề án xây dựng phát triển TP HCM hướng ra Biển Đông bao gồm: xây dựng Khu chế xuất Tân Thuận, Nhà máy điện Hiệp Phước, Khu Công nghiệp Hiệp Phước, Khu đô thị Cảng Hiệp Phước... Mục tiêu của thành phố là biến vùng đất thuần nông nghèo khó, lạc hậu, trũng thấp, quanh năm phèn mặn trở thành vùng đô thị sôi động hiện đại, văn minh. Thiên Ngôn | ||||
TÌM RA THỦ PHẠM GÂY NÊN CĂN BỆNH BÍ ẨN CỦA NHÂN VIÊN NGOẠI GIAO MỸ MẮC PHẢI TẠI CU BA VÀ TRUNG QUỐC Posted: 03 Sep 2018 01:28 PM PDT Tìm ra thủ phạm gây nên căn bệnh bí ẩn nhân viên ngoại giao Mỹ mắc phải(VTC News) - Vũ khí vi sóng có thể là nguyên nhân gây ra căn bệnh bí ẩn mà hơn 30 nhà ngoại giao Mỹ tại Cuba và Trung Quốc cùng gia đình họ mắc phải, theo các nhà khoa học. Cuối năm 2016, Mỹ nhận được báo cáo về triệu chứng lạ, ảnh hưởng tới thính giác của các nhân viên ngoại giao ở Cuba giai đoạn từ tháng 11/2016 đến tháng 8/2017. Các nạn nhân cho biết họ bị mất thích giác, nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt khi nghe thấy các âm thanh có cường độ lớn trong phòng khách sạn hoặc tại nhà. Tới tháng 5/2018, một số nhà ngoại giao Mỹ tại Trung Quốc cũng báo cáo về các trường hợp tương tự. Giới chức Mỹ, Cuba và Trung Quốc đã bắt tay vào điều tra nguyên nhân gây ra căn bệnh bí ẩn nhưng sau một thời gian dài vẫn chưa có một kết luận nào được đưa ra. Tuy nhiên, mới đây, ông Douglas Smith, Giám đốc Trung tâm chấn thương và chữa trị não tại Đại học Pennsylvania nói với tờ The Times rằng vũ khí vi sóng hiện được coi là "nghi phạm chính" trong các vụ tấn công. "Lúc đầu, mọi người khá hoài nghi và giờ thì tất cả đồng ý rằng có sự xuất hiện của vũ khí vi sóng", ông này cho biết. Mặc dù vậy, cả Bộ Ngoại giao Mỹ và FBI đều chưa đưa ra bất cứ tuyên bố nào liên quan tới loại vũ khí này cũng như cung cấp tên của đối tượng đứng đằng sau các vụ tấn công sóng âm và động cơ của vụ việc. Theo The Times, vi sóng bắt đầu trở thành một lĩnh vực được cả Mỹ và Liên Xô lao vào nghiên cứu sau khi nhà khoa học Mỹ Allan Frey năm 1960 phát hiện ra rằng bộ não có thể cảm nhận được vi sóng như âm thanh. Ông này cũng là người tìm ra Hiệu ứng Frey, theo đó vi sóng có thể đánh lừa não bộ của con người để gây nhiễu loạn thính giác. Video: Băng ghi âm liên quan tới các triệu chứng lạ của các nhà ngoại giao Mỹ ở Cuba Năm 1976, Cơ quan tính báo Quốc phòng Mỹ từng cảnh báo nghiên cứu của Liên Xô về vi sóng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, trong đó nhấn mạnh vũ khí vi sóng có thể gây nguy hiểm cho các nhân viên quân sự hoặc ngoại giao. Trong khi đó, quân đội Mỹ cũng nghiên cứu để phát triển vi sóng trở thành một loại vũ khí. Hải quân Mỹ từng đi sâu nghiên cứu sử dụng Hiệu ứng Frey để tạo ra các âm thanh đủ mạnh gây ra các đau đớn và thậm chí mất kiểm soát đối với người bị tấn công. Tuy nhiên, tờ The Times cho biết kế hoạch triển khai những loại vũ khí như vậy vẫn chưa được Washington công bố. >>> Đọc thêm: Nhân viên ngoại giao Mỹ ở Trung Quốc bị tổn thương não vì âm thanh bí ẩn: Bắc Kinh nói gì? (Nguồn: SCMP | ||||
Truyện xưa tích cũ: Trúc Mai có phải là cây trúc và hoa mai? Posted: 02 Sep 2018 07:40 PM PDT 08:39, 03/09/2018Nếu "ngôn ngữ là linh hồn dân tộc", thì cũng có thể nói một phần linh hồn Việt đã được gói ghém trong các tác phẩm văn thơ xưa. Nhưng để hiểu về văn thơ cổ đại thì không thể không nhắc đến những điển tích, điển cố mang nhiều nội hàm và ý nghĩa sâu xa. Chỉ khi tìm về với tích cũ truyện xưa, ta mới có thể thưởng thức trọn vẹn tinh hoa văn hoá của nước nhà, và cũng để thấy rằng thi ca cổ đại quả thực là "lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu"… Trong Truyện Kiều, có một hình ảnh được sử dụng khá nhiều lần đến mức quen thuộc, và chúng ta cứ ngỡ đã hiểu rõ ràng về nó, nhưng lại không phải vậy. Đó là hình ảnh "trúc mai". Khi nàng Kiều vừa bán mình chuộc cha, trước ngày theo Mã Giám Sinh lên đường về Lâm Tri, nàng một mình cô quạnh dưới ngọn đèn khuya, khóc thương cho mối tình dang dở với Kim Trọng: "Biết bao duyên nợ thề bồi.Kiếp này thôi thế thì thôi còn gì.Tái sinh chưa dứt hương thề.Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai." Rồi khi ở thanh lâu, sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Tràng Khanh, ngày ngày bướm lả ong lơi, nàng lại thêm xót xa cho thân phận mình: "Thờ ơ gió trúc, mưa mai,Ngẩn ngơ trăm nỗi, dùi mài một thân." Đến khi Kiều được chuộc ra khỏi lầu xanh, nên duyên với chàng Thúc, thì vẫn là hình ảnh 'trúc mai' ấy: "Công tư đôi lẽ đều xong,Gót tiên phút đã thoát vòng trần ai.Một nhà sum họp trúc mai,Càng sâu nghĩa bể càng dài tình sông." Trong Truyện Kiều, hình ảnh trúc mai tượng trưng cho tình yêu đôi lứa và tình nghĩa phu thê. Phần lớn chúng ta đều tin rằng, "trúc mai" là cây trúc và hoa mai – hai loài cây trong bộ tứ quý: Tùng, Cúc, Trúc, Mai. Cũng có người cho rằng, "trúc mai" là câu chuyện 'cây trúc làm mai' trong cuốn "Lưỡng ban thu vũ am tuỳ bút" — Nhưng có phải vậy không? Trước hết, hãy thử tìm hiểu về hai điển tích nói trên để thấy rõ sự khác biệt. Cây trúc và cành hoa mai Điển tích "trúc mai" với hàm nghĩa cây trúc và cành hoa mai bắt nguồn từ bài thơ Trường Can Hành của Lý Bạch, trong đó có đoạn: "Thiếp phát sơ phú ngạch Chiết hoa môn tiền kịch Lang kỵ trúc mã lai Nhiễu sàng lộng thanh mai [1] (…) Thập tứ vi quân phụ Tu nhan vị thường khai Đê đầu hướng ám bích Thiên hoán bất nhất hồi" Tạm dịch: Khi tóc thiếp còn để xoã ngang tránBẻ hoa trước cửa nhà chơiChàng cưỡi ngựa bằng gậy tre chạy lạiChạy quanh giường đùa nghịch cành mai xanh (…) Năm 14 tuổi thiếp về làm vợ chàngMặt còn thẹn thùng không dám cười đùaCúi đầu ngoảnh vào trong vách tốiChàng gọi cả ngàn lần vẫn không dám một lần ngoảnh lại Bài thơ kể về đôi bạn thuở ấu thơ, thường chơi đùa bên nhau vô tư lự. Hai chữ "trúc mai" trong bài thơ là "竹梅", nghĩa là cây tre và cây hoa mơ. Chàng bẻ cành trúc giả làm ngựa cưỡi, tay cầm cành mai xanh làm roi ngựa. Năm 14 tuổi nàng về làm vợ chàng, lúc nào cũng bẽn lẽn thẹn thùng, chàng gọi cả nghìn lần cũng không dám quay đầu lại. Đến năm 15 tuổi mới dám đưa mắt nhìn và nguyện sẽ suốt đời gắn bó bên nhau… Như vậy, câu chuyện trúc mai trong bài thơ Trường Can Hành là tượng trưng cho tình bạn của đôi nam nữ từ thuở tóc còn để chỏm, gọi là "thanh mai trúc mã" (青 梅 竹 馬), hoàn toàn khác với cái rung động đầu đời của Thuý Kiều dành cho Kim Trọng, và cũng không thể được ví như tình nghĩa phu thê giữa Kiều và Thúc Sinh. Cây trúc làm mai Trong cuốn "Lưỡng ban thu vũ am tuỳ bút" của tác giả Lương Thiệu Nhâm (đời Thanh) viết rằng, tại cửa sông Liêu Khê, huyện Long Môn, tỉnh Quảng Đông có một cái đầm nước gắn liền với câu chuyện tình rất đẹp. Tương truyền, xưa kia có một cậu bé và một cô bé trạc tuổi nhau, thường hay ngồi chơi bên đầm nước này. Ngày qua ngày, tình cảm của đôi bạn ngày càng thắm thiết. Một lần, đôi bạn trẻ bẻ hai cành trúc bên bờ và chơi đố với nhau: Mỗi người sẽ thả cành trúc của mình xuống mặt đầm, mỗi nơi một mảnh. Nếu gió đưa nước cuốn khiến hai cành trúc hợp lại với nhau, thì ấy chính là lương duyên trời định, hai ta sẽ nên duyên vợ chồng. Quả nhiên, không hẹn mà gặp, cả hai cành trúc cùng hợp lại với nhau, và đôi bạn năm xưa cũng sớm trở về sum họp một nhà. Từ đó, đầm nước có tên là "Đỗ Phụ Đàm", nghĩa là cái đầm đánh đố mà được vợ, còn cây trúc bên bờ được gọi là "mai trúc" (媒竹), nghĩa là cây trúc làm mai mối. Về sau, thi hào Khuất Ông Sơn đã làm thơ vịnh mai trúc rằng: "Lưỡng biên sinh trúc hợp vô ngân,Sinh trúc năng thành phu phụ ân.Đàm thượng chí kim mai trúc mỹ,Chi chi từ hiếu cánh đa tôn." Dịch thơ: Một đôi thanh trúc khép như in Thanh trúc xe nên duyên bách niên. Mai trúc trên đầm nay vẫn tốt, Rườm rà cành nhánh cháu con hiền. [4] Chữ "mai" trong điển tích "mai trúc" kể trên là "媒", còn đọc là 'môi', nghĩa là làm mai mối. Xét cả về mặt từ vựng lẫn ý nghĩa trong văn cảnh, thì hoàn toàn không phải là "trúc mai" mà Nguyễn Du nói đến. Vậy, đâu mới là ý nghĩa thật sự của "trúc mai" trong Truyện Kiều? Tìm đọc lại Truyện Kiều bản chữ Nôm, sẽ thấy tất cả những câu trúc mai đều dùng hai chữ này: "竹枚". Dưới đây là một vài ví dụ đối chiếu chữ quốc ngữ và chữ Nôm: "Tái sinh chửa dứt hương thề — Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai." (再生渚𢴑香誓 — 爫身𬌥馭填義竹枚) [3] "Thờ ơ gió trúc mưa mai — Ngẩn ngơ trăm nỗi, dùi mài một thân." (蜍於𰊄竹湄枚 — 謹魚𤾓浽搥埋𰜋身) "Một nhà sum họp trúc mai — Càng sâu nghĩa bể, càng dài tình sông."(𰜋茹森合竹枚 — 強溇義𣷭強𨱽情滝) "Dầu chàng ép trúc nài mai — Tìm nơi giếng cạn, thấy người hồng nhan."(油払押竹奈枚 — 尋尼汫𣴓体㝵紅顔) Chữ "mai" (枚) trong Truyện Kiều của Nguyễn Du không phải là cây hoa mai (梅) trong thơ Lý Bạch, cũng không phải là mai mối (媒) trong cuốn sách của Lương Thiệu Nhâm, mà là một loại cây thuộc giống tre. Cách ví "trúc mai" không phải bắt nguồn từ điển tích Trung Hoa, mà chính là lối nói quen thuộc trong dân gian Việt Nam. Ca dao xưa có bài: …"Ðốn tre đẵn gỗ trên ngànHữu thân hữu khổ phàn nàn cùng aiMiệng ăn măng trúc măng maiNhững giang cùng nứa lấy ai bạn cùngNước giếng trong con cá nó vẫy vùng"… Lại có bài: "Trúc với mai, mai về trúc nhớ Trúc trở về, mai nhớ trúc không? Bây giờ kẻ bắc người đông Kể sao cho xiết tấm lòng tương tư". Trúc và mai cùng thuộc giống cây tre, là loài cây có đốt ngay tiết thẳng, suốt đời không thay đổi. Do đó ca dao xưa thường mượn hình ảnh trúc mai để chỉ về tình cảm lứa đôi suốt đời trọn tiết, không thay lòng đổi dạ, mãi mãi giữ trọn lời thề. Bởi nàng Kiều chung lời thề với Kim Trọng, đã chia "tóc mây một món", lại "giở kim thoa với khăn hồng trao tay", nên đến khi đứt gánh giữa đường, thân này phải bội ước, do đó mới nói là "Làm thân trâu ngựa đền nghì (đền nghĩa) trúc mai". Tiếng Việt giàu và đẹp, các bậc tao nhân mặc khách xưa dẫu đã mượn rất nhiều điển tích, điển cố Trung Hoa trong các tác phẩm văn thơ của mình, thì cũng không ít lần quay về với cách nói của ca dao, dân ca Việt Nam. Có rất nhiều tác phẩm thi ca nhờ hình ảnh ví von dung dị và dân dã mà lại trở nên trang nhã, hài hoà. Nếu ví như thơ ca cổ là những lời "nhả ngọc, phun châu", thì ắt hẳn cũng có phần đóng góp của những điển tích, điển cố xưa… Tâm Minh Chú thích:
Có thể bạn quan tâm: | ||||
6 GIÁ TRỊ MỸ KHÔNG THỂ MUA BẰNG TIỀN Posted: 02 Sep 2018 07:16 PM PDT 1. Ca sĩ Madonna từng nhổ nước bọt vào mặt một bà cụ, lập tức tòa án Liên bang phán quyết cô phải bồi thường 5 triệu đô-la Mỹ (khoảng 113 tỷ VNĐ) cho bà lão. Quan tòa nói, sở dĩ mức phạt nặng như vậy không phải bởi miếng nước bọt đó đã mang đến tổn thương lớn ngần nào cho bà cụ. Lý do là với những người có tiền như Madonna nếu chỉ phạt bồi thường 50 nghìn đô-la, lần sau cô ấy chắc chắn sẽ tái phạm. Có thể cô ấy cũng sẽ gây tổn thương cho hơn 10 người khác nữa. 2. Ở Mỹ, không có một hãng truyền thông nào thuộc về chính phủ. Bởi vì pháp luật nước Mỹ quy định, không thể lấy tiền của dân chúng để dát vàng cho mình mà lừa mị, mê hoặc dân chúng. Kênh truyền thông duy nhất mà chính phủ Mỹ bỏ vốn làm chủ là đài phát thanh VOA của Mỹ, nhưng nó không được phép phát sóng trên đất Mỹ. Trong con mắt của người Mỹ, dư luận nên phải là tự do, nhiều nguồn, muôn hình muôn vẻ, thậm chí là mâu thuẫn lẫn nhau. 3. Nước Mỹ coi trẻ em là tài sản quý báu của quốc gia, trẻ em được pháp luật che chở cẩn thận. Nếu bạn không có tiền gửi con ở nhà trẻ, chính phủ sẽ chi trả, hoặc không có tiền mua sữa bột, chính phủ cũng sẽ chu cấp. Ngoài ra còn có nhiều chính sách đặc biệt trợ cấp cho phụ nữ mang thai, sản phụ thu nhập thấp và trẻ em chưa đến 5 tuổi. Các gia đình thu nhập thấp có thể nhận được bữa cơm dinh dưỡng sáng và trưa miễn phí. Nếu bạn không có tiền thuê nhà, chính phủ sẽ chi trả, hơn nữa quy định trẻ nhỏ cần phải có phòng ngủ riêng. Ở nước Mỹ, bạn sẽ không bao giờ bắt gặp hình ảnh trẻ em đi xin ăn. Có một bà mẹ mải mê bận rộn việc nhà, nhất thời không để ý trông con. Đứa con chẳng may ngã xuống bể bơi chết đuối. Trong lúc người mẹ đang đau khổ không thôi thì bất ngờ nhận được giấy triệu tập của tòa án. Lý do mà tòa án đưa ra vô cùng đơn giản, bà đã không làm hết trách nhiệm của một người giám hộ nên sẽ phải đối mặt với việc bị tuyên án. Điều đó cũng giúp cảnh tỉnh ý thức chăm sóc con trẻ cho hàng triệu người mẹ khác. Người Mỹ quan niệm, một đứa trẻ trước hết thuộc về bản thân nó. Đứa trẻ đó mang theo vô số quyền lợi sống vốn có trong xã hội này. Không kể là bản thân nó có ý thức được hay không, không kể là nó có thể lớn lên thành người hay không, xã hội này có tầng tầng pháp luật để bảo vệ nó. 4. Ở nước Mỹ, người dân có bệnh thì bệnh viện cần phải điều trị trước, sau đó mới gửi hóa đơn viện phí đến nhà bệnh nhân. Nếu bạn không gánh nổi khoản tiền trị liệu thì các tổ chức từ thiện hoặc chính phủ sẽ 'ra mặt' giải quyết. Trong trường hợp người nghèo khó chỉ vì không có tiền chi trả viện phí mà bệnh viện ngưng điều trị thì những người có liên quan sẽ bị chất vấn và nhận chế tài của pháp luật. 5. Trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ hai (nổ ra vào tháng 3/2003), quân Mỹ huy động lực lượng quân sự lớn mạnh tấn công tầm xa trong sa mạc. Quân đội của nhà độc tài Saddam Hussein binh bại như núi đổ, nhếch nhác bỏ chạy. Lúc này, trong cát bụi mịt trời, một chiếc xe vận tải của quân Mỹ mất phương hướng, lạc vào trận địa của quân địch. Người lái xe là một nữ quân nhân tên Lira, bị thương và bị địch bắt giữ làm con tin để uy hiếp quân Mỹ. Cô bị nhốt ở một nơi hẻo lánh bí mật và bị canh giữ sát sao. Vì để cứu Lira, quân Mỹ đã huy động đội đột kích Hải Báo tấn công mãnh liệt khiến quân địch mất phương hướng, hoảng loạn tan vỡ. Chỉ trong thời gian mấy phút, quân Mỹ đã giải cứu thành công Lira. Cô nhanh chóng được đưa về hậu phương điều trị. Chiến tranh kết thúc, Lira cùng với hai binh sĩ Mỹ từng bị bắt giữ khác trở về quê nhà và được chào đón như những người anh hùng. 6. Điều được giảng trong "Tuyên ngôn độc lập" của Mỹ không phải là quần thể, quốc gia, thậm chí không hề giảng đến dân chủ. Điều được giảng là 3 quyền lợi lớn: quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc. Ba quyền lợi này đều là quyền lợi của cá nhân, không phải là quyền lợi của quần thể hay quốc gia. P/s: Những quyền lợi này có được ngay từ khi công dân Mỹ vừa mới sinh ra, chứ không phải do ai ban tặng. Mặt khác, những quyền lợi này có thể bảo vệ cá nhân, khiến họ không phải chịu đựng sự xâm hại của bất cứ ai. Chỉ có kiến lập trên cơ sở quyền lợi cá nhân, mọi người mới có thể có được một xã hội tự do chính nghĩa, tôn nghiêm và bình đẳng. Có lẽ vì những quyền lợi này, mà khoảng 4 năm trở lại đây, người Việt có mong muốn di cư sang Mỹ càng nhiều, có thể là dạng bảo lãnh thân nhân, hoặc người có điều kiện hơn thì đầu tư EB5 trị giá 500.000 USD vào một dự án được chính phủ Mỹ phê duyệt, cả gia đình sẽ có được thẻ Xanh, hưởng mọi quyền lợi như công dân Mỹ. Đặc biệt, 100% khoản tiền đầu tư sẽ được hoàn lại sau 5 năm. Tác giả bài viết: Roy Nguyen | ||||
Áp thuế chỉ là mở màn, đây mới là chuỗi đòn chính mà ông Trump sẽ thẳng tay giáng xuống Trung Quốc Posted: 02 Sep 2018 07:14 PM PDT 34 tỷ USD và thêm 16 tỷ USD hàng hóa mới nhất chỉ là tín hiệu cuộc chiến đã nổ ra, sẽ còn leo thang nữa và chỉ dừng lại khi Trung Quốc chịu đàm phán về sở hữu trí tuệ, bảo hộ, vai trò của doanh nghiệp cũng như thị trường đầu tư Sau vòng đàm phán thương mại mới nhất, Bắc Kinh và Washington đã phải ra về "tay trắng". Trong khi đàm phán, thuế áp lên 50 tỷ USD hàng hóa của cả 2 nước cũng bắt đầu có hiệu lực. "Trung Quốc đã sung sướng quá lâu" Trong cuộc phỏng vấn trước với Reuters, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho biết, ông không đặt ra thời hạn cho việc kết thúc tranh chấp thương mại với Trung Quốc. Khẳng định giải quyết vấn đề thương mại với Bắc Kinh sẽ mất nhiều thời gian, ông cho rằng "Trung Quốc đã sung sướng quá lâu và bị làm hư". "Họ (Trung Quốc) làm việc với những người chẳng biết rõ họ làm gì, và đẩy chúng ta vào tình cảnh này", ông Trump nói. Cuộc đàm phán thương mại diễn ra trong 2 ngày 22-23/8 tại Washington giữa 2 nước đã kết thúc mà không đạt được thỏa thuận nào. Đây là cuộc đàm phán thương mại "trắng tay" thứ 2 kể từ tháng 6, khi Bộ trưởng thương mại Mỹ Wilbur Ross gặp Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc nhưng cũng không có kết quả. Bắc Kinh và Washington đang mắc kẹt trong cuộc chiến thuế quan căng thẳng khi thuế suất cả 2 nước áp đặt lên 50 tỷ USD hàng hóa lẫn nhau có hiệu lực hôm 23/8, tức là ngay trong lúc hai nước vẫn đang đàm phán. Tổng thống Trump thậm chí đe dọa áp thuế lên toàn bộ 500 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ. Đòi lại công bằng cho doanh nghiệp Mỹ Lý giải về điều này, TS Phạm Sỹ Thành, Giám đốc chương trình Nghiên cứu Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR) cho hay, ở thị trường trong nước, Trung Quốc bảo hộ thị trường đầu tư, đối xử không công bằng với doanh nghiêp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Trong khi đó, ở nước khác, Trung Quốc lại thâm nhập rất mạnh thông qua đầu tư trực tiếp vào Mỹ để tìm kiếm các lĩnh vực đầu tư chiến lược và công nghệ cao. Mỹ muốn lấp cả 2 lỗ hổng này, vừa ngăn chặn Trung Quốc trên đất Mỹ và đòi hỏi cách đối xử khác với các doanh nghiệp Mỹ trên đất Trung Quốc. Điều này có thể nhận thấy rõ qua sự thay đổi chính sách kinh tế Mỹ – Trung Quốc trong thời gian qua. Đặc biệt là dưới thời kỳ ông Trump làm Tổng thống, vai trò của Ủy ban quản lý đầu tư nước ngoài (CFIUS) đang rất mạnh. Đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc vào Mỹ đã giảm mạnh trong nửa đầu năm 2018. Ảnh: CNN. Đây là ủy ban được thiết kế từ thời Tổng thống Reagan nhưng hoạt động thật sự mạnh chỉ trong vài năm trở lại đây, có vai trò điều tra, cảnh báo cho chính phủ những vụ đầu tư hay mua bán sáp nhập nào không được phép tiến hành. Có một khuynh hướng là trước đây đầu tư của Trung Quốc không có vụ nào bị cấm tại Mỹ thì chỉ trong 2 năm gần đây, số doanh nghiệp Trung Quốc tại Mỹ bị cấm chiếm 25% trong danh sách của CFIUS, ông Thành dẫn chứng. Sẽ tiếp tục đến khi ông Trump không còn làm Tổng thống TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, sau khi đắc cử Tổng thống Mỹ ông Trump và chính quyền Mỹ đang thực hiện chiến lược toàn cầu đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại, ngăn chặn không cho Trung Quốc trở thành số 1. Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung thực chất nằm trong chiến lược ngăn chặn đó. Chiến lược này nhất quán và sẽ còn tiếp tục cho đến khi Trump không làm Tổng thống nữa, TS Lưu Bích Hồ nói. Đây không phải là đòn thương mại đơn thuần, mà là đòn chính trị thực sự, nhằm lặp lại cân bằng, giành lại lợi ích cho nước Mỹ. An ninh quốc gia của Tổng thống Donald Trump là an ninh kinh tế cho nên đòn đầu tiên là đòn về kinh tế. Sau đó, sẽ là các tác động dây chuyền từ thương mại, dẫn đến tiền tệ, đầu tư, chứng khoán, công nghệ, rồi dẫn đến hình thái tâm lý để ép Trung Quốc, TS Lưu Bích Hồ dự báo. Cho rằng căng thẳng Mỹ – Trung không phải căng thẳng thương mại, TS Phạm Sỹ Thành nhận định, đây không phải là cuộc "cãi cọ" để giảm thâm hụt thương mại mà bản chất câu chuyện là cuộc cạnh tranh về công nghệ và năng lực cạnh tranh của quốc gia trong vòng 10 năm tới. Chính sách của Mỹ nhất quán và để đạt được mục đích họ sẽ tiếp tục gia tăng áp lực hơn nữa với Trung Quốc. Kịch bản có thể mở đến 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc, ông Phạm Sỹ Thành nói. Mỹ muốn Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán, Mỹ phải gây ra áp lực đủ mạnh. 34 tỷ USD và thêm 16 tỷ USD hàng hóa mới nhất chỉ là tín hiệu cuộc chiến đã nổ ra, sẽ còn leo thang nữa và chỉ dừng lại khi Trung Quốc chịu đàm phán về sở hữu trí tuệ, bảo hộ, vai trò của doanh nghiệp cũng như thị trường đầu tư, ông Thành dự báo. Hòa dịu với Nga, Triều Tiên để tập trung hơn với Trung Quốc Khi ông Trump làm như vậy, ông song song hòa dịu với Nga, Triều Tiên để tập trung nhiều hơn trong cuộc chiến với Trung Quốc. Các khoản thuế quan đe dọa áp đặt lên đồng minh như Đức, Anh, Canada, Mexico, Hàn Quốc, Nhật Bản đều lui lại Theo Soha | ||||
ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC ĐÃ HỦY DIỆT NỀN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG NHƯ THẾ NÀO? Posted: 02 Sep 2018 06:34 PM PDT ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC RỐT CUỘC MUỐN LÀM GÌ ? LỜI TỰA BAN BIÊN TẬPLịch sử cho thấy rằng Trung Quốc là một nước lớn có có nền văn minh truyền thừa liên tục suốt 5000 năm. Văn hóa Trung Hoa đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều dân tộc nói chung mà Việt Nam là một trong số những nước tiếp thụ và chịu ảnh hưởng sâu sắc vì đặc thù vị trí địa lý. Vì vậy, con đường lịch sử mà dân tộc Trung Hoa trải qua, cùng định hướng tương lai của đất nước này là có quan hệ chặt chẽ đến vận mệnh và tương lai của dân tộc Việt. Vùng đất Hoa Hạ trong khoảng gần 70 năm dưới sự dẫn dắt của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã để lại 3 dấu ấn rất đặc trưng: 1. Nền văn hóa truyền thống với các tín ngưỡng Phật, Đạo, Thần và tinh thần quân tử Nho gia theo nhân, lễ, nghĩa, trí, tín bị diệt vong. Người Trung Quốc ngày nay được "gắn mác" bởi những thói hư tật xấu và ý thức văn minh thấp kém. 2. Con đường ĐCSTQ đi qua là con đường rải đầy xác chết bởi các cuộc vận động không mệt mỏi kéo dài từ khi mới thành lập chính quyền đến nay như: Cải cách Ruộng đất, Chống khuynh hữu, Đại nhảy vọt, Cách mạng Văn hóa, thảm sát Thiên An Môn và đàn áp Pháp Luân Công… 3. Sự phát triển quá nhanh về mặt kinh tế trên nền tảng đạo đức bại hoại, mục ruỗng đưa Trung Quốc nhanh chóng bước lên vũ đài cường quốc thứ 2 trên thế giới, nhưng cũng kéo theo những hệ lụy khôn lường về sự phát triển không đồng đều giữa nông thôn và thành thị, sự lệch lạc trong suy nghĩ muốn làm giàu nhanh chỉ qua một đêm bất chấp luân thường đạo lý và đạo đức kinh doanh, môi trường bị ô nhiễm, tự nhiên và hoàn cảnh sống của con người bị hủy hoại một cách tan hoang, trầm trọng… Vậy, rốt cuộc ĐCSTQ sẽ dẫn dắt dân tộc Trung Hoa đến đâu? Điều đó có ảnh hưởng thế nào đến người dân Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung trong đó có Việt Nam? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu câu trả lời qua loạt bài viết chuyên đề "ĐCSTQ rốt cuộc muốn làm gì?" KỲ 1: HỦY DIỆT VĂN HÓA TRUYỀN THỐNGNếu nhìn lại con đường hủy hoại văn hóa truyền thống mà ĐCSTQ đi qua, sẽ dễ dàng nhận thấy nó không phải là một xu hướng tất yếu diễn ra một cách tự nhiên tại một giai đoạn lịch sử, mà trái lại có tồn tại một sự sắp đặt vô cùng tinh vi và hệ thống. Văn hóa truyền thống Trung Hoa với sự đề cao những đức tính tốt đẹp được truyền thừa qua bao triều đại giúp giữ nhân tâm hướng thiện, xã hội ổn định, chuẩn mực đạo đức thăng hoa. Đó là 'cái gai' trong bước đường phát triển và nhồi nhét các thứ lý luận du nhập từ Tây phương với quan niệm con người tiến hóa từ động vật và cần đấu tranh với nhau để có thể sinh tồn… Do đó, để có thể thay đổi lý niệm sống vốn đã ăn sâu vào tiềm thức của dân tộc Trung Hoa, điều ĐCSTQ cần làm là phá hoại và tiêu diệt tất cả những gì thuộc về xã hội truyền thống, sau đó dùng bạo lực cưỡng chế nhồi nhét một bộ lý luận mới của Đảng vào và tạo ra một lớp người Trung Quốc hoàn toàn mới, với tư tưởng biến dị như ngày nay… VĂN HÓA TRUNG HOA TRUYỀN THỐNG Văn hóa là linh hồn của dân tộc. Sự phát triển văn hóa định ra lịch sử nền văn minh của một đất nước. Trên thế giới hiện nay, Trung Quốc là đất nước duy nhất có nền văn minh cổ đại được kế thừa liên tục trên 5.000 năm. Những nền văn minh lâu đời khác như Maya, Ai Cập, La Mã, v.v. đã bị đứt quãng hoặc tuyệt diệt. Nền văn hóa Trung Hoa, được tin là do Thần truyền xuống, đã bắt đầu với những thần thoại như Bàn Cổ khai thiên địa, Nữ Oa tạo ra con người, đến Thần Nông nếm thử trăm loại thảo dược… Thần phù trợ nhân loại đi qua bao năm tháng từ thời mông muội khai thiên lập địa. Văn hóa truyền thống Trung Hoa hướng đến sự hài hòa giữa con người và vũ trụ, chú trọng vào đạo đức và luân lý của từng cá nhân. Nó dựa trên tín ngưỡng tu luyện của Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, để giáo dưỡng nên lòng khoan dung, sự tiến bộ xã hội, sự bảo vệ đạo đức con người, và tín ngưỡng chân chính. Trung, hiếu, tiết, nghĩa là tiêu chuẩn làm người trong xã hội Trung Hoa xưa. Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín đã đặt nền tảng đạo đức cho từng cá nhân và toàn xã hội. Với những nguyên tắc này, văn hóa Trung Hoa thể hiện ra sự chính tín, lương thiện, hòa ái và bao dung. Các triều đại khác nhau tại Trung Hoa có lãnh thổ khác nhau. Mỗi triều thiên tử, là một triều dân chúng, một triều văn hóa, một triều phục sức, một triều phong thổ nhân tình, một triều đặc điểm nội hàm, hết sức đa dạng. Văn minh Trung Hoa đã đặt nền móng cho rất nhiều giá trị phổ quát cần có của toàn thế giới và thúc đẩy sự phát triển của nhiều nền văn minh khác. Văn hóa truyền thống Trung Hoa đạt tới đỉnh cao từ triều đại nhà Đường thịnh vượng, cùng lúc với đỉnh cao về sức mạnh của đất nước, khoa học cũng phát triển và nổi danh trên toàn thế giới. Các học giả từ châu Âu, Trung Đông, và Nhật Bản đã đến học tập tại Trường An, kinh đô của triều đại nhà Đường. Ngay cả các dân tộc thiểu số cũng đều bị đồng hóa theo văn hóa Trung Hoa. Điều này cho thấy sức mạnh hợp nhất to lớn của nền văn hóa này. Mặc dù Trung Quốc đã trải qua nhiều lần bị xâm lược và tấn công trong lịch sử, nền văn hóa Trung Hoa cho thấy một sức sống mãnh liệt, và tinh hoa của nó đã liên tục được truyền lại cho đời sau. Thế nhưng, từ khi giành được quyền lực từ năm 1949, ĐCSTQ đã tập trung các nguồn lực của đất nước vào việc phá hủy nền văn hóa truyền thống Trung Hoa. Ác ý này nhìn bề mặt thì thấy như xuất phát từ sự đối nghịch cố hữu về ý thức hệ của ĐCSTQ đối với văn hóa truyền thống của dân tộc, nhưng kỳ thực, sâu xa hơn nữa, nó nhằm mục đích hủy hoại đạo đức, tư tưởng và đẩy người Trung Quốc đến con đường tiêu vong. Việc phá hoại văn hóa truyền thống này của ĐCSTQ đã được lên kế hoạch, tính toán kỹ càng, có hệ thống, thậm chí còn huy động cả một cỗ máy bạo lực để vận hành. Điều này đã mang lại những hậu quả khôn lường cho Trung Quốc. Người dân không chỉ mất đi các chuẩn mực đạo đức của con người, mà còn bị bắt buộc phải nhồi nhét vào đầu các tà thuyết của Đảng. Phá hủy hoàn toàn văn hóa của một dân tộc sẽ dẫn tới sự tiêu vong của dân tộc đó. Điều này ngẫm ra mới thấy vô cùng đáng sợ! ÂM MƯU HỦY DIỆT DÂN TỘC Adolf Hitler từng nói: "Muốn hủy diệt một dân tộc, trước tiên phải hủy diệt văn hóa của nó", "Muốn hủy diệt một dân tộc trước tiên phải làm tan rã văn hóa của nó; Muốn làm tan rã văn hóa của nó, trước tiên phải tiêu hủy ngôn ngữ kế thừa của nó." Một triết gia cũng từng phát biểu: "Khiến một dân tộc bị hủy diệt rất dễ dàng, chỉ cần hai đời không đọc sách truyền thống của dân tộc này nữa là được"hay "Muốn tiêu diệt một nước nào đó, trước tiên hãy tiêu diệt lịch sử của nó." Sau khi ĐCSTQ lên nắm chính quyền, nó cho rằng, thuyết hữu Thần truyền thống đã thách thức sự nắm quyền hợp pháp của mình. Văn hóa truyền thống Trung Hoa là một nền văn hóa bao dung, Nho – Phật – Đạo, tam giáo cùng tồn tại. Tư tưởng bao dung và những giá trị đạo đức chuẩn tắc làm người này tuyệt nhiên đối lập với tư tưởng đấu tranh của Đảng, thành thử, tất yếu trở thành đối tượng cần bị tiêu diệt. Không chỉ tấn công tôn giáo, ĐCSTQ còn dựng lên phong trào "Phá tứ cựu" và thay đổi phong tục tập quán hòng ép buộc con người không dám đọc những tác phẩm kinh điển, văn tự, sử thi, truyền thuyết… Không đọc những tác phẩm kinh điển của Trung Hoa thì họ sẽ không thể hiểu được chúng. Điều này chính là một đao chặt đứt mạch truyền thừa của văn hóa truyền thống. Đồng thời, nhân lúc tư tưởng của con người đang trống rỗng, ĐCSTQ đã kịp thời nhồi nhét văn hóa Đảng và một bộ thể hệ tư tưởng của nó, cuối cùng đã đạt được mục đích triệt để hủy diệt nền văn hóa Trung Hoa và người dân Trung Hoa. Đáng sợ hơn, trên bề mặt ĐCSTQ rêu rao bảo hộ, kế thừa truyền thống, nhưng kỳ thực là đang ngấm ngầm thay đổi nội hàm của văn hóa truyền thống, dùng chính văn hóa Đảng để thay thế văn hóa truyền thống. ĐCSTQ đã cố ý làm nổi bật những phần đồi bại trong lịch sử của Trung Quốc, những thứ đã xảy ra khi con người xa rời các giá trị truyền thống, nhấn mạnh vào việc tranh giành quyền lực trong nội bộ gia đình hoàng tộc, việc sử dụng các thủ đoạn và âm mưu, hay việc thực hiện chế độ độc tài và chuyên quyền. Việc này khiến người đời sau lầm tưởng rằng xã hội xưa chỉ có những thứ xấu, cần phải xóa bỏ. Trong khi đó, văn hóa ĐCSTQ lại hoàn toàn phù hợp với phần phiến diện nêu trên, khiến cho ĐCSTQ có thể sử dụng các ví dụ lịch sử phiến diện này để tạo nên ảo tưởng về một bộ chuẩn mực đạo đức, phương cách tư duy, và hệ thống lý luận. Bằng cách đó, ĐCSTQ đã gây ra một ấn tượng sai lầm rằng bộ "văn hóa ĐCSTQ" của nó là một sự kế thừa của văn hóa truyền thống Trung Quốc. Sau nhiều năm liên tiếp tiến hành các cuộc vận động chính trị và 10 năm kiếp nạn Đại Cách mạng Văn hóa, đủ mọi loại đàn áp bằng bạo lực, làm bại hoại tôn giáo, thủ tiêu tín ngưỡng, thêm vào văn hóa Đảng, giáo dục tuyên truyền thuyết vô Thần, thế hệ trẻ sớm đã không còn tin vào Phật Đạo Thần nữa, một thế hệ già chìm trong nỗi sợ hãi áp bức mà không ai dám lên tiếng trước những điều sai trái mắt thấy tai nghe. Kiến trúc truyền thống, di tích cổ, chùa chiền miếu mạo, đồ vật, văn vật… đều bị hủy hoại, mối quan hệ Thiên – nhân, Thần – nhân từng bước bị cắt đứt. Con người xa rời đạo đức, lừa dối và đấu đá với nhau đến chết. Người Trung Quốc nào còn một chút minh bạch luôn tự hỏi rằng: "Đất nước này rồi sẽ đi về đâu?" NHỮNG PHƯƠNG THỨC SỬ DỤNG Hết thảy những gì ĐCSTQ nổ lực làm cho bằng được là nhằm tạo dựng chỗ đứng và dần dần từng bước đẩy dân tộc Trung Quốc rơi vào nguy cơ hủy diệt. Để chiếm, duy trì và củng cố chế độ bạo chính của nó, ĐCSTQ cần phải thay thế nhân tính bằng Đảng tính tà ác của nó, và thay thế văn hóa truyền thống Trung Quốc bằng văn hóa ĐCSTQ của nó là "giả, ác, đấu". Việc phá hoại và thay thế này bao gồm cả với những thứ hữu hình như các di tích văn hóa, các di tích lịch sử và các cuốn sách cổ; hay với những thứ phi vật thể như quan niệm truyền thống về đạo đức, cuộc sống và thế giới. Nó liên quan đến tất cả các khía cạnh của cuộc sống con người bao gồm cách hành xử, suy nghĩ và lối sống. Trong phần này, chúng tôi sẽ chỉ rõ những phương diện phá hoại văn hóa truyền thống của ĐCSTQ cụ thể ở một số điểm sau: 1. Phá hoại đồng thời ba tôn giáo Nho gia Trung Quốc ca ngợi nhân – nghĩa – lễ – trí – tín, tư tưởng Trung Dung cũng như nhấn mạnh vào sự hợp nhất của Thiên – Địa – Nhân. Chính tư tưởng này của Nho gia đã duy trì đạo đức và trật tự xã hội. Phật gia giảng thiện, giảng từ bi, giảng nhẫn nhục, coi trọng sinh mệnh, thiện đãi chúng sinh. Quan niệm "thiện ác hữu báo" của Phật gia có tác dụng rất lớn trong việc ổn định xã hội, duy trì đạo đức con người. Đạo gia nhấn mạnh "Chân", nhấn mạnh thanh tĩnh vô vi, nhấn mạnh sự thống nhất hài hòa giữa con người và tự nhiên, đạt được mục đích phản bổn quy chân, chính là: Người thuận theo đất, đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên. Đối với ĐCSTQ mà nói, "thiên mệnh" của Nho gia, nhân quả báo ứng của Phật gia, vô dục vô cầu, không tranh với đời của Đạo gia là chướng ngại ngăn cản ĐCSTQ phát động "cuộc đấu tranh giai cấp". Quan niệm đạo đức mà kinh điển Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo xác lập là chướng ngại cho việc gây dựng quyền uy của ĐCSTQ, cũng là trở ngại cho những hoạt động chính trị của ĐCSTQ như tạo phản, làm cách mạng, chuyên chế, và là chướng ngại lớn nhất để tuyên truyền thuyết vô Thần Luận. Do đó, sau khi ĐCSTQ cướp đoạt chính quyền liền dùng danh nghĩa đàn áp "Bè phái bí mật phản cách mạng" để giơ lên con dao đồ tể nhằm vào Phật giáo, Đạo giáo, Cơ Đốc giáo… và cử đặc vụ xâm nhập vào trong nội bộ tôn giáo mà thành lập hiệp hội, một mặt cả gan bóp méo kinh điển tôn giáo nhằm mê hoặc tín đồ, mặt khác tuyên bố trung thành với sự lãnh đạo của ĐCSTQ, đặt ĐCSTQ vào vị trí cao hơn cả Thần trong tôn giáo, tín ngưỡng. Thần Phật là cái gốc của tôn giáo. Vô luận là Phật giáo, Đạo giáo hay những chính giáo khác, các tín đồ đều nỗ lực đề cao cảnh giới của mình, cuối cùng cũng là vì để tới được thế giới thiên quốc của Thần Phật, như Tịnh Độ Tông của Phật giáo, hy vọng sau khi vãng sinh được tới thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà. Nếu phủ nhận sự tồn tại của Thần Phật, phủ định thế giới Thiên quốc, đối với tín đồ tôn giáo mà nói tu luyện hoàn toàn không còn chút ý nghĩa, đoàn thể tu luyện của tôn giáo này cũng sẽ tan rã; chùa chiền đạo quán mất đi sự linh thiêng, sẽ trở thành một xã hội đấu đá thu nhỏ. Giáo hội Phật giáo Trung quốc được thành lập năm 1952 và Giáo hội Đạo giáo Trung quốc được thành lập vào năm 1957, cả hai đều đã tuyên bố rõ ràng trong bản tuyên bố thành lập của mình rằng họ sẽ "theo sự lãnh đạo của chính quyền nhân dân". Trên thực tế, họ phải theo sự lãnh đạo của ĐCSTQ vô thần. Cả hai giáo hội đều ngụ ý rằng họ sẽ tích cực tham gia vào các hoạt động sản xuất và xây dựng, và thực thi các chính sách của chính quyền. Họ đã bị biến thành các tổ chức hoàn toàn trần tục. Còn những Phật tử và Đạo sĩ hết lòng tuân theo các giới cấm thì bị dán nhãn là phản cách mạng hay thành viên của các giáo phái mê tín và hội kín. Dưới khẩu hiệu cách mạng là "làm trong sạch các Phật tử và Đạo sĩ", họ đã bị bỏ tù, bị bắt phải đi "cải tạo lao động" hoặc thậm chí bị tử hình. Ngay cả các tôn giáo được truyền đến từ phương Tây, như Cơ Đốc giáo cũng không thoát khỏi bị phá hoại. Có thể thấy, nhiều tôn giáo ở Trung Quốc đã bị tan rã dưới sự đàn áp tàn bạo của ĐCSTQ. Những người là tinh hoa chân chính của các tôn giáo này đã bị đàn áp. Trong số những người còn lại, nhiều người đã quay trở lại cuộc sống trần tục, và nhiều người khác là những Đảng viên ĐCSTQ hoạt động bí mật, họ có cấp bậc hành chính, lĩnh lương, tham gia hội nghị chính trị và hợp tác hiệp thương, thậm chí còn được cấp xe cộ, máy tính, mỗi tuần đều tham gia học chính trị. Điểm khác biệt là họ chuyên mặc áo cà sa, áo choàng đạo sĩ hay áo dài linh mục nhằm bóp méo Kinh Phật, Đạo Giáo và Kinh Thánh và để tìm cách biện hộ cho các hành động của ĐCSTQ trong những học thuyết này. 2. Phá hoại văn vật Việc phá hủy văn vật là một phần quan trọng trong việc phá hoại văn hóa truyền thống của ĐCSTQ. Sau khi bắt đầu Cách mạng Văn hóa, ngọn lửa tà ác "Phá tứ cựu" (phá bỏ các quan niệm cũ, văn hóa cũ, phong tục cũ và thói quen cũ) cháy khắp Trung Hoa. Tự viện, đạo quán, tượng Phật, danh lam thắng cảnh tích cổ, tự họa, đồ cổ… bị phá hoại gần như không còn. Trước thời Cách mạng Văn hóa, Bắc Kinh có hơn 500 miếu cổ, điện đường, tự viện; sau phong trào "Phá tứ cựu" trong Cách mạng văn hóa, hầu như đã bị hủy hoại toàn bộ. Tất cả những thứ này, không chỉ là hủy hoại mất nơi cầu nguyện và tu luyện của các tín đồ, mà hủy đi cả nền tảng Thiên nhân hợp nhất thời cổ đại. Điều đó lại càng khiến chính tín và chính niệm truyền thống trong tâm con người bị hủy hoại theo. Thông qua việc phá môi trường và nơi tu luyện của chính giáo, có thể nói ĐCSTQ đã cắt đứt văn hóa đạo đức, tín ngưỡng của Trung Hoa được truyền thừa liên tục mấy nghìn năm. Cổ miếu, thành cổ, tự viện, di tích cổ, v.v.. đã trải qua hàng trăm nghìn năm và được hàng triệu người tín ngưỡng, mang nhân tố tinh thần to lớn phía sau. Đặc biệt là điện đường của chính giáo, sau khi khai quang, theo tín ngưỡng là luôn có Thần Phật gia trì, bảo vệ sinh linh và dân chúng. Do đó, huỷ hoại không chỉ là những kiến trúc, mà từ hình thức ở bề mặt cho đến trường năng lượng phía sau đều bị hủy. Điều này khiến cho con người mất đi sự bảo vệ tâm linh. Cùng đạo lý đó, dù có xây lại những di tích cổ, kiến trúc cũng không thể nào trong thời gian ngắn mà có thể kiến lập được trường năng lượng lớn mạnh ấy, chưa nói đến sự thuần chính từ bi của nó. Những năm gần đây ĐCSTQ lại rầm rộ xây dựng kiến tạo lại tự miếu, tu sửa di tích cổ, nhưng vì để lừa dối, kiếm tiền, tạo giả, hoặc là phô trương bề ngoài, không thể có được năng lượng chính diện, ngược lại còn mang năng lượng phụ diện, theo tín ngưỡng là sẽ đưa ma quỷ tới, mang đến hậu họa khôn lường cho nhân loại. Không dừng lại ở đó, những tải thể vật chất của văn hóa truyền thống như phong tục truyền thống, hình thức văn học nghệ thuật, thư pháp, danh họa, thư tịch, truyền thống dân cư, v.v.. cũng bị ĐCSTQ phá hoại triệt để. Lão Tử để lại Đạo Đức Kinh, là kinh điển của tu luyện Đạo gia, Lão Tử được coi là người sáng lập ra Đạo gia. Nhưng trong Cách mạng Văn hóa, Lão Tử bị phê bình là đạo đức giả, còn Đạo Đức Kinh của ông bị cho là mê tín phong kiến. Khổng Tử giảng giải về "Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín", đạo Trung dung cũng như chuẩn tắc nhập thế làm người. Nhưng trong Cách mạng Văn hóa, Khổng Tử bị phê bình, bị gọi là Khổng lão nhị, còn "Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín", Trung dung bị bạo lực, đấu tranh, tạo phản thay thế. Năm 1966, Hồng vệ binh kéo đến làng Khúc Phụ "tạo phản Khổng gia điếm", phá hoại trên diện rộng, đốt cổ thư, đập phá gần 1.000 bia đá các đời, trong đó có cả bia mộ của Khổng Tử, hủy hoại Khổng miếu, Khổng phủ, Khổng lâm. Điều khiến người ta phẫn nộ hơn nữa chính là, họ san phẳng mộ của Khổng Tử, mộ của những người đời sau của Khổng Tử cũng bị đào, phơi thây chỉ trích nhiều ngày rồi thiêu hủy. Đây không chỉ đơn thuần là vấn đề hủy hoại sách cổ và văn vật, bởi trong những sách cổ này truyền thừa văn hóa Trung Hoa và giá trị truyền thống rất sâu và có bề dày. Nếu như có chút kính nể văn hóa truyền thống, thì sẽ không có chuyện phá hoại như thế này. Sự phá hoại mạnh mẽ, triệt để như thế này, là do ĐCSTQ đã gieo rắc sự thù hận văn hóa truyền thống vào sâu trong lòng của Hồng vệ binh. Trong "Phá tứ cựu", nhiều quyển sách quý độc nhất vô nhị, các bức thư pháp, và những bức họa do các nhà trí thức sưu tập đã bị quẳng vào lửa hoặc nghiền vụn thành bột giấy. Tinh hoa của văn hóa Trung Quốc được kế thừa và tích lũy qua hàng nghìn năm ấy một khi đã bị phá hủy thì không thể khôi phục lại được nữa. 3. Phá hoại chữ viết Ngôn ngữ và văn tự là bộ phận tổ thành quan trọng của văn hóa truyền thống Trung Hoa. Nó không giống với bất kỳ loại ngôn ngữ và văn tự nào trên thế giới. Thời đại Hoàng Đế, Thương Hiệt tham chiếu theo Bát Quái của Phục Hy mà sáng tạo ra chữ Hán. Như vậy có thể thấy, chữ Hán và bát quái có cùng nguồn gốc, lý niệm đằng sau nó cũng đều là thông thiên. Bởi vì chữ Hán có nội hàm thông thiên, chữ Hán chính thể truyền tải văn hóa truyền thống 5.000 năm. Muốn cắt đứt mối liên hệ giữa người Trung Quốc với Thần và truyền thống, ĐCSTQ đã dùng trăm phương nghìn kế muốn hủy diệt chữ Hán. Bắt đầu từ thời kỳ Diên An, ĐCSTQ thiết lập cơ quan chuyên môn cải cách chữ Hán, sau khi cướp được chính quyền lại thành lập "Ủy ban cải cách văn tự Trung Quốc". Một số kẻ tự xưng là học giả nghe lệnh khống chế của ĐCSTQ, không ngừng đơn giản hóa chữ Hán, cuối cùng đã dùng cách sắp xếp chữ cái La-tinh thay thế, gọi là "La-tinh hóa chữ Hán". Mặc dù kế hoạch "La-tinh hóa chữ Hán" sau đó đã không thực hiện được, nhưng việc cải tạo chữ Trung Quốc từ phồn thể thành giản thể vẫn được tiến hành dưới danh nghĩa "giáo dục". Mãi cho đến gần đây, người Trung Quốc mới bắt đầu hiểu được sự phá hoại cực kỳ lớn về mặt văn hóa của chữ giản thể. Họ ví nó như một điềm báo đối với xã hội Trung Quốc hiện đại, khi mà chữ "Ái" (yêu) mất đi "Tâm" (con tim), khi mà "Thân" (người trong gia đình) không còn "Kiến" (nhìn mặt nhau), khi mà "Ứng" (lời hứa) chẳng hề có "Tâm" (con tim), v.v. Trong khi đó, ở Đài Loan và Hồng Kông, nơi chữ Hán chính thể (phồn thể) được sử dụng, thì tỷ lệ người biết chữ và có học thức vẫn cao hơn hẳn Trung Quốc. Kỳ thực, trong mấy nghìn năm qua, hàng tỷ người đã dành cho chữ Hán rất nhiều tình cảm: Nhiều thế hệ sử dụng, chữ Hán đã khắc sâu, gắn kết, cô đọng thông tin phong phú, ẩn chứa năng lượng cường đại, làm cho nó trở thành một dạng trường tồn tại. Mỗi một chữ Hán đều thấm đẫm đủ loại cảm giác, ý niệm, cảm xúc, lực cảm thụ và lực tưởng tượng, còn có nhân tính, Thần tính và thi tính đặc biệt của dân tộc Trung Hoa. Loại trường và năng lượng này sản sinh ra một loại ảnh hưởng ngầm đối với tâm lý. ĐCSTQ lấy danh nghĩa đơn giản hóa chữ Hán, loại bỏ đi linh hồn và sự ước thúc ngầm của văn hóa Thần truyền thể hiện ở trong văn tự, năng lượng chính diện quy phạm thế nhân, khiến con người trong "bất tri bất giác" mà ngày càng rời xa Thần. 4. Phá hoại lễ nhạc Trong văn hóa truyền thống, âm nhạc được coi là một cách để kiềm chế dục vọng của con người. Bản tính của con người là hòa nhã; cảm giác đối với những thứ bên ngoài gây ảnh hưởng đến cảm xúc của con người và khuấy động lên tình cảm yêu và ghét dựa trên tính cách và trí tuệ của người đó. Vì vậy âm nhạc nên "vui nhưng không tục, buồn nhưng không quá bi thương". Thời Trung Quốc cổ đại, người quân tử học nhạc để tu tâm dưỡng tính. Kê Khang có nói trong "Cầm Phú" rằng: 'kẻ sĩ không vô cớ vứt bỏ đàn', 'quân tử đánh đàn đều cẩn thận thân tâm, không để sa vào hình thức', có thể thấy đàn không phải chỉ là nhạc cụ, mà còn phản ánh tâm cảnh của người quân tử. Lý giải sâu sắc đối với nội hàm đạo đức của nghệ thuật âm nhạc, các đế vương thời cổ đại đều rất coi trọng lễ nhạc, họ coi đây là phương pháp trị quốc an bang. Một thứ tốt đẹp như âm nhạc đã bị ĐCSTQ sử dụng như một phương pháp để tẩy não nhân dân. Âm nhạc mà nó tuyên truyền là thứ gọi là "tình cảm cách mạng" tràn đầy bạo lực, tàn bạo, làm cho lý trí của người ta bị khống chế giống như con rối. Tại Đại Lục, mỗi lần trao giải thưởng đều phát nhạc nền bản nhạc "Hành khúc giải phóng quân" hoặc những âm nhạc điển hình giống như vậy. Thời kỳ tất cả nghệ thuật âm nhạc truyền thống của Trung Quốc bị hủy hoại, người ta truyền tai nhau toàn là những bài sôi sục kích động, nội dung của những "ca khúc cách mạng" và vài bộ kinh kịch mẫu đều là ca tụng cái gọi là "công đức" của Đảng cộng sản. Những bài hát như "Sẽ không có Trung Quốc mới nếu không có Đảng Cộng sản", và nhiều bài khác nữa, đã được hát từ lớp mẫu giáo cho đến đại học. Khi hát lên những bài này, nhân dân đã chấp nhận một cách vô thức những ý nghĩa của ca từ. Hơn nữa, ĐCSTQ đã ăn trộm giai điệu của những bài hát dân gian hay nhất và thay thế những lời nguyên gốc bằng những lời ca ngợi ĐCSTQ. Việc này đã đồng thời phá hoại văn hóa truyền thống và tự đề cao ĐCSTQ. 5. Phá hoại những người lưu truyền văn hóa Các tăng nhân, đạo sĩ trong tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá các kinh sách về tu luyện, đại biểu cho sự lưu truyền của văn hóa tín Thần. Cách ĐCSTQ phá hoại họ đã được đề cập đến ở trên. Còn những giá trị văn hóa trong xã hội thì được những nhân sĩ tinh anh thuộc tầng lớp trí thức nắm giữ. Nếu họ bị hủy diệt thì văn hóa sẽ bị gián đoạn. Văn hóa truyền thống Trung Quốc đã cung cấp cho phần tử trí thức một mảnh đất "địa linh nhân kiệt". Những địa chủ ở nông thôn, các tầng lớp thân sĩ và thương nhân ở thành thị, những học giả và thầy cô giáo, là tinh anh văn hóa của xã hội, họ là những người truyền thừa nền văn hóa truyền thống 5.000 năm của Trung Hoa. Tiêu diệt những người này là một bước quan trọng nhằm hủy diệt văn hóa truyền thống. Do vậy, ĐCSTQ đã tạo ra những kẻ thù và bắt đầu tiêu diệt các "địa chủ", thân hào ở nông thôn, và giết các "nhà tư bản" ở thành thị, xúi giục học sinh giết giáo viên. Trong khi tạo ra bầu không khí khủng bố, nó cũng đồng thời cướp sạch của cải của xã hội. Ngày 5 tháng 8 năm 1966, Biện Trọng Vân, một cô giáo của Trường Trung học Nữ thuộc Đại học Sư phạm Bắc Kinh, bị các nữ sinh của mình bắt diễu đi trên phố, đội một chiếc mũ lừa cao làm bằng giấy, mặc quần áo vấy đầy mực đen, quàng một chiếc bảng đen sỉ nhục qua cổ, đi giữa đám học sinh mang những thùng rác làm trống để vỗ. Cô bị bắt phải quỳ trên mặt đất và bị đánh bằng một cái gậy gỗ có đóng đinh lởm chởm và bị đổ nước sôi lên người. Đại cách mạng văn hóa đã bắt đầu bằng sự thù hận điên cuồng đối với những thầy cô giáo chịu trách nhiệm lưu truyền văn hóa thông qua giáo dục như vậy. Cải cách ruộng đất vốn đã có thể thực hiện một cách hòa bình không đổ máu giống như ở Đài Loan. Còn cái gọi là "Cải cách ruộng đất" hay "đuổi cường hào, chia ruộng đất" của ĐCSTQ sau khi nắm chính quyền kỳ thực chính là dùng bạo lực để giết hại những người truyền thừa văn hóa ở nông thôn. Bởi vì ngay sau khi chia ruộng đất cho dân cày xong, ĐCSTQ lại lật lọng lấy hết ruộng đất để trở thành tài sản công của hợp tác xã. Những người có tài sản ở thành thị cũng trở thành đối tượng bị ĐCSTQ giết hại, không chỉ bởi vì ĐCSTQ muốn cướp đoạt tài sản của họ mà còn bởi họ là những người sáng tạo, truyền thừa văn hóa, giúp xã hội phồn vinh, ổn định, thậm chí họ còn tiếp thu tư tưởng tự do nhân quyền của phương Tây. Trước năm 1949, Trung Quốc có khoảng 2 triệu phần tử trí thức, mặc dù một số người đi du học nước ngoài nhưng họ vẫn kế tục một phần tư tưởng truyền thống, đó là quan niệm về tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Tất nhiên ĐCSTQ sẽ không bỏ qua họ, bởi vì là tầng lớp sỹ phu, tư tưởng của họ có ảnh hưởng không nhỏ đến hình thái ý thức của người dân. Năm 1957, ĐCSTQ đưa ra khẩu hiệu "trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng", hiệu triệu các phần tử trí thức và quần chúng ở Trung Quốc giúp ĐCSTQ "sửa sai", mục đích thực chất là muốn dụ dỗ những trí thức có suy nghĩ độc lập, khác biệt với hệ tư tưởng của ĐCSTQ lộ diện. Cuộc đấu tranh chống cánh hữu này đã tìm ra 550.000 "phần tử cánh hữu", 270.000 người đã ra khỏi công chức, 230.000 người bị coi là "phần tử trung hữu" và "phần tử phản đảng, chống lại chủ nghĩa xã hội". Họ bị cướp đoạt về kinh tế, rất khó khăn để duy trì cuộc sống, đành phải dè dặt, nhẫn nhục mà sống. Có thể nói, cuộc vận động phản cánh hữu là một bước đi quan trọng của ĐCSTQ để phá hủy triệt để đạo đức và văn hóa truyền thống của Trung Quốc. Qua các cuộc vận động chống cánh hữu, ĐCSTQ bắt toàn bộ những phần tử trí thức không chịu nghe lời phải đi cải tạo lao động, đẩy họ vào tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, giết họ bằng "bát cơm" và "dư luận", khiến những nhân sĩ trước đây có tiếng nói trong xã hội giờ trở thành đối tượng bị khinh bỉ, nhạo báng. ĐCSTQ cũng đồng thời tiến hành vận động "cải tạo tư tưởng" các phần tử trí thức. Thông qua việc giáo dục nhồi nhét cái gọi là chủ nghĩa duy vật, vô Thần luận và tiến hóa luận, nó đã tẩy não một cách có hệ thống đối với học sinh, nhồi nhét vào học sinh sự thù hận đối với văn hóa truyền thống. "Phần tử tri thức" đã từng là từ đồng nghĩa với "đạo đức", đại diện cho hình tượng xã hội thanh bần, chính nghĩa, trí thức, hàm dưỡng, không chạy theo thói đời. Nhưng sau các cuộc vận động, những người được gọi là "trí thức" còn lại quá khác biệt so với văn nhân chính thống. Trong đó tuyệt đại đa số đều bị tẩy não bằng Thuyết vô Thần, triết học đấu tranh và lịch sử phát triển xã hội của ĐCSTQ, họ mang theo tư tưởng, hành vi bạo lực bắt đầu tiến vào vũ đài, tiến hành bước tiếp theo hủy hoại nền văn hóa truyền thống một cách tự giác, đẩy tương lai của mình và dân tộc vào vực sâu muôn trượng. Đón xem kỳ 2: Thay thế văn hóa truyền thống bằng văn hóa ĐCSTQ | ||||
HỌC GIẢ NGUYỄN HỮU ĐANG SÁM HỐI: " CHƯA ĐỦ GIỎI NÊN TOÀN DANH MÀ KHÔNG GIỮ ĐƯỢC TOÀN THÂN..." Posted: 02 Sep 2018 06:28 PM PDT KỶ NIỆM 2/9 Một lần, tôi hỏi cụ Nguyễn Hữu Đang : - Tại sao bác lại bị đi tù ? Bác kể, từ chiến khu về ông Hồ bảo : " Chú phải sang lãnh đạo (tụi) văn nghệ mới được". Hồi đó văn chương sau kháng chiến có 2 loại, một loại chuyên tô hồng như Tố Hữu, một bên thì các anh em viết thật về kháng chiến, những đói khát, bệnh tật, những hy sinh vô nghĩa, những ngu dốt, ác độc của "chỉnh huấn, rèn quân" vv…, bác kể tiếp : "Ông ấy (Hồ) tinh lắm, một hôm bảo : "Thế này là không được rồi, chê kháng chiến nhiều hơn khen". Thế là tụi thằng Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi… đổ hết tội lên đầu bác, bác bị đưa đi làm cải cách ruộng đất một thời gian, về xong là đi tù". Tôi nghĩ thầm "Đơn giản vậy thôi sao ?". Nhưng hiểu bác, bác vẫn cho mình chưa đủ giỏi, chỉ là người xếp loại 2: "Toàn danh mà không toàn được thân" như bác tự nhận. Một lần khác, qua bến nước Bình Ca chiều cuối đông. Tôi ao ước giá có ai làm một bộ film về Nguyễn Hữu Đang thì "xen" đầu tiên sẽ là cảnh này : Bến phà Bình Ca một chiều giáp Tết, một chiếc xe tù chờ phà qua sông, những người tù với bộ quần áo mỏng manh đứng túm tụm một góc bên cái xe để tránh gió. Một đám học sinh quàng khăn đỏ tan học về tò mò đứng nhìn. Một người tù bước tới hỏi : "Các em học lịch sử, các em có biết Trần Bình Trọng là ai không?". Người tù đó là Nguyễn Hữu Đang. Một lần, tôi hỏi cụ Nguyễn Hữu Đang : - Tại sao bác lại bị đi tù ? Bác kể, từ chiến khu về ông Hồ bảo : " Chú phải sang lãnh đạo (tụi) văn nghệ mới được". Hồi đó văn chương sau kháng chiến có 2 loại, một loại chuyên tô hồng như Tố Hữu, một bên thì các anh em viết thật về kháng chiến, những đói khát, bệnh tật, những hy sinh vô nghĩa, những ngu dốt, ác độc của "chỉnh huấn, rèn quân" vv…, bác kể tiếp : "Ông ấy (Hồ) tinh lắm, một hôm bảo : "Thế này là không được rồi, chê kháng chiến nhiều hơn khen". Thế là tụi thằng Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi… đổ hết tội lên đầu bác, bác bị đưa đi làm cải cách ruộng đất một thời gian, về xong là đi tù". Tôi nghĩ thầm "Đơn giản vậy thôi sao ?". Nhưng hiểu bác, bác vẫn cho mình chưa đủ giỏi, chỉ là người xếp loại 2: "Toàn danh mà không toàn được thân" như bác tự nhận. Một lần khác, qua bến nước Bình Ca chiều cuối đông. Tôi ao ước giá có ai làm một bộ film về Nguyễn Hữu Đang thì "xen" đầu tiên sẽ là cảnh này : Bến phà Bình Ca một chiều giáp Tết, một chiếc xe tù chờ phà qua sông, những người tù với bộ quần áo mỏng manh đứng túm tụm một góc bên cái xe để tránh gió. Một đám học sinh quàng khăn đỏ tan học về tò mò đứng nhìn. Một người tù bước tới hỏi : "Các em học lịch sử, các em có biết Trần Bình Trọng là ai không?". Người tù đó là Nguyễn Hữu Đang. Một lần, tôi hỏi cụ Nguyễn Hữu Đang : - Tại sao bác lại bị đi tù ? Bác kể, từ chiến khu về ông Hồ bảo : " Chú phải sang lãnh đạo (tụi) văn nghệ mới được". Hồi đó văn chương sau kháng chiến có 2 loại, một loại chuyên tô hồng như Tố Hữu, một bên thì các anh em viết thật về kháng chiến, những đói khát, bệnh tật, những hy sinh vô nghĩa, những ngu dốt, ác độc của "chỉnh huấn, rèn quân" vv…, bác kể tiếp : "Ông ấy (Hồ) tinh lắm, một hôm bảo : "Thế này là không được rồi, chê kháng chiến nhiều hơn khen". Thế là tụi thằng Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi… đổ hết tội lên đầu bác, bác bị đưa đi làm cải cách ruộng đất một thời gian, về xong là đi tù". Tôi nghĩ thầm "Đơn giản vậy thôi sao ?". Nhưng hiểu bác, bác vẫn cho mình chưa đủ giỏi, chỉ là người xếp loại 2: "Toàn danh mà không toàn được thân" như bác tự nhận. Một lần khác, qua bến nước Bình Ca chiều cuối đông. Tôi ao ước giá có ai làm một bộ film về Nguyễn Hữu Đang thì "xen" đầu tiên sẽ là cảnh này : Bến phà Bình Ca một chiều giáp Tết, một chiếc xe tù chờ phà qua sông, những người tù với bộ quần áo mỏng manh đứng túm tụm một góc bên cái xe để tránh gió. Một đám học sinh quàng khăn đỏ tan học về tò mò đứng nhìn. Một người tù bước tới hỏi : "Các em học lịch sử, các em có biết Trần Bình Trọng là ai không?". Người tù đó là Nguyễn Hữu Đang. | ||||
Posted: 02 Sep 2018 06:17 PM PDT VỀ ĐƠN TỐ CÁO VÀ ĐỀ NGHỊ XỬ LÝ HAI TƯỚNG QUÂN ĐỘI CỦA THIẾU TƯỚNG LÊ MÃ LƯƠNG VÀ NHÓM LÀM SÁCH "GẠC MA - VÒNG TRÒN BẤT TỬ" | ||||
Cựu TT Obama, Bush truy điệu TNS McCain, kín đáo quở trách TT Trump Posted: 02 Sep 2018 05:59 PM PDT Buổi lễ tưởng niệm Thượng nghị sĩ John McCain hôm thứ Bảy là lời quở trách rõ ràng nhắm vào nền chính trị gây chia rẽ dưới thời Tổng thống Donald Trump trong khi con gái ông McCain, hai cựu tổng thống Mỹ và những nhân vật lẫy lừng khác trong chính giới dùng điếu văn của mình đểu kêu gọi đất nước tìm lại tính nhân văn. "Nước Mỹ của John McCain không cần phải được làm cho vĩ đại trở lại bởi vì nước Mỹ vốn dĩ luôn vĩ đại," con gái Meghan McCain nói trong lời truy điệu đầu tiên của buổi lễ trước tiếng vỗ tay của cử tọa trong Thánh đường Quốc gia Washington. Đứng gần linh cữu phủ cờ của cha và trước sự hiện diện của con gái ông Trump, cô Meghan McCain phát biểu đầy ẩn ý quở trách vị tổng thống không được mời nhưng không hề nhắc đến tên ông. "Chúng ta tề tựu ở đây để tiếc thương sự ra đi của một người Mỹ vĩ đại. Sự vĩ đại thực sự. Không phải những luận điệu rẻ tiền từ những người mà sẽ không bao giờ tiến gần tới được sự hi sinh giống như sự hi sinh tự nguyện của ông ấy, và cũng không phải sự thụ hưởng cơ hội của những người sống êm ấm và sung sướng trong khi ông ấy chịu khổ sở và phụng sự đất nước," cô nói, giọng lúc đầu nghẹn đi vì xúc động nhưng sau đó đanh lại giận dữ. Buổi lễ kéo dài gần ba tiếng đồng hồ có sự tham dự của các yếu nhân bao gồm ba cựu tổng thống, ít nhất bốn cựu bộ trưởng ngoại giao và các thành viên của Hạ viện và Thượng viện, nơi ông McCain phục vụ suốt hơn ba thập niên. Ivanka Trump và chồng, Jared Kushner, cũng tham dự, trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis và những người khác đại diện chính quyền trước sự vắng mặt của ông Trump. Ông Trump chọn đến sân golf của mình ở bang Virginia trong lúc buổi lễ diễn ra và lên Twitter xả những bực dọc của ông về FBI và NAFTA suốt cả ngày. Ông McCain yêu cầu ông Barack Obama và ông George W. Bush đọc điếu văn tại lễ tang của ông. Hai vị tổng thống Đảng Dân chủ và Cộng hòa này là những người đã đánh bại ông McCain trong các cuộc vận động tranh cử tổng thống vào năm 2008 và năm 2000. Họ dựa vào những di sản của ông McCain ở trong và ngoài nước để phát biểu về các giá trị của quốc gia. Lời phản pháo của họ đối với ông Trump kín đáo hơn lời lẽ của cô Meghan McCain nhưng không thể nhầm lẫn được. Ông Obama nói về những buổi đàm đạo riêng tư kéo dài giữa ông và ông McCain trong Phòng Bầu dục và về nhận thức của vị thượng nghị sĩ này rằng an ninh và ảnh hưởng của nước Mỹ không đến từ "khả năng của chúng ta bắt người khác thuận theo ý muốn của mình." "Phần lớn nền chính trị của chúng ta, đời sống công cộng của chúng ta, luận đàm công cộng của chúng ta có thể có vẻ nhỏ nhen và đầy ác ý và hèn mọn, với những lời lẽ huênh hoang và miệt thị và những vụ tranh cãi và sự phẫn nộ giả tạo," ông Obama nói trong một phát biểu dường như nhắm vào ông Trump. "Đó là thứ chính trị giả vờ can đảm và cứng rắn nhưng thực tế phát sinh từ nỗi sợ hãi. John kêu gọi chúng ta cao thượng hơn thế." Ông Bush nói một trong những món quà tuyệt vời trong cuộc đời ông là trở thành bạn với cựu đối thủ tranh cử vào Nhà Trắng. Ông nói rằng trong những năm sau này, hai người họ nhớ lại những trận chiến chính trị của mình như các cựu cầu thủ bóng bầu dục nhớ lại trận đấu lớn. Nhưng phần nhiều ông Bush nhớ tới ông McCain như một người lên tiếng cho "những người bị lãng quên" ở trong và ngoài nước và di sản của ông McCain sẽ là một lời nhắc nhở, ngay cả vào lúc có những nghi ngờ, về sức mạnh của Mỹ như là một "nơi chuyên chở những khát vọng con người." "Giọng nói của John sẽ luôn thì thầm trên vai của chúng ta – rằng chúng ta tốt đẹp hơn thế này, nước Mỹ tốt đẹp hơn thế này," ông Bush nói. Giới tinh hoa chính trị Washington chứng kiến những khoảnh khắc đáng nhớ này. Trong số những người ngồi hàng ghế đầu tại nhà thờ có bà Michelle Obama, bà Laura Bush, ông Bill và bà Hillary Clinton, cũng như ông Dick Cheney và ông Al Gore. Đoàn xe của ông McCain đi từ Điện Capitol, nơi ông được quàn qua đêm. Trên đường đi, đoàn xe dừng lại tại Đài tưởng niệm Cựu chiến binh Chiến tranh Việt Nam, nơi vợ của ông McCain, Cindy, đặt một vòng hoa. Đây là sự kiện công cộng cuối cùng ở Washington, nơi ông McCain đã sống và làm việc hơn bốn thập niên qua, và là một phần trong chương trình lễ tang kéo dài năm ngày của ông. Ông qua đời vào ngày 25 tháng 8 ở tuổi 81. Ông sẽ được an táng vào Chủ nhật tại trường cũ của ông, Học viện Hải quân Hoa Kỳ, bên cạnh người bạn thân nhất của ông niên khóa 1958, Đô đốc Chuck Larson. Trên trang cuối cuốn hồi kí của mình, ông McCain viết: "Trở về nơi mọi thứ bắt đầu." | ||||
Tiền đâu làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam? Posted: 02 Sep 2018 05:57 PM PDT 02-09-2018 - 07:32 AM | Kinh tế vĩ mô - Đầu tưDự kiến tổng vốn đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam khoảng 58 tỉ USD và bài toán hóc búa đặt ra là huy động từ đâu khi hiệu quả tài chính còn nhiều ý kiến trái chiều
Tại hội thảo báo cáo nghiên cứu giữa kỳ Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam để hoàn thiện báo cáo do Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa tổ chức, liên danh tư vấn: Tổng Công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI), Công ty CP Tư vấn Đầu tư và Xây dựng GTVT (TRICC), Công ty CP Tư vấn thiết kế GTVT phía Nam (TEDISOUTH) cho biết đã đề xuất xây dựng tuyến đường sắt mới dài hơn 1.545 km, tách biệt với hệ thống đường sắt hiện nay. 30-35 triệu USD/km Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông, đơn vị tư vấn đang nghiêng về phương án chọn công nghệ của Nhật Bản, nhờ ưu thế thiết kế tàu nhỏ gọn hơn các nước khác, chi phí đầu tư cũng thấp hơn. Theo tính toán sơ bộ, hiện nay, chi phí đầu tư bình quân 1 km đường sắt tốc độ cao từ 30-35 triệu USD, tổng vốn đầu tư toàn tuyến ước khoảng hơn 58 tỉ USD. Theo đó, dự án này đi qua 20 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TP HCM; với điểm đầu tại Hà Nội, điểm cuối tại TP HCM. Dự án được xây dựng theo tiêu chuẩn khổ đường đôi 1.435 mm, điện khí hóa, với tốc độ khai thác tối đa 320 km/giờ (tốc độ thiết kế 350 km/giờ). Theo đơn vị tư vấn, dự án sẽ được đầu tư bằng hình thức đối tác công - tư (PPP) kết hợp với vốn nhà nước. Trước mắt, đề xuất xây dựng đoạn thí điểm Thủ Thiêm - Long Thành, sau khi vận hành thí điểm sẽ đưa vào khai thác thương mại vào năm 2028-2029. Các đoạn ưu tiên dự kiến đề xuất: Hà Nội - Vinh và Nha Trang - TP HCM, đưa vào khai thác năm 2032 với tổng vốn hơn 24,6 tỉ USD. Các đơn vị tư vấn đề xuất xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao tách biệt với đường sắt hiện nay nhằm phục vụ vận chuyển hành khách. Còn đường sắt hiện hữu sẽ cải tạo nâng cấp để vận chuyển hàng hóa và vận chuyển hành khách chặng ngắn. Theo nghiên cứu của tư vấn, hành lang Bắc - Nam có vai trò quan trọng, như trục xương sống nâng đỡ và tạo nền tảng cho sự phát triển của cả nước. Theo tính toán, đến năm 2030, cả nước sẽ có 89 triệu hành khách và 104 triệu tấn hàng hóa trên mặt cắt ngang lớn nhất thuộc hành lang Bắc - Nam. Do đó, nếu chỉ đầu tư các phương thức vận tải (đường bộ, hàng không, đường biển) theo quy hoạch và nâng cấp tuyến đường sắt hiện tại (kể cả nâng cấp lên đường đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hóa) cũng không đáp ứng đủ nhu cầu. Năng lực vận chuyển sẽ thiếu hụt khoảng 72.000 tấn hàng hóa và 100.000 hành khách/ngày. "Do đó, đến năm 2030, trên hành lang Bắc - Nam rất cần có một phương thức vận tải mới với độ an toàn tin cậy cao, sức chuyên chở lớn, tốc độ nhanh… để đáp ứng nhu cầu nói trên. Việc lựa chọn đường sắt tốc độ cao là hoàn toàn phù hợp" - đơn vị tư vấn thông tin. Lo ngại hiệu quả tài chính Đối với việc huy động vốn, ông Đào Việt Dũng, đại diện Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), cho rằng đầu tư dự án theo hình thức PPP là đúng hướng. Tuy nhiên, để thu hút được nguồn vốn tư nhân, nghiên cứu cần phải phân tích kỹ, dự báo, làm rõ hơn về nhu cầu, kịch bản phát triển trong bối cảnh các loại hình vận tải khác trên trục Bắc - Nam cũng được đầu tư phát triển. PGS-TS Nguyễn Ngọc Long, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật cầu đường Việt Nam, lưu ý nếu sử dụng vốn ODA cần có sự đồng bộ trong quá trình đầu tư và huy động. Về vốn ngân sách, phải nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách và khuôn khổ pháp lý chặt chẽ, bảo đảm việc thực hiện. Đối với vốn tư nhân, cần xác định tỉ trọng và giá trị là bao nhiêu, đánh giá tính khả thi trong điều kiện Việt Nam trước khi đề xuất Chính phủ quyết định. "Ngoài ra, cần đưa kế hoạch đầu tư nâng cấp, cải tạo dự án đường sắt hiện hữu vào bức tranh toàn cảnh của kế hoạch đầu tư dự án" - ông Long nhấn mạnh. Đối với hiệu quả tài chính của dự án, ông Long cho biết các tổ chức tư vấn từ trước đến nay đều đánh giá là chưa khả thi. Nếu tính đầy đủ cả khoản bù lỗ trong quá trình khai thác và duy tu, bảo dưỡng thì mức bù lỗ này có thể tạo thêm một gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Vì vậy, việc cân nhắc quyết định phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn thành phần là rất cần thiết. Khó thu hồi vốn Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông thừa nhận những dự án như thế này khó thu hồi vốn. Báo cáo dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam lần này so với lần trình Quốc hội trước đây có nhiều điều chỉnh, trong đó đã cập nhật dự báo thị phần vận tải, định hướng công nghệ. Đặc biệt là vấn đề huy động nguồn vốn, sẽ bóc tách phần nào tư nhân đầu tư và phần nào nhà nước phải tham gia. Ngoài ra, sẽ tính toán tác động nợ công, thứ tự ưu tiên như thế nào, hiệu quả kinh tế, tài chính, lộ trình ra sao... Người lao độn | ||||
Báo Mỹ: Trung Quốc bắt đầu dính đòn “hồi mã thương” Posted: 02 Sep 2018 05:49 PM PDT Một nhà phân tích cấp cao của Viện Chính sách Chiến lược Australia đã nói về những tham vọng, cách thức thực thi và tình hình của Trung Quốc với bạn bè và các đối tác hiện tại. Bà cho rằng chính sách của Bắc Kinh đang mâu thuẫn với sự hòa thuận quốc tế và không có cách hành xử đôi bên cùng có lợi, theo National Interest.
Có một lý lẽ cho rằng phương Tây đã nhầm về Trung Quốc, chứng minh việc Trung Quốc để nền kinh tế mở sẽ dẫn tới tự do hóa và thay đổi về mặt chính trị trở thành một "quyền lực có trách nhiệm" là sai lầm. Thực tế, các nhà cố vấn chính sách của Mỹ đã kết luận rằng chính sách của Mỹ dựa trên nền tảng kết luận như vậy đã thất bại. Quan điểm này cũng xác nhận Trung Quốc là một đất nước không chỉ giành được lợi thế từ trật tự thế giới dựa trên nền tảng pháp luật mà còn không bị chỉ trích khi lạm dụng điều đó. Trung Quốc đã phát triển thành một quyền lực kinh tế khổng lồ không bị chế ngự bởi những luật lệ toàn cầu mà thay vào đó còn có nguy cơ trở thành một quyền lực đáng sợ. Thực tế theo National Interest, Trung Quốc ngày càng đưa ra nhiều bằng chứng rằng họ không muốn tuân theo luật lệ quốc tế và không do dự khi hành động một cách đơn phương với những vấn đề mà họ coi là có nguy cơ với những lợi ích của mình như vấn đề trên Biển Đông. Ví dụ như chiến lược "bốn không" để phớt lờ phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế The Hague năm 2016 của Bắc Kinh: không tham gia, không chấp nhận, không thừa nhận và không thực thi là một trong những ví dụ rõ ràng nhất của việc công khai không đếm xỉa tới trật tự quốc tế dựa trên nền tảng pháp luật. Khả năng của Trung Quốc làm "rung chuyển" trật tự hiện tại là không thể phủ nhận nhưng những thay đổi tại Washington - những chính sách của tổng thống Trump đang trở thành một làn sóng mạnh hơn với trật tự thế giới dựa trên nền tảng pháp luật. Hơn nữa, Bắc Kinh có thể đang "làm rung chuyển" hiện trạng thế giới nhưng vẫn chưa đủ để đạt tới vị trí mà họ muốn và vẫn có thể gặp rủi ro với sự phản kháng mạnh hơn từ những nước khác. Những hoạt động quân sự hóa trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông không chỉ gây quan ngại cho những hàng xóm trực tiếp và những bên tuyên bố chủ quyền lãnh hải mà nó còn tạo ra những rủi ro cao cùng căng thẳng không mong muốn trong một khu vực vốn đã bất ổn. Mặc cho những đảm bảo của Trung Quốc rằng họ sẽ không quân sự hóa những hòn đảo nhân tạo mà họ bồi đắp cải tạo phi pháp trên Biển Đông, việc tiếp tục phô trương cơ bắp lực lượng quân sự đã hủy hoại sự tín nhiệm và những ý định hòa bình mà Bắc Kinh đưa ra trước đó, theo National Interest. Việc xây dựng lực lượng và có các hành động quân sự còn nổi bật hơn ở eo biển Đài Loan nơi mới đây Bắc Kinh đã thực hiện "trò chơi chiến tranh". Nhưng câu hỏi cần đặt ra là: Tại sao Bắc Kinh lại quyết định gây rủi ro cho danh tiếng của mình cũng như tạo ra xung đột tiềm tàng thay vì khẳng định vị thế toàn cầu của mình một cách hòa bình? Trung Quốc hiện nay không chỉ tham vọng đưa ra viễn cảnh chiến lược của mình về một trật tự mới mà còn đang chạy đua với thời gian để thi hành viễn cảnh đó. Giấc mơ Trung Hoa không chỉ thể hiện ở việc Trung Quốc quân sự hóa trái phép những hòn đảo nhân tạo bồi đắp và cải tạo phi pháp trên Biển Đông mà còn có rất nhiều khía cạnh. Chiến lược "vành đai - con đường" bao gồm việc xây dựng cảng ở khắp nơi từ Djibouti tại châu Phi cho tới các bến tàu ở Vanuatu trên Thái Bình Dương. Chiến lược "Vành đai - con đường" của Trung Quốc cũng bao gồm việc bảo đảm con đường vào biển và đường bộ trên khắp thế giới từ Bắc Cực cho tới Châu Mỹ Latinh, cũng như việc thành lập những tổ chức toàn cầu mới như Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á AIIB. Tất cả những yếu tố này nằm trong một kế hoạch hợp nhất để Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ra toàn cầu. Cuối cùng, tất cả những dự án lớn và có tiềm năng thay đổi cuộc chơi trên thế giới này đều được coi là sáng kiến chính của ông Tập Cận Bình. Theo National Interest, chiến lược giành quyền bá chủ của Bắc Kinh dựa trên 2 thành tố chính. Đầu tiên là sự gia tăng những nhấn mạnh tuyên bố chủ quyền lãnh thổ (thậm chí phi pháp, bất chấp luật pháp quốc tế) ngay cả việc thường xuyên làm như vậy công khai phớt lờ luật lệ quốc tế. Thứ hai là sử dụng lợi ích kinh tế để buộc các nước phải đồng ý với mình, trong khi thúc đẩy quan hệ gần gũi với những nhà lãnh đạo chính trị và kinh doanh then chốt, thường là về mặt thúc đẩy kinh tế. Theo rất nhiều đánh giá, thì những chiến thuật gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông có vẻ đã thành công ở cả hiệu quả xói mòn trật tự thế giới dựa trên nền tảng luật pháp trong khi tiếp tục khuếch trương các chiến dịch của Bắc Kinh. Cộng đồng quốc tế có đáp trả mạnh mẽ với hành động ngày càng cứng rắn của Trung Quốc hay không vẫn còn là một câu hỏi ngỏ. Nhưng có một điều chắc chắn là trong khi cộng đồng quốc tế còn đang cân nhắc thì Bắc Kinh đã kiếm đủ thời gian để xúc tiến các kế hoạch quân sự. Một vấn đề khác gây quan ngại cho nhiều nước trên toàn cầu là nghệ thuật quản lý kinh tế của Trung Quốc. Ban đầu, dự án "vành đai - con đường" được hoan nghênh ở cả mặt nó sẽ là thay đổi lớn nhất trong lịch sử và là một món quà Trung Quốc tặng cho thế giới. Thực tế, rất nhiều nước hài lòng với sự kích thích về cơ hội có được cơ sở hạ tầng về kinh tế và vận tải mới mà sáng kiến của Trung Quốc đem lại. Sự hào phóng của Bắc Kinh đã được đón nhận nhưng không thể tránh được nhiều mức độ hạn chế về "những sự lôi kéo về mặt chính trị" của tiền Trung Quốc. Hơn nữa, bối cảnh toàn cầu lại giúp thúc đẩy điều này. Ví dụ, người Mỹ bảo vệ nền công nghiệp trong nước, người châu Âu thì chỉ nghĩ đến mình, Nhật Bản với nền kinh tế khiêm tốn hơn chỉ làm thúc đẩy quan điểm rằng Trung Quốc đang tự mình lấp vào chỗ trống trong những lãnh đạo toàn cầu. Sau tất cả, những dự án của Trung Quốc trong chiến lược "vành đai - con đường" hay ngân hàng AIIB đều nhận được sự ủng hộ của cả những bên đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc bao gồm Malaysia, Philippines... Nhưng "vành đai - con đường" - dự án được thúc đẩy nhiều nhất trong các nền kinh tế đang phát triển càng ngày càng trở thành một chủ đề gây hoài nghi và bị theo dõi sát sao. Ví dụ như những bẫy nợ và sự thỏa hiệp về các tài sản chiến lược quốc gia là hậu quả gây ra nhiều sự sợ hãi nhất của các nước với "vành đai - con đường". Và trường hợp của Sri Lanka trong vụ cảng Hambantota là cảnh báo với rất nhiều nước. Món nợ 1 tỷ USD của Sri Lanka với Trung Quốc đã được sử dụng làm đòn bẩy để Bắc Kinh kiểm soát lợi ích và thuê cảng Hambantota trong 99 năm. Và kết quả là, nhận thức rằng những sự giúp đỡ và những món nợ Trung Quốc chính là một cái bẫy đang lan rộng trên khắp các hòn đảo ở nam Thái Bình Dương. Nhưng đã có những thay đổi trong nhiều tháng vừa qua, và có một làn sóng phản kháng đang dâng lên trên toàn cầu, dẫn đầu bởi "các địch thủ tự nhiên", những người hàng xóm gần kề và ngay cả các nước ở xa. Những quan ngại đang dấy lên ở cả các nước không có vị trí địa lý an ninh liên quan trực tiếp tới Trung Quốc như New Zealand hay Cộng hòa Séc, National Interest ghi nhận. Trong khi phạm vi và mức độ phản kháng rất khác nhau, thì có một điều e ngại chung giữa các nước: những sáng kiến về kinh tế của Bắc Kinh trực tiếp chuyển thành khả năng nhào nặn ảnh hưởng về chính trị với những nước nhận được lợi ích kinh tế từ Trung Quốc. Ví dụ, với một mức độ nào đó, những điều Trung Quốc ưu tiên nhất được gia tăng qua nhiều năm và được cộng đồng quốc tế ủng hộ qua việc giữ im lặng với những chủ đề cấm kỵ của Bắc Kinh. Nhưng ảnh hưởng về chính trị của Trung Quốc giờ đã quá mức chịu đựng của các nước - chủ yếu là vì Bắc Kinh gây ảnh hưởng cả với những đối tác kinh tế trong vấn đề chính trị nội địa của họ.
Ví dụ, tại Australia đang có một cuộc tranh luận về ảnh hưởng của Trung Quốc. Trong đó, bao gồm cả một báo cáo do Four Corners đưa ra vào tháng 6.2017, cho thấy có những mối liên hệ cá nhân giữa những doanh nhân gốc Trung Quốc không chỉ với các nhà chính trị Australia và còn với những quan chức cấp cao của Liên Hợp Quốc. Tại Mỹ, những quan ngại còn lớn hơn nghi vấn Nga can thiệp vào chính trị nội bộ Mỹ khi sự hiện diện Trung Quốc tại các trường đại học là một vấn đề gây bất an đang lan rộng. Các báo cáo cho thấy đảng cộng sản Trung Quốc đã thành lập "chi bộ" tại đại học Illinois, trong khi Hiệp hội sinh viên và học giả Trung Quốc CSSA trên khắp đất Mỹ được cung cấp tài chính cho các hoạt động và cam kết ca ngợi chính phủ Trung Quốc. Tại Trung Âu, những quan ngại về ảnh hưởng quốc gia của Trung Quốc không chỉ là một quan niệm xa vời. Một website có tên Chinfluence đã tập hợp lại những trường hợp bị ảnh hưởng về kinh tế và chính trị của Trung Quốc tại Cộng hòa Séc, Slovakia và Hungary. Theo báo Mỹ, tốc độ gây ảnh hưởng nhanh chóng của Trung Quốc tới thế giới được theo đuổi thông qua khai thác những điểm yếu nhất của con người là tính tham lam và sự sợ hãi. Nhắm vào những lãnh đạo cấp cao nhất và vòng qua những quá trình dài thông qua việc khai thác các quan chức tham nhũng đã chứng minh tính hiệu quả với Bắc Kinh. Nhưng điều này sẽ chỉ tồn tại ngắn hạn và ở một vài nước cụ thể. Tìm cách để gây ảnh hưởng tới các nhà chính trị rất tốn kém và chỉ hữu dụng về mặt ngắn hạn. Tại các nước dân chủ, nhiệm kỳ chính trị tương đối ngắn mặc dù các nhà chính trị cũ vẫn có thể giữ ảnh hưởng và có uy tín cao với công chúng. Trong trường hợp của Australia, cựu nghị sĩ đảng Lao Động Sam Dastyari là một minh chứng cho những nỗ lực của Trung Quốc để gây ảnh hưởng và cách để ngăn chặn điều đó. Việc nhận tiền tài trợ từ doanh nhân người Australia gốc Trung Quốc cùng với những tuyên bố để lặp lại cái gọi là "đường 9 đoạn" mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi pháp trên Biển Đông đã kết thúc sự nghiệp chính trị của Dastyari. Điều này cũng là mồi lửa cho cuộc tranh luận đang diễn ra về việc thay đổi luật đối với sự can thiệp và những nguồn tài trợ của nước ngoài. Cuộc tổng tuyển cử tháng 5 vừa qua tại Malaysia đã loại bỏ ông Najib Razak và đảng cầm quyền suốt 60 năm cũng cho thấy những rủi ro của Trung Quốc trong việc xây dựng những mối quan hệ với những cá nhân được lựa chọn. Quan niệm từ trên xuống dưới của Trung Quốc về chiến lược thúc đẩy những mối quan hệ với các cá nhân được nhắm tới sẽ hiệu quả và nhanh chóng về mặt ngắn hạn nhưng thất bại trong việc xây dựng nền móng dài hạn. Nói cách khác, Trung Quốc thất bại trong việc thể chế hóa những mối quan hệ từ mặt quan hệ cá nhân với những lãnh đạo khi những người này "mất ghế" hay rời nhiệm sở. Những trường hợp như ông Najib Razak và ông Rodrigo Duterte hoàn toàn khớp với hình mẫu trên. Ông Durtete đã chứng tỏ là một người có thể thay đổi cuộc chơi trong cuộc chiến pháp luật trên Biển Đông khi ông đã có vẻ như bỏ qua chiến thắng của đất nước trước phán quyết của Tòa Trọng tài The Hague để cải thiện mối quan hệ với Bắc Kinh. Nhưng là một lãnh đạo theo chủ nghĩa dân túy, ông cũng phải chịu ảnh hưởng khi thái độ của người dân nước mình thay đổi. Ngược lại, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam là một ví dụ về mối quan hệ lâu dài với nhiều sự gần gũi tương đồng, hai bên cùng có lợi. Dựa trên quan hệ giữa hai bên, Hà Nội và Bắc Kinh đã phát triển một lịch sử gần gũi trong những thập kỷ gần đây. Nhưng thay vì nuôi dưỡng mối quan hệ này, Bắc Kinh đã vội vã áp đặt vị thế của mình trên Biển Đông và đẩy tham vọng của mình đi quá xa... Theo National Interest, với những hành động như cấm đoán phi pháp với việc tổ chức các cuộc thăm dò dầu khí trái phép hay việc Trung Quốc đưa máy bay ném bom tầm xa ra quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép của Việt Nam từ những năm 1970 đã làm xấu đi mối quan hệ giữa hai bên và làm khuấy động những vấn đề đang yên ổn. Sự thất thường của ông Trump đối với những vấn đề toàn cầu đã cung cấp một cơ hội chiến lược cho Trung Quốc để bù đắp những thiếu sót của mình. Ông Tập Cận Bình rất sắc sảo trong việc nắm bắt một cơ hội như vậy. Thực tế, Trung Quốc có thể được chào đón khi lấp vào lỗ hổng lãnh đạo toàn cầu trong rất nhiều vấn đề nguy cấp như biến đổi khí hậu, thương mại và phát triển cơ sở hạ tầng. Nhưng trong khi tầm nhìn của ông Tập Cận Bình về một "cộng đồng chung vận mệnh" rất hấp dẫn với nhiều nền kinh tế trên thế giới thì cách Trung Quốc thực thi tầm nhìn của họ gây ra những lo lắng đang tăng cao bao gồm cả những nước không có những mối liên kết chiến lược với Bắc Kinh. Những kế hoạch lớn của Trung Quốc để "phục hưng Trung Hoa" vào năm 2049 rất ấn tượng nhưng chiến thuật mà Trung Quốc áp dụng lại đang tạo ra những căng thẳng. Chiến lược tham vọng và thiếu kiên nhẫn của Bắc Kinh trong việc khẳng định vị thế đã thiếu nhạy cảm với những giá trị, lợi ích và nhu cầu của những thành viên bạn bè trong "cộng đồng chung". Thêm nữa, Trung Quốc đã mất đi cơ hội trở thành lãnh đạo toàn cầu và đang mâu thuẫn với sự hòa thuận quốc tế cùng cách cư xử đôi bên cùng có lợi. Những lãnh đạo đang ủng hộ Bắc Kinh vì bị bắt buộc phải theo đuổi những lợi ích trực tiếp, tìm kiếm những mối lợi về kinh tế hơn là sự tin tưởng và đoàn kết chung về mặt dài hạn. Trung Quốc đang "cược gấp đôi" vào chiến lược tốn kém để mua "những người theo mình" hơn là chiếm được trái tim và khối óc của bạn bè và đối tác. Đây rõ ràng không phải là chiến lược bền vững và hiệu quả, National Interest kết luận. (VietTimes) | ||||
Vị trí địa chính trị của Đà Nẵng năm 1858 và ngày nay Posted: 02 Sep 2018 05:44 PM PDT Ngô Vĩnh Long 2-9-2018 Vị trí địa chính trị của Đà Nẵng khi Pháp đánh chiếm Cửa Hàn năm 1858-1860 và trong bối cảnh hiện nay Nói một cách rất đơn giản, địa chính trị có nghĩa là tương quan giữa địa lý và chính trị trong bối cảnh lịch sử nào đó. Địa lý của Cửa Hàn khi quân Pháp đánh chiếm năm 1858-1860, cùng với sự trợ giúp của quân Tây Ban Nha, so với Đà Nẵng hiện nay không khác gì lắm (ngoài những xây cất thêm trên đất liền từ đó đến nay). Khác là vị trí chính trị lúc đó so với hiện nay không những ở Cửa Hàn (Đà Nẵng) mà còn trên bình diện của cả nước, nếu không nói là cả khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. 1. Vài nhận xét về vị trí của Cửa Hàn trong bối cảnh giữa thế kỷ 19 Chi tiết về các trận đánh ở Cửa Hàn sau khi một đội 14 tàu chiến Pháp-Tây Ban Nha dưới sự chỉ huy của Đô đốc Rigault de Genouilly thả neo ở vịnh Cửa Hàn ngày 31 tháng 8 năm 1858 đã được mô tả trong một số tài liệu.1 Bài tham luận nầy chỉ nhắc một vài khía cạnh địa chính trị lúc ấy để mong qua đó thấy được hàm ý đối với vị trí địa chính trị của Đà Nẵng trong bối cảnh hiện nay. Trước hết, lý do chính thức chính phủ Pháp và chính phủ Tây Ban Nha đưa ra trong việc hợp tác đánh vào Cửa Hàn là vì năm 1857 vua Tự Đức đã xử tử hai vị truyền giáo đạo Thiên Chúa người Tây Ban Nha. Tháng 11 năm 1857 Đại đế Napoleon III ra lệnh cho Đô đốc Rigault de Genouilly đánh Việt Nam để dạy cho triều đình Huế một bài học. Đánh vào Cửa Hàn là vì vịnh ở đây có nước sâu rất thuận lợi cho tàu chiến lúc đó tiến sát bờ cũng như có thể cắm neo lâu ngày. Thêm vào đó vị trí gần Huế của Đà Nẵng cũng tiện lợi cho việc doạ nạt triều đình Huế phải mau chóng đồng ý với đòi hỏi được quyền tự do truyền bá đạo Thiên Chúa. Nhưng đây không phải là việc bất ngờ mà tình hình có thể thấy trước được để có thể chuẩn bị chiến lược đối phó. Trước đó, năm 1845 Thuyền trưởng John Percival của hải quân Mỹ đã đến Đà Nẵng trên chiến thuyền Constitution với ý định buộc triều đình Huế thả giám mục Pháp tên Lefebvre mà triều đình vua Thiệu Trị đã lên án tử hình. Percival bắt hầu hết quan lại địa phương giữ làm con tin để đòi triều đình trao đổi Lefebvre. Nhưng vì phía Việt Nam nhất định không chịu thương thuyết cho nên cuối cùng Percival thả hết những con tin vì không biết làm gì khác được, ngoài việc bắn phá trước khi nhổ neo.2 Một sự kiện liên quan đáng được chú ý là, theo tài liệu của Bộ Ngoại Giao Mỹ, năm 1849 bộ nầy phái Joseph Balestier sang "Biển Đông" (Eastern Seas) với mục đích chính là "đưa một lá thư bày tỏ tình bằng hữu và hoà giải đến cho Vua [của Việt Nam]từ Tổng thống Mỹ để không tán thành một cách chính thức những hành động xúc phạm được khẳng định mà Thuyền trưởng John Percival đã gây ra ở lãnh thổ cai trị của nhà vua khi chỉ huy chiến thuyền Constitution trong năm 1845 và tìm mọi cách có thể để giải thích và chuộc lỗi nếu vừa ý với sự chính xác của bản tường trình." (Nguyên văn tiếng Anh: "To deliver to the King a letter of friendship and conciliation from the President disavowing in a formal manner the alleged outrage reported to have been committed in his dominions by Captain John Percival whilst in command of the frigate Constitution in the year 1845 and to make every possible explanation and atonement if satisfied with the correctness of the report.") Balestier đến Đà Nẵng năm 1850 để đệ trình quốc thư của tổng thống Mỹ cho vua Tự Đức, nhưng vì quan lại ở Đà Nẵng từ chối không nhận thư để chuyển lại nên Balestier đành phải để lại lá thư trên bãi biển Đà Nẵng rồi rút neo ra khơi.3 Một câu hỏi được đặt ra ở đây là nếu vua Tự Đức lấy cơ hội gặp Balestier hay biết được chính sách thân thiện và hoà giải của Mỹ thì hai bên có thể đã trở thành đối tác tốt hay không? Và sự hiện diện ngoại giao của Mỹ ở Việt Nam sau nầy có thể phần nào hoá giải chính sách xâm chiếm của Pháp hay không? Lẽ dĩ nhiên là đến lúc Mỹ có nội chiến, từ năm 1861-1865, thì Mỹ không còn rảnh tay để can thiệp ở bên ngoài nữa. Vua Tự Đức và triều đình biết Pháp sẽ viện cớ tự do truyền giáo để xâm chiếm Việt Nam, đặc biệt là qua Đà Nẵng. Nhưng triều đình lúc đó không có chính sách và chiến lược rõ ràng để phòng ngừa hay đối phó. Năm 1847 khi Tự Đức mới lên ngôi Pháp đã vào tàn phá Đà Nẵng.4 Năm 1858 thuyền trưởng Pháp tên Le Heur de Ville sur Arc đến pháo kích Đà Nẵng rồi bỏ đi. Tiếp đó lãnh sự Pháp ở Thái, tên de Montigny, đến Đà Nẵng đòi tự do truyền giáo và mậu dịch nhưng bị phía Việt Nam từ chối.5 Vua Tự Đức và triều đình cũng biết rõ sự cạnh tranh giữa các cường quốc phương Tây để thiết lập căn cứ ở Đông Á. Nhưng dưới triều Tự Đức các cuộc nổi loạn trong nước càng ngày càng tăng cho nên vua và quan lúc đó không nghĩ là họ có thể vận động nhân dân chống ngoại xâm và cũng không nghĩ là họ có thể dùng ngoại giao để chi phối áp lực của Pháp. Theo bài học "nội loạn, ngoại hoạn" của Trung Quốc thì ưu tiên là dẹp loạn, hay là đàn áp mọi chống đối ở trong nước trước đã. Do đó vua Tự Đức mong là có thể chặn đứng các đe doạ từ bên ngoài bằng cách dẹp hết tất cả các cơ hội tiếp xúc của các phần tử trong nước với bên ngoài. Đây là lý do tại sao chính sách của vua Tự Đức lúc ấy là triệt để đàn áp giáo dân Thiên Chúa.6 Sự đàn áp giáo dân Thiên Chúa một phần nào cũng được kích thích bởi việc các ông "cố đạo" thường phóng đại việc giáo dân có thể nổi dậy để làm hậu tuyến cho việc xâm chiếm của Pháp. Lý do là các vị cố đạo nầy muốn Pháp, hay một nước Thiên Chúa giáo khác, xâm chiếm Việt Nam để họ có thể củng cố vai trò của họ và của cộng đồng giáo dân. Một ví dụ cụ thể là trước khi Đô đốc Rigault de Genouilly đánh vào Cửa Hàn thì cố đạo Pellerin, một trong những người thường thúc đẩy mạnh việc xâm chiếm Việt Nam, đã quả quyết với vị đô đốc nầy là có 600 ngàn giáo dân đã chuẩn bị sẵn sàng để trợ giúp cuộc xâm chiếm. Đó là một trong những lý do Rigault de Genouilly đưa 14 chiến thuyền với 3000 quân Pháp và Tây Ban Nha xuống từ Trung Quốc đến Cửa Hàn. Nhưng khi bắt đầu đánh vào thì không những không có tín đồ nào đứng ra "nối giáo cho giặc" mà, trái lại, có một số giáo dân đã gia nhập cuộc kháng chiến của nhân dân địa phương cùng với sự đánh trả của khoảng 2000 quân dưới sự chỉ huy của quan Lê Đình Lý.7 Việc nầy đáng lẽ đã phải làm cho triều đình Huế hiểu rõ thêm lòng yêu nước của nhân dân bất cứ có tôn giáo hay tín ngưỡng gì. Sau khi khoảng 10 ngàn quân dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đến Đà Nẵng thì quân Pháp và Tây Ban Nha không thể phát huy thế lực được nữa. Thêm vào đó thì họ lại bị bệnh dịch tả nên phải tìm cách di chuyển đến nơi khác. Kích thích tố đạo giáo có thể là lý do chủ yếu để Tây Ban Nha tham gia trận đánh vào Cửa Hàn. Nhưng về phía Pháp thì việc tự do truyền giáo chỉ là một cái cớ. Mục đích chính của quân Pháp là muốn chiếm đóng một phần nào đó của lãnh thổ Việt Nam để làm thuộc địa. Đây cũng là yếu tố tại sao Pháp và Anh đã hợp tác trong cuộc viễn chinh ở Trung Quốc trong những năm 1858-1860.8 Do đó người chỉ huy Pháp đưa quân vào miền Nam bằng đường biển để đánh chiếm Sàigòn vào ngày 18 tháng 2 năm 1859. Nhưng mãi đến ngày 25 tháng 2 năm 1861, sau khi có tăng viện của quân đội viễn chinh được đưa xuống từ Trung Quốc với 70 chiến thuyền và 3500 quân Pháp và Tây Ban Nha thì các quân lực nước ngoài nầy mới có thể thật sự chiếm đóng Sàigòn. Sau đó các quân lực nầy bắt đầu đánh chiếm Gia Định, Biên Hoà và Định Tường.9 Có hai lý do chính cho việc thúc thủ của Sàigòn, Gia Định, Biên Hoà và Định Tường. Lý do thứ nhứt là mặc dầu phía Pháp và Tây Ban Nha chỉ có 8 ngàn quân so với khoảng 32 ngàn quân dưới dự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, họ có vũ khí tối tân trong khi chỉ có 5 ngàn quân Việt Nam sử dụng súng thô sơ. Số còn lại dùng giáo, mác, và gậy gộc. Lý do thứ hai của việc thúc thủ là triều đình Huế nhất quyết không chịu tiếp viện cho đạo quân của Nguyễn Tri Phương và kháng chiến của nhân dân miền Nam vì lúc đó ưu tiên là dẹp loạn ở miền Bắc.10 Không những kháng chiến ở miền Nam không được tiếp viện mà sau khi Gia Định, Biên Hoà và Định Tường bị thúc thủ thì Nguyễn Tri Phương bị tước quyền chỉ huy ở miền Nam và được gởi ra Bắc.11 Để có thể tập trung vào việc dẹp loạn ở miền Bắc, triều đình quyết định thương thuyết với với Pháp. Cuối cùng đi đến hiệp ước ngày 5 tháng 6 năm 1862 chấp nhận tự do tôn giáo, tự do thương mãi ở ba cảng Đà Nẵng, Bala và Quảng Yên, chuyển nhượng chủ quyền ở những tỉnh miền Nam đã bị chiếm đóng cho Pháp, và chịu bồi thường chiến tranh với 4 triệu đô la Mêhicô trong 10 năm.12 Như ta đã biết, Pháp không chịu dừng ở đó mà tiếp tục đánh chiếm để gây áp lực lên triều đình nhà Nguyễn cho đến khi 6 tỉnh miền Nam trở thành thuộc địa chính thức năm 1868 với tên là Cochinchine. Rồi đến năm 1884 miền Trung và miền Bắc trở thành thuộc địa trá hình dưới danh nghĩa "bảo hộ." Qua tóm tắt phía trên người ta có thể đi đến nhận định ngắn gọn là vị trí địa chính trị của Đà Nẵng vào những năm giữa thế kỷ 19 tuỳ thuộc rất lớn vào vị trí chính trị của triều đình Huế và vị trí địa lý của Việt Nam ở Á Đông, đặc biệt là vì Việt Nam có lãnh thổ và lãnh hải gần như dọc suốt Biển Đông nơi tàu bè của các cường quốc trên thế giới cần qua lại. 2. Một vài nhận xét về bối cảnh địa chính trị hiện nay Vào năm 1974 Trung Quốc chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, tức chỉ khoảng 400 cây số đường chim bay khi nhìn thẳng ra từ Đà Nẵng. Lúc đó ít người hiểu được đây là bước đầu trong kế hoạch độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Năm 1988 Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma (Johnson Reef) của Việt Nam trong quần đảo Trường Sa và giết hại 64 thuỷ thủ người Việt cũng như gây thương tích cho nhiều người khác ở đó. Những hành động nầy xảy ra trong khi Mỹ còn chơi cái gọi là "lá bài Trung Quốc" (the China card) trong "cuộc chiến tranh uỷ nhiệm" (proxy war) với Liên Xô và Việt Nam cho nên những người chống Liên Xô và Việt Nam đều làm ngơ. Nhưng năm 1995 Trung Quốc lại đánh chiếm Mischief Reef, một thực thể ở Trường Sa cách tỉnh Palawan của Philippines 150 hải lý về phía tây, và lập tức xây dựng các cơ sở quân sự trên đó. Philippines chạy sang thông báo với Quốc Hội Mỹ để cầu cứu, nhưng Nhà Trắng vẫn tiếp tục chơi "lá bài Trung Quốc" vì lý do kinh tế . Hơn thế nữa Mỹ đã cật lực giúp Trung Quốc vào Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (World Trade Organization, WTO) vì nghĩ rằng việc nầy sẽ có lợi cho hai bên và sẽ đẩy Trung Quốc trở thành một nước dân chủ khi nước nầy phát triển kinh tế. Sau khi Trung Quốc vào WTO thì xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ cũng như nhập siêu của Mỹ đối với Trung Quốc càng ngày càng lớn như biểu đồ phía dưới đây cho thấy (với giá trị bằng tỷ đô la, $billions). Gạch đen là xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc, gạch xám là nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc, và gạch đỏ là nhập siêu của Mỹ đối với Trung Quốc. Có lẽ vì cảm thấy được khích lệ bởi thế đứng cộng sinh với Mỹ trên lãnh vực kinh tế, nếu không nói là thế thượng phong trong mậu dịch, Trung Quốc từ năm 2005 đã càng ngày càng đòi hỏi Mỹ chia sẽ quyền lực ở khu vực Thái Bình Dương. Trong cuộc họp báo vào ngày 18 tháng 12 năm 2008 tại Washington Đô đốc Timothy Keating, chỉ huy trưởng của Hải Quân Mỹ ở Thái Bình Dương cho biết một đô đốc Trung Quốc đã đề nghị với ông là hải quân của Mỹ nên rút về phía đông của quần đảo Hawaii và để cho hải quân của Trung Quốc tuần tra toàn bộ Thái Bình Dương phía tây của Hawaii và khi có chuyện gì thì Trung Quốc sẽ báo cho Mỹ biết để cho Mỹ khỏi phải phí công và phí tiền. Nhưng Đô đốc Keating nói là ông từ khước đề nghị đó của Trung Quốc.13 Vì bị Mỹ từ chối việc chia Thái Bình Dương Trung Quốc sau đó càng ngày càng tăng cường áp lực trên các nước lân cận ở Biển Đông, cho rằng hầu hết Biển Đông là thuộc quyền sở hữu của Trung Quốc. Cuối cùng vào ngày 7 tháng 9 năm 2009 Trung Quốc đệ trình lên Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc một bản đồ mơ hồ với đường 9 đoạn không có toạ độ vĩ tuyến và kinh tuyến và nói rằng Trung Quốc có quyền sở hữu không thể chối cãi trên hết tất cả các đảo ở Biển Đông và tất cả các tài nguyên trên biển, trong biển, và dưới thềm của biển trong đường chín đoạn.14 Đường chín đoạn, cũng được gọi là đường chữ U (U-shape line) lấn chiếm rất sâu vào thềm lục địa và "Vùng độc quyền kinh tế" (Exclusive Economic Zones, EEZ) của hầu hết các nước Đông Nam Á ven Biển Đông như bản đồ sau đây cho thấy: Từ năm 2009 Trung Quốc cũng hằng năm đơn phương cấm ngư dân các nước trong khu vực đánh cá ở nhiều nơi và đã bắt giữ những ngư dân (phần lớn là Việt Nam), đánh đập họ, và tịch thu hay đâm chìm thuyền của họ. Nhưng tháng 4 năm 2012 khi ngư dân Trung Quốc đánh cá trái phép trong bãi cạn gọi là Scarborough Shoal của Philippines và kiểm ngư của nước nầy định bắt những ngư dân đó thì Trung Quốc cho một đội tàu tuần dương đến bao vây bãi cạn nầy và ngăn cản không cho tàu kiểm ngư của Philippines vào. Trung Quốc cũng phái hơn 100 chiếc tàu đánh cá đến chiếm toàn bộ bãi cạn Scarborough. Sau hai tháng thương lượng Philippines tuyên bố là hai nước đã đồng ý cùng rút ra khỏi nơi nầy. Nhưng ngay sau đó Trung Quốc lại phái tàu đến và chiếm luôn bãi cạn Scarborough. Philippines tìm đủ mọi cách để giải quyết các vấn đề trên biển với Trung Quốc nhưng không đi đến đâu. Cuối cùng Philippines phải đem Trung Quốc ra kiện trước Toà Trọng Tài Thường Trực (Permanent Court of Arbitration, PCA) ở The Hague. Tháng 7 năm 2016 toà PCA đưa ra một phán quyết trên 150 trang phân tích tại sao Trung Quốc không có lý do lịch sử hay luật pháp nào để đòi chủ quyền trên Biển Đông, tại sao Trung Quốc không được cấm các nước khác trong những khu vực đánh cá truyền thống của họ, tại sao không có một thực thể nào ở quần đảo Trường Sa có thể được gọi là đảo và như thế Trung Quốc (cũng như các nước khác) không thể chiếm các thực thể nầy, xây cất rộng ra, rồi qua đó đòi có được những EEZ, v.v. 15 Nói chung thì Philippines thắng Trung Quốc gần như hoàn toàn đối với hết tất cả các yêu cầu được đưa ra trước PCA. Nhưng ý định của bài nầy không phải là phân tích vấn đề Biển Đông hay cơ sở luật pháp của phán quyết PCA đối với vấn đề tranh chấp của Trung Quốc ở Biển Đông. Mục đích của tóm tắt ở trên trong bài nầy về chính sách và hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông là để cho thấy quan hệ của nó đối với chiến lược toàn cầu và tham vọng làm bá chủ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Trung Quốc. Qua đó ta có thể nhận xét vị thế địa chính trị của Đà Nẵng nói riêng và của nước Việt Nam nói chung. Tham vọng làm bá chủ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Trung Quốc, nếu không nói là toàn cầu, được Tập Cận Bình đưa ra tháng 11 năm 2012 với khẩu hiệu "Trung Quốc Mộng" (中国梦Zhōngguó Mèng) để làm quốc sách cho Trung Quốc sau khi ông trở thành Tổng bí thư của Đảng Cộng Sản.16 Sau đó Tập Cận Bình và các nhà làm chính sách Trung Quốc giải thích rằng Trung Quốc Mộng là để "truyền sinh lực mới cho chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc" hầu đến năm 2049 Trung Quốc có thể thành một siêu cường. Trung Quốc Mộng gồm có 4 phần: Phần thứ nhất là một nước Trung Quốc hùng mạnh trên các lãnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, và khoa học. Phần thứ hai là một nước văn minh có công bằng xã hội, văn hoá phong phú, và tinh thần cao. Phần thứ ba là một nước có xã hội hài hoà. Và thứ tư là một nước đẹp có môi trường và môi sinh lành mạnh. Cốt lõi, như Tập Cận Bình thường nhấn mạnh, là để phục hồi sức mạnh của Trung Quốc và để "sẵn sàng chiến đấu dành thắng lợi trong mọi cuộc chiến," đặc biệt là thắng lợi trên biển trong khu vực kề cận Trung Quốc.17 Ngày 28 tháng 7 năm 2017, tờ South China Morning Post—một tờ báo tiếng Anh ở Hồng Công do Trung Quốc điều khiển—cho biết rằng tờ báo chính thống của Học viện Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc có đăng một bài xã luận khen ngợi Tập Cận Bình đã đích thân đưa ra "hàng loạt các biện pháp để bành trướng lợi thế chiến lược [của Trung Quốc] và để bảo vệ lợi ích quốc gia" đối với các nước khác trong khu vực. Tờ báo Đảng nầy viết tiếp: "Đối với Nam Hải [Tập Cận Bình] đã đích thân quyết định xây dựng các đảo và bồi đắp các vỉa san hô cũng như thành lập thành phố Tam Sa. [Những quyết định nầy] đã căn bản thay đổi vị thế chiến lược ở Nam Hải."18 Chính Tập Cận Bình cũng tự nhận nhiều lần là ông ta đã trực tiếp đưa ra những quyết định trên. Ví dụ như trong ngay phần đầu của bài diễn văn thật dài vào ngày 18 tháng 10 năm 2017 trước Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc, Tập Cận Bình lại khẳng định một lần nữa chủ quyền của Trung Quốc ở Nam Hải (Biển Đông) và nói rằng quyết định xây các đảo nhân tạo trên vùng biển nầy là thành tựu nổi bật nhất trong 5 năm đầu dưới sự lãnh đạo của ông. Sau đó, theo tường thuật của tờ New York Times, đây là câu mà ông nhận được sự vỗ tay hưởng ứng rầm rộ nhất: "Chúng ta sẽ không để cho bất cứ một cá nhân nào, một tổ chức nào, hay một đảng phái nào, bất cứ lúc nào và dưới bất cứ hình thức nào, tách ra bất cứ một bộ phận nào của lãnh thổ Trung Quốc."19 Trong cuộc hội kiến với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, tướng Jim Mattis, ngày 27 tháng 6 năm 2018, Tập Cận Bình nhấn mạnh: "Đối với vấn đề chủ quyền và tính toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc thì lập trường của chúng tôi kiên định và rõ ràng. Chúng tôi không để mất một tấc lãnh thổ nào mà tổ tiên chúng tôi để lại trong khi chúng tôi không tìm cách lấy một tí gì của người khác cả."20 Hai câu trên của Tập Cận Bình là cách ăn nói lấp liếm, nếu không nói ngụy biện, vì Tập Cận Bình đã nhiều lần tuyên bố Biển Đông là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời cổ đại, ngay cả trong cuộc trả lời báo chí với Tổng thống Mỹ Obama trước Nhà Trắng ngày 25 tháng 9 năm 2015. Nhưng như phán quyết tháng 7 năm 2016 của Toà án Trọng tài Thường trực (PCA) đã khẳng định, Trung Quốc không có cơ sở lịch sử và pháp lý để đòi chủ quyền ở Biển Đông. Thế tại sao Tập Cận Bình lại tiếp tục viện cớ lịch sử và tổ tiên để tiếp tục chiếm đoạt lãnh thổ và lãnh hải của các nước láng giềng, trong đó có của Việt Nam? Đó là tại vì Tập Cận Bình và các nhà làm chính sách của Trung Quốc muốn sử dụng lịch sử, dù có mơ hồ cách mấy đi nữa, để biện hộ cho chiến lược bành trướng của Trung Quốc trong hiện tại và trong tương lai. Họ nhấn mạnh việc sử dụng lịch sử, tư tưởng và "văn hoá truyền thống" để vận động dư luận ủng hộ chính sách bá quyền của Trung Quốc. Mô hình lịch sử mà họ thích dùng nhất là thời Đông Chu (770-256 trước Công nguyên), đặc biệt là giai đoạn Chiến Quốc (475-221 trước Công nguyên). Tập Cận Bình tuyên bố trong một bài diễn văn dài ngày 5 tháng 8 năm 2016 rằng tư duy và văn hoá truyền thống là "linh hồn" (灵魂) của Trung Quốc.21 Một ví dụ nữa là vào ngày 5 tháng 9 năm 2016, Tập Cận Bình lại khẳng định rằng tư duy và văn hoá truyền thống xuất sắc của Trung Quốc là nền tảng cho sự phục hồi và phát triển của Trung Quốc và do đó phải là cốt lõi ý thức hệ của Đảng Cộng Sản.22 Từ khoảng thế kỷ thứ 10 trước Công nguyên nhà Chu đã tự gọi lãnh thổ mình cai trị là Trung Quốc (zhongguó中國), có thể vì địa thế ở giữa các nước khác và cũng có thể vì đó là trung tâm quyền lực. Song song với tên Trung Quốc hai chữ Trung Hoa (zhonghuá中華) được dùng đồng nghĩa, có thể là để chứng minh rằng vì mình có văn hoá đẹp nhất và huy hoàng nhất. Trong thời kỳ nầy Trung Quốc "bình thiên hạ" (平天下), tức là "đánh đông dẹp tây," bằng sức mạnh vật chất mà được gọi là "uy" (wei威). Cùng lúc họ dùng "đức" (de 德)—tức là sức mạnh mềm—để cai trị và bành trướng. Từ "Trung Hoa" được dùng để chứng minh rằng việc thôn tính và bành trướng lúc ấy là khai hoá các dân tộc hay các nước kém văn minh ở xung quanh. Để thực hiện giấc mơ trên Trung Quốc đã đưa ra hàng loạt các chiến lược, trong đó có "Sáng kiến một vành đai, một con đường" mà Tập Cận Bình công bố vào năm 2013. Sau đó chiến lược nầy được gọi ngắn bằng tiếng Anh là "Sáng kiến Vành đai và Con đường" (Belt and Road Initiative, BRI). Trung Quốc chính thức gọi sáng kiến nầy là: "Đường tơ lụa vành đai kinh tế và đường tơ lụa thế kỷ thứ 21 trên biển" (Sīchóu zhī lù jīngjìdài hé èrshíyī shìjì hǎishàng sīchóu zhī lù 絲綢之路經濟帶和21世紀海上絲綢之路). Đường tơ lụa vành đai kinh tế là các đường bộ, đường xe hoả xuyên qua lục địa đến Trung Đông và Âu Châu cũng như xuống các nước Đông Nam Á cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng ở một số nước đó. Đường tơ lụa trên biển" là để kết nối với các nước Đông Nam Á và Ấn Độ Dương rồi sau đó với các nước Á Rập, Phi Châu và cuối cùng là đến Âu Châu. Đường trên đất liền có 6 hành lang bắt đầu từ các địa điểm ở Trung Quốc (xem sơ đồ số 1 ở trang sau để thấy chung chung các vành đai và con đường. Sơ đồ 2 ở trang tiếp cho thêm chi tiết hành lang từ Côn Minh qua Myanmar, Lào, Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Mã Lai rồi xuống đến Singapore.) Tuy nói là "vành đai kinh tế" nhưng thật ra các hành lang trên bộ không kinh tế vì tốn rất nhiều trăm tỷ đô la để xây dựng nhưng giá thành chuyên chở đắt hơn đường biển và không tiện bằng máy bay. Ngoài vấn đề địa lý trắc trở còn có rất nhiều khó khăn trong lãnh vực chính trị và an ninh vì phải qua nhiều nước không có ổn định chính trị. Trường hợp Pakistan là một ví dụ. Tuy hành lang ở Pakistan không mắc phải vấn đề an ninh trầm trọng như những hành lang khác, nó rất trắc trở. Đường chim bay từ Kashgar ở biên giới miền tây Trung Quốc đến Karachi và Ấn Đô Dương là khoảng 1100 dặm nhưng phải qua vùng núi ngoằn ngèo và cao khoảng 4 đến 5 ngàn mét trên mặt biển. Từ Thượng Hải đến Kashgar là khoảng 2500 dặm và hơn phân nửa đoạn đường nầy là qua những vùng ít người ở. Chính phủ Trung Quốc đã hứa cung cấp 57 tỷ đô la để làm đường và xây hạ tầng cơ sở ở Pakistan. Nhưng một nhà nghiên cứu viết rằng ông không hiểu Trung Quốc hưởng được gì ngoài lợi ích chính trị ngắn hạn.23 Sơ đồ số 1: "Một vành đai, một con đường" của Trung Quốc Sơ đồ số 2: Hành lang trên đất liền qua các nước Đông Nam Á Quan trọng hơn đối với Trung Quốc về mặt kinh tế, an ninh và chính trị là đường tơ lụa trên biển. Trong một hội thảo về BRI vào đầu năm 2017, Tập Cận Bình đã nói đến "sự vinh quang của đường tơ lụa" (chữ của ông ta dùng) với cuộc hành trình của Trịnh Hoà vào đầu thế kỷ 15. Ông nhắc lại là lúc đó Trịnh Hoà đã nhận được sự thần phục và triều cống cho hoàng đế triều Minh của những nơi mà hiện nay gọi là Indonesia, Malaysia, Somalia, Kenya, Sri Lanka, Ấn Độ và Yemen.24 Đây là cách viết lại lịch sử để vừa làm cho nhân dân Trung Quốc tự hào về quá khứ và vừa biện minh cho chính sách bành trướng hiện nay, trong đó có việc đánh chiếm và xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông để làm các căn cứ quân sự. Vào tháng 10 năm 2017, Đảng Cộng Sản Trung Quốc đưa BRI vào hiến chương của đảng như là chiến lược cho thời kỳ mới cùng lúc với "Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới".25 Ngay từ sau BRI được thông báo thì các viện nghiên cứu và các phương tiện truyền tin của chính phủ Trung Quốc đã đưa ra những phân tích và báo cáo về sự quan trọng của chiến lược nầy trong việc kết hợp kinh tế, thương mại, quân sự, và ngoại giao để đưa Trung Quốc thành một siêu cường vào giữa thế kỷ 21.26 Kế hoạch 5 năm của chính phủ Trung Quốc đưa ra vào tháng 3 năm 2016 đã nêu một cách rất chi tiết về việc kết hợp nầy, đặc biệt là lãnh vực quân sự với vai trò chủ chốt của hải quân.27 Cuối tháng 7 năm 2017 các báo chính thức đăng lệnh của Tập Cận Bình là cán bộ đảng và nhà nước phải cật lực thi hành "bốn cái vĩ đại," tức là "chiến đấu vĩ đại, xây những công trình vĩ đại, xúc tiến những sáng kiến vĩ đại, và thực hành các giấc mộng vĩ đại." Dẫn đầu là "chiến đấu vĩ đại" và cũng là trong tâm của chiến lược thực hành các giấc mộng vĩ đại của Trung Quốc.28 Tập Cận Bình thường tuyên bố là phải "vung tay kiếm."29 3. Vị thế địa chính trị của Đà Nẵng và Việt Nam Đã có một số tường thuật về việc Trung Quốc thành lập một căn cứ quân sự có trên 10 ngàn lính ở Djibouti, về việc Trung Quốc đã chiếm cảng Hambantota ở Sri Lanka, về việc thiết lập căn cứ ở cảng Gwanda bên Pakistan, v.v., và lý do tại sao. Đối với thế đứng địa chính trị của Việt Nam thì ở đây chúng ta không cần đi vào chi tiết để giải thích về tình trạng ở các nước nầy. Về mặt địa lý thì chỉ nhìn sơ qua bản đồ cũng thấy ngay tầm quan trọng của lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam đối với Trung Quốc cũng như đối với các nước khác. Khoảng 60% tất cả các hàng hoá di chuyển bằng đường biển trên thế giới đi qua Biển Đông. Trong đó khoảng 90% các thuyền bè nầy, từ các cảng lớn nhất trên thế giới, qua eo biển Malacca (giữa Malaysia và Sumatra) rồi đi dọc lãnh hải của Việt Nam. Phần còn lại là qua các eo biển Sunda và Lombak (Xem bản đồ trang sau). Qua trình bày sơ lược ở trên và qua sơ đồ số 1 và 2 về con đường tơ lụa trên biển và trên đất liền, ta có thể thấy Việt Nam là mắt xích đầu tiên để củng cố hay làm đứt đoạn đường tơ lụa của Trung Quốc trên biển cũng như trên đất liền. Việt Nam là tấm chắn cũng như là cửa ngõ đến các nơi khác từ Đông Nam Á qua đến Sri Lanka, Ấn Độ, Pakistan, Châu Phi, v.v. Để đến các nơi đó thì hải quân và thuyền bè Trung Quốc trước hết phải di chuyển qua Biển Đông và theo dọc theo lãnh hải của Việt Nam. Do đó Trung Quốc đã và đang xiết Việt Nam với hai gọng kềm từ biển vào (với những xây dựng các căn cứ ở Hoàng Sa và Trường Sa) và từ đất liền ra với những cơ sở ở dọc các bờ biển. Bản đồ các eo biển chiến lược ở Đông Nam Á Đối với Trung Quốc thì vị trí địa lý của Đà Nẵng đối với chiến lược trên Biển Đông rất quan trọng. Khi nhìn bản đồ thì người ta có thể hình dung ngay một tam giác với mỗi cạnh khoảng 400 cây số từ Đà Nẵng đến Hoàng Sa, từ Đà Nẵng đến Hải Nam, và từ Hoàng Sa đến đảo Hải Nam. Nếu Trung Quốc kiểm soát được tam giác nầy thì có thể nói là Trung Quốc đã nắm được yết hầu của toàn bộ Biển Đông để thực hiện mộng bá quyền của Trung Quốc. Không phải ngẫu nhiên mà ngày 21 tháng 6 năm 2012, Trung Quốc tuyên bố là đã thành lập thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm để điều khiển toàn bộ Biển Đông. Do đó Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung không thể chờ đến khi Trung Quốc bắt đầu phong toả cảng Đà Nẵng hay đe doạ ngoài khơi hoặc trên đất liền thì mới phản ứng như triều Nguyễn đã làm trong những năm 1858-1860. Đà Nẵng và Việt Nam cũng không có thể chỉ chuẩn bị phản ứng bằng đường lối quân sự như trong thời kỳ Tự Đức. Trung Quốc hiện nay có sức mạnh quân sự rất lớn, không như hải quân Pháp và Tây Ban Nha khi xưa. Đà Nẵng và Việt Nam cần sử dụng "sức mạnh mềm", trong đó có luật pháp và ngoại giao, để bảo vệ lấy mình. Về thế đứng của Việt Nam trên mặt trận chính trị đối với bên ngoài thì ta có thể đi vào chi tiết để phân tích quan hệ với từng nước, trong đó có các nước ASEAN, Nhật, Mỹ, Ấn Độ, Nga, Úc, và một số nước trong cộng đồng Âu Châu. Trong một bài tham luận ngắn chúng ta khó có thể làm việc nầy. Nhưng qua trình bày ở trên chúng ta có thể đi đến kết luận sơ lược rằng nhiều nước trên thế giới đã thấy là sự bành trướng của Trung Quốc sẽ gây xáo trộn lớn; và "giấc mơ Trung Quốc" có thể sẽ là một cơn ác mộng cho nhiều nước trên thế giới cũng như cho chính cả Trung Quốc. Trung Quốc ngày nay xuất hiện như là một đế quốc thực dân mới nguy hiểm gấp bội đế quốc thực dân Pháp và Tây Ban Nha vào thế kỷ 19. Vấn đề là Việt Nam có dựa vào vị thế đặc biệt của mình mà vận động những nước khác để cùng bảo vệ an ninh và lợi ích chung hay không. Để làm tốt việc nầy thì cần có sự quyết tâm không những của chính quyền mà còn của toàn dân. Không thể bắt chước triều đình Tự Đức lấy cớ dẹp nội loạn mà thờ ơ trước đe doạ của bên ngoài và lững lờ với an ninh của đất nước. Ngô Vĩnh Long Nguồn: Bài nói tại Hội thảo Đà Nẵng chống liên quân Pháp – Tây Ban Nha (1858 – 1860) : Quá khứ và Hiện tại, Đà Nẵng 31.8.2018, tác giả gửi cho Diễn Đàn. Chú thích: 1 A. Thomazi, La conquête de l'Indochine (Paris, 1934), trang 25-30; A. Thomazi,Histoire militaire de l'Indochine française (Hanoi, 1931), trang 24-27; G. R. Baulmont, "La prise de Touraine, Septembre 1858 et Mai 1859-15 Septembre 1859," Revue Indochinoise, 12 (1904), trang 691-703; 13 (1905), trang 13-28; Oscar Chapuis, The Last Emperors of Vietnam: From Tu Duc to Bao Dai (Greenwood Press, Westport, Connecticut, 2000), trang 48-49; H. De Ponchalon, Souvenirs de voyage et de campagne, 1858-1860 (Tours, 1896). 2 Oscar Chapuis, The Last Emperors of Vietnam: From Tu Duc to Bao Dai, trang 47; Jean Chesneaux, Contribution à l'histoire de la nation Vietnamienne (Paris, 1955), trang 95; John F. Cady, The Roots of French Imperialism in Eastern Asia (Ithaca, New York, 1954, trang 59 và 73. 3 National Archives, Washington, "Special Agents, 1849-1851," vol. 18, Department of State, Balestier, trang 1. 4 Jean Chesneaux, trang 55. 5 Oscar Chapuis, như trên, trang 47. 6 J. R. Shorland, The Persecutions of Annam: A History of Christianity in Cochinchina and Tongking (London, 1875), trang 327-424; Trần Minh Tiết, Histoire des persecutions au Vietnam (Paris, 1961), trang 61-90. 7 Oscar Chapuis, như trên, trang 47. 8 Cady, như trên, trang 232-266; Philippe Devillers, "Au Sud Vietnam, il y a cent ans…," France-Asie/Asia (Paris, Hiver, 1965-66), vol. 20, trang 140. 9 A. Thomazi, Histoire militaire de l'Indochine française, trang 25-27; Oscar Chapuis, như trên, trang 49. 10 A. Thomazi, như trên, trang 28-31; Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược (Saigon, 1951), trang 492; "La campagne de Saigon," Revue des Deux Mondes, 1er mai 1861, trang 242-248. Có hai cuộc nổi loạn lớn ở miền Bắc lúc đó. Một là của Nguyễn văn Thịnh đã đánh chiếm 3 tỉnh Quảng Yên, Hải Dương và Bắc Ninh dưới danh nghĩa nhà Lê. Một cuộc "khởi nghĩa" khác là của một giáo dân với tên Pedro Lê Duy Phùng (tên thật là Tạ Văn Phùng), cũng lấy danh nghĩa nhà Lê để vận động những người phò Lê cũng như giáo dân Thiên Chúa. Ông nầy tự gọi mình là hoàng đế phương Bắc. 11 Phan Trần Chúc và Lê Quế, Nguyễn Tri Phương (Saigon, 1956), trang 88-89. 12 Toàn văn của hiệp định nầy đã được in trong cuốn sách của George Taboulet, La geste française en Indochine (Paris, 1956), Tập 2, trang 472-476. Một đô la Mêhicô trong thời điểm đó được trị giá chính thức là 72% của một lạng (tael) bạc nguyên chỉ. 13 "Asia-Pacific U.S. Military Overview," http://fpc.state.gov/113312.htm. Nguyên văn tiếng Anh lời nói của Đô đốc trong cuộc họp báo mà Bộ Ngoại Giao Mỹ trích trong tài liệu nầy là: "How about we make a deal: You stay east of Hawaii, we'll stay west of Hawaii and we can save you the time and the expense of coming all the way to the western Pacific. You tell us what happens where you are, we'll tell you what happens where we are and everything will be hunky-dory. I declined the offer." 14 Xem bản đồ đường 9 đoạn mà chính phủ Trung Quốc nộp cho Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc ở liên kết sau đây:www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/chn_2009re_mys_vnm_e.pdf ; Và xem toàn bộ lá thư nộp cho Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc ở liên kết sau đây:www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/vnm37_09/chn_2009re_vnm.pdf. 15 Xem bản thông cáo cho báo chí bằng tiếng Anh của PCA tóm tắt những phần chính của phán quyết nầy qua liên kết sau: https://pca-cpa.org/wp-content/uploads/sites/175/2016/07/PH-CN-20160712-Press-Release-No-11-English.pdf; toàn văn 16 The Economist, ngày 4 tháng 5 năm 2013, tr 11.https://www.economist.com/news/leaders/21577070-vision-chinas-new-president-should-serve-his-people-not-nationalist-state-xi-jinping) 23 Philip Bowring, "China's Silk Road Illusions" (Những ảo tưởng về con đường tơ lụa của Trung Quốc). 25 http://news.163.com/17/1018/15/D11S5V3Q0001899O.htmlhttps://jamestown.org/program/ccp-revises-constitution-new-era/ Nguyên văn chữ Trung Quốc là: 习近平新时代中国特色社会主义思想 27 Toàn bộ tài liệu được đăng trên Xinhua ngày 17 tháng 3 năm 2016 ở các liên kết sau đây: This posting includes an audio/video/photo media file: Download Now | ||||
Posted: 02 Sep 2018 05:36 PM PDT Malaysia lo ngại về người Trung Quốc Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad nói rằng, người Malaysia có thể không có khả năng cạnh tranh với người Trung Quốc nếu họ được phép vào nước này ồ ạt, theo báo The Star Online của Malaysia. Ông Mohamad nói rằng, người Trung Quốc làm việc chăm chỉ, thông minh và có kiến thức trong kinh doanh. Họ sẽ trở thành những doanh nhân thành công và sẽ khó để người dân địa phương cạnh tranh. "Vì vậy, chúng ta phải thừa nhận điểm yếu của chúng ta và bảo vệ chính mình cho đến khi chúng ta có thể cạnh tranh với họ", ông nói tại một diễn đàn vào ngày 1 tháng 9. Ông nói rằng, chính phủ Malaysia sẵn sàng mở rộng đất nước cho các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Trung Quốc, nhưng không phải để công dân của họ mua đất và kiểm soát các thành phố của Malaysia. ông nói: "Họ sẽ mua đất của chúng ta và chúng ta sẽ bị đẩy ra khỏi các thành phố và sống ở rìa rừng – nếu như không phải sống trong rừng. Đây là hình ảnh tôi đã hình dung trước". "Những gì chúng ta muốn từ một nhà đầu tư nước ngoài là họ thiết lập các nhà máy mà các công nhân là người Malaysia chứ không phải người nước ngoài", Thủ tướng Malaysia nói. |
You are subscribed to email updates from NvPhamvietdao5.blogspot.com: Thế sự-Văn chương. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét