“WHO: 25% người lớn ít vận động, nguy hiểm tới sức khỏe” plus 4 more |
- WHO: 25% người lớn ít vận động, nguy hiểm tới sức khỏe
- Lời hay Ý đẹp
- Già vả giả
- 2 phát minh đột phá ảnh hưởng đến tương lai của nhân loại
- Những sự thật thú vị về cơ thể con người
WHO: 25% người lớn ít vận động, nguy hiểm tới sức khỏe Posted: 05 Sep 2018 05:58 PM PDT Cứ 4 người trưởng thành trên thế giới thì có một người đang không vận động đủ mức khuyến cáo để có sức khỏe tốt và quá trình đô thị hóa tác động nhiều vào tình trạng này. Một báo cáo do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiến hành cho thấy 1/4 dân số trưởng thành trên thế giới, tức 1,4 tỷ người, quá ít tập thể dục và gặp phải nguy cơ các bệnh liên quan đến mạch máu, tiểu đường loại 2, mất trí nhớ hoặc ung thư. Cụ thể, 1 trong 3 phụ nữ và 1 trong 4 đàn ông không vận động đúng mức được khuyến cáo - ít nhất 150 phút vận động vừa phải hoặc 75 phút vận động nặng/tuần - để có sức khỏe tốt. Trong năm 2016, người trưởng thành ở Kuwait, vùng lãnh thổ Samoa thuộc Mỹ, Saudi Arabia và Irag đối mặt với nguy cơ cao nhất từ việc thiếu tập thể dục. Ở những nơi này, hơn 1/2 số người trưởng thành không vận động đủ để bảo vệ sức khỏe. Trong khi đó, 40% người trưởng thành ở Mỹ, 36% ở Anh và 14% ở Trung Quốc cũng được xếp vào nhóm tập thể dục quá ít.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng không có chuyển biến tích cực trong mức độ vận động thể chất của người dân toàn cầu kể từ năm 2001 đến nay. "Không như những nguy cơ y tế toàn cầu khác, mức độ thiếu hoạt động thể chất không giảm trên toàn cầu, và trong 1/4 thế kỷ vừa qua, người trưởng thành trên toàn thế giới không đạt được đến mức độ vận động như được khuyến cáo để có sức khỏe tốt", Channel NewsAsia dẫn lời nhà nghiên cứu Regina Guthold của WHO, người đứng đầu công trình nghiên cứu. Ông nói rằng mối liên hệ giữa lối sống ở các quốc gia thuộc nhóm giàu có - như ở trong nhà nhiều, thời gian làm việc dài, dễ tiếp xúc với các thức ăn nhiều calorie - cùng việc ít tập thể dục là một phần trong "khuôn mẫu rõ ràng" của việc sức khỏe kém đi cùng quá trình đô thị hóa. "Khi các quốc gia bước vào quá trình đô thị hóa, những người - từng là nông dân và vận động nhiều thông qua công việc - bỗng nhiên rơi vào môi trường đô thị nơi họ có thể không cần làm việc hoặc phải chuyển sang công việc ít di chuyển, và họ phải bù đắp vào đó".
Trong khi đó, nhà nghiên cứu Melody Ding của Đại học Sydney, một trong những tác giả của công trình, nói rằng có nhiều lý do để một số nước có người dân năng vận động hơn nơi khác, bao gồm các lý do "sinh học, tâm lý học, định chế, văn hóa và môi trường". Nghiên cứu cho thấy mức độ ít vận động cao gấp 2 lần ở các nước có thu nhập cao so với các nước nghèo hơn. "Sự tiến bộ công nghệ làm cuộc sống tiện lợi hơn nhưng cũng thụ động hơn", bà nói. Xét về giới, phụ nữ vẫn xếp đàn ông ở mọi khu vực trên thế giới về mức độ vận động, với khoảng cách về giới rộng nhất tại Bangladesh, Eritrea, India, Iraq và Philippines. Nghiên cứu được WHO tiến hành và công bố hôm 4/9 trên chuyên trang The Lancet Global Health. | ||||
Posted: 05 Sep 2018 05:51 PM PDT | ||||
Posted: 05 Sep 2018 04:52 PM PDT Vợ Giả" Đàn ông có nhiều kiểu khổ vì vợ. Có người khổ vì vợ dữ, có người khổ vì vợ ghen, có người khổ vì vợ xấu. Vợ đẹp quá cũng khổ (vì suốt ngày lo ghen). Nhưng không biết có ông nào khổ cái kiểu kỳ cục giống tôi không? Khổ vì vợ..."giả" !!! Nghe đến đây, chắc nhiều ông nghĩ: "Chắc bà vợ cha này sống giả tạo lắm?" Không phải như vậy đâu. Tính vợ tôi rất thật thà, dễ thương. Tôi nói "vợ giả" nghĩa là trên người vợ tôi, đồ… giả nhiều hơn đồ thật! Cách nay 10 năm, lúc mới lấy nhau, vợ tôi là một phụ nữ bình thường, không đẹp cũng không xấu. Một ngày đẹp trời, chẳng hiểu nghe lời ai xúi dại, cô ấy đi sửa mũi với cái lý do hết sức dễ thương: - "Em đẹp thì anh hưởng chứ ai hưởng?" Tôi không chịu thì cô ấy nhăn nhó, giận hờn đủ kiểu. Cuối cùng, tôi cũng phải xuôi. Ai ngờ, sửa một lần rồi cô ấy đâm ra nghiện luôn. Từ đó, vợ tôi trở thành khách quen của nhiều thẩm mỹ viện trong thành phố. Có cái mũi mà cô ấy sửa đi sửa lại mấy lần. Hết mũi thì tới bơm môi, căng da mặt, độn cằm, hút mỡ bụng… Mà mỗi lần cô ấy sửa đâu có rẻ, bèo bèo cũng vài ngàn đô, còn mắc thì cả chục ngàn. Nếu giờ mà đếm đồ trên người cô ấy để tính tiền, chắc đủ để hai vợ chồng tôi xây thêm một căn nhà mới. Tốn tiền thật ra cũng không quan trọng lắm. Nỗi đau khổ của tôi là càng ngày càng nhìn không ra vợ mình nữa mới chết. Cứ chiều chiều đi làm về, tôi nhìn ngơ ngẩn người phụ nữ đang tồn tại trong nhà, đang nấu cơm cho mình ăn mà chẳng biết đấy là ai. Nhiều lúc nửa khuya thức giấc, mở mắt thấy cô ấy ngủ quay mặt vào tôi, tôi giật mình, tưởng mình… ngủ lộn nhà. Nỗi khổ lớn nhất của tôi là vợ tôi giờ đây lúc nào cũng như có như dán lên người một cái nhãn tổ bố: "Hàng dễ vỡ, xin nhẹ tay!" Vui vui nhéo mũi cô ấy, cô ấy la làng: - "Trời, sụp bây giờ." Hôn môi, cô ấy đẩy ra kịch liệt: - "Đừng anh, em mới bơm." ( Miễn chiến đêm nay - Tôi nhớ hồi xưa có đọc đâu đó câu chuyện thần thoại, đại khái có ông vua bị thần thánh phạt, đụng tay vô cái gì cũng thành vàng, kể cả đồ ăn thức uống. Tôi giờ cũng vậy, nhìn được mà "ăn…" hổng được. Đồ này chắc là đồ chỉ để... cúng thôi. Còn nữa, tôi nghe nói mấy cái vụ sửa sang như thế dễ mau xuống cấp lắm. Tôi coi trên mạng, thấy mấy tấm hình chụp các bà hình dạng "hồi trẻ sửa phà phà, về già bị xuống cấp thê thảm," làm tôi giật mình thon thót. Nghĩ tới cảnh tương lai vợ mình như vậy, tôi lo quá. Không biết có ông chồng nào cùng cảnh khổ giống tôi không? Tác giả Khuyết danh (bài do bạn LoanPhan giới thiêu--theo caonienviethac) | ||||
2 phát minh đột phá ảnh hưởng đến tương lai của nhân loại Posted: 04 Sep 2018 06:12 PM PDT Camera có thể nhìn thấu cơ thể và sử dụng phương pháp biến đổi gen để vô hiệu hóa vũ khí sinh học chết người được xem là hai phát minh đột phá ảnh hưởng đến tương lai công nghệ. 1. Camera thần kì tốt hơn chụp X-quangCác kỹ thuật y tế về nội soi cơ thể đã có một chặng đường phát triển lâu dài, nhưng trong tương lai, nó có thể mang lại nhiều đột phá hơn nữa khi các bác sĩ có thể nhìn xuyên thấu những thứ đang diễn ra bên dưới lớp da của chúng ta. Các nhà nghiên cứu vừa phát minh ra một loại máy ảnh mới có khả năng nhìn xuyên qua cấu trúc bên trong cơ thể. Bằng cách đó, chúng phát hiện được những nguồn sáng đằng sau các mô cơ thể. Mẫu thử nghiệm đầu tiên được phát triển bởi các nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học Edinburgh, Anh. Khi kết hợp với đèn nội soi, thiết bị có thể "nhìn" vào các khoang rỗng bên trong cơ thể con người. Đèn nội soi là một dụng cụ thon dài, thường được gắn thêm camera, cảm biến và đèn chiếu sáng. Đây là dụng cụ bắt buộc phải có đối với tất cả các loại thủ tục y tế. Tuy nhiên, nếu không tiến hành chụp X-quang thì rất khó xác định chính xác địa điểm trong cơ thể mà đèn nội soi đang hoạt động. Loại máy ảnh mới có thể khắc phục được điều này nhờ khả năng phát hiện nguồn ánh sáng bên trong cơ thể. Với hàng nghìn máy dò photon tích hợp bên trong máy ảnh, thiết bị có thể phát hiện những hạt ánh sáng được chiếu qua các mô của con người. Camera mới có thể nhìn xuyên qua cơ thể. (Ảnh: Shutterstock) Khi photon tiếp xúc với các cấu trúc của cơ thể, ánh sáng thường phân tán hoặc nảy ra khỏi mô, và độ nhạy của máy ảnh cho phép nó nắm bắt những dấu vết nhỏ nhất của ánh sáng. Bằng cách kết hợp các tín hiệu ánh sáng có định hướng vào máy ảnh với các photon rải rác, thiết bị có thể xác định địa điểm mà đèn nội soi phát ra ánh sáng bên trong cơ thể. Kỹ thuật này có thể giúp các bác sĩ biết được vị trí chính xác của những cơ quan bên trong cơ thể mà họ đang quan sát bằng phương pháp nội soi. Điều này có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán điều trị. Hình minh họa. (Ảnh: Trường ĐH Edinburgh). Trong hình trên, bạn có thể thấy ví dụ về ánh sáng được máy ảnh phát hiện từ một kính hiển vi đồng tiêu được sử dụng trong phổi cừu. Hình ảnh bên trái là hình ảnh được nhìn thấy nhờ camera mới - nó tiết lộ chính xác vị trí của dụng cụ ở trong phổi. Ở bên phải, bức ảnh cho thấy khung cảnh giống như được thấy trong một chiếc máy ảnh thông thường, trong đó cảm biến bắt những tiếng động dưới dạng ánh sáng rải rác. Nhưng chúng ta không thể xác định được vị trí của các photon khi các hạt ánh sáng phát ra xung quanh cấu trúc của lá phổi. Trưởng nhóm nghiên cứu Kev Dhaliwal cho biết: "Đây là công nghệ cho phép chúng ta nhìn xuyên qua cơ thể con người. Khả năng nhìn thấy vị trí của một thiết bị rất quan trọng đối với nhiều ứng dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ. Nó đặc biệt hữu ích khi chúng tôi tiến hành các phương pháp xâm lấn tối thiểu để điều trị bệnh". Dự án có tên là Proteus này nghiên cứu một loạt các công nghệ hình ảnh mới để giúp hình dung những "bí mật sinh học" chưa từng được làm sáng tỏ trước đây. Các nghiên cứu tập trung vào những bệnh về đường hô hấp và phổi. Theo các nhà nghiên cứu, việc cải thiện tầm nhìn nhờ máy ảnh mới sẽ giúp các bác sĩ hình dung được vị trí và chiều dài của đèn nội soi mà họ đang sử dụng. Họ cũng hy vọng độ phân giải của những bức hình sẽ được cải tiến trong tương lai. Chắc chắn chúng ta sẽ chưa được thấy loại camera kì diệu này xuất hiện trong điều trị lâm sàng trong thời gian tới, nhưng đây thật sự là một bước tiến đầy hứa hẹn trong công nghệ hình ảnh và chẩn đoán. 2. Vô hiệu hóa vũ khí sinh học chết ngườiVi khuẩn Francisella tularensis (F. tularensis) đã được sử dụng như một vũ khí sinh học từ thời Thế chiến II. Mới đây, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp biến đổi gen để vô hiệu hóa sự độc hại của chúng. F. tularensis gây ra một căn bệnh khó chịu gọi là tularemia, với các triệu chứng nổi bật như đau khớp, đau cơ và làm cơ thể yếu đi. Trong Thế chiến II, Hồng quân Liên Xô đã sử dụng nó để cản trở lính Đức trước trận Stalingrad. Cho đến nay, Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh tật (CDC) xem F. tularensis là một trong những tác nhân khủng bố sinh học nguy hiểm nhất, cùng với bệnh than, ngộ độc, bệnh dịch hạch, bệnh đậu mùa, và sốt xuất huyết do virut. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách để vô hiệu hóa loại vi khuẩn nguy hiểm này. Bằng cách lập bản đồ mạch phân tử của vi khuẩn, các nhà nghiên cứu làm chúng không còn nguy hiểm nữa. Phương pháp này tập trung vào một nhóm các gen được gọi là "hòn đảo gây bệnh Francisella". Vi khuẩn gây bệnh tularemia. (Ảnh: Futurism). Thông qua một loạt các nghiên cứu về cấu trúc, sinh hóa và tế bào, các nhà nghiên cứu đã xác định được những gen gây bệnh này được "bật" và "tắt" như thế nào. Từ đó, họ tạo ra đột biến gen khiến cho khả năng gây bệnh của vi khuẩn không thể được kích hoạt. Lợi ích lớn nhất của việc điều trị bệnh tularemia là nó không dựa vào kháng sinh. Với mối đe dọa kháng thuốc đang ngày càng lớn, nhu cầu tìm ra những phương pháp chữa bệnh thay thế thuốc kháng sinh là một điều quá rõ ràng. Và bất kỳ nghiên cứu nào giúp chúng ta giảm việc sử dụng kháng sinh đều vô cùng có giá trị. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên người ta tìm ra giải pháp thay thế kháng sinh để chữa bệnh tularemia, trong đó có liệu pháp tiêu diệt vi khuẩn kháng kháng sinh thông qua CRISPR,.một trong những công cụ sửa đổi gen tiên tiến và hiệu quả nhất Tất nhiên lúc cần chúng ta vẫn phải sử dụng thuốc kháng sinh, nhưng điều cần hơn là chúng ta phải tăng cường nghiên cứu các liệu pháp mới nhằm giảm bớt việc sử dụng thuốc một cách không cần thiết. 2. Vô hiệu hóa vũ khí sinh học chết ngườiVi khuẩn Francisella tularensis (F. tularensis) đã được sử dụng như một vũ khí sinh học từ thời Thế chiến II. Mới đây, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp biến đổi gen để vô hiệu hóa sự độc hại của chúng. F. tularensis gây ra một căn bệnh khó chịu gọi là tularemia, với các triệu chứng nổi bật như đau khớp, đau cơ và làm cơ thể yếu đi. Trong Thế chiến II, Hồng quân Liên Xô đã sử dụng nó để cản trở lính Đức trước trận Stalingrad. Cho đến nay, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và Bảo vệ (CDC) xem F. tularensis là một trong những tác nhân khủng bố sinh học nguy hiểm nhất, cùng với bệnh than, ngộ độc, bệnh dịch hạch, bệnh đậu mùa, và sốt xuất huyết do virut. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách để vô hiệu hóa loại vi khuẩn nguy hiểm này. Bằng cách lập bản đồ mạch phân tử của vi khuẩn, các nhà nghiên cứu làm chúng không còn nguy hiểm nữa. Phương pháp này tập trung vào một nhóm các gen được gọi là "hòn đảo gây bệnh Francisella". Vi khuẩn gây bệnh tularemia. (Ảnh: Futurism). Thông qua một loạt các nghiên cứu về cấu trúc, sinh hóa và tế bào, các nhà nghiên cứu đã xác định được những gen gây bệnh này được "bật" và "tắt" như thế nào. Từ đó, họ tạo ra đột biến gen khiến cho khả năng gây bệnh của vi khuẩn không thể được kích hoạt. Lợi ích lớn nhất của việc điều trị bệnh tularemia là nó không dựa vào kháng sinh. Với mối đe dọa kháng thuốc đang ngày càng lớn, nhu cầu tìm ra những phương pháp chữa bệnh thay thế thuốc kháng sinh là một điều quá rõ ràng. Và bất kỳ nghiên cứu nào giúp chúng ta giảm việc sử dụng kháng sinh đều vô cùng có giá trị. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên người ta tìm ra giải pháp thay thế kháng sinh để chữa bệnh tularemia, trong đó có liệu pháp tiêu diệt vi khuẩn kháng kháng sinh thông qua CRISPR.một trong những công cụ sửa đổi gen tiên tiến và hiệu quả nhất. Tất nhiên lúc cần chúng ta vẫn phải sử dụng thuốc kháng sinh, nhưng điều cần hơn là chúng ta phải tăng cường nghiên cứu các liệu pháp mới nhằm giảm bớt việc sử dụng thuốc một cách không cần thiết. Theo khoahoc.tv | ||||
Những sự thật thú vị về cơ thể con người Posted: 04 Sep 2018 05:20 PM PDT Cơ thể con người là một trong những "bộ máy" hoàn hảo nhất. Trên đầu mỗi người có cả thảy 125.000 sợi tóc, trung bình mỗi người cười 15 lần một ngày, bạn không thể hắt hơi nếu không nhắm mắt... là những sự thật thú vị về cơ thể con người mà nhiều người chưa biết đến. Trang Totaldui thống kê những phát hiện thú vị về cơ thể con người như sau: 1. Trung bình con người cười 15 lần một ngày. 3. Bắp thịt mạnh nhất trong cơ thể là lưỡi. 4. Đàn bà chớp mắt nhiều gần gấp đôi đàn ông. 5. Bạn không thể tự tử bằng cách nín thở. 6. Bạn không thể nào liếm được khuỷu tay của chính mình. 7. Giống như vân tay, vân lưỡi của mỗi người khác nhau và duy nhất. 8. Nếu hắt hơi mạnh quá, bạn có thể bị gãy xương sườn. 9. Nếu cố giữ không cho hắt hơi, bạn có thể làm đứt mạch máu trong đầu hoặc cổ mà chết. 10. Một người trung bình ăn hơn 27 tấn thực phẩm trong suốt cuộc đời. 11. Trung bình một người bỏ ra 24 năm trong đời để ngủ. 12. Trung bình một người phụ nữ ăn hết hơn 2,7kg son môi trong đời. Mặc dù cô ấy không chủ đích ăn nó. 13. Ngồi nói chuyện qua điện thoại trong 8 tiếng sẽ đốt hết 914 calo. Lái xe trong 8 tiếng sẽ tiêu 1.219 calo. Trong khi đứng trong sòng bài 8 tiếng sẽ đốt cháy hết 1.402 calo. 14. Cái tên phổ biến nhất thế giới là Mohammed. 15. Thường thì người thuận tay phải sử dụng phần não bên trái cho tất cả những hoạt động có ý thức và tự chủ. 16. Hầu hết bụi trong nhà là từ da chết. 17. Nếu gộp chung lại, tổng số da của mỗi người cân nặng 2kg. 18. Khi bực mình, con người cần đến 42 cơ mặt để biểu lộ sự tức giận. 19. 10% dân số trên trái đất thuận tay trái. 20. Trên đầu mỗi người có cả thảy 125.000 sợi tóc. 21. Cứ mỗi 4 tháng, hồng cầu trong máu lại đi qua quãng đường dài 1.600 km. 22. Một đời người hít thở 38.000cm3 không khí. 23. Mỗi giây đồng hồ trong não người diễn ra khoảng 100.000 phản ứng hoá học. 24. Não bộ cần 0,05 giây để nhận biết điều mà thị giác vừa quan sát được. 25. Con người chỉ có thể thiếu ngủ 10 ngày, trong khi có thể nhịn ăn trong vòng vài tuần. 26. Hơi thở ra lúc bình thường di chuyển với vận tốc 24km/h, còn khi hắt hơi đạt tới vận tốc 1.030km/h. (theo khoahoc.tv) |
You are subscribed to email updates from Tin Tức Cao Niên Thế Kỷ XXI. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét