“HÃY CỨU MỐI QUAN HỆ TỐT ĐẸP giữa VIỆT NAM với SLOVAKIA và EU!” plus 6 more |
- HÃY CỨU MỐI QUAN HỆ TỐT ĐẸP giữa VIỆT NAM với SLOVAKIA và EU!
- Trung Hoa Nhờ Mỹ Mới Tiến Bộ.
- Những khoảng còn trống trong việc nhất thể hóa
- Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được giới thiệu làm Chủ tịch nước
- Vợ của cựu thủ tướng Malaysia bị bắt
- Vài kỷ niệm về ông Đỗ Mười
- Thơ Đoàn Thuận : Đôi điều về Tứ Trụ.
HÃY CỨU MỐI QUAN HỆ TỐT ĐẸP giữa VIỆT NAM với SLOVAKIA và EU! Posted: 03 Oct 2018 03:21 PM PDT -Nguyễn Đăng Quang- (Nguyên Đại tá Bộ Công An) Sáng nay đọc tin: "Viện Công tố nước Cộng hòa Slovakia ngày 1/10/2018 đã ra quyết đinh khởi tố hình sự vụ án dùng chuyên cơ của Chính phủ Slovakia đưa Trinh Xuân Thanh ra khỏi khu vực Schengen", tôi thật sự bàng hoàng, không tin đó là sự thật! Lâu nay báo chí nhiều nước, đặc biệt ở 3 nước Đức, Séc và Slovakia, loan truyền thông tin VN nói việc Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về Việt Nam xin đầu thú là không đúng sự thật, mà thực chất Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc ở Đức rồi bí mật đưa qua Séc, Slovakia bằng đường bộ, rồi từ Slovakia đi đến Mascơva và về Việt Nam bằng đường không, tôi đã chẳng tin vì đây chỉ là thông tin một chiều, chưa đủ bằng chứng thuyết phục! Nhưng bản tin sáng nay (2/10/2018) lại cho biết rất cụ thể: Sau 2 tháng điều tra, cơ quan hữu trách Slovakia đã triệu tập và lấy lời khai của 44 nhân viên cảnh sát và an ninh bảo vệ và phục vụ đoàn Việt Nam trong ngày 26/7/2017 là thời điểm mà Chính phủ Slovakia đồng ý cho Phái đoàn của Bộ trưởng Tô Lâm mượn một chuyên cơ để bay qua Mascơva cho kịp lịch trình làm việc theo đề nghị của phía Việt Nam. Nguồn tin trên còn cho biết, hiện Viện Công tố Slovakia đang cố gắng điều tra, thu thập chứng cứ để khẳng định điều họ nghi ngờ Trịnh Xuân Thanh đã được đưa lên chiếc chuyên cơ này để bay sang Mascơva để từ đó y được đưa về Hà Nội. Bản tin cho biết một chi tiết rát cụ thể: "Hai nhân chứng là cảnh sát Slovakia hộ tống Phái đoàn cấp cao do Bộ trưởng Tô Lâm dẫn đầu đã khai với cơ quan điều tra Slovakia rằng họ nhìn thấy một người đàn ông Việt Nam, có lẽ là Trịnh Xuân Thanh, bị kéo lết lên chiếc chuyên cơ của Chính phủ Slovakia." Đồng thời 2 nhân chứng nói trên còn xác nhận thông tin đăng trên 2 nhật báo Dennik N của Slovakia và FAZ của Cộng hòa Liên bang Đức. Thông tin này như sau: "Bộ trưởng Tô Lâm là quan chức đầu tiên bước lên chiếc chuyên cơ của Chính phủ Slovakia, tiếp theo là các thành viên của Phái đoàn Việt Nam, tất cả 12 người. Trịnh Xuân Thanh là người cuối cùng được đưa lên máy bay, rõ ràng là ông ta bị thương, trông có vẻ đờ đẫn (có lẽ bị cho uống thuốc có chất ma túy) và được 2 mật vụ Việt Nam xốc nách hai bên dìu đi." Theo bản tin trên, ngày 25/9/2018 vừa qua, Ngoại trưởng Miroslav Lajcak của Slovakia đã có một cuộc gặp với Ngoại trưởng Phạm Bình Minh bên lề cuộc họp Đại Hội đồng LHQ đang diễn ra ở New York. Nội dung chính cuộc gặp này là bàn về vụ việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh mà Việt Nam bị cáo buộc đã lợi dụng lãnh thổ Slovakia cũng như việc sử dụng chuyên cơ mượn của chính phủ Slovakia vào việc đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi khu vực Schengen! (tên Hiệp định Tự do đi lại không cần thị thực giữa 27 quốc gia thành viên Khối Liên hiệp Châu Âu). Trong cuộc gặp trên, Ngoại trưởng Slovakia được trích dẫn đã nói với Ngoại trưởng Việt Nam như sau: "Nếu như ngài tiếp tục khẳng định rằng Việt Nam không lợi dụng lòng hiếu khách của chúng tôi và công dân Việt Nam bị bắt cóc không có mặt trên chuyên cơ của Chính phủ Slovakia cho mượn, thì tôi yêu cầu ngài hãy đưa ra một lời giải thích hợp lý, không thể bị bác bỏ về việc Trịnh Xuân Thanh được đưa từ Đức về Việt Nam như thế nào? Mọi sự che dấu từ phía Việt Nam sẽ mang lại hậu quả xấu cho mối quan hệ song phương của 2 nước chúng ta, và chúng tôi sẵn sàng tiến hành các biện pháp thắt chặt trên bình diện Liên minh Châu Âu (EU)!".
Ngoại trưởng Phạm Bình Minh của Việt Nam hứa sẽ chuyển những yêu cầu này của phía bạn Slovakia đến các nhà lãnh đạo nước mình! Nếu đúng như những gì bài báo trên tường thuật, thì đây quả là một thông điệp ngoại giao thẳng thừng, mạnh mẽ và cứng rắn chưa từng xảy ra giữa 2 nước từ trước tới nay! Đây là sự kiện có thể đưa đến khủng hoảng quan hệ ngoại giao với Slovakia, một quốc gia mà Việt Nam coi là nước bạn truyền thống xưa nay của mình! Nguồn tin trên cho biết, lời cảnh cáo của Ngoại trưởng Slovakia có thể báo hiệu việc hạ thấp hoặc đóng băng quan hệ ngoại giao giữa 2 nước: Slovakia có thể chính thức triệu hồi Đại sứ của họ về nước (hiện tại chỉ là Đại biện lâm thời), và có thể tuyên bố trục xuất Đại sứ của Việt Nam tại Slovakia là ông Dương Trọng Minh về nước theo yêu cầu của Phó Chủ tịch Quốc hội Slovakia là ông Bela Bugar. Theo người viết bài này, nếu trường hợp trên xảy ra thì còn nhẹ, đỡ nguy hại, vì sau một thời gian nhất định có thể sẽ được từng bước khôi phục, nhưng nếu ta xử lý không thật lòng, làm cho Hiệp định Tự do Thương mại giữa EU và Việt Nam (gọi tắt là EVFTA) không được ký kết vào cuối năm nay hoặc đầu năm tới, hoặc nếu có được ký kết mà 1 trong 3 Quốc hội các nước Slovakia, Séc và nhất là CHLB Đức không phê chuẩn Hiệp định này thì sẽ rất bất lợi và nguy hại cho nền kinh tế Việt Nam! Theo các chuyên gia kinh tế, nếu Hiệp định EVFTA được ký kết, kim ngạch xuất khẩu mỗi năm của VN sang thị trường EU sẽ tăng 30%, GDP của VN sẽ tăng trưởng 15% (tức khoảng trên 30 tỷ USD mỗi năm). Đây quả là con số rất quan trọng đối với nền kinh tế VN, nhưng điều còn quan trọng hơn rất nhiều là khi ký được Hiệp định EVFTA, VN sẽ sớm thoát khỏi sự lệ thuộc vào nền kinh tế TQ! Nếu Trịnh Xuân Thanh đúng là tự nguyện về nước xin ra đầu thú như phía VN đã khẳng định, thì tôi cho rằng những yêu cầu mà phía Slovakia đòi hỏi không có gì là quá đáng, đơn giản ta chỉ cần trưng hộ chiếu của Trịnh Xuân Thanh có đóng dấu xuất nhập cảnh của an ninh cửa khẩu các nước mà Trịnh Xuân Thanh qúa cảnh để về VN trong khoảng thời gian từ 23/7 đến 26/7/2017 là quá đủ để giải thích và chứng minh một cách hợp lý và thỏa đáng cho phía bạn! Rất mong việc đơn giản nói trên sẽ sớm được làm để vượt qua cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa nước ta với 3 nước thành viên quan trọng của Cộng đồng Châu Âu là CHLB Đức, Séc và Slovakia! Tp. HCM, ngày 2/10/2018. N.Đ.Q. | ||
Posted: 03 Oct 2018 03:20 PM PDT Nguyễn Quang Duy Trung Hoa Dân Quốc nay gọi là Đài Loan phát triển được là nhờ nước Mỹ điều này chúng ta đều đã biết. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa còn được gọi là Trung cộng tăng trưởng kinh tế cũng chính nhờ dựa trên mô hình xuất cảng thúc đẩy tăng trưởng của Mỹ và nhờ Mỹ mở cửa cho hàng hóa giao thương thì ít người biết đến. Biết được lịch sử phát triển xã hội Trung Hoa giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vai trò của nước Mỹ trong việc phát triển kinh tế toàn cầu và hậu quả của "chủ nghĩa xã hội mang bản sắc Trung Quốc" mà Bắc Kinh đang theo đuổi. Khu công nghiệp xuất cảng đầu tiên Puerto Rico đảo quốc thuộc khối Thịnh Vượng Chung Hoa Kỳ đã nhanh chóng chuyển đổi từ một quốc gia nông nghiệp sang công nghiệp dựa trên giáo dục và xuất cảng. Trước tiên, Hoa Kỳ giúp Puerto Rico có một nền giáo dục phổ thông tương đương với Mỹ. Nếu sống ở Hoa Kỳ, dân Puerto Rico được công nhận là công dân Mỹ vì thế nhiều người đã gởi con em sang Mỹ du học. Trước đây nguồn lợi chính Puerto Rico là trồng mía và xuất khẩu đường. Đến năm 1942, Hoa Kỳ xây dựng Puerto Rico thành một khu công nghiệp, sử dụng nguồn nhân công rẻ và xuất cảng miễn thuế sang Mỹ. Puerto Rico hiện có thu nhập bình quân đầu người cao nhất châu Mỹ La Tinh. Nông nghiệp chỉ còn chiếm 1%, công nghiệp chiếm 45% và dịch vụ chiếm 54%. Thành công tại Puerto Rico đã được người Mỹ áp dụng cho nhiều quốc gia khác như Đài Loan, Nam Hàn, Nhật bản, Trung cộng,… và cả cho Việt Nam. Nhưng kết quả chỉ vài quốc gia thực sự thành công trong đó có Đài Loan. Công bằng, thịnh vượng và tiến bộ Năm 1949 khi cộng sản chiếm được lục địa, chính phủ Tưởng Giới Thạch phải rút sang Đài Loan và nhờ sự giúp đỡ của Mỹ xây dựng hòn đảo này thành một quốc gia tiến bộ. Phát triển xã hội Đài Loan dựa trên kinh tế tự do và chủ trương dân sinh hạnh phúc của Tôn Dật Tiên. Chính phủ cho cải cách ruộng đất để nông dân có ruộng cấy cày. Những điền chủ bán ruộng đất cho chính phủ lại được khuyến khích đầu tư vào các kỹ nghệ nhẹ phục vụ tiêu dùng quốc nội. Chính phủ cho phát triển giáo dục từ bậc phổ thông lên đến đại học. Nhiều sinh viên được gởi sang Mỹ du học để khi về nước có thể phục vụ phát triển kinh tế Đài Loan. Đến năm 1966, Mỹ cho phép hàng hóa Đài Loan được miễn thuế hay nhập cảng vào Mỹ với thuế quan nhẹ, đồng thời cho đầu tư vào kỹ nghệ sản xuất phục vụ xuất cảng tại Đài Loan. Khu Chế Xuất (Export Processing Zone) đầu tiên của thế giới được xây dựng tại phía Nam của thành phố Cao Hùng. Đài Loan khởi đầu bằng kỹ nghệ may mặc, chế biến nông phẩm bao bì và đóng hộp xuất cảng. Rồi từng bước phát triển sản xuất các mặt hàng như đồng hồ, quạt máy, tủ lạnh, truyền hình,... hầu hết các mặt hàng công nghệ xuất cảng đều rẻ tiền nhưng tiện dụng. Nhiều hãng xưởng nhỏ sau đó được xây dựng khắp nơi nhằm phục vụ chính sách xuất cảng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đài Loan. Đồng thời là một số khu kỹ nghệ nặng như lọc dầu hay sắt thép chủ yếu phục vụ cho phát triển kinh tế quốc gia. Hoa Kỳ cũng đã có những kế hoạch giúp đỡ xây dựng Việt Nam Cộng Hòa không khác gì Đài Loan. Hoa Kỳ giúp cải cách ruộng đất, nâng cao việc giáo dục, phát triển kinh tế tự do, xây dựng công nghiệp nhẹ và đặc biệt các khu công nghiệp hướng đến xuất khẩu như khu kỹ nghệ Biên Hòa - Thủ Đức. Đáng tiếc, Bắc Việt đã xâm nhập miền Nam và chiến tranh ngày càng trở nên khốc liệt. Chiến tranh Việt Nam lại tạo điều kiện cho kỹ nghệ Đài Loan phát triển mạnh. Nhiều mặt hàng được sản xuất tại Đài Loan nhằm phục vụ quân đội Việt Nam Cộng Hòa và quân đội Mỹ đóng tại miền Nam. Đến năm 1980, Đài Loan mở ra Khu Kỹ Nghệ Hsinchu cách Đài Bắc 45 dặm, là nơi quy tụ các tài năng kỹ thuật Trung Hoa du học các nước quay về đóng góp cho Đài Loan. Khu kỹ nghệ khi đó đã có 25,000 công nhân với 125 xí nghiệp điện tử sản xuất các mặt hàng kỹ thuật cao, chẳng khác gì Thung Lũng Silicon của miền Bắc California, Hoa Kỳ. Nhờ chủ trương dân sinh hạnh phúc, khoảng chênh lệch giữa người giầu và người nghèo và trình độ kiến thức giữa nông thôn và thành thị không mấy cách biệt. Từ đầu những năm 1990, Đài Loan cải cách để có được một nền tảng chính trị dân chủ và tiến bộ. Năm 2017, GDP (PPP) dựa trên sức mua bình quân đầu người của Đài Loan là 49.901 Mỹ kim, đứng hạng 16 trên thế giới. Đài Loan đã tận dụng sự nâng đỡ của Hoa Kỳ để phát triển thành một nước tự do, dân chủ, công bằng, thịnh vượng và tiến bộ. Bắt chước Đài Loan Năm 1979, khi Hoa Kỳ chính thức nối lại bang giao và mở cửa giao thương với Trung cộng, cũng là lúc Đặng Tiểu Bình cho thử nghiệm Khu Chế Xuất Thâm Quyến giáp ranh với Hong Kong. Ý tưởng xây dựng Khu Chế Xuất Thâm Quyến xuất phát từ sự thành công của Khu Chế Xuất Cao Hùng của Đài Loan. Mặc dù chính trị giữa Bắc Kinh và Đài Bắc còn căng thẳng, giới tư bản Đài Loan vẫn muốn đầu tư vào lục địa Trung Hoa là nơi dư thừa nhân công, giá nhân công rẻ, cùng chung ngôn ngữ và văn hóa, lại được ưu đãi của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Qua ngã Hong Kong, giới tư bản Đài Loan đã tích cực đầu tư, cố vấn xây dựng Khu Chế Xuất Thâm Quyến cũng như xây dựng ngoại thương giữa Trung cộng và thế giới tự do. Thành công của Khu Chế Xuất Thâm Quyến là động lực để Trung cộng xây dựng thêm các Khu Chế Xuất Châu Hải, Hạ Môn và Sán Đầu, đồng thời xây dựng mô hình xuất cảng thúc đẩy tăng trưởng cho đến ngày nay. Nhiều cơ xưởng kỹ nghệ của Đài Loan đã di chuyển dần dần qua lục địa, sản phẩm được hoàn tất ở Đài Loan trước khi xuất cảng qua Mỹ hay thế giới. Đến năm 1993, đầu tư của Đài Loan tại Trung cộng đã lên tới 8.9 tỷ Mỹ kim và doanh số giao thương giữa hai miền vượt qua 7 tỷ Mỹ kim. Trung cộng Lợi dụng Mỹ Tổng thống Ronald Regan theo khuynh hướng tân tự do nên tin rằng việc mở rộng thương mãi sẽ mang lại lợi ích chung cho toàn nhân loại. Dựa vào đó Trung cộng cho mở rộng thương mại với Mỹ. Đến năm 1989 Mỹ xuất cảng 5,7 tỷ Mỹ Kim hàng hóa sang Trung cộng và nhập cảng 12 tỷ Mỹ Kim từ nước này. Sang thời Tổng Thống George Bush (Cha) và Bill Clinton thương mại tiếp tục gia tăng giữa hai nước. Năm 2000 Mỹ xuất cảng 16,1 tỷ Mỹ Kim hàng hóa sang Trung cộng và nhập cảng 25,7 tỷ Mỹ Kim từ nước này. Giữa năm 2000, Tổng Thống Bill Clinton ban quyền "tối huệ quốc" và cho phép Trung cộng gia nhập WTO. Ông Clinton tin rằng Trung cộng sẽ tôn trọng luật chơi chung và như thế cả hai quốc gia cùng có lợi. Điều đó đã không bao giờ xảy ra. Trung cộng lợi dụng WTO thao túng thị trường tiền tệ, gia tăng các khoản trợ cấp, mở rộng các rào cản hợp pháp và bất hợp pháp nhắm vào nhập cảng, bán phá giá, đánh cắp bản quyền, ép các công ty Hoa Kỳ chuyển giao tài sản trí tuệ, và hạn chế tiền lương và các quyền lao động công nhân. Dựa vào WTO, hàng hóa Trung cộng xuất cảng vào Mỹ tăng mạnh trong thời Tổng Thống Bush (Con). Năm 2008 Trung cộng xuất cảng lên tới 337,7 tỷ Mỹ Kim hàng hóa sang Mỹ nhưng chỉ nhập cảng 69,7 tỷ Mỹ Kim từ Mỹ. Tổng Thống Barack Obama đòi hỏi Trung cộng chấm dứt thao túng tiền tệ nhưng kết quả rất giới hạn, cán cân thương mãi tiếp tục mất cân bằng, hãng xưởng tiếp tục rời sang Trung cộng, công nhân Mỹ tiếp tục mất công ăn việc làm. Đến năm 2016 đã có trên 20.000 công ty Mỹ thiết lập doanh nghiệp ở Trung cộng. Các kỹ nghệ và các nghiệp đoàn bị thua thiệt từ thương mãi vận động bầu cho Tổng Thống Trump dẫn tới việc Hoa Kỳ dùng thuế quan trừng phạt Trung cộng. Với thặng dư thương mãi Trung cộng đã trở thành mối đe dọa đến an ninh và quân sự toàn cầu vì thế việc Hoa Kỳ trừng phạt kinh tế Trung cộng được hầu hết các quốc gia trên thế giới tán thành. Chủ nghĩa xã hội theo bản sắc Trung Quốc Nhà cầm quyền Bắc kinh thặng dư thương mãi và ngân sách nhưng Trung cộng vẫn là nước thu nhập trung bình. Năm 2017, GDP (PPP) dựa trên sức mua bình quân đầu người của Trung cộng là 16.676 Mỹ kim, chỉ bằng 1/3 của Đài Loan và đứng hạng 83 trên thế giới, thua cả Thái Lan 17.750 Mỹ kim. Công nghệ Trung cộng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Theo báo cáo của tổ chức nghiên cứu môi trường Berkeley Earth, việc sử dụng than đá làm nguồn năng lượng chính đã gây ô nhiễm không khí làm tổn hại 1,6 triệu sinh mạng mỗi năm. Chính sách "một con" trước đây để người trẻ không mất quá nhiều thời gian chăm sóc con cái, dành thời giờ tham gia sản xuất, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nay phản tác dụng. Trung cộng đang lâm vào hiện trạng lão hóa, thiếu người trẻ tham gia lực lượng lao động sản xuất. Nhiều người trẻ có học và khá giả còn di dân sang các quốc gia có cuộc sống tốt hơn. Vừa thiếu đầu tư vào phát triển, y tế và giáo dục tại nông thôn, vừa đất đai thường xuyên bị cưỡng chế, nên đời sống nông dân vô cùng nghèo khổ.Khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị càng ngày càng mở rộng. Khoảng chênh lệch lợi tức cũng càng ngày càng cách xa giữa người giàu và người nghèo. Theo hãng nghiên cứu tài sản Hurun, Trung cộng hiện có 819 tỷ phú, trong khi đó Mỹ chỉ có 535 tỷ phú. Chỉ riêng trong năm 2017 Trung cộng đã có thêm hơn 200 người sở hữu tài sản trên 1 tỷ Mỹ Kim, tương đương thêm 4 tỷ phú mỗi tuần. Chưa kể tới số tỷ phú tham quan làm giàu nhờ tham nhũng. Nhiều người bị phát hiện, bị xử tử nhưng tình trạng tham nhũng ở cấp cao vẫn không thể ngăn chặn được. Trung cộng vẫn duy trì một hệ thống doanh nghiệp nhà nước vừa cồng kềnh vừa tham nhũng vừa thiếu hiệu quả. Nhà nước không kiểm soát được hệ thống ngân hàng "ngầm" với trị giá ước tính lên đến 20.000 tỷ Mỹ Kim. Không ai biết ai nợ ai và nợ bao nhiêu. Chỉ khi doanh nghiệp phá sản thì mọi thứ mới bắt đầu lòi ra. Điều đáng nói là ngay các doanh nghiệp nhà nước và chính quyền địa phương cũng sử dụng hệ thống ngân hàng "ngầm" này. Nhìn chung Trung cộng vẫn chưa thay đổi nhiều cả về kinh tế lẫn chính trị. Biểu hiện một quốc gia chậm tiến bộ. Mô hình "chủ nghĩa xã hội theo bản sắc Trung Quốc" tự nó đã gặp nhiều rủi ro dễ gây ra đổ vỡ. Nay Trung cộng lại đối đầu với chiến tranh thương mãi Mỹ - Trung, từ bỏ chủ nghĩa xã hội để hội nhập cùng chia sẻ thịnh vượng chung là điều Trung cộng khó có thể tránh khỏi. Vì thịnh vượng chung… Tối Chủ Nhật 30/9/2018, Mỹ và Canada ký hiệp định thương mại ba nước Hoa Kỳ - Mexico - Canada (USMCA) để có được thị trường tự do hơn, thương mại công bằng hơn và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn trong khu vực. Thủ tướng Canada Justin Trudeau vui mừng cho biết "Hôm nay là ngày tốt đẹp cho Canada". Còn Ngoại trưởng Mexico Luis Videgaray cho hay "Đây là một đêm tuyệt vời cho Mexico". Theo mô hình Trung cộng, đảng Cộng sản Việt Nam đến nay vẫn chủ trương "kinh tế thị trường theo định hướng chủ nghĩa xã hội", vì thế không có gì ngạc nhiên khi nghe Tổng Thống Trump phát biểu nhiều người Việt rất vui mừng và ủng hộ ông: "Gần như ở nơi nào mà chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản đã được thử nghiệm, chúng cũng gây ra đau khổ, tham nhũng và mục nát. Cơn khát quyền lực của chủ nghĩa xã hội dẫn đến sự bành trướng, thôn tính và đàn áp. Tất cả các quốc gia trên thế giới cần chống lại chủ nghĩa xã hội và sự bần cùng mà nó mang lại cho tất cả mọi người." Rõ ràng thịnh vượng Hoa Kỳ gắn liền với thịnh vượng của thế giới tự do. Con đường tự do thoát khỏi chủ nghĩa xã hội là con đường cho Việt Nam hội nhập và chia sẻ thịnh vượng cùng nhân loại. Nguyễn Quang Duy Melbourne, Úc Đại Lợi 2/10/2018 | ||
Những khoảng còn trống trong việc nhất thể hóa Posted: 03 Oct 2018 03:18 PM PDT Tô Văn Trường Có vị trưởng thượng sau khi đọc bài "Nhất thể hóa" trên blog của nhà báo Kim Dung/Kỳ Duyên tổng hợp 3 bài viết của Huy Đức, Nguyễn Minh Nhị và Tô Văn Trường nhận xét như sau : "KD bình luận rất chuẩn xác các tác giả đều là những người tâm huyết với vận mệnh dân tộc. Các bài viết, như những tiếng nói đầy tinh thần trách nhiệm xã hội với Quốc gia đang trong cơn bĩ cực, mong chờ hồi … thái lai." Riêng tôi, có câu hỏi với Trường nếu bạn không phải đảng viên, là nhà nghiên cứu độc lập được nói hết suy nghĩ của mình , không sợ bị "chụp mũ" thì việc nhất thể hóa như cách làm hiện nay đã đủ an tâm chưa? Vì sao? và nên có giải pháp căn cơ nào để đất nước thực sự không bị trầm luân?" Để trả lời cho câu hỏi nói trên, trước hết phải nói rằng bản thân tôi khi cầm bút dấn thân vào phản biện xã hội đã luôn tự nhủ phải là chính mình, chỉ có 1 tôn chỉ mục đích tôn trọng sự thật, luôn đặt quyền lợi của đất nước của dân tộc lên trên tất cả, đi giữa đường hát cho đồng bào tôi nghe. Tôi cũng như Anh Bảy Nhị là đảng viên, không thể nào "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" như cái mũ "thời thượng" người ta hay chụp lên đầu nhau! Cha tôi là đảng viên từ thời kháng chiến chống Pháp, cả cuộc đời đi theo Đảng của Bác Hồ trước khi mất ông còn cầm tay tôi dặn dò : "Không có Đảng và Nhà nước này đào tạo, thì không có con được trưởng thành như ngày nay" vv… Đúng như tâm sự của Anh Bảy, khi vào Đảng chúng ta đã tuyên thệ, mặc dù cuối cùng, sống trong xã hội đầy nhiễu nhương như con cá khi đã dính lưới rồi thi càng giẫy vùng càng bị quấn chặt. Tình cảm đôi khi thấy lúng túng như chú Ruồi Trâu của Ethel Lilian Voynich! Nhưng không ân hận, "sám hối", ngược lại còn tự hào là khác. Và, tuyệt nhiên không có đặt vấn đề "giá như"! Trở lại câu hỏi của vị trưởng thượng nói trên, tôi đã tìm hiểu theo lịch sử Việt Nam, các triều đại đều khởi đầu rất huy hoàng nhưng vì cơ chế chọn người kế vị bó hẹp trong dòng tộc, con trưởng mà càng ngày người kế vị càng kém tài, bạc đức, không giữ nổi cơ đồ. Trong khoa sinh học (biology) có một thực tế về thế hệ F1 là thượng thặng, các F càng về sau … càng tồi mà quy luật này không chỉ riêng ở lịch sử Việt Nam mà là lịch sử nhân loại. Các triều đại, dù khởi đầu có công với nước thế nào mà về sau không được lòng dân thì cũng sụp, cũng làm mồi cho giặc ngoại xâm. Chỉ có dân chủ mới chọn được người tài. Có người tài, đất nước mới phát triển và như vậy mới bảo vệ được chủ quyền, lãnh thổ. Ngẫm suy, việc "hợp nhất" Tổng bí thư và Chủ tịch nước là chuyện nhân sự cụ thể , có khả năng giảm biên chế, bớt "song trùng" chỉ là một chuyện, còn những chuyện cơ bản hơn về nguyên tắc nếu không dũng cảm nhìn lại mình và vượt lên chính mình thì lại có thể lạc lối và lặp lại những khuyết điểm đã qua trong "hệ thống xã hội chủ nghĩa". Tại các nước XHCN đã tồn tại trước 1989, đều thực hiện sự kiêm nhiệm "nhất thể hóa" này và kết quả thế nào thì không cần nói thêm vì ai cũng biết cả rồi. Nhiều người am hiểu thời cuộc có chung nhận định "Nhất thể hóa" là đúng và cần, nhưng muốn phát huy tác dụng tốt, có lợi cho dân, cho nước thì phải có hai điều kiện cần : - Quan trọng nhất là chấm dứt chế độ độc tài toàn trị, chuyển sang thể chế dân chủ với nhà nước pháp quyền theo tam quyền phân lập, - Người giữ chức vụ đứng đầu Nhà nước (và đứng đầu Đảng cầm quyền) phải qua bầu cử dân chủ trên cơ sở đa nguyên, đa đảng, cạnh tranh bình đẳng trên sân khấu chính trị. Hai điều này hiện nay chưa có. Dù sao, Tổng bí thư ĐCS đang là người đứng đầu thiết chế chính trị, nhiều khi lạm dụng cả vai trò người đứng đầu Nhà nước, nay giữ luôn vai trò Chủ tịch nước thì tinh gọn hơn, đỡ "chướng" hơn, nhất là trong quan hệ đối ngoại. Tuy nhiên, nên thực hiện theo giải pháp ứng cử Chủ tịch nước trước, có tranh cử thực chất, khi ai đó đã trúng cử Chủ tịch nước thì người đó nên giữ chức Tổng Bí thư nếu người ấy là đảng viên của đảng cầm quyền. Nói một cách bài bản và cụ thể hơn, muốn đất nước không bị trầm luân các vị lãnh đạo ngày nay rất cần bộ phận tham mưu có trí tuệ và bản lĩnh rà soát, nghiên cứu đánh giá một cách khách quan khoa học các vấn đề như sau: I. Để phát triển đòi hỏi sinh tử hiện nay: cải cách cơ bản cơ cấu chính trị và kinh tế đất nước. Lý do: - Từ khi tuyên bố Độc lập 1945 đến 1979: đất nước ta luôn ở trong tình trạng chiến tranh. - Từ 1979 đến 1986: Theo mô hình CNXH Liên Xô, cơ chế kinh tế tập trung bao cấp không đáp ứng được thực tế. - Từ 1986 đến nay: Cải cách kinh tế (lần 1) chấp nhận kinh tế thị trường trong khuôn khổ định hướng XHCN (?) – một dạng chính sách mày mò, thử nghiệm,… thiếu cơ sở luận cứ khoa học cho phát triển. Dẫn đến hậu quả: - Rối loạn về thể chế quản nhà nước (bộ máy cồng kềnh (+đảng, đoàn thể,…), tham ô, tham nhũng, mua quan bán chức, dân mất lòng tin. - Bộ máy nhà nước cồng kềnh, thiếu trách nhiệm -> chi phí lớn; - Kinh tế chỉ giải phóng được sức lao động của cơ chế quan liêu, năng suất lao động ít cải thiện, thu nhập ở tình trạng dừng lại ở mức trung bình thấp trong khoảng 2.000 – 3.000 ÚSD/ đầu người; - Đầu tư thiếu tính toán ít hiệu quả, chỉ số ICOR cao, thất thoát, làm lãng phí dẫn đến nợ công tăng vọt. - Ô nhiễm môi trường trầm trọng và nguy cơ gây hậu quả lâu dài. - Các lĩnh vực dân sinh xã hội (Y tế, Giáo dục đào tạo, an ninh …) suy thoái nghiêm trọng. - Tình trạng tụt hậu mọi mặt so với khu vực và thế giới càng trở nên nghiêm trọng. Hiện nay, mọi nguồn lực của Đảng và Nhà nước chỉ tập trung vào giải quyết các hậu quả trên (xử lý chống tham nhũng): rất tốn công sức nhưng hiệu quả rất thấp (số vụ xử so với thực tế rất ít, không thu hồi được tài sản như mong muốn. Tổng kết nguyên nhân chính: - Thiếu đội ngũ tinh hoa cho nghiên cứu đầy đủ khách quan các vấn đề về thể chế tổ chức nhà nước hiện đại (chủ yếu học giả và cán bộ lãnh đạo nhà nước chỉ có kiến thức hạn chế về đường lối và tổ chức nhà nước kiểu Xô Viết trên cơ sở kinh nghiệm của học thuyết Marx –Lenin). - Trong thực tế bộ máy Đảng và Nhà nước thiếu cơ chế dân chủ để tiếp thu, sửa đổi, hoàn thiện việc tổ chức xã hội và kinh tế,… trong quá trình thực hiện các chủ trương chính sách. - Nói chung thiếu cả cơ sở khoa học và kinh nghiệm thực tiễn. Để khắc phục cho đất nước phát triển cần phải có cuộc "lột xác" nghiêm túc từ nhận thức, lý luận, triển khai và hoàn thiện chính sách thực tiễn,… từ đảng, nhà nước đến toàn dân. II. Những nội dung/giải pháp chính cho cải cách để đất nước phát triển 1. Với đòi hỏi không để gây ra sự xáo trộn/hụt hẫng về đời sống chính trị và kinh tế. 2. Đảng CS và nhà nước Việt nam cũng như nhân dân cần nhận thức được yêu cầu sống còn cho sự phát triển của đất nước cần tiến hành đổi mới toàn diện về tổ chức chính trị cũng như kinh tế 3. Huy động đội ngũ trí thức đủ khả năng xây dựng một mô hình nhà nước văn minh với một Hiến pháp hiện đại bảo đảm các tính chất Nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường và xã hội dân sự được đông đảo các nước trên thế giới và các tổ chức kinh tế quốc tế thừa nhận. 4. Xây dựng và triển khai chương trình phát triển kinh tế xã hội đất nước, trên cơ sở khoa học và thực tiễn sẽ hoàn thiện các bộ luật cho phù hợp và bảo đảm mọi quyền tự do của các tổ chức chính trị và công dân vv... TVT | ||
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được giới thiệu làm Chủ tịch nước Posted: 03 Oct 2018 03:17 PM PDT
Hội nghị Trung ương 8, khóa XII hôm nay 3/10 đã thống nhất rất cao (100%) giới thiệu ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV. Cũng tại phiên họp này, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã bầu bổ sung hai Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII là ông Võ Thái Nguyên và ông Trần Đức Thắng. Trước đó sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời vào sáng 21/9, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh được phân công giữ quyền Chủ tịch nước. Theo quy định hiện hành, bà Thịnh giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới; việc này sẽ được Quốc hội tiến hành tại kỳ họp khai mạc vào ngày 21/10. Sau nhiều nhiệm kỳ, đây là lần đầu tiên Tổng bí thư được Ban chấp hành Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức danh Chủ tịch nước - người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, sinh ngày 14/4/1944, quê quán Xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội. Ông là Ủy viên Trung ương các khóa VII, VIII, IX, X, XI, XII; Ủy viên Bộ Chính trị các khóa VIII, IX, X, XI, XII; tham gia Thường trực Bộ Chính trị (8/1999-4/2001); đại biểu Quốc hội các khóa XI, XII, XIII. Từ năm 1963 - 1967, ông là sinh viên khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, sau đó công tác nhiều năm ở Tạp chí Cộng sản và giữ chức Tổng biên tập từ tháng 8/1991 đến tháng 8/1996. Từ tháng 1/2000 đến tháng 6/2006, ông là Bí thư Thành ủy Hà Nội và sau đó giữ chức Chủ tịch Quốc hội hai khóa XI, XII. Tháng 1/2011, ông được bầu làm Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương khóa XI, Bí thư Quân ủy Trung ương. Đến tháng 1/2016, tại Đại Đại hội XII của Đảng, ông được bầu tái giữ chức Tổng bí thư. Tiếp tục cập nhật. | ||
Vợ của cựu thủ tướng Malaysia bị bắt Posted: 03 Oct 2018 03:15 PM PDT Cựu đệ nhất phu nhân Rosmah Mansor bị giới chức chống tham nhũng Malaysia bắt với cáo buộc rửa tiền.
Rosmah, 66 tuổi, vợ của cựu thủ tướng Malaysia Najib Razak ,sẽ phải đối mặt với một số cáo buộc vì vi phạm luật chống rửa tiền, Ủy ban chống tham nhũng Malaysia hôm nay ra tuyên bố. Trước đó, Rosmah đã trải qua ba vòng thẩm vấn về quỹ nhà nước 1Malaysia Development Berhad (1MDB). Giới chức Mỹ nói rằng hơn 4,5 tỷ USD đã bị biển thủ từ quỹ này. Sau khi Najib thất bại trong cuộc bầu cử hồi tháng 5, chính quyền Malaysia cấm vợ chồng ông rời khỏi đất nước và cảnh sát đã khám xét nhà của họ, thu giữ khoảng 275 triệu USD tiền mặt và hàng xa xỉ, bao gồm một bộ sưu tập lớn túi xách, đồ trang sức và đồng hồ. Najib giải thích rằng hầu hết hàng bị tịch thu là quà tặng cho vợ cùng con gái và không liên quan gì đến 1MDB. Cựu thủ tướng 64 tuổi đối mặt với 32 cáo buộc, từ rửa tiền cho đến lạm dụng quyền lực. Ông liên tục bác bỏ có hành vi sai trái và không nhận tội. | ||
Posted: 03 Oct 2018 03:14 PM PDT Vũ Quang ViệtTôi rời Việt Nam đi du học năm 1968 từ Miền Nam, có về Miền Nam lại năm 1970. Mãi đến năm 1982 tôi mới trở lại Việt Nam lần đầu sau chiến tranh. Lần đầu đó, trong vòng một tháng, tôi cố gắng đi mọi nơi có thể, từ nam ra bắc để quan sát, và đi cả bằng xe đò, có lúc chứng kiến cảnh công an bắt dừng xe, lấy gậy có mũi nhọn, xọc vào bao bì để xem hành khách có ai đem gạo lậu lên thành phố. Có lúc nhìn thấy cả gia đình ba người ở nông thôn ăn một nồi canh trộn với một bao mì gói và xuýt xoa khen ngon. Khi trở về Mỹ tôi có viết một bài đánh giá về tình hình kinh tế xã hội, và cho rằng nghèo đói, không ai muốn sản xuất, tài chính quốc gia kiệt quệ, lạm phát cao là kết quả đương nhiên của chính sách kế hoạch hóa phi thị trường, và các biện pháp ngăn sông cấm chợ để tận thu công sức của nông dân. Có người trong ngoại giao nói tôi bị coi là thành phần bôi bác chế độ. Thế là tôi không có visa về Việt Nam. Nhưng tôi vẫn quan hệ chặt chẽ, gặp thường xuyên, tổ chức gặp gỡ chuyên gia kinh tế, nghiên cứu giúp ông Nguyễn Cơ Thạch khi ông có dịp sang ông New York. Phải đợi mãi đến 1984 khi được ông Nguyễn Cơ Thạch can thiệp, tôi mới trở lại lần thứ hai. Khi về nước ông Thạch giới thiệu tôi gặp Thủ tướng Phạm Văn Đồng, rồi ông Đỗ Mười khi ông lên làm Thủ tướng. Ông cũng giới thiệu tôi gặp các nơi chuyên trách về kinh tế như Ủy ban Kế hoạch Nhà nước lúc ông Võ Văn Kiệt làm chủ nhiệm, Ủy ban Vật Giá, Tổng cục Thống kê, Ngân hàng Nhà nước, v.v.. Tôi đã ghi lại kỷ niệm hoạt động của tôi vào thời đó với ông Nguyễn Cơ Thạch trong bài "Quan hệ với Ông Nguyễn Cơ Thạch" mà Bộ Ngoại giao mời viết trong quyến sách Nhà Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch (NXB Chính trị Quốc gia, 2003) như sau : "Ông tạo nhiều cơ hội cho tôi tìm hiểu kỹ hơn về Việt Nam. Còn tôi vốn tính thích thú nghiên cứu nên coi đây là cơ hội vàng để nâng cao hiểu biết của mình. Tôi không giấu diếm điều này đã là động cơ mạnh hơn tinh thần yêu nước thúc đẩy tôi làm việc không công. Lúc đó bản thân tôi nghĩ đất nước không phải là của những người như tôi… Sau năm 1991, Ông nghỉ công tác chính quyền. Lúc đó tôi mới xin phép đến nhà thăm Ông. Trước đó, sự liên hệ của tôi với ông hoàn toàn có tính "nghề nghiệp" nếu nói theo kiểu phương Tây. Ông không hỏi về cá nhân, dòng dõi gia đình và tôi cũng chẳng hỏi là Ông nghĩ gì dù là trong rất nhiều cuộc gặp gỡ chỉ có Ông và tôi.. .. Năm 1990, Ông đề nghị cung cấp cho tôi Hộ chiếu Việt Nam. Như vậy đã có một lãnh đạo coi tôi là người Việt Nam. Từ đó, tôi có thể nói tôi là người Việt Nam một nửa vì vẫn còn phải xin thị thực vào Việt Nam. Từ năm 2000 thì tôi đã có thể vào Việt Nam mà không cần thị thực.. .. Quan hệ của tôi và Ông là như vậy và tôi vẫn luôn nghĩ tới Ông như một nhà chính trị và nhà ngoại giao kiệt xuất." Nếu không có sự giới thiệu của ông Nguyễn Cơ Thạch thì tôi đã không biết ông Đỗ Mười. Ông Đỗ Mười mới mất, tôi xin ghi lại vài kỷ niệm. Hồi những năm 80-90, không nhớ rõ thời điểm, tôi có tổ chức một nhóm GS kinh tế người Việt, đưa về giới thiệu và giảng dạy giáo trình kinh tế dựa vào quyển sách của Paul Samuelson trong suốt 2 tuần (học suốt ngày) tại Viện Vật Giá (*). Trong nhóm tôi mời có anh Nguyễn Mạnh Hùng, tức là nhà thơ Nam Dao, giảng dạy kinh tế ở Đại học Laval Canada. Chẳng may khi về tới phi trường Nội Bài, anh ấy bị đuổi ra khỏi VN ngay khi xuống máy bay, bước vào Hải quan. Về sau tôi được biết nguyên do là trước đó có lần anh Hùng đã gặp Hoàng Cầm và được nhà thơ tặng một bản Về Kinh Bắc ; sau đó nhà thơ Hoàng Cầm (vả cả nhà thơ Hoàng Hưng) đã bị bỏ tù mấy năm. Trong thời gian đó, tôi yêu cầu Hải quan tạm giữ để tôi vào Hà Nội yêu cầu can thiệp. Tôi gọi điện thoại xin gặp ông Đỗ Mười. Ông Mười gọi tôi tới văn phòng chính phủ, tuyêt không nói gì về vụ NMH bị đuổi ra, và nói là ông ấy muốn hỏi ý kiến tôi về Luật về Ngân hàng Trung ương, đưa tôi dự thảo và yêu cầu ngày hôm sau tới nói chuyện. Hôm sau, tôi tới nhà riêng ông Mười, trình bày với ông ấy là dự thảo này phải đổi vì không thể giao cho Quốc hội quyền quyết định mức cung tiền tệ. Họp một năm hai lần thì khi cần hành động ngay thì đã muộn. Phải giao cho Thống đốc Ngân hàng hay cho Thủ tướng (ông ấy gọi thống đốc là tổng thống, tôi thấy buồn cười trong bụng). Ông Mười đồng ý, gọi điện thoại ngay cho ông Võ Chí Công trước mặt tôi, đề nghị hoãn đăng báo Nhân Dân để sửa lại. Như vậy là ông ấy biết nghe. Trước đó, tôi cũng đã được ông Đỗ Mười kêu đến nhà thảo luận về đề nghị chống lạm phát và cải cách kinh tế của tôi. Tôi có trao cho ông ấy bản viết trình bày chi tiết, kể cả tính lại GDP và các chỉ số khác, cũng đến 80 trạng đánh máy (được GS Võ Đại Lược mời trình bày tại Viện kinh tế thế giới và sau đó được anh Trần Đức Nguyên mời trình bày tại Văn phòng BCH Trung ương). Luận điểm chính để chấm dứt lạm phát là chấm dứt in tiền để tiêu, tăng lãi suất nhằm thu hút tiền của dân vào ngân hàng, và tăng thuế nhất là thuế xuất nhập khẩu (lúc đó gần như không có) vì chủ yếu Việt Nam nhận viện trợ hay vay mượn của các nước XHCN để chia cho quốc doanh ăn tàn phá hại. Sau những lần đi quan sát, đọc báo, dựa vào số liệu có sẵn và tự tính lại GDP, tôi tính thuế thu được chỉ khoảng 9% GDP so với sau này là 22-30%. Tôi cũng đề nghị cải cách để phát triển sản xuất đòi hỏi phải xóa bỏ ngân sông cấm chợ, cho phép dân tự sản xuất và tự do bán trên thị trường, cần xóa bỏ việc nhà nước định giá sản phẩm, cho tự do giá cả, và nếu doanh nghiệp nhà nước không cạnh tranh được, phải đóng cửa thải công nhân thì trả tiền cho họ một năm để họ tự bươn chải. Tôi cho rằng phải can đảm hành động thì mới cứu được kinh tế. Bà Magaret Thatcher làm được ở Anh thì Việt Nam cũng cần can đảm học theo. Ông Mười đọc rất kỹ vì tôi thấy ông ấy bôi đỏ, gạch đít khắp tài liệu tôi viết. Có khi ông ấy đập bàn bảo tôi cách tôi nói và viết làm người khác hoang mang về chế độ. Tôi thẳng thừng nói lại là "tôi được bác mời tới để nói còn nghe không thì tùy bác". Tuy vậy, ông ấy giải thích lý do tại sao ông ấy chỉ chấp nhận một nửa ý kiến của tôi về tăng lãi suất, tức là tăng lãi suất tiết kiệm, chứ không tăng lãi cho vay. Ông ấy nói tăng lãi suất cho vay thì bọn địa phương và doanh nghiệp đến đập cửa nhà ông ấy. Ông ấy cho rằng lãi suất tăng, dân tiêu ít, lạm phát xuống thì lúc đó sẽ giảm lãi suất để dành xuống bằng lãi suất cho vay. Tôi đồng ý vì thấy hợp lý trong hoàn cảnh VN. Thực tế xảy ra như thế. Tôi rất ngạc nhiên là ông Đỗ Mười biết nghe, và sẵn sàng trao đổi, vì dư luận cho rằng ông ấy cực kỳ bảo thủ. Sau ba lần gặp gỡ, tôi chưa gặp lại lần nào thời ông ấy làm Tổng Bí Thư. Thành công chống lạm phát và của đổi mới là có công rất lớn của ông Đỗ Mười. Tôi được nghe kể là ông Nguyễn Văn Linh chống lại chính sách chống lạm phát còn ông Mười và ông Đồng (đóng vai cố vấn) tất nhiên là ủng hộ. Vũ Quang Việt2.10.2018 (*) Chú thích của biên tập viên : theo thông tin của chúng tôi, lớp học này tổ chức vào khoảng tháng 2-3 năm 1990. | ||
Thơ Đoàn Thuận : Đôi điều về Tứ Trụ. Posted: 03 Oct 2018 03:12 PM PDT 1. Tứ Trụ đang lung lay. do thanh trừng, đổi thay do "nội xâm", "giặc lạ". Đất nước nguy từng ngày. .2. Tướng công an Đại Quang thay chân Trương Tấn Sang, chết vì "virus hiếm". Trụ Chủ Tịch nứt ngang. . Trụ Quốc Hội, Kim Ngân "Luật đặc khu" lần khân, vì bị dân phản đối. vì "giặc lạ" rình gần. Trụ Thủ Tướng, Xuân Phúc "kiến tạo" bằng búa liềm Tiếng Việt hơi cà niểng "văn hóa lạ" nổi chìm. . Phú Trọng dựa Cận Bình diệt "bầy đàn" súc sinh, theo "chủ nô" Đại Hán, nhất thể hóa triều đình. . Thảo Điền, 9/2018 Đoàn Thuận |
You are subscribed to email updates from Dân quyền. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét