“Nguyễn Phú Trọng làm chủ tịch nước- phần 2” plus 1 more |
Nguyễn Phú Trọng làm chủ tịch nước- phần 2 Posted: 05 Oct 2018 01:48 AM PDT Bằng thủ đoạn quen thuộc như đã từng sử dụng ở trước thềm đại hội 12, những thủ đoạn đó là - Tung đơn tố cáo. - Cho dư luận viên cao cấp, nằm vùng mở đường dư luận và báo chí tiếp sức theo. - Đặt ra những tiêu chí chỉ có mình đạt. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhanh gọn chiếm chiếc ghế mà Trần Đại Quang để lại. Điều này cho thấy, Nguyễn Phú Trọng với ham vọng quyền và danh tột đỉnh không hề đắn đo dùng mọi thủ đoạn để đạt được mục đích, kể cả việc cho người tố cáo các đồng chí đàn em đang cung cúc tận tuỵ phục vụ Trọng như Nguyễn Xuân Phúc , Trần Quốc Vượng. Không có gì đảm bảo rằng những chiêu trò nham hiểm này lại được tung ra trước thềm đại hội 13 nếu như ông Trọng vẫn còn sức để ngồi tiếp. Nhiều người cho rằng việc tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tột đỉnh quyền lực vì nắm đảng, có thêm chức chủ tịch nước nữa cũng chẳng sao. Đỡ bớt đi một ghế hình thức. Báo chí nói rằng đây là thời điểm chín muồi để tổng bí thư kiêm chủ tịch nước. Chín muồi là sao.? Là cái chết bất ngờ của Trần Đại Quang đã cho ông Trọng cơ hội nhất thể hoá, bởi nếu để hết nhiệm kỳ và bầu bán lại thì việc đòi hỏi 2 chức cùng lúc là quá khó. Chín muồi nữa là sao.? Đây mới là điều đáng suy xét. Hiện nay Tập Cận Bình đang phải đối phó trước sự tấn công trên nhiều phương diện của Hoa Kỳ. Việc tổng thống Trump liên tục gia tăng những đòn đánh về kinh tế cũng như chính trị vào phía Trung Quốc đã gây tác động tâm lý chính trị đến cả những nước chư hầu của Trung Cộng. Nếu như đà tấn công của Trump ngày càng gia tăng và gây khủng hoảng cho Trung Cộng, điều đương nhiên những nước chư hầu sẽ ngả nghiêng, có những tư tưởng dao động tìm lối đi cho mình đi khác để phòng thân. Đó là điều mà Trung Cộng buộc phải tìm cách hạn chế hoặc ngăn chặn. Việt Nam là một nước chư hầu lân bang quan trọng với Trung Quốc, nếu như chế độ cộng sản Việt Nam bên trong có những luồn dao động, ngả nghiêng dẫn đến xa rời ảnh hưởng của Trung Cộng vào thời điểm này, đó là một thất bại đau đớn cho Trung Cộng, không những uy tín và vị thế Trung Cộng bị giảm đi trên phương diện quốc tế mà tác động nguy hơn là có thể gây xáo trộn tâm lý lớn trong nội bộ Trung Cộng. Người dân Trung Quốc chắc hẳn sẽ dao động khi thấy Việt Nam rời bỏ thân phận chư hầu trong khi Trung Quốc điêu đứng với những đòn tấn công của Hoa Kỳ. Hơn lúc nào hết, bây giờ Trung Cộng hay Tập Cận Bình cần những chư hầu trung thành bên cạnh để giữ vững niềm tin trong nội bộ. Từ những mong muốn ấy, việc Nguyễn Phú Trọng một kẻ cuồng tín chủ nghĩa cộng sản và tôn thờ Trung Cộng một cách tuyệt đối nắm chiếc ghế chủ tịch nước, chiếc ghế quan trọng về đối ngoại, sẽ làm yên tâm Trung Cộng hơn bao giờ hết. Việc Nguyễn Phú Trọng nắm chiếc ghế chủ tịch nước chắc chắn đường lối ngoại giao của Việt Nam sẽ trở nên thù nghich với phương Tây và gắn chặt với Trung Công hơn. Cộng sản Việt Nam trước kia có mối quan hệ khá tốt với đảng Dân Chủ Mỹ , thời của những chính khác Dân Chủ như Obama, Clinton là thời kỳ Việt Mỹ khá mặn nồng. Nhưng đến thời của tổng thống Trump mọi việc ngày càng khác nhất là những phát biểu của Trump về CNCS tại phiên họp của LHQ gần đây. Trump đã quyết định không tham gia TPP , một hiệp định mà CSVN dã đặt nhiều hy vọng dưới thời các chính khách đảng Dân Chủ Mỹ cầm quyền. Đối với Châu Âu , nước ảnh hưởng nhất là Đức ở Tây Âu đang khủng hoảng quan hệ với Việt Nam bởi chính tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo Bộ Công An Việt Nam thực hiện hành vi bắt cóc, khủng bố, xâm phạm chủ quyền của nước Đức. Nay trên cương vị chủ tịch nước Việt Nam, với bản chất ngoan cố bảo vệ danh dự, Nguyễn Phú Trọng không đời nào hạ mình với nước Đức. Mối quan hệ Việt Đức sẽ càng trở nên trầm trọng khi Nguyễn Phú Trọng nắm ghế chủ tịch nước là điều đương nhiên. Ông Trọng từng vênh mặt nhận lời khen là sĩ phu, bậc nhân kiệt, con người vì nhân dân. Ông cũng từng tuyên bố uỷ viên bộ chính tri tuyệt đối không được tham vọng quyền lực hay ông phê phán việc vừa làm bí thư, vừa làm chủ tịch là việc không thể kiểm soát nổi quyền lực. Nay ông trở mặt như không để làm những điều mà ông từng chê bai, từng chỉ trích. Một con người gian manh , tráo trở trắng trợn công khai như thế liệu có nhân cách và liêm sỉ không.? Nếu không có, thì đất nước làm sao trông cậy được vào môt kẻ vô liêm sỉ , một kẻ làm quân vương mà trắng trợn nuốt lời chính mình nói ra, làm ngược lại mà là kẻ mà các nhân sĩ, trí thức Việt Nam ngày nay hy vọng hắn sẽ mang lại điều gì tốt đẹp cho dân tộc chăng.? Có thể cái hy vọng nhỏ nhoi đó là, vì nhục quá nên Nguyễn Phú Trọng sẽ làm gì để rửa đi nỗi nhục đó. Nhưng rửa bằng cách nào ? hay bằng cách làm những chiêu trò đánh lạc hướng dư luận thì hẵng chờ xem, niềm tin của đám trí thức, nhân sĩ trung thành với kiểu đường lối đúng, chỉ có con người làm sai. Còn biển Đông đấy , con hàng trăm con người bị bắt tù oan ức vì cất tiếng nói phản biện, còn Formosa đang xả độc hàng ngày trên đất nước đấy....có rất nhiều cái thiết thực để Nguyễn Phú Trọng chứng minh là nhân sĩ, sĩ phu như đám trí thức khá giả trông đợi ông. |
Nguyễn Phú Trọng làm chủ tịch nước - phần 1. Posted: 05 Oct 2018 12:41 AM PDT Ông Trọng làm chủ tịch nước là tin gây chấn động dư luận xã hội Việt Nam sau tin chủ tịch nước Trần Đại Quang chết vì một căn bệnh lạ. Trước đây ông Trọng từng phát biểu đầy chế nhạo về chuyện bí thư kiêm chủ tịch, bằng một giọng kéo dài đầy khinh miệt, ông nói với báo chí. - Bí thư mà kiêm cả chủ tịch thì to quá, ai kiểm soát được ông.? Không ngờ chỉ thời gian ngắn sau, khi mà chủ tịch nước Trần Đại Quang vừa chết, ông Trọng đã soạn sẵn tiêu chí chọn chủ tịch nước để thay mặt bộ chính trị trình trung ương. Về lựa chọn trong Bộ Chính Trị khi họp, ông Trọng đã để cho Phạm Minh Chính đứng ra đề nghị ông Trọng làm chủ tịch nước, thường trực ban bí thư Trần Quốc Vượng tán thành. Số uỷ viên BCT đồng ý răm rắp , duy có một phiếu trong Bộ Chính Trị không bằng lòng, lá phiếu đó là của bậc nhân sĩ Nguyễn Phú Trọng. Hiện nay trong bộ chính trị khuyết rất nhiều người, người thì chết đột tử như ông Trần Đại Quang vì bệnh lạ, người cũng bỗng nhiên bị bệnh thần kinh như ông Đinh Thế Huynh, người bị bỏ tù như ông Đinh La Thăng, người bị ung thư giai đoạn 3 như bà Tòng Thị Phóng, người phẫu thuật phổi như Võ Văn Thưởng, người khác nghe chừng đang bị bệnh gan. Những người khác chưa trọn một nhiệm kỳ trong bộ chính trị nên không đủ tiêu chuẩn làm chủ tịch nước. Lược ra chỉ còn Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc. Việc thủ tướng kiêm chủ tịch nước sẽ tréo nghoe hơn tổng bí thư đảng kiêm chủ tịch nước. Tiêu chí ông Trọng đặt ra cho việc chọn chủ tịch nước cũng như một con đường duy nhất đến chỗ ông. Việc đặt luật lệ như này không phải bây giờ, trước đây ông Trọng đã sai Tô Huy Rứa sang Tàu học cách bầu cử kiểu quái đản trong nội bộ đảng, ông Rứa mang về chế thành nghị quyết 244, món đặc sản của Tầu khựa chính cống. Nghj quyết 244 loại toàn bộ những ứng cử viên khác, tiếp đến ông Trọng trên cương vị Bộ Chính Trị ra tiêu chí chọn '' một trường hợp quá tuổi ở lại để đảm bảo có 3 thế hệ '' tức chính ông Trọng. Để chuẩn bị cho việc thâu tóm chức chủ tịch nước êm đẹp, ông Trọng đã sai người rào đón dư luận rằng việc ông làm chủ tịch nước là điều bình thường, nhưng thâm độc hơn trước đó ông cho người viết đơn tố cáo âm mưu chiếm ghế chủ tịch của người khác. Nhà giáo Phạm Cảnh Bình của học viện HCM dã tố cáo nhóm Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hoà Bình, Nguyễn Văn Bình do Trương Tấn Sang đứng đằng sau đang âm mưu tranh đoạt quyền lực với nhóm Trần Quốc Vượng, Vương Đình Huệ. Nhưng thực ra lá đơn chủ yếu nhằm tố cáo băng nhóm lợi ích và tham vọng quyền lực của nhóm Nguyễn Xuân Phúc. Nội dung lá đơn như sau. Đảng Cộng sản Việt Nam Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2018 Kính gửi: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Chúng tôi là một số giáo viên, nguyên giáo viên Trường Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh kiến nghị đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và tập thể Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương xem xét lại đồng chí Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về năng lực, trình độ và đặc biệt là phẩm chất chính trị, đạo đức, cụ thể là: – Đồng chí Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thường xuyên phát biểu những câu ngớ ngẩn, như: "Quảng Ninh là đầu tàu kinh tế của cả nước", "Vĩnh Phúc sẽ vươn lên trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước", "Long An phải trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước", "Hải Phòng là đầu tàu quan trọng của cả nước", "Bình Dương phải là đầu tàu phát triển kinh tế mạnh nhất của cả nước", "Đà Nẵng phải là thành phố độc đáo nhất, vô nhị trên thế giới", "Đà Nẵng phát triển như Singapore, Hồng Kông"… Dù với bất kỳ lý do gì thì một Thủ tướng Chính phủ phát biểu như trên đều thể hiện một trình độ rất kém hoặc chí ít cũng là rất thiếu trách nhiệm, bộ máy tham mưu (ngu dốt) viết gì thì Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đọc nguyên văn, không cần biết đúng, sai. Những phát ngôn của đồng chí Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trở thành trò cười trong dân gian và trên mạng xã hội. Mỗi khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đi nước ngoài, tiếp khách quốc tế trông giống diễn viên hài hơn là chính sách, rất "lon ton", không phù hợp với lễ tân ngoại giao, không thể hiện được bản lĩnh, trí tuệ của Việt Nam. Hiện nay trong xã hội đang có phong trào, mỗi khi chương trình thời sự đưa tin về Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thì người dân tắt tivi. – Đồng chí Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có biểu hiện suy thoái về chính trị, tư tưởng và phẩm chất đạo đức. Đồng chí Thủ tướng phát biểu: "Chúng ta cần đảo chiều tư duy và hành động", "Đi mãi trên đường cũ sẽ không phát triển được" và rất nhiều câu tương tự, được báo chí đăng công khai. Đất nước ta, nhân dân ta và Đảng ta chỉ có duy nhất một con đường là đi lên chủ nghĩa xã hội, tư duy và hành động đều tiến lên chủ nghĩa xã hội. Vậy Thủ tướng muốn đi theo con đường nào? Đảo chiều tư duy, hành động phải chăng là tư bản chủ nghĩa. Chính vì phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mà số cơ hội chính trị, phản động đang tin rằng lãnh đạo cấp cao cũng đã thay đổi lập trường, tư tưởng, nhận thức rằng không thể tiến lên chủ nghĩa xã hội, cần thay đổi đi theo tư bản chủ nghĩa nên ráo riết hoạt động; cán bộ, đảng viên, nhất là anh em trí thức, cán bộ về hưu hoang mang, không biết thực hư thế nào. Thủ tướng, phu nhân Thủ tướng, con Thủ tướng và gia đình Thủ tướng đã, đang can thiệp vào rất nhiều các dự án để tư lợi. Lãnh đạo Bộ, ngành, địa phương vào Học viện học than thở bị sức ép rất nhiều của Thủ tướng, phu nhân Thủ tướng, con rể Thủ tướng và anh em Thủ tướng trong việc phê duyệt dự án. Các dự án lớn, lợi nhuận lớn đều rơi vào tay các doanh nghiệp sân sau của Thủ tướng và gia đình. Các doanh nhân, doanh nghiệp điển hình đang làm kinh tài cho gia đình Thủ tướng là: Đặng Văn Thành, Thịnh – Trung Nam (đang làm dự án 10.000 tỷ đồng chống ngập ở TPHCM), Trần Bá Dương-Thaco, Hiển-ngân hàng SHB, Vũ Văn Tiền – ngân hàng An Bình, Nhơn-Novaland, Dũng – Tân Hoàng Minh, Hồng-Bến Thành, Thảo-Vietjet, Đon Lâm… Một trong những nguyên nhân quan trọng, vốn đầu tư công, đầu tư trái phiếu chính phủ chậm được giải ngân là các bộ, ngành, địa phương cứ phải tìm cách gò để cho các doanh nghiệp sân sau của Thủ tướng và gia đình trúng thầu. Các đồng chí lãnh đạo Bộ, ngành, địa phương cũng nói là chưa bao giờ có một phu nhân Thủ tướng lại can thiệp sâu vào dự án như phu nhân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, dự án nào lớn thì đều điện thoại hoặc cho con rể đến nói là để cho phu nhân Thủ tướng. Kinh nghiệm đời nhà Lý và một số triều đại phong kiến nước ta cho thấy, khi Hoàng hậu tham nhũng, nhận hối lộ, can thiệp vào triều chính (Linh chiếu hoàng thái hậu-vợ vua Lý Thần Tông, Chiêu linh hoàng thái hậu- vợ vua Lý Anh Tông, Chiêu thiên chí lý hoàng thái hậu – mẹ vua Lý Cao Tông, Đàm thái hậu- vợ vua Lý Cao Tông…) thì triều đình sụp đổ! – Đồng chí Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành kinh tế-xã hội không có gì nổi bật, không chiến lược, sa đà vào vụ việc cụ thể, không thể hiện được dấu ấn của người đứng đầu, dấu ấn cá nhân. Hiện nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc như lãnh đạo Ban Dân vận Trung ương, chủ yếu là phát động, khuấy động phong trào. Nền kinh tế của nước ta phụ thuộc vào nước ngoài. Doanh nghiệp FDI chiếm trên 70% xuất nhập khẩu và tăng trưởng GĐP, trong đó Samsung, Formosa đóng vai trò quan trọng. Kinh tế trong nước chỉ đóng góp gần 30%. Trong khi Nghị quyết của Đảng đều ra mục tiêu là phải độc lập, tự chủ, rõ ràng chúng ta không làm được. Nếu có biến động về chính trị- quốc phòng – an ninh, các doanh nghiệp FDI rút vốn thì nền kinh tế Việt Nam nhiều khả năng bị sụp đổ, khi đó sẽ không tưởng tượng được đất nước sẽ như thế nào! Mặt khác, Samsung, Formosa và các doanh nghiệp FDI đang phát huy hiệu quả đều được "trồng" từ nhiệm kỳ trước, nhiệm kỳ này chỉ là "hái quả", không phải thành tích của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Doanh nghiệp nhà nước dù nắm những nguồn lực rất lớn của đất nước, nhưng vẫn đang vật lộn với nợ nần, đóng thuế ít nhất so với FDI và doanh nghiệp tư nhân. Các tập đoàn, tổng công ty như Vinashin, Vinalines … chưa tìm được con đường thoát lỗ. Doanh nghiệp tư nhân thì luôn bị chèn ép, gây khó khăn, không được đối xử bình đẳng, coi là ổ của tham nhũng, tiêu cực và không được đối xử đúng pháp luật. Chính phủ thích thì mua, thích thì bán, thích thì giao dự án, không thích thì đòi lại, lấy lại hành xử không đúng luật, nên doanh nghiệp tư nhân không có con đường để sống. Chỉ có số doanh nghiệp khéo léo, tiếp cận được Thủ tướng và gia đình thì mới phát triển tốt, còn lại đều "èo uột", là "đứa trẻ" mãi không lớn. Nợ xấu ngân hàng chỉ được khoanh lại, làm đẹp trên sổ sách mà không được giải quyết nên ngày càng trầm trọng, đe dọa đến an toàn của hệ thống ngân hàng. Việc mua 0 đồng 3 ngân hàng gây thất thoát hàng chục nghìn tỷ đồng ngân sách nhà nước đến nay vẫn chưa có cách giải quyết. Nghị quyết của Đảng về giảm biên chế vẫn chỉ trên giấy. Chính phủ và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ hô hào. Chi tiêu thường xuyên chiếm trên 70% ngân sách. Chi cho đầu tư phát triển chỉ chiếm chưa đến 30%, tỉ lệ giải ngân thấp. Trái phiếu chính phủ giải ngân cũng thấp, nhiều lần kho bạc nhà nước phải phát hành đảo nợ, gây lãng phí rất lớn. Ông Đinh La Thăng đầu tư thiệt hại 800 tỷ đồng bị phạt tù 30 năm, trong khi đó Thủ tướng Chính phủ gây thiệt hại hàng nghìn tỷ/năm do chậm giải ngân vốn đầu tư công, vốn trái phiếu chính phủ thì không vấn đề gì (?!) Thủ tướng Chính phủ thì liên tục đi dự tổ chức xúc tiến đầu tư ở các địa phương với những con số đầu tư tự vẽ ra để làm đẹp dư luận, tự khen nhau, khi Thủ tướng đi rồi thì các lời hứa, bản cam kết cũng đi theo. Dư luận nói rằng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đi để vận động, tranh thủ, ép các doanh nghiệp cam kết đầu tư để mua sự ủng hộ địa phương, cho nên Thủ tướng đi thì doanh nghiệp cũng đi theo, vì thực ra họ không có nhu cầu đầu tư ?! Cho đến giờ, nửa nhiệm kỳ đã đi qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không để lại dấu ấn gì, không cho thấy hiệu quả gì của việc điều hành, lãnh đạo, chỉ đạo, vẫn chỉ là hưởng thành quả của các khóa trước gây dựng, chưa có công trình, dự án hoặc quyết sách nào làm chuyển biến kinh tế – xã hội của đất nước. Chúng tôi đánh giá cao các Bộ trưởng, các tân Phó Thủ tướng của nhiệm kỳ này. Các đồng chí đó đều có năng lực, có tư duy đổi mới, năng động, nhưng rất khó cho các đồng chí đó, khi người đứng đầu – Thủ tướng Chính phủ lại yếu về năng lực, chỉ biết hô hào, làm phong trào, nhưng tham lam và suy thoái về phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức. Đất nước ta, dân tộc ta, nhân dân ta chưa biết đến bao giờ mới cất cánh được! Nhưng điều này, rất mong Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương xem xét, vì Đảng, vì nhân dân! |
You are subscribed to email updates from Yêu quê hương Việt Nam, thích uống trà mạn. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét