“Nịnh và chịu nịnh” plus 24 more |
- Nịnh và chịu nịnh
- Du học – Đi đi, đừng về !
- Thời Thủ tướng Dũng ‘đi ngược Đổi Mới do tác động của lợi ích nhóm'?
- Chuyện một con ốc
- Lý do quan chức Trung Quốc tự tử ngày càng nhiều
- Eo ôi! 34.000 người kê khai tài sản, phát hiện 1 người không trung thực
- Trung Quốc "giấu" chi tiết về thỏa thuận thương mại với Mỹ
- THÔNG CÁO BÁO CHÍ CỦA TÒA BẠCH ỐC
- Nhờ dung hoà vào phút chót Hội nghị G20 kết thúc với tuyên bố chung
- Ông Trump và ông Tập đã đồng ý gì sau cuộc gặp ăn tối ở G20?
- Vì sao 1/3 tài sản của gia đình Trần Bắc Hà phải đứng tên Nguyễn Thanh Phượng?
- Bức thư ngắn của Tổng Thống GEORGE H. W. BUSH
- Trước giờ 2 ông Trump-Tập gặp nhau, quân đội TQ loan tin trục xuất chiến hạm Mỹ ở biển Đông
- "SÂN SAU" KHÔNG DỄ "TRẢM" VÌ SAU NÓ LÀ NHÓM LỢI ÍCH "HÙNG MẠNH"
- Bé tí đã trịch thượng, cậy uy quyền, lớn lên sẽ như thế nào đây?
- Học trò mâu thuẫn, đánh nhau vì ..."hồng vệ binh cờ đỏ"
- Sao đỏ - "hồng vệ binh", nỗi ám ảnh của học trò
- CÂU NÓI KHÔNG CHỈ CHO MỘT NGƯỜI
- Bệnh Não bé
- HẬU "CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT" TẠI NGHỆ AN
- GỬI NHỮNG “ĐẢNG VIÊN NHƯNG MÀ TỐT”
- XIN LỖI.
- “Ăn Chay niệm Phật”
- CSVN TRƯỚC CUỒNG PHONG TỰ RÃ
- Luật Nào Cho Phép Trục Xuất Cô Lê Thu Hà?
Posted: 03 Dec 2018 03:20 PM PST Thiện Tùng Hành động con người có mục đích Nịnh là hành động của con người Nịnh có mục đích. Nịnh là ám chỉ những kẻ bất tài, thất đức, sống như loại dây Chùm Gởi, tách khỏi thân cây là chết không kịp ngáp. Nịnh có nhiều dạng: ninh bợ, ninh hót, nịnh thần… Nịnh thần là bọn luồn cúi trước quan triều để trục lợi, người ta thường gọi chúng là "bọn gian thần tặc tử"– đám ranh con sống bám quan trường. Bình luận gia Trần Bạch Đằng khắc họa dáng điệu của bọn nầy: "Hai tay xoa tít, cái đít cong vòng, một báo cáo anh, hai báo cáo anh".
Động thái của bọn nịnh thấy dễ ghét: "thượng đội, hạ đạp, 2 cùi chõ thúc" – đội trên, đạp dưới, 2 cùi cho thúc cấp ngang. Như đã nói "nịnh có mục đích", họ sẽ không đội mà quăng xuống khi thấy đội không còn có lợi – sớm đầu tối đánh là bản chất của bọn nịnh nói chung. Trong buổi ca-phê đàm, một thầy giáo hỏi tôi: - Mục đích của bọn nịnh là gì? - Mục đích của họ ôi thôi vô vàn, ai muốn biết cụ thể hãy đến hỏi từng người trong bọn họ thì rõ". - Theo anh, bọn nịnh và chịu nịnh về số lượng loại nào đông hơn, về tính chất loại nào nguy hiểm hơn?". - Xét về hình thức, dường như người nịnh đông hơn (nhiều người xúm nịnh một người), từ đó, xét về mặt tính chất, người chịu nịnh nguy hiểm hơn - có người chịu nịnh mới có người nịnh. Nhưng suy cho cùng, nịnh và chịu nịnh số lượng bằng nhau, tính chất như nhau, trong mỗi con người họ mang đầy đủ 2 tính chất nịnh và chịu ninh. Bởi vì ở góc độ nầy họ là người nịnh, ở góc độ khác họ là người chịu nịnh – một phồn, như nhau cả.
Dốt biết làm gì hơn, trổ tài nịnh để xây cơ lập nghiệp như gã Trần Bắc Hà chẳng nói mà chi, đàng nầy những kẻ có học hàm học vị mà nịnh thật khó coi. Thử hỏi, ông Nguyễn Phú Trọng là đảng viên cao cấp, từng là Giám đốc Học viện Chính trị, Bí thư Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội và hơn 7 năm làm Tổng Bí thư Đảng CSVN mà để đảng viên của mình tham nhũng lan tràn, nội bộ giành quyền, giành ăn… xào xáo, nhân dân nhốn nháo. Trước thực trạng, để giữ thanh danh cho Đảng của mình, ông Trọng buộc lòng phải "đốt lò" để hù (răn đe) cho đảng viên bớt làm bậy. Đó chẳng qua là ông Trọng đoái công chuộc tội chớ có chi đâu mà những gã bồi bút ngợi ca Ông nào là: "Sĩ phu Bắc Hà", "Minh quân", "Nhân kiệt thế thiên hành đạo".v.v… Stop!... Vừa phải thôi!!!... Hãy nhường lời, chừa chỗ cho người ta nịnh với chớ?!. 03/12/2018 T.T | ||||||||
Posted: 03 Dec 2018 03:01 PM PST Đây là những tâm sự thật của một bạn du học sinh Mỹ hiện đang ở Việt Nam hè 2014. Tôi quyết định giấu tên người chia sẻ câu chuyện này. Góc nhìn Việt Nam: 'Đi Mỹ được rồi, về làm gì? Tôi năm nay 21 tuổi, đang du học tại Mỹ. Kết thúc 4 năm Đại học, tôi muốn về Việt Nam. Nhưng ai cũng ngăn cản: "'Đi đi, đừng về!" Bố mẹ tôi làm trong ngành y. Hai người bắt đầu nói về chuyện du học và định cư tại Mỹ khi tôi mới học 11. Mẹ thường hay kể công việc hằng ngày tại bệnh viện, để tôi hiểu lời hối thúc 'đừng về Việt Nam' bắt nguồn từ 20 năm sống trong bức xúc của mẹ: "Bệnh viện của mẹ có một bác giám đốc lên chức từ những năm 80. Kể từ đó, bác đã cho không biết bao nhiêu họ hàng từ Bắc, Trung vào làm hộ lý, điều dưỡng, kỹ thuật viên,… Với "quyền lực mềm" của giám đốc, bác chỉ nói một tiếng, có anh trưởng khoa nào không dám nhận người? Toàn con ông cháu cha. Còn những sinh viên chính quy, nắm tấm bằng Đại học, phải trầy trật khổ sở để được bước chân vào cổng viện. Không chỉ ở đây, mà bất cứ nơi đâu tại Việt Nam này cũng có "quyền lực mềm" giống thế hoặc hơn thế. Nhiễu nhương lắm. Hách dịch lắm. Về làm gì hả con?" Khi không thuyết phục được tôi, ba mẹ viện đến dì. Dì bảo: "Dì hiểu là con muốn về Việt Nam để cống hiến. Nhưng, ở nơi này, tài năng của con không có cơ hội phát triển. Tìm cách định cư đi. Khi đã có kinh tế, con muốn làm gì cho quê hương mà chẳng được!" Không chỉ bố mẹ, dì, mà các bác đang sống ở Mỹ đều đồng ý với quan điểm ấy. Lăng kính Mỹ: "Lý do nào để quay về quê hương?" Trong vòng tròn bạn bè của tôi, chỉ ra ai không muốn về Việt Nam thì rất dễ. Còn tìm người quyết tâm trở lại thì thật khó khăn. Nhiều bạn lưỡng lự, không ai dám chắc chắn hai chữ: "Sẽ về!" Tôi có một cô bạn thân đang học ngành Công nghệ thực phẩm. Cô bảo: "Ngành mình học, về nước không xài được. Còn đường ở Canada thì rộng mở. Mình không muốn trở về để chật vật kiếm một chỗ làm sau 4 năm vất vả!" Một người bạn khác chia sẻ: "Từ lúc quyết tâm theo đuổi sự nghiệp sản xuất âm nhạc, mình đã biết.Tại Việt Nam, mình sẽ không làm được." Một chị theo học kinh tế thì bảo: "Đơn giản chị không muốn!" Chị đang đi thực tập rất nhiều nơi, kiếm tìm một chỗ tài trợ visa cho mình. Anh bạn học kỹ sư hóa, vừa apply thạc sĩ thành công nói với tôi: "Anh thích nghiên cứu khoa học, Việt Nam sao có đất cho anh? Về ư? Anh không thể." Những thằng Mỹ thì hỏi thẳng vào mặt tôi: "Tụi mày từ Việt Nam đến đây học, thụ hưởng văn hóa của tụi tao, thụ hưởng cả những đồng tiền bố mẹ tao còng lưng đóng thuế. Học xong mày phủi tay quay về nước, thế thì có công bằng với tụi tao hay không?" Giữa dòng ý kiến "Đi đi, đừng về!" dữ dằn như thác lũ đẩy tôi lùi lại, tôi nhìn về quê hương, cố gắng tìm một lý do cho mình quay lại. Nhưng tìm hoài mà không thấy. Chưa bao giờ sách giáo khoa nói về những cái cúi đầu của chúng tôi trên đất Mỹ, vì nỗi tự ti quê hương thua kém hơn, mà chỉ bảo: "Nước ta rừng vàng biển bạc." Chưa bao giờ chúng tôi được dạy về "trách nhiệm công dân". Chúng tôi chỉ học ganh đua điểm số, chứ không học cách cùng nắm tay nhau mà đi xây dựng đất nước. Chưa bao giờ bố mẹ nói tôi phải có trách nhiệm với Việt Nam, mà chỉ nói: "Đừng về để dẫm vào đường cụt. Trên mảnh đất này, người tài không có cơ hội. Vì tương lai của con, hãy đi đi!" Việt Nam ơi, người có cho tôi một lý do để trở về?' | ||||||||
Thời Thủ tướng Dũng ‘đi ngược Đổi Mới do tác động của lợi ích nhóm'? Posted: 03 Dec 2018 02:45 PM PST
Một chuyên gia kinh tế Việt kiều sống ở Mỹ chỉ trích con đường kinh tế Việt Nam giai đoạn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nắm quyền. Trong cuộc phỏng vấn với BBC News tiếng Việt tại London, Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí, cựu quan chức cao cấp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cũng nói về con đường "Đổi Mới 2". Đầu tiên, ông kể lại giai đoạn làm việc tại Việt Nam từ 2006 đến 2014, và đã chứng kiến các thay đổi ở Việt Nam khi đó. Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí: Khi về Việt Nam, ngoài vai trò chuyên gia kinh tế trưởng cho quỹ đầu tư VinaCapital trong một vài năm, và sau đó tôi cũng làm việc cho chương trình USAID với vai trò cố vấn kinh tế cho chương trình này. Và có thời gian tôi đã được mời làm vào ban tham vấn riêng về kinh tế cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Theo tôi thì có lẽ cái vụ lớn nhất chưa được khui ra đủ chính là vấn đề tài nguyên dầu hỏa của Việt Nam đi về đâu. Phạm Đỗ Chí, Tiến sỹ Kinh tế Đây là khoảng thời gian lâu dài và hào hứng nhất trong giai đoạn tôi về làm việc ở Viêt Nam. Mình có thể hăng say, muốn đóng góp và mình có cả khả năng để đóng góp. Thế nhưng những điều mình đề nghị đóng góp có được nghe hay không thì lại là chuyện khác. Đây cũng chính là thời gian tôi cảm nhận được sự chua chát bởi những đóng góp cải cách của mình đã bị bỏ ngoài tai. BBC: Nhưng giai đoạn ông về làm việc tại Việt Nam là giai đoạn hậu thời kỳ Đổi Mới? Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí: Những thay đổi thời kỳ ông Dũng, do ảnh hưởng mạnh của các nhóm lợi ích, lại là các chính sách đi ngược thời Đổi Mới trước đó. Thời kỳ có chính sách Đổi Mới thực sự là dưới thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt và tiếp theo bởi Thủ tướng Phan Văn Khải. Phải nói rằng trong 10 năm trước khi ông Dũng lên làm thủ tướng thì chương trình Đổi Mới đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Từ năm 2001 đến 2007, chính sách kinh tế của Việt Nam là hoàn toàn thất bại và gây ra một loạt các vấn đề lớn cho cả nền kinh tế lẫn tài chính. Tôi phải thành thật mà nói là nếu người ta có nghe là kinh tế và tài chính Việt Nam bây giờ sắp sụp đổ thì cũng không ngoa vì đó là kết quả của 7 năm thời ông Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng. Tôi phải thành thật nói vậy. Trong những năm gần đây thì họ cố gắng gỡ rối những vấn đề của thời ông Dũng như nợ xấu ngân hàng, nợ công quốc gia và đồng thời tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng. Nhưng có chuyện mà không ai có thể phủ nhận khiến kinh tế Việt Nam không thể có bước nhảy vọt là vấn đề tham nhũng. BBC: Ông có thể nói cụ thể hơn về cái gọi là tham nhũng? Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí: Chuyện này tôi nghĩ là đã được báo chí giai đoạn đó hay mới đây trình bày rất đầy đủ nhưng nói một cách tóm tắt với những ví dụ cụ thể nhất mà không ai có thể phủ nhận là những vấn đề như Vinashin, Vinalines gây ra những thâm thủng lớn. Mới đây với những vụ án liên quan tới các ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh …. Phải cải cách được thể chế một cách dân chủ thì mới cải cách được kinh tế cho giai đoạn tới. Tức là Đổi Mới lần hai. Theo tôi thì có lẽ cái vụ lớn nhất chưa được khui ra đủ chính là vấn đề tài nguyên dầu hỏa của Việt Nam đi về đâu. Những vấn đề như Thủ Thiêm thì mình chưa được nghe đầy đủ để biết được cái tầm quan trọng về tài chính nhưng mà có cả các vụ như Mobifone mua AVG chưa kể các vụ án liên quan tới các ngân hàng khác nữa.
BBC: Theo ông nói thì những nhà lãnh đạo hiện nay đang khắc phục những gì được để lại từ giai đoạn đó? Vậy đà cải cách nếu có là gì? Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí: Với bao nhiêu vụ được khui ra mới đây thì đó là vấn đề lớn nhất của phát triển của Việt Nam. Theo tôi nếu không có những cải cách thể chế, hay nói theo kiểu bây giờ là lò đốt tham nhũng, một cách có thật và cụ thể thì khó mà có thể tiếp tục được việc cải cách kinh tế. Việt Nam đã có những thành công sơ khởi cho giai đoạn khoảng 20 năm cải cách kinh tế nhưng nếu không có cải cách chính trị thì không thể tiếp tục cải cách kinh tế được. Do đó nan đề là sự lựa chọn của các nhà lãnh đạo. Phải cải cách được thể chế một cách dân chủ thì mới cải cách được kinh tế cho giai đoạn tới. Tức là Đổi Mới lần hai. Bây giờ để giải quyết tất cả những chuyện này thì cũng không thể dùng một vài biện pháp mà phải là cuộc cải cách thể chế toàn diện và đó là một quyết định chính trị mà đó liệu các nhà lãnh đạo của Việt Nam có dám can đảm lĩnh hội và thực hiện hay không. Nếu chúng ta không tỉnh ngủ thì không thể giải quyết được những chuyện hiện giờ từ thể chế chính trị lẫn cải cách kinh tế. | ||||||||
Posted: 03 Dec 2018 02:32 PM PST Nguyễn Lân Thắng
Blog Nguyễn Lân Thắng Mấy hôm nay mình đang sửa nhà cửa. Lâu rồi không động chân tay đến mấy việc lặt vặt sửa chữa nên khá là bận rộn. Một ngày chỉ quáng quàng vào facebook độ nửa tiếng cho đỡ lạc hậu thông tin rồi lại cắm mặt vào đống dây điện, ống nước, gạch lát. Có vài chi tiết mình phải dùng mấy con bu lông inox nên bắt đầu lọ mọ lên internet đi tìm hiểu về nó. Phải nói rằng là thị trường vật liệu xây dựng và kim khí bây giờ rất phát triển nên cái gì cũng có. Tuy nhiên nếu tìm hiểu sâu về bu lông ốc vít mới thấy đúng là đồ sản xuất ở Việt Nam so với nước ngoài khác nhau một trời một vực. Đây là mấy con bu lông M5 đầu bịt tròn, inox 304, mình đi lùng mua ở mấy hàng đầu phố Thuốc Bắc. Nhìn thoáng qua thì khá là đẹp, nhưng đến khi mua về mình mới thấy nó có vấn đề. Một sản phẩm kim khí đơn giản, thế giới đã làm ra cả trăm năm trước, vậy mà đến khi siết vào mình mới thấy nó rất tệ. Vặn hết cả mấy vòng ren vào độ rơ của nó rất lớn, cái cao cái thấp. Lâu nay mình vẫn nghe người ta nói Việt Nam còn chưa sản xuất nổi con ốc vít cho tử tế mà cứ đòi hội nhập quốc tế, đúng là sờ vào mới biết, nói không sai một ly nào. Tại sao người Việt Nam nổi tiếng thông minh, cần cù, vậy mà không thể sản xuất ra một con ốc cho tử tế? Cũng chừng đó nguyên vật liệu, cũng một máy móc công nghệ như nhau, cũng mất công mất sức làm việc, tại sao nước ngoài họ làm ra cái gì là chuẩn cái đó? Nếu chỉ xét theo thuần tuý về mặt kỹ thuật thì không thể lý giải được. Rõ ràng ở đây chỉ còn có một vấn đề, đó là do yếu tố con người. Trong một bài giảng của tiến sỹ Lê Thẩm Dương, ông đã đúc kết đặc điểm lao động Việt Nam như thế này: Rất cần cù, nhưng lại dễ thoả mãn. Rất thông minh, nhưng lại dùng thông minh để đối phó. Rất khéo léo, nhưng lại chỉ nửa vời, đại khái. Rất thích tụ tập mà không liên kết. Rất xởi lởi, nhưng lại hời hợt. Rất đoàn kết, nhưng lại chỉ đoàn kết trong khó khăn. Lúc thuận lợi là thay sự đoàn kết bằng đố kị. Người ta nói rằng một thằng Việt Nam thì hơn hẳn một thằng Tây. Nhưng ba thằng Việt Nam chập vào là hỏng chuyện. Tất cả những đặc điểm đó không dưng mà có. Nếu một người Việt Nam đi ra nước ngoài sống, anh ta dễ dàng loại bỏ những thứ xấu kể trên và phát huy rất tốt các mặt tích cực của mình. Nhưng một thằng Tây đến Việt Nam làm việc một thời gian, lâu dần rồi nó cũng mất đi tính chỉn chu kỷ luật của phương Tây, và rồi nó sẽ tệ không khác gì thằng Việt Nam. Từ chuyện một con đinh ốc thôi, nhưng tôi muốn nói với các bạn rằng, nếu chúng ta không thay đổi điều nhỏ nhất như thế thì đừng nói đến chuyện thay đổi được thứ lớn hơn. Ai cũng mong muốn Việt Nam rồi sẽ có tự do dân chủ, có thịnh vượng. Nhưng đó chỉ là mơ ước. Muốn mơ ước trở thành hiện thực thì chúng ta phải thay đổi từ những điều nhỏ nhất. Giữ chữ tín. Làm việc của mình một cách chỉn chu. Biết tiết chế bản thân để làm việc theo nhóm. Từng ngày một chúng ta sẽ thay đổi tất cả để vươn tới một tương lai tươi sáng, nơi ở đó mỗi con người sẽ được sống một cuộc đời đầy sự sung túc bình an. | ||||||||
Lý do quan chức Trung Quốc tự tử ngày càng nhiều Posted: 03 Dec 2018 02:22 PM PST Các số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ các quan chức Trung Quốc tự tìm đến cái chết ngày càng tăng trong bối cảnh Bắc Kinh siết chặt chiến dịch bài trừ nạn tham nhũng theo chỉ đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Ngay sau khi lên nắm quyền cách đây gần 6 năm, Chủ tịch Tập Cận Bình đã phát động chiến dịch chống tham nhũng chưa từng có tiền lệ. Kể từ đó đến nay, gần như ngày nào cũng xuất hiện thông tin các quan chức chính phủ hoặc đảng bị bắt giữ hoặc bỏ tù vì cáo buộc tham nhũng tại Trung Quốc. Với hơn 1 triệu quan chức bị xử phạt, Chủ tịch Tập Cận Bình đã gặt hái được kết quả đáng kể trong chiến dịch bài trừ tệ nạn tham nhũng tại Trung Quốc, từ đó đạt được mục tiêu đầu tiên trong 3 mục tiêu đề ra nhằm đảm bảo các quan chức nước này "không dám, không thể và không muốn tham nhũng". Tuy vậy, một xu hướng đáng báo động mới đã nổi lên trong khoảng thời gian diễn ra chiến dịch chống tham nhũng tại Trung Quốc. Trong những năm gần đây, ngày càng nhiều quan chức Trung Quốc, từ trung ương tới địa phương, qua đời trong bối cảnh mà truyền thông nhà nước mô tả là "những cái chết bất thường", trong đó phần lớn được cho là tự tử.
Chỉ tính riêng trong tháng 11, đã có ít nhất 6 quan chức địa phương tại Trung Quốc được cho là đã tự tử, trong đó có một quan chức phụ trách an ninh xã hội tại thành phố Wafangdian, tỉnh Liêu Ninh. Người này đã nhảy từ trên văn phòng của mình xuống đất và tử vong. Ngoài ra, một quan chức phụ trách tài chính tại Shifang, tỉnh Tứ Xuyên, một quan chức phụ trách chính quyền điện tử tại tỉnh Hắc Long Giang và một phó thị trưởng thành phố Hohhot thuộc Nội Mông đều treo cổ tự tử trong văn phòng. Hồi tháng trước, Zheng Xiaosong, lãnh đạo văn phòng liên lạc của Trung Quốc tại Macau, người có cấp bậc tương đương với chức bộ trưởng trong chính quyền Trung Quốc, đã nhảy lầu tự tử. Vụ việc đã gây chấn động khắp Macau, Hong Kong và Bắc Kinh do ông Zheng là người có chức vụ cao và tầm ảnh hưởng lớn. Các nhà chức trách Trung Quốc nói rằng ông Zheng mắc chứng trầm cảm, tuy nhiên nhiều người quen biết quan chức này đều khẳng định ông là một người hướng ngoại và hoạt náo. Tuy dữ liệu hoàn chỉnh chưa được công bố, nhưng truyền thông Trung Quốc đưa tin trong khoảng thời gian từ năm 2009-2016, ít nhất 243 quan chức Trung Quốc đã tự tìm đến cái chết, trong đó chủ yếu xảy ra sau chiến dịch chống tham nhũng hồi năm 2013. Nguyên nhân tự tử
Mặc dù chứng trầm cảm thường được công bố là nguyên nhân chính dẫn đến những cái chết bất thường của các quan chức Trung Quốc (tỷ lệ khoảng 50%), song giới phân tích và truyền thông nhận định hiện tượng này có liên quan tới chiến dịch chống tham nhũng. Mặc dù có nhiều vụ việc các nhà chức trách Trung Quốc không công bố lý do khiến các quan chức tự tử, song cũng có những trường hợp cho thấy họ tự tìm đến cái chết sau khi bị điều tra vì cáo buộc tham nhũng. Một ví dụ điển hình nhất hồi năm ngoái là trường hợp của Zhang Yang, người từng là một trong những tướng quyền lực nhất tại Trung Quốc. Trước khi qua đời vào tháng 11 năm ngoái, ông Yang từng là thành viên của Quân ủy Trung ương Trung Quốc, cơ quan chỉ huy cấp cao nhất của quân đội Trung Quốc, và là chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Ông Zhang bị phát hiện treo cổ tại nhà sau khi bị quản thúc vì cuộc điều tra tham nhũng. Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho rằng một số quan chức tự kết liễu đời mình để bảo vệ những tài sản bất chính cũng như các thành viên trong gia đình, ngoài ra cũng để tránh liên lụy tới đồng nghiệp hay cấp trên. Vào ngày 1/11, phó thị trưởng kiêm giám đốc công an Hohhot, Nội Mông, ông Li Zhibin, đã treo cổ tại văn phòng, chỉ một ngày sau khi một đồng nghiệp của ông là phó giám đốc công an tại Nội Mông bị bắt vì cáo buộc tham nhũng.
Sự gia tăng đáng kể số vụ quan chức tự tử đã gióng hồi chuông cảnh báo tới các nhà chức trách. Theo đó, chính quyền Trung Quốc đã tăng cường các cuộc nghiên cứu và tiến hành các biện pháp phòng ngừa, bao gồm tư vấn tâm lý. Năm ngoái, một đơn vị nghiên cứu từ Đại học Henan đã công bố báo cáo chi tiết về các vụ tử tự của quan chức Trung Quốc dựa trên các thông tin từ truyền thông trong khoảng thời gian từ năm 2013 - 2015. Báo cáo cho thấy, trong số 81 vụ tử tự được chọn làm mẫu, hơn 50% trường hợp nhảy lầu, 23,4% treo cổ và 7,4% chết đuối. Về nguyên nhân, trầm cảm được xác định là phổ biến nhất với tỷ lệ 33,3%, tiếp đó là các cuộc điều tra tham nhũng với tỷ lệ 8,7% và các vấn đề về sức khỏe chiếm 8,7%. Đối với các quan chức Trung Quốc, việc thừa nhận mắc các vấn đề về thần kinh có thể bị coi là sức khỏe yếu và cản trở đáng kể con đường thăng tiến sự nghiệp. Đài truyền hình trung ương Trung Quốc hồi tháng 11 từng đưa tin các căn bệnh liên quan tới thần kinh, bao gồm trầm cảm, rất phổ biến trong giới quan chức nước này do áp lực công việc và thời gian làm việc kéo dài. Kể từ năm 2013, chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình đã chấm dứt cuộc sống "xa hoa" của giới quan chức. Thay vào đó, họ phải xử lý cả "núi" công việc cũng như các cuộc họp. Nhiều người cũng sống trong tâm trạng lo lắng rằng họ có thể trở thành mục tiêu tiếp theo trong chiến dịch chống tham nhũng. Đây là những lý do khiến nhiều quan chức Trung Quốc ngày càng trầm cảm và gặp các vấn đề về sức khỏe. Tuy vậy, những "mảng tối" trên vẫn không làm giảm sức hút của các cuộc thi tuyển công chức tại Trung Quốc. Hồi tháng 10, hơn 1,2 triệu thí sinh đã đăng ký thi tuyển công chức thường niên để giành lấy14.500 vị trí. Sự ổn định và những bổng lộc như chế độ lương hưu hay chăm sóc sức khỏe tốt hơn là những lý do hấp dẫn, thu hút nhiều sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học đăng ký thi công chức tại Trung Quốc. Thành Đạt Theo SCMP | ||||||||
Eo ôi! 34.000 người kê khai tài sản, phát hiện 1 người không trung thực Posted: 03 Dec 2018 02:12 PM PST
Hà Nội có hơn 34.340 người phải kê khai tài sản, thu nhập (chưa kê khai 16 người), trong đó, 1 người kê khai không trung thực. Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký văn bản báo cáo kết quả công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018 của thành phố gửi tới kỳ họp thứ 7 HĐND TP Hà Nội sẽ được diễn ra từ ngày 4 - 6.12. Cụ thể, TP Hà Nội triển khai kiểm tra gần 650 cơ quan, tổ chức, đơn vị về việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động. Hà Nội có hơn 34.340 người phải kê khai tài sản, thu nhập (chưa kê khai 16 người), trong đó, 1 người không kê khai trung thực. Trong công tác quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước, đơn vị này thực hiện chủ trương tiết kiệm trong xây dựng và phân bổ dự toán, tiết kiệm, tiết giảm chi thường xuyên năm 2018 ngay từ khâu xây dựng, giao dự toán. Công tác thẩm tra, phê duyệt, phân bổ dự toán chi thường xuyên đã tiết kiệm cho ngân sách số tiền gần 2.400 tỉ đồng. Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng, vi phạm cho hay Công an Hà Nội thụ lý điều tra 46 vụ, 119 bị can. Trong đó, cơ quan này khởi tố mới 24 vụ, 49 bị can; phục hồi điều tra 1 vụ, 2 bị can). Công an Hà Nội đã chuyển Viện kiểm sát các cấp đề nghị truy tố 26 vụ, 89 bị can (Viện kiểm sát đã truy tố 75 bị can); đang điều tra 16 vụ, 26 bị can. Tài sản thiệt hại khoảng 16,5 tỉ đồng, thu hồi được 3 tỉ đồng. Báo cáo cũng nhận định, công tác phòng ngừa tham nhũng đã có chuyển biến trên nhiều lĩnh vực, các cấp các ngành đã tăng cường công khai minh bạch, tập trung thực hiện cải cách hành chính. Tuy nhiên tình hình tham nhũng trên địa bàn thành phố vẫn diễn biến phức tạp, thủ đoạn tinh vi hơn, phạm vi, lĩnh vực tham nhũng rộng, tiềm ẩn trong một số lĩnh vực: quản lý, sử dụng đất đai, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng, tài chính… Nguyên nhân cơ bản là do công tác quản lý nhà nước còn bộc lộ nhiều kẽ hở, trình độ quản lý còn hạn chế; một số bộ phận cán bộ, công chức thiếu tu dưỡng, rèn luyện, lợi dụng sơ hở trong quản lý, cơ chế, chính sách hoặc lợi dụng nhiệm vụ được giao làm trái quy định, quy trình công tác để vụ lợi. Bên cạnh đó, một số đơn vị chưa quyết liệt trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng; các cơ quan phòng, chống tham nhũng tại một số đơn vị, địa phương còn lúng túng trong việc đề ra các giải pháp, phòng ngừa, chống tham nhũng; chưa quan tâm đúng mức đến công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng. Về phương hướng nhiệm vụ năm 2019, báo cáo cho biết TP Hà Nội tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước và trách nhiệm giải trình của cán bộ, công chức, viên chức. Nhất là trong việc xây dựng, ban hành các văn bản hành chính cá biệt; xóa bỏ cơ chế "xin - cho", tập trung trong các lĩnh vực xây dựng, đất đai, tài chính, quản lý tài sản công… "Thành phố tiếp tục triển khai công tác minh bạch, kiểm soát hiệu quả việc kê khai tài sản, thu nhập năm 2018 của cán bộ, công chức. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện các hành vi tham nhũng, thu hồi triệt để tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát…", báo cáo cho hay. Lam Thanh | ||||||||
Trung Quốc "giấu" chi tiết về thỏa thuận thương mại với Mỹ Posted: 03 Dec 2018 02:05 PM PST Chánh Tài (TBKTSG Online) - Mỹ và Trung Quốc vừa đạt được thỏa thuận đình chiến thương mại sau cuộc gặp cấp cao giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị khối các nền kinh tế G20 tại Buenos Aires, Argentina hôm 1-12. Song phía Trung Quốc không tiết lộ chi tiết thỏa thuận này. Theo hãng tin CNBC, tuyên bố của Nhà Trắng cho biết tại cuộc gặp Tổng thống Trump nhất trí không tăng thuế nhập khẩu từ 10% lên 25% đối với 200 tỉ đô la hàng hóa của Trung Quốc vào ngày 1-1-2019 tới như kế hoạch trước đây. Tuyên bố khẳng định, Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập nhất trí cùng đàm phán ngay về các thay đổi cấu trúc liên quan đến chuyển giao công nghệ bắt buộc, bảo vệ tài sản trí tuệ, các hàng rào phi thuế quan, xâm nhập mạng, ăn cắp qua mạng, dịch vụ và nông nghiệp. Cả hai bên thống nhất sẽ nỗ lực để hoàn tất thỏa thuận về các vấn đề này trong vòng 90 ngày tới. Nếu sau thời gian này, hai bên vẫn chưa thể tiến đến một thỏa thuận, mức thuế nhập khẩu 10% (đánh vào 200 tỉ đô la hàng hóa Trung Quốc) sẽ tăng lên 25%. Tuy nhiên, các thông báo chính thức của Trung Quốc tường thuật buổi họp báo của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói về kết quả của cuộc gặp cấp cao Mỹ - Trung ở Argentina lại không hề nhắc đến điều kiện đàm phán trong vòng 90 ngày hay việc Mỹ yêu cầu Trung Quốc thay đổi quy định bắt buộc các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ cho các đối tác liên doanh Trung Quốc. Ông Vương Nghị tránh nói về các chi tiết của thỏa thuận đình chiến thương mại, thay vào đó, ông nhấn mạnh rằng: "Mỹ và Trung Quốc sẽ làm việc cùng nhau để đạt được sự đồng thuận về các vấn đề thương mại". Khung thời gian đàm phán 90 ngày và chi tiết về các lĩnh vực mà hai nước còn bất đồng cũng không được nêu trong các bản tin trực tuyến của Tân Hoa xã và Nhân dân nhật báo hay CGTN, phiên bản tiếng Anh của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV. Tuyên bố của Nhà Trắng nói Trung Quốc sẽ nhất trí mua lượng lớn hàng hóa nông nghiệp, năng lượng, công nghiệp và các sản phẩm của Mỹ. Ngoài ra, tuyên bố còn cho biết Trung Quốc đồng ý ngay lập tức mua nông sản của nông dân Mỹ. Song phía Trung Quốc không đề cập đến chi tiết các mặt hàng Mỹ mà họ sẽ mua hoặc đưa ra mốc thời gian mà nước này bắt đầu mua. Trao đổi với các phóng viên, ông Vương Nghị nói nước này sẽ nhập thêm nhiều hàng hóa Mỹ dựa trên nhu cầu thị trường để dần dần giảm tình trạng mất cân đối thương mại giữa hai nước. Ông cũng cho biết thêm hai nước nhất trí mở cửa thị trường mỗi bên và Trung Quốc sẽ nỗ lực dần giải quyết các vấn đề với Mỹ về tiến trình mở cửa hơn nữa của Trung Quốc. Các bản tin truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng chỉ nhấn mạnh Mỹ và nước này nhất trí hướng đến các lợi ích chung và Bắc Kinh sẽ tăng mua hàng hóa của Mỹ. Tuyên bố của Nhà Trắng tiết lộ, ông Tập sẵn sàng tán thành thương vụ hãng chip Qualcomm (Mỹ) thâu tóm hãng bán dẫn NXP Semiconductors (Hà Lan). Thương vụ này đã được 8/9 nước thông qua và Trung Quốc là nước duy nhất còn lại không phê duyệt. Tuy nhiên, các quan chức cấp cao Trung Quốc không đề cập đến thông tin này trong họp báo. Tối 2-12, Tổng thống Trump viết trên Twitter: "Trung Quốc đã đồng ý giảm và bãi bỏ thuế nhập khẩu đánh vào ô tô Mỹ. Hiện nay, mức thuế nhập khẩu này là 40%". Song trước đó, Trung Quốc chưa từng xác nhận một thỏa thuận như vậy. https://www.thesaigontimes.vn/282418/trung-quoc-giau-chi-tiet-ve-thoa-thuan-thuong-mai-voi-my.html | ||||||||
THÔNG CÁO BÁO CHÍ CỦA TÒA BẠCH ỐC Posted: 03 Dec 2018 01:57 PM PST Thông báo của Tham Vụ báo chí về buổi làm việc trong lúc ăn tối của Tổng thống (Trump) với Trung Quốc Phổ biến ngày 1.12.2018 CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI Ngày: 01 tháng 12 năm 2018 Tổng thống Hoa Kỳ, Donald J. Trump, và Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc, vừa kết thúc những việc làm mà cả hai đã kết luận là "cuộc họp thành công" giữa hai bên với các đại diện cao cấp nhất ở Buenos Aires, Argentina. Điều rất quan trọng là Chủ Tịch Tập, trong một cử chỉ nhân đạo đặc biệt, đã đồng ý ấn định Fentanyl là một dược chất được kiểm soát, có nghĩa là những ai bán thuốc Fentanyl cho Hoa Kỳ sẽ phải chịu mức phạt tối đa theo luật của Trung Quốc. Về Thương mại, Tổng thống Trump đã đồng ý vào ngày 1 tháng 1 năm 2019, ông sẽ vẫn giữ mức thuế 10% đối với các sản phẩm trị giá 200 tỷ đô la mà không tăng lên 25%. Trung Quốc sẽ đồng ý mua một số lượng chưa được thỏa thuận nhưng rất đáng kể về nông nghiệp, năng lượng, công nghiệp và các sản phẩm khác từ Hoa Kỳ để giảm sự mất cân bằng thương mại giữa hai quốc gia. Trung Quốc đồng ý bắt đầu ngay lập tức mua sản phẩm nông nghiệp từ nông dân Hoa Kỳ. Tổng thống Trump và Chủ Tịch Tập đã đồng ý bắt đầu ngay lập tức các cuộc đàm phán về thay đổi cấu trúc liên quan đến việc bắt buộc chuyển giao công nghệ, bảo vệ sở hữu trí tuệ, hàng rào phi thuế quan, xâm nhập không gian mạng và trộm cắp trên mạng, dịch vụ và nông nghiệp. Cả hai bên đồng ý rằng họ sẽ cố gắng hoàn thành giao dịch này trong vòng 90 ngày sắp tới. Nếu vào cuối thời gian này các bên không thể đạt được thỏa thuận, mức thuế 10% sẽ được tăng lên 25%. Cũng có được sự đồng ý về sự tiến bộ lớn đã đạt được đối với Bắc Triều Tiên và Tổng thống Trump, cùng với Chủ Tịch Tập, sẽ cố gắng cùng với Chủ tịch Kim Jong Un, có thể thấy được một bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân hóa. Tổng thống Trump bày tỏ tình bạn và sự tôn trọng của ông đối với Chủ tịch Kim. Chủ Tịch Tập cũng tuyên bố rằng ông đồng ý sẽ phê duyệt thỏa thuận về Qualcomm-NXP mà trước đây chưa được phê duyệt nếu một lần nữa được trình đến ông. Tổng thống Trump nói: "Đây là một cuộc họp tuyệt vời và hiệu quả với khả năng không giới hạn cho cả Hoa Kỳ và Trung Quốc. Tôi rất vinh dự được làm việc với Chủ Tịch Tập." | ||||||||
Nhờ dung hoà vào phút chót Hội nghị G20 kết thúc với tuyên bố chung Posted: 03 Dec 2018 01:49 PM PST Vũ Ngọc Yên Từ ngày 30.11 tới ngày 1.12.2018, Đại diện 20 quốc gia thành viên của Nhóm G20 đã tham dự Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 13 tại Buenos Aires, thủ đô nước Á Căn Đình. Sau 50 tiếng thương thảo căng thẳng về các vấn đề thương mại, biến đồi khí hậu và di dân các vị nguyên thủ cuối cùng đã đồng ý thông qua một bản tuyên bố chung.
Nhóm G 20 quy tụ Liên minh Âu châu (EU) và 19 quốc gia phát triển kinh tế ( Mỹ, Trung Hoa, Nhật, Đức, Pháp, Ba Tây, Anh, Ý, Nga, Gia Nã Đại,Ấn Độ,Úc, Mễ Tây Cơ,Nam Hàn, Nam Dương, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, Á Căn Đình vả Nam Phi). Thành phần tham dự Hội nghị ngoài các nguyên thủ quốc gia, chủ tịch Hội đồng liên minh EU, chủ tịch Ngân hàng trung ương Âu châu, các bộ trưởng tài chính và các thống đốc ngân hàng quốc gia thành viên còn có Giám đốc Qũy tiền tệ quốc tế (IMF), chủ tịch ngân hàng thế giới cũng như chủ tịch Tổ chức hợp tác và phát triền kinh tế (OECD). Đại diện Chí Lợi, Jamaika, Hoà Lan, Ruanda, Senegal, và Tân Gia Ba cũng được mời dự Hội nghị lần này. Từ năm 1999, Nhóm G20 hoạt động như một diễn đàn hợp tác kinh tế và tài chính. Nhóm đại diện 2/3 dân số thế giới, trên 85% tổng sản lượng nội địa (GDP) toàn cầu cũng như 3/4 lượng thương mại thế giới. Dung hoà bất ngờ trong nhiều vấn đề. Cải cách Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Kết quả tích cực được ghi nhận trong tuyên bố là các quốc gia thành viên cam kết xúc tiến cải cách Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Mỹ và Liên minh EU cáo buộc Trung cộng đã không mở cửa thị trường nội địa và bao cấp doanh nghiệp nhà nước trái với các quy định của WTO Biến đổi khí hậu Ngoại trừ Mỹ, các quốc gia thành viên khẳng định cam kết trong thoả ước khí hậu Paris 2015 là giới hạn nhiệt độ toàn cầu ít hơn 2 độ. Tranh cãi áp thuế Tại Hôị nghị, Trung cộng, Nhật và các quốc gia Âu châu đã chỉ trích Mỹ theo đuổi đường lối bảo hộ kinh tế và đơn phương áp thuế nhập cảng để bảo vệ các doanh nghiệp trong nước. Sau các lời cáo buộc nhau, các bên đòi hỏi các nước tránh. Cuộc xung đột Ukraine Tại Hội nghị, nhiều nước đã chỉ trích Nga giam giữ 3 tầu hải quân và 24 thủy thủ Ukrain sau cuộc đụng độ trên biển Ayov. Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đó lên tiếng hủy bỏ cuộc gặp Tổng thống Nga Wladimir Putin với lý do Nga còn giam giữ các thủy thủ Ukrain. Thủ tướng Đức bà Angela Merkel đề nghị Đức sẽ trung gian tổ chức đàm phán cấp cố vấn an ninh và đối ngoại giữa Pháp, Đức, Nga và Ukrain để tìm giãi pháp hòa bình cho cuộc xung đột Ukrain Xét laí hệ thống thuế quốc tế Vì các đại công ty Mỹ như Amazon hay Apple đạt nhiều lợi nhuận ở Âu châu nhưng lại trả rất ít thuế. Liên minh EU đòi phải thay đổi tình trạng này.. Tuyên bố chung ghi nhận sẽ tìm giải pháp đồng thuận cho vấn đề này. Quỹ tiền tệ và nạn gian lận thuế Nhóm G20 nhìn nhận gia tăng trao đổi dữ liệu tài chính để chống nạn gian lận thuế cũng như tăng cường hỗ trợ Quỹ tiền tệ quốc tế IWF trong việc ngăn ngừa khủng hoảng tài chính. Trường hợp Khashoggi Hoàng tử Mohammed bin Salman, đại diên nước Saudi Arabia tham dự hội nghị đã khiến mọi người kinh ngạc vì ông bị cáo buộc đã ra lệnh thủ tiêu ký giã đối lập Jamal Khashogi. Các quốc gia Âu châu đòi hỏi Salman phải để quốc tế theo dõi, quan sát các cuộc điều tra về án mạng này. "Đình chiến" trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Hoa Cuộc gặp giữa Tổng Thống Mỹ Trump và Chủ tịch nước Trung cộng Tập Cận Bình bên lề hội nghị G20 được xem là một tín hiệu đưa tới "đình chiến" trong cuộc chiến thương mại của hai cường quốc kinh tế. Phó thủ tướng đặc trách thương mại Lưu Hạc lạc quan nói hai bên có thể đạt thoả thuận chấm dứt căng thẳng trong tháng săp tới. Bộ trưởng tài chính Steven Mnuchin cũng có nhận định tương tự. Một Hội nghị thành công Trước ngày Hội nghị thượng đỉnh G20 khai mạc, dư luận lo ngại cuộc chiến tranh thương mại Mỹ –Hoa có thể biến diễn đàn G20 thành G2 và cuộc xung đột Nga-Ukraine sau biến cố trên biển Ayov sẽtác động tới sự đồng thuận của Hội nghị. Và hơn nữa, cũng trong năm nay Hội nghị thượng đỉnh nhóm G7 của các quốc gia kỹ nghệ tiên tiến diễn ra tại Gia Nã Đại và Hội nghị Diễn đàn hợp tác kinh tế Á châu- Thái Bình Dương (APEC) tại Papua New Ginea chấm dứt không có tuyên bố chung. Nên Hội nghị G20 tại Buenos Aires cuối cùng với một tuyên bố kết thúc được xem như thành công. Hội nghị kế tiếp sẽ được tổ chức từ ngày 28-29.06.2019 tạ Osaka, Nhật Bản.Vũ Ngọc Yên | ||||||||
Ông Trump và ông Tập đã đồng ý gì sau cuộc gặp ăn tối ở G20? Posted: 02 Dec 2018 03:14 PM PST TTO - Sau cuộc họp, hai nhà lãnh đạo của Mỹ và Trung Quốc đã đi đến thỏa thuận ngưng đặt thêm các mức thuế quan mới trong 90 ngày. Hai bên sẽ bàn thảo nhiều vấn đề về thương mại trong thời gian này.
Mỹ và Trung Quốc đã đồng thuận không áp thêm các mức thuế nhập khẩu mới trong vòng 90 ngày. Trong thời gian đó cả hai bên sẽ đàm phán về nhiều vấn đề thương mại, nhằm tìm được điểm thống nhất, theo thông báo từ phía Nhà Trắng. Những vấn đề được đàm phán bao gồm chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, rào cản phi thuế quan, đánh cắp thông tin mạng và nông nghiệp. Thông báo trên được đưa ra sau cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Argentina ngày 1-12 theo giờ địa phương. Theo Nhà Trắng, ông Trump đã đồng ý không tăng thuế lên 25% đối với 200 tỉ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào tháng 1-1-2019 như tuyên bố trước đó. Cùng lúc, Bắc Kinh đồng ý mua một lượng được cho là "khá lớn" các hàng hóa nông nghiệp, năng lượng công nghiệp và nhiều loại khác. Ngoài ra, Trung Quốc cũng "sẵn sàng phê chuẩn các thoả thuận chưa phê chuẩn trước đây" đối với công ty Mỹ. Cụ thể là việc Qualcomm mua lại công ty bán dẫn NXP Semiconductors của Trung Quốc nhưng chưa được chính quyền chấp thuận. Qualcomm là công ty sản xuất chip điện thoại lớn nhất thế giới hiện nay. Hồi tháng 7, công ty này đã từ bỏ thỏa thuận 44 tỉ USD để mua lại NXP Semiconductors, sau khi thất bại trong việc thuyết phục chính phủ Trung Quốc phê duyệt. Điều đó biến Qualcomm trở thành một trong những nạn nhân lớn của cuộc tranh chấp thương mại Mỹ - Trung. Nhà Trắng cho biết Bắc Kinh cũng đã đồng ý mua nông sản từ Mỹ ngay lập tức. Tổng thống Trump đã hết lời ca ngợi thỏa thuận tạm thời này với ông Tập trên chuyến bay về Mỹ. Ông nói: "Đây là một thỏa thuận tuyệt vời. Tôi sẽ hoãn các mức áp thuế. Trung Quốc sẽ mở cửa hơn. Trung Quốc cũng sẽ dẹp bỏ các loại thuế quan". Nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ đang chật vật vì các loại thuế nhập khẩu Mỹ áp lên hàng hóa Trung Quốc. Giá cả trở nên đắt đỏ hơn, nhiều công ty buộc phải nâng giá các mặt hàng nhập khẩu của mình. Cùng lúc đó, nông dân Mỹ cũng không khỏi cám cảnh khi không thể xuất khẩu đậu nành và nhiều sản phẩm khác sang Trung Quốc. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng đồng ý đưa fentanyl vào danh sách các loại thuốc gây nghiện phải được kiểm soát. Fentanyl là một loại opioid tổng hợp, mạnh hơn thuốc phiện 50 lần và có thể gây chết người. Loại thuốc trên là nguyên nhân dẫn đến hàng chục ngàn cái chết ở Mỹ mỗi năm. Nguồn cung cấp fentanyl chính cho thị trường Mỹ là từ Trung Quốc. Giới chức Mỹ từ lâu đã gây áp lực lên đối phương, nhằm buộc chính quyền nước này phải mạnh tay hơn đối với fentanyl. Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết quyết định trên đồng nghĩa rằng "những người bán fentanyl vào Mỹ sẽ chịu mức phạt cao nhất theo luật pháp Trung Quốc". Tuy nhiên, Nhà Trắng cũng cảnh báo nếu không đạt được thỏa thuận nào trong thời hạn đưa ra, mức thuế 10% sẽ được tăng lên 25%. https://tuoitre.vn/ong-trump-va-ong-tap-da-dong-y-gi-sau-cuoc-gap-an-toi-o-g20-20181202125628432.htm | ||||||||
Vì sao 1/3 tài sản của gia đình Trần Bắc Hà phải đứng tên Nguyễn Thanh Phượng? Posted: 02 Dec 2018 03:02 PM PST | ||||||||
Bức thư ngắn của Tổng Thống GEORGE H. W. BUSH Posted: 02 Dec 2018 02:43 PM PST BỨC THƯ NGẮN CỦA TỔNG THỐNG GEORGE H. W. BUSH ĐỂ LẠI CHO TỔNG THỐNG ĐẮC CỬ BILL CLINTON LÀ MỘT CỬ CHỈ TỐT ĐẸP, BIẾN MỘT ĐỊCH THỦ CHÍNH TRỊ THÀNH NGƯỜI BẠN LÂU BỀN Theo truyền thống, vào ngày bàn giao chức vụ, vị Tổng thống sắp rời Nhà Trắng sẽ để lại một bức thư cho tân Tổng thống trên bàn giấy của Phòng Bầu Dục. Mặc dù bị Bill Clinton đánh bại sau một nhiệm kỳ 4 năm, Tổng thống George H. W. BUSH đã viết cho người kế vị những dòng bình dị nhưng chân tình như sau: Bill thân mến, Mới bây giờ đây, khi tôi bước vào văn phòng này, tôi cảm thấy sự kỳ diệu và trân trọng mà tôi từng cảm nhận bốn năm trước đây. Tôi biết anh cũng sẽ cảm thấy như thế. Tôi chúc anh hưởng được hạnh phúc to lớn ở nơi đây. Tôi chẳng bao giờ cảm thấy nỗi niềm cô đơn mà một vài vị Tổng thống đã mô tả. Sẽ có những lúc rất cam go, thậm chí chúng trở nên khó khăn hơn do những lời chỉ trích mà anh cho là thiếu công bằng. Tôi không phải là người rất khôn ngoan để đưa ra một lời khuyên; nhưng chỉ xin anh đừng để những người chỉ trích làm anh nản chí hoặc đẩy anh chệch hướng. Anh sẽ là Tổng thống của chúng tôi khi anh đọc lá thư ngắn này. Chúc anh khoẻ mạnh. Chúc gia đình anh khoẻ mạnh. Thành công của anh bây giờ là thành công của đất nước chúng ta. Tôi đang hậu thuẫn anh mạnh mẽ. Chúc may mắn -- George Nguyên văn: Dear Bill, When I walked into this office just now I felt the same sense of wonder and respect that I felt four years ago. I know you will feel that, too. I wish you great happiness here. I never felt the loneliness some Presidents have described. There will be very tough times, made even more difficult by criticism you may not think is fair. I'm not a very good one to give advice; but just don't let the critics discourage you or push you off course. You will be our President when you read this note. I wish you well. I wish your family well. Your success now is our country's success. I am rooting hard for you. Good luck— George | ||||||||
Trước giờ 2 ông Trump-Tập gặp nhau, quân đội TQ loan tin trục xuất chiến hạm Mỹ ở biển Đông Posted: 01 Dec 2018 03:25 PM PST Hải Võ
Trước giờ 2 ông Trump-Tập gặp nhau, quân đội TQ loan tin trục xuất chiến hạm Mỹ ở biển Đông Quân đội Trung Quốc xác nhận việc triển khai lực lượng để "cảnh cáo và trục xuất" tàu Mỹ di chuyển qua khu vực biển Đông. Thông cáo của Chiến khu miền Nam, thuộc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, ngày thứ Bảy 1/12 nói rằng tàu tuần dương trang bị tên lửa dẫn đường USS Chancellorsville đã tiến vào vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép) khi chưa có sự đồng ý của chính phủ Trung Quốc. "Chiến khu miền Nam đã tổ chức hải quân và không quân để giám sát tàu Mỹ, cũng như đưa ra cảnh cáo để tàu này rời đi," thông cáo viết. "Chiến khu sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ tình hình trên biển và trên không để ngăn chặn các sự kiện xảy ra có thể đe dọa đến an ninh quốc gia." Thông cáo cũng kêu gọi Mỹ kiểm soát các hạm đội của nước này để tránh những "tính toán sai lầm". Hôm thứ Năm (29/11), phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương (Mỹ) Nathan Christensen xác nhận tàu tuần dương của họ đã tiến hành chiến dịch tuần tra tự do hàng hải quanh khu vực quần đảo Hoàng Sa, nhằm thách thức những tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh tại đây. "Tàu USS Chancellorsville đã lưu thông gần quần đảo Hoàng Sa để thách thức những yêu sách hàng hải quá đáng và để bảo vệ quyền tiếp cận vùng nước được luật pháp quốc tế quản lý," ông cho biết.
Theo ông Christensen, lực lượng Mỹ sẽ hoạt động thường xuyên tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, bao gồm tại biển Đông. Ông khẳng định chiến dịch tự do hàng hải vừa qua được tiến hành theo luật pháp quốc tế và "Mỹ sẽ điều tàu, máy bay tới bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép". Đáp lại, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng ngày 30/11 tuyên bố Bắc Kinh đã "giao thiệp nghiêm khắc" với phía Mỹ về vụ việc. Ông Cảnh cũng đề cập việc quân đội Trung Quốc điều tàu chiến và máy bay "kiểm tra xác nhận, đồng thời cảnh cáo và trục xuất" tàu Mỹ. Căng thẳng gần đây nhất giữa lực lượng Mỹ và Trung Quốc trên biển Đông diễn ra hôm 30/9, khi chiến hạm hải quân Trung Quốc bị Mỹ cáo buộc là "tiếp cận nguy hiểm" với tàu Mỹ ở mức độ rất gần xảy ra va chạm. Vụ "chạm trán" mới nhất ở biển Đông diễn ra ngay trước thềm hội nghị thượng định G20, đang diễn ra tại thủ đô Buenos Aires của Argentina. Tại đây, tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến tổ chức cuộc gặp mặt và ăn tối vào ngày 1/12 (giờ địa phương). Đây được đánh giá là cuộc gặp hết sức quan trọng, mang theo kỳ vọng về thỏa thuận giữa hai nước nhằm hạ nhiệt chiến tranh thương mại. theo Thời đại | ||||||||
"SÂN SAU" KHÔNG DỄ "TRẢM" VÌ SAU NÓ LÀ NHÓM LỢI ÍCH "HÙNG MẠNH" Posted: 01 Dec 2018 03:24 PM PST Vương Hà
Thực tế, dư luận không lạ gì "sân sau" - một trong những mánh khóe của những cá nhân có chức, có quyền lập ra để moi ruột ngân khố. Nhưng, từ trước đến nay, chưa vị lãnh đạo nào bị xử lý về việc kiếm tiền bất hợp pháp từ "sân sau" này. Có thể, có những vị đã bị khởi tố về tội thiếu trách nhiệm, tội cố ý làm trái, kể cả tội tham nhũng, nhưng chưa có bản cáo trạng nào vạch rõ, một trong những "quỷ kế" của các đối tượng này từ "sân sau" mà ra, dù rằng bóng dáng nó khá rõ. Chính vì vậy, người dân không chỉ thì thầm bên ly cà phê, mà nhiều khi công khai tố ông A, ông B có "sân sau" do họ hàng các vị này đứng tên, nhưng chỉ bên ly rượu cay. Hầu hết họ chỉ dừng ở mức "xả ra" cho đỡ bức xúc. Nhưng, tất cả vẫn chỉ là cảm nhận, là tin đồn. Nó chỉ thành tin chính thống khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói thẳng: "Có ông không chỉ một sân sau mà còn hai, ba thậm chí là 13-14 sân sau . Có ông có đầy đủ bao nhiêu sân sau buôn bán nguyên vật liệu. Đừng nói Thủ tướng không biết vấn đề này" tại Hội nghị đổi mới doanh nghiệp nhà nước vừa qua. Thủ tướng cũng nhấn mạnh, Thủ tướng biết rõ hết. Chỉ riêng việc công bố chuyện này, dư luận tin rằng, ít nhất, một số vị lãnh đạo bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp sẽ tạm thời "co vòi" hoặc bớt trắng trợn hơn. Vậy, Thủ tướng còn nắm rõ những "sân sau", chẳng lý gì các cơ quan chức năng không biết. Vấn đề nằm ở chỗ, họ có đủ dũng khí, đủ "lực" vạch mặt chỉ tên cụ thể những "sân sau" của vị A, vị B, C nào đó. Dù rằng, làm được điều này không đơn giản, nhưng không phải là quá khó. Nói khó là bởi, các hợp đồng kinh tế với "sân sau" thường đúng "quy trình", kể cả chỉ định thầu. Nhưng cũng không khó bởi, cách thức đấu thầu, chỉ định thầu, các đơn giá … kiểu gì cũng có những lỗ hổng không hề bé. Không ít cán bộ, viên chức trong đơn vị cũng có thể nói vanh vách những dấu hiệu bất thường trong những hợp đồng kinh tế mà thủ trưởng của mình ký kết. Vấn đề là họ biết cũng chỉ thầm thì những bức xúc, ấm ức với nhau bên chén trà. Trong khi đó, một vài người dũng cảm "bung" ra với cơ quan chức năng, đa phần trong số đó khó tránh khỏi tai họa ập đến. Thực tế, không ít vụ đã được công luận đề cập những oan khuất, bị trù dập của những người dám tố cáo. Giờ đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói thẳng về hiện tượng này, thì chắc chắn ông cũng sẽ chỉ đạo rốt ráo xử lý việc nghiêm khắc những vị lãnh đạo đang có những cái "sân sau" làm bình phong để đục khoét ngân khố quốc gia. Nguy hiểm là, những DN "sân sau" ăn không chỉ phần trăm của dự án, mà nó khiến dự án dễ chết yểu bởi chất lượng trang thiết bị kém chất lượng được mua sắm. 12 đại dự án "đắp chiếu", trong đó nợ 58 ngàn tỷ, ôm lỗ 18 ngàn tỷ của Bộ Công thương từng nằm, hoặc vẫn nằm "đắp chiếu" là ví dụ sinh động nhất. Về sự nguy hiểm của những "sân sau", trong một hội nghị của TP Hà Nội đầu năm 2017, nói về "cuộc chiến" giành lại vỉa hè cho người đi bộ, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cảnh báo: " hơn 180 quán bia vỉa vè thì có trên 150 quán bia có công an đứng đằng sau…", "Các bí thư, chủ tịch quận ngồi đây dám cam đoan với tôi các điểm trông giữ xe dưới phường có người nhà, có bãi đỗ xe của bí thư, chủ tịch không? Có đấy." Còn gì thẳng và rõ ràng hơn. Với phong cách vị tướng, ông Chung đặt ra câu hỏi: Những ai "bảo kê" và vì đâu thành phố ra quân bao lần đều thất bại? Điều đó cho thấy, ông Chung rất tâm huyết, quyết tâm trong "cuộc chiến" chống những "cái ô", những "sân sau", đồng thời cũng cho thấy "cuộc chiến" này khó đến mức nào. Thực tế gần 2 năm qua, "cuộc chiến" giành lại vỉa hè cho người đi bộ ở Hà Nội và nơi khởi xướng là TP Hồ Chí Minh lúc đầu đều kiên quyết, quyết liệt, được công luận ủng hộ nhiệt thành, nhưng đáng tiếc, kết quả đạt được chẳng đáng là bao, rất nhiều nơi, đâu vẫn hoàn đấy. Còn gì chua chát hơn. Điều đó cho thấy, "cuộc chiến" với những vị quan chức "ăn" không từ thứ gì, đặc biệt khi họ cấu kết với nhau thành những nhóm lợi ích "hùng mạnh" là không đơn giản chút nào. Vương Hà Nguồn: Dantri | ||||||||
Bé tí đã trịch thượng, cậy uy quyền, lớn lên sẽ như thế nào đây? Posted: 01 Dec 2018 03:23 PM PST Anh Quân (GDVN) - Thử nhìn rộng ra, cái tính trịch thượng, cậy uy quyền này ngấm vào máu thì những đứa trẻ như thế lớn lên sẽ thế nào? Đáng lo ngại lắm thay!
Có khá nhiều ý kiến cho rằng, cần chấm dứt ngay đội sao đỏ trong trường học. Bởi, hình thức tổ chức này đem lại điều lợi thì ít mà những hệ lụy lại quá nhiều. Điều đáng buồn nhất là biến những cô cậu học trò vô tư, hồn nhiên, trong sáng kia trở thành những "thám tử", những "mật vụ", những "cảnh sát" nhí chuyên điều tra, bắt bớ và tố tội các bạn đồng trang lứa. Nguy hại hơn nữa, cái "quyền uy" ấy ngấm sâu vào người để chính các em trong đội sao đỏ cũng không ý thức được đây chỉ là nhiệm vụ được giao ở trường. Vì thế, đã có không ít chuyện buồn, chuyện xích mích xảy ra do một số sao đỏ nhập vai quá đạt. Xin được kể một số câu chuyện về Sao đỏ sau cánh cổng trường: Câu chuyện thứ nhất Mấy tuần nay, lớp 4A liên tục bị đứng chót bảng xếp hạng. Cô giáo Mai đã bị hiệu trưởng nhắc nhở về nề nếp đi xuống. Cô mượn sổ trực để xem lớp vướng lỗi gì mà bị trừ nhiều điểm như vậy. Vào đầu giờ hôm ấy, cô Mai không tiếp tục bài giảng như bình thường, cô lên lớp hét "vọng cổ" (cách mà học sinh thường nói khi lớp bị thầy cô la mắng) gần hết tiết. Người hứng trận lôi đình hôm ấy là Dũng vì em vi phạm khá nhiều lỗi như không đội mũ bảo hiểm, nói tục... những lỗi này điểm trừ khá nặng. Khi Dũng bị cô gọi đứng lên la rầy, em mếu máo khóc và nói: "Hôm chủ nhật, mẹ chở con đi chơi, con nói đội mũ bảo hiểm mà mẹ vội nên không cho vào lấy". Nghe đến chủ nhật, cô Mai hỏi lại: "Chủ nhật là sao? Không phải em vi phạm khi đi học tới trường à?". Dũng cho biết cả chuyện nói tục cũng bị anh Hùng (nhà hàng xóm thành viên trong đội sao đỏ của trường) ghi vào. Rồi em kể, ảnh gần nhà nên hay chơi chung, nếu không nhường anh, không cho anh đồ ăn, anh hay hăm dọa Dũng chuyện sẽ ghi tên vào sổ cờ đỏ. Tưởng chỉ lớp mình mới có hiện tượng ấy, trao đổi với một số giáo viên khác, cô Mai được biết lớp họ cũng hay có chuyện như thế xảy ra. Có học sinh còn tố, ở nhà con cũng thấy mấy anh chị cờ đỏ chạy xe không đội mũ bảo hiểm mà có sao đâu? Câu chuyện thứ hai Đâu chỉ mình sao đỏ mới ra oai "bắt bớ", không ít em là bạn thân của sao đỏ cũng biết cách dựa hơi. Cậu bạn tên Tuấn kể rằng, ở trong xóm em vẫn thường xuyên bị mấy anh chị học lớp 4, 5 dọa mách sao đỏ. Mẹ của Tuấn có lần bức xúc nói với giáo viên: "Tôi thật sự mệt mỏi, không ít lần thằng con về nhà khóc lóc vì bị mấy anh chị mách cờ đỏ ghi tên vào sổ rồi. Chuyện trẻ nhỏ chơi với nhau sao tránh khỏi cãi vã, xích mích. Nhưng vì thế, chúng ghi tên con vào sổ sẽ phiền phức ra". Cô Thanh nói cũng nhờ sự phản ứng đó của phụ huynh mà mình biết được những chuyện cờ đỏ làm sau cổng trường để báo với Tổng phụ trách chấn chỉnh. Câu chuyện thứ ba Cuốn sổ của sao đỏ được nhiều học sinh gọi là "sổ đen" vì ai có tên trong ấy gần như sẽ hứng trọn trận lôi đình từ phía thầy cô. Nhiều học sinh luôn cố gắng, gồng mình để không bị liệt vào sổ. Nhưng, số khác lại truyền nhau "bí kíp" phạm lỗi mà cũng như không. Đó là cách lấy lòng, mua chuộc sao đỏ. Bạn Duy một học sinh lớp 3 kể rằng: "Có bánh ngon để dành sao đỏ. Có truyện hay cũng dành sao đỏ đọc trước…". Một lần cô Hưng nghe một số học sinh lớp mình tố: "Bạn Thường tuần trước đi học trễ, không mang khăn quàng nhưng vẫn không bị ghi tên vì bạn ấy thân với sao đỏ". Mách thì mách thế đương nhiên giáo viên chỉ nhắc nhở lần sau ráng đi học sớm chứ làm gì xử lý. Bởi không có tên trong sổ là không bị trừ điểm. Nhiều thầy cô chỉ quan tâm tới việc lớp có bị trừ thi đua hay không là đủ. Và còn nhiều, rất nhiều những chuyện buồn về sao đỏ. Một số thành viên trong đội sao đỏ tự cho phép mình cái quyền được kiểm soát bạn bè ở tất cả mọi nơi trong khi bản thân mình lại không gương mẫu. Thử nhìn rộng ra, cái tính trịnh thượng, cậy uy quyền này ngấm vào máu thì những đứa trẻ như thế lớn lên sẽ thế nào? Đáng lo ngại lắm thay! Đã đến lúc chúng ta cần xem xét có nên tồn tại hình thức đội sao đỏ trong trường học như hiện nay hay không? | ||||||||
Học trò mâu thuẫn, đánh nhau vì ..."hồng vệ binh cờ đỏ" Posted: 01 Dec 2018 03:17 PM PST Bình Thanh (GDVN) - Đã có không ít vụ đánh nhau xảy ra giữa các học sinh trong trường với cờ đỏ. Tìm hiểu ra nguyên nhân xuất phát từ việc lớp bị cờ đỏ ghi tên vào sổ.
Mỗi trường học đều có một đội cờ đỏ dưới sự chỉ đạo quản lý của Tổng phụ trách đội. Vào đầu năm học, Tổng phụ trách sẽ lên danh sách thành lập đội cờ đỏ. Các lớp sẽ bầu chọn trong lớp và đưa danh sách lên. Thường thì mỗi lớp khoảng 2 bạn tham gia. Đội cờ đỏ sẽ được chính Tổng phụ trách tập huấn cho vài buổi về cách quan sát, theo dõi các lớp, các bạn học sinh, về cách chấm điểm của từng quy định…để ghi lại những lỗi vi phạm vào sổ trực hằng ngày. Cuối tuần, Tổng phụ trách đội lấy bằng chứng trừ điểm các lớp. Từ những vi phạm ấy, thầy cô chủ nhiệm sẽ có biện pháp để giáo dục, răn đe. Vì điều này, đã xảy ra tình trạng mâu thuẫn giữa học sinh các lớp với chính đội cờ đỏ của trường. Mâu thuẫn, gây gổ cũng từ đội cờ đỏ Đã có không ít vụ đánh nhau xảy ra giữa các học sinh trong trường với cờ đỏ. Tìm hiểu ra nguyên nhân xuất phát từ việc lớp bị cờ đỏ ghi tên vào sổ. Có bạn trong đội cờ đỏ bị chính các thành viên trong lớp đe nẹt, khống chế. Thế là lớp bẩn cũng phải ghi là sạch. Lớp không sinh hoạt đầu giờ mà nói chuyện, nghịch phá cũng chẳng dám nhắc nhở. Một phụ huynh từng chia sẻ: "con đi học về thổn thức với cha mẹ "con bị mấy anh chị lớp 9 giật cuốn sổ cờ đỏ bắt xóa đi và ghi lại, nếu không sẽ bị đánh. Con sợ lắm". Không ít cờ đỏ bị bạn bè đe dọa vì không như thế thì chính họ cũng sẽ bị thầy cô trách phạt. Lại có những cờ đỏ bắt lỗi rất gắt. Ví dụ như quan sát lớp quét vệ sinh mà cờ đỏ dùng tay miết xuống sàn lớp học nói rằng còn nhiều cát, hay chỉ một mẩu giấy nhỏ nằm sau góc bàn là ghi ngay lớp không quét dọn... thế là ẩu đả đã xảy ra. Cũng đã có không ít chuyện một số em gọi người nhà hoặc mấy anh bên ngoài chặn đánh một số bạn cờ đỏ đã "dám ghi tên em tao vào sổ". Khoảng 2 tuần một lần, Tổng phụ trách lại luân chuyển cờ đỏ giữa các lớp. Theo phản ánh thường xuyên của học sinh, có bạn cờ đỏ thoải mái, dễ tính đôi khi mắc lỗi chỉ nhắc nhở mà bỏ qua. Cũng có bạn cờ đỏ rất khó tính "hở cái gì cũng ghi hết vào sổ" nên học sinh vừa thấy sợ, vừa rất ghét. Một số giáo viên bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông nói, để hạn chế việc ẩu đả, đánh nhau giữa cờ đỏ và các thành viên trong lớp đã phân học sinh nữ khối 6 theo dõi khối 8, khối 7 theo dõi khối 9. Thường thì học sinh nam ít gây gổ hoặc đánh các học sinh nữ nhỏ tuổi hơn mình. Một số em cờ đỏ nữ cũng bật mí "tụi con sợ mấy anh chị nên cũng ít dám ghi tên"… Đề xuất bỏ đội cờ đỏ trong trường Với học sinh tiểu học, thầy cô giáo chủ nhiệm thường xuyên bám lớp nên vi phạm của các em cũng chủ yếu đi học trễ, mặc đồng phục sai, bỏ dép chạy chân không hay ngồi xe không đội mũ bảo hiểm. Thầy cô giáo sẽ nhắc nhở và thông báo cho phụ huynh khi cần. Riêng học sinh cấp trung học, mỗi trường đã có luôn một tổ giám thị. Những giáo viên này không phải lên lớp, nhiệm vụ của các thầy cô sẽ theo dõi, quan sát và giúp đỡ học sinh thường xuyên. Những sai phạm của các em cần được nhắc nhở ngay để học sinh nhớ mà sửa. Vì thế không nhất thiết phải có đội cờ đỏ trong trường chỉ để bắt các em đóng vai là những "ngáo ộp" luôn đi tìm sai sót của người khác để ghi tên. Khi thầy cô không bị áp lực về thứ hạng của lớp, chính họ sẽ có cách giáo dục nhẹ nhàng mà hiệu quả với các em học sinh của mình. Bình Thanh | ||||||||
Sao đỏ - "hồng vệ binh", nỗi ám ảnh của học trò Posted: 01 Dec 2018 03:16 PM PST Đăng Bình (GDVN) - Trong thực tế, đội cờ đỏ hoạt động chẳng khác nào đội quân chuyên rình rập, bắt bớ, ra oai với bạn bè. Có em còn lợi dụng sự sợ hãi của bạn để mưu cầu lợi ích. Từ cấp tiểu học đến các bậc học phổ thông, trường học nào cũng có đội sao đỏ. Đây là một hình thức tự quản của học sinh. Mục đích thành lập ra đội sao đỏ là quan sát, theo dõi mọi hoạt động, nề nếp của học sinh trong trường, giúp giáo viên giáo dục những học sinh vi phạm và kịp thời tuyên dương những em có những việc làm gương mẫu, nổi trội. Từ đó, giúp học sinh tự rèn luyện và thực hiện tốt những nội quy của nhà trường đề ra. Thế nhưng trong thực tế ở một số trường, đội cờ đỏ hoạt động chẳng khác nào đội quân chuyên rình rập, bắt bớ và ra oai với bạn bè. Đã có em còn biết lợi dụng sự sợ hãi của các bạn để mưu cầu lợi ích riêng. Bởi thế, nói chung ở nhiều trường hiện nay, đội sao đỏ đang trở thành nỗi "ám ảnh" của không ít học sinh trong trường. Chẳng khác gì canh "tội phạm" Đứng quan sát một lúc tại bất kì cổng trường nào vào giờ đi học, giờ ra về cũng dễ dàng bắt gặp vài ba em tay lăm lăm cuốn vở và cây viết để sẵn sàng ghi tên những học sinh vi phạm vào sổ. Có em đi học muộn thấy cờ đỏ đứng canh ngoài cổng đã run sợ rúm ró cả người. Em lấy tay bịt chặt bảng tên trước ngực không cho cờ đỏ ghi tên. Vài ba bạn miệng la lớn, lấy tay vạch áo bạn để ghi bằng được tên. Có học sinh không có bảng tên nhưng hoảng quá nói đại một tên khác, học ở một lớp khác để thoát tội. Sau đó thì hỉ hả vào khoe với các bạn như một chiến tích đáng tự hào. Hay cái cảnh cờ đỏ rượt học sinh không đội mũ bảo hiểm chạy thục mạng để xem học lớp nào. Có bạn trống trường vừa điểm chỉ một vài giây nhưng van xin cờ đỏ tha cho để vào lớp mà không được. Vào đầu mỗi buổi học, học sinh bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông đều có 15 phút đầu giờ. Lớp nào cũng có một cờ đỏ đứng canh ngoài cửa xem lớp có sinh hoạt đầu giờ không? Sinh hoạt có trật tự hay vẫn ồn ào?...Có những học sinh nói rằng mình chỉ hỏi bạn có vài câu cũng bị cờ đỏ ghi ngay vào sổ tội mất trật tự. Vào những giờ ra chơi, trong khi học sinh vui chơi, đọc sách, cờ đỏ cũng lăm lăm cuốn sổ ngó nghiêng chỉ để tìm bạn nào không mang dép, bạn nào vô ý văng tục… Nội quy nhà trường có nhiều, sơ sẩy một chút là có tên trong sổ trực. Trường cấm mua hàng rong ngoài cổng, có bạn khát nước quá chạy ra mua bịch nước cũng phải lén la lén lút như người ăn trộm. Nếu hỏi học sinh "trong trường sợ ai nhất" không ít câu trả lời rằng "sợ nhất đội cờ đỏ". Bởi, cứ có tên trong sổ cờ đỏ bất cần biết phạm lỗi lần đầu hay thường xuyên vi phạm thì cũng sẽ bị thầy cô nhẹ thì nhắc nhở, nặng sẽ phạt đòn… Nhiều bạn trong đội cờ đỏ tự cho mình cái quyền nạt nộ, hạch sách các bạn. Các em đội cờ đỏ vui mừng khi thấy bạn van xin, năn nỉ tha cho. Ý thức được "sức mạnh", "quyền uy" của mình, không ít cờ đỏ ra oai, lên mặt với các bạn. Một số học sinh thường xuyên vi phạm cũng sợ mình bị ghi tên nhiều vào sổ đã nghĩ ra nhiều cách lấy lòng đội cờ đỏ như cho tiền mỗi ngày (gọi trắng ra là tiền cống nạp). Đã có không ít lần chúng tôi phải xử lý tình trạng phụ huynh phản ánh con họ lấy cắp tiền của cha mẹ, truy hỏi kĩ mới biết "hối lộ" cho anh cờ đỏ để khỏi bị ghi tên mỗi khi phạm lỗi. Xin cho con không làm cờ đỏ Đã có phụ huynh đến trường đặt vấn đề thẳng với giáo viên "xin cô cho con tôi không phải làm cờ đỏ". Hỏi ra được biết "từ ngày cháu làm cờ đỏ tôi thấy nó thay đổi khá nhiều. Tôi sợ có khi con sẽ hư lúc nào không hay". Rồi chị kể thường ngày đi học về, cháu hay khoe hôm nay bắt được bạn A nói tục, bạn B đi học muộn hay bạn C mua quà ngoài cổng. Mấy bạn năn nỉ xin gần chết và hứa cho con đồ chơi con mới tha cho. Cái giọng kể đầy tự hào sung sướng. Có chị lại nói rằng, con mình thay đổi tính nết từ khi vào đội cờ đỏ. Chị cho biết, trước đây cậu bé luôn nhường nhịn và chiều chuộng em nhưng nhiều tháng gần đây không còn điềm đạm, cưng chiều như trước. Không vừa lòng điều gì thì mắng mỏ và lên giọng đàn anh quát nạt. Theo dõi mãi mới biết con làm trong đội cờ đỏ nên sợ con sẽ học cái tính quát nạt bạn bè sẽ hư. Có phụ huynh cũng thẳng thắn nói rằng, tôi sợ con nhiễm thói xấu vì nhiều lần nó khoe được bạn cho bánh nên đã không ghi tên bạn vào sổ. Chuyện theo dõi học sinh để nhắc nhở, giáo dục các em là nhiệm vụ của giáo viên, của giám thị. Đừng khoác trách nhiệm lớn lao này trên đầu con trẻ. Hãy để các em sống vô tư hồn nhiên đúng như tuổi các em cần được hưởng. Đăng Bình | ||||||||
CÂU NÓI KHÔNG CHỈ CHO MỘT NGƯỜI Posted: 01 Dec 2018 03:15 PM PST | ||||||||
Posted: 01 Dec 2018 03:14 PM PST Xuân Dương (GDVN) - Vận dụng câu nói của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng "Nhiệt tình + dốt nát = phá hoại" cho trường hợp "Não bé + chức to" thì sau dấu "=" phải thêm từ gì? Giáo sư Tạ Quang Bửu (1910–1986) từng làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Trong một tài liệu lưu tại Viện Bảo tàng cách mạng, trước chữ ký của ông trên văn bản có ghi cấp hàm là Thiếu tướng. [1] Giáo sư Trần Đại Nghĩa được phong quân hàm thiếu tướng năm 1948, ông từng giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, cấp hàm tương đương Bộ trưởng. Gần đây, một vị thiếu tướng là ông Nguyễn Mạnh Hùng được bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Quốc hội đã ban hành những điều luật khống chế số lượng cấp tướng trong quân đội và công an, bởi đây là những chức vụ rất quan trọng. Nêu một vài thông tin để thấy cấp hàm thiếu tướng là khá cao, không ít trường hợp tương đương với chức bộ trưởng. Báo chí đưa tin, trước tòa, cựu thiếu tướng công an Nguyễn Thanh Hóa bộc bạch: "Khi được giao xây dựng lực lượng cảnh sát đấu tranh phòng, chống tội phạm về công nghệ cao, tôi không am hiểu gì về công nghệ nhưng vẫn cố hết sức của mình. Tạo hoá cho tôi một bộ não quá bé nhưng lại cho tôi một tham vọng quá lớn". Nguyễn Thanh Hóa chắc chắn được học hành cẩn thận, có đủ các loại bằng cấp lý luận và quản lý hành chính mới được đề bạt chức Cục trưởng, tuy nhiên khi ông này tự nhận mình bị "Tạo hoá cho một bộ não quá bé" thì không biết ông nói về thể tích của bộ não hay về khả năng tư duy mà bộ não mang lại? Sự việc người "không am hiểu gì về công nghệ" nhưng lại làm Cục trưởng Cục phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50) Bộ Công an cho thấy một thực tế, không ít vị lãnh đạo có thể làm người đứng đầu bất kỳ cơ quan nào miễn là được bổ nhiệm. Xin nêu vài dẫn chứng: Trịnh Xuân Thanhtrình độ chuyên môn kiến trúc sư, chuyển sang làm trong lĩnh vực dầu khí rồi làm Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang một cách suôn sẻ nếu không có chuyện chiếc xe tư nhân mang biển xanh của người này bị báo chí điểm mặt. Lê Phước Hoài Bảo từ chỗ không làm được cho doanh nghiệp tư nhân theo lời khuyên của cha quay về làm cho nhà nước, tháng 2/2014 nhận việc tại Ủy ban Nhân dân huyện Thăng Bình, tháng 3/2014 làm Phó Chủ tịch huyện, tháng 4/2015 làm Phó Giám đốc sở và tháng 9/2015 làm Giám đốc sở Kế hoạch và Đầu tư. Khả năng lãnh đạo của người này theo đánh giá của nguyên Bí thư tỉnh ủy Quảng Nam Lê Phước Thanh như sau: "Tôi có thể khẳng định việc đó (làm Giám đốc sở - NV) thừa sức, Bảo có uy tín để làm. Nhiều người đánh giá cách tổ chức, cách quản lý của Bảo rất tốt, từ đạo đức, phẩm chất cũng rất là tốt". [2] Bài "Suy và ngẫm" trên Tapchicongsan.org.vn trích dẫn lời cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng như sau: "Sự nhiệt tình cộng với dốt nát bằng phá hoại". [3] Bài báo cho thấy năm 2013, người Việt đã chi 6 tỷ USD du lịch và 4 tỷ USD chữa bệnh ở nước ngoài và kết luận: "Nếu chỉ vì lợi ích cá nhân thấp hèn mà bán rẻ lương tâm, bán rẻ đồng bào thì có tội lớn với dân tộc, với đất nước, muôn đời bị các thế hệ phỉ nhổ". Thế thì những người "vi phạm nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng đến mức phải xem xét kỷ luật" như Vũ Huy Hoàng, Nguyễn Bắc Son, Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa,… có phải đã và đang phá hoại cả kinh tế đất nước lẫn uy tín chính trị của cơ quan, đoàn thể hay chỉ tại họ "nhiệt tình" cộng thêm chút "dốt nát"? Nói cho công bằng, một số người làm đến Bí thư, Chủ tịch tỉnh, Bộ trưởng hay cấp tướng trong quân đội, công an mới bị xử lý kỷ luật không thể là người dốt nát. Có điều họ "thông minh quá, thông minh không chịu nổi" nên mới bị khai trừ, cách chức hoặc "dựa cột". Nói đến chuyện những kẻ hại nước, hại dân "muôn đời bị các thế hệ phỉ nhổ" thì lại có nhiều kiến giải khác nhau. Loại quan mà dân gian gọi là "Quan cỏ", bị tù năm bảy năm hay mất cái nguyên này nhưng vẫn còn nguyên cái không mất thì vài ba chục năm sau chẳng mấy người để ý. Liệu hôm nay bao nhiêu người còn thời gian tìm hiểu để mà "phỉ nhổ" Nguyễn Trường Tô, người từng một thời hét ra "ảnh nóng" ở một tỉnh miền núi? Con cái đám "quan cỏ" nhiều người du học ở bên tây, đã có sẵn hộ chiếu nước ngoài, tiền tiêu không hết thì lo gì chuyện "phỉ nhổ". Vả lại đến đời cháu chắt, tiếng Việt không biết, có du lịch về "quê cha đất tổ" nghe ai nói gì cũng như nước đổ đầu vịt, thế thì dẫu có ai đó bỏ công "phỉ nhổ" cũng mỏi mồm. Họa chăng chỉ những kẻ mà người đời gọi là "Đại khốn nạn", thành viên nhóm lợi ích "Khốn nạn" thì tiếng xấu mới để muôn đời, mà số này có lẽ không nhiều lắm. Vận dụng câu nói của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng "Nhiệt tình + dốt nát = phá hoại" cho trường hợp "Não bé + chức to" thì sau dấu "=" phải thêm từ gì? Người viết dùng từ "Bệnh viện" vì các lý do sau đây: Nếu không phải ra tòa, hầu hết các nghi phạm luôn đủ sức khỏe để cống hiến, khi bị tòa án gọi tên, không ít người phải nhập viện với đủ các chứng bệnh nguy hiểm. Đầu tiên phải kể đến vụ khai man thành tích để nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang của Hồ Xuân Mãn, sau khi bị tước danh hiệu và nộp lại tiền đã nhận, báo Laodong.vn dẫn kết luận của cơ quan chức năng như sau: "Ông Mãn chưa bị xem xét kỷ luật do đang mắc bệnh hiểm nghèo. Bệnh của ông Mãn được Hội đồng chuyên môn Bệnh viện Sức khỏe miền Trung kết luận". [4] Bài báo cũng cho biết ý kiến của người dân Thừa Thiên - Huế như sau: "Chúng tôi không hề biết bệnh viện này ở đâu, ở Huế, Đà Nẵng, Phong Điền? Ông Mãn mắc bệnh gì? Cần lập hội đồng y khoa để làm rõ. Lâu nay ông Mãn vẫn tụ tập ăn nhậu đều; cách đây 3-4 ngày, khi dự đám cưới, ông Mãn vẫn lên hát bài "Cuộc đời vẫn đẹp sao"… Gần đây thì quá nhiều ví dụ: Trần Bắc Hà - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng BIDV vắng mặt tại tòa vì sang Singapore chữa bệnh. Trong phiên tòa phúc thẩm vụ Út "trọc", báo Tienphong.vn viết: "Là nhân chứng quan trọng trong vụ án nhưng ông Lê Thanh Cung - nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương vắng mặt. Vợ ông viết đơn xin vắng mặt thay chồng và cho biết ông Cung từng phải sang Mỹ chữa bệnh tim, hiện phải xuất cảnh để tái khám". [5] Cựu trung tướng Phan Văn Vĩnh cũng nhập viện trước khi Tòa án tỉnh Phú Thọ mở phiên tòa xét xử vụ đánh bạc qua mạng vì sức khỏe yếu.
Có người tặc lưỡi "Khi người ta đã phải vào bệnh viện, bị bệnh nguy kịch mà còn kết luận là "phá hoại" e là hơi nặng nề, nhất là khi họ đã xin lỗi trước tòa"! Chẳng phải có lãnh đạo thành phố vào bệnh viện thăm kẻ phê ma túy còn tặng thêm phong bì đó sao! Vậy nên có lời khuyên với ai bị bệnh "não bé" mà làm to ngoài việc chuẩn bị sẵn hộ chiếu nước ngoài như Vũ "nhôm" cũng nên dự trữ thêm vài ba cái bệnh án. Mua bệnh án bất quá mất vài trăm ngàn đồng, khi cần trương ra là chữa được khối "bệnh", nếu không chữa khỏi tuyệt đối thì chí ít cũng làm "bệnh" giảm đi ba bốn phần. Nếu chẳng may chưa kịp mua bệnh án "Não bé" cho bản thân thì tìm bệnh của người nhà, rồi năn nỉ xin về phụng dưỡng, kiểu này cũng là một sáng kiến mà chỉ có "não bé" mới nghĩ ra được. Tài liệu tham khảo: [1]https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn:T%E1%BA%A1_Quang_B%E1%BB%ADu [2] https://dantri.com.vn/xa-hoi/ong-le-phuoc-thanh-toi-muon-co-cong-bo-dung-sai-ro-rang-20151005122623418.htm [3]http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Sinh-hoat-tu-tuong/2014/30195/Suy-va-ngam.aspx [4] https://laodong.vn/xa-hoi/vu-ong-ho-xuan-man-bi-de-nghi-tuoc-danh-hieu-anh-hung-llvtnd-nguoi-khieu-nai-tung-bi-doa-giet-171730.bld [5] https://www.tienphong.vn/phap-luat/phuc-tham-ut-troc-nguyen-chu-tich-tinh-binh-duong-sang-my-chua-benh-1339693.tpo Xuân Dương http://giaoduc.net.vn/gdvn-post193305.gd | ||||||||
HẬU "CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT" TẠI NGHỆ AN Posted: 01 Dec 2018 03:13 PM PST Hương Giang Ngày 30/11/2018 tại xã Khánh Thành, huyện yên Thành, tỉnh nghệ An, chính quyền tỉnh nghệ An đã tổ chức "Phiên tòa" đấu tố Linh mục Đặng Hữu Nam. Thành phần tham dự, ngoài lãnh đạo xã Mỹ Khánh và huyện Yên Thành, là một lô một lốc những thành phần ăn hại "sáng vác ô đi tối vác về" từ xã đến huyện, như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu Chiến binh, Hội Nông dân, Ủy ban Mặt trận huyện xã và thôn… Ngoài ra thành phần đông đảo nữa là công an chìm nổi tràn ngập khắp nơi. Vì xã Khánh Thành là vùng có nhiều đồng bào công giáo, là giáo xứ Mỹ Khánh, giáo hạt Bảo Nham, nên nhiều người công giáo dù được vận động ráo riết với nhiều lời hứa ngon ngọt tham gia phiên đấu tố này, nhưng họ không tham gia. Vì vậy để cho cuộc đấu tố thêm xôm tụ, họ huy động một số cán bộ đảng viên các xã lân cận.
Vậy Linh mục Đặng Hữu Nam bị tội gì? Nói đến LM Đặng Hữu Nam, người ta nhớ đến thảm họa môi trưởng do Formosa xả thải gây chấn động thế giới vào tháng 4 năm 2016, làm cho hàng ngàn tấn hải sản chết trôi dạt đầy bờ tại kéo dài 250km tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế. Làm cho hàng ngàn người dân nơi đây mất công ăn việc làm và phải bỏ xứ ra đi tha phương cầu thực, làm cu ly tại xứ người. Ban đầu chính quyền nhằm bao che cho thủ phạm chính là Formosa gây ra, nên họ giải thích nguyên nhân cá chết là do thủy triều đỏ. Nhưng các nhà khoa học đã chứng minh không phải do thủy triều đỏ gây cá chết một vùng rộng lớn như vậy, nên cuối cùng, sau một tháng lúng ta lúng túng, họ đành phải thừa nhận chính thủ phạm là Formosa gây ra. Ban lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh đã phải cúi đầu nhận tội. Và chính quyền đã "bắt tay dưới gầm bàn" với Formosa, nhận một khoản bồi thường tượng trưng, mà không hề có một cuộc điều tra khảo sát công bằng và khoa học, xem những thiệt hại do vụ xả thải này gây ra cho người dân trong bao nhiêu năm, đầu độc và hủy hoại môi trường biển như thế nào?..v.v. Và công tác gọi là bồi thường cũng làm chiếu lệ. Những người dân thiệt hại nhiều được bồi thường ít. Ngược lại nhà cán bộ và anh em nhà họ không thiệt hại hoặc thiệt hại ít lại được bồi thường nhiều. Đa số nguồn tiền này chảy vào túi quan tham. Và cái anh chàng láu cá Chu Xuân Phàm - trưởng văn phòng Formosa tại Hà Nội, lại như đổ dầu vào lửa khi nói: "Hai cái này mình phải lựa chọn một, tôi muốn bắt cá, bắt tôm hay tôi muốn xây dựng một ngành thép hiện đại. Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi. Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được"(1) Không những người dân tại Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế là nạn nhân của Formosa gây ra, mà người dân Nghệ An cũng chịu thiệt hại. "Từ ngày 22/5/2016, tại Nghi Lộc, Nghệ An đã xảy ra tình trạng người dân ăn cá, mực, tép biển bị ngộ độc, đã có người tử vong. Nạn nhân trúng độc mới nhất hiện đang trong tình trạng nguy kịch là bà Nguyễn Thị Liên (58 tuổi), trú tại xóm 11, xã Nghi Phương, Nghi Lộc, Nghệ An do ăn tép biển mua từ chợ... Ngày 26/5/2016, bệnh viện xã Đoài tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Thị Liên trong tình trạng đau họng, rộp, bong hết niêm mạc, liệt, không ăn được, ngộ độc đã 4 ngày, tình trạng nguy kịch. Ông Ngô Văn Linh (chồng bà Liên) cho biết, ở xóm 1, đã có hai vợ chồng ông Luyện cũng bị ngộ độc sau khi ăn mực biển. Ông Luyện đã tử vong, còn bà vợ đang trong tình trạng nguy kịch. Cũng trên vùng biển Nghệ An, ngày 25/5/2016, người dân xóm 9B, xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu đã giải cứu một con cá nặng hàng chục tấn bị mắc cạn. Hai ngày sau, ngày 27/5/2016, một con cá voi khác nặng hơn 7 tấn được phát hiện đã chết cũng tại vùng biển này. Tại các vùng biển thuộc tỉnh Nghệ An có hiện tượng hàng chục con cá voi mắc cạn, chết dạt vào bờ bất thường, khiến nhiều người dân lo lắng và nghi là do biển bị nhiễm độc. Đặc biệt, từ tháng 4/2016, sau khi thảm họa môi trường xảy ra tại 4 tỉnh ven biển miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế, tình trạng nước biển và thủy hải sản ở các khu vực xung quanh liệu có bị nhiễm độc hay không vẫn là một câu hỏi lớn chưa được các cơ quan chức năng trả lời. Thảm họa môi trường, sinh thái biển nhiễm độc - đã có người dân thiệt mạng sau khi ăn đồ biển, nhà cầm quyền còn định im lặng". (2) Tuy người dân Nghệ An cũng là nạn nhân của vụ thảm họa này, nhưng không được nhà cầm quyền chấp nhận bồi thường thiệt hại. Họ nói rằng, dòng hải lưu chảy từ Bắc vào Nam, nên dân tỉnh Nghệ An không ảnh hưởng gì. Đành rằng dòng hải lưu chảy từ Bắc vào Nam mang chất độc trôi theo hướng đó. Nhưng theo quy luật khuếch tán thì vùng nước biển Nghệ An cũng bị ảnh hưởng bởi chất độc này. Theo Thuyết Động học phân tử: "khuếch tán hay khuếch tán phân tử là sự dao động nhiệt của tất cả các phần tử (chất lỏng hay chất khí) ở nhiệt độ lớn hơn độ không tuyệt đối. Tốc độ của chuyển động nhiệt là hàm số của nhiệt độ, độ nhớt của dòng chảy và kích thước (khối lượng) của các phần tử nhưng không phải là hàm số của nồng độ. Sự khuếch tán dẫn đến sự dịch chuyển các phân tử từ một khu vực có nồng độ cao hơn đến khu vực có nồng độ thấp hơn, nhưng điều quan trọng cần lưu ý là sự khuếch tán cũng xảy ra khi không có gradient nồng độ. Kết quả của sự khuếch tán là một pha trộn vật chất. Trong một giai đoạn với nhiệt độ đồng nhất, không có sự tác động của lực từ bên ngoài lên các phần tử thì kết quả cuối cùng của quá trình khuếch tán là sự san bằng nồng độ" (3). Vì vậy nước độc thải ra từ Formosa Hà Tĩnh bị nhiễm qua vùng biển Nghệ An là hợp theo quy luật tự nhiên. Hơn nữa với lượng nước thải bình quân mỗi ngày 12.000 m3 nước cực độc khủng khiếp như thế, vẫn có khả năng gây nhiễm biển Thanh Hóa nữa là khác. Ngoài những cuộc biểu tình nổ ra rầm rộ tại Hà Tĩnh, Quảng Bình..v.v.đòi Formosa bồi thường thỏa đáng và cút khỏi Việt Nam, thì tại Nghệ An, LM Đặng Hữu Nam và LM Nguyễn Đình Thục đã hướng dẫn giáo dân Nghệ An đi nộp đơn khởi kiện Formosa, vì người dân Nghệ An cũng chịu thiệt hại do thảm họa này gây ra. Ngoài ra, LM Đặng Hữu Nam là người dám vạch trần những sự áp bức của nhà cầm quyền để bênh vực kẻ cô thân cô thế, dám đấu tranh chống lại cái ác. Vì vậy đối với nhà cầm quyền Nghệ An, LM Đặng Hữu Nam là một cái gai trước mắt họ. Do đó đã nhiều lần họ đề nghị Đức Giám mục Nguyễn Thái Hợp, GM Giáo phận Vinh, tước bỏ thiên chức linh mục của ông, nhưng bất thành. Và từ tháng 3 năm 2018, LM Đặng Hữu Nam được thuyên chuyển từ giáo xứ Phú Yên thuộc xã An Hòa, Quỳnh Lưu, Nghệ An, về phụ trách giáo xứ Mỹ Khánh thuộc xã Khánh Thành, huyện Yên Thành, nơi tổ chức cuộc đấu tố này. Không vô hiệu hóa được LM Đặng Hữu Nam theo mong muốn, trong cơn bí bách, nhà cầm quyền Nghệ An lại "phát minh" ra hình thức đấu tố theo bài cũ. Phải thừa nhận nhà cầm quyền Nghệ An, dòng dõi Hang Pắc Bó có nhiều sáng tạo. Là chiếc nôi của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh năm xưa được phát động để cướp ruộng đất của người dân, cướp xí nghiệp nhà máy của giới chủ, nhưng đã hoàn toàn thất bại. Thì vài năm qua, nhà cầm quyền Nghệ An lại tổ chức phong trào "Bò đỏ", quy tụ loại siêng ăn nhác làm, loại vô công rồi nghề, du thủ du thực, đâm thuê chém mướn, tập hợp lại và được nhà cầm quyền nuôi dưỡng, bảo kê, mà kẻ cầm đầu thực chất là công an khoác áo côn đồ, để bao vây phá rối các ngày lễ tại các giáo xứ. Hành động này đã bị quốc tế lên án, coi đây là tổ chức khủng bố. Vì vậy nhóm này không dám hoạt động công khai, nhưng vẫn lẻn lút hoạt động. Nếu là một chính quyền quang minh chính đại, đúng nghĩa là một "Chính quyền", và nếu như LM Đặng Hữu Nam vi phạm tội gì, thuộc điều luật nào, thì cứ tróc cổ ra mà bắt, mà truy tố, mà tống vào tù. Việc nhà cầm quyền Nghệ An tổ chức đấu tố LM Đặng Hữu Nam lần này là họ muốn dựng cái thây ma cuộc "Cải cách ruộng đất" "long trời lở đất", năm xưa, đã giết oan hàng vạn người dân vô tội, mà đa số những người này lại là những cán bộ, những người có rất nhiều công trạng với đảng, đã đem gia tài điền sản và của cải tiền bạc của mình ra cung phụng và nuôi dưỡng đảng thuở đảng còn chui rúc trong hang. Như bà Cát Hanh Long-Nguyễn Thị Năm, và hàng vạn người khác. Cũng tại cuộc đấu tố này, họ đòi trục xuất LM Đặng Hữu Nam, là một công dân, ra khỏi nơi cư trú, bằng cái gọi là "cuộc hội nghị" của một đám ô hợp, được cầm đầu bởi những phần thử thoái hóa biến chất trong đảng, hay nói theo từ của ông Trọng là "tự diễn biến, tự chuyển hóa" để lập công chuộc tội. Cùng với công cuộc thanh trừng phe phái, đấu đá nội bộ giữa các nhóm lợi ích để tranh giành những miếng mồi béo bở tại các địa phương hiện nay ở cấp thượng tầng, được mệnh danh là chiến dịch đốt lò, và qua những hành động điên cuồng và đê hèn này của nhà cầm quyền Nghệ An, báo hiệu ngày tàn của một tà quyền sắt máu không còn xa. Chú thích: (1): (https://motthegioi.vn/thoi-su-c-66/ong-chu-xuan-pham-xac-nhan-da-bi-formosa-duoi-viec-30449.html). | ||||||||
GỬI NHỮNG “ĐẢNG VIÊN NHƯNG MÀ TỐT” Posted: 01 Dec 2018 03:10 PM PST Đinh Minh Đạo "Đảng viên nhưng mà tốt". Chúng ta cám ơn ai đó đã sáng tạo ra cách gọi thật là chuẩn xác. Chỉ với 5 con chữ mà đầy đủ tính xác thực, hài hước, mỉa mai dễ gợi nhớ như câu tục ngữ, để đặt tên gọi cho những người tốt hiện còn lại rất ít ỏi trong 4 triệu đảng viên của Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN). Có lẽ thực trạng của Đảng, sự tha hóa của hầu hết các đảng viên như : tham nhũng, ức hiếp dân chúng, cửa quyền, gian dối, bảo thủ... là nguồn chất liệu, cảm hứng cho những nhà ngôn ngữ học dân gian sáng tạo ra tên gọi này. "Đảng viên nhưng mà tốt" đã khái quát tình trạng hiện nay trong Đảng mà cả xã hội đã thừa nhận : Hầu hết các đảng viên không tốt, không những họ không tốt mà họ là những người xấu. "Nhưng mà" là trường hợp cá biệt, là số ít (hoặc rất ít) không bình thường trong Đảng. "Đảng viên nhưng mà tốt" thể hiện đặc tính của người Việt Nam, khoan dung, không "vơ đũa cả nắm" ngay cả đối với một tập đoàn đang cai trị, ức hiếp mình dưới một thể chế độc tài Đảng trị. "Đảng viên nhưng mà tốt" là sự diễn tả chính xác, tài tình, phong phú, thâm thúy của tiếng Việt. Với khái niệm trên đây, chúng ta mới chứng kiến giáo sư Chu Hảo, một "đảng viên nhưng mà tốt" rời bỏ Đảng. Là một trí thức, ông đã vào Đảng "với một lý tưởng cao quý là đấu tranh vì độc lập dân tộc vì dân chủ và phát triển đất nước". Ông viết trong tuyên bố rời bỏ Đảng: "Nhưng càng ngày tôi càng nhận thức rõ hơn rằng tổ chức chính trị mà mình tham gia không có tính chính danh, hoạt động không chính đáng, có nhiều khuất tất, càng ngày càng thoái hóa, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc và xu thế tiến bộ của nhân loại. Sau khi về hưu, lẽ ra ông có nhiều thời gian để nghỉ ngơi và dành cho gia đình, nhưng ông đã tiếp tục công việc "khai dân trí". Nhà xuất bản Tri Thức do ông làm giám đốc mong muốn thực hiện ước mơ xây dựng tủ sách tinh hoa của trí thức thế giới, đã biên dịch, xuất bản những tác phẩm có giá trị về khoa học, kinh tế, chính trị, triết học. Ông đã tham gia viện nghiên cứu phát triển IDS, ký các kiến nghị yêu cầu Đảng thay đổi, sửa chữa những chính sách kìm hãm sự phát triển của đất nước. Ông tổ chức đi thăm hỏi, động viên những nông dân bị chính quyền cướp đất và những người tham gia đấu tranh cho tự do, dân chủ bị đàn áp. Nhưng Đảng đã không để cho ông yên thân làm một "đảng viên nhưng mà tốt". Cái gọi là UB Kiểm tra Trung ương đã kết tội ông "tự diễn biến, viết bài , phát ngôn, xuất bản những cuốn sách trái với chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước". Tuyên bố rời bỏ Đảng của giáo sư Chu Hảo đã gây một tiếng vang rộng rãi trong nước và quốc tế. Hàng chục "đảng viên nhưng mà tốt", trong đó có những trí thức có uy tín như nhà văn Nguyên Ngọc, phó giáo sư Mạc Văn Trang tuyên bố ra khỏi Đảng để phản đối cách hành xử độc đoán, thô bạo của Đảng và đồng hành cùng giáo sư Chu Hảo. Sự kiện giáo sư Chu Hảo đã phản ánh bộ mặt thật của Đảng đối với những "đảng viên nhưng mà tốt" còn lại trong Đảng. Đảng lo sợ những "đảng viên nhưng mà tốt" hoạt động mang lại lợi ích cho người dân, cho toàn xã hội nhưng đe dọa đến sự cai trị và tồn tại của Đảng. Lợi ích của Đảng là trên hết. Đảng chụp lên đầu họ tội "tự diễn biến, tự chuyển hóa , nguy hại đến an ninh chính trị của đất nước". Ông Nguyễn Phú Trọng đã biện minh thật là hồ đồ, gian dối cho việc kỷ luật giáo sư Chu Hảo :"kỷ luật một người để cứu muôn người". Ông muốn cứu muôn người là những người nào? Ông muốn che đậy một sự thật, Đảng đang răn đe những đảng viên "nhạt Đảng" để cứu vãn sự tan rã của Đảng. Ngày 23-11 vừa qua xã hội Việt Nam đã được chứng kiến một sự việc chưa từng có. 13 nhà báo của báo Thanh Niên đã bị cho thôi chức gồm các vị trí trưởng ban, phó ban vì không phải là đảng viên ĐCSVN. Hành động này chẳng khác nào Đảng nói một cách trắng trợn : này nhé! Nếu các anh vào Đảng, các anh sẽ có chức, có quyền và có tiền. Còn nếu các anh không vào Đảng hay ra khỏi Đảng, các anh sẽ bị trừng phạt dù các anh là những người tốt và có tài. Đây quả thật Đảng tự phơi bày là một tổ chức vụ lợi, độc đoán, phân biệt đối xử, giống như một tổ chức của những kẻ ganster. Đúng là "mọi người dân đều bình đẳng, nhưng đảng viên được bình đẳng hơn". Tôi tin rằng, trong 13 nhà báo này, có những người đã không muốn trở thành "đảng viên nhưng mà tốt", họ là những nhà báo yêu nghề, thạo nghề nhưng không yêu Đảng. Những sự việc kể trên xẩy ra trong thời gian gần đây chắc hẳn không khỏi làm cho những "đảng viên nhưng mà tốt" hiện còn đang sinh hoạt Đảng suy nghĩ. Những người đã vào Đảng với lý tưởng phụng sự đất nước, đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho lý tưởng mà mình đã chọn lựa. Nay đang ở tuổi xế chiều, trăn trở, giận dữ, bất lực, nhiều người đau khổ chứng kiến sự biến chất, tha hóa của Đảng. Những người đang ở lứa tuổi trung niên, vào đảng với lòng hăng hái, nhiệt tình mong muốn đóng góp cho việc xây dựng và phát triển đất nước, sau thời gian hoạt động trong Đảng, họ thất vọng và bị cô lập, lạc lõng trong Đảng. Chúng ta tôn trọng sự lựa chọn của mỗi "đảng viên nhưng mà tốt", nhưng tôi muốn trao đổi những trải nghiệm của một đảng viên ĐCSVN đã rời bỏ Đảng cách đây 28 năm. Tôi vẫn nhớ buổi sáng mùa mưa của Sài Gòn cách đây 28 năm. Nắng trải trên khắp đường phố, những tia nắng xuyên qua các hàng me lấp lánh đầy màu sắc. Dưới nắng, đường phố Sài Gòn càng ồn ào náo nhiệt hơn. Tôi đạp xe tới cơ quan với một tâm trạng nặng nề. Bước vào văn phòng đảng ủy cơ quan, tôi đặt tấm thẻ Đảng và nói lý do trả lại thẻ để ra khỏi Đảng. Ông bí thư đảng ủy, một thương binh chống Mỹ không phản bác những lý do mà tôi đưa ra, nhưng ông chân thành khuyên tôi nên tiếp tục sinh hoạt Đảng, Đảng sẽ chấn chỉnh, thay đổi để lấy lại lòng tin và uy tín với quần chúng. Tôi để lại tấm thẻ Đảng, cám ơn ông và ra về. 28 năm đã trôi qua, nhớ lại lời ông bí thư đảng ủy, tôi thấy tội nghiệp cho ông, ông đã ngây thơ tin vào sự tự sửa chữa của Đảng. Đảng không những đã không sửa chữa mà còn trượt dài trên con đường tha hóa, độc tài và tham nhũng . Đảng đã mất hết lòng tin đối với nhân dân và trở thành vật cản cho sự xây dựng và phát triển đất nước. Phần tôi, sau khi rời bỏ Đảng thấy mình như đã dứt bỏ được mặc cảm đồng lõa với tội lỗi, tôi đã đứng hẳn về phía lẽ phải, có thái độ dứt khoát, rõ ràng trước những tội ác của Đảng. Sau này sang sinh sống tại Ba Lan, tìm hiểu lịch sử, tôi được biết, trong cuộc đấu tranh để loại bỏ chế độ độc tài cộng sản, hàng vạn đảng viên Đảng Công Nhân Thống Nhất Ba Lan (đảng cộng sản) đã từ bỏ đảng để gia nhập Công Đoàn Đoàn Kết, góp phần vào cuộc đấu tranh không sử dụng bạo lực, chuyển đổi Ba Lan từ thể chế độc tài cộng sản sang thể chế tự do dân chủ, Đảng Công Nhân Thống Nhất Ba Lan với 2 triệu đảng viên đã tan rã. Ngày nay nhân dân Ba Lan được sống trong một xã hội tự do dân chủ, đất nước phát triển đem lại công bằng, hạnh phúc, no ấm cho mọi người dân. Để kết luận cho bài viết, tôi xin mượn lời của cựu tổng bí thư Đảng CS Liên Xô Mikhail Gorbachov: "Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Hôm nay tôi đau buồn mà thú nhận rằng, cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá". Những "đảng viên nhưng mà tốt" có nên tự giam giữ mình trong một tổ chức như vậy không? | ||||||||
Posted: 01 Dec 2018 03:09 PM PST .. Đoàn Thuận Giới đỉnh cao trí tuệ: Trịnh Xuân Thanh, La Thăng; trung, thiếu tướng công an, Phan văn Vĩnh, Thanh Hóa…. . Kẻ nằm trong nhà đá, người ra đứng trước tòa. muốn làm "ma tại gia", đành lòng "xin lỗi đảng", . xin thứ tha tội trạng, về với vợ với con, thề một dạ sắt son, tuyệt đối chết theo đảng. . An Khánh, 11/2018 Đoàn Thuận | ||||||||
Posted: 30 Nov 2018 04:31 PM PST Thiện Tùng Con người là một dạng vật chất Con người luôn vận động. Nhưng vận động theo chiều hướng nào – tích cực hay tiêu cực, đó là việc cần nói ở đây. Khi không còn tin vào chủ thuyết, mất phương hướng, những đảng viên Cộng sản "tự diễn biến", " tự chuyển hóa" theo chiều hướng tiêu cực như tham quyền cố vị, tự tư tự lợi, tham những lan tràn… làm nhơ danh Đảng. Có lẽ vì vậy, Tổng Trọng vừa lên án đảng viên "tự diễn biến, "tự chuyển hóa", vừa đốt lò hù (răn đe) cho đảng viên sợ không làm bậy nữa. Như đã nói, không còn tin vào chủ thuyết, mất phương hướng, Đảng không còn là chỗ đựa, đảng viên có hay không nhúng chàm đều đã và đang theo khuynh hướng "Ăn chay niệm Phật". Người viết chứng kiến chớ không hề cường điệu, nếu chẳng tin hãy kiểm chứng: Đảng viên Cộng sản từ vô thần nay lần lượt chuyển sang hữu thần. Trước đây họ ca ngợi chủ thuyết "Mác - Lê - Mao", nay họ say sưa tụng niệm "Thích Ca, Di Đà, Di Lặc" (Phật quá khứ, hiện tại và tương lai). Phần lớn họ dựa hẳn vào Phật để nhờ Trời Phật cứu độ. Còn sống thì đi đọc kinh, tế lễ ở chùa , chết thì có bàn thờ Phật đặt cạnh quan tài, thầy tụng theo tập tục tụng niệm theo định kỳ, hết kinh sanh đến kinh tử. Thay vì thờ ảnh Cụ Hồ trong nhà, trên bàn thờ như trước đây, giờ thì họ thay vào đó thờ Phật tổ Thích ca, ngày đêm tủa hào quang rực rỡ. Đảng viên Cộng sản mà chuyển hóa về Học thuyết là điều đáng báo động đối với Đảng CSVN. Không biết Tổng Bí thư Đảng CSVN có biết sự chuyển hóa nầy hay chưa?.
Ngày xưa bầu đoàn Tam Tạng đến đây để thỉnh kinh, còn nay bầu đoàn ông Dũng và Quang đến đây để xin tội. Biết rằng: Sám hối giờ đây đã muộn rồi Tham lam sa ngã tại mình thôi Nhuốc nhơ danh tiết đành cam chịu Xin đức Phật Trời cứu vớt tôi !!! 30/11/2018 T.T | ||||||||
Posted: 30 Nov 2018 04:30 PM PST Phạm Trần Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cảnh báo rằng: "Suy thoái về mặt chính trị còn nguy hiểm hơn cả kinh tế". Ông nói:" "Đây là vấn đề vô cùng hệ trọng, là vấn đề chiến lược liên quan đến tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ". (theo VietNamNet, ngày 24/11/2018) Ông Trọng nói như thế tại cuộc tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Tây Hồ, Hà Nội, ngày 24/11/2018, nhân khi đề cập đến trường hợp Giáo sư, Tiến sỹ Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ bị khai trừ Đảng vì ông đã "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa". Ông Trọng nói:"Nhân đây báo cáo các bác vì sao xử lý kỷ luật ông Chu Hảo. Đây có phải tham nhũng đâu. Tự diễn biến, tự chuyển hóa trong mỗi con người biến mình thành người khác lúc nào không biết, nó lái con đường của chúng ta đi vô cùng phức tạp." Đảng quyết định loại Giáo sư Hảo khỏi hàng ngũ xẩy ra tại kỳ họp thứ 31 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương (từ ngày 12 đến 14/11/2018), nhưng trước đó 20 ngày, ông Hảo đã tự ý lìa khỏi đảng từ ngày 26/10/2018. Như vậy khi loại một người không còn là đảng viên thì có khác nào đấm vào chiếc thùng rỗng tuếch. Lý do Giáo sư Hảo ra đảng là để phản đối Uỷ ban Kiểm tra Trung ương (KTTƯ) đã công bố kết luận tại kỳ họp thứ 30, từ ngày 17 đến 19/10 (2018) lên án ông "suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Kết luận của KTTƯ viết:"Ông Chu Hảo đã vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, có những bài viết, phát ngôn có nội dung trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước…Vi phạm, khuyết điểm của ông Chu Hảo là rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, tác động xấu tới tư tưởng xã hội, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật." Nhưng nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ, Giáo sư Chu Hảo, đồng thời là Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Tri thức thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, đã bác bỏ kết luận này. Ông viết trong tuyên bố ra khỏi đảng:"Đây là nột bản cáo trạng vô căn cứ và thâm độc nhằm không những đe dọa riêng tôi mà cả những người đồng chí hướng. Tôi cực lực phản đối và không chấp nhận bản kết luận này." SỰ THẬT SAU CÂU NÓI Như vậy, khi chính thức phải lên tiếng về vụ Giáo sư Chu Hảo, một trí thức nổi tiếng trong và ngoài nước, đồng thời là cựu Thứ trưởng một bộ trong Chính phủ vì đã "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" là ông Trọng phải thừa nhận tình trạng suy thoái tư tưởng trong đảng không còn lẻ tẻ ở một số cá nhân thiếu rèn luyện và kém trình độ học vấn. Nó đã leo lên thượng tầng và bành trướng sang giới có học rồi. Có điều là người ta giữ trong bụng cho khỏi phiền hà trong lúc chưa có cơ hội bộc lộ mà thôi. Bằng chứng là phản ứng chống quyết định đảng "hạ bệ" ông Chu Hảo, người có công đầu đưa công nghệ thông tin điện tử (Internet) vào Việt Nam từ năm 1995, đã nổi lên trong cộng đồng trí thức và các nhà khoa học trong và ngoài nước. Một số người nổi tiếng như Nghệ sỹ Kim Chi, Nhà văn Nguyên Ngọc, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Mạc Văn Trang, nguyên Đại sứ Nguyễn Trung, Nhà báo Võ Văn Tạo v.v…đã kéo nhau bỏ đảng. Nghệ sỹ Kim Chi viết trên Facebook cá nhân ngày 04/11/2018:"Lẽ ra tôi đã làm việc này cách đây gần ba năm trước, khi ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Bởi tôi biết ông Trọng một mực theo đuổi chủ nghĩa xã hội - con đường tăm tối không có tương lai cho đất nước, đi ngược xu thế tiến bộ của nhân loại." Nhà văn Nguyên Ngọc phát biểu:"Từ nhiều năm qua, tôi nhận thấy Đảng ngày càng xa rời lý tưởng ban đầu của mình, "tự diễn biến" thành một tổ chức chuyên quyền, phản dân hại nước. Tôi không thể còn đứng trong một tổ chức như vậy." Giáo sư Mạc Văn Trang nói:"Từ năm 2000, tôi mới nhận rõ Đảng đã biến chất hoàn toàn, đảng viên ngày càng tha hóa, xã hội ngày càng xuống cấp, con người tồi tệ đi… Và không thể nào cứu chữa được theo những cách vẫn làm như từ trước, mà phải chuyển thành cơ chế đa đảng, tam quyền phân lập, xây dựng xã hội dân sự, hòa nhập vào thế giới văn minh, thì xã hội, con người mới tốt trở lại, đất nước mới phát triển bền vững…"(RFA, Đài Á Châu Tự do, ngày 27/10/2018) Ông Nguyễn Trung, nguyên Trợ lý của Thủ tướng Võ Văn Kiệt phản ứng:"Tôi tự hỏi, trước tình hình và nhiệm vụ của đất nước như nêu trên, chẳng lẽ không có việc nào đáng làm hơn là từng ly từng tí chăm lo vun đắp sự quần tụ của dân tộc như chăm lo cho con ngươi của mình, khơi dậy ý chí và trí tuệ cả nước, tất cả với nỗ lực hợp quần cao nhất, quyết giành bằng được một vị thế đáng sống cho quốc gia trong thế giới hỗn loạn hôm nay hay sao – nhất là lúc này khu vực Biển Đông đang cận kề miệng hố chiến tranh! – mà lại đi làm những việc chia rẽ dân tộc, phân tán nỗ lực đất nước như kết luận quyết định kỷ luật PGS TS Chu Hảo hay sao? Ban Kiểm tra Trung ương chẳng lẽ vô cảm hết mức, hay không thấy gì trước những thách thức sống còn đối với vận mệnh đất nước, mà lại đưa ra một quyết định kỉ luật như vậy hay sao?" Đến phiên Nhà báo Võ Văn Tạo viết từ Nha Trang:"Nhưng thực tế phũ phàng đất nước sau 30/4/1975 dần làm Nguyên Ngọc và không ít người trong chúng tôi ngày càng thất vọng. Nắm bạo quyền, độc đoán cai trị đất nước, đè nén bóc lột nhân dân, chóp bu ĐCSVN ngày càng tha hóa. Với họ, chỉ có đặc quyền đặc lợi bất chính và bẩn thỉu do thể chế "vua tập thể" mang lại là tối thượng." Ở nước ngoài, vào ngày 11 tháng 11 năm 2018, có 81 Giáo sư, Nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài đã hoặc đang nghiên cứu và giảng dậy tại các trường Đại học hay viện nghiên cứu trên thế giới đã gửi Thư ngỏ cho đảng và nhà nước Việt Nam phản đối hành động đối với Giáo sư Chu Hảo. Họ viết:"Chúng tôi viết lá thư này để bày tỏ sự không đồng ý và thất vọng sâu sắc của chúng tôi về những cáo buộc đối với Giáo sư Chu Hảo, Giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức, bởi Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào ngày 25 tháng 10 năm 2018, cũng như về các bình luận tiếp theo được đăng trên trang mạng của Ủy ban vào ngày 31 tháng 10." Các Trí thức cũng bác bỏ kết luận buộc tội ông Chu Hảo đã xuất bản những cuốn sách nhằm chống đảng và chính sách cai trị của đảng CSVN. Các Trí thức viết:"Là các nhà nghiên cứu và nhà giáo dục từ khắp nơi trên thế giới, chúng tôi bác bỏ bất kỳ khẳng định nào cho rằng những tác phẩm này là mối đe dọa cho sự phát triển ổn định hoặc hòa bình của Việt Nam." Cuối cùng, Thư ngỏ nói:" Vào thời điểm mà Việt Nam nỗ lực để cạnh tranh trên trường quốc tế trong giáo dục đại học và học bổng học thuật, chúng tôi thấy những lời buộc tội bởi Ủy ban Kiểm tra Trung ương là vô căn cứ và đáng lo ngại." CHUYỆN CŨ - VIỆC MỚI Nhưng đối với ông Trọng thì:"Bất cứ ai nếu có suy thoái chúng ta phải giáo dục chứ, phải uốn nắn chứ, kỷ luật một vài người để cứu muôn người cơ mà, để người khác đừng phạm vào nữa." (VietNamNet, ngáy 24/11/2018). Ông Nguyễn Phú Trọng chỉ muốn nói số nhỏ "vài người" nhưng sự thật là từ "một số", sau đó tăng lên "một số không nhỏ" trong hơn 4 triệu đảng viên từ Khóa đảng XI (2011-2016) cơ mà. Hồi ấy, Nghị quyết đảng tòan quốc lần thứ XI (họp từ ngày 12-1-2011 đến ngày 19-1-2011) viết rằng:"Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn nghiêm trọng, làm giảm sút niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước. Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu "diễn biến hoà bình", gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền" hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta. Trong nội bộ, những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" có những diễn biến phức tạp." Đến Đại hội đảng khóa XII (2016-2021), Nghị quyết lại lập lại:" Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; sự tồn tại và những diễn biến phức tạp của tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí." Bây giờ chỉ còn hơn hai năm là kết thúc khóa đảng XII (26/01/ 2016 – 26/01/2021), tổng cộng là gần 8 năm mà tình trạng chán đảng, xa đảng và âm thầm bỏ đảng đã cạnh tranh với quốc nạn tham nhũng để cùng lan nhanh, chui sâu và rục rữa hàng ngũ cán bộ, đảng viên. Vì vậy, dù ngoài mặt ông Trọng vẫn cố tươi cười để khoe thành tích chống tham nhũng và sự ổn định chính trị để phát triển kinh tế, nhưng dường như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước không muốn nghe chuyện kể rằng: Đã có rất nhiều cán bộ, đảng viên, kể cả những ngưởi được vinh danh là "lão thành cách mạng" đã "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" từ lâu lắm rồi. TRƯỚC MẮT TƯỚNG VĨNH Bằng chứng trong đảng không còn tình trạng "con sâu làm rầu nồi canh" nữa mà chỗ nào cũng có sâu "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Ngay trong hàng ngũ những "cán bộ hưu trí", từng là thành phần cốt cán, cũng đã giao động và suy thoái tư tưởng chính trị. Báo Quân đội Nhân dân (QĐND) ngày 22/11/2018 đã cảnh giác rằng:"Đảng, Nhà nước ta luôn phát huy dân chủ, tiếp thu, lắng nghe ý kiến của các tầng lớp nhân dân, trong đó có các cán bộ hưu trí-những người có kinh nghiệm thực tiễn, đóng góp tích cực, hiệu quả vào nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng bộ máy Nhà nước. Tuy nhiên, thời gian qua, lợi dụng dân chủ, một số đảng viên, cán bộ hưu trí đã có những phát ngôn đi ngược lại quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, để các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, chống phá cách mạng Việt Nam." Tờ báo của Bộ Quốc phòng không nêu tên những cán bộ này, cũng không cho biết họ thuộc thành phần dân sự hay quân sự hoặc cảnh sát-công an, nhưng viết tiếp:"Cũng thật đáng tiếc, vẫn còn một số cán bộ nghỉ hưu do những bức xúc cá nhân, hoặc không giữ được chí khí người cộng sản, nói, viết trái đường lối, quan điểm của Đảng, đi ngược lại lợi ích chính đáng của nhân dân. Có người thậm chí còn phủ nhận tất cả những nỗ lực, cố gắng không chỉ của dòng họ, gia đình mà còn là sự hy sinh xương máu của cả dân tộc." Tình trạng cán bộ nghỉ hưu phê bình, mạnh dạn chỉ trích đảng đã đi sai đường, hành động phản dân hại nước không mới hay ít mà cũ và rất nhiều, sau hơn 30 năm gọi là "Đổi mới" QĐND soi mói tiếp:"Họ là những người "khi rời tập thể… dễ tan vào đám đông", "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong chính nội tại bản thân. Đáng buồn hơn, có những cán bộ sắp nghỉ hưu đã có biểu hiện "chợ chiều cuối khóa" cả trong thực hiện nhiệm vụ và chấp hành kỷ luật phát ngôn…Đặc biệt, lợi dụng tự do ngôn luận, một số cán bộ, đảng viên nghỉ hưu còn đăng đàn lôi kéo, hoặc bị lôi kéo kích động nói xấu Đảng, Nhà nước, làm những điều đi ngược lợi ích quốc gia, dân tộc. Họ vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân đáng chê trách trong thời đại công nghệ số." Nhưng theo nguyên Đại tá Công an Nguyễn Đăng Quang ghi lại thư chuyển của Nhà văn kiêm dịch giả Nguyễn Nguyên Bình, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, trưởng nữ của Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh ngày 25/9/2017 thì tướng Vĩnh đã :"Cho rằng ĐCSVN nay đã hoàn toàn biến chất, trở nên quá hư hỏng, khó có thể sửa chữa được! Đảng đã đánh mất mình, không còn xứng đáng là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội nữa! Trong các hư hỏng trên, cụ nói có 3 hư hỏng nguy hiểm nhất: - Một là, ĐCSVN đã trở thành một ổ tham nhũng trầm trọng, khó có thể kiềm chế và kiểm soát được! Bọn tham nhũng đều là những cán bộ, đảng viên trung cao cấp của Đảng, chúng đã trở thành bầy sâu, tập đoàn sâu và ăn của dân không từ một thứ gì! - Hai là, ĐCSVN không còn là một khối đoàn kết vững chắc như xưa. Nay đã chia rẽ, đang hình thành nhiều phe nhóm lợi ích tệ hại trong đảng, và các phe phái này đang ra sức đấu đá, tranh giành nhau quyền lợi và quyền lực, không thiết tha gì với lợi ích dân tộc, với quyền lợi đất nước như hồi ĐLĐVN trước đây nữa! - Ba là, ĐCSVN ngày nay đã lệ thuộc nặng nề vào ngoại bang, cụ thể là vào ĐCSTQ! Sau khi bí mật ký kết thỏa ước Thành Đô (9/1990) với ĐCSTQ, Ban lãnh đạo ĐCSVN kể từ đó đã lệ thuộc gần như mọi mặt vào ĐCSTQ! ĐCSVN làm ngơ, không dám ra tuyên bố phản đối và thực hiện biện pháp đáp trả khi chủ quyền biển đảo của Tổ quốc bị bọn TQ xâm phạm, đặc biệt là sự kiện từ đầu tháng 5/2014 đến giữa tháng 7/2014, khi TQ ngang ngược coi thường luật pháp quốc tế và chủ quyền quốc gia của Việt Nam, chúng hạ đặt trái phép dàn khoan HD.981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, và mới đây Việt Nam phải nhẫn nhục đầu hàng, chấp nhận yêu sách ngang ngược của TQ đòi VN phải ngừng Dự án khoan thăm dò khí đốt tại Lô 136/03 thuộc bãi Tư Chính nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam!" Nên biết Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, 102 tuổi (sinh 18/10/1916 tại Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) là nguyên Đại sứ của nhà nước CSVN tại Bắc Kinh (Trung Cộng) từ 1974 đến 1987. Ông là nhân chứng lịch sử của quyết định xâm lược và đánh phá 6 tỉnh biên giới Việt Nam năm 1979 của Trung Cộng. Sau tướng Trần Độ, ông là vị Tướng duy nhất vẫn tiếp tục phê bình gay gắt những việc làm hại dân của đảng CSVN và cảnh giác về chính sách bành trướng xâm lăng Việt Nam bất kỳ lúc nào của Trung Cộng. -/- Phạm Trần (11/018) | ||||||||
Luật Nào Cho Phép Trục Xuất Cô Lê Thu Hà? Posted: 30 Nov 2018 04:29 PM PST Nguyễn Quang Duy Thứ năm 22/11/2018 nhật báo TAZ của Đức bình luận về việc Hà Nội trục xuất cô Lê Thu Hà như sau: "Lê Thu Hà là công dân của nước Việt Nam, cô không có quốc tịch nào khác. Một quốc gia khước từ, không cho công dân của mình nhập cảnh là một hành vi vi phạm Công pháp quốc tế". Cô Hà sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, vì bất đồng chính kiến đã bị Hà Nội bắt bỏ tù và sau đó trục xuất sang Đức. Cô mong trở về Việt Nam sống với mẹ già nhưng một lần nữa lại bị Hà Nội trục xuất phải quay lại Đức. Luật sư Nguyễn Văn Đài cho biết, "cô Hà được Đức cấp giấy tờ có hiệu lực 3 năm ở Đức bắt đầu từ ngày 1/11/2018 bao gồm sổ thông hành, giấy phép định cư, giấy phép lao động nhưng cô ấy đã không nhận…". Như thế là Chính phủ Đức thực hiện Công Ước 1954 về Quy chế "người không quốc tịch" trợ giúp cô Lê Thu Hà. Công ước 1954 về Quy chế người không quốc tịch yêu cầu chính phủ các nước bảo vệ người không quốc tịch tối đa, hỗ trợ họ có giấy tờ đi lại, trợ giúp hành chính, công ăn việc làm, giáo dục... Thuật ngữ "người không quốc tịch" là người không được coi là công dân của bất kỳ quốc gia nào theo pháp luật hiện hành của quốc gia đó. Công ước 1961 về Giảm bớt người không quốc tịch đề cập đến việc phải làm để giảm bớt số người không quốc tịch, bao gồm quyền rời khỏi nơi bị truy bức cũng như quyền trở về quê hương xứ sở. Cả hai Công ước 1954 và 1961 đều chưa được Hà Nội ký kết. Một số người dịch thuật ngữ "stateless person" thành "người vô tổ quốc" là không chính xác. Người Việt có thể bị tước quyền công dân nước CHXHCN Việt Nam vì bất đồng chính kiến hay vì các lý do khác thì vẫn là người Việt và tổ quốc Việt Nam vẫn là tổ quốc của người Việt Nam. Quyền công dân nước CHXHCN Việt Nam rất khác nếu không nói là hoàn toàn khác với quyền công dân tại miền Nam Việt Nam trước 30/4/1975 và tại các nơi khác trên thế giới. Trả quyền công dân… Tổng Thống Trần Văn Hương đã chính thức từ chối nhận quyền công dân do nhà nước cộng sản trả lại. Câu chuyện được chính ông Hương kể là vào đầu năm 1976 nhà nước cộng sản đã quyết định trả quyền công dân cho ông. Để tuyên truyền họ cho tổ chức một buổi lễ "trả quyền công dân" ngay tại nhà ông, với sự hiện diện của báo chí và các đài truyền thanh, truyền hình tại Sài Gòn. Ngay giữa buổi lễ, ông tuyên bố từ chối không nhận với lý do là còn hàng trăm ngàn công chức quân nhân của Việt Nam Cộng Hòa, mà ông là cấp chỉ huy tối cao của họ, vẫn còn đang học tập cải tạo và chưa được trả quyền công dân. Ông nói rõ là: "Chừng nào những người tập trung cải tạo được về hết, chừng nào họ nhận được đầy đủ quyền công dân, chừng đó tôi sẽ là người cuối cùng, sau họ, nhận quyền công dân cho cá nhân tôi!" Đầu năm 1976 nhà cầm quyền cộng sản cho tổ chức tổng kiểm kê dân số ở các tỉnh miền Nam chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc Hội chung cả nước ngày 25/4/1976. Người miền Nam phải điền một tờ đơn xin trả quyền công dân và một tờ khai sơ yếu lý lịch. Khi nhận lá đơn nhiều người miền Nam mới hiểu ra rằng sau 30/4/1975 tất cả người miền Nam đã thành "người không quốc tịch" ngay chính trên quê hương đất nước mình. Mấy trăm ngàn tù đi cải tạo khi ấy không được phát đơn, họ chỉ được làm đơn xin trả quyền công dân khi đã được thả về một thời gian. Nhiều người miền Nam nhất là những người Việt gốc Hoa mặc dù đã nạp đơn nhưng không được trao trả quyền công dân. Cả trăm ngàn người Việt gốc Hoa đã bị tống lên các con tàu ra đi "bán chính thức" để nhà cầm quyền thu vàng và tài sản của họ. Nhiều người đã chết trên biển. Hằng triệu người Việt đã băng rừng vượt biển tìm tự do và đã được quốc tế đón nhận như những người tỵ nạn cộng sản. Trang sử về người Việt "không quốc tịch" ngay chính trên đất nước Việt Nam khó mà quên được. Thanh lọc công dân… Công ước 1954 ra đời để giúp đỡ các nạn nhân bị nhà cầm quyền trục xuất như trường hợp Hitler tước quốc tịch Đức, trục xuất và diệt chủng người Do Thái. Trong thời Chiến tranh Lạnh, Liên Xô và một số nước Đông Âu cũng tước quốc tịch và trục xuất các nhà bất đồng chính kiến, các văn nghệ sỹ và người Do Thái ra khỏi xứ. Hằng triệu công dân Liên Xô gốc Tatar bị cưỡng bách di dân và không được phép quay trở lại quê hương của họ. Tại Kampuchia, khi cộng sản chiến thắng trục xuất và thảm sát hằng trăm ngàn người Việt và người Chàm sống ở Miên. Đồng thời thực hiện thanh lọc và diệt chủng công dân Miên. Tại Nam Tư sau khi cộng sản tan rã cũng xảy ra tình trạng thanh lọc chủng tộc. Tại Cuba ngày 6/4/1980, 7.000 người Cuba lao vào đại sứ quán Peru tại La Habana xin tị nạn chính trị. Fidel Castro ra lệnh mở cảng Mariel và mở cửa trại tù cho bất kỳ ai muốn rời Cuba được ra đi. Kết quả chỉ hơn 2 tháng có trên 125.000 người Cuba đã di cư sang Mỹ. Năm 1998 xung đột biên giới giữa hai nước Eritrea và Ethiopia, chính quyền Ethiopia đã vây bắt hàng nghìn công dân và tống họ sang Eritrea với lý do họ thuộc nhóm sắc tộc Eritrea. Nhà cầm quyền Miến Điện mở chiến dịch thanh lọc sắc tộc, khiến hơn 300.000 người Hồi giáo Rohingya phải bỏ chạy sang Bangladesh hồi cuối tháng 8/2017. Sau vụ đàn áp đẫm máu ở Thiên An Môn tháng 6/1989, Trung Quốc cũng đã thanh lọc nhiều công dân bất đồng chính kiến. Gần đây hằng triệu người Hồi giáo ở Tân Cương đã bị nhà cầm quyền Bắc Kinh tước quyền công dân và đẩy vào những khu tập trung như đã từng xảy ra tại Việt Nam sau 30/4/1975. Trên là một số các trường hợp tạo ra tình trạng "người không quốc tịch" và người tỵ nạn, hầu như đều xảy ra ở các nước độc tài hay cộng sản. Quyền công dân nước CHXHCN Việt Nam Hà Nội chính thức trục xuất nhiều công dân bất đồng chính kiến và không cho trở về Việt Nam như trường hợp cô Lê Thu Hà. Nhưng chiếu theo Khoản 2 Điều 17 của Hiến Pháp 2013 thì "Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác." Khoản 4, Điều 88 của Hiến pháp 2013 lại cho phép Chủ tịch nước quyền "tước quốc tịch Việt Nam". Khoản 1 điều 31 Luật Quốc Tịch 2008 quy định về việc công dân CHXHCN Việt Nam bị tước quốc tịch. Ngày 24/4/2013, ông Phạm Văn Điệp một công dân Việt Nam sống ở Nga từ năm 1992, nhưng không xin nhập quốc tịch Nga, khi về nước đã bị chận lại và trục xuất vì "vi phạm pháp luật Việt Nam". Ông Điệp cho rằng chỉ có Chủ tịch nước mới có quyền tước quốc tịch của ông, nhưng ông vẫn bị cảnh sát cơ động áp tải ra máy bay tống khỏi Việt Nam. Ông Điệp từng tham gia đảng Dân chủ Việt Nam và có viết bài đăng trên Đàn Chim Việt và Dân Luận. Ông Điệp là trường hợp thứ nhất được biết tương tự với trường hợp cô Lê Thu Hà. Nhiều trường hợp công dân nước CHXHCN Việt Nam khi đến tòa Đại Sứ xin gia hạn thẻ thông hành (hộ chiếu) mới biết họ mất quyền gia hạn. Một số công dân Việt Nam khi về lại Việt Nam bị tịch thu giấy thông hành một hình thức cấm xuất ngoại. Một số công dân Việt Nam khác mặc dù có thẻ thông hành nhưng bị cấm xuất ngoại. Luật pháp Việt Nam khá tùy tiện và như cố luật sư Ngô Bá Thành từng diễn tả "Việt Nam có cả rừng luật, nhưng khi xét xử lại dùng luật rừng!" Và giờ đây Hà Nội lại sử dụng luật rừng với quốc tế. Bởi thế ngày 24/6/2014, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008. Khoản 2, Ðiều 13 kêu gọi người Việt sống ở nước ngoài làm đơn xin giữ quốc tịch Việt Nam. Trên 4 triệu người Việt sống ở nước ngoài chỉ có 6,000 người xin giữ quốc tịch. Chắc chắn có nhiều người Việt chọn làm "người không quốc tịch" thay vì phải làm người mang quốc tịch nước CHXHCN Việt Nam. Quốc tịch Úc Úc có truyền thống đơn tịch bắt đầu với Đạo luật Quốc tịch năm 1903 (Naturalization Act 1903). Khi xin gia nhập Quốc tịch Úc, người đứng đơn không bị đòi hỏi bỏ quốc tịch gốc. Năm 2002, Đạo luật Tu chính Quốc tịch Úc bỏ quy định công dân Úc đương nhiên mất quốc tịch Úc khi nhận quốc tịch của quốc gia khác. Nghĩa là Úc công nhận tình trạng song tịch hoặc đa tịch. Cuối năm 2015, chính quyền Liên Bang có tu chính Luật Quốc Tịch cho phép tước quốc tịch Úc những người đã xin vào quốc tịch, còn giữ song tịch, mà phạm tội hoặc có liên can tới khủng bố. Công dân Đức Trong thời chiến tranh lạnh, phía Đông Đức năm 1967 đã ban hành Luật mới về quốc tịch, nhưng phía Tây Đức vẫn áp dụng Luật quốc tịch theo luật huyết thống ban hành từ năm 1913 "Người Đức là công dân Đức". Tây Đức vì vậy chấp nhận quyền công dân cho tất cả "công dân Đông Đức". Luật quốc tịch 1913 được tiếp tục sử dụng khi nước Đức thống nhất. Luật Đức đòi hỏi khi nộp đơn xin quốc tịch Đức phải chính thức từ bỏ quốc tịch gốc. Công dân Đức bị mất quốc tịch khi trở thành công dân nước khác. Nhiều nhân viên ngoại giao và sinh viên du học từ Việt Nam Cộng Hòa gặp khó khăn trong thủ tục xin gia nhập quốc tịch nên nhiều người đã rời nước Đức hay không trở thành công dân Đức. Công dân Đức không bị tước quốc tịch hay bị trục xuất vì bất cứ lý do gì. Công dân Mỹ Hiến Pháp và Luật Pháp Mỹ định nghĩa công dân theo nguyên tắc huyết thống. Nghĩa là con cái của công dân Mỹ sinh ra bất cứ nơi nào trên thế giới đều được mang quốc tịch Mỹ. Để tránh trường hợp bị kỳ thị da màu, Tu chính án 14 công nhận quyền công dân cho mọi người sinh ra ở Mỹ. Lợi dụng Tu chính án 14 nhiều người ngoại quốc sang Mỹ sinh đẻ để đứa trẻ được cấp quyền công dân và sau này có thể di dân đến Mỹ. Tổng Thống Trump tuyên bố sẽ ra một sắc lệnh ngăn cấm việc lạm dụng này. Hiến Pháp và luật pháp Mỹ không công nhận song tịch mà cũng không cấm song tịch. Theo Ðiều khoản 349 INA của luật Quốc Tịch Mỹ "Công dân Hoa Kỳ có thể mất quốc tịch Mỹ nếu nhập quốc tịch khác hoặc tuyên thệ trung thành với nước khác." Nhưng thông thường chỉ khi công dân Mỹ làm đơn và tuyên thệ xin từ bỏ quốc tịch Hoa Kỳ thì mới được xem là mất quốc tịch. Luật pháp Mỹ không cho phép bất cứ ai tước đoạt quyền công dân của người khác, nhưng trong một số trường hợp công dân Mỹ không được phép hay bị cấm tới một số khu vực vì lý do an ninh hay chính trị. Quyền Công Dân thời Việt Nam Cộng Hòa Việt Nam Cộng Hòa sử dụng luật huyết thống. Người Việt và con cái người Việt đều mang quốc tịch Việt Nam. Ngày 7/12/1955, Tổng thống Ngô Đình Diệm còn ban hành Dụ số 10 qui định tất cả những ai sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam đều là người Việt Nam. Lãnh thổ Việt Nam được nói rõ trong Hiến Pháp 1956 và Hiến Pháp 1967 là từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, nghĩa là người miền Bắc hay người miền Nam đều là công dân Việt. Người có quốc tịch Việt Nam sống ở bất cứ nơi vẫn là người Việt Nam và không ai có quyền tước quốc tịch của người Việt Nam. Người Bắc di cư hay vượt tuyến đương nhiên được hưởng mọi quyền lợi và nghĩa vụ công dân. Người theo cộng sản vẫn được xem là công dân Việt chỉ khác là họ lầm đường lạc lối. Chính sách chiêu hồi tạo cơ hội trên 230 ngàn cán binh cộng sản trong đó rất nhiều cán binh từ miền Bắc về hồi chánh. Họ đã được tự động nhận mọi quyền lợi và nghĩa vụ công dân. Theo Hiến Pháp 1967 Việt Nam Cộng Hòa đa số người Việt hải ngoại có đầy đủ quyền bầu cử và ứng cử kể cả các chức vụ cao nhất là Tổng thống. Điều 13.2 quy định "Mọi công dân đều có quyền bầu cử, ứng cử và tham gia công vụ trên căn bản bình đẳng theo điều kiện và thể thức luật định." Điều 53.1 quy định quyền ứng cử Tổng Thống hoặc Phó Tổng Thống những công dân hội đủ các điều kiện sau đây : "Có Việt tịch từ khi mới sanh ra và liên tục cư ngụ trên lãnh thổ Việt Nam ít nhất mười (10) năm tính đến ngày bầu cử. Thời gian công cán và lưu vong chánh trị tại ngoại quốc được kể như thời gian cư ngụ tại nước nhà." Người Việt hải ngoại dù là thuyền nhân, vượt biên đường bộ, đi theo diện HO, ở lại các quốc gia thuộc Liên Xô và Đông Âu hay nay bị trục xuất như cô Lê Thu Hà đều có chung một đặc thù là tị nạn chính trị. Những người ra đi chính thức nhưng có những việc làm về thông tin, văn hóa, chính trị trái ý với nhà cầm quyền cộng sản bị cấm không thể trở về Việt Nam đều có thể được xem là "lưu vong chánh trị". Những người được gia đình bảo lãnh hay sinh ra ở hải ngoại vẫn được xem là những người tị nạn chính trị. Khi thể chế tại Việt Nam thay đổi sẽ có những bước chuyển tiếp, trong đó có việc bầu ra Quốc Hội Lập Hiến soạn thảo một Hiến Pháp mới cho Việt Nam. Hiến pháp mới và Luật pháp tương lai nên dựa trên tinh thần nhân bản và hòa đồng dân tộc với những điểm tương tự như Hiến Pháp 1967. Nguyễn Quang Duy Melbourne, Úc Đại Lợi 27/11/2018 |
You are subscribed to email updates from Dân quyền. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét