“Tôn giáo ở Việt Nam” plus 8 more |
- Tôn giáo ở Việt Nam
- CÁI GIÁ PHẢI TRẢ ĐỂ ĐẾN ĐƯỢC BẾN BỜ TỰ DO … sự hắt hủi !
- Trung Quốc âm mưu thôn tính Hoàng Sa từ Hội nghị Geneva 1954?
- 45 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam: Đe dọa hòa bình khu vực và thế giới
- Phải minh bạch ai đã cấm tuyên truyền về chiến tranh biên giới phía Bắc
- Dân Việt mang 1 tỷ USD ra nước ngoài chữa bệnh
- Người nước ngoài đổ về Việt Nam chữa bệnh: Điều lạ là...
- Pháp tung bằng chứng khẳng định Hoàng Sa là chủ quyền của Việt Nam
- CHÍNH PHỦ NÊN TẠM DỪNG ĐÀM PHÁN BIÊN GIỚI LÃNH THỔ VỚI TRUNG QUỐC
Posted: 18 Jan 2019 02:28 PM PST Thiện Tùng " Đạo giáo dùng giáo lý thu phục lòng người, gia nhập đạo tự giác không ép buộc, còn Đảng CSVN thì áp đặt, buộc toàn dân, không phân biệt đạo hay đời, phải chấp nhận, tôn sùng, làm theo chủ nghĩa Max-Lenin?. " *** Tôn giáo nói chung, Đạo giáo nói riêng chỉ là những tổ chức Xã hội dân sự thuần túy. Từng Đạo giáo ngưỡng mộ một đức tin nhứt định, để rồi, biến nó thành giáo lý, dùng giáo lý thu phục nhân sinh làm lành lánh dữ - đại loại là như thế. Tôn giáo là trừu tượng, là khái niệm chung; Đạo giáo là cụ thể, là khái niệm riêng. Cũng như Cây là khái niệm chung, cây Chuối là khái niệm riêng. Nhưng đứng góc độ cây Chuối thì Chuối là khái niểm chung, chuối Già, chuối Xiêm, chuối Hột… là khái niệm riêng. Chính vì vậy, người ta gọi "Đạo Phật" hay "Phật giáo" chớ không ai gọi "Tôn giáo Phật"; gọi "Đạo Thiên chúa" hay "Thiên chúa giáo" chớ không ai gọi "Tôn giáo Thiên chúa"..v.v… Tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng là quyền của mọi người . Hai từ "Đạo, Đời" là để phân biệt lớp ngưởi theo tín ngưỡng (Đạo) và lớp người không theo tín ngưỡng (Đời) chớ không phải để chia rẽ hay phân biệt đối xử. Phải hiểu rằng, Đạo giáo cũng/chỉ là những bộ phận dân tộc, suy nghĩ và hành động phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết. Muốn được công nhận là một Đạo giáo, nhứt thiết Đạo giáo ấy phải có cội nguồn và Giáo lý (học thuyết). Không có chuyện đạo nầy lãnh đạo đạo kia, không được bài bác nhau, phải tôn trọng nhau. Người viết là (Đời) am hiểu về "Đạo" tủn mủm lắm, chỉ có thể nói những đặc điểm nhưng cũng chưa chắc đúng – coi như tham khảo: 1/ Phật Giáo: Phật giáo có 2 phái: Phất giáo Tăng già và Phật giáo Thồng nhứt, bắt nguồn từ truyền thuyết: Thái tử Sidata từ bỏ hoàng cung và từ biệt vợ đi tìm đạo hạnh để cứu độ chúng sinh, cho ra đời học thuyết (giáo lý) và hình thành Đạo Phật. Những vị đã, đang và sẽ kế thừa: Di Đà, Thích Ca, Di Lặc – Di Đà là quá khứ (cựu), Thích Ca là hiện tại (đương nhiệm), Di Lặc là tương lai (trù bị kế thừa). 2/ Thiên chúa giáo: Tham khảo từ Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia), theo truyền thuyết: Vào khoảng năm -6 và -4 trước Công nguyên (Tây lịch), Jesus được sinh ra trên cánh đồng cỏ Bethlem (Israel – Do Thái). Chúa Jesus sáng lập ra Do Thái giáo ở Israel. Thiên chúa giáo bắt nguồn từ Do thái giáo, cùng thờ chúa Jesus và đức mẹ Maria (thân mẫu của Jesus). Do Thái giáo hay Thiên chúa giáo đều xem Jesus là "Chúa Trời", người có công tạo ra vũ trụ và loài người, soạn ra giáo lý để cứu rỗi linh hồn chúng sinh. Thiên chúa giáo có 2 nhánh chính: Đạo Công giáo và Ki-tô giáo (Cơ đốc giáo). Ki-tô giáo có 2 nhánh chính: Công giáo Roma và Tin lành. Công giáo Roma do Linh mục hành lễ, còn Tin Lành do Mục sư (người có gia đình) hành lễ. Ở Việt Nam, do yếu tố lịch sử, "Thiên chúa giáo" còn gọi là "Công giáo Roma", thờ "Thiên Chúa" (Chúa Trời), biểu trưng là Chúa Jesus và Đức mẹ Maria. 3/ Cao Đài giáo: Nghe nói có đến 12 phái, do Phạm Công Tắc khai đạo. Người viết chỉ biết 3 phái: Cao đài Chính thống, Cao đài Tây Ninh và Cao đài Bến Tre (phái ông Tương - thân kháng chiến). Cao đài nói chung có tham vọng cầm quyền, trước kia họ có xây dựng lực lượng vũ trang riêng. 4/ Hòa hảo giáo: Hòa hảo giáo do Huỳnh Phú Sổ khai đạo, giáo lý cải biên theo đạo "Tứ Ân Hiếu Nghĩa" - Ân Tổ tiên, Ân đất nước, Ân Tam bảo, Ân cha mẹ". Đạo Hòa hảo cũng có tham vọng cầm quyền, trước kia họ có xây dựng lực lượng vũ trang riêng như Cao Đài. 5/ Phái Bình Xuyên: Bình Xuyên không phải là một Đạo giáo. Họ chỉ là lực lượng vũ trang yêu nước khá hùng mạnh, ngoại xâm nào họ cũng chống không ngại hy sinh. Họ như những anh hùng "Lương Sơn Bạc" thời xa xưa bên Tàu. Trong chiến tranh chống pháp, theo lời chiêu dụ của Việt Minh, từ Rừng Sát, họ chuyển quân về Đồng Tháp Mười, chấp nhận gia nhập vào Vệ Quốc Đoàn. Ít lâu sau, do bất bình gì đó, một bộ phận nhỏ giả hàng Tây, đồn trú ở quận 8 Sài Gòn tìm kế sinh nhai. Sau hiệp định Genève 1954, đất nước chia làm 2 miền, họ lấy Rừng Sát (duyên hải Sài Gòn) làm hậu cứ, "tiền đồn" vẫn là quận 8 Sài Gòn, kinh doanh chủ yếu bằng sòng bạc quy mô lớn ở Sài gòn mang tên "Đại thế giới". Khi Mỹ đưa những đoàn cố vấn vào miền Nam, họ bắt đầu rụt rịch. Thời Đệ nhứt Việt Nam Cộng hòa, ông Diệm và Nhu cao tay, hết dụ rồi truy diệt xóa sổ lực lượng vũ trang 3 Giáo Phái (Cao đài, Hòa hảo, Bình xuyên) nầy. Tàn quân của họ lui vào Đồng Tháp Mười lập căn cứ, phối hợp rồi hòa nhập với lực lượng vũ trang thuộc "Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam" cùng chống Mỹ-- Diệm. Đến nay, phái Bình Xuyên chỉ còn là lực lượng anh hùng không tên tuổi. Nhưng cũng may, ngành Công an CHXHCNVN có xuất bản cuốn sách "Người Bình Xuyên" nói tốt về họ. Có hơn không, được như thế cũng mát dạ, ấm hồn phần nào đối với những người gốc Bình Xuyên còn sống hay đã vị quốc vong thân. 6/ Đảng CSVN: Đưa Đảng CSVN vào đây, chắc có người không hài lòng, cho rằng thằng cha Tùng mắc toi nầy sao lại đưa Đảng CSVN quang vinh vào tốp Giáo Phái nầy? - Xin thưa, vì tôi thấy nó có cái gì đó vừa giống, vừa khác, vừa Kỳ lạ : Giống - Đạo giáo tôn thờ người sáng lập đạo và người có công truyền bá đạo thì Đảng CSVN cũng tôn thờ người sáng lập chủ thuyết CS và người có công đưa về, truyền bá chủ thuyết CS ở VN - đó là cụ Hồ Chí Minh?. - Đạo giáo dùng nhà thờ, chùa chiền, thánh thất, nhà chung… làm nơi thuyết giáo thì Đảng CSVN cũng dùng học viện chính trị cấp TW, trường chính trị cấp địa phương để giáo huấn học thuyết Max-Lenin với 3 môn học chính yếu:Triết học Maxit, Chính trị Kinh tế học Maxit, Chủ nghĩa Xã hội Khoa học?. Khác - Đạo giáo dùng giáo lý thu phục lòng người, gia nhập đạo tự giác không ép buộc, còn Đảng CSVN thì áp đặt, buộc toàn dân, không phân biệt đạo hay đời, phải chấp nhận, tôn sùng, làm theo chủ nghĩa Max-Lenin?. - Đạo hay Đảng cũng chỉ là những bộ phận của dân tộc. Các Đạo giáo nhận ra điều đó, họ chỉ lãnh đạo, quản lý phạm vi tín đồ mình, còn Đảng CSVN, chỉ có hơn 4 triệu đảng viên mà tự đặt cho mình quyền lãnh đạo, quản lý cả đất nước và dân tộc VN hơn 90 triệu người?. - Các nước theo thể chế chính trị Dân chủ cho phép đa nguyên, đa đảng, còn Việt Nam ta theo thể chế chính trị Độc tài, cấm tuyệt đối đa nguyên, đa đảng. - Các nước theo theo Dân chủ, các đảng phái đối lập cử người ra tranh cử theo từng nhiệm kỳ, bầu theo thể thức phổ thông đầu phiếu, phía thắng cử lập chính phủ, thực hiện những gì mình hứa khi ra tranh cử, đặt lợi ích quốc gia dân tộc trên hết, nếu làm sai dân có quyền phản đối bằng mọi hình thức, cơ quan đại diện dân có quyền bãi miễn…, còn ở Việt Nam, cử lãnh tụ gói gọn trong phạm vi Ban chấp hành TW Đảng theo thể thức "Đảng chọn, Đảng bầu" nhưng khi đắc cử chẳng những trở thành lãnh tụ Đảng mà còn lãnh tụ cả quốc gia dân tộc, Đảng lãnh đạo quốc gia dân tộc không theo nhiệm kỳ mà miên trường, đặt lợi ích Đảng trên hết. Bầu cử lãnh đạo các cấp, các ngành thuộc hệ Nhà nước theo thể thức "Đảng chọn, Dân bầu". Đảng chọn ứng cử viên gần như đều là đảng viên của mình ra gọi là "tranh cử". Trên làm sao dưới làm vậy, hình thành hệ chuyên chính vô hay tư sản gì đó, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN. Để cho đỡ chướng mắt, gắn cho chúng cái mác "Nhân dân" để lòe đời. Kỳ lạ Từ lâu Đảng CSVN tôn thờ chủ nghĩa Max-Lenin theo thuyết Duy vật, nhưng những năm tháng gần đây số lượng không nhỏ đảng viên, có cả cấp cao, ngã theo thuyết Duy tâm, họ đi chùa, ăn chay, niệm phật, thờ phật tại gia, xem tướng, coi tay, đoán số…Đáng nói, bộ thấy Phật trong nước ít linh sao mà ông Quang, ông Dũng sang tận Đông Độ khẩn Phật cầu an. Cách mấy ngày, anh em di dự khánh thành nhà về nói: "Cựu phó Bí thư Thành phố thờ tượng Phật tổ bố, tả hữu tượng Phật là tượng ông Hồ, ông Giáp nhỏ tí tèo, như 2 người hầu". Người viết nghĩ: "Chẳng lẽ đảng viên Cộng sản từ Mác nghinh Phật !?".Và có phải vì hiện tượng "ăn chay" nầy mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kết luận trong chua xót 'Nhạt Đảng, khô Đoàn'?".
18/01/2019 T.T | |||||
CÁI GIÁ PHẢI TRẢ ĐỂ ĐẾN ĐƯỢC BẾN BỜ TỰ DO … sự hắt hủi ! Posted: 18 Jan 2019 01:49 PM PST Phạm Thanh Giao Tôi nhập trại Songkla ở miền Nam Thái Lan được hơn một tháng thì một ngày kia, cảnh sát Thái và một nhân viên Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc từ Bangkok chở đến trại một cô gái có dáng người nhỏ nhắn trên một chiếc xe Jeep, một mình. Đoàn người trong trại kéo nhau ra đứng đông nghẹt, nhìn cô với những cặp mắt hết sức ái ngại và thương cảm, mặc dù đây không phải là lần đầu họ được mục kích cái cảnh thương tâm, chứa ẩn phía sau là cả một Bi Tình Sử của Người Tỵ Nạn. Tôi lên đảo nhờ có chút ít vốn tiếng Anh, được vào giúp việc cho những phái đoàn của các quốc gia thường đến phỏng vấn người tỵ nạn ở đây. Cô gái mang cái tên khá lạ … Đông Sương, kèm theo trong hồ sơ là "đi trên chiếc ghe không số" vì cô ta không biết gì khác, chỉ biết chiếc ghe đón trên dưới độ 100 người và khởi hành từ Rạch Giá. Cô là người duy nhất sống sót, vì chuyến tàu đó đã rời bến cảng ở Rạch Giá cách đây hơn nửa năm. Chẳng còn ai. Không còn ai đi chung chuyến tàu của cô, có tên trong danh sách ở các trại tỵ nạn. Trong hồ sơ, cô ấy đi vượt biên với một cô chị và 2 đứa em trai trong chuyến tàu định mệnh kinh hoàng đó. Sau 6 lần bị cướp, mhiều lần bị hãm hiếp, nhiều người bị giết, số còn sống sót không ai biết ra sao trên cái xác tàu đã bị húc tơi tả sau 5-7 bận. Riêng cô, bị bắt và giữ lại ở một tàu hải tặc. Cô bị giam giữ trên tàu gần một tháng để chúng chia nhau hành hạ, để rồi sau đó lại bị bán vào một động đĩ ở Bangkok. Hơn 4 tháng sau, theo lời cô kể lại, thì có một ông khách nói được 3 thứ tiếng, Thái, Hoa và Việt Nam thường xuyên đến đó, cứu thoát. Ông ta chở cô tới một trạm cảnh sát Thái với một tờ giấy viết tay rồi biến mất. Sương không bao giờ mở miệng nếu không bắt buộc. Từ sáng đến chập choạng tối, cô chỉ lặng lẽ ngồi ngoài bờ biển, ánh mắt nhìn xa xôi về một cõi bất tận hư vô nào đó. Chẳng ai lân la làm bạn với một tảng đá lạnh lùng được lâu, nhất là họ chỉ đến với cô bằng những tấm lòng thương hại. Miết rồi, cái bóng nhỏ bé ấy cũng vẫn chỉ một mình lặng lẽ dưới gốc cây dừa ngày này sang ngày khác. Cứ đến bữa, tôi bưng ra cho cô một dĩa cơm nhỏ mà ít khi cô ăn hết, từ một gia đình ở cùng dãy nhà trong trại. Khi có thời giờ, tôi luôn ghé lại ngồi bên cạnh cô cho bớt đơn độc. Chúng tôi thường cũng chỉ ngồi với nhau trong lặng lẽ. Cái im lặng giữa những tiếng sóng biển rì rào, đôi khi tạo cho tôi cái cảm giác có thể đưa tay ra chạm vào nó được. Cái khuôn mặt của người con gái không xấu, không đẹp với cặp mắt buồn muôn thuở ấy, nhiều khi mang đến cho tôi cái cảm giác ướt và ấm như những giọt nước mắt long lanh chùi vội. Dường như Sương chỉ còn lại như một cái bóng của một sự hiện hữu bất hạnh và vô cảm xúc nhất trên trái đất vô tình. Tôi không biết gì mấy về cô ngoài những lời khai trên Cao Ủy. Cô chẳng biết gì về tôi vì chẳng bao giờ cô hỏi. Còn một tuần nữa thì tôi được chuyển lên trại Panatnikhom trên Bangkok, để qua Galang hoàn tất thủ tục trước khi qua Mỹ. Trong hồ sơ, Sương được một ông chú họ xa ở Mỹ bảo lãnh. Buổi trưa hôm ấy, cũng như mọi khi, tôi mang ra cho nàng một dĩa cơm Cao Ủy. Tôi hỏi: "Cô có muốn anh chuyển gì cho chú Hoài không?" Sương chẳng trả lời, chỉ quay qua nắm lấy tay tôi, rồi vội vàng giựt ra, miệng mở ra như muốn nói điều gì nhưng lại thôi. Tôi cũng nín lặng theo. Cái nắng giữa trưa của mùa hè đã bắt đầu chói chang, buồn ngủ tôi chào nàng rồi đi về barrack. Sương cũng chẳng trả lời. Cũng vẫn một tư thế ngồi như suốt hơn một tháng qua. Chẳng hiểu sao, tôi cứ ngoảnh lại nhìn cái bóng dáng ấy mấy lần trước khi đến con đường dẫn về barrack mình ở. Buổi chiều hôm ấy lu bu với cả đống hồ sơ của một chiếc ghe mới đến với hơn trăm người mới nhập trại, tôi không có dịp gặp lại Sương. Tối đến, lại cà phê cà pháo tán dóc với bạn bè tôi quên bẵng. Chưa tới 5 giờ sáng mà những tiếng la thất thanh, tiếng người ồn ào nhốn nháo vọng lại từ khu vực nhà tắm, nhà vệ sinh ở giữa trại vang đi khắp nơi. Mọi người từ tứ phía đổ dồn cả về khu vực ấy. Tôi lổm nhổm nghe dường như có người treo cổ tự tử trong đêm qua. Tôi nằm lăn ra đất, cổ như bị ai bóp nghẹt không thở nổi. Sương đã thắt cổ tự tử trong khu nhà tắm đêm qua. Năm bữa sau, trước khi lên đường chuyển trại, tôi mới dám mò ra gốc cây dừa mà Sương vẫn thường ngồi nhìn ra biển. Dường như đâu đây vẫn còn lại mùi hương của người con gái bạc số. Tôi nhớ lại mái tóc đen tuyền ấy, mà ước ao phải chi tôi đã có can đảm vuốt nó một lần. Tôi nhớ lại cái bàn tay gầy guộc nhỏ nhắn, lúc nào cũng lạnh như đá ấy, mà mong muốn hết sức, là có được cơ hội nắm lấy nó một lần nữa để chuyền sang đấy cái hơi ấm từ bàn tay mình. Sương muốn nói gì với tôi sao lại không mở miệng? Sao tôi lại quá ngu ngơ không nhìn ra được dấu hiệu muốn từ biệt của Sương? Tôi vẫn cứ muôn đời thắc mắc, tại sao em đã qua được bằng đó nỗi khổ ải, đọa đày, thì còn thứ đọa đày nào trên quả đất này lại khiến em phải khiếp sợ đến phải trốn chạy như thế? Từ đó, tôi vẫn tiếp tục trên cuộc hành trình của đời mình mà không mấy khi quên được cái tên Đông Sương ấy. Chẳng biết ở cõi hư vô đó, em đã hết buồn? Hay cái nỗi buồn ấy vẫn kéo dài đến thiên thu? Tiếng sóng biển Songkhla. Cái ánh mắt buồn hun hút. Cái mái tóc dài đen mượt ấy, là những gánh nặng oằn vai mà tôi phải đeo theo suốt cuộc đời còn lại ... Trong trái tim tôi, muôn đời vẫn còn sót lại một vết thẹo ... *** Cô Assistant Manager mang đến giới thiệu với tôi một người để xin việc làm, con bé có cái tên khá dễ thương, Marcella, nó nhìn còn trẻ lắm, không thể quá 16 tuổi, nước da trắng trẻo nhìn Rất Mỹ nhưng vẫn có cái nét của người Hispanic. Ngạc nhiên một điều là, nó nói tiếng Anh khá trôi chảy, không như những người Hispanics nhập cư lậu đến xin việc ở đây, mặc dù vẫn có khá nặng cái accent của người đến từ các quốc gia Trung Mỹ. Nó đến từ El Salvador. Sau vài phút nói chuyện, tôi nói với 2 người là hãy để nó về và cho tôi suy nghĩ lại trước khi trả lời. *** Cuộc vượt biên giới bằng đường bộ từ El Salvador của Marcella đến Mỹ, nó không đơn giản như chỉ phải đối mặt với cái sống chết khi vượt qua dòng sông Rio Grande chảy xiết và vượt qua 40 dặm trên sa mạc để vào Mỹ, nhưng bản thân con gái của nó lại còn là miếng mồi ngon cho đủ loại thú dữ rình rập, sẵn sàng nhảy vào cắn xé, từ bọn dẫn đường đến bọn buôn người, từ bọn thổ phỉ đến những Nhân Viên Kiểm Tra Biên Giới của cả hai quốc gia Mễ và Mỹ. Cuộc hành trình dài hơn 4 ngàn cây số đường bộ (hơn 2500 dặm) của một đứa con gái 17 tuổi đơn độc, KHÔNG KHÁC GÌ CUỘC HÀNH TRÌNH ĐI VÀO CÕI CHẾT. Nó chẳng có sự chọn lựa. Nó là đứa con thứ hai sinh ra trong một gia đình khá giả ở El Salvador mà bố nó là bác sĩ và mẹ nó là giáo sư ở một trường Trung Học. Cuộc sống đó, có mấy ai có được. Thế nhưng cuộc đời nó không êm ả như của chúng ta, những người sống trong chăn ấm nệm êm và sự yên bình của một thành phố trong một đất nước như ở Hoa Kỳ. El Salvador loạn lạc với đủ thứ bất an kéo dài từ thâp niên 1970s mãi cho tới đầu thập niên 2000s khi có sự nhúng tay của Hội Đồng Bảo An LHQ, tưởng là sẽ được yên. Thời gian gần 30 năm đó, là thời kỳ kéo dài của cuộc nội chiến xảy ra giữa 2 phe: Phe chính phủ độc tài, bóc lột và tham nhũng được Hoa Kỳ bảo trợ, và phe cánh Tả chống đối. Tưởng rằng cái quốc gia nhỏ nhất khu vực này với chỉ trên 6 triệu dân, sẽ được yên ổn sau nghị quyết bãi bỏ quân đội của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc được mang tới đây để giải quyết vấn nạn vào năm 1992, nhưng nó lại càng làm cho xã hội ở đây loạn lạc hơn lên. Họa vô đơn chí, bên cạnh những phe nhóm chính trị, băng đảng, tội ác hoành hành thì trận Bão Mitch vào năm 1998 tàn phá gần như toàn bộ đất nước này. Chưa kịp phục hồi, thì năm 2001 El Salvador lại phải đương đầu với một trận động đất khủng khiếp. Kinh tế tàn lụi, tội ác gia tăng, cướp bóc, băng đảng giết người nhảy vọt. Sự đối lập của nhiều nhóm người khác chính kiến, khác màu da, và khác chủng tộc (có 2 giống người ở El Salvador, đa số là thổ dân thuần chủng thuộc giống dân Aztec và thiểu số là giống dân lai giữa người bản xứ và người nhập cư đến từ Âu Châu sau thời Kha Luân Bố) đã dẫn đến cuộc sống vô cùng bất ổn mà người dân El Salvador bằng mọi giá muốn thoát ra. Bố của Marcella bị giết trong một cuộc chiến khi ông ta đang làm nhiệm vụ ở một nhà thương. Chỉ 2 năm sau, anh trai của nó bị băng đảng bắn chết vất xác lại trên đường. Mẹ nó đứt ruột làm một cái quyết định sống chết cho đứa con gái duy nhất còn sót lại của mình. Bà gởi nó cho người Mối Lái Dẫn Đường Vượt Biên với cái giá 6 ngàn đô, trả trước 2 ngàn, với lời cam kết là nó qua Mỹ sẽ làm để trả nốt số nợ còn lại, cộng với tiền lời trong vòng 1 năm, mạng sống của mẹ nó, là con tin cho đến khi trả hết nợ. Tôi chẳng có sự chọn lựa. Câu chuyện vượt biên giới của Marcella tuy nó không có cái kết thê thảm như câu chuyện của cô gái Việt Nam tôi gặp trong trại tỵ nạn Songkhla nhưng những hãi hùng, những khốn nạn, những đớn đau không thể thiếu. Sau này nó tâm sự với tôi rằng, cái tính mạng của mẹ nó chính là sự thúc đẩy để nó tìm con đường sống bằng mọi giá. Tôi không bao giờ hỏi chi tiết về chuyến đi của nó, và nó chẳng bao giờ kể cho chúng tôi nghe. Nó làm cho chúng tôi được hơn 10 năm trời, nhìn nó lớn lên và thương nó như một đứa con của chính mình tuy không nuôi dưỡng và sanh ra, thì chúng tôi bán tiệm và không còn công việc gì để giữ nó. Nó quyết định từ giã North Carolina lên đường sang tiểu bang khác. *** Tôi có cái cơ may ông Trời gởi đến để được gặp những người cùng khổ và gần như tuyệt vọng trong cuộc sống ở nhiều giai đoạn khác nhau. Có lẽ những mối tương duyên đau buồn đó, nó đã khiến trái tim tôi yếu mềm hơn của người khác. Nó khiến tôi dễ dàng thông cảm và chia sẻ được những đau khổ của người khác ở đời, mà không bao giờ tôi Nhanh Nhẩu Lên Án Họ. Có lẽ những thứ tương quan đó giữa tôi và những con người cùng khổ này đã khiến tôi dễ mềm lòng hơn để bằng mọi giá tôi phải bênh vực họ. Tôi nghiệm thấy một điều, tình yêu thương cho đi không đắn đo, người cho sẽ nhận lại gấp trăm lần những gì họ phân phát. Trái tim nó cũng giống như cái thùng chứa, cần phải cho bớt đi những yêu thương để còn có chỗ nhận lại. | |||||
Trung Quốc âm mưu thôn tính Hoàng Sa từ Hội nghị Geneva 1954? Posted: 18 Jan 2019 01:36 PM PST Tiến sĩ Hoàng Chí Hiếu Ngày 19/1/2019 là tròn 45 năm kể từ khi Trung Quốc xâm lược nốt nửa phía Tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Song theo người viết, có lẽ ít ai để ý cuộc chiến này đã được Bắc Kinh chuẩn bị từ Hội nghị Geneva 1954. Tại Geneva, vấn đề gây nên tranh cãi nhất trong việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương chính là vạch giới tuyến quân sự tạm thời chia cắt Việt Nam.
Đối với Việt Nam Dân chủ cộng hòa, lập trường ban đầu là vĩ tuyến 13, sau lui ra vĩ tuyến 14 rồi chốt ở vĩ tuyến 16. Tuy nhiên, phái đoàn Pháp không chấp nhận giải pháp này, mặc dù họ đã lui dần từ vĩ tuyến 19 xuống 18, thậm chí là 17,5 theo gợi ý của Mỹ. Trước đó, phe Đồng minh đã sử dụng vĩ tuyến 16 làm ranh giới để giải giáp quân Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, lựa chọn này cũng phù hợp tương quan kiểm soát thực tế của Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân đội Pháp trên chiến trường. Thế nhưng phái đoàn Quốc gia Việt Nam muốn giới tuyến phải nằm phía bắc Huế, nơi có lăng tẩm của tổ tiên Quốc trưởng Bảo Đại, trong khi vương quốc Lào muốn có lối ra biển mà quốc lộ 9 chính là con đường ngắn nhất và thuận tiện nhất. Để đảm bảo hành lang an toàn cho lối đi này, đường giới tuyến phải ở phía Bắc của quốc lộ 9. Trên thực địa, cách đường 9 khoảng 10km về phía Bắc có con sông Hiền Lương, là điều kiện tự nhiên lí tưởng dùng để làm ranh giới phân cách đôi bên tham chiến và nó trùng với vĩ tuyến 17. Tuy nhiên, với vị thế của Lào và Quốc gia Việt Nam lúc đó thì áp lực của họ khó có đủ sức nặng để buộc đại diện phái đoàn Pháp phải đấu tranh cho bằng được vĩ tuyến 17, nhất là khi phía Việt Nam Dân chủ cộng hòa chấp nhận vĩ tuyến 16 với nhượng bộ: 1. Đà Nẵng có thể do phía Pháp bảo lưu thêm một thời gian, ví dụ một năm. 2. Lào có thể lợi dụng đường số 9 để ra biển. 3. Cố đô Huế có thể mở cửa cho hoàng tộc, để cho họ tảo mộ (như tác giả Tiền Giang - 钱江/Qian Jiang – đã đề cập trong cuốn "Vai trò của Chu Ân Lai tại Genève 1954", 2005), mà đơn giản là vĩ tuyến 17 trùng hợp với quan điểm của Mỹ, Pháp và đặc biệt là ý đồ của Trung Quốc. Trong cuộc gặp ở Liễu Châu để thống nhất lập trường giữa hai nước Việt - Trung (đầu tháng 7/1954), dù hứa với Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ hết sức cố gắng để đạt được vĩ tuyến 16, nhưng trước khi chia tay, Chu Ân Lai (Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng, Trưởng đoàn Trung Quốc tham dự Hội nghị Geneva) lại xin được linh hoạt vì đường sá xa xôi, không kịp trao đổi! Hồi ký "Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử" của Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: "Trước lúc đoàn ta ra về, đồng chí Chu nói với Bác: "Tôi sẽ bàn với đồng chí Môlôtốp (Ngoại trưởng Liên Xô - người viết chú thích) hết sức cố gắng thực hiện chỉ thị của Hồ Chủ tịch. Vì ở xa không có điều kiện trao đổi, nếu việc đấu tranh xác định ranh giới tạm thời gặp khó khăn, vạn bất đắc dĩ phải chọn vĩ tuyến 17". Điều này xác quyết rằng, Trung Quốc quyết định chọn vĩ tuyến 17 và muốn "gài" Việt Nam vào thế đã rồi. Nếu nhìn đơn giản, vĩ tuyến 16 hay 17 đối với Pháp và Trung Quốc không quan trọng, bởi đó không phải đất của hai quốc gia này và nhất là khi họ đã xem Việt Nam Dân chủ cộng hòa ở giữa làm "trái độn". Việc Trung Quốc không "giúp" Việt Nam Dân chủ cộng hòa nhằm phục vụ ý đồ sâu xa của Bắc Kinh đối với Hoàng Sa, khi gần như toàn bộ quần đảo này (ngoại trừ đảo Tri Tôn và Đá Bắc) nằm gọn trong vĩ tuyến 16 đến vĩ tuyến 17. Như vậy, sự dịch chuyển vị trí giới tuyến quân sự tạm thời từ vĩ tuyến 16 lên 17 không chỉ là 200 km từ Đà Nẵng ra sông Hiền Lương, gồm tỉnh Thừa Thiên Huế và phần lớn Quảng Trị trên đất liền, mà còn cả quần đảo Hoàng Sa ngoài biển. Với vĩ tuyến 16, Việt Nam Dân chủ cộng hòa sẽ là chủ thể quản lý quần đảo Hoàng Sa chờ ngày tổng tuyển cử theo tinh thần Hội nghị Geneva. Điều này Trung Quốc nắm rất rõ bởi sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, theo quy định của Hội nghị Potsdam, song song với việc vào bắc vĩ tuyến 16, quân Trung Hoa Dân quốc đã có mặt ở Hoàng Sa để giải giáp quân Nhật và chỉ vừa rút khỏi quần đảo này vào tháng 4/1950. Khi sự tương đồng ý thức hệ đóng vai trò chủ đạo, chi phối quan hệ giữa hai nước thì việc Trung Quốc ra tay chiếm đoạt Hoàng Sa từ Việt Nam Dân chủ cộng hòa sẽ khó có thể xảy ra. Nhưng nếu chọn vĩ tuyến 17 làm giới tuyến, quần đảo này do phía đối địch với đồng minh của mình quản lý, mọi việc sẽ thuận lợi hơn cho Bắc Kinh. Nhìn lại quá trình bành trướng của Trung Quốc xuống Hoàng Sa từ năm 1909, nhất là sau khi đề nghị của Liên Xô chuyển giao chủ quyền quần đảo này từ Nhật Bản qua Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Hội nghị San Francisco 1951 và bị bác bỏ, mới thấy thâm ý của Trung Quốc ở Hội nghị Geneva. Với việc đẩy Hoàng Sa ra khỏi tay Việt Nam Dân chủ cộng hòa ngay từ Hội nghị Geneva, Trung Quốc đã chuẩn bị xong điều kiện "cần" để xâm lược quần đảo này. Trên thực tế, chỉ chưa đầy 2 năm sau Hiệp định Geneva, lợi dụng lúc Pháp rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, Trung Quốc đưa quân chiếm một nửa phía Đông quần đảo Hoàng Sa. Và cuộc chiến xâm lược nốt nửa phía Tây quần đảo Hoàng Sa năm 1974 chính là bước đi cuối cùng để hoàn thành ý đồ đã được vạch ra từ Hội nghị Geneva 1954. Phó giáo sư Tiến sĩ Hoàng Chí Hiếu http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Trung-Quoc-am-muu-thon-tinh-Hoang-Sa-tu-Hoi-nghi-Geneva-1954-post194886.gd | |||||
45 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam: Đe dọa hòa bình khu vực và thế giới Posted: 18 Jan 2019 01:29 PM PST Trả lời phỏng vấn Thanh Niên về sự biến Trung Quốc ngang ngược cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của VN, nhiều chuyên gia cho rằng mưu đồ của Bắc Kinh quá rõ ràng. Chuyên gia Hoàng Việt (thành viên Ban Nghiên cứu luật Biển và hải đảo thuộc Liên đoàn Luật sư VN): Hành động chiếm Hoàng Sa năm 1974 nằm trong chuỗi ý đồ của Trung Quốc từ lâu. Nước này muốn trở thành siêu cường, mà muốn trở thành siêu cường thì trước hết phải trở thành cường quốc biển. Chính vì vậy, Trung Quốc tham vọng độc chiếm Biển Đông để biến vùng biển này thành cửa ngõ vươn ra thế giới. Năm 1956, nhân khi Pháp rút khỏi Đông Dương, lúc đó VN vừa bước ra khỏi cuộc chiến với Pháp và phải bước vào cuộc chiến mới, Trung Quốc đã chiếm một nửa quần đảo Hoàng Sa. Đến năm 1974, VNCH đang rối loạn, Mỹ phải rút khỏi VN và Tổng thống Mỹ khi đó là Richard Nixon đến gặp lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông tại TP.Thượng Hải. Dường như lúc đó các bên đã có những thỏa hiệp nhất định, nên Bắc Kinh thấy đây là thời cơ thuận lợi để ra tay chiếm toàn bộ Hoàng Sa sau một trận hải chiến. Hiện nay, cùng với việc tiếp tục bồi lấp và quân sự hóa phi pháp tại quần đảo Hoàng Sa sau khi cưỡng chiếm, Trung Quốc còn ngang nhiên tiến hành bồi lấp thành đảo nhân tạo và từng bước xây dựng các công trình trái phép phục vụ mục đích quân sự trên 7 thực thể địa lý thuộc quần đảo Trường Sa của VN (gồm Gạc Ma, Chữ Thập, Gaven, Xu Bi, Vành Khăn, Châu Viên, Tư Nghĩa). Khi Trung Quốc hoàn tất quân sự hóa tại các thực thể mà nước này chiếm đóng phi pháp tại 2 quần đảo thì sẽ rất nguy hiểm đối với an ninh và hòa bình của khu vực cũng như trên thế giới. Bởi vì Trung Quốc không giấu giếm ý định muốn kiểm soát toàn bộ khu vực Biển Đông. Trước đây, vào năm 2013, Bắc Kinh đã đơn phương tuyên bố Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông. Điều này đã gây căng thẳng và lo ngại cho rất nhiều quốc gia. Trung Quốc rất có thể sẽ tuyên bố một ADIZ trên khu vực Biển Đông tại các thực thể mà nước này đang kiểm soát. Điều này sẽ đe dọa tới tự do thương mại, tự do hải hành và tự do hàng không tại khu vực và sẽ ảnh hưởng đến toàn thế giới.
Thêm vào đó, Trung Quốc sẽ có điều kiện thuận lợi để đe dọa về mặt quân sự đối với nhiều hoạt động trên biển cũng như đe dọa về an toàn đối với các lực lượng đang đồn trú trên các thực thể địa lý khác tại Trường Sa, trong đó có VN. TS Nguyễn Thành Trung (Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quốc tế - Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM): Theo tôi, ý đồ của Trung Quốc quá rõ và họ cũng không giấu giếm muốn độc chiếm Biển Đông. Chính sách biến khu vực Biển Đông thành "biển nhà" của họ khá nhất quán trong một thời gian dài, và họ lợi dụng bất kỳ cơ hội nào có được để từng bước hiện thực hóa tham vọng của mình. Việc Trung Quốc xây dựng và triển khai quân sự trên các đảo ở Hoàng Sa sẽ khiến cán cân sức mạnh ở Biển Đông ngày càng nghiêng về nước này. Nói theo ngôn ngữ của chủ nghĩa hiện thực thì hành động này sẽ làm mất an ninh khu vực và có khuynh hướng đẩy các quốc gia khác trong khu vực tăng cường nâng cấp sức mạnh quân sự của mình. Ngoài ra, việc này cũng sẽ tạo ra khả năng đối đầu xung đột trong tương lai khi hải quân Mỹ tiếp tục thực hiện các chuyến tuần tra bảo vệ tự do hàng hải (FONOPs) ở khu vực Hoàng Sa, mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi pháp. PGS-TS Vũ Thanh Ca (Đại học Tài nguyên - Môi trường Hà Nội, nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ - Tổng cục Biển và Hải đảo VN): Cái mà Trung Quốc thèm muốn không chỉ là các đảo đá mà là toàn bộ Biển Đông. Mục đích chính của Trung Quốc khi chiếm các đảo đá trên Biển Đông là làm cơ sở cho yêu sách chủ quyền và tạo bàn đạp để khống chế Biển Đông. Như ta đã biết, Trung Quốc đã đưa ra yêu sách về đường lưỡi bò cực kỳ phi lý, tuyên bố các "quyền lịch sử" đối với khoảng 87% diện tích Biển Đông. Trung Quốc rất mập mờ về cái gọi là "quyền lịch sử", nhưng khi hành xử, họ tự ý cấm các quốc gia xung quanh Biển Đông đánh cá, ngăn trở các quốc gia thăm dò, khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia bị đưa vào phạm vi đường lưỡi bò. Như vậy, Trung Quốc đã tự ý biến khu vực biển mà đường lưỡi bò "liếm trúng" như vùng đặc quyền kinh tế của mình, tức là vùng mà Bắc Kinh có chủ quyền đối với tài nguyên và quyền tài phán quốc gia. Khi cái gọi là "yêu sách quyền lịch sử" của Trung Quốc bị Tòa Trọng tài quốc tế bác bỏ, họ đã đổi cách tiếp cận, sử dụng các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của VN, bãi cạn Scarborough đang tranh chấp với Philippines làm căn cứ để tuyên bố chủ quyền đối với Biển Đông. Một mục tiêu mà Trung Quốc muốn đạt tới là biến Biển Đông thành "ao nhà". Để làm vậy, họ thực hiện rất nhiều thủ đoạn để từng bước độc chiếm Biển Đông. Thứ nhất là họ tìm cách lôi kéo các nước Đông Nam Á để đẩy các nước ngoài khu vực ra khỏi Biển Đông, trái với các quy định trong luật pháp quốc tế. Thứ hai, họ tìm cách đạt được các thỏa thuận đa phương có tính chất nguyên tắc với các nước xung quanh Biển Đông (đại diện là ASEAN) nhưng khi đi vào các nội dung cụ thể thì họ lại tiếp cận tay đôi để dễ bề khống chế đối phương. Thứ ba là họ tìm cách quân sự hóa các đảo đá, đảo nhân tạo mà họ chiếm đóng phi pháp để tạo cơ sở kiểm soát Biển Đông, thậm chí trong tương lai có khả năng họ tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông. Thứ tư, họ tăng cường đơn phương kiểm soát các hoạt động trên Biển Đông, đề xuất "khai thác chung" tại các vùng biển trong phạm vi đường lưỡi bò để biến các vùng biển không có tranh chấp thành có tranh chấp. Các hoạt động độc chiếm Biển Đông, đặc biệt quân sự hóa của Trung Quốc là vô cùng nguy hiểm cho an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không. Ngoài nguy cơ gây chiến tranh, bộ máy quân sự của Trung Quốc với mục đích buộc những bên khác tuân thủ các quy định áp đặt của mình nhằm khẳng định chủ quyền sẽ đe dọa an ninh, an toàn và tự do của tất cả tàu thuyền, máy bay của các quốc gia hoạt động trên vùng biển và vùng trời khu vực. | |||||
Phải minh bạch ai đã cấm tuyên truyền về chiến tranh biên giới phía Bắc Posted: 18 Jan 2019 01:21 PM PST Đặng Tâm Chánh: "Một lần kiểm điểm tổng biên tập SGTT (Saigon Tiếp Thị), ông Huỳnh Thanh Hải phó ban tuyên giáo thành ủy phê bình báo SGTT về 100 bài "có vấn đề", nhận xét: " chuyện người ta muốn quên thì các đồng chí moi lại. Để làm gì? Có phải chuyện của các đồng chí không? Chuyện của các đồng chí là thị trường..." Người ta là ai? Ai cho mình cái quyền được đứng trên, quên hay nhớ lịch sử?"
Vì sao cuộc chiến tranh chống bành trướng bá quyền Trung Quốc đã vắng mặt nhiều năm nay trên các diễn đàn quốc sử? 10 năm trước báo SGTT của chúng tôi đã ghi nhận lại hình ảnh nhang tàn khói lạnh trên các nấm mồ liệt sĩ còn nằm dọc tuyến biên giới phía Bắc vào chính những ngày kỉ niệm 30 năm cuộc chiến. Chiến tích bị đục bỏ. Nghĩa trang néo cửa. Quan san tê tái. Những giọt nước mắt tưởng nhớ lén chảy vào trong nỗi ấm ức. Một hiện thực không thể tưởng tượng, khiến cho bất kì ai tận mắt nhìn thấy không thể không bức bối. Biên giới tháng Hai do Huy Đức viết, là ký sự ghi nhận hiện thực ấy, định đăng ba kì báo trên SGTT, nhưng chỉ mới đăng được một kì đã kết thúc. Chúng tôi chỉ biết mệnh lệnh ngưng đăng từ truyền đạt của cấp lãnh đạo gần nhất. Nhiều năm qua, chúng tôi chưa từng được giải thích về mệnh lệnh ấy. Một lần kiểm điểm tổng biên tập SGTT, ông Huỳnh Thanh Hải phó ban tuyên giáo thành ủy phê bình báo SGTT về 100 bài "có vấn đề", nhận xét: " chuyện người ta muốn quên thì các đồng chí moi lại. Để làm gì? Có phải chuyện của các đồng chí không? Chuyện của các đồng chí là thị trường..." Người ta là ai? Ai cho mình cái quyền được đứng trên, quên hay nhớ lịch sử? Chúng tôi chỉ nhận được sự im lặng trịch thượng. Một nhà nghiên cứu lịch sử đương triều mà tôi biết chắc chắn có tiếp cận trực tiếp bản ghi Thoả thuận cấp cao của hai đảng về bình thường hoá quan hệ hai nước Việt Nam - Trung Quốc, khi nghe tôi trình bày ấm ức của chúng tôi ở báo SGTT, đã thì thào, "đó là một nội dung thỏa thuận cấp cao nêu đại ý là Bạn tuyên giáo chỉ đạo tuyên truyền không nhắc lại quá khứ không tốt đẹp..." ( Văn nói không dẫn nguyên si văn bản gốc) Thực ra tôi đã đọc đoạn ghi đó đăng trên báo nhưng tôi không muốn tiếp nhận nó khi chúng tôi thực hiện ký sự Biên giới tháng Hai. Chúng tôi chấp nhận kỉ luật tuyên truyền của đảng. Nhưng chúng tôi không đông tình lấy một thỏa thuận của hai đảng thành như pháp luật của đất nước. Thỏa thuận ấy của lãnh đạo cấp cao có thể là một biện pháp chính trị cần thiết. Nhưng chỉ đạo nó thành một hiện thực cấm kị, sợ hãi và hèn yếu như 10 năm vừa qua là trách nhiệm của ban tuyên giáo. Không một ai, không một thế lực nào có thể đứng trên lịch sử. Ai đục bia mộ liệt sĩ theo khẩu vị chính trị của lãnh đạo? Ai đã để diễn ra tình cảnh hoang tàn, lạnh lẻo ở các nghĩa trang liệt sĩ dọc tuyến biên giới phía Bắc? Đã đến lúc đảng phải minh bạch trách nhiệm này trước nhân dân. Chúng ta đã làm một lũ vô ơn, bội bạc như vậy đủ rồi. | |||||
Dân Việt mang 1 tỷ USD ra nước ngoài chữa bệnh Posted: 18 Jan 2019 01:04 PM PST (Chính trị - Xã hội) - Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Y tế, hiện nay, mỗi năm, nước ta mất 1 tỷ USD do hơn 40.000 bệnh nhân đem ra nước ngoài để khám chữa bệnh. Xu hướng ra nước ngoài khám chữa bệnh đang trở thành trào lưu mới. Ngoài ra, các bệnh viện ở Thái Lan, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác cũng rất đông bệnh nhân Việt Nam đến khám, điều trị nội trú.
Cứ ung thư là ra nước ngoài Mỗi năm số lượng người dân Việt Nam đến Singapore để chữa bệnh khoảng 5.000-10.000 lượt người. Tập trung ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM và giờ là cả các tỉnh, thành phố khác.
Phần lớn bệnh nhân ra nước ngoài điều trị có liên quan đến các bệnh về ung thư. Được biết, tại Singapore giá chữa một số loại bệnh ở đây cao ngất ngưởng như: Phẫu thuật khối u gan: 10.000 - 13.000USD, ghép gan: từ 150.000 - 180.000USD; ghép thận 60.000 - 70.000USD; thay van tim 15.000 - 17.000USD... Chi phí cho một ca phẫu thuật trung bình cao hơn từ 50-100 lần tại Việt Nam. Bệnh nhân tên V.H, ở quận 9, TPHCM khi phát hiện bị ung thư đã qua một BV tại Singapore chữa, bảng chi phí đề nghị chuẩn bị lên đến 26.000USD, trong khi đó điều trị tại bệnh viện Ung bướu TP.HCM chỉ hết khoảng 40 triệu đồng. Không chỉ ở Singapore, mà Thái Lan cũng trở thành một điểm đến mới của nhiều người bệnh ở VN. Trung bình mỗi tháng, chỉ tính riêng ở BV B...International của Thái Lan cũng đã tiếp nhận từ 80-100 lượt người VN đến khám và điều trị các bệnh như ung thư, thần kinh, tim mạch... Hiện nay, trào lưu sửa sắc đẹp, chỉnh sửa giới tính... tại một số BV Thái Lan cũng đang hút khách từ VN. Còn ghép tạng thì địa điểm đang được người bệnh VN chọn nhiều nhất là Trung Quốc. Nhiều BS tại VN khẳng định, nguồn tạng tại nước này hiện rất dồi dào, nhất là thận... Điều đáng nói không chỉ có người dân bình thường có điều kiện kinh tế mới lựa chọn bệnh viện nước ngoài mà ngày cả chính các bác sỹ của Việt Nam cũng có xu hướng ra nước ngoài chữa bệnh để được hưởng một dịch vụ tốt. Trong thời gian vừa qua, dưới hình thức đi du lịch hoặc công tác, nhiều bác sỹ Việt Nam đã đưa chồng/vợ, con, bố mẹ sang Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, … chữa các bệnh mãn tính. Là người trong ngành, họ hiểu và nắm được đầy đủ các thông tin về trình độ chuyên môn của các bệnh viện này và biết rằng sẽ phải chi trả một khoản lớn. Tuy nhiên, họ vẫn sẵn sàng đi!
Hiện đại, bệnh viện nội vẫn mất bệnh nhân Theo PGS. TS, bác sĩ Mai Trọng Khoa, Phó Giám đốc BV Bạch Mai, Giám đốc Trung tâm ung bướu (Bệnh viện Bạch Mai) thì hiện nay, phương pháp điều trị ung thư tại Việt Nam đều tuân thủ quy trình chuẩn quốc tế. Với mỗi quy trình, các cơ sở điều trị ung thư trong nước đã áp dụng các phương pháp và máy móc tiên tiến. Về điều trị, các cơ sở điều trị ung thư trong nước cũng đã làm chủ các phương pháp mới. Do đó, về trình độ chuyên môn và hiệu quả điều trị thì không có sự khác biệt nhiều giữa bệnh viện Việt Nam với bệnh viện ở các nước lân cận. Theo Thầy thuốc nhân dân GS.TS Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, tất cả các loại ung thư đều được chẩn đoán và điều trị tốt tại Việt Nam trong các cơ sở điều trị chuyên khoa đã được xếp ngang bằng với các nước trong khu vực và trên thế giới. Máy móc hiện đại, giá thành lại rẻ, bệnh nhân và gia đình không tốn kém chi phí đi lại, ăn ở lại thuận lợi trong giao tiếp và quan trọng là việc theo dõi biến chứng và xử lý cấp cứu được kịp thời, vậy mà bệnh viện nội vẫn không thể giữ được bệnh nhân. Vì tâm lý "có bệnh thì vái tứ phương" hay do bệnh nhân còn không tin bác sĩ nội?. Anh Triệu Văn T., người từng sang bệnh viện M.Elizabeth của Singapore chữa bệnh ung thư gan cho biết: "Vào Bạch Mai và sang bệnh viện này, kết quả chẩn đoán và hướng điều trị không khác nhau nhiều. Nhưng sang bệnh viện ở Singapore, tôi mới thấy mình được là... người". Ở nước ngoài bệnh nhân được hưởng một dịch vụ rất tốt từ khâu tiếp đón, thăm hỏi đến phòng ốc, đi lại. "Họ chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là động viên người thân, ngoài ra các phần khác đã có bệnh viện lo. Ngoài ra, điểm nổi bật tại các bệnh viện nước ngoài là mọi dịch vụ đều minh bạch", anh T cho biết. BS Phạm Xuân Dũng - Phó GĐ BV Ung bướu cho rằng, sự quá tải trầm trọng tại các BV của VN, nụ cười của nhân viên y tế, cách tiếp thị thương hiệu cho BV, sự yên tâm cho bệnh nhân, sự tin tưởng tuyệt đối với BS... chính là rào cản lớn khiến nhiều bệnh nhân quay lưng với y tế VN. Đồng tình với quan điểm trên, GS Nguyễn Chấn Hùng góp ý, sự đầu tư về cơ sở vật chất, mặt bằng BV chưa tương xứng với nhu cầu người bệnh đó chính là nguyên nhân khiến một số người bệnh có nhu cầu đã tìm ra nước ngoài chữa trị. Ông Lý Ngọc Kính, nguyên Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh cho biết điều kiện cơ sở vật chất trong các bệnh viện hiện nay đã xuống cấp trầm trọng. Nếu bệnh viện nào cũng được xây dựng đẹp đẽ như khách sạn, được phục vụ tốt, chuyên môn tốt thì bệnh nhân tất yếu sẽ tìm đến. Hiếu Lam (tổng hợp từ Lao động, petrotimes) | |||||
Người nước ngoài đổ về Việt Nam chữa bệnh: Điều lạ là... Posted: 18 Jan 2019 12:27 PM PST (Tin tức thời sự) - Bộ Y tế đang muốn thu hút người nước ngoài đến Việt Nam chữa bệnh và giữ chân người bệnh giàu có ở lại điều trị trong nước. Ngày càng nhiều Việt kiều, người nước ngoài đổ về Việt Nam khám, chữa bệnh. Theo thống kê của Bộ Y tế, năm 2018 có 300.000 người bệnh là Việt kiều và người nước ngoài, trong đó có cả người Nhật chọn chữa trị bệnh tại Việt Nam. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, mỗi năm, người Việt chi tới 2 tỷ USD ra nước ngoài chữa bệnh. GS.TS Phạm Gia Khải, nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia gọi đây là một nghịch lý. Ông khẳng định, Việt Nam không thiếu bác sĩ giỏi, nhiều kỹ thuật cao được ứng dụng đáp ứng nhu cầu điều trị trong khi chi phí thấp hơn nhiều nếu phải ra nước ngoài điều trị. Cá nhân ông cách đây chừng nửa tháng cũng đã thực hiện đặt 3 stent mạch vành ngay tại Viện Tim mạch (Bệnh viện Bạch Mai) dù trước đó có lời mời sang Nhật. Việc đặt stent do chính học trò của ông thực hiện và chỉ hai ngày sau ông đã khỏe lại. "Nếu bác sĩ Việt Nam không có trình độ thì tôi đã ra nước ngoài, nhưng rốt cuộc tôi đã từ chối và làm ở trong nước", ông nói.
Kể câu chuyện của chính mình, GS.TS Phạm Gia Khải nhấn mạnh rằng, việc người Việt chi hàng tỷ USD để ra nước ngoài khám chữa bệnh, chủ yếu xuất phát từ tâm lý hướng ngoại, chứ không phải Việt Nam không có bác sĩ giỏi. "Bệnh" hướng ngoại ấy không phải chỉ có ở người Việt Nam. Ngay cả ở Singapore, nơi người Việt vẫn đổ xô sang khám, chữa bệnh, không ít người dân vẫn thích sang Mỹ, Anh chữa bệnh. Tương tự, nhiều người dân Đức cũng thích sang Mỹ. Thế nhưng tại sao "bệnh" hướng ngoại lại phổ biến ở Việt Nam như vậy? Sâu xa nó xuất phát từ tâm lý cảm thấy thua kém người nước ngoài của người Việt. Chưa kể, nhiều người Việt hiện nay giàu nhanh quá, nhưng cái giàu của họ không song song cùng với kiến thức, văn hóa nên họ thấy cái gì của ngoại cũng hay", nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia chia sẻ. Một lý do khác khiến người Việt đổ xô ra nước ngoài chữa bệnh, theo GS Khải, là do hình thức của bệnh viện Việt Nam không đẹp bằng nước ngoài. Bên cạnh đó, đào tạo của Việt Nam có người kém, nhưng cũng có người không hề kém một chút nào. Ngay cả những người được đào tạo ở nước ngoài, không phải ai cũng giỏi cả. Cho rằng việc lựa chọn nơi khám, chữa bệnh là quyền của mỗi người dân, nhưng GS.TS Phạm Gia Khải cũng khẳng định mỗi năm Việt Nam mất tới 2 tỷ USD chảy ra nước ngoài là quá lãng phí và cho rằng Việt Nam hoàn toàn có thể giữ lại số tiền này ở trong nước dù không thể "ngày một, ngày hai". Điều vị chuyên gia tim mạch trăn trở là sự quan tâm của Nhà nước đối với ngành y tế chưa thực sự đúng mức. Vì thế, muốn giữ chân người Việt ở trong nước chữa bệnh, theo ông, phải cải thiện điều này. Hình thức của bệnh viện cũng phải khá hơn, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh đầu tư về con người, trang thiết bị y tế hiện đại... "Tôi không phản đối việc những người giàu có ra nước ngoài chữa bệnh nhưng ra nước ngoài cũng cần đúng chỗ bởi y tế ở các nước tư bản phát triển nhưng không phải chỗ nào cũng hay. Những người bệnh ấy cũng nên nhìn chuyện người nước ngoài đổ về Việt Nam khám, chữa bệnh để thay đổi tư duy, nhận thức", ông nói. Nhiều quốc gia châu Á như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc… đang đẩy mạnh đầu tư, quảng bá, xúc tiến sản phẩm du lịch chữa bệnh. Theo GS.TS Phạm Gia Khải, Việt Nam cũng có thể làm được, vấn đề là cần khiêm tốn, học hỏi các nước đi trước, sau đó, cái gì là đặc trưng, thế mạnh của Việt Nam thì phát triển.
Thành Luân http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/dan-viet-mang-1-ty-usd-ra-nuoc-ngoai-chua-benh-2214494/ | |||||
Pháp tung bằng chứng khẳng định Hoàng Sa là chủ quyền của Việt Nam Posted: 18 Jan 2019 12:13 PM PST Năm 1938, khi còn bảo hộ Việt Nam, Chính phủ Pháp nhiều lần khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa. Tài liệu được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Marseille, Pháp: kí hiệu Hồ sơ: MQ28/02. Việt Nam xây dựng Trạm khí tượng tại Hoàng Sa Ở tài liệu thứ nhất, với tiêu đề: "Pháp có chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa (Paracels) hay không?" đã khẳng định: "Ngày xưa, quần đảo Hoàng Sa là thuộc về Việt Nam. Vương triều An Nam (nhà Nguyễn – người dịch) đã đóng quân trên đảo này từ đầu thế kỉ XIX. Quần đảo này là vùng thuộc chủ quyền của An Nam (Đại Nam tức Việt Nam – người dịch). Pháp chỉ làm cái việc là khẳng định tất cả các quyền không thể chối cãi đối với quần đảo này. Vấn đề này là thực tế".
Năm 1932, dưới thời Toàn quyền Pasquier, một tàu Pháp đã đổ bộ lên và cắm cờ Pháp trên quần đảo này. Tài liệu cho biết thêm: "Để đảm bảo an toàn hàng hải trên vùng biển này, chính quyền Đông Dương đã thiết lập trên quần đảo này hai ngọn hải đăng và một trạm khí tượng. Một vài biệt đội vùng với lực lượng đông đảo cảnh sát người Việt cũng đã được cử đến quần đảo này để bảo vệ những công trình này. Trong năm 1937, một quan chức hành chính của chính quyền Đông Dương cùng 6 lính bảo an đã thực hiện cuộc kiểm tra trên quần đảo này nhằm duy trì hai ngọn hải đăng và đảm bảo cho trạm khí tượng đặt trên quần đảo này được hoạt động tốt". Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam từ thế kỷ XIX Tài liệu thứ hai trong Hồ sơ lưu trữ cho biết: "Theo luận điểm của Pháp, quần đảo Hoàng Sa đã được sáp nhập vào Việt Nam bởi Vua An Nam (Vua Nguyễn) vào năm 1816, sau đó là bởi Courbet vào năm 1885. Vào năm này, Trung Quốc đã thừa nhận rằng, Pháp thay thế quyền chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này". Tài liệu cũng nêu rõ, lối vào quần đảo Hoàng Sa là vô cùng khó khăn, nếu không muốn nói là không thể. "Quần đảo này được tạo bởi 36 đảo hoặc cụm đảo nhô lên hoặc đảo chìm. Yếu tố này thực sự nguy hiểm đối với giao thông hàng hải. Những đảo lớn của quần đảo này bao gồm các đảo: Tri Tôn, Pyramide, Lincoln, Boiseé, Rocheuse, Roberts, Pattle, Amphitrite,…". Một số hải đội người Việt đã đóng trên quần đảo này, nó nằm giữa đảo Hải Nam và cảng Đà Nẵng. Tuy nhiên, khi Chính phủ bảo hộ Pháp và triều đình Việt Nam thiết lập trên quần đảo Hoàng Sa một vài ngọn hải đăng và trạm khí tượng để kiểm soát bão, thì Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại kiến nghị với Bộ trưởng Pháp rằng, quần đảo này là của Trung Quốc. Chính phủ Pháp khẳng định, quần đảo Hoàng Sa đã được sáp nhập vào Việt Nam năm 1816. Đến năm 1885, Trung Quốc cũng đã thừa nhận, Pháp thay thế quyền chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Trung tâm Lưu trữ Phòng Thương mại và Công nghiệp Marseille (CCIMP) ở số 9 đường La Canebìere, 13001, thành phố Marseille, Cộng hòa Pháp. Trung tâm này chủ yếu lưu trữ những tài liệu liên quan tới thương mại giữa Pháp và các nước trên thế giới cũng như với thuộc địa của Pháp, trong đó có Việt Nam. Nguồn tài liệu ở đây được chính thức thu thập và lưu trữ từ thế kỷ XVII. Các hồ sơ lưu trữ ở đây phản ánh những thông tin liên quan tới chính sách thương mại, quan hệ thương mại, thuế quan từ thế kỉ XIII đến nay. Nguồn lưu trữ ở đây được chia thành 3 phông chủ yếu: Phông cũ là những hồ sơ chứa đựng thông tin từ năm 1801 trở về trước, gồm các série từ A đến K. Phông hiện đại là những hồ sơ chứa đựng thông tin từ năm 1801 đến nay, gồm các série : MA, MB, MC, MD, MÉTROPOLE, MF, MG, MH, MJ, MK, ML, MM, MN, MP, MQ, MR, AC. Phông đính kèm là những hồ sơ liên quan tới các công ty thương mại, những nhân vật, quan chức thương mại của Pháp và các thuộc địa Pháp. Tài liệu liên quan tới Hoàng Sa mà chúng tôi đề cập nằm lẫn trong Hồ sơ série MQ thuộc phông hiện đại. "Theo luận điểm của Pháp, quần đảo Hoàng Sa đã được sáp nhập vào Việt Nam bởi Vua An Nam (Vua Nguyễn) vào năm 1816, sau đó là bởi Courbet vào năm 1885. Vào năm này, Trung Quốc đã thừa nhận rằng, Pháp thay thế quyền chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này" | |||||
CHÍNH PHỦ NÊN TẠM DỪNG ĐÀM PHÁN BIÊN GIỚI LÃNH THỔ VỚI TRUNG QUỐC Posted: 18 Jan 2019 12:03 PM PST Theo thông tin trên nhiều tờ báo, vào ngày 14/1/2019 tại Lào Cai đã diễn ra đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc và cuộc gặp giữa hai thứ trưởng ngoại giao hai nước. Đây là một sự việc rất đáng ngạc nhiên vào lúc này và tôi cho rằng chính phủ nên tạm dừng dài hạn các cuộc đàm phán như vậy vì những lý do sau. Một là, thế và lực Việt Nam hiện nay đang rất yếu, nếu Việt Nam cứ tiếp tục đàm phán về biên giới lãnh thổ với Trung quốc như thế này thì chỉ rước bất lợi về phía Việt Nam mà thôi. Việt Nam cần chờ tới lúc thế và lực mạnh hơn thì mới đàm phán để công bằng. Không có lý do gì đem vấn đề biên giới lãnh thổ ra đàm phán vào lúc này. Hai là, việc đàm phán như thế này rồi sau đó tiến hành ký các hiệp định về biên giới lãnh thổ một cách bất bình đẳng thì về sau không thể sửa chữa được. Đối với pháp luật quốc tế, các hiệp định hiệp ước nếu đã ký song phương thì sẽ có giá trị thực hiện cho đến hết liệu lực của văn bản. Sau này nếu con cháu chúng ta có phát hiện sai sót hay bất bình đẳng gì thì mãi mãi không thể sửa chữa. Ba là, chúng ta không có gì bức bách buộc phải đàm phán biên giới lãnh thổ vào thời điểm này. Lâu nay chưa đàm phán thì nay tạm dừng cũng chẳng sao. Mặt khác hiện nay, Trung quốc đang có những xung đột với Mỹ nên cũng cần chờ kết quả xem sao. Tại sao những việc khác thì né được mà vấn đề này thì không né? Tôi cho rằng chính phủ nên tập trung làm tốt những nhiệm vụ khác về kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng… Còn vấn đề biên giới lãnh thổ thì cần dừng lại. Nếu ký tá gì vào chỉ có làm khổ con cháu đời sau mà thôi. Trước đây ông thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ ký một công văn đơn phương về Hoàng Sa Trường Sa mà chúng ta đã lãnh đủ, nay chính phủ ký hiệp định song phương thì trong điều kiện lúc này nếu bất bình đẳng thì sẽ rước tai họa lớn vào nhà. |
You are subscribed to email updates from Dân quyền. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét