“SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NGƯỜi MỸ & NGƯỜI VIỆT” plus 24 more |
- SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NGƯỜi MỸ & NGƯỜI VIỆT
- Giáo sư Úc báo động: TRUNG CỘNG ĐANG ÂM THẦM XÂM LĂNG NƯỚC ÚC
- Bài thơ cuối cùng của Trung tướng Trần Độ : ĐẢNG
- Báo cáo CLB Lê Hiếu Đằng
- NGƯỜI TA TƯỞNG TÔI SẮP ĐI ĐÓN KIM CHÂNG UN?
- Tự do hoạt động hàng hải ở Đông Á liệu có đủ không?
- ĐỒNG SÀNG DỊ MỘNG
- Trong bối cảnh hỗn loạn và thách thức, phe đối lập Venezuela đối mặt với lực lượng an ninh, trong khi đó Maduro vẫn ngoan cố, lì lợm
- Ích kỷ, vòi vĩnh và những hành vi lệch chuẩn văn hóa
- Bằng đại học, chứng chỉ các loại chỉ cần tiền là...mua được
- Hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim sẽ mang lại những kết quả tích cực cho Việt Nam
- LUẬN CHÁNH TRỊ VỀ THAM NHŨNG
- Mỹ cảnh báo sẽ không hợp tác với các nước xài thiết bị Huawei
- NGÀY XUÂN ĐẾN THĂM NGUYỄN DUY
- LÃNH ĐẠO CÓ CẦN ĐỌC SÁCH KHÔNG?
- Đâu thật sự là sức mạnh của Hoa Kỳ
- Việt Nam: Giáo dục chết lâm sàng!
- Chuyện Lư hương: sự sụp đổ khó gượng của phía chính quyền
- TRUNG QUỐC BAO GIỜ CŨNG LẤY SỰ KÌM HÃM, PHÁ HOẠI VIỆT NAM LÀM QUỐC SÁCH.
- NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY
- Đối mặt với những ngôn từ sắt máu từ Trung Quốc đại lục, người dân Đài Loan tập họp lại xung quanh nhà lãnh đạo của mình.
- Tuyên Bố Nhân Kỷ Niệm 40 Năm Ngày Trung Quốc Gây Cuộc Chiến Tranh Xâm lược Việt Nam.
- KHUNG TRỜI QUÊ XƯA
- Đầu năm Kỷ Hợi , VN và thế giới đang chứng kiến: Heo tìm heo, ngưu tìm ngưu!
- ĐỪNG CHỤP MŨ THEO LỐI “CƯỠNG TỪ ĐOẠT Ý”
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NGƯỜi MỸ & NGƯỜI VIỆT Posted: 27 Feb 2019 02:26 PM PST Chỉ mất 5 phút nhưng thấy nhiều điều hay, và người Việt Nam mình nên học hỏi SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NGƯỜi MỸ & NGƯỜI VIỆT..
- Người Mỹ không thích người khác biết mình có tiền. Người Việt thì tìm cách khoe của. - Người Mỹ thả thú vào rừng. Người Việt vào rừng bắt thú. - Người Mỹ nói ít làm nhiều. Người Việt nói nhiều làm ít hoặc nói một đằng làm một nẻo. - Người Mỹ khi ra nước ngoài thì tìm học cái hay. Người Việt thì tìm chỗ ăn chơi (đủ kiểu chơi) - Người Mỹ hôn nhau ngoài đường, đi tiểu trong toilet. Người Việt hôn nhau trong toilet, đi tiểu ngoài đường. - Ở Mỹ, lễ tết sếp tặng quà cho nhân viên. Ở Việt Nam nhân viên tặng quà cho sếp. - Người Mỹ ăn nhanh để đi làm. Người Việt làm nhanh để đi ăn. - Đàn ông Mỹ tan sở về nhà ngay. Đàn ông Việt tan sở lê la quán nhậu. - Người Mỹ yêu động vật. Người Việt đấu trâu, đấu chó, chém lợn. - Người Mỹ vừa dạo chơi vừa nhặt rác. Người Việt vừa dạo chơi vừa xả rác ra đường. - Người Mỹ đánh bắt hải sản thì thả mấy con nhỏ và con cái đang mang trứng. Người Việt đánh bắt hải sản thì tóm toàn bộ không tha con nào hết (càng nhiều trứng càng tốt vì bổ béo). - Người Mỹ va chạm nhau trên đường thì bắt tay xin lỗi và ôn hòa. Người Việt thì múa tay, ăn đấm vào mặt, hung hăng ăn thua đủ. - Người Mỹ chủ nhật đem gia đình đi xa thành phố. Người Việt thì đem cả nhà đến trung tâm thành phố. - Mỹ nhà xa mặt đường thì đắt. Việt Nam nhà xa đường thì rẻ. - Người Mỹ không uống rượu trước mặt trẻ em. Người Việt uống rượu sai trẻ em đi mua thêm, đi chậm sẽ bị đánh đòn. - Người Mỹ đến nhà hàng gọi ăn, uống vừa đủ. Người Việt sành điệu ăn uống phải bỏ lại nhiều (Người Mỹ bụng to hơn mắt, người Việt mắt to hơn bụng!). - Yêu nhau người Mỹ hôn công khai. Người Việt hôn trong bóng tối. - Người Mỹ đến nhà thờ cầu nguyện cho yên bình. Người Việt đến đền chùa để "hối lộ thần thánh" và cướp phá lộc, phết... - Người Mỹ đi du lịch thì mặc cốt sao thoải mái và khám phá văn hóa. Người Việt đi du lịch thì lo áo quần, mặc đẹp và chụp ảnh, khoe khoang lên facebook, etc.. - Mỹ không thích hỏi tuổi, hỏi lương. Người Việt là câu cửa miệng. - Người Mỹ không bao giờ vứt rác sang nhà hàng xóm. Người Việt không vứt được phải chịu. - Người Mỹ không thích đàm đúm nói xấu cấp trên. Người Việt như có gen di truyền. - Người Mỹ sống thật không thích khoe mẽ. Người Việt không khoe sợ người khác nghĩ mình nghèo... - Người Mỹ mập ú mà sải bộ rất nhanh. Người Việt nhỏ con mà chân bước chậm rề. - Người Mỹ ra đường đàn ông tay xách nách mang. Đàn ông Việt ra đường toàn ông kễnh. - Ở Mỹ chặt một cây thì trồng 3 cây. Ở Việt Nam chặt hàng trăm cây nhưng không trồng cây nào. - Ở Mỹ lên xe là chạy. Ở Việt Nam lên xe là bóp còi. - Người Mỹ nuôi con theo ý họ. Người Việt nuôi con theo chỉ đạo của mẹ chồng. - Người Mỹ bàn xong thì làm. Người Việt bàn xong thì bàn tiếp tục và tiếp tục bàn hoài... - Người Việt bị chỉ trích thì nhảy dựng lên như đụng phải nước sôi. Người Mỹ bị chỉ trích thì tranh luận. - Người Mỹ muốn đến nhà ai thì gọi điện thoại trước. Người Việt cứ đến nhà không thấy thì gọi hỏi sao không có ở nhà.? - Người Mỹ luôn hỏi ý kiến con trước mọi vấn đề. Người Việt coi con trẻ là không biết gì, phải nghe theo mình. - Ở Mỹ học nhiều, tiến sĩ ít. Việt Nam học ít, tiến sĩ nhiều (theo đầu người)..! Fb Chung Văn | ||||||||
Giáo sư Úc báo động: TRUNG CỘNG ĐANG ÂM THẦM XÂM LĂNG NƯỚC ÚC Posted: 27 Feb 2019 02:16 PM PST
Một tác giả người Úc kêu gọi dân Úc hãy thức tỉnh trước cuộc xâm lăng thầm lặng của Trung Quốc, và e ngại đã quá trễ. Trong một cuốn sách vừa xuất bản, tựa '' Cuộc xâm lăng thầm lặng. Những thế lực của Trung Hoa ở Úc '' (*), giáo sư CLIVE HAMILTON, viết : Trung Hoa đã '' thao túng tất cả các cơ cấu quan yếu của Úc, từ chính trị tới medias, từ giới kinh doanh tới các đại học '' Phát biểu trên Live Leak, thứ ba vừa qua, giáo sư Hamilton nói : '' Không một địa hạt nào, từ chính trị tới văn hóa Úc , không bị Trungng Quốc thao túng ''. Ông nói : '' Họ len lỏi vào bất cứ nơi nào, nếu có cơ hội '' Ông nói chính quyền Trung Hoa coi Úc như một con rối ( bù nhìn ) và điều đó đưa tới sự mất chủ quyền của nước Úc. Ông kêu gọi dân Úc thức tỉnh trước thực tế đáng lo ngại. '' Tôi viết cuốn sách này để đánh thức nước Úc, để phơi bầy bộ mặt thực của các hoạt động của Tàu, cũng như vạch rõ lý do khiến Trung Hoa muốn chi phối nước Úc '' Giáo sư Hamilton cho hay các cán bộ của Đảng CS Trung Hoa nhắm cả những cộng đồng tôn giáo. Ông nói nhà xuất bản muốn thu hồi cuốn sách, vì sợ phản ứng của Bắc kinh, kết án tác giả là kỳ thị Trung Quốc . Vị giáo sư của đại học Charles Sturt Univercity cho hay Đảng Cộng Sản Tàu theo dõi ông từ khi ông bắt đầu cuộc điều tra để viết cuốn sách Giáo sư Hamilton nói : đã đến lúc các nước dân chủ tự do động viên, phản ứng. '' Chúng ta phải có một quyết định làm nền tảng bảo vệ giá trị của tự do '' ( * ) SILENT INVASION, China's infuence in Australia. Clive Hamilton ( tuthuc-paris-blog.com ) http://www.dailymail.co.uk/news/article-5571687/Clive-Hamilton-claims-Chinese-Communist-Party-silently-invading-Australia.html | ||||||||
Bài thơ cuối cùng của Trung tướng Trần Độ : ĐẢNG Posted: 27 Feb 2019 02:11 PM PST Tôi vào bộ đội, năm mười sáu tuổi Chia tay gia đình, bố mẹ, các em Đôi chân cứng, rong ruổi mọi miền Lửa chiến tranh, cháy tuổi xuân năm tháng Nhớ mãi ngày, khi tôi vào Đảng Nắm tay thề: "Với Tổ Quốc, Non Sông". Bên cây súng đi đến ngày chiến thắng. Mái tóc xanh, đã chuyển màu bạc trắng. Thân già nua, cùng gối mỏi, chân chùng Nhưng lương tâm, trí tuệ cứ bồn chồn Lòng trăn trở, vấn vương, day dứt Cao hơn hết, tôi ngẫm suy về Đảng Như người cha, chỗ dựa của lòng tin. Đi theo Đảng, đâu phải Mác – Lê nin? Mà chính là Tình yêu Tổ Quốc Đến với Đảng để làm điều nhân đức Cùng lương tâm, cống hiến cho đời. Nhưng, hôm nay, đầy méo mó, cạn vơi Thì ắt hẳn, ngày mai tràn cay đắng. Thời gian trôi, như bóng câu qua cửa Đảng cứ tàn dần chân lý trong tôi. Đau thắt lòng! Tôi cất tiếng Đảng ơi! Sao lại thế: "Mùa thu Tháng Tám" Vinh dự, tự hào: "Đảng viên Cách mạng" Ngày qua ngày! Nhục nhã thế này ư? Sách mấy ngàn trang, chữ mấy triệu từ Rao giảng rất hay, việc làm thì nháo Khi trích Lê nin, "xúc phạm lời Bác" Nên thực thi, không thuyết phục được nhân tâm. Nhớ ngày xưa, Đảng phải gắn với dân! Như cá phải rúc, chui vào nước! Đảng đề cao Nhân dân là trên hết Nói hộ dân và nghĩ cũng hộ dân. Mọi người dân, tìm chỗ để đặt chân Đều phải bước theo chân của Đảng! Còn hôm nay, vẫn "vì Dân trong sáng"! "Quyền lợi nhóm", giọng lưỡi "Lý Thông" Nhớ tuyên ngôn, buổi đầu Cách mạng Đảng không tham quyền chức nghênh ngang Cách mạng thành công, cáo lão về làng Vui thú điền viên, thung dung câu cá. Hãy nhìn trông, không có ai về cả Cố bám quyền, giành mũ áo cao sang Bày đặt ăn chia, tài lộc khang trang Chẳng dại gì về quê cha đất tổ. Từ huyện, xã, quận, phường, thành phố Đảng chiếm một bên, Nhà nước một bên Bí thư thành ủy, Chủ tịch ủy ban Hai guồng máy, đè đầu dân đau khổ. Đây Sở Ngoại thương, kia Ban Kinh tế Nội chính bên này, bên nọ Công an Sống đàng hoàng, bao dinh sở khang trang Một cổ hai tròng, người dân tội nghiệp Đảng dậy răn: Giữ tấm lòng liêm khiết Sao đút túi liền những triệu đô la Tiền nước ngoài họ tranh thủ chúng ta Người "ăn mảnh" là Tổng bí thư của Đảng! Để mị dân, Đảng tăng cường lao động Chức vu vơ, trừu tượng "chủ nhân ông" Làm chủ ngu ngơ, nhà máy ruộng đồng Đảng nắm chặt tiền và quyền sinh sát. Thân "ngọc ngà" phải về với đất Đảng chiếm giữ riêng Mai Dịch cho mình. Rồi cho xây Hoàn Vũ rất môi sinh Riêng với Đảng, không ai thiêu cả Nơi đô thành, chạy dọc ngang đường phố Đặt tên đường, Đảng giành giật phần mình. Đây đường Lê Duẩn, kia đường Trường Chinh Đường to đẹp Đảng giành phần dự trữ Các tỉnh huyện, ổn định cùng lịch sử Đảng hội vài ba điểm vào nhau Cuộc "đoàn viên" chưa "ân ái" bao lâu Rồi vẫn Đảng truyền ra lệnh tách. Quá tùy tiện, Đảng làm theo sở thích "Khắc khắc, nhập nhập" như trò chơi Cuối cùng chỉ khổ sở Dân thôi Còn ý Đảng, vẫn luôn luôn là đúng. Ghế Đảng trị, quyết giữ cho bằng được Đảng khóa xiềng vào Dân chủ, Tự do Từ miền quê cho tới thành đô Cấm ngôn luận, cấm tự do báo chí. Đảng chúa ghét các nhà nghệ sĩ Nhàn cư ngồi thóc mách lăng nhăng Ai dũng cảm, đòi hỏi lẽ công bằng Đảng biến tướng, "chính chuyên" bằng nhiều cách. Về bầu cử Đảng tạo khuôn bằng sắt Rất "tự do", rất "dân chủ, khách quan" Nhân danh Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Duyệt danh sách, đưa người ra ứng cử. Thế là "nguyên khí hiền tài" xứ sở Đảng loại bỏ đi, rất "khéo", rất "tình". Các đại biểu đều đồng chí của mình Chẳng ai dám chỉ danh, xung khắc. Quốc hội diễn trò, điều trần vấn đáp Như chuyện xưa "Bài thơ Con cóc" "Con cóc nhảy ra, con cóc nhảy vô" Bầy cơ hội, cùng ra sức điểm tô! Sáng đúng chiều sai, mai lại đúng! Chống chân lý bằng lưỡi lê họng súng. Đảng trượt theo vết xe đổ ngày xưa Chuyện nghĩa tình chỉ "sớm nắng chiều mưa". Từ "Đồng chí" là mỹ từ vô nghĩa! Đảng thấu không, dòng đời đang mai mỉa Đảng lộng hành, đạp Dân Chủ dưới chân. Nhớ một thời Đảng chiến đấu vì Dân. Dân tộc đã nghiêng mình kính trọng. Rồi gặp được khi như diều bay bổng Đảng ngất ngây trong tiếng ngợi ca. Hàng trăm tờ báo, vài triệu cái loa Điệp khúc, điệp ca: Công ơn của Đảng. Đảng say mê, dối lừa không nhàm chán Xóa sao được, những tội lỗi gây nên! Đạo lý Việt Nam "máu chảy ruột mềm" Cải cách địa điền, người, cửa nhà tan tác Dù Đảng đã chia vài ba miếng đất Suốt mấy năm nghèo vẫn hoàn nghèo. Nhóm "Nhân Văn" hỏi tội đáng bao nhiêu? Đảng đày đọa bao cuộc đời chí sỹ. Bao trí thức bắt giam thời chống Mỹ Gán ghép "chống Đảng" tội tày trời Lửa chiến tranh dẫu đã tắt lâu rồi Sao ác tâm, cảnh nồi da nấu thịt!!! Hai đảng bạn, đồng hành bao thân thiết Đảng Xã hội, Đảng Dân chủ Việt Nam Vai sát kề vai, suốt mấy chục năm Gắn bó thế! Hà cớ chi loại bỏ?! "Chanh kiệt nước rồi, vứt luôn cái vỏ" Bạn bè thủy chung, sao nỡ phản thùng!? Nỗi đoạn trường càng lộn xộn lung tung Sợ hậu họa, Đảng xuống tay, chấm hết…. Đêm đã khuya, trước khi dừng bút Xin dùng câu của Gớt tặng cho đời "Lý luận nào, rồi cũng xám bạn ơi, Còn cây đời, vẫn xanh tươi mãi mãi". Xin được xếp vần thơ, dừng lại Vài dòng chân, tôi gửi tặng cho đời Thơ của tôi như tia nắng ban mai Cộm mắt ai, nhưng không hề độc hại. Ta biết ơn, khi Đảng còn vĩ đại Còn hôm nay, cuộc đổi chác bán mua Đừng biến mình thành những chúa những vua Mà thống trị dân đen, như thuở trước. Đảng ngụy ngôn: "Có công giành Độc Lập" Chức, Quyền, Tiền dân đã trả Đảng rồi Nơi cung đình, đâu phải chợ trời Dân hết nợ, Đảng cứ ngồi, cứ hưởng Để trần gian, lại công hầu khanh tướng Đảng một bên, Dân chịu nhục một bên. Những luận cứu: Các Mác và Lê nin Giờ xa lạ với Con Hồng Cháu Lạc! So với Đảng, có súng bom bạo lực Vần thơ tôi là vẫn điệu lương tâm Tố Như ơi! Tôi sẽ đợi trăm năm Rồi chân lý sáng ngời vào lịch sử! Đảng của ngày xưa, Đảng là bất tử Còn tương lai!? Phút mặc niệm, bắt đầu! (Trần Độ, 1923-2002) | ||||||||
Posted: 27 Feb 2019 01:45 PM PST Cùng các thành viên câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, thân hửu và đồng bào. Ngày 26 tháng 2 năm 2019, thay mặt anh chị em CLB LÊ HIẾU ĐẰNG tôi đến UBND thành phố HCM gởi cho ông Chủ tịch NGUYỄN THANH PHONG tại UBND thành phố về TUYÊN BỐ YÊU CẦU UBND THÀNH PHỐ HCM TRẢ LẠI LƯ HƯƠNG TẠI TRƯỚC TƯỢNG ĐỨC THÁNH TRẦN ở BẾN BẠCH ĐẰNG, nhưng bảo vệ văn phòng UB không cho vào, hướng dẫn đến Phòng Tiếp Dân 15 NGÔ GIA THIỀU. Tôi đến phòng tiếp dân nơi này cũng không nhận và cho biết nơi đây chỉ hướng dẫn chứ không nhận đơn và yêu cầu tôi qua sở Văn Hóa Thông Tin nộp . Qua việc này tôi hiểu ra là các cơ quan thành phố không ai muốn nhận đơn của người dân. Và nếu là một chuyện có quan hệ với thành phố mà người dân muốn gởi trực tiếp cho ông chủ tịch thì dân phải làm sao đây ? Thật là khó, không biết kiểu này ông chủ tịch làm sao nghe được tiếng nói của dân? Thôi đành làm theo kiểu củ ra bưu điện gởi bảo đảm. Kính báo các thành viên câu lạc bộ, thân hửu, đồng bào được biết. Kính Chủ nhiệm CLB Lê Hiếu Đằng Lê Thân | ||||||||
NGƯỜI TA TƯỞNG TÔI SẮP ĐI ĐÓN KIM CHÂNG UN? Posted: 27 Feb 2019 01:38 PM PST Khoảng 10 giờ sáng nay bỗng có 2 cậu công an bất ngờ đến nhà tôi, trong đó một cậu là công an khu vực tôi đã biết, một cậu là an ninh Q. Hà Đông lần đầu gặp. Tôi bảo: "Sao các cháu không gọi trước?" Cậu an ninh khu vực bảo: "Cháu gọi nhưng máy toàn báo không liên lạc được". Tôi: "À, có lẽ máy chú hết pin, chú vừa mới biết và vừa cắm sạc". Chuyện trò thăm hỏi vài câu xã giao lặt vặt vẫn chả thấy hai cậu nói gì, trong khi tôi đang dở công việc, tôi bảo: "Có gì hai cháu nói đi, chú hôm nay cũng bận lắm, không có nhiều thì giờ". Hai cậu vẫn có vẻ khó nói lắm. Tôi phải gợi ý cho các cậu: - Tình hình có gì mới không? - Dạ, cũng có vấn đề nhạy cảm ạ. - Là gì? - Dạ, sắp đón hai nguyên thủ quốc gia. - Thế thì là chuyện thường, nhạy cảm cái gì mà nhạy cảm. - Vâng, thế nên phải tránh tụ tập đông người. - Ơ hay, giữa thủ đô, chỗ nào chả có tụ tập đông người. Các cháu nhìn ngay quanh đây thôi: lớp học, siêu thị, chợ cóc,… đều đang tụ tập đông người cả. Chả lẽ có ông nguyên thủ nước nào đến là ngưng mọi hoạt động? Chú thấy mọi khi vẫn tụ tập bình thường mà. - Vâng, nhưng một số chỗ cần tránh tụ tập đông người để đảm bảo an ninh. - Ồ, cái đó dĩ nhiên. Khu vực nào cấm thì đã có công an canh, biển báo hay chăng dây, ai còn đến làm gì? Tôi nhớ lại hồi Tập Cận Bình sang, vì hôm sau đi công tác nên tôi biểu tình tại nhà rồi chụp ảnh đưa lên mạng. Sáng hôm sau, Tập sang, an ninh Bộ điện túc mục cho các sếp của tôi, yêu cầu giữ ông Thi tại cơ quan, không cho ra ngoài. Sếp tôi bảo ông Thi đi công tác tận Cao Bằng rồi. Họ vừa yên tâm vừa vẫn lo, lỡ đâu ông Thi lại xuất hiện ở đâu đó ở Hà Nội nên lúc lúc lại gọi. Tôi bảo: - Hồi Tập sang, một số bạn chú đi biểu tình chống Tập bị bắt cả. Anh bạn ở SG còn bị đánh bể đầu, máu me ướt hết ngực áo. Chú bận đi công tác, chứ không thì hôm ấy chú cũng ra đường để hô đả đảo Tập đấy. - Cháu chả biết vụ đó – Cậu an ninh Hà Đông bảo. - Các cậu đi dẹp những việc đó mà lại bảo không biết? – Tôi gắt. Câu an ninh khu vực vội cắt: - Thôi thôi, không nói chuyện đó. Đầu năm chúng cháu đến chơi thăm chú thôi mà. - Ừ, thăm chơi, chú cảm ơn, nhưng vẫn có thể nói những chuyện đó chứ. Chú nói hai cháu rõ nhé: Người dân có quyền bộc lộ tình cảm, chính kiến của mình. Người ta có thể ra đường để hoan nghênh hay đả đảo ai đó. Chính đó cũng là dịp tốt để nhà nước biết tình cảm thật của dân chúng mà điều chỉnh chính sách ngoại giao. Nhân dân yêu ai, ghét ai là chính xác lắm đấy. Hai cậu cố chấm dứt đề tài này và lái sang chuyện khác thêm vài phút rồi cáo biệt. | ||||||||
Tự do hoạt động hàng hải ở Đông Á liệu có đủ không? Posted: 27 Feb 2019 01:26 PM PST Nguyên tựa: Are Freedom of Navigation Operations in East Asia Enough? The National Interest ngày 23/02/2019 Tác giả bài báo: James Holmes Người dịch: Lam Du (The National Interest: James Holmes là chủ tịch nhiệm khoa Chiến lược Hàng hải tại Học viện Hải quân mang tên J. C. Wylie. Các quan điểm được trình bày ở đây là của riêng tác giả.) Câu hỏi đặt ra là một câu hỏi vĩnh cửu đối với những người thi hành chiến lược hàng hải ở châu Á: liệu những hoạt động tự do hàng hải có là đủ hay không? Liệu những chuyến hải hành định kỳ qua các vùng biển nơi một quốc gia ven biển tuyên bố các quyền và đặc quyền vượt ra ngoài những gì đã được quy định bởi Câu trả lời: các hoạt động tự do hàng hải là cần thiết nhưng không đủ để bảo đảm cho "quyền tự do biển" ("freedom of the sea"), bởi vì đó là quyền tự do gần như vô hạn để sử dụng biển cho mục đích quân sự và thương mại, và cho hệ thống tự do thương mại và buôn bán trên biển. Các hoạt động tự do hàng hải là cần thiết LÀ VÌ những lý do pháp lý. Như đô đốc hải quân Hoàng gia đã nghỉ hưu, ông Chris Parry, vẫn thường hay nói, các quyền tự do hàng hải là một cái gì đó giống như "quyền đường đi" (something like the "right of way") trong luật pháp phổ biến của nước Anh. Chúng (các quyền tự do hàng hải) vẫn còn tồn tại chừng nào mà những người đi biển vẫn còn sử dụng chúng. Quyền đường đi cho phép các công dân đặt chân lên, đi qua các tài sản, sở hữu tư nhân dọc theo những con đường nhất định mà được chứng minh rằng mọi người có thực sự hành dụng các quyền đó (to traipse across private property along certain pathways provided people actually exercise that right). Nếu không ai hành dụng, quyền đường đi sẽ mất dần theo thời gian. Quyền sở hữu lại trở về với chủ sở hữu đất đai một cách đầy đủ. Hãy hành dụng các quyền ấy hoặc để mất chúng. Một cách tương tự, nếu một quốc gia ven biển như Trung Quốc hay Nga khẳng định các yêu sách quá đáng đối với quyền tài phán đối với các vùng biển ngoài khơi và không ai thách thức các yêu sách đó, thì tuyên bố của họ - cho dù là những tuyên bố bất hợp pháp – cũng có cách để trở thành một tập quán quốc tế theo thời gian (and no one challenges those claims, its claims - even though unlawful - have a way of calcifying into international custom over time). Luật quốc tế là một hệ thống các luật lệ theo phong tục, tập quán cũng như nó là một hệ thống các hiệp ước và thỏa thuận được thể hiện bằng văn bản. Nếu các hạm đội hải quân và các hạm đội thương thuyền không thực hiện các quyền của họ theo luật biển một cách đầy đủ nhất, thì việc chấp hành các yêu cầu của các quốc gia ven biển đó có thể bắt đầu bị nhìn nhận giống như sự đồng ý với các yêu cầu đó (compliance with the coastal state's demands could begin to look like consent to those demands). Sự chấp hành, chấp nhận đó (Acquiescence) có thể trở thành một phong tục thống trị và, nếu như vậy, thì tự do biển sẽ bị hạn chế, bị thu hẹp lại trong những vùng biển đang có vấn đề, đang bị tranh chấp (and if so freedom of the sea will have been abridged in the waters at issue). Do đó, cần phải thách thức các tuyên bố, các yêu sách vượt quá các chuẩn mực luật pháp một cách không chậm trễ và thường xuyên (Hence the necessity to defy extralegal claims early and often = TỨC LÀ CẦN PHẢI THÁCH THỨC MỘT CÁCH KHÔNG CHẬM TRỄ VÀ THƯỜNG XUYÊN CÁC TUYÊN BỐ, CÁC YÊU SÁCH CỦA TRUNG CỘNG VỐN ĐÃ THỰC SỰ VƯỢT QUÁ CÁC CHUẨN MỰC LUẬT PHÁP– người dịch). Các hoạt động hải hành tự do trên biển là không đủ CÒN VÌ các lý do quân sự và ngoại giao. Đó là các "hoạt động đến và đi" trong khi đó một thế giới rộng lớn của những người đi biển cần phải ĐƯỢC ĐI QUA những vùng biển tranh chấp và ĐƯỢC DỪNG LẠI Ở ĐÓ để đưa ra tuyên bố mà sẽ khuyếch trương tự do biển (should go to contested waters and stay in order to make a statement that resonates regarding freedom of the sea). Hãy suy nghĩ về điều này. Một chiến hạm Mỹ đã hoàn thành điều gì khi đi ngang qua một thực thể đá ở Biển Đông (biển Nam Trung Hoa) do Trung Quốc kiểm soát rồi sau đó chiến hạm Mỹ này rời đi (when it passes by a Chinese-held rock in the South China Sea)?. Năm 2016, một tòa án quốc tế đã phán quyết rằng không có một hòn đảo nào ở Trường Sa hay Hoàng Sa là có đủ điều kiện để được là một hòn đảo theo đúng nghĩa pháp lý. Chiến hạm Mỹ đã thực hiện quyền qua lại được quy định rõ trong luật biển. ĐÓ LÀ MỘT ĐIỀU RẤT TỐT. Nhưng rất có thể có một tàu chiến Trung Quốc sẽ theo sát nó, sẽ ra lệnh cho nó phải rời đi, và có thể đã quấy rối nó trong quá trình di chuyển. Thực tế là việc các tàu Hải quân Hoa Kỳ thực hiện các chuyến tuần tra "đến và đi" đã khiến cho các trình thuật ngoại giao của Bắc Kinh trở nên đáng tin hơn (đối với số thính giả và khán giả thuộc loại con vịt = lends credence to a diplomatic narrative issuing from Beijing – người dịch). (Theo những gì mà người phát ngôn bộ ngoại giao T+ vẫn thường hay nói - người dịch) thì câu chuyện diễn ra như thế này: Người Mỹ đã xâm nhập vào lãnh hải của chúng tôi (TQ) và chúng tôi (TQ) đã xua đuổi chúng (Americans broke into our territorial waters and we chased them off ). Các phát ngôn viên của (bộ ngoại giao) Trung Quốc đã tạo tác một câu chuyện thuộc loại giả kim thuật của ngành ngoại giao (Chinese spokesmen essay a sort of diplomatic alchemy). Họ cố gắng miêu tả họ như là những người đang nhân danh tự do biển để nhanh chóng thoát ra khỏi khu vực chiến sự (They try to portray demonstrating on behalf of freedom of the sea into cutting and running from an embattled zone). Nếu một lượng lớn khán giả có ảnh hưởng tin theo những trình thuật loại này của Trung Quốc, thì nó (những trình thuật loại này) sẽ trở thành hiện thực trong tâm trí của họ cho đến khi và trừ khi được gỡ bỏ. Làm thế nào để giải ảo, để bóc trần những trình thuật thuộc loại này của Trung Quốc? Thay vì xuất hiện thoáng qua, thỉnh thoảng, những người bạn của tự do hàng hải nên (mà chính xác là CẦN PHẢI – người dịch) xuất hiện ở vùng biển tranh chấp như Biển Đông (biển Nam Trung Hoa), và họ nên ở lại. THƯỜNG XUYÊN cần phải được là khẩu hiệu của họ (Constancy should be their watchword). May mắn thay, Washington và các thủ đô có tư duy tương tự dường như đã làm sáng tỏ một chiến lược như vậy. Ông chủ của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương (của Hoa Kỳ), Đô đốc Phil Davidson, gần đây đã nói với Ủy ban Quân lực Thượng viện (Hoa Kỳ) rằng các đồng minh sẽ tham gia các hoạt động triển khai tự do hàng hải trong tương lai. Càng nhiều (tầu thuyền) mang cờ các nước, càng nhiều tầu thuyền trong những không gian, những vùng biển đang tranh chấp thì càng tốt (The more flags fly in contested expanses the better). Đó là lý do tại sao mà những tin tức gần đây từ thủ đô các đồng minh lại ấm lòng đến thế (out of allied capitals is so heartening). Chẳng hạn, Tokyo đã điều động một trong số các "khu trục hạm trực thăng", thực chất là các hàng không mẫu hạm hạng nhẹ, niềm tự hào của Lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản, đến phối hợp hoạt động với các đơn vị Hải quân Hoa Kỳ ở Biển Đông. Bằng việc làm đó, giới lãnh đạo chính trị của Nhật Bản đã tuyên bố rằng họ sẽ không chịu áp lực của Trung Quốc ở bất cứ nơi nào xung quanh vùng lòng chảo châu Á. Các nước châu Âu cũng đã nhập cuộc. Vào hồi mùa thu năm ngoái, London đã điều phái một tàu vận tải đổ bộ của Hải quân Hoàng gia Anh tới khu vực này để hiện diện gần các thực thể đá (tức là các đảo nhân tạo, và không hiểu tại làm sao mà Trung + lại có thể làm được điều này nhỉ - người dịch) của Trung Quốc. Và tháng trước, một tàu khu trục của Hải quân Hoàng gia Anh đã tham gia cùng các tàu Hải quân Hoa Kỳ ở Đông Nam Á trong những hoạt động phối hợp kéo dài nhiều ngày. Vương quốc Anh thậm chí còn có ý định mở một căn cứ quân sự ở Biển Đông, đánh dấu sự trở lại của họ đối với các tuyến đường biển nằm ở "phía đông kênh đào Suez" nhiều thập kỷ sau thời kỳ giải thuộc địa (punctuating its return to seaways "east of Suez" decades after decolonization). Một căn cứ sẽ neo giữ sự hiện diện của Anh và các đồng minh trong khu vực, trợ giúp các lực lượng hải quân đến và ở lại đó (helping naval forces go there and remain). Các hàng không mẫu hạm của các quốc gia châu Âu cũng sẽ sớm tham gia các hoạt động hỗn hợp này. Paris đã thông báo rằng hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân Charles de Gaulle, vừa mới hoàn thành công việc đại tu giữa đời của nó (fresh from its midlife overhaul), sẽ có chuyến hải hành đến Biển Đông trong năm nay. Siêu hàng không mẫu hạm đầu tiên của Anh, Nữ hoàng Elizabeth, sẽ đến tiếp theo trong năm nay hoặc năm sau và một phi đoàn máy bay của Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ gồm các phi cơ chiến đấu tàng hình F-35 sẽ gia nhập lực lượng không quân của nó. Luân Đôn đã cho biết ý tưởng về việc xây dựng một lực lượng hàng không mẫu hạm Anh-Pháp để giúp các quốc gia châu Âu duy trì sự hiện diện liên tục và đáng nể trong vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Paris vẫn chưa hoàn toàn hiện diện ở đó, nói theo ngôn ngữ chính trị, nhưng thậm chí ngay cả chỉ riêng một hành động bàn thảo về việc tập hợp các nguồn lực hải quân cũng đã tạo ra được một sự tiến bộ. Và nếu các đồng minh duy trì sự hiện diện hải quân tại hiện trường trong một thời gian dài thì sao? Bắc Kinh sẽ thấy ngày càng khó khăn để thuyết phục người khác rằng hải quân của họ đã xua đuổi những con tàu không bao giờ rời đi. Dụ ngôn về sức mạnh Trung Quốc và sự yếu kém của đồng minh sẽ không qua được bài kiểm tra tức cười này. Để kết luận, xin chuyển sang lý thuyết chiến lược. Đô đốc J. C. Wylie (1911 - 1993) mô tả việc kiểm soát một nơi nào đó hoặc một cái gì đó là mục đích của chiến lược quân sự, và ông mô tả "người đàn ông tại hiện trường với một khẩu súng " – một người lính – như là người trọng tài tối cao của việc kiểm soát ấy. Người lính xuất hiện tại hiện trường và ở lại đó, vượt qua sự phản kháng của khu vực ấy. Người lính ấy là hiện thân của sự kiểm soát lãnh thổ (He embodies control of dry land). Người lính ấy là người kiểm soát, Wylie nói. Áp dụng nhanh logic của Wylie vào với các vấn đề hải quân, lực lượng hải quân tại hiện trường nào mà tự hào về hỏa lực mạnh mẽ thì đều là đối trọng hải quân đối với người lính. Nếu họ gia tăng sự hiện diện thường trực, thì các lực lượng không chỉ mang cờ Mỹ mà còn mang cờ các nước châu Á và châu Âu đều có thể kiểm định những nỗ lực của Trung Quốc nhằm áp đặt quyền kiểm soát cũng như kiểm định sự tự tin của nó. Sự xâm phạm ngày càng gia tăng của nó (TQ) đối với quyền tự do biển có thể bị chặn đứng vì những cuộc biểu dương lực lượng ở tầm mức, quy mô thế giới của những người đi biển. Thành công trong cuộc đối thoại bằng vũ khí này phải chăng đã được ấn định trước? Khó khăn đấy. Kết quả của sự cạnh tranh chiến lược không bao giờ (đơn giản) như vậy. Nhưng một sự biểu dương sức mạnh và quyết tâm đa quốc gia, bền bỉ có thể chứng minh là đủ để hạn chế các thách thức từ Trung Quốc. THE END | ||||||||
Posted: 26 Feb 2019 01:02 PM PST Trương Tuần Thứ ba ngày 26 tháng 2 năm 2019 10:57 AM - Tôi đố cụ phát nhé. - Vâng đầu xuân mần tý cho vui. - Vì sao ông Kim và ông Trump chọn Việt Nam là nơi gặp gỡ? - Trời, có thế cụ cũng không nghĩ ra. - Thì tôi đầu đất mới cần hỏi cụ. - Nghe đây: Ông Trump thì muốn đến VN học tập tinh thần vì Dân. Ông thấy ở ta Nhân Dân được nêu tên nhiều nhất, nào là Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân... Ông Trump sẽ áp dụng kinh nghiệm này ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ...Ông Kim thì cùng hội cùng thuyền nên ông chỉ chứng minh mình không phải "Trẻ người non dạ" còn hơn ối vị lão thành, ông không phải dạng vừa mà làm cho thế giới nghiêng ngả vì Kim... - Ôi cụ thông tuệ như Khổng Minh bên Tầu. - Này cụ ví von như thế là xúc phạm tôi đấy nhé ! - Sory cụ. Tôi tạ tội bằng chầu bia nòng nợn mụ Béo nhé - Thế thì... thì VƯỠN một phát đầu năm lấy hên ! | ||||||||
Posted: 26 Feb 2019 12:46 PM PST Nguyên tựa: Amid chaos and defiance, Venezuelan opposition faces off against security forces as Maduro digs in (Washington Post số ra ngày February 23, 2019) Tác giả bài báo: Mariana Zuñiga, Anthony Faiola và Dylan Baddour Người dịch: Lam Du Hôm thứ Bảy (23/02/2019), một nỗ lực to lớn để phá vỡ việc Tổng thống Nicolás Maduro phong tỏa viện trợ nhân đạo, đã rơi vào bạo lực và hỗn loạn dọc theo một chuỗi các điểm nóng trên biên giới - cho thấy cả sự chống đối ngày càng tăng của Juan Guaidó và phe đối lập được Mỹ ủng hộ nhưng cũng cho thấy cả sự sẵn sàng chống đối của phe Maduro. Trong một ngày có nhiều diễn biến nhanh chóng tại nhiều điểm khác nhau, những đám đông chống Maduro tại một thị trấn biên giới Colombia phải đối mặt với hơi cay của các đơn vị Venezuela, vui mừng khi nhiều chục binh sỹ thuộc lực lượng an ninh Venezuela đã đổi phe và cố gắng giải cứu các gói hàng nhu yếu phẩm cứu trợ từ các xe tải đang bị đốt cháy. Tổng cộng, tại phía biên giới Colombia, có 285 người bị thương và 37 người nhập viện, theo Bộ trưởng Ngoại giao Colombia. Ít nhất bốn người đã thiệt mạng ở biên giới Venezuela-Brazil sau khi đụng độ với các đội viên dân phòng thân chính phủ. Tại thủ đô Caracas của Venezuela, Tổng thống đang nguy ngập Maduro đã nhảy múa trong một cuộc biểu tình ủng hộ chính phủ, chế giễu Hoa Kỳ và cắt đứt quan hệ ngoại giao với nước láng giềng Colombia. Vào cuối ngày, các tàu hải quân Venezuela đe dọa sẽ nổ súng vào một con tàu chở 200 tấn viện trợ từ bang Puerto Rico (Mỹ). Ông Ricardo Rosselló, thống đốc bang Puerto Rico, trong một tuyên bố đã cho biết như vậy. Ông Ricardo Rosselló nói rằng ông đã ra lệnh cho các tàu tạm thời rời khỏi khu vực, chế giễu các mối đe dọa (của hải quân Venezuela) là không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, theo một cách nào đó, ngày hôm nay là một ngày có nhiều ý nghĩa, xét về sự khiêu khích cũng như về công cuộc viện trợ. "Tôi xin các bạn hãy tin tưởng, tôi yêu cầu tiến lên, chúng tôi sẽ tiếp tục huy động lực lượng để chấm dứt sự chuyên chế", ông Guaidó nói với các phóng viên vào cuối ngày thứ Bảy như vậy. "Chúng tôi đã nói rằng sự thay đổi ở Venezuela là không thể đảo ngược". Trong một tweet vào cuối ngày thứ Bảy, Guaidó dự tính rằng ông sẽ cứu xét các giải pháp triệt để hơn để cố gắng lật đổ Maduro, một tài liệu tham khảo được đưa ra bởi các nhà quan sát hàm nghĩa rằng ông Guaidó có thể sẽ đề cập đến việc thử nghiệm các động thái bổ sung của Hoa Kỳ, quốc gia mà đã áp đặt các biện pháp trừng phạt nặng nề đối với Venezuela. Chính quyền Trump cũng đã nhiều lần nói rằng một sự lựa chọn quân sự ở Venezuela vẫn còn nằm đó trên bàn. "Các diễn biến của ngày hôm nay buộc tôi phải đưa ra quyết định: chính thức thông báo cho cộng đồng quốc tế biết rằng chúng ta phải có tất cả các lựa chọn để đạt được sự giải phóng đất nước, có nghĩa là cuộc chiến đấu vẫn và sẽ vẫn tiếp tục", ông Guaidó đã viết trên tweet như vậy. Ông Guaidó cũng nói rằng vào ngày thứ Hai ông sẽ gặp gỡ với các đồng minh của phe đối lập, trong khi đề cập tới một cuộc họp mà Phó Tổng thống Pence cũng đã có kế hoạch tham dự. Ông Pence dự kiến sẽ gặp Guaidó, một quan chức Hoa Kỳ cho biết như vậy. Nỗ lực vận chuyển viện trợ nhân đạo vào Venezuela, các nhà lãnh đạo phe đối lập hy vọng như vậy, sẽ thúc đẩy các thành viên của lực lượng vũ trang Venezuela chống lại Maduro bằng cách từ chối thực hiện các mệnh lệnh ngăn chặn việc cung cấp viện trợ cho đồng bào vì nhu cầu lương thực và thuốc men. Kế hoạch đã có hiệu quả, tuy nhiên mới ở một mức độ khiêm tốn: Khoảng 60 thành viên của lực lượng an ninh và quân đội Maduro, đã từ bỏ các vị trí, tố cáo ông Maduro và tìm nơi ẩn náu với phe đối lập trên đất Colombia. Nhưng khi màn đêm buông xuống, vẫn chưa có được lô hàng lớn thực phẩm và thuốc men nào được vận chuyển đến Venezuela. Một chiếc xe tải chở hàng viện trợ đã từ Brazil đến Venezuela và một số người khác đi qua biên giới Colombia vào Venezuela trước khi bị các lực lượng chính quyền Maduro chặn lại. Và vẫn chưa có một giải pháp chính trị nào, với việc hai người đàn ông - Maduro và Guaidó - vẫn khẳng định thẩm quyền tổng thống của mình. Sự hỗn loạn là rõ ràng trên khắp các thị trấn ở cả hai bên biên giới. Ở San Antonio, ngay bên kia cầu Simón Bolívar từ phía Colombia, hơi cay cuồn cuộn bốc lên và những người biểu tình đã đáp trả bằng cách ném đá vào các lực lượng quân đội và cảnh sát Venezuela. Sau đó, một tiếng kêu cảnh báo vang lên: Bọn Colectivos đến đấy! Bọn Colectivos đến đấy! (Colectivos là tên gọi của những đội viên dân phòng ủng hộ Maduro). Đột nhiên, một nhóm gồm 20 người đàn ông cao lớn đi xe máy, những chiếc mặt nạ đen che lấp gần hết khuôn mặt của họ, gầm gào nẹt bô trên đường. Họ là thành viên của các đội viên dân phòng thân chính phủ đáng sợ, thường được triển khai bởi những người trung thành với Maduro, những người này bị phe đối lập đổ lỗi cho việc gieo rắc những nỗi sợ hãi tại nhiều điểm biên giới vào hôm thứ Bảy. Những người biểu tình, các nhân viên cứu trợ, các tình nguyện viên và các nhà báo bắt đầu chạy trốn, lao vào các tòa nhà và ô tô và lên xe máy để cố gắng chạy thoát, trong lúc các đội viên dân phòng nổ súng. "Đây là một điều kinh khủng, kinh khủng", Carlos Valero, một chính trị gia thuộc phe đối lập, người có mặt trong các cuộc tấn công ở San Antonio. "Điều cuối cùng chúng tôi có thể tưởng tượng được là Nicolás Maduro sẽ điều động rất nhiều lực lượng quân không chính quy đến đây. Họ bắn vào chúng tôi, và các vệ binh quốc gia đã ném lựu đạn hơi cay. Chúng tôi đã không ngờ tới mức độ điên cuồng như vậy trong việc phản ứng chống lại viện trợ nhân đạo". Các sự kiện đã leo thang gần tới quy mô của một cuộc xung đột quốc tế. Trên cầu Simón Bolívar, những quả cầu lửa lựu đạn hơi cay và đá hòn (tear gas volleys and rocks flew from both the Venezuelan and Colombian sides) bay qua bay lại từ cả hai phía Venezuela và Colombia, với việc chính quyền Colombia bắt giữ ít nhất hai đội viên dân phòng Venezuela không thuộc lực lượng chính quy ở phía biên giới Colombia. Thượng nghị sỹ (Mỹ), ông Marco Rubio (thuộc đảng Cộng hòa, bang Foridla – người dịch), người đã cố vấn cho Tổng thống Trump, đã viết trên tweet rằng "#MaduroRegime đã bắn sang lãnh thổ của #Colombia" ("#MaduroRegime has fired into territory of #Colombia"). Đang có những báo cáo về các con số thương vong sau cuộc tấn công vào lãnh thổ Colombia có chủ quyền. Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ Colombia đối đầu với bất kỳ sự xâm lược nào chống lại họ". Cố vấn an ninh quốc gia (Mỹ) John Bolton đã viết trên tweet rằng phản ứng của Maduro đối với những chiếc xe tải chở viện trợ nhân đạo là "những tên côn đồ đeo mặt nạ, thường dân đang bị giết hại bởi những viên đạn sống (civilians killed by live rounds) và bởi việc đốt phá những chiếc xe tải chở thực phẩm và thuốc men cực kỳ cần thiết". Pence, người sẽ tới Colombia vào hôm thứ Hai để có bài phát biểu nhắc lại sự ủng hộ của Hoa Kỳ dành cho Guaidó, cũng đã lên Twitter để thể hiện sự đoàn kết với phe đối lập: 'Chúng tôi ở bên các bạn ("Estamos con ustedes. We are with you"). Guaidó, lãnh đạo phe đối lập, bắt đầu ngày thứ Bảy bằng cách viết tweet, gần như một cách lạc quan, về nhiệm vụ, sứ mệnh trong tầm tay. Ông Guaidó viết rằng "Tại Venezuela, một ngày nữa lại đến, chúng tôi sẽ thực hiện những bước đi để tiếp nhận viện trợ nhân đạo. Từ các điểm trên biên giới của chúng tôi, bằng đường bộ và đường biển, chúng tôi sẽ mang lại hy vọng, thực phẩm và thuốc men cho những người cần nó nhất. Chúng tôi kêu gọi mọi người trên toàn quốc đồng loạt xuống đường, bao vây các trại lính để phản đối một cách hòa bình, để thúc giục các lực lượng quân sự hãy để cho viện trợ nhân đạo được đưa vào Venezuela". Tuy nhiên, vào hôm thứ Sáu, sau một cuộc tấn công của quân đội Venezuela gần biên giới Brazil mà đã khiến hai thường dân thiệt mạng và 11 người bị thương, những lo ngại rằng nỗ lực di chuyển viện trợ vào Venezuela có thể bị hủy hoại bởi bạo lực tiếp tục leo thang. Đến sáng thứ Bảy, chính phủ Venezuela đã tạm thời đóng cửa ba cửa khẩu biên giới quan trọng với Colombia. Ngay trước 8 giờ sáng, thời gian bắt đầu những nỗ lực phá vây, một cuộc đối đầu dữ dội đã nổ ra trên cầu Santander ở thị trấn biên giới phía tây Ureña - một trong những điểm giao cắt với Colombia do chính phủ Maduro ra lệnh đóng cửa. Ở phía biên giới Colombia gần Cúcuta, một ngày khởi đầu đầy hứa hẹn đối với phe đối lập khi những người đào thoát khỏi lực lượng vũ trang Maduro, đâm xe vào một chướng ngại vật được dựng lên để ngăn chặn viện trợ, sau đó những người này đã sang trình diện chính quyền Colombia. Trong một thời điểm đầy kịch tính, Jose Manuel Olivares, một lãnh đạo phe đối lập đã dẫn đầu một nhóm tình nguyện viên đứng ở giữa cầu Simón Bolívar nối liền Colombia với Venezuela, khiến lính biên phòng Venezuela phải đứng thành một hàng ngang với những tấm khiên chống bạo động. Ông này đã dùng loa phóng thanh để nói với lính biên phòng Venezuela. "Tôi xin nói với những người anh em của tôi rằng hãy đứng về bên hiến pháp và hãy ở về phía lề phải của lịch sử!", Oliv Olivares hét lên. "Tôi yêu cầu các bạn chấm dứt việc phong tỏa này, và hãy để cho viện trợ nhân đạo được đi vào đất Venezuela. Tôi chúc phúc cho bạn và hy vọng chúng ta sẽ ôm hôn nhau khi chúng tôi vượt sang đất Venezuela". Mặc dầu vậy, ngay sau đó, một hàng rào cảnh sát chống bạo động Venezuela đã chặn đứng cây cầu. Khi những người biểu tình tìm cách vượt qua, phía Venezuela đã bắt đầu bắn lựu đạn cay dữ dội khiến những người biểu tình phải rút lui trong hỗn loạn khỏi cây cầu khiến nhiều người bị thương. Tiếp theo là những tiếng vèo vèo của đạn cao su. Sau đó, những người biểu tình mà đã đi xuống phía dưới cầu để ném đá chạy ngược lại, họ nói rằng những đội viên dân phòng (colectivos) và lính biên phòng Venezuela từ bên kia biên giới đã nổ súng vào họ. Ít nhất đã có hai thanh niên chạy lên từ phía dưới cầu với những vết thương chảy máu. Hàng chục quả lựu đạn cay được ném qua con sông vốn là biên giới giữa hai nước, khiến đám đông và cảnh sát lùi lại sâu hơn về phía Colombia. Vô số lựu đạn hơi cay cũng được ném trả từ phía Colombia, mặc dù không rõ là ai ném. Bên dưới cây cầu, hàng chục thanh niên tập trung xung quanh một người lính Colombia, người đang hỏi là liệu có đúng không việc lính biên phòng Venezuela ở phía bên dưới cây cầu đang bắn lựu đạn cay và đạn cao su. "Họ đang ở đó, tôi đã nhìn thấy họ", anh Leonard Castillo, 19 tuổi, nói như vậy. "Họ đã bắn trúng mắt tôi". Khoảng 20 lính biên phòng Venezuela đã bỏ ngũ và chạy sang phía đối lập ngay tại cây cầu, đang phân trần trước đám đông, đám đông này thỉnh thoảng có đánh đập họ trước khi cảnh sát Colombia can thiệp. Nhà chức trách cho biết rằng vào thứ Bảy trên toàn bộ biên giới Colombia đã có 60 lính biên phòng Venezuela đã bỏ ngũ và chạy sang phía đối lập. Mặc dù ban đầu các nhà tổ chức cho biết rằng họ sẽ tạo ra một dòng người để chuyền tay nhau những gói đồ cứu trợ nhân đạo qua cầu, hàng cứu trợ trên những chiếc xe tải vẫn chưa được dỡ xuống. Họ đã rút khỏi cây cầu Bolívar vào lúc giữa trưa khi mọi thứ trở nên rõ ràng, lính biên phòng Venezuela vẫn chưa chịu lùi bước. Khi nhặt nhạnh những hòn đá để ném vào những người trung thành với Maduro ở dưới gầm cầu, một người biểu tình đối lập trẻ tuổi, Oscar Arcilla, 19 tuổi, nói rằng "cuộc chiến đã bắt đầu". THE END | ||||||||
Ích kỷ, vòi vĩnh và những hành vi lệch chuẩn văn hóa Posted: 26 Feb 2019 12:22 PM PST Tùng Dương (GDVN) - Nhiều người rỉ tai nhau, muốn nhanh chỉ cần dúi chút tiền cho cán bộ, họ sẽ làm trọn gói mọi thủ tục. Tình trạng tham nhũng vặt đang trở nên phổ biến nhất là ở các cơ quan công quyền, người dân và doanh nghiệp cứ phải chi một chút thì công việc mới thông, tất cả những vấn đề đó đều có nguyên nhân bắt nguồn lệch chuẩn văn hóa. Trước thực trạng này, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Trần Hữu Sơn - phó chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, kiêm viện trưởng Viện Nghiên cứu ứng dụng văn nghệ dân gian Việt Nam.
Ông Sơn chia sẻ: "Trong truyền thống, những người có chút chức tước hay làm quan đều tự cho mình là cha mẹ dân, thời phong kiến người dân nếu gặp lính lệ gác cổng, một chức nhỏ nhất thời bấy giờ cũng phải cúi chào và dúi cho chút tiền thì mới được vào gặp quan lớn. Trong cơ chế thị trường hiện nay thì nạn tham nhũng vặt trở nên phổ biết, nó ăn sâu vào tiềm thức đến mức người ta tự cho mình cái quyền được tham nhũng. Người dân lên Ủy ban nhân dân phường để kê khai thủ tục hành chính như xin xác nhận hộ khẩu, sửa chữa nhà, xin kinh doanh…nhưng hầu như nhân viên của Ủy ban luôn hướng dẫn không đầy đủ. Họ cứ hẹn đến bổ sung giấy tờ này rồi lần sau lại thiếu giấy tờ khác, đi lại cả chục lần vẫn thiếu giấy tờ, chưa kể họ còn đòi hỏi những loại giấy tờ hoàn toàn không cần thiết và tìm mọi cách với mục đích để người dân đi lại nhiều lần thì dễ vòi vĩnh. Điển hình ở những nơi như văn phòng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở các quận, huyện, cơ quan thuế, hải quan, bộ phận một cửa ở Ủy ban nhân quận, phường, xã… Muốn nhanh thì chỉ cần dúi chút tiền cho cán bộ là xong, họ sẽ giúp trọn gói và tuyệt nhiên không thấy nhắc đến bổ sung những loại giấy tờ thiếu trước đó mà vẫn xong việc". Nhiệm vụ của những cán bộ đó là phục vụ dân mà sao họ lại đòi hỏi phải quà cáp, rồi đổ lỗi cho thu nhập thấp để coi sự vòi vĩnh ấy là bình thường? Thực tế là cán bộ hiện nay không chịu làm việc, cấp trên nói gì thì cấp dưới nhất nhất tuân theo, việc này ảnh hưởng rất nhiều bởi chế độ phong kiến xưa kia. Nếu như ở những xã hội phát triển, cấp trên nói nhưng cấp dưới phải suy nghĩ, nếu đúng thì họ nghe theo nhưng thấy việc đó sai và không có lợi cho dân, cho nước thì chắc chắn họ sẽ phản biện lại. Việc đó dẫn đến xung đột về tâm lí, sẽ gây khó chịu cho cấp trên. Ngay như ở gia đình, bố nói con phải nghe, việc đó đã không còn hợp với xã hội hiện nay, tùy những việc người con sẽ nghe. Lí giải về vấn đề này, Tiến sĩ Sơn nói: "Lớp trẻ hiện nay được học hành tốt hơn với kiến thức sâu rộng thì rõ ràng là những việc mà cha mẹ nói không đúng chúng sẽ không nghe theo. Đó là thể hiện tính dân chủ, là bình đẳng, là tư duy mới, cha mẹ không thể áp đặt suy nghĩ của mình vào lớp trẻ". Khi mà xã hội phát triển thì càng cần có sự bình đẳng nhưng chúng ta lại không du nhập những cái đó, cũng như các thầy cô giáo không thể cứ dạy theo tư duy cũ, thầy cô phải là người chuyển biến nhận thức trước rồi truyền lại cho học sinh. Vì không thay đổi tư duy nên áp đặt, cho mình là thầy cô thì có quyền áp đặt, không tôn trọng dẫn đến quát mắng, thậm trí là đánh học sinh và những chuyện như vậy đã và đang xảy ra đến mức báo động. "Xã hội vẫn nặng tâm lí ban phát, xin cho và tự cho mình cái quyền như vậy là báo hiệu văn hóa đi xuống. Về mặt nhận thức trong một xã hội chuyển đổi nhanh như vậy thì mọi người đều có quyền bình đẳng, có quyền được tôn trọng", ông Sơn nói. Cách thầy đồ đánh học sinh thủa xưa nó nó mang tính ước lệ, cớ sao các thầy cô hiện nay lại biến những áp lực, bực tức cá nhân rồi trút lên đầu học sinh? Đó là bạo lực học đường chứ không phải là phương pháp giảng dạy. Giáo viên đánh học sinh nhưng lại dọa các em không được về mách với bố mẹ, trước hết là từ căn bệnh thành tích của ngành giáo dục, là sức ép phải đạt giáo viên dạy giỏi, lớp suất sắc, phải đạt danh hiệu trường chuẩn, sở giáo dục phải có thành tích… tất cả những cái đó vô tình tạo nên áp lực dây chuyền rồi đổ hết lên đầu học sinh. Cơ chế thị trường (DQ: xin hiểu là cơ chế thị trường định hướng XHCN) nó làm cho đạo lí ngày càng mờ nhạt, con người ta buộc phải bon chen, giành giật, ích kỷ đặt cái lợi lên hàng đầu nên những hành vi đẹp như nhường chỗ cho trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi ngày càng hiếm. Ta cho mình cái quyền đã mất tiền mua chỗ thì làm sao mà nhường được, tôi đã xếp hàng tới lượt thì tôi phải mua chứ vì tôi cũng rất bận, tôi mua vé thì tôi phải được ngồi…
Những người tham gia giao thông khi đèn đỏ khi còn 5 đến 7 giây, họ cố đi cho bằng được cũng chỉ vì bị dồn nén, tính nôn nóng, không kiềm chế của nhiều người trong xã hội hiện nay. Hành vi đi lùi xe trên đường, ngồi ăn trên đường cao tốc… rồi tự chụp ảnh đăng mạng xã hội, xuất phát từ cái tính muốn hơn người, oai, thể hiện rằng ta đây dám ngồi ở những khu vực cấm. Tất cả những cái đó thể hiện văn hóa đang bị xuống cấp và coi thường pháp luật. Trong thời đại hiện nay không thể cứ đổ hết mọi nguyên nhân cho cơ chế thì trường mà chúng ta phải ngay lập tức xây dựng một chuẩn đạo đức mới, đã hơn 30 năm chuyển đổi cơ chế nhưng chúng ta vẫn chưa xây dựng được cái chuẩn này. Chuẩn mực cũ không còn phù hợp trong khi chuẩn mực mới thì chưa có dẫn đến tự phát và định hướng sai về chuẩn văn hóa. Lợi ích cá nhân càng cao nên dẫn đến nhiều suy nghĩ, hành vi sai trái như tham nhũng vặt, đánh học sinh, đánh bác sĩ, ra đường hơi va trạm cũng đánh nhau, thập chí giết nhau. Vấn đề này phải bắt đầu từ giáo dụng, giáo dục đây là từ trong mỗi gia đình phải dạy theo chuẩn mới và từ những hành vi nhỏ nhất. Dạy cho trẻ em quyền dân chủ, được tôn trọng suy nghĩ cá nhân và cho con hiểu quyền của con đến đâu, không được lấy quyền làm cha mẹ để bác đi những suy nghĩ đúng đắn của con. Đây là văn hóa ứng xử trong thời đại hiện nay, từ gia đình bình thường nhất cho đến các doanh nghiệp, các cấp lãnh đạo phải thay đổi cơ cấu ứng xử mà cái gốc của thay đổi là dân chủ nhưng phải có kỉ cương.
Nói như vậy không phải cơ chế thị trường là xấu, nó như một cơ sở hạ tầng chi phối tất cả nhưng ở đây chúng ta chưa xây dựng được thượng tầng văn hóa, lối sống phù hợp với hạ tầng của nền kinh tế thị trường.. Muốn có chuẩn mực mới thì phải đầu tư vào văn hóa, đề cao giá trị văn hóa chứ không phải chỉ hô hào như hiện nay. Thứ nhất về đầu tư cho văn hóa được thống kê trong hơn 30 năm nay rất thấp, vào những năm đầu thế kỉ XX chúng ta hô hào phải trích 1,8% ngân sách đầu tư cho văn hóa nhưng thực tế không có. Tất cả các sở văn hóa miền núi phía Bắc theo ông Sơn thống kê khi còn làm Giám đốc sở Văn hóa tỉnh Lào Cai cho thấy từ năm 2001 đến 2012 thì không có một sở nào được 1,8%. Thứ hai là thiết chế văn hóa, ngày xưa những khu đất đẹp nhất của tỉnh, huyện…đều là hiệu sách văn hóa, thư viện, bảo tàng, trung tâm phục vụ văn hóa nhưng nay hầu hết những khu đất vàng đó trở thành khu ở của quan chức địa phương. Thứ ba là cán bộ, để đào tạo được một cán bộ chuyên trách về văn hóa là rất khó, ngoài kiến thức chuyên môn lại đòi hỏi có cái tâm, lòng say mê, nhưng thu nhập thực tế lại quá thấp thì làm gì có cán bộ nào đam mê. Chúng ta đều nhận ra thực trạng xuống cấp văn hóa nhưng thực chất đó là xuống cấp chuẩn văn hóa hay còn gọi là giá trị đích thực của văn hóa, nó được thể hiện rõ nhất ở những người đi xin hoặc đi mua chữ đầu năm, hầu hết là xin chữ lộc chứ rất ít người xin chữ phúc. Những người đi lễ thì đều cầu khấn xin cho làm ăn buôn bán phát tài, trúng quả chứ ít người cầu xin có phúc. Chữ Phúc mới là quan trọng, có Phúc thì mới phát triển bền vững, vậy nên văn hóa hiện nay phải trở về giá trị như một chữ Phúc, có vậy mới mong xây dựng được chuẩn văn hóa mới. Các nhà nghiên cứu phải hiểu rõ cái chuyển đổi của cơ chế thị trường tác động đến thượng tầng văn hóa, về nếp sống như thế nào, từ đó sẽ xây dựng bảng giá trị chuẩn văn hóa mới để đưa vào sách giáo khoa, và áp dụng cho toàn xã hội. Tùng Dương http://giaoduc.net.vn/Van-hoa/Ich-ky-voi-vinh-va-nhung-hanh-vi-lech-chuan-van-hoa-post195976.gd | ||||||||
Bằng đại học, chứng chỉ các loại chỉ cần tiền là...mua được Posted: 26 Feb 2019 12:07 PM PST Vũ Ninh Đối tượng N.Q.H "tự hào": "Mỗi ngày tôi làm đến 40 bộ. Bằng mà bị soi ra thì mình ăn cám à. Cái xã hội bây giờ họ làm đầy". N.T.N (28 tuổi) đang làm việc trong một ngân hàng tại thành phố Hồ Chí Minh. N. cho biết bằng của mình là bằng trung cấp về kế toán, trong khi đó ngân hàng lại yêu cầu có bằng Đại học. Thông qua cậu ruột, N. được tư vấn và giới thiệu một dịch vụ làm bằng giả đại học có giá 8 triệu đồng kèm theo bảng điểm "xịn". Sử dụng tấm bằng giả này N. đã trót lọt xin vào ngân hàng trên mà không ai hay biết. Theo N. phân tích: "Hiện nay nhiều cơ quan tuyển dụng trong yêu cầu chỉ ghi có bằng Đại học hoặc các loại chứng chỉ mà không yêu cầu bảng điểm, hồ sơ để đối chiếu. Cho nên nhiều người sử dụng bằng giả rất khó bị phát hiện. Trường khi có những trường hợp bị kiểm tra, xác minh tại trường. Mà giấy xác nhận đã từng học tại trường còn làm giả được". Hiện nay "ngành nghề" kinh doanh bằng cấp, giấy tờ giả đang trở nên rất phát triển và có lợi nhuận cao. Cung cao vì cầu nhiều. Hầu hết sử dụng vào các mục đích xin việc, xin đi xuất khẩu lao động, thi công chức.... Trong vai một khách hàng có nhu cầu làm bằng giả phóng viên đã tiếp xúc với đối tượng N.Q.H. Mặc dù tuổi còn trẻ những "tài" đã cao, H cho biết mỗi ngày ekip của H. có thể cung cấp ra thị trường tới 40,50 bộ bằng giả khác nhau. Mỗi bộ bằng như thế này có giá trên thị trường khoảng 4-5 triệu đồng. H. gửi cho phóng viên xem một số tấm bằng giả đã được hoàn chỉnh và "lưu hành" trên thị trường. Bằng giả có dấu đỏ chót, chữ ký đàng hoàng, mực tươi, tem 3D, 6 cánh, 7 cánh chuẩn của bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đối tượng này còn mạnh miệng cam kết không bị soi rọi hoặc đi công chứng không bị phát hiện.
Để chứng minh "uy tín" của mình, H. gửi cho phóng viên những đánh giá "tích cực" của khách hàng có tên tuổi, ảnh thật. Sau khi đã tạm hài lòng với uy tín và chất lượng do ekip H. cung cấp, H. tiến hành báo giá 4,5 triệu đồng cho một tấm bằng đại học giả. Cụ thể khách hàng sẽ gửi thông tin bao gồm: Họ và tên, trường đại học muốn làm giả bằng, ngành học, năm tốt nghiệp. Kèm theo đó là mặt trước và sau chứng minh nhân dân hoặc kẻ căn cước để "làm tin". Chỉ sau một đêm ekip của H có thể phù phép một tấm bằng đại học mới tính còn thơm mùi mực. Khách hàng để lại địa chỉ, ngày hôm sau sẽ có nhân viên giao hàng hoặc chính người trong ekip mang đến tận tay. "Live stream" bán chứng chỉ, bằng cấp trên facebook Để chứng minh bằng của mình là bằng giả phôi xịn, nhiều đối tượng còn liều lĩnh đến mức quay video, live stream trên facebook để quảng cáo. Hiện nay việc mua bán bằng cấp, giấy tờ giả các loại khá dễ dàng. Chỉ bằng một vài thao tác đơn giản được gõ trên google và facebook: Mua bằng Đại học giá rẻ là ngay lập tức có một danh sách không ít các trang mạng, địa chỉ, trang web…bán bằng giả Đại học, thậm chí là bán trên trang cá nhân. Để chứng minh cho mức độ "uy tín" của mình đối tượng Đ. admin của trang bán bằng giả với tên gọi: Làm Bằng Đại Học Cavet Chứng Minh Bằng Lái Không Cọc đã chịu chơi đến mức phát hẳn live stream trên facebook. Những hình ảnh được quay trực tiếp, các đối tượng xếp từng xấp bằng giả Đại Học, bằng cấp 3, Chứng minh thư, Giấy tờ xe…đủ các thể loại, thượng vàng hạ cám và tận tình hướng dẫn cho các khách hàng về "thủ tục" làm giấy tờ, bằng giả Đại Học, cũng như giá cả của từng loại. Chứng chỉ tin học, chứng chỉ tiếng anh cũng là hai loại giấy tờ giả rất được ưa chuộng bởi nhu cầu lớn. Liên hệ với V.B.T – một trong những "tay cò" nhận làm chứng chỉ tiếng anh, tin học với số lượng lớn. Phóng viên được báo giá 500.000 đồng cho một loại chứng chỉ. Khách hàng chỉ cần cung cấp họ tên, sau nửa ngày sẽ có ngay trong tay một bộ chứng chỉ đầy đủ để nộp kèm hồ sơ xin việc hoặc thi công chức. V.B.T gửi cho chúng tôi xem trước chứng chỉ giả đã được làm với thông tin mà phóng viên cung cấp. Loại chứng chỉ này không thể phân biệt bằng mắt thường bởi ngay cả khi dùng máy soi cũng rất khó phát hiện. Ngoài ra T còn cam kết nếu bị phát hiện thì sẽ hoàn tiền 150%. Lời cam kết cùng "chất lượng" như thế thì bảo sao dịch vụ trên chẳng ăn lên làm ra.
Việc sử dụng bằng cấp, chứng chỉ giả hiện nay là hoàn toàn có. Lấy những dẫn chứng cụ thể đã được công khai trên báo chí có không ít những cán bộ, giảng viên, thạc sỹ, tiến sĩ...công tác đến 20-30 năm rồi sau cùng cũng bị phát hiện sử dụng bằng cấp giả. Những người dùng bằng cấp giả như N.T.N như chúng tôi đã đề cập ở phần đầu bài viết cũng thừa nhận và ý thức được hành vi của mình là sai pháp luật và đạo đức. "Nhưng khi cơ chế kiểm tra bằng cấp cũng như việc đánh giá năng lực dựa vào bằng cấp như hiện nay thì tội gì tôi lại không làm" – N mạnh miệng. Vũ Ninh http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Bang-dai-hoc-chung-chi-cac-loai-chi-can-tien-lamua-duoc-post195983.gd | ||||||||
Hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim sẽ mang lại những kết quả tích cực cho Việt Nam Posted: 26 Feb 2019 11:43 AM PST Nguyên tựa: The Trump-Kim Summit Show Will Yield Positive Results—for Vietnam Viet Phương Nguyen và Khang Vu Viet Phương Nguyen là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Quản lý Dự án Nguyên tử và Chương trình An ninh Quốc tế của Trung tâm Belfer, Thuộc Harvard Kennedy School. Khang Vu hiện đang làm luận án Thạc sĩ tại Đại học Dartmouth, tập trung vào đời sống chính trị Đông Á và chính sách Đông Á của Hoa Kỳ. Vài ngày trước, Yonhap News, hàng thông tấn xã của Hàn Quốc có đưa tin rằng Việt Nam sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim lần thứ hai vào ngày 27 và 28 tháng Hai (2019). Hồi đầu tháng Hai, hãng tin Reuters cũng đưa tin rằng Kim Jong-un sẽ viếng thăm Hà Nội sau Tết nguyên đán (2019), và, hồi đầu tháng Một (2019), các quan chức Mỹ và Bắc Triều Tiên đã gặp nhau tại Hà Nội để thảo luận về kế hoạch cho hội nghị thượng đỉnh. Trong khi chờ đợi kết quả của hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai, việc Việt Nam được chọn làm địa điểm cho thấy nhiều ý định của Bắc Hàn cũng như sự phức tạp trong việc đạt được một thỏa thuận phi hạt nhân hóa với Bình Nhưỡng. Việt Nam là địa điểm lý tưởng cho cuộc gặp thượng đỉnh Kim Jong-un chọn Việt Nam vì những lý do liên quan đến nhu cầu bí mật và an ninh. Chính phủ Việt Nam, với một hệ thống các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát, với một bộ máy an ninh nội địa hùng hậu và với một bộ máy quan liêu chặt chẽ, sẽ có thể giữ bí mật các cuộc họp của Trump-Kim trước, trong và sau sự kiện. Cho đến nay, chính phủ Việt Nam, ngoài việc cho thấy họ sẵn sàng đảm nhận việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh, đã không tiết lộ bất kỳ một chi tiết nào liên quan đến việc tổ chức và chuẩn bị cho hội nghị. Các tin đồn rò rỉ về địa điểm của hội nghị thượng đỉnh được cung cấp cho giới truyền thông hầu hết đến từ các nguồn của Mỹ và Hàn Quốc. Mức độ bí mật mà Việt Nam có thể cung cấp là lý tưởng đối với Kim Jong-un, vì ông ta có thể muốn tránh tiết lộ tình trạng sức khỏe của mình cho truyền thông quốc tế và tránh mọi sự soi mói trong tình huống các cuộc đàm phán không diễn ra theo đúng cách của ông ta (to avoid revealing his health to the international media and avoid scrutiny in the situation talks do not go his way). Việt Nam cũng là một địa điểm được bảo đảm nhờ lực lượng cảnh sát hùng hậu của đất nước này và sự ổn định chính trị lâu dài. Đất nước này gần như chưa bao giờ biết đến các sự cố khủng bố và có khả năng kiểm soát và nhanh chóng dập tắt các cuộc biểu tình lớn. Việc Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương 2017 cho thấy khả năng tổ chức hội nghị thượng đỉnh cấp độ quốc tế. Hơn nữa, khoảng cách tương đối gần giữa Hà Nội hoặc Đà Nẵng và Bình Nhưỡng cho phép Kim bay trên chiếc Ilyushin Il-76 của mình thay vì phải mượn máy bay Trung Quốc như trong hội nghị thượng đỉnh (tại Singapore) trước đó. Chương trình nghị sự cải cách của Bắc Hàn Bằng cách chọn Việt Nam làm điểm hẹn, Kim muốn phát đi một tín hiệu cho dư luận cả trong và ngoài nước biết rằng chế độ của ông ta không chỉ dựa vào vũ khí hạt nhân để có được tính chính danh mà còn dựa trên thành công kinh tế (for legitimacy but also on economic successes) và vị thế được tôn trọng hơn trên trường quốc tế. Trên phương diện này (In this category), Việt Nam là ví dụ điển hình của một quốc gia đi từ cấp độ nghèo khổ bần cùng quốc tế đến vị thế một cường quốc trung lưu đang lên trong khi vẫn có thể duy trì được sự cai trị độc đảng của mình (Vietnam is the prime example of a country going from an international pariah to a rising middle power while still able to preserve its one-party rule). Vào những năm 1980, Liên Hợp Quốc (LHQ) đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Hà Nội vì xâm lược Campuchia, LHQ đã từ chối Việt Nam một nguồn vốn rất cần thiết để thực hiện chính sách Đổi mới. Chỉ sau khi Hà Nội rút khỏi Campuchia, LHQ mới dỡ bỏ lệnh trừng phạt, cho phép Việt Nam thu hút các nhà đầu tư nước ngoài như Hàn Quốc, Nhật Bản và Úc. Đất nước này cũng có quyền tiếp cận Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, cùng với việc tái cấu trúc rộng lớn trong nước, đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 7% hàng năm trong thập kỷ sau đó. Sau khi thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBMs), tại Hội nghị Đảng Lao động vào tháng 4 năm 2018, Kim Jong-un tuyên bố chấm dứt chính sách kép vừa phát triển kinh tế vừa phát triển vũ khí hạt nhân của mình và chuyển trọng tâm của Bắc Hàn sang phát triển kinh tế trong nước. Tại hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, ông Kim đã bày tỏ sự quan tâm đến việc Bắc Hàn sẽ đi theo mô hình cải cách kinh tế của Việt Nam. Vào tháng 11 năm 2018, Bộ trưởng Ngoại giao Bắc Hàn Ri Yong-ho đã đến thăm Việt Nam để trực tiếp khảo sát các cải cách kinh tế của Việt Nam. Kim Jong-un củng cố thêm quyết tâm của Bắc Hàn nhằm tăng mức sống của người dân bằng cách truyền đạt tầm quan trọng của việc xây dựng kinh tế cũng như tự cung tự cấp năng lượng. Để có thể mô phỏng thành công của Việt Nam, trước tiên, Bắc Hàn sẽ phải truyền đạt một tín hiệu rõ ràng trong việc tuân thủ các nghị quyết của LHQ về chương trình hạt nhân và tên lửa của mình và cam kết thực hiện lộ trình phi hạt nhân hóa giống như Việt Nam cam kết rút khỏi Campuchia trước khi có thể chiếm được lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài. Bắc Hàn đã thất bại trong việc thu hút vốn nước ngoài, ngoại trừ từ Trung Quốc và Hàn Quốc, lý do chính yếu là do tính mơ hồ, không rõ ràng, không minh bạch của hệ thống chính trị (due to the opaque of its political system) và chương trình hạt nhân đang diễn ra. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Bắc Hàn phải nằm ngoài danh sách của các nhà đầu tư nước ngoài. Năm ngoái, Bình Nhưỡng đã thực hiện kế hoạch tạo ra phiên bản Dải Vegas (its own version of the Vegas Strip) của riêng mình tại thành phố ven biển Wonsan. Trong bài phát biểu nhân dịp năm mới, Kim cũng mong muốn mở lại Khu công nghiệp Kaesong liên Triều và Khu du lịch Núi Kumgang. Những biện pháp này minh họa cho cơn khát vốn của Bắc Hàn đối với vốn nước ngoài và rằng họ có thể sử dụng các tài khoản hiện tại để đảm bảo với cộng đồng quốc tế về sự chân thành của mình trong công cuộc phi hạt nhân hóa nhằm đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt. Nếu một cam kết như vậy được thực hiện ở Việt Nam, thậm chí ngay cả khi mới chỉ là trên nguyên tắc, thì nó cũng vẫn sẽ mang lại nhiều biểu tượng trên trường thế giới và khuyến khích Hà Nội tiếp tục hỗ trợ Bình Nhưỡng trong chương trình cải cách kinh tế. Mối hoài nghi vẫn còn đó Tuy nhiên, việc chọn Việt Nam làm địa điểm hẹn gặp cũng cho thấy nhiều những thận trọng liên quan đến ý định phi hạt nhân hóa của Kim, vì Việt Nam là một thất bại mang tính biểu tượng của chính sách châu Á của Hoa Kỳ. Nếu mục đích của kho vũ khí hạt nhân Kim là nhằm thuyết phục Hoa Kỳ rút khỏi bán đảo Triều Tiên, thì không có một nơi nào tốt hơn (là VN) để thông báo ý định đó. Năm 1973, Hoa Kỳ, Bắc và Nam Việt Nam đã ký Hiệp định Hòa bình Paris để chấm dứt Chiến tranh Việt Nam. Hiệp định này đã báo trước việc Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam, tạo cơ hội cho cộng sản Bắc Việt thống nhất đất nước bằng vũ lực vào năm 1975. Bắc Hàn sẽ hoan nghênh một sự phát triển tương tự nếu chính quyền Trump coi thường các liên minh và nỗi lo sợ của Hoa Kỳ phải đổi Los Angeles lấy Seoul trong một cuộc trao đổi hạt nhân (given the Trump administration disdain for alliances and the U.S. fear of having to trade Los Angeles for Seoul in a nuclear exchange). Trong những tháng gần đây, Bắc Hàn đã kêu gọi tuyên bố chấm dứt chiến tranh và thiết lập một khu vực hòa bình trên bán đảo Triều Tiên trước khi có các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ. Nếu Tuyên bố kết thúc chiến tranh được đưa ra, điều đó sẽ vô hiệu hóa sự can dự hợp pháp của quân đội LHQ trong công cuộc phòng vệ Hàn Quốc (that would enervate the case for the legal participation of UN troops in South Korean defense). Ngoài ra, nếu Mỹ và Bắc Hàn bất đồng trong định nghĩa về khái niệm phi hạt nhân hóa và cần phải giành một chiến thắng ngoại giao, thì Trump có thể tìm cách ký kết một thỏa thuận vừa phải về ICBM với Kim trong những nỗ lực thực tế để bảo vệ Hoa Kỳ (Trump might seek to strike an ICBM rollback deal with Kim in a realistic effort to protect the U.S. homeland). Một thỏa thuận như vậy sẽ làm tăng nỗi lo ngại gây chia rẽ (giữa các đồng minh) đối với Seoul và Tokyo (would raise decoupling fears in Seoul and Tokyo) cũng như báo hiệu một thất bại của Hoa Kỳ trong công cuộc cam kết phi hạt nhân hóa tại bán đảo Triều Tiên. Trong một bối cảnh như vậy, Kim sẽ tiếp tục phủ nhận sự tồn tại của các cơ sở hạt nhân và tên lửa khác, sẽ vận hành trở lại các cơ xưởng hạt nhân và tên lửa của mình một cách bí mật (operating his nuclear and missile factories under the radar), và gặt hái những lợi ích từ một quy chế trừng phạt lỏng lẻo hơn (a weaker sanction regime) và việc can dự kinh tế đầy tiềm năng với Hàn Quốc. Một "chiến thắng tại Việt Nam" chắc chắn sẽ củng cố tính chính danh trong nước của Kim và mang lại cho ông ta một vị thế ngang ngửa với vị thế của tổng thống Hoa Kỳ. Kỳ vọng gì ở Hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai này? Việt Nam với tư cách là địa điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim lần thứ hai mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức. Là ví dụ về sự thất bại của Hoa Kỳ ở châu Á và tăng trưởng kinh tế thần kỳ, Việt Nam cho phép Kim có nhiều dư địa để khởi tạo đường hướng hành động trong tương lai (gives Kim much leeway to dictate the future course of action). Cân nhắc kỹ sự bế tắc hiện tại về quá trình phi hạt nhân hóa giữa Mỹ và Bắc Hàn, cũng như khả năng Bắc Hàn sẽ trao một danh sách các địa điểm hạt nhân và tên lửa của mình, có thể ước đoán rằng hội nghị thượng đỉnh thứ hai không có nhiều khả năng mang lại một kết quả nào đó trong một lộ trình rõ ràng cho công cuộc phi hạt nhân hóa của Bắc Hàn. Sẽ có rất nhiều điều không chắc chắn liên quan đến hành vi của Donald Trump và Kim Jong-un trong và sau hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai; tuy nhiên, sau ngày 28 tháng 2, sẽ có một tay chơi nổi lên tại hiện trường với chiến thắng thực sự, đó là nước chủ nhà Việt Nam (there will be one player emerging from the scene with true victory, which is the host—Vietnam). THE END | ||||||||
Posted: 25 Feb 2019 02:22 PM PST HOÀNG HẢI VÂN Tham ô tham nhũng là thứ đáng ghét nhứt trên đời. Lén lút lấy tài sản của người khác, gọi là trộm cắp, đáng ghét 1. Dùng vũ lực khống để đoạt tài sản của người khác, gọi là cướp, đáng ghét 10. Dùng quyền thế để tước đoạt tài sản của đông người, tức là của dân, gọi là tham nhũng, đáng ghét ngàn vạn lần so với trộm cướp. Cho nên, đạo làm quan, trước hết phải thanh liêm, đồng thời phải có tài cán. Thanh liêm mà không tài cán là vô dụng, tài cán mà không thanh liêm thì hại nước hại dân. Dân ghét tham nhũng là đương nhiên không cần bàn cãi. Nhưng quan, cả quan tham nhũng lẫn quan thanh liêm có ghét tham nhũng hay không là chuyện đáng bàn. Đã là quan, dù là quan tham nhũng hay quan thanh liêm đều chống tham nhũng, không chống tham nhũng thì nói ai nghe, nhưng cả hai loại quan này có ghét tham nhũng hay không thì rất khó nói. Ở Trung Quốc, sau khi Lưu Bang "chém rắn khởi nghĩa", đã thu hút rất nhiều người tài cán giúp mình dựng nghiệp. Trương Lương là một nhân tài xuất chúng, trong màn trướng giúp Lưu Bang định thiên hạ. Thiên hạ định rồi thì một loạt công thần bị sát hại, các công thần bị sát hại phần lớn đều là những nhân tài không tham nhũng, trong đó có danh tướng Hàn Tín. Trương Lương là người thấu rõ tâm địa của các bậc quân vương hơn ai hết, nên đại sự thành công liền bỏ về nhà để giữ thân. Nhưng có người vẫn giữ được thân mà không bỏ về, như thừa tướng Trần Bình. Ngay cả khi Lữ Hậu chuyên quyền, chức Thừa tướng của Trần Bình vẫn vững như bàn thạch. Ấy là do Trần Bình biết theo một đạo lý mà Trương Lương biết rõ nhưng không theo. Đạo lý đó là tham nhũng tuy vô đạo nhưng trong một số trường hợp là sách lược giữ thân. Trương Lương từng nhắc Lưu Bang, rằng nếu vào Hàm Dương trước Hạng Vũ thì nên công khai tham lam tài sản ăn chơi xả láng, nhưng do cái bí kíp dặn dò đó không kịp mở ra xem, nên ông đã không làm theo khi vào kinh đô của vua Tần, mà ngược lại đã giữ gìn tài sản cẩn thận và làm những chuyện nhân đức để yên lòng dân chúng. Trương Lương biết rất rõ rằng, Lưu Bang mà sớm thể hiện sự quang minh lỗi lạc thì kiểu gì cũng bị Hạng Vũ sát hại, phải thể hiện tư cách lưu manh thì mới giữ được mạng. Bởi vậy mà Lưu Bang suýt bị Hạng Vũ giết, phải vất vả lắm mới toàn mạng mà về Thục chờ thời. Còn Trần Bình thì tự mình biết nhìn xa trông rộng. Khi về dưới trướng Lưu Bang, ông đã cố tình tạo ra lời đồn đến tai Lưu Bang rằng ông là kẻ tham lam thích ăn hối lộ. Ta không biết chắc Trần Bình có ăn hối lộ thật hay không, tôi nghĩ có lẽ là không, nhưng điều tiếng đó đến tai Lưu Bang khiến cho Lưu Bang yên lòng về vị trọng thần này. Một kẻ tài giỏi mà có chút tham lam thì không thể có mộng đế vương, chẳng có gì đáng lo ngại. Bởi vậy từ thời cổ đại đến nay, quân vương chống tham nhũng hay bao che cho tham nhũng còn tùy thuộc vào kẻ tham nhũng là kẻ nào. Bao che nếu kẻ đó hữu ích cho mình, tuyệt diệt nếu kẻ đó trở thành vô dụng. Anh em ông Thaksin ở Thái Lan bị kết tội tham nhũng, nhưng chính quyền quân sự Thái Lan rất lo ngại anh em ông trở lại cầm quyền, nếu trở lại cầm quyền thì cũng thứ luật pháp ấy nhưng anh em nhà ông sẽ không còn mắc tội tham nhũng nữa. Bà tổng thống Park Geun hye bị kết tội tham nhũng tống vào tù, nhưng nếu phe bà ấy mà tái thẳng cử thì bà ấy sẽ vô tội. Đó là luật pháp co giãn theo chánh trị. Ở Việt Nam thì hơi đặc biệt. Tham nhũng ở nước ta được coi là vô cùng trầm trọng, theo như dân chúng hiểu thì những kẻ tham nhũng không biết lấy gì đong cho hết. Tham nhũng trầm trọng ở Việt Nam là tham nhũng thật, chứ không phải tham nhũng co giãn theo chánh trị. Các văn kiện Đảng và Nhà nước cũng ghi nhận điều đó. Nhưng đã có rất ít quan chức cấp cao ra tòa vì tội tham ô. To như ông Đinh La Thăng phải thọ án 30 năm tù nhưng hồ sơ chẳng thấy có dòng nào ghi ông tham nhũng. Mấy ông tướng ra tòa vừa rồi bị kết án tù nhưng cũng không tướng nào trên giấy tờ có tội tham ô. Không kết được tội tham nhũng thì các quan chức tướng lãnh sau khi ra tù, thời thế chuyển vần biết đâu sẽ trở thành các chính khách. Cố ý làm trái trong một hệ thống luật pháp lỏng lẻo chồng chéo thì có gì đáng xấu hổ ! Họ biết vậy nên dù bị tù có người vẫn tự tin nghĩ đến tương lai. Có vẻ như công cuộc đốt lò vẫn chưa dùng đến những đòn chí mạng. HOÀNG HẢI VÂN | ||||||||
Mỹ cảnh báo sẽ không hợp tác với các nước xài thiết bị Huawei Posted: 25 Feb 2019 02:08 PM PST TTO - Chủ tịch Huawei Lương Hoa trấn an rằng tập đoàn này sẽ từ chối nếu chính phủ Trung Quốc yêu cầu Huawei tạo ra các "cửa hậu" trong mạng lưới viễn thông nước ngoài do nó xây dựng.
Phát biểu trước đông đảo phóng viên tại Toronto (Canada) ngày 21-2, ông Lương Hoa nhấn mạnh Huawei không có nghĩa vụ phải làm những điều đó với chính quyền Bắc Kinh. Ông này cũng khẳng định chưa bao giờ nhận được yêu cầu nào như vậy từ nhà chức trách và sẽ không ngại khước từ nếu điều đó xảy ra. "Chúng tôi sẽ không làm điều đó bởi vì bất hợp pháp" - chủ tịch Huawei nói thông qua người phiên dịch, nhấn mạnh tập đoàn mà ông là một trong những người lãnh đạo là "một doanh nghiệp độc lập". "Chúng tôi vẫn giữ được một lý lịch hồ sơ tốt trong lĩnh vực an ninh mạng" - ông Lương Hoa tự tin khẳng định. Các tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh một chiến dịch tẩy chay Huawei mang tính toàn cầu đang được Mỹ tích cực thúc đẩy. Các lý do được dẫn ra phần lớn nhắc đến yếu tố an ninh, bao gồm cáo buộc của Washington nói Huawei cho phép chính quyền Trung Quốc tiếp cận bất kỳ thông tin, dữ liệu nào nó muốn từ những thiết bị viễn thông cung cấp cho nước ngoài. Theo Hãng tin Reuters, kể từ khi luật an ninh mới của Trung Quốc có hiệu lực năm 2017, các quốc gia phương Tây luôn lo ngại nó sẽ buộc các công ty như Huawei phải cấp cho các tin tặc của chính phủ Trung Quốc quyền truy cập dữ liệu thông qua những "cửa hậu" được cài sẵn trên các thiết bị bán cho nước ngoài. Dàn lãnh đạo Huawei liên tục phủ nhận những thông tin như vậy, thậm chí nhà sáng lập Nhậm Chính Phi còn tự tin khẳng định Mỹ sẽ không nghiền nát được Huawei vì thế giới cần đến tập đoàn này và sự tiên tiến vượt trội của nó.
Trong cuộc phỏng vấn trên Đài Fox ngày 21-2 (giờ Mỹ), Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tiếp tục gây áp lực, tuyên bố Washington sẽ không hợp tác với các nước sử dụng thiết bị của Huawei. "Nếu một quốc gia chấp nhận và đưa (các thiết bị của Huawei) vào hệ thống thông tin trọng yếu của họ, chúng tôi sẽ không thể chia sẻ thông tin với nước đó được nữa" - ông Pompeo cảnh báo. Ngoại trưởng Mỹ khẳng định các công nghệ của Huawei đặt ra các đe dọa an ninh với châu Âu. "Đừng quên là các hệ thống đó được thiết kế để có thể liên kết một cách nhanh chóng với quân đội Trung Quốc. Nguy cơ bị mất riêng tư từ thứ công nghệ này là điều rất, rất thật!". Các tuyên bố của ông Pompeo được xem là tín hiệu cảnh báo với Anh, một trong các thành viên thuộc liên minh chia sẻ thông tin tình báo Five Eyes do Mỹ dẫn đầu. Trong khi Úc, Mỹ và New Zealand đã thẳng thừng nói không với Huawei trong việc xây dựng mạng lưới 5G ở các nước này, giới chức an ninh Anh tiếp tục đánh giá thấp các cảnh báo an ninh của Mỹ. Giới chuyên gia đã cảnh báo và đưa ra những viễn cảnh, trong đó London phải lựa chọn giữa việc cấm Huawei hoặc chấp nhận bị loại khỏi một số hoạt động chia sẻ thông tin tình báo trong Five Eyes. BẢO DUY | ||||||||
Posted: 25 Feb 2019 01:54 PM PST Lê Phú Khải 24-2-2019
Mùng hai Tết, tôi rủ nhà văn Phạm Đình Trọng đến chúc Tết Nguyễn Duy. Từ lâu, tôi đã ngưỡng mộ Nguyễn Duy vì thơ rất hay và chữ rất đẹp. Thơ bây giờ bỏ tiền ra in, đem biếu, phải biếu thêm tiền để mong người ta… đọc, nhưng người ta chưa chắc đã đọc! Anh Trọng bảo tôi: đó là thơ ô mai, chua chua ngọt ngọt, xanh đỏ tím vàng… thơ ve gái! Nhưng thơ Duy in ra, tìm mua rất khó. Duy còn chép thơ in thành lịch tờ, bán Tết. Ai không mua được lịch có "thư pháp" của Duy để treo trên tường thì buồn lắm, trong đó có tôi. Nhưng điều tôi muốn nói là Nguyễn Duy không làm thơ chỉ để "ca hót quanh Lăng", anh là thư ký tâm hồn của nhân dân mà anh yêu quý. Anh làm đúng chức năng của nghệ sĩ: Làm con chim báo bão của thời đại của đất nước. Năm 1988 khi Đảng cầm quyền hô hào đổi mới từ Mátxcơva xa xôi trong bài thơ nổi tiếng "Nhìn từ xa tổ quốc" nhà thơ đã cảnh báo: Đừng lớn lối khi dân lành ốm đói vẫn còng làm cho thẳng lưng ăn đổi mới thật không hay giả vờ đổi mới máu nhiễm trùng ta có thể thay chăng? (Thơ Nguyễn Duy – NXB Hội nhà văn 2010 trang 307) Thời kinh tế thị trường định hướng XHCN, cơn bảo thị trường đã được nhà thơ cảnh báo: Thời buổi thị trường mọi việc điều có thể Có thể nước này mua trọn gói nước kia Có thể lập những liên minh ma quỹ Những công ty bán nước từng phần (Kim mộc thủy hỏa thổ – Thơ Nguyễn Duy – NXB Hội nhà văn 2010 trang 389) Năm 2018 vừa qua, nhà thơ đã viết bài "Cướp" trên mạng xã hội gây bão trong dư luận: Cướp xưa băng nhóm làng nhàng Cướp nay có Đảng có Đoàn hẳn hoi Có con dấu đóng đỏ tươi Có còng, có súng, dùi cui, nhà tù… Khi chúng tôi đến thì đã thấy Nguyễn Duy đang ngồi rượu trên bộ ghế tràng kỷ cổ với người bạn lính thông tin năm xưa là anh Phương. Lát sau có một người Đức lấy vợ Việt có tên là Trịnh Công Long. Duy giới thiệu với chúng tôi anh là một trí thức Đức, anh đã dịch thơ Duy trong những ngày Duy lang thang đi đọc thơ của mình ở Đức. Cái tên Trịnh Công Long do Trịnh Công Sơn đặt cho, tên Đức của anh là Frank Gevke do tự tay anh viết cho tôi. Thấy Duy vừa tiếp khách, vừa chạy đi chạy lại chăm sóc bà vợ bệnh đã lâu ngày nằm trong buồng … nên chúng tôi uống vài ly, chúc Tết nhà thơ và gia đình. Trước khi về, tôi chỉ kịp hỏi: Duy nghĩ gì khi viết bài "Cướp"?! Vẫn là "phong cách" rất Nguyễn Duy, cười nói: Nghĩ gì đâu, nó phọt ra …!!! Tôi bất giác nghĩ đến Alfred de Musset (1810-1857) nhà thơ lãng mạn Pháp, được mệnh danh là "nhà thơ của tình yêu và đau khổ" (Amour triste). Musset cũng từng tuyên bố nổi tiếng: Hãy đập mạnh vào trái tim mình, thơ vọt ra từ đó! Ngày thơ Việt Nam rằm tháng giêng năm Kỷ Hợi. Lê Phú Khải | ||||||||
LÃNH ĐẠO CÓ CẦN ĐỌC SÁCH KHÔNG? Posted: 25 Feb 2019 01:45 PM PST Bộ máy lãnh đạo Việt Nam có đọc sách không? Câu hỏi đơn giản này là một "bí mật chính trường" Việt Nam. Dù tỷ lệ tiến sĩ trong nội các đương nhiệm Việt Nam là khá cao (48,1%) nhưng không ai biết họ có đọc sách không và họ đọc sách gì. Lãnh đạo không chỉ cần ban tham mưu. Lãnh đạo cũng cần sách vì sách không chỉ ảnh hưởng tư cách lãnh đạo mà còn đóng góp việc ra các quyết sách quốc gia. Thư viện cá nhân của Tổng thống Mỹ John Adams có hơn 3.000 đầu sách; trong khi đó, bộ sưu tập sách của Thomas Jefferson đã khiến ông… đổ nợ và sau đó trở thành một trong những bộ sách chủ lực của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ. Theodore Roosevelt đáng nể không kém. Ông có thể đọc nhiều cuốn trong một ngày và còn chấp bút viết hơn chục tác phẩm với nhiều chủ đề. Đọc sách không chỉ là thú vui. Nó còn đóng góp vào tư duy xây dựng chính sách. Harry Truman là trường hợp điển hình. Bù lại khiếm khuyết chưa tốt nghiệp đại học của mình, Truman đọc rất nhiều sách, đặc biệt lịch sử và tiểu sử. Trên Washington Post, tác giả Tevi Troy cho biết, việc ủng hộ lập quốc Israel của Truman có ảnh hưởng từ kiến thức sách vở của ông, trong đó có bộ sử Great Men and Famous Women do Charles F. Horne biên tập. Sách cũng đóng vai trò quan trọng trong những năm tháng Tòa Bạch Ốc của John F. Kennedy. Thậm chí một bài điểm sách cũng có thể tạo ảnh hưởng. Sau khi được Walter Heller (chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế) cho xem bài điểm sách của Dwight MacDonald đăng trên tờ New Yorker bình luận về quyển The Other America của Michael Harrington với nội dung lược ghi tình trạng đói nghèo của nước Mỹ, Tổng thống Kennedy đã yêu cầu xem xét lại vấn đề này và lập kế hoạch cho chương trình xóa nghèo toàn quốc. Ronald Reagan cũng là người mê sách. Ông là tổng thống đầu tiên trích dẫn có chủ ý từ tác phẩm của các học giả có tầm ảnh hưởng. Free To Choose của Milton Friedman và Wealth and Poverty của George Gilder đã trở thành một phần trong nghị sự chính sách kinh tế của ông. Hồi xảy ra cuộc khủng hoảng chính trị Balkans, Bill Clinton đọc Balkan Ghosts của Robert Kaplan. George W. Bush rất thích đọc sách. Có lần ông cùng cố vấn Karl Rove thi nhau xem ai đọc nhiều hơn trong một năm. Sách đã định hình phần nào cái nhìn và chính sách của Bush đối với thế giới, chẳng hạn quyển The Case for Democracy của Natan Sharansky hoặc Supreme Command của Eliot A. Cohen. Bush không chỉ đọc. Ông còn thường xuyên tiếp xúc trực tiếp tác giả mà ông yêu thích. Không lâu sau khi tái đắc cử, Bush đã gặp Natan Sharansky trong Phòng Bầu dục để thảo luận về dân chủ và con đường phát triển dân chủ trên thế giới. Winston Churchill, Margaret Thatcher, Lý Quang Diệu, Barack Obama, Angela Merkel… đều là những người đọc nhiều và chịu ảnh hưởng ít nhiều từ những gì họ đọc. Trở lại với Việt Nam, giới lãnh đạo nước nhà có đọc sách không? Khi phát biểu "tình hình thế giới ngày càng phức tạp" thì giới lãnh đạo có đọc thêm nguồn tham khảo nào khác ngoài các báo cáo thuần túy? Các đối sách liên quan biển Đông chỉ dựa vào phân tích sự kiện hay có bổ sung việc tham khảo nguồn từ vô số quyển sách viết về biển Đông của giới nghiên cứu quốc tế tung ra ào ạt vài năm qua? Truyền thông trong nước gần như không bao giờ cho biết giới lãnh đạo chóp bu đọc sách gì. Hình ảnh thường thấy là lãnh đạo đi trồng cây hơn là cầm quyển sách. Nội các đương nhiệm có 13/27 người có bằng tiến sĩ (Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ; Bộ trưởng Công an Tô Lâm; Bộ trưởng-Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng; Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường; Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến; Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh; Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ; Bộ trưởng Văn hóa-Thể thao-Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện…) nhưng ai trong các vị này đọc sách nhiều hay không và đọc gì thì chẳng ai biết. Giá mà Bí thư TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cầm một quyển sách tiếng Anh, chẳng hạn tác phẩm kinh điển thời thượng Why Nations Fail, để "khoe" với bàn dân thiên hạ thì có lẽ hay gấp nhiều lần việc ông "xổ" tiếng Anh. Ngày 24-2-2014, Nguyễn Tấn Dũng, với tư cách thủ tướng, ban hành Quyết định số 284/QĐ-TTG chọn ngày 21-4 hàng năm là Ngày Sách Việt Nam. Tuy nhiên, cá nhân ông Dũng có đọc sách không? Có thể mỗi ngày giới lãnh đạo Việt Nam vẫn đọc sách. Khả năng này không nên loại trừ. Tạm tin như thế. Đọc sách, với giới lãnh đạo nói chung, rõ ràng ít nhiều ảnh hưởng đến việc định hình chính sách, việc hình thành nên một "chính phủ kiến tạo", việc xây dựng một quốc gia "dân thịnh, nước cường" - nếu đọc đúng và đọc đủ. Trong diễn văn tạm biệt ngày 9-8-1974, Tổng thống Richard Nixon nói: "Tôi không phải là người có ăn có học nhưng tôi đọc rất nhiều ("I am not educated, but I do read books"). Giới chức Việt Nam có rất nhiều người có ăn có học nhưng đọc rất ít? Điều này đúng hay sai khó có thể xác quyết mà chỉ có thể "phỏng đoán" từ thực tế. Dù không có nghiên cứu nào xác chứng cho mối "tương quan" giữa việc thiếu đọc sách với các phát biểu linh tinh nhưng thực tế khiến người ta không khỏi không nghi ngờ về trình độ đọc của giới quan chức nước nhà, khi ngày qua ngày, năm qua năm, người dân liên tục nghe những phát biểu rất "độc đáo", tạo ra một hiệu ứng xã hội (đối với người dân) "tôi-nói-rồi; họ-chỉ-có-thế". Dĩ nhiên đọc sách hay không thì vẫn có thể cai trị nhưng muốn giành được sự kính trọng và niềm tin người dân thì lại là việc khác. Không đọc sách vẫn có thể "điều hành đất nước" nhưng đất nước có phát triển hay không là một việc khác nữa. Những điều này có lẽ có cả ngàn quyển sách viết đến rồi. | ||||||||
Đâu thật sự là sức mạnh của Hoa Kỳ Posted: 25 Feb 2019 01:32 PM PST Sức mạnh của Mỹ không phải chỉ nằm ở mấy chiếc hàng không mẫu hạm hay phi đạn Tomahawk. Nó còn nằm ở chổ dù mồm bạn đang chửi Mỹ xoen xoét nhưng tay bạn vẫn thích bấm cái phone do Mỹ làm ra, mắt vẫn thích lướt Fb do người Mỹ viết mà thành, đít vẫn thích ngồi xe hơi do Mỹ chế, hay bay trên máy bay là thứ cũng do người Mỹ phát minh để chu du khắp bốn phương trời. Nó nằm ở chổ dù bạn có lôi tổng thống Mỹ ra mà chửi cha mắng mẹ cũng chẳng người Mỹ nào quan tâm, chẳng ai thèm đến nhà kiếm bạn để hăm he trả thù, và con cái của bạn vẫn cứ đường hoàng đến Mỹ ăn học mà chẳng có ai làm khó dễ chúng điều gì. Nó nằm ở chổ khi các nước bị Mỹ đến Xâm Lược như Tây Âu, Nhật Bản hay Hàn Quốc thì đều trở nên phồn thịnh và văn minh, còn các nước được Liên Xô hay Trung Quốc đến Giải Phóng như Đông Âu hay Tây Tạng thì hổng đổ máu cũng bầm mình. Nó nằm ở chổ chính kẻ thù của Mỹ cũng cảm thấy chỉ có Mỹ là nơi an toàn để nương thân mỗi khi bị đồng chí của mình hãm hại. Ngay cả cố tổng bí thư Liên Xô một thời lừng lẫy Khruschchev mà rồi con trai ông ấy cũng có được yên thân ở Liên Xô đâu, cũng phải chạy sang Mỹ mà áp tay lên ngực để chào lá cờ hoa một thời cha ông mình chửi rủa. Nó nằm ở chổ nếu như hôm trước bạn còn xuống đường hò hét chửi Mỹ như thể bạn thù nước Mỹ không đội trời chung thì hôm sau bạn vẫn sẽ vứt hết tất cả để đi Mỹ nếu như bạn được cấp một chiếc thẻ xanh. Tôi đã thấy rồi, tôi đã thấy có người chửi Mỹ xoen xoét khi còn ở Việt Nam nhưng rồi cũng rất hồ hởi khi được có mặt ở cái xứ tư bản giãy chết này dù nói chuyện vẫn còn cố vớt vát " đi là vì tương lai của các con thôi". Tôi đã thấy rồi, tôi đã thấy có người chửi Mỹ xoen xoét khi đã sang đây rằng "ở Mỹ cực như chó" nhưng lại cứ ráng ở lại chịu cực mà chẳng thấy quay về. Sức mạnh của Mỹ nó nằm ở chổ nó là cái nơi thu hút con người ở khắp mọi miền trên thế giới đổ về, chứ không phải là cái nơi mà ai cũng muốn bằng mọi giá phải dứt áo từ bỏ. Nó không ràng buộc ai phải ở lại nhưng chẳng ai tự nguyện ra đi. Sức mạnh của Mỹ nó nằm ở chổ 4 người đàn ông lực lưỡng chung tay khiêng cái nón nhẹ hều một cách trang nghiêm để tôn trọng người quá cố, dù rằng người quá cố đó từng là một đối thủ. Chứ không phải đưa hài cốt của đồng đội mình về trong một cái túi xách đàn bà. Các nhà bồi bút ở Việt Nam hãy thôi chỉ nhìn vào mấy trái tên lửa rồi cố hạ thấp sức mạnh của Mỹ và nâng bi sức mạnh của Nga hay Tàu làm gì. Bởi Mỹ có những điều mà hai xứ này cả trăm năm nữa cũng chưa chắc có, Mỹ có một nền dân chủ đã 242 năm. Còn Nga và Tàu? ngoài độc tài và súng đạn thì họ còn gì? Sang Nguyen | ||||||||
Việt Nam: Giáo dục chết lâm sàng! Posted: 24 Feb 2019 02:18 PM PST | ||||||||
Chuyện Lư hương: sự sụp đổ khó gượng của phía chính quyền Posted: 24 Feb 2019 02:12 PM PST Tuấn Khanh
Giữa cơn giận dữ đang ngày càng lan rộng của người dân Việt, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh vội vã tổ chức lễ an vị lư hương của Đức Thánh Tổ Trần Hưng Đạo tại đền thờ Ngài tại số 36 Võ Thị Sáu, phường Tân Định, quận 1, (tức Hiền Vương cũ), ngay vào trưa 20-2, nhằm 16 âm lịch Kỷ Hợi. Trong những bản tin ngắn đầy tính đối phó về việc an vị lư hương, nhà cầm quyền thành phố Hồ Chí Minh không cách nào che giấu nổi sự vội vã và lấp liếm sự kiện này, bắt nguồn từ việc đã manh động nhằm cản trở người dân đến thắp hương tưởng niệm Đức Thánh Trần, nhân ngày 17-2-1979, ngày tưởng niệm Trung Cộng xua 600.000 quân sang Việt Nam, giết hại người già, phụ nữ, em bé… và tàn phá làng mạc Việt Nam. Trên thực tế, hành động vô thần của nhà cầm quyền, đã và sẽ không có lời nào giải thích nổi vì sao một bộ máy nhà nước hùng hậu đã cho quây xe rác, dựng bao cát, kẽm gai chắn tượng đài, tổ chức an ninh, mật vụ bao vây khu vực này, không cho ai đến gần tượng đài Đức Thánh Trần vào ngày 17-2, một ngày chủ nhật, và cẩu lư hương đi mà không có bất kỳ một hành động tôn kính nào, chẳng hạn như làm lễ niêm hương cho việc di dời đó. Nên việc tổ chức rình rang lễ an vị, có hình ảnh phát đi chỉ cho thấy sự trí trá, mưu mẹo của kẻ cầm quyền. Đặc biệt thô bỉ khi cố ý tách một lư hương trong tổng thể kiến trúc tâm linh của người Việt đã có từ năm 1930, để gá ghép thừa vào một đền thờ vốn đã hoàn chỉnh. Đó là còn chưa nói vô số người yêu nước bị an ninh, mật vụ bao vây trước cửa nhà, đuổi chặn trên khắp các con đường dẫn đến tượng đài của Đức Thánh Tổ Trần Hưng Đạo vào ngày 17-2. Chuỗi bi kịch về con người, đất nước Việt Nam trong các hành xử nhà cầm quyền lâu nay nhiều đến mức để không ai có thể đủ sức nhếch mép cười nổi, khi chứng kiến trò hề nhạt vào trưa 20-2 vừa rồi. Nội bộ của chính quyền thành phố Hồ Chí Minh rối loạn đến mức, ai cũng đùn đẩy việc có mặt tại lễ an vị lư hương, và cố ý chỉ để phát đi những bức ảnh chính được chụp từ sau lưng vì sợ dư luận quần chúng. Bà Trần Kim Yến, bí thư quận nhứt đã trở thành con dê tế thần trước dư luận sôi sục vừa qua để chạy án cho hành động ngu xuẩn tập thể. Nhưng gánh nặng quá lớn đến mức một ngày sau, phía chính quyền đã phải đưa ra thêm công văn, ghi rằng có quyết định di dời lư hương là do bà Phó chủ tịch Ủy ban thành phố Nguyễn Thị Thu đưa ra. Tin trong giới thân quen với gia đình bà Thu cho biết cách làm hèn hạ, đùn đẩy trách nhiệm cho một người chết, là điều khiến cho gia đình cũng như bạn bè của bà Thu vô cùng tức giận. Đang có lời vận động từ trong nhiều nhóm và cá nhân trên facebook, nói rằng mỗi người dân cần mang một lư hương nhỏ đến trước tượng đài để thắp hương, bày tỏ lòng tôn kính Đức Thánh Trần cũng như bày tỏ sự phản đối với hành động báng bổ tồi tệ của nhà cầm quyền hiện nay. Một facebooker giấu tên nói rằng nếu nhà cầm quyền ngăn cản, thì hãy thắp hương ở bất kỳ nơi nào chung quanh đó, hoặc đặt một lư hương trên các lề đường bất kỳ của thành phố để biểu lộ thông điệp về sự bất bình. Điều đáng nói, câu chuyện này đang xuất hiện ở các nơi, với sự bàn thảo bởi những guơng mặt rất mới, chưa từng tham gia bàn luận gì về chính trị. Họ chỉ bắt đầu bằng sự phẫn nộ của ý thức mình là người Việt. Một nhà báo từ miền Trung, hiện đang viết cho các tờ báo thời sự quốc tế, nhận định vào tối ngày 20-2 rằng có điều gì đó đang diễn ra, cho thấy một phía là bộ mặt chính quyền đang sụp đổ hoàn toàn trong dân chúng, một mặt là sự nhen nhóm của một làn sóng bất mãn, bất tuân, tạm gọi tên là cuộc "Cách mạng lư hương". Cũng trong ngày 20-2, có tin các nhóm dư luận viên hàng đầu đang được phổ biến gấp các nội dung để tuyên truyền chống đỡ cho giới nhà cầm quyền. Trước các diễn biến rất mới và liên tục, nội dung phổ biến của "phản sự kiện" này vẫn lặp đi lặp lại cách làm rất cũ, là nhân dân "bị kích động, xúi giục". --------- (*) Lễ Niêm Hương: Thông thường các buổi lễ trong đạo Phật đều có phần niêm hương bạch Phật, gọi tắt là niêm hương. Từ Đại lễ Phật đản tổ chức trên các lễ đài lộ thiên, cho đến lễ cầu an, cầu siêu trong các chùa, lễ an vị Phật tại tư gia, lễ cúng giỗ, ghi nhớ, nhắc nhở về Ông bà, Tổ tiên trong gia đình đều có niêm hương. Niêm hương bạch Phật là tay cầm cây hương dâng lên cúng dường và trình bạch lên đức Phật hôm nay mình làm việc gì đó, cầu xin Tam bảo chứng minh gia hộ cho buổi lễ được thành tựu viên mãn. Đức Thánh Tổ Trần Hưng Đạo, sống và chết trong thời đại cúa Phật giáo. | ||||||||
TRUNG QUỐC BAO GIỜ CŨNG LẤY SỰ KÌM HÃM, PHÁ HOẠI VIỆT NAM LÀM QUỐC SÁCH. Posted: 24 Feb 2019 01:55 PM PST Lê Thanh Dũng ————— Tình cảm sục sôi kỷ niệm 40 năm ngày 17/2, 60 vạn quân Trung cộng "bành trướng dã man" xâm lược nước ta, tạm lắng xuống, ta hãy bình tĩnh nhìn sâu vào bản chất của người láng giềng "4 tốt, 16 chữ"... Đây là một bài viết của ông Lê Thanh Dũng, từ 2014 nhưng vẫn nguyên tính thời sự. Xin chia sẻ cùng độc giả —————
Trong phạm vi bạn bè, khi trao đổi tình hình thời cuộc, có bạn hỏi mình nghĩ thế nào về cách hành xử của TQ với VN. Mình không dám bàn sâu vì không phải là nhà nghiên cứu, chỉ xin kể các bạn nghe những mẩu chuyện chính mình chứng kiến để sẽ dẫn đến kết luận của mình. – Năm 14 tuổi ở Quế Lâm TQ, mình và các bạn từng bu lên cửa sổ xem hai vợ chồng nhân viên đấu tố ông trưởng phòng hành chính bị qui là "phái hữu" bằng cách lấy cái ghế băng phang vào chân ông. Chán chê rồi họ lấy phấn vẽ vòng tròn nhỏ quanh chân ông và bảo không được bước ra. Sau đó hai vợ chồng khoá cửa đi ăn cơm và ngủ trưa. Hôm sau ông này vẫn làm việc bình thường và vẫn là trưởng phòng, đến ngày qui định lại đấu tiếp. Từ bé cho đến bây giờ mình vẫn chẳng hiểu thế nào là phái hữu thế nào là không, chắc ông trưởng phòng và cả các nhân viên cũng thế, trên bảo đánh ai thì đánh thôi. – Hồi học đại học, cũng ở TQ, một hôm trên đường từ kí túc xá lên lớp học, thấy mọi người quây lại hỏi một sinh viên đang đứng trước cái bàn trên để cái quần dài. Thì ra cậu này ăn cắp cái quần, bây giờ phải đứng đó để trả lời những câu hỏi diễu cợt của mọi người đi qua (toàn sinh viên) Cậu này đỏ mặt phải nghiêm túc trả lời tất cả, xung quanh chuyện cái quần ăn cắp. Đại loại như: "mày ăn cắp cho người yêu mày à, cho mẹ mày à.." vv. Và mọi người cười ha hả khoái chí… – Một lần mình có dự cuộc họp tổ, họ đấu một bạn tơi bời. Trong tổ có một bạn phân tích cậu này sai lầm nhưng có một số ưu điểm…Thế là cậu bênh bạn này bị đấu luôn là phản động, mất cảnh giác, vì "ưu điểm của kẻ sai lầm còn tồi tệ, nguy hiểm hơn cả khuyết điểm của nó…" – Hồi Cách mạng Văn Hoá (luôn luôn nói là do đích thân Mao Chủ tịch lãnh đạo), trên một tờ hoạ báo có đăng tin và phóng sự ảnh về một gia đình gương mẫu. Đó là gia đình có mấy đứa trẻ học tiểu học, trung học, đấu tố bố. Anh cả là sĩ quan không quân về nhà thấy thế, mắng các em và cấm các em làm vậy. Bọn trẻ bèn quay sang đấu anh một cách kiên quyết. Cuối cùng ông anh "thấy sai", cùng các em đấu bố… Một hình ảnh gia đình gương mẫu… Nhắc lại những chuyện này, mình chỉ muốn đi đến mấy kết luận: 1/ Chuyện vu khống dựng đứng thì không có gì lạ với cái nhà cầm quyền TQ này!!!! Chính mắt mình đọc thông cáo của Ban chấp hành TƯ đảng CSTQ nói rằng Lưu Thiếu Kì là phản quốc, là nội gián, là kẻ cướp … Hội nghị toàn thể quyết định khai trừ khỏi đảng và tước mọi chức vụ trong và ngoài đảng… Tiếp tục quét sạch tội ác của Lưu Thiếu Kỳ và đồng bọn… Hội nghi trung ương kêu gọi đi sâu và mở rộng "cách mạng đại phê phán" ! (Nguyên văn như sau : …全会批准中央专案审查小组"关于叛徒内奸、工贼刘少奇的审查报告"… 全会对于刘少奇的反革命罪行,表示了极大的革命义愤,一致通过决议:把刘少奇永远开除出党,撤销其党内外的一切职务,并继续清算刘少奇及其同伙叛党叛国的罪行。全会号召全党同志和全国人民继续深入展开革命大批判,肃清刘少奇等党内最大的一小撮走资派的反革命修正主义的思想。) 2/ Mình đã có lần nói thẳng với một trí thức TQ về chiến tranh biên giới 1979 rằng: "VN nghèo, dân ít, sau mấy chục năm chiến tranh hao người tốn của lại quay sang gây chiến ngay với TQ ư? Ai nghe được không? Chúng mày vu cho Lưu Thiếu Kỳ tội gì? Ông chủ tịch nước của chúng mày đang có ảnh in trên tờ nhân dân tệ cùng Mao Trạch Đông kia, chết như thế nào, bại liệt mà vẫn bị trói đến 6 tháng trời, chết đói và chết bệnh vẫn trong tình trạng bị trói! Tao có bịa hay không thì mày biết. Với cha mẹ, với lãnh tụ, với thủ trưởng, với bạn học, chúng mày còn đối xử thế thì chúng tao hàng xóm là cái đếch gì. Tao nói thực, nói hữu nghị thì hữu nghị, được ngày nào biết ngày đó thôi." Những kẻ bẻm mép với 16 chữ đen xì, đùm từ TQ về, hì hụi mạ thành 16 "chữ vàng" cắt nghĩa sao đây trước một thực tế là VN ta có hai truyền thống lớn: Một là "truyền thống hữu nghị lâu đời với TQ" (?) ; hai là truyền thống chống ngoại xâm – mà ai cũng biết là đánh bọn xâm lược Trung Quốc là nhiều !!! Có truyền thống nọ thì không thể có truyền thống kia! Không cần ai chọn cả. Lịch sử chọn rồi, dạy cho rồi! 3/ Con người TQ khi được nhồi sọ đêm ngày thì họ cũng bị méo mó nhân cách. Nhân dân Bắc Kinh hai lần mít tinh lớn hoan nghênh TƯ đảng sáng suốt trừng trị Đặng Tiểu Bình, tên phản động gian ác tầy trời và hai lần mít tinh hoan nghênh TƯ đảng sáng suốt khôi phục cho đồng chí Đặng Tiểu Bình…Khi quật đổ và khi khôi phục đều đưa những lí lẽ sang sảng ầm ĩ ngày nọ qua ngày kia trên báo, trên truyền hình. Hàng vạn chuyện, bi hài, lố bịch, các bạn từng học ở TQ những năm tháng đó đều biết, kể sao cho hết. Vụ giàn khoan bây giờ cũng thế, chúng nó bảo tầu VN đâm tầu TQ. Vậy là tầu VN bé hơn, lại lấy hông tầu "đâm" vào mũi tầu TQ rồi "tự lật chìm". Một kiểu đâm lạ! Thế mà truyền thông TQ nói ra rả, và dân tin và chửi VN vô ơn kêu gọi chính phủ đánh VN! 4/ Dạy cho VN một bài học. Một câu nói tự phơi bày quan điểm nước lớn, lăng loàn và côn đồ. Nói đến chiến tranh biên giới là chúng nó bao giờ cũng dùng cụm từ "phản kích tự vệ". Ai công kích mà chúng phải phản kích? Ai làm gì mà phải tự vệ? Cứ thế chúng nhồi nhét cho ăn sâu vào đầu óc người dân. Một cô giáo sư TQ, giảng dạy đại học hỏi mình: Tại sao VN đánh TQ? Mình hỏi lại: Tại sao TQ đánh Nhật? (TQ căm Nhật đến xương tuỷ, bây giờ vẫn say sưa làm phim và chiếu phim về chiến tranh chống Nhật). Rồi mình hỏi tiếp: Nhật sang xâm chiếm TQ và nhân dân TQ đánh Nhật trên đất TQ, phải vậy không? Cô ta trả lời : Đúng thế. Mình hỏi tiếp VN đánh TQ ở đâu? Ở Vân Nam, Quý Châu Quảng Tây, Quảng Đông à? Xin thưa, ở trên đất Việt nam! Tại sao lại thế thì cô tự trả lời. Đế quốc Nhật không bỉ ổi đến mức bảo quân Nhật sang đánh TQ là phản kích tự vệ! 5/ Trở lại câu chuyện với cậu trí thức. Nhắc lại lịch sử, mình bảo: – Hồi chiến tranh Việt nam, Mao Trạch Đông nói với Nixon: "Anh không động đến tôi thì tôi không động đến anh." Phải thế không? – Đúng thế. – Thế Mỹ có động đến TQ không? – Không. Quả thực là Mỹ không xâm phạm TQ. – Trong chiến tranh VN, hạm đội Mỹ quần thảo ở biển Đông là không xâm phạm vào lưỡi bò, không xâm phạm "vùng lợi ích cốt lõi" của TQ chứ gì? Vậy là mày thừa nhận vùng biển đó không phải là của TQ nhá. "Nix không đụng Mao thì Mao không động Nix" mà! 6/ Thực tế mọi "lí lẽ" mà TQ đưa ra là để nói với dân nước nó mà thôi. Người ta bảo một việc không có thật mà nói chục lần trăm lần là thành sự thật, Mao nói một câu nổi tiếng: "Nhân dân là tờ giấy trắng" với hàm ý là viết cái gì vào cũng được. Cho nên mới có chuyện Đặng lên voi xuống chó đến mấy lần mà lần nào cũng do sáng suốt của trung ương; mới có chuyện đánh VN là "phản kích tự vệ"… 7/ Về chuyện TQ bảo VN "vô ơn". Trước hết phải nói rằng chỉ có kẻ nào hẹp hòi, nhỏ nhen và có âm mưu gì đó khi giúp người khác mới hay kể công. Người vô tư không bao giờ kể lể. Chúng mình, hàng ngàn người đã từng nhiều năm học ở TQ không bao giờ quên những gì chính phủ và nhân dân TQ đã cưu mang giúp đỡ mình. Nhưng tại sao vẫn thấy không thể gắn bó khăng khít được. Có lẽ không giống tình cảm của các bạn học tại các nước khác. Mình đã từng nói, có rất nhiều tính từ đẹp đẽ để nói về tình bạn và tình hữu nghị, với TQ cũng vậy, có đủ mọi tính từ đẹp để mô tả, nhưng chỉ riêng hai chữ TIN CẬY thì, xin lỗi, không! Rất tiếc đó lại là từ đẹp nhất. Chúng tôi không vô ơn. Nhưng nhà cầm quyền TQ đã đặt đối lập tình hữu nghị và lòng yêu nước, muốn chúng tôi chỉ được chọn một, không được chọn cả hai! Vậy chúng tôi bỏ lòng yêu nước mà chọn tình hữu nghị chắc? Đâu phải lỗi tại chúng tôi! Trong một bài viết, mình đã kể: " …hơn nửa thế kỷ trước mình đã đến Trung Quốc. Khi đó đối với mình - đứa bé mười bốn tuổi, nước Trung Hoa mới cái gì cũng hay cũng đẹp, người Trung Quốc ai cũng tử tế nhân hậu. Chân tình lắm, cảm động lắm … Thế rồi mình học ở đó hàng chục năm, học được nhiều kiến thức khoa học kỹ thuật và vỡ ra nhiều điều về nhân tình thế thái, các thầy các bạn, những con người cụ thể, đáng yêu đồng thời cũng là nạn nhân của hàng chục "cuộc vận động chính trị" mà nội dung là đấu tố, hành hạ về tinh thần và thể xác con người. Cách nhìn Trung Quốc của mình khác dần đi. Cho đến năm 1979 sau cuộc xâm lược trắng trợn của bọn con cháu Mã Viện, Vương Thông thì chẳng còn gì tốt đẹp nữa. Biết làm sao, một người yêu Tổ Quốc mình yêu nhân dân mình, có thể có cách nhìn nào khác đối với kẻ giết dân mình, cướp nước mình ngoài sự ghê tởm và căm thù, ít ra là đối với cái chế độ đó." 8/ Chuyện cái công hàm Phạm văn Đồng thì hãy tạm gạt sang một bên cái lí cái lẽ, điều đó để cho các nhà chuyên môn làm. Trong chuyện này TQ lộ nguyên hình bộ mặt một người "bạn" tởm lợm. Chuyện xảy ra trong một bối cảnh hữu nghị thân thiết, trong ảnh chụp, ai cũng tươi cười vậy mà đã bị lợi dụng để biến thành tranh chấp ngôn từ và tiếp theo là lãnh thổ! Hãy khoan nói về sự ngây thơ hay ngây ngô về chính trị, cùng với hàng ngàn thí dụ khác có thể chứng minh TQ không bao giờ có thể là bạn tin cậy. Và nên nhớ rằng trong hồ sơ của chúng nó còn nhiều, nhiều lắm, ảnh chụp, chữ viết, văn bản con dấu… Đừng có sa đà để rồi luôn luôn phải bị động chống đỡ. Hãy bỏ ảo tưởng hữu nghị đi mà đập thẳng vào mặt nó. Người TQ , trong văn chương thích nói hai chữ "quân tử" như một nhân cách đáng trọng. Vậy trong quan hệ với VN và trong chuyện Biển Đông, có mảy may gì quân tử không?! Một bộ mặt tráo trở, ba que, xỏ lá, ti tiện, đểu giả, hèn mạt… trọn vẹn, đúng nghĩa. Không có công hàm Phạm Văn Đồng thì chúng sẽ kiếm cái khác, không có gì cả thì chúng làm liều, như cái đường lưỡi bò khoanh hết biển đông thì dựa vào công hàm nào? Lý lẽ chỉ là công cụ từng lúc của chúng nó thôi, khi không cần thì chúng vứt sọt rác. Xin phép nhắc lại câu mình từng viết trên một bài khác: Trung Quốc bao giờ cũng lấy sự kìm hãm, phá hoại Việt nam làm quốc sách. Đồ ăn ôi thối độc hại ùn ùn trút sang Việt nam có thể đổ cho thương lái nhưng tiền giả đổ sang ta bấy lâu thì do ai in? Trung Quốc quản lý tài giỏi thế mà không cấm nổi mấy vụ thu mua rễ hồi sừng trâu, móng trâu, bán vũ khí gây án, phân hóa học giả làm hại người bạn truyền thống hữu nghị lâu đời sao? Chính hắn là thủ phạm chứ ai! Nếu cứ miễn cưỡng coi Trung Quốc là bạn thì không bao giờ là bạn tin cậy cả. Ông cha ta dạy thế, đừng đòi khôn hơn ông cha mà thành kẻ mất dạy. Trung Quốc rắp tâm kìm hãm Việt nam, muốn Việt nam luôn luôn trong tình trạng nghèo nàn về kinh tế, bất ổn về chính trị xã hội. Họ nghĩ, như vậy những người lãnh đạo Việt nam sẽ luôn luôn bị dân xa lánh, phải phụ thuộc vào họ, để cho họ ép thực hiện những gì họ muốn. Trung Quốc thật lòng muốn Việt nam là một nước độc lập tự do và giàu mạnh ư? Ai tưởng rằng Trung Quốc nghĩ thế thì hoặc là ngu hoặc là điên, hoặc là…Trung Quốc cho tiền và bảo nói thế. Lê Thanh Dũng. 20-6-2014 | ||||||||
NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY Posted: 24 Feb 2019 01:31 PM PST Diệu Hằng (*)
Sự kiện nhân dân Venezuela nổi dậy cùng với Đảng Dân Ý của ông Juan Guiado lật đổ chế độ độc tài Maduro mấy ngày qua đang là sự kiện nóng hổi lôi kéo sự chú ý cả toàn thế giới.Dù là chính phủ lâm thời của ông Juan Guiado vẫn chưa được ổn định vì sẽ còn đối mặt rất nhiều khó khăn trước mắt, nguy cơ khó khăn nhất là sự "giãy chết'' của cựu Tổng thống độc tài Maduro, chắc chắn là Maduro sẽ tìm mọi cách gây biến động và Chính phủ ông Juan Guiado phải đối phó mọi mặt, nhưng bù lại, họ có sự trợ giúp từ Quốc Tế, cụ thể là Hoa Kỳ. Khó khăn kế tiếp là Juan Guiado tiếp nhận một đất nước đã bị tàn phá về kinh tế nặng nề, việc sắp xếp các phe phái chính trị và kiến thiết lại quốc gia sẽ không dễ dàng cho ông. Nhưng dù sao, kiến thiết quốc gia vẫn sẽ dễ dàng hơn là quá trình lật đổ cả một chế độ độc tài, những khó khăn đó họ còn vượt qua được thì việc kiến thiết quốc gia họ sẽ cùng nhau xây dựng lại nhanh chóng mà thôi. Tuy chưa chính thức nhưng chúng ta vẫn chúc mừng cho Venezuela sẽ có một tương lai tươi sáng. VIỆT NAM THÌ SAO? Rất nhiều người nhìn về Venezuela rồi tự nhiên so sánh với Việt Nam, sự so sánh hiển nhiên bởi vì trong mỗi con người Việt Nam, họ khao khát điều đó, khao khát tự do, dân chủ. Ở đây, chúng ta nhìn thấy sự khó khăn của Việt Nam so với Venezuela thế nào? Nhìn bề ngoài, có lẽ đa số sẽ nghĩ hiện tình ở Việt Nam dù sao cũng tốt hơn Venezuela, ít nhất kinh tế Việt Nam vẫn chưa kiệt quệ đến nỗi người dân phải bới thùng rác tìm thức ăn, ít nhất Chính trị Việt Nam vẫn chưa xảy ra bạo lực khắp nơi, ít nhất Việt Nam vẫn chưa xảy ra tình trạng hàng triệu người phải di dân sang các nước lân cận,... Đúng vậy, nhìn bề ngoài thì như thế, có vẻ Việt Nam chưa khánh kiệt như Venezuela. Thế nhưng, người viết nói rằng, Việt Nam so với Venezuela sẽ khó khăn nghiêm trọng hơn nhiều, nguy hiểm hơn nhiều thì quý vị nghĩ sao? Và tại sao như vậy? Muốn hiểu rõ những điều này, chúng ta hãy nhìn vào cơ chế chính trị của hai quốc gia. Thứ nhất, đối với Venezuela, mặc dù suốt gần hai trăm năm kể từ khi độc lập, đã trải qua các chế độ chính trị không thật sự là dân chủ nhưng họ vẫn duy trì được đa đảng, vẫn duy trì đảng đối lập, mặc dù đảng cầm quyền độc tài, nhưng ít nhất, người dân của họ cũng đã có ý thức về dân chủ, có ý thức đấu tranh chống độc tài. Còn ở Việt Nam, Miền Bắc đã trải qua hơn 73 năm và Miền Nam hơn 43 năm dưới ách cai trị của cộng sản, chỉ có độc đảng cầm quyền, lại bị tuyên truyền, nhồi nhét ý thức hệ của cộng sản, mặt khác, phong trào đấu tranh dân chủ bị đàn áp triệt để cho nên hầu như người dân Việt Nam đã muốn tê liệt và mất ý chí đấu tranh. Đây là yếu tố quan trọng nhất làm cho công cuộc đấu tranh ở Việt Nam rất khó khăn. Thứ hai, sự tê liệt của Venezuela chủ yếu là do tê liệt về kinh tế hơn là về chính trị. Bởi vì đảng cầm quyền Venezuela độc tài và tham tàn, cho nên họ duy trì chính sách thâu tóm quyền lợi kinh tế, bóp nghẹt sự phát triển kinh tế tư nhân, nạn tham nhũng tràn lan làm cho kinh tế lâm vào khủng hoảng, thời kỳ thịnh vượng của họ chẳng qua phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ rất lớn. Venezuela duy trì đường lối kinh tế xã hội chủ nghĩa và kết cục chúng ta đã thấy. Còn Việt Nam, về kinh tế, cũng duy trì đường lối độc tài, thâu tóm quyền lợi kinh tế quốc gia về cho đảng cầm quyền, lại thêm sự độc tài toàn trị về chính trị làm cho nhân dân Việt Nam phải chịu nhiều tầng áp bức, nghèo nàn về kinh tế, ngạt thở về chính trị làm cho sự nhận thức u tối đi. Thứ ba, ý thức và tư tưởng rất quan trọng cho sự phát triển và phát huy tiềm năng của con người, thế nhưng dưới chế độ cộng sản, ý thức và tư tưởng hầu như bị triệt tiêu, chúng giáo dục công dân đi theo một đường lối duy nhất do chúng đưa ra, nhồi nhét công dân trở nên u tối, có lẽ công dân venezuela vẫn còn may mắn hơn công dân Việt Nam vì họ không bị nhồi sọ để trở nên vô cảm, thờ ơ với chính trị. Thứ tư, Venezuela giống như hầu hết các quốc gia Nam Mỹ, là một quốc gia theo Công giáo Rôma. Ảnh hưởng của Giáo hội Công giáo ở nước này có từ thời thực dân Tây Ban Nha. Theo ước tính của chính phủ, 92% dân số trên danh nghĩa là tín hữu Công giáo Rôma, và còn lại 8% là Tin Lành, các tôn giáo khác, hoặc vô thần. Chúng ta có thể thấy, gần 100% công dân các quốc gia này có tôn giáo rất phát triển, vậy nên công dân họ được giáo dục tốt, có đức tin và đạo đức cũng sẽ không suy thoái như cộng sản chủ trương vô thần. Đạo đức là một đức tính quan trọng để chấn hưng Nhân Khí cho mỗi quốc gia. Thứ năm, một yếu tố cực kỳ nguy hiểm mà Venezuela không bị như Việt Nam đó là sự xâm lược, muốn đồng hóa giống nòi của Trung cộng. Lịch sử dân tộc đã chứng minh, Trung Quốc không bao giờ từ bỏ dã tâm chiếm lấy và đồng hóa Việt Nam vì chúng cho rằng Việt Nam là một phần của chúng và Việt Nam phải thu về mẫu quốc. Đây là dã tâm muốn diệt tận gốc giống nòi Lạc Việt và đồng hóa trở thành Hán Trung. Người viết đã khóc khi đọc qua những tài liệu lịch sử ghi chép về sự dã tâm của Trung Quốc muốn diệt chủng nòi Việt của chúng ta. Nếu quý vị có tinh thần Dân Tộc, quý vị sẽ thấy, sự nghèo đói, sự ô nhiễm môi trường, sự đàn áp cướp bóc, ...tất cả điều gây đau khổ cho nhân dân, nhưng tất cả những điều đó nó không là gì so với sự diệt chủng giống nòi Lạc Việt của chúng ta. Và Trung Quốc vẫn đang làm điều đó dưới sự tiếp tay ngu dốt của ĐCS. Vậy nên, tình hình của chúng ta nguy cấp hơn so với các quốc gia khác. Quý vị có thể nhìn thấy, Việt Nam thật sự đang đối mặt khó khăn hơn bất cứ quốc gia cộng sản nào, thế nhưng có thể nói tinh thần đấu tranh của người Việt Nam lại kém cỏi nhất. Bởi vì tầng lớp đáy tầng chiếm hơn 70% dân số nhưng kiến thức chính trị của họ rất thấp, bởi vì nghèo nàn làm họ phải bươn chải kiếm sống, lại thêm sự nhồi nhét đường lối của CS làm cho họ thờ ơ tìm hiểu về chính trị. Tầng lớp trung lưu trí thức chiếm tỷ lệ ít hơn (khoảng 20%) có tư tưởng tìm hiểu chính trị nhưng họ cũng chưa dứt khoát bày tỏ quan điểm của họ. Còn lại là đảng viên đảng CS. Việt Nam ví như con sóng ngầm dữ dội đang bị kiềm nén chứ không phải yên bình như bề ngoài giả tạo của nó. Những khó khăn là vậy, hiểu được nó để xác định được chúng ta cần làm gì là chính yếu, và làm như thế nào. Vạn sự điều có lối đi, mọi con đường đều sẽ đến La Mã. Muốn bớt gian nan thì tìm đường thuận lợi mà đi, không tìm được thì phải đi con đường khó khăn hơn, còn nếu không muốn đi thì mọi con đường sẽ đóng lại. Không có gì cao xa cả, vạn vật trong vũ trụ đều có quy luật vận hành của nó, quan trọng là thấy được nó, hiểu được nó và muốn đi theo sự vận hành của nó hay không là do chúng ta! 26/01/2019. Diệu Hằng (*) * Nữ Bác sĩ Diệu Hằng vừa bị chính quyền cộng sản Việt nam bắt giam vì bài viết này. | ||||||||
Posted: 24 Feb 2019 01:21 PM PST Nguyên tựa: "Faced With Tough Words From China, Taiwan Rallies Around Its Leader". Tác giả bài báo: Chris Horton The New York Times Jan. 19, 2019 Người dịch: Lam Du Chỉ mới vài tuần trước, Tổng thống Thái Anh Văn của Đài Loan vẫn còn phải vật lộn trên phương diện chính trị. Đảng Dân chủ Tiến bộ (Dân Tiến = Democratic Progressive Party) của bà đã thua nặng trong các cuộc bầu cử địa phương quan trọng, gây nguy hiểm cho việc tranh cử tổng thống nhiệm kỳ hai vào năm tới của bà. Nhưng sau đó, bà đã nhận được sự trợ giúp từ một nguồn tưởng như không thể: Tổng Chủ Trung Quốc đại lục Tập Cận Bình. Trong tháng này, trong một bài phát biểu gửi tới người dân Đài Loan, một nền dân chủ tự trị mà Bắc Kinh coi là lãnh thổ của Trung Quốc, Tổng Chủ Tập Cận Bình đã nói rằng đảo quốc này "phải được và sẽ phải được" thống nhất với Trung Quốc và cảnh báo rằng các nỗ lực độc lập có thể sẽ vấp phải sức mạnh quân sự. Bài phát biểu của ông Tập đã làm dấy lên mối lo ngại ở Đài Loan rằng bà Thái có thể đã chấp nhận thách đấu bằng cách mạnh mẽ phản pháo đối với đề xuất của ông Tập, trong một động thái hiếm hoi đối với sự mơ hồ thận trọng thường thấy của bà. "Các giá trị dân chủ là những giá trị và lối sống mà người Đài Loan trân trọng", bà Thái nói, "và chúng tôi kêu gọi Trung Quốc hãy dũng cảm tiến tới dân chủ". Tỷ lệ ủng hộ đối với bà Thái đã tăng lên sau bài phát biểu này của bà, theo báo chí Đài Loan. Bà cũng xuất hiện để khẳng định lại tầm ảnh hưởng của bà trong đảng (Dân Tiến) của mình, trong tháng này, với việc bổ nhiệm một đồng minh, ông Cho Jung-tai, làm chủ tịch đảng (Dân Tiến). Sự hồi sinh của triển vọng chính trị của bà Thái nêu bật thách thức mà chính phủ ngày càng độc tài ở Bắc Kinh sẽ phải đối mặt trong việc đưa ra một công thức chính trị để thống nhất mà sẽ là hấp dẫn đối với nền dân chủ đầy sức sống của Đài Loan. Hầu hết người dân trong số 23 triệu người dân Đài Loan ủng hộ việc duy trì nền độc lập trên đảo quốc này mà không có bất kỳ một động thái chính thức nào có thể mang lại phản ứng quân sự từ Trung Quốc. Tuy nhiên, Đài Loan vẫn có xu hướng chống lại các mối đe dọa từ Bắc Kinh. Hans Ts Tung, phó giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Quốc gia Đài Loan cho biết rằng phản ứng của bà Thái "được nhìn nhận là rất xứng đáng với cương vị tổng thống". Ông cũng nói rằng phản ứng này của bà Thái này cũng đã mang lại cho bà một sự hỗ trợ lớn hơn từ đảng Dân Tiến của bà, vốn có xu hướng nghiêng về độc lập (với TQ đại lục). Đó là một bước ngoặt đáng chú ý sau khi đảng của bà Thái đã thua trong một số cuộc bầu cử thị trưởng quan trọng hồi tháng 11 (2018) vào tay đảng đối lập, Quốc dân đảng, hoặc K.M.T. (viết tắt của chữ the Kuomintang = (国 民 党, phần lớn là do người dân không hài lòng với cách mà chính phủ của bà xử lý các vấn đề kinh tế. Những thất bại đã khiến bà Thái phải từ chức chủ tịch đảng, do dó cũng khiến cho bà không chắc đã được trở thành ứng cử viên của đảng (Dân Tiến) trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới. Nhưng việc cực lực bác bỏ bài phát biểu của ông Tập đã giúp bà có được sự ủng hộ của các cử tri như Li Imte, một cư dân của Đài Bắc. Cô Li cho biết rằng cho tới gần đây cô vẫn thất vọng vì bà Thái đã không sẵn sàng ưu tiên cho hôn nhân đồng giới, một vấn đề mà bà đã vận động trước khi bà đắc cử năm 2016. "Về việc tình hình Đài Loan thay đổi về phía tốt hơn, tôi thực sự không nghĩ rằng có một ai đó có khả năng hơn bà Thái Anh Văn", cô Li nói. Những biểu hiện khích lệ dành cho bà Thái tràn ngập trên các phương tiện truyền thông xã hội Đài Loan, với một bài viết lan truyền rộng rãi (viral post) đã miêu tả bà là một người mẹ bảo vệ con mình khỏi một kẻ chuyên đi bắt nạt. Hàng trăm nữ bác sĩ từ khắp Đài Loan đã đăng quảng cáo trên trang nhất của hai tờ báo địa phương kêu gọi độc giả ủng hộ bà Thái. Trong một tuyên bố chung tuần trước, đại diện của dân Đài Loan bản địa, cũng đã thách thức điều khẳng định của ông Tập rằng Đài Loan là một phần của Trung Quốc. "Đài Loan là vùng đất thiêng liêng nơi mà các thế hệ tổ tiên chúng ta đã sống và bảo vệ bằng mạng sống của họ", bức thư của họ viết như vậy. "Đài Loan chưa bao giờ thuộc về Trung Quốc". Bài phát biểu của ông Tập cũng đã giúp bà Thái giáng một đòn mạnh mẽ vào phe đối lập Quốc dân đảng vốn ủng hộ mối quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc và là đối tác đối thoại được sủng ái của Bắc Kinh. Trọng tâm của tranh chấp Đài Loan là cái mà được gọi là Thỏa ước 1992 (the so-called 1992 Consensus, lại nhớ tới hội nghị Thành Đô, mật ước Thành Đô, thỏa thuận Thành Đô và tâm thế của những người cộng sản Việt Nam – người dịch), một thỏa thuận bất thành văn giữa Bắc Kinh và chính phủ Quốc Dân Đảng là đảng nắm độc quyền quyền lực chính trị tại Đài Loan lúc bấy giờ. Thỏa thuận đó cho rằng chỉ có một Trung Quốc (One China), bao gồm cả Đài Loan, nhưng cả hai bên đều có thể định nghĩa một Trung Quốc theo cách hiểu riêng của họ. Đối với Bắc Kinh, điều đó có nghĩa là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đối với Quốc dân đảng, đó là Trung Hoa Dân Quốc (the Republic of China), tên chính thức của Đài Loan. Bà Thái đã từ chối việc tán thành Thỏa ước 1992, khiến chính quyền của ông Tập Cận Bình đình chỉ các liên hệ chính thức với chính quyền của bà. Trong bài phát biểu của mình, ông Tập cũng nói rằng trong trường hợp Đài Loan thống nhất hòa bình thì Đài Loan sẽ được quản lý theo mô hình chính trị "một quốc gia, hai hệ thống" mà Trung Quốc đang sử dụng để cai trị Hồng Kông, một lãnh thổ nơi đang có những lo ngại về việc thu hẹp các quyền tự do dưới quyền cai trị của của ông Tập. Các nhà phân tích nói rằng bà Thái đã khéo sử dụng bài phát biểu của ông Tập Tập để đánh đồng Thỏa ước 1992 với công thức "một quốc gia, hai hệ thống" của Bắc Kinh. Điều này đã đặt Quóc dân đảng vào thế phòng thủ bị động do đảng này ủng hộ Thỏa ước 1992. Bonnie Glaser, giám đốc Dự án Quyền lực Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Washington, cho biết, "Quốc dân đảng không muốn bị gắn cho cái nhãn là người bảo vệ phương thức thống nhất (Đài Loan) của ông Tập vì phương thức này dẫn đến sự xói mòn các quyền tự do ở Hồng Kông". Phương thức "một quốc gia, hai hệ thống" đã được sử dụng ở Hồng Kông kể từ khi nó được Anh quốc trả lại cho TQ vào năm 1997. Mô hình này cung cấp cho lãnh thổ này (Hồng Kông) một số quyền tự trị từ Bắc Kinh, cho phép cư dân Hồng Kông được tự do hơn so với công dân của Trung Quốc đại lục. Nhưng không gian cho hoạt động ủng hộ dân chủ và tự do ngôn luận tại lãnh thổ này (Hồng Kông) đã bị thu hẹp trong những năm gần đây. Tại Trung Quốc, hôm thứ Tư, Ma Xiaoguang, phát ngôn viên của Văn phòng các vấn đề Đài Loan cho biết rằng Thỏa ước 1992 và mô hình "một quốc gia, hai hệ thống" là không giống nhau, không đồng nhất. "Ban lãnh đạo của đảng Dân Tiến đã đánh đồng một cách cố ý hai khái niệm này, mục đích là để gây hiểu nhầm cho người dân Đài Loan", ông Ma nói như vậy khi đề cập đến đảng của bà Thái Anh Văn. Zhu Songling, giám đốc Viện nghiên cứu Đài Loan tại Đại học Thống nhất Bắc Kinh, nói rằng phương thức "một quốc gia, hai hệ thống" đối với Đài Loan sẽ không phải là sự sao chép của phương thức "một quốc gia, hai hệ thống" mà đã áp dụng ở Hồng Kông. Giáo sư Zhu cho biết rằng "hai hệ thống" có thể được đàm phán. "Làm sao quý vị có thể biết rằng 'một quốc gia, hai hệ thống' là không phù hợp với Đài Loan thậm chí ngay cả trước khi đàm phán được bắt đầu?" Nhưng sự từ chối của bà Thái đối với phương thức "một quốc gia, hai hệ thống" dường như đã có được sự ủng hộ ở Đài Loan đối với các chủ trương đường lối của đảng này. Wu Den-yih, chủ tịch của Quốc dân đảng, trong một bài phát biểu vào tuần trước với các đảng viên đã nói Thỏa ước 1992 là không liên quan gì đến mô hình "một quốc gia, hai hệ thống" do ông Tập đề xuất. Wayne Chiang, một nhà lập pháp thuộc Quốc dân đảng, là cháu của cố Tổng thống Tưởng Giới Thạch (1887 - 1975), vốn là chủ tịch lâu năm của Trung Hoa Dân Quốc, ca ngợi sự nhấn mạnh của bà Thái đối với sự cần thiết của Bắc Kinh trong việc tôn trọng nền dân chủ và tự do của Đài Loan. Vì điều này, ông Tưởng đã bị các thành viên của đảng và những người ủng hộ Quốc dân đảng chỉ trích tơi bời. Ông Wayne Chiang cũng bác bỏ đề xuất của ông Tập. Hồi tuần trước, ông đã nói với các phóng viên rằng "Đài Loan không phải là Hồng Kông. Phần lớn người dân Đài Loan nhận thấy rằng không thể chấp nhận mô thức 'một quốc gia, hai hệ thống'". Một nhà lập pháp khác cũng thuộc Quốc dân đảng, Jason Hsu, thậm chí còn đi xa hơn, nói trong một cuộc phỏng vấn rằng bài phát biểu của ông Tập cho thấy rằng Thỏa ước 1992 không còn khả thi đối với đảng của ông như một cách tiếp cận với các mối quan hệ với Trung Quốc và Quốc dân đảng cần vạch ra một chiến lược mới . Không rõ là liệu làn sóng ủng hộ hiện nay đối với bà Thái có sẽ cải thiện được cơ hội của bà trong cuộc tái tranh cử vào năm tới hay không, biết rằng điều đó không làm thay đổi được gì nhiều đối với những thách thức trong nước mà bà vẫn phải đối mặt. "Câu hỏi đặt ra là liệu sự gia tăng mức ủng hộ đối với bà Thái sẽ có chỉ là tạm thời hay không", theo bà Glaser. Nhưng bà lưu ý rằng các mối đe dọa của Trung Quốc đối với Đài Loan có xu hướng mang lại lợi ích cho đảng Dân Tiến, đó mới là điều đáng ngại hơn đối với Bắc Kinh. "Người dân muốn có một chính phủ có thể bảo vệ họ khỏi các mối đe dọa từ bên ngoài khi họ cảm thấy không an toàn", bà Glaser nói. THE END | ||||||||
Tuyên Bố Nhân Kỷ Niệm 40 Năm Ngày Trung Quốc Gây Cuộc Chiến Tranh Xâm lược Việt Nam. Posted: 24 Feb 2019 01:12 PM PST Lời giới thiệu: Sau khi đi dâng hương ở Đài Liệt sĩ Hà Giang và Đền Thờ Anh hùng, Liệt sĩ Chống Quân Trung quốc Xâm lược ở Vị xuyên, nhân kỷ niêm 40 năm cuôc chiến tranh Biên giới, chúng tôi nhận được đề nghị của một số anh chị em, nên ra một tuyên bố nhân sự kiện này. Sáng ngày 23-2-2019, tại một cuộc họp đầu năm, một số anh chị đã tham gia cuộc chiến ngày ấy đã kể lại hành động của mình và nhận xét về bộ mặt của binh sĩ Trung quốc. Trước bình hoa cắm 40 bông cúc vàng tươi thắm, trong một võ đạn pháo mà Tướng Lê Duy Mật, Tư lệnh Mặt trận Vị xuyên vào cuối năm 1984 đã tặng ông Khắc Mai, ngay sau khi vừa bắn quân xâm lược. Ông Nguyễn Khắc Mai, nhà nghiên cứu văn hóa đã thay mặt cử tọa đọc bản Tuyên Bố.
Tuyên Bố Nhân Kỷ Niệm 40 Năm Ngày Trung Quốc Gây Cuộc Chiến Tranh Xâm lược Việt Nam. 17-2-1979-17-2-2019. 1.Nhận định: - Cách đây 40 năm, Trung quốc, với mưu sâu, kế hiểm đã đem 60 vạn quân xâm lược nước ta, đánh chiếm, phá hủy và tàn sát dân lành ở các thành phố, làng mạc của sáu tỉnh Biên giới nước ta. Chúng đã gây ra nhiều tội ác man rợ, điển hình như vụ phun hơi độc vào pháo đài Đồng Đăng giết hại hơn 400 dân thường và thương binh, như vụ trên đường rút chạy ở Cao Bằng, chúng đã dùng gậy gộc, cuốc xẻng đập đầu 43 trẻ em và phụ nữ, rồi vứt xác xuống một giếng cổ. Chính tên tướng Hứa Thế Hữu đã ra lệnh "sát cách vô luận"(giết hết bất kể là ai). - Dã tâm xâm lược và làm suy yếu Việt Nam là sự thật. Từ 1973 lãnh đạo Trung quốc đã phổ biến trong nội bộ của họ: "Bề ngoài ta đối xử tốt với họ (VN), như đối xử với đồng chí. Nhưng trên tinh thần phải chuẩn bị họ sẽ trở thành kẻ thù của chúng ta". Từ cuối 1977 quân khu Quảng Châu (TQ) đã phổ biến chỉ thị: "Phải đánh bọn xét lại Việt Nam, không đánh là không được và phải đánh lớn." Cho nên, năm 1974, chúng đã đem đại quân đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam. Năm 1988 lại đánh chiếm Gạc Ma và nhiều đảo ở Trường Sa của Việt Nam. - Từ sự thật lịch sử, từ pháp lý và đạo lý, qua 40 năm chúng ta đã thấy rõ dã tâm của Trung Quốc trong cuộc chiến xâm lược biên giới năm 1979 là nhằm 4 mục tiêu, trong mưu đồ chiến lược và lợi ích lâu dài của tập đoàn bành trướng Đại Hán Trung quốc. Một là, ngày ấy, để cứu nguy cho bè lũ tay sai Khơ Me đỏ, Pôn pốt –Yêng xa ri diệt chủng, đang tháo chạy cùng hàng ngàn cố vấn Trung Quốc. Hai là, để bày tỏ sự nịnh hót và tâng công với Mỹ, đánh Việt Nam để kiếm tìm chút lợi ích trong mối quan hệ với Mỹ.! Ba là, làm cho Việt Nam chảy máu, bị tàn phá, suy yếu, về lâu dài nhằm biến Việt Nam thành chư hầu lệ thuộc chúng. (Đáng tiếc, nhiều thế hệ lãnh đạo Việt Nam dẫu biết âm mưu ấy, vẫn cam tâm gắn mình vào cỗ xe Trung Hoa Đại Hán bành trướng và xâm lược.) Bốn là, với ý đồ bành trướng, về lâu dài, chúng muốn biến cuộc chiến tranh thành trường học mọi mặt cho quân đội Trung Quốc. - Chúng tưởng sẽ "dạy cho Việt Nam một bài học." Nhưng chính chúng đã học được bài học đích đáng.Bị Quân và Dân ta, trực tiếp là các tỉnh biên giới phía Bắc đánh trả kiên cường, chúng đã phải rút lui nhục nhã. Bởi vì tinh thần yêu nước sâu sắc, cao cả của quân và dân ta là là sức mạnh vô địch đối với tất cả mọi đội quân xâm lược xưa cũng như nay. Sự hy sinh, ý chí và năng lực chiến đấu của quân và dân ta rất mạnh mẽ, dũng cảm, kiên cường. Chúng ta đời đời tưởng nhớ công ơn của đồng bào và chiến sĩ đã quên mình vì nền Độc lập của Đất Nước, vì cuộc sống bình an của nhân dân. Những người ngã xuống đã để lại bài học mà chúng ta không được phép quên về tấm gương hy sinh và tinh thần yêu nước cao cả. Dẫu lịch sử đã qua đi, nhưng vết thương chiến tranh vẫn chưa lành, hàng vạn hài cốt của những anh hùng liệt sĩ vẫn chưa tìm thấy, để quy tập phụng thờ. Những người lính trở về sau cuộc chiến, vẫn còn nhiều khó khăn vất vả. Nhiều cao điểm của Việt Nam vẫn còn bị quân Tung quốc chiếm giữ trái phép. Chúng ta cũng không thể ngủ yên với những lời đường mật, để quên đi những mưu sâu kế hiểm, một khi dã tâm bành trướng Đại Hán vẫn chưa bị vạch trần và đẩy lùi. 2. Tuyên bố. Từ những nhận định như trên, hôm nay, chúng tôi, những con dân nước Việt Nam, gồm một số Trí thức, Nhân sĩ, Giáo sư, Tướng lĩnh, Cựu chiến binh của mặt trận Biên giới ngày ấy, những Doanh nhân, Thanh niên, những người Cần lao bình thường, họp mặt để ghi nhớ cuộc chiến tranh, để tưởng niệm và nhớ ơn những Anh hùng, Liệt sĩ đã bỏ mình vì Tổ quốc, xin Tuyên Bố: 1. Phía Trung Quốc phải có lời xin lỗi nhân dân Việt Nam. Vì đó là cuộc chiến tranh xâm lược tàn ác, vô luân, vô nghĩa. Bất cứ Nhà nước nào còn giữ được chút tôn nghiêm, thể hiện ở một Dân tộc có văn hiến, đều phải biết chịu trách nhiệm về hành động gây chiến của mình. Phía Trung Quốc còn nợ một lời xin lỗi đối với Nhân dân Việt Nam. 2. Trung quốc phải thực hiện bồi thường chiến tranh phi nghĩa do họ đã gây ra với Nhân dân Việt Nam. 3. Chính phủ Việt Nam phải bằng mọi hành động chính trị và pháp lý, ngoại giao và vận động quốc tế để thực hiện nghĩa vụ cao cả và thiêng liêng với Quốc Dân. Chúng tôi cho rằng mọi người dân yêu nước đều có trách nhiệm với vận mệnh của Quốc gia đều có quyền và nghĩa vụ, bằng hành động hợp lý và hợp pháp của mình, lên tiếng và hổ trợ cho Chính Phủ thực hiện yêu cầu thiêng liêng và đạo lý của Dân tộc. Hà nội ngày 23-2-2019. Declaration on 40thMemorial Day Communist China invaded Vietnam (February 17th 1979 – February 17th2019) Hanoi, February 23th, 2019 To commemorate the sacrifice of Vietnamese solders and fellows. These days 40 years ago, Communist China (CCP), by all malicious plots and deadly means, did send 60.000 troops (People Liberation Army) to invade Vietnam, occupied, destroyed and massacred innocent people at the cities, towns and villages of 6 northern-border provinces. Within one month, they committed a huge number of barbarous crimes, for example: sprayed poison gas into the Dong Dang fort killing more than 400 civilians and wounded solders; or crushed heads of 43 kids and women by rude sticks, canes, hoes, shovels and threw their corpse down to an old well while retreating, etc. It was just the very General Xu Shiyou (许世友) who commanded an order to kill everyone without any exception. Looking backward, the CCP's dirty plan to disturb and weaken Vietnam was absolutely true. Since 1973, a wide-spread warlike opinion inside the top leaders of CCP clearly indicated that: "Apparently, we should treat them (Vietnam) as comrades but never forget to prepare for the worst scenario that they will soon turn out to be our foe". At the end of 1977, the Military Zone of Guangzhou constantly propagated an instruction: "We have no choice to fight the Vietnamese revisionists, and it must be a big campaign". Before that, they already took advantage of our inner instabilities to illegally seize the Paracel and Spratly Islands by force, in 1974 and 1988 consecutively. From those historical, legal and ethical truths, after four decades, it's needed for Vietnamese people to fully understand the evil scheme of CCP to wage the 1979 war. To be specific, through invading Vietnam, they seemingly achieved 4 primary goals to realize their long-term strategic plans and the Han expansionism. 1. They were forced to save the genocide gang Khmer Rouge led by Polpot – who were fleeing in company with thousands of CCP's advisers. 2. They desired to flatter and improve the bilateral relationship with US for some benefit exchanges. 3. Vietnam was really a thorn in their eyes that they needed to pull out by making us debilitated and become more dependent on the relation with them. (Unfortunately, many Vietnamese leaders through times, despite of knowing their conspiracy but still got truck in the trap of Han expansionism). 4. They wanted to take the war as an exemplar for Chinese military academies in order to serve their long-run strategic intentions. Nonetheless, on the contrary to their initial purpose and Deng Xiaoping (鄧小平)'s big words to "teach Vietnam a lesson", just themselves got an appropriate outcome. Facing the unyielding resistance of our people and solders, they eventually had to retreat in humiliation after suffering a great loss. For thousands years, just our very deep-rooted patriotism, thirst for freedom, strong will to fight and sacrifice have been producing an invincible strength to help us beat every invader. We will never forget the service of people and soldier who felt for our present peace and independence. They've gone but left a long-lasting legacy inside our heart and mind – that's the mirror of sacrifice and the spirit of great patriotism. As time flies, much of war wounds have not been fulled healed yet, while the remains of thousands martyrs are still missing and many returned ex-servicemen have to struggle to earn their livelihood. For that reason, we cannot oversleep in sweet talks to forget enemy's centuries-old evil intention, especially when the Han expansionism has been survived as an obstinate disease. Today, we, the Vietnamese people of all backgrounds: intellectuals, professors, doctors, engineers, former military personnel, veterans, entrepreneurs, students and ordinary labors gathering together to commemorate the fallen heroes and martyrs, solemnly declare:
| ||||||||
Posted: 24 Feb 2019 01:06 PM PST Nhớ một thời nắng ấm gọi chim xa về ngụ trong vườn khu vườn ngát hoa cau hoa bưởi một góc trời quê hương. nơi tiếng hát ngọt ngào cất lên từ thuở xa xôi cất lên một lần và ru ta mãi chảy suốt dòng đời. Ôi, lời ca dao ngày ấy lời Mẹ ru lắng xuống ngàn năm dù người xưa bỏ quên Nỏ Thần bên đền vương quốc để tình ai tan theo vận nước duới chân thành Loa cổ nước mắt thương đau trở thành châu ngọc trong lòng giếng biếc xanh. Lời Mẹ xưa lắng trong cõi người như khúc hát bên trời Mê Linh tiếng cười bên dòng Như Nguyệt tiếng vó ngựa rung nhạc chiều Vạn Kiếp. Dù có lần cuồng si chiếc gươm xưa ngôi báu cũ ai sang sông cho tình chia cắt đôi bờ Quang Trung đã về dưới bóng Cờ Đào nếp áo thô sơ mùa xuân sớm đất Thăng Long giữa tiếng hò reo khởi đi từ đồng ruộng từ núi rừng Âu Cơ vang vọng muôn đời . Dù tháng năm dầu dãi nắng mưa làng cũ cỏ cây vẫn nở hoa kết trái như cô Tấm từ quả thị hồng quê ngoại thắm tươi diệu kỳ lòng người ngất ngây. Xin đưa nhau về trẩy hội muôn dân có sen hồng nở ngát phương Nam có Hồ Gươm lưu bóng thuyền rồng Lê Lợl có trống đồng đất Tổ âm vang. Xin đưa nhau về tưởng niệm cố nhân, thắp nén hương tạ ơn Đức Thánh Trần, và nguyện cầu cho quê hương An Lạc. Đoàn Thuận. | ||||||||
Đầu năm Kỷ Hợi , VN và thế giới đang chứng kiến: Heo tìm heo, ngưu tìm ngưu! Posted: 25 Feb 2019 01:25 PM PST Âu Dương Thệ Trong chính trị nếu nhẹ dạ nghe lời đường mật của các chính trị gia độc tài, mị dân chỉ thích nổ, nói khoác lác, thổi phồng để đánh lừa dư luận mong có lợi cho mình thì dễ bị đánh lừa. Như trong dịp kỉ niệm 89 năm thành lập ĐCS và Tết con heo ông Tổng - Chủ Nguyễn Phú Trọng đã từng thốt lên, "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay" và còn vỗ ngực bảo, đó là "một kỳ tích". Nhưng ông Trọng đã cố tình dấu diếm sự thực mà ai cũng thấy. Đó là sau trên 70 năm cướp chính quyền của ĐCSVN, nhưng đất nước vẫn tụt hậu và chậm tiến trong các lãnh vực kinh tế, giáo dục và y tế-xã hội so với ngay cả nhiều nước trong khu vực; nhân quyền bị thủ tiêu, thay vào đó là chế độ công an trị; trí thức, chuyên viên và báo chí bị bịt miệng; biển đảo bị mất, chủ quyền bị đe dọa và kinh tế ngày càng lệ thuộc Trung quốc. Đến nỗi mới đây ông Trọng đã phải chấp nhận để đồng Nhân dân tệ được tự do sử dụng ở các tỉnh biên giới phía Bắc, mở đầu cho giai đoạn lệ thuộc phương Bắc! Cũng với thái độ đổi đen thành trắng, có thành không, nên Nguyễn Phú Trọng đã không biết hổ thẹn lại còn tự đề cao mình là người rất dân chủ! Trước Đại hội 12 (1.16) ông Trọng đã sử dụng các thủ đoạn độc tài và cực kì ma giáo để giành cho mình được vào "trường hợp đặc biệt" tiếp tục giữ ghế Tổng bí thư, mặc dù đã gần 72 tuổi và theo Điều lệ đảng thì phải nghỉ không được phép ứng cử tiếp; nhưng trong cuộc họp báo đầu tiên ông lại tự khen cách bầu bán gian lận tại Đại hội là "dân chủ đến thế là cùng"! Cũng rất khoác lác như ông Trọng, từ hơn hai năm qua Hoa kì và thế giới đã nghe nhiều lần từ cửa miệng của ông Trump tự khen, chưa có Tổng thống (TT) Mĩ nào đã thành công như ông trong thời gian ngắn như thế! Hoặc lời hứa của cậu ấm Kim Jong un, thủ lãnh triều đại Kim của CS Bắc Hàn, là sẽ sẵn sàng hủy bỏ bom nguyên tử và các giàn hỏa tiễn! Nay cả ba đang sắp tụ tập tại Hà nội để gặp nhau. Trump sẽ khuyên Kim nên theo cách "đổi mới" của CSVN thời Nguyễn Phú Trọng làm mẫu mực cho Bắc Hàn. Đổi lại, Kim hứa hẹn sẽ hủy bom nguyên tử và hỏa tiễn, nếu Mĩ bãi bỏ cấm vận và chấm dứt tình trạng chiến tranh giữa Hoa kì với Bắc Hàn. Có lẽ sau hội nghị thượng đỉnh ở Hà nội, Trump sẽ vỗ ngực tuyên bố trước dư luận Mĩ và thế giới: Đấy các vị thấy chưa, chưa bao giờ một TT Mĩ đã thành công nhanh đến như thế, đã giải quyết được nguy cơ chiến tranh hạt nhân dễ ràng như trở bàn tay, một việc mà bao đời tiền nhiệm của Trump không làm được! Sự thực thì không hẳn như vậy, nhưng Trump vẫn có thể khẳng định như thế. Ông ta đã từng làm như thế khi tuyên bố rất hùng hồn hơn hai năm trước rằng, trong lễ nhậm chức TT của ông, số người tham dự đông hơn nhiều so với lễ nhậm chức của TT Obama mấy năm trước! Các đài và báo đưa ra hình ảnh chứng minh ngược lại để so sánh số người tham dự thực sự trong hai buổi lễ này. Ai cũng có thể thấy ngay được. Nhưng Trump không ngượng ngùng đã gọi đó là Fake News (tin dối trá!). *** Khi phân tích về một chính trị gia thì phải nắm vững cá tính, khả năng và động lực tâm lí hành động của họ. Phải nhìn quả để biết cây và trông cây để đoán quả, nếu không thì sẽ dễ rơi vào tình trạng trông gà hóa cuốc, ếch ngồi đáy giếng coi trời bằng vung! Nếu theo dõi, phân tích tính khí, thái độ tâm lí và bản chất của ông Trump, không chỉ từ khi làm TT mà suốt cả cuộc đời bao nhiêu năm làm nghề buôn bán địa ốc để trở thành tỉ phú qua các mánh lới lường gạt, gian lận thuế….thì khả năng diễn ra giả thiết trên rất lớn! Trong thời gian tranh cử TT và đặc biệt thời gian làm TT từ trên hai năm qua, thì bản chất thực của Trump lại càng bung ra. Vì nay ông ta có quyền hành rất lớn, lại nuôi tham vọng rất cao, nhưng đạo đức lại quá tồi và khả năng lại rất yếu. Các hoạt động và tuyên bố của Trump chỉ để thỏa mãn tính ích kỉ, tham lam quyền lực, tiền bạc và gia đình trị! Từ khi làm TT, ông ta đã không từ bỏ một thủ đoạn nào; từ mị dân, kì thị chủng tộc và tôn giáo, chọn những thủ lãnh độc tài làm bạn, như TT Putin (Nga), TT Erdoghan (Thổ) và bênh vực Thái tử M. bin Salman của Saudi Arabien trong vụ giết cực kì dã man nhà báo Kashoggi. Nhưng Trump lại coi các đồng minh chính của Mĩ trong EU đã được thử thách từ Thế chiến Thứ hai là thù! Chỉ trong hai năm làm TT bao nhiêu bộ trưởng, cố vấn tương đối có tinh thần độc lập và tư cách đã từ chức vì bất đồng lập trường và thái độ với ông, hoặc đã bị ông sa thải. Trump thay đổi nhân sự cấp cao như người thay áo, chỉ thích người xu nịnh và gật đầu. Trong khi ấy lại đặt con gái, con trai và con rể vào những vị trí then chốt; chủ trương gia đình trị, biến công việc quốc gia thành chuyện riêng như trong chế độ độc tài. Trump còn tồi tệ đến nỗi chỉ để những tờ báo và đài ca tụng mình thì được chiều chuộng, những nhà báo nào nói thẳng thắn hoặc phê bình nghiêm túc thì bị gây khó khăn khi tới làm nghiệp vụ tại tòa Bạch ốc, hoặc bị buộc tội rất tùy tiện là đưa Fake News! Tính khí độc tài cùng cực của Trump đã dẫn ông dẫm lên cả nguyên tắc phân quyền giữa quốc hội và hành pháp ở Mĩ trong quyết định ngân sách. Cụ thể là việc mới đây ông đã tự ý ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để mưu đồ thực hiện thủ đoạn tự do du di ngân sách nhiều tỉ USD cho việc xây tường ở biên giới giữa Mễ tây cơ và Hoa kì. Chỉ hơn hai năm làm TT với tầm nhìn thiển cận, thái độ độc tài và đạo đức rất tồi tệ nên Trump đã phá hoại nhiều giá trị cao quí đã từng được coi là nền tảng của xã hội Dân chủ Đa nguyên của Hoa kì từ trên hai trăm năm. Không những thế, với chủ trương sai lầm coi bạn là thù và lấy thù làm bạn, Trump còn làm mất uy tín, mất đồng minh và cô lập Mĩ. Đó là những kết quả của chính sách "America First" (Hoa kì trước tiên), chủ nghĩa quốc gia quá khích, rất mù quáng và mị dân của Trump! Ông đang phân hóa nội lực Hoa kì và làm sa sút nghiêm trọng vai trò lãnh đạo thế giới của Hoa kì mà các người tiền nhiệm đã bao nhiêu đời xây dựng! Vì thế Trump đang trở thành TT có uy tín thấp nhất trong số các TT Mĩ. Những chính sách sai lầm và thái độ bệnh hoạn của ông đã đẩy ông vào chân tường. Vì thế Trump đang cố gắng tạo một thành công, dù chỉ là nhất thời trên giấy, để thổi hi vọng mới trước dư luận. Chả thế, tuy đầu đuôi chưa có gì, nhưng Trump đã vỗ ngực là, sứ mạng dàn xếp với Kim Jong un đáng được giải thưởng Nobel Hòa bình vào cuối năm nay! *** Từ sau chuyến gặp đầu tiên ở Singapore (6.18) Trump đã coi Kim Jong un là "người bạn thân thiết" và hai người đang có quan hệ "tuyệt vời" với nhau. Cặp đôi này có tính khí và tư cách rất giống nhau. Cậu ấm Kim tuy chưa có một thành tích gì, nhưng từ cuối năm 2011 đã trở thành lãnh tụ tối cao và tổng tư lệnh quân đội Bắc Hàn, mặc dù mới chừng 27 tuổi. Kim Jong un đã được cha truyền ngôi để nối dõi dòng họ ông nội Kim Nhật Thành. Mang danh là ĐCS Triều tiên (Đảng Lao động Triều tiên), nhưng từ Kim Nhật Thành đã biến ĐCS thành chính quyền của giòng họ Kim theo kiểu phong kiến cha truyền con nối. Sau Chiến tranh Nam-Bắc vào đầu thập niên 50, Đại Hàn đã bị chia đôi như VN, Bắc Hàn CS khi thì nghiêng về Liên xô (cũ), khi lại ngả vào Trung quốc; Nam hàn thân Tây phương. Tuy chiến tranh chấm dứt đã gần 70 năm, nhưng hai phía vẫn ở trong tình trạng chiến tranh. Quân đội Hoa kì vẫn đóng ở Nam Hàn và chính sách cấm vận với Bắc Hàn vẫn còn giá trị. Đã có một giai đoạn công nghiệp Bắc Hàn khá phát triển và lợi tức đầu người ngang ngửa với Nam Hàn. Nhưng từ khi Liên xô và Đông Âu sụp đổ, Bắc Hàn mất thị trường và viện trợ từ bên ngoài. Trong khi ấy chế độ gia đình trị họ Kim lại điên rồ chỉ tập trung tiền bạc và phương tiện vào quân đội và sản xuất võ khí nguyên tử. Nên nạn đói đã bao trùm Bắc Hàn trong nhiều năm làm hàng triệu nhi đồng bị chết hoặc ốm còi vì thiếu dinh dưỡng. Tình trạng này cũng giống như CSVN vào giữa thập niên 80! Sau khi giết chú họ và người anh cùng cha khác mẹ để trừ hậu họa, nay Kim Jong un thấy rằng, muốn giữ độc quyền tiếp tục thì ít nhất phải cải thiện kinh tế ở Bắc Hàn. Muốn thế thì phải thương lượng với Hoa kì, đối thủ chính của Bắc hàn từ chiến tranh Nam-Bắc từ đầu thập niên 50 đến nay. Cho tới nay những mong ước của chế độ CS Bắc Hàn vẫn không đạt được thành công; vì vẫn không dừng thử bom nguyên tử, không những thế còn chế tạo và bắn thử các hỏa tiễn tầm trung và xa. Điều này gây căng thẳng an ninh quốc phòng với hai đồng minh của Mĩ ở châu Á là Nam Hàn và Nhật bản. Năm ngoái sau khi ông già Trump và cậu công tử Kim Jong un khoe và đối chất nhau, xem ai có nút ấn bom nguyên tử lớn hơn, họ bỗng nhiên trở thành "bạn"! Vì cả hai người ở trong hoàn cảnh "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu"; độc tài, thủ đoạn và loạn trí, thích nổi, nhưng đang rơi vào tình trạng bĩ cực! Nên họ phải tìm tới nhau để bề ngoài là dựa vào nhau, nhưng thực tình là đang tìm cách lợi dụng nhau! *** Còn Nguyễn Phú Trọng thì sao? Thực ra tại Hội nghị thượng đỉnh giữa Trump và Kim, Nguyễn Phú Trọng chỉ đứng vai trò làm người rót trà và chia bánh. Nhưng là một người thủ đoạn lão luyện trong chính trị, lại đang xây dựng độc tài cho cá nhân và phe cánh giáo điều, nên ông Trọng sẽ tìm mọi cách để tuyên truyền trước dư luận trong nước và quốc tế, cho đó là uy tín và thành tích của chính mình. Việc Trump và Kim chọn VN làm địa điểm họp chỉ để thực hiện mục tiêu riêng. Nhưng đối với dư luận quốc tế thiếu hiểu biết thì lại nghĩ VN là một biểu tượng tốt. Nó như món quà lớn cho Nguyễn Phú Trọng vào đầu năm con heo! Ông Trọng đang cho báo chí tô lên hình ảnh "chưa bao giờ VN vinh quang trên thế giới như ngày nay!" Được Tổng thống của một siêu cường chiếu cố chọn làm nơi họp thượng đỉnh, rồi lại lấy VN làm mẫu mực phát triển chính trị-kinh tế-xã hội cho Bắc Hàn! Lấy cách "đổi mới" của CSVN làm cái gương để Kim noi theo! Nghĩa là Trump khuyên và dụ Kim nên theo cách "đổi mới" như kiểu CSVN thì sẽ vẫn giữ được chế độ độc tài toàn trị, như CSVN đã làm suốt trên 30 năm qua! (*) Dưới con mắt ích kỉ và tính khí tồi tệ, nham hiểm như Trump thì nạn tham nhũng như rươi, đàn áp báo chí và chà đạp nhân quyền rất thô bạo đứng đầu trên thế giới của CSVN; cả công an tàn ác và các nhóm lợi ích trong đảng làm ăn bất chính và gian xảo như bọn Mafia -như các tổ chức uy tín quốc tế xác nhận- cũng hoàn toàn không phải là điều quan tâm của Trump! Ngay cả sự tụt hậu kinh tế-xã hội của VN trên 30 năm qua do hậu quả rất tại hại của chủ trương "đổi mới nhưng không đổi mầu" cũng không là điều Trump quan tâm. Vì Trump cũng biết thừa là, hiện nay sau trên 30 năm "đổi mới", nhưng lợi tức đầu người ở VN mới chỉ trên 2000 USD, vẫn ở mức trung bình thấp theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới. Mức này thua xa đến hơn cả chục lần Nam hàn và Đài loan, là những nước mà vài chục năm trước có cùng điểm phát xuất như VN. Nhưng nay họ đã trở thành những nước công nghiệp hiện đại với lợi tức đầu người ở mức 25.000 - 30.000 USD (2017); không những thế nhân dân hưởng đời sống vật chất cao, lại được sống có phẩm giá, nhân cách, các quyền tự do dân chủ và nhân quyền được tôn trọng! Quan tâm chính của Trump trong Hội nghị thượng đỉnh với Kim ở Hà nội có lẽ là, sau đó ông cứ tuyên bố, hòa bình đang trở lại trên bán đảo Triều tiên và đấy là công lao của ông, xứng đáng được trao giải Nobel-hòa bình. Dù thực sự ra sao Trump không cần biết! *** Những người có lương tri, biết trân trọng giá trị rất quí của nhân quyền và yêu chuộng hòa bình đều mong muốn các giàn hỏa tiễn và bom nguyên tử của Bắc hàn phải sớm bị hủy bỏ thực sự và vĩnh viễn. Nhân dân Bắc hàn được sống trong dân chủ tự do để tập trung xây dựng kinh tế. Cũng như nhiều dân tộc tự do trên thế giới cầu mong rằng, chế độ độc tài và giáo điều Nguyễn Phú Trọng phải chấm dứt ngay những trò đổi mới dối trá, theo kiểu treo đầu dê bán thịt chó suốt từ mấy chục năm qua, phải đổi mới thực sự bằng cả hai chân chính trị và kinh tế; cũng như phải chấm dứt ngay nạn đàn áp những chuyên viên, trí thức khác chính kiến, trả tự do ngay cho các tù chính trị; chấm dứt chính sách bịt miệng báo chí, phải để cho báo chí tư nhân được tự do hoạt động; phải trả quyền tư hữu chính đáng cho nhân dân, để chấm dứt nạn cường hào của các cán bộ và đại gia đỏ đang lợi dụng quyền lực để thao túng buôn bán đất công để làm giầu bất chính! Nhân dân VN đang cương quyết chống lại thái độ cực kì lầm lẫn và nguy hiểm của Nguyễn Phú Trọng, coi chế độ độc tài và đế quốc ở Bắc kinh là "bạn", trong khi ấy lại kết án các nước dân chủ là các "thế lực thù địch"! Ông Trọng cần phải chấm dứt thái độ cúi đầu trước tân đế quốc Bắc kinh đang thực hiện tham vọng chiếm biển Đông, kiểm soát đường giao thông hàng hải rất quan trọng giữa châu Á-Thái bình dương để thực hiện giấc mơ phục dậy thời kì đế quốc Đại Hán trong Thế kỉ 21! Vì thế những người dân chủ VN không thể nào tin hay khoán trắng cho những lời phỉnh nịnh lố bịch của Trump về chính sách đổi mới giả hiệu của Nguyễn Phú Trọng. Dư luận quốc tế cũng không thể tin những nhà độc tài và ích kỉ bỗng chốc trở thành những người lương thiện, từ bi. Vải the không thể nào che được mắt thánh! Bộ ba Trump, Kim và Nguyễn Phú Trọng tìm gặp nhau tại Hà nội. Đây không phải mã tìm mã! Mà chính là heo tìm heo, trâu tìm trâu! Những người ăn bẩn, ở bẩn như heo, lại độc tài, dối trá và tư cách tồi tệ đang tìm lại nhau để lợi dụng nhau và đánh lừa dư luận VN và quốc tế! ♣ * Về mục tiêu thực sự, công thức, cách thực hiện và hậu quả trên 30 năm "Đổi mới" của ĐCSVN như thế nào, cho đảng và đất nước, trên 30 năm qua? Người viết đã phân tích và giải thích trong tập sách "Tại sao sau 30 năm "Đổi mới", Đảng đang bị biến thể thành các nhóm tham nhũng quyền lực, tiền bạc và xâu xé nhau? Viễn tượng trở thành độc tài cá nhân như thế nào? Tập sách nghiên cứu này gồm trên 700 trang sẽ được phát hành. 24.2.2019 Mục Thời sự Tạp chí Dân chủ & Phát triển điện tử: hay www.dcvapt.net | ||||||||
ĐỪNG CHỤP MŨ THEO LỐI “CƯỠNG TỪ ĐOẠT Ý” Posted: 23 Feb 2019 03:18 PM PST Tô Văn Trường Lâu nay chúng ta đang sống trong thế giới biến đổi không ngừng. Công thức cho sự thành công của ngày hôm qua hầu như chắc chắn sẽ là công thức cho sự thất bại của ngày mai" (Michael Hammer). Trong thế giới đầy biến động đó, nước Nga và Đông Âu đã từ bỏ lý thuyết của thể chế CNXH Liên Xô cũ. Cộng sản Trung Hoa thì chuyển sang chủ nghĩa dân tộc. Trump hướng theo "American first", nước Anh cũng Brexit. Ngay cả Putin cũng tuyên bố ủng hộ lập trường của Trung Quốc ở Biển Đông vv… Những điều đó, buộc chúng ta phải luôn ở tư thế sẵn sàng để đón đầu những cơ hội thuận lợi mang lại lợi ích cho dân, cho nước và để đương đầu, vượt qua mọi thách thức do sự thay đổi ấy tạo ra. "Chụp mũ" bằng những cụm từ ngô nghê, trừu tượng. Lâu nay, nhiều vị lãnh đạo từ trung ương đến các địa phương mỗi khi huấn thị hay phát biểu trước hội nghị thường sử dụng cụm từ trừu tượng, ngô nghê như "tự diễn biến, tự chuyển hóa, và tham vọng quyền lực" để "chụp mũ" phê phán các đối tượng không "kiên định" đi theo lối mòn. Đây là vấn đề "nhạy cảm" nhưng đã đến lúc chúng ta phải cùng nhau "mổ xẻ" vấn đề này để giữ uy tín của Đảng. Đất nước chỉ có thể phát triển khi những người có trách nhiệm không né tránh những vấn đề được coi là cấm kỵ, mạnh dạn đặt lên bàn những vấn đề gay cấn để công khai thảo luận nhằm tìm ra đối sách. Chúng ta sống trong cái xã hội này, nó quá quen thuộc, nên gần như trở thành phải chấp nhận mà sống. Những người tâm huyết luôn trăn trở với vận nước thường hay bị sốc, và đau đớn vì những gì mình chứng kiến, theo thời gian cũng bình thản hơn rất nhiều, vì hiểu đó là quy luật tất yếu của một lối đi "chính trị hóa" thê thảm toàn bộ đời sống xã hội theo kiểu áp đặt, ngộ nhận, "chụp mũ" lạc hậu, nhân danh bảo vệ Đảng mà thực ra là hại nước, hại Đảng, làm cho dân tộc ta bị kìm hãm tư duy. Vận động luôn là thuộc tính cơ bản của mọi dạng vật chất, chuyển hóa là kết quả tất yếu của vận động. Việc dùng những từ ngữ (không thể xem là khái niệm nghiêm chỉnh), như "tự chuyển biến, tự chuyển hóa" trong các văn kiện chính thức và ngôn ngữ của lãnh đạo hiện nay là sai từ gốc, là "cưỡng từ đoạt ý" bất chấp tư duy thông thường của con người. Ngay từ trước Đại hội Đảng khóa XI, nhiều người đã đề cập đến vấn đề cơ chế và văn hóa của người Việt, đòi hỏi người đương chức, đương quyền tự đổi mới mình đặc biệt là đổi mới tư duy là việc rất khó. Suy cho cùng cái "thói quen" (như Lenin nói) và tư duy nhiệm kỳ vẫn còn hằn sâu trong nếp nghĩ của không ít người có thẩm quyền. Thủ tướng Winston Churchill đã từng nói "To improve is to change; to be perfect is to change often". (Nếu tự con người không thay đổi quan điểm theo năm tháng thì chẳng thể tự hoàn thiện được mình). Khổ nỗi là các vị lãnh đạo và giới truyền thông nước ta cứ nói nửa vời, theo kiểu mù mờ, "tự diễn biến, tự chuyển hóa" thì diễn biến và chuyển hóa theo chiều hướng nào? Dù tự diễn biến hay chuyển hóa, tốt hay xấu cho đất nước mới là điều quan trọng. Nước nào, chế độ nào, thời kỳ nào mà chẳng có "chuyển hóa" và cần phải, "chuyển hóa"! Thành thử mấy cụm từ, mấy khái niệm ấy chẳng có tội tình gì trở thành những cụm từ và khái niệm mang ý tiêu cực, bị dùng để đe dọa và khép tội những công dân có trách nhiệm.
Đảng tự chuyển biến, tự chuyển hóa tư duy từ Đại hội khóa VI Trước hết, nên làm rõ hơn "tự diễn biến, tự chuyển hóa" là thế nào trước khi phê phán. Chúng ta phải thừa nhận, con người luôn sống theo thói quen, nên tự đổi mới, nhất là đổi mới tư duy là không dễ. Khó, thậm chí rất khó, nhưng không phải không làm được. Thực tế, nhờ tự đổi mới tư duy, tức "tự diễn biến, tự chuyển hóa", bắt đầu từ những người lãnh đạo cao cấp nhất, chúng ta mới có Nghị quyết Đại hội đang VI (1986) đưa đất nước phát triển cho đến nay. Đổi mới của Đảng từ 1986 thực chất là tự chuyển hóa về tư duy kinh tế, chấp nhận kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường thay cho quan điểm ngự trị trước đó là xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa theo chủ nghĩa Mác-Lênin xóa bỏ tư hữu về tư liệu sản xuất và Nhà nước quản lý nền kinh tế theo kế hoạch pháp lệnh. Với tư duy đổi mới, lãnh đạo Đảng đứng đầu là Tổng Bí thư Trường Chinh đã dũng cảm viết lại Văn kiện Đại hội Đảng khóa VI chuyển hóa phương thức quản lý kinh tế đem lại chuyển biến tích cực cho nền kinh tế và cho đất nước nói chung. Đấy là thực tế chứng minh hùng hồn, là thước đo minh chứng cho việc tự chuyển hướng, tự diễn biến theo chiều hướng tích cực là cần thiết. Đường lối phát triển phù hợp quy luật phát triển của sự vật đã đưa nước ta vượt qua cơn khủng hoảng được toàn dân ta và bạn bè trên thế giới ghi nhận. Không có người nào không tự diễn biến, tự chuyển hóa, kể cả người đã chết. Còn diễn biến theo chiều hướng tốt hay xấu là vấn đề khác. Chỉ một chiều coi tư duy ý thức hệ của Đảng cộng sản Việt Nam là chuẩn, còn diễn biến khác đi là tà đạo - cách nhìn sự vật như vậy là độc tài và độc quyền chân lý! Mà trong khi đó chân lý của tư duy ý thức hệ của Đảng, nếu Đảng tôn thờ tư duy ý thức hệ của mình như vậy thì đấy là chuyện của Đảng, nhưng không được ốp lên dân. Cầm quyền mà áp đặt lên dân như vậy là cai trị theo lợi ích của một nhóm người trong Đảng. Ở Việt Nam, xưa nay công tác lý luận thường đi vào ngõ cụt, không thuyết phục vì tư duy giáo điều, làm thui chột những ý tưởng đổi mới. Nhớ lại, trước Đại hội Đảng lần thứ XI, ngay cả ông Nguyễn Văn An nguyên Chủ tịch Quốc hội khi phát biểu về "lỗi hệ thống" cũng bị "chụp mũ". Người dân đủ trí tuệ để hiểu và đánh giá những ý kiến vì dân, vì nước của những vị trưởng thượng, chuyên gia gạo cội của nước nhà. Lịch sử bao giờ cũng công bằng và luôn đòi hỏi đánh giá sự thật và chỉ có sự thật. Tham vọng quyền lực Tham vọng quyền lực cũng thế! Nếu người ta tham vọng (dịch nôm ra là "mong muốn"- nghe có vẻ nhẹ hơn) quyền lực để được đóng góp nhiều nhất cho đất nước thì tốt chứ sao! Chỉ ghét là ghét cái đám quan chức "mũ ni che tai", "gió chiều nào che chiều ấy" để bám giữ quyền lực mà thôi! Với cái đôi ngũ cán bô chiến lược phần lớn như vây, lai thêm môt đôi tham mưu xu ninh kiêu "Hòa Thân" nó phinh đu thư… thì đất nươc đi đến đâu? Khi đám đông ở trạng thái hỗn loạn, để ổn định và phát triển, ta cần đến một nhà độc tài, một nhà nước chuyên chính. Ngược lại, trong một xã hội độc tài, chuyên chính, để phát triển ta lại cần một nền dân chủ. Đây là "hai pha" của một chu kỳ phát triển, không có tốt và xấu. Tham vọng quyền lực là bản năng, cũng không có tốt và xấu, chỉ có yếu và mạnh. Muốn đánh giá một xã hội, hay một con người tốt hay xấu, đúng sai, ta cẩn hiểu đúng tình trạng của nó. Tuy nhiên, nếu tham vọng quyền lực với nghĩa là khát khao nắm quyền nhưng theo nghĩa tiếm quyền - nghĩa là không có tính chính danh được nhân dân và pháp luật thừa nhận thì đó là tham nhũng quyền lực. Đây là tội tham nhũng tàn ác nhất, đẻ ra toàn bộ mọi tham nhũng khác, và gây ra cho đất nước nhiều tổn thất nhất so với bất kỳ tội tham nhũng nào khác. Viển vông và bất hợp lý là một nan đề không dễ giải quyết, khi quốc gia được điều hành bởi một cơ chế chồng chéo, lẫn lộn giữa lãnh đạo chính trị và hành chính công quyền. Nếu không đổi mới tư duy phát triển, không thay đổi cách tuyển chọn nhân sự cấp cao (ưu tiên cho các nhà kỹ trị), không tiếp cận với kiến thức chung của nhân loại, không tự diễn biến, tự chuyển hóa theo hướng tích cực thì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam dân giầu, nước mạnh xã hội công bằng dân chủ và văn minh có hình chữ S này sẽ trở thành một đất nước có hình dấu hỏi (?) với những trở trăn không bao giờ chấm dứt về con đường phát triển của đất nước. Khi gửi bản dự thảo bài viết này, tôi nhận được nhiều ý kiến phản hồi chia sẻ, đồng tình, đặc biệt là ý kiến của Anh Vũ Ngọc Hoàng nguyên Ủy viên Trung ương Đảng - Phó ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương nguyên văn như sau: "Tôi nhất trí với anh Tô Văn Trường về việc phải có nhiều ý kiến, nhiều bài viết đấu tranh phê phán lại các kiểu chụp mũ, quy chụp rất lạc hậu, nhưng họ nhân danh bảo vệ Đảng mà thực ra là hại nước, hại Đảng, làm cho dân tộc ta bị kìm hãm tư duy. Hãy coi đó là một tệ nạn nguy hiểm, xấu xa và ác độc, mọi người có tri thức và lương tri phải liên tục và mạnh mẽ đấu tranh để chống lại, vạch mặt thói xấu ấy. Nếu chúng ta cứ cúi đầu chịu thua thì thật đáng buồn cho dân tộc và cho Đảng. Cán bộ lãnh đạo các cấp sắp tới kỳ đại hội đến đây cần phải có tiêu chuẩn là nhận thức đúng, biết bảo vệ và quyết tâm ủng hộ tự do ngôn luận, tự do thể hiện chính kiến. Ai còn lạc hậu, u tối trong việc này thì đừng ủng hộ họ làm lãnh đạo nữa, để đỡ khổ cho tập thể Đảng và cộng đồng dân tộc". Lời kết Tôi viết bài này vào ngày cuối của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán xuân Kỷ Hợi 2019. Xin có mấy vần thơ coi như thay cho lời kết: "Bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông Bàn tay tạo hoá nối vòng gần xa Mong cho đất Việt quê nhà Đổi thay, thay đổi để ta hoà đồng Qua đi băng giá mùa đông Xuân xanh cho đất tự lòng trổ hoa Hè về giông bão sẽ qua Thu vàng kén sắc nương qua đông tàn Non cao, biển bạc, rừng vàng Trời xanh cho ánh hào quang rạng ngời". T.V.T. |
You are subscribed to email updates from Dân quyền. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét