“FACEBOOK PHẢI TÔN TRỌNG KHÁCH HÀNG!” plus 24 more |
- FACEBOOK PHẢI TÔN TRỌNG KHÁCH HÀNG!
- Thư giãn cuối tuần – MACKENO
- HỎI CỤ MỘT CÂU
- Cải cách Tư pháp: Phần 1- DÂN ĐEN TRƯỚC PHÁP ĐÌNH
- ĂN TỤC NÓI PHÉT
- Bàn về cải cách chính trị
- Kiến nghị gửi Quốc hội
- Bớt đi.
- AI SẼ TRẢ LỜI GIÁO SƯ TRỌNG?
- SỬA ĐỔI ĐIỀU LỆ ĐẢNG: NHỮNG ĐỒN BỐT PHẢI NHỔ
- VỞ DIỄN “YÊU BÁC”
- VU KHỐNG DÂN?
- ‘Kẻ cắp gặp bà già’: Tại sao Trung Quốc đáng gặp phải Donald Trump?
- Đề nghị 'không thông tin sâu' 2 lô đất 1.261m2 của gia đình cựu bí thư tỉnh ủy Vũ Ngọc Hoàng
- VẪN NHƯ ÔNG BÌNH VÔI
- Luận về đại biểu quốc hội
- LIỆU TRUMP CÓ QUẤT SỤM TÀU CỘNG?
- Bao giờ có Zelensky Việt Nam?
- Ông Tập kêu gọi dân Trung Quốc chuẩn bị cho 'thời kỳ khó khăn'
- Thương chiến: Thế Cờ Vây Mỹ Xiết Chặt
- Bao giờ Việt Nam giải tán Chính phủ và giải tán Quốc hội?
- Vì sao bầu cử Úc trái ngược dự đoán?
- HÀ NỘI CÓ CON THUỒNG LUỒNG
- Hưởng ứng Kiều Dung
- Diễn văn nhậm chức ngày 20.5.2019, tân tổng thống Ukraine Vladimir Aleksandrovik Zelensky.
FACEBOOK PHẢI TÔN TRỌNG KHÁCH HÀNG! Posted: 24 May 2019 12:37 PM PDT Nhà thơ, dịch giả Hoàng Hưng 'Đã đến lúc FB cần thay đổi' Hôm 24/5, nhà thơ, dịch giả Hoàng Hưng, bình luận với BBC Tiếng Việt về động thái có liên quan tới Facebook ở Việt Nam từ quan sát và kinh nghiệm cá nhân, ông cho hay: "Đã có khá nhiều người sử dụng Facebook đăng tải những ý kiến phản biện ôn hoà với chính quyền Việt Nam bị chặn bài, chặn chia sẻ, delete (xóa) bài, và khoá tài khoản tạm thời hay vĩnh viễn chỉ vì những "report" (báo cáo) tuỳ tiện. "Mà ai cũng biết Việt Nam có một đội ngũ hàng chục ngàn "chiến sĩ" được gọi mỉa mai là "AK 47" suốt ngày theo dõi Facebook để làm cái việc "chúng khẩu đồng từ report" như thế. "Bản thân tôi là một nạn nhân mới. Sau hằng chục năm tham gia Facebook, thậm chí đã đem lại quảng cáo lấy tiền cho Facebook, mà ngày 16/2 vừa qua, chỉ vì lên tiếng phản đối ngăn chặn tưởng niệm liệt sĩ Gạc Ma và gửi thư của 100 trí thức Việt Nam cho Tổng thống Mỹ, mà bị "report" là "tài khoản giả mạo"và bị mất tài khoản. "Sau nhiều lần cung cấp I.D theo yêu cầu của Facebook, thậm chí gửi cả thư bưu điện đến cơ quan chăm lo an ninh cho khách hàng ở California, đến nay Facebook vẫn không thèm hồi âm! Tôi nghĩ đã đến lúc yêu cầu Facebook minh bạch, tôn trọng khách hàng, chấm dứt thoả hiệp, tiếp tay cho các chính quyền thù địch với tự do biểu đạt. "Tôi vừa nhận được thư mời ký tên phản đối ban lãnh đạo Facebook của tổ chức các nhà báo Mỹ, vì họ cũng thấy Facebook đang thi hành một chính sách phân biệt chủng tộc tại chính nước Mỹ." (BBC 24/5/2019) Facebook đã tăng số lượng nội dung mà trang này hạn chế truy cập tại Việt Nam hơn 500% trong nửa cuối năm 2018, công ty truyền thông xã hội khổng lồ của Hoa Kỳ cho biết trong một báo cáo đưa ra hôm thứ Sáu, trong bối cảnh Hà Nội tăng cường trấn áp tiếng nói bất đồng chính kiến trên internet. Sự gia tăng chóng mặt này đặt câu hỏi liệu Facebook có chịu sức ép của chính phủ Việt Nam. Tại Việt Nam, Luật An ninh mạng có hiệu lực vào tháng 1/2019, theo đó yêu cầu các công ty phải đặt văn phòng tại Việt Nam và lưu trữ dữ liệu ở trong nước. Đầu tháng này, Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết gần 10% trong số 128 tù nhân bị giam giữ tại Việt Nam vì bày tỏ quan điểm bất đồng đã bị xử tù vì đăng bình luận chống nhà nước trên các trang mạng xã hội như Facebook. Facebook có nhiều người dùng tại Việt Nam và đóng vai trò là nền tảng chính cho cả thương mại điện tử và bày tỏ bất đồng chính kiến. Vào tháng 1/2019, Hà Nội đã cáo buộc Facebook vi phạm luật Việt Nam bằng việc cho phép người dùng đăng tải bình luận chống chính phủ. Từ tháng 7 đến tháng 12 năm ngoái, Báo cáo Minh bạch của Facebook cho biết họ đã hạn chế quyền truy cập vào 1.553 bài và ba tài khoản tại Việt Nam, so với chỉ 265 "sự hạn chế" như vậy trong sáu tháng đầu năm 2018. Một "sự hạn chế" là để chỉ một bài viết đăng lên Facebook mà không thể xem được ở một số quốc gia vì bị coi là vi phạm luật pháp nước sở tại. "Có những lúc chúng tôi có thể phải hạn chế quyền truy cập vào nội dung vì nó vi phạm luật pháp ở một quốc gia cụ thể, ngay cả khi nó không vi phạm các tiêu chuẩn cộng đồng của chúng tôi, một người phát ngôn của Facebook nói với hãng tin Reuters. Người phát ngôn này nói "Chúng tôi công bố thông tin về nội dung mà chúng tôi hạn chế dựa vào luật địa phương trong Báo cáo Minh bạch của chúng tôi và thông báo cho người đã đăng nội dung đó đã bị hạn chế". Về phần mình, Báo cáo minh bạch của Facebook cho biết họ đã thực hiện các hạn chế dựa trên các báo cáo từ các Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an. Theo một báo cáo được đăng trên trang web chính phủ Việt Nam vào ngày 7/05/2019, cho đến nay, Facebook đã xóa hơn 200 bài đăng có chứa nội dung chống nhà nước Việt Nam theo yêu cầu gỡ xuống của chính phủ. Báo cáo của Chính phủ Việt Nam nói Hà Nội đã thành lập một nhóm làm việc giữa Facebook, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cục thuế và Bộ Công an để giải quyết các vấn đề còn tồn tại. Báo này cho biết nhóm làm việc đang tập trung vào ba lĩnh vực chính: Vi phạm nội dung, phát triển kinh tế và thuế. | |||||||
Posted: 24 May 2019 11:59 AM PDT Thiện Tùng sáng tác, sưu tầm, chế tác Kỳ 17 -------------- 1/ Mốt Một văn sĩ chuyên viết truyện tình cảm kể với bạn: - Trước khi đi tắm biển, mình soạn hành lý, mẹ mình chợt thấy bộ đồ tắm 2 mảnh mới cực "mốt" của mình vừa mua, bà liền nói: - Nếu thời mẹ mà mặc những thứ nầy thì con chào đời sớm hơn cả chục năm.. Giờ thì mẹ đã hiểu phần nào nguyên nhân vì sao, những năm tháng gần đây, nhiều đứa trẻ sơ sinh bị bỏ vào thùng rác !!! -/- 2/ Muộn 20 năm! Một thiếu phụ đến gặp giám đốc công ty hỏi: - Nghe nói Giám đốc cần tuyển một nữ làm thư ký riêng? Không biết tôi đến giờ nầy có muộn không? - Năm nay cô bao nhiêu tuổi? - Thưa, tôi 40 tuổi. - Vậy là muộn đến 20 năm, thưa cô! -/- 3/ Nhờ vợ lanh tay Thấy Sếp ngồi trầm tư, tủm tỉm cười một mình nơi bàn làm việc, một nhơn viên hỏi: - Có chuyện gì thầm kín mà Sếp vui riêng thế? - Về chuyện mất bóp. Nếu tôi không có vợ, mất đứt tháng lương nầy rồi! - Nghĩa là sao, em chưa hiểu? - Hồi sáng tôi nhận lương rồi bỏ tiền vào bóp cẩn thận. Trưa về, trời nóng nực quá, tôi chưa "nộp quỉ" ngay cho bả như thường lệ, máng áo trên móc đi tắm rồi ra nhà sau ăn cơm. Kẻ trộm lỏn vào lẹ tay chộp mất cái bóp, nhưng tiền thì không mất một đồng nào. - Bộ kẻ trộm chê tiền bỏ lại? Lạ vậy?! - Không! Trong lúc tôi đi tắm, vợ tôi còn lanh tay hơn kẻ trộm "kê biên" tất cả tiền trong bóp. Thế là kẻ trộm chỉ lấy được cái bóp rỗng không. -/- 4/ Lầm lẫn có tội không? Một nữ diễn viên không chuyên trên đường gặp Cha, nàng từ tốn hỏi: - Thưa Cha, con mất cả nửa tiếng đồng hồ ngăm nhìn mình trong gương, thấy mình đẹp, hấp dẫn tuyệt trần, liệu con có phải đến nhà thờ xưng tội không cha? - Không đâu con, xin tội chỉ dành cho những người gây tội lỗi, chớ không dành cho những người lầm lẫn như con đâu. -/- 5/ Nên thỏa thuận lại! Một cô gái đỏng đảnh, thích chưng diện…, thuê một họa sĩ vẽ chân dung mình. Trong quá trình làm mẫu, thỉnh thoảng cô lại lấy son phấn tô điểm lại dung nhan. Hoa sĩ không kiên nhẫn được nữa, nói: - Nầy cô! Hai ta nên thỏa thuận lại xem "tôi vẽ hay cô vẽ ".-/- 6/ Makeno (mặc kệ nó) Ngày xỉn, đêm say – cứ xỉn say, Việc nhà, thế sự… bỏ ngoài tai, Gan nhừ, phổi héo… mặc kệ nó, SAY…! . Bất luận quán nào – miễn có "ôm", Vợ nhà – đồ cỗ, bỏ nằm "tôm", Si đa si điếc…mặc kệ nó, ÔM…! . Đánh bài, cá độ, thọt bi-da…, Thế nhà, bán đất…cấm vợ la, Vợ đau, con đói… mặc kệ nó, GA…! . Tôi làm, ta chịu, hỡi trời cao! Con xa, vợ lánh… biết liệu sao?! Bịnh lậu, bịnh ghiền… vươn vấn mãi, ĐAU…! . Sám hối giờ đây đã muộn rồi, Ham vui sa ngã tại mình thôi, Nhuốc nhơ danh tiết đành cam chịu, ÔI…! . Tác giả: Đào văn Tùng (Thiện Tùng) | |||||||
Posted: 24 May 2019 11:06 AM PDT Trương Tuần - Cụ ơi, từ hơn nửa thế kỉ trước cụ Hồ đã dạy: "CẦN KIỆM LIÊM CHÍNH, CHÍ CÔNG xin hỏi cụ nhân dân ta thực hiện thế nào ? - Xin cụ tách nhân dân ra, cái này các vị quan chức cần học chứ nhân dân thì thực hiện nghiêm chỉnh vì nhân dân cũng chẳng có điều kiện làm sai lời cụ Hồ. VÔ TƯ. - Thế theo cụ quan chức nghe và làm theo lời cụ Hồ nhiều hay ít ? - Số làm theo lời dạy cụ Hồ: KHÔNG NHIỀU, số không nghe và không làm theo lời cụ Hồ: KHÔNG ÍT - Ôi cụ rắc rối bỏ mẹ, không nhiều với không ít. - Thì tôi thấy thế thì nói thế. - Sao hơn nửa thế kỉ học tập và làm theo cụ Hồ mà be văn bét thế cụ. Nếu nghiêm chỉnh làm theo cụ Hồ thì đất nước mình thành rồng, vượt mặt Mỹ Nhật, cho các chú ấy ăn khói cụ nhỉ ? - Thì VƯỠN... | |||||||
Cải cách Tư pháp: Phần 1- DÂN ĐEN TRƯỚC PHÁP ĐÌNH Posted: 24 May 2019 11:00 AM PDT Nguyễn Đăng Quang Nguyên Đại tá Bộ Công an Lời nói đầu: Đã hơn thập kỷ qua, Việt Nam đã và đang tiến hành một công cuộc cải cách rất quan trọng nhưng lại không được quảng bá mạnh mẽ. Đó chính là cuộc Cải cách Tư pháp! Công cuộc đổi mới này có trọng tâm là cải cách ngành Tòa án, lấy Tòa án làm trung tâm trong quá trình Cải cách Tư pháp nhằm sớm đưa nước ta trở thành Nhà nước Pháp quyền độc lập! Nhưng đã trên 10 năm qua, công cuộc cải cách này không được làm triệt để, thành quả thu được chẳng là bao, dẫm chân tại chỗ! Mặc dù là người ngoại đạo, song tôi mạnh dạn góp đôi điều để thúc đẩy công cuộc Cải cách Tư pháp mà nhiều người nói hình như đã bị ngành Tòa án, Kiểm sát và CQĐT lãng quên! ***** Ngày 28/8/2018 vừa qua, Tòa án Nhân dân Quận 2 Tp. HCM mở phiên tòa xét xử vụ một công dân ở Thủ Thiêm là ông Lê Văn Lung kiện Chủ tịch UBND quận 2 (Tp. HCM) đã ra ra quyết định cưỡng chế trái phép, phá sập ngôi nhà gia đình ông đang ở tại số 9 đường Trần Não. Ông Lung cho biết, vụ việc này ông đã khởi kiện từ trên 5 năm trước. Khi thụ lý, Tòa đã 2 lần mời các bên liên quan có mặt tại Tòa để đối chất, nhưng cả 2 lần, phía bị đơn là UBND quận 2 đều không thèm có mặt! Nay, vụ động trời Thủ Thiêm vỡ lở, Tòa án Quận 2 mới sực nhớ vụ kiện này và quyết định mở phiên xét xử vào sáng ngày 28/8/2018. Theo lịch, 8 giờ sáng phiên tòa khai mạc. Nguyên đơn Lê Văn Lung cùng hàng trăm dân oan Thủ Thiêm và nhiều phóng viên báo chí có mặt đông đủ để tham dự và theo dõi phiên tòa. Nhưng mãi đến 9h20', không thấy HĐXX xuất hiện, Hội thẩm nhân dân cũng không có mặt, đại diện phía bị đơn là UBND Quận 2 cũng không thèm cử ai đến, còn luật sư bào chữa cho bên bị cũng mất hút! Tòa phải tuyên bố đình hoãn phiên xử sang ngày 19/9/2018 tới! Qua việc hoãn phiên tòa này, người dân không chỉ cảm thấy bức xúc, mà còn cảm nhận rõ một điều là phía bị đơn (UBND quận 2) coi thường pháp luật, đồng loạt vắng mặt không cần lý do, buộc Tòa phải hoãn phiên xử! Trong phiên xử tới đây, nhiều người dự đoán, không loại trừ khả năng Tòa Quận 2 sẽ lại tìm lý do nào đó để hủy phiên xét xử tới! Việc hủy bỏ phiên xử này mang lại cảm nhận cho người dân Thủ Thiêm là Tòa án Quận 2 đã coi thường luật pháp! Song một cảm nhận rõ hơn là các quan chức nhà nước (cụ thể là Chủ tịch UBND Quận 2) rất coi khinh Tòa! Điều này thể hiện ngay từ việc trước đây họ không thèm đến Tòa đối chất cho đến việc họ không thèm có mặt tại phiên xét xử hôm 28/8 vừa qua! Không rõ Tòa án Quận 2 có nhận ra điều này không và tại sao họ lại cam chịu? Trong một nhà nước pháp quyền, Đảng ta không nên để Tòa coi thường dân cũng như các quan chức lại xem khinh Tòa như vậy! Nếu không kịp thời ngăn chặn và chấn chỉnh các trường hợp này, tôi e rằng, sự ổn định xã hội và giá trị quyền lực ắt sẽ lâm nguy! Nhân đây, xin nêu lên 3 trường hợp điển hình xảy ra trong việc truy tố và xét xử của ngành Tư pháp nói chung, Tòa án nói riêng đối với người dân thường để công luận thấy thực trạng luật pháp lâu nay đã bị quan chức nhà nước coi thường và dẫm đạp lên ra sao? 1-Vụ "Cướp bánh mỳ" xảy ra ở quận Thủ Đức (Tp. HCM). Đó là vụ 2 thiếu niên vì đói bụng mà cướp 2 ổ bánh mỳ trị giá 45.000 VNĐ, liền bị bắt giam, rồi bị đưa ra truy tố trước pháp luật và chịu mức án nghiêm khắc là 8 và 10 tháng tù giam vì "tội cướp giật tài sản"! Xin nhắc lại là tù giam chứ không phải án treo! Tội nghiệp cho 2 đứa nhỏ này, chúng chưa có tiền án, tiền sự, và đây là lần đầu chúng vi phạm pháp luật! 2- Vụ "Trộm 2 con vịt" xảy ra ở huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng). Đó là 3 chàng nông dân kém am hiểu luật pháp ngồi nhậu ngoài cánh đồng. Đang cao hứng thì hết "mồi", thế là họ bắt trộm 2 con vịt hàng xóm đem nướng để tiếp tục cuộc vui! Họ liền bị bắt và bị đưa ra Tòa với tội danh "cướp tài sản công dân"! Cả 3 nông dân ít học này đều chưa có tiền án, tiền sự, lại có nhân thân tốt, chỉ do sốc nổi nhất thời mà phạm tội! Cả 3 đều hối lỗi, tự giác khắc phục hậu quả (bồi thường 2 triệu VNĐ) và được nạn nhân bãi nại. Ấy vậy pháp luật của ta không tha. Dù họ đã nhận tội và "hợp tác tốt" với CQĐT, nhưng ra tòa họ vẫn bị tuyên một bản án đanh thép, "đúng người, đúng tội, đúng pháp luật"! Kẻ thì 5 năm tù giam, 2 kẻ kia mỗi kẻ 4 năm tù giam, tổng cộng là 13 năm ngục tù cho 3 chàng nông dân trộm 2 con vịt hàng xóm! 3- Vụ "Tử hình Hồ Duy Hải": Tôi xin nói kỹ hơn một chút về vụ án này. Vụ án mạng xảy ra ở Bưu cục Cầu Voi (Thủ Thừa, Long An) đêm 13/1/2008 làm 2 nữ nhân viên bị sát hại dã man. Trong các vụ án giết người, cướp của thì chứng cứ quan trọng bậc nhất là dấu vân tay của hung thủ để lại tại hiện trường và trên các hung khí gây án. Ở vụ án này, CQĐT thu được nhiều dấu vân tay của hung thủ, nhưng không có dấu vân tay nào của Hồ Duy Hải! Bản kết luận giám định 158/KL-PC21 ngày 11/4/2008 của Phòng Khoa học Hình sự Công an tỉnh Long An khẳng định: "Các dấu vết vân tay thu được tại hiện trường vụ án ngày 14/01/2008 tại Bưu cục Cầu Voi không phát hiện trùng với điểm chỉ 10 ngón tay in trên chỉ bản của Hồ Duy Hải". Ngay khi án mạng xảy ra, CQĐT Công an Long An triệu tập 20 nghi can. Sau khi sàng lọc, Ban chuyên án "khoanh" 4 nghi can có dấu hiệu đáng ngờ nhất, trong số này Nguyễn Văn Nghị được xác định là nghi can số một. Ba nghi can kia là 3 thợ kim hoàn tạm trú tại địa phương. Cả 4 nghi can đều quen biết 2 nạn nhân và đều có mặt tại hiện trường trong tối xảy ra vụ án. Nhưng không rõ vì sao, CQĐT lại trả tự do cho 4 nghi can trên, trong đó có Nguyễn Văn Nghị. Thế rồi hơn 2 tháng sau, ngày 21/3/2008, Ban Chuyên án triệu tập 1 nghi can mới là Hồ Duy Hải để hỏi về tội cá độ bóng đá, nhưng lại đọc lệnh bắt và truy tố Hải về tội danh "thủ phạm giết hại 2 nữ nhân viên Bưu cục Cầu Voi"! Ba tuần sau, ngày 11/4/2008, Phòng Khoa học Hình sự Công an tỉnh Long An xác định dấu vân tay để lại trên hiện trường không phải là dấu vân tay của Hồ Duy Hải. Vậy các dấu vân tay này là của ai trong số những nghi can có mặt trong đêm xảy ra trọng án? Đây là tình tiết hết sức quan trọng, sao CQĐT không công bố? Với phương châm "Không bỏ lọt tội phạm, không bắt oan người ngay", "Trọng chứng hơn trọng cung", thiết nghĩ, CQĐT, Viện KSND và TAND tỉnh Long An phải trả lời câu hỏi trên! Trong vụ án này, đương nhiên Ban Chuyên án (CQĐT) phải lấy mẫu vân tay của tất cả 20 nghi can, trong đó có nghi can số một Nguyễn Văn Nghị để xem ai là kẻ có vân tay "trùng" với dấu vân tay thu được tại hiện trường? Nếu Ban chuyên án không lấy dấu vân tay của Nguyễn Văn Nghị hoặc có nhưng lại không trưng cầu giám định, hoặc có giám định song lại không công bố kết qủa, thì đây là điều rất khó hiểu, không thể chấp nhận được! Vậy xin hỏi HĐXX căn cứ vào cơ sở khoa học và chứng cứ pháp lý nào lại tuyên Hồ Duy Hải là thủ phạm giết 2 nữ nhân viên Bưu cục Cầu Voi? Chẳng phải Phòng Khoa học Hình sự CA tỉnh Long An đã khẳng định các dấu vân tay thu được tại hiện trường không phải là của Hải, thế thì tại sao lại tuyên tử hình Hồ Duy Hải? Đồng thời CQĐT không đủ cơ sở và bằng chứng khẳng định Hồ Duy Hải có mặt tại hiện trường trong buổi tối xảy ra trọng án (13/1/2008). Người viết bài này tạm thời chưa khẳng định Hồ Duy Hải bị bức cung hay nhục hình! Trong thực tế, đã có nhiều vụ án oan sai là do nghi can không chịu nổi đòn tra tấn, nhục hình mà buộc phải nhận tội. Vụ án oan sai chấn động dư luận Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang là một điển hình. Hoăc như vụ nạn nhân Ngô Thanh Kiều bị tra tấn đến chết trong trại tạm giam của CA Tp.Tuy Hòa (Phú Yên) là một minh chứng! Trong vụ án Bưu cục Cầu Voi, một tình tiết rất đáng ngờ, nhất thiết phải làm rõ. Đó là sau khi được CA Long An thả, nghi can số một Nguyễn Văn Nghị đã trốn biệt tích hơn 10 năm qua, đến nay không ai rõ Nghị trốn ở đâu? Nếu là CQĐT, tôi sẽ truy tìm bằng được Nghị để lấy điểm chỉ 10 ngón tay giám định xem có trùng với dấu vân tay thu được ở hiện trường vụ án không? Một khuất tất nữa là vì sao mọi thông tin, lời khai, bút lục của nghi can Nguyễn Văn Nghị, lại bị rút ra khỏi Hồ sơ vụ án. Vậy ai thực hiện việc này và nhằm mục đích gì? Trả lời câu hỏi trên, chỉ có thể là CQĐT tỉnh Long An mà thôi! Tại địa phương (Long An) suốt 10 năm qua có dư luận râm ran nghi can Nghị là cháu ruột một quan chức rất "bự" trong bộ máy công quyền Trung ương, và y còn có người chú dượng cấp rất to ở địa phương! Vậy thực hư việc này ra sao, rất cần được làm sáng tỏ để giải tỏa mối nghi ngờ này, kể cả dư luận nói rằng Hồ Duy Hải phải chết để thế mạng cho Nguyễn Văn Nghị! Trong vụ án Bưu cục Cầu Voi nói trên, có 4 cơ sở sau khẳng định Hồ Duy Hải KHÔNG phải là thủ phạm giết người: 1- Dấu vân tay để lại tại hiện trường không phải là của Hồ Duy Hải. 2- Không có nhân chứng nào nhận diện Hồ Duy Hải có mặt tại hiện trường trong buổi tối xảy ra vụ án (13/1/2008). 3- Không thu giữ được hung khí gây án, thế vào chỉ là "hung khí giả" được mua ở chợ để thế cho "hung khí thật" không tìm thấy! 4- Hồ sơ Vụ án bị làm sai lệch; lời khai của bị cáo trong bản cung bị tự tiện sửa chữa, tảy xóa mà không có sự xác nhận của bị cáo. Luật sư Trần Văn Tạo, nguyên Phó Giám đốc CA Tp.HCM, một trong 3 luật sư được gia đình bị cáo mời bào chữa, nhận định bản án tử hình của Hồ Duy Hải như sau: "Bản án được xác lập theo một trình tự vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật tố tụng!" Thật không thể hình dung nổi, đã sang Thế kỷ 21 rồi mà Tòa lại tuyên một bản án sơ đẳng và tàn nhẫn như vây?! Đã ở thời đại cách mạng 4.0, sao vẫn còn những phiên tòa ấu trĩ, sai sót đến phi lý như trên! Điều lạ lùng và cực kỳ khuất tất: cả 2 cấp tòa Sơ thẩm và Chung thẩm đều tuyên và y án tử hình Hồ Duy Hải, phớt lờ sự khẳng định của CQĐT là dấu vân tay thu được ở hiện trường vụ án không phải là của Hồ Duy Hải và chưa chứng minh Hải có mặt tại hiện trường nơi xảy ra trọng án! Người dân có quyền đặt câu hỏi: Vậy nguyên tắc xét xử ở đâu, CÔNG LÝ có đứng về phía dân lành không? Xin nói rõ thêm, là sau phiên phúc thẩm ý án tử hình, gia đình và luật sư của tử tù Hồ Duy Hải đã 3 lần làm đơn kêu oan gửi tới 3 cơ quan tiến hành tố tụng là TANDTC, VKSNDTC và BCA: 1-"Đơn đề nghị giám đốc thẩm" (năm 2012): Nội dung chỉ ra những sai sót, mâu thuẫn trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và yêu cầu kháng nghị giám đốc thẩm. Đơn này đã bị TANDTC và VKSNDTC bác bỏ, không chấp thuận. 2-"Đơn tố giác tội phạm" (tháng 5/2015): Nội dung tố cáo Nguyễn Văn Nghị (được xác định là nghi can số 1, đã bỏ trốn biệt tăm sau khi được CQĐT thả) có nhiều dấu hiệu liên quan đến cái chết của 2 nữ nạn nhân xấu số ở Bưu cục Cầu Voi đêm 13/1/2008. Nhiều khả năng Nghị này chính là hung thủ đã giết hại dã man 2 nữ nạn nhân Bưu cục Cầu Voi. 3-"Đơn tố cáo làm sai lệch hồ sơ vụ án" (tháng 6/2015): Nội dung chỉ ra những dấu hiệu và chứng cứ làm sai lệch hồ sơ vụ án. Nhiều lời khai, bút lục,... bị rút ra hoặc đưa vào hồ sơ vụ án gây bất lợi cho bị cáo dẫn đến việc truy tố, xét xử gây oan sai cho tử tù Hồ Duy Hải. Song rất tiếc, 3 đơn trên không được chấp nhận và xem xét thấu đáo theo luật định. Một chi tiết rất khó hiểu, trong đơn tố giác tội phạm, gia đình Hồ Duy Hải ghi rõ: "Nguyễn Văn Nghị nhiều khả năng chính là hung thủ giết hại dã man 2 nữ nạn nhân"! Nhưng CQĐT đã không tìm được Nguyễn Văn Nghị (nghi can số 1 mà CQĐT đã xác định), thế vào lại đưa ra một người khác, tuy có tên là Nghị, nhưng lại là Nguyễn Hữu Nghị (không phải là người mà gia đình Hồ Duy Hải tố giác), để rồi kết luận Nghị này vô can, vì anh ta có chứng cứ ngoại phạm!? ******* Hơn chục năm qua, Đảng và Nhà nước đã và đang tiến hành công cuộc Cải cách Tư pháp mà trọng tâm là cải cách ngành Tòa án để không xảy ra những vụ án oan sai, điển hình như các vụ Nguyễn Văn Chấn (Bắc Giang), Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận), Đỗ Đăng Dư (Hà Nội), Ngô Thanh Kiều (Phú Yên), Nguyễn Văn Chưởng (Hải Phòng) và gần đây là vụ Hàn Đức Long (Bắc Giang), v.v... Muốn thực sự xây dựng Nhà nước pháp quyền, điều kiện tiên quyết là không thể thiếu vắng nền Tư pháp công minh, trong sạch, liêm chính, và trên hết là thượng tôn pháp luật, hay nói một cách khác dễ hiểu là phải có một nền Tư pháp tử tế! Theo Điều 273 Bộ luật TTHS 2003 và Điều 371 Bộ luật TTHS 2015, khi có 1 trong 4 căn cứ theo quy định là đủ điều kiện để kháng nghị giám đốc thẩm. Vụ án Hồ Duy Hải này không chỉ có 1 mà có đủ cả 4 căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm! Điều này đã được Đoàn Giám sát của Quốc Hội về tình hình án oan sai, sau khi xem xét kỹ vụ án Hồ Duy Hải, ngày 20/3/2015, đã thống nhất gửi văn bản yêu cầu "kháng nghị giám đốc thẩm"! Không chỉ gia đình, mà cả 3 luật sư bào chữa và nhiều ĐBQH là thành viên của Ủy ban Tư pháp Quốc Hội cũng kiến nghị "kháng nghị giám đốc thẩm"! Song không hiểu lý do gì mà Chánh án TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC vẫn lắc đầu từ chối, không chấp nhận "giám đốc thẩm" vụ án này? Nhưng quả là đại phúc (dù chỉ là tạm thời) cho gia đình Hồ Duy Hải, trưa 4/12/2015, khi biết tin ngày 5/12/2015 sẽ thi hành án tử tù Hồ Duy Hải, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lập tức yêu cầu hoãn thi hành án. Mọi người thở phào nhẹ nhõm! Từ đó đến nay, đã 3 năm rưỡi rồi nhưng chưa có diễn biến gì mới. Tuy mới chỉ là hoãn thi hành án tử hình chứ chưa phải bản án tử hình đó được xét lại (giám đốc thẩm), nên tính mạng Hồ Duy Hải vẫn cồn bị treo lơ lửng và có thể bị thi hành bất cứ lúc nào! Nếu TANDTC và VKSNDTC chấp thuận giám đốc thẩm vụ án này theo kiến nghị của gia đình và của 3 luật sư bào chữa cho Hồ Duy Hải, đặc biệt là của Đoàn Giám sát của UBTV Quốc hội tháng 3/2015, điều này sẽ góp phần không nhỏ vào công cuộc Cải cách Tư pháp, giúp nước ta đẩy nhanh hội nhập với thế giới, làm cho xã hội ta công bằng hơn và tốt đẹp hơn, góp phần xây dựng nước ta sớm trở thành Nhà nước Pháp quyền, thực sự là của dân, do dân và vì dân! Và việc này cũng sẽ ít nhiều khôi phục lại lòng tin của nhân dân trên toàn quốc cũng như của người dân tỉnh Long An vào hệ thống TƯ PHÁP và CÔNG LÝ nước nhà! Khoản 2 Điều 379 Bộ luật TTHS 2015 quy định thời hiệu kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm như sau: "Việc kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ thời điểm nào, kể cả trong thời điểm người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ". Với thời hiệu "Kháng nghị giám đốc thẩm" như trên, mặc dù 2 cấp có thẩm quyền vừa qua đã nói KHÔNG với kiến nghị này của Đoàn giám sát UBTV Quốc hội cũng như của gia đình và 3 luật sư bào chữa cho Hồ Duy Hải thì cũng không ngăn cản được mãi những đòi hỏi, yêu cầu đòi công lý cho tử tù Hồ Duy Hải! Rồi đây thân nhân và các luật sư của Hồ Duy Hải sẽ tiếp tục yêu cầu kháng nghị giám đốc thẩm đến cùng để minh oan cho tử tù này, cho dù Hồ Duy Hải có bị hay chưa bị thi hành án tử hình! Hà Nội, ngày 23/5/2019. N.Đ.Q. Đón đọc: Phần 2: "QUAN CHỨC và ĐẢNG VIÊN TRƯỚC PHÁP ĐÌNH" | |||||||
Posted: 24 May 2019 10:49 AM PDT Lại còn thế này nữa: "Thế giới khắp gần xa Học tập các báo cáoChống tham nhũng của ta". Tôi đố các bác biết Quan nào nói câu này? Phó tổng thanh tra Lượng Đã nói thế gần đây. Nổ đến thế là khủng. Khủng cả cái vô minh. Thế giới nó nói thế Là đang cười diễu mình. Ông này ngu, tưởng thật, Liền đưa lên truyền thông, Vì nghĩ dân Đại Việt Ai cũng ngu như ông. Chờ đấy, rồi mai mốt Bọn thế giới sang ta Học cách bán chổi đót Để trở thành đại gia. Chúng sẽ khen cụt lưỡi Các báo cáo của ông. Rồi phấn đấu, học tập. Chắc ông sẽ hài lòng? * Thói ăn tục nói phét Vốn có từ xa xưa Được nâng thành nghệ thuật Thời nay ở Xứ Lừa. ________ KHÔNG HỀ CÓ THAM NHŨNG! Thanh Tra vừa cho biết, Từ đầu năm, tin không, Không hề có tham nhũng Ở chín tỉnh Sông Hồng. Vậy, thằng quốc tế láo, Dám vu oan cho ta Đứng đầu bảng tham nhũng, Nhằm bôi nhọ nước nhà. Vậy, thằng dân nói xấu Quan phụ mẫu của mình. Không hề có tham nhũng, Rõ ràng và phân minh. Tương tự, không hề có Việc mua chức xưa nay. Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Đã khẳng định điều này. Tức là người nào tố Phải đút lót tiền, quà Mới được làm công chức Là vu khống quan ta. Thế đấy, mười một tháng Không vụ tham nhũng nào Ở chín tỉnh Miền Bắc. Không thể không tự hào. Các bác tự kết luận: Một, về các thanh tra. Hai, có hay không có Tham nhũng ở nước ta. Cà phê ngon, nắng đẹp, Tớn lên xem truyền hình, Rồi cáu, ngồi đuỗn mặt, Tiếc tiền thuế của mình. __________ TRÒ HỀ Ta, đứng đầu thế giới Về quan gian, quan tham. Thế mà kê tài sản, Các quan của Việt Nam Lại đứng đầu thế giới Về liêm khiết mới tài: Chỉ một người gian dối Trong một triệu người khai. Không ai không thấy chán Bộ máy hành chính công. Thế mà lấy ý kiến - Ai ai cũng hài lòng! Có đúng hề không nhỉ, Trò hề không giống ai? Lại tiếc tiền đống thuế. Thôi, tắt mẹ thằng đài. PS Nhà nước, hơn ai hết, Phải trung thực, kỷ cương. Chứ nói phét, chắc chắn Dân khinh và coi thường. | |||||||
Posted: 24 May 2019 10:40 AM PDT Nguyễn Đình Cống
Trong Hội nghi 10 của BCH TƯ ĐCSVN, TBT Nguyễn Phú Trọng nêu 3 câu hỏi, trong đó có vần đề : "Đổi mới chính trị có phải là đổi mới chế độ chính trị không? Đổi mới chính trị là đổi mới hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy, nhân lực, phương thức, lề lối làm việc… hiểu cho đúng những cái đó" Tuy ông rào trước rằng : " Có tính chất gợi mở", nhưng nhiều người thông qua đó mà đoán già đoán non về thâm ý của ông. ĐCS rất thích dùng từ "đổi mới", trong khi có nhiều việc thực ra là sửa sai. Với nền chính trị của VN hiện nay nên dùng từ cải cách có lẽ sát đúng hơn. Gần đây cải cách ( hoặc đổi mới) chính trị (hoặc thể chế) đã được các nguồn tin Lề Dân và Lề Đảng bàn nhiều. Đó là việc đổi mới chính trị cùng với đổi mới kinh tế. Phải chăng mọi người đã thầm nhuần được rằng sự phát triển hoặc thất bại của quốc gia phụ thuộc vào thể chế chính trị và thể chế kinh tế. Mỗi thể chế có 2 trạng thái chính là dung hợp và chiếm đoat ( sách Tại sao các quốc gia thất bại). Chế độ nhà nước có nhiều kiểu khác nhau, nhưng chế độ hoặc thể chế chính trị thường quy về 2 nhóm là dân chủ và độc tài. Dân chủ ứng với trạng thái dung hợp, độc tài ứng với trạng thái chiếm đoạt. Mỗi nhóm có các mức độ cao thấp khác nhau. Độc tài nói chung là xấu, nhưng không hẳn hoàn toàn xấu, vì một số nước nhờ có độc tài trong thời gian ngắn, do người đứng đầu có đạo đức và tài năng mà ngăn được rối loạn, củng cố được quyền lực để phát triển. Đó là Singapore thời kỳ đầu của Lý Quang Diệu, Nam Hàn thời Pắc Chung Hy, nước Nga thời Pi e đại đế, Trung hoa thời Khang Hy v.v…Dân chủ nói chung là tốt, nhưng không hoàn toàn tốt , vì có lúc cũng xẩy ra rối loạn.. Vấn đề quan trọng là phẩm chất của những người cầm quyền. Đất nước sẽ phát triển tốt đẹp khi chính quyền được những người có tài năng và đạo đức quản lý. Họ là những tinh hoa của dân tộc. Khi chính quyền lọt vào tay những kẻ vừa ngu vừa tham, nhưng có nhiều thủ đoạn, có nhiều âm mưu thì bọn thống trị vừa củng cố quyền lực và vơ vét tài sản, vừa phá nát đất nước và khống chế nhân dân. Khi chính quyền lỡ bị rơi vào tay bọn ngu và tham, nếu là thể chế dân chủ thì chúng chỉ có thể gây tai họa cho đất nước trong thời gian ngắn, chúng sẽ nhanh chóng bị dân loại bỏ.. Nhưng nếu bọn thống trị tạo lập được độc tài rồi trở nên ngu và tham thì rất nguy cho dân tộc, chúng kéo dài chưa biết đên bao lâu. Thông thường cải cách từ thể chế độc tài, chiếm đoạt trở thành thể chế dân chủ, dung hợp, nhưng cũng có khi ngược lại. Đó là lúc nền dân chủ rơi vào tay bọn ngu dốt, huyênh hoang, chúng không quản lý được, để cho xã hội bị hỗn loạn lâu dài. Cần phải tạm thời có bàn tay cứng rắn để xiết chặt kỷ cương. Khi đặt ra việc cải cách, trước hết cần có đánh giá thực trạng xã hội tương đối chính xác, phải nhìn thẳng vào sự thật chứ không chỉ dựa vào các báo cáo một chiều. Hiện nay Lề Đảng và Lề Dân có những đánh giá rất khác nhau về xã hội VN. Khác nhau về mức độ, về nguyên nhân. Từ đó hai Lề đề ra những biện pháp và bước đi hoàn toàn khác nhau. Để có được đánh giá tương đối đúng thì hay nhất là tổ chức đối thoại giữa 2 Lề. Nếu chỉ nghe một Lề thì có khả năng chỉ mới biết được một phần sự thật . Mà một phần bánh mỳ là bánh mỳ, còn một phần sự thật nhiều khi là dối trá. Ông Trọng đưa ra câu hỏi thăm dò, định tìm ý tưởng trong các UV BCH TƯ, trong Hội đồng lý luận, trong các trí thức của Đảng. Nếu vậy thì có nhiều khả năng ông chẳng tìm được gì hết. Phần lớn họ là những người thích và chỉ có thể nói theo. Nếu thực sự ông muốn tìm con đường mới cho Đảng, muốn cải cách ( hoặc đổi mới ) chính trị thì rất nên mời các nhà hoạt động Lề Dân để các nhà lý luận của Đảng đối thoại với họ. Tốt nhất là ông chủ tọa các buổi đối thoại để nếu cần thì đặt câu hỏi cho cả 2 bên, hoặc ông ngại xuất đầu lộ diện thì cứ cho thu hình toàn bộ để xem. Hay nhất là đối thoại công khai, nhưng chắc rằng các nhà lý luận của Đảng chưa dám nhận. Vậy cứ tổ chức đối thoại kín cũng được, nhưng phải trên cơ sở bình đẳng, thiện chí. Mục đích của đối thoại là hợp tác để cùng nhau tìm sự thật. Nên đối thoại theo từng vấn để, thí dụ các vấn đề sau : Thực trạng xã hội; Chủ nhĩa Mác Lê; Vai trò cầm quyền của Đảng; Viết lại điều lệ đảng; Vai trò kinh tế quốc doanh v.v… Mỗi vấn đề có thế cần đối thoại trong nhiều buổi. Có thể tổ chức đối thoại đồng thời một số vấn đề ở những địa điểm khác nhau. Một câu hỏi vô cùng gay cấn là : Phải chăng Đảng đã chiếm đoạt quyền của dân và rõ nhất là tạo ra một Quốc hội bị lệ thuộc. Việc đầu tiên của cải cách nên từ Quốc hội. Hãy để cho dân bầu ra một Quốc hội xứng đáng theo một số tiêu chí sau : + Bỏ cách Đảng cử dân bầu, bỏ đặc quyền của Mặt trận lập danh sách ứng viên, bỏ việc đưa ứng viên tự do ra truy hỏi ở cơ sở, bỏ việc hạn chế số ứng viên tại mỗi đơn vị bầu cử, bỏ việc vận động bầu theo cơ cấu ( cho đủ thành phần đại diện). + Đại biểu QH phải là những chính khách, phải có tranh cử. Đại biểu QH không thể đồng thời là cán bộ của cơ quan hành pháp hoặc là chủ đích thực của doanh nghiệp. + QH phải hoạt động độc lập, tuân theo Hiến pháp, không bị chi phối bởi Trung ương Đảng hoặc Bộ Chính trị + Chủ tịch QH phải được bầu trên cơ sở tranh cử. Bãi bỏ việc Bộ Chính trị cử Chủ tịch QH. Việc quan trọng tiếp theo (nhưng cũng nên làm ngay) là chuyển đổi từ một đảng lãnh đạo cách mạng và nắm giữ chính quyền theo lối toàn trị thành một đảng chính trị cầm quyền. Việc này nên tham khảo Đảng Hành động nhân dân của Singapore. Trước mắt, nếu ông Trọng quả thật có thiện chí thì đừng xem những người ở Lề Dân là thế lực thù địch, là phần tử thoái hóa biến chất. Ông hãy cho điều tra kỹ những người như Hà Sĩ Phu, Tương Lai, Nguyễn Trung, Chu Hảo, Nguyên Ngọc, Nguyễn Quang A, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Đình Cống v.v.. xem thực chất họ là người thế nào. Ông hãy tiếp xúc và nghe trực tiếp từ họ xem . Riêng tôi có thể nói chuyện với ông hoặc với Hội đồng lý luận về lĩnh vực xây dựng đảng, về những sai lầm của Mác Lê. Trước hết là quốc hội Khi giải thích "đổi mới chính trị" là đổi mới cái gì, ông Nguyễn Phú Trọng đã nói trong Diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương 10/Khóa đảng XI ngày 12/01/2015 như sau: "Tiếp tục đi sâu phân tích làm rõ hơn các đề xuất liên quan đến vấn đề "đổi mới đồng bộ hơn giữa chính trị và kinh tế." Phải nắm vững và khẳng định: Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng ta, Nhà nước ta, mà là đổi mới cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy, kiện toàn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đổi mới phương thức công tác, lề lối làm việc, cải cách hành chính, chống tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu gây phiền hà cho dân, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia". Cũng với nội dung này, theo bản tin của báo VnExpress ngày 10/04/019, thì: "Trả lời câu hỏi phải chăng định hướng xã hội chủ nghĩa đã nhạt dần? Tổng bí thư cho hay Việt Nam trước sau kiên định theo chủ nghĩa xã hội, đổi mới nhưng không đổi màu, nhiều thành phần kinh tế nhưng phải đi lên chủ nghĩa xã hội. Ông thông tin, cách đây hai hôm Tiểu ban văn kiện họp để chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ 13, đã yêu cầu phải kiên định cương lĩnh, không ai được nói trái, làm trái cương lĩnh". | |||||||
Posted: 24 May 2019 10:24 AM PDT
Chúng tôi, những cử tri quan tâm đến hiện tình đất nước, qua đài truyền hình, biết được chương trình nghị sự Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XIV, kiến nghị với Quốc hội mấy vấn đề sau đây: 1.- Trước phiên họp này, báo và đài đã đưa tin dồn dập vể 3 cuộc họp do ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư ĐCSVN, Chủ tịch Nước CHXHCNVN chủ trì. Tại đó ông Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước đã nên lên những câu hỏi lớn liên quan đến vận mệnh đất nước và đời sống của toàn dân như: – Có nên 'xóa bỏ' thành phần kinh tế nhà nước hay không? – Đổi mới chính trị có phải là đổi mới chế độ chính trị không? – Có cần phải sửa đổi điều lệ của Đảng CSVN hay không? Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị TƯ lần thứ 10 ông dẫn dụ nhiều điều, song chủ yếu vẫn là những câu hỏi: – Chiến lược là thế nào? Chúng ta định hướng mốc là đến năm 2026 là mốc, năm 2030 là mốc rất quan trọng (100 năm thành lập Đảng) và đến năm 2045 (100 năm thành lập nước). – Vậy chúng ta định hướng, hình dung ra nước ta vào năm 2030 sẽ là thế nào? – Đến năm 2045 nước ta sẽ hình dung như thế nào? – Thời kỳ quá độ là thế nào? – Đổi mới Chính trị và đổi mới kinh tế là thế nào … Ông nhắc đi nhắc lại nhiều lần câu "Khó lắm các đồng chí ạ, cả lý luận và thực tiễn, phải hiểu biết rất sâu sắc thực tế, cả trong nước và quốc tế". Ông đưa ra một ví dụ "chỉ riêng về tên của văn kiện cho Hội nghị 10 lần này khi đưa ra Trung ương thảo luận còn dự kiến 112 tên gọi khác nhau" và ông cho biết "riêng cái đó đã cãi nhau rồi". Chúng tôi hiểu rằng, những vấn đề ông Trọng nêu lên tuy không mới, nhưng đã chạm đến những vấn đề có ý nghĩa lớn về lý luận cũng như về thực tiễn đối với sự tồn tại và phát triển của đất nước ta từng được đặt ra nhiều năm qua. Nếu chỉ tính từ khi ông Nguyễn Phú Trọng giữ trách nhiệm Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương cho đến khi đảm nhiệm vai trò Tổng Bí thư năm 2011, vấn đề đó đã được nhiều lần đặt ra nhưng chưa hề được thảo luận một cách nghiêm túc, thậm chí những người dám thẳng thắn nêu lên trên các diễn đàn chính thức đều bị gạt bỏ, bị phê phán. Nay, dưới sức ép của cuộc sống, ông Nguyễn Phú Trọng chính thức đặt lại những vấn đề ấy trong những cuộc họp quan trọng nhằm định hướng cho sự phát triển đất nước trong bối cảnh mới của những biến động dữ dội trên thế giới và trong khu vực. Ấy thế mà, trong chương trình nghị sự của phiên họp Quốc hội khai mạc ngày 20.5.2019 chúng tôi không thấy có nội dung hết sức quan trọng nói trên. Vì thế chúng tôi thấy cần lên tiếng. 2.- Chúng tôi kiến nghị Quốc hội cần bổ sung vào Chương trình nghị sự của Kỳ họp này một mục quan trọng hàng đầu là thảo luận về những vấn đề vừa cấp bách vừa lâu dài đến quốc kế dân sinh, không những thế có ý nghĩa trực tiếp và sâu xa đến vận mệnh đất nước nhằm bước đầu nêu lên những kiến giải cho các câu hỏi đang còn bị bỏ lửng mà ông Tổng Bí thư, đồng thời là Chủ tịch Nước vừa nêu lên, nhưng ông lại vắng mặt trong mấy ngày vừa qua. Nếu vì chương trình nghị sự đã quá tải thì nên tạm lùi lại một vài vấn đề ít quan trọng hơn so với những vấn đề vừa đặt ra. Nhược bằng không thể đẩy lùi nội dung đã dự định thì cần kéo dài thêm thời gian của phiên họp này để Quốc hội thảo luận và đề xuất những gợi ý bước đầu cho những vấn đề lớn vừa được đặt ra. 3.- Cùng với kiến nghị trên, để làm điểm tựa vững chắc cho những kiến giải của Quốc hội sau này về những vấn đề có liên quan đến vận mệnh của đất nước và cuộc sống của mọi tầng lớp nhân dân, chúng tôi kiến nghị, cần có trưng cầu dân ý về một vài vấn đề thiết yếu nhất trong số những vấn đề vừa nêu trên, ví dụ: "Đổi mới chính trị có phải là đổi mới chế độ chính trị không", hoặc "Có nên 'xóa bỏ' thành phần kinh tế nhà nước hay không". Đây là điều mà chúng ta chưa hề thực hiện, mặc dầu Luật trưng cầu ý dân đã được Quốc hội biểu quyết ngày 25.11.2015 và đã có hiệu lực từ ngày 1.7.2016. Cùng với việc trưng cầu ý dân, cần có những cuộc lấy ý kiến những người giàu tâm huyết, quan tâm đến vận nước, có tri thức khoa học chuyên sâu trên những lĩnh vực lý luận và thực tiễn, theo dạng những "hội nghị Diên Hồng" nhỏ, nhằm khởi động ý chí tự lực tự cường, tạo nên một sức lan toả mạnh mẽ và rộng lớn trong mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là trí thức, nhân sĩ trong và ngoài nước cùng với lớp tuổi trẻ năng động, sáng tạo đang cần được tự thể hiện sức mạnh và ý chí, tạo ra nội lực để bứt lên. 4.- Cùng với những điều trên, chúng tôi kiến nghị cần thay đổi cách tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội trước kỳ họp và sau kỳ họp mà lâu nay vẫn tiến hành: Để nghe cho được tiếng nói thật của dân, những tiếng nói trung thực, thẳng thắn chứ không phải là những lời tụng ca hay phê bình được gợi ý theo cách "mớm cung" cho một số cư dân đã được công an, chi bộ, chính quyền cơ sở chọn trước, rồi cơ quan Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở làm nhiệm vụ giới thiệu và chủ trì. Dân có quyền đến dự cuộc gặp mặt cử tri ở bất cứ nơi nào mà họ muốn. Và dân cũng đủ tỉnh táo và sâu sát để loại bỏ những kẻ quấy rối. Chỉ cần nhà cầm quyền thật bụng tin dân. Đó là cách tốt nhất để đại biểu Quốc hội tiếp xúc được với người dân và lắng nghe tiếng nói thật của họ. Chúng tôi kiến nghị những vấn đề trên nhằm góp phần giải toả những lúng túng của ông Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: "Khó lắm, cả lý luận và thực tiễn, phải hiểu biết rất sâu sắc thực tế, cả trong nước và quốc tế". Vì "khó lắm" nên phải tìm hiểu lời giải từ dân, lắng nghe dân, thật bụng tin dân. Kính gửi Quốc hội lời chào trân trọng. Tp Hồ Chí Minh, Ngày 23.5.2019 – Lê Công Giàu, nguyên Tổng Thư ký Tổng hội Sinh viên Sài Gòn 1966, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Sài gòn 1975, nguyên Phó Tổng Giám đốc Saigon Tourist, Chủ tịch HĐQT Hãng Hàng không Pacific Airline, nguyên Giám đốc Công ty SAVIMEC, FTDC, ITPC – Huỳnh Tấn Mẫm, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, Đại biểu Quốc Hội Khóa VI, nguyên Ủy viên Mặt trận Tổ quốc Tp Hồ Chí Minh, nguyên Tổng Biên tập Báo Thanh Niên – Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức yêu nước Tp Hồ Chí Minh – Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, thành viên Tổ Tư vấn Võ Văn Kiệt https://baotiengdan.com/2019/05/24/kien-nghi-gui-quoc-hoi/ | |||||||
Posted: 24 May 2019 10:14 AM PDT Bớt đi ... một chút tượng đài Bớt đi ...lễ hội rực trời pháo hoa Bớt đi ...đại yến gần xa Bớt khoe ..hoành tráng nước ta còn nghèo Bớt đi công cán bồ theo Xe công siêu độc học leo con trời Công trình ngàn tỉ để đời Bỏ không hoang phí khiến người xót xa Bớt đi ông lớn nhiều nhà Ăn chơi trác táng xa hoa tiền chùa Bớt đi những tiếng nói thừa Vẽ vời hội họp bán mua chức quyền Bớt đi đấu đá triền miên Tranh quyền đoạt vị nhìn xem ..dân nghèo Đi học đứa lội đứa trèo Mong manh mạng sống hoạ treo đỉnh đầu Đặc nhiệm Mỹ phải cúi đầu Dân ta thật giỏi trẻ trâu càng tài Chắp tay bái phục các ngài Huấn luyện trẻ nhỏ toàn bài đặc công Nghe khen sao nhói buốt lòng Nghe khen đau xót ai không tủi sầu?!! Ước mơ xa vợi cây cẩu Nhỏ nhoi cũng được cần đâu lớn gì Chỉ cần các cháu được đi Học thêm con chữ xanh rì tương lai Không còn bơi vượt sông dài Không đu dây lượn như loài ..TăcZăng (St) | |||||||
Posted: 24 May 2019 10:07 AM PDT Theo lời kể của bố tôi - khi ông còn là Bí thư đảng ủy, kiêm chủ tịch một xã điểm của tỉnh Hà Tây lúc ấy, thì trong lần về thăm và nói chuyện tại huyện Chương Mỹ, ông Trường Chinh đưa ra dự đoán sau 18 năm kể từ kế hoạch năm năm lần thứ nhất, miền Bắc sẽ hoàn thành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Theo những gì tôi được học, thì sau giai đoạn đó sẽ là thời kỳ giai đoạn đầu của Chủ nghĩa cộng sản!Năm 1978, đúng cái mốc ông Trường Chinh đặt ra, cả nước chỉ còn thoi thóp vì đói. Đám sinh viên chúng tôi thì gần chết đói, nếu không có hạt bobo nguyên vỏ viện trợ từ nước ngoài. Loại mạch này ăn vào chỉ vài tiếng là buồn đi ỉa, vì nó quá nhiều bã. Năm 1976, ông Lê Duẩn công bố chiến lược phát triển đất nước, với mục tiêu lớn là 21 triệu tấn lương thực (cho khoảng gần 40 triệu người dân), phấn đấu mỗi nhà có một cái ti vi và tủ lạnh. Thời điểm đó dự tính là vào năm 1980. Đó cũng là năm, nói như bố tôi, đến cái quần đùi cũng không có mà mặc. Ở Hòa Bình, tôi và ba thằng bạn học khác bắt thăm được quyền mua rẻ một cái váy của bà đầm hảo tâm nào đó. Chắc đang mặc bà tụt ra ném vào thùng của nhóm quyên đồ từ thiện cho Việt Nam khi họ đi qua, vì thế vẫn còn nguyên mùi da thịt…Tây! Bốn thằng tôi hăm hở bán lại cho một hiệu may, được số tiền chênh lệch mua đủ một con gà. Nhưng môi chưa kịp hết nhờn mỡ gà, thì cả bốn thằng bị gọi lên Ban giám hiệu, bắt nộp lại cái váy, vì có đơn kiện xuất váy đó quá sộp! Kết quả chúng tôi phải lao động lấy củi một tuần đề bù thiệt hại cho những người không gặp may như chúng tôi.Khoảng đầu những năm 1980, ông Phạm Văn Đồng đầy tự tin bảo các vị khách Mỹ vô cùng hiếm lúc ấy là năm 2000 mời các ngài trở lại đây, để chứng kiến sự ưu việt mô hình của chúng tôi. Cụ Đồng đúng là người có máu hài hước, bởi năm 2000 chúng ta đứng gần cuối bảng thế giới về thu nhập, vẫn thuộc nhóm quốc gia đói rách.Trong Hội nghị vừa diễn ra, Giáo sư Trọng rất thẳng thắn bảo rằng, năm 2001 nghị quyết đề ra nước ta cơ bản là nước công nghiệp vào năm 2020 (tức là sang năm), nhưng giờ thử nhìn xem? Ý Giáo sư (dù ngài không nói ra) là nghị quyết nói tào lao, ảo tưởng đến mức hoang tưởng! Đến cái đinh ốc đạt chuẩn còn phải loay hoay, công nghiệp nỗi gì! Giờ là "tập trung trí tuệ" bàn đến tầm nhìn năm 2045! Khi đó nước ta thành cái nước gì? Có thể Giáo sư Trọng đã có câu trả lời, nhưng rút kinh nghiệm, Ngài không nói ra, mà hỏi đám ngồi bên dưới? Các anh trả lời đi, năm 2026, năm 2030 rồi năm 2045 nước ta hình dung nó thế nào? Xin thưa, Ngài đang hỏi nhầm đối tượng? Cái đám già nua cũ kĩ ngồi vờ vịt nuốt từng lời Ngài, được đào tạo không phải để lo cho tương lai, mà chỉ đủ sự khôn lỏi để tính chuyện họ sẽ chết thế nào, cất giữ tiền bạc ra sao, mồ mả nên giấu ở đâu? Cả cái đám đang được quy hoạch, là nguồn của đại hội tới cũng không phải là đối tượng để Ngài có thể trông đợi. Họ còn lại sau khi cái quy trình tuyển chọn của chế độ đã lọc hết sạch người tài, từ những vòng ngoài. Ngài sẽ vô cùng khó khăn để tìm được trong số đó, dù chỉ một vài người có tấm lòng lớn với xã tắc. Họ được lập trình để không còn cái phẩm giá linh thiêng ấy. Họ được đòi hỏi là chỉ cần và chỉ biết yêu đảng. Họ chỉ phải nhớ còn đảng còn họ! Riêng năng lực cho chuyện đó thì họ có thừa, bởi vì yêu đảng thì chỉ cần hô lên là xong, sụt sịt vung tay thề bồi là xong, luôn miệng nói tuyệt đối trung thành là xong. Nhưng yêu nước cần gấp một ngàn lần những phẩm chất mà đảng của Ngài đòi hỏi ở một đảng viên. Yêu nước khó gấp một vạn lần yêu đảng. Sự dối trá đang tàn phá đất nước đến tận móng và sẽ chưa dừng lại, chừng nào vẫn còn cách thức đánh giá năng lực cán bộ như hiện nay. Vì thế, câu trả lời cho câu hỏi của Ngài (và cũng là hy vọng của tôi) thuộc về những đứa trẻ giờ này đang học "Bức tranh của em gái tôi", trước hết để chúng biết yêu người bên cạnh mình, yêu ông bà cha mẹ anh em ruột thịt mình, hoặc ít nhất thì cũng biết yêu hoa lá trong vườn, con vật nuôi trong nhà, chứ không phải thứ tình yêu nhân loại chung chung. Đã quá đủ thời gian và sự trải nghiệm để Ngài rút ra những bài học cay đắng và đưa đất nước rẽ nhanh sang một con đường khác. Sứ mệnh đó đang được trao cho Ngài với thời gian chỉ còn rất ít! Một sự thay đổi trong hòa bình là thượng sách cho tương lai của dân tộc này. Nếu Ngài né tránh hiện thực đó, công sức và tâm huyết của Ngài đang đổ ra sẽ chẳng khác nào dã tràng xe cát.__________________________________________________ "Bức tranh của em gái tôi", tác phẩm của Tạ Duy Anh, trong chương trình sách ngữ văn lớp sáu. | |||||||
SỬA ĐỔI ĐIỀU LỆ ĐẢNG: NHỮNG ĐỒN BỐT PHẢI NHỔ Posted: 24 May 2019 10:01 AM PDT Nguyễn Ngoc Chu Lịch sử là hôm qua và hôm nay. Không phải cần đến trăm năm, mà sau một ngày đã bị Lịch sử phán xét. Đương quyền thì còn che chắn. Hết quyền thì số phận sẽ khác. Hãy để lại một số phận tốt đẹp để khộng bị lưỡi kiếm Lịch sử hạ xuống sau khi hết quyền lực. Không phải cho riêng mình, mà cho con cháu đời sau. SỬA ĐỔI ĐIỀU LỆ ĐẢNG: NHỮNG ĐỒN BỐT PHẢI NHỔ Như đã đề cập ở bài viết SỬA ĐỔI ĐIỀU LỆ ĐẢNG LÀ ĐÒI HỎI BỨC BÁCH CỦA CUỘC SỐNG, việc sửa đổi Điều lệ Đảng đã được TBT Nguyễn Phú Trọng đặt ra trong Diễn văn khai mạc Hội nghị Trung ương 10 ngày 16/5/2019: "Báo cáo chuyên đề thứ 2 rất quan trọng là báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và việc thi hành Điều lệ Đảng, để xem xét có cần thiết phải sửa đổi Điều lệ Đảng tại đại hội sắp tới hay không? " Ở đây chỉ nhấn mạnh đến ba vấn đề mang tính kim chỉ nam được viết đầu tiên ngay trong phần mở đầu "Ðảng và những vấn đề cơ bản về xây dựng Ðảng" của Điều lệ Đảng thông qua tai Đại hội XI: "Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc. Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản. Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại, nắm vững quy luật khách quan, xu thế thời đại và thực tiễn của đất nước để đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân." Nói gọn lại, ba vấn đề lớn cần phải thảo luận để sửa đổi Điều lệ Đảng là: 1. Đảng của ai? 2. Mục đích xây dựng đất nước của Đảng là gì? 3. Về chủ nghĩa nền tảng tư tưởng của Đảng. Sửa đổi Điều lệ Đảng không chỉ ba vấn đề này. Nhưng ba vấn đề này là then chốt. Có tháo được then chốt thì mới đi tiếp đến các điều sau. Vì thế ngoài những điều đã đề cập trong SỬA ĐỔI ĐIỀU LỆ ĐẢNG LÀ ĐÒI HỎI BỨC BÁCH CỦA CUỘC SỐNG, cần thiết phải nói cụ thể hơn về ba điều này. II. QUAN HỆ MÁU MỦ QUÝ HƠN QUAN HỆ NGHỀ NGHIỆP. DÂN TỘC QUÝ HƠN GIAI CẤP. HY SINH VÌ DÂN TỘC CHỨ KHÔNG HY SINH VÌ GIAI CẤP. Xin lấy thí dụ một gia đình nông dân có 6 người con. Người con cả ở nhà làm ruộng với bố mẹ. Người con thứ hai, thứ ba, thứ tư lên thành phố. Người con thứ hai đi buôn rất giàu có. Người con thứ ba làm thầy giáo. Người con thứ tư làm công nhân. Người con thứ năm đi tu. Người con thứ sáu đi theo đạo thiên chúa rồi được học làm giám mục. Đến một ngày cải cách ruộng đất. Người con thứ tư là công nhân kết tội anh cả là địa chủ, kết tội anh hai là tư sản, kết tội anh ba là trí thức, đòi phá chùa của em thứ năm, đòi lấy đất nhà thờ của em thứ sáu. Bố mẹ khóc mà rằng: "Các con là do bố mẹ sinh ra, là máu mủ ruột rà. Anh em có trước nghề nghiệp. Anh em có trước tôn giáo. Anh em quý hơn nghề nghiệp. Anh em quý hơn tôn giáo. Không thể lấy nghề nghiệp làm mục đích để anh em tàn sát lẫn nhau". Thí dụ trên có mặt ở khắp nước ta. Thí dụ trên nói lên tất cả. Anh em có trước nghề nghiệp. Dân tộc có trước giai cấp. Anh em quý giá hơn nghề nghiệp. Dân tộc quý giá hơn giai cấp. Bạo lực giai cấp là một tội lỗi của nhân loại. Bạo lực giai cấp đã tàn phá đất nước, đã mang đến nội chiến, đã hủy hoại sức sống của Dân tộc. Bởi thế Đảng muốn tồn tại dài lâu thì phải là Đảng của Nhân dân, của Dân tộc, chứ không thể là Đảng của giai cấp. Thêm nữa, hãy thử hỏi 4,5 triệu đảng viên, họ vào đảng vì Dân tộc hay vì giai cấp công nhân? Nếu Đảng là của gia cấp công nhân thì chỉ có công nhân gia nhập. Nếu Đảng là của giai cấp nông dân thì cũng chỉ có nông dân gia nhập. Tất cả những người đã gia nhập Đảng là vì mục đích giải phóng Dân tộc khỏi ách ngoại bang, chứ không vì giai cấp. Áo giai cấp là họ bị người khác khoác lên. Còn rất nhiều điều phải đề cập nữa về giai cấp. Nhưng khuôn khổ bài viết không cho phép. III. XÂY DỰNG MỘT NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ, ĐỘC LẬP TỰ DO HẠNH PHÚC. Vấn đề thứ hai, Điều lệ Đảng ghi: "Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản". Đối chiếu với tên nước thời Cụ Hồ thành lập: "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Độc lập Tự do Hạnh phúc" thì thấy có phần trùng và có phần không trùng. Như vậy, chỉ nên giữ lại phần trùng. Bỏ đi phần không trùng. Mục đích của Cụ Hồ là xây dựng một nước "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Độc lập Tự do Hạnh phúc" là rất đầy đủ rồi, cớ gì mấy người đi sau, tự nhận là học trò của Cụ Hồ lại dám chữa lại? Đã có dân chủ tất có công bằng văn minh. Đã có tự do hạnh phúc tất sẽ không có người có bóc lột người. "Dân chủ, Độc lập, Tự do, Hạnh phúc" là ước mơ của cả loài người mà không chủ nghĩa nào so sánh được. Cho nên học tập và làm theo Cụ Hồ thì phần mục đích của Đảng chỉ cần ghi: "Mục đích của Đảng là xây dựng một nước Việt Nam dân chủ, độc lập, tự do, hạnh phúc". IV. HÃY TÔN THỜ TƯ TƯỞNG CỦA CHÍNH MÌNH Vấn đề thứ ba, trong Điều lệ Đảng ghi: "Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại, nắm vững quy luật khách quan, xu thế thời đại và thực tiễn của đất nước để đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân." Từ ngàn xưa, trong quá trình dựng nước và giữ nước - dành cho đời sau có được mảnh đất tươi đẹp này - thì tổ tiên chúng ta không lấy chủ nghĩa và tư tưởng nào làm nền tảng cả. Cho nên, không làm ngược với cha ông. Đưa tranh ảnh của người xa lạ về bàn thờ tổ tiên là trọng tội với ông cha, có lỗi với con cháu. Nếu không có tư tưởng của riêng mình để tôn thờ thì cũng dứt khoát không mang tư tưởng nước khác về nhà mình tôn thờ. LƯỚI KIẾM LỊCH SỬ Ai cũng có quyền tự do bày tỏ chính kiến. Lúc khó khăn lại rất cần chính kiến của nhiều người. Vì lẽ đó mà TBT Nguyễn Phú Trọng đã nêu ra để cho các UVTƯ thảo luận. Chính kiến khác nhau là lẽ thường tình. Vấn đề càng khó càng trái ngược chính kiến. Thảo luận là để tìm ra điều hợp lý. Thảo luận không phải là mưu mô để đấu tố chính kiến. Nhưng chỉ 200 UVTƯ là chưa đủ. Cần nữa chính kiến của cả 4,5 triệu đảng viên. Trước các vấn đề hệ trọng cần ý kiến của đa số. Nếu các đảng viên cho rằng mục đích của đảng viên là vì nước vì dân thì trách nhiệm của đảng viên là phải bày tỏ chính kiến. Đừng sợ bị quy kết. Vì Dân tộc mà bị quy kết thì kẻ quy kết mới là kẻ có tội, và họ không thoát được lưỡi kiếm Lịch sử. Lịch sử là hôm qua và hôm nay. Không phải cần đến trăm năm, mà sau một ngày đã bị Lịch sử phán xét. Đương quyền thì còn che chắn. Hết quyền thì số phận sẽ khác. Hãy để lại một số phận tốt đẹp để khộng bị lưỡi kiếm Lịch sử hạ xuống sau khi hết quyền lực. Không phải cho riêng mình, mà cho con cháu đời sau. | |||||||
Posted: 24 May 2019 10:00 AM PDT Manh KimHàng năm, đến sinh nhật Hồ Chí Minh, báo chí lại nhộn nhịp các bài viết về "học tập và làm việc theo tấm gương "Bác". Năm nay không khí còn "dữ dội" hơn vì Tuyên giáo yêu cầu đẩy mạnh chiến dịch tuyên truyền nhân dịp "50 năm thực hiện di chúc Bác Hồ". Hàng trăm tờ báo đã đồng loạt đăng những bài viết na ná nhau, ca tụng "Bác" với cùng một giọng, tôn vinh "Bác" với cùng một ngôn ngữ. Nó như một vở kịch khổng lồ với cách diễn quen thuộc cùng dàn diễn viên quen thuộc. Tại lễ "biểu dương các tập thể, cá nhân thực hiện tốt học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2018-2019" vào ngày 14-5-2019, Bí thư TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân "nhắn nhủ": "Những lúc khó, cực, lúc không hài lòng với công việc, hãy nghĩ tới Bác" (Tuổi Trẻ 14-5-2019). Cùng ngày, Đảng ủy Khối Dân-Chính-Đảng TP. HCM cũng tổ chức "Lễ tuyên dương điển hình học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" và trao tặng Huy hiệu Đảng cho các đảng viên. Phát biểu tại buổi lễ, ông Dương Công Khanh, Bí thư Đảng ủy Khối Dân-Chính-Đảng TP.HCM, nói rằng cuộc đời Hồ Chí Minh là "một cuộc đời trong sáng, cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại; Người là biểu tượng cho những giá trị tốt đẹp nhất của dân tộc ta, mà nổi bật hơn là lòng yêu nước, thương dân". Ông Khanh "gửi gắm" thêm: "Để xứng đáng với Bác hơn nữa, mỗi cá nhân phải thường xuyên tự soi rọi để nhận thức một cách đầy đủ trách nhiệm của mình với mục tiêu, lý tưởng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn" (Pháp Luật TP.HCM, 14-5-2019). "Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc" là cụm từ miêu tả ngắn gọn và chính xác hoạt động tuyên truyền này. Mặc dù tạp chí Đảng Cộng sản (dangcongsan.vn) ngày 17-4-2019 viết rằng chiến dịch này thể hiện sự "sáng tạo từ cách làm" và "lựa chọn những đột phá để thực hiện theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh" nhưng kiên nhẫn đọc hàng chục, thậm chí cả trăm bài viết, liên quan nội dung tuyên truyền cũng sẽ không thấy bất kỳ "sáng tạo" hoặc "đột phá" nào. Ngôn ngữ ca tụng "Bác" cùn mòn đến sáo rỗng. Nó quen thuộc đến mức đọc câu trước, người ta có thể đoán được ý câu sau. Hàng chục năm qua, viết mãi một đề tài như thế thì còn gì để viết. Nói mãi một điều như thế thì còn gì để nói. Ca tụng mãi một người như thế thì còn gì để ca tụng. "Luộc" mãi một vở kịch cũ mèm như thế thì còn gì để "sáng tạo" trong "cách nghĩ và cách làm"! Thế nhưng hậu duệ "Bác" vẫn lặp đi lặp lại không biết ngượng. Người ta vẫn neo vào "Bác", bám vào "Bác", lợi dụng hình ảnh "Bác", và nói không ngoa, thậm chí "trục lợi" từ việc khai thác "Bác". Mỗi chiến dịch tuyên truyền hàng năm như vậy ngốn bao nhiêu tiền thuế của dân? Nó được phân bổ và chi xài như thế nào? Chẳng có cuộc "tổng kết" màn trình diễn "học tập và làm theo" nào có nêu ra minh bạch nguồn ngân sách "dành cho" "Bác". Một thực tế không thể không nhận thấy: sô diễn về "Bác" càng "hoành tráng" thì nó càng mâu thuẫn với thực trạng. Hình ảnh "Bác" càng được cố tình nâng lên thì tư cách đảng viên càng lún thấp. Đạo đức "Bác" càng được tô vẽ "sáng ngời" thì đạo đức đảng viên càng tối mờ. "Học tập và làm theo" ngày càng là một sáo ngữ rỗng tuếch mà bản thân đảng viên sau khi dự các cuộc thi "noi gương Bác" có thể sẽ cười thầm về mức độ "thuộc bài" của nhau để "trả nợ" Tuyên giáo. Vở diễn này, do đó, không chỉ diễn trên sân khấu quần chúng. Nó còn là vở diễn của đảng viên với Đảng. Vở diễn này không chỉ "gạt bà con". Đám diễn viên còn gạt nhau, bịp nhau, xem ai diễn tốt và ai làm đạo diễn tốt. "Những lúc khó, cực, lúc không hài lòng với công việc, hãy nghĩ tới Bác" – phát biểu này của Nguyễn Thiện Nhân có lẽ nhận được nhiều tiếng cười thầm nhất trong hàng ngũ đảng viên. Có lẽ không chỉ người dân, mà chính đảng viên, cũng nhìn thấy rằng sự phát triển kinh tế đất nước, sự hưng thịnh quốc gia, sự tiến bộ xã hội…, chẳng liên quan gì đến "Bác". Các cuộc phát động "học tập và làm theo", thậm chí ngay cả khi đảng viên có thực tâm "làm theo", không mảy may đóng góp vào tỷ lệ tăng trưởng GDP. Các chương trình mời vốn đầu tư nước ngoài hoặc kêu gọi sự đóng góp của cộng đồng kiều bào cũng chẳng liên quan đến "Bác". Mức độ hiện đại hóa, công nghiệp hóa, "4.0 hóa", "rồng hóa"… của tương lai quốc gia không dính dáng gì đến hình ảnh một lãnh tụ quá cố. Sự phát triển của thế giới ngày nay, kể cả trong lịch sử, cho thấy không đất nước nào xây dựng và kiến thiết "dựa trên nền tảng" ca ngợi giả dối và sáo rỗng một lãnh tụ, cho dù chỗ đứng trong quá khứ của ông ta như thế nào. Đòn bẩy đưa đất nước đi đến phú cường là chính sách đúng đắn, là thể chế thuận lòng người, là nền chính trị trong sạch được dân tin. Thay vì "học tập và làm theo Bác", hãy học tập và làm theo cách thức và con đường xây dựng quốc gia mà khu vực lẫn thế giới đang đi. Hãy thôi lấy "Bác" làm "điểm tựa". Vở diễn "yêu Bác" nhàm chán đã đến lúc cần phải hạ màn. https://www.facebook.com/nguyen.manhkim/posts/10158140972669796 | |||||||
Posted: 24 May 2019 12:39 AM PDT Thái Bá Tân "Chưa bao giờ dân chúng Tin đảng như bây giờ.Một niềm tin sâu sắc,Trọn vẹn và vô bờ". Bác thủ tướng nói thế. Quyền của bác, không sao. Chỉ xin phép được hỏi: "Thưa thủ tướng, dân nào?" Dân cũng ba bảy loại. Dân đảng - bốn triệu người. Còn dân nước, dân thật, Khoảng chín mươi triệu người. Dân đảng, dân thiểu số, Có quyền sát, quyền sinh. Dân nước phải cam chịu Người ta vu khống mình. Thế đấy, giờ mà đảng Còn nói đến niềm tin. Tin gì, tin ai nhỉ? Quên mẹ cái niềm tin. * Bác Phúc vốn nổi tiếng Có nhiều câu buồn cười. Nhưng câu này chắc chắn Thuộc loại siêu buồn cười. | |||||||
‘Kẻ cắp gặp bà già’: Tại sao Trung Quốc đáng gặp phải Donald Trump? Posted: 24 May 2019 12:26 AM PDT Tác giả: Thomas L. Friedman "China Deserves Donald Trump", The New York Times, 21/05/2019. Biên dịch: Nguyễn Quý Tâm Một anh bạn doanh nhân Mỹ làm việc ở Trung Quốc gần đây nói với tôi rằng nước Mỹ không đáng phải có một tổng thống như Donald Trump, nhưng ông ta chính xác là vị tổng thống Mỹ mà Trung Quốc đáng phải đối đầu. Nhận thức bản năng của Trump cho rằng Mỹ cần phải cân bằng lại quan hệ thương mại với Bắc Kinh, trước khi Trung Quốc trở nên quá mạnh để có thể thỏa hiệp, là chính xác. Và phải cần tới kẻ chuyên phá huỷ như Trump thì mới buộc được Trung Quốc phải chú ý. Đến lúc này khi chuyện đang xảy ra, cả hai bên cần phải nhận ra thời điểm hiện tại quan trọng đến mức nào. Sự mở cửa ban đầu giữa Mỹ và Trung Quốc hồi thập niên 1970 đã giúp khôi phục quan hệ thương mại song phương, lúc đó vẫn còn rất hạn chế. Việc chúng ta để Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001 đã giúp Trung Quốc trở thành cường quốc thương mại trong khuôn khổ những qui định vốn mang lại cho Trung Quốc nhiều ưu đãi trên danh nghĩa một nước đang phát triển. Cuộc đàm phán mới này sẽ xác định cách thức Mỹ và Trung Quốc quan hệ với nhau như hai nền kinh tế ngang ngửa, cạnh tranh nhau trong cùng các ngành của thế kỷ 21, ở một thời điểm khi mà thị trường hai bên hoàn toàn đan xen nhau. Cho nên đây không phải là tranh chấp thương mại thông thường. Đây là một vụ tranh chấp lớn. Để vụ tranh chấp này kết thúc có hậu, Trump cần phải dừng trò châm chích Trung Quốc một cách trẻ con trên Twitter (và thôi nói về việc chiến tranh thương mại "dễ ăn" như thế nào). Ông ta phải âm thầm thiết lập một thỏa thuận tái cân bằng tốt nhất mà chúng ta có thể có – dù ta không thể khắc phục mọi thứ cùng một lúc – và chuyển hướng sang chuyện khác, tránh nhảy xổ vào một cuộc chiến thuế quan dai dẳng. Và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng phải nhận thấy rằng Trung Quốc không thể tiếp tục tận hưởng những ưu đãi thương mại mà họ đã có trong 40 năm qua, ông ta sẽ khôn ngoan nếu thôi gầm gừ điệp khúc dân tộc chủ nghĩa rằng "không ai được phép bảo Trung Quốc phải làm gì" và tìm kiếm một thỏa thuận hai bên cùng thắng tốt nhất có thể. Vì Bắc Kinh sẽ không gánh nổi hậu quả của việc Mỹ và các nước khác chuyển dịch hoạt động sản xuất, chuỗi cung ứng của họ sang các nước "ABC", hay bất kỳ nơi nào trừ Trung Quốc. Đây là nguyên nhân của kết cục này: kể từ thập niên 1970, mẫu hình quan hệ thương mại Trung – Mỹ là khá nhất quán: chúng ta mua đồ chơi Trung Quốc, áo thun, giày tennis, máy móc, pin mặt trời, và họ mua của chúng ta đậu nành, thị bò và máy bay Boeing. Đến khi cán cân thương mại chệch hướng, vì Trung Quốc tăng trưởng không chỉ nhờ chăm chỉ làm việc, nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng thông minh và đào tạo dân chúng, mà còn bằng cách ép các công ty Mỹ chuyển giao công nghệ, trợ giá cho doanh nghiệp nội địa, duy trì thuế quan cao, giả lơ các qui định của WTO và ăn cắp sở hữu trí tuệ, Bắc Kinh đã tìm cách xoa dịu chúng ta bằng cách mua thêm nhiều máy bay Boeing, thịt bò và đậu nành hơn. Trung Quốc khăng khăng cho rằng họ vẫn là "nước nghèo đang phát triển", cần được bảo hộ thêm nữa sau khi đã trở thành nhà sản xuất lớn nhất thế giới tính đến thời điểm này. Tuy nhiên, mối quan hệ này đã có tác dụng đủ lâu với các công ty Mỹ để giúp Mỹ, đương kim siêu cường thế giới, đáp ứng và tạo điều kiện thiết thực cho sự vươn lên của cường quốc thứ hai tiếp theo của thế giới, đó là Trung Quốc. Hai quốc gia đã cùng nhau giúp cho toàn cầu hóa lan rộng hơn và thế giới thịnh vượng hơn. Và rồi xuất hiện một số thay đổi quá lớn không thể bỏ qua. Trước hết, Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình tuyên bố kế hoạch hiện đại hóa "Made in China 2025", hứa hẹn nguồn trợ cấp dồi dào để giúp cả doanh nghiệp nhà nước lẫn tư nhân Trung Quốc đứng đầu thế giới trong lĩnh vực siêu điện toán, trí tuệ nhân tạo (AI), vật liệu mới, công nghệ in 3D, phần mềm nhận diện, rô bốt, xe điện, xe tự hành, mạng 5G và vi mạch tân tiến. Đây là sự chuyển dịch tự nhiên khi Trung Quốc mong muốn thoát khỏi nhóm các nước thu nhập trung bình và giảm phụ thuộc và phương Tây về công nghệ cao. Nhưng tất cả những ngành mới nói trên đều cạnh tranh trực tiếp với những công ty tốt nhất của Mỹ. Kết quả, tất cả những chiêu thức của Trung Quốc từ trợ giá, bảo hộ, qua mặt qui định thương mại, buộc chuyển giao công nghệ và ăn cắp sở hữu trí tuệ từ những năm 1970 dần trở thành mối đe dọa ngày càng lớn. Nếu Mỹ và châu Âu cho phép Trung Quốc tiếp tục vận hành theo đúng công thức mà họ đã sử dụng để thoát nghèo và cạnh tranh ở tất cả các ngành nghề tương lai, chúng ta hẳn là những kẻ điên. Về điều này thì Trump đã đúng. Nhưng ông ta sai ở chỗ thương mại không giống cuộc chiến. Khác với chiến tranh, nó có thể là một tiền đề để đôi bên đều thắng. Alibaba, UnionPay, Baidu và Tencent với Google, Amazon, Facebook và Visa tất cả đều có thể cùng thắng, và họ vẫn cùng thắng tính đến thời điểm này. Tôi không chắc Trump hiểu điều đó. Nhưng tôi cũng không rõ là Tập hiểu điều đó không. Chúng ta phải để Trung Quốc thắng một cách công bằng và ngay thẳng khi công ty của họ giỏi hơn, nhưng họ cũng phải sẵn sàng chịu thua một cách công bằng và ngay thẳng. Ai có thể biết được ngày nay Google và Amazon sẽ trở nên thịnh vượng hơn cỡ nào nếu họ được phép hoạt động thoải mái ở Trung Quốc như Alibaba và Tencent được phép hoạt động ở Mỹ? Và Trung Quốc đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền, để trợ giá cho doanh nghiệp trong nước, khi quân đội của họ ăn cắp đồ án chế tạo máy bay tiêm kích F-35 của hãng Lockheed Martin, và sau đó chế tạo phiên bản copy của mình, mà không phải trả một cắc R&D nào? Tôi nhắc lại: thương mại có thể là đôi bên cùng có lợi, nhưng phần thắng có thể bị bóp méo nếu một bên vừa chăm chỉ làm việc vừa chiêu trò cùng lúc. Chúng ta có thể lờ đi khi thương mại chỉ liên quan tới đồ chơi và pin mặt trời, nhưng khi nó là tiêm kích F-35 và mạng viễn thông 5G, thì thật ngốc. Nhưng không phải tất cả những điều này đều mới hay có vấn đề. Chúng ta sống trong thế giới có "công dụng kép". Trong thế giới đó, "những gì giúp ta trở nên mạnh và thịnh vượng cũng sẽ khiến ta dễ bị tổn thương", John Arquilla, một trong những chiến lược gia hàng đầu của Trường Cao học Hải quân đã nói như vậy. Cụ thể, các thiết bị 5G như của hãng Huawei có thể tải dữ liệu và lời thoại với tốc độ siêu nhanh, nhưng chúng cũng có thể là những nền tảng gián điệp nếu cơ quan tình báo Trung Quốc thực thi quyền của họ theo luật nước này, yêu cầu được tiếp cận. Thật vậy, tranh cãi quanh câu chuyện Huawei đã soi rọi bối cảnh hoàn toàn mới hiện nay: Huawei ngày càng chiếm ưu thế trên thị trường hạ tầng mạng 5G, vốn trước đây do Ericsson và Nokia chiếm lĩnh. Hãng Qualcomm của Mỹ hiện là nhà cung ứng chip và phần mềm cho Huawei, cũng là đối thủ cạnh tranh toàn cầu của hãng này. Nhưng chính phủ Trung Quốc đã giúp Huawei loại bỏ cạnh tranh từ cả công ty nước ngoài lẫn nội địa để hãng này phát triển lớn hơn, nhanh hơn và rẻ hơn. Huawei sau đó sử dụng lợi thế này và sức mạnh giá cả để qua mặt các công ty viễn thông phương Tây, sau đó dùng vị thế chiếm lĩnh thị trường toàn cầu đang lên của mình để ấn định chuẩn viễn thông 5G toàn cầu thế hệ mới dựa trên công nghệ của riêng mình, không phải công nghệ của Qualcomm hay Ericssion của Thụy Điển. Hơn nữa, trong thế giới công dụng kép này, bạn nên lo lắng vì nếu bạn sử dụng chatbot của Huawei trong nhà, giống như công cụ Echo của Amazon, thì cũng có nghĩa bạn có thể đang nói chuyện với tình báo quân đội Trung Quốc. Ngày xưa, khi chúng ta chỉ mua giày tennis và pin mặt trời của Trung Quốc và họ mua đậu nành với máy bay Boeing của ta, thì có ai quan tâm liệu người Trung Quốc có là cộng sản, theo Mao, hay xã hội chủ nghĩa, hoặc gian lận? Nhưng khi Huawei đang cạnh tranh mạng viễn thông 5G thế hệ mới với Qualcomm, AT&T và Verizon, trong khi mạng 5G sẽ là xương sống mới của thương mại điện tử, thông tin liên lạc, chăm sóc y tế, giao thông và giáo dục, thì giá trị sẽ là quan trọng, những khác biệt trong giá trị là quan trọng, một chút ít lòng tin cũng quan trọng và nền pháp quyền càng quan trọng. Điều này đặc biệt đúng khi công nghệ và chuẩn 5G, một khi đã được cài nhúng vào một quốc gia, sẽ trở nên rất khó thay thế. Và bổ sung thêm một điều nữa: khoảng cách giá trị và sự tin tưởng giữa chúng ta và Trung Quốc đang rộng ra, chứ không thu hẹp lại. Trong nhiều thập niên, Mỹ và châu Âu đã bỏ qua một số gian lận thương mại nhất định của Trung Quốc, vì họ giả định rằng khi Trung Quốc khấm khá hơn, nhờ thương mại và cải cách theo tư bản, nước này sẽ cởi mở hơn về mặt chính trị. Giả định này vẫn tồn tại cho đến một thập niên trước đây. Trong 10 năm qua, theo James McGregor, một trong những nhà tư vấn kinh doanh Mỹ uyên bác nhất và sống lâu năm ở Trung Quốc, thì rõ ràng "Bắc Kinh thay vì cải cách và mở cửa, lại đã và đang cải cách nhưng đóng cửa." Thay vì Trung Quốc giàu có hơn và trở thành bên liên quan có trách nhiệm hơn trong thế giới toàn cầu hóa, thì họ lại trở nên giàu hơn và quân sự hóa nhiều hơn các đảo ở Biển Đông để đẩy Mỹ ra khỏi khu vực. Họ sử dụng công cụ công nghệ cao như nhận diện khuôn mặt, để hiệu quả hơn với chế độ kiểm soát chuyên chế, chứ không phải nới lỏng. Tất cả những điều này không thể tiếp tục bị né tránh trong các cuộc trao đổi thương mại. Mỹ hoặc Trung Quốc phải tìm cách để xây dựng lòng tin hơn nữa, để toàn cầu hóa có thể tiếp tục và chúng ta có thể cùng phát triển trong kỷ nguyên mới, hoặc họ sẽ không thể tiến thêm được nữa. Trong trường hợp đó, toàn cầu hóa sẽ bắt đầu rạn vỡ, và cả hai sẽ nghèo đi vì điều đó. Thomas L. Friedman là nhà bình luận về các vấn đề đối ngoại của The New York Times. Ông đã giành ba giải Pulitzer và là tác giả của bảy cuốn sách, bao gồm cuốn "From Beirut to Jerusalem" thắng giải National Book Award. | |||||||
Đề nghị 'không thông tin sâu' 2 lô đất 1.261m2 của gia đình cựu bí thư tỉnh ủy Vũ Ngọc Hoàng Posted: 24 May 2019 12:20 AM PDT LÊ TRUNG 22/05/2019 TTO - Chính quyền tỉnh Quảng Nam vừa đề nghị các cơ quan thông tấn báo chí không thông tin sâu xung quanh thửa đất của gia đình ông Vũ Ngọc Hoàng - nguyên bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam - đang sở hữu.Theo đó, những ngày qua, trên một số phương tiện thông tin đại chúng đã đăng tải các thông tin liên quan đến kết luận của KTNN xung quanh việc giao đất đối với thửa đất 1.261m2 (lô A51 và A52) tại khu phố mới Tân Thạnh, TP Tam Kỳ. Sau khi nhận được báo cáo kiểm toán việc quản lý, sử dụng đất trong và sau quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011 - 2017 trên địa bàn tỉnh của KTNN khu vực III, UBND tỉnh đã chỉ đạo kiểm tra, rà soát và xử lý các kiến nghị của KTNN. Riêng với kiến nghị liên quan đến sai phạm trong việc giao đất có thu tiền sử dụng đất của thửa đất 1.261m2 (lô A51 và A52), tỉnh đã thành lập đoàn để thanh tra làm rõ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân liên quan. Các nội dung tiếp theo, liên quan đến việc giao đất đối với thửa này, tỉnh sẽ thông tin cụ thể khi có kết luận thanh tra. "Vì vậy trong thời gian tới, UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị các cơ quan thông tấn báo chí không thông tin sâu về vấn đề này khi chưa có kết luận thanh tra để tránh ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương" - thông cáo yêu cầu. Như Tuổi Trẻ Online đưa tin, ngày 21-5, UBND tỉnh Quảng Nam đã yêu cầu thanh tra việc giao đất có thu tiền sử dụng đất của UBND TP Tam Kỳ đối với thửa đất 1.261m2 cho Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển hạ tầng Chu Lai - Quảng Nam. Trước đó, KTNN khu vực III đã chỉ ra việc UBND TP Tam Kỳ giao thửa đất 1.261m2 (lô A51 và A52) cho doanh nghiệp trên không thông qua đấu giá theo quy định tại Luật đất đai, không ban hành quyết định giao đất, mà giao đất bằng các thông báo. Bên cạnh đó, cơ quan này còn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thửa đất này cho bên mua là bà Nguyễn Thị Ánh (vợ ông Vũ Ngọc Hoàng - nguyên bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, nguyên phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương) khi lô đất này chưa đủ điều kiện chuyển nhượng. LÊ TRUNG | |||||||
Posted: 24 May 2019 12:11 AM PDT Tại sao ông Nguyễn Phú Trọng vắng mặt tại phiên họp khai mạc Quốc hội kỳ 7, và trong đoàn Quốc hội viếng lăng Hồ Chí Minh ngày 20/05/2019 ? Phạm Trần
Tôi viết cái bài khảo cứu nhỏ nầy cốt để cắt nghĩa mấy câu thơ của Lê Đạt: "Những kiếp người sống lâu trăm tuổi Y như một cái bình vôi (1) Càng sống càng tồi, Càng sống càng bé lại." (1) Có nơi ghi "Y như một dãy bình vôi" (bài thơ "Ông bình vôi" của Lê Đạt - Phong trào Nhân văn Giai phẩm 1956) Đem truyện kể của Cụ Phan Khôi và bài thơ về "Ông bình vôi" của Nhà thơ Lê Đạt (tên khai sinh Đào Công Đạt, 1929-2008) thời Nhân văn Giai phẩm 1956 để soi vào đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN), sau hơn 33 năm gọi là "Đổi mới" (1986-2019) thì cũng thấy có nhiều "ông Bình vôi" như thế. Thứ nhất, Đảng vẫn tự áp đặt Chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh đã thoái trào lên đầu dân để một mình cai trị độc tài, chống đa nguyên, đa đảng dù chưa bao giờ hỏi ý dân qua bỏ phiếu hay trưng cầu ý kiến. Thứ hai, lãnh đạo miệng nói dân chủ nhưng chỉ "dân chủ trong đảng". Dân chủ trong dân thì phải "xin-cho". Thứ ba, tuyên truyền nhân dân làm chủ nhưng nhà nước quản lý mọi thứ, đặc biệt về đất đai và các quyền tự do cơ bản của công dân. Dù Hiến pháp tôn trọng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do biểu tình, hội họp và tự do lập hội, nhưng nhà nước lại không cho tư nhân ra báo; tiếp tục trì hoãn trình Luật biểu tình do Bộ Công an soạn thảo ra Quốc hội với lý do "vì còn nhiều ý kiến khác nhau". Dự Luật về Hội của Bộ Nội vụ cũng đã bị Chính phủ rút lại với lý do "vì việc chuẩn bị "chưa đảm bảo chất lượng" và "quá phức tạp." Thứ bốn, đảng hô hào xây dựng, chỉnh đốn đảng; cổ võ phong trào làm gương; sống là làm theo phong cách và đạo đức Hồ Chí Minh theo phương châm: cần, kiệm, liêm, chính và chí công vô tư, nhưng cán bộ, đảng viên vẫn nịnh trên nạt dưới; vẫn chạy chức chạy quyền; vẫn sống theo phong cách "không nhúc nhích" để "sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi" và tham nhũng tự do. Thứ năm, Đảng và Nhà nước, vì sợ làm mất lòng đàn anh Trung Cộng, mà đã đàn áp không nương tay các cuộc biểu tình tự phát của dân, dù để lên án các hành động xâm lược lãnh thổ và lãnh hải và đàn áp ngư dân Việt Nam ở Biển Đông của Trung Cộng. Thậm chí Nhà nước còn ra lệnh cho Cộng an chìm, nổi đội lốt côn đổ tấn công cả những người dân, dù mới có ý định, hay tập hợp tri ân những người lính và công dân đã hy sinh trong các cuộc chiến đấu bảo vệ lãnh thổ tại Hoàng Sa năm 1974, Biên giới Việt-Trung từ 1979 đến 1989 và tại Gạc Ma (Trường Sa) năm 1988. Thứ sáu, ngoài miệng tuyên truyền "hòa hợp" và "hòa giải" dân tộc nhưng đảng lại hành động gây chia rẽ và gây hận thù giữa kẻ thắng và người thua sau 30 năm chiến tranh huynh đệ tương tàn do đảng CSVN chủ động (1945-1975). Thứ bảy, tuy theo đuổi nền "Kinh tế thị trường" và đề cao vai trò của "kinh tế tư nhân" để hội nhập với thế giới, nhưng vẫn bám lấy cái đuôi "theo định hướng xã hội chủ nghĩa" để bảo vệ quyền kiểm soát của chính phủ trên nền tảng kinh tế nhà nước, hay "doanh nghiệp nhà nước, DNNN") phải giữ vai chủ đạo. Nhưng DNNN lại là nơi quyền lợi của đảng và của các "nhóm lợi ích quyền thế" trong hệ thống cai trị được hưởng các đặc quyền đặc lợi về trụ sờ, đất đai, vay vốn và thuế đã gây ra những bất bình đẳng trong kinh doanh, và cũng là trung tâm đẻ ra tham nhũng và thua lỗ kéo dài. BẰNG CHỨNG Theo báo cáo trình Quốc hội của Kiểm toán Nhà nước về kết quả kiểm toán năm 2018 thì " Hàng loạt doanh nghiệp nhà nước lỗ nặng, nợ hàng chục ngàn tỉ khó đòi", báo Tuổi trẻ online đưa tin ngày 22/05 (2019) Tuổi Trẻ viết chi tiết :"Theo Kiểm toán Nhà nước, lỗ lũy kế đến hết năm 2017 của Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí là 3.377 tỉ đồng; Công ty CP Nghe nhìn toàn cầu (AVG) thuộc MobiFone lỗ 73 tỉ đồng. Từ thua lỗ, nhiều doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã âm vốn chủ sở hữu như Công ty CP Hóa dầu và xơ sợi dầu khí âm vốn 1.780 tỉ đồng, Công ty CP Đầu tư tài chính Công đoàn dầu khí VN 172 tỉ đồng và Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất 1.159 tỉ đồng. Vì thua lỗ lớn, Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn (SAMCO) phải giải thể Công ty TNHH Vận tải sông Sài Gòn. Bên cạnh đó, nhiều khoản đầu tư, góp vốn ngoài ngành của các tập đoàn, tổng công ty cũng thua lỗ. Ví dụ, Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) có 7 khoản đầu tư ngoài ngành lỗ lũy kế lớn. Công ty mẹ - PVOil đầu tư vào 11 đơn vị bị lỗ. Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM (HFIC) cũng đầu tư vào 7 công ty, lỗ lũy kế 105 tỉ đồng. Công ty TNHH MTV Quản lý, kinh doanh nhà TP.HCM đầu tư vào 1 đơn vị, lỗ lũy kế tới 286 tỉ đồng. Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri) đầu tư vào 8 công ty liên doanh, liên kết và đầu tư dài hạn khác, lỗ lũy kế 315 tỉ đồng." Riêng về lãng phí đất đai, theo Tuổi Trẻ, "Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra một loạt những sai sót, yếu kém của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước trong quản lý và sử dụng đất công. Theo Kiểm toán Nhà nước, diện tích, số lượng cơ sở đất mà các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước được giao rất lớn. Song bản thân doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý chưa chặt chẽ khiến nhiều diện tích đất chưa sử dụng, sử dụng không hiệu quả, gây lãng phí." Kiểm toán cũng báo cáo:"Đặc biệt, nhiều hoạt động đầu tư ra nước ngoài của PVN (Vietnam Oil and Gas Group, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) không hiệu quả. 24 dự án tìm kiếm thăm dò phát triển dầu khí không thành công đã và đang hoàn thành thủ tục chấm dứt dự án (tổng chi phí 773 triệu USD), dự án Danan - Iran và dự án Junin 2 - Venezuela dừng, giãn tiến độ (660 triệu USD), 2 dự án tại Peru đang xin chủ trương chuyển nhượng (849 triệu USD)." (theo báo Tuổi Trẻ online/ngày 22/05/2019) Làm ăn lỗ chổng gọng lên như thế mà ông Nhị Lê, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản của đảng vẫn vênh váo bao che khi nói rằng:"Kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo, nhưng 19 tổng công ty và tập đoàn kinh tế nhà nước tại sao cứ thua lỗ mãi? Đó là chuyện phải chỉnh đốn cả về tư duy và hành động. Song nếu vì chuyện đó mà ai đó trong chúng ta hoang mang, phủ nhận vị thế, vai trò và đòi xóa bỏ vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, thì lại là một sự thất bại được báo trước. Thậm chí một số người cổ xúy kinh tế tư nhân là chủ đạo, đó lại là một sai lầm, không chấp nhận được về mặt nguyên tắc. Tôi chưa thấy có quốc gia nào trên toàn cầu, ở bất cứ thể chế nào, dám vứt bỏ kinh tế nhà nước với vai trò cầm trịch hay điều tiết chủ yếu nền kinh tế quốc gia cả." (trích Phỏng vấn của Zing.VN) Như thế thấy rõ đảng càng kéo dài ngồi lỳ càng hỏng như Nhà Thơ Lê Đạt viết : Những kiếp người sống lâu trăm tuổi Y như một cái bình vôi (1) Càng sống càng tồi, Càng sống càng bé lại." (1) Có nơi ghi "Y như một dãy bình vôi" ĐI TIẾP ĐƯỜNG CŨ Cũng với cái ý từ những "Ông Bình Vôi", ta thử lân la vào lời ăn tiếng nói của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hội nghị Trung ương 10 (Trong các ngày từ 15-18/05/2019) xem có gì mới không. Theo nội dung thì :"Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII bàn về các nội dung: Đề cương các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng; chuẩn bị cho việc chỉ đạo tiến hành đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng." Ông Trọng nói:"Cùng với Báo cáo chính trị thì sẽ có Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và nhìn lại 30 năm (1991 - 2021) thực hiện Cương lĩnh, để làm nền, có cách nhìn toàn diện, tổng thể để chúng ta định hướng bàn về chiến lược, nhiệm vụ sắp tới để thực hiện có hiệu quả cương lĩnh. Trung ương đã quyết định chưa đặt vấn đề sửa đổi Cương lĩnh. Tôi nói rõ ý đó." Nhưng ý đó chẳng phải của riêng ông Trọng mà là của cả Hội đồng Lý luận Trung ương, "cơ quan tham mưu cho Đảng về các vấn đề lý luận chính trị, chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Xã hội, định hướng và hoạch định các chính sách, chuẩn bị văn kiện cho Đại hội Đảng Toàn quốc", theo Bách khoa toàn thư mở. Cơ quan này hiện có trên 44 người, do Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minhcầm đầu từ ngày 02/03/2018, thay ông Đinh Thế Huynh nghỉ bệnh dài hạn và thôi giữ chức Thường trực Bí thư. Vậy những điểm cốt lõi của Cương Lĩnh 2011 viết gì ? Trong đó có đoạn viết theo kiểu nhét chữ vào miệng dân rằng:" Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử." Nhưng bằng chứng "khát vọng của nhân dân ta" ở đất nào chui lên vậy ? Về kinh tế, Văn kiện này ghi:"Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo…." "…Nhà nước quản lý nền kinh tế, định hướng, điều tiết, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và lực lượng vật chất." Về chính trị, Cương lĩnh viết rằng:"Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản…." "….Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên..." Như đã vạch ra trong Cương Lĩnh, những điều trên đây còn được ghi lại trong Điều 4 Hiến pháp 2013, theo đó, Khoản 1 viết:" Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội." Như vậy, rõ ràng là đảng đã tự viết ra điều mình muốn cả trong Cương lĩnh và Hiến pháp để bắt dân phải làm theo không qua bất cứ qúa trình lựa chọn hợp pháp và dân chủ nào. Đó là độc tài, phản dân chủ và chống lại nguyện vọng chính đáng và đúng đắn của dân. Vì như ông Trọng đã khẳng định"Trung ương đã quyết định chưa đặt vấn đề sửa đổi Cương lĩnh. Tôi nói rõ ý đó " thì lại có những viên chức cao cấp trong đảng không biết muối mặt để ngợi ca ông Trọng hết lời. Nhà báo Nhị Lê, Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, cơ quan lý luận của Trung ương đảng, là người nổi bật lên trong nhóm nịnh thần này. Ông nói với báo điện tử Zing.VN :" Tầm tư duy chiến lược của Tổng bí thư, Chủ tịch nước là nhìn tận chân trời nhưng vẫn thấy được bước đi cụ thể dưới chân mình. Đó là tầm tư duy của người lãnh đạo, có thể tạo ra "thế nước, lòng dân, vận đảng". ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ LÀ GÌ ? Rất tiếc, "tầm tư duy" của một người chưa khỏe hẳn sau cơn bạo bệnh như ông Trọng, sau chuyến thăm Kiên Giang ngày 14/4/2019, đã mở ra nhiều thách đố nhưng cũng rất mơ hồ cho đảng viên. Ông nói trong Diễn văn khai mạc:"Như vậy, nói Đại hội XIII không phải chỉ cho đến năm 2026 (giai đoạn 2021 - 2026) mà phải có tầm nhìn chiến lược dài hơn, nhìn lại cả quá khứ và hướng tới tương lai. Bộ Chính trị đã cho định hướng mốc là đến năm 2026 là mốc kết thúc nhiệm kỳ Đại hội XIII, đến năm 2030 là mốc 100 năm thành lập Đảng và đến năm 2045 là mốc 100 năm thành lập nước. Vậy chúng ta định hướng, hình dung ra nước ta vào năm 2030 sẽ là thế nào? Đến năm 2045, nước ta sẽ như thế nào? Đây là những vấn đề rất lớn, vô cùng khó." Có ai hình dung được không, hay ông Trọng, trước khi nghỉ hưu, dự đoán sau Đại hội XIII vào tháng 01/2021, đã đặt ra những bài toán khó giải cho mọi người. Ông đánh cuộc với Hội nghị 10:"Như vậy, lần này so với lần trước có cái khác là không chỉ nhìn trước mắt mà còn nhìn lâu dài, có nhìn về quá khứ để tổng kết cả quá trình. Tôi chỉ nói một ví dụ: Thời kỳ quá độ là thế nào? Đổi mới chính trị và đổi mới kinh tế là thế nào? Đổi mới chính trị có phải là đổi mới chế độ chính trị không? Đổi mới chính trị là đổi mới hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy, nhân lực, phương thức, lề lối làm việc… hiểu cho đúng những cái đó." Nghe ông Trọng nói liền tù tì như thế hẳn đã có khối người chóng mặt, nhất là những ai ảo tưởng bị mê hoặc bời nhóm chữ "đổi mới chính trị". Ông Trọng là một chuyên gia "xây dựng đảng", từng là Trưởng ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương (sau đổi thành Ban Tuyên giáo) nên lời ăn tiếng nói của ông được chuẩn bị phải trong cái lồng quyền lực phục vụ đảng cầm quyền bất tận. Do đó, khi giải thích "đổi mới chính trị" là đổi mới cái gì, ông Nguyễn Phú Trọng đã nói trong Diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương 10/Khóa đảng XI ngày 12/01/2015 như sau: "Tiếp tục đi sâu phân tích làm rõ hơn các đề xuất liên quan đến vấn đề "đổi mới đồng bộ hơn giữa chính trị và kinh tế." Phải nắm vững và khẳng định: Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng ta, Nhà nước ta, mà là đổi mới cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy, kiện toàn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đổi mới phương thức công tác, lề lối làm việc, cải cách hành chính, chống tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu gây phiền hà cho dân, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia." Cũng với nội dung này,theo bản tin của báo VNEXPRESS (10/04/019) thì :"Trả lời câu hỏi phải chăng định hướng xã hội chủ nghĩa đã nhạt dần? Tổng bí thư cho hay Việt Nam trước sau kiên định theo chủ nghĩa xã hội, đổi mới nhưng không đổi màu, nhiều thành phần kinh tế nhưng phải đi lên chủ nghĩa xã hội. Ông thông tin, cách đây hai hôm Tiểu ban văn kiện họp để chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ 13, đã yêu cầu phải kiên định cương lĩnh, không ai được nói trái, làm trái cương lĩnh." Ông Trọng, người có bằng Tiên sỹ chuyên khoa "Xây dựng đảng" là một người cực kỳ bảo thủ, giáo điều, một tín đồ trung thành tuyệt đối với Chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh. Ông Trọng nói tiếp :"Kinh tế nhà nước là chủ đạo, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng, các thành phần kinh tế phải bình đẳng, độc lập, tự chủ nhưng hội nhập quốc tế, hội nhập nhưng không được hòa tan." Như vậy, ông Trọng, người đã vắng mặt tại buổi họp khai mạc Quốc hội kỳ 7/Khóa XIV và cũng không có mặt trong đoàn Quốc hội viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng ngày 20/05 (2019), vẫn một mực muốn Việt Nam phải tiếp tục kiên định và tuyệt đối trung thành với Chủ nghĩa Cộng sản, trong lăng kính "đổi mới chính trị" của những "ông Bình vôi", giống như Thi Sỹ Lê Đạt đã viết: Càng sống càng tồi, Càng sống càng bé lại." Phạm Trần (05/019) | |||||||
Posted: 23 May 2019 11:53 PM PDT Nguyễn Đình Cống Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, nơi lập pháp, nơi quyết định những việc quan trọng nhất của Quốc gia. Như vậy những thành viên của QH phải là những chính khách giỏi giang, được chọn lựa thật gắt gao thông qua tranh cử quyết liệt, xứng đáng là tinh hoa, đại biểu cho một lực lượng đông đảo cử tri. Ở nhiều nước người ta gọi các thành viên QH là Nghị sĩ, còn ở ta gọi là Đại biểu quốc hội (ĐBQH) Ghi rằng QH là cơ quan quyền lực cao nhất chỉ là tuyên bố cho vui để mị dân chứ thực chất nó là bù nhìn của Đảng. Mà để làm bù nhìn thì cần gì đến tinh hoa, chỉ đại biểu là được. Vì vậy bầu QH phải theo cơ cấu để có đủ già trẻ, nam nữ, dân tộc, tôn giáo v.v…Ở tỉnh nọ, tỉnh kia, nhận một ông sư, một linh mục về để bầu, vị ấy mang danh là ĐBQH của tỉnh ấy, nhưng thật ra chẳng phải. Mà vị ấy cũng chẳng đại diện cho tôn giáo, vị ấy nếu đúng là người tu hành thì không thể làm tốt vai trò chính khách. Vừa tu hành, vừa chính khách sẽ trở thành kẻ dở dơi, dở chuột. Đại diện cho dân tộc ít người là cần, nhưng không nhất thiết phải bầu theo cơ cấu. Phải chọn được người tinh hoa. Thí dụ, để đại diện cho các dân tộc Tây Nguyên, nếu có một chính khách người Gia rai, Ê đê thì quá tốt, nhưng nếu không có thì một chính khách giỏi người Kinh, sống nhiều năm ở Tây Nguyên, có thể được bầu. Như vậy tốt hơn nhiều khi đưa vào QH một cô gái người dân tộc thiểu số còn quá non nớt về chính trị. Điều 22 Luật tổ chức quốc hôi (LTCQH) kể ra các tiêu chuần của ĐBQH, tóm tắt như sau : 1-Trung thành với TQ, ND; 2-Có đạo đức tốt, cần kiệm liêm chính, gương mẫu chấp hành pháp luật; 3- Có trình độ văn hóa, chuyên môn, sức khỏe; 4- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân; 5- Có điều kiện tham gia hoạt động QH. Đề ra cho nhiều tiêu chuẩn, nhưng toàn là tiêu chuẩn phụ, không khác gì mấy tiêu chuẩn để bầu trưởng thôn, tổ trưởng dân phố hoặc kết nạp đảng viên. Tiêu chuẩn rất quan trọng của thành viên cơ quan quyền lực cao nhất đã bị bỏ qua. Đó là : Chính trị gia tài năng, được tín nhiệm cao của cử tri, (Ở nhiều nước người ta chỉ cần 2 tiêu chuẩn là người có quốc tich mấy năm trở lên và tuổi tối thiểu). Mà tôi nghĩ, chẳng cần đề ra các tiêu chuẩn từ 1 đến 5 làm gì. Trong cuộc bầu cử thật sự dân chủ, có tranh cử, cử tri sẽ đánh giá ứng viên về mọi mặt. Còn trong cuộc Đảng cử dân bầu thì 5 tiêu chuẩn chỉ đề ra cho vui, cho có cớ mà thôi. Một số đông ĐBQH là loại bán chuyên trách. Họ là cán bộ cao cấp của chính quyền hành pháp và của ĐCS. Số ĐBQH này vừa gây lãng phí vừa tạo nên sự mất uy nghiêm, sự nhàm chán trong QH. Tại sao vậy ? Lãng phí chủ yếu là về trí tuệ. Các vị này có trí tuệ gì đã đem ra dùng ở vai trò chính của họ trong Đảng hoặc chính quyền, đến họp QH họ chú tâm vào việc khác. Đáng lẽ chỗ mà họ chiếm trong QH phải để cho những tinh hoa của dân, có như thế trí tuệ của QH mới được nâng cao. Sự mất uy nghiêm và nhàm chán thể hiện ở chỗ các vị này tự xem mình là loại ĐB đặc biệt, cao hơn các ĐB theo cơ cấu, mọi thứ đưa ra QH họ đã biết, đã thảo luận ở nơi khác, đến họp QH chỉ là dịp xả hơi, một số tranh thủ ngủ gật. Việc này trái với muc 3, điều 21 của LTCQH, ghi rằng :"Đại biểu Quốc hội bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội". Ở những nước theo thể chế tam quyền phân lập thì nghị sĩ không được đồng thời là thành viên cơ quan hành pháp. Ở VN cũng nên như vậy. Trong Luật tổ chức quốc hội ( LTCQH) không có quy định chuyện này. ĐCSVN cố tình tạo ra QH bù nhìn, bày ra trò Đảng cử dân bầu, đó là lừa dối. Khi biết bị lừa thường người ta tìm cách tránh. Nhưng trong trường hợp này rất khó tránh vì tầng lớp thống trị kết hợp được sự lừa dối với sự cướp đoạt. Đó là việc Đảng cướp quyền của Dân. Kết hợp lừa và cướp là thủ đoạn quá cao cường, quá thâm độc, làm cho số đông cử tri trở nên hèn yếu, biến thành vịt, thành cừu, luôn luôn lo sợ bị đàn áp hoặc bị phân biệt đối xử. Họ cầm lá phiếu bầu QH mà lòng thờ ơ, vô cảm, mà trí trống rỗng, chẳng hề biết người bị gạt tên cũng như người được bầu có tài năng và quan điểm như thế nào. Điều 29 LTCQH có câu : "Đại biểu Quốc hội có quyền trình dự án luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh trước Quốc hội". Hình như chưa có ĐBQH nào làm tốt việc trình dự án luật.. Vì sao vậy ?. Phải chăng vì thiếu trình độ, kém trách nhiệm hoặc nhận thức nhầm, cho rằng trình dự án luật là việc của các Bộ, các Ngành thuộc cơ quan hành pháp. Nhân kỳ họp QH lần này ( tháng 5/2019) tôi kêu gọi các ĐBQH hãy nghĩ đến điều sau đây. Xin đừng tự hào đã là ĐBQH, đừng tự hào đã mấy lần bấm nút thông qua những điều mình chỉ hiểu lơ mơ hoặc đã thảo luận ở nơi khác. Hãy tự hào rằng trong thời gian ĐBQH đã làm được gì có ích cho dân, cho nước. Khi chưa làm được gì ngoài việc ngồi nghe và bấm nút như một cái máy thì phải biết xấu hổ, phải biết sám hối . Tôi xin vận động các vị ĐBQH có lương tri, có dũng cảm hãy đệ trình một vài điều khoản để áp dụng cho lần bầu cử QH sắp tới. Đó là các điều sau : + ĐBQH không thể đồng thời là cán bộ của cơ quan hành pháp +Bải bỏ cách Đảng cử dân bầu, bỏ đặc quyền làm hiệp thương, chốt danh sách của Mặt trận. Bải bỏ việc đưa ứng viên tự ứng cử ra đấu tố ở cơ sở. +Bải bỏ việc hạn chế số ứng viên trong một danh sách ( thí dụ được bầu 4 thì danh saxh không quá 6 hoặc 7). Phải tôn trọng quyền ứng cử và tranh cử của công dân. Nếu bầu 1 lần chưa đủ số thì có thể tổ chức bầu lần 2 với danh sách hạn chế. +Bầu Chủ tịch QH phải qua tranh cử công khai với danh sách tối thiểu 2 ứng viên. Tốt nhất là không hạn chế số lượng ứng viên. Bãi bỏ việc Bộ chính trị ĐCS quyết định cho ai được làm. Đó chỉ là vài gợi ý. Khi các ĐBQH biết xấu hổ, biết suy nghĩ sẽ tìm ra được nhiều ý tưởng hay, sẽ đủ dũng khí để thực hiện điều 29 của LTCQH.. | |||||||
LIỆU TRUMP CÓ QUẤT SỤM TÀU CỘNG? Posted: 23 May 2019 11:38 PM PDT Đến bây giờ thì những người ghét Trump nhất cũng không còn lý do gì nghi ngờ Trump đánh Tàu cộng chỉ là giả vờ hoặc nhằm mục tiêu tư lợi cho gia đình. Trên mặt trận ngoại giao chính trị, Trump tuyên bố công nhận và tăng cường bán vũ khí cho Đài Loan đồng thời đưa tàu chiến lượn lờ vào eo biển giữa Đài Loan và lục địa làm cho Tàu cộng tức tối mà không dám phản ứng gì. Ở Biển Đông, đường lưỡi bò của Tàu mặc nhiên bị xé nát khi tàu chiến Mỹ ngang dọc đi lại và áp sát vào các đảo mà Tàu cộng cưỡng chiếm trái phép của VN. Các nước ASEAN trước đây rúm ró với Tàu, thì nay đã dần dần lạnh nhạt và xa lánh. Mã Lai và Phillipine là ví dụ. Ngay cả "phiên thuộc" Việt Nam cũng càng lúc càng mạnh dạn hơn khi nghiêng dần về phía Mỹ. Mặt trận thương chiến càng lúc càng trở nên quyết liệt. Vừa đánh xong một cú 25% thuế lên 200 tỉ hàng hóa, Trump lại tuyên bố sẽ đánh 25% nữa trên toàn bộ số hàng còn lại. Nhưng đòn hung hiểm nhất mà Trump vừa tung ra là mở mặt trận kỹ chiến nhắm vào mũi nhọn xung kích Huawei của Tàu. Tàu cộng đang dồn hết sức mạnh và niềm tin vào Huawei để chinh phục thế giới qua điện thoại thông minh và công nghệ 5 G. Nhưng sức mạnh công nghệ thông tin của Tàu cộng lại xây dựng trên nền móng do Mỹ Âu cung cấp, cả phần cứng lẫn phần mềm. Theo lệnh của Trump, lần lượt các công ty lớn của Mỹ tuyên bố ngừng mọi hoạt động có liên hệ với Huawei. Hauwei không mua được các loại chip từ Intel, Broadcom, Qualcomm, Microsoft, Lumentum....nữa. Trong trận kỹ chiến nầy, Google "mềm mại" lại tung đòn thấm đau nhất cho Huawei. Hệ điều hành để Huawei chạy điện thoại và cài đặt các phần mềm ứng dụng khác là hệ điều hành Android biếu không từ Google, nay bị cắt đứt. Các ứng dụng Google trên Android như Gmail, YouTube, Drive, Docs...làm cho điện thoại thông minh và bán ra được thế giới cũng bị ngăn cấm. Chưa hết, nước Anh xung trận ra đòn chí tử. ARM, nhà sản xuất kiến trúc nền các chíp, của Anh tuyên bố ngưng cộng tác với Huawei vì " tuân theo tất cả các quy định chính phủ Mỹ đưa ra"" Tất cả những người hiểu biết về vai trò của ARM đều sẽ hiểu rằng, đây là dấu chấm hết của Huawei trên trường quốc tế. Tuy không trực tiếp sản xuất hay thiết kế ra những con chip sử dụng trên di động, nhưng 100% smartphone (và phần lớn tablet, loa thông minh, thiết bị IoT...) đều sử dụng chip ARM. Kiến trúc ARM là nền tảng để tạo ra Apple A, Snapdragon của Qualcomm, Exynos của Samsung, Helios của MediaTek... Và dĩ nhiên cả Kirin của Huawei. Không có chip của Qualcomm, Huawei còn quậy lật vật vờ trên Kirin, nhưng không có ARM thì kirin tiêu đời và Huawei toi theo. Nhưng Trump vẫn chưa dừng lại. Tiếp theo Huawei, nhiều công ty công nghệ lớn khác của Tàu cộng cũng bị đưa vào danh sách đen để trừng phạt. Trước đó Trump cũng cảnh báo các nước đồng minh về việc sử dụng thiết bị truyền thông của Huawei. Giấc mộng phủ kín thế giới bằng mạng 5G của Tàu cộng đứng trước bờ phá sản. Giấc mộng vươn vòi ra thế giới qua cái gọi "nhất đái nhất lộ" cũng đứng trước nguy cơ tan vỡ. Mục tiêu cuối cùng Trump muốn nhắm tới trong trận chiến quyết liệt đang diễn ra với Tàu cộng là gì, chưa xác định được. Liệu Trump có muốn làm sụp đổ chế độ cộng sản ở Trung Hoa như trước đây Reagan đã làm với Liên Xô, hay Trump chỉ muốn đói lại công bằng trong thương mại và buộc Tàu cộng chấm dứt các trò gian dối và ăn cắp công nghệ của Mỹ và châu Âu? Tùy vào mục tiêu nhắm tới mà Trump sẽ tung các đòn tiếp theo như thế nào. Dù gì thì Trump cũng đang làm chủ cuộc chơi. Đến nay hầu như Tàu cộng chỉ phản ứng yếu ớt trong thế bị động. Nếu có đòn phản công nào qua đến tận nước Mỹ, Tập Cận Bình chỉ có thề ra đòn đánh vào cá nhân Trump và dĩ nhiên chỉ là những đòn hèn hạ nhắm vào dưới thắt lưng. Đó là đòn lobby mấy tờ báo thiên tả, lobby mấy ông bà nghị đối lập quấy rầy và làm mất uy tín Trump qua một số vụ việc. Tàu cộng chỉ còn biết nuôi hy vọng vào những đòn tấn công dưới thắt lưng đó sẽ phát huy tác dụng vào dịp bầu cử sắp đến. Chờ đến khi Mỹ bầu cử lại thì đến hiện nay, Tàu cộng đang dần thấm đòn và chưa biết sắp tới Trump sẽ còn ra những đòn gì. Tàu cộng đang trong hồi khó khăn phài co mình lại chống đỡ là điều hiển nhiên. Nhờ vậy, các nước ASEAN bớt rúm ró. Và cơ hội cho VN đang đến, nếu biết nắm bắt. | |||||||
Posted: 23 May 2019 11:33 PM PDT Đất nước cộng sản Ukraine nơi gã tuổi 17 lần đầu tiên biết tình ái với một cô nàng mắt xanh như dòng Dnepr đã thực sự bước sang Ngày mới - Trang sử mới. Gã tin vào con người với vai diễn tổng thống trên màn tivi bước vào cuộc đời là tổng thống này. Hãy lắng nghe Zelensky tâm sự với người dân của mình khi ông nhận chức tổng thống của đời thực: "Sau khi chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống, cậu con trai 6 tuổi của tôi bảo: Bố ơi, trên TV nói rằng Zelensky là tổng thống... Vậy con cũng là tổng thống hay sao?!". Khi đó nghe như một chuyện đùa, nhưng sau đó tôi chợt hiểu, đó thực sự là một chân lý. Bởi vì mỗi chúng ta đều là một tổng thống. Không chỉ còn là 73% nhân dân đã bầu chọn cho tôi mà là tất cả 100% nhân dân Ukraine. Đây không phải là chiến thắng của tôi mà là chiến thắng của chúng ta. Và đó cũng là cơ hội chung của chúng ta nữa. Cơ hội mà chúng ta cũng cùng chung gánh vác trách nhiệm. Hôm nay không phải chỉ có mình tôi tuyên thệ mà mỗi người chúng ta đều đã đặt tay lên Hiến pháp và thề trung thành với đất nước Ukraine". Những vấn nạn của Ukraine không xa lạ với những vấn nạn bao quốc gia khác khi mà có một thứ quyền lực đẻ ra luật pháp nhưng ngồi xổm trên luật pháp. Phải thấy nhục nhã điều đó, Zelensky muốn đoạn tuyệt điều đó với chính ông: "Hãy thử tưởng tượng những tiêu đề khủng khiếp trên báo chí: "Tổng thống trốn thuế", "Tổng thống say rượu lái xe vượt đèn đỏ" hay "Tổng thống đang trộm cắp vì ai cũng làm như thế cả"!. Các bạn có cho rằng đó là điều nhục nhã không?". Ông khác hẳn Putin của nước Nga khi nhận ra đất nước mình là một phần của châu Âu, của nền văn minh châu Âu, và đó chính là tiền đề cho hoà nhập và phát triển: "Chúng ta chọn cho mình con đường hội nhập châu Âu, nhưng châu Âu không phải đâu xa, châu Âu ở trong trí não chúng ta. Đó là ước mơ chung của chúng ta. Khi nó đã xuất hiện trong trí não thì nó sẽ xuất hiện trong hiện thực, trên toàn Ukraine!". Ông kêu gọi dân Ukraine đoàn kết một khối, hoà hợp hoà giải vì mục tiêu chung: "Tất cả chúng ta đều là người Ukraine, không phân biệt ai đúng, ai sai, thiểu số hay đa số. Chúng ta phải là một khối thống nhất, vì chỉ khi đó chúng ta mới vững mạnh! Hôm nay tôi xin kêu gọi 65 triệu người Ukraine trên toàn thế giới, đừng ngạc nhiên rằng chúng ta có những 65 triệu người. Với tất cả những ai sinh ra trên mảnh đất Ukraine hay những người Ukraine đang ở châu Âu, châu Á, bắc Mỹ hay nam Mỹ, châu Úc hay châu Phi, tôi đều kêu gọi đất nước đang cần các bạn! Tất cả những ai mong muốn xây dựng một Ukraine mới, vững mạnh và phồn thịnh, tôi đều sẵn lòng trao quốc tịch Ukraine cho các bạn. Đừng đến Ukraine với tư cách là khách, mà hãy đến với tâm thế trở về nhà. Chúng tôi chờ đợi các bạn. Không cần mang quà cáp lưu niệm gì về từ những đất nước xa xôi, hãy mang về nhà những kiến thức, kinh nghiệm và giá trị tinh thần quý báu. Tất cả những điều đó sẽ giúp chúng ta khởi đầu một kỷ nguyên mới. Những kẻ hoài nghi sẽ bảo, ôi giời, đấy là điều hoang tưởng, đấy là chuyện không thể có được . Nhưng điều không tưởng ấy có thể chính là ý chí dân tộc của chúng ta?! Hãy đoàn kết lại và thực hiện điều không thể thành có thể, bất chấp tất cả". Đọc những dòng trên, gã hình dung đất nước gã 95 triệu người cùng 5 triệu người tha hương sẽ có ngày cũng được vang lên lời Hiệu triệu thống thiết, chân thành này. 100 triệu Dân yêu tổ quốc mình Dâng hiến tài năng cho tổ quốc mình thì VN sẽ cường thịnh, chắc chắn sẽ cường thịnh. Ngày nhận chức tổng thống đầu tiên, Zelensky nói thẳng với chính phủ cầm quyền bao năm lãnh đạo đất nước nhưng chỉ ăn hại, tàn phá đất nước: "Cho phép tôi được trích dẫn lời của một diễn viên, cũng là một tổng thống xuất sắc của Mỹ: Chính phủ không phải để giải quyết vấn đề của chúng ta. Chính phủ chính là một vấn đề mà chúng ta phải giải quyết. Bởi vậy tôi không hiểu nổi chính phủ của chúng ta, những người chỉ biết buông xuôi và nói, "Chúng tôi không thể làm gì được". Không đúng. Các bạn có thể làm đươc. Ít nhất các bạn có thể rời bỏ cái ghế các bạn đang ngồi để nhường chỗ cho những người nghĩ về những thế hệ tương lai chứ không chỉ nghĩ về kỳ bầu cử sau như các bạn. Các bạn hãy từ chức đi, và nhân dân sẽ đánh giá cao các bạn. Các bạn không thích những gì tôi đang nói ư? Đấy không phải tôi nói đâu, mà đấy là lời của nhân dân Ukraine nói. Việc tôi trúng cử tổng thống là minh chứng cho điều đó. Nhân dân đã mệt mỏi bởi những chính khách lọc lõi, những kẻ trong suốt 28 năm đã xây dựng nên một đất nước chuyên ăn hoa hồng, cướp phá, tư lợi cá nhân. Chúng ta sẽ xây dựng một đất nước khác, nơi mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, nơi thực thi những quy tắc minh bạch và trung thực giành cho tất cả mọi người. Để làm được điều đó, tham gia chính quyền phải là những người phục vụ nhân dân". Chao ơi các ngài lãnh đạo nước gã nghĩ sao khi đọc những lời như thế? Nghĩ sao? Khi nghe những tiếng nói của một con người cũng từng sinh ra ở một thể chế như các ngài: "Tôi mong muốn rằng, các bạn không treo chân dung tôi trong văn phòng làm việc của các bạn. Bởi tổng thống không phải là thần tượng, cũng không phải là thánh nhân. Tổng thống không phải là bức chân dung. Hãy treo ảnh các con bạn vào chỗ đó và trước khi quyết định một việc gì thì hãy nhìn vào mắt chúng". Nghĩ sao? Và nghĩ sao? Khi những lời này cũng dành cho cả các ngài: "Tôi còn có thể nói rất nhiều nhưng nhân dân Ukraine không cần lời nói mà cần những hành động. Các vị nghị sĩ Quốc hội kính mến! Các vị ấn định ngày tuyên thệ nhậm chức tổng thống vào ngày thứ Hai, một ngày làm việc. Và tôi thấy đây là một điều tốt, nó chứng tỏ rằng các vị đã sẵn sàng làm việc. Vậy thì tôi xin đề nghị các vị thông qua Luật gỡ bỏ quyền bất khả xâm phạm của nghị sĩ, thông qua luật Chịu trách nhiệm hình sự về việc làm giàu bất chính, luật bầu cử công khai! Các vị có hai tháng để thông qua những bộ luật này và thực hiện những quyết định trên. Hãy đeo tất cả các huân chương lên và bắt đầu chuẩn bị tìm kiếm sự ủng hộ của nhân dân cho kỳ bầu cử quốc hội sắp tới. Tôi tuyên bố giải tán Quốc hội khóa 8. Vinh quang thay Ukraine!". Cám ơn Zelensky! Muốn quá được nắm chặt bàn tay của ông để ông cảm nhận bên ông có gã - một người Việt Nam và để ông tự hào rằng ông đang vì cả Việt Nam để nói những điều gan ruột nhất. Gã không kìm được nước mắt khi đọc lời cuối của ông - người từng là một diễn viên hài luôn đem tổng thống ra để hài hước, gửi cho nhân dân của ông: "Xin một lời cuối. Nhân dân Ukraine yêu quý! Suốt cả cuộc đời đã qua, tôi luôn cố gắng làm tất cả mọi việc để mọi người được mỉm cười. Đó là sứ mệnh của tôi. Còn bây giờ tôi sẽ lại cố gằng làm tất cả để ít nhất người dân Ukraine không phải khóc!" Bao giờ có một lãnh đạo nước gã có những lời tuyên thệ nhậm chức như vậy? Con người ấy chỉ có thể xuất hiện khi Nhân Dân nước gã chọn lựa qua bầu cử thực sự Dân chủ mà thôi. | |||||||
Ông Tập kêu gọi dân Trung Quốc chuẩn bị cho 'thời kỳ khó khăn' Posted: 23 May 2019 12:48 AM PDT 22/05/2019 21:35 GMT+7 TTO - Nhà lãnh đạo Trung Quốc kêu gọi nhân dân cùng bước vào một cuộc "Vạn lý trường chinh mới" để vượt qua những rủi ro, thách thức lớn từ trong và ngoài Trung Quốc.
Lời kêu gọi được nhà lãnh đạo Trung Quốc đưa ra khi đến thăm cái nôi của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nơi bắt đầu cuộc Vạn lý trường chinh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, theo Tân Hoa xã ngày 22-5. Dù ông Tập không nhắc gì đến cuộc chiến tranh thương mại đang căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, giới quan sát cho rằng những tuyên bố của ông giống như một bài hịch vào thời điểm khó khăn. Cuộc rút quân về vùng nông thôn để bảo toàn lực lượng trước quân đội Tưởng Giới Thạch của những người cộng sản Trung Quốc đã được ông Tập "mượn hình nói bóng". Trong lịch sử, sau khi tập hợp ở các vùng nông thôn, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã từng bước lớn mạnh, đánh bại Tưởng Giới Thạch và kiểm soát toàn bộ Trung Quốc năm 1949. "Ngày hôm nay, chúng ta đang trong một cuộc Vạn lý trường chinh mới. Chúng ta phải vượt qua những rủi ro và thách thức lớn khác nhau từ trong và ngoài nước. Đất nước chúng ta vẫn đang trong thời kỳ cơ hội chiến lược quan trọng để phát triển, nhưng tình hình quốc tế ngày càng phức tạp. Do đó, chúng ta phải nhận thức được bản chất lâu dài và phức tạp của các yếu tố bất lợi khác nhau trong và ngoài nước, phải chuẩn bị thích hợp cho các tình huống khó khăn khác nhau", ông Tập nhấn mạnh.
Các cuộc đàm phán thương mại căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đã đổ vỡ vào phút chót, vào thời điểm tất cả đều tin rằng hai nước sắp sửa đạt được một thỏa thuận thương mại. Chính quyền của Tổng thống Donald Trump sau đó tăng thuế nhập khẩu lên số hàng hóa trị giá 200 tỉ USD của Trung Quốc, một động thái đến giờ vẫn chưa vấp phải sự trả đũa từ Bắc Kinh. Mỹ tiếp đó nhắm vào Huawei, tập đoàn viễn thông hàng đầu Trung Quốc, trong nỗ lực cắt đứt chuỗi cung ứng của nó và tham vọng dẫn đầu công nghệ mạng 5G. Sau khi bị đưa vào danh sách đen của Mỹ với lý do đe dọa an ninh quốc gia, Huawei đã đối mặt với làn sóng quay lưng của các đối tác trên toàn thế giới. Sau các công ty Google, Qualcomm của Mỹ, ngày 22-5 đến lượt công ty thiết kế chip ARM có trụ sở tại Anh thông báo ngừng hợp tác với Huawei - điều mà tập đoàn Trung Quốc tuyên bố là "có thể xử lý được". "Việc Mỹ sử dụng sức mạnh của mình để đàn áp các công ty tư nhân như Huawei là một minh chứng điển hình cho kiểu bắt nạt kinh tế", Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nhấn mạnh ngày 22-5. Tuyên bố của ông Vương Nghị được đăng công khai trên trang mạng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc được xem là phản ứng cấp cao nhất liên quan đến lệnh cấm Huawei của Mỹ. Mặc dù vậy, trong một tuyên bố khác, nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc khẳng định Bắc Kinh vẫn luôn mở cánh cửa đàm phán chờ Mỹ. BẢO DUY | |||||||
Thương chiến: Thế Cờ Vây Mỹ Xiết Chặt Posted: 23 May 2019 12:39 AM PDT TS. Phạm Đỗ Chí Suốt tuần trước, không chỉ các thị trường tài chính, mà gần như các giới làm chính sách toàn cầu đều theo dõi đến nghẹt thở cuộc thương nghị giữa hai phái đoàn thương mại Mỹ và Trung quốc, mà cao điểm là lúc Phó Thủ tướng Lưu Hạc cầm đầu đoàn TQ sang họp chiều thứ năm xuyên bữa ăn tối 9/5. Kết cục đến 12g đêm rạng sáng thứ sáu 10/5 vẫn chưa có gì rõ rệt, khiến lệnh của TT Trump cho tăng hơn gấp đôi thuế quan lên 25% bắt đầu áp dụng cho 250 tỷ hàng nhập TQ (theo bảng tiêu chuẩn năm 2017) vốn bị thuế 10% trước đây. Trong khi đó, các cố gắng thương nghị vẫn tiếp tục vào buổi sáng cho đến chiều thứ sáu, nhưng không kết quả cụ thể nào có thể đạt được lúc đoàn TQ ra về, mặc dù với cái xiết tay chặt từ biệt của đại diện thương mại Lighthizer mong "hẹn ngày tái ngộ". Rõ ràng nét mặt của ông Lưu Hạc rất thân thiện, cho thấy về căn bản có lẽ ông thuộc nhóm "cải tổ" muốn làm hơn để đạt kết quả, nhưng lần này ông không có quyền nhiều, mất đi danh tước "special envoy" của các lần trước, phải về bẩm báo với Chủ tịch Tập lấy quyết định. Chuyện "Lật Kèo" Xảy Ra Giờ Chót? Mọi người thất vọng và tất nhiên đều hỏi tại sao, khi trước đó vài tuần thị trường chứng khoán toàn cầu đã lên mạnh, kỳ vọng sẵn vào kết quả tất nhiên của "đình chiến" tháng 5. Nhưng không ai có thể cho giải thích rõ hơn là vài dòng "tuýt" của chính TT Trump, khi ông hạ lệnh sẵn từ tối chủ nhật ngay trước đó, là ông Tập đã "lật kèo" giờ chót, bỏ hẳn các thỏa thuận đã có sẵn trong bản nháp thương thảo dài và qui mô đã đạt được từ cuộc thương nghị marathon hai bên qua lại từ trên 2 tháng nay. Lý do là giờ chót ông Tập nghe tin đồn đoán (?) từ D.C. là ông Joe Biden nay sẽ là ứng cử viên Dân chủ sáng giá và có thể thắng ông Trump trong kỳ bầu cử TT Mỹ vào tháng 11/2020. Như vậy nếu TQ kiên trì đợi ông Biden thắng cử, thể hiện chính sách "quen nhường nhịn" từ thời cựu TT Obama đã nổi bật với thành tích để TQ lấn sân HK trên trường quốc tế, cả về chính trị và kinh tế, thì TQ sẽ không phải nhường nhịn nhiều ?! Thêm vào đó, báo giới Mỹ cũng cho ra lý luận khác là có thể TQ suy đoán sai về tình hình kinh tế vĩ mô Mỹ. Từ nhiều tháng nay TT Trump đã không ngớt chỉ trích Chủ tịch FED, ông Powell, đã suy đoán sai về tình hình lạm phát xứ Mỹ nên tăng lãi suất 6 lần từ khi ông Trump cầm quyền (cho tới tháng 12/2018), và có thể gây khó khăn cho mức tăng trưởng đang đà mạnh của kinh tế Mỹ--nhất là chỉ còn độ một năm nữa là chính thức mở màn mùa tranh cử Tổng Thống. Giới tiên đoán "mò" ở TQ đã dựa vào điểm này để cho rằng TT Trump biết nền kinh tế Mỹ đang suy yếu gì đó nên tăng áp lực cho ông Powell và FED giảm lãi suất, và từ đó cho rằng ông Trump dễ nhường ông Tập hơn để nhanh chóng đi đến một thỏa thuận thương mại mới. Bé Cái Nhầm, như chúng tôi sẽ thảo luận ngắn dưới đây về hiện trạng kinh tế Mỹ! Và dù có bối rối trăm bề với các tấn công nội bộ quen thuộc của các thành viên đảng DC qua hậu chuyện báo cáo Mueller và các tờ khai thuế cá nhân của ông Trump từ nhiều năm, của giới truyền thông "chính thống" từ đầu mùa tranh cử năm ngoái, của các đấng trí thức phe tả, của giới trẻ mê Xã hội Chủ nghĩa do Bernie Sanders và Ocasio Alexander-Cortez trình diễn đang dấy lên như một mốt "thời thượng" bên Mỹ…, TT Trump có vẻ vẫn giữ nguyên được bản lãnh đối phó của mình! Nhắc Lại Chuyện Cũ: Cũng "Lật Kèo" của Triều Tiên? Giải thích này nếu đúng, không khỏi làm nhiều người nhớ lại chuyện tương tự với thất bại của cuộc thương nghị HK-Triều Tiên cuối tháng 2 vừa rồi ở Hà nội. Lúc đó, giả thuyết "lật kèo giờ chót" cũng xảy ra với lãnh tụ Kim Jong-Un, khi các bản dự thảo gần như sẵn sàng để được ký vào buổi trưa ngày 28/2, sau bữa tiệc trưa thịnh soạn đã được dọn sẵn ở khách sạn Metropole. Bất thần các màn hình Ti Vi chiếu tin tức TT Trump nổi giận bỏ tiệc đó và sửa soạn chuyến bay thẳng về Mỹ ngay trưa hôm đó, sau cuộc họp báo ngắn nói lý do là ông Jong-Un "đòi Mỹ bỏ hết cấm vận như điều kiện tiên quyết", thay vì một lộ trình ("road map") bỏ cấm vận và các bước phi hạt nhân hóa mà viên chức hai bên đã đồng ý trước, chỉ đợi ký. Cùng buổi trưa đó đã rộ lên tin đồn ở Hà nội trong một số giới quan sát viên hay nhà báo "chầu rìa", là có "tin giờ chót từ Bắc kinh khuyên ông Jong-Un nên lên gân làm khó ông Trump", vì Trump đang ở thế yếu (?!) ở ngay thủ đô Mỹ với các dân biểu Dân chủ đang "hạch tội" TT Mỹ cùng lúc với các lời khai nhạy cảm về TT Trump của luật sư riêng là ông Cohen. Suy đoán sai lúc đó là TT Trump đang bối rối (sau cả đêm mất ngủ xem TV diễn tiến buổi họp QH Mỹ "kết tội" mình!) và sẽ cần đạt đến một "deal" với ông Jong-Un ở bất cứ giá nào! Kết quả sau cùng cho thấy Trump là tay có bản lãnh, bước ra khỏi buổi họp và thản nhiên bay về nhà, chấp nhận "no deal" vì không cần gì cả, và được chính giới D.C. ủng hộ với quyết định sáng suốt không vội vã này! Còn lại Triều Tiên với nuối tiếc ngẩn ngơ, vì mất đi cơ hội để được bỏ cấm vận dần và có cơ hội được Nam Hàn và thế giới tiếp tay giúp phục hồi nền kinh tế, bỏ dần tham vọng "cường quốc nguyên tử". Tiếp theo là với các tin mất mùa năm nay, và một báo cáo khẩn của tổ chức FAO (Lương Nông Thế Giới) về nạn thiếu lương thực có thể xảy ra cho 10 triệu người trên dân số 25 triệu của Bắc Hàn, cho thấy một quyết định sinh tử cho vận mạng đất nước mình không thể dựa vào các suy đoán hay bình luận chính trị thiếu căn cứ, dù nó bắt nguồn từ đại cường Trung hoa! Do những điều kể trên, nhất là do suy đoán thiếu căn cứ của TQ với nền kinh tế Mỹ, chúng ta cần tìm hiểu thêm sự bế tắc của thương nghị Mỹ-TQ đang xảy ra trong tình hình kinh tế Mỹ thực sự ra sao và tương quan lực lượng cũng như mối quan ngại về nhau ra sao? Kinh tế Mỹ sau hơn nửa nhiệm kỳ Trump đang ở đâu? Kết quả tăng trưởng của kinh tế Mỹ cho quý 1/2019 đã đạt mức cao đáng ngạc nhiên là 3,2% (trên căn bản hàng năm); và mức thất nghiệp xuống còn 3,6% là kỷ lục thấp nhất từ gần 50 năm nay. Thêm vào đó, các thống kê cũng cho thấy năng suất công việc và lương bổng người Mỹ tăng cao, khi áp lực lạm phát được kiềm chế hiệu quả. Tất nhiên các con số này khó phủ nhận kết quả cho chương trình của CP Trump sau 2 năm và 3 tháng làm việc, và đã được bàn nhiều trong báo chí. Vài thành tố chi tiết thiếu ổn định như xuất siêu, hàng tồn kho, và chi tiêu của chính phủ địa phương đã giúp cho 2/3 của kết quả đó, do tiêu thụ tư nhân đóng góp tương đối thấp, chính phủ trung ương đóng cửa khá lâu làm mất đi 0,3% độ tăng trưởng, và số bán xe hơi thấp lấy đi 0,5% của tăng GDP. Nhưng cho 3 quý còn lại, các yếu tố này sẽ đảo ngược, nhất là vì mức tăng việc làm cũng như lương bổng mạnh sẽ giúp cho sức tiêu thụ tư mạnh hơn. Điều đáng nói nhất cho thành công của chính sách kinh tế Mỹ trong 27 tháng qua (từ quý 1.2016 đến quý 1.2019) là độ tăng trưởng của đầu tư tư nhân ("business investment") đã bù lại cho sự chững lại của khu vực bất động sản tư nhân (do chính sách thuế mới), thường được coi là xương sống của tăng trưởng Mỹ. Điều này cũng nói lên sự thành công đáng kể của chính sách giảm thuế của CP Trump ban hành năm 2017, khác với lo ngại của nhiều chuyên viên theo khuynh hướng Dân chủ. Làm tăng nhanh đầu tư khu vực tư nhân là thành công nổi bật, tương phản với mức đầu tư yếu kém làm chậm tăng trưởng của thời TT Obama. Điều đáng nói thêm cho quý 1.2019 là mặc dù tăng trưởng cao và việc làm lẫn lương bổng tăng mạnh, mức lạm phát chỉ tăng 0,8% cho quý này (theo số chi tiêu GDP), trái hẳn lo ngại của ông Powell và FED về lạm phát cả trong hai năm 2017-18 trước đây đã tăng dồn dập lãi suất cho đến tháng 12.2018 mới tạm ngưng và gây ra cơn sa sút chứng khoán nặng nề trong quý 4.2018 (trong khi FED đã không tăng lãi suất trong nhiều khoảng thời gian dài dưới các chính phủ Dân chủ, với hoàn cảnh kinh tế tương tự). TT Trump mới đây lại lên tiếng yêu cầu FED giảm cả lãi suất để không làm suy yếu đà tăng trưởng của kinh tế Mỹ trước kỳ bầu cử 2020, nhất là khi không có áp lực lạm phát đáng kể, tất nhiên do cả mong muốn tái cử của Ông! Đó là lý do chính yếu của việc ông Trump can thiệp vào chính sách FED, không phải do kinh tế Mỹ đang bị trì trệ như ông Tập hay các cộng sự đoán già đoán non, và lật kèo giờ chót trong đàm phán thương mại, như đã bàn ở trên! Chính sách "Cờ Vây" xiết chặt thêm với TQ Chính sách tăng thuế quan từ hơn 10 tháng qua (sau đợt I áp dụng thuế quan 10% lên 200 tỷ đô la hàng nhập TQ) đã gây tác động không nhỏ cho kinh tế và chính trị TQ, và đã được nói đến ở nhiều diễn đàn. Tình hình chính trị nội bộ bất ổn; tăng trưởng GDP chỉ còn quanh mức 6%; chứng khoán đã sụt 25% trong năm 2018; mức dự trữ ngoại hối đã giảm từ 4.000 tỷ đô la xuống mức thấp 2.600 tỷ khoảng tháng 9-10.2018 và nay mới phục hồi lên mức 3.100 tỷ; hối suất đồng yuan đã thụt hẳn 6-8% lúc mấy tháng đầu tiên do các hãng và tư nhân rút tiền tháo chạy…Chính sách tăng thuế đợt II với thuế quan 25% vừa áp dụng sẽ gây nhiều ảnh hưởng nặng nề hơn nữa trong các địa hạt này! Khi TQ trả đũa ngược lại với Mỹ, ước lượng GDP của Mỹ sẽ xuống khoảng 0,3-0,5% trong năm nay 2019. Nếu Mỹ áp dụng thuế quan lên cả 325 tỷ đô hàng nhập TQ còn lại, sẽ gây ảnh hưởng tăng giá cho khoảng 40% mặt hàng tiêu thụ ở Mỹ, và tác động này do kinh nghiệm từ 10 tháng qua ở Mỹ cũng không phải là cái gì khủng khiếp lắm! Vì Mỹ có thể thay bằng hàng nhập từ các nước khác. Và việc bù lỗ cho việc xuất khẩu nông sản, nhất là đậu nành, ở một vài tiểu bang chính yếu có thể thực hiện dễ dàng như trong gần một năm qua! Một vài nhà kinh tế ở Mỹ vốn không thiện cảm với cá nhân và chính sách của TT Trump cho là nông dân và nông nghiệp Mỹ đang điêu đứng, là hơi thiếu căn cứ! Nhưng quan trọng nhất là các bước tới xiết chặt, tiếp tay bởi vài hãng công nghệ hàng đầu Mỹ, sẽ vây hãm nghiêm trọng việc phát triển công nghệ TQ. Giống như các biện pháp mà TT Trump cho áp dụng nghiêm cấm hãng ZTE dùng vài thứ hàng công nghệ cao của Mỹ trước đây khiến hãng này gần phải đóng cửa, hãng Google vừa thông báo không cho phép hãng Huawei dùng hệ điều hành Android. Có thể thấy ngay là hệ thống điện thoại thông minh Huawei sẽ trở thành loại điện thoại rẻ tiền cũ kỹ! Nếu trong tương lai gần, Mỹ ra lệnh cấm TQ sử dụng các phát minh khoa học điện tử hay y học…khác của Mỹ, dây chuyền sản xuất công nghệ của TQ sẽ hoàn toàn tê liệt! Những bước này thấy rõ sẽ đưa kinh tế TQ vào đường suy thoái, và phản ứng nội bộ với cá nhân lãnh đạo họ Tập phải chăng sẽ chỉ là vấn đề thời gian? Thế Cờ Vây còn được áp dụng ngoài Biển Đông với các đoàn tuần hành hàng hải tự do được luật quốc tế cho phép. TQ có thể dọa các nước láng giềng nhỏ lân cận hay ASEAN với "sức mạnh hải quân" của mình! Nhưng lúc phải đối địch với liên minh quân sự Mỹ-Anh-Úc-Nhật-Ấn Độ, sức mạnh của một hàng không mẫu hạm cũ mua của Nga tái thiết lại và một đoàn tàu nhỏ tuần duyên hay tầu ngầm mới trang bị của TQ có lẽ không đủ sức trả lời trong một vài ngày! Nhìn xa và quan trọng nhất, Mỹ sẽ thấy gì về chiến lược "Một Vành Đai Một Con Đường" mà TQ vừa quảng cáo rầm rộ trong một Hội nghị quan trọng ở Bắc kinh trong các ngày 24-26/4 vừa qua? Vấn đề này cần một bài nhận định dài khi có đủ các chi tiết về đầu tư dự trù cũng như sách lược của TQ với từng đối tác. Nhưng một cách tổng quan, có thể tạm đưa ra vài nhận định sơ khởi sau: Một Vành Đai, Một Con Đường…Phá Sản? · Sau tác động thương chiến Mỹ-Trung, kinh tế TQ chậm hẳn lại và đi vào khủng hoảng trong nước khi mức dự trữ ngoại tệ xuống thấp báo động, các hãng rút ra khỏi TQ, ngay cả các hãng nội địa đang chạy sang Việt Nam chẳng hạn; thất nghiệp trầm trọng lúc này là vấn đề chính trị ngắn hạn số 1 của ông Tập. · Nhưng trong lịch sử lâu dài của Trung hoa, vấn đề nhân mãn vẫn mang tính truyền kiếp. Họ phải tìm cách và tìm đất để di dân sang các xứ khác. Làm ăn kinh tế chỉ là chiêu bài che cho giấc mộng bành trướng Đại Hán, trước còn rút gọn ở Á châu, nay muốn sang cả Phi châu, Trung đông và sang cả Âu châu như Ý (tham gia do các khó khăn tài chính ngắn hạn của chính phủ đương thời, đi ngược lại ý muốn và quyền lợi lẫn nền văn hóa truyền thống của đại lục này!). · Để giải quyết, TQ chỉ có thể đi vào đầu tư hạ tầng vốn là điểm mạnh của TQ. Nhưng làm ở đâu khi đã có quá nhiều thành phố ma và khu kỹ nghệ bỏ hoang ở TQ. Chỉ duy nhất một chọn lựa: đầu tư ở nước ngoài và hay nhất là các nước lân cận cho mục đích địa chính trị. · Vấn đề thiếu vốn: Dự trữ ngoại hối giảm từ 4.000 tỷ đô trước thương chiến xuống ¼ còn 3.100 tỷ. TQ không còn đủ vốn để theo đuổi con đường tơ lụa cũ trong giấc mơ, dù khuynh đảo và hấp dẫn chính trị để kêu gọi "co-financing" từ các đối tác "chiến lược", bắt đầu bằng các "đàn em dễ bảo" láng giềng. Các nước này cũng được hấp dẫn bởi chiêu bài giá rẻ lúc đầu của các nhà thầu TQ, sau đó tăng dội vốn để tạo ra bẫy nợ và chiếm cứ một số cảng quan trọng như trường hợp Sri Lanka. · Các dự án lúc đầu sẽ được khai trương long trọng với du lịch rẻ tiền và sòng bài để hấp dẫn khách Á châu, nhưng rồi sẽ ế dần và thay bằng khách Tàu cần chỗ ăn chơi. Các thí dụ thất bại ê chề đã xảy ra ở hai khu du lịch ở Lào và Cambodia. · TQ đang quảng cáo sau 10 năm sẽ thấy kết quả lẫy lừng. Nhưng chắc chắn họ Tập không thể trụ trì 10 năm nữa, trong triển vọng suy thoái của kinh tế TQ nêu trên! Nếu Tập đổ giữa chừng, lãnh tụ mới nào của TQ có điên khùng mà tiếp tục xây dựng hay khai thác các dự án đó? Ai sẽ nhận lãnh kết quả thất bại của những bãi hoang trong tương lai và núi nợ chồng chất? Đó sẽ là "Một Con Đường...phá sản" chắc chắn của Một Vành Đai chưa kịp kết thúc ! Ai sẽ chịu trách nhiệm? Nhân dân phải đóng thuế trong các nước đối tác đã lỡ dại hứa hẹn hay ký kết với TQ trong 2 ngày lễ hoành tráng vừa rồi! May mắn chưa có tin gì là Việt Nam đã ký? Nhưng còn các đặc khu, các dự án lớn đường cao tốc, đường sắt hay phi trường trong dự định? Việt Nam liệu có thoát được bẫy nợ này? | |||||||
Bao giờ Việt Nam giải tán Chính phủ và giải tán Quốc hội? Posted: 23 May 2019 12:33 AM PDT 22-5-2019 Các thành viên Chính phủ và các Đại biểu Quốc hội Việt Nam nghĩ gì khi đọc bài phát biểu nhận chức của tổng thống Ukraina Zelenski? Thêm một lần khẳng định, rằng lựa chọn của đa số cử tri mới là phương thức duy nhất để chọn ra một lãnh đạo tài năng, chứ không phải là quy hoạch cán bộ của một nhóm người. Bài phát biểu nhận chức của TT Ukraina đã gây chấn động trên truyền thông thế giới. Đến bây giờ thì những ai đã xem thường ông Zelenski xuất thân là danh hề và không có kinh nghiệm chính trị cũng phải thay đổi định kiến. Đến nhận chức tổng thống hôm 20/5/2019, ông Zenlenski đã từ bỏ đoàn xe hộ tống và đi bộ giữa đông đảo nhân dân đón chào ông, chụp ảnh selfie với nhân dân. Thông điệp của ông rất rõ ràng. Vì dân thì chẳng gì phải sợ, sẽ không có ai ám sát ông cả. Và rằng ông phải cắt bỏ những chi phí lấy từ tiền thuế của dân – tốn kém khổng lồ nhưng vô nghĩa. Quá nhiều điều hay trong bài phát biểu nhận chức của TT Zelenski mà nhiều người đã thốt lên là kỳ diệu. Ở đây chỉ nói đến hai vấn đề vì có liên quan đến Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV khai mạc cũng hôm 20/5/2019. 1. TỪ CHỨC NHƯỜNG GHẾ CHO NGƯỜI KHÁC – Nói về sự phá hoại của các thành viên Chính phủ, TT Zelenki thốt lên: "Nhân dân đã mệt mỏi bởi những chính khách lọc lõi, những kẻ trong suốt 28 năm đã xây dựng nên một đất nước chuyên ăn hoa hồng, cướp phá, tư lợi cá nhân". – Nói về sự bất tài của các thành viên Chính phủ: "Tôi không hiểu nổi chính phủ của chúng ta, những người chỉ biết buông xuôi và nói, "Chúng tôi không thể làm gì được"". – Và TT Zelenski đề xuất: "Không đúng. Các bạn có thể làm đươc. Ít nhất các bạn có thể rời bỏ cái ghế các bạn đang ngồi để nhường chỗ cho những người nghĩ về những thế hệ tương lai chứ không chỉ nghĩ về kỳ bầu cử sau như các bạn. Các bạn hãy từ chức đi, và nhân dân sẽ đánh giá cao các bạn." Liên hệ đến Việt Nam, quả thật, điều mà các vị bộ trưởng Việt Nam hiện nay có thể làm tốt nhất là từ chức! Các thành viên Chính phủ Việt Nam có dám từ chức không? 2. TỪ BỎ CÁC ĐẶC ÂN CỦA NGHỊ SĨ QUỐC HỘI VÀ GIẢI TÁN QUỐC HỘI – TT Zelenski nói với các ngị sĩ Quốc hội: "Các vị nghị sĩ Quốc hội kính mến! Các vị ấn định ngày tuyên thệ nhậm chức tổng thống vào ngày thứ Hai, một ngày làm việc. Và tôi thấy đây là một điều tốt, nó chứng tỏ rằng các vị đã sẵn sàng làm việc". – Ông đề xuất: "Vậy thì tôi xin đề nghị các vị thông qua Luật gỡ bỏ quyền bất khả xâm phạm của nghị sĩ, thông qua luật Chịu trách nhiệm hình sự về việc làm giàu bất chính, luật bầu cử công khai"! – Rồi ông hành động: "Cũng xin bãi nhiệm các chức vụ: Bộ trưởng quốc phòng, Chủ tịch ủy ban an ninh Ukraine, Chánh công tố viện kiểm sát Ukraine. Đấy chưa phải là tất cả, nhưng hiện nay là tạm đủ. Các vị có hai tháng để thông qua những bộ luật này và thực hiện những quyết định trên. Hãy đeo tất cả các huân chương lên và bắt đầu chuẩn bị tìm kiếm sự ủng hộ của nhân dân cho kỳ bầu cử quốc hội sắp tới. Tôi tuyên bố giải tán Quốc hội khóa 8." Các Đại biểu Quốc hội Việt Nam có dám từ bỏ các đặc quyền của mình không? Quốc hội Việt Nam có dám tự giải tán không? BAO GIỜ THÌ ĐẾN VIỆT NAM? Qua 74 năm tồn tại của thể chế này, chưa có một ông bộ trưởng nào từ chức, chưa một lần giải tán Chính phủ, chưa một lần giải tán Quốc hội. Bộ trưởng không làm được việc thì phải từ chức. Chính phủ không làm được việc thì phải giải tán – như Cụ Hồ đã nói "chính phủ làm hại dân thì đuổi cổ chính phủ đi". Còn Quốc hội vô dụng thì phải giải tán bàu Quốc hội mới. Các thành viên Chính phủ và các Đại biểu Quốc hội Việt Nam nghĩ gì khi đọc bài phát biểu nhận chức của tổng thống Ukraina Zelenski? Thêm một lần khẳng định, rằng lựa chọn của đa số cử tri mới là phương thức duy nhất để chọn ra một lãnh đạo tài năng, chứ không phải là quy hoạch cán bộ của một nhóm người. Bình Luận từ Facebook (Bào Tiếng Dân 22/05/2019) | |||||||
Vì sao bầu cử Úc trái ngược dự đoán? Posted: 23 May 2019 12:25 AM PDT Nguyễn Quang Duy Úc vừa trải qua một cuộc bầu cử với kết quả bất ngờ đến nỗi Thủ Tướng Scott Morrison phải thốt lên rằng ông luôn tin tưởng có phép lạ nhiệm mầu ("I have always believed in miracles"). Hơn 2 năm qua tất cả các cuộc thăm dò cử tri đều đưa ra cùng một kết quả là đảng Lao Động sẽ thắng và thắng lớn. Lần thăm dò ngay trước ngày bầu cử vẫn cho thấy đảng Lao Động sẽ không thể thua được (the unlosable election). So với bầu cử Tổng Thống Mỹ 2016 Năm 2016 ông Trump cũng "bất ngờ" thắng cử Tổng Thống làm nhiều người liên tưởng, nghi ngờ sự khách quan và trung thực của giới Truyền Thông Úc. Đương nhiên một số cơ quan truyền thông Úc thiên về Tự Do hay ngả theo Lao Động, nhưng đa số đều đưa tin một cách rất công bằng. Nhưng vì sao kết quả lại đảo lộn mọi dự đoán? Thăm dò nội bộ chính đảng… Theo Đài ABC thăm dò nội bộ của 2 chính đảng ở từng đơn vị bầu cử cho kết quả trái ngược với thăm dò của báo chí. Vì thế, chỉ 1 ngày trước ngày bầu cử, Thủ tướng Morrison còn bay sang Tasmania để vận động và đã dành lại được 2 ghế lần bầu cử trước rơi vào tay Lao Động. Thủ tướng Morrison cũng dành khá nhiều nỗ lực vận động ở miền quê Queensland và NSW, với hứa hẹn sẽ bảo vệ công ăn việc làm cho khu vực nên đã dành được một số ghế khác. Ngược lại Thủ lãnh Lao Động Bill Shorten tập trung vận động tại các khu vực ngoại ô thuộc tiểu bang Victoria với mong muốn chiến thắng lớn nhưng kết quả đã không thực sự xảy ra. Đảng Xanh cũng tập trung vận động các khu vực ngoại ô thuộc tiểu bang Victoria với kỳ vọng thắng thêm 2 ghế nhưng kết quả cũng ngoài ý muốn. Nhìn chung, Liên đảng Tự Do – Quốc Gia đã không thảm bại như thăm dò tiên đoán mà ngược lại còn thắng 6 ghế, chỉ mất 3 ghế và theo ước đoán đã vượt qua số ghế để thành lập chính phủ đa số. Ngoài 3 ghế bị mất, hầu hết các đơn vị do Liên đảng Tự Do – Quốc Gia nắm giữ số phiếu đều tăng thêm chứng tỏ Liên đảng đã gặt được một chiến thắng khá toàn hảo. Về chính sách … Chính sách tranh cử của đảng Lao động tập trung vào tăng lương tối thiểu, bảo đảm đời sống cho công nhân, tăng chi tiêu giáo dục, y tế, an sinh, bảo vệ môi trường, bằng cách tăng thuế người giàu và thuế các đại công ty. Còn Liên Minh Tự Do và Quốc gia tập trung vào việc việc cắt giảm thuế, xây dựng cầu đường, tạo công ăn việc làm hay ít nhất là bảo vệ công ăn việc làm. Qua hai lần tranh luận chính sách tổ chức tại Tây Úc và Queensland lãnh tụ Lao Động Bill Shorten đều được đánh giá cao hơn. Trong hoàn cảnh kinh tế Úc đang bắt đầu gặp khó khăn, các chính sách của đảng Lao Động mặc dầu được đánh giá cao hơn nhưng có thể là một nguyên nhân cử tri từ chối bỏ phiếu cho đảng này. Cử tri chán ngán các đảng chính trị… Ngay khi Thủ tướng Morrison thông báo ngày bầu cử, Cơ quan nghiên cứu Roy Morgan tổ chức thăm dò cử tri công bố kết quả đáng ngạc nhiên. So với lần bầu cử năm 2016 chỉ 4 phần trăm cử tri chưa quyết định sẽ bầu cho ai thì lần này lên đến 24 phần trăm vẫn chưa quyết định sẽ bầu cho ai. Tỷ lệ 24 phần trăm là quá lớn cho thấy kết quả sẽ quyết định bởi lá phiếu của thành phần cử tri này. Trong số này có nhiều cử tri chán ngán các đảng chính trị đến độ không còn muốn theo dõi thời sự. Nhưng đi bầu là bắt buộc, không đi bầu sẽ bị phạt tiền. Cách bỏ phiếu ưu tiên (Preferential Voting System), còn bảo đảm mọi lá phiếu hợp lệ đều được tính cho một trong hai ứng cử viên cuối cùng. Cử tri sẽ đánh số thứ tự ưu tiên bầu cho các ứng cử viên trên lá phiếu. Nếu ứng cử viên mà cử tri bỏ phiếu là số một bị thua, thì phiếu bầu sẽ được chuyển cho ứng cử viên cử tri chọn thứ hai và cứ như thế cho đến khi được tính. Các đảng chính trị đều hướng dẫn cử tri thứ tự ưu tiên bầu. Đảng Lao Động và đảng Xanh thường cho nhau phiếu ưu tiên bằng cách hướng dẫn cử tri bầu để hoặc đảng này hoặc đảng kia được trúng cử. Một doanh nhân từng là Nghị sỹ ông Clive Palmer đã chi 60 triệu Úc kim cho đảng United Australia tranh cử. Các quảng cáo của đảng United Australia đều công kích chính sách thuế và khả năng quản lý kinh tế của đảng Lao Động, công kích cá nhân thủ lãnh Lao Động Bill Shorten và nhấn mạnh đe dọa bành trướng của nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh. Mặc dù đảng United Australia không dành được ghế nào nhưng các quảng cáo này có ảnh hưởng đến kết quả bầu cử. Ảnh hưởng Trung Cộng Theo Chủ bút tờ Hoàn Cầu Thời báo kết quả bầu cử Úc sẽ làm tồi tệ hơn quan hệ Úc – Trung còn nếu đảng Lao Động thắng cử tình trạng sẽ trở nên tốt hơn. Quan điểm này thiếu chính xác. Việc nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh công khai tung tiền lũng đoạn chính trị Úc là nỗi lo ngại chung của cả chính phủ, lẫn đối lập. Các Đạo Luật chống lại ảnh hưởng ngoại bang được ban hành gần đây đều được tất cả các đảng chính trị đồng thuận thông qua. Ngược lại vì quyền lợi nước Úc các đảng chính trị đều muốn duy trì quan hệ đồng minh chiến lược với Mỹ. Đơn vị Chisholm có đa số cử tri gốc Hoa nên cả hai đảng Tự Do Lao Động đều đưa người gốc Hoa ra tranh cử. Như thế chắc chắn sẽ có 1 dân biểu gốc Hoa thắng cử. Cô Gladys Liu di dân gốc Hoa sinh trưởng tại Hong Kong đại diện cho đảng Tự Do đã vượt hơn đối thủ Lao Động 1,200 phiếu nên vào tối thứ ba 21/5 được loan báo thắng cử. Đây là một chiến thắng thật sự bất ngờ của đảng Tự Do, vì hầu hết báo chí tiếng Hoa tại Úc bị cho là chịu ảnh hưởng của Bắc Kinh, đều ngả về đảng Lao Động. Ai ban "phép mầu" ? Trong khi đảng Lao Động luôn dẫn trước Liên đảng cầm quyền thì thật thảm thương tất cả các cuộc thăm dò dân Úc đều không chọn Bill Shorten làm Thủ tướng. Dân Úc vốn không ưa những người gây rối loạn chính trị, vẫn không quên và không tha thứ, vào năm 2010, Bill Shorten đã ngấm ngầm lật đổ Thủ tướng Lao Động Kevin Rudd. Khi tranh cử Thủ lãnh Đối Lập, Bill Shorten chỉ nhận được 40% phiếu ủng hộ từ đảng viên, chỉ thắng cử nhờ vào 64% phiếu của các dân biểu và nghị sỹ Lao Động. Rõ ràng ông có khả năng thu xếp nội bộ nhưng lại thiếu khả năng thu hút quần chúng đảng viên và thu hút quần chúng cử tri. Thủ tướng Scott Morrison thì ngược lại "bất đắc dĩ" bị đưa lên thay Thủ tướng Malcolm Turnbull bị các cánh khác trong đảng Tự Do lật đổ vào tháng 8/2018. 7 tháng qua ông không ngừng xây dựng để trở thành một hình ảnh quần chúng gần gũi với dân, bảo vệ công ăn việc làm cho dân và lo cho đời sống của dân. Trong khi Bill Shorten luôn biểu lộ tự tin thắng cử thì Scott Morrison luôn bày tỏ mong muốn và cố gắng để được cử tri ban cho ông một cơ hội được tiếp tục điều hành đất nước. Trong vai trò Bộ Trưởng Ngân Khố Scott Morrison đã thành công trả được nợ do các chính quyền Lao Động tạo ra và chứng tỏ có khả năng lèo lái kinh tế Úc vượt qua mọi khó khăn. Scott Morrison khéo léo xây dựng chiến lược tranh cử để cử tri chọn lựa giữa ông và Bill Shorten, thay vì chọn lựa giữa Tự Do và Lao Động. Nhờ thế "phép mầu" đã xảy ra, cử tri đã ban cho Scott Morrison lá phiếu để ông thắng một cuộc bầu cử vẫn được nhiều người tin rằng đảng Lao Động không thể nào thua (the unlosable election). Bill Shorten và tôi !!! Bill Shorten là dân biểu đại diện cho Maribyrnong, nơi tôi đang sống. Khu vực vừa mất đi cơ hội có được Thủ Tướng đầu tiên. Tôi biết Bill gần 20 năm nay. Trước khi ông lập gia đình, ông ở cạnh nhà của bạn thân với gia đình tôi. Nhà họ cũng chỉ cách nhà tôi vài phút đi bộ. Tôi đã nhiều lần trò chuyện với ông về việc cộng đồng, về nhân quyền, về tự do, dân chủ cho Việt Nam. Gần đây tôi có nói đùa với bạn bè rằng Bill Shorten không có số làm Thủ tướng ngờ đâu đó là sự thật. Maribyrnong là một đơn vị bầu cử có rất đông người Việt sinh sống nhưng lại là khu vực thành trì của đảng Lao Động, nghĩa là ông Bill Shorten chắc chắn sẽ thắng tại đơn vị này. Tôi không bầu cho ông mà bầu cho đảng Tự Do với lý do riêng. Tôi muốn Maribyrnong trở thành khu vực tranh chấp giữa các đảng chính trị. Lá phiếu của cử tri Việt khi đó sẽ thực sự có giá trị. Như trường hợp đơn vị Chisholm nơi có đông người Hoa sinh sống, nói đến bên trên, chỉ cần vài trăm phiếu có thể thay đổi được người đại diện. Vì thế cả hai đảng đều phải đưa người gốc Hoa ra tranh cử và cô Gladys Liu đã trở thành dân biểu di dân gốc Hoa đầu tiên tại Úc. Khi Maribyrnong trở thành khu tranh chấp giữa các đảng chính trị, họ sẽ đưa người gốc Việt ra tranh cử, tạo cơ hội cho giới trẻ Việt thực sự tham gia vào chính trị Úc. Công bằng nhận xét, trong các vai trò chính trị, Bill Shorten đã làm rất tốt, làm tất cả những gì ông có thể làm được, nhưng đáng tiếc cơ hội để làm Thủ tướng đã không đến với ông. Nguyễn Quang Duy Melbourne, Úc Đại Lợi 21/05/2019 | |||||||
Posted: 23 May 2019 12:21 AM PDT | |||||||
Posted: 23 May 2019 12:14 AM PDT Nguyễn Đình Cống Về việc đổi mới chính trị để dân chủ hóa đất nước, vừa qua Kiều Dung công bố bài : ĐÃ ĐẾN LÚC PHẢI ĐƯA RA NHỮNG YÊU SÁCH CỤ THỂ HƠN với đề nghị: "Cần hình dung Đổi mới Chính trị ở Việt nam là một quá trình có thể kéo dài trong nhiều năm, qua nhiều bước, chứ không phải chỉ là một vài hành động diễn ra trong vòng 1, 2 năm". Phải đưa ra những việc làm cụ thể mà ĐCS có thể chấp nhận. Những người đấu tranh cho dân chủ nên đặt mình vào vị trí lãnh đạo Nhà nước để xem xét vấn đề. Trước mắt, Kiều Dung đề nghị một số thử nghiệm : 1-Tổ chức biểu tình có đăng ký, có giấy phép, có phạm vi, có kiểm soát. 2-Quốc hội phải có 30- 50% đại biểu do dân bầu trực tiếp(không qua hiệp thương) 3-Báo chí tư nhân được chấp nhận, nhưng hạn chế vài tờ, có sự lựa chọn của xã hội dân sự. 4-Đa nguyên chính trị. Chấp nhận cho 2 đảng chính trị với số đảng viên hạn chế.( dưới 500). Theo tôi, đấu tranh cho dân chủ xẩy ra khi xã hội phân chia rõ ràng thành tầng lớp thống trị (trên) và bị trị (dưới). Giữa 2 tầng lớp này phát sinh mâu thuẩn. Nhu cầu dân chủ hóa xuất phát từ tầng lớp dưới. Họ có những đấu tranh, từ ngấm ngầm, trong phạm vi hẹp, đến công khai trong phạm vi rộng. Sự đấu tranh ấy được tầng lớp thống trị tiếp nhận và xử lý theo các cách khác nhau. Khi tầng lớp thống trị có lương tâm, biết liêm sĩ, có văn hóa, có đạo đức, họ sẽ hiểu ra, bỏ áp bức, giảm bóc lột, tôn trọng nhân quyền, làm giảm nhẹ, tiến tới xóa bỏ được mâu thuẫn. Khi tầng lớp thống trị là loại vừa ngu vừa tham, sẽ tìm cách củng cố quyền lực, vơ vét tài sản và tăng cường lừa bịp, làm cho mâu thuẫn càng tăng thêm. Lúc này nếu bị trị hèn yếu sẽ biến thành đàn cừu, đàn vịt. Nếu bị trị có dũng khí, được tập hợp và lãnh đạo tốt sẽ tiến hành đấu tranh, buộc thống trị phải nhượng bộ hoặc bị lật đổ. Vậy đấu tranh cho dân chủ bắt đầu từ dưới và tốt nhất là được trên tiếp nhận. Hai bên sẽ thương lượng, đấu tranh trong hòa bình để tìm giải pháp tối ưu. Kiều Dung và nhiều người Việt đang mong ước như vậy.Tuy có nhiều nhận xét rằng đó là mong ước hão huyền, vì bản chất của ĐCS là ngoan cố. Ừ thì CS ngoan cố, nhưng ở Liên xô, các nước Đông Âu và đặc biệt là Mông Cổ đã xẩy ra những việc đáng cho chúng ta khảo sát. Tôi xin nêu vài suy nghĩ về việc làm từ dưới và từ trên. Cơ bản nhất là tăng cường hoạt động các tổ chức xã hội dân sự. Hiện nay, vì để ký được các hiệp ước về kinh tế mà Chính phủ và Quốc hội VN bắt buộc công nhận điều :"Người lao động có quyền lập ra Công đoàn độc lập của họ". Đấu tranh để lập Công đoàn độc lập là hợp pháp. Nhờ có tổ chức này người lao động mới có điều kiện đấu tranh cho dân chủ. Đảng muốn mọi tổ chức phải do họ kiểm soát vì thế mà ra sức ngăn cản Công đoàn độc lập. Nhưng Chính phủ và Quốc hội đã buộc phải chấp nhận. Tình thế này buộc Đảng phải nới lỏng sự ngăn cản. Trước tiên lập Công đoàn độc lập tại các xí nghiệp, tiến tới lập Công đoàn độc lập cho nhiều ngành nghề. Công đoàn của người lao động chứ không riêng gì cho công nhân. Các nhà lao động trí óc, nông dân, chủ trang trại, người làm thương nghiệp đều có thể lập công đoàn.Và rồi các Công đoàn độc lập liên kết với nhau thành Tổng Công đoàn độc lập, nó như là một Mặt trận. Về bên trên, thuộc tầng lớp thống trị. Quan trọng nhất là lập ra được Quốc hội có vai trò chứ không phải bù nhìn. Đó là cơ quan lập pháp vừa của Đảng, vừa của Dân, thực sự là cơ quan quyền lực cao nhất. Khi thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyền quyết định các vấn đề quan trọng ĐB QH cần thể hiện được ý chí và nguyện vọng của nhân dân, những người đã tin cậy cử họ làm đại diện. Hiện nay thành phần không chuyên trách trong QH toàn là người của cơ quan hành pháp và cán bộ cấp cao của Đảng. Để số này trong QH vừa lãng phí vừa tạo nên sự thiếu nghiêm túc. Đề nghị ĐBQH không thể đồng thời là cán bộ chính quyền. Điều này đưa vào chương 2 Luật Tổ chức QH cũng tốt, mà không đưa vào cũng không sao, vì rằng luật đó không thật chặt chẽ. Luật Tổ chức Quốc hội, chương 2 : Đại biểu Quốc hội. Có 23 điều ( tử 21 đến 43) nhưng không có điều nào viết về việc ứng cử, bầu cử và tiêu chuẩn trúng cử ĐBQH. Ngay cả việc Mặt trận có đặc quyền lập danh sách ứng viên cũng không có trong luật, có thể chỉ là một quy định nào đó của Ban bầu cử. Vậy có thể bổ sung hoặc không bổ sung vào chương 2 điều quy định : " ĐBQH không được đồng thời là người thuộc cơ quan hành pháp".( nếu không bổ sung vào Luật thì cho là quy định của Ban bầu cử). Phải bải bỏ đặc quyền của Mặt trận khống chế danh sách do Đảng cử. Phải tổ chức bầu cử thật sự tự do dân chủ. Chắc Đảng sợ rằng làm như thế dân ít bầu cho đảng viên.Thế thì cứ để cho Đảng cử 50% ĐB QH mà dân không phải bầu số đó.Còn lại 50% hãy để cho dân ứng cử, giới thiệu, tranh cử, bầu ra đúng đại biểu của họ. Việc làm này cũng không trái với điều nào của Luật. Như vậy QH là cơ quan lập pháp của cả Đảng và của Dân. Khi Đảng đề ra được chủ trương, chính sách gì thì không trực tiếp chỉ thị cho QH mà phải thông qua các đảng viên là ĐBQH đệ trình ra. Những ĐBQH của dân cũng có toàn quyền đệ trình các điều luật. Chủ tịch QH phải được bầu bằng tranh cử của ít nhất 2 người chứ không phải do Bộ Chính trị lựa chọn. Tôi hình dung, nếu tổ chức được một QH không bù nhìn thì nó có thể trở thành đối trọng với BCH TƯ Đảng, gần gần giống như 2 viện của Mỹ. Có được QH như thế mới có điều kiện để ĐBQH thực hành điều 29 của Luật TCQH (ĐBQH có quyền đệ trình dự án luật- một việc quan trọng mà hầu như chưa xẩy ra). QH phải ra được các luật về quyền tự do, dân chủ thì các tổ chức xã hội dân sự mới có đủ pháp lý để hoạt động. | |||||||
Diễn văn nhậm chức ngày 20.5.2019, tân tổng thống Ukraine Vladimir Aleksandrovik Zelensky. Posted: 23 May 2019 12:06 AM PDT Người dịch : Nguyễn Hồng Giang.
"Cho phép tôi được trích dẫn lời của một diễn viên, cũng là một tổng thống xuất sắc của Mỹ: Chính phủ không phải để giải quyết vấn đề của chúng ta. Chính phủ chính là một vấn đề mà chúng ta phải giải quyết. Bởi vậy tôi không hiểu nổi chính phủ của chúng ta, những người chỉ biết buông xuôi và nói, "Chúng tôi không thể làm gì được". Không đúng. Các bạn có thể làm được. Ít nhất các bạn có thể rời bỏ cái ghế các bạn đang ngồi để nhường chỗ cho những người nghĩ về những thế hệ tương lai chứ không chỉ nghĩ về kỳ bầu cử sau như các bạn. các bạn hãy từ chức đi, và nhân dân sẽ đánh giá cao các bạn." Nhân dân Ukraine quý mến ! Sau khi chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống, cậu con trai 6 tuổi của tôi bảo: Bố ơi, trên TV nói rằng Zelensky là tổng thống ... Vậy con cũng là tổng thống hay sao?!". Khi đó nghe như một chuyện đùa, nhưng sau đó tôi chợt hiểu, đó thực sự là một chân lý. Bởi vì mỗi chúng ta đều là một tổng thống. Không chỉ còn là 73% nhân dân đã bầu chọn cho tôi mà là tất cả 100% nhân dân Ukraine. Đây không phải là chiến thắng của tôi mà là chiến thắng của chúng ta. Và đó cũng là cơ hội chung của chúng ta nữa. Cơ hội mà chúng ta cũng cùng chung gánh vác trách nhiệm. Hôm nay không phải chỉ có mình tôi tuyên thệ mà mỗi người chúng ta đều đã đặt tay lên Hiến pháp và thề trung thành với đất nước Ukraine. Hãy thử tưởng tượng những tiêu đề khủng khiếp trên báo chí : " Tổng thống trốn thuế ", " Tổng thống say rượu lái xe vượt đèn đỏ " hay " Tổng thống đang trộm cắp vì ai cũng làm như thế cả "!. Các bạn có cho rằng đó là điều nhục nhã không ? Đấy chính là điều mà tôi ngụ ý - Mỗi người trong chúng ta là một tổng thống ! Kể từ hôm nay, mỗi chúng ta đều gánh vác trách nhiệm với đất nước mình, đất nước mà chúng ta sẽ để lại cho con cháu. Mỗi chúng ta trên cương vị của mình đều có thể gắng sức làm tất cả cho sự phồn vinh của Ukraine! Đất nước ( mô hình ) châu Âu bắt đầu từ mỗi chúng ta. Chúng ta chọn cho mình con đường hội nhập châu Âu, nhưng châu Âu không phải đâu xa, châu Âu ở trong trí não chúng ta. Đó là ước mơ chung của chúng ta. Khi nó đã xuất hiện trong trí não thì nó sẽ xuất hiện trong hiện thực, trên toàn Ukraine! Nhưng chúng ta cũng có một nỗi đau chung. Đó là khi mỗi người chúng ta ngã xuống ở Donbas, khi hàng ngày chúng ta mất mát thương vong. Mỗi người chúng ta đều trở thành kẻ lưu lạc khi có những người mất nhà mất cửa , số còn lại mở cửa nhà mình và chia sẻ cùng họ nỗi đau . Rồi mỗi chúng ta lại là những công dân đi làm thuê, tìm kiếm công việc ở xứ người. Và cả những người để thoát khỏi đói nghèo mà đành đánh mất nhân phẩm của mình. Nhưng chúng ta sẽ vượt qua những điều này. Bởi mỗi chúng ta là một người Ukraine. Tất cả chúng ta đều là người Ukraine, không phân biệt ai đúng, ai sai, thiểu số hay đa số. Từ Uzgorod đến Lugansk. Từ Chernigov đến Simferopol . Dù ở Lvov, Kharcov, Donesk, Dnepr hay ở Odessa thì chúng ta đều là người Ukraine. Chúng ta phải là một khối thống nhất, vi chỉ khi đó chúng ta mới vững mạnh! Hôm nay tôi xin kêu gọi 65 triệu người Ukraine trên toàn thế giới, đừng ngạc nhiên rằng chúng ta có những 65 triệu người. Với tất cả những ai sinh ra trên mảnh đất Ukraine hay những người Ukraine đang ở châu Âu, châu Á, bắc Mỹ hay nam Mỹ, châu Úc hay châu Phi, tôi đều kêu gọi, đất nước đang cần các bạn! Tất cả những ai mong muốn xây dựng một Ukraine mới, vững mạnh và phồn thịnh tôi đều sẵn lòng trao quốc tịch Ukraine cho các bạn. Đừng đến Ukraine với tư cách là khách, mà hãy đến với tâm thế trở về nhà. Chúng tôi chờ đợi các bạn. Không cần mang quà cáp lưu niệm gì về từ những đất nước xa xôi, hãy mang về nhà những kiến thức, kinh nghiệm và giá trị tinh thần quý báu. Tất cả những điều đó sẽ giúp chúng ta khởi đầu một kỷ nguyên mới. Những kẻ hoài nghi sẽ bảo, ôi giời, đấy là điều hoang tưởng, đấy là chuyện không thể có được . Nhưng điều không tưởng ấy có thể chính là ý chí dân tộc của chúng ta?! Hãy đoàn kết lại và thực hiện điều không thể thành có thể, bất chấp tất cả. Các bạn hãy nhớ đến đội bóng đá của Ailen ở giải vô địch châu Âu. Khi nha sĩ, đạo diễn, sinh viên và cả những người lao công cùng nhau sát cánh bảo vệ danh dự của đất nước mình. Và họ đã làm được điều ấy mặc dù chẳng ai tin họ có thể làm được. Đó chính là con đường của chúng ta. Chúng ta phải là người Ailen trên sân bóng, phải là người Israel trên trận địa bảo vệ tổ quốc, phải là người Nhật trên mặt trận công nghệ, phải là người Thụy sĩ trong kỹ năng xây dựng cuộc sống hạnh phúc cùng nhau bất chấp những khác biệt về quan điểm. Nhiệm vụ đầu tiên của chúng ta - đó là ngừng bắn ở Donbas! Người ta hỏi tôi, thế anh sẵn sàng đánh đổi gì để lấy ngừng bắn? Thật là một câu hỏi kỳ lạ. Thế chúng ta sẽ đánh đổi gì để lấy mạng sống của những người thân chúng ta? Tôi có thể nói rằng, để các anh hùng của chúng ta không còn phải chết, tôi sẵn sàng làm tất cả. Tôi sẵn sàng đưa ra những quyết định phức tạp. Tôi không sợ mất đi sự nổi tiếng cũng như rating của mình, tôi cũng sẽ không do dự nếu để có hòa bình, không phải hy sinh lãnh thổ, mà tôi phải từ bỏ chức vụ. Lịch sử là một thứ rất không công bằng. Chúng ta không mở màn cuộc chiến tranh này, nhưng chúng ta lại phải gánh trách nhiệm kết thúc nó. Chúng tôi sẵn sàng đối thoại. Tôi tin rằng bước đi tuyệt vời đầu tiên sẽ là trao trả tất cả tù binh Ukraine.Lời kêu gọi tiếp theo của tôi là giành lại những phần lãnh thổ đã mất. Thực lòng mà nói, tôi nghĩ cách nói này chưa đúng lắm. Bởi vì không thể đánh mất những gì vẫn là của chúng ta. Cả Crimea, cả Donbas đều là lãnh thổ Ukraine, nơi chúng ta đã đánh mất cái quan trọng nhất, đó là con người ! Và hôm nay chúng ta phải giành lại chính ý thức của họ. Đó là cái ta đã để mất. Trong suốt những tháng năm qua, chính quyền đã không làm cho họ cảm thấy họ là người Ukraine. Họ không phải là những kẻ xa lạ, họ là chúng ta, họ là người Ukraine.Và khi đó mặc cho kẻ nào muốn ban phát cho họ cả 10 cuốn hộ chiếu cúng không làm thay đổi được điều gì. Công dân Ukraine, không phải là ở cuốn hộ chiếu, công dân Ukraine là ở trái tim. Thông qua những chiến sĩ, những anh hùng của chúng ta trên tiền tuyến, cả những người nói ngôn ngữ Ukraine hay ngôn ngữ Nga, tôi biết rõ, ở nơi đó, ngoài mặt trận, không có xung đột và bất hòa, ở nơi đó chỉ có danh dự và lòng dũng cảm. Bởi vậy tôi xin kêu gọi những người đang bảo vệ tổ quốc, không thể có một quân đội vững mạnh, nếu chính quyền không trân trọng những anh hùng đang hàng ngày hy sinh vì tổ quốc. Tôi sẽ làm tất cả để các bạn cảm thấy mình được trân trọng. Tôi xin đảm bảo các bạn sẽ nhận được những bảo đảm tài chính xứng đáng, đảm bảo nhà ở, nghỉ phép sau khi hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu cũng như đãi ngộ cho các bạn và gia đình các bạn. Không cần phải nhắc về những tiêu chuẩn NATO, mà chúng ta sẽ tự thực hiện những tiêu chuẩn đó. Tất nhiên không chỉ có chiến tranh, mà còn rất nhiều tai họa làm cho người Ukraine cảm thấy mình bất hạnh. Đó là mức phí dịch vụ dân sinh gây shok, là mức lương và trợ cấp hưu trí thảm hại, là giá cả leo thang, là không đủ công ăn việc làm, là dịch vụ y tế mà chỉ có những ai chưa bao giờ phải cùng con nhỏ nằm viện mới ca ngợi, là những con đường chỉ được xây mới và sửa chữa trong trí tưởng tượng của ai đó. Cho phép tôi được trích dẫn lời của một diễn viên, cũng là một tổng thống xuất sắc của Mỹ: Chính phủ không phải để giải quyết vấn đề của chúng ta. Chính phủ chính là một vấn đề mà chúng ta phải giải quyết. Bởi vậy tôi không hiểu nổi chính phủ của chúng ta, những người chỉ biết buông xuôi và nói, "Chúng tôi không thể làm gì được". Không đúng. Các bạn có thể làm được. Ít nhất các bạn có thể rời bỏ cái ghế các bạn đang ngồi để nhường chỗ cho những người nghĩ về những thế hệ tương lai chứ không chỉ nghĩ về kỳ bầu cử sau như các bạn. các bạn hãy từ chức đi, và nhân dân sẽ đánh giá cao các bạn. Các bạn không thích những gì tôi đang nói ư? Đấy không phải tôi nói đâu , mà đấy là lời của nhân dân Ukraine nói. Việc tôi trúng cử tổng thống là minh chứng cho điều đó. Nhân dân đã mệt mỏi bởi những chính khách lọc lõi, những kẻ trong suốt 28 năm đã xây dựng nên một đất nước chuyên ăn hoa hồng, cướp phá, tư lợi cá nhân. Chúng ta sẽ xây dựng một đất nước khác, nơi mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, nơi thực thi những quy tắc minh bạch và trung thực giành cho tất cả mọi người. Để làm được điều đó, tham gia chính quyền phải là những người phục vụ nhân dân. Tôi mong muốn rằng, các bạn không treo chân dung tôi trong văn phòng làm việc của các bạn. Bởi tổng thống không phải là thần tượng, cũng không phải là thánh nhân.. Tổng thống không phải là bức chân dung. Hãy treo ảnh các con bạn vào chỗ đó và trước khi quyết định một việc gì thì hãy nhìn vào mắt chúng. Tôi còn có thể nói rất nhiều nhưng nhân dân Ukraine không cần lời nói mà cần những hành hành động Các vị nghị sĩ Quốc hội kính mến ! Các vị ấn định ngày tuyên thệ nhậm chức tổng thống vào ngày thứ Hai, một ngày làm việc. Và tôi thấy đây là một điều tốt, nó chứng tỏ rằng các vị đã sẵn sàng làm việc. Vậy thì tôi xin đề nghị các vị thông qua Luật gỡ bỏ quyền bất khả xâm phạm của nghị sĩ, thông qua luật Chịu trách nhiệm hình sự về việc làm giàu bất chính, luật bầu cử công khai ! Cũng xin bãi nhiệm các chức vụ: Bộ trưởng quốc phòng, Chủ tịch ủy ban an ninh Ukraine, Chánh công tố viện kiểm sát Ukraine.Đấy chưa phải là tất cả , nhưng hiện nay là tạm đủ. Các vị có hai tháng để thông qua những bộ luật này và thực hiện những quyết định trên. Hãy đeo tất cả các huân chương lên và bắt đầu chuẩn bị tìm kiếm sự ủng hộ của nhân dân cho kỳ bầu cử quốc hội sắp tới. Tôi tuyên bố giải tán Quốc hội khóa 8. Vinh quang thay Ukraine ! Xin một lời cuối. Nhân dân Ukraine yêu quý! Suốt cả cuộc đời đã qua, tôi luôn cố gắng làm tất cả mọi việc để mọi người được mỉm cười. Đó là sứ mệnh của tôi. Còn bây giờ tôi sẽ lại cố gắng làm tất cả để ít nhất người dân Ukraine không phải khóc!" |
You are subscribed to email updates from Dân quyền. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét