“ÔNG TRỌNG GỢI Ý XEM XÉT CÓ NÊN XÓA BỎ KINH TẾ NHÀ NƯỚC KHÔNG, BÀ NGÂN LẠI MUỐN ĐẨY MẠNH KINH TẾ NHÀ NƯỚC” plus 6 more |
- ÔNG TRỌNG GỢI Ý XEM XÉT CÓ NÊN XÓA BỎ KINH TẾ NHÀ NƯỚC KHÔNG, BÀ NGÂN LẠI MUỐN ĐẨY MẠNH KINH TẾ NHÀ NƯỚC
- ĐÃI … RÁC TÌM VÀNG
- ‘‘Đột phá’’ Hội nghị 10: Ông Trọng hé mở, rồi khép lại? (Phần 2)
- CÀNG NÓI CÀNG TRƠ RA NHƯ ĐÁ
- Kỹ năng hùng biện của đại biểu Quốc hội ngày càng tồi!
- MỸ LÀ TRÙM LỪA ĐẢO
- Tướng Mỹ Dunford tố cáo Tập Cận Bình bội ước về Biển Đông
Posted: 30 May 2019 03:08 PM PDT Trần Đình Thu Tiến hành một chiến dịch chống tham nhũng mạnh mẽ quyết liệt chưa từng có, trong đó phanh phui nhiều vụ việc xảy ra trong khu vực doanh nghiệp nhà nước, ông Nguyễn Phú Trọng đưa đến cho nhân dân một cảm giác, phải chăng thành phần kinh tế nhà nước hầu như chỉ phá hoại hơn là xây dựng, và cuối cùng ông đặt ra vấn đề nên xem lại kinh tế nhà nước. Tại Hội nghị 10 vừa rồi ông hỏi: "Kinh tế nhà nước có mặt tốt, nhưng vừa qua có rất nhiều thất thoát. Nhưng từ chỗ thất thoát như thế mà dẫn đến coi nhẹ kinh tế nhà nước, chuyển tất cả sang tư nhân thì có đúng không… Tôi nói ví dụ những vấn đề như vậy có cần bàn không? Lần này tôi nói mang tầm chiến lược là như thế". Với vị trí của ông thì câu hỏi đó cũng có thể hiểu là, "với rất nhiều chuyện bậy bạ của kinh tế nhà nước như vậy, thì cũng nên xem xét xem thử có nên chuyển tất cả sang kinh tế tư nhân hay không, thay vì cứ mặc định là luôn luôn giữ kinh tế nhà nước". Có thể khi bàn sẽ có ý kiến khác nhau, có người nói nên có người nói không nên, nhưng đặt ra vấn đề bàn bạc ấy, ông Trọng đã tôn trọng ý nguyện của nhân dân. Và việc đưa vấn đề gợi mở ấy là ông Trọng muốn đưa ra cho các tiểu ban nghiên cứu đánh giá để sau này đưa ra thành nghị quyết của đảng. Ông Trọng về phía đảng thì như vậy, nhưng bà Ngân về phía quốc hội, về danh nghĩa đại diện cho nhân dân, nhưng lại có những phát biểu ngược lại. Tại quốc hội vừa rồi, bà Ngân không những không nêu ý nguyện của nhân dân là cần xem xét lại sự cần thiết duy trì kinh tế nhà nước mà còn "khiếu nại" giùm cho kinh tế nhà nước. Thảo luận tại tổ, bà Ngân nói: "Kinh tế tư nhân chúng ta cho đa dạng đa ngành đa lĩnh vực. Một doanh nghiệp có thể đăng ký nhiều ngành nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp Nhà nước chúng ta yêu cầu thoái vốn ngoài ngành thì có hợp lý không?" và "Tại sao lại phân biệt không bình đẳng giữa khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước". "Kinh tế Nhà nước là chủ đạo mà, chủ đạo muốn mạnh thì phải đa ngành đa lĩnh vực nhưng phải hiệu quả. Có phải vì nó đầu tư ra ngoài ngành kém hiệu quả mà chúng ta cấm luôn? Yêu cầu Chính phủ trả lời câu hỏi này?". Bà Ngân là chủ tịch quốc hội nhưng bà đặt ra vấn đề đi ngược nguyện vọng nhân dân như vậy, bà lại còn bắt chính phủ phải trả lời câu hỏi bất hợp lý của bà. Ai cũng biết xóa bỏ kinh tế nhà nước không chỉ vì nó gây tác hại quá lớn cho nền kinh tế và cho xã hội, mà nó còn là phù hợp quy luật phát triển nói chung. Trong nhiều năm qua, kinh tế nhà nước ở Việt Nam chưa làm điều gì ích nước lợi dân mà chỉ ngăn cản sự phát triển của đất nước, điều này thì ai cũng biết chẳng lẽ bà Ngân không biết? Vậy thì bà Ngân đại diện cho ai trong phát biểu này? Bà có đại diện cho nhân dân không hay đại diện cho các tập đoàn kinh tế nhà nước? | ||
Posted: 30 May 2019 03:00 PM PDT Nguyễn Hữu VinhTrong tù được đọc báo Đảng mỗi ngày, háo hức ra phết. Vài hôm cán bộ không đem vào, hoặc đưa sót tờ nào là nhắc nhở liền. Nghe "háo hức" đón đọc cái thứ báo này, chắc bà con cười, khó hiểu. Hề hề! Lý do có ngay đây, lại ở những bài trong mục "Bình luận-Phê phán" rất hay nặng lời với "thế lực thù địch". Vui nhất là khi đọc tờ báo ra ngày 2/11/2017, có đoạn: "Và tới gần đây, còn có một sự kiện khiến cho mấy "nhà dân chủ" than vãn, đau buồn là việc Đinh Ngọc Thu - người Mỹ gốc Việt, kẻ trước đây phụ giúp người lập trang basam, sau đó trực tiếp điều hành trang này, nói "lời chia tay" và ngày 20-4-2017, trang basam đã chấm dứt hoạt động. Dù Đinh Ngọc Thu viện lý do cá nhân thì sự kiện còn cho thấy sự thật là họ không thể tiếp tục duy trì một trang mạng chỉ làm việc duy nhất là bịa đặt, xuyên tạc, kích động…" Vui bởi: 1- Không ngờ trang BA SÀM thân yêu của mình đã kiên cường bám trụ trên mặt trận mở mang DÂN TRÍ đến 3 năm. Công của Biên tập viên Đinh Ngọc Thu là quá lớn; và phía sau lưng chị nữa - là sự hậu thuẫn của gia đình. Cũng không thể không nhắc đến công lao của bao nhiêu cây viết, và những ai đó mà mình chưa thể biết. 2- Độc giả vẫn giành nhiều tình cảm cho trang báo THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ, dù cho muôn vàn khó khăn. 3- Thấy trong đó có một niềm vui, tiếng hoan hô nức nở tận đãy lòng của nỗi sợ hãi-tức tối, khi nghe tin trang BA SÀM phải ngưng hoạt động. Nỗi sợ hãi còn tới mức không dám gọi đủ tên "Ba Sàm", hay "anhbasam"; dễ hiểu là nếu gọi đúng tên, khác chi "vẽ đường hươu chạy". Trở về, thấy trang BA SÀM vẫn mở, tuy tạm ngưng, nhưng hàng ngày vẫn biết có rất nhiều độc giả vào, đọc tin bài cũ, hoặc ghé qua để đi tiếp tới các blog, web … khác. Phía trước chúng ta vẫn phơi phới những dự định, công việc muốn làm ... nhandan.com.vn | ||
‘‘Đột phá’’ Hội nghị 10: Ông Trọng hé mở, rồi khép lại? (Phần 2) Posted: 30 May 2019 02:51 PM PDT
Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 10 của đảng Cộng Sản Việt Nam (14 đến 16/05/2019), ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, vừa trở lại sau một tháng dưỡng bệnh, đã có một số tuyên bố làm dấy lên hy vọng trong một số người quan tâm, về khả năng ban lãnh đạo Đảng xem xét thay đổi đường lối độc quyền lãnh đạo xưa nay, vốn bị nhiều chỉ trích là nguồn gốc của « quốc nạn » tham nhũng, bị coi là nhân tố chủ yếu kìm hãm xã hội. Thực hư ra sao ? Trong bài diễn văn khai mạc Hội nghị, về việc chuẩn bị đề cương cho các văn kiện của Đại hội thứ XIII tới, ông Nguyễn Phú Trọng đã đặt ra hàng loạt vấn đề cho Trung ương đảng Cộng Sản Việt Nam thảo luận, trong đó có các câu hỏi như « đổi mới chính trị có phải là đổi mới chế độ chính trị không », « vừa qua kinh tế thị trường phát triển như thế được chưa? Có bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa không ? Có lệch về phía nào không? »... Hội nghị Trung ương 10 như vậy đã không chỉ tập trung vào vấn đề nhân sự, như một số dự đoán trước đó. Vấn đề « chế độ chính trị » vốn được coi là thuộc loại húy kỵ lâu nay đã được người đứng đầu của Đảng chính thức nêu ra. Một số nhà quan sát cho rằng, việc nhiều vấn đề húy kỵ được ông Trọng nêu ra thảo luận là do áp lực nội bộ hoặc do tình trạng bế tắc về đường lối. Cũng có ý kiến phỏng đoán đây không phải là hành động thực tâm, mà chỉ là một thủ thuật nhằm thao túng dư luận. Trả lời RFI, nhà báo Võ Văn Tạo (từ Nha Trang), tuy ghi nhận thay đổi « gợi mở » rất đáng chú ý nói trên, nhưng nhận xét là phát biểu bế mạc sau đó của ông tổng bí thư cho thấy cánh cửa hé mở đã nhanh chóng khép lại. Nhà báo Võ Văn Tạo một mặt lên án « sự độc quyền cai trị » của đảng Cộng Sản Việt Nam, « sự xơ cứng », « giáo điều » của thế lực cầm quyền, nhưng mặt khác cũng chỉ ra tính nguy hại của thái độ thờ ơ ở khá đông đảo người dân, trong và ngoài nước, đối với những gì diễn ra trên thượng tầng của hệ thống chính trị Việt Nam, đang trong quá trình biến chuyển. Dù sao, ông Võ Văn Tạo cũng khẳng định « sự vận động của xã hội không lệ thuộc hoàn toàn vào lãnh đạo cấp cao của đảng Cộng Sản Việt Nam », chỉ có điều « những tác dụng từ dưới lên cũng góp phần cho sự thay đổi, nhưng nó chậm chạp hơn », nhiều cơ hội của đất nước « sẽ bị bỏ lỡ ». Sau đây mời quý vị theo dõi các nhận định của nhà báo Võ Văn Tạo. Trong thời gian vừa qua, tại Việt Nam diễn ra sự kiện Hội nghị trung ương 10 của đảng Cộng Sản Việt Nam được đánh giá là quan trọng. Xin ông cho biết nhận định của ông. Sự kiện Hội nghị Trung ương 10 khá quan trọng. Ở Việt Nam có nhiều người phát biểu như thế này : Họ không quan tâm đến việc của Đảng. Lâu nay nó trì trệ…., đó là việc riêng của Đảng. Tôi cho rằng cái quan điểm đó không đúng đâu ! Bởi vì anh thích hay không thích, đó là chuyện của anh, nhưng mà rõ ràng đất nước này do những người cộng sản đang cai trị. Những quyết sách của họ ảnh hưởng đến tất cả. Dù anh là ai, anh vẫn phải chịu tác động của nó. Cả Việt kiều bên nước ngoài cũng thế. Nếu như những người lãnh đạo Ba Đình họ vẫn cứ độc tài, cứ cố thủ, thì nguyện vọng tối thiểu của bà con Việt kiều muốn về thăm quê hương đất nước, với gia đình cũng khó khăn. Dù muốn hay không, mình cũng phải quan tâm ! Vừa rồi một tỉ lệ không nhỏ người dân, cũng như cán bộ, đảng viên trong nước, người ta rất quan tâm đến Hội nghị trung ương 10. Vì sao ? Vì sau các chiến dịch « đốt lò », họ dấy lên hy vọng mong manh nào đó. Thậm chí, trên báo chí, trên mạng, có những bài viết ca tụng ông Trọng như một « thánh nhân » xuất hiện để cứu tinh cho dân tộc. Và trong số những trí thức lâu nay làm việc phản biện, góp ý nhiều lúc đến gay gắt, bị quy là chống đối, mà đến mức có những người cũng rất là bênh vực ông Trọng, tin tưởng ông Trọng, hy vọng ông Trọng sẽ là một Gorbachev của Việt Nam, có những đổi mới rất mạnh, đưa đảng Cộng Sản Việt Nam và đất nước Việt Nam thoát khỏi bế tắc hiện nay về hướng đi về chính trị. Tôi thấy rất khác, với trước đó, cách đây ít năm, các Hội nghị Trung ương gần về cuối (tức trước kỳ Đại hội mới) chủ yếu chỉ nói về nhân sự. Nhưng lần này, tôi thấy ông ấy cũng nhắc trong phát biểu hôm khai mạc, ông ấy nhấn mạnh đến công tác lý luận, định hướng. Ông ấy nhắc đi nhắc lại là không chỉ có vấn đề về nhân sự, mà là vấn đề đường lối. Những điều này làm cho rất nhiều người, nếu có ý thức chính trị, thì đều quan tâm. Bản thân tôi cũng rất lưu ý, và tôi đã phát hiện ra những cái mới nhất định nào đó trong lập trường của ông Trọng cũng như đại diện của ban lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Cụ thể như thế nào xin ông cho biết Để nói cái mới này, cần liên hệ với cái cũ một chút. Đầu năm 2012, hôm đó sau Tết nguyên đán một chút, trong cuộc gặp các lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc, ông Trọng gay gắt với cái gọi là Kiến nghị 61, của 61 đảng viên tương đối có danh tiếng của đảng Cộng Sản Việt Nam. Họ gửi một kiến nghị đến Ban chấp hành Trung ương để đòi thay đổi dự thảo Hiến pháp 2013. Trong đó có nêu vấn đề đổi tên Đảng, tên Nước, triển khai cái gọi là đa nguyên chính trị, cho phép đa đảng, thực hiện xã hội dân sự, hay cần phải thiết lập cơ chế tam quyền phân lập… Có nhiều yêu cầu rất mới, rất hay. Hồi ấy, ông Trọng đã nhắc lại những điều ấy với thái độ rất gay gắt. Thậm chí kể cả những đảng viên tham gia khiếu kiện, ông cũng nhấn mạnh là « suy thoái ». Tuy nhiên, kỳ này, trong cái hôm ông phát biểu khai mạc, tôi thấy có một số câu hỏi ông ấy nêu ra có vẻ như gợi mở. Ví dụ như kỳ này sẽ phải bàn đến các vấn đề kinh tế thị trường, rồi định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường vừa rồi làm như thế trúng chưa, có cần phải kết hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa hay không ? Có trúng định hướng hay không, hay đi trệch ? Thế rồi một số cái như ông nói là : Có cần thay đổi Điều lệ Đảng không ? Một nội dung nữa là : Có nên xem xét lại các thành phần kinh tế hay chế độ sở hữu như thế nào không ?... Ông ấy nhắc đến một ý tôi cho rằng hay. Đó là đừng nên kỳ thị kinh tế tư nhân nữa. [Nhà báo Võ Văn Tạo : Nhưng riêng ý này, có lẽ là do ông Trọng lâu nay chỉ làm « công tác Đảng », chứ không làm công tác chính quyền, cho nên ông không thật rõ lắm cái tệ nạn ưu ái cho các doanh nghiệp tư nhân một cách quá đáng của các quan chức chính phủ… Cái này không phải là mới. Nếu chúng ta quan sát Liên Xô và Đông Âu, sau khi từ bỏ « chủ nghĩa xã hội », cuối thập niên 80, đầu 90. Có làn sóng ồ ạt tư nhân hóa. Cướp đoạt tài nguyên quốc gia, rơi vào tay tư nhân. Nhiều tay tỉ phú phất lên rất nhanh nhờ có giới chức của Nhà nước, để móc ruột ngân sách… Đáng lẽ khi đề cập đến vấn đề này, ông Trọng phải đề cập đến vấn đề khi chuyển đổi sở hữu, để giảm bớt doanh nghiệp Nhà nước, thì phải hết sức tránh thất thoát tài nguyên quốc gia]. Hôm khai mạc, tôi nghe cái này, thì tôi nghĩ rằng là cái niềm hy vọng mong manh của một số người bạn của tôi, trong số các trí thức phản biện, có phần nào có cơ sở. Ấy thế nhưng mà hôm bế mạc, ông ấy cũng phát biểu, thì những ý ông ấy đưa ra làm cho mình thấy khả năng triển vọng mở ra cái đổi mới, đột phá, thì hầu như không có. Ai theo dõi đời sống chính trị ở Việt Nam trong suốt nhiều thập kỷ, đều biết rằng vào năm 1986, đã xảy ra một biến đổi mạnh mẽ. Thời kỳ đó ông Trường Chinh làm tổng bí thư, sau khi ông Lê Duẩn chết. Giai đoạn đó tổng bí thư Trường Chinh đưa ra những tư tưởng rất mới, rất táo bạo (1). Cái gì hiện nay nó đang giữ đất nước này lại, kìm hãm lại ? Theo tôi nghĩ, và cũng có nhiều người đồng ý với tôi, đó là do chủ nghĩa Mác, cái lý luận Mác và Lênin, mà Hà Nội đang giảng dạy cho cán bộ, đảng viên, sinh viên. Nó kìm hãm rất nặng nề nền kinh tế đất nước. Tôi nói ví dụ đơn cử như chuyện Kinh tế Nhà nước là chủ đạo, đến giờ này họ vẫn khăng khăng lập trường như thế, trong khi các doanh nghiệp Nhà nước hễ cứ động tới là thua lỗ. Doanh nghiệp nào cũng thế, trừ một vài « thằng » độc quyền, như kiểu Viettel, kinh doanh độc quyền nhóm, và có nhập nhằng chuyện ngân sách quốc phòng… là có lãi… Các doanh nghiệp chỉ chuyên đào tài nguyên khoáng sản lên bán…. cũng lỗ ầm ầm. Cái gọi là kinh tế Nhà nước ăn chung, làm chung chắc chắn dẫn nhau vào ngõ cụt…. (2) Thế nhưng bế mạc Hội nghị Trung ương 10, ông Trọng cứ nhắc đi nhắc lại cái đó, nghĩa là luôn luôn bám lấy chủ nghĩa xã hội. Tôi thấy rất là gay. Vì sao lại có sự thay đổi đột ngột như vậy chỉ trong ba ngày Hội nghị trung ương 10 ? Tôi nghĩ rằng có hai lý do quan trọng thế này. Thứ nhất là bản thân ông Trọng, chúng tôi theo dõi từ nhiều năm rồi, từ khi ông ấy còn là chủ tịch Quốc Hội, mười mấy năm nay rồi. Thì thấy rằng ông ấy không phải là người có tư tưởng táo bạo, có tư duy sắc nét. Thứ hai, trong số những người thân cận của ông ấy, cũng cho tôi biết, là ông ấy không biết gì về internet hết. Tất cả những thông tin trái chiều là ông ấy không có, mặc dù có thể là trong cảm nhận của tôi, và không ít người nữa, là ông Trọng cũng là một người cũng « sạch sẽ », cũng tử tế. Cái tâm ông ấy tốt thôi, rất tốt, nhưng mà vì ông ấy không có thông tin, nên ông ấy nhận thức rất giáo điều. Đấy là về phía ông Trọng. Còn ngoài ra, trong ba ngày Hội nghị Trung ương, rất tiếc là vì không có tường thuật tại chỗ các ý nghĩa tranh luận, phát biểu thế nào. Cho nên là mình không thể biết được là tại sao lại có sự thay đổi như thế. Thế nhưng, qua đó, tôi nghĩ rằng, ngoài việc ông Trọng là người xơ cứng, bảo thủ đã đành, nhưng trong ba ngày này, (chắc chắn là) những câu hỏi này đã được tranh luận ở mức độ nào đó. Và cuối cùng là đa phần ý kiến nghiêng về phía co cụm bảo thủ, chứ không mạnh dạn, đột phá. Cho nên ông Trọng khi phát biểu bế mạc có tính chất khép lại như thế. Làm cho tất cả những ai có hào hứng hy vọng vào một bước chuyển gọi là đột phá cho đất nước để đi lên, tiến kịp với nhân loại tiến bộ đều thất vọng. Như vậy, vấn đề không phải nằm ở bản thân cá nhân lãnh đạo tối cao Nguyễn Phú Trọng, và những người ủng hộ ông trong hàng ngũ lãnh đạo, mà phụ thuộc vào toàn bộ bộ máy chính trị tại Việt Nam ? Về cái thiết chế chính trị tại Việt Nam, những người hiểu sâu sắc thì đều đánh giá là : Hiện nay ở Việt Nam họ làm chính trị bằng những con người cụ thể, chứ không phải bằng thiết chế vững bền. Thế cho nên cái việc, là tả hay hữu, lúc dao động sang bên này, lúc dao động sang bên kia, vụt một cái như con lắc đơn, chứ không bền. Để so sánh cho dễ hiểu, tôi lấy ví dụ của Mỹ chẳng hạn. Do thiết chế có đa nguyên chính trị, có đa đảng hoạt động, rồi có tam quyền phân lập rất vững chắc, rồi có phân ra quyền lực, như cụ thể tổng thống là thế nào… Tối Cao Pháp Viện, rồi Hạ Viện, Thượng Viện ra sao… Các định chế này ràng buộc lẫn nhau, khống chế lẫn nhau, chế ước lẫn nhau, để không cho ai lạm quyền cả. Thế thì khó lòng mà đất nước đó bị lệch lạc đường đi của họ. Họ ổn định rất vững. Ở Việt Nam thì khác, cách đây hơn chục năm, tôi đã viết bài trên báo Nhà nước (tờ Tuổi Trẻ) phê phán việc thành lập Ủy Ban phòng chống Tham Nhũng, trong khi đó ở trung ương giao cho thủ tướng, ở tỉnh giao cho chủ tịch tỉnh. Hai ông đó là chuyên môn ký dự án, mà đây là việc dễ gây tham nhũng nhất. Tham nhũng đất đai, tài sản của dân… Thế mà, tay phải thì ký dự án, tay trái ký quyết định của Ủy Ban phòng chống Tham Nhũng. Đến tháng 10/2012, Hội nghị Trung ương 6 (Đại hội XII), ông Nguyễn Phú Trọng lúc đó làm trong Bộ Chính Trị thông qua nghị quyết về việc bản thân Bộ Chính Trị sẽ nhận khuyết điểm, nhưng đề nghị đưa ra Trung ương xét kỷ luật thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bởi làm ăn bết bát quá, làm thất thoát rất nhiều. Nhưng Trung ương không đồng ý, ông Trọng đã phải bật khóc trong Hội nghị này. Sau đó thấy cá nhân ông Dũng là người không trong sạch, nên phải lôi chức vụ trưởng Ban chống Tham Nhũng về cho ông Trọng. Bây giờ, nếu có thiết chế vững bền như Hoa Kỳ, thì dù cá nhân con người có thể này, thế khác, thì có thể thay anh rất dễ dàng. Tôi cho rằng cái cấu trúc chính trị ở Việt Nam không bền vững. Khi nào họ vẫn còn kiên trì Mác-Lê, vẫn còn là đảng Cộng Sản Việt Nam độc quyền cai trị, không chấp nhận chia sẻ quyền lực, giám sát quyền lực, thì đất nước vẫn thế thôi, tình hình không có gì đổi mới đâu. Ông có thêm chia sẻ gì chuyển đến thính độc giả ? Tôi nghĩ rằng, nếu nhìn về lịch sử của nhân loại trong khoảng 100 năm trở lại đây, đặc biệt từ khi có sự hình thành của hệ thống xã hội chủ nghĩa 70, 80 năm về trước, Liên Xô ra đời từ một thế kỷ trước, thì phải thấy thế này : Khi các quốc gia rơi vào các thiết chế chính trị do đảng Cộng Sản, đảng Công Nhân theo chủ nghĩa Mác-Lênin lên nắm quyền, họ luôn giữ một cái nguyên tắc bất di bất dịch. Đó là nguyên tắc độc quyền lãnh đạo của đảng đó. Họ bóp nghẹt tất cả tự do báo chí, tự do ngôn luận… Thì rất khó mà thay đổi thể chế đó. Đối với một số nước khác không phải là cộng sản, mà là độc tài, thì việc thay đổi thế chế chính trị từ độc tài sang dân chủ, đỡ khó khăn hơn. Ở trường hợp các nước cộng sản thì rất khó, trừ trường hợp mâu thuẫn nội tại của những người lãnh đạo chóp bu của các đảng Cộng Sản đó, ở cấp cao nhất,… thì thuận lợi hơn, việc chuyển biến từ bên trên dễ dàng hơn, tránh bớt được chuyện đổ máu. Việt Nam tôi nghĩ cũng không ra ngoài được quy luật đó đâu. Cho nên mọi người vẫn hy vọng rằng những người lãnh đạo cao cấp của đảng Cộng Sản Việt Nam họ nhận thức ra được. Có những giai đoạn nào đó, có những nhân tố nào đó, bột phát nào đó gây nên những biến động tốt, cho xã hội Việt Nam đi theo hướng tiến bộ, hòa nhập với văn minh của nhân loại, giải phóng được các tiềm năng của đất nước. Mặt khác, tôi cũng nghĩ là sự vận động của xã hội không lệ thuộc hoàn toàn vào lãnh đạo cấp cao của đảng Cộng Sản Việt Nam. Còn là do nhận thức của người dân, của « trí thức trung thành », rồi « trí thức đối lập ». Tôi thấy vai trò của « trí thức trung thành » trong thời gian vừa rồi có phát huy được phần nào, chứ không phải vô ích đâu, như một số người cực đoan họ phê phán. Họ bài xích hoàn toàn, tôi nghĩ không đúng. Có những trí thức như vậy họ nhận ra được những bất hợp lý trong quản lý kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay, và họ góp ý rất xây dựng. Họ không ghét, không căm thù gì những người đương chức, nhưng họ thấy bất hợp lý thì họ góp ý. Và chừng mực nào đó, ban lãnh đạo Việt Nam cũng nghe lời. Ví dụ như Luật Đầu Tư (tức luật liên quan đến các đặc khu kinh tế) định thông qua rồi, Bộ Chính Trị đồng ý rồi,… nhưng luật đó động đến chuyện rất nhạy cảm là sự bành trướng và âm mưu thâm độc của Trung Quốc, thì lập tức nhân dân cũng phản ứng. Có các cuộc biểu tình rất dữ dội hồi tháng 6/2018. Nhưng biểu tình như thế cũng không đáng kể, vì họ dùng quân đội, công an trấn áp được hết. Nhưng tôi biết, có những bức thư, những ý kiến của trí thức trung thành, thân với ban lãnh đạo Đảng, với bản thân ông Nguyễn Phú Trọng, họ góp ý rất chân thành. Các ông ấy nhìn ra, các ông ấy ra lệnh hoãn. Coi như chưa thông qua Luật Đầu Tư đó. Như vậy, cũng có những tác dụng nhất định. Tất nhiên là những tác dụng từ dưới lên cũng góp phần cho sự thay đổi, nhưng nó chậm chạp hơn, đòi hỏi kéo rất dài, sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội của đất nước. Nếu như sắp tới, ông Nguyễn Phú Trọng vẫn giữ, hoặc những người mà ông ấy nhường cho vị trí thay thế hoặc kế cận, mà vẫn bám đường lối đó (chủ nghĩa Mác-Lênin), thì tôi nghĩ là đất nước không có cơ phát triển một cách nhanh được đâu. Chỉ như hiện nay là may rồi. Tôi nghĩ đây là thời điểm. Nếu như ông Trọng và những người đồng chí thân cận của ông ấy mà biết hy sinh một phần cái đặc quyền đặc lợi vô lý lâu nay của nhóm chóp bu độc quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam, vì quyền lợi của dân tộc, thì đây là thời cơ. Dù cũng đã chậm rồi. Để hy vọng đến Đại hội XIII, có những thay đổi cơ bản về chính trị thì đất nước Việt Nam mới khá lên được. Xin cảm ơn nhà báo Võ Văn Tạo (Phỏng vấn do Trọng Thành thực hiện) --- Một số ý kiến bổ sung (1) - Thời gian đó tôi nhớ là đã đọc một bài rất nổi tiếng của ông Trường Chinh, nhan đề « Bài học giương cao 4 ngọn cờ » trên trang nhất báo Nhân Dân. Có một hàng tít rất lớn. Đọc xong tôi hoàn toàn bất ngờ. Có những luận điểm rất hay, như « Khi Đảng ta chủ trương phát triển đồng thời nhiều thành phần kinh tế, có nhiều đồng chí cán bộ, đảng viên cao cấp lo ngại là chủ trương như vậy thì có lẽ vật tư, chất xám, tiền vốn chuyển ra khối phi quốc doanh tức ngoài quốc doanh, thì sao ? ». Ông Trường Chinh đặt câu hỏi thế này : « Lo ngại như thế chẳng hóa ra ta phải kìm hãm lại sản xuất hay sao ? ». Đó phải nói là một tư tưởng rất sắc bén, quay ngược 180° so với lý luận Mác-Lê mà chúng tôi đã được trang bị trong nhà trường đại học ở Việt Nam (nhà báo Võ Văn Tạo cho biết ông đã theo học chương trình chính trị trung cấp tại Đại học Ngoại Thương, ngoài ra ông cũng nghiên cứu thêm chương trình chính trị Mác-Lê cao cấp do ban Tuyên Giáo Trung ương thời đó ấn hành). (2) – Về cái chuyện « đốt lò », trước mắt vì cái tiêu cực nó quá nhiều, phát hiện dễ lắm. Bên cạnh việc một số người bị đưa ra ánh sáng, còn vô số trường hợp khác, là khá lớn, khá rõ, người ta gọi là « những quả đậm », vẫn chưa bị lôi ra. Rất nhiều ! Thôi cái đó mình cứ gác sang một bên. Nếu như chưa chấp nhận cho đa nguyên chính trị, cho đa đảng hoạt động, hoặc không thiết kế được cơ chế tam quyền phân lập, thì không có cách nào trị hết được các tham nhũng, thối nát, tiêu cực. Mà ai có kiến thức về kinh tế, thì cũng hiểu rằng, tham nhũng không chỉ là tham nhũng,… mà cái chính là nó phá cái sản xuất. Không còn niềm tin trong sản xuất, kinh doanh, không bình đẳng nữa thì hiệu suất sử dụng tài nguyên của xã hội, kể cả lao động, giảm đi rất nhiều. | ||
Posted: 30 May 2019 02:31 PM PDT Phạm Trần Còn ngót 20 tháng nữa mới đến kỳ Đại hội đảng XIII, dự trù diễn ra tháng 01/2021, nhưng các chứng bệnh "giả dối", "không nhúc nhích", "tránh né", "thành tích", "nể nang" , "ngại kiểm điểm" , "chạy chức, chạy quyền" ,"tham vọng quyền lực", "suy thoái đạo đức" , "tham nhũng" và tự do "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" đang lan nhanh trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên Cộng sản Việt Nam. Những căn bệnh này, tuy không mới nhưng khi thường xuyên được nhắc lại để răn đe là chuyện không bình thường với lời khoe "chưa bao giờ đất nước có cơ đồ, tiềm lực, vị thế như ngày hôm nay" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Ông Trọng, người chưa đi đứng bình thường sau cơn tai biến não nhẹ tại Kiên Giang ngày 14/04/2019, đã tô vẽ chuyện "cơ đồ, tiềm lực, vị thế" của Việt Nam để khoe thành tích lãnh đạo đảng của ông từ năm 2011, nhưng đảng lại không vượt qua được những thói hư tật xấu của cán bộ, đảng viên. GIAN DỐI Bằng chứng do báo Quân đội Nhân dân viết:"Thời gian qua, chúng ta đã nghe nhiều chuyện cười ra nước mắt, cười mà đau, liên quan đến thói giả dối của một bộ phận "người Nhà nước" và chốn quan trường. Đó là chuyện anh trưởng thôn nọ, chị hội phó phụ nữ xã kia kê khai tài sản gia đình không có gì để mong được đưa vào diện hộ nghèo, hộ cận nghèo. Đó là chuyện "con dê, con bò, con trâu" vốn để dành hỗ trợ cho người dân nghèo nhưng nó "bỗng dưng" lại tìm đường đến nhà… quan huyện, quan xã. Đó là chuyện quan chức ở nhiều nơi, nhiều cấp dù học giả, sở hữu bằng cấp giả, bằng cấp không được cơ quan có thẩm quyền công nhận mà vẫn thăng tiến thật, thậm chí thăng tiến thần tốc trên hành trình quan lộ!" (theo báo Quân đội Nhân dân, ngày 21/03/2019) Gian dối như thế chưa nhằm nhò gì. Hãy đọc tiếp:"Chuyện kết nạp đảng viên mới là chuyện hệ trọng, liên quan đến vị thế, sứ mệnh, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Thế nhưng, một số cấp ủy, tổ chức đảng do mắc bệnh thành tích -anh em song sinh với bệnh giả dối- đã không coi trọng chất lượng, chạy theo số lượng đơn thuần nên đã đưa vào hàng ngũ của Đảng những người không đủ tiêu chuẩn. Theo thông tin từ cơ quan chức năng, chất lượng đảng viên mới kết nạp ở một số nơi còn thấp, không ít đảng viên dự bị không đủ điều kiện chuyển đảng viên chính thức, phải xóa tên khỏi danh sách đảng viên, chỉ riêng năm 2017 đã có 2.076 đảng viên dự bị bị xóa tên." Tờ báo của Bộ Quốc phòng kể tiếp các loại "chạy" đang thịnh hành trong nội bộ:" Suy cho cùng, 11 loại "chạy" mà 3 năm qua Trung ương đã chỉ ra (chạy thành tích, chạy khen thưởng, chạy danh hiệu, chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội, chạy phiếu bầu, chạy phiếu tín nhiệm) tích hợp từ nhiều nguyên nhân, nhưng có một căn nguyên sâu xa là do lòng tham, thói giả dối từ chính cán bộ, đảng viên." MẶC KỆ NÓ Có đúng là chỉ có cán bộ tép riu chạy chọt không ? Cổ nhân người Việt đã bảo "thượng bất chính thì hạ tắc loạn" nên phải có người nhận mới có người đem qùa biếu. Vì vậy, Quân đội Nhân dân mới nói toang ra:"Nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương, nhiều cán bộ có chức có quyền vẫn chưa thoát khỏi tư duy hành chính quan liêu, bao cấp, không muốn dứt bỏ cơ chế xin-cho, từ đó dẫn đến tình trạng cấp dưới phải khôn khéo chạy vạy, luồn lách, vuốt ve, nịnh nọt cấp trên để có nguồn lực, kinh phí, lợi ích cho cơ quan, đơn vị mình. Đây chính là cơ hội cho bệnh giả dối tồn tại và lộng hành. Trong khi đó, cung cách lãnh đạo, quản lý nặng về văn bản, giấy tờ, thiếu sâu sát cơ sở, thiếu dân chủ, thiếu minh bạch, cấp trên chỉ thích ngồi nghe cấp dưới báo cáo, cũng khiến cho bệnh giả dối càng thêm trầm trọng. " Nhưng tại sao "không nhúc nhích" cũng là căn bệnh của cán bộ Cộng sản trong thời đại phải "đổi mới" tư duy khiến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thúc giục bỏ đi ? Ông Phúc nói:"Cần xóa bỏ ngay thứ văn hóa không nhúc nhích, để "nước đến chân mới nhảy", đợi nhắc thì làm, sáng cắp ô đi chiều cắp về, đang trong giờ rời nhiệm sở không có lý do chính đáng." (theo báo Thông tin Chính phủ, ngày 19-05-019) Ông Phúc lên tiếng ngày 19-5 (2019), tại Hà Nội, khi đến dự lễ phát động phong trào "Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở". Ông Phúc nhìn nhận rằng:"Ở một số nơi, công tác tiếp công dân chưa thường xuyên, chưa đi vào thực chất. Một bộ phận cán bộ công chức mang nặng tư duy cửa quyền, thiếu trách nhiệm với dân, không nghiêm túc chấp hành nội quy, quy chế, có lời nói, hành xử không chuẩn mực, không tôn trọng cấp trên, thiếu công bằng với cấp dưới, gây bức xúc trong nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp." Bình luận về nhận xét của ông Phúc, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Vietnam) viết:" Phát biểu công khai như vậy, Thủ tướng đã nói rất "trúng" một bộ phận, thậm chí một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức "không nhúc nhích", "sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về"; không tích cực, chây ỳ, không cần hiệu quả công việc, để "tròn vai", không va chạm." (VOV, 22/05/2019) VOV giải thích thêm:"Cách làm việc "không nhúc nhích" là chỉ "tròn vai", không làm gì khác, không cần sáng tạo, không nói gì va chạm dù có lúc rất cần thiết phải nói, phải làm. Đó là suy nghĩ càng làm ít càng tốt, càng ít sai phạm, khuyết điểm, nhất là những việc phức tạp hoặc cần đổi mới, thay thế…vv. Bộ phận này có tư duy "làm ít, sai ít", "không nhúc nhích" thì càng ít lỗi hoặc không có khuyết điểm….Đặc biệt, trong giai đoạn chuẩn bị lấy phiếu tín nhiệm, bầu bán, đại hội, những người này càng "không nhúc nhích", "nằm im chờ thời", áp dụng kiểu "đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên". Phong cách "biết rồi, nhưng "mackeno" (mặc kệ nó) được coi là thượng sách." LÀM HÌNH THỨC-CHẠY ĐỦ THỨ Về công tác "xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", một báo cáo kết quả năm Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị tại 15 cấp ủy và tổ chức đảng trực thuộc T.Ư đưa ra ngày 21/03/2019 cho thấy vẫn còn nhiều khó khăn. Báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Trung ương đảng viết:" Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế cần khắc phục….Có nơi làm hình thức, đối phó, hoặc vì đã vướng vào khuyết điểm, vi phạm, nên không muốn làm, thậm chí là né tránh trách nhiệm; còn mắc bệnh thành tích, nể nang, ngại kiểm điểm, kết quả chưa đồng đều giữa các nơi." Người cầm đầu đảng và nhà nước kêu gọi phải :"Chủ động và tích cực đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng. Tất cả các cơ quan, địa phương, đơn vị phải có ý thức về việc này, không khoán trắng cho các cơ quan báo chí. Cần lưu ý ngăn chặn thông tin xấu, độc; chống co cụm, nói xấu nhau." Nhân Dân trích lời ông Trọng kêu gọi toàn đảng :" Kiên quyết chống chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu tín nhiệm, phiếu bầu, nhất là trong quá trình chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng… khẳng định, dứt khoát và kiên quyết không dùng những đối tượng chạy chức, chạy quyền." Hai tháng sau, tại cuộc họp của Bộ Chính trị ngày 15/05/2019, ông Trọng lại tái xác nhận điều này:"Kiên quyết chống chạy chức, chạy quyền, đã chạy là không dùng. Đề nghị các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư thống nhất cao tinh thần này và chỉ đạo các cấp, các ngành." Nhưng lý do nào khiến ông Trọng phải nói đi nói lại nhiều lần chuyện "chạy" trong hai năm qua, nếu không phải là chỗ nào cũng thấy "chạy và chạy" ? CHUYỆN XƯA NHƯNG MỚI Bởi vì chuyện "chạy" của cán bộ, đảng viên đã có từ lâu. Hãy đọc :"Hội nghị Trung ương 7, Khóa XII không phải là lần đầu tiên Đảng ta cảnh báo về vấn nạn chạy chức, chạy quyền. Ngay từ năm 1999, khi triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2), Khóa VIII, Bộ Chính trị đã báo cáo trước Trung ương, chỉ ra 5 loại "chạy". Đó là chạy chức trước khi bầu cử; chạy quyền trước khi phân công công tác; chạy lợi trước khi phân bổ ngân sách, đấu thầu, cấp quota; chạy chỗ trước khi bổ nhiệm; chạy tội trước khi điều tra, xét xử." (theo Tạp chí Tuyên Giáo, 17/12/2018) Bài báo viết tiếp:"Nếu như trước đây việc "chạy chức, chạy quyền" thường diễn ra ở một hoặc một số đối tượng; thì nay, việc "chạy" diễn ra phổ biến hơn, xuyên thấu vào tầng sâu, tràn qua nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều đối tượng, kết nối thành bè cánh, phe nhóm, miếng mảng... hết sức tinh vi, bài bản." Căn cứ vào báo đảng, ta thấy vấn để "chạy" đã thành "nếp sống" không thể tách rời khỏi cán bộ, đảng viên. Nói theo kiểu vo tròn cho khỏi xấu hổ của Tuyên giáo thì "một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên" cũng không phải là tất cả trên 04 triệu đảng viên đều xấu. Nhưng không ai phủ nhận đạo đức của số không nhỏ này là nhiều lắm. ĐẠO ĐỨC XUỐNG CẤP Thử đọc tiếp lời than của ông Nguyễn Phú Trọng ngày 10/04/2019 :"Không ai thích thú gì kỷ luật, nhưng kỷ luật chính là để cảnh tỉnh, răn đe, để ai nhúng chàm thì sửa đi." (báo VNEXPRESS, 10/04/2019), Rồi ông khoe thêm theo lý luận vòng vo:" Quan hệ thân quen, lợi ích nhóm đang được ngăn chặn bằng cơ chế, chính sách chứ không phải chỉ xét xử. Việc phát triển cũng lấy kinh tế làm trung tâm, xây dựng đảng là then chốt, văn hóa là nền tảng, quốc phòng an ninh là quan trọng..." Đề cập đến chuyện đạo đức xuống cấp trong xã hội, báo VNEXPRESS viết:"Tuy nhiên, với những thông tin trên mạng, Tổng bí thư thấy rất xót ruột khi đạo đức xuống cấp. "Đạo đức là nền tảng tinh thần. Càng kinh tế thị trường thì càng phải quan tâm giữ gìn văn hóa, đó là bản chất của chủ nghĩa xã hội." Nhưng tại sao đạo đức lại xuống cấp theo với chiều dài tồn tại của đảng CSVN ? Ông Trọng không giải thích và cả Hội đồng Lý luận Trung ương và Ban Tuyên giáo, hai tổ chức bảo vệ tư tưởng Cộng sản cho đảng cũng chỉ có một thứ vũ khí duy nhất là hô hào cán bộ, đảng viên, toàn dân và toàn đảng phải "học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", trong đó đứng đầu là phương châm "cần, kiệm, liêm, chính và chí công vô tư". Ngặt thay, phong trào học tập như con cuốc kêu mùa hè này đã ra rả mấy chục năm mà nhiều nơi vẫn còn là hình thức, chỉ tổ chức để báo cáo, không đem lại hiệu qủa gì. Giới trẻ Việt Nam, kể cả Tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cũng đã rã Đoàn, nhạt Đảng từ lâu. Nhưng những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" lại vẫn sống phây phây. Cán bộ doanh nghiệp, cửa khẩu, thuế quan, ngân hàng, sản xuất, dầu khí, đện lực, giao thông vận tài v.v… là những nơi tiền rừng bạc biển không lọt vào tay ai, ngoài đảng và phe nhóm lợi ích. Dó đó, dù ông Nguyễn Phú Trọng có đút lò mấy trăm cán bộ, đảng viên cấp lãnh đạo chăng nữa thì tham nhũng vẫn sống nhăn răng, vì người dân không dám xâm mình chống tham nhũng với đảng. Báo chí nhà nước cũng chỉ chạy vòng ngoài cho có vẻ có gánh vác chuyện tầy trời này. Lý do vì dân không có luật pháp bảo vệ trong thực tế, dù có luật nhưng ai cũng biết có "chờ được vạ thì má đã sưng". Trong khi hầu hết những kẻ tham nhũng lại là thành phần có chức và có quyền để sinh sát dân. NGHE ÔNG TRỌNG NÓI Đó là lý do tại sao ông Nguyễn Phú Trọng phải thừa nhận:"Công tác phòng, chống tham nhũng ở một số địa phương, bộ, ngành chưa có sự chuyển biến rõ rệt, vẫn còn tình trạng "trên nóng, dưới lạnh", nể nang, né tránh, ngại va chạm; việc phát hiện, xử lý tham nhũng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu; tự kiểm tra, tự phát hiện và xử lý tham nhũng trong nội bộ cơ quan, đơn vị vẫn là khâu yếu. Tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công vẫn gây bức xúc trong người dân, doanh nghiệp." (Phát biểu về phòng, chống tham nhũng của ông Trọng, ngày 25/06/2018) Ông nói:"Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế là do nhiều cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa nhận thức sâu sắc mức độ nghiêm trọng của tình hình tham nhũng ở địa phương, lĩnh vực mình quản lý; chưa thực sự gương mẫu, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trong đó có cả những người là lãnh đạo, quản lý thiếu tu dưỡng, rèn luyện, có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng." Nhưng vũ khí tiêu diệt tham nhũng cũa ông Nguyễn Phú Trọng cũng không hay ho gì. Ông lại vịn vào môn võ "đẩy lùi" để làm lá bài hộ mạng. Ông nói :"Tiếp tục làm tốt công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; đấu tranh mạnh mẽ chống chủ nghĩa cá nhân, thói ích kỷ vụ lợi, "lợi ích nhóm". Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và bộ máy nhà nước; đối với những người vi phạm phải có hình thức xử lý kịp thời, nghiêm minh, công khai." Nhưng ông lại mềm ngay đơ như thằn lằn cụt đuôi khi nói rằng:"Mục đích kỷ luật là để "trị bệnh cứu người", cảnh tỉnh, răn đe, do đó phải quán triệt phương châm phòng ngừa chặt chẽ, ngăn chặn từ gốc, phát hiện từ sớm, xử lý từ đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn. Tăng cường giám sát của tổ chức đảng từ trên xuống, giám sát từ dưới lên, phát huy vai trò giám sát lẫn nhau trong cùng cấp, tăng cường quản lý, giám sát thường ngày đối với đảng viên và cán bộ lãnh đạo." Ông Trọng nói nghe qua thì bùi tai đấy, nhưng đến Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất nước và Mặt trận Tổ quốc, tổ chức có luật quy định vai trò giám sát đàng hoàng mà chưa giám sát được ai, huống chi là các tổ chức tép riu của đảng hay người dân. Vì vậy, càng nghe ông Trọng nói chống tham nhũng thì càng thấy có thêm cán bộ, đảng viên tham nhũng sinh sôi nẩy nở. Tuy nhiên, ai cũng biết chỉ khi nào nhân dân được tự do ra báo và có quyền dân chủ bầu ra một chính phủ thật sự là của dân, do dân và vì dân, có tam quyền phân lập thật sự thì quốc nạn tham nhũng, kể cả tham nhũng chính trị, mới bị kiểm soát ở Việt Nam. -/- Phạm Trần (05/019) | ||
Kỹ năng hùng biện của đại biểu Quốc hội ngày càng tồi! Posted: 30 May 2019 02:10 PM PDT 25/5/2019 Tôi được báo PN cử đi tường thuật từ kỳ họp 7, Quốc hội khóa 8 (tháng 6- 7/1990). Lúc đó, chỉ có truyền hình trực tiếp buổi khai mạc và bế mạc. Các buổi chất vấn thành viên hội đồng bộ trưởng (của ông Đỗ Mười) ở hội trường, hoặc các buổi thảo luận tổ đại biểu không được truyền hình và truyền thanh trực tiếp, nên các đại biểu (ĐB) phát biểu không phải để "diễn" với cử tri giống các kỳ họp sau này. Chỉ có ĐB trí thức, có vị trí xã hội cao, có trách nhiệm với dân mới phát biểu nhiệt thành và thẳng thắn. Các ĐB được cơ cấu cho đủ thành phần thường không dám mở miệng tại hội trường suốt nhiệm kỳ 5 năm. Thành ra, có hai loại: ĐB nói và ĐB không nói. ĐB nói cũng có hai loại: ĐB nói theo chủ trương của đảng (đa số ĐB phía Bắc) và ĐB dùng thực tiễn sinh động để phản biện những chủ trương duy ý chí (đa số ĐB phía Nam). Đoàn ĐB TPHCM khóa VIII là lực lượng "miệng có gang, có thép" nhất nước, vì có nhiều vị giữ trọng trách cao: Nguyễn Thị Định, Nguyễn Hữu Thọ, Phan Văn Khải, Trần Hồng Quân (BT GD&ĐT), Lữ Minh Châu (thống đốc NHNN), Lê Văn Triết (BT Thương nghiệp), Nguyễn Minh Châu (thượng tướng 5 Ngà), Trần Bạch Đằng, Nguyễn Vĩnh Nghiệp, Nguyễn Thị Ráo (bà Ba Thi), Nguyễn Quyền Sinh (TCT Tổng cục Du lịch). Đoàn ĐB TPHCM còn có những trí thức và nhân sĩ lỗi lạc: Nguyễn Xuân Oánh, Lý Chánh Trung, Chu Phạm Ngọc Sơn, Huỳnh Văn Hoàng (HT ĐH Bách Khoa TP), LS Ngô Bá Thành, nhà văn Nguyễn Khải, KS Huỳnh Ngọc Điền… Chủ tịch Quốc hội khóa VIII (1987-1992) là tướng Lê Quang Đạo có tư tưởng dân chủ, nên tuy không phải là ủy viên Bộ Chính trị, nhưng vẫn ở thế cân bằng với người đứng đầu hành pháp vốn bảo thủ và cực đoan: chủ tịch HĐBT Đỗ Mười. Tại kỳ họp 7, dưới tài điều [phối] của chủ tịch QH Lê Quang Đạo, lần đầu tiên trong lịch sử QH, Chủ tịch HĐBT Đỗ Mười phải xin QH hoãn thông qua Dự Luật thuế Nông nghiệp để soạn lại. Các đoàn ĐB từ Quảng Bình trở ra Bắc ủng hộ Dự Luật Thuế Nông nghiệp, các tỉnh miền Trung không dám ý kiến, chỉ có 3 đoàn ĐB: Cần Thơ, An Giang và TPHCM là phản bác dữ dằn nhất! Đoàn TPHCM dựa vào case study của Hội Sử học TPHCM để chứng minh thuế nông nghiệp triều đại Quang Trung là nặng nhất thời phong kiến (vì đánh nhau liên miên với Nguyễn Ánh) thế nhưng dự luật của Đỗ Mười trong thời bình, mà có lời hứa của Bác Hồ sẽ giảm thuế cho nông dân, song 15 năm qua chưa giảm được, lại quy định mức thu còn cao hơn mức thu thời Quang Trung. KS nông nghiệp Huỳnh Ngọc Điền là nhà hùng biện của Đoàn ĐB TPHCM. Đại tài hơn, GSTS Võ Tòng Xuân ví von hình tượng "Luật thuế là con dao 2 lưỡi, dùng đúng lưỡi thì kích thích phát triển, dùng sai lưỡi sẽ kìm hãm phát triển. Nhà soạn luật thuế giống như một tên đồ tể, biết dùng lưỡi bén ra thịt heo mảnh, nạc ra nạc, sườn ra sườn, mỡ ra mỡ, mới có giá trị cao. Đàng này, tôi có cảm giác nhà soạn Dự luật Thuế NN là một đồ tể vụng về, cầm lẹm múa lung tung, ra một đống thịt bầy nhầy, bán chẳng ai mua". Rồi GS Xuân chứng minh sự vụng về trong từng điều luật. Nhà độc tài, bảo thủ Đỗ Mười chịu nhường nhịn tại nghị trường, thì sóng gió ập đến đến Hội Sử học TPHCM: Hội Sử học VN kết tội Hội sử học TPHCM nghiên cứu sai và nâng quan điểm chính trị làm ảnh hưởng đến uy tín XHCN! Liên hiệp các Hội KHKT TPHCM cùng Hội Sử học TP huy động các nhà khoa học phía Nam ngồi quy đồng dụng cụ đo thể tích hệ "Thúng, đưng, đấu, hộc" của các triều đại ra mẫu số chung là hệ "Dung tích decimetre khối". Các thầy cho lúa vào thùng "hệ decimetre khối" để đong rồi đem cân ra bao nhiêu kg. Đồng thời, quy đổi diện tích canh tác: Sào, công, mẫu ta ra mẫu số chung "10.000 mét vuông", mới ra đáp số: thuế NN qua các triều đại đều thấp hơn 350kg thóc/ha của Dự luật Đỗ Mười. Từ đó Hội sử học VN phải câm mồm và Đoàn đại biểu TPHCM và Cần Thơ mới không bị quy chụp chính trị! Đến QH khóa IX và khóa X, tuy chủ tịch QH Nông Đức Mạnh "ba phải", không có nghề như vị tiền nhiệm Lê Quang Đạo, song nhờ hai thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải đều biết chân thành lắng nghe phản biện, lại được truyền hình trực tiếp phiên chất vấn, nên các ĐB cố chứng minh mình có trách nhiệm với cử tri. Hai khóa IX và X có nhiều ĐB hùng biện đến độ, đến kỳ họp cuối khóa X, một ĐB tôi quên tên, phải than rằng "Bao Giờ Cho Đến Khóa Mười?", ý nói khóa XI không biết có còn không khí dân chủ như khóa X không? Tuy nhiên, QH khoá XI, dưới tài điều khiển kỳ họp của nhân vật từng là "trùm tổ chức trung ương" Nguyễn Văn An, nên không khí phản biện của ĐB vẫn không thua các khóa trước. QH khóa XIII và XIV dưới quyền điều khiển chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Thị Kim Ngân có nhiều ĐB phát biểu ngu xuẩn nhất. ĐB Dương Trung Quốc từ đàng hoàng ở khóa XI, thì chuyển sang nịnh bợ, hỏi cò mồi cho thủ tướng độc tài Nguyễn Tấn Dũng về văn hóa từ chức, cho 3X trả lời đúng đáp án: "Đảng phân công tôi làm". Rồi bây giờ "nhà sữa học" dẫn câu thơ của Bác Hồ "Trong tù không rượu cũng không hoa" để phản đối "Dự án luật Phòng chống tác hại rượu, bia". Sinh Hùng và Kim Ngân như thế nào mà để lũ ĐB phát biểu khùng điên ba trợn, đến độ cử tri đòi ĐB thổi đo nồng độ cồn trước mỗi phiên họp? Một số hình ảnh nhà báo Mai Bá Kiếm sưu tập trên mạng: | ||
Posted: 30 May 2019 12:09 PM PDT Khen Mỹ nhiều quá rồi, rất nguy hiểm vì có thể bị các đồng chí dư luận viên và lực lượng 47 trục xuất qua Mỹ sống thì tiêu đời. Nay chuyển qua chê Mỹ cho cân bằng và cũng rất an toàn, vì Mỹ rất đù, có chê hay chửi nó thậm tệ nó cũng nghếch mặt lên cười hề hề, chằng làm chi.Tui có lần liều mình qua tận nước Mỹ, chê Mỹ tơi bời mà chúng cũng chẳng làm chi, đã thế nhiều công dân nước nó lại cho tiền và quà, đóng vào hai va li mang về vẫn không hết. Chừ đang ở trong nước rất an toàn sợ gì chỉ chê mà không chửi nó cho sướng mồm. Mỹ là tên trùm lừa đảo và gian lận thương mại, lừa cả thế giới mà không ai dám hé răng phàn nàn tiếng nào. Hồi qua Mỹ, tui đến thung lũng Silicon giả vờ như đi chụp chim, nhưng thực tế là bí mật xâm nhập vào các tập đoàn nổi tiếng của Mỹ đặt ở đây mới phát hiện ra những điều tệ hại kinh khủng. Thằng Intel, thằng Qualcomm và nhiều thằng tập đoàn khác cho công nhân xúc cát lên, đưa vào nhà máy nghiền nghiền trộn trộn chi đó rồi ịn ra thành hàng triệu miếng be bé bằng móng tay nhìn chả ra cái giống gì. Thế mà mang ra khắp thế giới dụ bán cho thiên hạ để thu về hàng ngàn tỷ đô la. Đồng chí Tàu 4 tốt của chúng ta là nạn nhân bị chúng lừa đảo lớn nhất. Mấy thằng Com Teo đưa mấy miếng be bé như móng tay ấy ra nhắp nhắp như nhắp mồi câu. Thế là anh bạn Tàu của chúng ta chở qua hàng trăm tấn hàng hóa tiêu dùng quý giá mà hàng vạn công nhân Tàu phải cật lực ngày đêm làm cả năm trời mới đủ để đổi mang về vài túi vali mấy cái miếng be bé ấy. Không lừa đảo là gì. Chưa hết còn có mấy thằng khác như Google, Microsoft... lừa đảo còn kinh dị hơn. Nếu bọn Com, Teo còn có chút vật chất là silicon trong cát để mang ra lừa thì bọn Gồ, Sốt chẳng có chút chi hết ngoài mấy đoạn mã ngoằn nghèo như bùa chú viết lên không khí rồi gán cho cái tên vớ vẩn là Sốt Que cũng mang ra lừa được, lại lừa khủng hơn. Cả thế giới bị lừa, nhưng anh bạn 4 tốt của chúng ta bị lừa nhiều nhất. Lại hò hét hàng vạn công nhân cật lực làm ngày đêm mới gom đủ vài trăm tấn hàng tiêu dùng quý giá mang qua tận Mỹ năn nỉ xin đổi mấy đoạn bùa sốt que bậy bạ ấy mang về. Nói nghiêm túc, bạn Tàu của chúng ta mỗi năm phải bỏ ra vài trăm tỉ đô la để mua về một nhúm cát và một số đoạn bùa chú trên mây ấy. Đúng là quân lừa đảo. Nhưng chưa hết, trình độ lừa đảo của đám Com Teo Gù Sốt ấy chỉ là chim đớp ruồi bên cạnh đại bàng mang tên Trump. Lão nầy mới là thánh lừa. Cũng đúng thôi, nước Mỹ chứa chấp và làm giàu bằng bọn doanh nghiệp lừa đảo thì tổng thống của nó phải là thánh lừa. Lão nầy đếch có cát, có bùa cũng lừa được thiên hạ. Nạn nhân đầu tiên của lão lại là anh bạn 4 tốt của chúng ta. Lão tuyên bố cấm không cho bọn Com Teo Gù Sốt lừa Tàu nữa. Thế là Tàu quắn cả đít lên, vừa la làng đòi kiện tụng lão, vừa lén lút khúm núm van xin, ngài hãy cho bọn lừa đảo ấy tiếp tục lừa em đi, em lỡ bị ghiền rồi. Hiện nay lão thánh lừa ấy đang nghếch mặt lên trời không thèm nói nửa lời, chưa biết sự tình sẽ diễn biến ra sao. Lão chảnh như vậy bảo sao gần một nửa dân Mỹ không ghét lão, không chửi bới lão hàng giờ. Người Việt yêu nước... Tàu của chúng ta cũng căm ghét lão nữa. Đáng đời tên trùm lừa. Hoan hô đảng ta sáng suốt dù được lãnh đạo bởi một ông già ốm yếu và hơi... lú lú. Trong vụ lừa đảo thế kỷ nầy, Việt Nam ta là khôn nhất, không bị lừa chút nào. Chúng ta cứ để thiên hạ bị lừa, mua mấy thứ ấy về chế ra xe hơi, ti vi, máy tính, điện thoại ... thật hoàn chỉnh và long lanh, rồi ta mới làm chảnh mua lại dùng thì bố thằng Mỹ lừa được ta. Do vậy từ nảy giờ tui chửi Mỹ là chửi giùm cho bạn Tàu đấy. | ||
Tướng Mỹ Dunford tố cáo Tập Cận Bình bội ước về Biển Đông Posted: 30 May 2019 12:00 PM PDT
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hứa hẹn không quân sự hóa Biển Đông, nhưng lại không giữ lời. Đại tướng Joseph Dunford, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, hôm 29/05/2019 khẳng định như trên, đồng thời kêu gọi « hành động tập thể » để buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm về các hành vi của mình. Tướng Dunford tuyên bố : « Vào mùa thu năm 2016, chủ tịch Tập Cận Bình đã hứa với tổng thống Obama là sẽ không quân sự hóa các đảo trên Biển Đông. Thế mà giờ đây chúng ta lại thấy các phi đạo dài 3 kilomet, các nhà kho chứa đạn dược, các hỏa tiễn, chiến đấu cơ… Như vậy, rõ ràng là ông Tập đã bội ước ! » Vị tướng cao cấp nhất của quân đội Mỹ nhấn mạnh : « Biển Đông đối với tôi không chỉ là một nhóm những đảo đá. Vấn đề quan trọng tại Biển Đông cũng như tại những nơi có tranh chấp lãnh thổ, là các quy định, luật pháp quốc tế, các chuẩn mực. Khi chúng ta làm ngơ trước những hành động vi phạm luật pháp quốc tế và các quy chuẩn, là chúng ta đã lập ra một tiêu chuẩn mới ». Đại tướng Joseph Dunford nói thêm : « Tôi không đề nghị phải đáp trả bằng quân sự, mà là một hành động tập thể phù hợp đối với những ai vi phạm luật lệ quốc tế. Họ phải chịu trách nhiệm theo một cách nào đó, để không thể tái phạm trong tương lai ». Tuy nhìn nhận tốc độ xây dựng trên các đảo nhân tạo và rạn san hô bị Trung Quốc chiếm đóng đã giảm bớt, nhưng tướng Dunford cho rằng đó là do Bắc Kinh đã đạt được năng lực quân sự cần thiết tại đây. Trong một diễn biến khác, bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa (Wei Fenghe) hôm 29/5 khi gặp gỡ đồng nhiệm Singapore Hoàng Vĩnh Hoành (Ng Eng Hen) đã khẳng định, Trung Quốc không hề muốn đối đầu với Hoa Kỳ tại Biển Đông. Ông Ngụy Phượng Hòa đến Singapore để tham dự Đối thoại Shangri-La sẽ khai mạc vào ngày 31/05. Đây là lần đầu tiên kể từ 8 năm qua, một bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc hiện diện tại sự kiện quan trọng về an ninh khu vực. http://vi.rfi.fr/chau-a/20190530-tuong-my-dunford-to-cao-tap-can-binh-boi-uoc-ve-bien-dong |
You are subscribed to email updates from Dân quyền. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét