“THẾ LỰC BÓNG ĐÊM” plus 4 more |
- THẾ LỰC BÓNG ĐÊM
- bó tay.com
- Thương chiến Mỹ - Trung: Việt Nam không phải điểm đến số 1 của DN Mỹ, Nhật
- Ông Trọng và hội nghị Trung ương 10
- Văn bản gửi Quốc Hội
Posted: 30 May 2019 12:23 AM PDT Huỳnh Ngọc Chênh Khi người Mỹ thức tỉnh, tung ra những đòn đánh liên tiếp vào Tàu cộng thì thế giới và người Việt chúng ta mới có dịp nhìn rõ hơn về sự phát triển vượt bậc của đất nước cộng sản nầy trên nhiều lĩnh vực trong vòng mấy chục năm trở lại đây, và cũng có dịp nhìn nhận ra sự phát triển đó đã tăng cường nanh vuốt để đất nước đông dân nhất thế giới này biến thành một thế lực lớn mạnh của bóng đêm đối kháng lại thế giới văn minh. Đất nước đông dân nhất thế giới và từng có nền văn minh vào hàng lớn nhất và sớm nhất nhân loại lẽ ra phải là một trung tâm văn hóa kinh tế lớn đại diện phương Đông đối trọng ngang hàng với phương Tây thời hiện đại nếu họ không đi sai đường, lầm lạc suốt trong đêm dài trung cổ phong kiến. Cơ hội cũng đến Trung Hoa vào năm 1911 khi cuộc cách mạng dân chủ tư sản nổ ra lật đổ chế độ phong kiến, lập nên nhà nước dân chủ cộng hòa. Rất tiếc, ngay sau đó chủ nghĩa cộng sản du nhập vào và giành chiến thắng trong cuộc nội chiến ý thức hệ đẫm máu Quốc - Cộng. Chiến thắng đó của phe cộng lại đẩy Trung Hoa lục địa vào con đường sai lầm khác, còn tệ hại hơn sai lầm thời phong kiến, bắt đầu từ năm 1949 cho đến tận ngày hôm nay. Độc tài Mao với đường lối chính trị và kinh tế sai trái đã làm Trung Hoa hơn 1 tỷ dân bầm dập như thế nào suốt 26 năm cho tới tận cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, làm cho hàng chục triệu dân chết đói, thấy cũng không cần nhắc ra đây cho dài dòng. Tuy nhiên sau khi Mao chết, Đăng Tiểu Bình lên đã sửa sai. Đó là vào thời điểm Mỹ mở vòng tay, bỏ cấm vận để lôi kéo Tàu cộng về phía ánh sáng để mong đất nước nầy cải hóa. Đồng thời việc sụp đổ của thành trì cộng sản Liên Xô cũng làm Đặng mở mắt, muốn chế độ cộng sản tồn tại chỉ còn cách thay đổi đường lối kinh tế theo tư bản. Sau hơn 40 năm, nhà nước cộng sản kiểu mới đã đưa Tàu cộng từ nước đói nghèo lạc hậu lên thành siêu cường quốc kinh tế số hai thế giới như ngày hôm nay. Hầu hết các lãnh vực, Tàu cộng đều đuổi kịp và có cái còn vượt các nước tư bản tiên tiến. Hàng tiêu dùng quá rẻ của họ tràn ngập ra khắp thề giới. Hàng công nghệ cao như smartphone, đuổi kịp về chất lượng và vượt qua Mỹ về số lượng bán ra. Họ đi đầu thế giới về công nghệ 5G. Đáng sợ nhất là trình độ và năng lực sản xuất vũ khí của họ phát triển như vũ bảo. Các loại vũ khí tiến tiến nhất như máy bay không người lái, tên lửa hành trình, tàu sân bay... họ đều làm được. Trong suốt lịch sử và mãi đến năm 1979, sức mạnh quân sự của Trung Hoa chỉ hơn VN ở đông quân, còn trình độ tác chiến và vũ khí thì ngang nhau. Do vậy trong chiều dài lịch sử chiến tranh xảy ra giữa hai nước, VN có thể chống cự ngang ngửa và có những lúc đánh thắng. Nhưng hiện nay, họ vượt qua VN mọi mặt, đi trước VN đến vài chục năm. Nếu xảy ra chiến tranh giữa hai nước thì không khó để đoán được kết quả thắng thua nghiêng về phía nào. Nói lên điều này để thấy trách nhiệm của đảng CSVN đối với vận mệnh của đất nước. Qua mấy chục năm đổi mới đường lối kinh tế rập khuôn theo Tàu cộng nhưng chẳng làm gì ra trò, chưa tự sản xuất hoàn chỉnh một chiếc xe đạp, chưa sản xuất được một cái đinh ốc đạt chuẩn. Nhìn tới nhìn lui chỉ thấy bán tài nguyên, bán đất, xin viện trợ và vay nợ về xây dựng cao tốc và cao ốc, phủ lớp hào nhoáng bên ngoài chỉ tổ đào sâu thêm hố cách biệt giàu nghèo giữa các tầng lớp nhân dân, gây ra bất công và xuống cấp xã hội chưa từng thấy. Để bây giờ thua quá xa Tàu cộng rồi rúm ró trước chúng một cách hèn mạt chưa từng thấy. Có bao giờ những người cộng sản VN chịu đặt ra câu hỏi tại sao Tàu cộng làm được còn VN không làm được chút gì? Nói vậy thôi chứ đi vào con đường sửa sai nửa vời như Tàu Cộng thì muôn đời VN cũng chẳng đi đến đâu ngoài mấy trò gian dối ăn xổi ở thì và bóc lột người dân thậm tệ. Đúng vậy, Tàu cộng cố gắng sửa đổi đường lối sai lầm tệ hại mà Mao đã dẫn đi, nhưng cũng chỉ sửa đổi nửa vời. Sửa đổi đường lối kinh tế mà không thay đổi thể chế chính trị thượng tầng. Gắng gượng dung hợp hai bộ phận không những không tương thích mà còn mâu thuẫn nhau nên sự phát triển của Tàu cộng theo hướng dị dạng và chắc chắn không bền vững. Điều nầy sẽ được kiểm nghiệm qua cuộc thương chiến đang diễn ra. Giao tiếp với ánh sáng văn minh để kiếm ăn, nhưng sợ luồng ánh sáng đó xua tan chế độ độc tài đàng trị đen tối nên phải che đậy và bảo vệ nó bằng mọi thủ đoạn gian dối. Gián dối với thế giới bên ngoài và gian dối với cả nhân dân trong nước. Với bên ngoài thì gian lận thương mại, đánh cắp sở hữu trí tuệ, sử dụng kinh tế phi thị trường trong nước để hạ giá thành sản phẩm cạnh tranh với kinh tế thị trường bên ngoài. Cam kết với các tổ chức thế giới bảo vệ quyền lợi người lao động, nhưng cấm đoán người lao động được tự do lập công đoàn để tự bảo vệ, từ đó ngang nhiên định giá lao động chủ quan không theo cơ chế thị trường để tăng tính cạnh tranh ra ngoài. Trong nước thì độc quyền nhà nước mọi nguồn lực từ tài nguyên, đất đai, lực lượng lao động, đến các ngành nghề kinh doanh quan trọng. Ưu tiên quốc doanh, xem nhẹ tư doanh, o ép doanh nghiệp FDI chuyển giao công nghệ và sáng kiến phát minh.... Nguy hiểm là nguồn lực kinh tế to lớn làm ra đều thu về tay nhà nước độc tài và nhóm lợi ích thân hữu. Nhà nước độc tài Tàu cộng toàn quyền sử dụng nguồn lực kinh tế to lớn đó vào bất cứ việc gì họ muốn, không ai kiểm soát được. Chúng đã dùng nguồn lực kinh tế đó để lũng đoạn khắp nơi, xâm lược các quốc gia nhỏ yếu khác bằng quyền lực mềm rất nham hiểm. Nó cũng được dùng vào việc lũng đoạn nội bộ của nhiều quốc gia giàu có, ngay cả với Mỹ, thông qua lobby nghị trường, mua chuộc truyền thông, can thiệp bầu cử...Nhiều cơ quan truyền thông ở Mỹ đã bị mua đứt sở hữu, tương tự như vậy với một số hảng phim ở Holywood. Đã xuất hiện nhiều phim ảnh, nhiều bài viết tô gam màu tươi sáng lên bộ mặt vốn đen tối của Tàu cộng. Không thể chối cãi, Tàu cộng nghiễm nhiên vươn lên thành một thế lực lớn mạnh, thế lực của bóng tối, sẵn sàng công khai đứng lên đối đầu với thế giới tự do. Ý đồ đen tối đó Tập không hề che giấu thông qua sáng kiến "nhất đái nhất lộ", thông qua chương trình bá chủ công nghệ đến năm 2025, thông qua đề án vượt qua Mỹ vào năm 2045. Lịch sử thế giới cho thấy hầu hết các nhà nước độc tài khi trở nên lớn mạnh đều muốn bành trướng tham vọng quyền lực ra ngoài, xâm lược các nước khác để làm bá chủ thiên hạ. Napoleon rồi Hitler đều ham muốn thống nhất châu Âu bằng vũ lực, Nhật Bản xâm lược Đông Á, Liên xô sáp nhập Trung Á và thống trị Đông Âu. Độc tài cộng sản Tàu, đã từng cho xe tăng nghiền nát lên cả vạn người dân đấu tranh dân chủ ôn hòa tại Thiên An Môn, đã từng giết chết cả vạn người dân hiền lành tập luyện Pháp Luân Công, đang lập trại giam cả triệu người Duy Ngô Nhĩ, thì không có lý do gì không đi vào vết xe của các nhà nước độc tài kể trên, nhưng chắc chắn với phương cách nham hiểm và tàn độc hơn, một khi đã hội đủ sức mạnh. May mắn cho nhân loại là Mỹ và các quốc gia tư bản tiên tiến đã kịp nhìn ra. Nhất là Mỹ, đã tiếp tay tạo ra Tàu cộng ngày hôm nay nên có trách nhiệm nhiều nhất trong việc dẹp bỏ chúng. Một kế hoạch quy mô lớn nhằm ngăn chặn và bao vây sự bành trướng của thế lực bóng đêm Tàu cộng đã được mở ra và từng bước triển khai. Mỹ đang tung ra những đòn đánh dồn dập trên khắp các mặt trận, từ chính trị ngoại giao, đến thương mại, công nghệ... Đây là cuộc chiến giữa ánh sáng văn minh và thế lực hắc ám. Mỗi quốc gia trên thế giới mà nhất là các nước Đông Á, trong đó đặc biệt là VN, phải biết chọn chỗ đứng của mình trong trận chiến sống còn này nếu như không muốn bản thân mình bị bóng đen che phủ. Huỳnh Ngọc Chênh |
Posted: 30 May 2019 12:17 AM PDT |
Thương chiến Mỹ - Trung: Việt Nam không phải điểm đến số 1 của DN Mỹ, Nhật Posted: 30 May 2019 12:09 AM PDT Không phải Việt Nam mà chính Thái Lan, Malaysia, Indonesia... mới là điểm đến số 1 cho các doanh nghiệp Mỹ, Nhật do đã có cơ sở hạ tầng tương đối tốt, lao động dồi dào, lợi thế tiếng Anh... Tăng trưởng dựa vào xuất khẩu đang theo dấu chân Mexico Tại buổi công bố "Báo cáo kinh tế thường niên 2019", Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho biết, trong hơn một thập kỷ qua, nhờ mô hình nhập khẩu để xuất khẩu phục vụ tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đã đạt được sự tăng trưởng liên tục. Điều này giúp Việt Nam giải quyết việc làm, tăng dự trữ ngoại hối và cải thiện đời sống người dân. Tuy nhiên, VEPR cho rằng mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Việt Nam đang đi theo dấu chân của Mexico - trở thành trung tâm sản xuất của các công ty đa quốc gia nhưng thu nhập chính từ lương chứ không phát triển được năng lực công nghiệp nội địa. "Mexico tới giờ vẫn không thành công: GDP tăng chậm dần, năng suất lao động không đổi, năng suất yếu tố tổng hợp âm. Ở Việt Nam, với mức sống tăng lên, lợi thế lao động giá rẻ trong tương lai sẽ không còn. Làn sóng công việc gia công lắp ráp sẽ chảy ra nước ngoài, để lại nguy cơ thất nghiệp lớn cho Việt Nam", báo cáo nêu. Cũng theo VEPR, những ngành của Việt Nam chủ yếu tham gia ở khâu trung nguồn của chuỗi giá trị, có đóng góp lớn vào tổng giá trị xuất khẩu nhưng gia tăng giá trị nội địa thấp. Điều này được giải thích bởi 2 nguyên nhân: Việt Nam chuyên môn hóa ở khâu lắp ráp; các công ty nước ngoài đã thống trị kênh phân phối và marketing ở các ngành có liên kết cao. Kịch bản tốt hơn cho Việt Nam, theo VEPR là chiến lược gia công lắp ráp cần gắn với phát triển năng lực nội địa và nền tảng công nghệ quốc gia. Điều này sẽ giúp Việt Nam nâng cấp toàn diện chuỗi giá trị bao gồm: nâng cấp sản phẩm, nâng cấp quy trình, nâng cấp chức năng. Cũng theo đánh giá của VEPR, với mô hình tăng trưởng hiện tại và vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu, rủi ro đối với nền kinh tế có thể diễn ra theo 2 kịch bản. Kịch bản thứ nhất là các công ty đa quốc gia có thể rời Việt Nam để tìm kiếm lực lượng lao động lành nghề, hoặc đặt các nhà máy sản xuất gần khách hàng. Kịch bản thứ hai là các doanh nghiệp sẽ tự động hóa quá trình sản xuất, tạo ra lượng thất nghiệp đáng kể lao động có tay nghề thấp. Rủi ro thứ nhất ít có khả năng xảy ra nhưng rủi ro thứ hai là khó tránh khỏi. Trong bối cảnh đó, việc ưu tiên tập trung vào phát triển kĩ năng của lượng lao động rất quan trọng đối với Việt Nam. Việt Nam không phải điểm đến hàng đầu của doanh Mỹ, Nhật Theo PGS.TS Nguyễn Đức Thành, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc là cơ hội lớn cho các nước. "Sự thịnh vượng của Đông Nam Á trong thập niên 80-90 của thế kỷ trước chỉ đến sau xung đột thương mại Mỹ - Nhật. Cuộc xung đột thương mại đó khiến Nhật gần như lụn bại, đồng Yên tăng giá khiến doanh nghiệp sản xuất chạy sang vùng Đông Nam Á và tạo nên sự thịnh vượng của khu vực này. Tôi dự báo thương chiến Mỹ - Trung hiện nay cũng sẽ như vậy. Nhưng tôi e rằng Việt Nam sẽ không lạc quan lắm với làn sóng đầu tư", ông Thành nói. Vẫn theo ông Thành: "Tôi có nói chuyện với cựu đại sứ Nhật Bản và ông ấy cho biết 2 vạn doanh nghiệp Nhật Bản đang loay hoay tìm hướng đi do tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Họ có vào Việt Nam không? Chúng ta cứ quan sát sẽ thấy", đồng thời còn cho biết "làn sóng đầu tư của Trung Quốc đã tăng mạnh trong thời gian qua đến mức trở thành một hiện tượng gây chú ý lớn". Lý giải về tình trạng này, ông Thành cho rằng đây là hệ quả trực tiếp của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. "Việt Nam đang tiếp nhận vốn và ta nhìn thấy có sự phân luồng đầu tư", ông Thành nói. Cụ thể, các nước có trình độ phát triển cao như Nhật, Mỹ ưa thích đầu tư dài hạn, bởi vậy những nước này cân nhắc rất kĩ chuyện đổ vốn vào đâu. "Đối với nhóm nước này, Việt Nam không phải là điểm đến số 1 mà là Thái Lan, Malaysia, Indonesia - nơi đã có cơ sở hạ tầng tương đối tốt trong quá khứ cũng như lao động dồi dào và có lợi thế tiếng Anh. Việt Nam chỉ là một ứng cử viên thôi". Vốn Trung Quốc vào Việt Nam tăng mạnh Trong khi đó, ông Thành cho hay, doanh nghiệp Trung Quốc lại đổ vốn vào Việt Nam. Lý do là các doanh nghiệp Trung Quốc thấy Việt Nam gần gũi với họ hơn về văn hóa, địa chính trị và địa lý. Theo chuyên gia này, Việt Nam không thể can thiệp được vào tính toán của giới đầu tư ngoại, nhưng Việt Nam có thể lựa chọn để chọn được nhà đầu tư chất lượng cao, có cam kết lâu dài như Nhật, Mỹ, Hàn, chọn được các doanh nghiệp có trách nhiệm với môi trường và xã hội. "Nếu ta dễ dãi trong điều kiện về môi trường, về kinh doanh, về người lao động thì ta chỉ đón được người phù hợp với sự dễ dãi đó. Câu chuyện này nằm ở chính ta", ông Thành nói thêm. Theo ông Thành, tác động của thương chiến Mỹ - Trung sẽ khiến thương mại của Việt Nam khó dự báo về hiệu quả. Dưới tác động của thương chiến, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ sẽ tăng nhanh, vì hàng hóa Trung Quốc bị chặn vào Mỹ. Hàng Việt Nam có lợi thế hơn, người Mỹ cũng sẽ chuyển sang lựa chọn hàng Việt Nam nhiều hơn vì lợi thế giá. Nhưng ở chiều ngược lại, xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc sẽ giảm, vì chính quyền Trung Quốc sẽ thực thi biện pháp bảo vệ thị trường nội địa của họ. "Trung Quốc có thể ngăn chặn hàng nhập vào Trung Quốc, trong đó có Việt Nam. Chúng tôi thấy số liệu xuất khẩu sang Trung Quốc bị giảm mạnh, bắt đầu tư quý 4/2018 đến nay. Sự suy giảm này còn lớn hơn về quy mô so với lượng ta tăng lên ở Mỹ. Cho nên có lúc ta thấy xuất khẩu của Việt Nam giảm tuyệt đối mặc dù xuất khẩu sang Mỹ của ta tăng. "Trong tương lai, xuất khẩu sang Mỹ mà vượt phần nhập khẩu Trung Quốc thì ta lại có lợi thế", ông Thành nhìn nhận. Lam Thanh |
Ông Trọng và hội nghị Trung ương 10 Posted: 29 May 2019 11:58 PM PDT Nguyễn Văn Ba (Cựu tù Chuồng cọp Côn Đảo) Hội nghị Trung ương 10 đi qua để lại nhiều câu hỏi lớn về 3 vấn đề gợi ý của ông Trọng. Tin hay không, có một sự thay đổi Lớn tùy theo cảm nhận của mỗi người, nhưng cảm nhận một sự thay đổi là có thật. Trước tiên, về kinh tế. Việc đầu tiên, có sự tách bạch kinh tế thị trường định hướng XHCN thành kinh tế thị trường VÀ định hướng XHCN. Phải mất hơn 20 năm những đầu óc lý luận vĩ đại, các viện nghiên cứu lý luận chiến lược tìm ra được chử VÀ.Từ đây không còn giải thích lòng vòng với thế giới và trong nước là VN có kinh tế thị trường đầy đủ? Chắc chắn trong chuyến đi Mỹ sắp tới, VN cũng phải yêu cầu Mỹ công nhận VN là một nước có nền kinh tế thị trường đầy đủ. Nếu được công nhận, kinh tế VN sẽ rất nhiều thuận lợi mới. Kinh tế tư nhân xác định là động lực phát triển đất nước đã được thừa nhận, vậy kinh tế quốc doanh tồn tại ra sao? Tồn tại thì phải xác định mục đích của tồn tại, nếu KTQD tồn tại không vì lợi nhuận đóng góp ngân sách mà chỉ vì mục đích góp phần mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế đất nước ở những mặt kém cần phải đầu tư trong một giai đoạn nhất định nào đó thì lại là điều vô cùng cần thiết. Thí dụ cần tập trung phát triển công nghệ thông tin. Nhà nước đầu tư dưới dạng một công ty cổ phần với những người điều hành có tâm có tầm, qua thời gian ngắn đem lại hiệu quả và có lãi, nhà nước rút vốn ra bán lại cho tư nhân để tư nhân làm chủ, lấy tiền đầu tư lĩnh vực đang cần phát triển khác. Với phương thức ấy thì công ty quốc doanh lại rất cần cho sự phát triển. Làm cho dân giàu nước mạnh là làm chính sách kinh tế để tất cả các thành phần kinh tế xã hội đua nhau phát triển chứ không phải xây dựng các công ty quốc doanh làm ăn kiếm lãi nộp ngân sách. Đổi mới chính trị. Một chế độ chính trị không bao giờ đứng yên, hình thức có thể tạm giữ như cũ nhưng nội dung luôn vận động, đòi hỏi đứng yên không thay đổi là không tưởng. Không ai đi lật đổ một đảng cầm quyền khi đảng đó đáp ứng sự phát triển tích cực một xã hội đang đi tới. Ông Trọng có nói, thay đổi bộ máy thay đổi nhân sự, thay đổi lề lối làm việc, có phải là thay đổi chính trị không? Cách đặt vấn đề rất thực tế trong tình thế hiện nay. Đảng CSVN có quá trình hình thành và tồn tại, nhưng nếu vẫn vận hành như hiện nay thì cũng giống như hạt đậu qua cây đậu trở về hạt đậu không có gì đổi khác. Nhưng có vứt bỏ hạt đậu không? Hảy biến hạt đậu thành nguyên liệu có ích và chuyển qua dạng khác không thể để trở lại hạt đậu, muốn vậy phải tạo môi trường mới, tạo điều kiện chuyển đổi. Đảng CS cũng vậy nếu bỏ trong lúc này chắc chắn xã hội hỗn loạn đi tới nguy cơ mất nước, vì thực tế chưa có một tổ chức nào thay thế và cũng chưa có mầm mống tổ chức nào sẽ đủ sức thay thế. Sau này đất nước hùng cường, có một quốc hội dân chủ, vai trò của Đảng sẽ do nhân dân quyết định, cũng là do Đảng quyết định vì bản thân nó phải chứng tỏ xứng đáng được nhân dân tín nhiệm. Một xã hội phát triển là xã hội cần có dân chủ, nhưng dân chủ được vận hành như thế nào, đến mức nào, còn tùy thuộc tình hình xã hội của thời điểm đó. Về Đảng và nhà nước. Đầu tiên trong Đảng phải dân chủ, mà phải dân chủ rộng rãi (di chúc Hồ Chí Minh). Đảng cơ cấu bộ máy nhưng con người phải được bầu cử dân chủ, Đảng phải từ bỏ kiểu dự kiến rồi đưa ra bầu, cách làm này chỉ cha truyền con nối không thể có nhân tài. Và cũng nên từ bỏ kiểu cán bộ nguồn. Hãy để cho đại hội thực hiện quyền tự ứng cử mà không có dự kiến. Bộ máy nhà nước cũng thế, vài người ứng cử chức chủ tịch, chức thủ tướng, để quốc hội bỏ phiếu quyết định chọn người phiếu cao nhất. Nhân sự trong bộ máy cũng nên từ bỏ kiểu từ dưới đi lên, với cách này sẽ không có người tài mà cũng không thể có cán bộ trẻ, bộ máy sẽ không có sức sống. Nên đào tạo chức vụ nào đảm nhiệm chức vụ nấy, đào tạo giám đốc sở ngành nào tốt nghiệp ra làm giám đốc sở ngành đó, đào tạo chủ tịch tỉnh thì ra làm chủ tịch tỉnh ... Để thực hành dân chủ góp phần làm chính phủ mạnh, cần phải tôn trọng hoạt động của xã hội dân sự, thực hiện quyền tự do báo chí, quyền lập hội, quyền biểu tình. Đất nước đang đứng trước vận hội lớn, cơ hội có một không hai, nếu tận dụng được VN sẽ phát triển vượt bực. Thực tế đang diễn ra là các doanh nghiệp đang bỏ TQ di chuyển sang các nước khác trong đó có VN, VN chỉ cần đón nhận 10% cơ hội này thì đất nước thay đổi. Để tận dụng cơ hội này, bộ máy phải khác, con người phải khác. Ông Trọng, ông Phúc kêu gọi nhân tài trong và ngoài nước hãy giúp nước. Nhân tài sẵn sàng đấy, nhưng nhân tài sẽ phải làm việc theo một cơ chế nào tổ chức bộ máy kiểu nào. Điều ai cũng thấy với kiểu tổ chức bộ máy hiện nay không một nhân tài nào phát huy được tài năng của mình. Ông Trọng phải làm một cuộc cách mạng thật sự về tổ chức về con người đảm đương bộ máy thì mới hy vọng tận dụng thời cơ. Nếu làm được điều này thì đây cũng là sự thay đổi chính trị. Thay đổi điều lệ Đảng. Từ trước đến nay, không một đại hội nào không sửa chữa điều lệ Đảng, nhưng sự thay đổi đó là những thay đổi râu ria. Khi ông Trọng đặt vấn đề này, có lẽ là lớn chuyện. Đất nước là của ai, muốn đất nước hùng cường thì cần sức mạnh của toàn dân hay chỉ có sức mạnh của một giai cấp, một đảng phái? Đứng trước cơ hội này Đảng cầm ngọn cờ nào phất lên? Ngọn cờ dân tộc hay ngọn cờ giai cấp? Nếu Đảng muốn tồn tại thì điều lệ Đảng phải thay đổi, Đảng phải là Đảng của dân tộc VN. Không có đường nào khác. (Cựu tù Chuồng cọp Côn Đảo) |
Posted: 29 May 2019 11:46 PM PDT LIÊN HIỆP CÁC HỘI KH & KT VIỆT NAM VIỆN N/C CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN SENA Số: 05/2019/CV-SENA V/v: Thực hiện Chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình về nhà 35 Điện Biên Phủ, Quận Ba Đình, Hà Nội. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 2019 Kính gửi: - Quý vị Lãnh đạo Trung ương và Thủ đô - Quý vị Đại biểu Quốc hội - Các cơ quan và tổ chức liên quan I) ĐẤT NƯỚC CÒN NHIỀU VIỆC PHẢI LÀM, SONG VIỆC PHẢI LÀM NGAY LÀ XÂY DỰNG TRIẾT LÝ PHÁT TRIỂN VÀ CHỌN LỰA CÁN BỘ, ĐẶC BIỆT LÀ Ở THỦ ĐÔ HÀ NỘI a) Vài nét về Viện Nghiên cứu - Think Tank SENA Viện N/C Công nghệ và Phát triển SENA (Viện N/C- Think Tank SENA) thành lập ngày 10/4/1992 theo Quyết định số 604/LHH của Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam. Đây là một trong các đơn vị khoa học đầu tiên hoạt động tự chủ theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và cũng là một trong các tổ chức hoạt động sớm nhất theo hướng Think Tank, tức chủ động nghiên cứu và đề xuất chủ trương, chính sách công. Hoạt động của Viện N/C - Think Tank SENA trải dài ở nhiều lĩnh vực: Từ các công trình lớn đến các Khu Công nghệ cao, Khu Đô thị Đại học; Từ công trình tôn giáo đến Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Từ quy hoạch của Hà Nội đến các vùng biển, đảo. Hoạt động đa dạng trong các lĩnh vực giúp Viện N/C - Think Tank SENA có cái nhìn vừa mang tính hạ tầng xã hội, vừa thượng tầng kinh tế, văn hóa và Hội nhập Quốc tế. Liên tục 20 năm qua, Viện N/C - Think Tank SENA đã góp phần xây dựng Hệ thống Triết lý phát triển mới, tiền đề cho một Chính thể mới, một Văn hóa mới. Gần đây nhất là cuốn "Về một Việt Nam tươi đẹp sau năm 2020", xuất bản ngày 19/5/2019, đã góp phần làm sáng tỏ các vấn đề đang được xem là "Rất lớn, vô cùng khó" của đất nước. Trong đó nhấn mạnh việc xây dựng Triết lý phát triển và tiêu chí lựa chọn cán bộ. b) Một số kết quả nghiên cứu liên quan đến Hà Nội của Viện Nghiên cứu - Think Tank SENA trong các vấn đề nêu trên Viện N/C - Think Tank SENA đã nghiên cứu, đề xuất nhiều vấn đề liên quan đến Hệ thống Triết lý, Mô hình phát triển cho một Chính thể mới và Văn hóa mới của Việt Nam trong thế kỷ 21. Theo đó, với Thủ đô Hà Nội, có một số vấn đề cần chú trọng: ▪ Thứ nhất: Chính quyền Hà Nội chưa nhận thức rõ: 1) Trách nhiệm với một Chính phủ Kiến tạo, Liêm chính; 2) Xây dựng một Thủ đô mới không thể thiếu người dân Hà Nội và cả nước; 3) Cần coi trọng "Hiệu quả" thay vì coi trọng "Quy trình". ▪ Thứ hai: Nhiều cán bộ Hà Nội chưa có tinh thần phục vụ Dân, thậm chí coi công việc chỉ là một dạng Kinh doanh, dẫn đến tham nhũng, hối lộ, tạo dựng "Sân sau". Những người này ăn riêng, song có việc thì liên kết để trở thành bầy sâu. Họ ăn của Dân không từ thứ gì và làm hư hại nghiêm trọng đến Khối Đại đoàn kết Dân tộc. ▪ Thứ ba: Hà Nội là Thủ đô nên phải là tấm gương về xây dựng Tầm nhìn, về thúc đẩy Văn hóa, về Trau dồi Tri thức. Cần từ bỏ tư duy ngắn hạn "lát vỉa hè bằng đá bền 70 năm" và lối nghĩ bảo thủ "Hà Nội không vội được đâu",… để Thủ đô không còn là nơi tập trung vấn nạn như tham nhũng, tắc đường, văn hóa xuống cấp,… ▪ Thứ tư: Lãnh tụ Hồ Chí Minh nói: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc". Cán bộ của Thủ đô từ Thành phố, Quận, Huyện, đến phường, xã, không thể chỉ biết lo chạy chức, chạy quyền rồi sau đó lo "Chia lô, bán nền" để gỡ vốn và chạy chức to hơn. Họ phải biết tôn trọng Giới tinh hoa và nỗ lực để trở thành Tinh hoa. ▪ Thứ năm: Muốn Đổi mới đất nước, trước hết phải Đổi mới Thủ đô; Hiện nay, Văn hóa kiểu Duy vật, tất cả vì đồng tiền dường như đang chiếm ưu thế ở Thủ đô. Là hình mẫu cho cả nước, Hà Nội phải là một Đô thị Văn hóa và Tri thức, trong đó trước hết là xây dựng Văn hóa Lãnh đạo và Văn hóa Cộng đồng. II) VIỆC "NHÀ 35 ĐIỆN BIÊN PHỦ", QUẬN BA ĐÌNH ĐẾN NAY VẪN CHƯA CHẤM DỨT, LÀ MỘT TRONG CÁC VÍ DỤ CHO THẤY HÀ NỘI PHẢI SỚM THAY ĐỔI ĐỂ ĐÁP ỨNG 5 NHU CẦU TRÊN a) Tóm tắt việc "Nhà 35 Điện Biên Phủ" Năm 1997, sau khi có giấy phép, Viện N/C - Think Tank SENA phá dỡ toàn bộ nhà 35 Điện Biên Phủ cũ do xuống cấp nghiêm trọng (nhà 35 ĐBP thuộc quỹ nhà Bộ Công an, không thuộc quỹ nhà cho Hà Nội sử dụng) và xây trụ sở mới tại đây không từ tiền Hà Nội hay Nhà nước. Năm 2007, theo Hiệp định giữa hai Chính phủ Việt Nam và Pháp, Viện đã cùng các viện của Pháp xây dựng Đề án "Ngôi nhà KH&CN 35 Điện Biên Phủ". Ngày 5/2/2009, Viện N/C - Think Tank SENA có văn bản, tài liệu đề xuất với Lãnh đạo Đảng, Nhà nước về xu thế và một số việc cần làm sớm: 1) Đã xuất hiện Thời đại vừa Cạnh tranh, vừa Hội nhập, trong đó Quan hệ Mỹ - Trung ảnh hưởng lớn tới diện mạo thế giới; 2) Cần có Đường lối đối ngoại, đối nội mới theo Chủ thuyết Hồ Chí Minh; 3) Cần coi trọng xây dựng quan hệ chiến lược với Mỹ như với Trung Quốc;… Ngày 26/2/2009, lấy lý do có "Đơn tố cáo gay gắt", UBND TP Hà Nội ra văn bản số 1490/UBND-GT do một Phó Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội ký, viết: "Giao Sở Xây dựng kiểm tra, đề xuất, báo cáo UBND Thành phố theo quy định trong tháng 2/2009". Tháng 2/2009 có 28 ngày, vậy là văn bản này yêu cầu Sở Xây dựng chỉ trong 2 ngày phải kiểm tra, đề xuất, báo cáo với UBND TP Hà Nội. Ngày 10/3/2009, bỏ qua đề nghị "tiếp tục cho Viện SENA ký hợp đồng thuê nhà" tại văn bản số 573/QL&PTN-QL ngày 09/03/2009 của Công ty Quản lý & Phát triển Nhà Hà Nội (Công ty Nhà Hà Nội), một Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội (người ký sai phép để nhà 8B Lê Trực lấn không gian Lăng Bác Hồ) đã không kiểm tra, không thông báo và chỉ cần 10 ngày để ký văn bản 1370/SXD-QLN đề nghị thu hồi nhà 35 Điện Biên Phủ với nội dung sao chép thư tố cáo là Viện N/C - Think Tank SENA "Không sử dụng nhà", "Không có nhu cầu sử dụng nhà" và cho "tổ chức nước ngoài thuê". Bốn năm sau, ngày 04/3/2013, UBND TP Hà Nội ra Quyết định số 1977/QĐ-UBND thu hồi nhà 35 Điện Biên Phủ, trên cơ sở văn bản sai sự thực, trái thẩm quyền và trái pháp luật này. Ngày 2/4/2009, phản đối việc các cơ quan của Hà Nội nói các Viện Khoa học của Pháp là bên Thuê nhà và Viện N/C SENA cho các tổ chức nước ngoài thuê nhà, Ngài Đại sứ Pháp đã gửi công hàm số 1212/CHA cho Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, nêu rõ: "Nhân dịp ký kết tại Hà Nội vào ngày 7/3/2007 Hiệp định Pháp - Việt về Hợp tác KH&CN, hai bên đã thỏa thuận cụ thể hóa bước đầu hiệp định này, thông qua việc tập hợp dưới "Ngôi nhà Khoa học Pháp" các viện nghiên cứu của Pháp hiện đang có mặt tại Việt Nam (CNRS, IRD, CIRAD). SENA/DCA đã được chỉ định là cơ quan đầu mối với các Viện khoa học của chúng tôi để cụ thể hóa Dự án này. Các hợp đồng đã ký giữa SENA/DCA với lần lượt ba viện của Pháp là để cho phép các cơ quan này đóng tại tòa nhà ở địa chỉ 35 Điện Biên Phủ, Quận Ba Đình, Hà Nội". Ngày 12/7/2017, Văn phòng Chính phủ ra Thông báo số 301/TB-VPCP Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình về khiếu nại của Viện N/C - Think Tank SENA: "1. Chủ tịch UBND TP Hà Nội thu hồi Quyết định 1977/QĐ-UBND ngày 04/3/2013 về thu hồi nhà, đất tại số 35 Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội ...2. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam lập phương án sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà đất do Liên hiệp Quản lý, trong đó có nhà đất tại số 35 ĐBP, ...". Ngày 26/02/2018, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Thiếu tướng Công an Nguyễn Đức Chung, ký Báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, với nội dung: "Không có cơ sở để thu hồi Quyết định số 1977/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội" và: "Kính đề nghị Thủ tướng cho phép: UBND Thành phố Hà Nội giữ nguyên Quyết định số 1977/QĐ-UBND". Ngày 28/6/2018, trả lời Báo cáo của ông Nguyễn Đức Chung, Văn phòng Chính phủ ra văn bản số 6136/VPCP - V.I, nêu rõ nội dung Chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình: "Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội thực hiện theo ý kiến Chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại Thông báo số 301/TB-VPCP, ngày 12/7/2017 của Văn phòng Chính phủ ". Ngày 22/5/2019, Công ty Nhà Hà Nội có văn bản số 1094/QL&PTN-QL cho biết, ngày 24/4/2019, UBND TP Hà Nội đã có văn bản số 477/TB-UBND về việc thực hiện Chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, nêu: "Theo báo cáo, đề xuất của Thanh tra Thành phố"…, "Tập thể lãnh đạo UBND Thành phố Hà Nội thống nhất kết luận: Giao Công ty TNHH MTV Quản lý & Phát triển Nhà Hà Nội lập phương án sắp xếp, xử lý nhà đất tại 35 Điện Biên Phủ, quận Ba Đình,…". b) Những suy ngẫm từ vụ việc "Nhà 35 Điện Biên Phủ Vừa nhận thư tố cáo, một Phó Văn phòng UBND TP Hà Nội ký ngay văn bản phải giải quyết trong hai ngày, bỏ qua Luật Khiếu nại quy định phải thông báo cho cơ quan bị tố cáo. Từ đây, một Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội chỉ cần 10 ngày, không kiểm tra và sao chép thư tố cáo sai sự thực để "đề nghị thu hồi" trụ sở một cơ quan khác, cho dù cơ quan này không thuộc UBND TP Hà Nội và không thuộc lĩnh vực xây dựng. Khi kết quả thanh tra của Đoàn Thanh tra liên ngành cho thấy đề nghị "thu hồi" của Sở Xây dựng Hà Nội là sai sự thực, thì một Phó Thanh tra Hà Nội yêu cầu Trưởng đoàn Thanh tra ký Kết luận "thu hồi" nhà 35 Điện Biên Phủ và giải thích đây là ý của "Cấp cao". Khi Trưởng đoàn Thanh tra không ký thì Phó Thanh tra này không ngần ngại ký thay, cho dù không có tên trong Đoàn Thanh tra và biết rõ nội dung của Kết luận Thanh tra thể hiện rõ người ký đã chà đạp lên Sự thực, Quy trình và Pháp luật. Hùa vào việc ép Lãnh đạo UBND TP Hà Nội ký quyết định "Thu hồi" nhà 35 Điện Biên Phủ, còn có Phó Tổng Giám đốc một tờ báo của VOV. Với loạt bài "Lập viện nghiên cứu, Kinh doanh công sản" sao chép từ thư tố cáo sai sự thực, ông này nhận Giải thưởng Quốc gia về Chống Tham nhũng năm 2009, và được lên chức Tổng Biên tập báo này. Hiệu năng, Văn hóa, Đạo đức của Chính quyền cần xem, khi chỉ với một ngôi nhà (35 Điện Biên Phủ) là tài sản của công dân, dùng để thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, và đã rõ việc tùy tiện "thu hồi" là sai trái, vậy mà đã năm thứ 11, vụ việc vẫn chưa được giải quyết, làm tổn thất nhân lực, vật lực của xã hội, của Nhà nước Sở Xây dựng nhiều lần đề nghị "thu hồi" nhà 35 ĐBP, nhưng các Phó Chủ tịch Hà Nội không duyệt, nên Phó Thanh tra vừa "Đóng thế"- ký Kết luận Thanh tra, vừa "Tự diễn biến" - đưa cơ quan Thanh tra thành đơn vị đề nghị "thu hồi", để một Phó Chủ tịch phụ trách Thanh tra ký Quyết định thu hồi nhà 35 ĐBP cho "đúng Quy trình". Vai trò Công an không nhỏ trong Sự nghiệp "Văn hóa hóa" và "Tri thức hóa", song không thể tùy tiện tước đoạt tài sản vật chất và tinh thần của xã hội để "Công an hóa". Xem ra cả Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, người ký Quyết định thu hồi nhà 35 ĐBP và Thiếu tướng Công an, Chủ tịch UBND TP hiện nay, người bảo vệ quyết định "Thu hồi" này, đều đã không nhận thức được điều này. Họ làm bất kể mọi việc, chỉ cốt cường quyền, tham nhũng và che giấu việc làm sai trái: Từ tước đoạt trụ sở Viện nghiên cứu để "mở rộng Trụ sở Công an", đến bỏ qua Quyết định 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ, được Phó Giám đốc Sở Xây dựng và Phó Thanh tra, nay là Chánh Thanh tra Hà Nội luôn viện dẫn, cho dù theo đó, hai ông này không có thẩm quyền đề nghị "thu hồi" nhà 35 Điện Biên Phủ. Lãnh đạo Hà Nội nay vẫn làm trái chỉ đạo của cấp trên để bênh vực hai ông này. Ví như Phó Thủ tướng Thường trực chỉ đạo là : "Chủ tịch UBND TP Hà Nội thu hồi Quyết định 1977/QĐ-UBND ngày 04/3/2013 về thu hồi nhà, đất tại số 35 Điện Biên Phủ", thì nội dung này không thấy trong văn bản số 477/TB-UBND ngày 24/4/2019 của Hà Nội; Chức danh Chủ tịch UBND TP Hà Nội của ông Nguyễn Đức Chung cũng không còn nữa, và được thay bằng cụm từ tránh né và thiếu trách nhiệm là "Tập thể Lãnh đạo". Hay như Chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực là: "Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam lập phương án sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà đất…" thì nay bị biến thành: "Tập thể lãnh đạo UBND Thành phố Hà Nội thống nhất kết luận: Giao Công ty TNHH MTV Quản lý & Phát triển Nhà Hà Nội lập phương án sắp xếp, xử lý nhà đất". Với cách hành xử này, thật ái ngại cho các chức danh "Thanh tra", "Chủ tịch UBND TP", "Tập thể Lãnh đạo UBND TP Hà Nội",… trong con mắt người Thủ đô. Cần sớm Đổi mới Chính thể và Văn hóa cho Hà Nội, nhất là Văn hóa Lãnh đạo, để chọn Lãnh đạo với tiêu chí đầu tiên là Đàng hoàng, tránh không như ở việc 35 Điện Biên Phủ, trước thì đòi kỷ luật Công ty Nhà Hà Nội, vì đơn vị này làm đúng việc, không đúng ý "Cấp cao" (trang 2 văn bản này, dòng 9 từ dưới lên), nay đã rõ là sai, thì "Thanh tra", "Tập thể Lãnh đạo",… lại không nhận lỗi và đẩy phần việc của mình cho cấp dưới. III) KIẾN NGHỊ VỚI CÁC QUÝ VỊ ĐẠI DIỆN CHO DÂN Là người Việt Nam ai cũng mong muốn, đến năm 2045, Việt Nam trở thành một cường quốc, một "Vùng đất lành" của Thế giới. Tuy nhiên, với Chính thể hiện nay, Văn hóa hiện nay và Con người hiện nay, thông qua ví dụ nêu trên về Thủ đô Hà Nội, thì chắc chắn, mơ ước tốt lành này sẽ không bao giờ trở thành hiện thực. Là Công an nhưng làm Bác sĩ thì phải biết coi trị bệnh, cứu người là trọng. Là Công an nhưng làm Lãnh đạo Hà Nội thì phải biết coi Thủ đô là trọng. Là Công an nhưng làm Lãnh đạo đất nước thì phải biết coi Quốc gia là trọng. Cũng như vậy, là Đảng viên nhưng làm Đại biểu Quốc hội thì phải biết coi Dân là trọng. Nói điều này để thấy, tuy khác biệt về vị thế xã hội, song Quý vị Lãnh đạo và Đại biểu Quốc hội có điểm chung, đó là làm gì cũng được, nhưng phải là "Con của Trời", tức là làm gì cũng phải trên tinh thần "Trăm điều phải có Thần linh Pháp quyền", phải coi Quyền Con người, Cộng đồng, Quốc gia là trên hết; Đồng thời, phải là "Con của Dân", tức là luôn lắng nghe Dân để hoàn thành sứ mệnh mà người Dân trao cho. Người dân chỉ tin những gì mang lại lợi ích cho họ, vì thế quan điểm Kinh tế Nhà nước là chủ đạo không hợp lòng Dân; Đơn giản vì Dân không thấy mình trong đó. Người Dân cũng khó chấp nhận "Công hữu hóa đất đai"; Đơn giản là người Dân không được sở hữu đất đai, trong khi một số không nhỏ lại nhân danh Đảng, Nhà nước lợi dụng điều này, để công khai tham nhũng, hống hách và hưởng quyền lợi bất chính từ đây. Người Dân không tin ai mang danh là "Lãnh đạo", mà đến lời nói, chữ ký và điểm chỉ của chính họ, còn bị họ xem nhẹ. Người Dân cũng không tin ai mang danh "Thanh tra", "Chính quyền", song không tôn trọng Sự thật và Đạo lý, chỉ biết coi Cường quyền và Tiền bạc là "Cấp cao". Vậy nên, để có được sự Đoàn kết và Niềm tin trong xã hội, có hai việc phải làm ngay. Thứ nhất: Xây dựng Hệ thống Triết lý mới nhằm tạo lập Chính trị mới và Thể chế mới. Thứ hai: Kiến tạo Văn hóa mới và Con người mới. Quốc gia sẽ không thể vượt qua một chặng đường để đến đích, nếu không có bước đi ban đầu đúng đắn. Để làm nên những điều kỳ vĩ, hãy bắt đầu bằng những việc tưởng như rất nhỏ vì Dân, ví như việc nhà 35 Điện Biên Phủ, Quận Ba Đình, Hà Nội. Trân trọng. T/M VIỆN NGHIÊN CỨU - THINK TANK SENA Phó Chánh Văn phòng Nguyễn Thị Hoa (Kèm theo văn bản này, xin gửi biếu Quý vị cuốn "Về một Việt Nam tươi đẹp sau năm 2020", xuất bản ngày 19/5/2019, để cùng hiểu và luôn nhớ về Chủ tịch Hồ Chí Minh) Nơi nhận: - Như trên - Cá nhân và đơn vị liên quan - Lưu V/p |
You are subscribed to email updates from Dân quyền. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét