“Việt Nam rộ tin đồn: Ông Trọng chậm bình phục vì ''trúng độc'' (Phần 1)” plus 9 more |
- Việt Nam rộ tin đồn: Ông Trọng chậm bình phục vì ''trúng độc'' (Phần 1)
- Dân Đồng Tâm tuyên bố 'cuộc đấu trí mới' với chính quyền
- Bí mật mỏ Bauxite
- TRUNG CỘNG, HIỆN TẠI VÀ VIỄN CẢNH
- Bán cả tương lai.
- Đi Mỹ tiền trạm: Phạm Bình Minh ‘thế chỗ’ Trần Đại Quang?
- LẦN CUỐI VỀ "THU GIÁ"
- "Người khổng lồ chân đất sét"
- GỬI BÁC TRỌNG
- Bảy nỗi lo hiện nay
Việt Nam rộ tin đồn: Ông Trọng chậm bình phục vì ''trúng độc'' (Phần 1) Posted: 29 May 2019 12:28 AM PDT RFI
Trong dư luận trong nước có nhiều lo ngại về khả năng sức khỏe kém sẽ không cho phép ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục điều hành đất nước, dù chủ tịch nước Việt Nam đã xuất hiện một số lần, trực tiếp điều hành Hội nghị trung ương 10 của đảng Cộng Sản giữa tháng 5/2019, sau thời gian nhiều tuần dưỡng bệnh. Cuộc chiến chống tham nhũng, hay « đốt lò », có nguy cơ đổ bể. Ngày mai 29/05/2019, theo kế hoạch, lãnh đạo Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ phải đọc tờ trình trước Quốc Hội, về việc Việt Nam gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể. Nhiều người đặt câu hỏi liệu ông Trọng có « tái xuất » ? Và nếu có thì sẽ như thế nào. Sau đây là một số nhận định của nhà báo Võ Văn Tạo (Nha Trang) về vấn đề sức khỏe của lãnh đạo Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. • Thưa nhà báo Võ Văn Tạo, theo những nguồn tin ông có, tình trạng sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng hiện nay thực chất ra sao ? Sức khỏe của ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có phần hồi phục, rất là khá so với cách đây hơn một tháng. Nhưng mà chưa thật khỏe. Khả năng làm việc bình thường tôi nghĩ là có thể được. Căn cứ vào cuộc họp Tứ trụ (ngày 15/05) đúng một tháng sau tính từ 14/04, ông bị tai biến nhẹ. Sau đó là cuộc khai mạc, rồi bế mạc của Hội nghị trung ương 10 (từ ngày 14 đến 16/05/2019). Ông ấy đều xuất hiện và đều phát biểu. Tôi thấy rằng cái cách ông ấy phát biểu, cái phong thái và giọng nói của ông ấy thì tương đối được. Dĩ nhiên không khỏe như trước. Về việc giải thích chuyện tại sao ông ấy chưa thật khỏe, tôi cũng có một số nguồn tin riêng, có thể để tham khảo. Không biết có đúng hay không. Người ta nói rằng ông Trọng bị tai biến không nặng. Trưa 14/04 bị tai biến ở Kiên Giang, trong lúc làm việc với tỉnh ủy Kiên Giang. Rồi ngay chiều hôm đó phải vào cấp cứu bệnh viện Kiên Giang để cấp cứu. Sau đó, đến chiều chỉ vài tiếng thì cấp tốc ra máy bay, để đưa về Sài Gòn để chạy chữa ở bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện hàng đầu về phẫu thuật ngoại thần kinh, tức là mổ não. Thế nhưng, sau hơn một ngày lại đi máy bay về Hà Nội được ngay. Ai mà có kiến thức sơ bộ về y khoa, thì cũng biết rằng, nếu tai biến mạch máu não và xuất huyết não, mà cho đi máy bay ngay như thế, thì có nghĩa là anh giết bệnh nhân, nếu như việc xuất huyết não là nặng nề. Thế mà ông ấy vẫn về được Hà Nội một cách an toàn. Về bệnh viện 108 ngày 16/05. Điều này chứng tỏ việc xuất huyết não cũng rất nhẹ. Thế thì nếu nhẹ như thế, thì chỉ một tuần, cùng lắm là hai tuần là xuất viện tốt. Thế nhưng ông ấy phải nằm một tháng mới xuất hiện trên tivi. Bữa ấy (ngày 14/05), tôi thấy cái phông của phòng họp với mấy người chóp bu của Đảng, thì tôi thấy đó không phải là cái văn phòng của Trung ương Đảng. Có khả năng đấy là một hội trường của Quân y Viện 108, rất là đơn sơ. Rõ ràng là tình trạng sức khỏe của ông ấy chưa thật tốt. Giải thích về điều này, theo nguồn tin rò rỉ - để tham khảo thôi, chứ còn để tin thì phải có bằng chứng -, ông ấy bị uống một loại thuốc có chất độc lạ. Xin ông cho biết cụ thể ? Theo nguồn tin này, ông ấy bị đầu độc. Thậm chí còn nói là mẫu bệnh phẩm đã được chuyển sang Nhật, người ta nói là cùng một nhóm virus lạ, hay hóa chất lạ, giống như trường hợp của ông Trần Đại Quang. Tình thế lúc đó là nguy ngập. Tin đó tôi nhớ là đã có vào cuối tháng 4, hoặc đầu tháng 5, trước khi ông xuất hiện trở lại trên truyền thông. Nhờ Quân y Viện 108, có quan hệ với Quân đội Nga, nên nhập về được thuốc giải được cái đó. Dường như trong nước, trong dư luận rất nhiều người đặc biệt lo ngại cho sức khỏe của ông chủ tịch nước, kiêm tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ? Sức khỏe của ông Trọng là mối quan tâm của một tỉ lệ không nhỏ người dân Việt Nam, trong đó có cả dân thường, lẫn cán bộ, đảng viên, đặc biệt sau khi ông ấy phát động chiến dịch thanh trừng những vụ đảng viên cao cấp tiêu cực, tham nhũng. Điển hình là ông Đinh La Thăng, ủy viên Bộ Chính Trị, bị đưa ra tòa, và đang ngồi tù. Có một sự náo nức nhất định, vì cái thực trạng tham nhũng, thối nát đã quá phổ biến, thành Quốc nạn. Người ta đã kêu gào công khai ở các diễn đàn, từ 15, 20 năm trở lại. Rõ ràng tình hình là quá tệ. Ông ấy cũng làm được một số việc, gọi là gỡ gạc. Mang lại phần nào sự hào hứng nhất định cho cán bộ, đảng viên, người dân ở Việt Nam. Trường hợp xấu nhất là ông ấy qua đời chẳng hạn, thì họ lo ngại « tắt lò » mất. Cũng có một kịch bản khác, được nhiều người nêu ra. Đó là sức khỏe ông Trọng yếu đến mức phải ngồi xe lăn chẳng hạn. Một lãnh đạo quốc gia ngồi xe lăn điều hành đất nước : Ông nhận định ra sao về viễn cảnh này ? Theo tôi, việc ngồi xe lăn cũng không ảnh hưởng lắm đối với việc điều hành đất nước. Mình thấy rằng ngay trong Chiến tranh thế giới thứ Hai, tổng thống Mỹ Roosevelt cũng ngồi xe lăn, nhưng điều hành được Quân đội của ông, điều khiển chiến cục, chiến thắng phát xít Đức, cùng với Hồng quân Liên Xô. Đối với lãnh đạo tối cao thì họ không phải làm việc bằng cơ bắp, mà thần kinh họ tỉnh táo là được rồi. Chuyện họ đảm đương công việc, thì tôi nghĩ có thể được. Về trường hợp ông Trọng, tôi nghĩ thế này : ở các Nhà nước cộng sản nói chung, Nhà nước Việt Nam nói riêng, từ lâu đã hình thành một cơ chế làm việc cơ bản là dựa vào tập thể. Những việc quan trọng họ ra nghị quyết, người đứng đầu hoặc người kế cận cứ theo nghị quyết đó mà phân công nhiệm vụ, kiểm tra đôn đốc. Không giống như tổng thống Mỹ chẳng hạn, có quyền lực và trách nhiệm nhiều hơn rất nhiều so với lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam. Vai trò của người đứng đầu ở Việt Nam mờ hơn. Thế nên, tôi nghĩ rằng nếu ông Trọng yếu sức khỏe chăng nữa, thì còn có các trợ lý của ông. (Hết phần một) | ||||||||||||
Dân Đồng Tâm tuyên bố 'cuộc đấu trí mới' với chính quyền Posted: 29 May 2019 12:19 AM PDT
"Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch TP Hà Nội nói tới đây sẽ cho bộ đội về xây dựng trên đất Đồng Tâm. Tôi thì cho rằng bộ đội sẽ không ủng hộ đâu. Còn nếu cố tình đưa Viettel về lấy đất thì dân Đồng Tâm sẵn sàng hi sinh giữ đất." "Nhà nào ở Đồng Tâm cũng đã trang bị đầy đủ rồi, sẽ không bắt giữ người như năm 2017 nữa đâu mà chắc chắn sẽ đổ máu 'như Gò Đống Đa'. Bởi vì chính quyền Hà Nội đã chèn ép người dân quá đáng," ông Lê Đình Công, xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội, nói với BBC hôm 22/5. Trao đổi của ông Công với BBC được thực hiện sau khi Thanh tra Chính phủ công bố kết luận về đất đai quê ông, khẳng định mảnh đất 59ha ở Đồng Sênh, thuộc Đồng Tâm, là 'đất quốc phòng', và thuộc sân bay Miếu Môn. Tuyên bố được đưa ra 2 năm sau vụ việc dân Đồng Tâm bắt 38 cảnh sát làm con tin gây chấn động trong cuộc chiến '36 ngày đêm giữ đất'. Trong buổi công bố của Thanh tranh Chính phủ hôm 25/4, dân Đồng Tâm không được mời tham dự. 'Cuộc đấu trí mới' Cụ Lê Đình Kình, đại diện người dân Đồng Tâm, nói "sau kết luận của Thanh tra Chính phủ, dân Đồng Tâm 'bước vào một cuộc đấu trí mới', 'chống tham nhũng và lợi ích nhóm', trong cuộc họp thường kỳ của bà con Đồng Tâm hôm 20/5. 'Cuộc đấu trí mới' theo lời ông Công và cụ Kình, là làm việc với các luật sư để bảo vệ quyền lợi về mặt pháp lý do dân Đồng Tâm và tiếp tục gửi các văn bản kiến nghị tới Chủ tịch nước và Thủ tướng. Dù vẫn ngồi xe lăn sau thương tật ở chân từ vụ việc năm 2017, cụ Kình đã đích thân lên Thủ đô Hà Nội để gặp gỡ, trao đổi với một nhóm luật sư có uy tín và từng giúp dân nghèo tranh tụng các vụ việc tương tự. "Tới đây nhóm luật sư sẽ chính thức gửi đơn tới Thủ tướng chính phủ đề nghị giải quyết vụ việc này, đồng thời đề nghị Bộ Quốc phòng phải có văn bản trả lời rõ cho người dân Đồng Tâm đất quốc phòng là từ đâu, ranh giới, mốc giới như thế nào? Và yêu cầu thanh tra Hà Nội và thanh tra chính phủ phải về đối thoại với dân Đồng Tâm." Ông Lê Đình Công nói thêm rằng đoàn Thanh tra Hà Nội từng về đo đạc từng mốc giới và diện tích đất tại Đồng Tâm tháng 5/2017 "nhưng khi ra kết luận thanh tra họ lại không đưa vào biên bản làm việc buổi hôm đó mà chỉ kết luận vu vơ một câu rằng 'toàn bộ đất sân bay Miếu Môn là đất quốc phòng 64,66ha, hoàn toàn không có đất nông nghiệp." "Đây là một kết luận sai trái," ông Công nói. "Chúng tôi nhiều lần yêu cầu Thanh tra Hà Nội đưa bằng chứng, cơ sở pháp lý 59ha này là đất quốc phòng như kết luận của họ. Nếu thế thì chỉ cần sau 3 tiếng đồng hồ dân Đồng Tâm sẵn sàng giao đất. Nhưng đến nay họ không đưa được bằng chứng và cũng không dám về đối thoại với dân dù chỉ một lần." "Đồng Tâm tới nay cũng đã gửi tổng cộng 15 lá đơn tới Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội... Nhưng chưa hề có ai hồi âm chúng tôi." Cụ Kình thì nhắc lại rằng mình chính là một trong những nhân chứng sống, đã quản lý đất nông nghiệp và tham gia bàn giao đất cho quốc phòng từ những năm 1980 ở Đồng Tâm. Thế nhưng Thanh tra Chính phủ chưa bao giờ đối thoại với cụ hay bất cứ người dân nào ở Đồng Tâm. Cụ khẳng định lại mảnh đất 59ha ở Đồng Xênh là đất nông nghiệp, hoàn toàn tách biệt với mảnh 47,36ha đã giao cho quốc phòng từ năm 1980 mà hiện chính quyền đang cố tình 'nhập nhèm', 'lẫn lộn' hai mảnh này với nhau. "Đề nghị đoàn thanh tra về Đồng Tâm đo đạc, cập nhật các bằng chứng, số liệu có căn cứ chính xác, và gặp các nhân chứng sống...," ông Lê Đình Công nói với BBC. Trong bài phát biểu kỷ kiệm 2 năm sự việc Đồng Tâm, cụ Bùi Quốc Hiểu, nguyên Chủ tịch HTX nông nghiệp Đồng Tâm, nguyên phó công an xã Đồng Tâm, nói "Nhân dân xã Đồng Tâm [đã] rất tin tưởng vào đảng, coi đây là chỗ dựa vững chắc, là niềm hy vọng cuối cùng. Nhưng lâu quá, chỗ dựa lại bị lung lay, mối nghi ngờ càng ngày càng lớn, sự tin tưởng của người dân càng ngày càng giảm dần". Còn cụ Lê Đình Kình, 84 tuổi, nguyên bí thư đảng ủy xã Đồng Tâm, nguyên Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm, thì nói "ông Nguyễn Đức Chung luôn luôn lươn lẹo, bóp méo sự thật, vừa đá bóng, vừa thổi còi.... Hoàn toàn quan liêu, xa rời quần chúng, coi dân như cỏ rác, coi thường những người khiếu nại, tố cáo." Cụ cũng nhắc đến 19 điều cấm đảng viên không làm, "như ông Nguyễn Xuân Phúc từng nói "cái nào của nhà nước nhà nước sử dụng, phần nào của dân phải trả dân. Nhà nước thượng tôn pháp luật." Trong vụ việc năm 2017, cụ Kình từng bị cảnh sát bắt đi sau đó trả về với thương tật ở chân mà sau này cụ cáo buộc do bị một cảnh sát tên Tùng đánh. Ông Chung Chủ tịch Hà Nội từng hứa sẽ điều tra việc này nhưng đến nay chưa thấy quy trách nhiệm cho ai. 'Manh mối cho Đồng Tâm'?"Manh mối thì nhiều và sẽ được chứng minh trong quá trình đối thoại với chính quyền. Vấn đề là chính quyền chưa từng đối thoại thực chất với dân Đồng Tâm bao giờ." "Hiện thời chúng tôi chưa muốn tiết lộ chi tiết, nhưng các luật sư sẽ giúp người dân đấu tranh để trước hết, được đối thoại với chính quyền. Qua đối thoại mới vỡ ra được các vấn đề khác. Thậm chí có thể đạt được một số thỏa thuận nào đó mà hai bên chấp nhận được," luật sư Tuấn nói với BBC từ Hà Nội. Trong khi đó, ông Lê Đình Công cũng giải thích với BBC rằng dân 'quyết chiến' giữ đất dù việc cày cấy thu nhập không đáng kể, là do chính quyền nhậm nhèm giá trị sử dụng đất. "Trước hết, chính quyền cần minh bạch rằng đây là đất nông nghiệp - nơi ông cha chúng tôi đã cày cấy bao đời nay. Sau đó, nếu họ muốn thu hồi cho mục đích gì thì mới tính tiếp đến chuyện lấy ý kiến của bà con để thỏa thuận phương án, mức giá đền bù theo nguyện vọng của dân. Chứ không thể 'lập lờ' rằng đây là đất quốc phòng để cướp của dân." Theo ông Công, từ những năm 1980, dân Đồng Tâm đã "cống hiến 50% đất canh tác cho quốc phòng (400ha) làm sân bay, trường bắn, kho gạo, khu kỹ thuật... Còn một chút ít đất nữa để canh tác ở mảnh 59ha thì nay chính quyền lại định cướp nốt." Chính quyền nói gì? Hôm 25/4, Thanh tra Chính phủ thông báo kết luận về đất đai ở Đồng Tâm. Theo đó, "toàn bộ diện tích đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm là đất quốc phòng", và rằng kết luận của Thanh tra Hà Nội năm 2017 là 'chính xác'. Phát biểu sau đó, ông Nguyễn Văn Thanh, Phó tổng Thanh tra Chính phủ nói có 'sơ hở trong quản lý đất đai' khiến dân Đồng Tâm cho rằng đó là 'đất để canh tác, trong khi về mặt pháp lý lại là đất quốc phòng từ lâu". Từ kết luận này, Thanh tra Chính phủ kiến nghị thành phố Hà Nội chỉ đạo UBND huyện Mỹ Đức thực hiện công tác di dời bồi thường và tái định cư cho 14 hộ dân đang sử dụng đất sân bay Miếu Môn. Theo kết luận của Thanh tra Hà Nội năm 2017, toàn bộ diện tích đất sân bay Miếu Môn là hơn 200 ha, trong đó hợp tác xã nông nghiệp Đồng Tâm đã bàn giao mảnh 47,36ha từ năm 1980. Và hiện cần bàn giao nốt mảnh 59ha. Vụ Đồng Tâm diễn ra như thế nào?2/2017: Người dân thu dây, nhổ biển báo "Khu vực quân sự" và đưa máy móc vào canh tác, dẫn đến việc giới chức huy động hàng trăm công an, cảnh sát, an ninh dân phòng, xe vòi rồng, xe cứu thương đến nơi. 15/4/2017: Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm khi chính người dân Đồng Tâm bị bắt giữ và khi được giới chức mời ra khu đất có tranh chấp để 'làm việc', và bị đưa về Hà Nội, trong đó có ông Lê Đình Công và cụ Lê Đình Kình. Dân Đồng Tâm đáp trả bằng cách bắt giữ 38 cán bộ và cảnh sát, giam tại nhà văn hóa thôn trong 7 ngày. 22/4/2017: Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch TP Hà Nội phải về Đồng Tâm đối thoại với bà con. Tại đây ông Chung ký vào bản cam kết viết tay về việc sẽ làm rõ nguồn gốc khu đất sân bay Miếu Môn, đồng thời không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể nhân dân xã Đồng Tâm. Đổi lại ông Chung được 'trả người'. 13/6/2017: Công an Hà Nội khởi tố vụ án hình sự liên quan việc dân Đồng Tâm bắt giữ 38 người thi hành công vụ. Cụ Lê Đình Kình sau đó nói với BBC rằng ông Nguyễn Đức Chung "phản bội ý kiến và danh dự của chính ông ấy". 7/2017: Thanh tra Hà Nội công bố kết luận: "Toàn bộ diện tích đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm là đất quốc phòng". 2017-2019: Ông Lê Đình Kình (đại diện cho dân Đồng Tâm) nhiều lần gửi đơn lên Thanh tra Chính phủ đề nghị xem xét tính chính xác của kết luận của Thanh tra Hà Nội, khẳng định 59ha đất Đồng Sênh là đất nông nghiệp của Đồng Tâm từ bao đời nay, không phải đất quốc phòng. Mảnh này tiếp giáp với mảnh 47,36ha đã được giao cho Bộ Quốc phòng từ lâu như một phần của sân bay Miếu Môn. Theo người Đồng Tâm, các cán bộ địa phương đã lập lờ khi báo cáo về hai khu đất này khiến chính quyền hiểu nhầm khu 59ha cũng trùng với khu . Dân Đồng Tâm tổ chức các buổi họp truyền hình trực tiếp trên Facebook hàng tháng để thông báo diễn biến mới trong vụ tranh chấp đất đai với chính quyền. 26/3/2018: Quân đội cho đào hào quanh khu 47,63ha để phân định với khu đất nông nghiệp Đồng Sênh khiến dân Đồng Tâm rất phấn khởi. Ông Lê Đình Công nói với BBC vào thời điểm đó rằng "Quân đội đã có chiều hướng ủng hộ nhân dân Đồng Tâm". 25/4/2019: Thanh tra Chính phủ khẳng định nội dung kết luận thanh tra đất đai tại xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức) của Thanh tra Hà Nội là chính xác. | ||||||||||||
Posted: 29 May 2019 12:08 AM PDT
Sau khi đảng CSVN ký kết Hiệp định biên giới Việt Nam - Trung Quốc vào cuối năm 1999 và Hiệp định vịnh Bắc bộ vào cuối năm 2000, người ta để ý đến thái độ kỳ lạ của Tổng bí thư ĐCSVN Lê khả Phiêu. Tại sao ông ta muốn nhượng bộ để ký Hiệp định trước ngày cuối năm? Người ta tìm ra là Phiêu bị tình báo TQ chụp hình lúc đang ngũ với một nữ điệp viên TQ vào năm 1988, từ đó Phiêu bị tình báo TQ nắm tóc. Trong 12 năm sau đó, bên ngoài Phiêu là đảng viên CS Việt Nam nhưng bên trong Phiêu làm việc cho đảng CS Trung Quốc. Con bài Phiêu bị cháy, Đại sứ TQ tại VN Tề kiến Quốc chọn ra con bài mới, họ muốn một người đang làm lớn và có khả năng kém để dễ ra lệnh. Quốc đến gặp Nông đức Mạnh, đang là Chủ tịch Quốc hội. Quốc cho biết là TQ sẽ ủng hộ Mạnh làm Tổng bí thư CSVN, Mạnh mừng rỡ cám ơn. Quốc đưa cho Mạnh một danh sách những đòi hỏi của TQ, Mạnh đọc qua và đồng ý. Trong bản danh sách đó có một điều là VN sẽ cho TQ vào khai thác bauxite ở Tây nguyên. Tháng 4 năm 2001, mặc dù có khả năng kém, Mạnh được làm Tổng bí thư ĐCSVN. Một trong những việc làm đầu tiên của Mạnh ở chức TBT là thông qua dự án Bauxite tây nguyên và cho nó là chủ trương lớn của Bộ chính trị. Mấy tháng sau, Mạnh sang trình diện Tổng bí thư TQ Giang trạch Dân và ký Tuyên bố chung VN-TQ, trong đó có những đòi hỏi của TQ với riêng Mạnh thì nay chính thức trở thành cam kết của đảng CSVN. Bauxite là một loại quặng nhôm có màu hồng/nâu, nó được dùng trong kỹ nghệ luyện nhôm, luyện thép. Trước 1975, người Mỹ có đến tìm tòi, đo đạc, nhưng giữ kín không nói gì. Sau 1975, Liên xô đến nghiên cứu và khuyên không nên khai thác lúc này vì lợi ít hơn hại, nên để dành cho các thế hệ mai sau. Những năm 1990, người TQ đến tìm hiểu và sau đó thúc đẩy đảng CSVN khai thác nó cho TQ. Cộng sản thường nói đảng CS là đảng của nhân dân, bộ chính trị là những người con ưu tú nhất của đảng CS. Vậy mà chủ trương lớn của bộ chính trị là dự án Bauxite tây nguyên lại bị nhân dân phản đối kịch liệt, và đảng CSVN cũng cương quyết đi ngược lại ý muốn của nhân dân, thực hiện nó cho bằng được theo yêu cầu của TQ. Dự án Bauxite tây nguyên đem lại nhiều thiệt hại cho VN hơn là lợi ích. Vốn đầu tư dự án là vay của TQ và sẽ phải trả lại. Sản phẩm của dự án không có hiệu quả cao với nền kinh tế VN, đa số được chở sang TQ. Đi vào sản xuất, dự án sẽ bị lỗ trong 10 năm đầu (hay lâu hơn), nhân dân VN phải chi tiền bù lỗ. Dự án nằm ở thượng nguồn các dòng sông (như sông Đồng Nai), nếu có sự cố môi trường thì sẽ ảnh hưởng đến nước uống của hàng triệu người. Dự án dùng nhiều điện, VN phải bỏ tiền túi xây nhà máy điện cho dự án. Dự án dùng nhiều nước, sẽ ảnh hưởng xấu đến bà con VN làm nông lâm nghiệp tại Tây nguyên, nhất là mùa khô. Hàng ngàn lao động TQ đến sống và làm việc tại dự án trong thời gian dài. Lúc bấy giờ, Thủ tướng là Phan văn Khải, khác phe với Mạnh. Các chuyên viên kinh tế, kỹ thuật cho Khải biết dự án Bauxite không có lợi ích cho VN, chỉ có lợi ích cho TQ. Khải biết là ĐCSTQ muốn khai thác bauxite ở VN để cung cấp cho kỹ nghệ của TQ nên Khải không dám chống lại, nhưng Khải cố ý làm lơ. Sự làm lơ đã giúp Khải không mang tội với tổ tiên VN trong vụ bauxite này. Tham thì thâm, TQ muốn có tay sai kém khả năng để dễ sai bảo thì hắn ta cũng không làm được việc gì. Mạnh chạy tới chạy lui, dùng chức Tổng bí thư, dùng Bộ chính trị của đảng CS để ra lệnh, nhưng dự án Bauxite vẫn dậm chân tại chỗ. Năm 2006 Khải về hưu, Nguyễn tấn Dũng lên làm Thủ tướng CSVN. Đại sứ TQ tại VN ra chiêu mới, nói sẽ cho Mạnh và Dũng một số tiền lớn nếu dự án Bauxite được tiến hành. Tham tiền, Dũng hợp tác với Mạnh thực hiện yêu cầu của Đại sứ TQ. Năm 2007, Dũng ra quyết định tiến hành dự án Bauxite tại Nhân Cơ và Tân Rai, bất chấp sự phản đối của nhân dân VN, của hàng ngàn trí thức, chuyên viên. Vốn đầu tư ở Nhân Cơ ban đầu tính là hơn 3 ngàn tỉ đồng, năm 2013 đội lên gần 7 ngàn tỉ, sau đó thay đổi công suất nhà máy đội lên gần 17 ngàn tỉ (900 triệu USD). Vốn đầu tư ở Tân Rai ban đầu tính là gần 8 ngàn tỉ đồng, năm 2013 đội lên hơn 15 ngàn tỉ (800 triệu USD). Số tiền đó vay của TQ và người dân VN sẽ phải trả lại. Đi vào sản xuất, trong 3 năm 2013-2016, dự án Bauxite được ... lỗ hơn 3 ngàn tỉ, nhân dân VN phải chi tiền bù lỗ. Tổ hợp điều hành cho biết là dự án sẽ tiếp tục lỗ thêm 5 năm nữa (hay lâu hơn). Lấy tài nguyên của đất nước đem đi bán mà bị lỗ thì lấy lên làm gì ? Một người ngoại quốc lạ bước vào ngôi nhà VN, ông ta muốn chủ nhà đào đất lấy quặng mỏ cho ông ta. Ông ta không trả tiền để làm việc đó, chủ nhà phải vay tiền của ông ta để mua dụng cụ đào đất. Chủ nhà bắt người dân trong nhà phải đào đất, quặng mỏ lấy lên được chở về nước của ông ta. Hàng năm, chi phí sản xuất cao hơn số tiền bán được, những người đào đất phải bỏ tiền túi ra bù lỗ. Nếu bị đau bệnh vì chất độc của quặng mỏ thì phải tự chữa bệnh. Sau đó, ông ta đòi những người đào đất trả lại số tiền mà thằng chủ nhà đã vay của ông ta. Trường hợp này rất kỳ lạ, thằng chủ nhà có thể là rất ngu hoặc là việt gian tay sai của ngoại bang. Hiện nay có một dự án cũng vô lý như vậy và xấu hơn đến ngàn lần, đó là dự án Đặc khu. Đảng CSVN vay tiền của TQ làm đặc khu (1,5 triệu tỉ VND / 70 tỉ USD) và người trả nợ là nhân dân VN. Một số đảng viên CSVN đã được hứa hẹn chức quyền, tiền bạc, giống như Mạnh và Dũng trước kia, sẳn sàng làm việt gian tay sai cho TQ. Cho nên Phó chủ tịch QH Uông chu Lưu đã thô bỉ nói là Dọn tổ đón phượng hoàng (Tàu) đến ở. Ban điều hành đặc khu sẽ là những đảng viên CS có mặt mũi Việt Nam nhưng ăn tiền và làm việc cho ĐCS Trung Quốc, họ có quyền cho người TQ nào được vào và người VN nào không được vào đặc khu. Đó là một dự án bán nước. Trần Mai Trung | ||||||||||||
TRUNG CỘNG, HIỆN TẠI VÀ VIỄN CẢNH Posted: 29 May 2019 12:03 AM PDT Bùi Sĩ Nguyên Cú đấm của Tổng thống Donald Trump làm rung rinh Trung Quốc như thế nào? 1. Về phía Mỹ: - Có 400 công ty do Mỹ tài trợ tuyên bố sẽ rút khỏi Trung Quốc, Apple công bố dời dây chuyền sản xuất iPhone sang Ấn Độ. - Foxcom, đối tác thương mại quan trọng của Apple đã sa thải nhân viên TQ, hiện mở 3 nhà máy mới ở Ấn Độ và mở 10 -12 nhà máy vào năm 2020 tạo ra 1 triệu việc làm cho Ấn Độ. 2. Đồng minh nối gót Mỹ: - Nhật Bản đã rút khỏi TQ, công ty Olympus, nhà sản xuất quang học, các sản phẩm tái bản đã đóng cửa dây chuyền sản xuất và dời sang VN. - Sumitomo công ty công nghiệp nặng đang dời dây chuyền sản xuất về Nhật. - Kobe Steel nhà sản xuất Thép lớn của Nhật họ đang dời phụ tùng máy đào thủy lực sang Thái Lan và Hoa Kỳ. - Mitsubishi Electric, Komatstu, Toshiba đã dời dây chuyền sản xuất sang các nước khác. - Ricoh nhà sản xuất thiết bị văn phòng và máy quang học đã tuyên bố dời dây chuyền sản xuất máy Photocopy sang Thái Lan. - Omron công ty điện tử nổi tiếng ở Nhật đã đóng cửa tại Tô Châu TQ. - Epson nhà sản xuất máy tính - máy in lớn nhất ở Nhật đã thông báo đóng cửa hôm 14-3. - Kyodo News, 60 % công ty Nhật Bản ở Tàu cộng dời sang nước khác, 40% đang rút vốn khỏi TQ. - Samsung của Hàn Quốc đã đóng cửa rút khỏi TQ vào năm ngoái. - OEM nhà máy gia công đang rời bỏ TQ. - Yue Yuen Hồng Kông tập đoàn công nghiệp rời TQ. - Adidas - Nike các xưởng gia công cho giầy thể thao cũng rời TQ. - Puma của Đức rút khỏi TQ. - Có hơn 20.000 công ty Nước ngoài đầu tư tại Trung Quốc, tạo ra 45 triệu công ăn việc làm cho người dân TQ, bây giờ rút lui khỏi TQ. - Dân TQ thất nghiệp. Và làm tổn hại rất nhiều tiền đến nền kinh tế. 3. Donald Trump cho cả Thế giới thấy nền Kinh tế TQ chỉ là "Con Cọp Giấy": - Hơn 728 triệu người dân TQ đang sống với mức thu nhập 2 - 5 USD/ ngày theo trung tâm nghiên cứu PEW. - Nợ công của chánh phủ TQ đã lên đến quá 255,7% GDP của nước này (theo Ngân hàng thanh toán quốc tế BIS). Tuy nhiên con số GDP năm 2018 là 13.285 tỷ USD đơn giản là bị thổi phồng số liệu trong khi tổng nợ thực tế là khoảng 34.000 tỷ USD => ước tính nợ công thực tế của Trung Quốc đã vượt quá 400% GDP. - Siêu đô thị ở Fushun, Liêu Ninh - nơi có kiệt tác kiến trúc The Ring of Life nổi tiếng rộng 22 km2, tương đương với diện tích nội đô Hà Nội đang bị bỏ hoang phế không một bóng người. Và trên khắp lãnh thổ TQ có hàng trăm khu đô thị ma như thế, hỏi chuyện một người dân TQ thì anh ấy trả lời rằng: "Họ" đơn giản là không thể ngừng xây. "Họ" ở đây chính là các nhóm lợi ích => Bong bóng BĐS đã ở mức khổng lồ. - BĐS đóng băng dẫn đến bong bóng nợ xấu khổng lồ trong hệ thống tài chính của TQ. Các tổ chức và cá nhân bị ngập chìm trong nợ nần, các khoản nợ chồng chéo lẫn nhau rất khó giải quyết. - Chưa đầy 24 giờ sau khi Washington chính thức tăng thuế với 200 tỉ USD hàng Tàu, Tổng thống Mỹ Donald Trump lại ra lệnh tăng thuế tiếp với tất cả số hàng còn lại trị giá hơn 300 tỉ USD. 4. FED và nước cờ phá giá đồng nhân dân tệ của TQ Còn nhớ, cách đây hơn 1 năm trước khi bước vào World Trade với Trump, TQ còn 3200 tỷ USD tiền thặng dư mậu dịch, stock đang ở mốc 3600 điểm, quỹ dự trữ quốc gia dồi dào và hơn 1100 tỷ USD tiền công trái chính phủ Mỹ. Nay 3200 tỷ + quỹ dự trữ + stock đã SML, chỉ còn hơn 1000 tỷ USD tiền công trái phiếu chánh phủ Mỹ. Thậm chí TQ đã hết tiền, ngày 14/5 đã phá giá đồng Yuan của mình. Công trái phiếu (Bond) của Mỹ, TQ có dám bán không? => chắc là không ! Công trái phiếu Mỹ có giá trị 30 năm, có nghĩa là Mỹ sẽ mua lại sau 30 năm cả vốn lẫn lời, nếu bán bây giờ thì cũng như bán "lúa non" giá trị rất thấp. Nếu bán Bond thì chánh phủ, công ty tư nhân các nước mua liền vì giá rẻ. Chưa tính các công ty Mỹ ở TQ bán tháo stock để mua Bond, dẫn đến sập sàn và vỡ nợ công. Nếu TQ bán Bond thì FED hạ lãi suất thì công trái phiếu giảm giá trị. Ngoài ra, còn một vấn đề rất quan trọng là: Theo thoả thuận với Mỹ khi mua Bond thì đồng Yuan sẽ có tên trong rổ tiền tệ thế giới, có nghĩa là 1 trong 5 đồng tiền của quốc tế lưu thông chính. Nếu TQ sai luật, bán Bond thì sẽ bị loại ra rổ tiền tệ thế giới và thậm chí bị đuổi ra khỏi WTO. Với việc phá giá đồng Yuan, Trung Quốc đang tự đâm đầu vào con đường tự sát, con đường giống Venezuela cũng không còn xa nữa... Kết luận: Theo Bloomberg, Trung Quốc có thể sẽ vỡ nợ chưa từng thấy trong năm 2019 này. Bản thân TQ đã là một khối ung nhọt khổng lồ, nay chỉ cần Donald Trump chọc một lỗ nhỏ, nó sẽ vỡ nát và... xong fin ! Nguồn FB Bùi Sĩ Nguyên https://asia.nikkei.com/Editor-s-Picks/China-up-close/The-cursed-year-Xi-and-China-brace-for-a-wild-2019 | ||||||||||||
Posted: 28 May 2019 11:53 PM PDT Tôi vẫn còn nhớ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ khẳng định kỳ thi quốc gia diễn ra nhẹ nhàng, tốt đẹp. Vậy mà bây giờ, điều gì đang phơi bày trước mắt người dân? Đứng đầu ngành giáo dục một địa phương nhưng chính Hoàng Tiến Đức, giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La, lại dùng quyền lực của mình để tạo ra tiêu cực giáo dục, gian lận thi cử, phá hoại môi trường giáo dục, khi chỉ đạo cấp dưới làm trò giả trá, nâng khống điểm cho những thí sinh hầu hết là con cháu bè lũ quan quyền. Kinh hoàng hơn, số tiền mua điểm cho mỗi thí sinh trung bình là một tỉ đồng. Vâng, một tỉ đồng. Điều tồi tệ nhất là chuyện ấy đâu chỉ ở Sơn La, còn cả Hà Giang, Hoà Bình và rất có thể nhiều nơi khác còn chưa bung bét. Bi kịch của đất nước này là có quá nhiều người coi môi trường giáo dục là nơi để đục khoét và vơ vét, là nơi có thể tận dụng quyền chức để mua bán, đổi chác, tước đoạt cơ hội, tranh cướp tương lai. Khi môi trường giáo dục bị biến thành một thị trường ngầm với những giao dịch đen chi phối thì nền giáo dục ấy chính thức trở thành căn nguyên của mọi sự hủ bại trong xã hội. Một môi trường giáo dục quá nhiều lưu manh và gian trá, có thể dùng tiền và quyền thao túng sẽ tạo ra một xã hội kẻ mạnh đè bẹp kẻ yếu, kẻ có quyền cướp đoạt của người yếu thế, một xã hội thừa thãi bất công, một xã hội lấy vật chất, hình thức làm thước đo, một xã hội thiếu vắng niềm tin và lý tưởng. Một nền giáo dục chứa chấp những kẻ tham lam vô đạo sẽ tạo ra một xã hội băng hoại và mục nát. Giáo dục là tương lai đất nước. Giáo dục rơi vào tay những tên tội phạm thì chúng sẽ biến tương lai của đất nước này thành một món hàng. Còn gì đau đớn hơn khi tương lai của đất nước mình bị mang ra bán? | ||||||||||||
Đi Mỹ tiền trạm: Phạm Bình Minh ‘thế chỗ’ Trần Đại Quang? Posted: 28 May 2019 11:49 PM PDT Thường Sơn
Đã khá rõ không phải Tô Lâm bộ trưởng công an, mà Phạm Bình Minh ngoại trưởng Việt Nam mới là nhân vật được Nguyễn Phú Ttọng chọn là người đi tiền trạm chính thức ở Hoa Kỳ trước khi Trọng có chuyến công du sang Washington có thể trong vài tháng nữa. Sau chuyến đi Cu Ba như một hành động cố gắng không làm mích lòng người anh em chủ nghĩa xã hội mà đã cùng nguyện thề "cùng thức canh giữ hòa bình thế giới", Phạm Bình Minh đã đến Mỹ và lần lượt có những cuộc gặp tương đối quan trọng với Bộ trưởng Thương mại, Bộ trưởng Tài chính, Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ; trao đổi với Hạ nghị sĩ, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Eliot Engel. Điểm nhấn rõ nhất có lẽ là cuộc gặp của Phạm Bình Minh với Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Patrick Shanahan, trong đó dự án tẩy độc sân bay Biên Hòa chỉ là cái cớ, còn 'làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác toàn diện về quốc phòng' mới là mục đích chính yếu. Không hoài nghi rằng chuyến đi Mỹ sắp tới của Nguyễn Phú Trọng sẽ bàn sâu về một trong những nội dung trọng tâm là "làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác quốc phòng" và làm thế nào để Mỹ-Việt cùng khai thác triệt để mỏ Cá Voi Xanh mà không để "kẻ cướp" Trung Quốc dây phần. Tình hình trục Hà Nội – Washington cho tới nay là rất logic với bầu không khí từ "cầu viện" biến thành nồng ấm hơn trong quan hệ Việt-Mỹ kể từ tháng Bảy năm 2017, khi Bộ Trưởng Ngô Xuân Lịch vội vã sang Hoa Kỳ, ngay sau vụ Trung Quốc đe dọa tấn công mỏ dầu khí Cá Rồng Đỏ – liên doanh giữa Việt Nam với hãng dầu khí Tây Ban Nha là Repsol và khiến Repsol phải "bỏ của chạy lấy người." Sau đó Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis đã lần đầu tiên điều động hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson đến hiện diện tại cảng Đà Nẵng vào tháng Ba, năm 2018. Việc làm này phục vụ cho một nhu cầu cần thiết với Mỹ và tối cần thiết với Bộ Chính Trị Việt Nam: dự án khai thác mỏ dầu khí Cá Voi Xanh ở vùng biển Quảng Nam, Quảng Ngãi, có trữ lượng đến 150 tỷ mét khối, được liên doanh giữa Tập đoàn dầu khí ExxonMobil của Mỹ với Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam, sẽ không còn phải mắt trước mắt sau trước thói đe nẹt của "đồng chí bốn tốt." Kết quả có thể thấy rõ là ngay sau chuyến thăm Việt Nam một cách bất thường của Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis vào tháng Mười Một năm 2018, cùng tuyên bố đầy thách thức "Mỹ sẽ hợp tác khai thác dầu khí ở Biển Đông dù có Trung Quốc hay không" của Cố Vấn An Ninh Mỹ John Bolton, ExxonMobil đã một lần nữa quay lại nhà máy lọc dầu Bình Sơn để tiến hành hợp đồng FEED (tư vấn lập thiết kế tổng thể) trong dự án Cá Voi Xanh. Nếu sau cuộc cuộc gặp Trump – Trọng sắp tới tại Washington hiện ra một văn bản được ký giữa hai bên như kiểu' Hiệp ước tương trợ quốc phòng' mà Mỹ đã ký với Philippines, hoặc ít ra cũng là một bản ghi nhớ về việc sẽ tiến hành chuyện đó, và hơn nữa là sự chuẩn bị cho 'quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Mỹ – Việt' và cụ thể hóa hơn chương trình một hàng không mẫu hạm của hải quân Hoa Kỳ sẽ lồ lộ ở quân cảng Cam Ranh vào nửa cuối năm 2019, Bộ Chính trị ở Hà Nội sẽ có thể như 'sống lại' để nhảy vào khai thác mỏ Cá Voi Xanh mà không còn phải mắt trước mắt sau trước thói đe nẹt của 'đồng chí bốn tốt'. Bằng vào chuyến tiền trạm Hoa Kỳ lần này và đặc biệt có được cuộc gặp trao đổi với Bộ Quốc phòng Mỹ, Phạm Bình Minh dường như đã lặp lại 'thành tích' của Trần Đại Quang vào năm 2015. Vào năm 2015 còn là bộ trưởng Công An, Trần Đại Quang cũng đã có một chuyến đi tiền trạm Hoa Kỳ cho Trọng vào tháng Ba, năm 2015, trong đó có những cuộc gặp không chỉ giới chức an ninh mà cả với Bộ Quốc Phòng Mỹ. Bốn tháng sau, Nguyễn Phú Trọng được TT Obama tiếp tại Washington và được báo đảng Việt Nam ca ngợi như "một thắng lợi ngoại giao chưa từng có." Nhưng 3 năm sau, Quang đột ngột chết. Sau lần phải đọc báo cáo về chuyên đề dân số tại hội nghị trung ương 6 vào tháng 10 năm 2017 bất chấp thân là ngoại trưởng, Phạm Bình Minh đã 'ngoan' hơn với Nguyễn Phú Trọng. Sự biến đổi vừa kín đáo vừa lộ liễu như thế có lẽ đã mang lại kết quả ông ta được Trọng chọn làm người tiền trạm Hoa Kỳ, thay cho chuyến dọn đường ở Mỹ vào tháng 4 năm 2019 của Bộ trưởng công an Tô Lâm mà có thể đã chẳng nên công cán gì. *** | ||||||||||||
Posted: 28 May 2019 11:38 PM PDT Trần Đăng Tuấn 1- "Thu giá" là sự ngu độn về ngôn ngữ. Nhưng đây chẳng phải sự ngu độn thật thà. Ngu cái này nhưng cáo già trong cái khác. Bởi vì: 2- 'Thu giá" là sự trí trá về lập luận. Đường BOT không phải là "sản phẩm của doanh nghiệp". Nếu doanh nghiệp mua quyền sử dụng đất, làm đường riêng không dính gì vào các tuyến đường của nhà nước, thì đó mới là sản phẩm doanh nghiệp, họ định giá vé thế nào, có ai đi là việc của họ. Còn BOT là sản phẩm của hợp tác công tư. Doanh nghiệp làm đường trên đất nhà nước cho, cải tạo đường vốn có của xã hội, được khai thác trong thời hạn nhất định để hoàn vốn và có lãi trong khuôn khổ được định ra qua phương án tài chính. Hiện nay đa số các dự án đó ký với nhà nước là hợp đồng "mở". Nghĩa là thời gian họ được thu tiền căn cứ vào lưu lượng xe đi qua và mức phí xe đi qua phải trả. Cho nên họ mới được kêu ca là thu thấp thì phải thu lâu hơn. Bây giờ nói là sản phẩm của họ tức là phủi cái phần của dân của nước trong BOT đó.Thử hỏi nếu nó là sản phẩm của doanh nghiệp sao lại phải kiểm soát xác minh số tiền thực đầu tư, số tiền thực mỗi ngày thu vào như vừa qua đã buộc phải làm? 3- "Thu giá" là sự xảo quyệt về ý đồ. Việc thu tiền vé đi đường BOT theo cách thực hiện ở Việt Nam thời gian qua xung đột với quy định về phí theo pháp luật. Tách nó ra khỏi phí là để hợp pháp hoá việc thu tiền lần thứ hai đối với người dân trên nhiều đoạn đường BOT, đánh bật khỏi tay người dân vũ khí pháp lý hợp pháp để phản đối sự bất công thiếu minh bạch. 4- "Thu giá" là sự lỳ lợm và trắng trợn trong thái độ đối với người dân. Dân không phản đối BOT, dân không phản đối chuyện đi đường BOT tốt hơn thì phải nộp tiền. Cũng không phải BOT ở chỗ nào cũng không hợp lý. Có những đường, cầu BOT làm cả vùng xưa nay thiếu đường,thiếu cầu nay đi lại giao thương thuận lợi hơn. Cái đó dân ủng hộ. Dân phản đối cái gì?. Dân phản đối chuyện đường quốc lộ số 1 của đất nước tráng lên một lớp rồi thu như thể đường đó họ làm ra từ đầu. Dân phản đối chuyện không có lựa chọn, đi đường nào cũng phải nộp BOT. Dân phản đối chuyện khai khống giá trị đầu tư BOT rồi từ đó định ra giá vé và thời hạn thu. Dân phản đối chuyện cầu nhà nước làm vẫn đi được bị ngăn lại lùa xe sang bắt đi cầu mới phải trả tiền BOT. Dân phản đối chuyện cho thu BOT cả đường mới lẫn đường cũ để lùa dân sang đường mới BOT. Dân phản đối chuyện không dùng đường BOT nhưng buộc phải đi qua trạm và phải mất tiền. Dân phản đối chuyện ém giảm số lưu lượng xe qua trạm BOT để thu lời tối đa. Dân phản đối chuyện chẳng có cuộc đấu thầu nào cả mà chỉ số quan chức cùng doanh nghiệp ký với nhau làm BOT chỗ này, chỗ kia. Dân phản đối chuyện làm BOT có thể "tay không bắt..vàng". Dân phản đối vì đóng thuế, đóng phí đường bộ và đóng góp suốt bao năm bây giờ đất nước đến con đường xuyên Việt đầu tiên cũng chi chít trạm thu tiền. Dân phản đối vì tiền nộp BOT nhiều hơn chi cho xăng dầu, mọi hoạt động kinh tế hay dân sinh đều bị thêm gánh nặng. Những cái đó có không? Dân phản đối có sai không? Đành là có những cái sai đã xảy ra nhưng khó xoá đi làm lại được, mà phải chấp nhận hậu quả, thì cách làm vẫn là phải nhìn vào bản chất sự thật mà nói với dân. Thay vì thẳng thắn rành mạch với dân, cùng dân tìm giải pháp khắc phục, thì lấy chữ mà che đậy bản chất vấn đề, nặn ra cái cơ sở lý cùn để ép dân phải theo. Đó là cái cách mà ngài Thể chọn.
5- Do vậy, "thu giá" chỉ xuẩn về chữ, chứ rất gian về tâm, về trí. Khi sự gian xảo xuất phát từ một quan chức cấp Bộ và những cố vấn của ông ta, nó là sự phá hoại tính công chính của Nhà nước. Tôi sẽ rất thất vọng nếu cái cách cư xử này được Nhà nước cho qua. | ||||||||||||
Posted: 28 May 2019 11:23 PM PDT Trung cộng ăn cắp, nhờ vả Tư bản phát triển được nhanh, tưởng mình thần thánh, thành "Hổ", thành "Rồng" hung hăng, đòi thống trị cả thế giới! Thói kiêu ngạo CS chỉ là "Người khổng lồ chân đất sét"! Xem bài viết của người TQ này càng rõ. SỤP ĐỔ-SỨC MẠNH ẢO TƯỞNG! Có lẽ phải do một người Trung Quốc suy ngẫm và đưa ra các nhận định sốc sau đây, thế giới mới bớt ảo tưởng về sức mạnh thực sự của siêu cường Trung Quốc. Một tác giả có bút danh Thần Bản Bố đã đưa ra một giả định, nếu Trung Quốc bị cấm vận lần nữa, Trung Quốc phải gánh những hậu quả sau đây: - Sau ba năm, mọi máy bay hàng không dân dụng Trung Quốc sẽ phải ngừng bay vì không còn phụ tùng thay thế. - Sau ba năm, mọi tuyến đường sắt cao tốc phải ngừng chạy. Bởi theo ông Hà Hoa Vũ, tổng công trình sư bộ Đường sắt Trung Quốc và ông Tạ Duy Đạt, giáo sư trường đại học Đồng Tế: "Toàn bộ bánh xe lửa chạy tốc độ cao và phần mềm hệ thống điều khiển của tàu cao tốc phải nhập khẩu". - Toàn bộ ngành sản xuất xe ô tô du lịch Trung Quốc phải ngừng sản xuất, vì Trung Quốc chưa thể sản xuất được các chi tiết của động cơ. Ngay cả thép tấm, bu lông dùng cho xe cao cấp cũng vậy. - Toàn bộ ngành sản xuất ti vi màu Trung Quốc sụp đổ. Theo thứ trưởng bộ Công nghiệp Loại Cần Kiệm, toàn bộ hệ thống mạch vi điện tử trong ti vi do Trung Quốc sản xuất vẫn dựa vào nhập khẩu. - Toàn bộ ngành sản xuất điện thoại di động sụp đổ. Toàn bộ hệ thống mạch vi điện tử dùng trong điện thoại di động đều phải dựa vào nhập khẩu. - Toàn bộ ngành sản xuất màn hình LCD sụp đổ vì 98% màn hình LCD dựa vào nhập khẩu. - Trung Quốc sẽ không xây dựng những toà nhà cao tầng nữa, bởi vì sẽ không có thang máy đủ khả năng leo lên độ cao lớn. Ngành thang máy Trung Quốc, kể cả khâu kỹ thuật và nghiên cứu phát triển ngành này hoàn toàn bị thương nhân nước ngoài khống chế, người Trung Quốc chỉ nhận trách nhiệm "lắp ráp". - Ngành công nghiệp đóng tàu sẽ sụp đổ toàn diện vì Trung Quốc chỉ biết đóng vỏ tàu và lắp ráp. - Trung Quốc sẽ không còn máy giặt, tủ lạnh, vì chưa sản xuất được hệ thống điện dùng cho hai loại máy này. - Ngành sản xuất đồ chơi Trung Quốc sẽ hoàn toàn sụp đổ, bởi vì các hệ thống vi mạch dùng cho đồ chơi, Trung Quốc cũng chưa sản xuất được. - Ngành máy móc công trình Trung Quốc sẽ sụp đổ toàn diện. Theo thống kê của hội máy móc công trình tỉnh Hồ Nam, tiền nhập khẩu phụ tùng cho các loại máy công trình của tỉnh này chiếm 40% giá thành. Năm 2006 xuất khẩu được 500 triệu USD, tiền nhập khẩu phụ tùng chi tiết máy mất 300 triệu USD. - Ngành sản xuất điện chạy bằng sức gió Trung Quốc sẽ sụp đổ hoàn toàn vì toàn bộ kỹ thuật then chốt của ngành này đều do nước ngoài nắm. - Trung Quốc sẽ không còn máy bay trực thăng. Qua lần động đất ở Tứ Xuyên, thấy xuất hiện nhiều máy bay trực thăng với nhiều kiểu dáng. Toàn bộ là hàng nhập của Nga, Mỹ, Pháp. Trong nước có loại Zhi-8 (Trực-8) nhưng phải phỏng theo kiểu Siêu ong vàng của Pháp, còn loại Zhi-9 (Trực-9) phải nhập khẩu kỹ thuật của Pháp. - Máy công cụ điều khiển bằng số và dao cắt gọt sẽ "tuyệt chủng" ở Trung Quốc. Hiệu trưởng trường đại học Khoa học kỹ thuật Trung Hoa, viện sĩ viện Công trình Trung Quốc Lý Bồi Căn cho biết từ năm 2002, Trung Quốc trở thành nước dùng nhiều máy công cụ các loại loại máy này lớn nhất thế giới. Năm 2005, Trung Quốc nhập khẩu các loại máy công cụ cao cấp hết 5,2 tỉ USD, năm 2006 tăng lên 6,4 tỉ USD. 80% máy công cụ sản xuất trong nước và các loại dao cắt gọt vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu. - Các thiết bị then chốt dùng cho điện hạt nhân, thiết bị chế tạo các mạch vi điện tử, thiết bị y tế dùng hạt nhân, thiết bị kỹ thuật cốt lõi của ngành hoá dầu v.v... sẽ không còn vì Trung Quốc chưa chế tạo được. - Toàn bộ ngành sản xuất mô tô Trung Quốc sẽ sụp đổ bởi vì những phụ tùng then chốt vẫn phải nhập khẩu. Sau khi đưa ra những luận cứ trên, tác giả viết: "Thưa các vị, tôi biết những điều tôi viết đã làm tổn thương sâu sắc tới lòng tự tôn yếu đuối của các vị, trước tiên xin đừng vội phản đối, tôi nói là sự thực. Sự thực là các máy tính điện tử mà các vị đang sử dụng hiện nay có tới 99,99999% sử dụng mạch vi điện tử nước ngoài...". (Copy từ Oanh Bùi fb) | ||||||||||||
Posted: 28 May 2019 11:15 PM PDT Thái Bá Tân Dẫu sao, tôi và bác Tuổi gần đất xa trời. Cũng ít nhiều có học, Cơ bản hiểu sự đời. Chỉ riêng tư, thân mật, Ta trao đổi với nhau. Xin phép hỏi thật bác Mấy câu hỏi như sau. Một, tổng bí thư đảng, Bác cứ nói thật lòng, Trong thâm tâm, nay bác Còn tin cộng sản không? Bác, giáo sư, tiến sĩ, Đi nhiều, đọc cũng nhiều Nên không thể không biết Cộng sản là giáo điều. Hai, nước ta theo bác, Cả xưa và cả nay, Có thực sự dân chủ, Thậm chí hơn thằng Tây? Ghen tị với hàng xóm Không đói khổ, binh đao. Nếu không có cộng sản, Việt Nam sẽ thế nào? Ba, và câu hỏi cuối - Như hiện tình hôm nay, Bác có nghĩ đến lúc Cần phải có đổi thay? Tôi, người dân, bất lực, Nhưng với bác thì không. Vậy mong bác hành động Vì đất nước, non sông. * Sắp tới bác đi Mỹ. Toàn dân đang mong chờ. Giờ là lúc quyết định, Hoặc là không bao giờ. | ||||||||||||
Posted: 28 May 2019 11:07 PM PDT Sáng 28/3, Đại biểu Võ Thị Dung đã khiến nghị trường sôi động hẳn lên khi đề cập tới 7 vấn đề hệ trọng mà đất nước đang phải đối mặt: Thứ nhất là nỗi lo về ngoại xâm. Trung Quốc đã ngang nhiên xâm chiếm biển đảo của nước ta, trước đây là quần đảo Hoàng Sa, nay là một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Đảng và Nhà nước đã có một số chủ trương đấu tranh kiên quyết, kiên trì bằng biện pháp hòa bình, nhưng họ thì ngày càng lấn tới. Đó là nỗi lo lớn về đại sự quốc gia. Thứ hai là nỗi lo nội xâm, quốc nạn tham nhũng lớn, nhỏ, tham nhũng vặt ngày càng gia tăng, ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều người. Việc gì cũng phải lót tay, phải lại quả, việc gì cũng phải có phong bì… gây nên một nếp sống nguy hại cho xã hội. Tình trạng lãng phí cũng là quốc nạn gắn với tham nhũng làm cản trở sự phát triển đi lên của đất nước. Thứ ba là nỗi lo về suy thoái đạo đức xã hội. Đạo đức giả ngày càng lấn át đạo đức thật, chủ nghĩa thực dụng ngày càng phổ biến trong một bộ phận xã hội. Tính tham lam, ích kỷ, tệ dối trá, lừa đảo, cướp giật, giết người… mất an toàn trong vệ sinh an toàn thực phẩm và một số tệ nạn khác đang tạo ra sự bất an cho nhân dân. Thứ tư là nỗi lo tụt hậu kinh tế. Năng suất lao động thấp, cộng với lãng phí cạn kiệt tài nguyên và các tiềm năng nguồn lực của đất nước; lo sự đổi mới chưa triệt để, chưa theo kịp sự phát triển của thế giới rất năng động và sáng tạo. Thứ năm là nỗi lo về nợ công quá cao chưa có biện pháp giải quyết căn cơ, có ảnh hưởng lâu dài đến nền kinh tế và đời sống nhân dân. Lo bội chi ngân sách lớn và triền miên do còn tiêu xài quá đà, lãng phí chưa chịu dừng. Thứ sáu là nỗi lo văn hóa dân tộc đang bị thiếu hụt xuống cấp. Con người thiếu hụt văn hóa thì làm sao có văn hóa. Thứ bảy là nỗi lo thiếu kỷ luật, kỷ cương trong lãnh đạo, quản lý điều hành, dẫn đến tùy tiện, buông lỏng, qua loa, đại khái trong thực hiện, giảm hiệu lực chủ trương, chính sách pháp luật, làm trật tự xã hội suy yếu và mất dần động lực phát triển. |
You are subscribed to email updates from Dân quyền. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét