“Vài lời với Lê Văn Hiếu” plus 24 more |
- Vài lời với Lê Văn Hiếu
- THÙY DƯƠNG ƠI.
- ‘Thặng dư man rợ’ Thủ Thiêm và Long Hưng: cần xóa bỏ Hội đồng nhân dân!
- MỘT QUY TRÌNH CHÍNH TRỊ ĐÚNG LÀ PHẢI RẤT CHÍNH TRỊ
- CUỘC THI NÓI DỐI
- Anh cảnh báo Trung Quốc về bảo vệ quyền tự do ở Hong Kong
- Loạn: Nhiều kẻ côn đồ tấn công nhóm phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô
- Người Trung Quốc gom đất xây nhà hàng, khách sạn: Đừng xem nhẹ!
- TIN MỚI NHẤT VỀ LS TRẦN VŨ HẢI
- Toàn cầu hoá chết rồi và chúng ta cần tạo ra một trật tự thế giới mới
- Hiếp dâm trẻ em – tội không thể tha thứ
- Nước mắt của ai?
- BÁC ƠI, VŨ LA QUÊ MÌNH ĐỔ MÁU RỒI!
- LÃNH ĐẠO VÀ NHÂN DÂN KIẾP NÀY ĐỒNG SÀNG DỊ MỘNG, KHÔNG CHUNG NHAU NIỀM VUI NỖI BUỒN
- Điều “không ai hiểu nổi” trong kết luận thanh tra sai phạm ở Thủ Thiêm
- Kết luận thanh tra Thủ Thiêm: PHẢN ĐỐI "BÚT BI" VẼ ĐƯỜNG … SÓI CHẠY
- Người dân Hồng Kông biểu tình nhân ngày kỷ niệm trở về Trung Quốc
- G-20 Osaka Summit VÀ BÀN CỜ MỸ - TRUNG
- TUYÊN BỐ PHẢN ĐỐI NGƯỢC ĐÃI TÙ NHÂN
- Báo chí làm được không? Hay Đảng có cho báo chí làm không?
- Thủ Thiêm: 26.300 tỉ sẽ lấy từ túi ai?
- Ông Lê Thanh Hải từ chối nói về dự án Thủ Thiêm: 'Giờ tôi hưu rồi...'
- ĐƯỜNG CAO TỐC BẮC - NAM : KHÔNG THỂ "GIAO TRỨNG CHO ÁC"
- CÁCH MẠNG LẦN THỨ BA VÀ TƯƠNG LAI TRUNG QUỐC
- THÁI ĐỘ ÔNG VÕ VĂN KIỆT VỚI TRUNG QUỐC
Posted: 02 Jul 2019 02:33 PM PDT Nguyễn Đình Cống Lê Văn Hiếu vừa viết bài : "UNG VĂN KHIÊM - Kiên trung với lý tưởng cách mạng",( Viet-Studies ngày 1/7/2019, đăng lại của HV 10/6/19). Bài viết ca ngợi ông Khiêm là một chiến sĩ cộng sản tuyệt vời. Ông Khiêm đã từng bị địch bắt, bỏ tù 3 lần, đã làm Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Nội vụ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, là Ủy viên Trung ương Đảng và Đại biểu Quốc hội nhiều khóa, được tặng thưởng nhiều huân chương cao quý. Bài báo viết về hoạt đông của ông Khiêm là đúng sự thật, nhưng chưa phải toàn bộ, mà chỉ trên 95%. Còn dưới 5% nữa đã bị bỏ qua, mà phần đó mới chứa đựng bản chất. Đó là Ông Ung Văn Khiêm, cơ bản là một chiến sĩ yêu nước kiên trung. Danh hiệu đảng viên CS đối với ông chỉ là cái vỏ.
Tôi xin bổ sung phân ít ỏi, dưới 5%, nhưng đó mới là bản chất của một con người có trí tuệ, có dũng khí, thực lòng vì nước vì dân. Tháng 1 năm 1963 lúc đang là Bộ trưởng Ngoại giao ông Khiêm cùng với Hồ Chí Minh tiếp chủ tịch Tiệp Khắc Novoti và cùng ký Tuyên bố chung . Bản tuyên bố ấy bị nhóm của Đảng gồm Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh cực lực lên án, cho rằng đã làm trái đường lối của Mác Lê, đã phụ họa bọn xét lai Liên Xô. Vì việc này mà Ông Khiêm mất chức Bộ trưởng Ngoại giao. Trong một cuộc họp của Trung ương Đảng khóa 3 để thảo luận và thông qua đưởng lối chiến tranh cách mạng ở Miền Nam, ông Khiêm là một trong vài người phản đối đường lối chiến tranh, bỏ phiếu chống. Năm 1967, ông Khiêm bị quy kết thuộc nhóm chống Đảng, tuy không bị bắt giam dài ngày không xét xử ( như Hoàng Minh Chính, Vũ Đình Huỳnh, Đăng Kim Giang, Lê Hồng Hà, Lê Trọng Nghĩa v.v…), nhưng cũng bị khai trừ Đảng. Những việc làm của ông Khiêm chứng tỏ trí tuệ cao, dũng cảm lớn, rằng đó là vì dân, vì nước chứ hoàn toàn không phải vì chủ thuyết cộng sản, không phải vì Đảng. Như vậy bài của Lê Văn Hiếu tưởng rằng đề cao Ung đại nhân, nhưng đề cao kiểu cắt xén như thế thuộc loại " Yêu nhau thì lại bằng mười phụ nhau". Việc kể công với Đảng chỉ là ngắn hạn. Tình cảm, tinh thần đối với đất nước, với dân tộc mới trường tồn. Chê ai mà chê sai là tạo nguy hiểm, khen ai mà khen sai có khi lại làm hại họ. Giả thử sau này có gì biến đổi, cộng sản bị sụp đổ, hậu thế đọc bài của Lê Văn Hiếu sẽ hiểu sai về một Ung Văn Khiêm, một người yêu nước chân chính. | ||||||||||
Posted: 02 Jul 2019 02:21 PM PDT
Thùy Dương, dân oan Thủ Thiêm, nhà tan dậu nát, nỗi niềm đắng cay, ném Ủy Ban một chiếc giày. Quyết Tâm, đại biểu, né ngay. Thiện Nhân, thành ủy, nghe bay đất sình. Một bầy "địa tặc" lặng thinh.
2. Thùy Dương ơi, đất quê mình, "sống nghèo chết khổ", nặng tình cha ông, từ thời lập An Lợi Đông. Mồ hôi nước mắt máu hồng, tình làng nghĩa xóm mặn nồng nương nhau, dù nghèo mạt, dù lao đao. 3. Giờ đây thảm thiết kêu gào. ……………………………… Đoàn Thuận | ||||||||||
‘Thặng dư man rợ’ Thủ Thiêm và Long Hưng: cần xóa bỏ Hội đồng nhân dân! Posted: 02 Jul 2019 02:02 PM PDT Nguyễn Hiền TP.HCM phải hoàn trả ngân sách 26.300 tỷ vì sai phạm ở Thủ Thiêm, nếu quy đổi ngoại tệ sẽ là 1,1 tỷ USD. Trách nhiệm là chính quyền TP.HCM, nhưng nguyên nhân cốt lõi xuất phát từ trách nhiệm quản lý của lãnh đạo chủ chốt thành phố này, trong đó có nổi bật là tên bốn vị lãnh đạo Tất Thành Cang, Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, Nguyễn Hữu Tín, Nguyễn Văn Đua và có một phần không kém quan trọng đến từ vị Thanh tra chính phủ, ông Ngô Văn Khánh. Nhưng sẽ thật thiếu xót nếu bỏ quên bà Hội đồng (Chủ tịch hội đồng Nhân dân Tp. HCM), bà Nguyễn Thị Quyết Tâm. Nhóm lãnh đạo chủ chốt qua các thời kỳ nêu trên, nhóm "hồng phúc của dân tộc" đã cùng nhau đẩy 15.000 hộ dân vào bước đường cùng, và chung tay phá nát Sài Gòn. Giống như ông Lê Thanh Hải, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm nghỉ hưu theo chế độ, và bà có thể tự tin tuyên bố đã nghỉ hưu rồi, không làm được gì, và sẽ không có gì để trả lời về dự án Thủ Thiêm. Luật sư Trần Thu Nam, trong một chia sẻ trên Facebook cá nhân vào ngày 28.06, đã đặt vấn đề truy cứu trách nhiệm đối với hội đồng nhân dân Tp. HCM (hội đồng) trong vụ Thủ Thiêm. Và ông Luật sư cũng nhấn mạnh, hội đồng có thật sự của nhân dân, vì nhân dân? Câu chuyện của Thủ Thiêm nếu truy tố trách nhiệm của những người nằm trong UBND Tp. HCM, mà bỏ qua hội đồng, sẽ thật không công bằng. Lý do, theo văn bản luật, hội đồng được xác đinh là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân địa phương; đại biểu hội đồng là đại diện cho ý chí, nguyện vọng của dân địa phương, chịu sự giám sát của cử tri, liên hệ trực chặt chẽ với cử tri. Và mỗi năm, Hội đồng thường ra Nghị quyết liên quan đến chương trình hoạt động giám sát của chính hội đồng, trong đó có giám sát chuyên đề về giải quyết đơn thư khiếu nại – kiến nghị và phản ánh của người dân về quyền sở hữu đất đai trên địa bàn. Tuy nhiên, trong thực tế, quyền lực của hội đồng luôn bị bó hẹp, đôi lúc hình thức, nếu so với UBND thì hội đồng chỉ là nơi thực hành biểu quyết có sẵn. Ông Cang, Hải, Quân, Tín, Đua, và bà Tâm đều là đại biểu chủ chốt trong hội đồng. Với sự kiện Thủ Thiêm, chưa đầy chục người đã tước đoạt ruộng đất và tương lai của 15.000 hộ dân, cho thấy sự bất lực của "quyền lực nhà nước ở địa phương". Và để xảy ra 1,1 tỷ USD sai phạm, thì trước hết, ngoài trách nhiệm cá nhân, thì trách nhiệm tập thể của hội đồng phải được tính đến, trong đó có năng lực đại diện và quản lý quyền làm chủ nhân dân thành phố của bà Nguyễn Thị Quyết Tâm. Nhưng xa hơn, xét trên tính hình thức của hội đồng dựa trên thực tế Thủ Thiêm, đến lúc cần phải xóa bỏ cái gọi là hội đồng. Quan điểm xóa bỏ hội đồng không mới. Vào năm 2018, trong lấy ý kiến về đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị, ĐBQH Phạm Văn Hòa (Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội) đưa ra ý kiến: Nếu nhìn một cách khách quan việc bỏ hội đồng cấp huyện, xã sẽ làm tinh giản bộ máy chính quyền và giảm một phần ngân sách khá lớn cho Nhà nước. Ý kiến ông Hòa nhằm vào chức năng, vai trò giám sát của hội đồng cấp huyện và xã hạn chế, trong khi bản thân ngân sách dành cho mỗi vị đại biểu là lớn. Và trên cơ sở nhận thức này, ông Hòa cho biết, cần xóa bỏ hội đồng 2 cấp nêu trên, chỉ giữ lại hội đồng cấp tỉnh để tăng cường trách nhiệm giám sát. Trước đó, vào năm 2013, vấn đề bỏ hội đồng cũng được đặt ra, phía phản đối vẫn dựa vào quan điểm, nếu bỏ thì ai sẽ giám sát quyền lực và đại diện cử tri. Và mới đây, Kết luận số 46 -KL/TW của Bộ Chính trị về Đề án thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị tại Hà Nội. Phía Bộ Chính trị cơ bản đồng ý với nội dung của Đề án, thực hiện thí điểm mô hình không tổ chức Hội đồng nhân dân (hội đồng) phường ở các quận và thị xã tại Hà Nội. Như vậy, xóa bỏ hội đồng dù đang tiến hành dè dặt, nhưng cốt lõi vẫn đang được thực hiện nhằm thực tiễn tinh gọn bộ máy, bớt chi tiêu ngân sách. Vấn đề giám sát không hiệu quả ở cấp phường, xã, quận, huyện đã được đặt ra và nhìn thấy, nhưng tại cấp tỉnh và thành phố lại chưa hề đặt ra. Có phải là thiếu thực tiễn? Nếu thế thì tại sao không nhìn vào "tấm gương Thủ Thiêm", khi hội đồng của thành phố trực thuộc trung ương, lớn nhất nhì nước về mặt văn hóa – chính trị và kinh tế đã bất lực và thả cửa cho các cá nhân lãnh đạo làm càn, gây phẫn nộ trong dư luận và làm hao tổn tài nguyên đất đai, thất thu nguồn ngân sách nhà nước? Câu chuyện Thủ Thiêm và vai trò hội đồng sẽ tiếp tục đặt ra đối với trường hợp đang diễn ra tại Long Hưng (Tp. Biên Hòa, Đồng Nai), nơi mà nhà báo Nguyễn Hồng Lam trong chia sẻ trên Facebook cá nhân đã cho rằng, đó là "thặng dư man rợ". Nơi mà 2 tỷ USD đầu tư của các tập đoàn địa ốc lớn đang tìm cách "ăn cướp đất đai" với mức đền bù 60.000 đồng/ m2, sau đó sẽ bán lại 29 triệu đồng/m2. Và một "Thủ Thiêm" phiên bản Đồng Nai đang được hình thành. Hội đồng của thành phố Đồng Nai, hội đồng của tỉnh Đồng Nai ở đâu trước câu chuyện "cướp đất" của những tập đoàn lớn? Hay tất cả cũng giống như hội đồng ở Tp. HCM, và hàng trăm hội đồng lớn nhỏ ở các tỉnh thành khác, vẫn ăn ngân sách nhưng vô dụng khi thực hiện vai trò đại diện cho tâm tư, nguyện vọng cử tri? Nếu như thế, sự tồn tại của những hội đồng hình thức đó là để làm gì? Tại sao không xóa bỏ nó đi để gia tăng trách nhiệm kiểm soát quyền lực ở chính những đại biểu thuộc UBND các cấp? "Thặng dư man rợ" vẫn diễn ra, chủ nghĩa tư bản thân hữu vẫn hình thành, và hội đồng – "cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương" vẫn sừng sững đầy tính hình thức, như thách thức về thuộc tính nhân dân và kiểm soát quyền lực của nhân dân. N.H. | ||||||||||
MỘT QUY TRÌNH CHÍNH TRỊ ĐÚNG LÀ PHẢI RẤT CHÍNH TRỊ Posted: 02 Jul 2019 01:55 PM PDT
Tôi đã không để ý đến những cái links ông Lê Thanh Hải phát biểu về "đạo đức Hồ Chí Minh" vì nghĩ chắc links cũ từ nhiều năm trước. Thành ủy không thể vô chính trị khi để cho một người mà dân chúng đang muốn tùng xẻo dạy dỗ đạo đức; ông Hải không thể trơ trẽn đến mức bất chấp cách người ta đang soi từng milimet mặt mình. Thế nhưng, cái sự kiện đó mới xảy ra vài ngày sau khi công bố kết luận Thanh tra Thủ Thiêm chứ không phải là chuyện cũ. Rất nhiều người ngồi ở những chiếc ghế trang trọng hôm ông Hải nói, từng nắm giữ quyền bính ở Sài Gòn và từng đưa ra những quyết định mang nhiều yếu tố tội phạm [liên quan đến Trầm Bê, liên quan đến Khu Công nghệ cao... chứ không chỉ liên quan đến Thủ Thiêm]. Lẽ ra, cách ứng xử khôn ngoan của họ phải là ngồi nhà chờ nghe tiếng còi xe; nhưng, bất chấp thái độ của dân chúng, bất chấp pháp luật... họ mặt trơ trán bóng xuất hiện, cứ như dân không biết họ là ai. Đành rằng, xử lý cán bộ nằm trong các cấp ủy của Đảng là phải đúng quy trình. Nhưng, cái cách các UV BCT vẫn phải ôm hoa tặng những kẻ sắp sửa vào tù như Đinh La Thăng (khi từ TP ra Ban Kinh tế); như Trương Minh Tuấn (từ bộ 4T sang Ban Tuyên Giáo)... là chẳng ra thể thống gì. Một quy trình xử lý cán bộ muốn được coi là đúng không thể vô chính trị, bất chấp thái độ của dân như thế. Thường thì trước khi xử lý kỷ luật, UBKT TW Đảng đã biết rõ các hành vi vi phạm của các đảng viên cấp cao. Cứ cho là, Đảng không thể ra lệnh bắt bớ ai, nhưng, với những kẻ mà hành vi phạm tội đã hai năm rõ mười như Tất Thành Cang... (hay Trương Minh Tuấn, Đinh La Thăng... trước đây) thì nên đình chỉ ngay. Cứ máy móc bố trí những kẻ như Cang vào bất cứ cương vị nào tương đương với Thành ủy viên đều là sự xúc phạm đến hệ thống chính trị và coi thường dân chúng. Để những kẻ như Ba Đua, Hai Nhật... tiếp tục rao giảng đạo đức trong khuôn khổ một chương trình mà quý vị đang tính nhân bản "tấm gương" thì quý vị dường như đang muốn gửi thông điệp với mọi người là chính quý vị cũng đang không tin vào "tấm gương" nào cả. Quy trách nhiệm thì còn nhiều cá nhân, tổ chức dính lắm như TVTU, TTgCP, TTrCP, MTTQ cả TA. VKS... không thể không có trách nhiệm gì, vô can!? | ||||||||||
Posted: 02 Jul 2019 01:43 PM PDT PHẠM ĐÌNH TRỌNG
Khi đứng đầu đảng bộ cộng sản ở thành phố có sức mạnh kinh tế lớn nhất nước, cũng là khi ông Lê Thanh Hải có sức mạnh quyền lựcnhư một lãnh chúa và lãnh chúa Lê Thanh Hải đã huy động cả bộ máy quyền lực của đảng bộ và chính quyền thành phố hăm hở lao vào cướp đất của dân Thủ Thiêm, đẩy hàng vạn người dân vào cảnh khốn cùng, lầm than, không chốn dung thân, không đường kiếm sống. Phẫn uất và bất lực trước sức mạnh tàn bạo của băng cướp ngày Lê Thanh Hải, có người dân phải tự tìm đến cái chết bằng sợi dây treo cổ. Nghèo đói, đau khổ và bế tắc, nhiều người dân mang bệnh, chết không nhà cửa. Không phải chỉ cướp đất của dân, trả cho dân tiền đền bù đất rẻ mạt rồi mang đất của dân bán cho lũ tư bản hoang dã với giá cao gấp hàng chục, hàng trăm lần, lấy tiền chênh lệch chia nhau, đám cộng sản hoang dã Lê Thanh Hải còn thông đồng với lũ tư bản hoang dã nâng khống giá thành công trình xây dựng hạ tầng ở Thủ Thiêm, rút ruột ngân sách nhà nước hàng ngàn tỉ đồng để hai băng cướp cộng sản hoang dã Lê Thanh Hải và tư bản hoang dã Đại Quang Minh chia chác nhau. Dù thanh tra nhà nước tính chưa đúng, chưa đủ, số tiền thực băng cướp ngày Lê Thanh Hải làm thất thoát ở những công trình xây dựng hạ tầng Thủ Thiêm lớn hơn nhiều lần con số tính toán của thanh tra thì số tiền thanh tra nhà nước đòi hỏi băng cướp ngày Lê Thanh Hải phải hoàn trả nhà nước cũng là một con số lớn khủng khiếp, không thể tưởng tượng: Hai mươi sáu ngàn ba trăm tỉ đồng (26 300 000 000 000 đ). Nối tiếp con đường tội ác Thủ Thiêm của người tiền nhiệm, kế nhiệm Lê Thanh Hải, bí thư Nguyễn Thiện Nhân liền bất ngờ tung quân xông vào khu dân nghèo Lộc Hưng, phường 6, quận Tân Bình, đập phá nhà của hơn trăm gia đình người dân sống ổn định ở đây từ 1954 đến nay, đẩy hơn năm trăm người dân vào cảnh bơ vơ không mái nhà che mưa nắng, không có chỗ đặt bát hương thờ ông bà tổ tiên khi ngày tết nguyên đán Kỉ Hợi, 2019 đã cận kề. Liên tiếp gây tội ác tày trời với dân, phá tan nát sự yên ấm của hàng chục ngàn gia đình, mang đau khổ, khốn cùng đến hàng vạn dân lành, tạo ra hàng vạn dân oan rồi hai ông bí thư đảng bộ của hàng vạn dân oan liền cùng nhau tổ chức màn khoe thành tích, trưng bày lập trường kiên định cộng sản, bày tỏ lòng trung thành với đảng trung ương bằng tổ chức cuộc hội thảo 50 năm thực hiện di chúc Hồ Chí Minh, lãnh tụ đảng của các ông. Chủ trì cuộc hội thảo, ông bí thư đương nhiệm vừa đập phá tan hoang những ngôi nhà yên ấm của người dân Lộc Hưng liền trịnh trọng giới thiệu ông bí thư cướp đất của dân Thủ Thiêm lên đọc tham luận đầu tiên. Số tiền xây dựng hạ tầng cơ sở Thủ Thiêm do băng nhóm cộng sản hoang dã Lê Thanh Hải cấu kết với băng nhóm tư bản hoang dã Đại Quang Minh nâng khống lên để rút ruột tiền của dân của nước đã làm người dân bàng hoàng, kinh khủng về sự tham lam tột cùng của băng cướp ngày Lê Thanh Hải. Nghe tham luận của ông trùm băng cướp đó trong hội thảo ở hội trường thành ủy trang nghiêm, người dân còn bàng hoàng, ghê tởm hơn về sự dối trá, lừa bịp vô liêm sỉ của ông trùm băng cướp đất Thủ Thiêm. Cướp đất ở, cướp nguồn sống của dân, đẩy hàng chục vạn người dân Thủ Thiêm vào cuộc sống lay lắt, vất vưởng màn trời chiếu đất rồi ông trùm băng cướp ngày Lê Thanh Hải lên diễn đàn hội thảo véo von hót dạy bảo đảng viên trong đảng bộ của ông phải chăm lo cho người dân: "Các cấp, các ngành, mỗi cán bộ, đảng viên phải bám sát thực tiễn, trọng dân, tin dân, lắng nghe ý kiến của dân và kịp thời giải quyết thỏa đáng các vấn đề bức xúc của nhân dân, quan tâm nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của nhân dân, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân, không ngừng nỗ lực chăm lo tốt đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân, nâng cao ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân. Càng khó khăn, trắc trở càng phải lắng nghe dân, dựa vào dân, xây dựng thế trận lòng dân, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc". Nghe mà tởm lợm! Tởm lợm như vậy mà là cuộc hội thảo chính trị, hội thảo khoa học thì đó là cuộc hội thảo của một nền chính trị suy tàn, thối nát, là sự xỉ nhục đối với khoa học. Không, đây không phải là cuộc hội thảo. Đây là cuộc thi nói dối và ông Lê Thanh Hải không những giành giải nhất trong cuộc thi nói dối bỉ ổi này mà ông còn giành giải vô địch mọi thời đại về sự vô liêm sỉ.dùng quyền uy lãnh chúa, dùng | ||||||||||
Anh cảnh báo Trung Quốc về bảo vệ quyền tự do ở Hong Kong Posted: 02 Jul 2019 01:31 PM PDT TTO - Anh lên tiếng cảnh báo Trung Quốc sẽ lãnh những hậu quả nghiêm trọng nếu Bắc Kinh phá vỡ lời hứa bảo vệ các quyền tự do ở Hong Kong, theo hãng tin Reuters.
Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt đã lên án bạo lực từ hai phía nhưng cho rằng Trung Quốccần tuân thủ các cam kết mà họ đã đồng ý khi nhận Hong Kong, trong đó có bảo đảm quyền tự do biểu tình của người dân. "Nếu thỏa thuận pháp lý này không được tôn trọng, sẽ có những hậu quả nghiêm trọng xảy ra", ông Hunt cho biết. "Vương quốc Anh đã ký thỏa thuận pháp lý quốc tế mang tính ràng buộc… bao gồm mô hình "Một quốc gia - hai chế độ" và các quyền tự do cơ bản của người dân Hong Kong", ông Hunt nói với đài BBC. Ông Hunt cho biết nhiều người ủng hộ biểu tình ở Hong Kong đã bị mất tinh thần trong cuộc đụng độ hôm thứ hai. Khi đó, hàng trăm người biểu tình phá cửa vào tòa nhà Hội đồng lập pháp (LegCo). Sau đó, hơn 100 cảnh sát chống bạo động xuất hiện với dùi cui và hơi cay để giải tán những người biểu tình đang tụ tập tại nơi các quan chức chuẩn bị lễ kỷ niệm 22 năm Anh trao trả Hong Kong về cho Trung Quốc. "Chúng tôi kêu gọi các nhà chức trách không dùng sự việc đã xảy ra như một cái cớ để đàn áp, mà cần hiểu nguyên nhân sâu xa hơn. Đó là mối quan tâm sâu sắc của người dân Hong Kong về quyền tự do cơ bản có nguy cơ bị xâm hại", ông Hunt cho hay. Theo Reuters, biểu tình ở Hong Kong đã tạo ra một cuộc khủng hoảng mới với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người đang vật lộn trong cuộc chiến thương mại với Washington, cùng với nền kinh tế trì trệ và căng thẳng trên Biển Đông. Người biểu tình Hong Kong đã phá cửa vào tòa nhà Hội đồng lập pháp và đập phá đồ đạc trước sự bất lực của cảnh sát đúng vào dịp kỷ niệm 22 năm trao trả Hong Kong về Trung Quốc. MINH KHÔI https://tuoitre.vn/anh-canh-bao-trung-quoc-ve-bao-ve-quyen-tu-do-o-hong-kong-20190702181658555.htm | ||||||||||
Loạn: Nhiều kẻ côn đồ tấn công nhóm phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô Posted: 02 Jul 2019 01:26 PM PDT LĐO | 02/07/2019 | 22:12
Sáng 2.7, trong quá trình tác nghiệp tìm hiểu về một số công trình vi phạm trên địa bàn phường Long Biên (Quận Long Biên – Hà Nội), nhóm phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã bị nhiều đối tượng hành hung. Anh T.D.T và anh N.V.H - phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô cho biết, nhận được thông tin về nhiều công trình sai phạm tại khu vực Cửa Nghè, Thạch Cầu thuộc địa bàn phường Long Biên, được sự phân công của Ban biên tập Báo Tuổi trẻ Thủ đô nên đã đi thực tế, ghi nhận hình ảnh sai phạm. Sau đó nhóm phóng viên liên hệ với lãnh đạo UBND phường Long Biên trao đổi về công tác quản lý, giám sát trật tự đô thị.
Do Chủ tịch UBND phường Long Biên là ông Nguyễn Ngọc Phan bận không trực tiếp làm việc được nên đã giới thiệu nhóm phóng viên liên hệ làm việc với một cán bộ Thanh tra xây dựng tại phường tên Nhi. Trong quá trình làm việc, ông Nhi thừa nhận đúng như những gì nhóm phóng viên đã ghi nhận về thực trạng hàng chục nghìn m2 đất nông nghiệp trên địa bàn phường đang được sử dụng sai mục đích, nhiều công trình, nhà xưởng được xây dựng trái phép.
Khi vừa tác nghiệp xong và ra về, bỗng xuất hiện một nhóm khoảng 6 thanh niên lạ mặt điều khiển xe máy ào tới từ nhiều hướng chặn xe, bao vây nhóm phóng viên và chửi bới. Các đối tượng lạ đã vô cùng hung hãn lao vào đánh tới tấp nhóm phóng viên. "Có vẻ như những đối tượng này đã có sự chuẩn bị kỹ càng, có tổ chức, có kế hoạch để tấn công phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô bởi sự xuất hiện đúng lúc, đeo khẩu trang bịt kín mặt để ngăn chặn khả năng nhận diện" – phóng viên T.D.T cho biết. Bị truy đuổi ráo riết, nhóm phóng viên buộc phải trú ẩn nhờ nhà người dân gần đó và gọi điện cầu cứu lực lượng công an. Chỉ sau khi có sự xuất hiện của lực lượng an ninh, nhóm thanh niên côn đồ mới rời khỏi khu vực truy tìm nhóm phóng viên.
Một số người dân hỗ trợ cứu giúp nhóm phóng viên cho biết, trong số những kẻ hành hung đã nhận ra một người phụ nữ là chủ một khu đất vi phạm tại gần Đình Cửa Nghè. Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Ngô Vương Tuấn - Phó Tổng biên tập Báo Tuổi trẻ Thủ đô cho biết vô cùng bức xúc với hành vi bất chấp pháp luật, công khai tấn công phóng viên khi đang tác nghiệp. Đồng thời Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có công văn đề nghị Công an Quận Long Biên điều tra làm rõ và các cơ quan chức năng vào cuộc đảm bảo quyền tác nghiệp an toàn cho cán bộ phóng viên. Được biết, Công an phường Long Biên tiếp nhận, lấy lời khai để tiến hành điều tra. Đức Thành | ||||||||||
Người Trung Quốc gom đất xây nhà hàng, khách sạn: Đừng xem nhẹ! Posted: 02 Jul 2019 01:05 PM PDT Đừng xem thường những showroom chỉ phục vụ dành riêng cho người Trung, đừng xem nhẹ câu chuyện xứ người qua bên ta gom đất để xây nhà hàng, khách sạn… >>Đà Nẵng: Khó xác định được người Trung Quốc "núp bóng" người Việt mua đất >>Bộ Kế hoạch: Cần cấm người Việt đứng tên hộ người Trung Quốc mua đất đai >>Bộ trưởng Tô Lâm nói về hiện tượng người Trung Quốc "núp bóng" dân Việt mua đất Mới đây, UBND xã Phước Đồng (TP Nha Trang, Khánh Hòa) cho biết, đơn vị này sẽ lập kế hoạch cưỡng chế các showroom xây dựng trái phép phục vụ khách Trung Quốc trên đại lộ Nguyễn Tất Thành và trình UBND TP Nha Trang phê duyệt sau khi UBND tỉnh có quyết định xử lý.
Chuyện đâu chỉ ở Nha Trang Có một thực tế không thể phủ nhận là câu chuyện xử lý những vấn đề dịch vụ du lịch liên quan đến khách Trung Quốc dù ở bất kỳ địa phương nào thì nó cũng luôn nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận trong cả nước. Thống kê năm 2018, khách Châu Á đến Nha Trang, Khánh Hòa đạt hơn 1.588.000 lượt, trong đó khách Trung Quốc đạt hơn 1.406.000 lượt. Sau khách Trung Quốc thì một số dòng khách khác cũng đạt số lượng khá, xấp xỉ từ 10.000-50.000 lượt như Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia. Theo đó, các showroom có diện tích lên đến hàng nghìn mét vuông cũng ngang nhiên mọc lên và đi vào hoạt động, đón khách Trung Quốc nhưng không bị ngăn chặn ngay từ đầu. Đại diện UBND xã Phước Đồng cho biết, ngoài 7 cơ sở chuyên đón khách nước ngoài, hiện có 3 showroom khác trên đại lộ Nguyễn Tất Thành đang xây dựng không phép và sai phép so với giấy phép được cấp. Các cơ sở này đã bị lập biên bản vi phạm hành chính, đình chỉ thi công, nhưng vẫn hoàn thiện sau đó. Lý do vì sao hàng loạt các showroom khép kín chỉ phục vụ cho một đối tượng là khách Trung luôn tồn tại và mở rộng thành hệ thống ở nhiều điểm, nhiều tỉnh/thành đó là sự tiện lợi. "Hành khách sau khi trả phòng khách sạn vào buổi trưa, trên đường ra sân bay, các doanh nghiệp lữ hành đưa khách vào đây để mua sắm, chờ đến giờ bay. Vì vậy, cơ sở liên kết với các doanh nghiệp lữ hành về đây mở cửa hàng, buôn bán thuận tiện hơn" - Một nhân viên phục vụ trong showroom khép kín cho biết. Không chỉ ở trung tâm TP, mà trên địa bàn huyện Cam Lâm cũng mọc lên nhiều cơ sở kinh doanh quy mô lớn, chủ yếu phục vụ du khách Trung Quốc. Dù các cơ sở này đều đứng tên người Việt, nhưng thực tế có rất nhiều điều mập mờ về người chủ thực sự, cũng như lực lượng nhân viên ở đây… Có người dân nói: "Đi dọc các tuyến đường Nha Trang, chỗ nào có xe Khang Thái đậu là chỗ đó có khách Trung Quốc tấp nập mua hàng, khách Trung Quốc đi đóng cửa như nhà ở bình thường và họ chỉ phục vụ khách Trung Quốc thôi dân không biết trong đó buôn bán gì. Nhân viên bán hàng mặc áo dài Việt Nam nhưng không biết nói Tiếng Việt và hơn nữa họ mua hàng không xài tiền mặt". Tương tự, nhiều cửa hàng tại Đà Nẵng khép kín, chỉ tiếp khách tour được các xe du lịch chở đến mọc lên nhan nhản khắp TP, nhất là địa bàn hai quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn. Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Bình - Phó Giám đốc Sở Du lịch TP Đà Nẵng nhận định: "Các doanh nghiệp du lịch đưa khách đến các cơ sở dịch vụ khép kín, sử dụng người nước ngoài hoạt động trái phép, bán hàng hóa không rõ xuất xứ, kém chất lượng với giá cao hơn thực tế". Hay, việc UBND TP Hạ Long – tỉnh Quảng Ninh từng yêu cầu 15 cơ sở kinh doanh, bán hàng phục vụ khách du lịch Trung Quốc trên địa bàn thực hiện đóng cửa và dừng ngay toàn bộ hoạt động kinh doanh, phục vụ khách du lịch Trung Quốc cũng đã nói lên sự phức tạp liên quan đến người Trung. Có thể thấy, du khách quốc tế đến Nha Trang, Đà Nẵng hay Quảng Ninh… luôn tăng, đặc biệt là khách Trung Quốc khiến nhiều cửa hàng ở những địa phương này vì lợi nhuận trước mắt mà phớt lờ các quy định hiện hành. Đáng lưu ý ở chỗ, thực chất của những showroom khép kín chỉ phục vụ du khách người Trung chính là một mắt xích của cái gọi là tour 0 đồng. Mà một trong những vấn đề nhức nhối đặt ra là việc du khách trong tour 0 đồng thanh toán qua thẻ ngân hàng nội địa, chuyển tiền trực tiếp về nước sở tại. Thế nhưng việc quản lý các giao dịch thanh toán và thu thuế gặp nhiều khó khăn, hạn chế, khiến cho chúng ta thất thu một nguồn thuế không hề nhỏ. Đừng vì lợi nhuận mà "lờ" các quy định của pháp luật Luật Đất đai và Nghị định quy định chi tiết thi hành đã có những quy định cụ thể nhằm quản lý chặt chẽ quỹ đất, bảo đảm an ninh, quốc phòng, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Cụ thể: Điều 126 Luật Đất đai quy định thời hạn giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư (đối với nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài) là không quá 50 năm; đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, cho thuê đất là không quá 70 năm. Trong khi đó, Khoản 2 Điều 58 Luật Đất đai quy định đối với dự án sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi được sự chấp thuận bằng văn bản của các Bộ, ngành có liên quan. Khoản 61 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ quy định: "Đối với dự án sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển không thuộc trường hợp do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư mà được cấp Giấy chứng nhận đầu tư trước ngày 01/7/2014 nhưng chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì phải thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 58 của Luật Đất đai và Điều 13 của Nghị định này". Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 27/7/2015 về việc tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng và quản lý đất đai các dự án ven biển..v..v. Tuy nhiên, cái khó của vấn đề ở chỗ: Người Việt góp cổ phần bằng chính lô đất trên quy ra 10%, còn người Trung Quốc góp 90% để công ty xây showroom, khách sạn, nhà hàng. Vì nắm cổ phần chi phối nên tất nhiên người Trung Quốc giữ Chức chủ tịch HĐQT và có quyền quyết định mọi việc ở công ty. Như vậy, việc sử dụng lô đất trên đương nhiên sẽ thuộc về người có cổ phần nhiều hơn. Đây là kẽ hở của pháp luật trong lĩnh vực quản lý đất đai và đầu tư nước ngoài cần phải được chấn chỉnh, nhìn thấy những hệ lụy về sau. Dù gì đi nữa, mọi thứ đều có lý do của nó cả. Những chuyện như kể trên không thễ diễn ra một cách thẳng ngay, suôn sẻ như thế được. Luật thì có đầy đủ nhưng áp dụng không nghiêm là lỗi của cán bộ thực thi, ban hành văn bản mà không thực thi là lỗi của chính quyền, hoặc có tình trạng cán bộ "há miệng mắc quai" vì lỡ nhận chung chi từ chủ đầu tư. Việc này gây nên hiện tượng một bộ phận người dân "nhờn" pháp luật, họ coi chính quyền và luật pháp chẳng ra gì. Khi kinh tế mở cửa, người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư mở rộng kinh doanh là bình thường. Những 'khu phố Tàu' sầm uất ven biển Đà Nẵng, Nha Trang với những biển hiệu toàn tiếng Trung không còn xa lạ. Tuy nhiên, việc người nước ngoài mang quốc tịch Trung Quốc thu mua đất tại những khu vực ven biển dày đặc như thời gian qua đang khiến dư luận ngay chính những địa phương đó lo ngại. Xin đừng xem thường những showroom chỉ phục vụ dành riêng cho người Trung, cũng đừng xem nhẹ câu chuyện xứ người qua bên ta gom đất để xây nhà hàng, khách sạn… vì nó vẫn có nguy cơ thành đất của người Trung. Bởi hệ lụy lớn nhất không thể không nói là lao động người Trung Quốc vào cư trú, kết hôn với người Việt Nam sau đó sinh con, đẻ cháu… ảnh hưởng rất lớn đến tình hình an ninh, chính trị tại Việt Nam. Theo Sông Hàn Diễn đàn Doanh nghiệp | ||||||||||
TIN MỚI NHẤT VỀ LS TRẦN VŨ HẢI Posted: 02 Jul 2019 12:58 PM PDT Khám xét thu giữ tài liệu, không bắt. Công an Khánh hòa khởi tố vụ mua đẩt từ 3 năm trước. Một Việt kiều nhờ 2 người đứng tên bán cho vợ chồng ông Hải nhà đất. 2 người đứng tên bán khai giá thấp hơn so với thỏa thuận... 2 người này đã đề nghị nộp tiền chênh lệch để khắc phục hậu quả. Nhưng không được chấp nhận. Ông Hải ôm nhiều vụ đình đám quá nên cũng mệt. Cả vụ Trương Duy Nhất với nhiều nhạy cảm... Lực lượng pháp luật rất hùng hậu, tại công ty khoảng 50, tại nhà khoảng 30. Nói là CA Khánh Hòa nhưng ảnh trên Tuổi trẻ có cả xe biển 80A ... Ha ha ha! Sơ bộ nếu phạt hành chính cũng chỉ 2-3 trăm triệu. Chợt nhớ bữa kia mới điểm 1 bài bàn về tình trạng hình sự hóa quan hệ dân sự, kinh tế. Cả ý kiến Bộ trưởng Tô Lâm phàn nàn, rằng có phần do nghiệp vụ yếu. Ông Hải có làm sao thì cũng ít nhiều ảnh hưởng đến bà con Thủ Thiêm, Lộc Hưng, Đồng Tâm. Ít ra là ông sẽ bị phân tâm. Nhiều tài liệu bị thu giữ, trong đó có nhiều vụ đang hot, như Nhật Cường, Trương Duy Nhất (hồ sơ bào chữa). Ông Hải vừa có Thông cáo báo chí. Hiện đã có cả chục luật sư đăng ký bảo vệ cho ông Hải. Ông chuẩn bị đi Nha Trang. Kết hợp ... nghỉ mát ... và ... mua thêm đất? Hì hì! Hơi buồn cho Tuổi trẻ là đưa tin chỉ nhắc chuyện ông Hải từng bị tố chiếm dụng tiền của thân chủ, mà quên đưa lại chuyện ông tham gia bảo vệ cho bà con Thủ Thiêm mà chính Tuổi trẻ đã từng đưa, cả ảnh. --- (Mạng của Ba Sàm bị sự cố từ chiều qua. FPT từ sáng hẹn đến sửa mà không thấy. Phải hì hụi gõ tin trên điện thoại ... Bà con thông cảm... Đang cập nhật tiếp. Túm lại là rất ... hài) THÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ VỤ VIỆC LIÊN QUAN TỚI LUẬT SƯ TRẦN VŨ HẢI Luật sư Tuan Ngo Sáng nay, ngày 02/7/2019, Cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Khánh Hoà (PC03) đã tiến hành khám xét nhà riêng và nơi làm việc của luật sư Trần Vũ Hải về hành vi trốn thuế: Phía cơ quan điều tra cho rằng vợ chồng luật sư Trần Vũ Hải đã ký vào những giấy tờ mua bán nhà đất tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà. Theo cơ quan này, việc ký vào các giấy tờ này đã đã giúp người bán trốn thuế với số tiền là 276 triệu đồng. Phía gia đình luật sư Trần Vũ Hải đã giải trình với cơ quan điều tra nhưng sự việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Người được coi là trốn thuế đã yêu cầu nộp thuế nhưng chưa được chấp nhận. Tuy nhiên, cơ quan điều tra công an tỉnh Khánh Hoà vẫn ra quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với vợ chồng luật sư Trần Vũ Hải về hành vi được coi là giúp sức trốn thuế cho người bán. Trước khi diễn ra việc khám xét, luật sư Trần Vũ Hải đã yêu cầu có sự chứng kiến của luật sư và chỉ thu giữ những tài liệu, đồ vật liên quan trực tiếp tới vụ án nhưng tất cả các yêu cầu chính đáng này đều không được chấp nhận. Cơ quan điều tra công an tỉnh Khánh Hoà với sự hỗ trợ của một số sỹ quan Bộ Công an và một số người khác không mặc quân phục đã thu giữ nhiều tài liệu, đồ vật không liên quan tới vụ án, trong đó có một số hồ sơ bào chữa những vụ án quan trọng tại Việt Nam. Đặc biệt có hồ sơ vụ án Trương Duy Nhất mà luật sư Trần Vũ Hải đã yêu cầu cấp thủ tục bào chữa nhưng hơn 3 tháng nay vẫn chưa được chấp nhận, mặc dù ông luật sư Hải đã liên tục khiếu nại đến các cấp có thẩm quyền. Gần đây, luật sư Trần Vũ Hải đã nhiều lần yêu cầu các cơ quan điều tra cần tôn trọng quyền bào chữa của các bị can, quyền bào chữa của luật sư trong quá trình điều tra, không gây cản trở cho hoạt động hành nghề của họ. Ông Trần Vũ Hải hy vọng, trong vụ án liên quan tới ông mà nhiều luật sư sẽ tình nguyện bào chữa cho gia đình ông, cơ quan điều tra công an tỉnh Khánh Hoà sẽ tôn trọng các quyền này của gia đình ông và của các luật sư, thực hiện theo đúng các quy định xuất Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Sau khi có kết quả giải quyết vụ án, gia đình ông Trần Vũ Hải sẽ thông tin cho báo chí được biết. Luật sư Ngô Anh Tuấn ____
| ||||||||||
Toàn cầu hoá chết rồi và chúng ta cần tạo ra một trật tự thế giới mới Posted: 02 Jul 2019 12:36 PM PDT Một trích dẫn sách và phỏng vấn với Michael O'Sullivan, tác giả của "The Levelling" Jun 28th 2019 by K.N.C. Nguyễn Quang A dịch. THẾ GIỚI có phải đã chứng kiến "dân chủ tột đỉnh"? Có phải thế giới tương lai trong đó các xã hội với các thị trường tự do ganh đua vì ảnh hưởng về công việc toàn cầu với các nước độc đoán theo chủ nghĩa tư bản nhà nước? Chính các câu hỏi gợi lên một nỗi luyến tiếc một quá khứ có vẻ đơn giản hơn. Đối với Michael O'Sullivan, trước đây là một nhà ngân hàng đầu tư và kinh tế gia tại Đại học Princeton University, là hữu ích hơn để xem xét tương lai. Cuốn sách của ông O'Sullivan, "The Levelling: What's Next After Globalization-Sự San bằng: Cái gì Tiếp Sau Toàn cầu hoá" cho một lộ trình. Ông thấy một thế giới đa cực đang hình thành nhưng các định chế quốc tế chưa được chuẩn bị trước cho việc này. Ông lên tiếng lo ngại về một thế giới tăng trưởng thấp và nợ nần cao—và kêu gọi một "hiệp ước thế giới về rủi ro" để cho các ngân hàng trung ương chỉ dùng đến các biện pháp như nới lỏng định lượng (quantitative easing) dưới các điều kiện đã thoả thuận. Nhưng sự định khung hấp dẫn nhất của ông về các vấn đề là sự so sánh của ông về thế giới ngày nay với các Cuộc tranh luận Putney (Putney Debates) của Anh Quốc thế kỷ thứ 17, khi những vấn đề thực tế của một nền dân chủ dựa vào các quyền (rights-based democracy) lần đầu tiên được đề ra bởi một phái gọi là "The Levellers-Những người San bằng" (mà đã gây cảm hứng cho tiêu đề của cuốn sách). Thế giới, ông tin, sẽ tách ra thành các nước "San bằng" mà theo các quyền và các quyền tự do, và các nước "Leviathan-Thuỷ quái" mà thoả mãn với sự tăng trưởng do nhà nước-quản lý và ít các quyền tự do hơn. Như phần của sáng kiến Tương lai Mở (Open Future initiative) của The Economist, chúng tôi đã thăm dò các ý tưởng của ông O'Sullivan trong một phỏng vấn ngắn. Dưới cùng là một trích đoạn từ cuốn sách của ông, về sự kết thúc của toàn cầu hoá. * * * The Economist: Mô tả những gì đến sau toàn cầu hoá—ông đoán trước thế giới sẽ giống thế nào? O'Sullivan: Toàn cầu hoá đã ở đằng sau chúng ta rồi. Chúng ta phải nói lời tạm biệt với nó và hãy chú tâm đến thế giới đa cực đang nổi lên. Thế giới này sẽ bị chế ngự bởi ít nhất ba khu vực lớn: Mỹ, EU và một châu Á với Trung Quốc là trung tâm. Chúng sẽ ngày càng theo những cách tiếp cận rất khác nhau đối với chính sách kinh tế, tự do, chiến tranh, công nghệ và xã hội. Các nước cỡ trung như Nga, Anh, Australia và Nhật Bản sẽ vật lộn để tìm chỗ của họ trên thế giới, trong khi các liên minh mới sẽ nổi lên, như một "Liên minh Hanseatic 2.0" của các nhà nước nhỏ, tiên tiến như các nhà nước Scandinavia và các nước Baltic. Các định chế của thế kỷ thứ 20—Ngân hàng thế giới (World Bank), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)—sẽ có vẻ ngày càng không hoạt động. The Economist: Cái gì đã giết toàn cầu hoá? Michael O'Sullivan: Ít nhất hai thứ đã chấm dứt toàn cầu hoá. Thứ nhất, sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã chậm lại, và như một kết quả, sự tăng trưởng đã trở nên "được tài chính hoá" hơn: nợ đã tăng lên và đã có nhiều "hoạt động tiền tệ (monetary activism) hơn"—tức là, các ngân hàng trung ương bơm tiền vào nền kinh tế bằng việc mua các tài sản, như các trái phiếu và trong một số trường hợp thậm chí cổ phiếu—để duy trì sự bành trướng quốc tế. Thứ hai, các tác động phụ, hay đúng hơn các tác động phụ được cảm nhận, của toàn cầu hoá là rõ ràng hơn: sự bất bình đẳng về của cải, sự thống trị của các công ty đa quốc gia và sự phân tán của các chuỗi cung toàn cầu, mà tất cả đã trở thành các vấn đề chính trị nóng bỏng. The Economist: Cái chết của toàn cầu hoá đã là không thể tránh khỏi hay đã có thể (và phải) được ngăn chặn? O'Sullivan: Một nhân tố rắc rối ở đây là không có cơ quan hay nhà chức trách trung ương nào để định hình toàn cầu hoá, có lẽ ngoài Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum) hay có lẽ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Theo nhiều cách, sự chấm dứt của toàn cầu hoá được đánh dấu bởi sự đáp lại tồi và không dứt khoát đối với khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nhìn chung, sự đáp lại đã là để cắt chi phí vốn và không giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng. Như vậy, nền kinh tế thế giới sẽ khập khiễng, bị nợ nần chồng chất và mắc nợ tiền dễ vay từ các ngân hàng trung ương. The Economist: Tiêu đề của cuốn sách đến từ "các Leveller" trong các cuộc Tranh luận Putney của Anh trong giữa các năm 1600. Họ đã là những ai và câu chuyện của họ có thể dạy chúng ta ngày nay? O'Sullivan: Các Leveller (người San bằng) là một viên ngọc bị che giấu từ lịch sử Anh. Họ đã là một nhóm giữ thế kỷ thứ 17 ở Anh, những người đã tham gia vào các cuộc tranh luận về dân chủ mà đã xảy ra ở một phần của London được gọi là Putney. Thành tựu của họ đã là việc soạn ra "Một Thoả thuận của Nhân dân," một loạt bản tuyên ngôn mà đã đánh dấu các quan niệm phổ biến đầu tiên về cái một nền dân chủ hiến định có thể giống như thế nào. Các Leveller là đáng chú ý vì hai lý do. Thứ nhất, trong khung cảnh thời gian, cách tiếp cận của họ đã mang tính xây dựng và thực tiễn. "Thoả thuận" nói rõ những gì nhân dân muốn từ những người cai trị họ theo một cách rõ ràng và đích xác. Thí dụ, họ đã đề xuất các giới hạn nhiệm kỳ cho chức vụ chính trị và rằng các luật liên quan đến sự mắc nợ được áp dụng ngang nhau cho những người giàu và nghèo. Thứ hai, họ là đáng chú ý vì cách phong trào đã bị huỷ bỏ và rồi bị làm tiêu tan bởi nhà lãnh đạo quân sự Oliver Cromwell và các Grandee [các nhà Quý tộc] (các elite thời của họ). Giống nhiều khởi nghiệp chính trị (political start-up), các Leveller đã thất bại. Việc này phải cổ vũ số tăng lên của các đảng chính trị mới, như Change UK (được thành lập tháng Ba 2019) và các ứng viên mới nên lọc lõi trong cách họ tiếp cận quá trình cải cách và thay đổi chính trị. The Economist: Ông thấy trước các định chế quốc tế mới để thay thế các định chế thế kỷ 20 cổ xưa mà đã phù hợp với một thời khác. Chúng sẽ hoạt động ra sao? Và các nước với các giá trị khác nhau như vậy (tức là, "các Leveller" dân chủ, dựa vào thị trường và các xã hội và các nền kinh tế do nhà nước quản lý, " các Leviathan") có thực sự hợp tác? O'Sullivan: Nhiều là từ sự tranh đua Chiến tranh Lạnh giữa nước Nga cộng sản và Mỹ, và bây giờ một số người muốn thấy một sự đụng độ của các nền văn minh giữa Mỹ và Trung Quốc. Cuốn "Levelling"mô tả đặc điểm một tương lai nơi có ít nhất hai cách tiếp cận đến đời sống công. Cách tiếp cận phân biệt nhất đến các quốc gia làm các thứ theo cách của riêng họ sẽ là cho cái mà các Leveller có thể gọi là "các quyền của những người vốn sinh ra tự do," hay ý tưởng về xã hội mở. Luật lệ của các Leveller bày tỏ một công thức chính trị rất rõ ràng mà những người Âu châu và Mỹ sẽ thừa nhận vì các giá trị của nó, tuy giảm dần trong việc thực hành của nó. Thách thức đối với luật lệ này sẽ đến từ sự chấp nhận tăng lên của những cách ít dân chủ hơn để sai khiến xã hội, ở các nước cả đã phát triển lẫn đang phát triển. Một sự đụng độ liên quan sẽ là mong muốn của một tỷ lệ tăng lên của các cử tri để có một xã hội mở hơn khi các nền kinh tế cũng mở ra. Vì thế giới tiến triển theo các tuyến của các xã hội kiểu-Leveller và kiểu- Leviathan, có khả năng rằng trong một số nước, như nước Nga, một cách tiếp cận giống-Leviathan—tức là, trật tự để đổi lấy nền dân chủ và các quyền bị giảm đi—sẽ là cách sống được chấp nhận. Ở những nước khác, lý thú nhất là Trung Quốc, khi nền kinh tế của nó mất đà và tiến triển, có thể có sự căng thẳng tăng lên giữa các nhóm có quan điểm Leviathan (tất nhiên được các Grandee [elite] ủng hộ) và các nhóm đối lập giống-Leveller (những người ủng hộ sự bình đẳng cơ hội và một hệ thống đa đảng). Vai trò và các quan điểm của phụ nữ, đặc biệt ở Trung Quốc, và của các nhóm thiểu số như cộng đồng đồng tính sẽ là mấu chốt. Sự nổi lên của một trật tự thế giới mới, dựa vào các khu vực lớn và mang màu sắc của các phương thức cai quản Leveller và Leviathan, dội lại vài thời kỳ trong lịch sử. Thách thức trong vài năm tới sẽ là cho các quốc gia định hướng-Leviathan như Trung Quốc để duy trì sự ổn định kinh tế sao cho nạn thất nghiệp tăng lên, chẳng hạn, không phá vỡ "khế ước Leviathan". Như nhau, thách thức ở các nước Leveller sẽ là để duy trì các xã hội mở, mang tính anh em đối mặt với tính hay thay đổi chính trị và kinh tế tiềm tàng. * * * Tạm biệt Toàn cầu hoá Trích đoạn từ "The Levelling: What's Next After Globalization" của Michael O'Sullivan (PublicAffairs, 2019). Rất có thể là tốt hơn cho những người đã lớn lên yêu quý toàn cầu hoá để vượt qua nó, chấp nhận sự qua đi của nó, và bắt đầu điều chỉnh với một thực tế mới. Nhiều người sẽ cưỡng lại và, giống ba mươi lăm chuyên gia chính sách đối ngoại những người đã công bố một quảng cáo trên tờ New York Times vào ngày 26 tháng Bảy năm 2018, dưới đầu đề lớn "Vì sao Chúng ta Phải Duy trì Các định chế và Trật tự Quốc tế," sẽ cảm thấy rằng trật tự thế giới hiện tồn và các định chế của nó phải được duy trì. Tôi không đồng ý. Toàn cầu hoá, chí ít dưới hình thức mà người dân đã hưởng nó, đã chết rồi. Từ đây, sự trôi qua khỏi toàn cầu hoá có thể lấy hai hình thức mới. Một kịch bản nguy hiểm là, chúng ta chứng kiến sự chấm dứt hoàn toàn của toàn cầu hoá theo cách như thời kỳ đầu tiên của toàn cầu hoá đã sụp đổ trong năm 1913. Kịch bản này là một kịch bản ưa thích của các nhà bình luận bởi vì nó cho phép họ để viết về những tai hoạ tận thế đẫm máu. Điều này, may thay, là một kết cục có xác suất thấp, và với những sự tạ lỗi cho nhiều đô đốc ghế bành trong báo giới những người, chẳng hạn, cố ý nói về một xung đột ở Biển Đông (Biển Hoa Nam), tôi gợi ý rằng một cuộc hải chiến toàn lực giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ là không chắc xảy ra. Thay vào đó, sự tiến triển của một trật tự thế giới mới—một thế giới đa cực hoàn toàn gồm ba (có lẽ bốn, tuỳ thuộc vào Ấn Độ phát triển thế nào) khu vực lớn, khác biệt về sự hoạt động của các nền kinh tế, các luật, các nền văn hoá, và các mạng lưới an ninh của chúng—rõ ràng đang diễn ra. Cảm giác của tôi là, cho đến 2018, tính đa cực đã là một quan niệm lý thuyết hơn—cái gì để viết nhiều hơn để chứng kiến. Điều này đang thay đổi nhanh: những căng thẳng thương mại, những tiến bộ công nghệ (như tính toán lượng tử), và sự điều tiết công nghệ chỉ là vài trong số những chỗ nứt mà quanh đó thế giới đang tách thành các khu vực khác biệt. Tính đa cực đang đạt được sức kéo và sẽ có hai trục rộng. Thứ nhất, các cực trong thế giới đa cực phải là lớn về mặt sức mạnh kinh tế, tài chính, và địa chính trị. Thứ hai, bản chất của tính đa cực không đơn giản rằng các cực là lớn và hùng mạnh mà cũng rằng chúng phát triển những cách khác biệt, nhất quán về văn hoá để làm các thứ. Tính đa cực, nơi các khu vực làm các thứ một cách khác biệt và khác nhau, là cũng rất khác với chủ nghĩa đa phương, nơi họ làm chúng cùng nhau. Đặc biệt, Trung Quốc là lý thú trong khung cảnh của sự chuyển từ toàn cầu hoá sang tính đa cực, nhất là bởi vì tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2017 chủ tịch Trung Quốc đã đòi sự chuyển giao vai trò quan trọng của toàn cầu hoá cho Trung Quốc. Trung Quốc đã được lợi lớn từ toàn cầu hoá và các đồ trang bị của nó (ví dụ, tư cách thành viên WTO), và nó đã đóng một vai trò sống còn trong động lực chuỗi cung dẫn dắt toàn cầu hoá. Tuy vậy, các luồng thương mại vào Trung Quốc ngày càng biểu lộ một sự di chuyển xa khỏi một thế giới được toàn cầu hoá và hướng sang một thế giới chú tâm về mặt khu vực. Thí dụ, dữ liệu IMF cho thấy rằng trong năm 2018, so với 2011, Cambodia, Vietnam, Lào, và Malaysia đã buôn bán nhiều hơn với Trung Quốc và tương đối ít hơn với Hoa Kỳ. Các nước này, cùng với Bangladesh và Pakistan, đã cho phép mình bị các mối quan hệ thương mại và đầu tư với Trung Quốc lôi kéo và bây giờ trong quỹ đạo của nó. Tuy vậy, bản thân Trung Quốc đã không được toàn cầu hoá: ngày càng khó cho các công ty Tây phương để kinh doanh ở đó với các điều kiện ngang bằng với các công ty Trung Quốc, và luồng chảy cả tiền lẫn ý tưởng—ra khỏi và vào Trung Quốc, một cách tương ứng—bị cắt bớt. Luồng người là một chỉ báo khác. Các luồng bên trong Trung Quốc là năng động và có lẽ được quản lý hơn trước kia, nhưng các luồng của những người nước ngoài vào Trung Quốc là rất nhỏ khi so sánh với các nước khác, và Trung Quốc đã thành lập mới chỉ gần đây một cơ quan (Quản lý Nhập cư Nhà nước được tạo ra tại Đại hội Đảng 2018) để nuôi dưỡng các luồng hướng vào. Như thế khi Trung Quốc đã trở thành một cực chính, nó đã trở nên ít được toàn cầu hoá hơn và được cho là đóng góp cho xu hướng tới giải toàn cầu hoá. Trên một quy mô rộng hơn, mà không chọn ra các nước riêng biệt, chúng ta có thể đo mức độ mà thế giới đang trở nên đa cực bằng việc xem xét các xu hướng tổng hợp về thương mại, GDP, đầu tư trực tiếp nước ngoài, độ lớn ngân sách chính phủ, và dân số. Tất cả những thứ này là ít tập trung hơn nhiều, hay phân tán hơn, so với chúng thường đã là, và chúng ngày càng tụ tập quanh vài cực. Thí dụ, trong 5 năm từ 2012 đến 2017, toàn bộ đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Australia từ Trung Quốc đã tăng với tốc độ 21 phần trăm mỗi năm, so với 6 phần trăm từ Hoa Kỳ sang Australia, gợi ý rằng đầu tư Á châu ở Australia đang lên. […] Dù là tính đa cực dựa trên sự phân tán gia tăng và sự khu vực hoá của sức mạnh kinh tế, nó cũng được bày tỏ theo những cách khác, nhất là sức mạnh quân sự, các quyền tự do chính trị và internet, sự tinh vi công nghệ, sự tăng trưởng khu vực tài chính, và một cảm giác lớn hơn về đặc quyền văn hoá và sự tự tin. Các thứ này không được đo lường dễ như sự đa cực kinh tế, nhưng vài bộ phận đang nổi lên. Để thử tổng hợp những gì một cực đòi hỏi, chúng ta có thể chỉ ra theo hướng vài nhân tố ban đầu: độ lớn GDP của một nước, quy mô dân số của nó, sự tồn tại của một di sản đế quốc, mức độ của vai trò kinh tế khu vực của nó, quy mô và sự tinh vi quân sự của nó (ví dụ, số chi tiêu tuyệt đối, số các máy bay chiến đấu và các chiến thuyền), vị trí của nó theo Chỉ số Phát triển Con Người Liên Hiệp Quốc (UN Human Development Index) tương đối với khu vực của nó, sự tham gia (hay không tham gia) vào một nhóm khu vực (như NATO hay EU). Theo sơ đồ này thì EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, và có thể Ấn Độ là các cực, nhưng Nhật Bản và Nga sẽ không đủ tư cách như các cực khác biệt. Nga, chẳng hạn, có điểm số tốt về những khía cạnh nhất định của tính đa cực (ví dụ, về quân sự), nhưng trong trạng thái hiện thời của nó nó có thể chẳng bao giờ trở thành một cực thật sự theo nghĩa được dùng ở đây. […] Con đường theo hướng tính đa cực sẽ không trơn tru. Một sự căng thẳng là, kể từ Cách mạng Công nghiệp thế giới đã có một điểm neo về mặt địa điểm và chiều rộng của toàn cầu hoá (Anh trong thế kỷ thứ mười chín và Hoa Kỳ trong thế kỷ thứ hai mươi). Sự thực rằng bây giờ có ít nhất ba điểm tham chiếu đưa vào một động học mới và có lẽ không chắc chắn đối với công việc thế giới. Khả năng là cao cho sự ma sát, sự hiểu lầm, và xung đột giữa những cách ngày càng khác nhau về làm các thứ ngang các cực lớn. Về cơ bản, tính đa cực có nghĩa rằng thay cho việc nói một ngôn ngữ chung, các cực lớn nói các ngôn ngữ chính sách khác nhau. Căng thẳng trên cơ sở thương mại là một khả năng hiển nhiên ở đây. Một dạng căng thẳng khác là sự khủng hoảng bản sắc được tạo ra cho các nước mà không hoàn toàn bên trong một trong số các cực—lại lần nữa, Nhật Bản, Australia, và Vương quốc Anh là các thí dụ hàng đầu—và sự khủng hoảng tham vọng cho các nước, như Nga, muốn là cực nhưng thiếu khả năng cần thiết để làm vậy một cách thuyết phục. Tại mức cấp cơ sở hơn, các hệ luỵ của sự chấm dứt toàn cầu hoá như chúng ta biết và con đường tới tính đa cực sẽ trở nên một phần lớn hơn của cuộc tranh luận chính trị. Ở bên lề, luồng chảy về người, các ý tưởng và vốn có thể ít toàn cầu hơn và mang tính khu vực hơn và theo thời gian có thể được tăng cường bởi ý thức tăng lên về khu vực hoá ngang các cực chính. Theo một cách tiêu cực, một thế giới đa cực hơn có thể là đường phân thuỷ báo hiệu đỉnh của nền dân chủ và sự bắt đầu tiềm tàng của những sự tranh đua bên trong các khu vực cho các quan điểm cạnh tranh nhau về dân chủ, sức mạnh thể chế, tài quản lý nhà nước, và sự kiểm soát. _______________ Trích đoạn từ "The Levelling: What's Next After Globalization." Copyright © 2019 by Michael O'Sullivan. Used with permission of PublicAffairs (Hachette Book Group). All rights reserved. Nguyễn Quang A dịch. | ||||||||||
Hiếp dâm trẻ em – tội không thể tha thứ Posted: 01 Jul 2019 02:40 PM PDT Thiện Tùng 01/07/2019
Tình dục là bẩm sinh của con người, nó có nhiều khiến họ: mãi dâm, gian dâm, thông dâm… , vướng vào những thứ nầy, căn cứ vào hoàn cảnh, điều kiện xử lý sao cho đạt lý, thấu tình. Còn cưỡng hay hiếp dâm, nhứt là đối với các em chưa thành niên (dưới 18 tuổi) thì phải liệt vào tội phạm hình sự. Ở Việt Nam ta, nạn hiếp dâm trẻ em không còn là cá biệt. Đáng nói, phần lớn, nó xảy ra ở diện nam quan chức. 20 quan chức ấu dâm bị lộ 1/ Lương Quốc Dũng, SN 1952, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban TDTT. Mãi dâm và hiếp dâm bé gái 13 tuổi. Lãnh án 8 năm tù. 2/ Phạm Đình Tôn, SN 1948, bí thư chi bộ khu phố, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội. Hiếp dâm bé gái 7 tuổi trong khu phố. Lãnh án 4 tháng 29 ngày tù. 3/ Phan Đình Chiến, SN 1988, cựu cán bộ tư pháp xã Quảng Tiến, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình). Dâm ô bé gái 12 tuổi. Lãnh án 15 tháng tù treo. 4/ Nguyễn Khắc Thủy, SN 1940, nguyên Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước – chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Dâm ô các bé gái từ 6-11 tuổi. Lãnh án 3 năm tù giam. 5/ Cao Mạnh Hùng, SN 1983, cựu cán bộ ngân hàng địa bàn Hà Nội. Dâm ô 2 bé gái 9 tuổi. Lãnh án 2 năm tù giam. 6/ Phạm Văn Lam SN, 1972, thượng tá, Phó Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Thái Bình. Cùng đồng bọn hiếp dâm tập thể trẻ em 14 tuổi. Lãnh án 3 năm tù. 7/ Nguyễn Hữu Linh, SN 1958, nguyên bí thư Đảng Ủy, cựu viện phó Viện Kiểm sát nhân dân TP Đà Nẵng, cựu Trưởng ban Vì sự Tiến bộ Phụ nữ Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố. Bị tố cáo bằng video dâm ô bé gái 7 tuổi. Tạm hoãn án. 8/ Nguyễn Ngọc Phác, SN 1940, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Cẩm Phong tỉnh Thanh Hoá. Bị người dân bắt quả tang dâm ô bé gái 9 tuổi. Khởi tố, điều tra. 9/ Nguyễn Đức Q., SN 1976, sĩ quan quân đội, Bắc Giang. Bị tố cáo hiếp dâm con gái ruột suốt 4 năm, từ lớp 4 đến lớp 8. An ninh quân đội thụ lý đơn tố cáo, đang điều tra. 10/ Phạm Ánh Dương, SN 1984, bí thư Đoàn tại phường Đề Thám, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình. Bị tố cáo dâm ô bé gái 11 tuổi. Tạm giam, điều tra. 11/ Đinh Bằng My, SN 1961, hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Bị tố cáo dâm ô hàng loạt nam sinh tại trường từ 13 – 15 tuổi, liên tục trong suốt 2 năm. Đình chỉ công tác hiệu trưởng, khởi tố, chưa kết án. 12/ Hồ Trọng Đăng, SN 1983, tổng phụ trách Đoàn Đội tại trường THCS Phan Bội Châu huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai. Bị tố cáo cưỡng hiếp nữ sinh lớp 8 tại tại một trường THCS ở thị trấn Chư Ty. Đình chỉ sinh hoạt đảng, chưa kết án. 13/ Nguyễn Quang Chung, SN 1969, giáo viên tổng phụ trách Đội trường tiểu học Zơ Nông huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Dâm ô và hiếp dâm nhiều lần 3 nữ sinh từ lớp 2 đến lớp 3. Lưu trữ 852 tập tin ảnh có nội dung khiêu dâm, kích dục. Kết án sơ thẩm 24 năm tù giam, xét xử phúc thẩm tù chung thân. 14/ T.C.D. SN 1990, giáo viên trường tiểu học T.X, xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn, TP HCM. Bị tố cáo dâm ô 12 nữ sinh lớp 3, lớp 4, suốt 2 năm. Tạm giam. 15/ Nguyễn Đình Lê, SN 1974, giáo viên chủ nhiệm lớp 3B Trường Tiểu học An Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Dâm ô 7 – 9 học sinh lớp 3. Kết án 6 năm tù. 16/ Dương Trọng Minh, giáo viên chủ nhiệm lớp 5A, Trường tiểu học Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Bị tố cáo sờ nắn, bóp vào vùng nhạy cảm, vỗ mông 14 em nữ sinh lớp 5A. Trắng án, được thuyên chuyển về làm nhân viên hành chính tại Trường Tiểu học Vân Hà. 17/ Lê Minh Hải, giáo viên tiểu học Tân Xuân 2, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. Bị tố cáo nhiều lần dâm ô 5 nữ sinh lớp 1. Đình chỉ giảng dạy, điều tra xác minh. 18/ Nguyễn Việt Anh, SN 1983, giáo viên tin học trường THCS Thượng Hà huyện Bảo Yên, Lào Cai. Cưỡng hiếp nữ sinh 11 tuổi đến có thai. Khởi tố. 19/ Tô Hoàng Sơn, giáo viên Trường THCS thị trấn Thới Bình, Cà Mau. Bị tố cáo nhiều lần thực hiện hành vi sàm sỡ, xâm phạm thân thể các nữ sinh lớp 8. Khởi tố. 20/ Thầy H, giáo viên dạy toán ở trường THCS Trần Phú, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội. Bị tố cáo thường xuyên sờ vào bộ phận sinh dục của các nam sinh, hành vi sàm sỡ có khi kéo dài tới hàng chục phút. Vẫn chưa bị kỷ luật và chưa bị khởi tố. .v..v… Theo một báo cáo mới nhất, vào tháng 1 năm 2019 của Economist Intelligence Unite (EIU), VN đứng gần chót bảng về nỗ lực cải thiện nạn xâm hại tình dục trẻ em. Trong 40 nước tham gia khảo sát, Việt Nam chỉ đạt 42,9 điểm trên 100, đứng thứ 37 trên 40 nước về công tác phòng chống nạn xâm hại tình dục trẻ em. Việt Nam thua cả Trung Quốc đứng thứ 36. Trong khi đó, Philippines là một nước vốn có vấn nạn vô cùng tồi tệ về mại dâm trẻ em, nhờ những nỗ lực cải thiện tích cực đã vượt lên hàng thứ 16. Năm 2007, theo đánh giá của Unicef, luật pháp và chính quyền Campuchia hoàn toàn để mặc cho nạn xâm hại tình dục hoành hành, những tên tội phạm ấu dâm từ các nước khác trên thế giới có thể mua bán, xâm phạm trẻ em Campuchia với mọi hình thức. Năm 2019, Campuchia đã nỗ lực vượt lên hàng thứ 23 nhờ công tác tích cực phòng chống nạn xâm hại tình dục trẻ em. Cách xử phạt quấy rối tình dục trên thế giới Đức: Đức mở một dự án mang tên "Đừng xâm hại" vào 2005, cung cấp các dịch vụ tư vấn tâm lý miễn phí cho những người trưởng thành cảm thấy có mong muốn xâm hại tình dục trẻ em. Dự án này bị chỉ trích vì giữ bí mật danh tính những kẻ tấn công tình dục. Anh Quốc: Cũng có các chương trình tư vấn tâm lý như Đức, nhưng có một khác biệt. Những người được tư vấn biết rằng bất kỳ vụ lạm dụng tình dục nào họ khai báo cũng sẽ bị tố cáo lên các cơ quan chức năng. Thụy Điển: Nước này vừa thông qua luật rằng quan hệ tình dục không có sự đồng thuận là cưỡng hiếp. Lạm dụng tình dục và hiếp dâm ở nước này có mức án tù tối đa là 4 năm. Pháp: Bạo lực tình dục không bao gồm cưỡng hiếp sẽ bị phạt tối đa 5 năm tù giam và 75.000 Euro (gần 2 tỷ đồng). Đối với tội cưỡng hiếp, có thể bị phạt 15 năm đến chung thân. Hoa Kỳ : Tùy thuộc vào luật liên bang và tiểu bang, nhưng tại bang Texas, người phạm tội hiếp dâm có thể bị phạt tù đến 20 năm và 10.000 đôla tiền phạt (khoảng 230 triệu đồng). Brazil: Người phạm tội hiếp dâm sẽ bị phạt từ 6 đến 10 năm tù giam. Một biện pháp gây tranh cãi, được một số nước áp dụng là thiến hóa học, hoặc thậm chí là thiến bộ phận sinh dục: Indonesia, Nga, Ba Lan và Hàn Quốc: Hình phạt cho tội lạm dụng tình dục trẻ em có thể bằng hình thức thiến hóa chất. Thiến hóa chất là hình thức dùng thuốc để làm giảm nhu cầu tình dục mà không cần thiến sinh lý hoặc cắt bỏ nội tạng. Cộng hòa Séc: Séc áp dụng hình thức thiến dương vật 'tự nguyện', với 94 ca phẫu thuật đã được tiến hành từ 1999. Đây là biện pháp gây tranh cãi ở Czech Thực trạng quấy rối tình dục ở Việt Nam Phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam, cứ 4 người ít nhất 3 người đã từng bị quấy rối tình dục nơi công cộng - theo khảo sát tại 5 thành phố vào 2016 của Tổ chức ActionAid Việt Nam. 87% phụ nữ và trẻ em gái từng bị quấy rối tình dục ở nơi công cộng như đường phố, công viên, xe buýt, nhà vệ sinh công cộng và có 89% nam giới chứng kiến điều này. Và khi xảy ra tình trạng bị quấy rối và bạo lực tình dục, thì gần một nửa (47,1%) nạn nhân giữ im lặng thay vì trình báo công an hay cảnh báo người khác. Trong đó tình trạng quấy rối tình dục phổ biến là bị huýt sáo, trêu ghẹo (28.5%), bị liếc mắt đưa tình (24.4%), bị nhìn chằm chằm vào một bộ phận trên cơ thể hoặc toàn bộ cơ thể (19.8%) và bị sờ mó đụng chạm một cách cố ý (11.6%). Theo như Bộ Lao Động Việt Nam, hơn 2.000 trẻ em mỗi năm bị lạm dụng. Gẫm cũng có lý: Có một số ý kiến nói rằng, nếu luật pháp không nghiêm minh, còn phân biệt đối xử như ý ông Nhân đề xuất thì không còn cách nào khác: "Người thân phải trang bị cho con/cháu gái của mình phương tiện để tự vệ khi bị bọn dâm đảng tấn công". "Hiếp dâm trẻ em do tòa định mức án ( phải phạt tù nặng), còn việc bồi thường thiệt hại do phía nạn nhân định mức tiền phạt". | ||||||||||
Posted: 01 Jul 2019 02:20 PM PDT Xin hãy đọc bằng cả con tim chứ đừng đọc hời hợt. Mấy ngày qua, sau khi đọc cái kết luận thanh tra về những sai phạm của quan chức TP HCM ở Thủ Thiêm, tôi rơi vào trạng thái bí bách, bực bội. Lý do là bởi tôi đã viết khá nhiều về Thủ Thiêm nơi sai phạm của quan chức khiến mấy vạn người của 15.000 hộ dân rơi vào cảnh khốn cùng trong suốt 20 năm qua. Viết lại tôi sợ rằng mình sẽ lặp lại cùng một giọng văn thống thiết, thương xót những nạn nhân, căm thù bọn cướp ngày dưới cái mác cán bộ. Nhưng rồi tôi nhận ra rằng dẫu có phải nhắc lại 1000 lần thì vẫn phải làm. Chúng ta, những người có tự cho mình có khả năng viết lách, ta có thể tặc lưỡi viết hay không viết, ta có thể cho phép mình đắm chìm trong một bài luận đẫm nước mắt đau xót, cuộn trào máu căm thù bọn cán bộ đểu, nhưng khi bài luận kết thúc, ta lại xem phim với con, nâng li bia chén rượu cùng bạn bè và nỗi đau và lòng căm thù kia đã được bộ phim hay bia rượu rửa trôi. Có thấy xấu hổ với chính mình bởi cái nỗi đau xót kia, lòng căm thù kia có vẻ như là một thứ giả tạo cốt để tô mầu rằng ta đây cũng biết đau với nỗi đau đồng loại. Rồi vài trăm, vài triệu kêu gọi ủng hộ bà con như thể một loáng mưa bóng mây trên mặt đất nứt nẻ toang hoác vì hạn hán lâu ngày, nước sẽ bị mặt đất nứt nẻ làm bốc hơi, phả lên hơi nước nóng bỏng, khiến cỏ cây vừa bừng tỉnh đón nhận lại rũ gục quằn quại. Cảm giác bất lực xâm chiếm trong tôi và tôi chẳng biết phải viết gì để lột tả hết được sự khốn nạn của những thằng cán bộ lưu manh, những con quỷ uống máu dân, nhai nuốt xương thịt của mấy vạn người dân. Nếu không đặt mình vào hoàn cảnh của họ, chỉ gõ mấy câu cảm thán, kêu gọi mấy đồng từ thiện thì tôi sẽ cảm thấy mình không phải là một con người với đúng nghĩa đẹp nhất của từ này. Vậy phải làm gì nếu không phải là bền bỉ tố cáo sự dã man của bọn cướp ngày? Câu chuyện ở Thủ Thiêm còn hơn là tham nhũng, tham nhũng thông thường là lấy tiền từ ngân quỹ, hành động ấy sẽ làm chậm phát triển của đất nước, cũng là máu, là thịt là xương của dân nhưng của gần 90 triệu người dân (không có đảng viên, cán bộ nhé) nên sự đau đớn không trực tiếp tập trung cho một số nạn nhân. Sự tham nhũng ấy không dã man như ở Thủ Thiêm, nơi mấy vạn người dân bị hất ra đường. Họ không chết ngay mà còn hy vọng tìm được công lý, để mấy chục năm qua họ khản cổ rát họng gào thét tố cáo, gào thét bầy tỏ sự căm phẫn và đau đớn của những người bị cướp một cách trắng trợn. Cuộc đời chỉ có mấy chục năm, họ đã tốn 20 năm và còn nhiều hơn nữa để gào thét và đa phần cán bộ đều giả điếc không nghe thấy, giả ngu không hiểu hay chỉ buông mấy lời an ủi hay hứa hẹn đểu giả. Và điều đáng buồn hơn nữa là những người dân khác chỉ quan tâm tới câu chuyện đẫm nước của họ một cách hờ hững. Điều đáng buồn là đa phần con người ở xứ xở này chỉ thực sự quan tâm tới công lý khi chính thân xác của họ bị dày vò, khi người nhà hay bản thân họ phải chịu bất công, khi ngôi nhà mảnh đất của họ bị cướp. Đấy là một sự vô cảm hèn hạ và ích kỉ, y như cái clip đôi nam nữ bị tai nạn lúc 3 giờ sáng, người qua đường đứng bình luận, mặc kệ đồng loại một kẻ chết, một kẻ bị thương đang lê lết trên hè đường. Đừng mang mấy cái ví dụ bị người nhà nạn nhân đánh nhầm ra để biện minh cho sự hèn hạ. Cứ lý luận kiểu ấy thì cuộc đời này còn điều gì đẹp đẽ để đáng sống nữa? Đã có nhiều bài biết với đầy đủ với những dẫn chứng số liệu về sai phạm ở Thủ Thiêm, tôi xin không nhắc lại. Tôi viết ở đây chỉ để muốn nói duy nhất một điều rằng chúng ta cần quan tâm hơn nữa tới những vụ việc cướp trắng trợn thế này. Câu chuyện Thủ Thiêm chưa xong thì đã có Đồng Tâm, Văn Giang, Vườn Rau Lộc Hưng và mới đây là ở Biên Hoà, Đồng Nai, cả một xã bị xoá xổ, bị doanh nghiệp câu kết với chính quyền, "đền bù" cho dân chỉ với giá trị xấp xỉ 1/500 giá trị doanh nghiệp bán ra. Chính quyền này vẫn tự xưng là chính quyền "do dân vì dân" nhưng những gì xảy ra thì có thể nói rằng họ đang nhai xương dân, nuốt thịt dân, uống máu dân. Tất nhiên, không phải là toàn bộ chính quyền như vậy, nhưng nếu công luận không quan tâm đủ, lương tri không cất tiếng nói và với mặt bằng đạo đức của quan chức như ngày nay, sự cướp bóc sẽ còn trắng trợn hơn nữa và số nạn nhân sẽ còn đông hơn nữa. Nước mắt Thủ Thiêm không chỉ là nước mắt Thủ Thiêm, ấy là nước mắt của tất cả mọi người có lương tri trên mảnh đất chữ S này. | ||||||||||
BÁC ƠI, VŨ LA QUÊ MÌNH ĐỔ MÁU RỒI! Posted: 01 Jul 2019 02:10 PM PDT Lại cháu gái hôm trước gọi điện: Bác ơi bọn doanh nghiệp nó cho từng đàn xe chở đất về lấp ruộng rồi! Chú Cảnh ra hỏi nó, sao đổ đất? Nó cho người đánh phải đưa đi viện rồi... - Thế sao hơn 100 hộ dân không đồng ý nhận tiền đền bù rẻ mạt, mà nó đã đổ đất vào ruộng người ta? - Nó đánh lẻ. Có một số nhà đã nhận tiền, giờ nó đổ đất đầy những ruộng ấy, nhưng ruộng xen canh, nên ruộng nhà bên chẳng làm gì được. Hôm nọ một chú đem máy cày ra cày ruộng thuê cho mấy nhà, nó cho "xã hội đen" ra dọa nạt, chú ấy sợ không dám cày... Trạm máy bơm thì nó cho người đập, dân phải kéo ra tranh đấu, nó mới để lại. Bây giờ dân phải canh gác, không thì nó đập mất! - Thế Chi bộ rồi Hội cựu chiến binh, Thanh niên, Phụ nữ, Hội nông dân... đâu cả, không đoàn kết chống bọn cướp đất, cứ trắng mắt ra nhìn là sao? - Bác ơi, "trên" về quán triệt cho đảng viên, cựu chiến binh, các đoàn thể hết rồi; tụ tập biểu tình là phạm pháp, ai cũng sợ. Họ tức lắm, nhưng chỉ biết làm đơn gửi khắp nơi, chứ chả biết làm gì! - Thế lãnh đạo thôn thì phải bảo vệ quyền lợi của dân thôn mình chứ? - Thôn mình bây giờ cô Phượng làm Bí thư kiêm Trưởng thôn, cùng với mấy chi ủy thì chỉ nghe lệnh trên và hợp tác với doanh nghiệp thôi. Họ chỉ tìm cách chia rẽ dân, ngăn dân không được đấu tranh. Dân coi họ như kẻ thù. Làng ta bây giờ chia rẽ lắm bác ơi. Người bán ruộng rồi thì kệ người đấu tranh bảo vệ ruộng. Chả ai bảo được ai!... - Vô lý quá! Lấy đất của dân mà không trình ra dự án làm gì, bản vẽ quy hoạch ra sao? Hay doanh nghiệp sử dụng đất thì phải thương thảo với dân chứ. Sao đấu tranh, kiện tụng hơn một năm rồi, mà chưa rõ ra sao? - Bây giờ thì kiện hết lý lẽ họ không nghe đâu. Họ quyết cướp đất, dân quyết giữ đất là đổ máu thôi bác ơi! Bác có cách gì cứu dân với! - Cháu ơi! Ước gì bác là Cụ Kình ở Đồng Tâm thì mới giúp được. Quê mình không có Cụ Kình, không có bà bí thư đảng ủy như bà Lan ở xã Đồng Tâm thì biết làm gì! Toàn hệ thống chính trị ở thôn ta, xã ta chỉ nghe "lệnh trên" là tê liệt. Vậy nếu quân nước "Lạ" vào, nó bắt thằng "trên" hạ lệnh đầu hàng là toàn hệ thống chính trị quỳ gối dâng đất, dâng gái, dâng của cải cho nó hết, và cam phận làm tôi tớ, nô lệ? Làng Vũ La quê tôi ngay bên đường số 5, cách TP Hải Dương 5km, từng lẫy lừng "Chiến dịch đường 5" chống Pháp; từng "đi đầu trong phong trào HTX"; từng "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người" dâng cho Đảng đánh Mỹ; từng có bao nhiêu lãnh đạo cao cấp về thăm, tặng bao nhiêu huân chương, bằng khen; truyền thống đấu tranh lẫy lừng, được phong "Xã Anh hùng"... Giờ đây như một đám người ô hợp, năm bè bẩy mối, chả còn tình làng nghĩa xóm, chỉ còn biết giành giật sự sống bằng cách "sẵn sàng đổ máu"! Ôi, thảo nào cách đây 2 năm, về quê ăn cỗ, một ông cựu chiến binh bảo: Quê ta bây giờ không có ai lãnh đạo đâu. Tiền nó lãnh đạo tất! Cái thân già hèn mọn này thì còn biết làm được gì cho quê hương! Phải nhờ cậy vào lớp trẻ các cháu thôi! Tin ở các cháu thôi! 1/7/2019 Mạc Văn Trang | ||||||||||
LÃNH ĐẠO VÀ NHÂN DÂN KIẾP NÀY ĐỒNG SÀNG DỊ MỘNG, KHÔNG CHUNG NHAU NIỀM VUI NỖI BUỒN Posted: 01 Jul 2019 01:59 PM PDT Hôm qua Việt Nam ký EVFTA, dạo nhiều vòng trên facebook thấy im hơi lặng tiếng, trong khi báo chí quốc doanh đưa tin dày đặc, tin chạy trang nhất hoành tráng suốt cả ngày với những dòng mô tả niềm vui lớn, hình chụp các lãnh đạo cao cấp với nét mặt hân hoan nói cười hể hả mang tính cách ngày đại hỷ của đất nước của dân tộc. Nhưng chẳng một status nào của nhân dân chúc mừng chính phủ làm được việc ấy. Vì sao lại như vậy? Có phải vì EVFTA không mang đến cái gì cho Việt Nam? Thưa không, nó có thể làm được một số chuyện khá quan trọng về kinh tế. Có phải nhiều người không hiểu EVFTA là cái chi chi? Thưa không, người ta rất hiểu về nó là khác. Vậy thì vì sao nhân dân không chung vui sự kiện này với lãnh đạo? Đó là vì lãnh đạo và nhân dân lâu rồi không cùng chung niềm vui nỗi buồn. Hay nói cách ví von, hai bên kiếp này đồng sàng dị mộng. Lâu rồi việc gì chính phủ muốn chính phủ làm, không hỏi nhân dân bao giờ nên khi có niềm vui gì thì tự sướng với nhau, có nỗi buồn thì tự chia với nhau, nhân dân coi như không liên quan tới mình. Nói một cách chính xác, có 2 nước Việt Nam, một nước của lãnh đạo và một nước của nhân dân. Nước Việt Nam của lãnh đạo hôm qua vừa ký được EVFTA. Nước Việt Nam của nhân dân mấy hôm trước vừa bị Trung quốc kéo tàu đi ngang Hoàng Sa. Nước Việt Nam của lãnh đạo hôm qua có ông thủ tướng vừa đi G20 về. Nước Việt Nam của nhân dân tháng rồi mới bị tăng giá điện vô tội vạ, tuần rồi có một trận dịch heo chết tràn lan và hôm kia khởi phát đám cháy rừng khủng khiếp có người chết mà đến nay chưa dập tắt được. Thế đấy! Có 2 nước Việt Nam khác nhau của 2 cộng đồng khác nhau, cộng đồng lãnh đạo và cộng đồng nhân dân. Có hai nước Việt Nam đối nghịch nhau tồn tại trong tâm thức hai cộng đồng ấy từ lâu lắm rồi. Thế nên không thể chung nhau niềm vui nỗi buồn. Ngày xưa, khi quân Nguyên chuẩn bị tràn vào Việt Nam lần thứ 2, vua Trần triệu tập Hội nghị Diên Hồng ở Thăng Long để hỏi ý muôn dân và truyền đạt lời kêu gọi cùng nhau chống giặc. Ngày nay trong Tòa nhà quốc hội ở Hà Nội có phòng họp chính được đặt tên "Phòng họp Diên Hồng" nhưng ở phòng họp đó chưa bao giờ có chuyện hỏi ý dân đã đành mà còn thường bàn những chuyện đi ngược lòng dân. Từ việc đòi thông qua Luật đặc khu đến việc muốn giao cho Trung quốc làm đường cao tốc. Phòng họp Diên Hồng ngày nay không có những đại diện do nhân dân bầu lên ngồi vào đó để nói lên tiếng nói nhân dân như phòng họp Diên Hồng ngày xưa vua mời các bô lão từ khắp mọi miền đất nước tụ về đem theo ý nguyện toàn dân. Cho nên vua tôi ngày xưa tuy hai mà một, lãnh đạo nhân dân ngày nay không có một mà chỉ có hai. Vì thế niềm vui EVFTA ngày hôm qua nhân dân không muốn hưởng. Nhưng câu chuyện ngày hôm qua không chỉ có thế. Lẽ ra nhân dân có thể vui cùng EVFTA nếu nhà nước không cố tình tước đi phần mà nhân dân mong đợi. Hiệp định EVFTA Châu Âu đã dự liệu nguyên một gói, có phần dành cho phát triển kinh tế nhưng cũng có phần dành cho phát triển xã hội thông qua các yêu cầu về mở rộng nhân quyền, về phát triển hội đoàn giúp cho người lao động có tiếng nói chính đáng. Gói tổng hợp đó khi đến Việt Nam thì chính phủ lột mất phần của xã hội bằng cái hẹn với Châu Âu lùi lại 5 năm sau sẽ đưa vào. Nên nhân dân chẳng buồn chia sẻ niềm vui với chính phủ là như thế. Không chia vui không sẻ buồn với nhau lâu rồi. Khi nợ công tăng cao ông thủ tướng lo lắng kêu gọi nhân dân sát cánh cùng chính phủ trả nợ công, không một bức tâm thư nào từ cộng đồng gửi đi. Khi ông nghị sĩ quốc hội lo lắng phát biểu về nợ công ở diễn đàn quốc hội, không một status nào lên tiếng ủng hộ. Thế đấy! Sống cùng nhau trên một mảnh đất hình chữ S, cùng gọi Việt Nam là tổ quốc, nhưng hai cộng đồng không chung nhau một lý tưởng cùng vun đắp cho non sông này rồi. | ||||||||||
Điều “không ai hiểu nổi” trong kết luận thanh tra sai phạm ở Thủ Thiêm Posted: 01 Jul 2019 01:52 PM PDT
(Kiến Thức) - Trong kết luận thanh tra sai phạm ở Thủ Thiêm nêu, "nếu không khắc phục được vi phạm về kinh tế gây thiệt hại tài sản nhà nước trước ngày 31/12, thì chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra". Tại sao không đề nghị khởi tố vụ án hình sự luôn? Sau khi Thanh tra Chính phủ có kết luận về những sai phạm đất đai tại Thủ Thiêm, luật sư Diệp Năng Bình (Trưởng VP luật sư Tinh Thông Luật - Đoàn luật sư TP HCM) đã có những băn khoăn gửi đến báo điện tử Kiến Thức xung quanh kết luận này. Nêu quan điểm về vụ việc trên, luật sư Diệp Năng Bình cho biết trách nhiệm trong những sai phạm ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm là ở lãnh đạo UBND TP HCM cùng các sở, ban ngành trực thuộc thành phố. "Lãnh đạo UBND TP.HCM đã không thực hiện đầy đủ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cũng như không lập các dự án theo thứ tự ưu tiên để trình duyệt theo quy định. Việc giao đất, cho thuê đất trước khi đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật chính Khu đô thị mới Thủ Thiêm, chỉ định nhà đầu tư không đúng quy định đều là trách nhiệm liên quan thuộc các sở, ngành như Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Ban quản lý Khu đô thị mới Thủ Thiêm…" - luật sư Diệp Năng Bình cho biết. Luật sư Bình nói thêm, về việc này, đáng lẽ UBND thành phố phải thu hồi, hoàn trả ngay khoản tiền đã tạm ứng từ ngân sách Nhà nước không đúng quy định đã đầu tư cho KĐTM Thủ Thiêm. Số tiền này đến 30/9/2018 là hơn 26.315 tỷ đồng. Bên cạnh đó, UBND TP HCM cũng cần phải có giải pháp huy động các nguồn vốn hợp pháp để trả nợ các khoản vay ngân hàng đã đầu tư cho khu đô thị mới này là trên 4.286 tỷ đồng. Phân tích về kết luận thanh tra, luật sư Bình đặt câu hỏi: "Trong kết luận thanh tra, tôi không hiểu một điều: tại sao kết luận trong quá trình xử lý về trách nhiệm và kinh tế sau thanh tra, nếu không khắc phục được hoặc khắc phục không triệt để các vi phạm về kinh tế gây thiệt hại tài sản nhà nước trước ngày 31/12, thì chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật? Tại sao không đề nghị các cơ quan chức năng xem xét khởi tố vụ án hình sự luôn?" "Những vị này đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự. Việc khắc phục hậu quả, theo tôi đó chỉ là tình tiết giảm nhẹ. Bởi lẽ, số tiền thất thoát và thiệt hại cho ngân sách Nhà nước là rất lớn, cho dù đến 31/12, thì cũng sẽ không bao giờ truy thu được" - luật sư Bình nói.
Với nguyên nhân và hậu quả như đã nêu trên, rõ ràng đã đủ cơ sở để đề nghị khởi tố vụ án hình sự vụ việc sai phạm ở Thủ Thiêm và có biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, cấm xuất cảnh hoặc cần thiết phải bắt tạm giam để đảm bảo thi hành án đối với các đối tượng gây ra hậu quả nêu trên mà không cần phải đến ngày 31/12. "Chúng ta cần biết chắc chắn các cá nhân gây ra sai phạm liệu có khả năng khắc phục được hay không. Mặt khác, tránh để các cá nhân sai phạm có cơ hội "đào tẩu" như Vũ Đình Duy (PVTex), Bùi Quang Huy (Nhật Cường Mobile)... " - luật sư Diệp Năng Bình nhận định. Quý An | ||||||||||
Kết luận thanh tra Thủ Thiêm: PHẢN ĐỐI "BÚT BI" VẼ ĐƯỜNG … SÓI CHẠY Posted: 01 Jul 2019 01:33 PM PDT Sớm ra, Nhà báo Võ Văn Tạo đã nhắn tin mách "Báo Tuổi trẻ hôm nay, mục Bút Bi đặc sắc". Vội mở báo giấy (đặt hàng ngày) ra coi. Thất vọng! Tay Bút Bi này đang vẽ đường cho lũ sói ngu ở thành phố mang tên bác chạy rồi. Tụi nó còn có cả ... 6 tháng để lo tính, chọn coi chạy qua Tàu hay Mẽo nữa. Ai nghi ngại cứ đọc bản kết luận của Thanh tra Chính phủ về Thủ Thiêm, 26/6/2019 ""Trong quá trình xử lý về trách nhiệm và kinh tế sau thanh tra, nếu không khắc phục được hoặc khắc phục không triệt để các vi phạm về kinh tế gây thiệt hại tài sản nhà nước trước ngày 31/12 thì chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật". (Có thể là 31/12 năm ... 2020 ... thì sao?) Nản! | ||||||||||
Người dân Hồng Kông biểu tình nhân ngày kỷ niệm trở về Trung Quốc Posted: 01 Jul 2019 01:26 PM PDT 01/07/2019 20:23
Hồng Kông chìm trong hỗn loạn vào ngày kỷ niệm 22 năm được trao trả về Trung Quốc. Người biểu tình phá cửa kính xông vào trụ sở Hội đồng Lập pháp đặc khu (LegCo) và tấn công cảnh sát bằng chất tẩy rửa. Một số người vào được bên trong, cảnh sát chống bạo động dùng đến hơi cay để đáp trả. Nhiều nhóm bên ngoài dựng hàng rào trên các con đường tiếp cận trụ sở LegCo.
Trong khi đó hàng chục nghìn người dân Hồng Kông khác tuần hành từ công viên Victoria đến địa điểm tổ chức lễ thượng cờ kỷ niệm sự kiện trao trả. Đây đã trở thành hoạt động diễn ra hằng năm mỗi dịp ngày 1.7, nhưng năm nay số lượng người tham gia tăng cao vì dự luật cho phép dẫn độ tội phạm sang Trung Quốc. Đụng độ đã xảy ra. Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) cho biết có 13 nhân viên cảnh sát phải nhập viện sau khi bị xịt một chất lỏng nghi là thuốc tẩy rửa. Năm nay chính quyền tổ chức buổi lễ chính bên trong Trung tâm hội nghị - triển lãm Hồng Kông. Nghi thức thượng cờ vẫn diễn ra ở quảng trường bên ngoài.
Trong bài phát biểu vỏn vẹn 6 phút, đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga tập trung nói về khủng hoảng chính trị gây ra bởi dự luật dẫn độ. "Những gì xảy ra vài tháng gần đây dẫn đến tranh cãi và căng thẳng giữa chính quyền với công chúng. Chuyện này khiến tôi nhận thức đầy đủ rằng với tư cách một chính trị gia, tôi phải luôn tự nhắc mình cần nắm bắt chính xác tâm tư người dân. Tôi sẽ ghi nhớ bài học này", theo bà Lâm. Cẩm Bình (theo Reuters, SCMP) | ||||||||||
G-20 Osaka Summit VÀ BÀN CỜ MỸ - TRUNG Posted: 01 Jul 2019 12:01 PM PDT Nguyễn Quang Dy Thứ hai ngày 1 tháng 7 năm 2019 1:40 PM
G-20 được chính thức thành lập từ năm 1999, chiếm 85% nền kinh tế thế giới. G-20 gồm nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G-7) là Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Anh, Ý, Canada, sau đó thêm Nga (G-8). Sau này, có thêm 12 nước khác tham gia G-20 là Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonesia, Argentina, Brasil, Mexico, Nam Phi, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ, và EU. Vì vậy, cũng có người nói G-20 là kết tinh của hai nhóm G-7 và G-77. Từ năm 2008, G-20 đồng thuận mở rộng hợp tác về tài chính-tiền tệ và họp theo cơ chế summit. G-20 không có Ban thư ký mà ghế chủ tịch luân phiên hàng năm giữa các thành viên được chọn từ nhóm các nước khu vực khác nhau. Ghế chủ tịch là một phần của nhóm quản trị gồm 3 thành viên luân phiên (gọi là Troika). Chủ tịch đương nhiệm năm 2019 là Nhật (nước chủ nhà) lập ra ban thư ký lâm thời trong nhiệm kỳ của mình để phối hợp công việc và tổ chức các cuộc họp của G-20. Vai trò của Troika nhằm đảm bảo hoạt động liên tục của G-20. Đúng 11 giờ ngày 28/6/2019, thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã khai mạc G-20 Osaka summit 2019, với sự tham gia của các nguyên thủ/lãnh đạo 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi trên thế giới. Khách mời gồm 8 quốc gia (trong đó có Việt Nam), và lãnh đạo của Liên Hợp quốc (UN), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), và Ngân hàng Thế giới (WB). Sau khi dự G-20 Thủ tướng Việt Nam nguyễn Xuân Phúc đến thăm Nhật Bản theo lời mời của Thủ tướng Abe. Sau khi dự G-20, Tổng thống Trump đến thăm Hàn Quốc và bất ngờ đến khu phi quân sự (Bàn Môn Điếm) gặp ông Kim Jong-un "để chào và bắt tay" mà không cần chuẩn bị nhiều. G-20 Osaka Summit và Mỹ-Trung Trong diễn văn khai mạc G-20 Osaka, Thủ tướng Abe nhấn mạnh 3 vấn đề quan trọng hiện nay là mậu dịch tự do và công bằng (free and fair trade), kinh tế kỹ thuật số (digital economy), và xử lý các vấn đề môi trường một cách sáng tạo. Nhưng đối đầu Mỹ-Trung và khủng hoảng Iran như đám mây đen đang ám ảnh thế giới, nên 3 vấn đề mà ông Abe đặt ra có thể bị lu mờ trước các cuộc gặp tay đôi bên lề G-20 Osaka (như cuộc gặp Trump-Tập). Hội nghị G-20 Summit tại Osaka 2019 dự kiến kết thúc vào chiều 29/6, thông qua tuyên bố chung, sau đó Thủ tướng Abe với tư cách chủ tọa sẽ chủ trì họp báo để thông báo kết quả. Nhưng cũng giống G-20 Summit tại Buenos Aires 2018, cuộc gặp Trump-Tập (29/6/2019) là sự kiện quan trọng nhất thu hút sự chú ý của dư luận, với thỏa thuận "nối lại đàm phán" (back on track). Theo học giả Cheng Li (Brookings), ông Trump và Tập đều chịu sức ép nên cả hai đều cần có tiến bộ và thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại. Trong khi ông Trump muốn nhân dịp này ép Trung Quốc tiếp tục đàm phán thương mại như là một "thắng lợi" của Mỹ, thì ông Tập cũng muốn nhân dịp này thuyết phục Mỹ tiếp tục bán linh kiện điện tử (chips) cho Huawei, như một thắng lợi của Trung Quốc. Nói cách khác, tuy đây là trò chơi "vừa đánh vừa đàm", hai bên đều cần thỏa thuận dù tạm thời, nên chắc không ai ngây thơ (naïve) tin rằng xung đột lợi ích chiến lược Mỹ-Trung đã chấm dứt. Lập trường hai bên còn rất khác nhau và không có lý do để hai bên thay đổi lập trường vào lúc này. Ông Tập nhấn mạnh Trung Quốc "thành tâm" (sincere) nhưng đàm phán phải "công bằng" (equality) và "tôn trọng lẫn nhau" (mutual respect). Trung Quốc thỏa thuận nhập thêm nhiều hàng Mỹ để giảm thâm hụt thương mại, và Mỹ thỏa thuận không tăng thêm thuế nhập khẩu (300 tỷ USD) như Trump dọa. Nhưng hai bên không có ngay một văn bản thỏa thuận để ký tại G-20, nên thỏa thuận đàm phán tiếp chỉ là kế hoãn binh (truce) khoảng 2-3 tháng để xoa dịu căng thẳng (cooling-off period). Trong cuộc đàm phán kéo dài 80 phút (29/6) có các cố vấn chủ chốt của Trump như Robert Lighthizer (đại diện thương mại), Mike Pompeo (ngoại trưởng), Steven Mnuchin (bộ trưởng tài chính), Peter Navarro (cố vấn thương mại). Nhưng Trump có một nhân nhượng đáng kể và bất ngờ là cho phép các công ty công nghệ Mỹ tiếp tục bán linh kiện điện tử (chips) cho tập đoàn Huawei (nếu linh kiện đó không ảnh hưởng lớn đến an ninh quốc gia). Trên thực tế, nhân nhượng này đã đảo ngược lệnh cấm vận của Bộ Thương mại Mỹ (tháng trước) đối với Huawei vì "những hoạt động đe dọa đến an ninh quốc gia". Nếu cấm vận có hiệu lực, Huawei có thể mất khoảng 30 tỷ USD doanh thu trong năm nay, và xô đẩy Mỹ-Trung vào một cuộc chiến tranh lạnh mới về công nghệ. Theo Ely Ratner (CNAS/CFR), "đây là hưu chiến tạm thời…Nó không giải quyết được các vấn đề cơ bản là trung tâm của cuộc tranh chấp". Nhiều nghị sỹ của hai đảng đã lên tiếng phản đối quyết định của Trump cho các công ty Mỹ tiếp tục bán chips cho Huawei. TNS Marco Rubio nói: "Nếu Tổng thống Trump đồng ý đảo ngược lệnh trừng phạt Huawei, thì ông ấy mắc sai lầm tai hại" (catastrophic mistake)... Điều này sẽ phương hại đến uy tín của Chính quyền vì đã cảnh báo về mối đe dọa của Huawei…Nay còn ai còn tin họ nữa". Quyết định của Trump về Huawei lập tức dẫn đến phản ứng chính trị tại Washington. Theo TNS Charles Schumer (Senate Minority Leader), "Huawei là một trong vài đòn bẩy để Mỹ ép Trung Quốc phải thay đổi hành vi thương mại. Nếu Tổng thống Trump lùi bước (backs off) thì sẽ phương hại lớn đến khả năng làm thay đổi hành vi thương mại của Trung Quốc". (Trump allows US firms to sell technology to Huawei after G-20 talks with Xi, David Lynch, Damian Paletta, David Nakamura, Simon Denyer, Washington Post, June 29, 2019). Tại cuộc họp báo (ngày 29/6), khi Trump được hỏi là ông nhận được gì từ Trung Quốc để đánh đổi lại nhân nhượng về Huawei, Trump nói Trung Quốc đồng ý mua thêm nhiều nông sản Mỹ, nhưng không đưa ra con số cụ thể hay cam kết nào của Trung Quốc. Trước đây Trump đã nhiều lần nói như vậy trong khi các trại chủ Mỹ vẫn phàn nàn. Việc Trump thường thay đổi như vậy làm nhiều người Mỹ đặt câu hỏi vậy mục tiêu tối hậu của Mỹ là gì. Theo Aaron Friedberg (Princeton University), "đã có sự điều chỉnh lớn để đối đầu với Trung Quốc. Nhưng nơi bất ổn nhất chính là Tổng thống, vì Trump thay đổi thất thường (run hot and cold). Câu hỏi đặt ra là Trump quan tâm đến đâu về các vấn đề không phải thương mại". Đàm phán thương mại tác động lớn đến kinh tế của cả hai nước và có hệ quả chính trị đối với Trump, nên ông đã chuẩn chi 20 tỷ USD cho các trại chủ nhằm ngăn chặn họ phản ứng. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, tình hình xuất khẩu thực phẩm của Mỹ đã giảm 7% từ tháng 10/2018 đến tháng 4/2019 so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc trong 4 tháng đầu 2019 đã giảm 20.8% so với cùng kỳ năm trước, trong khi nhập khẩu từ Trung Quốc giảm 12.8% tương ứng. Riêng xuất khẩu thịt gà giảm 10% và xuất khẩu đậu tương giảm 32% (từ 15 tỷ USD xuống còn 10 tỷ USD). Nên nhớ đậu tương là sản phẩm chủ yếu của mấy tiểu bang đã ủng hộ Trump (như Iowa, Illinois, Ohio, Nebraska). Chắc Trump lo nếu không ép được Trung Quốc mua đậu tương thì ông sẽ mất nhiều phiếu trong bầu cử sắp tới. Việc hưu chiến không đánh thuế tiếp để tiếp tục đàm phán là một tiến triển tích cực cho thị trường (trong ngắn hạn), nhưng hưu chiến không có nghĩa là cuộc chiến kết thúc. Thuế nhập khẩu trị giá hàng trăm tỷ USD vẫn còn nguyên, và hai bên phải đàm phán để thỏa thuận. Nói cách khác, đây chỉ là hưu chiến tạm thời giữa hai siêu cường kinh tế, chứ không phải là giải pháp lâu dài cho cuộc chiến đang làm ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu. Trump đã nói với báo chí lúc kết thúc hội nghị G-20 tại Osaka rằng không đánh thuế thêm (new taiffs) nhưng vẫn giữ nguyên thuế cũ (existing duties): "Tôi hứa ít nhất lúc này, chúng ta không bỏ thuế đánh vào hàng Trung Quốc, nhưng chúng ta không đánh thuế thêm (300 tỷ USD). Việc hoãn binh này là kết quả đàm phán 80 phút ngày 29/6, nhằm vạch ra lộ trình đàm phán tiếp. Nó gần giống thỏa thuận Trump-Tập tại G-20 Buenos Aires Summit 2018. Cũng như Trump, Tập Cận Bình cần hưu chiến để hoãn binh, vì kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề. Tăng trưởng kinh tế chỉ còn khoảng 6%, chứng khoán sụp đổ và dòng tiền tháo chạy khỏi Trung Quốc khi dân chuyển tiền ồ ạt ra nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài đang rời Trung Quốc và chuyển sang các nước lân cận (như Ấn độ, Việt Nam, Malaysia). Nạn thất nghiệp và lạm phát là hai vấn đề đau đầu đang gây áp lực chính trị đáng kể cho ông Tập, trong khi vòng vây đang xiết chặt về công nghệ đánh vào Huawei và hàng trăm công ty khác, có thể làm tê liệt sức sản xuất và phát triển công nghệ của Trung Quốc. Dư luận cho rằng Trung Quốc đã giành được thắng lợi ngắn hạn (a short-term success) và hai bên đạt được một giải pháp tạm được (second-best solution). Trung Quốc muốn Mỹ bỏ toàn bộ thuế, nhưng lại không muốn cải tổ mô hình kinh tế dựa trên doanh nghiệp nhà nước và bao cấp công nghiệp (industrial subsidies). Trong khi đó, Mỹ muốn duy trì mức thuế (broad tariffs) lên hàng hóa Trung Quốc trong nhiều tháng hay nhiều năm. Vì vậy, thỏa thuận này không rõ ràng, kết cục không đảm bảo, còn nhiều bất định (uncertainty) nên sự khác biệt có thể làm trật đường ray quá trình đàm phán bất cứ lúc nào (A China US Trade Truce Could Enshrine a Global Economic Shift, Keith Bradsher, New York Times, June 29, 2019). G-20 Osaka Summit và Việt nam Báo WSJ trích dẫn số liệu Hải quan Việt Nam cho thấy hàng nhập từ Trung Quốc và xuất sang Mỹ tăng mạnh (trong 5 tháng đầu 2019), chứng tỏ có sự trung chuyển (transshipment) để tránh thuế. Cụ thể, máy tính và hàng điện tử của Việt Nam xuất sang Mỹ tăng 71,6% (lên 1,8 tỉ USD), gấp 5 lần so với tốc độ xuất khẩu trên toàn thế giới, trong khi hàng nhập từ Trung Quốc (cùng danh mục) tăng 80,8% (lên 5,1 tỉ USD), gấp 4 lần tốc độ nhập khẩu trên toàn thế giới. Trong khi đó, máy móc và thiết bị từ Việt Nam xuất sang Mỹ tăng 54,4% (lên 1,7 tỉ USD) so với mức tăng 6,7% trên toàn cầu, và hàng nhập từ Trung Quốc trong cùng thời gian tăng 29,2% (lên 5,7 tỉ USD), gấp 2 lần tốc độ đã được báo cáo. (American Tariffs on China Are Being Blunted by Trade Cheats, Chuin-Wei Yap, Wall Street Journal, June 26, 2019). Gần đây, Hải quan và Biên phòng Mỹ đã xác định được việc trung chuyển bất hợp pháp nhiều hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ qua một số nước như Việt Nam, Malaysia và Philippines. Không lâu sau khi báo WSJ đưa tin trên, ông Trump đã công kích Việt Nam bằng những lời lẽ gay gắt trong cuộc phỏng vấn trực tiếp trên kênh Fox Business Network (26/6/2019): "Việt Nam lợi dụng chúng ta còn tệ hơn Trung Quốc…Việt Nam gần như là kẻ lạm dụng tồi tệ nhất trong số tất cả mọi người" (It's almost the single worst abuser of everybody). Tuy Việt Nam không phải là nước duy nhất bị ông Trump công kích, nhưng tuyên bố này không phải là ngẫu nhiên. Ông Trump có thể dọa, nhưng không loại trừ khả năng Mỹ có thể đánh thuế cao lên hàng Việt Nam (như trước đây Mỹ đã từng đánh thuế cao lên thép và nhôm). Nhiều người thắc mắc tại sao lâu nay ông Trump có vẻ ưu ái Việt Nam nhưng nay lại lên án mạnh như vậy? Có nhiều khả năng ông Trump vừa được báo báo đầy đủ hơn về thực trạng hàng hóa Trung Quốc được tuồn quá nhiều qua Việt Nam để gắn mác "Made in Vietnam" trước khi được trung chuyển sang Mỹ, nhằm tránh thuế quan cao hơn của Mỹ gần đây. Theo điều tra của báo Tuổi Trẻ (24/6/2019), Công ty Điện tử Asanzo đã bị phát giác nhập khẩu các bộ phận và linh kiện hàng hóa từ Trung Quốc, và bóc tem xuất xứ để thay nhãn "Made In Vietnam" (nhằm tránh thuế nhập khẩu vào Mỹ). Trước khi đi Nhật dự họp G-20, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu điều tra xác minh vụ việc và báo cáo kết quả (trước 30/7/2019). Ngày 27/6/2019, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam cũng lên tiếng "Chính phủ Việt Nam kiên quyết ngăn chặn và sẽ xử lí nghiêm các hành vi gian lận thương mại, hàng hóa nước ngoài lấy danh nghĩa hàng Việt Nam để xuất khẩu sang thị trường khác… Tổng cục Hải quan Việt Nam đang có những bước đi cụ thể để ngăn chặn hành vi này". Tuy các phản ứng trên của Việt Nam là cần thiết, nhưng dư luận cho rằng quá ít và quá muộn (too little too late), vì tình trạng gian lận thương mại nói trên đã xẩy ra từ lâu, được cảnh báo nhiều lần, và Asanzo chỉ là "phần nổi của tảng băng chìm". Sẽ là sai lầm tai hại nếu người Việt chủ quan nghĩ rằng Mỹ đang cần Việt Nam (là đối tác khu vực) nên sẽ châm chước bỏ qua cho các hành vi gian lận thương mại nói trên. Ông Trump không chỉ công kích Việt Nam mà còn công kích các đồng minh lớn như Đức và Nhật (trước họp G-20). Việt Nam nên coi cảnh báo này của Trump là nghiêm trọng vì bối cảnh đối đầu Mỹ-Trung còn kéo dài, để tránh bị mắc kẹt vào cuộc chiến thương mại chưa có hồi kết (vừa đánh vừa đàm). Việt Nam nên tuyên bố ngay kế hoạch nhập khẩu thêm hàng hoá Mỹ để giảm thâm hụt thương mại, và có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn việc hàng Trung Quốc tuồn qua Việt Nam để trung chuyển sang Mỹ. Nếu để các công ty gian lận thương mại trục lợi trước mắt, sẽ làm tổn hại đến lợi ích quốc gia lâu dài, vì họ chỉ "thấy cây mà không thấy rừng". Trước chuyến thăm Mỹ sắp tới của lãnh đạo nhà nước, Việt Nam cần điều tra và phạt nặng những sai phạm của Asanzo (và các công ty khác) để nâng cao uy tín với Mỹ về thương mại, đồng thời tăng cường hợp tác với Mỹ để nâng cao việc kiểm soát và tôn trọng sở hữu trí tuệ. Việt Nam cần xem lại chính sách đầu tư FDI chọn lọc hơn, và khuyến khích sinh viên du học Mỹ vì hiện nay nhiều sinh viên Trung Quốc đang bị Mỹ cấm. Về lâu về dài, để tránh xung đột thương mại với Mỹ, Việt Nam cần đổi mới thể chế để có một nền kinh tế thị trường thật sự, và hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân phát triển một cách lành mạnh. Theo chuyên gia kinh tế Phạm Đỗ Chí (BBC, 27/6/2019), Việt Nam nên mua thêm hàng hóa Mỹ để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc, và cần soạn ngay một sách trắng về xuất khẩu trong 5 năm qua (A White Book on Vietnam's exports to the US in the last 5 years) để giải thích về thực trạng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ (như iphone Samsung) vì giá trị thực sự của Việt Nam chỉ có 5-10% (thấp hơn nhiều so với con số thống kê chính thức). Việt Nam cần làm ngay hai việc đó, trước chuyến thăm chính thức của lãnh đạo Nhà nước, vì người Mỹ không biết rõ chuyện này (kể cả các chuyên gia và chính khách). Ông Trump nói Việt Nam mua nhiều than của West Virginia khiến "ông vui", cũng như mua nhiều máy bay Boeing và lập đường bay thẳng sang Mỹ. Việt Nam nên mua xe hơi Mỹ, thiết bị y tế, và nông sản Mỹ như đậu tương, thịt gà, thịt bò và thịt lợn, để gây thiện cảm với Mỹ. Lời cuối Theo Robert Kaplan, Trung Quốc không muốn Mỹ rút khỏi Trung Đông. Nếu Mỹ sa lầy ở Trung Đông, sẽ giúp Trung Quốc dễ kiểm soát Biển Đông và cạnh tranh với Mỹ tại Indo-Pacific. Trung Quốc sẽ rất hài lòng nếu Mỹ đánh Iran và sa lầy tại đó, nên chắc Washington sẽ không dại như vậy. EU cũng không muốn cuộc khủng hoảng Iran sẽ bùng nổ. Mỹ chẳng được gì nếu mất thời gian và nguồn lực can thiệp vào Syria. Ấn Độ và Đài Loan quan trọng hơn nhiều so với Syria và Afganistan. Nếu Trung Quốc thống trị được Đài Loan, họ sẽ thống trị Biển Đông. Vì vậy, Mỹ nên triển khai trên nhiều mặt trận khác như thế giới mạng, quan hệ kinh tế, hải quân, và ngoại giao, mà không cần đến chiến tranh. Quan hệ Mỹ-Trung quá rộng lớn và phụ thuộc lẫn nhau, nên đừng sa vào xung đột quân sự tại một khu vực. (America Must Prepare for the Coming Chinese Empire, Robert Kaplan, National Interest, June 17, 2019). Nhìn toàn cục, Việt Nam tuy thuận lợi trong quá trình nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược với Mỹ (nhân chuyến thăm cấp cao sắp tới), nhưng vẫn còn rủi ro. Điều quan trọng nhất là phải chấn hưng đất nước bằng cải cách thể chế và kiểm soát quyền lực. Trong bối cảnh Mỹ và đồng minh tăng cường hợp tác tuần tra FOPOP với tầm nhìn Indo-Pacific, Việt Nam cần tiếp tục ủng hộ tự do lưu thông hàng hải tại Biển Đông. Về lâu dài, điều đó là thiết yếu để bảo vệ chủ quyền và không gian sinh tồn của mình tại khu vực này, nhằm khai thác dầu khí và hải sản trong chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển (theo nghị quyết 36-NQ/TW). Tham khảo 1. America Must Prepare for the Coming Chinese Empire, Robert Kaplan, National Interest, June 17, 2019 2. Xi Jinping's Trade Conundrum: Why the Chinese Leader Isn't About to Back Down, Christopher Johnson, Foreign Affairs, June 20, 2019 3. American Tariffs on China Are Being Blunted by Trade Cheats, Chuin-Wei Yap, Wall Street Joural, June 26, 2019 4. Trump says trade talks "back on track" after meeting Xi, Kevin Liptak, CNN, June 28, 2019 5. Trump allows US firms to sell technology to Huawei after G-20 talks with Xi, David Lynch, Damian Paletta, David Nakamura, Simon Denyer, Washington Post, June 29, 2019 6. America and China resume talks in a bid to end their trade war, Economist, June 29, 2019 7. A China-US Trade Truce Could Enshrine a Global Economic Shift, Keith Bradsher, NYT, June 29, 2019 8. Winners and losers in Trump's big China trade announcement, WP, June 30, 2019 NQD. 30/6/2019 | ||||||||||
TUYÊN BỐ PHẢN ĐỐI NGƯỢC ĐÃI TÙ NHÂN Posted: 01 Jul 2019 11:52 AM PDT (Đến 7h30 ngày 1.7.2019 có 11 tổ chức, 398 cá nhân ký tên) Những tổ chức xã hội dân sự, và cá nhân đồng ý ký tên, xin gửi họ tên, nghề nghiệp, chức vụ nếu có, nơi cư trú hoăc làm việc về địa chỉ Email: chongnguocdaitunhan@gmail.com (Văn bản này sẽ thu thập chữ ký trong vòng 10 ngày, đưa công khai trên truyền thông, sau đó sẽ gửi tới các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, và các tổ chức quốc tế…) SỰ VIỆC Ngày 26 tháng 6 năm 2019, tù nhân lương tâm (TNLT) Nguyễn Văn Túc được gặp gỡ với vợ ông và hai em ông đi thăm. Bà Bùi Thị Rề vợ TNLT Nguyễn Văn Túc kể lại:"Anh Nguyễn Văn Túc cho biết anh cùng một số anh em TNLT đã và đang tuyệt thực đến nay là ngày thứ 16 để phản đối Trại giam số 6 không cấp quạt khi thời tiết rất nóng –trên 42 độ C–, nhìn Anh rất yếu". Bà Bùi Thị Rề cho biết: "…Anh có dặn tôi, thôi thì anh ở trong này thời tiết khắc nghiệt sống chết không biết ra sao,còn mẹ già rồi thì các em phải thay mặt anh trông nom mẹ, còn anh không chắc có sống đươc mà về với mẹ và các anh em con cháu không, tôi nghe anh nói mà lòng đau thắt lại.." Cùng ngày 26/6/2016, ký giả Trương Minh Đức điện về cho vợ là bà Nguyễn Thị Kim Thanh cũng nói bản thân ông, ký giả Trương Minh Đức, thầy giáo Đào Quang Thực, Nguyễn Văn Túc và tù nhân Trần Phi Dũng (vụ án Bia Sơn) đang tuyệt thực đến ngày thứ 16 phản đối Trại 6, Nghệ An ngược đãi TNLT. (Báo Tuổi trẻ ngày 26 và 27/6/2019 báo động có đợt áp thấp nóng từ đầu tháng sáu, nhiều nơi ở miền Bắc, miền Trung nhiệt độ lên 39-42 độ C…đã có ba người hôn mê cấp cứu ở Bệnh viện 108). Trước đó, ngày 20 tháng 6, tại buổi thăm gặp ở Trại 6, Nghệ An, ký giả Trương Minh Đức nói với bà Nguyễn Thị Kim Thanh rằng một số TNLT đã tuyệt thực 10 ngày qua để phản đối trại giam tháo hết quạt điện trong thời tiết mùa hè nóng bức khắt nghiệt lên trên 42 độ C. Bà Nguyễn Thị Kim Thanh kể trên Facebook ký giả Trương Minh Đức rất yếu, đi không vững, chỉ chực chúi xuống đất, nói không ra hơi và mắt không mở nổi. Ngày 23 tháng 6, bà Nguyễn Thị Kim Thanh đã gửi đơn khiếu nại qua đường bưu điện đến Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm và Viện Kiểm sát Nhân dân Nghệ An cùng Ban Giám thị Trại giam số 6, Nghê An để yêu cầu xem xét tình trạng đơn khiếu nại của một số tù nhân chính trị, và tôn giáo trong đó có chồng bà về việc Trại giam số 6 tháo gỡ quạt điện mà không được trại giam giải quyết, đến mức phải tuyệt thực để phản đối, đến nay chưa được phản hồi giải quyết. Blogger Điếu Cày-Nguyễn Văn Hải từng bị giam giữ ở cả hai Phân trại K1 và K2 tại Trại giam số 6, Nghệ An mô tả lại thời tiết mùa hè ở các phân trại tù này như sau: "Trại giam ở K1 được xây tường bằng đá hộc và gạch đặc dày những 30 phân. Tường của trại giam này thấp và bên trên lợp mái tôn. Đặc biệt, Trại giam K1 lại được xây theo kiểu bát úp, là ngay trên sát trần không có khe thông gió, cho nên hơi nóng cứ lẩn quẩn bên trong mà cái nắng của miền Trung, ở Nghệ An thì nóng khủng khiếp lắm. Đã nắng nóng rồi, nhưng trong không khí còn có gió Lào thổi qua rất nóng và khô rát, thổi vào da thịt là khô quắt luôn. Cây lá ở bên ngoài buồng giam đều bị héo. Có những ngày nắng từ sáng đến trưa thôi mà cây ớt trồng ở sân trại có nửa phần lá và trái tiếp xúc với ánh nắng bị bạc trắng, héo queo, tàn tạ. Bức tường nhà giam bị nắng nung lên như thế thì thường anh em dội nước lên sàn nằm xi-măng lênh láng để làm nguội bớt và khi đó nước nóng như ở trong phòng xông hơi. Ở buồng giam số 1, K1 trại 6, nơi tôi đã ở qua và hiện nay nhốt anh Trần Huỳnh Duy Thức, nằm về hướng Tây và ngay ở đầu hồi mà khi bị nắng chiếu vào đến mức có lúc phải đổ nước cả bên trong bên bên ngoài tường. Nhưng lúc đổ nước như thế thì nước sủi bọt như nước đang sôi. Còn K2, tường thì thấp, mái tôn như thế nhưng dãy nhà đó trên triền đồi trơ trọi và mùa hè cực kỳ nóng vì không có cây cối nào xung quanh cả. Vả lại, trong phòng chỉ có một cái quạt giống như cái quạt gắn trên trần của toa xe lửa, cứ quay đảo đảo, thế mà cái quạt này cũng bị lấy luôn thì anh em chịu sao nổi?" (RFA) Trong tháng trước, khi TNLT Nguyễn Văn Hóa ở Trại giam An Điềm, Quảng Nam bị tra tấn, bị biệt giam, bị ngược đãi trong tù, thì một số tù nhân chính trị và tôn giáoở cùng trại giam An Điềm gồm Nguyễn Bắc Truyển, Hoàng Đức Bình, Nguyễn Thái Bình, Lê Đức Động cũng đã tuyệt thực trong nhiều ngày để phản đối Trại giam An Điềm (5/2019). Vào giữa tháng 6/2019 khi gia đình các TNLT đi thăm gặp TNLT ở Trại giam Hà Nam đã cho truyền thông biết các TNLT Nguyễn Viết Dũng, Phan Kim Khánh, Lê Đình Lượng, Nguyễn Thanh Tùngcũngbị kỷ luật, bị ngược đãi, bị cùm, bị biệt giam chỉ vì họ gặp nhau thảo luận viết đơn khiếu nại Trại giam Nam Hà đòi quyền lợi chính đáng cho TNLT. NHẬN ĐỊNH Rõ ràng vụ tháo quạt tại phòng giam TNLT đúng vào mùa nắng nóng trên 42 độ C ở Trại giam số 6 Nghệ An; vụ đánh đập tù nhân và biệt giam tù nhân Nguyễn Văn Hóa ở Trại giam An Điềm, Quảng Nam; vụ cùm biệt giam TNLT Nguyễn Viết Dũng, Phan Kim Khánh, Lê Đình Lượng, Nguyễn Thanh Tùng chỉ vì họ gặp nhau lúc lao động thảo luận khiếu nại đòi quyền lợi chính đáng của tù nhân ở Trại giam Hà Nam là những hành vi ngược đãi, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo với TNLT của các Trại giam có tên trên. Cán bộ Giám thị các Trại giam trên đã vi phạm Công ước Chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người mà Việt Nam đã ký kết. Căn cứ vào Điều 12, Điều 13 Công ước Chống tra tấn của LiênHợp Quốc: "Điều 12. Mỗi quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng các cơ quan có thẩm quyền của mình sẽ tiến hành điều tra khẩn trương và khách quan mỗi khi có cơ sở hợp lý để tin rằng việc tra tấn đã xảy ra trên lãnh thổ thuộc quyền tài phán của mình. Điều 13. Mỗi quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng bất kỳ cá nhân nào cho rằng họ bị tra tấn trên lãnh thổ thuộc quyền tài phán của mình đều có quyền khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền của nước đó, và và được những cơ quan này xem xét một cách khẩn trương và khách quan. Quốc gia đó cũng phải thực hiện các biện pháp để bảo đảm rằng người khiếu nại và nhân chứng được bảo vệ tránh sự ngược đãi hay hăm doạ vì như là hậu quả của việc khiếu nại hoặc cung cấp bằng chứng." TUYÊN BỐ Từ các sự việc, nhận định với căn cứ trên chúng tôi những Tổ chức và cá nhân ký tên dưới đây TUYÊN BỐ PHẢN ĐỐI NGƯỢC ĐÃI TÙ NHÂN (bao gồm TNLT), và yêu cầu các ông Bộ trưởng Bộ Công an, ông Bộ trưởng Bộ Tư pháp, ông Thủ tướng Chính phủ, ông Chủ tịch nước và bà Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam: 1. Ra lệnh chấm dứt ngay lập tức các hành vị ngược đãi Tù nhân bao gồm TNLT ở tất cả các Trại giam trên phạm vi toàn nước CHXHCN Việt Nam, đặc biệt là Trại giam số 6 Nghệ An và một số trại giam nêu trên. 2. Khẩn trương cử phái đoàn đến các trại giam nêu trên để thanh tra, kiểm tra chấn chỉnh kỷ luật, hoặc truy tố những cán bộ trại giam vi phạm Công ước Chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người mà Việt Nam đã ký kết. Chúng tôi cũng kêu gọi các Tổ chức Quốc tế, các nước trên thế giới lên tiếng và có những biện pháp thích hợp với nhà cầm quyền Việt Nam, yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam thực thi Công ước Chống tra tấn như đã ký kết. Làm tại Sài Gòn, ngày 28 tháng 6 năm 2019 Những tổ chức xã hội dân sự, và cá nhân đồng ý ký tên, xin gửi họ tên, nghề nghiệp, chức vụ nếu có, nơi cư trú hoăc làm việc về địa chỉ Email: chongnguocdaitunhan@gmail.com (Văn bản này sẽ thu thập chữ ký trong vòng 10 ngày, đưa công khai trên truyền thông, sau đó sẽ gửi tới các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, và các tổ chức quốc tế…) Tổ chức 1. Nhóm Vì Môi Trường. Đại diên: bà Nguyễn Thị Bích Ngà, nhà báo tự do, SG 2. Tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders- DTD). Đại diện: Vũ Quốc Ngữ, Ths - giám đốc 3. Phong trào Liên đới Dân oan. Đại diện: bà Trần Ngọc Anh, BR-VT 4. Hội thánh Mennonite Cộng đồng. Đại diện : Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng 5. Hội Dân oan ba Miền (Dân oan Việt Nam). Đại diện: ông Nguyễn Trường Chinh, Phó Chủ tịch Hội 6. Hội Anh Em Dân Chủ. Đại diện: Ls Nguyễn Văn Đài 7. Hội Bầu bí tương thân. Đại diện: Nguyễn Lê Hùng 8. Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự. Đại diện: TS Nguyễn Quang A 9. Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam. Đại diện: Bs Nguyễn Đan Quế 10. Giáo xứ Mỹ Khánh, GP Vinh. Đại diện: Linh mục Anton Đặng Hữu Nam 11. Báo Người Việt Xa Quê Info (nguoivietxaque.info) . Đại diện: Nguyễn Thi Cá nhân 1. Nguyễn Đại, kỹ sư XD, Sài Gòn 2. Võ Hồng Ly, nhân viên văn phòng, Q2, Sài Gòn 3. Trần Phương, kinh doanh tự do, Sài Gòn 4. Lê Bảo Nhi, nhà báo tự do, Sài Gòn 5. Hoàng Dũng, PGS TS, Sài Gòn 6. Hoàng Hưng, nhà báo- nhà thơ, Sài Gòn 7. Kha Lương Ngãi, nhà báo, TV CLB LHĐ, Sài Gòn 8. Tuấn Khanh, nhạc sỹ, Sài Gòn 9. Nguyễn Tấn, kinh doanh tự do, Sài Gòn 10. Ngô Thị Thứ, giáo viên hưu trí, Q. Thủ Đức, Sài Gòn 11. Nguyễn Duy Tân, Lm Giáo phận Xuân Lộc, Đồng Nai 12. Nguyễn Vũ Bình, nhà báo, cựu TNLT, Hà Nội 13. Nguyễn Văn Đài, luật sư, cựu TNLT, CHLB Đức 14. Vũ Quốc Ngữ, Ths- giám đốc Tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders- DTD) 15. Nguyễn Thị Kim Chi, NSUT, TV CLB LHĐ, Sài Gòn 16. Võ Văn Tạo, nhà báo, Nha Trang 17. Nguyễn Văn Hải, Blogger Điếu Cày, cựu TNLT, sống tại Hoa Kỳ 18. Trần Bang, kỹ sư MXD, TV CLB LHĐ, Sài Gòn 19. Nguyễn Mạnh Hùng, Mục sư Tinh Lành, Thủ Đức, SG 20. Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo, Hà Nội 21. Nguyễn Thúy Hạnh, nhà hoạt động xã hội, Quỹ 50k 22. Hoàng Hà, giáo viên hưu trí, Hà Nội 23. Nguyễn Thanh Loan, giáo viên tự do, Sài Gòn 24. Trịnh Toàn, kinh doanh tự do, Sài Gòn 25. Nguyễn Thị Bích Ngà, nhà báo tự do, Sài Gòn 26. Ngô Thị Hồng Lâm, nghiên cứu viên về hưu, BR-VT 27. Nguyễn Thị Thương Huyền, lao động tự do, Q. Gò Vấp, SG 28. Cấn Thị Thêu, dân oan Dương Nội, cựu TNLT, HN 29. Trịnh Bá Phương, kinh doanh tự do, Dương Nội, HN 30. Trịnh Bá Tư, kinh doanh tự do, Dương Nội, HN 31. Trịnh Bá Khiêm, cựu TNLT, Dương Nội, HN 32. Chu Vĩnh Hải, nhà báo độc lập, TP Vũng Tàu, BR-VT 33. Phạm Nguyên Trường, dịch giả, TP Vũng Tàu, BR-VT 34. JB Nguyễn Hữu Vinh, nhà báo độc lập, Hà Nội 35. Nguyễn Đăng Vũ, kinh doanh tự do, Sài Gòn 36. Nguyễn Trường Chinh, dân oan, Kim Thành, Hải Dương 37. Lê Thăng Long, doanh nhân, cựu TNLT, Sài Gòn 38. Trịnh Đình Hòa, hưu trí, Hà Nội 39. Nguyễn Thị Tâm, dân oan, Dương Nội, Hà Đông 40. Đặng Bích Phượng, hưu trí, Hà Nội 41. Nguyễn Thị Hiền, nội trợ, TP Vũng Tàu, BR-VT 42. Nguyễn Thị Minh Hương, thợ may, Củ Chi, Sài Gòn 43. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, TV CLB LHĐ, Sài Gòn 44. Nguyễn Mê Linh, hưu trí, Sài Gòn 45. Bùi Nghệ, hưu trí, Q. Tân Bình, Sài Gòn 46. Lê Xuân Trúc, lao động tự do, Bình Thuận 47. Lê Ngọc Thanh, Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế, SG 48. Dương Kim Khải, Mục sư Tin Lành, cựu TNLT, SG 49. Nguyễn Công Thanh, lao động tự do, Hòa Hưng, Q.10, SG 50. Nguyễn Đình Ấm, nhà báo, Q.Long Biên, Hà Nội 51. Thùy Linh, nhà văn, Hà Nội 52. Trần Minh Thảo, viết văn, Bảo Lộc, Lâm Đồng 53. Phạm Ngọc Minh, kiến trúc sư, Hà Nội 54. Nguyễn Nghiêm, thợ hớt tóc, TP Hòa Bình, Hòa Bình 55. Trần Vũ Anh Bình, nhạc sĩ, cựu TNLT, Q.3, Saì Gòn 56. Đỗ Tuấn Anh, lao động tự do, Bắc Giang 57. Phan Ngọc Bửu Châu, nấu ăn, Hiệp Thành, Bạc Liêu 58. Ngô Kim Hoa ( Sương Quỳnh), nhà báo tự do, Sài Gòn 59. Lại Thị Ánh Hồng, nghệ sĩ, Sài Gòn 60. Đỗ Việt Khoa, giáo viên chống gian lận thi cử, Hà Nội 61. Nguyễn Đăng Hưng, Giáo sư Danh dự Đại học Liège, sống ở Sài Gòn 62. Đặng Đăng Phước, giáo viên, Đăk Lăk 63. Nguyễn Tiến Dân, nhà giáo, Hà Nội 64. Bạch Ngọc Quý, kinh doanh tự do, Hà Nội 65. Nguyễn Tường Thụy, nhà báo Độc lập, Hà Nội 66. Đỗ Mạnh Tiến, người Việt, quốc tịch Tân Tây Lan 67. Nguyễn Viễn, cử nhân kinh tế, kinh doanh tự do, Hà Nội 68. Ngô Ngọc Hân, kỹ sư hưu trí, Q. Bình Thạnh, TPHCM 69. Nguyễn Quang Hòa, nghệ sỹ xăm hình nghệ thuật, TP Vinh, Nghệ An 70. Trần Bích, giáo viên, Đồng Phú, Bình Phước 71. Nguyễn Văn Lịch,cựu lính xe tăng, Q. Đống Đa,Hà Nội 72. Nguyễn Thiết Thạch, lao động tự do, TPHCM 73. Đoàn Thị Thu Tâm, công chức hưu trí, TP Biên Hòa, Đồng Nai 74. Nguyễn Quang A, TS nhà nghiên cứu - dịch giả, Hà Nội 75. Nguyễn Khắc Mai, nhà nghiên cứu, Trung Tâm Minh Triết, Hà Nội 76. Nguyễn Ngọc Lanh, GS Nhà Giáo Nhân Dân, Hà Nội 77. Nguyễn Lai, cựu giáo viên, TP Nha Trang, Khánh Hòa 78. Phạm Anh Tuấn, dịch giả, Hà Nội 79. Nguyễn Tuấn Anh, cựu Sỹ quan chống TC, TP Việt Trì, Phú Thọ 80. Hồ Ngọc Nhuận, nguyên UVMTTQ VN, nguyên Phó Chủ tịch MTTQ TPHCM 81. Đào Công Tiến, PGS TS, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐHKT TPHCM 82. Nguyễn Thị Hà, kinh doanh tự do, TX Từ Sơn, Bắc Ninh 83. Uông Đình Đức, kỹ sư cơ khí, Q.1, TPHCM 84. Bùi Minh Chính, hiện cư trú tại Liên bang Thụy Sĩ 85. Nguyễn Hương Lan, lao động tự do, Hà Nội 86. Trần Hùng, công nhân xây dựng, TP Rạch Giá, Kiên Giang 87. Bùi Minh Quốc, nhà thơ - nhà báo, TP Đà Lạt, Lâm Đồng 88. Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An 89. Nguyễn Sĩ Ninh, thợ sửa ống nước, Hải Phòng 90. Nguyễn Huy Cảnh, lao động tự do, Q.9, Sài Gòn 91. Lư Văn Bảy, cựu TNLT, Kiên Giang 92. Nghê Lữ, nhà báo, San Jose Hoa Kỳ 93. Tô Lê Sơn, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, SG 94. Trần Đăng Quang, lao động tự do, Hà Nam 95. Nguyễn Trọng Bách, kỹ sư, Nam Định 96. Trần Minh Quốc, nhà giáo hưu trí, Sài Gòn 97. Nguyễn Phú Yên, nhà văn, Thủ Đức, Sài Gòn 98. Tương Lai, GS, nguyên Viện trưởng Viện Xã Hội Học VN 99. Lê Công Giàu, Phong trào HSSV trước 1975, hưu trí tại TPHCM 100. Nguyễn Thanh Trúc, lao động tự do, Sài Gòn 101. Huỳnh Thị Kim Nga, buôn bán, TP Buôn Mê Thuột, Đăklak 102. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng Thư ký Hội trí thức yêu nước TPHCM 103. Võ văn Thôn, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp tp HCM 104. Nguyễn Văn Kết, nguyên thư ký của Bộ trưởng Mai Chí Thọ 105. Phạm Quốc Hưng, kinh doanh tự do, TP Biên Hoà, Đồng Nai 106. Trần Đức Thạch, nhà thơ, cựu TNLT, Nghệ An 107. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, nội trợ, Tampere Phần Lan 108. Vũ Thị Kim Chi, nhân viên VP, Đồng Nai 109. Trần Văn Huỳnh (cha của TNLT Trần Huỳnh Duy Thức ởTrại giam 6, Nghệ An), công chức hưu trí, Sài Gòn 110. Nguyễn Xuân Lượng, nhân viên văn phòng, Hà Nội 111. Phùng Quỳnh Thư, hưu trí, Sài Gòn 112. Song Lộc, giáo viên, TPHCM 113. Lưu Chí Kháng, lao động tự do, Yên Thành, Nghệ An 114. Nguyễn Thị Ánh Tuyết, doanh nhân tự do, Hà Nội 115. Ngô Thị Quyên, biên tập viên, Bà Rịa Vũng Tàu 116. Danh Đức Kiên, lao động tự do, Q. Cầu Giấy, Hà Nội 117. Phan Văn Minh Tiến, sinh viên, Hà Nội 118. Lê Đính Kim Thoa, vợ của TNLT Trần Huỳnh Duy Thức, Sài Gòn 119. Triệu Mây, nhạc sĩ Du Ca Việt Nam- Sài Gòn, SG 120. Trương Văn Dũng, nhà hoạt động xã hội, Hà Nội 121. Vi Đức Hồi, cựu GĐ trường đảng Hữu Lũng, cựu TNLT, Lạng Sơn 122. Trương Văn Kim, dân oan, cựu TNLT, Di Linh, Lâm Đồng 123. Lê Thị Vân, dân oan Đồng Linh, Hải Phòng 124. Phùng Văn Phụng, giáo viên, hưu trí, Houston Texas, Hoa Kỳ 125. Phan văn Phong, cử nhân Tài chính, Hoàn Kiếm - Hà Nội 126. Nguyễn Xuân Châu, y tá, USA 127. Võ Thị Bạch Nga, công nhân, Melbourne, Australia 128. Trịnh Thu Tâm, hưu trí, P.Tân Kiểng, Q.7, TPHCM 129. Ngô Văn Hiền, kỹ sư xây dựng, Sài Gòn 130. Trần Thị Thảo, giáo viên nghỉ hưu, Hà Nội 131. Lê Hùng Mạnh, hưu trí, TP Biên Hòa, Đồng Nai 132. Phan Thị Châu, cựu phóng viên báo Phụ Nữ TPHCM, Q.2,TPHCM 133. Phùng Thị Ly, dân oan Thạnh Hóa, Long An 134. Nguyễn Văn Thanh, cử nhân kinh tế, Q.12, Sài Gòn 135. Lê Thúy Bảo Liên, nhà báo, TP Trà Vinh, Trà Vinh 136. Phạm Thành, nhà văn- nhà báo, Hà Nội 137. Nguyễn Tuyết Lan, hưu trí, TP Nha Trang, Khánh Hòa 138. Phạm Xuân Yêm, GS Đại học Paris Sorbonne, Pháp 139. Nguyễn Cường, tư vấn và môi giới Bất động sản, Praha, CH Séc 140. Đoàn Hòa, phiên dịch, Cộng Hòa Séc 141. Trịnh Thuỳ Mai, doanh nhân - Thuỵ Điển 142. Nguyễn Mạnh Khoa, doanh nhân - Thuỵ Điển 143. Trương Lê Khanh, lao động, Q.Tân Phú, TPHCM 144. Đỗ thị Ngọc Anh , Bạch đằng , Q Hai bà trưng , Hà nội 145. Hồ Văn Huy, kinh doanh tự do, Quỳnh Lưu, Nghệ An 146. Kiet Nguyen, công nhân, USA 147. Nguyễn Quang Vinh, Sĩ quan quân đội nghỉ hưu, Đội Cấn, Hà Nội 148. Chu Thị Thanh Nga, nhân viên văn phòng, Q.Từ Liêm, Hà Nội 149. Tuan Truong, Machinist, Garden Grove, USA 150. Vũ Văn Hùng, cựu tù chính trị, Hà Nội 151. Trần Văn Toàn, P.Trung Hoà, Q.Cầu Giấy, Hà Nội 152. Ngô Thái Hưng, kỹ sư, Cty CP Kỹ thuật công trình Việt Nam, Hà Nội 153. Phạm Thanh Nghiên, blogger, cựu TNLT, Sài Gòn 154. Huỳnh Anh Tú, blogger, cựu TNCT, Sài Gòn 155. Nguyễn Nguyên Bình, nhà văn, Hà Nội 156. Nguyễn Thiện Nhân, kế toán, Bình Dương 157. Hoa Nguyen, kỹ sư, Florida USA 158. Nguyễn Hoài Thu, lao động tự do, Tân Kỳ, Nghệ An 159. Nguyễn Văn Hùng, Linh mục tại BaDe Dist, Taoyuan city. Taiwan 160. Angelina Trang Huynh, Washington D.C, Hoa Kỳ 161. Đinh Đức Long, tiến sĩ, bác sĩ, Sài Gòn 162. Huỳnh Thu Thanh, kỹ sư đài THTP, giáo viên Anh ngữ, TPHCM 163. Huỳnh Thục Vy, Buôn Hồ, Đăklak 164. Thanh Tam Nguyen, Portland, Hoa Kỳ 165. Nguyễn Đan Quế, BS cựu GĐ Khoa Nội, BV Chợ Rẫy, cựu TNLT, SG 166. Hứa Văn Tài, thợ điện, Đà Nẵng 167. Nguyễn Thị Khánh Trâm, hưu trí, TPHCM 168. Đàm Ngọc Tuyên, nhà báo tự do, Quảng Ngãi 169. Trần Thị Hoan, cựu giảng viên ĐH, TPHCM 170. Nga Lê, Montreal QC Canada 171. Vũ Văn Hoà hiện cư ngụ tại Hoa Kỳ 172. André Menras Hồ Cương Quyết, cựu TNCT chế độ cũ, Nhà giáo Pháp Việt 173. Lại Đình Huy, lao động tự do, Sài Gòn 174. Đặng Văn Tiến, kỹ thuật viên điện ảnh, Sài Gòn 175. Hoàng Văn Ứng, cựu chiến binh, TP Hải Dương 176. Bùi Thị Mình Trâm, nội trợ, Q.Gò Vấp, TPHCM 177. Hoàng Hạc, Senior tech@ Pratt & Whitney, Hartford Connecticut USA 178. ThanhTam Nguyen, Blogger/Facebooker, Cựu Phó Chủ Tịch Cộng Đồng VN/Oregon, Hoa Kỳ. 179. Đỗ Thị Thanh Vân, quản lý nhà hàng, Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng 180. Trần Quang Ngọc, kỹ sư hưu trí, Stuttgart, CHLB Đức 181. Anhngoc B. Le, McDonough , GA USA 182. Phạm Anh Cường, kỹ sư, Sài Gòn 183. Song Vinh, kỹ sư, Texas, Hoa Kỳ 184. Thảo Ly, Blogger Tự do, Texas, Hoa Kỳ 185. Nguyễn Hoài Xuân, California, Hoa Kỳ 186. Nguyễn Thanh Thuý, nhân viên, Q1, Sài Gòn 187. Domininic Pham, hưu trí, Garden Grove, CA 92840, USA 188. Ngô Thị Kim Cúc, nhà văn-nhà báo, Sài Gòn 189. Nguyễn Hoàng Ngân, kinh doanh tự do, Sài Gòn 190. Lê Văn Tâm, nguyên chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Nhật Bản 191. Đoàn công Nghị, lao động tự do, Trường sa, TP Nha Trang 192. Huỳnh Quang Minh, cử nhân kinh tế, Quảng Nam 193. Huỳnh Sơn Phước, nguyên Phó TBT Báo Tuổi Trẻ TPHCM 194. Lucia cao, Minnesota, USA 195. Đoàn Thị Hương, lao động tự do, TPHCM 196. Đặng Doanh, kinh doanh tự do, Đắk Nông 197. Trần Thanh Vân, KTS, Hà Nội 198. Nguyễn Đông Yên, GS Toán học, Hà Nội 199. Nguyễn Xuân Diện, TS Ngữ văn, Hà Nội 200. Diệp Tú Cường, kinh doanh tự do, TP Bà Rịa, BR-VT 201. Lê Trọng Hoàn, kỹ sư, Hưng Yên 202. Tống Mạnh Hà, kinh doanh tự do, Hàng Lược, Hà Nội 203. Vũ Thạch, kỹ sư, Sài Gòn 204. Trần Thị Lệ Thủy, nội trợ, Q.9, Sài Gòn 205. Vũ Phong, shipper, sống tại Sài Gòn 206. Nguyễn Thị Kim Thoa, bác sĩ, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, TPHCM 207. Chu Sơn, nhà thơ tự do, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, TPHCM 208. Nguyễn Ngọc Thành, kinh doanh, Biên Hoà, Đồng Nai 209. Vũ Thị Mai, buôn bán, Hà Nội 210. Nguyễn Kim Khánh , lao động tự do, Sài Gòn 211. Nguyễn Bá Việt, nhân viên văn phòng, TPHCM 212. Trịnh Ngọc Khánh, kiến trúc sư, Sài Gòn 213. Nguyễn Thị Hương, hưu trí, Quận Tây Hồ, Hà Nội 214. Nguyễn Thị Ngân, làm bánh, Nghệ An 215. Khoa Lê, cựu nghiên cứu sinh, San Diego Hoa Kỳ 216. Vicky Tuyền Nguyễn, mua bán và đầu tư bất động sản, Hoa Kỳ 217. Nguyễn Việt Bằng, lao động tự do, Hải Dương 218. Lê Mâu, Florida, USA 219. Hoàng Anh Tuấn, San Jose, CA, USA 220. Hoàng Ngọc Lĩnh, hưu trí, Canada 221. Lê đình Phương, lao động tự do, Sài Gòn 222. Lê Quang Huy, cựu giáo chức, Sài Gòn 223. Huỳnh Duy Nương, MC - ca sĩ, nguyên quán Sài Gòn 224. Ngô Tuấn Quang, lao động tự do, Dubai, UAE 225. Hà Sĩ Phu, TS Sinh học. CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt 226. Nguyễn Thiên Nghĩa, kinh doanh, Q.Bình Thạnh, TPHCM 227. Vĩnh Thanh, hưu trí, Temecula, California USA 228. Nguyễn Minh Hùng, sinh viên, Hà Nội 229. Phạm Thị Ngọc Hoa, nội trợ, Sài Gòn 230. Nguyễn Hữu Duy, nhân viên văn phòng, Sài Gòn 231. Phạm Thị Uyên, kinh doanh, Di Linh, Lâm Đồng 232. Lê Anh Dũng, kinh doanh tự do, Hải Phòng 233. Lê Thanh Tùng, kinh doanh tự do, Q.Tân Bình, Sài Gòn 234. Ngô Bích Hằng, nhà giáo dục, Lawrenceville, New Jersey, Hoa Kỳ 235. Vũ Ngọc Hưng, kinh doanh tự do, Q.Gia Lâm, Hà Nội 236. Nguyễn Huy Hoàng, cựu SQ.TQLC/VNCH, Q.1 Sài Gòn 237. Trần Thị Diệu Liên, hưu trí, Q. Phú Nhuận, Sài Gòn 238. Lê Thị Thập, công nhân, vợ TNLT Lưu Văn Vịnh, Sài Gòn 239. Thái Văn Dung, lao động tựu do, cựu TNLT, Nghệ An 240. Ngô Đăng Vinh, kinh doanh, Hà Nội 241. Bùi Mạnh Tiến, lái xe, phường Sao Đỏ, TP Chí Linh, Hải Dương 242. Nguyễn Thái Bình, hưu trí, Hà Nội 243. Nghiêm Sĩ Cường, kinh doanh, Hà Nội 244. Nguyễn Tuấn, lao động tự do, TP Biên Hoà, Đồng Nai 245. Hoàng Lâm, Software Engineer, Virginia, USA 246. Hà Quang Vinh ,hưu trí, Q.11, TPHCM 247. Đoàn Bảo Châu, nhà văn, Hà Nội 248. Nguyễn Hồng Kiên, nghiên cứu viên, Hà Nội 249. Hà Dương Tường, nhà giáo về hưu, Pháp 250. Nguyễn Văn Dũng, đường Hùng Vương, TP Việt Trì, Phú Thọ 251. Thận Nhiên, nhà văn, ngụ ở Mỹ 252. Trần Diễm Thuý, nha sĩ, Sài Gòn 253. Trương Minh Tuấn, kinh doanh, TP Biên Hòa, Đồng Nai 254. Phạm Vũ Quanh, kiến trúc sư, SG 255. Phan Ngọc, công nhân, Canada 256. Mai thái Thanh Vân, làm hãng Honeywell, USA 257. Nguyễn Hoàng Vi, mạng lưới Blogger, Sài Gòn 258. Võ Ngọc Thanh, GV về hưu, Lâm Đồng 259. Trần Tiến Dũng, nhà thơ, Sài Gòn 260. Jesus Tran, chuyên viên thiết kế đồ họa, USA 261. Trần Xuân Hoài, lao động tự do tại Hà Nội 262. Nguyễn Văn Hùng, công nhân tại Thủ Dầu Một, Bình Dương 263. Triệu Thị Kim Loan, giáo viên về hưu, TPHCM 264. Lê Thị Công Nhân, luật sư, Hội BBTT, Hà Nội 265. Ngô Duy Quyền, kỹ sư cơ khí, Hội BBTT, Hà Nội 266. Nguyễn Lê Hùng, hưu trí, Hội BBTT, Hà Nội 267. Trịnh Minh Công, công nhân, Tiền Giang 268. Ngô yên Thái , nhạc sĩ . Cư trú tại Montreal , Canada 269. Đậu Đan Vương, lao động tự do, Sài Gòn 270. Lê Phước Dạ Đăng, làm thơ- viết văn, Sài Gòn 271. Nguyễn Hữu Phẩm lao động tự do tại Ninh Thuận 272. Trần Đình Ly, kỹ sư tin học, phường Nghĩa Chánh, Tp Quảng Ngãi 273. LamDong Vu, kỹ sư, Riverside, CA, USA 274. Đỗ Lan Phương, kinh doanh, sống tại CH Sec 275. Nguyễn Minh Tuấn, kỹ thuật viên chế tạo máy, Germany 276. Lã Tuấn Anh, kỹ sư Cơ khí, TP Biên Hòa, Đồng Nai 277. Hồ Ngọc Dũng, làm ruộng, Đồng văn, Tân Kỳ, Nghệ An 278. Hoàng Minh , làm tự do tại Biên Hòa, Đồng Nai 279. Nguyễn Lê Minh-Hùng làm tại Kaman RWG Germany GmbH, Bayern, Germany 280. Lê Thanh Trưởng, làm tự do, TP Đà Nẵng 281. Bùi Thị Minh Hằng . cựu TNLT, đường Lê Hồng Phong, TP Vũng Tàu 282. Võ Ngọc Ánh, công dân VN, đang sống tại Washington, Hoa Kỳ 283. Phạm Xuân Dương, Q. Long Biên, Hà Nội 284. Truong The Minh, công nhân, Seattle, Washington USA 285. Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà văn, Kiến An - Hải Phòng 286. Nguyễn Thị Nga, nội trợ, Kiến An- Hải Phòng 287. Trịnh Hồng Trang, giáo viên hưu trí, Q. Ba Đình, Hà Nội 288. Nguyễn Đạt, làm tự do, TP Hạ Long, Quảng Ninh 289. Trần Phong, nội trợ, USA 290. Phạm Quang Tuấn, hưu trí, Sydney, Úc 291. Nguyễn Thị Thùy Dương, đang thất nghiệp, Q.Thủ Đức, TP HCM 292. Vũ Lan Vy, phụ tá nha khoa, Q.Tân Phú, TP HCM 293. Sư cô Thích Nữ Đàm Thoa - Sư oan trụ trì chùa Non Đào, Tiến Sơn Đông, Hợp Đức, H.Tân Yên, Bắc Giang 294. Trần Công Tâm, hưu trí, Sài Gòn 295. Cao Thin, công nhân, CHLB Đức 296. Phan H Phương, hưu trí, California, USA 297. Nguyễn Tấn Cứ, nhà thơ, Sài Gòn 298. Lê Phú Chương, sản xuất - kinh doanh, Q.8, Sài Gòn 299. Trương Long Điền, công chức về hưu, TP Long Xuyên, An Giang 300. Biên Vũ, làm tự do, Hưng Yên 301. Huỳnh Van Dung, kiến trúc sư, Q.9, TP HCM 302. Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà giáo, Sài Gòn 303. Nguyễn Đình Sĩ, KS xây dựng, Canada 304. Loan K. Bui-Zisk (Grapeshotcain), quản trị chăm sóc y tế (healthcare administration), Sacramento, California, USA 305. Tran Dinh, làm tự do, TPHCM 306. Nguyễn Thị Bích Thuỷ, nhân viên văn phòng, Q.7, Sài Gòn 307. Lê Trung Tuấn, kỹ sư Cơ khí về hưu, Filderstadt, Germany 308. Phan Hữu Thái Bình, kỹ sư điện, làm tự do, Sài Gòn 309. Lê Thụy Diễm, làm tự do, phường Long Hương, TP Bà Rịa, BR-VT 310. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Blogger, Houston, Texas, Hoa Kỳ 311. Nguyễn Xuân Thọ, kỹ sư truyền thông, Cologne, CHLB Đức 312. Lê Thanh Huy, chuyên viên tư vấn, Sài Gòn 313. Lê Xuân Diệu, kinh doanh, P. Eatam, TP Buôn Mê Thuột, Daklak 314. Trịnh Kim Thuấn, nông dân, An Giang 315. Nguyễn Mạnh Dương, P.Hồng Hà, TP Hạ Long, Quảng Ninh 316. Lê Trung Sơn, kinh doanh tự do, Q.Ba Đình, Hà Nội 317. Nguyễn Tiến Đạt, lao động tự do, Sài Gòn 318. Nguyễn Xuân Phương, Linh mục quản xứ Lâm Xuyên, GP Vinh 319. Lê Văn Sơn, cựu TNLT, Portland, Oregon, Hoa Kỳ 320. Nguyễn Thị Huần, dân oan, huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc 321. Phạm Công Nhiệm, bác sĩ nghỉ hưu, P. Trung Tự, Q. Đống Đa, HN 322. Võ Thị Hảo, nhà văn, Berlin, CHLB Đức 323. Nguyễn Tiến Đạt, lao động tự do, Sài Gòn 324. Phan Thị Lệ Hòa, Q. Bình Thạnh, TP HCM 325. Nguyễn Thanh Tịnh, kinh doanh, Bình Dương 326. Huỳnh Hoàng Nhật, lao động tự do, Sài Gòn 327. Phùng Cường, kỹ sư cơ khí, Berlin, CHLB Đức 328. Mộc Lan, Sydney – Australia 329. Nguyễn Thị Mỹ Hương, bác sĩ, Sài Gòn 330. Nguyễn Thanh Hùng, lao động tự do, Q.Bình Chánh, TPHCM 331. Đỗ Kim Cúc, nội trợ, Sài Gòn 332. Phạm Quang Hoa, bác sĩ, Đà Lạt, Lâm Đồng 333. Đoàn Huy Chương, công nhân, cựu TNLT, Đồng Nai 334. Đinh Quang Tuyến, kinh doanh tự do, Q.8, Sài Gòn 335. Đào Thu Huệ, giảng viên ĐHQG, Hà Nội 336. Nguyễn Thị Kim Thủy, dân oan, Tiền Giang 337. Hoàng Trọng Mẫn, kinh doanh thiết bị cơ giới, Đà Nẵng 338. Hồ Hương Giang, lao động tự do, TPHCM 339. Trần Công Thắng, bác sĩ, cư ngụ Kristiansand Na-Uy 340. Nguyễn Đình Quát, sinh sống tại Germany 341. Thong Van Ta, công chức, Stavanger Norway 342. Đỗ Trường Giang, lao động tự do, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa 343. Trần Duy Bình, làm việc tự do, Q. Thanh Khê, TP Đà Nẵng 344. Trần Duy Chiến, đội trưởng xây dựng viễn thông, TPHCM 345. Tiêu Dao Bảo Cự, nhà văn tự do, Đà Lạt 346. Lục Minh Thanh, cử nhân Luật, Q. Bình Thạnh, Sài Gòn. 347. Văn Hiền, lập trình viên, Bình Thuận 348. Nguyễn Trạch Công, lao động tự do, Nghệ An 349. Lê Dũng (Le Dung vova), nhà báo CHTV, Hà Nội 350. Phan Thị Tuyết Hoa, nội trợ, Đà Nẵng 351. Nguyễn Hữu Toàn, PGS.TS.BS - Đà Nẵng 352. Nguyễn Ngọc Sơn, bác sĩ nghỉ việc, Bà Rịa Vũng Tàu 353. Nguyễn Thị Bích Hoa, nội trợ, Bà Rịa Vũng Tàu 354. Phạm Bảo Hương, kinh doanh, Biên Hòa đồng nai 355. Kevin Phạm, công nhân, Mỹ 356. Tony Phạm , sinh viên, Mỹ 357. Trang Nguyen, thợ Nail, Mỹ 358. Ngoc Phan, công nhân,Toronto Canada 359. Phạm Đoan Trang, nhà báo, Luật Khoa Tạp chí, SG 360. Hà Xuân Hải, nghệ sỹ CLB Văn nghệ sỹ xứ Đoài, Hà Nội 361. Nguyễn Đức Toàn, kinh doanh tư nhân, TP HCM 362. Nguyễn Thanh Phụng, lao động tự do, Pleiku, Gia Lai 363. Nguyễn Thị Lan, nông dân , Mộc Châu, Sơn La 364. Trần Nghi Hoàng, nhà văn, nhà báo, Pennsylvania, Hoa Kỳ 365. Khánh Phương, nhà văn, nhà báo, Pennsylvania, Hoa Kỳ 366. Trịnh Thị Uyên, nội trợ, P.Tân Hưng Thuận, Q.12, TPHCM 367. Ngô Xuân Phương, buôn bán, Đà Nẵng 368. Nguyễn Tấn Nhuyên, kinh doanh tự do, Sài Gòn 369. Kim Thai Quỳnh, hưu trí, Pháp 370. Trần Nhân, vận hành máy CNC, Đan Mạch 371. Nguyễn Xuân Phong, thợ điện, Đà Nẵng 372. Đinh Văn Hải, nông dân, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng 373. Nguyễn Thanh Huy, Trà Tân, Đức Linh, Bình Thuận 374. Nguyễn Thị Huyền Trang, công nhân (vợ TNLT Phạm Văn Trội), Hà Nội 375. Trương Thị Hồng Hiến, giáo viên, Q. Tân Bình, TPHCM 376. Nguyễn Xuân Hiền, P. Thạnh Mỹ Lợi, Q.2, Sài Gòn 377. Ngọc Vũ, Q.Phú Nhuận, TP HCM 378. Trần Văn Hùng , công nhân, Thụy Điển 379. Nguyễn Thị Uyên, buôn bán tự do, Sài Gòn 380. Đặng Hữu Nam, Linh mục quản xử Mỹ Khánh, GP Vinh 381. Nguyễn Thanh Nhan, thương binh- giáo viên hưu trí, Hà Đông, Hà Nội 382. Vũ Kim Xuân, sống tại Cộng hòa Liên Bang Đức 383. Đỗ Xuân Cang, TV Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, Praha, CH Sec 384. Châu Vinh, công chức liên bang nghỉ hưu, Virginia, Hoa Kỳ 385. Phạm Quang Trung, nhân viên Bưu điện Hoa Kỳ, West Hartford Connecticut, USA 386. Trần Ngọc Tú, nội trợ, ở Tokyo Arakawaku Machiya, Nhật Bản 387. Phạm Dương Đức Tùng, Paris, Pháp 388. Nguyễn Thị Tuyết Hồng, hưu trí, Copenhagen, Đan Mạch 389. Vũ Hoàng Danh, kinh doanh, Q.Gò Vấp, Sài Gòn 390. Lâm Quế Đôn Tâm, cựu nhân viên KSTK Sở GTVT Phú Khánh- dân oan 391. Huỳnh thị Thu, công nhân, Bình Dương 392. Nguyễn Gi Lăng, kỹ sư, Hungary 393. Nguyễn Hữu Vinh - blogger Ba Sàm, cựu TNLT, Hà Nội 394. Mai Thái Lĩnh, nhà nghiên cứu, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt 395. Khải Vũ, kỹ Sư, Washington, Hoa Kỳ 396. Trần Huy Quang, H. Quỳnh Lưu, Nghệ An 397. Nguyễn Bảo Nhất , lao động tự do, H. Quỳnh Lưu, Nghệ An 398. Cao Văn Quốc, lao động tự do, Nghệ An | ||||||||||
Báo chí làm được không? Hay Đảng có cho báo chí làm không? Posted: 01 Jul 2019 11:43 AM PDT Nguyễn Duy Xuân
Trong một status đăng trên Facebook cá nhân, nhà văn Nguyễn Quang Vinh viết: "Do thói quen là chính, thói quen lâu thành... quen thói, báo chí cứ đưa, đưa quan chức này phát biểu, quan chức khác phân bua, quan chức kia giải thích... và chỉ thế, xong tin, xong bài, không hề bình luận, không hề phản biện dù báo chí biết nói thế là sai, thanh minh thế là ngụy biện, giải thích thế là ngô nghê hoặc ngông cuồng, biết nhưng kệ, cứ đưa, nói gì đưa đó". Kết quả là, "Mạng xã hội sử dụng ngay chính thông tin báo chí chính thống đưa để bình luận, để vặn vẹo, để phản biện. Và kết quả là gì, là người đọc mê bình luận, mê vặn vẹo, mê phản biện và nhờ thế, hiệu quả xã hội mới mạnh dần lên, nóng lên, lôi kéo cả báo chí theo". Tôi nghĩ đây là một phát hiện độc đáo, một nhận xét rất đáng suy ngẫm của nhà văn Nguyễn Quang Vinh về một góc thực trạng của báo chính thống đương đại. Cách đưa tin của báo bấy lâu nay không sai so với quy chuẩn của một bản tin (văn bản báo chí), đã thành kinh điển trong nhà trường. Nhưng, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, những khuôn mẫu đậm chất hàn lâm viện không còn mấy thích ứng với môi trường thông tin hiện đại. Một trong những ưu thế của truyền thông số là khả năng tương tác giữa báo chí và độc giả. Về điểm này, có thể nói mạng xã hội làm tốt hơn báo chính thống. Hạn chế đó do nhiều nguyên nhân trong đó có việc báo đưa tin một cách "vô cảm", điều mà nhà văn Nguyễn Quang Vinh đã nhận xét ở trên và ông gọi là "bỏ trận". "Bỏ trận" vì thông tin báo đem đến hằng ngày cho độc giả tuy rất "hot" nhưng "vô cảm". Và mạng xã hội sẵn sàng chộp lấy, "bình luận, phản biện, vặn vẹo". Việc phát hiện và đưa tin là quan trọng nhưng đánh giá tin còn quan trọng hơn vì nó cho độc giả thấy được thái độ của tòa báo. Tính định hướng dư luận nhờ thế rất cụ thể và có tác dụng tức thì. Xin nêu một dẫn chứng. Mới đây, báo chí đưa tin, công nhân công ty TNHH điện tử Việt Hoa (Đà Nẵng) nôn ói khi phát hiện suất ăn có sán do Công ty TNHH An Thạnh cung cấp. Trước sự việc này, một quan chức của Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP Đà Nẵng phát biểu "xanh rờn": "Giun, sán nấu rồi ăn không sao cả, bình thường. Nhiệt độ nấu là 100 độ C nên mọi thức ăn đều đã chín không còn vi khuẩn gây bệnh". Bài báo kết thúc ở câu nói này của ông Phó Ban ATTP Đà Nẵng. Báo không có chỗ cho độc giả tương tác; còn mạng xã hội thì share ngay lập tức, thu hút hàng ngàn người quan tâm bình luận. Cách đưa tin như thế khiến dư luận không hiểu báo đứng về phía ai, phía công nhân ăn phải thức ăn có giun sán hay phía công ty gây ra vụ việc và vị quan chức "đồng thanh tương ứng" kia? Dư luận từng nghe rất nhiều phát biểu "lộ cộ" khác của các quan chức, ví như buôn chổi đót, chạy xe ôm, đào đất thối móng tay để xây biệt phủ; đường hỏng là vì làm xong không có xe chạy, cá chết nhiều là do sặc nước,… xuất hiện trong các bản tin hằng ngày. Nhưng cái mà dư luận cần đấy là bình luận, phản biện về những câu nói ngụy biện, ngô nghê, vô cảm, lẩn tránh trách nhiệm như thế thì không thấy một báo nào dám lên tiếng ngay trong bản tin, ngoại trừ những bài bình luận xuất hiện lác đác sau đó. Sức cuốn hút, tính định hướng của báo vì thế bị hạn chế. "Những tin như thế mà đưa không vặn vẹo, không phản biện, không bình luận thì chỉ làm "béo" cho mạng xã hội" nhà văn Nguyễn Quang Vinh nói. Và ông kết luận, "mạng xã hội khó cạnh tranh với báo chí về tin nhưng đang dẫn điểm về bình vì báo chí bỗng dưng bỏ trận". Báo chí làm được không? Câu hỏi ấy của nhà văn xin chuyển đến các nhà báo nhân ngày 21/6. | ||||||||||
Thủ Thiêm: 26.300 tỉ sẽ lấy từ túi ai? Posted: 30 Jun 2019 01:02 AM PDT "TP HCM phải hoàn trả ngân sách 26.300 tỉ đầu tư cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm không đúng quy định. Đến 31.12, nếu không thực hiện, Thanh tra Chính phủ chuyển hồ sơ sang công an" là kết luận của TTCP. Hãy cùng nhìn lại những sai phạm phải nói là khủng khiếp đến ngỡ ngàng. Thường trực Thành ủy, UBND TP phê duyệt chi phí đầu tư bình quân là 26 triệu đồng/m2 đất thương mại - dịch vụ - nhà ở, giảm khoảng 50% so với đơn giá đã được các sở, ngành đề xuất ban đầu. Phương án giá này, thậm chí còn không buồn tính lãi với số tiền tạm ứng từ NSNN. Toàn bộ quỹ đất 221,68 ha được tạo ra bằng nguồn vốn NSNN và được sử dụng chủ yếu để thanh toán đối ứng cho các dự án BT được chỉ định nhà đầu tư mà không qua đấu thầu. Trong 12.000 tỉ cho dự án 4 tuyến đường chính một số khoản phê duyệt không đúng quy định với tổng giá trị hơn 1.500 tỉ. Tại dự án BT cầu Thủ Thiêm 2, TP cũng "trái lệnh" Thủ tướng khi tự ý thay đổi chỉ định nhà đầu tư, thay đổi quy mô đầu tư. Trong 4.000 tỉ tổng mức đầu tư, thanh tra phát hiện một số khoản chi phí không đúng quy định 250 tỉ. Những sai phạm, rất "nặng đô" nếu chỉ thuần tuý nhìn ở những con số, nhưng thật ra, sự khủng khiếp nằm ở việc một dự án khủng đang vượt qua, đang được phê duyệt và thực hiện một cách bất chấp cả những quy định tối thiểu nhất. Hãy thử cùng đặt ra một câu hỏi: vì sao "chi phí đầu tư bình quân đất thương mại - dịch vụ - nhà ở được phê duyệt với giá 26 triệu đồng/m2 trong khi đơn giá được đề xuất ban đầu gấp đôi con số đó? Ai là người được lợi, chênh lệch địa tô lọt túi ai? Cũng như câu hỏi "tại sao" những quy định thuộc về kiến thức kế toán tối thiểu "tính lãi suất", hoặc các quy định tối thiểu về đấu thầu đều đã bị/ được dễ dàng bỏ qua. Chúng ta, những người dân, dư luận có thể hình dung những gì xảy ra sau những phê duyệt y như những cú bắt tay này. Nhưng với một kết luận thanh tra có dấu đỏ, lại không thể chỉ bảo đó là sai phạm và yêu cầu khắc phục, nếu không thì sẽ chuyển cơ quan điều tra. Sai phạm là sai phạm và khắc phục chỉ là một phần của việc xử lý. Huống chi còn chưa biết 26.300 tỉ mà "UBND TP.HCM phải thu hồi và hoàn trả ngay" hay 4.200 tỉ các khoản vay ngân hàng để đầu tư cho Thủ Thiêm- không chừng rồi lại lấy từ NSNN, tức là từ tiền thuế dân, để khắc phục hậu quả cho sai phạm của một số cá nhân. Sau kết luận thanh tra, vụ Thủ Thiêm chưa thể dừng lại, và việc không/chưa chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra cho dù sai phạm quá khủng khiếp và rất rõ ràng, thì rất khó để có thể an dân. Anh Đào | ||||||||||
Ông Lê Thanh Hải từ chối nói về dự án Thủ Thiêm: 'Giờ tôi hưu rồi...' Posted: 30 Jun 2019 12:59 AM PDT Sáng 27.6, khi PV Thanh Niên đặt câu hỏi về dự án Thủ Thiêm, ông Lê Thanh Hải nói "giờ tôi hưu rồi, có làm được gì mà trả lời..?".
Sáng 27.6, bên lề Đại hội đại biểu MTTQ VN TP.HCM lần thứ XI, các đại biểu, khách mời đã có những trao đổi với báo chí liên quan đến nội dung kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ về Khu đô thị mới Thủ Thiêm vừa được công bố ngày 26.6. Ông Lê Thanh Hải: "Giờ tôi hưu rồi..." Trong sáng 27.6, ông Lê Thanh Hải, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM, cho biết ông đã nghe thông tin về kết luận Thanh tra Chính phủ. Khi PV Thanh Niên đặt câu hỏi về dự án Thủ Thiêm, ông Lê Thanh Hải nói "giờ tôi hưu rồi, có làm được gì mà trả lời..?". PV Thanh Niên tiếp tục hỏi về các nội dung sai phạm được Thanh tra Chính phủ đề cập, xảy ra tại dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, trong thời kỳ ông Lê Thanh Hải làm lãnh đạo TP.HCM, nhưng ông Hải đều từ chối trả lời. Trước đó, ngày 26.6, Thanh tra Chính phủ đã ra thông báo về "Kết luận thanh tra về công tác quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP.HCM". Kết luận thanh tra đề cập đến nhiều sai phạm tại dự án Thủ Thiêm trong thời kỳ ông Lê Thanh Hải làm Chủ tịch UBND TP.HCM và sau đó là Bí thư Thành ủy TP.HCM. Ông Nguyễn Thành Phong: "Sẽ báo cáo với Thường trực Thành ủy" Cũng trong sáng 27.6, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã có cuộc trao đổi ngắn với báo chí liên quan đến việc giải quyết dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm theo kết luận của Thanh tra Chính phủ. Tin liên quan: Ai được lợi 'khủng' tại khu đô thị mới Thủ Thiêm? Ông Nguyễn Thành Phong cho hay UBND TP.HCM sẽ chủ động tìm hiểu, thực hiện trên cơ sở kết luận thanh tra. Hiện tại, UBND TP.HCM chưa nhận được văn bản kết luận chính thức, mới chỉ tiếp cận nội dung kết luận thanh tra thông qua trang web của Chính phủ và Thanh tra Chính phủ "Thứ 2 tuần tới (1.7), tôi sẽ báo cáo với Thường trực Thành ủy, sau đó sẽ tổ chức họp báo về nội dung liên quan. Trong họp báo tôi sẽ nói rõ những vấn đề liên quan. Tinh thần là phải khẩn trương giải quyết", ông Nguyễn Thành Phong nói. Ông Phong cho biết thêm UBND TP.HCM sẽ tiến hành khẩn trương liên quan đến yêu cầu thu hồi số tiền hơn 26.000 tỉ đồng mà kết luận Thanh tra Chính phủ đề cập. Đối với việc giải quyết quyền lợi của người dân bị ảnh hưởng bởi dự án Thủ Thiêm hơn 20 năm qua, ông Phong cho hay UBND TP.HCM đã có hướng giải quyết theo kết luận số 1483 đề cập đến 4,3 ha ngoài ranh. Song song đó UBND TP.HCM cũng chủ động thực hiện 10 chính sách liên quan đến việc giải quyết những vấn đề ở Thủ Thiêm. Bà Quyết Tâm: "Sẽ nghiên cứu kỹ kết luận thanh tra" Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM và đại biểu Quốc hội đại diện cho cử tri Q.2, cho hay bà cũng đã lưu lại bản kết luận thanh tra để nghiên cứu kỹ hơn. "Tôi sẽ nghiên cứu kỹ kết luận thanh tra và sẽ trao đổi với mọi người sau", bà Nguyễn Thị Quyết Tâm nói. Tin liên quan Trước đó, trong buổi tiếp xúc cử tri Q.2, khi nói về dự án Thủ Thiêm, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm khẳng định Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM đã báo cáo Thường vụ Quốc hội về 4 vấn đề lớn ở Thủ Thiêm mà cử tri đặt ra: xác định ranh quy hoạch; tính chính xác trong việc lập hồ sơ dự án; sử dụng 160 ha như thế nào vấn đề tái định cư cho người dân; lập đoàn thanh tra liên ngành thanh tra toàn bộ dự án. Sau đó Ban Dân nguyện Quốc hội đã có công văn gửi cơ quan chức năng giải quyết những vấn đề đặt ra. "Một ngày còn làm đại biểu HĐND, đại biểu Quốc hội tôi còn đeo đuổi tận cùng vấn đề Thủ Thiêm", bà Nguyễn Thị Quyết Tâm khẳng định. | ||||||||||
ĐƯỜNG CAO TỐC BẮC - NAM : KHÔNG THỂ "GIAO TRỨNG CHO ÁC" Posted: 30 Jun 2019 12:59 AM PDT Tô Văn Trường Thứ năm ngày 27 tháng 6 năm 2019 2:27 PM Dự án đầu tư đường cao tốc Bắc Nam, Bộ Giao thông vận tải cần dũng cảm báo cáo Chính phủ và Quốc hội, đương nhiên trước khi đưa ra Quốc hội thì phải xin chỉ đạo của Bộ Chính trị, thay đổi phương án, thay vì đấu thầu quốc tế để thực hiện đầu tư theo hình thức PPP thì nên sử dụng ngân sách nhà nước (vốn vay ODA, trái phiếu Chính phủ hoặc vay Quỹ bảo hiểm xã hội) để đầu tư. Trường hợp vẫn muốn đầu tư theo hình thức PPP thì cần sớm ban hành Luật PPP và quy định rõ những công trình có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh thì chỉ cho phép nhà đầu tư Việt Nam tham gia đấu thầu thực hiện và nghiêm cấm chuyển nhượng dự án cho nước ngoài trong quá trình khai thác vận hành trước khi chuyển giao lại cho nhà nước. Tuyệt đối không thể để nhà đầu tư Trung Quốc tham gia vì "tiền mất tất mạng", mất lòng dân, gây bất ổn an ninh xã hội khó lường. Xin nhắc lại câu nói của cổ nhân luôn đúng trong mọi thời đại "MẤT LÒNG DÂN LÀ MẤT TẤT CẢ"! Bộ Giao thông vận tải đang lúng túng trước sức ép của công luận phản ứng về việc nhà đầu tư Trung Quốc muốn tham gia vào dự án đường cao tốc Bắc-Nam. Đây là nỗi lo chính đáng của người dân vì nhiều dự án có yếu tố Trung Quốc mang lại hậu họa đã nhãn tiền, điển hình gần đây nhất là dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông. Xin lưu ý về vấn đề quốc phòng, an ninh khi giao cho nhà đầu tư Trung Quốc không chỉ xây dựng mà họ còn vận hành dự án từ 15-20 năm. Câu hỏi đặt ra phải làm cái gì, làm như thế nào về cơ chế, luật pháp để đảm bảo cho công trình trọng điểm quốc gia này được các doanh nghiệp trong nước thực hiện, phát huy tính sáng tạo, tự lực, tự cường của dân tộc Việt Nam?
Tình huống công ty Pacific và những nhà đầu tư Trung Quốc khác trúng thầu có vẻ sẽ có xác suất lớn nhất nếu thực hiện theo mô hình PPP đối với 8/11 dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông. Các công ty của nước khác sẽ không tham gia đấu thầu hoặc đấu thầu mà không thắng được vì giá bỏ thầu của các nhà đầu tư Trung Quốc sẽ rẻ nhất. Nếu đấu thầu thì công ty trong nước cũng không thắng được. Dùng hàng rào công nghệ để chọn thầu thì có vẻ VN chưa đủ sức. Vì vậy quyết định dùng vốn nhà nước cho toàn bộ 11 dự án: vay ODA (nhưng phải là đa phương, chứ song phương thì không tránh được Trung Quốc) Mà đa phương bây giờ Trung Quốc cũng có ngân hàng AIIB, nhưng dù sao cũng đỡ tiêu cực hơn, hoặc phát hành trái phiếu trong nước là phù hợp hơn cả. Cách khác, chậm rãi hơn là thực hiện nhanh 3 đoạn đầu tư bằng ngân sách nhà nước, sau đó nhượng quyền thu phí để lấy nguồn tiếp tục đầu tư các đoạn còn lại cho đến khi xong. Cũng có ý kiến cho rằng Chính phủ nên vay nguồn Quỹ bảo hiểm xã hội (nghe nói đang dư khoảng hàng trăm ngàn tỷ đồng) để đầu tư một lần toàn bộ 11 Dự án. Về vấn đề tài chính vay tiền bảo hiểm xã hội vẫn là phát hành trái phiếu Chính phủ. Trước đây, ngân sách vay trực tiếp bảo hiểm xã hội, nhưng nay đã chuyển sang ngân sách phát hành trái phiếu. Bảo hiểm xã hội cũng như các nhà đầu tư khác sẽ mua trái phiếu Chính phủ. Như vậy lãi suất, kỳ hạn vay của bảo hiểm xã hội là rõ ràng, công khai Mặc dù tuyến Đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía đông chưa thực sự cấp thiết vì đang có 2 tuyến khác rồi nên không cần triển khai vội vã bằng hình thức PPP. Những đề xuất "phi PPP" nêu trên cần được cân nhắc thực hiện, nhất là trong bối cảnh ở nước ta hiện nay.
Theo tôi tìm hiểu được biết trong luật về PPP đang soạn thảo, cần quy định có thể áp dụng PPP cho những loại dự án nào (phạm vi của Luật). Cấm đấu thầu quốc tế trong Luật đấu thầu sẽ khó vì vướng cam kết quốc tế (nguyên tắc phân biệt đối xử trong WTO hay mua sắm công trong CPTTP – Trung Quốc không tham gia hiệp định này). Lấy lý do an ninh quốc phòng thì có thể không đấu thầu quốc tế được nhưng có áp dụng cho toàn bộ tuyến cao tốc Bắc-Nam được không? Về đường bộ thì VN có thể tự làm được, đâu cần nước ngoài, thực hiện theo hình thức chìa khóa trao tay hoặc BOT đều được nhưng cần công khai minh bạch sử dụng hiệu quả nguồn vốn và đảm bảo chất lượng công trình.
Hiện tại, do việc thu phí sử dụng đường bộ đầu tư bằng ngân sách nhà nước đang thực hiện bằng hình thu qua đầu phương tiện cho nên không thể đặt trạm thu riêng đối với các dự án đường bộ (cả đường cao tốc) được đầu tư bằng ngân sách nhà nước. Vì vậy, cần sửa đổi quy định có liên quan đến thực hiện thu phí sử dụng đường bộ, theo hướng: Cách 1: Bỏ thu phí bình quân qua đầu phương tiện như hiện nay mà thực hiện thu phí theo thực tế quãng đường xe chay, phải đổi mới công nghệ, dùng RFID và các cổng nhận biết trên toàn bộ mạng lưới đường bộ hoặc gắn thiết bị giám sát hành trình lên tất cả các phương tiện để thu. Theo cách này thì được đồng thuận cao nhưng phải đầu tư hệ thống công nghệ tốn kém – tất nhiên có thể mở rộng chính hệ thống thu phí không dừng BOT hiện nay hoặc yêu cầu gắn thiết bị giám sát hành trình lên phương tiện để thu. Cách 2: Giữ cách thu như hiện nay và sửa quy định là thu phí theo đầu phương tiện đối với phương tiện sử dụng đường bộ từ quốc lộ trở xuống, đường cao tốc thu riêng Cách 3: Tăng mức phí theo đầu phương tiện để đảm bảo là có nguồn tái đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trong đó có cao tốc (cách này sẽ bị phản đối ngay lập tức). Ở đây, cách 1 sẽ giúp giải quyết một cách căn cơ tình trạng "phí chồng phí" như hiện nay: thực tế là chủ xe ô tô hiện tại đóng cả phí bảo trì đường bộ theo đầu phương tiện và vẫn phải đóng 1 phần phí bảo trì trong phí phải đóng để đi trên đường BOT. Một điểm nữa cần quy định cụ thể trong Luật là đường nào có thể làm PPP để tư nhân thu tiền dịch vụ (Luật giao thông đường bộ hoặc Luật PPP). Tiêu chí là công trình lớn và khả năng sinh lời cao thì nhà nước có thể thu phí. Nhưng lý do phản đối của người dân là nếu dùng tiền thuế để làm đường thì nhà nước thu phí là thiếu hợp lý. Có lẽ tiêu chí là dùng vốn vay để xây đường thì nhà nước mới thu phí để hoàn trả một phần chi phí vay. Qua phân tích ở trên thấy rõ hướng ra, dự án đầu tư đường cao tốc Bắc Nam, Bộ Giao thông vận tải cần dũng cảm báo cáo Chính phủ và Quốc hội, đương nhiên trước khi đưa ra Quốc hội thì phải xin chỉ đạo của Bộ Chính trị, thay đổi phương án, thay vì đấu thầu quốc tế để thực hiện đầu tư theo hình thức PPP thì nên sử dụng ngân sách nhà nước (vốn vay ODA, trái phiếu Chính phủ hoặc vay Quỹ bảo hiểm xã hội) để đầu tư. Trường hợp vẫn muốn đầu tư theo hình thức PPP thì cần sớm ban hành Luật PPP và quy định rõ những công trình có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh thì chỉ cho phép nhà đầu tư Việt Nam tham gia đấu thầu thực hiện và nghiêm cấm chuyển nhượng dự án cho nước ngoài trong quá trình khai thác vận hành trước khi chuyển giao lại cho nhà nước. Tuyệt đối không thể để nhà đầu tư Trung Quốc tham gia vì "tiền mất tất mạng", mất lòng dân, gây bất ổn an ninh xã hội khó lường. Xin nhắc lại câu nói của cổ nhân luôn đúng trong mọi thời đại "MẤT LÒNG DÂN LÀ MẤT TẤT CẢ" | ||||||||||
CÁCH MẠNG LẦN THỨ BA VÀ TƯƠNG LAI TRUNG QUỐC Posted: 30 Jun 2019 12:58 AM PDT Nguyễn Quang Dy Thứ năm ngày 27 tháng 6 năm 2019 2:27 PM Cách mạng thường có nghĩa là thay đổi để tiến lên. Nhưng trong lịch sử hãn hữu có trường hợp cách mạng giật lùi (regression) như cách mạng Hồi giáo cực đoan tại Iran (1978-1979) do giáo chủ Avatollah Khomeini cầm đầu. Không hiểu tại sao người ta lại gọi đó là "cuộc cách mạng vĩ đại thứ ba trong lịch sử" (sau Cách mạng Pháp và Cách mạng Nga). Gần đây, "Cách mạng Lần thứ ba" tại Trung Quốc do Tập Cận Bình cầm đầu (từ 2012) đã làm ngược lời khuyên của Đặng Tiểu Bình là "Dấu mình Chờ Thời" và khôi phục Sùng bái Cá nhân như thời Mao Trạch Đông. Tập Cận Bình đã trở thành "Hoàng đế Đỏ" quá sớm như "Cao Biền dậy non", dẫn đến đối đầu Mỹ-Trung và chiến tranh lạnh về kinh tế. Gần đây, chủ trương kiểm soát cực đoan đã xô đầy hàng triệu người Hong Kong xuống đường phản đối luật dẫn độ đang đe dọa quy chế tự do dân chủ của Hong Kong. Nếu nhà cầm quyền không nhân nhượng, phái diều hâu ở Mỹ sẽ có thêm lý do để chống Trung Quốc. Hong Kong Policy Act và Taiwan Act có giá trị răn đe Trung Quốc không được vi phạm cam kết. Hong Kong và Đài Loan là hai quả bom nổ chậm làm Bắc Kinh đau đầu. Theo Minxin Pei, khi đối đầu Mỹ-Trung leo thang làm Trung Quốc khó tiếp cận nguồn vốn và công nghệ Mỹ, vai trò Hong Kong càng quan trọng hơn. Trừ phi lãnh đạo Trung Quốc sẵn sàng chấp nhận thảm họa, "Bắc Kinh nên rút bỏ dự luật này trước khi quá muộn". (China Is Courting Disaster in Hong Kong, Minxin Pei, Project Syndicate, June 13, 2019). Trong đối đầu chiến lược Mỹ-Trung đầy biến số, tương lai Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn và công nghệ cao. Ngày 24/5/2019, chương trình SpaceX của Elon Musk đã phóng thành công 60 vệ tinh đầu tiên của dự án Starlink, nhằm cung cấp Internet tốc độ cao cho toàn thế giới. Starlink có thể làm hệ thống 5G của Huawei trở nên lạc hậu. Cách mạng lần thứ ba Theo các học giả, kể từ khi lập quốc (1949) Trung Quốc đã trải qua ba cuộc cách mạng hiện đại. Lần thứ nhất là khi Hồng quân của Đảng Cộng sản do Mao Trạch Đông cầm đầu đã giải phóng lục địa và thống nhất Trung Quốc. Nhưng sau chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), Mao đã nôn nóng phạm sai lầm nghiêm trọng về "Đại Nhảy vọt" (1958-1961) làm hơn 30 triệu người chết và "Cách Mạng Văn Hóa" (1966-1976) làm Trung Quốc suy sụp. Lần thứ hai là khi Đặng Tiểu Bình lên cầm quyền trong hai thập niên (1970 và 1980), đã triển khai cải cách kinh tế thị trường triệt để với khẩu hiệu thực dụng "Mèo trắng mèo đen, miễn là bắt được chuột", nới lỏng kinh tế nhà nước và kiểm soát chính trị. Đó là thời kỳ mở cửa ngoại giao mà Richard Nixon và Henry Kissinger đã bắt tay hòa hoãn với Bắc Kinh (1972) để rút quân khỏi Việt Nam và chống Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Quan hệ hợp tác Mỹ-Trung đã phát triển sâu rộng trong suốt ba nhiệm kỳ tổng thống Mỹ, với chủ trương can dự (constructive engagement) giúp Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ, bất chấp vụ đàn áp đẫm máu tại Thiên An Môn (1989). Bill Clinton đã cho Trung Quốc hưởng quy chế "tối huệ quốc" và gia nhập WTO (năm 2001). Đó là những điều kiện tiên quyết để Trung Quốc trỗi dậy và "cất cánh", vượt Nhật Bản (2010), và cạnh tranh với Mỹ. Elizabeth Economy (CFR) đã liệt kê những biến chuyển sâu rộng mà Tập Cận Bình đã tạo ra và coi đó là "cuộc cách mạng lần thứ ba" (third revolution) hay chính xác hơn là "phản cách mạng" (counterrevolution) như Orville Schell đã điểm cuốn sách này. Economy phân tích tại sao thách thức của Trung Quốc đối với trật tự do Mỹ dẫn đầu lại nghiêm trọng như vậy, và các mâu thuẫn trong chính sách của Bắc Kinh lại đe dọa các tham vọng của Tập. Cuối cùng, Economy đã lạnh lùng truy cứu những nghịch lý trong chiến lược của Tập Cận Bình với câu hỏi cơ bản đặt ra khi ông theo đuổi "Giấc mộng Trung Hoa" nhằm "làm Trung Quốc vĩ đại trở lại": Một quốc gia phi dân chủ muốn lãnh đạo một trật tự thế giới dân chủ (an illiberal state seeking leadership in a liberal world order). (The Third Revolution: Xi Jinping and the New Chinese State, Elizabeth Economy, Oxford University Press, 2018). Sự quyết đoán của Trung Quốc đã bùng nổ cùng với sự trỗi dậy củng cố quyền lực của Tập Cận Bình (từ 2012). Năm 2014, Tập bắt đầu kêu gọi Trung Quốc "không chỉ sẵn sàng viết lại luật chơi mà còn xây dựng sân chơi toàn cầu". Tập không chỉ khôi phục "Sùng bái Cá nhân" như thời Mao Trạch Đông, mà còn xây dựng một hệ thống kiểm soát xã hội và cho điểm công dân (social credit system) như trong một tác phẩm của George Orwell. Trong hệ thống đó, tin tặc được nhà nước bảo trợ và thể chế hóa để ăn cắp công nghệ của Mỹ, vi phạm bản quyền và nhân quyền. Kết cục là người Mỹ buộc phải lên tiếng chống lại (backlash). Cuốn sách của Economy phản ánh sự điều chỉnh trong tư duy chiến lược của Mỹ về Trung Quốc trong 50 qua, cũng như biến động trong quan hệ đối ngoại Mỹ-Trung. Theo một tài liệu nghiên cứu của nhóm đặc nhiệm gồm 15 chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc, (như Elizabeth Economy, David Shambaugh, Winston Lord) do Asia Society và University of California tổ chức, Mỹ-Trung "đang đối đầu" (on a collision course) và "nguy cơ xung đột công khai" (overt conflict) lớn hơn trước. Tuy họ hoan nghênh Trump đã chống lại (pushback) Trung Quốc, nhưng bản thân sự chống lại đó không phải là một chiến lược. Họ cho rằng Trump đã làm tăng nguy cơ tính toán sai lầm và khả năng xung đột với Trung Quốc bằng cách làm giảm giá trị hai lợi thế lớn nhất của Mỹ là "hệ thống đồng minh/đối tác và những cơ chế đa phương toàn cầu". Việc Trump bỏ rơi TPP là một sai lầm tai hại. Trump làm giảm giá trị của pháp quyền và uy tín của Mỹ, làm đồng minh lo lắng và làm đối tác bị mắc kẹt giữa Mỹ và Trung Quốc. Trump khen các nhà độc tài (như Tập và Putin) làm Bắc Kinh càng thêm cứng rắn, và làm khó dễ những người Trung Quốc muốn cải cách chính trị. Theo Michael Pillsbury (Hudson Institute), Tập Cận Bình ngày càng hung hăng là một phần của chiến lược nhằm "thay thế vị trí bá quyền của Mỹ". Pillsbury đã lập luận một cách thuyết phục rằng Mỹ đã hiểu sai về Trung Quốc. Trong khi giới tinh hoa tiếp tục bị phân hóa, thì Pillsbury lên án các chuyên gia Mỹ đã nhất quán coi thường giới diều hâu Trung Quốc, nay mới tỉnh ngộ nhận ra Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với vị thế của Mỹ và trật tự thế giới dân chủ (the liberal world order). (The Hundred Year Marathon: China's Secret Strategy to Replace America As the Global Superpower, Michael Pillsbury, St Martin Press, 2015). Cuốn sách của Economy tuy không gây tranh cãi bằng cuốn của Pillsbury, nhưng đã nêu bật được các điểm yếu và nghịch lý trong chiến lược của Tập Cận Bình, có thể làm hỏng tham vọng của ông. Economy nghi ngờ sức mạnh của Bắc Kinh đã cản trở giáo dục và Internet, nạn trộm cắp bản quyền và hệ thống bất cập đã ngăn cản sự phát triển của một môi trường hậu thuẫn cho nghiên cứu cơ bản với chất lượng cao. Theo David Shambaugh, chỉ có khoảng 2,2 triệu trong số 4 triệu sinh viên Trung Quốc du học từ 1987 đã trở về nước. Trung Quốc không thể bước lên các bậc thang giá trị gia tăng để thoát khỏi "bẫy thu nhập trung bình". Tương lai Trung Quốc Theo Ali Wynes (RAND), GNP của Trung Quốc đã tăng 9 lần trong những năm 2001-2016, (từ US$1,34 tỷ lên US$11,2 tỷ) trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (sau Mỹ). Năm 2009, Trung Quốc vượt Đức trở thành nước xuất khẩu lớn nhất, và năm 2013 trở thành nước buôn bán lớn nhất. Đóng góp của Trung Quốc cho kinh tế toàn cầu đã tăng bốn lần (từ 4% lên 16%). Đến năm 2016, Trung Quốc đã chiếm 34% tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Hiện nay, 4 ngân hàng lớn nhất thế giới là của Trung Quốc: (1) Industrial and Commercial Bank of China (US$4,000 tỷ), (2) China Construction Bank (US$3,400 tỷ), (3) Agriculture Bank of China (US$3,240 tỷ), (4) Bank of China (US$2,990 tỷ), trong khi JP Morgan Chase được xếp thứ 6 hoặc 7 trong danh sách các ngân hàng đứng đầu thế giới. Nhưng China Development Bank (CDB) lớn bằng tất cả các ngân hàng đó cộng lại. Người ta nói "Nếu Đảng Cộng sản là Chúa Trời (God) tại Trung Quốc, thì CDB là Nhà Tiên tri (Prophet). CDB đã thuê những nhân vật nổi tiếng trên thế giới tham gia "Hội đồng Cố vấn Quốc tế" (International Advisory Council): Hank Greenberg (cựu chủ tịch AIG), Henry Kissinger (cựu ngoại trưởng), Fred Bergsten (economist), và Frenkel (cựu thống đốc Bank of Israel). Họ đem lại uy tín cho CDB, và các thương vụ ngầm (behind closed doors). Tạp chí Forbes (năm 2018) đã liệt kê 5 nền kinh tế đứng đầu thế giới là: USA, China, Japan, Germany, và UK. Nhưng theo các nhà kinh tế, đến năm 2030 thì danh sách này sẽ bị đảo lộn theo một thứ tự khác: China, USA, India, Japan, và Indonesia. Theo tạp chí Fortune (năm 2018), trong danh sách 500 công ty đứng đầu thế giới thì Mỹ có 126 công ty, Trung Quốc có 120 công ty, Nhật có 52 công ty, Ấn Độ có 7 công ty. Trong danh sách 100 công ty đứng đầu thế giới thì Mỹ có 30, Trung Quốc có 18, Nhật có 8, và Ấn Độ có 1 công ty. Trung Quốc có dự trữ ngoại hối lớn nhất, gấp hai lần rưỡi Nhật Bản là nước có dự trữ ngoại hối đứng thứ hai thế giới. Nếu cộng dự trữ ngoại hối của Trung Quốc và Hồng Kong lại, thì tổng số là US$3,600 tỷ. Ấn Độ xếp thứ 8 (năm 2018) với forex reserves là US$403,7 tỷ, trong khi của Mỹ là US$123,5 tỷ và của Anh là US$187,4 tỷ. Theo Joe Nye, Trung Quốc tuy có tiềm lực kinh tế hùng mạnh như vậy, nhưng vẫn là "người khổng lồ chân đất sét". Cuộc chiến thương mại đang phơi bày những tử huyệt của Trung Quốc. Nay người ta thấy rõ Huawei, niềm tự hào của Trung Quốc về công nghệ cao, cùng với ZTE, đang bị "bẻ nanh" (defanged). Có thể nói Trung Quốc đã chậm chân về công nghệ ít nhất 10 năm. Tình trạng tương tự đang diễn ra trong các ngành quốc phòng, công nghiệp ô tô, hàng không vũ trụ và nhiều lĩnh vực khác. Vấn đề của Huawei cho thấy những ảo tưởng của Trung Quốc, vì đến nay chìa khóa công nghệ cao vẫn nằm trong tay Mỹ, Đức, Nhật và Hàn Quốc. (The trade war shows China's economic dream is dying, South China Morning Post, June 11, 2019). Theo Asia Times (23/5/2019), 14 nhà lập pháp đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa, đại diện bởi thượng nghị sĩ Marco Rubio, đã đệ trình lên Quốc Hội dự luật trừng phạt các cá nhân và tổ chức Trung Quốc có dính líu đến hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông và Hoa Đông. Theo quy trình, Ngoại trưởng Mike Pompeo sẽ là người chịu trách nhiệm phải báo cáo định kỳ với Quốc Hội danh sách những tổ chức và cá nhân Trung Quốc nào sẽ bị cấm vận. Danh sách ban đầu có thể gồm 25 công ty lớn của Trung Quốc, như CCCC Dredging Group (thuôc Tập đoàn Xây dựng viễn thông Trung Quốc, tham gia xây các đảo nhân tạo ở Biển Đông), Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc (Sinopec), Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC), Tổng công ty Viễn thông Trung Quốc (China Telecom), Tập đoàn Khoa học và công nghiệp hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASIC), và China Mobile… Theo TNS Rubio, Trung Quốc "là mối đe dọa toàn diện nhất mà đất nước này từng đối mặt", trong các lĩnh vực viễn thông, điện toán lượng tử, AI và bất kỳ ngành công nghiệp nào thu thập dữ liệu lớn (big data). Quan điểm của Mỹ về Trung Quốc cứng rắn hơn, với sự đồng thuận và hợp nhất ý tưởng trong bộ máy chính sách đối ngoại, bao gồm các thành viên của 2 đảng trong Quốc hội, Bộ Ngoại giao, Lầu Năm Góc, Bộ Tư pháp, các cơ quan tình báo và Hội đồng An ninh Quốc gia của Tổng thống Trump và Phó Tổng thống Mike Pence… Nếu "Đạo luật Cấm vận Biển Hoa Đông và Biển Đông" được thông qua, Mỹ có quyền tịch thu tài sản của Trung Quốc ở Mỹ và thu hồi hoặc hủy bỏ thị thực Mỹ đối với bất kỳ ai liên quan tới "các hành động hoặc chính sách đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định tại Biển Đông". Theo Bonnie Glaser (CSIS) khoảng 73% các sự vụ chính xảy ra ở Biển Đông từ năm 2010 có liên quan tới các tàu chấp pháp của Trung Quốc…"Dự thảo này không nhằm vào những đối tượng xấu khác, mà thực sự nhằm vào Trung Quốc". Glaser nhấn mạnh Biển Đông chưa bao giờ được chú ý đặc biệt như thế trong chính sách của chính quyền Trump… Lầu Năm Góc vừa lập ra một cơ quan mới là "Văn phòng Phân tích Kinh tế và Thương mại" có nhiệm vụ rà soát các hợp đồng quốc phòng có liên quan đến các công ty Trung Quốc thông qua bên cung ứng thứ ba. Theo James Mulvenon (một chuyên gia về an ninh mạng) Lầu Năm Góc đã coi chất bán dẫn là "ngọn đồi" mà họ phải chiến đấu đến cùng để bảo vệ. Đó là ngành công nghiệp mà Mỹ phải dẫn đầu vì mọi thứ khác đều dựa vào đó. Trong khi đó, Kiron Skinner (Bộ Ngoại giao) cho rằng xung đột giữa các nền văn minh và sắc tộc đang diễn ra, và nhấn mạnh rằng Mỹ cần ngăn chặn Trung Quốc như trước đây đối với Liên Xô. Gần đây, Bộ Tư lệnh Tuần duyên Mỹ đã điều hai tàu USCGC Bertholf và USCGC Stratton tham gia các hoạt động cùng Hạm đội 7 đóng tại Okosuka, Nhật Bản, đến hoạt động ở khu vực Biển Đông với mục đích giúp các nước khu vực thực thi pháp luật, và xây dựng năng lực trong hoạt động đánh cá. Đây là một chủ trương mới nhằm đối phó với lực lượng "dân quân biển" của Trung Quốc, lâu nay vẫn áp đảo và bắt nạt các nước trong khu vực. Phát biểu trong một cuộc họp báo (11/6/2019), Phó đô đốc Linda Fagan, Tư lệnh Vùng Thái Bình Dương của Tuần duyên Mỹ cho biết họ đang theo dõi các hoạt động xâm lấn của "dân quân biển" Trung Quốc ở Biển Đông. Chuyến tuần tra đầu tiên của tàu Tuần duyên Mỹ tại Biển Đông đã diễn ra sau 7 năm, và Fagan cho biết sự trở lại của Tuần duyên Mỹ hoàn toàn phù hợp với luật quốc tế cho phép các tàu được đi qua các vùng biển quốc tế. Động thái này của Tuần Duyên Mỹ mở ra triển vọng hợp tác về tuần duyên trong khu vực. Triển vọng Việt Nam Theo Alexander Vuving (Vũ Hồng Lâm), phái "thu tô" hay "trục lợi" (rent-seeking) được hiểu là một trường phái chính sách (chứ không hẳn là một phe phái chính trị), không vì lợi ích dân tộc, cũng chẳng vì lý tưởng chủ nghĩa nào, mà chỉ lợi dụng quyền lực nhà nước để "thương mại hoá" quyền lực ấy. Họ thường lập luận "giữ ổn định để phát triển" nhưng thực tế họ muốn "giữ ổn định bằng mọi giá, kể cả không phát triển". (Việt Nam với bộ máy trục lợi và nhân sự Đảng trước Đại Hội 13, Joaquin Nguyễn Hòa, BBC, June 8, 2019). Khi bước vào thời kỳ "đổi mới" (từ cuối 1986), lúc đầu có hai trường phái chính sách chủ yếu là "bảo thủ" và "đổi mới", nhưng sau đó đã xuất hiện trường phái thứ ba là phái "thu tô/trục lợi", được hiểu là "các tổ hợp chính trị-thương mại" (hay các nhóm lợi ích thân hữu) đã thao túng nền kinh tế Việt Nam trong suốt giai đoạn quá độ (chuyển đổi). Không có gì đáng ngạc nhiên nếu "nhà nước thu tô" đẻ ra tình trạng "không chịu phát triển" như chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã nhận xét. Tinh thần "chấn hưng" của người Việt chưa bao giờ vượt qua được cửa ải "giữ ổn định", làm "nhà nước thu tô" mạnh hơn hẳn "nhà nước kiến tạo". Đó là bức tranh đối nội, còn về đối ngoại, Vuving cho rằng quan hệ Việt-Mỹ ngày càng "nồng ấm hơn", trong khi quan hệ Việt-Trung "có vẻ tốt đẹp bên ngoài nhưng lạnh nhạt bên trong". Tuy thuyết "cái bẫy Thucydides" (Graham Allison) được nhiều người đề cập, nhưng ít có khả năng (unlikely) xảy ra xung đột quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc. "Yếu tố Nga" tuy có thể giúp Việt Nam phần nào để chống lại sức ép từ Trung Quốc nhưng không nhiều, và khả năng Nga chống lưng cho Việt Nam "khá mong manh". Để chống lại sức ép Trung Quốc, Việt Nam phải tăng cường quan hệ với một loạt cường quốc có lợi ích chiến lược trong khu vực như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, và các nước khác như Anh, Pháp, Úc, Canada, Hàn Quốc, Đài Loan, cũng như các nước láng giềng có ảnh hưởng trực tiếp đến không gian sinh tồn của khu vực như Lào và Campuchia, cũng như ASEAN... Xu thế chung của Việt Nam hiện nay là dịch chuyển "gần Mỹ hơn và xa Trung Quốc hơn", nhưng với tốc độ nhỏ giọt để "không gây ra chấn động". Tuy nhiên, lãnh đạo Việt Nam vẫn "không muốn quá gần Mỹ hoặc quá xa Trung Quốc". Nhưng gần đây, lãnh đạo Việt Nam tỏ ra lo ngại về Trung Quốc nhiều hơn (trước đây thường lo ngại về Mỹ nhiều hơn). Xu thế xích lại gần Mỹ "nay nhỉnh hơn" so với xu thế thích gần Trung Quốc. Các yếu tố truyền thống như ý thức hệ và sự níu kéo của Trung Quốc, vốn nuôi dưỡng tham nhũng và cản trở đổi mới, nay sẽ bớt tác dụng hơn. Điều đó khiến người Việt lạc quan hơn về triển vọng cất cánh của Việt Nam trong tương lai. Về lâu dài, xu hướng 'thoát Trung" (dịch chuyển khỏi quỹ đạo Trung Quốc) sẽ làm giảm môi trường nuôi dưỡng các phái "thu tô/trục lợi". Tuy nhiên, chiến lược của Mỹ đối với Việt Nam là gì thì chưa rõ. Bản thân chiến lược của Mỹ đối với khu vực và Trung Quốc vẫn còn đang hình thành. Nói cách khác, sau 2 năm rưỡi cầm quyền, chính quyền Trump vẫn "trống đánh xuôi kèn thổi ngược" về chiến lược. Trong khi ngoại trưởng Mike Pompeo nhấn mạnh "hiện thực, kiềm chế, và tôn trọng" (realism, restraint, and respect), John Bolton (cố vấn ANQG) vẫn muốn "thay đổi chế độ" (như Maduro ở Venezuela, Assad ở Syria và Khomeni ở Iran). Tuy trước mắt Trump có thể vận dụng sự lộn xộn đó làm thiên hạ khó lường, nhưng về lâu dài đó không phải là chiến lược. Điều duy nhất Trump có thể vận dụng để chống Trung Quốc là "đồng thuận lưỡng đảng". (American Foreign Policy Adrift", Foreign Affairs, June 5, 2019). Muốn kiến tạo, Việt Nam phải chuyển sang tâm thế bứt phá để bung ra. Chỉ khi nào chuyển từ vai trò nhà nước quản lý sang nhà nước giải phóng sức sáng tạo của xã hội thì Việt Nam mới có thể cất cánh được. Người Việt phải nuôi dưỡng bản lĩnh dám đương đầu với khó khăn, đặc biệt là thách thức trong cuộc chạy đua công nghệ lần thứ 4 và trong cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung, vì "thách thức tuy lớn nhưng cơ hội không nhỏ". Nếu không bồi dưỡng bản lĩnh để chơi những cuộc chơi mới, thì Việt Nam không bao giờ cất cánh được. Hiện nay, sức ép đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước đến chủ yếu từ hai nguồn. Thứ nhất, sự yếu kém về quản trị, là hang ổ của nạn tham nhũng đã lộ diện ngày càng nhiều, khiến TBT/CTN Nguyễn Phú Trọng, vốn ủng hộ mạnh mẽ kinh tế nhà nước, nay cũng phải đặt lại vấn đề kinh tế tư nhân tại Hội nghị Trung ương 10 vừa qua. Thứ hai, cả 2 hiệp định thương mại tự do (CPTPP và EVFTA) tuy không có Mỹ tham gia, nhưng đã thay đổi phần nào luật chơi và sân chơi, khiến các doanh nghiệp nhà nước bị cắt giảm thêm khá nhiều quyền ưu đãi. Theo Vuving, vai trò các nhóm vận động cho xã hội dân sự và dân chủ ở Việt Nam trong bối cảnh chính trị nội bộ trước mắt vẫn phụ thuộc chủ yếu vào tương tác giữa họ với chính quyền và người dân trong nước, "chứ không phải vào chiến lược của Mỹ". Tuy nhiên, về lâu dài nếu Việt Nam dịch xa quỹ đạo Trung Quốc thì sẽ phải xích lại gần hơn các nước Mỹ, Nhật, Ấn, Úc để tạo đối trọng. Các nước này có xã hội dân sự phát triển mạnh, nên bản thân Việt Nam với xu hướng hội nhập, sẽ phải coi trọng hơn vai trò của xã hội dân sự tại Việt Nam. Lời cuối Người ta nói Việt Nam có "rừng vàng, biển bạc", nhưng nay tài nguyên thiên nhiên đang bị khai thác đến cạn kiệt, và bị lấn chiếm và ngăn cấm bởi người hàng xóm mạnh hơn và tham lam đang muốn kiểm soát Biển Đông. Chỉ có cái mỏ người là vô tận và tự tái sinh, nếu biết nâng cao dân trí và thay đổi thể chế để giải phóng năng lực sáng tạo. Israel là một bài học về "quốc gia khởi nghiệp" và Hong Kong là một bài học về dân trí cao, tuy có 7 triệu dân nhưng là một mỏ vàng. Việt Nam có 97 triệu dân (2019) là một cái mỏ vàng tiềm ẩn khổng lồ, nhưng đáng tiếc vì đất nước vẫn nghèo nàn, tụt hậu và năng suất lao động thấp nhất khu vực. Tài liệu tham khảo 1. The Hundred Year Marathon: China's Secret Strategy to Replace America As the Global Superpower, Michael Pillsbury, St Martin Press, 2015 2. The Third Revolution: Xi Jinping and the New Chinese State, Elizabeth Economy, Oxford University Press, 2018 3. American Foreign Policy Adrift", Foreign Affairs, June 5, 2019. 4. The trade war shows China's economic dream is dying. Beijing now has a choice: open up or stagnate, Graeme Maxton, SCMP, June 11, 2019 5. China Is Courting Disaster in Hong Kong, Minxin Pei, Project Syndicate, June 13, 2019 6. Việt Nam với bộ máy trục lợi và nhân sự Đảng trước ĐH 13, Joaquin Nguyễn Hòa, BBC, (phỏng vấn Alexander Vuving), June 8, 2019. NQD. 20/6/2019 | ||||||||||
THÁI ĐỘ ÔNG VÕ VĂN KIỆT VỚI TRUNG QUỐC Posted: 30 Jun 2019 12:57 AM PDT BBT: Cha là thế mà con là Võ Văn Thưởng lại theo Nguyễn Phú Trọng đâm đầu vào rọ Tàu. Phải chăng lý do là vì Võ Văn Thưởng chỉ là con rơi nên không có được tất cả gen của cha?. Đất nước chúng ta từng có vụ "nạn kiều" vào những năm 1970 khi giữa ta và Tàu rất căng thẳng. Nhiều người Hoa, dù đã sống lâu đời ở ta cũng được Tàu vận động treo cờ Trung Quốc, ảnh Mao Trạch Đông, khai mình là người Tàu, mặc dù họ đã mang quốc tịch Việt Nam từ năm 1956… rồi thúc họ biểu tình, đòi trở về nước. Ở HN đã có xô xát tại Khách sạn Ga, ở TP HCM người Hoa đông đúc, căng thẳng không kém. Ông Lê Đức Thọ bàn bạc với ông Lê Duẩn việc cho tầu Trung Quốc cập cảng Sài Gòn chở người Hoa về nước. Đoạn đối thoại sau đây đáng để suy ngẫm về tinh thần cảnh giác. Ba người yêu nước này đã từng vào sinh ra tử. Trước mối nguy họ chung lo. Một cá nhân không phải là thánh. Họ bổ sung cho nhau và cùng quyết đúng. (NTS sưu tầm - 25.6.2019)./. Lê Đức Thọ điện cho Bí thư thành ủy TP.HCM Võ Văn Kiệt… Võ Văn Kiệt trả lời dứt khoát: – Không được !. Lê Đức Thọ: – Đây là mệnh lệnh của anh Ba !. Võ Văn Kiệt: – Nếu đây là mệnh lệnh của anh Ba (Lê Duẩn) thì nhờ anh Sáu (Thọ) về báo cáo lại với anh Ba, tôi xin chịu bất kỳ hình thức kỷ luật nào cũng được, nhưng chấp hành mệnh lệnh anh Ba cho tầu Trung Quốc cập cảng Sài Gòn thì tôi không thể…!. Dừng lại một lúc, ông tiếp: -Tôi đã cho rải mìn dày đặc dưới lòng sông rồi. Ngay cả cập cảng Cần Giờ cũng không thể huống hồ cập cảng Sài Gòn… Lê Đức Thọ im lặng… Võ Văn Kiệt tư lự, phân vân… Lê Đức Thọ sốt ruột: -Có gì Sáu Dân (Võ Văn Kiệt) cứ nói, tớ nghe. Võ Văn Kiệt nói: – Tôi hỏi anh Sáu: nếu cho nó vào đây, rồi nó ở lại, không chịu đi nữa, anh Sáu làm cách nào ?. Lúc bấy giờ Lê Đức Thọ như mới tỉnh ra… Về Hà Nội, Lê Đức Thọ báo cáo lại với ông Lê Duẩn. TBT Lê Duẩn im lặng nhìn Lê Đức Thọ một lúc rồi nói: – Sáu Dân có cái lý của nó. Nếu như thằng Tàu vào cảng Sài Gòn, nó ở lại, không chịu ra, chẳng lẽ ta đánh, ta bắt … nó. Lúc ấy nó lu loa lên… Thế là ta tạo cớ cho nó mang quân sang xâm lược nước ta… ————————– Câu chuyện này được ông Võ Văn Kiệt kể lại cho tác giả Hoàng Lại Giang nghe tại nhà riêng 16 Tú Xương, TPHCM. Tác giả viết 24/3/2014 và sửa lại ngày 26/8/2017)./.
BBT: Cha là thế mà con là Võ Văn Thưởng lại theo Nguyễn Phú Trọng đâm đầu vào rọ Tàu. Phải chăng lý do là vì Võ Văn Thưởng chỉ là con rơi nên không có được tất cả gen của cha?. |
You are subscribed to email updates from Dân quyền. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét