“Hàng nghìn người Nga lại xuống đường bất chấp lệnh cấm” plus 24 more |
- Hàng nghìn người Nga lại xuống đường bất chấp lệnh cấm
- ĐBQH DƯƠNG TRUNG QUỐC LÊN TIẾNG TRƯỚC THÔNG TIN ÔNG KÌNH TRỤC LỢI
- Dân chán nghe các cụm từ “kiểm điểm", "phê bình", "rút kinh nghiệm” lắm rồi!
- Văn hóa ‘mày có biết tao là ai không?’
- Tàu khảo sát Hải Dương 8 cách bờ biển Việt Nam 155 km
- Có kênh liên lạc hai Đảng để giảm căng thẳng Trung-Việt?
- Người biểu tình Hong Kong chặn cao tốc đến sân bay
- Anh-Đức-Pháp ra Tuyên bố chung bày tỏ lo ngại về tình hình Biển Đông
- Đối phó Trung Quốc ở biển Đông: Cơ bắp chưa đủ!
- Ông Duterte nêu phán quyết Biển Đông ngay ở Bắc Kinh, ông Tập bác bỏ
- Thủ lĩnh phong trào ‘dù vàng’ Hồng Kông Joshua Wong bị bắt trước thềm biểu tình lớn
- Phạm Đoan Trang được đề cử tranh giải Tự do Báo chí 2019 của Phóng viên Không Biên giới
- NĂNG LỰC
- Hãy dẹp bớt kiêu ngạo cộng sản
- Không khéo chết vì cái “lưỡi” của Trung Quốc
- CÁI ĐẦU ÔNG TRỌNG CÓ VẤN ĐỀ
- Bệnh coi nhẹ hình thức
- Bản đồ xã Đồng Tâm: “Mập mờ tính xác thực”
- Tài liệu ‘mật’ được tuồn ra để đấu nhau chứ chẳng ‘thế lực thù địch’ nào thu thập được!
- BỘ GTVT HOÃN LỄ KHỞI CÔNG CAO TỐC BẮC - NAM DO THỜI TIẾT XẤU HAY DO CTY TRUNG QUỐC ĐÃ TRÚNG THẦU?
- Từ chuyện GateWay và người đàn bà quậy phá ở sân bay, nghĩ về dân chủ
- Trung Quốc luân chuyển hàng loạt binh lính vào Hồng Kông
- Người biểu tình Hong Kong: 'Bây giờ hoặc không bao giờ'
- Tàu chiến Mỹ vào sát các đảo nhân tạo Trung Quốc nắm ở Biển Đông
- Mỹ lên án Trung Quốc quấy rối hoạt động khai thác dầu khí hợp pháp của Việt Nam
Hàng nghìn người Nga lại xuống đường bất chấp lệnh cấm Posted: 01 Sep 2019 12:38 PM PDT 01/09/2019 14:35 Hàng nghìn người dân Nga hôm 31.8 vẫn tiếp tục xuống đường biểu tình yêu cầu bầu cử tự do bất chấp lệnh cấm biểu tình khiến họ gặp rủi ro bị trấn áp "mạnh tay" hoặc bị giam cầm. Theo Reuters, những người biểu tình đã tuần hành qua nhiều tuyến đường trung tâm thủ đô Moscow. Họ hô lớn các khẩu hiệu như "Nước Nga sẽ tự do!" và "Đây là thành phố của chúng tôi". Các nhân chứng cho biết cuộc tuần hành này ước tính có vài nghìn người, trong khi cảnh sát Moscow xác nhận chỉ có khoảng 750 người tham gia cuộc biều tình - sự kiện vốn không được chính quyền Moscow cho phép và coi đó là cuộc tuần hành bất hợp pháp. Ngoài yêu cầu bầu cử tự do, dòng người biểu tình cũng kêu gọi chính quyền thành phố Moscow thả tự do cho các nhà hoạt động bị bắt giữ trong các cuộc tuần hành trước đó. Nhà hoạt động đối lập nổi tiếng Lyubov Sobol hôm 31.8 đã mô tả các vụ bắt giữ này rất "bạo lực", đổ lỗi cho chính quyền thành phố Moscow và văn phòng của Tổng thống Putin. Cô cũng kêu gọi thị trưởng Sergei Sobyanin - một đồng minh thân cận của ông Putin, phải từ chức. Mặc dù các cuộc biểu tình không đạt được mục đích chính đề ra, nhưng những người tham gia nhấn mạnh các cuộc tuần hành này là quan trọng nhằm thể hiện sự phản kháng dân sự vẫn đang tiếp diễn. "Nếu chúng tôi ngừng bước ra và phản đối, sẽ chẳng còn chút hy vọng gì nữa. Chúng tôi phải cho chính quyền thấy chúng tôi sẽ không từ bỏ và không chấp nhận sự thật rằng những người vô tội đang bị bỏ tù và các cuộc bầu cử đang bị đánh cắp", Alexandra Rossius, 23 tuổi một người biểu tình nói với Reuters. Artyom, một học sinh 16 tuổi, nói rằng chính sự phẫn nộ và sợ hãi đã đưa cậu đến cuộc biểu tình này. "Em không muốn... bị gãy chân, bị giết, bị tống vào tù", Artyom nói. "Các nhà chức trách đang từ chối thỏa hiệp, họ đã bắt đầu giải tán mọi người, tống họ vào tù. Em nghĩ điều này là không thể chấp nhận được". Cuộc biểu tình hôm 31.8 có thể là cuộc tuần hành cuối cùng trước ngày bầu cử hội đồng lập pháp Moscow vào 8.9 và có quy mô nhỏ hơn các cuộc biểu tình trước đó với số lượng khoảng hàng chục nghìn người tham gia. Cảnh sát đã yêu cầu người biểu tình thông qua loa phóng thanh để giải tán, nhưng họ đã không cố gắng bắt giữ người biểu tình. Được biết, làn sóng biểu tình nổi lên tại Moscow thời gian qua sau khi chính quyền thành phố từ chối không cho các ứng cử viên của phe đối lập tham gia tranh cử hội đồng thành phố sắp tới, trong đó có thủ lĩnh phe Alexei Navalny, một trong những nhà phê phán hàng đầu đối với Điện Kremlin. Cuộc bỏ phiếu đó, dù ở quy mô địa phương, được coi là một cuộc tổng duyệt cho cuộc bầu cử quốc hội vào năm 2021. Các nhà chức trách nói rằng các ứng viên bị loại vì không đủ chứ ký của những người ủng hộ. Tuy nhiên, các ứng cử viên khẳng định các chữ ký mà họ thu thập được đã bị loại bỏ một cách tùy tiện, và toàn bộ quá trình kiểm tra chữ ký đã có sự thiên vị chống lại họ. Điện Kremlin đánh giá các cuộc biểu tình là không đáng kể, nhưng ủng hộ phản ứng cứng rắn của cảnh sát. Trong một bình luận hiếm hoi về các cuộc biểu tình, Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây cho biết ông không muốn chứng kiến tình trạng bạo lực mất kiểm soát diễn ra trên các đường phố Nga, và sẽ làm tất cả những gì có thể để đảm bảo tình hình chính trị trong nước phát triển nghiêm ngặt trong khuôn khổ của luật pháp. Hoàng Vũ (theo Reuters) https://motthegioi.vn/the-gioi-c-79/hang-nghin-nguoi-nga-lai-xuong-duong-bat-chap-lenh-cam-120407.html | ||||||||||
ĐBQH DƯƠNG TRUNG QUỐC LÊN TIẾNG TRƯỚC THÔNG TIN ÔNG KÌNH TRỤC LỢI Posted: 01 Sep 2019 12:37 PM PDT Lương Kết Thứ bẩy ngày 31 tháng 8 năm 2019 5:10 PM Bài báo đã bị đục khỏi Dân Việt sau khi đăng 1 ngày
ĐBQH Dương Trung Quốc cho hay, qua vụ việc ở Đồng Tâm thấy cách trình bày, lý giải của các cơ quan chức năng là chính quyền luôn đúng, còn dân sai. Cách thông tin của các cơ quan chức năng một chiều, khó thuyết phục. Nhà sử học cũng khẳng định, với ông vụ việc ở Đồng Tâm vẫn chưa kết thúc. "Tại sao, hôm qua (27/8), cơ quan chức năng mới đưa ra tấm bản đồ đất sân bay Miếu Môn ra, bản đồ này nói được vẽ năm 1992, còn đất cấp năm 1980, sau 2 lần thanh tra nay mới đưa ra, vậy vấn đề là thế nào. Tại sao không công khai với người dân Đồng Tâm ngay từ đầu về việc có bản đồ, đấy cơ sở pháp lý, làm như vậy thì người dân làm gì khiếu kiện. Nếu như người dân có nhầm thì lỗi đầu tiên thuộc về các cơ quan chức năng, đó là không công khai, minh bạch. Ở đây cọc để xác định danh giới đất thì chôn sâu dưới mặt đất, còn bản đồ thì không công khai từ đầu", ĐBQH Dương Trung Quốc nói. Vẫn theo ĐB Dương Trung Quốc, ông Lê Đình Kình là công dân có quyền phát biểu về những vấn đề liên quan đến đất đai của Đồng Tâm, còn như ông phát biểu sai thì phía đại diện Nhà nước phải chứng minh và thuyết phục. "Còn việc ông Lê Đình Kình huy động tiền, tôi hỏi người dân ở Đồng Tâm, họ nói tiền đó dùng để thuê luật sư, đó là quyền của người dân. Còn Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nói ông Lê Đình Kình có việc huy động tiền đóng của một số đối tượng ở xã Đồng Tâm để tham gia đi khiếu kiện, lợi dụng việc khiếu kiện nhằm mục tiêu cuối cùng muốn trục lợi, tôi đề nghị làm đến cùng việc đó", ĐBQH Dương Trung Quốc nhấn mạnh. Theo ĐB Dương Trung Quốc, trước đây chính ông Lê Đình Kình từng yêu cầu cơ quan chức năng làm rõ và xử lý ông về tội Vu khống nếu như Công an TP. Hà Nội khẳng định không có chuyện cán bộ Công an đánh ông gãy chân như đơn tố giác. (Ông Lê Đình Kình tố cáo bị cán bộ Công an đánh gẫy chân. Liên quan đến việc này, ĐB Dương Trung Quốc trong bài phát biểu đã nêu ra trước Quốc hội (tháng 11/2017). Trả lời việc này trước Quốc hội, đại biểu Đào Thanh Hải, Phó Giám đốc Công an Hà Nội cho biết, sự việc xảy ra khi cơ quan điều tra tiến hành bắt giữ ông Lê Đình Kình, gia đình ông Kình xông vào chống lại lực lượng thi hành nhiệm vụ, giằng co và xảy ra việc ông Lê Đình Kình bị gãy chân). "Nếu cho rằng ông Kình tố cáo việc bị Công an đánh gãy chân là không đúng, nghĩa là ông đã vu khống. Tại sao các cơ quan bảo vệ pháp luật không làm rõ để xử lý về hành vi vu khống. Còn câu chuyện hiện nay, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nói rằng ông Kình huy động tiền để trục lợi thì phải làm rõ và xử lý về hành vi này, cơ quan chức năng có làm không?", ĐBQH Dương Trung Quốc nêu vấn đề.
| ||||||||||
Dân chán nghe các cụm từ “kiểm điểm", "phê bình", "rút kinh nghiệm” lắm rồi! Posted: 01 Sep 2019 12:36 PM PDT (Dân trí) - Với các cương vị chủ chốt, có lẽ không nên "ca" mãi "bài ca" phê bình, kiểm điểm và… rút mãi sợi dây kinh nghiệm bởi dân đã chán nghe những câu đó lắm rồi. Thật lòng, nếu mà "điệp khúc" đó lại cất lên, thì thà… đừng kỉ luật cho dân đỡ bức xúc! Thông tin từ báo Dân trí cho biết, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Lê Hải An vừa ký thông báo xem xét kỉ luật 13 cá nhân có liên quan để xảy ra sai phạm trong kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh năm 2018 tại các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình dẫn đến tâm lý lo ngại trong học sinh và bức xúc trong dư luận xã hội. Trong danh sách này có 4 vụ trưởng, 2 cục trưởng, 1 chánh thanh tra, 1 phó thanh ttra, 1 phó cục trưởng và nhiều cán bộ liên quan khác. Đây bước đầu được coi là thái độ nghiêm túc của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo trong xử lý cán bộ vi phạm. Nhìn lại từ đầu vụ việc, đành rằng để xảy ra tiêu cực có một phần lỗi không nhỏ thuộc về phía Bộ. Song công bằng, ngay sau khi phát hiện tiêu cực, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khẩn trương, nghiêm túc và kiên quyết trong việc tổ chức kiểm tra, rà soát, xác minh ở các địa phương có nghi vấn đồng thời tổ chức chấm thẩm định bài thi tại một số địa phương khác theo quy định của quy chế; phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an để xử lý vụ việc. Ban Chỉ đạo đã tổ chức họp để rà soát, đánh giá công tác tổ chức kỳ thi nhằm xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có liên quan trong công tác tổ chức. Sau đó, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ còn yêu cầu các địa phương đưa ra khỏi ngành các cán bộ, giáo viên vi phạm. Có một điều rất quan trọng, đó là rút kinh nghiệm từ những vi phạm của kỳ thi 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp chặt chẽ với các ngành, các địa phương tổ chức kỳ thi năm 2019 và cho đến nay, có thể khẳng định Kỳ thi 2019 đã thành công tốt đẹp. Đây là kỳ thi được tiến hành chặt chẽ, nghiêm túc và ít nhất là cho đến thời điểm này, không phát hiện thấy sai phạm đáng kể nào. Việc mới đây Bộ công bố danh sách trong đó có 11/13 là lãnh đạo cục, vụ, phòng bị xem xét kỉ luật tiếp tục cho thấy sự nghiêm túc và kiên quyết này. Tuy bản danh sách trên mới chỉ là một bước trong quy trình xem xét kỷ luật công chức theo quy định, tức là hình thức kiểm điểm cho mỗi cá nhân chưa cụ thể, song chắc chắn là sẽ không hề nhẹ bởi tính nghiêm trọng của vụ việc, thái độ kiên quyết của lãnh đạo Bộ đồng thời tại các địa phương, đã có những hình thức xử lý kỉ luật khá nghiêm khắc như tại Sơn La, Bí thư Tỉnh ủy bị kiểm điểm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách bị cảnh cáo. Tại Hòa Bình, cảnh cáo Phó Chủ tịch tỉnh, Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo bị đề nghị cách chức và hiện ông này đang xin nghỉ chữa bệnh… Mong rằng rồi đây, Bộ sẽ có những hình thức kỉ luật đúng với trách nhiệm của mỗi cá nhân, không nặng quá nhưng cũng không nhẹ quá. Nhất là với các cương vị chủ chốt, có lẽ không nên "ca" mãi "bài ca" phê bình, kiểm điểm và… rút mãi sợi dây kinh nghiệm bởi dân đã chán nghe những câu đó lắm rồi. Thật lòng, nếu mà "điệp khúc" đó lại cất lên, thì thà… đừng kỉ luật cho dân đỡ bức xúc! Bùi Hoàng Tám https://dantri.com.vn/blog/dan-chan-nghe-cac-cum-tu-kiem-diem-phe-binh-rut-kinh-nghiem-lam-roi-20190901000852117.htm | ||||||||||
Văn hóa ‘mày có biết tao là ai không?’ Posted: 01 Sep 2019 12:35 PM PDT Đinh Yên Thảo
Câu chuyện nữ đại úy công an Lê Thị Hiền hành hung, chửi bới nhân viên hàng không tại sân bay Tân Sơn Nhất vài tuần trước tưởng đã nguội bớt đi vì những tin tức thời sự chồng chất, nào ngờ lại một lần nữa gây xôn xao dư luận. Chứng cứ, thái độ lỗ mãng của người nữ đại úy này như thế nào thế nào thì những thước phim mộc được quay tại chỗ và đưa lên mạng đã thể hiện rõ ràng với bất cứ ai xem qua. Nhưng nay bà bỗng tố ngược là phim đã bị "chỉnh sửa, photoshop ", phim thiếu cảnh bà "bị sỉ nhục, hành hung trước" nên mới nổi cơn thịnh nộ và người nữ nhân viên bị bà chửi mắng, ôm mặt khóc là "diễn sâu" đóng kịch. Cũng như cả hai mẹ con đã bị "giam lỏng" như thế nào. Tất nhiên những điều này chỉ làm công luận nếu không cười nụ thì cũng khiến họ giận dữ công kích những lời tự bào chữa đầy vô lý và lố bịch này thêm nặng nề hơn. Nhưng khi người nhân viên hàng không đưa clip phim lên mạng đã phải tháo gỡ phim và đóng tài khoản facebook của mình, cũng như cơ quan an ninh hàng không bối rối giải thích rằng đã bị bà "hiểu lầm" và công an Quận Đống Đa đang "tiếp tục xem xét và báo cáo lên thành phố" (!?), thì người ta có quyền hỏi rằng, "thật ra người nữ công an này là ai, con cháu của "thần mặt trời" nào?" mới có thể tiếp tục ngang ngược, thách thức lại công luận khi xem mình là nạn nhân và tố ngược lại cho những người đã bị bà ta hành hung, chửi mắng và các cơ quan liên quan phải dè chừng như vậy. Hay là dù chỉ là một đại úy công an bà vẫn là một "trời con" như vô số ông hay bà "trời con" đang có trên khắp đất nước Việt Nam hiện nay? Dù thế nào, thì nữ đại úy này xem ra đã "có cửa" thật sự để phán "mày có biết tao là ai không?" tại phi trường. Một tài xế hay hành khách chạy xe biển xanh - tức xe công vụ, chạy quá tốc độ hay đang có mùi rượu nồng nặc cũng sẽ bước xuống xe buông câu "mày có biết tao là ai không?" ngày càng phổ biến hơn. Chỉ sau vụ Đại úy Hiền vài tuần thì mới tuần trước một người đàn ông chạy xe biển xanh tại Thanh Hóa cũng chỉ mặt, tát tai cảnh sát giao thông với thái độ "ông trời con" như vậy. Những người công an đứng đường dù có quen việc xách nhiễu, thô bạo với người dân có lẽ cũng sẽ dè chừng, né tránh với kẻ buông câu nói "mày có biết tao là ai không?" Bởi theo tâm lý và trên thực tế, chỉ có những kẻ có quyền hay thế lực sau lưng mới có thể buông ra câu nói này. Dân thường khó lòng có thể bước xuống xe mà buông lời "mày có biết tao là ai không?" để chơi đòn cân não, hăm dọa với cảnh sát giao thông. Hai năm trước, cộng đồng mạng ắt không quên thước phim đã được đưa lên mạng cảnh trung tướng hồi hưu Võ Văn Liêm, từng là Phó Chủ Nhiệm Ủy Ban Kiểm Tra Quân Ủy Trung Ương thuộc Bộ Quốc Phòng sỉ mắng, văng tục người cảnh sát giao thông bằng thái độ "mày có biết tao là ai không?" tại Cần Thơ. "Giám đốc mày tao còn cách chức được chứ đến mày". Lời dọa của tướng Liêm quả có thật khi Giám Đốc Công An Cần Thơ phải "trình lên Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An xin ý kiến (!?)" và tin tức sau đó lan truyền rằng viên trung úy cảnh sát dừng xe tướng Liêm bị kỷ luật vì "cư xử thiếu tế nhị, để lan truyền hình ảnh cự cãi làm xấu hình ảnh cán bộ cao cấp...". Cái văn hóa "trời con" rằng, "mày có biết tao là ai không?" dường như ngày càng đậm đặc tại Việt Nam, không chỉ với những người có quyền hành cùng con cái, người thân của họ như nữ đại úy Hiền hay tướng Liêm. Nó lan vào cả xã hội dân sự. Một người vợ hay bồ nhí của sếp đến công ty mà nhân viên mới "lỡ dại" không biết, không cho vào thì cũng có thể bị đối diện cái thái độ hung hăng "mày có biết tao là ai không?" này. Mới tháng trước, báo chí trong nước đưa tin một "đại gia" địa ốc sàm sở, quấy rối tình dục với hành khách và tiếp viên trên phi cơ của Hàng Không Việt Nam cũng đã buông lời "mày có biết tao là ai không?" khi bị nhân viên ngăn chận. Họ đem cái vị thế hay thế lực, sự quen biết sau lưng để buông lời hăm doạ, tạo áp lực với người khác trước hành vi sai trái của mình. Chỉ dăm vụ tình cờ bị người dân ghi lại và đưa lên mạng xã hội cùng công luận, còn hàng trăm, hàng ngàn vụ khác đã và đang có thể đang xảy ra hàng ngày và khắp mọi nơi thì sao? Từ những kẻ có quyền đến có tiền, họ xem mình những ông hay bà "trời con", có thể đứng trên pháp luật, thậm chí tấn công cả người thi hành công vụ. Cái văn hóa ông/bà "trời con" này cho thấy một nhóm người tự coi mình là đứng trên người khác, đứng trên pháp luật và hệ thống pháp luật đã dung dưỡng cho những người này, cho họ cái đặc quyền như vậy. Họ không hiểu rằng, ở một xã hội dân chủ, như tại Mỹ chẳng hạn, những người liên quan đến công quyền càng phải có thái độ và hành xử thận trọng, đúng mực hơn với người dân lẫn cơ quan công lực. Các trang mạng của các tổ chức dân sự và đăng thông tin liên quan đến các ứng cử viên cùng báo chí luôn theo dõi và báo cáo các vi phạm, sai trái như bạo hành, uống rượu lái xe, các cáo buộc xách nhiễu tình dục... của những cấp dân biểu liên bang đến địa phương, từ thẩm phán đến cảnh sát trưởng, của các ứng cử viên, của những người được đề bạt vào trọng trách..., để xem họ có xứng đáng phục vụ người dân hay không. Hoặc họ có buộc phải từ chức khi vướng vào những điều như vậy. Chuyện kể rằng, có một đêm bình thường ngoài công vụ, xe chở ngài thủ tướng Winston Churchill của Anh bị chận lại. Một cận vệ xuống xe và giải thích rằng trong xe đang chở ngài thủ tướng nhưng viên cảnh sát vẫn khăng khăng ghi phạt người tài xế phạm lỗi giao thông. Nghe được câu chuyện, Churchill viết thư cho cảnh sát trưởng London đề nghị khen ngợi viên cảnh sát. Vị cảnh sát trưởng viết thư phúc đáp rằng, "chúng tôi không khen thưởng những người đang thực hiện đúng trách nhiệm của mình". Chỉ khi nào, từ những người đứng đầu quốc gia xuống đến nhân viên công lực bình thường, có cùng thái độ thượng tôn pháp luật và quân pháp nghiêm minh như câu chuyện trên thì cái văn hóa "trời con" và "mày có biết tao là ai không" kia mới chấm dứt. Nhưng xem ra đây là điều không tưởng tại xã hội Việt Nam hiện nay. https://www.voatiengviet.com/a/may-co-biet-tao-la-ai-khong/5063633.html | ||||||||||
Tàu khảo sát Hải Dương 8 cách bờ biển Việt Nam 155 km Posted: 01 Sep 2019 12:34 PM PDT
Vào sáng sớm ngày 1/9, đội tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc tiếp tục vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, chỉ còn cách bờ biển tỉnh Ninh Thuận, miền trung Việt Nam khoảng 155 km, theo dữ liệu theo dõi tàu biển của trang Marine Traffic. Như vậy chỉ trong vòng khoảng 1 tuần, nhóm tàu này đã tiến sâu thêm 30 km vào vùng biển Việt Nam. Hôm 24/8, Hải Dương 8 cùng các tàu hải cảnh của Trung Quốc chỉ cách bờ biển Phan Thiết của Việt Nam khoảng 185 cây số. Như vậy, đến lúc này nhóm tàu Hải Dương 8 đã ở trong vùng biển của Việt Nam được gần 2 tháng, tính từ ngày đầu tiên là 3 tháng 7. Đồng thời từ giữa tháng 6 đến nay, Trung Quốc cũng điều tàu hải cảnh đến quấy nhiễu các hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam ở lô 06.1. Chính phủ Việt Nam từ hôm 19/7 đã nhiều lần lên tiếng yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ các tàu khỏi vùng thềm lục địa và khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng khẳng định các tàu của Trung Quốc đang hoạt động trong vùng nước thuộc chủ quyền của Bắc Kinh. Trung Quốc đòi chủ quyền phần lớn diện tích Biển Đông trong vùng đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này từ vẽ ra trên biển, gọi đây là vùng nước lịch sử. Tuy nhiên tòa Trọng tài Quốc tế ở The Hague năm 2016 đã bác bỏ tính hợp lệ của đường đứt khúc này. Trung Quốc không chấp nhận phát quyết của tòa. Trong các tháng qua, nhiều nước trên thế giới bao gồm Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Úc, và Ấn Độ đều đã lên tiếng quan ngại về hành động này của Trung Quốc. Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 26/8 gọi hành động của Trung Quốc là bắt nạt các nước láng giềng. Còn Bộ Ngoại giao Mỹ trước đó xác định Bắc Kinh đang gây sức ép đòi Hà Nội phải bỏ các hợp tác khai thác dầu khí với các công ty ngoài khu vực chỉ để khai thác với các công ty thuộc nhà nước Trung Quốc. Hoa Kỳ cam kết tiếp tục hợp tác với các đồng minh và đối tác trong khu vực để đảm bảo tự do hàng hải và các hoạt động kinh tế ở khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói những phát biểu của Washington là thiếu suy nghĩ, và không có căn cứ nhằm chống lại Trung Quốc, bóp méo sự thật và gây nhầm lẫn giữa đúng và sai. https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/haiyang-dhizi-8-inches-closer-to-vn-eez-09012019093355.html | ||||||||||
Có kênh liên lạc hai Đảng để giảm căng thẳng Trung-Việt? Posted: 01 Sep 2019 12:33 PM PDT Joaquin Nguyễn Hòa Như vậy là gần tròn hai tháng cuộc khủng hoảng Tư Chính diễn ra và chưa thấy lối thoát. Những tin tức mới nhất cho thấy đội tàu khảo sát địa chất biển của Trung Quốc xâm nhập cả vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, cách bờ biển Phan Thiết có 185km. Có vẻ như Việt Nam đã cho tàu có vũ trang ra đối đầu với Trung Quốc, mặc dù Việt Nam cho tới nay không hề chính thức xác nhận việc huy động lực lượng này. Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam chính thức lên tiếng phản đối Trung Quốc, thủ tướng chính phủ là ông Nguyễn Xuân Phúc cũng lên tiếng bày tỏ sự quan ngại chung về Biển Đông tuy không bằng lời lẽ mạnh mẽ. Đối lại chính phủ Trung Quốc cũng lên tiếng cho rằng họ đang thực hiện việc khảo sát trong vùng mà họ làm chủ. Cuộc đối đầu trên Biển Đông của hai quốc gia có thể chế chính trị độc đảng, và chung ý thức hệ cộng sản, vẫn tiếp tục chưa được giải quyết. Câu hỏi là hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc có gặp gỡ nhau để giải quyết các bất đồng hay không? Nói một cách khác, các xung đột lãnh thổ, lãnh hải giữa Hà Nội và Bắc Kinh, ngoài cách giải quyết theo thông lệ quốc tế bằng những tuyên bố, những cuộc gặp gỡ giữa hai chính phủ, có giải quyết bằng "kênh đảng" hay không? Gặp gỡ thường xuyên Là những đảng cộng sản hiếm hoi trên thế giới hiện nay vẫn còn cầm quyền, năm nào hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc cũng tổ chức những cuộc gặp gỡ gọi là "Hội thảo lý luận (cộng sản)", tuần tự thay phiên nhau tổ chức trên lãnh thổ của nhau. Năm ngoái 2018, cuộc hội thảo được tổ chức tại Hà Nội với đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc do ông Hoàng Khôn Minh, quan chức tuyên truyền tham dự. Hai đảng đã cam kết "tăng cường hữu nghị và hợp tác giữa hai đảng và hai nước". Năm nay, khi cuộc khủng hoảng Tư Chính nổ ra, một cuộc hội thảo tương tự đang được tổ chức tại tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Báo Việt Nam đưa tin là ông Võ Văn Thưởng, trưởng đoàn đại biểu đảng cộng sản Việt Nam đã "thẳng thắn đề nghị Trung Quốc tôn trọng quyền lợi hợp pháp của Việt Nam trên biển." Đó là những cuộc gặp thường niên. Ngoài ra người ta cũng cho rằng khi có những xung đột xảy ra, các quan chức cao cấp chức đảng hai bên cũng thực hiện những cuộc tiếp xúc. Vào mùa hè năm 2014 xảy ra vụ giàn khoan dầu Trung Quốc, Hải Dương 981 gây phẫn nộ của dân chúng Việt Nam đưa đến việc đốt phá các cơ sở của người Trung Quốc. Đặc phái viên của Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng là ông Lê Hồng Anh đã thăm Trung Quốc. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung, nghiên cứu quan hệ quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh, trả lời câu hỏi của tôi qua điện thư, chuyến đi hồi đó của ông Lê Hồng Anh chỉ diễn ra sau khi Bắc Kinh đã rút giàn khoan HD 981 ra khỏi thềm lục địa Việt Nam, nên không rõ chuyến đi đó có góp phần giải quyết xung đột hay không. TS Nguyễn Thành Trung không loại trừ là trước chuyến đi được công bố của ông Lê Hồng Anh, các viên chức đảng hai bên có thể đã có những cuộc tiếp xúc bí mật. Theo đánh giá của ông Nguyễn Thành Trung thì hiểu một cách hợp lý nhất là chuyến đi của ông Lê Hồng Anh là nhằm làm cho quan hệ hai bên không xấu hơn, chứ không phải để giải quyết khủng hoảng. Từ Đại học Oregon, Hoa Kỳ, GS Vũ Tường cho tôi biết rằng rất khó biết được "kênh đảng" hoạt động như thế nào và có góp phần giải quyết xung đột hay không vì thường nó diễn ra rất bí mật. Cũng theo ông Vũ Tường, diễn từ trong và sau các cuộc gặp gỡ đó đều rất thắm tình hữu nghị. Giáo sư Vũ Tường có nhiều nghiên cứu về lịch sử đảng cộng sản Việt Nam. Kênh Đảng hay Nhà nước hiệu quả hơn? Ở cả Trung Quốc lẫn Việt Nam, câu chuyện được nói đến là "nhất thể hóa", tức là hợp nhất hai bộ máy đảng và nhà nước. Bên Trung Quốc, việc nhất thể hóa này được thấy rõ nhất ở vai trò của nhà lãnh đạo tối cao Tập Cận Bình, chủ tịch nước và tổng bí thư Đảng. Tại Việt Nam người ta cũng thấy ông Nguyễn Phú Trọng hiện đang nắm cả hai vị trí sau cái chết của chủ tịch nước Trần Đại Quang. Do khuynh hướng "nhất thể hóa" này, Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung cho rằng ông không thấy có sự khác biệt lớn giữa "kênh đảng" và kênh nhà nước khi xảy ra xung đột giữa hai nước Việt - Trung. Mặt khác ông cho rằng: "Một trong hai bên có thể tin tưởng rằng kênh Đảng có thể giúp họ bỏ qua các yếu tố về lợi ích quốc gia mà tập trung vào sự tương đồng hay cùng lý tưởng chính trị giữa hai đảng cầm quyền để đồng ý làm giảm căng thẳng." Giáo sư Vũ Tường cũng cho rằng có nhiều lãnh đạo Việt Nam tin như vậy. Liệu trong cuộc khủng hoảng Tư Chính lần này "kênh đảng" có được bật lên hay không? Giáo sư Vũ Tường cho rằng điều này hoàn toàn có thể vì kênh nhà nước khó có thể giấu kín.
Có còn là anh em ý thức hệ? Trả lời câu hỏi về tác dụng của "kênh đảng", ý kiến của ông Vũ Tường và ông Nguyễn Thành Trung khá khác nhau. TS Nguyễn Thành Trung cho rằng "kênh đảng" vẫn hữu ích khi hai bên không muốn mất mặt lúc phải nhượng bộ nhau trong những căng thẳng được đẩy lên cao, và khi tiếp xúc qua "kênh đảng", cũng theo lời ông Trung thì ít bị dòm ngó hơn là kênh chính thức qua các chức vụ nhà nước. GS Vũ Tường thì cho rằng "kênh đảng" chưa bao giờ có hiệu quả, hay hiệu quả rất ít (ít nhất là đối với Việt Nam), nhưng lại rất hiệu quả đối với Trung Quốc, để xoa dịu Việt Nam trong khi vẫn áp dụng chính sách cương quyết. Dư luận mạng xã hội Việt Nam cũng thường xuyên chỉ trích cái mà ông Vũ Tường gọi là sự xoa dịu từ phía Trung Quốc, ví dụ như đưa ra những khẩu hiệu hữu nghị giữa hai đảng nói về "đại cục", nói về bốn tốt, 16 chữ vàng. Mặt khác, dù kênh đảng" vẫn hữu ích nhưng ông Nguyễn Thành Trung cho rằng nếu không khéo thì kênh này là con dao hai lưỡi đối với Việt Nam. Trong lịch sử của các quốc gia XHCN đã có ba cuộc chiến tranh xung đột giữa các nước này với nhau. Đó là là chiến biên giới Xô - Trung năm 1969, chiến tranh Việt Nam với Campuchia 1978-1989, và chiến tranh biên giới Việt Trung 1979. Quan sát áp lực của Trung Quốc lên Việt Nam trong những năm qua, hiện nay với cuộc khủng hoảng Tư Chính, giáo sư Vũ Tường cho rằng đến một lúc nào đó, do áp lực của dân chúng và chính đảng viên trong đảng cộng sản, những người chủ trương dùng "kênh đảng" sẽ bỏ cách tiếp cận này. Còn vào thời điểm hiện nay, ông Vũ Tường tin rằng, như 10 năm qua đảng cộng sản Việt Nam về cơ bản không thay đổi về cách thực hiện đường lối đối ngoại. Vì thế, chúng ta vẫn cần chờ xem khủng hoảng Tư Chính được giải quyết ra sao, và kênh Đảng còn tác dụng đến đâu.Joaquin Nguyễn Hòa Gửi đến BBC từ San Francisco, California | ||||||||||
Người biểu tình Hong Kong chặn cao tốc đến sân bay Posted: 01 Sep 2019 12:31 PM PDT
Mục đích là để gây thêm sự chú ý của cộng đồng quốc tế về cuộc đấu tranh cho một nền dân chủ ở thành pho6o1 đang rơi vào khủng hoảng chính trị lớn nhất trong nhiều thập kỷ. Sân bay đã đóng cửa một trong những bãi đậu xe và khuyên hành khách sử dụng phương tiện giao thông công cộng, mà không đưa ra lý do.
Ba tuần trước, một số chuyến bay đã bị trì hoãn hoặc hủy bỏ sau khi người biểu tình tràn vào sân bay. Vào cuối ngày thứ Bảy, 31/8 và vào đầu giờ sáng Chủ nhật, cảnh sát đã bắn hơi cay, vòi rồng và đạn cao su trong khi người biểu tình thì ném bom xăng. Đụng độ leo thang đã khiến trung tâm tài chính châu Á rơi vào khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Khi máy bay trực thăng của chính phủ bay trên đầu, những người biểu tình đã đốt lửa trên đường phố và ném gạch vào cảnh sát gần văn phòng chính phủ và trụ sở quân đội Trung Quốc.
Cảnh sát đã phun vòi rồng với nước tẩm nhuộm màu xanh để dễ nhận biết người biểu tình. Hệ thống tàu điện ngầm cũng bị dừng lại khi các cuộc giao tranh lan sang tàu điện ngầm. Truyền hình cho thấy hình ảnh của những người bị đánh đập khi họ co rúm trên sàn phía sau những chiếc ô. Cảnh sát cho biết họ đã bắt giữ 40 người bên trong ga tàu điện ngầm Prince Edward vì nghi ngờ cản trở các sĩ quan, bố ráp bất hợp pháp và gây thiệt hại hình sự. Ba trạm tàu đã phải đóng cửa vào Chủ nhật. https://www.bbc.com/vietnamese/world-49540890 | ||||||||||
Anh-Đức-Pháp ra Tuyên bố chung bày tỏ lo ngại về tình hình Biển Đông Posted: 01 Sep 2019 08:44 AM PDT Phạm Hà
Nhiều nước hôm 29/8 ra tuyên bố chung, bày tỏ lo ngại về những căng thẳng gần đây trên Biển Đông, kêu gọi giải quyết bất đồng một cách hòa bình. Tuyên bố chung của Anh, Đức và Pháp hôm 29/8 bày tỏ lo ngại đặc biệt về tình hình căng thẳng gần đây tại Biển Đông. Tuyên bố nêu rõ: Chúng tôi lo ngại về tình hình Biển Đông có thể dẫn đến bất ổn an ninh trong khu vực. Chúng tôi kêu gọi tất cả các nước trong khu vực đưa ra các bước đi và biện pháp giảm căng thẳng, đóng góp vào việc duy trì và thúc đẩy an ninh, hòa bình, ổn định trong khu vực. Trong đó có việc đảm bảo quyền của các nước ven biển đối với khu vực hải phận của họ, đảm bảo quyền tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông. Là các quốc gia thành viên của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982), Pháp, Đức và Anh nhấn mạnh mối quan tâm đối với việc áp dụng phổ biến Công ước, vốn đặt ra trong khuôn khổ pháp lý toàn diện, trong đó mọi hoạt động ở các vùng biển, bao gồm cả ở Biển Đông, phải được thực hiện và điều này tạo cơ sở cho sự hợp tác giữa các quốc gia, khu vực và toàn cầu trong lĩnh vực hàng hải. Pháp, Anh và Đức cũng hoan nghênh các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc trong việc đạt được Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông ( COC), dựa trên các quy tắc, hợp tác hiệu quả, phù hợp với UNCLOS 1982 ở Biển Đông; khuyến khích các bước tiến để sớm hoàn tất Bộ Quy tắc này. Ấn Độ hôm 29/8 cũng kêu gọi các nước giải quyết căng thẳng tại Biển Đông một cách hòa bình. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Raveesh Kumar khẳng định, Biển Đông là một phần trong lợi ích chung toàn cầu. Do đó, Ấn Độ cũng được hưởng lợi ích đối với hòa bình và ổn định trong khu vực. Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải , hàng không và các hoạt động thương mại hợp pháp trong hải phận quốc tế, phù hợp với các luật quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển. Ông Kumar cũng khẳng định, bất đồng cần phải được giải quyết một cách hòa bình, tôn trọng tiến trình pháp lí và ngoại giao, tránh việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực./. https://soha.vn/anh-duc-phap-ra-tuyen-bo-chung-bay-to-lo-ngai-ve-tinh-hinh-bien-dong-20190830095840609.htm | ||||||||||
Đối phó Trung Quốc ở biển Đông: Cơ bắp chưa đủ! Posted: 01 Sep 2019 08:39 AM PDT (PL)- Nếu chỉ triển khai các biện pháp gia tăng quân đội gây sức ép, trong khi Trung Quốc duy trì chiến lược vùng xám thì Washington khó ngăn Bắc Kinh gây hấn ở biển Đông.
Hôm 28-8, hải quân Mỹ xác nhận khu trục hạm USS Wayne E. Meyer đã tiến hành tuần tra đảm bảo tự do hàng hải trong vòng bán kính 12 hải lý quanh các đá Vành Khăn và đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc (TQ) chiếm giữ trái phép. Trang tin USNI News dẫn lời phát ngôn viên Hạm đội 7 Hải quân Mỹ, Trung tá Reann Mommsen, khẳng định: "Các lực lượng Mỹ hoạt động trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đều đặn mỗi ngày, bao gồm cả khu vực biển Đông. Mọi chiến dịch đều được thực hiện theo đúng luật pháp quốc tế và là bằng chứng cho thấy Mỹ sẽ hoạt động ở bất kỳ đâu luật pháp quốc tế cho phép". Mỹ gia tăng hiện diện quân sự Đây là động thái mới nhất của Mỹ nhằm vào TQ trong bối cảnh Bắc Kinh cử đội tàu Địa chất hải dương 8, bao gồm các tàu khảo sát địa chấn, tàu cảnh sát biển, tàu cá hộ tống, xâm phạm vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, được xác định theo các quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Trong vòng một năm qua, Mỹ đã tiến hành sáu chương trình tuần tra tự do hàng hải tại biển Đông nhằm vào các tuyên bố phi pháp của Bắc Kinh. Hôm 26-8, Bộ Quốc phòng Mỹ ra thông cáo chỉ trích trực diện Bắc Kinh: "TQ gần đây đã tái diễn các hoạt động can thiệp cưỡng ép đối với hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí của Việt Nam ở biển Đông. Động thái này của Bắc Kinh hoàn toàn đi ngược với cam kết Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phượng Hòa đưa ra ở Đối thoại Shangri-La đầu năm 2019, rằng TQ sẽ đi theo con đường phát triển hòa bình". Một ngày sau đó (27-8), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cho biết các thách thức từ TQ và Nga buộc Mỹ phải đề ra chiến lược đối phó mới ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Theo đó, Mỹ sẽ xem xét mở thêm các căn cứ quân sự mới "ở những điểm trọng yếu" tại khu vực. Tháng 6-2019, Bộ Quốc phòng Mỹ tiết lộ sẽ tăng cường cam kết với các liên minh và đối tác, đồng thời mở rộng và làm sâu sắc thêm quan hệ với các đối tác mới có chung quan điểm tôn trọng chủ quyền, thương mại công bằng và cùng có lợi cũng như luật pháp quốc tế. Cho đến hiện nay, nhận thức của giới lãnh đạo Washington về năng lực quốc phòng của TQ rất rõ ràng: Quân đội TQ là mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh khu vực, trong đó bao gồm vấn đề tự do hàng hải mà Mỹ rất quan tâm. Thế nên Mỹ vẫn đang rất tập trung vào vấn đề quân sự trong việc đối trọng với các hành động của TQ tại khu vực. Cần thêm mặt trận khác Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM mới đây, chuyên gia Gregory Poling, Giám đốc Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI), nói rằng "chiến lược của TQ rất rõ ràng: Họ muốn dùng sự bắt nạt và đe dọa để từ từ đẩy các nước láng giềng ra khỏi biển Đông, đồng thời thiết lập sự thống trị đối với vùng biển và không phận tại đây mà không gây chiến tranh. Cả chính quyền Tổng thống Donald Trump và cựu tổng thống Barack Obama đều không có những phản ứng hiệu quả đối với chiến lược đó, bởi vì cả hai nhà lãnh đạo đã phụ thuộc quá nhiều vào Bộ Quốc phòng Mỹ". Chuyên gia Poling khẳng định vấn đề cốt lõi ở biển Đông không phải là quân sự và năng lực quân đội không thể giải quyết được những mâu thuẫn đang xảy ra ở biển Đông. "Vấn đề biển Đông đòi hỏi những nỗ lực cấp cao từ Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ vốn vẫn còn chưa tương xứng" - chuyên gia Poling nhận xét. Đồng tình với chuyên gia Poling, ông Murray Hiebert, chuyên gia cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), cũng cho rằng Mỹ và các đồng minh cần triển khai nhiều biện pháp đấu tranh. Đó là đấu tranh cả về kinh tế lẫn ngoại giao để Bắc Kinh hiểu ra rằng càng tiếp diễn hành vi ngang ngược ở biển Đông, TQ sẽ thiệt hại càng nhiều. Viết trên tờ The Wall Street Journal ngày 28-8, hai chuyên gia Poling và Hiebert cho rằng: "Đối phó các hành vi ngang ngược của TQ, Mỹ không thể chỉ đấu tranh trên mặt trận quân sự. Nếu Washington muốn kìm hãm cơn khủng hoảng bùng nổ trong tương lai và chứng minh cam kết đảm bảo tự do hàng hải của mình, nước này phải có đối sách ngoại giao và kinh tế phối hợp với các đối tác trên thế giới hiệu quả hơn. Mục tiêu là phải khiến TQ trả giá cho những hành vi cưỡng ép trên biển Đông và cho lãnh đạo Bắc Kinh thấy rằng họ sẽ thiệt hại càng nặng nếu cứ tiếp diễn". Để thực hiện một chiến lược như vậy, hai chuyên gia khuyến nghị Mỹ nên mời các nước châu Âu, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc cùng tham gia nhằm tạo áp lực buộc TQ phải chấp hành luật pháp quốc tế. "Liên kết càng nhiều nước thì rủi ro mất uy tín của Bắc Kinh càng cao" - hai ông nhấn mạnh. Ở khía cạnh kinh tế, hai chuyên gia khuyến nghị Mỹ và đồng minh nên mạnh tay hơn với chiến thuật của TQ: Sử dụng các lực lượng dân sự và bán quân sự để cưỡng ép các nước láng giềng. Washington cần nhận diện và công bố bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào thừa lệnh TQ tham gia hoạt động cưỡng ép nước khác. Sau đó chặn các đối tượng này tiếp cận làm ăn ở Mỹ hay các thị trường quốc tế khác thông qua một đạo luật, chẳng hạn như Đạo luật Chế tài (về hành xử ở) biển Đông.
ĐỖ THIỆN - VĨ CƯỜNG | ||||||||||
Ông Duterte nêu phán quyết Biển Đông ngay ở Bắc Kinh, ông Tập bác bỏ Posted: 01 Sep 2019 08:32 AM PDT TTO - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bác bỏ chiến thắng pháp lý của Philippines trong vụ kiện Biển Đông và khẳng định sẽ không thay đổi lập trường, sau khi Tổng thống Philippines Duterte nêu vấn đề này trong cuộc gặp ở Bắc Kinh.
Giới quan sát đang theo dõi sát sao chuyến thăm dài tới 5 ngày của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tại Trung Quốc. Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu là phán quyết Biển Đông được Tòa trọng tài thường trực (PCA) ở Hà Lan công bố hồi năm 2016 trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Đài ABS-CBN News Philippines hôm nay (30-8) đưa tin đúng như lời hứa, ông Duterte đã nêu phán quyết này trong cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh tối qua (29-8). Tuy nhiên, ông Tập đã bác bỏ chiến thắng pháp lý của Philippines. "Tổng thống Duterte đã kiên định trong việc nêu ra các lo ngại với ông Tập liên quan tới yêu sách của Philippines ở Biển Đông, gồm phán quyết của Tòa PCA ở The Hague (Hà Lan)" - người phát ngôn của tổng thống Philippines, ông Salvador Panelo, cho hay. Khi nêu vấn đề này, ông Duterte nhấn mạnh rằng phán quyết năm 2016 của Tòa trọng tài quốc tế về Biển Đông là "cuối cùng, ràng buộc và không thể thay đổi". "Đáp lại, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhắc lại lập trường của chính phủ ông về việc không công nhận phán quyết của Tòa trọng tài cũng như không thay đổi quan điểm của họ" - ông Salvador Panelo thông tin lại. Năm 2016, phán quyết của Tòa PCA thành lập theo Phụ lục VII Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 đã bác bỏ yêu sách "đường 9 đoạn" mà Trung Quốc tự vẽ ra để đòi chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn một mực không công nhận và không chịu thực thi phán quyết này. Người phát ngôn của tổng thống Philippines cung cấp thêm thông tin về cuộc gặp trên: "Cả Tổng thống Duterte và Chủ tịch Tập đều đồng ý trong khi lập trường khác nhau của hai bên vẫn còn đó, những khác biệt này không nên làm xói mòn tình hữu nghị giữa hai quốc gia. Họ chia sẻ quan điểm rằng vấn đề gây tranh cãi này không phải là tất cả trong mối quan hệ Philippines - Trung Quốc". Trong cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo Philippines và Trung Quốc cũng thừa nhận "tầm quan trọng của việc tự kiềm chế và tôn trọng tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông". Theo Hãng tin AFP, quyết định nêu phán quyết Biển Đông đánh dấu một sự thay đổi bất ngờ đối với ông Duterte. Thời gian qua, nhiều người đã chỉ trích cách tiếp cận mềm yếu của nhà lãnh đạo Philippines trong vấn đề Biển Đông, khi ông nỗ lực xây dựng quan hệ hữu hảo với Trung Quốc để đổi lấy những gói đầu tư khổng lồ từ Bắc Kinh. Ngay trước chuyến đi này của ông Duterte, giáo sư Renato de Castro - Đại học De La Salle ở Philippines - đã nhận định: "Tại thời điểm này, ông Duterte không còn gì để mất vì ông chỉ còn 3 năm trong nhiệm kỳ. Ông có thể sẽ nêu vấn đề Biển Đông dù ông Tập về cơ bản sẽ phớt lờ hoặc bác bỏ. Đó là một trò kinh điển rồi!". | ||||||||||
Thủ lĩnh phong trào ‘dù vàng’ Hồng Kông Joshua Wong bị bắt trước thềm biểu tình lớn Posted: 01 Sep 2019 08:28 AM PDT
Nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông Joshua Wong (Hoàng Chi Phong) đã bị bắt hôm 30.8 vì bị tình nghi tổ chức các cuộc biểu tình bất hợp pháp trong bối cảnh làn sóng biểu tình tại đặc khu đang diễn biến theo chiều hướng căng thẳng, khiến Hồng Kông rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất trong hơn 2 thập niên. Tờ Guardiandẫn thông cáo của Demosisto, nhóm hoạt động chính trị do Wong, 22 tuổi đồng sáng lập, nói rằng nhà hoạt động trẻ đã bị bắt khi đang đi đến một trạm tàu điện vào lúc 7 giờ 30 sáng 30.8 (giờ địa phương). Hiện Wong đã được áp giải tới trụ sở cảnh sát đặc khu hành chính Hồng Kông tại Wan Chai. Theo phía cảnh sát đặc khu, nhà hoạt động nổi tiếng khác là Agnes Chow, cũng đã bị giam giữ. Cảnh sát cho biết Chow và Wong đã bị bắt để điều tra về cáo buộc kích động cũng như cố ý tham gia vào một cuộc tụ tập trái phép trong các cuộc biểu tình bên ngoài trụ sở cảnh sát vào ngày 21.6. Wong cũng bị cáo buộc tổ chức một cuộc biểu tình bất hợp pháp. Joshua Wong từng được biết đến là thủ lĩnh sinh viên lãnh đạo phong trào biểu tình "dù vàng" kêu gọi hàng chục ngàn người xuống đường biểu tình đòi dân chủ cho Hồng Kông năm 2014, khiến một phần đặc khu tê liệt trong hơn 2 tháng. Anh này mới được trả tự do hồi tháng 6 sau khi ngồi tù 5 tuần. Ngay sau khi ra tù, nhà hoạt động trẻ đã lên tiếng kêu gọi bà Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) - nhà lãnh đạo đặc khu hành chính Hồng Kông - từ chức. Tuyên bố trước các phóng viên, Wong cho biết: "Dù có chuyện gì xảy ra, tôi sẽ tham gia cuộc biểu tình sớm thôi. Bà ấy (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) không còn đủ điều kiện để trở thành lãnh đạo của Hồng Kông. Bà ấy phải chịu trách nhiệm và từ chức cũng như rút lại dự luật dẫn độ hoàn toàn". Trong một diễn biến khác, Andy Chan (Trần Hạo Nhiên), sáng lập viên của đảng Dân Tộc Hồng Kông (Hong Kong National) bị bắt giữ tại sân bay khi chuẩn bị bay sang Nhật với các cáo buộc "tham gia vào phong trào bạo động" và "tấn công cảnh sát". Trước đó, đầu tháng 8, Chan từng bị bắt cùng với 7 người khác vì cáo buộc sở hữu vũ khí tấn công. Cảnh sát tìm thấy bom xăng và một số loại vũ khí liên quan đến anh này. Thông tin các nhà hoạt động bị bắt được đưa ra trong bối cảnh Hồng Kông đang chuẩn bị trải qua tuần thứ 13 biểu tình liên tục. Xuất phát từ mục đích phản đối một dự luật dẫn độ về đại lục gây tranh cãi từ tháng 6, tới nay cuộc biểu tình đã mở rộng ra quy mô lớn và nghiêm trọng hơn khiến cảnh sát Hồng Kông đã phải dùng đến nhiều loại hình vũ khí để đối phó biểu tình như lựu đạn cay, vòi rồng, thậm chí cả nổ súng cảnh cáo. Gần 900 người đã bị bắt kể từ khi đợt biểu tình bắt đầu diễn ra. Đáng chú ý, hôm 29.8, quân đội Trung Quốc cũng đã tiến hành cuộc luân chuyển binh lính đồn trú thường niên tại Hồng Kông, bên cạnh đó, trang thiết bị chuyên sử dụng trong các cuộc trấn áp bạo động cũng xuất hiện trong đợt này. Động thái trên được giới quan sát đánh giá là chính quyền đại lục đã sẵn sàng cho các nhiệm vụ trấn áp bạo động nếu chính quyền đặc khu yêu cầu. Một bài xã luận đăng tải trên tờ China Daily ngày 30.8 cho biết binh sĩ Trung Quốc đồn trú tại Hồng Kông không phải chỉ có mục đích tượng trưng, và họ sẽ "không có lý do ngồi yên" nếu tình hình ở đặc khu hành chính này trở nên tồi tệ hơn. Hoàng Vũ (theo Reuters, The Guardian) | ||||||||||
Phạm Đoan Trang được đề cử tranh giải Tự do Báo chí 2019 của Phóng viên Không Biên giới Posted: 30 Aug 2019 10:00 AM PDT Dương Thạch (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Giải thưởng Tự do Báo chí lần thứ 27 của tổ chức Phóng viên Không Biên giới sẽ được trao vào ngày 12/09/2019 tại Berlin, đây là lần đầu tiên lễ trao giải được tổ chức tại thủ đô nước Đức, nhân dịp kỷ niệm 25 năm bộ phận Đức của Phóng viên Không Biên giới. Giải thưởng vinh danh các nhà báo đặc biệt can đảm và độc lập mà công việc của họ đã tạo ra một tác động lớn, giải được chia làm 3 hạng mục: "Can đảm", "Tác động" và "Độc lập", tổng cộng gồm 12 người, tổ chức thuộc 12 quốc gia khác nhau được đề cử trong 3 hạng mục này. "Nhiều người trong số những người được đề cử đang bị đe dọa nặng nề hoặc đã bị bỏ tù nhiều lần vì hoạt động của họ - nhưng họ không hề chùn bước và tiếp tục lên tiếng chống lại lạm quyền, tham nhũng và các tội ác khác", ông Oliverhe Deloire, tổng thư ký của Phóng viên Không Biên giới nói. "Tình huống khó khăn của những người được đề cử là không làm chúng tôi nản lòng. Trái lại, nó cho chúng tôi thêm sức mạnh và ý chí để tiếp tục chiến đấu. Sự can đảm khi phục vụ lý tưởng báo chí là một động lực to lớn cho những ai đối mặt với những thách thức quan trọng nhất của nhân loại. " Bốn người được đề cử trong hạng mục "Can đảm" là - Igor Rudnikov (Nga) - Người sáng lập tờ báo Novye Kolesa đã bị tấn công nhiều lần vì điều tra về tham nhũng và lạm dụng công quỹ, bị bắt vì công việc của mình. - Eman Al-Nafjan (Ả Rập Saudi) - nữ blogger và nhà báo đã cổ động mạnh mẽ về việc cho phép phụ nữ lái xe và có được nhiều quyền hơn. Vì điều này, cô đã bị bắt cùng với các nhà hoạt động khác, hiện đang tạm được tự do. - Paolo Borrometi (Ý) - Vì các phóng sự về mafia, anh thường xuyên bị dọa giết và có cảnh sát bảo vệ liên tục. - Lola Aronovich (Brazil) - Blogger đã trở nên nổi tiếng khắp nước Ba Tây (Brazil) nhờ các văn bản nữ quyền và tranh đấu cho quyền của phụ nữ. Cô liên tục bị đả phá dữ dội và nhận được hàng trăm lời đe dọa tử vong trên mạng. Trong hạng mục "Tác động" bốn người được đề cử là - Trang mạng Bihus.info (Ukraine) - Tập thể phóng viên được thành lập bởi Deny Bihus đã nhiều lần đưa ra các vụ án công khai về tham nhũng và lạm quyền của các chính trị gia cấp cao. Nhiều người trong số họ đã phải từ chức và bị truy tố. - Phạm Đoàn Trang (Việt Nam) - Người sáng lập tạp chí trực tuyến Luật Khoa sống ở một trong những quốc gia đàn áp nhất thế giới. Các bài viết của cô giúp đồng bào của mình bảo vệ các quyền công dân của họ. Cô cũng là một người ủng hộ mạnh cho quyền LGBT. Vì các hoạt động đó cô bị đánh đập và bị giam giữ nhiều lần. - Sudanese Journalists Network (Mạng lưới nhà báo Sudan) - Mạng lưới này công bố các báo cáo về vi phạm tự do báo chí trên Twitter, hỗ trợ các chuyên gia truyền thông bị cầm tù. - Lu Guang (Trung Quốc) - Phóng viên nhiếp ảnh nổi tiếng ghi lại các vấn đề xã hội và môi trường, sống ở New York từ năm 2005. Trong một chuyến thăm Trung Quốc, anh ta đã bị bắt vào ngày 3 tháng 11 năm 2018 và từ đó không có thêm tin tức nào về anh. Trong hạng mục "Độc lập" được đề cử: - Caroline Muscat (Malta) - Sau vụ nữ đồng nghiệp Daphne Caruana Galizia bị ám sát năm 2017, cô đã thành lập trang web điều tra độc lập The Shift News, chuyên điều tra về tham nhũng. Mặc dù áp lực lớn, cô vẫn tiếp tục không nản lòng. - Nhật báo Dawn (Pakistan) - Tờ báo lâu đời nhất của nước này là tờ báo duy nhất liên tục phản đối chính quyền quân sự. Trong cuộc bầu cử năm 2018, tờ báo đã bị cấm. Năm nay, chính quyền Pakistan đã ra lệnh cho các nhà quảng cáo không quảng cáo trên Dawn. - Amadou Vamoulke (Cameroon) - Nhà báo đứng đầu đài truyền hình nhà nước suốt 9 năm, liên tục tố cáo sự độc quyền của chính phủ trên truyền hình và việc hình sự hóa các chuyên gia truyền thông. Năm 2016, ông bị bắt giam và cáo buộc lãng phí ngân sách. - Tuần báo Confidencial (Nicaragua) - Tạp chí hàng tuần độc lập đã tạo nên tên tuổi với nghiên cứu điều tra và phân tích chuyên sâu về hệ thống chính trị nên có khá nhiều kẻ thù. Sau nhiều lần bị đe dọa sát hại, tổng biên tập Carlos Fernando Chamorro đã trốn sang Costa Rica và làm việc ở đó. Giải Tự do Báo chí của tổ chức Phóng viên Không Biên giới (Reporters Sans Frontières) được thành lập và trao lần đầu tiên 1992, sau đó lễ trao giải diễn ra hàng năm tại Pháp. Mãi đến năm 2018 lễ trao giải lần đầu tiên tổ chức tại London. Nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập, Phóng viên Không Biên giới bộ phận Đức tổ chức lễ trao giải năm nay 2109. | ||||||||||
Posted: 29 Aug 2019 01:19 PM PDT Trương Tuần Thứ tư ngày 28 tháng 8 năm 2019 - Kính cụ, lâu không gặp nhau, chẳng hay có chuyện gì mới không cụ? - Mới quá nhiều, buồn quá nhiều. - Thì thấy các quan chém gió phần phật.. - Chém cái gì ? - Thì thấy toàn đầu tầu, cường quốc, trung tâm của thế giới cả, bốc phét nó cũng vừa thôi chứ. - Cụ ơi đó là một năng lực để tiến xa. - Ô chém gió là một năng lực thật hả cụ ? - Thì VƯỠN... | ||||||||||
Hãy dẹp bớt kiêu ngạo cộng sản Posted: 29 Aug 2019 01:19 PM PDT Nguyễn Đình Cống Gần đây tôi được một nhóm trí thức cử làm đại diện nhằm trao đổi với các cơ quan có thẩm quyền của Đảng CSVN để bàn việc tổ chức đối thoại. Nhóm này gồm trên mười trí thức hoạt động cho công cuộc dân chủ hóa đất nước, được các anh Chu Hảo, Phạm Xuân Đại và tôi vận động đồng tình. Tôi đã viết văn bản ĐỀ NGHỊ ĐỐI THOẠI, gửi ông Võ Văn Thưởng, trưởng Ban Tuyên giáo ĐCSVN vào ngày 20 tháng 7- 2019. Văn bản được gửi bảo đảm qua Bưu điện và mang đến tận văn phòng. Cả 2 nơi đều có biên nhận. Sau vài ngày tôi gửi tiếp cho ông Nguyễn Xuân Thắng, chủ tich Hội đồng lý luận. Cả 2 văn bản có yêu cầu được trả lời ( trước ngày 20 tháng 8 với ông Thưởng, trước ngày 27/8 với ông Thắng). Thế nhưng cho đến ngày 30 tháng 8, tôi không nhận được một thông tin gì từ phía các ông. Họ không trả lời, dù một câu qua điện thoại, rằng đã nhận được đề nghị. Tại sao vậy? Quá bận chăng. Có lẽ chỉ có thể giải thích bằng thái độ kiêu ngạo cộng sản. Kiêu ngạo này là của cá nhân hay là một chủ trương của Bộ Chính trị mà các ông phải chấp hành. Dù sao thì đây cũng là biểu hiện thiếu tôn trọng, thiếu lịch sự, thiếu văn hóa. Ông Thưởng từng phát biểu " Đối thoại, tranh luận tạo cơ sở để hình thành chân lý". Từ chối đối thoại phải chăng Ban Tuyên giáo, Hội đồng lý luận của ĐCSVN không muốn, không cần tìm chân lý. Các vị lãnh đạo ĐCSVN có một nhầm lẫn tai hại, nghĩ rằng dựa vào đội ngũ trí thức của Đảng, dựa vào các ban ngành, các hội đồng, hội thảo mà họ có thể tìm thấy toàn bộ sự thật. Không đâu . Vì kém trí tuệ, thiếu dũng cảm, yếu về phương pháp, lại bị ý thức hệ Mác Lê không chế, bị các điều cấm đảng viên kiềm tỏa nên các trí thức và cán bộ của Đảng chỉ có thể tìm ra một phần của sự thật mà lãnh đạo muốn nghe. Mà khốn thay đa số những phần đó không chứa đựng bản chất thường ở dạng ẩn giấu.. Tiếc thay vì kiêu ngạo CS mà lãnh đạo Đảng đã bỏ qua một cơ hội trao đổi với một số trí thức của dân tộc. Đối lại với thái độ kiêu ngạo và coi thường người dân của các tổ chức và cán bộ ĐCSVN tôi công khai ĐỀ NGHỊ ĐỐI THOẠI này để dư luận rộng rãi được biết. Sau đây là văn bản gửi ông Thưởng. Văn bản gửi ông Thắng có nội dung tương tự, chỉ thay đổi vài câu liên quan đến vai trò cá nhân. Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2019 ĐỀ NGHỊ ĐỐI THOẠI Kính gửi Ông Võ Văn Thưởng- Trưởng Ban Tuyên giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam Thưa ông. ĐCSVN đang chuẩn bị đại hội XIII để thảo luận và quyết định nhiều điều quan trọng liên quan mật thiết đến vận mệnh đất nước chứ không phải chỉ riêng cho Đảng. Vì lẽ đó mà chúng tôi, những người tự nhận là nhân sĩ, trí thức yêu nước thấy có trách nhiệm đóng góp ý kiến xây dựng. Việc góp ý bằng kiến nghị, bằng thư như vẫn làm trước đây đã tỏ ra có rất ít tác dụng. Thấy rằng chỉ còn việc tổ chức đối thoại là biện pháp có hiệu quả trực tiếp hơn. Chính ông là người biết rõ và đã đề xướng việc này và đã từng phát biểu : " Không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải dựa trên sự cọ xát và tranh luận. Và cũng chính sự tranh luận đó tạo ra cơ sở để hình thành chân lý". Đó là đối thoại giữa A và B. Bên A là Đảng và Chính quyền. Người đại diện có thể là chính ông, cấp cao hơn và các cộng sự Bên B là một số cá nhân, bất đồng về vài đánh giá tình hình hoặc đường lối do bên A công bố. Họ có thể là đại diện cho một vài tổ chức xã hội dân sự hoặc chỉ là cá nhân độc lập, có thể là đảng viên đang sinh hoạt, đảng viên đã từ bỏ Đảng hoặc người ngoài Đảng. Họ có kiến thức và thái độ ôn hòa. Hiện nay tồn tại một vài lực lượng và cá nhân chống cộng cực đoan, bên B không bao gồm những người như vậy. Phải đối thoại vì quan điểm của A và B có nhiều trái ngược mà bên nào cũng tự cho mình là đúng và phản bác bên kia. A là chính thống, tự nhận hoàn toàn đúng đắn và tiến bộ, cho B là thế lực thù địch, không chịu hợp tác, tìm cách loại bỏ. B tự cho mình là những người yêu nước chân chính, chỉ một lòng vì nước vì dân, phê phán A là giáo điều, cố chấp, phản tiến bộ, phản dân chủ, gây ra nhiều tai họa, làm kìm hãm sự phát triển đất nước. Những trái ngược như vậy làm chia rẽ dân tộc, làm yếu đi sức mạnh tổng hợp cần thiết cho phát triển. Đặc biệt nó có thể làm cho những người đứng đầu Đảng và Nhà nước đánh giá sai tình hình, từ đó đề ra những chủ trương đường lối không hợp quy luật, trước mắt là việc chuẩn bị ĐH XIII của Đảng. Đối thoại tạo cho mỗi bên trình bày và bảo vệ quan điểm, tiếp nhận những lập luận và phê phán của bên kia để điều chỉnh và hoàn thiện nhận thức, để hợp tác, tìm ra đâu là sự thật, đâu là nguyên nhân cơ bản, chỉ ra việc nào dân tộc cần làm, tìm ra con đường cần đi và đích cần đến.. Đối thoại chứ không phải đấu tranh hoặc đối đầu. Tốt nhất là tổ chức được những buổi đối thoại công khai để cho nhân dân có thể theo dõi và đánh giá. Tuy vậy trước mắt có thể tổ chức những buổi đối thoại trong phạm vi hẹp. Thưa ông Trưởng Ban Tuyên giáo. Trong tình hình hiện nay bên B không thể tự đứng ra tổ chức để mời A đối thoại. Nó chỉ có thể xuất phát từ bên A, mà cụ thể là từ Ban Tuyên giáo. Các ông có thể viện cớ trì hoãn vì Ban Bí thư chưa soạn xong Quy định về đối thoại. Đó là ngụy biện. Để đối thoại điều cần thiết đầu tiên là thiện chí của hai bên. Có quy định của ai đó để tham khảo thì cũng tốt, mà không có cũng được, trong quá trình chuẩn bị hai bên sẽ thỏa thuận với nhau về các điều khoản. Nhưng nếu không có thiện chí thì có thể tìm ra nhiều lý do để lẫn tránh. Đối thoại giúp mỗi bên phát hiện ra những nhận thức mới, những sự thật mà trước đó chưa thấy hoặc bị nhầm. Khi có thiện chí thì đối thoại sẽ mang lại nhiều lợi ích tốt đẹp cho mỗi bên. Thế nhưng việc đối thoại đang gặp một số cản trở về tâm lý, đó là sự đánh giá nhầm của bên này về bên kia và tự đánh giá nhầm về mình. A có những đánh giá nhầm về B như ghép họ vào cùng loại người "thoái hóa đạo đức", hiểu nhầm đến quy kết sai mục tiêu và đánh giá sai phẩm chất của B. A tự đánh giá quá cao, không thấy được những sai lầm từ bản chất, phản ảnh không đúng thực tại. Lãnh đạo Đảng quá tin vào những điều không có thật nên đã đề ra và thực hiện một số điều trái quy luật. B có thể chưa hiểu hết về A cũng như cần được A chỉ ra những nhược điểm phạm phải. Việc đối thoại cũng nhằm để cho những trí thức chân chính được bày tỏ quan điểm và đánh giá với phương châm "Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách", nhưng trước hết là để cho Đảng tiếp cận với những nguồn thông tin quan trọng. Để có thể tổ chức và bắt đầu đối thoại cần phải có với nhau một số thỏa thuận về : Vấn đề đưa ra, người trực tiếp đối thoại ở mỗi bên, người tham gia và chứng kiến, cách tiến hành, địa điểm, thời gian, cách đưa thông tin và bảo mật v.v…Những vấn đề này chúng tôi đã chuẩn bị, nhưng chưa tiện trình ra đây. Điều quan trọng nhất là về phía Đảng, các vị có thấy được sự cần thiết và chấp nhận đối thoại hay không. Thưa ông. Gửi thư này đi chúng tôi mong nhận được trả lời chính thức trong thời gian một tháng để còn chuẩn bị những việc cần thiết. Để tiến hành việc này, ban đầu chúng tôi gồm một số trí thức thống nhất với nhau, chấp nhận GS Nguyễn Đình Cống làm đại diện. Mọi thông tin liên hệ theo địa chỉ sau : Số ĐT : 0389 578 620 Email : ndcong37@gmail.com Gửi thư : Nguyễn Đình Cống- 7A. ngách 23, ngõ 102. Phố Hoàng Đạo Thành , Phường Kim Giang, Q. Thanh Xuân- Hà Nội. Xin gửi ông lời chào trân trọng. | ||||||||||
Không khéo chết vì cái “lưỡi” của Trung Quốc Posted: 29 Aug 2019 01:18 PM PDT Thiện Tùng 29/08/2018 Cái lưỡi mà tôi muốn nói là cái "lưỡi bò" của TQ lè ra liếm hơn 80% biển Đông Nam Á (Đông VN). Cái lưỡi bò nầy, chẳng những nó liếm và định nuốt trọn đường hàng hải Quốc tế, 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN, mà còn liếm một phần hải phận của những quốc gia ven biển nầy.
Khi họ trình duyệt cái lưỡi bò phi lý nầy, Hội đồng Liên hiệp quốc (LHQ) không thừa nhận và, cho đến nay, chưa có một nước nào trên thế giời, ngoài TQ, chấp nhận nó. Khi TQ xâm phạm hải phận, Philippine kiện, ngày 12/7/2016, Tòa trọng tài quốc tế The Haye cũng đã bác bỏ "quyền lịch sử và tài nguyên" trong vùng biển "đường lưỡi bò" của Trung Quốc. Vì cuồng vọng, bất chấp pháp lý và đạo lý, TQ vẫn cứ xem trong khuôn viên đường lưỡi bò là lãnh hải của mình, lấy 2 quần đào Hoàng Sa và Trường Sa của VN xác lập hệ thống đường cơ sở thềm lục địa và hải phận của mình, lấn chiếm lãnh hải của các quốc gia xung quanh biển ĐNA nầy. Sau khi gia cố quần đảo Hoàng Sa, tôn tạo một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của VN, TQ chuyển sang bước "tranh chấp" lãnh hải với các nước ven biển ĐNA, lấy đương lưỡi bò làm cơ sở phân đinh vùng "chồng lấn". Lẽ phải nằm trong tay kẻ mạnh: Đất đai, biển đảo của người ta, Trung Quốc xâm lấn rồi nói đây là "vùng tranh chấp" chỉ phải dùng giải pháp thương lượng "song phương" để chia chác. Người ta khôn, biết thân phận, liên minh, liên kết với nhiều nước giữ toàn vẹn lãnh thổ, còn Việt Nam vì nặng tình đồng chí, vì "đại cục" cứt gí đó quyết bám lập trường "3 không"(1) và chấp nhận hình thức thương lượng "song phương" để giữ "hòa hiếu"(2) với TQ. Cũng vì bám lấy "3 không" và thương lượng "song phương" với TQ, VN đã mất vào tay TQ: Hai phần ba (2/3) thác Bản Giốc / Mất vùng đất rộng lớn ở Ải Nam Quan / Mất 12 ngàn km2 vùng biển Vịnh Bắc bộ. Bờ biển VN dài 3.260 km từ tiếp giáp Vịnh Bắc Bộ đến Đông Vịnh Thái Lan (chưa tính đảo). Hải phậnVN từ thềm lục địa ra 200 hải lý (dặm biển) – 1 hải lý=1,852 km ( 1,852x200 =3.704 km). Nhiều nguồn tin cho biết, dọc tuyến dài hải phận VN có 67 lô dầu và khí đốt. Khi biết được,TQ chảy thèm nước miếng về khối tài nguyên nầy của VN.
"Được đàng chân lân đàng đầu", như đã nói, TQ tự vạch ra đường lưỡi bò trùm lên một phần lãnh hải của VN rồi xem đó là vùng biển "tranh chấp" giữa VN và TQ. Họ lại đặt điều kiên: VN không được hợp tác khai thác dầu khí với bất cứ nước nào ngoại trừ TQ; VN và TQ hợp tác khai thác dầu khí ăn chia theo tỷ lệ TQ 60%, VN 40%. Lãnh đạo VN "thật thà" đến mức người ta "nói chơi không biết nói thiệt không hay". TQ nói thiệt chớ đâu phải nói chơi, bằng chứng là: - Khi VN hợp tác khai thác dầu khí ở lô "Cá Rồng Đỏ" trong hải phận VN (bị lưỡi bò trùm phủ) với tập đoàn Reppsol (Tây Ban Nha), TQ buộc VN hủy bỏ họp tác nầy, nếu không họ đánh chiếm quần đảo Trường Sa của VN. Vì nhiều lý do, trong đó có sợ, tháng 7/2017, lãnh đạo VN phải tuyên bố hủy bỏ hợp tác nầy và phải bồi thường phí tổn cho Reppsol 300 hay 400 triệu USD gì đó). - Việt Nam ký hợp đồng hợp tác khai thác khí đốt với tập đoàn ExxonMobil (Mỹ) ở lô "Cá Voi Xanh", cách đất liền VN chỉ 100 km (ngoài vạch lưỡi bò). Thế mà TQ cũng nói sẽ đánh chiếm Trường Sa nếu VN không hủy bỏ hợp đồng nầy. Tháng 3/2018, VN tuyên bố hoản thực hiện họp đồng nầy với ExxonMobil. - Ngày 3/7/2019, TQ cho tàu thăm dò Hải Dương 8 và nhiều tàu hộ tống xông vào Bãi Tư Chính, nằm sâu trong hải phận VN, vừa thăm dò dầu khí vừa gây sức ép với Nhựt, Nga và Việt Nam đang hợp tác khai thác dầu khí ở đây. Không như 2 lần trước, lần nầy, ngoài Bộ ngoại giao VN lên tiếng yêu cầu TQ rút tàu ra khỏi bãi Tư Chính của VN, và Hải quân VN còn cho tàu chiến ra ngăn chận. Phó Đô đốc Hải quân VN Phan Hoài Nam nói trong căm tức: "Trung Quốc đã dồn Việt Nam tới chân tường không thể lùi được nữa!" . Theo nguồn tin từ VNTB: Vào đêm 29-7, PVN và một số quan chức cao cấp của Việt Nam đã mở cuộc họp kín kéo dài đến khuya - do còn có ý kiến trái chiều. Cuộc họp này đã đi đến quyết định "Hạ thủy chân đế giàn khoan và chuyển nó ra bải Tư Chính". Sau một thời gian ngắn trì hoãn và đắn đo, vào lúc 2 giờ sáng ngày 30-7, tại cảng chuyên dụng dầu khí Vietsovpetro ở Vũng Tàu, Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam( PVN) đã tiến hành hạ thủy chân đế giàn khoan nặng 14.000 tấn, cao 110 mét, được xà lan của Indonesia chuyển ra dự án dầu khi Sao Vàng – Đại Nguyệt ở bãi Tư Chình, hạ đặt tại vị trí 05-1b và 05-1c nằm rất gần lô 06.01 và lô 06.1 ở vùng biển Nam Côn Sơn, do 2 tập đoàn hùng mạnh Indemitsu và Sumitomo của Nhật Bản khoan thăm dò từ tháng 5-2019 theo hợp đồng đã ký với các nhà thầu PVN và Rosneft của CHLB Nga. Nhiều nguồn tin cho biết: Vận chuyển và hạ đặt thành công chân đế giàn khoan khổng lồ nầy nhờ có 2 chiến hạm Quang Trung 016 và Trường Sa yểm trợ, hộ lực với tàu cảnh sát biển xua đuổi tàu TQ dạt ra xa cho chuyên gia yên ổn hạ đặt chân đế giàn khoan. Sau khi hạ đặt chân đế gian khoan xong, 2 chiến hạm nầy trở về cảng Cam Ranh.
"Mềm nắn, rắn buông", khi VN cứng rắn ở bãi Tư Chính, TQ cho tàu thăm dò và những tàu hộ tống tháo lui rồi chuyển hướng, tiền sâu vào thềm lục địa VN, cách Phan Thiết 180 km - Hãy chờ xem coi họ định làm gì nữa.
Dầu việc nước đã có "Đảng và Nhà nước nhận lo", nhưng những tháng ngày qua, nhân dân cả nước sốt ruột khi phải chứng kiến thảm họa:"Cửu Long cạn dòng, biển Đông dậy sóng". Không sốt ruột sao được: Do bạn vàng của "Đảng ta" làm đập thủy điện chặn nước thượng nguồn sông Mékong, đồng bằng Sông Cửu Long ngày một trở thành vùng đất chết, người dân lần lượt rời bỏ ruộng vườn về thành tìm kế sinh nhai / Ngư dân thập thò không dám ra biển đánh bắt hải sản / Hải quân của ta ngày đêm đang mặt đối mặt với Hán tặc trong hải phận của mình / Tam trụ triều đình im hơi lặng tiếng, những nguy cơ trước mắt không lo, chỉ lo chia ghế với nhau cho nhiệm kỳ đại hội Đảng lần thứ 13 - còn hơn 1 năm nữa mới khai hội !. Trong khi thế giới gần như đồng loạt ủng hộ VN, lên án TQ xâm phạm biển đảo VN thì, ngoài người phát ngôn bộ Ngoại giao lên tiếng phản đối chiếu lệ đối với TQ, còn có 2 vị buộc phải trả lời với báo chí: - Trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Úc tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời câu hỏi của phóng viên: "Chúng tôi quan ngại sâu sắc về những diễn biến phức tạp gần đây trên Biển Đông, nhất trí cùng hợp tác, bảo đảm duy trì hoà bình, ổn định an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình" . TQ đã nói "không được hợp tác khai thác dầu khí với bất cứ nước nào ngoại trừ TQ". Trong thực tế, VN hợp tác khai thác dầu khí với các nước đều bị TQ quấy phá và hăm dọa. Vậy ông Phúc nói "nhất trí cùng hợp tác" để duy trì hòa bình, ổn định… chỉ có thể là với TQ? Nếu VN xuống thang "nhất trí cùng hợp tác" (khai thác) với TQ coi như sụp bẩy của họ. Bởi vì, TQ cũng chỉ mong được vậy và cũng đã đặt điều kiện như vậy: vừa được VN cho của, vừa được VN nhượng biển và vừa được VN góp phần cho họ hợp pháp hóa đường lưỡi bò. Không phải vậy sao: VN hợp tác với các nước khác khai thác dầu khí trên lãnh hải của mình, khi cạn nguồn họ lui, trả biển lại cho VN / Còn hợp tác khai thác với TQ, khi cạn nguồn, họ vẫn không lui, xem đây là vùng biển "tranh chấp", "chồng lấn" với đường lưỡi bò của họ? Và, vô hình trung, VN thừa nhận đường lưỡi bò của họ, góp phần cho họ hợp pháp hóa cái lưỡi bò quái quỷ nầy - Làm thế có khác chi Thủ tướng Phạm văn Đồng ký công hàm thừa nhận vùng biển và 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của VN thuộc TQ hồi năm 1958 ?.
- Trong cuộc họp báo khác, thượng tướng, thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Nguyễn Chí Vịnh trả lời câu hỏi của phóng viên BBC:"Càng căng thẳng thì càng phải độc lập tự chủ, càng phải áp dụng nguyên tắc "3 không". Càng căng thẳng thì càng không bao giờ để kéo vào những liên minh với nước này để chống nước khác. Đó là nguyên tắc không chỉ bây giờ mà còn từ xưa trong việc bảo vệ tổ quốc. Việt Nam là bạn, là đối tác nhưng không tham gia liên minh quân sự". Nếu VN tiếp tục giữ nguyên tắc "3 không" và thương lượng "song phương" với TQ thì TQ tiếp tục "lấy thịt đè người", VN không bao giờ "thoát Trung" được, sẽ lệ/phụ thuộc TQ dài dài, hết mất cục bộ sẽ dẫn đến mất toàn bộ theo kế sách xâm lược "mềm" của TQ ?. Chính vì lãnh đạo cấp cao VN hữu khuynh đối với TQ, ngoài nhân dân bất bình, dầu có cố che giấu, cũng lộ rõ: trong nội bộ quan chức đương quyền đã bắt đầu phân hóa do bất đồng quan điểm và cách ứng xử với TQ. Nếu không sớm khắc phục, mâu thuẫn nội bộ ngày một phát sinh, kẻ thân Tàu người thân Tây, thì khó tránh khỏi "nồi da xáo thịt". Một nhà gì đó với bút danh Trúc Giang nhận xét về VN đăng trên Văn Quán: "Việt Nam không thiếu nhân tài, không thiếu người yêu nước, mà chỉ thiếu người lãnh đạo chân chính, trái lại thì dư thừa những tên Hán ngụy tay sai của Tàu Cộng". ---------- Chú thích: (1) "3 không: Không cho đặt căn cứ uân sự/ Không liên minh / Không liên kết với nước nầy chống lại nước khác. (2) Hòa hiếu: Trong quan hệ giữa 2 quốc gia mà dùng từ ghép "hòa hiếu" nghe sao chỏi tai ? - dưới đối với trên, con đối với cha mẹ mới có thể dùng 2 từ ấy? -/- | ||||||||||
Posted: 29 Aug 2019 01:17 PM PDT Phạm Trần Lần đầu tiên, kể từ sau ngày bị "đột qụy nhẹ" (minor stroke) trong chuyến thăm Kiên Giang 13-14/04 (2019), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có buổi nói chuyện "trung bình dài" với 392 đảng viên trẻ, nhưng không hề đề cập đến cuộc xung đột chủ quyền với Trung Quốc đang diễn ra ở bãi Tư Chính, Trường Sa. Trong phát biểu ngày 27/08 (2019), ông Trọng cũng trốn nhắc lớp đảng viên, tiêu biểu toàn quốc về đợt sinh hoạt kỷ niệm 50 năm học và làm theo Di chúc Hồ Chí Minh (1969-2019) , phải quan tâm đến nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Ngược lại, ông chỉ chú tâm đến tuyên truyền:"Muốn nhớ lời Bác dặn, theo chân Bác, không chỉ nhớ và học thuộc lòng mà phải ngấm vào máu, vào tim vào óc của mình, trở thành những điều mình trăn trở, suy nghĩ, day dứt để học và làm theo Bác, sống, chiến đấu, học tập và làm theo gương Bác Hồ vĩ đại". Ông nói:"Tinh thần đó không chỉ cần truyền đạt tới tất cả đoàn viên, thanh niên, đảng viên trẻ, mà toàn Đảng, toàn dân ta cũng cần ghi nhớ và thực hiện những điều này." (theo báo Tuổi Trẻ, ngày 27/08/2019) Theo Tổng bí thư, Chủ tịch nước 75 tuổi thì: " Đã là đoàn viên, thanh niên cần xung kích, đi đầu, phát huy tinh thần "Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên". Đảng viên trẻ càng cần gương mẫu, tiên phong hơn nữa, đúng với vai trò, vị trí của đảng viên trẻ Việt Nam, xứng đáng trở thành lực lượng dự bị tin cậy, hùng hậu để bổ sung vào nguồn lãnh đạo của Đảng bộ các cấp." Nhưng ông Trọng cũng cảnh giác:" Không phải vào trung ương để cho oai, hay là vào trung ương để kiếm chác cái gì, mà vào trung ương để hi sinh, phấn đấu, để cống hiến, trưởng thành hơn nữa, làm cho Đảng ta mạnh lên, mỗi đồng chí là một hạt nhân ở trong trung ương." Nghe ông Nguyễn Phú Trọng nói thao thao bất tuyệt như thế thì tưởng rằng đất nước không cò chuyện gì phải trăn trở hay lo âu. Nhưng thật ra là ông đã cố tình đánh lừa nhân dân và lòe bịp Thanh niên. Trong nội bộ, tình trạng Tham nhũng, nhất là "tham nhũng vặt" do cán bộ, đảng viên gây ra và nuôi dưỡng tiếp tục hành dân khốn khổ. Công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng, quyết liệt từ Khóa đảng XI, vẫn ngổn ngang và còn biến dạng chống phá nhau gay gắt hơn giữa các cấp từ Trung ương xuống đến cơ sở. Nạn chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu bầu để lọt vào Trung ương khóa đảng XIII, sẽ diễn ra tháng 01/2021, đã và đang rộn ràng trong đảng khiến ôngTrọng phải liên tục cảnh giác : "Dè chừng dần tiêu cực chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu bầu. Phải cảnh báo vấn đề này. "Chạy" là không dùng"(VOV (Voice of Vietnam), ngày 21/03/2019) Nạn cường hào, quan liêu, bóc lột dân bằng mọi hình thức và ăn đủ mọi thứ không phải của mình vẫn tồn tại nghiêm trọng. CHÁN ĐẢNG-KHÔ ĐOÀN Riêng với Thanh niên, ông Nguyễn Phú Trọng từng cảnh giác nhiều lần từ năm 2017 về tình trạng ông gọi là "chán Đảng, khô Đoàn, nhạt chính trị". Ông nói tại Đại hội Đoàn toàn quốc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, lần thứ 11 nhiệm kỳ 2017-2022 tại Hà Nội ngày 11/12/2017 :"Hiện vẫn còn một bộ phận thanh niên giảm sút niềm tin, phai nhạt lý tưởng cách mạng, sống thực dụng." Ông bảo : "Công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ qua vẫn còn hạn chế. Một bộ phận thanh niên giảm sút niềm tin, phai nhạt lý tưởng cách mạng, sống thực dụng, xa rời truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Thậm chí, một số ít thanh niên bị lôi kéo, có những việc làm đi ngược lại truyền thống của Đoàn, trái với mục tiêu của Đảng, của dân tộc." (theo VietnamExpress) Ông Trọng còn nói thêm:"Tình trạng tội phạm và tệ nạn trong thanh thiếu niên diễn biến phức tạp, trong khi đó Đoàn còn chậm và lúng túng trong nghiên cứu đề xuất giải pháp, chưa kịp thời có ý kiến và tham gia giải quyết các vấn đề bức xúc, mặt trái tác động đến thanh thiếu nhi. Công tác giáo dục của Đoàn rộng nhưng chưa sâu….Bên cạnh đó, một số hoạt động của Đoàn còn nặng về bề nổi, dàn trải và hình thức. Một số phong trào chỉ thu hút được thanh niên tiên tiến tham gia, kết quả thiếu tính bền vững... " Ông cũng kêu gọi phải tránh "tình trạng 'nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị" Ông Trọng nói:"Đoàn cần định hướng giáo dục thanh niên giữ vững bản lĩnh cách mạng, có ý thức nhạy bén chính trị, tích cực đấu tranh ngăn chặn, phản bác thông tin sai trái, tăng cường sức đề kháng cho thanh niên trước những biểu hiện tiêu cực, mặt trái của xã hội và sự chống phá xuyên tạc của các thế lực thù địch, nhất là trên mạng xã hội, "tránh tình trạng nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị". Vậy tình trạng "nhạt Đảng, khô đoàn, xa rời chính trị" có khá hơn trong năm 2019 ? PGS.TS Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, nói với Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice Of Viiệt Nam) : " Có điều kiện đi một số địa phương trong cả nước, tôi thấy kết nạp đảng viên mới hiện nay là vấn đề khó khăn ở một số nơi, kể cả những địa phương là cái nôi của cách mạng Việt Nam, kể cả thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM. Có mấy nguyên nhân quan trọng sau đây: Tổ chức Đảng từ Trung ương tới cơ sở nhận thức về vấn đề bồi dưỡng quần chúng để kết nạp vào Đảng cũng còn chưa thực sự chú trọng. Nhiều tổ chức, cơ sở Đảng, nhiều chi bộ không quan tâm đến việc kết nạp đảng viên, nên có những chi bộ mấy năm không kết nạp được đảng viên mới nào. Thực tế những năm qua, sức chiến đấu, năng lực lãnh đạo của tổ chức Đảng, nhất là tổ chức đảng cơ sở có những biểu hiện chưa tốt nên việc bồi dưỡng quần chúng kết nạp Đảng cũng chưa tốt. Về đảng viên, bên cạnh đại bộ phận đảng viên tốt, còn một bộ phận không nhỏ đảng viên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, đặc biệt là đảng viên cấp cao không có sự nêu gương, nhiều đồng chí bị xử lý kỷ luật, xóa tên ra khỏi Đảng, thậm chí có đồng chí bị truy tố hình sự, vào tù. Nhiều thanh niên nhìn vào đó mà không phấn đấu vào Đảng. Họ băn khoăn vào Đảng mà như những đồng chí ấy thì vào Đảng làm gì…." ÔNG TRỌNG NÍN THINH Trong khi đó thì Trung Quốc, nước láng giềng đàn anh mà Cộng sản Việt Nam thường ca tụng "vừa là đồng chí, vừa là anh em" đã bất chấp Công pháp quốc tế và Luật biển Liên Hiệp Quốc 1982, công khai cho tầu khảo sát dầu khí Hải Dương 8 (HD-8) xâm nhập thềm lục địa, và bên trong vùng Đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở bãi Tư Chính, Trường Sa, cách Vũng Tầu 370 cây số về phía Đông nam, từ ngày 03/07/2019. Sau đó HD-8 rời Tư Chính ngày 07/08 (2019) về đảo Chữ Thập mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam từ 1988 để lấy tiếp liệu rồi quay lại Tư Chính ngày 13/08 (2019). Nhưng ít ngày sau, HD-8 lại ngang nhiên di chuyển đến khảo sát ở vị trí cách đảo Phú Quý 102 cây số về phía đông nam và chỉ cách bờ biển Phan Thiết 185 cây số. Hành động ngang ngược của Bắc Kinh lần này đã bị Việt Nam chỉ trích đích danh, gửi Công hàm phản đối và yêu cầu rút HD-8 và các tầu hộ tống có võ trang, nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục điều nghiên. Đây là lần thứ hai, Bắc Kinh đã không coi Việt Nam ra gì. Lần thứ nhất xẩy ra vào tháng 5 năm 2014. Khi ấy, giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đã ngang nhiên vào tìm dầu phía nam đảo Hoàng Sa, cách đảo Tri Tôn (Trung Quốc gọi là đảo Trung Kiến, thuộc quần đảo Hoàng Sa) 17 hải lý (khoảng 30 km) về phía nam, và cách đảo Lý Sơn(tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 120 hải lý về phía đông. Lực lượng cảnh sát biển có võ trang Việt-Trung đã nghênh chiến nhưng không nổ súng cho đền ngày 16/07/2014 thì Hải Dương 981 rút lui. Nếu so sánh thì vụ HD-8 ngoan cố và tiềm ẩn nhiều âm mưu của Trung Quốc hơn vụ HD-981, nhưng ngược lại phía CSVN lại có những hành xử khó hiểu hơn vụ HD-981. Điểm nổi bật nhất là ông Nguyễn Phú Trọng, trong cương vị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã không nói lời nào từ khi xây ra vụ HD-8. Cả Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất nước và Ban Chấp hành Trung ương đảng (Khóa XII) cũng không có bất cứ động thái nào. Ngay đến số 484 Đại biểu Quốc hội còn tại chức cũng không ái dám hé răng. PHẢN ỨNG VỤ HD-981 Ngược lại, khi xẩy ra vụ HD-981, theo Bách khoa toàn thư mở, đã có những việc đã xẩy ra: - Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 14 tháng 5 (2014) ra thông báo Hội nghị Trung ương 9 trong đó có đoạn: Ban Chấp hành Trung ương theo dõi sát tình hình, nghe báo cáo của các cơ quan chức năng về việc thực hiện các chủ trương, giải pháp của ta phản đối, đấu tranh đòi phía Trung Quốc phải dừng việc đặt giàn khoan thăm dò dầu khí Hải Dương 981 trong vùng biển nước ta và khẳng định: Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giải quyết những bất đồng, tranh chấp bằng giải pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và những thoả thuận giữa lãnh đạo cấp cao Việt Nam - Trung Quốc; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước... -Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, cho đến ngày 20 tháng 5 năm 2014, Việt Nam và Trung Quốc đã có 20 cuộc điện đàm về Vụ giàn khoan Hải Dương 981 trong đó Việt Nam yêu cầu Trung Quốc phải rút giàn khoan và tàu hộ tống ra khỏi vị trí tranh chấp. -Quốc hội Việt Nam ngày 21 tháng 5 ra thông cáo "nhất trí cao với chủ trương của Đảng và Nhà nước". -Ngày 15 tháng 5 người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình tuyên bố Việt Nam đã đưa công hàm phản đối Trung Quốc ra Liên Hiệp Quốc và ngày 20 tháng 5 phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên Hiệp Quốc tại Genève đã gửi thông cáo đến Văn phòng Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác cũng như các cơ quan báo chí có trụ sở tại Genève, về sự kiện "Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam tại Biển Đông". -Bộ Chính trị chỉ đạo phải tiếp tục đấu tranh bằng biện pháp hòa bình, đúng theo luật pháp quốc tế. Riêng về giải pháp đấu tranh pháp lý, thời điểm nào hợp lý thì Bộ Chính trị sẽ quyết định, theo thông tin từ phiên họp Chính phủ cuối tháng 5. -Ngày 31/5/2014, Phái đoàn Đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đã gửi thư cho Tổng Thư ký Ban Ki-moon đề nghị lưu hành Công hàm của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản đối việc Bắc Kinh không chịu chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 như một tài liệu chính thức của Khóa 68 Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Trong công hàm này, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan Hải Dương 981 cùng các tàu của họ ra khỏi vùng biển của Việt Nam, chấm dứt các hoạt động gây ảnh hưởng đến an toàn, an ninh hàng hải cũng như hòa bình và ổn định ở khu vực. (08/019)Cũng khác giữa vụ HD-981 năm 2014 và HD-8 năm 2019 trong phản ứng của người dân. Nếu HD-981 đã gây phẫn nộ cho người dân Việt Nam từ trong nước ra nước ngoài qua các cuộc biểu tình chống Trung Quốc và chống tính ươn hèn và nhu nhược của lãnh đạo Việt Nam đã để cho Trung Quốc bắt nạt thì năm 2019 đã không có phản ứng dữ dội như thế. Năm 2014 đã có hàng ngàn người xuống đường biểu tình chống phá Trung Quốc ở Việt Nam thì năm 2019 chỉ có chừng vài chục người lẻ tẻ. Người Việt Nam ở nước ngoài cũng không tích cực và hăng hái như năm 2014. Sự khác biệt rất dễ hiểu vì nhà nước CSVN đã tỏ ra nhu nhược trước áp lực trắng trợn của Bắc Kinh, nhưng lại hung hăng ngăn chặn và đàn áp dân khi họ chống Trung Quốc. Do đó, lần này, tuy HD-8 đã vào gần Phan Thiết, người dân cũng mặc thây, cứ bình chân như vại "để cho nhà nước lo", theo ý muốn của Bộ Chính trị do ông Nguyễn Phú Trọng đứng đầu. Như vậy, liệu có ai hiểu được tại sao ông Trọng đã khuyên Thanh niên chuẩn bị làm con thiêu thân cho đảng, thay vì kêu gọi họ đoàn kết đứng lên bảo vệ Tổ quốc ? Hay cái đầu của ông có vấn đề thật, sau cơn "đột qụy" ở Kiên Giang ? -/- Phạm Trần | ||||||||||
Posted: 29 Aug 2019 01:16 PM PDT
Trong ảnh, là những người quan trọng nhất thế giới, những siêu nhân. Họ đang làm gì? Đang tụ hội quần anh quyết định đường đi nước bước của nhân loại. Vậy mà, hãy nhìn kỹ căn phòng, chiếc bàn, chiếc ghế, đồ dùng phục vụ siêu nhân... Tất cả đều hết sức bình thường, thậm chí còn kém đồ nội thất của một gia đình thu nhập tầm tầm xứ này. Cái ghế mà họ ngồi chẳng hạn, bán đầy lề đường Ngô Gia Tự quận 10 Sài Gòn, chỉ hạng dân nghèo như tôi mới mua. Nước giàu mà "keo kiệt, hà tiện". Không có bàn gỗ quý dày cả gang tay. Không có ghế chạm trổ rồng phượng, lưng ghế cao ngang đầu cho người tọa lim dim. Và đặc biệt, không có lấy một bó hoa, một lọ hoa để không gian được sặc sỡ, thiêng liêng, ra vẻ văn hóa. Và càng không có tượng ông này bà nọ. Điều mà các siêu nhân hướng tới là thực chất. Mọi hình thức đều không cần thiết, khiến hình thức bị trở thành khoe mẽ, rẻ tiền, cờ đèn kèn trống hoa hoét vớ vẩn. So với những đại siêu nhân ở xứ An Nam, thì các siêu nhân G7 đã mắc bệnh nặng - bệnh coi nhẹ hình thức, vô phương cứu chữa. Có tiền mà không biết xài cho nổi bật, chả bù cho người khác, đi ăn xin ăn đong ăn vay nhưng rực rỡ đến trời. Đúng là đồ tư bản giãy chết. Không thể so với chủ nghĩa xã hội được. Lại nhớ câu của ông Lê Khả Phiêu khi ông cảnh cáo ngài B.Clinton hồi cuối năm 2000, lúc vị tổng thống Mỹ đầu tiên sang thăm VN, tới chào ông Phiêu. Cụ tổng Phiêu bảo "chủ nghĩa xã hội không những tồn tại mà ngày càng lớn mạnh, tiếp tục phát triển thắng lợi, mãi mãi trường tồn", khiến ông trẻ Lin Tơn tái mặt. Hồi ấy, tôi còn làm báo TN, bộ phận trực tin, đã trực tiếp lấy tin về cuộc đón tiếp của ông Phiêu từ TTXVN làm tin vơ đét nên vẫn nhớ rõ. Xin nhớ, ông Phiêu hùng hồn như thế sau khi thành trì của cách mạng thế giới đã sụp đổ, khối theo chủ nghĩa xã hội đã tan rã được 10 năm. Một tư duy như thế mà cầm đầu đoàn người cũng đủ biết đoàn sẽ đi đâu, theo hướng nào. Nhưng có lẽ ông ấy cũng đúng tí chút. Hiện ổng nhà cao cửa rộng, nội thất như cung đình, có huy hiệu 70 năm tuổi đảng, đi đâu cũng được đón rước hoa hoét sặc sỡ, làm long trọng viên lim dim trên hàng ghế đầu. Những người nối tiếp, kế nhiệm ông ta đều như thế. Còn "đám" tư bản giãy chết kia, tại cuộc quần anh G7 ngay cái ghế ra trò cũng không có mà ngồi, nói chi rồng phượng, một bình hoa cũng không có mà trưng, nói chi trên giời dưới hoa. Rất nản, còn nản vì cái gì thì tùy mỗi người. | ||||||||||
Bản đồ xã Đồng Tâm: “Mập mờ tính xác thực” Posted: 29 Aug 2019 01:15 PM PDT Vào chiều ngày 27/8/2019, trong buổi họp báo tại Hà Nội về việc quản lý, sử dụng và quá trình xử lý vụ việc liên quan đến diện tích đất khu sân bay Miếu Môn, thuộc xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức. UBND TP. Hà Nội và Thanh tra Chính phủ đã công bố tấm bản đồ thể hiện "Phạm vi quản lý đất sân bay Miếu Môn" và "Sơ đồ hiện trạng". Kết luận của Thanh tra có căn cứ? Theo cơ quan chức năng, Bản đồ này được xác lập vào năm 1992, sau thời điểm khu đất sân bay Miếu Môn được bàn giao cho đơn vị quốc phòng vào ngày 14/4/1980. Chính quyền Hà Nội căn cứ theo Bản đồ này đã khẳng định kết luận của Thanh tra thành phố Hà Nội toàn bộ 236,7 ha đất sân bay Miếu Môn là đất quốc phòng là chính xác. Phát biểu tại buổi họp báo, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh cho biết, bản đồ được xác lập từ năm 1992, sau quá trình bàn giao, cắm mốc, tiếp quản quản lý suốt những năm 1980 đến năm 1992 các bên liên quan đã lập bản đồ, có chữ kí Ủy ban nhân dân các xã giao đất cho đơn vị quân đội, trong đó có UBND xã Đồng Tâm. Ông Thanh cho rằng, không ai có thể nghi ngờ bản đồ đã được lập ra từ 1992 (!?) Luật sư Ngô Anh Tuấn, thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội, là luật sư đại diện cho người dân Đồng Tâm sau khi có kết luận thanh tra vào tháng tư năm 2019, đưa ra nhận định liên quan vấn đề này: "Sau này UBND thành phố Hà Nội mới nói chuyện mở rộng, chứ thực tế đâu có chuyện mở rộng, cái đó là chính quyền đưa ra đơn phương. Cái bản đồ đó chưa bao giờ họ đưa cho chúng tôi và chúng tôi cũng chưa bao thấy cái bản đồ đó." Theo Luật sư Ngô Anh Tuấn, vấn đề sân bay Miếu Môn thì Phó Thủ tướng Chính phủ có quyết định một lần và một lần duy nhất thôi, chứ chưa có một văn bản chính thức nào về mở rộng thêm hay thu hồi các diện tích tăng thêm khác. Tại buổi họp báo, khi được hỏi tại sao đến bây giờ Hà Nội mới công khai về bản đồ liên quan đến sân bay Miếu Môn, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, trong quá trình thu thập thông tin, tài liệu thì có bản đồ 1992 này. Ông Chung khẳng định: "Khi đối thoại tại huyện Mỹ Đức và quá trình mời người dân xã Đồng Tâm tham gia đi kiểm tra thực địa thì người dân đều được công khai xem tấm bản đồ này. Chúng tôi không úp mở để đến hôm nay mới công bố." (!?) Tuy nhiên, Luật sư Ngô Anh Tuấn lại tỏ vẻ nghi ngờ thông tin này: "Hôm qua thì họ tự nói, tự làm, họ tự biên tự diễn, chứ không có đối thoại hay nói chuyện gì với người dân cả cho nên chúng tôi chỉ biết một chiều thôi. Ngay cả họ đưa thông tin bản đồ như vậy chứ cũng không có văn bản chính thức nào mà họ công bố cả, cho nên chúng tôi chả biết đâu mà lần." Ông Lê Đình Công, một trong những người dân Đồng Tâm cho rằng, muốn biết tính xác thực của tấm bản đồ 1992 mới công bố này, chính quyền phải đối thoại với dân Đồng Tâm và đối chiếu với bản đồ và giấy tờ do người dân thu thập từ trước đến nay: "Bản đồ mà UBND thành phố Hà Nội và thanh tra chính phủ muốn đưa ra, nếu muốn biết có đúng với số liệu bàn giao đất của xã Đồng Tâm thì phải mời người dân Đồng Tâm đối thoại. Bởi vì chúng tôi có bản đồ quân sự hẳn hoi, trực tiếp từ lữ đoàn 28. Ngoài ra chúng tôi cũng có quyết định 113 của Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười và quyết định 386 của UBND tỉnh Hà Sơn Bình chỉ có 47,36 ha đất quốc phòng thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm." Đây không phải lần đầu tiên cơ quan chức năng Việt Nam bị nghi ngờ khi công bố bản đồ để giải quyết tranh chấp đất đai với người dân. Trước đây, khi giải quyết vấn đề tranh chấp, đền bù giải tỏa ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm, chính quyền sở tại đã từng nhiều lần công bố, thay đổi bản đồ, không theo một quy chuẩn nào? Cụ thể, vào tháng 5 năm 2018, UBND TPHCM đã thừa nhận chưa tìm thấy bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm 1996, với tỷ lệ 1/5.000 kèm theo Quyết định 367 ngày 4/6/1996 của Thủ tướng. Bản đồ quy hoạch này được chính quyền khi đó xem là tài liệu quan trọng nhất để giải quyết mọi khiếu nại kéo dài của người dân Thủ Thiêm bị thu hồi đất, khiếu nại hơn 20 năm qua. Trong khi Thứ trưởng Bộ xây dựng Lê Quang Hùng trong một cuộc họp về Thủ Thiêm từng khẳng định, quy hoạch chung là năm 1996 về pháp lý đã được thay đổi bằng quy hoạch 2005 do đó dựa vào quy hoạch theo bản đồ 2005, không tìm bản đồ năm 1996 làm gì. Thế nhưng trong cuộc họp báo chiều 14/8/2019, ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TPHCM lại kết luận, tổ công tác căn cứ vào hai bản đồ, gồm bản đồ quy hoạch xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm 1/2000 thiết lập 1997 và bản đồ quy hoạch xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm 1/5000 lập năm 1995 để xác định ranh 4,3ha... Trao đổi với RFA hôm 28/8/2019 liên quan vấn đề này, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Luật gia Việt Nam, đưa ra nhận định: "Bản đồ quan trọng vì nó là cơ sở giải quyết những khiếu nại, đó là bản đồ mang tính chất 1 phần 2000, tức là bản đồ phân khu, phân chia, xác định chức năng, do thủ tướng duyệt, hay chủ tịch UBND tỉnh thành phố duyệt, tùy theo tính chất khu đó lớn hay nhỏ. Ví dụ như bản đồ Thủ Thiêm là do Thủ tướng duyệt, còn bản đồ Đồng Tâm thì tôi nghĩ có thể là do UBND thành phố duyệt. Bản đồ 1 phần 2000 đó xác định vị trí công trình, ranh giới trên đất, do đó quy hoạch này liên quan mật thiết đến quyền sở hữu về đất đai tức là quyền sử dụng đất, nó có tính hợp lý rất cao." Dân không hay không biết Trở lại buổi họp báo chiều ngày 27/8/2019, theo hình ảnh đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng về tấm bản đồ "Phạm vi quản lý đất sân bay Miếu Môn" mà UBND TP Hà Nội và Thanh tra Chính phủ đã công bố, RFA ghi nhận tấm bản đồ này được vẽ tay bằng mực xanh, có chữ ký và con dấu đỏ của Ủy ban nhân dân các xã giao đất cho đơn vị quân đội, và chữ ký của phía quân đội. Không hề có phê duyệt của thủ tướng, hay chủ tịch UBND tỉnh, thành phố… Luật sư Ngô Anh Tuấn nhận định: "Rất là khó để nhận định động thái của chính quyền, chúng tôi chỉ muốn nói là quyết định mở rộng sân bay Miếu Môn chỉ có một lần như thế và không có lần thứ hai, không có một văn bản nào khác. Còn bản đồ họ muốn dựng lên 92, 93, 95… hay 100 gì đó là việc của họ. Còn văn bản chính thức về việc thu hồi của dân để giao cho sân bay thì không có. Theo tôi nhớ, họ đo năm 94 và đến năm 96 họ công bố thì mới đúng. 96 họ công bố gần như toàn bộ thành phố Hà Nội, có một số đất đai chưa có ranh giới rõ ràng. Thậm chí đất vô chủ mà người nào sử dụng thời gian đó thì họ công nhận luôn. Còn hôm qua họ công bố bản đồ 1992 thì tôi cũng không biết bản đồ nào, tôi chịu." Cũng tại buổi họp báo, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh cho biết, sắp tới Bộ Quốc phòng sẽ xây dựng tường rào để bảo vệ công trình quốc phòng ở sân bay Miếu Môn. Chính quyền sẽ vận dụng tất cả chính sách có thể để hỗ trợ cuộc sống cho người dân đang sử dụng đất quốc phòng thuộc sân bay Miếu Môn. Ông cho biết, 14 hộ dân nằm trong diện này hết sức ủng hộ, đồng tình, sẵn sàng bàn giao mặt bằng. (!?) Tuy nhiên, Ông Lê Đình Công, một trong những người dân Đồng Tâm, lại cho rằng, có sự mập mờ ở đây: "Như ông Nguyễn Chung, Ông Thanh nói hôm qua trong buổi họp báo thì chúng tôi phản bác. Năm 2016 UBND huyện Mỹ Đức có báo cáo UBND thành phố Hà Nội, đề nghị di dời 14 hộ dân đang sinh sống trên đất quốc phòng thuộc sân bay Miếu Môn, nhưng trên thực tế ở khu vực 47 ha đất quốc phòng và khu vực 59 ha đất nông nghiệp, đều có 14 hộ dân. Báo cáo của UBND huyện Mỹ Đức đề nghị di dời dân trên đất quốc phòng, nhưng UBND Hà Nội lại di dời 14 hộ dân ở khu 59 ha đất canh tác nông nghiệp của xã Đồng Tâm." Còn Cụ Lê Đình Kình ở Đồng Tâm thì cho rằng, chính quyền Hà Nội đã lạm quyền trong khi giải quyết vấn đề này: "Ông Nguyễn Đức Chung và ông Nguyễn Văn Thanh có quyền gì mà ra quyết định chỉ đạo thu hồi đất để mà giao cho Bộ quốc phòng để làm sân bay Miếu Môn, như vậy là ông Nguyễn Đức Chung trái thẩm quyền, trái pháp luật, không đúng quy định của nhà nước." Vào ngày 15/04/17, khi chính quyền xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội tiến hành cưỡng chế đất tại đồng Sênh, ở thôn Hoành, người dân xã Đồng Tâm khi đó đã gây chấn động dư luận trong và ngoài nước qua vụ việc bắt giữ 38 cảnh sát cơ động và cán bộ làm con tin, để yêu cầu được đối thoại với Chính quyền thành phố Hà Nội, sau khi Công an Hà Nội bắt 4 người dân xã Đồng Tâm để điều tra cáo buộc gây rối trật tự công cộng, trong số này có cụ Lê Đình Kình, nguyên Bí thư đảng ủy xã, 82 tuổi vào thời điểm đó. Vụ việc xảy ra vì liên quan đến 59 héc-ta đất trong xã mà người dân nói là thuộc đất nông nghiệp của họ trong khi chính quyền địa phương lại nói đây là đất đã bàn giao cho Bộ Quốc phòng và đòi thu hồi để giao cho tập đoàn viễn thông quân đội Viettel. | ||||||||||
Tài liệu ‘mật’ được tuồn ra để đấu nhau chứ chẳng ‘thế lực thù địch’ nào thu thập được! Posted: 29 Aug 2019 01:15 PM PDT
Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân phát biểu tại hội nghị tuyên truyền Luật Phòng, chống tham nhũng, tập huấn công tác bảo vệ bí mật nhà nước năm 2019 hôm 19 tháng 8 rằng "bí mật nhà nước là một trong những nội dung mà các thế lực thù địch thường xuyên thu thập nhằm chống phá, đả kích Đảng và Nhà nước." Không để lọt thông tin gây bất lợi cho Chính quyền! Ông Lê Vĩnh Tân cũng nhấn mạnh việc bảo vệ bí mật nhà nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác bảo vệ an ninh, chính trị quốc gia. Có một số vụ làm lộ bí mật nhà nước đã ảnh hưởng lớn đến chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, ngoại giao của đất nước. Blogger Bùi Thanh Hiếu (Người Buôn Gió), người đã từng đăng tải nhiều thông tin, tài liệu mật có liên quan đến các quan chức cấp cao trong đảng Cộng sản lên mạng xã hội, bình luận với RFA từ Berlin: "Từ xưa giờ có rất nhiều tài liệu mật của đảng Cộng sản bị tung ra ngoài. Cho nên ông Tân phải nói như vậy để ngăn chặn tình trạng đó tái diễn." Luật sư Lê Công Định thì cho rằng việc quy định các thông tin mật là vì Chính quyền không muốn để lộ ra các thông tin gây bất lợi cho họ: "Phát biểu đó rất là buồn cười bởi vì thường thì những người mà họ gọi là các "thế lực thù địch" hay là giới tranh đấu muốn có một sự minh bạch trong xã hội Việt Nam về tất cả các lĩnh vực đời sống, an sinh xã hội. Sự thật là điều mà nhà cầm quyền Việt Nam luôn muốn che giấu cho nên khi họ đưa ra truyền thông những thông tin hay vấn đề nào đó thì họ đều muốn định hướng theo lợi ích của chính quyền. Do đó, họ rất ngại công bố những thông tin thật. Còn những người tranh đấu làm truyền thông bên ngoài chính quyền tìm cách đưa những thông tin thật thì bị chụp mũ là bôi nhọ nhà nước, bôi nhọ những quan chức lãnh đạo. Họ luôn tìm cách bảo vệ, không cho cho lọt ra ngoài những thông tin bất lợi cho chính quyền." "Thế lực thù địch" có tự thu thập được tài liệu mật? Báo chí nhà nước Việt Nam vẫn hay dùng từ "phản động, thế lực thù địch" để chỉ những blogger có tiếng nói phản biện, những nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền, mà blogger Bùi Thanh Hiếu và luật sư Lê Công Định là điển hình.
Cả hai cùng phản bác lại thông tin "thế lực thù địch" tự thu thập tài liệu mật để chống phá đảng, nhà nước của người đứng đầu bộ Nội vụ. Luật sư Lê Công Định nói rằng không "thế lực thù địch" nào có khả năng tự thu thập tài liệu mật của nhà nước: "Chúng tôi hoàn toàn không có khả năng thu thập được những thông tin gọi là bí mật của nhà nước, trừ khi chính những quan chức trong bộ máy đó cố tình tung ra cho giới truyền thông bên ngoài nhà nước. Họ sử dụng truyền thông bên ngoài nhà nước để tấn công những đối thủ chính trị ở trong Đảng của họ chứ chả ai có khả năng tiếp cận và thu thập những thông tin như vậy hết." Blogger Bùi Thanh Hiếu cho biết mình đã nhiều lần nhận được các thông tin, tài liệu mật về các cán bộ thuộc hàng cấp cao của đảng Cộng sản. Sau khi đọc và xem xét kỹ, những thông tin nào đáng tin thì sẽ đăng tải lên mạng xã hội chứ ông hoàn toàn không tự chủ động thu thập thông tin nào cả. "Ông ấy (Lê Vĩnh Tân - PV) nói các thế lực thù địch thu thập thông tin là hoàn toàn sai và ông ấy đang vu khống. Những tài liệu mật ấy không thể nào người ở bên ngoài có thể thu thập được mà là do những cán bộ của đảng Cộng sản tung ra. Tôi ở bên Đức chứ đâu có ở Việt Nam mà có thể đi thu thập được. Hơn nữa, nếu tự nhiên tôi đi thu thập thì ai tin tôi để có thể gửi tài liệu mật cho tôi được. Họ dùng những nickname khác nhau, những hộp thư khác nhau, hoặc nặc danh bằng nhiều biện pháp khác nhau để gửi đến cho tôi. Nếu mà nói đi thu thập thì mình phải có quan hệ với người ta. Không phải tôi thu thập gì cả mà chỉ ngồi một chỗ, rồi những người bên trong của đảng Cộng sản đấu đá nhau nên gửi đến cho tôi những thông tin đấy. Có thể họ gửi thông tin cho một nước thứ ba, rồi bên thứ ba gửi đến cho tôi chứ không phải phải họ gửi trực tiếp cho tôi." Blogger Bùi Thanh Hiếu cũng giải thích thêm sở dĩ ông nhiều lần nhận được các thông tin, tài liệu mật là do trang facebook của ông có nhiều lượt theo dõi, tương tác. Ông xuất thân từ tầng lớp không liên quan gì đến chính trị, trung lập và không thuộc về nhóm 'chống cộng' hay thân cộng gì cả. Và cuối cùng là vì đang ở nước ngoài nên người ta sẽ thấy an toàn hơn khi gởi tài liệu cho ông.
Một người khác không muốn nêu tên hiện đang ở Việt Nam, đã từng làm việc cho mạng báo độc lập trả lời RFA về các thông tin, tài liệu mật mà trang báo này từng đăng tải rằng: "Hộp mail của trang báo chúng tôi từng nhiều lần nhận được các thông tin, đơn từ, tài liệu hay hình ảnh được đóng dấu mật về các lãnh đạo cấp cao của đảng, nhà nước Việt Nam. Ví dụ, hồi trước khi Đại hội đảng Cộng sản 12 vào năm 2016 diễn ra, chúng tôi nhận được nhiều mail được ký tên là "Chân dung quyền lực" gởi những thông tin, hình ảnh về tài sản, sự xa hoa giàu có của Nguyễn Xuân Phúc (khi đó là phó thủ tướng - PV) cùng gia đình hay hàng loạt biệt thự, bất động sản của Đại tướng Phùng Quang Thanh (khi đó là bộ trưởng Quốc phòng - PV)." Những thông tin trên cùng với nhiều tài liệu khác nữa đều là do những người "nặc danh" gởi đến cho chúng tôi chứ chúng tôi cũng không có khả năng thu thập." Tài liệu mật tung lên mạng xã hội là do "đấu đá nội bộ" Blogger Bùi Thanh Hiếu khẳng định những thông tin, tài liệu mật mà mình từng nhận được đều do các cán bộ bên trong đảng Cộng sản Việt Nam "tuồn" ra ngoài với hai mục đích: "Nguyên nhân mà các cán bộ của Đảng cộng sản tung ra những tài liệu ấy ra ngoài là để đấu đá nhau do tranh chức tranh quyền, hạ bệ lẫn nhau. Ví dụ như những lá đơn trước đại hội 16 được tung ra để tố cáo Nguyễn Tấn Dũng và nhiều thông tin khác đều là do nội bộ bên trong tung ra chứ đâu phải do thế lực thù địch nào thu thập lại. Hoàn toàn đây là do những chuyện đánh nhau." Vào năm tới, Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ có đại hội Đảng lần thứ 13. Đây là dịp đảng bầu những nhân sự quan trọng vào các vai trò lãnh đạo của đảng, nhà nước và chính phủ. | ||||||||||
BỘ GTVT HOÃN LỄ KHỞI CÔNG CAO TỐC BẮC - NAM DO THỜI TIẾT XẤU HAY DO CTY TRUNG QUỐC ĐÃ TRÚNG THẦU? Posted: 29 Aug 2019 01:14 PM PDT Bộ GTVT vừa phát đi thông báo về lý do hoãn tổ chức lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cam Lộ - La Sơn do lo ngại về thời tiết xấu. Trước đó, bộ này thông báo sẽ tiến hành khởi công đoạn đường này vào ngày 01-9-2019. Thông báo khởi công của Bộ GT-VT đã làm rất nhiều người ngỡ ngàng và phẫn nộ. Phẫn nộ là đúng. Người dân không hề được phép biết thông tin cơ bản nhất về dự án này, chẳng hạn như: công ty nào tư vấn thiết kế, công ty nào thiết kế, công ty nào trúng thầu xây dựng thi công, công ty nào giám sát thi công, công ty nào trúng thầu thi công, đấu thầu diễn ra vào thời gian nào và ở đâu....? Tiền của dân, công trình liên quan đến hàng triệu người dân, nên người dân cần được biết. Lý do nào khiến Bộ GT-VT không minh bạch các thông tin liên quan đến dự án này? Có phải một công ty Trung Quốc đã trúng thầu nên Bộ GT-VT đã không minh bạch thông tin vì sợ cộng đồng mạng phản ứng mạnh mẽ? Hãy nhớ rằng, đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc chính là sự tàn phá. VẠCH MẶT KẺ THAM LAM VÀ TÀN PHÁ Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc và các khoản cho vay của chính phủ Trung Quốc từ lâu đã được báo chí thế giới đặc biệt quan tâm thông tin. Qua truyền thông, các chuyên gia và học giả cũng đã liên tục thông tin và bình luận về hai vấn đề bức xúc này. Nhưng đa phần các bài báo, các bài phân tích đều đề cập đến một dự án cụ thể, một khoản vay cụ thể. Không hài lòng với các thông tin manh mún, hai nhà báo người Tây Ban Nha là Juan Pablo Cardenal và Heriberto Araujo đã bỏ ra hơn 2 năm ròng rã, từ năm 2009 đến đầu năm 2011 để lấy tài liệu, điều tra và viết nên cuốn sách Đạo Quân Trung Quốc Thầm Lặng. Bản gốc tiếng Tây Ban Nha có tên La Silenciosa Conquista China xuất bản năm 2011 tại Tây Ban Nha, bản dịch Anh ngữ có tên là China's Silent Army của Catherine Mansfield xuất bản tại Anh và Hoa Kỳ vào năm 2013. Bản tiếng Việt có tựa đề Đạo Quân Trung Quốc Thầm Lặng được dịch giả Nguyễn Đình Huỳnh chuyển ngữ từ bản dịch tiếng Anh, được Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành năm 2016. Những câu trích dẫn có ngoặc kép trong bài này được lấy từ bản dịch tiếng Việt. Hai nhà báo người Tây Ban Nha, đúng nguyên tắc báo chí độc lập và khách quan, đã tiến hành đến trực tiếp hiện trường tác nghiệp để tìm hiểu về các dự án do Trung Quốc đầu tư hay tài trợ để tránh rơi vào các bẫy giai thoại và truyền miệng. Và cũng để bảo đảm tính độc lập của cuốn sách, hai nhà báo này đã không tìm tài trợ từ bất cứ nguồn nào, hay nói cách khác, họ tự bỏ tiền túi cho những hành trình cam go và tốn kém. Họ đã đến hơn 20 quốc gia, bay 80 chuyến bay với tổng chiều dài 235.000 km, và họ đã "vượt qua mười một biên giới đất liền và mạo hiểm sinh mạng của mình trong hành trình 15.000 km trên những cung đường nguy hiểm và những lối mòn bẩn thỉu", theo lời hai nhà báo này. Hai nhà báo J.P. Cardenal và H. Araujo đã thực hiện tổng cộng 500 cuộc phỏng vấn trong những hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Cũng theo hai nhà báo này, họ đã thỏa thuận với nhau sẽ tuân thủ một nguyên tắc cơ bản là ngoài việc lắng nghe tất cả các phía, họ sẽ ưu tiên tiếng nói từ các cấp của nhà nước Trung Quốc, những người đang điều khiển đằng sau sự bành trướng của Trung Quốc. Hai nhà báo dũng cảm này đã không đặt ngọn đuốc dưới ánh đèn sân khấu mà làm sáng tỏ những góc tối nhất. Kết quả là, một cuốn sách không dựa vào những tài liệu mơ hồ, những đồn thổi vu vơ, chỉ dựa vào những tư liệu sống động đã ra đời. Theo đánh giá của các nhà điểm sách, Đạo Quân Trung Quốc Thầm Lặng là cuốn sách đầu tiên khảo sát sự tăng trưởng chưa từng thấy của đầu tư kinh tế Trung Quốc vào thế giới đang phát triển và tác động của nó ở các quốc gia tiếp nhận, đồng thời đưa ra bức tranh thực tế hiếm hoi về cỗ máy tàn phá khủng khiếp là tập đoàn Trung Quốc- "China Inc". ĐẦU TƯ HAY TÀN PHÁ? Theo Đạo Quân Trung Quốc Thầm Lặng, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc chủ yếu diễn ra trong các ngành khai thác tài nguyên. "Lời nguyền tài nguyên"- một thuật ngữ dùng để chỉ việc khai thác tài nguyên chỉ có lợi cho một nhóm người, có hại cho cộng đồng, tàn phá môi trường hoàn toàn đúng với các ông chủ Trung Quốc. Myanmar, một nước láng giềng của Trung Quốc là nạn nhân thảm hại đầu tiên mà cuốn sách nhắc đến. Vào năm 2005, cứ mỗi 7 phút lại có một chiếc xe tải chở 15 tấn gỗ xẻ khai thác bất hợp pháp ở Myanmar qua cửa khẩu và bon bon tiến về Trung Quốc. Hay nói cách khác, mỗi năm có một triệu mét khối gỗ xẻ quý giá biến mất khỏi rừng Myanmar để đáp ứng nhu cầu gỗ tăng cao ở Trung Quốc. Tài sản rừng và đa dạng sinh học khổng lồ của Myanmar đã khiến Trung Quốc vươn vòi bạch tuộc vào khu vực Kachin, khai thác khốc liệt các khu rừng, các khoáng sản và đá quý. " Công thức thường được áp dụng: người Myanmar cấp phép khai thác tài nguyên thiên nhiên cho ai trả giá cao nhất trong khi người Trung Quốc trả giá cao và chẳng thắc mắc gì. Bên thứ nhất trở nên giàu có một cách ghê tởm, còn bên thứ hai lấy đi ngọc bích, vàng và gỗ. Những người thua cuộc duy nhất là hơn một triệu dân phần lớn nghèo khó trong vùng, những người không thấy điều kiện sống của mình cải thiện chút nào dù tài sản quốc gia bị cướp phá tàn bạo". Công cuộc khai thác mỏ của các ông chủ người Trung Quốc tại khu vực Cachin của Myanmar đã làm bùng nổ các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm và AIDS. Trong cuốn sách, một người dân bản địa đã mô tả vùng đất Cachin là một nơi dã man như thời trung cổ, đó là vùng đất tàn bạo và tuyệt vọng, tràn lan ma túy, AIDS, bệnh tật, là chỗ trú khốn cùng, là đày ải không cùng và đau khổ triền miên. Cộng hòa liên bang Nga cũng là một nạn nhân tồi tệ của việc người Trung Quốc tận lực khai thác gỗ ở khu vực Viễn Đông. Trong khoảng thời gian dài kể từ năm 1992, mỗi năm có khoảng 10 triệu mét khối gỗ từ CHLB Nga xuất sang Trung Quốc, điều đó cũng có nghĩa là, mỗi năm các tay chơi Trung Quốc khai thác và mua từ Nga 10 triệu mét khối gỗ quý. Quá trình khai thác theo lối tận diệt rừng của người Trung Quốc với sự tiếp tay tích cực của những người Nga tham lam đã làm suy thoái nghiêm trọng hệ sinh thái vùng Viễn Đông. Quá trình hủy diệt này đã tác động tiêu cực đến loài hổ quý hiếm Siberia: rừng kiệt quệ và không còn nguồn thức ăn nên loài hổ Siberia đã nhiều lần phải ăn thịt lẫn nhau. Mozambique cũng là nạn nhân đau thương của lòng tham Trung Quốc. Người Trung Quốc "cho người Mozambique vay tiền để những người này làm hình nộm kiếm cho công ty giấy phép mà theo luật chỉ cấp cho công dân Mozambique. Cũng bằng cách cấp các khoản vay cho người Mozambique để họ mua các phương tiện cần thiết và nộp tiền mặt ký quỹ theo yêu cầu của chính quyền để có giấy phép khai thác , các công ty Trung Quốc chồng chất các khoản nợ lên người dân địa phương, buộc họ phải bán tài nguyên thu được từ rừng cho người Trung Quốc với điều kiện rất thuận lợi". Hai nhà báo Juan Pablo Cardenal và Heriberto Araujo không có số liệu về gỗ quý từ Mozambique xuất sang Trung Quốc nhưng họ dẫn lời một doanh nhân kinh doanh gỗ người Tây Ban Nha ở Mozambique: " Dưới tay người Trung Quốc, 25% rừng đã biến mất ở các tỉnh Sofala, Zambezia và Nampula, đó mới là kể sơ. Bốn hoặc 5 năm nữa sẽ không còn lại gì. Nếu khai thác gỗ vẫn tiếp tục ở mức hiện tại, toàn bộ dự trữ gỗ cứng của Mozambique sẽ bị xóa sổ trong vòng chưa đầy mười năm". J.P. Cardenal và H. Araujo kết luận chắc nịch : "Sự làm ngơ hoàn toàn của chính quyền Trung Quốc trong việc theo dõi nguồn gốc của gỗ- một quy trình được các nước có trách nhiệm thường xuyên thực hiện- hoàn tất cách làm của tội ác hoàn hảo này". CHO VAY TRÁCH NHIỆM HAY CHIẾM ĐOẠT? Các khoản cho vay của chính phủ Trung Quốc đối với các quốc gia nghèo thực chất là gì? Là ân tình, là trách nhiệm, là giúp đỡ, hay là một âm mưu, hay là chiếm đoạt? Đạo Quân Trung Quốc Thầm Lặng giúp người đọc có câu trả lời chuẩn xác. Công hòa dân chủ Congo(DRC) có lẽ là quốc gia nghèo đói và chậm phát triển nhất thế giới. Và Trung Quốc đã chọn quốc gia nghèo đói này để ký kết hợp đồng lớn nhất của mình ở Châu Phi. Trên cơ sở hợp đồng đã ký trong năm 2008, Trung Quốc chịu trách nhiệm xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho sự phát triển của DRC để đổi lấy quyền khai thác trữ lượng đồng và coban khổng lồ của quốc gia này trong vòng 30 năm tiếp theo. Không có chính sách cả hai cùng thắng trong hợp đồng có nhiều điều khoản mù mờ, có lợi cho Trung Quốc, có hại cho DRC. Không có công bằng trong hợp đồng thế kỷ này. " Trước tiên, giá trị của nguồn tài nguyên mà Trung Quốc có được từ khai thác mỏ của Congo vượt áp đảo đầu tư của Trung Quốc. Trong khi các công ty nhà nước Trung Quốc đầu tư 6 tỉ đô la thông qua Ngân hàng Eximbank của Trung Quốc, lợi nhuận mà coban và đồng có thể mang lại cho Sicomines – công ty liên doanh chịu trách nhiệm quản lý đầu tư, tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng mới, vận hành mỏ và phân chia lợi nhuận thu được từ khai thác tài nguyên này- có khả năng đạt từ 40 tỉ đến 120 tỉ đô la, nói cách khác, gấp từ 6 lần đến 20 lần giá trị đầu tư". Hai nhà báo Tây Ban Nha xác quyết rằng, hợp đồng này đã làm DRC mất ít nhất là 20 tỉ đô la từ tài nguyên khoáng sản. Người Trung Quốc chân thành hay người Trung Quốc tham lam? Angola là nạn nhân đau đớn của các khoản vay từ Trung Quốc. Vào năm 2004, giữa Angola- một quốc gia có trữ lượng dầu mỏ cực kỳ lớn và Trung Quốc ký một thỏa thuận đặc biệt, theo đó, Trung Quốc sẽ cho Angola vay 14,5 tỉ đô la thông qua các ngân hàng nhà nước của Trung Quốc, Angola sẽ trả cho Trung Quốc mỗi ngày 200.000 thùng dầu, và cho phép các công ty Trung Quốc khai thác tài nguyên khoáng sản của Angola. Trung Quốc được gì ngay sau khi thỏa thuận có hiệu lực? Mỗi ngày có 200.000 thùng dầu cho một thị trường khổng lồ đang đói nhiên liệu, một lô khai thác dầu ngoài biển Angola. Angola nhận được gì? Một nhà hoạt động xã hội người Angola nói với hai nhà báo Tây Ban Nha: "(Trung Quốc) đã thực hiện một số dự án xây dựng lớn ở Angola. Không có cái nào trong số đó được bàn giao. Hoàn toàn không. Và điều đó dẫn chúng tôi đến một câu hỏi: họ có thực sự cho chúng tôi vay? Tiền có thực sự đến và liệu nó có bị đánh cắp hay bị làm sao?". Tại Angola, Trung Quốc đã tài trợ và tiến hành xây dựng sân bay quốc tế có tổng vốn đầu tư 2 tỉ đô la. Dự án này, theo thiết kế, rất lớn, và dự kiến hoàn thành vào năm 2010. Nhưng vào thời điểm năm 2010, dự án này chỉ là những bức tường lạnh lùng. Tuy nhiên, chính quyền Angola không bao giờ phàn nàn về tiến độ rùa bò của dự án mà họ cho rằng rất có ý nghĩa với sự phát triển của Angola. Những khoản hối lộ hậu hĩnh từ giới doanh nhân Trung Quốc đã làm cho mồm miệng các quan chức nín lại. Ai thắng, ai thua trong thỏa thuận Angola- Trung Quốc? Không ai khác ngoài con cá mập luôn luôn đói khát. Thế giới văn minh từ lâu đã đặt ra câu hỏi: chính phủ Trung Quốc lấy nguồn tiền nào để cho các nước nghèo vay một cách phóng khoáng khi mà cách đây hơn 10 năm họ chưa có tiềm lực mạnh như bây giờ? Trong quá trình thực hiện thiên phóng sự điều tra Đạo Quân Trung Quốc Thầm Lặng, hai nhà báo J.P. Cardenal và H. Araujo đã tìm thấy câu trả lời chính xác, và đây thực sự là một sự thật đau đớn: "Từ đâu các ngân hàng Eximbank và CDB có được nguồn lực không giới hạn của họ? Làm thế nào mà một quốc gia đang phát triển như Trung Quốc lại có thể trở thành một thế lực tài chính hùng mạnh khi phần còn lại của thế giới đang phải trải qua khủng hoảng kinh tế? Công thức thần kỳ của Trung Quốc là gì? Câu trả lời cho bí ẩn này được tìm thấy ngay tại trung tâm của chế độ độc tài: nói ngắn gọn, chính người dân Trung Quốc chi trả cho giấc mơ và tham vọng của nhà nước Trung Quốc, cho dù họ có thích hay không. Vì sao? Một mặt, Eximbank và CDB tự tài trợ cho chúng bằng cách phát hành trái phiếu cho các ngân hàng thương mại Trung Quốc mua, một khoản chi được bảo đảm bởi khoản tiền gửi tiết kiệm của 1,3 tỉ người Trung Quốc. Vì không có phúc lợi nhà nước, người dân Trung Quốc tiết kiệm trên 40% thu nhập của họ, mức tiết kiệm cao nhất trên thế giới. Mặt khác, số lượng tiền gửi khổng lồ này được kết hợp với điều các nhà kinh tế gọi là "thắt chặt tài chính", trong hệ thống của Trung Quốc có nghĩa là người gửi tiền buộc phải thua lỗ với khoản tiết kiệm của họ. ….Vì vậy, tổn thất tài chính người dân Trung Quốc phải gánh chịu vừa khớp với nhu cầu của "công ty Trung Quốc", sử dụng số tiền này(với lãi suất trên thực tế bằng 0) cung cấp cho các công ty nhà nước tài chính giá rẻ để thực hiện cuộc chinh phục toàn cầu… Vì vậy, cây đũa thần kỳ diệu của việc tài trợ vốn không giới hạn được trả với giá cực đắt bởi những người tiết kiệm Trung Quốc, đồng thời, đối thủ cạnh tranh thương mại của Trung Quốc tố cáo nguồn tín dụng ưu đãi này là không công bằng". Đạo Quân Trung Quốc Thầm Lặng là một cuốn sách rất đáng để đọc, nhất là đối với những người muốn tìm hiểu cách thức bành trướng toàn cầu của "công ty Trung Quốc" đang làm thay đổi cuộc sống của mọi người trên hành tinh này. Cuốn sách này cũng sẽ giúp người đọc hiểu tại sao Trung Quốc lại vồ vập với chiến lược "một vành đai, một con đường", hay chiến lược "Trung Hoa mộng". Cuốn sách cũng chỉ ra rằng, chỉ có các quốc gia có nền chính trị độc tài- nơi các chính trị gia luôn hào hứng với các khoản hối lộ khổng lồ, mới vồ vập với các khoản đầu tư và các khoản cho vay từ chính quyền Trung Quốc. | ||||||||||
Từ chuyện GateWay và người đàn bà quậy phá ở sân bay, nghĩ về dân chủ Posted: 29 Aug 2019 01:05 AM PDT
Phản ứng trước cái xấu, cái ác là tối cần thiết cho tiến trình hoàn thiện của con người. Nhưng phản ứng đến độ cực đoan và không còn nhận dạng được đâu là cái xấu, cái ác, tạo ra sự nhập nhằng trong cái xấu cái ác của chính những người phản ứng với đối tượng thì… Vô hình trung, sự phản ứng thái quá sẽ dẫn đến những chuỗi cái ác, cái xấu phát sinh. Thời gian gần đây, từ vụ GateWay cho đến vụ cô Hiền công an quậy ở sân bay Tân Sơn Nhất, Sài Gòn đều cho thấy bên cạnh những phản ứng cần thiết trong khuôn mẫu đạo đức xã hội, có những phản ứng vượt ngưỡng và tạo ra phản ứng phụ, thậm chí đi ngược với đạo đức, nhân phẩm. Ở vụ trường GateWay, blogger Nguyễn Văn Hải đã bàn khá kĩ trong "Team Pháp sư trong vụ Gateway - căn cốt đặc tính dân Việt" về những phản ứng phát sinh, từ việc một nhóm người mang vòng hoa đến đặt ở cổng trường gọi là tưởng niệm, chia buồn cùng gia đình cháu bé và gióng lên tiếng nói xã hội nhưng gương mặt của họ khi đặt vòng hoa chia buồn hay tưởng nhớ lại rất tươi tắn, vui vẻ, cảm giác như họ đang thực hiện xong một trách vụ hay phi vụ nào đó thành công hơn là đi chia buồn, thương xót. Bên cạnh đó, một trang facebook tên "Chia sẻ yêu thương về bé Lê Hoàng Long" cũng được hình thành cũng với mục đích được cho biết là gióng lên tiếng chuông lương tri, cảnh báo xã hội… Nhưng trong sâu xa của những hoạt động này, dường như sự chia sẻ, bảo vệ và đòi hỏi tiếng nói công tâm cho các cháu bé, đặc biệt là cháu bé không may trong vụ GateWay thì ít mà mục tiêu tìm những nhóm lợi ích đằng sau vụ này thì lại rất rõ. Vụ gần đây nhất là nữ đại úy công an Lê Thị Hiền đã gây rối, la hét, dùng lời lẽ thô tục để sỉ vả cô nhân viên kiểm vé của hãng bay Vietnam Airline và sau đó bị các nhân viên an ninh còng tay, đưa vào phòng giải quyết. Chuyện xảy ra vào ngày 11 tháng 8 năm 2019 nhưng đến ngày 20 tháng 8 năm 2019, đoạn video clip này được phát tán trên mạng xã hội (đúng 10 ngày sau vụ việc) và tạo ra hàng chuỗi phản ứng. Trong đó, mọi phản ứng và cả những lời sỉ vả, mạ lị, có nhiều status còn truy cả số điện thoại của cô Hiền để công khai trên mạng. Và đã ba ngày trôi qua, dường như mọi lời sỉ vả nhắm vào người đàn bà tên Hiền này vẫn chưa ngưng. Ở đây có hai vấn đề: Đoạn video chỉ phát lúc cô Hiền phản ứng, chửi bới nhưng lại không cho thấy trước đó diễn ra như thế nào; Và mọi phản ứng trở nên gay gắt bởi vì cô Hiền là đại úy công an, là người Bắc. Những lời mạ lị có chứa yếu tố kì thị Nam – Bắc xuất hiện với tầng suất không hề nhỏ, những câu nhận định, bực tức và phẫn uất trước người đàn bà quậy phá này bởi vì gốc gác công an giao thông của cô ta xuất hiện dày đặc. Rõ ràng, ở đây, nếu xét về mặt công tâm, có điều gì đó bất thường. Nhưng vì sao lại như vậy? Cô Hiền là người miền Bắc. Thực ra, người miền Bắc có xấu xa, có tệ hại đến mức hai chữ "dân Bắc" trở thành một thứ gì đó mang chất xúc tác kì thị như vậy hay không? Không, người Bắc hay người Nam gì cũng đều có người tốt, kẻ xấu, tỉ lệ trộm cắp giữa thành phố Sài Gòn và thành phố Hà Nội , nếu mang ra so sánh thì có khi Sài Gòn nhiều hơn. Và cũng đừng nói rằng tất cả những kẻ đầu trộm đuôi cướp ở Sài Gòn là dân Bắc dạt vào. Như vậy những băng nhóm trộm cướp ở Sài Gòn trước 1975 thì sao?! Người miền Nam hào sảng, vui vẻ thì người miền Bắc sâu sắc, trầm tĩnh; Người miền Nam có thói quen uống cà phê sáng để kích hoạt năng lượng cho ngày mới thì người miền Bắc thích uống trà, đón nhận ngày mới một cách tỉnh táo; Người miền Nam sẵn sàng mời khách ăn uống, mời đến đồng cuối cùng nhưng không nhiệt tình mời khách ngủ lại nhà thì người miền Bắc sẵn sàng mời khách tá túc cả tuần nhưng lại ít nhiệt tình mời ăn… Không thể nói người Nam coi chỗ ở quí hơn miếng ăn hay nói người miền Bắc coi miếng ăn quí hơn chỗ ở. Vì điều này thuộc về căn tính văn hóa của vùng miền, nó hình thành bởi điều kiện sống, điều kiện thổ nhưỡng và quá trình tồn tại lâu dài đã huông đúc nên nó. Không thể nói cái nào tốt hơn cái nào. Sự phản ứng, mạ lị bởi cô Hiền là người Bắc không hẳn vì người Bắc xấu mà vì chính những cán bộ Cộng sản từ ngoài Bắc vào chiếm miền Nam sau 1975, họ thỏa sức trưng thu, cướp bóc, trong đó nổi bậc phải nói tới Đỗ Mười, họ hành xử không xem miền Nam như một thành phố của con người mà dần biến miền Nam thành một trại súc vật. Điều này tạo ra vết thương đau đớn dai dẳng cho người miền Nam. Không dừng ở đó, thái độ cửa quyền, hách dịch và hỗn láo của các lớp cán bộ gốc Bắc sau này cũng tạo thêm lằn ranh giữa người Nam với người Bắc, đặc biệt, tạo ra cả lằn ranh giữa người Bắc với người Bắc tại miền Nam (Bắc di cư 1954 với Bắc 1975). Và cho đến bây giờ, vô hình trung, người Nam mặc định người Bắc là xấu xa mặc dù ngoài các cán bộ và dân trôi dạt từ Bắc vào (vì hết đất sống trên quê hương), những người Bắc gốc, Bắc quê kiểng, Bắc sống giữ lề thói vẫn còn rất xa lạ với người Nam. Và chuyện cô Hiền là công an càng tạo thêm phản ứng gay gắt. Nếu cô ta không phải người Bắc, không phải công an thì mọi chuyện có lẽ sẽ khác, người ta sẽ đặt mối tương quan giữa một người mẹ bảo vệ con với một nhóm đông các nhân viên an ninh sân bay hùng hổ chẳng kém. Sâu xa hơn, người ta sẽ hỏi tại sao không có các nhân viên an ninh nữ ra thu xếp vụ việc. Nhưng không, mọi lời nguyền rủa, lăng mạ đều dồn vào cô Hiền. Điều này dễ hiểu, chính hình ảnh xấu xí của số quá đông cảnh sát giao thông, thói vòi vĩnh, thói làm khó người khác, thói xin bánh mì đểu của cảnh sát giao thông đã giết chết họ trong lòng nhân dân. Nhân dân nhìn họ như một loại quái vật gây phiền toái, loại ăn hại nhiều hơn là người điều tiết và giữ trật tự an toàn giao thông. Cô Hiền cũng chỉ là một trường hợp trong nhiều trường hợp cảnh sát giao thông bị cộng đồng ghét. Trước đây, video một cảnh sát giao thông bị xe đâm chết, cư dân mạng cũng phản ứng chẳng những không chia sẻ trước cái chết mà họ còn tỏ ra vui mừng. Sự vui mừng này không chỉ cho thấy nhân tâm con người đang xuống cấp mà nó cho thấy rằng ngành công an nói chung, ngành cảnh sát giao thông nói riêng đang tự đẩy họ vào vị trí tệ hại nhất, họ đã đánh mất trách vụ và sứ mệnh nghề nghiệp, đánh mất lương tri đến độ họ không còn tồn tại trong mảnh đất tình cảm của người dân nữa. Và, khi phản ứng của số đông, phản ứng của xã hội rơi vào tình trạng vỡ bờ, lúc đó rất khó để phân biệt rạch ròi, đâu là trắng đâu là đen. Cộng thêm những nhóm biết tranh thủ té nước theo mưa, dẫn dắt dư luận xã hội để đạt được mục đích nào đó của họ thì câu chuyện càng trở nên tệ hại hơn. Vì hiện tại, dù nói như thế nào đi nữa thì Việt Nam cũng cần phải có một nền dân chủ đích thực, cần tiến bộ và cần phải thoát khỏi ách độc tài Cộng sản. Chỉ đạt được mục đích dân chủ, tự do thì đất nước mới phát triển, tiến bộ. Nhưng, với xu hướng hiệu ứng đám đông xô dạt mọi thứ đúng – sai, đen – trắng; Thói quen nhắm vào lý lịch để phán xét mà bỏ qua yếu tố con người đã ngấm vào chân tơ kẽ tóc của người Việt, thì e rằng mọi chuyện đang phát triển theo chiều hướng xấu đi! Một quốc gia, dân tộc, nếu tiêu trừ tội ác cũng như quyền lực nhóm của một nhóm, một tập đoàn hay một đảng độc tài bằng cách dùng tội ác khắc chế tội ác, dùng nhóm khắc chế nhóm và dùng thủ đoạn để đánh thủ đoạn thì e rằng, khái niệm dân chủ, nhân quyền hay tự do chỉ là những khẩu hiệu mà các nhóm, các tổ chức, đảng phái đã biết tranh thủ, biết lợi dụng để đạt mục đích của mình. Đất nước không thể tự do bằng việc thay bỏ đi một nhóm độc tài này để rồi thay thế bằng một kiểu độc tài khác. Sự thiếu rạch ròi và tức nước vỡ bờ trong nhân dân vô hình trung trở thành mảnh đất mang yếu tố lịch sử lặp lại. Vì trước đây nhân dân không chịu nổi phong kiến, nhân dân chấp nhận theo Pháp, và khi bị Pháp bóc lột, nhân dân lại vịn vào chiếc phao Cộng sản. Giờ, Cộng sản độc tài, nhân dân lại tìm một chiếc phao mới nào đó. Trong khi đó, không có chiếc phao nào là đáng tin cậy, giữa dòng chảy lịch sử. Nhân dân phải tự trang bị kĩ năng bơi lội, kĩ năng chống chết sặc và kĩ năng dưỡng sức để vào bờ. Bến bờ tự do không bao giờ là chiếc phao mà là khả năng tự thân. Nói như vậy để thấy rằng mọi phản ứng trên mạng xã hội giống như thước đo, biểu kế về đạo đức xã hội, về tình cảm cũng như lý trí xã hội đang ở đâu. Và dân chủ, tiến bộ chỉ đến khi con người có đầy đủ khả năng tự thân, có đầy đủ tư duy phán đoán, sự công bằng, sòng phẵng và cả lòng lân mẫn, tiết chế. Người đàn bà hung hăng, hỗn xược như cô Hiền thì không thể thương cảm hay bênh vực được. Nhưng ném đá chưa đủ mà mạ lị, bóp méo hình dạng của đối tượng để hả hê thì phải nên xem lại tư cách của người ném đá. Nói như vậy để thấy rằng, khát khao dân chủ, khát khao tự do và công bằng cũng như các giá trị dân chủ, công bằng, tự do chỉ đến với con người khi họ biết công bằng với chính mình và người khác, biết suy nghĩ tự do và tư duy độc lập, không bị đám đông lôi kéo, không bị những "hải đăng thông tin" dắt mũi. Hi vọng rằng điều ấy sẽ đến với chúng ta! Vì, sức mạnh của một dân tộc, quốc gia nằm ở sự đoàn kết, tình yêu thương của con người với con người, của mọi miền đất nước dành cho nhau. Hiện tại, kẻ thù phương Bắc đang lăm le ngoài biển, dã tâm xâm lược của chúng hiện rõ dần, nếu chúng ta tiếp tục phân li Nam – Bắc, nếu chúng ta tiếp tục chia rẽ vì lý lịch… Thì có gì may mắn cho kẻ ngoại xâm hơn điều này?! Đã đến lúc người Việt tự hỏi về lòng yêu thương của mình, hơn bao giờ hết! | ||||||||||
Trung Quốc luân chuyển hàng loạt binh lính vào Hồng Kông Posted: 29 Aug 2019 01:04 AM PDT
Truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm 29.8 cho biết quân đội nước này đã luân chuyển một loạt binh sĩ mới vào Hồng Kông, và mô tả động thái này là "thường lệ", trong bối cảnh các cuộc biểu tình chống lại Bắc Kinh tiếp tục làm rung chuyển trung tâm tài chính châu Á. Các nhà ngoại giao châu Á và phương Tây ở Hồng Kông đang theo dõi các động thái của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) và sẽ xem xét kỹ lưỡng bất kỳ dấu hiệu nào về số lượng tăng hoặc hoạt động bất thường. "Đơn vị đồn trú Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tại Hồng Kông đã tổ chức hành động luân chuyển lần thứ 22 vào rạng sáng ngày 29.8 (theo giờ địa phương), kể từ khi đặc khu này được trao trả lại Trung Quốc vào năm 1997", Tân Hoa Xã đưa tin Hãng thông tấn của Trung Quốc cũng cho biết đợt luân chuyển thường niên này được tiến hành dưới sự phê chuẩn của Quân ủy trung ương, dựa trên cơ chế thực hiện quân đội đóng quân ở Hồng Kông theo "Luật đóng quân tại đặc khu hành chính Hồng Kông" của Trung Quốc. Hành động của quân đội Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh các cuộc biểu tình liên tiếp diễn ra suốt hơn 12 tuần qua đã tạo nên một cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất ở Hồng Kông kể từ khi được trao trả về Trung Quốc 22 năm trước. Trước áp lực của các cuộc biểu tình, đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga cũng đã tuyên bố dự luật dẫn độ gây tranh cãi "đã chết", đồng thời thừa nhận chính quyền đã "thất bại hoàn toàn" trong tiến trình thông qua dự luật. Tuy nhiên, những nhượng bộ do bà Lâm đưa ra dường như vẫn chưa đủ thuyết phục để làm dịu cơn giận dữ của những người biểu tình, vì không có yêu cầu chính nào của họ - bao gồm rút lại dự luật dẫn độ hoàn toàn; mở cuộc điều tra độc lập về hành động trấn áp của cảnh sát; ngừng mô tả các cuộc biểu tình là bạo loạn; không buộc tội những người bị bắt và nối lại cải cách chính trị, được đáp ứng. Hoàng Vũ (theo Reuters) https://motthegioi.vn/the-gioi-c-79/trung-quoc-luan-chuyen-hang-loat-binh-linh-vao-hong-kong-120188.html | ||||||||||
Người biểu tình Hong Kong: 'Bây giờ hoặc không bao giờ' Posted: 29 Aug 2019 01:03 AM PDT
Tức giận với thái độ không khoan nhượng của chính phủ đối với tình trạng bất ổn dân sự leo thang, Jason Tse từ bỏ công việc ở Úc và bay về Hong Kong để tham gia vào những gì anh tin là một cuộc chiến sinh tử cho tương lai Hong Kong. Hong Kong đang vật lộn với cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ khi được Anh Quốc trao trả về cho Bắc Kinh 22 năm trước. Nhiều người dân Hong Kong băn khoăn về can thiệp ngày càng sâu Trung Quốc và các cuộc biểu tình liên miên chống lại sự kiểm soát của Bắc Kinh. Trong cuộc chiến giành linh hồn Hong Kong, nhiều người biểu tình quyết tâm bảo vệ tự do của thành phố này bằng mọi giá. Lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam hôm 27/8 nhắc lại rằng đòi hỏi của người biểu tình là không thể chấp nhận được. Phong trào dân chủ Hong Kong ngày càng phát triển mạnh dù Bắc Kinh đã triển khai lực lượng bán quân sự gần biên giới trong những tuần gần đây. "Đây là thời điểm 'bây giờ hoặc không bao giờ' và đó là lý do tại sao tôi trở về," Tse, 32 tuổi, nói. Tse cũng cho hay rằng kể từ khi tham gia các cuộc biểu tình hồi tháng trước, anh đã trở thành một người tham gia ôn hòa vào các cuộc diễu hành và là một nhà hoạt động trên Telegram. "Bây giờ, nếu chúng tôi không thành công, thì quyền tự do ngôn luận, quyền con người của chúng tôi sẽ biến mất. Chúng tôi cần kiên trì." Kể từ khi Hong Kong được trao trả về cho Trung Quốc vào năm 1997, giới chỉ trích cho rằng Bắc Kinh đã từ bỏ cam kết duy trì quyền tự chủ và tự do của Hong Kong dưới hình thức một quốc gia hai chế độ. Sự phản đối Bắc Kinh vốn đã hạ nhiệt sau khi chính quyền thành công trong việc trấn áp phong trào biểu tình Dù Vàng chiếm lĩnh đường phố trong suốt 79 ngày năm 2014, nay lại bùng lên. "Chúng tôi phải tiếp tục chiến đấu. Nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của chúng tôi là chính phủ Trung Quốc," một giáo viên 40 tuổi giấu tên nói. "Đối với chúng tôi, đây là chuyện sống hay chết." 'Nếu tôi chết, anh cũng chết'
Cuộc biểu tình ôn hòa kéo dài 79 ngày hồi 2014 kết thúc với một số lãnh đạo phong trào bị bỏ tù. "Điều này chứng minh rằng bạo lực, ở một mức độ nào đó, sẽ hữu ích." Gần 900 người đã bị bắt trong các cuộc biểu tình mới nhất. Các viễn cảnh án tù dài dường như làm nản lòng rất ít nhà hoạt động, nhiều người trong số họ sống chung với gia đình trong những căn hộ nhỏ. "7000 [đô la Hong Kong] cho một căn hộ giống như một phòng giam và bạn cho rằng chúng tôi sợ bị đi tù ư?" một bức graffiti nguệch ngoạc gần một địa điểm biểu tình viết. 7.000 đô la Hong Kong (tương đương 893 đô la Mỹ) là số tiền để có thể thuê một phòng nhỏ trong một căn hộ chung cư tại Hong Kong. "Hãy tưởng tượng nếu điều này thất bại. Bạn có thể hình dung ra rằng chế độ độc tài của Cộng sản sẽ còn mạnh hơn nữa ... Nếu chúng tôi bị thiêu sống, anh cũng sẽ bị thiêu sống cùng chúng tôi," Cheng, 28 tuổi, làm việc trong ngành khách sạn, nói về chính quyền Trung Quốc. "Đồng hồ đang điểm rồi," Cheng nói thêm, đề cập tới năm 2047 - thời điểm chính sách 'một quốc gia, hai chế độ' hết hiệu lực. Một cuộc thăm dò vào tháng Sáu của Đại học Hong Kong cho thấy 53% trong số 1.015 người được nhận là người Hong Kong, trong khi 11% nhận là người Trung Quốc, mức thấp kỷ lục kể từ năm 1997. Với việc sở hữu một ngôi nhà ở trong thành phố đắt đỏ nhất thế giới này chỉ là một giấc mơ, nhiều thanh niên Hong Kong nói họ chẳng trông mong gì nhiều khi mà Bắc Kinh ngày càng tăng cường kiểm soát.
"Chúng tôi thực sự không có gì để mất," Scarlett, 23 tuổi, một dịch giả, nói. Các thông điệp viết trên tường nói "Hong Kong không phải Trung Quốc" và "Nếu bạn muốn hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh". Tse nói anh tin rằng bạo lực là cần thiết vì chính phủ hiếm khi lắng nghe các cuộc biểu tình ôn hòa. Trong khi đó hôm 27/8 Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói Hong Kong đang đối mặt với cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất từ năm 1997 đến nay. Ông Vương Nghị nói với phái đoàn các doanh nhân Hong Kong rằng cần có thêm các hỗ trợ cho chính phủ để chấm dứt các cuộc biểu tình bạo lực đang ngày càng lan rộng ở Hong Kong. Tờ China Daily của chính phủ Trung Quốc vừa đăng một bài xã luận cho hay khoảng cách giữa chính phủ và người biểu tình có vẻ như không thể hàn gắn nổi, và rằng chính phủ không thể chấp nhận các yêu sách mà người biểu tình đưa ra. Tuy nhiên ông Vương Nghị cũng nói rằng Hong Kong có thể vượt qua khủng hoảng hiện nay với sự hỗ trợ của chính phủ và sự đoàn kết của người dân Hong Kong. | ||||||||||
Tàu chiến Mỹ vào sát các đảo nhân tạo Trung Quốc nắm ở Biển Đông Posted: 29 Aug 2019 01:01 AM PDT
Một tàu khu trục của hải quân Mỹ vừa vào sát các đảo nhân tạo do Trung Quốc cơi nới trên Biển Đông, quân đội Mỹ nói. Việc cho tàu thực hiện quyền tự do đi lại ở vùng biển có tranh chấp giữa Trung Quốc với một số nước láng giềng trong vùng Đông Nam Á diễn ra vào thời điểm hai nền kinh tế lớn trên thế giới đang gay gắt trong quan hệ kinh tế, thương mại. Hoạt động mới nhất của khu trục hạm này nhiều khả năng sẽ khiến Bắc Kinh càng thêm tức giận. Căng thẳng lên đến đỉnh điểm vào hôm thứ Sáu tuần trước, khi cả Bắc Kinh lẫn Washington đều tuyên bố trả đũa lẫn nhau với việc tăng thuế đánh vào lượng hàng hóa nhập khẩu từ nước kia. Tàu khu trục Wayne E. Meyer thuộc lớp Arleigh Burke hôm thứ Tư 28/8 vào sát phạm vi 12 hải lý quanh Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn thuộc Quần đảo Trường Sa. Đây là nơi có tranh chấp giữa Việt Nam, Trung Quốc, Philippines và Đài Loan, nhưng Trung Quốc đã cơi nới thành đảo nhân tạo và xây cất các "cơ sở vật chất có khả năng dùng cho mục tiêu quân sự".
Trên Đá Vành Khăn, Bắc Kinh đã xây cất đường băng và bãi đáp máy bay, còn Đá Chữ Thập được xây cất tòa nhà bê tông với hệ thống antenna radar cao tần. Đá Chữ Thập cũng là nơi mà tàu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc được cho là đã ghé vào để tiếp liệu sau khi tạm rút khỏi khu vực Bãi Tư Chính ở ngoài khơi Việt Nam khoảng gần một tuần hồi đầu tháng Tám.
Ngay trước khi khu trục hạm Wayne E. Meyer vào sát các đảo nhân tạo, Bắc Kinh hôm thứ Ba đã từ chối việc để một chiến hạm Mỹ ghé thành phố cảng Thanh Đảo của Trung Quốc. "Chúng tôi gần đây nhận được thông báo là họ không tiện tiếp đón cuộc cập cảng đã được lên kế hoạch từ trước tới Thanh Đảo," Randall Schriver, trợ lý bộ trưởng quốc phòng Mỹ, phụ trác khu vực Á châu, nói. Trước đó, Trung Quốc cũng đã không cho hai chiến hạm khác của Hải quân Mỹ cập cảng Hong Kong, vùng đặc khu hành chính đang có các cuộc biểu tình kéo dài phản đối nhà cầm quyền thân Bắc Kinh. Với việc để khu trục hạm Wayne E. Meyer thực thi quyền tự do đi lại trên biển, bà Reann Mommsen, phát ngôn viên Hạm đội 7 của hải quân Mỹ nói, là nhằm "thách thức các yêu sách quá quắt trên biển và bảo toàn quyền tiếp cận vào tuyến đường biển theo quy định của luật quốc tế". Trung Quốc và Hoa Kỳ đã liên tục đấu khẩu về điều mà Washington nói và việc Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông qua việc xây cất các cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo, các bãi đá ở đây. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông, nơi các nước khác trong khu vực gồm Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền từng phần. | ||||||||||
Mỹ lên án Trung Quốc quấy rối hoạt động khai thác dầu khí hợp pháp của Việt Nam Posted: 29 Aug 2019 01:01 AM PDT 27/08/2019 (GDVN) - Washington sẽ tiếp tục ủng hộ các đồng minh và đối tác của Mỹ trong việc bảo vệ tự do hàng hải, hàng không cũng như các cơ hội hợp tác kinh tế.
Channel News Asia ngày 27/8 đưa tin, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ hôm Thứ 2 (26/8 giờ Mỹ) đã lên án Trung Quốc có hành động quấy rối các hoạt động khai thác tài nguyên dầu khí của Việt Nam trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình. Tuyên bố của Lầu Năm Góc cho hay, gần đây, Trung Quốc đã nối lại các hoạt động quấy nhiễu, đe dọa các hoạt động khai thác dầu khí lâu đời của Việt Nam trên Biển Đông. Động thái này của Bắc Kinh đã đi ngược lại cam kết của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa trong bài phát biểu của ông tại Singapore đầu năm nay rằng Trung Quốc sẽ kiên định con đường phát triển hòa bình. Trung Quốc sẽ không giành được lòng tin của các nước láng giềng cũng như sự tôn trọng của cộng đồng quốc tế bằng cách duy trì các chiến thuật đe dọa. Tuần trước, ngày 22/8 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng đã lên tiếng phản đối các hành động leo thang của Trung Quốc trong việc đe dọa các bên yêu sách khác hòng ngăn cản việc khai thác tài nguyên trên Biển Đông. [1] Tuyên bố của Lầu Năm Góc được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump cho hay, ông Tập Cận Bình không muốn Trung Quốc mất đi 3 triệu việc làm vì chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ. Theo tường thuật của tờ Đa Chiều, tuyên bố của Bộ Quốc phòng Mỹ đã lên án chiến thuật đe dọa của Bắc Kinh là vi phạm luật pháp quốc tế. Washington hết sức quan ngại đối với động thái trên của Trung Quốc. Lầu Năm Góc nhấn mạnh, các hoạt động của Trung Quốc trái ngược với tầm nhìn của Hoa Kỳ về một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở, ở đó mọi quốc gia bất luận lớn nhỏ đều được đảm bảo chủ quyền, không bị đe dọa và có thể phát triển kinh tế phù hợp với luật pháp quốc tế và các quy tắc đã được thừa nhận. [2] Tờ Liên Hợp, Đài Loan ngày 27/8 cho biết, Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định rằng Washington sẽ tiếp tục ủng hộ các đồng minh và đối tác của Mỹ trong việc bảo vệ tự do hàng hải, hàng không cũng như các cơ hội hợp tác kinh tế, Lầu Năm Góc sẽ nỗ lực thực hiện việc này.
Hôm 22/8, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ra tuyên bố khẳng định rõ, việc Trung Quốc quấy nhiễu hoạt động lâu đời của Việt Nam trong việc khai thác dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam khiến Mỹ đặc biệt quan tâm. Hành động của Trung Quốc đang phá hoại hòa bình và ổn định của khu vực. [3] Cũng trong ngày hôm nay 27/8, tờ Bình Quả, Hồng Kông đưa tin: "Quấy nhiễu bắt nạt các hoạt động khai thác dầu khí ở Biển Đông, Bộ Quốc phòng Mỹ lên án Trung Quốc bá quyền". [4] Trước đó, ngày 22/8, tại Họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam kể từ khi nhóm tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Người Phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: "Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã trở lại và tiếp tục hành vi xâm phạm nghiêm trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác định theo các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Việt Nam đã nhiều lần giao thiệp với Trung Quốc về vấn đề này, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, không có những hành vi làm gia tăng căng thẳng, gây phức tạp tình hình, đe dọa đến hòa bình, ổn định và an ninh ở Biển Đông cũng như ở khu vực. Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục thực thi và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam phù hợp luật pháp quốc tế và pháp luật của Việt Nam. Với quyết tâm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đóng góp vào hòa bình, ổn định, an ninh khu vực và quốc tế, Việt Nam luôn sẵn sàng giải quyết các bất đồng bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế. Chúng tôi đề nghị các quốc gia liên quan và cộng đồng quốc tế đóng góp tích cực, thiết thực vào việc duy trì trật tư, hòa bình, an ninh trong khu vực; an ninh, an toàn và tự do hàng hải hàng không; tôn trọng nguyên tắc thượng tôn pháp luật ở Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982". Tài liệu tham khảo: [1]//www.channelnewsasia.com/news/asia/pentagon-accuses-china-of-bullying-tactics-in-waters-off-vietnam-11844250 [2]//news.dwnews.com/global/news/2019-08-26/60146838.html [3]//udn.com/news/story/6811/4012002 [4]//hk.news.appledaily.com/international/realtime/article/20190827/59977284 Hồng Thủy |
You are subscribed to email updates from Dân quyền. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét