“Hai Bộ trưởng lý giải nguyên nhân có tiền mà không tiêu được” plus 14 more |
- Hai Bộ trưởng lý giải nguyên nhân có tiền mà không tiêu được
- Học sinh chế tạo xe lăn cho người già, khuyết tật đoạt giải đặc biệt
- Chủ tịch Hội luật quốc tế Việt Nam phản biện giáo sư Trung Quốc về Biển Đông
- Tiết lộ gây sốc từ ông Phan Quốc Việt: Trẻ tự kỷ ở chung người nghiện hút, Tâm Việt thu 300 triệu/tháng
- Thế giới ngầm tàn khốc nơi xảy ra vụ 39 người chết trong xe tải
- Quốc hội điểm mặt các loại Quỹ 'đè' người dân, doanh nghiệp
- Vị tân Đại sứ mê ẩm thực Việt, thích được gọi đồng chí
- Ông Trump đang lặp lại sai lầm của Obama?
- Vợ GĐ BV Tâm thần Thanh Hóa và 2 trưởng khoa chiếm đoạt 1,5 tỷ tiền thuốc
- Vợ chồng trúng mánh, lãi gần 3 tỷ sau 4 năm mua đất ở quận 9
- Người dân khu 4,3ha Thủ Thiêm vẫn chưa được nhận nền đất
- Những bức hình ấn tượng hé mở cuộc sống của người lao động Triều Tiên
- Tin chứng khoán ngày 1/11: Quang Hải thăng hoa, một năm 2 kỷ lục, đại gia Đỗ Quang Hiển ghi dấu ngàn tỷ
- Rợn người hình ảnh ếch Trung Quốc 'ngập' sán bán ở chợ dân sinh
- Bé 6 tuổi cúi nhặt từng tờ biên lai bừa bãi bên máy rút tiền ATM
Hai Bộ trưởng lý giải nguyên nhân có tiền mà không tiêu được Posted: 31 Oct 2019 07:14 PM PDT Trong 2 ngày thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế xã hội, có 95 ĐB phát biểu, 5 ĐB tham gia tranh luận với sự giải trình thêm của 6 Bộ trưởng. Trong đó, Bộ trưởng GTVT, KH-ĐT giải thích rõ về tình trạng "có tiền mà không tiêu được", nhiều dự án đầu tư công giải ngân chậm. Thiếu động lực trong thực hiện các nhiệm vụ Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng nhìn nhận, đúng như nhiều ĐB nêu, tình trạng giải ngân chậm là một trong những điểm tối trong một bức tranh sáng của nền kinh tế và đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đóng góp của vốn đầu tư công chậm trong giá trị của GDP. Nhiều công trình hạ tầng chậm tiến độ, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Cập nhật tình hình của 10 tháng cho thấy, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cũng chỉ đạt 49,83% so với kế hoạch QH giao và cũng chỉ đạt 54,69% so với kế hoạch của Thủ tướng giao. "Tức là so với 9 tháng như đã báo cáo QH thì tăng không đáng kể và đều khẳng định là thấp hơn so với cùng kỳ của năm 2018", Bộ trưởng KH-ĐT nói. Ông cũng cho hay, mặc dù Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt, với nhiều các giải pháp khác nhau ngay từ những tháng đầu của năm, như việc giao kế hoạch vốn rất sớm, trước ngày 31/12 đã giao được 91,26% nhưng còn lại hơn 33.000 tỷ ( hơn 8%) không đủ điều kiện và thủ tục theo luật quy định nên không thể giao được. "Trong suốt từ đầu năm đến giờ, chúng tôi cũng đã liên tục đôn đốc các bộ, ngành, địa phương hoàn thành thủ tục. Thủ tục đầy đủ đến đâu thì giao đến đó. Đến nay, chúng ta đã giao thêm được hơn 5.000 tỷ. Khẳng định đến nay vẫn còn 27.000 tỷ chưa giao được. Báo cáo Quốc hội rõ về việc xây dựng thực hiện các thủ tục, quy trình để đủ điều kiện giao theo luật định chúng ta không đáp ứng được, chúng tôi không thể giao được, vì luật quy định như vậy", ông Dũng giải thích thêm. Theo tư lệnh ngành KH-ĐT, mặc dù đã tổ chức nhiều đoàn công tác để đôn đốc, thúc đẩy cũng như tháo gỡ các khó khăn, giải quyết vướng mắc nhưng trên thực tế tình hình vẫn rất chậm được cải thiện. Trước tình hình đó, Chính phủ đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc để thúc đẩy giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2019, trong đó có tập trung phân tích, đánh giá và làm rõ các nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân khách quan do bất cập từ thể chế, luật pháp còn một số chồng chéo và vướng mắc. Chính phủ cũng xác định khâu tổ chức thực hiện vẫn là nguyên nhân chủ yếu như công tác lập kế hoạch chưa sát với thực tế, việc giao kế hoạch chậm cả ở TƯ và ở các cấp bộ, ngành, địa phương. Tức là giao chi tiết cũng rất chậm, chưa phù hợp với yêu cầu tiến độ dự án; công tác tổ chức thực hiện ở các bộ, ngành, địa phương còn nhiều bất cập; vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chưa được đề cao; trình độ, năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, tư vấn giám sát nhà thầu,... còn nhiều hạn chế và cơ bản là thiếu động lực trong thực hiện các nhiệm vụ được giao. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 94, trong đó có việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nhất là vai trò của người đứng đầu. Bộ trưởng KH-ĐT đề nghị các đoàn ĐBQH, ĐBQH tăng cường tổ chức giám sát chuyên đề về giải ngân vốn đầu tư công ngay tại địa phương mình vừa để nâng cao hiệu quả giám sát ngay tại cơ sở, vừa giúp chính quyền địa phương thấy rõ được những nguyên nhân và gợi ý đưa ra những giải pháp hết sức hiệu quả. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng bày tỏ tin tưởng rằng vấn đề giải ngân vốn đầu tư công từ năm 2030 sẽ có những bước cải thiện đáng kể. Cuối năm sẽ giải ngân 90%-95% Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, năm nay Bộ GTVT là một trong 3 đơn vị có vốn ngân sách lớn, cùng với TP Hà Nội và TP.HCM. "Chúng tôi được giao 26.000 tỷ, nhưng năm nay chúng tôi giải ngân chậm, một số dự án trọng điểm cũng chậm", Bộ trưởng GTVT nhìn nhận.
Cụ thể, bộ bố trí 10.000 tỷ đồng cho 11 dự án đường cao tốc Bắc Nam phía Đông và cho 14 dự án với 15.000 tỷ QH đã thống nhất giữa năm 2017. Đến thời điểm này, bộ đã bàn giao cho 14 địa phương để tiến hành giải phóng mặt bằng và theo tiến độ các địa phương cam kết. Từ đây đến tháng 12, sẽ giải ngân được khoảng 4.000/7.000 tỷ phần giải phóng mặt bằng cho toàn tuyến. 14 dự án giao thông cấp bách 15.000 tỷ, từ nay đến cuối năm sẽ khởi công 10 dự án vì hiện nay đang đấu thầu và cũng đã chuẩn bị mặt bằng. "Trong 3 dự án đầu tư công thì từ đây cho đến cuối năm, chúng tôi sẽ khởi công thêm khoảng 12 gói thầu nữa, do nhiều công trình chuẩn bị đầu tư, cuối năm chúng ta mới khởi công. Do đó, một phần kinh phí sau khi khởi công sẽ cho nhà thầu tạm ứng thì giải ngân phần xây lắp", Bộ trưởng Thể thông tin. Về phần mặt bằng các địa phương, dự kiến từ đây tới cuối năm có thể giải ngân được khoảng 10.000 tỷ liên quan đến giải phóng mặt bằng và việc tạm ứng các dự án khởi công. Ngoài ra, Bộ trưởng cũng cho biết còn có khoảng 10.000 tỷ liên quan đến vốn ODA cũng giải ngân chậm. Có một số dự án đã được giao vốn ODA mới, kinh phí rất lớn được QH thông qua nhưng triển khai tương đối chậm. Bên cạnh đó, một số dự án đang triển khai do vướng mắc về mặt thủ tục, do điều chỉnh nên hơi chậm. Tuy nhiên, Bộ GTVT cũng khẳng định, quyết tâm từ đây cho đến cuối năm sẽ giải ngân bằng mặt bằng chung của cả nước là từ 90%-95%. Thu Hằng Thủ tướng: Giải ngân chậm tạo 'nút thắt cổ chai' với nền kinh tếThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý 4 hậu quả lớn do chậm giải ngân vốn đầu tư công tạo "nút thắt cổ chai" đối với nền kinh tế. | ||||||||||||||||||||||||||||
Học sinh chế tạo xe lăn cho người già, khuyết tật đoạt giải đặc biệt Posted: 31 Oct 2019 04:00 PM PDT Chiếc xe lăn có thể ngả thành giường, thích hợp cho người già, người khuyết tật. Sản phẩm hữu ích giúp nhóm của Nguyễn Quốc Thông, Trường THPT Phan Văn Trị đoạt giải đặc biệt tại "Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc 2019". Nguyễn Quốc Thông lớp 11A2, Trường THPT Phan Văn Trị (Cần Thơ) là một cậu học trò có tính cách cần mẫn, tỉ mỉ. Ngay từ khi còn học cấp 2, Thông đã có niềm đam mê với khoa học – kỹ thuật, đặc biệt là lập trình máy tính. Quốc Thông kể: "Trong một lần "lang thang" trên mạng internet, em vô tình bắt gặp một trang web là nơi thảo luận kiến thức về toán học, máy tính, lập trình. Em đã tìm hiểu về lập trình máy tính và yêu thích ngay từ đó". Khi đang học lớp 9, Thông đăng ký tham dự cuộc thi lập trình Pascal và đạt giải Ba cấp huyện, giải công nhận cấp thành phố. Những giải thưởng nhỏ đầu tiên giúp Thông củng cố niềm tin và tình yêu đối với lập trình. Thông quyết tâm thi đậu vào Trường THPT Phan Văn Trị, vì biết trường có câu lạc bộ về khoa học – kỹ thuật. Ở đấy, em có thể theo đuổi đam mê lập trình.
Năm lớp 10, Thông đã cùng 2 học sinh khác của trường hoàn thành ý tưởng điều khiển thiết bị gia đình bằng giọng nói. Ý tưởng này xuất phát từ việc các em quan sát thực tế đời sống và các thiết bị điện phục vụ sinh hoạt hằng ngày phổ biến trong từng hộ gia đình. Sản phẩm đã giành giải nhất tại "Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng TP Cần Thơ năm 2018". Sau cuộc thi, Thông tiếp tục được các thầy cô trong trường dẫn dắt, chỉ bảo để có nhiều ý tưởng mới thiết thực. Năm nay, lên lớp 11, Thông cùng em Nguyễn Hoàng Hồng Ngọc, học sinh lớp 10, lập thành nhóm, thực hiện ý tưởng xe lăn tiện ích nhằm giúp đỡ người già, người khuyết tật, ốm yếu.
Quốc Thông chia sẻ: "Ngay từ đầu, đề tài mà các em hướng tới luôn nhằm mục đích hỗ trợ cho người khuyết tật và người cao tuổi. Nó vừa mang tính nhân văn, vừa giúp chúng em bồi đắp đam mê nghiên cứu công nghệ cao". Đó cũng là tiêu chí do các thầy cô giáo trong hội đồng của câu lạc bộ khoa học – kỹ thuật Trường THPT Phan Văn Trị đưa ra. Thầy giáo Nguyễn Phúc Thịnh người trực tiếp hướng dẫn nhóm của Thông cho biết: "Mỗi ý tưởng đều do các em tự nghĩ ra và đề xuất, trình bày. Chúng tôi chỉ định hướng cho các em hiểu rằng, học tập, sáng tạo là để chung sống với cộng đồng. Vì vậy, mọi ý tưởng của các em đều phải quan sát từ thực tế và có tính thiết thực".
Chiếc xe lăn tiện ích được điều khiển bằng điện thoại thông minh, hoặc bằng giọng nói qua bluetooth. Đặc biệt, đối với những người khuyết tật bàn tay hoặc không thể sử dụng điện thoại thông minh thì có thể điều khiển bằng cử chỉ qua thiết bị được gắn trên cánh tay. Sau khi trải qua nhiều lần cải tiến, trải nghiệm thực tế, chiếc xe đã được đưa đi tham dự "Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng TP Cần Thơ 2019" và giành giải Nhất. Tiếp đó, cũng chiếc xe lăn này, nhóm nhận được giải đặc biệt tại "Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc 2019". Đây là giải thưởng cao nhất của cuộc thi. Thầy Thịnh cho biết, từ chiếc xe lăn đầu tiên chế tạo hết kinh phí hơn 16 triệu đồng, 2 học sinh đã nghiên cứu, sáng tạo, đưa công nghệ vào sản phẩm, giảm kinh phí xuống còn hơn 8 triệu. Để sản phẩm đạt hiệu quả tốt nhất, có những hôm, cả thầy và trò phải làm đến 12 giờ đêm cho kịp tiến độ. Hiện tại, nhóm của Quốc Thông chưa có ý định sản xuất xe lăn tiện ích để kinh doanh. Cả thầy và trò chỉ mong sao có mạnh thường quân hỗ trợ kinh phí, để làm ra nhiều sản phẩm, giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh.
Trong khi nhiều học sinh khác đang tập trung cho bài vở trên lớp, Nguyễn Quốc Thông đặt mục tiêu học tập cho mình ở mức khá, để có thời gian tham gia nhóm nghiên cứu. Thông cho biết, môn học mà em yêu thích nhất là lập trình, đặc biệt là lập trình Android bằng các công cụ có sẵn như Thunkable, MIT App Inventor. Bên cạnh đó, Thông cũng cho rằng tiếng Anh là môn học không thể thiếu hiện nay. "Bởi nó là công cụ tuyệt vời giúp em tìm hiểu những kiến thức công nghệ mới một cách nhanh chóng". Trong tương lai, Quốc Thông dự định sẽ theo chuyên ngành công nghệ thông tin để tiếp tục viết tiếp đam mê, phục vụ cộng đồng. Khánh Hòa TPHCM vinh danh 66 thủ khoa xuất sắc năm 2019Sáng 26/10, tại Nhà Văn hoa Thanh niên (TPHCM), Hội Sinh viên Thành phố đã tuyên dương 66 thủ khoa thuộc 43 trường đại học, học viện, cao đẳng trên địa bàn thành phố. | ||||||||||||||||||||||||||||
Chủ tịch Hội luật quốc tế Việt Nam phản biện giáo sư Trung Quốc về Biển Đông Posted: 31 Oct 2019 05:14 PM PDT Trung Quốc vi phạm nguyên tắc "chấp thuận" trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế và nguyên tắc "đất thống trị biển" để xác định quyền trên biển của quốc gia. Chủ tịch Hội Luật quốc tế Việt Nam (VSIL) Nguyễn Bá Sơn gửi thư trao đổi lại với Chủ tịch Hội Luật quốc tế Trung Quốc (CSIL) - GS Hoàng Tiến. Ông Sơn nêu rõ: "Trong thư trả lời, GS phê phán tôi 'lảng tránh' đề cập đến vấn đề chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Trường Sa và cho rằng vấn đề đó 'phải được giải quyết trước tiên'. Đây là một sự hiểu lầm hoàn toàn".
Chủ quyền không thể tranh cãi Chủ tịch VSIL nhấn mạnh: Vấn đề chủ quyền đối với quần đảo này không hề có sự liên quan gì, cả về pháp lý hay địa lý đối với khu vực biển nơi Trung Quốc có những hành vi xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được Chính phủ Việt Nam khẳng định nhiều lần. Khẳng định này dựa trên những chứng cứ lịch sử - pháp lý vững chắc như được trình bày trong các sách trắng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, xuất bản trong các năm 1975, 1979, 1981 và 1988. Chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng đã được nhiều luật gia, sử gia quốc tế phân tích và công nhận. Ví dụ cuốn sách "Sovereignty over the Paracel and Spratly Islands" của GS Luật quốc tế người Pháp Monique Chemillier-Gendreau xuất bản lần đầu bằng tiếng Pháp năm 1986 (bản dịch tiếng Anh năm 2000), hay cuốn sách "The South China Sea. The Struggle for Power in Asia" của tác giả người Anh Bill Hayton xuất bản năm 2014. Từ thế kỷ 17, các chúa Nguyễn đã thực thi chủ quyền của Việt Nam thông qua việc cử các đội Hoàng Sa - Bắc Hải ra khai thác hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; cử các đội hải quân ra về bản đồ, cắm cột mốc chủ quyền trên hai quần đảo này... Trong giai đoạn chủ nghĩa thực dân thống trị, nước Pháp thay mặt cho Việt Nam quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau đó, Việt Nam Cộng hòa tiếp quản và quản lý hai quần đảo này từ nước Pháp theo quy định của Geneva năm 1954. Việc tiếp quản quần đảo Trường Sa vào Mùa Xuân 1975 và những hoạt động bình thường của Việt Nam trong khu vực quần đảo Trường Sa sau khi đất nước đã hòa bình, thống nhất là hoàn toàn phù hợp với luật quốc tế và không có một quốc gia nào phản đối, kể cả Trung Quốc. Ngược lại, vào các năm 1974 và 1988, với những hành động bị luật quốc tế nghiêm cấm, phía Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đóng một số đảo và thực thể (đảo đá, bãi cạn) trong khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Trung Quốc chiếm đóng, rồi từ đó đến nay, từng bước xây dựng các đảo nhân tạo và quân sự hoá bất hợp pháp một số đảo đá và bãi cạn ở quần đảo Trường Sa mới chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình căng thẳng, đe doạ hoà bình và ổn định tại Biển Đông và trong khu vực. "Chẳng lẽ những hành động bị các quốc gia trên thế giới và Việt Nam lên án đó lại có thể gọi là hợp pháp và tạo thành cơ sở cho phía Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ đối với hai quần đảo và rồi sử dụng nó để đòi hỏi một vùng biển rộng lớn chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác lập phù hợp với Công ước của LHQ về Luật biển 1982 (UNCLOS)", ông Nguyễn Bá Sơn nêu trong thư. Trung Quốc vi phạm hai nguyên tắc Chủ tịch Hội Luật quốc tế Việt Nam đồng ý với Chủ tịch Hội Luật quốc tế Trung Quốc về việc nhấn mạnh "nguyên tắc chấp thuận" của quốc gia trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế và nguyên tắc "đất thống trị biển" để xác định các quyền trên biển của quốc gia. Tuy nhiên, ông khẳng định, với việc từ chối tham gia vụ kiện trọng tài Biển Đông với Philippines và tuyên bố không công nhận giá trị ràng buộc từ phán quyết của Tòa Trọng tài, chính phía Trung Quốc đã vi phạm nguyên tắc chấp thuận mà quốc gia với tư cách là thành viên UNCLOS cần tuân thủ. Thứ hai, liên quan đến việc áp dụng nguyên tắc "đất thống trị biển", Toà Trọng tài trong vụ kiện Biển Đông, trên cơ sở phân tích một cách khách quan và khoa học, đưa ra kết luận rằng không có bất kỳ thực thể luôn nổi nào tại khu vực quần đảo Trường Sa đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 121 UNCLOS để có quyền có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của riêng mình.
Khu vực mà Trung Quốc gọi là "Bãi Vạn An" hoàn toàn chìm dưới mặt nước biển, thuộc thềm lục địa Việt Nam và không liên quan gì đến quần đảo Trường Sa, nơi các thực thể không có thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế như Tòa Trọng tài phán xử. Như vậy, việc tồn tại tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Trường Sa không thể dẫn đến việc phát sinh bất kỳ sự chồng lấn nào giữa vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được tính từ bờ biển của Việt Nam. "Nói một cách khác, 'nguyên tắc đất thống trị biển' mà GS nêu ra không có 'đất' để áp dụng. Để biến Biển Đông thành 'sự kết nối tất cả các bên' như GS đề xuất, thì mỗi bên khi tiến hành những hoạt động trên biển phải tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của các bên đối tác khác, trân trọng lịch sử quan hệ hữu nghị mà các bên đã dày công vun đắp và tuyệt đối tuân thủ luật quốc tế", Chủ tịch Hội Luật quốc tế Việt Nam khẳng định. Thái An Tướng Nghĩa: Độc lập chủ quyền không nhân nhượng, có đối sách phù hợpTheo Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, chúng ta kiên trì bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, trong từng tình huống cụ thể phải có sách lược phù hợp. | ||||||||||||||||||||||||||||
Posted: 31 Oct 2019 04:29 PM PDT Trẻ tự kỷ sống chung với người nghiện hút, giáo trình dạy trẻ tự biên soạn, mỗi tháng Tâm Việt thu 300 triệu đồng… là những thông tin được hé lộ trong cuộc trao đổi với báo VietNamNet với ông Phan Quốc Việt – CEO của Tâm Việt group. Sự thật đáng sợ bên trong trung tâm đào tạo trẻ tự kỷ thành kỷ lục giaKhi một học sinh nữ là trẻ tự kỷ không chịu tập, N.T.T.D. (SN 1992) - giáo viên Tâm Việt, ném bóng liên tiếp, chỉ tay vào mặt em và hét lên: 'Đùa với bố mày đấy à? Trong túi xách bao giờ cũng có dao đấy nhé'. Xem video: Sự thật đáng sợ bên trong trung tâm dạy trẻ tự kỷ Tâm Việt Chiều ngày 30/10, VietNamNet đã có buổi làm việc với ông Phan Quốc Việt, CEO của Tâm Việt group – nơi đang tiếp quản, nuôi dạy khoảng 40 trẻ tự kỷ. Hiện trung tâm Tâm Việt đã kết thúc hợp đồng thuê cơ sở tại trường ĐH TDTT Bắc Ninh (nơi phóng viên VietNamNet thâm nhập, quay video và phản ánh trong các bài trước), chuyển về tại một cơ sở chăm sóc y tế - khám chữa bệnh ở thôn Đông Ngàn, xã Đông Hội (huyện Đông Anh, Hà Nội). Khi phóng viên đề nghị được đi thăm và ghi nhận hình ảnh nơi ăn ở mới của các cháu, ông Việt thoái thác với lý do, chủ nhà không cho phép. Do đó, toàn bộ nội dung trao đổi được diễn ra bên dưới chân đê, sát với chỗ ở của các cháu đang được cho tá túc, ở nhờ. Trẻ tự kỷ, trầm cảm chung sống với người nghiện hút Ông Phan Quốc Việt khẳng định, Tâm Việt không dạy học, không chữa bệnh, chỉ rèn kỹ năng sống. Tuy nhiên, các cháu là học viên của trung tâm, nhiều cháu bị tự kỷ, tăng động từ nhỏ, gia đình đã đưa đi chạy chữa tại nhiều bệnh viện trong và ngoài nước nhưng không thuyên giảm. Cuối cùng bố mẹ các em đưa các em tới đây để "nhờ thầy Việt".
Ông Việt cho biết, từ năm 2015 đến nay, Tâm Việt đã từng thu nhận khoảng 400 – 500 người, chủ yếu là các đối tượng không bình thường như tự kỷ, tăng động, nghiện game… Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có số lượng học viên đông đến như vậy. Thời điểm hiện tại, số lượng duy trì ở con số 40 "học viên" ăn ở tại trung tâm. Giúp việc ông Việt có 8 hướng dẫn viên và 7 trợ giảng, tổng số 15 người. Các hướng dẫn viên này được gọi là "thầy"; một số trẻ gọi họ là "bố", "mẹ". Trong câu chuyện chia sẻ, ông Việt cho biết, trung tâm Tâm Việt mới tiếp nhận một đối tượng nghiện thuốc phiện, cùng ở, cùng sinh hoạt trong một không gian chung với trẻ tự kỷ. Học viên nhiều tuổi nhất của trung tâm đã 42 tuổi và là người trước từng nghiện rượu. Chúng tôi đặt vấn đề ngược lại, người nghiện thuộc đối tượng quản lý của cơ quan chuyên môn chứ không thể cho ở chung với các cháu không nghiện, không dính vào ma túy… Trung tâm Tâm Việt không có chức năng dạy học, điều trị bệnh… nên không được phép nhận những đối tượng này…, ông Việt không trả lời và chuyển sang các nội dung khác.
Ông Việt cũng cho biết, trung tâm có một bác sỹ 60 tuổi, tuy nhiên, khi chúng tôi xin phép được gặp bác sỹ này thì ông Việt nói "về quê chưa lên". Giáo trình dạy trẻ tại Tâm Việt do ông Việt tự soạn ra và chưa được kiểm định Ông Việt khẳng định, tại trung tâm Tâm Việt, các "học viên" được rèn kỹ năng sống. Đó là các bài tập về tung bóng, đi thăng bằng, đi xe đạp một bánh, đứng trên bập bênh và đầu đội chai nước. Người đàn ông này còn tự hào khoe: "Tôi đọc nhiều sách vở, tài liệu của nước ngoài và tự tìm ra phương pháp này. Các con được dạy những kỹ năng này sẽ khiến chúng tập trung chú ý vào một thứ duy nhất. Cái này nó liên quan đến não bộ. Cái dây thần kinh của các trẻ tự kỷ này giống như các vết nối bị đứt đoạn và Tâm Việt là người nối lại việc đứt đoạn đó".
Từ những phương pháp tự mình sáng tạo ra, ông Việt đào tạo cho các nhân viên của Trung tâm trong thời gian khoảng 3 tháng, sau đó các nhân viên này sẽ trở thành giáo viên, thành "hướng dẫn viên" dạy trẻ tự kỷ. Khi chúng tôi hỏi về bằng cấp của các "thầy" giáo của trung tâm, ông Việt cho biết: "Các thầy này được tôi trực tiếp đào tạo kỹ năng, sau đó dạy cho các cháu; rồi chính các cháu cũng có thể giúp đỡ, dạy lẫn nhau, trở thành thầy của nhau. Khi đề cập đến việc, các cháu được học văn hóa thời gian nào, ông Việt cho biết: không dạy văn hóa, vì đây là Trung tâm dạy kỹ năng sống. Ông cũng đưa ra bộ giáo trình do ông tự soạn có tên "Thực hành kỹ năng sống" từ quyền 1 đến quyển 9 đứng tên TS. Phan Quốc Việt chủ biên. Tuy nhiên, ông Việt thừa nhận bộ giáo trình này chưa được cơ quan nào kiểm định, xác nhận hay có Hội đồng đánh giá kiểm tra, xác nhận. Mỗi tháng Tâm Việt thu 300 triệu đồng Về khoản học phí khủng các gia đình có con tự kỷ đóng cho trung tâm (3 mức 9 triệu 8, 14 triệu 8 và 19 triệu 8), ông Việt cho hay: với số lượng 40 học viên, 15 cán bộ nhân viên, hướng dẫn viên… lên tới 50 – 60 người, chi phí nuôi ăn ở mỗi tháng lên tới 300 triệu đồng. "Mỗi tháng chúng tôi phải thu được ngần đấy tiền thì mới đủ để hoạt động. Có nhiều gia đình các cháu nghèo, không có tiền, chúng tôi nhận cả bố mẹ các cháu lên ở cùng, cùng chúng tôi chăm sóc các cháu. Đó là lý do học phí ở đây có thể là 20 triệu đồng/tháng; có thể là 0 đồng", ông Việt nói. O đồng mà ông nói ở đây là chi phí ông tính phần cùng ăn, cùng ở của bố mẹ có con ở cùng, được ngầm hiểu là làm công không có lương để bù vào phần chi phí mỗi tháng lẽ ra phải đóng góp cho trung tâm như 3 mức trên. Trưởng công an xã Đông Hội nơi trung tâm Tâm Việt đang đóng xác nhận, trong thời gian 1 tháng ăn ở lưu trú tại địa phương, các em này chưa bị phản ánh của người dân về điều tiếng gì. Chánh văn phòng UBND huyện Đông Anh Hoàng Hải Đăng cho biết, UBND huyện mới được báo cáo về sự việc; hiện đang yêu cầu phòng LĐ-TB-XH kiểm tra việc trung tâm chăm sóc y tế - khám chữa bệnh tại thôn Đông Ngàn được cho là có liên doanh, liên kết với Trung tâm Tâm Việt để chăm sóc, khám chữa đối với các trường hợp trẻ tự kỷ, tăng động này hay không. Sự thật đáng sợ bên trong trung tâm đào tạo trẻ tự kỷ thành kỷ lục giaKhi một học sinh nữ là trẻ tự kỷ không chịu tập, N.T.T.D. (SN 1992) - giáo viên Tâm Việt, ném bóng liên tiếp, chỉ tay vào mặt em và hét lên: 'Đùa với bố mày đấy à? Trong túi xách bao giờ cũng có dao đấy nhé'. Nhóm Phóng viên | ||||||||||||||||||||||||||||
Thế giới ngầm tàn khốc nơi xảy ra vụ 39 người chết trong xe tải Posted: 31 Oct 2019 09:00 PM PDT Rob Watson, một tài xế hiện 53 tuổi, đã lái xe từ khi mới 18 tuổi nói: "Rất dễ chui vào bên trong các xe tải đó. Tôi đã thấy nhiều người nhảy ra khỏi xe tải trên đường M25". Những chiếc xe tải là một phần cuộc sống hàng ngày ở thành phố Thurrock, thuộc hạt Essex, Anh. Từ vũng cạn Tilbury tới cảng Purfleet, đường bờ biển dài thứ hai ở Anh được tô điểm bằng một số điểm tiếp nhận hàng hóa quốc tế. Việc này thường gây phiền nhiễu về giao thông cho người dân địa phương. Tuy nhiên, thỉnh thoảng nó cũng phơi bày thế giới ngầm tàn khốc của những kẻ buôn lậu người. Ngày 23/10, có 39 người được tìm thấy đã chết trong một xe công-ten-nơ tại một khu công nghiệp ở Grays, gần Purfleet. Các nạn nhân ban đầu được xác định là người Trung Quốc, nhưng sau này lại được cho là người Việt. Công-ten-nơ được chuyển từ Zeebrugge, Bỉ tới cảng Purflee, sau đó một chiếc xe tải - đi từ Dublin tới, đã tiếp nhận thùng hàng này. Hiện, tài xế xe tải đang đối mặt với 39 tội giết người. Theo báo News Statesman, vụ 39 người chết trong công-ten-nơ không phải là vụ đầu tiên như vậy xảy ra. Năm 2014, có 35 người Afghanistan, trong đó có 13 trẻ em và một nam giới đã chết, được tìm thấy trong một công-ten-nơ bị khóa trái ở Tilbury. Năm 2000, 58 công dân Trung Quốc được tìm thấy đã chết trong một công-ten-nơ ở Dover. Một năm sau tại cảng Rosslare, Ireland, có 13 người Thổ Nhĩ Kỳ, Algeria và Albania cũng được tìm thấy bên trong một công-ten-nơ. Tám người trong số này, gồm cả trẻ em đều bị ngạt. "Chui vào bên trong các xe tải đó rất dễ", Rob Watson, một tài xế xe tải 53 tuổi ở Essex - từng đỗ xe ở gần khu công nghiệp ở Grays nói với phóng viên News Statesman. "Họ có thể chui vào trong xe qua cửa rèm cạnh xe hoặc buộc mình dưới gầm xe. Tôi đã thấy nhiều người nhảy ra khỏi xe tải trên đường M25". Làm tài xế từ năm 18 tuổi, ông Watson cho hay, tình hình ngày càng tệ hơn với những người đi lậu vé. "Rất nhiều người muốn vào Anh, tôi không rõ lý do tại sao, có lẽ vì nhiều nguyên nhân". Gần đó, Rhys Griffiths, một lao động từng làm việc ở Grays suốt 8 năm qua cho hay, anh đã chứng kiến cảnh nhiều người bị bắt ở đằng sau xe tải và "những người di cư trái phép" bị phát hiện. "Tôi thấy việc đó vài lần nhưng không có ai chết". Các cảng ở bờ biển phía đông của Anh là "nơi lý tưởng" với các nhóm tội phạm có tổ chức, như bọn buôn người, Nick Alston - cảnh sát trưởng Essex từ 2012 tới 2016 cho hay. "Purfleet sát ngay đường M25, nơi có nhiều xe công-ten-nơ qua lại và gần với London. Trong những năm vừa qua, có nhiều vụ phạm tội đã xảy ra...Các cơ hội của bọn buôn người rất lớn và khiến lực lượng biên phòng khó đối phó", ông Nick cho hay. Cả lực lượng biên phòng và cơ quan chống tội phạm quốc gia Anh đều nêu bật về nguy cơ người được vận chuyển lậu trong công-ten-nơ vài năm gần đây. Ngồi trên một băng ghế ở sân chơi, đằng sau lưng là các cần cẩu của vũng cạn Tilbury, John Kent - cựu lãnh đạo Hội đồng lao động Thurrock từ năm 2010-2016 nhớ lại chuyện phát hiện được một công-ten-nơ chứa 35 người vào năm 2014. "Thực sự đáng lo ngại vì 5 năm sau những gì xảy ra ở Tilbury với những người Afghanistan, thảm kịch lại tái diễn một lần nữa với hậu quả kinh hoàng hơn nhiều. Bạn sẽ đặt câu hỏi tại sao những lời cảnh báo từ Cơ quan chống tội phạm quốc gia Anh cách đây hai năm không được để tâm", ông John Kent nói. Jackie Doyle-Price, nghị sĩ đảng Bảo thủ, đại diện cho Thurrock nói, việc dẹp các khu trại tị nạn ở Calais từ năm 2016 đã buộc người di cư muốn vượt biển Manche phải chọn một lộ trình khác. Jackie thể hiện sự khiếp sợ nhưng không sốc khi nghe về vụ 39 người chết. "Nhiều người chui vào công-ten-nơ mỗi ngày để vào được Anh và chuyện có người thiệt mạng chỉ là vấn đề thời gian", Jackie nói. Andrew Wallis, người đứng đầu hội từ thiện chống nô lệ Unseen nói, người lao động nhập cảnh lậu vào Anh bị ép làm việc trong các xưởng trồng cần sa, các nhà hàng, ngành công nghiệp tình dục, các cửa hàng làm móng. "Chúng ta cần tạo lập một hành trình an toàn cho những người muốn xin tị nạn. Tại Anh, bạn chỉ có thể xin tị nạn khi đã đặt chân tới nước này". Cư dân Thurrock đã thắp nến tại các nhà thờ và viết chia buồn tại tòa nhà hội đồng thành phố. Một phụ nữ tên là Ding Ding đã viết lời chia buồn bằng cả tiếng Anh và tiếng Trung Quốc. Cách đây 12 năm, cô từ Trung Quốc tới Anh với tư cách là sinh viên và hiện đang làm việc cho một công ty ở Purfleet. "Khi tôi tới Anh, nhiều người hỏi tôi về việc nhặt sò", Ding Ding nói và nhắc tới 23 lao động Trung Quốc bị chìm ở Vịnh Morecambe năm 2004. "Giờ đây, tôi lại có mặt ở một sự kiện tương tự, thế giới không hề thay đổi. Tôi đã nỗ lực rất nhiều khi ở đất nước này. Tôi yêu nước Anh và họ cũng muốn một cuộc sống tốt đẹp hơn nhưng không có lựa chọn khác". Lê Nguyễn | ||||||||||||||||||||||||||||
Quốc hội điểm mặt các loại Quỹ 'đè' người dân, doanh nghiệp Posted: 31 Oct 2019 01:00 PM PDT Đoàn giám sát Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ ra một loạt tồn tại hạn chế ở các Quỹ tài chính ngoài ngân sách. Đoàn giám sát Ủy ban thường vụ Quốc hội vừa có báo cáo Kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng các Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2018. Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước: Thu trăm tỷ, chi nhiệm vụ chính 225 triệu Đoàn giám sát Ủy ban thường vụ Quốc hội cho hay, Quỹ có nguồn thu chủ yếu từ đóng góp của các doanh nghiệp và người lao động. Quỹ có chức năng phát triển, mở rộng thì trường lao động ngoài nước và nâng cao chất lượng nguồn lao động, hỗ trợ giải quyết rủi ro cho người lao động và doanh nghiệp, song các hoạt động này hầu như không có hiệu quả. Trong giai đoạn 2013-2018, số dư Quỹ từ đầu kỳ là 109 tỷ đồng và thu trong kỳ là 151 tỷ đồng. Thế nhưng, tổng chi trong cả giai đoạn là rất thấp, chỉ khoảng 62 tỷ đồng.
Đáng nói, hoạt động mở rộng và phát triển thị trường chủ yếu là tổ chức hội thảo và chi phí đoàn ra chỉ với tổng số tiền là 225 triệu đồng; chi hoạt động đào tạo gần 4 tỷ đồng; chi hỗ trợ rủi ro hơn 32,5 tỷ đồng. Trong khi đó chi công tác tuyên truyền qua cơ quan báo chí là 13,1 tỷ đồng và chi cho công tác quản lý là 13 tỷ đồng (chiếm khoảng 22% tổng chi). Quỹ Phòng chống chống thiên tai: Bất cập thu chi Qua giám sát cho thấy, Quỹ này có nguồn thu từ tiền đóng góp bắt buộc hàng năm của các tổ chức kinh tế hạch toán độc lập, doanh nghiệp (tính theo tỷ lệ tài sản) và cá nhân (1 ngày công đối với người lao động và 15.000 đồng đối với đối tượng khác) nhằm chi hỗ trợ các hoạt động phòng, chống thiên tai quy định tại Luật Phòng, chống thiên tai. Tuy nhiên, các quy định về nội dung chi của Quỹ trùng với nội dung chi từ dự phòng ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, việc quy định đóng góp bắt buộc của Quỹ chưa được sự đồng tình từ các doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp nước ngoài) và nhân dân ở rất nhiều địa phương. Có địa phương đã tạm dừng khoản thu này, khiến tỷ lệ thu thực tế của các địa phương khá thấp so với kế hoạch. Bên cạnh đó, với tỷ lệ và mức thu cố định, dẫn đến tình trạng các địa phương có quy mô dân số lớn số thu rất lớn, trong khi các địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn, thường xuyên gặp thiên tai thì số thu hàng năm rất thấp. Trong khi quy định về mức chi đối với Quỹ thấp (dưới 1 tỷ đồng), dẫn đến rất nhiều địa phương có số dư Quỹ khá lớn. Do đó, Đoàn giám sát Ủy ban thường vụ Quốc hội kiến nghị Chính phủ cần rà soát, tổng kết đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ và điều chỉnh cơ chế thu, chi bảo đảm phù hợp với thực tiễn, tránh chồng chéo với nhiệm vụ chi từ nguồn dự phòng ngân sách hằng năm của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá: Chưa hiệu quả, gây lãng phí Qua giám sát cho thấy, nguồn thu của Quỹ chủ yếu từ đóng góp bắt buộc theo tỷ lệ phần trăm (%) trên giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc lá. Đây là một khoản thu có tính chất trùng với thuế tiêu thụ đặc biệt đánh trên doanh thu hàng hóa, dịch vụ. Trong khi, hầu hết các nhiệm vụ chi của Quỹ trùng lặp với nhiệm vụ chi của NSNN, có 8 trong số 9 nhiệm vụ chi của Quỹ có thể giao cho các đơn vị thuộc Bộ Y tế thực hiện, như công tác truyền thông, xây dựng mô hình điểm, tổ chức cai nghiện, nghiên cứu tác hại thuốc lá,... Mặt khác, qua giám sát, hoạt động của Quỹ chưa đánh giá được hiệu quả, dư nguồn lớn gây lãng phí nguồn lực xã hội, chưa thu hút được sự đóng góp của các tổ chức quốc tế như mục tiêu đề ra. Vì vậy, Chính phủ cần rà soát, tổng kết đánh giá hiệu quả và sự cần thiết phải tồn tại Quỹ.
Quỹ bình ổn giá xăng dầu: Không còn phù hợp Đối với Quỹ bình ổn giá xăng, số tiền trích Quỹ được để lại tại các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu (mức trích hiện nay là 300 đồng/lít), thực chất là một khoản thu trước của người dân và doanh nghiệp. Thực tế hiện nay cho thấy, cơ sở để bình ổn giá đã không còn phù hợp (giá cơ sở dựa trên giá CIF, trong khi sản xuất trong nước đã đáp ứng đến 90% nhu cầu, bên cạnh việc đặt ra lãi định mức và chi phí kinh doanh định mức là phi thị trường). Trong khi các đầu mối nhập khẩu xăng, dầu đã thực hiện nghiệp vụ hedging (tức là cố định giá trước để hạn chế tác động giá xăng dầu tăng, giảm). Việc thu trước của người tiêu dùng 300 đồng/lít để tạo Quỹ là nguyên nhân gây ra lạm phát thực tế và định kỳ điều chỉnh giá là nguyên nhân gây ra lạm phát kỳ vọng. Việc sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu hiện chưa đảm bảo tính minh bạch, công khai, dẫn đến sự phản ứng của người dân. Mặt khác, theo Luật Giá, có 11 mặt hàng thuộc danh mục bình ổn giá, trong khi chỉ có mặt hàng xăng dầu có Quỹ bình ổn giá là chưa phù hợp. Do đó, Chính phủ cần rà soát, tổng kết đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ và tiến hành sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan đến phương pháp tính giá cơ sở và cơ chế quản lý, sử dụng Quỹ hiệu quả, phù hợp với thực tiễn, đảm bảo công khai, minh bạch. Lương Bằng | ||||||||||||||||||||||||||||
Vị tân Đại sứ mê ẩm thực Việt, thích được gọi đồng chí Posted: 31 Oct 2019 04:01 PM PDT Suốt 11 năm công tác tại Việt Nam, điều ông vui nhất là khi có các đoàn từ Hàn Quốc sang, họ xem ông là người Việt còn bạn bè Việt Nam gọi ông là "đồng chí". Ông Park Noh-wan, người mới đảm nhận vai trò Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam có những chia sẻ với báo giới chiều qua. XEM CLIP: Việt Nam là đối tác số một Tân Đại sứ Hàn Quốc cho biết, hiện nay chính quyền của Tổng thống Moon Jae-in đang tích cực triển khai 2 chính sách ngoại giao lớn: chính sách hướng Bắc mới và chính sách hướng Nam mới. Trong chính sách hướng Nam mới, Hàn Quốc tập trung tăng cường quan hệ hợp tác với các nước ASEAN và Ấn Độ. Trong ASEAN, Việt Nam là đối tác số 1 của Hàn Quốc về đầu tư thương mại và giao lưu nhân dân. "Trong nhiệm kỳ của mình, trước tiên tôi sẽ nỗ lực thúc đẩy hợp tác hai nước để giúp Chính phủ Việt Nam thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội; tăng cường hợp tác về khởi nghiệp, xây dựng đô thị thông minh, y tế và phát triển các lĩnh vực hợp tác truyền thống như sản xuất", ông Park Noh-wan nói.
Đại sứ Hàn Quốc bày tỏ sự quan tâm đến khu vực miền Trung Việt Nam. Ông chia sẻ, ngày 9/11 tới đây, Việt Nam và Hàn Quốc sẽ phối hợp tổ chức hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt – Hàn tại Quảng Nam. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự hội nghị này. Đây là bước đi đầu tiên nhằm phát triển khu vực miền Trung trong khuôn khổ hợp tác hai nước. "Hiện có khoảng 8.000 doanh nghiệp Hàn Quốc đã và đang đầu tư vào Việt Nam. Tôi mong muốn khuyến khích các doanh nghiệp này thực hiện nhiều hơn nữa hoạt động xã hội tại Việt Nam", ông nhấn mạnh. Đàm phán miễn thị thực Tân Đại sứ Park Noh-wan mong muốn sẽ thúc đẩy hơn nữa chính sách ưu đãi trong cấp visa cho công dân Việt Nam. Từ tháng 12 năm ngoái, Hàn Quốc đã thực hiện chính sách cấp thị thực 5 năm cho công dân 3 đô thị lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM. "Theo thống kê của chúng tôi, trong năm 2018 có 3,5 triệu người Hàn Quốc đến Việt Nam để du lịch và tìm kiếm cơ hội đầu tư. Số người Việt Nam đến Hàn Quốc so với trước đây có gia tăng nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức 500 ngàn người cùng năm. Tôi hy vọng hai bên tiếp tục hợp tác với nhau khắc phục một số vấn đề tồn tại, tạo thuận lợi trong việc cấp visa cho công dân Việt Nam, để ngày càng nhiều người Việt tới Hàn Quốc. Về lâu dài, hai bên có thể triển khai đàm phán thỏa thuận miễn thị thực cho người dân hai bên", ông cho biết. Trật tự Biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế Tân Đại sứ cũng khẳng định Biển Đông là tuyến giao thông hàng hải quốc tế rất quan trọng. 90% nguồn năng lượng nhập khẩu của Hàn Quốc thông qua tuyến biển này. Hàn Quốc bày tỏ lập trường duy trì trật tự hàng hải, hàng không ở Biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển 1982. Hiện nay ASEAN và Trung Quốc đang tiến hành đàm phán tiến tới Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Hy vọng hai bên thông qua đàm phán thực chất sẽ ký kết một COC đóng góp cho việc duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở Biển Đông. Theo Đại sứ Park Noh-wan, cuối tháng 11 này, tại Busan sẽ diễn ra hội nghị cấp cao ASEAN - Hàn Quốc, hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc - Mekong. Nhân dịp tham dự hội nghị, lãnh đạo Việt - Hàn sẽ thể hiện quyết tâm nâng tầm quan hệ hai nước. "Năm 2020 là năm rất quan trọng với Việt Nam, khi Việt Nam đảm nhận vai trò chủ tịch ASEAN và ủy viên không thường trực HĐBA LHQ cùng nhiều sự kiện đặc biệt khác. Chính phủ Hàn Quốc sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong việc thực hiện các vai trò này", ông khẳng định.
Việt Nam sẽ có "sức mạnh mềm" và hai từ thân thiết "đồng chí" Đại sứ Hàn Quốc đam mê bóng đá từ nhỏ và tiết lộ, hiện nay ở Hàn Quốc, huấn luyện viên Park Hang-seo rất nổi tiếng. "Những thành tích của đội tuyển Việt Nam thời gian qua dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Park Hang-seo đã góp phần thúc đẩy mối quan hệ giữa nhân dân hai nước, người dân hai nước đã hòa làm một. Sáng 1/11 tôi sẽ có buổi gặp với huấn luyện viên Park Hang-seo, tôi mong muốn ông ấy sẽ cống hiến, hỗ trợ nhiều hơn nữa cho bóng đá Việt Nam. Tôi hy vọng với những thành tích đạt được, Việt Nam có thể gặp Hàn Quốc trong trận đấu vào năm 2022", ông vui vẻ bày tỏ. Theo Đại sứ, ngoài bóng đá, giới trẻ Việt Nam cũng rất hâm mộ diễn viên, ca sĩ Hàn Quốc. "Sức mạnh mềm" này là một trong những yếu tố quan trọng để góp phần thúc đẩy quan hệ song phương. "Tôi mong trong tương lai, Việt Nam cũng tích cực xây dựng 'sức mạnh mềm' của chính mình giống như Hàn Quốc hiện tại", ông Park Noh-wan nhấn mạnh. Vị Đại sứ lần đầu tiên đến Việt Nam công tác vào năm 1995 và có 11 năm làm việc ở Việt Nam. Ông yêu thích nhất món ăn Việt Nam và chia sẻ: "Tại Hàn Quốc, rất nhiều người thường đến nhà hàng Việt Nam để thưởng thức ẩm thực Việt. Có vô sô nhà hàng Việt Nam ở Hàn Quốc, nhất là phở". Trong suốt 11 năm công tác tại Việt Nam, điều ông cảm thấy vui nhất là khi có các đoàn từ Hàn Quốc sang, họ xem ông là người Việt Nam. Các bạn bè Việt Nam cũng coi ông là người Việt, gọi ông bằng từ thân thiết "đồng chí". "Được quay trở lại Việt Nam - nơi tôi coi là quê hương thứ hai của mình - trong vai trò đại sứ là điều hạnh phúc lớn với tôi", Đại sứ nói. Thái An - Anh Phú Tà áo dài của nữ Đại sứ và lá thư từ người hàng xóm lạSau buổi trình Quốc thư, nữ Đại sứ nhận được lá thư từ hàng xóm chia sẻ ấn tượng về tà áo dài, cả sự quan tâm sức khỏe khi châu Âu đang mùa buốt giá. | ||||||||||||||||||||||||||||
Ông Trump đang lặp lại sai lầm của Obama? Posted: 31 Oct 2019 04:23 PM PDT Nguy cơ cao quyết định của Tổng thống Donald Trump rút quân khỏi Syria sẽ dẫn đến hỗn loạn, cũng như khi người tiền nhiệm của ông đưa lính Mỹ khỏi Iraq năm 2010. Hôm 27/10, Tổng thống Trump thông báo thủ lĩnh tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng Abu Bakr al-Baghdadi đã bị tiêu diệt trong một chiến dịch táo bạo của lực lượng đặc nhiệm Mỹ ở tây bắc Syria. Ông cám ơn chính phủ các nước Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Iraq cùng người Kurd Syria đã hỗ trợ cho phía Mỹ.
Cái chết của al-Baghdadi, diễn ra chỉ 2 tuần sau khi ông Trump ra lệnh rút lính Mỹ khỏi Syria, có thể được xem như điểm kết cho chiến dịch chống IS 5 năm qua của Mỹ. Tuy nhiên, xem xét bối cảnh Mỹ rời khỏi Trung Đông thì nhiều người e ngại đây chưa phải là dấu chấm hết cho IS. Thực tế, ông Trump có thể đang lặp lại sai lầm mà người tiền nhiệm, Tổng thống Barack Obama, phạm phải năm 2010. Chính sách Obama Mặc dù ông Trump quy trách nhiệm cho ông Obama về mọi yếu kém và rủi ro của các chính sách Mỹ ở Trung Đông nhưng bản thân ông cũng đang bước trên con đường tương tự. Năm 2009, Obama lên cầm quyền với cam kết đưa binh sĩ về nước và bù đắp cho những sai lầm quân sự của Mỹ ở thế giới Hồi giáo. Vào cuối năm 2011, ông đã ra lệnh cho lính Mỹ rút khỏi Iraq, tuyên bố mạng lưới khủng bố al-Qaeda đã bị đánh bại và chính phủ Iraq đủ năng lực nắm quyền kiểm soát. Cái chết của Osama bin Laden hồi tháng 5/11 càng giúp cho Obama tránh được chỉ trích, đặc biệt tại Lầu Năm Góc vốn muốn một khung thời gian lâu hơn cho việc rút quân. Năm 2013, al-Qaeda tái xuất với một hóa thân thậm chí tàn bạo hơn dưới lá cờ IS. Tháng 6/2014, tổ chức này khiến cả khu vực rúng động khi đánh bại quân đội Iraq do Mỹ đào tạo và chiếm giữ Mosul, thành phố lớn thứ 2 ở Iraq. Vài ngày sau đó, từ thánh đường al-Nuri nổi tiếng của Mosul, Baghdadi tuyên bố thành lập cái gọi là một "vương quốc Hồi giáo". Sự thất thủ của Mosul, thất bại của quân đội Iraq cùng với việc các trang thiết bị của Mỹ rơi vào tay IS là một đòn giáng mạnh vào chính quyền Obama, vốn thấy buộc phải điều quân trở lại Iraq. Liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu nhằm chống lại IS được thành lập vào tháng 9/2014. Năm năm sau, Tổng thống Trump tuyên bố IS đã đại bại "100%" ở Syria và ông sẵn sàng rút lính Mỹ về. Cũng như Obama, chủ nhân hiện nay của Nhà Trắng chủ yếu quan tâm đến cam kết khi tranh cử. Để tránh tạo ra một khoảng trống và khiến những người chỉ trích hết phản đối, ông Trump chấp nhận đề nghị được đưa ra trong một cuộc điện đàm ngày 6/10/2019, với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan sẽ tiếp quản cuộc chiến chống IS ở Syria. Nhưng thỏa thuận với Ankara lại tạo ra nhiều vấn đề hơn là giải quyết được. Ông Trump bị các thành viên cả Dân chủ lẫn Cộng hòa công kích là "bán đứng" đồng minh người Kurd, những người đã chiến đấu và hy sinh cùng các lực lượng Mỹ trong cuộc chiến chống IS. Thỏa thuận Để đánh tan bão dư luận, ông Trump cử người phó Mike Pence tới Ankara để thương thuyết kết thúc chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria. Ngày 17/10, Washington và Ankara đạt được một thỏa thuận mà theo thông cáo của Nhà Trắng, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhất trí "dừng chiến dịch trong 120 giờ để cho phép quân Mỹ tạo điều kiện cho các lực lượng YPG rút khỏi vùng an toàn do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát". Điều 5 của thỏa thuận cũng nhấn mạnh "Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ cam kết chiến đấu chống các hoạt động của IS ở đông bắc Syria". Thông tin khiến cả thế giới chú ý là al-Baghdadi đã bị khoanh vùng và bị tiêu diệt ở tây bắc Syria, gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, 10 ngày sau cuộc gặp giữa ông Pence và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan ở Ankara. Nó cũng diễn ra chưa đầy một tuần tại cuộc gặp giữa ông Erdogan với Tổng thống Nga Putin ở Sochi, nơi hai nhà lãnh đạo đồng ý đẩy các chiến binh Kurd ra khỏi "vùng an toàn" dọc biên giới Thổ - Syria và khẳng định "quyết tâm chống khủng bố dưới mọi hình thức và biểu hiện". Theo hãng thông tấn Al Jazeera, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga có thể đóng một vai trò then chốt trong việc định vị al-Baghdadi và chia sẻ thông tin tình báo cho phía Mỹ để giúp Tổng thống Trump tăng thêm sức mạnh cho quyết định rút quân. Vì các lý do khác nhau, cả hai nước đều đã góp phần đưa lính Mỹ ra khỏi Syria. Clip khung cảnh sau khi Mỹ tập kích diệt thủ lĩnh IS: IS đã chết hẳn? IS đã mất tất cả các lãnh địa mà tổ chức này chiếm giữ được ở Syria và Iraq. Hàng nghìn phiến quân đã bị trừ khử. Cái chết của al-Baghdadi cũng được xem là đòn giáng lớn. Tuy nhiên, cũng như trước kia, những tổn thất đó khó khiến IS giải thể vì hoàn cảnh khiến tổ chức khủng bố này trỗi dậy vẫn còn nguyên. Thứ nhất, vùng Cận Đông tiếp tục là chiến trường của các nhóm kình địch trong khu vực, gây bất ổn và tạo khoảng không cho IS trỗi dậy. Ngay lúc này, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran – các chủ thể chính trong cuộc xung đột Syria – đều muốn Mỹ rút quân nhưng sự đồng thuận này có thể kéo dài không lâu sau quyết định của ông Trump. Iran có thể cảm thấy bị gạt ra rìa những hiểu biết giữa một bên là Nga và Thổ Nhĩ Kỳ và một bên là Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ. Thực tế, Iran đang lo lắng về các sắp đặt mới ở miền bắc Syria – nơi Ankara và Moscow đang nỗ lực lấp đầy khoảng trống sau khi người Mỹ rời đi. Ankara và Moscow có thể sẽ hợp tác ngăn Iran lập ra một "lưỡi liềm Shiite" qua miền đông Syria, điều sẽ khiến Mỹ cùng đồng minh Israel ái ngại. Càng khiến tình hình phức tạp hơn, Lầu Năm Góc quyết định giữ các giếng dầu của Syria trong tầm kiểm soát của Mỹ. Thu nhập từ dầu lửa, theo Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper, sẽ giúp cung cấp tài chính cho các lực lượng Kurd, trong đó có các nhóm đang canh giữ các nhà tù giam thánh chiến binh IS. Trong khi đó, chính phủ Syria sẽ không thể trụ vững trong một môi trường hậu xung đột nếu không giành lại được các mỏ dầu. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ coi động thái của Mỹ là một bước đi hướng tới lập ra nền kinh tế ở địa phương cho một thực thể Kurd độc lập có thể ở miền đông Syria. Nga cũng không chấp nhận điều này, và tất cả có nghĩa là hỗn loạn ở đông bắc Syria có thể trở lại. Thứ 2, các tệ nạn phủ bóng các quốc gia Ảrập mà IS lợi dụng để tuyển quân và mở rộng hiện nay vẫn còn đó. Chính trị giáo phái ở Trung Đông vẫn đang tung hoành, gây tổn hại cho nhiều cộng đồng khác nhau, trong khi các vấn đề kinh tế như đói nghèo, tham nhũng, bất công… vẫn hiển hiện. Nếu tất cả những điều này không được giải quyết thì chắc chắn IS sẽ hồi sinh, chẳng khác nào mạng lưới khủng bố al-Qaeda một thời. Thanh Hảo | ||||||||||||||||||||||||||||
Vợ GĐ BV Tâm thần Thanh Hóa và 2 trưởng khoa chiếm đoạt 1,5 tỷ tiền thuốc Posted: 31 Oct 2019 04:01 PM PDT 5 bác sĩ, điều dưỡng ở BV Tâm thần Thanh Hóa đã rút bớt thuốc, vật tư y tế của người bệnh gây thiệt hại số tiền hơn 1,5 tỉ đồng, trong đó vợ giám đốc bệnh viện cùng chia hơn 500 triệu. Theo kết quả điều tra ban đầu, 5 bác sĩ, điều dưỡng BV Tâm thần tỉnh Thanh Hóa (nằm trên đường Hải Thượng Lãn Ông, phường Quảng Thắng, TP Thanh Hóa) vừa bị cơ quan công an khởi tố bị can, bắt tạm giam do đã "ăn chặn" tiền thuốc, vật tư của người bệnh với tổng số tiền hơn 1,5 tỉ đồng. Cụ thể, ông Vi Du Lịch, Trưởng khoa Nam 1, đã có hành vi lợi dụng việc kê đơn thuốc, vật tư y tế (y lệnh) cho các bệnh nhân tâm thần điều trị tại bệnh viện rồi cắt bớt thuốc, vật tư y tế, sau đó đưa cho nhân viên tuồn ra ngoài bán trục lợi, gây thiệt hại số tiền hơn 968 triệu đồng.
Đối với bà Đinh Thị Thu Hồng, Trưởng khoa Nữ (vợ Giám đốc BV Tâm thần) cũng với hành vi trên đã câu kết với cấp dưới tuồn thuốc ra ngoài bán, "chia chác" 501 triệu đồng. Ông Phan Văn Giỏi, Trưởng khoa Nam 2 trục lợi 107 triệu đồng. Cũng theo kết quả điều tra, việc "ăn chặn" thuốc, vật tư y tế của cá nhân ông Giỏi đã diễn ra từ năm 2017, đến tháng 6/2018, biết việc làm như vậy là sai nên ông Giỏi đã chỉ đạo cấp dưới dừng lại.
Tuy nhiên, đến tháng 11/2018, ông này lại tiếp tục cho nhân viên gom thuốc, vật tư y tế bán ra ngoài và sau đó bị công an phát hiện, bắt quả tang. Trước đó như VietNamNet đã đưa tin, ngày 30/10, đại diện cơ quan thi hành pháp luật đã có mặt tại BV (đường Hải Thượng Lãn Ông, phường Quảng Thắng, TP Thanh Hóa) để tống đạt các lệnh khởi tố, khám xét, bắt tạm giam 5 cán bộ, y, bác sĩ vì liên quan tới hành vi "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ". Lê Anh Bắt vợ Giám đốc BV Tâm thần Thanh Hóa cùng 2 trưởng khoaCông an tỉnh Thanh Hóa vừa bắt tạm giam 3 trưởng khoa và 2 điều dưỡng BV Tâm thần Thanh Hóa về hành vi "lạm dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ". | ||||||||||||||||||||||||||||
Vợ chồng trúng mánh, lãi gần 3 tỷ sau 4 năm mua đất ở quận 9 Posted: 31 Oct 2019 06:28 PM PDT - Mua một miếng đất 50m2 với giá 480 triệu, đến nay sau 4 năm mảnh đất nhà tôi đã lên giá trên 3 tỷ đồng. Thời gian qua, tôi đọc nhiều câu chuyện về các cặp vợ chồng trẻ long đong chuyện mua nhà vì đồng lương ít ỏi, vừa không đủ trang trải phí sinh hoạt lại không thể vay mượn ngân hàng để mua một căn nhà với giá từ 2-3 tỷ. Nay tôi muốn chia sẻ câu chuyện của mình để mọi người có động lực hơn trong việc tìm chỗ an cư. Tôi cùng chồng đều xuất thân ở Nghệ An, vào miền Nam học đại học rồi tốt nghiệp ra trường. Vì quyết bám trụ lại thành phố nên cả hai chúng tôi quyết định tổ chức đám cưới đơn giản và xin việc làm để cùng nhau lo cho tương lai. Sau 2 năm kết hôn, vợ chồng tôi sinh được một bé gái xinh xắn. Tuy nhiên từ khi có con, cuộc sống của 2 vợ chồng lại càng khó khăn hơn nhiều. Với đồng lương làm thuê ít ỏi chỉ đủ trang trải phí sinh hoạt, lại thêm tiền nuôi con và trả tiền thuê nhà mỗi tháng khiến tôi cứ liên tục phải vay mượn bạn bè, lấy chỗ nọ đắp chỗ kia, đến tháng lại lấy lương ra trả khiến 2 vợ chồng luôn trong trạng thái căng thẳng với cơm áo gạo tiền. Đến năm 2015, sau nhiều đêm trăn trở hai vợ chồng tôi quyết định bằng mọi giá phải vay mượn bạn bè để mua nhà cho có chỗ an cư. Nói ra chắc mọi người đều nghĩ tôi nói đùa nhưng kỳ thực lúc đó tôi chỉ có trong tay đúng 10 triệu đồng nhưng vẫn quyết mua đất xây nhà. Sau 2 tháng đi tìm khắp các quận vùng ven TP.HCM, tôi nhắm 1 dự án mới mở ở khu vực chợ Long Trường, Quận 9, TP.HCM. Do tài chính hạn hẹp nên tôi chọn mảnh đất nhỏ nhất với diện tích 50m2 có giá 480 triệu đồng. Thời điểm năm 2015 đây là khoản tiền vô cùng lớn đối với vợ chồng tôi. Sau khi chọn được đất, tôi bắt đầu hỏi vay mượn gia đình 2 bên, vay mượn bạn bè, bất cứ ai có thể mượn dù ít dù nhiều tôi đều tận dụng tất cả các mối quan hệ. Sau khi gom góp, tôi tích đủ 350 triệu, còn lại 1 ít tôi quyết định nhờ mẹ vay ngân hàng và trả cả lãi lẫn gốc theo tháng.
Sau khi mua đất xong xuôi, chồng tôi tiếp tục tận dụng mối quan hệ ở công ty anh đang làm để ứng tiền lương trừ dần theo năm, vay thêm sếp và đồng nghiệp để có tiền xây nhà. Có nhiều bạn làm nghề xây dựng nên chồng tôi đã nhờ họ thiết kế và giúp đỡ thi công để giảm bớt chi phí. Kết quả là sau đúng 8 tháng, vợ chồng tôi đã mua xong đất và xây xong căn nhà 2 phòng ngủ để ở mặc dù ban đầu chỉ có đúng 10 triệu đồng trong tay. Sau khi chuyển về nhà mới, vợ chồng tôi bắt đầu lên kế hoạch trả nợ, đúng là khó khăn tiếp tục chồng chất khó khăn nhưng bù lại chúng tôi không còn phải trả tiền thuê nhà hàng tháng như trước. Tôi tận dụng khoản tiền đó để trả nợ ngân hàng, còn khoản nợ vay ngoài thì cố gắng làm thêm nhiều việc khác để gom góp trả dần. Ở nhà riêng nên cả 2 vợ chồng cũng tiết kiệm thêm 1 vài khoản chi phí khác như phí gửi xe, tiền điện nước cũng giảm được chút ít. Không rõ có phải hợp mệnh với nhà mới hay không mà từ khi có nhà, công việc của vợ chồng tôi đều thuận buồm xuôi gió. Chỉ sau đúng 3 năm là vợ chồng tôi đã trả xong các khoản nợ ngoài và ngân hàng. Đến nay sau 4 năm, cả vợ chồng đều rảnh rang và quyết sinh thêm em bé. Còn căn nhà mà vợ chồng tôi đang ở sau 4 năm đã lên giá trên 3 tỷ, cách đây ít lâu có người hỏi mua với giá 3,3 tỷ. Nếu tôi bán có thể đút túi gần 3 tỷ nhưng vợ chồng tôi đang tính toán cũng chưa muốn bán ngay. Giá đất trước tôi mua chỉ 8 triệu đồng/m2 thì nay đã tăng lên đến 50 triệu đồng/m2, dân cư về đây rất đông mặc dù các đây 4 năm chỉ là bãi hoang vắng toàn cỏ mọc um tùm. Nhờ công việc thuận lợi nên vợ chồng tôi cũng đang tính mua thêm xe ô tô để di chuyển cho đỡ vất vả. Người ta hay đùa vợ chồng tôi là "tay không bắt giặc" mà hoàn thành "kế hoạch 5 năm" trước cả bạn bè, anh chị em trong nhà. Nhưng tôi lại nghĩ rằng thành công đó của vợ chồng tôi ngoài việc đến từ yếu tố may mắn thì còn nhờ vào sự liều lĩnh và nhắm đúng vị trí để mua. Tôi thấy nhiều cặp vợ chồng ngại mua đất ở những khu vực xa trung tâm vì ngại di chuyển xa, hoặc chỉ muốn chọn mua những vị trí đẹp, gần chợ búa, trường học có dân cư đông đúc thì tất nhiên giá phải cao. Ngày tôi mua đất tại quận 9, nhiều người hỏi tôi "vì sao chui vào cái nơi như khỉ ho cò gáy đó làm gì", nhưng tôi lại nghĩ khác. Một mặt vì hy vọng tương lai khu vực này sẽ thay đổi, mặt khác vì quá cần chỗ an cư nên tôi mới nhắm mắt làm liều và cuối cùng ông trời đã không phụ lòng người. Tôi kể câu chuyện của mình để nhắn nhủ các gia đình trẻ rằng đừng quá bi quan. Giá nhà đất hiện tại đúng là đã tăng rất nhiều so với thời điểm tôi mua 4 năm trước nhưng vẫn còn nhiều nơi có giá vừa phải, tuy vị trí có thể chưa đẹp nhưng khi hạ tầng, đường sa thay đổi thì biết đâu bạn lại trúng mánh. Nếu biết tính toán thì vợ chồng bạn vẫn có thể mua được nhà, thay vì trả tiền thuê nhà hàng tháng thì hãy dùng tiền đó để trả nợ. Khánh Hòa (ghi theo câu chuyện của Lan Anh TP.HCM) Mua nhà 2 tỷ cho thuê ôm cục nợ hay trúng món hời?- Tài chính có hạn không dễ gì để mua được một căn nhà phù hợp ở nội thành, vợ chồng tôi liệu có nên mua nhà xa trung tâm rồi cho thuê, còn cả gia đình vẫn đi ở trọ tại nội thành? | ||||||||||||||||||||||||||||
Người dân khu 4,3ha Thủ Thiêm vẫn chưa được nhận nền đất Posted: 31 Oct 2019 04:00 PM PDT Dù HĐND TP họp phiên bất thường (ngày 6/10) đã thông qua chính sách bồi thường cho dân khu 4,3ha Thủ Thiêm, nhưng đến nay, 331 hộ dân vẫn chưa được nhận đất, căn hộ hoán đổi.
Chiều 31/10, một số hộ dân thuộc khu 4,3ha Thủ Thiêm cho biết, vẫn chưa được giao đất theo phương án hoán đổi. "Dù HĐND TP đã thông qua chính sách ngày 6/10, nhưng đến nay người dân chúng tôi vẫn sốt ruột chờ đợi và chưa biết khi nào được nhận nền đất, ổn định cuộc sống", ông Lung, một người dân cho biết. Trao đổi với VietNamNet về vấn đề trên, Phó chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan cho biết, quỹ đất đã có, các vị trí hoán đổi cũng được chọn đâu ra đó. Tuy nhiên, vấn đề còn vướng là do phải điều chỉnh cục bộ quy hoạch tại các khu đất sẽ hoán đổi cho người dân. "Các khu đất dùng để hoán đổi cho người dânn khu 4,3ha trước đây vốn được quy hoạch cho mục đích khác. Nay sử dụng để bố trí, hoán đổi cho người dân thì buộc phải thay đổi và điều chỉnh quy hoạch", ông Hoan chia sẻ.
Cũng theo ông Hoan, UBND TP đã chỉ đạo Sở Quy hoạch - Kiến trúc thực hiện việc điều chỉnh lại quy hoạch với tiến độ khẩn trương. Tuy nhiên, thay đổi quy hoạch cũng cần có ý kiến từ Trung ương. Khi điều chỉnh quy hoạch được phê duyệt, Tổ công tác Thủ Thiêm sẽ thực hiện kế hoạch giao đất cho người dân. Còn ông Nguyễn Phước Hưng, Chủ tịch UBND quận 2, cho biết Tổ công tác Thủ Thiêm cũng đang phối hợp với Sở Tài Nguyên-Môi trường rà soát kỹ lại chính sách bồi thường cho khu 4,3ha. Khi điều chỉnh quy hoạch được thông qua, sẽ tiến hành giao đất ngay cho người dân. Còn Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cho biết, khi mọi thủ tục pháp lý hoàn thành, Tổ công tác sẽ mời người dân khu 4,3ha lên làm việc. Ai đồng thuận thì sẽ giao đất ngay, ai chưa đồng thuận thì tiếp tục thương thảo để có giải pháp phù hợp. Được biết, các khu đất dự tính hoán đổi nền đất cho người dân là khu 1,8ha Bình Khánh (trước chợ Bình Khánh), khu 30ha Nam Rạch Chiếc, khu 50ha Cát Lái, khu 174ha Thạnh Mỹ Lợi, khu 143ha Thạnh Mỹ Lợi, các chung cư để bố trí tái định cư cho dân là khu 17,3ha, khu 38,4ha, khu 6,4ha Thạnh Mỹ Lợi, khu B27.
Theo UBND TP, khi so sánh thực tế, phương án hoán đổi nhà, đất tái định cư như trên có lợi cho người dân hơn. Ví dụ 1m2 đất ở mặt tiền đường Trần Não trong các dự án được Nhà nước bồi thường những năm gần đây chỉ khoảng 60 triệu đồng/m2, nhưng có thể hoán đổi được 1,3m2 đất tái định cư mặt tiền đường Lương Định Của, gần 4,4m2 đất nền tái định cư trong khu 50ha Cát Lái... Giá trị của phần đất được hoán đổi gần bằng với giá đất trên thị trường không kiểm soát, nên người dân được lợi rất nhiều so với giá Nhà nước bồi thường tại những dự án có vị trí tương đồng. Những hộ gia đình có diện tích đất nhỏ, không đủ để hoán đổi nền đất sẽ được hoán đổi bằng căn hộ chung cư. Phương án bồi thường hỗ trợ bổ sung cũng ưu tiên cho 11 hộ dân bị cưỡng chế di dời trước đây và 4 hộ dân chưa nhận tiền bồi thường. Theo đó, các hộ dân này sẽ được ưu tiên chọn vị trí hoán đổi trước tiên. Với những hộ dân đã nhận nền đất hoặc căn hộ tái định cư sẽ ưu tiên cho chọn chính vị trí đã nhận. Hồ Văn Dân khu 4,3ha Thủ Thiêm vui mừng vì được hoán đổi đất giá caoNgười dân cho biết rất vui trước việc HĐND TP.HCM ra nghị quyết về chính sách bồi thường cho khu 4,3ha. Đây, coi như là kết quả cuối cùng để người dân ổn định cuộc sống sau hàng chục năm khiếu kiện. | ||||||||||||||||||||||||||||
Những bức hình ấn tượng hé mở cuộc sống của người lao động Triều Tiên Posted: 31 Oct 2019 04:39 PM PDT Với thế giới bên ngoài, cuộc sống thường nhật của người dân ở Triều Tiên luôn gây tò mò bởi không có nhiều thông tin về họ. Triều Tiên hiện có hơn 25 triệu dân, với nhiều người được cho là còn đang sống thiếu thốn. Dưới đây là một số hình ảnh ấn tượng được báo Business Insider đăng tải, hé mở cuộc sống của người lao động ở quốc gia thuộc diện khép kín nhất thế giới này.
Triều Tiên phải nhận viện trợ lương thực cho đến năm 2009, và thời gian gần đây, sản lượng lúa và ngô ở nước này đã được cải thiện.
Triều Tiên không muốn sự can thiệp của kỹ thuật hiện đại vào nông nghiệp khiến nước này phải dùng nhiều nhân lực hơn. Khoảng 37% người Triều Tiên làm nông nghiệp và sử dụng các biện pháp thô sơ để canh tác.
Ông Kim Jong Il mở Pothonggang Department Store ở Bình Nhương hồi năm 2010 trong nỗ lực cải thiện điều kiện sống ở Bình Nhương.
Pothonggang Department Store bán các đồ điện tử, đồ gia dụng, mỹ phẩm, thực phẩm cùng nhiều loại hàng hóa khác.
Nhà máy dệt Kim Jong Suk Bình Nhưỡng, được đặt theo tên của bà nội Chủ tịch Kim Jong Un, có 1.600 lao động, chủ yếu là phụ nữ.
Nhà máy Thép Chollima là một trong 7 tổ hợp sản xuất thép ở Triều Tiên. Nơi đây có hơn 8.000 lao động.
| ||||||||||||||||||||||||||||
Posted: 31 Oct 2019 08:30 PM PDT Tham vọng lớn mang đến cho ông Đỗ Quang Hiển (Bầu Hiển) những thành công lớn trong hàng chục năm qua. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) của ông Đỗ Quang Hiển (Bầu Hiển) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3/2019 với lợi nhuận tiếp tục lọt top những ngân hàng có lợi nhuận ngàn tỷ. Trong 9 tháng đầu năm, theo báo cáo, SHB ghi nhận lãi trước thuế đạt 2.260 tỷ đồng, tăng 11,3% so với cùng kỳ và đạt gần 74% kế hoạch cả năm. Tổng tài sản tăng 10,5% so với đầu năm lên 357 ngàn tỷ đồng; vốn huy động cũng tăng ở mức tương tự lên 331 ngàn tỷ đồng; dư nợ cho vay tăng 18% lên 253 ngàn tỷ đồng…và tỷ lệ nợ xấu được duy trì ở ngưỡng an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Tổng CTCP Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH) do ông Đỗ Quang Hiển làm chủ tịch cũng ghi nhận mức tăng trưởng 75% sau 9 tháng đầu năm 2019 với doanh thu đạt 1.000 tỷ đồng. Mới đây, Tập đoàn T&T của ông Hiện, đơn vị đứng sau SHB và BSH đã hợp tác Tập đoàn Dầu Khí của Nga để cùng phát triển các dự án năng lượng tái tạo, điện khí LNG tại Việt Nam, với tổng đầu tư các dự án khoảng 4,5 tỷ USD; hợp tác với Gen X Energy (Mỹ) đầu tư dự án Trung tâm nhiệt điện khí hóa lỏng LNG, bến chuyên dụng và kho khí hóa lỏng LNG - Cái Mép Hạ..
Gần đây, ông bầu chịu chơi kín tiếng Đỗ Quang Hiển, chủ tịch Ngân hàng SHB, dồn dập đón tin vui không chỉ từ lĩnh vực tài chính mà từ cả lĩnh vực bóng đá. Hà Nội FC của ông Đỗ Quang Hiển vừa hoàn tất cú đúp danh hiệu năm 2019. Sau khi giành chức vô địch V-League, ở trận đấu diễn ra 31/10 chiều Hà Nội FC đã lội ngược dòng khi vượt qua đội chủ nhà Quảng Nam trên sân Tam Kỳ với tỷ số 2 - 1 để giành cúp Quốc gia lần đầu tiên trong lịch sử. Năm 2018 được đánh giá là năm thành công nhất với bóng đá Việt Nam. Năm 2019 cũng có những khởi đầu tốt đẹp. Trong hành trình của những chiến thắng đó, Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội của Bầu Hiển và Hoàng Anh Gia Lai của Bầu Đức đóng góp phân lớn đội hình ra sân. Bầu Hiển âm thầm đứng sau những cái tên con cứng như Quang Hải, Đình Trọng, Duy Mạnh, Đức Huy… sau hơn 1 thập kỷ đến với bóng đá. Cũng giống Bầu Đức, Bầu Hiển vẫn đang chi ngàn tỷ cho bóng đá. Gần đây, Tập đoàn T&T sẽ bắt tay với ông lớn xây dựng Bouygues (Pháp) để xây mới sân vận động Hàng Đẫy với tổng giá trị 250 triệu Euro (tương đương khoảng 307 triệu USD). Ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) gặp nhiều khó khăn hơn với Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai và chuyển nhượng khá nhiều mảng lớn gồm bộ mảng bất động sản đất vàng tại Myanmar (HALG Land) và một phần mảng nông nghiệp sang cho tỷ phú Trần Bá Dương. Tuy nhiên, đóng góp của Bầu Đức cho bóng đá cũng lớn không kém Bầu Hiển với những học trò cưng đang đóng góp cho đội tuyển Việt Nam như Văn Toàn, Tuấn Anh, Công Phượng… Trên thị trường chứng khoán (TTCK), VN-Index tăng nhẹ và lấy lại được mốc 1.000 diểm. Một số mã blue-chips tác động tích cực tới thị trường như: bộ 3 cổ phiếu Vingroup, Vinhomes, Vincom Retail của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Bảo Việt, Vinamilk, VietJet. Nhiều công ty chứng khoán (CTCK) tiếp tục đưa ra các dự báo thận trọng. Theo Chứng khoán SHS, việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) quyết định tiếp tục giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp đã có những tác động tích cực đến tâm lý nhà đầu tư trong nước giúp lực cầu được duy trì trên thị trường. Tuy nhiên, áp lực cung tại vùng giá cao từ nhà đầu tư vaanx khas mạnh. Dự báo, trong phiên giao dịch cuối tuần 1/11, VN-Index có thể sẽ hồi phục để thử thách lại ngưỡng kháng cự tâm lý quanh 1.000 điểm. Nhà đầu tư trung và dài hạn tiếp tục nắm giữ danh mục để tận dụng xu hướng đang dần tích cực của thị trường. Nhà đầu tư ngắn hạn nếu đang nắm giữ danh mục có tỷ trọng cổ phiếu cao có thể tiếp tục canh những nhịp test lại ngưỡng 1.000 điểm để bán chốt lời dần và hạn chế mua mới trong giai đoạn này. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 31/10, VN-Index giảm 2,07 điểm xuống 998,82 điểm; HNX-Index giảm 0,7 điểm xuống 105,19 điểm. Upcom-Index giảm 0,03 điểm xuống 56,23 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt 250 triệu đơn vị, trị giá 4,7 ngàn tỷ đồng. V. Hà | ||||||||||||||||||||||||||||
Rợn người hình ảnh ếch Trung Quốc 'ngập' sán bán ở chợ dân sinh Posted: 31 Oct 2019 06:38 PM PDT Ăn thịt ếch có thật sự an toàn, bổ dưỡng hay không khi mà không chỉ ếch Trung Quốc mà ếch đồng cũng có thể nhiễm sán? Nhắc đến các món "đặc sản" của người Việt, không thể nào quên nhắc đến thịt ếch. Quả thật, thịt ếch từ lâu đã được mệnh danh là "thịt gà đồng", thịt vừa ngọt, béo, dai mềm và ngon. Đặc biệt là rất tốt cho những người vừa ốm dậy, cần được bồi bổ cơ thể. Tuy nhiên, ăn thịt ếch có thật sự an toàn, bổ dưỡng hay không khi ếch đồng, ếch Trung Quốc nhiễm sán đang "ngập" chợ dân sinh?
Ếch Trung Quốc nhiễm sán đe dọa sức khỏe người tiêu dùng Theo một đoạn clip do ANTV thực hiện, tại chợ Long Biên, Hà Nội vào lúc 2h sáng ếch Trung Quốc được bán rất nhiều, với mức giá bán ra từ 55 – 60 ngàn đồng/kg - rẻ gấp 2 lần so với giá ếch đồng tại Việt Nam. Theo tiết lộ của người bán, mỗi ngày có hàng trăm tạ ếch được đưa đến các nhà hàng, quán ăn. Đồng thời, người bán hàng cũng khẳng định tại đây chỉ có ếch nuôi, không có ếch đồng. Ngoài bán hàng, tại chợ còn có dịch vụ sơ chế ếch, giá ếch đã sơ chế rơi vào 77 ngàn đồng/kg. Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên, khu vực sơ chế ếch không hề đảm bảo vệ sinh, nền đất đen bẩn, dụng cụ và nước rửa đều ngả mầu đen đặc. Bên cạnh đó, phóng viên bắt gặp nhiều túi ếch được sơ chế từ lâu, không có hạn sử dụng, đang được ướp lạnh để chuẩn bị đi phân phối đến các quán ăn.
Ếch có nguồn gốc Trung Quốc chỉ là một phần nỗi lo, nhiều người còn sợ hãi khi biết ếch là loại động vật chủ yếu sống ở đồng ruộng, đầm lầy - những nơi có môi trường ẩm ướt, có điều kiện tốt để các ký sinh trùng gây bệnh sinh sôi, nảy nở. Những ấu trùng này có màu trắng, thường lẫn vào màu thịt ếch nên khó phát hiện. Quá trình để 1 con ếch hình thành và phát triển có thể hiểu như sau: Cá thể nòng nọc sinh sôi trong môi trường nước chứa ấu trùng sán. Sau đó, nòng nọc tiến hóa thành loài giáp xác có sán ký sinh. Và cuối cùng là phát triển thành ếch. Ấu trùng sán vốn đã xâm nhập và cư trú trong cơ thể ếch từ quá trình phát triển vì vậy không hề khó khi tìm ra những cá thể sán đang ngọ nguậy trong vùng đùi, thịt của những chú ếch nhái.
Không những thế, trong thịt ếch còn có ấu trùng giun đầu gai, sau khi đi vào dạ dày của người, những ấu trùng này sẽ chui qua vách dạ dày và di chuyển khắp cơ thể, chui vào mắt, gan, phổi, ổ bụng… gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. "Không chỉ ếch nhập từ Trung Quốc mà ếch nuôi ở Việt Nam cũng có thể nhiễm sán" Ếch nhập từ Trung Quốc được sơ chế không đảm bảo, có thể nhiễm sán khiến người dân hoang mang, xong PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội khẳng định: "Không chỉ ếch nhập từ Trung Quốc mà ngay cả ếch nuôi tại Việt Nam cũng có thể thể bị nhiễm sán. Bởi vì ếch là loài động vật lưỡng cư, lúc sinh sống dưới nước, lúc lại sống trên cạn. Ếch ở đất nước nào cũng có tập tính giống nhau vì vậy không chỉ ếch nhập từ Trung Quốc mới nhiễm sán". Trước đây, từng có trường hợp người dân phát hiện sán có cả trong ếch đồng:
Theo phân tích của PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, dù ăn ếch đồng hay ếch Trung Quốc đều cần phải cẩn trọng đến nguy cơ nhiễm sán. Tuy nhiên, việc người dân nhập lậu ếch Trung Quốc về bán là sai bởi việc nhập bất cứ loài động vật nào từ nước ngoài về Việt Nam đều phải trải qua kiểm định của Nhà nước, nếu không thì loài ếch nói riêng và các loại động vật nói chung được nhập về nước ta bán có thể nhiễm virus lạ, bệnh lạ. Không chỉ Trung Quốc mà nhập bất cứ thứ gì từ nước ngoài như Mỹ, Đức, Nhật… đều cần qua kiểm định. Còn việc chưa kiểm định đã đem ra bán thì lỗi thuộc về việc quản lý lỏng lẻo và người dân quá liều lĩnh nên đã nhập "bừa" về kiếm lời. Ngoài ra, vị chuyên gia cho biết ếch nuôi nhân tạo có thể sẽ an toàn hơn ếch đồng bởi khi đó người nuôi chủ động về năng suất, chất lượng và giảm thiểu khả năng nhiễm sán. Tuy nhiên, ngày nay người dân vẫn chuộng ếch thả rông hơn vì loại ếch này chắc thịt, vị thơm ngon hơn. Vậy người dân có thể tiếp tục ăn thịt ếch hay không? PGS. TS Thịnh cho biết dù ếch là động vật lưỡng cư nhưng không phải tất cả ếch đều nhiễm sán. Ếch nhiễm sán chỉ đáng sợ khi chúng ta ăn sống hoặc chế biến thực phẩm chín và sống không tách biệt, gây lây nhiễm chéo, khiến trứng sán vào miệng và nở trong bụng. Chuyên gia nhấn mạnh rằng chính cách chúng ta sơ chế, bảo quản kém chất lượng mới gây ra nguy cơ nhiễm sán. PGS. TS Thịnh khẳng định người tiêu dùng vẫn có thể ăn thịt ếch vì đây là món ngon, có nhiều giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, dù ăn thịt ếch an toàn cần nắm vững nguyên tắc ăn chín uống sôi. Khi sơ chế người dân cần tránh dùng chung giao thớt giữa thịt chín và thịt sống kẻo lây nhiễm chéo. Khu vực sơ chế cần sạch sẽ, đảm bảo. Chốt lại, để đảm bảo an toàn khi ăn thịt ếch, người dân cần lưu ý thêm một số điều quan trọng sau: - Nếu nhận thấy những vùng màu trắng trên thịt cần loại bỏ những cá thể sán, hoặc khứa bỏ những vùng có sán đó. Nếu quá nhiều thì đừng nên tiếc khi loại bỏ hoàn toàn cá thể ếch đó. - Sơ chế ếch cần làm sạch ruột và tách những đường gân chỉ trên đùi ếch để loại bỏ những ấu trùng sán ẩn ở bên trong trước khi chế biến thành món ăn. - Sán sẽ chết ở nhiệt độ cao, nên mọi người cần nấu thật chín kỹ thịt ếch để hạn chế giun sán ký sinh còn tồn tại trong thực phẩm, xâm nhập và gây bệnh cho cơ thể người. Tuyệt đối không ăn thịt ếch sống hay dùng thịt ếch sống đắp lên mắt để chữa bệnh đau mắt như quan niệm của một số người. Việc làm thiếu khoa học này tạo điều kiện thuận lợi cho ấu trùng sán nhái xâm nhập vào da, mắt - gây u ở mắt, làm cho bệnh nhân có thể bị mù. Cuối cùng, các chuyên gia cũng khuyến cáo người tiêu dùng hãy cẩn thận khi lựa chọn sản phẩm và chế biến đối với loại ếch nhập lậu không rõ nguồn gốc. Nên chọn mua ếch ở nơi uy tín, sạch sẽ. (Theo Báo Dân sinh) | ||||||||||||||||||||||||||||
Bé 6 tuổi cúi nhặt từng tờ biên lai bừa bãi bên máy rút tiền ATM Posted: 31 Oct 2019 09:29 PM PDT - Đi rút tiền cùng mẹ, cô bé 6 tuổi cúi nhặt từng tờ biên lai vương vãi trong cây rút tiền ATM do người lớn vứt xuống sàn bỏ vào thùng rác. Đoạn được mẹ của cô bé vô tình ghi lại và chia sẻ trên một diễn đàn đã thu hút sự chú ý của nhiều người. "Đây là con gái mình, bé mới 6 tuổi, tối qua 2 mẹ con đi rút tiền ở ATM, thấy nhiều người vứt biên lại bừa bãi, bé liền đi nhặt từng tờ rồi bỏ vào thùng rác. Thương con gái nhỏ có ý thức, mình lén lấy điện thoại quay lại" Chị cũng đặt câu hỏi nhiều người lạ ghê, cái thùng rác đựng biên lai sau khi rút tiền được để ngay trước mắt, vậy mà vẫn vứt thẳng xuống sàn rồi đi. Trong clip, cô bé len lỏi giữa một những người đang đứng rút tiền, thu nhặt từng tờ biên lai vương vãi mà những người rút tiền trước đó vứt trên sàn rồi bỏ vào thùng rác bên cạnh. Điều đáng nói, hiện nay các cây rút tiền ATM đều được trang bị thùng rác, nhưng nhiều người có thói quen khi xem xong biên lai thì vứt thẳng xuống đất. Chắc chắn việc làm của cô bé 6 tuổi sẽ khiến nhiều người lớn phải suy nghĩ. Lê Huyền |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất trong ngày - Báo VietNamNet. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét