“NHỮNG LƯỠI GỖ Ở QUỐC HỘI VIỆT NAM” plus 24 more |
- NHỮNG LƯỠI GỖ Ở QUỐC HỘI VIỆT NAM
- ‘Cán bộ chiến lược’ thế này thì mạt rồi!
- Việt Nam đang phát triển, tại sao người lao động tìm đường xuất ngoại?
- Hạ viện Mỹ thông qua quyết định tiến hành điều tra luận tội TT Trump
- Cần thông tin đầy đủ hơn tình hình bảo vệ chủ quyền
- Chủ tịch TQ Tập Cận Bình có thể rời chức vụ lãnh đạo của Trung Quốc ?
- Việt Nam cần dùng “tam công chiến pháp” làm đối sách với Trung Quốc
- Mông Cổ bắt giữ 800 người Trung Quốc
- Tôi bị “án oan”
- Giấc mơ hão huyền
- CÔ ẤY ĐÃ BỊ BẮT GIAM ĐẾN HÔM NAY LÀ ĐÚNG CHÍN THÁNG
- Nguyễn Phú Trọng : Đất nước ta chưa bao giờ đẹp như thế này!
- CÔNG AN HÀ TĨNH MUỐN GÌ?
- SỰ KHỐN NẠN CỦA BẦY ĐÀN
- TÌNH NGƯỜI, TÌNH ĐỒNG LOẠI CỦA NGƯỜI VIỆT?
- VÌ SAO TRÀ MY ĐI? LỖI CỦA AI?
- Truyện kể đã 10 năm, đúng 10 năm... giờ vẫn tiếp diễn, lại càng bi thảm hơn xưa...
- Đất nước bao giờ đẹp thế này chăng !
- NẰM MƠ NGHE CÓC TÍA LẨY KIỀU
- Việt Nam sẽ trả núi nợ bằng gì ?
- THƯƠNG CÁC EM CHẾT Ở XỨ NGƯỜI.
- Công an Nghệ An ‘canh nhà người nghi là nạn nhân trong xe container ở Anh'
- Lời kể của những gia đình có con mất liên lạc trên đường sang Anh
- Đại sứ Anh gặp Bộ Công an trao đổi về vụ 39 người chết trong container
- Đảng Dân chủ công bố dự thảo nghị quyết luận tội Tổng thống Trump
NHỮNG LƯỠI GỖ Ở QUỐC HỘI VIỆT NAM Posted: 01 Nov 2019 12:11 AM PDT Phạm Trần Quốc hội Cộng sản Việt Nam, cơ quan quyền lực cao nhất nước đã hiện nguyên hình là một tổ chức vô cảm, vô tâm và vô trách nhiệm đối với chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông. Thậm chí có cả một ông Trung tướng lưỡi gỗ còn không dám nêu đích danh Trung Cộng trước diễn đàn Quốc hội. Bằng chứng đã diễn ra tại kỳ họp 8 của Khóa Quốc hội 14, bắt đầu từ ngày 21/10 và dự trù kết thúc ngày 17/11/2019. Trước hết, về tình hình bất ổn ở Biển Đông do Trung Cộng chủ động quanh bãi Tư Chính, cách Vũng Tầu khoảng 300 cây số hướng Đông Nam, từ ngày 3/7 đến 24/10/2019, chỉ được lồng trong báo cáo "về công tác đối ngoại của Nhà nước năm 2019" do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trình bầy trước Quốc hội. Nhưng Quốc hội lại không họp công khai để "nghe" ông Phạm Bình Minh mà đã "họp riêng", trong khoảng thời gian ngắn ngủitừ 10:15 sáng tới trưa ngày 28/10 (2019). Cũng vì chỉ "nghe" mà không được thảo luận nên không ai biết ông Phạm Bình Mình đã nói gì với Quốc hội về việc Trung Cộng xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam ở khu vực bãi Tư Chính. Giải thích về lý do "họp riêng", Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, cho biết vì :"Trong báo cáo này của Chính phủ có một số thông tin nội bộ, cần báo cáo Quốc hội." Vậy "thông tin nội bộ" là thông tin gì mà phải giấu dân, những chủ nhân của đất nước ? Chẳng lẽ vì phải nói đến cái tên Trung Quốc nên "nhậy cảm", hay sợ "phạm húy" nên phải che mặt khi mở miệng ? Chỉ biết sau cuộc họp kín này, Quốc hội không có hành động nào khác ngoài thái độ im lặng chịu trận trước hành động của Trung Cộng đã đè Việt Nam xuống đáy vực nhục nhã ở Tư Chính trong suốt 114 ngày, trước khi Bắc Kinh nói Hải Dương 8 "đã hoàn tất công tác" để rút về nước ngày 24/10/2019. So với vụ Hải Dương 981 năm 2014 thì lần này, tầu HD-8 đã ít nhất 3 lần ngang ngược tự do ra vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam như tắm trong ao nhà mình trước mắt các tầu Hải quân và Cảnh sát biển Việt Nam theo dõi từ xa. ĐẠI BIỂU MUỐN GÌ ? Do đó, trước thái độ nhút nhát của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng không dám chỉ trích Trung Cộng trong suốt thời gian HD-8 hoành hành ở Tư Chính, nhiều Trí thức, Đảng viên cao cấp và một số Tướng lãnh nghỉ hưu đã kêu gọi nhà nước kiện Trung Cộng ra Tòa án Quốc tế như Phi Luật Tân đã làm năm 2016. Nhưng lãnh đạo Việt Nam lại run lên cho rằng "lúc này chưa thích hợp để kiện", theo tiết lộ của Thiếu Tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ công An, tại cuộc Hội thảo ngày 06/10 (2019) tại Hà Nội. Tại sao lại "chưa thích hợp", và khi nào, với điều kiện nào, mới "thích hợp" ? Hay đây chỉ là thái độ ươn hèn, thiếu cương quyết và muốn câu giờ để cầu may của Lãnh đạo, đứng đầu là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ? Về phần mình, một số Đại biểu Quốc hội đã bầy tỏ quan ngại về hành động của Trung Cộng đối với Việt Nam. Tiếng nói nổi bật trong số Đại biểu có ông Nguyễn Lân Hiếu, đoàn An Giang, đưa ra ngày 30/10 (2019).
Đại biểu Hiếu phê bình:"Các phương pháp chúng ta sử dụng trong thời gian vừa qua với phương châm vừa hợp tác vừa đấu tranh kiên quyết, kiên trì, xử lý các hành vi xâm phạm chủ quyền bằng các biện pháp hòa bình không làm giảm đi lòng tham của Trung Quốc. Do đó, cần có thêm những biện pháp mới." (theo báo Thanh Niên Online, 30/10/2019) Ông Hiếu nói:"Thực tế là Trung Quốc đã chuyển từ giai đoạn xây dựng, bồi đắp (các thực thể trên Biển Đông) sang giai đoạn quân sự hóa và khai thác, sử dụng. Chúng ta cần công khai, cập nhật chi tiết hoạt động lấn chiếm biển đảo, vi phạm luật pháp quốc tế của họ, để dư luận tiến bộ Việt Nam và trên toàn thế giới, bao gồm cả nhân dân Trung Quốc, được biết" Nên biết, Ban Tuyên giáo của đảng CSVN đã cấm không cho báo-đài đưa tin về xung đột ở Tư Chính nên người dân không nắm vững tình hình. Tuy nhiên, theo lời Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu thì:" Rất nhiều ý kiến cử tri đã đề nghị đưa vụ việc ra tòa án quốc tế. Tuy nhiên, chúng ta không chỉ kiện Trung Quốc xâm phạm bãi Tư Chính, mà chúng ta sẽ đưa toàn bộ các hoạt động Trung Quốc vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam; xây dựng trái phép, quân sự hóa nhiều đảo, bãi đá trên Biển Đông trong suốt thời gian qua. Khi có chính nghĩa của dư luận quốc tế, ngay cả nhân dân Trung Hoa sẽ hiểu sự phi lý của chính quyền Trung Quốc, không thể phớt lờ lẽ phải hiển nhiên." Đại biểu Nguyễn An Trí (đơn vị Hà Nội) cho biết ông và nhiều cử tri "có nguyện vọng Quốc hội sẽ ra nghị quyết về tình hình biển Đông".(theo báo VNExpress,28/10/2019) Đại biểu Dương Trung Quốc (đoàn Tỉnh Đồng Nai) ủng hộ việc Quốc hội ra nghị quyết, và nói thêm rằng:"Ứng phó với những hành vi xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông là "bài toán rất khó". Vì vậy, điều quan trọng nhất là phải có sự đồng thuận giữa Nhà nước và người dân…Giữ gìn hoà bình, hữu nghị với Trung Quốc là quan trọng. Nhưng tôi mong muốn Quốc hội thể hiện thái độ rõ ràng với những hành vi xâm phạm chủ quyền trên biển Đông." (theo VNExpress, 28/10/2019) Nhưng, bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, người từng bị lên án đã qụy lụy trước Tập Cận Bình trong cuộc họp ngày 12/07 (2019) tại Bắc Kinh, trong chuyến thăm Trung Cộng, đã không có phát biểu nào về tình hình Biển Đông, từ khi xẩy ra vụ Tư Chính. Do đó, không ai hy vọng bà Ngân sẽ thúc đẩy việc Quốc hội ra Nghị quyết về tình hình Biển Đông trong khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vẫn bình chân như vại. Bằng chứng khi gặp họ Tập, bà Ngân đã không nói gì đến vụ HD-8, khi ấy, mới vào quấy phá ở Tư Chính được 9 ngày. Ngược lại, theo tường thuật của báo VNNET thì bà đã ngỏ ý:"Việt Nam mong muốn cùng Trung Quốc kiểm soát tốt bất đồng, xử lý thỏa đáng vấn đề Biển Đông để tạo cơ sở cho sự phát triển ổn định, bền vững của quan hệ hai nước." Về phần mình, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói nước đôi rằng:" Hai nước là láng giềng, cùng có ý thức hệ nên hai nước sẽ phối hợp trên tinh thần xây dựng; bày tỏ quan điểm, nếu cùng hợp tác thì ra sức thúc đẩy, còn bất đồng thì hai bên cần ra sức kiềm chế, kiểm soát. Nếu làm được như vậy sẽ giảm bớt va chạm vì đại cục lớn của hai nước."
CHIẾC LƯỠI GỖ Bên cạnh những tiếng nói tích cực của một số rất ít Đại biểu Quốc hội trong số ngót 500 Đại biểu, phần lớn chỉ biết ngồi nhìn, trốn họp hay xem Ipod, cũng xuất hiện phát biểu phản ảnh sự sợ hãi Trung Cộng của Đại biểu Quốc hội Trần Việt Khoa (đoàn Hà Nội), mang quân hàm Trung tướng. Lên tiếng trong phiên họp ngày 30/10 (2019), tướng Khoa, 54 tuổi, Giám đốc Học viện Quốc phòng, đã không dám nêu tên Trung Cộng như thế này:"Từ tháng 5, khi chúng ta hoạt động dầu khí trên biển và đặc biệt từ đầu tháng 7 đến những ngày tháng 10 vừa qua, chúng ta thấy nước ngoài đã đưa lực lượng xuống phản đối chúng ta một cách hết sức phi lý. Đây là những cái chúng ta không thể chấp nhận được… Ngoài ra, họ còn đưa tàu xuống khảo sát thăm dò, có những thời điểm đưa tới 35-40 chiếc tàu để bảo vệ." Tại sao tướng Khoa lại né tên Trung Quốc, và ai đã chỉ thị cho ông làm như vậy ? Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch và ông Nguyễn Phú Trọng có trách nhiệm gì về thái độ "sợ địch" của tướng Khoa ? Tuy nhiên, chuyện "nước ngoài" trong trường hợp này cũng không mới, nếu so với mấy chữ "tầu lạ", hay "tầu nước ngoài" vẫn thường thấy xuất hiện trên báo đài Việt Nam, khi họ đưa tin tầu đánh cá Việt Nam bị tầu Trung Cộng tấn công ở Biển Đông. Nhưng, trước diễn đàn Quốc hội, có truyền hình và truyền thanh trực tiếp cho cả nước xem, thì hành động của ông Tướng Trần Việt Khoa, người đươc thăng cấp nhanh như diều từ khi nhập ngũ năm 1983, không có nghĩa nào khác là hành động nhu nhược của một ông Tướng trước khi lâm trận . -/- Phạm Trần (10/019) | ||||||
‘Cán bộ chiến lược’ thế này thì mạt rồi! Posted: 01 Nov 2019 12:09 AM PDT 30/10/2019 Trân VănHọc viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh vừa tổ chức bế giảng "Lớp Bồi dưỡng kiến thức mới cho cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa 13" của đảng CSVN. Cán bộ quy hoạch cấp chiến lược là những cá nhân được lựa chọn để làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng CSVN trong giai đoạn từ 2021 đến 2026. Những cá nhân này cũng đã được lựa chọn để làm lãnh đạo các bộ, ngành, đoàn thể tầm quốc gia, hoặc lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở các tỉnh, thành phố. Báo chí chính thức dẫn lời của ông Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (HV CTQG HCM), cho biết, năm nay, nơi này mới tổ chức hai lớp "bồi dưỡng kiến thức mới cho cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa 13" của đảng CSVN cho 95 "cán bộ quy hoạch cấp chiến lược". Điều đó có nghĩa là sẽ còn một số lớp nữa. Những lớp "bồi dưỡng kiến thức mới cho cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa 13" của đảng CSVN dạy gì? Ông Thắng bảo rằng, "cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa 13 " được học 44 chuyên đề về: Nền tảng tư tưởng - lý luận của đảng CSVN, Xây dựng đảng – hệ thống chính trị, Quốc phòng – An ninh – Đối ngoại, Kinh tế, Văn hóa - Xã hội - Môi trường, Kỹ năng lãnh đạo - quản lý. Sau đó được đưa đi thực tế tại sáu tỉnh trong… sáu ngày rồi làm đề án tốt nghiệp. Đề tài xoay quanh những vấn đề có tính thời sự, thiết thực đang cần phải giải quyết ở lĩnh vực, ở địa phương mà học viên đang phụ trách hoặc công tác. Cuối cùng, học viên phải bảo vệ "đề án tốt nghiệp" trước một hội đồng là các Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư BCH TƯ đảng CSVN và các nhà khoa học đầu ngành. Ông Thắng khoe là 100% học viên của hai lớp "bồi dưỡng kiến thức mới cho cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa 13" của đảng CSVN đạt loại "giỏi và xuất sắc". Ông Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Tổ chức của BCH TƯ đảng CSVN thì cho rằng, việc tổ chức thành công hai lớp này sẽ là "mẫu" cho công tác đào tạo cán bộ quản lý các cấp (1). *** Không biết trong số 44 chuyên đề mà HV CTQG HCM dạy cho 95 học viên của hai lớp "bồi dưỡng kiến thức mới cho cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa 13" của đảng CSVN có bao nhiêu chuyên đề liên quan tới Nền tảng tư tưởng - lý luận của đảng CSVN, Xây dựng đảng – hệ thống chính trị? Kẻ viết bài này không dám lạm bàn về những chuyên đề kiểu đó, tuy nhiên những chuyên đề liên quan tới các lĩnh vực còn lại (Quốc phòng – An ninh – Đối ngoại, Kinh tế, Văn hóa - Xã hội - Môi trường, Kỹ năng lãnh đạo - quản lý) rõ ràng không phải là dễ dàng, đơn giản. Ở đâu dưới gầm trời này cũng có rất nhiều người học hành, nghiên cứu cả đời về từng lĩnh vực cụ thể trong chuỗi đa lĩnh vực mà HV CTQG HCM tổ chức "bồi dưỡng" cho "cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa 13" nhưng có bao nhiêu người dám thừa nhận họ "giỏi" và bao nhiêu nơi dám khẳng định họ "xuất sắc" trong lĩnh vực ấy? Chỉ "bồi dưỡng" trong hai tháng (từ 6 tháng 8 đến 28 tháng 10) mà khẳng định 95 "cán bộ quy hoạch cấp chiến lược" là "giỏi và xuất sắc" cả về Quốc phòng – An ninh – Đối ngoại, Kinh tế lẫn về Văn hóa - Xã hội - Môi trường, Kỹ năng lãnh đạo - quản lý thì quả là đáng… ngỡ ngàng! Chẳng lẽ "kiến thức mới" trong tất cả các lĩnh vực liên quan tới "quốc kế, dân sinh" có thể "đóng gói" và "chuyển giao" trong vòng hai tháng? Chưa kể cần xem xét nơi nào "đóng gói", "chuyển giao" "kiến thức mới" và những cá nhân giữ vai trò thẩm định chất lượng của 95 "cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa 13" vừa được "bồi dưỡng". Chỉ nhìn ở góc độ… chính thức, từ trước đến nay, có "gương mặt" nào mà hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam ngưng tô vẽ, để cho… "mốc" rồi đem làm… "củi", chưa… mài đũng quần trên ghế HV CTQG HCM? Có thể đặt niềm tin vào một cơ sở đào tạo mà tất cả những kẻ đã được xác định là "ăn tàn, phá hại" đều… từ đó mà ra? Ngoài HV CTQG HCM, những ai tham gia thẩm định – xác định: Sau hai tháng được "bồi dưỡng", 95 "cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa 13" trở thành "giỏi và xuất sắc" đa lĩnh vực? Đó là các Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư BCH TƯ đảng CSVN và các nhà khoa học đầu ngành! Cứ nhìn hiện trạng quốc phòng – an ninh – đối ngoại, kinh tế, văn hóa - xã hội - môi trường của Việt Nam là có thấy hiểu biết và kỹ năng lãnh đạo - quản lý của các Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư BCH TƯ đảng CSVN như thế nào. Với hiểu biết và kỹ năng như thế, thẩm định - nhận định ai đó "giỏi và xuất sắc" có đáng… ngờ không? Cần phải xét đến một đối tượng khác cũng tham gia thẩm định chất lượng của 95 "cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa 13" vừa được "bồi dưỡng": "Các nhà khoa học đầu ngành"! Có nhà khoa học đúng nghĩa nào đủ tự tin và thiếu tự trọng đến mức công nhận ai đó chỉ cần "bồi dưỡng" trong hai tháng là trở thành "giỏi và xuất sắc" đa lĩnh vực? Còn nếu đó là "các nhà khoa học đầu ngành" về… chủ nghĩa cộng sản, về… xây dựng đảng, về… lịch sử đảng thì thôi… khỏi bàn để bàn sang chuyện khác! *** Năm tới, các cơ sở đảng cấp thấp nhất, chẳng hạn từ thôn, ấp, mới tổ chức đại hội để lựa chọn đại biểu đi dự đại hội của đảng ở cấp cao hơn. Tại đại hội đảng cấp cao hơn (ví dụ phường, xã), các đại biểu sẽ vừa bầu lãnh đạo tổ chức đảng tương ứng (như Bí thư xã), vừa lựa chọn đại biểu tham dự đại hội đảng ở cấp cao hơn nữa... Cứ thế cho đến khi những đại biểu thay mặt đảng viên trong toàn quốc chọn xong các Ủy viên BCH TƯ, các thành viên Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Bí thư mới của đảng CSVN. Nói cách khác, năm 2021, phải sau vô số đại hội đảng, đảng CSVN mới có BCH TƯ mới và từ đó mới có các thành viên Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Bí thư mới. Song đó là… lý thuyết! Trên thực tế, chưa cử, chưa bầu thì giới lãnh đạo đảng hiện nay đã lựa chọn và sắp đặt xong các cá nhân lãnh đạo đảng ở đủ mọi cấp. Việc lựa chọn – sắp đặt như thế được gọi là… qui hoạch. Những cá nhân được lựa chọn – sắp đặt vào những vị trí cao nhất được gọi là… "cán bộ quy hoạch cấp chiến lược". Những "cán bộ quy hoạch cấp chiến lược" cho BCH TƯ đảng khóa 13 để lãnh đạo đảng từ 2021 đến 2026 vừa hoặc sắp được… "bồi dưỡng". Nhìn một cách tổng quát, chẳng phải dân, ngay cả đảng viên cũng chỉ là con rối trong tay một số "đồng chí" của mình. Những quy hoạch nhân sự, lớp "bồi dưỡng kiến thức mới cho cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa 13" chính là ví dụ minh họa: Các đại hội đảng là những vở kịch và dù muốn hay không, các đảng viên cũng phải diễn cho tròn vai. Lẽ ra người Việt không cần bận tâm đến chuyện nội bộ đảng CSVN nếu họ không phải gánh chi phí cho vô số vở kịch như thế. Chưa kể họ phải gánh thêm cả chi phí cho việc bầu đại biểu hội đồng nhân dân các cấp, đại biểu quốc hội cho dù lãnh đạo các cơ quan dân cử, cơ quan công quyền cũng đã được… quy hoạch xong về nhân sự lãnh đạo. Tuy chẳng có bao nhiêu người biết 95 "cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa 13" vừa được "bồi dưỡng kiến thức mới" gồm những ai nhưng xét cho đến cùng, chắc chắn không có "cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa 13" nào có thể được xem là vô can trước những vấn nạn ở địa phương họ lãnh đạo hoặc ngành họ công tác tạo ra. 95 "cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa 13" vừa được "bồi dưỡng kiến thức mới" và những "cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa 13" sắp được "bồi dưỡng kiến thức mới" sẽ tiếp tục thực hiện hoặc đề ra những "chủ trương lớn", chỉ đạo soạn – thực hiện những dự án giống như những cá nhân lựa chọn – sắp đặt họ làm "cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa 13" và nếu không có gì thay đổi, họ sẽ tiếp tục lựa chọn – sắp đặt chính mình hoặc những cá nhân khác làm "cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa… 14,15, 16,…". Bội chi? Nợ nần gia tăng từ trăm ngàn lên cả triệu tỉ? Phúc lợi công cộng suy giảm? Đồng bào lầm than, oán thán?... Không phải là chuyện đáng bận tâm vì đó là những hậu quả mà đảng không phải chịu trách nhiệm, kể cả trách nhiệm vì lựa chọn – sắp đặt những cá nhân kiểu như Đinh La Thăng, Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn,… Nếu dân chủ xã hội chủ nghĩa không ưu việt như thế, đảng ta sẽ không thèm dốc toàn lực để giữ quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối, không… qui hoạch nhân sự như đang thấy! Chú thích Trân VănTrân Văn là bút danh của một nhà báo có 28 năm làm việc ở nhiều vị trí khác nhau (Cộng tác viên, Phóng viên, Biên tập viên, Thư ký Tòa soạn) của một số đài truyền hình, đài phát thanh, nhật báo, tuần báo, báo điện tử tại Việt Nam và Hoa Kỳ. Các bài viết của Trân Văn là blog cá nhân và được đăng tải với sự đồng ý của đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm chính thức của chính phủ Hoa Kỳ. https://www.voatiengviet.com/a/can-bo-chien-luoc-the-nay-thi-mat-roi/5145468.html | ||||||
Việt Nam đang phát triển, tại sao người lao động tìm đường xuất ngoại? Posted: 01 Nov 2019 12:08 AM PDT
Ngày nay Việt Nam có một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, mức lạc quan trong các cuộc khảo sát công chúng cao, và mối quan hệ tốt đẹp với các nước cựu thù trong chiến tranh là Mỹ và Pháp. Vì vậy, vụ 39 di dân bất hợp pháp chết trong thùng xe tải ở Essex (Anh) mà trong đó có người Việt Nam có thể khiến người ta ngạc nhiên bởi vụ việc chứng tỏ một số người nghĩ rằng họ có thể tìm thấy cơ hội ở nước ngoài tốt hơn trong nước. Cảnh sát Anh phát hiện thi thể 39 người trong xe tải vào tuần trước, dấy lên quan ngại rằng các nạn nhân này là nạn nhân của tình trạng buôn người. Một số người đã bị bắt ở Anh. Một người đã bị truy tố tội ngộ sát và đồng lõa buôn người. Thủ tướng Việt Nam đã ra lệnh điều tra xem đây có phải là một vụ án buôn người hay không. Một số người ở đây ngạc nhiên khi thấy có người chịu chi tới hàng chục ngàn đô la, tương đương hàng trăm triệu đồng Việt Nam, để xuất ngoại, dù Việt Nam có một nền kinh tế tăng trưởng nhanh đã đưa nhiều người thoát khỏi đói nghèo. Một người dân địa phương nói rằng số tiền đó có thể dùng để tìm việc trong nước. "Cho dù là nước nào đi nữa, chuyện này cũng rất đau buồn," một người bình luận trên trang tin Vnexpress viết về cái chết của 39 nạn nhân. "Tôi nghĩ cuộc sống hiện nay ở Việt Nam không quá khó khăn. Thay vì chi hàng trăm triệu đi nước ngoài, số tiền đó ở Việt Nam có thể tạo ra nhiều công ăn việc làm." Đời sống ở Việt Nam đã cải thiện đối với nhiều người và đã trở thành một nơi khác hẳn với thời chiến tranh. Trong thập niên 60 và 70, làn sóng thuyền nhân chạy lánh bạo lực của chiến tranh Việt Nam. Đó là lúc một số người ở Việt Nam bị đói kém, đa số chỉ có xe đạp làm phương tiện di chuyển tốt nhất, rất ít người làm ăn buôn bán với thế giới bên ngoài giữa sự cô lập của quốc tế. Tuy nhiên, lao động di cư vẫn là một thực tế. Người dân Việt Nam chọn sang Nga làm việc trong các công xưởng, sang Libya làm xây dựng, hay sang Anh làm việc trong các nông trại cần sa. Lái xe vòng quanh các thành phố nhỏ như Đà Lạt, bạn sẽ thấy các biển quảng cáo của môi giới về việc đưa lao động đi nước ngoài. Một số người cho rằng liệt kê các lao động di cư này là nô lệ mới hay nạn nhân bị đưa vào đường dây buôn người không phải lúc nào cũng có ích. Tại Anh chẳng hạn, nhà nghiên cứu Nicolas Lainez nói xem người Việt như các nạn nhân cần cảnh sát bảo vệ có thể "là một màn hỏa mù che đậy sự kiểm soát nghiêm ngặt về sự di chuyển của con người do Anh và các đối tác EU thực thi, sự phi điều tiết các thị trường lao động, sự quanh co của người lao động, và tình trạng gia tăng bất bình đẳng dưới các chính sách theo chủ nghĩa tân tự do." Nói cách khác, theo ông, nhà chức trách coi lao động di cư là một vấn đề của an toàn công cộng hay hoạt động tội phạm hơn là quy trách nhiệm cho các chính sách nhà nước gây phương hại cho lao động và di dân. "Các lực lượng cấu trúc này, bị phớt lờ trong các cuộc thảo luận về nô lệ mới, khiến công dân lẫn những người không phải là công dân không được bảo vệ gì mấy và khuyến khích nạn bóc lột lao động cũng như di cư trên quy mô lớn," Lainez đăng trên blog. Người Việt cũng xem thảm kịch mới đây nhất là trường hợp những người lao động nghèo khó tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn. "Họ không có đủ tiền để ra đi như các doanh nhân," một người bình luận trên Facebook về vụ án của những người chết trên xe tải ở Anh. "Họ ra đi để tìm kiếm tương lai tốt đẹp và lo lắng cho gia đình nhưng rốt cuộc bị mắc bẫy…kết quả thật đau lòng…Xin gửi lời chia buồn tới các nạn nhân." https://www.voatiengviet.com/a/vi%E1%BB%87t-nam-%C4%91ang-ph%C3%A1t-tri%E1%BB%83n-t%E1%BA%A1i-sao-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-lao-%C4%91%E1%BB%99ng-t%C3%ACm-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-xu%E1%BA%A5t-ngo%E1%BA%A1i-/5146224.html | ||||||
Hạ viện Mỹ thông qua quyết định tiến hành điều tra luận tội TT Trump Posted: 01 Nov 2019 12:08 AM PDT
Phe Dân chủ đã thu thập đủ số phiếu ủng hộ tại Hạ viện để thông qua quyết định tiếp tục tiến hành các bước phục vụ cuộc điều tra luận tội Tổng thống Trump. Theo Reuters, Hạ viện Mỹ do phe Dân chủ chiếm đa số hôm 31/10 đã bỏ phiếu thông qua quyết định tiến hành các bước tiếp theo trong cuộc điều tra luận tội Tổng thống Donald Trump. Cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện là phép thử chính thức đầu tiên đối với sự ủng hộ của quốc hội Mỹ dành cho cuộc điều tra nhắm vào Tổng thống Trump, do Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi khởi động hôm 24/9. Ngay sau Hạ viện Mỹ bỏ phiếu thông qua quyết định tiến hành điều tra luận tội, Tổng thống Trump đã viết trên Twitter cá nhân gọi cuộc điều tra là "Cuộc săn phù thủy lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ". Trước đó vài giờ, ông Trump cũng cáo buộc cuộc điều tra là "lừa đảo" có thể làm tổn thương thị trường chứng khoán Mỹ. Cuộc điều tra luận tội tập trung vào nghi vấn liệu Tổng thống Trump có gây sức ép buộc giới lãnh đạo Ukraine tiến hành điều tra cha con nhà Biden, mang lại lợi thế cho đương kim tổng thống trong chiến dịch tranh cử năm 2020 hay không. Tổng thống Trump đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc này của phe Dân chủ. Hôm 30/10, sĩ quan Lục quân Mỹ làm việc cho Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) tên Alexander Vindman đã điều trần trước Quốc hội Mỹ, cho biết đã hai lần nêu lên quan ngại về việc chính quyền thúc ép Ukraine điều tra phe Dân chủ và ông Joe Biden. Ông Vidnman cho rằng việc Ukraine làm theo yêu cầu của Tổng thống Trump có thể "làm suy yếu an ninh quốc gia Mỹ". Trước đó, một nhà ngoại giao kỳ cựu của Mỹ tại Ukraine hôm 22/10 đã nói với các ủy ban của quốc hội Mỹ rằng Tổng thống Trump đã nhiều lần tìm cách dàn xếp hội nghị thượng đỉnh và viện trợ quân sự cho Ukraine với điều kiện Kiev phải điều tra các đối thủ chính trị của ông, theo Guardian. Đây được xem là bằng chứng chấn động và có sức nặng nhất cho đến nay trong cuộc điều tra luận tội Tổng thống Trump. https://news.zing.vn/ha-vien-my-thong-qua-quyet-dinh-tien-hanh-dieu-tra-luan-toi-tt-trump-post1008263.html | ||||||
Cần thông tin đầy đủ hơn tình hình bảo vệ chủ quyền Posted: 01 Nov 2019 12:07 AM PDT
Tuy nhiên, ông Nghĩa đề nghị cần phải có thông tin đầy đủ hơn về tình hình bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước. "Chúng ta có cả hệ thống chính trị khắp cả nước. Có thể thông qua đó để thông tin kịp thời, đầy đủ hơn về tình hình bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước. Có nhiều cách thức thông tin để người dân yên tâm, tin tưởng vào tương lai và kết quả bảo vệ độc lập chủ quyền lãnh thổ", Đại biểu Nghĩa nói và đề nghị đây là vấn đề Chính phủ cần quan tâm và làm tốt hơn. Liên quan đến vấn đề Biển Đông, đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) cho rằng "đây là nội dung Quốc hội không cần họp kín, nên để dân được biết", bởi theo đại biểu, ngay trong bản báo cáo của Thủ tướng Chính phủ cũng có những nội dung đầy khích lệ đó là Đảng và Nhà nước ta nhất quán chủ trương những gì thuộc về độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, chúng ta không bao giờ nhân nhượng, đồng thời giữ vững môi trường hòa bình ổn định cho sự phát triển của đất nước.
Đại biểu Dương Trung Quốc đặt câu hỏi, tại sao trước đó, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã nói rõ Trung Quốc là người gây bất ổn ở Biển Đông trước bàn dân thiên hạ, trên diễn đàn quốc tế, nhưng báo cáo đọc trước Quốc hội, cũng là trước đồng bào của mình, lại né tránh cái quốc danh vốn đáng kính trọng của một quốc gia văn minh nhưng chúng ta cũng lên án bởi những việc làm trái với luật pháp quốc tế và lợi ích chính đáng của chúng ta? "Ngay trên diễn đàn Quốc hội cũng vậy, vẫn có vị đại biểu né tránh, thay thế việc chỉ đích danh Trung Quốc bằng khái niệm rất mơ hồ là nước ngoài. Người dân chúng ta thấy thế nào và người Trung Quốc thấy thế nào về cái tâm thế khó hiểu ấy?", đại biểu Dương Trung Quốc chất vấn. "Sau này, con cháu chúng ta, những người đọc sử hậu duệ của chúng tôi đọc những văn bản này sẽ nghĩ gì về thời đại chúng ta đang sống?", ông Quốc nói. Theo vị đại biểu, dân tộc Việt Nam có cả một chiều dài lịch sử và trong mối quan hệ với Trung Quốc không chỉ có chiến tranh bảo vệ Tổ quốc mà còn thời kỳ dài hòa hiếu trong quan hệ ngoại giao giữa hai bên. "Chúng ta có đầy đủ kinh nghiệm của ông cha chúng ta để giữ ưu thế trong mối quan hệ ấy bảo đảm môi trường hòa bình phát triển. Tôi mong rằng bài học lịch sử ấy sẽ thấm đượm trong hoạt động của thế hệ chúng ta", ông Quốc kết thúc phần phát biểu của mình. Trước đó, trong phần phát biểu của mình, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (đại biểu đoàn Tiền Giang) cho biết, các lực lượng thực thi nhiệm vụ đã thực hiện đúng đường lối, quan điểm của Đảng và đối sách của Đảng, đó là kiên quyết kiên trì bằng biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế để giữ vững độc lập chủ quyền, quyền chủ quyền vùng đặc quyền kinh tế và lợi ích quốc gia dân tộc. Đồng thời giữ được môi trường hòa bình, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội để phát triển kinh tế và xã hội. Đại biểu Nguyễn Trọng Nghĩa nhắc lại quan điểm của Thủ tướng Chính phủ, những vấn đề thuộc về độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ chúng ta quyết không nhân nhượng, nhưng phải có đối sách phù hợp với truyền thống văn hóa của chúng ta. "Điều này đã khẳng định đường lối quan điểm đó là đúng đắn. Có thể khẳng định rằng mỗi người dân Việt Nam ai cũng có khát vọng để vươn lên", đại biểu Nghĩa nói thêm. Theo đại biểu, chúng ta kiên trì bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, nhưng trong từng tình huống cụ thể phải có sách lược phù hợp, phải khẳng định tính đúng đắn tính chính nghĩa, phát huy sức mạnh tổng hợp của dân tộc của đất nước, tranh thủ tối đa sự ủng hộ của quốc tế. "Lịch sử pháp lý chính là một trong những căn cứ rất quan trọng để khẳng định tính chính nghĩa của chúng ta, khẳng định chủ quyền của chúng ta. Cụ thể đó là Hiến chương Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 và các luật pháp các điều ước khác mà Việt Nam chúng ta đã cam kết", đại biểu Nghĩa bày tỏ. Ngoài ra, theo đại biểu Nghĩa, chúng ta phải thông qua công tác tuyên truyền phải kết hợp với đấu tranh thực địa, đồng thời phải hết sức quan tâm đến giữ vững ổn định chính trị trong nước và các giải pháp kinh tế. Chúng ta càng phải đa dạng hóa hơn để xử lý chủ động được các tình huống trong khi chúng ta bảo vệ chủ quyền của chúng ta. Minh Thái https://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/can-thong-tin-day-du-hon-tinh-hinh-bao-ve-chu-quyen-3390532/ | ||||||
Chủ tịch TQ Tập Cận Bình có thể rời chức vụ lãnh đạo của Trung Quốc ? Posted: 01 Nov 2019 12:06 AM PDT Một tin đồn đang loan ra là Chủ tịch TQ Tập Cận Bình có thể rời chức vụ lãnh đạo của Trung Quốc vào kỳ họp kín và bất thường của Ban chấp hành Trung ương Đảng TQ từ ngày 28/10/2019 đến hết tháng 10 tới đây. Mặc dù quản lý 1,4 tỷ dân nhưng BCHTW đảng CSTQ chỉ cần 300 người. BCHTW đảng CSTQ họp kín và công bố nội dung là tăng cường sự lãnh đạo của đảng về toàn diện nhưng người ta đồn là ông Trần Mẫn Nhĩ sẽ thay cho ông Tập Cận Bình. Ông Trần cũng là được coi là người thân tín, thuộc "phái Chiết Giang" thân cận với ông Tập, đang giữ chức Ủy Viên Bộ Chính Trị, bí thư Trùng Khánh. Muốn xét coi ông Tập có thể từ chức sau khi đã đạt được cơ chế lãnh đạo suốt đời hay không thì phải xét đến toàn cảnh về Trung Quốc. Vị thế của Trung Quốc bên ngoài, sự thống nhất về nội bộ của Trung Quốc bên trong sẽ quyết định vị trí của ông Tập có duy trì lâu dài hay không. 1/ ĐỐI NGOẠI Trước tiên ta xét về bên ngoài thì rõ ràng là Trung Quốc đang thất thế so với Mỹ. Sự thất thế rõ ràng nhất là một đồng minh 10 năm nay của Trung Quốc là Nga đã dần gần lại với EU và đạt được những thỏa thuận từ tạm thời tiến tới vững chắc với Mỹ về vấn đề Trung Đông. Chỉ dấu rõ nhất là việc Mỹ đã giảm quân sự, ảnh hưởng và bớt ra quyết định tại các khu vực nóng ở Trung Đông. Về EU thì hẳn nhiên dù có nhiều bất đồng với Mỹ về chia chác lợi ích nhưng các nước EU vẫn gần Mỹ hơn Trung Quốc. Cụ thể nhất là Anh đã đạt được một thoả thuận Brexit đúng thời điểm như nước này tính toán. Giới quan sát cho rằng EU không ràng buộc Anh nhiều nữa để nước này nhanh chóng có mặt cùng Mỹ để ngăn chặn Trung Quốc ở Châu Á- Thái Bình Dương. Sau khi ổn định Trung Đông với Nga thì các nước mạnh trong EU còn lại sẽ đi tiếp theo sau Anh. Nghĩa là các đại cường của EU đã có chiến lược phân công cụ thể ai trước ai sau để gây áp lực dài hạn với Trung Quốc. Ngoài Nga, EU thì Trung Quốc còn bị áp lực từ Ấn Độ. Quan hệ với Ấn Độ của Trung Quốc cũng không ổn như Tập mong muốn. Chiến thuật "móng mèo" sử dụng Pakistan để gây rối khối vùng vịnh Bengal của Trung Quốc đã đẩy Ấn Độ và các nước vùng Bengal đi quá xa về hướng thù địch. Hậu quả cuối cùng là khi Ấn Độ đe doạ dùng hạt nhân thì Pakistan không thể nghe lời Trung Quốc mà gây rối vùng Bengal nhiều hơn. Tiếp theo là Nhật, là cường quốc châu Á số 2 sau Trung Quốc. Nhật đã thành công trong việc thúc đẩy và lôi kéo các nước nhỏ tại châu Á dùng dằng với Trung Quốc. Đóng vai trò trung gian giữa Mỹ và các tiểu quốc vùng Đông Á, Nhật đã làm tốt vai trò của mình trong việc hình thành các đồng minh nhỏ chống Trung. Ngay như với Việt Nam, ảnh hưởng chính trị-kinh tế-văn hoá… của Nhật hiện nay có lẽ chỉ xếp sau Trung Quốc. Ngay cả như vũ khí thì Việt Nam nhận của Nhật, Nga, Mỹ là một chỉ dấu cho thấy ảnh hưởng của Nhật tại Việt Nam đã đủ quan trọng. Như vậy về đối ngoại, Trung Quốc không có bạn. Bị Nga, Mỹ, EU, Nhật, Ấn Độ bao vây và đẩy lùi chiến lược trên toàn cầu. Thậm chí mới đây nhất là Nga cũng đã tranh thủ Trung Quốc suy yếu vì "đánh nhau" với Mỹ, đã bắt đầu đặt chân tới Châu Phi. Putin vừa tổ chức hội nghị với lãnh đạo 54 nước của lục địa đen này. Sự khôn khéo tính toán của Putin đã đẩy Tập Cận Bình vào thế bị bỏ rơi. Sợi dây cuối cùng ông Tập bấu víu là Putin đã bị Putin lạnh lùng cắt đứt. Tổng kết lại sau gần 10 năm thực hiện quốc sách "trỗi dậy hoà bình và BRI", Trung Quốc bị Mỹ đẩy khỏi châu Mỹ. Bị Nga và EU đẩy khỏi Trung Đông, bị Ấn Độ và Nhật bao vây ở châu Á, và bắt đầu bị Nga tranh thủ chen chân vào chia bớt châu Phi. Thất thế toàn diện và toàn cục. Là một quốc gia công nghiệp khổng lồ thì Trung Quốc cần dầu mỏ. Sự thất thế toàn diện trên các trọng điểm dầu mỏ về địa chính trị sẽ dẫn đến sự sụp đổ công nghiệp và kinh tế toàn thể. Mất dần các khu vực dầu mỏ đó buộc Trung Quốc phải quay về giữ chặt biển Đông nhưng liệu có giữ nổi không khi liên quân Anh-Mỹ sắp thọc mũi kiếm đầu tiên trong lúc chờ sáu đại cường còn lại trong "bát quốc liên quân" đến sau để kết liễu một mầm mống phát xít đỏ. Lá bài tủ cuối cùng mà TQ có thể dùng là vũ khí hạt nhân để đe dọa thế giới cũng khó khả thi. Chiến lược toàn cầu của tư bản văn minh trong thời đại mới là đoàn kết nhân loại, tiêu diệt các chủ nghĩa cơ hội mưu đồ bá quyền độc tài có thể đưa đến cực đoan để ổn định trái đất và tiến ra vũ trụ. Những bộ óc thiên tài và tinh hoa của tư bản văn minh sẽ không chấp nhận bất kỳ lời đe dọa nào có thể dẫn nhân loại đến việc chết cùng nhau. Trung Quốc buộc phải chuyển hoá qua văn minh hoặc bị bao vây, tiêu diệt từ từ và phân rã. Sự sụp đổ nhanh chóng của triều đại Thành Cát Tư Hãn chính là tấm gương hiện nay của triều đại Tập Cận Bình. 2/ ĐỐI NỘI Bây giờ ta nhìn vào bên trong Trung Quốc. Sức ép bên ngoài sẽ thành sức ép bên trong. Với sự hội nhập mở cửa gần 50 năm nay của TQ thì sự tập trung tư tưởng và đường lối của nước này không còn như thời Mao Trạch Đông. Những hệ phái, những "đảng trong đảng" hình thành dần các đường dây quyền lực thân Mỹ, thân Nga, thân Nhật, thân EU… nằm bên dưới cái bề mặt chấp hành mệnh lệnh của ông Tập. Những hệ phái này vì lợi ích riêng của họ, sẽ bị các thế lực đối đầu với Trung Quốc lôi kéo đi về các hướng khác nhau. Tập thanh trừng hết thì lấy ai mà làm việc ? Đó là về chính trị, về kinh tế Trung Quốc thì các bạn đã có nhiều tin tức về sự khủng hoảng nên tôi không nói. Suy yếu kinh tế bên trong chỉ là một góc độ, bị đẩy lùi khỏi các khu vực dầu mỏ quốc tế và BRI còn làm Trung Quốc đánh rơi tiền của mình ở bên ngoài. Bên trong không làm ra tiền nhiều nữa và tiền đã rải ra bên ngoài mất dần đi thì kinh tế Trung Quốc sẽ đi về đâu ? Đó là bối cảnh kinh tế, chính trị, nhân sự vĩ mô. Chuyện vi mô các bạn có thể thấy dễ nhất là việc ông chủ của tập đoàn Huawei Nhậm Chính Phi vừa có tin đồn loan ra là vẫn dùng IPhone của Mỹ. Đó là chỉ dấu rõ rệt nhất về lòng trung thành của đội ngũ xung quanh ông Tập. Ông Nhậm làm ra điện thoại Huawei nhưng đưa ra một thông điệp là ông không dùng Huawei, cũng là thông điệp về việc các quan chức của TQ không thấy an toàn và thích thú với những gì họ cống hiến cho TQ đang mặc cái áo hiếu chiến có thể dẫn đến chết chung của Thành Cát Tập Cận Bình hiện nay. Bối cảnh như vậy thì ai sẽ bấm nút hạt nhân khi ông Tập muốn thấu cáy lá bài cuối cùng xuống chiếu? Bối cảnh bên trong và bên ngoài như vậy đòi hỏi ông Tập phải ra đi để tránh một cuộc sụp đổ của Trung Quốc đã được thấy trước. Ông Tập ra đi khi vẫn nắm chặt quân đội, công an và tình báo… là một điều dĩ nhiên ông không phục. Chính vì để tránh một cuộc khủng hoảng đấu tranh quyền lực về sau thì việc lựa chọn Trần Mẫn Nhĩ là điều tiên quyết ông Tập cần, TQ có thể chấp nhận được và phương Tây lẫn phương Đông tạm yên tâm. Xét như vậy, tin đồn ông Tập rời ghế là đầy đủ điều kiện cần và đủ sẽ xảy ra. Cũng là chấm dứt một đường lối bá quyền phát xít độc tài để Trung Quốc thay đổi. Tôi tin là TQ sẽ hiểu ý và dưới sức ép của tư bản tinh hoa mà thay đổi dần theo. Đã đến lúc VN phải ra quyết định và quyết tâm thay đổi một mình khi TQ sắp đến phải để Tập ra đi khi quyền lực cá nhân vẫn còn mạnh. Nguồn: FB Minh Hữu Quang | ||||||
Việt Nam cần dùng “tam công chiến pháp” làm đối sách với Trung Quốc Posted: 01 Nov 2019 12:05 AM PDT Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cho rằng các phương pháp sử dụng thời gian qua như vừa hợp tác, vừa đấu tranh, kiên quyết, kiên trì xử lý các hoạt động vi phạm chủ quyền bằng biện pháp hòa bình không làm giảm đi lòng tham của Trung Quốc.
Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội của Quốc hội chiều 31/10, đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) phân tích, Trung Quốc lâu nay không từ bỏ âm mưu và thủ đoạn phi pháp để biến Biển Đông thành "ao nhà". Theo ông, Trung Quốc đã áp dụng "tam chủng chiến pháp" trên các mặt trận tâm lý, truyền thông và pháp lý. Họ rao giảng cho các thế hệ học sinh Trung Quốc một cách sai trái rằng "Biển Đông là của Trung Quốc", đồng thời rêu rao điều này trên các diễn đàn. Trung Quốc cũng tiến hành nhiều hành động trên thực địa và diễn đạt lại Luật biển quốc tế theo cách của họ để bao biện cho những hành động leo thang trên Biển Đông. Trước bối cảnh đó, đại biểu Lê Thanh Vân nêu quan điểm, Việt Nam phải có "tam công chiến pháp" làm đối sách với Trung Quốc. Đó là công luận, công khai và công pháp. Công luận bao gồm việc phải đẩy mạnh tuyên truyền, củng cố hồ sơ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định với thế giới về chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Đồng thời, công khai hóa các hoạt động phi pháp của Trung Quốc cho thế giới và người dân trong nước biết. Còn công pháp là sử dụng tối đa các cơ sở pháp lý, từ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 cho tới cơ sở pháp lý mà Luật Biển Việt Nam đã quy định. Ông Vân nhấn mạnh, về lâu dài Việt Nam phải có đối sách căn bản, phòng thủ chặt chẽ để ngăn chặn sự lấn tới và vi phạm trắng trợn của Trung Quốc trên Biển Đông. Phương Thảo https://dantri.com.vn/xa-hoi/viet-nam-can-dung-tam-cong-chien-phap-lam-doi-sach-voi-trung-quoc-20191031174417176.htm
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) nhận định Trung Quốc đã chuyển từ giai đoạn xây dựng, bồi đắp sang quân sự hóa, khai thác sử dụng trên Biển Đông. Ông đề nghị cần công khai, cập nhật các hoạt động lấn chiếm biển đảo, vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc để dư luận tiến bộ Việt Nam và trên toàn thế giới, kể cả nhân dân Trung Quốc được biết. Đại biểu Hiếu cũng cho rằng các phương pháp sử dụng thời qua như vừa hợp tác, vừa đấu tranh, kiên quyết, kiên trì xử lý các hoạt động vi phạm chủ quyền bằng biện pháp hòa bình không làm giảm đi lòng tham của Trung Quốc. https://news.zing.vn/dai-bieu-quoc-hoi-neu-doi-sach-cho-chu-quyen-bien-dong-post1007620.html | ||||||
Mông Cổ bắt giữ 800 người Trung Quốc Posted: 31 Oct 2019 05:43 PM PDT
Trong cuộc họp báo hôm nay 31/10, Gerel Dorjpalam, lãnh đạo Tổng cục Tình báo Mông Cổ, cho biết vụ bắt giữ diễn ra sau khi cảnh sát tiến hành đột kích 4 địa điểm hôm 29/10 và sau 2 tháng điều tra. Ngoài 800 người Trung Quốc bị bắt giữ, cảnh sát thủ đô Ulaanbaatar cũng tịch thu hàng trăm máy tính và SIM điện thoại. Ông Dorjpalam không cung cấp thông tin chi tiết về hành vi phạm tội của các công dân Trung Quốc, song cho biết các đối tượng này có liên quan tới đường dây cờ bạc bất hợp pháp, lừa đảo, tấn công mạng, đánh cắp thông tin và rửa tiền. "Hiện tại chúng tôi nghi ngờ họ có liên quan tới hoạt động rửa tiền. Chúng tôi vẫn đang xem xét vấn đề này", ông Dorjpalam nói. Toàn bộ 800 người Trung Quốc bị bắt đều đến Mông Cổ bằng thị thực du lịch 30 ngày. Đại sứ quán Trung Quốc tại Ulaanbaatar cho biết sẽ hợp tác với cảnh sát Mông Cổ. Mông Cổ đón khoảng 480.000 khách du lịch nước ngoài trong 3 quý đầu năm nay, trong đó khách Trung Quốc chiếm gần 1/3. Một tháng trước, 324 công dân Trung Quốc không có giấy tờ hợp pháp đã bị bắt tại Philippines với cáo buộc hoạt động cờ bạc trực tuyến bất hợp pháp và lừa đảo qua mạng. Lượng khách du lịch và người lao động Trung Quốc tới Philippines tăng đột biến kể từ khi Tổng thống Rodrigo Duterte lên nắm quyền vào giữa năm 2016 và duy trì chính sách cải thiện mối quan hệ với Bắc Kinh. Năm ngoái, Campuchia từng bắt giữ hàng trăm người Trung Quốc với cáo buộc lừa tiền qua điện thoại. Các đối tượng này sau đó bị trục xuất về Trung Quốc Thành Đạt Theo Reuters https://dantri.com.vn/the-gioi/mong-co-bat-giu-800-nguoi-trung-quoc-20191031163353312.htm | ||||||
Posted: 30 Oct 2019 09:44 PM PDT Thiện Tùng 30/10/2019
Sau 14 ngày đầu tháng 10/2019, không chữa được căn bịnh "nghẹt thở" của tôi, bịnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang chuyển tôi đến bịnh viện Phạm Ngọc Thạch TP HCM với dạng cấp cứu. Bịnh viện Phạm Ngọc Thạch cho tôi nhập viện lúc 16 giờ 20 phút ngày 14/10/2019. Và kết thúc điều trị 14 giờ 00 phút ngày 18/10/2019 với lý do: "Bịnh nhân không hợp tác với bịnh viện". Khi bị bịnh viện cho xuất viện với " tội không hợp tác" và bị đứa con trai cằn nhằn về "tội cứng đầu", bịnh nhân Đào văn Tùng cảm thấy mình bị "án oan": - Với dạng cấp cứu, thể trạng bịnh nhân tồi tệ mà phải ở hành lang, bị đuổi tới đuổi lui, chờ nhập viện từ 16 giờ đến 20 giờ. Nhưng bịnh nhân đã cố gắng chấp hành. - Nội trú 4 ngày từ 14 đến 18/10/2019, bịnh nhân chấp hành đầy đủ những điều bịnh viện và BS điều trị quy định – BS bảo uống thuốc gì bịnh nhân đều uống hết thuốc ấy dầu chúng đã hoành thân hoại thể. Nhiều lần, bịnh nhân báo cơ thể mình không còn sức đề kháng, trên đà sụp đổ, nhờ trợ lực (vô nước, vô đạm, chích thuốc khỏe…). Nhưng BS điều trị không quan tâm, cứ "nổ" những điệp khúc: "Phải ăn nhiều vào! Phải uống mỗi ngày 2 lít rưởi nước trở lên!". Lực bất tòng tâm, bịnh nhân đã cố nhưng không thể ăn, uống theo sự động viên của BS điều trị. Thế là bịnh nhân bị BS điều trị và con của mình liệt vào tội "không chịu hợp tác" (dù không ghi trong văn bản nhưng BS điều trị nói như thế với con trai tôi cạnh giường tôi đang nằm). - Khi bịnh nhân Đào văn Tùng không thể ăn, uống, bịnh viện cho người cung cấp thức ăn, khi thì cháo dinh dưỡng thường dùng cho trẻ, khi thì bánh canh – dầu có ăn được hay không đều tính vào sổ thanh toán: cháo dinh dưỡng 67.000 đồng/suất; bánh canh 100.000 đồng/suất. - Không hề tham khảo với bịnh nhân, bịnh viện tự chuyển bịnh nhân đến một phòng có diện tích khoảng trên dưới 20 m2. Trang bị nội thất gồm: 1 giường cho bịnh nhân / 1 giường cho người nuôi bịnh / 1 salon làm bàn ăn+ tiếp khách / Trên tường treo 1 máy điều hòa + 1 quạt + 1 TV + 1 đồng hồ / 8 bóng đèn 1,2m. Theo bản thanh toán, chỉ tính 2 giường, mỗi ngày (24 giờ) bịnh nhân phải trả cho bịnh viện 2 triệu 400 ngàn đồng - ở 4 ngày từ 14 đến 18/10/2019 bịnh nhân phải trả cho bịnh viện tổng cộng 9. 600.000 đồng (cao hơn giá khách sạn siêu sao). Từ khâu nhập viện, điều trị… đến việc trả đủ mọi chi phí cho bịnh viện, những điều đó đủ chứng tỏ bịnh nhân "có thiện chí hợp tác với bịnh viện"? - Chẳng lẽ chỉ vì bịnh nhân không có "khả năng" ăn , uống theo lịnh BS điều trị mà phạm "quy", bị bịnh viện trục xuất?!. Trong 4 ngày nằm điều trị ở bịnh viện Phạm Ngọc Thạch, sức khỏe tôi ngày một tồi tệ hơn: Ngày 3 lần uống thuốc kháng sinh, kháng nhiễm. Sau mỗi lần uống thuốc bị sốt khoảng 3 tiếng (3x3=9 tiếng sốt/ngày). Bốn ngày nằm bịnh ở đây, tôi không ngủ, không đi tiêu, chỉ tiểu ra ít nước có màu như nước trà kho / Dầu đã cố, nhưng tôi không ăn, uống được gì đáng nói nên sức khỏ càng suy sụp ! . Trước khi xuất viện, bịnh viện Phạm Ngọc Thạch cấp (bán) cho tôi 7 ngày thuốc (ngày uống 3 lần sáng, trưa,chiều) cũng cùng chũng loại thuốc điều trị 4 ngày qua ở bịnh viện nầy. Khi về đến trước cửa nhà, tôi có cảm giác mình không phải về nhà mà vào nhà xác.Trong khi tôi đang co ro trong cơn sốt, nghe con trai tôi nói như lịnh với chị nó: "Đây là 7 ngày thuốc, phải ghi rõ ngày uống 3 lần (sáng,trưa, chiều), không được thay đổi thuốc…". Sau khi bàn chuyện qua lại với nhau, hai con tôi coi như giao tôi cho mẹ nó, còn chúng nhà ai nấy về. Từ từ đó đến nay (18/10 - 30/10/2019) không thấy chúng đến thăm tôi, có lẽ chúng còn "giận" tôi "không hợp tác với bịnh viện?". Từ lâu vợ tôi cũng bị bịnh sình lên sộp xuống , giờ đây phải làm trách nhiệm: "chết đuối cứu chết trôi". Bà lo cho tôi ăn, nhắc tôi uống thuốc. Cố uống tiếp 2 ngày thuốc , tôi thật sự kiệt sức, không di chuyển nổi và nói không ra tiếng. Bạn tôi nhổ Me Đất đem đến cho tôi nấu canh nuốt cầm hơi. Không còn cách nào khác, tôi tự quyết định ngưng uống 5 ngày thuốc còn lại, và nhờ Bác sĩ tư trợ sức bằng cách vô nước, vô đạm, chích thuốc khỏe trong thời gian 4 ngày (từ 20 đến 24/10/2019). Khi sức khỏe được hồi phục dần, bà xã tôi chuẩn bị tốt thức ăn, vật uống, tôi bắt đầu uống 5 ngày thuốc còn lại. Tuy ít nhiều bị thuốc công phạt, nhưng không sao, lần uống cuối cùng được thực hiện vào chiều 29/10/2019. Sáng ngày 30/10/2019, tôi lái xe mô-tô đến tiệm nhờ thợ hớt tóc và cạo râu để người đời nhìn vào đỡ chướng mắt. Sau 4 ngày trị bịnh ở bịnh viện Phạm Ngọc Thạch, tôi nhận thấy có những bất lợi: + Chẳng những bịnh không thuyên giảm mà còn có có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu tiếp tục uống thuốc theo chỉ dẫn của BS điều trị mà không ăn uống được. + Bị bịnh viện và con mình kết án oan là "không hợp tác với bịnh viện". + Theo bản thanh toán, tiền khám và thuốc chữa bịnh không đáng là bao, nhưng phải chi vô lý số tiền khá lớn (18.000.000 đồng) trong 4 ngày điều trị ở bịnh viện Phạm Ngọc Ngạch – đúng là tiền mất tật mang. Thời chiến tôi đã từng nghe cán bộ quảng cáo: "Dưới Chủ nghĩa Xã hội học hành, trị bịnh không phải tốn tiền". Giờ thì sao ? - Đúng là "Già đầu còn dại, có cháu ngoại còn ngu", đó là tôi đang nói tôi. -/- | ||||||
Posted: 30 Oct 2019 09:42 PM PDT Nguyễn Đình Cống: "Tôi tạm dừng một chút để lấy hơi thì bị ai đó vỗ vào vai nhắc nhỡ : Giáo sư nói đã quá dài, hãy để cho người khác . Thế là tôi bừng tỉnh. Kết thúc một giấc mơ hão huyền. Phải chăng đây là hiện tượng mà Freud đã nghiên cứu và mô tả. Nhiều ngày tháng tôi chuẩn bị đối thoại với ông Võ Văn Thưởng ở Ban Tuyên giáo mà không được trả lời nên nhập tâm mà sinh ra giấc mơ như thế. Vâng, giấc mơ hão huyền và hoang tưởng." Tin về cái chết của 39 người trong thùng xe đông lạnh tại Anh làm cho nhiều người đau lòng, thương xót. Càng thương họ, càng thêm căm giận những thế lực đã trực tiếp và gián tiếp gây ra tội ác. Trong những thế lực đó có cả thể chế chính trị tại đất nước họ. Bài viết "Tôi buồn, tôi tức giận, tôi thương" của Đoàn Bảo Châu ( Báo Tiếng Dân ngày 27/10) và nhiều bài khác (Ngô Trường An, Trung Bảo,Nguyễn Quang Bô, Huỳnh Ngọc Chênh, Dương Quốc Chính, Nguyễn Ngọc Chu, Khải Đơn, Nguyễn Đăng Hương , Nguyễn Tuấn Khoa, Thạch Đạt Lang, Phan Ngọc Minh, Thụy My, Doanh Toại, Lê Nguyễn Hương Trà, Đinh Minh Tuấn, Trương Nhân Tuấn, Phạm Minh Vũ, Vũ Ngọc Yên v.v… ) đã nói lên điều đó. Tôi nghe sự quan tâm của Chính phủ về việc công dân Việt có ai trong số 39 nạn nhân ở Anh. Rồi nào là điện khẩn, công văn của Thủ tướng cho Bộ này Bộ nọ, cho UBND tỉnh ấy tỉnh kia, nào chỉ thị cho Đại sứ quán phải gấp rút xác minh danh tính nạn nhân, tìm nguyên nhân, truy bắt thủ phạm v.v…Nghe rồi suy nghĩ. Trong việc này có mấy phần là sự quan tâm thật lòng của ông Thủ tướng đến công dân và mấy phần là sự tuyên truyền. Tôi nằm, miên man trong việc tìm chứng cứ để có kết luận rồi ngủ thiếp đi, và trong mơ thấy được mời dự thính một cuộc họp của Chính phủ. Tôi được thông báo rằng các anh Nguyễn Khắc Mai, Nguyễn Trung, Chu Hảo, Lê Mã Lương, Mạc Văn Trang cũng được mời dự thính như vậy. Đó là cuộc họp của Thủ tướng với các bộ, các ngành để bàn việc nâng cao vai trò của VN trên trường quốc tế, tạo uy tín cho Chính phủ, tạo niềm tin và phấn khởi cho toàn dân. Thủ tướng yêu cầu phải nêu lên một lĩnh vực mà VN chiếm loại nhất của thế giới để, một là lập kỷ lục, hai là được UNESCO công nhận, ba là đem ra để báo cáo ở Đại Hội đồng Liên hiệp quốc. Từ đó đem tuyên truyền mạnh mẽ và rộng rãi trong nước và thế giới. Chính phủ đã dự kiến chi một khoản vài ngàn tỷ cho việc này. Thủ tướng nói : Vấn đề tôi muốn nêu ra là : "VN nhạy cảm và quan tâm đến nhân quyền", xin nêu các căn cứ, các dẫn chứng để mọi người thảo luận. Về trong nước. Hễ Chính phủ biết được có công dân nào bị thiệt mạng do bão lũ hoặc tai nạn lao động, thì lập tức gửi điện thăm hỏi, chỉ đạo các cấp các ngành quan tâm, cử cán bộ đến tận nơi úy lạo. Khi biết tin sắp có bão lụt thì Chính phủ điện khẩn khắp các nơi, chỉ đạo những công việc cụ thể. Rồi phong trào xóa đói giảm nghèo. Lo cho dân đến thế là cùng. Về người Việt đi ra nước ngoài, khi có ai bị chết hoặc mất tích thì Chính phủ điện khẩn cho các bộ, các ngành, các địa phương và Đại sứ quán liên quan, chỉ thị đủ mọi việc cụ thể,tận tình, chu đáo. Chính quyền cử người đến từng gia đình nạn nhân thăm hỏi, giúp đỡ. Chính phủ rất quan tâm, khen thưởng kip thời những hành động dũng cảm cứu giúp người bị tai nạn. Đối với nước ngoài, khi biết được nơi nào đó có tin vui dù lớn hay nhỏ, có tin buồn từ bình thường trở lên VN đều nhanh chóng gửi điện chúc mừng hoặc chia buồn. Trong nhiều việc, không phải chỉ có một điện mà nhiều. Nào là điện của Chủ tịch nước, của Tổng bí thư Đảng, của Thủ tướng chính phủ, của Chủ tich quốc hội, của Bộ trưởng ngoại giao. Thế là Nhà nước chúng ta không những quan tâm đến dân Việt Nam mà còn quan tâm đến toàn thế giới. Nếu tập hợp đủ các loại điện như kể trên thì chắc rằng mỗi năm sẽ được một tệp dày vài ngàn trang. Đem chúng ra mà trưng bày sẽ làm lác mắt nhiều kẻ. Thử hỏi, ngoài VN, có nước nào làm được như thế. Thủ tướng đề nghi các đại biểu nêu ý kiến, xây dựng quan điểm, sau đó về cơ quan tập hợp chứng cứ, cung cấp cho Bộ Ngoại giao để làm hồ sơ. Sau việc này chắc chắn uy tín của VN sẽ được nâng lên nhiều lắm. Tiếp theo, một số quan chức phát biểu ủng hộ đề xuất của Thủ tướng, ca ngợi sự sáng suốt, sự nhạy bén của ông. Cũng có ý kiến hỏi rằng về việc này ý kiến của Bộ chính trị như thế nào. Thủ tướng cho biết chưa thông qua hội nghị tập thể, nhưng đã bàn riêng với Tổng bí thư, Chủ tịch quốc hội và vài anh chị khác trong Bộ Chính trị. Họ đều nhất trí. Có thể sẽ đem việc này thành một chỉ tiêu trong nghị quyết của đại hội 13. Đến lượt các trí thức dự thính phát biểu. Tôi xin nói đầu tiên. Tôi cho rằng, như được trình bày, có một số việc về hình thức là tốt, là cần, nhưng phải xem xét đến thực chất, có việc không nên hoặc cần làm theo cách khác. Những việc có hình thức tốt như quan tâm, giúp đỡ nạn nhân thì việc làm được với lòng chân thành quá cách xa với sự tuyên truyền. Hình như làm ít mà nói nhiều, mục tiêu chính của công việc là để phô diễn thì phải.. Phong trào "Vì người nghèo" có vẻ rất rầm rộ, nhưng sai phương hướng và cách làm nên hiệu quả thấp, tạo ra một số người phấn đấu để được nghèo mãi mãi, và làm phát sinh một số kẻ lợi dụng kiếm chác. Chữ " Vì " trong cụm từ vì người nghèo nghe không xuôi. Không biết ai là người đầu tiên dùng cụm từ ấy và mọi người dùng theo. Gọi là phong trào "Giúp người gặp khó" thì hay hơn. Trong ngôn ngữ Việt thường dùng chữ VÌ cho những đối tượng đáng tôn trọng hoặc quý mến. Còn người nghèo có ba bảy loại, trong đó có loại vì lười và ngu mà nghèo thì tại sao ta lại vì họ ?. Về việc chống bão, chống lũ- Thông tin đại chúng đã loan báo kịp thời, lãnh đạo và nhân dân các địa phương đã biết những việc cần làm. Thế thì những bức điện khẩn dài dòng của Ban phòng chống thiên tai, của Chính phủ gửi đi khắp nơi nhằm mục đích gì, chứng tỏ điều gì ?. Nếu cho rằng đề phòng lãnh đạo các tỉnh huyện không xem báo, không nghe đài nên không biết bão lũ sắp xẩy ra tại địa phương thì cấp trên chỉ cần điện khẩn rất ngắn gọn, với vài chữ "Bão lũ sắp xẩy ra, cần hành động". Thế là đủ. Hành động cụ thể như thế nào cấp dưới phải tự biết. Đặc biệt của một lệnh khẩn là phải hết sức cô đọng, càng ngắn càng có sức mạnh. Cái thói "dạy đĩ vén váy" chỉ là của loại người kém trí tuệ mà cứ muốn tỏ ra ta đây quan tâm…Việc chỉ thị cho cấp dưới những việc cụ thể, chi tiết, vụn vặt chứng tỏ cấp trên không tin vào họ, coi thường họ, lại tạo ra cho họ thói quen xấu, trông chờ chỉ đạo của trên. Về các vụ tai nạn. Thủ tướng có tấm lòng nhân ái thì thật tâm thăm hỏi, chia buồn, có thể đến tận nơi chia sẻ tai họa. Việc các ngành các cấp phải làm gì họ phải tự biết, tự làm. Liệu Bộ trưởng Tô Lâm có cần nhận được điện khẩn mới cho công an điều tra, liệu Chủ tịch UBND các tỉnh thành liên quan có nhận được điện khẩn mới biết quan tâm đến dân chúng trong vùng. Nếu quả thật các vị ấy phải nhận được điện khẩn của Thủ tướng mới hành động thì nên bãi nhiệm hết và thay bằng người khác có năng lực hơn. Phải chăng cấp trên chấp nhận và dùng cấp dưới kém năng lực thì cấp trên ấy cũng chẳng ra gì. Để biết Nhà nước này quan tâm đến người dân, đến nhân quyền như thế nào còn cần phải nhìn vào một mặt rất quan trọng của đời sống. Đó là sự đối xử của Chính quyền với dân khi họ cần đến sự giải quyết các việc có liên quan. Xin ghi nhận sự thành công ở một vài nơi về "Tiếp dân tại một cửa", về một số tiến bộ ở vài địa phương trong cải cách hành chính, Nhưng tại nhiều nơi vẫn tồn tại cách làm "Hành là chính". Khi dân có công chuyện đến cửa công, đa số viên chức tiếp họ nghĩ đến việc gây khó khăn, miệng nam mô nhưng bụng bồ dao găm. "Hành" để người cần việc phải "nôn" ra, nhưng nhiều trường hợp người dân không biết "đưa phong bì" bằng cách nào và bao nhiêu cho phải. Về việc này, tôi, những người quen biết và rất đông có nhiều dẫn chứng cụ thể, sinh động. Về trong nước. Hãy xem Thủ tường làm gì, như thế nào khi những dân oan bị cướp đất, bị kết tội (có nhiều án tử hình) khi không hề phạm pháp ( chỉ nhận tội bừa vì bị bức cung), khi có rất nhiều người bị chết trong đồn công an, khi các cuộc biểu tình ôn hòa bị đán áp, khi đội cờ đỏ khủng bố giáo dân và phá hoại thánh đường, khi các tù nhân lương tâm bị đối xử hà khắc, quá vô nhân đạo, khi môi trường bị tàn phá, hủy diệt làm cho cuộc sống của hàng triệu người dân bị điêu đứng v.v… Về các Sứ quán. Tôi đã ở 4 nước trong thời gian dài, đã đi qua nhiều nước, đã có khá nhiều dẫn chứng về việc "nhân viên sứ quán có nhiều hình thức và thủ đoạn moi tiền". Để moi được họ phải tạo khó khăn cho người ta, hành hạ người ta. Gần đây, đọc bài báo "Thái độ vô trách nhiệm đối với công dân ở Nam Mỹ" của Trang Nguyễn ( Báo Tiếng Dân ngày 12/10/2019) mà uất hận, mà xót xa. Bài báo kể chuyện một thanh niên người Việt, du lịch ở Pêru, bị mất hộ chiếu. Để xin cấp lại, anh bị đẩy chạy vòng quanh giữa cơ quan ngoại giao của VN ở Pêru, Chi Lê, Brazin, tốn nhiều thời gian và tiền bạc mà vẫn chưa tìm thấy lối thoát. Anh bị "hành" vì không biết "nôn" ra cho ai, bao nhiêu, bằng cách nào. Về điện chúc mừng, thăm hỏi gửi đến các nước…. Tôi tạm dừng một chút để lấy hơi thì bị ai đó vỗ vào vai nhắc nhỡ : Giáo sư nói đã quá dài, hãy để cho người khác . Thế là tôi bừng tỉnh. Kết thúc một giấc mơ hão huyền. Phải chăng đây là hiện tượng mà Freud đã nghiên cứu và mô tả. Nhiều ngày tháng tôi chuẩn bị đối thoại với ông Võ Văn Thưởng ở Ban Tuyên giáo mà không được trả lời nên nhập tâm mà sinh ra giấc mơ như thế. Vâng, giấc mơ hão huyền và hoang tưởng. | ||||||
CÔ ẤY ĐÃ BỊ BẮT GIAM ĐẾN HÔM NAY LÀ ĐÚNG CHÍN THÁNG Posted: 30 Oct 2019 09:41 PM PDT Luật pháp Việt Nam sẽ bị đánh giá tệ hại như thế nào, khi công an bắt giam em Huỳnh Thị Tố Nga, 36 tuổi, một người mẹ đơn thân với hai đứa con nhỏ, bé gái mới 4 tuổi, chỉ vì người phụ nữ này đã viết bài và lên tiếng kêu gọi độc lập, tự do và dân chủ cho Việt Nam. Em Nga có hai tài khoản Facebook, fb Selena Zen và fb Diệu Hằng. Em bị bắt hai ngày sau khi ông anh ruột, Huỳnh Minh Tâm, bị bắt giam bởi công an Đồng Nai vì một sự kiện khác biệt. Mặc dù là hai anh em ruột, nhưng cả hai không hề tương tác Facebook. Cả hai chưa bao giờ hoạt động chung với nhau trong các lãnh vực xã hội hoặc chính trị. Gia đình hai bên Nội Ngoại của em Nga có nhiều người là đảng viên cộng sản lâu năm, có người là liệt sĩ, có người đã từng làm Việt Cộng nằm vùng trong một trường đại học ở Sài Gòn trong thời kỳ đệ II Cộng Hòa. Tuy nhiên, những lý lịch cá nhân đó của dòng họ hoàn toàn không thể nào ràng buộc thế hệ trẻ của em Nga. Người trẻ hôm nay, nhất là những em có trình độ học vấn cao và kiến thức sâu rộng, đều có thể tìm hiểu và cảm nhận được giá trị chân thật cao quý của thế giới tự do, dân chủ, văn minh và thịnh vượng. Một khi cộng sản bắt giữ em Nga là cộng sản đã đập vào mặt của những người đã từng tin vào cộng sản. Em Nga là một người có tâm đối với đất nước và biết tôn trọng sự thật. Em có sự lựa chọn chính nghĩa cho riêng em. Em có bao nhiêu cơ hội để đi ra nước ngoài, nhưng em đã chấp nhận ở lại trong nước, chịu đựng hy sinh trước quá nhiều rủi ro. Và đó là những gì mà nhiều nhà hoạt động đã tôn trọng em. Sự tuân thủ Hiến Pháp và luật pháp Việt Nam đã quá sức tệ hại khi bộ máy công an bắt giam em, một nữ nhân viên xét nghiệm của bệnh viện Nguyễn Tri Phương, từ ngày 28 tháng 1 cho đến hôm nay, mà không đưa ra được một lời cáo buộc tội trạng nào cả, không cho quyền tiếp xúc với luật sư độc lập và không cho phép em có quyền cơ bản để được bảo vệ chính đáng bởi công lý và sự minh bạch. Chỉ có ở Trung Quốc và Việt Nam mới có sự kiện giam cầm một người công dân, không có một cáo buộc tội phạm, trong một thời gian dài đến 9 tháng, và không đưa ra xét xử công minh bởi một phiên tòa độc lập nào cả. Tại sao Việt Nam cứ mãi củng cố một chế độ độc tài chuyên chế, bảo thủ lạc hậu, đàn áp và giam cầm những người yêu nước? Tại sao lãnh đạo Việt Nam vẫn tiếp tục bóp nghẹt tiếng nói của người Việt đang chống lại sách lược bắt nạt, bành trướng và xâm lược của tập đoàn cộng sản Trung Quốc? Nhà nước Việt Nam muốn bang giao với Hoa Kỳ và thế giới tự do, thì trước tiên các lãnh đạo của nhà nước phải biết học hỏi và thực hành sự tôn trọng quyền của người dân, phải trả lại cho dân quyền quyết định tương lai của đất nước; và đến lúc, phải thẳng thắn đối thoại và thật sự lắng nghe người dân. Hãy mở cửa trại giam để trả lại tự do cho tất cả tù nhân lương tâm, và hãy biết tìm cách xin lỗi họ. Fb Người Đà Lạt Xưa October 28, 2019 | ||||||
Nguyễn Phú Trọng : Đất nước ta chưa bao giờ đẹp như thế này! Posted: 30 Oct 2019 09:40 PM PDT | ||||||
Posted: 30 Oct 2019 09:40 PM PDT Phạm Minh Vũ
Đây là phái đoàn muốn lấy tin tức về người gặp nạn trong số 39 nạn nhân, lấy thông tin ở Hà Tĩnh, Có cả người Anh Quốc, hôm nay 28-10 bị công an mời về UBND xã, và câu lưu hơn 1 tiếng sau khi kiểm tra giấy tờ. Rồi công an Hà Tĩnh trục xuất cả phái đoàn khỏi địa bàn, không cho tiếp cận các gia đình nạn nhân. Việc này có vẻ chứng minh cho chúng ta thấy Chính quyền Việt Nam muốn bưng bít thông tin, muốn khẳng định người chết là người Trung Quốc để phủi bỏ trách nhiệm với các nạn nhân. Trong khi thủ tướng UK đến thăm viếng ở nhà xác và viết vào sổ lưu niệm dòng thương tiếc cho các nạn nhân. Còn chính quyền Vn thì tìm mọi cách ngăn cản sự thật ra ánh sáng. Thật man rợ | ||||||
Posted: 30 Oct 2019 09:39 PM PDT Thái Bá Tân Để bảo vệ tê giác Ở Châu Phi, gần đây Dân showbiz Đại Việt Đồng loạt cắn móng tay. Ở Paris, hỏa hoạn, Cháy Nhà Thờ Đức Bà. Nhiều nghệ sĩ thức trắng Vì đau buồn, xót xa. Cả biển người háo hức Cháo đón các sao Hàn. Rồi khóc, rồi vật vã, Đúng theo kiểu bầy đàn. Cả xã hội lên đồng. Cũng bầy đàn, la hét, Rồi tai nạn đau lòng. Lạ, băm chín người Việt Chết trong công-te-nơ. Cùng đồng bào, máu mủ, Mà sao lại hững hờ? Hững hờ các nghệ sĩ, Các nhà thơ, nhà văn, Những người luôn lớn tiếng Vì nước và vì dân. Hững hờ các báo đảng Và chính quyền, lạ sao. Cả đến cô "quan ngại" Cũng không nói lời nào. Không thấy thanh niên khóc, Hay bớt cốc bia hơi. Không thấy ai vật vã, Đau không nói nên lời... Tức là theo quy luật Của hành vi bầy đàn, Tất cả cùng im lặng. Thật khốn nạn, thật buồn. Thái Bá Tân | ||||||
TÌNH NGƯỜI, TÌNH ĐỒNG LOẠI CỦA NGƯỜI VIỆT? Posted: 30 Oct 2019 09:38 PM PDT JB Nguyễn Hữu Vinh Đoàn kết và chia rẽ Rất nhiều những ý kiến từ trong ra ngoài nước, khi thấy chế độ cộng sản ngày càng tác oai tác quái trên đầu trên cổ người dân, đưa cơ đồ đất nước đến chỗ tan nát, suy đồi trong sự uất ức của người dân, hầu hết đều đặt câu hỏi: Tại sao người dân không biết đoàn kết lại để đấu tranh? Tại sao không cùng biết đồng tâm, hợp lực để cùng chiến đấu lại chế độ cộng sản? Và câu trả lời: Thiếu sự đoàn kết, chia rẽ lẫn nhau làm mất sức mạnh. Ai cũng hiểu rằng để có sức mạnh, cần một sự đoàn kết chặt chẽ mới tạo nên được sức mạnh để làm một công việc khó khăn nào đó, nhất là một cuộc đấu tranh thay đổi chế độ mà khi chế độ đó cậy vào súng, nhà tù và không ngại sự tàn bạo, bạo lực. Thế nhưng, đoàn kết không có nghĩa là mọi người đều giống nhau, đều thân ái với nhau và đồng thuận mọi vấn đề. Đoàn kết chỉ có thể có khi tất cả cùng hướng tới một mục đích chung, cùng hành động vì mục đích đó, khi đó sẽ có sự đoàn kết. Vì vậy, việc đặt ra vấn đề đoàn kết, nên đặt trong một trường hợp hành động, phong trào cụ thể khi mà những mục đích đặt ra là thiết thực cho tất cả mọi người. Tình người, tình đồng bào Có điều, với người Việt, có lẽ điều thiếu nhiều nhất và ngày càng thiếu, đó là tình người và tình đồng bào với nhau. Chỉ riêng việc 39 người dân chết trong container tại Anh, một sự kiện làm chấn động cả thế giới, khắp năm châu đều xúc động và thương cảm. Những người trên đất nước Anh, họ chính là nạn nhân của việc di cư nhập lậu, khi bỗng nhiên những người từ đâu đâu, chui nhủi bằng đường đi lậu đến đất nước họ gây ra những phiền toái về tiền bạc, về con người, về an ninh xã hội… và kể cả khi chết gây cho đất nước họ những sự phức tạp khó khăn. Thế nhưng, trước những cái chết oan nghiệt này, khi mà hàng chục con người quẫy đạp nhau, chết ngạt trong chiếc thùng sắt bịt kín, cào cấu để mong tìm một chút hơi thở của sự sống mà không thể, để rồi từ giã cõi đời trong đau đớn, giá lạnh đã làm lay động tâm hồn họ, tình người với con người. Từ Thủ tướng Anh đến các nhà lãnh đạo những đất nước mà chính họ là nạn nhân trong vụ chết người này, đều bày tỏ một thái độ hết sức thương tiếc, đúng mực với những người đã chết. Nhìn những cảnh sát Anh cúi đầu khi chiếc xe chở những người xấu số kia đi qua, chúng ta thấy được thái độ tôn trọng của họ. Những ngọn nến thắp lên trên nhiều nơi trên thế giới, bởi những người hoàn toàn không cùng dòng máu, không cùng màu da, không cùng dân tộc với những nạn nhân này, đã nói lên một điều rất lớn lao trong họ: Tình người. Những linh hồn xấu số kia, khi bỏ xác một nơi xa xôi lạnh lẽo, cũng chút nào được sưởi ấm, an ủi đôi chút với tình người từ một đất nước xa xôi mà lẽ ra phải coi họ là thù địch. Thế nhưng, tại Việt Nam, không cần nói nhiều đến nhà cầm quyền độc tài cộng sản họ đã tỏ thái độ như thế nào. Hầu như, những hành động và lời nói, thái độ của họ bày tỏ sự dửng dưng trước số phận con dân mình. Quốc hội vẫn họp, quan chức vẫn chia chác, vẫn dạy đạo đức cách mạng… đủ cả. Trừ sự hợp tác tích cực với những nạn nhân và những đất nước liên quan để giúp đỡ các nạn nhân. Thậm chí, khi những nhà báo, những người tận nước Anh xa xôi đến đây tìm hiểu, nhà cầm quyền CSVN còn đuổi họ đi một cách tàn bạo. Không chỉ nhà cầm quyền, mà sau khi những cái chết được thông tin rộng rãi, xác định là người Việt Nam, thì nhân thân các nạn nhân được "cư dân mạng" đào bới và bắt đầu một cuộc cãi vã vô tiền khoáng hậu. Bên cạnh nhiều những lời đau thương, nhiều chỉ trích, nhiều bài viết tìm nguyên nhân chính cho những thảm họa, những bất hạnh này có cội nguồn từ chế độ độc tài mà sinh ra. Chế độ độc tài cộng sản đã "lãnh đạo đất nước tài tình" đến mức một đất nước "rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu, nhân dân dũng cảm và cần kiệm" đã trở thành một nơi mà người dân phải sợ hãi, tránh xa môi trường đó bằng mọi con đường chạy ra nước ngoài. Từ khi có chế độ cộng sản du nhập vào đất nước này, những làn sóng người dân Việt tiếp tục ra đi và hết đợt này đến đợt khác không dứt. Có thể có những người phải ra đi vì một chế độ chính trị hà khắc, cũng có thể có những người chạy đi vì một đời sống nghèo khổ quá sức chịu đựng, thậm chí cũng có thể có những người ra đi vì họ không thể thích ứng với môi trường hiện nay. Đủ cả mọi lý do để con người ra đi. Nhưng, tất cả, họ đều là nạn nhân của một chế độ độc tài tàn bạo, một chế độ bán nước, hại dân. Bởi không có một ai muốn từ bỏ đất nước, quê hương mình mà ra đi đến những nơi xa lạ không định trước tương lai mình ra sao, chẳng có gì đảm bảo cho cuộc sống của mình sắp tới. Người ta chỉ bỏ ra đi khi chẳng đặng đừng. Và hàng loạt nhà thờ đã thắp nến cầu nguyện cho các nạn nhân xấu số, cầu nguyện không chỉ cho họ, mà cho cả đất nước Việt Nam đã bị đẩy đến đường cùng. Thế nhưng, thật đáng tiếc, bên cạnh sự cảm thương, sự chia sẻ với những người xấu số mà cha ông nói rằng "Nghĩa tử là nghĩa tận" nhất là với nhưng mái đầu xanh, tuổi trẻ đã chết một cách đau đớn và oan ức, thì vẫn không thiếu những lời lẽ hằn học soi mói và truyền bá một thái độ dửng dưng, thậm chí là phản lại sự thương cảm. Họ coi cái chết đó như một sự hả hê cho mình. Đơn giản, chỉ vì sau khi soi mói thân nhân của người chết, thì cái kết luận hết sức suy diễn rằng: Đó là bò đỏ, là Dư luận viên. Và chỉ cần có vậy, thì cái chết dù đau thương, dù nhục nhã đau đớn, dù số phận hẩm hiu đến đâu cũng là "Xứng đáng" là "chẳng đáng thương". "Bò đỏ và cuộc đấu tranh giai cấp"? Có lẽ, trong trường hợp này, nhiều người quyết tâm tỏ rõ sự cứng rắn và kiên quyết hơn cả cộng sản quyết liệt phân chia địch thù, đấu tranh giai cấp. Sở dĩ người ta cho rằng cô bé Trà My là bò đỏ, chỉ đơn giản vì trên trang facebook của cô có hình ảnh cờ đỏ, sao vàng trong những ngày Việt Nam cổ võ cho bóng đá. Ngoài ra, cô ta còn chia sẻ một bài thơ của cảnh sát cơ động nói về nghề nghiệp của chúng trong dịp trấn áp những cuộc biểu tình ngày 10/6/2018 chống luật Đặc khu. Rồi người được coi là em trai của cô ta đã kêu gọi sự giúp đỡ trên mạng để đưa chị về, để giúp đỡ gia đình trong sự tang thương. Với chừng đó lý do, thì nhiều trận ném đá trên mạng tơi bời được tổ chức. Cần phải nói rõ hơn về điều này. Tại Việt Nam, khi môi trường ngộ độc thông tin hết sức nặng nề đến mức đám dân chúng sẵn sàng tin những gì đảng nói, làm những gì đảng thích, ghét những điều đảng ghét là điều không lạ. Cũng tại Việt Nam, với thế hệ trẻ được giáo dục mấy chục năm nay, khi đất nước bị xâm lăng thì thờ ơ, nhưng thắng một quả bóng trong vũng lầy Đông Nam Á thì cả đất nước như vỡ chợ là điều hết sức bình thường. Người dân như một con bệnh nhiễm nặng những điều mê muội từ chiếc loa nhà nước. Việt người dân không hiểu, người dân không biết, trong đó ngoài hậu quả của những kẻ cầm quyền đầu độc người dân ngày đêm, thì có trách nhiệm của những người đấu tranh cho dân chủ cho đất nước và cả trách nhiệm của chúng ta đã chưa làm đủ để cho người dân hiểu đủ những điều cần thiết. Không chỉ những người dân đến nay không quan tâm đến tình hình xã hội không hiểu mà bị ngộ độc thông tin mà có những hành động như đưa cờ đỏ sao vàng lên mạng. Chỉ mấy năm trước đây thôi, chính những người biểu tình yêu nước và sau này là những người đấu tranh kiên cường nhất chống lại chế độ độc tài, cũng là những người đã từng không chỉ đưa cờ đỏ sao vàng lên mạng, mà còn đưa cả xuống đường như một niềm tự hào, như một lá bùa hộ mạng khi đối diện với cộng sản. Khi đó, những kẻ đáng sợ và mất dạy nhất ở trên đường phố lại là đám "bò xanh" chứ không hẳn là đám "bò đỏ" như sự quy kết hiện tại. Và cũng có thể khẳng định luôn điều này: Những nhà đấu tranh với bàn phím từ trong nước đến nước ngoài, chưa hẳn đã có một tinh thần quyết liệt và những hành động cũng như những thành công, sự chịu đựng bằng chính những người đã cầm cờ đỏ kia. Vậy nếu lục lại trong quá khứ, từ khi nhận thức của con người chưa đầy đủ để "quyết liệt đấu tranh giai cấp" phân loại bò đỏ bò xanh, thì thử hỏi đất nước này còn lại được mấy người không là "bò đỏ"? Bởi ai chẳng đã từng có những liên hệ với lá cờ đó trong cuộc đời khi sống dưới chế độ cộng sản? Có thể cô bé Trà My đó, những ngày sống ở Nhật Bản khi nhìn về quê hương đất nước, cũng tự hào, cũng yêu nước theo cách nghĩ của cô ta là dương lá cờ mà cô ta coi là biểu tượng của đất nước khi thắng một trận cầu. Việc em trai của cô bé, nếu đúng là đã kêu gọi quyên góp cầu xin sự giúp đỡ, đó là một việc hơi nhanh nhẩu và nhạy cảm. Tuy nhiên, khi người ta thật sự khó khăn, thì việc cầu xin sự giúp đỡ chẳng có gì là xấu. Trên mạng đã chẳng đầy rẫy những lời kêu gọi cầu xin sự giúp đỡ của cộng đồng đấy thôi. Chắc chắn hành động đó không xấu bằng những tên tham nhũng, cướp bóc và cả những kẻ ăn chặn những đồng tiền cứu trợ của người nghèo. Cũng như người ăn xin bên đường, mình không có để cho họ, thì đâu cứ nhất thiết phải vạch ra họ xin tiền để làm gì. Từ chuyên quy nạp cô bé vào diện "bò đỏ" rồi những thông tin đó lan rộng ra khắp mạng xã hội rằng: Rất nhiều tên "bò đỏ" trong đám người chết ở bên Anh kia. Và rất nhiều tiếng vỗ tay: "Đáng kiếp" và thậm chí "Rút lại lời chia buồn, thương cảm"… Thật ra mà nói, thì những linh hồn người đã chết kia, cũng chẳng ảnh hưởng gì mấy, dù có thêm một lời thương cảm, chia sẻ hay thêm những lời chửi rủa thì họ vẫn đã yên phận sau cái chết đau đớn kia. Chỉ có điều, những lời nói đó, làm đau hơn cho người sống và càng làm cho những người khác thấu hiểu những suy nghĩ hẹp hòi của mình mà thôi. Xin thưa rằng, hàng chục thanh niên đã chết kia, đa số là những giáo dân ở vùng Yên Thành, Hà Tĩnh… là những nơi mà ít khi đám "bò đỏ" có cơ hội xuất hiện. Cũng từ chuyện quy nạp thành "bò đỏ", nhiều người đã phụ họa với chính quyền cộng sản rằng: Đi như vậy là đi lậu, là nhập cư lậu và không ai có thể chấp nhận được, kiên quyết phản đối… cứ như chỉ mình mới là người tuân hành luật pháp nghiêm nhất quả đất. Và việc nhà cầm quyền không quan tâm là xứng đáng, là "đáng đời"… Xin thưa rằng, đã gọi là vượt biên, đi lậu thì hẳn nhiên là không tốt, không đáng khuyến khích, nguy hiểm và cần dẹp bỏ. Tuy nhiên cái cần dẹp bỏ là nguyên nhân của việc người dân phải bỏ nước ra đi. Điều này, các "nhà đấu tranh" đã quên mất khi tập trung đấu tranh với "bò đỏ". Còn người dân, ai cũng có quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc. Họ di chuyển đến một đất nước mà ở đó có điều kiện sống tốt hơn cho họ, điều đó không có gì đáng trách. Việc họ xâm nhập lâu vào nước Anh hoặc nước Mỹ, nước Pháp… đó là trách nhiệm của nhà cầm quyền nước sở tại. Chẳng ai đến đó để ngồi tù, nếu luật pháp của họ không có kẽ hở. Đất nước ta đã chẳng có những cuộc di cư, vượt biên lậu kéo dài bao thời gian đó thôi. Có lẽ, chưa có mấy đất nước nào tự nguyện đứng ra đưa hàng triệu người Việt Nam di cư đi từ ngôi nhà của mình. Đa số họ vượt biển, vượt biên và bằng nhiều hình thức khác để thay đổi cuộc sống, nơi cư trú của mình. Và đất nước họ đến chấp nhận họ bằng cách nào đó. Cũng nhiều người cho rằng, những người này đến nước Anh, để chỉ trồng cần sa, ma túy, buôn lậu hoặc làm những nghề bất chính? Tôi đồ rằng đó là những tin đồn và là những tin đồn ác ý là chính. Bởi rất rõ ràng rằng chẳng mấy ai đã biết cuộc sống của họ đã như thế nào. Bao nhiêu người trong số hàng trăm, hàng ngàn người Việt Nam đã đi lậu đến Anh mấy năm nay đã đi trồng cần sa, ma túy? Tôi cũng chỉ biết được rằng, sau khi đến nước Anh hoặc một đất nước nào đó, họ đã phải lao động bằng chính sức lao động của mình, có thể là lao động chui, có thể là chưa hợp pháp… nhưng, hầu hết những người đã ra đi và ở lại cho đến nay là hợp pháp. Vậy thì trách nhiệm đó của chính quyền Anh và chính quyền sở tại. Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump xây bức tường biên giới, là để trát kín lại những kẻ hở của luật pháp đã và đang bị lợi dụng của những người nhập cư. Điều đó chẳng ai trách, chỉ là có làm được hay không mà thôi. Thậm chí, có người nói rằng: Có đến 1 tỷ đồng để đi lậu thì không thể gọi họ là những hộ nghèo. Đây là những lời nói thiếu hiểu biết thực tế. Tôi đã chứng kiến những gia đình, suốt ngày bố mẹ lặn lội dưới sông bắt con cua, con cáy kiếm ngày mấy chục bạc, nhưng vẫn cầm cố đất đai, nhà cửa vay mượn để cho con đi, hy vọng đời con sẽ đỡ hơn đời bố mẹ nó. Tạm kết Có thể có nhiều người sẽ cho rằng, bài viết này chỉ là "đạo đức giả" nhằm biện luận cho "bò đỏ"? Và thậm chí có nhiều quy kết khác nữa. Nhưng điều có thể khẳng định rằng, khi một con chó bị rọ mõm đến gầy đói trơ xương thì cả xã hội quan tâm thương cảm, họ không soi mói rằng con chó đó vì sao đã bị buộc mõm, nó có ăn vụng hay không, mà người ta thương cảm và chạy chữa, chăm sóc cho nó khi nó đã đến bước đường cùng. Huống hồ, đây là đồng bào, đồng loại, là những thanh niên trẻ tuổi, đầy sức sống và yêu đời chết ngạt trong chiếc hòm bịt kín kia, điều mà không mấy ai mong muốn. Và điều cuối cùng cần nói là họ đã phải ra đi để nhận cái chết đau đớn, oan khuất khi mà họ thấy đời sống của mình tại đất nước này không được đảm bảo. Nguyên nhân của những cuộc ra đi, vẫn là ở chế độ chính trị độc tài. Thế nhưng, thay vì sự thương cảm cần có, sự chia sẻ đau thương với những ông bố, bà mẹ đã mất con, thì họ lại tặng cho những thân nhân họ những lời đau đớn hơn. Có lẽ sự nhẫn tâm không thể có cơ hội nào hơn ở những trường hợp này. Khi đó, họ đã bỏ bóng để đá người. Và phải chăng, chỉ vì tình đồng bào ngày nay đã là một thứ xa lạ. Ngày 29/10/2019 J.B Nguyễn Hữu Vinh | ||||||
Posted: 30 Oct 2019 09:37 PM PDT Đoàn Bảo Châu 1. Vì sao Trà My đi? Ông Phạm Văn Thìn, bố của Trà My kể: "Trà My học cao đẳng kinh tế xong nhưng không xin được việc nên đi lao động ở Nhật 3 năm. Ngày 4/6/2019 Trà My về nước, chờ bên Nhật gia hạn nhưng công việc trục trặc không thành. Trước đấy gia đình đã vay số tiền 650 triệu để mua taxi cho em út của Trà My lái, không may vào ngày 2/9/2019 gặp trời mưa to, xe bị tai nạn. May có người lái xe container cứu em trai Trà My." Kể đến đấy ông Thìn quyệt nước mắt, giọng xúc động: "Cháu lúc nào cũng lo cho gia đình, cháu thương bố mẹ lắm. Cháu bảo: Con phải đi, bố mẹ vay tiền để con đi rồi con giúp trả nợ chứ em còn đang nợ 450 triệu tiền mua xe, bố mẹ thì già yếu rồi, nghề nghiệp lại không có thì bao giờ nhà mình mới trả được nợ? Chúng tôi bảo cháu là con lớn rồi, ở nhà lấy chồng đi, đừng có đi đâu nữa. Trong thâm tâm tôi cũng biết con gái đi ra nước ngoài thì có nguy hiểm nên không muốn con đi nhưng quả thật là gia cảnh nhà tôi cũng khó khăn quá, không biết làm cách nào..." Bài phỏng vấn thì dài, nhưng tôi chỉ đưa phần này lên bởi nhiều người bảo bỏ cả tiền tỉ ra để ra nước ngoài thì đầu tư ở Việt Nam cũng được, ra nước ngoài làm gì. Có một số người khác lại bảo những người thương xót cho các nạn nhân là đạo đức giả, thực ra thì về mặt con người tôi chỉ cảm thấy thương hại cho họ. Tâm hồn của họ quá nghèo nàn, nghèo nàn tới mức mà họ không thể hiểu được một tình cảm rất gần gũi và dễ hiểu khi thấy những đồng bào của mình quằn quại đau đớn chết trong tuyệt vọng khi trên con đường đi tìm một giải pháp cho cuộc sống khó khăn. Với người như vậy, nếu nhìn sâu vào vấn đề thì ta sẽ thấy họ không đáng giận mà đáng thương bởi chắc hẳn trong cuộc sống của họ cũng toàn gặp những hoàn cảnh ô trọc, cạn cợt tình người. Tuy cùng là con người nhưng sự trải nghiệm, khả năng yêu thương con người, kiến thức có vô số cấp bậc nên sự khác biệt là tất nhiên. 2. Lỗi của ai? GDP của Việt Nam khá cao chừng 7.0 vây tại sao thanh niên ở Hà Tĩnh, Nghệ An vẫn phải bôn ba xứ người tìm việc? Câu trả lời là bởi cơ hội công việc vẫn chưa đồng đều với các tỉnh ở Việt Nam. Trong 8 tháng đầu năm 2019 có tới 41.790 thanh niên Hà Tĩnh phải bỏ xứ đi tìm việc nơi khác, trong ấy có cả xuất khẩu lao động. Tôi công nhận nếu khẳng định lỗi của chính quyền là 100% là không công bằng bởi không phải tất cả thanh niên của Hà Tĩnh và Nghệ An lao vào con đường mưu sinh đầy rủi ro và nguy hiểm như các nạn nhân nhưng nếu bảo chính quyền không có lỗi thì cũng không đúng bởi tại sao thanh niên các nước khác không trốn trong thùng xe để sang Việt Nam tìm việc? Một sự việc phức tạp thì một câu trả lời rành rọt và ngắn gọn sẽ không thoả đáng. Đã ngớt tiếng súng mấy chục năm, một thời gian đủ dài để một đất nước cất cánh về kinh tế và người dân có thể xây đắp cuộc sống của mình ở tại quê hương. Tôi đã xem clip trên trang FB của Võ Hồng Ly khi có tới 100 người lao động Việt Nam bước xuống từ thùng container để tìm việc ở bên Trung Quốc. Họ cười nói bằng tiếng Việt nhưng hình ảnh lam lũ ấy rất đau lòng. Nhu cầu xây dựng cuộc sống, khát vọng vượt khó hay xây đắp một tương lai sáng lạn là chính đáng với bất cứ ai. Đành rằng con đường ra đi của họ là phi pháp nhưng họ phải chấp nhận một cách làm rủi ro ấy bởi họ quá tuyệt vọng trong khó khăn. Nhiều kẻ chửi họ ngu nhưng người dân nhận thức kém là do đâu? Khi có vấn đề về nhận thức trong xã hội thì nhiệm vụ của hệ thống truyền thông là phải nâng cao nhận thức của người dân. Hơn nữa, bản thân hệ thống giáo dục không đầy đủ và thiết thực hiện nay đã không giúp họ có được cuộc sống hạnh phúc ngay tại quê hương. Thời đại nào thì nhận thức của lãnh đạo cũng rất quan trọng với sự phát triển của đất nước, với cuộc sống của người dân. Khi một thảm hoạ nhân đạo xảy ra thì chính quyền nhân văn sẽ ứng xử nhân văn, chính quyền độc đoán ngu xuẩn sẽ ứng xử theo kiểu độc đoán ngu xuẩn. Mấy ngày nay, báo chí nước ngoài tràn về Việt Nam bởi đây là câu chuyện đáng quan tâm. Khi đi gấp như thế thì làm sao có được giấy phép của Bộ Ngoại Giao mà làm việc? Do vậy đa phần họ phải đi chui với visa du lịch và tất nhiên khi đến thì sẽ gặp khó khăn với an ninh địa phương. Các gia đình tôi gặp đều nói công an địa phương bảo không nên gặp báo chí mà không có giấy giới thiệu. Mà có giấy giới thiệu hay không thì có thay đổi được nội dung câu chuyện không? Sao cứ phí năng lượng vào những việc giời ơi như vậy? Người đi nhiều, hiểu biết nhiều ở đất nước này sẽ luôn cảm thấy bức bối bởi sự tù túng trong tư duy của lãnh đạo. Trong thời đại thông tin thì không ai có thể ngăn chặn được thông tin, mà với báo chí thì sự ngăn chặn vô lý sẽ lại được đưa vào như một phần của câu chuyện buồn. Truyền thông tử tế thì không làm, lại thuê một lũ được gọi là DLV đầu óc ngu đần như kiểu Hồng Vệ Binh để bảo vệ dư luận. Đến từng câu chửi còn giống nhau, lười và ngu tới mức không chịu động não để đọc, để hiểu thực tế cuộc sống có khác gì với điều được tuyên huấn dạy hay không. Sự lệch lạc ấy về tư duy tạo ra một sự quái thai về nhận thức trong xã hội. Đất nước đã nghèo lại phí tiền thuế để cho một lũ chỉ biết tạo nick ảo, rồi chửi bới, sỉ nhục những người có tiếng nói trung thực và thẳng thắn. Dạy tử tế đã khó lại còn dạy sự mất dạy thì đất nước này bao giờ mới mở mặt được? Cho nên, trong bài này tôi vẫn kết luận rằng những bi kịch thùng nhân kia thì chính quyền phải có lỗi tới 70 hay 80%. Không ai sinh ra đời lại muốn đi kiếm sống bằng con đường chui lủi đầy rủi ro nếu như họ có thể tìm được một công việc tốt ở nhà. Trong ảnh là ông bố Trà My bên bàn thờ của em và an ủi vợ, người mà từ lúc biết tin chỉ có thể nằm bệt trên giường. Không con tim người mẹ nào có thể chịu đựng được nỗi đau khi tưởng tượng ra cảnh con gái mình đã phải vùng vẫy trong hoảng loạn và đau đớn trong một cái quan tài khổng lồ bằng thép trước khi chết cùng 38 người khác. Trà My là một người con gái Việt Nam, sống đầy trách nhiệm, đầy tình thương yêu bố mẹ, anh em giống như rất nhiều người con gái Việt Nam khác. Xin hãy nghĩ về các nạn nhân với sự thương xót, đồng cảm và cả với nỗi buồn về tình trạng nhiều khiếm khuyết của đất nước mình | ||||||
Truyện kể đã 10 năm, đúng 10 năm... giờ vẫn tiếp diễn, lại càng bi thảm hơn xưa... Posted: 30 Oct 2019 09:36 PM PDT
Cô tên là Xuân, Nguyễn Thị Xuân. Một cái tên đơn giản, không có tên đệm thêm cho văn vẻ thơ mộng như Mỹ Xuân, Thanh Xuân hay Bích Xuân. Nhưng đấng sinh thành ra cô khi đặt cho cô cái tên Xuân, hẳn cũng ít nhiều mong muốn cho cuộc đời con gái mình đầy tốt đẹp, đẹp như mùa xuân. Đã hai mươi lăm mùa xuân đi qua đời cô. Bây giờ, trời đã bắt đầu sang thu. Còn Xuân thì đang ở trong một cánh rừng bên trời Âu. Người con gái ngồi bên những thân gỗ mục. Ngồi chờ đợi, hy vọng một mùa xuân đẹp sẽ đến với mình bên kia biển. Buổi sáng tháng mười, mặt trời đã lên khá cao, thả xuống những tia nắng lấp lánh trên các hàng cây. Những lớp sương đêm đã đọng thành giọt trên cỏ lá, tan chảy nhiễu nhão trên các đồ vật, song nắng vẫn không xua tan nổi cái lạnh rét mướt của đêm rừng. Xuân ngồi sát vào bếp lửa phía ngoài lều tìm hơi ấm từ những cành khô đang bập bùng cháy đỏ. Gọi là bếp nhưng chỉ là một cái lò tự chế như thưở sơ khai, được làm bằng những cục gạch chồng lên nhau. Cô đang nấu những nồi súp to, những cái nồi cũ kỹ, ám khói đen ngòm. Súp được nấu bằng rau cải, khoai củ và thịt. Khi là thịt, xương, khi là lưỡi bò. Tùy theo món nào đang bán rẻ ở siêu thị. Hơi nóng của lửa và của những nồi súp đang bốc hơi xung quanh vẫn không làm cô đủ ấm. Cô ngồi chắp hai tay vào nhau trong dáng dấp co ro. Thỉnh thoảng có tiếng chim hót, quạ kêu, tiếng lũ sóc chạy nhảy trong lùm cây, tiếng súng của những người thợ săn vọng lại từ xa. Bất cứ một tiếng động nào bật lên cũng làm cô giật mình lo sợ. Mỗi ngày Xuân có nhiệm vụ phải nấu vài ba nồi súp to như thế để đủ bữa ăn cho cả hàng mấy chục người. Cô phải dậy sớm hơn những người bạn của cô. Cô dậy khi sương còn lan man bay. Khi đám người ấy, còn đang rúc vào nhau tìm hơi ấm, tiếc hơi ấm, ráng níu kéo giấc ngủ trong những chiếc chăn dầy. Chốc nữa họ sẽ thức dậy, họ sẽ phụ giúp nhau dọn chén bát và quây quần bên những bộ bàn ghế thấp bằng nhựa cứng để chia phần ăn. Sau bữa ăn, mỗi người một nhiệm vụ. Người thì đi rửa chén bát ở một chỗ có để thau chậu, những bình chứa nước. Chén bát rửa xong được úp gọn ghẽ trong một chiếc xe đẩy, loại xe đẩy dùng để bỏ hàng hóa vào khi đi mua sắm trong siêu thị. Những người có phận sự giặt giũ thì lo giặt rồi phơi quần áo trên những sợi cước dầy, giăng từ thân cây này qua thân cây nọ. Cũng có những thanh niên nhàn nhã ngồi dạo ðàn, ca hát. Họ ngồi bên tách cà phê, tách trà, trò chuyện rôm rả. Sau ðó, họ sẽ ði tìm củi khô, thứ nhiên liệu duy nhất để nấu ăn và sưởi ấm. Hoặc làm việc gì đó nặng nhọc hơn, những việc dành cho đàn ông. Những phụ nữ sẽ dọn dẹp căn lều, thu dọn rác rưới. Mỗi người mỗi việc, cần mẫn chăm chỉ. Trong bối cảnh sinh hoạt này, không ai có thể nghĩ đây lại là những người thường xuyên sống với nỗi lo sợ bị bắt bớ, trục xuất. Nếu là mùa hè, nhìn đám thanh niên gọn gàng trong bộ quần jean, áo thun màu sắc tươi vui, chân mang giầy thể thao lăng xăng chạy giỡn, người ta có thể tưởng như đây là một khu cắm trại dành cho giới trẻ. Họ không thiếu ăn, thiếu mặc. Tất cả được cung cấp bởi những người dân tốt bụng sống trong những làng mạc gần đó. Luôn cả vấn đề vệ sinh cá nhân. Câu lạc bộ thể thao của thị xã cho họ đến tắm rửa một tuần một lần. Họ cũng rất khôn khéo, luôn lau chùi phòng tắm sạch sẽ sau khi sử dụng. Không thấy rác rưới vứt bừa bãi xung quanh khu đất họ dựng lều. Phong cách đó đã lấy được tình cảm của người dân trong vùng. Có thể gọi đây là một cái làng nho nhỏ, "làng Việt Nam." Làng có bảy căn nhà là bảy cái lều lớn dựng lên giữa rừng. Bảy chiếc lều cho tám mươi lăm người. Lều để ngủ, không có chỗ chứa đồ lặt vặt. Vì thế những vật dụng cá nhân như gương lược, bàn chải đánh răng, ngay cả cái đồng hồ coi giờ đều được để phía ngoài, trong những chiếc hộp nhựa đặt giữa những chạc cây, hay móc trên những mốc cây. Chúng được giữ chặt chẽ hơn bằng những lớp băng keo dán cứng. Vậy mà cạnh lều, họ còn dành riêng một góc để lập một trang thờ, thờ Phật. Họ thắp hương khấn vái mỗi ngày và lúc nào cũng có đĩa trái cây cúng Phật. Họ tin Đức Thế Tôn sẽ ban cho họ mọi sự yên lành. "Bộ lạc Việt Nam hiện đại" này, người Pháp gọi là "Jungle Vietnamienne," một cánh rừng thuộc thị xã Angres, trên xa lộ 26 giữa Arras và Calais, cách Calais khoảng một trăm cây số. Lối đi dẫn vào rừng là một con đường mòn nhỏ hẹp, cây cối um tùm rũ xuống hai bên. Phải cúi đầu, khòm lưng xuống và dễ bị vấp ngã nếu không để ý vì lởm chởm ổ gà. Bên ngoài là một trạm xăng lớn, tấp nập khách đường xa dừng lại nghỉ ngơi, ăn uống nhưng vào sâu bên trong thì thực sự đây là một cánh rừng hoang dã bởi vẫn còn những chiếc hố, dấu vết lưu lại bởi bom đạn từ thời Đệ Nhị Thế Chiến. Jungle theo định nghĩa là một vùng rừng rậm miền nhiệt đới. Nhưng jungle được nói đến khá nhiều khoảng thời gian gần đây, trên những thông tin, thời sự. Jungle được xem như một nơi cư trú, một lán trại của những người nhập cư bất hợp pháp. Jungle là một hiện tượng của tỉnh Pas De Calais, vùng bắc nước Pháp. Giữa tháng sáu năm nay, tại một cánh rừng mang tên Téteghem thuộc tỉnh Dunkerque, nhân viên kiểm lâm đã khám phá ra một số đông người Việt không có giấy tờ hợp pháp, ẩn náu trong rừng chờ cơ hội tìm đến những bãi đậu xe gần đó. Đây là những bãi đậu rộng lớn dành riêng cho các xe vận tải, loại vận tải chuyên chở hàng hóa đến từ các nước Âu châu, thường dừng lại nghỉ ngơi trước khi vào cảng Calais để qua bên Anh bằng phà. Những người Việt này sẽ tìm cách lẻn trốn trong xe, vượt biển sang Anh quốc cùng số hàng hóa đó. Đã có một người đàn ông hai mươi bảy tuổi chết để lại vợ con ở Việt Nam. Anh chết vì bị rớt từ trên mui xe xuống lòng đường. Và cuối tháng chín vừa qua, tại một cánh rừng khác, cũng không xa Calais là bao, một số đông cả hàng trăm nhân viên công lực của tỉnh đã bố ráp, bao vây và bắt được 287 người A Phú Hãn. Trong số đó, có khoảng gần phân nửa trẻ vị thành niên. Một số người đang bị ghẻ lở, bệnh tật. Khu lều trại đã bị giải tán sau đó. Nhưng chính phủ Pháp, sở Di trú đang gặp nhiều khó khăn khi giải quyết tình trạng này. Với cái gọi là nhân đạo, humanitaire, có nhiều chống đối giải pháp trục xuất những người này hồi hương với lý do quê hương họ là một xứ sở đang có chiến tranh khốc liệt. Trả họ về là đẩy họ vào cái chết. Hiện tại, một số người đã được đưa về A Phú Hãn, những số khác được phân tán đi nhiều nơi gọi là tạm cư chờ xét xử Chuyện A Phú Hãn chưa xong thì bây giờ lại đến chuyện Jungle Vietnamienne. Việt Nam, A Phú Hãn, Irakien, hay Erythréen, v.v… Tất cả những cư dân bất hợp pháp kể trên đang được gọi bằng một cái tên mới là Nouveaux boat people, vì họ đều có chung một mục đích là vượt biển sang Anh. Nơi mà họ đã được hứa hẹn và tin chắc rằng mình sẽ có ngay một việc làm để kiếm sống. Còn nơi nào lý tưởng hơn cho họ cắm cọc, dựng lều sống qua ngày như vùng Calais. Một thị trấn có hải cảng nằm ngay bờ biển Manche. Xuống được tàu, chỉ mất hơn một giờ đồng hồ qua bên kia biển là có thể chạm đến vùng đất hứa. Các địa điểm gọi là jungle xung quanh Calais đã có từ lâu. Dân nhập cư bất hợp pháp khi bị lộ tung tích phải trốn đi nơi khác. Nhóm kia đi thì ít lâu sau nhóm nọ lại đến. Jungle Vietnamienne, nơi tạm trú của tám mươi lăm người Việt đủ mọi lứa tuổi, trước là chỗ ở của những người Kosovas. Khi đến đây, những người Việt này cũng đã từng bị lùng bắt, tháo chạy từ một nơi khác. Phải chăng họ cũng chính là những người đã trốn thoát từ rừng Téteghem hồi tháng sáu vừa qua? Họ từ đâu đến? Từ những tỉnh lỵ nghèo nàn của Việt Nam, vì sống cơ cực nên mơ một đời sống tốt đẹp hơn để phải mạo hiểm phiêu lưu như thế chăng? Không hẳn là những người nghèo, cùng quẫn. Mỗi người mỗi hoàn cảnh khác nhau. Có người phải cầm cố tài sản, có người vay nợ để trả cho tổ chức. Đa số đi từ Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Ninh. Một ít người đi từ Quảng Bình, Đắc Lắc, v.v... Xuân cho biết khởi đầu cuộc phiêu lưu của cô là trốn qua Tàu bằng xe buýt, rồi lên xe lửa qua Nga gặp những người đồng hành khác. Sau đó cùng đám người này tiếp tục qua Ba Lan, Tiệp Khắc để đến được Âu châu. Cũng có người đi bằng máy bay từ Hà Nội qua Nga, Đức rồi mới đến đây. Âu châu của họ chính là cánh rừng này. Những người bà con của Xuân sống ở bên Anh đã giúp cô tiền để trả những chi phí cho cuộc hành trình. Nhưng ai là người chủ chốt đường dây đưa người lao động bất hợp pháp vào đất Anh? Ai dẫn dắt họ vượt qua cửa khẩu bao nhiêu quốc gia? Rồi ai sẽ là người đón tiếp họ bên kia biển Manche, cho họ một công việc làm thì chưa được xác định. Làm thế nào để có thể từ một vùng châu Á xa xôi, đi qua bao xứ sở trôi giạt đến nơi đây khi cả tiếng Pháp lẫn tiếng Anh họ chỉ nói được vài tiếng như "La Chine, La Russie, la traversée de L'Europe1..." Hoặc "À pied, en bus, en train2." Đó là câu hỏi đầy kinh ngạc của những nhà báo Pháp khi đến lấy tin tức. Tất cả đều chỉ nói tiếng Việt. Duy nhất có một thanh niên trẻ tên Tony, biết chút tiếng Anh. Nhưng với một thứ tiếng Anh hạn hẹp cũng không giải thích được rõ ràng hơn. May mắn cho họ đã được một linh mục Việt Nam cư ngụ tại Téteghem thỉnh thoảng đến thăm, giúp thông dịch, theo lời của một người hảo tâm sống ở làng lân cận, hay qua lại giúp đỡ. Ông cho biết là đã có một nhóm người nói tiếng Nga đến đòi những người di dân lậu này phải nộp cho họ tiền hằng tháng. Một cô gái tên Thu, Trần Thị Thu, cùng tuổi với Xuân. Ngày cũng như đêm, lúc nào trong cô cũng canh cánh nỗi sợ hãi. Sợ cảnh sát đã đành, sợ luôn những ông trùm mafia dữ tợn đến tống tiền. Họ đã cùng nhau thay phiên canh gác khu trại và sáng chế một chiếc chuông báo động. Chuông được treo vào một sợi dây dài chạy vòng xung quanh bảy cái lều để khi chuông reo báo động, tất cả mọi người cùng nghe thấy. Họ cũng thủ sẵn gậy gộc, cây sắt để tự vệ, chống lại đám người này. Theo mạng thông tin của Libelille.fr thì đầu tháng chín, đã có một cuộc ấu đả xảy ra giữa những người Việt khốn khổ này với bọn mafia tống tiền kia. Bảy người Việt bị hành hung, khá nhiều thương tích phải đưa vào bệnh viện. Họ có bị lường gạt, lùa vào cánh rừng này rồi bỏ mặc hay không? Nếu không thì chờ đến bao giờ để thoát qua được bên kia biển? Sự kiện nouveaux boat people này đã khiến cho cảnh sát canh phòng ở các hải cảng biên giới vào Anh quốc kiểm soát chặt chẽ hơn. Trong tháng mười vừa qua, đã có hai vụ chận bắt xe vận tải trên chuyến phà đi từ cảng Cherbourg của Pháp đến Anh. Tính ra, gần 30 người bị bắt giữ, có cả những thiếu niên chưa đầy mười tám tuổi. Những vụ bắt bớ đã ảnh hưởng luôn đến các giới chức có thẩm quyền, trách nhiệm an ninh của những địa phương này. Họ đang bị tòa án Anh quốc buộc tội là đưa người nhập cư trái phép. Hai tài xế xe đều là người Anh thường qua Pháp mua hàng hóa đã bị giam giữ và cuộc điều tra đang tiến hành. Hiện tại, số phận của những người Việt này rồi sẽ ra sao khi những khu trại đều được lệnh phá hủy. Nhưng dẫu còn, thì những phụ nữ yếu đuối, những người luống tuổi khác làm sao chịu đựng nổi cái lạnh khắc nghiệt của núi rừng miền bắc giữa mùa đông. Họ có lang thang, lếch thếch dưới hầm xe điện ngầm hay dưới những gầm cầu như một số người Trung Đông vô gia cư đang sống lây lất ở Paris? Cái chết của người đàn ông hai mươi bảy tuổi và hình ảnh cô Nguyễn Thị Xuân ngồi giữa rừng bên những nồi súp được đưa lên tuần báo Grazia trong tháng mười là một chấn động lớn đối với người Việt Nam tại Pháp. Việt Nam không có chiến tranh như A Phú Hãn. Sự nhân đạo dành cho những "thuyền nhân mới" này chưa thấy đề cập đến. Chỉ có lương tâm "lá lành đùm lá rách" của đồng hương Việt Nam, đang quyên góp tiền bạc, thuốc men, giúp đỡ và thăm viếng họ qua sự hướng dẫn của Linh mục Dominique Phạm Xuân Đào. Dù ở trong rừng hay trên một vùng đất bỏ hoang nào đó. Không phải ở đâu họ cũng nhận được lòng tốt của dân địa phương. Có nhiều chủ đất đã tố cáo với chính quyền sở tại về sự xâm nhập bất hợp pháp của họ. Nên qua trận càn quét vừa rồi, dù không phải là tội phạm nguy hiểm nhưng họ đang được bảo vệ bằng một mạng lưới vô hình là sự im lặng kín đáo của đồng hương khi đến thăm hỏi, gặp gỡ. Tuy nhiên, vấn đề đi thăm, tiếp tế thực phẩm thuốc men đang gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm đã làm chùn chân những người thiện nguyện. Lẩn trốn được cảnh sát thì họ lại rơi vào một thảm họa khác. Hơn tám mươi người nhập cư trái phép này sau khi lán trại ở Angres bị giải tán, họ đã di chuyển đến một cánh rừng ở Grande-Synthe, không xa Téteghem là bao. Nơi đây, còn có những cư dân thuộc khối Ả Rập như A Phú Hãn, Irak, Iran trú ngụ. Trong đám người Ả Rập này, có hai gã đàn ông được biết là có mối liên hệ mật thiết với tổ chức nhận người bên Anh. Có lẽ chính vì điều ấy mà mọi người phải tuân phục những điều lệ do hai gã đề ra. Những ai muốn vào ra căn cứ này đều phải có sự kiểm soát của hai lãnh chúa rừng xanh. Sau khi biết chắc không phải là cảnh sát, chúng bằng lòng cho vào trại trước khi lục soát giấy tờ và hành lý mang theo. Những vật dụng như máy hình, máy quay phim đều được rà soát tỉ mỉ. Chúng còn kiểm soát trên người những vị khách xem có cất giấu gì hay không. Đã có hai người, một người đàn ông và một phụ nữ nhờ Cha Dominique đưa đến thăm. Hai nhà hảo tâm có ý định ở lại qua đêm để có nhiều thời gian tìm hiểu thêm về hoàn cảnh của từng người. Người phụ nữ cho biết chúng đã có nhiều cử chỉ khiếm nhã với chị. Hai chứng nhân và cũng là nạn nhân ấy chưa ở lại bao lâu đã tức tốc điện thọai xin Cha Dominique đến đón họ rời khỏi góc rừng này. Theo các nguồn tin thì đã có những người đàn bà Việt bị những gã Ả Rập cưỡng bách tình dục. Làm thế nào để cứu họ? Người Việt khắp nơi tại Pháp đang đầy bức xúc, lo lắng. Chỉ mong làm cách nào để chính quyền Pháp nghĩ đến họ, cứu giúp họ. Nhưng chịu tình nguyện lên máy bay trở về Việt Nam như một số người A Phú Hãn thì chắc không phải là điều họ mong mỏi. Theo phóng sự của báo Grazia thì tuy sống trong cảnh tồi tệ, cơ cực nhưng mỗi ngày những cô gái vẫn không quên điểm phấn, tô son. Nhìn họ lúc nào cũng tươi đẹp, vui sống, yêu đời dưới những mái lều. Bây giờ những người phụ nữ này đã sống như thế nào với sự xuất hiện của những con thú mang dáng người kia. Rồi còn bao nhiêu người Việt khác, những thanh niên năng động hân hoan ôm những bọc quần áo, thực phẩm được trao tặng từ những tấm lòng nhân hậu. Các anh, các chị có còn giữ được sự lạc quan. Còn nung nấu trong lòng một ước mơ được lên xe tải, xuống phà vượt biển khơi, được co mình trong những thùng, những bao hàng hóa mà chỉ cần một khoảng trống nhỏ đủ cho phần mũi miệng trên gương mặt hé ra, để không bị nghẹt thở cho đến khi đặt chân đến đất liền? Từ sau năm 1975, trong hành trình đi tìm tự do, đã có bao nhiêu phụ nữ Việt Nam bị hải tặc hãm hiếp trên biển Đông. Bao nhiêu phụ nữ bị bắt đưa vào các nhà thổ ở Thái Lan? Bây giờ, cũng bằng mọi cách để đổi đời, những cô gái Việt Nam đã chấp nhận lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc. Một con đường đa phần dẫn họ đến địa ngục trần gian. Nhưng Xuân ơi, con đường nhập cảnh bất hợp pháp, lây lất sống trong những cánh rừng cũng không phải là con đường dành cho phụ nữ. | ||||||
Đất nước bao giờ đẹp thế này chăng ! Posted: 30 Oct 2019 09:35 PM PDT | ||||||
Posted: 30 Oct 2019 09:34 PM PDT Trần Nhơn Đêm qua chìm trong giấc mơ, Vẳng nghe cóc tía ngâm thơ lẩy Kiều. Hàng thần về với Thiên Triều, Lao tâm khổ tứ góp nhiều công lao. Phản đống chí, hại đồng bào, Nương nhờ đồng lõa leo cao tót vời. Ta là cậu ruột ông Trời, Sao cộng đồng mạng lắm lời chê bai? Lòng yêu nước chẳng thua ai, Chỉ vì đại cục bám ngai, giữ bình. Bãi Tư Chính vẫn của mình, Cùng nhau khai thác giữ tình bang giao… Giựt mình tỉnh giấc chiêm bao, Ngọc Hoàng chỉ dụ Nam Tào gạch tên. Sắc lệnh hỏa tốc ban truyền: "Việt gian Thái thú qui thiên chầu trời". Sấm rền chớp giật… Thiên Lôi Tiễn ai về cõi giữa lời thị phi. 28/10/2019 | ||||||
Việt Nam sẽ trả núi nợ bằng gì ? Posted: 30 Oct 2019 09:33 PM PDT Đầu năm 2019, ông Thủ tướng nói sẽ vay khoảng 460.000 tỉ đồng để đảo nợ đến 2020. Đến cuối năm, cũng cái mồm đó nói rằng số tiền cần vay là 540.000 tỉ đồng. Lý do không còn để đảo nợ mà là… chi tiêu công. Những tượng đài nghìn tỷ, bức phù điêu tỷ tỷ tạc vào núi, những hôm bắn pháo hoa tỉ tỉ để ngắm quên đi đói nghèo, camera an ninh giá 1,7 tỉ/cái… đều được tính bằng tiền vay nước ngoài này đấy ạ! Chưa hết, đất nước của chúng ta đang gánh một bộ máy công chức đến 12 triệu người và gần 5 triệu đảng viên. Người Việt Nam đang cùng lúc nuôi 2 bộ máy chính quyền thì dù có tiền muôn bạc vạn cũng không nuôi nổi cái đám báo cô này. Nhưng đó không phải là vấn đề. Ai cho vay mới là quan trọng. Moody's từ lâu đã xếp hạng tín dụng Việt Nam ở mức B và nguy cơ còn đánh tụt hạng trong tương lai bởi niềm tin tài chính không được như kỳ vọng. Khi niềm tin tài chính quốc gia ở mức B thì không một ngân hàng nào ở Việt Nam vượt qua mức này. Cho nên, chúng ta quên đi những câu slogan của các ngân hàng ra rả trên truyền hình đi, chúng ta đang mang nợ rất nhiều. Nhưng vấn đề là, chúng ta nợ ai vậy? Năm 2018, hàng loạt các ngân hàng nước ngoài rút khỏi Việt Nam. Số ngân hàng ngoại còn lại là các ngân hàng của Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore. Họ còn ở lại Việt Nam bởi vì họ phục vụ các công ty là đối tác của họ ở chính quốc chứ không phục vụ cho vay ở Việt Nam. Các doanh nghiệp phương Tây muốn đầu tư vào Việt Nam, họ sẽ tham khảo các tổ chức xếp hạng tín dụng như Moody's và các ngân hàng đã làm ăn ở Việt Nam. Với tình hình như kể trên, bạn nghĩ Việt Nam dễ vay 540.000 tỷ đồng của nước ngoài ư? Nhưng Việt Nam vẫn có thể vay được số tiền này nếu đảng cộng sản muốn. Ở đâu vậy? – Đất nước có đường biên giới giáp tỉnh Quảng Ninh ấy! Năm 2007-2008, bằng chính sách đòn bẩy, con ác quỷ Nguyễn Tấn Dũng đã ném tỷ tỷ tiền vào các tập đoàn kinh tế, sau đó tất cả nát bét. Hậu quả là hiện nay, chúng ta đang phải trả hơn 11.000 đồng tiền thuế cho một lít xăng vốn có giá trị thật chưa đến 9.000 đồng. Còn hiện nay, 540.000 tỉ đồng nếu được vay, chúng ta sẽ trả bằng gì? – Dạ thưa! Chúng ta sẽ trả bằng chính chủ quyền đất nước của chúng ta. Hãy nhìn bãi Tư Chính. Trước đó là Luật đặc khu. Hãy nhìn những gì bọn phương Bắc câu kết với (.............) sẽ thấy, rồi vận mệnh đất nước sẽ từ từ bị gá nợ theo cách rất kinh khiếp như thế! | ||||||
THƯƠNG CÁC EM CHẾT Ở XỨ NGƯỜI. Posted: 29 Oct 2019 09:44 PM PDT Trần Nhương
Đất nước có thể nhiều điều bất cập Có thể chưa dân chủ công bằng Có thể nhóm lợi ích đỏ đen ăn của dân ngập miệng Có thể ai đó coi dân ở phía bên kia Có thể ai đó cho phản biện là phản động Có thể và rất nhiều có thể Nhưng đất nước đang trở mình Qua cơn bĩ cực Dân kiên cường biết rõ vàng thau. Các em sao lại bỏ quê hương tìm miền đất hứa Chui lủi trốn đi rồi bỏ xác quê người Mẹ mất con Đồng bào như tre không ấm bụi Giọt máu Tiên Rồng đổ xuống trời xa. Giá mà các em đi nhờ được chuyên cơ Thì đâu chết không tuần nhang làng xóm... http://trannhuong.net/ | ||||||
Công an Nghệ An ‘canh nhà người nghi là nạn nhân trong xe container ở Anh' Posted: 29 Oct 2019 09:37 PM PDT Ben Ngo 2019-10-29
Hôm 29/10, Linh mục JB Nguyễn Đình Thục, quản xứ Song Ngọc, đi thăm gia đình anh Nguyễn Đình Tứ, chị Bùi Thị Nhung, cùng ở xã Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An và gia đình anh Nguyễn Văn Hùng và anh Hoàng Văn Tiếp cùng ở xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Đây là bốn trong số các gia đình đang lo ngại con mình có mặt trên chuyến xe định mệnh ở Anh Quốc. Sau chuyến thăm, trả lời RFA, Linh mục JB Nguyễn Đình Thục nói: "Khi tôi đến thăm gia đình anh Nguyễn Đình Tứ ở xóm Phú Xuân thì thấy một vị công an đang ở đó cùng mấy đoàn nhà báo Báo Lao Động cùng một số khách đến thăm. Tôi thấy vị công an này đem máy điện thoại ra quay, chụp ảnh từng người. Khi mà tôi hỏi tại sao anh lại quay và chụp ảnh, thì anh ấy nói 'tôi là công an thì tôi có quyền'. Anh ấy nói với giọng rất là hách dịch." "Khi đến một gia đình khác, của chị Nhung, ngồi một lúc thì cũng thấy hai anh công an đến. Ở đây bởi vì là gia đình Công giáo, nên khi tôi đến thì mấy anh công an đấy không vào quay phim, chụp ảnh thôi, nhưng họ đến ngồi ở bên ngoài. Xem ra họ muốn quản lý tất cả những người đến thăm hay sao ấy". "Khi đến thăm gia đình Hoàng Văn Tiếp ở xã Diễn Thịnh thì cũng vậy, khoảng hai ba phút sau thì thấy công an đến đó. Tôi nghĩ rằng chắc có sự quản lý, hay gây khó khăn cách nào đó từ phía chính quyền đối với người đến thăm. Tôi là người Việt Nam thì họ không gây khó khăn, nhưng nếu là người nước ngoài thì có lẽ họ sẽ gây khó khăn hay là như thế nào đó. Đây cũng chỉ là sự suy đoán của tôi mà thôi." Hôm 29/10, báo Nghệ An dẫn nguồn nhà chức trách xác nhận, có ít nhất 14 thi thể phát hiện trong container ở Anh là người Nghệ An. Tờ báo viết: "Cả 14 thi thể đều là công dân Nghệ An, trong số đó phần lớn là ở Yên Thành và Diễn Châu. Nhà chức trách Anh xác nhận được danh tính sau khi nhận các dữ liệu từ phía Việt Nam gửi qua như vân tay, mẫu ADN.... Báo Tiền Phong cũng đăng tải cùng lúc trong chiều 29/10 nhưng sau đó đã gỡ bỏ và thay bằng nội dung khác. Về chi tiết này, báo Dân Việt vào cuối ngày 29/10 cho biết: "Lãnh đạo tỉnh Nghệ An bác bỏ thông tin 14/39 người tử vong trong container tại Anh là người địa phương. Đồng thời khẳng định chưa có bất kỳ thông tin chính thức nào liên quan đến người Nghệ An tử vong tại Anh. "Bốn gia đình mà tôi đến thăm là có con đi Anh trong thời gian vừa rồi mất liên lạc mà họ suy đoán là nằm trong chiếc xe định mệnh đó. Tôi hỏi là gia đình ta có thông tin nào chính xác hay chưa. Họ đều nói là họ không có thông tin chính xác mà chỉ là suy đoán vì các em ra đi trong thời gian đó mà mất liên lạc. Họ suy đoán con cái họ nằm trong danh sách đó mà thôi, chứ mà nói chính xác thì không biết báo Nghệ An căn cứ vào đâu." Linh mục JB Nguyễn Đình Thục Bình luận về tin báo Nghệ An loan đi xác nhận 14 thi thể phát hiện trong container ở Anh là người Nghệ An, Linh mục JB Nguyễn Đình Thục cho biết: "Bốn gia đình mà tôi đến thăm là có con đi Anh trong thời gian vừa rồi mất liên lạc mà họ suy đoán là nằm trong chiếc xe định mệnh đó. Tôi hỏi là gia đình ta có thông tin nào chính xác hay chưa. Họ đều nói là họ không có thông tin chính xác mà chỉ là suy đoán vì các em ra đi trong thời gian đó mà mất liên lạc. Họ suy đoán con cái họ nằm trong danh sách đó mà thôi, chứ mà nói chính xác thì không biết báo Nghệ An căn cứ vào đâu." "Còn việc nói 14 người ở trong địa bàn Nghệ An thì tôi nghĩ là chắc có. Vì tôi tìm hiểu, lâu nay, không chỉ một chuyến này mà nhiều đoàn, nhiều lớp khác là người Nghệ An đã đi sang bên nước Anh bằng con đường này. Một trong bốn gia đình đã làm bàn thờ cho con của họ, còn ba gia đình khác thì chưa làm bàn thờ. Khi tôi hỏi về việc con cái ra đi thế nào, thì họ không trả lời. Có người bảo rằng con họ cũng lớn, các em tự tìm đường dây để đi và nhờ gia đình vay mượn tiền cho em đi." Trong chuyến thăm, Linh mục JB Nguyễn Đình Thục đã tìm hiểu gia cảnh khiến những người nghi là nạn nhân trên xe container phải đi sang nước Anh bằng mọi giá. Ông kể tiếp: "Trong số này có gia đình của em Nhung, bố bị ung thư mất cách đây hai năm, lúc em mới học lớp 9 phải bỏ học ở nhà chăm bố và sau đó vì hoàn cảnh khó khăn nên bỏ học luôn. Sau khi bố mất, em không có việc làm, nên tìm đường dây để đi, nhờ mẹ và các anh vay mượn tiền. Gia đình đó rất là khó khăn, vì nhà nghèo, vay mượn để lo cho bố chữa bệnh, nhà rách nát nên vay mượn tiền làm nhà, làm nhà chưa xong thì bố mất, gia cảnh rất khó khăn. Thành ra em đi là mong giúp cho gia đình để trả nợ nần nhưng mà ai ngờ lại gánh thêm. Nếu em đi trên chuyến xe đó thì chẳng những em không giúp được mẹ mà còn để lại cho mẹ thêm một khoản nợ rất là lớn." "Còn một gia đình khác mà tôi đến thì họ bảo rằng mấy hôm nay họ rất mệt mỏi, một phần vì lo lắng cho con, một phần vì rất nhiều người đến hỏi thăm nên họ mệt mỏi, không muốn trả lời. Còn một gia đình khác khi tôi đến thấy gia cảnh nghèo nàn, tôi không hỏi sâu nhưng nghĩ rằng cả bốn gia đình chắc là vì hoàn cảnh khó khăn, ở nhà không có công ăn việc làm nên tìm cách cho con họ đi nước ngoài." Linh mục JB Nguyễn Đình Thục cũng khẳng định là không chỉ là bốn gia đình nêu trên mà ở tỉnh Nghệ An, do hoàn cảnh khó khăn chung, người dân phải vất vả rời quê đi mưu sinh ở nơi khác. Ông nói thêm: "Chính quyền họ lấy đất ruộng của dân để làm đường, bán cho các công ty xí nghiệp. Trước thì người dân sống nhờ ruộng, thì bây giờ đất ruộng ngày càng thu hẹp, mà người càng ngày càng đông. Cho nên nếu ruộng không có mà làm, nếu làm ruộng thì thu nhập từ đồng ruộng không đủ nuôi sống gia đình. Rồi công ty xí nghiệp ở Nghệ An thì không có, thời tiết lại khắc nghiệt, bão lũ quanh năm. Vấn đề khác là Công ty Formosa gây ảnh hưởng, ô nhiễm biển, cướp đi hàng ngàn, hàng vạn công ăn việc làm cho người dân miền Trung. Cho nên, họ đã khổ thì càng khổ hơn, đã mất việc thì càng mất việc hơn. Có thể nói điểm chung của vùng Nghệ An Hà Tĩnh này là như thế. Còn nếu nhìn bề ngoài thấy có những gia đình khá giả ở vùng này thì cũng chỉ là nhờ đi xuất khẩu lao động ở nước này nước khác thì mới có đồng tiền làm nhà làm cửa. Cuộc sống của vùng Nghệ An Hà Tĩnh nhìn chung rất là khó khăn." Hôm 26/10, tại Giáo xứ Song Ngọc, Linh mục JB Nguyễn Đình Thục cũng là người tổ chức buổi thắp nến cầu nguyện cho các nạn nhân vụ 39 thi thể bị phát hiện trong xe container. Hiện tại, Bộ Công an cũng đã cử đoàn công tác sang Anh để phối hợp liên quan đến vụ việc này. Trong đoàn công tác có một số cán bộ thuộc Công an tỉnh Nghệ An." Trong ngày 29/10, phóng viên RFA gọi điện đến tổng đài Công an tỉnh Nghệ An và Ủy ban nhân dân huyện Yên Thành và Diễn Châu nhiều lần nhưng không nhận được phản hồi. | ||||||
Lời kể của những gia đình có con mất liên lạc trên đường sang Anh Posted: 29 Oct 2019 09:32 PM PDT Bỏ ra gần một tỷ đồng, một số lao động Việt Nam được hứa hẹn đưa sang Anh làm việc với thu nhập cao.
"Ngày 23/10, My nhắn tin vào điện thoại của mẹ nhưng bà ấy không để ý nên chưa đọc. Sáng hôm sau, con trai út cầm máy lên thấy, gọi lại có đổ chuông song không ai bốc máy", ông Thìn kể và cho hay nhiều khả năng con gái ông là nạn nhân được phát hiện chết trong xe container tại Anh. My là con thứ hai trong gia đình có 3 anh chị em. Vài năm trước, khi đang học cao đẳng ở Vinh (Nghệ An), cô bỏ ngang để đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản. Năm 2019, về nước My dồn tiền mua ôtô cho anh trai đi lái taxi, sau đó tiếp tục liên hệ với nhiều người để qua Anh làm ăn. Ông Thìn cho biết, chi phí sang Anh là 950 triệu đồng, đi theo diện liên hệ với người quen, không có hợp đồng. Trước khi xuất cảnh, họ yêu cầu nộp trước 22.000 USD (khoảng 500 triệu đồng), khi sang Anh thành công sẽ thu nốt số tiền còn lại. Từ hôm 23/10, khi có tin 39 người chết được phát hiện trên xe container ở Anh, người chịu trách nhiệm đưa My đi đã không liên lạc với gia đình. Bà Nguyễn Thị Phong (mẹ Trà My) nói: "Tôi khuyên con ở nhà lấy chồng, nhưng nó bảo cố đi nốt chuyến này, kiếm tiền trả nợ giúp bố mẹ thoát nghèo đã rồi tính chuyện lập gia đình sau". Gia đình bà Phong buôn bán nhỏ ở chợ huyện. Hai con trai đã nhiều tuổi song không có nghề nghiệp ổn định. Cách nhà ông Thìn 15 km, ông Nguyễn Đình Gia (trú xã Thanh Lộc, huyện Can Lộc) cũng trình báo có con trai Nguyễn Đình Lượng (20 tuổi) mất tích từ hôm 23/10.
Ông Gia cho biết, tháng 8/2017, Lượng sang Pháp làm việc qua giới thiệu của một số người quen, chi phí cho chuyến đi khoảng 18.000 USD. Cậu bay từ Việt Nam sang Nga, sau đó tới Ukraine rồi Đức, đến ngày 27/4/2018 mới đến Pháp. Tại đây, Lượng làm trong một nhà hàng do người Việt Nam quản lý được một năm hai tháng, lương mỗi tháng gần 50 triệu đồng. "Ngày 10/10, con gọi điện về, nói giờ nợ gần trả xong, sắp tới muốn sang Anh làm việc sơn móng tay, móng chân cho một số cơ sở thẩm mỹ, thu nhập cao gấp 3-4 lần hiện tại. Cháu bảo đã liên hệ, có người Việt Nam ở châu Âu hứa đưa sang Anh, nếu thành công nhờ bố mẹ gửi tiền sang để trả cho họ", ông Gia nói. Theo ông Gia, Lượng nói từ Pháp đi sang Anh có hai lựa chọn cách đi. Một là "cỏ", hai là "VIP". "Cỏ" là đi khổ cực, dễ bị lộ còn "VIP" là cách đi ít vất vả, an toàn, được đảm bảo, tỷ lệ bị phát hiện thấp. Phương án đi có thể di chuyển bằng các xe tải phủ bạt che kín, hoặc xe container. Lượng chọn cách đi "VIP". Ngày 21/10, qua mạng xã hội, cậu thông báo cho người thân biết đang đến Paris (Pháp). Ngày 24/10, một người chủ cũ ở của Lượng ở Pháp gọi điện về cho ông Gia, nói "xe chở con ông sang Anh gặp tai nạn rồi". Ông Gia có linh cảm con mình là một trong số những nạn nhân trong xe container ở Anh, song vẫn hy vọng vào điều may mắn. Tại Nghệ An có 5 gia đình cũng đang ngóng tin con mất tích ở Anh. Ông Nguyễn Đình Sắt (65 tuổi, trú xã Đô Thành, huyện Yên Thành) nói, con trai Nguyễn Đình Tứ (26 tuổi) mất tích hôm 23/10, nay chưa rõ tung tích nhưng vẫn lập bàn thờ cúng viếng.
Tứ làm hồ sơ đi xuất khẩu lao động theo đường chính ngạch sang Rumani vào năm 2018, chi phí 70 triệu đồng. Sang Đông Âu, cậu tiếp tục qua Đức. Ngày 20/10, Tứ gọi điện về báo đã có mặt tại Pháp, chuẩn bị nhập cư vào Anh. Những ngày sau, cậu bặt vô âm tín. Ngồi thất thần bên hiên nhà, ông Sắt nói gia đình có 5 người con, Tứ là cậu út, hiện mới xây nhà nên muốn xuất ngoại vài năm kiếm tiền về trả nợ. Mấy hôm nay, các thành viên trong gia đình luôn thấp thỏm, đứng ngồi không yên, xem tivi, đọc báo thường xuyên để theo dõi hình của Tứ. Ở xóm Yên Hội (xã Đô Thành), ông Lê Tuân có con Lê Văn Hà (30 tuổi, con trai thứ hai) cũng rơi vào trạng thái lo lắng tương tự. Hà xuất ngoại ba tháng trước. Ban đầu bay sang Malaysia, sau đó đi qua nhiều nước châu Âu, chờ cơ hội vào Anh. Trong cuộc điện thoại ngắn gọn gọi về cho bố hôm 21/10, Hà nói đang ở Pháp và chuẩn bị qua Anh. Ông Tuân cho hay không am hiểu về đường đi của con ra sao nên cũng chỉ dặn dò ngắn gọn "hãy giữ gìn sức khỏe và nhớ gọi điện về khi đang sang tới nơi". "Không biết con trai đi theo công ty nào, chỉ nghe nó nói để tới được Anh thì tốn hàng chục nghìn USD. Tôi lên ngân hàng cầm cố hai sổ đỏ, lấy tiền cho xuất ngoại. Giờ lành ít dữ nhiều, gia đình rất sốc", ông Tuân nói. Đến chiều 26/10, Hà Tĩnh có 9 trường hợp xác nhận với chính quyền địa phương có con mất tích ở Anh. Tại Nghệ An có 5 trường hợp. Các gia đình đã gửi ảnh chân dung của con đang mất tích cho một số người thân đang sinh sống tại Anh, nhờ cung cấp cho nhà chức trách sở tại để xác định danh tính. Rạng sáng 23/10, cơ quan cứu thương hạt Essex, đông bắc thủ đô London của Anh, nhận được cuộc gọi trình báo về một phát hiện ghê rợn bên trong thùng container trên chiếc xe đang đỗ ở khu công nghiệp Waterglade, thị trấn Grays. Khi các nhân viên y tế mở cửa thùng xe, họ phát hiện thi thể 38 người lớn và một thiếu niên, được cho là người nhập cư. Đại sứ quán Việt Nam tại Anh đang làm việc với cảnh sát Anh xác minh thông tin về quốc tịch của các nạn nhân, theo dõi sát tình hình, tiếp tục phối hợp để thúc đẩy quá trình xác nhận danh tính nạn nhân trong vụ 39 người thiệt mạng trên xe container tại khu công nghiệp Waterglade thuộc hạt Essex hôm 23/10. Đại sứ quán sẵn sàng các biện pháp bảo hộ công dân trong trường hợp có nạn nhân là công dân Việt Nam. | ||||||
Đại sứ Anh gặp Bộ Công an trao đổi về vụ 39 người chết trong container Posted: 29 Oct 2019 09:14 PM PDT Vũ Hân (vuhanbc@gmail.com)Chiều 28.10, Đại sứ Anh tại Việt Nam Gareth Ward cho biết ông đã có cuộc gặp với Bộ Công an để "thảo luận về thảm kịch mới xảy ra gần đây tại Essex", Anh, nơi 39 thi thể đã được tìm thấy trong thùng xe container.
Ngoài thông tin trên, tại thông cáo được phát đi chiều 28.10, Đại sứ Anh Gareth Ward cũng nhấn mạnh thêm là cho đến giờ, phía Anh "vẫn chưa có thông tin chính xác về việc những người này là ai và họ đến từ đâu", "nhưng dù bất kể quốc tịch của họ là gì, chúng tôi muốn gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến gia đình và người thân của họ". Cho biết ông hiểu rằng cộng đồng người Việt ở trong nước và ở Anh đều đang rất lo lắng, Đại sứ Anh cho hay đã bàn luận với Bộ Công an về cách hai chính phủ có thể hợp tác chặt chẽ hơn trong quá trình xác định danh tính nạn nhân. "Như cảnh sát Anh đã giải thích với người đồng cấp của tôi - Đại sứ Việt Nam tại London, quá trình xác minh này sẽ mất nhiều thời gian nhằm đảm bảo nhân phẩm của các nạn nhân và sự chính xác trong quy trình giám định pháp y, đồng thời bảo mật thông tin cho cuộc điều tra vẫn còn đang tiếp diễn", thông báo của Đại sứ Ward nói, đồng thời cho biết sẽ tiếp tục hợp tác để nâng cao nhận thức về sự nguy hiểm của nạn mua bán người, để truy tố những kẻ tội phạm liên quan, và để bảo vệ những người dễ bị tổn thương. Trong một diễn biến liên quan của vụ việc, sáng 28.10, bên hành lang Quốc hội, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, tới nay cơ quan chức năng của Anh đã chuyển cho phía Việt Nam hồ sơ 4 trường hợp trong số 39 nạn nhân để xác minh. Theo Thứ trưởng Sơn, với những nghi ngờ về khả năng có nhiều nạn nhân người Việt Nam trong số 39 người chết trong xe container tại Anh, Bộ Ngoại giao trước hết đã giao Đại sứ quán Việt Nam tại Anh túc trực ở hiện trường, bám sát hoạt động của Cảnh sát hạt Essex (ngoại thành London) để chờ đợi thông tin. Cho đến hôm nay, dù chưa xác định được danh tính các nạn nhân nhưng phía Anh cũng đã đưa hồ sơ 4 nạn nhân đầu tiên được lập sang đây cho phía Việt Nam để chắp nối các thông tin nhằm xác định nhân thân mỗi trường hợp. Ông Sơn cũng nhấn mạnh việc cảnh sát Anh sẽ cần nhiều thời gian để định danh các nạn nhân vì họ không chấp nhận nhận diện qua hình ảnh mà phải dựa trên kết quả xét nghiệm ADN. Theo kế hoạch, mỗi ngày cảnh sát Anh sẽ hoàn thành được việc lập hồ sơ 5 - 6 trường hợp. "Chuyển hồ sơ 4 trường hợp đầu tiên cho phía Việt Nam có nghĩa phía bạn cũng có nghi ngờ về nguồn gốc các nạn nhân nên phải phối hợp trao đổi giữa hai bên để xác minh cụ thể", Thứ trưởng Sơn nói. Hiện các cơ quan chức năng của Nghệ An và Hà Tĩnh, 2 tỉnh có nhiều gia đình đến trình báo, nhờ hỗ trợ vì nghi ngờ con em mình có mặt trên chuyến xe, cũng đã tiến hành các hoạt động thu thập mẫu ADN của người nhà để phối hợp với phía Anh xác minh thông tin. Sở Ngoại vụ tỉnh Nghệ An đã công khai số điện thoại của Giám đốc và Phó giám đốc Sở Ngoại vụ, lần lượt là các ông Nguyễn Hải Dương, số điện thoại 0963632609 và Trần Khánh Thục, số điện thoại 0912292617, để các gia đình liên hệ nếu cần hỗ trợ. | ||||||
Đảng Dân chủ công bố dự thảo nghị quyết luận tội Tổng thống Trump Posted: 29 Oct 2019 09:07 PM PDT VOV.VN - Các Hạ nghị sỹ đảng Dân chủ Mỹ ngày 29/10 đã công bố chi tiết các thủ tục cần thiết để thúc đẩy cuộc điều tra luận tội Tổng thống Donald Trump. Việc công bố văn bản nghị quyết diễn ra trong bối cảnh áp lực gia tăng đối với các nghị sỹ Dân chủ, đòi hỏi họ phải làm cho tiến trình điều tra luận tội trở nên cởi mở hơn, bao gồm tổ chức điều trần công khai đối với các nhân chứng chủ chốt trong vụ việc Ukraine, sự kiện vốn làm đảo lộn Chính quyền Tổng thống Donald Trump thời gian gần đây.
Trước đó, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Adam Schiff, nói rằng, đảng Dân chủ có kế hoạch thẩm vấn các nhân chứng trong một số phiên họp công khai và việc công bố dự thảo nghị quyết hôm qua đã biến tuyên bố đó thành hiện thực. Dự thảo nghị quyết nêu rõ, Chủ tịch Ủy ban Lựa chọn Thường trực sẽ chỉ định một phiên điều trần mở hoặc các phiên điều trần theo quy định. Dự thảo nghị quyết còn nêu ra những gì mà các ủy ban của Hạ viện chịu trách nhiệm điều tra Tổng thống Trump đang làm. Dự thảo nghị quyết cũng chỉ đạo một số ủy ban cụ thể tiếp tục các cuộc điều tra đang diễn ra của họ như một phần cuộc điều tra luận tội hiện hành của Hạ viện, qua đó xác định liệu hiện có đủ những bằng chứng cho phép Hạ viện thực hiện quyền lập hiến của mình để tiến hành luận tội Tổng thống Trump hay không và phục vụ những mục đích khác. Dự kiến Hạ viện sẽ tổ chức bỏ phiếu đối với dự thảo nghị quyết này vào ngày 31/10 tới./. |
You are subscribed to email updates from Dân quyền. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét