“Đại biểu QHVN muốn làm cho rõ vụ 9 người 'đi nhờ máy bay'” plus 12 more |
- Đại biểu QHVN muốn làm cho rõ vụ 9 người 'đi nhờ máy bay'
- Đảng Dân chủ thắng trong bầu cử ở Virginia, Kentucky
- Việt Nam cân nhắc việc kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông
- Nguyễn Thiện Nhân : Chú Cuội ?
- 'Lãnh đạo có con nâng điểm đưa người thân ra chịu tội thay để tiến thân'
- PGS, LÃO TƯỚNG ĐẶNG QUỐC BẢO
- “Xuất khẩu lao động”
- SAO BÁO CÁO QUỐC HỘI PHẢI NÉ TRÁNH GỌI TÊN TRUNG QUỐC
- Ủy ban Tư pháp: Có tham nhũng ngay trong cơ quan chống tham nhũng
- Phó trưởng Ban Dân nguyện: 'Vụ 9 người lén lút đi nhờ chuyên cơ sang Hàn Quốc có tham nhũng không?'
- LÀ "BUÔN NGƯỜI" CHỨ KHÔNG PHẢI "TRỐN RA NƯỚC NGOÀI"
- Toang rồi
- "THA PHƯƠNG CẦU VIỆC" LÀ NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ CỦA ĐỊA PHƯƠNG!
Đại biểu QHVN muốn làm cho rõ vụ 9 người 'đi nhờ máy bay' Posted: 06 Nov 2019 09:33 PM PST 6 tháng 11 2019
Trong cuộc họp về công tác phòng chống tội phạm và hoạt động ngành tư pháp tại Quốc hội ngày 4/11, ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng Ban Dân nguyện, đề xuất rằng ngành kiểm sát cần phải hoạt động ngang tầm nhiệm vụ, và rằng hoạt động tư pháp đang có các 'khuyết tật' cần 'chữa trị', trong đó có vai trò và vị trí của ngành Kiểm sát nhân dân. Cụ thể, theo ông Bình Nhưỡng, Viện kiểm sát nhân dân có hai chức năng tối quan trọng là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, nhưng hiện đang không làm tốt. Ông Nhưỡng đề nghị chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thông tin về một số vụ việc gây xôn xao dư luận gần đây, trong đó có vụ chín người 'bỏ trốn ở lại Hàn Quốc' sau khi 'đi nhờ chuyên cơ' công tác của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Phát biểu của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng được đưa ra vào thời điểm toàn cầu đang rúng động trước vụ việc 39 người Việt Nam được phát hiện chết trong xe tải đông lạnh tại Anh, làm dấy lên quan ngại về nạn buôn người xuyên quốc gia và trách nhiệm đảm bảo cuộc sống cho dân của chính phủ. "Vụ chín người lén lút đi nhờ chuyên cơ sang Hàn Quốc có tham nhũng không?" ông Nhưỡng đặt câu hỏi trước Quốc hội. Chưa công bố danh tínhVụ việc chín người 'đi nhờ chuyên cơ' đã gây xôn xao dư luận một thời gian qua nhưng danh tính của họ tới nay vẫn chưa được công khai. Vụ việc chỉ được dư luận Việt Nam biết đến sau khi đài MBC của Hàn Quốc hôm 23/9/2019 đưa tin rằng có chín người trong đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam bỏ trốn lại nước này hồi tháng 12/2018. Theo đó, đoàn Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, bà Nguyễn Thị Kim Ngân dẫ đầu, mang theo 162 người, trong đó 20 bộ trưởng và thứ trưởng đi riêng một chuyên cơ của Vietnam Airlines, để tham dự "Diễn đàn Đầu tư và Thương mại Việt Nam - Nam Hàn", theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Nam Hàn là ông Moon Hee Sang. Nhưng sau bốn ngày làm việc tại đây theo lịch trình, trong đoàn trở về Việt Nam không có tên chín người. Sau đó, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng thư ký Quốc Hội Việt Nam nói với báo chí trong nước rằng những người này chỉ 'đi nhờ'. Việc chọn doanh nghiệp nào đi, ăn ở ra sao tại Hàn Quốc do Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư Việt Nam chịu trách nhiệm. Chín bộ này đã 'đề nghị cho đoàn doanh nghiệp đi nhờ chuyên cơ của chủ tịch Quốc Hội," theo lời ông Phúc. Những người bỏ trốn không thuộc đoàn ngoại giao của Quốc hội Việt Nam và không có visa ngoại giao, vẫn theo lời ông Hạnh Phúc. Tuy nhiên ông Hạnh Phúc không công bố danh tính chín người này. Trong khi đó, Bộ Trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thì nói với báo chí trong nước rằng đây là sự việc 'đáng tiếc' dù rằng bộ đã 'chọn lọc rất kỹ' những người được tham dự. Theo truyền thông Việt Nam, khi chuyên cơ chở bà Ngân chuẩn bị cất cánh thì đoàn phát hiện thiếu chín người nhưng 'không thể đợi'. Phía Hàn Quốc thì cho hay ba người đã bị trục xuất nhưng sáu người vẫn còn ở lại Hàn Quốc. Về giải pháp để tránh các sự việc tương tự trong tương lai, ông Hạnh Phúc nói rằng sẽ không cho đi nhờ chuyên cơ nữa. Văn phòng Quốc hội Việt Nam đã đề nghị Bộ Công An phối hợp với các bên liên quan của Hàn Quốc để "tìm, trục xuất những người đang bỏ trốn về Việt Nam, điều tra và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật." Mạng xã hội nói gì?Facebooker Đình Ấm Nguyễn đặt câu hỏi: "Tại sao phải bí mật danh tính 9 người này?" và gọi đây là một 'vụ buôn người sang trọng". "Từ gần một năm nay danh tính chín người "đi nhờ" máy bay chuyên cơ của chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trốn ở Hàn Quốc vẫn được giữ kín. Đây là hành vi không thể chấp nhận do vụ này không chỉ sỉ nhục với dân Việt Nam mà còn có khả năng là một vụ buôn người sang trọng." "Một người bất kỳ đi máy bay đến bất cứ địa điểm nào nhất là sang Hàn Quốc đều phải có danh tính qua các cửa sau đây:" - ''Hãng hàng không phải có danh sách tên, số chứng minh thư (hoặc các giấy tờ tương tự) để kiểm soát an toàn bay, mỗi khi không may máy bay bị tai nạn họ có căn cứ để xử lý hậu sự. Bất cứ chuyến bay nào khi thiếu một hành khách đã làm thủ tục cũng không thể khởi hành đến khi tìm ra nguyên nhân sự vắng mặt." - ''Trường hợp đi nước ngoài, ngoài danh sách hành khách của hãng Hong Kong thì còn phải qua cửa xuất cảnh của an ninh cửa khẩu. Trong trường hợp này danh sách người đi còn phải qua bộ công an phê duyệt." -''Khi đến nước kia (Hàn Quốc) thì tất cả hành khách trên chuyến bay đều có danh sách nhập cảnh vào nước ấy..." -"Vậy tại sao đến nay mà văn phòng quốc hội, chủ chuyến bay mà không biết ai đi nhờ phương tiện của mình?" -"Tại sao công an không biết mình đã phê duyệt, cho xuất cảnh những ai xuất cảnh trong chuyến đi đó?" ''Tại sao bộ kế hoạch đầu tư không biết được danh sách những người được mình cho đi?..." "Đó là sự dối trá quá trắng trợn, xúc phạm dư luận cả nước." "... Dù ở trường hợp nào thì đây cũng là một vụ vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Nếu bỏ qua vụ này chính là khuyến khích việc trốn đi nước ngoài bất hợp pháp, buôn người của nhà chức trách Việt Nam." Facebooker Hương Giang: "Đa tạ bà Kim Ngân nếu không có bà cho đi nhờ máy bay thì chín người đã chết trong container rồi." Facebooker Lê Kiên:"Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng, chắc chắn là không muốn để xảy ra sự cố "chín người bỏ trốn". Sự việc xảy ra khiến họ phải bận tâm, đau đầu." "Chín kẻ làm nhục quốc thể này, mặc dù danh tính chưa được công bố, nhưng tôi chắc chắn bọn họ không thuộc loại "hoàng thân quốc thích"; hẳn cũng không thuộc loại doanh nghiệp có "máu mặt"." "Danh tính chín kẻ này và đường lên máy bay của chúng cần phải được làm rõ, xử lý nghiêm người có trách nhiệm trực tiếp trong quá trình tổ chức phục vụ đoàn công tác..." | ||||
Đảng Dân chủ thắng trong bầu cử ở Virginia, Kentucky Posted: 06 Nov 2019 09:26 PM PST 06/11/2019 Trong một bài phát biểu tại thành phố Lexington, Kentucky, vào tối 4/11, ông Trump nói với cử tri rằng họ cần bầu lại ông Bevin. Nếu không được như vậy, các chuyên gia sẽ cho rằng tổng thống "phải gánh lấy thất bại lớn nhất trong lịch sử thế giới".
Tối ngày 5/11, đảng Dân chủ Hoa Kỳ tuyên bố thắng lợi lớn ở bang Kentucky, đánh bại đương kim Thống đốc Matt Bevin, thuộc đảng Cộng hòa, người được Tổng thống Donald Trump ủng hộ; đồng thời đảng Dân chủ cũng giành quyền kiểm soát cơ quan lập pháp bang ở Virginia, theo hãng tin Reuters. Kết quả của cuộc bầu cử hôm 5/11 tại bốn bang Kentucky, Virginia, Mississippi và New Jersey có thể báo hiệu cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới sẽ như thế nào, khi mà Tổng thống Trump đang nhắm đến nhiệm kỳ bốn năm tiếp theo. Tại Kentucky, ứng cử viên Dân chủ Andy Beshear, hiện là Bộ trưởng Tư pháp của bang, đã giành chiến thắng sít sao trước Thống đốc Bevin, mặc dù cuộc vận động đêm trước bầu cử của ông Bevin được Tổng thống Trump tiếp sức. Trong một bài phát biểu tại thành phố Lexington, Kentucky, vào tối 4/11, ông Trump nói với cử tri rằng họ cần bầu lại ông Bevin. Nếu không được như vậy, các chuyên gia sẽ cho rằng tổng thống "phải gánh lấy thất bại lớn nhất trong lịch sử thế giới". Trong khi đó, đảng Dân chủ đã giành thắng lợi ở cả thượng viện và hạ viện trong cơ quan lập pháp Virginia, và như vậy đây sẽ lần đầu tiên trong một phần tư thế kỷ qua, phe Dân chủ sẽ kiểm soát hoàn toàn chính quyền bang. "Ngay bây giờ, ngày hôm nay 5/11/2019, Virginia đã chính thức được phủ xanh", Thống đốc Ralph Northam, đảng Dân chủ, phát biểu trước đám đông những người ủng hộ ở Richmond, theo AP. Ứng cử viên Cộng hòa duy nhất mà Tổng thống Trump đích thân nêu tên ủng hộ tại bang Virginia là ông Geary Higgins trong cuộc đua giành ghế vào Thượng viện cấp bang, đã bị đánh bại tại một khu vực bầu cử ở bắc Virginia, nơi mà trước đây do phe Cộng hòa nắm giữ, cũng theo AP. Theo Reuters, cuộc bầu cử hôm 5/11, trong đó đảng Dân chủ chiếm ưu thế ở một số vùng ngoại ô phía bắc Virginia, cho thấy rằng xu hướng thắng thế này vẫn đang tiếp tục. Tại New Jersey, bà Mikie Sherrill của Dân Chủ thắng lớn (với 56,8%) trước ông Jay Webber của đảng Cộng Hòa (với 42,1%) Tại Mississippi đảng Cộng Hòa giữ lại được ghế nhờ ông Reeves Tate Reeves (với 52,1%) trước ông Hood Jim Hood của đảng Dân Chủ (với 46,6%) | ||||
Việt Nam cân nhắc việc kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông Posted: 06 Nov 2019 08:55 PM PST RFA 2019-11-06
Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Hoài Trung hôm 6/11 cho biết Việt Nam cân nhắc các biện pháp giải quyết căng thẳng Biển Đông với Trung Quốc trong đó có cơ chế trọng tài và kiện. Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam phát biểu điều này tại Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 11 do Học Viện Ngoại giao phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam tổ chức tại Hà Nội. Căng thẳng giữa Hà Nội và Bắc Kinhd đã gia tăng trong khoảng 4 tháng qua sau khi Trung Quốc điều các tàu hải cảnh, dân binh, và khảo sát vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, quấy nhiễu các hoạt động khai thác dầu khí lâu dài của Việt Nam. Nói về các biện pháp giải quyết căng thẳng, Thứ trưởng Lê Hoài Trung nói: "Chúng tôi biết rằng các biện pháp này bao gồm tìm kiếm sự thật, trung gian hòa giải, đàm phán, trọng tài và kiện". "Hiến chương Liên Hiệp Quốc và Công ước về luật biển của Liên Hiệp quốc 1982 (UNCLOS 1982) có đủ các cơ chế cho chúng tôi áp dụng những biện pháp này", ông Trung nói tiếp. Biển Đông là khu vực biển được cho là rất giàu nguồn tài nguyên dầu khí. Trung Quốc hiện là nước đòi chủ quyền phần lớn diện tích vùng biển này với đường đứt khúc 9 đoạn đòi chủ quyền lịch sử tới khoảng 90% diện tích vùng nước. Các nước khác cũng đòi chủ quyền tại khu vực này bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan. Năm 2013, Philippines đã kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Quốc tế, yêu cầu tòa giải thích những đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Bắc Kinh. Phán quyết năm 2016 của tòa đã bác bỏ tính hợp lý của đường đứt khúc 9 đoạn mà Trung Quốc vẽ ra. Tuy nhiên Trung Quốc đã bác bỏ phán quyết này. Kể từ khoảng giữa tháng 6 và đầu tháng 7, khi Trung Quốc điều các tàu vào vùng biển Việt Nam, nhiều chuyên gia trong và ngoài Việt Nam đã kêu gọi Hà Nội nên cân nhắc kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế. Phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp quốc ở New York hôm 28/10, Phó Thủ tướng – Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dù không trực tiếp nêu tên Trung Quốc nhưng cũng đã nhắc tới biện pháp kiện ra tòa. Trong bối cảnh căng thẳng Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam, hội thảo Biển Đông lần thứ 11 được tổ chức, với sự tham gia của hơn 50 diễn giả và khoảng 250 quan chức, học giả và nhà ngoại giao từ Việt Nam và nước ngoài. Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Nguyễn Văn Quyền phát biểu khai mạc hội thảo, nhận định đây là cơ hội cho các luật sư trong và ngoài nước chia sẻ các biện pháp để duy trì hòa bình và an ninh trong khu vực. Hội Luật gia Việt Nam đang có tiếng nói ngày một quan trọng trong các vấn đề an ninh, bao gồm cả vấn đề Biển Đông, ông Quyền nói. Giám đốc Học Viện Ngoại giao Nguyễn Vũ Tùng cho biết, kể từ khi hội thảo Biển Đông được bắt đầu 10 năm về trước, đến nay hội thảo đã trở thành một sự kiện quan trọng về Biển Đông, nơi các chuyên gia, học giả quan tâm đến vấn đề an ninh biển và Biển Đông chia sẻ thông tin và ý tưởng. Hội thảo đã nhận được hơn 350 báo cáo từ các chuyên gia và học giả, chào đón hơn 2000 đại diện, ông Tùng cho biết. Cũng tại hội thảo lần này, Thứ trưởng Lê Hoài Trung cho biết, vào tuần tới Việt Nam, Canada và EU sẽ phối hợp tổ chức một hội thảo về việc thực thi UNCLOS và các vấn đề biển mới nổi trong khuôn khổ Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) tại Hà Nội. | ||||
Nguyễn Thiện Nhân : Chú Cuội ? Posted: 06 Nov 2019 08:45 PM PST Dũng Hoàng Ngày 20/10/2018 ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP HCM, hứa hẹn "Tháng 11 xử lý cán bộ sai phạm ở Thủ Thiêm". Nay đã tháng 11 nhưng của năm 2019, tức là sau lời hứa của ông đến một năm, các thủ phạm gây ra oan ức cho 15 ngàn hộ dân Thủ Thiêm đã được xử lý hết chưa, thưa ông Thiện Nhân? Mà đâu phải chỉ vụ này. Tháng 11 năm 2006, tức cách đây 13 năm, khi ở cương vị Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Thiện Nhân tuyên bố: "Năm 2010, giáo viên có thể sống được bằng lương"! Xin ông Thiện Nhân cho biết đến nay, sau cái mốc ông hứa chín năm, bao nhiêu phần trăm giáo viên "sống được bằng lương" mà không cần phải làm thêm, dạy thêm? Hứa với dân mà không làm hay không làm được, thì người có liêm sỉ nên làm gì, thưa ông Thiện Nhân? Ít ra ông cũng nên có hành động gì để cái tên của ông không trở thành một sự mỉa mai khi người dân đối chiếu với thực tế, thưa ông Thiện Nhân? Ông hứa và hứa. Ông chóng quên nhưng người dân thì nhớ dai! Rất dai! | ||||
'Lãnh đạo có con nâng điểm đưa người thân ra chịu tội thay để tiến thân' Posted: 06 Nov 2019 08:36 PM PST Lê Hiệp Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương cho rằng, nếu cơ quan tố tụng chấp nhận những lời giải thích kiểu lấy người thân ra chịu tội thay để mình trong sạch và tiếp tục tiến thân, có thể sẽ bỏ lọt tội phạm.
Góp ý tại phiên thảo luận về công tác phòng chống tội phạm, phòng chống tham nhũng năm 2019 tại nghị trường sáng 4.11, ông Nguyễn Sỹ Cương, Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, nhắc lại vấn đề xử lý vụ gian lận thi cử tại kỳ thi THPT quốc gia 2018 mà đại biểu này đã đề cập tại kỳ họp trước. Theo ông Cương, một số đại biểu cho rằng, rất có khả năng những năm trước cũng đã xảy ra gian lận thi cử nhưng chưa bị phát giác, dù nhận định như vậy là chưa đủ cơ sở. Tuy nhiên, theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, hành vi gian lận trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 được các đối tượng thực hiện một cách chuyên nghiệp, nhuần nhuyễn và có tổ chức thì hoàn toàn có lý do để có thể kiến nghị mở rộng điều tra kỳ thi của những năm trước nữa. "Một số đại biểu tỏ sự đồng tình rất cao, khi có thông tin các cơ quan chức năng đang mở rộng điều tra đối với kỳ thi ở những năm trước", ông Cương nêu. Về việc xử lý gian lận trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, ông Cương cho biết, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã có ý kiến cử tri cho rằng phải xử lý đúng đối tượng, phải tâm phục, khẩu phục và việc xử lý trong thời gian vừa qua còn có hiện tượng né trách nhiệm tương đối rõ. "Tôi cho rằng, các cơ quan điều tra xét xử có thể sẽ bỏ lọt tội phạm khi chấp nhận lời giải thích nói như đùa của một số lãnh đạo địa phương khi có con được nâng điểm theo kiểu đưa người thân ra để chịu tội thay, bản thân thì coi như vô can, trong sạch và tiếp tục trên con đường tiến thân", ông Cương nói, đồng thời cho rằng, việc các cơ quan tố tụng cấp tỉnh tiến hành xử lý đối với vụ việc mà đối tượng liên quan là lãnh đạo của chính tỉnh đó thì rất khó đảm bảo sự khách quan. "Đề nghị các ngành chỉ đạo việc điều tra, truy tố, xét xét xử cho đúng người, đúng tội", đại biểu tỉnh Ninh Thuận đề nghị. Trước đó, tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội thứ 37, góp ý vào Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7 của Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, người dân phản ánh nhiều đến việc xử lý vụ gian lận thi cử năm 2018, trong đó đặc biệt là vụ tiêu cực thi cử xảy ra ở Hà Giang. "Sau khi có kết quả kiểm điểm của Tỉnh ủy, người dân phản ánh cách chúng ta xử lý trách nhiệm và không đồng tình, vì cho rằng chúng ta xử lý không đúng đối tượng", ông Phúc nói, đồng thời đề nghị xử lý đúng đối tượng để người dân tâm phục, khẩu phục. Như vừa qua, theo ông Phúc, có hiện tượng né trách nhiệm tương đối rõ.
| ||||
Posted: 06 Nov 2019 08:20 PM PST Đại tá Tạ Cao Sơn và đại tá Quách Hải Lượng ghi lại cuộc nói chuyện với tướng Đặng Quốc Bảo (SN 1927), nguyên UVTW đảng, ngày 26/6/2009, (trên intrnet), (mình rất phục, rất ngưỡng mộ: Ông là vị tướng thông minh, một chính khách tầm cỡ của VN), mặc dù đã hơn 10 năm rồi, mình vẫn thấy đúng. Ông nói: "Nhận thức đúng về chủ nghĩa tư bản. Phải thấy: nó không chết, nó có nhiều biến động, vận động nội tại rồi biến thành một xã hội tốt đẹp hơn. Hiểu như vậy ta sẽ chung sống và lợi dụng được nó để có thêm điều kiện phát triển. Chủ nghĩa tư bản phát triển có cơ chế và yếu tố chống độc tài. Những người cộng sản không học được điều này ở CNTB. Cho nên, khi lên cầm quyền đã thâu tóm quyền lực vào Đảng, rồi chỉ là một tập đoàn, một nhóm người, cuối cùng là quyền lực của một người. Đảng Cộng sản độc tài là như vậy. Chúng ta cần tạo cho chủ nghĩa tư bản xuất hiện ở Việt Nam. Các anh Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp có học nhưng nhiều khuyết tật. Nếu anh nào lên nắm quyền lực rồi cũng độc tài. Năm xưa anh Trường Chinh có gọi tôi lên để nói chuyện. Chúng tôi là anh em thúc bá. Anh Trường Chinh nói: "Người ta phản ánh lên Bộ Chính trị rằng chú chống lại Đại hội 4, chống chủ nghĩa xã hội, chú lãnh đạo Đoàn Thanh niên đối lập với Đảng Cộng sản." Tôi thẳng thắn trả lời: những phản ánh đó là đúng, là sự thực. Tôi chống Đại hội 4 (cứ nói như vậy) vì tôi thấy chủ nghĩa xã hội suy thoái, tôi cảm thấy chủ nghĩa xã hội đổ vỡ, khi Trung Quốc chống lại Liên Xô là bắt đầu đổ vỡ hệ thống xã hội chủ nghĩa rồi (sau này Liên Xô và Đông Âu sụp đổ là sự chứng minh cho suy nghĩ của tôi lúc đó); thế rồi sự nổi dậy của 5 vạn trí thức (các tiến sĩ, giáo sư, các nhà khoa học) họ sẽ chống lại những cái sai, cái bảo thủ. Vì Đảng Cộng sản đã không thể hiện được vai trò chỉ đạo của chủ nghĩa Mác, không khoa học, đi vào chủ nghĩa cá nhân. Làm gì có cái chủ nghĩa làm chủ tập thể. Lại còn tình hình nữa là thanh niên không có tự do dân chủ. Cho nên nếu nói tôi lãnh đạo Đoàn Thanh niên để chống lại Đảng Cộng sản cũng đúng, vì cương lĩnh của Đảng Cộng sản không có tương lai. Tôi không muốn để cho thanh niên đi theo con đường sai lầm. Anh Trường Chinh nói: "Thế thì chú phải ra khỏi Trung ương." Tôi đáp: "Tôi sẵn sàng ra khỏi Trung ương và có thể chịu bỏ tù." Thế là tôi ra khỏi Trung ương. --------- PS của VVT: PGS, thiếu tướng ĐQBảo chính là người quyết liệt tranh luận với Trường Chinh, khi Trường Chinh là TBT sau khi Lê Duẩn chết, để Trường Chinh nhận ra cái sai lầm ngu độn tệ hại của mô hình quản lý kinh tế kế hoạch hóa, tập trung quan liêu bao cấp theo khuôn mẫu XHCN của Nga Sô thời Stalin trở đi. Trường Chinh, từ chỗ vô cùng giáo điều, cứng nhắc, đã thay đổi nhận thức 180⁰. Từ đó, xuất hiện cái khái niệm "đổi mới tư duy" hồi ĐH VI-1986. Phát đại bác mở đầu "đổi mới" là bài báo "Bài học giương cao 4 ngọn cờ" trên báo Nhân Dân, đứng tên tác giả TBT Trường Chinh, nhưng thực chất là ông Bảo chấp bút. Về thực chất, ông Bảo là cha đẻ của cái gọi là "đổi mới". Ông đứng sau lưng Trường Chinh, nên công chúng lầm tưởng Trường Chinh "phát minh ra đổi mới". Càng sai lầm khi cho rằng Nguyễn Văn Linh, thực chất chỉ là một người không có tư duy độc lập và chính kiến, một kẻ ba phải, một tội đồ dân tộc trong vụ Thành Đô 1990... là cha đẻ của "đổi mới". ---- Note: Trong một lần tranh luận riêng tại tư dinh Trường Chinh, cả 2 bên đều nổi nóng. Trường Chinh đập bàn mắng ĐQBảo "lệch lạc". Ông Bảo đập bàn lại: "Anh không ra Bờ Hồ mà nghe dân chúng mỉa mai: cái chế độ này không đáng ba đồng chinh" (Ba Duẩn, PV Đồng, Trường Chinh). Các tướng ĐQBảo, Trần Độ, Ng Trọng Vĩnh, Lê Mã Lương, Lê Kế Lâm, các ông Trần Xuân Bách, Võ Văn Kiệt... là những trường hợp khá đặc biệt trong cán bộ cao cấp của CSVN. Khốn thay! Tất cả những cái đầu có tư duy cấp tiến, những tấm lòng tâm huyết với dân, với nước, đều bị guồng máy hắc ám vị kỷ đồ sộ của ĐCSVN nghiền nát. FB Nguyễn Văn Dần | ||||
Posted: 06 Nov 2019 10:19 AM PST Thiện Tùng 05/11/2019 Dưới nhãn hiệu "Xã hội Chủ nghĩa", người ta nhơn danh gì có thể nhơn danh, lợi dụng gì có thể lợi dụng. Chẳng hạn: "mua bán nô lệ" là 4 từ xấu xa được thay bằng 4 mỹ từ "Xuất khẩu lao động". Sau cơn bạo bịnh, dù sức khỏe chưa mấy khả quan, tôi vẫn cố tìm thông tin về 39 đồng bào mình cùng một lúc giãy giụa, chết không kịp trối trong một container đông lạnh trên đường vào Anh quốc để tìm kế mưu sinh. Xin mời tham khảo thông tin mà Tùng tôi thu gom được. Tin đầu tiên: Vào lúc 1h40 sáng ngày 23/10/2019 (giờ địa phương), Cảnh sát Essex phát hiện có 39 thi thể đã tử vong trong một Container tại khu công nghiệp Waterglade ở hạt Essex, cách thủ đô London gần 40 km về phía Đông.
Chiều 24/10/2019, Bộ Ngoại giao Trung Quốc xác nhận toàn bộ 39 nạn nhân được phát hiện tử vong trong container tại khu công nghiệp Waterglade ở hạt Essex, cách thủ đô London gần 40 km về phía Đông đều là công dân Trung Quốc.Trả lời báo The Guardian, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết hiện chưa thể công bố thêm thông tin về vụ việc, họ chỉ nói: "Chúng tôi đọc báo cáo về cái chết của 39 người tại Essex (Anh) với trái tim nặng trĩu. Chúng tôi đang liên lạc sát sao cùng cảnh sát Anh để làm rõ và xác nhận các thông tin liên quan".Có lẽ xuất phát từ sự xác nhận của Bộ Ngoại giao TQ, tối 24/10/2019, Cảnh sát Anh vội khẳng định 39 nạn nhân là người TQ.Còn vì sao Bộ Ngoại giao TQ vội cho rằng 39 nạn nhân nầy là người TQ ?- Có thể xuất phát từ 2 lý do:- Trung Quốc có dính líu trong vụ xuất nhập cảnh trái phép nầy, nhận cho qua để tránh lùm xùm - Dựa vào chuyện cũ rồi phỏng đoán, xác nhận bừa: Năm 2000 (cách đây 19 năm) có 58 người TQ nhập cư bất hợp pháp vào Anh, cũng tử vong trong một Container chở cà chua (nghe nói lúc phát hiện có 2 người còn sống). * Theo báo cáo của Bộ Nội vụ Anh, các "nô lệ thời hiện đại" ở Anh xuất phát từ 130 nước, trong đó Việt Nam thuộc nhóm đầu. Theo phúc trình công bố trong tháng này, Việt Nam đứng thứ hai sau Albania về nơi xuất phát của các "nô lệ thời hiện đại". Trung Quốc đứng thứ ba trong danh sách.Trên Voa tiếng Việt có bài: "Nhiều nạn nhân 'nô lệ thời hiện đại' ở Anh xuất phát từ Việt Nam" của tác giả Viễn Đông. Thông tin nầy gây chú ý trong dư luận VN, nhứt là sau vụ 39 tử thi được phát hiện trong thùng xe tải đông lạnh ở Anh hôm 23/10/2019: " Thoạt đầu, tin cho hay, toàn bộ các nạn nhân là "công dân Trung Quốc", nhưng sau đó một số gia đình người Việt lên tiếng nói rằng con em họ có thể nằm trong số những người tử vong khi bị đưa "lậu" tới Anh. Hôm 1/11/2019 cảnh sát Anh thông tin: tất cả 39 người chết trong container là công dân Việt Nam. Báo cáo của Bộ Nội vụ Anh cho biết, chính phủ nước này "tiếp tục hợp tác với các nước xuất phát, nơi có con số lớn những người dễ bị tổn thương bị đưa lậu vào Anh", trong đó có việc triển khai Quỹ chống "Nô lệ hiện đại" với giá trị hơn 33 triệu bảng Anh ở ba nước gồm có Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam cũng nhận được hỗ trợ từ Quỹ Bảo vệ Buôn bán Trẻ em với giá trị khoảng hơn 2 triệu bảng Anh trong giai đoạn từ năm 2017 tới 2019. Theo phúc trình trên, hơn 36 nghìn người dễ bị tổn thương ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam, "đã được cung cấp các dịch vụ nhằm giúp ngăn chặn họ trở thành các nạn nhân hoặc giúp họ phục hồi sau khi bị bóc lột". Một bài viết liên quan tới Việt Nam được nhiều người đọc nhất trên trang web của Bộ Ngoại giao Anh là về việc hai nước hồi tháng 11 năm ngoái (2018) thông báo hợp tác xử lý vấn đề "nô lệ thời hiện đại". Khi đó, Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm và Bộ trưởng Nội vụ Sajid Javid "đã ký một biên bản ghi nhớ về buôn người, theo đó mở đường cho việc phối hợp hơn nữa về chia sẻ thông tin, hỗ trợ các nạn nhân và công tác ngăn chặn". Theo phía Anh, nhiều nạn nhân "nô lệ thời hiện đại" ở Anh "xuất phát từ Việt Nam", và chỉ riêng năm 2017, chính quyền Anh nhận dạng 738 nạn nhân là từ Việt Nam. Ông Javid được trích lời nói rằng "phối hợp với các nước như Việt Nam, nơi xuất phát của nạn nhân buôn người, thực sự mang tính sống còn nhằm ngăn chặn tình trạng nô lệ hiện đại diễn ra và không ngừng truy lùng các thủ phạm". Trong một bài viết được nhiều tờ báo đăng tải hồi tháng 9/2019, Đại sứ Anh tại Việt Nam, ông Gareth Ward, viết rằng "những người Việt Nam di cư trái phép sang Anh là họ lựa chọn ra đi với mong ước về một mức thu nhập có thể trả nợ và nuôi sống gia đình". "Nhưng họ không lường được rằng, ở mảnh đất bên kia địa cầu, nếu họ chỉ là lao động trái phép, họ chính là những 'nô lệ thời hiện đại'", ông Ward viết. "Nói đến mua bán người, có lẽ các bạn sẽ nghĩ đến Trung Quốc hay các nước láng giềng như Lào và Campuchia. Trên thực tế, người Việt Nam không chỉ bị mua bán đến các nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam mà còn tới các nước trong khu vực châu Á như Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia và thậm chí còn tới châu Âu, trong đó có Vương quốc Anh" - đại sứ Anh viết. "Ở nước Anh, chúng tôi sử dụng khái niệm 'nô lệ thời hiện đại' với hàm ý bao gồm mua bán người vì nạn nhân bị mua bán thường bị ép làm việc trong những điều kiện vô cùng tồi tệ, cả về thể xác lẫn tinh thần. Những năm gần đây, Việt Nam luôn là nước có số người nghi là nạn nhân của mua bán người và nô lê hiện đại cao nhất tại Anh, chỉ xếp sau Albania". Ông Ward viết rằng "khác với các nạn nhân bị mua bán sang các nước láng giềng với thủ đoạn thường gặp như bắt cóc, gạ gẫm hay lừa gạt, những nạn nhân người Việt Nam tại Anh là những người tự nguyện ra đi, với giấc mơ về một miền đất hứa, kỳ vọng về cơ hội cải thiện kinh tế cho bản thân và gia đình". "Rất nhiều trong số họ là những người đến từ những huyện còn khó khăn của Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình" - nhà ngoại giao hàng đầu của Anh ở Việt Nam viết. Nghệ An và Hà Tĩnh là hai tỉnh có nhiều hộ gia đình đã lên tiếng về khả năng con em họ có thể nằm trong số 39 thi thể bị phát hiện trong xe tải đông lạnh ở Anh hôm 23/10/2019. ** Khi nhận được tin có nhiều người Việt Nam chết trong số, ngoài chia buồn với gia đình nạn nhân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lịnh cho Bộ trưởng Công An Tô Lâm và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, phối hợp với phía Anh, tiến hành điều tra xác minh xem trong số 39 tử thi trong Container ở Anh có bao nhiệu là người Việt Nam, báo cáo cho Thủ tướng vào ngày 5/11/2019.Qua điều tra, đến ngày 01/11/2019, 2 bộ trưởng Lâm và Minh đều xác định có trên 30 hộ báo mất liên lạc với người thân đang ở Châu Âu trong thời điểm 39 nạn nhân tử nạn trong container ở Anh – Cụ thể: Hà Tĩnh có14 hộ / Nghệ An có 10 hộ / Thanh Hóa+Hải Dương+Thừa Thiên+Huế có khoảng 9 hộ. BBC tiếng Việt ngày 03/11/2019 đưa tin: trong lễ truy điệu 39 nạn nhân tổ chức tại nhà thờ cộng đồng giáo dân VN ở Luân Đôn ngày 02/11/2019, linh mục Nguyễn Đức Thắng nói: "Về biến cố đau thương của 39 người Việt Nam đã tử nạn trên đường đi tìm tới nước Anh, đây là một điều vô cùng đau buồn và chúng ta còn đau buồn hơn nữa, bởi vì, ngày thứ Sáu vừa rồi, cảnh sát ở Essex đã xác nhận 39 người này hoàn toàn là người Việt Nam hết " . *** Trước thực trạng, bộ trưởng Công an Tô Lâm nhắn nhủ: "Bên cạnh việc tập trung xử lý vụ việc, tôi cũng mong các gia đình khuyên con em nên đi lao động một cách hợp pháp. Hiện nay, ai có nhu cầu, nhà nước, Chính phủ đều tạo điều kiện cho bà con ra nước ngoài lao động, không việc gì phải trốn chui, trốn lủi, vừa mất tiền vừa rất nguy hiểm". Biết làm gì hơn, Bộ Ngoại giao ra lịnh cho Lê thị Thu Hằng bắn bỗng: "Việt Nam lên án mạnh mẽ các hành vi mua, bán người, coi đây là tội phạm nghiêm trọng và phải bị trừng trị đích đáng. Việt Nam kêu gọi các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đẩy mạnh hợp tác phòng, chống tội phạm mua, bán người, không để tái diễn những thảm kịch đau lòng tương tự."Người phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam nói: "Việt Nam lên án mạnh mẽ các hành vi mua, bán người…". Vậy là ở Việt Nam có nạn mua bán người (mua bán nô lệ). Một nước XHCN ưu việt làm gì có nạn đó! Nếu có ở đâu, do đâu? Qua lời của ông Tô Lâm và bà Thu Hằng, tôi thấy cần tìm hiểu: 1/ Vì sao dân Bắc Trung bộ ồ ạt bỏ xứ ra đi? - Trên Facebook của mình, hôm 28/10/2019, Trung Nguyễn khẳng định: "Việc dân BắcTrung bộ phải tha hương cầu thực là do hậu quả của việc chọn Formosa". Nguyễn nói tiếp: Tôi có một số bạn ở Nghệ An, Hà Tĩnh phải đi xuất khẩu lao động ở nhiều nước. Các bạn ấy tâm sự với tôi là, kể từ sau thảm họa Formosa, kinh tế Hà Tĩnh, Nghệ An đi xuống nghiêm trọng và các bạn ấy không còn cách nào khác phải rời quê đi kiếm việc làm ở nơi khác. Một số chọn vào Sài Gòn, một số chọn sang Lào, Campuchia, Nga và một số tìm cách đi được những nước phát triển hơn như Nhật Bản, Hàn Quốc và tất nhiên có châu Âu, trong đó có nước Anh. - Một cư dân Hà Tĩnh , hiện cũng đang sống đời lưu lạc – blogger Paul Trần Minh Nhật nói: "Tôi đã từng đi qua thị trấn Nghèn, Can Lộc, Hà Tĩnh. Tôi từng vào một số khu vực của tỉnh Hà Tĩnh sau đợt thảm họa Formosa. Tôi có thể hiểu lý do vì sao họ phải ra đi. Đa phần phải đi để kiếm kế mưu sinh, để tiếp tục cuộc sống. Họ phải đi với một cái giá rất đắt cả về kinh tế và cả việc bất chấp tính mạng. Vì không đi thì cả cuộc đời họ sẽ phải chìm trong đau khổ của nghèo nàn. Ai sẽ cứu họ đây? Cả vùng đất sỏi đá Miền Trung xưa nay 'chó ăn đá, gà ăn sỏi'. Đã nghèo lại còn mắc eo với thảm họa môi trường cá chết do Formosa gây ra. Nhưng chúng - bọn quan chức đã làm gì để người dân bớt khổ? Không, chúng chẳng làm gì cả. Không công ăn việc làm, không tiền, không giáo dục - không tương lai... Họ phải đi !" - Trang Nghệ Tĩnh TV cho biết thêm: Hà Tĩnh còn được biết đến là tỉnh có nhiều ủy viên Trung ương nhất trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, với số lượng 16 người." Vinh quang hơn, Hà Tĩnh còn có 4 Bộ trưởng hoặc Tư lịnh đầu ngành cấp Trung ương: + Thống Đốc Ngân Hàng Lê Minh Hưng quê tại huyện Hương Sơn. + Bộ Trưởng Tài Nguyên & Môi Trường Trần Hồng Hà người Can Lộc. + Bộ Trưởng Kế Hoạch Đầu Tư Nguyễn Chí Dũng huyện Lộc Hà. + Bộ Trưởng Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến sinh ra ở huyện Cẩm Xuyên. 2/ Vì sao lãnh đạo các tỉnh Bắc Trung bộ chú tâm nhiều việc "xuất khẩu lao động" BAOMƠI. Com, tác giả Tú Giang viết bài có tựa đề: "Hà Tĩnh Khôi phục hình ảnh và xây dựng thương hiệu lao động đi làm việc ở nước ngoài". Đảng Cộng Sản VN13/11/18 15:49 GMT+725 liên quan Gốc Hà Tĩnh là một trong những địa phương có số lượng lao động xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài nằm trong tóp đầu cả nước. Thế nhưng, Tỉnh cũng nằm trong danh sách những địa phương có số lượng lao động cư trú bất hợp pháp nhiều nhứt. Hãy nghe người trong cuộc nói để hiểu bản chất của việc "xuất khẩu lao động": a) Thu hàng nghìn tỷ đồng từ xuất khẩu lao động Xuất khẩu lao động (XKLĐ) từ nhiều năm nay đã được xem là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Hà Tĩnh. Vì thế, các cấp chính quyền ở đây luôn chú trọng đến công tác này. Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Trí Lạc, giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Hà Tĩnh cho biết, để cụ thể hóa và áp dụng Luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các nghị định, thông tư hướng dẫn, Hà Tĩnh đã ban hành 01 nghị quyết, 04 chỉ thị, 03 chương trình, 06 kế hoạch, 08 Quyết định, 03 nhóm chính sách và 217 văn bản hướng dẫn thực hiện. Bên cạnh đó, từ năm 2010 đến năm 2018, Ban Chỉ đạo XKLĐ các cấp đã tổ chức 22 hội nghị ở cấp tỉnh, 126 hội nghị ở cấp huyện và 12.578 hội nghị ở cấp xã để tập huấn, hướng dẫn cho các sở, ngành, địa phương thực hiện các văn bản quy định pháp luật liên quan đến việc đưa người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng và hướng dẫn việc triển khai các chế độ, chính sách đối với người lao động... Với những nỗ lực trên, tổng số lao động của tỉnh Hà Tĩnh đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2010-2018 = 56.115 người (bình quân mỗi năm có 6.300 người). Đặc biệt, trong năm 2017, Hà Tĩnh đã có 8.567 lao động xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài (cao nhất từ trước tới nay và đứng thứ 4 cả nước sau Nghệ An, Hải Dương, Thanh Hóa). Theo ông Nguyễn Trí Lạc, hoạt động XKLĐ đã mang lại nguồn thu nhập lớn cho người lao động và nguồn ngoại tệ cho đất nước, chỉ tính riêng số tiền người lao động gửi về cho gia đình đạt trên 4.000 tỷ đồng/năm… b) Nỗi buồn mang tên "lao động bỏ trốn" Ông Nguyễn Trí Lạc nói: Thế nhưng, nhiều năm nay, vấn nạn lao động làm việc ở nước ngoài bỏ trốn sau khi đã hết hạn hợp đồng, thậm chí kể cả trong thời gian còn hợp đồng vẫn bỏ trốn ra ngoài chiếm tỷ cao, đặc biệt tại thị trường lao động Hàn Quốc là một trong những việc khiến cơ quan quản lý đau đầu. Theo ông Lạc, có tới gần 25.800 lao động đang cư trú và làm việc bất hợp pháp ở nước ngoài (chiếm 49,3% tổng số lao động của tỉnh đang làm việc ở nước ngoài). Ngay cả đối với số lao động đi theo diện có hợp đồng lao động, từ năm 2010 đến năm 2018 đã có trên 5.000 lao động vi phạm hợp đồng và cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài. Riêng đối với thị trường Nhật Bản nhiều doanh nghiệp đã công khai không tuyển lao động Hà Tĩnh; đối với thị trường Hàn Quốc tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp của Hà Tĩnh luôn đứng đầu cả nước. Chắc chắn rằng, bộ phận này đã làm xấu hình ảnh người lao động Hà Tĩnh nói riêng và Việt Nam nói chung. Và hậu quả đã xảy ra là có 07 huyện bị tạm đình chỉ tham gia Chương trình XKLĐ Hàn Quốc theo chương trình hợp tác của 2 Chính phủ, bao gồm: Nghi Xuân, Can Lộc, Đức Thọ, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh. Lý giải về thực tế này, ông Nguyễn Trí Lạc cho biết, dù công tác tuyên truyền vận động lao động hết hạn hợp đồng về nước đã được tập trung chỉ đạo quyết liệt nhưng mới chỉ thực hiện được từ trong nước, trong khi đó người lao động đang ở nước ngoài, gia đình người lao động thiếu hợp tác. Mặt khác các doanh nghiệp ở các nước sở tại bảo kê, sử dụng lao động bất hợp pháp. Đáng chú ý, theo Sở LĐ-TB&XH, các chế tài xử phạt đối với người lao động vi phạm các quy định pháp luật trong thời gian làm việc ở nước ngoài đã được quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ với mức xử phạt từ 80 đến 100 triệu đồng, nhưng đến nay Hà Tĩnh vẫn chưa xử phạt được lao động nào. Điều này dẫn đến lao động xem thường pháp luật, xem thường các cơ quan chức năng thực thi pháp luật. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình hình lao động cư trú bất hợp pháp thời gian qua chưa có xu hướng giảm nhiệt. Trao đổi thêm về những tồn tại trong công tác XKLĐ, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh thẳng thắn cho biết, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nước để có được hợp đồng cung ứng lao động cho các đối tác nước ngoài đã đẩy phí dịch vụ và các khoản của người lao động phải đóng nộp lên cao, thậm chí có những hợp đồng đi làm việc ở Nhật Bản, Đài Loan chi phí vượt lên so với quy định của nhà nước từ 50-70 triệu đồng/hợp đồng. Mặt khác trong quá trình hoạt động "một số doanh nghiệp XKLĐ" đã thông đồng với cò mồi XKLĐ để giới thiệu nguồn lao động, làm cho thị trường XKLĐ vốn đã phức tạp, ngày càng phức tạp hơn, nhiều lúc người lao động không biết tin đâu là thật, đâu là giả và luôn có cảm giác đi XKLĐ cứ mờ mờ, ảo ảo, thật thật, giả giả lẫn lộn. Nhiều người lao động cũng không biết được chính xác mình đi XKLĐ thông qua đơn vị nào, vì quá trình phỏng vấn, tuyển chọn các đơn vị môi giới, cung ứng giới thiệu đi tuyển hết đơn vị này đến đơn vị khác... c) Làm gì để khôi phục hình ảnh? Rõ ràng, với một tỉnh coi xuất khẩu lao động là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội thì cần nhiều giải pháp hữu hiệu để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác xuất khẩu lao động. Trong các giải pháp được đề ra, ông Nguyễn Trí Lạc đã đề cập tới việc xây dựng lộ trình và kế hoạch đưa công tác XKLĐ của tỉnh Hà Tĩnh trở thành một nghề có thương hiệu. Mà để thực hiện thành công trước hết phải làm tốt công tác đào tạo, chuẩn bị nguồn nhân lực. "Đây là vấn đề quan trọng nhất để Hà Tĩnh khôi phục hình ảnh và xây dựng thành công thương hiệu của lao động Hà Tĩnh đi làm việc ở nước ngoài" – ông Nguyễn Trí Lạc nhìn nhận. Để tạo dựng một thương hiệu lao động có uy tín thì nhiệm vụ quan trọng khác cần tập trung là giải quyết vấn đề lao động bỏ trốn. Theo ông Nguyễn Trí Lạc, thời gian tới tỉnh sẽ tập trung tuyên truyền, vận động lao động hết hạn hợp đồng về nước, xử lý có hiệu quả tình trạng lao động bỏ trốn, lao động vi phạm hợp đồng, đặc biệt là tại 03 thị trường Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Để thực hiện thành công công việc này đòi hỏi cả hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể từ cấp tỉnh đến cơ sở vào cuộc một cách quyết liệt, hiệu quả. Những gì ông Nghuyễn Trí Lạc kể cho thấy: - "Xuất khẩu lao động" trở thành chủ trương của Đảng và Nhà nước, nó là những doanh nghiệp hợp pháp, công khai canh tranh với nhau trong việc mua bán lao động – buôn người. - "Xuất khẩu lao động" trở thành nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của nhiều địa phương – nhiều địa phương sống chủ yếu nhờ mua bán lao động, mỗi năm thu lời hàng ngàn tỷ (ông Lạc nói ở mục a) - Vì bị bóc lột (hút máu) quá mức, người lao động buộc phải "xé rào" - họp đồng để được đi. Khi đi được rồi, hủy bỏ hợp đồng, bỏ trốn, chấp nhận sống lậu ở xứ người để bòn mót tiền gởi về nhà trả phí tổn lúc ra đi (ông Lạc nói ở mục b). - Vì người lao động "xé rào", những "doanh nghiệp" XKLĐ thất tín với các nước, làm phương hại đến "thương hiệu" mua bán người của các doanh nghiệp XKLĐ. Vì vậy các địa phương đang "sốt gió" lo củng cố "thương hiệu" để việc mua bán người thuận lợi hơn (ông Lạc nói ở mục c). **** Đã đến lúc Đảng CSVN nên kiểm lại mình, xem coi vì sao, do đâu mà khi Đảng CSVN cầm quyền ở miền Bắc (1954) thì gần 1 triệu dân miền Bắc chạy vào miền Nam / Khi Đảng CSVN chiếm được miền Nam (1975) thì có hàng mấy triệu người bất chấp nguy hiểm trốn hoặc đút lót để được ra nước ngoài sinh sống / Đảng CSVN cầm quyền trên cả nước hơn 40 năm mà dân đã và đang cố tìm mọi cách chạy ra nước ngoài mưu sinh. Đáng nói là gần đây có 9 người bằng cách nào đó chui được vào chuyên cơ của đoàn Quốc hội sang Nam Hàn rồi bỏ trốn; và đau xót hơn, mới đây có 39 người liều mạng chui vào container sang Anh chết thê thảm. -/- | ||||
SAO BÁO CÁO QUỐC HỘI PHẢI NÉ TRÁNH GỌI TÊN TRUNG QUỐC Posted: 06 Nov 2019 09:44 AM PST Lê Hiệp Thứ ba ngày 5 tháng 11 năm 2019 7:37 AM Đại biểu Dương Trung Quốc thẳng thắn cho rằng, việc báo cáo đọc trước Quốc hội né tránh nhắc tới tên Trung Quốc sẽ khiến không chỉ người dân Việt Nam mà người dân Trung Quốc cũng thấy khó hiểu. "Hạt sạn mang vị đắng"
Vì vậy, ông Quốc đã thẳng thắn nhắc đến "hạt sạn" trong bản báo cáo mà Chính phủ trình ra Quốc hội tại kỳ họp. Theo đại biểu Đồng Nai, các đại biểu Quốc hội cảm nhận được lòng tin được củng cố thế nào sau bản báo cáo Chính phủ về công tác đối ngoại trong đó có vấn đề Biển Đông trình bày trước Quốc hội dù theo ông đây là nội dung chẳng cần họp kín mà nên công khai để cho dân được biết. Ngay trong bản báo cáo của Chính phủ mà Quốc hội đang thảo luận (báo cáo tình hình kinh tế - xã hội - phóng viên), theo ông Quốc, cũng có những nội dung đầy "khích lệ" về vấn đề này khi khẳng định: "Đảng và Nhà nước ta nhất quán chủ trương những gì thuộc về độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ chúng ta không bao giờ nhân nhượng, đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định phát triển của đất nước". Tuy nhiên, ông Quốc bày tỏ, "hạt sạn mang vị đắng" mà ông muốn nói tới là ngay trước đoạn trích trên lại là một mệnh đề thiếu thành phần ngữ pháp khi báo cáo của Chính phủ không nói rõ chủ ngữ của hành động vi phạm nghiêm trọng trên các vùng biển của Việt Nam được xác định theo luật pháp quốc tế là ai. "Tại sao trước đó, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của chúng ta đã nói rõ Trung Quốc là người gây bất ổn ở Biển Đông trước bàn dân thiên hạ, trên diễn đàn quốc tế, nhưng báo cáo đọc trước Quốc hội, cũng là trước đồng bào của mình, lại né tránh cái quốc danh vốn đáng kính trọng của một quốc gia văn minh nhưng chúng ta cũng lên án bởi những việc làm trái với luật pháp quốc tế và lợi ích chính đáng của chúng ta?", ông Quốc đặt câu hỏi. "Ngay trên diễn đàn Quốc hội cũng vậy, vẫn có vị đại biểu né tránh, thay thế việc chỉ đích danh Trung Quốc bằng khái niệm rất mơ hồ là nước ngoài. Người dân chúng ta thấy thế nào và người Trung Quốc thấy thế nào về cái tâm thế khó hiểu ấy? " ông Quốc chất vấn. "Sau này, con cháu chúng ta, những người đọc sử hậu duệ của chúng tôi đọc những văn bản này sẽ nghĩ gì về thời đại chúng ta đang sống?", ông Quốc nói. Theo ĐB tỉnh Đồng Nai, dân tộc Việt Nam có cả một chiều dài lịch sử và trong mối quan hệ với Trung Quốc không chỉ có chiến tranh bảo vệ tổ quốc mà còn thời kỳ dài hòa hiếu trong quan hệ ngoại giao giữa 2 bên. "Chúng ta có đầy đủ kinh nghiệm của ông cha chúng ta để giữ ưu thế trong mối quan hệ ấy bảo đảm môi trường hòa bình phát triển. Tôi mong rằng bài học lịch sử ấy sẽ thấm đượm trong hoạt động của thế hệ chúng ta", ông Quốc kết thúc phần phát biểu của mình. Cần thông tin đầy đủ hơn về tình hình bảo vệ chủ quyền Trước đó, cùng về vấn đề này, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cũng khẳng định Đảng, Nhà nước và bất kể người dân nào cũng muốn bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, và quan điểm của chúng ta là không có bất cứ sự nhân nhượng nào khi nói tới bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Tuy nhiên, đại biểu TP.HCM đề nghị cần phải có thông tin đầy đủ hơn về tình hình bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước. "Chúng ta có cả hệ thống chính trị khắp cả nước. Có thể thông qua đó để thông tin kịp thời, đầy đủ hơn về tình hình bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước. Có nhiều cách thức thông tin để người dân yên tâm, tin tưởng vào tương lai và kết quả bảo vệ độc lập chủ quyền lãnh thổ", ĐB Nghĩa nói, và đề nghị đây là vấn đề Chính phủ cần quan tâm và làm tốt hơn. http://trannhuong.net/tin-tuc-54460/sao-bao-cao-quoc-hoi-phai-ne-tranh-goi-ten-trung-quoc-.vhtm | ||||
Ủy ban Tư pháp: Có tham nhũng ngay trong cơ quan chống tham nhũng Posted: 06 Nov 2019 09:27 AM PST Đây là nhận định Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (UBTP) trong Báo cáo tóm tắt ý kiến thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về công tác PCTN năm 2019 trước Quốc hội sáng 4.11. Có tham nhũng ngay cơ quan chống tham nhũng UBTP nhận thấy, trong năm 2019, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác PCTN đã được đẩy mạnh và đạt được nhiều kết quả tích cực; tham nhũng đang từng bước được kiềm chế, qua đó tiếp tục khẳng định quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của các đơn vị chuyên trách chống tham nhũng vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu. Số vụ việc, vụ án tham nhũng do các cơ quan này phát hiện, điều tra, truy tố còn ít. UBTP nhận thấy, hiện nay hoạt động của các đơn vị chuyên trách chống tham nhũng không còn đúng nghĩa là "chuyên trách về chống tham nhũng" như yêu cầu đặt ra của Luật PCTN. Đáng lưu ý, việc để xảy ra tham nhũng ngay trong chính các cơ quan có chức năng chống tham nhũng thời gian qua cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác đấu tranh PCTN, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật là vấn đề cần được Chính phủ, VKSNDTC, TANDTC đánh giá đúng về thực trạng và có giải pháp khắc phục. Cùng với đó, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong một số ngành, lĩnh vực, địa phương vẫn còn hạn chế. Việc rà soát, sắp xếp, kiện toàn, tổ chức lại bộ máy cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập, tinh giản biên chế ở một số bộ, ngành, địa phương thực hiện còn chậm, thiếu đồng bộ, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ. Tình trạng bổ nhiệm cán bộ thiếu điều kiện, tiêu chuẩn vẫn diễn ra, có trường hợp được bổ nhiệm gây bức xúc trong dư luận. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tuy được nâng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. "Vẫn còn hiện tượng cán bộ, công chức nhũng nhiễu, tiêu cực, đòi hối lộ khi giải quyết công việc liên quan đến tổ chức, người dân hoặc vi phạm nghiêm trọng về quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp gây bức xúc trong dư luận", báo cáo nêu. Lạm dụng thông tin mật để cản trở báo chí Trong công tác cải cách thủ tục hành chính, vẫn có bộ, ngành, địa phương chưa đáp ứng yêu cầu. Còn tình trạng thủ tục hành chính kéo dài, người dân phải đi lại nhiều lần để giải quyết. Việc công bố, công khai thủ tục hành chính và kết quả giải quyết hồ sơ hành chính còn nhiều hạn chế… Vẫn còn tình trạng không công khai, lạm dụng bảo mật thông tin để không công khai hoặc nội dung công khai không cụ thể, nhất là trên các lĩnh vực về quản lý, sử dụng đất, lập dự án… làm cản trở việc tiếp cận thông tin của báo chí, người dân. Trách nhiệm giải trình theo quy định của pháp luật, nhất là giải trình khi báo chí đăng tải thông tin vi phạm trong một số trường hợp chưa được thực hiện. Việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra tham nhũng mặc dù được tăng cường nhưng vẫn chưa triệt để và chưa tương xứng với các vụ án tham nhũng được phát hiện, xử lý. Vẫn chưa tách bạch rõ việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng với xử lý trách nhiệm của người đứng đầu có hành vi tham nhũng để tăng cường các giải pháp thực hiện… Do đó, hiệu quả của biện pháp này trong công tác PCTN chưa cao. Cũng theo báo cáo, việc kiến nghị xử lý vi phạm qua công tác thanh tra, kiểm toán, giải quyết khiếu nại, tố cáo nhiều năm qua vẫn chủ yếu kiến nghị xử lý hành chính, kỷ luật mà ít kiến nghị xử lý hình sự và theo phản ánh của dư luận là chưa tương xứng với tình hình tham nhũng, có biểu hiện hành chính hóa quan hệ hình sự. Một số trường hợp, qua hoạt động thanh tra chuyên ngành đã phát hiện sai phạm nhưng do xử lý thiếu triệt để dẫn đến "nhờn luật", sai phạm sau của doanh nghiệp còn trầm trọng hơn sai phạm trước, biểu hiện rõ nhất là các sai phạm trong lĩnh vực xây dựng trái phép. Cử tri cho rằng, để xảy ra sai phạm trong trật tự xây dựng tại các đô thị lớn là có sự tiếp tay của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước, nhất là tiêu cực của cán bộ có chức năng thanh tra xây dựng. Tham nhũng thông qua cổ phần hóa UBTP nhận thấy, dưới sự chỉ đạo kịp thời, kiên quyết, sát sao của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp được phát hiện, khởi tố, xử lý nghiêm minh theo hướng làm rõ đến đâu, xử lý đến đó. Đáng lưu ý, nếu như trước đây, các vụ án kinh tế lớn mà dư luận nghi ngờ có dấu hiệu tham nhũng, nhưng do không chứng minh được yếu tố tham nhũng, chiếm đoạt thì nay nhiều vụ án đã chứng minh được yếu tố này để xử lý nghiêm minh.. Tuy nhiên, việc phát hiện tham nhũng thông qua công tác tự kiểm tra nội bộ là khâu yếu. Số vụ án tham nhũng được phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử chưa phản ánh đúng thực trạng tình hình. Một số vụ án tham nhũng, sai phạm kinh tế lớn ở địa phương không phải do cơ quan điều tra ở địa phương phát hiện mà chủ yếu do cơ quan điều tra cấp trung ương khám phá, điều tra. Chất lượng và tiến độ giải quyết một số vụ việc, vụ án tham nhũng còn chưa đạt yêu cầu. Số trường hợp phát hiện yếu tố tham nhũng, vụ lợi trong các vụ án kinh tế còn ít, chưa phản ánh đúng bản chất, động cơ, mục đích của người phạm tội. UBTP cơ bản đồng tình với đánh giá của Chính phủ về tình hình tham nhũng là "Tham nhũng đang từng bước được kiềm chế và có chiều hướng thuyên giảm". Tuy nhiên, UBTP cho rằng, tình trạng tiêu cực, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp, "tham nhũng vặt" vẫn tiếp tục diễn ra trên nhiều lĩnh vực, nhất là ở cơ sở và chưa bị đẩy lùi, tham nhũng trong lực lượng có chức năng chống tham nhũng tăng so với năm 2018, gây bức xúc trong dư luận. Đáng lưu ý, trong khi Đảng và Nhà nước đẩy mạnh công tác phát hiện, xử lý các vụ tham nhũng lớn, "lợi ích nhóm", "sân sau" thì loại tội phạm này sẽ chuyển sang thủ đoạn đối phó, che giấu dưới các hình thức tinh vi, phức tạp hơn… Dư luận cử tri cho rằng, trong lĩnh vực cổ phần hóa, mua bán tài sản công, ở nơi nào có hiện tượng "Nhà nước mua đắt, bán rẻ" các tài sản lớn thì ở đó có dấu hiệu của những vụ tham nhũng lớn và đa số các vụ án sai phạm lớn về kinh tế trong giai đoạn vừa qua đều có yếu tố vụ lợi. Theo đó, UBTP kiến nghị Chính phủ khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện Luật PCTN mới được Quốc hội thông qua, nhất là các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn để nâng cao hiệu quả công tác PCTN trong thời gian tới. Lam Thanh | ||||
Phó trưởng Ban Dân nguyện: 'Vụ 9 người lén lút đi nhờ chuyên cơ sang Hàn Quốc có tham nhũng không?' Posted: 06 Nov 2019 09:22 AM PST Lê Hiệp Ý kiến cho rằng hoạt động ngành kiểm sát chưa ngang tầm nhiệm vụ, đề nghị Thanh tra Chính phủ làm rõ có tham nhũng trong vụ 9 người đi nhờ chuyên cơ sang Hàn Quốc của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đã gây ra tranh cãi.
Thảo luận về công tác phòng chống tội phạm, hoạt động ngành tư pháp tại Quốc hội ngày 4.11, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng Ban Dân nguyện, cho rằng "yếu huyệt" đang bị khuyết tật cần phải chữa trị trong hoạt động tư pháp là vị trí, vai trò của ngành Kiểm sát nhân dân. Theo ông Nhưỡng, Viện kiểm sát nhân dân có 2 chức năng tối quan trọng là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. "Về lý luận và thực tiễn cho thấy, nhà nước đang đặt 2 trọng trách, 2 trái núi lên vai ngành kiểm sát trong khi tòa án nhân dân mới là cơ quân nắm quyền lực tư pháp", ông Nhưỡng nhìn nhận. "Không chỉ thế, nhiều cử tri cho rằng, người đứng đầu ngành kiểm sát còn chịu sự "lép vế" trong sắp xếp bố trí nhân sự", ông Nhưỡng nói, và phân tích ở địa phương, viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, chánh án Tòa án nhân dân rất khó có chân trong thường vụ tỉnh ủy. Ở T.Ư, viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chỉ là ủy viên T.Ư, trong khi đó người đứng đầu hệ thống mà Viện Kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp lại là ủy viên bộ Chính trị, Bí thư T.Ư. "Do đó, việc phối hợp khó khăn 5 - 6 thì việc kiểm sát khó gấp bội phần", ông Nhưỡng nói. Theo Phó trưởng Ban Dân nguyện, nếu đây là một nguyên nhân làm cho Viện kiểm sát nhân dân yếu đuối thì đề nghị Quốc hội, các cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo nghiên cứu để cải thiện ngành kiểm sát nhân dân có thể hoạt động tốt hơn. Cho rằng, nếu ngành kiểm sát có bản lĩnh chính trị vững vàng thì vẫn có thể vượt qua cửa ải khó khăn này để nâng vao vị thế, theo ông Nhưỡng, yếu tố có tính chủ quan mới là quyết định. "Với tình trạng hiện nay, cử tri đánh giá hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân chưa ngang tầm nhiệm vụ được giao. Thậm chí, có thể nói vị thế giảm sút nhiều so với trước đây", ông Nhưỡng nhấn mạnh. Từ phân tích của mình, ông Nhưỡng cũng đề nghị Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thông tin về vụ việc MobiFone mua 95% cổ phần AVG, Thanh tra Chính phủ và Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã khẳng định sai phạm của một số cán bộ cao cấp của Bộ Công an và cho rằng không có những động thái của các cán bộ này thì vụ AVG không thể hoàn tất, nhưng tới nay thì chưa có bất cứ thông tin nào về xử lý các sai phạm này. "Đề nghị cho biết trách nhiệm của Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đối với vụ việc trên", ông Nhưỡng nói. "Bên cạnh đó, đề nghị cơ quan Thanh tra Chính phủ trả lời cho cử tri biết về việc 9 người lén lút đi sang Hàn Quốc (9 người đi nhờ chuyên cơ của Chủ tịch Quốc hội bỏ trốn tại Hàn Quốc - phóng viên) có hay không có tham nhũng?", ông Nhưỡng kết thúc ý kiến của mình. "Phát biểu của đại biểu Nhưỡng chủ quan, hồ đồ"Không đồng tình với các nhận định của đại biểu Nhưỡng về vị thế của ngành Kiểm sát, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng Nguyễn Quang Dũng cho rằng, phát biểu của đại biểu Nhưỡng là "chủ quan, hồ đồ", thậm chí là xúc phạm đối với cán bộ ngành Kiểm sát. "Viện kiểm sát thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo sự phân công và không thể nói rằng có sự lép vế giữa cơ quan này với cơ quan khác trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước của chúng ta", ông Dũng nhấn mạnh. Theo ông Dũng, trên thực tế, vài năm gần đây, đặc biệt 2 năm qua, những vụ án lớn và tham nhũng kinh tế lớn được đưa ra truy tố xét xử nghiêm minh thì rõ ràng, trong đó có đóng góp của Viện kiểm sát. "Dưới sự chỉ đạo của Đảng, các cơ quan Công an, Kiểm sát, Toà án đã phối hợp tiến hành các biện pháp tố tụng để truy tố xét xử, thì không thể cho rằng Viện Kiểm sát không thực hiện đầy đủ các quyền, chức năng, nhiệm vụ của mình", ông Dũng nói, và đề nghị cần có cái nhìn toàn diện, đúng đắn. "Quốc hội không phải nơi họp ngành"Tranh luận lại với đại biểu Dũng, ông Lưu Bình Nhưỡng nói ông hiểu tâm tư đại biểu Dũng vì ông Dũng là người của ngành Kiểm sát nhân dân, nhưng khẳng định: "Tôi cũng không buồn vì cử tri và Quốc hội sẽ đánh giá về thái độ của tôi. Một đại biểu Quốc hội đánh giá tôi không phải là điều ghê gớm". "Đây là nghị trường, đây là ngôi nhà của Tổ quốc. Đây không phải là nơi để họp ngành, để bảo vệ cho lợi ích riêng của ngành đó, tất cả các đại biểu ở đây phải mang lại lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân", ông Nhưỡng nói, đồng thời cho rằng, những người đã được Đảng, Nhà nước, nhân dân lựa chọn vào đây thì cũng nên có thái độ không nên bức xúc quá, thể hiện ngôn ngữ để làm sao cho đủ văn hoá để cho mọi người cùng nghe, còn nếu không cử tri ngoài kia họ sẽ đánh giá Quốc hội. | ||||
LÀ "BUÔN NGƯỜI" CHỨ KHÔNG PHẢI "TRỐN RA NƯỚC NGOÀI" Posted: 06 Nov 2019 09:07 AM PST Phạm Lê Vương Các 5-11-2019 Nhận định của thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu về vụ 39 người Việt chết ngạt tại Anh "không phải là buôn người, mà là tổ chức cho người khác trốn ra nước ngoài", cho thấy ông tướng này rất thiếu hiểu biết về pháp luật phòng chống buôn người. Vụ này có những dấu hiệu pháp lý rất rõ ràng về tội buôn người như: – Hình thức buôn người thứ nhất: Nạn nhân phải trả một số tiền lớn để làm hộ chiếu Trung Quốc giả đi sang Anh Quốc. Trong hành trình vượt biên, họ bị lạm dụng và bị tước đoạt nhiều quyền con người. Đây là tội phạm buôn người dưới hình thức "buôn lậu người di cư". – Hình thức buôn người thứ hai: Khi đưa nạn nhân đến được Anh Quốc, nạn nhân phải lao động trong điều kiện bị giam cầm hoặc bị ép buộc lao động. Đây là tội phạm buôn người dưới hình thức "buôn bán người lao động cưỡng bức". – Hình thức buôn người thứ ba: Sang Anh Quốc, nạn nhân có thể sẽ thực hiện một số các hoạt động bất hợp pháp, chẳng hạn như trồng cần sa. Đây là tội phạm buôn người dưới hình thức "buôn bán người cho hoạt động tội phạm cưỡng bức". Chỉ cần vụ việc mang dấu hiệu của một trong ba hình thức nêu trên là cơ quan chức năng cần phải khởi tố và điều tra tội buôn người. (Bên cạnh đó còn có hình thức buôn người để khai thác tình dục và buôn người để lấy nội tạng). Vụ này, các cơ quan chức năng Việt Nam khởi tố về tội "tổ chức đưa người khác ra nước ngoài trái phép" là xác định sai bản chất vụ việc. Lưu ý rằng, tội buôn người sẽ không phụ thuộc vào sự đồng ý của nạn nhân. Cơ sở pháp lý là Điều 3 của Nghị định thư về ngăn chặn, phòng chống và trừng phạt tội buôn người (được Liên Hợp Quốc thông qua vào năm 2000) nêu rõ: "Sự đồng ý của nạn nhân buôn người là không được công nhận". Điều này có nghĩa rằng, ngay cả khi 39 nạn nhân đồng ý trả tiền để đến Anh Quốc, đồng ý lao động trong điều kiện bị giam cầm hoặc đồng ý lao động trong các hoạt động phạm pháp, thì những kẻ tổ chức, môi giới, hay vận chuyển họ trong trường hợp này cũng đều phạm vào tội buôn người. Vì vậy, nhận định "không ai bỏ ra 1 tỉ đồng để cho người khác buôn mình" của tướng Cầu là một phát ngôn rất thiếu hiểu biết về pháp luật phòng chống buôn người. Qua vụ này cho thấy, các cơ quan tố tụng Việt Nam đã không làm tròn chức năng của mình khi không khởi tố về tội buôn người, dù cơ sở pháp lý của Việt Nam về vấn đề này cũng khá đầy đủ. Cụ thể, tại Điều 150 Bộ luật Hình sự hiện hành có quy định về tội "mua bán người lao động cưỡng bức", và Luật phòng chống mua bán người (có hiệu lực thi hành vào năm 2012) cũng có quy định về hành vi "mua bán người lao động cưỡng bức", nhưng trong suốt bảy năm qua, không có bất kỳ một kẻ buôn người nào bị truy tố theo các quy định về mua bán người lao động cưỡng bức. Có vẻ, chính sự thiếu hiểu biết về pháp luật phòng chống buôn người của giới chức đã làm suy giảm nỗ lực phòng chống buôn người tại Việt Nam. | ||||
Posted: 06 Nov 2019 09:02 AM PST Theo báo Nghệ An, chỉ riêng 1 huyện "quê lúa" như Yên Thành, lượng kiều hối mà 15.278 con em tha phương cầu thực gửi về mỗi năm khoảng 200 triệu USD, tương đương 4,7 ngàn tỉ đồng. Phải nói là quá đỉnh. Là lãi ròng. Hãy cũng so sánh, thu ngân sách cả năm của tỉnh này 2018 chỉ đạt 12,9 ngàn tỉ (làm tròn thế cho sang), trong khi chi hết hơn 18,7 ngàn tỉ.Nghệ An là quán quân Vịnh Bắc Bộ, số 1 Đông Lào về xkld: 12.000 – 13.000 người ra đi mỗi năm và tổng lao động xkld khoảng 61.000 người (chiếm bao nhiêu trong số 3,5 triệu dân mời tự tính).Quốc gia láng giềng của Nghệ An, quê hương chủ tịch anh minh Võ Kim Cự cũng chính là á quân. Với 50.270 ldxk, hàng năm Hà Tĩnh thu từ xkld từ khoảng 6.800 – 7.000 tỉ. Riêng kiều hối từ 3.500 – 4.000 tỉ/năm, tương đương 45% tổng thu ngân sách năm 2017 (khoảng 8.900 tỉ).Lưu ý cả xứ Đông Lào cũng diện top nhận kiều hối hành tinh, chiếm khoảng 2,5% tổng kiều hối hệ mặt trời (nguồn UNDP). Tương đương 6-8% GDP hàng năm, quy mô gấp 4 lần khối lượng ODA năm 2016 và tương đương với lượng FDI năm 2017.Con số thì luôn hoàn toàn khách quan, chỉ để nói rằng chính quyền thừa biết, kể cả chuyện thùng nhân, và cũng để thấy những người bán mồ hôi trên mồ hôi dưới kia đang yêu quê hương đất nước non sông gấm vóc hơn rất nhiều so với những đồng bào đang giỏi mỗi việc bội chi, tiêu thuế dân mặt không đổi sắc ở nhà.Trong một động thái ko liên quan ít thì liên quan nhiều. Công an quê bác hôm qua vừa tớm 8 chú rồi. Toang rồi. Thế mà bảo giờ chả biết 9 đứa đi nhờ chuyên cơ là ai thì xúc phạm đến danh hiệu giỏi nhất hành tinh quá cơ. | ||||
"THA PHƯƠNG CẦU VIỆC" LÀ NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ CỦA ĐỊA PHƯƠNG! Posted: 06 Nov 2019 08:53 AM PST Tương tự, ngày 28/10/2019, Công anThủ Đức khởi tố, bắt tạm giam 2 người cầm đầu băng nhóm móc túi trên xe buýt ở KDL Suối Tiên, sau nửa tháng báo Pháp Luật TPHCM đăng loạt bài tệ nạn này. Chuyện móc túi có tổ chức phổ biến trên 100 tuyến xe buýt, tất cả tài xế, người bán vé và hành khách đi thường xuyên đều biết. Cũng như, chuyện vượt biên bằng container lạnh qua Anh, chính quyền, công an và dân tình các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh… đều biết từ lâu. Mời các bạn xem bài viết trên trang cá nhân của một đại tá – cựu trưởng phòng quản lý xuất nhập cảnh - Công an TPHCM, sẽ rõ: Anh Nguyen Van 27 tháng 10 lúc 14:46 · Vụ việc 39 người nhập cư bất hợp pháp vào Anh bị chết trong xe đông lạnh đang gây rúng động dư luận trong và ngoài nước. Nhớ lại năm 2008, mình có dịp được cử đi công tác Anh cùng với hai đồng nghiệp Cục quản lý XNC để tiếp nhận công dân VN vi phạm pháp luật bị Anh trục xuất (hồi hương cưỡng bức). Chuyến công tác kéo dài 21 ngày, phỏng vấn được 30 người VN đang bị giam giữ tại các nhà tù ở Luân đôn và các vùng lân cận. Trong 30 người chỉ có 2 khai cư trú ở tp.HCM, còn lại là cư trú ở Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Số này khai nhận bị bọn buôn người dụ dỗ sang lao động tại châu Âu với thu nhập cao, nhưng thực chất là đưa họ sang Anh để trồng cây cần sa. Lộ trình xuất phát từ cửa khẩu Nội bài sang Đông Âu, tìm đường sang Pháp, sau đó được bố trí trốn trong các xe đông lạnh qua eo biển Manche để vào Anh. Cảnh sát Anh cho biết, hầu hết số bị bắt khi trồng cần sa là số làm thuê, còn số cầm đầu rất ít khi bị phát hiện bắt giữ. Thủ đoạn của chúng là thuê nhà của người bản xứ rồi trồng cần sa trong phòng ngủ, tầng hầm..với năng lượng từ đèn điện. Nên khi nào cảnh sát thấy chỉ số điện ở đồng hồ cao bất thường là đột kích kiểm tra. Băng nhóm tội phạm người Việt lại đối phó bằng cách câu trộm điện. Cảnh sát phát hiện ra và lại phải dùng xe tuần tra có trang bị máy tầm nhiệt... Cuộc chiến ngày càng quyết liệt , phức tạp với những thủ đọan ngày càng tinh vi. Do lợi nhuận cao nên dù bị cảnh sát phát hiện bắt giữ nhiều nhưng tình hình vẫn không giảm . Những vụ việc này làm xấu đi hình ảnh người VN; công dân các tỉnh như Hải phòng, Nghệ an, Hà tĩnh, Quảng bình..xin thị thực nhập cảnh Anh khả năng bị từ chối cao hơn; du học sinh VN ở Anh thuê nhà khó khăn hơn. Vụ việc nghiệm trọng lần này lại gióng lên một hồi chuông báo động, đòi hỏi các cơ quan chức năng VN phải vào cuộc quyết liệt hơn thì mới hạn chế, ngặn chặn được tình trạng đưa lao động bất hợp pháp ra nước ngoài" Đặc biệt, các chủ tịch xã xứ "Nghệ, Tĩnh" "rành 6 câu vọng cổ" chuyện vượt biên và xem đó là điển hình của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, bằng những pa-nô cổ động với lời lẽ như mệnh lệnh "Xuất khẩu lao động là thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương". Là nhiệm vụ chính trị địa phương, nên "lý trưởng" Nguyễn Văn Hà - Chủ tịch UBND xã Đô Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An đã tự hào trả lời báo Thanh Niên, khi được hỏi về anh Nguyễn Đình Tứ (26 tuổi) ở xã này là một trong 39 người chết trong container. Nhớ lại năm 2008, anh Xiêm – cán bộ của Trung tâm Tiếp nhận đối tượng xã hội Bình Triệu (463 Nơ Trang Long, phường 13, quận Bình Thạnh) rủ tôi đến phỏng vấn 3 em gái và 3 cụ già tật nguyền, trong đường dây "chăn dắt ăn xin" ở Gò Vấp, bị tạm giữ chờ trục xuất về địa phương (Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An). Lãnh đạo Trung tâm bất bình, vì khi báo về các xã có đối tượng lang thang thường trú, để tiếp nhận họ về địa phương, thì lập tức bọn chăn dắt (xưng là thân nhân) đem giấy của UBND xã có mộc đỏ đến Trung tâm nộp. Giấy ghi ngày cấp trước một ngày đối tượng bị thu gom, và xác nhận "công dân" này có đăng ký tạm vắng tại địa phương để vào TPHCM thăm thân nhân. Mà theo quy định, người có đăng ký tạm vắng ở địa phương thì không phải "đối tượng lang thang", Trung tâm phải thả ra, rồi một thời gian sau "cặp đôi hoàn hảo" (một bé gái dẫn ông già tật nguyền đi xin tiền, vừa bán vé số) lại bị thu gom, rồi có giấy xác nhận của UBND xã! Lãnh đạo Trung tâm thừa biết, ở Gò Vấp có vài đại gia chăn dắt các "cặp đôi hoàn hảo" và các UBND xã đã cấp giấy chứng nhận khống (ký tên đóng dấu sẵn) khi "cặp đôi hoàn hảo" nào bị thu gom, chủ chăn dắt sẽ "điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa". Trung tâm có báo cáo cho Sở LĐ&TBXH biết, nhưng vì tế nhị với đồng liêu, Sở không phản ứng, Trung tâm mới nhờ tôi điều tra, tôi tìm ra tên họ chủ chăn dắt và đến nhà chụp hình lén. Chủ chăn dắt cho các "cặp đôi hoàn hảo" ngủ trong nhà, sáng có xe ôm chở đến nơi hành nghề theo đúng lộ trình vạch sẵn (gặp khách bé gái khoanh tay quỳ gối, cụ tật nguyền đưa nón xin, khách không cho thì mời mua vé số), giữa buổi có người đi kiểm tra, chiều về nơi tập kết có xe rước, tối cùng gia đình chủ đếm và xếp tiền theo mệnh giá, nộp cho chủ, thỉnh thoảng được tạm ứng tiền chi tiêu vặt, cuối năm (hoặc khi nhà có hữu sự) có đại lý tại địa phương mang tiền thu nhập (sau khi chủ khấu trừ tỷ lệ ăn chia 4/6) của "đối tượng chăn dắt" trao tận tay thân nhân của họ! "Lý trưởng" Hà chỉ khoe 2.950 lao động (bằng1/3 số lao động trong độ tuổi ở xã) đi làm việc ở nước ngoài, có mang về ngoại tệ làm tăng GDP cho xã. Song "lý trưởng" không thèm khoe số "lao động ngoài độ tuổi" đang ăn xin khắp nơi, nhưng chỉ mang về nội tệ, nên không đảm bảo nhiệm vụ chính trị của địa phương! Ba Kiem Mai |
You are subscribed to email updates from Dân quyền. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét