“Đáng suy ngẫm về những con số: VN chơi trội” plus 24 more |
- Đáng suy ngẫm về những con số: VN chơi trội
- HONG KONG: LÀN SÓNG DÂN CHỦ ĐÃ KHIẾN BẮC KINH BỐi RỐi
- Dự án đường sắt 100.000 tỷ đồng: ĐBQH nói đừng “giẫm vào vết xe đổ”
- THỨ CÓ Ý NGHĨA NHẤT CHÍNH LÀ HÔM NAY
- CHÚNG TA ĐANG Ở THỜI ĐẠI NÓI LÁO TOÀN TẬP!
- QUỐC PHÒNG VIỆT NAM SỢ TẦU RA MẶT
- VNTB – Tại sao lại là nhà báo Phạm Chí Dũng?
- VNTB - Cảnh Báo Nguy Hiểm!
- Bóng ma trong Đặc khu
- ĐẶC KHU KHÔNG MANG TÊN ĐẶC KHU DÀNH CHO NGƯỜI TRUNG QUỐC
- CSGT tố lãnh đạo “bảo kê” xe quá tải: “Sếp lớn” là ai?
- Tại sao Bộ Công thương và Chính phủ cứ "thích" điện than?
- Úc điều tra về chiến dịch của Bắc Kinh cài gián điệp vào Quốc Hội
- Nghị viên kêu gọi EU ngừng phê chuẩn hiệp định thương mại với Việt Nam vì nhân quyền
- Tiến sĩ Phạm Chí Dũng bị bắt như thế nào?
- Không có đối thoại Mỹ - Việt về quan hệ 'đồng minh quân sự' thời điểm này
- Không đơn giản là ăn cắp mà là xâm lăng văn hóa
- Tôi viết về PHẠM CHÍ DŨNG
- Tại sao Trung Quốc muốn Trump làm tổng thống thêm 4 năm nữa
- Hãy tiếp sức cho những Hoàng Chi Phong
- SỰ IM LẶNG LONG TRỜI LỞ ĐẤT
- ĐƯỜNG SẮT LAO CAI – HÀ NỘI - HẢI PHÒNG MÀ ÔNG THỂ ĐANG RA SỨC THÚC ĐẨY NẰM TRONG “MỘT VÀNH ĐAI MỘT CON ĐƯỜNG”
- Bầu cử Hồng Kông: Phe ủng hộ Bắc Kinh thua ở 17/18 quận, chuyên gia Trung Quốc cảnh báo chính phủ điều gì?
- Việt Nam cho phép thành lập công đoàn độc lập
- Liệu ông Trump sẽ ký luật bảo vệ nhân quyền Hong Kong?
Đáng suy ngẫm về những con số: VN chơi trội Posted: 27 Nov 2019 01:23 PM PST | ||||||
HONG KONG: LÀN SÓNG DÂN CHỦ ĐÃ KHIẾN BẮC KINH BỐi RỐi Posted: 27 Nov 2019 01:19 PM PST Pierre Haski ( France Inter 26/11/2019 ) Vấn đề của những chuyên viên tuyên truyền, là khi họ bắt đầu tin vào những lời tuyên truyền của chính họ. Đó là chuyện đang xẩy ra hiện nay giữa Hong Kong và Bắc Kinh, khi những người cầm quyền Trung Hoa khám phá kết quả cuộc bầu cử mà chắc họ không ngờ. Họ đã quá tin vào luận điệu về một phong trào phản kháng thiểu số, bị ngoại bang dựt giây. Kết quả bầu cử ( hôm Chủ Nhật ) chắc đã làm rung chuyển bức tường Trung Nam Hải, trụ sở trung ương của đảng CS ở Bắc Kinh. Họ chờ đợi đa số thầm lặng, nhưng một làn sóng dân chủ đã tràn tới. Bắc Kinh đã chịu một thất bại, một trong những thất bại nghiêm trọng nhất trong 7 năm ngự trị của Tập Cận Bình, uy thế sẽ suy kém trong cuộc tranh chấp quyền lực không ngừng nghỉ trong nội bộ đầu não Đảng. Những nhà dân chủ HK đã gặt hái một chiến thắng vượt cả giấc mơ điên rồ nhất của họ. Cuộc bàu cử không đáng quan tâm, tự nhiên trở thành một cuộc trưng cầu dân ý, sau 6 tháng biểu tình, đàn áp, và những người hoạt động trẻ đã chiến thắng. Phe dân chủ chiếm 385 ghế, so với 59 ghế của những người thân Bắc Kinh, ngày nay nắm 17 trên 18 quận, với một số cử tri tham dự nhân gấp đôi: một kết quả không cần bàn cãi. Để giải thích thành quả này, trước hết là vấn đề thế hệ: đa số dân HK đã tín nhiệm giới trẻ, bởi vì chính họ sẽ sống thời đại hậu tự trị, từ 2047, khi HK rơi vào chế độ chung của nước Tàu. Tất cả những người nghĩ rằng dân sẽ bỏ rơi giới trẻ, sau những bạo động và rối loạn, đều lầm Sau đó, là phản ứng tệ hại của nhà cầm quyền địa phương, và trên hết, nhà cầm quyền Bắc Kinh. Họ đã mất quá nhiều thời gian trước khi tạm hoãn, và sau đó rút bỏ dự luật dẫn độ cho phép đưa người phạm pháp tới lục địa. Và họ đã để cho lực lương cảnh sát địa phương, bình thường rất '' british '' ( kiểu Anh ) trở thành những Robocop tàn bạo. Một lãnh tụ hành chánh, Carrie Lam, được Bắc kinh che chở đã bất lực trong việc đề nghị một cuộc đối thoại, không một chút thông cảm, không một ý thức chính trị trong suốt cơn khủng hoảng. Có thể bà ta sẽ bị nổ như cầu chì ( fusible ) Phản ứng đầu tiên của Bắc Kinh là nhắc lại Trung Cộng vẫn làm chủ tình hình, và sẽ không tha thứ bất cứ chuyện xét lại nào, nhưng không đưa ra một lối thoát chính trị. Sợ truyền nhiễm, hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã loan tin có bầu cử ở HK, nhưng không cho biết kết quả. Tại Bắc Kinh, người ta không có thói quen nghe những thông điệp diễn tả một cách dân chủ, trong khi dân HK quyết định không ngưng nửa chừng. Mạnh hơn sau kết quả bầu cử, họ đã trở lại với yêu sách thời Dù Vàng 2014, đòi phổ thông đầu phiếu chọn lựa người lãnh đạo địa phương, trong khi hiện hay chuyện lựa chọn nằm trong tay một cử tri đoàn trực thuộc Bắc Kinh. Vấn đề là Bắc kinh đã từ chối và sẽ không thay đổi thái độ .https://www.franceinter.fr/…/…/geopolitique-26-novembre-2019Phong trào công dân ngày nay phải đương đầu với một chọn lựa chiến lược, sau chiến thắng bấu cử. Hoặc tiếp tục quấy rối chế độ, chưa chắc sẽ thâu lượm được gì, hoặc củng cố thành quả chính trị có được từ hôm Chủ nhật, để biến Hong Kong thành một thành trì dân chủ giữa một biển độc tài | ||||||
Dự án đường sắt 100.000 tỷ đồng: ĐBQH nói đừng “giẫm vào vết xe đổ” Posted: 27 Nov 2019 01:10 PM PST Hoàng Đan 27-11-2019
Khi thông tin về việc nghiên cứu quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Bộ GTVT nêu, năm 2015, trên cơ sở kết quả các cuộc gặp cấp cao giữa hai nước, Chính phủ Trung Quốc đã cấp khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 10 triệu NDT để Việt Nam khảo sát, lập quy hoạch tuyến đường sắt này. Trao đổi với PV bên lề kỳ họp Quốc hội sáng 27/11, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) cho biết, việc Trung Quốc viện trợ đó là khoản ban đầu và không có ý nghĩa lớn, bởi dự án mới đang đưa vào quy hoạch, xem xét chứ chưa quyết định triển khai cụ thể. "Ở đây, chỉ cần làm rõ xem, chúng ta có lỡ cam kết gì hơn khi họ tài trợ số tiền này không...", ông Nghĩa nói. ĐB Nghĩa cho hay, dự án đường sắt này là quy hoạch từ năm 2015, vì vậy quá trình triển khai dự án phải rà soát lại, đối chiếu với các yếu tố hiện tại như an ninh quốc phòng, quan hệ trong nước và quốc tế, tình hình kinh tế và khả năng tài chính, nợ công, đầu tư công... Quy hoạch là xây dựng cho tương lai, nhưng tình hình thực tế luôn thay đổi. Ông nhắc lại việc, Quốc hội đã từng quyết làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận và dự án này đã bắt đầu triển khai, nhưng sau khi rà soát lại, đã quyết định không làm nữa. Về việc đánh giá hiệu quả kinh tế nếu dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng được triển khai, ĐB Nghĩa cho biết, ông không phải nhà kinh tế nhưng đã có những chuyên gia kinh tế nói tới.
"Họ cho rằng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng không còn phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Đối với dự án không đáp ứng lợi ích chủ yếu của nền kinh tế, vậy ai sẽ khai thác và hưởng lợi nhiều trên tuyến đường? Theo nhiều người, tuyến đường sắt không có lợi cho Việt Nam, vì vậy cần phải xem xét lại tất cả các yếu tố", ĐB Nghĩa nêu quan điểm. Về khái toán dự án do tư vấn Trung Quốc lập là khoảng 100.000 tỷ đồng, ĐBQH đoàn TP HCM đề nghị phải xem xét có còn hợp lý nữa không và mục đích của dự án là gì. "Theo tôi, tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng không còn ưu tiên nữa và đối với Việt Nam, lợi ích từ dự án đường sắt này cũng không rõ", ông chia sẻ và cho rằng nên dành ưu tiên cho đường bộ cao tốc Bắc - Nam, sau này là đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Bình luận về các dự án có liên quan đến các nhà đầu tư Trung Quốc, ông Nghĩa nhìn nhận, nên xem xét kỹ các dự án liên quan nhà đầu tư Trung Quốc. "Ở Việt Nam, đã có những bài học nhãn tiền như Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội), kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (TP HCM), cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi... Khi bị nhiều "vố" như thế chúng ta cần rút bài học phải thận trọng, xem xét kỹ và đó đã là vết xe đổ rồi thì đừng giẫm vào nữa", ông Nghĩa nêu rõ. Dự toán vốn khoảng 100.000 tỷ đồng cho dự án này lấy ở đâu? ĐBQH Trần Hoàng Ngân (TP HCM) nói, dù chưa nhận được các tài liệu liên quan đến quy hoạch này, tuy nhiên ở quan điểm cá nhân, ông thấy có một số điểm cần quan tâm. "Dù đất nước có thiếu tiền đi chăng nữa cũng đâu cần thiết khoản viện trợ trị giá 10 triệu NDT của phía Trung Quốc để tiến hành khảo sát, lập quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng?", ông Ngân nêu.
Ông Ngân nói thêm, với nguồn vốn tạm tính theo tư vấn đưa ra là khoảng 100.000 tỷ đồng cho dự án này thì nguồn vốn đó lấy ở đâu, đường sắt nên làm ở đâu, làm ra sao… cần phải được nghiên cứu thấu đáo, đặc biệt phải làm rõ tính cấp thiết và tính hiệu quả của dự án. Đại biểu Trần Hoàng Ngân cũng lưu ý, chúng ta không nên dùng các nguồn vốn bên ngoài để làm các quy hoạch, trong đó có quy hoạch giao thông. "Bởi khi họ chi phối vốn họ sẽ chi phối các vấn đề về tổ chức đấu thầu, thi công và nhiều vấn đề khác", ông Ngân nêu. ĐB Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh, thời điểm hiện nay, Chính phủ, ngành GTVT nên tập trung nguồn lực hoàn thành các dự án giao thông đang dang dở, như các dự án đường sắt đô thị ở TP HCM và Hà Nội, tiến hành giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành giai đoạn 1 và tổ chức đấu thầu, thi công các tuyến cao tốc Bắc – Nam... | ||||||
THỨ CÓ Ý NGHĨA NHẤT CHÍNH LÀ HÔM NAY Posted: 27 Nov 2019 12:57 PM PST Vậy là tôi đã tròn 34 tuổi. Vào tuổi này thì những người như Jefferson (44) hay Hamilton (32) và Madison (36) đã là những đại biểu góp mặt vào Hội nghị lập hiến đầu tiên của nước Mỹ năm 1787. Những con người kiệt xuất viết nên bản Hiến pháp của họ mà vẫn đứng vững đến ngày nay, thứ mà như một tài sản quý báu cho Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ trở nên vĩ đại vượt bậc hơn cả những quốc gia được thành lập trước họ. Và tôi thì lọ mọ sống trong một nước cộng sản, nơi mà con người ta đang coi nhau như những sinh vật để chà đạp bằng mọi cách có thể. Họ chẳng có gì ngoài dối trá và bạo lực để dành cho nhau trong đời sống. Người nghèo bị khinh rẻ, kẻ giàu bị ghét bỏ hoặc đặt vào sự phán xét của các tội ác, kẻ trung bình an phận và sống dửng dưng qua ngày. Ai cũng có lý do và phận sự để gom mình vào trong những chiếc vỏ bọc để thoái bỏ trách nhiệm của mình trước thời cuộc. Chúng ta muốn có một đất nước vĩ đại, thịnh vượng và văn minh, chúng ta không thể sống với một tâm thế của những kẻ nhỏ mọn, ti tiện và ác độc. Chúng ta muốn vĩ đại, buộc phải sống với phẩm chất vĩ đại, nhưng không phải là sự khuyếch trương và phóng đại cái bóng mình lên. Muốn thế, muốn có những trí tuệ vĩ đại, chính thể phải là dân chủ và thúc đẩy cho tự do tư duy, tự do tư tưởng của con người. Chúng ta đến nay, sống với trạng thái mà hầu hết đến cả tầng lớp được đi học còn không thể hiểu nổi nhân quyền và dân quyền là gì, những người làm luật và hành nghề luật còn không đủ khả năng nhận thức đúng mức và chính xác về nó, không có căn bản nền tảng về triết học chính trị và pháp luật, chúng ta không thể đòi hòi bất kỳ một phẩm chất vĩ đại nào vì vốn những con người thiếu đi cái thực chất để vĩ đại thì không thể làm được bất cứ việc gì đáng kể và hữu ích cho xã hội. Thời gian trôi quá nhanh cho một con người. Sắp hết thế hệ của những đau đớn hôm nay, sẽ lại tiếp nối là những thế hệ đau đớn mai sau, nếu hôm nay ta không chấm dứt những nguồn cơn của mọi sự đau đớn ấy. Không có gì ngoài các thảm trạng khủng khiếp xảy ra, nhưng chúng ta bất động như những tảng đá bị đông lạnh, không còn biết bất bình trước cái sai, điều trái, không còn biết phản kháng trước những bất công, điều xấu. Đó là một trạng thái rơi vào sự nô lệ và tiêu vong. Tôi đã viết hơn nửa thập kỷ, gần như không ngừng nghỉ mỗi ngày, tôi vẫn kiên nhẫn cho mọi việc mình làm. Và tôi vẫn không ngừng hy vọng vào một tương lai tốt đẹp, mặc dù những con người ở đây còn quá ngần ngại cho việc đọc hết một bài viết không quá dài. Một xã hội, một dân tộc không yêu việc học hỏi, sợ hãi việc đọc sách và không có một đấng soi sáng tinh thần, hẳn là khó lòng sáng suốt để gây dựng nên giá trị nào đó cho chính họ. Cứ thêm một tuổi cộng vào cho mình, tôi lại thấy thêm một sự lùi xa về phía sau của đất nước mình. Thứ có ý nghĩa nhất chính là hôm nay, vì ngày mai luôn là một món nợ vô cùng không thể trả được. | ||||||
CHÚNG TA ĐANG Ở THỜI ĐẠI NÓI LÁO TOÀN TẬP! Posted: 27 Nov 2019 12:50 PM PST BS. Đỗ Duy Ngọc
Không biết lịch sử ghi lại các triều đại phong kiến đúng sai như thế nào, cũng chẳng có cách nào để kiểm chứng. Thế nhưng, thời đại ta đang sống hoá ra toàn láo cả. Rồi lịch sử thời hiện đại sẽ viết sao đây? Thằng doanh nhân bán đồ giả làm giàu, cứ tưởng nó giỏi, hoá ra chẳng phải thế. Nó chỉ là kẻ "Treo dê bán chó", mua 30.000 bán 600.000 không giàu sao được, thế rồi lúc giàu lên, hàng ngày lên mạng truyền thông dạy đạo đức, dạy bí quyết, dạy cách cư xử. Kẻ thì đem hoá chất trộn vào thức uống, khiến người ta nghiện chất độc, tạo thành thói quen nguy hiểm cho người dùng. Thế rồi khi có nhiều tiền, anh ta in sách dạy người ta tư duy, dạy cho tuổi trẻ cách sống. Nuôi đội ngũ nhà văn nhà báo tung hô mình như thánh sống, tuyên bố như đấng khải đạo. Một ông chuyên làm thép, nghĩ toàn chuyện xây dựng những công trình có hại cho dân, nhưng lúc nào cũng mặc áo lam, đeo tràng hạt, nói toàn chuyện Phật pháp. Một tập đoàn làm nước mắm giả, toàn hoá chất, bỏ biết bao tiền để quảng cáo lừa dân, bỏ tiền đầy túi. Một tập đoàn khác mua hoá chất quá hạn để sản xuất nước uống, lừa những kẻ phát hiện sai sót của sản phẩm mình để đưa họ vào tù, lại chuyên nói lời có cánh..... Kẻ buôn gian bán lận lại dạy cho xã hội đạo đức làm người. Thời đại đảo lộn tất! Hài thế, mà vẫn không thiếu kẻ tôn sùng, xem các ông ấy như tấm gương sáng để noi theo. Khi vỡ lở ra, chúng toàn là kẻ nói láo.. Tất cả đều chỉ tìm cách lừa đảo nhau. Toàn xã hội rặt kẻ nói láo, ca sĩ nói láo theo kiểu ca sĩ, đạo diễn nói láo theo kiểu đạo diễn, diễn viên nói láo theo kiểu diễn viên. Ừ thì họ làm nghề diễn, chuyên diễn nên láo quen thành nếp, lúc nào cũng láo. Thế nhưng có những kẻ chẳng làm nghề diễn vẫn luôn mồm nói láo. Thi gì cũng láo, từ chuyện thi hát đến thi hoa hậu, chỉ là một sắp đặt láo cả... Ngay chuyện từ thiện cũng rặt chi tiết láo để mua nước mắt mọi người. Cứ có chuyện là loanh quanh láo khoét. Kẻ buôn lớn láo, kẻ bán hàng rong ở bên đường cũng lừa đảo, láo liên tục. Mỗi ngày mở truyền hình toàn nghe nói láo từ tin tức cho đến quảng cáo, rặt láo. Nhưng cả nước đều hàng ngày nghe láo mà chẳng phản ứng gì lại cứ dán mắt mà xem. Thằng đi buôn nói láo đã đành, vì họ lừa lọc để kiếm lời. Thế mà cô hiệu trưởng nhà trẻ, anh hiệu trưởng trường cấp ba, ông hiệu trưởng trường đại học cũng chuyên nói láo. Thực phẩm cho các cháu có giòi, cô hiệu trưởng chối quanh... Các cháu học sinh đánh nhau như du côn, làm tình với nhau trong nhà trường, anh hiệu trưởng bảo là không phải, tảng bê tông rớt chết sinh viên, ông hiệu trưởng bảo là tự tử. Thế rồi tất cả đều chìm, đều im im ỉm. Người ta đồn tiền hàng đống đã lót tay bộ phận chức năng để rồi để lâu cứt trâu hoá bùn. Mấy ngài lãnh đạo lại càng nói láo tợn Chỉ kể vài chuyện gần đây thôi, chứ kể mấy sếp nhà ta phát biểu láo thì thành truyện dài nhiều tập. Từ chuyện quốc gia đại sự cho đến chuyện hưng vong của tổ quốc, toàn chuyện quan trọng đến vận mệnh quốc gia thế nhưng dân toàn nghe láo. Kẻ thù mang tham vọng, âm mưu để biến nước ta thành chư hầu, chuyện này rõ như ban ngày, ai cũng thấy, ai cũng hiểu, thế mà các quan toàn nói tào lao, láo lếu. · Đến chuyện Formosa, khi biển nhiễm độc, cá chết, các quan bày lắm trò láo để mị dân, lấp liếm tội ác của thủ phạm, tuyên bố, họp báo, trình diễn ăn hải sản, ở trần tắm biển...tất cả đều rặt láo. · Đến chuyện BOT với các trạm đặt không đúng chỗ cho đến mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất, các quan ở Bộ Giao thông lại được dịp nói láo, tuyên bố rùm beng để bênh vực những tập đoàn và cá nhân vi phạm. · Khi vụ thuốc giả của VN Pharma nổ ra, cả một hệ thống truyền thông của Bộ Y tế kể cả các quan chức cấp bộ đều tuyên bố láo, tìm mọi cách che dấu tội ác của những tên buôn thuốc giả. · Rừng Sơn Trà quý hiếm, các ông vì tư lợi cá nhân, ra lệnh xây cất, chấp nhận nhiều dự án khai thác, các nhà chuyên môn, nhân dân phản ứng dữ quá,các ông bắt đầu chiến dịch nói láo, chạy quanh tìm kế hoãn binh. Đến chuyện cá nhân của các quan thì lại càng nói láo tợn... Ông bí thư xây biệt phủ như cung điện của vua chúa ở xứ nghèo phải sống nhờ trợ cấp của chính phủ cho đến ông giám đốc môi trường xây biệt phủ mênh mông ở xứ lắm rừng, rồi đến ông lãnh đạo ngành ngân hàng với những dãy nhà hoành tráng trên miếng đất hàng ngàn thước vuông. Tất cả đều cho rằng do sức lao động cật lực mà có. Kẻ thì do nuôi gà, trồng cây, anh thì bảo chạy xe ôm đến khốc cả người, người thì nhờ bán chổi, trồng rau, kẻ khác thì bảo nhờ tiền của con dù con chẳng làm gì ra tiền và có đứa thì mới mười chín tuổi. Lương thì chẳng bao nhiêu mà quan nào cũng vi la trong và ngoài nước, nhà nghỉ trên núi, nhà mát dưới biển, lâu đài, nhà to ở nước ngoài. Con cái ăn chơi như các công tử, tiểu thư quý tộc. Các bà vợ thì như các mệnh phụ, chỉ xài đồ dùng ở nước ngoài, đi shopping các mall lớn ở nước ngoài như đi chợ... Thế nhưng các ngài luôn phát biểu yêu dân, thương nước, yêu tổ quốc, đồng bào, và luôn nhắc nhở đất nước còn nghèo phải học tập ông này, cụ nọ để có đạo đức sáng ngời. Các lãnh đạo xem rừng như sân nhà mình, phá nát không còn gì.. Một cây có đường kính 1m phải mất trăm năm mới hình thành, lâm tặc chỉ cần 15 phút để đốn hạ. Hàng trăm chiếc xe chạy từ rừng chở hàng mét khối gỗ chỉ cần đóng cho kiểm lâm 400.000 đồng một chiếc là qua trạm. Rừng không nát mới lạ. Khi rừng không còn, lệnh đóng rừng ban ra, các lãnh đạo địa phương toàn báo cáo láo với chính phủ và có nơi tìm cách tiếp tục vét cú chót bằng cách làm trắng những cánh rừng còn lại.. Rừng bị tận diệt vì nạn phá rừng, rừng còn bị huỷ diệt bởi những dự án thuỷ điện. Tất cả đều có sự tiếp tay của các quan và ban ngành chức năng của địa phương. Rừng không còn, lũ về gây tang thương chết chóc, đê vỡ khiến nhà cửa tài sản trôi theo dòng nước, các quan cho là xả lũ đúng quy trình. Bão chưa tới, lũ chưa về, các quan tỉnh đã ngồi với nhau viết báo cáo thiệt hại để xin trợ cấp. Một anh từng là tổng biên tập tờ báo lớn, sau khi thu vén được hàng triệu đô la bèn đưa hết vợ con qua Mỹ, sắm nhà to, xe đẹp còn anh thì qua lại hai nước, lâu lâu viết bài biểu diễn lòng yêu nước thương dân, trăn trở với tiền đồtổ quốc, khóc than cho dân nghèo, kinh tế chậm lớn, đảng lao đao… Còn biết bao chuyện láo không kể xiết: Ngay cả thầy tu, các bậc tu hành cũng làm trò láo để quảng cáo chùa của mình, để thêm nhiều khách cúng bái, để thùng phước sương thêm đầy, để nhà thờ của mình thêm tín hữu. Chúa, Phật đành bỏ ngôi cao mà đi khi thấy những kẻ đại diện mình đến với mọi người bằng những điều xảo trá.. Chúng ta đang ở một thời đại láo toàn tập, láo từ trung ương đến địa phương, láo từ tập đoàn cho đến công ty, láo từ một tổ chức cho đến cá nhân. Láo mọi ngành nghề, láo toàn xã hội. Tất cả đều bị đồng tiền sai khiến, bị danh lợi bám quanh. Hơn nữa vì sự thật bi đát quá, đành láo để khoả lấp, hi vọng sẽ an dân. Nhưng thời đại bùng nổ thông tin, dân biết hết nên chuyện láo trở thành trơ trẽn. Nghe láo quen, chúng ta lại tự láo với nhau và chuyện láo trở thành bình thường, láo để tồn tại, để phấn đấu, để thêm lợi thêm danh, và rồi láo đã trở thành một nếp sống. Trẻ con học người lớn nói láo rồi tiếp tục những thế hệ nói láo. Ở nhà trường nghe cô thày nói láo, ra đời nghe thiên hạ nói láo, về nhà lại được nghe nói láo từ cha mẹ, mở máy nghe, nhìn cũng rặt điều láo. Một nền văn hoá láo đã nẩy sinh và phát triển. Hỏi sao trẻ con không láo và tương lai lại tiếp tục láo. Nghĩ cũng buồn! Bs Đỗ Duy Ngọc | ||||||
QUỐC PHÒNG VIỆT NAM SỢ TẦU RA MẶT Posted: 27 Nov 2019 03:03 AM PST Phạm Trần Lấy phương châm "hòa bình, tự vệ" chỉ đạo, chính sách Quốc phòng mới của Việt Nam đã tăng từ 3 lên 4 "không", đó là: không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế" . Bọc trong cái vỏ "Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019", công bố ngày 25/11 (2019) tại Hà Nội, nhìn chung không thay đổi so với Sách trắng năm 2009. Nhưng thời điểm ra đời của Sách trắng lần này xẩy ra 30 ngày sau khi tàu khảo sát dầu khí Hải Dương-8 (HD-8) của Trung Cộng kết thúc lịch tìm kiếm, bắt đầu từ ngày 03/07 đến 24/10 (2019) ở vùng biển Tư Chính, bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 Hải lý của Việt Nam (khoảng 370 cây số), tính từ bờ biển Vũng Tầu Đã có từ 30 đền 40 tầu chiến và cảnh sát biển Trung Cộng yểm trợ và bảo vệ HD-8 trong suốt thời gian hoạt động, bao gồm cả 3 lần ra vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam như ao nhà của Bắc Kinh mà không gặp bất cứ sự chống cự nào của lực lượng Hải quân và Cảnh sát biển Việt Nam. ĐIỂM MỚI TƯỚNG VỊNH Do đó, điểm "không" mới thứ bốn là "không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế" đã giải thích đầy đủ lý do tại sao Việt Nam Cộng sản đã không có bất cứ hành động quân sự nào nhằm ngăn cản, hay chống lại các hoạt động của HD-8 ở vùng biển Tư Chính, kể cả việc kiện Trung Cộng ra Tòa án Quốc tế như Phi Luật Tân đã làm và thắng kiện năm 2016. Việt Nam là nước nhỏ và tiềm năng quân sự cũng rất yếu so với nước láng giềng thù nghịch Trung Cộng nên điểm "không" thứ 4 mới không phản ảnh sức mạnh quân sự của Việt Nam mà chỉ là cách nói khoe mẽ rằng chúng tôi không tấn công quân sự trước, trừ khi bị tấn công. Bằng chứng Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng đã nói khi công bố Sách trắng rằng:"Chúng ta chỉ sử dụng tình huống tự vệ khi đất nước bị xâm phạm. Trước hết là chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, độc lập tự chủ đất nước, lợi ích quốc gia dân tộc, ổn định chế độ…" Ông Vịnh, con trai út của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, nguyên Bí thư Trung ương Cục miền Nam, kiêm Chính ủy Quân Giải phóng miền Nam, đã qua đời ngày 6 tháng 7 năm 1967 do một cơn nhồi máu cơ tim khi ra Hà Nội để báo cáo về tình hình miền Nam. Tướng Vịnh nói tiếp:"Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 xác định rõ quan điểm của Việt Nam trong đấu tranh quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, đó là: Việt Nam tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích của tất cả các nước theo quy định của luật pháp quốc tế; đồng thời yêu cầu các nước tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, hiến pháp, pháp luật của Việt Nam. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh giải quyết mọi tranh chấp bất đồng bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở pháp luật và thông lệ quốc tế; và sẽ sử dụng mọi biện pháp cần thiết để tự vệ, bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ khi lợi ích quốc gia bị xâm phạm.." (theo báo Quân đội Nhân dân, ngày 25/11/2019) Tướng Vịnh, 62 tuổi (sinh 15/05/1957), từng đứng đầu Tổng cục II, Tổng cục Chính trị Quân đội, chuyên gia tình báo và đối ngoại Quốc phòng. Ông nói rất hăng về "tự vệ" và "bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ" khi trình bày về Sách trắng, nhưng lại là người, được nhiều người thạo tin ở Hà Nội nhìn nhận, nổi tiếng "thân Trung Cộng", chỉ sau có Tổng Bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Một trong những thái độ "nói chung chung, không dám chạm đến Trung Cộng ở Biển Đông" của Tướng Vịnh được chứng minh trong cuộc trò chuyện với Báo chí tại Hà Nội ngày 17/07/2019, 14 ngày sau khi Trung Cộng đem HD-8 vào hoành hành bất hợp pháp ở Tư Chính. Ông Vịnh nói:" Chúng ta cần khẳng định, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông là lợi ích chung của cả thế giới và các vấn đề phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế để đi đến sự ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực." Theo Thượng tướng Vịnh:" Cọ sát chiến lược của các nước lớn là điều tất yếu trong quá trình phát triển, nhưng cọ sát ấy không được và không nên ảnh hưởng đến lợi ích của các nước khác trong khu vực, mà vấn đề an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông là một ví dụ." "Chúng ta một mặt đấu tranh bảo vệ chủ quyền, mặt khác đấu tranh để bảo vệ môi trường hòa bình, và lợi ích chung của Biển Đông với cộng đồng quốc tế. Đây là chủ trương tại các hội nghị quân sự quốc phòng tới đây." Tướng Vịnh có ý nói đến các Hội nghị Quốc phòng trong tương lai trong năm 2020, khi Việt Nam giữ vai trò Chủ tịch khối ASEAN (Hiệp hội các nước Động Nam Á). Ông nói thêm:" Chúng tôi không mong muốn quân sự hóa, cạnh tranh chiến lược tạo ra các xung đột ảnh hưởng tới hòa bình, an ninh trong khu vực….Chúng ta không muốn và không để các mâu thuẫn xung đột từ bên ngoài đem vào giải quyết. " Tuyệt nhiên, vào lúc cả nước Việt Nam xôn xao và căm phẫn trước "cuộc xâm lăng" mới của HD-8, Tướng Vịnh đã không nói một chữ về Tư Chính. Ông cũng không dám lên án Trung Cộng, khi ấy, đang xâm lăng lãnh thổ và chà đạp lên quyền chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. SÁCH TRẮNG-BIỂN ĐÔNG Cũng vì thời điểm công bố Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019, chỉ sau vụ Tư Chính lắng xuống, dư luận vẫn chờ xem đảng và nhà nước CSVN có động thái gì khác để bảo vệ chủ quyền biển đảo. Nhưng mọi người đã thất vọng khi thấy tất cả báo, đài chính thống của đảng tiêu biểu như báo điện tử Trung ương đàng, báo Chính phủ, Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Sài Gòn Giài Phóng, Đài Tiếng nói Việt Nam và Thông Tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình nhà nước v.v…đều không viết gì về vấn đề Biển Đông ghi trong Sách Trắng. Ngược lại, tất cả chỉ tập trung nói:"Sách trắng Quốc phòng Việt Nam được bố cục thành ba phần. Phần thứ nhất: Bối cảnh chiến lược và chính sách quốc phòng" với nội dung tập trung khái quát tình hình thế giới, khu vực và Việt Nam; chiến lược bảo vệ Tổ quốc, chiến lược quốc phòng, chiến lược quân sự Việt Nam; chính sách quốc phòng Việt Nam; hội nhập quốc tế và đối ngoại về quốc phòng; đấu tranh quốc phòng. Phần thứ hai: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân" gồm bốn nội dung chính, trong đó có nội dung về xây dựng tiềm lực, lực lượng, thế trận quốc phòng; lãnh đạo, quản lý quốc phòng; xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần, tiềm lực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ, quân sự và xây dựng "thế trận lòng dân"; xây dựng các tỉnh, thành phố thành khu vực phòng thủ vững chắc… Phần thứ 3 của Sách trắng Quốc phòng Việt Nam năm 2019 có chủ đề: "Quân đội nhân dân và dân quân tự vệ", thông tin khái quát về truyền thống lịch sử quân sự Việt Nam; lịch sử hình thành, phát triển, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và phương hướng xây dựng của Quân đội nhân dân Việt Nam; phương hướng xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam. (theo báo Quân đội Nhân dân, ngày 25/11/2019) Riêng báo VietNamNet của Bộ Thông tin và Truyền Thông đã có bài tường thuật về Sách Trắng và tình hình Biển Đông. Theo đó, Sách trắng nhận định:"Tình hình Biển Đông thời gian gần đây mặc dù đã có một số chuyển biến tích cực, nhưng có yếu tố gây mất ổn định, căng thẳng vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp đang đặt ra những thách thức mới đối với việc bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, bảo vệ hoà bình, ổn định của Việt Nam." Làm gì có "chuyển biến tích cực" mà hoang tưởng như thế ? Trung Cộng đã không ngừng tấn công, tịch thu tài sản của ngư dân Việt Nam khi đánh bắt ở Biển Đông. Quan trọng hơn, Bắc Kinh vẫn ngang nhiên tuyên bố các bãi đá và đảo ở Biển Dông, chiếm 3/4 tổng diện tích 3.5 triệu cây số vuông là của Tổ tiến họ để lại, và sẽ quyết tâm bảo vệ không để mất một ly ! Báo VNNET viết tiếp:"Sách Trắng nêu rõ, những diễn biến mới trên Biển Đông, trong đó có các hành động đơn phương, áp đặt dựa trên sức mạnh, bất chấp luật pháp quốc tế và các hoạt động quân sự hoá, làm thay đổi nguyên trạng, xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam theo luật pháp quốc tế, ảnh hưởng đến lợi ích của các quốc gia liên quan, đe doạ hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trong khu vực." Nhưng nước nào đã và đang có hành động ngang ngược như thế, nếu không phải là Trung Cộng ? Tại sao Sách Trắng không dám chỉ đích danh Trung Cộng là kẻ chủ động đàng gây bất ổn ở Biển Đông ? Cũng chỉ có các tầu lớn nhỏ có võ trang của Trung Cộng đã đâm chìm nhiều tầu cá Việt Nam ở vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa mà phần đông báo, đài nhà nước chỉ dám viết là "tầu lạ" hay "tầu nước ngoài" ! TƯỚNG VỊNH LẠI MẬP MỜ Phát biểu trước Báo chí và Ngoại giao Quốc tế tham dự buổi công bố Sách trắng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói như người trên cung mây rằng:" Một số hoạt động mới xây dựng đảo nhân tạo, quân sự hóa trên Biển Đông đã làm phức tạp hóa tình hình, đi ngược lại quy định của luật pháp quốc tế cũng như những thỏa thuận về hòa bình, an ninh thế giới cũng như châu Á - Thái Bình Dương." Ông nói:" Quan điểm của Việt Nam là phản đối bất kể quốc gia nào tiến hành quân sự hóa hay có các hoạt động đi ngược lại luật pháp quốc tế, làm phức tạp thêm tình hình. Chúng tôi đấu tranh với những việc này và biện pháp là vừa đấu tranh nhưng vừa hợp tác. Đấu tranh để nêu quan điểm lập trường, nhưng cũng hợp tác để cùng tìm ra lợi ích chung, cùng giải quyết những bất đồng, khác biệt và cùng tạo ra môi trường hòa bình, ổn định." Thêm lần nữa, ông Vịnh lại tránh cái tên húy Trung Cộng, không dám nêu đích danh nước này đã "xây dựng đảo nhân tạo, quân sự hóa trên Biển Đông". Nhưng ông lại cổ xúy việc "tăng cường hợp tác quốc phòng với các nước để nâng cao khả năng bảo vệ đất nước và giải quyết các thách thức an ninh chung." Tướng Vịnh nói khơi khơi:"Những ai tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác, bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác. Bất kỳ thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lật đổ chế độ XHCN, xâm phạm độc lập, chủ quyền, lợi ích quốc gia dân tộc Việt Nam đều là đối tượng của Việt Nam." (11/019)Như vậy, ngoài chuyện sợ Tầu trên đất liền, ngoài Biển Đông, trong Quốc hội và tại các diễn đàn Quốc tế, nay Việt Nam lại sợ Tầu cả trong Sách Trắng Quốc Phòng 2019 thì có chuyện gì mạt rệp hơn để nói về đảng CSVN nữa không ? -/- Phạm Trần | ||||||
VNTB – Tại sao lại là nhà báo Phạm Chí Dũng? Posted: 27 Nov 2019 03:02 AM PST Chi Mai (VNTB) – Nhà báo David Hutt của Asia times mỉa mai nói rằng, con số tù chính trị theo số liệu của Tổ chức theo dõi Nhân quyền đã lên tới hơn 130 và giờ đây lại tăng thêm một người nữa nhờ việc bắt giam nhà báo Phạm Chí Dũng, tiến sỹ kinh tế, chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam và người điều hành trang tin Việt Nam Thời Báo (www.Vietnamthoibao.org.) Ông Phạm Chí Dũng đã bị bắt ngày 21 tháng 11 năm 2019 và bị khởi tố cùng ngày vì hành vi "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam". Việc bắt giữ ông Phạm Chí Dũng đã làm chấn động rất nhiều đến giới blogger và những nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam vì ông Dũng và các cộng sự của tờ Việt Nam Thời Báo luôn chủ trương đấu tranh ôn hoà với nhà cầm quyền cộng sản để thúc đẩy tự do báo chí và tự do ngôn luận ở Việt Nam. Ông Phạm Chí Dũng bị bắt ngày 20 hay 21 tháng 11? Theo tin tức lan truyền trên mạng xuất phát từ Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà, ông Dũng đã bị bắt từ tối ngày 20 tháng 11. Vậy thực hư ra sao? Theo nguồn tin xác tín của Việt Nam Thời báo, ông Phạm Chí Dũng bị bắt ở ngoài đường và áp giải về nhà sau khi đưa con đi học vào buổi sáng sớm trong khoảng từ 8:00 - 9:00 giờ sáng 21/11/2019 để tiến hành khám xét nơi ở và làm việc của ông. Công an đã lập biên bản khám xét nhà ông Dũng hồi 9:05 phút sáng ngày 21/11/2019 căn cứ theo các điều 178, 192, 193, 194, 195 của Bộ luật Tố Tụng Hình sự. Công an điều tra đã khám xét người, đồ vật, địa điểm, phương tiện, thiết bị điện tử và tịch thu một điện thoại Samsung màu đen, sổ tay, máy tính xách tay. Lúc 12:35 cùng ngày công an đã lập biên bản giao nhận quyết định khởi tố bị can số 01 ngày 18/11/2019 và Lệnh bắt bị can để tạm giam số 01 ngày 18/11/2019 của Cơ quan An ninh đìều tra – Công an thành phố HCM, Quyết định phê chuẩn khởi tố bị can số 1404/QĐ-VKS ngày 20/11/2019 và Quyết định phê chuẩn Lệnh bắt bị can để tạm giam số 170/QĐ - VKS-P1 ngày 20/11/2019 của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên Ông Phạm Chí Dũng đã từ chối nhận các quyết định và lệnh nêu trên. Như vậy nguồn tin từ Facebook Lê Nguyễn Hương Trà có phần đúng khi loan tin ông Dũng bị bắt vào tối ngày 20/11/2019 khi các Quyết định phê chuẩn khởi tố bị can và Quyết định phê chuẩn Lệnh bắt bị can để tạm giam của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đều đã được ký vào ngày 20/11/2019. Tại sao lại là ông Dũng? Xung quanh việc ông Dũng bị bắt nhiều người dự đoán các khả năng: một là việc ông Dũng đã có các bài viết đụng chạm đến người có vị trí tối thượng hiện nay ở Việt Nam là Nguyễn Phú Trọng. Bài viết đăng trên trang báo Người Việt vào ngày 17 tháng 11 ông Dũng phân tích tin đồn đoán về sức khỏe không tốt của ông Trọng và đặt nghi vấn ông có thể không giữ được các vị trí hiện nay cho đến kỳ Đại hội đảng năm 2021 sắp tới, và điều này có thể làm cho cuộc đấu tranh quyền lực giữa các phe phái gay gắt hơn trong năm tới. Tổ chức Phóng Viên Không Biên giới nhận định có thể vì việc công bố phân tích này mà ông Dũng bị bắt giữ nhằm bịt miệng ông vào thời điểm đặc biệt này. Khả năng thứ hai là việc cá nhân ông Dũng đã công khai gởi một lá thỉnh nguyện thư yêu cầu Nghị Viện Châu Âu hoãn phê chuẩn Hiệp Định Thương Mại Châu Âu Việt Nam cho đến khi nào Việt Nam thực sự chứng tỏ đã có cải thiện tình trạng nhân quyền ngày 13/11/2019. Trước đó cùng với các tổ chức xã hội dân sự trong và ngoài nước, ông Dũng đã đồng ký tên vào một kiến nghị thư gởi cho Nghị Viện Châu Âu với cùng một yêu cầu. Ngoài ra, cũng có những dự đoán nguyên do làm cho giọt nước tràn ly là bài viết cuối cùng của ông Dũng với tựa đề " Thế lực nào bảo kê cho các trang mạng đứng tên lãnh đạo?" được đăng trên blog VOA vào ngày 20/11/2019. Bài viết đặt nghi vấn các trang mạng mang tên lãnh đạo được lập ra nhằm phục vụ mục đích "dẫn dắt và hướng lái dư luận để phục vụ cho những nhân vật chính trị bất ngờ chiếm ghế khi đó, đặc biệt khi chính trường sắp bước vào năm 2020 mang tính quyết định về các nhân sự chủ chốt trong Bộ Chính trị và trong 'tam trụ' hoặc 'tứ trụ'." Chúng tôi thiên về khả năng thứ hai vì lý do để khởi tố ông Phạm Chí Dũng đã nêu rõ lý do "chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam" mà không phải là "nói xấu, bôi nhọ lãnh đạo " hay chống lại Đảng. Ngoài ra động thái của một số Nghị sỹ Âu châu cũng đã củng cố thêm nhận định này của chúng tôi. Phản ứng từ các Nghị sỹ Âu Châu Bà Jude Kirton-Darling nhắc đến ông Phạm Chí Dũng như là một nhân tố đã hoạt động rất tích cực cho hiệp định EVFTA. Bà cũng đã đề cập đến lá thư kiến nghị mà gần đây ông Dũng đã tới Chủ tịch Quốc hội Châu Âu Sassoli cũng như các Chủ tịch Ủy Ban Thương Mại Quốc Hội Âu Châu, Chủ Tịch Ủy Ban Ngoại Giao Quốc Hội Âu Châu, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Hội Âu Châu, Chủ Tịch Ủy Ban Phát Triển Quốc Hội Âu Châu, trong đó ông Phạm Chí Dũng nêu ra mối quan ngại về việc ký kết thỏa thuận này. Vụ bắt giữ của ông Phạm Chí Dũng gửi một tín hiệu rất đáng báo động trong khi Nghị viện châu Âu hiện đang xem xét kỹ lưỡng các thỏa thuận với Việt Nam. Bà Kirton-Darling cũng đã yêu cầu Đại sứ Việt Nam Tại Vương Quốc Bỉ, Trưởng phái đoàn Việt Nam bên cạnh EU Vũ Anh Quang sớm làm rõ về tình hình của ông Phạm Chí Dũng Bà Saskia Bricmont cũng đã thẳng thừng yêu cầu EU tạo áp lực lên chính phủ Việt Nam để trả tự do cho nhà báo Phạm Chí Dũng cũng như tạm ngừng phê chuẩn hiệp định thương mại với quốc gia Đông Nam Á này cho đến khi tình hình nhân quyền được cải thiện. Bà cho biết " việc bắt giữ ông Dũng làm cho tôi rất sốc." Trên Facebook của bà, bà Saskia Bricmont nhắc đến mối quan ngại của ông Phạm Chí Dũng về thái độ khá thoải mái của phái đoàn Uỷ ban châu Âu tại Hà Nội trong vấn đề vi phạm nhân quyền của Việt Nam và lời kêu gọi được giúp đỡ của khối EU phải chăng là vấp phải cánh cửa đóng kín. Trước áp lực quốc tế lớn như vậy, liệu nhà cầm quyền có dám bỏ qua lợi ích kinh tế và tài chính vốn rất đang cần thiết để nuôi bộ máy chính quyền lúc này hay không? Liệu EU có dám bỏ qua lợi ích kinh tế trước mắt để đầu tư cho những giá trị dân chủ nhân quyền bền vững, sự tôn trọng nhà nước pháp quyền và tình đoàn kết? | ||||||
Posted: 27 Nov 2019 03:01 AM PST Giang Nam (VNTB) - Cách đây một năm rưỡi Quốc hội Việt Nam họp ngày 15/6/2018 đã tuyên bố hoãn thông qua "Luật đặc khu" sau khi làn sóng biểu tình phản đối tới hàng nghìn người ở Hà Nội và Sài gòn- HCM. Và kiến nghị của nhiều nhân sĩ trí thức mạnh mẽ gửi các cơ quan và nhân vật cao cấp. Từ bấy đến nay đã một năm rưỡi trôi qua. Ngỡ rằng cứt trâu đã hoá bùn. Nào ngờ, năm nay nhóm lợi ích Quốc hội tìm ra thủ đoạn "lách luật" bằng cách tinh vi: chuyển nội dung dự thảo Luật đặc khu chui lòn vào Luật khác (Luật nhập cư, nhập cảnh, cư trú…- sửa đổi) và 404 cái bàn tay vô tri đã bấm nút thông qua chiều 25.11. cho phép người nước ngoài đến 3 đặc khu không cần visa thị thực. Ai là "khách nước ngoài" ? "Nhóm lợi ích nó mạnh lắm, kiểu gì rồi nó cũng thông qua" Nhà văn Trần Thanh Cảnh kể: "Đó là câu nói của một nhà văn già với tôi tại quán cà phê cạnh Hồ Gươm hồi năm ngoái, khi tôi hân hoan thông báo với ông là Luật Đặc Khu đã chính thức "thối" rồi! "Ông ấy bảo tôi, ông ngây thơ lắm! Cái nhóm lợi ích kia nó ôm cả ngàn héc ta đất, nó nhận cả núi tiền của bạn vàng rồi, giờ mà không bán đi được thì có lặn xuống đáy Thái Bình Dương cũng bị lôi lên! Thế nên kiểu gì luật đặc khu cũng phải thông qua, có thể tạm lui, nhưng phải thông qua, bằng cách này hay cách khác thôi...". Và đây:Bằng một nghị quyết của Chính phủ. Bằng một cú biểu quyết sửa luật của Quốc hội. Xong! Trên thực tế, "luật đặc khu" đã xong! Nào, các tồng chí (Trung cộng), Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, tả lớ! Tả lớ ! | ||||||
Posted: 27 Nov 2019 03:00 AM PST Trần Mai Trung :"Trước sự phản đối của nhân dân VN, đảng CS phải hoãn dự luật Đặc khu. Có người nói là đảng CS nhìn thấy nhân dân đúng và làm theo ý muốn của nhân dân. Nhưng sau đó đảng CS lại bắt giam hàng ngàn người dân đã phản đối Đặc khu và gọi họ là "thế lực thù địch". Nhìn kỹ những người bị bắt thì họ là nông dân, ngư dân, công nhân, sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, chưa từng ra nước ngoài, họ là nhân dân đúng nghĩa nhất. Thông thường, chúng ta ca ngợi những người yêu nước, nhưng đảng CS lại bắt những người yêu nước vào tù, đảng CS hiện rõ là thế lực thù địch của nhân dân VN" Sau khi dự án Bauxite tây nguyên được tiến hành, đảng CS Trung Quốc bước sang kế hoạch khác. TQ muốn thực hiện những dự án có lợi cho TQ tại VN, nhưng TQ không muốn trả tiền, họ muốn đảng CS Việt Nam đi vay nợ các số tiền lớn để thực hiện cho họ. Một điều đáng buồn là không ít đảng viên CSVN lại chấp nhận làm cái việc vô lý này. Năm 2011, cố vấn TQ chỉ đạo Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh là Phạm Minh Chính làm đề án Xây dựng hai đơn vị kinh tế đặc biệt Vân Đồn và Móng Cái. Sau đó, với sự vận động của ĐCSTQ, tháng 10 năm 2012 Bộ chính trị ĐCSVN ra thông báo ủng hộ đề án đó. Chính đi du học kỹ sư xây dựng tại Romania năm 1976, 7 năm sau mới học xong. Chính người Thanh Hóa, cùng tỉnh với Lê Khả Phiêu, Hoàng Ngọc Nhất. Năm 1996, Phiêu là Thường trực Bộ chính trị, Phiêu cho gọi Nhất là Giám đốc côn an Thanh Hóa về làm Thứ trưởng Bộ côn an. Nhất cho gọi Chính đang ở Romania về làm việc cho Nhất. Mấy năm sau, Nhất bị mất chức vì dính líu đến Năm Cam (trùm xã hội đen Hồ Chí Minh). Chính đổi chủ mới, theo phe Nguyễn Tấn Dũng. Tháng 4 năm 2007, Dũng phong cho Chính làm Thiếu tướng côn an mặc dù Chính không xuất thân là sĩ quan côn an và làm việc ở Bộ côn an mới 10 năm. Tháng 8 năm 2011, với sự "giới thiệu" của Đại sứ TQ tại VN, Chính được chuyển từ Bộ côn an về làm Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh, Chính lại có chủ mới và con đường Đặc khu bắt đầu từ đó. Việc làm đầu tiên của Chính ở chức Bí thư tỉnh ủy là thông qua đề án hai đặc khu Vân Đồn, Móng Cái. Cố vấn TQ đã chỉ đạo sát sao kế hoạch đặc khu. Tháng 8 năm 2012, Chính và một đoàn cán bộ sang TQ học tập về đặc khu tại CCSEZR (Trung tâm nghiên cứu đặc khu TQ). Tháng 1 năm 2013, các cán bộ CCSEZR sang VN hướng dẫn Chính và các cán bộ Quảng Ninh về những chi tiết của đặc khu. Tháng 8 năm 2013, các cán bộ CCSEZR sang VN chỉ đạo tổng kết đề án và chuẩn bị hội thảo. Tháng 3 năm 2014, CCSEZR bỏ tiền ra tổ chức Hội thảo về đặc khu tại Hạ Long, Quảng Ninh. Tháng 12 năm 2014, Dũng ra quyết định về tổ chức đặc khu Vân Đồn. Chính làm việc tích cực cho dự án Đặc khu, các cố vấn TQ và Chính có quan hệ "đặc biệt". Chủ nhiệm CCSEZR Đào Nhất Đào gọi Chính là "người bạn cũ của CCSEZR", và khi đến CCSEZR học tập về đặc khu Chính nói "tôi có cảm giác ấm áp như trở về nhà, được gặp lại những anh chị em trong gia đình". Giống như Chính đã có liên lạc với TQ trong thời gian ở Bộ côn an, trước khi về Quảng Ninh. Tháng 1 năm 2016, Chính được sắp xếp vào Bộ chính trị và Trưởng ban tổ chức ĐCSVN. Chỉ 9 năm từ lúc được Dũng phong làm Thiếu tướng, Chính được vào Bộ chính trị và là Trưởng ban tổ chức của đảng. Chính lên chức thật nhanh và cũng có nhiều dấu hỏi. Sự kỳ lạ này cũng đặt nghi vấn về tính độc lập của đảng CSVN. Dựa vào Thông báo ủng hộ của Bộ chính trị và Quyết định về tổ chức của chính quyền CSVN, năm 2016 tỉnh Quảng Ninh đi vay nợ TQ 1,8 tỉ USD để làm giai đoạn 1 của đặc khu Vân Đồn (người trả nợ là nhân dân VN). Lúc bấy giờ, dự án Đặc khu chưa được thông báo rộng rải, nhân dân VN không biết để có phản ứng. Thấy không có đảng viên nào trong đảng CSVN đứng lên phản đối, cố vấn TQ làm tới, họ muốn mở rộng kế hoạch và thành lập 3 đặc khu tại Vân Đồn, Bắc Vân Phong (gần Nha Trang) và Phú Quốc. Với sự vận động của ĐCSTQ, tháng 3 năm 2017 Bộ chính trị ĐCSVN ra kết luận đồng ý việc thành lập 3 đặc khu đó. Vốn đầu tư cho dự án Đặc khu ước tính là 1,5 triệu tỉ đồng (70 tỉ USD) và người trả tiền là nhân dân VN. Theo kinh nghiệm trong quá khứ thì số tiền đó sẽ bị đội lên thêm nữa. Theo chỉ đạo của cố vấn TQ thì mỗi đặc khu sẽ có Ban điều hành với rất nhiều quyền lực: - Lập pháp: có quyền ra các luật lệ riêng cho đặc khu. - Tài chánh: có ngân sách riêng; có quyền thâu, chi, vay tiền; định mức thuế hay miễn/giảm thuế cho các công ty; có quyền chọn thầu, ký hợp đồng thương mại. - Lao động: có quyền thâu tuyển công nhân viên (số lượng và từ đâu), bổ nhiệm nhân sự, ký hợp đồng lao động. Tại các nước cộng sản thì đảng CS chỉ huy toàn diện, chính quyền nằm dưới sự lãnh đạo của đảng, quốc hội là bù nhìn. Khi hai nước CS có vấn đề với nhau thì hai đảng CS gặp nhau thảo luận và giải quyết với nhau là xong. Nhưng năm 1989 nhân dân các nước CS ở Đông Âu vất bỏ cộng sản và đi theo thể chế dân chủ đa đảng, các chính phủ mới không công nhận những cam kết giữa các đảng CS. Từ đó, trong quan hệ TQ-VN, những vấn đề liên quan đến chủ quyền, biên giới, tiền bạc, v.v. đảng CSTQ bắt buộc đảng CSVN phải đóng kịch thông qua chính quyền và quốc hội, để một ngày trong tương lai Việt Nam có dân chủ đa đảng thì nhân dân VN vẫn bị vướng mắc những ký kết của chính quyền CS và quốc hội CS. Tháng 5 năm 2018, Quốc hội CSVN đưa ra dự luật Đặc khu theo lệnh của đảng CS. Chủ tịch quốc hội Kim Ngân nói công khai "Bộ chính trị đã quyết định rồi, Quốc hội phải ra luật", để buộc nhân dân VN và con cháu chịu trách nhiệm cho dự án. Tháng 6 năm 2018, mấy trăm ngàn người dân VN đã xuống đường biểu tình phản đối dự luật Đặc khu và An ninh mạng. Các cuộc biểu tình phản đối đã nổ ra tại nhiều nơi trên đất nước như Hà Nội, Sài Gòn, Bình Thuận, Bình Dương, v.v. Nhân dân VN đã can đảm lên tiếng cho tương lai dân tộc, không chấp nhận các ký kết vô trách nhiệm của đảng, chính quyền, quốc hội CSVN với nước ngoài. Đảng CS đã khinh thường nhân dân, cố ý biện bạch là dự luật Đặc khu không có một chữ Trung Quốc tại sao chống. Đảng CS hãy cho mọi người biết quốc gia nào, công ty nào đòi hỏi phải có đặc khu mới vào đầu tư? Không ai nghe nước Nhật, Nam Hàn, Mỹ, Pháp đòi hỏi có đặc khu. Công ty Samsung của Nam Hàn đang thâu dụng hơn 100 ngàn nhân viên VN không cần đặc khu. Nếu có đặc khu, công ty Samsung có sẽ đóng cơ sở tại Thái Nguyên và chuyển vào đặc khu để được hưởng các ưu đãi? 60 ngàn người dân Thái Nguyên sẽ bị mất việc làm. Nhiều hãng xưởng khác cũng sẽ làm như vậy? Rất nhiều công nhân VN sẽ bị mất việc làm. Hay là người dân VN phải rời gia đình vào ở trong đặc khu để có việc làm. Hoặc là các công ty trong đặc khu sẽ tuyển dụng công nhân viên từ bên kia biên giới? Có thể nói hầu hết vốn đầu tư cho dự án Đặc khu là vay nợ từ TQ. Theo đúng quy trình người chi tiền có quyền quyết định thì các cố vấn TQ sẽ ở đó để chỉ huy, nhưng họ sẽ không xuất hiện công khai, họ sẽ như những bóng ma đứng trong bóng tối chỉ đạo Ban điều hành đặc khu. Ban điều hành sẽ là những đảng viên CS có mặt mũi Việt Nam nhưng ăn tiền và làm việc cho cố vấn Trung Quốc. Trước sự phản đối của nhân dân VN, đảng CS phải hoãn dự luật Đặc khu. Có người nói là đảng CS nhìn thấy nhân dân đúng và làm theo ý muốn của nhân dân. Nhưng sau đó đảng CS lại bắt giam hàng ngàn người dân đã phản đối Đặc khu và gọi họ là "thế lực thù địch". Nhìn kỹ những người bị bắt thì họ là nông dân, ngư dân, công nhân, sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, chưa từng ra nước ngoài, họ là nhân dân đúng nghĩa nhất. Thông thường, chúng ta ca ngợi những người yêu nước, nhưng đảng CS lại bắt những người yêu nước vào tù, đảng CS hiện rõ là thế lực thù địch của nhân dân VN. Nhân dân đã nhiều lần phản đối Đặc khu, phản đối An ninh mạng, nhưng đảng CSVN vẫn muối mặt làm theo ý muốn của quan thầy TQ. Với sự chỉ đạo của cố vấn TQ, đảng CSVN vẫn tiếp tục kế hoạch đặc khu, chỉ khác là nó được tiến hành nhiều bước. Bước một là thành lập Khu kinh tế có Ban điều hành riêng biệt. Sau đó, lừa những lúc nhân dân không để ý thì tăng dần quyền lực của nó lên, mục đích cuối cùng vẫn là Đặc khu. Đảng sợ TQ, xem trọng TQ hơn nhân dân VN, đảng CS Việt Nam trở thành một bộ phận của đảng CS Trung Quốc, làm việc cho quyền lợi của ngoại bang. Trần Mai Trung | ||||||
ĐẶC KHU KHÔNG MANG TÊN ĐẶC KHU DÀNH CHO NGƯỜI TRUNG QUỐC Posted: 27 Nov 2019 02:59 AM PST Nguyễn Ngọc Chu 1. Chiều ngày 25/11/2019 trong khi hàng triệu người hâm mộ bóng đá Việt Nam đang dán mắt vào màn hình TV, say sưa với những bàn thắng của các tuyển thủ Việt Nam ghi vào lưới thủ môn Brunei, thì trong phòng lạnh Diên Hồng 404 trên tổng số 446 ĐBQH đã bỏ phiếu thông qua Quy định miễn thị thực cho người nước ngoài tới các khu kinh tế đặc biệt trên biển. "Đó là những khu kinh tế ven biển đáp ứng đủ các điều kiện: có sân bay quốc tế, có không gian riêng biệt, cách biệt với đất liền… Quy định này được giải thích là có liên quan đến nội dung về "đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt" (gọi tắt là đặc khu kinh tế). "Nội dung này đã được Quốc hội thống nhất trong phiên biểu quyết thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam chiều 25/11". "Cụ thể, đây là quy định tại Khoản 7 Điều 1 sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 12 luật hiện hành về trường hợp miễn thị thực cho người nước ngoài đến Việt Nam". "Theo đó, ngoài những trường hợp đang áp dụng, luật này mở rộng diện miễn thị thực với những người nước ngoài khi "vào khu kinh tế ven biển do Chính phủ quyết định khi đáp ứng đủ các điều kiện: có sân bay quốc tế, có không gian riêng biệt; có ranh giới địa lý xác định, cách biệt với đất liền; phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam" ( Dantri.com.vn, 25/11/2019). 2. Có bao nhiêu khách nước ngoài đến Vân Đồn mà không đến lục địa Việt Nam ngoài người Trung Quốc? 3. Như vậy, với quy định này người Trung Quốc sẽ tự do ra vào Vân Đồn và Phú Quốc mà không phải xin thị thực. Vân Đồn và Phú Quốc nghiễm nhiên biến thành đặc khu cho người Trung Quốc mà không cần phải thông qua luật đặc khu. 4. Các nhóm lợi ích cuối cùng đã đạt được lợi ích của mình bất chấp phải thí đi lợi ích của Tổ Quốc. 5. Nhưng Quốc Hội này cũng không tồn tại được bao lâu nữa. Sẽ có một Quốc Hội khác, đến lượt mình, sẽ hủy bỏ Quy định vô cùng bất lợi cho Tổ Quốc mà Quốc hội hôm nay (25/11/2019) đã thông qua. 404 ĐBQH bỏ phiếu thuận hôm nay (25/11/2019) không bao giờ tiên lượng được tai họa từ lá phiếu của họ mang lại (con số 404 là điềm gở mà cả người Tàu lẫn người Nhật đều không ưa thích). Đến lúc sám hối thì đã quá muộn! | ||||||
CSGT tố lãnh đạo “bảo kê” xe quá tải: “Sếp lớn” là ai? Posted: 27 Nov 2019 02:59 AM PST LĐO | 26/11/2019 | 15:25 "Video trên một tờ báo điện tử đăng tải thể hiện, khi cảnh sát giao thông đang xử lý xe quá tải chạy trên Quốc lộ 20 thì lãnh đạo của đội gọi điện can thiệp với nội dung chỉ đạo: "Xe đã gửi đội", "xe của sếp lớn đó", "xe này gửi một tháng mấy triệu đó mà", "thôi cho đi đi",… " Hai Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Đồng Nai đứng ra tố giác "sếp lớn" của mình "bảo kê" xe quá tảitàn phá đường quốc lộ. Một việc cực chẳng đã, nhưng đã vén màn bức tranh về "lợi ích nhóm" trong lực lượng cảnh sát giao thông ở một địa phương. Mỗi năm, nhà nước phải bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng để nâng cấp, sửa chữa các tuyến đường xuống cấp, đặc biệt là các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, nơi có nhiều đoàn xe quá tải ngày đêm tàn phá. Xe quá tải đã trở thành một vấn đề nhức nhối hiện nay. Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng phương tiện chở quá tải trọng cho phép. Thế nhưng, những đoàn "xe vua" này vẫn nghênh ngang trên các tuyến đường, thậm chí khi bị kiểm tra còn sẵn sàng vênh mặt với lực lượng chức năng bởi đã được "làm luật" từ trước. Sự việc hai chiến sỹ cảnh sát giao thông Công an tỉnh Đồng Nai đứng ra tố giác lãnh đạo cấp đội và phòng can thiệp vào việc xử lý xe quá tải trọng như giọt nước tràn ly, dù trong hoàn cảnh nào cũng khó có thể chấp nhận được, bởi họ là những người đang trực tiếp thực thi pháp luật. Video trên một tờ báo điện tử đăng tải thể hiện, khi cảnh sát giao thông đang xử lý xe quá tải chạy trên Quốc lộ 20 thì lãnh đạo của đội gọi điện can thiệp với nội dung chỉ đạo: "Xe đã gửi đội", "xe của sếp lớn đó", "xe này gửi một tháng mấy triệu đó mà", "thôi cho đi đi",… Chỉ một cuộc điện thoại thôi nhưng ẩn chứa rất nhiều nội dung cần được làm rõ: Chiếc xe vi phạm pháp luật này đã gửi đội cái gì, một tháng mấy triệu là tiền gì và xe của sếp lớn thì sếp lớn đó là ai mà lãnh đạo đội phải chỉ đạo "cho đi đi"?. Ngoài ra, cũng cần làm rõ, việc chiếc xe này chở quá tải trọng là vi phạm pháp luật, lãnh đạo Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Đồng Nai chỉ đạo thuộc cấp không xử lý xe vi phạm pháp luật là có dấu hiệu "lợi ích nhóm", "tham những vặt", vi phạm Điều lệnh Công an nhân dân, làm xấu đi hình ảnh người chiến sỹ Công an trong lòng nhân dân. Theo nội dung báo chí đăng tải, việc hai chiến sỹ cảnh sát giao thông đứng ra tố giác lãnh đạo đội, phòng "bảo kê" xe quá tải đến nay đã gần một tháng, tuy nhiên chưa có kết quả nào được thông tin. Một việc nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, danh dự của ngành công an lại được xử lý hết sức chậm chạp. Dư luận đang từng ngày trông chờ, các cơ quan chức năng nhanh chóng làm rõ vụ việc, chỉ rõ "sếp lớn" là ai, là lãnh đạo đội, lãnh đạo phòng, hay lãnh đạo cấp trên nữa… Trả lời dư luận một cách thẳng thắn, chớ để "con sâu làm rầu nồi canh". Tiến Nguyễn | ||||||
Tại sao Bộ Công thương và Chính phủ cứ "thích" điện than? Posted: 27 Nov 2019 02:58 AM PST Hoan hô Báo Tuổi Trẻ hôm nay, 26/11/2019 có bài "đinh", phản ánh lập trường "nói không với điện than" của Long An. Bị trung ương "ấn xuống" cái quy hoạch chết tiệt, xây dựng 2 nhà máy nhiệt điện chạy than, Long An không "ngoan ngoãn" cam chịu như hầu hết các tỉnh khác. Tỉnh tổ chức các hội thảo, lấy ý kiến chuyên gia và người dân, tìm được các nhà đầu tư có năng lực, rồi đề xuất Chính phủ thay thế 2 dự án nhiệt điện than bằng nhiệt điện chạy khí hóa lỏng, đỡ hại môi trường rất nhiều so với nhiệt điện than. Thế nhưng, Bộ Công thương và Chính phủ cứ khư khư ép Long An chấp nhận 2 dự án nhiệt điện than chết tiệt. Ai cũng biết hậu quả môi trường khủng khiếp của nhiệt điện than. Ai cũng biết Trung Quốc, lâu nay vốn ưu tiên tăng trưởng kinh tế, xem nhẹ môi trường, nay cũng cấm nhiệt điện than ở nhiều vùng đông dân cư. Không biết vì lẽ gì, Bộ Công thương và Chính phủ vẫn chọn nhiệt điện than? Cụm nhiệt điện Vĩnh Tân ở Bình Thuận, để hệ lụy môi trường và xã hội khủng khiếp, chưa đủ sáng mắt hay sao? | ||||||
Úc điều tra về chiến dịch của Bắc Kinh cài gián điệp vào Quốc Hội Posted: 27 Nov 2019 02:58 AM PST
Cảnh sát Úc sẽ mở điều tra về các thông tin, do một "cựu điện viên" Trung Quốc cung cấp mới đây, cho thấy Bắc Kinh tìm cách tuyển mộ người để đưa vào Quốc Hội Úc. Một giới chức cảnh sát Úc hôm 26/11/2019 cho hãng tin AFP biết cảnh sát liên bang Úc sẽ chính thức tiến hành điều tra về vụ ông Triệu Bác ( Bo "Nick" Zhao ), 32 tuổi, chủ một đại lý xe hơi hạng sang tại Melbourne, cũng là thành viên đảng Tự Do cầm quyền, tình nghi bị Trung Quốc tiếp cận để tuyển mộ làm gián điệp. Trong các khai báo mới đây về các hoạt động gián điệp và can thiệp trên quy mô lớn của Trung Quốc trong khu vực, ''cựu điệp viên'' Trung Quốc Vương Lập Cường (Wang Liqiang) cho biết tình báo Trung Quốc đã từng tìm cách tuyển mộ một doanh nhân ở Merlbourne, để tìm cách đưa vào Quốc Hội Úc. Ông Vương Lập Cường khẳng định đã tham gia vào nhiều hoạt động bí mật tại Đài Loan và Úc. Lời khai của ''cựu điệp viên'' họ Vương có thể đã khiến vụ Bo '''Nick'' Zhao nổi lên trở lại. Theo các thông tin được tiết lộ trong chương trình 60 phút (60 Minutes Australia) đài truyền hình Nine, hôm Chủ Nhật 24/11, ngay trước khi qua đời, doanh nhân nói trên đã thông báo với cơ quan phản gián Úc (ASIO) đã bị người của Bắc Kinh tiếp cận để tuyển mộ. Hồi tháng 3/2019, doanh nhân gốc Hoa Bo ''Nick'' Zhao, mang hai quốc tịch Úc và Trung Quốc, được phát hiện đã chết tại một khách sạn ven đường. Ông Bo "Nick" Zhao có thể đã cự tuyệt đề nghị của tình báo Trung Quốc. Cũng trong chương trình truyền hình nói trên, người phụ trách về tình báo trong Quốc Hội Úc, Andrew Hastie, nhấn mạnh đây là một ''nỗ lực do một quốc gia nước ngoài chủ trương, để đưa người vào Quốc Hội, với việc sử dụng một công dân Úc, như một nhân vật mang ảnh hưởng bên ngoài vào trong hệ thống dân chủ của chúng ta''. Tối Chủ Nhật 24/11, lãnh đạo cơ quan phản gián Úc Mike Burgess đã ra một thông báo bất thường, khẳng định cơ quan này đang ''tích cực điều tra'' về vụ Bo "Nick" Zhao. Lãnh đạo cơ quan phản gián Úc không đưa ra bình luận nào về cái chết của ông Zhao, vì lý do bí mật điều tra. Hôm 25/11, thủ tướng Úc Scott Morrison cho biết các cáo buộc liên quan đến vụ ông Bo Zhao là ''hết sức đáng ngại'' và ''nước Úc ''không hề ngây thơ trước các đe dọa mà quốc gia này đang phải đối mặt''. | ||||||
Nghị viên kêu gọi EU ngừng phê chuẩn hiệp định thương mại với Việt Nam vì nhân quyền Posted: 27 Nov 2019 02:57 AM PST 26/11/2019 Một thành viên nghị viện châu Âu vừa lên tiếng kêu gọi khối này tạo áp lực lên chính phủ Việt Nam để trả tự do cho nhà báo Phạm Chí Dũng cũng như tạm ngừng phê chuẩn hiệp định thương mại với quốc gia Đông Nam Á này cho đến khi tình hình nhân quyền được cải thiện. Bà Saskia Bricmont, trong một bức thư gửi cho Chủ tịch Nghị viện châu Âu hôm 22/11, nói về việc ông Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập và từng là đảng viên Đảng Cộng sản, bị chính quyền Việt Nam bắt giữ vì tội "tuyên truyền chống phá Nhà nước." Trong một chia sẻ trên trang Facebook cá nhân hôm 22/11, bà Bricmont, một thành viên của Ủy ban Thương mại Quốc tế của Nghị viện EU, cho biết rằng ông Dũng, cũng là một blogger của VOA, đã viết một bức thư gửi tới chủ tịch Nghị viện EU cũng như tới các chủ tịch của các ủy ban thương mại quốc tế, các vấn đề quốc tế và nhân quyền để "đánh động họ về tình trạng suy thoái của tình hình (nhân quyền) Việt Nam." Bà Bricmont viết trong bức thư, được đăng kèm với phần chia sẻ trên Facebook cá nhân, rằng ông Dũng, trong bức thư gửi cho chủ tịch nghị viện EU hôm 10/11, "kêu gọi EP (Nghị viện châu Âu) hoãn phê chuẩn EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu và Việt Nam) và IPA (Hiệp định bảo vệ đầu tư) cho tới khi chính phủ Việt Nam hoàn thành những cam kết của họ về nhân quyền" sau khi ngày càng gia tăng đáng kể việc đàn áp tự do dân sự. "Trong khi EP đang trong giai đoạn cuối cùng của quá trình phê chuẩn EVFTA và IPA, hầu hết chúng tôi đã nêu lên tình trạng đáng lo ngại về nhân quyền và Bộ luật Hình sự được dùng như là một công cụ đàn áp tự do một cách đáng chú ý," bà Bricmont viết trong bức thư. EU và Việt Nam ký kết hiệp định thương mại tự do song phương hồi tháng 6 sau nhiều năm đàm phán và bất chấp những phản đối, gồm cả từ những thành viên trong Nghị viện châu Âu cùng các tổ chức quốc tế, do tình hình nhân quyền của Việt Nam. VOA Tiếng Việt hôm 16/11 đăng một bài viết của nhà báo Phạm Chí Dũng, trong đó ông chỉ trích Liên minh châu Âu vì đã ký một hiệp định thương mại với Việt Nam bất chấp thành tích nhân quyền kém cỏi và thúc giục khối này xem xét lại hiệp định trước khi phê chuẩn. Trong bài viết có tựa đề "Vì sao EU vội vã và dễ dãi ký kết EVFTA và IPA?", blogger này đặt nghi vấn về việc phải chăng "một số doanh nghiệp thuộc EU, thông qua một số quan chức EU và người đứng đầu Phái đoàn EU tại Việt Nam – ông Bruno Angelet (vừa hết nhiệm kỳ tại Việt Nam năm 2019) để vận động Ủy ban Thương mại quốc tế châu Âu, Hội đồng châu Âu và Quốc hội châu Âu cho ký kết và phê chuẩn EVFTA và IPA nhưng bỏ mặc tình trạng vi phạm nhân quyền cực kỳ nghiêm trọng của chính quyền Việt Nam?" Ông Dũng, 53 tuổi – từng có thời gian 30 năm làm việc trong quân đội, chính quyền và khối đảng, viết trong bài blog trên VOA rằng có "rất nhiều dấu hiệu trong thời gian gần đây cho thấy chính quyền Việt Nam đang chờ được Quốc hội châu Âu phê chuẩn EVFTA và IP là sẽ ra tay, với cường độ cao hơn hẳn tình trạng 'bắt hạn chế' vào lúc này, để bắt bớ hàng loạt tiếng nói bất đồng chính kiến trong nước, đặc biệt là những người dám phản đối Việt Nam vào EVFTA do vi phạm nhân quyền, và tiếp tục xử án tù nặng nề các công dân yêu nước dám phản kháng Trung Quốc." Bộ Công an Việt Nam hôm 21/11 cho biết họ đã khởi tố hình sự đối với ông Dũng về hành vi "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam." Phó Giám đốc phụ trách châu Á của tổ chức nhân quyền quốc tế Human Rights Watch, Phil Robertson, viết trên trang Twitter cá nhân hôm 23/11 rằng "đã đến thời điểm chiến dịch của Hà Nội nhằm có được một hiệp định thương mại với EU trực tiếp dẫn tới những vi phạm chống lại những người bất đồng chính kiến. EU cần lên tiếng cho nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng người chỉ đơn giản kêu gọi EU yêu cầu (Việt Nam) có cải thiện thực sự (về nhân quyền)." Bà Bricmont, trong bức thư của mình, thúc giục chủ tịch Nghị viện EU "gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Hội đồng, Ủy ban và Chính phủ Việt Nam lặp lại lời kêu gọi của chúng tôi để thả tự do ngay lập tức và vô điều kiện những người bảo vệ nhân quyền và những tù nhân lương tâm bị giam giữ hoặc bị cầm tù chỉ vì thực hiện các quyền tự do biểu đạt, bắt đầu với ông Phạm Chí Dũng người đã đánh động với chúng ta và yêu cầu giúp đỡ." https://www.voatiengviet.com/a/nghi-vien-keu-goi-eu-ngung-phe-chuan-hiep-dinh-thuong-mai-voi-vn-vi-nhan-quyen/5181815.html | ||||||
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng bị bắt như thế nào? Posted: 27 Nov 2019 02:56 AM PST Nguyễn Tường Thụy 2019-11-26
Cho đến lúc này, công luận mới chỉ biết tin Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập bị bắt qua một thông báo trên cổng thông tin điện tử Công an Tp Hồ Chí Minh. Ngoài ra, không có thông tin gì hơn. Vì khi bị bắt, trong nhà chỉ có cô em gái. Nhiều cơ quan truyền thông không có thông tin để liên lạc với gia đình. Sau khi Phạm Chí Dũng bị bắt tôi đã cố gắng liên lạc với chị Bùi Hồng Loan là vợ anh. Vì không có mặt khi anh bị bắt nên chị chỉ có thể trả lời tôi về những gì chị biết và nghe người thân nói lại. Chị cũng yêu cầu tôi hiểu như vậy. Vì chị cho rằng "em giảng dạy và làm khoa học nên đòi hỏi sự chính xác". Tôi động viên chị, những gì chị biết thì nói, nếu nghe người nhà kể thì nói là nghe, điều đó không ảnh hưởng gì đến tính trung thực của chị trong câu chuyện. Tôi hỏi chuyện chị Loan để cố gắng tìm hiểu xem Tiến sĩ Phạm Chí Dũng bị bắt như thế nào. Gia đình Phạm Chí Dũng có 3 thế hệ cùng sống trong một ngôi nhà, gồm bố mẹ (88 và 77 tuổi), vợ chồng anh (chị Loan giảng dạy ở 1 trường đại học), hai cháu đang học lớp 8 và lớp 1 và cô em gái anh (làm ở đài truyền hình). Việc bắt Phạm Chí Dũng được chuẩn bị kỹ lưỡng. Ngay từ 5 ngày trước đó có người anh em gọi cho chị Loan hỏi Dũng có ở nhà không. Khi chị Loan trả lời có thì anh bảo sao nghe nói Dũng bị bắt cách đây mấy hôm rồi? Phạm Chí Dũng nghe vợ kể thì cho rằng họ tung tin cho anh sợ thôi, để hạn chế việc anh đang làm. Như vậy có thể có người biết việc anh sẽ bị bắt. Quyết định khởi tố và lệnh bắt đều ký từ ngày 18/11/2019, tức là 3 ngày sau mới thực hiện. Đến ngày bắt, họ cũng bố trí cẩn thận. Trước hết họ tìm cách đưa ông nội (cụ thân sinh Tiến sĩ Phạm Chí Dũng) ra khỏi nhà để không phải chứng kiến cảnh bắt con trai mình, đồng thời đón bắt Phạm Chí Dũng ngoài đường. Việc đưa ông đi họ lấy lý do là đưa ông đi khám sức khỏe. Theo lịch thì 13/12 mới là lịch khám. Nhưng trước khi bắt Phạm Chí Dũng 2 ngày, Ban Bảo vệ Chăm sóc sức khỏe cán bộ thành ủy TP. HCM (Ban BVSK) gọi điện nói phải đi làm một số xét nghiệm ở bệnh viện Hòa Hảo để chuẩn bị khám vào hôm 13/12. Sáng 21/11, xe của Ban BVSK đến đưa ông đi. Đi theo có người người giúp việc của gia đình. Hơn 10 giờ khám xong, xe đưa ông về lại Ban Bảo vệ sức khỏe để lấy thuốc. Nhưng sau đó họ bảo thiếu thuốc nên cho người ra ngoài lấy và ông phải chờ rất lâu. Tới hơn 12 giờ họ mới đem thuốc về rồi Ban BVSK đưa ông và người giúp việc về nhà. Tới nhà thì cổng khóa, bấm chuông không có ai, ông phải sang nhà bên cạnh ngồi nhờ. Khi ông gọi cho anh Dũng chuông reo nhưng không có người trả lời. Sau đó, ông gọi cho con gái (lúc này đang bị mời đi theo anh lên đồn). Lát sau, công an phường mang chìa khóa đến mở cổng cho ông vào. Tiến sĩ Phạm Chí Dũng bị bắt như thế nào? Buổi sáng, như thường lệ, Phạm Chí Dũng lần lượt đưa hai con đến trường. Sau khi đưa cả hai con đến trường xong thì anh bị bắt rồi công an đưa anh về nhà khám xét. Buổi sáng, chị Loan đi làm vào lúc 7h30. Khoảng 8h5' chị Loan định gọi điện nhắc anh về đưa ông đi khám bệnh nhưng không thấy bắt máy. Chị nghĩ việc đưa ông đi khám bệnh mọi người ở nhà xử lý được nên yên tâm. Chị thuật lại lời kể của em gái Phạm Chí Dũng, khi cô đang ở trong phòng, nghe ồn ào ngoài nhà thì mở cửa ra xem. Lúc mở cửa phòng thì nhìn thấy anh Dũng và một số người đi lên (lúc họ đưa anh về để khám xét nhà). Cô thấy anh Dũng bị một người xốc nách đi vào phòng làm việc của anh ấy thì cô mới biết có chuyện. Họ lục máy tính in ra một số tài liệu sau đó lấy đi một số thiết bị (laptop, điện thoại, ổ cứng) và tài liệu (ghi cụ thể trong biên bản). Trong thời gian khám xét, họ yêu cầu cô không được sử dụng điện thoại. Khám xét xong, họ đưa Phạm Chí Dũng đi và yêu cầu em gái anh cùng đi theo ra phường. Tới khi ông nội về thì cô vẫn chưa được về. Gần 2 giờ chiều, cô yêu cầu vì công việc họ mới cho về. Hiện nay, Phạm Chí Dũng bị giam ở số 4 Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh. Đây là trại tạm giam của Công an TP.HCM. Anh chị em nhóm Hiến pháp bị bắt hồi đầu tháng 9/2018 cũng đang bị giam ở đây. Đây cũng là nơi Phạm Chí Dũng bị tạm giam năm 2012. Anh bị bắt khẩn cấp ngày 17/7/ 2012 và bị khởi tố cả hai tội danh "Âm lưu lật đổ chính quyền" và "Tuyên truyền chống nhà nước". 6 tháng sau công an đình chỉ điều tra, kết thúc vụ án và trả tự do cho anh. Khi đã dấn thân thì phải chấp nhận thôi Thời kỳ Phạm Chí Dũng bị bắt lần đầu còn ít người biết đến anh. Khi đó, phong trào xã hội dân sự còn manh nha. Đợt ấy, gia đình anh rất sốc và có những bất đồng với việc làm của anh. Thế nhưng, tới lần này thì khác hẳn. Gia đình đã hiểu và cảm thông với anh hơn nên rất bình tĩnh. Chị Loan cho biết: "Đợt trước ông nội bị sốc ghê lắm nhưng đợt này tinh thần của ông ổn định hơn, còn động viên em. Bà nội thì không vấn đề gì. Mấy hôm nay, người quen đến thăm gia đình nhiều lắm đa phần là người quen của ông nội"
| ||||||
Không có đối thoại Mỹ - Việt về quan hệ 'đồng minh quân sự' thời điểm này Posted: 27 Nov 2019 02:55 AM PST
Chia sẻ bên lề một trao đổi seminar tại BBC London hôm 26/11/2019 về đối đầu Mỹ - Trung thời gian qua và liệu đây có phải là một cuộc Chiến tranh lạnh lần thứ II hay không, ông Jake Sullivan, một trong những nhà đàm phán then chốt của Mỹ trong thỏa thuận hạt nhân Iran thời Obama, trả lời câu hỏi về quan hệ Mỹ - Việt: Ông hiện đang là một trong các thành viên của Bộ tham mưu tranh cử trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ 2020 của ứng cử viên thuộc đảng Dân chủ, ông Joe Biden. "Tôi không nghĩ có bất kỳ cuộc đối thoại nghiêm túc nào về một liên minh giữa Hoa Kỳ và Việt Nam vào thời điểm này, nhưng quan hệ đối tác sâu sắc hơn Mỹ - Việt, đặc biệt là về các vấn đề hai bên cùng quan tâm, không chỉ trong lĩnh vực an ninh mà cả trong lĩnh vực kinh tế và khác thì điều đó nên tiến hành.
Đề cập đến vai trò của Mỹ ở khu vực, trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng ở Biển Đông và có những đối đầu trước Việt Nam tại vùng biển đang 'nóng' lên thời gian gần đây, ông Sullivan nói: "Mỹ muốn đóng góp cho hòa bình và an ninh trong khu vực. "Việt Nam, Trung Quốc và các nước yêu sách khác ở Biển Đông đã có căng thẳng gia tăng theo thời gian, và một phần lớn lợi ích của chúng tôi là đảm bảo rằng những tranh chấp đó được giải quyết một cách hòa bình để một cuộc xung đột nào đó không xảy ra. "Việt Nam và Mỹ đương nhiên chia sẻ những lợi ích chung như tự do hàng hải ở trên Biển Đông, an ninh hàng hải và giải quyết một cách hòa bình những tranh chấp, do đó, duy trì những đối thoại lành mạnh giữa Mỹ và Việt Nam về các vấn đề trên là rất quan trọng. "Đương nhiên điều này cũng được tích hợp vào những đối thoại rộng lớn hơn trong khu vực về tương lai của Biển Đông, để chắc chắn rằng có những sắp xếp về an ninh có thể được đảm bảo mãi mãi."
Trên một khía cạnh khác, vị cố vấn này nói thêm rằng Mỹ không biết đến một thực tế là giữa nhà nước cộng sản Việt Nam và Trung Quốc có sự chia sẻ gần gũi về ý thức hệ, ông nói: "Tôi không nghĩ rằng giới hoạch định chính sách của Mỹ không biết đến việc đó, hoặc không biết đến một số những vấn đề nội bộ đang thách thức ở Việt Nam, cũng như những khác biệt trong đó có khác biệt trong hệ thống chính trị, trong các giá trị, thế giới quan giữa Mỹ và Việt Nam. "Nhưng những vấn đề đó không nên đứng ở giữa, cản trở việc xây dựng mối quan hệ, hợp tác ngày càng khăng khít giữa chúng ta (Mỹ - Việt)," ông nói với nhà báo Nguyễn Giang của BBC News Tiếng Việt. 'Một vấn đề bất khả thi' Cũng hôm 26/11, từ New York, Hoa Kỳ, Tiến sỹ Vũ Quang Việt, một nhà quan sát và phân tích chính trị và bang giao quốc tế, nêu quan điểm về tính khả thi của việc đặt vấn đề về 'liên minh Việt - Mỹ' trong an ninh và quân sự vào thời điểm hiện nay: "Thứ nhất là không khả thi vì bản thân Mỹ cũng không muốn liên minh với Việt Nam làm gì. Mỹ đặt lại nhiều vấn đề. Ngay cả với Nato, bây giờ Mỹ đòi hỏi các nước đó phải trả tiền cho quân đội Mỹ. "Ngay cả với Hàn Quốc v.v..., Mỹ cũng đòi trả tiền. Như vậy Mỹ có chính sách như kiểu là bây giờ quý vị phải chi trả cho tôi và dĩ nhiên liên minh kiểu đó càng ngày càng giảm xuống so với xưa. "Hồi xưa liên minh có nghĩa rằng là nếu bất cứ một nước nào ở trong liên minh mà bị tấn công thì Mỹ và các nước ở trong liên minh sẽ coi đó là tấn công chính nước mình. "Và sẽ có hành động để bảo vệ mà không cần phải thông qua quốc hội hay gì khác trong những vấn đề như thế này. Đó là liên minh Nato và gọi là liên minh. "Thế thì bây giờ Mỹ, đang muốn rút quân khắp các nơi, thì làm sao đặt vấn đề liên minh với Việt Nam. "Thành ra bản thân Mỹ cũng không muốn. Nếu Việt Nam bị tấn công, chẳng hạn bị Trung Quốc hay bất cứ ai khác tấn công, thì Mỹ đâu có lý do gì để nói rằng đó là tấn công vào Mỹ. "Thì tôi nghĩ việc mà bảo là liên minh như vậy sẽ không có và dù Việt Nam muốn cũng không thể đó được, do đó luật của Việt Nam nói không liên minh với bất cứ nước nào thì cũng là đúng thôi. Bởi vì cái thực trạng nó như vậy. "Nhưng mà dĩ nhiên tôi nói là nếu Việt Nam bị tấn công, Việt Nam nên sẵn sàng và nên nói rõ rằng là sẽ hợp tác, cái này hợp tác là khác với liên minh, hay là nhận sự sự giúp đỡ của tất cả các nước có cùng ý muốn bảo vệ hòa bình ở Biển Đông, thì Việt Nam sẵn sàng hợp tác," Tiến sỹ Vũ Quang Việt nói với BBC News Tiếng Việt. | ||||||
Không đơn giản là ăn cắp mà là xâm lăng văn hóa Posted: 27 Nov 2019 02:55 AM PST 25/11/2019 Xuân Dương: "Vào năm 2016, báo Vietnamnet.vn cho hay: "Một hướng dẫn viên trẻ đang thuyết minh trên xe thì bị người Trung Quốc giật mic, bảo "Biển Đông là biển Nam Trung Quốc". Một người Hoa khác giới thiệu "cố đô Huế giống kiến trúc Trung Quốc vì trước đây khu vực này là của Trung Hoa". .... Trung Quốc đang cố tình cài cắm "Đường lưỡi bò" vào các sản phẩm văn hóa tuồn sang Việt Nam. Có thể tìm thấy đường lưỡi bò trong phim ảnh, hộ chiếu, sách giáo khoa, quả địa cầu, bản đồ chỉ đường trên ô tô,… Giờ đây, tờ báo của nhà nước Trung Quốc chính thức đưa những mẫu áo dài của Việt Nam thành "Chinese style" (Phong cách Trung Quốc), phải chăng tất cả đều nằm trong một chiến lược tổng thể theo triết lý của Gơ ben: "Nếu cứ tiếp tục lặp đi lặp lại lời dối trá của mình, người ta rồi sẽ tin lời nói dối đó"." Báo Thanhnien.vn trong bài "Biến áo dài Việt thành 'phong cách Trung Quốc': Khác nào ăn cắp!" cho biết: "Công chúng không khỏi bức xúc, phẫn nộ trước bài đăng của China Daily về bộ sưu tập của nhãn hiệu Ne Tiger tại Tuần lễ thời trang Trung Quốc Xuân - Hè 2019 diễn ra hồi tháng 10.2018. Tờ nhật báo nói tiếng Anh đề cập đến loạt thiết kế này với tiêu đề: Chinese style delights China S/S Fashion Week (tạm dịch: Phong cách Trung Quốc làm mê mẩn Tuần lễ thời trang Xuân - Hè). Cụm từ "Chinese style" (Phong cách Trung Quốc) khiến không ít người Việt phẫn nộ vì trang báo trên mặc định những trang phục này là phong cách của Trung Quốc". [1] Thông tin trên Bách khoa toàn thư mở Wikipediacho biết "China Daily là một nhật báo nhà nước bằng tiếng Anh phát hành tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chủ sở hữu: Đảng Cộng sản Trung Quốc, Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện". [2] Tìm vào địa chỉ của China Daily, dưới hình người mẫu mặc áo dài (Việt Nam) tờ báo này còn viết: "A model displays a new creation at the fashion show of Ne•Tiger during the China Fashion Week Spring/Summer 2019 in Beijing, China". (Dịch: Một mẫu (áo, trang phục- người viết) thể hiện một sáng tạo mới tại buổi trình diễn thời trang của Ne • Tiger trong Tuần lễ thời trang Trung Quốc Xuân / Hè 2019 tại Bắc Kinh, Trung Quốc). Khoan nói về "sáng tạo mới" của Ne • Tiger với mẫu áo dài (của Việt Nam), ngược dòng thời gian một chút, vào năm 2016, báo Vietnamnet.vn cho hay: "Một hướng dẫn viên trẻ đang thuyết minh trên xe thì bị người Trung Quốc giật mic, bảo "Biển Đông là biển Nam Trung Quốc". Một người Hoa khác giới thiệu "cố đô Huế giống kiến trúc Trung Quốc vì trước đây khu vực này là của Trung Hoa". [3] Không thể phủ nhận người Trung Quốc cổ đại đã để lại cho nhân loại những di sản văn hóa, khoa học vĩ đại như phát minh cách làm giấy, thuốc nổ,… nhưng những người có lòng tự trọng không bao giờ nhận vơ thứ của người khác làm của mình. Kiến trúc Việt Nam giống kiến trúc Trung Quốc hay ngược lại chỉ cần tìm hiểu trong kho tàng sách do chính người Hoa biên soạn và hiện còn lưu trữ. Chính người Trung Quốc đã thừa nhận vị Tổng công trình sư thiết kế Tử cấm thành tại Bắc Kinh ngày nay là một người Việt tên là Nguyễn An. Nghiên cứu của tác giả Phạm Minh Thảo trình bày trong cuốn "Chuyện về các quan thái giám trong lịch sử phong kiến Việt Nam", Nhà xuất bản Quân đội nhân dân xuất bản năm 2010 trích dẫn: "Sách "Kinh thành ký thắng" của Dương Sĩ Kỳ mô tả rằng: "Nguyễn An tự tay vạch kiểu, thành hình là lập được thế, mắt ngắm là nghĩ ra cách làm, tất cả đều đúng với quy chế. Bộ công và các thợ thuyền đành chịu khoanh tay, bái phục, nghe ông chỉ bảo, sai khiến, thật là người đại tài, xuất chúng". Những người hiểu biết tại Trung Quốc không phản đối Dương Sĩ Kỳ, những người bình thường không biết đến Nguyễn An, phải chăng người ta ngại nói đến một người Việt đã để lại cho Bắc Kinh một di sản không nơi nào trên thế giới có? Tuy nhiên vẫn có người Trung Quốc lên tiếng thừa nhận sự thật lịch sử này. "Nhà sử học Trương Tú Dân ở Thư viện Bắc Kinh đã nhận xét: "Từ xưa đến nay, người tốt trong hoạn quan trăm ngàn người không được một. Còn Nguyễn An hết lòng vì công việc, thanh bạch, liêm khiết, khắc khổ, khi lâm chung không có nén vàng nào trong túi, là một con người cao thượng, chỉ để lại công đầu ở Bắc Kinh. Nguyễn An là người kiệt xuất trong hoạn quan, công với quốc gia không thể phai mờ. Ngày nay tên Tam Bảo thái giám, đàn bà trẻ con đều tỏ tường, còn tên nhà đại kiến trúc Nguyễn An - A Lưu thì ngay học giả, chuyên gia ít ai hay biết. Thật bất hạnh thay. Tôi nghĩ, với An không chỉ riêng giới công trình đáng ngưỡng mộ mà thị dân Bắc Kinh cũng nên uống nước nhớ nguồn, kỷ niệm chớ quên". (Sách đã dẫn) Trở lại 11 mẫu trang phục áo dài được giới thiệu tại Tuần lễ thời trang Trung Quốc Xuân / Hè 2019, có hai mẫu (số 1 và 4) áo dài kết hợp với nón lá. Từ điển tiếng Anh trực tuyến Lexico.com (English Dictionary, Thesaurus, & Grammar Help) trích nguồn từ Oxford(Powered by Oxford) giải thích khái niệm "ao dai" (áo dài) như sau: "A Vietnamese woman's long-sleeved tunic with ankle-length panels at front and back, worn over trousers". [5] (Dịch: Ao dai là loại áo dài tay của phụ nữ Việt Nam với thân áo dài đến mắt cá chân ở phía trước và sau, mặc trùm phía ngoài quần).
Một từ điển trực tuyến khác (Online dictionaries by bab.la) đặt bên cạnh từ "áo dài" biểu tượng sao vàng trên nền đỏ - quốc kỳ của Việt Nam - kèm lời giải thích như sau: "Áo dài": traditional Vietnamese dress. [6] (Dịch: Áo dài: Trang phục truyền thống của người Việt Nam) Trong bộ từ điển tiếng Anh uy tín thế giới Oxford, có ba từ tiếng Việt, bên cạnh từ "ao dai" (áo dài) còn hai từ "pho" (phở) và "banh mi" (bánh mì). Trước sự việc trên, báo chí nước ngoài nêu câu hỏi: "Trình diễn áo dài, nón lá: Trung Quốc có "xâm lấn" Việt Nam trên lĩnh vực văn hóa"? Ngoài "kiến trúc", "áo dài", cũng cần phải nói thêm về "đàn bầu". Một tác giả người Việt cho biết: "Trung Quốc đã lập xong hồ sơ để trình lên UNESCO để yêu cầu công nhận đàn bầu là một di sản văn hóa của họ". Xin nhấn mạnh việc đưa hai bức hình về "sáng tạo" của Trương Chí Phong, người viết quyết định không gạch chéo bởi nó làm mất đi vẻ đài các, kiêu sa của tấm áo dài Việt Nam dù người ta ngộ nhận đó là "Chinese style". Đồng hóa, nô dịch là bản chất của kẻ xâm lược, mất văn hóa là mất nước, điều này những người bình thường nhất cũng biết. Trung Quốc đang cố tình cài cắm "Đường lưỡi bò" vào các sản phẩm văn hóa tuồn sang Việt Nam. Có thể tìm thấy đường lưỡi bò trong phim ảnh, hộ chiếu, sách giáo khoa, quả địa cầu, bản đồ chỉ đường trên ô tô,… Giờ đây, tờ báo của nhà nước Trung Quốc chính thức đưa những mẫu áo dài của Việt Nam thành "Chinese style" (Phong cách Trung Quốc), phải chăng tất cả đều nằm trong một chiến lược tổng thể theo triết lý của Gơ ben: "Nếu cứ tiếp tục lặp đi lặp lại lời dối trá của mình, người ta rồi sẽ tin lời nói dối đó". Một cơ quan truyền thông nước ngoài viết: "Dù bộ sưu tập thời trang hoàn toàn mang phong cách Việt Nam, nhưng trang Xinhuanet lại trích lời nhà sáng lập thương hiệu thời trang Ne Tiger, ông Trương Chí Phong, rằng: "Khi sáng tạo ra bộ sưu tập này, tôi đã nhấn mạnh vẻ kiêu sa cũng như phẩm giá của trang phục truyền thống Trung Quốc". Thế nào gọi là "sáng tạo" nếu sản phẩm sao chép hoàn toàn kiểu dáng, mẫu mã của áo dài Việt Nam ít nhất là trong các thiết kế số 1 và số 4? Phải chăng cách làm của tác giả Trương Chí Phong lấy cảm hứng từ đường lưỡi bò chứ không phải cảm hứng từ những nét văn hóa đặc trương của các nước láng giềng? Nếu tác giả Trương Chí Phong chịu khó xem các phim cổ trang (thời nhà Thanh) do Trung Quốc sản xuất như Diên hy công lược, Hậu cung như ý,… liệu có tìm thấy bộ trang phục nào có nón lá áo dài như thiết kế hay không? Chống lại cuộc xâm lăng văn hóa từ nước ngoài không thể chỉ dựa vào sự cảnh giác của người dân mà trước hết là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Tuyên giáo,... Có phải các cơ quan quản lý nhà nước đã có chỉ đạo quyết liệt để chống lại sự xâm lăng văn hóa ngày một mạnh hơn, thâm hiểm hơn đến từ phía Trung Quốc? Tài liệu tham khảo: [1] //thanhnien.vn/van-hoa/bien-ao-dai-viet-thanh-phong-cach-trung-quoc-khac-nao-an-cap-1151192.html [2] //www.chinadaily.com.cn/a/201810/26/WS5bd2ba7da310eff303284c9a.html [3] //vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/huong-dan-vien-nguoi-hoa-noi-co-do-hue-thuoc-tq-313329.html [4] //www.dkn.tv/van-hoa/tu-cam-thanh-la-niem-tu-hao-trung-hoa-nhung-duoc-xay-nen-boi-mot-nguoi-viet.html [5] //www.lexico.com/en/definition/ao_dai [6] //en.bab.la/dictionary/vietnamese-english/%C3%A1o-d%C3%A0i Xuân Dương | ||||||
Posted: 27 Nov 2019 02:52 AM PST Đỗ Thành Nhân (VNTB) - Với chúng tôi, thì anh Phạm Chí Dũng là người có trách nhiệm với đất nước; tất cả các lĩnh vực đều cần sự phản biện, xã hội phát triển là nhờ sự phản biện; tuy nhiên "trung ngôn nghịch nhĩ", nên quan trọng sinh tử là người nghe thuộc loại "minh quân" hay "hôn quân" để tiếp thu phản biện hay chụp mũ phản động. 1. Rừng rú Ngày 21/11/2019, anh Phạm Chí Dũng (PCD) bị Cơ quan an ninh điều tra Công an TP HCM khởi tố và bắt tạm giam, và khám xét về tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo Điều 117 - Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Vậy là anh PCD bị bắt vì tội tuyên truyền chứ không phải vì là Chủ tịch Hội nhà báo độc lập Việt Nam. Tội tuyên truyền, nếu có thể thì thông tin anh PCD phát tán qua các kênh website vietnamthoibao.org, facebook facebook.com/ijavn.org/cũng chỉ đăng lại các bài trên website; không biết anh PCD còn có phát tán qua các kênh thông tin nào khác không ?. Các bài viết trên Việt Nam Thời Báo đã tỏa hơi nóng của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam dưới nhiều góc nhìn đa dạng, mà báo nhà nước chậm hoặc không đăng tải. Ví dụ gần đây, tàu HD981 xâm phạm vùng Bãi Tư Chính nghiêm trọng, báo chí nhà nước còn đang chờ chỉ đạo thì Việt Nam Thời Báo và nhiều trang web, báo tiếng Việt như Tiếng Dân, RFA, BBC … tổng hợp các bài viết trên facebook, blog đưa tin từng giờ. Thông tin từ VTV, các báo đảng thường chậm, thiếu hoặc không đưa tin. Trong khi nhà nước, hệ thống tuyên giáo với cơ quan báo chí, thông tin truyền thông tự hào có 800 tờ báo các loại, với hàng chục ngàn phóng viên được ngân sách trả lương, bổng lộc, đầu tư trang thiết bị hiện đại; nhưng lại để cho ông PCD "tuyên truyền nhằm chống Nhà nước (!)". Ông PCD cũng không bắt buộc ai xem; người xem cũng tự nguyện và cũng không phải là những kẻ ngu đần để dễ bị tuyên truyền; người xem không phải như năm 1946 với 95% dân số mù chữ kéo nhau đi bầu cữ như những người mù cần người dẫn dắt; người xem không phải mông muội tin ngay những bài viết kiểu như "địa chủ ác ghê"(1). Người đọc hiện nay đa số có trình độ đại học; có tư duy, biết chọn lọc thông tin với nhu cầu: - tiếp nhận thông tin trung thực, nhanh chóng; - sự góp ý, phản biện hướng tới một xã hội văn minh, phát triển; một nhà nước pháp quyền, dân chủ. Rất tiếc, những gì người đọc cần thì các chế độ độc tài không đáp ứng! Việt Nam Thời Báo đáp ứng được nhu cầu người đọc hiện đại; anh Phạm Chí Dũng chỉ là người thực hiện quyền công dân theo Hiến pháp. Tuy nhiên nhà cầm quyền sẽ vận dụng luật theo ý chủ quan của họ để xử anh Dũng có tội. Thực tế nền tư pháp Việt Nam đã từng có "vụ án hai bao cao su đã qua sử dụng"(1) của Cù Huy Hà Vũ hay gần đây là Luật sư Trần Vũ Hải phạm tội "trốn thuế" (2). 2. Bẩn thỉu Nhiều cây bút làm truyền thông cả hai lề hiện nay bẩn thỉu như là những con kền kền tranh nhau rỉa thịt con vật chết. Anh Phạm Chí Dũng mới vừa bị bắt là họ bung nhiều thông tin nhằm bôi xấu người không có khả năng tự vệ. Sao lúc anh Dũng còn tự do; còn khả năng tranh luận, phản biện; họ lại không công bố để trao đổi, đối thoại sòng phẳng. Chơi trò rất bẩn của ký sinh kiểu "dậu đổ bìm leo"; chẳng đáng là người cầm bút. Nhớ lúc ông Đinh La Thăng vừa bị bắt tất cả các hình ảnh chung, chụp riêng với các cơ quan, quan chức, đại gia, phóng viên, … xóa sạch; trong khi trước đó, những tấm ảnh này được khoe để chứng minh mối quan hệ với một lãnh đạo trẻ, năng động của thành phố lớn nhất nước. Nên chuyện đưa thông tin bôi xấu về anh PCD cũng chẳng lạ! Tuy nhiên, có những trò bôi xấu cá nhân rất thô thiển như "ông Phạm Chí Dũng có bằng tiến sĩ từ đại học tại chức"; … Với mục đích gì ?. Ông PCD có dùng bằng tiến sĩ để tranh ghế, đoạt quyền, đoạt lợi không ? Ông PCD có tự xưng tiến sĩ không? Điều quan trọng là những bài viết, tư duy của anh Dũng tương xứng với trình độ tiến sĩ hay không? Cùng thế hệ với ông PCD cũng có hàng trăm người cũng từ đại học tại chức, chuyên tu; thậm chí thạc sĩ, tiến sĩ học từ xa, mở, online, … làm ở các viện nghiên cứu, lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước. Sao chẳng thấy nhà báo nào lên tiếng. Chuyện các "cây bút kền kền rỉa xác" tôi chỉ viết vậy thôi; bây giờ tôi viết về anh Phạm Chí Dũng. 3. Một con người Giai đoạn còn Chính phủ nhiệm kỳ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, với Quy hoạch điện VII; hàng loạt các dự án nhiệt điện than được cấp phép và rất nhiều nguy cơ sẽ xảy ra, đặc biệt là vấn đề công nghệ, môi trường. Trong khi giá điện mặt trời nối lưới vòng vo mãi nhiều cấp, nhiều năm vẫn chưa được phê duyệt. Nhóm chúng tôi nghiên cứu dự án chuyển hóa từ cát thành điện. Trong đó có Nhà máy sản xuất pin mặt trời màng mỏng bằng công nghệ plasma cao tầnđã được Bộ Công thương thẩm định vào đưa chương trình công nghiệp công nghệ cao quốc gia; tiếp tục thực hiện các thủ tục về đầu tư. Chủ trì phần công nghệ của dự án là "GS Từ Trung Chấn"(*). Lúc đó báo chí trong và ngoài nước lên tiếng rất nhiều về hệ lụy của những dự án nhiệt điện than và dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Các trang web như Việt Nam Thời Báo, Bauxite, Tiếng Dân (trước đó là Anh Ba Sàm), … thường xuyên đưa tin chuyên đề này của các chuyên gia trong và ngoài nước, có nhiều bài phân tích, phản biện rất công phu. GS Từ Trung Chấn nói tôi liên hệ với những chủ trang web để nói chuyện. Tôi gửi email, chưa đầy 10 phút sau nhận phản hồi, anh Phạm Chí Dũng trả lời, hẹn chúng tôi uống cà phê ở một quán trong hẻm cụt đường Nguyễn Trọng Tuyển vào một buổi sáng thuận tiện. Do đã tìm hiểu trước thông tin, nên khi gặp nhau sau cái bắt tay và mấy câu chào, anh Dũng hỏi ngay chúng tôi nhiều vấn đề liên quan tới điện mặt trời, từ các loại công nghệ, quy trình sản xuất tấm pin mặt trời, hiệu suất quang điện, hiệu quả đầu tư, tiềm năng phát triển công nghệ điện mặt trời và điện mặt trời; và cả những nhược điểm. Về phía GS Chấn, trả lời chẳng khác gì thuyết trình với các loại hội đồng, nói chuyện trực tiếp, thay slide bằng ngón tay chấm nước vẽ trên mặt bàn. Anh nói khái quát các công nghệ pin mặt trời mono, poly, thin film; phân tích sâu về tiềm năng phát triển, những số liệu về trữ lượng cát trắng, ánh nắng mặt trời, những vùng đất đang cằn cỗi sa mạc hóa, kết hợp phát triển nông nghiệp công nghệ cao; giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực ... Tiếp đến là chúng tôi trao đổi tới các chính sách vĩ mô, có khả năng gây ra những nguy cơ, như là: thành bãi rác chứa tấm pin mặt trời mono từ Trung Quốc; sẽ lợi dụng ưu đãi đầu tư chiếm đoạt đất nông nghiệp khá lớn; lách luật xuất khẩu cát trắng hoặc sản xuất tấm pin giai đoạn đầu để lấy tài nguyên cát tinh, tác động xấu môi trường, giai đoạn sau chuyển ra nước ngoài hoàn thiện thành phẩm giá trị gia tăng cao hơn. (đến nay những nguy cơ này đã lộ diện). Anh Dũng nghe rất chăm chú, quan tâm, thường chen ngang vào những câu hỏi cho rõ thêm vấn đề. Cuộc gặp cứ nghĩ uống cà phê nói chuyện làm quen chút rồi chia tay, nhưng câu chuyện cuốn hút kéo qua trưa, ăn tại chỗ, trao đổi đến chiều. Đầu giờ chiều anh Dũng về nhà gần đó lấy gói trà Bắc Thái qua pha uống, nói chuyện tiếp. Cuối buổi nói chuyện anh Dũng có nhờ chúng tôi viết một số bài phân tích đến chính sách phát triển công nghệ điện mặt trời và các dự án điện mặt trời; đặc biệt là cảnh báo trước những nguy cơ có thể xảy ra với những chính sách bị lũng đoạn. Chúng tôi thống nhất sơ bộ đề cương các bài viết, dự kiến khoảng 4-5 bài. * Sau buổi nói chuyện với anh PCD, tôi hỏi GS Chấn: "anh thấy anh Dũng thế nào?"; Giáo sư trả lời: "người như anh Phạm Chí Dũng là rất đáng kính nể". Giáo sư Chấn quan hệ với rất nhiều người là lãnh đạo cấp cao, giới khoa học hàn lâm, đại gia, nhưng hiếm người được GS Chấn nói "kính nể"! Sau đó Giáo sư Chấn chuyển cho tôi hàng ngàn trang tài liệu liên quan tới nghiên cứu của Giáo sư; nhiều dự án mà Giáo sư đang làm tư vấn, cố vấn để tập trung tư liệu cho mấy bài viết. Nhưng vì nhiều lý do, đến hôm nay chúng tôi vẫn còn nợ anh Phạm Chí Dũng mấy bài báo này. * Anh Phạm Chí Dũng bị bắt, từng người nên tự đánh giá với quan điểm của mình dưới góc độ quy luật phát triển của một xã hội văn minh, đừng nói leo truyền thông bẩn hay chơi trò "dậu đổ bìm leo", tự mình biến thành con kền kền. Còn kết luận như thế nào là chuyện của lịch sử, của tương lai. Còn chính quyền nếu thích bỏ tù và nếu những bản án của tòa đều đúng thì cả nước sẽ có hàng triệu người vào tù từ dân đen cho đến cán bộ đảng viên, chỉ với ví dụ đơn giản là tội danh "trốn thuế" như của luật sư Trần Vũ Hải(3). Với chúng tôi, thì anh Phạm Chí Dũng là người có trách nhiệm với đất nước; tất cả các lĩnh vực đều cần sự phản biện, xã hội phát triển là nhờ sự phản biện; tuy nhiên "trung ngôn nghịch nhĩ", nên quan trọng sinh tử là người nghe thuộc loại "minh quân" hay "hôn quân" để tiếp thu phản biện hay chụp mũ phản động. Ghi chú: (*) GS Từ Trung Chấn (Chan Albert Tu), tác giả, chủ sở hữu công nghệ "APP-CVD THIN FILM SOLAR CELL" trên cơ sở các nghiên cứu đã được cấp bằng sáng chế tại Hoa Kỳ, gồm: - Số 5573171, ngày 12/11/1996, về "Method of Thin Film Patterning By Reflow". - Số 12/499590, ngày 08/07/2009, về "Method and system of producing a solar cell using Atmospheric Pressure Plasma Chemical Vapor Deposition". - Số US 2010/0009489 A1, ngày 14/01/2010, về "Method and system for producing a solar cell using atmosphric pressure plasma chemical vapor dposition". Chủ trì nghiên cứu Pin mặt trời màng mỏng (think film) bằng công nghệ plasma cao tần Tra trên Google từ khóa tiếng Việt: "Từ Trung Chấn", tiếng Anh "Chan Albert Tu" Là khách mời VTV3 (https://www.youtube.com/watch?v=yme9NGF56eI) (1) Tra cứu trên Google với từ khóa là cụm từ trong ngoặc kép "…" (2) Bài viết của Trần Đình Triển: https://www.facebook.com/tiengdanbao/posts/2496699690408058?__tn__=-R (3) Luật sư Trần Vũ Hải bị phạt 1 năm cải tạo không giam giữ vì phạm tội trốn thuế: https://nld.com.vn/phap-luat/tuyen-an-vu-luat-su-tran-vu-hai-pham-toi-tron-thue-20191115182451724.htm | ||||||
Tại sao Trung Quốc muốn Trump làm tổng thống thêm 4 năm nữa Posted: 27 Nov 2019 02:50 AM PST
Trung Quốc muốn Tổng thống Mỹ Donald Trump tái đắc cử, bởi vì ông rất yếu đuối. Điều này có lẽ trái với cách nhìn nhận của nhiều người, trong đó có một bộ phận lớn người Việt Nam. Quan điểm này được trình bày trong bài viết "Trump is Beijing's Best Asset" đăng trên tờ Foreign Policy ngày 15/10/2019 của hai tác giả Paul Haenle, cựu giám đốc phụ trách Trung Quốc của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ dưới thời hai tổng thống George W. Bush và Barack Obama, nay là Chủ tịch của Trung tâm Carnegie-Tsinghua; và tác giả Sam Bresnick, biên tập viên của Trung tâm Carnegie-Tsinghua – một dự án hợp tác giữa Quỹ Hoà bình Quốc tế Carnegie (Hoa Kỳ) và Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc). Trong bài viết, hai tác giả cho biết họ ghi nhận quan điểm này sau nhiều cuộc thảo luận với các quan chức chính phủ và học giả Trung Quốc. Họ nhận thấy ngày càng có nhiều người mong Tổng thống Trump tái đắc cử trong cuộc bầu cử năm tới. Những quan chức và học giả Trung Quốc mà họ gặp lập luận rằng bất chấp những lời lẽ cứng rắn về Trung Quốc, Tổng thống Trump đang tạo cơ hội cho Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ở châu Á, và quan trọng hơn, làm suy yếu một cách toàn diện vị trí lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ. Từ góc nhìn của một cuộc chơi có tổng bằng không (zero-sum), nhiều người Trung Quốc kết luận rằng chính sách của Trump là rất tốt cho Trung Quốc về mặt chiến lược dài hạn. Có ba lập luận mà các học giả Trung Quốc đưa ra để chứng minh cho quan điểm này: Trump đang phân cực hoá chính trị nội bộ Hoa Kỳ, làm tổn hại uy tín quốc tế và địa vị lãnh đạo thế giới của Washington, và làm xói mòn các liên minh lâu đời của siêu cường số một thế giới này. Tất cả những điều này là "thời cơ chiến lược tuyệt vời nhất [cho Trung Quốc] kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc", ông Yan Xuetong, một trong những chuyên gia chiến lược nổi tiếng nhất Trung Quốc, cho biết. Chó sủa to nhưng không cắn đau Nhiều người có thể thấy cách ví von trên là xúc phạm đối với Tổng thống Donald Trump (và có thể cả với nước Mỹ), nhưng đó là cách mô tả của tờ Foreign Policy khi đề cập đến cách tiếp cận của ông Trump với Trung Quốc (nguyên văn: a dog with a big bark but little bite). Ngay sau khi đắc cử năm 2016, Trump đã thử thái độ của Trung Quốc bằng cách chấp nhận một cuộc gọi của Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen), một việc bị Trung Quốc cho là vi phạm chính sách "Một Trung Quốc". Trump sau đó đã nói ông sẽ tuân thủ chính sách "Một Trung Quốc" này và cho biết ông sẽ hỏi trước Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Xi Jinping) nếu có một cuộc gọi khác với Tổng thống Đài Loan. Mặc dù chính quyền Trump đã bật đèn xanh cho một số thương vụ vũ khí với Đài Loan, việc Trump có bảo vệ Đài Loan trong trường hợp Trung Quốc tấn công hay không vẫn còn là điều phải nghi vấn. Các tác giả sử dụng từ "mercenary" để miêu tả thái độ của Trump đối với sức mạnh quân sự Mỹ, nghĩa là ông chỉ quan tâm tới việc kiếm tiền.
Về thương mại, Trump đang tạo ra nhiều khoảng trống cho Trung Quốc tiến vào thế chỗ. Trump gần như đã không còn coi trọng các toà án xử lý tranh chấp của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và không bổ nhiệm người vào cơ quan có thẩm quyền phúc thẩm các phán quyết của tổ chức này. Những động thái này được cho là sẽ khuyến khích các nước khác vi phạm luật quốc tế. Nếu không gây tổn hại gì cho các thiết chế quốc tế vốn giúp Mỹ giữ được địa vị siêu cường, thái độ chống đối của Trump đối với các hiệp định thương mại quốc tế cũng mở đường cho Trung Quốc lấn tới. Khi Trump xé bỏ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) – một di sản của thời Obama – Trung Quốc đang tích cực đàm phán các hiệp định thương mại khu vực, chẳng hạn như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) với 10 nước ASEAN cùng với Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand. Nếu thoả thuận này được ký kết, Mỹ sẽ rơi vào thế nằm ngoài hai hiệp định thương mại quốc tế lớn nhất thế giới là RCEP và CPTPP (một phiên bản khác của TPP sau khi Mỹ rút lui). Với việc Mỹ tỏ thái độ quay lưng với các thiết chế quốc tế, Trung Quốc đang dần mở rộng ảnh hưởng trong cơ quan Liên Hiệp Quốc và WTO, đồng thời gây dựng Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á (AIIB) như một lựa chọn thay thế cho Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) – vốn là hai định chế tài chính do Mỹ và phương Tây kiểm soát phần lớn. Mỹ cũng chưa có phương án nào để đối phó với Sáng kiến Vành đai – Con đường của Trung Quốc. Về quân sự, Trump đang đẩy các đồng minh truyền thống vào thế ngờ vực. Trong gần ba năm cầm quyền, ông đã bỏ rơi lực lượng người Kurds, một đồng minh lâu năm ở Trung Đông; bỏ lửng cam kết của Mỹ với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO); và để cho mạng lưới các đồng minh Đông Á suy yếu. Nhật Bản và Hàn Quốc, hai đồng minh quan trọng làm nên xương sống của chiến lược an ninh Đông Bắc Á của Mỹ, đang lâm vào một cuộc tranh chấp căng thẳng, dẫn đến việc hai nước đóng băng một phần quan hệ giao thương. Trong khi Tổng thống Trump gần như làm ngơ trước xung đột này thì Trung Quốc đang chìa tay ra đề nghị làm trung gian hoà giải.
Một đồng minh quan trọng khác của Mỹ ở châu Á là Philippines lại đang tiến rất gần tới Trung Quốc trong vài năm qua. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, nắm quyền từ năm 2016, đã đi thăm Trung Quốc năm lần nhưng chưa một lần tới Mỹ. Nước này cũng dùng tiền viện trợ của Trung Quốc để xây dựng một thành phố mới nằm ngay trên một phần đất trước đây là căn cứ không quân Clark của Mỹ ở Philippines. Tất cả những động thái này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục phớt lờ phán quyết của Toà Trọng tài Quốc tế của Liên Hiệp Quốc về tranh chấp ở Biển Đông, vốn là phán quyết có lợi cho Philippines. Trong những năm qua, Mỹ đã được lợi nhờ các nước đồng minh chia sẻ các giá trị, lịch sử và mục đích chung. Điều này có vẻ không còn đúng với cách tiếp cận của Mỹ với châu Á thời Trump. Ông Michael Green, cựu giám đốc cấp cao về châu Á của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ thời Tổng thống George W. Bush, khi điều trần ở Quốc hội, nói rằng, "không có đồng minh nghĩa là chúng ta chẳng có chiến lược nào với Trung Quốc". Về nhân quyền, Tổng thống Donald Trump cũng đang làm lợi cho Trung Quốc khi ông gần như chỉ nhìn quan hệ với Trung Quốc qua nhãn quan thương mại. Ông Trump đã gạt bỏ ý kiến của các cố vấn muốn ông cứng rắn hơn với Trung Quốc trong vấn đề nhân quyền, đồng thời lựa chọn mềm dẻo hơn trong việc trừng phạt Trung Quốc liên quan đến các trại tập trung người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Trong khi đó, nhiều ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ, mà nhất là Elizabeth Warren, đang kêu gọi Mỹ cứng rắn hơn với Trung Quốc, trong đó có vấn đề nhân quyền và Hong Kong. Lộ điểm yếu Gần đây, ông Trump đã đạt được một thoả thuận thương mại mini với Trung Quốc. Theo đó, Trung Quốc đồng ý sẽ mua thêm nông sản Mỹ và hai bên sẽ trì hoãn đánh thuế trong tương lai. Tuy vậy, thoả thuận này lại bị cho là làm lộ điểm yếu của ông Trump. Vốn dĩ, kế hoạch của ông Trump là dùng chiến tranh thương mại để ép Trung Quốc phải cải cách cấu trúc nền kinh tế để Mỹ có thể cân bằng thương mại với Trung Quốc về dài hạn. Nhưng thoả thuận này lại không đề cập đến những cải cách hệ thống, chẳng hạn như cải thiện cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, mà gần như chỉ có tác dụng giúp Trump giảm áp lực ở những bang nông nghiệp ở Mỹ trong quá trình vận động tái tranh cử của mình. Thoả thuận mini này cũng đồng thời được xem là một thắng lợi cho Tập Cận Bình, và càng chứng tỏ một điều rằng Trung Quốc có thể chịu đựng được và kiểm soát được cách hành xử thất thường của ông Trump. Việc Trump xuống nước làm lộ điểm yếu của ông này khi ông phải đối mặt với cuộc điều tra luận tội của Quốc hội Mỹ và một mùa bầu cử căng thẳng sắp tới. *** Hai tác giả Paul Haenle và Sam Bresnick cũng lưu ý rằng không phải quan chức hay học giả Trung Quốc nào muốn Trump làm thêm một nhiệm kỳ nữa. Chẳng hạn như giáo sư Da Wei của Học viện Ngoại giao Trung Quốc cho rằng Trump đang làm tổn hại lợi ích của cả Trung Quốc và Mỹ, và điều này có thể dẫn tới một trật tự thế giới phân hoá sâu sắc, đồng thời cản trở sự trỗi dậy của Bắc Kinh. Tuy vậy, những ai mong Tổng thống Donald Trump làm thêm bốn năm nữa nhìn nhận thế cuộc hiện nay là thời cơ chiến lược chưa từng có tiền lệ cho Trung Quốc. Và khi một tổng thống mới lên cầm quyền ở Mỹ vào năm 2025, bất kể người đó thuộc đảng Cộng hoà hay Dân chủ, đều sẽ phải đối phó với một Trung Quốc có địa vị chiến lược thuận lợi hơn nhiều. | ||||||
Hãy tiếp sức cho những Hoàng Chi Phong Posted: 27 Nov 2019 02:50 AM PST Gió Bấc
Hình ảnh Hoàng Chi Phong được cập nhật, lan truyền với sự ngưỡng mộ, tôn vinh. Đó là tình cảm đáng trân trọng, là nhận thức về cái đẹp, sự tôn vinh, định hướng lý tưởng sống đúng đắn. Thước đo thương ghét đúng sai của các bạn trẻ khá chuẩn mực theo trào lưu chung của xã hội và cũng theo bối cảnh thực tại của đất nước hiện nay. Tự do, dân chủ không phải là thứ có thể cầu xin nhất là trong một đất nước đang bị cai quản bởi chế độ toàn trị, mọi quyền của người dân từ quyền nói ra sự thật, nói ra điều thương ghét đều bị bóp nghẹt, bị kiểm soát. Sự thật bị đắp chiếu bởi guồng máy tuyên truyền và an ninh. Chính vì vậy, đất nước Việt rất cần những Hoàng Chi Phong và cần cả những người tiếp bước Hoàng Chi Phong Việt. Việt Nam hiện có những Hoàng Chi Phong hay không? Đương nhiên không thể có một hóa thân y hệt, không thể có phiên bản Hoàng Chi Phong 2.0 hoàn hảo. Chúng ta chưa có những tuyên ngôn đòi hỏi quyền tự do tuyệt đối, sự dân chủ tuyệt đối nhưng chúng ta không thiếu những tấm gương nhiệt huyết đấu tranh cho từng lĩnh vực, từng vấn đề sự kiện cụ thể đòi hỏi sự công bằng, đòi hỏi quyền lợi chính đáng cho một bộ phận người dân. Đó là một Hà Văn Nam đấu tranh với BOT bẩn, đó là anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh đấu tranh và xây dựng nền báo chí tự do, đó là Trần Huỳnh Duy Thức, luật sư Lê Công Định đấu tranh cho nền luật pháp minh bạch, …. gần đây nhất là Tiến sĩ Phạm Chí Dũng - người dấn thân cho quyền lập hội, quyền tự do báo chí…. Tất cả những người ấy đều đã đang bị bắt, bị tù đày, bị bôi bẩn đời tư…bởi chính quyền chuyên chế và hệ thống cai trị bạo lực.
Những người ấy đều học hành, kinh doanh thành đạt, họ có sẵn và sẽ tiếp tục có tương lai vinh thân, nhàn nhã cho cá nhân, gia đình nếu chỉ cần nhắm mắt, bịt tai trước các oan trái, bất công của xã hội. Anh Ba Sàm, Phạm Chí Dũng còn là những hạt giống đỏ, là thái tử đảng, con của Ủy Viên Trung ương, Thường Vụ Thành Ủy, họ có đủ ưu quyền và tài năng để nắm giữ những vị trí then chốt trong bộ máy cai trị. Thế nhưng họ đã từ bỏ "thế giới vàng" để dấn thân vào con đường chông gai đấu tranh cho những giá trị chung của xã hội, của đất nước. Rất tiếc, họ thiếu hoặc chưa được hậu thuẫn mạnh mẽ của xã hội như Hoàng Chi Phong. Lần lượt, từng người bị chính quyền bắt giam, bị xử án mà chưa vấp phải một phản ứng đáng kể, khả dĩ nào từ xã hội, từ những người đang bị đàn áp mà họ đang đấu tranh. Bó đũa bị bẻ gãy lần lượt từng chiếc thì sẽ không bao giờ tụ lại được thành một ngọn cờ. Ai có dám chắc rằng những Trương Châu Hữu Danh, Nguyễn Trung Bảo, Bạch Hoàn… những nhà báo sạch đang nói thẳng về những sai trái cụ thể trong các lĩnh vực kinh tế, hành chính, một ngày nào đó không bị bắt vì những tôi phạm rất trừu tương như tuyên truyền chống phá nhà nước…? Trấn áp, tạo sự sợ hãi trong toàn xã hội, trong mỗi con người là phương pháp, là mục tiêu của chế độ toàn trị. Với hệ thống pháp luật mà ngay cả ý tưởng phản biện của người dân với chính quyền cũng bị xem là hành vi phạm tội, khi mà phiên tòa là nơi trình diễn thảm cảnh pháp luật bị chà đạp thì ai cũng có thể bị bắt. Phiên tòa xử Luật sư Trần Vũ Hải cho thấy mặc dù công khai trình diễn bạo quyền, khám xét thu giữ phương tiện nghề nghiệp của các luật sư, cưỡng chế lôi kéo luật sư bào chữa ra khỏi phiên tòa, ….. cuối cùng, tòa vẫn phải chỉ tuyên bản án gượng gạo cải tạo không giam giữ với luật sư Hải. Có người giải thích cho rằng bao nhiêu đó cũng đủ mục đích của nhà cầm quyền là loại bỏ Luật sư Trần Vũ Hải ra khỏi một số phiên tòa nhạy cảm sắp tới, không cho Luật sư Hải tham gia Ban Chủ Nhiệm đoàn luật sư Hà Nội…. E rằng không đơn giản như vậy. Con mèo không bao giờ tha mạng con chuột chỉ vì đã ăn no, dù no, nó vẫn giết chuột mà không ăn thịt. Mèo không tha chuột mà chuột chỉ sống vì mèo không thể giết. Con số 60 luật sư bào chữa mới chính là sức nặng thách thức bảo vệ cho luật sư Trần Vũ Hải. Bởi vì mục đích cuối cùng việc khởi tố xét xử hoàn toàn trái pháp luật với luật sư Trần Vũ Hải nhằm vào mục đích lớn hơn là trấn áp, đe dọa giới luật sư dấn thân vào các vụ việc bảo vệ dân oan, bảo vệ những giá trị công bằng như vườn rau Lộc Hưng, Thủ Thiêm, Đồng Tâm…
Việc khởi tố bắt giam Tiến sĩ Phạm Chí Dũng lần này cũng vậy. Cổng thông tin điện tử của Công An TP.HCM hay các báo lề phải viết rằng việc bắt giữ Phạm Chí Dũng là về hành vi "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Việt Nam theo Điều 117 BLHS 2015. Ông Dũng bị cho là có nhiều hoạt động công khai vi phạm pháp luật nghiêm trọng và rất nguy hiểm đến an ninh trật tự". Ai cũng biết rằng một trong những phương tiện hoạt động công khai của Tiến Sĩ Phạm Chí Dũng là trang Facebook cá nhân, nơi phổ cập các bài viết của ông và của tờ Viêt Nam Thời Báo. Hơn 24 giờ sau khi ông bị bắt trang này vẫn hoạt động bình thường không bị đóng như những Fbke khác như Bác sĩ Hồ Hải hay Trương Duy Nhất. Để cho trang này tồn tại chứng tỏ nó không nguy hiểm cho an ninh trật tự như công an công bố. Chia sẻ với những người trẻ đấu tranh ở nước khác là cần thiết, là nung nấu tình cảm tri thức đúng đắn, nhưng im lặng với việc trấn áp người đấu tranh ngay tại nước mình, xã hội của mình là bạn đang thờ ơ với số phận của chính mình, gia đình mình. Những nguy cơ độc hại của chế độ toàn trị sẽ đè lên số phận của mỗi người dân không chỉ về sự áp bức tự do, sự bất công mà còn trên từng đồng thuế, từng dịch vụ xã hội bạn giao tiếp và trong từng hơi thở không khí nặng mùi ô nhiểm. Cộng đồng người Việt ở nước ngoài và những người yêu chuộng tự do dân chủ trên thế giới cũng cần lên tiếng tiếp sức cho những Phạm Chí Dũng, Trần Huỳnh Duy Thức, Bùi Văn Nam … để những Hoàng Chi Phong của Việt Nam không bị bức hại đàn áp trong đơn độc. Có như thế mới hy vọng tuổi trẻ Việt Nam tiếp bước tuổi trẻ Hồng Kông. | ||||||
Posted: 26 Nov 2019 02:09 AM PST Vũ Kim Hạnh Các số liệu thì mọi người đã đọc hết rồi. Đọc CNN có một bài phân tích rất dài về chiều sâu của cuộc bầu cử hôm qua ở HK. Xin lược tóm... ...Đó là sự trừng trị cay nghiệt đối với chính quyền thành phố, thể hiện chiều sâu căm giận và sức mạnh thực sự của dân HK. Một ngày bình tĩnh nhất sau 5 tháng, người HK không muốn xuống đường, biểu tình. Họ tham gia, bảo vệ cuộc bầu cử. Theo RTHK của đài truyền hình công cộng, các ứng cử viên phe đối lập đã chiếm gần 90% tổng số ghế dân cử. Mới hôm thứ bảy, tất cả 18 quận đều do các đảng thân Bắc Kinh kiểm soát. Sau ngày chủ nhật là đảo lộn hoàn toàn. Người HK cho thấy, họ là những công dân có kỷ luật nhất và ai vì họ mà đấu tranh đều được thưởng bằng lá phiếu tin nhiệm đanh thép. Bầu cử cấp quận thôi nhưng là một cuộc trưng cầu dân ý trên thực tế. ...Trong nhiều tháng nay, chính phủ đã từ chối mọi cuộc dàn xếp chính trị nào, khăng khăng biểu tình là một vấn đề luật pháp và cần đưa lực lượng cảnh sát để kiểm soát trật tự. Chính phủ HK nói, đa số thầm lặng rất bất bình bọn biểu tình làm kinh tế suy sụp. Thì đây, hãy xem dịp may để họ bày tỏ bất bình bằng bầu cử. Tuy nhiên, "đa số im lặng" của các cử tri chống biểu tình đã không xuất hiện vào Chủ nhật mà một sự thật long trời lỡ đất được họ bày tỏ. Bây giờ, một số đại diện đắc cử đã nhắc lại năm yêu cầu. Đó là: Bỏ hẵn dự luật dẫn độ. Khởi động một cuộc điều tra độc lập về các cáo buộc sự tàn bạo của cảnh sát; rút lại cáo buộc cuộc biểu tình vào ngày 12 tháng 6 là một "cuộc bạo loạn"; Trả tự do cho người biểu tình bị bắt; và lập lại quyền bầu cử phổ quát cho người HK. Joseph Cheng, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Thành phố Hồng Kông, cho biết: "Phải có một quá trình hòa giải, một cuộc đối thoại với phong trào dân chủ, nếu không, những người biểu tình lại sẽ xuống đường và đụng độ với cảnh sát, v.v.". Phong trào đòi quyền bầu cử phổ quát đã bị đình trệ kể từ năm 2014. Lời kêu gọi này ít được chú ý nhất trong 5 yêu cầu, nhưng đây cũng là yêu cầu duy nhất người HK tìm cách đạt được thay đổi cơ bản. Bây giờ các cử tri đã chỉ ra không chỉ chiều sâu của sự bất mãn, mà cả sức mạnh của họ. Và yêu cầu thứ 5 về quyền bầu cử có thể là điều duy nhất chỉ được thỏa mãn khi đại tu toàn bộ hệ thống. CÂU CHUYỆN VỀ MỘT NGƯỜI THẤT BẠI. Một trong những mất mát lớn nhất cho phe thân Bắc Kinh là sự thất bại của Junius Ho, ông bị đá văng khỏi cái ghế Hội đồng lập pháp HK, khiến ông phải thốt lên rằng "trời và đất đã bị đảo lộn". Người HK còn nhớ, năm 2017, Junius Ho kêu gọi hãy "giết hết bọn biểu tình, không thương xót". Và trước tình hình biểu tình gần đây, nhiều lần ông lên tiếng ủng hộ đàn áp của cảnh sát. Vào tháng 7, ông được trông thấy bắt tay với một nhóm người mặc áo trắng sau đó, chúng tấn công người biểu tình ở trạm tàu điện. Nhiều báo đã đưa các hình ảnh người HK "tỏ thái độ" với kẻ bưng bô chiếu trên nhất, rất lý thú. | ||||||
Posted: 26 Nov 2019 02:03 AM PST
Ông Nguyễn Văn Thể là một chuyên gia đường bộ, tốt nghiệp Đại học Giao thông Đường bộ Moskva chuyên ngành Cầu đường bộ năm 1989, thời Liên Xô chưa sụp đổ, sau đó làm Phó tiến sĩ ngành giao thông vận tải đường bộ năm 2001 thời Liên bang Nga, chuyên ngành Thiết kế và xây dựng đường, tàu điện ngầm, sân bay, cầu và hầm giao thông. Năm 2013 ông Thể làm thứ trưởng Bộ giao thông vận tải cho đến 2015 được bổ nhiệm làm Bí thư tỉnh ủy Sóc Trăng. Tháng 10 năm 2017, ông Thể được Quốc hội phê chuẩn chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam, chính thức nhận nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải vào ngày 26 tháng 10 năm 2017. Sau đó ông Thể giữ thêm chức vụ Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải vào tháng 12 năm này, (ông Trịnh Đình Dũng phó thủ tướng giữ chức Trưởng ban). Như vậy trong thời gian 2013 – 2015 và 2017 – nay ông Thể là cột trụ trong vấn đề giao thông của Việt Nam. Dự án "Một vành đai một con đường" do Tập Cận Bình đề xuất vào mùa thu năm 2013, có tên giao dịch tiếng Anh là BRI (Belt anh Road Initiative). Từ 2013 cho đến 2015, Trung quốc đã thảo luận với Việt Nam về việc tham gia BRI. Trong thời gian này mặc dầu là thứ trưởng, nhưng là một chuyên gia đường bộ, ông Thể sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thảo luận BRI. Với các dự án với Trung quốc nói chung và BRI nói riêng, không phải lúc nào cũng suôn sẻ mà có những lúc bị đình trệ. Chẳng hạn năm 2014 các dự án BRI đình trệ do căng thẳng giàn khoan HD981, sau đó đến 2015, khi Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam thì BRI mới nối lại. Bây giờ tôi nói về tuyến đường sắt 100 ngàn tỷ Lào Cai – Hà Nội - Quảng Ninh. Tuyến đường này đang được đặt dấu hỏi có phải nằm trong BRI không, thì tôi xin khẳng định nó chính là BRI, kết nối Côn Minh với miền Bắc Việt Nam và cảng biển Hải Phòng. Có một điều cần lưu ý là các dự án BRI không được chính phủ công bố công khai là dự án nào là BRI dự án nào là không phải BRI. Chính vì vậy mà chúng ta có cảm giác là dường như Việt Nam chưa dính nhiều vào BRI nhưng thực tế có thể Việt Nam dính khá nhiều. Chẳng hạn đường sắt Cát Linh – Hà Đông vốn là một dự án bình thường, đến năm 2014 đưa vào BRI. Tôi không đổ lỗi cho cá nhân lãnh đạo cấp cao nào đã ký BRI với Trung quốc, bởi vì là một nước nằm bên cạnh Trung quốc, Việt Nam lại cùng là nước XHCN nên khó mà tránh được sức ép cứng và mềm từ Trung quốc. Tuy nhiên Việt Nam vẫn có những giai đoạn đình trệ việc hợp tác BRI khi hai nước xảy ra căng thẳng Biển Đông. Chẳng hạn giai đoạn 2014. Từ 2015, BRI được nối lại vì hết căng thẳng 981 nhưng nay thì Việt Nam và Trung quốc có căng thẳng Biển Đông trở lại. Mặt khác BRI đã bị phanh phui là bẫy nợ Trung quốc, nhiều nước đã dừng BRI. Vậy thì lẽ ra ông Nguyễn Văn Thể phải đề xuất tạm dừng đường sắt Lào Cai – Hà Nội - Quảng Ninh để xem xét, thì ông ta lại sốt sắng thúc đẩy là sao? Chúng ta nên nhớ, Trung quốc có một chính sách mua những người trụ cột kiểu như ông Thể để phục vụ cho ý đồ bành trướng của chúng. Việc ông Thể hăng hái trong việc triển khai trong lúc BRI bị phản đối khắp nơi, Trung quốc cũng đang gây hấn với Việt Nam trên Biển Đông và chính phủ Việt Nam công khai lên tiếng phản đối Bắc Kinh, thì tôi biết nghĩ thế nào về ông Thể ngoài việc ông đã bị mua? | ||||||
Posted: 26 Nov 2019 01:59 AM PST Hải Võ | 25/11/2019 12:22 Bầu cử Hồng Kông: Phe ủng hộ Bắc Kinh thua ở 17/18 quận, chuyên gia Trung Quốc cảnh báo chính phủ điều gì?
Tính đến 9h sáng (giờ địa phương), phe ủng hộ dân chủ đã thắng tại 17/18 quận trong cuộc bầu cử hội đồng lập pháp quận ở Hồng Kông. Trước đó, tất cả các hội đồng quận nói trên đều do các đại biểu của phe ủng hộ Bắc Kinh chiếm đa số và nắm quyền kiểm soát. Theo kết quả cập nhật lúc 9h15 sáng nay, 25/11 (giờ địa phương), của đài Cable News Channel (Hồng Kông), phe ủng hộ dân chủ đã giành được 387 trên tổng số 452 ghế hội đồng lập pháp quận được đưa ra bầu cử, còn phía thân Bắc Kinh giành được 61 ghế - mất hơn 250 ghế so với cuộc bầu cử hồi năm 2015. Các cuộc bầu cử hội đồng địa phương diễn ra trong bối cảnh biểu tình phản đối dự luật dẫn độ Hồng Kông nổ ra từ tháng 6 và đã leo thang, kéo theo bạo lực trong nhiều tháng qua.
Thắng lợi đến 80% số ghế hội đồng lập pháp địa phương của phe dân chủ được tiến sĩ Ma Ngok từ Đại học Trung văn Hồng Kông mô tả là kết quả "siêu thực". Trong đó, ít nhất 3 thủ lĩnh sinh viên - những người từng đứng đầu phong trào Chiếm lĩnh trung tâm năm 2014 - đã trúng cử các chức vụ ủy viên hội đồng quận. "Người dân Hồng Kông đã gửi thông điệp vang dội và rõ ràng đến chính phủ [Trung Quốc] rằng họ ủng hộ phong trào xã hội, và không có thay đổi nào trong quan điểm của công chúng," ông nói - đề cập tình trạng biểu tình bạo lực gia tăng trong những tuần qua. Bất chấp thắng lợi của phe dân chủ ở hầu hết các quận, tờ Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) nói rằng nếu tính theo tỉ lệ phiếu bầu, phe dân chủ giành được 57% số phiếu so với 41% của phe thân Bắc Kinh, cho thấy thắng lợi của họ "không phải là một sự áp đảo". Ứng cử viên Junius Ho của phe thân Bắc Kinh, người bị đánh bại ở cụm bầu cử Tuen Men, nói họ "đã trải qua một kỳ bầu cử đặc biệt với những kết quả bất thường". Sau nhiều tháng diễn ra biểu tình ở Hồng Kông, bầu cử địa phương là một bài kiểm tra về ý kiến cộng đồng và tâm lý dư luận. Các nhà phân tích cho rằng người dân Hồng Kông không hài lòng với những nỗ lực của chính quyền địa phương cũng như đảng phái thân Bắc Kinh.
Bắc Kinh cần đánh giá lại về Hồng Kông Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), kết quả bầu cử lịch sử lần này sẽ gióng "hồi chuông cảnh tỉnh" cho Bắc Kinh cùng các quan chức chính quyền địa phương. Li Xiaobing, chuyên gia về chính sách Hồng Kông của Bắc Kinh, từ Đại học Nankai (Thiên Tân), cảnh báo chính phủ trung ương cần phải điều chỉnh lại những đánh giá của mình đối với tình hình đặc khu này. "Chúng ta đã kỳ vọng sẽ có chuyển biến trong dư luận khi các cuộc biểu tình chống chính quyền chuyển thành bạo lực, nhưng điều đó không xảy ra," Li nói. "Chính phủ trung ương cần phải xử lý tình hình Hồng Kông theo cách thực tế hơn." Theo ông, Bắc Kinh cần phải nỗ lực hơn nữa để giành lại sự ủng hộ của người dân bản địa. Ông Li bình luận, cuộc bầu cử hội đồng địa phương ở Hồng Kông năm nay đã mang màu sắc chính trị hóa và cảm tính cao, đồng thời cũng là thử thách với những ủy viên thắng cử của phe dân chủ, bởi họ phải vượt qua lập trường chính trị để toàn tâm phục vụ cộng đồng và nếu không làm được điều này, cử tri có thể sẽ từ bỏ họ. Li Xiaobing nhận xét chính quyền đặc khu Hồng Kông "có xu hướng phớt lờ các khủng hoảng tiềm tàng, và các cơ quan quản lý trở nên quan liêu và cứng nhắc". "Kết quả bầu cử hội đồng quận thể hiện ra những yếu kém trong chiến thuật bầu cử. Chiến dịch của các ứng viên [thân Bắc Kinh] quá truyền thống và thiếu sáng tạo, đồng thời không thể chiếm được ủng hộ của dư luận. Phe thân Bắc Kinh còn thiếu động lực và sự bùng nổ, trong khi phe đối lập dễ dàng làm được điều đó," ông Li nói với tờ Hoàn Cầu. Tác động của bầu cử địa phương đến lựa chọn trưởng đặc khu Dù thành viên hội đồng quận chỉ có tiếng nói ở địa phương và không có nhiều tác động đến hội đồng lập pháp đặc khu cũng như việc lựa chọn trưởng đặc khu trong tương lai, song theo SCMP, thắng lợi lớn trong cuộc bầu cử năm nay giúp phe dân chủ có quyền lực trong đại đa số hội đồng quận và chắc chắn có tiếng nói lớn hơn trong cuộc bầu cử trưởng đặc khu vào năm 2022. Trong cơ chế bầu cử của Hồng Kông, 117 ủy viên hội đồng quận sẽ được tham gia Ủy ban bầu cử gồm 1.200 thành viên, chịu trách nhiệm bỏ phiếu cho vị trí đặc khu trưởng. Với việc kiểm soát nhiều ghế ở các hội đồng quận, phe ủng hộ dân chủ có thể nắm chắc các vị trí nêu trên trong Ủy ban bầu cử trưởng đặc khu. Đặc biệt, SCMP chỉ ra, nếu tính cả 325 ghế khác thuộc Ủy ban mà họ có ảnh hưởng, điều này có thể khiến phe dân chủ trở thành một sức mạnh đáng kể trong cuộc bầu cử trưởng đặc khu tiếp theo. theo Trí Thức Trẻ | ||||||
Việt Nam cho phép thành lập công đoàn độc lập Posted: 26 Nov 2019 01:51 AM PST 22-11-2019
Để đáp ứng đòi hỏi của các hiệp định tự do mậu dịch, Việt Nam đã buộc phải sửa đổi luật lao động, cho phép thành lập các công đoàn độc lập ở cấp cơ sở. Bộ luật Lao động sửa đổi đã được các đại biểu Quốc Hội Việt Nam thông qua ngày 20/11/2019 và đã được đại sứ quán Mỹ ca ngợi là một "đạo luật lịch sử", vì đây là một bước quan trọng "đưa hệ thống pháp luật của Việt Nam đến gần hơn với các tiêu chuẩn lao động quốc tế". Bộ luật Lao động sửa đổi, có hiệu lực vào năm 2021, cho phép thành lập các công đoàn độc lập, tức là không thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, công đoàn duy nhất hiện nay. Đây được coi là một thay đổi quan trọng nhất trong luật lao động mới. Trong thông cáo đưa ra ngày 20/11, Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế ILO Việt Nam, Chang Hee Lee, nhắc lại tự do hiệp hội là một quyền cơ bản được nêu trong Tuyên bố về các Nguyên tắc và Quyền cơ bản trong Lao động năm 1998 của ILO. Đối với ông Chang Hee Lee, Bộ luật Lao động sửa đổi vừa được thông qua là « một tiến bộ quan trọng » do những sửa đổi trong luật « sẽ cải thiện đáng kể vấn đề việc làm và quan hệ lao động của Việt Nam, tạo nền tảng vững chắc cho hội nhập quốc tế và thương mại công bằng. » Trong thông cáo đưa ra ngày 20/11, bộ Lao Động Việt Nam cũng nhấn mạnh rằng việc cho phép thành lập công đoàn độc lập chính là nhằm « bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động trong quan hệ lao động, phù hợp với các Công ước của ILO, các cam kết quốc tế khác và tạo thuận lợi trong quá trình hội nhập quốc tế ». Trên thực tế, Hà Nội không thể làm khác hơn, vì đó là yêu cầu của các hiệp định tự do mậu dịch mà Việt Nam đã ký kết, như hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP và hiệp định với Liên Hiệp Châu Âu. Trong các cuộc đàm phán về các hiệp định đó, các vấn đề về lao động vẫn là những hồ sơ gay go nhất đối với Việt Nam. Sau nhiều năm đàm phán, Liên Hiệp Châu Âu đã ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam vào tháng 6/2019, nhưng hiệp định này còn phải chờ sự phê chuẩn của các nghị sĩ châu Âu, vốn rất quan tâm đến vấn đề quyền lợi của người lao động và nhân quyền nói chung. Ngoài việc cho phép lập công đoàn độc lập ở cấp cơ sở, Bộ luật Lao động sửa đổi còn cải thiện quyền thương lượng tập thể của người lao động, tăng cường bảo vệ người lao động chống phân biệt đối xử trong công việc và bảo vệ người lao động vị thành niên. Theo tổ chức ILO, cùng với quyền tự do hiệp hội, xóa bỏ phân biệt đối xử, lao động trẻ em và lao động cưỡng bức là bốn nguyên tắc được đặt ra trong tám Công ước cơ bản của ILO trong khuôn khổ Tuyên bố 1998. Việt Nam đã phê chuẩn 6 trên 8 công ước này, hai công ước còn lại là Công ước số 105 về lao động cưỡng bức và Công ước số 87 về tự do hiệp hội dự kiến sẽ được phê chuẩn lần lượt vào năm 2020 và 2023. Bộ luật Lao động sửa đổi đã được thông qua, nhưng còn phải chờ xem luật sẽ được áp dụng trên thực tế như thế nào. Trong thông cáo đưa ra ngày 20/11/2019, đại sứ quán Mỹ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của « việc củng cố những cải cách trong Luật Lao động, bao gồm cải cách thông qua các văn bản pháp luật sắp được ban hành về thành lập, đăng ký và hoạt động của các tổ chức công đoàn độc lập và sự bảo vệ đầy đủ đối với quyền thương lượng tập thể và quyền đình công. » Giám đốc ILO Việt Nam lưu ý là quyền tự do hiệp hội trong Bộ Luật Lao động sửa đổi hiện chỉ áp dụng đối với người lao động trong doanh nghiệp, nên sẽ cần phải được mở rộng phạm vi trong những năm tới đây « để song hành với những nỗ lực của chính phủ hướng tới phê chuẩn Công ước số 87 của ILO vào năm 2023 ». Tuy nhiên, theo ông, vấn đề cần chú trọng trước mắt là việc giải thích các điều khoản mới thông qua việc ban hành các nghị định hướng dẫn và thiết lập các thiết chế thực chất để áp dụng và triển khai những điều khoản mới đó. | ||||||
Liệu ông Trump sẽ ký luật bảo vệ nhân quyền Hong Kong? Posted: 26 Nov 2019 01:45 AM PST 23/11/2019 Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ngày 22/11 từ chối trả lời liệu ông có ký dự luật ủng hộ dân chủ nhân quyền Hong Kong hay là phủ quyết bất chấp sự ủng hộ gần như đồng loạt tại Hạ viện và Thượng viện dành cho 'Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hong Kong 2019. Ông Trump gọi dự luật này là 'nhân tố làm phức tạp' cuộc đàm phán thương mại của ông với Trung Quốc, theo tường thuật của tờ South China Morning Post. Điều này cho thấy ông Trump 'có thể sẽ phủ quyết dự luật' để mở đường cho một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, Washington Post nhận định. Phát biểu trong chương trình buổi sáng 'Fox & Friends' trên kênh Fox News, Tổng thống Trump nói rằng ông đang cân bằng các ưu tiên giằng xé nhau trong mối quan hệ Mỹ-Trung. "Chúng ta phải sát cánh với Hong Kong, nhưng tôi cũng đang sát cánh với Chủ tịch Tập Cận Bình," ông Trump nói. "Ông ấy là bạn của tôi. Ông ấy là một người tuyệt vời. Nhưng tôi muốn thấy họ giải quyết vấn đề. …Nhưng tôi sát cánh với Hong Kong. Tôi đứng về phía tự do. Tôi đứng về phía những điều chúng ta muốn, nhưng chúng ta cũng đang trong quá trình thực hiện thỏa thuận thương mại lớn nhất trong lịch sử. Và nếu chúng ta có thể làm được thì sẽ rất tuyệt." Hạ viện Mỹ hôm 22/11 thông qua 'Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong 2019' với số phiếu áp đảo là 417-1. Người duy nhất bỏ phiếu chống là Dân biểu Cộng hòa Thomas Massie ở bang Kentucky. Cuộc bỏ phiếu của Hạ viện diễn ra chỉ một ngày sau khi Thượng viện nhất trí thông qua dự luật. Tỷ lệ bỏ phiếu tuyệt đại đa số cho thấy Quốc hội có thể vô hiệu quyền phủ quyết của Tổng thống nếu ông tìm cách chặn dự luật. Theo Hiến pháp Mỹ, trường hợp một dự luật bị Tổng thống phủ quyết thì Quốc hội có thể vượt qua sự phủ quyết đó với số phiếu cần thiết là 2/3. "Nếu ông ấy phủ quyết dự luật này, nếu ông ấy hy sinh các giá trị của Mỹ, Quốc hội nên bác bỏ ngay lập tức và bác bỏ một cách áp đảo," ông Scott Paul, chủ tịch của Liên minh Sản xuất Mỹ, người thường ủng hộ các chính sách thương mại của ông Trump, viết trên Twitter. Trung Quốc đe dọa Trước đó, Trung Quốc đã đe dọa ông Trump rằng ông đang ở 'bờ vực' khi dự luật về Hong Kong được đưa đến bàn làm việc của ông Sau khi một dự luật được cả hai viện Quốc hội thông qua, Tổng thống có 10 ngày để ký ban hành luật hoặc phủ quyết. Nếu ông không làm cả hai khả năng trên, dự luật sẽ tự động trở thành luật. Điều đó có nghĩa là Tổng thống Trump có thời gian đến sau Lễ Tạ ơn để đưa ra quyết định. Dự luật đòi hỏi Bộ Ngoại giao Mỹ phải xác nhận ít nhất một năm một lần rằng Hong Kong duy trì đủ quyền tự trị để được Mỹ dành cho quy chế thương mại đặc biệt giúp lãnh thổ này trở thành trung tâm tài chính thế giới. Dự luật cũng đem lại những chế tài nhắm vào các giới chức Trung Quốc và Hong Kong chịu trách nhiệm về các vi phạm nhân quyền tại Hong Kong. Dự luật có nguy cơ làm phức tạp các cuộc đàm phán thương mại đang bị đình trệ trên một số nội dung chính. Các quan chức Trung Quốc chỉ trích hành động này của Quốc hội Mỹ là can thiệp không mong muốn vào công việc nội bộ của đất nước họ. Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence trong tuần này đã nói là sẽ 'rất khó' để hoàn tất một thỏa thuận thương mại nếu Trung Quốc dùng đến bạo lực để dập tắt các cuộc biểu tình. Những phát biểu của ông Trump được đưa ra một ngày sau khi Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio, một trong những tác giả của dự luật, dự đoán rằng Tổng thống Trump sẽ đặt bút ký. "Theo những gì tôi biết thì ông ấy sẽ ký," ông Rubio nói. Từ khi các cuộc biểu tình ở Hong Kong nổ ra cách nay gần 6 tháng, ông Trump hiếm khi phát biểu về vấn đề này hay thể hiện sự ủng hộ như những người biểu tình mong đợi. Thậm chí, ông còn dùng ngôn ngữ của chính phủ Trung Quốc để mô tả những người biểu tình này là 'thành phần bạo loạn'. Hồi tháng 6, ông nói rằng việc giải quyết biểu tình là vấn đề giữa Hong Kong và Trung Quốc 'bởi vì Hong Kong là một phần của Trung Quốc'. Hai tháng sau, ông Trump đã kêu gọi ông Tập 'xử lý một cách nhân đạo' vấn đề Hong Kong. Tổng thống Trump đối mặt với các lời kêu gọi từ giới lập pháp từ cả hai đảng là ông cần lên tiếng về các cuộc biểu tình leo thang của Hong Kong. "Thế giới nên nghe trực tiếp từ Tổng thống rằng Hoa Kỳ sát cánh với những người dũng cảm này," lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện, ông Mitch McConnell, nói trong tuần này. 'Ký sẽ tốt hơn' Nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump không ký dự luật bảo vệ nhân quyền-dân chủ cho Hong Kong thì ông 'sẽ bị mất hình ảnh rất nhiều' trong kỳ bầu cử vào năm sau và dự luật này, nếu được thông qua, sẽ là sự khích lệ rất lớn đối với những người biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong, một ủng hộ viên cuộc biểu tình Hong Kong chia sẻ cảm nghĩ với VOA. Cô Nancy Nguyễn, một người Mỹ gốc Việt ở tiểu bang California từng nhiều lần sang Hong Kong tham gia và ủng hộ các cuộc biểu tình của giới trẻ Hong Kong, cho rằng dù ký hay không ký thì khả năng nào cũng tiềm ẩn rủi ro cho ông Trump trong kỳ bầu cử vào năm 2020. Tuy nhiên cô nói việc ký để thông qua dự luật 'sẽ tốt hơn cho ông Trump vào thời điểm này'. "Dự luật này được cả lưỡng viện Quốc hội thông qua với sự đồng thuận gần như tuyệt đối. Mà Quốc hội là đại diện cho nguyện vọng của người dân," cô giải thích và lưu ý rằng nếu ông Trump phủ quyết thì sẽ 'đi ngược lại nguyện vọng của người dân'. Còn nếu ông Trump thông qua dự luật thì sẽ khiến các cử tri nông dân ở những bang ủng hộ chủ chốt bị tổn thương trước những đòn trả đũa của Trung Quốc và khiến khả năng đạt được thỏa thuận thương mại giữa hai nước ngày càng khó khăn, cô Nancy cho biết. "Trung Quốc đã đe dọa là họ sẽ không nhượng bộ trong cuộc chiến thương mại và sẽ đánh thuế cao hơn vào nông sản những bang đang ủng hộ Trump," cô nói. "Đường nào (ký hay không ký) cũng có thiệt hại nên ông Trump phải cân nhắc chọn con đường thiệt hại ít hơn," cô nói thêm và cho rằng cân đo giữa nguyện vọng của người dân Mỹ và lợi ích của nông dân ở một số bang thì việc 'ký dự luật sẽ có lợi hơn'. "Một phần lớn lý do ông Trump được bầu hồi năm 2016 là thái độ quyết liệt đối với Trung Quốc. Cho nên nếu như ông ấy ký dự luật thì sẽ cho người dân thấy là ông ấy thật sự đối đầu chứ không tìm cách ve vãn Trung Quốc." Cô nhận xét rằng ông Trump đã có sự chần chừ, do dự trước lời lẽ đe dọa của Trung Quốc. Về câu nói 'sát cánh cùng Tập Cận Bình' của ông Trump, cô Nancy nói "Ông Trump luôn có những phát ngôn khó hiểu cho nên không nên để ý quá nhiều đến một câu nói của ông ấy mà chỉ nên để ý đến chính sách thực tế." "Ông ấy có thể hôm nay nói thế này, mai nói thế khác." Có thể cho rằng ông Trump không ủng hộ dân chủ và nhân quyền khi nhìn vào những lời nói và hành động của ông, nhưng bên cạnh ông vẫn còn có những cố vấn, cô nói. "Hy vọng các cố vấn sẽ chỉ ra cho ông thấy con đường nào mang tính chiến lược hơn (ký thông qua dự luật) và vượt qua ý kiến cá nhân (của bản thân ông Trump)." Tuy nhiên, ủng hộ viên của các cuộc biểu tình đòi dân chủ nhân quyền cho người dân Hong Kong cũng cho rằng dự luật này 'chỉ có giá trị tinh thần hơn là thực tế' vì để thực thi 'cần rất nhiều điều kiện phức tạp'. Cô nói dự luật này nếu được thông qua sẽ gửi thông điệp đối với người biểu tình Hong Kong rằng 'thế giới không bỏ rơi họ' và 'khích lệ các nước phương Tây khác theo chân Mỹ ra luật ủng hộ người biểu tình Hong Kong'. "Đạo luật này sẽ khiến người biểu tình Hong Kong cảm thấy họ có thắng lợi bước đầu," cô nói thêm và e rằng nếu dự luật bị chặn lại ở Nhà Trắng thì sẽ làm người biểu tình Hong Kong 'xuống tinh thần'. |
You are subscribed to email updates from Dân quyền. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét