“Bão số 6 giật cấp 11 đêm nay đổ bộ Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà” plus 14 more |
- Bão số 6 giật cấp 11 đêm nay đổ bộ Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà
- Theo khóa học xiếc tại Tâm Việt: trẻ suýt chấn thương sọ não, sốt nằm co ro không ai chăm
- Bộ trưởng hơn 5 lần nhận khuyết điểm, trách nhiệm ở phiên chất vấn
- HLV Park Hang Seo mơ gì, khi... vốn liếng mong manh?
- Lỗ 300 tỷ, nhà đầu tư thu phí không dừng BOT trả dự án cho Bộ GTVT
- Thiếu điện thì mất chức: 2021 thiếu điện
- 1977 Vlog: Bố từng khuyên đi làm xe ôm công nghệ
- NBK Nguyễn Thị Hồng Ngát xin thôi tham gia Hội đồng duyệt phim quốc gia
- Đẹp như tiên cảnh, những địa điểm này làm nao lòng khách đến Quảng Ninh
- Giả thuyết gây sốc vụ MH370, hé lộ mánh cướp quyền kiểm soát máy bay
- Kết quả Leicester vs Arsenal, kết quả bóng đá Anh
- Vụ truy sát đại ca Quân 'xa lộ', kẻ cầm đầu dẫn đàn em ra đầu thú
- Thị trường khách sạn Việt Nam hút nhà đầu tư châu Á Thái Bình Dương
- 4 dấu hiệu trên khuôn mặt cảnh báo dấu hiệu bệnh gan
- Liên tiếp xảy ra cướp giật táo tợn giữa trung tâm Sài Gòn
Bão số 6 giật cấp 11 đêm nay đổ bộ Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà Posted: 09 Nov 2019 07:20 PM PST Khoảng 22h hôm nay, bão số 6 dự kiến sẽ đổ bộ vào đất liền với sức gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11. Vùng ảnh hưởng trực tiếp tập trung ở Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà. Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia Mai Văn Khiêm sáng nay cho biết, hiện bão số 6 cách đất liền khoảng 250km, có sức gió mạnh nhất cấp 10-11, giật cấp 13. Nếu bão đi với tốc độ 10-15km/h thì khoảng 15-16 tiếng nữa (sau 22h hôm nay) sẽ đổ bộ vào đất liền với sức gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11. Vùng ảnh hưởng trực tiếp tập trung ở Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà. Trung tâm nhận định các khu vực ven biển ảnh hưởng bắt đầu từ chiều tối và đêm nay với mưa lớn và . Tại Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà sẽ có lượng mưa từ 200-300mm, các khu vực xung quanh từ 100-200mm.
Mưa tập trung chiều và đêm nay, sáng mai lượng mưa giảm dần. Mưa mở rộng ra phía Bắc vào ngày mai nhưng không lớn. Về tình hình sóng, khu vực ngoài khơi sóng cao từ 4-6m, ở Phú Yên có thể lên cao nhất 7m.
Từ nay đến ngày 12/11, ở các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận, khu vực Tây Nguyên có mưa to đến rất to. Cụ thể, Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi, Đắk Nông, Lâm Đồng từ 100-150mm; Bình Định đến Khánh Hòa là 200-300mm, cục bộ có nơi trên 300mm; Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk từ 100-200mm. Tại các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên xuất hiện một đợt lũ. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, vùng ven sông, khu đô thị các tỉnh/thành từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên. Đặc biệt các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa có nguy cơ xảy ra ngập lụt diện rộng và ảnh hưởng đến an toàn các hồ chứa thủy lợi xung yếu. 7 tỉnh cấm biển Theo báo cáo, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 47.330 phương tiện/243.063 lao động biết diễn biến, hướng di chuyển của bão để tránh.
Bộ Ngoại giao đã có công hàm đề nghị một số nước, vùng lãnh thổ tạo điều kiện thuận lợi cho tàu thuyền Việt Nam được trú, tránh và hỗ trợ cứu nạn khi có yêu cầu. Bộ Quốc phòng, UB Quốc gia ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn đã huy động hơn 250.000 cán bộ chiến sỹ, 2.300 phương tiện trực sẵn sàng ứng phó. Bộ Công an chỉ đạo lực lượng cảnh sát cơ động sẵn sàng giúp dân sơ tán, cũng như chằng chống nhà cửa cho dân. Các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Khánh Hoà đã ban hành lệnh cấm ra khơi. Các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa cũng có kế hoạch cho học sinh nghỉ học vào ngày mai. Ngoài ra, các địa phương đã lên kế hoạch di dời tổng cộng 44.503 hộ/ 181.188 người tại các khu vực nguy hiểm ven biển, trên đảo, các khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, sạt lở đất. Đến 6h sáng nay, tỉnh Phú Yên đã di dời 152 hộ/693 người ở khu vực có nguy cơ bị ngập lụt, sạt lở đến nơi trú tránh an toàn; tỉnh Bình Định sơ tán dân khu vực trọng điểm, đặc biệt các hộ dân tại khu vực kè Nhơn Hải.
Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai Trần Quang Hoài đề nghị các đơn vị liên quan nắm bắt thông tin để cung cấp cho người dân nắm diễn biến bão để ứng phó kịp thời. Ông lưu ý việc không để người dân vì hiếu kỳ xem bão mà ra ngoài rất nguy hiểm. Đảm bảo tốt tình hình an ninh, vì trước đó có sự việc các đối tượng lợi dụng người dân Khánh Hoà đi sơ tán tránh bão Damrey (năm 2017) đã lấy trộm đồ. Kiểm tra, rà soát công tác đảm bảo an toàn cho tàu thuyền, lồng bè thủy sản tại các khu neo đậu, tránh trú (kể cả tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch); chủ động bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn tại các khu vực thường xảy ra sự cố. Di dời, sơ tán khẩn cấp dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm, nhất là các khu vực ven biển, cửa sông, các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập sâu. Nín thở đợi bão số 6, hơn 24.000 quân ứng trựcBộ Tư lệnh Quân khu 5 đã huy động 24.325 chiến sĩ; 562 ca nô, xuồng; 26 xe đặc chủng... sẵn sàng cơ động giúp nhân dân ứng phó bão số 6. Hương Quỳnh | ||||||||||||||||||||||||
Theo khóa học xiếc tại Tâm Việt: trẻ suýt chấn thương sọ não, sốt nằm co ro không ai chăm Posted: 09 Nov 2019 08:03 PM PST Sau khi phóng sự điều tra Tâm Việt được đăng tải trên Vietnamnet, đặc biệt là sau câu chuyện về cái chết thương tâm của cháu N.B., đã có rất nhiều phụ huynh từng cho con theo học ở Tâm Việt chia sẻ câu chuyện của mình. "Con tôi suýt chấn thương sọ não sau khi học xiếc ở Tâm Việt" Chị N.T. (Hà Nội) đưa con trai 9 tuổi nhập học Tâm Việt vào khoảng tháng 5, tháng 6 năm 2018, thời điểm trung tâm này vẫn còn đóng tại Đại học Thành Đô. Ngày ấy, chị T. vô tình xem được một chương trình truyền hình có sự xuất hiện của Tâm Việt với những hình ảnh rất long lanh. Tâm lý muốn tìm hướng đi mới cho con sau rất nhiều phương pháp đã thử, chị T. tìm hiểu thêm thông tin về Tâm Việt qua Facebook rồi quyết định gửi con với mức học phí 9 triệu 8/ tháng. Một ngày, chồng chị T. bất ngờ nhận được cuộc gọi của giáo viên Tâm Việt, thông báo con trai bị ngã. "Họ chỉ gọi điện thông báo con bị ngã, bố mẹ hãy vào đón cháu ra. Cháu được ông B. (một phụ huynh khác cũng có con bị tự kỷ, hiện đang làm nhân viên chăm sóc y tế tại Tâm Việt) đưa vào bệnh viện. Trên đường tới với cháu, tôi gọi điện cho các thầy cô Tâm Việt, nhưng người nọ đùn đẩy người kia, không ai nói với chúng tôi con bị ngã như thế nào", chị T. bức xúc chia sẻ.
Tới nơi, chị T. thấy con trai trông rất mệt, người lờ đờ và còn bị nôn. Hai vợ chồng vội vàng đưa con tới bệnh viện Việt Đức để khám, chụp cộng hưởng từ. Rất may mắn, bác sĩ kết luận cháu bé chưa có biểu hiện của chấn thương sọ não mặc dù lâm sàng là bị ngã đập đầu. "Đó không phải là lần đầu tiên", chị T. cho biết. "Trước đó, con cũng từng bị thương ở chân trong lúc tập luyện, được một thầy giáo chở ra bệnh viện để khâu lại." Chị T. quyết định cho con ngừng học ở Tâm Việt sau gần 3 tháng. "Tôi quyết định cho con về vì không an tâm, lúc nào cũng nơm nớp lo lắng. Sự tiến bộ chưa thấy đâu, nhưng sự an toàn còn chưa đảm bảo được, tôi nghĩ không đáng để đánh đổi", chị T. chia sẻ. "Trời lạnh chỉ được mặc áo ngắn tay, quần đùi, con sốt nằm co ro không ai chăm sóc" Chị Đ.M.P (Hà Nội) cũng là một trong những phụ huynh từng cho con học ở Tâm Việt. Chị P. kể, con chị nhập học từ ngày 1/1/2019 đến ngày 26/4/2019. Nghe những lời quảng cáo hoa mĩ, chị hy vong cậu con trai 15 tuổi có thể giảm bớt các hành vi sau khi theo học tại trung tâm. "Ông Việt nói rằng chỉ cần một tháng sau là gia đình có thể mổ lợn ăn mừng. Sáu tháng sau thì mổ trâu mời cả làng nhé. Đang trong lúc tìm vái tứ phương, nghe thấy thế thì hy vọng lắm. Tôi chẳng cần kỉ lục gia, chỉ cần con đỡ bệnh", chị P. chia sẻ. "Nhưng nào ngờ con thân tàn ma dại sau một thời gian học", chị P. bức xúc nhớ lại. "Hàng ngày, tôi vẫn thấy các thầy cô đăng video. Dù trời rất lạnh, con chỉ được mặc áo ngắn tay với quần đùi. Tôi có nhắn tin cho cô giáo, nhờ cho con mặc áo ấm nhưng không thấy nhắn lại", chị P. cho biết.
Có lần, chị P. đến thăm con thì thấy con thâm tím mắt do bị đấm. Con đi ngoài kéo dài, sốt nằm co ro cũng không ai chăm sóc thuốc thang. Chị P. quyết định đưa con về sau 4 tháng để con theo học tại Tâm Việt. Lúc ra về, cậu bé từ 68kg sút xuống chỉ còn chưa đầy 38kg. "Đến bây giờ, tôi vẫn thấy mắc tội với con vì đã đưa con vào đó, cho con 4 tháng với cuộc sống cơ cực và khổ sở đến vô cùng. Tôi mong các bố mẹ đừng mắc sai lầm như gia đình tôi. Đừng tin vào những hình ảnh mà họ chụp và đưa lên để quảng cáo", chị P. cho biết. Và rất nhiều câu chuyện đau lòng khác… Chị B.H. (Hà Giang) cũng biết đến Tâm Việt qua các kênh thông tin đại chúng. Sau 20 ngày để con học tại trung tâm này, chị H. rất bức xúc khi thấy chân con chi chít những vết muỗi đốt mưng mủ nhưng không hề được bôi thuốc. Chưa hết, con chị còn bị sưng chân do ngã xe và kiệt sức. Chị H. đã quyết định cho con thôi học ngay lập tức.
"Tôi không mong muốn con trở thành thiên tài mà chỉ đang cố tìm cách để chưa bệnh cho con. Nghĩ đến thời gian con ở đó, tôi vẫn không cầm được nước mắt", chị H. cho biết. Trong cuộc trò chuyện với phóng viên Vietnamnet, chị T.H., người mẹ có con tử vong khi đang theo học tại Tâm Việt hồi tháng 6 cho biết: các con phải tập xe đạp một bánh ngoài trời cả ngày dù đó là thời điểm mùa hè rất nắng nóng. Dự báo thời tiết ngày 10/6/2019 ghi nhận: Bắc Bộ có nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến 36 - 39 độ, có nơi trên 40 độ. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ là từ 10 -17 giờ. 10/6/2019 cũng là ngày mất của cháu N.B., con trai chị H.
Đại diện Trung tâm Y tế Thị xã Từ Sơn (còn gọi là BV Đa khoa Từ Sơn, Bắc Ninh), nơi cháu B. được đưa đến cấp cứu cho biết: "Theo nhận định ban đầu, bệnh nhân tiền sử tâm thần phân liệt, không dùng thuốc. 15h ngày 10/6, trẻ có tập đi xe đạp 1 bánh giữa trời nắng nóng. Trẻ xuất hiện vật vã kích thích, vã mồ hôi. Sau đó, huấn luyện viên có mua cho trẻ 2 hộp sữa, sau khi uống trẻ xuất hiện tình trạng tím tái, mất ý thức đột ngột, trẻ rơi vào tình trạng hôn mê. Bác sĩ khám thấy đường thở, mũi có hiều dịch sữa, tim đập rời rạc, sau ngừng đập, rơi vào tình trạng hôn mê". Sau cấp cứu tuần hoàn hô hấp một lúc, cháu B. được chuyển Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh. Tuy nhiên, cháu B. đã tử vong trên đường đi. Trước khi câu chuyện thương tâm xảy ra, cuối tháng 5, c H. cũng từng thấy con có vết băng ở mặt khi xem clip do trung tâm đăng tải và rất nhiều vết trầy xước, bầm tím khác. Tuy nhiên, khi gọi điện, giáo viên Tâm Việt chỉ trả lời: "Không sao chị ạ". "Sau khi con mất, tôi có góp ý Tâm Việt nên có đồ bảo hộ cho các con khi tập nhưng sau này vẫn không thấy có", chị H. chia sẻ thêm. Sau khi câu chuyện chị H., người mẹ có con tử vong khi đang theo học tại Tâm Việt được đăng tải trên Vietnamnet, độc giả N.H.Q., cũng là một phụ huynh từng tin tưởng vào trung tâm này chia sẻ: "Tôi cũng được Tâm Việt gọi đến khi con bị co giật và sùi bọt mép nằm trên nền nhà. May mắn hơn chị, tôi đã đến kịp để cứu con tôi." Nhóm phóng viên Đóng 15 triệu học kỷ lục gia ở Tâm Việt, 1 tháng sau mẹ nhận lại thi thể conTin tưởng và kỳ vọng, gia đình chị H. gửi con vào trung tâm Tâm Việt nhưng chỉ hơn 1 tháng sau, con trai chị đã tử vong… | ||||||||||||||||||||||||
Bộ trưởng hơn 5 lần nhận khuyết điểm, trách nhiệm ở phiên chất vấn Posted: 09 Nov 2019 06:38 PM PST Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân ngày 7/11, ĐB Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) chia sẻ một thông tin khá lạ. "Theo dõi phiên trả lời của Bộ trưởng, tôi tính khoảng trên 5 lần Bộ trưởng nhận khuyết điểm, nhận trách nhiệm, đặt tâm thế của một tư lệnh ngành về quản lý nhà nước hiện còn nhiều tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực nội vụ", ĐB Phạm Minh Hiền tin đó là lời nhận khuyết điểm chân thành.
Điểm qua phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân thì thấy ĐB Hiền đếm không sai. Lần thứ nhất, Bộ trưởng Nội vụ "xin nhận khuyết điểm" về chuyện thi xét nâng ngạch cán bộ, công chức, viên chức. Ông không ngại nói thẳng ra: "Tôi thấy rất phiền hà về việc văn bằng chứng chỉ, không phải riêng về thi nâng ngạch hoặc xét thăng hạng viên chức mà quy trình bổ nhiệm của mình phải có bằng cấp, tiêu chuẩn, điều kiện, tôi thấy nhiều quá". Dù những rắc rối này được quy định từ năm 1993 đến bây giờ, hai mươi mấy năm Bộ trưởng cầu thị nhận khuyết điểm và nhấn mạnh "phải sửa", "chúng tôi cam kết với QH năm 2020 sẽ sửa ngay". Lần thứ 2, ông Tân nhắc đến từ khuyết điểm là khi trả lời ĐB về vấn đề xây dựng vị trí việc làm. Theo lời Bộ trưởng, đây là một vấn đề rất quan trọng và Bộ Nội vụ cũng đã nhận khuyết điểm trước Chính phủ trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2016. Ông Lê Vĩnh Tân nói lý do "từ năm 2015 cho đến tháng 8/2016 Bộ Nội vụ chưa phê duyệt được 1 đề án vị trí việc làm nào đối với các đơn vị sự nghiệp công lập". Việc này sau đó đã được phân cấp cho Bộ trưởng và Chủ tịch tỉnh, đến nay các địa phương và bộ, ngành làm rất tốt. Lần thứ 3, Bộ trưởng Nội vụ đã thay mặt lãnh đạo Bộ Nội vụ "xin nhận khuyết điểm trước Thủ tướng" về quyết định 402 (Phê duyệt đề án "Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới). Đây là một quyết định về chính sách đối với cán bộ người dân tộc từ tháng 3/2016 và Chính phủ đã giao cho Bộ Nội vụ 8 nhiệm vụ mà đến nay còn 4 nhiệm vụ chưa làm. "Tôi xin báo cáo với Thủ tướng là tôi sẽ làm bản tự kiểm gửi Thủ tướng tháng 12 năm nay để nhận trách nhiệm về vấn đề này. Đây là thiếu sót của Bộ Nội vụ và trong đó có trách nhiệm của Bộ trưởng", Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nói trước QH "khuyết điểm này phải được kiểm điểm đến nơi đến chốn". Lần thứ 4, Bộ trưởng Nội vụ nhắc dến cụm từ "xin nhận khuyết điểm" là khi trả lời ĐB về Nghị định 34 liên quan đến cán bộ, công chức cấp xã. "Bộ Nội vụ xin nhận khuyết điểm trước QH khi nghị định này đã có hiệu lực hơn 2 tháng nhưng thông tư vẫn chưa ban hành. Chiều ngày hôm qua tôi đã ký thông tư này trước khi chất vấn"… Chuyện 1 tư lệnh ngành nhận khuyết điểm, trách nhiệm trước QH xưa nay không phải ít nhưng nhận đi, nhận lại đến hơn 5 lần như ĐB Phạm Minh Hiền đếm có thể nói là hiếm. Chuyện này không chỉ hiếm mà còn khó bởi đây là lĩnh vực vốn dĩ được cho là nhạy cảm, liên quan đến nồi cơm, manh áo của hàng trăm ngàn công chức, hàng triệu viên chức; chưa kể còn động chạm đến ghế ông nọ, bà kia và là câu chuyện của cả hệ thống chính trị. Thế nhưng tư lệnh ngành Nội vụ đã cầu thị nhận khuyết điểm, trách nhiệm nhiều lần và dũng cảm cam kết sửa chữa ngay.
Quả đúng như tâm tư của nữ ĐB 7X: "Nhiều quy định tạo ra lỗ hổng, kẽ hở về mặt pháp lý". Và như bà Hiền nói, tâm thế của 1 ĐBQH đến với nghị trường mang theo rất nhiều tâm tư của cử tri, trong đó có cử tri công chức, viên chức, có giáo viên… hiện đang rất tâm tư, rất băn khoăn, lo lắng trước những sự thay đổi, trước những nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện liên tục các chính sách liên quan. Và ĐB cũng không mong muốn gì hơn là Bộ trưởng thẳng thắn có những đánh giá liên quan đến lực lượng, đội ngũ cán bộ tham mưu về chính sách, về xây dựng pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật trong ngành nội vụ hiện nay để cử tri bớt lo âu. Thu Hằng Bộ trưởng Nội vụ: Tôi sẽ làm bản kiểm điểm gửi Thủ tướngBộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân nhận khuyết điểm trước Thủ tướng khi chưa thực hiện hết nhiệm vụ được Chính phủ giao về chính sách đối với cán bộ người dân tộc. | ||||||||||||||||||||||||
HLV Park Hang Seo mơ gì, khi... vốn liếng mong manh? Posted: 09 Nov 2019 03:03 PM PST - HLV Park Hang Seo cùng VFF đang hướng đến rất nhiều mục tiêu lớn cho bóng đá Việt Nam, nhưng nhìn lớp kế cận của Công Phượng, Quang Hải không khỏi lo... Nhìn U19 đá... Nhìn vào màn trình diễn của U19 Việt Nam tại vòng loại U19 châu Á 2020 đang diễn ra ở sân Thống Nhất thực sự rất đáng thất vọng, bất chấp đoàn quân của HLV Philippe Troussier giành trọn 6 điểm. Cả 2 chiến thắng của U19 Việt Nam trước U19 Guam và Mông Cổ đều không thuyết phục, kể từ khi chiến lược gia được mệnh danh là Phù thuỷ trắng thay cho HLV Hoàng Anh Tuấn từ chức ít tháng trước.
Chơi bóng vụng về, di chuyển chiến thuật kém cỏi cùng với đó nền tảng thể lực có vấn đề... đã khiến U19 Việt Nam gần như không áp đảo được Guam hay Mông Cổ mà chuyên môn chẳng hơn gì một đội bóng trường PTTH là bao. Cần phải nhớ rằng, theo như kế hoạch được VFF và ông Park Hang Seo tính tới, gần như chắc chắn lứa U19, cùng một số cầu thủ ở U22 Việt Nam hiện tại sẽ là nòng cốt để hướng đến tấm HCV SEA Games 31 được tổ chức trên sân nhà 2 năm sau. Nhưng nhìn màn trình diễn của lứa U19 rồi cả U22 trong những trận đấu gần đây quả thực nhiều người nói rằng, khó có thể tin lứa cầu thủ này có thể gây được tiếng vang trong quãng thời gian đôi năm tới, nếu như không có sự đột biến lớn về chuyên môn. Sự lên xuống của một nền bóng đá là bình thường, nên việc U19 hay U22 Việt Nam chưa tốt cũng không có gì lạ, chỉ là với hàng loạt thành công suốt thời gian qua thì những gì mà lứa đàn em của Công Phượng, Quang Hải thể hiện đang khiến người hâm mộ hụt hẫng mà thôi... ... mà lo cho thầy Park Đương nhiên, với nền tảng thành công ở quá khứ tất cả đều tin ông Park hoàn toàn có thể giải quyết từng mục tiêu, nhiệm vụ được VFF giao phó, nhưng nhìn vào khối lượng công việc rõ ràng không khỏi ái ngại cho chiến lược gia người Hàn Quốc. Nhìn vào mục tiêu ở bản hợp đồng kéo dài trong 3 năm tới mà HLV Park Hang Seo vừa ký với VFF thực sự đáng lo ngại chứ không đơn giản khi nhận rất nhiều nhiệm vụ, chỉ tiêu cao ngất ngưởng.
HLV Park Hang Seo trong thời hạn hợp đồng mới sẽ phải có được 2 tấm HCV SEA Games 30, 31 (2019, 2021) cùng AFF Cup (2020) và Asian Cup 2023, Asiad 2022, rồi cả VCK U23 châu Á diễn ra đầu năm tới. Đấy là chưa nói tới việc, ông Park còn phải xây dựng một nền tảng vững chắc để tuyển Việt Nam hướng đến World Cup vào năm 2026. Nhưng xem cách U19 Việt Nam chơi bóng, liệu rằng với lứa cầu thủ này có thể làm được gì tại SEA Games 31 tổ chức trên sân nhà, hay sẽ sánh cùng nhóm đàn anh là Quang Hải, Công Phượng chinh phục giấc mơ World Cup? Rất khó có thể trả lời, nhưng nỗi lo là có thật. Và những gì mà giới chuyên môn đang canh cánh chẳng phải thừa hay sớm đâu, không tin chiều tối 10/11 cứ đến sân Thống Nhất xem U19 Việt Nam đá với U19 Nhật Bản thì thấy... Mai Anh | ||||||||||||||||||||||||
Lỗ 300 tỷ, nhà đầu tư thu phí không dừng BOT trả dự án cho Bộ GTVT Posted: 09 Nov 2019 03:00 PM PST Trước 31/12, tất cả các trạm thu phí BOT trên cả nước phải hoàn thành thu phí tự động không dừng. Tuy nhiên, mới đây chủ đầu tư bất ngờ xin trả lại dự án cho Bộ GTVT. Trong văn bản gửi Bộ GTVT, chủ đầu tư dự án - công ty TNHH Thu phí tự động VETC (VETC) nói rõ việc triển khai dự án thu phí tự động không dừng gặp hàng loạt khó khăn, vướng mắc nên đề xuất Bộ GTVT hỗ trợ, hoặc trả dự án, cho làm thủ tục phá sản... Công ty VETC là đơn vị ký hợp đồng với Bộ GTVT để triển khai lắp đặt, vận hành thu phí tự động giai đoạn 1 tại 44 trạm thu phí. Thủ tướng giao 26 trạm thu phí trên quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh phải xong trong năm 2018, số còn lại phải xong trước 31/12. Nhưng chỉ còn gần 2 tháng nữa là hết hạn, nhà đầu tư lại bất ngờ đòi trả dự án.
VETC cho biết, giai đoạn 1 đã qua 5 năm triển khai (từ tháng 11/2014). Tuy vậy, tới nay mới lắp đặt hệ thống thu phí tự động tại 27/44 trạm thu phí, số đã lắp đặt mới có 23 trạm đang vận hành. Số vốn đã giải ngân cho dự án khoảng 1.300 tỷ đồng. Dù vậy, công ty VETC mới ký được hợp đồng dịch vụ thu phí tự động với 11/44 trạm thu phí. Số trạm còn lại chưa ký được phụ lục hợp đồng và hợp đồng dịch vụ. Các nhà đầu tư BOT chưa đồng ý mức phí trích lại cho đơn vị thu phí tự động; chờ đồng thuận của ngân hàng, địa phương; không đồng ý đàm phán để ký hợp đồng; hoặc đồng ý mức phí trích nhưng xin trả chậm... Đại diện VETC thừa nhận, việc các nhà đầu tư BOT không hợp tác triển khai thu phí tự động đã ảnh hưởng tới tiến độ dự án, dù theo chỉ đạo của Thủ tướng lộ trình thực hiện thu phí tự động phải xong trước 31/12/2019. Đại diện công ty đề nghị Bộ GTVT lựa chọn nhà đầu tư khác nhận chuyển giao thực hiện tiếp dự án (giai đoạn 1), hoặc Nhà nước nhận lại dự án để làm. Nhà đầu tư này cũng kiến nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng chỉ đạo giải quyết vướng mắc dự án, hoặc cho dừng hợp đồng và thực hiện thủ tục phá sản công ty VETC trong tháng 12/2019. "Nếu VETC tiếp tục, Bộ GTVT phải chia sẻ rủi ro, bù phần doanh thu thiếu hụt so với phương án tài chính của hợp đồng", đại diện VETC cho biết. Lỗi do Bộ GTVT? Chủ tịch công ty CP Tasco (đơn vị đầu tư VETC) Phạm Quang Dũng cho biết, đơn vị đã theo đuổi dự án thu phí tự động không dừng suốt 5-6 năm nay. Theo hợp đồng ký với Bộ GTVT, VETC đã cung cấp dịch vụ thu phí không dừng cho nhà đầu tư BOT. Tuy nhiên, đến nay phương án tài chính chỉ đạt 10% so với phương án tài chính giá trị hợp đồng. Do VETC không thu được phí để vận hành nên đến nay lỗ luỹ kế của dự án đã lên tới 300 tỷ đồng. Ông Dũng nói rõ, dự án thu phí tự động không dừng không hoàn thành, lỗi không phải ở chủ đầu tư mà do Bộ GTVT. Chủ đầu tư cung cấp sản phẩm thu phí không dừng cho Bộ GTVT, nhưng Bộ GTVT không chỉ đạo được các nhà đầu tư BOT thực hiện nên không thể làm được. "Bộ GTVT nói rất nhiều nếu nhà đầu tư BOT không thu phí tự động thì phải dừng thu phí, nhưng thực tế không làm được. Có một số nhà đầu tư đã lắp đặt thu phí tự động rồi nhưng vẫn không trả phí dịch vụ. Cái chính vẫn phải là nhà nước quyết tâm thì mới làm được", ông Dũng nói. Chủ tịch Tasco cho rằng, trong hợp đồng VETC ký với Bộ GTVT có điều kiện chấm dứt hợp đồng và Bộ GTVT phải bồi hoàn cho chủ đầu tư. Tuy nhiên kể cả khi được bồi hoàn thì chủ đầu tư cũng "chết rồi". "Bộ GTVT có thể tìm đối tác khác, nếu không sẽ chấm dứt hợp đồng", ông Dũng nói. Dự án thu phí tự động không dừng được xem là giải pháp "đặc trị" để công khai minh bạch trong thu phí BOT giao thông cũng như chống ùn tắc tại các trạm thu phí. Tuy nhiên, sau 5 năm triển khai đến nay dự án vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Bộ GTVT ra 'tối hậu thư' việc chây ì thu phí tự động"Hết tháng 12 này, trạm BOT nào không triển khai thu phí không dừng sẽ dừng thu phí", Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể chỉ đạo. Vũ Điệp | ||||||||||||||||||||||||
Thiếu điện thì mất chức: 2021 thiếu điện Posted: 09 Nov 2019 12:00 PM PST Dự báo năm 2020 mất điện cục bộ, đến năm 2021 thiếu điện nặng nếu không thúc đẩy đầu tư nguồn điện mới. Năm 2020 mất điện cục bộ, 2021 thiếu điện nặng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực vừa có báo cáo tình hình thực hiện các dự án trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (quy hoạch điện VII) điều chỉnh đến quý III/2019. Báo cáo cho thấy, các năm 2019-2020 hệ thống điện có thể đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, do hệ thống điện gần như không có dự phòng nguồn điện nên trong năm 2020 có thể đối mặt nguy cơ thiếu điện trong các tình huống cực đoan như: Nhu cầu dùng điện cao hơn dự báo; lưu lượng nước về các hồ thủy điện kém; nhiên liệu than, khí cho phát điện thiếu hụt so với dự kiến. Giai đoạn 2021-2025, sản lượng điện sản xuất cần bổ sung bình quân 26,5 tỷ kWh/năm. Tuy nhiên, do nhiều dự án nguồn điện lớn và các chuỗi dự án khí bị chậm tiến độ so với quy hoạch, nên báo cáo cho rằng hệ thống sẽ bị thiếu điện trong cả giai đoạn 2021-2025. Kịch bản này vẫn xảy ra ngay cả khi đã phải huy động tối đa các nguồn điện, kể cả các nguồn điện chạy dầu (mức giá 5.000-6.000 đồng/số tùy giá dầu thời điểm phát điện). Tại báo cáo gửi Quốc hội mới đây, Bộ Công Thương cũng cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt điện trong thời gian tới do việc chậm tiến độ của các dự án điện. Theo Bộ Công Thương, các dự án nguồn điện, đặc biệt là các dự án ngoài EVN (Tập đoàn Điện lực Việt Nam), thường bị chậm so với quy hoạch ảnh hưởng tới việc đảm bảo cung ứng điện. Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, giai đoạn 2016-2030 có tổng cộng 116 dự án nguồn điện cần được đầu tư và đưa vào vận hành (chưa bao gồm các dự án năng lượng tái tạo). Tại báo cáo này, Bộ Công Thương lưu ý về nguy cơ thiếu hụt điện trong thời gian tới do việc chậm tiến độ của các dự án điện. Theo Bộ Công Thương, các dự án nguồn điện, đặc biệt là các dự án ngoài EVN (Tập đoàn Điện lực Việt Nam), thường bị chậm so với quy hoạch ảnh hưởng tới việc đảm bảo cung ứng điện. Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, giai đoạn 2016-2030 có tổng cộng 116 dự án nguồn điện cần được đầu tư và đưa vào vận hành (chưa bao gồm các dự án năng lượng tái tạo). Chi tiết hơn, báo cáo của Ban chỉ đạo cho biết: Giai đoạn 2016-2030, Tập đoàn Điện lực Việt Nam được giao đầu tư 24 dự án với tổng công suất hơn 15,2 nghìn MW. Trong đó giai đoạn 2016-2020 cần hoàn thành 14 dự án với tổng công suất trên 7,1 nghìn MW. Trong tổng số 24 dự án, thì 9 dự án đã phát điện và 15 dự án đang ở bước đầu tư xây dựng hoặc chuẩn bị đầu tư. Dự kiến 6 dự án đúng tiến độ và 9 dự án chậm tiến độ. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được giao đầu tư làm chủ đầu tư 8 dự án trọng điểm nguồn điện với tổng công suất 11,4 nghìn MW. Trong đó giai đoạn 2016-2020 có 3 dự án và giai đoạn 2021-2025 có 5 dự án. "Đến nay, cả 8 dự án đều gặp khó khăn, vướng mắc và không thể hoàn thành theo tiến độ trong quy hoạch điện VII điều chỉnh", báo cáo nhấn mạnh. Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam thực hiện 4 dự án với tổng công suất gần 3.000 MW. Trong đó, giai đoạn 2016-2020 có 2 dự án và giai đoạn 2021-2030 có 2 dự án. Hiện nay cả 4 dự án đều chậm tiến độ từ 2 năm trở lên. Ngoài ra, nhiều nhà máy trong số 19 nhà máy nhiệt điện BOT với tổng công suất 24 nghìn MW cũng đối diện nguy cơ chậm tiến độ.
Kịch bản để không thiếu điện: Dựa vào điện mặt trời? Báo cáo của Ban chỉ đạo cũng nhắc đến các kịch bản được Tập đoàn Điện lực Việt Nam xây dựng, tính toán 2 phương án cho cung cầu điện 2021-2025. Phương án 1: Cân đối cung cầu điện cho giai đoạn 2021-2025 theo tiến độ các dự án như hiện nay. Ở kịch bản này, sẽ phải huy động tối đa tất cả các nguồn điện trên hệ thống, trong đó các nguồn nhiệt điện chạy dầu dự kiến phải huy động trong cả giai đoạn 2020-2025 vơi sản lượng lên tới 5-10 tỷ kWh/năm (cao nhất là năm 2023 với sản lượng khoảng 10,5 tỷ kWh). Điện chạy dầu khá đắt đỏ, ở mức 5.000-6.000 đồng/số tùy thời điểm. Dù vậy, hệ thống vẫn lâm cảnh thiếu điện các năm 2021-2024. Mức thiếu hụt năm 2021 là 6,3 tỷ kWh, và đỉnh điểm là năm 2022 với 8,9 tỷ kWh, năm 2023 là 6,8 tỷ kWh, sau đó giảm còn 1,2 tỷ đến năm 2024. Đến năm 2025 sẽ không thiếu điện. Ngoài kịch bản thiếu điện ở trên, báo cáo cũng đề cập một phương án khác để không xảy ra thiếu điện. Theo đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã tính toán nhu cầu phát triển các nguồn điện năng lượng tái tạo trên phạm vi toàn quốc. Theo đó, tổng cống uất các nguồn điện gió toàn quốc đến năm 2023 khoảng 6.000 MW và tổng công suất nguồn điện mặt trời đến năm 2023 khoảng 16.000 MW. Như vậy, báo cáo cho rằng tổng công suất các nguồn điện gió cần khuyến khích đưa vào vận hành thêm từ nay đến năm 2023 khoảng 5.700 MW, nguồn điện mặt trời xấp xỉ 11.400 MW. Báo cáo đánh giá: Với giải pháp bổ sung thêm nguồn điện từ nhà máy điện Hiệp Phước và tăng thêm nguồn năng lượng tái tạo, hệ thống có thể đáp ứng đủ điện và không phải huy động các nguồn nhiệt điện dầu trong giai đoạn 2021-2025. Tuy nhiên, một báo cáo của Bộ Công Thương đã lưu ý: Giá điện từ nguồn năng lượng tái tạo hiện cao hơn so với nguồn điện từ nguồn năng lượng truyền thống (nhiệt điện, thủy điện lớn,... ). EVN được giao mua toàn bộ sản lượng điện từ các dự án điện năng lượng tái tạo với mức giá do nhà nước quy định. "Như vậy, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang thực hiện chức năng thay nhà nước, chi phí bù giá cho năng lượng tái tạo đang được hòa chung với chi phí của ngành điện, chưa tách rõ ràng trong hóa đơn tiền điện", Bộ Công Thương lưu ý. Bộ Công Thương cho rằng: Khi tỷ trọng năng lượng tái tạo tăng lên thì thành phần bù giá sẽ ngày càng tăng và ảnh hưởng lớn đến chi phí giá thành ngành điện.
Lương Bằng Nghịch lý thiếu điện lại lo quá tải vì dư thừa điện mặt trờiHiệp hội Năng lượng Việt Nam cho rằng, cần thực hiện giá mua điện mặt trời nối lưới theo nhiều vùng (2- 4 vùng) thay cho giá mua điện chung trong cả nước | ||||||||||||||||||||||||
1977 Vlog: Bố từng khuyên đi làm xe ôm công nghệ Posted: 09 Nov 2019 02:20 PM PST Chưa từng có tiếng tăm trong giới Vlog trước đó, 2 anh em sinh đôi Nguyễn Trung Anh, Nguyễn Việt Anh cùng cậu em họ Nguyễn Văn Tân bất ngờ trở thành hiện tượng mạng xã hội với 1977 Vlog.
Chỉ sau hơn 2 tháng với 4 video, 1977 Vlog đã đạt nút Vàng của YouTube. Lượng người đăng ký theo dõi kênh là hơn 1 triệu 'subscribe' và 31,5 triệu lượt xem cho 4 video. 1977 Vlog định hướng nội dung các phim ngắn của mình dựa trên các tác phẩm văn học nổi tiếng, được thể hiện bằng chất liệu phim đen trắng, ngôn ngữ hiện đại và tình tiết thời sự. Nhiều người tò mò không biết 3 nhân vật chính của các video này là ai, sản xuất Vlog chỉ để giải trí hay có kế hoạch dài hơi hơn. Trò chuyện với VietNamNet, cả 3 đều khẳng định mình là 'những người trẻ bình thường nhất trong số những người bình thường'. 9 năm nuôi ước mơ tuổi trẻ Trung Anh và Việt Anh là 2 anh em sinh đôi, sinh ra trong một gia đình có bố mẹ từng làm việc trong quân đội, hiện đã về hưu và không ai trong nhà theo con đường nghệ thuật. Sinh năm 1992, từ nhỏ đến lớn, hai anh em đều học chung một lớp. Tốt nghiệp THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Đông (Hà Nội), cả hai thi vào khoa Tài chính Ngân hàng, Trường ĐH Thăng Long. 'Thực ra, bọn em từng thi ĐH Sân khấu Điện ảnh và một số cuộc thi tìm kiếm diễn viên nhỏ lẻ khác nhưng tất cả đều trượt. Bọn em biết mình còn thiếu nhiều yếu tố để trở thành diễn viên chuyên nghiệp, kể cả cách diễn lẫn ngoại hình'. Học một ngành không liên quan gì đến diễn xuất, nhưng Trung Anh và Việt Anh vẫn tích cực tham gia các câu lạc bộ, hội nhóm liên quan đến diễn xuất, làm phim ở trường đại học như một cách nuôi dưỡng niềm đam mê. 'Cho đến khi ra trường, em vẫn chưa biết mình sẽ làm gì. Bố mẹ cũng có gợi ý thi vào ngân hàng hay công ty nào đó', Trung Anh chia sẻ. 'Em thì vẫn thích làm phim nhưng vì học không đúng chuyên ngành, lại chưa có kinh nghiệm nên em nộp hồ sơ vào đâu cũng trượt'. Văn Tân và Trung Anh diễn lại một cảnh trong trích đoạn Chí Phèo và Thị Nở: Trung Anh quyết định ứng tuyển viết kịch bản hài cho một số kênh. Từ đó, cậu được làm việc mình yêu thích. Mặc dù thu nhập không ổn định, bố mẹ nhiều khi không hiểu cậu đang làm gì, cứ nghĩ rằng con trai suốt ngày cắm mặt vào máy tính, chơi game. 'Bố em từng gợi ý hai anh em đi chạy xe ôm công nghệ. Bố em không đùa đâu, mà nói nghiêm túc đấy. Vì xe ôm công nghệ bây giờ thu nhập cũng tốt, không áp lực nhiều'- Việt Anh nói. Song song với việc viết phim hài ngắn cho các kênh, Trung Anh và Việt Anh vẫn nuôi ước mơ được tự làm những bộ phim của riêng mình. 'Viết kịch bản cho người khác, em vẫn phải viết theo mô-típ cũ mà kênh đó đã gây dựng từ trước, chứ chưa được thoả sức sáng tạo của mình'. '1977 Vlog là ước mơ đã được ấp ủ 9 năm qua của bọn em. Hiện tại, bọn em muốn thử nghiệm đi theo định hướng này ở một vài tác phẩm văn học xem độc giả có đón nhận không, rồi mới xác định con đường tiếp theo mình sẽ làm gì. Tương lai xa hơn bọn em chưa dám nghĩ đến. Cũng có thể sẽ là những phim ngắn 5-10 phút với những chủ đề khác, kịch bản hoàn toàn do bọn em sáng tạo ra chứ không dựa trên cốt truyện của tác phẩm văn học nữa. 2 anh em cũng tham vọng sẽ gửi gắm được những thông điệp lành mạnh tới các bạn trẻ qua các video của mình'. Thần tượng Sơn Tùng, Đen Vâu
Tự nhận mình 'bình thường' như những người trẻ khác, 2 anh em sinh đôi chia sẻ, những lúc rảnh rỗi, họ thích nghe nhạc, xem phim, đọc báo. 'Bọn em thần tượng Sơn Tùng và Đen Vâu. Khi nghe nhạc của Sơn Tùng, em cảm thấy rất thư giãn, thậm chí nó giúp mang đến những ý tưởng mới cho em. Còn anh Đen Vâu thì viết nhạc rất sâu sắc. Anh ấy cũng là một hình tượng cho những người biết vươn lên, dám sống với đam mê của mình'. 'Trong số các nghệ sĩ hài, em cũng thích Hoài Linh và Xuân Bắc'. Khi được hỏi liệu có tham gia không nếu có đơn vị mời làm diễn viên, cả hai đều nói, hiện tại 2 anh em mới chỉ dám làm một 'youtuber' giải trí cho mọi người. 'Còn việc làm diễn viên, bọn em nghĩ là mình còn rất non, cần trau dồi thêm rất nhiều'. Chia sẻ về cuộc sống riêng, 2 anh em Trung Anh và Việt Anh cho biết, Trung Anh đang bận chuẩn bị cho đám cưới. Việt Anh cũng đã có bạn gái. 'Các bạn ấy đều rất ủng hộ bọn em, từ khi bọn em còn chưa nổi tiếng. Em thấy mình rất may mắn khi được bạn gái và cả gia đình bạn gái ủng hộ làm những việc mà mình thích' - Trung Anh chia sẻ. Không muốn quảng cáo làm bó buộc sự sáng tạo
Trung Anh thành thật chia sẻ rằng đã có khá nhiều đơn vị mời họ hợp tác quảng cáo, nhưng 2 anh em vẫn đang muốn tập trung tốt nhất cho các sản phẩm của mình. 'Việc quảng cáo bọn em muốn để nó sang một bên. Bọn em không muốn bị bó buộc sự sáng tạo khi sản phẩm quảng cáo được lồng ghép vào nội dung. Em sợ nhất là bị ràng buộc như vậy'. 'Thực sự, bọn em nghĩ tiền chỉ là phần thưởng, có cũng được không có cũng được. Cái bọn em muốn là được đi theo con đường mà mình mơ ước. Em và Việt Anh muốn thử phiêu lưu một lần trong đời, thử làm một kênh YouTube đi vào lòng khán giả, hoàn toàn không có quảng cáo trong nội dung'. Trung Anh khẳng định: 'Bọn em vẫn đủ sống'. 'Trước đó, bọn em vẫn sống được bằng những đồng lương rất nhỏ thì từ bây giờ đến lúc nào đó, bọn em vẫn sống được như vậy. Bọn em không muốn làm mất đi giá trị của bản thân'. Còn với Văn Tân – nhân vật chuyên đóng các vai nữ như Thị Nở, chị Dậu, Mị trong các video của 1977 Vlog, cậu khẳng định 'đóng phim với các anh chỉ để cho vui thôi'. 'Em yêu thích ngành Công nghệ thông tin mà mình đang theo học và không có ý định sẽ làm diễn viên sau này', Văn Tân cho biết. Chàng sinh viên năm nhất Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội ngậm ngùi chia sẻ, thực ra em thích đóng những vai 'cool ngầu' hơn, nhưng lại bị các anh 'dí' cho mấy vai giả nữ vì 'khuôn mặt em phù hợp hơn các anh ấy khi hoá trang thành nữ'. Ngôi nhà hoang và thiết bị khó tin giúp 1977 Vlog đánh bật bà Tân VlogChỉ trong vòng hơn 2 tháng, 1977 Vlog nổi lên như một hiện tượng kỳ lạ nhưng đi một con đường khác hẳn với những kênh khác như Bà Tân Vlog. Nguyễn Thảo | ||||||||||||||||||||||||
NBK Nguyễn Thị Hồng Ngát xin thôi tham gia Hội đồng duyệt phim quốc gia Posted: 09 Nov 2019 04:29 PM PST NBK Nguyễn Thị Hồng Ngát chia sẻ lý do quyết định xin rút khỏi Hội đồng duyệt phim quốc gia cũng như việc đóng cửa facebook cá nhân.
- Được biết bà đã chủ động xin rút khỏi Hội đồng duyệt phim quốc gia dù không nhận bất cứ hình phạt hay sự khiển trách nào. Lý do có phải vì áp lực dư luận quá lớn? Tôi ngồi ở hội đồng duyệt lâu năm, từ khi còn là Cục phó Cục Điện ảnh từ những năm 2000 tôi cũng đã làm chứ không phải công việc quá mới mẻ. Từ khi Cục trưởng Ngô Phương Lan về hưu tôi cũng đã muốn nghỉ để tập trung công việc chuyên môn. Tuy nhiên Quyền Cục trưởng mới có thuyết phục tôi ngồi lại thêm 1 nhiệm kỳ 2 năm và gửi công văn đề nghị như vậy với Hội điện ảnh VN (vì tôi là đại diện của Hội tham gia Hội đồng chứ không phải tư cách cá nhân). Nể vì lại có thêm một nữ cục trưởng mới và Thu Hà lại là con gái NSND Hải Ninh nên tôi nhận lời tiếp tục ngồi ở hội đồng duyệt. Tuy nhiên, không chỉ lượng phim duyệt ngày càng nhiều nên áp lực ngày một lớn, căng thẳng hơn trước vì hơi tý là mọi người biết ngay và phản hồi ngay. Người ngồi duyệt không chỉ bị áp lực từ người bị duyệt, phim được ra, phim không được ra, phim được ra nguyên vẹn hay phim bị cắt xén, hay phân loại tuổi 13-16 hay 18 cũng phải cân nhắc thận trọng không các chủ phim cũng thắc mắc. Chưa kể những áp lực về tinh thần như thế, chúng tôi còn bị áp lực về sức khỏe khi một năm phải duyệt 200-300 bộ phim ngoại và khoảng gần 40 phim Việt. Phim ngoại thì nhập vô tội vạ, phim hay lại vô cùng ít đa phần phim kinh dị phim ma, phim tâm linh hay hành động, đánh đấm hoặc hài hước bóng bẩy... xem nhiều duyệt nhiều các thể loại này phải nói thật là rất tổn hại thần kinh. Cho nên bên cạnh các phim được ra rạp thì lượng phim không được chiếu cũng bị gạt lại rất nhiều. Phim Việt - nếu tôi không nhầm - thì hầu như Hội đồng chưa cấm phim nào, trừ "Bụi đời chợ lớn" từ mấy năm về trước. Hôm nào có phim Việt trình duyệt thì cả Hội đồng đều háo hức và ưu tiên xem đầu tiên. Nói như vậy để thấy Hội đồng duyệt cũng rất quan tâm, rất ưu ái với phim Việt chứ không hề chặt với phim nội và thoáng với phim ngoại như nhận xét không có căn cứ của nhiều người. Tôi thấy rất kinh hãi khi nhiều người không hiểu gì cả nhưng cứ nói như đúng rồi, nói vô tội vạ và áp đặt vô cùng cảm tính. Nói như đại biểu Quốc hội, TBT báo Nhân Dân - Thuận Hữu: "Hễ cứ lên mạng là thấy chửi". Không những thế,tôi – người trả lời bài phỏng vấn này - thấy họ còn chửi từ trên xuống dưới bằng những ngôn từ rất dã man, xách mé không từ một ai. Đúng là thời đại của "văn hóa chửi" lên ngôi! Về việc duyệt phim, với công việc đảm nhiệm chừng đó năm thì không tránh khỏi có lúc gặp tai nạn, tai nạn một cách vô tình. Bởi những người ngồi ở vị trí đó cũng là con người chứ không phải cỗ máy, không thể lúc nào cũng hoàn hảo. Nói vậy không phải để bào chữa, thanh minh mà đó là sự thật. Bản thân tôi cũng gặp tai nạn trong sự việc vừa rồi với phim hoạt hình "Người tuyết bé nhỏ" (lý do cả Hội đồng đã bỏ lọt 3 giây chứ không chỉ riêng tôi). Tôi cũng muốn nói thêm rằng, không chỉ trong lĩnh vực văn hóa mà ở các lĩnh vực khác, "nước lạ" cũng không từ thủ đoạn cài cắm, lừa gạt mà mình chỉ sểnh ra một tí, thiếu cảnh giác là "bị mắc" như chơi. Đây cũng là bài học sâu sắc, nhớ đời. Dù đã nhận ra sai sót và bị Bộ Văn hóa phê bình nhưng nhiều người ở tận đâu đó vẫn nhảy lên chửi, không hiểu rõ chuyện cũng "chửi leo" - chửi - theo bầy đàn!" và chửi như là một cái mốt". - Đó cũng là lý do bà quyết định đóng cửa facebook vì bị tấn công trên mạng quá dữ dội? Tôi chỉ có một cái miệng nên không thể đối thoại với hàng ngàn cái miệng của người đời, những người ở tận đẩu đâu mà tôi không thân, không quen. Chính vì vậy dù facebook là nơi tôi thường xuyên chia sẻ thông tin hàng ngày cũng phải đóng cửa để được bình an. Thêm nữa cá nhân tôi thấy mình quá mệt mỏi nên tôi đã quyết định rời khỏi Hội đồng duyệt. Tôi đã báo cáo Thường vụ Hội điện ảnh VN và Hội đã gửi công văn lên Bộ VHTT&DL đề đạt nguyện vọng này của tôi. Quyết định thành lập Hội đồng duyệt phim quốc gia là do Bộ Trưởng ký nên khi nghỉ cũng phải có công văn xin phép như vậy). Dù chưa có công văn trả lời của Bộ Văn hóa nhưng mấy tuần nay tôi không còn đi duyệt phim nữa, hội đồng chỉ còn lại 10 người. Như vậy từ giờ những ai có phim chưa được ra hay bị cắt sửa gì bởi hội đồng duyệt thì đừng có lôi tôi ra mà chửi nữa, tôi không còn trách nhiệm gì ở đây cả.
- Trong thời gian ngồi hội đồng duyệt phim bà vẫn tham gia sản xuất phim, có sự ưu ái nào với các phim bà mang duyệt hay nó vẫn bị cắt như thường như trường hợp phim sắp ra rạp là "Truyền thuyết về Quán Tiên"? "Truyền thuyết về Quán Tiên" là bộ phim chiến tranh cực kỳ chính thống và nghiêm túc chúng tôi vừa hoàn thành và cũng vừa trình duyệt để tham dự LHPVN lần thứ 21. Hội đồng xem chăm chú và cũng góp ý, bắt sửa 4 -5 năm chỗ rất khe khắt. Có những chi tiết phải đối thoại đến cả nửa tháng để bảo vệ mà chỉ được giữ lại được 50% trong phim. Không hề có một sự ưu ái nào với phim của tôi. Tôi là giám đốc sản xuất của phim và ngồi trong hội đồng duyệt nhưng "Truyền thuyết về Quán Tiên" vẫn không là ngoại lệ. Dù có là ai thì khi mình mang phim lên duyệt tức là đã thuộc đối tượng bị kiểm duyệt rồi nên tất nhiên mình phải tuân thủ và phải chấp hành thôi. - Nhiều người nói ngồi trong hội đồng duyệt phim thì quyền lực lắm, thực chất công việc này với bà như thế nào mà bà quyết định xin thôi? Tôi nghĩ người làm nghề thì luôn say nghề, sống chết vì nghề. Tôi chưa bao giờ chán nghề, kể cả nghề viết hay nghề làm phim. Tuy nhiên việc rời Hội đồng duyệt đúng là trút được gánh nặng. Trước chúng tôi chỉ duyệt 1 tuần 2 buổi nhưng vì lượng phim nhập quá nhiều nên phải tăng lên 3 buổi. 1 tuần duyệt 6 phim ngoại chưa kể phim Việt mà thù lao tôi nói thẳng luôn không cần giấu diếm, là mỗi phim dài 90 phút hay 100 phút thì thù lao chỉ được 150.000 đồng theo qui định của Bộ Tài chính. Số tiền này là trích từ phí đóng duyệt phim của chủ phim cho Cục Điện ảnh. Ngoài ra không có một nguồn "bồi dưỡng" nào khác vì trước đó khi làm Cục trưởng, chị Ngô Phương Lan rất nghiêm nên kiên quyết không cho nhận tiền thù lao của các chủ phim và chúng tôi cũng nhất trí với quy định này. Ngồi ở hội đồng duyệt phải gánh công việc nhiều áp lực và mất thời gian nên dù đã từng mời nhiều người như đạo diễn Nguyễn Thanh Vân, Bùi Thạc Chuyên, MC diễn viên Tuấn Tú... nhưng các anh ấy chỉ duyệt cùng lắm một hai tháng là chạy mất. Họ thích đi làm phim hơn. Đó là vị trí không ai muốn ngồi. Có người nói tôi nên ra khỏi hội đồng duyệt cho nền điện ảnh phát triển!. Vâng, tôi đã đi ra rồi và hy vọng điện ảnh sẽ phát triển. Nhưng nên nhớ điện ảnh phát triển là nhờ các nghệ sĩ sáng tác ra các tác phẩm điện ảnh chứ không phải từ những người duyệt phim. Nếu phim đã hay thì cả hội đồng sẽ ngả mũ đón chào chứ không ai lại nỡ dập một tác phẩm tốt cả. - Quyết định rời hội đồng duyệt phim ở tuổi xấp xỉ 70, bà có định dành thời gian làm phim tiếp không sau "Truyền thuyết về Quán Tiên"? Đúng là tôi có ý định làm một bộ phim truyện về Hà Nội ngày hôm nay. Ý định và kịch bản cũng có từ lâu rồi, trước cả phim "Truyền thuyết về Quán Tiên" nhưng còn gặp nhiều khó khăn, trắc trở về nguồn vốn. Tôi sinh ở Hưng Yên nhưng hơn nửa thế kỷ sống ở Hà Nội. Vì thế có thể đây sẽ là bộ phim cuối cùng chăng? Nhưng nếu dự định này không thành chắc tôi sẽ "rửa đao gác kiếm". Cũng đã đến lúc rồi! Mỹ Anh Tôi rất chán phải nhắc đến Huỳnh Anh thêm nữaNhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát chia sẻ với VietNamNet sau ồn ào với diễn viên Huỳnh Anh. | ||||||||||||||||||||||||
Đẹp như tiên cảnh, những địa điểm này làm nao lòng khách đến Quảng Ninh Posted: 09 Nov 2019 02:00 PM PST Không chỉ sở hữu Kỳ quan thiên nhiên thế giới - Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh hiện nay còn không ít điểm đến say lòng du khách. Bên cạnh những cảnh quan tự nhiên, nhiều công trình mới được xây dựng đang là điểm đến của du khách trong và ngoài nước.
Rác nilon dập dềnh mặt biển, người Việt nhìn nhau đỏ mặt ở vịnh Hạ LongChỉ chừng 5, 10 phút đi thuyền từ chợ cá Hạ Long (phường Bạch Đằng, TP Hạ Long), du khách đã bắt gặp nhiều rác thải, túi nilon nổi lềnh bềnh trên mặt biển. Lê Minh | ||||||||||||||||||||||||
Giả thuyết gây sốc vụ MH370, hé lộ mánh cướp quyền kiểm soát máy bay Posted: 09 Nov 2019 09:17 PM PST Chiếc MH370 có thể đã bị cướp bởi một người đã chiếm quyền kiểm soát hệ thống máy tính trên máy bay, từ chương trình giải trí nơi các hành khách xem phim hoặc nghe nhạc – một bộ phim tài liệu mới đã đưa ra giả thuyết. Chuyến bay MH370 của hãng Malaysia Airlines đã mất tích hôm 8/3/2014, trên đường bay từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh với 239 người trên máy bay. Cho đến nay, sự thật về những gì đã xảy ra với chiếc máy bay vẫn còn là một bí ẩn. Tuy nhiên, một giả thuyết đáng kinh ngạc đã được đưa ra trong bộ phim tài liệu "Chuyến bay MH370" của kênh Channel 5 ở Anh. Giả thuyết này xoay quanh ý tưởng rằng một kẻ khủng bố có thể đã thực hiện một cuộc tấn công mạng ngay trên máy bay, truy cập vào hệ thống mạng của chiếc máy bay bằng cách sử dụng một chiếc điện thoại di động hoặc một chiếc USB thông qua hệ thống giải trí trên máy bay.
Cố vấn quản lý rủi ro tiến sĩ Sally Leivesley gợi ý rằng sau đó kẻ khủng bố này có thể đã vô hiệu hóa hệ thống mạng của máy bay với một phần mềm độc hại có chức năng tạo ra các sự kiểm soát ảo trong buồng lái, khiến cho các phi công nhầm tưởng rằng họ đang bay đúng hướng, nhưng thực ra lại đưa họ đi chệch khỏi hành trình. Bà Leivesley cho biết: "Cốt lõi của giả thuyết này nằm ở chỗ máy bay được kiểm soát bởi máy tính, không phải con người. Có những con chip nằm trong tổ hợp thiết bị và hệ thống điện – điện tử trên máy bay, và các con chip này có thể chứa virus". "Các hoạt động kiểm soát trông có vẻ bình thường, nhưng thực chất có một hệ thống ngầm bên dưới đang thực sự lái chiếc máy bay". Nếu đúng như vậy, cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah và cơ phó Fariq Abdul Hamid có thể đã không nhận ra có bất kỳ điều gì bất thường, cho đến khi tất cả là quá muộn.
Chuyên gia an ninh hàng không Jim Termini cho biết "khả năng rất cao" là chiếc máy bay đã bị khủng bố, nhưng việc này có thể được thực hiện theo một số cách khác nhau. Bốn khả năng anh đã cân nhắc đến bao gồm: một thành viên phi hành đoàn, một hành khách, một người trốn lậu lên máy bay hoặc một cuộc tấn công điện tử từ một trạm kiểm soát mặt đất. Anh Termini cho biết tuy "khả năng không cao" là vụ việc có liên quan đến khủng bố điện tử, nhưng nó vẫn hoàn toàn có thể xảy ra. Anh nói với Channel 5: "Tấn công điện tử là một hình thức tấn công vô cùng phức tạp mà ở thời điểm hiện tại, khả năng là khá thấp, nhưng đó chỉ vì chúng ta chưa chứng kiến một cuộc tấn công như vậy bao giờ". "Trước khi 9/11 xảy ra, chúng ta cũng không thể tưởng tượng nổi rằng một chiếc máy bay có thể được sử dụng như một tên lửa hành trình để tấn công New York và Washington – nhưng tất nhiên, điều đó đã xảy ra".
Tiến sĩ Leivesley chỉ ra rằng không có giấy tờ nào ghi rõ những ai có quyền vào trong chiếc MH370 trước khi nó cất cánh. Bà gợi ý rằng có thể ai đó đã lẻn vào chiếc máy bay khi nó đậu ở sân bay Kuala Lumpur để khởi động một cuộc tấn công điện tử. Vị chuyên gia này cho biết: "Từ những báo cáo của chính phủ Malaysia, chúng ta biết là đã có những hoạt động bảo trì diễn ra trong tháng 2, tuy nhiên trong khoảng thời gian ngay trước ngày cất cánh, không có biên bản hồ sơ nào". "Chúng ta cần biết ai đã có thể vào được chiếc máy bay. Liệu có cơ hội cho ai đó lọt vào cùng một chiếc USB – hay bằng cách nào đó khác – để cài đặt một vụ tấn công điện tử đối với chiếc máy bay để nó không thể nào đến được đích?", tiến sĩ Leivesley cho biết. Nếu giả thuyết này là đúng, nó sẽ có những hệ lụy nghiêm trọng đến an toàn hàng không. Nếu được xác nhận, việc này có thể dẫn đến các biện pháp tăng cường kiểm soát an ninh và quy trình lưu trữ tài liệu nghiêm ngặt hơn. Anh Thư | ||||||||||||||||||||||||
Kết quả Leicester vs Arsenal, kết quả bóng đá Anh Posted: 09 Nov 2019 11:12 AM PST - Thi đấu trên chân, Leicester xuất sắc đánh bại Arsenal 2-0 nhờ các pha lập công của Vardy và Maddison để leo lên vị trí thứ 2 trên BXH. Đội hình ra sân Leicester: Schmeichel; Pereira, Evans, Soyuncu, Chilwell; Ndidi, Tielemans; Perez, Maddison, Barnes; Vardy. Bàn thắng: Vardy 68', Maddison 75' * Đăng Khôi | ||||||||||||||||||||||||
Vụ truy sát đại ca Quân 'xa lộ', kẻ cầm đầu dẫn đàn em ra đầu thú Posted: 09 Nov 2019 07:57 PM PST Đối tượng có biệt danh Sử đã dẫn 4 đàn em ra đầu thú tại Bộ Công an vì lo sợ khi đàn em của đại ca Quân "xa lộ" công khai tuyên bố sẽ… trả thù. Liên quan đến vụ truy sát đại ca giang hồ Quân "xa lộ", tức Mai Văn Quân (54 tuổi, quê Hà Nội, tạm trú Q.Thủ Đức), mới đây Hồ Thanh Phương (tự Sử, 33 tuổi, ngụ Q.Thủ Đức) cùng 4 đàn em khác ra đầu thú tại Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an). Cơ quan công an xác định, Phương có vai trò cầm đầu, tổ chức đàn erm truy sát đại ca Quân "xa lộ" đến chết vào đêm 4/11. Hiện Cục Cảnh sát hình sự đã bàn giao 5 đối tượng trên cho phòng Cảnh sát hình sự (Công an TP.HCM) để phục vụ công tác mở rộng điều tra.
Diễn biến mới diễn ra khi nhiều đại em của Quân "xa lộ" công khai tuyên bố sẽ… trả thù. Chính vì vậy nhiều đối tượng tham gia vụ truy sát đã lo sợ an nguy tính mạng nên đã chủ động kéo nhau ra đầu thú. Như đã thông tin, vụ việc xuất phát từ mâu thuẫn làm ăn, nợ nần của Võ Thuỳ Linh (28 tuổi, Việt kiều Úc) và Nguyễn Anh Trung (35 tuổi, ngụ Q.1). Cả hai bên đều nhờ dân giang hồ can thiệp, giải quyết. Trong đó Linh nhờ Phương và Nguyễn Tiến Minh Tài (37 tuổi, ngụ Q.Thủ Đức) đứng ra can thiệp. Còn Trung nhờ đại ca Quân "xa lộ". Trong đêm 4/11, hai bên tình cờ gặp nhau ở Thủ Đức và có thách thức đánh nhau. Linh, Phương và Tài quyết định xử Quân "xa lộ" khi đại ca này đang chờ ở quán karaoke tại đường Khổng Tử, P.Bình Thọ, Q.Thủ Đức.
Phương là người gọi điện huy động gần 40 đàn em cầm theo hung khí đến quán karaoke truy sát Quân "xa lộ". Trong diễn biến vụ việc, Phương có vai trò chỉ huy, là người phát lệnh và chủ động lao vào đâm chém trước tiên. Được biết, ngay sau khi xảy ra vụ án, nhiều đàn em của Quân "xa lộ" tuyên bố trả thù cho đại ca. Các đối tượng tham gia vụ truy sát, ngoài lo sợ bị Công an bắt giữ còn phải đối phó với sự truy lùng 'thanh toán' của giang hồ. Khả năng trong những ngày tới, lần lượt các đối tượng tham gia vụ xử đại ca giang hồ sẽ tiếp tục ra đầu thú để bảo toàn tính mạng. Như vậy, đến nay phòng Cảnh sát hình sự đã bắt giữ các đối tượng chủ chốt, có vai trò cầm đầu trong vụ giết đại ca Quân "xa lộ". Công an đang kêu gọi các đối tượng liên quan sớm ra đầu thú để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Đại ca giang hồ vụ thuê 500 triệu đập phá nhà hàng ở Sài Gòn bị bắtĐối tượng Hiền bị bắt giữ được xác định là chỉ huy 1 nhóm giang hồ tham gia vụ đập phá nhà hàng ngay trung tâm Sài Gòn với giá thuê là 500 triệu đồng. Trang Nguyên | ||||||||||||||||||||||||
Thị trường khách sạn Việt Nam hút nhà đầu tư châu Á Thái Bình Dương Posted: 09 Nov 2019 02:42 PM PST Nhờ chiến dịch quảng bá thương hiệu quốc tế trên CNN Hà Nội tiếp nhận lượng lớn khách quốc tế Bắc Mỹ. Trong khi đó, ở Đà Nẵng, khách sạn đang thể hiện dấu hiệu thừa cung, hiệu suất khách sạn dự kiến sẽ giảm trong 3 năm tới. Báo cáo thị trường phân khúc khách sạn 9 tháng đầu năm 2019 từ JLL Việt Nam cho thấy ngành công nghiệp trong nước phát triển đã kéo theo nhu cầu về khách sạn của các doanh nghiệp trên toàn quốc gia tăng, tiếp đó là việc miễn thị thực, việc giới thiệu các đường bay trực tiếp mới và những nỗ lực trong quảng bá hình ảnh đã thu hút nhiều du khách. Với những tín hiệu tích cực, nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan quan tâm đến Việt Nam và biến nơi đây thành một trong những thị trường được nhắc đến nhiều nhất ở châu Á Thái Bình Dương. Nguồn cung TP. HCM cải thiện, lượng khách du lịch tăng mạnh Theo thống kê từ JLL, dù chỉ số ADR (giá trung bình của 1 phòng được bán ra trong một ngày) toàn ngành tăng 5.8% so với cùng kỳ năm trước, tính đến tháng 8 năm 2019, áp lực từ nguồn cung phòng khách sạn mới làm tỷ lệ lấp đầy giảm 4.8 điểm phần trăm. Tính đến tháng 9 năm 2019, lượng khách quốc tế đến Hồ Chí Minh tăng 14,3% so với cùng kỳ, đạt 72,9% mục tiêu cho năm 2019. Số lượng khách quốc tế dự kiến sẽ tăng, nhờ Sự kiện Du lịch Quốc tế hàng năm được tổ chức vào đầu tháng 9 năm 2019. Mặc dù thị trường có những biến động về nguồn cung và sự bất ổn về mặt pháp lý nhưng riêng phân khúc khách sạn đã có sự điều chỉnh đáng kể. Tính đến tháng 9 năm 20191, 114 phòng đã được thêm vào nguồn cung khách sạn hiện tại của Hồ Chí Minh, nâng tổng nguồn cung lên khoảng 20.200 phòng. Vào 2020, nguồn cung mới được dự đoán sẽ chậm lại do chính phủ siết chặt quá trình phê duyệt dự án. Đến cuối năm 2021, nguồn cung toàn thành phố dự kiến sẽ đạt 22.000 phòng, trong đó 55.4% sẽ nằm ở phân khúc cao cấp.
Tính đến tháng 8 năm 2019, hiệu suất giao dịch khách sạn vẫn tốt với sự tăng trưởng tích cực là 5.8% cho chỉ số ADR (118USD) và 0.7% cho chỉ số RevPAR (mức doanh thu được trên số phòng hiện có) với 81USD. Tỷ lệ lấp đầy đạt 68,8%, giảm 4,8 điểm phần trăm so với cùng kỳ. Với nguồn cung tuơng lai năm 2020 được dự đoán sẽ hạn chế, hiệu suất toàn ngành được dự kiến sẽ tăng trưởng tích cực trong ngắn hạn và trung hạn. Gần 22 triệu lượt khách du lịch đến Hà Nội trong 9 tháng đầu năm 2019 Ngành khách sạn Hà Nội hưởng lợi từ lượng khách quốc tế tăng trưởng. Chỉ số RevPAR cho thấy sự tăng trưởng đáng kể là 8.4% so với cùng kỳ năm trước, cho đến thời điểm tháng 8 năm 2019. Hà Nội tiếp nhận lượng lớn khách quốc tế Bắc Mỹ nhờ chiến dịch quảng bá thương hiệu quốc tế trên CNN trong tháng 6 - 8 năm 2019. Mặc dù đang thời điểm hè, mùa du lịch biển, Hà Nội vẫn chào đón tổng cộng 21,6 triệu lượt khách trong và ngoài nước tính đến tháng 9 năm 2019, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Tổng cộng có 1.008 phòng sẽ được thêm vào nguồn cung khách sạn Hà Nội vào quý 4 năm 2019, tăng tổng nguồn cung lên 18,699 phòng, với 97% nguồn cung mới nằm ở phân khúc trung và cao cấp. Đến năm 2021, Hà Nội sẽ có hơn 20,400 phòng, với 59,8% trong số đó nằm trong phân khúc cao cấp. Với nỗ lực chủ động quảng bá du lịch, thị trường mục tiêu mới (ví dụ: Bắc Mỹ và Úc) và sự tăng trưởng tốt của nguồn cung khách sạn, Hà Nội được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng về lượng khách du lịch và hiệu suất giao dịch khách sạn ổn định trong ba năm tới. Tính đến tháng 8 năm 2019, có sự tăng trưởng 2.9% ở chỉ số ADR (116USD) và 8.4% ở chỉ số RevPAR (94USD). Tỷ lệ lấp đầy tăng 5.3pp, tăng trưởng 81.2% so với cùng kỳ. Đà Nẵng tỉ lệ lấp đầy tốt nhưng bắt đầu thừa cung Thống kê từ JLL, chỉ số ADR toàn ngành tại Đà Nẵng đã giảm 13.2%, trong khi tỷ lệ lấp đầy tăng 4.2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước vào thời điểm tháng 8 năm 2019, dẫn tới chỉ số RevPAR tổng cộng giảm 9.6% và thể hiện dấu hiệu thừa cung. Tuy nhiên, nhờ các đường bay mới mở đến Đà Nẵng từ các khu vực trong và ngoài nước đã thúc đẩy lượng khách du lịch quốc tế tăng trường tốt, tính đến tháng 7 năm 2019 thì con số tăng lên đến 2,4 triệu, tăng 26,1% so với cùng kỳ. Nguồn cung khách sạn trong tương lai, giai đoạn 2019-2021, dự kiến sẽ bổ sung khoảng 9.379 phòng vào nguồn cung hiện tại, trong đó 81,8% dự kiến sẽ nằm trong phân khúc cao và trung cấp. Tuy nhiên, khoảng 38% nguồn cung sắp tới sẽ được quản lý bởi các nhà vận hành khách sạn quốc tế. Do tốc độ bổ sung nguồn cung mới chậm lại từ đầu năm 2019, tỷ lệ lấp đầy phòng khách sạn tăng nhẹ so với cùng kỳ là 4.2 điểm phần trăm (70,5%) tính đến tháng 8 năm 2019. Chỉ số ADR giảm 13.2% (160USD) và chỉ số RevPAR cũng giảm 9.6% (112USD). Do sự tăng trưởng của khách du lịch quốc tế, sự thiếu hụt mảng giải trí về đêm và nguồn cung khách sạn liên tục tăng, trong ba năm tới, hiệu suất khách sạn dự kiến sẽ giảm đi. Khánh Hòa Thị trường bất động sản sẽ còn khó khăn đến cuối năm 2019Trong bối cảnh nguồn cung giảm mạnh kỷ lục, nhiều chuyên gia nhận định thị trường bất động sản sẽ còn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là các vướng mắc về mặt hành lang pháp lý. | ||||||||||||||||||||||||
4 dấu hiệu trên khuôn mặt cảnh báo dấu hiệu bệnh gan Posted: 09 Nov 2019 03:36 PM PST Gan bị tổn thương cũng sẽ thể hiện một số dấu hiệu ra bên ngoài, và một khi trên khuôn mặt xuất hiện 4 dấu hiệu này, cần phải đến bệnh viện kiểm tra gan kịp thời. 1. Thời gian dài môi bị khô Sự cân bằng khí huyết có thể duy trì sự cân bằng trong cơ thể con người. Khi gan không tốt, sự mất cân bằng can khí sẽ khiến gan không thể cân bằng khí huyết trong cơ thể. Tình trạng mất cân bằng khí huyết được biểu hiện trên môi, rất dễ dẫn đến môi khô, không hồng hào. 2. Da mặt tối màu, mọc mụn trứng cá Khi gan bị tổn thương, dẫn đến gan tích tụ chất độc, sẽ khiến máu trong gan không đủ, biểu hiện sắc mặt không sáng, da trở nên xỉn màu. Khi độc gan ngày càng tích tụ, trên mặt bắt đầu xuất hiện mụn trứng cá. Nếu có quá nhiều chất độc lưu lại trong cơ thể, sẽ gây mất cân bằng hormone và rối loạn nội tiết. 3. Màng cứng ở mắt biến đổi sang màu vàng Gan thông đến mắt, tình trạng màng cứng ở mắt biến đổi thành màu vàng cảnh báo có thể gan bạn đang bị tổn thương nặng. Đây là một trong những triệu chứng quan trọng để chẩn đoán bệnh gan. Nếu là viêm gan A và viêm gan B cấp tính, mức độ màu vàng ở màng cứng sẽ khác nhau. Nếu có vòng sắc tố giác mạc, đây là đặc điểm chính của bệnh nhân mắc bệnh Wilson. Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu phát hiện, hơn một nửa số bệnh nhân bị xơ gan sẽ phát triển triệu chứng này vì xơ gan làm cho dịch mật không được bài tiết, tăng bilirubin. Do đó, khi mắt bất ngờ chuyển sang màu vàng, bạn nên đi khám sức khỏe ngay lập tức. 4. Môi màu tím Môi có màu tím, biểu hiện can khí ứ đọng, máu không thông. Can khí ứ đọng, trong trường hợp bình thường là do tâm trạng bực bội, áp lực lớn. Đồng thời, can khí ứ đọng còn dẫn đến miệng khô, miệng đắng và hôi miệng. Dưới đây là 4 thói quen sẽ khiến bệnh gan đến nhanh hơn: 1. Thời gian dài uống rượu Khi rượu đi vào cơ thể, chỉ có 10% chất cồn được tiêu hóa trong dạ dày và 90% còn lại được chuyển hóa ở gan. Sản phẩm của quá trình oxy hóa rượu thúc đẩy quá trình tổng hợp chất béo, đồng thời, quá trình phân hủy axit béo bị cản trở, dẫn đến sự hình thành gan nhiễm mỡ. Thời gian dài uống rượu sẽ gây ra rối loạn chức năng miễn dịch của cơ thể, dẫn đến viêm gan do rượu. 2. Thức khuya Thức khuya lâu dài sẽ làm tổn thương gan nghiêm trọng. Thiếu ngủ, hoặc ngủ quá ít, gan sẽ từ từ phát triển các triệu chứng theo thời gian. Thường xuyên thức khuya dẫn đến rối loạn chuyển hóa nội tiết tố, rối loạn chức năng hệ thần kinh, giảm khả năng miễn dịch và tổn thương chức năng gan. Thức đêm, mất ngủ, ngủ không ngon, nên kiểm tra chức năng gan vào ngày hôm sau. Thời gian dài thức khuya, mắt sử dụng quá độ, dẫn đến khô măt, mỏi mắt, khiến da mặt xấu, trí nhớ suy giảm, khi ngủ hay nằm mơ, có hại cho sức khỏe của gan và càng không có lợi cho sức khỏe tổng thể. 3. Ăn thức ăn bị mốc Trong cuộc sống, nhiều loại thực phẩm bị nấm mốc, và những thực phẩm như vậy rất dễ bị nhiễm aflatoxin. Đây là một chất gây ung thư gây ung thư gan ở người, khỉ, chuột và gia cầm. Thời gian cần thiết để gây ung thư ngắn nhất là 24 tuần. Trong cuộc sống, đậu phộng mốc, ngô mốc, gạo mốc, các loại hạt bị đắng, thực phẩm hết hạn,… cần vứt bỏ ngay lập tức, tránh rước bệnh vào người. 4. Uống thuốc bừa bãi Các loại thuốc trong cuộc sống hàng ngày như thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, thuốc tránh thai,... đều có khả năng gây tổn thương gan cấp tính. Cần thận trọng khi sử dụng thuốc. Tốt nhất là uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và không lạm dụng thuốc. Hà Vũ (Dịch theo Aboluowang) Phát hiện đũa có đặc điểm này cần vứt ngay, kẻo ăn phải chất gây ung thưĐũa là đồ dùng không thể thiếu trên bàn ăn của mỗi gia đình, tuy nhiên đũa sử dụng lâu không thay sẽ sản sinh ra chất aflatoxin gây ung thư gan. | ||||||||||||||||||||||||
Liên tiếp xảy ra cướp giật táo tợn giữa trung tâm Sài Gòn Posted: 09 Nov 2019 07:35 PM PST Khách nước ngoài đi bộ qua đường ở chợ Bến Thành, cô gái đừng chờ xe trên đường Nam Quốc Cang trở thành 'mồi ngon' cho kẻ cướp giữa trung tâm Sài Gòn. Hôm qua, trên mạng xã hội lan truyền clip 10 giây về một vụ cướp táo bạo xảy ra tại khu vực chợ Bến Thành (Q.1, TP.HCM). Theo nội dung đoạn clip, nữ du khách nước ngoài trên tay cầm điện thoại đi bộ qua đường (đoạn phía sau lưng chợ Bến Thành); khi ra giữa đường, bất ngờ một đối tượng chạy xe máy tay ga lao qua, giật phăng chiếc điện thoại rồi tháo chạy. Tên cướp ra tay quá nhanh khiến cô gái chỉ biết ú ớ, không nói lên lời. Nhiều người đi đường chứng kiến chỉ biết lắc đầu ngao ngán...
Trước đó, rạng sáng 8/11, tại khu vực đầu đường Nam Quốc Cang (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, T.PHCM), một cô gái đứng bên đường, trên người có đeo túi xách bị nam thanh niên chạy xe máy áp sát, giật phăng. Nạn nhân giằng lại thì bị ngã sấp, lăn xuống đường 2 vòng. Nạn nhân trong clip là chị N.T.N.T. (28 tuổi). Thời điểm bị cướp, chị T. đang đứng đợi xe. Nạn nhân cho biết không bị mất tài sản do giằng lại được dù dây đeo bị đứt. Tuy nhiên, do bị té chị T xây xát nhiều nơi trên cơ thể. Chị cho biết do hoảng sợ và tài sản không bị mất nên không trình báo công an. 2 nữ du khách bị tài xế xích lô 'chặt chém' ở trung tâm Sài Gòn2 nữ du khách đón 2 tài xế xích lô đễ tham quan khu vực vài tuyến đường ở trung tâm Sài Gòn nhưng họ bị chặt chém, bị đe doạ, giật tiền tổng cộng 1,7 triệu đồng. Thảo Nguyên |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất trong ngày - Báo VietNamNet. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét