“MỪNG KHÔNG CHỊU NỔI” plus 6 more |
- MỪNG KHÔNG CHỊU NỔI
- DÂN TỘC, DÂN CHỦ, HOÀ BÌNH và PHÁT TRIỂN
- Lời kể của phụ nữ Việt 'mua vé xe tải' vào Anh
- 31 triệu người Việt Nam có thể bị ảnh hưởng bởi ngập lụt hàng năm
- Kỷ luật trung tướng Công an Trình Văn Thống, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục An ninh
- GÓC NHÌN THÁNG 10.2019
- Vì sao chưa công bố danh tính 9 người ‘đi nhờ’ máy bay rồi bỏ trốn tại Hàn Quốc?
Posted: 02 Nov 2019 12:47 PM PDT Trương Tuần - Cụ thân yêu ơi, mừng quá cơ, tăng trưởng như tốc độ tên lửa. - Cái gì tăng trưởng mà cụ mừng hú lên thế ? - Mừng đau cụ ạ. - Nói rõ xem nào, cứ ú ớ Việt gian bỏ mẹ. - Tôi đọc báo Thanh tra thấy đưa tin các TCT, tập đoàn Nhà nước nợ 1.454.668 tỷ đồng. Thế này thì trông mong gì họ đóng góp kinh tế. Lại đọc RFA nói có tới 111.000 người Nghệ An, Hà Tĩnh đi làm thuê ở nước ngoài. - Hai con số cụ cho biết thật ấn tượng một cách đau xót. Đổ vào đầu Dân hết cụ ạ. - Thì VƯỠN hu hu cụ ơi... - Dân mình khỏe quá, cái gì cũng gánh băng băng. - Thì VƯỠN hu hu cụ ơi... Thứ năm ngày 31 tháng 10 năm 2019 10:49 AMNguồn : Theo TranNhuong.Net | ||||||||
DÂN TỘC, DÂN CHỦ, HOÀ BÌNH và PHÁT TRIỂN Posted: 02 Nov 2019 10:35 AM PDT Sau bài viết "Trao đổi nhanh về chuyện Biển Đông" đã được lan truyền nhanh chóng trên mạng, với nhiều ý kiến bình luận, đồng tình và phản biện. Ngày 20 tháng 10 vừa qua, tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa 11, nguyên phó ban Khoa giáo Trung ương, đã có bài viết trao đổi tiếp về chuyện Biển Đông xung quanh các ý kiến phản biện đó. Từ góc nhìn của những người có trách nhiệm với sự tồn vong của đất nước, chúng tôi những thành viên của CLB Lê Hiếu Đằng xin bày tỏ sự đồng tình với tác giả về 4 nôi dung cốt lỏi dưới đây : 1. Không liên minh quân sự với ai để chống nước khác là quan điểm đúng đắn, thể hiện tinh thần của một dân tộc yêu hòa bình, ghét hiếu chiến. Nhưng trong tình thế đất nước bị xâm lăng thì cần liên minh để bảo vệ chủ quyền. Hiện tại thấy ai tốt, thật lòng tôn trọng chủ quyền và lợi ích chính đáng của ta thì kết bạn. Đặc biệt trong thời gian gần đây, Mỹ là quốc gia luôn lên tiếng đầu tiên phê phán mạnh mẽ sự xâm lăng của Trung Quốc, ủng hộ việc bảo vệ chủ quyền biển của Việt Nam, bảo vệ quyền tự do hàng hải trên Biển Đông. Lơi ích của Việt Nam và Hoa Kỳ thống nhất với nhau. Trong quan hệ đa phương hiện nay, tăng cường được mối quan hệ hữu nghị hợp tác phát triển với một quốc gia như nước Mỹ đó là việc cần thiết và nên làm. 2. Có ý kiến còn nói đi với Tàu thì mất nước, đi với Mỹ thì mất chế độ.Thế giới văn minh đã từ bỏ phong kiến và tư bản hoang dã. Còn chế độ XHCN thì chưa có ( không biết lúc nào mới có- như một vị lãnh đạo nước ta đã nói). CNTB hiện đại cũng chưa có. Vậy sợ mất chế độ nói ở đây thực chất là mất cái gì? Chắc người ta muốn nói đến chế độ xã hội do Đảng Cộng Sản Việt Nam đang lãnh đạo, nói cách khác là sợ mất vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN. Việc ấy thì chẳng ai có thể vào đây mà đánh mất được, chỉ trừ khi Đảng tự mình đánh mất. Mất còn ở đây phụ thuộc lòng tin của nhân dân. Mà lòng tin của nhân dân thì lại do sự trong sạch, chân chính và năng lực lãnh đạo của Đảng tạo nên, hoặc có hoặc không, hoặc còn hoặc mất. Giữa Tổ Quốc và chế độ thì Tổ Quốc đương nhiên phải là trên hết. Chế độ chân chính nào cũng phải phục vụ cho Tổ Quốc chứ không phải ngược lại. 3. Hiện tại, các nước tư bản phát triển đã vượt xa các nước gọi là XHCN. Dù nói rất nhiều về mục tiêu XHCN nhưng nếu không phát triển thì chẳng có CNXH nào đâu. Dù không nói CNXH nhưng nếu phát triển tốt thì tất yếu sẽ có CNXH...Chính các nước tư bản phát triển mới là những nước tiến đến gần nhất CNXH. Theo đó, trong tư duy của tôi, CNXH và CNTB khác nhau chủ yếu là ở trình độ phát triển, chứ không phải ở tính chất khác biệt hay đối lập. Quá trình phát triển ấy như một sự tiếp nối tự nhiên chứ không phải là sự "lật đổ" và "thay thế". 4. Thực tế lịchsử dân tộc và lịch sử thế giới cho thấy có nhiều con đường khác nhau để phát triển, nhưng trong đó nổi rõ có hai con đường chủ yếu : - Phát triển bằng thể chế dân chủ và tự do, dựa chính vào nhân tố con người. Người ta thường gọi đó là "con đường dân chủ". - Phát triển bằng sự tập trung quyền lực, toàn trị, mệnh lệnh, mất dân chủ và thậm chí kể cả độc tài. Người ta còn gọi đó là "con đường chuyên chính". Cả hai con đường đó đều có thể phát triển. Một bên dựa chính vào nhân tố động lực con người, còn bên kia thì dựa chín vào khả năng tập trung nguồn lực và quyền lực. Và đương nhiên con đường nào cũng đều có những gian khổ, chông gai, đừng nghĩ con đường nào là bằng phẳng, dễ dàng và chỉ có ưu điểm. Phương Tây ngày nay rất nhiều nước phát triển theo con đường thứ nhất. Phương Đông trước kia nhiều nước đi theo con đườngthứ hai, nhưng thời kỳ sau đó đã có một số nước chuyển đổi theo con đường thứ nhất và họ đã thành công. Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan là loại nước và vùng lãnh thổ kiểu đó. Liên-xô trước đây cũng như Trung Quốc ngày nay đã có những thành công nhất định theo con đường thứ hai. Cả hai nước này thì Liên-xô đã từng và Trung Quốc ngày nay đang trở thành nước có nền kinh tế thứ nhì thế giới nếu tính theo tổng sản phẩm quốc nội. Tuy nhiên, nếu phân tích sâu hơn, thì sẽ thấy sự phát triển theo con đường thứ nhất mới bền vững, nhân dân hạnh phúc hơn vì có tự do, dân chủ, vấn đề con người được đặt vào vị trí trung tâm...Đi theo con đường dân chủ, Đảng không thoái hóa mà lại trưởng thành, tốt hơn, dương cao ngọn cờ dân chủ và xứng đáng với ngọn cờ ấy là con đường để Đảng trường tồn cùng với sự phát triển của dân tộc và đất nước. TP.HCM ngày 30.10.2019 LÊ THÂN Chủ nhiệm CLB Lê Hiếu Đằng | ||||||||
Lời kể của phụ nữ Việt 'mua vé xe tải' vào Anh Posted: 02 Nov 2019 10:35 AM PDT 29 tháng 10 2019
Người dân địa phương tại Grays, Essex, nơi vụ việc được phát hiện hôm 23/10/2019, nói với BBC News Tiếng Việt rằng họ không thể hiểu nổi làm sao chuyện đó có thể xảy ra. Nhưng những di dân, trong đó có người Việt, khi quyết định tìm cách vào Anh bất hợp pháp, họ có biết sẽ phải đối diện với một hành trình kiểu như thế không? 'Giao dịch hoàn tất khi tôi tới Anh' Lan (không phải là tên thật), từ Việt Nam tới Anh vào năm ngoái. Nói chuyện với Bình Khuê của BBC News Tiếng Việt qua điện thoại internet, Lan nói cô quyết định ra đi tuy "đã biết đây là con đường bất hợp pháp", và may mắn là hành trình của cô kéo dài một tháng, "khá là nhanh so với những người khác". Kể về quá trình từ lúc rời nhà, một tỉnh thuộc miền bắc Việt Nam, đến khi tới Anh, Lan nói cô phải đi thành nhiều chặng, với "hai hoặc ba điểm dừng chân". Không tiết lộ đó là những điểm nào, nhưng Lan cho biết tại mỗi nơi, cô phải ở lại chờ trong khoảng một tuần. Hành trình của những người đi từ Việt Nam "thường thì phải trải qua một quãng đường khá dài, khá là gian nan", Lan nói, và người đi "ngay từ đầu đã xác định là rất khó khăn". Giai đoạn đầu thực sự là khó khăn...đến một đất nước mới, mọi thứ đều mới, khi ra đường họ dùng ngôn ngữ khác mình, mọi người đều khác mình. Tôi cảm thấy lạc lõng, cô đơn Lan Đây rất có thể là lý do khiến các di dân người Việt thường cố mua 'vé VIP', giá cao hơn giá 'vé thường', để hy vọng chuyến đi sẽ an toàn, trót lọt hơn, Lan giải thích, tuy không nói cô đi theo dạng vé nào. Cô cho biết trong trường hợp của cô, người môi giới "chỉ là người tạo điều kiện cho mình đi" an toàn, chứ không hứa hẹn gì về cơ hội kiếm tiền hay công ăn việc làm sau đó. Lý do lựa chọn ra điCác di dân bất hợp pháp thường được cho là ra đi vì kinh tế, nhưng Lan nói trường hợp của cô không phải vậy. "Tôi có rất nhiều lý do riêng để có mặt ở đây vào lúc này," cô nói. "Khi ở Việt Nam, gia đình tôi cũng được coi là một gia đình khá giả." "Tuy nhiên, đến một giai đoạn nào đấy, tôi gặp phải rất nhiều khó khăn, khó khăn về nhiều chuyện, mọi thứ không được trôi chảy. Đột nhiên có một lựa chọn là sang đây." "Ngay từ lúc ở nhà tôi đã biết đây là con đường bất hợp pháp và sẽ có rất nhiều khó khăn, rủi ro. Tất nhiên là tôi biết, nhưng rồi tôi vẫn lựa chọn sang đây. Đó cũng là một sự đánh đổi rất lớn." "Lúc quyết định ra đi, tôi không xác định quá nhiều về việc sang đây để làm cái gì. Cuộc sống của tôi ở Việt Nam khá nhiều áp lực, khó khăn, cho nên tôi muốn chọn một cuộc sống mới."
'Cuộc sống ở Anh không phải như người ta vẫn mơ'"Việc sang bên này làm gì hay sống thế nào, [người môi giới] chưa từng đề cập đến với tôi. Tất cả đều phải dựa vào mối quan hệ của mình từ Việt Nam, hoặc sang đây rồi nhờ vào sự giúp đỡ của cộng đồng," Lan giải thích. Nếu như đường dây giúp đưa ra nước ngoài không hứa hẹn gì về công ăn việc làm thì liệu có phải những người như Lan đã có những mối quan hệ hoặc có sự hiểu biết nhất định về thị trường công ăn việc làm hoặc cơ hội kiếm việc làm ở Anh rồi mới đi? Lan không trả lời trực tiếp câu hỏi này, chỉ nói "nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng mà tôi cố gắng sống sót, bám trụ đến bây giờ". Kể về cuộc sống một năm qua, Lan nói khi mới sang, cô "khá sốc". "Giai đoạn đầu thực sự là khó khăn. Mình đến một đất nước mới, mọi thứ đều mới, khi ra đường họ dùng ngôn ngữ khác mình, mọi người đều khác mình. Tôi cảm thấy lạc lõng, cô đơn giữa thế giới này." "Nhưng đây là cuộc sống mà mình đã lựa chọn cho nên tôi phải sống tiếp."
Lan cũng muốn chia sẻ tâm sự với những ai đang định đi như mình: "Con đường các bạn chuẩn bị đi hoặc mong muốn đi là bất hợp pháp. Dù mục đích có là gì thì đó vẫn là con đường sai lầm." "Tuy nhiên, tất cả mọi thứ xảy ra đều có lý do của nó. Có những người thông cảm được cho lý do của các bạn, và sẽ có những người không chấp nhận được lý do đấy." "Nhưng nói một cách ích kỷ một chút thì cuộc sống của mình là của mình, không ai có thể sống thay cho mình, không ai có thể quyết định thay cho mình được. Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định gì thì cũng mong các bạn suy xét thật kỹ." "Thực sự, Anh Quốc không phải giống như người ta vẫn từng mơ. Người ta vẫn nghĩ rằng đi ra nước ngoài mọi sự dễ dàng hơn, kiếm tiền dễ, có thể gửi được nhiều tiền về để giúp đỡ gia đình, để xây nhà to cho bố mẹ, để giúp nuôi các em ăn học..." "Thực ra không phải thế. Đằng sau đó có rất nhiều góc khuất. Đằng sau những đồng tiền đó là mồ hôi, nước mắt, là những ngày làm việc rất dài, là những bữa ăn rất vội, là những cuộc sống khó khăn, là sự cô đơn mỗi khi đêm về, rất nhiều thứ phải đánh đổi." "Tôi cũng mong những người đang ở Việt Nam có cái nhìn cảm thông hơn, nhân hậu hơn đối với các nạn nhân và những người Việt Nam đang còn ở nước ngoài, đang phải sống cuộc sống theo tôi là khá khó khăn."
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-50222688 | ||||||||
31 triệu người Việt Nam có thể bị ảnh hưởng bởi ngập lụt hàng năm Posted: 02 Nov 2019 10:34 AM PDT 31/10/2019 08:37 - Nghiên cứu mới cho thấy số dân bị đe dọa bởi nước biển dâng trên toàn cầu ước tính tăng gấp 3 lần, thêm khoảng 180 triệu người so với các ước tính trước đây. Số dân cư dễ bị tổn thương lớn nhất tập trung ở châu Á; ước tính đến năm 2050 có 31 triệu người Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng (so với ước tính trước đây là 9 triệu).
Đến năm 2050, mực nước biển dâng sẽ đẩy mức ngập lụt ven biển trung bình hàng năm tăng cao, làm ngập các khu vực hiện có tới 300 triệu người sinh sống, theo một nghiên cứu của Climate Central công bố ngày 29/10/2019 trên tạp chí Nature Communications. Và thủy triều cao có thể vĩnh viễn nhấn chìm diện tích đất có khoảng 150 triệu người cư trú. Những phát hiện này được dựa trên CoastalDEM, một mô hình độ cao kỹ thuật số mới được phát triển bởi Climate Central. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp học máy để sửa chữa các lỗi hệ thống trong dữ liệu độ cao hiện đang được sử dụng để đưa ra đánh giá quốc tế về rủi ro ngập lụt ven biển (hệ thống radar họa đồ của NASA, NASA's Shuttle Radar Topography Mission - SRTM). Các ước tính về số dân toàn cầu gặp rủi ro dựa trên dữ liệu từ CoastDEM cao gấp 3 lần so với các giá trị được tạo ra bằng cách sử dụng dữ liệu độ cao SRTM. Nghiên cứu được công bố cũng như tóm tắt nghiên cứu từ Climate Central trình bày chi tiết các phát hiện của Climate Central từ việc đánh giá riêng rẽ đối với 135 quốc gia trên nhiều kịch bản khí hậu và qua các năm. Climate Central cũng sử dụng dữ liệu độ cao mới của mình để tạo ra những bản đồ tương tác, cho phép khám phá cấp địa phương của các khu vực bị đe dọa trên toàn thế giới. Sáu quốc gia châu Á (Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia và Thái Lan) có tổng cộng khoảng 237 triệu người sống ở những khu vực có thể sẽ phải hứng chịu các trận ngập lụt ven biển ít nhất là hàng năm vào năm 2050. Con số này nhiều hơn gấp bốn lần so với những ước tính đến năm 2050 dựa trên dữ liệu độ cao cũ. Đánh giá dựa trên dữ liệu độ cao được cải tiến của CoastDEM cho thấy ngay cả khi khí thải nhà kính được cắt giảm ở các mức vừa phải, các khu vực trong sáu quốc gia châu Á vẫn có thêm khoảng 183 triệu người bị ảnh hưởng so với các đánh giá dựa trên dữ liệu độ cao trước đây. Số người bị ảnh hưởng bởi ngập lụt ven biển tính đến năm 2050 theo ước tính mới: # 1: Trung Quốc từ 29 triệu người theo ước tính cũ lên đến 93 triệu người # 2: Bangladesh từ 5 triệu người lên đến 42 triệu # 3: Ấn Độ từ 5 triệu người lên đến 36 triệu # 4: Việt Nam từ 9 triệu người lên đến 31 triệu # 5: Indonesia từ 5 triệu người lên đến 23 triệu # 6: Thái Lan từ 1 triệu người lên đến 12 triệu
Thay vì một phần của ĐB Sông Cửu Long và TP HCM như các dự đoán trước đây, gần như toàn bộ diện tích miền Nam Việt Nam sẽ ở dưới mực nước biển trước 2050, ảnh hưởng tới khoảng hơn 20 triệu người (gần ¼ tổng số dân cư) sinh sống ở khu vực này. Ở phía Bắc, các tỉnh ven và gần biển như Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá, Hà Tĩnh cũng đều có nguy cơ mất một phần lớn diện tích do nước biển dâng. Trong đó Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình có khả năng nằm ở dưới nước hoàn toàn. 31 triệu người Việt Nam (khoảng 1/3 dân số), thay vì 9 triệu dân như các dự báo trước đây, sẽ phải đối mặt với các đợt ngập lụt mặn thường xuyên và nguy cơ di dân vì mất đất. Xa hơn, đến năm 2100, nếu việc phát thải không được kiểm soát và băng tan sớm, thì các khu vực với tổng cộng 250 triệu người hiện đang sinh sống tại sáu quốc gia này sẽ bị chìm dưới mức thủy triều cao, con số này cao gần gấp năm lần so với các đánh giá về năm 2100 dựa trên dữ liệu độ cao cũ. "Những đánh giá này cho thấy tiềm năng của biến đổi khí hậu trong việc định hình lại các thành phố, nền kinh tế, bờ biển và toàn bộ các khu vực trên toàn cầu trong cuộc sống của chúng ta," tiến sĩ Scott Kulp, một nhà khoa học cao cấp tại Climate Central và tác giả chính của nghiên cứu cho biết. "Khi thuỷ triều tăng cao hơn ở nơi mà mọi người gọi là nhà, các quốc gia sẽ ngày càng phải đối mặt với những câu hỏi rằng tốn bao nhiêu và mất bao lâu để việc phòng chống ngập ven biển có thể bảo vệ họ." Một số nguy cơ dễ bị tổn thương được tiết lộ bởi nghiên cứu của Climate Central hiện nay đã thực sự tồn tại, ví như các công trình đê và các tuyến phòng chống ngập ven biển khác đã cho phép tới 110 triệu người sống trên đất liền nằm dưới mực nước thủy triều cao. Do thiếu dữ liệu nên nghiên cứu không tính đến tác động của việc phòng chống ngập hiện tại và tương lai.
Đằng sau dữ liệu CoastDEM Bộ dữ liệu độ cao chính được sử dụng cho nghiên cứu ven biển toàn cầu, SRTM, đo độ cao của các bề mặt gần nhất với bầu trời, chẳng hạn như ngọn cây và mái nhà. Do đó, nó đo độ cao ven biển trung bình cao hơn 2 mét (sáu feet) và hơn 4 mét (13 feet) trong khu vực đô thị mật độ cao, cho thấy sự an toàn giả tạo trước nguy cơ ngập lụt và mực nước biển dâng. Trong khi đó, CoastalDEM giảm các lỗi này xuống khoảng trung bình 10 centimet (bốn inch). Một số quốc gia đã thu thập và công bố dữ liệu độ cao chính xác hơn, thường dựa trên dữ liệu đo từ máy bay sử dụng phương pháp lidar; CoastalDEM đã được hiệu chuẩn và xác nhận bằng cách sử dụng chủ yếu các dữ liệu này. "Đối với tất cả các nghiên cứu quan trọng đã thực hiện về dự báo biến đổi khí hậu và dự báo mực nước biển, thì đối với hầu hết các bờ biển trên toàn cầu, chúng ta đã không biết chiều cao của mặt đất dưới chân," Tiến sĩ Benjamin Strauss, nhà khoa học và CEO của Climate Central và đồng tác giả của nghiên cứu, phát biểu. "Dữ liệu của chúng tôi cải thiện bức tranh đó, nhưng vẫn rất cần các chính phủ và các công ty hàng không vũ trụ sản xuất và công bố các dữ liệu độ cao chính xác hơn. Cuộc sống và sinh kế phụ thuộc vào điều đó." Yếu tố lượng khí thải carbon Các đánh giá dựa trên CoastDEM cho biết vào cuối thế kỷ này nếu không có các công trình phòng chống ngập thì những khu vực hiện là nơi sinh sống của 420 triệu người trên toàn thế giới có thể dễ bị tổn thương bởi các trận ngập lụt ven biển hàng năm, điều này vẫn diễn ra kể cả khi cắt giảm ở mức vừa phải lượng khí thải carbon. Các ước tính tóm tắt ở đây có khả năng là bảo thủ bởi vì chúng dựa trên các dự báo mực nước biển tiêu chuẩn và giảm lượng khí thải carbon gần như phù hợp với các mục tiêu của Thỏa thuận Paris 2015, những mục tiêu mà các nỗ lực trên toàn thế giới cho đến nay vẫn chưa đi đúng hướng để đạt được. Các ước tính dựa trên lượng khí thải không được kiểm soát và nguy cơ băng tan sớm dự báo rằng mực nước biển dâng cao có thể đe dọa khu vực có tới 630 triệu người hiện đang sinh sống - 340 triệu người trong số đó đang sống ở những khu vực được dự báo sẽ ngập dưới mức thủy triều cao vào năm 2100. Ở tám quốc gia châu Á, kịch bản đó có nghĩa là thủy triều cao thường xuyên sẽ dâng cao hơn những khu vực hiện có ít nhất 10 triệu người sinh sống. Dân số ở những khu vực có nguy cơ bị lũ lụt thường xuyên vào năm 2100 (đánh giá dựa trên CoastDEM so với dữ liệu độ cao phổ biến) 1. Trung Quốc: 87 triệu so với 26 triệu 2. Bangladesh: 50 triệu so với 6 triệu 3. Ấn Độ: 38 triệu so với 6 triệu 4. Việt Nam: 35 triệu so với 13 triệu 5. Indonesia: 27 triệu so với 6 triệu 6. Thái Lan: 13 triệu so với 2 triệu 7. Nhật Bản: 12 triệu so với 7 triệu 8. Philippines: 11 triệu so với 2 triệu | ||||||||
Kỷ luật trung tướng Công an Trình Văn Thống, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục An ninh Posted: 02 Nov 2019 10:33 AM PDT
Cũng tại kỳ họp, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Bùi Ngọc Bảo, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch HĐQT, nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn; đề nghị Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam nhiệm kỳ 2010 - 2015. Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong đảng đối với ông Nguyễn Quang Tuấn, nguyên Đảng ủy viên, nguyên Bí thư Chi bộ, nguyên Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Petrolimex Singapore; cảnh cáo đối với ông Trần Văn Thịnh, nguyên Phó bí thư Đảng ủy, nguyên Ủy viên HĐQT, nguyên Tổng giám đốc; khiển trách đối với ông Trần Minh Hải, Phó bí thư thường trực Đảng ủy và ông Nguyễn Thanh Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Ủy viên HĐQT, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương https://motthegioi.vn/thoi-su-c-66/ky-luat-trung-tuong-trinh-van-thong-nguyen-pho-tong-cuc-truong-tong-cuc-an-ninh-124628.html | ||||||||
Posted: 02 Nov 2019 09:26 AM PDT Thơ: Đặng Xuân Xuyến (Kính tặng nhà thơ Nguyễn Khôi) 1 * 39 mạng (*) trốn nghèo lâm nạn Bám chuyên cơ 9 (**) vị du Hàn Dân xứ Nghệ như thời chiến loạn Rợn đất trời rặt tiếng khóc than. .............. (*): 39 người Việt Nam thiệt mạng trong container ở Anh ngày 24 tháng 10.2019 (**): 9 người Việt Nam "đi nhờ" chuyên cơ của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Ngân trốn lại ở Hàn Quốc 2 * Mã (*) cấm tiệt "vành đai" "9 đoạn" Ngát (**) rình rang công chiếu "lưỡi bò" Dân lên tiếng Ngát la chyện nhỏ Lợi ích nào trong nhóm duyệt phim? .............. (*): Malaysia (**): Nguyễn Thị Hồng Ngát, nhà thơ, thành viên Hội đồng Trung ương thẩm định phim, duyệt chiếu phim Người Tuyết Bé Nhỏ có hình "đường lưỡi bò". 3 * Đội lốt Việt nhôm Tàu đi Mỹ Né hải quan gấp mấy trăm lần Con buôn Việt giúp Tàu (*) gian lận Kiếm dăm đồng phá lợi ích Quốc Gia. .............. (*): Lô hàng giá trị 4,3 tỷ USD của Công ty Nhôm Toàn cầu Việt Nam do người Tàu đồng chủ sở hữu bị Hải quan ngăn chặn vì đội lốt hàng Việt Nam. 4 * Tướng Việt Khoa (*) trên nghị Trường dõng dạc: - Tàu "nước ngoài" thêm sách nhiễu biển Đông Đại biểu Quốc (**): - Có cần bạc nhược Né chỉ tên kẻ cướp ngông cuồng?! .............. (*): Trần Việt Khoa, trung tướng, Viện trưởng Học viện Quốc phòng, phát biểu tại nghị trường Quốc hội 30.10.2019. (**): Dương Trung Quốc, đại biểu Quốc hội khóa XIV, phát biểu tại nghị trường Quốc hội 30.10.2019. 5 * Luật sư Hùng (*) trở cờ về với Đảng Luận "góc nhìn thời thế" báo Nhân Dân Liệu Ngô Kỷ (**) có ngồi gãi háng Nghĩ dăm trò ma mị giật gân .............. (*): Luật sư Hoàng Duy Hùng định cư ở thành phố Houston, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ, từng chống Cộng kịch liệt tại Hải ngoai. (**): Ngô Kỷ là người Mỹ gốc Việt, thành phần chống Cộng cực đoan tại Hải ngoại. . | ||||||||
Vì sao chưa công bố danh tính 9 người ‘đi nhờ’ máy bay rồi bỏ trốn tại Hàn Quốc? Posted: 02 Nov 2019 09:20 AM PDT "Tại sao chưa cung cấp được danh tính, đây là việc các cơ quan chức năng cả Việt Nam và Hàn Quốc đang tiến hành điều tra. Tại thời điểm này chúng tôi chưa có thẩm quyền để cung cấp danh tính 9 người này, khi nào có thông tin được cho phép thông tin, chúng tôi sẽ cung cấp", Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Đức Trung nói.
Cơ quan công an đang điều tra Trả lời báo chí về việc 9 người "đi nhờ" máy bay của đoàn Quốc hội sang Hàn Quốc và mất tích, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Trung cho hay, việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia các hoạt động bên lề của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước khi đi công tác nước ngoài là hành động đúng đắn, để các doanh nghiệp có cơ hội hoạt động kết nối hợp tác trong lĩnh vực đầu tư và kinh doanh. Việc này đã làm rất nhiều và trong quá trình tổ chức, có rất nhiều cơ quan tổ chức, trong đó có Bộ KH-ĐT. "Khi được giao nhiệm vụ chủ trì thì cơ quan quản lý phải lựa chọn các doanh nghiệp theo đúng quy định, chúng tôi cũng đã làm theo quy định và cùng cơ quan công an thẩm tra nhân thân của các doanh nghiệp tham gia đoàn công tác. Tuy nhiên, đoàn vừa rồi xảy ra vụ việc rất đáng tiếc, mặc dù đây là lần đầu tiên xảy ra vụ việc này. Chúng tôi thấy trách nhiệm trong việc này và đã tổ chức rút kinh nghiệm, và rà soát lại toàn bộ quy trình lựa chọn các doanh nghiệp tham gia các đoàn này", ông Trung nói. Ông Trung cũng chia sẻ, việc doanh nghiệp bỏ trốn là không thể lường trước được, nhưng từ vụ việc vừa rồi, Bộ đã kiểm điểm trách nhiệm. Trong trường hợp phát hiện ra sai phạm của cán bộ liên quan đến việc lựa chọn doanh nghiệp sẽ xử lý đúng theo quy định "Tại sao chưa cung cấp được danh tính, đây là việc các cơ quan chức năng cả Việt Nam và Hàn Quốc đang tiến hành điều tra. Tại thời điểm này chúng tôi chưa có thẩm quyền để cung cấp danh tính 9 người này, khi nào có thông tin được cho phép thông tin, chúng tôi sẽ cung cấp", ông Trung nói. Chánh Văn phòng Bộ Công an Tô Ân Xô cho hay, về vấn đề 9 người Việt Nam bỏ trốn sang Hàn Quốc sau khi đi chuyên cơ, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã có trao đổi thông tin với báo chí và Bộ KH-ĐT đã có trả lời ban đầu. Về phần mình, Bộ Công an đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Kết quả cụ thể, chúng tôi sẽ thông báo đến báo chí. Sóc Trăng dùng ngân sách lắp camera nhà riêng cán bộ là sai phạm Trả lời báo chí về việc tỉnh Sóc Trăng dùng tiền ngân sách trang bị camera cho Ban thường vụ tỉnh ủy, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, tất cả mọi khoản chi tiêu cũng như chế độ chi tiêu đều tuân thủ theo quy định của Luật Ngân sách. Trong Quyết định 09 ngày 22.9.2017 của Văn phòng Trung ương Đảng về một số chế độ chi tiêu trong hoạt động của các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương thì việc chi lắp đặt camera không quy định trong nội dung Quyết định này. Chính vì vậy, ngày 30.9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Sóc Trăng đã tiếp thu ý kiến và thống nhất thu hồi lại, hoàn trả kinh phí này và nghiêm túc rút kinh nghiệm. Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho hay, việc lắp hệ thống camera của các nhà riêng, các khu công cộng, trường học, bệnh viện, bến xe… có thể nói là giải pháp rất tích cực để đảm bảo an ninh, trật tự xã hội… Nhưng trong quá trình thực hiện, việc dùng ngân sách nhà nước để chi lắp đặt cho gia đình các thành viên trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng là không đúng. Khi nhận được thông tin báo chí, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã họp khẩn và ban hành quyết định hủy Quyết định 1462 ngày 23.4.2019, thu hồi số tiền đã cấp từ ngân sách để lắp camera cho gia đình các cá nhân trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã họp và yêu cầu kiểm điểm các cá nhân, tập thể có liên quan, báo cáo các cơ quan Trung ương. "Đây là bài học cần rút kinh nghiệm chung, trong khi chỉ đạo các lãnh đạo Chính phủ, Nhà nước luôn thắt chặt về việc chi ngân sách nhà nước; chi tiêu phải hiệu quả, đúng mục đích. Đặc biệt khi chúng ta đang thực hiện Quyết định 08 ngày 25.10.2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 12 về trách nhiệm nêu gương của cán bộ đảng viên…", ông Dũng nói và bày tỏ sự cảm ơn cơ quan báo chí giám sát trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của các địa phương, "nếu không có thông tin như vậy thì chúng ta có thể không thể biết được". Lam Thanh https://motthegioi.vn/thoi-su-c-66/xa-hoi-c-94/vi-sao-chua-cong-bo-danh-tinh-9-nguoi-di-nho-may-bay-roi-bo-tron-tai-han-quoc-122553.html?utm_source=dable |
You are subscribed to email updates from Dân quyền. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét