“NHÀ BAO VIỆC” plus 11 more |
- NHÀ BAO VIỆC
- Lại ăn không chừa một thứ gì : Những kẻ ăn chặn tiền của người yếu thế đã không dừng lại
- Cả đoàn thanh tra nhận hối lộ: Lạ thật đấy...
- ‘Đường lưỡi bò' xuất hiện trong giáo trình của ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
- SÂN KHẤU CHÍNH TRỊ BA LAN SAU BẦU CỬ
- Học tập làm theo gương Bác
- NHỮNG CHIA SẺ CỦA ĐẠI SỨ QUÁN ANH TẠI VIỆT NAM VỀ MẶT TỐI CỦA TÌNH TRẠNG MUA BÁN NGƯỜI VÀ DI CƯ TRÁI PHÉP
- TÔI CŨNG MUỐN ĐI!
- ĐƯỜNG LƯỠI BÒ : PHẢI CƯƠNG QUYẾT CẮT ĐỨT
- ‘Những thằng hèn’
- Lại là chuyện “người ta “ăn” của dân không từ cái gì”
- GIẢI MÃ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG BỊ BIẾN MẤT VÀO NĂM 2050 DO TRIỀU CƯỜNG
Posted: 04 Nov 2019 12:12 AM PST Thật ra nước nhà bao việc. Đất nước mình bao nhiêu chuyện phải làm. Mà nhà nước không thấy lo làm chi cả, người dân, ai có ý thức thì tự phát làm.Giặc vào cướp phá Biển Đông mà không dám mở miệng phản ứng, không dám kiện, không dám la làng lên cho quốc tế biết, ra diễn đàn quốc tế mà thủ tướng cứ ú a ú ớ, đại tướng quốc phòng qua nghe chúng nó nói thẳng vào mặt, biển Đông và các đảo trên đó là của chúng, nhưng chỉ biết cúi gầm mặt làm thinh. Dân la lên "Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam" thì bắt dân bỏ tù hoặc cho an ninh giả côn đồ đánh cho bầm dập. Đại biểu quốc hội và quan chức phát biểu linh tinh, càng nói càng phơi bày ra sự ngu si vô học. Bọn họ tham lam vô hạn, ăn không chừa một thứ gì. Dân chúng không biết góp ý vào đâu ngoài việc lên mạng chửi cho hả tức.Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ chuyện lớn, chất thải từ các nhà máy, đến các chuyện nhỏ, dân xả rác phóng uế bừa bãi. Nhà nước làm lơ, người dân phải tự hô nhau đi dọn rác, hô nhau không dùng bao nhựa, hô nhau đừng xả rác bừa bãi. Những tiếng hô vô vọng vì người có ý thức ít quá so với người vô ý thức, còn cơ quan chức năng thì làm lơ.Bảo vệ thiên nhiên hoang dã, chỉ là những tiếng kêu trong hoang dã vô vọng của một số ít người như anh em bọn tui. Rừng bị tàn phá, thú rừng bị săn đuổi, chim muông bị săn bắt, quán thịt rừng, chợ bán chim công khai khắp mọi nơi. Bản thân quan chức vi phạm vào chuyện ăn chim thú, dùng gỗ khủng nhiều hơn cả người dân.Rừng cấm quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên mà cho người vào săn bẫy chim thú, bóc trốc hết lan rừng, đốt phá thu hoạch hết các tổ ong, mò cua, bắt ốc và giật điện không còn một con cá cho chim ăn. Đã có nghị định xử phạt việc khai thác mật ong rừng, nhưng không thấy xử lý bất cứ ai. Cũng cần có nghị định cấm khai thác bất cứ cái gì thuộc về rừng cấm, từ ong bướm, hoa lan, mật ong đến cá tôm ốc hến dưới sông suối. Ôi bao việc!Tui đến rừng cấm quốc gia Xuân Thủy (Nam Định), nơi hàng năm có hàng trăm loại chim nước di cư về, thấy ban quản lý và kiểm lâm cho người nhà (?) vào đánh bắt cá tôm bằng đủ các loại phương tiện, rồi cho máy móc nông nghiệp vào xúc ủi đất rừng ngập mặn dọn ao nuôi tôm cá khắp nơi, không còn chỗ cho chim về.Tất cả những sai trái hiện nay trong xã hội, nhà cầm quyền và đám trí thức bưng bô đổ thừa do dân trí thấp. Xin thưa, lứa tuổi đông đúc nhất và quyết định trạng thái xã hội hiện nay là lứa tuổi từ 16 đến 60, họ là những người hoặc sinh ra hoặc lớn lên hoàn toàn trong chế độ nầy kể từ khi hòa bình được lập lại, họ được uốn nén trong hệ thống pháp luật và nền giáo dục của chế độ. Qua đó thấy sự thất bại thảm hại của hệ thống cầm quyền và của nền giáo dục do hệ thống nầy đẻ ra.Sự hiểu biết và hành vi của người dân là do pháp luật và giáo dục điều chỉnh, pháp luật có tác dụng ngay tức thì, giáo dục có tác dụng nền tảng và lâu dài. Giáo dục cho anh kiến thức nền tảng để anh tự điều chỉnh hành vi, pháp luật cưỡng bức anh điều chỉnh hành vi ngay tức thì, nhiều lần tạo thành thói quen.Xuất phát dân trí của Mỹ cách đây hơn 200 năm và của Singapore cách đây 50 chục năm, thấp hơn xuất phát dân trí của Việt Nam cách đây 40 năm rất xa. Chưa nói họ có thành phần dân rất phức tạp. Với Mỹ, ngoài một số ít tinh hoa đến từ Anh, Pháp, Hà lan, còn lại là giang hồ tứ chiến, tội phạm da trắng đến từ châu Âu, rồi nô lệ da đen và phu phen da vàng đói nghèo mù chữ, da đỏ bản địa còn dạng bộ lạc hoang sơ... vậy mà chỉ sau vài chục năm kể từ khi giành độc lập họ đã xây dựng ra một xã hội Mỹ văn minh cường thịnh phát triển rực rỡ đến ngày hôm nay. Singapore cũng thế, xuất phát từ một nhóm dân ô hợp gồm người Hoa, người Ấn và người Mã, văn hóa thấp kém, sinh hoạt cẩu thả... vậy mà ngày nay họ trở thành một quốc gia giàu có văn minh và có thể nói là xanh sạch nhất thế giới. Đó là do giới tinh hoa của họ lên nắm chính quyền, xây dựng bộ máy cầm quyền toàn là những người có học, đẻ ra luật pháp tiến bộ và nền giáo dục nhân bản hiệu quả. Quan chức tốt, luật pháp tiến bộ và giáo dục hiệu quả là ba yếu tố tác động quyết định vào trạng thái xã hội và trình độ dân trí.Nhưng để có ba yếu tố đó thì trước hết phải có một hệ thống chính trị tiến bộ.Việt Nam muốn tốt, sạch, đẹp, xanh thì không còn con đường nào khác ngoài con đường thay đổi hệ thống chính trị hiện hành.Ôi bao việc, nhưng thật ra chỉ bắt đầu bằng một việc. | ||||||||
Lại ăn không chừa một thứ gì : Những kẻ ăn chặn tiền của người yếu thế đã không dừng lại Posted: 04 Nov 2019 12:13 AM PST (Dân trí) - Dư luận còn chưa hết bức xúc vụ một nhóm cán bộ, nhân viên của Trung tâm Nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật Hà Nội hồi cuối tháng 9 ăn chặn đồ cứu trợ thì cuối tuần qua, lại xảy ra vụ việc nghiêm trọng khác: 3 trưởng khoa và 2 điều dưỡng viên Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa đã bị khởi tố vì ăn chặn thuốc của người tâm thần, đem ra ngoài bán, lấy tiền chia nhau. | ||||||||
Cả đoàn thanh tra nhận hối lộ: Lạ thật đấy... Posted: 04 Nov 2019 12:10 AM PST Đoàn cán bộ thanh tra gồm có 5 người thì cả 5 đều đã bị bắt quả tang về tội nhận hối lộ. 5 cựu thanh tra này đã bị truy tố.
Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa vừa chuyển kết luận điều tra, đề nghị VKSND tỉnh truy tố năm cựu cán bộ Thanh tra tỉnh Thanh Hóa về tội nhận hối lộ và ba cựu giám đốc về tội đưa hối lộ và trốn thuế vào ngày 31/10. Năm người bị đề nghị truy tố về tội nhận hối lộ là Lê Mạnh Hà, trưởng đoàn thanh tra; Nguyễn Thị Cúc, phó trưởng đoàn; các thành viên đoàn thanh tra Nguyễn Hưng, Dương Văn Bằng, Nguyễn Quý Diễn. Trước đó, Chánh Thanh tra tỉnh Thanh Hóa đã ký quyết định thành lập đoàn thanh tra việc quản lý, thu chi ngân sách và đầu tư xây dựng các công trình xây dựng cơ bản tại huyện Thiệu Hóa. Theo quyết định này thì kế hoạch thanh tra là 45 ngày, bắt đầu từ ngày 7-3. Đoàn thanh tra gồm có năm người nêu trên. Đến ngày 18/4 thì công an bắt quả tang các thành viên đoàn thanh tra này đang nhận hối lộ. Vụ việc này lại khiến chúng ta nhớ đến vụ Đoàn Thanh tra của Bộ Xây dựng bị bắt quả tang nhận hối lộ khi đi thanh tra xây dựng cơ bản tại Vĩnh Phúc hồi tháng 6/2019. Một kịch bản hao hao giống nhau, cả một đoàn thanh tra với các cán bộ Trưởng đoàn, phó đoàn, thanh tra viên đều bị bắt vì tội nhận hối lộ. Điều đó chứng tỏ, các cán bộ thanh tra đều "đồng tâm nhất chí" trong việc nhận hối lộ, và kiểu "ăn hối lộ theo nhau cả dây" khá là phổ biến. Tại sao lại có tệ nạn gây bức xúc này? Bởi chúng ta vẫn le lói hy vọng, trong một nhóm xã hội thôi thì cũng có những "con sâu" xấu xa, thoái hóa biến chất nhưng dẫu gì vẫn phải có 1 vài người tốt, biết phản kháng cái xấu. Nhưng đằng này, các đoàn thanh tra bị bắt quả tang nhận hối lộ thì không sót một ai, tất cả đều "nhúng chàm"! Khi mà cả đoàn công chức cán bộ cùng nhau đi "làm ăn" kiểu này, họ thật khó bị phát hiện nếu như doanh nghiệp không dũng cảm lên tiếng tố cáo. Họ là những cánh tay nối dài của luật pháp, để thay mặt cơ quan chức năng xử lý sai phạm, vi phạm pháp luật, lôi ra ánh sáng những việc làm sai trái. Thế nhưng họ lại quay lưng lại với lẽ phải, coi việc đi thực thi công vụ là những chuyến làm ăn kiếm lợi bất chính. Quả là tuyệt vọng. Pháp luật phải trừng trị nghiêm minh và thật nặng những kẻ gây họa này.
https://baodatviet.vn/van-hoa/nguoi-viet/ca-doan-thanh-tra-nhan-hoi-lo-la-that-day-3390625/ | ||||||||
‘Đường lưỡi bò' xuất hiện trong giáo trình của ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Posted: 04 Nov 2019 12:09 AM PST
Sau hàng loạt của vụ "đường lưỡi bò" phi pháp cài cắm vào phim, bản đồ du lịch, định vị xe hơi... dư luận trở nên bức xúc hơn khi tiếp tục nhìn thấy "đường lưỡi bò" hiện diện trong cuốn giáo trình "Developing Chinese" của Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Bộ giáo trình Developing Chinese do Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh phát hành, được trường Đại học Công nghệ Hà Nội đưa vào sử dụng từ đầu năm học 2019-2020 để giảng dạy cho sinh viên năm nhất khoa Trung - Nhật. Trong cuốn Đọc sơ cấp 1 Developing Chinese, phần mô tả về bản đồ lãnh thổ nước Trung Quốc được thể hiện bằng tấm "đường lưỡi bò" phi pháp một cách rõ nét bằng các đường gạnh nối rất đậm. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là tấm bản đồ có đường lưỡi bò được sinh viên của trường phát hiện và báo cáo lên trưởng khoa của nhà trường.
Sau khi vụ việc được phát hiện, ngày 3.11 ông Bùi Văn Thanh, Trưởng khoa Trung - Nhật trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho biết cuốn giáo trình nói trên là do trước đó, có giảng viên và sinh viên nhà trường sang Bắc Kinh (Trung Quốc) tập huấn, khi tiếp cận với giáo trình Developing Chinese, các giảng viên thấy… hay, đặc biệt là phần ngữ pháp cũng như câu chữ không có vấn đề gì nên Khoa Trung - Nhật quyết định thành lập hội đồng khoa học xem xét, đánh giá để đưa vào sử dụng. "Khi thành lập hội đồng, tôi có lưu ý điểm quan trọng đầu tiên là nội dung sách không được đi ngược đường lối chính trị, không vi phạm các vấn đề liên quan đến chủ quyền biển đảo. Quả thực, nội dung sách không vi phạm điều này, vấn đề biển đảo không được lồng ghép trong bất kỳ câu từ nào. Riêng bản đồ minh họa khá nhỏ là có bất ổn mà chúng tôi không phát hiện ra", ông Thanh thừa nhận. Hiện tại ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã ra thông báo thu hồi giáo trình cuốn giáo trình Developing Chinese (số lượng khoảng 700 cuốn) sau đó sẽ lập biên bản và tiêu hủy. Về hướng xử lý tiếp theo, ông Đỗ Quế Lượng, Phó Hiệu trưởng thường trực, Phó Chủ tịch HĐQT trường ĐH Kinh Doanh và Công nghệ cho biết: "Trước tiên là chúng tôi thu hồi còn nguồn gốc từ đâu đưa về đây thì sẽ được xem xét. Cuốn giáo trình này được một số giáo viên mua trong nước, cho học trò. Sau khi thu hồi mới tìm nguyên nhân, trách nhiệm thuộc về ai mới đưa ra biện pháp xử lý". Tiểu Vũ | ||||||||
SÂN KHẤU CHÍNH TRỊ BA LAN SAU BẦU CỬ Posted: 04 Nov 2019 12:04 AM PST Đinh Minh Đạo Ngày 13 tháng mười vừa qua, cử tri Ba Lan đã đi bầu 460 dân biểu và 100 thượng nghị sỹ cho nhiệm kỳ 4 năm (2019-2023). 61% cử tri đã tham gia bầu cử, đây là một kỷ lục về số người đi bầu cử kể từ sau cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên tháng 6 năm 1989. Cuộc bầu cử quốc hội và thượng viện lần này tiến hành với sự cạnh tranh căng thẳng giữa các đảng phái chính trị của Ba Lan. Nhiều nhà chính trị nhận định, đây là một trong các cuộc bầu cử quan trọng nhất kể từ sau cuộc bầu cử năm 1989. Cuộc bầu cử năm 1989 đã chấm dứt gần nửa thế kỷ cai trị của Đảng Cộng Sản Ba Lan, Ba Lan thành một quốc gia tự do dân chủ. Cuộc bầu cử năm nay diễn ra trong lúc xu thế dân túy, dân tộc và bài ngoại đang phát triển trong một số đảng phái chính trị và trong xã hội Ba Lan. Giấc mơ "đa số tuyệt đối" Năm 2015, Đảng Luật Pháp và Công Lý (PiS) thắng cử với chương trình hành động đề cao chủ nghĩa dân tộc, dân túy và bài ngoại. Ông Jaroslaw Kaczynski người sáng lập, chủ tịch đảng, tuy không giữ chức vụ nào trong bộ máy nhà nước, nhưng ông quyết định mọi hoạt động, chính sách của đảng. Trong nhiệm kỳ 4 năm vừa qua, PiS với đa số trong quốc hội (235/460), thượng viện (61/100) và tổng thống là người của đảng, họ đã tiến hành hàng loạt các thay đổi trong các cơ quan hành pháp và tư pháp. PiS đã thông qua các điều luật bổ sung để thay đổi cơ cấu tổ chức, đưa người của đảng vào các cơ quan tư pháp như viện công tố, tòa án hiến pháp, tòa án tối cao để gây ảnh hưởng và khống chế các cơ quan này. Về kinh tế, chính quyền dưới sự điều hành của PiS, giữ được nhịp độ tăng trưởng của các nhiệm kỳ trước, tỷ lệ thất nghiệp giảm. Tuy nhiên, các nhà kinh tế lo ngại rằng, PiS đã chi tiêu quá nhiều vào các mục đích dân túy, sẽ làm giảm nguồn tài chính cho đầu tư và phát triển kinh tế trong những năm tới. Chính quyền đã thực hiện chính sách dân túy như giảm tuổi về hưu mà chính quyền nhiệm kỳ trước đã tăng, cấp cho mỗi đứa trẻ 500 zl (khoảng 150 USD ) mỗi tháng kể từ khi đứa trẻ ra đời cho đến hết 18 tuổi, bất kể là gia đình giầu hay nghèo, tăng trợ cấp hưu trí... Về đối ngoại, chính quyền PiS đã theo đuổi một chính sách ngoại giao mâu thuẫn với Liên Minh Châu Âu (EU). EU đã nhắc nhở, cảnh báo Ba Lan về những vi phạm quy định kiểm soát quyền lực trong một nhà nước dân chủ và từ chối nhận người tỵ nạn do EU phân bổ.... Ba Lan kết thân với chính quyền của thủ tướng Hungari Viktor Orban, hai đảng PiS và Fidesz cầm quyền ở Hungari có nhiều điểm tương đồng về đối nội và đối ngoại, từng bị EU nhắc nhở. Trong nhiệm kỳ vừa qua PiS tuy chiếm đa số trong quốc hội, nhưng chưa đủ đa số tuyệt đối (2/3 số đại biểu) để có thể thay đổi được hiến pháp, điều mà PiS luôn mơ ước. Trong bầu cử lần này, PiS dẫn đầu với 43,59% số phiếu, chiếm 235 trong tổng số 460 đại biểu. Về thượng viện, PiS đã mất đa số, chỉ có 48/100 thượng nghị sĩ, sẽ mất luôn chức chủ tịch thượng viện trứơc các đảng đối lập. PiS sẽ đứng ra lập chính phủ, nhưng giấc mơ về đa số tuyệt đối đã tan vỡ, lại mất đa số trong thượng viện. Năm tới sẽ bầu cử tổng thống cho nhiệm kỳ mới, các đảng phái đối lập đang dáo diết đàm phán để đề cử ứng viên duy nhất, quyết đánh bại ứng viên của PiS - tổng thống đương nhiệm Andrzej Duda. Balan không phải là Hungari, Warszawa không phải là Budapesz Sau 8 năm cầm quyền, Đảng Cương Lĩnh Công Dân (PO) đã thất bại trong cuộc bầu cử 2015. Trong 4 năm qua, PO trở thành đảng đối lập lớn nhất tại quốc hội, đi tiên phong bảo vệ các nguyên tắc phân chia quyền lực của một nhà nước theo thể chế dân chủ. Nhiệm kỳ vừa qua, chiếm đa số trong quốc hội, PiS đã tiến hành những thay đổi trong các cơ quan tư pháp như viện công tố, tòa án hiến pháp, tòa án tối cao….Những thay đổi này vi phạm nguyên tắc phân chia quyền lực, PO luôn là đảng đi đầu, cùng các đảng đối lập khác phản đối trong diễn đàn quốc hội. PO đã đưa các vấn đề vi phạm của chính quyền lên các cơ quan giám sát luật pháp của EU như hội đồng cố vấn luật pháp, Tòa Án Hiến Pháp....chính quyền đã phải rút lại nhiều sai phạm và huỷ bỏ những dự kiến mới. PO còn vận động nhiều cuộc biểu tình phản đối của công dân với hàng chục nghìn người, tập trung trước trụ sở Quốc Hội, Tòa Án Hiến Pháp và Tòa Án Tối Cao. Trong các cuộc biểu tình, các công dân giương cao các biểu ngữ " Hiến pháp trên hết", "Ba Lan không phải là Hungari", "Warszawa không phải là Budapesz". Hàng nghìn công dân thức trắng đêm, thay nhau để duy trì các cuộc phản kháng dài ngày. Cách đây 30 năm, 9 triệu người dân Ba Lan bất chấp sự đàn áp của chính quyền cộng sàn, đã xuống đường ủng hộ cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ của Công Đoàn Đoàn Kết, đưa Ba Lan trở thành quốc gia dân chủ. Giờ đây, thể chế dân chủ đang bị đe dọa, họ lại đứng lên để bảo vệ nó. Đấu tranh để xây dựng được thể chế dân chủ thật vô cùng cam go, nhưng giữ gìn và bảo vệ nó cũng đầy khó khăn, vì mọi chính quyền đều coi lạm dụng quyền lực là phương tiện để duy trì cầm quyền. Trong cuộc bầu cử nhiệm kỳ mới vừa qua, PO chiếm 27,40% phiếu bầu, với 134 ghế trong quốc hội, sẽ trở thành đảng đối lập lớn nhất. Sắp tới ông Donal Tusk, một trong những người sáng lập PO, Cựu thủ tướng, chủ tịch Hội Đồng EU sẽ hết nhiệm kỳ, có thể ông sẽ trở về Ba Lan để ra tranh cử tổng thống. Đảng cực hữu bước vào nghị trường Đảng Liên Minh (Konfederacja) là đảng hợp nhất của 2 tổ chức cực hữu Đảng KORWiN và Phong Trào Dân Tộc. Đảng đăng ký chính thức tháng 12-2018. Đảng theo đuổi mục đích bài Do thái, người nước ngòai và người đồng tính. Chống nạo thai và áp dụng trở lại án tử hình. Đề cao chủ nghĩa dân tộc, đưa Ba Lan ra khỏi EU, chỉ chấp nhận một liên minh châu Âu lỏng lẻo … Trong cuộc bầu cử vừa qua, Liên Minh đạt được 6,8% fiêú bầu (1,25 triệu) với 11 dân biểu. Đây là lần đầu tiên, một đảng công khai quan điểm cực hữu và chủ chủ nghĩa dân tộc cực đoan đạt được số phiếu quy ước 5% để có chân trong quốc hội, một tín hiệu đáng lo ngại. Cánh tả trở lại nghị trường Năm 2015, lần đầu tiên từ sau năm 1991, đảng Liên Minh Cánh Tả (SLD) không đạt được tỷ lệ 5% để có mặt trong quốc hội. Sau khi Đảng Công Nhân Nhất Thống Nhất Ba Lan (đảng cộng sản) giải thể, những đảng viên cấp tiến của đảng đã đứng ra thành lập SLD, đảng đã 2 lần thắng cử và lập chính phủ. Chính trong nhiệm kỳ 2001-2005, chính phủ của SLD đã đưa Ba Lan gia nhập EU vào tháng 5-2004. Trong 4 năm qua, trong nghị trường thiếu vắng tiếng nói của cánh tả, làm cho lực lượng đối lập với đảng cầm quyền bị hạn chế. Tiến hành vận động bầu cử lần này, SLD đã vận động các cử tri trước đây đã từng ủng hộ mình, đồng thời thuyết phục xã hội, rằng trong tình hình chính trị hiện nay, Ba Lan cần một cánh tả. Kết quả SLD được 12,56% với 49 dân biểu. Bảng kết quả bầu cử PiS 43,59% 235dân biểu 48 thượng nghị sỹ PO 27,59- 134 - 43 - SLD 12,56- 49 - 0 - PSL 8,55- 19 - 3 - (Đảng Nông Dân) Liên Minh 6,81- 11 - 0 - Ứng viên tự do 0 - 6 - Chính phủ của PiS sẽ tiếp tục cầm quyền trong nhiệm kỳ 4 năm tới . PiS sẽ tiếp tục theo chiều hướng dân túy và cứng rắn đối với EU . Nhưng chắc chắn PiS sẽ phải đối đầu với phe đối lập mạnh và cứng rắn hơn. Hãy chờ xem những diễn biến chính trị sau bầu cử của Ba Lan. Warszawa 30-10-2019 | ||||||||
Posted: 04 Nov 2019 12:03 AM PST | ||||||||
Posted: 04 Nov 2019 12:02 AM PST Bài của Ngài Gareth Ward - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Anh và Bắc Ailen tại Việt Nam Trong bối cảnh tình trạng mua bán người giữa Việt Nam và Vương quốc Anh ngày càng nghiêm trọng, Đại sứ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland - ông Gareth Ward đã viết một bài bình luận về chủ đề này. Đại sứ Gareth Ward mong muốn bài viết đến được với độc giả trẻ, những người có nguy cơ cao nhất trở thành nạn nhân của tình trạng này. Việt Nam là đối tác chiến lược của Anh trong rất nhiều lĩnh vực như thương mại, giáo dục, quốc phòng,... Trong thời gian làm nhiệm kỳ Đại sứ tại đây, tại các cuộc họp với Luân Đôn, tôi được báo cáo về rất nhiều hoạt động tích cực, các số liệu kinh tế khả quan, các chuyến thăm chính thức thành công và các hoạt động hợp tác đầy triển vọng. Tuy nhiên, vẫn có một số thách thức mà chúng tôi phải đối mặt và những vấn đề khiến tôi lo lắng. Một trong số đó là vấn đề mua bán người và di cư trái phép. Người Việt Nam vẫn đang bị mua bán sang Anh để làm các công việc nguy hiểm, trái pháp luật, phục vụ lợi ích của các băng nhóm tội phạm có tổ chức. Tuy nhiên, không có nhiều người Việt Nam biết đến thực trạng này. Vì vậy, hôm nay tôi muốn chia sẻ với các bạn về một thực trạng mua bán người rất khác đang xảy ra với người Việt ở bên kia bán cầu. 📍Từ những chuyến vượt biên nguy hiểm tính mạng đến "nô lệ" trồng cần sa Nói đến mua bán người, có lẽ các bạn sẽ nghĩ đến Trung Quốc hay các nước láng giềng như Lào và Campuchia. Trên thực tế, người Việt Nam không chỉ bị mua bán đến các nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam mà còn tới các nước trong khu vực châu Á như Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia và thậm chí còn tới châu Âu, trong đó có Vương quốc Anh. Ở nước Anh, chúng tôi sử dụng khái niệm "Nô lệ thời hiện đại" với hàm ý bao gồm mua bán người vì nạn nhân bị mua bán thường bị ép làm việc trong những điều kiện vô cùng tồi tệ, cả về thể xác lẫn tinh thần. Những năm gần đây, Việt Nam luôn là nước có số người nghi là nạn nhân của mua bán người và nô lê hiện đại cao nhất tại Anh, chỉ xếp sau Albania. Khác với các nạn nhân bị mua bán sang các nước láng giềng với thủ đoạn thường gặp như bắt cóc, gạ gẫm hay lừa gạt, những nạn nhân người Việt Nam tại Anh là những người tự nguyện ra đi, với giấc mơ về một miền đất hứa, kì vọng về cơ hội cải thiện kinh tế cho bản thân và gia đình. Rất nhiều trong số họ là những người đến từ những huyện còn khó khăn của Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Những người này tìm đến những người quen, họ hàng, bạn bè mà nghe đâu đã từng đưa trót lọt ai đó đến Anh để nhờ giúp đỡ. Họ bỏ ra một khoản tiền rất lớn có khi lên đến 600-700 triệu đồng, phần nhiều có được là do thế chấp nhà cửa, ruộng vườn, tàu thuyền hay vay nặng lãi để trả cho những kẻ môi giới và những kẻ tổ chức đưa người trái phép qua biên giới. Như vậy, ngay từ đầu cuộc hành trình của mình từ Việt Nam, họ đã chọn di cư bất hợp pháp và giao phó số phận của mình vào tay bọn tội phạm. Trên danh nghĩa "giúp đỡ" làm giả giấy tờ, làm giả hồ sơ hay giúp vượt biên trái phép, những kẻ này thu lợi rất lớn từ các nạn nhân. Theo thông tin chúng tôi có được, chi phí cho hành trình do những băng nhóm tội phạm đưa người bất hợp pháp từ Việt Nam sang Anh dao động từ 30.000 USD đến 50.000 USD. Việc nhập cư bất hợp pháp vào Anh có thể bằng giấy tờ giả trên một chuyến bay thẳng, hoặc thông dụng hơn là một đoạn đường gian khổ nhiều rủi ro và kéo dài qua nhiều nước châu Âu. Hầu hết trong số họ, bất chấp nguy hiểm tìm đường sang Anh với một hy vọng là chỉ sau một năm làm việc ở đây, họ có thể chuộc được các sổ đỏ đã cầm cố hoặc trả hết nợ nần vay mượn cho chuyến đi và sau đấy là một cơ hội "đổi đời" sẽ đến với gia đình. 📍Rất tiếc, sự thật khác xa hơn thế rất nhiều. Tôi có cơ hội được nghe kể lại câu chuyện của một người nhập cư vào Anh bất hợp phát. Đó là một hành trình ác mộng từ Việt Nam qua Trung Quốc rồi cả tháng trời lang thang trong lạnh giá ở Nga, Ba Lan, Đức, Pháp và cuối cùng là trốn trong thùng xe tải vượt biên giới từ Pháp sang Anh. Anh nói mình là một trong số những người may mắn sống sót. Bên cạnh những rủi ro về sức khỏe, về kinh tế, đã có trường hợp người nhập cư bất hợp pháp gặp tai nạn lúc bị truy đuổi. Có không ít trường hợp bị chết do quá lạnh, bị thiếu ô xy trong thùng xe và chẳng bao giờ đặt chân đến "miền đất hứa". Khi đến Anh, điều gì đón chờ họ - những người vừa trải qua chặng đường dài nhiều gian khổ và nguy hiểm để mong tìm cho mình cơ hội đổi đời? Với nỗi sợ hãi của người nhập cư trái phép, mang theo gánh nặng trả nợ và gánh vác những niềm hi vọng của người thân ở Việt Nam, họ chấp nhận làm bất kỳ công việc gì có thể để có tiền và chỗ trú ẩn. Không có giấy tờ hợp lệ, họ làm việc trốn tránh. Giới chủ hay các băng nhóm, lợi dụng sự yếu thế và nỗi lo sợ bị chính quyền phát hiện của họ, trả cho họ đồng lương rẻ mạt và ép họ làm việc nhiều giờ, biết chắc chắn rằng sẽ không ai dám kêu ca hay tố giác. Cứ như thế, người Việt tại Anh bị bóc lột và trở thành nô lệ trong thời hiện đại lúc nào không hay. Và khi đến cả những công việc tạm thời với tiền công rẻ mạt như làm móng tay, trông trẻ, phụ bếp, dọn khách sạn cũng trở nên rất khó khăn, với áp lực là gánh nợ trên vai, số đông những người nhập cư bất hợp pháp chấp nhận đi trồng cần sa để kiếm tiền trả nợ. Họ cũng đã biết trồng cần sa là bất hợp pháp và mạo hiểm nhưng chỉ khi thật sự bắt tay vào công việc, họ mới thấm thía cảm giác cô đơn, ngột ngạt và tù túng cũng như nỗi sợ hãi, nỗi ám ảnh có thể bị cướp, bị đánh đập, bị bắt và bị trục xuất. Để tránh bị lộ, những căn nhà dùng để trồng cây thường bịt kín các cửa sổ để không có ánh sáng cũng như mùi phát tán ra ngoài. Những người có nhiệm vụ chăm sóc cây thường bị buộc sống ở trong nhà, bị giam lỏng, kiểm soát và bị bóc lột sức lao động không khác gì những nô lệ. Theo nghiên cứu, do sống trong môi trường nhiệt độ cao, không có không khí, tiếp xúc với phấn hoa, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc kích thích,... người trồng cây cần sa trong nhà kín chịu nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí để lại di chứng về sau như ảnh hưởng đến thần kinh và đến đường hô hấp. 📍Nhập cư trái phép và mua bán người: Hãy hiểu và tránh xa nó! Các bạn ạ, di cư vì mục đích kinh tế và tìm kiếm cơ hội tốt đẹp hơn là một nhu cầu chính đáng đối với bất cứ ai ở bất cứ quốc gia nào. Nước Anh luôn chào đón những người đến Anh hợp pháp, có đầy đủ sự hiểu biết và đánh giá thận trọng. Những kẻ giúp bạn sang Anh bằng "cửa sau cộng với lời hứa về một công việc hấp dẫn đang chờ đón chỉ là muốn lấy tiền của bạn. Đừng đánh cược tương lai của mình. Chúng không phải là bạn. Chúng là đối tượng phạm tội. Ở Anh, chúng sẽ lợi dụng sự yếu thế của người nhập cư bất hợp pháp để ép bạn làm những công việc phi pháp nhằm kiếm lợi nhuận cao trên rủi ro và nguy hiểm của bạn. Đó là hành vi mua bán người. Mua bán người Việt Nam tại Anh gần hơn bạn nghĩ. Đừng để bản thân và gia đình rơi vào bàn tay của kẻ buôn người. 📍Hãy hiểu rủi ro và tránh xa nó! Bài viết được dịch từ chia sẻ của ông Gareth Ward - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Anh và Bắc Ailen tại Việt Nam. | ||||||||
Posted: 04 Nov 2019 12:01 AM PST Ngô Trường An Qua vụ 39 người thiệt mạng trên xe container ở Anh. Đảng biết sự cố này sẽ làm mất thể diện của lãnh đạo nhà nước VN. Do đó, đảng cho tuyên giáo chuyển hướng dư luận, hòng đổ tội lên đầu những người thiệt mạng để phủi trách nhiệm. Đầu tiên, tuyên giáo hé lộ kinh phí đi qua Anh phải tốn gần 1 tỷ. Tiếp đến, là thành phần này qua Anh trồng cỏ, chế biến cần sa tiếp tay gây tội ác.... Thế là đám bò cao cấp (gồm các giảng viên trường đại học, các tiến sĩ xây dựng đảng, các nhà báo....) và các loại bò hạ cấp xúm nhau gào lên rằng, thì, là, mà....đã có 1 tỷ thì đâu phải nghèo; Đã có 1 tỷ sao không kinh doanh; Đã nắm 1 tỷ trong tay mà còn ham hố lao đầu vào chỗ chết.... Rằng là, trồng cần sa là phạm pháp; Trồng cần sa là gây tội ác; Trồng cần sa là....bla, bla... Mặc dù dlv gào thét đổ lỗi là do người dân vô ý thức, ham giàu bất chính thì chết chớ trách ai, sao không đi XKLĐ hợp pháp?? Nhưng, sự kêu gào của họ cũng không khỏa lấp được sự chỉ trích mạnh mẽ của đám dân chủ. Rằng, nhà nước tốt sao họ lựa chọn bỏ đi thay vì sống trên quê hương; Tại sao họ từ bỏ một nhà nước do dân, vì dân để đi làm mướn nơi xứ sở bóc lột; Tại sao và tại sao??? Nhận thấy đám dân chủ bênh vực và tiếc thương cho những người xấu số đã thiệt mạng còn khá đông, và những phản biện họ đưa ra rất khó mà giải trình. Họ chỉ trích rất gắt gao về sự vô trách nhiệm của nhà cầm quyền. Nhận thức được rằng, nếu những người thiệt mạng kia được bênh vực bởi số đông, thì uy tín đảng cầm quyền sẽ mất. Với kinh nghiệm ma mãnh "làm tuyên giáo phải biết nói xuôi lẫn nói ngược, miễn sao lời nói ấy có lợi cho đảng cầm quyền là được". Do đó, tuyên giáo nghiên cứu tâm lý của đám đông này để lái dư luận họ qua hướng khác. Thế là, tuyên giáo nhẹ nhàng hé lộ tấm hình cháu Trà My mặc áo đỏ, cổ động trong một trận bóng đá nào đó, với truyền khẩu: hắn cũng là DLV! Chỉ cần có vậy, đủ để đám dân chủ xúm vào chửi rủa! Họ lục tung tài khoản fb của cô bé xấu số ấy, soi xét từng stt để chì chiết, họ nói nhà nó rất giàu, em nó ăn chơi, hút xì gà, có cả ô tô, có số điện thoại tứ quý đến mấy chục triệu.... Và thứ đó (DLV) chết là đáng đời. Ô hô!! Đảng thoát tội. Riêng tôi, (hiện giờ) nếu biết đường dây đưa người qua Anh với giá vài ba trăm triệu (vì không có nhiều hơn) tôi sẽ đi! Tôi đi, không phải vì muốn làm giàu, và sức tôi cũng không còn lao động được nữa. Nhưng, vì quan sát mấy ngày qua, tôi thấy người Anh đối xử với người quá cố bằng một tình nhân loại ấm áp. Có chết ở xứ sở đó cũng mãn nguyện. Tôi đi, vì muốn chạy trốn xứ sở này, một xứ sở toàn ác quỷ, không có tình nhân loại! Fb Ngô Trường An
| ||||||||
ĐƯỜNG LƯỠI BÒ : PHẢI CƯƠNG QUYẾT CẮT ĐỨT Posted: 04 Nov 2019 12:00 AM PST Nguyen Ngoc Chu 1. Tập Cận Bình hoàng đế muốn để lại cho sử sách Trung Hoa biên cương mới của Trung Quốc là đường lưỡi bò. Đây là chính sách không lùi bước của Tập. Cho nên chưa bao giờ như lúc này Tập hành động mạnh mẽ đến như vậy về đường lưỡi bò. Về mặt truyền thông - biên giới Trung Quốc khắp mọi nơi được vẽ thêm đường lưỡi bò: Trên bản đồ, trong sách giáo khoa, trên hộ chiếu, trong phim ảnh, trong mọi ấn phẩm và đồ vật..., thậm chí ngay cả tại cuộc duyệt binh - lãnh thổ Trung Quốc được nối dài bằng đường lưỡi bò. Về thực địa, Tập cho xây đảo nhân tạo. Tập đặt căn cứ quân sự ở Hoàng Sa và trên đảo nhân tạo ở Trường Sa. Đưa người ra sinh sống và du lịch ở Hoàng Sa và Trường Sa. Đuổi Việt Nam, Philippines, Malaysia ra khỏi đường lưỡi bò. Khống chế, kiểm soát toàn bộ vùng biển đường lưỡi bò. Trên thực tế, khi mà ngư dân Việt Nam, Philippines, Malaysia không được đánh cá ở trong đường lưỡi bò thì đó là sự khẳng định chủ quyền thực tế của Trung Quốc. Với việc Trung Quốc ngăn cản Việt Nam khai thác dầu trong vùng đặc quyền kinh tế ở Bãi Tư Chính, đưa tàu Địa chất 8 ra khảo sát ở Bãi Tư Chính, tuyên bố Bãi Tư Chính là của Trung Quốc - Tập đã thành công tiến xa thêm một bước trên con đường mở rộng biên giới mới của Trung Quốc đúng bằng biên giới đường lưỡi bò. Cần thiết phải lưu ý rằng, trong khi ở Biển Hoa Đông, tuy tuyên bố đảo Senkaku (Điếu ngư đài) là của Trung Quốc, nhưng Tập không dám vẽ đường biên cương mới. Đó là sự khác biệt giữa Nhật Bản và các nước Đông Nam Á. Mở rộng lãnh thổ Trung Quốc bằng đường lưỡi bò là mở rộng lãnh thổ thực. Còn mở rộng quyền lực bằng "một vành đai một con đường" là mở rộng quyền lực mềm. Đó là hai mục tiêu rất quan trọng và thực tế của Tập Cận Bình nhằm đạt được hai mục tiêu khác nữa: Một là, biến Trung Quốc thành cường quốc số 1 thống trị thế giới; Hai là, gom trọn uy tín, loại bỏ các đối thủ chính trị, thâu tóm quyền lực tuyệt đối. Đường lưỡi bò là mục tiêu đá tảng số 1 của Tập Cận Bình nhằm phục vụ cho hai mục tiêu lịch sử của Tập: Quyền lợi quốc gia và danh vọng cá nhân. 2. Bởi thế, Việt Nam phải hành động cương quyết, cắt đứt đường lưỡi bò tham lam vô độ của Tập. Cũng trên hai mặt trận, truyền thông và thực địa. Về mặt truyền thông, Nhà nước phải tức thì đưa ra các nghị định - và đúng hơn nữa là các luật mới - về đường lưỡi bò. Tình trạng khẩn cấp phải có những bộ luật khẩn cấp. Đó là điều đương nhiên Trong đó, đến mức cho phép bỏ tù những người vi phạm. Chẳng hạn sau đây là vài đề nghị phác hoạ. Không cho bất kỳ ai nhập khẩu vào Việt Nam bất cứ thứ gì có đường lưỡi bò. Phải thiêu huỷ tức thì, tại chỗ mọi thứ chứa đựng đường lưỡi bò khi phát hiện. Xử phạt bao gồm cả bỏ tù: Người nhập khẩu và người kiểm duyệt. Với công dân Trung Quốc: từ chối nhập cảnh khi mang bất cứ thứ gì có đường lưỡi bò, bao gồm cả hộ chiếu có in hình lưỡi bò, vì xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Nếu công dân Trung Quốc sau khi đã nhập cảnh, lại mang đồ vật hình lưỡi bò, thì tiêu huỷ, phạt nặng tiền, bỏ tù ngắn hạn rồi trục xuất. Những điều vừa nêu chỉ là thí dụ. Bộ luật về đường lưỡi bò ra đời kịp thời sẽ cho phép đối phó hiệu quả với các hành động xâm phạm chủ quyền từ Trung Quốc. 3. Không phải cực đoan, mà trước hành động xâm lược lãnh thổ không khoan nhượng của Tập Cận Bình thì Việt Nam phải có đối sách cương quyết. Nếu không sẽ mất thêm biển đảo cho Tập. "Mềm dẻo" đến nỗi không dám gọi đích danh quân xâm lược Trung Quốc chỉ là vỏ bọc của những kẻ khiếp sợ. Đây là thời điểm Đất Nước cần những nhà lãnh đạo trí tuệ và dũng mãnh. | ||||||||
Posted: 04 Nov 2019 12:00 AM PST Thường Sơn
Cám cảnh trước tình cảnh của 'quân đội nhân dân Việt Nam' bao nhiêu, người ta càng thấm thía với mô tả của tướng Lê Mã Lương về giới tướng lĩnh quân đội là 'chỉ giỏi nhiều tiền', hoặc riêng Ngô Xuân Lịch còn 'không biết đọc bản đồ thực địa'. "Thật không thể tưởng tượng nổi!" – một cán bộ lão thành trên 50 năm tuổi Đảng thốt lên nhưng giọng như nghẹn lại – "Đến nước này mà thằng Khoa còn không dám há miệng cái tên Trung Quốc, mà vẫn là mấy cái từ 'nước ngoài' với 'họ' như vào thời còn chưa bị Tàu ngồi xổm trên đầu như bây giờ. Rồi lại cả thằng Lịch sếp của thằng Khoa, họp Quốc hội cũng không há nổi một từ về Trung Quốc thì quân đội mình còn tinh thần ý chí đâu mà đánh chác nếu bị Tàu tấn công! Đúng là một lũ mặc váy mang lon tướng! Đúng là những thằng hèn!". 'Thằng Khoa' và 'thằng Lịch' mà người cán bộ lão thành trên nói đến là Trung tướng Trần Việt Khoa, Giám đốc Học viện Quốc phòng, và Đại tướng Ngô Xuân Lịch – Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, lồng trong bối cảnh hai quan chức này phát biểu tại phiên thảo luận sáng 30/10/2019 của Quốc hội về "bối cảnh phức tạp của tình hình an ninh thế giới, đặc biệt trên biển Đông". "Nước ngoài' và 'họ' là những từ ngữ được cố định trên miệng viên tướng Khoa, cho dù cuộc họp Quốc hội này đã được thông báo là 'họp riêng', mà về thực chất là một cách họp kín để báo chí và người dân chỉ được biết tin tức ở mức tối thiểu. "Đến nước này mà thằng Khoa còn không dám há miệng cái tên Trung Quốc, mà vẫn là mấy cái từ 'nước ngoài' với 'họ' như vào thời còn chưa bị Tàu ngồi xổm trên đầu như bây giờ. Rồi lại cả thằng Lịch sếp của thằng Khoa, họp Quốc hội cũng không há nổi một từ về Trung Quốc…". Toàn bộ chứng tự kỷ chính trị câm nín ấy diễn ra trong bối cảnh đã gần bốn tháng kể từ ngày Trung Quốc điều tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 và các tàu hộ vệ cho tàu này xâm phạm Bãi Tư Chính như vào chốn vô chủ quyền, nhưng lực lượng Cảnh sát biển và Hải quân Việt Nam vẫn chưa một lần dám nổ súng cảnh cáo. Trong khi đó, toàn bộ chóp bu Việt Nam từ Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân trở xuống vẫn kiên định 'câm như hến' mà không một lần dám nêu tên Trung Quốc, càng không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy giới 'văn dốt, võ dát' này dám kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Không chỉ người cán bộ lão thành đã công phẫn, mà quá nhiều ý kiến của người dân và trí thức trên mạng xã hội đã chỉ đích danh Trần Việt Khoa và Ngô Xuân Lịch là 'hèn', 'hèn tướng', 'sợ đến đái ra quần', 'không xứng đáng là tướng', 'phải bị cách chức'… Không khí phẫn nộ đến mức chỉ chực chờ bùng nổ. Lại thêm một chuyện bi phẫn khác. Đúng vào ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội 21/10, lại có "đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam do Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu tham dự Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh lần thứ 9 khai mạc tại Bắc Kinh, Trung Quốc". Ở nơi đó, Ngô Xuân Lịch trong khi vẫn như bó miệng mà không thốt nổi từ nào về Bãi Tư Chính, thì vẫn cười cợt xã giao với giới tướng lĩnh Tàu như không có chuyện gì xảy ra! Nhưng Trần Việt Khoa và Ngô Xuân Lịch không hề cô độc, bởi trước 'họ' đã có những quan chức cao cấp bị người dân biệt danh là 'thằng hèn'. Tại phiên họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, Mỹ vào cuối tháng 9 năm 2019, đã có một cơ hội dành cho tân thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là Việt Nam để cầu cứu cộng đồng quốc tế hỗ trợ vụ khủng hoảng Bãi Tư Chính. Thế nhưng Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh lại chỉ ấp úng 'các bên liên quan' về căng thẳng ở Biển Đông mà không một lần dám nhắc đến cái tên tàu Hải Dương 8 hay kẻ nào đứng sau hoạt động thách thức của tàu này. Và cũng rất đồng điệu với Nguyễn Xuân Phúc, không một lần Minh dám nhắc đến cái tên Trung Quốc. Thái độ cúi đầu cam chịu ấy đã khiến Minh cùng sếp của ông ta là Nguyễn Phú Trọng bị mạng xã hội chỉ trích lên án dữ dội và bị đặt cho danh hiệu 'Thằng hèn'. Vậy nếu nổ ra 'tình huống xấu nhất', tức bị Trung Quốc tấn công, Bộ Quốc phòng và Hải quân Việt Nam sẽ đánh chác ra sao? Sẽ tiếp tục phát cờ cho ngư dân để "thuyền ra biển lớn" và lại khiến rộ lên câu vè dân gian "Chống giặc bằng cờ, chống ngập bằng lu, đứa nào nói đảng ngu là thằng phản động"? Cám cảnh trước tình cảnh của 'Quân đội nhân dân Việt Nam' bao nhiêu, người ta càng thấm thía với mô tả của tướng Lê Mã Lương về giới tướng lĩnh quân đội là 'chỉ giỏi nhiều tiền', hoặc riêng Ngô Xuân Lịch còn 'không biết đọc bản đồ thực địa'. Trong khi đó, 6 tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Việt Nam – mua của Nga với giá hàng tỷ USD từ tiền đóng thuế của dân Việt – được cho là còn phải đi chống ngập ở Hà Nội và Sài Gòn. Còn các tàu chiến khác, kể cả 'tàu buồm hiện đại nhất thế giới' mang tên Lê Quý Đôn tuyệt đối mất dạng, phần lớn lực lượng hải quân Việt Nam vẫn phủ phục trong tư thế bất lực và kiên định… bám bờ. Cũng trong khi đó, viên Đô đốc hải quân Nguyễn Văn Hiến bị khởi tố bởi tội 'ăn đất'… T.S. | ||||||||
Lại là chuyện “người ta “ăn” của dân không từ cái gì” Posted: 03 Nov 2019 11:59 PM PST Dân trí: Câu này của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan từ năm 2013 chỉ ra một hiện tượng tiêu cực, tưởng như rồi chúng ta sẽ khắc phục được, nhưng không, nó diễn biến ngày càng phức tạp, tinh vi và nhiều khi trắng trợn đến mức không thể hình dung.
Hiến máu là hành động nhân đạo, không mấy ai suy tính thiệt hơn và càng không nghĩ để lĩnh thưởng. Vậy mà báo chí vừa điều tra ra có những đối tượng trong Hội chữ thập đỏ quận 1, TP HCM ăn chặn tiền thưởng của những người hiến máu nhân đạo. Cuối năm 2018, UBND quận 1 ban hành quyết định khen thưởng các tập thể, cá nhân tích cực tham gia hiến máu nhân đạo với tổng số tiền hơn 37 triệu đồng nhưng đến cuối tháng 10/2019, nhiều tập thể, cá nhân vẫn chưa nhận được tiền lẫn bằng khen. Vụ việc chỉ bị phát hiện khi có đơn tố cáo của người có danh sách được thưởng nhưng không được lĩnh.Nhóm người ăn chặn của những người hiến máu nhân đạo này từ việc bịa ra những tên tuổi, địa chỉ không có thật với những chữ ký loằng ngoằng để lấy tiền, cho đến danh sách những người hiến máu thật, có danh sách được thưởng thật, nhưng chỉ có điều, tiền đã trao nhưng không đến tay họ. Thậm chí, nhóm người này còn liều lĩnh, trắng trợn ăn chặn tiền thưởng của cả những tập thể như cơ quan báo chí, của đơn vị tôn giáo. Thực ra số tiền này không lớn nhưng tác hại thì khôn lường. Một mặt, những cá nhân hiến máu nhân đạo, đặc biệt những người hiến máu nhiều lần, phần lớn họ không vì tiền và càng không vì tiền thưởng mà từ tấm lòng nhân ái. Do đó, họ không quan tâm đến việc mình có được thưởng hay không. Chính vì vậy nhóm người kia mới dám làm liều đến thế. Mặt khác, nguy hại hơn nhiều chính là trong khi số máu dành cho người cấp cứu, gặp tai nạn vẫn còn thiếu trầm trọng, mặc cho hàng năm vẫn có nhiều cuộc vận động hiến máu nhân đạo tổ chức rầm rộ thì vụ ăn chặn này đánh thẳng vào tâm lý, vào niềm tin của những người có tấm lòng muốn đóng góp máu của mình cứu sống những người thiếu may mắn. Về các kiểu ăn chặn này, tại phiên thảo luận về báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012 tại UB Thường vụ Quốc hội ngày 11/9/2013, trước khi đau xót thốt lên "người ta "ăn" của dân không từ cái gì...", Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nhắc đến vụ "nhân bản xét nghiệm" ở Bệnh viện Hoài Đức, Hà Nội và vụ biển thủ 3 tỉ đồng của học sinh dân tộc thiểu số. Giống như vụ chiếm đoạt tiền thưởng của những người hiến máu, vụ "nhân bản xét nghiệm", số tiền họ chiếm đoạt trực tiếp của người dân không nhiều, nhưng rất "vô lương" – từ mà Phó Chủ tịch Nước dùng khi chỉ về vụ nhân bản xét nghiệm. Là phóng viên tham gia điều tra vụ việc này, dù nhiều năm đã trôi qua, tôi vẫn không khỏi rùng mình khi nghĩ đến sự nhẫn tâm của một số đối tượng ở Bệnh viện Hoài Đức. Họ xử dụng một mẫu xét nghiệm ất ơ nào đó đem nhân bản dùng cho dăm người, mặc cho đó là xét nghiệm của cụ già 72 tuổi dùng cho đứa trẻ 6 tuổi, của người đau ruột thừa cho người viêm họng... Không thể nói gì hơn là họ quá nhẫn tâm. Và có thể nói, không lĩnh vực nào không có chuyện "ăn", nhiều khi rất bẩn. Chẳng hạn, 24 con dê cấp cho một huyện nghèo ở Thanh Hóa tất cả đều sai đối tượng, trong đó có 12 con "đi lạc" vào nhà Bí thư huyện ủy! Phải nói, đối tượng nhận "nhầm" kiểu này rất vô lương bởi, đây là một huyện nghèo, vậy mà ông Bí thư vẫn đang tâm ăn chặn, không, thực ra là họ đã ăn cướp những món quà vô giá của xã hội dành cho những người rất nghèo. Đáng nói là việc cấp dê cho các hộ nghèo này đã có những đoàn giám sát nhưng họ không biết (?!), vụ việc chỉ vỡ lở khi có đơn thư tố cáo của dân. Điều đó cho thấy, những đối tượng lấy của những người nghèo này được hợp thức hóa bởi những cơ quan chức năng, kể cả đoàn giám sát. Điều trớ trêu là khi bị dân tố cáo, vị Bí thư huyện ủy đó sửa sai bằng cách trả lại 12 con dê, vậy là ... hòa cả làng!? Không, không thể để tình trạng này tiếp diễn, đó là đòi hỏi của dư luận, của những người dân. Và cũng không thể giơ cao đánh khẽ hoặc rút kinh nghiệm dài dài với những đối tượng "ăn" của dân không từ cái gì. Vương Hà | ||||||||
GIẢI MÃ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG BỊ BIẾN MẤT VÀO NĂM 2050 DO TRIỀU CƯỜNG Posted: 03 Nov 2019 11:58 PM PST Tô Văn Trường
Việc dự tính biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng để đưa ra các kịch bản là bài toán khó và tiềm ẩn tính bất định cao. Tuy vậy, muốn chủ động ứng phó với BĐKH thì không thể không có các kịch bản đó. Vấn đề nằm ở chỗ cần phải biết bản chất của các thông tin từ các kịch bản để sử dụng chúng một cách hợp lý. Những kịch bản có độ tin cậy cao có thể sử dụng làm căn cứ khoa học cho bài toán quy hoạch dài hạn. Nhưng những kịch bản có độ tin cậy thấp không phải không có khả năng xảy ra. Vì vậy, những kịch bản có độ tin cậy thấp nhưng nếu xảy ra sẽ là thảm hoạ thì cũng cần lường trước để có phương án ứng phó. Đó chính là bài toán quản lý rủi ro BĐKH. Nắm bắt thông tin là cần thiết nhưng xử lý thông tin còn quan trọng hơn. Cần phải phân biệt được những thông tin nào đúng, những cái nào chưa đúng hoặc sai để xử lý và đưa ra quyết sách một cách chính xác, thận trọng vì liên quan đến chiến lược phát triển kinh tế xã hội và môi trường của đất nước. "Năm 2050 TP. HCM và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ bị xoá sổ" là một thông tin chưa đủ cơ sở khoa học, nhưng dù sao đó cũng là một thông điệp cần quan tâm để khi xây dựng các phương án quy hoạch phải chú ý đến sự sụt lún, nước biển dâng và ngập lụt do triều cường. Công luận đang xôn xao trước thông tin không phải chỉ trên mạng xã hội mà ngay cả báo chí chính thống của nhà nước kể cả truyền hình của Việt Nam dẫn giải từ thông tin của tờ Thời Báo New York và tạp chí "Nature Communications" dựa vào các quy chuẩn về tác động của mực nước biển dâng lên sẽ khiến 150 triệu người hiện đang sống ở các vùng đất này chính thức nằm dưới dòng triều cường cao vào năm 2050, cụ thể là TP.Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ bị xóa xổ do triều cường. Theo các nghiên cứu của Climate Central, một tổ chức khoa học có trụ sở tại New Jersey, nước biển dâng do biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến số lượng người cao hơn gấp ba lần so với những dự báo trước đó, đe dọa tất cả mọi người, thậm chí là xóa sổ một số thành phố ven biển vĩ đại của thế giới. Các tác giả của một bài báo xuất bản hôm 30/10/2019 trên tạp chí Nature Communications đã công bố dự báo dựa trên phương thức ước tính tác động của nước biển dâng trên các khu vực rộng lớn chỉ ra khoảng 150 triệu người hiện đang sống trên đất liền sẽ bị nhấn chìm bởi những dòng thủy triều cao đột biến trong tương lai.
Nhận thức Đánh giá đúng vấn đề, đưa ra những nghiên cứu và dự báo/dự tính phải được xem là trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trung hạn và dài hạn. Theo tôi hiểu, chuyện các đồng bằng, và đô thị phát triển phần lớn đều nằm bên ở biển, vùng đất thấp, trên nền đất yếu vùng châu thổ hạ lưu. bị chìm dưới mực nước biển do lún sụt và triều dâng là điều đang xảy ra là vấn nạn rất rõ ràng. Cảnh báo đến năm 2050 nhiều thành phố ven biển trên thế giới bị xóa sổ có tác dụng tích cực để những người có trách nhiệm quản trị quốc gia và các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu đề xuất các chương trình hành động ứng phó chủ động với thiên tai. Tuy nhiên, để tránh gây hoang mang trong công luận cần làm rõ luận cứ khoa học và các con số đánh giá được minh chứng tương đối chính xác để có góc nhìn toàn diện, khoa học và thực tế làm cơ sở đưa ra các chương trình ứng phó với thiên tai. Cũng như báo cáo của WB trước đây, lần này các tác giả cảnh báo đến năm 2050 nhiều thành phố bị xóa sổ do triều cường, chỉ đơn giản so sánh cao độ mặt đất với mực nước biến rồi khoanh diện tích bị ngập và xem trong đó có bao nhiều người để ước tính số người bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, cần lưu ý là trong bài báo này họ cũng nói rõ:"Maps do not factor in potential coastal defenses, such as seawalls or levees, and are based on elevation, rather than flood models." nghĩa là họ không xét đến các bờ sông, bờ bao, công trình ở bờ biển, đường xá, cùng dùng như mô hình dòng chảy xem nước có chảy vào được không. Vì vậy kết quả của phương pháp này không thực tế vì: - Nước biển không đột ngột tràn ngập vào rất cao 5-10 m như Tsunami (sóng thần) mà chỉ lên từ từ, chảy vào theo lòng dẫn nên khá nhiều điểm ở ĐBSCL, cao độ dưới mực nước biển nhưng không bị ngập vì biên độ triều vào đến đó chỉ rất nhỏ. Biên độ triều cực đại hiện tại ở Phnompenh vào mùa khô là 50cm. Khi lưu lượng nước vào mùa khô giảm đi và mực nước biển tăng lên thì biên độ triều sẽ lớn lên, cực đại có thể tới 1m. Ngược lại, các điểm cao hơn mực nước biển cả thước lại bị ngập khi đỉnh triều cường. Do đó, phải xem xét dòng chảy thủy triều chứ không thể chỉ so cao độ với mực nước biển. Nếu chỉ so cao độ với mực nước biển thì đa số dân Hà Lan bị ngập hết. - Quá trình biển dâng diễn biến từ từ mỗi năm, nên bản thân hệ sinh thái và con người cũng có các biện pháp thích ứng hàng năm, không thể đem mực nước dự báo mấy chục năm sau gán vào hệ sinh thái hiện nay và hiện trạng công trình và sản xuất, mà phải dự báo các biện pháp thích ứng của tự nhiên và con người. Thí dụ như: Nếu mỗi năm mực nước lên khoảng 5 mm thì bồi lắng và các hệ sinh thái ven biển sẽ thay đổi dần dần, và người dân các vùng bị ngập cũng có các biện pháp thích ứng nên diện tích và số người bị ảnh hưởng sẽ không phải như trong các báo cáo đưa ra các con số với mục đích đe dọa như vậy. Hiện nay, phù sa về đồng bằng giảm mạnh và đồng bằng hầu như không có lũ lớn nên khó có thể nói rằng tốc độ bồi của phù sa có thể làm giảm tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, xin lưu ý: Nghiên cứu của Climate Central nói là "triều" có thể hiểu không nhất thiết có nghĩa là triều thiên văn mà bao gồm cả triều khí tượng, tức là nước dâng bão. Với cao độ đê đồng bằng sông Cửu Long hiện nay (3m + 0,3m chắn sóng) thì mực nước biển dâng 1m + triều cường 1,5m không tràn. Tuy vậy, vấn đề sẽ là nghiêm trọng nếu có bão lớn, mà biến đổi khí hậu có xu thế làm tăng các cơn bão mạnh. Việt Nam đã có giải pháp thích ứng thông qua hệ thống đê ở đồng bằng sông Cửu Long và thành phố HCM. Trong tương lai, vấn đề quan trọng nhất chỉ là chuyển đổi sinh kế người dân như thế nào để thích ứng cho phù hợp.
Những hiểu biết của thế giới và Việt Nam về quá trình biến đổi khí hậu cũng như các tác động của nó đối với các hoạt động kinh tế xã hội còn nhiều hạn chế. Dự báo thời gian tới, tình hình còn diễn biến phức tạp, khó lường; khó khăn, thách thức có thể còn gay gắt, nặng nề hơn. Các nhà khoa học đã khẳng định biến đổi khí hậu là bất khả kháng ít nhất là trong thế kỷ 21 cho nên thích ứng là biện pháp tất yếu. Thích ứng không chỉ làm giảm hậu quả tác động do biến đổi khí hậu gây ra mà còn góp phần hạn chế và giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Bộ Tài nguyên & Môi trường đã xây dựng các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng (2009- 2012 và 2016) đây là những con số có tính chất định lượng và tin cậy hơn cả nhưng vẫn còn những bất định như: Tính bất định của các kịch bản biến đổi khí hậu. Nếu nhìn lại hai kịch bản biến đổi khí hậu phiên bản 2009 và 2012 có các điểm chung giống nhau là đều được xây dựng dựa trên 3 kịch bản phát thải khí nhà kính (theo IPCC, 2007): B1 (thấp), B2, A1B (trung bình) và A2, A1FI (cao); đều sử dụng phương pháp xây dựng kịch bản giống nhau là downscaling thống kê, lấy thời kỳ 1980-1999 làm thời kỳ so sánh (baseline); coi B2 và A1B là kịch bản trung bình, A2 và A1FI là kịch bản cao, nhưng không nói rõ kết quả được suy ra từ kịch bản cụ thể nào. Trong khi đó B2 và A1B biến thiên theo thời gian rất khác nhau, A2 và A1FI cũng biến thiên rất khác nhau. Hai cặp này chỉ xấp xỉ nhau về hàm lượng phát thải khí nhà kính vào cuối thế kỷ 21 (khoảng 2090). Đây là vấn đề cần phải được làm rõ. Cả 2 phiên bản 2009 và 2012 đều chưa đưa ra được mức độ tin cậy của các kịch bản (vì chưa có tập mẫu đủ lớn để đánh giá). So với Phiên bản 2012 thì Phiên bản 2009 chi tiết hơn về biến đổi theo thời gian (tính cho từng thập kỷ của thế kỷ 21) nhưng thô hơn về phân bố không gian (chỉ tính cho 7 vùng khí hậu). Còn Phiên bản 2012 thể hiện sự phân bố không gian chi tiết hơn thông qua hệ thống các bản đồ nhưng không cho thông tin cụ thể về sự biến đổi qua từng giai đoạn trong thế kỷ 21, trừ kịch bản B2 trong đó nhiệt độ trung bình năm và lượng mưa năm chi tiết đến từng thập kỷ, các yếu tố khác lấy hai mốc thời gian là giữa và cuối thế kỷ 21. Phiên bản 2012 có thêm các kịch bản biến đổi của nhiệt độ tối thấp và tối cao trung bình, số ngày có nhiệt độ cao nhất trên 35 độ C. Phiên bản 2012 (theo trình bày trong văn bản) có tham khảo thêm kết quả của các mô hình PRECIS và MRI (của Nhật Bản) và của các mô hình thống kê SIMCLIM và SDSM. Tuy nhiên, phiên bản 2012 Bộ Tài nguyên & Môi trường đã cố gắng đưa ra các kịch bản có thể nói là chi tiết về phân bố không gian, nhưng chưa có gì để đảm bảo rằng các kịch bản này là đáng tin cậy vì không rõ các bản đồ trong PB2012 được xây dựng dựa trên nguồn số liệu nào. Nếu chúng được xây dựng dựa vào số liệu tính toán từ mạng lưới trạm quan trắc, chắc chắn kết quả nội suy cho những vùng có mật độ trạm thưa thớt (các vùng núi cao, hẻo lánh) sẽ chứa đựng sai số lớn. Nếu sử dụng trực tiếp kết quả tính từ các mô hình số thì chưa đủ (vì sản phẩm của MRI chỉ có 2 giai đoạn 2015-2039 và 2075-2099) còn sản phẩm của PRECIS chưa được kiểm chứng. Nếu "trộn" cả hai loại trên cần phải chỉ ra phương pháp xử lý vv… Dù đã sử dụng tất cả sản phẩm hiện có từ các phương pháp (thống kê, mô hình số trị PRECIS và MRI) thì tập mẫu vẫn còn quá ít để đánh giá, ước lượng tính không chắc chắn (hay tính bất định - Uncertainty). Và do đó, kịch bản PB2012 vẫn chưa thể sử dụng làm cơ sở khoa học để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, lại càng không thể dựa vào đó để thực thi cái gọi là xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu. Vì nếu chưa có gì chắc chắn để nói biến đổi khí hậu tác động như thế nào thì không thể ứng phó được và hậu qủa sẽ dẫn đến "tiền mất, tật mang". Để có được một kịch bản đáng tin cậy, cần phải có nhiều cơ sở và cá nhân cùng thực hiện và thực hiện độc lập với nhau để nhận được nhiều bộ kết quả dự tính biến đổi khí hậu (Projection of Climate Change) khác nhau. Mỗi một bộ kết quả đó được xem là một mẫu (sample) thống kê. Khi có số lượng mẫu đủ lớn sẽ tổ hợp lại (ensemble) để được kịch bản "tốt nhất có thể". Đồng thời khi có số lượng mẫu lớn mới có thể đánh giá được độ tin cậy của các kịch bản. Ví dụ có 100 mẫu từ các cá nhân/tập thể về sự biến đổi của nhiệt độ trung bình sẽ xác định được khoảng biến đổi của nhiệt độ mà "phần lớn" (xác suất lớn) mẫu rơi vào khoảng đó. Trong lúc chờ đợi có được những kết quả đáng tin cậy của các kịch bản mới, PB2012 có thể được sử dụng như là một thông điệp cảnh báo về sự biến đổi khí hậu ở Việt Nam, qua đó nâng cao nhận thức cộng đồng, đặc biệt là quan trí. Hiện nay kịch bản phát thải khí nhà kính SRES (Special Report on Emission Scenarios) đã được thay thế bởi RCP (Representative Concentration Pathway) với các kịch bản phát thải như RCP 4.5 (phát thải thấp), RCP 6.0 (phát thải trung bình), RCP 8.5 (phát thải cao). Dựa trên các kịch bản phát thải này các mô hình khí hậu toàn cầu (GCM) sẽ được chạy để dự tính khí hậu cho tương lai. Các kịch bản được xây dựng trước đây dựa trên SRES như A1B, A2, B1, B2,… trong báo cáo lần thứ tư của IPCC (AR4) giờ chỉ còn có ý nghĩa tham khảo. Sự tiến bộ của PB2016 là các kịch bản đã được xây dựng dựa trên kết quả dự tính từ nhiều mô hình động lực và đã sử dụng các kịch bản phát thải RCP. Tuy vậy, do sự hạn chế về số lượng các sản phẩm mô hình thành phần nên thông tin về độ tin cậy của các kịch bản vẫn đang là ẩn số. Hy vọng việc xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam sắp tới sẽ được cải thiện hơn.
Kịch bản đến 2050 xóa sổ ĐBSCL và TP.HCM còn nhiều "lỗ hổng". Đồng bằng Sông Cửu Long và TP.HCM là vùng đất thấp, trẻ, chịu rủi ro lớn từ tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng cũng như sự sụt lún. Việc lắng nghe và quan tâm đúng mức đến nguy cơ mất đất do nước biển dâng là hết sức cần thiết. Tuy vậy, có mấy điểm sau đây cần cân nhắc trước khi phán quyết: Tính bất định (uncertainty) trong các kịch bản biến đổi khí hậu là rất cao, nhất là kịch bản nước biển dâng. Về lý thuyết, nếu tất cả băng tuyết trên toàn thế giới, kể cả hai cực Trái đất cũng như các sông băng,… tan chảy hết thành nước thì lượng nước đó có thể phủ lên bề mặt toàn cầu (cả đất liền và đại dương) một lớp dày 60 m. Điều đó, có nghĩa là có những nơi còn ngập sâu hơn 60m. Trên thực tế quá trình này hầu như chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử của trái đất. Việc dự tính mực nước biển dâng là rất khó khăn và không chính xác do không thể tính hết được động lực học của băng tuyết và quá trình dãn nở vì nhiệt của nước biển. Đó cũng là lý do trong AR3 (báo cáo lần thứ ba của IPCC, 2001) người ta dự tính mực nước biển dâng đến 1m vào cuối thế kỷ 21. Với kịch bản này, ĐBSCL sẽ mất khoảng gần 40% diện tích đất do bi ngập trong nước biển (theo kịch bản PB2009 của Bộ TNMT). Bởi vậy, năm 2006-2007 UNDP và WB đã cảnh báo rằng VN nằm trong top 10 nước chịu tác động xấu nhất của biến đổi khí hậu. Cũng từ đó mới hình thành Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu được Chính phủ phê duyệt 12/2008. Thế nhưng đến báo cáo lần thứ Tư (AR4, 2007) IPCC chỉ đưa con số dự tính mực nước biển dâng là 0.6m. Còn trong báo cáo lần thứ Năm (AR5, 2013) theo kịch bản RCP8.5 thì mực nước biển vào 2100 vào khoảng 0.52-0.98m với tốc độ dâng giai đoạn 2081-2100 là 8-16mm/năm (For RCP8.5, the rise by 2100 is 0.52 to 0.98 m with a rate during 2081–2100 of 8 to 16 mm/yr). TP. Hồ Chí Minh và cả ĐBSCL đâu có phải bằng phẳng hoàn toàn. Có chỗ cao, có chỗ thấp. Việc tính diện tích bị ngập cần có bản đồ địa hình rất chi tiết (tỷ lệ lớn) thì mới bảo đảm độ chính xác cần thiết. Câu hỏi đặt ra khi nói TP HCM có thể bị xoá sổ là căn cứ vào cơ sở nào? Theo tính toán của một số chuyên gia quốc tế, tốc độ sụt lún của TP HCM khoảng 3-4cm/năm, của cả ĐBSCL khoảng 2.5-2.8 cm/năm, gấp 10 lần tốc độ dâng của mực nước biển. Giả sử điều đó là đúng, thì đến 2050 (còn 30 năm nữa) thì TP HCM cùng lắm cũng chị bị "chìm" khoảng 150cm. Vậy có bao nhiêu % diện tích TP HCM mà nền đất thấp hơn 1.5m? Nhà Bè, nơi được xem là "vùng trũng" của TP.HCM, theo độ cao cột mốc quốc gia, cũng đã trên 1.87m so với mực nước biển hiện nay. Thử hỏi có bao nhiêu phần trăm diện tích TP HCM thấp hơn Nhà Bè? Hiện tượng triều cường gây ngập úng ngoài nguyên nhân tự nhiên (sụt lún + nước biển dâng + cộng hưởng triều cường với sóng do gió mùa + …) còn có thể do nguyên nhân con người "nhân tai" mà đã được đề cập đến nhiều lần (bài toán quy hoạch không gian). Vấn đề giải quyết hậu quả của quy hoạch hoàn toàn không dễ nhưng cần phải có sự điều chỉnh ngay nếu không muốn căn bệnh trầm trọng hơn. Theo kịch bản tệ nhất (RCP8.5) tới 2025, mực nước biển Đông tăng 36cm so với đầu thế kỷ. Giờ là 2019, gần 2/5 quãng đường. Vậy từ giờ tới 2050 sẽ tăng thêm 22cm. Hiện nay triều Phú An kỷ lục 1,77m và Nhà Bè 1,80 m, tới 2050, nếu không có biến động do san lấp, triều Phú An cao nhất có thể khoảng 1,90m. Ngoại trừ Cần Giờ nơi không có người ở, đa phần diện tích của thành phố HCM cao hơn 2,0m. Mực nước cao nhất không cao hơn địa hình thì triều làm sao có thể nhấn chìm được toàn bộ thành phố? Hơn nữa, nếu chỉ xét mực nước và địa hình thì tại sao đất nước Hà Lan không bị nhấn chìm, bị xóa sổ? Cho nên có thể kết luận "TPHCM có thể bị xóa sổ và năm 2050" là lối nói cường điệu, có tính chất phóng đại. Thay cho lời kết Năm 2050 TP. HCM và ĐBSCL sẽ bị xoá sổ là một thông tin chưa đủ cơ sở khoa học, nhưng dù sao đó cũng là một thông điệp cần quan tâm để khi xây dựng các phương án quy hoạch phải chú ý đến sự sụt lún, nước biển dâng và ngập lụt do triều cường. Vấn đề nước biển dâng, ta có cả hệ thống trạm trại và cơ quan khí tượng thủy văn quan trắc, đo đạc, phân tích, tính toán mực nước biển, mực nước sông ngòi,.. vì vậy diễn biến mực nước biển dâng thuộc khu vực ĐBSCL ta nắm được từng năm, và qua đó dần nắm được xu thế, trên cơ sở đó Nhà nước sẽ đề xuất phương án hợp lý giải quyết vấn đề nước biển dâng cho ĐBSCL và TP.HCM. |
You are subscribed to email updates from Dân quyền. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét