“Để vươn cao, Việt Nam cần những trụ cánh gì?” plus 14 more |
- Để vươn cao, Việt Nam cần những trụ cánh gì?
- Hùng Binh - một thời oanh liệt của cha ông trong việc giữ gìn quần đảo Hoàng Sa
- Người phụ nữ H'Mông đưa vải lanh thổ cẩm ra thế giới
- Hình ảnh Tổng bí thư, Chủ tịch nước dự hội nghị trực tuyến Chính phủ
- Ông Trump có được 'nương tay' ở Thượng viện?
- Cuộc khủng hoảng dịch bệnh lớn chưa từng có ở ngành hàng 10 tỷ USD
- Cựu Phó chủ tịch TP Nguyễn Hữu Tín thấm thía sai lầm, nói lời gan ruột
- Thầy Park chốt danh sách cho U23 Việt Nam: Hợp lý hay mạo hiểm?
- Lý do Chánh Văn phòng Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Tứ bị bắt
- Những cựu binh Mỹ tìm lại bạn gái Việt sau nhiều năm xa cách
- Vỡ trận Condotel, đại gia về ở ẩn vùng quê
- Thư tuyệt mệnh bên 3 thi thể phụ nữ trong căn nhà khóa chặt ở Hà Nội
- Từ 1/1/2020, đi xe đạp uống rượu bia cũng bị phạt
- Hồng Diễm: Tôi đóng cặp với Hồng Đăng ông xã càng yên tâm
- Giá xăng lại quay đầu tăng
Để vươn cao, Việt Nam cần những trụ cánh gì? Posted: 29 Dec 2019 07:46 PM PST Phát biểu khai mạc hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương sáng nay, Thủ tướng dẫn câu nói của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn: Chim hồng hộc muốn bay cao phải nhờ các trụ cánh... Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc điểm lại, năm 2018, quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt gần 250 tỷ USD, lớn gấp 9,3 lần so với thời điểm bắt đầu đổi mới năm 1986 và gấp gần 1,3 lần năm 2015. Nếu năm 2016 tăng trưởng 6,21% thì đến 2019 đạt tăng trưởng 7,02%, đưa quy mô nền kinh tế đạt hơn 262 tỷ USD.
Tăng trưởng kinh tế nhanh hàng đầu khu vực và thế giới "Năm 2019, chúng ta không chỉ đạt được tăng trưởng nhanh hàng đầu khu vực cũng như trên thế giới mà còn duy trì được nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, thu ngân sách vượt trên 8% dự toán QH giao", Thủ tướng nhấn mạnh. Người đứng đầu Chính phủ khẳng định, những kết quả đạt được đã không ngừng góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; góp phần nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. "Mỗi kết quả đạt được là sự nỗ lực không ngừng nghỉ, sự đồng bộ phối hợp của cả hệ thống chính trị cùng với quyết tâm sáng tạo, vượt khó", Thủ tướng nói. Khẳng định Chính phủ không để ai bị bỏ lại phía sau, không để ai bị ở ngoài lề của sự phát triển, Thủ tướng cũng cho hay, thu nhập bình quân đầu người Việt Nam hiện đạt khoảng 2.800 USD/năm, nếu tính thêm GDP khu vực kinh tế bị bỏ sót thì đã trên 3.000 USD. "Có một thực tế không vui là một quốc gia thịnh vượng không có nghĩa là tất cả mọi người, mọi địa phương, mọi vùng miền đều thịnh vượng. Trong thập niên tới, nền kinh tế sẽ thay đổi rất lớn, có nhiều địa phương tăng trưởng rất nhanh và trở nên giàu có, cũng có khả năng có địa phương tụt lại hoặc giậm chân tại chỗ. Chính phủ luôn ý thức được chức năng kiến tạo, thúc đẩy, tạo cơ hội tốt nhất trong tất cả các địa phương và mọi tầng lớp nhân dân", Thủ tướng nói. Phải về đích sớm trong năm 2020 Thủ tướng đề nghị các ĐB tập trung vào thảo luận 9 nhóm vấn đề, trong đó làm sao để tiếp nối và phát huy cao hơn nữa thành quả kinh tế - xã hội đạt được năm 2019. "Tôi đề nghị các bộ, ngành, địa phương đặt ra các mục tiêu cao, cùng thiết kế đưa kế hoạch, mục tiêu 'về đích sớm', đạt được nhiều thành tích ấn tượng, toàn diện năm 2020", Thủ tướng nhấn mạnh.
Người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý việc tháo gỡ những rào cản về môi trường kinh doanh, sửa đổi ngay những bất cập về cơ chế, chính sách, pháp luật, nhất là những chỉ số còn thấp như giải quyết phá sản, khởi nghiệp kinh doanh, nộp thuế, bảo vệ nhà đầu tư… và những chỉ tiêu tụt hạng trong năm 2018. "Nếu vướng mắc pháp luật thì phải chỉ ra điều nào, khoản nào và đề xuất sửa đổi"- Thủ tướng yêu cầu làm sao để khơi thông hơn nữa các đột phá chiến lược cả về thể chế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực. Thủ tướng yêu cầu thúc đẩy sự chủ động, quyết liệt, sáng tạo, hành động của các cấp, các ngành trong năm 2020, phát huy tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám quyết định, dám chịu trách nhiệm. Đồng thời kiểm soát, chấm dứt tình trạng nhũng nhiễu, chi phí không chính thức, tham nhũng vặt… Ngoài ra, ông yêu cầu các ngành, các cấp chỉ ra những động lực mới tăng trưởng của năm 2020 và những năm tiếp theo; chỉ ra động lực của cả nước, của từng địa phương, từng ngành, tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, thúc đẩy nền kinh tế số, hỗ trợ các địa phương tìm kiếm động lực tăng trưởng mới… Cùng với đó, làm thế nào để tạo nền tảng cho nền kinh tế số phát triển tăng tốc trong năm 2020 và những năm tới.
Người đứng đầu Chính phủ cũng đặt vấn đề, cần có đột phá về cơ chế phân cấp, phân quyền và giao trách nhiệm cho địa phương để thúc đẩy tinh thần hành động quyết liệt, sự năng động, sáng tạo trong thực thi các chủ trương, chính sách, giải pháp được ban hành từ TƯ. "Các đồng chí cần bổ sung giải pháp nào, nhân rộng mô hình, cách làm hiệu quả ra sao, làm thế nào thực hiện thông điệp 'không để ai bị bỏ lại phía sau'; các chỉ tiêu, kịch bản đối với lĩnh vực văn hoá, xã hội, môi trường đã phù hợp chưa", Thủ tướng lưu ý. Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng yêu cầu các ngành, các cấp đề xuất các biện pháp chăm lo đời sống, nâng cao hơn nữa động lực làm việc của cán bộ, công chức các ngành, các cấp và địa phương, quyết liệt cải cách hành chính, tinh giản biên chế, tiết kiệm chi thường xuyên, bổ sung nguồn lực để cải cách tiền lương cho cán bộ, công chức trong năm 2020. "Đặc biệt, chúng ta cần thực hiện tốt Chỉ thị 35 về chọn người có đức, có tài", Thủ tướng nhấn mạnh đến việc chuẩn bị đại hội Đảng các cấp tiến tới đại hội 13 của Đảng. Người đứng đầu Chính phủ cũng không quên nhiệm vụ chăm lo Tết một cách chu đáo cho nhân dân, bảo đảm an ninh, an toàn mọi mặt cho nhà nhà vui tết nói chung, đặc biệt với đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện khó khăn, các đối tượng chính sách, người nghèo, người lang thang, cơ nhỡ... Cuối bài phát biểu khai mạc, người đứng đầu Chính phủ dẫn câu nói của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn: "Chim hồng hộc muốn bay cao phải nhờ các trụ cánh". Thủ tướng nhấn mạnh: "Dân tộc ta là con cháu Lạc hồng, có khát vọng không ngừng vươn cao, bay xa như truyền thuyết chim lạc. Tôi đề nghị tất cả chúng ta cùng thảo luận để trả lời câu hỏi để đưa kinh tế - xã hội Việt Nam vươn cao, chúng ta cần những trụ cánh gì?". Hình ảnh Tổng bí thư, Chủ tịch nước dự hội nghị trực tuyến Chính phủThủ tướng sáng nay chủ trì hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương. Tổng bí thư, Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội cùng lãnh đạo nhiều cơ quan TƯ tham dự hội nghị. Hồng Nhì - Thu Hằng | ||||||||||||
Hùng Binh - một thời oanh liệt của cha ông trong việc giữ gìn quần đảo Hoàng Sa Posted: 29 Dec 2019 09:00 AM PST "Hùng binh" - cuốn sách của tác giả Đặng Ngọc Hưng vừa đạt giải B Sách Quốc gia lần thứ 2 là tác phẩm dầy dặn trên 500 trang, dựng lại một thời oanh liệt của cha ông trong việc giữ gìn quần đảo Hoàng Sa. Tiểu thuyết kể về chàng trai Triều ở làng An Vĩnh, cù lao Ré (ngày nay là đảo Lý Sơn) từ ngày đầu tiên đứng vào đội hùng binh Hoàng Sa đến ngày chàng thực hiện chuyến đi cuối cùng đến Hoàng Sa, trở về với biển. Qua đó, tác giả khắc họa những khó khăn, vất vả mà đội hùng binh Hoàng Sa phải đối mặt khi thực hiện nhiệm vụ triều đình giao. Hiểm nguy và cái chết luôn rinh rập quanh mình, chỉ cần sơ sẩy, hoặc sự thịnh nộ của thiên nhiên, hoặc sự xâm lấn bất hợp pháp, âm mưu của kẻ thù, những người trong đội hùng binh sẽ phải gửi thân mình cho mình cho biển cả bao la.
Những chất liệu của câu chuyện chứa đựng rất nhiều thông tin thú vị, từ việc tuyển mộ người vào đội hùng binh Hoàng Sa đến việc sinh tồn trên biển như thế nào: cách ăn rau, cách đánh bắt, hay cả cách bó người chết trên biển... Qua đó có thể thấy rằng tác giả đã bỏ rất nhiều công sức để tìm hiểu và tra cứu. Tác giả Đặng Ngọc Hưng chia sẻ: "Tôi viết cuốn tiểu thuyết này trên cơ sở thực tiễn từ những điều kiện khí hậu, đến địa chất địa mạo và kể cả là thủy hải sản ngoài đó. Tôi chỉ dám nhận mình là tác giả nghiệp dư, nhưng đây là cuốn thứ hai tôi viết về chủ đề biển đảo. Cuốn đầu tiên là tôi viết và được NXB Văn Học xuất bản năm 2011 là cuốn Bạch Đằng dậy sóng . Năm 2018 tôi xuất bản cuốn thứ hai - Hùng binh tuy nhiên từ năm 2011 khi viết cuốn đầu tiên nghiên cứu về nhà Trần, tôi cũng đã nghiên cứu rất kỹ về thủy quân của nhà Nguyễn cộng thêm việc anh em bạn bè động viên nên tôi lại cầm bút viết. Tôi viết vì đam mê chứ thực sự viết về lịch sử đã khó, đối tượng người đọc còn khó kiếm hơn. Không phải riêng tác phẩm của tôi mà rất nhiều các tác phẩm đề tài lịch sử khác cũng vậy. Phải thực sự là một người yêu thích đặt bút viết chứ chỉ biết trông cậy vào độc giả thì chắc cũng hiếm người viết, hoặc viết rồi chán nản và sẽ không tiếp tục theo đuổi". Tác giả chia sẻ, anh viết vì muốn mang lại lợi ích cho xã hội, cho thế hệ mai sau biết được những giá trị của cha ông để lại chứ không vì mục đích nhận bút hay kinh tế. "Cuốn này tôi viết cho mọi lứa tuổi có thể đọc không có yếu tố giật gân câu khách. Cuốn sách có rất nhiều kiến thức tự nhiên và vấn đề chủ quyền biển đảo. Tôi cũng không dám nói cuốn sách của mình quá hay, quá tốt để mọi người có thể ào ào mua. Một cuốn sách dày 600 trang như vậy đối với một người dành thời gian ra đọc rất khó. Tôi chỉ mong bằng cách nào đó để cuốn sách lan tỏa nhiều người đọc được để biết được công sức và chủ quyền của nước Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa", tác giả Đặng Ngọc Hưng chia sẻ.
Tác giả cũng chia sẻ, điều khó nhất khi viết một cuốn tiểu thuyết lịch sử vẫn phải là cốt truyện có đủ hấp dẫn lôi kéo người đọc hay không từ trang đầu tới trang cuối. Viết gì thì viết quan trọng nhất là nội dung câu chuyện, những cái khác theo tác giả chỉ là thêm thắt để lồng ghép lôi cuốn hơn mà thôi. "Đọc Hùng binh, ta càng thêm cảm cái nghĩa cả của những dân chài chân chất. Ở quê thân làm ngư phủ mưu sinh, nhưng khi nhận lệnh triều đình, thì đã thân mang mệnh lớn với xã tắc, dù nơi này, nơi kia của Hoàng Sa, sản vật tự nhiên, của cải tàu đắm, hay cả sự hối lộ của bọn thương nhân phương Bắc… vẫn không làm lay chuyển lòng trung với triều đình. Bởi cái suy nghĩ của họ giản đơn, mà cao khiết lắm", tác giả Trần Đình Ba nhận xét. Tình Lê Giá trị đồ sộ về lịch sử, văn hóa, chính trị của 'Vùng đất Nam Bộ'Vùng đất Nam Bộ do cố GS.NGND Phan Huy Lê làm chủ biên cùng các diễn giả, học giả có uy tín vừa đạt giải A Sách Quốc gia lần 2. | ||||||||||||
Người phụ nữ H'Mông đưa vải lanh thổ cẩm ra thế giới Posted: 29 Dec 2019 02:00 PM PST Từng bị nói xấu, có lúc trắng tay, nhưng bà Mai vẫn kiên trì theo đuổi công việc, giúp hàng trăm phụ nữ ở Hà Giang có thể nuôi sống bản thân. 'Tuổi thơ tôi là những ngày nghèo đói phủ vây', bà Vàng Thị Mai (SN 1962, Quản Bạ, Hà Giang) bắt đầu cuộc nói chuyện bằng ký ức về những ngày thơ ấu. Bà là con thứ 6 trong gia đình có 9 anh chị em. Bà nhớ về những bữa cơm chỉ có một quả trứng đập vào bát mèn mén, đun sôi cả gia đình chia nhau ăn. Bà nhớ về những cây rau bí trước nhà bị hái trụi lá để nấu canh, ăn cho đỡ đói vì 'ngọn không được hái, để nó còn mọc lên, sinh sôi'… 'Ngoài sách vở, mỗi lần đến trường, tôi lại được mẹ dúi thêm cuốc, xẻng. Sau buổi học là lên nương làm việc, ngẩng lên thấy trời tối, tôi vội hái thêm mớ rau về nhà. Không riêng gì nhà tôi, cả một cộng đồng đều nghèo, nhìn quanh chỉ thấy núi đá…', bà nhớ lại. 18 tuổi, bà lấy chồng nhưng cuộc sống cũng không khá hơn. Người phụ nữ H'Mông nung nấu quyết tâm thay đổi cuộc đời. Bà không ngờ rằng, không chỉ thay đổi cuộc đời mình bà còn thay đổi số phận nhiều người phụ nữ khác ở huyện Quản Bạ, Hà Giang. Người trồng cây trên cao nguyên đá 'Năm 13 tuổi, tôi được mẹ dạy về dệt vải lanh nhưng năm 1998 tôi mới bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về công việc này. Bà Mai và một số phụ nữ ở Quản Bạ nhờ cụ nội của bà dạy về cách trồng, chăm sóc cây lanh đến khi thu hoạch, tạo nên sợi và dệt ra thành phẩm.
Sau vụ đầu tiên, họ bắt đầu có thu nhập từ nghề dệt lanh. Thời gian này, có 2 vợ chồng người Thụy Điển lên Hà Giang cố vấn về trồng rừng. Trong cuộc gặp tình cờ, họ nhận thấy sản phẩm từ vải lanh của bà Mai đẹp nên mang 1 tấm vải của bà về giới thiệu cho khách nước ngoài. 1 tháng sau, cặp vợ chồng quay lại Hà Giang. Họ đầu tư cho bà Mai cùng những người phụ nữ ở đây giống, phân bón… trị giá khoảng 13 triệu đồng để trồng cây lanh. Sau 1 năm hoạt động hiệu quả, 2 vợ chồng người Thụy Điển tiếp tục giúp những phụ nữ ở Quản Bạ, Hà Giang giới thiệu sản phẩm đến đại sứ quán các nước. 'Thấy hàng tốt, họ đặt ngày càng nhiều. Sản phẩm của chúng tôi bắt đầu vượt ra khỏi biên giới. Năm 2001, chúng tôi thành lập hợp tác xã'. Bà Mai thừa nhận, công việc trồng lanh không đơn giản bởi phụ thuộc nhiều vào thời tiết. 'Nếu xảy ra mưa đá hay nắng nóng, hạn hán… cây lanh chết, chúng tôi mất trắng, không có nguyên liệu để làm'. Bà cũng nhớ đến sự cố năm 2018, Hà Giang trải qua 1 trận lũ quét lớn. Đá, nước đổ từ trên đồi xuống làm bục cửa xưởng, ngập và làm hỏng hết toàn bộ nguyên liệu để dệt. 'Chúng tôi phải dùng ô tô chở không biết bao nhiêu nguyên liệu đi vứt bỏ, mất trắng vài trăm triệu. Mọi người lúc đó đều khóc…', bà nhớ lại.
Nhưng họ không từ bỏ, tiếp tục đi gom nguyên liệu, tái sản xuất. Đến nay, hợp tác xã của bà có 4 xưởng (kéo sợi, may, dệt và kho). Doanh thu của hợp tác xã hàng năm 1,5 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho hơn 150 người với 9 nhóm sản xuất. Lương của các thành viên từ 4 đến 8, 9 triệu/tháng tùy theo tay nghề và năng suất. 80% khách hàng của họ là người nước ngoài. Nhưng bà nói, để đi được đến ngày hôm nay, họ phải trải qua một hành trình không hề dễ dàng… 'Họ từng nói xấu tôi rất nhiều…' 'Thời gian đầu, không ít chị em đến xưởng tôi học việc bị chồng đến tận nơi lôi về. Một ông chồng say rượu còn tát vợ trước mặt tôi vì tội dám đến xưởng làm… Quan niệm của họ là đàn bà phải ở nhà phục vụ chồng, chăn nuôi gà lợn. Phụ nữ bước chân ra khỏi gia đình, đi làm ở xưởng là một điều gì đó rất ghê gớm', bà Mai nhớ lại.
'Khi tôi khánh thành hợp tác xã, người ta còn rỉ tai nhau: 'Đi làm thuê cho bà Mai làm gì, chỉ đi hầu hạ cho bà ấy thôi…' rồi rất nhiều tin đồn khác khiến cho anh em nội, ngoại của tôi sợ không dám đến làm. Nhưng tôi vẫn không nao núng. Tôi bỏ ngoài tai tất cả vì tôi biết, họ chưa hiểu và chưa tin tưởng mình', bà nói thêm. Nhưng rồi, đi làm tại hợp tác xã, những phụ nữ nghèo có thu nhập, họ tự tin hơn. Nhiều người đến với xưởng của bà Mai hơn. Không chỉ nhận phụ nữ yêu nghề, bà Mai còn tạo cơ hội cho những phụ nữ và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. 'Xưởng của tôi có nhiều chị em hoàn cảnh rất đáng thương. Có chị, chồng mất vì ung thư, một mình nuôi 6 con. Có gia đình, bố chết, mẹ đi lấy chồng khác, 5 đứa trẻ ngủ cùng trên 1 giường không chăn, không màn. Bữa cơm của chúng chỉ có bát mèn mén và 2- 3 hạt muối trên tay. Khách cho bánh mì chúng không biết là cái gì vì chưa bao giờ được ăn', bà nói. Bà Mai nhận những đứa trẻ đến xưởng để dạy nghề. Vào ngày nghỉ học, các em lại đến xưởng vừa học nghề vừa làm. Mỗi em có 1 quyển sổ riêng để ghi chép, làm được bao nhiêu sản phẩm cuối ngày sẽ được thanh toán đầy đủ. 'Không chỉ muốn cho trẻ có tiền mua cái ăn, sách vở, tôi còn muốn truyền nghề cho các em. Nếu các em không học cao lên vẫn có nghề để nuôi bản thân'. Hợp tác xã của bà Mai cũng có những cụ già 70, 80 tuổi đến gõ cửa xin việc làm. Tùy sức khỏe, bà lại sắp xếp cho họ công việc phù hợp để tranh thủ thời gian rỗi rãi. 'Đây là một nghề không giàu nhưng nó giúp cho chúng tôi - những phụ nữ H'Mông có công ăn việc làm, có thể bảo tồn được bản sắc dân tộc. Tôi cũng tự hào khi đưa được văn hóa của chúng tôi đến với thế giới. Tương lai, tôi muốn đưa mô hình này mở rộng ra các thôn bản khác ở vùng cao. Người phụ nữ H'Mông tự trồng cây, làm sợi, dệt áo, khăn… để tự làm chủ cuộc đời mình', bà nói. Năm 2017, Forbes Việt Nam chọn bà vào danh sách 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam vì vai trò tiên phong trong việc đưa sản phẩm dệt lanh thổ cẩm có mặt ở thị trường trong nước và quốc tế. Việc làm này giúp cải thiện đời sống của phụ nữ, thay đổi tư duy truyền thống trọng nam khinh nữ của người Mông khi người phụ nữ trở thành trụ cột kinh tế gia đình. Cầm 200 đô sang Hàn, mẹ đơn thân vừa học tiến sĩ vừa nuôi conLà nghiên cứu sinh, làm mẹ đơn thân, lại vừa được bầu chọn là 'Công dân danh dự của thành phố Seoul', Minh Phương cùng lúc thực hiện nhiều vai trò khác nhau. Ngọc Trang (Ảnh: NVCC) | ||||||||||||
Hình ảnh Tổng bí thư, Chủ tịch nước dự hội nghị trực tuyến Chính phủ Posted: 29 Dec 2019 06:17 PM PST Thủ tướng sáng nay chủ trì hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương. Tổng bí thư, Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội cùng lãnh đạo nhiều cơ quan TƯ tham dự hội nghị. Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương để nhìn lại những kết quả đã đạt được qua 1 năm công tác, đánh giá những kết quả đã đạt được, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế để qua đó đề ra những nhiệm vụ, giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi những mục tiêu đề ra.
Theo VGP Tổng bí thư, Chủ tịch nước chủ trì họp Bộ Chính trị quyết định một số nhân sựBộ Chính trị đã quyết định một số nhân sự thuộc diện Bộ Chính trị quản lý và thảo luận, quyết định về một số nội dung quan trọng khác. | ||||||||||||
Ông Trump có được 'nương tay' ở Thượng viện? Posted: 29 Dec 2019 08:37 PM PST Thượng nghị sĩ Cộng hòa John Kennedy tuyên bố không hề có quy tắc thực sự nào về cách thức Thượng viện mở phiên xử luận tội Tổng thống Donald Trump. Vốn là một người thường xuyên lên tiếng bênh vực ông Trump, thượng nghị sĩ Kennedy chỉ ra rằng Thượng viện có thể chọn lắng nghe nhân chứng và chứng cứ.
"Khi nói đến luận tội, nguyên tắc là thực sự không có quy tắc riêng biệt nào", ông Kennedy trao đổi với CNN. Vì vậy, theo ông, có rất nhiều bước mà Thượng viện có thể thực hiện, trong đó có việc thành lập một ủy ban để lắng nghe chứng cứ trong phiên xử. Hạ viện do đảng Dân chủ kiểm soát đã luận tội Tổng thống Trump trong tháng 12 về các cáo buộc lạm dụng quyền lực và cản trở Quốc hội, xuất phát từ đơn kiện ông thúc ép Ukraina điều tra đối thủ Joe Biden, một ứng viên sáng giá trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hòng giành được lợi thế chính trị. Thượng viện gồm đa số các thành viên Cộng hòa dự kiến sẽ tổ chức phiên xử vào đầu năm tới, ngay khi nhận được các điều khoản luận tội từ Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi. Hiến pháp Mỹ không đưa ra hướng dẫn cụ thể cho tiến trình này, theo thượng nghị sĩ Kennedy. "Đó không phải là một phiên xử tội phạm", ông nói và nhấn mạnh thêm rằng, "không có tiêu chuẩn chứng cứ" và cũng "không có quy định bằng chứng". Các thượng nghị sĩ thời gian qua chưa thống nhất liệu có cho phép nhân chứng trình bày hay không. Đảng Cộng hòa hiện nắm đa số với 53 ghế ở Thượng viện, trong khi chỉ cần 51 phiếu là đủ để thông qua một bộ quy tắc cho phiên xử. Lãnh đạo phe Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell cho biết, ông muốn nghe lời chứng và trình bày các câu hỏi trước khi quyết định có nên chấp nhận nhân chứng hay không. Quan chức này cho biết đang làm việc "trong sự hợp tác toàn diện" với Nhà Trắng về luận tội Tổng thống Trump, và ông cũng thẳng thừng tuyên bố mình "không phải là một vị bồi thẩm vô tư". Theo John Kennedy, Thượng viện có một số lựa chọn. "Tôi không khuyến nghị, nhưng có thể Thượng viện, thông qua người chủ trì, chánh án, chỉ định một ủy ban để nghe bằng chứng bổ sung, nếu Thượng viện cho là cần thiết", ông nói. Tuần trước, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Lisa Murkowski lên tiếng bày tỏ bà thấy phiền về cách tiếp cận của ông McConnel, cho rằng nên có khoảng cách giữa ông này và Nhà Trắng. Thanh Hảo | ||||||||||||
Cuộc khủng hoảng dịch bệnh lớn chưa từng có ở ngành hàng 10 tỷ USD Posted: 29 Dec 2019 12:00 PM PST 2019 là năm thứ 3 liên tiếp ngành hàng thịt lợn bị khủng hoảng. Đây được xem là năm sóng gió nhất trong lịch sử, bởi người chăn nuôi không chỉ đối diện với dịch bệnh mà còn quay cuồng trong cơn "bão giá". Đại dịch lớn chưa từng có trong lịch sử Đó là câu nói được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần tại các cuộc họp của các bộ ngành, thậm chí còn xuất hiện cả ở nghị trường Quốc hội dịp vừa qua. Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) xuất hiện và tồn tại khoảng 100 năm nay, khiến cả thế giới khiếp sợ vì lây lan nhanh, qua nhiều con đường nhưng vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa cũng như thuốc đặc trị. Lợn bị nhiễm virus DTLCP sẽ chết 100%. Thế nên, ngay từ khi dịch bệnh này xuất hiện ở nước láng giềng Trung Quốc, Bộ NN-PTNT đã cùng cơ quan chức năng liên quan xây dựng nhiều kịch bản phòng chống, chặn dịch bệnh xâm nhập vào nước ta. Song, như Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường nói: điều không muốn đã chính thức xảy ra. Vào tháng 2/2019, Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) thông báo, nước ta đã xuất hiện 2 ổ DTLCP đầu tiên.
Ngay sau đó, cả hệ thống chính trị vào cuộc chống dịch với hơn 60 văn bản chỉ đạo, từ chỉ thị của Ban Bí thư, Thủ tướng, Chính phủ, hướng dẫn của Bộ NN-PTNT và các tỉnh,... Chốt kiểm dịch thú y cũng được dựng lên khắp các ngả đường. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, chưa có dịch bệnh nào lại gây ra tác hại lớn, gây khó khăn vất vả trong quá tình ứng phó như DTLCP. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng ra công điện chỉ đạo, triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống bệnh DTLCP, phải "chống dịch như chống giặc". Vậy nhưng, sau 7 tháng kể từ ngày xuất hiện ổ dịch đầu tiên, tháng 9 năm nay, DTLCP đã lây lan ra khắp 63 tỉnh, thành cả nước. Lợn chết, giá chạm đáy, dân kiệt sức Còn nhớ năm 2017, người chăn nuôi rơi vào cuộc khủng hoảng thừa cung, giá thịt lợn giảm xuyên đáy. Khi ấy, một cuộc giải cứu thịt lợn cấp quốc gia được triển khai để giúp nông dân giảm bớt khó khăn. Kết thúc năm, khoảng 900.000 hộ chăn nuôi phải treo chuồng, nhiều hộ vướng nợ nần, phá sản. Sang đến 2018, không phải đối diện với "bão giá" thì người chăn nuôi lại phải đối diện với dịch bệnh lở mồm long móng. Cả năm vất vả cuối cùng nhận lại làcon số 0 tròn trĩnh. Sau hai năm gặp không ít sóng gió, năm 2019, hàng triệu hộ chăn nuôi hy vọng sẽ có một năm thuận lợi khi giá thịt lợn hơi xuất chuồng dịp đầu năm ổn định ở mức cao, đủ để người chăn nuôi có lãi, còn người tiêu dùng không phải ăn thịt với giá quá đắt đỏ. Song, bao nhiêu hy vọng cuối cùng đều bị dập tắt. Ngành chăn nuôi lợn lại rơi vào cuộc khủng hoảng lớn chưa từng có trong lịch sử. Dịch bệnh hoành hành, người dân gồng mình tìm đủ mọi cách để chống chọi. Từ cho lợn ăn trứng, ăn bỗng rượu, mắc màn cho lợn,... họ đều làm đủ cả. Thậm chí, nhiều người còn tự giam mình, không tiếp xúc với bên ngoài, cũng không cho ai bước chân vào trang trại để giảm tối đa nguy cơ virus dịch tả xâm nhập.
Vậy nhưng, dịch vẫn xuất hiện khắp nơi, cướp đi những đàn lợn vừa mới sinh, những đàn lợn đang độ lớn, những đàn lợn chuẩn bị xuất chuồng. Còn người nuôi ứa nước mắt nhìn hàng triệu con lợn mà mình đổ bao công sức chăn nuôi nay phải đem chôn. Các thủ phủ chăn nuôi tan hoang vì dịch bệnh. Có hộ bị vài chục con, có hộ bị tới cả trăm con, cả ngàn con. Lợn chết, dân treo chuồng không dám nuôi, nhiều hộ còn phá dỡ chuồng trại vì đã cạn vốn, ngập trong nợ nần. Chưa có con số thống kê chính xác về thiệt hại vì dịch tả lợn châu Phi, song ở giai đoạn đỉnh điểm tháng 4 tháng 5 năm nay, lợn chết nhiều đến mức một số địa phương phải than không còn quỹ đất để chôn. Lãnh đạo bộ mất ăn mất ngủ. Còn lãnh đạo tỉnh thì phát sốt do ngân sách hỗ trợ cho việc tiêu hủy lớn chưa từng có. Những điều đó phần nào cho thấy được dịch bệnh này khủng khiếp ra sao. Tuy nhiên, đó chưa phải tất cả những gì người chăn nuôi lợn gánh chịu. Với những hộ may mắn không bị DLTCP "hỏi thăm" thì cũng lao đao vì giá. Bởi, trong cuộc khủng hoảng dịch tả lợn châu Phi, dân hạn chế ăn, thịt lợn ngoài chợ ế ẩm. Hậu quả, lợn tới ngày xuất chuồng không bán được, giá lợn một lần nữa lại chạm đáy, giảm chỉ còn 25.000-28.000 đồng/kg. Dù được nhà nước hỗ trợ khi lợn bị tiêu hủy vì dịch. Nhưng những khoản tiền hỗ trợ đó không thể khiến người chăn nuôi thoát khỏi thua lỗ, phá sản. Trong một buổi tọa đàm trực tuyến hồi giữa năm, ông Nguyễn Xuân Dương - quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) đã phải kêu gọi người tiêu dùng không nên quay lưng với thịt lợn, cùng nhau hành động để duy trì ngành chăn nuôi bằng cách sử dụng thịt lợn và chung tay cùng cơ quan nhà nước chống dịch bệnh này.
Các cuộc họp khẩn cũng được tổ chức ngay sau đó để bàn giải pháp bình ổn, giúp người chăn nuôi vượt qua khó khăn. Trong đó, doanh nghiệp được kêu gọi mua lợn cấp đông nhằm chặn đà giảm giá. Cả một năm quay cuồng với giảm giá và dịch bệnh, người chăn nuôi dường như đã kiệt sức. Dịch bệnh đã cướp đi gần 6 triệu con lợn. Đến nay, số lượng lợn phải tiêu huỷ vẫn tiếp tục tăng, chưa có dấu hiệu dừng lại dù dịch bệnh về cơ bản dần được khống chế. Giá tăng kỷ lục nhưng người nuôi hết lợn rồi! Sau thời gian dài chìm trong khủng hoảng dịch bệnh, những ngày cuối năm ghi nhận giá lợn đảo chiều, tăng lên mức cao nhất trong lịch sử. Giá thịt hơi xuất chuồng đã vọt lên 95.000 đồng/kg do nguồn cung khan hiếm. Tại chợ, giá thịt lợn cũng tăng lên 140.000-200.000 đồng/kg, thậm chí tại siêu thị có loại còn được niêm yết 280.000 đồng/kg, đắt hơn cả giá thịt bò. Trước cơn sốt giá thịt lợn chưa từng có, cuối tháng 11, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã phải tổ chức cuộc họp khẩn với các địa phương, các doanh nghiệp chăn nuôi đầu ngành để tìm cách bình ổn giá thịt lợn, bàn giải pháp tăng nguồn cung ra thị trường khi mùa Tết - mùa tiêu thụ thịt lợn lớn nhất năm đang đến rất gần. Cùng thời điểm đó, tại cuộc họp với lãnh đạo một số bộ, ngành về tình hình liên quan đến giá thịt lợn và bình ổn thị trường những tháng còn lại của năm 2019, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng yêu cầu bộ ngành tính toán chuyện nhập khẩu thịt lợn để đảm bảo cung cầu dịp Tết. Song, phải đảm bảo hài hòa lợi ích người sản xuất, người tiêu dùng và doanh nghiệp trong lưu thông, phân phối.
Theo quy luật, giá thịt lợn tăng, người chăn nuôi sẽ vui vì lãi lớn. Nhưng trên thực tế, phần đa người nuôi đã hết lợn. Bởi, trải qua một năm dịch bệnh hoành hành, hộ bị dịch buộc phải tiêu huỷ cả đàn, hộ không bị dịch cũng e ngại không dám tái đàn. Thành ra, giá tăng nhưng người dân đã hết lợn bán. Một chủ trang trại lợn lớn ở Nam Định từng tâm sự, để giữ được đàn lợn 2.000 con của mình, anh đã tự biệt giam trong trại 4 tháng trời. Người lạ cũng không được phép vào. Cuối cùng, anh giữ được đàn lợn, bán được giá cao và có chút lời. Song, trường hợp thành công như anh là khá hiếm. Nhiều hộ đã treo chuồng từ lâu, có hộ liều vào đàn rồi dịch lại tái phát. Người nuôi hết lợn rồi!. Trong khi đó, các chủ trại lợn lớn ở Hưng Yên cũng chia sẻ, dù lợn hơi xuất chuồng được giá, bán một con lợn họ lãi vài triệu đồng, nhưng lãi này vẫn không đủ bù đắp thiệt hại cả tỷ đồng do một thời gian dài giá thịt lợn rẻ, chỉ quanh mốc 20.000-25.000 đồng/kg. Do đó, trả lời chất vấn trước Quốc hội vừa qua về vấn đề giá thịt lợn tăng cao, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường mong người dân thông cảm vì giá thành sản xuất cao hơn, đồng thời cũng là dịp chia sẻ khó khăn người chăn nuôi gánh chịu. Đến nay, dịch bệnh đã dần được kiểm soát, giá lợn đã phục hồi. Song, như lời người đứng đầu ngành nông nghiệp nói thì DTLCP vẫn chưa có vắc xin và thuốc đặc trị, chúng ta vẫn phải sống chung với nó. Và như thế, người chăn nuôi vẫn phải đối diện với bức tranh tương lai mịt mùng, còn người tiêu dùng chịu ăn thịt với giá đắt đỏ chưa từng có. Tâm An | ||||||||||||
Cựu Phó chủ tịch TP Nguyễn Hữu Tín thấm thía sai lầm, nói lời gan ruột Posted: 29 Dec 2019 07:46 PM PST Tự bào chữa cho mình, ông Nguyễn Hữu Tín cảm thấy "thấm thía" những lời VKS phân tích, đó là cho dù có hỗ trợ cho an ninh quốc phòng cũng phải làm đúng quy định pháp luật. Sáng nay, phiên xét xử ông Nguyễn Hữu Tín (cựu Phó chủ tịch UBND TP.HCM) và các đồng phạm cùng về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí", được tiếp tục. Tự bào chữa cho mình, ông Nguyễn Hữu Tín một lần nữa thừa nhận hành vi phạm tội. Trình bày về việc phê chuẩn giao đất 15 Thi Sách (quận 1, TP.HCM) là ông ký theo đề nghị của Bộ Công an. "Với tư cách là người lãnh đạo TP vào thời kỳ đó, bị cáo xin nhận trách nhiệm trước Đảng, nhân dân và cơ quan pháp luật", ông Tín khẳng định.
Về nguyên nhân, động cơ và bối cảnh pháp lý khi ký các văn bản, ông Tín khai, khi tiếp nhận các văn bản đề nghị của Bộ Công an, Bộ VH-TT&DL và văn bản đề nghị của các cơ quan ban ngành, bị cáo đã chấp thuận bởi bản thân nhận thấy phù hợp với các quy định pháp luật về tạo điều kiện đáp ứng yêu cầu cho lực lượng an ninh được cung cấp cơ sở kỹ thuật, đất đai để làm trụ sở phục vụ công tác an ninh. Tỏ ra hối hận trước việc làm của mình, ông Tín cho rằng bản thân đã "thấm thía" những lời vị kiểm sát viên phân tích, đó là cho dù có hỗ trợ cho an ninh quốc phòng cũng phải làm đúng quy định pháp luật. "Trong một lúc nhận thức đã dẫn đến hành vi vi phạm. Bị cáo rất hối hận. Suốt thời gian nằm trong trại giam, bị cáo lúc nào cũng trăn trở, tâm tư. Chỉ vì lợi ích chung chứ không vì động cơ cá nhân, vì lợi ích an ninh quốc gia mà gây ra thiệt hại cho Nhà nước. Đây là điều bị cáo không bao giờ ngờ, không bao giờ nghĩ đến", ông Tín nghẹn giọng nói. Sau khi nhận trách nhiệm trước các sai phạm, bị cáo Tín xin giảm nhẹ cho cấp dưới. Bên cạnh đó, ông Tín cũng chỉ ra rằng, quá trình xử lý hệ thống các văn bản đều có độ chênh, khoảng trống, có nơi sẽ tạo ra vi phạm như bị cáo, có nơi tạo nên lỗ hổng tạo điều kiện cho những người lợi dụng để thâu tóm tài sản, gây thiệt hại cho Nhà nước. "Bị cáo kiến nghị HĐXX có ý kiến để cơ quan Trung ương sớm ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết cụ thể để cho những người sau này có thực thi nhiệm vụ hỗ trợ cho ngành công an cũng sẽ không bị vướng như bị cáo hiện nay. Một lần nữa, bị cáo xin nhận trách nhiệm, mong HĐXX xem xét những điều bị cáo nói để có tình tiết giảm cho đồng nghiệp của bị cáo chỉ vì tham mưu và mục đích như bị cáo, không tư lợi gì mà cũng chịu tình trạng như bị cáo", ông Tín trình bày. Vũ 'nhôm' thâu tóm đất công, ông Nguyễn Hữu Tín bị đề nghị 7-8 năm tùCơ quan tố tụng nhận thấy, việc Nguyễn Hữu Tín cùng thuộc cấp gây ra khiến nhà nước thất thoát gần 807 tỷ. Trong vụ án, bị cáo Tín đóng vai trò chủ mưu, quyết định nên đề nghị mức án từ 7-8 năm tù. Thanh Phương | ||||||||||||
Thầy Park chốt danh sách cho U23 Việt Nam: Hợp lý hay mạo hiểm? Posted: 29 Dec 2019 03:03 PM PST - HLV Park Hang Seo rút gọn danh sách 25 cầu thủ U23 Việt Nam cho U23 châu Á khá sớm. Nhìn vào đó có vẻ như hợp lý, nhưng thực tế lại là... mạo hiểm. Hợp lý... Trước khi quyết định rút gọn danh sách 25 cầu thủ sang Thái Lan tham dự VCK U23 châu Á 2020 chắc chắn chiến lược gia người Hàn Quốc phải tính toán rất nhiều. Việc loại Dụng Quang Nho, Thiện Đức và Văn Tới đương nhiên là một quyết định không dễ dàng cho HLV Park Hang Seo bởi cả 3 cũng ít nhiều thể hiện được năng lực từ V-League cho đến quãng thời gian tập huấn trước khi chốt danh sách.
Tuy nhiên, xét về chuyên môn lẫn kinh nghiệm, 3 cái tên bị loại trước ngày lên đường rõ ràng không bằng những người còn lại. Chưa nói đến việc vị trí thi đấu khá chật chội, khi trong tay HLV Park Hang Seo vẫn còn tới 8 cái tên khác ở hàng phòng ngự có "số má" hơn. Danh sách U23 Việt Nam tới đây còn phải loại thêm 2 cái tên nữa, và nhìn vào tình hình thực tế nhiều khả năng chiến lược gia người Hàn Quốc giữ nguyên quân số ở hàng phòng ngự như đang có, đồng thời gạch tên một trong số các tiền đạo, tiền vệ trước khi bước vào VCK U23 châu Á. nhưng cũng lại mạo hiểm Như đã nói với số lượng 8 cầu thủ ở hàng phòng ngự đủ để HLV Park Hang Seo xoay, và tính một cách tốt nhất nhằm đảm bảo cho khung thành của U23 Việt Nam chắc chắn như tại SEA Games 30. Tuy nhiên, thực tế lại khác để nhiều người phải lo và cho rằng thuyền trưởng U23 Việt Nam đang chơi một canh bạc tương đối mạo hiểm với hàng thủ của đội nhà ở VCK U23 châu Á.
Xét về chuyên môn, không ai có thể dị nghị những Đình Trọng, Thanh Thịnh, Tấn Sinh... ở hàng thủ không tốt. Nhưng, ở thời điểm hiện tại cả 3 đang có những vấn đề với đôi chân của mình, hoặc bị hoài nghi vì mới trở lại sân cỏ sau một thời gian dài chấn thương. Thanh Thịnh gần như chưa thể tập bình thường kể từ khi dính chấn thương trước trận chung kết SEA Games 30, cùng lúc Tấn Sinh cũng có dấu hiệu bị đau (dù cũng đã ra sân ở trận gặp Bình Dương), hay Đình Trọng mới trở lại sau nhiều tháng mổ phẫu thuật dứt dây chằng chéo. Đáng lo khi đây là 3 cầu thủ được coi trụ cột của hàng phòng ngự U23 Việt Nam trên đất Thái bên cạnh Thành Chung, Tấn Tài, theo như tính toán từ HLV Park Hang Seo suốt thời gian vừa qua. Nếu cả 1 trong 3 gặp vấn đề, chiến lược gia người Hàn Quốc có thể "chữa cháy", nhưng nhiều hơn thì xem ra là bài toán không dễ dàng dành cho HLV Park Hang Seo, trong bối cảnh giải đấu tới rất khó khăn khi các đối thủ đều dè chừng cũng như hướng đến tấm vé tham dự Olympic Tokyo. Như thường lệ người hâm mộ vẫn tin tuyệt đối vào thuyền trưởng U23 Việt Nam kể từ sau VCK U23 châu Á cách đây 2 năm, nhưng lo lắng là không tránh khỏi với hàng phòng ngự có quá nhiều "thương, bệnh binh" như lúc này. Xuân Mơ | ||||||||||||
Lý do Chánh Văn phòng Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Tứ bị bắt Posted: 29 Dec 2019 03:00 PM PST Ông Nguyễn Văn Tứ là Giám đốc Sở KHĐT Hà Nội thời điểm gói thầu số hóa tài liệu hồ sơ đăng ký doanh nghiệp TP được giao công ty Nhật Cường thực hiện thí điểm. Cơ quan CSĐT (Bộ Công an) đã khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Văn Tứ, Chánh Văn phòng Thành ủy Hà Nội, nguyên Giám đốc Sở KHĐT về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại khoản 3 điều 222 bộ luật Hình sự năm 2015. Ông Nguyễn Văn Tứ là Giám đốc Sở KHĐT Hà Nội thời điểm gói thầu số hóa tài liệu hồ sơ đăng ký doanh nghiệp TP được tổ chức đấu thầu rộng rãi công khai. Tuy nhiên, việc đấu thầu này phải tạm dừng để sau đó chính công ty Nhật Cường được giao thực hiện thí điểm gói thầu này. Cụ thể: Ngày 30/5/2016, Sở KHĐT có báo cáo gửi UBND TP Hà Nội về việc thực hiện công tác số hóa tài liệu hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn TP.
Để thực hiện kế hoạch, Sở đã triển khai thông báo mời thầu ngày 15/4/2016. Thời gian phát hành hồ sơ mời thầu từ 9h ngày 21/4/2016 đến trước 10h ngày 16/5/2016. Hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước. Đến trước thời điểm đóng thầu đã có 6 nhà thầu mua hồ sơ dự thầu và có 4 nhà thầu đến nộp hồ sơ dự thầu, đủ điều kiện để mở thầu theo quy định. "Sở đã dự kiến tổ chức mở thầu và xét thầu sau đó theo quy định, tuy nhiên cùng lúc đó nhận được ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP về việc tạm dừng đối với gói thầu trên, Sở đã thông báo tới các nhà thầu về việc tạm dừng triển khai lựa chọn nhà thầu gói thầu Số hóa tài liệu hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn TP năm 2016" - Sở KHĐT báo cáo. Sở KHĐT Hà Nội đề nghị UBND TP xem xét, cho phép tiếp tục triển khai thực hiện đối với gói thầu số hóa tài liệu năm 2016 để đảm bảo thời gian thực hiện. Ngày 14/6/2016, UBND TP Hà Nội có văn bản phúc đáp chấp thuận đề xuất của Sở KHĐT về việc tiếp tục triển khai lựa chọn nhà thầu cho gói thầu nêu trên. Tuy nhiên, khi việc mời thầu trở lại chưa tiến hành, công ty TNHH giải pháp phần mềm Nhật Cường (Nhật Cường Software) đã đề nghị Sở KHĐT thực hiện thí điểm số hóa hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Công việc thí điểm chính là nội dung gói thầu đã bị tạm dừng trước đó dù Sở KHĐT đã thông báo mời thầu, có nhà thầu nộp hồ sơ. Tháng 8 năm đó, Sở KHĐT có văn bản đề xuất Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho phép công ty Nhật Cường thực hiện thí điểm số hóa hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của Sở theo giải pháp kỹ thuật công nghệ doanh nghiệp đề xuất và thực hiện miễn phí. Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã đồng ý với đề xuất của Sở KHĐT chấp thuận để công ty Nhật Cường thực hiện thí điểm.
Đến tháng 11, Sở KHĐT tiếp tục có báo cáo về việc thực hiện công tác số hóa tài liệu hồ sơ đăng ký doanh nghiệp với nội dung: "Thực hiện chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Sở KHĐT đã trao đổi, làm việc với đại diện công ty TNHH giải pháp phần mềm Nhật Cường về thực hiện thí điểm số hóa hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với 100 bộ hồ sơ doanh nghiệp, tương đương 8725 trang văn bản" - Sở KHĐT nêu. Ngày 20/9/2016, công ty Nhật Cường có báo cáo kết quả số hóa giai đoạn 1. Công ty này mới hoàn thành được việc scan văn bản, chưa hoàn thành xây dựng công cụ đồng bộ tự động để cập nhật số hồ sơ sau khi được scan lên Hệ thống thông tin đăng ký kinh doanh quốc gia theo quy định. Sở KHĐT tiếp tục đề nghị triển khai thực hiện các thủ tục đấu thầu cho gói thầu số hóa tài liệu hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội. Con đường thắng thầu của Nhật Cường Sau khi đã thông báo đấu thầu rộng rãi rồi tạm dừng, cuối năm 2016, Sở KHĐT Hà Nội tiếp tục mở lại gói thầu nhưng bổ sung thêm "yêu cầu về giải pháp, tiêu chuẩn kỹ thuật số hóa tài liệu đã được thực hiện thí điểm thời gian qua". Một trong những tiêu chuẩn được bổ sung là nhà thầu phải có "kinh nghiệm thực hiện hợp đồng cung cấp hàng hóa tương tự". Điều kiện để tham gia thầu "có tối thiểu 1 hợp đồng có giá trị 35 tỷ đồng trở lên hoặc 2 hợp đồng 20 tỷ mà nhà thầu hoàn thành toàn bộ hoặc hoàn thành phần lớn với tư các là nhà thầu chính trong 3 năm gần đây" được chuyển thành điều kiện "1 hợp đồng có giá trị là 35 tỷ đồng trở lên". Trong hợp đồng của nhà thầu liên danh Nhật Cường - Đông Kinh có 1 đợp đồng tương tự do nhà thầu thực hiện. Đó là hợp đồng cung cấp và triển khai phần mềm hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (ERP). Hợp đồng được ký giữa công ty TNHH Thương mại Minh Hoa (chủ đầu tư) với công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường ngày 28/12/2018 - gần 1 năm trước ngày Sở KHĐT mở gói thầu số hóa tài liệu hồ sơ doanh nghiệp. Giá trị hợp đồng là hơn 40,6 tỷ đồng. Bùi Quang Huy là đại diện công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường ký hợp đồng. Công ty TNHH Thương mại Minh Hoa (đăng ký kinh doanh tại địa chỉ 174 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội) do bà Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa – Giám đốc công ty đại diện ký hợp đồng. Với "hợp đồng tương tự" kể trên, liên danh Nhật Cường - Đông Kinh đã thắng thầu và ký hợp đồng thực hiện gói thầu Số hóa tài liệu hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội với Sở KHĐT vào ngày 26/12/2016. Ông Phạm Văn Khương - Phó giám đốc Sở KHĐT TP Hà Nội (người đã tử vong do rơi từ tầng 27 chiều 15/8/2019) là người đại diện Sở KHĐT ký hợp đồng với liên danh công ty Nhật Cường - công ty Đông Kinh. Liên quan vụ Nhật Cường, nguyên Phó Giám đốc Sở KHĐT TP Hà Nội Nguyễn Tiến Học, Trưởng Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở KHĐT Phạm Thị Kim Tuyến cùng Giám đốc công ty Đầu tư và phát triển Đông Kinh Lê Duy Tuấn đã bị khởi tố, bắt tạm giam vì tội danh Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Bắt Chánh văn phòng Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn TứCơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Văn Tứ - Chánh văn phòng Thành ủy Hà Nội, nguyên Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội. Kiên Trung | ||||||||||||
Những cựu binh Mỹ tìm lại bạn gái Việt sau nhiều năm xa cách Posted: 29 Dec 2019 01:05 PM PST Đã có hai cựu binh Mỹ gặp được người xưa, người còn lại đang có dự định sang Việt Nam tìm bạn gái. Nụ hôn sau 50 năm xa cách của cựu binh Mỹ với bạn gái Dù ở cách xa nửa vòng trái đất, nhưng dịp Noel vừa qua, ông Ken Reesing, 71 tuổi, ở quận Medina, bang Ohio, Mỹ và bà Thúy Lan (tên khai sinh là Vũ Thị Vinh), ở phường Thanh Bình, Biên Hòa, Đồng Nai như ở cạnh nhau. 6 giờ sáng ngày Giáng sinh 25/12, theo giờ Mỹ, ông Ken dậy gọi điện cho bạn gái. Ngày lễ nên mẹ con bà Thúy Lan nghỉ bán cháo một ngày. Ở Việt Nam lúc đó là 6 giờ tối. Bà Lan đang chuẩn bị bữa tối. Nhận cuộc gọi của bạn trai, bà tạm ngưng công việc để nói chuyện. Họ chúc mừng nhau lễ Giáng sinh, kể một vài câu chuyện về ăn uống, những kế hoạch trong ngày cho nhau nghe.
Cứ như thế, hơn ba tháng qua, ngày nào họ cũng thủ thỉ với nhau những câu chuyện không đầu không cuối nhưng tràn ngập tình yêu thương. Xong, cả hai người cười khúc khích, hôn gió xa chào tạm biệt trước khi tắt máy. Ông Ken là cựu binh Mỹ. Ông và bà Thúy Lan gặp nhau năm 1968, ở căn cứ Long Bình, Biên Hòa, Đồng Nai. Khi đó, ông Ken 22 tuổi, được điều tới Việt Nam làm việc ở trung tâm dịch vụ dữ liệu của quân đội Mỹ. Còn bà Thúy Lan 17 tuổi, làm phục vụ trong quán bar của căn cứ. Quen nhau được một năm họ phải chia xa, vì Ken phải về Mỹ để tiếp tục học đại học. Sau đó, họ mất liên lạc và đều có gia đình riêng. Tuy nhiên, cuộc sống với bạn đời của họ không hạnh phúc.
Ông Ken ly hôn vợ. Không có con nên ông sống với một chú mèo. Còn vợ chồng bà Lan chỉ sống chung với nhau, không đăng ký kết hôn. Khi không còn tìm được tiếng nói chung, bà quyết định làm mẹ đơn thân nuôi con. Gần 50 năm qua, ông Ken liên tục nhờ các tổ chức, bạn bè tìm bà Thúy Lan nhưng không có kết quả. Tháng 6/2019, ông nhờ một nhà báo đăng trên trang mạng tìm bạn gái. Chỉ sau hai ngày đăng tải, ông đã tìm thấy mối tình đầu của mình. Tháng 9/2019, ông Ken đáp chuyến bay đến Việt Nam thăm bạn gái. Cuộc gặp gỡ vẻn vẹn 14 ngày cũng khiến hai người hân hoan. Người thân của bà Lan biết bà tìm lại được mối tình đầu, ai cũng vui, họ mong bà Lan sẽ tìm được hạnh phúc sau hơn 30 năm sống đơn thân. Cựu binh Mỹ không thể làm bạn với bạn gái cũ
Đầu tháng 7/2019, ông Joe Robi, 73 tuổi, ở tiểu bang Massachusetts, Mỹ cũng đăng thông tin tìm bạn gái lên trang mạng có đông người Đồng Nai theo dõi. Theo đó, năm 1967, ông Joe 21 tuổi, đến căn cứ Long Bình làm nhân viên y tế phục vụ quân đội Mỹ tại Việt Nam. Tại đây, ông quen cô gái Việt tên Chu Kim Dung, là ca sĩ trong một ban nhạc. Gặp nhau lần đầu, ông Joe bị mê hoặc bởi tiếng hát, vẻ đẹp của bà Dung. Khi tình yêu chưa nói nên lời, tháng 4/1967, Joe phải đến Quảng Nam, Kon Tum công tác, sau đó ông phải về Mỹ. Từ đó, ông mất liên lạc với bạn gái. Hơn 50 năm xa cách, từng lá thư, hình ảnh của bạn gái, ông vẫn giữ. Khi ông và vợ ly hôn, ông muốn tìm lại bà Dung để biết bà còn khỏe không, cuộc sống như thế nào. Chia sẻ với VietNamNet, ông Joe cho biết, nhờ có cộng đồng mạng, ông đã tìm thấy bà Dung, hiện đang định cư tại Mỹ. Ông đã gọi điện cho bà Dùng và vô cùng vui khi biết bà mạnh khỏe, đang sống hạnh phúc bên gia đình. Sau nói chuyện, ông Joe ngỏ ý muốn làm bạn với bà Dung nhưng không được chấp nhận. 'Có lẽ cô ấy bận gia đình và thời gian dài xa cách làm cô ấy thay đổi', ông Joe chia sẻ. Muốn sang Việt Nam tìm bạn gái sau 47 năm thất lạc
Tháng 10 vừa qua, ông David Jones, 69 tuổi, sống ở bang Tennessee, Mỹ cũng mong muốn tìm lại bạn gái cũ tên Phương mà ông quen hồi năm 1972, khi đóng quân ở căn cứ Bình Thủy, Cần Thơ. Ông David Jones nói: 'Hai lần tôi tỏ tình đều bị từ chối nhưng một ngày Phương bất ngờ vòng tay, ôm lấy tôi và nói cũng yêu tôi nhiều. Cả hai dành nhiều thời gian để hẹn hò. Tôi thích làm Phương cười. Tôi nhớ có lần Phương mặc bộ váy màu đỏ thiết kế đơn giản, trông em rất xinh đẹp. Chúng tôi chụp chung bức ảnh duy nhất và cả hai đã nhìn nhau đầy say đắm. Phương còn tặng tôi bức ảnh em đứng một mình'. Khi tình yêu đang đắm say thì ngày 10/4/1972, David phải về nước khi chưa kịp tạm biệt người yêu. Một thời gian sau, ông nhận đươc lá thư của bà Phương, nội dung viết về tình yêu của hai người, những khoảnh khắc họ đã có với nhau. Sau đó, David có gửi thư cho bạn gái nhưng không nhận được hồi âm. Năm 1974 ông xin quay lại lực lượng Hải quân Hoa Kỳ với hi vọng có cơ hội sang Việt Nam tìm bạn gái nhưng mọi sự đều không như mong muốn. Ông David dự tính, ngày 24/1/2020, ông sẽ tới Cần Thơ du lịch một tuần, và sẽ đi tìm bà Phương. Nói về cuộc sống riêng, ông David cho biết, ông từng có hai người vợ, nhưng đều đã ly hôn. Hiện ông đang sống cùng cháu ngoại. Việc ông tìm lại bạn gái cũ được các con cháu ủng hộ. Hơn 47 năm thất lạc, cựu binh Mỹ muốn tìm lại cô gái Cần ThơHơn 47 năm thất lạc, người cựu binh Mỹ muốn tìm lại cô gái Việt Nam tên Phương ông gặp năm 1972 ở Cần Thơ. Diệu Thuần | ||||||||||||
Vỡ trận Condotel, đại gia về ở ẩn vùng quê Posted: 29 Dec 2019 02:00 PM PST Sau vụ Cocobay Đà Nẵng, nhiều nhà đầu tư Condotel hoang mang không biết tương lai thế nào, trong khi đó những vùng đất mới lại nổi sóng. Bất động sản nghỉ dưỡng 2019 chứng kiến nhiều thăng trầm. Công ty Đầu tư Phát triển và Xây dựng Thành Đô, chủ đầu tư dự án Cocobay Đà Nẵng, vừa có văn bản tiếp tục làm rõ các phương án giải quyết sau khi tuyên bố chấm dứt cam kết lợi nhuận. Trong đó, đơn vị này nhấn mạnh việc khách hàng cần đăng ký lựa chọn một trong 3 phương án đã được chủ đầu tư đề xuất trong thời hạn hết ngày 30/12/2019. Trường hợp nhà đầu tư không chọn bất cứ giải pháp nào mà chủ đầu tư đưa ra, đơn vị này sẽ ủy quyền cho một tổ chức hành nghề luật sư lập kế hoạch làm việc từ 2/1-19/1/2020 để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thanh lý, hủy bỏ hợp đồng mua bán. Trước đó, Công ty Thành Đô tuyên bố dừng chi trả lợi nhuận với các shophouse, condotel tại dự án Cocobay Đà Nẵng từ đầu năm 2020 dù mới thực hiện hơn một phần tư thời hạn cam kết ban đầu. Đơn vị này đưa ra 3 nhóm phương án giải quyết yêu cầu khách hàng lựa chọn. Những thông tin này được xem là "cú sốc" đối với phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng, đặc biệt thách thức với các dự án condotel tại đây cũng như các thị trường khác.
Khoảng 3 năm về trước, condotel có bước phát triển mạnh mẽ và trở thành loại hình thống lĩnh thị trường bất động sản nghỉ dưỡng. Cocobay Đà Nẵng là một trong những dự án có mức cam kết lợi nhuận cao hàng đầu thị trường condotel, lên tới 12%/năm. Vượt ra khỏi Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc, Condotel nhanh chóng được triển khai tại một loạt tỉnh thành ven biển khác như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Phan Thiết, Vũng Tàu với các siêu dự án quy mô lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Từ năm 2018, các thành phố Nha Trang, Đà Nẵng xảy ra cuộc khủng hoảng về pháp lý, một số dự án được cấp phép nhanh hơn so với quy định của nhà nước. Do đó, sau khi thanh tra, kiểm tra thì việc cấp phép các dự án đã hoãn lại. Một số chủ đầu tư dự án mới đã cẩn thận tìm hiểu kĩ hơn, quá trình cấp phép xây dựng của các cấp quản lý cũng chặt chẽ hơn. Do đó, nguồn cung từ cuối năm 2018 có chững lại. Thống kê chính thức từ Bộ Xây dựng, tổng hợp từ báo cáo của 22 Sở Xây dựng, cho thấy, riêng trong quý 3/2019 có 10 dự án BĐS du lịch nghỉ dưỡng được cấp phép và triển khai xây dựng với 3.184 căn hộ du lịch và 720 biệt thự du lịch.
"Mổ xẻ" nguyên nhân dẫn đến sự thoái trào mô hình bất động sản nghỉ dưỡng mới này, ông Đỗ Viết Chiến - Tổng thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam, cho biết, đầu tiên phải kể đến yếu tố pháp lý. Đây là sản phẩm bất động sản phức hợp chưa được có khái niệm rõ ràng về tiêu chuẩn, quy phạm về quy hoạch, quyền sở hữu, mua bán chuyển nhượng và quản lý vận hàn,... Trong đó vấn đề quyền sở hữu nổi lên hàng đầu. Theo ông Chiến, người mua mong muốn được cấp sổ đỏ vĩnh viễn, trong khi Condotel nằm giữa khung của hai luật là Du lịch và Nhà ở. Theo Luật du lịch thì sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng chỉ được thuê có thời hạn còn theo Luật nhà ở thì được cấp sổ đỏ vĩnh viễn. Bất cập lớn thứ hai là câu chuyện cam kết lãi suất. Theo ông Chiến, thoả thuận giữa người mua và người bán với lợi nhuận cao lên tới 12% là điều khó có thể thực hiện được. "Đây là lãi suất không thực tế, vì vậy dẫn đến tình trạng khất nợ của một số chủ đầu tư yếu kém, trả chậm và cuối cùng là không trả - gây bức xúc cho người mua", ông Chiến nói. Đại diện HH BĐS cũng chỉ ra nguyên nhân từ việc không đồng nhất giữa các địa phương về khái niệm Condotel. Đây là vấn đề thực tế đã nảy sinh nhưng pháp luật đang điều tiết chậm, kéo theo đó là nguy cơ phá vỡ quy hoạch và những bất ổn về mặt xã hội. Theo thống kê của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, đến cuối năm 2018, cả nước còn tồn hơn 20.000 căn hộ condotel. Nếu tính cả nguồn cung đang xây dựng, sẽ hoàn thành vào cuối năm 2019, ước tính sẽ khoảng 30.000 căn hộ condotel. Sự dịch chuyển trong nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách đang mở ra xu hướng đa dạng hóa trải nghiệm tại nhiều thị trường du lịch. Đây là cơ hội, cũng là thách thức đang được đặt ra cho các doanh nghiệp địa ốc phát triển sản phẩm lưu trú. Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, cho biết, thị trường bất động sản du lịch đã xuất hiện xu hướng các doanh nghiệp tập trung phát triển các dự án bất động sản du lịch theo mô hình phức hợp, gắn đầy đủ các dịch vụ nghỉ dưỡng, lưu trú, mua sắm, thể thao, giải trí trải nghiệm nhằm đáp ứng nhu cầu một điểm đến cho tất cả (All - in - one) của du khách. Trong đó, có các dự án bất động sản du lịch tích hợp "tất cả trong một" theo mô hình đầu tư ApartHotel tạo ra những điểm đến mới hấp dẫn du khách. ApartHotel kết hợp giữa dịch vụ, tiện ích của khách sạn tiêu chuẩn quốc tế 5 sao và tiện nghi của một căn hộ cao cấp. Với mô hình này, du khách không chỉ tới các điểm đến để ăn, ngủ, ngắm cảnh mà còn được trải nghiệm những hoạt động giải trí, thể thao mới lạ,...
Bên cạnh đó, thị trường còn xuất hiện loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe. Những sản phẩm phổ biến trên thế giới hiện nay gồm du lịch nghỉ dưỡng đi kèm tham gia các khóa tập thể dục dưỡng sinh, thiền, yoga, spa, tắm khoáng nóng phục hồi sức khỏe,... Tiềm năng bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục được các chủ đầu tư hướng tới. Chiến lược năm 2019 của Novaland không phải nhà ở mà là BĐS nghỉ dưỡng và du lịch, tại những nơi có tiềm năng du lịch lớn như Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu, Phan Thiết (Bình Thuận), Ninh Thuận, Cam Ranh (Khánh Hòa), Đà Lạt... Sunshine Group vừa thấu tóm dự án Diamond Bay của Hoàn Cầu, với mục tiêu phát triển Sunshine Diamond Bay theo mô hình Intergated Resort - quần thể nghỉ dưỡng phức hợp 5 sao có hơi hướng Venice với kiến trúc Địa Trung Hải. Địa ốc Phú Long vừa công bố triển khai L'Alyana Senses World tại Phú Quốc theo mô hình du lịch và chăm sóc sức khỏe. Dự án đầu tiên được giới thiệu ra thị trường là Furama Resort & Spa với quy mô 350 phòng resort và 85 pool villa trên diện tích 7,2 ha.
Mặc dù chưa chính thức công bố, song những động thái gần đây cho thấy nữ đại gia đứng đầu ngành sữa đang muốn lấn sân lĩnh vực BĐS với hàng loạt dự án nghỉ dưỡng lớn trải dài từ Yên Bái, Quảng Ninh đến Kon Tum. Trong số này, quy mô lớn nhất phải kể đến dự án trồng và chế biến dược liệu kết hợp với du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm tại xã Hiếu, Đăk Tăng, Măng Bút, huyện Kon Plông trên diện tích khoảng 11.580ha. Ông Nguyễn Trọng Thức, Quản lý cấp cao Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn phát triển, đánh giá bất động sản nghỉ dưỡng vùng núi cũng là xu hướng của năm tới. Khí hậu miền Bắc có mùa lạnh, thời gian tắm biển ít hơn miền Nam nhưng cũng có lợi thế khí hậu mát mẻ, nhiều nét văn hoá đặc sắc như Sapa, Hoà Bình, Tam Đảo. Cùng với đó, khoảng cách từ Hà Nội tới các vùng này được cải thiện, thời gian di chuyển được rút ngắn. Tuy nhiên, ông Thức cũng cảnh báo, tại các vùng này, đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng cần có tính toán cẩn thận. Bởi khách du lịch tìm tới đây để tránh không khí ồn ào của Hà Nội, do đó nếu phát triển nhà cao tầng, bán condotel cũng không thích hợp. Theo các chuyên gia, để đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng, người mua cần chú ý nhiều yếu tố khác quan trọng hơn chứ không nên tập trung vào cam kết lợi nhuận. Nhà đầu tư cần tự đặt ra hàng loạt câu hỏi như chủ đầu tư dự án là ai, có uy tín trên thị trường hay không, có kinh nghiệm chưa, đơn vị quản lý vận hành là ai và dự án có sức hấp dẫn đối với khách du lịch hay không? Một điểm nữa các nhà đầu tư bắt buộc phải lưu ý là tính pháp lý của dự án. Duy Anh | ||||||||||||
Thư tuyệt mệnh bên 3 thi thể phụ nữ trong căn nhà khóa chặt ở Hà Nội Posted: 29 Dec 2019 06:10 PM PST Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đã hoàn tất khám nghiệm hiện trường vụ phát hiện 3 thi thể nữ giới trong căn nhà 5 tầng ở đường Phú Diễn. Khoảng 23h ngày 28/12, người dân sống gần hẻm 193/220/35 phát hiện sự việc 3 người phụ nữ chết trong căn nhà đang khóa cửa. Lực lượng chức năng ngay sau đó đã có mặt phong tỏa và khám nghiệm hiện trường.
Người dân cho biết, 3 phụ nữ cùng quê gốc ở Hải Dương. Nữ chủ nhà khoảng 30 tuổi, đến sinh sống khoảng 10 năm trước. Thời gian gần đây, căn nhà có thêm 2 cô gái đến ở. Theo tổ trưởng tổ dân phố hẻm 193/180/35, phường Phú Diễn, ngôi nhà này đứng tên bố nạn nhân, mua ở đây được khoảng 10 năm. "Nhận tin trong khu phố có người tự tử, tới nơi thì thấy người thân cô gái chủ nhà đã có mặt và thuê thợ bẻ khóa. Lúc vào được trong nhà và chạy lên tầng 3, chúng tôi phát hiện có 3 người nằm chết trên giường, trên bàn có lá thư tuyệt mệnh", lời vị ổ trưởng. Vụ việc đang trong quá trình điều tra, cơ quan công an chưa cung cấp danh tính cũng như các tình tiết liên quan. Do đây là vụ tự tử nên gia đình không yêu cầu cơ quan chức năng khám nghiệm. 3 nạn nhân được gia đình đưa về quê. An Phương - Nhị Tiến Vụ giết 5 người ở Thái Nguyên: Người thoát chết kể về bóng đen vung daoHai mẹ con chị Bàng Thị Bảy (SN 1974) ở thôn Lương Bình 2, xã Sơn Phú, huyện Định Hóa, Thái Nguyên thoát chết trong gang tấc, sợ hãi khóc không ra tiếng. | ||||||||||||
Từ 1/1/2020, đi xe đạp uống rượu bia cũng bị phạt Posted: 29 Dec 2019 07:39 PM PST - Từ 1/1/2020, luật Phòng, chống tác tại của rượu, bia chính thức có hiệu lực, siết chặt hơn các quy định về sử dụng, buôn bán, kinh doanh các loại đồ uống có cồn. Đã lái xe, không được uống rượu bia Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia quy định 13 hành vi bị nghiêm cấm, trong đó cấm triệt để việc điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Theo đó, bất kể người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (ô tô, máy kéo, xe máy, xe máy điện, xe mô tô) và phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (xe đạp, xích lô, xe lăn, xe súc vật kéo...) đều không được phép uống rượu bia khi lưu thông trên đường. Theo Luật phòng chống tác hại của rượu, bia, bất kể điều khiển phương tiện giao thông gì, nếu trong máu, hơi thở có nồng độ cồn đều vi phạm pháp luật Luật hiện hành cho phép người điều khiển phương tiện được lái xe dù trong người có nồng độ cồn, trong đó với xe gắn máy cho phép dưới ngưỡng 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí. Như vậy, quy định mới sẽ cấm hoàn toàn và không còn quy định khung nồng độ cồn. Cấm ép người khác uống rượu, bia Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia nghiêm cấm xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia. Ngoài ra, luật cấm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập. Các địa điểm như cơ sở y tế, cơ sở giáo dục trong thời gian giảng dạy, nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gian làm việc... đều không được uống và bán rượu, bia. Bộ Y tế cũng đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. Theo đó, ngoài các địa điểm cấm theo điều 10 được quy định trong luật, Bộ Y tế tiếp tục đề xuất các địa điểm công cộng không được uống rượu, bia gồm: công viên; trạm dừng nghỉ trên đường cao tốc, nhà chờ xe buýt; rạp chiếu phim, nhà hát; sân vận động, nhà thi đấu thể thao. Cấm quảng cáo bia trong khung giờ vàng Luật nghiêm cấm quảng cáo đối với rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên. Đối với rượu, bia có độ cồn dưới 5,5 độ, không được quảng cáo trên truyền hình trong thời gian từ 18h - 21h hàng ngày, trừ trường hợp quảng cáo có sẵn trong các chương trình thể thao mua bản quyền tiếp sóng trực tiếp từ nước ngoài… Khi quảng cáo, phải có cảnh báo để phòng, chống tác hại của rượu, bia; không quảng cáo trên báo nói, trên truyền hình ngay trước, trong và sau chương trình dành cho trẻ em; không quảng cáo trên phương tiện giao thông… Trường hợp quảng cáo trên báo điện tử, trang thông tin điện tử, phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối và thiết bị viễn thông khác phải có hệ thống công nghệ chặn lọc, phần mềm kiểm soát tuổi của người truy cập để ngăn ngừa người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận, truy cập, tìm kiếm thông tin về rượu, bia. Thúy Hạnh Uống rượu bia thường xuyên: 5 cơ quan nội tạng "bốc hơi" đáng giật mìnhRất khó để từ bỏ việc uống bia rượu, nhưng bạn hoàn toàn có thể hạn chế nếu biết rõ rằng sau khi rượu bia vào cơ thể, chúng sẽ phá hủy nội tạng của bạn nghiêm trọng thế này. | ||||||||||||
Hồng Diễm: Tôi đóng cặp với Hồng Đăng ông xã càng yên tâm Posted: 29 Dec 2019 04:33 PM PST -''Thật ra đóng với Hồng Đăng chồng tôi càng không ghen vì chúng tôi đóng với nhau phim này là phim thứ tư rồi. Ngoài đời chồng tôi và Hồng Đăng cũng biết nhau'' - Hồng Diễm nói. Clip Hồng Diễm chia sẻ về Hồng Đăng và dự định cho Tết - 2019 đã qua đi, nhìn lại bạn thấy mình đã đạt được những thành công gì? Với tôi 2019 là một năm nhiều thành công mặc dù đầu năm nghĩ năm tuổi không biết thế nào. Vui nhất là sự trở lại của tôi với phim ảnh trong ''Hoa hồng trên ngực trái'' đóng cặp với Hồng Đăng được mọi người yêu mến và cổ vũ. - Thường khi phim hot các diễn viên chính được chú ý chạy event nhiều lên, cát xê tăng vọt, phim Hoa hồng trên ngực trái càng cuối phim càng hot, bạn có thu bội tiền? Đúng là sau khi bộ phim đóng máy tôi có nhận được nhiều lời mới hơn, so với trước đây tham gia các sự kiện, video quảng cáo nhiều hơn. Và có thay đổi hay không tôi vẫn là tôi vậy thôi nhưng đúng là thời gian này tôi vui vì tham gia nhiều sự kiện có ý nhĩa cho cộng đồng. - Bạn đóng cặp với Hồng Đăng ăn ý, dạo này đi sự kiện cũng đồng hành liên tục, ông xã có ghen? Thật ra đóng với Hồng Đăng chồng tôi không ghen vì chúng tôi đóng với nhau phim này là phim thứ tư rồi. Ngoài đời chồng tôi và Hồng Đăng cũng biết nhau. Tôi đóng với Hồng Đăng ông xã lại càng yên tâm hơn.
- Bạn sẽ đón một cái Tết đặc biệt và linh đình hơn khi năm qua trở lại ấn tượng và thành công? Công việc nào bạn lo lắng chú tâm nhiều nhất dip Tết đến? Tôi chỉ mong có một cái Tết đầm ấm mọi người quây quần sum họp. Có lẽ nấu nướng và dọn dẹp nhà cửa dịp Tết tôi thấy chú tâm nhất cho mấy ngày Tết. Bởi không chỉ nấu nướng thắp hương ông bà tổ tiên mà còn phải chuẩn bị đón tiếp họ hàng. Suy nghĩ của tôi đôi khi thấy các công việc đó khá nặng nề nhưng khi làm lại hào hứng và thích không khí đầm ấm đó. - Bạn hay thưởng cho các con món quà như thế nào? Đêm giao thừa nhà bạn có gì đặc biệt? Thường là có tiền lì xì ngoài ra quần áo mới hoặc dùng đồ dùng mới. Nhìn chung dịp Tết tôi thường sắm sửa đồ đạc cho cả nhà, làm các công việc như là cắm hoa, chăm sóc nhà cửa. Vì tôi vẫn ở với mẹ nên các công việc cúng giao thừa bà làm, tôi chỉ hỗ trợ thôi.
- Nhắc đến Tết ký ức nào khiến bạn nhớ nhất? Ký ức về Tết đến giờ vẫn còn y nguyên trong tôi khi gần ngày Tết bố sẽ đưa đi mua mứt, sắm đào sắm quất, sắm sửa quần áo mới. Năm nào tôi cũng được bố mẹ mua cho quần áo mới. Việc thích thú nhất của tôi là được giao đêm 30 lôi bánh kẹo ra sắp vào các khay. Rất may mắn tôi luôn được đón Tết đầm ấm với gia đình từ bé đến giờ. Sơn Hà Hồng Diễm kể mối duyên 'hết hồn' với Ngọc Quỳnh 'Hoa hồng trên ngực trái'Nữ diễn viên đóng vai Khuê trong 'Hoa hồng trên ngực trái' không thể giải thích nổi vì sao cứ gặp Ngọc Quỳnh - vai Thái, là cô lại nói to. | ||||||||||||
Posted: 29 Dec 2019 07:19 PM PST Giá xăng dầu thế giới trung bình 15 ngày qua có xu hướng tăng, tạo áp lực lên giá bán lẻ xăng dầu trong nước tại kỳ điều hành ngày 30/12. Dữ liệu của Bộ Công Thương cho thấy, trung bình 15 ngày qua giá xăng RON 92- xăng nền để pha chế xăng E5 là 71,65 USD/thùng, cao hơn khoảng 1 USD so với mức giá tại kỳ điều hành ngày 16/12. Còn giá xăng RON 95 có mức giá trung bình là 74,9 USD/thùng, chỉ cao hơn 0,5 USD so với kỳ tính giá ngày 16/12.
Do vậy, giá xăng E5RON92 trong nước ngày 31/12 có thể được điều chỉnh tăng. Tuy nhiên, mức điều chỉnh cụ thể ra sao còn phụ thuộc vào việc sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Bởi Tết nguyên đán đang đến gần, mục tiêu kiềm chế giá cả thị trường được đặt lên hàng đầu, do đó giá xăng có thể sẽ được giữ nguyên, hoặc mức điều chỉnh tăng ở biên độ khá thấp. Tại kỳ điều hành ngày 16/12, liên bộ đã trích lập Quỹ Bình ổn đối với xăng E5RON92, dầu diesel và dầu hỏa ở mức 100 đồng/lít; xăng RON95 trích lập ở mức 400 đồng/lít... Mức chi sử dụng Quỹ bình ổn giá với xăng E5RON92 khi đó ở mức 100 đồng/lít. Công bố của Bộ Tài chính ngày 18/11 cho thấy, số dư Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đến hết quý 3/2019 (hết ngày 30/9/2019) là hơn 2.019 tỷ đồng. Đây là cơ sở để liên Bộ sử dụng Quỹ bình ổn giá để ứng phó với giá xăng dầu thế giới tăng. H.Duy |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất trong ngày - Báo VietNamNet. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét